Luận án Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Từ liêm (thành phố Hà nội) dưới tác động của quá trình đô thị hóa từ năm 1996 đến năm 2013

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI LÊ THỊ THU HẰNG CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN TỪ LIÊM (THÀNH PHỐ HÀ NỘI) DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2013 Ngành: Lịch sử Việt Nam Mã số: 9.22.90.13 LUẬN ÁN TIẾN SĨ SỬ HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN VĂN NHẬT Hà Nội - 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu do tôi thực hiện. Các tư liệu sử dụng trong Luận án là trung thực, có nguồn

pdf185 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Từ liêm (thành phố Hà nội) dưới tác động của quá trình đô thị hóa từ năm 1996 đến năm 2013, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
gốc xuất xứ rõ ràng. Những kết quả nghiên cứu của Luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về công trình nghiên cứu này. Hà Nội, tháng 7 năm 2020 Tác giả Luận án LÊ THỊ THU HẰNG MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1 Tổng quan tình hình nghiên cứu 6 1.1.1. Những nghiên cứu về kinh tế, xã hội và vấn đề đô thị hóa nói chung 6 1.1.2. Những nghiên cứu về kinh tế, xã hội và vấn đề đô thị hóa ở Hà Nội 15 1.1.3. Những nghiên cứu về kinh tế, xã hội huyện Từ Liêm 20 1.2. Những nội dung luận án kế thừa và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu 24 Chương 2: KHÁI QUÁT HUYỆN TỪ LIÊM VÀ VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ HÓA HUYỆN TỪ LIÊM TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2013 27 2.1. Khái quát về huyện Từ Liêm 27 2.1.1. Vị trí địa lý 27 2.1.2. Khí hậu thủy văn 28 2.1.3. Đất đai 28 2.1.4. Lịch sử hành chính 29 2.2. Thực trạng kinh tế, xã hội của huyện Từ Liêm trước năm 1996 31 2.2.1. Kinh tế 31 2.2.2. Xã hội 37 2.3. Chủ trương phát triển kinh tế, xã hội của Hà Nội và huyện Từ Liêm từ năm 1996 đến năm 2013 40 2.3.1. Chủ trương của Thành phố Hà Nội 40 2.3.2. Chủ trương của huyện Từ Liêm 42 2.4. Vấn đề đô thị hóa ở Hà Nội và huyện Từ Liêm từ năm 1996 đến năm 2013 44 2.4.1. Khái quát đô thị hóa ở Hà Nội 44 2.4.2. Đô thị hóa huyện Từ Liêm từ năm 1996 đến năm 2013 47 Tiểu kết chương 2 57 Chương 3: CHUYỂN BIẾN KINH TẾ CỦA HUYỆN TỪ LIÊM 59 3.1. Sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế 59 3.1.1. Chuyển biến cơ cấu ngành 59 3.1.2. Chuyển biến cơ cấu thành phần 60 3.1.3. Chuyển biến cơ cấu vùng 61 3.2. Nông nghiệp 63 3.2.1. Phân bổ và sử dụng đất nông nghiệp 63 3.2.2. Về đầu tư trong nông nghiệp 65 3.2.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp 69 3.3. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 78 3.3.1. Công nghiệp-xây dựng 78 3.3.2. Tiểu thủ công nghiệp và làng nghề 82 3.4. Thương mại-dịch vụ 88 3.4.1. Giá trị ngành thương mại-dịch vụ 88 3.4.2. Một số ngành thương mại-dịch vụ 91 Tiểu kết chương 3 93 Chương 4: CHUYỂN BIẾN XÃ HỘI CỦA HUYỆN TỪ LIÊM 95 4.1. Về dân số 95 4.1.1. Quy mô dân số 95 4.1.2. Cơ cấu dân số 98 4.1.3. Vấn đề di dân 99 4.2. Về lao động, việc làm 102 4.2.1. Quy mô và số lượng lao động, việc làm 102 4.2.2. Cơ cấu lao động, việc làm trong các ngành kinh tế 103 4.2.3. Đào tạo, hỗ trợ nguồn lao động 108 4.3. Giáo dục-Y tế 110 4.3.1. Giáo dục 110 4.3.2. Y tế 113 4.4. Môi trường 114 4.5. Đời sống của cư dân 116 4.5.1. Đời sống vật chất 116 4.5.2. Đời sống tinh thần 118 Tiểu kết chương 4 122 Chương 5: MỘT SỐ NHẬN XÉT 124 5.1. Thành tựu 124 5.1.1. Kinh tế phát triển toàn diện với tốc độ tăng trưởng cao 124 5.1.2. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa 125 5.1.3. Hạ tầng cơ sở phát triển mạnh theo hướng văn minh và hiện đại 127 5.1.4. Cơ cấu lao động, công tác giải quyết việc làm và thu nhập cho người lao động có chuyển biến tích cực 129 5.1.5. Đời sống vật chất, tinh thần của người dân được nâng cao 130 5.2. Hạn chế 132 5.2.1. Kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao nhưng chưa bền vững, cơ cấu kinh tế chuyển dịch còn chậm 132 5.2.2. Hạ tầng cơ sở phát triển mạnh nhưng vẫn chưa theo kịp tốc độ phát triển kinh tế, xã hội 133 5.2.3. Sức ép về việc làm, nhà ở, vấn đề an sinh xã hội, phân hóa giàu nghèo ngày càng tăng 134 5.2.4. Tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường ngày càng diễn biến phức tạp 138 5.3. Một số vấn đề đặt ra 142 5.3.1. Vấn đề quy hoạch và quản lý đô thị 142 5.3.2. Vấn đề đào tạo và phát triển nguồn nhân lực 145 5.3.3. Vấn đề giải quyết hài hòa giữa phát triển kinh tế và đời sống xã hội 146 Tiểu kết chương 5 147 KẾT LUẬN 148 TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 PHỤ LỤC 164 DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ 1. Danh mục bảng Bảng 2.1: Cơ cấu ngành kinh tế huyện Từ Liêm trong những năm 1986-1995 32 Bảng 2.2: Biến động các loại đất của huyện Từ Liêm trong giai đoạn 2006- 2011 52 Bảng 2.3: Sự biến động dân số của huyện Từ Liêm và các huyện ngoại thành Hà Nội 54 Bảng 3.1: Giá trị sản xuất và chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp huyện Từ Liêm 70 Bảng 3.2: Bố trí không gian sinh thái của nông nghiệp một số huyện ngoại thành Hà Nội 74 Bảng 3.3: Số lượng làng nghề, cụm ngành nghề Hà Nội 83 Bảng 3.4: Tổng giá trị sản xuất từ nghề chính tại các làng nghề trên địa bàn Từ Liêm 84 Bảng 3.5: Các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh ở các làng nghề Từ Liêm năm 2005 86 Bảng 3.6: Một số chỉ tiêu về ngành thương mại, dịch vụ, du lịch huyện Từ Liêm năm 2010 91 Bảng 4.1: Tình hình dân số và mật độ dân cư huyện Từ Liêm (2000-2013) 97 Bảng 4.2: Tình hình di dân huyện Từ Liêm (2000-2012) 99 Bảng 4.3: Những phường, xã có tỷ lệ nhập cư cao của huyện Từ Liêm 100 Bảng 4.4: Kết quả tạo việc làm qua các năm của huyện Từ Liêm 103 Bảng 4.5: Cơ sở sản xuất, lao động, giá trị sản xuất công nghiệp ngoài nhà nước của Từ Liêm phân theo thành phần kinh tế 106 Bảng 4.6: Tình hình lao động trong khu vực kinh doanh thương nghiệp-dịch vụ cá thể chia theo xã, thị trấn 107 Bảng 4.7: Tình hình giáo dục ở các bậc học của huyện Từ Liêm từ năm 1996 đến năm 2013 112 2. Danh mục biểu đồ Biểu đồ 3.1: Cơ cấu kinh tế huyện Từ Liêm qua các năm 59 Biểu đồ 3.2: Giá trị sản xuất ngành trồng trọt của huyện Từ Liêm năm 2005 và 2013 71 Biểu đồ 3.3: Giá trị sản xuất ngành công nghiệp huyện Từ Liêm qua các năm 79 Biểu đồ 3.4: Các ngành sản xuất ngành công nghiệp của huyện Từ Liêm năm 2013 80 Biểu đồ 4.1: Dân số huyện Từ Liêm từ năm 1996-2013 95 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Cb CTQG CNH, HĐH ĐHKHXHVNV ĐTH HĐND HTX HTXNN KCN KHXH NCLS NCS QGHN TTCN Tr UBND Chủ biên Chính trị Quốc gia Công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đô thị hóa Hội đồng Nhân dân Hợp tác xã Hợp tác xã nông nghiệp Khu công nghiệp Khoa học Xã hội Nghiên cứu Lịch sử Nghiên cứu sinh Quốc gia Hà Nội Tiểu thủ công nghiệp Trang Ủy ban Nhân dân 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ khi Đảng Cộng sản và Nhà nước Việt Nam chủ trương tiến hành công cuộc đổi mới, kinh tế, xã hội Việt Nam đã có những biến chuyển sâu sắc trên tất cả mọi phương diện. Từ một nền kinh tế chủ yếu dựa vào nông nghiệp với cơ sở vật chất, hạ tầng thiếu thốn, thiết bị và kỹ thuật sản xuất lạc hậu, kinh tế Việt Nam chuyển dần sang nền kinh tế sản xuất hàng hóa với nhiều thành phần, vận hành theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cùng với đó, các mặt của đời sống xã hội không ngừng được nâng cao, đáp ứng được đòi hỏi của quá trình phát triển trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Từ những năm đầu khi Việt Nam bắt tay tiến hành sự nghiệp đổi mới cho đến nay, quá trình đô thị hoá đã và đang diễn ra mạnh mẽ, sâu rộng trên phạm vi cả nước nói chung và vùng ven đô Hà Nội nói riêng. Ở tầm vĩ mô, một mặt đô thị hoá là một trong những giải pháp quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội theo hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế đáp ứng mục tiêu công nghiệp hoá, hiện đại hoá; mặt khác, đô thị hoá cũng là một trong những chỉ tiêu quan trọng phản ánh sự phát triển của một đất nước trong bối cảnh thế giới hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh những tác động tích cực, trong tiến trình phát triển đó vẫn còn có không ít những bất cập, tồn tại đặt ra cần phải giải quyết, đặc biệt là vấn đề nông nghiệp, nông thôn, lao động - việc làm, môi trường, văn hóa - xã hội đối với một bộ phận lớn dân cư ở các vùng ven ngoại thành. Từ Liêm trước năm 2008 là một trong 5 huyện thuộc ngoại thành Hà Nội (gồm Gia Lâm, Từ Liêm, Đông Anh, Thanh Trì và Sóc Sơn), sau thời điểm Hà Nội được điều chỉnh mở rộng địa giới hành chính (năm 2008), Từ Liêm là một trong 18 huyện ngoại thành của Thủ đô1, có vị trí nằm ở phía Tây Hà Nội, phía Đông giáp quận Tây Hồ, quận Cầu Giấy; phía Tây giáp huyện Đan Phượng, huyện Hoài Đức; phía Bắc giáp huyện Đông Anh; phía Nam giáp quận Thanh Xuân, thị xã Hà Đông (nay là quận Hà Đông). Đến trước thời điểm huyện giải thể để thành lập hai quận mới là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm theo Nghị quyết 132/NQ-CP của Thủ tướng Chính phủ2 thì Từ Liêm có 15 xã và 01 thị trấn; với diện tích tự nhiên là 75,15km2, dân số 177,3 nghìn người. Huyện có vị trí địa lý ở trung tâm của Hà Nội và đang có tốc độ đô thị hoá rất nhanh, với khoảng 300 dự án đầu tư, trong 1 Ngày 1/8/2008, Nghị quyết số 15/QH của Quốc hội (khóa XII) có hiệu lực về điều chỉnh địa giới hành chính của thành phố Hà Nội và một số tỉnh liên quan. Theo đó, Hà Nội mở rộng bao gồm toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của thành phố Hà Nội (cũ), tỉnh Hà Tây, huyện Mê Linh thuộc tỉnh Vĩnh Phúc và 4 xã thuộc huyện Lương Sơn, Hòa Bình. Hà Nội có tổng diện tích tự nhiên là 3.344,7km2, gồm 29 đơn vị hành chính trực thuộc (bao gồm 10 quận nội thành, 18 huyện ngoại thành và 1 thị xã), 580 đơn vị hành chính cấp xã (với 404 xã, 154 phường và 22 thị trấn). 2 Ngày 27 tháng 12 năm 2013, Thủ tướng Chính phủ Việt Nam đã ký ban hành Nghị quyết 132/NQ-CP điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập hai quận mới là Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm. 2 đó phần lớn là phát triển các khu đô thị với tổng diện tích đất thu hồi hàng nghìn ha. Đi cùng những dự án, hạ tầng kĩ thuật và hạ tầng xã hội ở các khu vực dân cư xung quanh vùng quy hoạch cũng được cải tạo và nâng cấp đồng bộ. Đô thị hóa đã làm cho kinh tế, xã hội và đời sống nhân dân có những chuyển biến theo chiều hướng tích cực, cơ cấu kinh tế chuyển biến manh theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hạ tầng cơ sở và hệ thống y tế, giáo dục, giao thông... ngày càng được cải thiện, thu nhập bình quân đầu người không ngừng được nâng cao... Tuy vậy, bên cạnh những mặt tích cực là không ít những bất cập đang diễn ra như vấn đề quản lý đô thị, vấn đề lao động - việc làm, vấn đề phân hóa giàu nghèo, tệ nạn xã hội, ô nhiễm môi trường... Cho đến nay, đã có nhiều nghiên cứu về vấn đề đô thị hóa và vấn đề kinh tế, xã hội nói chung và ở các huyện ngoại thành Hà Nội, nói riêng dưới góc độ kinh tế học, xã hội học, nhân học, văn hoá học..., song còn thiếu vắng những công trình tiếp cận dưới góc độ lịch sử. Chính vì vậy, với cách tiếp cận từ góc độ lịch sử, nghiên cứu quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của một huyện ngoại thành Hà Nội dưới tác động của quá trình đô thị hóa mà cụ thể sự chuyển biến về cơ cấu, sự phát triển của các ngành kinh tế, sự thay đổi về cơ cấu dân cư, lao động, sự phát triển về văn hóa - xã hội là cần thiết cả về ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Với những lý do trên, chúng tôi chọn đề tài h n i n inh t , hội h n i m, thành h Hà Nội i tá ộng á t nh th h t năm n năm 20 3” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. Thực hiện luận án này về mặt lý thuyết, luận án sẽ có đóng góp một phần nhỏ vào việc nghiên cứu chuyên sâu về nông thôn thời hiện đại, đặc biệt là về quá trình chuyển đổi của làng xã trên các mặt kinh tế và văn hóa-xã hội dưới tác động của xu thế đô thị hóa hiện nay. Về mặt thực tiễn, qua việc phân tích những bước chuyển biến cụ thể của nông thôn ngoại thành trên con đường đô thị hóa, luận án góp phần làm rõ thêm những ưu điểm của quá trình đó cũng như những hạn chế đi kèm để có thể đưa ra được những giải pháp tối ưu hướng tới sự phát triển bền vững của địa phương/đối tượng nghiên cứu nói riêng, của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước nói chung. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2. . Mụ í h nghi n ứ Mục đích nghiên cứu của luận án là trình bày và phân tích thực trạng chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội trong giai đoạn từ năm 1996 đến năm 2013 dưới tác động của quá trình đô thị hóa; trên cơ sở đó luận án sẽ đưa ra một số nhận xét về những thành tựu cũng như hạn chế của quá trình này. 2.2. Nhi m vụ nghi n ứ 3 Với mục đích đề ra như ở trên, luận án giải quyết các nhiệm vụ sau: - Giới thiệu khái quát về huyện Từ Liêm và vấn đề đô thị hóa ở Hà Nội và huyện Từ Liêm từ năm 1996 đến năm 2013 - cơ sở tác động đến sự chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện trong giai đoạn này. - Làm rõ chuyển biến về kinh tế (bao gồm chuyển biến về cơ cấu kinh tế, sự phát triển của các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ...) và chuyển biến về xã hội (dân cư, văn hóa - giáo dục, y tế, môi trường) của huyện Từ Liêm từ năm 1996 đến năm 2013. - Bước đầu đưa ra một số nhận xét về chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Từ Liêm dưới tác động của đô thị hóa từ năm 1996 đến năm 2013 trên cả mặt thành tựu và hạn chế; đồng thời nêu một số vấn đề đặt ra đối với địa phương trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội trong thời gian tiếp theo. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3. . Đ i t ợng nghi n ứ Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Từ Liêm, thành phố Hà Nội dưới tác động của quá trình đô thị hóa. 3.2. Phạm vi nghi n ứ Về không gian: Đề tài luận án nghiên cứu trên phạm vi không gian huyện Từ Liêm (Hà Nội) trong khung nghiên cứu (gồm 15 xã và 1 thị trấn). Về thời gian: Đề tài luận án giới hạn thời gian nghiên cứu từ năm 1996 đến năm 2013. Mốc năm 1996 là năm đất nước nói chung và thành phố Hà Nội nói riêng thực hiện đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và quá trình này tác động rất lớn đến vấn đề đô thị hóa của đất nước cũng như của Hà Nội; đồng thời năm 1996 cũng là năm Hà Nội chia tách địa giới hành chính để thành lập các quận mới (Thanh Xuân và Cầu Giấy), huyện Từ Liêm còn lại 15 xã và 1 thị trấn. Mốc năm 2013 là năm huyện Từ Liêm được phân chia thành 2 quận là: Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm. Về nội dung: Luận án nghiên cứu chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Từ Liêm dưới tác động của ĐTH. Về mặt kinh tế, luận án trình bày trên các lĩnh vực: chuyển dịch cơ cấu kinh tế và các lĩnh vực kinh tế như: nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Về mặt xã hội, luận án trình bày các lĩnh vực: dân cư, lao động- việc làm, văn hóa - giáo dục, y tế, môi trường và biến đổi đời sống cư dân. Trên cơ sở đó, luân án đưa ra những nhận xét về chuyển biến KT, XH huyện Từ Liêm dưới tác động của ĐTH từ năm 1996 đến năm 2013 trên hai mặt thành tựu và hạn chế. 4 4. Phương pháp luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn tài liệu 4. . Ph ơng há l ận Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; quan điểm của chủ nghĩa Mac-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và của Đảng Cộng sản Việt Nam về đường lối phát triển kinh tế, xã hội. 4.2. Ph ơng há nghi n ứ Để thực hiện luận án, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể sau: - Phương pháp lịch sử và phương pháp logic: Vì đây là một đề tài mang mã số chuyên ngành Lịch sử, do vậy chúng tôi tuân thủ bám sát tiến trình phát triển lịch sử, làm rõ sự khác biệt giữa phương pháp tiếp cận lịch sử với phương pháp tiếp cận khác. Phương pháp lịch sử được vận dụng để xem xét và trình bày các sự kiện, con số, vấn đề theo trình tự thời gian nhằm làm rõ quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Từ Liêm trên nhiều lĩnh vực. Phương pháp logic được vận dụng để xâu chuỗi các sự kiện một cách chính xác nhằm trình bày vấn đề nghiên cứu một cách hệ thống, toàn diện. - Phương pháp phân tích, tổng hợp được vận dụng để tổng hợp các thông tin, số liệu nhằm trình bày vấn đề nghiên cứu một cách hệ thống, đồng thời được vận dụng khi lựa chọn, phân tích giá trị của sự kiện, số liệu liên quan đến đề tài. - Phương pháp so sánh được vận dụng để so sánh các vấn đề kinh tế, xã hội giữa các giai đoạn của huyện Từ Liêm và giữa huyện Từ Liêm với một vài huyện ngoại thành khác của thành phố Hà Nội. 4.3. Ng ồn tài li Nguồn tư liệu được sử dụng trong luận án gồm: - Các văn kiện của Đảng, Nhà nước Việt Nam về vấn đề kinh tế, xã hội. - Chủ trương, chính sách, kế hoạch phát triển kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội và huyện Từ Liêm; các báo cáo tổng kết kinh tế, xã hội của thành phố Hà Nội và huyện Từ Liêm. - Các sách, báo, tạp chí, luận văn, luận án liên quan đến vấn đề đô thị hóa, vấn đề kinh tế, xã hội ở Hà Nội nói chung và Từ Liêm nói riêng. - Nguồn tài liệu điều tra, khảo sát về vấn đề đô thị hóa, kinh tế, xã hội trên địa bàn huyện Từ Liêm của tác giả. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Tập hợp và hệ thống hóa khối lượng tài liệu về vấn đề đô thị hóa ở từ Liêm và quá trình phát triển kinh tế, xã hội của huyện Từ Liêm từ năm 1996 đến năm 2013; 5 - Luận án dựng lại một cách khách quan và tương đối toàn diện về chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Từ Liêm dưới tác động của quá trình đô thị hóa của huyện cũng như của thành phố Hà Nội từ năm 1996 đến năm 2013. - Trên cơ sở nghiên cứu sự chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Từ Liêm từ năm 1996 đến năm 2013, luận án phân tích, đánh giá, làm rõ những thành tựu, hạn chế của quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện ngoại thành Từ Liêm dưới tác động của quá trình đô thị hóa. - Luận án cung cấp thông tin, bổ sung nguồn tư liệu cho nghiên cứu về quá trình phát triển kinh tế, xã hội cũng như về vấn đề đô thị hóa một huyện ngoại thành - Từ Liêm nói riêng và vùng ven đô Hà Nội nói chung hiện nay; góp phần vào việc nghiên cứu kinh tế, xã hội Hà Nội, nói riêng; kinh tế, xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới nói chung. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Về lý luận, trên cơ sở cung cấp những kết quả nghiên cứu khách quan về thực trạng chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Từ Liêm dưới tác động của quá trình đô thị hóa từ năm 1996 đến năm 2013, luận án góp thêm một nghiên cứu trong tổng thể hệ đề tài khoa học về kinh tế, xã hội Việt Nam nói chung, về quá trình đô thị hóa, CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn hiện nay nói riêng - một trong những vấn đề quan trọng và cấp thiết trong tiến trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, tăng cường chủ động hội nhập quốc tế toàn diện của đất nước. - Về thực tiễn, kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan hoạch định chính sách về phát triển kinh tế, xã hội, nhất là đối với những địa phương vùng ven đô đang trong quá trình đô thị hóa; đồng thời là nguồn tài liệu phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy và học tập lịch sử thành phố Hà Nội. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, luận án được chia thành 5 chương: h ơng : Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án h ơng 2: Khái quát về huyện Từ Liêm và vấn đề đô thị hóa huyện Từ Liêm từ năm 1996 đến năm 2013 h ơng 3: Chuyển biến kinh tế của huyện Từ Liêm h ơng 4: Chuyển biến xã hội của huyện Từ Liêm h ơng 5: Một số nhận xét 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu . . . Những nghi n ứ về inh t , hội và vấn ề th h n i h ng - Các công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội Trong thời kỳ đất nước thực hiện công cuộc đổi mới, các chính trị gia và nhiều nhà khoa học đã quan tâm nghiên cứu về vấn đề kinh tế, xã hội Việt Nam. Những công trình đề cập chủ yếu đến các chính sách và những kết quả bước đầu của đường lối đổi mới, quan trọng nhất là những chuyển biến trong đời sống kinh tế, xã hội của đất nước nói chung. Có thể kể đến một số công trình sau: Trong tác phẩm “Đổi mới đòi hỏi bức thiết của đất nước và của thời đại” (Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987), tác giả Trường Chinh đã phân tích chủ trương của Đảng đề ra tại các Đại hội IV, V; trên cơ sở đó khẳng định tính đúng đắn và những thành tựu đạt được; đồng thời chỉ ra những sai lầm, khuyết điểm, nguyên nhân của nó, tất yếu phải đổi mới, nhất là đổi mới tư duy kinh tế. Nguyễn Văn Linh, trong tác phẩm Đổi mới sâu sắc và toàn diện trên mọi lĩnh vực hoạt động (Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1987) đã đề cập đến vấn đề kinh tế, chủ trương, chính sách đổi mới của Đảng và Nhà nước ta trong thời kỳ đổi mới toàn diện và sâu sắc nền kinh tế đất nước. Trong cuốn sách Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2000: mục tiêu, phương hướng và giải pháp chủ yếu, (Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội, 1990), Lê Xuân Trinh cùng nhóm tác giả đã đề cập tương đối toàn diện về tình hình và những bài học thực tiễn; quan điểm, mục tiêu chiến lược, những định hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm ổn định, phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta đến năm 2000. Tác phẩm Đổi mới kinh tế - xã hội thành tựu, vấn đề và giải pháp (Phạm Xuân Nam chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 1991), đã phân tích các lĩnh vực chủ yếu của đời sống kinh tế - xã hội đất nước sau 4 năm thực hiện đường lối đổi mới do Đảng khởi xướng và lãnh đạo, qua đó nêu lên những thành tựu đạt được, chỉ ra những vấn đề tồn đọng; đồng thời đề xuất một số kiến nghị về giải pháp nhằm góp phần xây dựng, hoàn thiện và tổ chức thực hiện chiến lược ổn định và phát triển kinh tế - xã hội đất nước đến năm 2000. 