Luận án Công nghiệp khai thác mỏ của tư bản Pháp ở Lào cai (1896 - 1945)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN ĐẠI ĐỒNG CÔNG NGHIệP KHAI THáC Mỏ CủA TƯ BảN PHáP ở LàO CAI (1896 - 1945) LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI NGUYỄN ĐẠI ĐỒNG CÔNG NGHIệP KHAI THáC Mỏ CủA TƯ BảN PHáP ở LàO CAI (1896 - 1945) Chuyờn ngành: Lịch sử Việt Nam Mó số: 9.22.90.13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. NGUYỄN NGỌC CƠ HÀ NỘI - 2021 i LỜI CAM ĐOAN Tụi x

pdf203 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Công nghiệp khai thác mỏ của tư bản Pháp ở Lào cai (1896 - 1945), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xin cam đoan công trình nghiên cứu: “Công nghiệp khai thác mỏ của tư bản Pháp ở Lào Cai (1896 - 1945)” dƣới sự hƣớng dẫn của GS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi, kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực, chƣa đƣợc công bố. Người thực hiện Nguyễn Đại Đồng ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Nguyễn Ngọc Cơ đã hƣớng dẫn tôi hoàn thành công trình nghiên cứu này. Tôi xin chân thành cảm ơn Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội. Ban Chủ nhiệm Khoa Lịch sử, Khoa Sau đại học Trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. Tôi xin cảm ơn TTLTQG I, Thƣ viện Quốc gia, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Lào Cai; Phòng Lƣu trữ Tỉnh uỷ, tỉnh Lào Cai; Thƣ viện tổng hợp tỉnh Lào Cai, Thƣ viện Viện Thông tin khoa học xã hội... đã giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã khích lệ, động viên và giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện luận án NCS. Tác giả luận án Nguyễn Đại Đồng iii MỤC LỤC Trang Lời cam đoan ............................................................................................................... i Lời cảm ơn ................................................................................................................. ii Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt ....................................................................... v Danh mục các bảng ................................................................................................... vi Danh mục các hình, sơ đồ ........................................................................................ vii Lƣợc đồ hành chính tỉnh lào cai .............................................................................. viii MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƢ LIỆU ..................................................................................................................... 6 1.1. Nghiên cứu về khai mỏ ở Việt Nam trƣớc năm 1945 ...................................... 6 1.2. Nghiên cứu về Lào Cai nói chung ................................................................... 14 1.3. Nghiên cứu về khai mỏ ở Lào Cai trƣớc năm 1945 ...................................... 16 1.4. Những kế thừa và các vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu của luận án............. 18 1.5. Nguồn tƣ liệu nghiên cứu ................................................................................ 19 1.5.1. Tư liệu lưu trữ ........................................................................................ 19 1.5.2. Sách tham khảo, tạp chí và luận án........................................................ 21 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 ............................................................................................ 22 CHƢƠNG 2: TIỀN ĐỀ, ĐIỀU KIỆN ĐỂ TƢ BẢN PHÁP THỰC HIỆN KHAI MỎ Ở LÀO CAI .......................................................................................... 23 2.1. Khái quát về tỉnh Lào Cai trƣớc năm 1945 ................................................... 23 2.1.1. Lịch sử hành chính và tên gọi ................................................................ 23 2.1.2. Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 29 2.1.3. Dân cư và tình hình kinh tế - xã hội ....................................................... 32 2.2. Hoạt động khai mỏ ở Lào Cai thời phong kiến ............................................. 41 2.2.1. Thời Hậu Lê ............................................................................................ 41 2.2.2. Thời Nguyễn ........................................................................................... 41 2.3. Các điều kiện về pháp lý và cơ sở hạ tầng ..................................................... 43 2.3.1. Cơ sở pháp lý .......................................................................................... 43 2.3.2. Thực dân Pháp xâm chiếm Lào Cai và xây dựng cơ sở hạ tầng chuẩn bị cho việc khai thác mỏ ........................................................................ 50 TIỂU KẾT CHƢƠNG 2 ............................................................................................ 58 iv CHƢƠNG 3: HOẠT ĐỘNG KHẢO SÁT, THĂM DÕ VÀ KHAI THÁC MỎ CỦA TƢ BẢN PHÁP Ở LÀO CAI (1896 - 1945) ......................................... 59 3.1. Thăm dò, khai thác mỏ ở Lào Cai từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1929 ........ 59 3.1.1. Bối cảnh lịch sử ...................................................................................... 59 3.1.2. Hoạt động thăm dò, khai thác mỏ của người Pháp ở Lào Cai .............. 64 3.2. Khai thác mỏ ở Lào Cai từ năm 1929 đến năm 1939.................................... 82 3.2.1. Bối cảnh lịch sử ...................................................................................... 82 3.2.2. Hoạt động thăm dò, khai thác mỏ của người Pháp ở Lào Cai .............. 85 3.3. Khai thác mỏ ở Lào Cai của Pháp – Nhật từ năm 1940 đến năm 1945 .......... 90 3.3.1. Bối cảnh lịch sử ...................................................................................... 90 3.3.2. Khai thác mỏ của các công ty Nhật Bản (giai đoạn 1940 – 1945) .............. 95 3.4. Vấn đề công nghệ, nhân công trong khai thác mỏ ở Lào Cai .................... 106 3.4.1. Công nghệ, kỹ thuật khai thác, tuyển quặng mỏ .................................. 106 3.4.2. Lực lượng và đời sống công nhân khai mỏ ở Lào Cai ......................... 108 TIỂU KẾT CHƢƠNG 3 .......................................................................................... 122 CHƢƠNG 4: ĐẶC ĐIỂM VÀ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC HOẠT ĐỘNG KHAI MỎ ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH LÀO CAI .......................... 123 4.1. Đặc điểm .......................................................................................................... 123 4.2. Tác động .......................................................................................................... 130 4.2.1. Tác động về kinh tế ............................................................................... 130 4.2.2. Tác động về xã hội ................................................................................ 135 TIỂU KẾT CHƢƠNG 4 .......................................................................................... 145 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ LUẬN ÁN .............................................. 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 150 PHỤ LỤC ............................................................................................................. 1 PL v DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT AFCI : Phông Nha Nông nghiệp, Rừng và Thƣơng mại (Direction de l'Agriculture, de la Forêt et du Commerce de l'Indochine) GGI : Phông Toàn quyền Đông Dƣơng (Gouvernement général de l'Indochine) HN : Hà Nội KHXH : Khoa học xã hội Nxb : Nhà xuất bản RST : Phông Thống sứ Bắc Kỳ (Résident Supérieur au Tonkin) TTLTQG I : Trung tâm lƣu trữ Quốc gia I TVQG : Thƣ viện Quốc gia Tr. : Trang vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Dân số Lào Cai ngày 01 tháng 01 năm 1907 ......................................... 33 Bảng 2.2. Dân số, diện tích, mật độ dân cƣ của Nam Định, Lào Cai, Lai Châu, Hà Giang năm 1930..................................................................... 34 Bảng 2.3. Bảng thống kê phân chia tƣ bản của tƣ bản Pháp ở Đông Dƣơng (1903-1918) ........................................................................................... 45 Bảng 3.1. Số lƣợng Giấy cấp phép khai mỏ ở các tỉnh thuộc Bắc Kỳ (1923 – 1927) ....... 63 Bảng 3.2. Sản lƣợng than chì khai thác ở Lào Cai (1924-1927) ............................ 79 Bảng 3.3. Xuất khẩu than chì Lào Cai (1925 - 1927) ............................................ 80 Bảng 3.4. Số lƣợng giấy phép tìm kiếm, thăm dò mỏ cấp hàng năm ở Đông Dƣơng (1929 – 1935) ............................................................................ 84 Bảng 3.5. Số lƣợng giấy phép khai thác mỏ cấp hàng năm ở Đông Dƣơng (1929 – 1935) ......................................................................................... 84 Bảng 3.6. Sản lƣợng vàng khai thác đƣợc ở các tỉnh Bắc Kỳ năm 1936 ............... 87 Bảng 3.7. Sản lƣợng vàng khai thác đƣợc ở các tỉnh Bắc Kỳ năm 1937 ............... 88 Bảng 3.8. Danh sách khu nhƣợng mỏ tồn tại ở Lào Cai cho tới tháng 1/1938 ...... 89 Bảng 3.9. Sản lƣợng Apatite khai thác đƣợc ở Lào Cai từ khi Nhật đánh chiếm Việt Nam (1939 – 1945) ........................................................... 105 Bảng 3.10. Sản lƣợng than chì khai thác đƣợc ở Lào Cai từ khi Nhật đánh chiếm Việt Nam (1939 – 1945) ........................................................... 106 vii DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ Hình 3.1. Bản đồ phân bố các mỏ than chì khai thác ở Đông Dƣơng năm 1919 ...... 71 Hình 3.2. Bản đồ chỉ dẫn khai thác mỏ và đất nhƣợng nông nghiệp Bắc Kỳ năm 1929................................................................................................ 72 Hình 3.3. Lƣợc đồ phân bố các mỏ apatite ở Việt Nam ........................................ 98 Sơ đồ 2.1. Hệ thống các cơ quan hành chính của Tổng thanh tra Mỏ và kỹ nghệ Đông Dƣơng.................................................................................. 