Luận án Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ đức (Hà tây) từ năm 1991 đến năm 2008

Tài liệu Luận án Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ đức (Hà tây) từ năm 1991 đến năm 2008, ebook Luận án Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ đức (Hà tây) từ năm 1991 đến năm 2008

pdf220 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 304 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ đức (Hà tây) từ năm 1991 đến năm 2008, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
uả khoa học của luận án chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào. Tác giả luận án Phan Thị Lệ Dung ii LỜI CẢM ƠN Tôi xin bày tỏ lời biết ơn sâu sắc tới thầy hướng dẫn PGS.TS Nguyễn Văn Am, quý thầy, cô giáo trong Bộ môn Lịch sử Việt Nam, Khoa Lịch sử, Khoa Lý luận Chính trị - Giáo dục Công dân, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã chỉ bảo, động viên, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành luận án. Tôi xin trân trọng cảm ơn Chi cục Thông Kê tỉnh Hà Tây, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân, Uỷ ban Nhân dân và các phòng ban huyện Mỹ Đức: Phòng Thống kê, Phòng Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Phòng Tài nguyên - Môi trường; Thư viện Quốc gia Việt Nam, Thư viện Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật, Trung tâm Thông tin - Thư viện - Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đã giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thành luận án. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn động viên, ủng hộ và giúp đỡ tôi để tôi có niềm tin, động lực hoàn thành tốt luận án này. Hà Nội, tháng 2 năm 2020 Tác giả luận án Phan Thị Lệ Dung iii MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................... 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ................................................................. 3 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................ 4 4. Nguồn tài liệu ................................................................................................ 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án ........................ 5 6. Đóng góp của luận án .................................................................................... 6 7. Bố cục của luận án ........................................................................................ 7 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .................................................................................................... 8 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ............................................................ 8 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới ......................................................................................... 8 1.1.2. Nhóm các công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội tỉnh Hà Tây ....... 15 1.2. Những vấn đề đã đƣợc nghiên cứu ...................................................... 18 1.3. Những vấn đề đặt ra luận án cần tiếp tục nghiên cứu ...................... 19 Chƣơng 2: KHÁI QUÁT VỀ HUYỆN MỸ ĐỨC VÀ SỰ CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI TẠI ĐỊA PHƢƠNG TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 1996 . 20 2.1. Những yếu tố tác động đến sự chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức ........................................................................................................... 20 2.1.1. Vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ....................................................... 20 2.1.2. Đặc điểm dân cư, truyền thống lịch sử ........................................... 25 2.2. Tình hình kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức trƣớc năm 1991 ................. 29 2.2.1. Tình hình kinh tế ............................................................................. 31 2.2.2. Tình hình xã hội .............................................................................. 46 iv 2.3. Đƣờng lối, chính sách của Đảng, Nhà nƣớc và sự vận dụng của huyện Mỹ Đức về phát triển kinh tế, xã hội ........................................................... 48 2.3.1. Đường lối, chính sách phát triển kinh tế, xã hội của Đảng, Nhà nước........ 48 2.3.2. Kế hoạch, biện pháp thực hiện của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân huyện Mỹ Đức .......................................................................... 50 2.4. Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức từ năm 1991 đến năm 1996 ... 51 2.4.1. Chuyển biến về kinh tế ................................................................... 51 2.4.2. Chuyển biến xã hội ......................................................................... 67 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 72 Chƣơng 3: CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN MỸ ĐỨC TỪ NĂM 1996 ĐẾN NĂM 2008 ......................................................................... 74 3.1. Bối cảnh lịch sử mới và yêu cầu tiếp tục đẩy mạnh chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức ............................................................................... 74 3.1.1. Bối cảnh lịch sử ............................................................................... 74 3.1.2. Đường lối, chính sách tiếp tục đối mới phát triển kinh tế, xã hội của Đảng, Nhà nước và sự vận dụng vào thực tiễn địa phương huyện Mỹ Đức ........ 75 3.2. Chuyển biến kinh tế ............................................................................... 81 3.2.1. Sự chuyển biến về cơ cấu ngành kinh tế ......................................... 83 3.2.2. Sự chuyển biến về cơ cấu thành phần kinh tế ............................... 119 3.2.3. Sự chuyển biến về cơ cấu vùng kinh tế ........................................ 121 3.3. Chuyển biến xã hội ............................................................................... 124 3.3.1. Dân số............................................................................................ 124 3.3.2. Lao động và việc làm .................................................................... 125 3.3.3. Công tác xóa đói, giảm nghèo....................................................... 127 3.3.4. Những vấn đề văn hóa xã hội ....................................................... 128 3.3.5. Trợ giúp xã hội cho các đối tượng chính sách .............................. 131 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 132 v Chƣơng 4: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHUYỂN BIẾN KINH TẾ, XÃ HỘI HUYỆN MỸ ĐỨC TỪ NĂM 1991 ĐẾN NĂM 2008 ...................... 134 4.1. Chuyển biến kinh tế, xã hội Mỹ Đức trải qua hai giai đoạn phát triển .... 134 4.2. Sự chuyển biến kinh tế ở Mỹ Đức phù hợp yêu cầu phát triển và tiềm năng của địa phƣơng ................................................................................... 136 4.3. Kinh tế huyện Mỹ Đức có chuyển biến nhƣng chƣa bền vững ........ 139 4.4. Sự chuyển biến về kinh tế đã tác động đến sự chuyển biến về xã hội của Mỹ Đức .................................................................................................. 143 4.5. Kinh tế, xã hội của huyện Mỹ Đức còn nhiều khó khăn và thách thức .. 144 KẾT LUẬN .................................................................................................. 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ............................................................................................. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 152 PHỤ LỤC vi DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Từ viết tắt Nghĩa đầy đủ BCH Ban chấp hành BQ Bình quân CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CTQG Chính trị Quốc gia CNXHKH Chủ nghĩa xã hội ĐTV Đơn vị tính HĐND Hội đồng nhân dân HTX Hợp tác xã Kg Kilogramme km 2 kilômet vuông KHXH Khoa học xã hội NN – PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn Nxb Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư TS Tiến sĩ UBND Ủy ban nhân dân XHCN Xã hội chủ nghĩa vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Diện tích trồng trọt các cây hàng năm - 1976 ................................ 33 Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lương thực huyện Ứng Hòa và huyện Mỹ Đức năm 1985 và 1990 ........................................................................... 34 Bảng 2.3. Tình hình chăn nuôi huyện Mỹ Đức năm 1976 .............................. 35 Bảng 2.4. Máy móc sử dụng trong sản xuất nông nghiệp huyện Mỹ Đức năm 1976 . 36 Bảng 2.5. Cơ cấu nông - lâm - ngư nghiệp huyện Mỹ Đức ............................ 51 Bảng 2.6. Diện tích, năng suất, sản lượng lúa cả năm của huyện Mỹ Đức từ năm 1991 đến năm 1995 ................................................................. 54 Bảng 2.7. Diện tích, sản lượng một số cây công nghiệp ở huyện Mỹ Đức thời kỳ 1991 - 1995 ................................................................................ 55 Bảng 2.8. Tình hình chăn nuôi trâu, bò, lợn của huyện Mỹ Đức từ năm 1991 đến 1995 .......................................................................................... 56 Bảng 2.9. Tình hình chăn nuôi vùng gò đồi tỉnh Hà Tây năm 1995 .............. 57 Bảng 3.1. Kết quả dồn ô đổi thửa của huyện Mỹ Đức .................................... 86 Bảng 3.2. Tổng hợp diện tích chuyển đổi cơ cấu cây trồng – vật nuôi huyện Mỹ Đức (đến 30/2/2007) ................................................................ 90 Bảng 3.3. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất nông nghiệp thời kỳ 1995 - 2005 ... 91 Bảng 3.4: Sản xuất lương thực huyện Mỹ Đức thời kỳ 1995 – 2005 ............. 93 Bảng 3.5: Kết quả sản xuất chăn nuôi của huyện (2006 - 2008) .................... 95 Bảng 3.6. Tổng hợp trang trại trên địa bàn huyện Mỹ Đức (tính đến 30/7/2007) ... 103 Bảng 3.7. Vận tải hàng hóa và hành khách ................................................... 117 Bảng 3.8. Tổng số vốn đầu tư trên địa bàn huyện thời kỳ 1995 - 2005........ 119 Bảng 3.9. Cơ cấu GDP của Mỹ Đức theo thành phần kinh tế (%) ............... 121 Bảng 3.10. Dân số huyện Mỹ Đức thời kỳ 1996 - 2008 ............................... 124 Bảng 3.11. Lao động và cơ cấu lao động theo ngành kinh tế thời kì 1995 – 2003 .... 126 Bảng 4.1. Sự chuyển biến cơ cấu công nghiệp – nông nghiệp – dịch vụ năm 1995 - 2005 ................................................................................... 135 Bảng 4.2. Tốc độ tăng trưởng kinh tế Mỹ Đức thời kỳ 1995 - 2005 ............ 140 Bảng 4.3. Cơ cấu GDP của Mỹ Đức so với toàn tỉnh và cả nước năm 2000 và 2003 ......................................................................................... 140 viii DANH MỤC BIỂU ĐỒ Biểu đồ 2.1. Giá trị và cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp huyện Mỹ Đức năm 1995 .......................................................................................... 59 Biểu đồ 2.2. Cơ cấu ngành kinh tế huyện Mỹ Đức năm 1991 và năm 1995 ...... 64 Biểu đồ 2.3. Dân số trong độ tuổi lao động huyện Mỹ Đức 1991 – 1994 [119] .. 68 Biểu đồ 3.1. Chuyển biến cơ cấu ngành kinh tế huyện Mỹ Đức từ 1996 đến 2008 ........................................................................................... 