7 Công trình Kinh tế xã hội nông thôn Việt Nam ngày nay (Nxb. Tư tưởng-Văn hóa, Hà Nội, 1991) là một bộ chuyên đề gồm 3 tập (tập I, II, III), là những kết quả bước đầu của việc nghiên cứu nông thôn Việt Nam một cách khá công phu, toàn diện và sâu sắc. Tập I đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội nông thôn hiện nay, các vùng kinh tế - xã hội nông thôn; lao động việc làm ở nông thôn, thu nhập đời sống của người nông dân, thực trạng và định hướng hợp tác xã nông nghiệp. Tập II nghiên cứu về những vấn đề phát triển công nghiệp nông thôn; thực trạng kinh tế - xã hội nông thôn tại một số vùng tập trung các dân tộc thiểu số; thực trạng văn hóa nông thôn Việt Nam. Tập III trình bày về phân tầng xã hội nông thôn hiện nay; việc thực hiện các chính sách bảo trợ xã hội nông thôn; tình hình giáo dục y tế, môi trường tại các vùng nông thôn; thực trạng dân chủ, công bằng xã hội và pháp chế nông thôn; tổ chức chính trị và tình hình đội ngũ cán bộ cơ sở nông thôn. Cuốn sách Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1999) của Trương Thị Tiến là một chuyên khảo về một trong những khía cạnh cơ bản nhất của sản xuất nông nghiệp là đổi mới cơ chế quản lý. Tác giả đã phân tích và trình bày quá trình đổi mới quản lý kinh tế nông nghiệp với bước đột phá từ năm 1981, khi Chỉ thị 100 CT-TW của Ban Bí thư Trung ương ra đời cho đến năm 1998. Tác giả đề cập đến sự phân hóa giàu nghèo trong nông thôn; giải quyết vấn đề ruộng đất cho nông dân, chăm lo đời sống văn hóa-xã hội của dân cư nông thôn. Năm 2001, Nxb. Chính trị Quốc gia xuất bản kỷ yếu Hội thảo Quốc tế “Việt Nam trong thế kỷ XX”, gồm nhiều bài viết của các học giả trong nước và ngoài nước về những vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị trong thế kỷ XX; công cuộc đổi mới toàn diện đất nước và Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ XXI. Trong cuốn Một số vấn đề kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới (Nguyễn Văn Thường chủ biên, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, năm 2004), đã đề cập đến những thành tựu và hạn chế về tình hình phát triển của các thành phần kinh tế như kinh tế nhà nước, kinh tế tư nhân, kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài...; các ngành, các lĩnh vực như công nghiệp, nông nghiệp, thương mại - dịch vụ, chính sách đất đai, vấn đề quản lý nhà nước, hệ thống tài chính - tiền tệ, lao động và việc làm, chính sách tiền lương, giáo dục - đào tạo, xóa đói giảm nghèo và an sinh xã hội, hội nhập kinh tế quốc tế...; từ đó đưa ra những giải pháp khắc phục và phương hướng phát triển kinh tế, xã hội ở nước ta trong những năm tiếp theo. 8 Nguyễn Phú Trọng (chủ biên), trong cuốn Đổi mới và phát triển ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006), đã phân tích bối cảnh lịch sử, quá trình hình thành, phát triển đường lối đổi mới, những thành tựu và hạn chế của công cuộc đổi mới ở Việt Nam trong 20 năm trên các lĩnh vực: Kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, phát huy dân chủ, củng cố khối đại đoàn kết toàn dân, xây dựng hệ thống chính trị, đổi mới và chỉnh đốn Đảng; đồng thời làm sáng tỏ nhận thức về bản chất, đặc trưng và phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Công trình Kinh tế Việt Nam 20 năm đổi mới (1986 - 2006) thành tựu và những vấn đề đặt ra do Đặng Thị Loan - Lê Du Phong - Hoàng Văn Hoa đồng chủ biên (Nxb. Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội, 2006), đã nêu bật chủ trương đổi mới kinh tế của Đảng và Nhà nước Việt Nam; khái quát một số thành tựu, hạn chế về kinh tế, xã hội trong 20 năm đổi mới; phân tích một số vấn đề nổi bật như: quản lý nhà nước về kinh tế, sự hình thành và phát triển các loại thị trường, kinh tế tư nhân, hội nhập kinh tế quốc tế và thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài, sự phát triển của các ngành kinh tế; đồng thời, đề xuất giải pháp tiếp tục đổi mới kinh tế ở Việt Nam. Trong cuốn Phát triển kinh tế vùng trong quá trình công nghiệp hóa-hiện đại hóa (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006), các tác giả Nguyễn Xuân Thu và Nguyễn Văn Phú đã tập trung phân tích, đánh giá tổng hợp các lợi thế so sánh của các kiểu loại vùng và đề xuất các giải pháp thúc đẩy phát triển các vùng trong quá trình thực hiện rút ngắn tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Bên cạnh đó, các tác giả đã bước đầu phân tích và luận giải về sự phát triển kinh tế vùng trong cơ cấu kinh tế chung của cả nước. Cùng chủ đề trên, cuốn sách Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam con đường và bước đi (Nguyễn Kế Tuấn chủ biên, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2006) đề cập đến những vấn đề lý luận và thực tiễn của quá trình hình thành và định hướng CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn của Đảng từ năm 1991 đến 2006. Công trình Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam do Vũ Đình Bách chủ biên (Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2008) đã đề cập đến những nhận thức về nền kinh tế thị trường định hướng XHCN; vấn đề thể chế và quản lý nhà nước trong cơ chế thị trường, động lực phát triển và các điều kiện đảm bảo cho sự vận hành, phát triển của nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế. 9 Năm 2008, Nxb. Thế giới xuất bản cuốn sách Việt Nam 20 năm đổi mới do Ari Kokko chủ biên. Nội dung cuốn sách là những bàn luận về hoạt động của nền kinh tế Việt Nam và vai trò của nhà nước trong quá trình phát triển suốt 20 năm. Đặc biệt là bàn luận về một số lĩnh vực như cải cách doanh nghiệp nhà nước, sự phát triển của khu vực tư nhân và an sinh xã hội, trong đó có so sánh với kinh nghiệm của các nước Bắc Âu. Tuy nhiên, đây chỉ mới là một khảo sát có chọn lọc và chưa hoàn chỉnh về các vấn đề phát triển ở Việt Nam. Công trình Những vấn đề kinh tế - xã hội ở nông thôn trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa (Nxb. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2010) gồm nhiều bài viết về thành tựu trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước từ khi đổi mới đến nay. Sau hơn 30 năm đổi mới, kinh tế-xã hội Việt Nam đã có những bước phát triển vượt bậc, giúp cho Việt Nam từ chỗ là một quốc gia nhập khẩu về lương thực đã vươn lên thành một trong những nước xuất khẩu hàng đầu về lúa, gạo và một số mặt hàng nông sản khác. Tỷ lệ nghèo đói ở khu vực nông thôn giảm nhanh, mức sống chung của đông đảo người dân được cải thiện. Đời sống kinh tế - xã hội ở nông thôn đã có những chuyển biến quan trọng trên con đường hình thành và phát triển nông thôn mới, hiện đại. Tuy nhiên, cùng với những thành tựu trên, việc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng kéo theo nhiều hệ lụy, làm nảy sinh nhiều vấn đề có khả năng đe dọa sự phát triển trong tương lai của nông nghiệp, nông thôn, đặc biệt trong bối cảnh nền kinh tế đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới. Đó là năng lực cạnh tranh quốc tế trên các lĩnh vực; nền nông nghiệp sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; việc phân bổ và sử dụng đất đai còn quá nhiều bất cập; ô nhiễm môi trường nhanh chóng gia tăng; khoảng cách thu nhập giữa thành thị - nông thôn có xu hướng ngày càng lớn và phân hóa giàu nghèo ngay ở khu vực nông thôn gia tăng; nhu cầu việc làm và cải thiện thu nhập đang trở nên cấp thiết Những vấn đề này đã được trình bày một cách tương đối cụ thể trong công trình này. Cuốn sách Phát triển bền vững kinh tế - xã hội các thành phố theo hướng hiện đại (Nxb. Chính trị Quốc gia & Sự thật, Hà Nội, 2012) trình bày những vấn đề cơ bản về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung và các thành phố nói riêng; xác định mục tiêu, nhiệm vụ, tiêu chí và định hướng, các bước đi, mô hình, giải pháp cho các thành phố thực hiện thành công quá trình CNH, HĐH hướng tới sự phát triển bền vững. Đặc biệt, một trong những nội dung cơ bản có liên quan đến đề tài luận án mà 10 cuốn sách tập trung phân tích là các vấn đề phát triển kinh tế, xã hội bền vững, theo hướng hiện đại của Thủ đô Hà Nội. Cũng với cách tiếp cận như vậy, Nguyễn Ngọc Hà trong công trình Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986- 2011) (Nxb. Chính trị-Hành chính, Hà Nội, 2012) đã làm rõ quá trình hình thành những quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng trong thời kỳ đổi mới; nghiên cứu một cách toàn diện về kinh tế nông nghiệp; quá trình triển khai thực hiện đường lối, chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp và những thành tựu đã đạt được. Trong luận án Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ năm 1991 đến 2002 (Học viện Chính trị Quân sự, 2012), tác giả Lê Quang Phi đã làm rõ yêu cầu khách quan chủ trương của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; trình bày sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng về CNH, HĐH nông nghiệp nông thôn, đồng thời đưa ra một số nhận xét về những thành tựu, yếu kém và nguyên nhân của những thành tựu, yếu kém đó. Từ đó, luận án rút ra một số bài học kinh nghiệm của Đảng lãnh đạ...n cài những lựa chọn sáng tạo mới các thực hành lễ hội như tạo thêm lễ hội, nghi thức chào cờ, thành phần đoàn rước, trang phục đầy màu sắc, cách thức rước kiệu, trình diễn nghệ thuật quần chúng Điều đó đã phản ánh quá trình chuyển đổi xã hội vào đời sống tín ngư ng, đồng thời cho thấy sự linh hoạt, thích ứng nhanh của người dân đối với quá trình chuyển đổi này. Tuy nhiên, sự thiếu bền vững với những hoạt động kinh tế không chính thức cho thấy những đặc trưng mà cộng đồng này lưu truyền được vẫn là chưa đủ, nó cần có những yếu tố mới để phù hợp với cộng đồng đương đại, trong đó có sự hỗ trợ từ chính sách phát triển của nhà nước. Nhóm thứ hai là các luận án, luận văn nghiên cứu về đô thị hóa ở huyện Từ Liêm. Tác giả Kim Jong Ouk trong Một số biến đổi ở làng xã châu thổ sông Hồng từ đầu thế kỷ X X đến giữa thế kỷ XX (qua trường h p làng Mễ Trì (Luận án Tiến sĩ, Trường ĐHKHXH&NV, Hà Nội, 2009) đã giới thiệu cho người đọc một bức tranh tương đối cụ thể và khách quan về làng xã vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng trong quá trình thay đổi địa giới hành chính. Qua đó, tác giả đã làm rõ sự biến đổi của làng xã vùng đồng bằng Bắc Bộ trên một số lĩnh vực trong giai đoạn chuyển tiếp cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX. Vì đây là một nghiên cứu trường hợp lấy làng Mễ Trì làm điểm nghiên cứu, do đó, tác giả mới chỉ làm rõ được sự biến đổi của một làng quê, tập trung chủ yếu vào ba lĩnh vực: bộ máy quản lý, tình hình sở hữu ruộng đất và giáo dục đặt trong mối quan hệ tổng thể với làng xã vùng châu thổ sông Hồng từ cuối thế kỷ XIX đến đầu thế kỷ XX Trong Phát triển làng nghề ở huyện Từ Liêm trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn (Luận văn thạc sĩ, Trung tâm bồi dư ng giảng viên lý luận chính trị, ĐHQG HN, 2005), Nguyễn Thị Thọ đã trình bày thực trạng phát triển làng nghề truyền thống của huyện Từ Liêm từ sau đổi mới đến nay trên mọi lĩnh vực, từ cơ cấu ngành nghề, nguồn lực phát triển làng nghề, thị trường của làng nghề và các hình thức tổ chức sản xuất kinh doanh. Qua đó cho thấy, phát triển làng nghề đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa; góp phần quan trọng vào giải quyết việc làm nâng cao đời sống người dân Từ Liêm. Ở một chiều cạnh khác, trong luận văn Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành theo hướng đô thị hóa ở huyện Từ Liêm (Hà Nội (Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG HN, 2007), Ngô Thái Hà trình bày sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của huyện Từ Liêm theo hướng đô thị hóa. Đô thị hóa nhanh làm cho 23 diện tích sử dụng đất nông nghiệp bị thu hẹp do chuyển mục đích sử dụng đất đai sang phục vụ phát triển đô thị, nguồn lao động nông nghiệp dư thừa, cơ cấu kinh tế nông nghiệp trước đây không còn phù hợp. Kết quả là huyện Từ Liêm phải có sự thay đổi trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội nói chung và kinh tế nông nghiệp nói riêng cho phù hợp với tình hình mới. Cũng lấy một địa phương cụ thể của huyện Từ Liêm, Kim Kyung đã chọn Phú Đô - làng làm bún