LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Hà Nội, ngày....tháng......năm 2015
Tác giả luận án
Sẳn Ti Súc Cang Phu Vông
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
VIẾT ĐẦY ĐỦ CHỮ VIẾT TẮT
1. Ban Chấp hành Trung ương BCHTW
2. Bộ đội địa phương BĐĐP
3. Bộ Quốc phòng BQP
4. Các tỉnh Tây Bắc CTTB
5. Công tác đảng, công tác chính trị CTĐ, CTCT
6. Công tác dân vận CTDV
7. Công nghiệ
202 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ệp hóa, hiện đại hóa CNH, HĐH
8. Cộng hòa dân chủ nhân dân CHDCND
9. Chủ nghĩa xã hội CNXH
10. Đảng nhân dân cách mạng Lào ĐNDCML
11. Lực lượng vũ trang LLVT
12. Quân đội nhân dân QĐND
13. Quốc phòng, An ninh QP, AN
14. Trong sạch, vững mạnh TSVM
15. Vững mạnh toàn diện VMTD
16. Xã hội chủ nghĩa XHCN
MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
Trang
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
MỞ ĐẦU
5
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
10
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG CÁC TỈNH TÂY BẮC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
29
1.1.
Các tỉnh Tây Bắc và bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào
29
1.2.
Những vấn đề cơ bản về công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
48
Chương 2
THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG CÁC TỈNH TÂY BẮC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
71
2.1.
Thực trạng công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
71
2.2.
Nguyên nhân và một số kinh nghiệm công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
89
Chương 3
PHƯƠNG HƯỚNG, YÊU CẦU VÀ GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG CÁC TỈNH TÂY BẮC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
102
3.1.
Những yếu tố tác động, phương hướng yêu cầu tăng cường công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay
102
3.2.
Giải pháp tăng cường công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay
115
KẾT LUẬN
159
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẠN ÁN
161
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
162
PHỤ LỤC
180
MỞ ĐẦU
1. Giới thiệu khái quát về luận án
Đề tài luận án: “Công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc CHDCND Lào giai đoạn hiện nay”, là vấn đề được ấp ủ, trăn trở và tâm huyết từ lâu của nghiên cứu sinh trong nhiều năm học tập, công tác tại nhà trường và đơn vị. Việc nghiên cứu đề tài luận án dựa trên hệ thống lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm Cay Xỏn Phôm Vi Hản và đường lối, quan điểm của ĐNDCML về CTDV.
Tiến hành CTDV của BĐĐP CTTB Lào vừa nhằm xây dựng, củng cố nền tảng chính trị cho lực lượng vũ trang, tạo sức mạnh tổng hợp để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ, độc lập, chủ quyền của Tổ quốc, quê hương vừa góp phần xây dựng đơn vị vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Quá trình thực hiện đề tài luận án, tác giả có tiếp thu, kế thừa chọn lọc kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học có liên quan.
Đề tài luận án hướng vào luận giải những vấn đề cơ bản về CTDV của BĐĐP CTTB Lào; đánh giá đúng thực trạng, rút ra một số kinh nghiệm; xác định những yêu cầu và đề xuất giải pháp tăng cường CTDV của BĐĐP CTTB Lào giai đoạn hiện nay.
Kết cấu của công trình gồm: mở đầu, phần tổng quan, 3 chương (6 tiết), kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. Đây là công trình khoa học độc lập, mới mẻ, không trùng lặp với bất cứ công trình khoa học hay luận văn, luận án đã được nghiệm thu công bố.
2. Lý do chọn đề tài luận án
Công tác dân vận là hoạt động tuyên truyền, vận động, tập hợp, xây dựng và phát huy sức mạnh đoàn kết của nhân dân hướng vào thực hiện thắng lợi đường lối, chủ trương, của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Thực chất của CTDV là công tác vận động cách mạng của Đảng. Do vậy, CTDV có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp cách mạng của Đảng. Trong mọi thời kỳ cách mạng, ĐNDCML luôn coi trọng và chăm lo CTDV, coi đó là nhiệm vụ thường xuyên có ý nghĩa chiến lược của cách mạng; góp phần bảo đảm cho cách mạng giành được những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Quân đội nhân dân Lào do ĐNDCML tổ chức và lãnh đạo, là công cụ bạo lực sắc bén, lực lượng chính trị trung thành, tin cậy của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu; tham gia lao động sản xuất và tiến hành CTDV, xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh. Tiến hành CTDV là một chức năng cơ bản, một nhiệm vụ chính trị quan trọng thường xuyên, là vấn đề có ý nghĩa chiến lược của QĐND Lào trong mọi thời kỳ cách mạng.
Các tỉnh Tây Bắc Lào là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, QP, AN của cả nước, có nhiều bộ tộc cùng sinh sống với nhau, có truyền thống nhân ái, cần cù, chịu khó, đoàn kết thống nhất và giúp đỡ lẫn nhau trong các thời kỳ cánh mạng, góp phần to lớn vào sự nghiệp giải phóng dân tộc. Nhìn chung, đồng bào dân tộc trên địa bàn CTTB Lào có tinh thần yêu nước, hăng hái thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước, góp phần vào công cuộc đổi mới, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc theo con đường đi lên CNXH. Tuy nhiên, do đặc điểm về điều kiện địa lý CTTB Lào bên cạnh mặt thuận lợi, còn gặp không ít khó khăn thử thách nhất là các âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch hoạt động chống phá cách mạng, kích động, lôi kéo một bộ phận nhân dân chống lại chính quyền, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Vì vậy, vấn đề tuyên truyền, vận động nhân dân hiểu, tin, theo, tích cực thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để thực hiện thắng lợi hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng đã và đang đặt ra vừa cơ bản, thường xuyên, vừa cấp thiết hơn bao giờ hết.
Bộ đội địa phương CTTB Lào là một bộ phận của QĐND Lào, được giao nhiệm vụ bảo vệ vững chắc một địa bàn chiến lược của cả nước. Trong những năm qua, BĐĐP CTTB Lào đã đạt được những thành tựu to lớn về nhiều mặt, trong đó có CTDV: góp phần tích cực tuyên truyền, vận động, giúp đỡ và bảo vệ nhân dân, chủ động tham gia xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức và nền tảng chính trị xã hội địa phương ở cơ sở vững mạnh, góp phần phát triển kinh tế, nâng cao đời sống nhân dân, củng cố QP, AN tại các địa phương.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, CTDV của BĐĐP CTTB Lào còn bộc lộ những hạn chế, bất cập. Nhận thức của bộ đội về vị trí, ý nghĩa, tầm quan trọng của CTDV chưa đầy đủ. Năng lực tiến hành CTDV của một số đơn vị còn hạn chế, không ít lúng túng trong việc xác định mục tiêu, phương hướng, nội dung, hình thức và phương pháp tiến hành chưa phong phú, thiếu linh hoạt, hiệu quả chưa cao; việc tham mưu phối hợp hiệp đồng còn lỏng lẻo Vì vậy, đi sâu vào nghiên cứu CTDV của BĐĐP Lào hiện nay trở thành đòi hỏi cấp thiết, trực tiếp góp phần xây dựng củng cố địa phương vững mạnh và tạo điều kiện xây dựng BĐĐP CTTB vững mạnh toàn diện, hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Đây chính là lý do chọn vấn đề: “Công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay” làm đề tài nghiên cứu của tác giả luận án.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
* Mục đích: Luận giải làm rõ những vấn đề lý luận, thực tiễn, đề xuất giải pháp tăng cường CTDV của BĐĐP CTTB Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay.
* Nhiệm vụ nghiên cứu của luận án:
- Phân tích, luận giải làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận CTDV của BĐĐP CTTB Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm tiến hành CTDV của BĐĐP CTTB Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
- Xác định phương hướng, yêu cầu và đề xuất giải pháp tăng cường CTDV của BĐĐP CTTB Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay.
4. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của luận án
* Đối tượng nghiên cứu: Công tác dân vận của BĐĐP CTTB Lào.
* Phạm vi nghiên cứu: Hoạt động công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào. Phạm vi khảo sát: Luận án chủ yếu tập trung khảo sát CTDV của BĐĐP thuộc địa bàn 5 tỉnh: Luông Nặm Tha, U Đôm Xay, Luông Pra Bang, Xay Nhạ Bu Ly và Bo Kẹo, với các số liệu, tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu chủ yếu từ năm 2010 đến nay.
5. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
* Cơ sở lý luận:
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản; đường lối, quan điểm của ĐNDCML; chỉ thị, hướng dẫn của Bộ Quốc phòng và Tổng cục Chính trị QĐND Lào về CTDV.
* Cơ sở thực tiễn:
Là toàn bộ hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị của BĐĐP CTTB Lào, trong đó có CTDV; những nhận xét đánh giá, báo cáo tổng kết của các cơ quan chức năng cấp trên và của các Phòng chính trị thuộc - Bộ Chỉ huy quân sự CTTB Lào đã được công bố; các số liệu thống kê, kết quả điều tra, khảo sát của tác giả về CTDV của BĐĐP ở CTTB Lào trong thời gian qua.
* Phương pháp nghiên cứu: Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu của khoa học chuyên ngành và liên ngành, chú trọng các phương pháp: lô gích - lịch sử; phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, điều tra xã hội học và phương pháp chuyên gia, đặc biệt coi trọng phương pháp khảo sát thực tế, tổng kết thực tiễn.
6. Những đóng góp mới của luận án
- Làm rõ quan niệm, đặc điểm và những vấn đề có tính nguyên tắc CTDV của BĐĐP CTTB Lào.
- Rút ra một số kinh nghiệm tiến hành CTDV của BĐĐP CTTB Lào.
- Đề xuất một số nội dung, biện pháp tiến hành CTDV của BĐĐP CTTB Lào giai đoạn hiện nay.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Kết quả nghiên cứu của luận án cung cấp thêm cơ sở khoa học giúp cấp ủy, chính quyền địa phương, các cấp ủy, chỉ huy các đơn vị, đội ngũ cán bộ và cơ quan chức năng trong CTTB Lào tham khảo, vận dụng trong thực hiện nhiệm vụ CTDV.
- Kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu, giảng dạy, học tập ở các học viện, nhà trường quân đội.
8. Kết cấu của luận án
Kết cấu của luận án gồm: mở đầu, tổng quan vấn đề nghiên cứu, 3 chương (6 tiết), kết luận, các công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận án đã được công bố, danh mục tài liệu tham khảo và các phụ lục.