82 Biểu đồ 3.2: Sự phát triển của ngành chăn nuôi lợn từ năm 1996 đến năm 2008 .......................................................................................... 97 Biểu đồ 3.3. Cơ cấu lao động theo ngành kinh tế huyện Mỹ Đức năm 2003127 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Kinh tế là hoạt động sản xuất của cải vật chất, là toàn bộ phương thức sản xuất và trao đổi của một chế độ xã hội. C. Mác và Ph. Ăng-ghen cho rằng, sản xuất vật chất là cơ sở cho sự phát triển của xã hội loài người. Vì vậy, kinh tế, xã hội là hai lĩnh vực quan trọng nhất trong tiến trình lịch sử phát triển nhân loại nói chung và mỗi quốc gia, dân tộc nói riêng. Phát triển kinh tế, xã hội trở thành mục tiêu hàng đầu của các nước trên thế giới và là thước đo quan trọng bậc nhất cho thấy sự cường thịnh của mỗi dân tộc trong các giai đoạn phát triển. Việt Nam luôn coi trọng sự phát triển của kinh tế, xã hội. Hơn ba thập niên qua, công cuộc đổi mới đất nước của Việt Nam đã chứng minh sự chuyển biến mạnh mẽ về kinh tế, xã hội. Tiếp thu chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, nhân dân các địa phương ra sức phát triển mọi mặt của đời sống, đặc biệt là kinh tế, xã hội. Xây dựng kinh tế, xã hội ở cấp huyện nhằm giải quyết những vấn đề căn bản của địa phương, đồng thời góp phần củng cố, tăng cường tiềm lực kinh tế trong tỉnh cũng như sự phát triển chung của nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên, sự chuyển biến kinh tế, xã hội đó không giống nhau về mô hình, tốc độ, lộ trình, sự thành công hay chưa thành công. Điều này phụ thuộc chủ yếu vào đặc điểm của mỗi địa phương; sự nhận thức và cách thức lãnh đạo chuyển biến kinh tế, xã hội của từng huyện trong lợi thế so sánh với địa phương khác. Mỹ Đức là vùng bán sơn địa, nằm ở phía Nam của đồng bằng Bắc Bộ, ở tận cùng phía Tây Nam của tỉnh Hà Tây trước đây và của Thủ đô Hà Nội hiện nay. Tháng 10 - 1991, Chính phủ tách tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh: Hà Tây và Hòa Bình. Cùng với 13 huyện thị khác, Mỹ Đức trở thành 1 huyện của tỉnh Hà Tây. Thực hiện chủ trương của Đảng, dựa vào lợi thế và tiềm năng sẵn có, huyện Mỹ Đức đã phát triển theo hướng đổi mới, ra sức phát triển kinh tế. Bên cạnh đó, 2 tình hình xã hội Mỹ Đức không ngừng có sự chuyển biến sâu sắc. Vì vậy, việc nghiên cứu về kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức chẳng những giúp chúng ta đánh giá khách quan, trung thực về những mặt mạnh, mặt hạn chế kinh tế, xã hội của địa phương; mà còn chỉ ra những nét đặc thù, cũng như vai trò của huyện Mỹ Đức đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh Hà Tây và cả nước. Quá trình phát triển kinh tế, xã hội của huyện Mỹ Đức, mặc dù đạt được những thành tựu nhất định, song vẫn chưa khai thác hết tiềm năng vốn có. Kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế cần phải giải quyết. Nghiên cứu về chuyển biến kinh tế, xã hội ở huyện Mỹ Đức thực sự cần thiết, giúp cho các cơ quan ban, ngành của huyện có cái nhìn sâu sắc, toàn diện hơn về tình hình kinh tế, xã hội của địa phương, từ đó hoạch định các chiến lược phát triển huyện. Bên cạnh đó, giúp chúng ta đánh giá vai trò của Đảng bộ, chính quyền, đoàn thể nhân dân huyện Mỹ Đức trong sự chuyển biến kinh tế, xã hội của địa phương theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và rút ra những bài học kinh nghiệm cho công cuộc xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội ở huyện Mỹ Đức trong giai đoạn hiện nay và tiếp theo. Nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế, xã hội của nhiều địa phương và sự phát triển kinh tế, xã hội của Việt Nam nói chung, đặc biệt trong thời kỳ đổi mới đất nước, cho đến nay, có khá nhiều công trình khoa học. Song chưa có công trình chuyên sâu, hệ thống về sự chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Mỹ Đức (Hà Tây) từ năm 1991 đến năm 2008. Vì vậy, nghiên cứu về chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức còn góp phần bổ sung, cung cấp thêm tư liệu cho việc nghiên cứu, biên soạn, giảng dạy lịch sử địa phương và giáo dục truyền thống lịch sử cho nhân dân huyện Mỹ Đức. Xuất phát từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề nghiên cứu “Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức (Hà Tây) từ năm 1991 đến năm 2008” làm đề tài luận án Tiến sĩ Lịch sử của mình. 3 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Mỹ Đức (Hà Tây) từ năm 1991 đến năm 2008. 2.2. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi không gian: Luận án nghiên cứu trên phạm vi địa giới hành chính huyện Mỹ Đức theo sự phân chia địa giới từ năm 1991 đến năm 2008 của tỉnh Hà Tây, bao gồm thị trấn Đại Nghĩa (Tế Tiêu) và 21 xã: Phúc Lâm, Mỹ Thành, Đốc Tín, Vạn Kim, Đồng Tâm, Thượng Lâm, Tuy Lai, Bột Xuyên, An Mỹ, Hồng Sơn, Lê Thanh, Xuy Xá, Phùng Xá, Hợp Tiến, Phù Lưu Tế, Hợp Thanh, Đại Hưng, An Tiến, An Phú, Hùng Tiến, Hương Sơn. Phạm vi thời gian: Từ năm 1991 đến năm 2008. Tháng 9 - 1991, Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 9 ra nghị quyết tách một số tỉnh. Tháng 10 - 1991, Chính phủ tách tỉnh Hà Sơn Bình thành 2 tỉnh: Hà Tây và Hòa Bình, huyện Mỹ Đức thuộc quyền quản lý của tỉnh Hà Tây. Năm 2008, huyện Mỹ Đức và tỉnh Hà Tây sáp nhập vào Thành phố Hà Nội. Năm 1996, Đảng ta khẳng định: nước ta đã cơ bản ra khỏi khủng hoảng kinh tế, xã hội; những kết quả đạt được cho phép chuyển nước ta vào thời kỳ mới, thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng bộ, chính quyền huyện Mỹ Đức lãnh đạo phát triển kinh tế, xã hội theo hướng đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trên cơ sở đó, luận án trình bày sự chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức qua hai giai đoạn: từ năm 1991 đến năm 1996 và từ năm 1996 đến năm 2008. Tuy nhiên, để làm sáng tỏ hơn sự chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Mỹ Đức, luận án còn mở rộng phạm vi thời gian nghiên cứu trước năm 1991 và không gian một số địa phương lân cận của tỉnh Hà Tây để xem xét và có cái nhìn so sánh mang tính toàn diện. 4 Phạm vi nội dung: Luận án nghiên cứu về sự chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Mỹ Đức từ những năm 1991 đến 2008. Về sự chuyển biến kinh tế, luận án tập trung đi sâu nghiên cứu theo chuyển biến cơ cấu kinh tế (cơ cấu ngành, cơ cấu thành phần và cơ cấu vùng kinh tế). Về chuyển biến xã hội, luận án tập trung nghiên cứu về vấn đề: dân số; lao động - việc làm; công tác xóa đói giảm nghèo; đời sống văn hoá xã hội (giáo dục - đào tạo, văn nghệ thể thao, thông tin truyền thông, y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân), trợ giúp xã hội cho các đối tượng chính sách. 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu - Luận án làm rõ bối cảnh lịch sử, những yếu tố tác động đến quá trình phát triển kinh tế, xã hội của huyện Mỹ Đức từ năm 1991 đến năm 2008. - Trình bày những chuyển biến về kinh tế, xã hội của huyện Mỹ Đức từ năm 1991 đến năm 2008, trên những nội dung cơ bản. - Rút ra một số nhận xét, đánh giá về đặc điểm chuyển biến kinh tế, xã hội, phân tích những tiềm năng, xu hướng và những vấn đề tiếp tục đặt ra góp phần làm cơ sở lý luận, thực tiễn cho việc hoạch định những chủ trương, biện pháp đối với các cấp lãnh đạo địa phương đẩy mạnh phát triển kinh tế, xã hội của huyện trong giai đoạn hiện nay và tiếp theo. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Trên cơ sở phân tích về điều kiện tự nhiên, cơ sở kinh tế, dân cư và truyền thống lịch sử, luận án sẽ làm rõ những yếu tố tác động đến sự chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Mỹ Đức (1991 - 2008). - Luận án tái hiện lại một cách trung thực và tương đối hệ thống về chuyển biến kinh tế, xã hội của huyện Mỹ Đức từ năm 1991 đến năm 2008. Trên cơ sở những thành tựu, hạn chế, luận án lý giải những nguyên nhân của thành tựu, hạn chế thời kỳ này. 5 - Từ kết quả nghiên cứu, bước đầu nêu lên một số đặc điểm sự chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức có ý nghĩa tham khảo trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức hiện nay và giai đoạn tiếp theo. 4. Nguồn tài liệu Để hoàn thành công trình nghiên cứu này, luận án đã khai thác và sử dụng kết hợp nhiều nguồn tư liệu khác nhau: - Những quan điểm, tư tưởng của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Hồ Chí Minh; các Văn kiện, Nghị quyết, Chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế, xã hội. Đây là nguồn tư liệu quan trọng giúp nghiên cứu sinh có quan điểm, phương hướng nghiên cứu đúng các vấn đề do đề tài luận án đặt ra. - Báo cáo chính trị, tổng kết của Đảng ủy, HĐND, UBND và các Sở, Ban ngành tỉnh Hà Tây; của huyện ủy, UBND huyện Mỹ Đức; tài liệu do Chi cục Thống kê tỉnh Hà Tây và huyện Mỹ Đức công bố qua các năm từ 1991 đến 2008. Đây là nguồn tài liệu rất quan trọng làm cơ sở để nghiên cứu sinh khai thác và xây dựng luận án. - Các công trình nghiên cứu, sách chuyên khảo, sách tham khảo, bài nghiên cứu khoa học, các luận án về kinh tế, xã hội đã công bố có liên quan tới đề tài. Đây là tài liệu tham khảo để giúp chúng tôi so sánh đối chiếu với kết quả nghiên cứu của luận án. - Là đề tài luận án thuộc lịch sử địa phương, vì vậy, tác giả rất coi trọng công tác điền dã, tiến hành điều tra khảo sát thực tế để thu thập tài liệu, thực hiện công tác xác minh, giám định tư liệu, ở các địa phương của huyện Mỹ Đức. Đặc biệt là nguồn tư liệu báo chí Hà Tây từ năm 1991 đến năm 2007 tại phòng Ngoại văn – Thư viện Hà Nội. Tư liệu điền dã góp phần bổ sung thiếu sót của tư liệu thành văn luận án. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án * Phương pháp luận Luận án sử dụng phương pháp luận sử học Mác xít, quan điểm, tư tưởng, chủ trương của Hồ Chí Minh, Đảng Cộng sản Việt Nam về phát triển kinh tế, xã hội. 6 * Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng kết hợp phương pháp lịch sử với phương pháp lôgic, nhằm phục dựng bối cảnh lịch sử và sự chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức; trên cơ sở đó rút ra những đặc điểm làm cơ sở để tiếp tục phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương hiện nay và trong giai đoạn tiếp theo. Luận án sử dụng kết hợp phương pháp nghiên cứu chuyên ngành lịch sử với các phương pháp nghiên cứu khoa học khác như phân tích, tổng hợp, so sánh, đối chiếu, thống kê toán học để làm rõ sự chuyển biến kinh tế, xã hội giữa hai thời kỳ, giữa huyện Mỹ Đức với địa phương khác có nét tương đồng hay khác biệt. Trong quá trình nghiên cứu, nghiên cứu sinh coi trọng việc sưu tầm, tập hợp, chỉnh lý, đối chiếu thẩm định tư liệu lịch sử để phục vụ nghiên cứu đề tài. Là đề tài lịch sử địa phương nên nghiên cứu sinh rất chú trọng làm tốt công tác điền dã khảo sát thực tế lịch sử địa phương để làm phong phú thêm nguồn tư liệu của luận án. 6. Đóng góp của luận án - Trên cơ sở những tư liệu đã chỉnh lý, luận án tái hiện một cách hệ thống, chân thực về sự chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức từ năm 1991 đến năm 2008. - Từ kết quả nghiên cứu, luận án làm rõ những thành tựu, hạn chế, lý giải nguyên nhân của những thành tựu, hạn chế của sự phát triển kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức (1991 - 2008). - Luận án rút ra một số nhận xét về sự chuyển biến kinh tế, xã hội đặc thù của địa phương; về vai trò của Đảng bộ, chính quyền, các ban ngành, đoàn thể chính trị - xã hội địa phương đối với sự phát triển kinh tế, xã hội của huyện Mỹ Đức. - Những kết quả của luận án là cơ sở để các cơ quan chức năng huyện Mỹ Đức hoạch định chính sách phát triển kinh tế, xã hội; là nguồn tài liệu 7 phục vụ cho nghiên cứu, biên soạn, dạy học các ngành khoa học liên quan đến địa phương. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án được trình bày trong 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Chương 2: Khái quát về huyện Mỹ Đức và những chuyển biến kinh tế, xã hội tại địa phương từ năm 1991 đến năm 1996. Chương 3: Chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức từ năm 1996 đến năm 2008. Chương 4: Một số nhận xét về chuyển biến kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức từ năm 1991 đến năm 2008. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Nghiên cứu về chuyển biến kinh tế, xã hội của Việt Nam nói chung và ở địa phương nói riêng là một mảng đề tài thu hút được sự quan tâm của nhiều nhà khoa học và cơ quan nghiên cứu. Đã có nhiều công trình, bài viết đề cập đến vấn đề này dưới nhiều góc độ, khía cạnh khác nhau. Có thể chia thành các nhóm công trình như sau: 1.1.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về kinh tế - xã hội Việt Nam thời kỳ đổi mới Năm 1986, đất nước đổi mới toàn diện, có rất nhiều nhà lãnh đạo, nhà khoa học tập trung nghiên cứu về sự sự chuyển biến kinh tế và xã hội của đất nước. Trước hết phải kể đến, cuốn “Đổi mới đòi hỏi bức thiết của đất nước và của thời đại”của Trường Chinh, Nxb Sự Thật, Hà Nội, 1987. Tác giả đã chỉ ra một số sai lầm của cơ chế quản lý kinh tế ở Việt nam trước 1986 và nêu quan điểm kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam trong việc bố trí cơ cấu kinh tế, cải tạo xã hội chủ nghĩa các thành phần kinh tế và củng cố quan hệ sản xuất mới, đổi mới quản lý kinh tế. Đây là cơ sở lý luận giúp luận án luận giải về chuyển biến kinh tế của địa phương Mỹ Đức. Tác giả Nguyễn Văn Thường với cuốn“Một số vấn đề kinh tế - xã hội sau 20 năm đổi mới ở Việt Nam: Dự án hỗ trợ tổng kết 20 năm Đổi mới ở Việt Nam” do Nxb KHXH xuất bản năm 2007. Tác giả đã phân tích, lý giải những thành tựu quan trọng của các lĩnh vực đời sống xã hội qua 20 năm tiến hành đổi mới đất nước, trong đó có đề cập đến đường lối đổi mới công nghiệp, chính sách an sinh xã hội, những giải pháp thúc đẩy giáo dục... Qua đó, chúng ta hiểu rõ hơn về sự chuyển biến kinh tế, xã hội dưới tác động của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế. 9 Về sự đổi mới kinh tế của đất nước còn có một số công trình tập trung nghiên cứu về quá trình đổi mới tư duy của Đảng như: “Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng (1986-2005)” của Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Lê Ngọc Tòng, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội, 2005; “Đổi mới tư duy lý luận của Đảng về CNH, HĐH ở nước ta” do Lê Quang Phi chủ biên, Nxb CTQG, Hà Nội, 2007; đáng chú ý là cuốn“Đổi mới tư duy và công cuộc đổi mới ở Việt Nam”, Nguyễn Duy Quý, Nxb KHXH, Hà Nội, 2009. Đặc biệt là cuốn sách của tác giả Nguyễn Duy Quý đã đề cập đến quá trình đổi toàn diện, đồng bộ của Đảng, đặc biệt là đổi mới tư duy, trong đó là tư duy kinh tế: chuyển nền kinh tế nước ta từ cơ chế tập trung, quan liêu, bao cấp sang cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Tác giả Nguyễn Ngọc Hà với công trình của “Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986-2011)”, Nxb Chính trị -Sự thật, Hà Nội, 2012, đã làm rõ quá trình hình thành những quan điểm, chủ trương của Đảng cũng như quá trình triển khai thực hiện đường lối phát triển kinh tế về nông nghiệp. Về sự chuyển biến kinh tế, đặc biệt là sự chuyển biến về cơ cấu kinh tế đã được các nhà khoa học tập trung nghiên cứu. Một số tác giả cũng đề cập đến vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế như: Phan Thanh Phố, “Những vấn đề cơ bản về kinh tế và đổi mới kinh tế ở Việt Nam”, Nxb Giáo Dục , Hà Nội, 1996; Nguyễn Văn Khanh với “Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới”, Nxb CTQG, Hà Nội 2003, Vũ Hồng Tiến, “Một số vấn đề kinh tế - xã hội trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH ở Việt Nam”, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, 2005; Nguyễn Xuân Oánh, “Đổi mới - Vài nét lớn của một chính sách kinh tế Việt Nam”, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, 2001. Các công trình trên đã đề cập trực tiếp các vấn đề kinh tế, xã hội trên cả nước với nhiều cách tiếp cận khác nhau như: chuyển biến cơ chế quản lý, chuyển biến về cơ cấu (ngành, 10 thành phần, vùng) kinh tế, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp; đề cập đến các vấn đề xã hội trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và khẳng định trong thực tế chủ trương của Đảng trong đổi mới là đúng đắn. Bàn về chuyển biến cơ cấu kinh tế, một số công trình đi sâu vào từng lĩnh vực: thành phần, cơ cấu ngành, vùng kinh tế. Cuốn “Đổi mới và phát triển các thành phần kinh tế” do Đỗ Hoài Nam chủ biên, Nxb CTQG, Hà Nội, 1993. Tác giả đã nêu thực trạng nền kinh tế Việt Nam và các thành phần kinh tế, đánh giá lại vị trí, vai trò của từng thành phần kinh tế (nhà nước, tập thể, tư nhân, gia đình) đối với sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Năm 2001, tác giả Vũ Đình Bách chủ biên cuốn:“Đổi mới tăng cường các thành phần kinh tế nhà nước: lý luận, chính sách và giải pháp” do Nxb CTQG, Hà Nội xuất bản. Công trình làm rõ lý luận cơ bản về thành phần kinh tế nhà nước, vai trò của thành phần kinh tế này trong nền kinh tế quốc dân. Từ đó, tác giả đưa ra một số giải pháp thúc để làm cho kinh tế nhà nước thể hiện được vai trò là điều tiết nền kinh tế. Nghiên cứu về các thành phần kinh tế, còn có công trình nghiên cứu về thành phần kinh tế tư nhân. Luận án tiến sĩ lịch sử của Phạm Thị Lương Diệu về đề tài “Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo phát triển kinh tế tư nhân từ năm 1986 đến năm 2005”, bảo vệ tại Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Đại học quốc gia Hà Nội năm 2012, đã làm rõ đường lối của Đảng trong quá trình lãnh đạo kinh tế tư nhân thời kỳ đổi mới. GS.TS. Đỗ Hoài Nam, tác giả của cuốn “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển mũi nhọn”, Nxb KHXH, Hà Nội, 1996. Tác giả chỉ tập trung vào cơ cấu ngành kinh tế, sự chuyển dịch của cơ cấu ngành kinh tế ở nước ta và chỉ rõ trong các ngành kinh tế, mỗi địa phương phải có những chiến lược để xây dựng ngành kinh tế mũi nhọn, phù hợp với đặc trưng, tiềm năng của từng vùng. 11 Về sự chuyển biến cơ cấu vùng kinh tế, có nhóm tác giả Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Văn Phú đồng chủ biên cuốn “Phát triển kinh tế vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội, 2006, các tác giả đã phân tích, đánh giá các lợi thế so sánh vùng kinh tế ở các địa phương đáp ứng công cuộc đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nghiên cứu kinh tế vùng, phải kể đến công trình nghiên cứu chuyên khảo của tác giả Lê Thu Hoa: “Kinh tế vùng ở Việt Nam - từ lý luận đến thực tiễn”, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội, 2007, là một công trình đã đề cập đến lý thuyết kinh tế tăng trưởng đối với sự phát triển các vùng kinh tế ở Việt Nam. Đặng Văn Thắng, Phạm Ngọc Dũng - tác giả của cuốn “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng, thực trạng và triển vọng”, Nxb CTQG, Hà Nội, 2003, đã đi sâu phân tích thực trạng cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng có sự chuyển biến mạnh mẽ từ năm 1986 đến năm 2000. Các tác giả đã làm rõ những nhân tố tác động đến sự chuyển biến kinh tế công - nông nghiệp ở vùng đồng bằng sông Hồng, từ đó đánh giá những nét đặc trưng riêng của khu vực này. Cuốn: “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh hội nhập quốc tế” của TS. Đỗ Thị Thanh Loan, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, năm 2016. Tác giả đã tập trung nghiên cứu một số vấn đề lý luận và thực tiễn về cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chuyển dịch cơ c...phật, có 11 chùa, đền, trong đó chùa Thiên Trù tọa lạc ở địa thế đẹp, phong cảnh không giống các chùa khác trong quần thể chùa, đền ở Hương Sơn. Ngoài ra, Hương Tích là chùa nằm ở trong, là trọng điểm của thắng cảnh Hương Sơn. Động Hương như một miệng rồng. Thiên nhiên đã ban tặng cho Mỹ Đức một thắng cảnh Hương Sơn đầy ắp di tích văn hóa, lịch sử, một trung tâm phật giáo nằm lọt trong cảnh nước non hùng vĩ. Với vẻ đẹp huyền bí một vùng văn hóa phật giáo ở nơi sơn thủy hữu tình, du khách đến Hương Sơn đã thỏa trí giữa bầu trời và cảnh vật. Chúa Trịnh Sâm khi đến vãn cảnh ở Hương Tích đã đề 5 chữ lên động Hương: “Nam thiên đệ nhất động”. Lễ hội chùa Hương bắt đầu từ ngày 6 tháng 1 âm lịch hàng năm và đến hết tháng 3 âm lịch kết thúc. Mặc dù là một huyện xa trung tâm Kinh thành Thăng Long, việc học hành của con em trong các gia đình ở Mỹ Đức ngày trước gặp khó khăn, song ở đây cũng có nhiều người đỗ đạt cao ở các triều đại phong kiến. Tại làng Lê Xá huyện Chương Đức trấn Sơn Nam, nay là thôn Lê Xá (xã Lê Thanh) có hai cha con Nguyễn Công Khuê và Nguyễn Kỳ Nhậm. Ông Nguyễn Công Khuê sinh năm 1686, thi đỗ Hoàng Giáp năm Canh Dần (1710) niên hiệu Vĩnh Thịnh thứ 6 đời vua Lê Dụ Tông. Tên tuổi của ông được khắc tại Văn Miếu - Hà Nội. Con trai ông là Nguyễn Kỳ Nhậm, sinh năm 1709, thi đỗ tiến sĩ khóa Quý Sửu (1733), niên hiệu Long Đức thứ hai Lê Duy Phường. Với truyền thống tôn sư, trọng đạo, hiếu học và lễ hội đó đã tạo nên đặc trưng riêng của con người nơi đây cần cù, sáng tạo trong lao động sản xuất cũng như tạo nên văn hóa riêng cho ngành du lịch làm giàu kinh tế địa phương. * Truyền thống lao động sản xuất: Với điều kiện địa hình đa dạng, nhưng phức tạp, nên cư dân huyện Mỹ Đức ngay từ lâu đời đã phải chống chọi với thiên nhiên để phát triển nghề nông nghiệp cổ truyền. Từ đó, rèn luyện bản lĩnh, ý chí của nhân dân huyện hăng say vượt khó, vượt khổ lao động sản xuất. Bên cạnh nghề nông, huyện Mỹ Đức còn có nhiều nghề thủ công truyền thống, điển hình là dệt, nhuộm, thêu, mây tre đan, mộcTrên địa bàn huyện đã 28 hình thành một số làng nghề điển hình như Phùng Xá, Thượng Lâm, Phúc Lâm, An Phú, Đại Nghĩa, Phù Lưu Tế. Đó là những tiền đề kinh tế quan trọng, nếu được khai thác hiệu quả, đây cũng sẽ là một sản phẩm du lịch đặc sắc, góp phần tạo nên sự phong phú, đa dạng và độc đáo cho ngành du lịch của huyện. * Truyền thống đấu tranh chống giặc ngoại xâm: Với địa bàn huyện là cửa ngõ ra vào giữa miền rừng núi Hòa Bình với vùng đồng bằng phía nam tỉnh và đồng bằng Bắc Bộ, nên thời kỳ lịch sử nào của đất nước, huyện Mỹ Đức cũng sát cánh cùng cả dân tộc kiên cường đấu tranh chống giặc ngoại xâm. Thời kỳ nghìn năm Bắc thuộc, nhân dân Mỹ Đức đã tụ nghĩa dưới ngọn cờ khởi nghĩa của Hai Bà Trưng do các nữ tướng Chu tước, Vĩnh Hoa, Vận Mông chỉ huy chống lại sự thống trị của nhà Hán. Thế kỷ X, nhân dân Mỹ Đức xung vào đạo quân của Đinh Bộ Lĩnh tham gia dẹp loạn 12 sứ quân, hoặc trong đạo quân của Lê Hoàn chống lại sự xâm lược của nhà Tống để bảo vệ độc lập dân tộc. Thế kỷ XV, nhân dân ở các trang trại, làng xóm vùng Mỹ Đức tham gia đạo quân, giúp đỡ lương thực, thực phẩm để nghĩa quân dưới sự lãnh đạo của các tướng Phạm Văn Xảo, Lý Triện, Đỗ Bí, Trịnh Khả chống giặc Minh ra khỏi bờ cõi. Thế kỷ XVIII, mùa xuân năm Kỷ Dậu 1789 khi Nguyễn Huệ với các cuộc khởi nghĩa Tây Sơn đã hành quân ra Bắc đại phá 29 vạn quân Thanh. Khi một cánh quân tiến qua địa phận Mỹ Đức, trai tráng các xóm làng từ Đục Khê, Yên Vĩ tới Đồng Văn, Đức Dương, Đồng Tâm, Phúc Lâm hăng hái xung