truyền thống có những nét văn hóa đặc sắc của làng xã Việt Nam là đối tượng nghiên cứu của mình trong Đô thị hóa và tác động của nó đến những biến đổi làng xã ngoại thành Hà Nội (qua trường h p làng Phú Đô (Luận văn thạc sĩ, Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, 2009). Theo tác giả, những những năm gần đây, nhất là sau năm 2002, đường phố xung quanh làng đã hoàn thiện, Phú Đô đã thoát khỏi cô lập về mặt địa lý, khởi đầu cho việc chịu ảnh hưởng sâu sắc của đô thị hoá. Đô thị hoá đã ảnh hưởng đến cuộc sống người dân Phú Đô về mặt kinh tế-xã hội, văn hoá vật chất và văn hoá tinh thần. Tác giả đã nêu lên được những ưu điểm và đồng thời cũng chỉ ra một số hạn chế do sự tác động của đô thị hóa đối với làng Phú Đô; nêu một số biện pháp phát huy những ưu thế của quá trình đô thị hoá, đảm bảo giữ gìn được bản sắc văn hoá truyền thống của làng, góp phần định hướng và đào tạo nghề nghiệp cho người dân làng Phú Đô và đặc biệt là dân di cư cũng như đưa ra những dự báo về hướng phát triển cho những làng ven đô Hà Nội như Phú Đô. Trong luận văn Đô thị hóa và những vấn đề kinh tế - xã hội vùng ven đô Hà Nội (trường h p nghiên cứu xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm, Hà Nội (Luận văn thạc sĩ, Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, 2012), Bùi Văn Tuấn đã cho người đọc thấy được quá trình đô thị hóa của xã Mễ Trì, huyện Từ Liêm - là địa phương diễn ra tốc độ đô thị hóa nhanh so với các địa phương khác trong khu vực ven đô. Qua đó cho thấy được sự tác động của quá trình đô thị hóa đến kinh tế, xã hội của địa phương, cả mặt tích cực và hạn chế, làm ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của người dân và sự phát triển toàn diện của khu vực ven đô hiện nay. Tác giả kết luận, sự chuyển đổi từ một cộng đồng làng xã truyền thống sang cộng đồng đô thị của Mễ Trì không chỉ thể hiện ở hoạt động kinh tế nông nghiệp đang mất đi và sinh kế của người dân giờ đây chủ yếu nhờ vào các hoạt động dịch vụ và phi nông nghiệp mà còn ở lối sống của cư dân. Quá trình chuyển đổi này cũng cho thấy những khác biệt và xung đột giữa các nhóm cư dân mới và cũ, giữa lối sống xô bồ của những người di cư và kiểu cố kết cộng đồng của nhóm cư dân gốc ở Mễ Trì. 24 Trong iải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện Từ Liêm, Thành phố Hà Nội (Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Kinh tế, ĐHQG HN, 2014), Trần Thị Hồng Bích đã nghiên cứu thực trạng giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp tại huyện Từ Liêm, trong giai đoạn 2004-2012. Theo tác giả, trong giai đoạn này, để phục vụ quá trình đô thị hóa nhanh, huyện Từ Liêm đã thu hồi nhiều diện tích đất nông nghiệp của các hộ nông dân để phát triển các khu đô thị, khu công nghiệp, giao thông công cộng... Do đó, một lực lượng lớn lao động của huyện sẽ phải chuyển đổi nghề vì không còn tư liệu sản xuất. Huyện Từ Liêm đã có chủ trương hỗ trợ chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho các hộ mất đất để ổn định sản xuất, bảo đảm cuộc sống. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện vẫn còn nhiều hạn chế như chính sách bồi thường, hỗ trợ tái định cư, công tác đào tạo nghề, trách nhiệm của chính quyền với người lao động và người sử dụng lao động... Trong iến đổi xã hội vùng ven đô Hà Nội trong bối cảnh đô thị hóa (trường h p huyện Từ Liêm từ 1996 đến 2013 (Luận án Tiến sĩ Việt Nam học, Viện Việt Nam học và khoa học phát triển, 2017), bằng phương pháp tiếp cận xã hội học, khu vực học, Bùi Văn Tuấn đã làm rõ thực trạng về biến đổi xã hội của cộng đồng dân cư ven đô nói chung và cộng đồng dân cư huyện Từ Liêm nói riêng trong bối cảnh đô thị hóa hiện nay trên các chiều cạnh như: cơ cấu dân cư, sinh kế và đời sống văn hóa, cố kết cộng đồng của người dân Từ Liêm. 1.2. Những nội dung luận án kế thừa và những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu .2. . Những nội ng th Có thể nói, trong quá trình thực hiện luận án, chúng tôi đã được kế thừa một khối lượng lớn các nguồn tài liệu và các công trình nghiên cứu về chuyển biến kinh tế, xã hội và về đô thị hóa với nội dung phong phú, đa dạng về cách tiếp cận của các học giả nước ngoài và các nhà nghiên cứu Việt Nam. Trên cơ sở trình bày tổng quan tài liệu ở trên, chúng tôi nhận thấy, những vấn đề tác giả luận án được kế thừa như sau: Thứ nhất, những tác phẩm trình bày về vấn đề kinh tế, xã hội nói chung và chuyển biến kinh tế, xã hội dưới tác động của đô thị hóa như đã trình bày trên đây tuy không trực tiếp đề cập đến vấn đề kinh tế, xã hội của huyện Từ Liêm nhưng là những tác phẩm mang tính lý luận, cung cấp cho tác giả đề tài những lý thuyết và phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Qua nhóm công trình này, có thể thấy rằng, sự chuyển biến kinh tế- 25 xã hội là quy luật phát triển tự nhiên của xã hội loài người từ trước đến nay và đô thị hóa là quá trình tất yếu, song hành cùng với quy luật phát triển đó. Đồng thời, dưới tác động của đô thị hóa, hàng loạt vấn đề về kinh tế, xã hội, văn hóa đã nảy sinh, đòi hỏi cần giải quyết. Ở Việt Nam, quá trình đô thị hóa đang diễn ra mạnh mẽ, tạo ra những biến đổi lớn về kinh tế, văn hóa - xã hội, đặc biệt là ở những khu đô thị lớn. Thứ hai, các công trình nghiên cứu về chuyển biến kinh tế-xã hội cũng như tác động của đô thị hóa đến kinh tế, văn hóa - xã hội ở Việt Nam nói chung và ngoại thành Hà Nội nói riêng rất phong phú, đa dạng, đem đến cho nghiên cứu sinh những cái nhìn mới, để từ đó tiếp cận vấn đề nghiên cứu của mình - huyện Từ Liêm đặt trong bối cảnh phát triển của cả thành phố Hà Nội nói chung và các huyện ven ngoại thành nói riêng. Những công trình này đã giúp cho NCS có thêm nhận thức về bức tranh tổng quan về đối tượng nghiên cứu, tham khảo và kế thừa các luận giải, đánh giá về những vấn đề kinh tế, xã hội, văn hóa, cung cấp được nhiều số liệu thống kê khá xác thực về tình hình kinh tế - xã hội của thành phố Hà Nội; giúp cho NCS có cách nhìn đối sánh với những chuyển biến về kinh tế - xã hội của huyện Từ Liêm với các huyện lân cận. Thứ ba, các nghiên cứu về huyện Từ Liêm đã cung cấp những nét tổng quan về lịch sử phát triển của huyện, nội dung của các công trình nhằm đẩy mạnh quá trình phát triển của Từ Liêm trong bối cảnh mới, hoặc là về một địa bàn cụ thể (xã/phường), một lĩnh vực riêng biệt nào đó trong không gian của huyện Từ Liêm (lao động, việc làm, chuyển đổi sinh kế, xã hội...). Tuy những công trình nêu trên chưa đề cập trực tiếp đến vấn đề chuyển biến kinh tế, xã hội dưới tác động của quá trình đô thị hóa của huyện Từ Liêm, nhưng qua đó NCS có thể nắm bắt được những nét chung nhất về địa bàn nghiên cứu. Có thể nói rằng, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu một cách có hệ thống về sự chuyển biến kinh tế-xã hội dưới tác động của đô thị hóa của riêng một địa bàn ven đô/ngoại thành cụ thể là huyện Từ Liêm từ năm 1996 đến năm 2013 như đề tài mà chúng tôi đã lựa chọn. .2.2. Những vấn ề l ận án giải t Trên cơ sở kế thừa những thành quả của nhiều người đi trước như đã nêu, luận án sẽ tập trung hướng tới việc giải quyết những nội dung sau: - Giới thiệu và phân tích một cách khái quát về huyện Từ Liêm; chủ trương phát triển kinh tế, xã hội của huyện Từ Liêm và vấn đề đô thị hóa ở địa phương này từ năm 1996 đến năm 2013. 26 - Nghiên cứu một cách toàn diện và hệ thống về chuyển biến các mặt kinh tế (bao gồm chuyển biến về cơ cấu kinh tế, sự phát triển của các ngành kinh tế như nông nghiệp, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ...), xã hội (dân cư, văn hóa - giáo dục, y tế, môi trường) của Từ Liêm dưới tác động của đô thị hóa trong khung nghiên cứu. - Trên cơ sở phân tích những chuyển biến kinh tế, xã hội dưới tác động của quá trình đô thị hóa ở huyện Từ Liêm, luận án đưa ra một số nhận xét về sự chuyển biến về các mặt kinh tế, xã hội của Từ Liêm dưới tác động quá trình đô thị hóa; nêu lên những thuận lợi cũng như thách thức đang đặt ra cho công cuộc phát triển kinh tế, xã hội do quá trình đô thị hóa đem lại đối với Từ Liêm nói riêng, đối với các huyện ngoại thành Hà Nội nói chung. i t h ơng Các công trình nghiên cứu về chuyển biến kinh tế-xã hội và về đô thị hóa mà tác giả luận án vừa trình bày ở trên đã cho thấy sự phong phú về mặt nội dung, sự đa dạng về cách tiếp cận của các nhà nghiên cứu. Trong đó, qua những tác phẩm trình bày về vấn đề kinh tế, xã hội nói chung và chuyển biến kinh tế-xã hội dưới tác động của đô thị hóa, tác giả luận án có thể tiếp thu thêm những lý thuyết và phương pháp tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Còn các công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội dưới tác động của đô thị hóa ở Hà Nội đã trở thành nguồn tài liệu tham khảo hữu ích cho nghiên cứu sinh có cách tiếp cận mới, từ cách nhìn tổng quan của cả thành phố Hà Nội để từ đó đi sâu vào vấn đề nghiên cứu cụ thể của luận án và biết nhận diện đối tượng nghiên cứu là huyện Từ Liêm trong bối cảnh chung của Thủ đô. Ngoài ra, các nghiên cứu về huyện Từ Liêm đã cung cấp thêm cho tác giả luận án một đôi nét còn chưa sáng tỏ về lịch sử phát triển của huyện cũng như về một vài địa bàn cụ thể, một vài lĩnh vực riêng biệt... để có thể minh chứng thêm cho những kiến giải của nghiên cứu sinh. Tuy vậy, như đã trình bày, cho đến hiện nay chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ, hệ thống và toàn diện về vấn đề quá trình chuyển biến kinh tế-xã hội huyện Từ Liêm dưới tác động của đô thị hóa từ năm 1996 đến năm 2013. Do đó, hướng tiếp cận của luận án là không trùng lặp, mang tính độc lập so với các công trình nghiên cứu và luận án đã công bố và bảo vệ. Mục tiêu của luận án là nhằm trình bày khái quát về huyện Từ Liêm và vấn đề đô thị hóa ở địa phương này trong khung nghiên cứu; phân tích sâu về chuyển biến kinh tế-xã hội của Từ Liêm dưới tác động của đô thị hóa; trên cơ sở đó đưa ra một số nhận xét về sự chuyển biến trên các mặt kinh tế, xã hội, nêu lên những thuận lợi cũng như thách thức đang đặt ra. 27 Chương 2 KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN TỪ LIÊM VÀ VẤN ĐỀ ĐÔ THỊ HÓA HUYỆN TỪ LIÊM TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2013 2.1. Khái quát về huyện Từ Liêm 2. . . V t í lý Từ Liêm là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây của thành phố Hà Nội. Phía Bắc giáp với huyện Đông Anh; phía Đông giáp các quận Cầu Giấy, Tây Hồ; phía Tây giáp huyện Hoài Đức, Đan Phượng; phía Nam giáp quận Thanh Xuân. Huyện Từ Liêm nằm trên trục phát triển phía Tây Bắc của thành phố Hà Nội, có vị trí địa lý rất thuận lợi cho giao lưu và phát triển kinh tế. Với mạng lưới giao thông đường bộ đã và đang phát triển như: Quốc lộ 11 (nay là Quốc lộ 32) nối thủ đô với xứ Đoài (Sơn Tây) chạy ngang giữa huyện, đường 70 (Hà Đông - Thượng Cát), đường 23 (Yên Phụ - Chèm), đường 69 (Dịch Vọng - Chèm). Trên địa bàn huyện có nhiều tuyến giao thông huyết mạch: đường Phạm Hùng - Phạm Văn Đồng - cầu Thăng Long đi sân bay quốc tế Nội Bài; đường Láng - Hoà Lạc (Trần Duy Hưng); đường đê hữu ngạn sông Hồng đi Sơn Tây. Huyện có hệ thống đường sắt chạy qua huyện dài 14km và có 1 nhà ga hành khách xây dựng ở xã Phú Diễn. Về đường sông có một đoạn sông Hồng chảy qua, dài trên 7km ở phía Bắc Từ Liêm. Do đó, các hoạt động giao thông liên vùng của huyện diễn ra tương đối thuận lợi không chỉ đối với việc đi lại của nhân dân trong vùng mà còn tạo lợi thế để thu hút các dự án đầu tư xây