Luận án Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI TRẦN THỊ ÁNH NGUYỆT CON NGƯờI Và Tự NHIÊN TRONG VĂN XUÔI VIệT NAM SAU NĂM 1975 Từ GóC NHìN PHÊ BìNH SINH THáI Chuyờn ngành: Lớ luận văn học Mó số: 62.22.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS Lờ Lưu Oanh HÀ NỘI - 2015 LỜI CẢM ƠN Luận ỏn được hoàn thành dưới sự hướng dẫn khoa học của PGS - TS Lê Lưu Oanh. Chúng tôi xin chân thành cảm ơn PGS cùng tập thể các nhà khoa học thuộc chuyên ngành Lí luận văn học, T

doc164 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 798 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
r­êng §¹i häc S­ ph¹m Hµ Néi ®· gióp ®ì chóng t«i trong qu¸ tr×nh nghiªn cøu. Ng­êi viÕt còng xin c¶m ¬n sù gióp ®ì, chia sÎ cña b¹n bÌ, ®ång m«n vµ nh÷ng ng­êi th©n trong thêi gian thùc hiÖn luËn án. LuËn án ®­îc viÕt b»ng niÒm yªu thÝch ®Æc biÖt víi vÊn ®Ò nghiªn cøu, tuy nhiªn kh«ng tr¸nh khái nh÷ng thiÕu sãt, chóng t«i mong nhËn ®­îc nh÷ng nhËn xÐt, gãp ý tõ b¹n ®äc. T¸c gi¶ Trần Thị Ánh Nguyệt LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, được hoàn thành với sự hướng dẫn và giúp đỡ tận tình của nhiều nhà khoa học. Các số liệu, kết quả được trình bày trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Trần Thị Ánh Nguyệt MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Nghiên cứu văn học sau khi “trở về chính mình” với những lí thuyết như chủ nghĩa cấu trúc, chủ nghĩa hình thức, phê bình mới chủ yếu quan tâm đến những phương diện nội tại của tác phẩm dường như nhiều khi trở nên tự thu hẹp, khó tiếp cận với những vấn đề đương đại rộng lớn. Mặt khác, các trường phái nghiên cứu văn học hiện nay với những mối bận tâm về con người: phê bình phân tâm học, phê bình Marxism , lí thuyết tiếp nhận trên thực tế đã đạt được nhiều thành tựu nhưng có lẽ “đang trong giai đoạn thác ghềnh và thỉnh thoảng mất phương hướng” [150, xvii]. Cần phải tìm một hướng đi khác cho nghiên cứu văn học. Do vậy hiện nay, bên cạnh những hướng nghiên cứu văn học trước đó vẫn đang có những tìm tòi mới mẻ và đạt được nhiều thành tựu thì cũng xuất hiện sự chuyển hướng văn hóa trong nghiên cứu văn học, xuyên qua văn học để quan sát sự đổi thay văn hóa, nghiên cứu ý thức văn hóa được thể hiện như thế nào trong văn học, nghiên cứu ý thức về xã hội, ý thức về môi trường thể hiện trong văn học. Thế kỉ XXI là thế kỉ mà nhiều nhà nghiên cứu cho rằng con người phải đối mặt với nhiều nguy cơ sinh thái nhất. Trong xã hội hiện đại, cùng với tốc độ đô thị hóa và sự ỷ lại vào khoa học kĩ thuật con người đang ngày càng quay lưng với tự nhiên, khai thác quá mức, khiến cho tự nhiên ngày càng cạn kiệt. Thiên nhiên trả thù con người không phải chỉ bằng các thảm họa, thiên tai, mà đáng sợ hơn, trả thù bằng sự biến mất của chính nó. Cái “dây chuyền sống” huyền diệu của tạo hóa đang ngày càng bị phá hủy. Phê bình sinh thái (ecocritisim) nổi lên khi vấn đề biến đổi khí hậu, sự xuống cấp về môi trường không còn là vấn đề của mỗi quốc gia dân tộc nữa, nó ảnh hưởng đến sự sống. Văn học quan tâm đến sự sống cho nên khúc ngoặt của phê bình sinh thái xét đến cùng lại liên quan đến bản thể của văn học. Trên thế giới, khởi phát từ Anh – Mĩ, phê bình sinh thái đang là một trào lưu năng động hiện nay, thu hút sự quan tâm ngày càng nhiều hơn các nước ngoài phương Tây. Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của tình trạng biến đổi khí hậu, nước biển dâng, mưa bão, lũ lụt... Sống ở vùng đất nhạy cảm với những đổi thay của môi trường, hẳn nhiên điều đó sẽ ánh xạ vào tác phẩm, nhất là với nhà văn đa cảm, trắc ẩn. Ý thức sinh thái này đã được nhiều tác giả văn xuôi sau năm 1975 đề cập đến: sự hủy hoại môi sinh dẫn tới việc mất cân bằng tự nhiên; quá trình đô thị hóa, nền kinh tế thị trường khiến con người rời xa môi trường sinh thái, con người trở thành nạn nhân, công cụ của thương mại Do vậy văn học có khuynh hướng tìm về biểu hiện mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, có một tư duy sinh thái trong việc nhận diện, phân tích và thể hiện những nỗi đau môi trường, số phận con người trong cuộc khủng hoảng môi sinh cũng như hướng con người sống có trách nhiệm với thiên nhiên, biết hòa mình vào tự nhiên để được thanh thản, cân bằng trong cuộc sốngTừ hướng nghiên cứu này, có một cách tiếp cận riêng trên con đường khám phá một trong những hấp dẫn của văn học Việt Nam sau 1975 và qua đó kết nối văn học với những vấn đề thiết cốt của nhân loại về trách nhiệm của con người trong khủng hoảng môi sinh. 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đề tài luận án là Con người và tự nhiên trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái. Mối quan hệ giữa con người và tự nhiên chúng tôi hiểu như sau: Thứ nhất, từ cái nhìn sinh thái, chúng tôi xem xét mối quan hệ giữa con người và những yếu tố tự nhiên. Phê bình sinh thái cảnh tỉnh về nguy cơ của khủng hoảng sinh thái. Do vậy, đề tài xem xét quan hệ con người với thực thể tự nhiên để phân tích số phận con người trong cuộc khủng hoảng môi sinh, đồng thời chỉ ra những căn nguyên của những thảm họa môi trường. Mặt khác, vấn đề tự nhiên bao giờ cũng có mối liên hệ với xã hội. Do vậy, luận án cũng xem xét sự kết nối tính sinh thái với các vấn đề xã hội để thấy hành trình bóc lột tự nhiên có mối liên hệ với hành trình bất công xã hội. Từ đó, phê bình sinh thái đặt ra nhiều vấn đề về sự bất công môi trường, về nông thôn và thành thị, những vấn đề áp bức phụ nữ, vấn đề giai cấp... Từ thực trạng suy thoái môi trường cần thức tỉnh ý thức sinh thái và tạo ra những góc nhìn khác về sự sống mà có thể cung cấp nền tảng đạo đức và kiến thức cho cách hiểu đúng đắn về tương quan giữa các tồn tại trên trái đất. Thứ hai, từ cái nhìn sinh thái dưới góc độ văn học, chúng tôi "đọc" các mã văn học thể hiện ý thức sinh thái trên các phương diện chủ đề, motif cốt truyện, nhân vật, cảm hứng, ngôn ngữ và giọng điệu. Từ đó chỉ ra những đặc điểm của văn học sinh thái như là một xu hướng văn học có tầm quan trọng xã hội thẩm mĩ và chứa đựng bên trong những nhân tố cách tân văn học. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Dựa trên phê bình sinh thái Anh-Mĩ, hướng tiếp cận nảy sinh trong thời đại khủng hoảng môi trường, đề tài chỉ ra những điểm có thể vận dụng lí thuyết phê bình sinh thái để nghiên cứu dựa trên văn xuôi hư cấu sau năm 1975, chủ yếu là truyện ngắn và tiểu thuyết làm đối tượng khảo sát chính. Từ đó để thấy sự phản ứng của văn học trước những khủng hoảng sinh thái đang diễn ra. 3. Nhiệm vụ của luận án - Khảo sát các tác phẩm văn xuôi sinh thái sau năm 1975; phân tích các tác phẩm dưới góc nhìn của phê bình sinh thái - Đưa ra một cái nhìn toàn cảnh về văn học sinh thái Việt Nam sau năm 1975 - Khảo sát những bình diện khác nhau của khuynh hướng văn xuôi sinh thái 4. Phương pháp nghiên cứu Ngoài những phương pháp được sử dụng như những thao tác thường xuyên trong nghiên cứu văn học như thống kê – phân loại, phân tích, tổng hợp, so sánh (đồng đại, lịch đại), chúng tôi sử dụng các phương pháp sau: 4.1. Phương pháp luận - Vận dụng "cảm quan nhìn lại" của phê bình sinh thái làm tiền đề để nhận thức mối quan hệ giữa con người và tự nhiên xung quanh như một thực thể của chỉnh thể sinh thái. Sự nhận thức lại này sẽ giúp chúng ta nhận diện rõ hơn mối quan hệ giữa tự nhiên và văn hóa. - Phương pháp liên ngành: Phê bình sinh thái là một hướng nghiên cứu liên ngành, kết hợp văn học với khoa học, phân tích tác phẩm văn chương để rút ra những cảnh báo môi trường. Luận án vận dụng những kiến thức của các ngành khoa học (sinh thái học, dân tộc học, sử học, triết học, chính trị, đạo đức...), một số loại hình nghệ thuật khác (điện ảnh, âm nhạc) để hiểu và lý giải một số quan điểm của các tác phẩm. 4.2. Các phương pháp nghiên cứu khác - Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Thi pháp học hiện đại đã được vận dụng để nhận diện khuynh hướng văn xuôi sinh thái qua điểm nhìn, motif cốt truyện, nhân vật, giọng điệu. - Phương pháp cấu trúc – hệ thống: Phương pháp này giúp xem xét mối quan hệ giữa các yếu tố cấu thành nên hệ thống mà cụ thể là những dấu hiệu lặp lại có tính quy luật của những yếu tố ấy. Trên cơ sở hệ thống hóa các yếu tố, tính chỉnh thể sẽ được bộc lộ rõ. 5. Những đóng góp mới của luận án - Tổng thuật các nghiên cứu trên thế giới (chủ yếu là Anh-Mỹ) và Việt Nam về phê bình sinh thái. - Chứng minh có một khuynh hướng văn xuôi sinh thái sau năm 1975, đặc biệt là sau năm 1986. Chỉ ra những đặc điểm của văn xuôi sinh thái như là một xu hướng văn học có tầm quan trọng xã hội thẩm mĩ và chứa đựng những nhân tố cách tân nghệ thuật. - Khảo sát 2 bình diện của khuynh hướng văn xuôi sinh thái xác lập cho văn chương đương đại, là 1) cảm hứng phê phán trên tinh thần sinh thái và 2) xác lập đạo đức sinh thái. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận án gồm 4 chương Chương 1: Tổng quan về đề tài nghiên cứu Chương 2: Khuynh hướng văn xuôi sinh thái Việt Nam sau năm 1975 Chương 3: Cảm hứng phê phán từ điểm nhìn phê bình sinh thái Chương 4: Kiến lập cảm quan đạo đức sinh thái Chương 1 TỔNG QUAN ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1.1. Phê bình sinh thái – Một khuynh hướng mới trong phê bình văn học 1.1.1. Khái niệm phê bình sinh thái Sinh thái (oikos) theo nghĩa gốc tiếng Latin là nhà ở, nơi cư trú, bất kì một sinh vật sống nào cũng cần nơi cư trú của mình. Thuật ngữ sinh thái học (ecology) có nguồn gốc từ chữ Hy Lạp, bao gồm oikos (chỉ nơi sinh sống) và logos (học thuyết, khoa học). Thuật ngữ “sinh thái học” chỉ thật sự ra đời vào năm 1869 do nhà sinh vật học người Đức Ernst Haecker đưa ra. Ông là người đầu tiên đặt nền móng cho môn khoa học sinh thái về mối tương quan về động vật với các thành phần môi trường vô sinh. Trải qua hàng trăm năm phát triển, sinh thái học đã có rất nhiều định nghĩa nhưng chung nhất vẫn là học thuyết nghiên cứu về nơi sinh sống của sinh vật, mối tương tác giữa cơ thể sinh vật sống và môi trường xung quanh. Ngày nay, sinh thái học không chỉ tồn tại trong sinh học mà nó còn là khoa học của nhiều ngành khác, trong đó có khoa học xã hội và nhân văn. Với tư cách là một khuynh hướng phê bình văn hóa và văn học, phê bình sinh thái (ecocriticism), được hình thành ở Mĩ vào giữa những năm 90 của thế kỉ XX, đã hấp thu tư tưởng cơ bản của sinh thái học vào nghiên cứu văn học “dẫn nhập quan niệm cơ bản nhất của triết học sinh thái vào phê bình văn học” [89]. Trong các định nghĩa về phê bình sinh thái, định nghĩa của Glotfelty được xem là ngắn gọn và dễ hiểu hơn cả: Nói đơn giản, phê bình sinh thái là nghiên cứu mối quan hệ giữa văn học và môi trường tự nhiên. Cũng giống như phê bình nữ quyền xem xét ngôn ngữ và văn học từ góc độ giới tính, phê bình Marxit mang lại ý thức của phương thức sản xuất và thành phần kinh tế để đọc văn bản, phê bình sinh thái mang đến phương pháp tiếp cận trái đất là trung tâm (earth-centered approach) để nghiên cứu văn học [150, xviii]. Để hiểu rõ hơn định nghĩa này, chúng ta cần hiểu quan niệm của phê bình sinh thái về con người/ tự nhiên, tự nhiên/ văn hóa, những vấn đề làm nên tư tưởng đặc thù của phê bình sinh thái. Về mặt từ nguyên, tự nhiên (nature) mà gốc Latin của nó là natura, nghĩa là “đặc điểm thuộc về tự nhiên, vũ trụ” hay natus (sự sinh ra, được sinh ra) để phân biệt với thế giới được chế tạo, như các đồ vật được làm bởi con người. Dẫu vậy, “tự nhiên” đã trở thành một diễn ngôn mơ hồ, luôn biến đổi, nó là cái tồn tại mặc nhiên từ buổi hoang sơ, nhưng cũng là cái đã bị con người sở hữu và chiếm hữu theo nhiều cách. “Tự nhiên” do đó đã không còn là nó một cách nguyên thủy, mà các yếu tố cấu thành nó ít nhiều đều bị quy định bởi con người. Theo sự biến thiên này, cặp từ tự nhiên (nature)/ văn hóa (culture) không còn là sự đối lập đơn giản mà có sự xuyên thấm lẫn nhau. Thật khó có một thứ gì đó có thể phân loại rành mạch rõ ràng, nhất là cặp đôi “phiền phức” văn hóa/ tự nhiên. Peter Barry đã chứng minh bằng cách lấy thí dụ, cái chúng ta gọi là ‘môi trường bên ngoài’ là một chuỗi các khu vực xâm nhập, sấn chéo lên nhau và dịch chuyển dần dần từ khu vực tự nhiên sang khu vực văn hóa, theo trật tự như sau: Khu vực một: cái hoang dã (the wilderness). Thí dụ sa mạc, đại dương, những lục địa không có người sinh sống. Khu vực hai: Cảnh trí hiểm trở (the scenic sublime). Thí dụ rừng, hồ, núi, thác nước Khu vực ba: vùng nông thôn (the countryside). Thí dụ đồi, cánh đồng, rừng cây.. Khu vực bốn: cảnh trí nhân tạo quanh nhà (the domestic picturesque). Thí dụ công viên, vườn, đường Khi chúng ta di chuyển (trong suy nghĩ) giữa các khu vực này, rõ ràng chúng ta đã di chuyển từ khu vực thứ nhất – “thuần túy” tự nhiên sang khu vực thứ tư – phần lớn là “văn hóa”. Dĩ nhiên, cái hoang dã bị ảnh hưởng bởi hiệu ứng nhà kính – vốn là do văn hóa tạo ra, và các khu vườn thì tồn tại phụ thuộc vào ánh nắng – vốn thuộc lực lượng tự nhiên [140, 252]. Do vậy, các nhà phê bình sinh thái sử dụng thuật ngữ human/ nonhuman khi chỉ mối quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên. Karen Thornber giải thích “sử dụng thuật ngữ "nonhuman" (thế giới phi nhân loại) để chỉ sinh học (nghĩa là, các sinh vật không phải con người) và vô sinh (có nghĩa là để nói, yếu tố vật chất không sống như không khí, nước và đất). Tôi sử dụng thuật ngữ " human" (nhân loại) để chỉ con người và công trình xây dựng của con người cả về vật chất và trí tuệ, bao gồm cả công nghệ” [158]. Phê bình sinh thái khẳng định tầm quan trọng của việc nhấn mạnh đến mối quan hệ giữa nhân loại (human) và phi-nhân-loại (nonhuman) trong các diễn ngôn văn hóa. Phê bình sinh thái trở thành một giải pháp khôi phục ý nghĩa và tầm quan trọng của tự nhiên với con người cũng như khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong việc định hình và thay đổi các quan niệm về tự nhiên như lời khẳng định của Glotfelty Toàn bộ phê bình sinh thái chia sẻ những giả thuyết cơ bản mà văn hóa con người kết nối với tự nhiên, ảnh hưởng tới nó và chịu ảnh hưởng của nó. Phê bình sinh thái đặt vấn đề quan hệ nối kết giữa tự nhiên và văn hóa, đặc biệt là sự tạo tác văn hóa của ngôn ngữ và văn học. Như một quan điểm phê bình, phê bình sinh thái đặt một chân ở văn học và chân kia trên mặt đất, như là một diễn ngôn lí thuyết, phê bình sinh thái dàn xếp giữa con người (human) và (thế giới) phi nhân loại (nonhuman) [151, xix]. 1.1.2. Lịch sử phê bình sinh thái 1.1.2.1. Cội nguồn triết học của phê bình sinh thái Mặc dù nhiều nhà nghiên cứu sinh thái cho rằng phê bình sinh thái không có lịch sử của nó, nghĩa là phong trào này mới phát xuất từ những năm 70 của thế kỉ XX khi những cảnh báo về sự khủng hoảng môi trường ngày càng trầm trọng và con người ta bắt đầu nhận thấy mặt trái của văn minh kĩ trị đã ảnh hưởng đến môi trường như thế nào. Tuy nhiên, hành trình đó cũng bắt đầu bằng cách tìm cách trở về với trái đất nguyên thủy vì sự thực bất kì lí thuyết nào cũng có cội nguồn của nó. Triết học phương Tây đã manh nha các tư tưởng sau này trở thành tiền đề cho phê bình sinh thái: tư tưởng sinh thái của Rousseau, Darwin, Heidegger... Nghiên cứu về phương diện tiến hóa của Darwin đã chứng minh một cách thuyết phục bằng khoa học, giáng một đòn mạnh mẽ vào tư tưởng "con người kiểu mẫu muôn loài" có thể đứng cao hơn tất thảy. Sự thực, nhân loại và các sinh vật khác có cùng nguồn gốc trên ý nghĩa sinh vật học, do vậy, con người phải ý thức rằng tất cả các sinh vật đều có quan hệ huyết thống, cần đem sự quan tâm của con người mở rộng đến tất cả các sinh mệnh khác. Rousseau, một nhà triết học Ánh Sáng cũng đề cao việc tôn trọng tự nhiên. Ông khẳng định rằng bản chất con người là lương thiện nhưng xã hội làm cho hư hỏng và bất hạnh vì vậy cần giáo dục con người quay trở về tự nhiên. Các nhà triết học hiện tượng luận (Hussel, R. Ingarden, Heidegger, Merleau Ponty) đi vào thế giới nhân sinh bên trong của con người, quan tâm nhiều đến tri giác. Họ cho rằng con người cảm nhận thế giới bằng chính cảm giác trực giác của mình, tất cả các chức năng cao hơn của ý thức như sự hiểu biết, ý chí đều có nguồn gốc và phụ thuộc vào sự phản ánh của chủ thể, rằng tồn tại thể xác chính là tri giác. Đặc biệt, phê bình sinh thái ảnh hưởng trực tiếp nhất từ tư tưởng triết học các trường phái của luân lí học môi trường phương Tây hiện đại: Đại địa luân lí học (Land Ethics), Tự nhiên giá trị luận (Theory of nature value), Động vật giải phóng (Animal liberation), Sinh thái học bề sâu (Deep ecology) - triết lí sinh thái và môi trường hiện đại tôn trọng sự tồn tại bình đẳng của tạo vật, coi mọi sinh vật trong hệ thống không có loài nào ở thế ưu trội. Arne Naes, người Na Uy trong tham luận Bề mặt và bề sâu, khoảng cách của phong trào sinh thái (The Shallow and the Deep, Long-range Ecology Movement, Inquiry 16, Spring, 1973) phát biểu tại Budapest bàn về bản chất của triết học và sinh thái, đề ra thuật ngữ Deep Ecology (Sinh thái học bề sâu) coi tự nhiên và chúng ta cùng một thể. Nguyên tắc cốt lõi của sinh thái học bề sâu là niềm tin rằng môi trường sống như một chỉnh thể cần được được tôn trọng. Môi trường sống có những quyền bất khả xâm phạm để sinh sống và phát triển, độc lập với lợi ích thực dụng của con người. Sinh thái bề sâu cho rằng thế giới tự nhiên là một sự cân bằng tinh tế của mối quan hệ phức tạp, trong đó sự tồn tại của sinh vật phụ thuộc vào sự tồn tại của những sinh vật khác trong hệ sinh thái. Can thiệp của con người hoặc phá hủy thế giới tự nhiên đặt ra một mối đe dọa do đó không chỉ đối với con người mà cho tất cả các sinh vật tạo thành trật tự tự nhiên . Aldo Leopold (1887 - 1948) được coi là người đầu tiên đề xướng sự bảo vệ sinh thái của phương Tây cận đại. Niên giám về đất nước sa mạc (A sand country almanac, 1949, Oxford University press, 1966) của Aldo Leopold được coi là tác phẩm kinh điển, cuốn sách chuẩn mực cho các khóa học văn học Mỹ. Trong đó chương Đại địa luân lí học (Land Ethics) biểu đạt tư tưởng cốt lõi của ông: con người và đất đai, nước, thực vật và động vật tồn tại mối quan hệ luân lí. Xét trên lập trường nhân loại, động - thực vật khác trên trái đất chỉ là tài sản. Mối quan hệ giữa người và đất đai vẫn thuần là kinh tế, con người chỉ có quyền lợi mà không có nghĩa vụ đối với đất đai. Thuật ngữ quan trọng nhất để Aldo Leopold giải thích là “cộng đồng” (Community), ông cho rằng mỗi cá nhân đều sống trong một môi trường xã hội, trở thành một bộ phận cùng nương tựa nhau để tồn tại trong cộng đồng này. Phạm vi đạo đức trước đây giới hạn trong “cộng đồng nhân loại” (Humman Community), mối quan hệ này chỉ coi trọng quan hệ con người và con người, con người với xã hội, còn “luân lí môi trường” mở rộng ra Cộng đồng sinh vật (Biotic Community) bao gồm cả cỏ cây, sông nước, động vật - thế giới của muôn loài. Quan niệm Đại địa luân lí học làm thay đổi vai trò nhân loại trong văn minh truyền thống phương Tây. Con người, từ kẻ chinh phục, kẻ thao túng tự nhiên trở thành một thành viên trong đó. Con người phải có sự tôn trọng thích đáng đối với tất cả các thành viên thuộc giới hữu tình và vô tình, và cùng sinh tồn với các loài khác hợp thành một cộng đồng rộng lớn, con người có nghĩa vụ trách nhiệm bảo vệ “cộng đồng sinh vật” được hài hòa, ổn định, và đẹp đẽ “Hành vi mà có thể bảo hộ tính chỉnh thể, tính ổn định, và vẻ đẹp của Cộng đồng sinh vật là đúng, trái ngược lại với điều đó là hành vi sai trái” [153, 26]. Những tư tưởng của sinh thái học như: Cộng đồng sinh vật (Biotic Community), Ý thức sinh thái (Ecological conscience), Đại địa mĩ học (Land aesthetic) mà Aldo Leopold đề xuất chủ yếu để thay đổi thế giới quan nhân loại trung tâm (human-centred) trong văn minh truyền thống Kitô giáo phương Tây, phá bỏ sự cách biệt giữa con người và thiên nhiên để nhận thức Vạn vật bình đẳng. Lương tâm sinh thái xuất phát từ thái độ con người thay đổi thế giới quan, từ mối quan tâm con người với con người kéo dài ra đến con người và vạn vật trên trái đất. Chỉ khi con người nhận thức được loài vô tình hay giới hữu tình trong Đại địa đều là một phần tử của Cộng đồng sinh vật thì nhân loại mới có thể tôn trọng và bảo vệ chúng được. Như vậy, đạo đức môi trường đã mở rộng ra từ quyền con người sang quyền của thiên nhiên. Cuối thế kỉ XX là thời kì khởi phát phong trào bảo vệ sinh thái. Ngoài những phong trào bảo vệ môi trường thực tế, các phong trào xuất phát từ nền tảng tư tưởng lí luận triết học trong việc chăm sóc sinh thái rất đáng lưu tâm vì thực chất vấn đề sinh thái mà chúng ta đang đối mặt còn nằm ở văn hóa của chúng ta – cách hành xử của chúng ta đối với tự nhiên. Bảo vệ sinh mệnh tự nhiên là sự tiến bộ của nhân loại. Tôn trọng sinh mệnh, yêu quý sinh mệnh không phải là con người ban tặng một cách khẳng khái cho vật có sinh mệnh khác mà là nhu cầu của sự tiến bộ tự thân nhân loại “Mọi thứ sẽ tốt đẹp hơn cho chúng ta, về lâu về dài, nếu chúng ta biết tự nhận diện chính mình như là những sinh vật tự nhiên mà chúng ta đang dần dần phá hủy – những cái cây, những dòng sông, đất đai, và ngay cả không khí của chúng ta Chúng ta chỉ là một phần nhỏ bé trong toàn bộ hệ sinh thái ấy” [147, 160]. Trở về với tư tưởng văn hóa phương Đông cổ đại là một khuynh hướng quan trọng của của phê bình sinh thái hiện nay. Nếu như phê bình sinh thái cứ mãi là “lí thuyết về sự sụp đổ” (Theories of breakdown) [159] thì sẽ dẫn đến bế tắc, nhiều nhà tư tưởng và triết gia sinh thái đều nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng của trí tuệ sinh thái phương Đông cổ đại để giải quyết được những khó khăn về lý luận. Nhà xuất bản Đại học Harvard liên tục xuất bản nhiều chuyên luận bàn về giá trị to lớn của tư tưởng sinh thái phương Đông cổ đại đối với trào lưu văn hóa sinh thái [theo 139]. Rõ ràng, mối quan hệ giữa con người và tự nhiên được triết học, văn chương và mĩ thuật bàn đến cách đây hàng nghìn năm. Các nhà tư tưởng Trung Hoa xem con người mang bản chất của tự nhiên nên con người cần sống hòa hợp với tự nhiên, sống thuận theo tự nhiên. “Thiên nhân hợp nhất” - tư tưởng Chu Dịch đã trở thành tiền đề cơ bản trong cách ứng xử, nguồn cảm hứng vô tận của văn chương phương Đông. Điều đó khẳng định sự thống nhất giữa con người và tự nhiên, con người là một phần của tự nhiên, giữa con người và tự nhiên có mối liên quan, dung hòa nhau. Khổng Tử yêu cầu tôn trọng, gìn giữ môi trường, mùa xuân vào rừng không được đốn cây lớn, bắt cá phải dùng mắt lưới to. Lão Tử cho rằng con người gắn với tự nhiên, là một bộ phận không tách rời tự nhiên: “Đạo sinh ra một, một sinh ra hai, hai sinh ra ba, ba sinh ra vạn vật”, cho nên mọi vật đều sinh ra từ Đạo, là biểu hiện của Đạo do vậy “trời đất với ta cùng sinh ra, vạn vật với ta là một”. Tự nhiên có trước con người, tồn tại và vận động theo quy luật khách quan, con người theo quy luật của tự nhiên để hành động cho hợp lẽ “Thiên nhiên và hoạt động tự nhiên, sự âm thầm diễn ra của các biến cố đời đời kiếp kiếp, sự tuần hoàn của bốn mùa, sự vận chuyển uy nghi của tinh tú, đó là cái đạo mà ta thấy trong mỗi dòng suối, mỗi phiến đá, mỗi ngôi sao, đó là cái luật của vũ trụ, vô tư, vô ngã, mà lại hợp lí, và loài người phải hành động theo luật ấy nếu muốn sống khôn ngoan và yên ổn” [25, 53]. Bởi vậy, người phương Đông thường lựa chọn cách sống hài hòa với tự nhiên để được thanh thản, đủ đầy. Vì con người xa rời Đạo, đánh mất đi sự hồn nhiên chất phác của mình nên sinh ra loạn lạc, vì vậy con người cần giữ gìn bản chất tự nhiên, nhu thuận cũng