Luận án Con người trung nghĩa trong văn học nhà nho nam bộ nửa sau thế kỷ XIX

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN NGỌC PHÚ CON NGƯỜI TRUNG NGHĨA TRONG VĂN HỌC NHÀ NHO NAM BỘ NỬA SAU THẾ KỶ XIX LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN NGỌC PHÚ CON NGƯỜI TRUNG NGHĨA TRONG VĂN HỌC NHÀ NHO NAM BỘ NỬA SAU THẾ KỶ XIX Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9220121 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. BIỆN MINH ĐIỀN NGHỆ AN - 2018 i LỜI CAM ĐOAN

pdf174 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 468 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Con người trung nghĩa trong văn học nhà nho nam bộ nửa sau thế kỷ XIX, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nghệ An, ngày tháng năm 2018 Tác giả luận án Nguyễn Ngọc Phú ii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................... 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ......................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................................. 3 4. Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 3 5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................ 3 6. Đóng góp của luận án ............................................................................................. 4 7. Cấu trúc luận án ...................................................................................................... 5 Chương 1. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ............................................................................................................. 6 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu .......................................................................... 6 1.1.1. Vấn đề nghiên cứu văn học nhà nho và văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX....................................................................................................................................... 6 1.1.2. Vấn đề nghiên cứu con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX ................................................................................................... 18 1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài ................................................................................ 25 1.2.1. Các lý thuyết nghiên cứu, tìm hiểu về con người trong văn học ...................... 25 1.2.2. Nho giáo và sự ảnh hưởng, chi phối đến tư tưởng nhà nho và văn học nhà nho ... 27 1.2.3. Truyền thống tư tưởng của con người Việt Nam nói chung, Nam Bộ nói riêng ... 29 1.2.4. Một số lý thuyết về nghiên cứu, phê bình văn học .............................................. 31 Tiểu kết Chương 1 .................................................................................................. 33 Chương 2. CƠ SỞ HÌNH THÀNH VÀ VAI TRÒ, VỊ THẾ CỦA VĂN HỌC NHÀ NHO NAM BỘ NỬA SAU THẾ KỶ XIX TRONG LỊCH SỬ VĂN HỌC DÂN TỘC ................................................................................................................ 34 2.1. Văn học Việt Nam nói chung và văn học nhà nho nói riêng giai đoaṇ nửa sau thế kỷ XIX ........................................................................................................ 34 2.1.1. Văn hoc̣ nửa sau thế kỷ XIX trong lịch sử văn học dân tộc .............................. 34 2.1.2. Văn học nhà nho giai đoaṇ nửa sau thế kỷ XIX .................................................. 44 2.2. Văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX ............................................. 49 2.2.1. Môṭ số giới thuyết về văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX ............. 49 iii 2.2.2. Các khuynh hướng tư tưởng và nghê ̣ thuâṭ trong văn hoc̣ nhà nho Nam Bô ̣ nửa sau thế kỷ XIX ............................................................................................................... 57 2.2.3. Vấn đề con người trung nghiã trong văn hoc̣ nhà nho Nam Bô ̣ nửa sau thế kỷ XIX ............................................................................................................................. 63 Tiểu kết Chương 2 .................................................................................................. 66 Chương 3. ĐẶC ĐIỂM CỦA CON NGƯỜI TRUNG NGHĨA TRONG VĂN HỌC NHÀ NHO NAM BỘ NỬA SAU THẾ KỶ XIX ........................................ 67 3.1. Quan niệm về trung nghĩa và con người trung nghĩa .................................. 67 3.1.1. Quan niệm về trung nghĩa, con người trung nghĩa trong hoc̣ thuyết Nho giáo và Nho giáo triều Nguyễn ................................................................................................... 67 3.1.2. Quan niệm về trung nghĩa và con người trung nghĩa trong truyền thống tư tưởng dân tôc̣ ......................................................................................................................... 72 3.1.3. Quan niệm về trung nghĩa và con người trung nghĩa trong văn hoc̣ Viêṭ Nam trung đaị .................................................................................................................................. 76 3.1.4. Tư tưởng trung nghĩa và nhận thức về con người trung nghĩa trong văn hoc̣ nhà nho Nam Bô ̣nửa sau thế kỷ XIX ............................................................................... 81 3.2. Con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX giữa các mối quan hê ̣phức tap̣ ..................................................................... 87 3.2.1. Con người trung nghĩa trong mối quan hê ̣với lý tưởng trung quân ................ 87 3.2.2. Con người trung nghĩa trong mối quan hê ̣với lý tưởng ái quốc ...................... 92 3.2.3. Con người trung nghĩa trong mối quan hê ̣với lơị ích dân tôc̣ và côṇg đồng ... 95 3.2.4. Con người trung nghĩa trước các “bài toán” của lic̣h sử giai đoaṇ nửa sau thế kỷ XIX.............................................................................................................................. 98 3.3. Con người trung nghĩa - một hình tượng thẩm mỹ độc đáo, vừa mang vẻ đẹp của con người “Lục tỉnh”, vừa mang vẻ đẹp thời đại ................................ 101 3.3.1. Vẻ đẹp của lý tưởng và tâm hồn, nhân cách ...................................................... 101 3.3.2. Vẻ đẹp của bản liñh và sự lựa chọn ứng xử trước các thử thách lịch sử ...... 103 3.3.3. Sức khái quát nghệ thuật của mẫu hình con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX .......................................................... 105 Tiểu kết Chương 3 ................................................................................................ 109 Chương 4. PHƯƠNG THỨC THỂ HIỆN CON NGƯỜI TRUNG NGHĨA TRONG VĂN HỌC NHÀ NHO NAM BỘ NỬA SAU THẾ KỶ XIX ............ 111 4.1. Sự lựa chọn thể loại ....................................................................................... 111 4.1.1. Các thể thơ ............................................................................................................... 111 4.1.2. Các thể loại biền văn .............................................................................................. 116 iv 4.1.3. Các thể văn chính luận ........................................................................................... 119 4.1.4. Các thể loại văn xuôi tư ̣sư ̣.................................................................................... 123 4.1.5. Môṭ số thể loaị văn học dân tôc̣ ........................................................................... 124 4.2. Sự vận dụng bút pháp ................................................................................... 127 4.2.1. Bút pháp trữ tình ..................................................................................................... 127 4.2.2. Bút pháp tư ̣sư ̣......................................................................................................... 129 4.2.3. Bút pháp trào phúng ............................................................................................... 130 4.3. Nghệ thuật tổ chức giọng điệu và ngôn ngữ ................................................ 133 4.3.1. Nghệ thuật tổ chức giọng điệu ............................................................................. 133 4.3.2. Nghệ thuật tổ chức ngôn ngữ ............................................................................... 137 Tiểu kết Chương 4 ................................................................................................ 148 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 149 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ........................................................................................ 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 153 1 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Văn học nhà nho là bộ phận cơ bản và quan trọng, hàng đầu trong lịch sử văn học Việt Nam thời trung đại (từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX). Bô ̣phâṇ văn hoc̣ này hiêṇ còn nhiều vấn đề chưa được tìm hiểu, nghiên cứu hoặc có được tìm hiểu, nghiên cứu nhưng chưa hẳn đã sát, đúng với bản chất của nó. Chẳng hạn, ngay phạm trù Nho gia (nhà nho) ở Việt Nam có phải chỉ giới hạn trong “cộng đồng” những người tôn thờ học thuyết Khổng - Mạnh?; nhà nho Việt Nam cũng như văn học nhà nho Việt Nam có gì khác biệt so với nhà nho và văn học nhà nho Trung Quốc?; Cũng là nhà nho Việt Nam nhưng tùy theo từng vùng miền (Bắc Bộ, Trung Bộ, Nam Bộ) mà trong sáng tác của họ có những điểm khác biệt nhau?, đâu là mô hình chung và đâu là những biến thức từ mô hình chung?, v.v... Thiết nghĩ, mọi tìm hiểu, nghiên cứu về văn học nhà nho Việt Nam ở từng thời kỳ, từng giai đoạn lịch sử, ở từng vùng miền khác nhau của đất nước đều ít nhiều có thể góp phần trả lời cho các câu hỏi trên. 1.2. Văn học nhà nho Nam Bộ mà chúng tôi đề cập ở đây chỉ bộ phận văn học phát triển trong bối cảnh đặc biệt của lịch sử dân tộc nửa sau thế kỷ XIX - giai đoạn mà Nam Bộ nói riêng, Việt Nam nói chung phải đối mặt với sự xâm lược của thực dân Pháp. Việc đi sâu nghiên cứu văn học nhà nho không chỉ xuất phát từ những bí ẩn của quá khứ chưa có lời giải thoả đáng mà còn hướng tới việc tìm kiếm, xây đắp những giá tri ̣tinh thần cho hiêṇ taị và tương lai. Văn hoc̣ nhà nho Nam Bô ̣ở giai đoaṇ nửa sau thế kỷ XIX có vai trò, vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Ngoài những điểm chung của văn hoc̣ nhà nho, văn học nhà nho Nam Bộ còn có những đăc̣ điểm riêng do nhiều nguyên nhân tác đôṇg bởi bối cảnh lic̣h sử, xa ̃ hôị, văn hoá vùng miền, Còn nhiều vấn đề của văn hoc̣ nhà nho Nam Bô ̣chưa được đi sâu tìm hiểu nghiên cứu, trong đó có vấn đề con người trung nghĩa. 