vào các đội dân binh, chặt gỗ, tre, bương mang ra Ba Thá kết thành bè mảng phục vụ đại quân Tây Sơn vượt qua sông tiến về kinh thành Thăng Long. Nhân dân huyện Mỹ Đức còn có tinh thần bất khuất chống lại triều đình phong kiến áp bức bóc lột. Làng Đốc Hậu (Đốc Tín) tham gia cuộc khởi nghĩa do Cao bá Quát lãnh đạo chống nhà Nguyễn. Đến thế kỷ XX, từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, tiếp nối truyền thống lịch sử, nhân dân huyện Mỹ Đức đoàn kết, kiên cường tham gia đấu tranh cách mạng, nhất là cuộc tổng khởi nghĩa Tháng Tám năm 1945 và những năm kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954): khi 29 thực dân Pháp tấn công tỉnh Hòa Bình (1951), dưới sự lãnh đạo của Huyện Ủy, quân dân huyện đã phát động du kích chiến tranh, phát động địa lôi chiến ở ven Đáy, Tế Tiêu, Chợ Bến, Ba Thá, Miếu Môn... Hòa bình lập lại, nhân dân huyện Mỹ Đức thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược cách mạng của Đảng: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc, tích cực đóng góp sức người, sức của vào cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ và bè lũ tay sai để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước. Trải qua các thời kỳ lịch sử, Mỹ Đức đã đóng góp vào công cuộc dựng nước và giữ nước của dân tộc, vinh dự được Nhà nước phong tặng danh hiệu cao quý “Anh hùng Lực lượng Vũ trang nhân dân”. Trong sự nghiệp đổi mới, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Mỹ Đức tiếp không ngừng nỗ lực phát huy truyền thống của quê hương và đã đạt được nhiều thành tựu trên mọi lĩnh vực kinh tế, xã hội, góp một phần quan trọng vào sự nghiệp phát triển chung của cả nước. Như vậy, các yếu tố về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên cũng như những yếu tố về dân cư, truyền thống lịch sử là những điều kiện thuận lợi, có vai trò tạo nên sự chuyển biến kinh tế, xã hội của Mỹ Đức cũng như tạo nên những đặc trưng riêng của địa phương. Nhưng bên cạnh đó, cũng tạo ra những khó khăn nhất định cho sự phát triển kinh tế, xã hội của Mỹ Đức. 2.2. Tình hình kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức trƣớc năm 1991 Sau hơn 20 năm chiến đấu đầy hy sinh, gian khổ, cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước của dân tộc ta kết thúc thắng lợi. Miền Nam được hoàn toàn giải phóng, Tổ quốc Việt Nam thống nhất. Cùng với nhân dân cả nước, nhân dân huyện Mỹ Đức bước vào thời kỳ xây dựng và phát triển kinh tế, xã hội. Ngày 20 - 9 - 1975, Bộ Chính trị Trung ương Đảng ra Nghị quyết số 245 về việc bỏ cấp khu và hợp nhất một số tỉnh. Thực hiện Nghị quyết của Bộ Chính trị, Quốc hội khóa V, kỳ họp thứ 2 (ngày 25 đến ngày 27 - 12 - 1976) đã quyết định hợp nhất 2 tỉnh Hà Tây và Hòa Bình thành tỉnh mới, lấy tên là tỉnh Hà Sơn Bình. Đầu năm 1976, tỉnh Hà Sơn Bình ra đời. Huyện Mỹ Đức thuộc tỉnh Hà Sơn Bình. 30 Từ năm 1976 đến năm 1991, tình hình kinh tế, xã hội huyện Mỹ Đức có sự chuyển biến đáng kể, song vẫn gặp rất nhiều khó khăn. Từ ngày 14 đến ngày 20 - 10 - 1986, Đảng bộ tỉnh Hà Sơn Bình đã tiến hành Đại hội lần thứ X. Đại hội chỉ rõ: Ra sức xây dựng Đảng vững mạnh, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý của Nhà nước, bố trí lại cơ cấu sản xuất và đầu tư tập trung vào sản xuất nông nghiệp, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Ra sức củng cố quan hệ sản xuất mới, đổi mới quản lý kinh tế, xóa bỏ cơ chế bao cấp, chuyển sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Tăng thêm cơ sở vật chất kỹ thuật và áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Coi trọng củng cố cơ sở gắn với tăng cường cấp huyện nhằm khai thác tốt hơn mọi khả năng sẵn có về đất đai, lao động, ngành nghề của một tỉnh vừa có đồng bằng, vừa có miền núi để ổn định phát triển sản xuất, ổn định và phát triển một bước đời sống nhân dân. Làm tốt các nhiệm vụ an ninh quốc phòng, tạo điều kiện tiến lên xây dựng kinh tế địa phương có cơ cấu nông - công - lâm nghiệp hợp lý” [9, tr 185]. Nghi quyết Đại hội Đảng bộ lần thứ X của tỉnh Hà Sơn Bình đã thể hiện những nét căn bản trong công tác nhận thức về xu thế tất yếu của việc đổi mới tại địa phương ngay khi nghị quyết của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI chưa ra đời. Trên cơ sở đó, năm 1987, Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Hà Sơn Bình đã họp hội nghị lần thứ 5 bàn về phương hướng, nhiệm vụ kinh tế, xã hội như sau: [9] - Tập trung thực hiện 3 chương trình kinh tế, số một là lương thực và thực phẩm. - Chuyển đổi các đơn vị sản xuất kinh doanh sang hạch toán kinh tế, bảo đảm có hiệu quả, xóa bỏ bù lỗ. Tiếp tục đổi mới phân phối lưu thông, thúc đẩy sản xuất kinh tế, tăng cường quản lý thị trường, phấn đấu giảm bớt bội chi ngân sách và tiền mặt. - Củng cố hợp tác xã về các mặt sở hữu, quản lý và phân phối, phát triển kinh doanh tổng hợp, cải tiến khoán sản phẩm, tăng tỷ lệ phân phối cho người nhận khoán, xóa bỏ các khoản chi phí không hợp lệ và có tính bao cấp trong các hợp tác xã. Khuyến khích tư nhân, gia đình hợp tác xã nông nghiệp, 31 thủ công nghiệp, công nhân viên chức... phát triển chăn nuôi, làm vườn, chế biến nông sản, làm hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. - Tích cực mở rộng sản xuất để tạo thêm việc làm tại chỗ cho người lao động, thực hiện tốt hơn chính sách xã hội. Tích cực thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.... - Gắn việc thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội với củng cố an ninh, quốc phòng. Chủ trương của Đảng bộ tỉnh Hà Sơn Bình là sự vận dụng sáng tạo đường lối đổi mới của Đảng vào hoàn cảnh của địa phương, có tác động lớn đến tình hình kinh tế - xã hội của huyện Mỹ Đức. 2.2.1. Tình hình kinh tế a) Cơ cấu ngành kinh tế * Ngành nông - lâm - ngư nghiệp Với điều kiện tự nhiên thuận lợi, huyện Mỹ Đức tập trung phát triển kinh tế nông nghiệp và xem nó là đặc trưng kinh tế của địa phương. Về tổ chức sản xuất nông nghiệp, cũng giống như các địa phương khác trong cả nước, kinh tế huyện Mỹ Đức phát triển dưới sự quản lý của Nhà nước với hai thành phần kinh tế: Quốc doanh và hợp tác xã. Kinh tế nông nghiệp của huyện thực hiện theo chủ trương của Đảng, chủ yếu là sản xuất trong các hợp tác xã. Vì vậy, năm 1981, thực hiện Chỉ thị số 100 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “khoán sản phẩm cuối cùng đến nhóm và người lao động trong các hợp tác xã nông nghiệp” - đánh dấu một bước phát triển mới trong quản lý kinh tế, xác lập trách nhiệm, quyền lợi giữa các lợi ích kinh tế: Nhà nước - tập thể và người lao động. Huyện ủy Mỹ Đức đã ra Nghị quyết 22 về thực hiện khoán sản phẩm cây lúa đến nhóm và người lao động ở 22 hợp tác xã của huyện. Huyện ủy xác định vai trò quan trọng và có ý nghĩa then chốt là sự lãnh đạo của các Đảng bộ xã và các chi bộ đội sản xuất, phải chuẩn bị kỹ các bước, các khâu như nắm tình hình đất đai, thổ nhưỡng, phân loại ruộng đất, phân vùng sản xuất, định chế khoán, định sản lượng, định chế độ thu nộp sản phẩm.... Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện Chỉ thị 100, vẫn còn bộc lộ nhiều hiện tượng: chia ruộng manh mún, điều hành lúng túng; có hợp tác xã giao khoán trắng cho xã viên... 32 Cuối năm 1987, Huyện ủy triển khai thực hiện Quyết định 188 của Tỉnh ủy Hà Sơn Bình về một số vấn đề về quản lý và phân phối trong hợp tác xã nông nghiệp, trong đó có quy định về đất đai canh tác, cách giao khoán trâu bò, các khoản chi phí của hợp tác xã. Tuy nhiên, Quyết định này cũng chưa tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy sản xuất trong các hợp tác xã, sự chuyển biến về kinh tế, xã hội còn chậm. Vì vậy, để khắc phục tình trạng trên, Tỉnh ủy đã đề ra 6 nhiệm vụ cơ bản, trong đó tập trung dứt khoát chuyển các đơn vị sản xuất kinh doanh, bảo đảm làm ăn hiệu quả, xóa bỏ thua lỗ; củng cố hợp tác xã về các mặt sở hữu, quản lý và phân phối, phát triển kinh doanh tổng hợp, cải tiến khoán sản phẩm... Ngày 5/4/1988, Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 10 về đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp (khoán 10): chuyển nền kinh tế nông nghiệp mang nặng tính tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa. Huyện ủy Mỹ Đức đã đề ra kế hoạch hướng dẫn Đảng ủy các xã về một số biện pháp thực hiện Nghị quyết 10 như: giữ nguyên trạng ruộng đất ở các hợp tác xã, không xáo trộn; có 2 quỹ đất: quỹ đất 1 chia theo khẩu, quỹ đất 2 chia làm 2 loại: khoán thầu và đấu thầu; giữ nguyên trạng đất 5 % trước đây [8; tr 269]. Xã Lê Thanh là đơn vị điểm thực hiện một cách toàn diện Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị và hoàn thiện một bước về thực hiện Quyết định 188 của tỉnh ủy Hà Sơn Bình: hoàn thiện cơ chế khoán đến hộ xã viên... Khoán 10 của Đảng như đòn bẩy tạo ra động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế nông nghiệp - nông thôn phát triển. Các hộ gia đình xã viên huyện Mỹ Đức nhanh chóng bắt kịp cơ chế mới, chủ động đầu tư công sức vào sản xuất, cải tạo đất đai, áp dụng tiến bộ khoa học vào gieo trồng, tăng thêm lượng phân bón. Thực hiện nghị quyết Trung ương V, kết luận 41 của Tỉnh ủy và Nghị định 64 của Chính phủ, huyện ủy Mỹ Đức tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế, đặc biệt là trong hợp tác xã nông nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi để các hộ viên sản xuất. Có 96% số hộ nông dân được giao quyền sử dụng ruộng đất lâu dài [8; tr 270]. Đây chính là động lực làm cho người lao động yên tâm, phấn khởi đầu tư sản xuất và thâm canh tăng vụ đạt kết quả cao. 33 Về cơ cấu nội ngành nông nghiệp: - Trồng trọt: Huyện ủy lãnh đạo nhân dân tập trung sức đưa sản xuất lương thực, thực phẩm lên hàng đầu, coi trọng sản xuất lương thực cả lúa và màu; tận dụng đất đai để tăng vụ, tăng diện tích gieo trồng và thực hiện thâm canh tăng năng suất. Tuy nhiên, về trồng trọt, cây cơ bản vẫn là lúa, còn các loại cây trồng khác rất ít và sản lượng lúa đứng thứ 9 của tỉnh Hà Sơn Bình (27.990 tấn / 511.900 tấn): Bảng 2.1. Diện tích trồng trọt các cây hàng năm - 1976 Các loại cây trồng Năm 1976 Tổng số 15.685 ha Cây lương thực (lúa) 14.188 ha Cây rau đậu 759 ha Cây công nghiệp 738 ha [Nguồn: 27, tr 30 và 8 tr 264] Đại hội Đảng bộ huyện Mỹ Đức lần thứ XVII (1/1989) đã nhấn mạnh phát triển kinh tế: tập trung giải quyết vấn đề lương thực đủ ăn, đóng góp cho Nhà nước ngày một tăng, có phần dự trữ, phát triển sản xuất hàng tiêu dùng, hàng xuất khẩu; trọng tâm là đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm, đạt 55 - 60 ngàn tấn trong một năm, đồng thời phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa [8; tr 273]. Năm 1989, để tập trung cao độ thực hiện 3 chương trình kinh tế của Đảng, sản xuất nông nghiệp huyện được đẩy mạnh. Sản lượng cây trồng tăng nhanh: sản xuất lúa năm 1989 đạt 67,45 tạ/ ha; tổng sản lượng lương thực cả năm đạt 55.013 tấn, tăng 18,4 % so với năm 1988 [8; tr 273 - 274]. Thực hiện 3 chương trình kinh tế (lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu) của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, huyện Mỹ Đức đã tập trung sản xuất lương thực, đẩy mạnh thâm canh, bố trí cơ cấu mùa vụ hợp lý, tiếp thu giống mới, tổ chức các khâu dịch vụ nước, phân bón, phòng trừ sâu bệnh. Bên cạnh đó, cơ chế Khoán 10 đã kích thích người lao động chăm lo sản xuất hơn trước. Sản xuất nông nghiệp năm 1988 có nhiều khởi sắc. Tổng lượng lương thực hai năm (1989 - 1990) đều đạt từ 48.000 tấn lên 55.672 tấn [67, tr 1]. 