ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
***
Trịnh Minh Ngọc
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
Hà Nội, năm 2018
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
***
Trịnh Minh Ngọc
CƠ SỞ ĐỊA LÝ CHO QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC
LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN, TỈNH QUẢNG TRỊ
Chuyên ngành: Quản lý tài nguyên và môi trường
Mã số: 62.85.01.01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN L
216 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 10/01/2022 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án - Cơ sở địa lý cho quản lý tài nguyên nước lưu vực sông Thạch hãn, tỉnh Quảng Trị, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ý TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. Vũ Văn Phái
2. PGS.TS. Nguyễn Thanh Sơn
Hà Nội, năm 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả nêu trong luận
án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào.
Nghiên cứu sinh
Trịnh Minh Ngọc
LỜI CẢM ƠN
Luận án này đã không thể hoàn thành nếu thiếu sự hướng dẫn, cổ vũ động
viên và hỗ trợ của nhiều cá nhân và tổ chức.
Trước tiên, tôi xin bày tỏ sự kính trọng và lòng biết ơn sâu sắc tới PGS. TS
Vũ Văn Phái và PGS. TS. Nguyễn Thanh Sơn, hai người thầy đã hướng dẫn, động
viên giúp đỡ tôi trong quá trình nghiên cứu và viết luận án này. Những nhận xét và
đánh giá của các thầy, đặc biệt là những gợi ý về hướng giải quyết vấn đề trong suốt
quá trình nghiên cứu, thực sự là những bài học vô cùng quý giá đối với tôi không
chỉ trong quá trình viết luận án mà cả trong hoạt động nghiên cứu chuyên môn sau
này.
Tôi xin cảm ơn Ban Giám hiệu trường Đại học Khoa học Tự nhiên và tập
thể giảng viên, cán bộ Khoa Địa lý, Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học,
nơi tôi đang học tập và công tác, những đồng nghiệp đã chia sẻ, động viên, giúp đỡ
để tôi hoàn thành luận án này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân đến gia đình đã động viên và hỗ trợ tôi rất về
mặt thời gian, vật chất và tinh thần để giúp tôi hoàn thành luận án này.
Nghiên cứu sinh
Trịnh Minh Ngọc
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................. I
LỜI CẢM ƠN ......................................................................................................IV
MỤC LỤC............................................................................................................. V
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT .......................................VIII
DANH MỤC CÁC BẢNG ...................................................................................IX
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ............................................................... X
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
1. Tính cấp thiết ..................................................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .......................................................................................... 2
3. Nội dung nghiên cứu .......................................................................................... 2
4. Luận điểm bảo vệ............................................................................................... 3
5. Những điểm mới của luận án ............................................................................ 3
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn ........................................................................... 3
7. Giới hạn nghiên cứu .......................................................................................... 4
8. Cơ sở tài liệu của luận án .................................................................................. 4
9. Cấu trúc luận án ................................................................................................ 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU QUẢN
LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG ................................ 6
1.1. Tổng quan về các công trình quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực
sông trên thế giới và Việt Nam .............................................................................. 6
1.1.1. Trên thế giới ............................................................................................... 6
1.1.2. Ở Việt Nam .............................................................................................. 11
1.1.3. Ở khu vực nghiên cứu............................................................................... 16
1.2. Cơ sở lý luận về quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông Thạch
Hãn
i
19
1.2.1. Lưu vực sông là một hệ thống tự nhiên, chịu ảnh hưởng tác độngcủa các
hợp phần cảnh quan học. .................................................................................... 19
1.2.2. Hoạt động của con người ảnh hưởng đến TNN và quản lý tài nguyên lưu
vực ..................................................................................................................... 22
1.2.3. Đánh giá tính dễ bị tổn thương là một cách tiếp cận quản lý tài nguyên
nước hữu hiệu .................................................................................................... 24
1.2.4. Các chỉ thị đánh giá tính dễ bị tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông . 32
1.2.5. Khung đánh giá DSPIR ............................................................................ 37
1.3. Quan điểm, phương pháp và quy trình nghiên cứu .................................... 43
1.3.1. Quan điểm nghiên cứu ............................................................................ 43
1.3.2. Các phương pháp nghiên cứu ................................................................. 45
1.3.3. Quy trình nghiên cứu .............................................................................. 47
Tiểu kết chương 1: ............................................................................................. 47
CHƯƠNG 2. ẢNH HƯỞNG CỦA ĐIỀU KIỆN ĐỊA LÝ ................................ 49
ĐẾN TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN ....................... 49
2.1. Vị trí địa lý .................................................................................................... 49
2.2. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên ............................................................... 49
2.2.1 Nhóm yếu tố tạo dòng chảy ....................................................................... 49
2.2.2 Nhóm yếu tố động lực vận chuyển dòng chảy............................................ 53
2.2.3. Nhóm yếu tố mặt đệm .............................................................................. 60
2.2.4. Nhóm yếu tố cản trở dòng chảy ............................................................... 66
2.2.5. Tác động của biến đổi khí hậu .................................................................. 69
2.4. Ảnh hưởng của điều kiện kinh tế - xã hội .................................................... 73
2.4.1. Dân số và vấn đề cấp nước sinh hoạt ........................................................ 73
2.4.2. Hiện trạng sử dụng khai thác tài nguyên và phát triển kinh tế ................... 74
2.5. Phân vùng địa lý thủy văn quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông
Thạch Hãn ........................................................................................................... 87
ii
2.5.1. Cơ sở phân vùng địa lý thủy văn ............................................................... 87
2.5.2. Đặc điểm của các tiểu vùng địa lý thủy văn lưu vực sông Thạch Hãn ....... 90
Tiểu kết chương 2 .............................................................................................. 91
CHƯƠNG 3. ĐÁNH GIÁ TÍNH DỄ BỊ TỔN THƯƠNG TÀI NGUYÊN NƯỚC
LƯU VỰC SÔNG THẠCH HÃN PHỤC VỤ QUẢN LÝ TỔNG HỢP ........... 93
3.1. Tính toán mức độ dễ bị tổn thương cho các tiểu vùng ................................ 93
3.1.1. Các phương pháp sử dụng để tính toán tài nguyên nước trên lưu vực sông
Thạch Hãn .......................................................................................................... 93
3.1.2. Tính toán các chỉ thị dễ bị tổn thương cho các tiểu vùng ........................... 96
3.2. Bản đồ mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông Thạch
Hãn ..................................................................................................................... 133
3.2.1. Xác định chỉ số dễ bị tổn thương tổng hợp theo các tiểu vùng ................ 133
3.2.3. Bản đồ mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông Thạch Hãn
......................................................................................................................... 135
3.3. Định hướng quản lý tổng hợp lưu vực sông Thạch Hãn trên cơ sở mức độ
tính dễ bị tổn thương tài nguyên nước ............................................................. 137
Tiểu kết chương 3 ............................................................................................ 146
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................... 147
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ............................................ 149
CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ................................................ 149
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 150
iii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
BĐKH Biến đổi khí hậu
BVMT Bảo vệ môi trường
CLN Chất lượng nước
DSPIR
Driver (Động lực) - State (Trạng thái) - Pressure (Áp lực) -
Impact (Tác động) - Response (Ứng phó)
GIS Hệ thống thông tin địa lý
GWP Tổ chức cộng tác vì nước toàn cầu
HST Hệ sinh thái
IPCC Ủy ban Liên chính phủ về Biến đổi Khí hậu
KTTV Khí tượng thủy văn
KT-XH Kinh tế - xã hội
LVS Lưu vực sông
NCKH Nghiên cứu khoa học
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
NTTS Nuôi trồng thủy sản
PTBV Phát triển bền vững
QLTH Quản lý tổng hợp
QLTHTNN quản lý tổng hợp tài nguyên nước
TNMT Tài nguyên môi trường
TNN Tài nguyên nước
UNCED Hội nghị liên hiệp quốc về môi trường và phát triển
UNDP Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc
UNEP Chương trình môi trường liên hợp quốc
UNESSCO Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hiệp quốc
VSMT Vệ sinh môi trường
WQI Chỉ số chất lượng nước
iv
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 1.1. Tính dễ bị tổn thương phụ thuộc vào độ nhạy và khả năng
thích ứng, trong các lĩnh vực có nguy cơ lộ diện cao
42
Bảng 2.1. Trữ lượng nước hồ, đập trên lưu vực sông Thạch Hãn 75
Bảng 2.2. Thống kê số lượng của một số vật nuôi chính trong giai
đoạn 2005- 2010
76
Bảng 2.3. Một số thông tin phát triển ngành thủy sản tỉnh Quảng Trị
giai đoạn 5 năm 2007 - 2012
79
Bảng 3.1. Định mức dùng nước trong công nghiệp chủ chốt 93
Bảng 3.2. Phân chia các tiểu vùng hành chính đơn vị theo trạm khí
tượng để tính toán CROPWAT.
95
Bảng 3.3. Kết quả tính Chỉ thị CSs. cho lưu vực sông Thạch Hãn 97
Bảng 3.4. Kết quả tính toán Chỉ thị Cv tại các trạm lưu vực sông
Thạch Hãn
98
Bảng 3.5. Chỉ số biến động nguồn nước của 12 tiểu vùng 98
Bảng 3.6. Tiêu chuẩn dùng nước sinh hoạt tỉnh Quảng Trị 101
Bảng 3.7. Thống kê lượng gia súc, gia cầm trong các huyện năm 2012 106
Bảng 3.8. Diện tích gieo trồng các loại cây 108
Bảng 3.9. Kết quả hiệu chỉnh thông số mô hình NAM 109
Bảng 3.10. Chỉ số sức ép nguồn nước tại các tiểu vùng 111
Bảng 3.11. Chỉ số sức ép nguồn nước tại các tiểu vùng mùa kiệt 112
Bảng 3.12. Kết quả tính toán chỉ số DPd cho 12 tiểu vùng 115
Bảng 3.13. Bảng quy định các giá trị qi, BPi trong tính toán WQI 122
Bảng 3.14. Chỉ tiêu đánh giá chất lượng nước thông qua giá trị WQI
và EHp tương ứng
122
Bảng 3.15. Giá trị WQI và EHp cho 12 tiểu vùng 123
Bảng 3.16. Chỉ số suy giảm hệ sinh thái của các tiểu vùng 126
Bảng 3.17. Cơ sở xác định thông số năng lực quản lý mâu thuẫn 132
Bảng 3.18. Các thách thức trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước
lưu vực sông Thạch Hãn
138
v
DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ, ĐỒ THỊ
Hình 1.1. Mô hình biểu diễn các hợp phần chính của lưu vực sông và các
tác nhân ảnh hưởng đến nó
21
Hình 1.2. Mối quan hệ giữa đánh giá tính dễ bị tổn thương và quá trình
QLTHTNN
26
Hình 1.3. QLTHTNN là một quá trình đang diễn ra để đáp ứng các tình
huống và nhu cầu thay đổi.
28
Hình 1.4. Thông tin và tháp chỉ thị 34
Hình 1.5. Khung đánh giá DPSIR cho tổn thương tài nguyên nước 40
Hình 1.6. Mối quan hệ giữa DPSIR và khái niệm dễ bị tổn thương 41
Hình 2.1. Bản đồ vị trí lưu vực sông Thạch Hãn 50
Hình 2.2. Sơ đồ nhiệt độ trung bình qua các thời kỳ tại khu vực nghiên cứu 51
Hình 2.3. Bản đồ hiện trạng TNN lưu vực sông Thạch Hãn 58
Hình 2.4. Bản đồ phân vùng địa lý thủy văn LVS Thạch Hãn 89
Hình 3.1. Sơ đồ làm việc của mô hình CROPWAT 93
Hình 3.2. Sơ đồ chỉ số biến động nguồn nước cho các tiểu vùng 99
Hình 3.3. Biểu đồ thể hiện nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt cho 12 tiểu vùng
sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị
101
Hình 3.4. Biểu đồ nhu cầu sử dụng nước trong công nghiệp
cho các tiểu vùng năm 2012
102
Hình 3.5. Biểu đồ nhu cầu sử dụng nước cho hoạt động du lịch, dịch vụ của
các tiểu vùng
103
Hình 3.6. Biểu đồ nhu cầu sử dụng nước cho các hoạt động đô thị 104
Hình 3.7. Biểu đồ nhu cầu sử dụng nước cho nuôi trồng thủy sản 104
Hình 3.8. Biểu đồ nhu cầu dùng nước cho nông nghiệp (trồng trọt và chăn
nuôi) cho các tiểu vùng lưu vực
106
Hình 3.9. Đường quá trình dòng chảy thực đo và tính toán của 11 năm hiệu
chỉnh (1979 - 1989) tại trạm Gia Vòng
108
Hình 3.10. Đường quá trình dòng chảy thực đo và tính toán của 11 năm
kiểm định (1990 - 2000) tại trạm Gia Vòng
109
Hình 3.11. Kết quả tính toán lượng nước cần cho nhu cầu bảo vệ môi
trường cho các tiểu vùng LVS Thạch Hãn
110
Hình 3.12. Sơ đồ chỉ số sức ép nguồn nước cho các tiểu vùng 112
Hình 3.13. Sơ đồ chỉ số tiếp cận nguồn nước sạch cho các tiểu vùng 116
Hình 3.14. Sơ đồ điểm lấy mẫu CLN mặt lưu vực sông Thạch Hãn 120
Hình 3.15. Sơ đồ chỉ số ô nhiễm nguồn nước cho các tiểu vùng 123
Hình 3.16. Sơ đồ chỉ số sinh thái cho các tiểu vùng 126
Hình 3.17. Kết quả chỉ số tổn thương của các tiểu vùng 133
Hình 3.18. Bản đồ mức độ dễ bị tổn thương TNN LVS Thạch Hãn 135
vi
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Nước là tài nguyên quan trọng, là thành phần thiết yếu của sự sống trên Trái
Đất, có ảnh hưởng đến sự tồn tại và phát triển bền vững của một quốc gia. Cùng với
sự phát triển của nhân loại, tình trạng thiếu nước đáng dần trở thành phổ biến,
nghiêm trọng tại nhiều nước trên thế giới, trong đó có nước ta. Điều đó đòi hỏi phải
tìm ra giải pháp phù hợp để khai thác, quản lý, bảo vệ bền vững tài nguyên nước,
nói cách khác là thực hiện phát triển bền vững tài nguyên nước lưu vực sông. Tài
nguyên nước có mối quan hệ chặt chẽ với các loại tài nguyên khác như đất, không
khí và sinh vật của lưu vực sông. Sự phát triển kinh tế - xã hội và muôn loài trên lưu
vực sông sẽ bị đe dọa nếu tài nguyên nước của lưu vực sông bị suy thoái, cạn kiệt.
