HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN VÂN HẠNH
CHỦ THỂ NHẬN THỨC
TRONG TRIẾT HỌC CỦA IMMANUEL KANT
VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
NGUYỄN VÂN HẠNH
CHỦ THỂ NHẬN THỨC
TRONG TRIẾT HỌC CỦA IMMANUEL KANT
VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA NÓ
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA DUY VẬT BIỆN CHỨNG
VÀ CHỦ NGHĨA DUY VẬT LỊCH SỬ
Mã
161 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 398 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Chủ thể nhận thức trong triết học của immanuel kant và ý nghĩa hiện thời của nó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
số: 62 22 03 02
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. TRẦN VĂN PHÒNG
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung
thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo
quy định.
Tác giả
Nguyễn Vân Hạnh
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN
ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN...........................................................................................5
1.1. Các công trình đề cập đến cơ sở cho sự hình thành quan niệm về chủ
thể nhận thức trong triết học I.Kant ..............................................................5
1.2. Các công trình đề cập tới nội dung của quan niệm chủ thể nhận thức
trong triết học I.Kant ...................................................................................11
1.3. Các công trình liên quan đến đánh giá về quan niệm chủ thể nhận thức
trong triết học của I.Kant.............................................................................23
1.4. Những vấn đề luận án cần tiếp tục nghiên cứu.............................................33
Chương 2: CƠ SỞ CHO SỰ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM VỀ CHỦ THỂ
NHẬN THỨC TRONG TRIẾT HỌC I.KANT....................................................35
2.1. Cơ sở khách quan cho sự hình thành quan niệm về chủ thể nhận thức
của I.Kant ....................................................................................................35
2.2. Nhân tố chủ quan cho sự hình thành quan niệm về chủ thể nhận thức
của I.Kant ....................................................................................................68
Chương 3: CHỦ THỂ NHẬN THỨC TRONG TRIẾT HỌC I.KANT -
NHỮNG NỘI DUNG CHỦ YẾU ...........................................................................78
3.1. Khách thể, chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant. Quan niệm của
ông về chủ thể nhận thức và vai trò của nó.................................................78
3.2. Chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant được xây dựng thông qua
phương pháp phê phán ................................................................................86
3.3. Những đặc điểm của chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant.....................90
Chương 4: GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA HIỆN THỜI CỦA
QUAN NIỆM VỀ CHỦ THỂ NHẬN THỨC TRONG TRIẾT HỌC I.KANT....116
4.1. Giá trị của quan niệm về chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant ............116
4.2. Những hạn chế cơ bản của quan niệm về chủ thể nhận thức trong
triết học I.Kant ..........................................................................................129
4.3. Ý nghĩa hiện thời của quan niệm về chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant ....141
KẾT LUẬN ............................................................................................................148
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ...........................................150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................151
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX nhiều nước tây Âu đã chuyển sang chế độ
tư bản chủ nghĩa, trong khi đó nước Đức vẫn là một quốc gia phong kiến lạc hậu.
Trong bối cảnh đó Immanuel Kant đã nổi lên như một trong những nhà khai sáng vĩ
đại của dân tộc Đức. Qua những tác phẩm của mình, ông đã bộc lộ một khát vọng
tuyệt mỹ là thức tỉnh con người bằng trí tuệ. I.Kant nhận ra rằng chỉ có ánh sáng của
trí tuệ mới có đủ sức mạnh giúp con người chống lại mọi sự cuồng tín, giáo điều đã
ăn sâu bám rễ trong đời sống nước Đức nói riêng và tây Âu nói chung.
Bởi vậy, có một thời người ta lầm tưởng rằng triết học của I.Kant chỉ đơn
thuần là triết học đề cao trí tuệ nhưng xuyên suốt các tác phẩm của triết gia vĩ đại
này, đặc biệt là bộ ba tác phẩm “phê phán”, chúng ta nhận ra rằng triết học của
ông không chỉ có vậy. Ông đặt ra cho triết học phê phán của mình câu hỏi lớn:
Con người là gì? Để trả lời được câu hỏi này cần trả lời ba câu hỏi sau: Tôi có thể
biết được cái gì? Tôi phải làm gì? Tôi có thể hy vọng vào cái gì? Theo I.Kant,
nhiệm vụ trả lời câu hỏi thứ nhất thuộc về nhận thức luận. Câu hỏi thứ hai dành
cho đạo đức học. Câu hỏi thứ ba dành cho mỹ học. Xuất phát từ con người lý tính,
I.Kant đã chỉ ra cho con người con đường dẫn tới tự do và hạnh phúc, con người
phải làm gì để xứng đáng với chức phận làm người của mình, nói như nhà nghiên
cứu Trần Thái Đỉnh: “Triết học I.Kant không còn là thứ triết đề cao tri thức như
người ta vẫn lầm tưởng nữa, nhưng là triết tìm hiểu ý nghĩa và bổn phận làm
người của ta” [24, tr.34]. Có thể nói, với I.Kant lý tính là phương tiện, chứ không
phải là mục đích cuối cùng của tồn tại người. Cuối tác phẩm lừng danh “Phê phán
lý tính thuần túy”, I.Kant đã bày tỏ rõ ràng mục đích đó: “Sự phê phán đối với lý
tính liều lĩnh bay bổng bằng đôi cánh của chính mình, phải đi trước như là môn dự
bị cho mọi hoạt động của lý tính, cả hai sẽ cùng tạo thành triết học với nghĩa đúng
đắn và chân thực nhất của từ này” [42, tr.1185].