1.3. Con người bao giờ cũng là đối tượng chính yếu, đối tượng trung tâm của văn học. Thành công hay đóng góp của văn học cho lịch sử - văn hóa - xã hội loài người, trước hết phải là ở sự tìm hiểu, khám phá con người, ở cái nhìn và sự lý giải về con người. Đành rằng ở từng tác giả văn học đều có những nét riêng trong tìm hiểu, khám phá về con người nhưng cùng một loại hình tác giả và loại hình văn học, nhất là cùng một bối cảnh lịch sử - văn hóa - xã hội, có thể tìm thấy mẫu số chung (hay những nét chung) về một dạng thái con người chủ đạo trong văn học. Dạng thái con người chủ đạo ấy trong văn học nhà nho Nam Bộ giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX là con người 2 trung nghĩa. Con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX vừa mang tính phức tạp của lịch sử, vừa mang nét đặc thù của vùng miền. Đây là vấn đề đòi hỏi phải có cái nhìn hệ thống, bao quát, chuyên sâu với những khảo sát, phân tích xác thực để xác định đúng bản chất và ý nghĩa xã hội - thẩm mỹ sâu sắc của nó. Con người trung nghĩa trở thành hình tượng thẩm mỹ có sức khái quát lớn, là mẫu hình con người có cái đẹp và sức sống riêng của vùng đất Nam Bộ. Cho đến nay, nhìn chung đây vẫn là vấn đề mới, chưa được quan tâm nghiên cứu một cách thỏa đáng. 1.4. Trong chương trình Ngữ văn ở trung học phổ thông và các trường đại học, văn học Việt Nam chiếm dung lượng lớn mà phần văn học yêu nước của các nhà nho cuối thế kỷ XIX là một bộ phận hết sức quan trọng, đặc biệt là văn học nhà nho Nam Bộ. Nghiên cứu vấn đề này có ý nghĩa giúp cho việc tìm hiểu văn học nhà nho nói chung, văn học nhà nho Nam Bộ nói riêng được tốt hơn. Nghiên cứu văn học nhà nho và con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX còn có ý nghĩa quan trọng thiết thực trong thực tiễn giáo dục hiện nay, nhất là đối với việc tìm kiếm mẫu hình con người Việt Nam trong thời kỳ đổi mới trên cơ sở biết tiếp thu những giá trị truyền thống. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu vấn đề con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX, luận án nhằm chỉ ra, làm rõ những đặc trưng của mẫu hình con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ ở môṭ giai đoaṇ đăc̣ biêṭ của lic̣h sử dân tôc̣; xác định những đóng góp có ý nghĩa xã hội - thẩm mỹ của văn học nhà nho Nam Bộ qua việc thể hiện con người trung nghĩa; từ đây đề xuất một số vấn đề về nghiên cứu và tiếp nhận văn học nhà nho ở một vùng miền có nhiều đặc điểm riêng. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu 2.2.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài. 2.2.2. Xác định vai trò, vị trí của văn học nhà nho Nam Bộ trong lịch sử văn học dân tộc giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX. 2.2.3. Khảo sát, phân tích, luận giải con người trung nghĩa với các dạng thái và đặc điểm của nó trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. 2.2.4. Khảo sát, phân tích, chỉ ra những nét chính, nổi bật trong phương thức thể hiện của văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. Cuối cùng rút ra một số kết luận về con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ và đề xuất một số vấn đề nghiên cứu có liên quan. 3 3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu của luận án là Con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. 4. PHẠM VI NGHIÊN CỨU Luâṇ án tâp̣ trung tìm hiểu, nghiên cứu con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. Bộ phận văn hoc̣ này rất phong phú và cũng đầy phức tap̣, do nhiều kiểu tác giả nhà nho thuôc̣ nhiều khuynh hướng tư tưởng khác nhau, viết bằng nhiều thể loaị và ngôn ngữ khác nhau (chữ Hán, chữ Nôm, chữ Quốc ngữ, thâṃ chí cả bằng tiếng Pháp) Quan tâm tất cả, nhưng luâṇ án tâp̣ trung vào sáng tác của các tác giả nhà nho viết bằng chữ Hán, chữ Nôm (tiêu biểu như: Phan Thanh Giản, Bùi Hữu Nghĩa, Huỳnh Mẫn Đạt, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông, Phan Văn Trị, Nguyễn Hữu Huân, Nhiêu Tâm, Học Lạc,). Về văn bản sáng tác của các nhà nho Nam Bô ̣ở giai đoaṇ nửa sau thế kỷ XIX, luâṇ án dưạ vào các tài liêụ: Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX (1858 - 1900) do Trần Văn Giàu giới thiệu, Chu Thiên, Đặng Huy Vận, Nguyễn Bỉnh Khôi biên soạn [37]; Thơ văn yêu nước Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX do Bảo Định Giang biên soạn, Ca Văn Thỉnh giới thiệu [42]; Nguyễn Đình Chiểu toàn tập do Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Sỹ Lâm, Nguyễn Thạch Giang biên khảo và chú giải [189, 190]; Thơ văn Phan Thanh Giản do Phan Thị Minh Lễ, Chương Thâu biên soạn [111]; Bộ sưu tập Lương Khê Thi văn thảo do chính Phan Thanh Giản và các con trai của ông sưu tầm, biên tập và khắc in; Tác phẩm Nguyễn Thông do Cao Tự Thanh - Đoàn Lê Giang biên soạn nhân kỷ niệm lần thứ 100 ngày mất của Nguyễn Thông [172]; Phan Văn Trị - cuộc đời và tác phẩm do Nguyễn Khắc Thuần, Nguyễn Quảng Tuân sưu tầm, biên soaṇ [193]; Di cảo thơ trào phúng Nhiêu Tâm do Nguyễn Xuân Hoanh sưu tầm, biên soaṇ [86]. Nhiều tài liêụ khác có thơ văn của nhà nho Nam Bô ̣ nửa sau thế kỷ XIX như: Văn học miền Nam Lục tỉnh, tập 3 với chủ đề Văn học Hán Nôm thời kháng Pháp và thuộc Pháp do Nguyễn Văn Hầu biên soạn [82]; Nhân vật lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (Quyển 2 - Cuộc khởi nghĩa ở Nam Kỳ) do Vũ Thanh Sơn biên soạn [161]; Nguyễn Trung Trực - Một Kinh Kha của miền Nam do Tạp chí Xưa và Nay tập hợp các bài viết của nhiều tác giả để xuất bản sách [73]; 5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Để thực hiện đề tài này, luận án sử dụng phối hợp các phương pháp nghiên cứu sau: - Phương pháp liên ngành: Phương pháp liên ngành giúp cho việc huy động các nguồn tri thức khác nhau (về văn hóa, lịch sử, chính trị, xã hội, nhân học, văn 4 học) nhằm tham chiếu, soi tỏ, phục vụ cho vấn đề được tập trung nghiên cứu (con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX). - Phương pháp lịch sử: Phương pháp này giúp trình bày vấn đề (quan niệm trung nghĩa và con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ) trong tiến trình vận động và phát triển của nó, đồng thời dùng để tái diễn những nét lớn của bối cảnh lịch sử - văn hóa - xã hội ảnh hưởng đến văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. - Phương pháp thông diễn học: Phương pháp này được áp dụng, giúp giải thích các thuật ngữ, quan niệm trung nghĩa, con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. - Phương pháp thống kê - miêu tả: Phương pháp này được vận dụng nhằm thống kê, miêu tả, trình bày những nội dung cụ thể, chi tiết của văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX liên quan đến con người trung nghĩa. - Phương pháp phân tích - tổng hợp: Phương pháp này dùng để phân tích và tổng hợp các yếu tố qua tác phẩm và hệ thống các tác phẩm, nhằm làm rõ những đặc điểm của con người trung nghĩa và sự thể hiện con người trung nghĩa của các nhà nho Nam Bộ trong văn học nửa sau thế kỷ XIX. - Phương pháp so sánh - đối chiếu: Phương pháp này dùng để chỉ ra sự tương đồng và khác biệt, sự đa dạng và thống nhất trong quan niệm (về trung nghĩa và con người trung nghĩa) của các tác giả nhà nho cùng vùng miền (Nam Bộ) cũng như khác vùng miền (Nam Bộ, Trung Bộ, Bắc Bộ). - Phương pháp loại hình: Phương pháp này vận dụng tiêu chí loại hình (loại hình tác giả, loại hình tác phẩm, loại hình văn học) để nhìn vấn đề theo hệ “cộng đồng giá trị”. - Phương pháp cấu trúc - hệ thống: Phương pháp này được dùng để xâu chuỗi, hệ thống vấn đề nghiên cứu và nhìn chúng trong tính cấu trúc chỉnh thể... 6. ĐÓNG GÓP CỦA LUẬN ÁN 6.1. Luận án là công trình nghiên cứu về con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX với cái nhìn tập trung và hệ thống. 6.2. Với vấn đề được nghiên cứu, luận án cố gắng bao quát, phác thảo bức tranh văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX từ diện mạo đến đường hướng vận động, phát triển và vai trò, vị trí của nó trong lịch sử văn học dân tộc. 6.3. Luận án là công trình đi sâu khảo sát, phân tích, xác định những đặc điểm nổi bật của con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế 5 kỷ XIX, từ đây góp phần làm sáng tỏ một số vấn đề phức tạp, không dễ lĩnh hội về nội dung, tư tưởng của bộ phận văn học này. 6.4. Luận án chỉ ra, xác định và làm rõ những đặc điểm chủ yếu trong phương thức thể hiện con người trung nghĩa của văn học nhà nho Nam Bộ giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX. 6.5. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho việc tìm hiểu, nghiên cứu về con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nói riêng, văn học nhà nho nói chung ở môṭ giai đoaṇ đăc̣ biêṭ của lic̣h sử dân tôc̣: giai đoaṇ nửa sau thế kỷ XIX. 7. CẤU TRÚC LUẬN ÁN Ngoài Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, nội dung chính của luận án được triển khai trong 4 chương: Chương 1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài Chương 2. Cơ sở hình thành và vai trò, vị thế của văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX trong lịch sử văn học dân tộc Chương 3. Đặc điểm của con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX Chương 4. Phương thức thể hiện con người trung nghĩa của văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX 6 Chương 1 TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Vấn đề nghiên cứu văn học nhà nho và văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX 1.1.1.1. Về văn học nhà nho trong lịch sử văn học Việt Nam trung đại nói chung Nho giáo ảnh hưởng, chi phối sâu sắc, nhiều mặt đến văn học Việt Nam trung đại, nhà nho lại là lực lượng sáng tác chủ đạo của văn học Việt Nam trung đại. Văn học nửa sau thế kỷ XIX là một giai đoạn văn học có vai trò, vị trí quan trọng trong lịch sử văn học dân tộc. Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về văn học trung đại Việt Nam, trong đó có đề câp̣ đến văn hoc̣ Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX - phần văn hoc̣ do nhà nho sáng tác. Vì vậy có bao nhiêu công trình nghiên cứu về văn học Việt Nam thời kỳ này, thì dường như có bấy nhiêu công trình đề cập đến Nho giáo và văn học nhà nho, hoặc ở dạng khái quát, văn học sử; hoặc ở dạng đi sâu vào từng tác giả, tác phẩm cụ thể. Trước hết, có thể thấy từ khi có các công trình nghiên cứu về Nho giáo của các tác giả Phan Bội Châu, Trần Trọng Kim, Ngô Tất Tố, Đào Duy Anh, Nguyễn Đăng Thục, Nguyễn Hiến Lê, Giản Chi, Nguyễn Duy Cần, Bùi Văn Nguyên, Trần Trọng Sâm, Hoàng Tuấn, Lê Văn Quán, Đỗ Anh Thơ, v.v, việc nghiên cứu văn học Nho giáo, văn học nhà nho càng được chú ý hơn. Công trình Việt Nam văn học sử yếu của Dương Quảng Hàm [80] có thể coi là công trình mở đầu nói về “ảnh hưởng của nước Tàu”, về “văn chương cổ điển - những điều giản ước về sách giáo khoa cũ để học chữ Nho”. Trong Chương thứ 3, Dương Quảng Hàm viết: “ dân tộc Việt Nam ngay từ khi thành lập đã chịu ảnh hưởng của văn hóa Tàu. Cái văn hóa ấy truyền sang nước ta có nhiều cách, tức là nhờ sự học chữ nho và sách chữ nho”, “Trong đó các trào lưu tư tưởng của người Tàu có ảnh hưởng sâu sắc đến dân tộc ta, nhất là Nho giáo” [109, tr.204]. Trong những năm 1945 - 1954, có thể kể đến một số công trình như: Việt Nam văn học sử trích yếu (1949) của Nghiêm Toản, Văn học sử Việt Nam hậu bán thế kỷ XIX (1952) của Nguyễn Tường Phượng - Bùi Hữu Sủng. Đáng chú ý, hai công trình Việt Nam văn học sử giản ước tân biên của Phạm Thế Ngũ [143], [144] và Bảng lược đồ văn học Việt Nam của Thanh Lãng [103] đã khẳng định sự tồn tại của văn học nhà nho và có những nhận định đánh giá sát, đúng về văn học nhà nho. Đây là hai công trình khá tiêu biểu, nổi bật nghiên cứu văn học nhà nho từ rất sớm, đưa ra những nhận định có giá trị, 7 khẳng định sự tồn tại của bộ phận văn học nhà nho ở các mức độ khác nhau. Các tác giả có đề cập Nguyễn Đình Chiểu như một đối tượng nghiên cứu, tuy nhiên việc đánh giá di sản văn chương của Nguyễn Đình Chiểu vẫn còn thiên lệch, phiến diện. Các nhà nghiên cứu ít nhiều có những né tránh trong đánh giá dẫn đến việc phủ nhận sự ảnh hưởng hoặc chưa khẳng định đúng mức những giá trị, đóng góp của