HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ KIM LIấN
CÔNG NGHIệP VĂN HóA ở
THàNH PHố Hồ CHí MINH HIệN NAY
(Qua khảo sỏt một số lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYấN NGÀNH: VĂN HểA HỌC
HÀ NỘI – 2015
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN THỊ KIM LIấN
CÔNG NGHIệP VĂN HóA ở
THàNH PHố Hồ CHí MINH HIệN NAY
(Qua khảo sỏt một số lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn)
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYấN NGÀNH: VĂN HểA HỌC
Mó số: 62 31 06 40
Người hướng dẫn khoa
219 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 417 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Công nghiệp văn hóa ở thành phố Hồ Chí Minh hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
học:
PGS.TS. NGUYỄN THỊ HƯƠNG
PGS.TS. NGUYỄN TOÀN THẮNG
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án
Nguyễn Thị Kim Liên
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI
8
1.1. Tình hình nghiên cứu trên thế giới 8
1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 19
1.3. Những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu 28
Chƣơng 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU CÔNG NGHIỆP
VĂN HÓA VÀ NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN Ở THÀNH PHỐ HỒ
CHÍ MINH
31
2.1. Một số khái niệm công cụ 31
2.2. Đặc điểm và vai trò của nghệ thuật biểu diễn
2.3. Những nhân tố tác động đến nghệ thuật biểu diễn ở Thành phố Hồ
Chí Minh hiện nay
42
53
Chƣơng 3: THỰC TRẠNG LĨNH VỰC NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN Ở
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH HIỆN NAY
61
3.1. Thực trạng hoạt động sáng tạo/sản xuất nghệ thuật biểu diễn ở
Thành phố Hồ Chí Minh
63
3.2. Thực trạng công nghệ tổ chức biểu diễn và doanh thu
3.3. Thực trạng phân khúc thị trường và vấn đề bản quyền
76
83
3.4. Đánh giá chung 92
Chƣơng 4: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN
NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ
118
4.1. Những vấn đề đặt ra đối với lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay
118
4.2. Dự báo xu hướng vận động, phát triển công nghiệp văn hóa và
nghệ thuật biểu diễn ở Việt Nam nói chung và Thành phố Hồ Chí
Minh nói riêng
128
4.3. Khuyến nghị về các giải pháp phát triển lĩnh vực nghệ thuật biểu
diễn ở Thành phố Hồ Chí Minh
133
KẾT LUẬN 146
DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
PHỤ LỤC 164
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
ASEAN : Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
CLB : Câu lạc bộ
CNVH : Công nghiệp văn hóa
FTA : Hiệp định Thương mại tự do
GĐ : Giám đốc
NCS : Nghiên cứu sinh
NTBD : Nghệ thuật biểu diễn
NSND : Nghệ sĩ nhân dân
NSUT : Nghệ sĩ ưu tú
PGS.TS : Phó Giáo sư, Tiến sĩ
TNHH : Trách nhiệm hữu hạn
TPP : Đối tác Xuyên Thái Bình Dương
TS : Tiến sĩ
Tp : Thành phố
UNESCO : Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp Quốc
UNCTAD : Diễn đàn Thương mại và Phát triển Liên Hiệp quốc
VH, TT & DL : Văn hóa, Thể thao và Du lịch
VCPMC : Trung tâm Bảo vệ quyền tác phẩm âm nhạc Việt Nam
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
WTO : Tổ chức Thương mại Thế giới
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Trang
Biểu đồ 3.1:Tỷ lệ tăng doanh thu của sân khấu Hồng Vân giai đoạn 2009 – 2013 81
Biểu đồ 3.2: So sánh tỷ lệ tăng doanh thu của sân khấu Hồng Vân và một
số sân khấu khác trong giai đoạn 2009 – 2013
81
Biểu đồ 3.3: Tỷ lệ cơ cấu các yếu tố góp phần tăng doanh thu của sân khấu
Hồng Vân giai đoạn 2009 – 2013
82
Biểu đồ 3.4: So sánh tỷ lệ đóng góp vào việc tăng doanh thu từ các dòng
sản phẩm của sân khấu kịch Hồng Vân giai đoạn 2009 – 2013
83
Biểu 3.5: Đánh giá về giá vé tại sân khấu 86
Biểu 3.6: Đánh giá về chất lượng ca sĩ 96
Biểu 3.7: Mức độ hài lòng của khán giả đối với chất lượng chương trình 97
Biểu 3.8: Đánh giá về chất lượng diễn viên chính 98
Biểu 3.9: Đánh giá về chất lượng diễn viên phụ 98
Biểu 3.10: Mức độ hài lòng của khán giả đối với chất lượng nội dung các
vở diễn
99
Biểu 3.11: Thông tin về các chương trình ca nhạc ở sân khấu này qua các
kênh truyền thông
106
Biểu 3.12: Thông tin về các vở diễn của các sân khấu qua các kênh truyền
thông
107
Biểu 4.1: Mức độ hài lòng của khán giả đối với chất lượng nội dung các vở
diễn
120
Biểu 4.2: Đánh giá của cán bộ quản lý sân khấu về thuật ngữ CNVH 122
Biểu 4.3: Đánh giá của cán bộ quản lý nhà nước về thuật ngữ CNVH 123
Biểu 4.4: Các vấn đề đặt ra hiện nay đối với sự phát triển của CNNTBD 126
Biểu 4.5: Định hướng giá trị của các đơn vị nghệ thuật 144
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Chính sách nhà nước cần ưu tiên để tạo động lực phát triển CNVH 139
Bảng 4.2: Giải pháp cần ưu tiên phát triển công nghiệp văn hóa 143
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới, công nghiệp văn hóa (CNVH) đang
đóng vai trò là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của nền kinh tế tri thức, có
khả năng to lớn trong việc truyền bá, bảo vệ, phát huy bản sắc giá trị văn hóa dân
tộc. Ở Việt Nam, vào những năm 90 của thế kỷ XX, bắt đầu xuất hiện nhận thức
mới về lao động sáng tạo văn hóa – nghệ thuật, coi đó là một loại lao động đặc
biệt và tìm tòi nhiều phương thức nhằm phát triển văn hóa – nghệ thuật trong điều
kiện nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên cho đến nay, cả về lý luận và thực tiễn phát
triển công nghiệp văn hóa chỉ mới ở giai đoạn đầu, có nhiều vấn đề đang đặt ra cần
phải tiếp tục nghiên cứu.
Việt Nam đang ở thời kỳ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa (XHCN), phát triển công nghiệp văn hóa là tất yếu khách quan.
Trong định hướng phát triển văn hoá của Đảng và Chiến lược phát triển văn hóa
từ nay đến năm 2020, vấn đề phát triển công nghiệp văn hoá đã được đặt ra.
Điều này có ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình phát triển văn hóa nói
chung, phát triển công nghiệp văn hóa nói riêng. Có thể nói, Nghị quyết Hội
nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (Nghị quyết
Trung ương 5 khóa VIII) được coi như Nghị quyết có ý nghĩa đột phá chỉ rõ vai
trò của văn hóa đối với sự phát triển kinh tế: “Văn hóa là kết quả của kinh tế,
đồng thời là động lực của sự phát triển kinh tế. Các nhân tố văn hóa phải gắn kết
chặt chẽ với đời sống và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh
tế, xã hội, luật pháp, kỷ cương biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất
của phát triển” [19, tr.55]. Trong phần giải pháp xây dựng và phát triển văn hóa,
chính sách kinh tế trong văn hóa đã được Đảng ta xác định là một trong những
chính sách quan trọng tạo điều kiện nhiều hơn để phát triển sự nghiệp văn hóa.
Trong Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 (2009), lần đầu tiên ở Việt
Nam, khái niệm “công nghiệp văn hóa” đã xuất hiện và khẳng định: “Phát triển
2
“công nghiệp văn hoá” đang là xu thế lớn và quan trọng trong chính sách văn
hoá của các nước trên thế giới” [70, tr.11]. Nghị quyết số 23 của Bộ Chính trị
(2009) về phát triển văn học, nghệ thuật thời kỳ mới đã khẳng định về sự hình
thành một thị trường hàng hóa và dịch vụ các sản phẩm văn học, nghệ thuật.
Nghị quyết số 22-NQ/TW về Hội nhập quốc tế (2013), trong đó việc xây dựng
Chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa được xem là một trong
những nhiệm vụ trọng tâm của Chính phủ. Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban
Chấp hành Trung ương Đảng khoá XI (Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI)
(2014), đề ra nhiệm vụ xây dựng thị trường văn hóa lành mạnh, đẩy mạnh phát
triển công nghiệp văn hóa, tăng cường quảng bá văn hóa Việt Nam; phát triển
công nghiệp văn hóa đi đôi với xây dựng, hoàn thiện thị trường văn hóa.... Tuy
nhiên, cho đến nay, Việt Nam vẫn chưa ban hành được Chiến lược phát triển công
nghiệp văn hóa. Điều này sẽ hạn chế việc cụ thể hóa những quan điểm đổi mới của
Đảng về phát triển văn hóa, phát huy sức mạnh nội sinh của dân tộc trong giai đoạn
đổi mới, hội nhập hiện nay. Vì vậy, thực hiện đề tài nghiên cứu này sẽ góp phần
triển khai đường lối của Đảng về phát triển văn hóa nói chung và công nghiệp văn
hóa nói riêng.
Công nghiệp văn hóa bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau, trong đó, nghệ
thuật biểu diễn là một trong những lĩnh vực quan trọng có tính đặc thù. Nghiên
cứu công nghiệp văn hóa trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ Chí Minh
hiện nay là vấn đề hết sức bức thiết. Bởi lẽ, Tp. Hồ Chí Minh là một thành phố
công nghiệp trẻ, năng động và phát triển, có nhiều điểm giải trí về văn hóa nghệ
thuật nhất trong cả nước. Cùng với sự phát triển kinh tế, mức sống của người
dân được nâng cao, hoạt động vui chơi giải trí ngày càng được quan tâm hơn để
đáp ứng nhu cầu văn hoá tinh thần của xã hội. Sự phát triển về du lịch nảy sinh
yêu cầu phục vụ du khách cũng đã góp phần làm phong phú thêm lĩnh vực dịch
vụ này. Trong những năm đổi mới gần đây, do tác động của cơ chế thị trường và
ảnh hưởng của xu thế toàn cầu hóa, hoạt động nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ Chí
Minh đã có những chuyển biến rõ rệt. Nhiều yếu tố của nghệ thuật biểu diễn
3
được các đơn vị chú trọng, như phát triển thị trường khán giả, phân đoạn thị
trường, chọn thị trường mục tiêu, đẩy mạnh tuyên truyền, quảng cáo, mở rộng
địa điểm biểu diễn, nâng cao chất lượng chương trình Tuy nhiên, sự phát triển
lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn còn nhiều vấn đề đặt ra. Đó là hiện tượng sự phát
triển thị trường nghệ thuật còn mang tính tự phát, cạnh tranh không lành mạnh.
Nhiều mâu thuẫn xuất hiện như: mâu thuẫn giữa nhu cầu hưởng thụ nghệ thuật biểu
diễn và khả năng đáp ứng; mâu thuẫn giữa tính cấp bách phải phát triển lĩnh vực
nghệ thuật biểu diễn với nhận thức lạc hậu về tổ chức, quản lý tổ chức; mâu thuẫn
giữa bảo tồn và phát huy giá trị truyền thống của nghệ thuật biểu diễn với mở rộng
giao lưu, hợp tác quốc tế chưa được giải quyết.
Từ những vấn đề lý luận và thực tiễn trên, nghiên cứu sinh lựa chọn đề
tài: Công nghiệp văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Qua khảo sát
một số lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn) để viết luận án tiến sĩ văn hóa học. Hy
vọng kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực
tiễn của phát triển ngành công nghiệp văn hóa trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở
Việt Nam hiện nay.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục đích nghiên cứu: Luận án góp phần làm rõ cơ sở lý luận nghiên cứu
công nghiệp văn hóa, lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ Chí Minh; trên cơ
sở đó khảo sát thực trạng công nghiệp văn hoá qua một số lĩnh vực nghệ thuật
biểu diễn; khuyến nghị một số giải pháp phát triển lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn
ở Tp. Hồ Chí Minh thời gian tới.
Nhiệm vụ nghiên cứu:
1. Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài của luận án
2. Làm rõ cơ sở lý luận về phát triển công nghiệp văn hóa và lĩnh vực
nghệ thuật biểu diễn ở Việt Nam trong thời kỳ phát triển kinh tế thị trường và
hội nhập quốc tế.
3. Khảo sát, đánh giá thực trạng lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ
Chí Minh hiện nay.
4
4. Dự báo xu hướng vận động, phát triển của công nghiệp văn hóa ở Việt
Nam nói chung, nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ Chí Minh nói riêng trong thời
gian tới; khuyến nghị một số giải pháp nhằm phát triển lĩnh vực nghệ thuật biểu
diễn ở Tp. Hồ Chí Minh trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập
quốc tế.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu: Nghệ thuật biểu diễn bao gồm nhiều lĩnh vực
khác nhau. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu, khảo sát ba lĩnh vực: Âm nhạc,
Sân khấu Kịch nói và Múa ở một số đơn vị công lập và ngoài công lập trên địa
bàn Tp. Hồ Chí Minh.
Sở dĩ luận án chọn lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn tại Tp. Hồ Chí Minh vì
đây là lĩnh vực nghệ thuật khá nổi bật trong phát triển công nghiệp văn hóa cả
trên thế giới và trong nước. Khi bàn đến cơ cấu của công nghiệp văn hóa, các
nước châu Á, châu Âu, UNESCO cũng đều đề cập loại hình này trong cách phân
loại công nghiệp văn hóa. Trong loại hình nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ Chí
Minh thì lĩnh vực kịch nói, ca - múa - nhạc phát triển khá sôi nổi.
3.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận án khảo sát từ năm 2010 đến 2015, vì đây
là khoảng thời gian các loại hình nghệ thuật biểu diễn như Kịch nói, Âm nhạc và
Múa ở Tp. Hồ Chí Minh phát triển khá rầm rộ, chứa đựng tính đại diện và điển
hình cho sự phát triển công nghiệp văn hóa thông qua các loại hình nghệ thuật
này ở Tp. Hồ Chí Minh.
4. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
Công nghiệp văn hóa có thể được nghiên cứu từ nhiều ngành khoa học
chuyên biệt như kinh tế học, xã hội học, văn hóa học, lịch sử văn hóaTuy
nhiên, để phù hợp với mã số chuyên ngành văn hóa học, luận án chú trọng
phương pháp tiếp cận văn hóa học đối với nghệ thuật biểu diễn, đặc biệt chú ý
đến giá trị thẩm mỹ, nghệ thuật và ảnh hưởng của nghệ thuật biểu diễn, tiềm
năng phát triển của nó trong giao lưu và hội nhập quốc tế hiện nay. Với cách tiếp
cận như vậy, để giải quyết được mục tiêu và nhiệm vụ đặt ra, tác giả luận án chủ
yếu sử dụng một số phương pháp nghiên cứu sau:
5
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện dựa trên cơ sở phương pháp luận mác xít và quan
điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng và phát triển nền văn
hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, mối quan hệ giữa phát triển văn
hoá và kinh tế trong phát triển kinh tế thị trường định hướng XHCN.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
+ Phương pháp lịch sử - logic: Phương pháp lịch sử - logic giúp tác giả
luận án đi sâu tìm hiểu quá trình vận động và phát triển của công nghiệp văn hóa
ở Tp. Hồ Chí Minh trong thời kỳ đổi mới gắn với quá trình phát triển nhận thức lý
luận cũng như quá trình đổi mới kinh tế - xã hội của thành phố. Đồng thời, giúp
cho tác giả luận án khái quát logic của sự vận động này theo những nội dung vấn
đề cần quan tâm nghiên cứu phục vụ cho triển khai thực hiện của luận án.