Vì thế, bắt đầu từ thế kỷ XXI, các nhà quản lý tài nguyên nước đã quan tâm đến
hướng tiếp cận quản lý để phát triển bền vững. Các nguyên tắc quản lý tài nguyên
nước được đề ra sau Hội nghị Liên hiệp quốc về con người (Stockholm,1972) và
cho Hội nghị Liên hiệp quốc về Môi trường và Phát triển (Rio de Janeiro, 1992)
phải đảm bảo mục tiêu: sử dụng hiệu quả và bảo tồn tài nguyên nước, đảm bảo tính
toàn vẹn và phục hồi sinh thái, đảm bảo nước sạch và đảm bảo tính công bằng trong
quá trình ra quyết định
Tại Việt Nam, Nghị định 120/2008/NĐ-CP ngày 1/12/2008 và Luật Tài
nguyên nước số 17/2013/QH3 về Quản lý lưu vực sông được ban hành có nội dung
nhằm hướng dẫn tiến hành lập nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông với các quy hoạch
thành phần : phân bổ tài nguyên nước, bảo vệ tài nguyên môi trường nước, khắc
phục khó khăn do hậu quả của tài nguyên nước thực hiện các Điều ước quốc tế về
lưu vực sông; tổ chức điều phối và trách nhiệm quản lý lưu vực sông. Theo Nghị
định này và danh mục sông nội tỉnh được Bộ Tài nguyên và Môi trường đã ban
hành, lưu vực sông Thạch Hãn là một trong những lưu vực sông nội tỉnh quan trọng
trong địa bàn tỉnh Quảng Trị.
Thạch Hãn là một lưu vực sông chính trong nội tỉnh Quảng Trị có tiềm năng
nguồn nước rất phong phú, là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho mọi hoạt động sản
2
xuất nông nghiệp, công nghiệp, sinh hoạt, dịch vụ, giao thông vận tải, cho tỉnh
Quảng Trị. Cho đến nay nền kinh tế ở lưu vực sông Thạch Hãn được đánh giá là
phát triển chưa tương xứng với tiềm năng của lưu vực. Đồng bào ở các vùng sâu,
vùng xa còn nhiều khó khăn, tỷ lệ nghèo đói còn cao, diện tích rừng tự nhiên giảm
nhanh, phát triển kinh tế ở một số vùng không cân đối, thiếu tính bền vững, tần suất
thiên tai lũ lụt, sạt lở đất, hạn hán... xảy ra ngày càng gia tăng, ảnh hưởng đến sự
phát triển bền vững của lưu vực. Hiện nay, trên lưu vực đã có các quy hoạch phát
triển kinh tế - xã hội nhưng các quy hoạch này do các địa phương, các ngành xây
dựng riêng rẽ, chưa phối hợp nhau. Các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội và bảo
vệ môi trường trên lưu vực chưa gắn liền với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế -
xã hội và bảo vệ môi trường của lưu vực. Đồng thời cơ chế, chính sách quản lý lưu
vực sông Thạch Hãn còn chưa đồng bộ và phù hợp, chưa có sự phối hợp chặt chẽ
mục tiêu sử dụng tổng hợp tài nguyên thiên nhiên. Trước yêu cầu của thực tế của
vấn đề phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường nước ở lưu vực sông Thạch
Hãn, việc đề xuất các chính sách quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực sông
bền vững, cần thiết phải xác lập được cơ sở khoa học trong quản lý tài nguyên nước
lưu vực sông Thạch Hãn. Do vậy, luận án: “Cơ sở địa lý cho quản lý tài nguyên
nước lưu vực sông Thạch Hãn, tỉnh Quảng Trị” được thực hiện nhằm đưa ra cơ sở
khoa học theo cách tiếp cận địa lý là công cụ để tư vấn các nhà quy hoạch đề xuất
các phưong pháp quản lý hòan thiện hơn và đạt được mục tiêu trong các chương
trình phát triển kinh tế - xã hội bền vững lưu vực sông.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Xác lập cơ sở địa lý trên cơ sở phân chia các tiểu vùng địa lý thủy văn và
đánh giá mức độ dễ bị tổn thương phục vụ cho quản lý tổng hợp tài nguyên nước
lưu vực sông Thạch Hãn.
3. Nội dung nghiên cứu
- Xác lập cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của đề tài.
3
- Phân tích và đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và phân vùng
địa lý thủy văn lưu vực sông Thạch Hãn.
- Xây dựng bộ chỉ thị DPSIR đánh giá mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên
nước.
- Đánh giá mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước cho các tiểu vùng trên
lưu vực sông Thạch Hãn.
- Định hướng quản lý tổng hợp tài nguyên nước trên cơ sở mức độ dễ bị tổn
thương.
4. Luận điểm bảo vệ
Luận điểm 1: Với tính chất khác biệt về các điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội,
lưu vực sông Thạch Hãn được phân chia thành 12 tiểu vùng địa lý thủy văn phục vụ
cho quản lý TNN.
Luận điểm 2: Mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước của các tiểu vùng được
đánh giá theo nhóm chỉ thị DSPIR là cơ sở khoa học cho việc định hướng quản lý
tài nguyên nước lưu vực sông Thạch Hãn.
5. Những điểm mới của luận án
- Đã phân chia lưu vực sông Thạch Hãn thành 4 vùng bao gồm 12 tiểu vùng
phục vụ quản lý tổng hợp tài nguyên nước.
- Đã đánh giá được mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước cho các tiểu
vùng trên lưu vực sông Thạch Hãn.
6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu góp phần bổ sung phương pháp luận và phương pháp
nghiên cứu quản lý tổng hợp tài nguyên nước theo hướng địa lí tổng hợp.
4
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần định hướng sử dụng tài nguyên
nước lưu vực sông Thạch Hãn một cách hợp lý; xét đến tính dễ bị tổn thương của
tài nguyên nước theo không gian và thời gian, hỗ trợ các nhà quản lý, quy hoạch tại
khu vực nghiên cứu. Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên
cứu và giảng dạy.
7. Giới hạn nghiên cứu
- Giới hạn khoa học: tập trung nghiên cứu phân vùng địa lý thủy văn và đánh
giá mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước.
- Giới hạn không gian: toàn bộ lưu vực sông Thạch Hãn.
8. Cơ sở tài liệu của luận án
Luận án được thực hiện dựa trên khối lượng tài liệu phong phú, gồm các
công trình nghiên cứu của các nhà khoa học, các đề tài, các chương trình, các dự
án Các tài liệu được tác giả thu thập trong quá trình nghiên cứu, như tài liệu ở thư
viện (thư viện Quốc gia Việt Nam, thư viện Khoa học kĩ thuật Trung ương); Các đề
tài khoa học cấp Nghị định thư, Nhà nước, cấp Đại học Quốc gia Hà Nội, đề tài cấp
cơ sở và các đề tài cấp địa phương đã thực hiện. Trong đó có các đề tài Nghiên cứu
sinh trực tiếp tham gia và chủ trì bao gồm: Đề tài BĐKH19: Đánh giá mức độ tổn
thương về kinh tế - xã hội do lũ lụt trên một số lưu vực sông chính ở miền Trung
trong bối cảnh biến đổi khí hậu và khai thác công trình thủy điện, thủy lợi (PGS.TS.
Nguyễn Thanh Sơn chủ trì); Các Dự án chuyển giao công nghệ giữa Sở TNMMT
tỉnh Quảng Trị và Đại học Khoa học tự nhiên như: Quản lý tổng hợp vùng bờ tỉnh
Quảng Trị (PGS.TS. Nguyễn Minh Huấn chủ trì); Thu thập, tổng hợp và đánh giá
dữ liệu phục vụ quản lý tài nguyên, môi trường vùng biển, đảo trên địa bàn tỉnh
Quảng Trị; Lập nhiệm vụ quy hoạch lưu vực sông Bến Hải và Thạch Hãn, tỉnh
Quảng Trị (PGS.TS. Nguyễn Thanh Sơn chủ trì); Đánh giá tình hình xói lở và bồi
lắng các dòng sông trên hệ thống sông Nam Thạch Hãn tỉnh Quảng Trị (PGS.TS.
Trần Ngọc Anh chủ trì); Điều tra, đánh giá chất lượng nước sinh hoạt nông thôn
5
tỉnh Quảng Trị (PGS.TS. Nguyễn Thanh Sơn chủ trì); Quy hoạch tổng thể tài
nguyên nước tỉnh Quảng Trị đến năm 2010, có định hướng 2020 (PGS.TS. Nguyễn
Thanh Sơn chủ trì); Đề tài cấp cơ sở Nghiên cứu, đánh giá khả năng dễ bị tổn
thương của tài nguyên nước lưu vực sông Thạch Hãn (NCS. ThS. Trịnh Minh Ngọc
chủ trì).
Các tài liệu chuyên ngành thuộc Khoa Địa lý; Khoa Khí tượng thủy văn và
hải dương học; các tài liệu thuộc các sở ban ngành của tỉnh Quảng Trị: sở Khoa học
và Công nghệ, sở Tài nguyên và Môi trường, sở Nông nghiệp và phát triển nông
thôn, sở Văn hóa thể thao và du lịch, sở Kế hoạch và Đầu tư..
Đồng thời, Nghiên cứu sinh còn tham khảo các quy hoạch ngành và các quy
hoạch tổng thể phát triển KT-XH địa phương; Các tài liệu từ mạng Internet, từ
Website của các trường đại học, từ các tạp chí chuyên ngành trên Thế giới và Việt
Nam; Các công trình, bài báo nghiên cứu sinh đã thực hiện trong quá trình thực hiện
luân án các tài liệu thu được từ thực địa Những tài liệu trên là cơ sở quan trọng
cho tác giả thực hiện và hoàn thành luận án.
9. Cấu trúc luận án
Luận án được thực hiện bao gổm 3 chương cùng với mở đầu, kết luận, phụ
lục và tài liệu tham khảo:
Chương 1: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu quản lý tổng hợp tài
nguyên nước lưu vực sông
Chương 2: Ảnh hưởng của điều kiện địa lý đến tài nguyên nước lưu vực
sông Thạch Hãn
Chương 3: Đánh giá tính tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông Thạch
Hãn phục vụ quản lý tổng hợp.
6
Chương 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU QUẢN
LÝ TỔNG HỢP TÀI NGUYÊN NƯỚC LƯU VỰC SÔNG
1.1. Tổng quan về các công trình quản lý tổng hợp tài nguyên nước lưu vực
sông trên thế giới và Việt Nam
1.1.1. Trên thế giới
Lưu vực sông (LVS) được nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực và hướng tiếp cận
khác nhau. Theo hướng phân tích lưu vực, đơn vị được sử dụng trong đánh giá tổng
hợp là lưu vực sông. Nghiên cứu quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên theo lưu vực
sông là nội dung quan trọng của quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường theo lưu
vực. Ưu tiên hàng đầu trong quản lý tài nguyên nước của các quốc gia là quản lý tài
nguyên nước theo hướng phát triển bền vững (PTBV). Do ý nghĩa và tầm quan
trọng to lớn của PTBV tài nguyên nước nên vấn đề này luôn được quan tâm và
nghiên cứu của các nhà khoa học, các cơ quan nghiên cứu và xác định chiến lược
đúng đắn về khai thác, sử dụng, quản lý và bảo vệ bền vững tài nguyên nước (TNN
)đã được định hướng trong tuyên bố các hội nghị quốc tế về quản lý TNN, như Kế
hoạch hành động Mar del Plata (1997), Tuyên bố New Delhi (1990) và được củng
cố trong chương 18 của lịch trình thế kỷ XXI.
Nhiều Hội nghị quốc tế đã được tổ chức nhằm đưa ra những thỏa thuận và
nguyên tắc làm cơ sở cho PTBV tài nguyên nước trong tương lại, trước mắt đáp ứng
mục tiêu cấp nước an toàn trong thế kỷ XXI. Nhiều nước đã xây dựng những định
hướng và chính sách cụ thể để PTBV tài nguyên nước của mình.
Những sự kiện quan trọng của thế giới để thực hiện PTBV tài nguyên nước
đó là việc thành lập Hội đồng nước thế giới và đưa ra “Tầm nhìn nước thế giới
trong thế kỷ XXI” tại Diễn đàn nước thế giới lần thứ nhất họp tại Markech, tháng
3/2000. “Tầm nhìn nước thế giới trong thế kỷ XXI” lại tiếp tục được thảo luận tại
Diễn đàn nước thế giới lần thứ hai họp tại Hague, Hà Lan và bản Tuyên bố Laye về
một Tầm nhìn về nước, cuộc sống và môi trường đã được Hội nghị Bộ trưởng của
7
các nước thông qua với tiêu đề tổng quát là : một thế giới an ninh về nước trong thế
kỷ XXI ” gồm 10 thông điệp và 6 chỉ tiêu cần đạt được đều hướng tới PTBV tài
nguyên nước.