Vậy trong bối cảnh của thế kỷ XXI này, những quan điểm của I.Kant có còn
giá trị? Ngày nay khoa học đã đạt được những thành chưa từng có, vũ trụ bí hiểm
2
khôn lường cũng dần dần được hé lộ trước ánh sáng của khoa học. Nhưng nếu
chúng ta thỏa mãn với những điều mình biết thì có còn ham thích khám phá cái
mới? Cuộc sống là dòng chảy không ngừng nghỉ, bởi vậy để tồn tại và phát triển
con người cần không ngừng sáng tạo, tìm hiểu cái mới. Để làm được điều đó, chúng
ta cần làm rõ năng lực nhận thức của chính chúng ta có những quy luật nào? Con
người có thể nhận thức được gì? Quá trình nhận thức diễn ra như thế nào?... Từ ba
thế kỷ trước, triết học lý luận của I.Kant đã có những câu trả lời đó. Mặc dù câu trả
lời của I.Kant chưa phải là tối ưu nhưng nó vẫn còn ý nghĩa to lớn đối với ngày nay.
Mặt khác, cuộc sống hiện đại đã giúp con người đoạn tuyệt với xiềng xích
của lễ giáo hà khắc đưa con người tới chân trời tự do nhưng lại đẩy họ vào bi kịch
mới với những dục vọng tầm thường, nỗi cô đơn vô tận, sự tha hóa, mất lương tri,...
Con người một lần nữa lại phải đặt ra câu hỏi cho chính sự tồn tại của mình, để định
hướng lại giá trị. Trong hành trình đó con người không thể thiếu “đôi cánh của lý
tính”, bởi lẽ giữa ba giá trị cốt lõi của đời sống là Chân - Thiện - Mỹ có một mối
quan hệ hữu cơ, không thể tách rời.
Vì những lý do trên, tôi đã chọn: “Chủ thể nhận thức trong triết học của
Immanuel Kant và ý nghĩa hiện thời của nó” làm đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích làm rõ những nội dung cơ bản trong quan niệm về con
người với tư cách là chủ thể nhận thức trong triết học của I.Kant, luận án chỉ ra
những giá trị, hạn chế và ý nghĩa hiện thời của quan niệm này.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để hoàn thành mục tiêu trên, đề tài cần thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau:
Thứ nhất: Phân tích chỉ ra cơ sở cho sự hình thành quan niệm về chủ thể
nhận thức trong triết học của I.Kant.
Thứ hai: Phân tích, làm rõ những nội dung về chủ thể nhận thức trong triết
học I.Kant.
Thứ ba: Đánh giá giá trị, hạn chế và ý nghĩa hiện thời của quan niệm về chủ
thể nhận thức trong triết học I.Kant.
3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là: con người với tư cách là chủ thể nhận
thức trong triết học I.Kant.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Tác giả đi sâu nghiên cứu I.Kant quan niệm như thế nào về chủ thể nhận
thức và vai trò của nó, làm rõ những đặc điểm của chủ thể nhận thức trong triết học
của ông. Để hoàn thành luận án tác giả tiến hành nghiên cứu bộ ba tác phẩm phê
phán của I.Kant, đó là “Phê phán lý tính thuần túy” (1781), “Phê phán lý tính thực
tiễn” (1788) và “Phê phán năng lực phán đoán” (1790), nhưng tập trung chủ yếu
vào tác phẩm”Phê phán lý tính thuần túy” (1781), đã được dịch giả Bùi Văn Nam
Sơn dịch ra tiếng Việt, do Nhà xuất bản Văn học xuất bản vào năm 2004.
4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Đề tài sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Đây
là phương pháp luận có thể giải quyết hợp lý nhất những vấn đề do bộ môn khoa
học lịch sử triết học đề ra; để làm sáng tỏ các vấn đề: hiện tượng tư tưởng, trào lưu
tư tưởng, cá nhân nhà tư tưởng,... giải thích các mối quan hệ: tư duy và tồn tại, lôgic
và lịch sử, cá nhân và xã hội, kế thừa và sáng tạo, Do vậy sẽ làm sáng tỏ mối
quan hệ giữa quan niệm về chủ thể nhận thức của I.Kant với tồn tại xã hội Đức và
tây Âu cuối thế kỷ XVIII đầu XIX, chỉ ra những mặt tiến bộ và hạn chế trong quan
niệm của ông.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Dựa trên cơ sở phương pháp của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử với các phương pháp như:
Phân tích và tổng hợp; Quy nạp, diễn dịch, so sánh; Lịch sử - lôgic; Trừu
tượng hóa; khái quát hóa;
5. Đóng góp mới của luận án
Luận án góp phần luận giải và làm rõ cơ sở cho sự hình thành quan niệm về
chủ thể nhận thức trong triết học của I.Kant.
