Luận án Công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở nước cộng hòa Bolivar venezuela từ năm 1999 đến năm 2013

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐẶNG CÔNG THÀNH CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở NƯỚC CỘNG HÒA BOLIVAR VENEZUELA TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2013 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành: Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc Hà Nội - 2018 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH ĐẶNG CÔNG THÀNH CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở NƯỚC CỘNG HÒA BOLIVAR VENEZUELA TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2013 LUẬN ÁN TIẾN SĨ Chuyên ngành:

pdf184 trang | Chia sẻ: huong20 | Lượt xem: 379 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở nước cộng hòa Bolivar venezuela từ năm 1999 đến năm 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
: Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc Mã số: 62 22 03 12 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS. TS. Nguyễn Hữu Cát 2. PGS. TS. Nguyễn Thị Thúy Hà Hà Nội - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ Đặng Công Thành 3 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 5 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 10 1.1. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 13 1.2. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN TẬP TRUNG LÀM RÕ 26 CHƯƠNG 2: QUAN NIỆM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở VENEZUELA TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2013 28 2.1. QUAN NIỆM VỀ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC 28 2.2. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở VENEZUELA 35 CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở VENEZUELA TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2013 68 3.1. NỘI DUNG BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở VENEZUELA 68 3.2. QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CÁC CHỦ TRƯƠNG, BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC VÀ KẾT QUẢ 83 CHƯƠNG 4: ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC CỦA VENEZUELA TỪ NĂM 1999 ĐẾN NĂM 2013 VÀ KINH NGHIỆM 119 4.1. ĐÁNH GIÁ CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở VENEZUELA 119 4.2. KINH NGHIỆM 146 KẾT LUẬN 157 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 159 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 160 PHỤ LỤC 173 4 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng nước ngoài Tiếng Việt Nam CNĐQ : Chủ nghĩa đế quốc CNTB : Chủ nghĩa tư bản CNE Consejo Nacional Electoral Hội đồng Bầu cử quốc gia CNXH : Chủ nghĩa xã hội ĐCS : Đảng Cộng sản ĐLDT : Độc lập dân tộc EU Euro Union Liên minh châu Âu GCCN : Giai cấp công nhân GCTS : Giai cấp tư sản GCVS : Giai cấp vô sản GDP Gross domestic product Tổng sản phẩm quốc nội IMF International Monetary Fund Quỹ Tiền tệ quốc tế LLSX : Lực lượng sản xuất Nxb : Nhà xuất bản Organization of Petroleum Tổ chức các nước xuất khẩu OPEC Exporting Countries dầu mỏ Partido Socialista Unido de Đảng Xã hội chủ nghĩa thống PSUV Venezuela nhất Venezuela PDVSA Petróleos de Venezuela, S.A. Công ty Dầu lửa Venezuela TBCN : Tư bản chủ nghĩa TLSX : Tư liệu sản xuất TTXVN : Thông tấn xã Việt Nam USD United States dollar Đô la Mỹ XHCN : Xã hội chủ nghĩa WB World Bank Ngân hàng Thế giới WTO World Trade Organization Tổ chức Thương mại thế giới 5 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Kể từ năm 1999, Tổng thống Hugo Chavez Frias lên nắm quyền ở Venezuela đã mở đầu cho một “làn sóng cánh tả” ở khu vực. Các đảng cánh tả ở khu vực Mỹ Latinh, bằng con đường bầu cử dân chủ đã giành được chính quyền và thực hiện nhiều cải cách tích cực mang khuynh hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN), đánh dấu thời kỳ phát triển mạnh mẽ của các đảng cánh tả (Venezuela, Chile, Brasil, Argentina, Uruguay, Enxanvado, Bolivia, Ecuador, Nicaragua, Honduras, Guatemala, Paraguay). Đây là sự kiện rất đáng được quan tâm bởi trong bối cảnh chính trị phức tạp của thế giới hiện nay, khi mà cơn khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội (CNXH) hiện thực khởi đầu bằng sự sụp đổ của mô hình CNXH ở Liên Xô và Đông Âu vẫn còn dư chấn; công cuộc cải cách, đổi mới ở các nước XHCN hiện nay tuy đã đạt nhiều thành tựu ở tầm lịch sử, song vẫn còn không ít khó khăn trong quá trình xây dựng CNXH, trong khi các thế lực thù địch với CNXH vẫn đang tiếp tục công kích, phản bác Dù đã có được thời kỳ phát triển mạnh mẽ và đảng cánh tả trở thành đảng cầm quyền ở nhiều quốc gia thông qua tranh cử hợp pháp; nhưng không phải nơi nào trong khu vực, cánh tả đều mạnh và cầm quyền đều thành công và bền vững như nhau. Tuy nhiên, những đóng góp của cánh tả trong giai đoạn nói trên có ý nghĩa lịch sử đối với từng quốc gia và cả khu vực, cũng như đối với phong trào cộng sản, công nhân quốc tế, phong trào dân chủ và đấu tranh xã hội trên phạm vi toàn thế giới. Nổi bật nhất trong phong trào cánh tả ở Mỹ Latinh, đó là Venezuela dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Hugo Chavez. Với những nỗ lực không mệt mỏi trong công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc (ĐLDT) từ khi Ông giữ chức Tổng thống nước Cộng hòa Bolivar Venezuela (tháng 02/1999) cho đến khi qua đời (tháng 03/2013), Ông được coi là người đi đầu trong phong trào cánh tả ở Mỹ Latinh bằng việc khẳng định xây dựng một xã hội mới theo tư tưởng Bolivar. Từ những quan điểm, chủ trương đến những biện pháp thực hiện cũng như những kết quả đạt được trong công cuộc đấu tranh bảo vệ ĐLDT ở Venezuela đã mang lại những đóng góp to lớn. Đóng góp thứ nhất là đưa các vấn đề thiết yếu đối với đời sống của người dân lao động trong xã hội 6 vào tâm điểm chính sách của nhà nước. Đó là những vấn đề như phát triển kinh tế - xã hội, xóa đói, giảm nghèo, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống, bảo đảm an sinh xã hội, công bằng xã hội và dân chủ, bảo vệ môi trường sinh thái, đẩy lùi các các nhân tố bất lợi bên ngoài lợi dụng con người và nguồn tài nguyên. Đóng góp thứ hai là chấm dứt thời kỳ áp đặt chính sách của các nước tư bản, đế quốc bên ngoài để tạo nên sự cân bằng thực sự hài hòa giữa phát triển kinh tế ổn định và bền vững với công bằng xã hội. Nhiều người coi đó là bằng chứng của việc người dân và khu vực tự giải phóng mình khỏi những kìm kẹp và áp bức trước đây. Độc lập, tự chủ trong định hướng chính sách tạo vị thế và điều kiện thuận lợi cần thiết để đất nước chủ động, tích cực vận hành quá trình hội nhập khu vực và quốc tế một cách bình đẳng nhất, thích hợp nhất, có lợi nhất. Đóng góp thứ ba là với vai trò đầu tàu, Venezuela đã thúc đẩy sự gắn kết và hợp tác giữa Venezuela và các nước trong khu vực trên tất cả các lĩnh vực với nhiều hình thức, cấp độ hợp tác vừa liên kết, bổ sung, vừa tăng cường vai trò, ảnh hưởng với các tổ chức hợp tác và liên kết khu vực đã được thành lập và hoạt động từ trước đó. Công cuộc đấu tranh bảo vệ ĐLDT ở Venezuela chưa được bao lâu thì việc Tổng thống Chavez qua đời đã để lại một khoảng trống lãnh đạo lớn trong phong trào cánh tả Mỹ Latinh nói chung và Venezuela nói riêng. Song, điều đó không có nghĩa cuộc Cách mạng Bolivar do ông khởi xướng đã chấm dứt. Dù không ít thách thức, khó khăn và sóng gió, nhưng “con tàu” mà Hugo Chavez làm “thuyền trưởng” vẫn đang tiến lên phía trước, với sự tin tưởng của nhân dân Venezuela. Như vậy có thể nói, công cuộc đấu tranh bảo vệ ĐLDT ở Venezuela từ năm 1999 đến năm 2013 đã đại diện cho một trào lưu mới ở Mỹ Latinh, công cuộc đấu tranh bảo vệ ĐLDT của Venezuela cũng như tuyên bố xây dựng “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” đã, đang được sự quan tâm theo dõi đặc biệt của nhiều chính phủ, bởi đây là những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu cho các lực lượng tiến bộ đang đấu tranh cho một trật tự thế giới mới hòa bình, dân chủ, bình đẳng, hợp tác và phát triển. Từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài “Công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở nước Cộng hòa Bolivar Venezuela từ năm 1999 đến năm 2013” làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ chuyên ngành Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc. 7 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu làm rõ nội dung và quá trình triển khai đấu tranh bảo vệ ĐLDT của nước Cộng hòa Bolivar Venezuela từ năm 1999 đến năm 2013 trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh. Qua đó đóng góp những thành công, hạn chế, kinh nghiệm và những vấn đề đặt ra cần giải quyết trong đấu tranh bảo vệ ĐLDT đối với Venezuela trong thời gian tiếp theo. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên, luận án có những nhiệm vụ phải giải quyết sau: - Phân tích những nhân tố tác động đến công cuộc đấu tranh bảo vệ ĐLDT của Cộng hòa Bolivar Venezuela giai đoạn 1999 - 2013. - Phân tích chủ trương, biện pháp và quá trình triển khai đấu tranh bảo vệ ĐLDT của Venezuela trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh dưới thời Tổng thống Hugo Chavez từ năm 1999 đến năm 2013. - Đánh giá về những thành công, hạn chế từ công cuộc cuộc đấu tranh bảo vệ ĐLDT của nước Cộng hòa Bolivar Venezuela, vấn đề đặt ra cần giải quyết và rút ra những kinh nghiệm. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Là công cuộc đấu tranh bảo vệ ĐLDT ở nước Cộng hòa Bolivar Venezuela dưới thời Tổng thống Hugo Chavez Frias giai đoạn 1999 - 2013. 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án - Về nội dung của luận án: tập trung nghiên cứu về công cuộc đấu tranh bảo vệ ĐLDT ở Venezuela trên tất cả các lĩnh vực: Chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại và quốc phòng, an ninh. - Về không gian: Nước Cộng hòa Bolivar Venezuela trong bối cảnh đấu tranh bảo vệ ĐLDT dưới thời Tổng thống Hugo Chavez. - Về thời gian: Thời gian nghiên cứu của đề tài được giới hạn từ năm 1999 đến năm 2013. Mốc thời gian 1999, là thời điểm Ông Hugo Chavez nhậm chức 8 Tổng thống nước Cộng hòa Bolivar Venezuela ngày 02/02/1999. Mốc 2013, Lãnh tụ Cách mạng Bolivar - Tổng thống Hugo Chavez qua đời ngày 05/03/2013. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Đề tài dựa trên quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin về hình thái kinh tế - xã hội, về nhà nước và giai cấp, dân tộc, thời đại, đảng cầm quyền trong hệ thống chính trị, về mô hình xây dựng CNXH; đồng thời vận dụng những quan điểm cơ bản trong tư tưởng Hồ Chí Minh về ĐLDT, các văn kiện của Nhà nước Cộng hòa Bolivar Venezuela về đấu tranh giải phóng dân tộc và bảo vệ nền ĐLDT. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở nguyên lý, phương pháp luận cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử cùng với hệ thống, phương pháp luận sử học mácxít là cơ sở hình thành phương pháp nghiên cứu của luận án. Trong đó, luận án sử dụng phương pháp nghiên cứu logic, lịch sử để phân chia, trình bày quá trình phát triển của nước Cộng hòa Bolivar Venezuela giai đoạn 1999 - 2013, trên cơ sở đó rút ra những kết luận cần thiết. Ngoài ra còn sử dụng các phương pháp khác như: phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê, dự báo... để nghiên cứu và trình bày nội dung luận án. Quá trình thu thập, tích luỹ tư liệu sẽ hướng tới trước tiên là những nhận định về phong trào cánh tả của khu vực Mỹ Latinh nói chung và Venezuela nói riêng. Đây được xem là bộ khung lý thuyết cơ bản để đánh giá về công cuộc đấu tranh bảo vệ ĐLDT ở Venezuela giai đoạn 1999 - 2013. Các văn kiện chính thống của Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela (PUSV), các tuyên bố của các lãnh tụ - nguyên thủ quốc gia Mỹ Latinh, kết quả nghiên cứu của các công trình trước cũng là hướng quan trọng để nghiên cứu sinh thu thập nguồn tài liệu trong luận án. 5. Đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa của luận án - Luận án góp phần làm sáng tỏ thêm về một trong nhiều con đường đấu tranh bảo vệ ĐLDT của các nước trong bối cảnh quốc tế hiện nay. - Đánh giá về những thành công, hạn chế và tác động của các chính sách, biện pháp trên các lĩnh vực mà Chính quyền Tổng thống Chavez đã thực hiện trong 9 giai đoạn 1999 - 2013 đối với việc giải quyết những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh trong công cuộc đấu tranh bảo vệ ĐLDT. - Từ những thành tựu và đóng góp trong công cuộc đấu tranh bảo vệ ĐLDT ở Venezuela, rút ra những kinh nghiệm bước đầu trong lý luận và thực tiễn phát triển của các nước đang phát triển trong giai đoạn hiện nay. - Luận án còn có thể là tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy về Lịch sử thế giới hiện đại, Lịch sử phong trào cộng sản, công nhân quốc tế và giải phóng dân tộc ở các trường đại học. Đồng thời góp phần cung cấp cứ liệu cho hoạt động đối ngoại của Việt Nam đối với khu vực Mỹ Latinh nói chung và Venezuela nói riêng. 6. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục và danh mục tài liệu tham khảo, luận án bao gồm 04 chương, 08 tiết với các nội dung của các chương như sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu. Chương 2: Quan niệm về độc lập dân tộc và nhân tố tác động đến công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Venezuela từ năm 1999 đến năm 2013. Chương 3: Nội dung và quá trình triển khai công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Venezuela từ năm 1999 đến năm 2013. Chương 4: Đánh giá về công cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Venezuela từ năm 1999 đến năm 2013 và kinh nghiệm. 10 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Nghiên cứu về công cuộc đấu tranh bảo vệ ĐLDT của các nước đang phát triển nói chung, các nước trong khu vực Mỹ Latinh nói riêng là chủ đề được quan tâm, thu hút sự chú ý của nhiều học giả, nhà nghiên cứu, chính trị gia trong và ngoài nước từ trước tới nay. Là quốc gia nằm trong khu vực Mỹ Latinh, trong tiến trình phát triển dân tộc của Venezuela luôn gắn với sự vận động và phát triển chung của khu vực. Vì vậy, các nguồn tài liệu nghiên cứu về quốc gia này cũng có sự liên quan mật thiết với các công trình nghiên cứu về Mỹ Latinh nói chung. Để đảm bảo tính khoa học, trong khuôn khổ luận án, tác giả có tham khảo một số tư liệu, tài liệu gốc như sau: (1) Các tài liệu tiếng Tây Ban Nha: Hiến pháp nước Cộng hòa Bolivar Venezuela - “Constitución de la república Bolivar Venezuela”, do Bộ Thông tin và Truyền thông Venezuela xuất bản lần thứ hai năm 2006 [158]. Hiến pháp Venezuela 1999 đóng vai trò quan trọng hàng đầu trong việc thiết lập các yếu tố cấu thành nên hệ thống chính trị xã hội của nhà nước. Hiến pháp thể hiện một quá trình hợp hiến không chỉ xây dựng những cơ sở mới cho việc tái thiết đất nước mà còn phản ánh khát vọng về những thay đổi chính trị trong khu vực. Hiến pháp Venezuela bao gồm 9 Phần (Phần 1. Các nguyên tắc cơ bản; Phần 2. Các không gian địa lý và phân khu chính trị; Phần 3. Nghĩa vụ, quyền con người và bảo lãnh; Phần 4. Công quyền; Phần 5. Tổ chức Cơ quan Thẩm quyền Quốc gia công; Phần 6. Hệ thống kinh tế xã hội; Phần 7. An ninh quốc gia; Phần 8. Bảo vệ Hiến pháp; Phần 9. Cải cách Hiến pháp) với 350 Điều khoản. Đây là một hệ thống quy định những nguyên tắc chính trị căn bản và thiết lập kiến trúc, thủ tục, quyền hạn và trách nhiệm của chính quyền, bảo đảm các quyền nhất định của nhân dân. Đây là Đạo luật cơ bản nhất của Nhà nước Cộng hòa Venezuela từ năm 1999 đến nay. Cuốn “Partido Socialista Unido de Venezuela - III Congreso” (Sách Đỏ), là cuốn sách của Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela (PSUV) [160]. Sách Đỏ đã được phê duyệt tại Đại hội bất thường của PSUV vào tháng 04/2010, được coi là di sản về đường lối điều hành đất nước của PSUV để lại cho đội ngũ đảng 11 viên, hay đúng hơn là những nguyên tắc cơ bản bắt nguồn từ tư tưởng của những anh hùng kiệt xuất của Venezuela như Simon Bolivar, Zamora và Simon Rodriguez. Sách đỏ của PSUV được cấu trúc thành ba phần. Phần “Giới thiệu” mô tả bối cảnh lịch sử và chính trị mà nhân dân Venezuela đang trải qua, với đặc trưng là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất của CNTB đang đe dọa không chỉ là hạnh phúc của phần lớn nhân dân trên thế giới, nhưng cũng đặt sự sống trên hành tinh trước những nguy hiểm; mà mặt khác, cũng xuất hiện đông đảo những con người đang đấu tranh cho một xã hội bình đẳng, với cuộc Cách mạng Bolivar là trọng tâm chính. Cuốn sách đề cập tới di sản của Simón Rodríguez (Samuel Robinson), Simon Bolivar, Ezequiel Zamora và những đóng góp mang tính cách mạng của C.Mác, V.I.Lênin, Che Guevara và tất cả những ai đã hy sinh đời mình cho một thế giới tốt đẹp hơn. Như: bối cảnh lịch sử của cuộc cách mạng trong cuộc đấu tranh giành ĐLDT; cuộc nổi dậy quân sự của ngày 04/02/1992; chiến thắng bầu cử của Tổng thống Chavez năm 1998 và việc ra đời Hiến pháp nước Cộng hòa Bolivar Venezuela vào năm 1999. Phần chính của Sách Đỏ được chia thành ba yếu tố: “Tuyên bố Nguyên tắc”, những “Điều lệ” và “Chương trình cơ sở” của PSUV. Những điều lệ bao gồm những nguyên tắc về hoạt động và cơ cấu tổ chức cần thiết trong việc xây dựng “Chủ nghĩa Xã hội thế kỷ XXI”. Theo điều lệ của PSUV, tổ chức chính trị này tuân theo nguyên tắc tổ chức tập trung dân chủ, mà qua đó, các quy tắc, chiến lược, chương trình, chiến thuật và kế hoạch hành động được bàn luận một cách dân chủ và tuân theo trật tự kỷ cương. Nguyên tắc cơ bản của Đảng. “Những nguyên tắc cơ bản”, còn gọi là “nguyên tắc chung” và là một phần của Sách Đỏ, là một trong những nền tảng cần thiết mà PSUV xây dựng làm nền tảng chính trị của mình. (2) Các tài liệu tiếng Tây Ban Nha được Đại sứ quán Venezuela tại Việt Nam dịch sang tiếng Việt: Cuốn “Simon Bolivar - Libertador De Nationes, creador De Patrias” (Simon Bolivar - Người anh hùng giải phóng dân tộc, người sáng lập đất nước), do Bộ Thông tin và Truyền thông Venezuela ấn hành, được Đại sứ quán nước Cộng hòa Bolivar Venezuela tại Việt Nam dịch sang tiếng Việt và xuất bản tháng 10/2010 [13]. Cuốn sách đề cập đến tiểu sử, con đường đấu tranh và những cuộc phiêu lưu của nhà giải phóng dân tộc với những lý tưởng chính trị và xã hội siêu việt. Cuốn 12 sách đưa ra cách nhìn tổng quan về sự thừa nhận của quốc tế đối với cuộc đấu tranh của Simon Bolivar vì tự do và một châu Mỹ đoàn kết trong bối cảnh 30 năm đầu thế kỷ XIX của nghĩa quân châu Mỹ nổi dậy chống lại chủ nghĩa thực dân Tây Ban Nha. Sự tôn vinh của nhân dân Venezuela đối với anh hùng giải phóng dân tộc không chỉ qua cách họ tự gọi mình là người Bolivar mà còn ở cách họ tiếp tục cuộc đấu tranh chống đế quốc, cuộc đấu tranh cho sự đoàn kết và thống nhất của các dân tộc. Cuốn “Plan De La Patria” (Programa De Gobierto Bolivariano 2013 - 2019) Kế hoạch tổ quốc (Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội theo định hướng XHCN lần thứ hai, 2013 - 2019) [14]. Đại sứ quán nước Cộng hòa Bolivar Venezuela tại Việt Nam dịch sang tiếng Việt và đã được xuất bản. Đây là bản báo cáo của Tổng thống Venezuela trước Quốc hội để giới thiệu một giai đoạn phát triển mới có hoạch định rõ ràng cho đất nước với các mục tiêu là: Bảo vệ và củng cố tài sản quý giá nhất mà nhân dân đã giành được sau 200 năm: ĐLDT; Tiếp tục công cuộc xây dựng “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” tại Venezuela như là sự lựa chọn thay thế cho hệ thống chủ nghĩa tư bản (CNTB) và qua đó bảo đảm an ninh xã hội, ổn định chính trị, hạnh phúc nhiều nhất cho nhân dân; Phấn đấu đưa Venezuela trở thành cường quốc về mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội trong khối các cường quốc mới nổi tại khu vực Mỹ Latinh và Caribbean, nhằm đảm bảo hòa bình, ổn định, thống nhất cho toàn khu vực; Đóng góp cho việc phát triển địa chính trị quốc tế mới, với việc chú trọng xây dựng thế giới đa cực và đa trung tâm để tiến tới công bằng và hòa bình cho thế giới; Bảo vệ cuộc sống trên hành tinh và cứu vớt nhân loại. Cuốn “El Libro Azul” (Sách Xanh), Đại sứ quán nước Cộng Hòa Bolivar Venezuela tại Việt Nam dịch sang tiếng Việt, xuất bản lần thứ hai tại Venezuela tháng 12/2013 [15]. Đây là ấn phẩm đã thể hiện tư tưởng của Tổng thống Hugo Chavez. Tác phẩm gồm ba phần; Phần thứ nhất giới thiệu, Phần thứ hai tập trung vào trình bày tư tưởng ba gốc rễ: Robinson, Bolivar và Zamorar, Phần thứ ba đề ra đường lối chiến lược tổng quát của Dự án Quốc gia Simon Bolivar. Cuốn “Sứ mệnh Venezuela”, do Bộ Thông tin và Truyền thông Venezuela ấn hành năm 2014, cuốn sách đã được xuất bản bằng nhiều thứ tiếng [159], đề cập tới 29 chương trình hay gọi là Sứ mệnh của Chính phủ Venezuela từ năm 2003 đến 13 năm 2014 trên các lĩnh vực, giáo dục, y tế, lương thực, thực phẩm, quốc phòng, an ninh, từ mục tiêu đến nhiệm vụ cũng như kết quả cụ thể và sinh động của từng sứ mệnh. Cuốn sách là bức tranh thể hiện khá cụ thể về kết quả những gì mà Chính quyền Tổng thống Chavez đã làm được với đất nước Venezuela. Bên cạnh đó, nghiên cứu sinh đã tiếp cận với một khối lượng tài liệu tham khảo lớn của các nhà nghiên cứu Venezuela, các học giả nước ngoài và các nhà khoa học Việt Nam. Đây là nguồn tài liệu quan trọng tập trung nghiên cứu trên nhiều phương diện: địa lý, lịch sử, văn hoá, phong trào cánh tả ở khu vực với việc xây dựng “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”, đặc điểm tình hình chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, chiến lược phát triển kinh tế vĩ mô, đối ngoại, quốc phòng, an ninh của các nước Mỹ Latinh và Venezuela. Đây còn là cơ sở và là cứ liệu quan trọng để nghiên cứu sinh tập hợp nguồn tư liệu khoa học nhằm tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về những vấn đề liên quan đến nội dung của luận án. 1.1. NHỮNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ĐÃ ĐẠT ĐƯỢC 1.1.1. Về lịch sử phát triển của phong trào cánh tả Mỹ Latinh và mô hình “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” ở Venezuela Luận án đã tìm hiểu một số tài liệu của các nhà nghiên cứu ở nước ngoài: Tác giả D.L.Raby, trong cuốn sách “Democracy and Revolution: Latin America and Socialism Today” [162], đã đề cập tiến trình dân chủ hóa, phong trào cánh tả và xu hướng đi lên CNXH của các quốc gia Mỹ Latinh ngày nay. Tác giả cũng phân tích những thành quả, thuận lợi và khó khăn, thách thức của trào lưu XHCN ở khu vực này, đặc biệt là tại Cuba, Venezuela, Nicaragua, Bolivia và Ecuador. Cuốn sách đã so sánh tiến trình cách mạng Venezuela với các nước khác trong khu vực, đó là cuộc cách mạng của các sỹ quan quân đội đứng dậy chống chế độ dân chủ đã mất uy tín và xác định những khát vọng của mình, hướng tới một phong trào rộng lớn, lấy cảm hứng từ nền văn hóa truyền thống và tinh thần tiến bộ quốc tế. Hai tác giả George Philip và Francisco Panizza với cuốn sách “The Triumph of Politics: The Return of the Left in Venezuela, Bolivia and Ecuador” [161], đã đề cập về sự hồi sinh và phát triển của phong trào cánh tả ở Venezuela, Bolivia, 14 Ecuador từ cuối những