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG TÁC TỈNH TÂY BẮC CÔNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1. Tình hình nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án
1.1. Tình hình nghiên cứu ở Lào liên quan đến đề tài
1.1.1. Một số sách tham khảo liên quan đến đề tài
Bộ Chính trị, Ban Tuyên huấn Trung ương: “Tổng kết chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng NDCM Lào (1945 - 1975)”, cuốn sách đã tổng kết lại toàn bộ quá trình lãnh đạo của ĐNDCML đối với cuộc vận động, tuyên truyền để huy động sức mạnh tổng hợp của nhân dân các bộ tộc Lào trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước thời kỳ chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược; chỉ rõ và nhấn mạnh về bản chất, truyền thống, giá trị của việc thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với CTDV, nâng cao tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc nhằm phát huy mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng với nhân dân, giữa nhân dân với quân đội là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng trong từng thời kỳ [81]. Ban Tuyên huấn Trung ương ĐNDCML: “ Đọc cho kỹ, cho hết, hiểu cho đúng, tổ chức thực hiện thành hiện thực, hiệu quả ”, cuốn sách đã nhấn mạnh về mục đích, yêu cầu, nhiệm vụ tiến hành cuộc vận động, tuyên truyền giáo dục chính trị, tư tưởng cho toàn Đảng, toàn dân, toàn quân từ Trung ương đến địa phương nhằm quán triệt và thực hiện thành công mọi chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước trong công cuộc đổi mới đất nước, đặt dưới sự lãnh đạo của ĐNDCML [110]. Ban Tuyên huấn Trung ương, Văn phòng nghiên cứu lý luận và thực tiễn, cuốn sách: “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng to lớn của Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản, Anh hùng của dân tộc Lào”, tư tưởng xuyên suốt của cuốn sách đã đề cập đến các phẩm chất năng lực, đạo đức cách mạng, nhân cách, phương pháp tác phong công tác gần gũi trong vận động, tuyên truyền, thuyết phục đối với quần chúng nhân dân của Người. Đồng thời khẳng định cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của Người là sự nghiệp từng vượt qua những thử thách, chịu nhiều hy sinh vì nước, vì dân vượt qua muôn vàn khó khăn, để đổi lấy độc lập tự do của Tổ quốc... và cuốn sách đã tổng kết, rút ra những bài học kinh nghiệm thực tiễn lãnh đạo của ĐNDCML từ năm 1975 - 1989, tổng hợp những thành tựu thắng lợi của dân tộc dưới sự lãnh đạo của ĐNDCML trong suốt quá trình tiến hành cuộc tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân đấu tranh chống bọn phản động tay sai lưu vong trong và ngoài nước; đồng thời khắc phục hậu quả chiến tranh; xây dựng, củng cố hệ thống chính quyền cách mạng của dân, do dân và vì dân. Từ năm 1990 - 2005 ĐNDCML lãnh đạo và vận động nhân dân các bộ tộc Lào đẩy mạnh thực hiện công cuộc đổi mới đạt được thành tích quan trọng, tạo cơ sở vững chắc cho CHDCND Lào có chuyển biến tích cực về phát triển kinh tế, xã hội và QP, AN v.v... [109]. Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản, về vấn đề: “ Xây dựng cơ sở vững chắc để đưa đất nước vững bước tiến lên theo con đường xã hội chủ nghĩa”, cuốn sách đã luận giải và làm rõ vị trí, vai trò, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng chiến lược, lâu dài về chủ trương, chính sách, xây dựng cơ sở vững chắc của CNXH. Tác giả đã đặt ra nhiều vấn để quan trọng về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, hình thức xây dựng cơ sở toàn diện của CNXH, trong đó nhấn mạnh về xây dựng hệ thống chính trị và nền dân chủ XHCN. Tăng cường công tác giáo dục, tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân về quyền và nghĩa vụ công dân trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từng bước bảo đảm sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội.v.v...Trong đó nội dung trọng tâm của cuốn sách còn đề xuất các quy định về nội dung, hình thức, phương pháp tiến hành CTDV của Đảng mang tính chỉ thị hướng dẫn, nhấn mạnh các biện pháp, cách thức tổ chức nhằm triển khai nội dung Nghị quyết Đại hội VIII của Đảng, đưa nghị quyết đi vào thực tế cuộc sống của mọi tầng lớp nhân dân [90]. Bộ Quốc phòng, Bộ Tổng tham mưu, Cục địa phương, cuốn sách: “Tập huấn nghiệp vụ, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân của QĐND Lào”, cuốn sách đã luận giải và làm rõ vị trí, vai trò, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ quan trọng chiến lược lâu dài về chủ trương, chính sách, xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân, xây dựng tỉnh thành một hướng chiến dịch, xây dựng huyện thành đơn vị chiến đấu độc lập, xây dựng làng bản thành căn cứ địa chiến đấu liên hoàn vững chắc. Đây là chính sách chiến lược nhất quán của ĐNDCML đã được xác định trong Nghị quyết Đại hội IX của Đảng. Phấn đấu làm sao cho đất nước thoát khỏi nạn đói nghèo trong năm 2020. Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng nền QP, AN vững mạnh sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi cho sự triển kinh tế - xã hội; nếu kinh tế - xã hội phát triển mạnh sẽ thúc đẩy nền QP, AN vững mạnh. Vì vậy, phải tiến hành xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân ba cấp đủ mạnh, phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân trở thành sức mạnh tổng hợp, bảo vệ vững chắc độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc [82]. Bộ quốc phòng, Cục Khoa học - Lịch sử quân sự, cuốn sách: “Lịch sử QĐND Lào (1945-1995)”, tổng quát của cuốn sách đã tổng hợp lại những bài học kinh nghiệm của Đảng trong lãnh đạo công tác tuyên truyền, vận động để tổ chức xây dựng lực lượng QĐND Lào vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. QĐND Lào là lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng, Nhà nước, của nhân dân các bộ tộc Lào, là đội quân của dân, do dân và vì dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của ĐNDCML. Nội dung cuốn sách khẳng định: QĐND Lào có truyền thống đoàn kết, gắn bó mật thiết với nhân dân, được nhân dân đùm bọc, che chở, giúp đỡ và nuôi dưỡng. Những thành tích to lớn và truyền thống vẻ vang của QĐ là thành tích chung của Đảng, Nhà nước và của nhân dân các bộ tộc Lào, được bắt nguồn từ tinh thần đại đoàn kết, mối quan hệ chặt chẽ giữa quân đội và nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đó là nhân tố quyết định mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nói chung, của QĐND Lào nói riêng [84]. Viện Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện nghiên cứu các bộ tộc - tôn giáo, cuốn sách nghiên cứu về: “Tìm hiểu các bộ tộc Lào”, cuốn sách đã đề cập những nét đặc trưng về phong tục tập quán, tín ngưỡng, nguồn gốc hình thành, cơ sở kinh tế và đời sống văn hóa - xã hội của các bộ tộc ở nước Lào. Kết quả nghiên cứu về dân tộc, tôn giáo là cơ sở quan trọng trong xác định mục tiêu, đối tượng, nội dung, hình thức - biện pháp CTDV của Đảng đề tuyên truyền, vận động, triển khai các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đi vào cuộc sống hiện thực của mọi tầng lớp nhân dân thiết thực, hiệu quả [122]. Văn phòng Chính phủ: “Ban Chỉ đạo chương trình phát triển nông thôn, xóa đói - giảm nghèo (2006-2010) ”, cuốn sách tiếp tục quán triệt chỉ thị số 09/BCT, 8/3/2004, tiếp tục đẩy mạnh và bổ sung phù hợp với điều kiện trong giai đoạn mới của chương trình phát triển nông thôn, mà nhất là “xây dựng tỉnh thành đơn vị chiến lược, xây dựng huyện thành đơn vị vững mạnh toàn diện, xây dựng bản thành đơn vị phát triển toàn diện”. Phấn đấu đạt mục tiêu giải quyết việc xóa đói, giảm nghèo của các hộ gia đình còn lại không quá 10% và đạt được mục tiêu phát triển thập kỷ 2015 mà Đại hội IX của ĐNDCML đề ra; trong đó cuốn sách còn đi sâu vào hướng dẫn cụ thể về việc tiến hành tuyên truyền, vận động phong trào cách mạng, phải được củng cố bắt nguồn từ cơ sở thực sự vững mạnh thông qua thực hiện chiến lược hướng về xây dựng cơ sở chính trị kết hợp với phát triển nông thôn, giải quyết nạn đói nghèo, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân ở vùng nông thôn ngày càng cao hơn trở thành cơ sở vững chắc về kinh tế, xã hội, văn hóa, QP, AN vững bước phát triển chế độ dân chủ, nhân dân [139].
Tóm lại, nội dung trọng tâm và xuyên suốt trong các công trình trên đều luận giải, phân tích rõ và khẳng định: công tác dân vận là hoạt động tuyên truyền, vận động, tập hợp và xây dựng lực lượng cách mạng của Đảng, có vị trí vai trò đặc biệt quan trọng, khẳng định những giá trị, cũng như những thành tựu to lớn của CTDV trong từng giai đoạn cách mạng của Đảng. Sức mạnh của ĐNDCML, Nhà nước, quân đội và dân tộc là sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân; Đảng, Nhà nước và quân đội xây dựng mối quan hệ mật thiết với nhân dân là mối quan hệ bản chất. Đảng không tiến hành CTDV thì không thể có lực lượng cách mạng, không thể lãnh đạo được các đoàn thể quần chúng, không giữ được mối quan hệ mật thiết với nhân dân để thực hiện những mục tiêu, lý tưởng của Đảng. Vì vậy, trong mọi thời kỳ cách mạng, ĐNDCML luôn coi trọng và chăm lo CTDV, coi đó là nhiệm vụ thường xuyên có ý nghĩa chiến lược của cách mạng; góp phần bảo đảm cho cách mạng giành được những thắng lợi to lớn trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Lịch sử truyền thống hơn 60 năm xây dựng, trưởng thành và chiến thắng của QĐND Lào cũng là lịch sử CTDV của QĐND Lào, của các đơn vị BĐĐP ở cơ sở. Đó là truyền thống giữ vững mối quan hệ mật thiết với nhân dân, tôn trọng dân, sát với dân, giúp đỡ dân và dựa vào dân để huy động sức mạnh tổng hợp trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước ngày nay.
1.1.2. Một số bài báo khoa học liên quan đến đề tài
Chăn Thi Đươn Sa Vẳn: “Công tác dân vận của ĐNDCML trong giai đoạn đấu tranh giành chính quyền về chính trị và có sự hậu thuẫn bằng vũ trang” (2010), Tạp chí Xây dựng Đảng, số 2. Bun Hôm Sụ Văn Phêng: “Một số thành tựu bước đầu trong chương trình xây dựng bản và cụm bản phát triển toàn diện của tỉnh Ắt Ta Pư” (2010), Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8. Khăn Phăn Phôm Mạ Thặt: “Công tác xây dựng cơ sở chính trị gắn chặt với xây dựng bản và các cụm bản phát triển của tỉnh Sê Koong” (2010), Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8. Khăm Sa Vẳn Phôm Mạ Vông: “Công tác vận động nhân dân của huyện ủy huyện Ba Chiêng, tỉnh Chăm Pa Sắc trong đẩy mạnh chương trình xây dựng bản và cụm bản phát triển” (2012), Tạp chí Xây dựng Đảng, số 10. Mo Mương Khổng: “Công tác dân vận của tỉnh ủy Xà La Văn gắn với xây dựng, củng cố và kiện toàn hệ thống tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh” (2010), Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8. Sôm Phon Su Văn Na: “Công tác vận động quần chúng trong xây dựng, củng cố sự ổn định về chính trị, yếu tố bảo đảm cho sự ổn định của Tổ quốc” (2013), Tập chí Quốc phòng toàn dân, số 4. Sụ Băn Hủn Nạ Chăm Pa:“Công tác vận động tuyên truyền của QĐND Lào trong tham gia xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh, bảo đảm cho sự ổn định toàn diện của Tổ quốc” (2014), Tạp chí Quốc phòng, số 4.
Tác giả Chăn Thi Đươn Sa Vẳn: đã đề cập những nội dung, hình thức, biện pháp tiến hành công tác tuyên truyền, vận động đa dạng mọi tầng lớp nhân dân quán triệt và thu hút hưởng ứng chủ trương đấu tranh của Đảng. Khẳng định sự linh hoạt, sáng tạo của Đảng trong xác định chủ trương đấu tranh giành chính quyền; đồng thời nhấn mạnh tính cấp thiết phải thực hiện đồng bộ, thống nhất giữa đấu tranh chính trị kết hợp với đấu tranh vũ trang là biện pháp quyết định thắng lợi trong cuộc đấu tranh giành chính quyền cách mạng và thiết lập một Nhà nước thực sự của dân, do dân và vì dân [118]; Tác giả Bun Hôm Sụ Văn Phêng: bài viết đã nêu lên đặc điểm về vị trí địa lý, dân cư, dân số, điều kiện thuận lợi, khó khăn trong thực tế cuộc sống của nhân dân, và tiềm năng thế mạnh về tự nhiên. Từ đó nêu lên một số biện pháp cơ bản nhằm xây dựng các bản, cụm dân cư ở Ắt Ta Pư mạnh về kinh tế, văn hóa - xã hội và Quốc phòng, An ninh bảo đảm trật tự an toàn xã hội [127]; Khăn Phăn Phôm Mạ Thặt: đã nhấn mạnh về thành tựu và kết quả đạt được trong đẩy mạnh thực hiện chủ trương hướng về cơ sở. Đặc biệt là việc xây dựng, củng cố hệ thống tổ chức đảng, chính quyền, thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở; đồng thời tổ chức sắp xếp lại khu định cư, khu sản xuất cho nông dân, đưa đội ngũ cán bộ chuyên môn về trồng trọt, chăn nuôi, hướng dẫn nông dân sử dụng giống lúa, cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc điểm của từng địa bàn [116]; Tác giả Khăm Sa Vẳn Phôm Mạ Vông, bài viết đã tiếp cận xung quanh những vấn đề nội dung nghị quyết lãnh đạo của huyện ủy đối với công tác tuyên truyền, vận động nhân dân quán triệt và tích cực thực hiện có hiệu quả chính sách của Đảng về xây dựng bản và cụm bản phát triển; đồng thời nêu rõ thực trạng vận động nhân dân của các cấp ủy đảng, chính quyền, chỉ rõ nguyên nhân, kinh nghiệm. Từ đó xác định mục tiêu, phương hướng và những nội dung nghị quyết lãnh đạo của huyện ủy trong những năm tiếp theo [117]; Tác giả Mo Mương Khổng, bài viết đã khẳng định: về tính cấp thiết phải thường xuyên củng cố, xây dựng và kiện toàn hệ thống tổ chức đảng trong sạch vững mạnh. Bởi vị trí, vai trò, chức năng nhiệm vụ rất quan trọng của tổ chức đảng các cấp là nhân tố đảm bảo sự lãnh đạo về mọi mặt hoạt động của các cơ quan, ban ngành trong toàn tỉnh; đồng thời nhấn mạnh việc coi trọng, phát huy vai trò CTDV gắn chặt với xây dựng, củng cố và kiện toàn hệ thống tổ chức đảng trong sạch vững mạnh là điều kiện tiên quyết trong quá trình đưa chủ trương chính sách của Đảng, Nhà nước đi vào thực tế cuộc sống thật sự của mọi người dân [136]; Tác giả Sôm Phon Su Văn Na, bài viết đã tập trung nhấn mạnh về tính tất yếu khách quan trong xây dựng, củng cố sự ổn định về chính trị, khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của sự ổn định về chính trị là yếu tố đảm bảo và quyết định đến sự tồn tại, phát triển của đất nước, của chế độ. Đồng thời nêu rõ mục tiêu, yêu cầu, nội dung và cách thức tiến hành công tác vận động quần chúng trong xây dựng, củng cố sự ổn định về chính trị của Tổ quốc [125]; Tác giả Sụ Băn Hủn Nạ Chăm Pa, bài viết đã khẳng định: vai trò tầm quan trọng chiến lược lâu dài của công tác vận động, tuyên truyền, vai trò và bản chất, truyền thống của QĐND Lào nói chung, đội ngũ cán bộ, đảng viên trong quân đội nói riêng là lực lượng chủ chốt trong tiến hành cuộc vận động tuyên truyền tham gia xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh; đồng thời chỉ rõ đó là chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của QĐND Lào trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc giai đoạn hiện nay [126].