34 Năm 1988, diện tích cây lương thực đạt 18.099 ha, tăng 12,4% so với các năm 1987. Năng suất lúa cả năm đạt 53, 8 tạ/ha, so với kế hoạch mới đạt 88,9%, nhưng so với năm 1987 tăng 25,9%. Riêng vụ chiêm xuân 1988 đạt năng suất 35 tạ/ha là vụ có năng suất cao nhất từ trước đến nay [8, tr 271]. Huyện Mỹ Đức bắt đầu tập trung khai thác tiềm năng đất đai, mặt nước để mở rộng trồng cây nông sản xuất khẩu, khôi phục nghề trồng dâu nuôi tằm, phát triển chăn nuôi gia súc và nuôi thủy sản. Chính vì vậy, năm 1989, huyện Mỹ Đức đã có 11 hợp tác xã tiến hành trồng mới 176 ha [8, tr 274], trong đó có 56 ha chè [67, tr 2]. Nông nghiệp vốn là thế mạnh của huyện, tuy nhiên so với các huyện khác trong tỉnh thì huyện Mỹ Đức luôn ở vị trí thấp nhất và sự chuyển dịch trong trồng trọt rất chậm. Qua bảng so sánh với huyện Ứng Hòa - một huyện gần với huyện Mỹ Đức, có những nét tương đồng về điều kiện phát triển nông nghiệp, huyện Mỹ Đức chuyển biến kinh tế chậm và luôn thấp hơn huyện Ứng Hòa về diện tích và sản lượng, năng suất thấp, chủ yếu vẫn tập trung vào cây lúa, chưa có đầu tư, phát triển cây trồng khác. Bảng 2.2. Tình hình sản xuất lƣơng thực huyện Ứng Hòa và huyện Mỹ Đức năm 1985 và 1990 Năm 1985 1990 Sản lượng lương thực quy thóc Ứng Hòa 47.122 tấn 74.081 tấn Mỹ Đức 31.957 tấn 52.218 tấn Sản lượng hoa màu lương thực quy thóc Ứng Hòa 2.388 tấn 7.413 tấn Mỹ Đức 3.894 tấn 6.165 tấn Diện tích lúa cả năm Ứng Hòa 20.593 ha 21.220 ha Mỹ Đức 14.015 ha 14.303 ha Sản lượng lúa cả năm Ứng Hòa 44.734 tấn 66.670 tấn Mỹ Đức 28.063 tấn 46.053 tấn Diện tích ngô cả năm Ứng Hòa 524 ha 1.169 ha Mỹ Đức 561 ha 647 ha Sản lượng ngô cả năm Ứng Hòa 1.298 tấn 2.658 tấn Mỹ Đức 1.024 tấn 1.263 tấn Diện tích Khoai tây cả năm Ứng Hòa 141 ha 876 ha Mỹ Đức 122 ha 632 ha Sản lượng khoai tây cả năm Ứng Hòa 1.102 tấn 9.827 tấn Mỹ Đức 1.037 tấn 7.664 tấn Nguồn: [30, tr 24 - 45]. 35 - Về chăn nuôi: Với lợi thế về điều kiện tự nhiên cũng như truyền thống sản xuất, tình hình chăn nuôi của huyện Mỹ Đức đã có sự đa dạng về chủng loại và có bước phát triển, xếp vị trí khá cao so với tổng lượng toàn tỉnh Hà Sơn Bình: Bảng 2.3. Tình hình chăn nuôi huyện Mỹ Đức năm 1976 Chủng loại Tỉnh Hà Sơn Bình (tấn) Huyện Mỹ Đức (tấn) Xếp hạng toàn tỉnh Trâu 123.494 4.534 thứ 11/24 Bò 34.664 1.333 thứ 7/24 Lợn 531.509 25.051 thứ 12/24 Lợn nái 74.764 3.276 thứ 13/24 Lợn sữa 120.728 15.973 thứ 2/24 Gà 2.468.456 85.993 thứ 9/24 Ngan 64.175 5.094 thứ 4/24 Ngỗng 28.376 2.287 thứ 4/24 Chim Bồ câu 15.860 481 thứ 14/24 Cá 17.203 1.259 thứ 4/24 Nguồn: [27, tr 43, 44, 45, 47, 48] Năm 1988, chăn nuôi của huyện tiếp tục có chuyển biến về số lượng cũng như chủng loại. Tổng đàn lợn toàn huyện có 27.000 con; đàn trâu, bò tăng nhanh từ 28% đến 33 % so với năm 1987 đạt 5.808 con. Một số xã có phong trào chăn nuôi rất phát triển như: Phù Lưu Tế, Tuy Lai, Đồng Tâm, An Tiến [8, tr 271]. Năm 1990, đàn lợn tăng 35%, đàn trâu, bò tăng 20 - 23% [8, tr 272]. Mặt khác, huyện đã triển khai sử dụng mặt nước thả cá bằng khoán thầu cho tập thể, tư nhân nên sản lượng cá hàng năm đều tăng: sản lượng cá thu được 1.321 tấn, tăng 32% [67, tr 2]. Như vậy, có thể thấy, chăn nuôi ở Mỹ Đức tuy có tăng nhưng tốc độ phát triển chậm hơn so với trồng trọt. Chăn nuôi mới giải quyết một phần yêu cầu phân bón, chưa giải quyết thích đáng đến yêu cầu nâng cao đời sống nhân dân và nghĩa vụ đối với nhà nước. Ngành chăn nuôi của Mỹ Đức chủ yếu chỉ 36 phát triển ở một số loại truyền thống như gia súc (trâu, bò) và một số loại gia cầm (gà, vịt). Về máy móc phục vụ cho sản xuất nông nghiệp: cơ sở vật chất phục vụ cho nông nghiệp, đặc biệt là trồng trọt của huyện Mỹ Đức rất yếu kém so với toàn tỉnh Hà Sơn Bình. Qua bảng số liệu sau, cho thấy máy móc phục vụ nông nghiệp chiếm 1 tỉ lệ rất nhỏ, thậm chí không có máy phát điện, động cơ điện và máy nghiền thức ăn cho gia súc. Bảng 2.4. Máy móc sử dụng trong sản xuất nông nghiệp huyện Mỹ Đức năm 1976 Số máy móc Tỉnh Hà Sơn Bình Huyện Mỹ Đức Máy phát điện 39 0 Động cơ điện 730 0 Động cơ Điezen 2.229 159 Máy xay xát 1.082 37 Máy nghiền thức ăn gia súc 172 0 Cày theo công nông 224 11 Nguồn: [27; tr 26] Công tác thủy lợi phục vụ nông nghiệp Qua nhiều năm tích cực làm thủy lợi nhưng Mỹ Đức vẫn chưa thoát khỏi cảnh úng ngập. Năm thì úng đầu vụ gây trở ngại cho việc bảo đảm kế hoạch diện tích và thời vụ. Năm thì bị úng giữa vụ làm mất trắng gần hết diện tích lúa mùa. Ở Mỹ Đức, năm nào cũng có lượng mưa lớn hơn so với một số huyện trong tỉnh. Ở đây không chỉ phải đối phó với lượng mưa lớn hơn so với một số huyện trong tỉnh, mà còn phải đối phó với lượng nước tại chỗ, tức là phải chống đỡ với nguồn nước từ rừng núi xô ra và nước từ đồng cao thuộc huyện Chương Mỹ dồn xuống. Do đó, công tác phòng, chống úng bảo vệ lúa mùa ở đây khá nặng nề, phải có những biện pháp tích cực mới giải quyết được. Năm 1976, nhân dịp kỷ niệm 86 năm ngày sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Hội nghị Ban Thường vụ Huyện ủy họp ngày 11-5-1976 đã ra quyết định phát động chiến dịch thủy lợi mang tên “Chiến dịch 19-5”. Huyện đã huy 37 động tới hơn 10.000 lao động, vượt qua sự thiếu thốn về lương thực, làm việc với tinh thần “Nắng mưa là việc của trời / Không buông, tay kéo, không rời tay mai” đã hoàn thành các công trình trọng điểm như hồ Vân Mộng, hồ Vĩnh An, cơi đê sông Mỹ Hà. Các công trình thủy lợi hoàn thành đã phát huy hiệu quả trong chống úng, chống hạn, bảo vệ mùa màng, phát triển sản xuất. Năm 1976, tổng diện tích gieo trồng đạt 15.846ha, bằng 92,5% so với kế hoạch, tăng 4,2% so với năm 1975. Riêng diện tích lúa đạt 13.368ha, vượt 0,5% kế hoạch đề ra, tăng 5% so với năm 1975. Diện tích đất trồng dâu, chăn tằm phát triển mạnh, với 650ha. Sản lượng kém năm 1976 là 260 tấn, tăng 20 tấn so với năm 1974 [17]. Năm 1979, Mỹ Đức là một trong 3 huyện của tỉnh Hà Sơn Bình hoàn thành vượt mức nghĩa vụ lương thực, thực phẩm với Nhà nước. Huyện tiếp tục phát động phong trào ra quân làm thủy lợi. Hầu hết hệ thống kênh mương được nạo vét; cả huyện đắp thêm 4 đập giữ nước; lập thêm 3-4 trạm bơm dã chiến bên bờ sông Đáy, làm cống xi phông dẫn nước qua sông Thanh Hà Huyện Mỹ Đức được xây dựng khá nhiều các công trình thủy lợi, phần lớn phục vụ chống úng, nhưng việc khoanh vùng chưa làm tốt. Do đó, các công trình thủy lợi này chưa phát huy tác dụng cao. Các hồ, ao ở vùng Thượng Lâm, Đồng Tâm không còn nước; nước hồ Quan Sơn, Vĩnh An kiệt dẫn; sông Thanh Hà chỉ còn khả năng cung cấp nước ăn. Năm 1980, huyện coi trọng chỉ đạo việc khép kín bờ vùng, chia huyện thành nhiều vùng nhỏ, bảo đảm mỗi trạm bơm là một vùng lúa an toàn. Trong mỗi vùng lớn lại xây dựng những cánh đồng ăn chắc để phóng lượng mưa quá lớn, không cứu được cả vùng thì vẫn có điều kiện cứu được từng cánh đồng ăn chắc. Để thực hiện được phương án này, ngay từ khi công việc chăm bón lúa xuân vãn, huyện phát động chiến dịch làm thủy lợi, phấn đấu hoàn thành việc tôn cao, khép kín bờ vùng và xây dựng cơ bản trước lúc bắt tay vào thu hoạch lúa xuân. Huyện huy động toàn bộ lao động ở các đội thủy lợi chuyên nghiệp lên làm các công trường tập trung của huyện. Những đoạn bờ đập thuộc các hồ chứa nước Vĩnh An, Quan Sơn, bờ đê Mỹ Hà là nơi xung yếu được huyện đầu tư lao động để 38 tôn cao, bồi trúc, ngăn nước trong rừng khỏi xô ra làm úng đồng ruộng. Huyện còn huy động lao động đào một con mương tiêu từ Đồng Tâm đi Phúc Lâm, dài 4 kilômet, có tác dụng tiêu nước ở đồng cao huyện Chương Mỹ ra thẳng sông Đáy. Hàng ngày, toàn huyện có hơn 1.000 lao động lên các công trường làm thủy lợi. Các xã dành phần lớn số lao động làm thủy lợi nhỏ tập trung vào việc tôn cao, khép kín bờ vùng, nạo vét kênh tiêu. Ở xã Hương Sơn, hàng ngày có hàng trăm lao động làm thủy lợi, phấn đấu khép kín bờ vùng trong tháng 4. Toàn huyện có 80 máy bơm nước chạy điện phục vụ tiêu úng và hàng trăm máy bơm chạy dầu. Để phát huy hiệu lực của các phương tiện chống úng này, ngay từ cuối tháng 3 hàng năm, huyện đã kiểm tra, sửa chữa tòan bộ máy bơm điện và sửa chữa các trạm bơm, nạo vét bùn ở bể hút, kênh tiêu, bảo đảm khi tình huống xảy ra, các trạm bơm đều hoạt động ngay được. Năm 1980, trạm bơm Phú Yên đặt xong 10 máy hoàn chỉnh, bảo đảm tiêu úng cho gần 1.000 ha lúa của xã Hương Sơn. Các hợp tác xã còn giao cho mỗi lao động chuẩn bị một chiếc gàu [18]. Đến cuối kế hoạch 5 năm 1981-1985, Mỹ Đức đã hoàn thành về cơ bản kế hoạch thủy lợi hóa, một biện pháp kỹ thuật quan trọng hàng đầu trong nông nghiệp, bảo đảm cho việc tưới tiêu theo yêu cầu sinh trưởng của cây trồng, phục vụ thâm canh tăng năng suất lúa, hoa màu. Với kết quả đạt được trong công tác thủy lợi đã định hình cơ bản thủy lợi nội đồng và giao thông nông thôn, xây dựng hệ thống tưới tiêu đồng bộ, các trạm bơm điện, bơm dầu, cống lớn; đồng ruộng được quy hoạch, khai phá mở rộng, cải tạo đã tạo điều kiện nâng đa số diện tích canh tác lên hai, ba vụ trong năm. Những thành tựu đạt được trong thủy lợi đã tạo ra cơ sở vững chắc, có ý nghĩa nền tảng cho sự phát triển kinh tế ở Mỹ Đức. Kinh tế lâm nghiệp và ngư nghiệp Huyện Mỹ Đức chưa có những quyết sách thúc đẩy phát triển, mặc dù địa phương có nhiều thế mạnh về điều kiện tự nhiên để phát triển hai ngành lâm nghiệp và ngư nghiệp. Sản xuất ngư nghiệp chưa được định hình rõ ràng, 39 thành một ngành độc lập. Chủ yếu là nuôi, thả cá mang tính chất kinh tế hộ gia đình. Còn ngành lâm nghiệp, với địa thế là vùng núi, có nhiều sản vật đặc trưng, nhưng huyện Mỹ Đức chưa khai thác tiềm năng. Nhân dân các xã vùng ven đồi núi đơn thuần chỉ lên rừng hái củi, hái quả và săn bắt các sản vật nhỏ... cho nên, ngành lâm nghiệp của huyện thời kỳ này không có đóng góp về mặt giá trị kinh tế của tỉnh Hà Sơn Bình [27; tr 68]. * Thủ công nghiệp Mỹ Đức là nơi sớm có nghề trồng dâu nuôi tằm. Thời thuộc Pháp, bọn tư bản công nghiệp đã rất chú ý đến tiềm năng to lớn của nhân dân Mỹ Đức về sản xuất tơ lụa. Sau năm 1975, cùng với sản xuất lương thực và dâu tằm, sản xuất thủ công nghiệp trong giai đoạn này đã mở thêm một số nghề mới tận dụng nguồn nguyên liệu sẵn có tại địa phương như: thêu, ren, đánh đá, nung vôi... các hợp tác xã thủ công nghiệp đã thực hiện việc cải tiến quản lý, cải tiến công cụ lao động, bước đầu làm ăn có lãi: nghề dệt Phùng Xá, thêu Đại Nghĩa. Tổng giá trị sản xuất thủ công nghiệp năm 1976 là 4.731.048 đồng, đạt 103,8% kế hoạch, trong đó hàng xuất khẩu chiếm 17,3% [27, tr 67]. Nhằm phát triển kinh tế toàn diện ngày 12-12-1978, Huyện uỷ Mỹ Đức ra Nghị quyết số 29 về việc đẩy mạnh phát triển tiểu thủ công nghiệp, xây dựng Mỹ Đức thành huyện có kinh tế công - nông nghiệp. Nghị quyết của Huyện uỷ chỉ rõ: Đối với các hợp tác xã có nghề truyền thống như thêu xuất khẩu ở xã Đại Nghĩa và nghề dệt lụa ở xã Phùng Xá và Đốc Tín phải tăng cường đội ngũ cán bộ kỹ thuật, đưa điện vào sản xuất, phát triển thêm nhiều mặt hàng mới. Đối với các hợp tác xã nông nghiệp thì cân đối lại lao động, mở lớp dạy nghề, đưa từ 30 - 40% lao động nông nghiệp sang làm nghề thủ công [8; tr 218]. Đến năm 1987, thực hiện ba chương trình kinh tế của Đảng, một số hợp tác xã đã đổi mới cơ chế và có nhiều chính sách khuyến khích phát triển một số hợp tác xã thủ công nghiệp như ở xã Phùng Xá mở thêm hai tổ dệt; Hương Sơn mở thêm nghề chế biến dong riềng; xã Tuy Lai tổ chức sản xuất hàng mây tre đan, nhiều hợp tác xã phát triển nghề thảm bẹ ngô... Các hợp tác xã được đầu tư thêm về sản xuất thủ công. Tuy vậy, sản lượng chưa đạt 40 