+ Phương pháp phân tích và tổng hợp: Luận án tập trung nghiên cứu phân
tích các tài liệu, các số liệu, các kết quả điều tra, các kết quả nghiên cứu đã có để
có thể khái quát hóa, tổng hợp hóa, đưa ra các nhận định khoa học của luận án,
đảm bảo tính khoa học của các nhận định về công nghiệp văn hóa ở Tp. Hồ Chí
Minh hiện nay.
+ Phương pháp nghiên cứu trường hợp: Phương pháp nghiên cứu trường
hợp hay còn gọi là phương pháp điển hình thực chất là sự phân tích một hay một
số trường hợp điển hình cụ thể nhằm mục đích nghiên cứu nào đó. Công nghiệp
văn hóa bao gồm rất nhiều các loại hình khác nhau, đó là: nghệ thuật biểu diễn,
thiết kế mỹ thuật, thời trang, mỹ thuật, nhiếp ảnh và galeres, bảo tàng, di sản văn
hóa, báo chí, in ấn – xuất bản, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, phần mềm có
nội dung văn hóa, thủ công mỹ nghệ và các dịch vụ văn hóa sáng tạo... Tác giả
luận án chọn một số loại hình nghệ thuật biểu diễn để khảo sát, đánh giá dưới
góc nhìn công nghiệp văn hóa.
+ Phương pháp phân tích SWOT (Điểm mạnh - Điểm yếu - Cơ hội -
Thách thức): Phương pháp này giúp tác giả luận án chỉ ra điểm mạnh, điểm yếu,
thời cơ, thách thức, triển vọng để phát triển công nghiệp văn hóa ở Tp. Hồ Chí
Minh; từ đó đề xuất giải pháp để giải quyết những vấn đề đang được đặt ra.
6
+ Phương pháp điều tra xã hội học: Chúng tôi thực hiện phương pháp
này bằng quy trình sau:
Giai đoạn 1: Chọn mẫu. Chúng tôi chọn 200 khán giả của Sân khấu kịch
Idecaf, Sân khấu kịch Hồng Vân, Nhà hát Nhạc – Vũ kịch Tp. Hồ Chí Minh,
Nhà hát Kịch sân khấu nhỏ 5B, Sân khấu ca nhạc 126, Sân khấu ca nhạc Trống
Đồng, cách chọn mẫu thuận tiện – phi xác suất - nghĩa là chọn những khán giả
dễ tiếp cận nhất để khảo sát. Ngoài ra, khảo sát 100 cán bộ quản lý ở Sở Văn
hóa, Thể thao và Du lịch Tp. Hồ Chí Minh (Sở VH, TT & DL Tp. Hồ Chí Minh)
cán bộ/ nhân viên ở một số sân khấu kịch, ca nhạc nói trên.
Giai đoạn 2: Soạn câu hỏi khảo sát: dựa trên dữ liệu nghiên cứu của đề
tài; xây dựng bảng hỏi theo tiêu chí phát hiện: nhận thức, thái độ, hành vi của
các nhóm chủ thể khác nhau đối với lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ Chí
Minh hiện nay; khảo sát thử và điều chỉnh để hoàn thiện bảng hỏi.
Giai đoạn 3: Xây dựng và tập huấn khảo sát viên (khảo sát viên là tác giả
luận án, đồng nghiệp và một số sinh viên).
Giai đoạn 4: Khảo sát đại trà khán giả tại các sân khấu và tại các cơ quan
quản lý nhà nước về văn hóa.
Giai đoạn 5: Xử lý kết quả khảo sát bằng phần mềm SPSS 16.0 và lên
bảng biểu, sơ đồ, rút ra kết luận sơ bộ.
Chúng tôi còn tiến hành phỏng vấn sâu một số nhà quản lý văn hóa, các
doanh nghiệp văn hóa, các công ty tổ chức sự kiệntìm ra những thuận lợi, khó
khăn cũng như những thành tựu và hạn chế, những vấn đề đặt ra trong lĩnh vực
nghệ thuật biểu diễn trên địa bàn Tp. Hồ Chí Minh.
+ Phương pháp thống kê – so sánh: Luận án sử dụng các số liệu thống kê
để phân tích và so sánh, đánh giá thực trạng về công nghiệp văn hóa trong lĩnh
vực nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ Chí Minh trong thời gian qua.
+ Phương pháp dự báo: Luận án kết hợp giữa phương pháp định tính và
phương pháp định lượng để dự báo về xu hướng phát triển của công nghiệp văn
hóa ở Tp. Hồ Chí Minh trong thời gian tới.
7
- Giả thuyết nghiên cứu
+ Công nghiệp văn hóa ở Tp. Hồ Chí Minh nói riêng đang phát triển bùng nổ
gắn với kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế có nhiều cơ hội và thách thức.
+ Công nghiệp văn hóa trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ Chí
Minh đã có những đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội, đáp ứng nhu
cầu tinh thần phong phú, sôi động của người dân thành phố. Phát triển công
nghiệp văn hóa sẽ góp phần giải quyết hài hoà giá trị kinh tế và văn hoá trong
quá trình phát triển.
+ Công nghiệp văn hóa trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ Chí
Minh cần có nhiều giải pháp đồng bộ và thiết thực để tạo động lực, tháo gỡ khó
khăn tiếp tục phát triển mạnh hơn nữa trong thời kỳ hội nhập quốc tế.
5. Đóng góp mới của luận án
- Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận liên quan đến công nghiệp văn hóa và
lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trên thế giới và ở Việt Nam hiện nay.
- Phân tích, đánh giá thực trạng lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ
Chí Minh trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) và
hội nhập quốc tế hiện nay. Từ đó dự báo xu hướng phát triển công nghiệp văn
hóa ở Việt Nam nói chung và ở Tp. Hồ Chí Minh nói riêng.
- Kết quả nghiên cứu của luận án là tài liệu tham khảo cho các trường đại
học, cao đẳng, các nhà nghiên cứu, cơ quan nghiên cứu và hoạch định chính sách
xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam.
6. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung luận án kết cấu thành 4 chương, 13 tiết. Cụ thể:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Chương 2: Cơ sở lý luận tiếp cận nghiên cứu công nghiệp văn hoá và nghệ thuật
biểu diễn ở Thành phố Hồ Chí Minh
Chương 3: Thực trạng lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở Thành phố Hồ Chí Minh
hiện nay
Chương 4: Những vấn đề đặt ra đối với phát triển nghệ thuật biểu diễn ở
Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay và một số khuyến nghị
8
Chƣơng 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TRÊN THẾ GIỚI
1.1.1. Những nghiên cứu lý thuyết về công nghiệp văn hóa và nghệ
thuật biểu diễn
Hiện nay, ngành công nghiệp văn hoá nói chung và nghệ thuật biểu diễn
nói riêng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của nhiều quốc gia. Vì vậy, công
nghiệp văn hóa (CNVH) đã trở thành đối tượng quan tâm của các nhà khoa học
và quản lý. Có thể nêu ra những công trình nghiên cứu lý luận (về khái niệm,
phân loại, cấu trúc, đặc trưng, quy luật tác động của công nghiệp văn hóa và
nghệ thuật biểu diễn) tiêu biểu sau:
Trong cuốn sách nổi tiếng Dialectic of Enlightenment (Biện chứng của
Khai sáng) xuất bản năm 1947 của Adorno và Horkheimer, lần đầu tiên cụm từ
công nghiệp văn hóa (cultural industry) đã được sử dụng.
Theodor Adorno trong cuốn sách khác: Culture Industry Reconsidered đã
dùng khái niệm công nghiệp văn hóa thay vì khái niệm văn hóa đại chúng để
diễn đạt thực trạng văn hóa bị biến thành hàng hóa trao đổi. Adorno còn cho
rằng trong hiện tượng công nghiệp văn hóa có một khía cạnh chính trị nhất định:
đảm bảo duy trì kéo dài sự phục tùng của đại chúng vào lợi ích thị trường
[Dẫn theo 67, tr.33].
Ở hướng nghiên cứu về kinh tế học văn hóa, giáo sư Throsby David - một
nhà kinh tế của nước Úc, trong tác phẩm: Economics and Culture -Kinh tế học
và Văn hóa (Cambridge University Press, 2001) đã phân tích khía cạnh kinh tế
của các hoạt động văn hóa, công nghiệp sáng tạo, các dịch vụ văn hóa và bối
cảnh văn hóa của kinh tế. Đồng thời, ông nhấn mạnh: Các sản phẩm văn hóa với
tư cách là một loại hàng hóa có giá trị cả về kinh tế và văn hóa: Sản phẩm văn
hóa có điểm giống với sản phẩm vật chất như có giá trị và giá trị trao đổi. Tuy
nhiên, bên cạnh đó, sản phẩm văn hóa còn mang các giá trị khác như giá trị thẩm
9
mỹ, tinh thần, xã hội, lịch sử, giá trị biểu tượng [109, tr.208]. Tác giả dành nhiều
trang viết để phân tích vai trò của văn hóa trong phát triển kinh tế, các ngành
công nghiệp văn hóa và chính sách văn hóa, giới thiệu các khái niệm về vốn văn
hóa với phát triển bền vững, xem xét mối quan hệ giữa kinh tế và bản sắc văn
hóa trong thế giới toàn cầu hóa. Ngoài ra, Throsby David còn quan tâm đến các vấn
đề: nghệ thuật biểu diễn, vai trò kinh tế của các nghệ sĩ, kinh tế và sự can thiệp trực
tiếp trên thị trường nghệ thuật, phát triển văn hóa, chính sách văn hóa, vấn đề di sản
và tính bền vững của quá trình văn hóa. Ông nhận định: bản thân mỗi loại hình
nghệ thuật đều có thể coi là một ngành công nghiệp văn hóa [109, tr.208].
Harold L. Vogel1 (2001), Entertainment Industry Economics - A Guide for
Financial Analysis- Hướng dẫn phân tích tài chính cho nền công nghiệp giải trí,
Cambridge University Press. Tác giả của công trình đã phân tích và chứng minh
ngành công nghiệp giải trí là một trong những ngành lớn nhất của nền kinh tế
Mỹ và trong thực tế đã trở thành một trong những ngành kinh tế nổi bậc nhất
trên phạm vi toàn cầu với các sản phẩm: phim, âm nhạc, chương trình truyền
hình, phát thanh, quảng cáo, nghệ thuật biểu diễn, thể thao... Bên cạnh đó, công
trình cũng là tài liệu tham khảo hữu ích về các vấn đề về kinh tế, tài chính, sản
xuất, tiếp thị và vui chơi giải trí ở Mỹ và nhiều nước khác trên thế giới đối với
các nhà đầu tư, quản trị kinh doanh, kế toán, luật sư, nhà quản lý nghệ thuật và
độc giả nói chung.
Throsby David and Glenn A. Withers: The Economics of the Performing
Arts - Kinh tế học về Nghệ thuật biểu diễn (edition 1993), Edward Arnold
(Australia). Ở công trình này, các tác giả đã đề cập đến các vấn đề chung về
nghệ thuật biểu diễn và hệ thống lý thuyết trong kinh tế của nghệ thuật biểu diễn.
Ngoài ra, một số nước châu Á như Trung Quốc, Hồng Kông, Nhật Bản,
Hàn Quốc, Ấn Độ... đã và đang đặt ra mục tiêu trở thành cường quốc về “công
nghiệp văn hóa”. Khái niệm công nghiệp văn hóa được dùng phổ biến.
Ở Hồng Kông, tư tưởng về công nghiệp văn hóa lần đầu tiên được nêu lên
do một số tổ chức phi chính phủ về văn hóa vào khoảng năm 1999 – 2000.
10
Trong bản báo cáo năm 2003, định nghĩa các ngành công nghiệp văn hóa được
nêu rõ: “một nhóm các hoạt động kinh tế khai thác và triển khai tính sáng tạo, kỹ
năng và tài sản trí tuệ để sản xuất và phân phối các sản phẩm và dịch vụ có ý
nghĩa văn hóa và xã hội, một hệ thống sản xuất thông qua đó tiềm năng tạo ra giàu
có và sáng tạo nghề nghiệp được thực hiện”. Danh sách các ngành công nghiệp
văn hóa được liệt kê bao gồm: quảng cáo, kiến trúc, nghệ thuật, cổ vật và đồ thủ
công, thiết kế, giải trí kỹ thuật số, phim và video, âm nhạc, nghệ thuật trình diễn,
xuất bản và in ấn, phần mềm và kỹ thuật máy tính, phát thanh truyền hình.
Hiện nay, Hàn Quốc là một trong năm nước có ngành công nghiệp văn
hóa mạnh nhất thế giới. Có được điều này là vì Chính phủ Hàn Quốc khẳng định
văn hóa là một lĩnh vực kinh tế năng động, đóng góp trực tiếp và gián tiếp vào
sự phát triển của nền kinh tế Hàn Quốc. Luật Phát triển Nghệ thuật và Văn hóa
của Hàn Quốc định nghĩa sản phẩm văn hóa, nghệ thuật và sáng tạo, được sản
xuất, biểu diễn, trưng bày, mua bán và phân phối sản phẩm của các ngành công
nghiệp văn hóa. Luật Xúc tiến công nghiệp văn hóa năm 1999, nêu rõ phạm vi
công nghiệp văn hóa bao gồm nghệ thuật nghe nhìn, game, âm nhạc, phát thanh
truyền hình, quảng cáo, xuất bản, thiết kế, nghề thủ công, phim đặc tả nhân vật,
mỹ thuật, video, phim, hoạt hình, các nội dung số hóa. Phòng Chính sách văn
hóa và du lịch Hàn Quốc cũng định nghĩa công nghiệp văn hóa là “công nghiệp
dịch vụ có liên quan đến phát triển, sản xuất, chế tác, phân phối và tiêu thụ các
nội dung văn hóa”. Các ngành công nghiệp đó có tính tri thức cao, dựa trên sự sử
dụng công nghệ văn hóa cho các mục đích thực tế.