Bước vào thế kỷ XXI để thực hiện Tầm nhìn nước thế giới trong thế kỷ XXI,
các nước trên thế giới đều có những đổi mới trong quản lý TNN và quản lý LVS để
quản lý TNN của nước mình theo hướng PTBV. Rất nhiều kết quả nghiên cứu đá
được áp dụng trong quản lý TNN các LVS trên thế giới để nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn nước của LVS. Thí dụ các nghiên cứu về khai thác sử dụng nguồn nước
theo hướng đa ngành, đa mục tiêu; nghiên cứu khai thác sử dụng nguồn nước trong
giới hạn của ngưỡng khai thác; nghiên cứu dòng chảy môi trường và các biện pháp
nhằm đảm bảo duy trì dòng chảy môi trường trong các sông chính ; các nghiên cứu
và áp dụng các biện pháp để quản lý kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm, khôi phục
nguồn nước của các sông bị suy thoái và cạn kiệt; nghiên cứu về thể chế chính sách
để thực hiện quản lý tổng hợp tài nguyên nước phù hợp với điều kiện của mỗi nước.
Nhiều nước trên thế giới đã thu được kết quả khá quan trọng trong các nghiên cứu
và ứng dụng quản lý tổng hợp (QLTH) TNN theo hướng phát triển bền vững như
Pháp, Nhật Bản, Úc, Srilanka, Trung Quốc, Mỹ.
Pháp đã thu được nhiều kết quả trong bảo vệ tài nguyên, môi trường nước và
hệh sin thái (HST) thủy sinh sông Seine-Normandy thông qua thực hiện các biện
pháp quản lý kiểm soát lượng nước thải vào sông ; vận động người dân dùng các
hóa chất tẩy rửa không có phốt phát để phục hồi chất lượng nước của dòng sông đã
bị ô nhiễm nghiêm trọng; chú ý bảo tồn các vùng đất ướt nhằm thu hút các loài
động thực vật bản địa trước kia đã bị mai một do nước ô nhiễm, xây dựng nhà máy
xử lý nước thải sinh hoạt, không cho xả trực tiếp xuống đầm lầy.
Nhật Bản cũng đã đạt được những thành tựu quan trọng trong nghiên cứu và
áp dụng các kết quả nghiên cứu QLTHTN nước cho 5 lưu vực sông chảy qua vùng
Greater Tokyo với tổng diện tích khoảng 22.600 km2 và dân số trên 27 triệu người.
Thông qua việc tiến hành một loạt chương trình nghiên cứu nhằm bảo vệ môi
8
trường nước, khai thác hiệu quả nguồn nước sông, giám sát hệ sinh thái nước và
quản lý rủi ro, Nhật Bản đã khắc phục tình trạng ô nhiễm, phục hồi hệ sinh thái vốn
rất phong phú và đa dạng của vùng này.
Tại Úc cũng có nhiều nghiên cứu và áp dụng thành công QLTH TNN lưu
vực sông Muray -Darling (Úc). Khi lưu vực sông này phải đương đầu với những
vấn đề nghiêm trọng về môi trường, sinh thái như đất bị nhiễm mặn, hệ sinh thái
thủy sinh bị suy thoái. Một Ủy ban liên chính phủ và các bang có sông Muray-
Darling chảy qua được thành lập và thông qua một khái niệm ngưỡng, còn gọi là
“CP”, nó chính là cơ sở để thiết kế một số chính sách quản lý TNN trong trường
hợp nguồn nước kha hiếm như dịch vụ thương mại nước, dòng chảy môi trường, và
đảm bảo quyền sở hữu. Ngưỡng này khá linh hoạt, thay đổi theo các năm khác tùy
thuộc vào nguồn nước đến, nhằm để phân phối nước hợp lý giữa 4 ban thuộc lưu
vực sông trong thời đoạn khan hiếm nước.
Một kết quả nghiên cứu khác liên quan đến vấn đề thể chế của LVS Murray -
Darling, đó là phân vùng địa lý thủy văn để đáp ứng nhanh và có hiệu quả các yêu
cầu của các bên liên quan. Các tiểu vùng này được phân chia theo ranh giới LVS và
Ban lãnh đạo của từng tiểu vùng sẽ có quyền cấp giấy phép sử dụng nước, vận hành
và duy tu bảo dưỡng tất cả các công trình trong tiểu vùng mà không phải lệ thuộc
vào các bên liên quan.
Thái Lan có nhiều kết quả trong nghiên cứu QLTHTNN LVS Chao Phraya là
một trugn tâm sản xuất lúa gạo lớn của Thái Lan và cũng là nơi đóng đô của thủ đô
Bangkok với tổng dân số trong lưu vực lên tới 23 triệu người khi dòng sông này
phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước do nhu cầu ngày càng tăng lên của các
hộ dùng nước ở hạ du. Vấn đề cạn kiệt nguồn nước cũng như xung đột về nước
ngày càng tăng lên khi nước ở vùng hạ lưu sông ngày càng bị ô nhiễm nước thải
hỗn hợp không được xử lý chảy vào sông. Một nghiên cứu tổng thể về chia sẻ, phân
bố một cách công bằng nguồn nước trong LVS cho các hộ dùng nước mà vẫn đảm
bảo nhu cầu nước cho các HST hạ du đã được thực hiện, song chưa thực sự kết thúc
9
vì còn gặp một số rào cản trong quá trình đo lường các điều kiện của lưu vực bằng
hệ thống các chỉ thị được phát triển cho LVS Chao Praya.
Trên lưu vực sông Ruhna - Srilanka tình trạng nguồn nước ngày càng suy
kiệt, trong khi mâu thuẫn giữa phát điện với công suất lắp máy 120MW và cung cấp
nước tưới cho 52.00ha lúa hai vụ ngày càng gay gắt. Một kế hoạch QLTHTNN cho
LVS Ruhuna được tiến hành bao gồm phân bổ nước tưới với những giải pháp sử
dụng nước tối ưu, triệt để tiết kiệm điện để giảm công suất phát điện. Bên cạnh đó
một chiến dịch vận động sự tham gia của cộng đông, đặc biệt là của phụ nữ vào
chương trình trên đã được thực hiện khá hiệu quả.
Trung Quốc là một quốc gia hiện có với một nền công nghiệp phát triển khá
nhanh nhưng vẫn giữa sản xuất nông nghiệp như một ngành truyền thống. Do đó
chất thải từ 2 lĩnh vực sản xuất nàyđã gây ô nhiễm nặng nề môi trường nói chung và
môi trường nước nói riêng ở nhiều LVS. Vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu theo định
hướng QLTHTNN nhằm giảm thiểu ô nhiễm, bảo vệ nguồn nước điển hình là kết
hợp thu lệ phí phát thải ô nhiễm nguồn nước và tiền trợ cấp cho khắc phục ô nhiễm.
Chính sự k...m: phân bố tài nguyên
nước không đều theo không gian và thời gian; kinh tế - xã hội phát triển nhanh làm
gia tăng nhu cầu và thay đổi cơ cấu, tỷ trọng dùng nước; các hồ chứa, phần lớn là
công trình thủy lợi vừa và nhỏ, khả năng điều tiết hạn chế; sử dụng nước chưa tiết
kiệm; quản lý nhà nước về tài nguyên nước phân tán và chưa phù hợp...
Tóm lại, con người và quản lý tài nguyên nước có mối quan hệ chặt chẽ.
Trong mối quan hệ với môi trường tự nhiên, con người lựa chọn tạo dựng môi
trường sống của mình từ môi trường tự nhiên, tận dụng khai thác tài nguyên nước
nhằm phục vụ cuộc sống của mình. Môi trường tự nhiên quy định cách thức tồn tại
và phát triển của con người. Con người tác động vào môi trường tự nhiên nói chung
và tài nguyên nước nói riêng theo hướng tích cực và tiêu cực. Nếu con người biết
giới hạn để vừa sử dụng vừa bảo vệ tài nguyên thiên nhiên thiên nhiên thì mối quan
hệ ngày càng bền chặt và tồn tại lâu dài. Ngược lại, môi trường tự nhiên sẽ tiếp tục
bị tàn phá nếu con người không có biện pháp cụ thể để bảo vệ nó và làm cho tài
nguyên môi trường tự nhiên phải hứng chịu những áp lực nhất định. Trong mối
quan hệ với môi trường xã hội, con người là nhân tố trung tâm, tham gia và chi phối
môi trường xã hội, là tiền đề cho các chính sách bảo vệ tài nguyên và môi trường
hợp lý, hay nói cách khác là khả năng ứng phó với các áp lực nói trên. Để bảo đảm
cho sự phát triển bền vững, đòi hỏi phải có cái nhìn tổng hợp về tài nguyên nước và
các tác động của con người đến tài nguyên nước nhằm duy trì mối quan hệ thân
thiện giữa con người và tài nguyên nước, kịp thời ngăn chặn những tác động tiêu
cực của con người tới môi trường tự nhiên và xã hội, đó chính là đánh giá về khía
cạnh tổn thương tài nguyên nước.
1.2.3. Đánh giá tính dễ bị tổn thương là một cách tiếp cận quản lý tài nguyên
nước hữu hiệu
Ngày nay, trước những sức ép phát triển kinh tế - xã hội của con người, tài
nguyên nước đang ngày càng khan hiếm, suy giảm cả về số lượng và chất lượng,
25
kèm theo đó hạn hán và lũ lụt xảy ra gay gắt ở cả quy mô, mức độ và thời gian
trong khi nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng và đó chính là nguyên nhân gây ra
khủng hoảng về nước. Việc quản lý, khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên
nước có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của con người vì
vậy nó đã trở thành chủ đề quan trọng không chỉ đối với Việt Nam mà luôn là chủ
đề được bàn thảo nhiều nhất trên các diễn đàn Quốc tế. Giải quyết các vấn đề liên
quan đến tài nguyên nước cần thiết phải xem xét các yếu tố có liên quan trên quan
điểm tổng hợp, toàn diện và mục tiêu cuối cùng là đạt được sự hài hòa trong phát
triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường.
Trước đây tài nguyên nước được quản lý theo hướng tiếp cận đơn ngành,
nghĩa là nước được quản lý theo từng ngành dọc, theo các đơn vị sử dụng nước
riêng lẻ và không có sự kết nối. Để thay đổi nhận thức và cách tiếp cận về quản lý
tài nguyên nước, tuyên bố Dublin năm 1992 đã nêu rõ “Quản lý tổng hợp tài nguyên
nước là một quá trình đẩy mạnh phối hợp phát triển và quản lý tài nguyên nước, đất
và các tài nguyên liên quan, sao cho tối đa hoá các lợi ích kinh tế và phúc lợi xã hội
một cách công bằng mà không phương hại đến tính bền vững của các hệ sinh thái
thiết yếu”, đây được coi là nền tảng của công tác quản lý tổng hợp nguồn nước. Như
vậy, quản lý tổng hợp tài nguyên nước không đơn thuần là việc lập quy hoạch, kế
hoạch mà đây là một quá trình, trong đó cần nỗ lực quản lý theo hướng tổng hợp,
cần giải quyết tốt các mối quan hệ tương tác giữa con người và tự nhiên; giữa đất và
nước; giữa nước mặt và nước dưới đất; giữa khối lượng và chất lượng; giữa thượng
lưu và hạ lưu; giữa nước ngọt và các vùng ven biển; giữa trong nước và ngoài nước;
giữa các đối tượng sử dụng nước.
Nói một cách tổng quát, quản lý tổng hợp tài nguyên nước được nhìn nhận
với ý nghĩa là: một quá trình để quản lý tài nguyên nước ngày một hiệu lực hơn vì
mục tiêu phát triển bền vững; một quan điểm bao trùm từ trách nhiệm nhà nước đến
trách nhiệm các tổ chức và cộng đồng khai thác sử dụng hiệu quả tài nguyên nước;
và một cách tiếp cận vận dụng hài hòa các dạng thể chế quản lý tài nguyên và dịch
vụ nước trong ngành nước.
Hội nghị Dublin cũng đưa ra 4 nguyên tắc trong QLTHTNN đã được đưa ra
(gọi tắt là nguyên tắc Dublin). Những nguyên tắc này đã phản ánh sự thay đổi nhận
thức về tài nguyên nước. Trong đó chú ý nhất là Nguyên tắc số 1 cho rằng: Nước
ngọt là tài nguyên hữu hạn và dễ bị tổn thương, nó đóng vai trò thiết yếu nhằm duy
26
trì sự sống, sự phát triển và môi trường (xem hình 1.2). Nguyên tắc này chỉ rõ nước
duy trì cuộc sống dưới mọi hình thức và được yêu cầu cho nhiều mục đích, chức
năng và dịch vụ khác nhau. Do đó, quản lý tổng hợp, phải xem xét các yêu cầu về
các nguồn lực và các mối đe dọa đối với nó. Quản lý toàn diện không chỉ liên quan
đến việc quản lý hệ thống tự nhiên mà còn đòi hỏi sự phối hợp giữa các hoạt động
của con người tạo ra nhu cầu về nước, xác định việc sử dụng đất và tạo ra các sản
phẩm gây lãng phí nước. Muốn tiếp cận quản lý tổng hợp và đảm bảo phát triển bền
vững phải tính đến các thành phần cán cân nước, các hoạt động phát triển và tác
động tại mỗi vùng, sử dụng đa mục đích, liên kết đa ngành, gắn kết xã hội loài
người và thiên nhiên. Chính vì vậy, khi tiếp cận quản lý tổng hợp tài nguyên nước,
cần thiết phải xem xét những yếu kém trong hệ thống tài nguyên nước nội tại của
một vùng, những sức ép và mâu thuẫn trong quản lý tài nguyên nước, hay nói cách
khác chính là mức độ dễ bị tổn thương của hệ thống tài nguyên nước.
Hình 1.2. Mối quan hệ giữa đánh giá mức độ dễ bị tổn thương và quá trình
QLTHTNN
Hơn thế nữa, trước những thách thức trong tương lai đối với quản lý tài
nguyên nước, ngành nước cần có những thay đổi về tổ chức, hoàn thiện về thể chế,
xác định được chiến lược phát triển và có chính sách phù hợp để bảo vệ và phát
triển tài nguyên nước. Quản lý tài nguyên nước cần đẩy mạnh phối hợp phát triển
và quản lý tài nguyên nước với các lĩnh vực có liên quan như đất và các tài nguyên
27
khác sao cho tối đa hoá các lợi ích kinh tế, hài hòa lợi ích giữa các đối tượng sử
dụng, đảm bảo sự bền vững của các hệ sinh thái phụ thuộc vào nguồn nước. Các
hoạt động quản lý cần được thực hiện thống nhất từ cấp trung ương đến địa phương
và quản lý thống nhất theo lưu vực sông, quản lý cả về số lượng và chất lượng.