46 viii LƢỢC ĐỒ HÀNH CHÍNH TỈNH LÀO CAI (Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Lào Cai) 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Nằm ở phạm vi tiếp xúc với các đới kiến tạo, tỉnh Lào Cai có nhiều loại khoáng sản chiếm ƣu thế trong nền kinh tế quốc dân. Điều này đƣợc nhà sử học Phan Huy Chú nhận xét khi nói đến nguồn lợi mỏ thời Lê mạt ở các xứ Tuyên, Hƣng,Thái, Lạng: “Mối lợi về hầm mỏ phần nhiều là ở các xứ Tuyên Quang, Hƣng Hóa, Thái Nguyên, Lạng Sơn. Các mỏ vàng, bạc, đồng, thiếc, đáng giá không biết bao nhiêu của. Việc chi dùng của nhà nƣớc sở dĩ đƣợc dồi dào, là do ở thuế các mỏ nộp đầy đủ” [22, tr.14]. Thời Lê mạt, châu Văn Bàn, Thủy vĩ (Lào Cai) thuộc xứ Hƣng Hóa, nhiều mỏ đƣợc khai thác: Đầu thế kỷ XVI, khai thác mỏ vàng ở Cam Đƣờng (châu Thủy Vĩ); Thế kỷ XVII, Vũ Công Ứng là cháu bốn đời của Vũ Công Mật tăng cƣờng khai thác bạc ở động Ngọc Uyển (Bắc Hà) và thƣợng lƣu sông Chảy (vùng Bảo Yên ngày nay), chì và diêm tiêu ở Cam Đƣờng, mỏ lƣu hoàng ở Văn Bàn. Năm 1759, Hân Trung hầu là Nguyễn Phƣơng Đĩnh Khải xin khai thác mỏ đồng Trình Lạn (Huyện Bát Xát ngày nay) [22, tr.140]. Thời Nguyễn, khai mỏ ở nƣớc ta rất phát triển, đặc biệt dƣới triều vua Gia Long, Minh Mạng và Thiệu Trị. Trong nửa đầu thế kỷ XIX, miền Tuyên, Hƣng, Thái, Lạng có đến 92 mỏ, chiếm 74% tổng số mỏ cả nƣớc lúc bấy giờ [46, tr.42]. Theo Đại Nam nhất thống chí của Quốc sử quán triều Nguyễn, Lào Cai có: mỏ lƣu hoàng và mỏ bạc ở động Khánh Yên (Châu Văn Bàn); Châu Thủy Vĩ có mỏ vàng ở Cam Đƣờng, mỏ đồng ở Trình Lạn và Sơn Yên, mỏ chì ở động Ngọc Uyển [80, tr.330-331]. Điều này đƣợc “Địa – dƣ các tỉnh Bắc Kỳ” ghi chép: “Tỉnh Lào Kay có lắm mỏ: Ở phía bắc có mỏ đồng, phía tây có mỏ thiếc và chì lẫn bạc, ở Nhật Sơn, gần Lào Kay có mỏ vàng”[54, tr.66]. Do có nguồn lợi từ mỏ, trong lịch sử, Lào Cai luôn là vùng đất hấp dẫn các đối tƣợng làm giàu từ mỏ đến khai thác. Giữa thế kỉ XVIII, ngƣời Thiều Châu (Trung Quốc) đã đến khai thác mỏ ở đây. Nửa đầu thế kỉ XIX, nhiều thƣơng nhân Hoa kiều đã trở thành chủ mỏ giàu có ở Lào Cai. Năm 1858, thực dân Pháp xâm lƣợc Việt Nam. Sau gần một phần ba thế kỷ bình định về quân sự, đến năm 1896, thực dân Pháp căn bản chiếm xong Việt Nam. Từ năm 1897 đến năm 1929, thực dân Pháp tiến hành hai đợt khai thác thuộc địa với quy mô và tốc độ ngày càng lớn. Trong đó, ngành công nghiệp khai thác mỏ 2 luôn chiếm vị trí ƣu tiên: vị trí số 1 trong đợt khai thác lần thứ nhất (1897-1914), vị trí số 2 trong đợt khai thác lần thứ hai (1919 - 1929). Với kết quả thăm dò của Sở Địa chất Đông Dƣơng vào đầu thế kỉ XX, một lần nữa càng khẳng định sự phong phú, đa dạng về tài nguyên khoáng sản vùng đất Lào Cai và càng cuốn hút sự quan tâm của tƣ bản Pháp. Các loại khoáng sản ở Lào Cai đều thuộc loại quý hiếm, lộ thiên, nhất là nhóm khoáng sản nhiên liệu (Than), nhóm khoảng sản kim loại (sắt, đồng, vàng) và nhóm khoáng sản phi kim (không kim loại) là than chì, apatile. Vì vậy, ngành công nghiệp khai thác mỏ của thực dân Pháp đã từng bƣớc hình thành trên vùng đất Lào Cai. Hoạt động khai thác mỏ ở Lào Cai đem lại lợi nhuận lớn cho thực dân Pháp và có ảnh hƣởng không nhỏ đến tình hình kinh tế - xã hội của địa phƣơng. Là một ngành kinh tế chủ đạo thời kỳ thuộc địa, công nghiệp khai thác mỏ của thực dân Pháp ở Lào Cai trở thành đề tài thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Mỗi công trình đi sâu nghiên cứu một góc độ khác nhau, nhƣng cho tới nay vẫn chƣa có công trình nào phản ánh một cách đầy đủ, toàn diện về vấn đề này. Do vậy, tôi chọn đề tài: “Công nghiệp khai thác mỏ của tư bản Pháp ở Lào Cai (1896 - 1945)” làm luận án Tiến sĩ khoa học Lịch sử. Thông qua việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi mong muốn làm rõ hơn lịch sử xâm lƣợc, khai thác tài nguyên thiên nhiên của thực dân Pháp cũng nhƣ những tác động nhiều chiều của nó đối với kinh tế - xã hội Việt Nam nói chung và Lào Cai nói riêng. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần khẳng định thêm bản chất tham lam, tàn bạo của thực dân Pháp đồng thời đi sâu hơn trong việc nghiên cứu về công cuộc khai thác thuộc địa của thực dân Pháp - một mảng đề tài quan trọng của Lịch sử Cận đại Việt Nam và làm phong phú hơn nguồn tƣ liệu lịch sử địa phƣơng giai đoạn trƣớc năm 1945. 2. Đối tƣợng, nhiệm vụ, mục đích và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Khai thác mỏ là ngành công nghiệp hình thành sớm và đem lại nhiều lợi nhuận cho thực dân Pháp. Luận án nghiên cứu về ngành công nghiệp này của thực dân Pháp ở Lào Cai từ năm 1896 đến trƣớc tháng 8 năm 1945 trên nhiều góc độ: việc chuẩn bị cơ sở hạ tầng, quá trình tìm kiếm, thăm dò mỏ, vốn đầu tƣ, phƣơng thức quản lý, quy trình khai thác, số lƣợng công nhân, sản lƣợng và tiêu thụ sản phẩm. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Dựa trên những lý luận về hình thái kinh tế - xã hội và cơ sở địa lý kinh tế công nghiệp, luận án làm rõ các điều kiện hình thành hoạt động khai thác mỏ của tƣ bản Pháp ở Lào Cai. - Luận án tập trung nghiên cứu quá trình tìm kiếm, thăm dò mỏ, vốn đầu tƣ, phƣơng thức quản lý và quy trình khai thác, số lƣợng nhân công, sản lƣợng và tiêu thụ sản phẩm của mỏ than chì, mỏ apatile ở tỉnh Lào Cai thời kỳ thực dân Pháp cai trị. - Từ kết quả nghiên cứu, luận án rút ra đặc điểm trong hoạt động khai mỏ của tƣ bản Pháp ở Lào Cai, đồng thời đánh giá khách quan những tác động của công nghiệp khai thác mỏ đối với tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Lào Cai trƣớc năm 1945. 2.3. Mục đích nghiên cứu Thông qua những nghiên cứu trên, luận án phục dựng lại bức tranh toàn cảnh về hoạt động khai thác mỏ ở Lào Cai thời kỳ thực dân Pháp cai trị. Đồng thời làm rõ mục đích và bản chất xâm đoạt tài nguyên khoáng sản cũng nhƣ bản chất bóc lột lao động trong công nghiệp khai thác mỏ của thực dân Pháp ở tỉnh Lào Cai. Căn cứ vào hoạt động khai mỏ của tƣ bản Pháp ở Lào Cai, luận án rút ra: những đặc điểm trong hoạt động khai thác mỏ; tác động của khai thác mỏ của tƣ bản Pháp đến kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai trƣớc năm 1945. 2.4. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: giới hạn phạm vi tỉnh Lào Cai thời kì thuộc Pháp bao gồm 2 châu, 3 đại lý, 1 khu dân cƣ đơn vị hành chính: Châu Thuỷ Vĩ, Châu Bảo Thắng; Đại lý Bát Xát, Đại lý Mƣờng Khƣơng, Đại lý Pa Kha; Khu Sa Pa. Về giới hạn thời gian: luận án nghiên cứu khai thác mỏ ở Lào Cai từ năm 1896 đến năm 1945. Ngoài ra, luận án còn tìm hiểu hoạt động khai thác mỏ ở Lào Cai thời phong kiến. Sở dĩ tác giả lấy năm 1896 là mốc mở đầu cho hoạt động khai thác mỏ của tƣ bản Pháp ở Lào Cai là do thời điểm này kỹ sƣ mỏ ngƣời Pháp Zeclère tiến hành nghiên cứu mỏ sắt Bản Vƣợc (ngày nay là Huyện Bát Xát, Lào Cai). Mốc kết thúc là năm 1945, vì thời điểm này Cách mạng tháng Tám 1945 ở Việt Nam đã giành đƣợc thắng lợi. Về nội dung nghiên cứu: Luận án “Công nghiệp khai thác mỏ của tư bản Pháp ở Lào Cai (1896 - 1945)” nghiên cứu: Các điều kiện, tiền đề để tƣ bản Pháp thực hiện khai thác mỏ ở Lào Cai; Hoạt động thăm dò và khai thác mỏ của tƣ 4 bản Pháp ở Lào Cai (1896 – 1939), hoạt động thăm dò và khai thác mỏ ở Lào Cai của Pháp – Nhật giai đoạn 1940 - 1945; Đặc điểm và tác động của hoạt động khai thác mỏ của tƣ bản Pháp đến kinh tế - xã hội Lào Cai. 3. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 3.1. Nguồn tài liệu Trên cơ sở tham khảo và kế thừa có chọn lọc kết quả nghiên cứu của các tác giả: giáo trình Lịch sử Việt Nam cận đại (1858-1945) của trƣờng Đại học sƣ phạm Hà Nội, trƣờng Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, các tác phẩm thông sử, sách chuyên khảo viết về kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc của các nhà sử học trong và ngoài nƣớc. Từ đó, chúng tôi có cái nhìn toàn diện về công cuộc khai thác thuộc địa và hiện trạng ngành công nghiệp mỏ ở Việt Nam thời Pháp thuộc. Với đề tài “Công nghiệp khai thác mỏ của tư bản Pháp ở Lào Cai (1896 – 1945)” nguồn tƣ liệu chính luận án sử dụng là các công trình nghiên cứu về chính sách khai thác thuộc địa của Pháp ở Đông Dƣơng do ngƣời Pháp biên soạn, các báo và tạp chí tiếng Pháp nhƣ Annuaires statistiques de l’Indochine (Niên giám thống kê Đông Dƣơng), Bulletin esconomique de l’Indochine (Tập san Kinh tế Đông Dƣơng từ năm 1909 – 1929), Bulletin Administratif du Tonkin (Tập san Hành chính Bắc Kỳ), Journal officiel de l’Indochine Francaise (Công báo Đông Dƣơng thuộc Pháp), L’Eveil esconomique de l’Indochine (Sự thức tỉnh Kinh tế Đông Dƣơng từ năm 1913- 1929), L’industrie minière de l’Indochine (Công nghiệp mỏ Đông Dƣơng từ năm 1913 – 1937), lƣu trữ tại TVQG. Qua nguồn tƣ liệu này, tác giả thống kê đƣợc một số tƣ liệu tin cậy về khai thác và sản lƣợng của một số mỏ Bắc Kỳ. Dựa trên cơ sở đó, luận án so sánh và làm nổi bật những đặc điểm riêng của vùng mỏ Lào Cai. Riêng về mỏ Lào Cai, tại Trung tâm Lƣu trữ Quốc gia I (HN) có tập hồ sơ gốc về thăm dò, tìm kiếm mỏ ở Đông Dƣơng và các Báo cáo kinh tế của tỉnh Lào Cai. Các tài liệu này cung cấp cho chúng tôi tên, loại khoáng sản khai thác, diện tích và sản lƣợng của một số mỏ tƣ bản Pháp khai thác ở Lào Cai. Khi khai thác nguồn tƣ liệu này, chúng tôi gặp nhiều khó khăn. Vì hoạt động khai mỏ ở Lào Cai diễn ra muộn hơn so với các tỉnh khác, các mỏ đƣợc khai thác trong thời gian ngắn nên những tài liệu này nằm tản mạn trong phông Toàn quyền Đông Dƣơng, Phủ Thống sứ Bắc Kỳ, Sở mỏ Đông Dƣơng, Sở địa chính Đông Dƣơng (phông về Tòa Công sứ Lào Cai chƣa đầy 1 trang, không có thông tin gì về khai mỏ), trong đó tƣ liệu về phƣơng thức quản lý, khai thác và sản lƣợng của nhiều mỏ hầu nhƣ không có. 5 Nghiên cứu luận án, chúng tôi còn sử dụng các tƣ liệu thu thập đƣợc trong quá trình khảo sát tại địa phƣơng, nhƣ các hồi ký của một số thợ mỏ ở Lào Cai thời Pháp thuộc, các cán bộ cách mạng lão thành, các lãnh đạo mỏ từ sau khi hòa bình lập lại đến nay; các tài liệu lƣu trữ ở Ủy ban nhân dân tỉnh, phòng Nghiên cứu Lịch sử Đảng thuộc Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Công ty apatite Việt Nam trên địa bàn tỉnh Lào Cai. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Hai phƣơng pháp chuyên ngành là phƣơng pháp lịch sử và phƣơng pháp logic đƣợc tác giả luận án vận dụng để tái hiện quá khứ thông qua nguồn tƣ liệu, đồng thời nhìn nhận vấn đề một cách toàn diện, khách quan. Luận án nghiên cứu lịch sử của một ngành kinh tế nên có nhiều số liệu minh họa. Do vậy, tác giả luận án kết hợp sử dụng các phƣơng pháp khác nhau nhƣ thống kê, so sánh, lập bảng, biểu đồ, sơ đồđể nghiên cứu vấn đề đặt ra. 4. Đóng góp của Luận án - Luận án làm rõ những tiền đề, điều kiện để tƣ bản Pháp thực hiện hoạt động khai thác mỏ ở Lào Cai từ năm 1896 đến năm 1945. - Luận án nghiên cứu và chỉ ra những tác động của hoạt động khai thác mỏ đến tình hình kinh tế, xã hội tỉnh Lào Cai thời kỳ thực dân Pháp cai trị. Trên cơ sở đó, luận án làm rõ sự hình thành giai cấp công nhân mỏ Lào Cai và vai trò của công nhân trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Lào Cai thời kỳ trƣớc năm 1945. - Từ quá trình nghiên cứu, luận án bƣớc đầu đƣa ra một số nhận định có tính chất gợi mở cho sự phát triển bền vững của ngành công nghiệp khai thác mỏ ở tỉnh Lào Cai trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nƣớc. - Nguồn tƣ liệu tiếng Pháp sử dụng trong luận án tƣơng đối phong phú, có những tài liệu lần đầu tiên đƣợc công bố. Trên cơ sở sƣu tầm, khai thác, dịch thuật và hệ thống hóa nguồn tƣ liệu, luận án đóng góp những tƣ liệu quan trọng cho ngành công nghiệp mỏ Việt Nam và lịch sử kinh tế - xã hội tỉnh Lào Cai thời kỳ cận đại. 5. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, nội dung luận án chia làm 4 chƣơng: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và nguồn tƣ liệu. Chương 2. Tiền đề, điều kiện để tƣ bản Pháp thực hiện khai mỏ ở Lào Cai. Chương 3. Hoạt động khảo sát, thăm dò và khai thác mỏ của tƣ bản Pháp ở Lào Cai (1896 - 1945). Chương 4. Đặc điểm và tác động của hoạt động khai mỏ đối với đời sống kinh tế - xã hội Lào Cai. 6 Chƣơng 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NGUỒN TƢ LIỆU 1.1. Nghiên cứu về khai mỏ ở Việt Nam trƣớc năm 1945 Vấn đề khai thác mỏ ở Việt Nam đƣợc nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Nhiều công trình nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nƣớc về hoạt động khai thác mỏ khoáng sản trƣớc năm 1945 đƣợc công bố. Trƣớc Cách mạng Tháng Tám năm 1945, hoạt động thác mỏ ở nƣớc ta đƣợc biết đến qua những ghi chép rải rác trong các bộ sách Đại Nam nhất thống chí, Đại Nam thực lục, Khâm định Đại Nam hội điển sự lệ, Đồng Khánh Dƣ địa chí do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn. Khai khoáng ở Lào Cai dƣới thời Nguyễn đƣợc nhắc đến qua hoạt động khai thác các mỏ đồng Trình Lạn, Phong Dụ Ngay từ trƣớc và sau khi xâm lƣợc, ngƣời Pháp nghiên cứu rất kỹ về kinh tế - xã hội Việt Nam. Trong đó, khai thác mỏ là một là một trong những ngành kinh tế công nghiệp thu hút sự chú ý của các học giả, các cá nhân, tổ chức nghiên cứu về địa chất và khai thác mỏ. Cụ thể, có những công trình nghiên cứu sau: L’Indochine Francaise (souvenirs) [Xứ Đông Dương thuộc Pháp - Hồi ký] Paul Doumer, 1905; Notice sur la carte geologique et les mines de l’ Indochine (Sơ lược về địa đồ các mỏ ở Đông Dương) Sở Mỏ Đông Dƣơng, 1906; En Indocline – Du sous-sol Conférence (Bài thuyết trình về khoáng sản Đông Dương), J.Marc Bel. Các công trình này cho thấy tiềm năng khoáng sản của Việt Nam rất phong phú và đa dạng, hứa hẹn nguồn lợi lớn cho các nhà tƣ bản công nghiệp Pháp. Năm 1931, tác giả Louis Roubaud công bố công trình “Vietnam tragédie Indochinoise (Việt Nam bi thảm Đông Dương”) [Nxb Valois ở Pari]. Tác phẩm này đƣợc Đƣờng Bá Bổn dịch và Nxb Đại Nam văn hiến xuất bản ở Sài Gòn. Nội dung nghiên cứu cung cấp những thông tin quan trọng về tình hình công nhân Việt Nam dƣới chính sách bóc lột của chính quyền thực dân Pháp. Cụ thể: vấn đề “cu li” với quyền đƣợc hội họp, đình công, đấu tranh chống tuyển “cu li” cho nƣớc ngoài; hoặc đấu tranh đòi tƣ bản Pháp “Áp dụng luật lệ thợ thuyền mẫu quốc, cấm tuyển dụng “cu li” Về việc tuyển dụng thợ làm việc trong các đồn điền và trƣờng mỏ, tác giả đƣa ra một số minh họa điển hình về thủ đoạn của bọn cai mộ, về ngƣời công nhân đƣợc tuyển mộ. Kết quả nghiên cứu này góp phần bổ sung vào nghiên cứu việc tuyển mộ nhân công cho xây dựng tuyến đƣờng sắt Yên Bái – Lào Cai và cho các công trƣờng mỏ trên địa bàn Lào Cai. 7 Tác giả ngƣời Pháp là P.Guillaumat đã nghiên cứu vấn đề: “L’ Industrie Minérale de L’ Indochine (Công nghiệp mỏ Đông Dương). Nội dung nghiên cứu đã cung cấp thông tin quan trọng về hoạt động khai thác mỏ ở Việt Nam, nhƣ: thủ tục cấp phép thăm dò, xác nhận quyền sở hữu nhƣợng khu mỏ đến quá trình sản xuất, chế biến, sản lƣợng mỏ qua một số năm 1933, 1934, 1936 và 1937. Nghiên cứu này giúp cho tác giả hiểu thêm về các hoạt động khai thác mỏ khi viết luận án. Năm 1934, André Hibon công bố công trình La crise économique en Indochine” (Cuộc khủng hoảng kinh tế ở Đông Dƣơng), [Tổng hội in và Xuất bản, Pari]. Công trình nghiên cứu tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới (1929 – 1933) đến Đông Dƣơng nói chung và Việt Nam nói riêng. Cuộc khủng hoảng đã tác động đến các ngành kinh kế Việt Nam, trong đó có công nghiệp khai mỏ. Trên cơ sở tác động của khủng hoảng kinh tế, tác giả chỉ ra nguyên nhân sụt giảm sản lƣợng khai thác phosphate Đông Dƣơng (khai thác apatile Lào Cai cũng bị ảnh hƣởng nghiêm trọng). Năm 1941, Chính quyền Đông Dƣơng, Ban giám đốc các Sở Kinh tế công bố bản “Accords économiques Franco-japonais relatifs à l’Indochine” (Thỏa thuận kinh tế Pháp – Nhật liên quan tới Đông Dương), [Nhà in Viễn Đông, Hà Nội]. Bản thỏa thuận cho biết, Pháp buộc phải kí với Nhật một thỏa thuận kinh tế tại Tokyo. Thỏa thuận kinh tế này gồm 16 điều khoản, cho phép ngƣời Nhật ở Đông Dƣơng có quyền tự do đi lại, hoạt động thƣơng mại, công nghiệp... Ngay sau thỏa thuận kinh tế Pháp – Nhật, các công ty Nhật thâu tóm các mỏ ở Lào Cai, đặc biệt là than chì và apatite. Năm 1948, James Boyd công bố công trình “Economics and statistics division: Mineral trade notes” (Kinh tế và thống kế lĩnh vực: Ghi chép về thương mại mỏ). Công trình nghiên cứu cho biết, năm 1940, các Công ty và Tập đoàn của Nhật đã thành lập Công ty khai thác phosphates Đông Dƣơng (Société d’Exploitation des phosphates de l’Indochine), trụ sở đặt tại Hà Nội. Từ năm 1941 đến năm 1943, các công ty của Nhật tiến khai thác các mỏ apatile ở Lào Cai (chủ yếu tập trung ở Cam Đƣờng), vận chuyển apatile từ Lào Cai về Hải Phòng rồi xuất khẩu sang Nhật. Sau Cách mạng tháng Tám, nhất là từ năm 1954 đến nay, giới sử học nƣớc ta công bố khá nhiều công trình nghiên cứu về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Việt Nam thời kỳ thực dân Pháp thống trị. Năm 1956 – 1957, nhà sử học Trần Huy Liệu chủ biên biên soạn 12 tập “Tài liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt 8 Nam”. Nội dung tài liệu đã cung cấp những thông tin quan trọng về công nghiệp mỏ ở Đông Dƣơng: nêu thực trạng của ngành khai mỏ quặng, sản lƣợng than và khoáng sản của toàn Đông Dƣơng trong một số năm (tập VII); Nhật vào Đông Dƣơng (1940) và các hoạt động khai khoáng của công ty Nhật (Tập VIII); Tác giả thống kê số vốn của các công ty Pháp bỏ ra khai thác ở Đông Dƣơng từ năm 1939 đến 1945, trong đó có vốn đầu tƣ cho ngành khai thác mỏ; Ngoài ra, tài liệu cung cấp bảng biểu thống kê: giấy phép tìm mỏ; về số lƣợng và diện tích nhƣợng địa về mỏ; trọng lƣợng nguyên liệu mỏ sản xuất và giá trị nguyên liệu mỏ sản xuất đƣợc qua các năm ở Đông Dƣơng (chủ yếu từ năm 1939 đến năm 1945). Nhƣ vậy, với những thông tin và nguồn tài liệu quan trọng sẽ giúp tác giả Luận án bổ sung số liệu, sản phẩm và sản lƣợng mỏ khi nghiên cứu khai mỏ ở Lào Cai. Năm 1958, tác giả Nguyễn Khắc Đạm công bố công trình Những thủ đoạn bóc lột của tư bản Pháp ở Việt Nam (Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội). Trên nền chung về ngành khai mỏ, tác giả bƣớc đầu làm rõ sự phát triển của công nghiệp khai thác khoáng sản nhƣ than, kim loại của thực dân Pháp ở nƣớc ta. Từ công trình này, Luận án đƣợc kế thừa một số tƣ liệu đáng tin cậy về nguồn vốn đầu tƣ, địa bàn khai thác mỏ than chì của thực dân Pháp, phốt phát của Nhật ở Lào Cai Dƣới góc độ một chuyên khảo, công trình Chủ nghĩa đế quốc Pháp tình hình công nghiệp ở Việt Nam dưới thời thuộc Pháp (Nhà xuất bản Sự thật, Hà Nội, năm 1959) của tác giả Phạm Đình Tân đã phác họa một cách rõ nét về nguồn tài nguyên khoáng sản của nƣớc ta. Tác giả khẳng định đây là một trong những cơ sở quan trọng hình thành ngành công nghiệp khai thác mỏ của thực dân Pháp ở Việt Nam vào cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX. Từ kết quả nghiên cứu về chính sách, phƣơng hƣớng phát triển, quá trình tuyển mộ và sử dụng nhân công trong công nghiệp khai thác mỏ của thực dân Pháp, tác giả rút ra một số tác động của ngành công nghiệp mỏ đến kinh tế - xã Việt Nam trƣớc năm 1945. Ngoài ra, tác giả đã cung cấp những thông tin quan trọng về mỏ apatit, than chì ở Lào Cai: Mỏ Apatít Lào Cai: ở Lào Cai có mỏ A-pa-tít rất quan trọng. Sản phẩm có thể chế thành Xuy-pephốt-phát (Super-phosphate) cho nông dân bón ruộng Từ năm 1933, bọn tƣ bản Pháp bắt đầu chú ý mỏ apatile lớn ở Lào Cai, nhƣng cho đến 1939 chúng vẫn không tổ chức khai thác gì. Chỉ có từ 1940, sau khi ngƣời Nhật xâm nhập Đông Dƣơng, tƣ bản Nhật - Pháp mới bắt đầu khai thác để đƣa apatile về Nhật chế thành Xuy-pephốt- phát. Còn việc Xuy-pephốt-phát trên đất nƣớc ta thì chúng không bao giờ nghỉ đến; Hoặc than chì có ở Lào Cai, có thể dùng vào công nghiệp luyện kim [88, tr.22-142]. 9 Từ năm 1961-1963, tác giả Trần Văn Giàu chủ biên tập “Lịch sử Việt Nam cận đại”. Trong tập II, các tác giả nêu khái quát về công nghiệp mỏ của ngƣời Pháp ở Việt Nam nhƣng chủ yếu là khai thác mỏ ở Hồng Gai, Cái Bầu, Yên Bái Trong tập III, nêu lên một số mỏ kim khí của ngƣời Pháp phát hiện và bắt đầu khai thƣợng ở vùng Thƣợng du Bắc Kỳ từ năm 1900 đến 1909. Tập IV, các tác giả thống kê số lƣợng giấy phép đi tìm mỏ từ năm 1924 đến 1929. Những tƣ liệu liệu này là cơ sở quan trọng cho tác giả khi nghiên cứu về bể than Lào Cai hoặc có hay không hoạt động khai mỏ ở Lào Cai trong trong 10 năm (1900 – 1909) và Lào C...e (Công báo Đông Dương thuộc Pháp); L’Eveil esconomique de l’Indochine (Sự thức tỉnh Kinh tế Đông Dương từ năm 1913- 1929); L’industrie minière de l’Indochine (Công nghiệp mỏ Đông Dương từ năm 1913 – 1937) Nguồn tƣ liệu tiếng Pháp trên đã cung cấp cho tác giả một số số liệu về hoạt động khai thác mỏ ở Lào Cai, cụ thể: Việc phát hiện 2 vỉa mỏ sắt và quặng apatile ở Bảo Yên (Bảo Hà), dự báo trữ lƣợng sắt (khoảng 4 triệu tấn), kế hoạch khai thác sắt và quặng apatile nơi đây; Báo cáo về vỉa mỏ than đƣợc tìm thấy xung quanh khu vực thị xã Lào Cai, bƣớc đầu thực hiện khai thác mỏ than; hoạt động, sản lƣợng vàng, đồng khai thác đƣợc; số liệu khai thác than chì trong những năm 20 của thế kỷ XX; số liệu khai thác mỏ apatile dƣới thời Pháp – Nhật Bổ sung thêm nguồn tƣ liệu tiếng Pháp khi nghiên cứu luận án, chúng tôi tra cứu đƣờng link: https://gallica.bnf.fr (Gallica là thƣ viện số thuộc Thƣ viện Quốc gia Pháp), (Doanh nghiệp thuộc địa Pháp). Tại đây, chúng tôi đã thu thập đƣợc nhiều tƣ liệu bổ trợ cho nghiên cứu khai mỏ ở Lào Cai, cụ thể: Tập tƣ liệu về hoạt động khai thác mỏ than chì (nghiên cứu về chất lƣợng than chì, thành lập công ty, xây dựng nhà máy xử lý than chì, khai thác và xuất khẩu than chì (1923- 1927)); số liệu về khai thác than, đồng, vàng, apatile. 1.5.2. Sách tham khảo, tạp chí và luận án Nghiên cứu về “Công nghiệp khai thác mỏ của tư bản Pháp ở Lào Cai (1896 – 1945)”, thì nguồn tài liệu không thể thiếu đƣợc đó là sách, báo, tạp chí, luận án viết về khai mỏ. Chúng tôi đã nghiên cứu, sƣu tập tài liệu tại Thƣ viện Quốc gia Hà Nội, Thƣ viện tỉnh Lào Cai, Thƣ viện trƣờng Đại học Sƣ phạm I Hà Nội, Thƣ viện Viện thông tin khoa học xã hội, Thƣ viện viện Khoa học xã hội. Tại đây, chúng tôi đã sƣu tầm đƣợc nhiều tài liệu quan trọng bổ sung hoàn thiện vấn đề nghiên cứu, nhƣ: vùng đất Lào Cai trong lịch sử, điều kiện tự nhiên, dân cƣ, văn hóa, kinh tế - xã hội, khai mỏ Lào Cai thời phong, các sách viết về các hoạt động khai mỏ ở Việt Nam nói chung và các tỉnh Bắc Kỳ nói riêng. 