Ở Trung Quốc, năm 2003, Bộ Văn hóa Trung Quốc đã coi công nghiệp
văn hóa là ngành nghề mang tính chất kinh doanh, sản xuất sản phẩm văn hóa và
cung cấp dịch vụ văn hóa. Công nghiệp văn hóa là khái niệm đối ứng với sự
nghiệp văn hóa. Hai khái niệm đó đều là bộ phận hợp thành quan trọng của xây
dựng văn hóa XHCN. CNVH là sản phẩm tất yếu của phát triển sức sản xuất xã
hội, là sản nghiệp mới trỗi dậy, được hoàn thiện dần cùng với nền kinh tế thị
trường và phát triển mạnh mẽ cùng với sự tiến bộ không ngừng của phương thức
11
sản xuất hiện đại. Về phạm vi công nghiệp văn hóa, Bộ Văn hóa Trung quốc đã
đưa ra 9 loại ngành nghề lớn như ngành trình diễn, ngành tivi điện ảnh, ngành
video, ngành vui chơi giải trí văn hóa, ngành du lịch văn hóa, ngành văn hóa
mạng, ngành báo chí xuất bản, ngành cổ vật và tác phẩm văn nghệ, ngành đào
tạo, bồi dưỡng nghệ thuật vào phạm vi quản lý của công nghiệp văn hóa [58,
tr.85-86]. Đại hội đại biểu lần thứ XVI của Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đưa
ra khái niệm công nghiệp văn hóa và coi đó là sự đột phá quan trọng về lý luận
văn hóa của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Nghiên cứu về công nghiệp văn hóa không thể không kể đến những quan
tâm nghiên cứu của Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hoá Liên hợp quốc
(UNESCO). Cùng với những vấn đề nảy sinh trong phát triển xã hội đương đại,
với tư cách là một cơ quan văn hóa của Liên hợp quốc, UNESCO ngày càng có
những quan tâm đặc biệt đến vấn đề này, cả về phương diện lý luận lẫn phương
diện thực tiễn. Từ những nhận thức mới về vai trò của văn hóa đối với sự phát
triển của các quốc gia và nhân loại nói chung, UNESCO đã đề cập đến vai trò
của văn hóa trong những lĩnh vực cụ thể, trong đó có công nghiệp văn hóa.
Trong công trình: Các ngành công nghiệp văn hóa – Tâm điểm của văn
hóa trong tương lai [116], UNESCO đã định nghĩa: “Các ngành công nghiệp kết
hợp sự sáng tạo, sản xuất và khai thác các nội dung có bản chất phi vật thể và
văn hóa. Các nội dung này thường được bảo vệ bởi luật bản quyền và thể hiện
dưới dạng các sản phẩm hay dịch vụ”. Các ngành công nghiệp văn hóa bao gồm
ngành in ấn, xuất bản, đa phương tiện, nghe nhìn, ghi âm, điện ảnh, thủ công và
thiết kế. Đối với một số nước, các ngành công nghiệp văn hóa còn bao hàm kiến
trúc, nghệ thuật biểu diễn, nghệ thuật thị giác, thể thao, sản xuất nhạc cụ, quảng
cáo và du lịch văn hóa. Như vậy, phạm vi của các ngành công nghiệp văn hóa
khá rộng, từ những ngành mang tính truyền thống như văn hóa dân gian, thủ
công, lễ hội, văn học, nghệ thuật biểu diễn đến các ngành mang nặng tính công
nghệ như điện ảnh, truyền thông, phim hoạt hình kỹ thuật số, trò chơi điện tử và
các ngành thiên về dịch vụ như kiến trúc và quảng cáo.
12
Các ngành công nghiệp văn hóa có sự kết hợp chặt chẽ giữa văn hóa, nghệ
thuật, kinh tế và công nghệ. Các ngành này đều sáng tạo, sản xuất và phân phối
các sản phẩm và dịch vụ sử dụng nguồn lực trí tuệ của con người như những
nguyên liệu đầu vào then chốt.
Vai trò quan trọng của văn hóa đã được thể hiện qua bốn mục tiêu cuộc
vận động Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa: (1) Với khẩu hiệu “Văn hóa vì
phát triển” đã khẳng định vị trí quan trọng của văn hóa trong phát triển, tìm mọi
phương thức có thể cho sự phù hợp giữa sản xuất và sáng tạo, để kinh tế có thể
bắt rễ trong văn hóa; (2) Tôn trọng tất cả các nền văn hóa của các dân tộc, tuân
thủ nguyên tắc bình đẳng và khuyến khích sự tự khẳng định, tự làm phong phú
bản sắc văn hóa dân tộc trong sự thống nhất với tinh hoa văn hóa và văn minh
nhân loại; (3) Đảm bảo sự tham gia của mọi lực lượng vào đời sống văn hóa, tạo
ra càng nhiều cơ hội và điều kiện để từng cá nhân và mỗi cộng đồng tự do hưởng
thụ và sáng tạo văn hóa; (4) Đẩy mạnh hợp tác văn hóa quốc tế với luận điểm
quan trọng: “Nhận thức về vị trí và vai trò của văn hóa trong phát triển, chúng ta
cần vượt lên cách tiếp cận kinh tế học thuần túy và tìm ra hàng trăm phương
thức có thể được để cho tính công nghiệp và tính sáng tạo có thể gắn bó, móc nối
với nhau và để cho kinh tế có thể bắt rễ trong văn hóa”.
Theo UNESCO, sản phẩm văn hóa là kết quả của hoạt động sáng tạo, sản
xuất, khai thác giá trị văn hóa trong ngành công nghiệp văn hóa. Sản phẩm văn
hóa được lưu thông, buôn bán trên thị trường nên còn được gọi là hàng hóa văn
hóa. UNESCO cho rằng: hàng hóa văn hóa là “các sản phẩm tiêu dùng chứa
đựng ý tưởng, biểu tượng và lối sống. Chúng có chức năng thông báo hoặc giải
trí, đóng góp cho việc xây dựng bản sắc văn hóa cộng đồng và ảnh hưởng đến
các tập quán văn hóa”. Sản phẩm văn hóa mang tính phi vật thể. Điều này có thể
thấy rõ trong các sản phẩm văn hóa nghệ thuật thuộc loại hình nghệ thuật biểu
diễn. Các sản phẩm văn hóa khác như tác phẩm hội họa, điêu khắc, trưng bày
sắp đặt tuy có vỏ vật chất để biểu hiện nhưng phần quan trọng vẫn là nội dung, ý
tưởng sáng tạo, hình tượng nghệ thuật mang tính biểu cảm và phi vật thể.
13
1.1.2. Những nghiên cứu về thực tiễn công nghiệp văn hóa và nghệ
thuật biểu diễn
Ngoài nghiên cứu về lý luận, các nhà khoa học còn quan tâm đến thực
tiễn. Đó là chính sách phát triển, thực tiễn phát triển, kinh nghiệm quản lý, giải
pháp phát triển CNVH và nghệ thuật biểu diễn Có thể kể ra một số công trình
tiêu biểu sau:
James Heilbrun and Charles M.Gray (1993), The Economics of Art and
Culture - An American Perspective - Kinh tế học về Nghệ thuật và Văn hóa –
Một triển vọng ở Mỹ, Cambridge University Press. Các vấn đề được bàn đến
trong công trình này là: Vấn đề tài chính, kinh tế ...marketing trong nghệ thuật biểu diễn tại Nhà hát Tuổi trẻ Hà
Nội và Sân khấu IDECAF Thành phố Hồ Chí Minh do tác giả Trương Nhuận (Phó
Giám đốc Nhà hát Tuổi trẻ) làm chủ nhiệm. Ở công trình này, nhóm tác giả đã nêu
rõ đặc điểm và vai trò của nghệ thuật biểu diễn; đánh giá thực trạng marketinh trong
27
hoạt động biểu diễn nghệ thuật của Nhà hát Tuổi trẻ và Sân khấu Idecaf Tp. Hồ Chí
Minh; từ đó đề xuất phương hướng và giải pháp đẩy mạnh công tác marketing biểu
diễn nghệ thuật...
Ở góc độ thực tiễn, đề tài khoa học cấp nhà nước: Định hướng phát triển
công nghiệp văn hóa dưới góc nhìn văn hóa và tác động của nó đến thế hệ trẻ
Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa và hội nhập quốc tế (đề cập
ở trên) đã đưa ra một số kinh nghiệm của các nước, tổ chức quốc tế về phát triển
CNVH và định hướng tác động của CNVH đối với thế hệ trẻ; đánh giá thực trạng
CNVH ở Việt Nam về quy mô, cơ cấu và trình độ. Tuy nhiên, do phạm vi nghiên
cứu của đề tài là cả nước và tất cả các lĩnh vực thuộc CNVH nên lĩnh vực nghệ
thuật biểu diễn ở Tp. Hồ Chí Minh dưới góc độ CNVH chưa được khảo sát sâu.
Đánh giá chung:
Đóng góp của các nghiên cứu về lĩnh vực công nghiệp văn hóa trong đó
có nghệ thuật biểu diễn ở Việt Nam:
Về nghiên cứu lý thuyết:
- Các nghiên cứu đã làm rõ tính tất yếu khách quan và đặc thù của phát
triển công nghiệp văn hóa trong cơ chế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
và hội nhập của Việt Nam.
- Lý luận phát triển công nghiệp văn hóa như: quan niệm công nghiệp văn
hóa, cấu trúc của công nghiệp văn hóa trên thế giới và ở nước ta ngày càng được
nhận thức sâu sắc, toàn diện hơn.
- Bước đầu nghiên cứu vai trò, ý nghĩa của phát triển công nghiệp văn hóa
nói chung và lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn nói riêng đối với việc xây dựng và
phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và phát triển
kinh tế. Phân tích những vấn đề đặt ra trong việc xây dựng, phát triển công
nghiệp văn hóa ở nước ta.
Về nghiên cứu thực tiễn:
Bước đầu đã có một số công trình khảo sát đánh giá về thực trạng hoạt
động của một số lĩnh vực công nghiệp văn hóa, trong đó có nghệ thuật biểu diễn
28
ở một số địa phương như Hà Nội, Tp. Hồ Chí Minh và đã đưa ra khuyến nghị
cần thiết hữu ích cho phát triển lĩnh vực này. Ngoài ra, các công trình đã đề cập
đến kinh nghiệm quản lý, phát triển lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn trong nền kinh
tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế sâu rộng hiện nay.
1.3. NHỮNG VẤN ĐỀ CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Thời gian gần đây, xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa là vấn đề
thu hút sự quan tâm của các nhà khoa học và nhà quản lý. Tuy nhiên, cho đến
nay vẫn chưa có một công trình khoa học nào nghiên cứu chuyên sâu về sự phát
triển công nghiệp văn hóa trong lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ Chí
Minh. Công nghiệp văn hóa nói chung và đặc biệt là lĩnh vực nghệ thuật biểu
diễn ở Tp. Hồ Chí Minh những năm gần đây đã phát triển khá mạnh, nhưng quá
trình nghiên cứu thực tiễn, phát triển lý luận về lĩnh vực này vẫn còn nhiều hạn
chế. Khoảng trống về lý luận công nghiệp văn hóa nói chung, lĩnh vực nghệ
thuật biểu diễn nói riêng đã làm hạn chế đến việc cung cấp luận cứ khoa học cho
can thiệp chính sách cũng như thiếu định hướng để phát triển lĩnh vực còn khá
mới mẻ này.
Trên cơ sở kế thừa và chọn lọc những kết quả nghiên cứu đã công bố,
luận án tiếp tục giải quyết những vấn đề cụ thể sau:
Một là, về mặt lý luận, luận án góp phần làm sáng tỏ khái niệm, đặc điểm,
cấu trúc, vai trò của công nghiệp văn hóa và loại hình nghệ thuật biểu diễn (tiếp cận
nghệ thuật biểu diễn như một bộ phận quan trọng của công nghiệp văn hóa).
Hai là, về mặt thực tiễn, luận án tập trung vào các vấn đề sau:
- Phân tích những yếu tố chủ quan và khách quan tác động đến lĩnh vực
nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ Chí Minh.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng hoạt động của một số loại hình nghệ thuật biểu
diễn (dưới góc nhìn công nghiệp văn hóa) ở Tp. Hồ Chí Minh trong những năm qua.
- Chỉ ra những mặt tích cực, hạn chế của công nghiệp văn hóa trong lĩnh
vực nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ Chí Minh hiện nay, tìm ra nguyên nhân.
29
Ba là, luận án dự báo xu hướng vận động, phát triển của công nghiệp văn
hóa nói chung, nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ Chí Minh nói riêng trong thời gian
tới, từ đó đưa ra một số khuyến nghị nhằm phát triển lĩnh vực biểu diễn ở Tp. Hồ
Chí Minh trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế.
Tiểu kết
Như vậy, trên thế giới, quan niệm, cơ cấu, chức năng, vai trò của công
nghiệp văn hóa đã được bàn đến khá nhiều. UNESCO đã đưa ra những quan
điểm, chủ trương, chính sách phát triển công nghiệp văn hóa, khẳng định tầm
quan trọng của công nghiệp văn hóa. Các học giả quốc tế tập trung khẳng định
vai trò của công nghiệp văn hóa và nhấn mạnh đến khía cạnh kinh tế của các
hoạt động văn hóa, mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa, tính đặc thù của các sản
phẩm văn hóa. Lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn cũng được bàn đến dưới góc độ là
một thành tố của ngành công nghiệp văn hóa; nhấn mạnh những quan điểm về
chính sách công trong quản lý và phát triển hoạt động nghệ thuật biểu diễn, phân
tích phương pháp ứng dụng các lý thuyết và phương pháp kinh tế để phát triển lĩnh
vực nghệ thuật biểu diễn. Những vấn đề mới trong công tác quản lý nghệ thuật như:
xây dựng thương hiệu, tiếp thị và phát triển khán giả; những mâu thuẫn về giá trị
kinh tế với giá trị văn hóa, nghệ thuật; phân tích những tác động của công nghệ đối
với ngành công nghiệp văn hóa cũng được giới nghiên cứu chú ý.
Ở trong nước, thời gian gần đây công nghiệp văn hóa đã được bàn đến
khá sôi nổi. Những nội dung được đưa bàn thảo chủ yếu về quan niệm, vai trò, ý
nghĩa của công nghiệp văn hóa và sự tác động của xu thế toàn cầu hóa, hội nhập
cũng như kinh tế thị trường đối với lĩnh vực này. Đến nay vẫn chưa có công
trình nào nghiên cứu về công nghiệp nghệ thuật biểu diễn mà chỉ dừng lại ở
những bài viết chuyên sâu về từng loại hình nghệ thuật đơn lẻ, chưa có sự kết nối
giữa các nhân tố sáng tạo, sản xuất, quảng bá, tiếp nhận như một hệ thống thống
nhất của công nghiệp nghệ thuật biểu diễn.
Những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về xây
dựng và phát triển văn hóa trong cơ chế thị trường định hướng XHCN có liên
30
quan đến phát triển công nghiệp văn hóa trong Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4
khóa VII; Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII; Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ
VIII, IX, X, XI; Chiến lược phát triển văn hóa đến năm 2020 do Thủ tướng Chính
phủ phê duyệt, Dự thảo Chiến lược phát triển ngành công nghiệp văn hóa Việt
Nam đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030; Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI
chính là cơ sở quan trọng làm tiền đề cho Việt Nam phát triển ngành công nghiệp
văn hóa.