văn học nhà Nho. Từ sau Cách mạng tháng Tám đến đầu thập kỷ 80 của thế kỷ XX, đáng chú ý là công trình Sự phát triển của tư tưởng Việt Nam: từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám của Trần Văn Giàu [35], [36]. Khi phân tích đạo đức Nho giáo nói chung, đạo đức trung nói riêng, Trần Văn Giàu đặt vấn đề: “Lắm khi chữ hiếu đặt trước cả chữ trung, đạo hiếu được xem là nền của đạo trung”, “trung hiếu là hai đức tính cơ bản của con người mà luân lý Nho giáo đòi hỏi một cách nghiêm khắc. Đánh giá con người, nhận xét hành vi, tất thảy đều lấy trung hiếu làm tiêu chuẩn” [35, tr.241-246]. Tác giả nghiên cứu Nho giáo trên phương diện tư tưởng chứ chưa nhấn mạnh vai trò Nho giáo tới đời sống văn học. Trong những năm sau đó, giới nghiên cứu quan tâm nhiều, nghiên cứu hệ thống hơn về loại hình nhà nho, tiêu biểu như Nguyễn Khắc Viện, Trần Đình Hượu, Quang Đạm. Nguyễn Khắc Viện với công trình Bàn về Đạo Nho đã phân tích những giá trị tích cực cũng như những hạn chế lịch sử của Đạo Nho, mối quan hệ của Đạo Nho với truyền thống văn hóa Việt Nam, trong đó có đề cập yếu tố “nghĩa”. Tác giả cũng đề cập mẫu hình con người, sự kết hợp Đông - Tây của con người Việt Nam trên con đường hội nhập với thế giới, làm rõ một “đạo lý” đẹp đẽ và chung thủy của người sĩ phu trung thực, hết lòng vì nước, vì dân. Đặc biệt Trần Đình Hượu với các bài viết “Mấy ý kiến bàn về vấn đề nghiên cứu Nho giáo”, “Nho giáo và văn học nghệ thuật” (đã được tập hợp trong sách Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại), quan tâm đến mối quan hệ giữa văn học và Nho giáo với nhiều nhận định sâu sắc: “Nho giáo chi phối văn học nghệ thuật hình thành trong lịch sử cả vùng một loại hình văn sĩ, nghệ sĩ, một loại hình văn học nghệ thuật, viết cùng những thể loại, theo cùng một quan niệm văn học” [100, tr.20]. Bàn về ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn học nghệ thuật, Trần Đình Hượu xác định thêm: “Nho giáo gây ra tác dụng kìm hãm nặng nề đối với văn học nghệ thuật Ngự trị lâu dài như thế văn học nghệ thuật của Nho giáo tác động rất mạnh đến truyền thống của các dân tộc” [100, tr.44-45]. Từ sau ngày thống nhất đất nước, việc nghiên cứu văn học sử có những thay đổi lớn, đem lại cái nhìn mới và góp thêm tiếng nói phong phú và đa dạng về văn học nửa sau thế kỷ XIX. Gần đây, Phương Lựu với tham luận “Khái quát về quan niệm văn học Nho giáo ở Việt Nam” tại Hội thảo quốc tế do Viện Hán Nôm Việt Nam và Viện Harward-Yenching Hoa Kỳ tổ chức (2004) tại Hà Nội nhận diện “ảnh hưởng của Nho 8 giáo đối với văn học Việt Nam trung cận đại” theo hướng miêu tả cụ thể - điều mà học thuật đang quan tâm. Thực ra, việc nghiên cứu về Nho giáo suốt một thời kỳ dài ở nước ta bị “trì trệ” khá lâu sau những công trình có tính chất mô tả tổng quan của Trần Trọng Kim (viết năm 1928 và in 2-3 lần năm 1932). Mặc dù, sách của Trần Trọng Kim chỉ có tính mô tả nhưng nó lại mang tính nhập môn rất cần thiết, Sau đó có một số bài viết, một số người phê bình theo nghĩa là đối thoại, bàn luận thêm. Trong đó Đào Duy Anh với cuốn Khổng giáo phê bình tiểu luận được coi là “công trình đầu tiên và có lẽ là duy nhất trước Cách mạng tháng Tám đã thử vận dụng thế giới quan Mác-xít để khảo sát và đánh giá Nho giáo” (Dẫn theo nhận xét của Trần Ngọc Vương, https://baomoi.com/pgs- ts-tran-ngoc-vuong-thuong-phai-chinh/c/7583940.epi). Về văn học nửa sau thế kỷ XIX có thể kể tên một số công trình tiêu biểu như Lịch sử văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX của Nguyễn Lộc [116]; Lịch sử văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX của tập thể tác giả Đại học Sư phạm I (Lê Trí Viễn, Phan Côn, Nguyễn Đình Chú, Huỳnh Lý, Lê Hoài Nam [203]; “Lời giới thiệu” của Trần Văn Giàu trong Hợp tuyển thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX [55]. Trần Văn Giàu đề cập tư tưởng chủ đạo trong sáng tác của các nhà nho yêu nước giai đoạn này, là: “việc nghĩa phải làm, không kể đến thành bại”, “tư tưởng trung quân: hình ảnh vua càng mờ xuống, vị trí dân càng lên cao” [55, tr.24, 32]. Cũng Trần Văn Giàu, trong công trình Tư tưởng yêu nước trong dòng chủ lưu của văn học Việt Nam [39] với bài viết “Nguyễn Đình Chiểu: đạo làm người”, tác giả nêu khái niệm về “Nghĩa”: “là lẽ phải; Gặp việc nghĩa phải làm, không làm không dũng, mà làm người thì phải dũng, không dũng không ra người; Làm việc nghĩa không suy tính lợi hại, làm việc nghĩa mà dù có thiệt cho riêng mình, có chết đi nữa cũng cứ phải làm; Làm việc nghĩa không cần báo đáp” [39, tr.254]. Ông có những đánh giá khái quát vấn đề trung nghĩa giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX, tuy nhiên đấy chưa phải là công trình nghiên cứu tư tưởng trung nghĩa, con người trung nghĩa trong văn học. Công trình Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX của Nguyễn Lộc [117], viết về hai giai đoạn hết sức quan trọng trong văn học Việt Nam trung đại: một giai đoạn đỉnh cao, một giai đoạn là bước chuyển mình của văn học dân tộc từ trung đại sang cận, hiện đại. Quyển sách trình bày quá trình phát triển văn học Việt Nam qua hai giai đoạn nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX, và giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX. Theo tác giả, văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX thể hiện bằng thơ văn yêu nước chống thực dân Pháp xâm lược và bọn tay sai bán nước; văn học mang tính tố cáo hiện thực sâu sắc; văn học có những đổi mới khác hẳn so với giai đoạn trước (nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX). Nguyễn Lộc cũng phân chia các khuynh hướng văn học và dành 6 chương giới thiệu, khái quát 6 9 tác giả là nhà nho: Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông, Nguyễn Xuân Ôn, Nguyễn Quang Bích, Nguyễn Khuyến, Trần Tế Xương. Công trình Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 - 1930 của Trần Đình Hượu và Lê Chí Dũng [98] xem giai đoạn văn học 1900 - 1930 như một sự chuyển hóa, chuẩn bị cho sự ra đời văn học Việt Nam hiện đại. Theo các tác giả, tính chất giao thời biểu hiện ở sự tồn tại song song hai nền văn học cũ và mới với hai lực lượng sáng tác; hai công chúng với hai quan niệm văn học, hai ngôn ngữ văn học ở hai địa bàn khác nhau. Trần Đình Hượu với công trình Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại [100] cho rằng để hiểu hơn nhà nho Việt Nam cần phải đánh giá sự tiếp xúc của họ với Nho giáo và văn học Trung Quốc, đồng thời phải lưu ý đến tình hình phát triển không đồng đều của các vùng đất nước. Về nhà Nho theo Trần Đình Hượu, không nên hiểu là những người học chữ Hán, đọc sách thánh hiền, giữ đạo tam cương ngũ thường mà cần nhìn họ như một tầng lớp xã hội, một đội ngũ có nhiều loại hình. Với công trình này, ông chia nhà nho ra làm ba loại: nhà nho hành đạo, nhà nho ẩn dật và nhà nho tài tử. Trần Đình Hượu khảo sát một số hiện tượng văn học - những trường hợp nhà nho tiêu biểu như Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Khuyến, Nguyễn Thông, Phan Bội Châu, Tản Đà,; ảnh hưởn... tr.307, 310]. Ngoài ra, còn những nghiên cứu khác như: “Sự vận dụng Nho giáo trên lập trường nhân dân của Nguyễn Đình Chiểu” của Nguyễn Đức Sự, “Tính nhân dân của Nguyễn Đình Chiểu” của Phan Ngọc, “Truyện Lục Vân Tiên và vấn đề quan hệ đạo đức và thẩm mỹ” của Lâm Vinh, “Nguyễn Đình Chiểu qua trang đời, trang văn” của Thạch Phương - Mai Quốc Liên,... Về tác phẩm Lục Vân Tiên có một số học giả người Pháp như: G. Aubaret, A. Michels, G. Jeanneau,... tìm hiểu giá trị nội dung, luân lý đạo đức cũng như nghệ thuật diễn tả tâm lý, tình cảm nhân vật. Năm 1864, Gabriel Aubaret đã dịch Lục 20 Vân Tiên ra tiếng Pháp và có lời tán dương: “ở tác phẩm đó những tính căn bản của một dân tộc mà chúng tôi đã chung sống rất lâu,... sản phẩm của trí tuệ con người đạt được cái ưu điểm hiếm có tiêu biểu được một cách trung thành tình cảm của cả một dân tộc” [186, tr.624]. Báo Courrier de Sai Gon, số 14, 20/7/1866 đã khẳng định: “vẻ tươi sáng cứng cỏi của những tình cảm xứng đáng với các dân tộc tiên tiến”, “danh phẩm này đã diễn tả rất khéo léo những phong tục và tư tưởng của một dân tộc rất đáng để ý về mọi phương diện” [186, tr.626]. Năm 1873, G. Jeanneau đã ấn hành Lục Vân Tiên ra chữ Quốc ngữ, góp phần phổ biến tác phẩm sâu rộng trong nhân dân. Năm 1866, Engène Bajot dịch Lục Vân Tiên ra thơ Pháp, tuy không lột tả hết tinh thần của nguyên tác nhưng cũng chuyển tải được một số nội dung cốt truyện. Các bài viết của những nhà nghiên cứu trong và ngoài nước trên, bằng thái độ nghiêm túc, khoa học, tập trung đi sâu đề cao sự linh hoạt tư tưởng trung, nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu, nêu cao triết lý hành động tích cực, lấy “dân” và “nước” làm gốc,... Năm 1961 ở Hà Nội, lần đầu tiên cuốn Thơ văn Nguyễn Thông [188] do Ca Văn Thỉnh, Bảo Định Giang giới thiệu, Lê Thước, Phạm Khắc Khoan dịch. Từ đó đến nay, nhiều sách văn học khi nói đến Nguyễn Thông, chủ yếu dựa vào sách này. Nhân kỷ niệm 100 năm ngày mất của Nguyễn Thông, các tác giả Ca Văn Thỉnh và Bảo Định Giang dựa trên quá trình nghiên cứu thêm về Nguyễn Thông đã giới thiệu cuốn Nguyễn Thông, con người và tác phẩm [191]. Tác giả Cao Tự Thanh và Đoàn Lê Giang trong cuốn Tác phẩm Nguyễn Thông [172] đã nhận định: “Giữa những âm sắc khác nhau trong dòng văn chương yêu nước chống Pháp nửa sau thế kỷ XIX, tiếng thơ Nguyễn Thông đã cất lên như tiếng lòng tha thiết của một người cầm bút - một nhà thơ chân chính rơi vào nghịch cảnh nhưng vẫn giữ vẹn tấm lòng son sắt với quê hương” [172, tr.38]. Trong cuốn sách này tác giả đề cập đến điểm giống và khác nhau giữa hai nhà chí sĩ yêu nước Nguyễn Thông và Nguyễn Đình Chiểu. Cuốn Từ điển văn học (Bộ mới) [85] cũng đề cập đến Nguyễn Thông với tư cách một nhà nho - trí thức phong kiến có tài và hoạt động trên khá nhiều lĩnh vực. Nhưng theo các tác giả: “Nổi bật và bao trùm thơ văn Nguyễn Thông là tấm lòng thiết tha yêu mến quê hương mà ông phải lìa bỏ vì không chịu sống trên đất kẻ thù đã chiếm đóng. Đó là nét đặc sắc của một con người tiêu biểu cho phong trào “tỵ địa” - một trong những phong trào yêu nước ở Nam Bộ nửa cuối thế kỷ XIX” [85, tr.1189]. Hơn một thế kỷ qua, tên tuổi và cuộc đời Nguyễn Thông có ảnh hưởng lớn đối với nền văn học nước nhà. Song cho đến nay số lượng công trình nghiên cứu sự nghiệp thơ văn Nguyễn Thông chưa phải là nhiều. Thành tựu nghiên cứu về Nguyễn Thông chưa xứng đáng với tầm vóc của ông. 21 Có thể tìm thấy những thông tin hữu ích về nhà nho Tây Nam Bộ - Nguyễn Thông qua các sách Nguyễn Thông con người và tác phẩm của Ca Văn Thỉnh - Bảo Định Giang [191]; Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII nửa đầu thế kỷ XIX của Nguyễn Lộc [117]; Từ điển văn học do Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá chủ biên [85]; Từ điển văn học Việt Nam - Từ nguồn gốc đến hết thế kỷ XIX do Lại Nguyên Ân chủ biên [5];... Các tác giả trên chủ yếu xem xét thơ văn Nguyễn Thông trên phương diện cuộc đời và tác phẩm. Vấn đề con người trung nghĩa trong thơ văn của Nguyễn Thông chưa được làm rõ. Tiếp theo có bài viết về Phan Văn Trị: “Trăm năm vẫn sáng ngời đạo nghĩa” của Đặng Duy Khôi. Theo tác giả bài viết, Phan Văn Trị “trọn đời trung trinh tiết liệt, dùng thơ văn của mình để góp phần đấu tranh với kẻ thù xâm lược... Trăm năm đã qua, đạo nghĩa và tài năng của cụ Cử Trị mãi là ngọn đuốc sáng, soi đường cho thế hệ hôm nay”. Về Nhiêu Tâm, đáng chú ý