Chính sách bảo vệ tài nguyên nước phải được xây dựng và thực hiện trên cơ sở
đánh giá cao giá trị kinh tế của nước và giá trị của nước đối với cộng đồng. Bên
cạnh đó, vai trò của cộng đồng trong bảo vệ nguồn nước cần được làm mạnh mẽ
hơn, cộng đồng cần có tiếng nói để bảo vệ quyền lợi cho chính mình. Tuy nhiên,
quản lý lưu vực là một quá trình lặp đi lặp lại. Quản lý lưu vực phải bao gồm các
bước tuần tự khi tiến hành hoạch định chính sách, quy hoạch Bước đầu tiên là soạn
thảo ra các mục tiêu chính sách rộng lớn (xem hình 1.3). Các bước tiếp theo là xác
định rõ các vấn đề quản lý nước phải giải quyết (xác định vấn đề), danh sách các
chiến lược tiềm năng (làm thế nào chúng ta sẽ đạt được điều đó), đánh giá mỗi
chiến lược trong số này, lựa chọn một chiến lược hay sự kết hợp các chiến lược,
thực hiện chiến lược, đánh giá kết quả, bài học từ những kết quả này và điều chỉnh
kế hoạch của chúng ta để thực hiện nó tốt hơn trong tương lai. Các bước này nằm
trong cả một quá trình. Tất nhiên, trong thực tế, quá trình này có thể bị gián đoạn
bởi các lực tác động từ bên ngoài, và quá trình quản lý “học dần dần thông qua thực
nghiệm” (learning-by-doing management cycle) giúp chúng ta kết hợp những gì, mà
chúng ta học được trong quá trình quy hoạch và quản lý nước và đưa vào tính toán
các thông tin mới. Điều này có nghĩa là, chúng ta có thể thích nghi với cách chúng
ta quản lý nước như thế nào đối với hoàn cảnh đang thay đổi, ví dụ, như những thay
đổi về chính trị, thảm họa thiên nhiên và những thay đổi về nhân khẩu. Do đó, cần
thiết phải xác lập được các thông tin hỗ trợ các nhà quyết định sử dụng các dữ liệu
và mô hình khác nhau trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước giải quyết các vấn
đề liên quan đến nguồn nước. Trên thực tế, các thông tin này phải đảm bảo đầy đủ
về các mặt sử dụng và khai thác tài nguyên nước, sản xuất điện năng, phòng tránh lũ
lụt vào bảo vệ môi trường. Các hệ thống hỗ trợ ra quyết định như vậy đối với các
vấn đề tài nguyên nước đã bắt đầu xuất hiện giữa những năm 1970. Tuy nhiên, các
28
hệ thống mới chỉ dừng lại ở cộng cụ trong quản lý ở một khía cạnh nào đó của việ
ckhai thác sử dụng tài nguyên nước, chưa có hệ thống nào đề cập đến vấn đề quản
lý tổng hợp và phát triển bền vững. Trong những năm gần đây để giải quyết những
cấp bánh trong quản lý tổng hợp tài nguyên nước và phát triển bền vững, nhiều nhà
khoa hoc đã tiếp cận theo hướng đa ngành trong việc giải quyết các vấn đề phức tạp
trong quản lý tổng hợp quy mô lưu vực sông. Các chương trình, dự án đã được thực
hiện với hệ thống các chỉ thị thị dễ bị tổn thương kết hợp sử dụng các mô hình thủy
văn, hệ thống thông tin, phân tích đa tiêu chí. Phương pháp này có giá trị để trợ giúp
trong việc tạo lập ra quyết định mà trong đó bao gồm những thỏa thuận của các bên
liên quan, nhận thức xã hội, và phối hợp giữa những người ra quyết định. Đó chính
là sử dụng Khung đánh giá tổn thương và các chỉ thị dễ bị tổn thương trong tiếp
cận quản lý tổng hợp ở quy mô lưu vực.
Hình 1.3. QLTHTNN là một quá trình đang diễn ra để đáp ứng các tình huống
và nhu cầu thay đổi.
29
Khái niệm về mức độ dễ bị tổn thương đã có nhiều thay đổi trong 20 năm
qua. Đã có nhiều hướng nghiên cứu khác nhau nhằm phân loại các thành phần, yếu
tố để đánh giá mức độ dễ bị tổn thương. Đặc biệt, trong nhiều năm gần đây khái
niệm mức độ dễ bị tổn thương đã được nhiều nhà khoa học quan tâm hơn, đặc biệt
là trong vấn đề quản lý tài nguyên nước. Theo Varis và cộng sự (2012), khái niệm
về tính dễ tổn thương còn đa chiều về mặt lý thuyết. Điều đó đẫn đến những cách
tiếp cận khác nhau để tính toán tổn thương, hơn thế nữa nó còn ảnh hưởng đến việc
so các nghiên cứu ở cấp độ toàn cầu (Jun và nnk., 2011). [91]
Về lý thuyết, trên thế giới hiện nay tồn tại nhiều quan niệm về tính tổn
thương được tiếp cận theo nhiều hướng, liên ngành hay trong một khoa học cụ thể
(ví dụ khoa học máy tính, tâm lý học, môi trường) nhằm đáp ứng cụ thể yêu cầu
nghiên cứu.Turner và cộng sự (2003) đã đưa ra định nghĩa mang tính cơ bản về mức
độ dễ bị tổn thương trong bối cảnh phát triển bền vững: “dễ bị tổn thương là mức
độ mà một hệ thống, hệ thống con, các thành phần của hệ thống phải đối mặt với
các tác hại do tiếp xúc với một nguy cơ (tình thế gây ra các biến cố tai hại), mâu
thuẫn, hay áp lực/sức ép”. [98].
Trong bối cảnh phát triển bền vững, Bizikova và cộng sự (2009) đã đưa ra
một định nghĩa về mức độ dễ bị tổn thương được áp dụng khá phổ biến: “Mức độ
dễ bị tổn thương là khả năng của một hệ thống có thể bị tổn hại khi chịu một áp lực
(ví dụ như mối đe dọa). Nó được định nghĩa như là một hàm bao gồm độ lộ diện,
tính nhạy và độ thích ứng. Độ lộ diện có thể là do hệ thống tiếp xúc với một nguy cơ
như hạn hán, xung đột, hay biến động về giá cả, hay các nguy cơ tiềm ẩn các điều
kiện về môi trường, kinh tế - xã hội, thể chế. Mức độ nghiêm trọng của các tác động
không chỉ phụ thuộc vào độ lộ diện, mà còn phụ thuộc vào sự nhạy cảm của đơn vị
cụ thể tiếp xúc với nguy cơ đó (như một hệ sinh thái, một lưu vực, 1 hòn đảo, 1 hộ
gia đình, làng xóm, thành phố, hay quốc gia) và năng lực đối phó và thích nghi của
hệ thống đó.” [98]
30
Cùng với sự phát triển của khái niệm dễ bị tổn thương, một số nghiên cứu về
đánh giá tổn thương/bền vững, xây dựng các chỉ thị tổn thương/bền vững, giảm nhẹ
và đánh giá hành động đã và đang được thực hiện ở các tổ chức khác nhau trên thế
giới (Gleick 1990; Laneetal, 1999, Meigh và cộng sự năm 199, MCSD 200; UNDP-
GEF, 2000, Vogel 2001; IPCC 2001; Kabat và cộng sự, 2002; Adger và cộng sự,
2004; Brooks và cộng sự 2005). Những nghiên cứu đầu tiên là đa ngành trong lĩnh
vực tự nhiên và bắt đầu cung cấp một bức tranh rõ ràng hơn về tính bị tổn thương
vớí sự liên quan đến biến đổi khí hậu tòan cầu. “Tổn thương là mức độ, mà một hệ
thống dễ bị, hay không có khả năng đối phó với, bất lợi đối với các ảnh hưởng của
sự thay đổi môi trường. Mức độ dễ bị tổn thương của một hệ thống tự nhiên và kinh
tế - xã hội được xác định bởi đặc tính, cường độ, và tỉ lệ của nguy cơ về các mặt và
mức độ nhạy cảm của hệ thống và khả năng ứng phó của nó” (IPCC 2001; NERI
2002). Do đó, mức độ tổn thương do đó có thể được mô tả là sự kết hợp của ba yếu
tố độ phơi nhiễm, tính nhạy của hệ thống và các đặc điếm liên quan đến các yếu tố
mô tả khả năng thích ứng của hệ thống. [99,100]
Liên quan đến khía cạnh quản lý tài nguyên nước, Huang Cai (2009) đã định
nghĩa mức độ dễ bị tổn thương của tài nguyên nước đối với các thay đổi theo thời
gian là “các đặc điểm yếu kém và sai sót của hệ thống tài nguyên nước làm cho hệ
thống đó khó vận hành khi đối mặt với sự thay đổi của kinh tế - xã hội và môi
trường” [103]. Tài nguyên nước, là “máu” của các hệ sinh thái tự nhiên, có một vai
trò không thể thiếu đối với hầu hết các chức năng của hệ sinh thái. Nước cũng là
một trong những nguồn lực quan trọng nhất cần thiết để hỗ trợ sự phát triển kinh tế
- xã hội của một xã hội. Hậu quả của sự bùng phát của dân số, phát triển kinh tế
nhanh chóng, và quản lý yếu kém của tài nguyên nước, nước ngày càng trở nên
khan hiếm. Do đó quản lý nước bền vững được nằm trong danh sách ưu tiên của các
chương trình nghị sự quốc gia. Xây dựng một chính sách tài nguyên nước tổng hợp
sẽ yêu cầu các kiến thức hỗ trợ tích hợp, sự hiểu biết về mức độ dễ bị tổn thương
của tài nguyên nước. Tổn thương là khái niệm như đã nói ở trên, thường dùng để
mô tả điểm yếu, hay các sai sót còn tồn tại trong hệ thống, độ lộ diện của một hệ
31
thống đối với một mối đe dọa cụ thể. Từ góc độ quản lý tài nguyên nước, dễ bị tổn
thương có thể được định nghĩa là “các điểm yếu kém của hệ thống tài nguyên nước
làm cho hệ thống khó khăn trong việc thực hiện các chức năng của nó khi đối diện
với hệ thống kinh tế - xã hội và sự thay đổi môi trường”. Do đó, dễ bị tổn thương tài
nguyên nước được xem xét ở hai vấn đề: (1) độ phơi nhiễm của hệ thống tài nguyên
nước đối với các sức ép ở quy mô lưu vực sông, và (ii) khả năng của hệ sinh thái và
xã hội có thể đối phó với các mối đe dọa đến các chức năng lành mạnh của một hệ
thống tài nguyên nước. [113]
Như vậy, đánh giá mức độ dễ bị tổn thương tài nguyên nước đối với các thay
đổi theo thời gian là một quá trình điều tra và phân tích đánh giá độ nhạy của hệ
thống đối với các mối đe dọa tiềm năng, và để xác định những thách thức đối với hệ
thống trong giảm thiểu những rủi ro liên quan đến những hậu quả tiêu cực của các
hoạt động tác động. Đánh giá tổn thương của hệ thống tài nguyên nước như vậy có
liên quan đến cân bằng cung và cầu nước, hệ thống sở hữu và các chính sách hỗ trợ
quản lý và bảo vệ nước, cũng như sự biến đổi thủy văn dưới tác động của khí hậu và
môi trường. Nó cũng xem xét các rủi ro đối với các cộng đồng xung quanh có thể
ảnh hưởng đến hệ thống tài nguyên nước. Một đánh giá mức độ dễ bị tổn thương tài
nguyên nước hiệu quả có vai trò trong việc hướng tới xây dựng quy hoạch sử dụng
tài nguyên nước hiệu quả. Trong thực tế, đánh giá tổn thương tài nguyên nước cần
phải xác định động lực, ước tính các áp lực, hiểu rõ hiện trạng và xu hướng, phân
tích các tác động và xác định các ứng phó đối với các yếu kém trong hệ thống tài
nguyên nước.
Đánh giá khả năng dễ bị tổn thương của tài nguyên nước là một quá trình
điều tra, khảo sát và phân tích hệ thống tài nguyên nước, từ đó đánh giá khả năng
nhạy cảm của hệ thống tài nguyên nước trước những thay đổi của các yếu tố tác
động nhằm đề xuất các biện pháp giảm nhẹ rủi ro. Quá trình này bao gồm việc xem
xét cân bằng giữa khả năng cung cấp và nhu cầu, xem xét các chính sách quản lý và
bảo tồn nguồn nước, sự thay đổi của tài nguyên nước dưới ảnh hưởng của biến đổi
khí hậu và các nhân tố môi trường khác. Ngoài ra, cũng cần phải xem xét các tác
32
động của nhân tố xã hội, con người ảnh hưởng đến hệ thống tài nguyên nước. Một
đánh giá khả năng dễ bị tổn thương hiệu quả là phải đưa ra được hướng dẫn về sử
dụng nước bằng cách cung cấp một kế hoạch nhằm tăng cường an ninh nguồn nước,
các chính sách nhằm giảm nhẹ thiên tai và các tác động ảnh hưởng đến nguồn nước,
làm suy giảm tính bền vững của nguồn nước. Để đánh giá khả năng dễ bị tổn
thương cho bất kỳ một đối tượng nào, người ta thường xây dựng các chỉ thị để định
hướng cho việc quản lý. [112]
1.2.4. Các chỉ thị đánh giá tính dễ bị tổn thương tài nguyên nước lưu vực sông
Có hai hướng tiếp cận chính trong đánh giá tính hay khả năng tổn thương và
bị tổn thương: các nghiên cứu về tổn thương thường chú trọng đến các nghiên cứu
khi một hệ thống phải hứng chịu với một hiện tượng thiên tai, hay nguy cơ rủi ro
nào đó (ví dụ như lũ lụt, hạn hán, xói lở bờ, và biến đổi khí hậu). Các nghiên cứu
này thường tập trung phân tích mối nguy hiểm của các thiên tai và thiệt hại kinh tế -
môi trường do các thiên tai gây ra. Hướng tiếp cận thứ hai là nghiên cứu mức độ dễ
bị tổn thương của hệ thông khi hệ thống không bị tác động bởi thiên tại, hay nguy
cơ rủi ro mà tập trung nghiên cứu khả năng gây ra áp lực, mâu thuẫn và các tác
động tiềm tàng đối với hệ thống khi đối diện với một mục tiêu nào đó (ví dụ. phát
triển bền vững, quản lý tổng hợp). Những nghiên cứu này thường áp dụng cho
đối tượng là các tài nguyên tái tạo và không thể tái tạo với mục đích sử dụng hợp lý.