Khái niệm “công nghiệp văn hóa” còn khá mới mẻ ở Việt Nam. Nghiên
cứu xây dựng và phát triển công nghiệp văn hóa nói chung, lĩnh vực nghệ thuật
biểu diễn ở Tp. Hồ Chí Minh nói riêng có ý nghĩa quan trọng cả về mặt lý luận
lẫn thực tiễn. Kế thừa và vận dụng những thành tựu lý luận và thực tiễn đã đạt
được, luận án đi sâu khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng một số lĩnh vực
nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ Chí Minh trong thời gian vừa qua, từ đó có thể
phát hiện ra những vấn đề đang đặt ra cần giải quyết trong thời gian tới.
31
Chƣơng 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN TIẾP CẬN NGHIÊN CỨU CÔNG NGHIỆP
VĂN HÓA VÀ NGHỆ THUẬT BIỂU DIỄN Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
2.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CÔNG CỤ
2.1.1. Khái niệm, cơ cấu và đặc trƣng của công nghiệp văn hóa
2.1.1.1. Khái niệm công nghiệp văn hoá
Vào giữa thế kỷ XX, thuật ngữ công nghiệp văn hóa (cultural industry) đã
được thế giới đề cập đến rất nhiều và nhanh chóng trở thành loại hình công
nghiệp phát triển rầm rộ ở các quốc gia khác nhau. Loại hình đó là sự kết hợp
giữa kỹ thuật cao với sáng tạo văn hóa, thể hiện xu thế kinh tế và văn hóa thấm
sâu vào nhau. Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học công nghệ đã được áp dụng
để phát triển văn hóa. Đó là những thành tựu về kỹ thuật xuất bản, băng ghi âm,
ghi hình, sắp chữ điện tử, mạng lưới truyền thông và kỹ thuật số được ứng dụng
rộng rãi tạo nên một khối lượng lớn các sản phẩm văn hóa nghệ thuật và đồng
thời tạo nên một thị trường văn hóa rộng lớn. Những thành tựu và hiệu quả đạt
được ngày càng nhiều từ lĩnh vực này đã khiến nó trở thành đề tài nghiên cứu
của rất nhiều công trình khoa học trên thế giới. Vậy, quan niệm của thế giới cũng
như ở Việt Nam về công nghiệp văn hóa như thế nào?
Công nghiệp văn hóa xuất hiện gắn với văn hóa đại chúng. Văn hóa đại
chúng (mass culture) là loại sản phẩm văn hóa được sản xuất hàng ngày với khối
lượng lớn. Những đặc điểm về sản xuất và tiêu thụ các giá trị văn hóa là cơ sở để
các nhà khoa học đưa ra khái niệm văn hóa đại chúng và văn hóa tinh hoa.
Những điều kiện tạo nên văn hóa đại chúng đó là sự gia tăng về số lượng người
lao động cùng với quá trình tập trung dân cư do quá trình đô thị hóa; sự phát
triển của quá trình sản xuất, tiêu thụ lớn trong cơ chế thị trường; khát vọng muốn
thấy hàng hóa trong hoạt động sản xuất tinh thần kết hợp với sự phát triển mạnh
mẽ của các phương tiện truyền thông đại chúng... Đối tượng tiêu thụ văn hóa đại
chúng là tất cả mọi người, không phụ thuộc vào đặc điểm và đất nước sinh sống
được phổ cập, truyền bá thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
32
Theodor Adorno (1902 – 1969) và Max Horkheimer (1895 - 1973) – là
những người đề xuất khái niệm công nghiệp văn hóa (cultural industry) trong
cuốn sách nổi tiếng Dialectic of Enlightenment (Biện chứng của Khai sáng) năm
1947. Không lâu sau đó, khái niệm công nghiệp văn hóa đã có sức lan toả mạnh
mẽ đối với các quốc gia khác trên thế giới. Tuy nhiên, quan niệm, cách nhìn
cũng như tầm quan trọng của lĩnh vực này vẫn được đưa ra bàn luận sôi nổi. Đã
có nhiều nhận thức khác nhau, thậm chí là trái ngược nhau về quan niệm cũng
như vai trò của nó.
Với cách hiểu công nghiệp văn hóa xuất hiện gắn với văn hóa đại chúng
nên một số học giả đã quan niệm rằng đây là một bước thụt lùi của sáng tạo văn
hóa. Họ cho rằng: nói đến văn hóa là nói đến sự sáng tạo, nói đến sự thể hiện
năng lực người. Vì vậy, những sáng tạo văn hóa bao giờ cũng xuất hiện từ những
cá nhân cụ thể, tạo ra những sản phẩm văn hóa mang dấu ấn cá nhân, thể hiện
tính độc đáo, tính đơn nhất của nó, nên khác với những sản phẩm văn hóa được
sản xuất hàng loạt bởi công nghiệp. Công nghiệp văn hóa làm ra văn hóa đại
chúng, văn hóa đại chúng giống như một nhà máy sản xuất hàng loạt các sản
phẩm văn hóa theo những tiêu chuẩn nhất định để lôi kéo quần chúng vào hưởng
thụ một cách bị động. Quần chúng hưởng thụ những sản phẩm văn hóa cùng
loại, sản xuất hàng loạt, ồ ạt. Nhu cầu được thưởng thức những giá trị văn hóa
nghệ thuật chân chính, mang tính sáng tạo, đặc sắc của mỗi cá nhân sẽ bị hạn
chế. Do đó, những người theo quan niệm này cho rằng, chính nền công nghiệp
văn hóa đã kích thích những nhu cầu sai lầm, những thứ được tạo ra và thoả mãn
giá trị kinh tế đã làm hạn chế sự sáng tạo của con người.
Quan niệm của một số học giả phương Tây khác thì cho rằng, công
nghiệp văn hóa xuất hiện là tất yếu khách quan khi khoa học, kỹ thuật phát triển.
Hàng loạt những sản phẩm giống nhau được sản xuất để đáp ứng những nhu cầu
giống nhau. Chính điều này đã làm cho người tiêu dùng không có sự lựa chọn.
Sức mạnh của kỹ thuật hiện đại đã chi phối mạnh mẽ sự sản xuất hàng loạt sản
phẩm văn hóa và trên thực tế sức mạnh đó là của những kẻ có thế lực về kinh tế.
33
Các học giả còn cho rằng, sự xuất hiện của công nghiệp văn hóa đã làm cho văn
hóa có sự trộn lẫn ở những trình độ cao thấp với nhau. Tính nghiêm túc của loại
hình nghệ thuật cao cấp bị tiêu diệt bởi những tính toán nhằm mục đích lợi
nhuận của các nhà kinh doanh...
Thực ra, những ý kiến đó không hẳn là không có lý, nhất là trong nền kinh
tế thị trường, hoạt động sản xuất, kinh doanh các sản phẩm văn hóa đều hướng
tới mục đích kinh tế. Song, thực tế đã chứng minh rằng, ngành công nghiệp văn
hóa có khả năng tác động mạnh mẽ vào đời sống của đại chúng, đáp ứng nhu cầu
văn hóa đa dạng và phức tạp của xã hội. Sự phát triển của ngành công nghiệp
văn hóa góp phần tạo nên quá trình đa dạng hóa và dân chủ hóa về tri thức cho
xã hội. Nó có khả năng cung cấp và truyền bá sâu rộng trong đời sống xã hội
hàng loạt những thông tin về các lĩnh vực văn hóa khác nhau, đáp ứng nhu cầu
tinh thần của xã hội.
Chính vì vậy, thuật ngữ công nghiệp văn hóa đã được gần 200 quốc gia
thông qua từ năm 1998 trong Hội nghị Thượng đỉnh về văn hóa được tổ chức tại
Stockholm (Thuỵ Điển). Mặc dầu còn có nhiều quan niệm khác nhau nhưng
chung quy lại khi nói đến công nghiệp văn hóa là sự tập hợp các ngành kinh tế
khai thác và sử dụng hiệu quả tính sáng tạo, kỹ năng, sở hữu trí tuệ, sản xuất các
sản phẩm và dịch vụ có ý nghĩa văn hóa xã hội; nhấn mạnh đến hai yếu tố: công
nghiệp và sáng tạo. Sự kết hợp giữa hai yếu tố công nghiệp và sáng tạo đã tạo
nên đặc trưng của ngành công nghiệp này. Hay nói cách khác, năng lực sáng tạo
của cá nhân thông qua các phương tiện công nghệ hiện đại tạo nên một ngành
kinh doanh hùng mạnh, giàu tiềm năng, chứa đựng cả giá trị kinh tế lẫn văn hóa.
Quan niệm có tính phổ biến hiện nay cho rằng, Công nghiệp văn hóa là
các ngành sản xuất, tái sản xuất và truyền bá các dịch vụ văn hóa và sản phẩm
văn hóa được tạo ra bằng phương thức công nghiệp hóa, tin học hóa và thương
phẩm hóa; là ngành nghề sản xuất sản phẩm văn hóa và cung cấp dịch vụ văn
hóa. Công nghiệp văn hóa lấy sự thoả mãn nhu cầu văn hóa của mọi người làm
mục tiêu chủ yếu. Đó là sản phẩm kết hợp chặt chẽ giữa kỹ thuật cao với sự
nghiệp văn hóa, thể hiện xu thế kinh tế và văn hóa thấm sâu vào nhau.
34
Ở Việt Nam, công nghiệp văn hóa đang còn là một khái niệm khá mới mẻ.
Thậm chí, có ý kiến cho rằng, ở Việt Nam đến nay vẫn chưa có ngành công
nghiệp văn hóa. Khái niệm và vai trò của công nghiệp văn hóa mới được bàn đến
ở một số công trình nghiên cứu và một số cuộc hội thảo. Nhóm tác giả nghiên
cứu đề tài: “Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam - Thực trạng và giải
pháp” (PGS, TS. Nguyễn Thị Hương làm chủ nhiệm) đã đưa ra khái niệm về
công nghiệp văn hóa như sau:
Công nghiệp văn hóa là ngành công nghiệp sáng tạo, sản xuất, tái sản
xuất, phổ biến tiêu dùng các sản phẩm và các dịch vụ văn hóa bằng
phương thức công nghiệp hóa, tin học hóa, thương phẩm hóa, nhằm
đáp ứng nhu cầu văn hóa đa dạng của xã hội, các hoạt động đó được
bảo vệ bởi bản quyền [40, tr.17].
Đây là một trong những định nghĩa đã nêu được những đặc trưng cơ bản
của ngành công nghiệp văn hoá. Công nghiệp văn hoá được thể hiện ở những
sản phẩm tạo ra có sự kết hợp chặt chẽ giữa kỹ thuật cao với các giá trị văn hoá,
giá trị kinh tế, các sản phẩm đó phải hướng tới phục vụ số đông. Tính chất của
hệ thống ngành công nghiệp văn hóa bao giờ cũng gắn với những mô hình sản
xuất nhất định. Đây cũng là định nghĩa để xem xét các tiêu chí của ngành công
nghiệp văn hóa trong một lĩnh vực cụ thể, đó là:
- Sản xuất ra các sản phẩm văn hoá dựa trên thành tựu khoa học kỹ thuật
và công nghệ hiện đại.
- Các sản phẩm công nghiệp văn hoá là hàng hoá nhưng không phải là
hàng hoá thuần tuý, hướng tới phục vụ cho số đông, phải đảm bảo hài hoà giữa
giá trị kinh tế và văn hoá.
- Các hoạt động của công nghiệp văn hóa được bảo vệ bởi bản quyền.
Công nghiệp văn hoá vì thế vừa là ngành công nghiệp nhưng mang tính
đặc thù so với các ngành khác.
2.1.1.2. Cơ cấu của ngành công nghiệp văn hoá
Về cơ cấu của ngành công nghiệp văn hóa cho đến nay vẫn có nhiều ý
kiến khác nhau. Trước đây, theo quan niệm phổ biến trên thế giới, lĩnh vực công
35
nghiệp văn hóa gồm: quảng cáo, kiến trúc, thị trường đồ cổ và nghệ thuật, thủ
công nghiệp, thiết kế, thời trang, điện ảnh, video và nhiếp ảnh, âm nhạc, nghệ
thuật biểu diễn và thị giác, xuất bản, phần mềm, trò chơi máy tính và xuất bản
điện tử, truyền hình và đài phát thanh. Các nước châu Âu đưa ra 11 lĩnh vực
thuộc ngành công nghiệp văn hóa, đó là: Quảng cáo kiến trúc, giải trí kỹ thuật
số, mỹ thuật, đồ cổ và thủ công mỹ nghệ, thiết kế mỹ thuật, điện ảnh và video, in
ấn xuất bản, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, phát thanh truyền hình và phần
mềm vi tính Trong khi một số nước châu Á thì chỉ đề cập đến 7 lĩnh vực, đó là:
điện ảnh, phát thanh truyền hình, báo chí, xuất bản, in và sản xuất băng đĩa,
quảng cáo và dịch vụ giải trí, nghệ thuật biểu diễn.
Năm 1997, Chính phủ Anh đã xác định danh mục các ngành công nghiệp
sáng tạo gồm 13 ngành là: quảng cáo, kiến trúc, thị trường nghệ thuật và đồ cổ,
thủ công, thiết kế, thiết kế thời trang, điện ảnh và video, phần mềm giải trí tương
tác, âm nhạc, nghệ thuật biểu diễn, xuất bản, phần mềm và các dịch vụ máy tính,
truyền hình và phát thanh. Mười năm sau (2007), các ngành này được xác định
lại, bao gồm 11 lĩnh vực: 1) Quảng cáo, 2) Kiến trúc, 3) Thị trường nghệ thuật
và đồ cổ, 4) Thủ công, 5) Thiết kế, 6) Thiết kế thời trang, 7) Phim, video và
nhiếp ảnh, 8) Âm nhạc, nghệ thuật thị giác và nghệ thuật biểu diễn, 9) Xuất bản,
10) Phần mềm, các trò chơi máy tính và xuất bản điện tử, 11) Truyền hình và
phát thanh. Theo định nghĩa mới đây của Hội đồng Anh, công nghiệp văn hóa
bao gồm 7 lĩnh vực chủ chốt: truyền thông, thiết kế thời trang, sản phẩm tương
tác, nghệ thuật biểu diễn, xuất bản, phim ảnh và nghệ thuật thị giác [69, tr.15].
Như vậy, theo quan niệm của các nước châu Âu, châu Á, Hội đồng Anh về
các ngành công nghiệp văn hóa thì đều đề cập đến lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn.
Ở Việt Nam, tác giả Tô Huy Rứa trong bài viết Xây dựng và phát triển
ngành công nghiệp văn hóa ở nước ta và một số tác giả khác quan niệm, cơ cấu
của công nghiệp văn hóa nếu xét theo phạm vi ngành nghề, bao gồm: ngành
sáng tạo và biểu diễn nghệ thuật, dịch vụ tin tức, vui chơi giải trí, đào tạo văn
nghệ sĩ và kinh doanh tác phẩm nghệ thuật, ngành phát hành, xuất bản, ngành
phát thanh truyền hình, điện ảnh, video, quảng cáo.
36
Nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Tình cho rằng: Các nước trên thế giới phân
loại các ngành công nghiệp văn hóa - sáng tạo khác nhau, nhưng tựu trung bao
gồm: nghệ thuật biểu diễn (trong đó có âm nhạc, múa, kịch, múa rối, các loại hình
dân ca), thiết kế mỹ thuật, thời trang, mỹ thuật, nhiếp ảnh và galeries, bảo tàng,
di sản văn hóa, báo chí, in ấn - xuất bản, điện ảnh, phát thanh, truyền hình, phần
mềm có nội dung văn hóa, thủ công mỹ nghệ và các dịch vụ văn hóa sáng tạo.