kế hoạch. Sản xuất hàng tiêu dùng chủ yếu vẫn là sản xuất thủ công, manh mún, thiếu kế hoạch. Mô hình chủ yếu là hợp tác xã tiểu thủ công nghiệp kiêm sản xuất nông nghiệp và tổ sản xuất tiểu thủ công nghiệp trong hợp tác xã nông nghiệp... Quá trình tập thể hóa không thu hút hết lực lượng lao động trong các ngành nghề, một số thợ thủ công không vào hợp tác xã, vẫn duy trì sản xuất cá thể. Sản xuất cá thể bị cản trở, một số ngành nghề tiểu thủ công nghiệp gắn với sản xuất cá thể khó có điều kiện tồn tại. Các nghề thủ công không tập trung, nằm rải rác trong các làng, xã, thôn, xóm không bị xóa bỏ hoàn toàn nhưng chỉ được sản xuất với tính chất là một nghề phụ, sản xuất vào thời gian nông nhàn. Hơn nữa, việc tổ chức sản xuất trong ngành tiểu thủ công nghiệp ở Mỹ Đức còn chậm, nhiều xã còn tách rời, chưa kết hợp giữa việc tổ chức hợp tác xã thủ công nghiệp, thương nghiệp với cải tạo nông nghiệp. Trước tình hình đó, huyện Mỹ Đức chưa có chính sách thích hợp kích thích sản xuất, thu hút nguồn hàng xuất khẩu. Đây cũng là tình trạng khó khăn chung của cả nước thời kỳ này. * Các ngành kinh tế khác: thương nghiệp, dịch vụ - du lịch, tài chính - ngân hàng... Năm 1980, cùng với lãnh đạo sản xuất nông nghiệp và thủ công nghiệp, ở Mỹ Đức, Đảng bộ huyện đã tích cực lãnh đạo công tác thương nghiệp, tài chính, ngân hàng, giao thông liên xã trong huyện. Thực hiện theo Nghị quyết số 26-NQ/TW của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 278-CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ về cải tiến công tác phân phối lưu thông, ngày 20-10- 1980, Ban Thường vụ Huyện ủy Mỹ Đức đã ra Nghị quyết số 18-NQ/HU về tăng cường công tác phân phối, lưu thông tài chính, tiền tệ, giá cả, tiền lương, thương nghiệp và quản lý thị trường. Tận dụng hệ thống giao thông đường thủy, đường bộ tương đối thuận tiện và với một bộ phận cư dân sống bằng nghề buôn bán, trên địa bàn huyện Mỹ Đức, đã hình thành các chợ ở từng vùng để giao lưu, buôn bán hàng hoá. Huyện Mỹ Đức có 7 chợ. Hệ thống chợ ở Mỹ Đức tạo thành mạng lưới phân bố khá hợp lý cả về không gian và thời gian. Chợ họp theo phiên, thường 5 41 ngày một phiên và được tính theo lịch âm (ví dụ: chợ Phủ họp ngày phiên chợ vào ngày 4,9, 14,19, 24 và 29; chợ Thá trên họp vào ngày 6,16,26). Các phiên chợ họp so le nhau nên không có ngày nào ở Mỹ Đức không có chợ phiên. Chợ ở Mỹ Đức họp rất sớm và tan cũng rất sớm. Có chợ chỉ đến tầm 8, 9 giờ sáng đã vãn người, và nếu vào những ngày mùa bận, chợ còn tan sớm hơn. Chợ cũng "phân cấp" tự nhiên, thành chợ làng, chợ xã, chợ huyện. Vào những tháng nông nhàn, khi đã xong mùa vụ cũng là lúc những phiên chợ ở Mỹ Đức đông người nhất. Chợ ở Mỹ Đức buôn bán những mặt hàng mang tính đặc thù của địa phương và về cơ bản đáp ứng được yêu cầu trao đổi hàng hoá thiết yếu của các tầng lớp nhân dân trong vùng. Người dân Mỹ Đức đem ra chợ bán đủ các mặt hàng nhưng chủ yếu là những sản vật, những thứ có sẵn trong nhà: từ mớ tôm, mớ tép, mớ rau đến con gà, con vịt Ở các chợ thường có một khu bán những sản phẩm của nghề phụ như: nón, mành, quạt đan, đường ép...; một góc khác của chợ bán bún, đậu phụ, các loại kẹo dân gian: kẹo dồi, kẹo lạc, kẹo bột, bánh rán, bánh đa. Ngoài ra, chợ còn có những người làm dịch vụ như lò rèn để sửa chữa liềm, cuốc, dao, kéo, bán răng bừa, lưỡi cày; có những người thợ cắt tóc, thợ may, thợ nhuộm. Một góc nhỏ khác của chợ bán thịt lợn. Tuy nhiên, rất ít lượng khách có nhu cầu này vì đây là thực phẩm “cao cấp” thời bấy giờ. Mỗi chợ đều có một khu bán lương thực và ngũ cốc: thóc, gạo, cám cho lợn, đỗ đen, đỗ tương, vừng, lạc, khoai; các chợ ...y mạnh cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp nước ta, Nxb Sự thật, Hà Nội. 59. Hà Tây thế và lực mới trong thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, 2004. 60. Nguyễn Ngọc Hà (2012): Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986-2011), Nxb Chính trị -Sự thật, Hà Nội. 61. Đinh Quang Hải (chủ nhiệm đề tài) (2016), Nông thôn Đồng bằng Bắc Bộ (1965 - 1975), Báo cáo tổng hợp đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ, Viện Sử, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. 62. Nguyễn Thị Hằng (1997), Vấn đề xóa đói giảm nghèo ở nông thôn nước ta hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 63. Trần Ngọc Hiên (1987), Sự hình thành cơ cấu kinh tế trong chặng đường đầu của thời kỳ quá độ, Nxb Sự thật, Hà Nội. 64. Lê Thu Hoa (2007), Kinh tế vùng ở Việt Nam - từ lý luận đến thực tiễn, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. 65. Lê Nhị Hòa (2012), Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo kết hợp phát triển kinh tế với đảm bảo quốc phòng trên địa bàn Tây Nguyên từ năm 1996 đến năm 2006”, LATS Lịch sử Đảng, Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh. 157 66. Lê Mạnh Hùng (2005), Định hướng và những giải pháp kinh tế chủ yếu nhằm phát triển các ngành tiểu, thủ công nghiệp trong nông thôn tỉnh Hà Tây, LATS Kinh tế: 5.02.05, Đại học Kinh tế Quốc dân. 67. Huyện ủy Mỹ Đức (1991), Báo cáo của Ban Huyện ủy khóa XVII trình trước Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XVIII, tài liệu lưu hành nội bộ. 68. Huyện ủy Mỹ Đức (1996), Báo cáo của Ban chấp hành Đảng bộ huyện (nhiệm kỳ 1991 - 1995), nhiệm kỳ 5 năm 1996 - 2000 trình Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIX, tài liệu lưu hành nội bộ. 69. Huyện uỷ Mỹ Đức (1996), Nghị quyết về tổ chức thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn đến năm 2000 theo hướng CNH, HĐH, số 02-NQ/HU, ngày 24/10/1996, Mỹ Đức, tài liệu lưu hành nội bộ. 70. Huyện uỷ Mỹ Đức (1997), Báo cáo kiểm điểm các mặt công tác năm 1997, phương hướng nhiệm vụ năm 1998, số 25 – BC/HU, tháng 11/1997, tài liệu lưu hành nội bộ. 71. Huyện uỷ Mỹ Đức (1998), Báo cáo sơ kết 2 năm thực hiện các Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX nhiệm kỳ 1996 – 2000, số 06 – BC/HU, ngày 23/3/1998, lưu hành nội bộ. 72. Huyện uỷ Mỹ Đức (1999), Báo cáo kiểm điểm các mặt công tác năm 1998, phương hướng nhiệm vụ năm 1999, số 28 – BC/HU, tháng 1/1999, lưu hành nội bộ. 73. Huyện uỷ Mỹ Đức (1999), Báo cáo kiểm điểm các mặt công tác năm 1999, phương hướng nhiệm vụ năm 2000, số 22 – BC/HU, tháng 12/1999, lưu hành nội bộ. 74. Huyện ủy Mỹ Đức (2000), Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX, phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2000 - 2005, lưu hành nội bộ. 158 75. Huyện uỷ Mỹ Đức (2000), Báo cáo về chương trình và giải pháp thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2001 – 1005, số 40 – BC/ HU, ngày 10/8/2000, lưu hành nội bộ. 76. Huyện uỷ Mỹ Đức (2000), Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ khoá XIX nhiệm kỳ 1996 – 2000, số 72 – BC/ HU, ngày 13/11/2000, lưu hành nội bộ. 77. Huyện uỷ Mỹ Đức (2001), Báo cáo những mục tiêu, nhiệm vụ chủ yếu năm 2001 nhằm thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XX, số 77 – BC/HU, ngày 2/1/2001, lưu hành nội bộ. 78. Huyện uỷ Mỹ Đức (2001), Báo cáo kiểm điểm các mặt công tác năm 2001, phương hướng nhiệm vụ năm 2002, số 15 – BC/HU, tháng 11/2001, lưu hành nội bộ. 79. Huyện uỷ Mỹ Đức (2002), Chương trình đẩy nhanh CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn huyện Mỹ Đức thời kỳ 2001 – 2010 theo tinh thần Nghị quyết TW5 (khoá IX), số 04 – CT/HU, ngày 10/7/2002, lưu hành nội bộ. 80. Huyện uỷ Mỹ Đức (2002), Chương trình thực hiện kết luận Hội nghị TW6 (khóa IX) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 2 (khóa VIII), phương hướng phát triển khoa học và công nghệ đến năm 2005 và đến năm 2010, số 12-CTr/HU, ngày 30/10/2002, lưu hành nội bộ. 81. Huyện uỷ Mỹ Đức (2003), Nghị quyết về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, tiếp tục thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá, hiệu quả và bền vững, số 09 – NQ/HU, ngày 27/03/2003, lưu hành nội bộ. 82. Huyện uỷ Mỹ Đức (2003), Nghị quyết của Ban Thường vụ Huyện uỷ về chuyển đổi ruộng từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn gắn với quy hoạch sử dụng đất đai và cấp lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nông dân, số 10 – NQ/HU, ngày 01/10/2003, lưu hành nội bộ. 83. Huyện uỷ Mỹ Đức (2002), Báo cáo kiểm điểm các mặt công tác năm 2002, phương hướng nhiệm vụ năm 2003, số 36 – BC/HU, tháng 11/2002, lưu hành nội bộ. 159 84. Huyện uỷ Mỹ Đức (2003), Báo cáo kiểm điểm các mặt công tác năm 2003, phương hướng nhiệm vụ năm 2004, số 54 – BC/HU, tháng 11/2003, lưu hành nội bộ. 85. Huyện uỷ Mỹ Đức (2004), Báo cáo kiểm điểm các mặt công tác năm 2004, phương hướng nhiệm vụ năm 2005, số 83 – BC/HU, tháng 11/2004, lưu hành nội bộ. 86. Huyện ủy Mỹ Đức (2005), Báo cáo kết quả thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIX, phương hướng nhiệm vụ nhiệm kỳ 2005 - 2010, lưu hành nội bộ. 87. Huyện uỷ Mỹ Đức (2005), Nghị quyết về xây dựng đường giao thông nông thôn trên địa bàn toàn huyện, số 11 – NQ/HU, ngày 7/01/2005, lưu hành nội bộ. 88. Huyện uỷ Mỹ Đức (2005), Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ khoá XX nhiệm kỳ 2000 – 2005, số 06 – BC/HU, ngày 5/ 9/2005, lưu hành nội bộ. 89. Huyện uỷ Mỹ Đức (2005), Thông báo của Ban Thường vụ Huyện uỷ về đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, số 13 – TB/HU, ngày 10/11/2005, lưu hành nội bộ. 90. Huyện uỷ Mỹ Đức (2005), Báo cáo kiểm điểm các mặt công tác năm 2005, phương hướng nhiệm vụ năm 2006, số 60 – BC/HU, tháng 12/2005, lưu hành nội bộ. 91. Huyện uỷ Mỹ Đức (2006), Chương trình hành động của Huyện ủy thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, số 7 – CTr/HU, ngày 19/8/2006, lưu hành nội bộ. 92. Huyện uỷ Mỹ Đức (2006), Báo cáo kiểm điểm các mặt công tác năm 2006, phương hướng nhiệm vụ năm 2007, số 36 – BC/HU, tháng 12/2006, lưu hành nội bộ. 93. Huyện uỷ Mỹ Đức (2007), Báo cáo kiểm điểm các mặt công tác năm 2007, phương hướng nhiệm vụ năm 2008, số 57 – BC/HU, tháng 12/2007, lưu hành nội bộ. 160 94. Huyện uỷ Mỹ Đức (2008), Báo cáo kiểm điểm các mặt công tác năm 2008, phương hướng nhiệm vụ năm 2009, số 63 – BC/HU, tháng 12/2008, lưu hành nội bộ. 95. Huyện uỷ Mỹ Đức (2008), Báo cáo kết quả giữa nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXI và những giải pháp tiếp tục thực hiện đến năm 2010, số 87 – BC/HU, ngày 30/7/2008, lưu hành nội bộ. 96. Huyện ủy Mỹ Đức (2010), Báo cáo chính trị Đại hội lần thứ XXII Đảng bộ huyện Mỹ Đức nhiệm kỳ 2010 - 2015, lưu hành nội bộ. 97. Huyện uỷ Mỹ Đức (2010), Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Huyện uỷ, Ban Thường vụ Huyện uỷ khoá XXI nhiệm kỳ 2005 – 2010, số 13 – BC/HU, ngày 5/7/2010, lưu hành nội bộ. 98. Huyện ủy - Hội đồng nhân dân - ủy ban nhân dân Huyện Ứng Hòa (2015), Địa chí Ứng Hòa, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 99. Thu Hương (2006), Hà Tây tập trung cải thiện môi trường đầu tư, Báo Kinh tế Việt Nam, số 7. 