có các bài viết như: “Thơ trào phúng ở miền Nam” (1957), “Đỗ Minh Tâm - một nhà thơ trào phúng” (1958) của Thái Bạch; “Nhà thơ trào phúng của miền Nam” (1957) của Nguyễn Tử Năng; “Thi ca châm biếm trào lộng Việt Nam” (1969) của Hoàng Trọng Thược. Các bài viết của các nhà nghiên cứu “đều thống nhất quan điểm cho rằng Nhiêu Tâm là nhà thơ trào phúng đặc sắc của miền Nam”. Phan Mạnh Hùng trong bài “Một ít tư liệu về Nhiêu Tâm nhà thơ trào phúng đất Nam Kỳ thời cận đại” (2013) khẳng định: “tiếng thơ Nhiêu Tâm không chỉ mang sắc thái trào phúng mà còn có ý vị thâm trầm của tâm hồn đa cảm, cảm thông với phận đời, tình người” [94, tr.31]. Đối với Học Lạc, có bài viết “Học Lạc - nhà thơ trào phúng miền Nam” (1957) của Nguyễn Tử Năng; “Thử đánh giá Học Lạc, nhà thơ trào phúng miền Nam” (1958) của Hồ Tuấn Niêm; “Học Lạc - Thi sĩ trào phúng của miền Nam nước Việt” (2008) của Lê Minh Quốc; “Học Lạc - nhà thơ trào phúng đất Nam Bộ” (2009) của Huỳnh Mẫn Chi;... Ngoài ra, còn khá nhiều bài viết nghiên cứu, đánh giá giá trị thơ văn của một số nhà nho Nam Bộ khác như Trương Định, Bùi Hữu Nghĩa,... Nhìn chung, các bài viết của những nhà nghiên cứu trên mới nêu những nhận định khái quát hoặc đi sâu phân tích, bình luận về một số tác giả trào phúng tiêu biểu. Các bài viết ấy không chỉ đề cao vấn đề trung và nghĩa mà còn ngợi ca những tác phẩm văn học yêu nước có sự gắn bó với cuộc đời nhà nho hay phê phán, vạch mặt bọn bán nước phản động, Các nhà nghiên cứu đều khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của các nhà nho Nam Bộ trong nền văn học nước nhà. Tuy nhiên, chưa có công trình nào đi sâu nghiên cứu con người trung nghĩa trong văn học của các nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. Cũng đánh giá về văn học giai đoạn này, gần đây có một số luận án tiến sĩ văn học nghiên cứu về văn học nhà nho. Có thể kể đến: Trí thức Nam kỳ đối mặt với cuộc 22 chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp trong nửa sau thế kỷ XIX (qua các trường hợp Nguyễn Đình Chiểu, Phan Thanh Giản, Nguyễn Thông, Trương Vĩnh Ký (2003) của Trần Thị Kim Dung [22]; Nhận diện loại hình tác giả nhà nho ẩn dật và vai trò của họ trong văn học trung đại Việt Nam (2012) của Lê Văn Tấn. Ngoài ra, một số luận văn Thạc sĩ cũng đề cập văn học nhà nho nửa sau thế kỷ XIX như: Hiện tượng phản tỉnh trong văn học nửa sau thế kỷ XIX (2004) của Vũ Thị Ngọc Tú; Đặc sắc thơ cảm hoài trong văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX (2005) của Hoàng Thị Tuyết Anh; Nghiên cứu sự tiếp nhận sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu (2005) của Đoàn Trần Ái Thy; Kiểu tác giả nhà nho tài tử trong văn học Việt Nam nửa sau thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX (2007) của Nguyễn Thị Kim Anh; Đặc điểm thơ trào phúng Nam Bộ cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX (2014) của Trần Thế Vỹ; Con người trung nghĩa trong sáng tác của các nhà nho Cần Vương cuối thế kỷ XIX (2014) của Nguyễn Thị Vân Trang, Nhìn chung các luận văn, luận án tuy có nhắc đến vấn đề trung nghĩa, con người trung nghĩa trong văn học nhà nho, nhưng đấy chưa phải là vấn đề trung nghĩa, con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. Con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX còn là vấn đề có ý nghĩa sâu sắc về nhiều mặt, một cách đầy đủ, hệ thống. Luâṇ án nghiên cứu Con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX với tư cách là môṭ vấn đề chuyên biêṭ. 1.1.2.2. Về mẫu hình con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX Có thể thấy mẫu hình con người trung nghĩa được đề cập trong các công trình với các ý kiến đáng chú ý. Phạm Văn Đồng trong bài viết: “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc” (1963) đã khẳng định giá trị văn chương Nguyễn Đình Chiểu và đề cập việc xây dựng mẫu hình các nhân vật chính nghĩa của nhà thơ. Ông cho rằng phải hiểu đúng tác phẩm Lục Vân Tiên mới thấy hết giá trị của nó, “bản trường ca ca ngợi chính nghĩa, những đạo đức đáng quý trọng ở đời, ca ngợi những người trung nghĩa” [186, tr.73]. Cao Tự Thanh, Đoàn Lê Giang trong phần “Giới thiệu Nguyễn Thông và văn bản tác phẩm Nguyễn Thông” đã khẳng định tư tưởng yêu nước thương dân của Nguyễn Thông và nhận thấy Nguyễn Thông tự điều chỉnh mình trở về với ý thức trung quân nhưng con người này cũng không tránh khỏi bi kịch với “những mâu thuẫn vò xé tâm hồn: mâu thuẫn giữa ý thức trung quân và tinh thần yêu nước”; “từ đây, lý tưởng xã hội tiến bộ ở ông đã có điều kiện chuyển hóa trực tiếp thành tư tưởng thương dân yêu nước” [172, tr.35, 45]. Nguyễn Thông từng đề cao mẫu 23 hình con người “quyên sinh để giữ vững khí tiết”. Đó là mẫu hình con người mang “những giá trị tích cực trong đời sống tinh thần dân tộc” [172, tr.47]. Các tác giả Lê Trí Viễn, Phan Côn, Nguyễn Đình Chú, Huỳnh Lý, Lê Hoài Nam trong cuốn Lịch sử văn học Việt Nam, tập IV [203] thì cho rằng hai nhân vật chính trong thơ văn yêu nước chống Pháp là “nhà nho yêu nước và người chiến sĩ nhân dân”, hành động của họ “thể hiện lòng trung với nước, với dân”; “đó là tấm lòng vì nghĩa quên mình, thấy việc cứu nước là phải thì cứ làm” [203, tr.34, 38]. Còn Trần Văn Giàu trong “Lời giới thiệu” cuốn Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX đã đề cập mẫu hình con người trung nghĩa “đặt nghĩa lớn đất nước lên trên quyền lợi cá nhân, lên trên cả tính mạng của mình” và đặt vấn đề “lòng yêu nước”, “vấn đề sống và chết” trong giai đoạn nửa sau thế kỷ XIX [37, tr.25, 26]. Ca Văn Thỉnh trong “Lời mở đầu” tiểu luận Những ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX đã nói đến mẫu hình con người trung nghĩa yêu nước: “thấy việc nghĩa phải làm, trước nạn ngoại xâm có nghĩa là phải cứu nước cứu nhà, dù phải hy sinh tính mạng cũng không lùi bước” [43, tr.53]. Huỳnh Công Tín với bài “Phan Thanh Giản - Vị tiến sĩ đầu tiên đất Nam Kỳ” cho rằng: “Phan Thanh Giản mang bi kịch mâu thuẫn giữa trung quân và ái quốc, yêu nước, thương dân mà lo không tròn bổn phận, cụ đã tự làm bản án cho chính mình: đó là cái chết. Một cuộc đời thanh sạch, thật đáng để lại gương soi cho hậu thế”; “Nói như Cao Tự Thanh: “cái số phận nhiều cay đắng mà ít vinh quang” [197]. Nguyễn Khắc Thuần, Nguyễn Quảng Tuân trong “Lời tựa” cuốn Phan Văn Trị - cuộc đời và tác phẩm cũng đề cập mẫu hình con người trung nghĩa với “những tấm gương chiến đấu, hy sinh mẫu mực” [193, tr.11]. Đây là mẫu hình con người với những phẩm chất cao quý. Phan Văn Trị nhắc đến “quan hệ vua tôi” nhưng không lùi bước trước quân thù, “quyết đi theo chí nguyện của mình” và lên án “bọn đầu trâu mặt ngựa”, “phản bạn lừa thầy” [193, tr.12]. Bùi Hữu Nghĩa phải trả một giá đắt cho sự “thanh liêm chánh trực của mình giữa thời nhiễu nhương” [193, tr.69]. Hồ Huân Nghiệp “đi theo tiếng gọi của nghĩa quân Trương Định” [193, tr.69] nên đã bị kẻ thù xử tử. Huỳnh Mẫn Đạt trước sau vẫn “bất hợp tác với thực dân Pháp” và công khai bày tỏ “sự khâm phục và lòng kính trọng sâu sắc của mình đối với người anh hùng Nguyễn Trung Trực” [193, tr.70]. Bên cạnh đó còn có những mẫu hình nổi bật khác như Trần Thiện Chánh, Học Lạc, Nhiêu Tâm, và hàng loạt những hình tượng con người trung nghĩa khác. Đây là mẫu hình con người trung nghĩa được thể hiện qua hình tượng cái tôi trữ tình trong sáng tác. Các nhà nho yêu nước đã dựng lên bức chân dung tự họa (hình tượng tác giả) với những băn khoăn, lo lắng cho thực trạng đất nước. Đặc biệt mẫu hình con người trung nghĩa đều được các tác giả văn học (là nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX) ngợi ca qua các tấm gương trung nghĩa có thật trong 24 lịch sử dân tộc. Họ là những nghĩa sĩ xả thân hy sinh vì đại nghiệp của dân tộc. Họ đại diện cho nhân dân yêu nước Nam Bộ với tính cách nghĩa hiệp đáng trọng. Những nhân vật trong thơ, văn tế, hịch, truyện, hy sinh vì nước như Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương, Nguyễn Hữu Huân, Phan Tòng, Trần Văn Thành,... từ ngoài đời bước vào tác phẩm, và rồi từ tác phẩm bước ra cuộc đời đã khơi dậy lòng căm thù giặc và tinh thần yêu nước của nhân dân ta. Phan Thanh Giản cũng ca ngợi: “từ thuở tiên sanh lấy lối học nghĩa lý để giáo hóa; tới nay, dân gian trong Lục tỉnh Nam kỳ, tỏ lòng trung nghĩa, cảm phát, dám hy sanh tới tánh mạng, [192, tr.19]. Vì vậy những con người yêu nước đã tạo nên sự đa dạng và thống nhất của mẫu hình con người trung nghĩa trong văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. Các bài viết của tác giả nước ngoài đề cập đến mẫu hình con người trung nghĩa như: A. Delvaux trong L’ambassade de Phan - Thanh - Gian en 1863 (1926) [219] nói đến Phan Thanh Giản; MW. McLeod trong Trương Định and Vietnamese Anti- Colonialism (1993) [229] đề cập người anh hùng Trương Định và chủ nghĩa chống chủ nghĩa thực dân; cũng trong Lettre autographe de Legrand de la Liraye au sujet de la distribution des bằng cấp par Quản Định [227] nói về người anh hùng Trương Định đã không theo lệnh ngưng chiến, lại còn giả truyền mật chỉ hay phát bằng cấp của triều đình để cổ vũ nhân dân kháng chiến; PTM Lê, Pierre PH. Chanfreau trong Phan Thanh Gian patriote et précurseur du Vietnam moderne (2002) [232] bàn đến con người yêu nước Phan Thanh Giản và người báo hiếu của nước Việt Nam hiện đại; ME. Osborne trong Truong Vinh Ky and Phan Thanh Gian: The Problem of a Nationalist Interpretation of 19th Century Vietnamese History (1970) [228] đã giải thích về vấn đề lịch sử Việt Nam; C. Kelley cũng đưa ra một số kết luận nhưng thiếu tính lịch sử, suy đoán chủ quan, dựa trên một số tư liệu không có ý nghĩa phổ quát, chưa chú ý nghiên cứu lịch sử, văn hóa từ góc nhìn toàn diện lịch sử - cụ thể, chưa thấy hết “ý thức về độc lập dân tộc, yêu nước, sẵn sàng hy sinh tính mạng vì các giá trị này” qua các tên tuổi Hoàng Diệu, Nguyễn Tri Phương, Trương Công Định, Nguyễn Trung Trực, Nguyễn Đình Chiểu, Phan Đình Phùng, Hoàng Hoa Thám,... (xem bài viết “Nghiên cứu phi lịch sử, hay thực hành “chủ nghĩa thực dân tinh thần?” (2014) của Nguyễn Hòa ( Paulin Vial trong Les premières années de la Cochinchine - Colonie francaise (1874) đề cập phong trào đấu tranh của những con người yêu nước: “sự kiện này được coi như một biến cố đau đớn làm người An Nam phấn khởi tinh thần và gây xúc động sâu xa trong người Pháp” [231, tr.124-126]; De. Septans trong Les commencements de L’Indochine Francaise cũng thừa nhận tình trạng khốn quẫn của quân Pháp: “sức khỏe đã bị suy giảm trầm trọng, những cơn mệt mỏi và 25 những trận chiến đấu, bệnh dịch tả và kiết lỵ sát hại từng đoàn quân bất hạnh” [222, tr.177]; “chính họ đã phải nhận định: cuộc đấu tranh với nước này còn khó hơn cuộc chiến tranh với vương quốc Trung Hoa” [223, tr.352];... Như vậy, đã có không ít các công trình, bài viết trong và ngoài nước nghiên cứu văn học nhà nho và văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX. Tuy nhiên, vấn đề con người trung nghĩa trong sáng tác của các nhà nho Nam Bộ là vấn đề lớn, phức tạp, mang tính chuyên biệt, cần được khảo sát, phân tích thấu đáo, cần được nghiên cứu chuyên sâu, có tính hệ thống. 