PGS,TS Lương Hồng Quang – Viện Văn hóa Nghệ thuật quốc gia Việt
Nam trong bài báo cáo “Thực trạng các ngành công nghiệp văn hóa tại Việt
Nam và các định hướng phát triển từ 2011 đến 2020, tầm nhìn đến 2030” tại hội
thảo: Khung kế hoạch chiến lược phát triển các ngành công nghiệp văn hóa tại
Việt Nam đã khẳng định Nghệ thuật biểu diễn là một trong ba lĩnh vực nổi bật
phát triển công nghiệp văn hóa bên cạnh điện ảnh, mỹ thuật và nhiếp ảnh. Đồng
thời khẳng định đây là những ngành công nghiệp văn hóa đã tương đối định hình
ở Việt Nam.
Như vậy, ở Việt Nam hiện nay, các nhà nghiên cứu cho rằng cơ cấu của
ngành công nghiệp văn hóa bao gồm các lĩnh vực chủ yếu sau:
Công nghiệp truyền thông đại chúng (công nghiệp của báo chí, xuất
bản, in ấn, phát hành, quảng cáo, triển lãm, thông tin cổ động);
Công nghiệp âm nhạc (công nghiệp phục vụ hoạt động ca múa nhạc
và các sản phẩm âm nhạc từ băng, đĩa); Công nghiệp điện ảnh (công
nghiệp xây dựng phim, hậu kỳ phim và phát hành phổ biến phim);
Công nghiệp nghệ thuật biểu diễn (công nghệ tham gia vào các khâu:
sáng tạo, quảng bá, biểu diễn...); Công nghiệp mỹ thuật (công nghệ
hoá sinh trong sáng tạo và bảo quản và công nghiệp tham gia vào
khâu phát hành); Công nghiệp dịch vụ vui chơi, giải trí (công nghiệp
về các sản phẩm vui chơi trực tiếp và sản phẩm game từ phần mềm);
Hoạt động kinh doanh thương mại các vật tư chuyên ngành văn hóa
và các hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ văn hóa [40, tr.21].
37
2.1.1.3. Đặc trưng của công nghiệp văn hóa
Công nghiệp văn hóa có một số đặc trưng sau:
Thứ nhất, công nghiệp văn hóa là thành tựu của cuộc cách mạng khoa
học - công nghệ
Công nghiệp văn hóa xuất hiện đã tạo ra sự kết nối giữa các khu vực sáng
tạo và đặc biệt là sự sáng tạo trong văn hóa nghệ thuật; gắn kết với thành tựu
khoa học công nghệ, nhất là công nghệ truyền thông, công nghệ thông tin và
hướng tới phát triển thị trường, phục vụ cho xã hội đại chúng. Điều này kéo theo
tất cả các hoạt động vào phục vụ cho sự năng động và đa dạng của xã hội hiện
đại. Vượt qua những rào cản của biên giới quốc gia để có xu hướng hội nhập
toàn cầu, CNVH không chỉ phục vụ cho nhu cầu thẩm mỹ, nghệ thuật mà còn
phục vụ cho nhu cầu giải trí, nhu cầu tiêu dùng và là nguồn phát triển kinh tế
đem lại lợi nhuận cao. Chính vì vậy, phát triển CNVH là cuộc chạy đua giữa các
quốc gia khác nhau. CNVH không chỉ là sản phẩm của xã hội tư bản mà là sản
phẩm của văn minh nhân loại.
Thứ hai, công nghiệp văn hóa hoạt động theo cơ chế thị trường, chịu sự
tác động của quy luật thị trường
Công nghiệp văn hóa là một ngành công nghiệp phát triển trong nền kinh
tế thị trường. Vì vậy, các sản phẩm công nghiệp văn hóa trở thành hàng hóa
được sản xuất theo cơ chế công nghiệp và được giao dịch theo cơ chế thị
trường; chịu sự tác động của quy luật thị trường nhưng là thị trường đặc biệt.
Nghĩa là những sản phẩm hàng hóa văn hóa này mang tính đặc thù: giá trị kinh
tế được tạo ra trên cơ sở giá trị văn hóa, giá trị tư tưởng và giá trị thẩm mỹ để
công chúng tiếp nhận và tiêu thụ. Vai trò của chủ thể doanh nghiệp, chủ thể
sáng tạo, chính sách nhà nước và công chúng hết sức quan trọng để phát triển
lĩnh vực này.
Thứ ba, công nghiệp văn hóa phải được bảo vệ bởi bản quyền
Ngành công nghiệp văn hóa dựa trên sự sản xuất, khai thác, phân phối và
tiêu thụ các giá trị văn hóa – giá trị sáng tạo. Sản phẩm sáng tạo đóng vai trò cốt
38
lõi của các ngành công nghiệp văn hóa. Chính vì vậy, cần phải thực thi nghiêm
túc Luật bản quyền, nếu không sẽ ảnh hưởng đến lợi ích của người sáng tạo và
sự phát triển lành mạnh của lĩnh vực này. Hơn nữa, công nghiệp văn hóa là
ngành kinh tế, hoạt động theo luật doanh nghiệp và những quy định liên quan
đến an ninh văn hóa, tư tưởng nên bảo vệ bởi luật bản quyền cần được đặt lên
trên hết.
Thứ tư, công nghiệp văn hóa vượt ra ngoài giới hạn của quan niệm truyền
thống phân biệt văn hóa tinh hoa, văn hóa bác học với văn hóa bình dân, văn
hóa đại chúng
Trước đây, một số quan niệm cho rằng: CNVH là sản phẩm của văn hóa
đại chúng, chỉ phục vụ số đông với chất lượng thấp. Nhưng thực ra thì không
phải vậy. Sản phẩm CNVH không chỉ đáp ứng nhu cầu sôi động của xã hội, mà
còn phục vụ cho nhiều đối tượng chuyên biệt khác nhau qua nhiều kênh chuyển
tải khác nhau với chất lượng nghệ thuật cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng
của xã hội.
Ngoài ra, phát triển được CNVH cần phải vượt ra khỏi suy nghĩ cho rằng
văn hóa chỉ đáp ứng nhu cầu tinh thần, tình cảm, hoàn toàn mang tính chất tinh
thần thuần túy, không có giá trị kinh tế và không thể mua bán được bằng tiền.
Thời gian gần đây, nhân loại đã nhận thức lại về vai trò, ý nghĩa của văn hóa và
khẳng định văn hóa chính là động lực, là mục tiêu của sự phát triển kinh tế và bền
vững xã hội. Việc khai thác giá trị, tiềm lực văn hóa chính là động lực để phát triển
kinh tế. Vai trò nguồn lực của kinh tế đã được phát huy.
Phát triển CNVH cần vượt qua định kiến về vấn đề tôn giáo, dân tộc, giai
cấp, tuyệt đối hóa sự khác biệt về dân tộc, tôn giáo, giai cấp dẫn đến xung đột
văn hóa. Phát triển CNVH góp phần giao lưu, hợp tác quốc tế, đối thoại, trao đổi
vượt lên định kiến trên để tạo nên thái độ bao dung văn hóa, chia sẻ và hỗ trợ lẫn
nhau vì hòa bình và tiến bộ chung của loài người. Tất nhiên, mỗi dân tộc đều có
lợi ích riêng và chung, ở đây cần giải quyết mối quan hệ giữa cái chung và cái
riêng, cái phổ biến và cái đặc thù, xuất phát từ lợi ích của dân tộc trong mối
39
tương quan với quốc tế. Nói tóm lại, phát triển CNVH là một trong những nguồn
lực, khẳng định sức mạnh quốc gia, là “sức mạnh mềm” của văn hóa quốc gia để
giao lưu, quảng bá với bạn bè trên thế giới.
2.1.2. Khái niệm và cơ cấu của nghệ thuật biểu diễn
2.1.2.1. Khái niệm nghệ thuật biểu diễn
Nghệ thuật biểu diễn là một trong những lĩnh vực quan trọng có tính đặc
thù của công nghiệp văn hoá. Sản phẩm của nghệ thuật biểu diễn trước hết liên
quan đến sáng tạo giá trị văn hoá nghệ thuật - giá trị mà không một hình thái ý
thức nào có thể thay thế được trong việc tác động đến tư tưởng, tình cảm, lý tưởng
thẩm mỹ, góp phần phát triển hoàn thiện nhân cách con người.
Tính đặc thù của nghệ thuật biểu diễn xét ở góc độ khái quát nhất là hình
thái ý thức xã hội đặc thù, phản ánh hiện thực bằng hình tượng sinh động cụ thể,
gợi cảm nhằm thỏa mãn nhu cầu thẩm mỹ của con người. Nghệ thuật là sản
phẩm hoạt động sáng tạo của con người, gắn liền với tâm tư, tình cảm của con
người. Bằng những phương tiện biểu hiện đặc thù riêng của mình, nghệ thuật
phản ánh thế giới và cải tạo thế giới. Nghệ thuật giúp con người nhận thức
những giá trị chân, thiện, mỹ, là phương tiện tác động vào thế giới nội tâm của
con người, làm cho con người gắn bó với cộng đồng: “Hơn bất cứ lĩnh vực nào
trong quan hệ thẩm mỹ giữa con người và hiện thực, nghệ thuật mang ý nghĩa xã
hội sâu sắc. Nó không chỉ phản ánh các điều kiện sinh hoạt thông thường của xã
hội mà còn thể hiện chiều sâu của tâm lý” [43, tr.318].
Nghệ thuật chân chính bao giờ cũng tạo nên một sức mạnh to lớn tác động
đến cuộc sống con người. Sức mạnh đó được thể hiện ở nhiều lĩnh vực khác
nhau: nghệ thuật ngôn từ, nghệ thuật tạo hình, nghệ thuật biểu diễn Nghệ thuật
ngôn từ dùng ngôn ngữ để diễn đạt tình cảm, tư tưởng, tâm hồn của con người
theo quy luật của cái đẹp. Nghệ thuật tạo hình chủ yếu sử dụng hình khối đường
nét và các gam màu để thể hiện vật thể dưới dạng tác phẩm mỹ thuật, kiến trúc,
điêu khắc, hội hoạ, đồ thủ công mỹ nghệ. Nghệ thuật biểu biễn là lĩnh vực nghệ
thuật được diễn xuất bằng hành động, bằng cử chỉ của người nghệ sĩ.
40
Nhà sưu tầm, nghiên cứu múa dân tộc NSND - GS,TS. Lê Ngọc Canh
quan niệm:
Nghệ thuật biểu diễn bao hàm những loại hình nghệ thuật có chung
tính chất, đặc điểm, môi trường, không gian, thời gian trình diễn với
sự sáng tạo của nhiều thế hệ trong tiến trình lịch sử hình thành, phát
triển văn hóa của các tộc người, của xã hội trong mọi thời đại, thông
qua các loại hình nghệ thuật biểu diễn như ca, múa, nhạc, tuồng, chèo,
diễn xướng... Chúng chuyển động trong mọi không gian, thời gian
trình diễn khác nhau. Sự chuyển động trình diễn ấy do các nghệ nhân,
các nghệ sĩ thực hiện thông qua những âm thanh, hình thể, điệu bộ,
hình dáng của cơ thể con người và cảm xúc, tâm hồn. Những nghệ
nhân, nghệ sĩ ấy lại tái tạo, bổ sung, hoàn thiện những bài bản đã có,
đã tồn tại trong đời sống văn hóa cộng đồng.
Nghệ thuật biểu diễn là loại hình nghệ thuật chuyển động đa loại, đa
dạng, đa hình, đa âm. Có nhà nghiên cứu còn gọi là nghệ thuật động
giàu tính thẩm mỹ trực quan, đem lại cho người tiếp cận bằng thị giác,
thính giác (nghe, nhìn), tiếp cận dưới góc độ thẩm mỹ [15, tr.193-194].
Những quan niệm trên đây cho thấy: Nghệ thuật biểu diễn là hình thức
nghệ thuật mang tính tổng hợp, tính tổng thể rất cao; là sự sáng tạo lần thứ hai
trên cơ sở gắn với thân thể, năng lực cảm thụ, trình diễn của người nghệ sĩ;
thông qua tác phẩm sân khấu để nhằm giáo dục tư tưởng, tình cảm, đạo đức, lối
sống, nâng cao dân trí, thẩm mỹ đáp ứng nhu cầu hưởng thụ văn hóa tinh thần
của nhân dân. Nghệ thuật biểu diễn phát triển đúng hướng sẽ góp phần xây dựng,
phát triển nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Theo quan điểm của NCS, nếu quan niệm công nghiệp văn hóa là sự ứng
dụng của tiến bộ khoa học công nghệ và kỹ năng kinh doanh, sử dụng năng lực
sáng tạo, vốn văn hóa để tạo ra sản phẩm và dịch vụ văn hóa đáp ứng nhu cầu
tiêu dùng và hưởng thụ văn hóa của người dân, thì nghệ thuật biểu diễn là ngành
công nghiệp đặc thù, quan trọng của công nghiệp văn hoá. Một số lĩnh vực nghệ
41
thuật biểu diễn ở nước ta hiện nay cũng đã được sáng tạo, sản xuất, phân phối và
tiêu dùng theo quy trình của một ngành công nghiệp. Nhưng khác với một số
thành tố khác trong đời sống văn hóa nghệ thuật, nghệ thuật biểu diễn được thể
hiện thông qua hệ thống các phương tiện (sân khấu, âm thanh, ánh sáng, trang
phục, đạo cụ), tập trung ở nhà hát, sân khấu, rạp xiếc, múa rối, nhà chiếu
phim, vũ trường (những đặc điểm sẽ được trình bày ở phần tiếp theo).
2.1.2.2. Cơ cấu của nghệ thuật biểu diễn
Ở Việt Nam, theo Nghị định của Chính phủ (tháng 10/2012), quy định về
biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang; thi người đẹp và người mẫu; lưu
hành, kinh doanh bản ghi âm, ghi hình ca múa nhạc, sân khấu về Nghệ thuật biểu
diễn, bao gồm các loại hình: Tuồng, Chèo, Cải lương, Xiếc, Múa rối, Kịch nói,
Kịch múa, Kịch hát, Kịch câm, Dân ca kịch, Nhạc kịch, các loại hình nghệ thuật
Ca-Múa-Nhạc, Ngâm thơ, Tấu hài, Tạp kỹ và các loại hình nghệ thuật khác được
thể hiện trên sân khấu thông qua diễn xuất của diễn viên chuyên nghiệp. Có thể
chia thành hai khối chính như quan niệm của các nhà khoa học trong đề tài
khoa học cấp Bộ về “Phát triển công nghiệp văn hóa ở Việt Nam, thực trạng và
giải pháp”:
- Khối sân khấu: gồm các loại hình nghệ thuật Tuồng, Chèo, Cải lương,
Xiếc, Múa rối, Kịch nói, Kịch câm, Dân ca kịch, sản phẩm gọi là vở diễn.