chính là gìn giữ và nuôi dưỡng bản tính trẻ thơ của mình. Thuyết Đồng tâm cho rằng những áng văn chương hay nhất trong thiên hạ chưa bao giờ lại không nảy sinh từ trái tim trẻ thơ (Lí Chất). Trong các sử thi phương Đông, còn có những bài học về sự hòa hợp tự nhiên. Các anh hùng của người Ấn trong Ramayana, Mahabrahata trước khi lên ngai vàng trị vì đất nước đều vào sâu trong núi hành hương, học bài học triết lí về nhân sinh bằng cách tĩnh tâm, hòa mình sống với thiên nhiên. Trước khi trở thành đấng Giác Ngộ, Đức Phật đã trải qua kiếp sống không chỉ là con người, thần linh mà cả là chim chóc, muông thú để có thể hiểu về cuộc đời của muôn loài bình thường, với đủ mọi quan hệ thế tục. Đức vua Trần Nhân Tông sau khi thực hiện xong việc thế sự, xuất gia vào núi sâu để được trong sạch, giác ngộ tràn đầy. Thiên nhiên, do đó là người thầy minh triết vĩnh cửu trong tâm thức của người phương Đông. 1.1.2.2. Sự phát triển của phê bình sinh thái Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã tạo ra số của cải vật chất khổng lồ, đưa đến cho con người nhiều tiện nghi, nhưng nó cũng khiến cho con người “đang đi trên con đường dẫn đến sự đối đầu trực tiếp với thiên nhiên” [49, 42]. Hiện tại, con người bắt đầu hiểu ra là cần phải thương yêu và che chở thiên nhiên, nếu không sẽ phải gánh chịu sự thua thiệt, tuy nhiên, vì lòng tham, vì sự không biết lo xa chúng ta chưa thực sự có những hành động thiết thực. Trước bối cảnh khủng hoảng môi trường đó, để thể hiện sự quan tâm đến các vấn đề sinh thái nhằm thức tỉnh nhân loại trước những nguy cơ đe dọa của khủng hoảng môi trường, những ngành khoa học nhân văn khác như lịch sử, triết học, luật pháp, xã hội học và tôn giáo đã “nghiên cứu xanh” (green study) từ những năm 1970. Các nhà sử học kêu gọi “đừng coi tự nhiên như là sân khấu cho vở diễn của con người, mà là một diễn viên ngang hàng trong tấn kịch ấy. Họ tìm thấy nguồn gốc của các mối quan hệ giữa hoàn cảnh môi trường với các phương thức sản xuất kinh tế và các ý tưởng văn hóa xuyên thời gian” [151, xxi]; các nhà nhân loại học chú trọng mối quan hệ giữa văn hóa và địa lí; các nhà tâm lí học thừa nhận sự bất hòa giữa con người và thiên nhiên là nguồn gốc của các căn bệnh xã hội, bệnh tâm lí “khám phá ra sự nối kết giữa hoàn cảnh môi trường và sức khỏe tinh thần, một số liên quan đến sự xa rời hiện tại đối với tự nhiên như căn bệnh cơ bản của tâm lí và xã hội chúng ta” [151, xxi]; thậm chí, các nhà thần học xác quyết môi trường là một vấn đề của tôn giáo “cố gắng tìm kiếm các cứ liệu trong kinh thánh chứng minh con người đã từng làm chủ trái đất một cách khôn ngoan, hợp lý” [151, xxi], họ cũng tìm đến những tôn giáo của người Mỹ bản địa hay các tôn giáo Phương Đông được coi là “hệ thống tôn giáo chứa đầy các tín điều sáng suốt về tự nhiên và thế giới tinh thần” [151, xxi]. Trong khi đó văn học được đánh giá là “phản ứng chậm” vì hình như vẫn bỏ ngỏ mối quan tâm đến môi trường. Những nghiên cứu của văn học thế kỉ XX vẫn là những mối bận tâm đến con người: phê bình nữ quyền, phê bình phân tâm học, phê bình Macxit, lí thuyết tiếp nhận mà bỏ ra ngoài một sự thực: trái đất đang lâm nguy. Dù vậy, từ những năm bảy mươi của thế kỉ XX có một số nhà nghiên cứu văn học và văn hóa đã phát triển lí thuyết và phê bình về phương diện sinh thái. Tuy nhiên các nghiên cứu của họ được coi là những “nghiên cứu trước tác về tự nhiên” (the study of nature writing) tản mát dưới những tên gọi khác nhau như chủ nghĩa đồng quê, sinh thái học con người, chủ nghĩa địa phương, khoa học và văn học, tự nhiên trong văn học, phong cảnh trong văn học... Ngay từ khi xuất hiện, phê bình sinh thái đã không thuần nhất, bởi vậy, định danh khái niệm cũng là một vấn đề. Nếu như ở Anh người ta thường sử dụng thuật ngữ “nghiên cứu xanh” (green study) thì ở Mỹ lại thích sử dụng thuật ngữ “phê bình sinh thái” (ecocritism). Nhiều thuật ngữ khác cũng thường được sử dụng như “thi pháp sinh thái” (ecopoetics), “phê bình văn học môi trường” (environmental literary criticism), hay “nghiên cứu (văn hóa) xanh” (green(cultural)studies), sáng tác tự nhiên (nature writing), sinh thái học lãng mạn (Romantic Ecology) Chúng tôi đồng ý với Cheryll Glotfelty và nhiều học giả khác về việc thống nhất thuật ngữ ecocritism (phê bình sinh thái) vì nó ngắn gọn và có thể dễ dàng tạo thành dạng thức khác là ecocritical (tính chất phê bình sinh thái) và ecocritic (nhà phê bình sinh thái). Hơn nữa, tiền tố “eco-” (sinh thái) hay hơn tiền tố “enviro-” (môi trường) bởi vì tương tự khoa học sinh thái học, phê bình sinh thái nghiên cứu mối quan hệ giữa các sự vật, trong trường hợp này, giữa văn hóa và thế giới tự nhiên. Mặt khác, tiền tố “enviro-” (môi trường) ngụ ý rằng, con người chúng ta là trung tâm, tất cả mọi thứ xung quanh chúng ta là môi trường. Ngược lại, tiền tố “eco-” (sinh thái) ám chỉ các cộng đồng phụ thuộc lẫn nhau, những hệ thống hòa hợp và sự kết nối mạnh mẽ giữa các bộ phận cấu thành [xem thêm 151, xx]. Khởi nguyên của thuật ngữ ecocritism xuất phát từ cuốn Hài kịch của sự sinh tồn: nghiên cứu trong sinh thái học văn học (The Comedy of Survival: Studies in Literary Ecology, 1972), Joseph Meeker giới thiệu thuật ngữ: sinh thái học văn học (literary ecology) ám chỉ “sự nghiên cứu chủ đề sinh thái và những mối liên hệ xuất hiện trong tác phẩm văn học. Đồng thời, nó cũng là một sự thử nghiệm để khám phá ra vai trò của nó là gì với văn học trong sinh thái học của loài người” [151, xx]. Thuật ngữ ecocriticism có lẽ xuất hiện lần đầu tiên vào năm 1987 bởi William Rueckert trong một khảo luận tên là Văn học và sinh thái học: Một thử nghiệm mới trong phê bình sinh thái (Literature and Ecology: An Experiment in Ecocriticism). Phê bình sinh thái (ecocriticism) theo Rueckert có nghĩa là “việc ứng dụng sinh thái học và các thuật ngữ sinh thái học vào nghiên cứu văn học” [151, 105]. Định nghĩa của Rueckert có liên quan đặc biệt với khoa học sinh thái học và theo đó đã giới hạn lại thành một thuật ngữ để chỉ tất cả mối quan hệ giữa văn học và thế giới tự nhiên. Do vậy, phê bình sinh thái không được thừa nhận như một phong trào phê bình rõ rệt. Tuy nhiên, trong những năm này đã xuất hiện một số tác phẩm quan trọng đối với lịch sử của phong trào phê bình sinh thái. Công trình của Joseph Mecker là Hài kịch của sự sinh tồn (The Comedy of Survial, 1974) đã đưa ra vấn đề tranh luận cơ bản: chính văn hóa phương Tây với nền tảng tư tưởng của thuyết con người là trung tâm đã khiến cho môi sinh trở nên khủng hoảng. Năm 1985, Frederick Owaage biên tập cuốn sách mang tên Giảng dạy văn học môi trường: tài liệu, phương pháp và Tiềm năng phát triển (Teaching Environmental Literature: Materials, methods, Resources) bao gồm nhiều chiều hướng của mười chín nhà nghiên cứu khác nhau. Năm 1989, Alicia Nitecki viết Bản tin văn học Mĩ về đề tài tự nhiên (The American Nature Writing Newsletter) mục đích của bà là để công bố các bài luận vắn tắt, điểm sách và những thông tin liên quan đến nghiên cứu cách viết về tự nhiên và môi trường. Mãi đến những năm 1990, phê bình sinh thái mới thực sự phát triển. Các hội nghị khoa học về vấn đề môi trường và văn học được tổ chức hằng năm. Phiên họp đặc biệt nổi tiếng nhất của Hội nghiên cứu ngôn ngữ học hiện đại (MLA) vào năm 1991 được thành lập bởi Harold Fromm có chủ đề “Phê bình sinh thái: Xanh hóa nghiên cứu văn học” đã thực sự tạo được tiếng vang và thúc đẩy hướng nghi... đã có những quan tâm đến mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên, đặc biệt đã có những nghiên cứu thể hiện sự mất dần những giá trị cổ truyền tốt đẹp vì sự xâm lấn của đô thị như trong các nghiên cứu về thơ Nguyễn Bính, thơ Bàng Bá Lân, thơ Anh Thơ Tuy nhiên, trong thơ Mới, con người vẫn là trung tâm, mô tả tự nhiên để làm nổi bật vẻ đẹp của con người. Các công trình nghiên cứu văn học Việt Nam sau năm 1975 đã khẳng định văn học mở rộng quan niệm nghệ thuật về con người, nhìn nhận con người ở khía cạnh tự nhiên. Trong chuyên luận Thơ trữ tình Việt Nam 1975 - 1990, Lê Lưu Oanh đã đề cập khá cụ thể một số phương diện của cái tôi trữ tình ở khía cạnh tự nhiên, triết lí về tự nhiên “Xu hướng trở về với tự nhiên là phản ứng cự tuyệt niềm tin mù quáng vào khoa học và công nghệ () đây là quá trình hồi cố” để trở về với tự nhiên, buông thả mình trong tự nhiên, tự thấy mình trong tự nhiên. Bài viết "Đương đầu với bầy cá dữ" với cảm hứng con người và thiên nhiên trong văn học của Lê Lưu Oanh đã chỉ ra, cảm hứng về mối quan hệ giữa môi trường sống và con người là một cảm hứng mang tính vĩnh cửu của nhân loại, đồng thời chỉ ra sự khác biệt Đông Tây trong cảm quan về thiên nhiên. Trong công trình Đổi mới quan niệm về con người trong truyện Việt Nam 1975 – 2000, Nguyễn Văn Kha nhìn nhận sự thay đổi về quan niệm về con người trong sự gắn bó với đất đai, hài hoà với thiên nhiên xứ sở. Tác giả cũng khai thác những nhân vật nữ với vẻ đẹp vĩnh hằng. Phạm Tuấn Anh (Luận án tiến sĩ Đổi mới khuynh hướng thẩm mĩ trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975) đề cập đến một khía cạnh đổi mới của văn xuôi là việc nhìn nhận con người trong mối quan hệ với tự nhiên. Trong luận án của mình, việc tác giả phân tích hình tượng bác Thông gắn bó với cây xanh như là "thân thể vô cơ" của đời sống phần nào đã chạm đến những vấn đề sinh thái. Như vậy, mặc dù đã có những công trình nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người và tự nhiên, nhưng những vấn đề mà các nghiên cứu đưa ra chưa thực sự là vấn đề của sinh thái hiện đại. 1.2.2. Phê bình sinh thái – những khởi đầu mới mẻ Về việc giới thiệu lí thuyết, phê bình sinh thái đã bắt đầu được chuyển dịch hoặc giới thiệu sang tiếng Việt, tuy nhiên vẫn còn khá lẻ tẻ, rời rạc. Năm 2011, Viện Văn học tổ chức một buổi thuyết trình về vấn đề phê bình sinh thái. Karen Thronber sang Việt Nam trong khuôn khổ Hội thảo quốc tế  2011 “Tiếp cận văn học châu Á từ lý thuyết phương Tây hiện đại: vận dụng, tương thích, thách thức và cơ hội”. Tại Viện văn học, bà cũng đã có buổi giảng giới thiệu về Ecocriticism. Bài giảng Ecocriticism của Karen Thornber tại Viện Văn học vào tháng 3 năm 2011 giới thiệu một cách tổng quan về bản chất, ý nghĩa và tiến trình của nghiên cứu văn chương môi trường và sau đó phân tích 6 điểm cơ bản mà phê bình sinh thái quan tâm. Thứ nhất, Sự tưởng tượng về nơi chốn, từ địa phương đến toàn cầu: sự tưởng tượng về nơi chốn và sự gắn kết nơi chốn; thứ hai là việc sử dụng và phê phán những mô hình nghiên cứu khoa học trong nghiên cứu văn chương và nghệ thuật; thứ ba là sự khác biệt về giới trong cảm quan và tưởng tượng về môi trường; thứ tư là sự hấp thụ lẫn nhau giữa hai luồng tri thức học thuật phê bình sinh thái và hậu thuộc địa; thứ năm là sự khác biệt giữa “dân bản xứ” và “dân khai hoang”; thứ sáu là một chủ đề vẫn còn đang tiếp tục được nghiên cứu: “văn chương và tưởng tượng mĩ học trong những mối liên hệ xuyên loài”. Bà cho rằng nếu như thời kì đầu phê bình sinh thái chủ yếu tập trung "những biểu đạt văn chương về giới tự nhiên" còn thời kì thứ hai quan tâm đến vấn đề "công bằng môi trường", kết nối "những liên hệ cấu trúc giữa vấn đề xã hội và vấn đề môi trường" [116] . Bản dịch của Trần Ngọc Hiếu Những tương lai của phê bình sinh thái và văn học của Karen Thornber trong tập Phê bình sinh thái Đông Á: Tuyển tập phê bình (Các nền văn học, văn hóa và môi trường (East Asian Ecocriticisms. A Critical Reader (Literatures, Cultures, and the Environment, 2013) đã cung cấp cho chúng ta một cái nhìn nhiều gợi ý về triển vọng của phong trào này. Karen Thornber đã sáng tạo ra khái niệm – ecoambiguity (mơ hồ sinh thái) - như một khái niệm phản ánh đặc trưng phổ biến của diễn ngôn về môi trường, thiên nhiên trong