dựng của thành phố, chi phối mạnh các hoạt động kinh tế - xã hội của địa phương. Mặt khác, việc tiếp giáp với ba quận của Thủ đô là Cầu Giấy, Tây Hồ và Thanh Xuân, là ba quận lớn, có mật độ dân cư đông, kinh tế phát triển, là nơi tập trung nhiều công sở, xí nghiệp cũng tạo ra những lợi thế nhất định về thị trường tiêu thụ sản phẩm, các hoạt động kinh tế diễn ra sôi động hơn, cơ sở hạ tầng phát triển nhanh thu hút dân cư nơi khác đến sinh sống và làm việc. Về địa hình, Từ Liêm là vùng đất khá bằng phẳng và màu m , có nhiều sông hồ. Địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, cao độ trung bình 6,0 - 6,5m. Phần đất cao nhất tập trung ở phía Bắc, dọc theo sông Hồng, cao từ 8,0 - 11,0m; thấp nhất là vùng ô trũng, hồ đầm và vùng phía Nam. Đặc điểm chung là trong khu vực còn có các hồ ao trũng. Sự chênh lệch về cao độ mặc dù không lớn nhưng cần phải lưu ý trong quy hoạch, hệ thống thoát nước, tránh tình trạng ngập úng cục bộ. 28 Với vị trí và địa hình như vậy, huyện Từ Liêm có nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội, nhất là trong quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, các cụm dân cư đô thị, trung tâm thương mại, du lịch, dịch vụ và khoa học công nghệ... 2. .2. Khí hậ th văn Nằm trong vùng đồng bằng sông Hồng, Từ Liêm thuộc vùng khí hậu nhiệt đới ẩm, gió mùa. Từ tháng 5 đến tháng 10 mùa hạ, khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều. Từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau là mùa đông lạnh và khô, nửa mùa sau thường có mưa phùn, ẩm ướt. Nền nhiệt của Từ Liêm khá cao và đồng đều; nhiệt độ trung bình hàng năm đạt 23- 24 oC. Lượng mưa trung bình năm đạt 1.600 - 1.800mm, số ngày mưa trong năm đạt 140 - 145 ngày. Chế độ thủy văn của Từ Liêm chia hai mùa rõ rệt và chịu ảnh hưởng sâu sắc của chế độ thủy văn sông Hồng. Trong thời gian có lũ, toàn bộ vùng đất ngoài đê sông Hồng đều bị ngập lụt. Ngoài đoạn sông Hồng ở phía Bắc, Từ Liêm còn có sông Nhuệ chảy dọc huyện. Đây là sông đào nhận nước của sông Hồng (qua cống Liên Mạc) theo sự điều khiển chủ động của con người. Ngoài hai con sông kể trên, Từ Liêm còn có một số sông nhỏ (sông Đăm, sông Cầu Ngà) và 360,31ha ao hồ. Hệ thống sông, hồ, đầm đã tạo cho Từ Liêm có lượng nước dồi dào, đủ lượng nước tưới quanh năm cho cây trồng và phục vụ sản xuất công-nông nghiệp. Nhìn chung, ngoại trừ một số ngày mưa dông bão lớn và mưa phùn quá ẩm ướt, còn lại những ngày trong năm đều thuận tiện cho việc gieo trồng trong nhiều thời vụ với nhiều loại cây trồng, vật nuôi có giá trị kinh tế và hiệu quả. Đồng thời cũng thuận lợi trong việc vận chuyển, đi lại, giao dịch buôn bán, tham quan du lịch và phát triển các ngành nghề dịch vụ khác. 2.1.3. Đất i Đất đai huyện Từ Liêm vừa có những đặc điểm chung của đất Hà Nội nhưng lại vừa có những đặc điểm riêng. Theo phân loại thổ như ng, đất Hà Nội được phân chia thành 5 nhóm đó là: nhóm đất cát, nhóm đất xám bạc màu, nhóm đất thung lũng và nhóm đất đỏ vàng nhưng toàn huyện Từ Liêm là đất phù sa. Đất đai huyện Từ Liêm được kiến tạo trên nền phù sa cổ, được hình thành do quá trình bồi tụ phù sa của các dòng sông do vậy chủ yếu thuộc nhóm đất phù sa. Đất đai Từ Liêm tương đối bằng phẳng, màu m , được nhiều thế hệ dân cư khai phá, cải tạo. 29 Đất canh tác của Từ Liêm, những nơi có độ cao đều có thành phần thuộc loại đất cát, đất thịt nhẹ. Những vùng đất thấp là đất thịt, thịt nặng và pha sét không thuận lợi trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên, trong điều kiện tiến bộ khoa học kỹ thuật cùng với việc tăng cường đầu tư theo chiều sâu, bố trí cơ cấu cây trồng hợp lý thì những trở ngại về thành phần cơ giới đất có thể khắc phục được mà vẫn đảm bảo hiệu quả cao. 2. .4. h sử hành hính Từ đầu Công nguyên Từ Liêm thuộc huyện Luy Lâu, sau thuộc quận Giao Chỉ. Đến năm 621 (sau Công nguyên) lập huyện Từ Liêm cùng hai huyện Ô Diên và Vũ Lập thuộc Từ Châu. Sở dĩ đặt tên huyện là Từ Liêm vì giữa huyện có sông Từ Liêm (sau đổi là sông Nhuệ) đầu nguồn nối vào sông Hồng [54, tr.12]. Dưới thời Lý, Trần, huyện Từ Liêm thuộc quận Vĩnh Khang; thời Lê, Tây Sơn và đầu triều Nguyễn thuộc phủ Quốc Oai trấn Sơn Tây. Năm Minh Mệnh thứ 12 (1831) Từ Liêm là một trong ba huyện của phủ Hoài Đức, tỉnh Hà Nội. Từ khi Thăng Long trở thành Kinh đô nước Đại Việt (1010), Từ Liêm trở thành cửa ngõ phía Tây của thủ đô - do ở sát kinh thành, đi lại thuận tiện nên khi trong thành có biến động, các cơ quan đầu não thường chạy ra Từ Liêm. Sử cũ ghi lại vua Lý Huệ Tông, tháng 5 năm Ất Hợi (1215) và vua Lê Chiêu Tông, tháng 9 năm Mậu Dần (1510) chạy ra Thượng Yên Quyết (xã Yên Hòa) làm nhà tranh để họp triều đình [54, tr.14]. Những khi kinh thành bị ngoại xâm, đất Từ Liêm thường là nơi tập trung nghĩa quân để giải phóng thủ đô. Như cuộc khởi nghĩa của Lê Nhị chống quân Minh lấy Từ Liêm là căn cứ (1410), sau đó Lê Lợi đưa đại quân đến đóng ở Nhân Mục, Cảo Động (Xuân Đỉnh) năm 1426 để tập kích vào Đông Đô. Khi quân Thanh chiếm Thăng Long, mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789), vua Quang Trung đã bí mật đưa quân về tập kết ở Mễ Trĩ, Nhân Mục, Phùng Khoang từ đấy đánh vào đại quân giặc ở Đống Đa [54, tr.14]. Năm 1888, thực dân Pháp thành lập thành phố Hà Nội, một số xã thuộc huyện Từ Liêm trước đó được cắt vào khu ngoại thành Hà Nội. Đến năm 1915, khu vực này đổi thành huyện Hoàn Long - tỉnh Hà Đông. Sau đó, vua Khải Định ra đạo dụ (26-12-1918) quy định cấp phủ ngang cấp huyện thì huyện Từ Liêm không còn, chỉ còn phủ Hoài Đức thuộc tỉnh Hà Đông. Để mở rộng Thành phố Hà Nội, ngày 31-12-1942, Pháp quyết định cắt 23 làng thuộc phủ Hoài Đức cùng với huyện Hoàn Long lập ra “Đại lý đặc biệt”, nhân dân quen gọi là đại lý Hoàn Long, trụ sở ở ấp Thái Hà (nay thuộc quận Đống Đa). 30 Phủ lỵ Hoài Đức đóng ở xã Dịch Vọng (nay thuộc phường Dịch Vọng, quận Cầu Giấy), sau ngày 9-3-1945 chuyển về xã Tây Tựu. Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, chính quyền cách mạng chia lại thành nhiều đơn vị hành chính nhỏ và qua nhiều lần đổi tên: tháng 5-1946, ngoại thành chia thành 5 khu: Lãng Bạc, Đại La, Đống Đa, Đề Thám, Mê Linh. Đầu năm 1947, địch chiếm một số vùng ở ngoại thành nên 5 khu được tổ chức thành 3 quận: sáp nhập khu Lãng Bạc và Đại La để thành lập quận IV; chia 3 khu Đống Đa, Đề Thám, Mê Linh thành hai quận V và VI. Từ tháng 12-1949 đến tháng 10-1953 thống nhất 3 quận IV, V, VI thành quận ngoại thành. Theo quyết định số 78/QĐ ngày 31 tháng 5 năm 1961 của Chính phủ nướcViệt Nam Dân chủ Cộng hòa, Thành phố Hà Nội được mở rộng, do vậy huyện Từ Liêm được thành lập trên cơ sở sáp nhập hai quận V và VI của Hà Nội lúc đó cùng với một số xã của hai huyện Hoài Đức và Đan Phượng; tổng số gồm 26 xã. Đó là: Cổ Nhuế, Dịch Vọng, Đông Ngạc, Hữu Hưng, Liên Mạc, Mai Dịch, Mễ Trì, Minh Khai, Mỹ Đình, Nghĩa Đô, Nhân Chính, Nhật Tân, Phú Diễn, Phú Thượng, Quảng An, Tây Tựu, Thượng Cát, Thụy Phương, Trung Hòa, Trung Văn, Tứ Liên, Xuân Đỉnh, Xuân La, Xuân Phương, Yên Hòa, Yên Lãng. Từ năm 1961 đến năm 1996, huyện Từ Liêm đã trải qua 6 lần thay đổi địa giới hành chính 3. Đến tháng 11/2013, huyện Từ Liêm có 16 đơn vị hành chính, gồm 15 xã và 1 trận, có diện tích là 75,15km2 và dân số trên 523.400 người. Các đơn vị hành chính cấp xã gồm: Mỹ Đình, Tây Tựu, Phú Diễn, Minh Khai, Thượng Cát, Liên Mạc, Thụy Phương, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế, Trung Văn, Mễ Trì, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Xuân Phương và thị trấn Cầu Diễn. Huyện Từ Liêm thuộc vùng đất cổ Thăng Long - Hà Nội, là nơi có nhiều di tích lịch sử và công trình văn hóa lâu đời; là địa phương mang đậm bản sắc của cư dân vùng ven kinh đô ngàn năm văn hiến trong sản xuất cũng như trong đời sống vật chất và tinh thần. Từ lâu đời, Từ Liêm đã gắn bó với Kẻ Chợ - nơi tập trung bộ máy hành chính của nhà nước trung ương, có những người thợ thủ công giỏi, những người buôn bán lớn và quan hệ kinh tế với các địa phương trong cả nước. Nông dân và thợ thủ công ở Từ Liêm 3 Năm 1982, thành lập 3 thị trấn: Cầu Giấy, Cầu Diễn, Nghĩa Đô, năm 1990 thành lập thêm thị trấn Mai Dịch; đến năm 1992, thành lập thị trấn Nghĩa Tân, lúc này Từ Liêm có 29 xã, thị trấn; Ngày 28/10/1995, tách 5 xã: Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng với tổng diện tích đất tự nhiên 1.619,9ha, 32.080 nhân khẩu để thành lập quận Tây Hồ; Trong năm 1996, tách xã Nhân Chính với diện tích 160,9ha để thành lập quận Thanh Xuân; cũng trong năm 1996 tách 4 thị trận: Cầu Giấy, Mai Dịch, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân và 3 xã: Dịch Vọng, Yên Hòa, Trung Hòa để thành lập quận Cầu Giấy. 31 mang đặc sản địa phương và những sản phẩm thủ công nghiệp vào bán trong nội thành. Nhân dân Từ Liêm có nhiều nghề thủ công cổ truyền như nghề làm giấy ở Cầu Giấy và vùng Bưởi; nghề dệt ở Nghĩa Đô, Đại Mỗ, Miêu Nha, nổi tiếng nhất là lĩnh Bưởi, lụa hoa Đại Mỗ, lụa trơn làng Ngà (Miêu Nha); đan lát ở Đông Ngạc; nghề rèn lâu đời ở làng Hòe Thị (Xuân Phương) Nhân dân Từ Liêm có truyền thống hiếu học, tiêu biểu nhất là bốn vùng có danh tiếng “Mỗ, La, Canh, Cót tứ danh hương”. Đất Từ Liêm cổ kính có nhiều di tích lịch sử - văn hóa. Hiện nay, Từ Liêm 240 di tích lịch sử văn hóa, trong đó có 87 di tích cấp lịch sử cấp quốc gia bao gồm 30 đình, 3 đền, 4 miêu, 20 chùa và 30 nhà thờ họ và thờ các tổ nghề thủ công. Danh lam, thắng cảnh và di tích lịch sử - văn hóa của huyện Từ Liêm không chỉ là vốn quý của người dân trong huyện mà còn là của Hà Nội, góp phần làm đẹp thêm cảnh quan thành phố. Đó cũng là tiềm năng to lớn cho việc phát triển và mở rộng các hoạt động dịch vụ, du lịch trên địa bàn huyện, đồng thời cũng đặt ra yêu cầu đối với việc bảo tồn, gìn giữ và phát huy các giá trị kinh tế, văn hóa truyền thống của địa phương trong bối cảnh phát triển và hội nhập. 2.2. Thực trạng kinh tế, xã hội của huyện Từ Liêm trước năm 1996 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng (tháng 12-1986) đã đề ra đường lối đổi mới toàn diện đất nước trên tất cả các mặt kinh tế, chính trị và tư duy. Đại hội đề ra chính sách đổi mới kinh tế gắn với đổi mới chính sách xã hội; đẩy mạnh ba chương trình kinh tế lớn: sản xuất lương thực thực phẩm, sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu; kiên quyết xóa bỏ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp, xây dựng cơ chế quản lý mới, chuyển sang thực hiện kinh tế có hạch toán, áp dụng những biện pháp kích thích sản xuất, mở rộng giao lưu hàng hóa, xóa bỏ tình trạng ngăn sông cấm chợ và chia cắt thị trường; lập lại trật tự kỷ cương, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, từng bước cải thiện đời sống nhân dân. Trong 10 năm đầu đổi mới (1986-1995), huyện Từ Liêm đã đạt được những thành tích khá to lớn về kinh tế, xã hội. Trong thời gian này, quá trình đô thị hóa bắt đầu được thực hiện, tuy nhiên phải từ năm 1996, khi đất nước đẩy mạnh công cuộc Đổi mới theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa như Đại hội lần thứ VIII của Đảng quyết định thì đô thị hóa ở Từ Liêm mới thực sự phát triển mạnh. 2.2. . Kinh t Trong giai đoạn 1986-1995, kinh tế huyện Từ Liêm đạt tốc độ tăng trưởng 7,51%/năm. Xu hướng kinh tế nông nghiệp giảm dần, kinh tế công nghiệp, tiểu thủ công 32 nghiệp và dịch vụ bắt đầu tăng lên. Tỷ trọng kinh tế ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế huyện năm 1995 giảm 51,4% so với năm 