1.2. Cơ sở lý thuyết của đề tài 1.2.1. Các lý thuyết nghiên cứu, tìm hiểu về con người trong văn học Con người là đối tượng nghiên cứu, miêu tả của văn học, những mặt liên quan đến con người, thuộc về con người đều nằm trong phạm vi nhận thức của văn học. Theo quan điểm của K. Marx: “con người là thực thể tự nhiên có tính người, là “thực thể sinh học - xã hội”, “trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa các quan hệ xã hội” [79, tr.331]. Văn chương lấy con người làm đối tượng miêu tả, phản ánh, đặc biệt trong văn học trung đại phương Đông, con người được quan niệm như “tầm nhìn của nhà văn và chiều sâu triết lý của tác phẩm” (chữ dùng của Nguyễn Văn Hạnh, sách Lí luận văn học vấn đề và suy nghĩ , Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1999, tr.210). Quan niệm con người trong văn chương có sự thay đổi qua các thời kì phát triển của lịch sử văn học. Các lý thuyết nghiên cứu, tìm hiểu về con người trong văn học trung đại biểu hiện của sự thay đổi tư duy và quan niệm thẩm mỹ về con người. Các lý thuyết nghiên cứu về con người là nguyên tắc lý giải, cảm thụ của chủ thể. Điều này tạo nên chiều sâu, tính độc đáo của con người trong văn học, đó là “sự lý giải, cắt nghĩa sự cảm thấy con người đã được hóa thân thành các nguyên tắc, phương tiện, biện pháp hình thức thể hiện con người trong văn học” [164, tr.59]. Triết học nhìn nhận con người trong mối quan hệ với tự nhiên để tìm hiểu bản chất con người; Mỹ học nhìn nhận con người với những giá trị thuộc về cái đẹp; Đạo đức học nhìn con người thông qua các chuẩn mực, nguyên tắc xử thế, Lão Tử coi con người là yếu tố của Thiên - Địa - Nhân, con người phải gắn bó, hòa hợp với vũ trụ. Nhiều lý thuyết thời trung đại (tiêu biểu như Nho giáo, Phật giáo, Lão giáo) khi đề cập đến con người, đều bàn đến các phạm trù: vô ngã, hữu ngã, bản ngã, tha nhân, xem xét tính đa dạng và phong phú của con người trong mối quan hệ với chính trị, đạo đức. Con người được nhìn nhận như một nhân cách đích thực và được soi chiếu từ nhiều góc nhìn khác nhau, phản ánh sinh động dựa trên những khía cạnh: khoa học, triết học, lịch sử, mỹ học, tôn giáo, đạo đức, Trong từng thời kỳ, từng giai đoạn có những điểm nhìn khác nhau về con người trong văn học, cụ thể hóa thành các kiểu nhân vật, mẫu hình thẩm mỹ trung tâm, Con người hướng đến phẩm chất tư tưởng xả thân, thể hiện mối quan hệ với lịch 26 sử, trên phương diện xã hội, cộng đồng và với thiên nhiên. Sự xuất hiện con người vũ trụ, tự nhiên, tâm linh trong văn học trung đại cho thấy các lý thuyết nghiên cứu về con người trong văn học không ngừng phát triển. Nhà văn quan tâm đến quan niệm nhân đạo chủ nghĩa, quan tâm đến số phận, quyền sống và sự giải phóng con người; quan niệm về con người yêu nước và căm thù giặc sâu sắc, sư hy sinh và tinh thần chiến đấu cho sự nghiệp cứu nước của dân tộc. Các lý thuyết nghiên cứu, nhìn nhận con người trong nhiều mối quan hệ: con người với tự nhiên, vũ trụ; con người với xã hội; con người với quá khứ và hiện tại, Nho giáo (và kéo theo đó là văn chương Nho giáo) quan tâm hàng đầu tới con người xã hội với các dạng thái: con người chức năng - phận vị, con người đạo đức - lễ nghĩa, con người trách nhiệm - nghĩa vụ, Văn chương Nho giáo chú trọng tiêu chí con người nghĩa khí, hành động vì nghĩa để xác lập mẫu hình lí tưởng nhân vật chính diện: sống theo ý thức bổn phận và trách nhiệm với vua, với nước, với các quan hệ ngũ luân. Nho giáo đề cao hàng đầu con người chức năng phận vị, con người đạo đức. Con người đạo đức có thể dẹp bỏ những ham muốn, quyền lợi cá nhân để thực hiện tốt chuẩn mực đạo đức. Đó là những nhân vật sống vì “hiếu, nghĩa, tiết”, “đạo đức trở thành một tiêu chuẩn cơ bản để phân loại con người trong văn chương nhà nho” [183, tr.260]. Con người trong văn chương nhà nho, nói như Nguyễn Đình Chiểu là phải “năm phẩm rừng Nho săn sóc lấy” (năm phẩm chất (ngũ thường): nhân, nghĩa, lễ, trí, tín) [189, tr.315]. Con người trong văn học trung đại được xem như là một yếu tố trong mô hình: “Thiên - Địa - Nhân” (Tam Tài). Quan niệm “Thiên - Địa - Nhân” hay “Thiên nhân tương cảm” chi phối nhiều đến sự biểu hiện con người trong tác phẩm, con người đứng trước trời đất, đối diện với thiên nhiên vũ trụ, sống trong quy tắc “hô, ứng”, không tìm cách đối lập với tự nhiên, ngược lại, cố gắng hòa với tự nhiên. Nho giáo xem “Trời” là đấng chí tôn, từ đó đề xướng “theo mệnh trời”, không nhân cách hóa thành một Ðấng sáng thế. Theo Lão giáo, con người phải sống theo “Ðạo”, ứng xử tốt nhất của con người là “vô vi”. Phật giáo không bàn về Thượng đế, chỉ bàn tới “Chân lý cuối cùng”, về sự giác ngộ chân lý, hòa mình với chân lý. Nói chung, khác với các thuyết lấy con người làm trung tâm, triết học phương Ðông coi con người chỉ là một bộ phận của vũ trụ, của tự nhiên và phải hòa chung vào tự nhiên. Ngoài ra, con người còn bị chi phối bởi một hệ thống tôn giáo, tâm linh, tín ngưỡng, đạo đức, luân lí. Văn chương xưa thường chia các nhân vật trong xã hội thành hai tuyến: thiện - ác, tốt - xấu với mục đích, chức năng nổi bật là giáo huấn. Con người trong văn học trung đại còn là con người của tấm lòng, con người của chí khí. Các nhân vật tự trừu tượng hóa, đem tấm lòng ra đối diện với nhau. Cùng với mô hình con người vũ 27 trụ và con người đạo đức là quan niệm về con người “đấng bậc”. Trong quan niệm của Nguyễn Du, Kim Trọng, Thúy Kiều, Từ Hải là những “đấng”, những “bậc” đáng kính trọng. Họ là “đấng tài hoa” (Đạm Tiên), “bậc tài danh” (Kim Trọng), “bậc bố kinh” (Thúy Kiều), “đấng anh hùng” (Từ Hải),... Nho giáo đề cao sự rèn luyện cá nhân (tu thân), cá nhân phục vụ xã hội, không dựa trên sự cưỡng chế, mà dựa vào sự tự giác của cá nhân. Trong văn học trung đại phương Ðông xuất hiện những tấm gương tự nguyện hy sinh cá nhân cho lợi ích xã hội. Không cần “vua bảo chết, thần chết”, chính thần dân nhiều khi chịu chết một cách tự nguyện vì vua. Chết vì vua không phải chết cho cá nhân nhà vua, mà chết cho lý tưởng xã hội kết tinh ở ngôi vua. Con người trong văn học nói chung và văn học trung đại nói riêng phản ánh cái tôi, giãi bày tư tưởng, tình cảm riêng tư của tác giả. Nhận thức của con người không chỉ ở những hoạt động sống mà cả hoạt động tâm linh, suy tưởng. Con người cá nhân phương Ðông ở chiều sâu nhất là con người hướng thượng, hướng thiện, hướng tới cái thiêng liêng và siêu việt. Ðó có thể là “mệnh”, “đạo”, “vô thượng” ( Tùy theo từng giai đoạn, thời kỳ văn học, con người cá nhân có những đặc điểm khác nhau. Nói đến các lý thuyết về con người thời trung đại ở phương Đông, cũng cần nói đến thuyết về “tính thiện”, “nhân trị” của Mạnh Tử; thuyết “tính ác” và “lễ trị” của Tuân Tử; thuyết “thiên nhân tương cảm” và thuyết “tai dị” huyễn hoặc lạc hậu và nhất là đi đến chỗ hợp nhất phụ quyền vương quyền với thần quyền, biến nhà vua thành một gia trưởng, đế vương, giáo chủ của Đổng Trọng Thư; thuyết “tam giáo đồng nguyên”, “tam giáo hợp nhất” của Liễu Tôn Nguyên, Nho giáo ở từng thời kỳ lại chia ra làm nhiều khuynh hướng khác nhau, thậm chí đối lập nhau. Nhưng cái chung nhất vẫn là “cương thường”. Tất cả các lý thuyết đó đã ảnh hưởng đến việc xây dựng hình tượng con người trong văn học Việt Nam trung đại. 1.2.2. Nho giáo và sự ảnh hưởng, chi phối đến tư tưởng nhà nho và văn học nhà nho Nho giáo chi phối sâu sắc đến nhà nho và văn học nhà nho thời trung đại. Văn chương trung đại thiên về chức năng tác động, truyền cảm hơn là phản ánh, vì ảnh hưởng bởi ba phạm trù chi phối: Tâm, Chí, Đạo (“văn dĩ tải đạo”, “văn dĩ minh đạo”, “thi dĩ ngôn chí”), mang tính giáo huấn, bác học, cao quý, trang nhã, quy phạm, Những quan niệm thi luận về ngôn chí của Phan Phu Tiên, Lý Tử Tấn, Hoàng Đức Lương, Nguyễn Trãi, phản ánh một phần tính chất ảnh hưởng của Nho giáo đến nhà nho và văn học nhà nho. Nhìn chung đại bộ phận nhà nho qua các triều đại dần dần đều thích nghi với chính sách thân dân, tư tưởng dân vi quý tích cực của Nho giáo. Họ đề cao học thuyết đạo đức nhân nghĩa, tôn trọng vương quyền, củng cố giềng mối đạo đức 28 xã hội, xây dựng mẫu người lý tưởng - người quân tử, đồng thời đề cao mẫu người thiên tử - trong tinh thần thiên nhân hợp nhất và chính sách thân dân. Nho giáo từng bước ảnh hưởng sâu đậm đến thơ văn của tác giả nhà nho. Nguyễn Lộc cho rằng: “Các nhà nho theo quan niệm xuất xử của Nho giáo - gặp thời loạn thì lui về ở ẩn, lấy thiên nhiên để di dưỡng tính tình. Họ tìm thấy trong thiên nhiên những phẩm chất đạo đức cao quý của con người theo quan niệm của Nho giáo” [183, tr.268]. Tiếp xúc với nho học chính thống, ngay từ đầu các nhà nho sơ kỳ trung đại đã rất thấm những điều “Tử viết” và các quan điểm văn chương của Khổng - Mạnh (các quan điểm về khả năng “hưng”, “quan”, “quần”, “oán” của thơ ca; “những quan điểm của văn học Nho giáo như “văn dĩ tải đạo”, “thi dĩ ngôn chí”,) từ lâu đã có ảnh hưởng lớn đối với đời sống sáng tác” [117, tr.731]. Thơ nói chí trong văn học nhà nho là chủ đề cơ bản nhưng cũng khá phức tạp, gắn liền với những biến động của đất nước, sự tồn vong của dân tộc. Chí hướng dẫn hành động tập trung cho một lý tưởng, chí của nhà nho xuất phát từ cách vật (hiểu sự vật, hiện tượng, những quy luật khách quan) đến những việc tu - tề - trị - bình theo chiều hướng mở rộng từng bước phạm vi ảnh hưởng của tư tưởng nhân nghĩa. Từ góc độ triết học, Nho giáo thông qua đạo để tác động đến thi ca, phương thức tư duy đó đặt cơ sở trên một số quan niệm về đạo, văn, mỹ, giao cảm, dương cương, âm nhu, phương pháp sáng tác, các kinh nghiệm mỹ cảm. Từ góc độ văn học, theo một phương thức riêng thì Nho giáo và thơ trữ tình có mối quan hệ đặc biệt, thể hiện cảm hứng vui mệnh, đi theo mạch tư duy chiều từ đạo đến văn (Văn bắt nguồn từ đạo - Nguyễn Văn Siêu), vận dụng phạm trù trung thứ, mở rộng phạm vi từ bản thân đến với người khác, từ trái tim đến trái tim. Văn học nhà nho sử dụng những quan niệm định giá phẩm chất thơ ca rất phong phú như: chí, khí, tâm, đạo (Chí là nơi để tâm vào, tâm có chủ trương không theo thói thường, thơ biểu đạt cái chí thông qua hình thức ngôn ngữ thơ, là phương tiện phán ánh tâm của kẻ sĩ quân tử) và thể hiện cảm hứng yêu nước, thân dân, nhân văn, đạo lý thông qua những hình tượng nhà nho (phẩm chất, cảnh ngộ). Có thể nói mẫu hình “nam nhi chí với các chuẩn mực trung, hiếu, tiết nghĩa để xây dựng hình tượng, để phản ánh và biểu hiện” [32, tr.149],... là mẫu hình thẩm mỹ có sức hấp dẫn, khái quát lớn trong văn học nhà nho. Khi chí không thực hiện được, ngôn chí gặp tình huống bi kịch, các nhà thơ thường gặp nhau ở mạch thơ cảm hoài, nhất là trong thời loạn. Con người trong văn học trung đại từ đó mang đậm dấu ấn của con người theo quan niệm của Nho giáo; con người sống không thể không theo những quy định chặt chẽ của ngũ luân (5 mối quan hệ cơ bản: Quân - thần, phụ - tử, phu - phụ, huynh - đệ, bằng - hữu) và ngũ thường (5 phẩm chất thường hằng: nhân, nghĩa, lễ, trí, tín), Trần Đình Hượu cho rằng Nho giáo nhìn nhận con người trong các mối quan hệ luân thường: vua - 29 tôi, cha - con, anh - em, vợ - chồng, “Con người, theo cách hình dung của Nho giáo, sống theo trật tự đẳng cấp tức là có một chức năng luân thường. Giá trị con người là ở đạo đức” [183, tr.260]. Vì thế, đạo đức trở thành một tiêu chuẩn cơ bản để phân loại con người trong văn chương nhà nho. Tuy nhiên ảnh hưởng đến văn học trung đại Việt Nam và con người trong văn học thời kỳ này, không chỉ có Nho giáo. Con người trong văn học trung đại còn chịu ảnh hưởng tư tưởng Phật giáo (vô ngã, từ bi bác ái, sinh - lão - bệnh - tử), Lão giáo (quan niệm cuộc đời phù vân, thoát tục, vô vi, vô hình), Bên cạnh đó, con người trong văn học Việt Nam trung đại chịu ảnh hưởng bởi truyền thống tư tưởng dân tộc. Lý tưởng trung