100. Phạm Đức Kiên (2011), Đảng lãnh đạo kết hợp phát triển kinh tế với thực hiện sách xã hội từ năm 1991 đến năm 2006”, LATS, Học viện Quốc gia Hồ Chí Minh. 101. Đỗ Thiên Kính (1998), Một số khía cạnh về mối tương quan giữa chuyển đổi cơ cấu lao động- nghề nghiệp xã hội và phân tầng mức sinh sống ở vùng nông thôn đồng bằng sông Hồng trong thời kỳ đổi mới, Luận văn thạc sĩ xã hội học, Viện Xã hội học, Hà Nội. 102. Trần Hoàng Kim (1995), Tiềm năng kinh tế đồng bằng Sông Hồng, Nxb Thống Kê, Hà Nội. 103. Nguyễn Văn Khanh (2003): Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở vùng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới”, Nxb CTQG, Hà Nội. 161 104. Nguyễn Văn Khánh (2001), Biến đổi cơ cấu ruộng đất và kinh tế nông nghiệp ở đồng bằng châu thổ sông Hồng trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 105. Nguyễn Văn Khánh (2013), Ruộng đất, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam thời kỳ cận - hiện đại, Nxb Thế Giới, Hà Nội. 106. Nguyễn Thọ Khang - Bùi Thị Kim Hậu (2016): Giải quyết những vấn đề kinh tế và xã hội cấp bách ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự Thật, Hà Nội. 107. Hà Mạnh Kha (chủ nhiệm đề tài) (2016), Nông thôn đồng bằng Bắc Bộ (1996 - 2006), Đề tài cấp Bộ, Viện Sử học, Viện Hàn Lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Hà Nội. 108. Phan Thanh Khôi - Lương Xuân Hiến (Đồng chủ biên) (2006), Một số vấn đề kinh tế - xã hội trong tiến trình Công nghiệp hóa, hiện đại hóa vùng đồng bằng sông Hồng, Nxb Lý Luận chính trị, Hà Nội. 109. Nguyễn Đình Lê (chủ biên) (2017), Một số vấn đề về biến đổi cơ cấu kinh tế - xã hội Việt Nam (1986- 2000), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 110. Đỗ Thị Thanh Loan (2016), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng trong bối cảnh hội nhập quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 111. Ngô Thắng Lợi (2011): Hoạch định phát triển kinh tế - xã hội - Lý luận và thực tiễn ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 112. Nguyễn Thiện Luân (2001): Một số vấn đề về công nghiệp hoá - hiện đại hoá trong phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn thời kỳ 2001 - 2020, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội. 113. Lê Quốc Lý (2013), Chính sách xóa đói, giảm nghèo - Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 114. Lê Quốc Lý (2014), Chính sách an sinh xã hội - Thực trạng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 162 115. Đỗ Hoài Nam (chủ biên) (1993), Đổi mới và phát triển các thành phần kinh tế, Nxb CTQG, Hà Nội. 116. Đỗ Hoài Nam, (1996), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển mũi nhọn”, NXB KHXH, Hà Nội. 117. Phạm Xuân Nam (chủ biên) (1997), Đổi mới chính sách xã hội - luận cứ và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 118. Phạm Xuân Nam (2013), Quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với phát triển xã hội trên nguyên tắc tiến bộ và công bằng, Tạp chí Lý luận chính trị số 1. 119. Niên giám thống kê huyện Mỹ Đức 1990 – 1995 (1995), Văn phòng lưu trữ huyện Mỹ Đức. 120. Niên giám thống kê huyện Mỹ Đức 1995 – 2000 (2000), Văn phòng lưu trữ huyện Mỹ Đức. 121. Niên giám thống kê huyện Mỹ Đức 2000– 2005 (2005),Văn phòng lưu trữ huyện Mỹ Đức. 122. Niên giám thống kê huyện Mỹ Đức 2005 – 2010 (2010),Văn phòng lưu trữ huyện Mỹ Đức. 123. Nguyễn Quang Ngọc (1998), Cơ cấu xã hội trong quá trình phát triển của lịch sử Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 124. Nguyễn Quang Ngọc (2009), Một số vấn đề làng xã Việt Nam, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 125. Nhiều tác giả (2012), Từ điển kinh tế Nga - Việt - Anh, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 126. Nguyễn Thị Kim Nhung (2005): Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu vốn các đối tượng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh Hà Tây, Tạp chí Ngân hàng số 12, tr 45 - 47. 127. Nguyễn Văn Mạnh (chủ biên) (2010), Vai trò của nhà nước đối với phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội trong tiến trình đổi mới ở Việt Nam”, Đề tài KX02.22/06-10, Viện Nhà nước và Pháp luật, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 163 128. Vũ Oanh (1998), Nông nghiệp và nông thôn trên con đường công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hợp tác hóa, dân chủ hóa, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 129. Nguyễn Xuân Oánh (2001), Đổi mới - Vài nét lớn của một chính sách kinh tế Việt Nam, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 130. Lê Quang Phi (chủ biên) (2007), Đổi mới tư duy lý luận của Đảng về CNH, HĐH ở nước ta Nxb CTQG, Hà Nội. 131. Lê Quang Phi (2012), Đảng lãnh đạo sự nghiệp CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn từ năm 1991 đến năm 2002”, LATS, Học viện Chính trị Quốc Gia Hồ Chí Minh. 132. Trần An Phong (chủ biên) (1994), Số liệu cơ bản tình hình kinh tế xã hội vùng kinh tế sinh thái gò đồi tỉnh Hà Tây (1990 - 1993), Hà Tây. 133. Phòng NN - PTNT huyện Mỹ Đức (1997), Báo cáo về kế hoạch kiên cố hoá hệ thống kênh tưới nội đồng huyện Mỹ Đức giai đoạn 1997 – 2005, số 3 – BC/NN/TL, ngày 15/1/1997, Mỹ Đức. 134. Phòng NN - PTNT huyện Mỹ Đức (2003), Báo cáo tiến độ thực hiện đề tài “Xây dựng mô hình vùng lúa chất lượng cao”, số 65 – BC/NN, ngày 15/11/2003, Mỹ Đức. 135. Phòng NN - PTNT huyện Mỹ Đức (2005), Báo cáo kết quả chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, phát triển kinh tế trang trại 2000 – 2005 và phương hướng nhiệm vụ năm 2010, số 01 – BC/NN, ngày 31/8/2005, Mỹ Đức. 136. Phòng NN - PTNT huyện Mỹ Đức (2005), Báo cáo về kết quả thực hiện các chương trình phát triển kinh tế nông nghiệp giai đoạn 2000 – 2005 và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới, số 43 – BC/NN, tháng 9/2005, Mỹ Đức. 137. Phòng NN - PTNT huyện Mỹ Đức (2005), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2005 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2006, số 21- BC/NN, tháng 10/2005, Mỹ Đức. 164 138. Phòng NN - PTNT huyện Mỹ Đức (2006), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2006 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2007, số 26- BC/NN, tháng 10/2006, Mỹ Đức. 139. Phòng NN - PTNT huyện Mỹ Đức (2007), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2007 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2008, số 74- BC/NN, tháng 11/2007, Mỹ Đức. 140. Phòng NN - PTNT huyện Mỹ Đức (2008), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2008 và phương hướng, nhiệm vụ công tác năm 2009, số 17- BC/NN, tháng 11/2008, Mỹ Đức. 141. Phòng NN - PTNT huyện Mỹ Đức (2009), Báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển nông nghiệp 2005 – 2010 và phương hướng nhiệm vụ 2010 – 2015, số 52 – BC/NN, tháng 11/ 2009, Mỹ Đức. 142. Phòng Thống kê huyện Mỹ Đức (2001), Một số chỉ tiêu chủ yếu về kinh tế - xã hội huyện Mỹ Đức (1995 – 2000), tháng 1/2001, Mỹ Đức. 143. Phòng Thống kê huyện Mỹ Đức (2005), Báo cáo chỉ tiêu kinh tế cơ bản trong 5 năm giai đoạn 2001 – 2005, phương hướng đến năm 2010, tháng 8/2005, Mỹ Đức. 144. Phòng Thống kê huyện Mỹ Đức (2001), Niên giám thống kê 1996 – 2000, tháng 8/2001, Mỹ Đức. 145. Phòng Thống kê huyện Mỹ Đức (2006), Niên giám thống kê 2001 – 2005, tháng 1/2006, Mỹ Đức. 146. Phòng Thống kê huyện Mỹ Đức (2010), Niên giám thống kê 2005 – 2009, tháng 7/2010, Mỹ Đức. 147. Phan Thanh Phố (1996), Những vấn đề cơ bản về kinh tế và đổi mới kinh tế ở Việt Nam”, Nxb Giáo Dục , Hà Nội. 148. Nguyễn Trọng Phúc (2000), Một số kinh nghiệm của Đảng cộng sản Việt Nam trong quá trình lãnh đạo sự nghiệp đổi mới, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 149. Vũ Văn Phúc (2014), Đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 165 150. Vũ Văn Phúc (2017), Phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta - Lý luận và thực tiễn”Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội 151. Đỗ Nguyên Phương và Trần Xuân Kiên (2010), Cơ cấu xã hội Việt Nam và những vấn đề bức xúc trong quá trình đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 152. Nguyễn Trung Quế (1995), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng, Nxb Nông Nghiệp, Hà Nội. 153. Nguyễn Duy Quý (2009), Đổi mới tư duy và công cuộc đổi mới ở Việt Nam, Nxb KHXH, Hà Nội. 154. Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Lê Ngọc Tòng (2005), Nhìn lại quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng (1986-2005)” Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 155. Lê Văn Sang (2014), Các mô hình kinh tế thị trường trên thế giới, Nxb Thống kê, Hà Nội. 156. Hoàng Thiếu Sơn (1999), Địa chí Hà Tây, Nxb Sở Văn hóa Thông Tin Hà Tây. 157. Tạ Ngọc Tấn (2010), Một số vấn đề về cơ cấu xã hội Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 158. Nguyễn Thị Thanh (2001), Một số quan điểm về chính sách xã hội của Đảng trong thời kỳ đổi mới, Tạp chí Lịch sử Đảng số 3 - 2001. 159. Đặng Văn Thắng, Phạm Ngọc Dũng (2003), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công - nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng, thực trạng và triển vọng”, NxB CTQG, Hà Nội. 160. Hoàng Đức Thân và TS. Đinh Quang Ty (2011), Tăng trưởng kinh tế và tiến bộ, công bằng xã hội ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 161. Tạ Đình Thi (2007), Chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững của vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ - Việt Nam, Luận án tiến sĩ kinh tế, Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội. 166 162. Nguyễn Văn Thường (chủ biên) (2007), Một số vấn đề kinh tế - xã hội sau 20 năm đổi mới ở Việt Nam: Dự án hỗ trợ tổng kết 20 năm đổi mới ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 163. Vũ Hồng Tiến (2005), Một số vấn đề kinh tế - xã hội trong thời kỳ quá độ tiến lên CNXH ở Việt Nam, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội. 164. Trương Thị Tiến (1999), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế nông nghiệp ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 165. Tỉnh uỷ Hà Tây (1996), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XII, tháng 4/1996, Kho Lưu trữ Tỉnh ủy Hà Tây. 166. Tỉnh uỷ Hà Tây (1996), Nghị quyết về tổ chức thực hiện mục tiêu phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn theo hướng CNH, HĐH đến năm 2000, số 01 – NQ/TU, ngày 1/10/1996, Kho Lưu trữ Tỉnh ủy Hà Tây. 167. Tỉnh uỷ Hà Tây (1997), Chỉ thị 20 – CT/TU của Ban Thường vụ Huyện ủy về việc chuyển đổi HTX nông nghiệp theo Luật HTX, ngày 1/4/1997, Kho Lưu trữ Tỉnh ủy Hà Tây. 168. Tỉnh uỷ Hà Tây (1997), Nghị quyết về phát triển khoa học và công nghệ trong thời kỳ CNH, HĐH và nhiệm vụ đến năm 2000, số 04 – NQ/ TU, ngày 14/4/1997, Kho Lưu trữ Tỉnh ủy Hà Tây. 169. Tỉnh uỷ Hà Tây (1997), Chỉ thị về việc đẩy mạnh sản xuất trên cơ sở đổi ruộng từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn gắn với quy hoạch sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nông dân, số 14 – CT/TU, ngày 12/7/1997, Kho Lưu trữ Tỉnh ủy Hà Tây. 170. Tỉnh uỷ Hà Tây (1999), Chương trình 13-CTr/TU về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ Tỉnh lần thứ VIII về mục tiêu đạt một triệu tấn lương thực vào năm 2000, ngày 26/2/1999, Kho Lưu trữ Tỉnh ủy Hà Tây. 171. Tỉnh uỷ Hà Tây (1999), Chương trình 14-CTr/TU về an toàn đê điều và giải quyết cơ bản úng hạn để ổn định và phát triển nông thôn, nông nghiệp, ngày 10/4/1999, Kho Lưu trữ Tỉnh ủy Hà Tây. 167 172. Tỉnh uỷ Hà Tây (1999), Chương trình 15-CTr/TU về tiếp tục thực hiện mục tiêu phát triển chăn nuôi đến năm 2000, ngày 10/4/1999, Kho Lưu trữ Tỉnh ủy Hà Tây. 173. Tỉnh uỷ Hà Tây (1999), Chương trình 24-CTr/TU về thực hiện Nghị quyết Trung ương 5 (khóa IX) về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn Hà Tây thời kỳ 2001 – 2010, ngày 20/4/2002, Kho Lưu trữ Tỉnh ủy Hà Tây. 174. Tỉnh uỷ Hà Tây (2000), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII, tháng 12/2000, Kho Lưu trữ Tỉnh ủy Hà Tây. 175. Tỉnh uỷ Hà Tây (2001), Thông báo của Tỉnh uỷ về triển khai thực hiện chương trình phát triển nông nghiệp đến năm 2005 theo hướng sản xuất hàng hoá, hiệu quả và bền vừng, số 40 – TB/TU, ngày 14/5/2001, Kho Lưu trữ Tỉnh ủy Hà Tây. 176. Tỉnh uỷ Hà Tây (2001), Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 63 – CT/ TW của Bộ Chính trị (khoá VIII) về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn, số 02 – KH/TU, ngày 24/5/2001, Kho Lưu trữ Tỉnh ủy Hà Tây. 177. Tỉnh uỷ Hà Tây (2001), Chỉ thị của Ban Thường vụ Tỉnh uỷ về tăng cường sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng đối với hoạt động của Hội nông dân trong thời kỳ CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, số 10 – CT/TU, ngày 17/7/2001, Kho Lưu trữ Tỉnh ủy Hà Tây. 178. Tỉnh uỷ Hà Tây (2003), Nghị quyết của Tỉnh uỷ thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khoá IX) về tăng cường quản lý và sử dụng đất đai trên địa bàn tỉnh, số 06 – NQ/TU, ngày 17/4/2003. 