1986; công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tăng 29,2%; thương mại - dịch vụ tăng 20,6% [6, tr.52]. Bảng 2.1: Cơ cấu ngành kinh tế huyện Từ Liêm trong những năm 1986-1995 Ngành kinh tế Năm 1986 (%) Năm 1995 (%) Nông nghiệp 92,3 40,9 Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp 2,3 33,1 Thương nghiệp - dịch vụ 5,4 26 Nguồn: [157] - Nông nghiệp Ngành trồng trọt: Từ năm 1986 đến năm 1995, diện tích gieo trồng đã bắt đầu bị thu hẹp lại do quá trình đô thị hóa, từ 7.746 ha năm 1990 giảm xuống còn 7.550 ha năm 1995. Tuy diện tích có giảm nhưng năng suất và giá trị hàng hóa các loại cây trồng ngày càng tăng, đặc biệt là chuyển dịch cơ cấu cây trồng theo hướng giảm diện tích lúa, tăng diện tích hoa, cây ăn quả diễn ra rõ nét và mang lại hiệu quả kinh tế cao, thể hiện ở các mặt: + Diện tích cây lương thực có xu hướng giảm dần, riêng diện tích trồng lúa đặc sản (nếp, tẻ thơm) lại tăng dần. Năm 1995, cả hai vụ đạt được 300 ha lúa tẻ thơm, tăng 200 ha so với năm 1993; có những HTX như Mễ Trì Thượng đưa diện tích lúa thơm lên 60% diện tích trồng trọt của toàn HTX. Các HTX khác như Hồng Tiến (Mễ Trì), Đại Thắng (Tây Mỗ), Xuân Phương đều có diện tích lúa thơm tương đối cao. Từ đó, góp phần tăng giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích. + Diện tích trồng hoa - cây cảnh - cây ăn quả tăng lên. Diện tích trồng hoa - cây cảnh năm 1995 là 270ha, tăng 200 ha so với năm 1990, tức là 174%. Diện tích cây ăn quả tăng mạnh: năm 1990 là 194 ha, năm 1995 tăng lên 250 ha. Năng suất các loại cây trồng ngày càng được tăng lên do áp dụng tiến bộ kỹ thuật, cải tiến giống, phòng trừ sâu bệnh tốt. Năm 1990, năng suất lúa là 69,4 tạ/ha, năm 1995 là 80 tạ/ha; năng suất rau năm 1990 là 179 tạ/ha, năm 1995 là 186 tạ/ha [157]. Kết quả chuyển dịch cơ cấu cây trồng nông nghiệp đã thay đổi giá trị sản lượng trong ngành trồng trọt. Những cây trồng như hoa, cây ăn quả có giá trị kinh tế cao đang có tỷ trọng tăng dần trong khi đó, giá trị cây lương thực giảm dần: Giá trị sản lượng hoa, cây ăn quả tăng từ 35% (năm 1990) lên 40% (năm 1992) và 47% (năm 1994); giá trị cây lương thực từ 47% (năm 1992) xuống còn 38% năm 1994 [6, tr.334]; Giá trị thu nhập trên một 33 hecta canh tác hàng năm: năm 1994 đạt 36,6 triệu đồng/ha, tăng 5,8 triệu đồng so với năm 1993; năm 1995 đạt 39 triệu đồng/ha [157]. Ngành chăn nuôi của huyện vẫn được duy trì và phát triển như nuôi lợn, gia cầm, bò sữa... Tuy chiếm tỷ trọng thấp trong nông nghiệp nhưng chăn nuôi của huyện cũng có tỷ lệ cao hơn tỷ trọng bình quân của toàn quốc 2%. Chăn nuôi lợn phát triển theo hướng trang trại, nuôi theo phương pháp áp dụng công nghệ cao và nuôi lợn có tỷ lệ nạc cao; năm 1995 toàn huyện có 31.013 con lợn (tăng 134,4% so với năm 1990). Chăn nuôi gia cầm cũng được phát triển. Nhiều hộ gia đình ở Phú Diễn, Mỹ Đình đã nuôi hàng nghìn con gà. Đàn bò sữa của huyện cũng đã được quan tâm song mới chỉ ở bước đầu như ở xã Thụy Phương [163]. Có thể nói, sau 10 năm thực hiện đổi mới, sản xuất nông nghiệp của huyện Từ Liêm đã đạt được kết quả cả về năng suất, sản lượng và giá trị thu nhập trên đơn vị và diện tích. Giai đoạn này, huyện Từ Liêm đã bắt đầu nắm bắt được xu hướng đô thị hóa, kịp thời chuyển hướng kinh tế, được Thành phố xếp loại là huyện có nhiều khó khăn nhưng đã đạt được kết quả tốt. Tổng giá trị sản lượng thực tế nông nghiệp tăng từ 163,972 tỷ đồng năm 1993 lên 550,5 tỷ đồng (theo giá hiện hành) năm 1995, chiếm 58% giá trị sản xuất địa phương quản lý; bình quân thu nhập một khẩu nông nghiệp đạt 2,78 triệu đồng/năm; bình quân một hộ đạt 9,4 triệu đồng/năm [6, tr.334-335]. Đời sống và thu nhập của cư dân nông nghiệp được nâng lên rất nhiều, giá trị sản lượng nông nghiệp/1 ha đất canh tác nông nghiệp đạt 39 triệu đồng, tăng 30% so với năm 1990 [9]. - Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và làng nghề Từ xa xưa, Từ Liêm đã là vùng đất tập trung nhiều làng nghề cổ truyền: làng Vẽ (Đông Ngạc), làng Dộc Cả (Trung Văn) làm nghề hàng nan, làng Hòe Thị (Xuân Phương) giỏi nghề rèn, làng Phú Đô (Mễ Trì) làm bún, làng Cót (Yên Hòa) làm vàng mã Sản phẩm làng nghề của huyện Từ Liêm đã được nhiều người biết đến như cốm Vòng, dao kéo Sinh Từ, bún Phú Đô Sau Cách mạng tháng Tám, đặc biệt là từ khi hòa bình lặp lại trên miền Bắc đến giữa những năm 80 thế kỷ XX, các làng nghề cả nước nói chung và của Từ Liêm nói riêng bước vào giai đoạn phát triển mới..... 177. Nguyễn Thị Ngọc Vân (Chủ biên . 2010. Hà Nội qua số liệu thống kê, Nxb. Hà Nội. 178. Nguyễn Thị Hải Vân. 2013. Đô thị hóa và việc làm, lao động ở ngoại thành Hà Nội, Nxb. Khoa học xã hội. 179. Trần Thị Tường Vân. 2008. Kinh tế - xã hội vùng nông thôn huyện Gia Lâm - Hà Nội trên tiến trình đổi mới, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 180. Vấn đề đào tạo nghề cho người lao động ngoại thành Hà Nội trong quá trình đô thị hóa. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ộ, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2005. 181. Viện Sử học. Lịch sử Việt Nam - Tập 15 (từ năm 1986 đến năm 2000). Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2017. 182. Việt Nam 20 năm đổi mới và phát triển theo định hướng XHCN, Nxb. Lao động, Hà Nội, 2006. 183. Trần Thị Hồng Việt. 2002. Phát triển nông nghiệp đô thị, sinh thái ở huyện Từ Liêm, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn. 184. Trần Thị Hồng Việt. 2005. Sắc màu sinh thái trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp Hà Nội những năm đầu chuyển dịch, Tạp chí Kinh tế và Phát triển - Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 185. Trần Thị Hồng Việt. 2006. Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái, Luận án tiến sĩ Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. 164 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Bản đồ hành chính huyện Từ Liêm 165 Phụ lục 2 Các nghị định của Chính phủ liên quan đến việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm từ năm 1996 đến năm 2013 CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 69-CP Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 1995 NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 69-CP NGÀY 28 THÁNG 10 NĂM 1995 VỀ VIỆC THÀNH LẬP QUẬN TÂY HỒ THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992; Xét đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và ộ trưởng, Trưởng ban an Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, NGHỊ ĐỊNH: Điều 1.- Nay thành lập quận Tây Hồ và các phường thuộc quận Tây Hồ thuộc thành phố Hà Nội như sau: 1. Thành lập quận Tây Hồ trên cơ sở các phường: Bưởi, Thuỵ Khê, Yên Phụ của quận Ba Đình và các xã: Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thư ng của huyện Tư Liêm. 2. Thành lập các phường: Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng thuộc quận Tây Hồ trên cơ sở các xã Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng cũ. - Phường Tứ Liên có 351,1 hécta diện tích tự nhiên và 4480 nhân khẩu; - Phường Nhật Tân có 103,5 hécta diện tích tự nhiên và 6914 nhân khẩu; - Phường Quảng An có 345,8 hécta diện tích tự nhiên và 4796 nhân khẩu; - Phường Xuân La có 217,7 hécta diện tích tự nhiên và 6386 nhân khẩu; - Phường Phú Thượng có 601,6 hécta diện tích tự nhiên và 7386 nhân khẩu; 3. Quận Tây Hồ có diện tích tự nhiên: 2.042,7 hécta và 69.713 nhân khẩu; gồm 8 phường: Bưởi, Thuỵ Khê, Yên Phụ, Tứ Liên, Nhật Tân, Quảng An, Xuân La, Phú Thượng. Địa giới quận Tây Hồ: phía Đông giáp huyện Gia Lâm và quận Ba Đình; phía Tây giáp huyện Từ Liêm; phía Nam giáp quận Ba Đình; phía Bắc giáp huyện Đông Anh. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính: - Quận Ba Đình còn lại 909 hécta diện tích tự nhiên và 170.348 nhân khẩu gồm 12 phường: Phúc Xá, Nguyễn Trung Trực, Trúc Bạch, Quán Thánh, Cống Vị, Cầu Giấy, Ngọc Hà, Kim Mã, Đội Cấn, Điện Biên, Giảng Võ, Thành Công. - Huyện Từ Liêm còn lại 8.870 hécta diện tích tự nhiên và 288.023 nhân khẩu gồm 24 đơn vị hành chính là các xã: ịch Vọng, Yên Hoà, Trung Hoà, Nhân Chính, Cổ Nhuế, Xuân Phương, Tây Mỗ, Đại Mỗ, 166 Phú iễn, Tây Tựu, Thư ng Cát, Liên Mạc, Thuỵ Phương, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Mễ Trì, Minh Khai, Mỹ Đình, Trung Văn, và các thị trấn: Cầu iấy, Nghĩa Đô, Cầu iễn, Mai ịch, Nghĩa Tân. Điều 2.- Nghị định này có hiệu lực từ ngày ký. Các quy định trước đây trái với Nghị định này đều bị bãi bỏ. Điều 3.- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và Bộ trưởng, Trưởng ban Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Võ Văn Kiệt (Đã ký) 167 CHÍNH PHỦ ******** CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc ******** Số: 74-CP Hà Nội, ngày 22 tháng 11 năm 1996 NGHỊ ĐỊNH CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 74-CP NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 1996 VỀ VIỆC THÀNH LẬP QUẬN THANH XUÂN, QUẬN CẦU GIẤY, THÀNH LẬP VÀ ĐỔI TÊN MỘT SỐ PHƯỜNG THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992; Xét đề nghị của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và ộ trưởng - Trưởng ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ, NGHỊ ĐỊNH: Điều 1.- Nay thành lập Quận Thanh Xuân, quận Cầu Giấy, thành lập và đổi tên một số phường thuộc thành phố Hà Nội như sau: I- Thành lập quận Thanh Xuân trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các phường Thượng Đình, Thanh Xuân Bắc, Thanh Xuân, Kim Giang, Phương Liệt; 78,1 ha diện tích tự nhiên và 20.862 nhân khẩu của phường Nguyễn Trãi, 98,4 ha diện tích tự nhiên và 5.506 nhân khẩu của phường Khương Thượng (thuộc quận Đống Đa); toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Nhân Chính (huyện Từ Liêm và xã Khương Đình (huyện Thanh Trì). - Quận Thanh Xuân có diện tích tự nhiên 913,2 ha và 117.863 nhân khẩu, gồm 11 đơn vị hành chính trực thuộc là: 1- Phường Thanh Xuân (được đổi tên thành phường Thanh Xuân Trung) có 106,2 ha diện tích tự nhiên và 11.036 nhân khẩu. 2. Phường Thượng Đình có 65,8 ha diện tích tự nhiên và 13.516 nhân khẩu. 3- Phường Kim Giang có 22,3 ha diện tích tự nhiên và 8.387 nhân khẩu. 4- Phường Phương Liệt có 102,8 ha diện tích tự nhiên và 13.030 nhân khẩu. 5- Phường Thanh Xuân Nam được thành lập trên cơ sở 32,8 ha diện tích tự nhiên và 8.266 nhân khẩu của phường Thanh Xuân Bắc. Địa giới phường Thanh Xuân Nam: Đông giáp phường Hạ Đình, phường Thanh Xuân Trung; Tây giáp xã Trung Văn (huyện Từ Liêm); Nam giáp xã Tân Triều (huyện Thanh Trì), phường Văn Mỗ (thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây), Bắc giáp phường Thanh Xuân Bắc. 6- Phường Thanh Xuân Bắc còn lại 48,4 ha diện tích tự nhiên và 17.857 nhân khẩu. 7- Phường Khương Mai được thành lập trên cơ sở 98,4 ha diện tích tự nhiên và 5.506 nhân khẩu của phường Khương Thượng. Địa giới phường Phương Mai: Đông giáp phường Phương Liệt; Tây giáp phường Khương Trung; Nam giáp xã Định Công (huyện Thanh Trì); Bắc giáp phường Khương Thượng (quận Đống Đa). Phường Khương Thượng (quận Đống Đa) sau khi điều chỉnh địa giới hành chính còn lại 33,5 ha diện tích tự nhiên và 10.010 nhân khẩu. 168 8- Phường Khương Trung được thành lập trên cơ sở 78,1 ha diện tích tự nhiên và 20.862 nhân khẩu của phường Nguyễn Trãi (quận Đống Đa). Địa giới phường Khương Trung: Đông giáp phường Khương Mai; Tây giáp phường Thượng Đình; Nam giáp phường Khương Đình và xã Định Công (huyện Thanh trì); Bắc giáp phường Nguyễn Trãi (quận Đống Đa). Phường Nguyễn Trãi (quận Đống Đa) sau khi điều chỉnh địa giới hành chính còn lại 23,4 ha diện tích tự nhiên và 11.230 nhân khẩu, được đổi tên thành phường Ngã Tư Sở. 9- Phường Khương Đình được thành lập trên cơ sở 138,9 ha diện tích tự nhiên và 5.929 nhân khẩu của xã Khương Đình. Địa giới phường Khương Đình: Đông giáp xã Định Công (huyện Thanh Trì); Tây giáp phường Hạ Đình; Nam giáp phường Kim Giang và xã Đại Kim (huyện Thanh Trì); Bắc giáp phường Khương Trung. 