quân - ái quốc, lý tưởng nhân nghĩa của Khổng - Mạnh và tư tưởng truyền thống dân tộc (bản địa) đã khéo tìm gặp nhau, phối - kết hợp được với nhau trong tư tưởng, tình cảm của các nhà nho Việt Nam. Các sáng tác văn học thể hiện thái độ thẩm mỹ tinh thần của Nho giáo và có sự thống nhất với những giá trị tư tưởng truyền thống dân tộc. Con người đại diện cho tinh thần Nho học mà trực tiếp nhất là chính bản thân nhà nho, nhà thơ, vừa ngợi ca, phê phán, vừa cười cợt, trào tiếu chua chát, đắng cay. Con người không thể thoát ra khỏi những giáo lý của Khổng Mạnh về quan hệ vua tôi, suy nghĩ và hành động trước bài toán phức tạp của lịch sử dân tộc, ái quốc không còn đồng nghĩa với trung quân, họ giương cao khẩu hiệu “trung nghĩa” trước giặc Pháp xâm lược. Vì vậy các học thuyết của Nho giáo để lại dấu ấn sâu đậm, khẳng định những giá trị tích cực đối với mọi mặt đời sống văn học, tạo ra một đội ngũ tác giả nhà nho sáng tác dựa trên quan điểm, học thuyết Nho giáo. Họ thể hiện, khẳng định sự ảnh hưởng của Nho giáo đối với văn học Việt Nam trung đại nói chung, văn học nhà nho Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX nói riêng, đem đến cho văn học những sắc thái mới, trước bài toán, yêu cầu của lịch sử dân tộc, đặc biệt là văn học nhà nho Nam Bộ thể hiện hệ thống quan điểm thẩm mỹ với những nguyên tắc nghệ thuật mang đặc trưng Nho giáo. 1.2.3. Truyền thống tư tưởng của con người Việt Nam nói chung, Nam Bộ nói riêng Lịch sử cho thấy truyền thống tư tưởng của con người Việt Nam là yêu nước, anh dũng, cần cù, nhân đạo, thương người, vì nghĩa, thủy chung, Đây là những giá trị truyền thống quý báu của dân tộc được thể hiện chân thực, sinh động trong văn học. Yêu nước là giá trị cao nhất trong hệ thống giá trị tinh thần của dân tộc Việt Nam. Cảm hứng yêu nước thể hiện ở nhiều khía cạnh, sắc thái, cung bậc khác nhau: ý thức tự cường, tự tôn dân tộc, khát vọng xây dựng đất nước thanh bình, ý chí quyết chiến với kẻ thù, bảo vệ chủ quyền dân tộc, Không phải ngẫu nhiên mà các truyện đứng đầu trong kho tàng thần thoại Việt đều là truyện yêu nước. Chủ nghĩa yêu nước phát triển trong điều kiện nhà nước phong kiến độc lập: “vua tôi đồng tâm, anh em hòa thuận, cả nước góp sức”, “phải khoan thư sức dân để làm kế sâu gốc bền rễ, đó là thượng sách cứu nước” (Trần Quốc Tuấn), “thà làm quỷ 30 nước Nam không làm vương đất Bắc” (Trần Bình Trọng); Chủ nghĩa yêu nước Việt Nam chịu ảnh hưởng của tư tưởng trung quân của Nho giáo; càng phát triển mạnh trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ và nhiều cuộc cách mạng khác trong thời hiện đại. Cái “dụng” của chủ nghĩa yêu nước là cứu nước...i buồn, Nhà in Phát Toán, Sài Gòn. [19]. Ngô Viết Dinh (Tuyển chọn và biên tập) (2002), Đến với thơ Nguyễn Đình Chiểu, Nxb Thanh niên. [20]. Phan Đại Doãn (Chủ biên) (1998), Một số vấn đề về Nho giáo Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [21]. Nguyễn Đăng Duy (1998), Nho giáo với văn hóa Việt Nam, Nxb Hà Nội, Hà Nội. [22]. Trần Thị Kim Dung (2003), Tri thức Nam kỳ đối mặt với cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp trong nửa sau thế kỷ XIX (qua các trường hợp Nguyễn Đình Chiểu, Phan Thanh Giản, Nguyễn Thông, Trương Vĩnh Ký), Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh. [23]. Mai Vũ Dũng (2013), “Những thay đổi trong quan niệm về trung - hiếu, đức trị của Nguyễn Đức Đạt qua Nam Sơn Tùng Thoại”, Tạp chí Triết học, (5), Hà Nội, tr.77-83. [24]. Đinh Trí Dũng (2011), “Từ những rạn nứt của lý tưởng nhà nho đến những mâu thuẫn mang tính bi kịch trong thơ Phan Thúc Trực”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (7), Hà Nội, tr.47-55. [25]. Triêu Dương (1969), “Những con người chống xâm lược ở Nam Bộ qua thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX”, Tạp chí Văn học, (8), Hà Nội, tr.36-49. [26]. Biện Minh Điền (1983), Nguyễn Đình Chiểu và một phương pháp tư tưởng - thẩm mỹ đầy sáng tạo trong văn học yêu nước nửa sau thế kỷ XIX, Thông báo khoa học Trường Đại học Sư phạm Vinh. [27]. Biện Minh Điền (1996), “Để giảng dạy văn học yêu nước đúng với đặc trưng thẩm mỹ của nó (qua văn học yêu nước nửa sau thế kỷ XIX và văn học yêu nước - cách mạng 30 năm đầu thế kỷ XX)”, Kỷ yếu Hội thảo khoa học miền Trung, Nghệ An, tr.34-37. 155 [28]. Biện Minh Điền (1998), “Tam nguyên Yên Đổ trên hành trình tư tưởng thẩm mỹ của văn học trung đại Việt Nam ở giai đoạn cuối cùng”, Nguyễn Khuyến - Về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [29]. Biện Minh Điền (2001), “Con người cá nhân - bản ngã trong sáng tác Nguyễn Khuyến”, Tạp chí Văn học, (3), Hà Nội, tr.63-70. [30]. Biện Minh Điền (2003), “Giọng điệu trữ tình trong thơ Nguyễn Khuyến”, Tạp chí Văn học, (1), Hà Nội, tr.56-62. [31]. Biện Minh Điền (2008), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Khuyến, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [32]. Biện Minh Điền (2015), Loại hình văn học trung đại Việt Nam, Nxb Đại học Vinh, Nghệ An. [33]. Phạm Văn Đồng (1963), “Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng trong bầu trời văn nghệ của dân tộc”, Tạp chí Văn học, (7), Hà Nội, tr.26-30. [34]. Trần Văn Giàu (1969), “Tìm hiểu thiên đạo quan của triều đình và của các nhà nho trong thời Nguyễn”, Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, (120), Hà Nội, tr.3-22. [35]. Trần Văn Giàu (1973), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám, Tập I: Hệ ý thức phong kiến và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [36]. Trần Văn Giàu (1975), Sự phát triển của tư tưởng ở Việt Nam từ thế kỷ XIX đến Cách mạng tháng Tám, Tập II: Hệ ý thức tư sản và sự thất bại của nó trước các nhiệm vụ lịch sử, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [37]. Trần Văn Giàu (Giới thiệu), Chu Thiên, Đặng Huy Vận, Nguyễn Bỉnh Khôi (biên soạn) (1976), Thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX (1858 - 1900), Nxb Văn học, Hà Nội. [38]. Trần Văn Giàu (1983), Nguyễn Đình Chiểu đạo làm người, Nxb Văn hóa - Thông tin, Long An. [39]. Trần Văn Giàu (1983), Tư tưởng yêu nước trong dòng chủ lưu của văn học Việt Nam, Nxb Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. [40]. Trần Văn Giàu (2006), Đạo làm người từ Lý Thường Kiệt đến Hồ Chí Minh, Nxb Quân đôị Nhân dân, TP. Hồ Chí Minh. [41]. Trần Văn Giàu (2011), Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [42]. Bảo Định Giang (Biên soạn), Ca Văn Thỉnh (Giới thiệu) (1977), Thơ văn yêu nước Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX, Nxb Văn học, Hà Nội. 156 [43]. Bảo Định Giang (1995), Những ngôi sao sáng trên bầu trời văn học Nam Bộ nửa sau thế kỷ XIX, Nxb Văn học, Hà Nội. [44]. Bảo Định Giang, Nguyễn Hữu Huân, Hồ Huân Nghiệp, Bùi Hữu Nghĩa (2000), Một số bài thơ chữ Hán ở Nam Bộ nửa cuối thế kỷ XIX, Nxb Văn học, Hà Nội. [45]. Đoàn Lê Giang (2001), Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao sáng trong văn nghệ của dân tộc, Nxb Trẻ, Hội Nghiên cứu và giảng dạy văn học, TP. Hồ Chí Minh. [46]. Nguyễn Thạch Giang (1999), Từ ngữ - Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, Nxb TP. Hồ Chí Minh. [47]. Bằng Giang (1992), Văn học quốc ngữ Nam Kỳ 1865 - 1930, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. [48]. Văn Giang (1984), “Bài tự đề tựa tập Kỳ Xuyên văn sao của Nguyễn Thông”, Tạp chí Văn học, (5), Hà Nội, tr.138. [49]. Hoàng Lại Giang (1998), Phan Thanh Giản nỗi đau trăm năm, Nxb Văn học, Hà Nội. [50]. Nhiều tác giả (1973), Nguyễn Đình Chiểu tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [51]. Nhiều tác giả (1977), Thơ văn Lý - Trần, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [52]. Nhiều tác giả (1983), Kỷ yếu khoa học về Nguyễn Đình Chiểu nhân kỷ niệm lần thứ 160 ngày sinh của nhà thơ, Nxb Sở Văn hóa - Thông tin, Bến Tre. [53]. Nhiều tác giả (1990), Các vấn đề của khoa học văn học, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [54]. Nhiều tác giả (1994), Kỷ yếu Hội thảo khoa học về Phan Thanh Giản tại Vĩnh Long, Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn Quốc gia, TP. Hồ Chí Minh. [55]. Nhiều tác giả (1998), Hợp tuyển thơ văn yêu nước nửa sau thế kỷ XIX (1858 - 1900), Nxb Văn học, Hà Nội. [56]. Nhiều tác giả (2001), Nam Bộ nhân vật chí, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. [57]. Nhiều tác giả (2002), Đến với thơ Nguyễn Đình Chiểu, Nxb Thanh niên, Hà Nội. [58]. Nhiều tác giả (2002), Những vấn đề lịch sử về triều đại cuối cùng ở Việt Nam, Trung tâm bảo tàng dân tộc Cố đô Huế, Tạp chí Xưa và Nay xuất bản. [59]. Nhiều tác giả (2003), Thế kỷ XXI nhìn về nhân vật lịch sử Phan Thanh Giản, Tạp chí Xưa và nay phối hợp với Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học. [60]. Nhiều tác giả (2005), Lịch sử nhà Nguyễn một cách tiếp cận mới, Nxb Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. 157 [61]. Nhiều tác giả (2006), Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về Nho giáo ở Việt Nam do Viện Nghiên cứu Hán Nôm và Viện Harvard - Yenching Hoa Kỳ phối hợp tổ chức, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [62]. Nhiều tác giả (2008), Nỗi oan sáng tỏ, Nxb Văn nghệ Bến Tre, Bến Tre. [63]. Nhiều tác giả (2011), Nguyễn Trung Trực - Một Kinh Kha của miền Nam, Nxb Thời đại, Hà Nội. [64]. Nhiều tác giả (2013), Đại Việt sử ký toàn thư (Lê Văn Hưu, Phan Phu Tiên, Ngô Sĩ Liên, Phạm Công Trứ, Lê Hy... dịch), Nxb Thời đại, Hà Nội. [65]. N.A. Gulaiep (1982), Lý luận văn học (Lê Ngọc Tân dịch), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. [66]. A.Ja. Gurêvich (1996), Các phạm trù văn hóa trung cổ (Hoàng Ngọc Hiến dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội. [67]. Đinh Gia Khánh (Chủ biên) (1976), Hợp tuyển thơ văn Việt Nam thế kỷ X - thế kỷ XVII, Nxb Văn học, Hà Nội. [68]. Đinh Gia Khánh, Bùi Duy Tân, Mai Cao Chương (1979), Văn học Việt Nam thế kỷ X - nửa đầu thế kỷ XVIII, Tập II, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. [69]. Vũ Ngọc Khánh (2003), Thơ văn trào phúng Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. [70]. Vũ Khiêu, Nguyễn Đức Sự (1982), Nguyễn Đình Chiểu, ngôi sao sáng của người trí thức Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [71]. Vũ Khiêu (Chủ biên) (1991), Nho giáo xưa và nay, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [72]. Nguyễn Khuê, Cao Tự Thanh (2011), Văn học Hán Nôm ở Gia Định - Sài Gòn, Nxb Văn hoá Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh. [73]. Trần Trọng Kim (2003), Nho giáo (tái bản), Nxb Văn học, Hà Nội. [74]. Trương Vĩnh Ký (1909), Chuyện khôi hài, F. H. Schneider, Sài Gòn. [75]. Trương Vĩnh Ký (1914), Chuyện đời xưa, Imprimerie de Quinhon. [76]. M. Khrapchenkô (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển văn học (Lê Sơn - Nguyễn Minh dịch), Nxb Tác phẩm mới, Hội Nhà văn Việt Nam, Hà Nội. [77]. N.I. Konrad (1998), Phương Đông và phương Tây (Trịnh Bá Đĩnh dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội. [78]. Mai Hanh (1964), “Trương Định, người anh hùng tiêu biểu cho tinh thần chống ngoại xâm của nhân dân miền Nam Việt Nam thời kỳ cận đại”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, (66), Hà Nội, tr.59-62. 