Các bài viết trên đều luận giải cơ sở lý luận và thực tiễn của công tác dân vận dưới các góc độ, phạm vị khác nhau. Các khái niệm, vai trò, đặc điểm của CTDV đối với từng vùng, miền, từng đối tượng khác nhau, đánh giá đúng thực trạng CTDV của từng tổ chức đảng, từng đảng bộ được nghiên cứu kể cả những ưu điểm và khuyết điểm, tìm ra được những nguyên nhân của ưu, khuyết điểm đó; đồng thời, rút ra những kinh nghiệm bước đầu rất quan trọng để thực hiện tốt nhiệm vụ của CTDV trong thời gian tới, đề xuất những giải pháp khoa học. Trong đó có nhiều nội dung tham khảo bổ ích cho đề tài luận án về tăng cường CTDV của BĐĐP CTTB Lào giai đoạn hiện nay.
1.1.3. Một số luận văn, luận án liên quan đến đề tài
Công tác vận động quần chúng nói chung, CTDV của BĐĐP CTTB Lào nói riêng là vấn đề có ý nghĩa chiến lược, luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm lãnh đạo và được các nhà khoa học quan tâm nghiên cứu. Liên quan đến đề tài luận án có các luận văn, luận án nghiên cứu dưới các góc độ, vùng miền khác nhau như sau:
Sỉ-sổm-xay Phôm-su-pha, “Công tác dân vận của bộ đội tỉnh Sa-vẳn-na-khệt trong giai đoạn hiện nay” [124]. Sổm Vảy Nanh Xay Khun, “Công tác dân vận của tổ chức cơ sở Đảng bộ độ địa phương Miền Nam CHDCND Lào” [123]. Văn Na-vông Suk Sẻng A Lun, “Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ Quân đội tham gia xây dựng cơ sở chính trị ở trung Lào trong giai đoạn hiện nay”, [137]. Phôn Thoong Phăn Chạ Lơn Phôn, “Nghiên cứu xây dựng và hoạt động của Bộ đội địa phương trong khu vực phòng thủ tỉnh ở Bắc Lào” [135].
Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập, luận giải một cách toàn diện về tầm quan trọng, thực trạng, giải pháp CTDV dưới những phạm vi, góc độ và đối tượng nghiên cứu khác nhau. Trong đó, ở những đối tượng cụ thể và các mức độ khác nhau, vấn đề CTDV đã được tập trung nghiên cứu trên một số nội dung chủ yếu là:
- Khẳng định vai trò của CTDV đã góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội, củng cố quốc phòng - an ninh, giữ vững chủ quyền biên giới, toàn vẹn lãnh tổ của Tổ quốc; củng cố, tăng cường mối quan hệ đoàn kết gắn bó máu thịt quân - dân và xây dựng, rèn luyện bản lĩnh chính trị cho cán bộ, chiến sĩ... Đề tài “Nghiên cứu xây dựng và hoạt động của Bộ đội địa phương trong khu vực phòng thủ tỉnh ở Bắc Lào” khẳng định: nêu rõ quan điểm của Đảng, Nhà nước Lào về xây dựng và phát triển BĐĐP; tìm ra những đặc điểm liên quan đến yêu cầu về xây dựng và hoạt động của BĐĐP trong khu vực phòng thủ tỉnh ở Bắc Lào; khẳng định vị trí, vai trò, nhiệm vụ của BĐĐP, đánh giá thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm. Đồng thời đề xuất những giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng xây dựng và hiệu quả hoạt động của BĐĐP trong khu vực phòng thủ tỉnh ở Bắc Lào.
Các tác giả cũng khẳng định thành tựu đạt được, hạn chế khuyết điểm trong CTDV của toàn quân. Cùng với thực hiện thắng lợi nhiệm vụ trọng tâm thường xuyên là huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, CTDV của LLVT đã nghiêm túc quán triệt và vận dụng sáng tạo đường lối, quan điểm công tác vận động quần chúng của Đảng, Nhà nước vào hoạt động thực tiễn, có sự đổi mới cơ bản, toàn diện cả về nhận thức, trách nhiệm, yêu cầu, nội dung, hình thức CTDV của Quân đội đã có sự đổi mới, tiến bộ rõ rệt, đạt được kết quả quan trọng. Đó là tiền đề để tăng cường CTDV của BĐĐP trong thời gian tới.
Đồng thời, các công trình đã phân tích đặc điểm, tình hình nhiệm vụ của đất nước, quân đội, chỉ ra phương hướng, yêu cầu CTDV của BĐĐP trong thời gian tới... đặt ra vấn đề nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho mọi tổ chức, mọi lực lượng trong và ngoài quân đội đối với công tác vận động quần chúng nhân dân. Các công trình trên đã khẳng định: để tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng, hiệu quả CTDV của BĐĐP trong tình hình hiện nay phải đẩy mạnh việc đổi mới CTDV của các đơn vị quân đội trong toàn quân cả về nhận thức, trách nhiệm, nội dung và hình thức... Trong luận án của mình, tác giả Sổm Vảy Nanh Xay Khun chỉ rõ: toàn quân đã có bước chuyển rất quan trọng về nhận thức đối với CTDV; đã nâng cao được vai trò, trách nhiệm và năng lực của cấp uỷ, chỉ huy các cấp trong lãnh đạo, tổ chức, điều hành đơn vị tiến hành CTDV; tổ chức thực hiện đã có bước tiến bộ rõ nét - toàn diện, chặt chẽ, đồng bộ hơn và ngày càng phù hợp hơn với tình hình mới; tác giả đã xác định rõ khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của tổ chức cơ sở đảng của BĐĐP miền Nam Lào. Đồng thời tác giả luận án còn đi sâu vào luận giải, làm rõ khái niệm, vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, nội dung, hình thức, phương pháp công tác dân vận của BĐĐP miền Nam Lào. Từ đó tác giả cũng đã đánh giá thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân và kinh nghiệm trong CTDV của tổ chức cơ sở đảng BĐĐP miền Nam Lào và tác giả còn xác đinh mục tiêu phương hướng, yêu cầu và một số giải pháp cơ bản trong CTDV của tổ chức cơ sở đảng BĐĐP các tỉnh miền Nam Lào. Đây là nội dung tham khảo bổ ích làm cơ sở để tác giả nghiên cứu, so sánh thực trạng và đề xuất giải pháp tiến hành CTDV của BĐĐP CTTB Lào giai đoạn hiện nay.
1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam liên quan đến đề tài
1.2.1. Một số sách và đề tài khoa học liên quan đến đề tài
Ban Dân vận Trung ương: “Sơ thảo lịch sử công tác dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam (1930 - 1996)”, cuốn sách đã đề cập đến lịch sử công tác dân vận của Đảng Cộng sản Việt Nam qua các giai đoạn cách mạng, trong đó nhấn mạnh đến đường lối, chủ trương tiến hành công tác dân vận, nội dung, hình thức công tác dân vận của các tổ chức đảng các cấp trong giai đoạn từ 1930 đến 1996, cuốn sách cũng nêu lên một số kinh nghiệm quý về công tác dân vận, trong đó nhấn mạnh kinh nghiệm lãnh đạo quân đội tiến hành công tác dân vận, tăng cường mối quan hệ giữa quân đội và nhân dân [2]. Đàm Văn Thọ và Vũ Hùng: “Mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân trong tư tưởng Hồ Chí Minh”, trong cuốn sách này các tác giả đã trình bày một cách cơ bản, hệ thống khái niệm “dân” và những quan điểm, thái độ khác nhau về dân trong lịch sử, quá trình hình thành và nội dung chủ yếu của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân, về đảng cầm quy...u cầu. Đó là kẽ hở địch có thể lợi dụng để lôi kéo, mua chuộc thực hiện những âm mưu của chúng bất cứ lúc nào.
1.1.2. Bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
* Quan niệm bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Lào
Theo Đại từ điển tiếng Việt (1998) Nxb Văn hóa - Thông tin “Địa phương là Khu vực, vùng được phân ra từ một tổ chức cao nhất là Trung ương, các địa phương trong cả nước”. Vì vậy, theo góc độ của đề tài và phạm vi nghiên cứu có thể đưa ra quan niệm: Địa phương là từ dùng để chỉ vùng hay khu vực của một địa bàn dân cư gắn liền với một không gian địa lý có giới hạn nhất định. Trong hệ thống hành chính quản lý nhà nước, “địa phương” là một cấp hành chính nhà nước đó là một thành phố, tỉnh, quận, huyện... để phân biệt với trung ương [20, tr. 630]. “Bộ đội địa phương là thành phần của quân đội ở các địa phương. Là một lực lượng thuộc các cấp ủy, chính quyền địa phương quản lý, điều hành” [62, tr. 98].
Bộ đội địa phương là một thành phần của lực lượng vũ trang ba thứ quân, được tổ chức ở cấp tỉnh (thành phố trực thuộc Trung ương), huyện, là lực lượng nòng cốt trong tiến hành chiến tranh nhân dân ở địa phương. Trong chiến tranh, BĐĐP là lực lượng cơ động chủ yếu trên địa bàn địa phương của mình; phối hợp cùng với bộ đội chủ lực, dân quân tự vệ, công an nhân dân trong tác chiến và trong bảo đảm an ninh chính trị địa phương trong thời bình. BĐĐP do chỉ huy trưởng cơ quan quân sự địa phương trực tiếp chỉ huy, cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành.
Từ những vấn đề trên có thể quan niệm:
Bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc CHDCND Lào là một bộ phận của của QĐND Lào, là thành phần của ba thứ quân, được tổ chức ở cấp tỉnh, huyện, là lực lượng nòng cốt trong chiến tranh nhân dân ở địa phương, lực lượng cơ động chủ yếu trên địa bàn địa phương trong tác chiến; phối hợp cùng với dân quân tự vệ, công an trong tác chiến và bảo đảm an ninh chính trị ở địa phương trong thời bình; do chỉ huy trưởng cơ quan quân sự địa phương trực tiếp chỉ huy, cấp ủy, chính quyền địa phương lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý điều hành.
* Tổ chức, biên chế của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Lào
Về tổ chức của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Lào:
Trên cơ sở quán triệt các quan điểm của Đảng, căn cứ vào Pháp lệnh về BĐĐP của Quốc hội, Nghị định của Chính phủ CHDCND Lào và Thông tư của Bộ Quốc phòng, BĐĐP CTTB Lào đã từng bước được xây dựng cả về số lượng và chất lượng, cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ QP, AN của địa phương. Thành phần BĐĐP bao gồm:
Tổ chức chỉ huy Bộ chỉ huy quân sự tỉnh: Tỉnh trưởng chính trị, tỉnh trưởng quân sự, phó tỉnh trưởng chính trị, phó tỉnh trưởng quân sự, phó tỉnh trưởng hậu cần, kỹ thuật. [Phụ lụ 2].
Các cơ quan trực thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh: Cơ quan Tham mưu, cơ quan Chính trị, cơ quan Hậu cần - kỹ thuật, cơ quan Hành chính, trường quân sự, bệnh viện của bộ chỉ huy quân sự tỉnh. [Phụ lụ 2].
Các tiểu đoàn trực thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh: Tiểu đoàn trưởng chính trị, tiểu đoàn trưởng quân sự, tiểu đoàn phó chính trị, tiểu đoàn phó quân sự, tiểu đoàn phó hậu cần, kỹ thuật Bộ chỉ huy quân sự tỉnh. [Phụ lụ 2].
Các đại đội trực thuộc bộ chỉ huy quân sự tỉnh: Đại đội trưởng chính trị, đại đội trưởng quân sự, đại đội phó chính trị, đại đội phó quân sự. [Phụ lụ 2].
Ban chỉ huy quân sự huyện: Thủ trưởng chính trị, thủ trưởng quân sự, phó thủ trưởng chính trị, phó thủ trưởng quân sự, phó thủ trưởng hậu cần, kỹ thuật. [Phụ lụ 2].
Các cơ quan trực thuộc ban chỉ huy quân sự huyện: Ban Chính trị, ban Tham mưu, ban Hậu cần - kỹ thuật, cơ quan Hành chính. [Phụ lụ 2].
Các đại đội trực thuộc ban chỉ huy quân sự huyện: Đại đội trưởng chính trị, đại đội trưởng quân sự, đại đội phó chính trị, Đại đội phó quân sự. [Phụ lụ 2].
Lực lượng BĐĐP CTTB Lào biên chế tổ chức không giống nhau. So với quy định của Bộ Quốc phòng QĐND Lào, quân số hiện nay chỉ đạt khoảng 60 đến 70% và trang bị khoảng 70 đến 80%.
Tổ chức đảng ở bộ đội địa phương các tỉnh Tây bắc Lào
Đảng bộ quân sự tỉnh là tổ chức đảng cấp trên cơ sở; Đảng bộ quân sự tỉnh; các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc đảng bộ gồm: đảng bộ cơ quan tham mưu, đảng bộ cơ quan chính trị, đảng bộ cơ quan hậu cần - kỹ thuật, đảng bộ cơ quan phòng hành chính, đảng bộ trường quân sự, đảng bộ bệnh viện bộ chỉ huy quân sự tỉnh, các đảng bộ quân sự huyện; đảng bộ cơ sở các tiểu đoàn, các chi bộ đại đội bộ binh và các chi bộ đại đội bộ đội biên phòng trực thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh và các chi bộ đại đội thuộc Ban chỉ huy quân sự huyện.
Tổ chức quần chúng ở BĐĐP các tỉnh Tây bắc Lào:
Tổ chức đoàn thanh niên: Bộ chỉ huy quân sự tỉnh có ban thanh niên; Phòng tham mưu; Phòng chính trị; Phòng hậu cần - kỹ thuật, Phòng hành chính; các tiểu đoàn, trường quân sự; bệnh viện Bộ chỉ huy quân sự tỉnh có tổ chức đoàn cơ sở; đại đội bộ binh và các đại đội bộ đội biên phòng trực thuộc Bộ chỉ huy quân sự tỉnh có chi đoàn thanh niên.