năm 1990 như một thắng lợi to lớn của tiến trình chính trị khu vực Mỹ Latinh. Tác giả đã phân tích và đánh giá nhiều mặt trong công cuộc xây dựng “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” ở ba quốc gia trên cùng những ảnh hưởng chính trị tích cực của nó. Tác giả Richard S.Hillman và Thomas D.J.Agostino trong cuốn sách “Understanding contemporary Latin America” [154]. Cuốn sách bao gồm 14 phần, đã giới thiệu về địa lý, lịch sử của Mỹ Latinh, nghiên cứu tình hình chính trị, quân đội, kinh tế của Mỹ Latinh, mối quan hệ quốc tế, vấn đề môi trường, dân số, đô thị hóa, vấn đề chủng tộc, tính sắc tộc, giai cấp và chủ nghĩa dân tộc, vai trò của phụ nữ, gia đình và phát triển, tôn giáo, triển vọng của Mỹ Latinh. Với Venezuela, tác giả đã đề cập tới bức tranh chính trị ở quốc gia này, đó là cuộc đấu tranh giữa Tổng thống Chavez với phe đối lập, giữa những thuận lợi và thách thức của cả hai bên. Cuốn “Latin America’s Turbulent Transitions: The Future of 21st Century Socialism”, của Roger Burbach, Michael Fox và Federico Fuentes [144], đề cập tới trào lưu “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” ở Mỹ Latinh những năm gần đây như một sự thay đổi mạnh mẽ. Các tác giả không chỉ khái quát tiến trình “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” ở Mỹ Latinh mà còn chỉ ra những tác động nhiều chiều, nhiều mặt của nó đối với đời sống xã hội, nhấn mạnh đến những chủ trương, quyết định bất ngờ của các lãnh tụ cánh tả như Hugo Chavez, Evo Morales, Rafael Correa. Bài viết “Chủ nghĩa xã hội Cuba trên đất Venezuela”, bản dịch của Lệ Thuỷ [122], ngoài những nghiên cứu về ảnh hưởng sâu rộng của Cuba với đất nước của mô hình “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” đã nhận định cần quan tâm: “Bản thân các nhà lãnh đạo cao nhất của Chính phủ Venezuela cũng chưa hiểu rõ ràng về mô hình chủ nghĩa xã hội ở Venezuela”. Chuyên đề “Venezuela và chủ nghĩa xã hội mới” của Pol Koksort [52], tổng hợp những nghiên cứu về đặc trưng của mô hình Venezuela. Tác giả đã phân tích các dấu hiệu đặc trưng của kết quả cải cách và những vấn đề phải đối diện. Có một cảnh báo về tốc độ và cách thức của cải cách đang diễn ra. Tác giả Alex Durand có bài nghiên cứu “The Chavez Paradox: Assessing the Bolivarian Revolution” [148], đề cập tới vai trò đặc biệt của Tổng thống Hugo 15 Chavez đối với cuộc “Cách mạng Bolivar” đi lên CNXH do ông khởi xướng và lãnh đạo. Tác giả phân tích khá kỹ vai trò này, đánh giá những thành quả và hạn chế; đồng thời nhấn mạnh những khác biệt trong cách điều hành, chỉ đạo và quyết định của Chavez. Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng đã chỉ ra sự lựa chọn cho Venezuela để đảm bảo vấn đề phát triển khi giá dầu trên thế giới giảm sút. Trong quá trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh cũng đã tiếp cận được các kết quả nghiên cứu về Mỹ Latinh nói chung và Venezuela nói riêng của các học giả Việt Nam. Những công trình đáng chú ý là: Tác giả Nguyễn Văn Thanh với cuốn sách tham khảo “Nhận diện chủ nghĩa tự do mới” [106]. Cuốn sách gồm 4 phần: Phần I - Vài nét lịch sử của chủ nghĩa tự do mới. Phần II - Chủ nghĩa tự do mới vấp phải sự phản kháng ở các nước tư bản phát triển. Phần III - Các nước đang phát triển chống lại sự thâm nhập của chủ nghĩa tự do mới. Phần IV - Nói không với chủ nghĩa tự do mới. Nội dung tổng quát là đề cập đến nguồn gốc ra đời, sự phát triển của chủ nghĩa tự do mới, sự xâm nhập và ảnh hưởng của nó đối với khu vực Mỹ Latinh trong đó có Venezuela, sự phản kháng chủ nghĩa tự do mới ở các nước tư bản phát triển và việc ngăn chặn sự thâm nhập của nó ở các nước đang phát triển. Nhằm cung cấp thông tin về Mỹ Latinh, Viện 70, Tổng Cục II, Bộ Quốc phòng đã xuất bản cuốn sách “Nghiên cứu cơ bản về Mỹ Latinh” [90]. Đây là tài liệu được biên soạn công phu, cung cấp tài liệu nghiên cứu về Mỹ Latinh, của khu vực cũng như từng quốc gia. Ngoài phần giới thiệu, kết luận, phụ lục cuốn sách đã được trình bày trên bốn nội dung chính: Những vấn đề chung về Mỹ Latinh; Phong trào cánh tả và một số tổ chức khu vực Mỹ Latinh; Chiến lược của Mỹ, Trung Quốc, Nga, EU đối với Mỹ Latinh, quan hệ Việt Nam - Mỹ Latinh; Những nét cơ bản về một số nước Mỹ Latinh trên các lĩnh vực đời sống xã hội. Đặc biệt, cuốn sách đã phân tích cụ thể những tác động chiến lược của các nước lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nga, EU đối với khu vực. Cũng như các quốc gia khác, khi đề cập đến Venezuela, cuốn sách cho chúng ta thấy được bức tranh tổng quát về vị trí địa lý, lịch sử, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại và quốc phòng, an ninh. 16 Đề cập tới việc lựa chọn đường phát triển ở Mỹ Latinh có cuốn sách “Về triển vọng của chủ nghĩa xã hội trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI”, của tác giả Nguyễn An Ninh (chủ biên) [77]. Các tác giả đã đưa ra quan niệm về triển vọng của CNXH, các nhân tố tác động và có những đánh giá riêng về xu hướng đi lên CNXH ở từng khu vực, những thách thức và vấn đề đặt ra với các khu vực, trong đó có Mỹ Latinh. Đáng chú ý là những nhận định về thế giới thứ ba và vai trò của nó, đặc thù chính trị - xã hội cùng những nét riêng quy định sắc thái CNXH ở khu vực này. Với việc đi sâu phân tích điển hình ở nước Cộng hòa Bolivar Venezuela đã cho thấy sự thức tỉnh ý thức tự chủ, tự tôn dân tộc của các tầng lớp xã hội, đã dấy lên phong trào đấu tranh ngày càng mạnh mẽ của giai cấp công nhân và nhân dân lao động vì mục tiêu dân sinh, dân chủ, tiến bộ và nhất là công bằng xã hội. Họ đến với cánh tả như một niềm hi vọng vào sự thay đổi. Đây là điều kiện thuận lợi để các lực lượng cánh tả đẩy mạnh hoạt động và trở thành lực lượng đi đầu cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa tự do mới, chống sự lệ thuộc vào Mỹ, bảo vệ độc lập chủ quyền, bình đẳng trong quan hệ quốc tế và công bằng xã hội trong phát triển. Cùng với nội dung trên, tác giả còn có công trình nghiên cứu “Quan điểm cơ bản về chủ nghĩa xã hội của các đảng cánh tả ở khu vực Mỹ Latinh - những giá trị cần tham khảo” là một chuyên đề cho đề tài: “Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay - những quan điểm lý luận cơ bản” của tác giả Trần Thành - Viện Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh chủ nhiệm (2008 - 2010) [79]. Tác giả đã phân tích những đặc điểm về bối cảnh, chủ thể, đặc thù khu vực và những quan niệm cơ bản cùng một số đánh giá về giá trị, đóng góp của nó đối với lý luận về CNXH hiện đại. Để tìm hiểu về nguồn gốc kinh tế, xã hội dẫn đến việc các chính phủ cánh tả đã đưa người của mình lên nắm quyền ở Mỹ Latinh mà mở đầu là trường hợp của Venezuela với Tổng thống Hugo Chavez, thắng cử năm 1998. Quá trình, cách thức để các đảng và phong trào cánh tả lên nắm quyền; khó khăn, thách thức phải đối mặt trong giải quyết những vấn đề chính trị, kinh tế, xã hội; phản ứng của các thế lực đối lập trước hiện tượng này; sự phân tích, đánh giá của giới chính trị và học thuật về những vấn đề trên là những nội dung đề được đề cập rõ trong tập thông tin chuyên đề “Lực lượng cánh tả Mỹ Latinh: Những góc nhìn khác biệt” [38], bao gồm một loạt bài viết của nhiều tác giả, với những quan điểm, cách nhìn đa dạng, thậm chí hoàn toàn trái ngược. 17 Với những diễn biến trên chính trường Venezuela dưới thời Tổng thống Chavez, tác giả Thái Văn Long đã có một số các bài viết như: “Mỹ và cuộc đảo chính bất thành ở Venezuela”, đăng trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 10/2002, đã đề cập về tình hình căng thẳng ở Venezuela vào tháng 04/2002 [57], đó là cuộc biểu tình đòi lật đổ Tổng thống Hugo Chavez. Tác giả đã đề cập đến những nguyên nhân sâu xa của biến động này, trong đó có nguyên nhân khách quan, bên cạnh đó tác giả cho rằng rõ ràng đã có sự can thiệp từ phía Mỹ nhằm ủng hộ phe đối lập thực hiện cuộc đảo chính này. “Trưng cầu dân ý ở Venezuela” đăng trên Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, số 09/2004 [58], viết về nguyên nhân, diễn biến, kết quả cuộc trưng cầu ý dân ngày 15/08/2004 tại Venezuela về việc nắm Chính quyền Tổng thống Chavez. Tác giả lý giải những nguyên n...ới. Chính vì vậy, V.I.Lênin đã xây dựng nên một hệ thống quan điểm về cách mạng giải phóng dân tộc, vấn đề dân tộc - thuộc địa là bộ phận cấu thành cuộc đấu tranh của GCCN. V.I.Lênin khẳng định, phong trào đấu tranh giành ĐLDT về kinh tế và chính trị, là bộ phận cấu thành phong trào cách mạng thế giới vì CNXH. Đấu tranh giành ĐLDT là một nội dung đấu tranh cho dân chủ, dân sinh và tiến bộ xã hội. ĐLDT, tiền đề dân chủ để thực hiện sự liên hợp, thống nhất dân tộc trong điều kiện XHCN, trên nguyên tắc tự do, tự nguyện. Thực hiện sứ mệnh lịch sử đó, GCVS và đảng viên tiền phong của mình, phải đoàn kết thống nhất GCVS ở các dân tộc bị áp bức. Các tác phẩm của V.I.Lênin đã luận chứng một cách khoa học cho những luận điểm mang tính chất cương lĩnh về ĐLDT, về quyền bình đẳng giữa các dân tộc và kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng để bảo vệ tư tưởng mácxít về vấn đề dân tộc, đồng thời cũng nhắc nhở những người mácxít cần phân biệt rõ 31 chủ nghĩa dân tộc của dân tộc đi áp bức với chủ nghĩa dân tộc của dân tộc bị áp bức để xem xét thái độ đúng đắn và sách lược đấu tranh thích hợp. Thực chất của Cương lĩnh dân tộc theo quan điểm mácxít được khái quát: “Các dân tộc hoàn toàn bình đẳng; các dân tộc được quyền tự quyết; liên hợp công nhân tất cả các dân tộc lại: đó là cương lĩnh dân tộc mà chủ nghĩa Mác, kinh nghiệm toàn thế giới và kinh nghiệm của nước Nga dạy cho công nhân” [55, tr.375]. Quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh: Hồ Chí Minh, anh hùng giải phóng dân tộc, chiến sĩ lỗi lạc của phong trào cộng sản, phong trào giải phóng dân tộc thế giới. Trong tư tưởng Hồ Chí Minh, ĐLDT là vấn đề thiêng liêng, là luận đề cơ bản quan trọng, chi phối xuyên suốt trong cách mạng giải phóng dân tộc. Theo Hồ Chí Minh, các dân tộc đều bình đẳng về quyền độc lập tự do, không ai có thể xâm phạm; mọi sự xâm phạm độc lập tự do đều là trái với đạo lý và lẽ phải, các quốc gia dân tộc sẽ kiên quyết đứng lên chiến đấu hy sinh đến cùng để bảo vệ, giữ gìn quyền độc lập tự do của mình, “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”. Không có được độc lập tự do thì các dân tộc không thể có hạnh phúc thực sự. Vì vậy, đấu tranh cho ĐLDT là vấn đề trước tiên của các dân tộc trên con đường giải phóng dân tộc mình. Với Hồ Chí Minh, ĐLDT không phải là một khái niệm chung chung mà ngược lại, nó chứa đựng những nội dung cụ thể: Thứ nhất, ĐLDT phải gắn liền với sự thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; Thứ hai, ĐLDT phải là độc lập thực sự trên tất cả các mặt: Chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao... trên tinh thần quyền dân tộc tự quyết. Hồ Chí Minh viết: “Độc lập nghĩa là chúng tôi điều khiển lấy mọi công việc của chúng tôi, không có sự can thiệp ở ngoài vào” [69, tr.162]; Thứ ba, ĐLDT phải gắn liền với sự ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân. Hồ Chí Minh khẳng định: “Chúng ta đấu tranh được tự do, độc lập rồi mà dân cứ chết đói, chết rét thì tự do, độc lập cũng không làm gì. Dân chỉ biết rõ giá trị của tự do, của độc lập khi được ăn no, mặc đủ...” [68, tr.175]. Tư tưởng Hồ Chí Minh: ĐLDT vừa là mục tiêu, động lực, vừa là con đường cách mạng giải phóng dân tộc triệt để nhất, cách mạng nhất trong thời đại ngày nay, chỉ có như vậy mới thực hiện được quyền bình đẳng, dân chủ trong quan hệ quốc tế