- Khối ca múa nhạc: Gồm các loại hình nghệ thuật Ca - Múa - Nhạc,
Ngâm thơ, Kịch hát, Tấu hài, sản phẩm của nó gọi là chương trình.
Thực tế c...độ ưu tiên về định hướng giá trị để công nghiệp
văn hóa- nghệ thuật biểu diễn phát triển (trong đó, 1 là ưu tiên nhất):
1. Tăng lợi nhuận
2. Thu hút khán giả
3. Giữ thương hiệu
4. Đề cao tính thẩm mỹ
5. Đề cao tài năng nghệ thuật
6. Chăm lo cho nghệ sĩ
7. Bảo tồn nghệ thuật dân tộc
8. Tăng sức cạnh tranh
Câu 9: Ông/bà vui lòng đánh giá về chất lượng/ số lượng đội ngũ nguồn nhân lực
phục vụ cho công nghiệp nghệ thuật biểu diễn tại Tp. Hồ Chí Minh hiện nay:
Tốt Khá Trung bình Yếu
Câu 10: Theo ông/bà, những điều kiện/yếu tố/nhân tố nào tác động đến sự phát triển
công nghiệp nghệ thuật biểu diễn ở Tp. Hồ Chí Minh hiện nay:
1. Điều kiện về tự nhiên, tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội của Thành phố
2. Đường lối, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển công nghiệp văn hóa
3. Xu thế toàn cầu hóa
4. Sự phát triển của khoa học – công nghệ
5. Tác động của kinh tế thị trường
6. Tất cả các nhân tố trên
185
Câu 11: Ông/bà vui lòng sắp xếp thứ tự đối với những vấn đề đặt ra sau đây của công
nghiệp nghệ thuật biểu diễn Tp. HCM hiện nay (Trong đó, 1 là ưu tiên nhất):
1. Mâu thuẫn giữa nhu cầu hưởng thụ và khả năng đáp ứng
2. Mâu thuẫn giữa áp lực quốc tế và năng lực trong nước
3. Mâu thuẫn giữa trình độ quản lý và nhu cầu phát triển
4. Mâu thuẫn giữa nguồn nhân lực của CNVH
với tốc độ phát triển của khu vực và thế giới
Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ông/bà!
186
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC II
Khảo sát viên: ....................................................... Ngày khảo sát: .
Địa điểm khảo sát:
Đề tài cần khảo sát: Công nghiệp văn hóa ở Thành phố Hồ Chí Minh hiện nay (Qua khảo
sát một số lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn)
Kết quả cần đạt được: Thống kê cần thể hiện rõ sự thay đổi về yếu tố kỹ thuật – công nghệ
trong hoạt động biểu diễn sân khấu ca nhạc tại Tp. HCM trong quá khứ và hiện tại
Mã số: 01
Mục đích khảo sát: Tìm hiểu việc ứng dụng công nghệ
trong hoạt động biểu diễn sân khấu ca nhạc tại Tp.HCM
Hình thức khảo sát: Thống kê số liệu từ 05 đơn vị biểu
diễn sân khấu ca nhạc tại Tp.HCM
187
PHỤ LỤC 1.6: BIỂU THỐNG KÊ
Chúng tôi là nhóm nghiên cứu viên đến từ trường Học viện Chính trị khu vực II thực hiện đề tài
này với mục đích nghiên cứu. Chúng tôi rất mong được sự giúp đỡ của quý vị trong quá trình
thực hiện công trình này. Chúng tôi cam kết những thông tin mà quý vị cung cấp được bảo mật
để phục vụ công tác nghiên cứu khoa học. Xin chân thành cảm ơn!
Loại kỹ thuật – công nghệ trước đây Loại kỹ thuật – công nghệ hiện tại
Hệ thống ánh sáng
- Hệ thống bàn điều khiển bằng tín hiệu
DMX
- Hệ thống điều khiển tín hiệu DMX 512
chanel
Kỹ thuật – công nghệ chiếu sáng
- Đèn Par 64
- Đèn profile
- Đèn Fresnell
- Đèn Par led
- Đèn Moving head
Hệ thống âm thanh
- Bàn điều khiển cơ (Allen & heat)
- Bàn điều khiển kỹ thuật số Yamaha 48
chanel
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 12năm 2014
Cơ quan cung cấp số liệu xác nhận, đóng dấu
188
PHỤ LỤC 2
KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU ĐỊNH LƯỢNG
1. Đặc trưng xã hội học của mẫu nghiên cứu định lượng
- Mẫu khán giả
+ Giới tính: 46.7% nữ, 53.3% nam.
+ Độ tuổi: từ 12 – 18: 5.9%; từ 19 – 25: 35.8%; từ 26 – 35: 36.4%; từ 36
– 45: 11.8%; từ 46 – 55: 8%; trên 55: 2.1%.
+ Dân tộc: 87.9% Kinh, 10.4% Hoa, 0.6% Chăm; 1.1 khác
+ Trình độ học vấn: 2.1% chưa bao giờ đi học; 4.2% cấp 2; 9.5% cấp 3;
31.2% TC, CĐ; 43.4% ĐH, 9.6% sau ĐH.
- Mẫu cán bộ
+ Giới tính: 60.2% nam, 39.8% nữ.
+ Độ tuổi: từ 18 – 25: 11.4%; từ 26 – 35: 35.4%; từ 36 – 45: 26.9%; từ
46 – 55: 16.5%; trên 55: 9.8%.
+ Dân tộc: 96.7% Kinh, 2.4% Hoa, Khơ me: 0.9%.
+ Trình độ học vấn: 1% cấp 1; 7% cấp 2; 30% cấp 3; 12% TC, CĐ; 42%
ĐH, 8% sau ĐH.
+ Thời gian làm việc: 6.5% dưới 1 năm; 11.7% năm thứ 2; 11.7% năm
thứ 3; 70.1% trên 3 năm.
2. Kết quả khảo sát định lượng
2.1. Đối tượng là khán giả
a.1. Đánh giá của khán giả sân khấu ca nhạc
Bảng 1: Mức độ xem biểu diễn ca nhạc tại sân khấu được khảo sát
Lần thứ 2 Lần thứ 3 Trên 3 lần
26.0
39.7 34.3
189
Bảng 2: Lý do thường xuyên đến xem biểu diễn ca nhạc tại sân khấu này
Các chương trình có
chất lượng nghệ thuật
cao
Sân khấu
đẹp
Hệ thống âm
thanh, ánh sáng
chuẩn
Các dịch
vụ đi kèm
tốt
Vị trí sân
khấu gần nhà
36 41.3 44 5.3 56
Bảng 3: Đánh giá về chất lượng ca sĩ
Phần lớn chất
giọng và trình diễn
tốt
Phần lớn chất giọng
và trình diễn khá
Phần lớn chất giọng
và trình diễn trung
bình
Phần lớn chất giọng
vàtrình diễn yếu
35.1 59.5 5.4 0
Bảng 4: Mức độ hài lòng của Ông /bà đối với chất lượng chương trình ca nhạc tại
sân khấu
Rất hài lòng với phần lớn
chương trình ca nhạc
Tương đối hài lòng với phần
lớn chương trình ca nhạc
Không hài lòng với
phần lớn chương trình
ca nhạc
37.8 62.2 0
Bảng 5: Đánh giá về giá vé tại sân khấu
Rất cao Tương đối cao Phù hợp Rẻ
1.3 4.0 57.3 37.3
Bảng 6: Ý kiến về chất lượng hệ thống cơ sở vật chất tại sân khấu
Tốt Khá TB kém
Hệ thống âm thanh 59.5 35.1 5.4 00
Hệ thống ánh sáng 60.3 34.2 5.5 00
Ghế ngồi 18.9 66.2 14.9 00
Nhà vệ sinh 1.4 35.1 47.3 16.2
Bảng 7: Ý kiến về chất lượng một số hoạt động của sân khấu
Tốt Khá TB kém
Hoạt động bán vé 40.5 51.4 6.8 1.3
Hoạt động quảng cáo 50 47.3 2.7 00
Công tác an ninh, trật tự 50.7 36 13.3 00
Dịch vụ ẩm thực 6.7 30 60 3.3
Dịch vụ giữ xe 25.7 45.9 28.4 00
190
Bảng 8: thông tin về các chương trình ca nhạc ở sân khấu này qua các kênh
truyền thông
Website của
sân khấu
Biển quảng cáo
trước sân khấu
Báo in Báo điện tử Truyền miệng
23.9 76 12 10.7 82.7
a.2. Đánh giá của khán giả sân khấu kịch
Bảng 1: Mức độ xem biểu diễn tại sân khấu
Lần thứ 2 Lần thứ 3 Trên 3 lần
30.1 27.4 42.5
Bảng 2: Lý do thường xuyên đến xem biểu diễn tại sân khấu này
Kịch hay
Sân khấu
đẹp
Hệ thống âm thanh,
ánh sáng chuẩn
Các dịch vụ đi
kèm tốt
Vị trí sân khấu
gần nhà
84 24 25.3 1.3 32
Bảng 3: Đánh giá về chất lượng diễn viên chính
Phần lớn diễn
xuất tốt
Phần lớn diễn
xuất khá
Phần lớn diễn
xuất trung bình
Phần lớn diễn
xuất yếu
71.2 28.8 00 00
Bảng 4: Đánh giá về chất lượng diễn viên phụ
Phần lớn diễn
xuất tốt
Phần lớn diễn
xuất khá
Phần lớn diễn
xuất trung bình
Phần lớn diễn
xuất yếu
54.7 39.1 6.2 0
Bảng 5: Mức độ hài lòng của ông /bà đối với chất lượng nội dung các vở diễn
Rất hài lòng với phần lớn
vở kịch
Tương đối hài lòng với phần lớn
vở kịch
Không hài lòng với
phần lớn vở kịch
30.1 69.9 00
Bảng 6: Đánh giá về giá vé tại sân khấu
Rất cao Tương đối cao Phù hợp Rẻ
54.9 43.7 1.4 00
191
Bảng 7: Ý kiến về chất lượng hệ thống cơ sở vật chất tại sân khấu
Tốt Khá TB kém
Hệ thống âm thanh 42.5 45.2 12.3 00
Hệ thống ánh sáng 44.6 43.2 12.0 00
Ghế ngồi 15.2 52.7 35.1 00
Nhà vệ sinh 8.2 53.4 38.4 00
Bảng 8: Ý kiến về chất lượng một số hoạt động của sân khấu
Tốt Khá TB kém
Hoạt động bán vé 27.4 57.5 13.7 1.4
Hoạt động quảng cáo 34.8 34.8 25.7 2.9
Công tác an ninh, trật
tự
28.2 60.6 11.3 00
Dịch vụ ẩm thực 4.1 26.5 49 20.4
Dịch vụ giữ xe 22.5 47.9 28.2 1.4
Bảng 9: thông tin về các vở diễn của sân khấu này qua các kênh truyền thông
Website của
sân khấu
Biển quảng cáo
trước sân khấu
Báo in Báo điện tử Truyền miệng
50.7 64 5.3 13.3 65.3
b. Đánh giá của cán bộ
b.1. Đánh giá của cán bộ quản lý nghề nghiệp (tại các đơn vị sân khấu)
Bảng 1: Đối với thuật ngữ CNVH ông/bà đã:
Chưa bao
giờ nghe
Đã nghe
không hiểu
Đã nghe nhưng
không quan tâm
Hiểu rỏ
thuật ngữ này
Đang tìm hiểu
49.1 5.5 40 0 5.4
Bảng 2: Công nghiệp biểu diễn bao gồm những thành tố:
Khu vực sáng tạo
nghệ thuật
Khu vực tổ chức
biểu diễn
Khu vực quản trị
Tất cả
các thành tố trên
0 0 0 100
192
Bảng 3: Nguyên nhân cản trở sự phát triển của CNNTBD
Quan trọng 1 Quan trọng 2 Quan trọng 3
Quan
trọng 4
Công tác quản lý nhà nước 96 0 4 0
Công tác quản trị doanh
nghiệp
0 100 0 0
Thiếu hụt tài năng nghệ thuật 0 0 16.7 83.3
Công tác tổ chức biểu diễn 21.4 0 64.3 `4.3
Bảng 4: Chính sách nhà nước cần ưu tiên để tạo động lực phát triển CNNTBD
UT1 UT2 UT3 UT4 UT5 UT6 UT7 UT8 UT9 UT10
CL PTCN NT biễu diễn 96.2 3.8 0 0 0 0 0 0 0 0
Chính sách thuế 4 4 0 4 8 36 36 4 4 0
Ưu đãi vay vốn 0 0 0 0 33.3 12.5 12.5 37.5 0 4.2
CS ưu đãi thuê mặt bằng 0 0 4.2 33.3 0 0 12.5 8.3 41.7 0
CS ĐT tài năng QTNT 4.2 83.3 0 0 4.2 0 0 8.3 0 0
CS ĐT nghệ sĩ ST, BD 0 4.2 20.8 12.5 20.8 4.2 33.3 0 4.2 0
CS trọng dụng nhân tài 0 0 8.3 20.8 8.3 20.8 4.2 33.3 4.2 0
CS XHH hoạt động NT 0 0 25 16.7 29.2 8.3 0 4.2 8.3 8.3
CS đổi mới CNKT 0 0 29.2 12.5 0 16.7 0 4.2 37.5 0
CS thu hút đầu tư QT 0 4.2 4.2 0 4.2 0 0 0 0 87.5
Bảng 5: Giải pháp cần ưu tiên phát triển CN NTBD
UT 1 UT2 UT3 UT4 UT5 UT6 UT7
Thay đổi nhận thức, tư duy về
CNNTBD
70.8 4.2 0 8.3 0 8.3 8.3
Hoàn thiện văn bản PL về VH, NT 0 0 54.5 4.5 22.7 18.2 0
Đầu tư xây dựng CSVC 8.7 43.5 8.7 13 13 13 0
Cải tiến chế độ chính sách 4.5 22.7 9.1 18.2 45.5 0 0
Đào tạo nguồn nhân lực 13.6 18.2 4.5 45.5 9.1 4.5 4.5
Đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực
NTBD
9.1 4.5 0 0 0 54.5 31.8
Nâng cao thị hiếu thẩm mỹ của
công chúng
4.3 0 21.7 13 8.7 0 52.2
193
Bảng 6: Mức độ quan tâm của đơn vị đối với các thành tố của CNNTBD
UT 1 UT2 UT3
Khu vực sáng tạo nghệ thuật 81.2 12.5 6.3
Khu vực tổ chức biểu diễn 40.9 45.5 13.6
Khu vực quản trị nghệ thuât 57.4 24.3 18.3
Bảng 7: Định hướng giá trị của đơn vị mình
UT 1 UT2 UT3 UT4 UT5 UT6 UT7 UT8
Tăng lợi nhuận 28.8 7.7 3.8 19.2 11.5 5.8 19.2 3.8
Thu hút khán giả 7.8 39.2 11.8 5.9 3.9 23.5 7.8 0
Giữ thương hiệu 0 6.4 10.6 38.3 8.5 6.4 17.8 0
Đề cao tính thẩm mỹ 0 4.2 6.2 20.8 37.5 25 6.3 0
Đề cao tài năng nghệ thuật 29.8 14.9 19.1 2.1 6.4 25.5 0 2.1
Chăm lo cho nghệ sỹ 10.2 20.4 44.9 8.2 8.2 0 4.1 4.1
Bảo tồn nghệ thuật dân tộc 31.4 11.8 7.8 0 17.6 2 16.6 7.8
Tăng sức cạnh tranh 0 0 0 0 4.3 8.5 6.4 80.9
Bảng 8: Mức độ tham gia biểu diễn của ông bà tại đơn vị mình
Rất thường xuyên Thường xuyên Thỉnh thoảng
63 29.6 7.4
Bảng 9 : Chất lượng các chương trình nghệ thuật
Cao Trung binh Thấp Rất thấp
81.8 18.2 0 0
194
Bảng 10: Ý kiến về chất lượng hệ thống cơ sở vật chất tại sân khấu
Tốt Khá TB kém
Hệ thống âm thanh 59.3 29.6 9.3 1.9
Hệ thống ánh sáng 55.6 27.8 14.8 1.8
Sân khấu 61.1 25.9 13 0
Ghế ngồi 49.1 18.9 32.1 0
Nhà vệ sinh 46.2 19.2 32.7 1.9
Bảng 11: Hình thức truyền thông/Quảng cáo/marketing
Website Biển quảng cáo Báo in Báo điện tử Truyền miệng khác
85.7 85.7 50 66.1 69.6 12.5
Bảng 12: Đánh giá mức độ hiệu quả của các công cụ truyền thông
(Mức độ hiệu quả được sắp xếp theo thứ tự từ 1 đến 5, trong đó 1 là hiệu quả nhất)
Hiệu quả 1 Hiệu quả 2 Hiệu quả 3 Hiệu quả 4 Hiệu quả 5
Website 36.7 32.7 8.2 8.2 14.3
Biển quảng
cáo
57.1 28.6 2.4 4.8 7.1
Báo in 28.9 10.5 7.9 10.5 42.1
Báo điện tử 0 2,9 54.3 25.7 17.1
Truyền
miệng
5.1 20.5 30.8 41 2.6
b.2. Đánh giá của cán bộ quản lý nhà nước (Sở VH, TT & DL Tp. HCM)
Bảng 1: Đối với thuật ngữ CNNTBD, ông/bà đã
Chưa bao
giờ nghe
Đã nghe
không hiểu
Đã nghe nhưng
không quan tâm
Hiểu rõ
thuật ngữ này
Đang tìm hiểu
10.4 16.7 22.9 14.6 35.4
195
Bảng 2: CNNTBD bao gồm những thành tố
Khu vực sáng tạo
nghệ thuật
Khu vực tổ chức
biểu diễn
Khu vực quản trị
Tất cả các
thành tố trên
3.4 1.7 3.4 91.3
Bảng 3: Mức độ quan trọng của các nguyên nhân cản trở sự phát triển của CNNTBD
Quan trọng
1
Quan trọng
2
Quan trọng
3
Quan trọng
4
Công tác quản lý nhà nước 69 3.4 10.3 17.2
Công tác quản trị doanh
nghiệp
13.8 41.4 27.6 17.2
Thiếu hụt tài năng nghệ thuật 12.9 19.4 25.8 41.9
Công tác tổ chức biểu diễn 10.3 37.9 37.9 13.8
Bảng 4: Các chính sách của Nhà nước cần ưu tiên để phát triển CNNTBD
UT
1
UT
2
UT
3
UT
4
UT
5
UT
6
UT
7
UT
8
UT
9
UT
10
CL PTCN NT biễu diễn 57.6 3 6.1 15.2 15.2 0 0 0 0 3
Chính sách thuế 0 23.3 3.3 0 0 6.7 20 6.7
16.