các nền văn hóa Đông Á, không phải Đông Á có một truyền thống gắn bó với tự nhiên, chỉ đến thế kỉ XIX bắt đầu xảy ra tình trạng suy thoái mà "thực chất, các xã hội Đông Á đã kế thừa cả hàng ngàn năm môi trường bị thoái hóa nghiêm trọng" từ đó dẫn đến những ngộ nhận không nhỏ trong ý thức và cách ứng xử đối với môi trường của con người trong khu vực. Những ngộ nhận này, đến lượt chúng, lại dẫn đến những bất công môi trường. Gợi dẫn của Karen Thornber yêu cầu "nhận thức tốt hơn về sự phức tạp bao trùm" của mối quan hệ giữa con người và tự nhiên trong văn học trên các nền văn hóa. Do vậy, cần có "ý thức hành tinh" trong nghiên cứu văn học [117]. Bài Phê bình sinh thái-cội nguồn và sự phát triển (2012) của Đỗ Văn Hiểu đã tổng hợp, giới thiệu phong trào phê bình sinh thái trên thế giới, đồng thời chỉ ra cội nguồn tư tưởng của các nhà triết học phương Tây làm tiền đề xuất hiện phê bình sinh thái. Qua đó để thấy rằng phong trào này đang có sức lan tỏa trên thế giới. Bài Phê bình sinh thái - khuynh hướng nghiên cứu văn học mang tính cách tân (2012) đã chỉ ra điểm mới trong tư tưởng nòng cốt của phê bình sinh thái từ tư tưởng "nhân loại trung tâm luận" sang tư tưởng "sinh thái trung tâm luận" đã tạo nên "bước ngoặt" trong nghiên cứu văn học. Ra đời trong thời đại "môi trường ngày một xấu đi", phê bình sinh thái có "sứ mệnh cao cả là phân tích chỉ ra căn nguyên văn hóa tư tưởng dẫn đến nguy cơ sinh thái, nghiên cứu quan hệ giữa con người và môi trường tự nhiên", "nhà văn, nhà phê bình cũng nên đóng góp tiếng nói của mình vào việc giải trừ nguy cơ sinh thái". Từ đó, phê bình sinh thái đề ra nguyên tắc thẩm mĩ "chủ trương của mĩ học sinh thái là thống nhất hài hòa giữa con người và tự nhiên, con người và xã hội, con người và bản thân chứ không phải là con người chiếm hữu, chinh phục và cải tạo tự nhiên, không chủ trương quan điểm lao động sáng tạo ra cái đẹp", theo đó, đối tượng, phạm vi nghiên cứu của phê bình sinh thái cũng được mở rộng gồm "văn học sinh thái,... tác phẩm miêu tả phong cảnh tự nhiên... căn nguyên văn hóa tư tưởng dẫn đến nguy cơ sinh thái... ảnh hưởng đến quan hệ giữa con người và tự nhiên... chính sách phá hoại sinh thái, bàn đến một phương thức sống của xã hội tiêu dùng, một sự kiện ô nhiễm môi trường đều có thể trở thành đối tượng quan tâm của phê bình sinh thái", "dùng góc nhìn sinh thái, có thể khảo sát văn học đông tây kim cổ". [41, 50] Nguyễn Thị Tịnh Thy trong bài Phê bình sinh thái – nhìn từ lí thuyết giải cấu trúc (2013) đã nhìn thấy cảm quan hậu hiện đại biểu hiện rõ nhất ở đặc điểm giải cấu trúc qua những đặc trưng: lệch tâm, tản quyền, cái chết của chủ thể, lật đổ và tái thiết, tính đối thoại Xuất phát "Từ sự hoài nghi và phản đối “chủ nghĩa nhân loại trung tâm”, các nhà phê bình sinh thái đã dịch chuyển trung tâm bằng sự đề cao “sinh vật trung tâm”, “trái đất trung tâm”, “sinh thái trung tâm”. Không chỉ là "khoa học của sự lật đổ" phê bình sinh thái còn chủ trương "tái thiết môi trường", sự tái thiết đó của các nhà văn là "góp phần ngăn chặn văn học phản sinh thái, thông qua cải tạo văn học, cải tạo quan niệm để chuộc lỗi với tự nhiên". Điều đó, tạo nên tính đa thanh cho văn học thông qua việc "vận dụng lí luận đối thoại vào văn học sinh thái nói riêng và sáng tác nghệ thuật nói chung sẽ giúp chúng ta tìm hiểu mối quan hệ giữa con người với tự nhiên. Qua đối thoại, chúng ta không chỉ nghe được tiếng nói của con người mà còn nghe được tiếng nói của tự nhiên" [120, 29]. Ngoài ra, có thể kể đến một số tư liệu nhắc đến việc coi phê bình sinh thái như một trào lưu lí thuyết mới đang được quan tâm của giới nghiên cứu: Chuyển hướng văn hóa trong nghiên cứu văn học (Trần Đình Sử) Về ứng dụng phê bình sinh thái trong nghiên cứu văn học lại là một khoảng trống lớn hơn. Có lẽ vì “Phê bình sinh thái đề xuất lấy “sinh thái trung tâm luận” làm nền tảng tư tưởng đã tạo ra một cực tư tưởng khác mà muốn tiếp nhận nó, buộc chúng ta phải thay đổi rất nhiều thứ đã ăn sâu trong tiềm thức mình” [41, 49]. Các nhà văn hóa có lẽ là những người đi trước các nhà nghiên cứu văn học trong việc ứng dụng lí thuyết sinh thái vào nghiên cứu các hiện tượng văn hóa và văn học. Phê bình sinh thái, thực chất là một hướng nghiên cứu văn hóa của văn học. Do vậy, các công trình văn hóa có những gợi ý sâu sắc cho đề tài. Nhóm bài của Trần Quốc Vượng trong công trình Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm (2003): Triết lí môi trường, Văn hóa ẩm thực trên nền cảnh môi trường sinh thái nhân văn Việt Nam ba miền Nam Trung Bắc, Một cái nhìn sinh thái nhân văn Việt Nam với các di tích - lịch sử - văn hóa Việt Nam đã phân tích "lối sống hòa điệu với tự nhiên" qua những hiện tượng văn hóa cụ thể như tục thờ cây, mô hình vườn, văn hóa ẩm thực... [136]. Trần Thúy Anh trong công trình Ứng xử của người Việt đồng bằng châu thổ Bắc Bộ qua tục ngữ, ca dao đã phân tích những phương thức ứng xử đối với tự nhiên trong tục ngữ, ca dao từ đó đề xuất việc cần xây dựng đạo đức sinh thái trong việc đối xử với tự nhiên [5]. Nguyễn Xuân Hương phân tích quan niệm về môi trường của Hồ Chí Minh thông qua hoạt động thực tiễn “Tết trồng cây”, qua thơ văn của Người để thấy tư tưởng “cảm thông sâu sắc vô biên với các sinh vật () nhận thức về sự cân bằng mà tự nhiên đã tạo ra giữa con người (như một bộ phận của tự nhiên) với bộ phận còn lại của nó” [47, 65]. Trong bài viết Mùa xuân, sinh thái và văn chương (2013), từ gợi dẫn truyện ngắn Muối của rừng, Huỳnh Như Phương cho rằng “văn học tham gia vào việc bảo vệ sức khỏe môi trường cũng là bảo vệ chính con người và những giá trị thuộc về con người. Chủ nghĩa nhân văn mới không còn xem con người là “thước đo của mọi vật”, thậm chí là “chúa tể của muôn loài”, mà là một thành phần cộng sinh của thiên nhiên, nên phải biết coi trọng từng đơn vị sinh thái: một cây thủy tùng, một giống loài sinh vật biển, một cánh rừng nguyên sinh Sự suy thoái hệ sinh thái của một quốc gia không chỉ quy trách nhiệm cho những người quản lý đất nước mà cả cho sự thờ ơ của từng công dân, trong đó có những nhà văn” [99]. Nguyễn Đăng Điệp đã vận dụng lí thuyết sinh thái để phân tích biểu tượng vườn trong thơ Mới (Thơ mới từ góc nhìn sinh thái học văn hóa, 2014), tuy nhiên, cũng như tác giả thú nhận, đó là “những vén mở bước đầu” [28]. Ngoài ra, có thể kể đến có 4 tham luận liên quan đến phê bình sinh thái Hội thảo khoa học Phát triển văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế do Viện Văn học tổ chức (tháng 5 năm 2014). Tham luận Nghiên cứu phê bình sinh thái hiện đại và di sản văn hóa: nhìn từ cách Sinh thái học tìm về Tam giáo” (Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo) của Trần Hải Yến sau khi lý giải vì sao có nhu cầu tìm về tam giáo của sinh thái học, và sinh thái học đã tìm thấy gì ở Phật giáo, Nho giáo và Đạo giáo, tham luận khẳng định có thể khảo sát văn học trung đại Việt Nam, một giai đoạn chịu ảnh hưởng rõ rệt của tam giáo, từ quan điểm của Phê bình sinh thái học. Tham luận Sáng tác và phê bình sinh thái - tiềm năng cần khai thác của văn học Việt Nam từ việc xác định " Khi biểu hiện mối quan hệ giữa con người với tự nhiên, văn học sinh thái đặc biệt chú trọng đến trách nhiệm và nghĩa vụ của con người đối với tự nhiên, khẩn thiết kêu gọi bảo vệ vạn vật trong tự nhiên và duy trì cân bằng sinh thái, nhiệt tình ca ngợi sự hi sinh vì lợi ích của chỉnh thể sinh thái. Văn học sinh thái đưa trách nhiệm của nhân loại đối với tự nhiên thành định hướng đạo đức chủ yếu" Nguyễn Thị Tịnh Thy cho rằng văn học sinh thái là một tiềm năng mà các nhà văn cần khai thác, nhất là trong khi Việt Nam là một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, mảng văn học da cam... Theo đó, "phê bình sinh thái có nhiệm vụ chủ yếu mang giá trị đặc thù và đặc trưng bản thể luận của nó, đó là thông qua văn học để thẩm định lại văn hóa nhân loại, tiến hành nghiên cứu - phê phán những tư tưởng, văn hóa, mô hình phát triển xã hội của loài người làm ảnh hưởng đến thái độ và hành vi của nhân loại đối với tự nhiên, dẫn đến tình trạng xấu đi của môi trường và nguy cơ sinh thái". Tham luận mong muốn cả người sáng tác và nhà phê bình Việt Nam cần phải khắc phục tình trạng "phản ứng chậm" với trào lưu sinh thái [121]. Tham luận Cái tự nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp từ góc nhìn phê bình sinh thái của Đặng Thị Thái Hà, Hình tượng loài vật trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái của Trần Thị Ánh Nguyệt đã vận dụng lí thuyết phê bình sinh thái để phân tích những hiện tượng văn học cụ thể. Vậy là, phê bình sinh thái đã được đặt lên bàn nghị sự, tuy nhiên có thể coi những nghiên cứu này là "những nốt dạo đầu". Luận văn Cái tự nhiên từ điểm nhìn phê bình sinh thái (Qua tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư) (2014) của Đặng Thị Thái Hà vận dụng khái niệm "mơ hồ sinh thái" (ecoambiguity) để "bóc trần những sự thật ẩn dấu" đằng sau những diễn ngôn mơ hồ về việc "tạo dựng cái tự nhiên phi nhân". Tác giả cắt nghĩa "sự sự mô hồ này có nguyên nhân từ những mâu thuẫn, mơ hồ trong việc xác định vị trí của chính mình (với tư cách loài người) trong thế giới, từ cách ứng xử đầy phức tạp với môi trường sống" biểu hiện trên 3 phương diện: Thái độ hoài nghi đến giải kiến tạo "những đường ranh giới liên tục cố định hóa giữa con người và tự nhiên phi nhân" để đề xuất một cái nhìn đạo đức trên phương diện sinh thái; Sự gắn kết giữa phê bình sinh thái và phê bình xã hội trên các phương diện: cảm thức hậu chiến, cảm thức tâm linh, ý niệm văn minh và sự mong manh của tồn tại; "xem xét kiến tạo các không gian sống trong văn học" qua việc giải kiến tạo không gian thôn dã và hoang dã, phân tích những phản ứng của văn học trước những áp lực của không gian đô thị [37]. Vũ Minh Đức (Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái, 2014) đã phát hiện ra trong tập truyện ngắn những triết lí sinh thái về cái chết của tự nhiên thông qua các motif săn bắn, những thông điệp Nguyễn Huy Thiệp đưa ra qua nhân vật nữ, qua biểu tượng từ gợi dẫn sinh thái nữ quyền [32] Những nghiên cứu về văn học nước ngoài cũng có những gợi ý quý báu. Báo cáo khoa học Tôtem sói của Khương Nhung nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái (2013) Nguyễn Thị Tịnh Thy đã nghiên cứu một tác phẩm sinh thái của Trung Quốc từ lí thuyết sinh thái. Trong công trình này, ngoài việc giới thiệu khái quát lí thuyết sinh thái, tác giả vận dụng nguyên tắc đối thoại của Bakhtin để thấy sự nổi bật của những vấn đề sinh thái cũng như cách viết sinh thái mà Khương Nhung đã thực hiện. Ngoài ra, có một số công trình nghiên cứu của Nguyễn Thị Bích Liên (Phóng sự Việt nam trong môi trường sinh thái văn hóa thời kì đổi mới), Lê Trà My (Tản văn Việt Nam thế kỉ XX (từ cái nhìn thể loại) đã nghiên cứu các thể loại trên cơ sở sinh thái văn hóa (culture ecology), Trần Đình Sử (Phê bình sinh thái tinh thần)... Tuy nhiên, đó là một hướng nghiên cứu rộng của phê bình sinh thái, vận dụng tư tưởng sinh thái học để tìm hiểu trạng thái sinh thái tinh thần, sinh thái văn hóa. Cho dù phê bình sinh thái đã xuất hiện và trở thành một phong trào nổi bật mang tính cách tân trên thế giới nhưng việc giới thiệu về phê bình sinh thái cũng như ứng dụng lí thuyết này để nghiên cứu ở Việt nam còn ở giai đoạn mới bắt đầu. Cần có những công trình nghiên cứu, dịch thuật sâu hơn về phong trào này, nhất là trong thế kỉ mà nguy cơ sinh thái đang trở thành một vấn đề nghiêm trọng toàn cầu. Từ những hướng nghiên cứu sinh thái của các nước trên thế giới như vậy, nhìn vào văn chương Việt Nam, vậy đâu là những hướng nghiên cứu của phê bình sinh thái? Để trả lời cho câu hỏi đó, cần nhiều thời gian của rất nhiều nhà nghiên