Một Khung đánh giá để đánh giá tổn thương được xây dựng bao gồm các chỉ thị
xem xét tất cả các thành tố của hệ thống tài nguyên nước. Trong nghiên cứu ở cấp
độ lưu vực này cũng đã sử dụng để xác định độ tổn thương và đề xuất các chiến
lược thích ứng phù hợp. Trên thế giới hiện nay có nhiều loại Khung được sử dụng
đánh giá tổn thương như Khung kiểm toán tư bản, Khung chủ đề/Khung mục tiêu,
Khung hệ thống, Khung theo ngành hay lĩnh vực, và Khung nhân quả. Trong đó
Khung nhân quả là Khung được sử dụng đánh giá các nguồn tài nguyên và các vấn
đề môi trường do nó sử dụng mô hình nhận thức dùng để xác định, phân tích và
đánh giá các chuỗi quan hệ nguyên nhân -- kết quả: nguyên nhân gây ra các vấn đề
33
môi trường, hậu quả và các biện pháp ứng phó cần thiết. Cấu trúc của mô hình bao
gồm các chỉ thị về điều kiện tự nhiên, -kinh tế -- xã hội của vùng nghiên cứu.
Để thiết lập một phương pháp có thể xác định mức độ tổn thương của hệ
thống tài nguyên nước; cần thiết phải xét đến các chỉ thị và số của dễ bị tổn thương
được sử dụng bởi các tác giả trước đây. Có nhiều ví dụ về các chỉ thị cấp quốc gia
có liên quan đến tính tổn thương. Một số chỉ thị được xây dựng như là các các chỉ
thị phúc lợi con người nói chung, hiện trạng kinh tế cũng như phát triển, trong khi
đó các chỉ thị khác đặc biệt để đánh giá tổn thương. [89,103].
Theo UNEP, chỉ thị là một tập hợp số liệu thành một thông tin tổng hợp về
một khía cạnh môi trường của một quốc gia hoặc một địa phương. Theo Luật Bảo
vệ môi trường Việt Nam (2005) thì chỉ thị môi trường là một hoặc tập hợp Chỉ thị
để chỉ ra đặc trưng của môi trường. Chỉ thị môi trường là cơ sở để lượng hóa chất
lượng môi trường, theo diễn biến chất lượng môi trường, nhiều chỉ thị môi trường
hợp lại thành một bộ chỉ thị môi trường của một nước hoặc một vùng, một địa
phương.
Các chỉ thị có thể dựa trên các đo đạc vật lý, hóa học hay sinh học gắn liền
với chất lượng tài nguyên thiên nhiên nhiên hay môi trường [40,41]. Chúng có thể
khái quát một số khía cạnh môi trường, tài nguyên thiên nhiên hay hoạt động của
con người. Để sử dụng trong khuôn khổ phát triển bền vững, các chỉ thị môi trường
cần phải tạo mối liên quan giữa các khía cạnh môi trường và các yếu tố kinh tế - xã
hội. Một đặc trưng then chốt của chị thị môi trường là giúp nắm bắt được sự thay
đổi theo thời gian. Mức độ yêu cầu, khái quát thông tin có thể biểu diễn theo mức
độ tự thấp đến cao như hình 1.4.
- Chỉ thị (indicator): là một tham số hay số đo cùng cung cấp thông tin, mô
tả tình trạng của một hiện tượng/môi trường/khu vực. Các chỉ thị truyền đạt các
thông tin phức tạp trong một dạng ngắn gọn, dễ hiểu và có ý nghĩa vượt ra ngoài các
giá trị đo liên kết với chúng. Các chỉ thị là các biến số hệ thống đòi hỏi thu thập dữ
34
liệu bằng số, tốt nhất là trong các chuỗi thứ tự thời gian nhằm đưa ra chiều hướng,
các chỉ thị này kết xuất từ các biến số, dữ liệu.
- Chỉ số (index) là một tập hợp của các tham số hay chỉ thị được tích hợp hay
nhân với trọng số. các chỉ số ở mức độ tích hợp cao hơn, nghĩa là chúng được tính
toán từ nhiều biến số hay dữ liệu để giải thích cho một hiện tượng nào đó ví dụ như
Chỉ số chất lượng nước, chỉ số phát triển con người và tổng sản phẩm quốc dân.
- Các tham số (parameter) hay số đo (metric) là một đặc tính được đo hay
quan sát. Các chỉ thị khác với số đo. Các chỉ thị ở mức cao hơn, các chỉ thị chỉ ra sự
tiến bộ về phía mục tiêu, còn số đo (metric) đo tiến bộ về chỉ thị đó. (Sibel
Koyluoglu, Ford Motor Company) Ví dụ, chất lượng không khí là một chỉ thị môi
trường, lượng phát thải NOx, SOx là các số đo. Các chỉ thị là các số đo chỉ ra hiện
trạng của một hệ thống nào đó. Các số đo kết xuất từ 2 hay nhiều kết quả đo, các số
đo này không cần nói ra với chúng ta các ý nghĩa của chúng về hệ thống. (John
Reap).
Hình 1.4. Thông tin và tháp chỉ thị [40]
35
Chức năng của chị thị và chỉ số môi trường: chỉ thị và chỉ số môi trường có ý
nghĩa tác động rất lớn đối với cộng đồng cũng như các nhà lãnh đạo những người ra
quyết định. Ý nghĩa của các chỉ thị môi trường được thể hiện như sau:
- Hiệu quả thông tin : chúng giảm số lượng các đo lường và các Chỉ thị mà
cần có cho việc trình bày hiện trạng môi trường một cách bình thường.
- Đơn giản hóa thông tin: chỉ thị và chỉ số môi trường làm đơn giản hóa quá
trình giao tiếp thông tin và thông qua chúng, các kết quả đo lường được cung cấp
cho người sử dụng.
- Phòng ngừa: Chỉ thị và chỉ số môi trường tóm lược hiện trạng môi trường
và xã hội hiện tại nhằm cho các tín hiệu về sự thay đổi tình trạng môi trường.
- Quyết định: Chỉ thị và chỉ số môi trường đưa ra sự hướng dẫn hiệu quả để
hoạch định một môi trường bền vững tương lai.
Xuất phát từ các vấn đề trên nhiều tác giả đã khái quát các chức năng cơ
quản của chỉ thị môi trường bao gồm: (1) tạo ra một cách nhìn tổng quan về sự tiến
bộ; (2) tập trung vào sự chú ý công chúng; (3) Làm gia tăng sự quan tâm của lãnh
đạo đối với môi trường; (4) khuyến khích sự thay đổi hành vi, định hướng hành
động ; (5) khuyến khích tập trung vào sự phát triển bền vững hơn là vào tăng
trưởng kinh tế thuần túy [36]. Trên thế giới, có nhiều nhà khoa học đã nghiên cứu
sử dụng các chỉ thị cho các lưu vực sông trên thế giới. Điển hình vào năm 2006,
Henrique M.L Chaves và Suzana Alipaz trong nghiên cứu về “ chỉ số bền vững lưu
vực sông” đã đưa ra bộ chỉ thị HELP) thủy văn - môi trường, cuộc sống và chính
sách của lưu vực [105]. Các chỉ thị này đã được UNESSCO công nhận và sử dụng
rộng rãi vào các nghiên cứu cụ thể ở Brazin, Costa Rica, Malaysia. Bộ chỉ thị HELP
thích hợp trong đánh giá phát triển bền vững lưu vực sông với nghiên cứu tích hợp
mang lại lợi ích cho xã hội, kinh tế và môi trường cho các bên liên quan. Ưu điểm
của nghiên cứu này là đưa ra các tham số phụ có khả năng áp dụng cho một lưu vực
cụ thể, tính toán không phức tạp. Tuy nhiên, hạn chế của nghiên cứu này là các chị
thỉ có thể không phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội, môi trường hay số liệu
36
thông kê của Việt Nam và coi trọng số của các chỉ thị là bằng nhau. Iwan Juwana
(2012), đã đưa ra bộ chỉ thị đánh giá tính bền vững cho lưu vực sông thông qua ba
chỉ số đánh giá: chỉ số nghèo nước (WPI), chỉ số bền vững nước Canada (CWSI),
chỉ số phát triển bền vững lưu vực sông (WSI) [88]. Chỉ số nghèo nước thể hiện
mức độ về lượng đánh giá đủ/không đủ/ thiếu nước của lưu vực sông. Chỉ số phát
triển bền vững lưu vực sông đánh giá tính bền vững theo 3 khía cạnh kinh tế, xã hội
và môi trường. Chỉ số bền vững nước Canada (CWSI) được trung tâm tài nguyên và
môi trường và Trung tâm nghiên cứu chính sách Canada thực hiện. Đây là chỉ số
được xây dựng với khoảng 60 chỉ thị được lượng hóa và tính toán dựa trên các lĩnh
vực kinh tế, sinh thái, tài nguyên nước kèm theo đánh giá các vấn đề giáo dục,
nghèo đói và cơ sơ hạ tầng ở quy mô cộng đồng. Ưu điểm của ba chỉ số đánh giá
này là tổng hợp được tất cả các vấn đề ảnh hưởng đến tính bền vững về tài nguyên
nước trên lưu vực. Nhược điểm của phương pháp này là số lượng chỉ thị cồng kềnh
và chưa đưa ra được trọng số (tỉ trọng) của từng chỉ số. Ở Việt Nam, các chỉ thị
đánh giá mức độ dễ bị tổn thương được áp dụng cho các lĩnh vực đánh gi tính tổn
thương về lũ lụt, tính tổn thương tài nguyên đất, tài nguyên nước và nước ngầm.
Điển hình là các nghiên cứu của “Dự án thông tin và báo cáo môi trường” của Cục
bảo vệ Môi trường và cơ quan trợ giúp quốc tế Đan Mạch 2005 xây dựng các chỉ thị
về môi trường cho 3 tỉnh Hà Nội, Hà Nam, Thái Nguyên. Dự án đánh giá ngành
nước TA 0404-VIE (2008) do ADB tài trợ xây dựng bộ chỉ số ngành nước cho đánh
giá bền vững lưu vực sông; Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ đề xuất bộ chỉ số
đánh giá tài nguyên nước dưới đất trong “Nghiên cứu đánh giá tính bền vững của
tài nguyên nước dưới đất ở Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai”;
Nghiên cứu bộ chỉ số tổn thương về lũ lụt cho 3 lưu vực sông Lam, Thạch Hãn --
Bến Hải, Vu Gia Thu Bồn trong đề tài BĐKH-19 do Nguyễn Thanh Sơn chủ trì
[36,59]. Về mặt thể chế chính sách, Bộ TNMT đã ban hành thông tư 43.2015/TT-
BTNMT về việc sử dụng các chỉ thị môi trường và các số liệu quan trắc môi trường
[11]. Những nghiên cứu và chỉ thị ban hành trên đã đặt nền móng cho các nghiên
37
cứu sử dụng bộ chỉ thị trong đánhg giá tài nguyên đất, tài nguyên nước, các vấn đề
môi trường, đo đạc bản đồ và khí tượng thủy văn.
1.2.5. Khung đánh giá DSPIR
Như đã phân tích ở trên, các khung đánh giá nhân quả thường được các nhà
khoa học sử dụng trong đánh giá tài nguyên và các vấn đề môi trường theo mục tiêu
phát triển bền vững. Một số khung đánh giá tổn thương tài nguyên nước đã được
các tổ chức quốc tế sử dụng trong đánh giá tổn thương như khung đánh giá GIWA-
Phân tích chuỗi nhân quả, khung đánh giá Water Footprint - Dấu chân nước, khung
ICPDR và bộ chỉ thị khung Châu Âu về tài nguyên nước, và khung đánh giá
DSPIR.
Khung đánh giá DPSIR đầu tiên đưa vào sử dụng trong đầu những năm
1990, mô hình bao gồm các hoạt động của con người, áp lực, hiện trạng của môi
trường, tác động đến hệ sinh thái, sức khỏe con người và những ứng phó. Trong
những năm gần đây, một số đánh giá tính dễ tổn thương, một phần dựa trên khuôn
khổ DPSIR đã được tiến hành hoặc do các nhà khoa học và các tổ chức quốc tế ( ví
dụ như, Bizikova và cộng sự, 2009;. UNESCO-IHP, 2011a, b; Huang và Cai, 2009;
Babel và Wahid, 2008; Jun và cộng sự, 2011;. UNEP và WCR, 2008;. Varis và
cộng sự, 2012). [99].
Khung đánh giá DPSIR được lựa chọn làm mô hình định hướng cho hoạt
động xây dựng chỉ thị môi trường. Mô hình này rất mạnh trong việc cung cấp một
cái nhìn tổng quan bối cảnh vấn đề môi trường; cũng như minh họa và làm rõ những
mối quan hệ nhân - quả nói chung. Những mối quan hệ nhân - quả này thường
mang tính khái niệm và về bản chất mang tính định tính chứ không phải được xác
định bằng phương trình toán học. Mối quan hệ nhân - quả này có thể được nhiều
người biết tới nhưng lại khó có thể định lượng được. Chỉ có rất ít trường hợp cụ thể
mà trong đó có thể xác định được một tập hợp các phương trình toán học có thể xâu
chuỗi/ liên hệ được các yếu tố/ thành phần với nhau để mô tả toàn cảnh theo Khung.