Tổ chức hội phụ nữ: Bộ chỉ huy quân sự tỉnh có ban phụ nữ; Phòng tham mưu; Phòng chính trị; Phòng hậu cần - kỹ thuật; Phòng hành chính; các tiểu đoàn, trường quân sự; bệnh viện, ban chỉ huy quân sự huyện có hội phụ nữ; đại đội bộ binh và các đại đội bộ đội biên phòng trực thuộc bộ chỉ huy quân sự tỉnh có chi hội phụ nữ.
* Chức năng, nhiệm vụ của BĐĐP các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Chức năng, nhiệm vụ trọng tâm của BĐĐP CTTB Lào là sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của nhân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa phương, đồng thời thực hiện tốt chức năng đội quân công tác, đội quân lao động sản xuất, tham gia xây dựng phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở chính trị vững mạnh; xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân và xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc.
Chức năng của bộ đội địa phượng các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào:
Một là, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu thắng lợi bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng, bảo vệ Đảng, chính quyền, tính mạng, tài sản của nhân dân, chống âm mưu thủ đoạn phá hoại, xâm lược của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội ở CTTB CHDCNDLào.
Hai là, tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân trên địa bàn CTTB Lào thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận chiến tranh nhân dân ở CTTB Lào.
Ba là, lao động sản xuất, góp phần xây dựng, phát triển kinh tế của địa phương, nâng cao đời sống của nhân dân và của cán bộ, chiến sĩ BĐĐP
Nhiệm vụ của bộ đội địa phượng các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào:
Chức năng của BĐĐP CTTB Lào được cụ thể hóa thành nhiệm vụ phù hợp với tình hình, nhiệm vụ cách mạng và địa phương trong từng giai đoạn. Hiện nay BĐĐP CTTB Lào có các nhiệm vụ chủ yếu sau:
Một là, sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu thắng lợi bảo vệ vững chắc Tổ quốc trên địa bàn CTTB Lào.
Đây là nhiệm vụ chính trị cơ bản, quan trọng nhất của BĐĐP CTTB Lào. Nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc được Đảng xác định: “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hoá và an ninh xã hội; duy trì trật tự kỷ cương, an toàn xã hội; giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, thù địch, không để bị động, bất ngờ” [133, tr. 75].
Nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc có sự phát triển, công tác QP, AN từng địa phương ngày càng nặng nề, phức tạp, đòi hỏi BĐĐP CTTB Lào phải chủ động kịp thời, nắm chắc tình hình, tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các phương án chiến đấu trong bảo vệ địa bàn. Trong đó tập trung chủ yếu là khu vực biên giới Tây Bắc, đây được xác định là nơi điểm nóng cần được quan tâm giải quyết cả trước mắt và lâu dài.
Phối hợp với các lực lượng liên quan trên địa bàn tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu, thủ đoạn xâm lược, lấn chiếm, xâm nhập, phá hoại của các thế lực thù địch. Với các hoạt động vượt biên, di cư tự do trái phép; tích cực tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân.
Hai là, thường xuyên huấn luyện chiến đấu, xây dựng chính quy, nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu của cơ quan, đơn vị.
Huấn luyện chiến đấu luôn là nhiệm vụ trung tâm thường xuyên trong sự nghiệp xây dựng, trưởng thành và chiến thắng của BĐĐP. Như vậy, nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu và chiến đấu cũng như phương hướng xây dựng quân đội trong thời kỳ mới đặt ra yêu cầu mới rất cao đối với nhiệm vụ huấn luyện chiến đấu. Huấn luyện chiến đấu phải bảo đảm cho mỗi đơn vị có trình độ sẵn sàng chiến đấu, sức mạnh chiến đấu, chất lượng tổng hợp cao, có khả năng chiến đấu thắng lợi, đáp ứng mọi tình huống chiến tranh có thể xảy ra; làm cho mọi cán bộ, chiến sĩ không ngừng hoàn thiện bản lĩnh chiến đấu, trình độ kỹ, chiến thuật, đủ sức chịu đựng được mọi thử thách khốc liệt của chiến tranh; mưu trí, linh hoạt, kiên định để chiến thắng mọi kẻ thù có vũ khí, phương tiện, trang bị kỹ thuật hiện đại hơn.
Ba là, tham gia xây dựng địa phương vững mạnh toàn diện, giữ vững an ninh chính trị - trật tự an toàn xã hội trên địa bàn CTTB Lào.
Bộ đội địa phương CTTB Lào tiếp tục làm tốt chức năng đội quân công tác, đẩy mạnh CTDV; chủ động tham mưu phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội, tham gia xây dựng cơ sở chính trị ở địa phương vững mạnh, thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, giúp đỡ nhân dân phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần, góp phần xây dựng thế trận lòng dân vững chắc, nhất là ở các địa bàn trọng điểm, biên giới, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn các tỉnh. BĐĐP các CTTB Lào phải là lực lượng nòng cốt trong phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn và coi đó là nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình. Củng cố hệ thống chính trị ở các vùng, các địa bàn trong tỉnh, trọng tâm là đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng; nâng cao hiệu lực của chính quyền; đổi mới công tác mặt trận và các đoàn thể nhân dân, xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có phẩm chất, năng lực, đáp ứng được yêu cầu xây dựng địa phương của mình vững mạnh toàn diện.
Bốn là, thực hiện nhiệm vụ đối ngoại quân sự, nghĩa vụ quốc tế, tham gia xây dựng khu vực biên giới hòa bình, hữu nghị , hợp tác và phát triển với các nước láng giềng.
Biên giới lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với một dân tộc và luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng, quan tâm chỉ đạo giải quyết. Với mục tiêu xác định rõ ràng đường biên giới của quốc gia, tạo môi trường hòa bình ổn định và phát triển, xây dựng kinh tế, xã hội của đất nước, tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước láng giềng. Tăng cường công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức của các lực lượng tham gia bảo vệ, quản lý biên giới và đông đảo quần chúng nhân dân về vấn đề biên giới lãnh thổ, tạo sự ủng hộ dư luận trong nước và quốc tế về công cuộc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng và quản lý biên giới hòa bình, hữu nghị và ổn định. Cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ở CTTB Lào là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, phức tạp và là nhiệm vụ thiêng liêng, có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
Năm là, xây dựng cơ quan, đơn vị vững mạnh toàn diện để hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao.
Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng định: “Xây dựng quân đội nhân dân và công an nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Nâng cao chất lượng tổng hợp, sức mạnh chiến đấu để lực lượng vũ trang thực sự là lực lượng chính trị trong sạch, vững mạnh, tuyệt đối trung thành với Tổ quốc, với Đảng, Nhà nước và nhân dân, được nhân dân tin cậy, yêu mến” [131, tr. 89]. Phương hướng đó đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao chất lượng nhiều mặt trong xây dựng quân đội. Đây là, quan điểm tư tưởng chỉ đạo cơ bản, xuyên xuất, xuất phát từ đường lối xây dựng nền quốc phòng toàn dân, xây dựng LLVT nhân dân, mà còn là vấn đề có tính nguyên tắc, là yêu cầu hàng đầu trong xây dựng BĐĐP hiện nay. BĐĐP là một thành phần của LLVT nhân dân, phải xây dựng vững mạnh về mọi mặt. Vững mạnh trước hết là về chất lượng toàn diện cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, trình độ kỹ, chiến thuật, khả năng sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, công tác bảo vệ nội bộ, khả năng tiến hành CTDV, vận động quần chúng, từ cá nhân đến tổ chức, có lòng tin cậy về chính trị, chặt chẽ về tổ chức, nghiêm minh về kỷ luật, vững vàng trước mọi tình huống, cả thời bình và thời chiến, có tổ chức biên chế gọn mạnh, số lượng hợp lý, có chất lượng cao.
Xây dựng đơn vị VMTD vừa là yêu cầu khách quan với BĐĐP CTTB Lào việc xây dựng đơn vị VMTD phải bảo đảm cho tổ chức đảng, tổ chức chỉ huy, các tổ chức quần chúng trong đơn vị luôn vững mạnh, hoạt động đúng chức năng, nhiệm vụ; cán bộ, chiến sĩ được giáo dục, rèn luyện toàn diện; tập thể đơn vị đoàn kết thống nhất cao; quan hệ giữa đơn vị với chính quyền, nhân dân địa phương được củng cố, tăng cường. Quá trình quán triệt và triển khai cho cán bộ, chiến sĩ nhận thức sâu sắc hơn đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước, chức năng nhiệm vụ của quân đội và đơn vị, nhận thức đầy đủ hơn những khó khăn, thuận lợi trong xây dựng đơn vị, sẵn sàng hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Ngoài ra BĐĐP CTTB còn phải thực hiện một số nhiệm vụ khác do cấp trên quy định như: Quản lý đất quốc phòng, phối hợp với quân đội các nước thực hiện nhiệm vụ cứu nạn, khắc phục hậu quả chiến tranh ...
* Vai trò của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc CHDCND Lào
Một là, BĐĐP CTTB Lào là lực lượng nòng cốt, thường xuyên trong sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu bảo vệ Tổ quốc trên địa bàn CTTB Lào.
Các tỉnh Tây Bắc là vị trí chiến lược rất quan trọng về QP, AN, nơi đây rất có thể các lực lượng thù địch chú trọng chiếm đóng trở thành bàn đạp để thực hiện âm mưu, tiến hành các thủ đoạn chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trước tình hình đó, thế trận QP, AN từng địa phương phải được xây dựng và củng cố ngày càng vững chắc để giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội của địa phương, BĐĐP CTTB Lào chủ động phối hợp với các cơ quan, ban ngành tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương các phương án sẵn sàng chiến đấu bảo vệ địa bàn Tây Bắc, mà chủ yếu là khu vực biên giới Tây Bắc (đây là nơi điểm nóng cần được giải quyết cả trước mắt và lâu dài).
Phối hợp với các cấp ủy, chính quyền, đoàn thể chính trị, công an nhân dân và các lực lượng khác trên địa bàn địa phương tuyên truyền, vận động nhân dân nâng cao tinh thần cảnh giác trước âm mưu thủ đoạn hành động xâm lược, lấn chiếm, xâm nhập của các lực lượng thù địch. Xây dựng khu vực phòng thủ các tỉnh vững chắc đủ sức ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các lực lượng thù địch để bảo vệ địa phương, quê hương và đất nước.
Hai là, BĐĐP CTTB Lào là lực lượng nòng cốt trong giữ gìn an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn.
Bộ đội địa CTTB Lào là một trong những lực lượng nòng cốt ở địa phương đấu tranh chống “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ. BĐĐP tham gia tuyên truyền vận động quần chúng nhân dân nhận rõ âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên tất cả các lĩnh vực. Đồng thời, cùng với các lực lượng khác trên địa bàn đóng quân tiến hành các công việc như là: Phòng chống bạo loạn lật đổ, cứu hộ, cứu nạn, phòng chống thiên tai và tham gia lao động sản xuất. Trong thời chiến, BĐĐP là lực lượng cơ động chiến đấu ở địa phương, nòng cốt của chiến tranh nhân dân. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Lào, mỗi tỉnh có vị trí chiến lược quan trọng trên từng hướng phòng thủ, có ảnh hướng đến sự mất còn của địa bàn các tỉnh cũng như cả nước. Vì vậy, BĐĐP thường xuyên xây dựng địa phương vững mạnh toàn diện cả về chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, QP, AN; nêu cao cảnh giác, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội; làm chỗ dựa vững chắc cho cấp ủy, chính quyền địa phương trong quản lý, điều hành mọi mặt nhất là công tác quốc phòng, quân sự địa phương.
Ba là, BĐĐP CTTB Lào là lực lượng tham gia tích cực, thường xuyên trong phát triển mọi mặt của địa phương
Đi đôi với vai trò sẵn sàng chiến đấu bảo vệ Tổ quốc, BĐĐP CTTB còn có vai trò “đội quân công tác”, đẩy mạnh CTDV. Đây là, công tác có vai trò quan trọng mang tầm chiến lược lâu dài và được Đảng xác định là một khâu đột phá trong giai đoạn hiện nay. Do vậy, BĐĐP CTTB Lào tiếp tục làm tốt chủ động phối hợp với cấp ủy, chính quyền địa phương, các tổ chức chính trị, xã hội, tham gia xây dựng cơ sở chính trị ở địa phương vững mạnh, thực hiện tốt các chương trình phát triển kinh tế, xã hội, giúp đỡ nhân dân phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần, góp phần xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc, nhất là ở các địa bàn trọng điểm, biên giới, vùng sâu, vùng xa trên địa bàn các tỉnh. BĐĐP CTTB Lào phải là lực lượng nòng cốt trong phòng, chống khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn và coi đó là “nhiệm vụ chiến đấu trong thời bình”. BĐĐP tích cực tham gia xây dựng, củng cố hệ thống chính trị các cấp ở các vùng, các địa bàn trong tỉnh, trong đó trọng tâm là đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng; nâng cao hiệu lực của chính quyền; đổi mới công tác mặt trận và các đoàn thể nhân dân, xây dựng đội ngũ cán bộ cơ sở có phẩm chất, năng lực, đáp ứng được yêu cầu xây dựng địa phương vững mạnh toàn diện.
Bốn là, BĐĐP CTTB Lào là lực lượng nòng cốt, chuyên trách trong phối hợp với các lực lượng khác giữ vững chủ quyền, an ninh biên giới quốc gia.