cứu, trong phần này, chúng tôi đưa ra một số gợi ý ở hai giai đoạn lớn của văn học Việt Nam trung đại và hiện đại. Bằng cái nhìn “sinh thái là trung tâm”, có thể nhận thấy văn học truyền thống viết về tự nhiên là viết dưới ánh sáng “nhân loại trung tâm luận”, xem thiên nhiên chỉ là nền cảnh, ẩn dụ cho con người, mượn thiên nhiên để thể hiện nỗi lòng. Với cách nhìn này xem xét lại toàn bộ văn học truyền thống Trung đại phương Đông chúng ta nhận ra được nhiều vấn đề. Thực ra hầu hết đề tài khuê oán, những vần thơ ở ẩn là những vần thơ dành cho con người. Lâm Đại Ngọc chôn hoa có lẽ không phải chỉ thể hiện tấm lòng với cái đẹp mong manh mà còn thể hiện nỗi thương cảm chính mình, mượn hoa để bày tỏ mối sầu muộn. Mặt khác, từ cái nhìn chất vấn văn chương mục đồng của Terry Gifford, Greg Garrard, văn chương truyền thống viết về tự nhiên là văn học của kẻ ngồi trong phòng khách nhìn ra cửa sổ. Quả vậy, thơ điền viên, thơ sơn thủy chỉ thấy những nhàn tản, thanh thản giữa thiên nhiên mà bỏ qua sự cực nhọc của lao động hoặc có lao động thì cũng khá nhẹ nhõm (Một cày, một cuốc, một cần câu), mà lờ đi thực tế lao động khắc nghiệt trong cuộc sinh tồn với đất đai. Cách nhìn chất vấn đó, còn bóc tách ra sự mơ hồ trong những diễn ngôn về tình yêu thiên nhiên của văn chương thời trung đại. Ngoài ra, có thể đề xuất một số hướng tiếp cận: so sánh với các văn bản phi hư cấu để tìm những ngữ liệu có thể chứng minh về sự tồn tại hay không của những văn bản viết về sự khai thác tự nhiên? Hay là như đề xuất của Trần Hải Yến, sự vắng mặt của các hình tượng thiên nhiên của một số tác giả (Nguyễn Công Trứ, Tú Xương) có ý nghĩa gì chăng? Tuy nhiên, sống trong một thời đại mà tự nhiên có nguy cơ biến mất, trở về với văn chương thể hiện niềm yêu cỏ cây, triết lí sống hài hòa với tự nhiên của trí tuệ Đông phương – “thiên địa nhân hợp nhất” - hẳn cũng giúp cho nhân loại khỏi trượt dài trong việc cư xử ngỗ ngược với tự nhiên. Ở điểm này, có thể vẫn còn nhiều điều chưa được khám phá ngọn ngành. Đối với văn học hiện đại, ngoài những cách tiếp cận của luận án, chúng tôi chỉ đưa ra những gợi ý nhỏ. Văn học lãng mạn Việt Nam 1930 -1945 cần được tìm hiểu sâu hơn dưới góc nhìn phê bình sinh thái. Bởi vì, văn học lãng mạn gắn liền với quá trình đô thị, khi văn minh xâm lấn, nhiều nhà thơ đã quay lưng bằng cách trốn vào thiên nhiên. Đây cũng là vùng văn học mà các học giả sinh thái thế giới rất lưu tâm. Văn học giai đoạn 1945 – 1975 cũng cần được xem xét dưới cái nhìn sinh thái: sự hủy hoại của môi trường trong chiến tranh, “văn học da cam”, những vần thơ thiên nhiên chống Mỹ, những truyện ngắn đầy chất thơ gần gũi về thiên nhiên nói với chúng ta về điều gì ngoài việc thể hiện tinh thần chiến đấu cho Tổ quốc là chiến đấu cho từng cành hoa ngọn cỏ? Văn học sau năm 1975, trong thời đại khủng hoảng môi trường, của kỉ nguyên toàn cầu hóa, phê bình sinh thái cần có những hướng phát triển vừa sâu vừa rộng như thế nào? Tính liên ngành cũng cần được nhấn mạnh, ngoài các văn bản hư cấu, cần tìm hiểu các văn bản phi hư cấu, các loại hình nghệ thuật khác khá năng động như âm nhạc, điện ảnh, kiến trúc phản ứng với trào lưu sinh thái như thế nào? Cuối cùng, có lẽ cần đưa giáo dục môi trường vào giảng dạy trong các ngành khoa học nhân văn. Nhiều trường đại học ở Châu Âu, các khoa tiếng Anh của các trường đại học Mỹ đã giảng dạy khóa học “Văn học và môi trường”. Thực ra, không phải đến bây giờ chúng ta mới quan tâm đến vấn đề môi trường, những nghiên cứu về môi trường ở Việt Nam khá nhiều. Khoa học chỉ đưa ra những con số, làm thế nào để những con số tác động vào nhận thức của mọi người? Nó phải thông qua tình cảm. Những biện pháp giáo dục môi trường nếu chỉ tác động vào lí trí rất khó thay đổi, mỗi người cần có trách nhiệm với môi trường từ ngay trong tâm thức mình. Đã đến lúc những nghiên cứu về môi trường không chỉ giản đơn là những con số mà cần tích hợp với ngành văn học để đưa ra những cảnh báo. Lợi thế của văn học là tác động về mặt tình cảm, tạo chiều sâu, cảm xúc thật khiến cho con người bừng tỉnh, vậy nên ý nghĩa của vấn đề môi trường trong văn học là tạo nên nội hàm mới của tính nhân văn cho lí thuyết. *** Như vậy, trước áp lực của khủng hoảng môi trường, biến đổi khí hậu, phê bình sinh thái xuất hiện đáp ứng lại những đòi hỏi của thời đại về vai trò của văn học, nghiên cứu văn học trước sinh mệnh của trái đất. Từ những năm 1970 đến nay, phê bình sinh thái từ phong trào lẻ tẻ, tản mác trở thành một hướng nghiên cứu năng động trên thế giới. Việt Nam là một nước nằm trong khu vực Đông Á, nơi có truyền thống về tình yêu thiên nhiên, các nghiên cứu về mối quan hệ giữa con người và thiên nhiên đã xuất hiện từ khá lâu, tuy nhiên, đó chưa phải là những vấn đề của sinh thái hiện đại. Dù lí thuyết phê bình sinh thái đang được học giới Việt Nam dẫn nhập, nghiên cứu văn học dưới góc nhìn sinh thái đã có những thực hành nhất định nhưng vẫn phải nhận định rằng dường như tất cả còn đang ở những bước khởi động. Chương 2 KHUYNH HƯỚNG VĂN XUÔI SINH THÁI VIỆT NAM SAU NĂM 1975 2.1. Những tiền đề lịch sử xã hội của văn học sinh thái Việt Nam Chiến tranh suốt ba mươi năm có tính chất hủy diệt (Ruộng đã khô, nhà đã cháy, thành phố đã tan hoang, Trịnh Công Sơn) để lại những tổn thất về môi trường dài lâu mà con người chưa thể khắc phục ngay được. Những nỗi đau da cam hiện diện đang bào mòn nhiều thế hệ và ngấm ngầm tàn phá môi trường với những cánh rừng trơ trụi, nhiễm độc đất đai, nguồn nước Sinh thái hậu chiến tranh do vậy vẫn còn là nỗi đau dai dẳng. Mặt khác, công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng khiến cho môi trường bị biến đổi. Một mặt, chúng ta không thể không tác động vào tự nhiên vì những lợi ích kinh tế nhưng mặt khác, khi tác động phải trả giá cho sự phát triển trước mắt bằng những nguy cơ rất lâu dài. Sự lạm dụng những tiến bộ khoa học đã làm ô nhiễm và cạn kiệt môi trường tự nhiên. Khai thác thủy điện không tính đến những tác động môi trường, đánh bắt hủy diệt, lâm tặc, khoáng tặc dẫn tới hậu quả của nó là những dải rừng bị bào mòn hủy hoại, những con sông, dòng thác bị bức tử; loài vật lên tiếng kêu cứu: năm 2010 con tê giác cuối cùng ở Việt Nam đã bị tiêu diệt, voi Tây Nguyên không có rừng để sống về tàn sát những cánh đồng, sếu đầu đỏ bỏ miền tây Nam Bộ thiên di sang những cánh đồng Campuchia Jacques Vernier phản đối cách khai thác rừng ở các nước Đông Nam Á, theo ông việc khai thác để lấy củi (80 % số gỗ khai thác chỉ để làm củi) là “khai thác mang tính hủy hoại” vì nó kéo theo rất nhiều hệ lụy của hệ sinh thái “Mặc dù người ta chỉ lấy được một vài cây gỗ đủ tiêu chuẩn lựa chọn, nằm rải rác mọi nơi (mỗi héc ta lấy được khoảng 3 đến 4 cây), họ đã tàn phá cả khu rừng” [135, 124]. Diện tích rừng bị suy giảm trầm trọng đã kéo theo những hệ lụy của biến đổi khí hậu mà chúng ta đang gánh chịu: hạn hán vào mùa hè, bão lũ vào mùa mưa ở miền Trung, lũ lụt và sụt lở đất ở miền núi, triều cường ở Nam Bộ Trong quá trình công nghiệp hóa, con người đã xem thiên nhiên như là thứ vô tri nên mặc sức khai thác nó, coi sự trả giá quá dễ, tác động vào nó mà không tính đến những hậu quả lâu dài về mặt môi trường. Sự tăng trưởng nóng đã khiến môi trường tự nhiên đang bị đe dọa, con người phải đối mặt với nhiều vấn đề của mặt trái văn minh đô thị với bao bộn bề, ngổn ngang và tổn hại như hiệu ứng nhà kính, chất thải công nghiệp Hiểm họa sinh thái còn nảy sinh do thiếu ý thức, vì nguồn lợi người ta bất chấp tất cả, vi phạm môi trường nghiêm trọng như xả thải bất hợp pháp ở các khu công nghiệp làm ô nhiễm nguồn nước (ví dụ như vụ Vedan xả thải chưa qua xử lí ra sông Thị Vải), ô nhiễm đất (đất bị nhiễm chì quá mức cho phép ở làng Đông Mai, Hưng Yên)... Trong sản xuất nông nghiệp, việc áp dụng các thành tựu khoa học thiếu cân nhắc như lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, thuốc trừ sâu, phân hóa học cũng ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và môi trường sinh trưởng của các loài tôm, cá, cua, ếch, cóc, nhái, ong... Điều đó lại càng đặt ra thách thức lớn với cách thức tác động đến môi trường. Sự thay đổi đến chóng mặt vì đô thị hóa sẽ dẫn tới những vấn đề về ô nhiễm môi trường của rác thải sinh hoạt, rác thải công nghiệp... Ngoài ra, để mở rộng diện tích đô thị, mở rộng các khu công nghiệp diện tích đất trồng trọt, diện tích cây xanh cũng bị thu hẹp lại. Sự phát triển của đô thị ở Hà Nội đã xóa sổ nhiều làng truyền thống ngàn đời như làng hoa Ngọc Hà, làng cốm Vòng, làng rau húng Láng, chẳng còn ruộng để rau khúc mọc, chẳng còn không gian để ếch nhái kêu vang Sự mất dần của thiên nhiên trong đời sống hiện tại dễ khiến con người cảm thấy tiếc nuối, đau đớn, bất an hơn trước cái đương đại dang dở này. Biến đổi khí hậu, khủng hoảng môi trường sinh thái và những vấn đề toàn cầu hóa trở thành những áp lực rất lớn mà văn chương không thể bỏ qua. Đứng trước các vấn đề như vậy của đời sống, văn học cũng cần có trách nhiệm với trái đất đang ngày một kiệt quệ. Bởi vậy, sự thay đổi trong suy nghĩ liên quan đến con người với môi trường cũng cần được đổi thay từ chính văn học. Khuynh hướng văn học sinh thái ra đời đã đáp ứng được yêu cầu của thời đại. 2.2. Sự hình thành của văn xuôi sinh thái sau năm 1975 2.2.1. Giai đoạn manh nha Trong văn học giai đoạn 1945 - 1975, đã có những mầm mống cho việc xuất hiện văn học sinh thái. Cội nguồn của nó bắt rễ từ tình yêu với quê hương đất nước: tình yêu với hương cây cỏ nồng nàn (Hương cỏ mật - Đỗ Chu; Mùa hoa doi - Xuân Quỳnh...), với những âm thanh giản dị gần gũi (Tiếng gà trưa - Xuân Quỳnh), với dòng sông, cánh đồng thân thuộc (Đồng Chí - Chính Hữu, Đất nước - Nguyễn Đình Thi, Những đứa con trong gia đình, Mẹ vắng nhà - Nguyễn Thi, Hòn đất - Anh Đức, Vườn trong phố - Lưu Quang Vũ...) mà chiến đấu cho Tổ Quốc. Dù vậy, vẫn có sự khác biệt nhất định, mặc dù văn học giai đoạn 1945-1975 có nói đến thiên nhiên nhưng để biểu tượng cho cái sức sống vĩnh hằng bất tử dù cuộc chiến khốc liệt (Vòng cườm trên cổ chim cu - Chế Lan Viên). Văn học cũng nói đến sự phá hoại của chiến tranh đối với tự nhiên nhưng chủ yếu nghiêng về tố cáo tội ác của giặc (Cánh đồng hoang - Nguyễn Quang Sáng, Giấc mơ ông lão vườn chim - Anh Đức, Rừng xà nu - Nguyễn Trung Thành, Dấu chân người lính - Nguyễn Minh Châu...). Sinh thái mang tinh thần hiện đại, vì thế chưa hình thành. Văn học sau năm 1975 với quán tính của nó cũng có những sáng tác đi theo dòng chảy tố cáo tội ác phá hoại thiên nhiên như Miền Cháy - Nguyễn Minh Châu, Lời hứa của thời gian – Nguyễn Quang Thiều... hay dòng “văn học da cam”: di chứng của chất độc màu da cam tàn phá môi trường của của chất độc dioxin với những khu rừng xác xơ trụi lá, những mái đầu rụng hết tóc của các nữ thanh niên xung phong (Người sót lại của rừng cười - Võ Thị Hảo), những đứa con không rõ hình hài của các cựu chiến binh (Mười ba bến nước - Sương Nguyệt minh, Ngọa sinh - Võ Thị Xuân Hà). Khi chiến tranh đã lùi xa được một quãng người ta mới nhận ra, không chỉ tổn thất về người, chất độc dioxin, những vết tích gây ra những tổn thất về môi trường dài lâu mà con người chưa thể khắc phục ngay được, những di căn của nó vẫn âm ỉ bào mòn nhiều thế hệ và âm thầm tàn phá môi trường. Nguyễn Minh Châu mở đầu Chiếc thuyền ngoài xa bằng một chi tiết nhỏ ít ai để ý, như là đặt một cách tình cờ trong truyện ngắn: “những bãi xe tăng do bọn thiết giáp ngụy vứt lại trên đường rút chạy hồi “tháng ba bảy nhăm” (bây giờ sau gần mười năm, đã bị hơi nước gặm mòn và làm cho sét gỉ)” giữa một khung cảnh bãi biển thật nên thơ “thật là phẳng lặng và tươi mát như da thịt của mùa thu”. Dưới con mắt của phê bình sinh thái, chúng ta nhận thấy chính chiến tranh với những vết tích