7
23.3
Ưu đãi vay vốn 3.3 10 16.7 0 6.7 0 3.3 20
23.
3
6.7
CS ưu đãi thuê mặt
bằng
3.3 0 6.7 16.7 6.7 6.7 6.7 16.7
23.
3
13.3
CS ĐT tài năng QTNT 8.8 20.6 23.5 17.6 17.6 2.9 5.9 2.9 0 0
CS ĐT nghệ sĩ ST, BD 23.5 17.6 5.9 11.8 11.8 23.5 2.9 2.9 0 0
CS trọng dụng nhân
tài
6.1 18.2 27.3 9.1 9.1 6.1 21.2 0 3 0
CS XHH hoạt động NT 3 3 3 18.2 21.2 12.1 6.1 27.3 3 3
CS đổi mới CNKT 3.1 9.4 9.4 0 6.2 25 15.6 6.2
15.
6
9.4
CS thu hút đầu tư QT 3.3 0 13.3 3.3 3.3 13.3 13.3 13.3 10 26.7
196
Bảng 5: Giải pháp ưu tiên phát triển CNNTBD
UT 1 UT2 UT3 UT4 UT5 UT6 UT7
Thay đổi nhận thức, tư duy về
CNNTBD
34.5 10.3 10.3 3.4 13.8 10.3 17.2
Hoàn thiện văn bản PL về VH, NT 23.3 13.3 13.3 10 10 23.3 6.7
Đầu tư xây dựng CSVC 9.7 29 19.4 9.7 19.4 6.5 6.5
Cải tiến chế độ chính sách 9.7 12.9 16.1 22.6 9.7 12.9 16.1
Đào tạo nguồn nhân lực 12.9 12.9 29 22.6 9.7 9.7 3.2
Đẩy mạnh xã hội hóa lĩnh vực
NTBD
6.7 16.7 3.3 16.7 16.7 20 20
Nâng cao thị hiếu thẩm mỹ của
công chúng
16.1 6.5 12.9 16.1 19.4 9.7 19.4
Bảng 6: CNNTBD cần quan tâm đến các thành tố
UT 1 UT2 UT3
Khu vực sáng tạo nghệ thuật 66.7 23.8 9.5
Khu vực tổ chức biểu diễn 30.4 34.8 34.8
Khu vực quản trị nghệ thuât 30 30 40
Bảng 7: Định hướng giá trị để CNNTBD phát triển
UT 1 UT2 UT3 UT4 UT5 UT6 UT7 UT8
Tăng lợi nhuận 22.2 8.3 11.1 5.6 13.9 16.7 5.6 16.7
Thu hút khán giả 22.5 15 17.5 17.5 15 7.5 5 0
Giữ thương hiệu 5.9 8.8 11.8 17.6 2.9 17.6 17.6 17.6
Đề cao tính thẩm mỹ 12.8 25.6 17.9 10.3 10.3 2.6 10.3 10.3
Đề cao tài năng nghệ thuật 15 20 32.5 17.5 10 2.5 0 2.5
Chăm lo cho nghệ sỹ 21.6 5.4 8.1 13.5 24.3 8.1 10.8 8.1
Bảo tồn nghệ thuật dân tộc 18.9 13.5 2.7 13.5 13.5 16.2 78.4 94.6
Tăng sức cạnh tranh 81 5.4 2.7 5.4 13.5 21.6 18.9 24.3
197
Bảng 8: Đánh giá chất lượng nguồn nhân lực – đội ngũ nhân sự phục vụ cho sự phát
triển của CNNTBD thành phố
Tốt Khá Trung bình Yếu
2.4 26.8 56.1 14.6
Bảng 9: Những nhân tố tác động đến sự phát triển của CNNTBD
ĐKTN, KT,
VH. XH
Đường lối, chủ
trương của
Đảng
Xu thế
toàn cầu
hóa
Sự PT
KHCN
Tác động
của KT TT
Tất cả nhân
tố trên
8.6 8.9 7.0 6.9 13.8 54.8
Bảng 10: Các vấn đề đặt ra hiện nay đối với sự phát triển của CNNTBD
VĐ 1 VĐ2 VĐ3 VĐ4
>< giữa nhu cầu hưởng thụ và khả năng đáp ứng 54.3 17.1 17.1 11.4
>< giữa áp lực quốc tế và năng lực trong nước 3.3 30 43.3 23.3
>< giữa trình độ quản lý và nhu cầu phát triển 43.8 40.6 15.6 0
>< giữa nguồn nhân lực của CNVH với tốc độ phát triển
của KV và TG
20.7 10.3 17.2 51.8
198
PHỤ LỤC 3
CÂU HỎI VÀ NỘI DUNG PHỎNG VẤN SÂU
1. Một số chú ý
- Nội dung cuộc phỏng vấn đã được tĩnh lược và biên tập cho phù hợp với đề
tài nghiên cứu và thể loại văn phong khoa học. Việc này được thực hiện trên cơ sở
sự đồng thuận và giám sát của các cá nhân tham gia phỏng vấn.
- Những nội dung được trích dẫn đảm bảo tính nguyên gốc của thông tin mà
phỏng vấn viên thu thập được.
- Thứ tự các câu hỏi trong bảng này không trùng khớp với số thứ tự câu hỏi
trên phỏng vấn thực địa.
2. Thông tin chung về các cuộc phỏng vấn
- Thời gian phỏng vấn: Từ tháng 10-12/2014
- Phỏng vấn viên: Nguyễn Thị Kim Liên, Nguyễn Hồ Phong (Giảng viên
trường Đại học Văn hoá Tp. Hồ Chí Minh)
- Địa điểm phỏng vấn: Tại cơ quan của các cá nhân tham gia trả lời phỏng vấn
- Lý lịch trích ngang của các cá nhân tham gia trả lời phỏng vấn
Stt Họ và tên Năm sinh Chức vụ/ Đơn vị công tác
1 Huỳnh Anh Tuấn 1962 GĐ Sân khấu Idecaf
2 Ngô Đặng Hồng Vân 1966 GĐ Sân khấu kịch Hồng Vân
3 Trương Tấn Đức 1976 Công ty du lịch Sài Gòn Tourist
3.Trích nội dung trả lời phỏng vấn
Phỏng vấn số 01: Ông Huỳnh Anh Tuấn – Giám đốc Sân khấu Idecaf
Câu 1: Thưa ông, ông nghĩ gì về khái niệm công nghiệp văn hoá? ở Tp. Hồ
Chí Minh hiện nay, lĩnh vực nghệ thuật biểu diễn đã phát triển theo hướng công
nghiệp như thế nào?
Trả lời: Đây là một khái niệm chính xác. Ở nhiều nước trên thế giới, vui
chơi, giải trí đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, khái niệm CNVH cần thiết cho
Việt Nam lâu lắm rồi, nhưng hiện nay Luật biểu diễn ở Việt Nam vẫn chưa có để
cho ngành biểu diễn yên tâm phát triển. Ở những đơn vị tư nhân, dù vô tình hay cố
ý thì cũng phải quan tâm đến yếu tố công nghiệp. Tôi là người “ngoại đạo”, có cái
199
đầu “nóng” và “lạnh”, có nghĩa là vừa tỉnh táo trong thị trường, vừa đam mê trong
nghệ thuật. Đây là nghề “sản xuất cảm xúc”, tạo ra những sản phẩm nghệ thuật
mang lại cảm xúc cho khán giả nhưng đồng thời cũng phải tìm cách kéo khán giả
đến với mình thì mới có được doanh thu. Ở một số đơn vị khác, những người làm
quản lý chủ yếu chính là những văn, nghệ sĩ nên thiếu sự tính toán kinh doanh, làm
theo kiểu “nghệ sĩ”, chủ yếu là kinh nghiệm, nghề dạy nghề.
Câu 2: Theo ông, vì sao thời gian gần đây sân khấu kịch Tp. Hồ Chí Minh
chủ yếu khai thác phát triển hài kịch?
Trả lời:... Tp. Hồ Chí Minh là một thành phố công nghiệp rất năng động,
luôn hối hả và có phần căng thẳng. Vì vậy, nhu cầu“được cười” của công chúng rất
cao. Sau những ngày làm việc căng thẳng, họ không muốn gì hơn là những tiếng cười
sảng khoái để chuẩn bị cho một ngày làm việc mới. Vì lẽ đó, hiện nay, nhiều sân
khấu đầu tư phát triển hài kịch để thu hút khán giả.
Câu 3: Theo ông, liệu còn lý do nào khác khiến hài kịch đang phát triển rất
mạnh không?
Trả lời: Vì dựng một vở hài kịch đơn giản hơn rất nhiều so với chính
kịch, nhất là khâu kịch bản, đầu tư cho hài kịch đỡ tốn kém hơn nhưng đời sống của
vở lâu hơn, lợi nhuận thu được lớn hơn. Vì vậy, các đơn vị đang chạy đua dựng hài
kịch để thu lợi nhuận.
Câu 4: Theo ông, khả năng mở rộng, phát triển thị trường quốc tế của lĩnh
vực nghệ thuật biểu diễn Tp. Hồ Chí Minh hiện nay như thế nào?
Trả lời: Khán giả kiều bào thích xem những thể loại tấu hài, cải lương
nhẹ nhàng và những vở kịch mang nội dung tình tự quê hương. Tuy nhiên, những
thị hiếu đó không phải các ông bầu hải ngoại không nắm bắt được. Vì thế, nếu đưa
kịch Việt Nam ra nước ngoài phục vụ kiều bào sẽ vấp phải việc cạnh tranh mạnh
của các sân khấu hải ngoại.
Câu 5: Với Nhà hát múa rối nước Rồng Vàng, ông đã bằng cách nào để có
thể phát triển được như hôm nay?
Trả lời: Hiện nay, chúng tôi đã liên kết ít nhất 05 công ty du lịch trong
thành phố để đưa khách đến nhà hát của chúng tôi. Trong đó, đối tác lớn nhất của
200
chúng tôi là công ty du lịch Sài Gòn Tourist. Nhờ có sự kết hợp này mà Nhà hát chúng
tôi đã vượt qua được những giai đoạn khó khăn nhất. Đến hôm nay thì chúng tôi hoàn
toàn tin tưởng rằng, Nhà hát chúng tôi sẽ tiếp tục tồn tại và sẽ phát triển hơn nữa trong
tương lai.
Câu 6: Ông vui lòng cho biết suy nghĩ của mình về vấn đề bản quyền trong
sân khấu Kịch Thành phố hiện nay?
Trả lời:.. Ở nước ngoài, đạo diễn viết kịch bản xong thì đến Cục Sở hữu trí
tuệ để đăng ký bản quyền nhưng ở Việt Nam thì ít khi đăng ký. Chỉ khi nào ai sử
dụng mới trả tiền, có khi là độc quyền, có khi là đồng sở hữu, nhưng phải được
đồng ý của tác giả. Có thể hợp đồng sở hữu trong khoảng vài năm hoặc lâu hơn.
Phỏng vấn số 02: NSND Hồng Vân - GĐ Sân khấu kịch Hồng Vân
Câu 1: Theo chị, hiện nay doanh nghiệp mình có phải chịu sức ép nào của
khán giả trong quá trình sáng tạo nghệ thuật không?