Tuy nhiên, đối với từng phần riêng lẻ trong mối liên hệ nhân - quả thì các chỉ thị lại
38
cho phép xác định và giúp ta hiểu được về các thành phần phụ thuộc lẫn nhau riêng
lẻ của chúng mà trên cơ sở đó có thể phân tích các xu hướng. [111]
Khung DPSIR mô tả mối quan hệ tương hỗ giữa hiện trạng môi trường (S),
những áp lực do con người gây ra (P) và những động lực quan trọng trực tiếp hoặc
gián tiếp (D). Ngoài ra, mô hình còn bao gồm cả những tác động (I) của sự thay đổi
hiện trạng môi trường và những ứng phó (R) từ xã hội chống lại những tác động
không mong muốn này. Khung minh họa cả những hoạt động xã hội ảnh hưởng đến
hiện trạng môi trường và những đáp ứng từ hiện trạng môi trường tới xã hội dưới
hình thức những động thái về chính sách môi trường cho từng lĩnh vực riêng (nông
nghiệp, giao thông, công nghiệp,..). Những ứng phó này bao gồm những mục tiêu
và biện pháp mà xã hội đặt ra để chống lại những thay đổi không mong muốn về
tình trạng môi trường và tác động tiêu cực của những thay đổi này lên hệ sinh thái
cũng như điều kiện sống của con người.
Trên thế giới, các nước phát triển ở Châu Âu đã nghiên cứu sử dụng chỉ thị
dễ bị tổn thương của tài nguyên nước trong công tác quản lý tài nguyên và môi
trường. Đặc biệt Khung phân tích DPSIR (Driver (Động lực) - Pressure (Áp lực) -
State (Trạng thái) - Impact (Tác động) - Response (Ứng phó) được các nước thành
viên trong tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển (OECD) sử dụng trong đánh giá chỉ
thị môi trường. Từ Khung phân tích DPSIR, OECD đã đi tiên phong trong việc xây
dựng các bộ chỉ thị môi trường. Các nước thành viên của OECD đã thường xuyên
sử dụng các bộ chỉ thị môi trường quốc tế đầu tiên này để thực hiện các báo cáo
hiện trạng môi tường và phân tích các chính sách khá...các khu vực nơi các
hoạt động không bền vững
có thể xảy ra.
Chỉ số này cung cấp một
thước đo của nhu cầu nước
của con người vượt quá
nguồn cung cấp tự nhiên
(nước thải địa phương cộng
với dòng sông).
Độ lộ
diện
càng
nhiều
chỉ số
càng
tăng
Tất cả
AQUASTAT, Dữ
liệu đầu ra WP4 của
envirogrids
13. Chỉ số tái
sử dụng nước
WWAP
(2012)
Tổng hợp nhu cầu sử dụng
nước ở thượng nguồn
cung cấp cho mỗi mạng
lưới sông
Với những giá trị cao đối với
chỉ số này, chúng ta có thể
mong đợi sự cạnh tranh nước
ngày càng tăng giữa những
người sử dụng, cả tự nhiên
và xã hội, cũng như ô nhiễm
và các vấn đề sức khoẻ cộng
đồng tiềm ẩn. Chỉ số tái sử
dụng nước có thể khác nhau
rất nhiều để đáp ứng với sự
thay đổi khí hậu. Các chỉ số
tái sử dụng phản ánh sự tác
động tổng hợp của các đối
thủ cạnh tranh nước trên toàn
lưu vực. Ví dụ như tăng sự
khan hiếm nước và áp lực
của các tài nguyên dựa trên
một xu hướng là sự tăng đối
với: ô nhiễm nước, vấn đề
quản trị, xung đột, các vấn đề
sức khỏe con người, hệ sinh
thái hạ lưu, cắt giảm các hoạt
Độ lộ
diện
càng
nhiều
chỉ số
càng
tăng
Tất cả
AQUASTAT, Dữ
liệu đầu ra WP4 của
envirogrids
181
động kinh tế (tức là bỏ thủy
lợi)
14. Phát triển
nước ngầm góp
phần vào tổng
nguồn nước tái
tạo thực
WWAP
(2012)
Nước ngầm trừu tượng
như một phần của thành
phần ngầm của tổng tài
nguyên nước tái tạo thực
tế
Chỉ số này có thể được sử
dụng để đánh giá liệu có tiềm
năng để phát triển hơn nữa
các nguồn tài nguyên nước
ngầm hay nguồn nước ngầm
được khai thác quá mức.
Như một giới hạn, nó phải
được hiểu rằng khối lượng
của nguồn nước tái tạo có thể
không liên quan trực tiếp đến
khối lượng nước về mặt lý
thuyết có sẵn trên một lưu
vực bền vững.
Độ lộ
diện
càng
nhiều
chỉ số
càng
tăng
Tất cả
AQUASTAT, Dữ
liệu đầu ra WP4 của
envirogrids
15. .Áp lực
môi trường nước
UNEP
(2011)
Có nghĩa là dòng chảy
hàng năm trừ đi nhu cầu
nước môi trường, chia cho
tổng lượng lấy ra
Chỉ số này xem xét các yêu
cầu về môi trường nước
(EWR), hoặc các khía cạnh
về số lượng, bao gồm cả các
thành phần lưu lượng thấp và
cao. Các chỉ số có thể được
so sánh với các chỉ số áp lực
nước con người và nông
nghiệp để xem những vấn đề
có khả năng có tầm quan
trọng lớn nhất đối với các
lưu vực về số lượng.
Độ lộ
diện
càng
nhiều
chỉ số
càng
tăng
Môi
trường
Viện Quản lý nước
quốc tế, Dữ liệu đầu
ra WP4 của
envirogrids
(mô hình thủy văn)
182
16. Áp lực
nước con người
(UNEP 2011)
UNEP
(2011)
Lượng nước sẵn có cho
mỗi người mỗi năm
Chỉ số này giao dịch với
lượng nước có sẵn cho mỗi
người mỗi năm, trên tiền đề
rằng lượng nước dành cho
mỗi người càng ít, tác động
vào sự phát triển và sức khỏe
của con người càng lớn, và
lượng nước sẵn có cho các
thành phần khác càng ít.
Độ lộ
diện
càng
nhiều
chỉ số
càng
tăng
Xã hội
AQUASTAT, Dữ
liệu đầu ra WP4 của
envirogrids
17. .Sức ép
nước nông nghiệp
(UNEP 2011)
UNEP
(2011)
Nước có sẵn trong lưu vực
(cho sinh hoạt, công
nghiệp và thủy lợi), chia
cho diện tích đất trồng trọt
Chỉ số này bao gồm cả nước
mưa (ngầm), nước tưới nông
nghiệp. Tỷ lệ cho các chỉ số
thủy lợi sự phụ thuộcvào
nông nghiệp trong lưu vực.
Mức độ cao hơn của thủy lợi
nói chung sẽ biểu thị mức độ
cao hơn của lượng nước rút
ra, lượng nước có sẵn ít cho
các ngành khác, và các tổn
thương tiềm ẩn để giảm
lượng mưa như do sự thay
đổi khí hậu.
Độ lộ
diện
càng
nhiều
chỉ số
càng
tăng
Kinh
tế
Dữ liệu đầu ra WP3
của envirogrids
18. Tích lũy
tổn thương
Sullian
2011
Lượng nước trữ trong các
đập nước
Cho phép điều tiết nguồn
nước (biến thiên).
Tất cả
Cơ sở dữ liệu hồ
chứa và đập toàn
cầu
19. Đánh cá
UNEP
2011
Tổng ước lượng cá thu
hoạch liên quan đến năng
suất cá dự kiến và tỷ lệ
Môi
trường
Cơ sở dữ liệu
Fishbase
183
của các loài phi bản địa
20. Chỉ số
biến đổi đối với
chỉ số độ ẩm khí
hậu
WWAP
2012
Các Chỉ số biến đổi (CV)
cho các chỉ số độ ẩm khí
hậu (CMI) là một biện
pháp thống kê của biến đổi
trong tỷ lệ nhu cầu nước
thực vật để lắng đọng
Nó rất hữu ích cho việc xác
định các khu vực có khí hậu
biến đổi cao do có khả năng
dễ bị tổn thương về nước
định kỳ hoặc tình trạng khan
hiếm. Tăng chỉ số biến đổi
khí hậu lớn hơn năm này đến
năm khác biến động, và do
đó, ít khả năng dự đoán khí
hậu.
Độ
nhạy
càng
cao Chỉ
số càng
lớn
Môi
trường
Nhóm Phân tích các
hệ thống nước (Đại
học New
Hampshire)
21. Tiếp cận
để cải thiện vệ
sinh môi trường
UNEP
2011,
WWAP
2012
Tỷ lệ dân số sử dụng
nguồn nước uống được cải
thiện. cải thiện nguồn
nước uống bao gồm;
đường ống nước vào nhà
ở, đường ống nước tại các
bãi / lô đất, vòi nước công
cộng hoặc ống nước,
giếng khoan, giếng đào,
suối, nước mưa
Điều kiện vệ sinh được cải
thiện sẽ là một dấu hiệu của
sức khỏe dân số như sự thiếu
cải thiện vệ sinh môi trường
thường dẫn đến sự gia tăng
các bệnh liên quan đến nước,
chẳng hạn như bệnh tả và
tiêu chảy 1. Ngoài ra còn có
các khía cạnh kinh tế để xem
xét là các bệnh liên quan đến
vệ sinh kém từ nơi làm việc
Độ
nhạy
càng
cao chỉ
số càng
thấp
Xã hội
Tổ chức Y tế Thế
giới và Quỹ Nhi
đồng Liên Hợp
Quốc, Chương trình
Đo lường chung
(JMP)
22. Tiếp cận
cải thiện nguồn
cung cấp nước
uống
UNEP
2011,
WWAP
2012
Sử dụng cơ sở vật chất
hợp vệ sinh. Cải thiện vệ
sinh bao gồm xả nước nhà
vệ sinh , đường ống hệ
thống thoát nước, bể phốt,
Truy cập để cải thiện nguồn
cung cấp nước uống sẽ thấy
hiệu quả của lưu vực của Cơ
cấu quản lý nước. Nó cũng
sẽ là một dấu hiệu của sức
Độ
nhạy
càng
cao chỉ
số càng
Xã hội
Tổ chức Y tế Thế
giới và Quỹ Nhi
đồng Liên Hợp
Quốc, Chương trình
Đo lường chung
184
dội hố xí, thông gió cải
thiện nhà vệ sinh hố xí,
nhà vệ sinh tự hoại.
khỏe dân số như thiếu nước
dẫn đến sự gia tăng các bệnh
liên quan đến nước, chẳng
hạn như bệnh tả và tiêu chảy
cấp 1. Tiếp cận nguồn nước
uống được cải thiện cũng có
thể cung cấp lợi ích kinh tế
nếu ít thời gian hơn dành cho
việc đảm bảo cung cấp nước
hộ gia đình.
thấp (JMP)
23. Tuổi thọ
UNEP
2011
Số năm một đứa trẻ sống
từ khi sinh ra
Tuổi thọ là một dấu hiệu cho
thấy mức độ của một số chức
năng và các kiểu mẫu trong
xã hội. Một tuổi thọ cao là
một dấu hiệu của một xã hội
mà dân số được tiếp cận với
thực phẩm dinh dưỡng và sự
chăm sóc sức khỏe.
Độ
nhạy
càng
cao chỉ
số càng
thấp
Xã hội WHO
24. Tỷ lệ
người suy dinh
dưỡng
WWAP
2012
Tỷ lệ phần trăm của những
người không được tiếp cận
đầy đủ, an toàn và dinh
dưỡng thực phẩm đáp ứng
nhu cầu ăn uống của họ và
sở thích thức ăn cho một
cuộc sống năng động và
khỏe mạnh.
Tỷ lệ người suy dinh dưỡng
cung cấp một thước đo của
mức độ về vấn đề đói kém
cho các khu vực / quốc gia
và do đó có thể được coi là
một sự đo lường an ninh
lương thực.
Độ
nhạy
càng
cao chỉ
số càng
cao
Xã hội FAO
25. Tỷ lệ
nghèo đói
Hamouda
et al 2009
Mức dân số dưới $ 2 một
ngày là tỷ lệ dân số sống
Những người nghèo có nhiều
khả năng mắc các bệnh liên
Độ
nhạy
Xã hội Ngân hàng thế giới
185
dưới mức 2,00 $ một ngày
vào năm 2005 so với quốc
tế.
quan đến nguồn nước. Tương
tự họ có ít khả năng để có
biện pháp cụ thể trong
trường hợp khan hiếm nước
hoặc ô nhiễm.
càng
cao chỉ
số càng
cao
26. Hiệu quả
sử dụng nước
UNEP
2011
Các chỉ số kết hợp tổng
sản phẩm trong nước
(GDP) / đầu người / tổng
lượng rút ra
Các giá trị GDP cao và tỷ lệ
nước ngọt rút ra là thấp
hướng tới việc sử dụng nước
hiệu quả sẽ ít có khả năng tác
động tiêu cực đến hệ thống
con người và tự nhiên cũng
như cung cấp một cơ sở cho
phát triển kinh tế mạnh mẽ.
Lưu vực có nguy cơ nhất sẽ
có GDP thấp và lượng nước
ngọt rút ra cao.
Độ
nhạy
càng
cao chỉ
số càng
thấp
Kinh
tế
CIESIN, Ngân hàng
thế giới
27. Phụ thuộc
vào nông nghiệp
UNEP
2011,
WWAP
2012
Tỷ trọng GDP nông
nghiệp vào tổng GDP cho
một lưu vực.
Nông nghiệp là ngành tiêu
thụ nước ngọt nhiều nhất.