giữa các nước trên thế giới. 32 Quan điểm trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay: Trong cuốn sách “Chủ quyền quốc gia trong bối cảnh toàn cầu hóa và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam”, tác giả Phan Văn Rân đã đưa ra quan niệm về ĐLDT trong xu thế toàn cầu hóa hiện nay là: “Độc lập dân tộc thể hiện ở quyền độc lập tự chủ trong việc lựa chọn con đường phát triển của dân tộc mình, thể hiện qua việc quyết định mọi vấn đề chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, trong việc thiết lập và thực thi quyền lực thông qua các hoạt động lập pháp, tư pháp, tiến hành mà không có sự can thiệp từ phía các quốc gia khác và các tổ chức quốc tế. Có chính sách phù hợp để phát triển đất nước bền vững, loại trừ nguy cơ tác động xấu đến độc lập dân tộc. Có chủ trương chính sách thích hợp để có thể hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới” [95, tr.65 - 76]. Quan điểm của của một số lãnh tụ Venezuela: Simon Bolivar (1783 - 1830) là nhà quân sự, nhà tư tưởng lỗi lạc, người lãnh đạo phong trào đấu tranh chống chế độ thực dân Tây Ban Nha giành độc lập cho 5 nước vùng Nam Mỹ (Venezuela, Colombia, Ecuador, Peru, Bolivia). Năm 1812, ông đã công bố bản Tuyên ngôn Cartagena và đây được xem như một cương lĩnh về con đường đấu tranh giành ĐLDT cho các nước Nam Mỹ. Tư tưởng về ĐLDT của Bolivar được thể hiện đó là “Đấu tranh để Venezuela thoát khỏi sự đô hộ của các thế lực bên ngoài, trở thành một dân tộc tự do, việc tự quyết định vận mệnh của dân tộc mình là một nguyên tắc không khoan nhượng” [40, tr.78]. Simon Bolivar ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng và chính sách của các lãnh tụ phong trào cánh tả Mỹ Latinh sau này, đặc biệt là Tổng thống Hugo Chavez, trong tư tưởng ĐLDT của mình Ông Chavez đã tiếp thu nhiều luận điểm từ tư tưởng của Bolivar và tin rằng xây dựng CNXH cũng chính là thực hiện mơ ước của Bolivar. Nhiều tư tưởng của Bolivar về giáo dục, quyền sở hữu đất đai, y tế, ngoại giao được Tổng thống Chavez tiếp thu và thực hiện. Với tư tưởng cách mạng chống đế quốc, kiên định ĐLDT và nhiệt tình kiến tạo “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”. Mô hình này được “Tổng thống Chavez theo đuổi và truyền bá là một sự kết hợp giữa tư tưởng tiến bộ của Bolivar (yêu nước, ĐLDT, đoàn kết nhân dân trong nước với Mỹ Latinh) với một số nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin (chống đế quốc, chống áp bức, xóa bỏ giai cấp, chế độ người bóc lột người) và với tinh thần nhân đạo của Thiên Chúa giáo (yêu thương, bác ái)” [40, tr.83 - 83]. 33 Kế thừa các quan điểm về ĐLDT như trên, tác giả luận án xây dựng khái niệm như sau: ĐLDT là một thuật ngữ chỉ trạng thái của một quốc gia không bị phụ thuộc hay lệ thuộc vào bên ngoài. Đó là quyền bất khả xâm phạm về độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, có sự độc lập về chính trị, kinh tế, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, có các giá trị truyền thống và bản sắc văn hóa riêng, nguồn tài nguyên, môi trường được đảm bảo toàn vẹn, đầy đủ về mọi mặt, cả lập pháp, hiến pháp lẫn tư pháp của một quốc gia trong phạm vi lãnh thổ của quốc gia đó. Có quyền bình đẳng, quyền tự quyết với tư cách là một quốc gia độc lập trong cộng đồng quốc tế. ĐLDT là mục tiêu cho tự do, bình đẳng, bất khả xâm phạm, là tiền đề để xây dựng quốc gia phát triển và bền vững. Từ khái niệm trên, quan niệm bảo vệ ĐLDT được hiểu trên những nội dung cơ bản sau đây: Một là, bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, đây là vấn đề sống còn của mỗi quốc gia dân tộc và cũng là quyền thiêng thiêng bất khả xâm phạm của mỗi quốc gia, song không phải lúc nào vấn đề này cũng được thỏa mãn với mọi quốc gia dân tộc. Vì, lịch sử xã hội loài người cho đến hiện nay là lịch sử đấu tranh giai cấp, xâm chiếm thuộc địa, nhất là khi CNTB ra đời, để có thị trường, nguyên, nhiên, vật liệu và nguồn nhân công rẻ mạt cho sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa (TBCN), giai cấp tư sản đã tiến hành những cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn để thôn tính thế giới. V.I.Lênin đã nắm bắt thời cơ lãnh đạo Cách mạng Tháng Mười Nga thắng lợi, mở ra một chương mới cho lịch sử loài người, cũng như mỗi quốc gia dân tộc. Song, vấn đề đấu tranh bảo vệ độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của mỗi quốc gia vẫn là vấn đề nóng bỏng và thường xuyên, đó là lợi ích sống còn của mỗi quốc gia hiện nay. Hai là, bảo vệ sự độc lập về chính trị, kinh tế, đối ngoại, quốc phòng, an ninh, có nghĩa là hoàn toàn làm chủ trong việc lựa chọn chế độ chính trị, con đường phát triển kinh tế và có quyền liên hiệp hoặc tách ra thành những quốc gia độc lập trên con đường phát triển của quốc gia mình. Đây là lợi ích thiết thực và quyết định sự hưng vong của mỗi quốc gia. Độc lập về chính trị là nhân tố quan trọng hàng đầu của quốc gia, độc lập kinh tế là nhân tố quyết định sự tồn tại lâu dài của quốc gia, độc lập về 34 đối ngoại, quốc phòng, an ninh là khẳng định vị thế của quốc gia. Chúng có mối quan hệ khăng khít và hỗ trợ lẫn nhau, làm tiền đề và điều kiện cho nhau trên cơ sở nguyên tắc độc lập, tự chủ, tự lực, tư cường, tôn trọng độc lập chủ quyền, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi có ý nghĩa quyết định trong điều kiện toàn cầu hóa hiện nay. Ba là, kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc, những giá trị truyền thống của một dân tộc là thành quả của hoạt động lao động sáng tạo của con người, của xã hội trong tiến trình lịch sử, là toàn bộ giá trị vật chất và giá trị tinh thần do nhân dân sáng tạo ra trong quá trình tồn tại và phát triển của mỗi quốc gia, nhằm thỏa mãn những nhu cầu trong cuộc sống của mình. Mỗi bước tiến của con người trong quá trình lao động sản xuất vật chất, nghiên cứu khoa học, đấu tranh cách mạng cũng đồng thời là quá trình xây dựng những giá trị truyền thống và khẳng định một bước tiến trên con đường vươn tới sự nghiệp giải phóng con người, xã hội và toàn thể nhân loại. Vì thế, không thể tách truyền thống ra khỏi cuộc sống của con người, xã hội. Đồng thời, con người và xã hội cũng không thể tồn tại và phát triển lành mạnh nếu thiếu truyền thống văn hóa. Bốn là, bảo vệ tài nguyên, môi trường của đất nước, mỗi quốc gia đều có lợi thế riêng, được thiên nhiên ban tặng tài nguyên, khoáng sản và môi trường thuận lợi hoặc khó khăn trong sinh hoạt, sản xuất. Đây là nguồn tài sản vô giá, có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển và trường tồn của quốc gia. Việc bảo vệ nguồn tài nguyên, môi trường có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc phát triển nhanh và bền vững, không những cho hiện tại mà còn cho cả thế hệ mai sau. Bảo vệ ĐLDT còn bao hàm các điều kiện bảo đảm cho sự phát triển hài hòa, bền vững, lâu dài và tiến lên xây dựng một xã hội phồn vinh, nhân đạo, văn minh, giải quyết một cách hài hòa giữa lợi ích giai cấp, lợi ích quốc gia và lợi ích nhân loại. Như vậy, bất cứ quốc gia dân tộc nào trong cộng đồng thế giới, dù lớn hay nhỏ, dù phát triển hay chậm phát triển đều có những lợi ích quốc gia chính đáng của mình, đó là quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm và không ảnh hưởng đến ĐLDT của các quốc gia dân tộc khác, được lịch sử thừa nhận và Luật pháp quốc tế công nhận. Năm là, có quyền bình đẳng, quyền tự quyết với tư cách là một quốc gia độc lập trong cộng đồng thế giới, bảo vệ ĐLDT của mỗi quốc gia bảo đảm cho mình tồn tại với tư cách là một thành viên độc lập trong cộng đồng quốc tế. Các quốc gia 35 dù lớn hay nhỏ, mạnh hay yếu, trình độ phát triển khác nhau nhưng đều có quyền bình đẳng trên mọi lĩnh vực của đời sống xã hội cũng như trong quan hệ quốc tế. Quyền tự quyết của các quốc gia, trước hết là quyền lựa chọn chế độ chính trị, kinh tế của quốc gia đó và con đường phát triển của mình, đồng thời quyền tự quyết chính trị còn bao hàm cả quyền tự do phân lập hay tự nguyện liên hiệp với một số quốc gia dân tộc khác để hình thành các liên bang hoặc cộng đồng kinh tế, văn hóa, xã hội trong xu thế toàn cầu hóa, để cùng nhau tồn tại và phát triển. Bên cạnh đó, để tồn tại với tư cách một quốc gia dân tộc, còn phải có những điều kiện bảo đảm cho quốc gia đó tồn tại, phát triển như: phải có một chính đảng cầm quyền, một chính phủ quản lý đất nước và một cơ quan lập pháp để ban hành hiến pháp, phải có hệ thống pháp luật để duy trì sự ổn định mọi mặt của đời sống xã hội, bảo vệ lợi ích chính đáng của công dân và quốc gia dân tộc mình. 2.2. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CÔNG CUỘC ĐẤU TRANH BẢO VỆ ĐỘC LẬP DÂN TỘC Ở VENEZUELA 2.2.1. Tình hình Venezuela và vai trò Tổng thống Hugo Chavez 2.2.1.1. Đất nước, con người Venezuela Venezuela (tên chính thức là Cộng hòa Bolivar Venezuela, tiếng Tây Ban Nha: República Bolivariana de Venezuela) là một quốc gia nằm ở phía Bắc lục địa Nam Mỹ. Tọa độ: 8000 vĩ độ Bắc, 66000 kinh độ Tây. Với diện tích là 916.490 km², Venezuela tiếp giáp với Guyana về phía Đông, với Brazil về phía Nam, Colombia về phía Tây và biển Caribbean về phía Bắc. Venezuela nằm ở sườn Bắc của dãy núi Andes, khu vực đồng bằng của sông Orinoco nằm ở phía Đông, có đường bờ biển dài hơn 2800 km, không bằng phẳng, nhiều chỗ hẹp và dốc ngoại trừ khu vực phía Tây. Địa hình Venezuela có thể chia làm ba vùng chính: Vùng Tây Bắc là nơi có độ cao lớn nhất của Venezuela. Vùng Trung Tâm là vùng có những đồng bằng rộng. Vùng Nam là vùng Cao nguyên Guiana với độ cao trung bình. Tuy nhiên, do sự đan xen phức tạp của các dạng địa hình, Venezuela có thể được chia làm 10 khu vực địa lý khác nhau, tạo điều kiện cho sự phát triển của nhiều hệ sinh thái với các loài động thực vật vô cùng đa dạng, trong đó có nhiều loài động thực vật đặc hữu riêng. Venezuela có nhiều khu bảo tồn thiên nhiên với cảnh quan đa dạng. Nguồn tài 36 nguyên phong phú, sự đa dạng được thể hiện như: Dầu mỏ, khí tự nhiên, sắt, vàng, bôxit, một số khoáng sản khác, tiềm năng thủy điện. Tên gọi Venezuela được bắt nguồn từ chuyến hải trình của nhà vẽ bản đồ Amerigo Vespucci cùng với nhà thám hiểm Alonso de Ojeda đến bờ biển Tây Bắc vịnh Venezuela năm 1499. Khi đến bán đảo Guajira, Vespucci đã bắt gặp những ngôi nhà lá của thổ dân da đỏ được dựng trên mặt nước và khiến ông liên tưởng đến thành phố Venice (tiếng Italia: Venezia). Ông đã đặt tên cho vùng đất này là Venezuola, trong tiếng Italia có nghĩa là “Venice nhỏ”. Trong tiếng Tây Ban Nha, cụm từ zuela dùng với vai trò giảm nghĩa tương tự như zuola trong tiếng Ý được ghép thay vào để hình thành cái tên Venezuela [41, tr.04]. Bên cạnh đó, nhà địa lý người Tây Ban Nha Martin Fernandez de Enciso, một thủy thủ đoàn của Ojeda đã nêu trong tác phẩm Summa de Geografía của mình rằng những thổ dân da đỏ tại vùng này tự gọi mình là Veneciuela, và cái tên Venezuela được bắt nguồn từ tên gọi đó. Những bằng chứng khảo cổ cho thấy, con người đã định cư tại vùng đất Venezuela từ 13.000 năm trước công nguyên. Những mũi giáo săn bắn của người bản địa đã được xác định có niên đại trong khoảng từ 13.000 đến 7000 năm về trước. Toàn bộ đất nước Venezuela được chia thành 23 tiểu bang, 1 quận thủ đô là thành phố Caracas, các vùng lãnh thổ phụ thuộc và khu vực Guyana Esequiba tranh chấp với Guyana. Ở cấp tiếp theo, Venezuela lại được chia tiếp thành 335 đô thị rồi lại được chia tiếp thành hơn 1000 khu vực nhỏ. Dân số Venezuela tính đến tháng 04/2013 là hơn 28 triệu người [41, tr.04]. Venezuela là một trong quốc gia có tốc