22 TIỂU KẾT CHƢƠNG 1 Nghiên cứu về hoạt động khai thác mỏ ở Lào Cai của tƣ bản Pháp (1896 – 1945), tác giả luận án tìm hiểu tình hình nghiên cứu và nguồn tƣ liệu khai thác mỏ trƣớc năm 1945 ở Việt Nam nói chung và ở Lào Cai nói riêng. Đối với tình hình nghiên cứu về khai thác mỏ: tác giả tìm hiểu những công trình sách viết về hoạt động khai thác mỏ ở Việt Nam trƣớc năm 1945; những công trình nghiên cứu về kinh tế - chính trị, văn hóa - xã hội Lào Cai trƣớc năm 1945; công trình nghiên cứu về khai mỏ Lào Cai trƣớc năm 1945. Những công trình đã nghiên cứu giúp cho tác giả có phông thông tin chung về hoạt động khai thác mỏ của tƣ bản Pháp ở Việt Nam, phông về tình hình kinh tế - chính trị và văn hóa – xã hội Lào Cai trƣớc năm 1945, phông thông tin về việc tƣ bản Pháp thăm dò, tìm kiếm, nghiên cứu và khai thác mỏ ở Lào Cai cuối thế kỷ XIX đến năm 1945. Trên cơ sở những nội dung đã nghiên cứu, tác giả luận án tiếp thu, kế thừa và tiếp tục nghiên cứu vấn đề đặt ra trong luận án. Để nghiên cứu hoạt động khai mỏ ở Lào Cai, tác giả luận án tìm kiếm nguồn tƣ liệu gốc (tiếng Pháp, tiếng Việt) về hoạt động khai mỏ ở Lào Cai của tƣ bản Pháp. Nguồn tƣ liệu này cung cấp cho tác giả thông tin về việc tìm kiếm, nghiên cứu mỏ than, sắt cuối thế kỷ XIX. Hoạt động tìm kiếm than chì và việc thành lập công ty, nhà máy khai thác than chì (graphit) ở Lào Cai giai đoạn (1917 – 1929), (1940 – 1945). Ngoài ra, các tƣ liệu này đã cung cấp cho tác giả thông tin về hoạt động khai thác mỏ vàng trong năm 1936 – 1937, hoạt động tìm kiếm, nghiên cứu và khai thác mỏ apatite Lào Cai từ năm 1924 đến năm 1945. Nhƣ vậy, từ tài liệu nghiên cứu chung về khai mỏ ở Việt Nam (trong đó có Lào Cai), tác giả nghiên cứu tƣ liệu gốc về hoạt động khai thác mỏ ở Lào Cai để hoàn thiện nội dung luận án. Vấn đề này đƣợc tác giả nghiên cứu cụ thể trong chƣơng 2 (Tiền đề điều kiện để tƣ bản Pháp thực hiện khai thác mỏ ở Lào Cai), chƣơng 3 (Hoạt động khảo sát, thăm dò và khai thác mỏ của tƣ bản Pháp ở Lào Cai từ năm 1896 đến năm 1945) và chƣơng 4 (Đặc điểm và tác động của hoạt động khai thác mỏ đối với đời sống kinh tế - xã hội Lào Cai. 23 Chƣơng 2 TIỀN ĐỀ, ĐIỀU KIỆN ĐỂ TƢ BẢN PHÁP THỰC HIỆN KHAI MỎ Ở LÀO CAI 2.1. Khái quát về tỉnh Lào Cai trƣớc năm 1945 2.1.1. Lịch sử hành chính và tên gọi Lào Cai trước năm 1907 Lào Cai là một tỉnh vùng cao biên giới thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc của Việt Nam, giáp ranh giữa vùng Tây Bắc và vùng Đông Bắc. Phía bắc Lào Cai giáp Trung Quốc, phía tây giáp tỉnh Lai Châu, phía đông giáp tỉnh Hà Giang, phía nam giáp tỉnh Yên Bái. Tỉnh Lào Cai trải qua các tên gọi Lão Nhai, Lao Kay, Lao Cai, rồi sau cùng là Lào Cai nhƣ bây giờ. Nguồn gốc tên gọi “Lão Nhai” có nhiều cách lý giải nhƣng theo cố Giáo sƣ Đào Duy Anh, từ "Lão Nhai", khi làm bản đồ, ngƣời Pháp viết "Lao Cai" thành "Lào Kay". Danh từ "Lào Kay" đã đƣợc ngƣời Pháp sử dụng trong các văn bản và con dấu còn ngƣời Việt khi đọc, biến âm theo tiếng Việt thành Lào Cai và trong giao tiếp và dân gian ngƣời ta vẫn gọi là Lao Cai. Dựa vào các phát hiện khảo cổ học thập kỷ 70, 90 của thế kỷ XX, có thể chứng minh ngƣời nguyên thủy đã có mặt ở Lào Cai muộn nhất từ 20.000 năm đến 30.000 năm [90, tr.151]. Họ đã để lại các các di tích văn hóa Sơn Vi sớm ở Cầu Đen, Đồi Công nghiệp, Vĩ Kim, Bến Đền, Phố Lu, Xuân Quang, Ngòi Nhù Thời các Vua Hùng dựng nƣớc, Lào Cai cũng nhƣ cả vùng Hƣng Hóa rộng lớn thuộc bộ Tân Hƣng. Những phát hiện mới về mật độ các di tích đồ đồng Đông Sơn phân bố dày đặc bên hữu ngạn sông Hồng (Từ Cốc Lếu đến Bắc Cƣờng) làm cơ sở cho giả thuyết Lào Cai là một trung tâm kinh tế – chính trị quy mô lớn trƣớc công nguyên. Công trình nghiên cứu mới nhất về lịch sử Việt Nam của Viện Sử học – công trình “Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỷ X” do PGS.TS Đỗ Văn Ninh chủ biên đã nhận định Lào Cai là một trung tâm của cộng đồng Tây Vu của Thục Phán [63, tr.164]. Thời kỳ Âu Lạc bị phong kiến phƣơng bắc xâm chiếm và đô hộ, Lào Cai là một châu Ki mi với nhiều tên gọi khác nhau. Đến đời nhà Đƣờng, vùng đất Lào Cai hiện nay thuộc 2 châu Ki mi Đan Đƣờng (Cam Đƣờng) và Chu Quý (Văn Bàn) [11, tr.361]. Sau khi nƣớc ta giành đƣợc độc lập, các triều đại phong kiến đều chú trọng 24 quản lý hành chính, nhiều lần phân chia lại địa giới hành chính. Năm Quang Thái thứ 10 đời nhà Trần (1397), Hồ Quý Ly cải cách hành chính, đổi các lộ phủ làm trấn, thành lập các huyện, châu trực thuộc. Trong đó, huyện Thủy Vĩ, huyện Văn Bàn đƣợc thành lập trực thuộc Châu Quy Hóa trấn Thiên Hƣng [2, tr.145]. Nhƣ vậy, từ nay Thủy Vĩ, Văn Bàn (vùng Lào Cai) đã chính thức trở thành tên đơn vị hành chính của nhà nƣớc Đại Việt. Tháng 4, mùa hạ năm Quang Thái thứ 10 triều đại nhà Trần (1397) có thể đƣợc coi nhƣ sự kiện quan trọng đầu tiên về thành lập tỉnh Lào Cai. Huyện Thủy Vĩ, Văn Bàn đến đời nhà Lê đổi làm châu. Tên của hai châu này tồn tại mãi đến sau này. Ngày 30/3/1886 thực dân Pháp đánh chiếm Lào Cai, đặt ách cai trị. Nhƣng suốt hàng chục năm dòng, ngƣời dân Lào Cai bất khuất, kiên cƣờng nổi dậy chống giặc ngoại xâm. Do không bình định nổi vùng biên giới, nhà cầm quyền Pháp phải áp dụng chế độ quân quản. Nhằm tăng cƣờng chính sách vừa bình định, vừa củng cố sự chiếm đóng, khai thác vùng bị chiếm, ngày 15/4/1888 thực dân Pháp đã phân chia địa bàn Bắc Kỳ từ Thanh Hóa trở ra thành 14 quân khu. Quân khu I bao gồm Lào Cai và vùng thƣợng lƣu sông Hồng. Ngày 5/4/1890, thực dân Pháp lại điều chỉnh phạm vi các quân khu, chia các quân khu thành nhiều tiểu quân khu [75, tr.192-205]. Mỗi tiểu quân khu gồm một số điểm chốt đóng quân gọi là các đồn binh. Lào Cai trở thành tiểu quân khu của quân khu I. Tiểu quân khu Lào Cai có các đồn binh Lào Cai, Bát Xát, Phố Lu, Phong Thổ, Bảo Hà. Ngày 6/6/1890, Kinh lƣợc xứ Bắc Kỳ ra nghị định tách châu Lục Yên khỏi tiểu quân khu Yên Bái để nhập vào tiểu quân khu Lào Cai. Nhƣ vậy, tiểu quân khu Lào Cai vào năm 1890, nằm ở 21054 và 23 0 vĩ bắc, 1000 36 và 1020 40 kinh đông. Diện tích Lào Cai là 10.100 km2 bao gồm 4 châu, 13 tổng 56 làng với 34.800 ngƣời và 1395 xuất đinh [9, tr.93]. - Châu Thủy Vĩ có 3 tổng 11 xã, phố, vạn. - Châu Văn Bàn; có 3 tổng, 7 xã trại. - Châu Chiêu Tấn có 2 tổng và 11 xã. - Châu Lục Yên có 6 tổng 27 xã. Bộ máy hành chính cấp quân khu sau một thời gian hoạt động đã tỏ ra kém hiệu quả, giới cầm quyền quân sự và dân sự nhiều khi mâu thuẫn, các hoạt động quân sự kém hiệu lực. Vì vậy ngày 6/8/1891, Toàn quyền Đông Dƣơng ra nghị định bãi bỏ các quân khu thành lập các Đạo quan binh. Mỗi Đạo quan binh do một tên Tƣ lệnh đứng đầu với đầy đủ quyền hành về quân sự cũng nhƣ dân sự. Bộ máy đạo quan binh tạo mọi điều kiện cho sĩ quan quân sự toàn quyền chủ động trong việc 25 đàn áp phong trào đấu tranh của đồng bào miền núi Bắc Kỳ. Đồng thời bộ máy cai trị này cũng phản ánh chế độ quân quản gắt gao. Ngày 20/8/1891, Toàn quyền Đông Dƣơng ra nghị định thành lập 4 đạo quan binh ở Bắc Kỳ: Đạo quan binh 1 (Phả Lại), Đạo quan binh 2 (Lạng Sơn), Đạo quan binh 3 (Yên Bái), Đạo quan binh 4 (Sơn La). Địa bàn Lào Cai trực thuộc đạo quan binh 3 (Yên Bái). Ngày 9/9/1891, Toàn quyền Đông Dƣơng ra nghị định quy định địa bàn của đạo quan binh 3 (Yên Bái) chia đạo quan binh 3 thành 3 tiểu quân khu: - Tiểu quân khu Lào Cai thủ phủ đóng tại Lào Cai gồm toàn bộ Lào Cai (trừ châu Lục Yên đƣợc đƣa sang tiểu quân khu Yên Bái). Tiểu quân khu Lào Cai bao gồm các bốt ở khu vực Lào Cai, Bát Xát, Phong Thổ, Phố Lu, Bảo Hà. - Tiểu quân khu Yên Bái thủ phủ đóng tại Yên Bái. Địa bàn gồm châu Lục Yên (từ Lào Cai chuyển sang) huyện Hạ Hòa (tỉnh Sơn Tây) và các huyện Cấm Khê, Yên Lập, Trấn Yên (tỉnh Hƣng Hóa). - Tiểu quân khu Tuyên Quang, thủ phủ đặt tại Tuyên Quang. Với việc quy định lại địa bàn thì châu Lục Yên mới chuyển về Lào Cai đƣợc hơn 1 năm (6/6/1890) nay lại tách về Tiểu quân khu Yên Bái. Vùng đất Lào Cai thời điểm này chỉ gồm địa bàn châu Thủy Vĩ, châu Văn Bàn, châu Chiêu Tấn. Ngày 21/1/1896, Toàn quyền Đông Dƣơng tách vùng Lào Cai thành 2 khu vực: Khu Lào Cai gồm địa bàn châu Thủy Vĩ và các xã Phong Thổ, Bình Lƣ của châu Chiêu Tấn; Khu Bảo Hà gồm châu Văn Bàn và tổng Dƣơng Quỳ cùng trại làng Nam, trại Thân Thuộc của tổng Phong Thổ. Ngày 3/10/1896, đạo lỵ Đạo quan binh 4 chuyển về Lào Cai. Lào Cai vừa là tiểu đạo lỵ tiểu quân khu Lào Cai vừa là đạo lỵ đạo quan binh số 4. Đạo quan binh số 4 gồm 4 tiểu quân khu: Tiểu quân khu Lào Cai (gồm châu Thủy Vĩ, châu Chiêu Tấn); Tiểu quân khu Bảo Hà (gồm châu Văn Bàn và châu Lục Yên); Tiểu quân khu Yên Bái (huyện Trấn Yên); Tiểu quân khu Nghĩa Lộ (huyện Văn Chấn). Ngày 7/11/1899, đạo quan binh số 4 đƣợc tổ chức lại, sát nhập 4 tiểu quân khu thành 2 tiểu quân khu chính là tiểu quân khu Yên Bái (Trấn Yên, Văn Chấn) và tiểu quân khu Lào Cai (Thủy Vĩ, Chiêu Tấn, Văn Bàn, Lục Yên). Ngày 11/4/1900, tỉnh dân sự Yên Bái đƣợc thành lập. Địa bàn Lào Cai và hạt Bảo Hà trực thuộc đạo quan binh 4 Lào Cai. Nhƣng ngày 28/3/1905, toàn quyền Đông Dƣơng ra Nghị định tách khu vực Bảo Hà và Dƣơng Quỳ từ đạo quan binh số 4 nhập về tỉnh Yên Bái. Nhƣ vậy đạo quan binh số 4 chỉ còn địa phận Lào Cai gồm 26 châu Thủy Vĩ và tổng Phong Thổ, Bình Lƣ của Châu Chiêu Tấn. Đạo quan binh số 4 Lào Cai có 3 trung tâm: Trung tâm Bắc Hà (tổng Ngọc Uyển); Trung tâm Cốc Lếu (tổng Lạc Sơn, tổng Gia Phú, xã Hƣớng Vinh); Trung tâm Phong Thổ (xã Phong Thổ, xã Bình Lƣ) [9, tr.97]. Nhƣ vậy, suốt từ khi thực dân Pháp đánh chiếm Lào Cai 30/3/1886 đến năm 1905, địa bàn Lào Cai luôn biến động, địa giới hành chính Lào Cai đã 7 lần thay đổi. Riêng năm 1896, Lào Cai thay đổi địa giới hành chính 2 lần (ngày 21/1/1896 và ngày 3/10/1896). Sự thay đổi địa giới hành chính cũng nhƣ sự kéo dài của chế độ quân quản phản ánh sự lúng túng của thực dân Pháp trƣớc phong trào đấu tranh mạnh mẽ của đồng bào các dân tộc Lào Cai. Suốt 10 năm (1886 – 1896), thực dân Pháp chỉ tập trung lo đối phó với các cuộc tập kích, nổi dậy của đồng bào các dân tộc Lào Cai. Bình quân, mỗi năm có hàng chục đợt tập kích, chặn đánh quân Pháp. Điển hình nhƣ trận tập kích ở Thác Tây (8/1886), ở Sa Pa (1/1887), ở Cốc Mỳ (1/1888) ... Đặc biệt, đồng bào các dân tộc Lào Cai liên tiếp nổi dậy khởi nghĩa chống thực dân Pháp xâm lƣợc: Tháng 12/1888, đồng bào ngƣời Dao ở huyện Bảo Thắng đã nổi dậy chống Pháp ở các xã Xuân Giao, Gia Phú và tiến đánh xuống Võ Lao (Văn Bàn), uy hiếp cả một vùng rộng lớn thuộc hữu ngạn sông Hồng; Năm 1891, Pháp tấn công lên huyện Bắc Hà, nghĩa quân ngƣời Hmông Bắc Hà do Giàng Chẩn Hùng lãnh đạo đã phối hợp với quân Cờ Đen phục kích đánh Pháp tại dốc Trung Đô. Cuộc kháng chiến kéo dài đến năm 1896 (Khi Giàng Chẩn Hùng mất) phong trào tạm thời lắng xuống [85, tr.76-77]... Trƣớc tình hình chiến sự ở Lào Cai diễn ra quyết liệt, quân Pháp bị thƣơng và đau ốm khá nhiều, ngày 3/10/1896 thực dân Pháp phải chuyển cả bộ chỉ huy đạo quan binh 4 lên Lào Cai. Mặc dù chiếm đƣợc Lào Cai từ năm 1881 nhƣng đến đầu thế kỷ 20, thực dân Pháp vẫn chƣa bình định nổi Lào Cai. Do đó, thực dân Pháp vẫn phải duy trì chế độ quân quản kéo dài. Những năm đầu thế kỷ 20, phong trào đấu tranh của ngƣời dân Lào Cai tạm thời lắng xuống: năm 1901 có 4 vụ tấn công quân Pháp, năm 1902 có 4 vụ tấn công, năm 1903 có 2 vụ và năm 1905 có 2 vụ Theo tài liệu “Chuyên khảo Lào Cai”, từ năm 1886 đến năm 1889, hai mục “sự kiện quân sự” “giặc giã” đƣợc ghi chép tỉ mỉ nhƣng từ năm 1900 đến 1911, các chuyên mục về “xây dựng đƣờng xá”, “buôn bán”, “trƣờng học”, “công trình” đƣợc đề cập nhiều hơn. Quan hệ giữa Vân Nam và Lào Cai giai đoạn này cũng khá nồng ấm băng cƣớp từ Vân Nam sang Lào Cai bị tiễu trừ tận gốc. Tình hình Lào Cai, cũng nhƣ tình hình biên giới Lào Cai - Vân 27 Nam dần dần ổn định. Đây là một điều kiện để thực dân Pháp chuyển từ chế độ cai trị quân sự sang chế độ dân sự, thành lập tỉnh Lào Cai dân sự [9, tr.98]. Để chuyển Lào Cai thành tỉnh dân sự thì trƣớc tiên Lào Cai phải tƣơng đối ổn định, nhƣng đây chỉ là điều kiện thứ yếu. Điều kiện quan trọng hơn là vị trí vùng Lào Cai càng trở thành một địa phƣơng chiến lƣợc, có vai trò cửa ngõ tiến vào Trung Quốc của thực dân Pháp. Từ sau kế hoạch khai thác thuộc địa lần thứ nhất đƣợc khởi động, vị trí Lào Cai càng đƣợc đề cao. Tháng 12/1897, Hội đồng tối cao Đông Dƣơng đã đồng ý xây dựng tuyến đƣờng sắt từ Hải Phòng đi Hà Nội ngƣợc lên Lào Cai và xâm nhập vào Vân Nam Trung Quốc. Ngày 14/9/1898, Hội đồng tối cao Đông Dƣơng quyết định cho tuyến đƣờng Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai đi Vân Nam đƣợc là một trong những tuyến ƣu tiên đầu tƣ xây dựng. Nhƣ vậy, cùng với việc khởi công tuyến đƣờng sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai - Vân Nam, địa bàn Lào Cai càng trở lên quan trọng. Đầu năm 