Trả lời: Khán giả ngày nay khác xưa rất nhiều. Họ có nhiều sự lựa chọn
hơn cho nhu cầu giải trí của mình. Chỉ tính riêng kịch nói, thành phố này đã có hàng
chục điểm diễn, nếu tính chung các loại hình giải trí khác thì nhiều vô số kể. Tất cả
những đơn vị đó đều có những biện pháp khác nhau nhằm thu hút khách hàng. Vì
vậy, nếu mình làm dịch vụ không tốt, giá cả không hợp lý thì dù kịch có hay đến
mấy công chúng cũng sẽ không đến với mình. Vì vậy, chúng tôi phải luôn suy nghĩ
tìm ra giải pháp tốt nhất để đảm bảo lợi ích của khách hàng, thoả mãn yêu cầu của
họ, từ đó giữ chân được khán giả trung thành, chinh phục được những phân khúc
khán giả mới, nhưng đồng thời cũng phải đảm bảo lợi ích kinh tế của chúng tôi
Câu 2: Chị có thể nói rõ hơn khó khăn về cơ sở vật chất hiện nay của đơn vị mình?
Trả lời: ... Tiền để đầu tư hệ thống cơ sở vật chất hiện đại và hoàn chỉnh thì
chúng tôi có thể huy động được. Nhưng hiện nay, ngoài sân khấu Superbowl là tạm
yên tâm vì người ta cho thuê dài hạn, hai điểm diễn còn lại đều chỉ ký hợp đồng 2
năm một lần. Trong khi đó, tại sân khấu Phú Nhuận, chúng tôi có thể phải huỷ suất
diễn bất cứ khi nào nếu chính quyền cần hội trường. Thực trạng như vậy thì làm sao
chúng tôi có thể yên tâm để đầu tư cho chu đáo
201
Câu 3: Với cương vị là người quản lý sân khấu kịch Hồng Vân, chị nghĩ sao
khi có ý kiến cho rằng các vở diễn của sân khấu Hồng Vân chủ yếu là kịch thị
trường, ít có vở diễn đạt đỉnh cao về nghệ thuật?
Trả lời: ... Công bằng mà nhìn nhận, thị trường kịch nói thành phố hiện
nay tồn tại quá nhiều hạn chế, khó khăn, yếu kém. Trong đó, việc phổ biến các tác
phẩm nghệ thuật mang tính giải trí tầm thường mà thiếu vắng những tác phẩm đạt
đỉnh cao về giá trị nghệ thuật, sâu sắc về giá trị nội dung là thực trạng đáng quan
tâm nhất. Nhưng đó là nhu cầu thị trường. Đối với sân khấu kịch Hồng Vân, trước
mắt, nhu cầu này tạm thời giúp chúng tôi vượt qua những khó khăn hiện tại, nhưng
về lâu dài, rõ ràng chúng sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của chúng tôi
Nói thật, người làm nghệ thuật như chúng tôi, ai cũng muốn tạo ra những tác phẩm
có giá trị nghệ thuật cao. Tuy nhiên, vấn đề còn ở chỗ tài chính và nhu cầu của khán
giả. Bây giờ, chúng tôi hoạt động theo cơ chế thị trường nên không thể làm ngơ
trước thị hiếu của họ, bởi đó là nguồn sống của chúng tôi. Hiện nay có một thực tế
là vở diễn đạt giá trị nghệ thuật cao thì dường như không phù hợp với gu giải trí của
khán giả. Ngược lại, một vở diễn chỉ có tiếng cười thì lại được khán giả quan tâm
ủng hộ. Điều đó cho thấy một bộ phận lớn cư dân thành phố cần những tiếng cười
sảng khoái hơn là những suy nghĩ sâu xa, nặng về tư duy trừu tượng ... Tôi nghĩ xu
hướng này thể hiện nhu cầu của công chúng, cái nhu cầu có thực của người thưởng
thức, bởi vì mình nghĩ cuộc sống nó dồn dập mọi thứ đều áp lực, họ muốn giải toả,
giải trí là một chuyện còn giải toả nữa... Tôi rất muốn khai thác kịch văn học và
kịch tâm lý, nhưng khán giả có nhu cầu xem kịch kinh dị cao hơn hẳn các thể loại
còn lại. Để duy trì hoạt động sân khấu, chúng tôi buộc phải tập trung vào thế mạnh
này để có thể duy trì các thể loại hình kia... Bây giờ vẫn là kịch giải trí chiếm ưu
thế, kịch giải trí nuôi được tất cả những loại hình khác luôn...
Câu 4: Với tư cách là giám đốc, chị có thể cho ý kiến về năng lực quản lý
của Ban giám đốc sân khấu mình hiện nay như thế nào?
Trả lời: ... Mặc dù sân khấu chúng tôi là một doanh nghiệp kinh tế tư nhân,
nhưng bản thân tôi và anh Minh (tức nghệ sỹ Minh Nhí) chưa hề học qua một lớp
đào tạo chính quy về công tác quản lý, điều hành doanh nghiệp, ngoại trừ một vài
202
đợt tập huấn ngắn hạn mà Sở VH, TT & DL Thành phố tổ chức. Chúng tôi điều
hành đơn vị của mình hoàn toàn bằng đam mê và kinh nghiệm có được trong nhiều
năm đi diễn, rồi học từ bạn bè, đồng nghiệp. Sai đâu sửa đó.... Thật ra, cả tôi và anh
Minh (tức nghệ sỹ Minh Nhí) đều biết điểm yếu của chúng tôi cả. Và tất nhiên,
chúng tôi cũng muốn bổ túc những gì mình còn thiếu về lý thuyết. Chứ bấy lâu nay,
làm thì làm vậy thôi, chứ chúng tôi nào có hiểu đầy đủ bản chất của nền kinh tế thị
trường, ngay cả những từ ngữ như cạnh tranh, thị trường...chúng tôi cũng chỉ hiểu
theo cách nghệ sỹ... Làm quản lý mà không hiểu thấu đáo mấy vấn đề này thì tất
nhiên là khó khăn rồi. Nhưng nói thật, “lực bất tòng tâm”, một ngày chúng tôi làm
việc suốt từ sáng đến khuya, công việc thì ngổn ngang, trăm bề thì lấy đâu ra thời
gian để đi học. Đó là trăn trở thường trực trong lòng chúng tôi...
Câu 5: Mục tiêu nào khiến chị nhiều lần đưa đoàn đi lưu diễn?
Trả lời: Mục tiêu ban đầu của chuyến lưu diễn là chỉ để các diễn viên trẻ của
đoàn có cơ hội khẳng định tài năng của mình trong một môi trường mới chứ chưa
dám tính chuyện lợi nhuận.
Phỏng vấn số 03: Anh Trương Tấn Đức – hướng dẫn viên Công ty du lịch
Sài Gòn Tourist.
Câu 01: Theo anh, Công ty du lịch Sài Gòn Tourist đã làm gì để đa dạng
hoá sản phẩm phục vụ du khách?
Trả lời: Để đa dạng sản phẩm phục vụ du khách, nhất là khách nước ngoài,
chúng tôi đã hợp tác với Nhà hát Múa rối nước Rồng Vàng để đưa khách đến đây
giải trí. Tôi nghĩ, hướng hợp tác này là cần thiết, tuy nhiên, tại thành phố hiện nay
chưa có nhiều đơn vị nghệ thuật đủ điều kiện để chúng tôi hợp tác.
Câu 02: Vậy, theo anh, thái độ của du khách khi đến xem biểu diễn ở đây
như thế nào?
Trả lời: Tôi đã rất nhiều lần đưa khách đến đây, lần nào tôi cũng thấy khách
rất thích thú với các vở diễn, nhất là khách đến từ Nhật, Ý, Đức. Xem xong, họ đứng
vỗ tay rất lâu, có người còn đòi chụp hình chung với nghệ sỹ biểu diễn cho bằng
được. Lúc ra về, họ thường hỏi chúng tôi là “Các bạn còn loại hình nghệ thuật nào
thú vị như thế này nữa không?.
203
PHỤ LỤC 4
DANH SÁCH CÁC ĐƠN VỊ HOẠT ĐỘNG TRONG LĨNH VỰC VĂN HÓA
NGHỆ THUẬT – GIẢI TRÍ TẠI TP. HỒ CHÍ MINH
Stt Tên sân khấu Địa chỉ
Các sân khấu kịch
1. SK. Kịch Idecaf 28 Lê Thánh Tôn, Quận 1
2. SK. Kịch Quận 1 7 Trần Cao Vân, Quận 1
3. SK. Kịch Sài Gòn 130 Cao Thắng, Quận 3
4. Nhà hát kịch Tp. HCM 30 Trần Hưng Đạo, Quận 1
5. Nhà hát kịch Sân khấu Nhỏ 5B Võ Văn Tần, Quận 3
6. SK. Kịch Nụ Cười Mới 643 Đi n Biên h , Quận 3
7. SK. Kịch Thế Giới Trẻ 125 Cống Quỳnh, Quận 1
8. SK. Kịch Lê Hay 142 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1
9. SK. Kịch Hoàng Thái Thanh 139 Bắc H i, Quận 10
Các nhà hát, sân khấu ca nhạc
10. Nhà hát c i lương Trần Hữu Trang 515 – 517 Trần Hưng Đạo, Quận
11.
Nhà hát Ngh thuật hát Bội Tp. Hồ
Chí Minh
234 Lý Tự Trọng, Quận 1
12.
Nhà hát Giao hưởng & Vũ kịch Tp.
Hồ Chí Minh
212 Nguyễn Trãi, Quận 1
13.
Nhà hát Ca múa nhạc dân tộc Bông
Sen
108 Hai Bà Trưng, Quận 1
14. Nhà hát Thành phố 7 Công Trường Lam Sơn, Quận 1
15. Nhà hát Hòa Bình 240 Đường 3/2, Quận 10
16. Sân khấu ca nhạc Lan Anh 291 Cách Mạng Tháng 8, Quận 10
17. Sân khấu ca nhạc Trống Đồng 12B Cách Mạng Tháng Tám, Quận 1
18. Sân khấu Cầu Vòng 126 126 Cách Mạng Tháng Tám, Quận 3
204
Các phòng trà
19. hòng trà Điểm hẹn Sài Gòn 230 Đường 3/2, Quận 10
20. hòng trà Không Tên 112 Lê Thánh Tôn, Quận 1
21. hòng trà We 8 Lê Quý Đôn, Quận 3
22. hòng trà MTV Lầu 1, 65 Võ Văn Tần, Quận 3
23. hòng trà Tiếng Xưa (Văn ngh ) 442 Cao Thắng, Quận 10
24. hòng trà ATB 197/4 Nguyễn Văn Trỗi, Quận hú Nhuận
25. hòng trà M&Tôi 176 Đi n Biên h , Quận 3
26. hòng trà Ân Nam 52 Trương Định, Quận 3
27. hòng trà Đồng Dao 164 Pasteur, Quận 3
28. hòng trà Tình Ca 1A Phổ Quang, Quận Tân Bình
29. hòng trà Cest Môi – Làn Sóng Nhỏ 126 han Đăng Lưu, Quận hú Nhuận
30. hòng trà K&K 11 Nguyễn Văn Trỗi, Quận hú Nhuận
31.
hòng trà ca nhạc M&Tôi – Nốt
trầm giữa Sài Gòn
176 Đi n Biên h , Quận 3
Rạp chiếu phim
32. Megastar Cineplex Hùng Vương
Tầng 7 - Hùng Vương laza, 126 Hùng
Vương, Quận 5
33. Galaxy Cinema 116 Nguyễn Du, Quận 1
34. Thăng Long 19 Cao Thắng , Quận 3
35. Galaxy Nguyễn Trãi 230 Nguyễn Trãi, Quận 1
36. Lotte Cinema Diamond
Tầng 13 Diamond Plaza, 34 Lê Duẩn,
Quận 1
37. Toàn Thắng 102 Châu văn Liêm, Quận 3
38. Đống Đa 890 Trần Hưng Đạo, Quận 5
39. Vinh Quang 59 Pesteur, Quận 1
40. Văn Hoa 62 Trần Quang Kh i, Quận 1
41. Quốc Thái 157 – Đường 3/2, Quận 3
205
42. Minh Châu 369 Lê văn Sĩ, Quận 3
43. Cầu Bông 207 Đinh Tiên Hoàng, Quận 1
44. Đại Quang 63-65 Châu văn Liêm, Quận 5
45. Tân Sơn Nhất 186 Nguyễn văn Trỗi, Quận Tân Bình
46. Vườn Lài 22 Vĩnh Viễn, Quận 10
47. Fafim VN 6 Thái văn Lung, Quận 1
48. Cinema Box 212 Lý Chiến Thắng, Quận 1
49. Megastar Parkson
Tầng 10, arkson laza, 60A, Trường
Sơn, Quận Tân Bình
50. Megastar Cineplex Saigon Paragon
Tầng 5 tòa nhà Saigon aragon, 3 Nguyễn
Lương Bằng, Quận 7
51. Lotte Cinema Nam Sài Gòn
Tầng 3, Lotte Mart 469 Nguyễn Hữu
Quận 7
52. Lotte Cinema An Khánh Xa Lộ Hà NôI, Quận 2
53. BHD Star cineplex
Lầu 4 siêu thị Maximart - Đường 3/2,
Quận 10
206
PHỤ LỤC 5
MỘT SỐ HÌNH ẢNH MINH HỌA
A. Các điểm diễn và cơ sở vật chất của sân khấu kịch Hồng Vân
Hình 2: Sân khấu Phú Nhuận
Nguồn: Nguyễn Hồ Phong
Hình 1: Background sân khấu kịch Hồng Vân
Nguồn: kichhongvan.vn
207
Hình 4: Nội thất sân khấu Superbowl
Nguồn: kichhongvan.vn
Hình 3: Sân khấu Superbowl
Nguồn: kichhongvan.vn
208
B. Một số hình thức truyền thông marketing của sân khấu Hồng Vân
và sân khấu Idecaf
Hình 6: Vở Nước mắt người điên – Kịch kinh dị
Nguồn: kichhongvan.vn
Hình 5: Giao diện website của sân khấu Hồng Vân
Nguồn: kichhongvan.vn
209
Hình 7: Vở Số đỏ – Kịch văn học
Nguồn: kichhongvan.vn
Hình 8: Vở Làm – Kịch văn học
Nguồn: kichhongvan.vn
210
Hình 10: Cảnh trong vở Hợp đồng mãnh thú diễn tại Mỹ
Nguồn: Sân khấu kịch IDECAF
Hình 9: Vở Thay rể – Hài kịch
Nguồn: kichhongvan.vn
211
Hình 11: Đông kín khán giả kiều bào xem vở Hợp đồng mãnh thú tại San Jose –
miền Bắc California - Mỹ
Nguồn: Sân khấu kịch IDECAF
Hình 12: Một hình thức quảng cáo chương trình nghệ thuật “Chiều hạ vàng”
Nguồn: saigongiaitri.net
212
C. Một số chương trình ca-múa-nhạc tại các sân khấu Tp. Hồ Chí Minh
Hình 13: Hồ Ngọc Hà hát trong đêm nhạc Giấc mơ mùa thu tại Sân khấu Trống đồng
Nguồn: www.vietgiaitri.com
Hình 14: Ca sĩ Mỹ Tâm hát tại sân khấu Lan Anh
Nguồn: giaitriviet.net
213
Hình 15: Ti t m c ca múa nhạc v kịch với trích đoạn đám cưới công chúa Hu ền Trân
Nguồn: saigongiaitri.net
Hình 16: Khách đang xem múa rối ở Nhà hát Múa rối nước Rồng Vàng TPHCM
Nguồn: www.sggp.org.vn