158 [79]. Phạm Minh Hạc (Chủ biên) (2001), Nghiên cứu con người: đối tượng và những hướng chủ yếu, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [80]. Dương Quảng Hàm (1968), Việt Nam văn học sử yếu, Bộ Giáo dục - Trung tâm học liệu xuất bản (In lần thứ 10), Sài Gòn. [81]. Lê Bá Hán, Trần Đình Sử, Nguyễn Khắc Phi (Đồng chủ biên) (2006), Từ điển thuật ngữ văn học (tái bản), Nxb Giáo dục, Hà Nội. [82]. Nguyễn Văn Hầu (2012), Văn học miền Nam Lục tỉnh, Tập 3: Văn học Hán Nôm thời kháng Pháp và thuộc Pháp, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. [83]. G.W.Ph. Hêghen (1999), Mỹ học (Phan Ngọc giới thiệu và dịch), Tập I, Nxb Văn học, Hà Nội. [84]. Nguyễn Trung Hiếu (1973), “Cái nghĩa của Nguyễn Đình Chiểu và tấm lòng ý chí Việt Nam”, trong sách Nguyễn Đình Chiểu tấm gương yêu nước và lao động nghệ thuật, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội, tr.325-326. [85]. Đỗ Đức Hiểu, Nguyễn Huệ Chi, Phùng Văn Tửu, Trần Hữu Tá (Chủ biên) (2004), Từ điển văn học (Bộ mới), Nxb Thế giới, Hà Nội. [86]. Nguyễn Xuân Hoanh (2001), Di cảo thơ trào phúng Nhiêu Tâm, Sở Văn hóa - Thông tin, Bảo tàng Vĩnh Long, Vĩnh Long. [87]. Kiều Thu Hoạch (2007), Truyện Nôm - Lịch sử phát triển và thi pháp thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [88]. Nguyễn Văn Hoàn (1972), “Từ Lục Vân Tiên đến Dương Từ - Hà Mậu”, Tạp chí Văn học, (4), Hà Nội, tr.66-78. [89]. Đỗ Thị Hòa Hới (1997), “Mấy đặc điểm tư tưởng của các nhà Nho duy tân Việt Nam đầu thế kỷ XX qua cái nhìn phương Tây của họ”, Tạp chí Triết học, (4), Hà Nội, tr.38-41. [90]. Cao Xuân Huy (1994), Tư tưởng phương Đông gợi những điểm nhìn tham chiếu (Nguyễn Huệ Chi soạn, chú, giới thiệu), Nxb Văn học, Hà Nội. [91]. Nguyễn Phạm Hùng (1996), Văn học Lý - Trần nhìn từ thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [92]. Nguyễn Phạm Hùng (2001), Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến thế kỷ XX (In lần thứ hai), Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [93]. Nguyễn Phạm Hùng (2001), Trên hành trình văn học trung đại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [94]. Phan Mạnh Hùng (2013), “Một ít tư liệu về Nhiêu Tâm nhà thơ trào phúng đất Nam Kỳ thời cận đại”, Tạp chí Xưa và Nay, (426), TP. Hồ Chí Minh, tr.31-33. 159 [95]. Phan Văn Hùm (1959), Nỗi lòng Đồ Chiểu (In lần thứ hai), Nxb Tân Việt, Sài Gòn. [96]. Hoàng Ngọc Hiến (1999), Phương pháp luận nghiên cứu văn học, Nxb Thuận Hóa, Huế. [97]. Trần Đình Hượu (1987), “Tư duy dân chủ của các nhà Nho duy tân đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Triết học, (2), Hà Nội, tr.79-95. [98]. Trần Đình Hượu, Lê Chí Dũng (1988), Lịch sử văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 - 1930, Nxb Đại học và Giáo dục chuyên nghiệp, Hà Nội. [99]. Trần Đình Hượu (1994), Đến hiện đại từ truyền thống, Chương trình Khoa học Công nghệ cấp Nhà nước, K.X - 07, Hà Nội. [100]. Trần Đình Hượu (1995), Nho giáo và văn học Việt Nam trung cận đại, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. [101]. Trần Đình Hượu, Lại Nguyên Ân (2001), Các bài giảng về tư tưởng phương Đông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [102]. Kiều Hữu Hỷ, Lã Xuân Mai (Biên soạn), Đinh Xuân Lâm (Giới thiệu) (1961), Thơ văn Nguyễn Quang Bích, Nxb Văn hóa, Hà Nội. [103]. Thanh Lãng (1967), Bảng lược đồ văn học Việt Nam, Phong trào văn hoá Sài Gòn xuất bản, Sài Gòn. [104]. Nguyễn Đức Lân (1998), Tứ thư tập chú, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. [105]. Đinh Xuân Lâm, Triêu Dương sưu tầm chỉnh lý, chú thích và giới thiệu (1959), Vè thất thủ kinh đô, Nxb Văn Sử Địa, Hà Nội. [106]. Đinh Xuân Lâm (1997), “Trách nhiệm triều Nguyễn trong sự thất bại của xu hướng đổi mới ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX”, Thông tin Khoa học Xã hội, (1), Hà Nội, tr.22-27. [107]. Nguyễn Hiến Lê (1994), Tuân Tử, Nxb Văn hoá, Hà Nội. [108]. Nguyễn Hiến Lê (1995), Khổng Tử, Nxb Văn hóa, Hà Nội. [109]. Thi Lê (2002), Dương Quảng Hàm, con người và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [110]. Đặng Thanh Lê (1992), “Nghiên cứu văn học cổ trung đại Việt Nam trong mối quan hệ khu vực”, Tạp chí Văn học, (1), Hà Nội, tr.2-8. [111]. Phan Thị Minh Lễ, Chương Thâu (2005), Thơ văn Phan Thanh Giản, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. [112]. Trần Huy Liệu (1963), “Chúng ta đã nhất trí về việc nhận định Phan Thanh Giản”, Tạp chí Nghiên cứu lịch sử, (55), Hà Nội, tr.18-19. 160 [113]. Phạm Thị Loan (2011), “Thế giới quan triết học của các nhà Nho trong xã hội phong kiến”, Tạp chí Triết học, (2), Hà Nội, tr.81-88. [114]. Nguyễn Lộc (1976), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. [115]. Nguyễn Lộc (1976), “Quan niệm văn học nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX”, sách Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII đến nửa đầu thế kỷ XIX, Tập I, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội, tr.111-123. [116]. Nguyễn Lộc (1976), Lịch sử văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XIX (Tái bản có bổ sung và sửa chữa), Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. [117]. Nguyễn Lộc (2001), Văn học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - hết thế kỷ XIX, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [118]. Huỳnh Lứa (2000), Góp phần tìm hiểu vùng đất Nam Bộ các thế kỷ XVII, XVIII, XIX, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [119]. Huỳnh Lứa, Đặng Văn Thắng, Phan An (1995), Những vấn đề văn hóa - xã hội thời Nguyễn, Nxb Khoa học Xã hội, Viện Khoa học Xã hội TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. [120]. Nguyễn Tiến Lực (2015), “Đánh giá lại các nhân vật lịch sử nửa sau thế kỷ XIX ở Việt Nam và Trung Quốc - Trường hợp Phan Thanh Giản (Việt Nam) và Tăng Quốc Phiên (Trung Quốc)”, (https://khoavanhoc-ngonngu.edu.vn). (truy cập ngày 10/05/2016). [121]. Phương Lựu (1997), Góp phần xác lập hệ thống quan niệm văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [122]. Phương Lựu (Chủ biên) (1998), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [123]. Phương Lựu (Chủ biên) (2006), Lí luận văn học (tái bản lần thứ năm), Nxb Giáo dục, Hà Nội. [124]. Nguyễn Công Lý (2011), Hội thảo Việt Nam - Trung Quốc, mối quan hệ văn hóa và văn học trong lịch sử, Khoa Văn học và Ngôn ngữ, Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (Bài Thơ đi sứ trung đại Việt Nam viết về danh thắng ở Hồ Nam - Trung Hoa và trường hợp Nguyễn Trung Ngạn). [125]. D.X. Likhachop (1969), Bảy thế kỷ trong sự phát triển văn học thế giới, Nxb Khoa học, Mátxcơva. [126]. I.X. Lixêvich (1994), Tư tưởng văn học cổ Trung Quốc (Trần Đình Sử dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội. [127]. Đặng Thai Mai (2003), “Nguyễn Đình Chiểu, nhà thơ yêu nước lớn của nhân dân Việt Nam”, sách Nguyễn Đình Chiểu - Về tác giả và tác phẩm, 161 Nguyễn Ngọc Thiện (Tuyển chọn và giới thiệu), Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.75-80. [128]. Trịnh Khắc Mạnh, Nguyễn Công Việt, Nguyễn Nam, Chu Tuyết Lan, Lã Minh Hằng, Vũ Xuân Hiển, Nguyễn Lâm Hiền (2009), Nghiên cứu tư tưởng Nho gia Việt Nam từ hướng tiếp cận liên ngành, Viện Nghiên cứu Hán Nôm Việt Nam, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế về Nho giáo, Nxb Thế giới, Hà Nội. [129]. Trần Thanh Mại (1961), “Nguyễn Thông và tình thương nhớ quê hương”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (10), Hà Nội. [130]. Võ Đại Mau (2002), Tìm hiểu văn học: Văn học cổ điển Việt Nam thế kỷ XIX, các thi sĩ trong cung đình nhà Nguyễn, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. [131]. Nguyễn Văn Mùi (1959), Luận đề về Tôn Thọ Tường và Phan Văn Trị (in lần thứ 4), Nxb Thăng Long, Hà Nội. [132]. Cao Xuân Mỹ (Sưu tầm, 1999), Văn xuôi Nam Bộ nửa đầu thế kỷ XX, Nxb Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, Trung tâm nghiên cứu Quốc học, TP. Hồ Chí Minh. [133]. A.X. Mitrôfanop, Bàn về kết cấu của tư duy nghệ thuật và những ý định mô hình hóa nó (Đào Tấn Anh dịch), Thư viện Khoa học Xã hội, Hà Nội, Tài liệu in rônêô, Ký hiệu: Vd1762. [134]. Nguyễn Đăng Na (1997), Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, Tập 3, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [135]. Nguyễn Đăng Na (2003), Đặc điểm văn học Việt Nam trung đại - Những vấn đề văn xuôi tự sự, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [136]. Nguyễn Phong Nam (1998), Nguyễn Đình Chiểu từ quan điểm thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [137]. Nguyễn Phong Nam (2004), Giáo trình văn học Việt Nam giai đoạn nửa cuối thế kỷ XIX (tái bản), Nxb Giáo dục, Hà Nội. [138]. Nguyễn Tử Năng (1957), Học Lạc - nhà thơ trào phúng miền Nam, Nxb Sống Mới, Sài Gòn. [139]. Hồ Tuấn Niêm (1958), “Thử đánh giá Học Lạc, nhà thơ trào phúng miền Nam”, Tập san Văn Sử Địa, (47), tr.43-58. [140]. Phan Ngọc (1982), “Tính nhân dân của Nguyễn Đình Chiểu”, Tạp chí Văn học, (4), Hà Nội, tr.14-22. [141]. Tạ Minh Ngọc (2010), Từ điển tiếng Việt, Nxb Thanh niên, Hà Nội. [142]. Bùi Thuỵ Đào Nguyên (2006), “Nhớ Nguyễn Thông”, ( lieu/nho-nguyen-thong-16181), (truy cập ngày 20/06/2017). 162 [143]. Phạm Thế Ngũ (1997), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (tái bản), Tập I, Nxb Đồng Tháp, Đồng Tháp. [144]. Phạm Thế Ngũ (1997), Việt Nam văn học sử giản ước tân biên (tái bản), Tập II, Nxb Đồng Tháp, Đồng Tháp. [145]. Nguyễn Tôn Nhan (2005) Nho giáo Trung Quốc, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. [146]. Nguyễn Duy Oanh (1973), Chân dung Phan Thanh Giản, Tủ sách Bộ Giáo dục và Thanh niên, Hà Nội. [147]. Nguyễn Duy Oanh (2003), Phan Thanh Giản cuộc đời và tác phẩm, Hội Khoa học Lịch sử Việt Nam, Trường Đại học Hồng Bàng xuất bản, TP. Hồ Chí Minh. [148]. Nguyễn Xuân Ôn (1997), Thơ văn Nguyễn Xuân Ôn (Nguyễn Đức Vân - Hà Văn Đại dịch và chú thích, Nguyễn Văn Bách dịch thơ, Đinh Xuân Lâm giới thiệu), Nxb Văn học, Hà Nội. [149]. Hồ Văn Phi (2002), Đàm đạo với Khổng Tử, Nxb Văn học, Hà Nội. [150]. Tống Thất Phu (2002), Nho học tinh hoa, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. [151]. Nguyễn Thị Kim Phượng (2013), “Chữ Trung trong ca dao dân ca người Việt”, Tạp chí Khoa học Xã hội, (7), Hà Nội, tr.41-48. [152]. Lê Minh Quốc (2008), “Học Lạc - Thi sĩ trào phúng của miền Nam nước Việt”, Tạp chí Đương Thời ( khao/1221-le-minh-quoc-hoc-lac-thi-si-trao-phung-cua-mien-nam-nuoc- viet.html), (truy cập ngày 05/09/2017). [153]. Nguyễn Thị Chân Quỳnh (2000), Ký sự đi Thái Tây, bài “Phạm Phú Thứ với Tư tưởng canh tân”, tr.49, ( _kysudithaitay.htm), (truy cập ngày 25/09/2017). [154]. Vũ Tiến Quỳnh (2000), Thơ văn Nguyễn Đình Chiểu, Nxb Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh. [155]. B.L. Riptin (1974), “Mấy vấn đề nghiên cứu những nền văn học trung cổ của phương Đông theo phương pháp loại hình (typologie)” (Lê Sơn dịch), Nghiên cứu văn học, (2), Hà Nội, tr.114. [156]. B.L. Riptin (1974), Loại hình học và các mối quan hệ qua lại của các nền văn học trung đại phương Đông và phương Tây, Nxb Khoa học, Mátxcơva. [157]. Trần Lê Sáng, Phạm Đức Duật (1972), “Cuộc đời và thơ văn Bùi Hữu Nghĩa”, Tạp chí Văn học, (2), Hà Nội, tr.68-81. 