Biên giới lãnh thổ là vấn đề thiêng liêng đối với một dân tộc và luôn được Đảng và Nhà nước coi trọng, quan tâm chỉ đạo giải quyết. Với mục tiêu xác định rõ ràng đường biên giới của quốc gia, tạo môi trường hòa bình, ổn định và phát triển, xây dựng kinh tế, xã hội của đất nước, tăng cường quan hệ hợp tác, hữu nghị với các nước láng giềng. BĐĐP CTTB Lào thường xuyên tham gia tích cực công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của các lực lượng tham gia bảo vệ, quản lý biên giới và nhân dân về vấn đề biên giới lãnh thổ, tạo sự ủng hộ của dư luận trong nước và quốc tế về công cuộc bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, xây dựng và quản lý biên giới hòa bình, ổn định.
Bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ ở CTTB Lào là nhiệm vụ thường xuyên, lâu dài, phức tạp và là nhiệm vụ thiêng liêng, có ý nghĩa chiến lược trong sự nghiệp bảo vệ tổ quốc Lào hiện nay. BĐĐP CTTB Lào là lực lượng trực tiếp trong việc hợp tác với quân đội các nước có chung biên giới như: tổ chức tốt việc trao đổi, quản lý, kiểm soát xuất nhập cảnh; xây dựng cơ sở chính trị, bảo đảm QP, AN, ổn định, hòa bình, hữu nghị. Tích cực, chủ động phối hợp và hợp tác với các nước láng giềng và cùng với các cơ quan chức năng kịp thời ngăn chặn các hành động của bọn tội phạm, các hành động vượt biên, xâm nhập trái phép và các âm mưu thủ đoạn chống phá của các lực lượng thù địch trong và ngoài nước, bảo đảm giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế - xã hội phát triển đời sống của nhân dân được nâng lên, nhất là khu vực cửa khẩu
* Đặc điểm của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Lào
Một là, hầu hết đội ngũ cán bộ, sĩ quan là đảng viên, có kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ huy, quản lý các mặt công tác trong các cơ quan, đơn vị BĐĐP.
Quán triệt và tổ chức thực hiện công tác xây Đảng theo tinh thần Nghị quyết Đại hội IX của ĐNCML (2011) về xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh, biết lãnh đạo toàn diện và xây dựng cán bộ ba thế hệ đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ cả trước mắt và lâu dài. Hiện nay, BĐĐP CTTB Lào đã tập trung xây dựng, củng cố tổ chúc đảng các cấp cả về số lượng và chất lượng bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với quân đội; thực tiễn hiện nay, có tới 95% cán bộ, sĩ quan là đảng viên. Song tập trung có trọng tâm, trọng điểm về xây dựng đội ngũ cán bộ, sĩ quan ba thế hệ, có đủ phẩm chất năng lực, đạo đức, sẵn sàng hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao, trong đó có 65% là cán bộ có tuổi quân, tuổi đời, đã trải qua chiến đấu và có kinh nghiêm thực tiễn lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành các mặt công tác, trong đó có CTDV.
Đây là điều kiện thuận lợi nhất cho việc quản lý, điều hành các mặt công tác của BĐĐP CTTB Lào thực sự là lực lượng nòng cốt trong xây dựng khu vực phòng thủ vững chắc, xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân. Vì sự ra đời, trưởng thành và chiến thắng trong sự nghiệp cách mạng của BĐĐP CTTB Lào luôn gắn liền với sự lãnh đạo của Đảng và quản lý điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương, là nhân tố chủ yếu quyết định thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị trung tâm của đơn vị là huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu, bảo quản và sử dụng vũ khí, trang bị kỹ thuật có hiệu quả cao, xây dựng đơn vị VMTD, chăm lo đời sống của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị; thực hiện tốt các nhiệm vụ khác như tham gia khắc phục hậu quả thiên tai, cứu hộ, cứu nạn, vận động nhân dân, giúp đỡ địa phương phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, bảo đảm an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, QP, AN được giữ vững.
Hai là, BĐĐP CTTB Lào hoạt động trên địa bàn rộng lớn, chủ yếu là rừng núi, vùng sâu, vùng xa, nơi có nhiều khó khăn, phức tạp; vùng biên giới giáp với một số nước có chế độ chính trị khác nhau.
Địa bàn CTTB Lào tương đối rộng với diện tích 128.740 km2, chiếm 39, 46% diện tích của cả nước, phần lớn là địa hình rừng núi, chiếm tỷ lệ 70% diện tích địa bàn Tây Bắc, với độ cao trung bình từ 1000 đến 1.500 m so với mặt nước biển, có nhiều sông suối lớn, nhỏ khác nhau, địa hình bị chia cắt, thời tiết khắc nghiệt thường xuyên thay đổi. Hệ thống giao thông kém phát triển, thành phần dân cư đa dạng và phức tạp với nhiều đối tượng khác nhau, sinh sống đan xen, đời sống kinh tế nghèo nàn, tập tục lạc hậu, trình độ dân trí thấp.
Các tỉnh Tây Bắc Lào có đường biên giới giáp với nhiều nước có chế độ chính trị khác nhau, việc xác định biên giới cả đất liền và mặt nước chưa rõ, việc cắm mốc giới chưa hoàn thành. Đây là vấn đề các lực lượng thù địch hết sức chú trọng thực hiện âm mưu, thủ đoạn bằng nhiều hình thức như: xâm nhập, tranh chấp lãnh thổ, xâm phạm mặt nước, xâm canh, xâm cư, buôn lậu các loại hàng hóa trái pháp luật. Bọn tội phạm lợi dụng địa hình rừng núi, vùng sâu, vùng xa tổ chức sản xuất, buôn bán ma túy, in và tiêu thụ tiền giả, buôn bán vũ khí. Hơn nữa, các thế lực thù địch tận dụng vùng biên giới xa xôi, nhất là biên giới Thái Lan và My An Ma tổ chức thành nơi tập trung các phần tử phản động trong và ngoài nước để nuôi dưỡng, huấn luyện, trang bị vũ khí và kinh phí hoạt động chống phá cách mạng Lào bằng nhiều hình thức, qui mô và thời điểm khách nhau.
Ba là, BĐĐP CTTB Lào còn khó khăn về vũ khí, trang bị kỹ thuật và cơ sở vật chất.
Nhìn chung, vũ khí trang bị để thực hiện nhiệm vụ của BĐĐP CTTB Lào còn hạn chế, chủ yếu là vũ khí thông thường. Do điều kiện kinh tế của đất nước còn khó khăn, nên vũ khí, trang bị, kỹ thuật của QĐND Lào so với vũ khí, khí tài, kỹ thuật của quân đội các nước trong khu vực và thế giới còn có khoảng cách khá lớn. Phần lớn số vũ khí, khí tài, kỹ thuật có trong biên chế hiện nay đã sử dụng qua nhiều năm và đang xuống cấp, điều kiện bảo dưỡng, sửa chữa gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn.
Trang bị kỹ thuật, phương tiện và cơ sở vật chất bảo đảm đang trong giai đoạn còn hạn chế như: phương tiện xe máy, hệ thống doanh trại, nhà kho, phương tiện thông tin liên lạc, hệ thống loa đài trong các đơn vị đã sử dụng quá nhiều, thô sơ, lạc hậu, hạn chế cả số lượng và chất lượng.
Trong những năm tới, quân đội nói chung, các đơn vị BĐĐP nói riêng cần phải được tiếp tục đầu tư, kinh phí mua sắm trang bị vũ khí, khí tài, phương tiện kỹ thuật, cơ sở vật chất mới để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong sẵn sàng chiến đấu và chiến đấu hiện nay.
Bốn là, nhiệm vụ BĐĐP CTTB Lào rất nặng nề và phức tạp; vừa phải hoạt động độc lập, vừa phải phối hợp hiệp đồng với các lực lượng khác.
Với đặc điểm ở địa bàn CTTB Lào là vùng có đông đồng bào các dân tộc anh em sinh sống, vừa có cả các đơn vị bộ đội chủ lực, các binh chủng đứng chân trên địa bàn và các đơn vị BĐĐP vừa có sự tham gia của các cấp, các ngành của địa phương, các cơ quan, trường học... trên địa bàn, điều này đã tạo ra sự đa dạng của các lực lượng, các thành phần tham gia CTDV, vừa tạo ra sức mạnh tổng hợp, vừa góp phần đa dạng hóa các hình thức, biện pháp tiến hành các mặt công tác trong thực tiễn.
Đây là điều kiện thuận lợi nhất để BĐĐP CTTB Lào phối hợp với các tổ chức, ban, ngành, đoàn thể trong hệ thống chính trị, công an nhân dân, bộ đội chủ lực, các đơn vị binh chủng, dân quân tự vệ và lực lượng dự bị động viên tiến hành tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, phát luật của Nhà nước, nhận thức rõ âm mưu, thủ đoạn chống phá của các lực lượng thù địch từ bên ngoài và bọn phản động từ bên trong; phối hợp tuần tra, nắm chắc tình hình trên địa bàn, tổ chức bảo vệ các mục tiêu, các công trình quan trọng của Đảng, Nhà nước tại địa phương, giữ vững trật tự trị an; phối hợp tổ chức tuần tra, quản lý, bảo vệ biên giới nhất là các tỉnh giáp với Thái Lan và My An Ma. Tổ chức kiểm tra, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trên vùng biên giới như: vượt biên, buôn lậu, vận chuyển ma túy, vũ khí, buôn người, di canh, di cư trái phép. Đồng thời cũng là điều kiện thuận lợi trong việc phối hợp đập tan những mầm mống và các hoạt động móc nối của các phần tử xấu cả bên trong và ngoài nước. Ngoài ra, cũng là điều kiện để BĐĐP CTTB Lào tham gia phối hợp với các lực khác trên địa bàn các tỉnh phòng chống thiên tai, địch họa (cứu hộ, cứu nạn), phòng cháy, chữa cháy, bệnh dịch và sẵn sàng xử lý các sự cố nghiêm trọng khác trong các địa phương.
Những đặc điểm trên đây tác động thường xuyên, vừa trực tiếp, vừa gián tiếp đến nhiệm vụ và CTDV của BĐĐP CTTB Lào. Tuy nhiên, sự tác động đó vừa có mặt khó khăn, song cũng có mặt thuận lợi. Điều đó đặt ra cho BĐĐP khi làm nhiệm vụ cũng như tiến hành CTDV phải hiểu rõ đặc điểm, đồng thời phải biết khắc phục, vượt qua khó khăn khách quan để có nội dung, hình thức, biện pháp phù hợp, sáng tạo đem lại chất lượng, hiệu quả tốt hơn.
1.2. Những vấn đề cơ bản về công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
1.2.1. Quan niệm công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
* Quan niệm công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
Kế thừa và phát triển tư tưởng Hồ Chí Minh và Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản về dân vận, trải qua các thời kỳ cách mạng, ĐNDCML luôn khẳng định: CTDV là nhiệm vụ chiến lược của Đảng, là điều kiện quan trọng bảo đảm cho sự lãnh đạo của Đảng đối với chính quyền và toàn xã hội, thắt chặt mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân và là trách nhiệm của Đảng, Nhà nước và các đoàn thể chính trị - xã hội. Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, ĐNDCML rất coi trọng công tác vận động nhân dân, coi đó là một trong những nhiệm vụ quan trọng bậc nhất của Đảng. Gắn bó mật thiết với nhân dân là vấn đề thuộc về bản chất cách mạng của Đảng. Thắng lợi của cách mạng Lào hơn 60 năm qua là do Đảng có đường lối đúng đắn về công tác vận động quần chúng nhân dân.
Theo Đại Từ điển tiếng Việt, khái niệm “công tác” là công việc của Đảng, Nhà nước và đoàn thể; khái niệm “dân vận” là tuyên truyền, vận động nhân dân. Từ điển tiếng Việt định nghĩa CTDV là “công tác tuyên truyền, tổ chức, động viên và lãnh đạo quần chúng trong một cuộc đấu tranh” [20, tr. 213].
Công tác dân vận của BĐĐP là một bộ phận quan trọng của CTDV của Đảng; là một mặt hoạt động CTĐ, CTCT trong QĐND Lào. Tiến hành CTDV là một chức năng, nhiệm vụ, là bản chất, truyền thống của quân đội và là vấn đề thuộc nguyên tắc trong xây dựng quân đội kiểu mới của giai cấp công nhân. CTDV của BĐĐP không những góp phần xây dựng, củng cố, tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước, quân đội và nhân dân; củng cố khối đại đoàn kết toàn dân tộc, huy động sức mạnh của toàn dân thực hiện thắng lợi nhiệm vụ cách mạng, mà còn góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc, làm thất bại mọi âm mưu và hành động chống phá cách mạng của các thế lực thù địch, bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ; giữ vững ổn định tình hình chính trị, bảo vệ vững chắc toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc.
Tiến hành CTDV vừa là chức năng, nhiệm vụ, vừa là truyền thống của BĐĐP Lào, nhằm làm cho quần chúng và các tầng lớp nhân dân ngày càng tin tưởng, gắn bó với Đảng, với chế độ, kiên định mục tiêu con đường XHCN; củng cố và tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp đổi mới đất nước và xây dựng các đơn vị BĐĐP vững mạnh toàn diện.
Từ những vấn đề trên có thể quan niệm: CTDV của BĐĐP CTTB CHDCND Lào là một bộ phận của CTDV của QĐND Lào, bao gồm tổng thể các hoạt động, các biện pháp chính trị, tư tưởng và tổ chức, do cán bộ, chiến sĩ tiến hành nhằm tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, chương trình, kế hoạch phát triển các mặt của địa phương, củng cố mối quan hệ mật thiết giữa quân đội với nhân dân; đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy đảng, sự điều hành cán bộ chủ trì các đơn vị; đồng thời, khi tiến hành ở địa phương nào thì phải chấp hành sự lãnh đạo, điều hành của cấp ủy, chính quyền địa phương đó.