10- Phường Hạ Đình được thành lập trên cơ sở phần còn lại của xã Khương Đình gồm 58,6 ha diện tích tự nhiên và 4.245 nhân khẩu. Địa giới hành chính phường Hạ Đình: Đông giáp phường Khương Đình; Tây giáp phường Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân Nam; Nam giáp xã Tân Triều (huyện Thanh Trì); và phường Kim Giang; Bắc giáp phường Thượng Đình. 11- Phường Nhân Chính được thành lập trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của xã Nhân Chính, gồm 160,9 ha và 9.229 nhân khẩu. Địa giới quận Thanh Xuân: Đông giáp quận Hai Bà Trưng, Tây giáp huyện Từ Liêm và thị xã Hà Đông (tỉnh Hà Tây); Nam giáp huyện Thanh Trì; Bắc giáp quận Đống Đa và quận Cầu Giấy. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính quận Đống Đa còn lại 993,9 ha diện tích tự nhiên và 268.858 nhân khẩu gồm 21 phường: Văn Miếu, Văn Chương, Cát Linh, Quốc Tử Giám, Hàng Bột, Ô Chợ Dừa, Nam Đồng, Quang Trung, Trung Liệt, Thổ Quan, Khâm Thiên, Trung Phụng, Phương Liên, Kim Liên, Trung Tự, Láng Hạ, Phương Mai, Láng Thượng, Thịnh Quang, Khương Thượng, Ngã Tư Sở. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện Thanh Trì còn lại 9.791 ha diện tích tự nhiên và 195.757 nhân khẩu, gồm 24 xã: Tân Triều, Yên Sở, Thanh Trì, Trần Phú, Hoàng Liệt, Lĩnh Nam, Tứ Hiệp, Vĩnh Tuy, Đại Kim, Thịnh Liệt, Định Công, Thanh Liệt, Yên Mỹ, Vĩnh Quỳnh, Hiểu Hoà, Tả Thanh Oai, Tam Hiệp, Liên Ninh, Ngũ Hiệp, Ngọc Hồi, Duyên Hà, Đông Mỹ, Đại Đúng, Vạn Phúc và thị trấn Văn Điển. II- Thành lập quận Cầu Giấy trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và nhân khẩu của các thị trấn: Cầu iấy, Nghĩa Đô, Nghĩa Tân, Mai ịch và các xã ịch Vọng, Yên Hoà, Trung Hoà của huyện Từ Liêm. Quận Cầu Giấy có diện tích tự nhiên 1.210,07 ha và 82.994 nhân khẩu, gồm 7 đơn vị hành chính trực thuộc là: 1- Phường Quan Hoa được thành lập trên cơ sở thị trấn Cầu Giấy, có diện tích tự nhiên 99,9 ha và 13.716 nhân khẩu. 2- Phường Nghĩa Đô được thành lập trên cơ sở thị trấn Nghĩa Đô, có diện tích tự nhiên 128,7 ha và 13.753 nhân khẩu. 3- Phường Nghĩa Tân được thành lập trên cơ sở thị trấn Nghĩa Tân, có diện tích tự nhiên 57,37 ha và 14.519 nhân khẩu. 169 4- Phường Mai Dịch được thành lập trên cơ sở thị trấn Mai Dịch, có diện tích tự nhiên 208,4 ha và 13.087 nhân khẩu. 5- Phường Dịch Vọng được thành lập trên cơ sở Xã Dịch Vọng, có diện tích tự nhiên 262,7 ha và 9.613 nhân khẩu. 6- Phường Yên Hoà được thành lập trên cơ sở xã Yên Hoà, có diện tích tự nhiên 207,2 ha và 9.204 nhân khẩu. 7- Phường Trung Hoà được thành lập trên cơ cơ cở xã Trung Hoà, có diện tích tự nhiên 245,8 ha và 9.102 nhân khẩu. Địa giới Quận Cầu Giấy: Đông giáp quận Tây Hồ, quận Ba Đình và Quận Đống Đa; Tây giáp huyện Từ Liêm; Nam giáp quận Thanh Xuân; Bắc giáp huyện Từ Liêm và quận Tây Hồ. Sau khi điều chỉnh địa giới huyện Từ Liêm còn lại 7.499,63 ha diện tích tự nhiên và 156.690 nhân khẩu, gồm 16 đơn vị hành chính, gồm các xã: Mỹ Đình, Tây Tự, Phú iễn, Minh Khai, Thư ng Cát, Liên Mạc, Thuỵ Phương, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế, Trung Văn, Mễ Trì, Tây Mỗ, Đại Mỗ, Xuân Phương và thị trấn Cầu iễn. III- Đổi tên các phường sau: - Đổi tên phường Cầu Giấy thuộc quận Ba Đình thành Phường Ngọc Khánh. - Đổi tên phường Nguyễn Trãi thuộc quận Đống Đa (sau khi đã điều chỉnh địa giới hành chính) thành phường Ngã Tư Sở. - Đổi tên phường Thanh Xuân thuộc quận Thanh Xuân (sau khi đã điều chỉnh địa giới hành chính) thành phường Thanh Xuân Trung. Điều 2.- Nghị định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành. Mọi quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ. Điều 3.- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hà Nội và Bộ trưởng - Trưởng Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này. Võ Văn Kiệt (Đã ký) 170 CHÍNH PHỦ ------- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc --------------- Số: 132/NQ-CP Hà Nội, ngày 27 tháng 12 năm 2013 NGHỊ QUYẾT VỀ VIỆC ĐIỀU CHỈNH ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH HUYỆN TỪ LIÊM ĐỂ THÀNH LẬP 02 QUẬN VÀ 23 PHƯỜNG THUỘC THÀNH PHỐ HÀ NỘI CHÍNH PHỦ Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001; Xét đề nghị của ộ trưởng ộ Nội vụ và Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội, QUYẾT NGHỊ: Điều 1. Điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 02 quận và 23 phường thuộc thành phố Hà Nội. 1. Thành lập quận Bắc Từ Liêm và 13 phường trực thuộc. a) Thành lập quận Bắc Từ Liêm trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Thượng Cát, Liên Mạc, Tây Tựu, Thụy Phương, Minh Khai, Phú Diễn, Đông Ngạc, Xuân Đỉnh, Cổ Nhuế; 9,30 ha diện tích tự nhiên và 596 nhân khẩu của xã Xuân Phương; 75,48 ha diện tích tự nhiên và 10.126 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn. Quận Bắc Từ Liêm có 4.335,34 ha diện tích tự nhiên và 320.414 nhân khẩu. Địa giới hành chính quận Bắc Từ Liêm: Đông giáp các quận Cầu Giấy và Tây Hồ; Tây giáp các huyện Hoài Đức và Đan Phượng; Nam giáp quận Nam Từ Liêm; Bắc giáp huyện Đông Anh. b) Thành lập 13 phường thuộc quận Bắc Từ Liêm: - Thành lập phường Thượng Cát trên cơ sở toàn bộ 388,90 ha diện tích tự nhiên và 10.000 nhân khẩu của xã Thượng Cát. Địa giới hành chính phường Thượng Cát: Đông giáp phường Liên Mạc; Tây giáp huyện Đan Phượng; Nam giáp phường Tây Tựu; Bắc giáp huyện Đông Anh. - Thành lập phường Liên Mạc trên cơ sở toàn bộ 598,70 ha diện tích tự nhiên và 12.966 nhân khẩu của xã Liên Mạc. Địa giới hành chính phường Liên Mạc: Đông giáp phường Thụy Phương; Tây giáp phường Thượng Cát; Nam giáp các phường Tây Tựu và Minh Khai; Bắc giáp huyện Đông Anh. - Thành lập phường Thụy Phương trên cơ sở toàn bộ 287,59 ha diện tích tự nhiên và 13.753 nhân khẩu của xã Thụy Phương. Địa giới hành chính phường Thụy Phương: Đông giáp các phường Đông Ngạc và Đức Thắng; Tây giáp phường Liên Mạc; Nam giáp các phường Cổ Nhuế 2 và Minh Khai; Bắc giáp huyện Đông Anh. - Thành lập phường Minh Khai trên cơ sở toàn bộ 485,91 ha diện tích tự nhiên và 36.709 nhân khẩu của xã Minh Khai. Địa giới hành chính phường Minh Khai: Đông giáp các phường Cổ Nhuế 2, Phúc Diễn và Phú Diễn; Tây giáp phường Tây Tựu; Nam giáp quận Nam Từ Liêm; Bắc giáp các phường Liên Mạc và Thụy Phương. 171 - Thành lập phường Tây Tựu trên cơ sở toàn bộ 530,18 ha diện tích tự nhiên và 26.970 nhân khẩu của xã Tây Tựu; 9,30 ha diện tích tự nhiên và 596 nhân khẩu của xã Xuân Phương. Phường Tây Tựu có 539,48 ha diện tích tự nhiên và 27.566 nhân khẩu. Địa giới hành chính phường Tây Tựu: Đông giáp phường Minh Khai; Tây giáp các huyện Đan Phượng và Hoài Đức; Nam giáp các phường Minh Khai và Phương Canh; Bắc giáp các phường Thượng Cát và Liên Mạc. - Thành lập phường Đông Ngạc trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Đông Ngạc. Phường Đông Ngạc có 241 ha diện tích tự nhiên và 23.922 nhân khẩu. Địa giới hành chính phường Đông Ngạc: Đông giáp quận Tây Hồ; Tây giáp phường Thụy Phương; Nam giáp các phường Xuân Đỉnh và Đức Thắng; Bắc giáp huyện Đông Anh. - Thành lập phường Đức Thắng trên cơ sở phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại của xã Đông Ngạc. Phường Đức Thắng có 120 ha diện tích tự nhiên và 19.923 nhân khẩu. Địa giới hành chính phường Đức Thắng: Đông giáp phường Xuân Đỉnh; Tây giáp phường Thụy Phương; Nam giáp phường Cổ Nhuế 2; Bắc giáp phường Đông Ngạc. - Thành lập phường Xuân Đỉnh trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Xuân Đỉnh. Phường Xuân Đỉnh có 352,20 ha diện tích tự nhiên và 33.659 nhân khẩu. Địa giới hành chính phường Xuân Đỉnh: Đông giáp quận Tây Hồ và phường Xuân Tảo; Tây giáp các phường Đức Thắng và Cổ Nhuế 2; Nam giáp phường Xuân Tảo; Bắc giáp phường Đông Ngạc. - Thành lập phường Xuân Tảo trên cơ sở phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại của xã Xuân Đỉnh. Phường Xuân Tảo có 226,30 ha diện tích tự nhiên và 12.622 nhân khẩu. Địa giới hành chính phường Xuân Tảo: Đông giáp quận Tây Hồ; Tây giáp phường Cổ Nhuế 1; Nam giáp quận Tây Hồ; Bắc giáp phường Xuân Đỉnh. - Thành lập phường Cổ Nhuế 1 trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số (217,70 ha và 33.346 nhân khẩu) của xã Cổ Nhuế; 3,30 ha diện tích tự nhiên và 372 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn. Phường Cổ Nhuế 1 có 221 ha diện tích tự nhiên và 33.718 nhân khẩu. Địa giới hành chính phường Cổ Nhuế 1: Đông giáp phường Xuân Tảo và quận Cầu Giấy; Tây giáp các phường Phú Diễn và Cổ Nhuế 2; Nam giáp quận Cầu Giấy; Bắc giáp phường Cổ Nhuế 2. - Thành lập phường Cổ Nhuế 2 trên cơ sở phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại (403,43 ha và 44.488 nhân khẩu) của xã Cổ Nhuế; 1,60 ha diện tích tự nhiên và 292 nhân khẩu của thị trấn Cầu Diễn. Phường Cổ Nhuế 2 có 405,03 ha diện tích tự nhiên và 44.780 nhân khẩu. Địa giới hành chính của phường Cổ Nhuế 2: Đông giáp phường Xuân Đỉnh; Tây giáp phường Minh Khai; Nam giáp các phường Phú Diễn và Cổ Nhuế 1; Bắc giáp các phường Đức Thắng và Thụy Phương. - Thành lập phường Phúc Diễn trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Phú Diễn (209,03 ha và 21.820 nhân khẩu); một phần diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Cầu Diễn (8 ha và 1.914 nhân khẩu phần phía Nam quốc lộ 32 và phía Tây Sông Nhuệ). Phường Phúc Diễn có 217,03 ha diện tích tự nhiên và 23.734 nhân khẩu. Địa giới hành chính phường Phúc Diễn: Đông giáp phường Phú Diễn và quận Nam Từ Liêm; Tây giáp phường Minh Khai; Nam giáp quận Nam Từ Liêm; Bắc giáp phường Minh Khai. - Thành lập phường Phú Diễn trên cơ sở phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại (189,62 ha và 19.514 nhân khẩu) của xã Phú Diễn; một phần diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Cầu Diễn (62,58 ha và 7.548 nhân khẩu phần Bắc quốc lộ 32). Phường Phú Diễn có 252,20 ha diện tích tự nhiên và 27.062 nhân khẩu. 172 Địa giới hành chính phường Phú Diễn: Đông giáp các phường Cổ Nhuế 2, Cổ Nhuế 1 và quậnCầu Giấy; Tây giáp phường Phúc Diễn; Nam giáp quận Nam Từ Liêm; Bắc giáp phường Cổ Nhuế 2. 