Nước là có tầm quan trọng
then chốt để duy trì hệ thống
thủy lợi mà trong nhiều
trường hợp có những đóng
góp đáng kể cho nền kinh tế
quốc gia hoặc kinh tế lưu
vực
Độ
nhạy
càng
cao chỉ
số càng
cao
Kinh
tế
Ngân hàng thế giới,
OECD
28. Phụ thuộc
vào đánh bắt cá
UNEP
2011
GDP đánh bắt cá / tổng
GDP
Ngành thủy sản là một đóng
góp đáng kể cho nền kinh tế
quốc gia và lưu vực
Độ
nhạy
càng
Kinh
tế
Ngân hàng thế giới,
FAO và trung tâm
ngành cá thế giới
186
cao chỉ
số càng
cao
29. Sự phụ
thuộc vào sản
xuất năng lượng
UNEP
2011
Năng lượng liên quan
GDP chia cho tổng GDP
cho lưu vực, dựa trên mức
trung bình cho mỗi đầu
người.
Sản xuất năng lượng là rất
quan trọng để phát triển, và
sản xuất năng lượng nói
chung đòi hỏi một lượng
đáng kể các nguồn cung cấp
nước đáng tin cậy. Như vậy
các lưu vực chủ yếu dựa vào
sản xuất năng lượng liên
quan đến nước có thể dễ bị
tổn thương hơn các áp lực.
Độ
nhạy
càng
cao chỉ
số càng
cao
Kinh
tế
Quản lý thông tin
năng lượng (EIA);
Ngân hàng thế giới
30. Nước tưới
tiêu
WWAP
2012
Diện tích được tưới tiêu
bằng một phần của tổng
diện tích đất canh tác
Như một thước đo của sự
phụ thuộc của nông nghiệp
của một quốc gia hoặc khu
vực về thủy lợi, Chỉ số này
cho thấy sự tổn thương của
khu vực đó về sức ép nguồn
nước, trong đó có tác động
đối với an ninh lương thực
quốc gia tùy thuộc vào mô
hình sản xuất và thương mại
Độ
nhạy
càng
cao chỉ
số càng
cao
Kinh
tế
Ngân hàng thế giới
31. Chỉ số của
sự phụ thuộc
Hamouda
et al 2009
Dòng chảy vào cũng như
tỷ lệ của tổng lượng nước
có sẵn
Sự phụ thuộc của các nguồn
tài nguyên nước trên lưu
lượng nước từ các nước láng
giềng
Độ
nhạy
càng
cao chỉ
số càng
Quản
trị
Dữ liệu đầu ra WP4
của envirogrids
187
cao
32. Khả năng
phục hồi lưu vực
sông
UNEP
2011
Sự kết hợp của các loại
hiệp ước và thành viên của
các tổ chức lưu vực sông
đối với từng đơn vị lưu
vực, tổng hợp cấp lưu vực
dựa trên dân số, diện tích,
diện tích tưới tiêu, và xả
Mức độ năng lực thể chế và
pháp lý của một lưu vực là
rất quan trọng để xác định
khả năng phục hồi của nó
hoặc dễ bị tổn thương với
biến đổi khí hậu gây ra biến
đổi nguồn nước. Chỉ số này
đánh giá khả năng chống lại
các nguy cơ của kết quả biến
đổi.Kết quả cũng chỉ ra nguy
cơ xung đột xuyên biên giới
trong phạm vi lưu vực
Độ
nhạy
càng
cao chỉ
số càng
thấp
Quản
trị
Đại học Oregon
State (De Stefano,
et al, 2010.);
33. Người lớn
biết chữ
UNEP
2011
Tỷ lệ dân số từ 15 tuổi trở
lên có thể đọc và viết một
câu đơn giản ngắn về cuộc
sống hàng ngày của họ.
Các định nghĩa được lấy
từ các chỉ số HDR của
người lớn biết chữ.
Tỷ lệ người lớn biết chữ sẽ
cho biết mức độ giáo dục ở
các lưu vực và biểu thị năng
lực kiến thức để đối phó với
các vấn đề trong lưu vực.
Một dân trí có trình độ có thể
dễ dàng vượt qua các thách
thức phát triển đang phải đối
mặt, chẳng hạn như đảm bảo
môi trường bền vững, tăng
năng suất và nâng cao vị thế
của phụ nữ và tạo ra bình
đẳng giới.
Khả
năng
thích
ứng
càng
cao chỉ
số càng
cao
Xã hội UNESCO
188
34. Cán bộ kỹ
thuật R & D
Cán bộ kỹ thuật R & D và
đội ngũ nhân viên tương
đương với những người có
nhiệm vụ chủ yếu đòi hỏi
kiến thức về kỹ thuật và
kinh nghiệm trong kỹ
thuật, khoa học vật lý và
cuộc sống (kỹ thuật viên),
hoặc khoa học xã hội và
nhân văn (nhân viên tương
đương). Họ tham gia vào
R & D bằng cách thực
hiện nhiệm vụ khoa học và
kỹ thuật liên quan đến việc
áp dụng các khái niệm và
phương pháp hoạt động,
bình thường dưới sự giám
sát của các nhà nghiên
cứu.
Khả
năng
thích
ứng
càng
cao chỉ
số càng
cao
Xã hội UNESCO
35. Các nhà
nghiên cứu trong
R & D
Nghiên cứu R & D được
các chuyên gia tham gia
vào các khái niệm hoặc
tạo mới kiến thức, sản
phẩm, quy trình, phương
pháp, hoặc các hệ thống
và trong quản lý của các
các dự án có liên quan.
Khả
năng
thích
ứng
càng
cao chỉ
số càng
cao
Xã hội UNESCO
189
36. Nghiên
cứu và phát triển
chi tiêu
Chi phí cho nghiên cứu và
phát triển là hiện tại và
vốn (cả công và tư) vào
công việc sáng tạo thực
hiện một cách hệ thống để
nâng cao kiến thức, bao
gồm cả kiến thức của nhân
loại, văn hóa và xã hội, và
sử dụng các kiến thức cho
các ứng dụng mới. R & D
bao gồm nghiên cứu cơ
bản, nghiên cứu ứng dụng,
và triển khai thực nghiệm.
Khả
năng
thích
ứng
càng
cao chỉ
số càng
cao
Xã hội UNESCO
37. Chênh
lệch kinh tế
UNEP
2011
Chỉ số Gini là một ước
tính của sự bất bình đẳng.
Nó đo lường mức độ mà
việc phân phối thu nhập
(hoặc, trong một số trường
hợp, chi phí tiêu dùng)
giữa cá nhân, hộ gia đình
trong một nền kinh tế lệch
từ một phân phối hoàn
toàn bằng nhau.
Mức độ bất bình đẳng trong
một lưu vực là một khía cạnh
quan trọng của phúc lợi, và
chỉ ra mức độ có khả năng
tham gia vào quản trị, đại
diện trong các cơ quan công
quyền, và năng lực quản lý
môi trường âm thanh mà
xung đột có thể xảy ra giữa
nhu cầu phúc lợi và mối
quan tâm về môi trường. Bất
bình đẳng có thể dẫn đến xã
hội hay tình trạng bất ổn
chính trị, loại bỏ những ảnh
hưởng rủi ro để tạo sức khỏe,
phục hồi giáo dục xã hội do
Khả
năng
thích
ứng
càng
cao chỉ
số càng
thấp
Xã hội Ngân hàng thế giới
190
áp lực về tài nguyên nước
38. Xu hướng
trong bảo vệ môi
trường nước ngọt
WWAP
2012
Tỷ lệ diện tích của các loại
khác nhau của môi trường
sống nước ngọt được bảo
vệ theo thời gian, tốt nhất
là từ năm 1990 hoặc trước
đó
Bảo vệ đất ngập nước và hệ
sinh thái thủy sản chú giải
cho các tổ chức xã hội của
tầm quan trọng của các hệ
sinh thái và sự sẵn sàng của
họ để thực hiện các bước cụ
thể để bảo vệ các nguồn tài
nguyên có giá trị.
Khả
năng
thích
ứng
càng
cao chỉ
số càng
cao
Xã hội UNEP-WCMC
39. Năng lực
kinh tê
GDP đầu người
Các nguồn tài chính xác định
xem chi phí biện pháp thích
ứng có thể được tiến hành
hay không.
Năng
lực
càng
cao chỉ
số càng
cao
Xã hội
Ngân hàng thế giới,
OECD
40. Hiện trạng
tổn thương
Chỉ số hiện trạng
Chỉ số về hiệu quả chính
sách
Khả
năng
thích
ứng
càng
cao chỉ
số càng
thấp
Quản
trị
Các chỉ số quốc gia
cho chính sách đối
ngoại. CIFP, Đại
học Carleton
(Toronto)
41. Tiếng nói
và trách nhiệm
Nắm được nhận thức về
mức độ mà công dân của
một quốc gia có thể tham
gia trong việc lựa chọn
Chỉ số về hiệu quả chính
sách
Khả
năng
thích
ứng
Quản
trị
Ngân hàng thế giới
191
chính phủ của họ, cũng
như tự do ngôn luận, tự do
các hiệp hội, và một
phương tiện truyền thông
tự do
càng
cao chỉ
số càng
cao
42. Bất ổn
chính trị
Chỉ số bất ổn chính sách
Chỉ số về hiệu quả chính
sách
Khả
năng
thích
ứng
càng
cao chỉ
số càng
thấp
Quản
trị
Các chỉ số quốc gia
cho chính sách đối
ngoại. CIFP, Đại
học Carleton
(Toronto)
43. Sự ổn
định chính trị và
bạo lực
Các đo lường về khả năng
chính phủ sẽ bị bất ổn
hoặc lật đổ bởi các hành vi
trái pháp luật hay bạo
lực,bao gồm bạo lực và
khủng bố nội bộ
Chỉ số về hiệu quả chính
sách
Khả
năng
thích
ứng
càng
cao chỉ
số càng
cao
Quản
trị
Ngân hàng thế giới
44. Hiệu quả
của chính phủ
Nắm được nhận thức về
chất lượng của các dịch vụ
công cộng, chất lượng của
các dịch vụ dân sự và mức
độ độc lập của mình khỏi
những áp lực chính trị,
chất lượng xây dựng và
Chỉ số về hiệu quả chính
sách
Khả
năng
thích
ứng
càng
cao chỉ
số càng
Quản
trị
Ngân hàng thế giới
192
thực hiện chính sách, và
độ tin cậy của sự cam kết
của Chính phủ với các
chính sách đó
cao
45. Quy định
của pháp luật
Nắm được nhận thức, tuân
thủ theo các quy tắc của
xã hội, và đặc biệt là chất
lượng thực thi hợp đồng,
tài sản quyền, cảnh sát, và
tòa án, cũng như khả năng
của tội phạm và bạo lực
Chỉ số về hiệu quả chính
sách
Khả
năng
thích
ứng
càng
cao chỉ
số càng
cao
Quản
trị
Ngân hàng thế giới
46. Tham
nhũng
Chỉ số nhận thức tham
nhũng
Chỉ số về hiệu quả chính
sách
Khả
năng
thích
ứng
càng
cao chỉ
số càng
thấp
Quản
trị
Chỉ số nhận thức
tham nhũng,
47. Kiểm soát
tham nhũng
Nắm bắt những nhận thức
về mức độ mà quyền lực
công cộng được thực hiện
cho mục đích cá nhân, bao
gồm các hình thức cả nhỏ
và lớn của tham nhũng,
cũng như “sự nắm bắt”
của nhà nước liên quan
Chỉ số về hiệu quả chính
sách
Khả
năng
thích
ứng
càng
cao chỉ
số càng
cao
Quản
trị
Ngân hàng thế giới
193
đến các cá nhân
194
Phụ lục P14. Phiếu điều tra về mức độ nhận thức của người dân
đối với môi trường nước mà họ đang sử dụng.
Phần 1: Thông tin chung
1. Tên chủ hộ: Tuổi
2. Nơi cư trú: Thôn.................... Xã...............................
3. Thời gian cư trú:.....năm
4. Nghề nghiệp:.............................................................
Phần 2: Thông tin về nguồn nước trong khu vực
Câu 1: Gia đình ông bà thường sử dụng tài nguyên nước vào mục đích gì và nguồn
nước đó đến từ đâu?
Mục đích sử dụng Nguồn nước từ đâu
Nước sinh hoạt hằng ngày ( ăn, uống,
tắm giặt)
Nước thủy lợi, làm ruộng
Nước tưới vườn, chăn nuôi ở nhà
Nước vào hồ/đập nuôi thủy sản (cá,
tôm)
Nước phục vụ hoạt động sản xuất, dịch
vụ khác
Nước công cộng, bể bơi
Nước cho mục đích khác
Câu 2: Theo ông bà nguồn nước khu vực này có đảm bảo đủ nước dùng cho sinh
hoạt và các hoạt động nông nghiệp,... vào mùa kiệt không?
Có
Không
Câu 3: Theo ông bà, trong vùng có thường xảy ra lũ vào mùa mưa không?
195
Có
Không
Nếu có, lũ gây ra những thiệt hại nào cho gia đình ông bà và địa phương?
Thiệt hại về kinh tế, phá hủy mùa màng và mất nhiều thời gian khôi phục
kinh tế, cơ sở vật chất hạ tầng
Ô nhiễm môi trường dẫn đến các dịch bệnh,...
Thiệt hại về người (dẫn đến chết người hoặc bị thương)
Tất cả các ý kiến trên
Ý kiến khác:............
Câu 4: Theo ông bà, sau lũ hoặc trước lũ cơ quan chính quyền có biện pháp gì để
cảnh báo hoặc khắc phục, hỗ trợ không?
Có
Không
Nếu có, thì chính quyền đã hỗ trợ những gì?
Tiền
Lương thực
Thuốc men
Khác
Hỗ trợ này được nhận sau bao lâu:...................
Câu 5: Ông bà có nước sạch dùng sau lũ hay không?
Có
Không
Câu 6: Theo ông bà các nguồn nước ở địa phương (ao, hồ, sông suối,...) có bị ô
nhiễm không và mức độ ô nhiễm như thế nào?