độ gia tăng dân số nhanh nhất Nam Mỹ, chỉ đứng sau Bolivia, Paraguay và Guiana thuộc Pháp. Khoảng 85% dân số Venezuela sống tập trung tại các đô thị miền Bắc. Venezuela là một trong những nước có tỉ lệ dân cư sống tại thành thị cao nhất Nam Mỹ. Do đó khu vực phía Nam đồng bằng Orinoco tuy chiếm đến một nửa diện tích đất nước nhưng lại vô cùng hoang vắng với chỉ 5% dân cư sống tại đó. Ngôn ngữ chính thức là tiếng Tây Ban Nha. 2.2.1.2. Đặc điểm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh Về kinh tế: Với sự ưu đãi về thiên nhiên, Venezuela có nguồn tài nguyên dầu mỏ rất lớn, đứng đầu thế giới về trữ lượng, nhiều hơn cả “quốc gia dầu mỏ” Arab 37 Saudi. Có thể khẳng định rằng, dầu mỏ được phát hiện và khai thác đã mang lại sự thịnh vượng cho nền kinh tế đất nước. Công nghiệp dầu lửa là ngành kinh tế đóng góp nhiều nhất cho kinh tế Venezuela, đứng thứ 5 trên thế giới về sản xuất và xuất khẩu dầu mỏ, nằm trong nhóm 10 nước xuất khẩu dầu thô lớn nhất thế giới. Ngành công nghiệp dầu mỏ Venezuela chiếm tới hơn 1/3 tổng sản phẩm quốc nội (GDP), 80% giá trị xuất khẩu và hơn một nửa ngân sách Nhà nước [41, tr.05]. Những mỏ dầu chính của Venezuela nằm tại khu vực hồ Maracaibo, vịnh Venezuela và vùng châu thổ sông Orinoco. Tuy nhiên sự lên xuống thất thường của giá dầu trên thị trường thế giới cũng như các cuộc khủng hoảng chính trị, đình công luôn đe dọa đến ngành kinh tế nhạy cảm này của Venezuela. Chính phủ Venezuela đang tìm cách làm đa dạng hóa nền kinh tế và tránh sự phụ thuộc quá nhiều vào dầu mỏ của nước này. Từ thập niên 1950 đến thập niên 1980, Venezuela là một trong những cường quốc kinh tế tại Mỹ Latinh. Thu nhập bình quân của nước này gia tăng nhanh chóng đã thu hút rất nhiều lao động từ khắp nơi trên thế giới. Mặc dù là một quốc gia nhiều tài nguyên thiên nhiên nhưng việc phân bố tài sản tại Venezuela lại không đồng đều, khiến cho đời sống một bộ phận lớn dân nghèo gặp nhiều khó khăn. Đây là vấn đề lớn tác động trực tiếp đến cuộc đấu tranh bảo vệ ĐLDT của Tổng thống Chavez nhằm mục tiêu mang lại sự bình đẳng cho tất cả mọi người dân bằng nội lực, tránh được sự ảnh hưởng hay phụ thuộc vào bên ngoài. Về thể chể chế chính trị: Venezuela theo thể chế cộng hòa. Tổng thống Venezuela được bầu cử với phiếu bầu trực tiếp với nguyên tắc phổ thông đầu phiếu. Tổng thống đảm nhiệm vai trò là nguyên thủ quốc gia và đồng thời cũng là người đứng đầu Chính phủ. Nhiệm kỳ của một tổng thống là 6 năm và tổng thống có thể được bầu lại trong một nhiệm kỳ tiếp theo. Tổng thống Venezuela có quyền bổ nhiệm phó tổng thống và quyết định quy mô và thành phần của nội các và bổ nhiệm các thành viên với sự phê chuẩn của quốc hội. Tổng thống có thể đề nghị quốc hội sửa đổi các điều luật nhưng quốc hội cũng có thế phủ quyết đề nghị của tổng thống nếu đa số phản đối. Cơ quan lập pháp: Hiến pháp năm 1999 của Venezuela quy định, Quốc hội gồm hai viện là Thượng viện và Hạ viện, nhưng đến năm 2000 thì chỉ còn áp dụng chế độ một viện với 167 đại biểu, trong đó có 3 ghế được dành riêng cho người thổ 38 dân da đỏ. Các đại biểu có nhiệm kỳ 5 năm và có thể được bầu lại tối đa thêm 2 nhiệm kỳ nữa. Các đại biểu quốc hội có thế được bầu theo danh sách các chính đảng hoặc ứng cử độc lập. Công dân Venezuela từ 18 tuổi trở lên có quyền tham gia bầu cử và ứng cử. Cơ quan hành pháp: Ở Venezuela, quyền lực Tổng thống rất lớn. Vì vậy, khi người dân nói về “Chính phủ” có nghĩa như là “Tổng thống”, hay “Hành pháp”. Là Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang quốc gia, Tổng thống được quân đội hậu thuẫn. Do đó hầu như toàn quyền với nội các nên Tổng thống có sự hậu thuẫn lớn từ cơ quan này. Cơ quan tư pháp: đứng đầu là Tòa án tối cao Venezuela với 32 thẩm phán được Quốc hội bổ nhiệm với nhiệm kỳ 12 năm. Hội đồng bầu cử quốc gia Venezuela (Consejo Nacional Electoral, hay CNE) chịu trách nhiệm trong quá trình bầu cử. Cấp bang có một tòa án cấp cao và các tòa án địa phương [41, tr.05]. Venezuela tách khỏi Đại Colombia năm 1930 và đi vào chế độ độc tài cho đến năm 1958. Đến năm 1989, hai đảng Đảng Hành động dân chủ (AD) và Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (COPEI) thay nhau cầm quyền, Venezuela là một nước có hệ thống đa đảng. Sự ổn định chính trị được thực hiện thông qua hệ thống trung gian bảo trợ đảng phái, nơi mà các đảng được tiếp cận với các nguồn lực kinh tế nhà nước cung cấp, hỗ trợ. Hugo Chavez giành chiến thắng vang dội trong cuộc bầu cử Tổng thống tháng 12/1998 với tư cách là ứng cử viên của Patriotic Pole (PP), một liên minh của Phong trào Nền cộng hòa thứ năm với hai đảng cánh tả khác là Tổ quốc cho tất cả (PPT) và Phong trào hướng tới chủ nghĩa xã hội (MAS). Hiện nay, các đảng chính trị chủ yếu bao gồm: Phong trào Nền cộng hòa thứ năm (MVR), Phong trào hướng tới chủ nghĩa xã hội (MAS), Đảng Hành động dân chủ (AD), Đảng Dân chủ Thiên chúa giáo (COPEI), Đảng Tổ quốc cho tất cả (PPT), Đảng Chúng ta có thể (PODEMOS), Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela (PSUV). Các đảng này hoạt động rất tích cực trong đời sống chính trị Venezuela. Từ sau cuộc bầu cử năm 1998, Venezuela theo xu hướng chính trị cánh tả dưới sự lãnh đạo của Tổng thống Chavez với mong muốn đưa đất nước thoát khỏi sự mâu thuẫn giữa các đảng phái, đồng thời cùng nhau tham gia vào các chính sách của đất nước vì cuộc cách mạng cho người nghèo ở Venezuela và cả khu vực Mỹ Latinh [93, tr.55]. 39 Về văn hóa, xã hội: Những di sản văn hóa của đất nước Venezuela mang đậm ảnh hưởng của phong cách Mỹ Latinh, được hình thành trên nền của ba nhân tố chính: văn hóa của người da đỏ bản địa, của người Tây Ban Nha và người da đen châu Phi. Ban đầu, các yếu tố văn hóa này trộn lẫn vào nhau rồi sau đó lại phân hóa ra theo từng khu vực địa lý theo quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Nhìn chung, người dân Venezuela có lối sống sôi nổi, ca hát. Những người thổ dân châu Mỹ có tính đơn nhất về văn hóa, chính trị chỉ có ảnh hưởng mờ nhạt đối với nền văn hóa của họ vốn đã bị những người nhập cư đồng hóa. Nghệ thuật Venezuela ban đầu xoay quanh các mô típ tôn giáo là chủ yếu. Tuy nhiên đến cuối thế kỉ XIX, nền nghệ thuật này bắt đầu phản ánh các sự kiện lịch sử và những người anh hùng dân tộc, mà đi tiên phong là họa sĩ Martín Tovary. Đến thế kỉ XX, chủ nghĩa hiện đại lên thay thế. Văn học Venezuela bắt đầu phát triển sau khi người Tây Ban Nha đặt chân đến đây khai phá thuộc địa. Nền văn học bằng tiếng Tây Ban Nha chiếm địa vị độc tôn với những ảnh hưởng của các phong cách văn học từ chính quốc. Văn học xoay quanh các chủ đề chính trị phát triển trong cuộc đấu tranh giành độc lập đầu thế kỉ XIX của nhân dân Venezuela. Kiến trúc, Carlos Raúl Villanueva được coi là kiến trúc sư vĩ đại nhất của đất nước Venezuela hiện đại. Ông đã thiết kế Trường Đại học Trung tâm Venezuela, thành phố đại học của Caracas được coi là kiệt tác về kiến trúc và quy hoạch đô thị, chính vì thế đây là khu hội sở đại học duy nhất được thiết kế vào thế kỷ XX được UNESCO công nhận là di sản thế giới vào năm 2000. Venezuela là một trong những quốc gia mà người dân hâm mộ các cuộc thi sắc đẹp nhất thế giới. Với một công nghệ đào tạo hoa hậu chuyên nghiệp, Venezuela đã trở thành một cường quốc hoa hậu mà không một quốc gia nào có thể sánh kịp. Đất nước này đã lập kỷ lục sáu lần đoạt vương miện Hoa hậu Thế giới, 06 lần đoạt vương miện Hoa hậu Hoàn vũ và 06 lần đoạt Hoa hậu Quốc tế [41, tr.10]. Về đối ngoại: Dưới thời Tổng thống Chavez, Venezuela chủ trương thực hiện một chính sách đối ngoại đa phương, rộng mở nhằm phát triển kinh tế - xã hội và tăng cường vai trò của Venezuela. Cụ thể: Tiếp tục hội nhập và phát triển khối MERCOSUR, tăng cường liên kết giữa các nước dầu mỏ Nam Mỹ, mở rộng và tăng cường quan hệ với các nước châu Phi, châu Á và châu Âu. 40 Thúc đẩy thực hiện Liên minh Bolivar cho châu Mỹ (ALBA). Củng cố và mở rộng các liên minh chiến lược giữa các quốc gia cánh tả, tiếp tục thực hiện chính sách ngoại giao dầu mỏ để tạo ảnh hưởng và nâng cao vai trò của Venezuela tại khu vực thông qua các chương trình cung cấp dầu với giá ưu đãi. Tiếp tục duy trì và phát triển quan hệ với các nước EU. Mở rộng quan hệ với các nước trên thế giới trên cơ sở bình đẳng, tôn trọng chủ quyền của nhau. Bên cạnh đó, Venezuela tiếp tục tham gia vào các dự án hợp tác Nam - Nam trong khuôn khổ Phong trào Không liên kết. Về quốc phòng, an ninh: Lực lượng vũ trang Venezuela bao gồm 6 thành phần gồm Lục quân, Hải quân, Lực lượng dự bị, Lực lượng bảo vệ lãnh thổ, các lực lượng này nằm dưới sự điều hành của Bộ Tư lệnh tác chiến và Bộ Tổng tư lệnh Dự bị quốc gia. Trước năm 2005, hệ thống quốc phòng của Venezuela được thiết lập theo mô hình của các nước tư bản, nhiều sỹ quan được học tập và đào tạo từ Mỹ và phương Tây Tuy nhiên, từ năm 2005, Venezuela đã có sự thay đổi, tập trung quyền kiểm soát quân đội về chính quyền trung ương. Venezuela chủ trương xây dựng lực lượng vũ trang trung thành với Chính phủ, có khả năng chiến đấu với một cuộc chiến tranh nếu xảy ra. Học thuyết quân sự Venezuela nhấn mạnh đến việc phòng thủ tích cực, trong đó các lực lượng thông thường phải có khả năng tác chiến, các lực lượng dự bị chiếm giữ các vị trí phòng thủ cố định. Về mặt chiến thuật, học thuyết quân sự của Venezuela nhấn mạnh áp dụng các lực lượng phối thuộc có khả năng sử dụng các loại hỏa lực mạnh và có khả năng cơ động nhanh. Những yếu tố trên tạo cho Venezuela trở thành quốc gia mang nhiều nét đặt thù so với quốc gia khác như truyền thống lịch sử, văn hóa, dân tộc, tôn giáo cũng như về tư duy và tính cách con người. Đặc biệt, do chiếm giữ vị trí chiến lược quan trọng ở khu vực cũng như nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú, Venezuela luôn là nơi tranh giành ảnh hưởng của các nước tư bản phương Tây. Đất nước này cũng là nơi thu hút nguồn vốn đầu tư lớn của các trung tâm tư bản và các tổ chức tài chính trên thế giới. Tuy nhiên, dù nguồn tài nguyên phong phú nhưng trong một thời gian dài, đất nước Venezuela lại trong tình trạng nghèo đói, bị phụ thuộc vào Mỹ và các nước phương Tây. Những yếu tố trên đây góp phần không nhỏ vào công cuộc đấu trang bảo vệ ĐLDT ở Venezuela. 41 2.2.1.3. Khái quát lịch sử đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc ở Venezuela trước năm 1999 Năm 1522, người Tây Ban Nha bắt đầu thiết lập thuộc địa đầu tiên ở Venezuela. Lúc đó, miền Đông Venezuela được sát nhập vào một thuộc địa lớn với tên gọi New Andalusia. Đến đầu thế kỷ XVIII, Venezuela lại được sát nhập vào thuộc địa New Granada. Dưới sự thống trị của phong kiến Tây Ban Nha, nhân dân Venezuela đã nhiều lần nổi dậy đấu tranh nhưng không thành công. Ngày 05/07/1811, nước Cộng hòa Venezuela tuyên bố độc lập. Francisco de Miranda, một chỉ huy từng tham gia Cách mạng Pháp và chiến tranh giành độc lập Bắc Mỹ đã quay về lãnh đạo cuộc đấu tranh của nhân dân Venezuela. Năm 1812, quân đội Tây Ban Nha quay trở lại tấn công, Miranda bị bắt về Tây Ban Nha và chết trong ngục. Cuộc đấu tranh sau đó vẫn tiếp tục với Nền Cộng hòa thứ hai được thành lập vào ngày 07/08/1813 nhưng rồi cũng nhanh chóng sụp đổ. Dưới sự lãnh đạo của người anh hùng giải phóng dân tộc Simon Bolivar, Venezuela đã giành được độc lập với chiến thắng Carabobo vào ngày 24/06/1821. Quốc hội mới của New Granada trao quyền lãnh đạo quân đội cho Bolivar và giải phóng thêm nhiều vùng đất mới, thành lập nên nước Đại Colombia bao gồm Venezuela, Colombia, Ecuador và Panama. Venezuela trở thành một phần của Đại Colombia cho đến năm 1830, khi nước này tách ra để thành lập một quốc gia riêng biệt. Thế kỉ XIX đánh dấu một giai đoạn biến động của lịch sử Venezuela với những cuộc khủng hoảng chính trị và chế độ độc tài quân sự. Nửa đầu thế kỷ XX, các tướng lĩnh quân đội vẫn kiểm soát nền chính trị của Venezuela mặc dù cũng chấp nhận một số cải cách ôn hòa và thúc đẩy kinh tế phát triển. Sau khi nhà độc tài Juan Vicente Gomez qua đời vào năm 1935, những phong trào dân chủ tại Venezuela cũng đã loại bỏ sự thống trị của quân đội vào năm 1958 và tổ chức những cuộc bầu cử tự do. Trong bối cảnh giá dầu mỏ sụt giảm trong thập niên 1980 đã khiến nền kinh tế lâm Venezuela khủng hoảng sâu sắc. Việc phá giá tiền tệ làm cho đời sống của người dân Venezuela bị hạ thấp. Cộng với những chính sách kinh tế thất bại và mâu thuẫn chính trị đã đẩy Venezuela vào khủng hoảng trầm trọng, thể hiện rõ nhất qua hai cuộc đảo chính trong cùng năm 1992. 