1899, đích thân Toàn quyền Đông Dƣơng Poule Dou mer đã đến Lào Cai và sang Vân Nam để thuyết minh tầm quan trọng của tuyến đƣờng sắt với nhà chức trách Trung Quốc. Từ năm 1901 đến ngày 1/2/1906, tuyến đƣờng sắt Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai đƣợc xây dựng và đƣa vào khai thác. Nhờ tuyến đƣờng sắt, Lào Cai đã nối liền với vùng đồng bằng Bắc Bộ và cửa biển Hải Phòng. Nhờ ở vị trí đầu cầu đƣợc khai thông bằng đƣờng sắt Lào Cai càng có điều kiện đƣa hàng hoá thâm nhập vào vùng Vân Nam rộng lớn. Nhƣ vậy, Lào Cai đã hội đủ 3 yếu tố thành lập tỉnh dân sự: Đƣờng sắt nối liền Lào Cai (thông qua vị trí đầu cầu Lào Cai) nối liền cả vùng Vân Nam rộng lớn với Bắc Bộ và cửa biển Hải Phòng; Tình hình Lào Cai ổn định; Quan hệ Lào Cai và Vân Nam hoà hợp, các toán phỉ, toán cƣớp xâm phạm vùng biên bị tiễu trừ, không còn tác yêu tác quái nhƣ những năm cuối thế kỷ XIX. Bên cạnh các yếu tố này đến năm 1907 Lào Cai cũng đạt nhiều kết quả trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng của tỉnh dân sự, xây dựng cơ sở thiết yếu của địa bàn tỉnh lỵ: Mùa xuân năm 1899, cầu Hồ Kiều nối liền Lào Cai với Hà Khẩu bắc qua sông Nậm Thi đƣợc xây dựng; Tháng 6/1900, trụ sở Đạo Quan binh, sau là dinh công sứ, đƣợc khánh thành; Đặc biệt ngày 22/2/1902, nghị định của Phủ Toàn quyền xây dựng trung tâm đô thị Lào Cai đƣợc ban hành càng đẩy nhanh tốc độ xây dựng; Hàng loạt các công trình dân sự khác đƣợc xây dựng nhƣ chợ Lào Cai (khánh thành ngày 5/3/1903), Quảng Trƣờng Lào Cai (tháng 10/1905), chợ Cốc Lếu (khánh thành ngày 26/11/1905) Năm 1904, thực dân Pháp bƣớc đầu chú ý quy hoạch tổng thể trung tâm đô thị Lào Cai. Trung tâm này đƣợc mở rộng sang hữu ngạn 28 sông Hồng với khu Cốc Lếu và mở rộng xuống phía nam với khu Phố Mới. Với việc quy hoạch và xây dựng khu đô thị Lào Cai đã tạo tiền đề phát triển tỉnh lỵ của tỉnh Lào Cai sau này. Thành lập tỉnh dân sự Lào Cai (12/7/1907) Ngày 12/7/1907, Toàn quyền Đông Dƣơng ra Nghị định bãi bỏ Đạo quan binh 4 Lào Cai, chuyển Lào Cai sang chế độ dân sự để thành lập tỉnh Lào Cai. Ngày 12/7/1907 đƣợc lấy làm mốc thành lập tỉnh Lào Cai. Giới thiệu về địa dƣ chí Tỉnh Lào Cai năm 1907: “Tỉnh Lào Cai (Đạo quan binh 4) nằm ở phía Tây Bắc Bắc Kì, giới hạn ở toạ độ 22°15'-23° vĩ độ Bắc, 100°36'-102°40' kinh độ Đông. Địa giới của tỉnh nhƣ sau: phía Bắc giáp biên giới Vân Nam, phía Nam giáp tỉnh Yên Bái, phía Tây giáp vùng Lai Châu và phía Đông giáp huyện Vĩnh Tuy. Diện tích đo đƣợc là 580.000ha; diện tích đất canh tác: 19.580ha; diện tích đất có cây cối: 55.000ha, 132.500ha cây bụi và 372.920ha rừng. Tỉnh Lào Cai có 3 đại lí, trụ sở đặt tại Cốc Lếu, Phong Thổ và Pa Kha. Tỉnh không có đƣợc tính đồng nhất của một thành hệ tự nhiên song lại mở rộng ra 3 miền: phía Đông là lƣu vực sông Chảy, phía Tây là phụ lƣu của sông Đà Giang và ở giữa là sông Hồng Hà. Về phƣơng diện quản lí dân bản xứ, đạo quan binh 4 (hay còn gọi là tỉnh Lào Cai) đƣợc chia làm 2 châu: châu Thuỷ Vỹ và châu Bảo Thắng. Tất cả các dân tộc vùng cao đều sinh sống tại đây. Ngoài ra, ở đây, còn có ngƣời Việt, ngƣời Hoa, ngƣời Thái trắng và đen, ngƣời Mán, ngƣời Mông (Mèo), ngƣời Nhắng, ngƣời Dao, ngƣời U Ní, ngƣời Lào... Ngƣời Mông (Mèo) sống tại Đại lí Pa Kha; ngƣời Nhắng ở lƣu vực sông Hồng Hà phía trên Lào Cai; ngƣời U Ní, Dao và Phù Lá sống tại khu vực giáp biên. Ngƣời Lào sống tại lƣu vực sông Nậm Mu, có thể họ đến từ sông Mã. Ngƣời Việt và ngƣời Hoa chỉ sống tại lƣu vực sông Hồng Hà. Ngƣời Thái sống ở hầu khắp mọi nơi, tiếp đến là ngƣời Nùng, ngƣời Mông (Mèo) và ngƣời Mán. Dân cƣ nơi đây không giàu và theo đạo Phật. Tại khu vực này, phụ nữ là ngƣời đảm đƣơng toàn bộ việc nhà và phần lớn việc đồng áng. Ở Phong Thổ, vai trò của phụ nữ có vẻ ít hơn, họ bị coi là nô lệ đƣợc ngƣời ta mua về” [40]. Qua nghiên cứu về địa giới Lào Cai, có thể ngay sau (hoặc trƣớc khi) thành lập tỉnh dân sự Lào Cai chỉ có 2 đơn vị hành chính trực thuộc là châu Thuỷ Vĩ và châu Bảo Thắng. Châu Thuỷ Vĩ gồm toàn bộ phần đất nằm ở hữu ngạn sông Hồng, châu Bảo 29 Thắng là phần đất nằm ở tả ngạn sông Hồng. Lỵ sở châu Thuỷ Vĩ đóng ở Cốc Lếu, lỵ sở châu Bảo Thắng đóng ở Lào Cai. Hai trụ sở này nằm cách nhau gần 1km. Năm 1924, Ngô Vi Liễn và các tác giả Đỗ Đình Nghiêm, Phạm Văn Thƣ biên soạn công trình “Địa dƣ các tỉnh Bắc Kỳ” vẫn ghi 2 châu Thuỷ Vĩ, Bảo Thắng là đơn vị hành chính của tỉnh Lào Cai. Bản đồ Lào Cai minh hoạ vẫn ghi rõ ranh giới 2 châu (Thuỷ Vĩ ở hữu ngạn sông Hồng, còn Bảo Thắng ở tả ngạn sông Hồng). Nhƣng mục “tỉnh lỵ và các châu” các tác giả còn ghi có 4 Đại lý: “Việc chính trị ở Lào Kay cũng nhƣ ở các tỉnh khác. Tỉnh chia làm 2 châu: châu Thuỷ vĩ (xƣa thuộc Hƣng Hoá, ở hữu ngạn sông Hồng Hà) và châu Bảo Thắng ở tả ngạn. Các châu ấy lại chia làm xã, làm giáp. Những xã lắm khi thuộc ngay về các Đại lý. Có 4 Đại lý là Mƣờng Khƣơng, Pa Kha, Bát Xát, Phong Thổ” [55, tr.624]. Năm 1926, trong công trình “Các đơn vị hành chính ở Bắc Kỳ”, Ngô Vi Liễn viết Lào Cai có 7 đơn vị hành chính: Châu Bảo Thắng; Đại lý Mƣờng Khƣơng; Đại lý Pa Kha (Bắc Hà); Châu Thuỷ Vĩ; Đại lý Bát Xát; Đại Lý Phong Thổ; Khu Sa Pa. Ngày 15/12/1930, Công sứ Lào Cai có văn bản thống kê toàn bộ danh mục các đơn vị hành chính tỉnh Lào Cai. Bảng thống kê ghi rõ Lào Cai có 2 châu, 4 đại lý, 1 khu dân cƣ với 27 xã 2 phố, 679 làng, khu phố, thôn. Cụ thể: Châu Thuỷ Vĩ có 4 xã 83 thôn bản; Châu Bảo Thắng có 11 xã, khu phố với 38 thôn bản; Đại lý Bát xã có 3 xã, 32 thôn bản; Đại lý Mƣờng Khƣơng có 3 xã, 144 thôn bản; Đại lý Pa Kha có 3 xã, 1 phố với 151 thôn bản, phố; Đại lý Phong Thổ có 4 xã 194 thôn, bản; Khu Sa Pa gồm 1 phố 36 làng, bản. Việc thành lập tỉnh Lào Cai thành lập ngày 12/7/1907 nhƣng phải đến năm 1930 mới ổn định các đơn vị hành chính. Nhƣ vậy, để dễ bề kiểm soát và tiến hành khai thác, thực dân Pháp đã chia lại khu vực hành chính và thay đổi chế độ cai trị. Năm 1907, Toàn quyền Đông Dƣơng ra nghị định bãi bỏ đạo quan binh IV Lào Cai, chuyển từ chế độ quân quản sang chế độ cai trị dân sự, thành lập tỉnh Lào Cai. Từ đây, địa danh tỉnh Lào Cai đƣợc xác định trên bản đồ Việt Nam. 2.1.2. Điều kiện tự nhiên Về địa hình: Lào Cai có độ dốc lớn, phân bậc và bị chia cắt mạnh, đƣợc hình thành từ những dãy núi, khối u lớn, trong đó có hai dãy núi chính là Hoàng Liên Sơn và dãy Con Voi chạy song song với nhau theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam. Vùng thấp nhất có độ cao từ 70 - 80m so với mặt biển; cao nhất là dãy Hoàng Liên Sơn đồ sộ, có nhiều đỉnh núi cao: Phanxipăng cao 3.143m, Tả Giàng Phình cao 3.000m, Phú Luông cao 2.938m. 30 Địa hình thuộc khối nang kiến tạo mạnh, có độ chia cắt sâu. Phân bậc tƣơng đối rõ, có 7 bậc độ cao: 100 - 150m, 200 - 500m, 600 - 1000m, 1300 - 1400m, 1700 - 1800m, 2100 - 2200m, 2500 - 2900m; Trong đó bậc hai, ba chiếm 64,8% diện tích toàn tỉnh. Địa hình có độ dốc thay đổi lớn, từ thoải (3° - 8°), nghiêng (8° - 15°), dốc ít (15° - 25°), dốc nhiều (25° - 35°), trong đó phần lớn là địa hình nghiêng và dốc. Về Sông ngòi: Do địa hình phân cách nên Lào Cai có mạng sông suối khá dày đặc, mật độ trung bình đạt 1km/1km2. Trữ lƣợng nƣớc mặt 9,3 tỷ m3, trữ lƣợng nƣớc ngầm 30 triệu m3. Lào Cai có tổng số 107 sông suối chạy qua địa phận của tỉnh thuộc 2 hệ thống sông chính: sông Hồng chảy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, bắt nguồn từ dãy núi Ngụy Sơn cao trên 2.000m thuộc tỉnh Vân Nam (Trung Quốc). Sông có chiều dài chạy qua tỉnh Lào Cai là 140km, lƣu lƣợng nƣớc thay đổi lớn, mùa lũ gấp 42 lần mùa khô. Có nhiều phụ lƣu lớn nhƣ ngòi Phát, ngòi Bo, ngòi Đum, ngòi Nhù... Sông Chảy chảy theo hƣớng Tây Bắc - Đông Nam, bắt nguồn từ Trung Quốc, chảy qua huyện Si Ma Cai, Bắc Hà, Bảo Yên, có chiều dài chảy qua địa phận Lào Cai là 120km. So với lƣu vực sông Hồng thì độ dốc lƣu vực sông Chảy nhỏ hơn nhiều, nhƣng hiểm trở hơn, lắm thác, nhiều ghềnh hơn. Đoạn sông Chảy từ Bảo Nhai đến Phố Ràng dài 41km có 41 thác, ghềnh lớn nhỏ. Vách bờ sông rất cao và dốc gây nhiều khó khăn cho giao thông đƣờng thuỷ. Sông có dạng lƣu vực dài, hẹp, độ uốn khúc quanh co và có các phụ lƣu lớn nhƣ ngòi Phong, ngòi Nghĩa Đô, ngòi Là, ngòi Phằng. Do Lào Cai có hệ thống sông suối nhiều, nên ngay từ khá sớm thực dân Pháp cho xây dựng nhà máy điện (1902). Mục đích của thực dân Pháp nhằm phục vụ bộ máy cai trị và hoạt động khai thác tài nguyên Lào Cai, trong có có nguồn tài nguyên mỏ. Về thổ nhưỡng, đất Lào Cai nằm trong hai lƣu vực sông lớn là sông Hồng và sông Chảy, đƣợc hình thành bởi các loại hình: bồi tích ở các thung lũng giữa núi, trƣớc núi, thung lũng sông với chiều dày từ 0,3 - 1m. Sƣờn tích do phong hoá lớp mặt ở các sƣờn núi với chiều dày thƣờng 0,3 - 0,5m. Thành phần cơ giới của đất phụ thuộc vào phong hoá đá gốc, có dạng đất cát, đất thịt, đất sét thuộc loại nhẹ và trung bình. Đất đƣợc chia ra đất bằng ( 15°). Tuỳ theo từng loại đất mà có phƣơng thức canh tác khác nhau [87, tr.13]. Về khí hậu, Việt Nam là nƣớc có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chia thành 4 mùa rõ rệt. Nhƣng các tỉnh phía bắc trong đó có Lào Cai nằm sâu trong lục địa nên có hai vùng đặc trƣng: vùng thấp và vùng cao tƣơng ứng với nhiệt đới và ôn đới, tức là 31 chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mƣa và mùa khô. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 22°C - 24°C nên đã hình thành tính đa dạng sinh học, động thực vật phát triển, có thảm thực vật phong phú, trong đó có nhiều loài thuộc nguồn gen quý, hiếm đƣợc ghi trong sách đỏ thế giới. Do có điều kiện khí hậu phù hợp nên Lào Cai có nguồn dƣợc liệu phong phú với trên 400 loại thuốc, có nhiều loại có giá trị kinh tế cao nhƣ thảo quả, xuyên khung, đỗ trọng, hoàng liên ... vƣờn quốc gia Hoàng Liên có trên 2.000 loài thực vật, trên 4.000 loài chim thú, bò sát ... và nhiều loài động thực vật quý hiếm của Việt Nam. Tài nguyên khoáng sản: Khoáng sản trên lãnh thổ Lào Cai phân thành 3 dải trùng hợp với các hệ thống đứt gãy sông Hồng, sông Chảy, Phanxipăng. Dải sông Hồng tập trung các khoáng sản chủ yếu là apatít, thạch anh, graphít (than chì), sắt, mi ca, caolin. Dải sông Chảy chủ yếu tập trung các khoáng sản đá vôi, chì, kẽm, vàng, đá quý, đá xây dựng, cát, cuội, sỏi... Dải Phanxipăng chủ yếu gồm các khoáng sản và biểu hiện quặng của xạ, đất hiếm, molipden, graphít, đồng, chì, kẽm. Đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, trên vùng đất Lào Cai có nhiều loại khoáng sản. Điều này đƣợc ghi chép trong “Địa – dƣ các tỉnh Bắc Kỳ”: “Tỉnh Lào Kay có lắm mỏ: Ở phía bắc có mỏ đồng, phía tây có mỏ thiếc và chì lẫn bạc, ở Nhật Sơn, gần Lào Kay có mỏ vàng”[54, tr.66]. Do có nhiều nguồn lợi về mỏ nên ngay từ rất sớm, các mỏ ở Lào Cai đƣợc triều đình cho khai thác. Thời Hậu Lê, một số mỏ ở hai châu Văn Bàn, Thủy Vĩ (địa phận Lào Cai ngày nay) đƣợc triều đình cho lĩnh trƣng khai thác, cụ thể: Đầu thế kỷ XVI, mỏ vàng ở Cam Đƣờng châu Thuỷ Vì đƣợc khai thác; Thế kỷ XVII, khai thác bạc ở động Ngọc Uyển (Bắc Hà), chì và diêm tiêu ở Cam Đƣờng, mỏ lƣu hoàng ở Văn Bàn. Thời nhà Nguyễn, nhiều mỏ đƣợc khai thác, cụ thể: mỏ đồng Trình Lạn ở Bát Xát (mỏ đồng lớn thứ hai toàn quốc, sau mỏ Tụ Long), mỏ đồng Phong Dụ (Văn Bàn); mỏ vàng (Cam Đƣờng); mỏ bạc (Bát Xát); mỏ chì (Cam Đƣờng); mỏ sắt lƣu hoàng Khánh Yên, Bảo Hà (Văn Bàn); mỏ diêm tiêu (Bát Xát, Cam Đƣờng, Văn Bàn) ...