163 [158]. Trần Lê Sáng (1973), “Thử tìm hiểu quan niệm “Thi dĩ ngôn chí” của nhà nho”, Tạp chí Văn học, (1), Hà Nội, tr.103. [159]. Nguyễn Hữu Sơn, Trần Đình Sử, Huyền Giang, Trần Ngọc Vương, Trần Nho Thìn, Đoàn Thị Thu Vân (1998), Về con người cá nhân trong văn học cổ Việt Nam (tái bản), Nxb Giáo dục, Hà Nội. [160]. Nguyễn Kim Sơn (1996), Những xu hướng của Nho học Việt Nam nửa cuối thế kỷ XVIII - nửa đầu thế kỷ XIX và sự tác động của nó tới văn học, Luận án Phó tiến sĩ Khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. [161]. Vũ Thanh Sơn (2012), Nhân vật lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX (Quyển 2 - Cuộc khởi nghĩa ở Nam Kỳ), Nxb Quân đội nhân dân, TP. Hồ Chí Minh. [162]. Trần Đình Sử (1999), Dẫn luận thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [163]. Trần Đình Sử (1999), Mấy vấn đề thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [164]. Trần Đình Sử (Chủ biên) (2004), Tự sự học - Một số vấn đề lý luận và lịch sử, Tập 1, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. [165]. Trần Đình Sử (2005), Những công trình thi pháp học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [166]. Trần Đình Sử (2005), Thi pháp văn học trung đại Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [167]. Bùi Duy Tân (2001), Khảo và luận một số thể loại - tác gia - tác phẩm văn học trung đại Việt Nam, Tập II, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [168]. Bùi Duy Tân (2005), “Việt nho qua một số tác phẩm văn học trung đại Việt Nam”, Tạp chí Văn học, (1), Hà Nội, tr.18-26. [169]. Lê Văn Tấn (2009), “Quá trình hình thành và phát triển của loại hình tác giả nhà nho ẩn dật Việt Nam thời trung đại (từ thế kỷ XVI đến hết thế kỷ XIX)”, Tạp chí Khoa học, (7), Hà Nội, tr.48-58. [170]. Lê Văn Tấn (2013), “Loại hình tác giả nhà nho ẩn dật trong văn học trung đại Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (10), Hà Nội, tr.43-58. [171]. Văn Tạo, Nguyễn Chiến Thắng (1996), Nhận thức thêm một bước về thân thế, sự nghiệp, cuộc đời Phan Thanh Giản, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [172]. Cao Tự Thanh, Đoàn Lê Giang (1984), Tác phẩm Nguyễn Thông, Nxb Sở Văn hóa - Thông tin, Long An. [173]. Cao Tự Thanh (2010), Nho giáo ở Gia Định, Nxb Văn hoá, TP. Hồ Chí Minh. 164 [174]. Tuấn Thành, Anh Vũ (Biên soạn) (2002), Nguyễn Đình Chiểu tác phẩm và dư luận, Nxb Văn học, Hà Nội. [175]. Lê Sĩ Thắng (1976), “Về tính giai cấp trong hệ tư tưởng của nhà Nho Việt Nam yêu nước hồi đầu thế kỷ XX”, Tạp chí Triết học, (4), Hà Nội, tr.137-143. [176]. Lê Sĩ Thắng (Chủ biên) (1994), Nho giáo tại Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [177]. Chương Thâu (2007), Góp phần tìm hiểu Nho giáo, nho sĩ, trí thức Việt Nam trước năm 1945, Nxb Văn hóa - Thông tin & Viện Văn hóa, Hà Nội. [178]. Trần Ngọc Thêm (Chủ biên) (2013), Văn hóa người Việt vùng Tây Nam Bộ, Nxb Văn hóa - Văn nghệ, TP. Hồ Chí Minh. [179]. Nguyễn Văn Thế (2008), “Đặc trưng hệ thống thể loại của văn chương yêu nước nửa sau thế kỷ XIX ở Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, (1), Hà Nội, tr.83-95. [180]. Nguyễn Bá Thế (1998), Nguyễn Đình Chiểu một nhà thơ mù yêu nước, Nxb Thông tin, Tân Bình, TP. Hồ Chí Minh. [181]. Trần Nho Thìn (1994), “Mối quan hệ giữa cái tôi nhà nho và thực tại trong văn chương thời cổ”, Tạp chí Văn học, (2), Hà Nội, tr.32-37. [182]. Trần Nho Thìn (1999), “Phản ánh cuộc sống xã hội trong văn chương nhà nho: công thức và sáng tạo”, Tạp chí Văn học, (11), Hà Nội, tr.55-64. [183]. Trần Nho Thìn (2008), Văn học trung đại Việt Nam dưới góc nhìn văn hóa, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [184]. Trần Nho Thìn (2012), Văn học Việt Nam từ thế kỷ X đến hết thế kỷ XIX , Nxb Giáo dục, Hà Nội. [185]. Lã Nhâm Thìn (2002), Bài giảng thơ Nôm Đường luật, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [186]. Nguyễn Ngọc Thiện (Tuyển chọn và giới thiệu) (2001), Nguyễn Đình Chiểu - Về tác gia và tác phẩm (Tái bản lần thứ hai), Nxb Giáo dục, Hà Nội. [187]. Phạm Thiều, Cao Tự Thanh, Lê Minh Đức (1986), Nguyễn Hữu Huân nhà yêu nước kiên cường, nhà thơ bất khuất, Nxb TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. [188]. Ca Văn Thỉnh, Bảo Định Giang giới thiệu, Lê Thước, Phạm Khắc Khoan dịch (1961), Thơ văn Nguyễn Thông, Nxb Văn hóa, Hà Nội. [189]. Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Sỹ Lâm, Nguyễn Thạch Giang (Biên soạn và chú giải) (1980), Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, Tập 1, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 165 [190]. Ca Văn Thỉnh, Nguyễn Sỹ Lâm, Nguyễn Thạch Giang (Biên soạn và chú giải) (1982), Nguyễn Đình Chiểu toàn tập, Tập 2, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. [191]. Ca Văn Thỉnh, Bảo Định Giang (Biên soạn) (1984), Nguyễn Thông - Con người và tác phẩm, Nxb TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. [192]. Ca Văn Thỉnh (2016), Đất và người Nam Bộ, Nxb Trẻ TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. [193]. Nguyễn Khắc Thuần, Nguyễn Quảng Tuân (2001), Phan Văn Trị cuộc đời và tác phẩm, Nxb Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. [194]. Nguyễn Tài Thư (1997), Nho học và Nho học ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [195]. Nguyễn Tài Thư (1997), “Nho giáo triều Nguyễn - Nội dung, tính chất, vai trò lịch sử”, Tạp chí Triết học, (4), Hà Nội, tr.42-59. [196]. Lê Thước, Phạm Khắc Khoan (1961), Thơ văn Nguyễn Thông, Nxb Văn hóa, Hà Nội. [197]. Huỳnh Công Tín (2008), “Phan Thanh Giản - Vị tiến sĩ đầu tiên đất Nam Kỳ”, ( [198]. Đoàn Hữu Trưng, Đinh Xuân Lâm, Triêu Dương sưu tầm và giới thiệu (1962), Trung nghĩa ca, Nxb Văn hóa, Hà Nội. [199]. Nguyễn Tùng (1997), “Nho sĩ Việt Nam trước cuộc xâm lược Pháp”, Tạp chí Xưa và Nay, (44), TP. Hồ Chí Minh, tr.23-24. [200]. Lão Tử, Thịnh Lệ (Chủ biên) (2001), Từ điển Nho - Phật - Đạo, Nxb Văn học, TP. Hồ Chí Minh. [201]. Nguyễn Đức Vân (1968), “Quan niệm văn học của một số nhà nho Việt Nam”, Tạp chí Văn học, (9), Hà Nội, tr.84-87. [202]. Đoàn Thị Thu Vân (1998), Thơ văn thế kỷ XI - thế kỷ XIV, Tập I, Thơ Thiền Lý - Trần, Nxb Văn nghệ TP. Hồ Chí Minh, Hội Nghiên cứu giảng dạy văn học TP. Hồ Chí Linh, TP. Hồ Chí Minh.. [203]. Lê Trí Viễn, Phan Côn, Nguyễn Đình Chú, Huỳnh Lý, Lê Hoài Nam (1978), Lịch sử văn học Việt Nam, Tập IV A - Văn học viết, Thời kỳ II: Giai đoạn I: 1958 - đầu thế kỷ XX (In lần thứ năm có sửa chữa), Nxb Giáo dục, Hà Nội. [204]. Lê Trí Viễn (1982), Nguyễn Đình Chiểu ngôi sao càng nhìn càng sáng, Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. [205]. Lê Trí Viễn (1993), Tổng tập văn học Việt Nam, Tập 17, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 166 [206]. Lê Trí Viễn (1996), Đặc trưng văn học trung đại Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. [207]. Viện Ngôn ngữ học (Phan Văn Các chủ biên) (2001), Từ điển Hán - Việt (Chinese - Vietnamese Dictionary), Nxb Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh, TP. Hồ Chí Minh. [208]. Viện Ngôn ngữ học (2007), Từ điển tiếng Việt, Nxb Từ điển Bách Khoa, Hà Nội. [209]. Trần Nguyên Việt (Chủ biên) (2004), Lịch sử tư tưởng Việt Nam, Văn tuyển, Tập 2, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. [210]. Lâm Vinh (2003), “Truyện Lục Vân Tiên và vấn đề mối quan hệ giữa đạo đức và thẩm mỹ”, sách Nguyễn Đình Chiểu - Về tác giả và tác phẩm, Nguyễn Ngọc Thiện (Tuyển chọn và giới thiệu), Nxb Giáo dục, Hà Nội, tr.381-385. [211]. Trần Ngọc Vương (1992), “Những đặc điểm mang tính quy luật của sự phát triển văn học, nhìn nhận qua sáng tác của Nguyễn Đình Chiểu”, Tạp chí Văn học, (3), Hà Nội, tr.35-39. [212]. Trần Ngọc Vương (1995), Loại hình học tác giả văn học - Nhà nho tài tử và văn học Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. [213]. Trần Ngọc Vương (1996), “Một số vấn đề lý luận khi nghiên cứu văn chương Nho giáo Việt Nam”, Tạp chí Văn học, (10), Hà Nội, tr.59-61. [214]. Trần Ngọc Vương (1999), Văn học Việt Nam dòng riêng giữa nguồn chung, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [215]. Trần Ngọc Vương (Chủ biên) (2007), Văn học Việt Nam thế kỷ X - XIX những vấn đề lý luận và lịch sử, Nxb Giáo dục, Hà Nội. [216]. Triệu Xuân (Sưu tầm, tuyển chọn, giới thiệu) (2006), Nguyễn Thông Vọng Mai Đình (Rút từ Tuyển tập truyện Lịch sử của nhà văn Hoài Anh, Quyển XV), Nxb Văn học, Hà Nội. [217]. Nguyễn Như Ý (Chủ biên), Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (2008), Từ điển tiếng Việt thông dụng (Dictionary of common Vietnamese), Nxb Giáo dục, Hà Nội. [218]. Lê Thu Yến (2003), Văn học trung đại những công trình nghiên cứu, Nxb Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh. II. Tài liệu tiếng nước ngoài [219]. A. Delvaux (1926), L’ambassade de Phan - Thanh - Gian en 1863, Bulletin des Amis du Vieux Hue, xa.yimg.com. [220]. B.A. Elman, J.B. Duncan, H. Ooms (2002), Rethinking confucianism, Past and Present in China, Japan, Korea, and Vietnam, academia.edu (Ucla Asian Pacific Monograph Series, University of California, Los Angeles). 167 [221]. Choi Byung - Wook, A Mid-19th Century Southern Literature “Lục Vân Tiên”, and the Anti - French Resistance, (https://www.eastasia.kr/LibraryCS/filedownload.aspx?filepath=KEASTORG), (truy cập ngày 15/08/2017). [222]. De. Septans (1887), Les commencements de L’Indochine Francaise, Paris, pp.177. [223]. De. Bajancourt (1861), Les expéditions de Chine et de Cochinchine dAprès les documents officiels, Paris, pp.352. [224]. Keith Weller Taylor (1983), The Birth of Vietnam (Berkeley and Los Angeles: University of California Press. [225]. Keith Weller Taylor (2013), A History of the Vietnamese, Cambridge University Press, New York. [226]. Liam C. Kelley (2006), “Confucianism” in Vietnam: an essay on the current state of the industry (“Nho giáo ở Việt Nam: Tiểu luận về tình trạng hiện thời của ngành này”) (phần 1, 2, phần cuối), Vy Huyền, Hoài Phi dịch (Nguồn: Journal of Vietnamese Studies (Tạp chí Việt Học), Volume 1, Number 1-2; February/August 2006, do University of California Press xuất bản. Bản tiếng Việt đăng lần đầu trên talawas, 26.7.2007). [227]. Lettre autographe de Legrand de la Liraye au sujet de la distribution des bằng cấp par Quản Định (20-10-1863), Archives de Gia Đinh (La Cochinchine dans le passé tại Foire Exposition de Saigon 1942). [228]. M.E. Osborne (1970), Truong Vinh Ky and Phan Thanh Gian: The Problem of a Nationalist Interpretation of 19th Century Vietnamese History, The Journal of Asian Studies, cambridge.org, (https://doi.org/10.2307/2942724, Published online: 01 March 2011), (truy cập ngày 12/09/2017). [229]. M.W. McLeod (1993), Trương Định and Vietnamese Anti-Colonialism, 1859- 64: A. Reappraisal, Journal of Southeast Asian Studies, cambridge.org. [230]. Mc.Leod, Mark. W (1991), The Vietnamese Response to French Intervention, 1862 - 1874. New York: Praeger. [231]. Paulin Vial (1874), Les premières années de la Cochinchine - Colonie francaise, Challamel Ainé, Paris, Tome I, II, pp.124-126. [232]. PTM Lê, Pierre PH. Chanfreau (2002), Phan Thanh Gian patriote et précurseur du Vietnam moderne (Phan Thanh Giản, nhà yêu nước và người báo hiếu của nước Việt Nam hiện đại), Editions L’Harmattan, Paris, pp.236. 168 [233]. Pierre Huard-Maurice Durand (1954), Connaissance du Vietnam, Paris, Imprimerie nationale, École Francaise d’Extrême Orient, Ha Noi. [234]. Tana Li, Anthony Reid (1993/1996), Southern Vietnam under the Nguyen; Documents on the Economic History of Cochinchina (Dang Trong), 1602- 1777, Institute of Southeast Asian.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_con_nguoi_trung_nghia_trong_van_hoc_nha_nho_nam_bo_n.pdf
  • docThông tin những đóng góp mới của luận án (Tieng Viet và English).doc
  • docTom tat luan an (English).doc
  • docTom tat luan an Nguyen Ngoc Phu (Vietnamese).doc
  • docTrích yếu luận án Tiến sĩ (Tieng Viet va English).doc
Tài liệu liên quan