Không bị ô nhiễm (vẫn sử dụng được)
Ô nhiễm nhẹ (sử dụng được ở mức độ nhất định)
196
Ô nhiễm nghiêm trọng (không thể sử dụng được)
Nếu có ô nhiễm, theo ông bà, đâu là nguyên nhân gây tổn hại đến nguồn nước này?
Do con người khai thác và chưa có biện pháp để xử lý nước thải
Do các nhà máy, xí nghiệp có trên địa bàn làm tổn thương
Do các hiện tượng thiên nhiên, thời tiết
Nguyên nhân khác:......................
Câu 7: Sự thay đổi của môi trường nước có ảnh hưởng nhiều đến cuộc sống của ông
bà không?
Có tác động to lớn
Không ảnh hưởng gì
Ảnh hưởng một chút không có gì nghiêm trọng
Chưa quan tâm đến
Câu 8: Trong khu vực thường xảy ra dịch bệnh gì?
.......................................................................................................................................
................................
Câu 9: Ông bà xả nước sinh hoạt ra đâu? (hệ thống cống rãnh, ra ao hồ,...)
.......................................................................................................................................
................................
Câu 10: Ông bà được biết đến các chương trình tuyên truyền sử dụng nước sạch
thông qua hình thức nào?
Phương tiện truyền thông
Thông qua các cuộc họp của chính quyền
Người dân truyền tai nhau
Không được nghe thấy
Câu 11: Ông bà có được phỏng vấn và tham khảo ý kiến về chính sách tài nguyên
nước không?
197
Có
Không
Câu 12: Cơ quan, đơn vị nào chịu trách nhiệm vệ sinh môi trường sống (đường xá,
cống rãnh,...)
Có công ty vệ sinh môi trường dọn dẹp
Thường tổ chức dọn dẹp vệ sinh theo đợt do chính quyền địa phương hoặc tổ
chức thanh niên phát động
Người dân tự làm
Không có ai hoặc tổ chức nào dọn dẹp
Câu 13: Gần đây có nhà máy xử lý nước thải nào không?
Có ( tên nhà máy:.......)
Không
Câu 14: Hệ thống cống thoát nước của xã hoạt động như thế nào?
Tốt
Trung bình
Kém
Không có hệ thống cống rãnh
Câu 15: Rác thải có được tổ chức thu gom tập trung hay không?
Tập trung thường xuyên hằng ngày
Theo đợt
Không có biện pháp thu gom
Câu 16: Nhà vệ sinh của ông bà thuộc loại nào?
Tự hoại
Hố tiêu
Bán tự hoại
Không có nhà vệ sinh.
198
Phụ lục P15. Bảng phỏng vấn cán bộ về quản lý tài nguyên nước.
Họ và tên:
Nghề nghiệp:
Chức vụ:
Đơn vị công tác:
Bảng phỏng vấn thu thập thông tin về quản lý sử dụng TNN (đối tượng cán bộ)
1 Chính sách, lập kế hoạch chiến lược
và Khung pháp lý
1.1 Thiết lập chính sách môi
trường đối với sự phát
triển, quản lý và sử dụng
tài nguyên nước
Khôn
g liên
quan
Chưa
phát
triển
Phát
triển
nhưng
chưa
bắt
đầu
thực
hiện
Đã thực
hiện
một
phần
Thực
hiện
hoàn
chỉnh
1.1.1 Chính sách của tỉnh trong
QLTNN
a Chính sách các nguồn
nước của quốc gia
b chính sách các nguồn nước
của địa phương, tỉnh
c kế hoạch quản lý tài
nguyên nước tổng hợp của
quốc gia
d Hiệu quả sử dụng TNN
trong quy hoạch quản lý
tổng hợp
1.1.2 Chính sách khác của tỉnh
mà có phối hợp quản lý
nguồn nước
a Chiến lược/chính sách
tổng hợp tỉnh về quản lý
TNN và đất
b chiến lược giảm nghèo liên
quan với quản lý TNN
199
c Chiến lược tinh thần về
Phát triển bền vững
d Kế hoạch hành động tinh
thần liên quan với quản lý
TNN
e Kế hoạch hành động thích
ứng với BĐKH tinh với
quản lý TNN
f Chiến lược chính sách
năng lượng với quản lý
TNN
g kế hoạch nông nghiệp tinh
với quản lý TNN
h Chính sách năng lượng của
tỉnh với quản lý TNN
i Chính sách sử dụng đất
nông nghiệp với quản lý
TNN
k Chính sách bảo vệ đất
ngập nước với quản lý
TNN
l Chính sách phòng chống
các thiên tai về nước với
quản lý TNN
1.1.3 Hợp tác quốc tế trong lĩnh
vực TNN ở tỉnh
a Các hợp tác về quản lý
TNN địa phương/ Tỉnh
b Hợp tác giữa các ngành
trong quản lý TNN ở tỉnh
2.1 Hệ thống chính sách cho
sự phát triển, quản lý và sử
dụng tài nguyên nước
2.1.1 Khung pháp lý
a Các cơ chế (ví dụ : hội
đồng, ủy ban) quản lý LVS
b Các cơ chế quản lý nước
ngầm
c các cơ chế quản lý các hồ
d Cấu trúc phân cấp cho
quản lý nguồn nước (khác
với các mục trên)
2.1.2 Sự tham gia của các bên
200
liên quan
a các bên liên quan có thể
truy cập thông tin về việc
phát triển và quản lý TNN
b các chiến dịch nâng cao
nhận thức cộng đồng về
phát triển và quản lý tài
nguyên nước
c sự tham gia của công
chúng, các tổ chức xã hội
dân sự và các tổ chức phi
chính phủ trong quản lý
phát triển tài nguyên nước
ở cấp tỉnh
d sự tham gia của doanh
nghiệp tư nhân trong quản
lý và phát triển TNN ở cấp
tỉnh
e Lồng ghép vấn đề giới tính
trong phát triển và quản lý
TNN
Xây
dựng
năng lực
a đánh giá nhu cầu năng lực
trong quản lý tài nguyên
nước cấp Tỉnh
b chương trình phát triển
năng lực trong quản lý tài
nguyên nước các cơ
quan/các tổ chức ở cấp
tỉnh
c chương trình phát triển
năng lực trong quản lý tài
nguyên nước các cơ
quan/các tổ chức ở cấp địa
phương
d chương trình đào tạo tại
chức của nhân viên/
chuyên gia trong quản lý
TNN
e quản lý TNN trong chương
trình giáo dục kỹ thuật/
201
nâng cao
f các chương trình nghiên
cứu QLTNN
3 Công cụ quản lý
3.1 Công cụ quản lý sự phát
triển, quản lý và sử dụng
tài nguyên nước
3.1.1 Phát triển tài nguyên nước
a Nghiên cứu lưu vực trong
xây dựng phát triển dài hạn
và quản lý tài nguyên nước
b đánh giá định kỳ tài
nguyên nước
c Quy tắc điều chỉnh và
hướng dẫn cho phát triển
bền vững TNN
d Các chương trình để đánh
giá phục vụ sinh thái phụ
thuộc hoặc liên quan đến
nước
3.1.2 Các chương trình quản lý
tài nguyên nước
Chương trình quản lý nước
ngầm
Chương trình quản lý nước
bề mặt
Chương trình quản lý liên
kết nước bề mặt và nước
ngầm
Chương trình phân bổ hiệu
quả các nguồn cung cấp
trong cạnh tranh sử dụng
TNN
Các chương trình phân bổ
TNN có liên quan đến các
vấn đề môi trường
Các biện pháp quản lý nhu
cầu để nâng cao hiệu quả
sử dụng nước trong tất cả
các lĩnh vực
Chương trình tái sử dụng
hoặc tái chế nước
202
Chương trình đánh giá tác
động môi trường của các
dự án
Các chương trình nhằm
giải quyết sự thích ứng
biến đổi khí hậu qua quản
lý tài nguyên nước
Các chương trình hợp tác
quản lý tài nguyên nước
Các chương trình giảm
thiểu suy thoái môi trường
/ hệ sinh thái
3.1.3 Giám sát và quản lý thông
tin
a Trách nhiệm của chính phủ
đối với giám sát khí tượng
thủy văn
b Giám sát chất lượng nước
mặt
c Giám sát chất lượng nước
ngầm
d Giám sát sử dụng nước
e Giám sát sử dụng nước
hiệu quả
f Hệ thống thông tin TNN
g Dự báo và các hệ thống
cảnh báo thiên tai sớm
3.1.4 Chia sẻ các kiến thức
a Các chương trình trao đổi
thông tin và chia sẻ kiến
thức về bài học thực tiễn
b Các chương trình cung cấp
các dịch vụ trong các vấn
đề quản lý nước đối với
người sử dụng
c Các chương trình sẽ được
cải tiến và hiệu quả và các
công nghệ tiết kiệm nước
hiệu quả
d Cơ chế chia sẻ thông tin
giữa các ngành
203
e Cơ chế hoàn chi phí/ Sử
dụng thuế đối với sử dụng
nước
f Thay đổi trong quản lý
nguồn nước (vd. Phí ô
nhiễm môi trường
4 Sự phát triển của các cơ sở
hạ tầng và tài chính
4.1.1 Kế hoạch đầu tư và các
chương trình phát triển
a Huy động tài chính cho
các cơ sở hạ tầng nguồn
nước
b Tài chính cho nguồn nước
bao gồm các kế hoạch đấu
tư quốc gia
c Tài chính cho tưới
d Tài chính cho thủy điện
e Tài chính cho khai thác
nước ngầm
f Tài chính cho quản lý lũ
g Tài chính cho khử mặt
nước biển
h Tài chính cho thu thập
nước mưa
i Tài chính đối với hệ sinh
thái tự nhiên (đất ngập
nước,đồng bằng ngập
lụt....
4.1.2 Huy động tài chính cho
các cơ sở hạ tầng nguồn
nước
a Tài chính cho nguồn nước
bao gồm các kế hoạch đấu
tư quốc gia
b Tài chính cho tưới
c Tài chính cho thủy điện
d Tài chính cho khai thác
nước ngầm
e Tài chính cho quản lý lũ
f Tài chính cho khử mặt
nước biển
g Tài chính cho thu thập
204
nước mưa
h Tài chính đối với hệ sinh
thái tự nhiên (đất ngập
nước,đồng bằng ngập
lụt....
5 Nguồn tài chính của phát
triển nguồn nước
5.1 Nguồn tài chính để phát
triển TNN
Khôn
g có
dữ
liệu
hoặc
không
ghi lại
Khôn
g có
nguồn
vốn
nào
Giảm
trong
20
năm
gần
đây
Tăng
lên
trong
vòng 20
năm
gần đây
Biến
động
cao
và
khôn
g rõ
xu
hướn
g
a Vốn của chính phủ (GDP)
vào phát triển TNN
b Trợ cấp và cho vay đối với
phát triển TNN
c Đầu tư của các tổ chức tài
chính đối với TNN
d Đầu tư từ các nguồn tư
nhân ( ngân hàng và các tổ
chức tư nhân)
e Doanh thu từ các phí sử
dụng nước thuế
f Chi trả cho các dịch vụ hệ
sinh thái và các có liên
quan đến chi phí lợi ích
6 Thành quả và tác động
6.1 Cải tiến quản lý nguồn
nước
Mục
tiêu
phát
triển
kinh
tế
trong
20
năm
trước
Mục
tiêu
phát
triển
xã hội
trong
20
năm
Mục
tiêu
phát
triển
môi
trường
trong
20
năm
Mục
tiêu
phát
triển
quốc
gia
trong
20 năm
1 - 5
thấp
1-5
thấp
1-5
thấp
1-5
thấp
205
đến
cao
đến
cao
đến
cao
đến cao
a cải tiến chính sách, quy
hoạch và các Khung làm
việc hợp pháp
b Cải tiến Khung làm việc
chính sách và thể chế
c Cải tiến các phương tiện
quản lý
d Phát triển các cơ sở hạ
tầng
7 Chính sách ưu tiên
7.1 Các lĩnh vực ưu tiên trong
các chính sách TNN
Khôn
g phải
là vấn
đề
quan
tâm
Ưu
tiên ít
Ưu
tiên
trung
bình
Ưu tiên
cao
Ưu
tiên
cao
nhất
7.1.1 Sử dụng nước
a Nước dùng cho nông
nghiệp
b Nước dùng cho sinh hoạt
c Nước dùng cho công
nghiệp
d Nước dùng cho năng
lượng
e Nước dùng cho hệ sinh
thái/MT
g Nước dùng cho dịch vụ
7.2.2 Các mối đe dọa đối với tài
nguyên
a Lũ lụt
b Hạn hán
c Khan hiếm nước ngầm
d Khan hiếm nước mặt
e Chất lượng nước mặt
g Chất lượng nước ngầm
7.3.1 Cấp độ quản lý
a Khả năng đưa ra thể chế
cấp quốc gia
b Khả năng đưa ra thể chế
cấp tỉnh
c Khả năng đưa ra thể chế
206
cấp lưu vực
d Quản lý thông qua các
doanh nghiệp tư nhân
e Sự tham gia của các bên
liên quan
g Liên kết ở các cấp và loại
quản lý
7.3.2 Quản lý giữa các ngành
a Hợp tác giữa các ngành ở
quy mô lưu vực
b Hợp tác giữa các ngành ở
quy mô tiểu vùng
7.3.3 Các vấn đề chính sách
khác
a Pháp chế
b Phát triển hạ tầng
c Tài chính trong quản lý
nguồn nước
d tài chính trong xây dựng
cơ sở hạ tầng
7.3.4 Quản lý thông tin tài
nguyên
a Kiểm soát tài nguyên
b Chia sẻ các kiến thức
7.3.5 Các loại quản lý đặc biệt
khác
a Quản lý tai biến thiên
nhiên
b Quản lý ứng phó BĐKH
c Quản lý sử dụng nước hiệu
quả
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_co_so_dia_ly_cho_quan_ly_tai_nguyen_nuoc_luu_vuc_son.pdf