179. Tỉnh uỷ Hà Tây (2003), Chỉ thị 50-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về lãnh đạo xây dựng cánh đồng đạt giá trị từ 50 triệu đồng/ha/năm trở lên, ngày 14/9/2003, Kho Lưu trữ Tỉnh ủy Hà Tây. 180. Tỉnh uỷ Hà Tây (2005), Văn kiện Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, tháng 12/2005, Kho Lưu trữ Tỉnh ủy Hà Tây. 168 181. Tỉnh uỷ Hà Tây (2006), Nghị quyết Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ Tỉnh lần thứ 3 (Khóa XIV)về phát triển nông nghiệp, nông thôn đến năm 2010, số 03 – NQ/TU, ngày 5/5/2006, Kho Lưu trữ Tỉnh ủy Hà Tây. 182. Tỉnh uỷ Hà Tây (2006), Chỉ thị 8-CT/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về đẩy nhanh tiến độ dồn điền, đổi thửa gắn với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, ngày 14/6/2006, Kho Lưu trữ Tỉnh ủy Hà Tây. 183. Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Văn Phú (đồng chủ biên) (2006), Phát triển kinh tế vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa”, Nxb Chính trị Quốc Gia, Hà Nội. 184. Nguyễn Ngọc Toàn, Bùi Văn Huyền (2013), Tái cấu trúc nền kinh tế Việt Nam: Nhìn từ cơ cấu ngành và cơ cấu thành phần kinh tế, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 185. Đặng Văn Tu, Nguyễn Tá Nhí (2011), Địa chí Hà Tây, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 186. Trần Nguyễn Tuyên (2010), Gắn kết tăng trưởng kinh tế với tiến bộ, công bằng xã hội, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 187. Nguyễn Phú Trọng (2006), Đổi mới và phát triển ở Việt Nam một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 188. Nguyễn Thị Tố Uyên (2013), Các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị Quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 189. UBND huyện Mỹ Đức (1996), Chương trình hành động đến năm 2000 để thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Mỹ Đức lần thứ XIX, số 256 – CV/ UB, ngày 26/11/1996. 190. UBND huyện Mỹ Đức (1997), Kế hoạch chuyển đổi ruộng đất, tiến hành cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng ruộng đất chính thức cho người nông dân, số 55 – KH/ UB, ngày 10/3/1997. 191. UBND huyện Mỹ Đức (1997), Đề án chuyển đổi HTX nông nghiệp của huyện Mỹ Đức theo Luật HTX, số 107 – ĐA/UB, ngày 20/4/ 1997. 192. UBND huyện Mỹ Đức (1997), Báo cáo sơ kết chỉ đạo điểm chuyển đổi HTX nông nghiệp theo Luật HTX, số 26 – BC/UB, ngày 12/9/1997. 169 193. UBND tỉnh Hà Tây (1997), Quy hoạch tổng thể kinh tế - xã hội vùng Hương Sơn giai đoạn 1997 - 2010, Mỹ Đức. 194. UBND huyện Mỹ Đức, Bản Quản lý thắng cảnh chùa Hương (1998), Một số văn bản pháp quy về công tác quản lý khu di tích và thắng cảnh Chùa Hương, Mỹ Đức. 195. UBND tỉnh Hà Tây, Sở Du lịch Hà Tây (1998), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch thắng cảnh chùa Hương, Mỹ Đức. 196. UBND huyện Mỹ Đức (1999), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Mỹ Đức giai đoạn 2000 – 2005 – 2010, tháng 10/1999. 197. UBND tỉnh Hà Tây (1999), Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Mỹ Đức thời kỳ 1999 - 2000, Mỹ Đức. 198. UBND huyện Mỹ Đức (2000), Báo cáo tổng kết phong trào thi đua 10 năm đổi mới (1991 – 2000) và phương hướng nhiệm vụ thi đua khen thưởng (2001 – 2005), số 45 – BC/UB, ngày 16/8/2000. 199. UBND huyện Mỹ Đức (2001), Chương trình thực hiện Chỉ thị số 63 – CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng khoa học và công nghệ phục vụ CNH – HĐH nông nghiệp và nông thôn Mỹ Đức, số 309 – CT/UB, ngày 29/8/2001. 200. UBND huyện Mỹ Đức (2001), Báo cáo quy hoạch chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi huyện Mỹ Đức giai đoạn 2001 – 2005, tầm nhìn 2010 theo hướng hiệu quả và bền vững, tháng 11/2001. 201. UBND huyện Mỹ Đức (2002), Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Mỹ Đức đến năm 2010, Mỹ Đức. 202. UBND huyện Mỹ Đức (2002), Báo cáo tổng kết 5 năm 1998 - 2002 thực hiện luật ngân sách nhà nước, Mỹ Đức. 203. UBND huyện Mỹ Đức (2003), Hướng dẫn trình tự lập hồ sơ chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi, hỗ trợ kinh phí chuyển đổi cơ cấu cây trồng - vật nuôi và dồn ô đổi thửa trên địa bàn huyện Mỹ Đức, số 509 – HD/UB, ngày 20/10/2003. 170 204. UBND huyện Mỹ Đức (2003), Báo cáo sơ kết thực hiện chương trình Nguyên chủng hoá giống lúa vụ xuân năm 2003, số 31 – BC/UB, ngày 25/6/2003. 205. UBND huyện Mỹ Đức (2003), Báo cáo kết quả thực hiện các chương trình phát triển nông nghiệp và phương hướng, nhiệm vụ thời gian tới, số 43BC/UB, ngày 20/8/2003. 206. UBND huyện Mỹ Đức (2003), Kế hoạch về công tác chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi và công tác chuyển đổi ruộng đất nông nghiệp từ ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn gắn với quy hoạch sử dụng đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho người nông dân, số 438 – KH/UB, ngày 9/10/2003. 207. UBND huyện Mỹ Đức (2003), Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội 5 năm 1999 - 2004 và phương hướng nhiệm vụ phát triển năm 2000, Mỹ Đức. 208. UBND huyện Mỹ Đức (2003), Báo cáo tổng kết kinh tế - xã hội năm 1995, 2000, 2003. 209. UBND huyện Mỹ Đức (2003), Báo cáo tình hình thực hiện dự toán ngân sách 2002, Nhiệm vụ dự toán ngân sách năm 2003, Mỹ Đức. 210. UBND huyện Mỹ Đức (2003), Điều chỉnh bổ sung quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội huyện Mỹ Đức thời kỳ 1999 - 2010, Mỹ Đức. 211. UBND huyện Mỹ Đức (2004), Báo cáo kết quả thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế huyện Mỹ Đức, số 55 – BC/UB, ngày 15/9/2004. 212. UBND huyện Mỹ Đức (2005), Báo cáo đánh giá thực hiện sản xuất vụ đông 2005 – 2006, làm thủy lợi nội đồng, công tác dồn ruộng, triển khai kế hoạch sản xuất vụ xuân năm 2006, số 74-BC/UB, ngày 30/11/2005. 213. UBND huyện Mỹ Đức (2005), Báo cáo tình hình kết quả cải tạo, nâng cấp xây dựng hệ thống giao thông nông thôn huyện Mỹ Đức từ năm 2001 – 2005, số 60 – BC/UB, ngày 6/10/2005. 171 214. UBND huyện Mỹ Đức (2008), Báo cáo kết quả 4 năm thực hiện Nghị quyết số 09-NQ/HU ngày 26/7/2003 của Huyện ủy về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi,và Nghị quyết số 10-NQ/HU ngày 01/10/2003 của Ban Thường vụ Huyện ủy về dồn ô thửa nhỏ thành ô thửa lớn, số 03-BC/UB, ngày 7/1/2008. 215. UBND huyện Mỹ Đức (2008), Báo cáo thực trạng sản xuất nông nghiệp, cơ sở hạ tầng nông thôn, tình hình nông dân và hiện trạng các công trình thủy lợi phục vụ sản xuất nông nghiệp, số 06 – BC/UB, ngày 28/8/2008. 216. Phạm Văn Vang (1990), Phương thức kết hợp sản xuất nông nghiệp với lâm nghiệp ở Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 217. Đào Văn Vui, Nguyễn Cảnh Minh, Nguyễn Đình Lê (1994), Lịch sử Hà Tây, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 218. Website: PL1 PHỤ LỤC PL2 PL3 PL4 PL5 Bảng: Tổng hợp một số chỉ tiêu các tiểu vùng kinh tế của Mỹ Đức Chỉ tiêu Tiểu vùng 1 Tiểu vùng 2 Tiểu vùng 3 Diện tích (2003) (km2) % so với toàn huyện 81,1 35,3 65,64 28,5 83,3 36,2 Dân số năm 2003 (người) so với toàn huyện 53.242 31,3 80.037 46,9 36,2 37.158 Mật độ dân số năm 2003 (người/km2) 656,4 1219,3 446,0 Đặc điểm tự nhiên - Địa hình chủ yếu là đồi núi đá vôi, gò đồi, cánh đồng trước núi, với thành phần đất pheralit đỏ vàng trên đá vôi, đất bạc màu, đất mùn ven núi - Có nhiều đá vôi, than bùn, đất sét - Địa hình đồng bằng do phù sa song Đáy bồi đắp, đất đai màu mỡ gồm: đất trong đê và đất ngoài đê - Có nhiều xát xây dựng - Địa hình núi đá vôi dạng thấp, nhiều thung lung, cánh đồng trước núi, nhiều hang động Caxtơ, chủ yếu là đất pherali đỏ vàng trên búi đá vôi, đất bồi tích lắng đọng. - Có nhiều đá vối, đá xanh, đá đen Gralit, than bùn, đất sét Đặc điểm kinh tế - 26,9% GDP toàn huyện - Cơ cấu kinh tế: Nông – lâm – ngư: 58,7%, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: 11,6%, dịch vụ - du lịch: 29,7% - Nông nghiệp: lúa, ngô, sắn, lạc, cây ăn quả, trâu, bò, dê, gia cầm - Công nghiệp: Khai thác đá các loại, sản xuất vi sinh. - Các chợ trung tâm cụm xã: chợ Vài, chợ Tuy Lai - 48,6% GDP toàn huyện - Cơ cấu kinh tế: nông – lâm – ngư nghiệp: 60,1%, Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: 9,2%, dịch vụ - du lịch: 21,8% - Nông nghiệp: lúa, ngô, đậu tương, dâu tằm, trâu, bò, lợn, gia cầm. - Tiểu thủ công nghiệp: dệt, thêu, mây tre đan, chế biến thực phẩm, khai thác cát. - Trung tâm thương mại dịch vụ lớn nhất huyện - 24,5% GDP toàn huyện - Cơ cấu kinh tế: nông- ngư – lâm: 40,1%, Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp: 8,9% và dịch vụ - du lịch: 51,0% - Nông nghiệp: lúa, khoai, cây ăn quả, trâu bò, dê, rừng đặc dụng. - Công nghiệp: khai thác đá các loại. Dịch vụ - du lịch phát triển nhất huyện PL6 Trƣờng Trung học phổ thông Mỹ Đức B [đồng tác giả] Buổi lễ giao quân, tiễn đƣa thanh niên lên đƣờng làm nghĩa vụ quân sự [8] PL7 Trạm biến thế điện trên địa bàn thị trấn Đại Nghĩa [8] PL8 Mƣơng dẫn nƣớc ở xã Phù Lƣu Tế Khu trung tâm y tế huyện Mỹ Đức [Đồng tác giả] PL9 Đình Áng Thƣợng, di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia Trạm Bơm Phù Lƣu Tế [8] PL10 Công trình thủy lợi xã An Phú [Tác giả] Cánh đồng cao sản ở Xã An Mỹ PL11 Chợ Vài thời kỳ đổi mới [8] PL12 Sản xuất nông nghiệp ở xã An Phú [12] PL13 Mô hình trồng sen tại xã An Phú [ Tác giả] Mô hình nuôi lợn tại xã An Phú [8] PL14 Mô hình chăn nuôi gà tại xã An Phú [8] Khu Hành chính huyện Mỹ Đức [ ] PL15 Ban Thƣờng vụ huyện Mỹ Đức nhiệm kỳ 2006 – 2010 [8] PL16 Báo Hà Sơn Bình, ngày 2-3-1991 PL17 Báo Hà Sơn Bình 3-4-1990 PL18 Báo Hà Sơn Bình, ngày 10-4-1991 PL19 Báo Hà Sơn Bình, ngày 1-2-1991 PL20 Báo Hà Sơn Bình, ngày 9-9-1991 PL21 Báo Hà Sơn Bình, ngày 11-3 – 1991 PL22 Báo Hà Sơn Bình, ngày 19 – 1 – 1991 PL23 Báo Hà Sơn Bình, ngày 22 –1 – 1990 PL24 Báo Hà Sơn Bình, ngày 22-6 – 1991 PL25 Báo Hà Tây, ngày 25 – 11 -1991 PL26 Báo Hà tây, ngày 2-5 -1992 PL27 Báo Hà Tây, ngày 18 – 6 – 1992 PL28 Báo Hà Tây, ngày 25 – 7 – 1993 PL29 Báo Hà Tây, ngày 15 – 9 – 1993 PL30 Báo Hà Tây, ngày 3 -10 – 2000 PL31 Báo Hà Tây, ngày 16 – 5 – 2000 PL32 Báo Hà Tây, ngày 20 – 1 – 2001 PL33 Báo Hà Tây, ngày 2-3 -2001 PL34 Báo Hà Tây, ngày 14 – 10 – 2002 PL35 Báo Hà Tây, ngày 16 – 5 – 2004 PL36 Báo Hà Tây, ngày 19 – 5 2004 PL37 Báo Hà Tây, ngày 20 – 7 – 2005 PL38 Báo Hà Tây, ngày 21 – 4 – 2005 PL39 Báo Hà Tây, ngày 16 – 4 – 2007 PL40 Báo Hà Tây, ngày 23 – 7- 2007

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chuyen_bien_kinh_te_xa_hoi_huyen_my_duc_ha_tay_tu_na.pdf
  • pdf11Thông tin tom tat luận án.pdf
  • pdftóm tắt anh việt nộp online.pdf
Tài liệu liên quan