sót lại kia đã làm mất đi chỉnh thể đẹp đẽ của bờ biển, lạc giữa vẻ đẹp trải dài của bãi biển, sự hủy diệt của con người làm cho cảnh thơ mộng trở nên thô kệch, từ đó dẫn dụ tới một ngụ ý mà tác giả nhắc nhở người nghệ sĩ về “nghịch lí” của đời sống, bên cạnh cái đẹp thơ mộng là cái hiện thực sần sùi, gai góc. Để phục vụ chiến tranh, chúng ta phá rừng “chiến tranh xảy ra ngày một ác liệt... đua nhau đi chặt gỗ làm hầm, cây càng to, càng chắc càng có nhiều thành tích; nhựa cây - nước mắt rừng, tứa ra thấm đẫm các sườn núi mà người chặt cây cười nói râm ran vui vẻ như đi hội! Rồi con đường ra trận đi xuyên qua, bom đạn khoét những cái giếng đỏ sậm loang lổ suốt cả triền núi xanh, cây cối gãy đổ ngổn ngang như giữa cơn bão dữ” (Thập giá giữa rừng sâu, Nguyễn Khắc Phê). Chỉ khi nào nhà văn nhận thấy rằng phá hoại sinh thái không phải chỉ là kẻ thù mà đánh dấu ở chỗ có ý thức: hủy hoại sinh thái là tự mình hủy hoại ngôi nhà của chính mình. Trong văn xuôi sau 1975, nối dài những đề tài viết về chiến tranh, chúng ta cũng thường gặp hai chủ đề đóng vai trò tạo nên cơ cấu tác phẩm: chiến tranh và đất đai. Suốt những năm tháng đánh giặc, dù cận kề cái chết, ước mơ của Hòa hướng về đồng đất với nỗi trở trăn chế tạo ra chiếc máy cày để bàn tay người mẹ bớt vết chai, vì hình ảnh cậu bé thổ lộ cái niềm khát vọng cháy bỏng với mẹ bên những cánh đồng trơ gốc rạ mà Qùy đã từ chối tình yêu thứ hai của cuộc đời mình (với bác sĩ Thương), nguyện làm “thánh nhân” để cứu vớt cuộc đời Ph., thực hiện ước mơ tuổi thanh xuân dang dở của chàng trai mãi nằm lại với cỏ xanh ở một góc rừng Trường Sơn (Người đàn bà trên chuyến tàu tốc hành, Nguyễn Minh Châu). Hôm trước của buổi chia tay Thơi ra chiến trường, Lực (Cỏ lau, Nguyễn Minh Châu) đã cùng vợ vào vùng núi Đợi khai hoang trồng sắn. Nếu không có chiến tranh, mỗi gia đình sẽ được sống bình dị như vậy, vật lộn với cỏ cây hoang dại để lao động, để sống hạnh phúc giản dị, đời thường. Khi chiến tranh kết thúc, thì cây cỏ mọc lên. Lực đi tìm hài cốt đồng đội ở vùng núi Đợi, anh nhận thấy cả một vùng đất toàn là cỏ lau bao phủ. Đó là cái phi nhân loại (nonhuman) tồn tại đối lập con người (human), vùng cỏ lau mọc lên ấy nhắc chúng ta về sự tồn tại của thế giới tự nhiên ngoài con người, đó là cái tự nhiên - phi nhân loại. Karen Thornber trong công trình Sự mơ hồ sinh thái: Khủng hoảng môi trường và văn học các nước Đông Á (Ecoambiguity: Environmental Crises and East Asian Literatures) đã lấy một ví dụ về vùng Trecnôbưn, sau khi xảy ra thảm họa hạt nhân, mọi người sợ phóng xạ không ai đặt chân đến tạo thành khu vực không có người nhưng cây cỏ mọc lên đẹp vô cùng. Cỏ lau ở đây cũng được nhìn bằng con mắt đó, nhất là khi cái ph...ó là lí do vì sao phê bình sinh thái bắt nhịp với những vấn đề của xã hội Việt Nam đương đại. Trong văn xuôi sinh thái, chúng tôi nhận thấy có mối liên hệ giữa những vấn đề xã hội và những vấn đề sinh thái: sự tha hóa của con người trong hành trình bóc lột tự nhiên rồi quay sang bóc lột lẫn nhau; biểu hiện qua việc áp bức người lao động, bất công với phụ nữ; những vấn đề của đô thị như ô nhiễm môi trường, sự bất ổn trong vấn đề giải tỏa đất đai 4.Trước những hệ lụy của đời sống, khi tự nhiên biến mất con người trở nên bất an hơn bao giờ hết. Con người đã mất chỗ dựa, cần tìm trở lại trạng thái cân bằng. Đằng sau cảm hứng phê phán là cảm hứng thiết tha về sự hài hòa. Thực chất, mối quan hệ giữa con người và tự nhiên là mối quan hệ cộng sinh. Muốn sống yên ổn và hạnh phúc, phải hòa nhập vào tự nhiên để thanh thản cùng ngoại giới. Do vậy văn xuôi sinh thái Việt Nam trở lại với các diễn ngôn lãng mạn về tự nhiên: tái hiện lại các motif xưng tụng đồng quê, xưng tụng chốn ẩn dật, thiêng hóa tự nhiên, mĩ hóa thiên nhiên... Thực ra, điều này có cội nguồn sâu xa từ văn hóa Đông Phương, thái độ hài hòa với cây cỏ của văn học truyền thống. Tuy vậy, theo chúng tôi, ngưỡng dừng của văn xuôi sinh thái Việt Nam là trở về với chủ nghĩa lãng mạn. Dù vậy, cũng đã có xu hướng văn xuôi “phản lãng mạn”, từ bỏ cái nhìn đầy tính huyền thoại về nông thôn, để nhận chân cuộc sống nghèo khổ, vất vả của người nông dân. Từ bỏ cái nhìn đi chiêm ngắm, thưởng ngoạn của kẻ đứng ngoài để thực sự bước vào lao động. Từ đó, văn xuôi sinh thái ngợi ca những người gắn với lao động nông nghiệp bằng tất cả sức mạnh, niềm yêu đất đai. Trước áp lực của toàn cầu hóa, biến đổi khí hậu, văn xuôi sinh thái không đơn giản chỉ là trở về với chủ nghĩa lãng mạn, mà cần nhận thức sâu sắc về tính dễ tổn thương của tự nhiên và sự thương tổn ấy không đâu khác mà do con người gây ra. Do vậy, cảm quan đạo đức sinh thái mới của thế kỉ XXI hình thành những mẫu nhân cách mới, những người biết cúi xuống những số phận tự nhiên bị thương tổn, biết chia sẻ cảm giác bị đau với muôn loài, biết lắng nghe tiếng nói từ vạn vật, biết chia sẻ và tôn trọng thế giới tự nhiên. Những mẫu hình nhân cách ấy không hình thành từ mẫu người lí trí trung tâm mà thông qua tiếng nói những nhân vật cô độc, gàn dở, những thân phận bé nhỏ, bên lề lại dễ bị thương tổn như người phụ nữ, người già, trẻ em, những người mất trí khôn, ngốc nghếch, dị dạng, khiếm khuyết. Như vậy văn học sinh thái mở rộng nội hàm cho chủ nghĩa nhân văn. Chủ nghĩa nhân văn sinh thái đề xuất không phải là ca ngợi con người như chúa tể chinh phục tự nhiên, như những “kiểu mẫu của muôn loài” mà là một thái độ sống mà con người biết tự thu nhỏ mình lại. Từ cách nhìn này, soi chiếu với cây cỏ muông thú, phê bình sinh thái đã “đảo lộn” những quan điểm mặc định về những điều vẫn được xem là độc quyền của loài người để có thể “đứng cao hơn tự nhiên”: tình cảm, ngôn ngữ, văn hóa. Kì thực, thế giới muôn loài sống chân thật, an nhiên, bao dung và tự do hơn loài người. Con người đem lí trí vào mọi loại tình cảm, lấy cái giả dối làm khuất lấp sự trong sáng của ngôn ngữ Đối diện với loài vật, con người tự thấy mình trở nên khiếm khuyết, bất toàn và cô đơn. Do vậy, trở về với tự nhiên là học cách tôn trọng vạn vật, tôn trọng tự nhiên, điều chỉnh chính thái độ, hành vi của con người để hướng tới một cuộc sống bền vững, yên ổn, hạnh phúc. 5. Phê bình sinh thái, văn học sinh thái đang là trào lưu năng động trên thế giới hiện nay. Mặc dù văn xuôi sinh thái Việt Nam đã hình thành một khuynh hướng, mặc dù phê bình sinh thái đang được dẫn nhập ngày một nhiều hơn và những ứng dụng lí thuyết để thực hành trong nghiên cứu văn học đã khởi động thì vẫn phải nhận định rằng, mượn lời của Kate Rigby, dường như cả người sáng tác và nhà phê bình Việt Nam đều "phản ứng chậm" với các trào lưu sinh thái. Mong rằng trong tương lai, văn học - nơi bắt đầu của những phản biện với những thói quen; nhà phê bình văn học - những chuyên gia về ngôn ngữ, điểm nhìn, quan niệm, giá trị... sẽ có nhiều tác phẩm về đề tài sinh thái; phê bình sinh thái sẽ được dịch thuật, nghiên cứu một cách bài bản và toàn diện để thúc đẩy một tương lai sinh thái trong văn học. Bởi vì dù chúng ta bận tâm đến bất cứ điều gì của cõi người, chúng ta vẫn ở trên trái đất; trong mọi mối quan hệ, chúng ta vẫn tiếp xúc với cỏ cây muông thú, vậy mà trái đất đang lâm nguy, loài vật dần vắng bóng trong đời sống, con người trở nên bất an trong thời đại văn minh kĩ trị. Do đó, văn học, nơi bắt đầu của những phản biện với những lối mòn của tư duy cần cất lên tiếng nói của sự phản tỉnh. Có như vậy, văn học mới Việt nam mới tiếp cận được với những vấn đề khẩn thiết đương đại trong thời đại mà sự khủng hoảng sinh thái trở thành vấn đề nghiêm trọng toàn cầu. DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ Trần Thị Ánh Nguyệt (2015), Sáng tác Nguyễn Minh Châu sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái, Báo cáo tổng kết đề tài khoa học cấp trường, Trường Đại học Duy Tân, Đà Nẵng. Trần Thị Ánh Nguyệt (2015), Khuynh hướng văn xuôi sinh thái Việt Nam sau năm 1975, Tham luận tại Hội thảo Sáng tác văn học Việt Nam thời kỳ đổi mới: thực trạng và triển vọng ngày 28/05/2015, Viện Văn học. Trần Thị Ánh Nguyệt (2014), Thiên nhiên trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư từ góc nhìn phê bình sinh thái, Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tập 17, số X3, tr 38 - 49. Trần Thị Ánh Nguyệt (2014), Thiên nhiên – nguồn cảm hứng bất tận trong văn chương phương Đông, tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm Hồ Chí Minh, số 60 tháng 7, tr145 - 153. Trần Thị Ánh Nguyệt dịch (2014), Nghiên cứu văn học trong thời đại khủng hoảng môi trường, Tạp chí Sông Hương, số 305 tháng 7, tr 86 - 95. Trần Thị Ánh Nguyệt (2014), Hình tượng loài vật trong văn học Việt Nam sau năm 1975 từ góc nhìn phê bình sinh thái, Hội thảo Văn học Việt Nam trong thời kì đổi mới và hội nhập quốc tế ngày 15/05/2014, Viện Văn học. Trần Thị Ánh Nguyệt (2014), Giáo dục ý thức sinh thái thông qua văn học, Tham luận tại Hội nghị khoa học Giảng viên Đại học Duy Tân ngày 29/12/2014. Trần Thị Ánh Nguyệt (2012), Thiên nhiên hay con người là trung tâm ? Cuộc đối thoại bất tận giữa Phương Đông và Phương Tây, Hội thảo Trung tâm và ngoại biên, Đại học Sư phạm Hà Nội. TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt Hà Anh (2012), Người nghèo, nông dân - đề tài không cũ của văn học và báo chí , vanhocquenha.vn. Adams D. R. (2010), “Cá nhân và môi trường: Giảng dạy nhận thức về môi trường trong lớp học khoa học nhân văn”, Hội thảo quốc tế: Nhận thức về nhu cầu bảo vệ môi trường: vai trò của giáo dục đại học, Đại học Hoa Sen, Tp Hồ Chí Minh và Đại học An Giang, Tp Long Xuyên, Việt Nam, tr182 - 185. Aitmatov C. (1989), Vĩnh biệt Gunxarư, Phạm Mạnh Hùng dịch, NXB Văn học. Aitmatov C. (2000), Đoạn đầu đài, Lê Khánh Trường, Phi Hùng dịch, NXB Văn nghệ Tp Hồ Chí Minh. Trần Thúy Anh (2011), Ứng xử cổ truyền với tự nhiên và xã hội của người Việt châu thổ Bắc Bộ qua ca dao, tục ngữ (chuyên khảo), Hội văn nghệ dân gian Việt Nam và NXB Lao Động, Hà Nội. Phạm Tuấn Anh (2009), Sự đa dạng thẩm mĩ trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975, Luận án tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. Lại Nguyên Ân (2009), Mênh mông chật chội (Tiểu luận – Phê bình văn học), NXB Tri thức, Hà Nội. Bakhtin M. (1993), Những vấn đề thi pháp Đôxtôiepxki, Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Bakhtin M. (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết, Phạm Vĩnh Cư tuyển dịch, giới thiệu, Trường viết văn Nguyễn Du xuất bản, Hà Nội. Trần Lê Bảo chủ biên (2005), Văn hóa sinh thái - nhân văn, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. Trần Lê Bảo (2011), Giải mã văn học từ mã văn hóa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới văn xuôi nghệ thuật Việt nam sau 1975 khảo sát trên nét lớn, Luận án tiến sĩ, Đại học Sư phạm, Hà Nội. Nguyễn Thị Bình (2012), Văn xuôi Việt Nam sau năm 1975, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. Eveno Claude (2013), Ngắm cảnh, Đoàn Thị Thảo dịch, NXB Tri Thức, Hà Nội. Calvino I. (2009), Nam tước trên cây, Vũ Ngọc Thăng dịch, NXB Văn học, Hà Nội. Lê Nguyên Cẩn (2000), “Cách nhìn nhận thế giới tự nhiên của Lão Tử và J.J. Rousseau”, Đạo gia và văn hóa, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr 199- 213. Lê Nguyên Cẩn (2014), Tiếp cận văn học từ góc nhìn văn hóa, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Thu Giang Nguyễn Duy Cần (2013), Lão tử tinh hoa, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. Thu Giang Nguyễn Duy Cần (2013), Trang tử tinh hoa, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. Nguyễn Minh Châu (2002), Trang giấy trước đèn, phê bình tiểu luận, Tôn Phương Lan sưu tầm, tuyển chọn và giới thiệu, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội. Nhật Chiêu (2003), Nhật Bản trong chiếc gương