[87, tr.32-33]. Sau khi đánh chiếm Lào Cai, chính quyền thực dân cho tìm kiếm, thăm dò, điều tra nguồn tài nguyên mỏ Lào Cai. Một số mỏ đã đƣợc các triều đại phong kiến khai thác trƣớc đây nay đƣợc điều tra khai thác trở lại, nhƣ mỏ vàng, đồng Ngoài ra, chính quyền thực dân còn phát hiện ra những mỏ mới mà nhu cầu thị trƣờng thế giới đang cần, nhƣ mỏ than, sắt, than chì, apatite Qua việc tìm kiếm, thăm dò và đánh giá trữ lƣợng mỏ trên vùng đất Lào Cai 32 đã phát hiện đƣợc 150 mỏ và điểm mỏ với trên 30 loại khoáng sản khác nhau nhƣ: than, graphít (than chì), apatít, sắt, đồng, vàngTrong đó, nhiều mỏ có trữ lƣợng lớn, giá trị kinh tế cao. Một số mỏ chất lƣợng thuộc loại quy mô lớn nhất nƣớc là khu vực mỏ apatite Cam Đƣờng với trữ lƣợng 2,5 tỷ tấn, mỏ sắt Quý Xa trữ lƣợng 124 triệu tấn, mỏ đồng Sin Quyền trữ lƣợng 53 triệu tấn[87, tr.13-14]. Trên cơ sở những điều kiện tự nhiên phong phú và đa dạng đã tạo ra cơ hội cho Lào Cai trong phát triển kinh tế nông - lâm nghiệp và công nghiệp. Đặc biệt, do lịch sử phát triển địa chất, Lào Cai nằm ở phạm vi tiếp xúc với các đới kiến tạo nên giàu khoáng sản. Vì vậy, khi cai trị ở Lào Cai, chính quyền thực dân cho tìm kiếm, thăm dò, nghiên cứu các mỏ nơi đây. Nhiều mỏ đƣợc thực dân Pháp cho tiến hành khai thác, nhƣ mỏ than, vàng, đồng và đặc biệt là mỏ graphít (than chì), apatitle... 2.1.3. Dân cư và tình hình kinh tế - xã hội 2.1.3.1. Dân cư Thời thuộc Pháp, điều đặc biệt dễ nhận thấy ở Bắc Kỳ nói chung và Trung du miền núi Bắc Kỳ nói riêng, Lào Cai là tỉnh có diện tích lớn thứ 6 trong tổng số các tỉnh Bắc Kỳ, đứng sau Lai Châu, Sơn La, Yên Bái, Hà Giang và Lạng Sơn. Nhƣng dân số Lào Cai lại thấp nhất trong tất cả các tỉnh ở Bắc Kỳ. Ngày 6/6/1890, Kinh lƣợc xứ Bắc Kỳ ra nghị định tách châu Lục Yên khỏi tiểu quân khu Yên Bái để nhập vào tiểu quân khu Lào Cai. Lúc này, tiểu quân khu Lào Cai năm 1890 có diện tích là 10.100 km2 bao gồm 4 châu, 13 tổng 56 làng với 34.800 ngƣời và 1395 xuất đinh. Năm 1892, tổng dân số của Lào Cai khoảng 40.000 ngƣời, mật độ dân cƣ vô cùng thấp, chỉ 4 ngƣời/km2. Một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng dân số và mật độ dân cƣ của Lào Cai thấp là do địa hình và tiềm năng phát triển kinh tế. Hơn thế nữa, là do tình trạng chiến sự, xung đột diễn ra liên miên ở Lào Cai, đặc biệt là khu vực biên giới với Trung Quốc [170, tr.60]. Cùng với sự thay đổi về mặt địa giới, số lƣợng dân cƣ Lào Cai ở Lào Cai cũng có sự thay đổi. Ngày 01/01/1907, theo kết quả điều tra dân số ở đô thị Lào Cai, đại lí Cốc Lếu, Phong Thổ và Pa Kha thì dân số Lào Cai khoảng 21.801 ngƣời. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là con số tƣơng đối. Vì theo nhận định của chính quyền thực dân: thực tế, khó có thể thống kê dân số một cách chính xác vì rất nhiều ngƣời dân tìm cách trốn thuế và họ sống ẩn dật tại những khu vực hầu nhƣ ít ngƣời biết tới. Dân số Lào Cai năm 1907 của các dân tộc Việt, Hoa, Thái trắng và đen, Mán, Mông (Mèo), Nhắng, Dao, U Ní, Lào... và cả một số ngƣời Âu, ngƣời Nhật đến làm ăn đƣợc trình bày dƣới bảng biểu sau: 33 Bảng 2.1. Dân số Lào Cai ngày 01 tháng 01 năm 1907 Thành phố Lào Cai Đại lí Cốc Lếu Đại lí Phong Thổ Đại lí Pa Kha Ngƣời Âu: 73 Ngƣời Việt: 132 Ngƣời Nhắng: 420 Ngƣời Thổ (Tày) và Nhắng: 1.530 Ngƣời Việt: 1.500 Ngƣời Thổ và Nhắng: 3.247 Ngƣời Mông: 1.100 Ngƣời Mán: 636 Ngƣời Hoa: 460 Ngƣời Mán: 3.789 Ngƣời Hoa: 47 Ngƣời Mông: 3.204 Ngƣời Nhật: 16 Ngƣời Mông: 2.342 Ngƣời U Ní: 522 Ngƣời Hoa: 110 Ngƣời Hoa: 494 Ngƣời Thái: 1.331 Ngƣời Âu: 3 Ngƣời lai: 28 Ngƣời Dao: 680 Ngƣời U Ní: 100 Ngƣời Lào: 37 Ngƣời Thái: 985 Ngƣời Mán Làn Tẻn: 503 Ngƣời Nùng: 1.834 [40] Năm 1921, tổng dân số của Lào Cai là 36.000 dân trong...hính trị Quốc gia, Hà Nội. 38. Vũ Minh Hƣơng, Nguyễn Văn Nguyên, Philippe Papin (dịch) (1999), Địa danh và tài liệu lưu trữ về làng xã Bắc Kỳ, Nxb Thế giới, HN. 39. Lê Thị Hƣơng (2012), Luận án “Công nghiệp khai thác mỏ kim loại của thực dân Pháp ở Cao Bằng (1888-1945)”. Lƣu tại Thƣ viện trƣờng Đại học sƣ phạm I Hà Nội. 40. https://luutru.gov.vn/tinh-lao-cai-nam-1907-478-vtlt.htm 41. Nguyễn Văn Khánh (1995), “Quá trình chuyển biến cơ cấu xã hội Việt Nam từ giữa thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám 1945”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 4. 42. Nguyễn Văn Khánh (1999), Cơ cấu kinh tế xã hội Việt Nam thời thuộc địa (1858-1945), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 43. Nguyễn Trọng Khang (Chủ biên) (1994), Sa Pa, Nxb Văn hóa dân tộc, HN. 44. Phan Khoang (1971), Việt Nam Pháp thuộc sử (1862 - 1945), Sài Gòn. 45. Đinh Xuân Lâm (2005), Đại cương lịch sử Việt Nam” (tập 2), Nxb Giáo dục, HN. 46. Phan Huy Lê (1963), “Tình hình khai mỏ dƣới triều Nguyễn”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 51. 47. Phan Huy Lê (1963), “Tình hình khai mỏ dƣới triều Nguyễn”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 52. 153 48. Phan Huy Lê (1963), “Tình hình khai mỏ dƣới triều Nguyễn”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 53. 49. Phan Huy Lê (1964), “Thêm vài ý kiến về tình hình khai mỏ dƣới triều Nguyễn”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 64. 50. Lênin (1981), Toàn tập, tập 30, Nxb Tiến Bộ, Mátxcơva. 51. Nguyễn Đình Lễ - Nguyễn Anh Thái (1985), “Sự bành trƣớng và xâm lƣợc của chủ nghĩa quân phiệt Nhật ở Việt Nam trong nửa đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 3. 52. Liên Đoàn lao động Lào Cai (1999), Lịch sử phong trào công nhân, viên chức và công đoàn tỉnh Lào Cai, Lào Cai. 53. Phan Ngọc Liên (Chủ biên) (2000), Hồ Chí Minh Toàn tập, tập 2, 1924- 1930, Nxb Chính trị quốc gia, HN. 54. Ngô Vi Liễn, Đỗ Đình Nghiêm, Phạm Văn Thƣ (1930), Địa dư các tỉnh Bắc ỳ, In tại nhà in Lê Văn Tân, 136, phố Hàng Bông – Hà Nội. 55. Ngô Vi Liễn (1999), Tên làng xã và địa dư các tỉnh Bắc Kỳ, Nxb Văn hoá- Thông tin, HN. 56. Trần Huy Liệu (1956), Lịch sử 80 năm chống Pháp, Nxb Văn sử địa, Hà Nội. 57. Trần Huy Liệu (Chủ biên) (1957), Tài liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam, tập VII, Nxb Văn Sử Địa, HN. 58. Trần Huy Liệu (Chủ biên) (1957), Tài liệu tham khảo lịch sử cách mạng cận đại Việt Nam, tập VIII, Nxb Văn Sử Địa, HN. 59. Louis Roubaud (1931), Việt Nam bi thảm Đông Dương (Vietnam tragédie Indochinoise), (bản dịch của Đƣờng Bá Bổn), Nxb Đại Nam văn hiến xuất bản năm 1963. 60. Đỗ Xuân Mai (2014), Đời sống văn hóa & di sản múa các dân tộc Lào Cai, Nxb Hội nhà văn, Lào Cai. 61. Nội Các Triều Nguyễn (1993), hâm Định Đại Nam Hội Điển Sử Lệ, Tập 4, Nxb Thuận Hóa, Huế. 62. Nội các triều Nguyễn (2005), hâm định Đại Nam hội điển sự lệ (Tục biên), Tập III, Nxb Thuận Hóa. 154 63. Đỗ Văn Ninh (Chủ biên), (2001), Lịch sử Việt Nam từ khởi thủy đến thế kỷ X, Nxb Khoa học xã hội, H. 64. Mai Thị Thanh Nga (2015), “Công nghiệp khai thác vàng của Pháp ở Việt Nam thời thuộc địa: Nghiên cứu trƣờng hợp mỏ vàng Bồng Miêu (Quảng Nam)”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6. 65. Nguyễn Thị Hồng Nhung (2011), “Khai thác mỏ đồng thời triều Nguyễn”. Tra cứu 20/03/2019, link 66. Paul Doumer (1905), Hồi ký “Xứ Đông Dương thuộc Pháp” (L’Indochine francaise (souvenirs)), (bản dịch của Lƣu Đình Tuấn - Hiệu Constant – Lê Đình Chi – Hoàng Long – Vũ Thúy), Nxb Thế giới tái bản năm 2017. 67. Bùi Danh Phong (1985), “Tài nguyên khoáng sản và lịch sử khai thác, sử dụng chúng ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 3. 68. Vũ Huy Phúc (chủ biên) (2003), Lịch sử Việt Nam 1858 – 1896, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 69. Phùng Hữu Phú (chủ biên) (2006), Lịch sử đường sắt Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, HN. 70. Phùng Phu (2010), “Triều Nguyễn và vấn đề khai khoáng”, Tạp chí Xưa và nay. 71. Nguyễn Ái Quốc (1962), “Đây là công lý” của thực dân Pháp ở Đông Dương, Nxb Sự thật, HN. 72. Dƣơng Kinh Quốc (1974), “Ngân sách của chính quyền thực dân Pháp (từ đầu thời kỳ thuộc địa đến chiến tranh thế giới thứ nhất) ”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 159. 73. Dƣơng Kinh Quốc (1988), Chính quyền thuộc địa ở Việt Nam trước cách mạng Tháng Tám 1945, Nxb Khoa học xã hội, HN. 74. Dƣơng Trung Quốc (2002), Việt Nam – Những sự kiện lịch sử (1919 - 1945), Nxb Giáo dục, HN. 75. Dƣơng Kinh Quốc (2006), Việt Nam – Những sự kiện lịch sử (1858 1918), Nxb Giáo dục, HN. 76. Quốc sử Quán triều Nguyễn (2005), Đại Nam Hội Điển sự lệ tục biên, tập 3, Nxb Giáo dục. 155 77. Quốc sử Quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam thực lục, tập 1, Nxb Giáo dục. 78. Quốc sử Quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam thực lục, tập 2, Nxb Giáo dục. 79. Quốc sử Quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam thực lục, tập 3, Nxb Giáo dục. 80. Quốc sử Quán triều Nguyễn (2006), Đại Nam nhất thống chí, tập 4, Nxb Thuận Hóa. 81. Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Đại Nam thực lục, tập VIII, NXB Giáo dục, HN. 82. Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), hâm định Việt sử thông giám cương mục, tập 2, Nxb Giáo dục, HN. 83. Thi Sảnh (1974), Lịch sử phong trào công nhân mỏ Quảng Ninh, tập 1, Ty Văn hóa - thông tin Quảng Ninh. 84. Trần Hữu Sơn (2006), “Hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng trong lịch sử và những bài học”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 4 (68). 85. Trần Hữu Sơn, Nguyễn Nghĩa Vụ, Nguyễn Văn Vân (2008), Giáo trình lịch sử tỉnh Lào Cai, Nxb Chính trị Quốc Gia, HN. 86. Lê Tùng Sơn, Hoạt động của Đảng cộng sản Đông Dương ở Vân Nam và Trung Quốc từ năm 1935 đến cách mạng tháng Tám năm 1945, Tƣ liệu Viện Lịch sử Đảng - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 87. Sở công nghiệp tỉnh Lào Cai (2004), Lịch sử công nghiệp Lào Cai 1959 - 2004, Lào Cai. 88. Phạm Đình Tân (1959), Chủ nghĩa đế quốc Pháp và tình hình công nghiệp ở Việt Nam dưới thời thuộc Pháp, Nxb Sự thật Hà Nội. 89. Chƣơng Thâu (Chủ biên) (1999), Lịch sử Việt Nam (1897 - 1918), Nxb Khoa học xã hội, HN. 90. Hà Văn Tấn, Nguyễn Khắc Sử, Trình Năng Chung (1999), Văn hóa Sơn Vi, Nxb Khoa học xã hội, H. 91. Thành ủy - Hội đồng nhân dân - Ủy bản nhân dân thành phố Lào Cai (2005), Thành phố Lào Cai truyền thống và phát triển, Lào Cai. 156 92. Trần Xuân Thanh (2015), “Hoạt động khai mỏ của ngƣời Hoa ở vùng thƣợng du miền Bắc Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 3. 93. Tống Duy Thanh, Mai Trọng Nhuận, Trần Nghi (2016), Bách khoa thư địa chất, Nxb Đại học Quốc gia HN. 94. Vũ Văn Tỉnh (1970), “Những thay đổi về địa lý hành chính các tỉnh Bắc Kỳ trong thời Pháp thuộc”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 133. 95. Vũ Văn Tỉnh (1970), “Những thay đổi về địa lý hành chính các tỉnh Bắc Kỳ trong thời Pháp thuộc”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 134. 96. Nguyễn Khánh Toàn (chủ biên) (2004), Lịch sử Việt Nam tập II (1858 – 1945), Nxb Khoa học xã hội. 97. Tổng Liên Đoàn lao động Việt Nam (2003), Lịch sử phong trào công nhân và công đoàn Việt Nam, tập I (cuối thế kỷ XIX - 1954), Nxb Lao Động Hà Nội. 98. Tạ Thị Thúy (2007), Lịch sử Việt Nam tập III (1919 – 1930), Nxb Khoa học xã hội, HN. 99. Tạ Thị Thúy (2007), “Công nghiệp Việt Nam trong giai đoạn khai thác thuộc địa lần thứ hai của ngƣời Pháp (1919 – 1930)”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6. 