42 Tháng 02/1992, Trung tá sỹ quan quân đội Hugo Chavez đã tiến hành đảo chính nhưng thất bại. Tháng 11 cùng năm, những người ủng hộ Ông Hugo Chavez lại một lần nữa tiến hành đảo chính, song cũng không thành công. Tuy nhiên, Ông đã giành được nhiều thiện cảm của nhân dân Venezuela và ông đã chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Venezuela 1998. Trong suốt thế kỷ XX, mặc dù còn có một số tranh chấp lãnh thổ với hai nước láng giềng Colombia và Guyana song Venezuela thường duy trì quan hệ hữu hảo với hầu khắp các nước Mỹ Latinh cũng như các nước phương Tây. 2.2.1.4. Vai trò của Tổng thống Hugo Chavez Frias Chủ nghĩa thủ lĩnh là nét đặc sắc trong văn hóa chính trị Mỹ Latinh, đây là nhân tố góp phần tạo nên nét riêng của khu vực. Chủ nghĩa thủ lĩnh cùng với chủ nghĩa dân tộc là truyền thống và những giá trị được tiếp tục khẳng định vào thời cận đại và hiện đại trong cuộc đấu tranh vì ĐLDT và phát triển. Theo đó, trong mỗi giai đoạn lichk sử, Mỹ Latinh đều có những con người vĩ đại cả ý chí, nhiệt tình cách mạng và mang tầm vóc tư tưởng. Họ là ngọn cờ đầu đại diện cho phong trào cách mạng tiến bộ của nhiều nước. Chính những nhân cách lớn ấy đã được lịch sử tạo ra và góp phần đẩy nhanh tiến trình lịch sử dân tộc. Tên tuổi của họ luôn gắn liền với những cuộc cách mạng, cải cách ở mỗi quốc gia. Những tên tuổi lớn như Simon Bolivar, Che Guevavara, Fidel Castro, Hugo Chavez... tiếp tục là sức mạnh và là niềm sáng tạo của các cuộc cách mạng. Dấu ấn tư tưởng mà các thủ lĩnh này in trên các cuộc cách mạng chính là chủ nghĩa dân tộc, tinh thần giải phóng dân tộc vì độc lập, tự chủ, tình đoàn kết khu vực với những giá trị lớn của nhân loại như công bằng, bình đẳng, dân chủ và CNXH. Đối với phong trào cánh tả Mỹ Latinh những năm đầu thế kỷ XXI, vị “thủ lĩnh” đó không ngoài ai khác là Hugo Rafael Chavez Frias, Ông sinh ngày 28/07/1954 ở thị trấn Sabaneta, thuộc tỉnh Barinas, miền đồng bằng Venezuela. Ông qua đời ngày 05/03/2013 tại thủ đô Caracas. Tổng thống hợp hiến nước Cộng hòa Venezuela từ năm 1999 đến năm 2013, là cha đẻ của nền Cách mạng Bolivar, người khởi xướng đề án chính trị “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”. Năm 1960, Hugo Chavez bắt đầu được theo học tiểu học tại trường Julian Pino. Sau đó chuyển tới thị trấn Barias để học trung học tại trường Daniel Florencio O Leary. 43 Tháng 08/1971, Chavez được tuyển vào Học viện Khoa học quân sự Venezuela. Vốn tư chất thông minh, học giỏi và nhanh nhạy, nên sau khi học ra trường, ông được cử theo học Khoa Chính trị ở Trường Đại học Simon Bolivar. Trong những năm học đại học, Chavez và các đồng chí của mình đã nhiệt thành phát triển học thuyết chủ nghĩa quốc gia theo phái tả và họ gọi đó là Boli...iới, Hà Nội. 24. Rebeca Grynspan (2007), “Liệu Mỹ Latinh có nắm bắt được thời cơ”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (10). 25. Almeyra Guillermo (2008), “Kinh tế, gót chân Achille của Venezuela”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (03). 26. Janette Habel (2008), “Có phải Washington đã đánh mất Mỹ Latinh”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (08). 27. Phạm Thanh Hà (2005), “Độc lập dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay”, Tạp chí Triết học, (04). 162 28. Nguyễn Thị Thúy Hà (2011), “Nhìn lại phong trào cánh tả Venezuela thập niên đầu thế kỷ XXI”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (05). 29. Nguyễn Thị Thúy Hà (2013), “Cánh tả Venezuela - con đường phía trước”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (191). 30. Thanh Hải (2004), “Thời điểm thách thức đối với Tổng thống H. Chavez”, Báo Hà Nội mới, (ngày 14/08/2004). 31. Nguyễn Thị Hạnh (2009), “Phong trào cánh tả Mỹ Latinh và vai trò của nó đối với việc giải quyết vấn đề kinh tế - xã hội”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (11). 32. Nguyễn Thị Hạnh (2010), “Tiến triển trong hệ thống chính trị của một số nước Mỹ Latinh trong những năm gần đây và triển vọng”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (03). 33. Lưu Thu Hằng (2012), “Chính sách đối ngoại với Mỹ Latinh dưới Chính quyền Obama”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (01). 34. Lưu Thu Hằng (2014), “Thực trạng xã hội Mỹ Latinh giai đoạn 2005 - 2012”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (03). 35. Vũ Văn Hiền (2010), Nhận thức về thời đại ngày nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 36. Vũ Đăng Hinh (2008), “Các thiết chế chính trị chủ yếu ở Mỹ Latinh”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (01). 37. Nguyễn Hòa (2008), “Mỹ Latinh không còn là sân sau của Mỹ, Báo Quân đội nhân dân, (ngày 14/11/2008). 38. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2007), Lực lượng cánh tả Mỹ Latinh: Những góc nhìn khác biệt, Thông tin chuyên đề. 39. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Viện Quan hệ quốc tế (2008), Phong trào cánh tả Mỹ Latinh: thực trạng và triển vọng, Báo cáo Tổng hợp kết quả nghiên cứu khoa học. 40. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Đại sứ quán nước Cộng hòa Bolivar Venezuela tại Việt Nam (2014), Tư tưởng chính trị Hugo Chavez Frias - Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI, Nxb Chính trị hành chính, Hà Nội. 41. Hồ sơ sự kiện (2013), “Venezuela - “Ngọn cờ đầu” của phong trào cánh tả Mỹ Latinh”, Chuyên san của Tạp chí Cộng sản, (254). 163 42. Nguyễn Anh Hùng (2014), “Vấn đề chính trị xã hội trong tiến trình hiện thực hóa mô hình chủ nghĩa xã hội ở Venezuela”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (02). 43. Nguyễn Mạnh Hùng (2007), “Trào lưu cánh tả ở Mỹ Latinh và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI ở Venezuela”, Tạp chí Lý luận chính trị, (09). 44. Nguyễn Mạnh Hùng (2008), Trào lưu cánh tả ở Mỹ Latinh và công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI ở Venezuela, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 45. Đỗ Vũ Hưng (2006), “Xung quanh sự kiện Hugo Chavez đắc cử Tổng thống Venezuela”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (12). 46. Nguyễn Hương (2007), Venezuela rút khỏi IMF và WB, tại trang (truy cập ngày 02/05/2007). 47. Nguyễn Lan Hương (2012), “Mạng lưới liên kết chính trị dưới sự khởi xướng của các nước Mỹ Latinh”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (12). 48. Nguyễn Lan Hương (2013), “Tác động của Hoa Kỳ tới liên kết chính trị ở Mỹ Latinh”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (11). 49. Trần Thị Lan Hương - Nguyễn Kim Anh (2012), “Vai trò hiện nay của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (06). 50. B. Kagarlytsky (2007), “Sự lựa chọn khó khăn của cách mạng Venezuela”, Tạp chí Những vấn đề chính trị - xã hội, (46). 51. L.L. Kloscopski (2003), “Những xu hướng tiến triển mới của kinh tế Mỹ Latinh”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (07). 52. Pol Koksort (2008), “Venezuela và chủ nghĩa xã hội mới”, Chuyên đề của Viện thông tin Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, (05 và 06). 53. Nguyễn Văn Lan (2006), “Chiến lược toàn cầu mới của Mỹ và tác động của nó đối với tình hình thế giới”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (02). 54. Nguyễn Văn Lan, Nguyễn Văn Tuấn (2008), “Sự phát triển của phong trào cánh tả Mỹ Latinh thời gian qua: Nguyên nhân và triển vọng”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (01). 55. V.I.Lênin (1980), Toàn tập, tập 25, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 56. Uông Minh Long (2010), Công cuộc bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc của Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1975 đến năm 2010, Luận án Tiến sĩ khoa học lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 164 57. Thái Văn Long (2002), “Mỹ và cuộc đảo chính bất thành ở Venezuela”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (10). 58. Thái Văn Long (2004), “Trưng cầu dân ý ở Venezuela”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (09). 59. Thái Văn Long (2006), Độc lập dân tộc của các nước đang phát triển trong xu thế toàn cầu hoá, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 60. Thái Văn Long, Hồ Ánh Nguyệt (2007), “Bước tiến mới của phong trào cánh tả Mỹ Latinh”, Tạp chí Lý luận chính trị, (03). 61. Callos Lozada (2003), “Mỹ Latinh”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (08). 62. Kinh Luân (2006), “Venezuela gia nhập MERCOSUR”, tại trang (truy cập ngày 23/07/2006). 63. Nhật Mai (2010), Venezuela dọa cắt nguồn xuất khẩu dầu mỏ sang Mỹ, tại trang (truy cập ngày 26/07/2010). 64. Khu Thị Tuyết Mai (2000), “Cải cách chính sách thương mại ở Mỹ Latinh”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (03). 65. Khu Thị Tuyết Mai (2001), “Liên kết kinh tế Mỹ Latinh: quan điểm, tiến trình, chính sách”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (05). 66. C.Mác và Ph.Ăng ghen (1995), Toàn tập, tập 04, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 67. Phạm Bình Minh (2010), Cục diện thế giới đến 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 68. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 04, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 69. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 05, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 70. Dương Minh (2008), Quá trình cải cách dưới thời tổng thống H. Chavez ở Venezuela: thực trạng và triển vọng, Báo cáo tổng quan đề tài khoa học của Ban Đối ngoại Trung ương Đảng, Hà Nội, (Tài liệu chưa cuất bản). 71. K.Minh (2007), Tổng thống Chavez: Venezuela hoàn toàn dân chủ, tại trang (truy cập ngày 20/01/2007). 72. Nguyễn Tuấn Minh (2010), “Các tổ chức của MERCOSUR”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (05). 165 73. Letitia Montilla và Hector Lucena (2009), “Venezuela: những chính sách công và tổ chức xã hội trước tình trạng phụ thuộc về lương thực”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (05). 74. Trình Mưu, Nguyễn Hoàng Giáp (2008), Quan hệ quốc tế và chính sách đối ngoại của Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 75. Phạm Xuân Nam (1968), "Phong trào đấu tranh chống Đế quốc Mỹ ở châu Mỹ Latinh: Từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai", Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 76. Trịnh Trọng Nghĩa (2003), “An ninh kinh tế trong điều kiện hiện nay ở khu vực Mỹ Latinh”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (04). 