Từ quan niệm trên có thể chỉ ra một số vấn đề cơ bản sau:
Mục đích của CTDV của BĐĐP CTTB Lào: Nhằm góp phần tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển của địa phương; giữ vững và tăng cường mối quan hệ máu thịt quân dân, xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa b..., Quyển sách nghiên cứu “Về chiến tranh nhân dân”, Nxb Quân đội nhân dân, Viêng Chăn, tr. 75
88. Bộ Quốc phòng, Cục nghiên cứu lịch sử Quân đội nhân dân Lào (1998), “Lịch sử Quân đội nhân dân Lào (1945 - 1995)”, Nxb Quân đội nhân dân, Viêng Chăn.
89. Bộ Văn hóa - Thông tin (2000), “Lịch sử Lào từ xa xưa đến hiện nay”, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn, tr. 10
90. Cay Xỏn Phôm Vi Hản (1974), “Một số vấn đề về chủ trương - đường lối chiến tranh nhân dân ở Lào”, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn, tr. 630
91. Cay Xỏn Phôm Vi Hản (1979), “Một số kinh nghiệm cơ bản và một số vấn đề về phương hướng mới của cách mạng Lào”, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.
92. Cay Xỏn Phôm Vi Hản (1985), “30 năm đấu tranh dưới ngọn cờ chiến thắng của Đảng Nhân dân cách mạng Lào”, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn, tr. 187
93. Cay Xỏn Phôm Vi Hản (1986), “Về vấn đề cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ hân dân ở Lào”, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.
94. Cay Xỏn Phôm Vi Hản (1989), “25 năm thắng lợi của Đảng Nhân dân cách mạng Lào”, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.
95. Cay Xỏn Phôm Vi Hản, “Tác phẩm lựa chọn tập 1”, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.
96. Cay Xỏn Phôm Vi Hản, “Tác phẩm lựa chọn tập2”, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn
97. Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, “Công tác dân vận của Đảng Nhân dân cách mạng Lào”.
98. Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, “Lời kêu gọi của Trung ương Neo Lào yêu nước”, CP38, T12/17.
99. Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, “Công tác xây dựng căn cứ địa”, CP38, Sặm Nưa 4-5 - 8/25.
100. Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, “Công tác đào tạo du kích và bộ đội địa phương ở Lào” (1966), CP38, Sặm Nưa 398, TL24.
101. Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, “Chủ trương chính sách xây dựng Khu giải phóng và sản xuất nông nghiệp ở miền Bắc Lào” (1971 - 1973), CP3, Săm Nuan 29, T22.
102. Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, “Xây dựng và củng cố khu giải phóng ở Lào”, CP38, Sặm Nưa 439.
103. Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, “Báo cáo thực hiện nghị quyết của Trung ương Đảng giai đoạn 5 năm 1968 - 1972”, CP38, Săm Nưa 453.
104. Cục Lưu trữ Trung ương Đảng, “Xây dựng chính quyền trong Khu giải phóng ở Lào” CP38, Săm Nưa 547.
105. Cục Lưu trữ Trung ương Đảng (1974), “Công tác chính trị, công tác chi bộ của Đảng Nhân dân cách mạng Lào”, CP38, Săm Nưa 795.
106. Cục Nghiên cứu Lịch sử - Khoa học quân sự (2001), “Tổng kết chiến tranh cách mạng giải phóng dân tộc của Quân đội và nhân dân Lào (1945 - 1975)”, Nxb Quân đội nhân dân, Viêng Chăn.
107. Cục Dân vận (2004), Tổng kết 5 năm tình hình tổ chức thực hiện công tác dân vận- tuyên truyền đặc biệt và xây dựng cơ sở, tr. 53
108. Ban Tổ chức Trung ương Đảng (2008), “Quyết định về việc chỉ đạo - hướng dẫn trong tiến hành Đại hội Đảng các cấp” (lưu hành nội bộ), Nxb Ko Sàng Phặc, Viêng Chăn.
109. Ban Tuyên huấn Trung ương ĐNDCM Lào (2005), Văn phòng nghiên cứu lý luận và thực tiễn. “Cuộc đời và sự nghiệp cách mạng to lớn của Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản, Anh hùng của dân tộc Lào”, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn, tr. 630
110. Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng (2002), “Đọc cho hết, hiểu cho đúng, tổ chức thực hiện thiết thực, hiệu quả”, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.
111. Ban nghiên cứu lý luận và thực tiễn Trung ương (1947), “Lịch sử của Đảng Nhân dân cách mạng Lào”, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.
112. Ban Phụ trách Viện Bảo tàng Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản (1995), Nxb Quân đội nhân dân, Viêng Chăn.
113. Ban QP, AN của 5 tỉnh Tây Bắc Lào, tổng kết CTDV năm 2010 - 2014, tr. 8 -15 - 30
114. Khăm-tày Si-phăn-đon (1998), “Những vấn đề cơ bản trong sự nghiệp cách mạng dân tộc dân chủ, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Nxb Ban Tuyên huấn Trung ương,Viêng Chăn.
115. Khăm Muộn Bụ Phả (1993), “Chân lý của Chủ tịch Hồ Chí Minh tồn tại, sống mãi với chúng ta”, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.
116. Khăn Phăn Phôm Mạ Thặt (2010), “Công tác xây dựng cơ sở chính trị gắn chặt với xây dựng bản và các cụm bản phát triển của tỉnh Sê Koong”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8, tr. 11 - 14.
117. Khăm Sa Vẳn Phôm Mạ Vông (2012), “Công tác vận động nhân dân của huyện ủy huyện Ba Chiêng, tỉnh Chăm Pa Sắc trong đẩy mạnh chương trình xây dựng bản và cụm bản phát triển”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 10, tr. 15 -16.
118. Chăn Thi Đươn Sa Vẳn (2010), “Công tác dân vận của Đảng NDCM Lào trong giai đoạn đấu tranh giành chính quyền về chính trị và có sự hậu thuẫn bằng vũ trang”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 2, tr. 18 - 19.
119. Sing Kạ Pô Sikhột Chulạmani (1991), “Trận chiến đấu bảo vệ Thà khạch”, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.
120. Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc (1966), “12 năm đế quốc Mỹ can thiệp và xâm lược Lào”, Nxb Neo Lào yêu nước.
121. Viện Khoa học Xã hội Quốc gia (2009), “Tìm hiểu về dân tộc ở Lào”, Nxb Sì-bun-hương, Viêng-chăn.
122. Viện Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện nghiên cứu các bộ tộc - tôn giáo (2009), “Tìm hiểu các bộ tộc Lào”, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn.
123. Sổm Vảy Nanh Xay Khun (2012), “Công tác dân vận của tổ chức cơ sở Đảng bộ đội phương Miền Nam CHDCND Lào”, Luận án tiến sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh.
124. Sỉ Sôm Xay Phôm Su Pha (2006), “Công tác dân vận của bộ đội tỉnh Sa vẳn na khệt trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quân sự (Việt Nam).
125. Sôm Phon Su Văn Na (2013), “Công tác vận động quần chúng trong xây dựng, củng cố sự ổn định về chính trị, yếu tố bảo đảm cho sự ổn định của Tổ quốc”, Tập chí Quốc phòng toàn dân, số 4, tr. 29 - 34.
126. Sụ Băn Hủn Nạ Chăm Pa (2014), “Công tác vận động tuyên truyền của QĐND Lào trong tham gia xây dựng cơ sở địa phơng vững mạnh, bảo đảm cho sự ổn định toàn diện của Tổ quốc”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, số 4, tr. 21 - 28.
127. Bun Hôm Sụ Văn Phêng (2010), “Một số thành tựu bước đầu trong chương trình xây dựng bản và cụm bản phát triển toàn diện của tỉnh Ắt Ta Pư”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8, tr. 21 - 22.
128. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2001), “Văn kiện Đại hội VII”, Nxb Ban Tuyên huấn Trung ương, Viêng Chăn,.
129. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2001), (khóa VII): “Điều lệ Đảng”, Nxb QĐND.
130. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2006), (khóa VIII): “Điều lệ Đảng”, Nxb QĐND.
131. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2011), “Văn kiện Đại hội IX”, Nxb Ban Tuyên huấn Trung ương, Viêng Chăn, tr. 59; tr. 26, tr. 89; tr. 109; tr. 77
132. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2006), Nghị Quyết Đại hội VIII, NXb Quốc gia, Viêng Chăn, tr. 77
133. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2011), Nghị Quyết Đại hội IX, NXb Quốc gia, Viêng Căn.tr. 39
134. Phum Mi Vông Vị Chít (1968), “Pạ Thệt Lào và cuộc đấu tranh thắng lợi của nhân dân Lào chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới của đế quốc Mỹ”, Nxb Neo Lào yêu nước
135. Phôn Thoong Phăn Chạ Lơn Phôn (2011), “Nghiên cứu xây dựng và hoạt động của Bộ đội địa phương trong khu vực phòng thủ tỉnh ở Bắc Lào”, Luận án tiến sĩ khoa học quân sự, Học viện Quốc phòng.
136. Mo Mương Khổng (2010), “Công tác dân vận của tỉnh ủy Xà La Văn gắn với xây dựng, củng cố và kiện toàn hệ thống tổ chức Đảng trong sạch vững mạnh”, Tạp chí Xây dựng Đảng, số 8, tr. 19 - 21, 45.
137. Văn Na Vông Suk Sẻng A Lun (2003), “Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ Quân đội tham gia xây dựng cơ sở chính trị ở trung Lào trong giai đoạn hiện nay”, Luận văn thạc sĩ CNXHKH, Học viện Chính trị.
138. Vị Lạ Vút Pa kít (2009), “Phát huy vai trò quản lý của Nhà nước đối với công tác xây dựng cơ sở chính trị ở tỉnh Viêng Chăn trong điều kiện mới”, Luận văn thạc sĩ chính trị học, Học viện chính trị - hành chính Quốc gia, Viêng Chăn.
139. Văn phòng Chính phủ (2008), “Ban Chỉ đạo chương trình phát triển nông thôn, xóa đói - giảm nghèo (2006-2010) ”, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn
PHỤ LỤC
Phụ lục 2: TỔ CHỨC CỦA BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG CÁC
TỈNH TÂY BẮC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Bộ chỉ huy
Quan quân sự tỉnh
Cơ quan Tham mưu
Cơ quan Chính trị
Hậu cần –
kỹ thuật
Cơ quan Hành chính
Các đại đội
biên phòng
Các tiểu đoàn bộ binh
Các đại đội bộ binh
Các đại đội bảo đảm
Ban chỉ huy quân sự các huyện
Trừng quân sự các tỉnh đội
Bệnh viện các tỉnh đội
Phụ lục 3: SỐ LIỆU CƠ BẢN VỀ DÂN SỐ, DÂN TỘC, TÔN GIÁO NGHỀ NGHIỆP CỦA NHÂN DÂN Ở CÁC TỈNH TÂY BẮC LÀO
Tình hình dân
cư
Tỉnh
Tổng dân số
(Người)
Dân tộc
Tôn giáo
Nghe nghiệp
(% dân số)
Đa số
Thiểu số
Phật giáo
Thiên chúa giáo
Tôn giáo khác
Nông nghiệp
Công nghiệp
Dịch vụ
Tỉnh Luông Nặm Tha
145 231
68%
32%
83%
10%
7%
75%
15%
10%
Tỉnh Bo Kẹo
145 919
70%
30%
77%
11%
12%
80%
8%
12%
Tỉnh U Đôm Xay
264 380
73%
27%
73%
8%
19%
70%
12%
18%
Tinh Xay Nha Bu Ly
338 044
63%
37%
85%
5%
10%
76%
11%
13%
Tỉnh Luông Pra Bang
405 949
80%
20%
89%
3%
8%
65%
15%
20%
Tổng cộng
1299523
70, 8%.