100. Tạ Thị Thúy (2014), “Đƣờng lối kinh tế và mục đích của việc chiếm đoạt, khai thác mỏ của thực dân Pháp ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 8. 101. Tạ Thị Thúy (2015), “Thực dân Pháp chiếm đoạt quyền quản lý đối với khối công sản mỏ ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 1. 102. Tạ Thị Thúy (2015), “Về cơ quan quản lý mỏ của Pháp ở Đông Dƣơng thời thuộc địa”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 7. 103. Tạ Thị Thúy (2017), “Quy chế cấp nhƣợng và khai thác mỏ do thực dân Pháp ban hành ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6. 104. Tạ Thị Thúy (2017), “Quy chế cấp nhƣợng và khai thác mỏ do thực dân Pháp ban hành ở Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1945”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 7. 105. Tạ Thị Thúy (2018), Công nghiệp khai khoáng ở Việt Nam thời kỳ Pháp thuộc”, Nxb Khoa học xã hội, HN. 157 106. Hà Thị Thu Thuỷ (2008), Luận án “Công nghiệp khai thác mỏ của tư bản Pháp ở Thái Nguyên (1906-1945)”. Lƣu tại Thƣ viện Trƣờng Đại học sƣ phạm I Hà Nội. 107. Hà Thị Thu Thủy (2005), “Hoạt động khai thác mỏ kim loại của thực dân Pháp ở một số tỉnh khu vực miền núi phía Bắc”, Tạp chí Khoa học trường Đại học sư phạm Hà Nội, số 6. 108. Hà Thị Thu Thủy - Nguyễn Thị Lan Phƣơng (2015), “Quá trình xây dựng đƣờng sắt Hải Phòng - Côn Minh trong cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất ở Việt Nam và việc tuyển mộ, quản lý nhân công của ngƣời Pháp”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6. 109. Trần Thị Thủy (2017), “Quá trình phát triển đạo Công giáo và tin lành của ngƣời Mông vùng núi phía Bắc”, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, số 402. 110. Nguyễn Văn Trƣờng (2009), “Toàn quyền Đông Dƣơng Paul Doumer với đƣờng sắt Đông Dƣơng”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, số 6. 111. Trần Xuân Trí (2019), “Quyền sở hữu đất nhƣợng của ngƣời nƣớc ngoài ở Việt Nam thời thuộc địa: Từ hạn chế đến cấm đoán”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 10. 112. Nguyễn Văn Vân (2004), Một số vấn đề về lịch sử - văn hóa Lào Cai, Nxb Lào Cai. 113. Jean-Pierre Aumiphin: Sự hiện diện tài chính và kinh tế Pháp ở Đông Dương (1859 - 1939) (La Présence Financiere et Economique Francaise en Indochine (1859 – 1939)), (bản dịch của Đinh Xuân Lâm, Ngô Thị Chính, Hồ Song, Phạm Quang Trung), Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam xuất bản năm 1994. B. TÀI LIỆU TIẾNG PHÁP 114. Annuaire statistique de l'indochine. TVQG, H. 115. Annuaire Général de l’Indochine - 1905, TVQG, H. 116. A.s réglementation minière de l'Indochine, Hồ sơ số 77329, TTLTQG I, HN. 117. A.s application du décret du 28 Juillet 1918 a.s régime des mines en Indochine, Hồ sơ số 69854, TTLTQG I, HN. 158 118. A.s prorogation et renouvellement des permis de recherches minières, Hồ sơ 69856, TTLTQG I, HN. 119. A.s application du décret du 28 juillet 1918 relatif aux autorisations personnelles à exiger des explorateurs ou exploitants de mine, Hồ sơ 69860, TTLTQG I, HN. 120. A.s constitution des Sociétés minières du Tonkin, Hồ sơ 69962, TLTQG I, HN. 121. A.s des concession minières, Hồ sơ 38241, TTLTQG I, HN. 122. A.s revision du régime fiscal des Industries minérales en Indochine. 1942- 1943, Hồ sơ 13010, TTLTQG I, HN. 123. A.s fixation du statut des permis généraux de recherches de mines en Indochine. 1939, Hồ sơ 10799, TTLTQG I, HN. 124. Au sujet des recherches minières en périmètre réservé ''Espérancia'' de l'explorateur K.Lion à la province de Laokay, Hồ sơ 2305, TTLTQG I, HN. 125. Au sujet des recherches minières en périmètre réservé ''Tuy Deo'' de l'explorateur Trieu Van Chi à la province de Laokay, 1904. Hồ sơ 2306, TTLTQG I, HN. 126. Au sujet des recherches minières en périmètre réservé ''Long Kanh'' de l'explorateur Marguet, mandataire de Lasserre à la province de Laokay, Hồ sơ 2307, TTLTQG I, HN. 127. Adjudication aux enchères publiques des mines de l'Indochine en 1936 à Hanoi. 1936-1937, Hồ sơ 11340, TTLTQG I, HN. 128. André Hibon, La crise économique en Indochine, Société génrale d’Imprimerie et d’Édition, Paris, 1934. 129. Alain Léger, L’Agonie de l’Indochine francaise 1940 – 1945, Paris 1997. 130. Báo cáo của công sứ Pháp ở Lào Cai. Hồ sơ: RST 74424, TTLTQG I, HN. 131. Trƣơng Bình, Cristian Fayard, Valorisation des phosphates naturels du Vietnam, 1990. 132. Bulletin administratif du Tonkin, 16/6/1943. 133. Bulletin Administratif du Tonkin 21/3/1910; TVQG, H. 134. Charles Robequin, L’évolution économique de l’Indochine francaise, Paris, 1939. 159 135. Concession des mines au Tonkin (Nhƣợng mỏ ở Bắc Kỳ), Hồ sơ 26977, TTLTQG I, HN. 136. Constitution d'un Comité consultatif des Mines pour examiner les questions intéressant la réglementation et l'exploitation des mines en Indochine, Hồ sơ 76675, TTLTQG I, HN. 137. Convention entre la France et l’Annam sur le régime minier en Annam et au Tonkin, H. Deseille, Le nouveau Régime minier de l’Indochine, imprimerie Extrême – Orient, Hanoi, 1912. 138. Décret du 26 janvier 1912 Réglementant le régime minier en Indochine, H. Deseille, Le nouveau Régime minier de l’Indochine, imprimerie Extrême – Orient, Hanoi, 1912. 139. Départ des coolies pour les chantiers de construction de chemins de fer (ligne Trai hut - Laokay), 1904/1905, Fonds RST - Hồ sơ 29818, TTLTQG I, HN. 140. Décret du 16 Février 1942 modifiant les décrét minières des 30 mars 1935 et 26 Janvier 1912, Hồ sơ số 69994, TTLTQG I, HN. 141. De Lanessan: La colonisation francaise en Indochine (1895). Félix Alcan Editeur, Paris, TVQG, H. 142. Demande en concession de la mine Nam Si sise dans la province de Laokay formulée par Baudot, adjudant d'infanterie coloniale en retraite, Hồ sơ 77132-02, TTLTQG I, HN. 143. Demande en concession de la mine Paris sise dans la province de Laokay formulée par Albert Malortigue commercant, Hồ sơ số 77131, TTLTQG I, HN. 144. Demandes en concession des mines Ernest et Emile sises dans la province de Laokay, formulées par Alphonse Zenner, concessionnaire, Hồ sơ 77129-01, TTLTQG I, HN. 145. Demande en concession de la mine Lang Mo sise dans la province de Laokay formulée par Géorge Barondeau, ingénieur. 1940-1941, Hồ sơ 77128, TTLTQG I, HN. 146. Demandes d'autorisation d'acquérir des droits miniers en Indochine formulées par des indigènes classés par ordre alphabétique de nom de B à X, Hồ sơ 76714-02, TTLTQG I, HN. 160 147. Demandes d'autorisation d'acquérir des droits miniers en Indochine formulées par des indigènes classés par ordre alphabétique de nom de B à N, Hồ sơ 76714-03, TTLTQG I, HN. 148. Demandes d'autorisation d'acquérir des droits miniers en Indochine formulées par les indigènes classés par ordre alphabétique de nom de P à X, Hồ sơ 76714-04, TTLTQG I, HN. 149. Demandes d'autorisation d'acquérir des droits miniers en Indochine formulées par les indigènes classés par ordre alphabétique de nom de B à H, Hồ sơ 76714-05, TTLTQG I, HN. 150. Demandes d'autorisation d'acquérir des droits miniers en Indochine formulées par les indigènes classés par ordre alphabétique de nom de K à N, Hồ sơ 76714-06, TTLTQG I, HN. 151. Demandes d'autorisation de recherche de mines en périmètres réservés à Laokay, formulées par les explorateurs indigènes, classés par ordre alphabétique de nom de T à V, en 1911 et 1912, Hồ sơ 77135-01, TTLTQG I, HN. 152. Demande d'autorisation d'acquérir des droits miniers au Tonkin formulée par Luong Van Dinh, demeurant à Chau Uy de Cam Duong (Laokay, Hồ sơ 47096, TTLTQG I, HN. 153. Demande d'autorisation d'acquérir des droits miniers au Tonkin formulée par Nguyen van Vinh, entrepreneur des T.P, Hồ sơ 47056, TTLTQG I, HN. 154. Demande d'autorisation en matière minière formulée par Hoang Dinh Ninh, entrepreneur à Laokay, Hồ sơ 47018, TTLTQG I, HN. 155. Demande d'acquistion des droits miniers formulée par Bandot, adjudant en retraite à Laokay, Hồ sơ số 46988, TTLTQG I, HN. 156. Demande d'autorisation personnelle d'acquérir en Indochine des permis miniers formulée par Charles Bonnet, Chef de district des Chemins de fer à Bao Ha, Hồ sơ 46986, TTLTQG I, HN. 157. Demande d'acquisition des droits miniers formulée par Mazière contrôleur à la Compagnie des Chemins de fer du Yunnan à Laokay, Hồ sơ 46968, TTLTQG I, HN. 161 158. Demande d'autorisation de recherches minières au Tonkin formulée par Vanmousse Alexandre, entrepreneurr à Laokay, Hồ sơ 46884, TTLTQG I, HN. 159. Demande d'autorisation de recherches minières au Tonkin formulée par Ja Tchao Lyn, ly truong de la commune de Muong Hum à Laokay, Hồ sơ 46874, TTLTQG I, HN. 160. Demande d'autorisation de recherche des mines en périmètre réservé ''Ban Vuoc'' dans la commune de Dông Quan, secteur de Bat Sat- province de Laokay, formulée par Rélard- ingénieur civil à Paris, Hồ sơ 9591, TTLTQG I, HN. 161. Demande d'autorisation d'acquérir les droits miniers au Tonkin formulée par Belot, inspecteur principal au Chemins de fer de l'Indochine et du Yunnan, Hồ sơ 47458, TTLTQG I, HN. 162. Demande formulée par Gabriel Viaud sous- chef de section à la Compagnie des Chemins de fer de l'Indochine et du Yuannan pour l'obtention de l'autorisation d'acquérir des droits miniers au Tonkin, Hồ sơ 47066, TTLTQG I, HN. 163. Demande d'autorisation en matière minière formulée par Hoang Dinh Ninh, entrepreneur à Laokay, Hồ sơ 47018, TTLTQG I, HN. 164. Demandes d'autorisation de recherche de mines en périmètres réservés à Laokay, formulées par les Européens, classés par ordre alphabétique de nom de D à L, en 1897, 1898 et 1907, Hồ sơ RST 77133. 165. Demandes d'autorisation de recherche de mines en périmètres réservés à Laokay, formulées par les Européens, classés par ordre alphabétique de nom de B à S, en 1911, Hồ sơ RST 77135. 166. Demandes en concession des mines Maurice, Mairie Thérèse sises dans la province de Laokay formulées par Alphonse Zenner concessionnaire, Hồ sơ 77129, TTLTQG I, HN. 167. Documents sur la centrale électrique de Lao Cai, Hồ sơ RST 79926, TTLTQG I, HN. 168. Discours du Gouverneur général de l’Indochine (René Robin) sur la situation économique et financière de l’Indochine, à l’ouverture de la session de l’année 1934, du Grand Conseil des Intérêts économiques et financiers de l’Indochine dans “Bulletin de l’Agence économique de l’Indochine” N0 84, décembre 1934. 162 169. Établissement des redevances superficiaires pour les mines en Annam et au Tonkin.1904, Hồ sơ số 10820, TTLTQG I, HN. 170. E,Franquet, De l’importance du fleuve Rouge, Henri Charles – Lavauzelle É diteur millitaire, Paris, 1910. 171. Évolution de la situation économique en Indochine de 1939 à 1946, Etudes et conjoncture – Union francaise, N0 7, 1947. 172. Fumures et engrais vers dans l’agriculture au Tonkin, Bulletin économique de l’Indochine, 2/1930. 173. G.Duypouy, Minérais et minéraux du Tonkin, Émile Larose, Libraire – Éditeur, Paris, 1909. 174. Graphites et Mica à Laokay, Éveil économique, 13/02/1927. 175. Georges Maspero, Un empire colonial francaise, tome 2, Paris, 1929. 176. Gouvernement général de l’Indochine, Annuaire statistique d l’Indochine, tome I, Imprimerie d’Extrême – Orient, Hanoi, 1927. 177. Gouvernement général de l’Indochine, Indochine adresses 1933 -1934, Imprimerie Albert Portrai, Saigon, 1934. 