77. Nguyễn An Ninh (2006), Về triển vọng của chủ nghĩa xã hội trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà nội. 78. Nguyễn An Ninh (2007), Động thái tích cực trong đời sống chính trị khu vực Mỹ Latinh gần đây, tại trang http//www.cpv.org.vn, (truy cập ngày 06/04/2007). 79. Nguyễn An Ninh (2010), “Quan điểm cơ bản về chủ nghĩa xã hội của các đảng cánh tả ở khu vực Mỹ Latinh - những giá trị cần tham khảo”, Đề tài do Trần Thành chủ nhiệm, Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam hiện nay - những quan điểm lý luận cơ bản, Viện Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 80. Nguyễn An Ninh (2010), Về mô hình "chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI" của khu vực Mỹ Latinh hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 81. Hữu Nghị (2006), Hugo Chavez, tại trang (truy cập ngày 10/12/2006). 82. Nguyễn Nghị, Lê Minh Đức (1994), Lịch sử nước Mỹ, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 83. Bình Nguyên (2004), “Thắng lợi quan trọng của nhân dân Venezuela”, Báo Nhân dân, (ngày 23/08/2004). 84. Minh Nhật (2007), Venezuela muốn quốc hữu hoá các ngân hàng, tại trang (cập nhật ngày 04/05/2007). 85. Kiều Oanh (2010), Venezuela phá giá đồng nội tệ (2010), tại trang (truy cập ngày 10/01/2010). 86. Hoàng Phê (2016), Từ điển tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Hồng Đức, Hà Nội. 166 87. Duy phúc (2011), Venezuela lương tăng không kịp với lạm phát, tại trang (truy cập ngày 05/01/2011). 88. Trần Hữu Phước (2009), “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI”, Báo Sài Sòn giải phóng, (ngày 02/07/2009). 89. Hoàng phương (2007), Tổng thống Venezuela kêu gọi thành lập khối phòng thủ cánh tả, tại trang (truy cập ngày 10/06/2007). 90. Phạm Hải Quân (2011), Nghiên cứu cơ bản về Mỹ Latinh, Tổng cục II, Bộ Quốc phòng, Hà Nội. 91. Lê Minh Quang (2008), Hugo Chavez - chủ nghĩa xã hội hay là chết, tại trang (truy cập ngày 08/03/2008). 92. Nguyễn Văn Quang (2007), “Xu hướng đi lên chủ nghĩa xã hội của các nước Mỹ Latinh”, Tạp chí Cộng sản, (127). 93. Nguyễn Thị Quế, Bùi Việt Hương (2017), “Về các đảng chính trị ở Vênêzuêla”, Tạp chí Thông tin Lý luận chính trị, (02). 94. Nguyễn Duy Quý (2003), Độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 95. Phan Văn Rân, Nguyễn Hoàng Giáp (2010), Chủ quyền quốc gia dân tộc trong xu thế toàn cầu hóa và vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 96. Herrera, Rémy (2013), “Hậu Chavez: Những thách thức nào đối với cuộc cách mạng?”, Tạp chí Nghiên cứu Châu Âu, (08). 97. Z. N. Romanova (2005), “Mỹ Latinh trong hệ thống thương mại toàn cầu”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (01). 98. Nguyễn Hồng Sơn (2007), “Kinh tế và kế hoạch công nghiệp hóa nền kinh tế của Chính phủ Hugo Chavez”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (06). 99. Nguyễn Hồng Sơn (2010), “Kinh tế xã hội Venezuela dưới thời Tổng thống Hugo Chavez”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (09). 100. Minh Sơn (2006), Tổng thống Chavez và con đường chủ nghĩa xã hội của Venezuela, tại trang (truy cập ngày 06/12/2006). 101. Nguyễn Khắc Sứ (2005), “Tình hình các đảng cộng sản, cánh tả và tiến bộ Mỹ Latinh”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (01). 167 102. Nguyễn Khắc Sứ (2006), “Vê-nê-xu-ê-la, đất nước của Xi-môn Bô-li-va”, Tạp chí Cộng sản, (19). 103. Nguyễn Khắc Sứ (2006), “Lực lượng cánh tả Mỹ Latinh: Thực trạng và triển vọng”, Tạp chí Cộng sản, (99). 104. Nguyễn khắc Sứ (2007), “Khuynh hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu của cánh tả Mỹ Latinh”, Tạp chí Cộng sản, (11). 105. Tạ Ngọc Tấn (2010), “Những thách thức của cách mạng Venezuela vẫn còn ở phía trước”, Tạp chí Cộng sản, (03). 106. Nguyễn Văn Thanh (2005), Nhận diện chủ nghĩa tự do mới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 107. Nguyễn Viết Thảo (1998), Liên kết khu vực Mỹ Latinh: văn hóa, chính trị, kinh tế, Luận án Tiến sĩ khoa học lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 108. Nguyễn Viết Thảo (2002), “Hợp tác và đấu tranh trong quá trình liên kết châu Mỹ”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (10). 109. Nguyễn Viết Thảo (2008), “Chủ nghĩa xã hội ở thế kỷ XXI ở Venezuela những nhiệm vụ cơ bản và cấp bách”, Tạp chí Cộng sản, (03). 110. Nguyễn Viết Thảo (2008), “Sự ra đời của Đảng Xã hội chủ nghĩa thống nhất Venezuela”, Tạp chí Cộng sản, (07). 111. Vũ Bá Thể (2014), “Một số chính sách ổn định kinh tế ở khu vực Mỹ Latinh sau khủng hoảng”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (07). 112. Thông tấn xã Việt Nam (2007), “Thất bại của Chavez: Mối nguy hiểm chết người đối với Bôlivia và Cuba”, Tài liệu Tham khảo đặc biệt, (ngày 08/12/2007). 113. Thông tấn xã Việt Nam (2007), Vênêzuêla, Cuba và Bôlivia thành lập ngân hàng hỗ trợ phát triển, tại trang (truy cập ngày 08/06/2007). 114. Thông tấn xã Việt Nam (2007), “Bất lợi đối với nỗ lực của Chavez”, Tài liệu Tham khảo đặc biệt, (ngày 24/12/2007). 115. Thông tấn xã Việt Nam (2009), “Nhìn lại hiện tượng các Đảng Cộng sản và chính đảng cánh tả lên nắm quyền qua đấu tranh nghị trường”, Các vấn đề quốc tế, (05). 168 116. Thông tấn xã Việt Nam (2009), Quốc hội Venezuela chuẩn y luật cải cách ngân hàng, tại trang (truy cập ngày 16/12/2009). 117. Thông tấn xã Việt Nam (2010), Đảng cầm quyền Venezuela giành thắng lợi bầu cử (2010), tại trang (truy cập ngày 27/09/2010). 118. Thông tấn xã Việt Nam (2010), Trao đổi thương mại giữa Venezuela và các nước MERCOSUR tăng trưởng mạnh, tại trang (truy cập ngày 09/08/2010). 119. Thông tin (2007), “Tham nhũng ở Venezuela” Tạp chí Châu Mỹ ngày nay (10). 120. Lê Thị Thu (2014), “Một số tác động của văn hóa, xã hội đến phát triển kinh tế Mỹ Latinh”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (10). 121. Lê Khương Thùy (2009), “Chính sách đối ngoại các nước Mỹ Latinh”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (07). 122. Lệ Thủy (2007), “Chủ nghĩa xã hội Cuba trên đất Venezuela”, Thông tin những vấn đề chính trị - xã hội, Viện Thông tin khoa học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, (06). 123. Nghiêm Thị Thủy (2010), “Chính sách phát triển xã hội của Venezuela: nhiệm vụ và kết quả”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (04). 124. Nguyễn Hữu Toàn (2012), Sự nghiệp đổi mới ở Việt Nam với cuộc đấu tranh bảo vệ độc lập dân tộc của các nước phát triển sau Chiến tranh Lạnh, Luận án Tiến sĩ khoa học lịch sử, Học viện Chính trị quốc gia Hổ Chí Minh, Hà Nội. 125. Lê Thị Thu Trang (2009), “Venezuela dưới thời của Tổng thống Hugo Chavez”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (04). 126. Lê Thị Thu Trang (2012), “Quan hệ Hoa Kỳ - Mỹ Latinh năm 2011”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (04). 127. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Trung tâm Nghiên cứu Bắc Mỹ (1998), Mỹ Latinh một vùng năng động, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 128. Nguyễn Xuân Trung (2010), “Nền ngoại giao dầu mỏ của Venezuela dưới thời Tổng thống Hugo Chavez”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (10). 129. T.Trúc (2007), Venezuela muốn xây dựng đất nước theo chủ nghĩa xã hội, tại trang Nam, (truy cập ngày 10/01/2007). 169 130. Nguyễn Ngọc Trường (2008), Cánh tả Mỹ Latinh tiến tới chủ nghĩa hiện thực, tại trang (truy cập ngày 05/02/2008). 131. Đỗ Minh Tuấn (2005), “Vai trò của Mỹ ở khu vực Mỹ Latinh”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (11). 132. Đỗ Minh Tuấn (2005), “Lịch sử hình thành và phát triển nhà nước Venezuela độc lập”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (05). 133. Hồ Vân (2004), “Thăng trầm của Hugo Chavez”, Báo Quốc tế, (34, ngày 25/08/2004). 134. Nguyễn Khánh Vân (2014), “Chính sách ngoại giao của Venezuela thập kỷ đầu của thế kỷ XXI”, Tạp chí Châu Mỹ ngày nay, (01). 135. V.H (2006), 15 năm MERCOSUR: Một liên minh kinh tế - chính trị của Mỹ Latinh, tại trang (truy cập ngày 25/10/2006). 136. Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học (2010), Về mô hình “Chủ nghĩa xã hội thế kỷ XXI” của khu vực Mỹ Latinh hiện nay - giá trị và vấn đề đặt ra với chủ nghĩa xã hội. Đề tài khoa học cấp bộ năm 2010, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 137. Viện Quan hệ quốc tế (2008), Phong trào cánh tả Mỹ Latinh: thực trạng và triển vọng, Đề tài khoa học cấp Bộ 2008, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 138. Viện Thông tin khoa học (2006), “Lực lượng cánh tả Mỹ Latinh: Những góc nhìn khác biệt”, Thông tin chuyên đề phục vụ nghiên cứu và giảng dạy, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 139. Alan Wood (2007), Cách mạng Venezuela và nhiệm vụ những người cộng sản, Nguyễn Tú Hoa (dịch), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 140. L.Xuân (2004), Venezuela: đẩy mạnh cải cách ruộng đất, tại trang (truy cập ngày 30/08/2004). B. Tài liệu Tiếng nước ngoài 141. Robert J. Alexander (1965), Latin - American Politics and Government, Happer & Row press, New York, USA. 142. Demetrio Boersner (2011), La geopolítica del Caribe y sus implicaciones para la política exterior de Venezuela, ILDIS Instituto Latinoamericano de Investigaciones Sociales, Caracas, Venezuela. 170 143. Iain Bruce (2008), The Real Venezuela: Making Socialism in the 21st Century, Pluto Press, London, UK. 144. Roger Burbach, Michael Fox and Federico Fuentes (2013), Latin America’s Turbulent Transitions: The Future of 21st Century Socialism, Zed Books Press, London, UK. 145. R.S.Clem, (2012), Venezuela’s petro - diplomacy: Hugo Chavez’s foreign policy, Kansas: Pi Gamma Mu, Kansas, USA. 146. Corrales, Javier (2007), Venezuela: Crowding out the opposition Michael Penfold, The Jonhs Hopkins University Press, Maryland, USA. 147. Larry Diamond, Ronathar Hartlin (1999), Democracy in Developing Countries Latinh America, Lynee Riener Publisher, (second edition), Colorado, USA. 148. Alex Durand (2011) The Chavez Paradox: Assessing the Bolivarian Revolution Harvard International Review, 03 ( 33). 149. American Heritage® (2016), Dictionary of the English Language, Fifth edition. Copyright and Published by Houghton Mifflin Harcourt Publishing Company, Boston, USA. 150. Marta Harnecker (1992), “Democracy and revolutionary movement”, Social Justice Magazine, (04), Michigan, USA. 151. Irving Louis Horowitz (1969), Latin American radicalism: A documentary report of left and nationalist movement, Jonathan Cape Ltd press, London, UK. 152. Rosa Miriam, Elizalde Luis Báez (2005), El encuentro de Fidel y Chávez, Oficina de Publicaciones del Consejo de Estado, La Habana, Cuba. 153. Ministerio del Poder Popular para la Comunicación e Información (2007), EL ALBA: La Gran Batalla contra el Capitalismo donde cada día estaremos más unidos, Caracas, Venezuela. 154. Richard S. Hillman (2001), Understanding Comtemporary Latin America, Boulder Press, London, UK. 155. Danuta Hubner (2000), Limits to national sovereignty, speech at European Forum Albach, (28/08/2000). 156. Jaime Osorio (1992), Liberalism, democraacy and socialism, Social Justice Magazine, (04), Michigan, USA. 171 157. Germán Sánchez, (2006), Cuba and Venezuela: An insight into two revolutions, Ocean Press, Melbourne, Australia. 158. Ministry of peoples’ power for communication and information (2006), Constitution of the Bolivarian republic of Venezuela, Caracas, Venezuela. 159. Ministry of peoples’ power for communication and information (2014), Social mission in Venezuela, Caracas, Venezuela. 160. Partido Socialista Unido De Venezuela (2010), III Congreso, Caracas, Venezuela. 