2. Thành lập quận Nam Từ Liêm và 10 phường trực thuộc. a) Thành lập quận Nam Từ Liêm trên cơ sở toàn bộ diện tích tự nhiên và dân số của các xã: Mễ Trì, Mỹ Đình, Trung Văn, Tây Mỗ, Đại Mỗ; một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Xuân Phương (536,34 ha và 34.052 nhân khẩu phần phía Nam quốc lộ 32); một phần diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Cầu Diễn (137,75 ha và 23.279 nhân khẩu phần phía Nam quốc lộ 32 và phía Đông sông Nhuệ). Quận Nam Từ Liêm có 3.227,36 ha diện tích tự nhiên và 232.894 nhân khẩu. Địa giới hành chính quận Nam Từ Liêm: Đông giáp các quận Thanh Xuân và Cầu Giấy; Tây giáp huyện Hoài Đức; Nam giáp quận Hà Đông; Bắc giáp quận Bắc Từ Liêm. b) Thành lập 10 phường thuộc quận Nam Từ Liêm: - Thành lập phường Trung Văn trên cơ sở toàn bộ 277,58 ha diện tích tự nhiên và 29.850 nhân khẩu của xã Trung Văn. Địa giới hành chính phường Trung Văn: Đông giáp quận Thanh Xuân; Tây giáp phường Đại Mỗ; Nam giáp quận Hà Đông; Bắc giáp các phường Mễ Trì và Phú Đô. - Thành lập phường Đại Mỗ trên cơ sở toàn bộ 498,19 ha diện tích tự nhiên và 26.741 nhân khẩu của xã Đại Mỗ. Địa giới hành chính phường Đại Mỗ: Đông giáp các phường Phú Đô và Trung Văn; Tây giáp phường Tây Mỗ; Nam giáp quận Hà Đông; Bắc giáp các phường Phú Đô và Tây Mỗ. - Thành lập phường Tây Mỗ trên cơ sở toàn bộ 604,53 ha diện tích tự nhiên và 22.557 nhân khẩu của xã Tây Mỗ. Địa giới hành chính phường Tây Mỗ: Đông giáp phường Đại Mỗ; Tây giáp huyện Hoài Đức; Nam giáp quận Hà Đông và phường Đại Mỗ; Bắc giáp phường Xuân Phương. - Thành lập phường Mễ Trì trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Mễ Trì. Phường Mễ Trì có 467,30 ha diện tích tự nhiên và 26.688 nhân khẩu. Địa giới hành chính phường Mễ Trì: Đông giáp quận Cầu Giấy; Tây giáp phường Phú Đô; Nam giáp phường Trung Văn; Bắc giáp phường Mỹ Đình 1. - Thành lập phường Phú Đô trên cơ sở phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại của xã Mễ Trì. Phường Phú Đô có 239 ha diện tích tự nhiên và 13.856 nhân khẩu. Địa giới hành chính phường Phú Đô: Đông giáp phường Mễ Trì; Tây giáp các phường Đại Mỗ và Tây Mỗ; Nam giáp các phường Đại Mỗ và Trung Văn; Bắc giáp phường Mỹ Đình 1. - Thành lập phường Mỹ Đình 1 trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Mỹ Đình. Phường Mỹ Đình 1 có 228,20 ha diện tích tự nhiên và 23.987 nhân khẩu. Địa giới hành chính phường Mỹ Đình 1: Đông giáp quận Cầu Giấy; Tây giáp các phường Cầu Diễn, Xuân Phương và Tây Mỗ; Nam giáp các phường Mễ Trì và Phú Đô; Bắc giáp các phường Mỹ Đình 2 và Cầu Diễn. - Thành lập phường Mỹ Đình 2 trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Mỹ Đình. Phường Mỹ Đình 2 có 197 ha diện tích tự nhiên và 26.991 nhân khẩu. Địa giới hành chính phường Mỹ Đình 2: Đông giáp quận Cầu Giấy; Tây giáp phường Cầu Diễn; Nam giáp phường Mỹ Đình 1; Bắc giáp quận Cầu Giấy. - Thành lập phường Cầu Diễn trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của thị trấn Cầu Diễn (137,75 ha và 23.279 nhân khẩu phần phía Nam quốc lộ 32 và phía Đông sông Nhuệ); 173 phần diện tích và dân số còn lại của xã Mỹ Đình (41,47 ha diện tích tự nhiên và 4.893 nhân khẩu). Phường Cầu Diễn có 179,22 ha diện tích tự nhiên và 28.172 nhân khẩu. Địa giới hành chính phường Cầu Diễn: Đông giáp phường Mỹ Đình 2; Tây giáp các phường Phúc Diễn và Xuân Phương; Nam giáp phường Mỹ Đình 1; Bắc giáp quận Bắc Từ Liêm. - Thành lập phường Phương Canh trên cơ sở một phần diện tích tự nhiên và dân số của xã Xuân Phương, Phường Phương Canh có 260,76 ha diện tích tự nhiên và 20.243 nhân khẩu. Địa giới hành chính phường Phương Canh: Đông giáp phường Xuân Phương; Tây giáp huyện Hoài Đức; Nam giáp phường Xuân Phương; Bắc giáp quận Bắc Từ Liêm. - Thành lập phường Xuân Phương trên cơ sở phần diện tích tự nhiên và dân số còn lại của xã Xuân Phương. Phường Xuân Phương có 275,58 ha diện tích tự nhiên và 13.809 nhân khẩu. Địa giới hành chính phường Xuân Phương: Đông giáp các phường Cầu Diễn và Mỹ Đình 1; Tây giáp huyện Hoài Đức; Nam giáp phường Tây Mỗ; Bắc giáp phường Phương Canh. 3. Sau khi điều chỉnh địa giới hành chính huyện Từ Liêm để thành lập 02 quận và 23 phường, thành phố Hà Nội có diện tích tự nhiên 332.889 ha, 6.957.300 nhân khẩu và 30 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm 12 quận: Ba Đình, Bắc Từ Liêm, Cầu Giấy, Đống Đa, Hà Đông, Hai Bà Trưng, Hoàn Kiếm, Hoàng Mai, Long Biên, Nam Từ Liêm, Thanh Xuân, Tây Hồ, 17 huyện: Ba Vì, Chương Mỹ, Đan Phượng, Đông Anh, Gia Lâm, Hoài Đức, Mê Linh, Mỹ Đức, Phúc Thọ, Phú Xuyên, Quốc Oai, Sóc Sơn, Thạch Thất, Thanh Oai, Thanh Trì, Thường Tín, Ứng Hòa; thị xã Sơn Tây; 584 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 386 xã, 177 phường, 21 thị trấn. Điều 2. Nghị quyết này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành. Điều 3. Bộ trưởng Bộ Nội vụ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội và Thủ trưởng các cơ quan liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này./. Nguyễn Tấn Dũng (Đã ký) 174 Phụ lục 3: Một số thống kê về kinh tế, xã hội huyện Từ Liêm Bảng 1: Biến động đất nông nghiệp của huyện Từ Liêm và các huyện ngoại thành Hà Nội Đơn vị: ha Huyện 1992 1995 2000 2002 2010 Sóc Sơn 12.954 12.408 14.539 14.334 13.207 Đông Anh 10.034 9.870 9.947 9.920 8.630 Gia Lâm 9.149 9.105 9.139 9.098 5.931 Từ Liêm 5.325 4.858 4.201 4.009 2.774 Thanh Trì 5.559 5.648 5.190 5.025 2.587 Nguồn: Cục thống kê Hà Nội. Niên giám thống kê Thành phố Hà Nội các năm 1992, 1995, 2000, 2002, 2010, 2013 Bảng 2: Dân số trung bình phân theo thành thị/nông thôn của Từ Liêm Đơn vị tính: 1.000 người Năm 2005 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn Thành thị Nông thôn 16,8 273,0 18,6 313,3 20,4 334,8 26,9 367,8 27,5 392,0 Nguồn: Cục thống kê Hà Nội. Niên giám thống kê Hà Nội các năm 2005, 2007, 2008, 2009, 2010. Bảng 3: Năm quận, huyện Hà Nội có số người nhập cư từ nông thôn lớn nhất giai đoạn 2004-2009 Số người % dân số của quận/huyện % tổng số người nhập cư từ ngoại tỉnh vào Hà Nội H.Từ Liêm 97.512 71,6 25,4 H.Đông Anh 37.451 86,1 9,7 Q.Hoàng Mai 30.347 36,9 7,9 Q.Cầu Giấy 29.146 35,4 7,6 Q.Thanh Xuân 21.644 37,9 5,6 Nguồn: Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh (2015). i cư ở Hà Nội và những chính sách quản lý trong Hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình, tr. 1031 175 Bảng 4: Những phường, xã có tỷ lệ nhập cư cao của huyện Từ Liêm và Hà Nội Quận/Huyện Xã/phường Tỷ lệ người nhập cư so với dân số trong xã, phường (%) Trong quận, huyện Trong thành phố Hà Nội Từ tỉnh ngoài Tổng số nhập cư trong nước Q.Long Biên P.Giang Biên 7,03 33,84 10,89 51,76 Q.Cầu Giấy P. Mai Dịch 2,84 9,06 33,53 45,43 P. Dịch Vọng 5,96 23,36 20,94 50,26 P. Dịch Vọng Hậu 6,18 16,45 26,54 49,17 P. Quan Hoa 3,94 12,49 23,13 39,56 P. Yên Hòa 3,04 23,27 22,15 48,46 P.Trung Hòa 2,92 29,25 15,34 47,51 Q.Hoàng Mai P.Thanh Trì 1,93 12,52 19,77 34,22 P.Đại Kim 5,17 21,76 19,27 46,20 P.Hoàng Liệt 7,88 34,30 32,74 74,92 Q.Thanh Xuân P.Nhân Chính 3,13 20,72 15,77 39,62 P.Hạ Đình 5,44 8,67 16,96 31,06 P.Khương Đình 5,80 7,94 21,13 34,87 P.Thanh Xuân Nam 2,89 12,64 21,28 36,81 H.Sóc Sơn Quang Tiến 7,48 1,38 24,98 33,84 H.Đông Anh Kim Chung 1,15 10,91 55,20 67,26 H.Gia Lâm Lệ Chi 1,15 2,51 36,61 40,28 TT.Trâu Quỳ 0,71 4,48 28,63 33,82 H.Từ Liêm TT.Cầu iễn 1,72 16,76 21,05 39,52 Đông Ngạc 0,97 7,48 30,55 39,00 Minh Khai 1,27 8,14 44,95 54,36 Cổ Nhuế 2,52 7,29 34,55 44,36 Phú iễn 2,51 8,10 40,19 50,79 Xuân Phương 7,34 4,25 40,15 51,73 Mỹ Đình 3,28 13,50 31,29 48,07 Mễ Trì 2,40 39,70 12,52 54,61 Trung Văn 0,21 15,50 28,95 44,66 H.Thanh Trì Tân Triều 0,31 5,92 26,86 33,09 Thanh Liệt 2,46 20,14 22,01 44,60 H.Mê Linh TT.Tri Đông 1,75 2,43 27,97 32,15 Q.Hà Đông P.Phúc La 3,17 19,24 9,92 32,32 H.Hoài Đức Di Trach 1,11 7,21 32,55 40,87 Nguồn: Đỗ Thị Minh Đức, Nguyễn Viết Thịnh (2015). Di cư ở Hà Nội và những chính sách quản lý. trong Hội thảo khoa học quốc tế kỷ niệm 1000 năm Thăng Long-Hà Nội phát triển bền vững Thủ đô Hà Nội văn hiến, anh hùng, vì hòa bình, tr. 1029-1030 176 Bảng 5: Bố trí không gian sinh thái của nông nghiệp một số huyện ngoại thành Hà Nội Huyện Vùng hoa Vùng rau sạch Vùng cây ăn quả-du lịch Vùng thủy sản-du lịch Khu công viên-cây xanh Khu công nghiệp đô thị Từ Liêm 3 2 3 0 5 8 Thanh Trì 0 3 0 6 2 7 Gia Lâm 0 4 5 0 0 8 Đông Anh 5 5 5 0 3 7 Sóc Sơn 4 2 8 1 4 5 Nguồn: áo cáo quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội các huyện ngoại thành đến năm 2010 Bảng 6: Phân bố diện tích các vùng sản xuất hoa tập trung Chỉ tiêu 1995 2000 2002 2004 2006 SL % SL % SL % SL % SL % Tổng 120 100 405 100 460 100 485 100 498 100 Sóc Sơn - - 5 0,1 10 2,2 15 3,1 18 3,6 Đông Anh 50 41,6 80 19,8 100 21,7 110 22,7 120 24,1 Từ Liêm 70 58,4 320 79,1 350 76,1 360 74,2 360 72,3 Nguồn: Trần Thị Hồng Việt (2006). Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái. LATS Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội Bảng 7: Sử dụng phân sinh học trong nông nghiệp Từ Liêm và một số huyện ngoại thành Hà Nội Huyện Số hộ trong xã sử dụng (%/xã) Số xã trong huyện sử dụng %/huyện) Số lượng mỗi xã sử dụng (tấn/xã/năm) Số lượng sử dụng bình quân năm (tấn) Thanh Trì 93,5 30,8 19,0 146,3 Sóc Sơn 21,2 69,2 37,9 681,9 Đông Anh 57,0 90,9 88,0 1339,8 Từ Liêm 56,3 100,0 66,7 1067,2 Gia Lâm 42,4 75,0 31,9 765,3 Tổng cộng 4.500,8 Nguồn: Trần Thị Hồng Việt (2006). Những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ngoại thành Hà Nội theo hướng nông nghiệp sinh thái. LATS Kinh tế, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội 177 Bảng 8: Tỷ trọng diện tích các vùng rau sạch của huyện Từ Liêm và một số huyện ngoại thành Vùng 2000 2002 2006 2008 % rau sạch trong tổng DT rau Cơ cấu DT các vùng rau sạch % rau sạch trong tổng DT rau Cơ cấu DT các vùng rau sạch % rau sạch trong tổng DT rau Cơ cấu DT các vùng rau sạch % rau sạch trong tổng DT rau Cơ cấu DT các vùng rau sạch Sóc Sơn 0 0 3,7 3,4 0 0 0 0 Đông Anh 7,3 28,8 20,2 35,9 12,8 35,0 15,4 27,9 Từ Liêm 0 0 21,4 14,6 6,4 6,7 61,9 36,4 Thanh Trì 9,7 22,5 12,0 12,1 9,5 15,5 8,3 5,6 Các quận 0 0 0 0 0 0 2,4 0,9 Toàn Tp 7,9 100 18,0 100 13,0 100 18,3 100 Nguồn: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội Bảng 9: Tổng hợp phát triển làng nghề của các huyện ngoại thành Hà Nội Stt Các huyện Số lượng làng nghề Số hộ Số lao động (nghìn người) Giá trị (tỷ đồng) Thu nhập bình quân (triệu đồng 1 Từ Liêm 7 1345 8716 127,14 14,6 2 Thanh Trì 5 114 538 4,20 7,8 3 Gia Lâm 5 84 319 2,30 7,2 4 Đông Anh 8 67 257 2,20 8,6 5 Sóc Sơn 11 152 693 6,40 9,2 6 Ba Vì 8 198 957 7,97 8,3 7 Chương Mỹ 5 163 731 5,32 7,3 8 Đan Phượng 8 212 949 6,79 7,2 9 Hoài Đức 7 69 354 3,50 9,9 10 Mê Linh 6 64 237 1,80 7,6 11 Phúc Thọ 6 368 2304 28,43 12,34 12 Phú Xuyên 11 213 879 6,70 7,6 13 Quốc Oai 2 170 1295 16,44 12,7 14 Thạch Thất 6 216 891 6,10 6,8 15 Thường Tín 11 1856 9401 125,92 13,39 16 Ứng Hòa 8 128 642 4,70 7,3 17 Mỹ Đức 17 359 1508 10,80 7,2 Nguồn: Nguyễn Thị Hải Vân, Đô thị hóa và việc làm lao động ngoại thành Hà Nội, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội, 2013, tr. 103 178 Bảng 10: Số lượng làng nghề, cụm ngành nghề Hà Nội Huyện Tổng số xã, thị trấn Tổng số làng nghề Xã có làng nghề Xã có cụm ngành nghề Gia Lâm 35 7 7 18 Đông Anh 24 3 3 20 Thanh Trì 25 5 5 10 Sóc Sơn 26 2 2 19 Từ Liêm 16 8 8 13 Tổng cộng 126 25 25 80 Ủy ban Nhân dân huyện Từ Liêm (2010). Danh mục hệ thống bảng, biểu khảo sát phục vụ xây dựng quy hoạch phát triển nghề và làng nghề huyện Từ Liêm Bảng 11: Số lượng cơ sở đào tạo nghề của huyện Từ Liêm và các huyện ngoại thành Hà Nội Đơn vị: cơ sở Tt Huyện Tổng số cơ sở đào tạo Số lượng các ngành đào tạo nghề cơ bản Nấu ăn, phục vụ khách sạn Điện, điện tử, tin học Kế toán, thư ký văn phòng Lái xe, sửa chữa ô tô, xe máy Cắt may, thiết kế thời trang Cơ khí 1 Từ Liêm 10 2 7 2 3 1 3 2 Thanh Trì 7 3 1 3 3 3 3 Đông Anh 6 0 5 0 1 1 3 4 Gia Lâm 12 8 1 2 2 4 5 Sóc Sơn 7 5 2 2 Ngoại thành 42 2 28 4 9 9 15 % ngoại thành 100 4,76 66,67 9,52 21,43 21,43 35,71 Toàn thành phố 193 22 103 23 62 59 55 Nguồn: Đoàn Thị Yến (2007). Tạo việc làm cho người lao động huyện Từ Liêm - Hà Nội đến năm 2015. Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Kinh tế lao động, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội, tr. 27

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chuyen_bien_kinh_te_xa_hoi_huyen_tu_liem_thanh_pho_h.pdf
Tài liệu liên quan