soi, NXB Giáo dục, Hà Nội. Nhật Chiêu (2007), Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868, NXB Giáo dục, Hà Nội. Daudet A. (2011), Những vì sao – Chuyện chàng chăn cừu xứ Prôvăngxơ, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. Darwin C. (2011), Nguồn gốc các loài – Qua con đường chọn lọc tự nhiên hay sự bảo tồn những chủng ưu thế trong đấu tranh sinh tồn, Trần Bá Tín dịch, NXB Tri thức, Hà Nội. Durant W. (2012), Lịch sử văn minh Trung Hoa, Nguyễn Hiến Lê dịch, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. Trần Quốc Dũng (2014), “Thơ đề vịnh thiên nhiên trong Hồng Đức quốc âm thi tập”, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, số 55, tr 21- 27. Đoàn Ánh Dương (2013), Không gian văn học đương đại - Phê bình vấn đề và hiện tượng văn học, NXB Phụ nữ, Hà Nội. Nguyễn Đăng Điệp (2014), “Thơ mới từ góc nhìn sinh thái học văn hóa”, Thơ Việt Nam hiện đại tiến trình và hiện tượng, NXB Văn học, Hà Nội, tr 31- 46. Biện Minh Điền (2008), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Trần Thái Đỉnh (1967), Triết học hiện sinh, NXB Văn học, Hà Nội. Anh Đức, Giấc mơ ông lão vườn chim, www.vnthuquan.net Vũ Minh Đức (2014), Những ngọn gió Hua Tát của Nguyễn Huy Thiệp nhìn từ lí thuyết phê bình sinh thái, nguvan.utb.edu.vn. Fontenay E. (2013), Khi con vật nhìn ta, Hoàng Thanh Thủy dịch NXB Tri Thức, Hà Nội. Fukuoka M. (2015), Cuộc cách mạng một cọng rơm, Shopxanh dịch, NXB Tổng hợp Hồ Chí Minh. Lê Hồng Giang (2009), “Về vấn đề con người và xã hội trong triết học Lão Tử”, Tạp chí Phát triển Nghiên cứu và khoa học, Đại học Quốc gia Hồ Chía Minh, tập 12, số 1, tr 39- 46. Hồ Thế Hà (2013), “Thiên tính nữ trong thi giới Xuân Quỳnh”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 3, tr 72- 85. Đặng Thị Thái Hà (2014), Cái tự nhiên từ điểm nhìn phê bình sinh thái (Qua tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư), Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. Nguyễn Thị Bích Hải (2006), Thi pháp thơ Đường, NXB Thuận Hóa, Huế. Đào Thị Thu Hằng (2007), Văn hóa Nhật bản và Yasunari Kawabata, NXB Giáo dục, Tp Hồ Chí Minh. Lê Từ Hiển (2012), Nguyễn Khuyến và Đào Tiềm – Gặp gỡ và ảnh hưởng, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 3, tr 102- 116. Đỗ Văn Hiểu (2012), “Phê bình sinh thái - khuynh hướng nghiên cứu văn học mang tính cách tân”, Tạp chí Phát triển Nghiên cứu và khoa học, Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh, số15 (X2), tr 48 – 54. Trần Ngọc Hiếu (2014), “Chủ nghĩa lãng mạn trong văn học Việt Nam từ giới hạn của những cách tiếp cận đến đề nghị về những cách đọc khác”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số , tr 14 – 26. Nguyễn Trọng Hoàn giới thiệu và tuyển chọn (2004), Nguyễn Minh Châu về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Phạm Minh Hoa và Lưu Cương Kỉ (2002), Chu dịch và mĩ học, Nhà xuất bản Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. Đỗ Thị Hòa (2010), Thế giới động vật trong ca dao cổ truyền Người Việt, Luận án tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. Huygô V., Tựa Crômoen, Hoàng Nhân dịch, Tài liệu văn học Phương Tây, khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư Phạm. Nguyễn Xuân Hương (2013), "Triết lí nhân sinh của Hồ Chí Minh về môi trường", Tạp chí Khoa học và công nghệ, Đại học Duy Tân, Số 4 [60 - 66]. Trần Trung Hỷ (2007), Thơ sơn thủy cổ trung đại Trung Quốc, NXB Giáo dục, Hà Nội. Ikeda D. và Peccei A. (1993), Tiếng chuông cảnh tỉnh cho thế kỉ XXI, Trương Chính, Đông Hà dịch, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Văn Kha (2006), Đổi mới quan niệm về con người trong truyện Việt Nam 1975 – 2000, NXB Đại học Quốc gia Tp Hồ Chí Minh. Đinh Thị Khang (2011), “Truyện Trinh thử và những yếu tố của văn học dân gian”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 9  tr 107 - 118. Đinh Gia Khánh chủ biên (2000), Văn học Việt Nam (thế kỉ X đến nửa đầu thế kỉ XVIII), NXB Giáo dục, Hà Nội. Lê Nhật Kí (2009), “Đặc điểm truyện đồng thoại Võ Quảng”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 3  tr 113 - 118. Nguyễn Xuân Kính (1992), Thi pháp ca dao, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Nguyễn Xuân Kính (2003), Con người, môi trường và văn hoá, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Phùng Ngọc Kiếm (1998), Con người trong truyện ngắn Việt Nam 1945-1975, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Tôn Phương Lan (1999), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Nxb Khoa học xã hội. Trịnh Thị Bích Liên (2008), Phóng sự Việt nam trong môi trường sinh thái văn hóa thời kì đổi mới, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm Hà Nội. Jack London (2011), Truyện ngắn đặc sắc, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. Nguyễn Lộc (1999), Văn học Việt Nam nửa thế kỉ XVIII đến hết thế kỉ XIX, NXB Giáo dục, Hà Nội. Phương Lựu (1996), “Tản mạn về văn nghệ với tính dục”, Tạp chí Văn học, số 3, tr 10-17. Phương Lựu (2001), Lí luận văn học phê bình văn học phương Tây thế kỉ XX, NXB Văn học, Hà Nội. Phương Lựu (2002), Từ văn học so sánh đến thi học so sánh, NXB Văn học và Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội. Phương Lựu (2009), Vì một nền lí luận văn học dân tộc - hiện đại, NXB Văn học, Hà Nội. Phương Lựu (2013), "Người mở đầu cho thi học Thiền gia", Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 2, tr 3- 11. Viên Mai (1999), Tuỳ Viên thi thoại, Nguyễn Đức Vân dịch, Nxb Giáo dục, Hà Nội. Đặng Thai Mai (1970), "Tình cảnh thiên nhiên trong tập thơ "Ngục trung nhật kí", Tạp chí Văn học, số 5, tr 2- 15. Nguyễn Đăng Mạnh (1996), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật nhà văn, NXB Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Đăng Mạnh (2008), Tuyển tập phê bình văn học, NXB Đà nẵng. Vũ Quang Mạnh chủ biên (2011), Môi trường và con người - Sinh thái học nhân văn, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. K. Mark, F. Engels (1994), Toàn tập, Tập 20, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Desmond Morris (2010), Vượn trần trụi, Vương Ngân Hà dịch, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. Desmond Morris (2011), Vườn thú người, Vương Ngân Hà dịch, NXB Công ty Văn hóa và Truyền thông Nhã Nam, NXB Dân Trí, Hà Nội. Lê Trà My (2009), Tản văn Việt Nam thế kỉ XX (từ cái nhìn thể loại), Luận án tiến sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. Nguyễn Đăng Na chủ biên (2010), Văn học trung đại Việt Nam, Tập 1, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. Nguyễn Đăng Na chủ biên (2010), Văn học trung đại Việt Nam, Tập 2, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. Nguyễn Thị Nga (2009), “Biểu tượng thiên nhiên trong thơ nữ thời kì chống Mĩ”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7, tr 74- 84. Phạm Duy Nghĩa (2012), Văn xuôi Việt Nam hiện đại về đề tài dân tộc và miền núi, NXB Văn hóa dân tộc Phan Ngọc (1985), Tìm hiểu phong cách Nguyễn Du trong truyện Kiều, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. Nguyên Ngọc (2006), Nghĩ dọc đường, NXB Văn nghệ, Tp Hồ Chí Minh. Nguyên Ngọc (2008), Bằng đôi chân trần, NXB Văn nghệ, Tp Hồ Chí Minh. Lã Nguyên (1998), “Tiếp cận tác phẩm thơ từ góc độ văn hoá nghệ thuật”, Tạp chí Văn học, (3), tr 15 – 20. Lã Nguyên (2007), Văn học kì ảo: nhìn từ hệ hình thế giới quan, Tạp chí Văn học nước ngoài, (6) tháng 12, tr 203- 209. Lã Nguyên (2014), “Nguyễn Huy Thiệp và bước ngoặt văn học Việt Nam sau 1986”, Tham luận tại Hội thảo khoa học Phát triển văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế, Viện Văn học. Phạm Xuân Nguyên sưu tầm và biên soạn (2001), Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. Thao Nguyễn tuyển chọn (2013), Nguyễn Minh Châu một giọng văn nhiều trắc ẩn, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. Nhiều tác giả (1996), 50 năm văn học Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. Nhiều tác giả (1998), Văn học phương Tây, NXB Giáo dục, Hà Nội. Nhiều tác giả, Phê bình sinh thái – cội nguồn và sự phát triển (Đỗ Văn Hiểu dịch từ tiếng Trung: Tuyển tập văn luận văn học sinh thái Trung Quốc và thế giới), Nhiều tác giả (2010), Đạo phật và môi trường, Thích Nhuận Đạt dịch, NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh. Khương Nhung (2007), Tô tem sói, Trần Đình Hiến dịch, NXB Công an nhân dân, Tp Hồ Chí Minh. Lê Lưu Oanh (1995), Thơ trữ tình Việt Nam 1975 – 1990, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. Lê Lưu Oanh (2006), Văn học và các loại hình nghệ thuật, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. Lê Lưu Oanh - Đinh Thị Doanh (2010), Tư duy đồng thoại trong thơ hiện nay, Lê Lưu Oanh (2001), “Đoạn trích “Đương đầu với bầy cá dữ” với cảm hứng con người và thiên nhiên trong văn học”, Hemingway những phương trời nghệ thuật, Lê Huy Bắc tuyển chọn, NXB Giáo dục, tr199- 206. Oliver G. (1997), Sinh thái học nhân văn, Huy Yên, Võ Bình, Đỗ Ngọc Hải dịch, NXB Thế giới, Hà Nội. Phedorenko N.T. (2005), “Kawabata – con mắt nhìn thấu cái đẹp”, Tuyển tập tác phẩm Yasunabi Kawabata, NXB Lao động, Trung tâm văn hóa ngôn ngữ Đông Tây, Hà Nội, tr 1025- 1027. Nguyễn Khắc Phi, Trần Đình Sử (1997), Về thi pháp thơ Đường, NXB Đà Nẵng. Huỳnh Như Phương (2013), Mùa xuân, sinh thái và văn chương, Rigby K. (2014), Chapter 7: “Ecocritisim”, Introducing Criticism at the Twenty -First Century, Edinburgh UP, Đặng Thị Thái Hà dịch, Phụ lục luận văn Cái tự nhiên từ điểm nhìn phê bình sinh thái (Qua tác phẩm của Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Ngọc Tư), Luận văn thạc sĩ, Đại học Sư phạm Hà Nội. Rousseau J. J. (2010), Emili hay là về giáo dục, , Lê Hồng Sâm, Trần Quốc Dương dịch, NXB Tri thức, Hà Nội. Phạm Ánh Sao (2007), “Thơ đăng lãm của Nguyễn Du cuộc hoàn nguyên và đối thoại siêu việt thời gian (qua một số bài Bắc hành tạp lục và Đường thi)”, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 6 (76), tr 65- 75. Nguyễn Kim Sơn (2003), “Góp bàn về lí tưởng thẩm mĩ của Đạo gia”, Tạp chí Văn học, số 2, tr 65 – 69. Nguyễn Kim Sơn (2012), “Sự nhất thể của Thiền lạc và thi hứng hay tiếng hoan hỉ của tâm không – Luận về ba bài thơ cảnh chiều tà của Trần Nhân Tông”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 5, tr 76- 83. Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử, Huyền Giang, Trần Ngọc Vương, Trần NHo Thìn, Đoàn Thị Thu Vân, Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam, NXB Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. Chu Văn Sơn (2006), Ba đỉnh cao thơ Mới, NXB Giáo dục, Hà Nội. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội. Trần Đình Sử (2009), Thi pháp Nguyễn Du trong Truyện Kiều, NXB Giáo dục. Trần Đình Sử, Chuyển hướng nghiên cứu văn hóa trong nghiên cứu văn học, www. vanhoahoc.vn Trần Đình Sử (2012), Một nền lí luận văn học hiện đại (nhìn qua thực tiễn Trung Quốc), NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. Trần Đình Sử (2015), Phê bình sinh thái tinh thần, Hoài Thanh, Hoài Chân (1998), Thi nhân Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. Trần Nho Thìn (2007), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, NXB Giáo dục, Hà Nội. Khâu Chấn Thanh (2001), Lí luận văn học cổ điển Trung Quốc (100 điều), Mai Xuân Hải dịch, NXB Văn học, Hà Nội. Trần Thị Thanh, Hà Trần Thùy Dương, “Đời và đạo trong thơ Trần Nhân Tông”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 4, tr 104- 114. Thornber K. (2011), Ecocriticism, Tài liệu thuyết trình tại Viện Văn học. Thornber K. (2014), Những tương lai của phê bình sinh thái và văn học (Hải Ngọc dịch), Lý Hoài Thu (2003), Thơ Xuân Diệu trước Cách mạng tháng Tám, NXB Giáo dục, Hà Nội. Nguyễn Thị Tịnh Thy (2013), Tô tem sói của Khương Nhung từ lý thuyết sinh thái, Báo cáo khoa học, Đại học Sư phạm Huế. Nguyễn Thị Tịnh Thy (2013) “Phê bình sinh thái - nhìn từ lí thuyết giải cấu trúc”, Văn học hậu hiện đại – lí thuyết và thực tiễn, Lê Huy Bắc chủ biên, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội, tr 25 - 31. Nguyễn Thị Tịnh Thy (2014), Sáng tác và phê bình sinh thái - tiềm năng cần khai thác của văn học Việt Nam , Hội thảo khoa học Phát triển văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế, Viện Văn học. Nguyễn Thị Tịnh Thy (2015) “Tư tưởng sinh thái trong truyện ngắn của Trần Duy Phiên”, Tạp chí Sông Hương, Số 317, tháng 07, tr . Trần Mạnh Tiến sưu tầm, nghiên cứu, tuyển chọn (2002), Lan Khai - tác phẩm nghiên cứu, lí luận và phê bình văn học, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. Đặng Hữu Toàn (2007), Mối quan hệ con người - tự nhiên trong triết học Mác, Bùi Minh Toán (2011), Trường từ vựng cỏ cây và các tín hiệu thẩm mỹ được tạo nên trong Truyện Kiều, Lê Ngọc Trà (2007), Văn chương, thẩm mĩ và văn hóa, NXB Giáo dục, Hà Nội. Bùi Thanh Truyền (2008), “Sự đổi mới của truyện có yếu tố kỳ ảo sau 1986 qua hệ thống ngôn từ”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 12 tr 49- 66. Nguyễn Thị Nguyệt Trinh (2012), “Vương Duy và Yosa Buson – “thi trung hữu họa”, Tạp chí Khoa học, Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, 38 (72), tr 150- 158. Lê Dục Tú, Đề tài nông thôn trong truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới, Nguyễn Thanh Tùng (2011), “Nguyễn Du với tư tưởng Đạo gia (Qua thơ chữ Hán)”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 9, tr 130- 142. Hoàng Phủ Ngọc Tường (1996), Tựa Trăm năm còn lại, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. Đoàn Thị Thu Vân (1993), “Quan niệm về con người trong thơ Thiền Lí Trần”, Tạp chí Văn học, (3), tr 12 . Đoàn Thị Thu Vân chủ biên (2008), Văn học trung đại Việt Nam (Thế kỉ X – cuối thế kỉ XIX), NXB Giáo Dục, Hà Nội. “Văn học phải làm cho con người tin nhau hơn” (Đối thoại đầu năm giữa Oe Kenzaboko với Mạc Ngôn), Báo Văn nghệ, Số 12 (23/03/2002). Vernier J. (2002), Môi trường sinh thái, Trương Thị Chí, Trần Chí Đạo dịch, NXB Thế giới, Hà Nội. Trần Quốc Vượng (2003), Văn hóa Việt Nam tìm tòi và suy ngẫm, NXB Văn học, Hà Nội. Nguyễn Thị Thanh xuân (2009), "Phê bình cổ mẫu và cổ mẫu nước trong văn xuôi Việt Nam", Nghiên cứu văn học Việt nam – Những khả năng và thách thức, NXB Thế giới, Hà Nội, tr 169- 202. Lê Thu Yến (2010), "Bức tranh thiên nhiên trong thơ chữ Hán Nguyễn Du", Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 5, tr 10- 17. Trần Hải Yến (2014), “Nghiên cứu phê bình sinh thái hiện đại và di sản văn hóa: nhìn từ cách Sinh thái học tìm về Tam giáo” (Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo), Hội thảo khoa học Phát triển văn học Việt Nam trong bối cảnh đổi mới và hội nhập quốc tế, Viện Văn học. Tiếng Anh Barry P. (2002), “Ecocriticism”, Beginning Theory: An Introduction to Literary and Cultural Theory, Manchester University press, p 248 - 279. Bate J. (1991), Romantic Ecology: Wordsworth and the Environmental Tradition, Routledge. Bate J.(2000), The Song of the Earth, Massachusetts: Harvard University Press. Bruke K. (2013), Coupe Lauruence, “Green Theory”, The Routledge Companion to Critical and Cutural Theory, Edit by Simon Malpas and Paul Wake, Routledge. Buell L. (1995),The Enviromental Imagination: Thoreau, Nature Writing, and the Formation of American Culture, Harvard University Press. Buell L. (2005), The Future of Environmental Criticism: Environmental Crisis and Literary Imagination, BlackWell. Coupe L. (2000), The Green Studies Reader: From Romanticism to Ecocriticism, Routledge Coupe Laurence (2013), Green Theory, The Routlege Companion to Critical and Cultural Theory, Edited by Simon Malpas and Paul Wake, Routledge. Deep ecology Garrard G. (2004), Ecocriticism (The New Critical Idiom), Massachusetts, Routledge. Gifford T. (1999), Pastoral , Routledge, the Critical Idiom series. Glotfelty C. (1996), “Introduction: Literary Studies in an Age of Enviromental Crisis”, The Ecocriticism Reader: Landmarks in Literary Ecology edited by Cheryll Glotfelty and Harold Fromm, University of Georgia Press p xv - xxxvi. Kroeber K. (1994), Ecological literary criticism; romantic imagining and the Biology of mind, Columbia University Press. Leopold A. (1966), A sand country almanac, Oxford University press. Manes C. (1996), “Nature and Silence”, The Ecocriticism Reader: Landmarks in Literary Ecology edited by Cheryll Glotfelty and Harold Fromm, University of Georgia Press, p 15- 30. Padilla Juan Ráez (2009), “Seamus Heaney’s Elemental Ecopoetics: Earth, Water, Air and Fire”, vol 1, No 2 , Plumwood V. (1993), Feminism and the Mastery of Nature, Routledge. Rueckert W. (1996), Literature and Ecology: An Experiment in Ecocriticism, The Ecocriticism Reader: Landmarks in Literary Ecology edited by Cheryll Glotfelty and Harold Fromm, University of Georgia Press, p 105 - 124. Thornber K.(2011) , Ecocriticism and Japanese Literature of the Avant-Garde, Wall D. (1994), Green history – A reader in environmental literature, philosophy and polities, Routledge. White L. (1996), “The Historical Roots of Our Ecologic Crisis”, The Ecocriticism Reader: Landmarks in Literary Ecology edited by Cheryll Glotfelty and Harold Fromm, University of Georgia Press, p 3 - 15 William R. (1973), The Country and the City, Chatto & Windus. PHỤ LỤC (Những tác phẩm khảo sát cơ bản) Tạ Duy Anh (2002), Ngày hội cuối cùng, NXB Kim Đồng, Hà Nội. Tạ Duy Anh (2008), Ngẫu hứng sáng trưa chiều tối, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. Hà Thị Cẩm Anh (2013), Một nửa của người đàn bà, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Mạc Can (2010), Tuyển tập Mạc Can, NXB Thanh niên, Hà Nội. Nguyễn Minh Châu (2001), Nguyễn Minh Châu toàn tập, 5 tập, NXB Văn học, Hà Nội. Đỗ Chu (2002), Một loài chim trên sóng, Tác phẩm đạt giải thưởng Hồ Chí Minh, NXB Văn học, Hà Nội. Trần Trung Chính (2006), Cư trú (Tập Truyện), NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. Minh Chuyên (1997), Di họa chiến tranh, NXB Văn học, Hà Nội. Nguyễn Dậu, Con thú bị ruồng bỏ, Võ Thị Xuân Hà, Lúa hát, Triệu Hoàng Giang (2015), “Nghiệp rừng”, Báo Văn nghệ, số 14. Trần Thanh Hà (1997), Ơi đò ca cút, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. Võ Thị Hảo (1995), Người sót lại của rừng cười, NXB Phụ Nữ, Hà Nội. Ngân Hoa, Quế Hương, Đỗ Bích Thuý (2007), Truyện ngắn ba cây bút nữ, NXB Phụ Nữ, Hà Nội. Nguyễn Hồ, Chim phóng sinh , Nguyễn Thị Thu Huệ, (2010), 37 truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, NXB Văn học, Hà Nội. Dương Hướng (2000), Bến không chồng, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. Duy Khán (1987), Tuổi thơ im lặng, NXB Tác phẩm mới, Hà Nội. Ma Văn Kháng (2001), Mùa lá rụng trong vườn,  NXB. Hội Nhà Văn, Hà Nội. Ma Văn Kháng (2006), Chó Bi, đời lưu lạc, NXB Kim Đồng, Hà Nội Nguyễn Xuân Khánh (2006), Mẫu Thượng Ngàn, NXB Phụ Nữ, Hà Nội. Nguyễn Xuân Khánh (2011), Đội gạo lên chùa, NXB Phụ Nữ, Hà Nội. Đoàn Lê (2011), Tác phẩm chọn lọc, NXB Phụ nữ, Hà Nội. Sương Nguyệt Minh (2009), Truyện ngắn Sương Nguyệt Minh, Vũ Nguyệt Minh, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. Sương Nguyệt Minh, (2011), Dị hương, tập truyện ngắn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội Sương Nguyệt Minh, (2011), Đêm thánh vô cùng, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. Sương Nguyệt Minh (2007), Chợ tình, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. Dạ Ngân (1995), Truyện ngắn chọn lọc, NXB Văn học, Hà Nội. Đặng Nhật Minh (2006), Ngôi nhà xưa, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. Đỗ Nhật Minh (2009), Quán trần gian, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. Dương Duy Ngữ (2005), Tầm lan, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội. Phạm Duy Nghĩa (2006), Cơn mưa hoa mận trắng : Tuyển tập truyện ngắn hay và mới nhất, NXB Thanh niên, Hà Nội. Nhiều tác giả (1994), Bốn mươi truyện rất ngắn, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. Nhiều tác giả (2005), Truyện ngắn hay Tuổi trẻ chủ nhật, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. Nhiều tác giả (2007), Truyện ngắn được giải báo Văn nghệ 1995 – 2004, NXB Thanh Niên, Hà Nội . Nhiều tác giả (2007) Buổi sáng biến mất (tuyển truyện ngắn hay và đoạt giải báo Văn nghệ 2006 - 2007), NXB Hội Nhà Văn, Hà Nội. Nhiều tác giả (2000), Truyện ngắn đặc sắc 2010, Nguyễn Thái Anh tuyển chọn, NXB Thời đại, Hà Nội. Nhiều tác giả (2010), Văn Mới 5 năm 2006 – 2010, Hồ Anh Thái tuyển, NXb Hội nhà văn, Hà Nội. Nhiều tác giả (2013), Văn mới 2012 – 2013, Hồ Anh Thái tuyển chọn, NXB Thời đại, Hà Nội. Bảo Ninh (1991), Nỗi buồn chiến tranh, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. Bùi Ngọc Tấn (2010), Biển và chim bói cá, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. Nguyễn Trí (2013), Bãi vàng đá quý trầm hương, NXB Văn học, Hà Nội. Nguyễn Trí (2013), Đồ tể, NXB Văn học, Hà Nội. Lê Văn Thảo (2006), Con đường xuyên rừng, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. Huỳnh Thạnh Thảo (2003), “Quán “Mèo rừng”, 20 truyện ngắn tâm đắc nhất của 20 cây bút trẻ, Nguyễn Thanh Bình tuyển chọn và giới thiệu, NXB Thanh niên, Tp Hồ Chí Minh [321 - 339]. Đào Thắng (2004), Dòng sông Mía, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Thuần (2005), Cha và con và tàu bay, NXB Hội nhà văn, Hà Nội. Nguyễn Ngọc Thuần (2011), Vừa nhắm mắt vừa mở cửa sổ, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. Đỗ Bích Thúy (2005), Tiếng đàn môi sau bờ rào đá, Tập truyện ngắn, NXB Công an nhân dân, Hà Nội. Đỗ Bích Thúy (2014), Bóng của cây sồi, NXB Tổng hợp, Tp Hồ Chí Minh. Nguyễn Huy Thiệp (1995), Như những ngọn gió, Anh Trúc tuyển chọn, NXB Văn học, Hà Nội. Nguyễn Huy Thiệp (1995), Truyện ngắn chọn lọc, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. Nguyễn Quang Thiều (2011), Tác phẩm chọn lọc (Tuyển tập truyện ngắn), NXB Phụ Nữ, Hà Nội. Nguyễn Quang Thiều (2004), Kẻ ám sát cánh đồng, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. Quý Thể (2009), Tuyển tập truyện ngắn (Tác giả tự chọn), NXB Văn nghệ, Tp Hồ Chí Minh. Quý Thể, Vũ Đình Giang (2014), Nết đất, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. Nguyễn Ngọc Tư (2009), Gió lẻ và 9 câu chuyện khác, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh Nguyễn Ngọc Tư (2010), Khói trời lộng lẫy, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh Nguyễn Ngọc Tư (2010), Cánh đồng bất tận, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. Nguyễn Ngọc Tư (2010), Sông, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh Hoàng Minh Tường (2013), Ngôi nhà ma, Tập truyện ngắn, NXB Văn học, Hà Nội. Hoàng Minh Tường (2013), Ngọc đất, NXB Thời đại, Hà Nội. Hoàng Minh Tường (2013), Gia phả của đất, NXB Phụ nữ, Hà Nội. Nguyễn Khắc Phê (2006), Thập giá giữa rừng sâu, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. Trần Duy Phiên (1990), “Kiến và người”, Tạp chí Đất Quảng, Số 65 [13 - 23] Trần Duy Phiên (1992), “Mối và người”, Tạp chí Cửa Việt, Số 13 [27 - 39] Trần Duy Phiên (1996), Trăm năm còn lại, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. Nguyễn Bình Phương (2014), Thoạt kì thủy, NXB Trẻ, Tp Hồ Chí Minh. Cao Duy Sơn (2008), Ngôi nhà xưa bên suối, NXB Thanh Niên, Hà Nội. Thiên Sơn (2007), Dòng sông chết, NXB , Hà Nội. Nguyễn Thiều Quang (2013), Săn cá thần, Công ty Văn hoá và Truyền thông Nhã Nam và NXB Thời đại, Hà Nội.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_con_nguoi_va_tu_nhien_trong_van_xuoi_viet_nam_sau_na.doc
Tài liệu liên quan