161. George Philip và Francisco Panizza (2011), The Triumph of Politics: The Return of the Left in Venezuela, Bolivia and Ecuador, Polity Books Press, NewYork, USA. 162. D.L.Raby (2006), Democracy and Revolution: Latin America and Socialism Today, Pluto Press, Malbourne, Australia. 163. Jame N.Rousseau (2000), The Challenges and tension of a globalizied world, Mid - America American Studies Association published, Denver, USA. 164. Germán Sánchez (2006), Cuba and Venezuela: An insight into two revolutions, Ocean Press, Australia. 165. Timothy W.Luke (1996), Nationality and Sovereignty in the New World Order, Department of Politics at Victoria University of Wellington, New Zealand. 172 PHỤ LỤC Quốc kỳ Venezuela Quốc huy Venezuela 173 Phụ lục 1 NHỮNG NGUYÊN TẮC CƠ BẢN CỦA TƯ TƯỞNG BOLIVAR Độc lập dân tộc: Đấu tranh để Venezuela thoát khỏi sự đô hộ của các thế lực bên ngoài, trở thành một dân tộc tự do. Việc tự quyết định vận mệnh của đất nước mình là một nguyên tắc không thương lượng. Quyền tự chủ của nhân dân: Nguyên tắc này khẳng định quyền tự do của nhân dân trước các chế độ độc tài trong nước. Quyền tự chủ của nhân dân là quyền hợp pháp lớn nhất của các dân tộc. Công bằng xã hội: Bolivar cho rằng, nền Cộng hòa và tự do không thể tồn tại nếu không có công bằng xã hội. Nếu tự nhiên làm cho chúng ta khác nhau thì luật pháp có nhiệm vụ phải điều chỉnh những khác biệt này thông qua giáo dục, phát triển công nghiệp, nghệ thuật và các dịch vụ cho phép mọi người được bình đẳng cả về chính trị và xã hội. Theo Bolivar, các bất bình đẳng xã hội đe dọa sự tồn vong của nền cộng hòa.Vì vậy, ông tuyên bố sự bình đẳng phải được đặt lên trên cả lợi ích giai cấp. Chính vì vậy, ông đã soạn thảo và công bố các bộ luật trao tự do cho nô lệ và công nhận những quyền rất cơ bản của các dân tộc thổ dân như quyền tự do và quyền có ruộng đất. Giáo dục toàn dân: Bolivar là người luôn thúc đẩy và bảo vệ quyền được hưởng nền giáo dục của nhân dân. Ông cho rằng giáo dục toàn dân là trách nhiệm và nghĩa vụ của Nhà nước; chính vì thế, Ông đã khẳng định: “Nhiệm vụ đầu tiên của chính phủ là đưa giáo dục đến với nhân dân”. Đối với ông, “một dân tộc dốt nát là công cụ mù quáng hủy diệt chính họ”. Chống tham nhũng: Đối với Bolivar, sự hưng thịnh của một quốc gia phụ thuộc vào đạo đức của các công dân thông qua hệ thống giáo dục của quốc gia đó. Đạo đức công dân phải đi cùng các bộ luật nghiêm minh và các tòa án công tâm có khả năng thực hiện công lý. Nếu không làm được điều đó thì nền cộng hòa sẽ chết. Chống chủ nghĩa quân phiệt: Bolivar luôn chống lại sự thoái hóa của quân đội; hay nói cách khác là ông phản đối việc các sỹ quan quân đội lạm dụng sức mạnh của vũ khí để mưu cầu lợi ích riêng; Ông luôn chống lại các chế độ độc tài. Đối với ông, một người lính hạnh phúc là người không đòi hỏi quyền lãnh đạo đất nước. Họ không được tự cho mình là trọng tài hay là người phán quyết luật pháp 174 của Chính phủ; họ phải là những người bảo vệ tự do. Ông là người đưa ra sáng kiến xây dựng các đơn vị quân - dân sự; các đơn vị này đã thể hiện tính hiệu quả cao trong cả thời kỳ chiến tranh lẫn hòa bình. Các đơn vị này phải công nhận quyền hợp pháp của nhân dân thông qua luật pháp và thể chế Nhà nước. Liên kết Mỹ Latinh: Đây là ý tưởng về sự liên kết Mỹ Latinh và toàn thế giới trong một chính phủ, được Bolivar xây dựng từ năm 1826. Hòa bình trên cơ sở một khối liên kết thống nhất các nước Mỹ Latinh và ông hy vọng rằng một ngày nào đó nó sẽ là tấm gương để: “Thế giới mới sẽ gồm các quốc gia độc lập gắn chặt với nhau bởi luật pháp chung quy định quan hệ đối ngoại của các nước và tạo cơ hội cho các nước đó, thông qua một cơ quan lập pháp chung, những phương thức để trường tồn... Mọi rào cản về xuất xứ, chủng tộc và màu da sẽ biến mất. Trong các thế kỷ tiếp theo, có thể tiến tới một chính phủ hợp nhất toàn thế giới như một liên bang”. [Dẫn theo 70, tr.146 - 147] 175 Phụ lục 2 TĂNG TRƯỞNG GDP VÀ GDP ĐẦU NGƯỜI CỦA MỸ LATINH Đơn vị tính: % Thời kỳ 1960 - 1980 Thời kỳ 1981 - 2002 Nước GDP GDP/đầu người GDP GDP/đầu người Argentina 4,2 2,6 0,8 - 0,6 Bolivia 4,7 2,3 2,0 - 0,3 Brazil 7,2 4,6 1,8 0,1 Chile 3,5 1,6 4,7 3,2 Comlombia 5,3 2,6 2,9 0,9 Costa Rica 6,2 3,1 3,7 0,9 Ecuador 8,4 5,4 2,1 - 0,2 Mexico 6,8 3,7 2,5 0,6 Peru 4,6 1,8 1,8 - 0,2 Cộng hòa 7,3 4,7 4,9 3,0 Dominicana Uruguay 2,2 1,5 0,8 0,1 Venezuela 5,1 1,6 1,0 - 1,3 Trung bình khu vực 5,5 3,0 2,4 0,5 Nguồn: CEPAL [72,tr.19] 176 Phụ lục 3 SỐ NĂM TĂNG TRƯỞNG GDP ÂM CỦA MỘT SỐ NƯỚC MỸ LATINH THỜI KỲ 1980 - 2002 Đơn vị tính: %/ năm 1980 - 2002 Nước Argentina 11 Bolivia 10 Brazil 9 Comlombia 7 Costa Rica 8 Ecuador 8 Mexico 8 Peru 10 Uruguay 9 Venezuela 12 Trung bình khu vực 8,3 Nguồn: Economic growth in Latin America in the late twentieth centuryN: Evidence and Intepretation của Andres solimano và raimundo Soto, CEPAL, 12/2003 [137, tr.78]. 177 Phụ lục 4 TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA MỸ LATINH GIAI ĐOẠN 1980 - 1990 Đơn vị tính: % Nước 1980-1985 1986-1990 Achentina -7,6 -1,3 Bolivia -18,0 5,7 Brazil -2,0 2,0 Chile 9,0 14,3 Colombia 2,0 2,6 Dominica -1,9 7,3 Ensanvador -10,7 9,0 Goatemala -8,1 6,2 Onduraz -3,9 7,4 Mexico 0,4 2,6 Nicaragoa -55,8 -11,8 Paragoay 1,9 6,7 Peru -0,2 6,8 Urugoay -14,3 3,9 Venezuela -3,6 -5,3 Nguồn: World Bank, World Deverlopment Indicators Database, 2006, [137,tr.78]. 178 Phụ lục 5 TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CÁC NƯỚC MỸ LATINH GIAI ĐOẠN 1997 - 2006 Đơn vị tính: % Quốc gia 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 Achentina 8,1 3,9 -3,4 -0,8 -4,4 -10,9 8,8 9,0 9,2 5,3 Bolivia 5,0 5,0 0,4 2,5 1,7 2,5 2,9 3,9 4,1 4,5 Brazil 3,3 0,1 0,8 4,4 1,3 1,9 0,5 4,9 2,3 2,8 Chile 6,6 3,2 -0,8 4,5 3,4 2,2 3,9 6,2 6,3 4,4 Colombia 3,4 0,6 -4,2 2,9 1,5 1,9 3,9 4,9 5,2 6,0 Coxtarica 5,6 8,4 8,2 1,8 1,1 2,9 6,4 4,1 5,9 6,8 Cu Ba 2,7 0,2 6,3 6,1 3,0 1,5 2,9 4,5 11,8 12,5 Equado 4,1 2,1 -6,3 2,8 5,3 4,2 3,6 7,9 4,7 4,9 Ensanvador 4,2 3,7 3,4 2,2 1,7 2,3 2,3 1,8 2,8 3,8 Goatemala 4,4 5,0 3,8 3,6 2,3 2,2 2,1 2,7 3,2 4,6 Haiti 2,7 2,2 2,7 0,9 -1,0 -0,3 0,4 -3,5 1,8 2,5 Ondurat 5,0 2,9 -1,9 5,7 2,6 2,7 3,5 5,0 4,1 5,6 Mexico 6,8 5,0 3,8 6,6 0,0 0,8 1,4 4,2 3,0 4,8 Nicaragoa 4,0 3,7 7,0 4,1 3,0 0,8 2,5 5,1 4,0 3,7 Panama 6,4 7,4 4,0 2,7 0,6 2,2 4,2 7,5 6,9 7,5 Paragoay 3,0 0,6 -1,5 -3,3 2,1 0,0 3,8 4,1 2,9 4,0 Peru 6,9 -0,7 0,9 3,0 0,2 5,2 3,9 5,2 6,4 5,2 Dominica 8,1 8,3 6,1 7,9 2,3 5,0 -0,4 2,7 9,2 10,0 Urugoay 5,0 4,5 -2,8 -1,4 -3,4 -11,0 2,2 11,8 6,6 7,3 Venezuela 6,4 0,3 -6,0 3,7 3,4 -8,9 -7,7 17,9 9,3 10,0 Nguồn: Báo cáo của Uỷ ban kinh tế Mỹ Latinh của Liên hợp quốc, [137,tr.79]. 179 Phụ lục 6 VENEZUELA TRONG DANH MỤC CÁC ĐỐI TÁC CỦA MỸ (Tổng giá trị xuất - nhập khẩu) Đơn vị tính: triệu USD Năm Vị trí Giá trị thương mại 1998 21 15.138 1999 23 15.598 2000 17 22.737 2001 19 19.561 2002 20 18.491 2003 19 19.313 2004 16 28.922 2005 13 38.785 (Nguồn: Uỷ ban Thương mại quốc tế Mỹ - USITC) [70, tr.148]. Phụ lục 7 GDP THỰC/ ĐẦU NGƯỜI CỦA VENEZUELA Đơn vị tính: Nghìn tỷ Bolivaria 18 16 14 12 10 8 6 4 2 0 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 (Nguồn: Ngân hàng Trung ương Venezuela, BCV), [125, tr.46]. 180 Phụ lục 8 TỶ LỆ LẠM PHÁT (TỪ 1991 - 2000) Đơn vị tính: % 140 120 100 80 60 40 20 0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 0 9 9 9 9 9 9 9 9 9 0 9 9 9 9 9 9 9 9 9 0 1 1 1 1 1 1 1 1 1 2 (Nguồn: Ngân hàng Trung ương Venezuela- BCV), [125, tr.47]. Phụ lục 9 TỶ LỆ THẤT NGHIỆP Ở VENEZUELA NĂM 1999- 2007 Đơn vị tính: % 20 15 10 5 0 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 (Nguồn: Viện Thống kê Venezuela- INE), [125, tr.48]. Tỉ lệ thất nghiệp được thống kê theo % tháng sáu hàng năm 181 Phụ lục 10 TÌNH HÌNH TĂNG TRƯỞNG Ở CÁC KHU VỰC KINH TẾ CỦA VENEZUELA TRONG THỜI GIAN 1998- 2008 Đơn vị tính: % tổng thực tế 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 Tổng GDP thực 0,3 -6,0 3,7 3,4 -8,9 -7,8 18,3 10,3 10,3 8,4 5,6* Phần của xã hội -2,1 -5,2 3,0 -0,6 -11,1 -1,3 12,5 2,8 3,6 7,7 18,8 Phần của tư nhân 1,1 -6,9 4,2 4,9 -5,8 -8,9 17,2 12,9 11,9 7,3 0,2 Phân theo ngành kinh tế Khu vực dầu mỏ 0,3 -3,8 2,3 -0,9 -14,2 -1,9 13,7 -1,5 -2,0 -4,2 4,1 KV phi dầu mỏ -0,1 -6,9 4,2 4,0 -6,0 -7,4 16,1 12,1 11,7 9,5 5,9 Khu mỏ -7,5 -12,1 15,3 2,8 4,3 -4,4 14,2 3,0 2,0 2,0 0,4 Sản xuất -1,4 -10,1 5,1 3,7 -13,1 -6,8 21,4 11,1 7,2 7,2 2,0 Điện, nước 0,5 -2,2 4,7 4,8 2,1 -0,5 8,5 11,2 2,4 2,4 3,6 Xây dựng 1,4 -17,4 4,0 13,5 -8,4 -39,5 25,5 20,0 13,3 13,3 7,6 Thương nghiệp -1,5 -5,4 5,7 4,6 -13,6 -9,6 28,6 21,0 16,9 16,9 5,4 Vận tải -5,2 -15,3 12,5 -1,3 -10,4 -8,0 24,6 14,7 13,5 13,5 3,5 Bưu điện 8,2 3,6 2,1 8,1 2,5 -5,0 12,9 22,4 20,0 20,0 21,3 Tài chính,B.Hiểm 0,2 -15,2 -0,7 2,8 14,5 11,9 37,9 36,4 17,0 17,0 -5,2 Nhà ở 0,7 -4,7 0,8 3,5 -0,7 -0,6 11,1 7,9 6,6 6,6 3,2 Dịch vụ N. Nước -0,6 -4,8 2,8 2,5 -0,4 4,9 11,1 8,0 5,0 5,0 4,4 Các loại khác** 3,0 0,5 5,2 1,9 -1.0 -2,9 7,2 12,6 5,1 5,1 5,4 Phân loại theo chi Chi N.Nước -3,1 -7,5 4,2 6,9 -2,5 5,7 14,2 10,7 6,7 5,1 5,6 T.Dùng tư nhân 1,8 -1,7 4,7 6,0 -7,1 -4,3 15,4 15,7 17,9 18,7 8,3 Hình thành vốn 4,4 -10,6 6,7 13,6 -34,0 -35,5 91,3 30,5 31,6 26,6 -1,5 Xuất khẩu 3,5 -11,0 5,8 -3,5 -4,0 -10,4 13,7 3,8 -4,5 -5,6 -0,4 Nhập khẩu 11,3 -9,3 12,4 14,1 -25,2 -20,9 57,5 35,2 31,1 33,6 3,8 * Tăng trưởng 3 quí đầu 2008 so với cả năm 2007 ** Loại khác gồm: Nông nghiệp tư nhân, nhà trọ tư nhân, khách sạn và các DN khác Nguồn: Viện Thống kê quốc gia Venezuela - INE 2009, [99, tr.10]. 182 Phụ lục 11 TÌNH TRẠNG ĐÓI NGHÈO VÀ BẤT BÌNH ĐẲNG XÃ HỘI DƯỚI THỜI TỔNG THỐNG HUGO CHAVEZ Số người Số hộ Bất bình (% so với tổng số Năm 6 Tháng (% so với tổng số hộ) đẳng XH người) Nghèo Cực nghèo Nghèo Cực nghèo Chỉ số Đầu năm 42,80 16,60 50,00 19,86 46,93 1999 Cuối năm 42,00 16,89 48,70 20,15 48,51 Đầu năm 41,60 16,65 48,30 19,49 47,72 2000 Cuối năm 40,40 14,89 46,30 18,02 45,07 Đầu năm 39,10 14,17 45,50 17,36 45,73 2001 Cuối năm 39,00 14,40 45,40 16,94 47,72 Đầu năm 41,50 16,59 48,10 20,13 49,44 2002 Cuối năm 48,60 21,04 55,40 25,03 47,98 Đầu năm 54,00 25,09 61,00 30,22 48,11 2003 Cuối năm 55,10 25,03 62,10 29,75 46,47 Đầu năm 53,10 23,46 60,20 28,10 45,50 2004 Cuối năm 47,00 16,60 53,90 22,50 45,40 Đầu năm 42,40 17,00 48,80 20,30 47,47 2005 Cuối năm 37,90 15,30 43,70 17,80 47,71 Đầu năm 33,90 10,60 39,70 12,90 44,22 2006 Cuối năm 30,60 9,10 36,30 11,10 43,70 Đầu năm 27,46 7,63 33,07 9,41 42,37 2007 Cuối năm 28,50 7,90 33,60 9,60 42,11 Đầu năm 28,00 7,80 33,10 9,20 40,99 2008 Cuối năm 27,50 7,60 32,60 9,20 40,68 Đầu năm 31,60 8,70 2009 Cuối năm Nguồn: Viện Thống kê quốc gia Venezuela- INE, 2009,[99, tr.12]. 183 Phụ lục 12 XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ NGHÈO CÙNG CỰC CHO HỘ GIA ĐÌNH Đơn vị tính: % 45 40 38.52 35 30 25 24.57 Nghèo 20 Nghèo cùng cực 15 16.32 15 10 5 6.97 0 0 Quá khứ Hiện tại Tương lai (1999) (2011) (2019) Nguồn: Viện Thống kê quốc gia Venezuela - INE [160]. Phụ lục 13 TRÌNH ĐỘ HỌC VẤN Đơn vị tính: % 120 100 9798.5 90.7 93 95 80 Giáo dục mầm non 70.774 60 Giáo dục tiểu học 53.6 Giáo dục trung học 40 43.4 20 0 Quá khứ Hiện tại Tương lai (1999) (2012) (2019) Nguồn: Viện Thống kê quốc gia Venezuela - INE [160].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cong_cuoc_dau_tranh_bao_ve_doc_lap_dan_toc_o_nuoc_co.pdf
  • pdfTom tat luan an - Dang Cong Thanh - Anh.doc.pdf
  • pdfTOM TAT LUAN AN _1_.doc.pdf
  • pdfTrang thong tin Dang Cong Thanh.pdf
Tài liệu liên quan