29,92%
83%
15,8%
1,12%
73,2%
12,2%
14,6%
Phụ lục 4 : KẾT QUẢ CÔNG TÁC DẬN CỦA BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG CÁC TỈNH TÂY BẮC LÀO THAM GIA XÂY DỰNG CƠ SỞ CHÍNH TRỊ ĐỊA PHƯƠNG 2010 – 2015
Nguồi cung cấp: Báo cáo tổng kết CTDV của Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh Tây Bắc Lào ( 2010 - 2015)
STT
NỘI DUNG
ĐV Tính
Số lượng
Ghi chú
1
Tham gia xây dựng, củng cố tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể ở địa phương
- Xây dựng, củng cố tổ chức cơ sở đảng ở địa phương
Chi bộ
191
- Xây dựng, củng cố tổ chức chính quyền các cấp ở địa phương
Cụm, bản
241
- Xây dựng, củng cố tổ chức Mặt trận Tổ quốc ở địa phương
Ban
143
- Xây dựng, củng cố tổ chức đoàn thanh niên ở địa phương
Chi doàn
128
- Xây dựng, củng cố tổ chứ hội phụ nữ ở địa phương
Chi hội
128
- Xây dựng bản văn hóa
Bản
1137
- Xây dựng bản y tế
Bản
1367
- Xây dựng bản phát triển
Bản
1345
- Xây dựng khu dân cư, cụm dân cư, có nếp sống mới ở vùng dân tộc thiểu số, vùng biên gưới
Bản
142
2
Tham gia tuyên truyền, vận động nhân dân
- Tham gia tuyên truyền các Nghị
quyết TW VIII, IX, ĐNDCM Lào
589 Buổi
62500 người tham gia
- Tham gia tuyên truyền phát luật của nhà nước
397 Buổi
6000 người tham gia
- Tham gia tuyên truyền chính sách dân tộc, tôn giáo
135 Buổi
5000 người tham gia
- Tham gia tuyên truyền chăn nuôi, trồng chọt, sử dụng máy móc vào sản xuất, kinh doanh và dịch vụ
468 Buổi
3275 người tham gia
3
Tổ chức kết nghĩa với địa phương
- Với các cấp ủy , chính quyền địa phương ở hai cấp: cấp huyện, thị và cụm bản, bản
Huyện, thị
Cụm, bản
39
1029
- Đoàn thể quần chúng, trường học, xí nghiệp
Đầu mối
200
4
Cử sĩ quan tăng cường cho cơ sở địa phương
Lượt người
580
Cụm, bản
5
Tổ chức tổ, đội công tác chuyên ngành, liên ngành xuống tham gia xây dựng cơ sở địa phương
Lượt người
156
Cụm, bản
Phụ lục 5 : KẾT QUẢ CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG CÁC TỈNH TÂY BẮC LÀO THAM GIA XÂY DỰNG KINH TẾ, VĂN HÓA - XÃ HỘI Ở ĐỊA PHƯƠNG (2010 – 2015)
Nguồi cung cấp: Báo cáo tổng kết CTDV của Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh Tây Bắc Lào ( 2010 – 2015)
STT
NỘI DUNG
ĐV Tính
Số lượng
Ghi chú
1
Tham gia xây dựng cơ sở hạ tầng
- Giúp địa phương mở đường giao thông
Km
148
- Tu sửa, nâng cấp đường giao thông nông thôn, đường vào bản ở vùng sâu, vùng xa
Km
179
Đào mới và tu sửa kênh mương tưới tiêu
Km
120
- Xây dựng trạm cung cấp nước sinh hoạt cho dân ở miền núi
Trạm
130
- Cải tạo đất canh tác, vườn, ruộng cho nhân dân
Hét - ta
143
2
Giúp dân định canh định cư, xóa đói giảm nghèo:
- Số hộ dân định canh định cư
Hộ
480
- Giúp đỡ xóa đói giảm nghèo
Hộ
1730
- Tạo việc làm cho con em nhân dân ở nâng thôn
Người
1859
- Tham gia xây dựng dự án, xây dựng đề án trọng điểm ở biên giới
Dự án
9
- Xây dựng đề án phát triển khu kinh tế - quốc phòng ở các vùng trọng điểm trong phạm vi 5 tỉnh
Đề án
10
- Giúp đỡ nhân dân cứu hộ, cứu nạn về lương thực, thực phẩm
Tấn
150
3
Về y tế, văn hóa - xã hội, giáo dục, thể thao
- Phối hợp với địa phương, vận động nhân dân phòng chống HIV, bướu cổ...
Lượt người
15.000
- Xây dựng, tu sửa trạm, xá y tế giúp địa phương
Trạm, xá
250
- Khám, chữa bệnh, cấp phát thuốc miễn phí cho nhân dân
Lượt người
10.200
1,3 tỷ kíp
- Cử các đội quân y đi tuyên truyên, phòng chống dịch bệnh, huấn luyện cấp cứu ban đầu ở cơ
Đội quân y
156
- Xây dựng, tu sửa trường học
Trường
59
- Giúp trang thiết bị, sách vở cho học sinh
kíp
1 tỷ kíp
- Giúp địa phương tổ chức xóa mù chữ
Người
18.000
- Chiếu phim, giao lưu văn hóa, văn nghệ
Buổi
290
- Hoạt động thể thao ở cơ sở
Buổi
728
- Phối hợp địa phương củng các công trình văn hóa và du lịch
Dự án
39
Phụ lục 6: KẾT QỦA CÔNG TÁC DÂN VẬN CỦA BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG CÁC TỈNH TÂY BẮC LÀO THAM GIA XÂY DỰNG NỀN QUỐC PHÒNG TOÀN DÂN Ở ĐỊA PHƯƠNG (2010 – 2015)
Nguồi cung cấp: Báo cáo tổng kết CTDV của Bộ chỉ huy quân sự các tỉnh Tây Bắc Lào ( 2010 - 2015)
STT
NỘI DUNG
ĐV Tính
Số lượng
Ghi chú
1
Tham gia xây dựng QP, AN giải quyết các tệ nạn xã hội
-Xây dựng củng cố các tổ chức dân quân tự vệ
Đại đội
78
- Tổ chức huấn luyện quân sự cho dân quân tư vệ
Lượt người
1893
- Tổ chức huấn luyện quân sự cho học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, phổ thông trung học
Lượt người
10. 700
- Xây dựng cụm bản chiế đấu liên hoàn
Cụm, bản
257
- Kết hợp với công an phòng chống các tệ nạn xã hội, kết quả sau đây:
+ Giải quyết các vụ án được
Vụ
933
+ Tổng số người tội phạm
Người
1567
+ Bắt giữ được của tang ô tô
Chiếc
13
+ Bắt giữ được của tang xe máy
Chiếc
140
+ Súng các loại
Khẩu
18
+ Ma túy tổng hợp
Kg
48. 694
+ Thu được tiền Lào
Lào kíp
656.178.000
+ Thu được tiền Thái Lan
Bạt Thái
54.862.290
+ Thu được đông Đô la Mỹ
$
409.950
+ Giải quyết người xuất nhập cảnh trái phép
Người
913
+ Giải quyết các vụ khai thác gỗ,vận truyển trái phép
Vụ
1542
+ Tham gia giải quyết vụ tranh chấp lãnh thổ
172
+ Tham gia giải quyết khiếu kiện
159
+ Tham gia giải quyết vụ tuyên truyền đạo trái phép
129
+ Giải quyết vụ trậm cắp
1174
+ Giải quyết vụ tuyên truyền nói xấu chế độ
14
2
Công tác xây dựng ngành
-Tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ sĩ quan chuyên trách
25 Buổi
180
- Tập huấn nghiệp vụ cho đội ngũ hạ sĩ quan, chiến sĩ tiến hành công tác dân vận
15 Buổi
250
- Tập huấn cho các đối tượng tăng cường về cơ sở
20 Buổi
200
Phụ lục 7: KẾT QUẢ CHẤP HÀNH KỶ LUẬT DÂN VẬN CỦA BỘ ĐỘI ĐỊA PHƯƠNG CÁC TỈNH TÂY BẮC LÀO
Đơn vị điều tra: 5 Bộ chỉ huy Quân sự các tỉnh Tây Bắc Lào
Đối tượng điều tra: Sĩ quan, Quân nhân chuyên nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội ở địa phương
Phương thức khảo sát: Phát phiếu điều tra
Số lượng người điều tra: 500 đồng chí
Số lượng cán bộ, chiến sĩ các tỉnh đội xuống cơ sở 150 lượt người/ năm
Thời gian điều tra: Tháng 1 năm 2015
Người điều tra: Trung tá Sẳn Ti Súc Cang Phu Vông
Vi phạm KL dân vận
BĐĐP
tỉnh
Năm 2011
Năm 2012
Năm 2013
Năm 2014
Năm 2015
Số vụ
Tỷ lệ %
Số vụ
Tỷ lệ %
Số vụ
Tỷ lệ %
Số vụ
Tỷ lệ %
Số vụ
Tỷ lệ %
Tỉnh Luông Nặm tha
1
0,66%
Tỉnh Bo Kẹo
1
0,66%
3
2%
Tỉnh U Đôm Xay
2
1,33%
Tinh Xay Nha Bu Ly
1
0,66%
1
0,66%
Tỉnh Luông Pra Bang
2
1,33%
Phụ lục 8: TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
Đơn vị điều tra: 5 Bộ chỉ huy Quân sự các tỉnh Tây Bắc Lào
Đối tượng điều tra: Sĩ quan, Quân nhân chuyên nghiệp, các tổ chức chính trị, xã hội ở địa phương
Phương thức khảo sát: Phát phiếu điều tra
Số lượng người điều tra: ... đồng chí
Thời gian điều tra: Tháng ... năm 2015
Người điều tra: Trung tá Sẳn Ti Súc Cang Phu Vông
Nội dung và kết quả cụ thể:
STT
Nội dung và phương án trả lời
Kết quả
Tổng số
Tỷ lệ
1
Nhận thức của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp về công tác dân vận là chức năng, nhiệm vụ của quân đội.
500 đ/c
%
- Đúng
450
90 %
- Không đúng
50
10 %
- Khó trả lời
2
Đánh giá của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đối với công tác dân vận của đơn vị.
500 đ/c
- Nhận thức đúng, trách nhiệm cao
400
80 %
- Nhận thức chưa đúng
75
15 %
- Thở ơ, thiếu trách nhiệm
25
05 %
3
Đánh giá của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp về sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chỉ huy đơn vị đối với công tác dân vận.
500 đ/c
- Quan tâm
450
90 %
- Chưa quan tâm
40
08 %
- Khó trả lời
10
02 %
4
Đánh giá của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp về năng lực chỉ đạo, hướng dẫn tiến hành công tác dân vận của chính ủy, chỉ huy, cơ quan chính trị và đội ngũ chính trị viên.
500 đ/c
- Tốt
300
60 %
- Khá
100
20 %
- Trung bình
90
18 %
- Yếu
10
02%
5
Đánh giá của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp về công tác tuyên truyên, vận động nhân dân của đơn vị trong những năm qua.
500 đ/c
- Tốt
300
60 %
- Khá
150
30 %
- Trung bình
35
07 %
- Yếu
15
03 %
6
Đánh giá của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp về quan hệ với cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở địa phương
500 đ/c
Có nề nếp, hiệu quả
350
70 %
Chưa có nề nếp
100
20 %
Mang tính hình thức
50
10 %
Khó đánh giá
7
* Đánh giá của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp về chất lượng công tác dân vận của đơn vị trong những năm qua
500 đ/c
- Tốt
200
40 %
- Khá
150
30 %
- Trung bình
125
25 %
- Yếu
25
05 %
* Đánh giá của cấp ủy, chính quyền địa phương về chất lượng công tác dân vận của bộ đội địa phương các Tây Bắc Lào trong những năm qua.
200 đ/c
- Phù hợp với đường lối, chính sách của đảng, Nhà nước trong thời kỳ mới
128
64 %
-Chỉ đáp ứng được nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa phương
117
58,5 %
- Bảo đảm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao
113
56,5 %
- Khó trả lời
33
16,5 %
* Đánh giá của đại diện của tổ chức quần chúng về chất lượng công tác dân vận của bộ đội địa phương các Tây Bắc Lào trong những năm qua.
200 đ/c
- Phù hợp với đường lối, chính sách của đảng, Nhà nước trong thời kỳ mới
111
55, 5 %
- Chỉ đáp ứng được nhiệm vụ quốc phòng, an ninh ở địa phương
103
51, 5 %
- Bảo đảm tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương
79
39,5 %
- Khó trả lời
47
23, 7 %
* Đánh giá của đại diện của cán bộ nghỉ hưu, Hội cửu chiến binh về chất lượng công tác dân vận của đơn vị bộ đội địa phương các Tây Bắc Lào trong những năm qua.
300
- Giữ được bản chất truyền thống của quân đội
189
63,09 %
- Có sự phát triển về nhiều mặt ở địa phương
183
61,03 %
- Tận tình với nhiện vụ tham gia xây dựng cơ sở địa phương
175
59,5 %
*Đánh giá của giá làng và những người có uy tín ở địa phương về chất lượng công tác dân vận của bộ đội địa phương các Tây Bắc Lào.
150 đ/c
- Rất thích và yên tâm khi bộ đội thực hiện nhiệm vụ trên địa bàn
109
73,12%
- Thêm gánh nặng và phức tạp cho nhân dân
- Với mục đích giảm bớt sự khó khăn cho nhân dân
91
61,11%
- Yêu cầu bộ đội tăng cường phối hợp với địa phương nhiều hơn
106
71,2%
- Khó đánh giá
6
4,12%
8
Đánh giá của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp về chất lượng công tác dân vận tham gia xây dựng cơ sở địa phương về quốc phòng, an ninh.
500 đ/c
- Tốt
300
60 %
- Khá
125
25 %
-Trung bình
50
10 %
- Yếu
25
05 %
9
Đánh giá của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp về việc chấp hành kỷ luật trong quan hệ quân dân trong những năm qua
- Tốt
200
40 %
- Khá
210
42 %
- Trung binh
80
16 %
- Yếu
10
02 %
10
Đánh giá về tình cảm, lòng tin của các tổ chức, nhân dân với bộ đội địa phương các Tây Bắc Lào trong những năm qua.
500 đ/c
- Tin tưởng, gắn bó, đoàn kết
315
63 %
- Bình thường
135
27 %
- Yếu
50
10 %
- Khó trả lời
11
Đánh giá về suy nghĩ của sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp nguyên nhân dẫn đến hạn chế chất lượng công tác dân vận của đơn vị trong những năm qua.
500 đ/c
- Do hạn chế về năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn
200
40 %
- Do cơ chế, chính sách thiếu đồng bộ, bất cập
100
20 %
- Do sự tác động của mặt trái kính tế thị trường
125
25 %
- Do sự chống phá của các thế lực thù địch
50
10 %
- Do nguyên nhân khác...
25
05 %
112
Để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác dân vận cần tập trung làm tốt giải pháp nào cho phù hợp với giai đoạn hiện nay.
500 đ/c
- Giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ
500
100 %
- Đổi mới nội dung, vận dụng linh hoạt các hình thức, biện pháp thích hợp với tình hình cụ thể
410
82 %
- Nâng cao năng lực, phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng trong tiến hành công tác dân vận
435
87 %
- Tăng cường tham mưu cho cấp ủy, chính quyền địa phương, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng có liên quan để tiến hành công tác dân vận
380
76 %
- Đề nghị trên bổ sung thêm về kinh phí (vật chất, kỹ thuật...)