178. Gouvernement général de l’Indochine, Direction des Services économique, “Accords économiques Franco-japonais relatifs à l’Indochine”, Imprimerie D’Extrême-Orient, Hanoi, 1941. 179. Henry Russier - Henry Brenier (1911), Đông Dương thuộc Pháp (L’Indochine francaise), TVQG, H. 180. Henri Yves, Économie agricole de l'Indochine, Imprimerie d'Extreme-Orient, Hanoi, 1932. 181. Industrie minière de l’Indochine francaise en 1927, L'Éveil économique de l'Indochine, 23 décembre 1928. 182. Jaehun Jeoung, Exploitation minière et Exploitation humaine: Les charbonages dans le Vietnam colonial 1874 -1945, Université Sorbonne Paris Cité, 2018. 183. Jacques Fromaget, Étude géologique des gisements de phosphates (apatite) de Cam Duong (Tonkin) et des formations qui les contiennement, Imprimerie d’Extrême – Orient, Hanoi, 1941. 163 184. James Boyd, Economics and statistics division: Mineral trade notes, Washinton D.C, 1948. 185. J.Mare Bel: En Indochine - Du sous. - sol. TVQG, H). 186. La situation économique de l'Indochine, L’Éveil économique de l’Indochine, 8 mars 1931. 187. L'usine Texor fait une belle affaire, L’Éveil économique de l’Indochine, 5 avril 1931. 188. Longeaux, Industrie de l’Indochine en 1936, Bulletin économique de l’Indochine, 40e année. 189. Les mines indochinoises, Revue économique d’Extrême -Orient, N0 10, 20/5/1926. 190. Les Graphites de l'Indochine, L'Éveil économique de l'Indochine, 19 février 1928. 191. Les mines indochinoises, L’Information d’Indochine économique et financière, N 0 345, 27/7/1940. 192. Les phosphates indochinoises, L’Effort indochinois, No 216, 20/12/1940. 193. Les travaux publics au Tonkin, Le Monde illustré, N0 2167, 8/10/1898 194. Monod, Les charbonnages du Tonkin, Bulletin économique de l’Indochine, n_1, premier juillet 1898, Saigon, 1898. 195. Modification au programme d’organisation ouvrière lors des travaux de construction des chemins de fer (ligne Trai Hut – Laokay), 1904/1905, Fonds RST - 29841, TTLTQG I, HN. 196. Mise en adjudication des terrains miniers à Bat Xat (Laokay), Hồ sơ số 77127, TTLTQG I, HN. 197. Mine de graphite de Laokay, L’Éveil économique de l’Indochine, 18 avril 1926. 198. Notes sur la géologie au bassin du Fleure Rouge et ses affluants 1891 - 1898, AFCI. 760, TTLTQG I, HN. 199. Organisation du service médical sur les chantiers de construction des chemins de fer (ligne Vietri - laokay), 1904/1905, KH: RST 29856, TTLTQG I, HN. 164 200. Paiement des redevances superficiaires sur les périmètres mis en exploitation en Indochine.1929, Hồ sơ 10835, TTLTQG I, HN. 201. Pagès André, La situation politique et économique de la Cochinchine (discours à l’ouverture de la session ordinaire du Conseil colonial en date du 9 octobre 1934 dans “Revue du Pacifique”, n0 7-8, les mois de juillet et d’août 1934. 202. Pierre Jauté, Les Camps japonais en Indochine pendant la seconde guerre mondiale, Bulletin de la Fondation pour la Mémoire de la Déportation, N 0 52, avil 2007 203. Pierre Guillaumat, l’Industrie minérale de l’Indochine en 1937, Bulletin économique de l’Indochine, 6/1938. 204. Pierre Brocheux, Daniel Hémery, Indochine: la colonisation ambigue 1858 – 1954, Éditions la Découverte, 2001. 205. P.v de contrôle des déclarations des quantités de mine exploitées par les Sociétés d'exploitation des mines de l'Indochine et des redevances proportionnelles perçues pour ces exploitants dans les mines du Tonkin de l'année 1932 par le Service des mines de l'Indochine. 1933, Hồ sơ 10869, TTLTQG I, HN. 206. P.Guillaumat (1938), L’Industrie Minérale de L’Indochine en 1937, TVQG, HN. 207. Projet de loi ayant pour object d’approuver la convention conclue par le gouvernement général de l’Indochine pour la contruction partielle et l’exploitation du Chemin de fer de Haiphong à Yunnan-sen (renvoyé à la commission des colonie), Phông RST, hồ sơ 10966, TTLTQGI, HN. 208. Rattachement au 4 e Territoire Militaire de la zone de terrain momentanément détaché pendant la durée des travaux des construction des chemins de fer (ligne Trai hut - Laokay), 1905, Phông RST, hồ sơ 29799, TTLTQG I, HN. 209. Rapport de ingénieur en chef des mines sur les gisements miniers susceptibles D'accord mis en relation avec la ligne de chemin de fer de Laokay à Yunnansen, Hồ sơ 2925, TTLTQG I, HN. 165 210. Rapport sur la situation de l'Industrie minéral en Indochine, Hồ sơ 8899, TTLTQG I, HN. 211. Rapport commercial de la ligne Hai Phong – Yunnan- fou. Pour l’année 1924, Phông RST, hồ sơ 77559, TTLTQG I, HN. 212. Rapport sur les gisements métallifères de l’Indochine 1901, GGI 2578, TTLTQG I, HN. 213. Raoul Dumont, utilisation d’engrais dans l’agricole tropicale, Revue de botanique appliquée et d’agriculture coloniale, 1/1945. 214. Raby (Chef du Service des Mines de l’Indochine), Application en Indochine des procédés d’enrichissement des minérais par flottage, Bulletin économique de l’Indochine, N0 167, avril 1924. 215. Robert Gavard, Étude sur les gisements de Phosphates de Lang Hang et Lang Coc province de Lao Kay (Tonkin), Imprimerie G. Taupin et Cie, Hanoi, 1933. 216. Recrutement de la main d’œuvre nécessaire à la construction des chemins de fer (ligne Vietri -Laokay). 1904/ 1905, Phông RST, hồ sơ 29835, TTLTQG I, HN. 217. Renseignements de L'Industrie minérale indochinoise en 1938-1939, RST 69979. TTLTQG I, HN. 218. Renseignements sur les gisements de fer au Tonkin et minière à 1900, GGI 2471. TTLTQG I, HN. 219. Renseignements sur les mines de l'Indochine 1900-1907, GGI 2467. TLLTQG I, HN. 220. Renseignements statistiques relatives aux concessions minières du Tonkin, Hồ sơ 77306, TTLTQG I, HN. 221. Recouvrement des redevances superficiaires en matière minière au Tonkin, Hồ sơ 76636, TTLTQG I, HN. 222. Renseignements sur le régime foncier dans la province de Sơn La, 1922. Phông RST, mã hồ sơ 68983, TTLTQG I, HN 223. Repertoire des gissements miniers du Tonkin, Hồ sơ 77307, TTLTQG I, HN. 166 224. Recouvrement des redevances superficiaires dues par les concessionnaires de mines au Tonkin.1916-1932, Hồ sơ 10832, TTLTQG I, HN. 225. Recouvrement des redevances superficiaires minières au Tonkin.1903-1923, Hồ sơ 10831, TTLTQG I, HN. 226. Renseignements sur l'industrie mineur de l'Indochine destin à la statistique commerciale, Hồ sơ 9380, TTLTQG I, HN. 227. Renseignements sur les produits miniers de l'Indochine, Hồ sơ 4761, TTLTQG I, HN. 228. Registre du recensement de 1930 à Lao Cai, ký hiệu RCR 27130, TVQG, H. 229. Société des graphites de l’Indochine, Éveil économique de l’Indochine, 1 aout 1922. 230. Société indo-chinoise des graphites, L’Écho des mines et de la métallurgie, 20 mai 1925. 231. Société indochinoise des Graphites, Le Temps, 5 décembre 1926 232. Société indochinoise des graphites, L’Éveil économique de l’Indochine, 23 janvier 1927. 233. Société indochinoise des graphites, L'Éveil économique de l'Indochine, 18 mars 1928. 234. Société indochinoise des graphites, Avis de convocation, L'Éveil économique de l'Indochine, 11 novembre 1928. 235. Société d’Étude des gisements de minerais de fer et minerais connexes de Bao Ha, Notice explicative, Project de statuts, Note succince sur l’affaire, Imprimerie G. Taupin et Cie, Hanoi, 1943 236. Travaux des construction des chemins de fer (ligne Trai hut - Laokay), 1905, Phông RST 29799, TTLTQG I, HN. 237. United States Geological survey, Mineral ressources of the United States 1919, Washington, 1922. 1 PL PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: TÀI LIỆU VỀ MỎ Ở LÀO CAI Thông tin về các mỏ quặng sắt ở Bắc Kỳ (ghi chép tạm về mỏ quặng sắt Ban Vƣợt gần Bát Xát (lịch sử hình thành, khoáng vật học, địa chất) Hồ sơ 2471 2 PL 3 PL Đơn xin cấp phép thăm dò mỏ trong các khu bảo tồn ở Lào Cai của ngƣời Âu, tên đƣợc sắp xếp theo thứ tự chữ cái từ D đến L (Hồ sơ 77133) 4 PL Đơn xin cấp phép thăm dò mỏ trong các khu bảo tồn ở Lào Cai của ngƣời Âu, tên đƣợc sắp xếp theo thứ tự chữ cái từ D đến L (Hồ sơ 77133) 5 PL Đơn xin cấp phép thăm dò mỏ trong các khu bảo tồn ở Lào Cai của ngƣời Âu, tên đƣợc sắp xếp theo thứ tự chữ cái từ D đến L (Hồ sơ 77133) 6 PL Đơn xin cấp phép thăm dò mỏ trong các khu bảo tồn ở Lào Cai của ngƣời Âu, tên đƣợc sắp xếp theo thứ tự chữ cái từ B đến S, trong năm 1911 (Hồ sơ 77135) 7 PL Đơn xin cấp phép thăm dò mỏ trong các khu bảo tồn ở Lào Cai của ngƣời Âu, tên đƣợc sắp xếp theo thứ tự chữ cái từ B đến S, trong năm 1911 (Hồ sơ 77135) 8 PL Đơn xin cấp phép thăm dò mỏ trong các khu bảo tồn ở Lào Cai của ngƣời Âu, tên đƣợc sắp xếp theo thứ tự chữ cái từ B đến S, trong năm 1911 (Hồ sơ 77135) 9 PL Đơn xin nhƣợng mỏ Nam Si trong tỉnh Lào Cai của Baudot, Thƣợng sĩ Bộ binh nghỉ hƣu (Hồ sơ 77132-02) 10 PL Mỏ than chì ở Lào Cai và Công nghiệp mỏ Đông Dƣơng trên báo “Éveil économique de l’Indochine”, số ra ngày 18/4/1926 (Thƣ viện Quốc gia Pháp) 11 PL 12 PL 13 PL 14 PL Sự thành lập và hoạt động tài chính của Công ty Đông Dƣơng Than chì, đăng trên “Tạp chí Kinh tế Viễn Đông”, số 9, ngày 5/5/1927 (Trung tâm Lƣu trữ Hải Ngoại Pháp) 15 PL 16 PL Về khai thác than chì trên thế giới và ở Đông Dƣơng trên báo “Tạp chí Quốc tế về những sản phẩm thuộc địa”, số 25, tháng 1/1928 (Trung tâm Lƣu trữ Hải Ngoại Pháp) 17 PL 18 PL Bìa cuốn sách “Nghiên cứu về vỉa phosphates ở Làng Hàng và Làng Cóc” (Cam Đƣờng – Lào Cai – Bắc Kỳ), xuất bản năm 1933 19 PL Bìa cuốn sách về Công ty Nghiên cứu mỏ sắt Bảo Hà (Lào Cai), xuất bản năm 1942 20 PL PHỤ LỤC 2. MỘT SỐ HÌNH ẢNH VỀ XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG, HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC MỎ Ở LÀO CAI Bản đồ Tiểu Quân khu Lào Cai vào năm 1893 [164, tr.61] 21 PL Quang cảnh khu vực sông Nậm Thi, sông Hồng ở Lào Cai vào cuối thế kỷ XIX Quang cảnh nhà dân khu vực sông Nậm Thi và sông Hồng ở Lào Cai vào cuối thế kỷ XIX Xây dựng cầu bắc qua sông Hồng ở Lào Cai cuối thế kỷ XIX kết nối với Vân Nam và vùng giàu tài nguyên mỏ gần sông Nậm Thi Phu vận chuyển hàng hóa, thiết bị thăm dò mỏ qua sông Hồng ở Lào Cai [190, tr.288-290]. 22 PL Cầu bắc qua sông Nậm Thi, mỏ than chì Nậm Thi, cách cầu chừng 600m ngƣợc lên biên giới Trung Hoa [Nguồn: https://www.cartacaro.fr/spip.php?article960 (Truy cập ngày 26/6/2020)] 23 PL Cổ phiếu của Công ty Đông Dƣơng than chì năm 1926 [Nguồn: www.entreprises-coloniales.fr/inde-indochine/Graphites_Indochine_1915- 1926.pdf (tra cứu ngày 2/1/2020)]. 24 PL Một số hình ảnh về mỏ than chì Nậm Si ở Lào Cai Một góc khai thác tại mỏ than chì Nậm Si ở Lào Cai Bên trong nhà máy tuyển nổi than chì ở Lào Cai Nhà máy tuyển nổi than chì ở Lào Cai (nhìn từ xa) [210, tr.325-347]. 25 PL [Ảnh tác giả chụp tại Đền Thượng – Lào Cai (ngày 10 tháng 4 năm 2019)] Bác Hồ và cụ Trần Văn Nỏ (Ngƣời phát hiện mỏ apatit năm 1924) [ Nguồn: Phòng lưu trữ Tỉnh uỷ tỉnh Lào Cai] 26 PL Lƣợc đồ các khu mỏ apatite ở Cam Đƣờng – Lào Cai và kế hoạch xây dựng các tuyến đƣờng vào khu mỏ [211] 27 PL Lƣợc đồ khu nhƣợng mỏ sắt và apatite Bảo Hà và kế hoạch xây dựng hệ thống giao thông khai phục vụ cho khai thác [228, tr.29].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cong_nghiep_khai_thac_mo_cua_tu_ban_phap_o_lao_cai_1.pdf
  • pdfKẾT LUẬN MỚI.pdf
  • pdfTóm tắt LA tiếng Anh - Nguyễn Đại Đồng.pdf
  • pdfTóm tắt LA tiếng Việt - Nguyễn Đại Đồng.pdf
Tài liệu liên quan