325
65 %
- Thương xuyên kiểm tra, sơ, tổng kết rút kinh nghiệm về công tác dân vận
365
73 %
113
Thành phần tham gia tham khảo
500 đ/c
- Sĩ quan chỉ huy
320
64 %
- Quân nhân chuyên nghiệp
180
36 %
- Sĩ quan cấp tá
200
40 %
- Sĩ quan cấp úy
300
60 %
Phụ lục 9: TỔNG HỢP KẾT QỦA ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC
Đơn vị điều tra: 5 Bộ chỉ huy Quân sự các tỉnh Tây Bắc Lào
Đối tượng điều tra: Hạ sĩ quan, chiến sĩ
Phương thức khảo sát: Phát phiếu điều tra
Số lượng người điều tra: 500 đồng chí
Thời gian điều tra: Tháng 1 năm 2015
Người điều tra: Trung tá Sẳn Ti Súc Cang Phu Vông
STT
Nội dung, phương án trả lời
Kết quả
Tổng số
Tỷ lệ
1
Nhận thức của hạ sĩ quan, chiến sĩ về vị trí, vai trò công tác dân vận trong quân đội.
500 đ/c
%
- Rất quan trọng
400
80 %
- Quan trọng
90
18 %
- Bình thường
10
02 %
- Không quan trọng
2
Đánh giá hạ sĩ quan, chiến sĩ về mức độ tiến hành công tác dân vận của đơn vị thời gian qua
- Thường xuyên
305
61 %
- Bình thường
160
32 %
- Không thường xuyên
35
07 %
- Khó trả lời
3
Nhận thức của hạ sĩ quan, chiến sĩ về trách nhiệm tiến hành công tác dân vận của các tổ chức, các lực lượng trong đơn vị
- Tổ chức đảng
110
22 %
- Tổ chức chỉ huy
90
18 %
- Tổ chức quần chúng
50
10 %
- Toàn thể cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị
250
50 %
4
Đánh giá hạ sĩ quan, chiến sĩ về việc chấp hành kỷ luật trong mối quan hệ quân dân của đơn vị trong những năm qua
- Rất tốt
225
45 %
-Bình thường
240
48 %
- Chưa tốt
35
07 %
- Có vi phạm kỷ luật
5
Đánh giá hạ sĩ quan, chiến sĩ về mối quan hệ giữa đơn vị với cấp ủy, chính quyền địa phương trong thời gian qua
- Rất chặt chẽ, gắn bó
320
64 %
- Bình thường
160
32 %
- Chưa chặt chẽ
20
04 %
- Việc của ai, người ấy làm
6
Đánh giá hạ sĩ quan, chiến sĩ về việc thực hiện nội dung, hình thức công tác dân vận trong thời gian qua
Mức độ
Tốt
Trung bình
Chưa tốt
- Tuyên truyền, vận động nhân dân
60 %
30 %
10 %
- Góp phần xây dựng cơ sở chính trị ở địa phương
40 %
51 %
09 %
- Kết ngĩa với địa phương
53 %
39 %
08 %
- Tổ chức tổ đội công tác và cử cán bộ đi tăng cường cho cơ sở
61 %
37 %
02 %
- Giúp dân phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo
45 %
50 %
05 %
7
Ý kiến đánh giá của hạ sĩ quan, chiến sĩ về chất lượng tiến hành công tác dân vận của đơn vị trong thời gian qua
- Tốt
320
64 %
- Khá
145
29 %
- Chưa tốt
35
07 %
- Khó trả lời
8
Đánh giá của hạ sĩ quan, chiến sĩ về việc tổ chức rút kinh nghiệm sau khi tiến hành công tác dân vận
-Thường xuyên
275
55 %
-Không thường xuyên
160
32 %
- Khó đánh giá
65
13 %
9
Ý kiến đánh giá của hạ sĩ quan, chiến sĩ về những giải pháp nâng cao chất lượng công tác dân vận của đơn vị hiện nay.
- Giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm
225
45 %
- Xác định đúng nội dung, đối tượng
50
10 %
- Lựa chọn hình thức, biện pháp thích hợp
60
12 %
- Bồi dưỡng năng lực cho cán bộ, chiến sĩ
75
15 %
- Đề nghị trên bổ sung kinh phí, vật cất, kỹ thuật
90
18 %
10
Thành phần tham gia tham khảo
- Chiến sĩ năm thứ nhất
90
18 %
- Chiến sĩ năm thứ hai
180
36 %
- Chiến sĩ năm thứ ba trở lên
230
46 %
- Chiến sĩ là đảng viên
25
05 %
- Chiến sĩ là đoàn viên
375
75 %
- Chiến sĩ chưa là thanh niên
100
20 %
Phụ lục 10: MẪU PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
(Dùng cho sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, các tổ chức chính trị - xã hội ỏ địa phương)
Đồng chí thân mến!
Để góp phần nghiên cứu công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, xin đồng chí vui long cho biết ý kiến của minh về một số vấn đề chúng tôi đã nên dưới đây. Trong từng câu hỏi đã đưa ra. Nếu đồng ý với phương án nào, xin đánh dấu vào ô trống bên phải tương ứng. Đồng chí không phải ghi tên mình vào phiếu.
Xin chân thành cảm ơn đồng chí.
Câu1 : Tiến hành công tác dân vận là chức năng, nhiệm vụ của Quân đội không nhân dân Lào không?
Đúng ÿ
Không đúng ÿ
Khó trả lời ÿ
Câu 2: Đánh giá của đồng chí về nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ trong đơn vị đối với công tác dân vận như thế nào ?
- Nhận thức đúng, trách nhiệm cao ÿ
- Nhận thức chưa đúng ÿ
- Thở ơ, thiếu trách nhiệm ÿ
Câu 3: Đồng chí đánh giá sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đâọ của các cấp đối với công tác dân vận như thế nào ?
- Rất quan tâm ÿ
- Quan tâm ÿ
- Chưa quan tâm ÿ
Câu 4: Đồng chí đánh giá năng lực chỉ đạo, hướng dẫn tiến hành công tác dân vận của các cấp như thế nào ?
- Tốt ÿ - Khá ÿ
- Trung bình ÿ - Yếu ÿ
Câu 5: Đơn vị đồng chí tiến hành công tác tuyên truyên, vận động nhân dân những năm qua với chất lượng như thế nào ?
- Tốt ÿ - Khá ÿ
- Trung bình ÿ - Yếu ÿ
Câu 6: Đánh giá của đồng chí về sự phối hơp giữa đơn vị với cấp ủy, chính quyên địa phương trong tiến hành công tác dân vận như thế nào?
- Có nề nếp, hiệu quả ÿ
- Chưa có nề nếp ÿ
- Mang tính hình thức ÿ
- Khó đánh giá ÿ
Câu7: Đánh giá của đồng chí về chất lượng công tác dân vận của đơn vị những năm qua như thế nào ?
- Tốt ÿ - Khá ÿ
- Trung bình ÿ - Yếu ÿ
Câu 8: Đánh giá của đồng chí về chất lượng công tác dân vận tham gia xây dựng địa phương về QP- AN của đơn vị những năm qua như thế nào ?
- Tốt ÿ - Khá ÿ
- Trung bình ÿ - Yếu ÿ
Câu 9: Đánh giá của đồng chí về việc chấp hành kỷ luật quan hệ với nhân dân của cán bộ, chiến sĩ thời gian qua như thế nào ?
- Tốt ÿ - Khá ÿ
- Trung bình ÿ - Yếu ÿ
Câu 10: Đánh giá của đồng chí về tình cảm, lòng tin của nhân dân trên địa bàn với đơn vị như thế nào ?
- Tin tưởng, gắn bó, đoàn kết ÿ
- Bình thường ÿ
- Kếm ÿ
- Khó trả lời ÿ
Câu 11: Theo đồng chí nguyên nhân nào dưới đây dẫn đến chất lượng công tác dân vận của đơn vị mình ?
- Do hạn chế về năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, hướng dẫn ÿ
- Do cơ chế, chính sách thiếu đồng bộ, bất cập ÿ
- Do sự tác động tiêu cực từ mặt trái của kinh tế thị trường ÿ
- Do sự chống phá của các thế lực thù địch ÿ
- Do nguyên nhân khác, xin đông chí kể ra........
Câu 12: Để nâng cao chất lượng công tác dân vận của đơn vị đạt hiệu quả cao hơn, đồng chí cần tập trung làm tốt giải pháp nào dưới đây ?
- Giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ ÿ
- Đổi mới nội dung, vận dụng linh hoạt các hình thức, biện pháp thích hợp với tình hình cụ thể ÿ
- Nâng cao năng lực, phát huy vai trò của các tổ chức, các lực lượng trong tiến hành công tác dân vận ÿ
- Tăng cường cho cấp ủy, chính quyền địa phương, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng có liên quan để tiến hành công tác dân vận ÿ
- Tăng cường cho cấp ủy, chính quyền địa phương, phối hợp chặt chẽ với các lực lượng có liên quan để tiến hành công tác dân vận ÿ
Câu 13: Xin đồng chí cho biết một số thông tin về bản thân mình:
- Đồng chí là sĩ chỉ huy ÿ
- Đồng chí là sĩ quan chính trị ÿ
- Đồng chí là cấp tá ÿ
- Đồng chí là đảng viên ÿ
Xin chân thành cảm ơn đồng chí !
Phụ lục 11: MẪU PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN
( Dùng cho hạ sĩ quan, chiến sĩ)
Đồng chí thân mến!
Để góp phần nghiên cứu công tác dân vận của bộ đội địa phương các tỉnh Tây Bắc Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào, xin đồng chí vui long cho biết ý kiến của minh về một số vấn đề chúng tôi đã nên dưới đây. Trong từng câu hỏi đã đua ra. Nếu đồng ý với phương án nào, xin đánh dấu vào ô trống bên phải tương ứng. Đồng chí không phải ghi tên mình vào phiếu.
Xin chân thành cảm ơn đồng chí.
Câu 1: Công tác dân vận có vai trò như thế nào đối với nhiệm vụ chính trị của đơn vị đồng chí ?
- Rất quan trọng ÿ
- Quan trọng ÿ
- Bình thường ÿ
- không quan trọng ÿ
Câu 2: Đơn vị của đồng chí có thương xuyên tiến hành công tác dân vận hay không ?.
- Thường xuyên ÿ
- Không thường xuyên ÿ
- Khó trả lời ÿ
Câu 3: Theo đồng chí, thực hiện công tác dân vận ở đơn vị thuộc trách nhiệm của tổ chức, cá nhân nào ?
- Tổ chức đảng ÿ
- Tổ chức chỉ huy ÿ
- Tổ chức quân chúng ÿ
- Toàn thể cán bộ, chiến sĩ ÿ
Câu 4: Đồng chí chấp hành kỷ luật kỷ luật như thế nào khi tiế hành công tác dân vận ?
- Rất tốt ÿ
- Bình thường, chưa có vi phạm nào ÿ
- Chưa tốt, có vi phạm kỷ luật nhưng không nghiêm trọng ÿ
- Có vi phạm kỷ luật nghiêm trọng ÿ
Câu 5: Cơ quan, đơn vị đồng chí có quan hệ như thế nào với cấp ủy, chính quyền và các đoàn thể nhân dân ở địa phương cơ sở?
- Rất chặt chẽ gắn bó ÿ
- Chưa chặt chẽ gắn bó ÿ
- Việc của ai, người ấy làm ÿ
- Khó trả lời ÿ
Câu 6: Cơ quan, đơn vị đồng chí đã thực hiện một số nội dung, hình thức dân vận dưới đây đạt mức độ nào?
STT
Nội dung, hình thức
Mức độ
Tốt
Bình thường
Chưa tốt
1
Tuyên truyền vận động nhân dân
2
Góp phần xây dựng cơ sở chính trị ở địa phương
3
Xây dựng đơn vị kết nghĩa với địa phương
4
Hành quân dã ngoại kết hợp dân vận
5
Tổ chức tổ, đội công tác và cử cán bộ đi cơ sở
6
Giúp dân phát triển sản xuất, xóa đói giảm nghèo
Câu 7: Qua tiến hành công tác dân vận của đơn vị đồng chí đã đạt được kết quả thế nào ?
- Tốt ÿ - Khá ÿ
- Trung bình ÿ - Yếu ÿ
Câu 8 : Trong tiến hành công tác dân vận đơn vị của đồng chí có thương xuyên rút kinh nghiệm hay không ?
- Thường xuyền ÿ
- Không thường xuyên ÿ
- Khó trả lời ÿ
Câu 9: Để tăng cường công tác dân vận của đơn vị đạt hiệu quả cao hơn, đồng chí cần tập trung vào nội dung cụ thể nào để làm khâu đột phá?
- Giáo dục, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, chiến sĩ ÿ
- Xác định đúng nội dung, đối tượng công tác dân vận ÿ
- Lựa chọn hình thức, phương pháp dân vận thích hợp ÿ
- Bồi dưỡng nâng cao năng lực công tác dân vận cho cán bộ, chiến sĩ ÿ
- Đề nghị trên bổ sung thêm về kinh phí (vật chất, kỹ thuật...) ÿ
Câu 10: Xin đồng chí cho biết về bản thân mình:
- Chiến sĩ năm thứ nhất ÿ
- Chiến sĩ năm thứ hai ÿ
- Chiến sĩ năm thứ ba trở lên ÿ
- Là đảng viên ÿ
- Là thanh niên ÿ
- Chiến sĩ chưa là thanh niên ÿ
Xin chân thành cảm ơn đồng chí !