4
Luận án phân tích chỉ ra được một số nội dung chủ yếu của quan niệm về
chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant.
Trên lập trường của triết học Mác - Lênin, phân tích chỉ ra được giá trị và
hạn chế của quan niệm về chủ thể nhận thức trong triết học của I.Kant, cũng như ý
nghĩa hiện thời của quan niệm này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận
Luận án được hoàn thành sẽ góp phần làm rõ lý luận nhận thức trong triết
học I.Kant, qua đó vận dụng để làm sáng tỏ, phát triển nhận thức luận macxit.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các sinh viên, học viên,
người nghiên cứu về lý luận nhận thức, triết học về con người, triết học I.Kant.
Luận án cũng có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho giảng dạy và
nghiên cứu triết học nói chung.
7. Kết cấu luận án
Ngoài mở đầu, kết luận, các công trình khoa học đã công bố, danh mục tài
liệu tham khảo, luận án gồm 4 chương, 12 tiết.
5
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH ĐỀ CẬP ĐẾN CƠ SỞ CHO SỰ HÌNH THÀNH
QUAN NIỆM VỀ CHỦ THỂ NHẬN THỨC TRONG TRIẾT HỌC I.KANT
1.1.1. Nhóm các công trình của tác giả trong nước
“Lịch sử triết học phương tây” của Nguyễn Tiến Dũng [13].
Đây là một công trình nghiên cứu tương đối đầy đủ về lịch sử triết học
phương tây từ cổ đại tới triết học cổ điển Đức. Mỗi tác giả được trình bày riêng rẽ,
nhưng người đọc vẫn nhìn thấy được một hệ thống xuyên suốt và sự kế thừa lẫn
nhau giữa các triết gia. Do vậy tác giả luận án có thể dễ dàng hiểu được tiền đề lý
luận đã hình thành nên quan niệm về chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant.
Phần triết học tây Âu phục hưng, Nguyễn Tiến Dũng không chỉ phân tích
điều kiện kinh tế xã hội của phương tây đương thời mà còn chỉ ra đặc điểm triết học
của thời kỳ này. Đồng thời tác giả phân tích các triết gia tiêu biểu: Côpécnic, Brunô,
Galilê. Mặc dù I.Kant không thuộc triết học tây Âu phục hưng nhưng ông chịu
nhiều ảnh hưởng bởi triết học thời kỳ này đặc biệt là tư tưởng khoa học (chẳng hạn
là những phát minh về vũ trụ).
Phần triết học cận đại, Nguyễn Tiến Dũng đã phân chia theo khu vực địa lý:
triết học Anh, Pháp, Hà Lan và Đức. Những nền triết học này mặc dù đều thuộc thời
cận đại có chung thời đại chuyển giao phương thức sản xuất từ phong kiến sang tư
bản chủ nghĩa song ở mỗi nước lại có đặc điểm riêng. Cái làm nên sự tiến bộ trong
triết học I.Kant và các triết gia cổ điển Đức khác là các ông đã tiếp thu tinh thần tiến
bộ, cách mạng của thời đại, kế thừa có phê phán triết học của những tiền bối đi
trước: triết học Anh đó là tinh thần phái duy cảm trong triết học Bêcơn, Lốccơ,
Hium,Trong triết học Pháp đó là chủ nghĩa duy lý của Đềcáctơ, tinh thần khai
sáng của Vônte, Môngtexkiơ, Rútxô,
6
“Bối cảnh ra đời và cách tiếp cận của I.Kant về nhận thức trong Phê phán
lý tính thuần túy” của Hà Huy Tuấn [86].
Cũng như nhiều tài liệu khác, tác giả phân tích sự bùng nổ của phương thức sản
xuất tư bản chủ nghĩa ở tây Âu ( Anh, Pháp, Hà Lan ) trong khi đó nước Đức vẫn là một
nước phong kiến lạc hậu, giai cấp tư sản phân tán, dễ thỏa hiệp. Tồn tại xã hội này là
nguồn gốc cho những mâu thuẫn trong triết học của các nhà triết học cổ điển Đức. Triết
học I.Kant là một hiện tượng nằm trong bối cảnh phát triển văn hóa và triết học cận đại,
biểu thị những đặc điểm của một chặng đường phát triển tinh thần và văn hóa của tây
Âu. Triết học I.Kant có liên hệ nội tại với toàn bộ văn hóa châu Âu thời cận đại. Đặc biệt,
văn hóa châu Âu cận đại có liên hệ mật thiết với phong trào Khai sáng - là một trào lưu
tư tưởng và văn hóa đặc biệt, hình thành ở tây Âu vào cuối thế kỷ XVII - XVIII, với các
đại biểu như: Vônte, Môngxtetkiơ, Rútxô, Nội dung của khai sáng được thể hiện tập
trung trong chủ nghĩa duy lý theo nghĩa rộng nhất của từ này. Văn hóa tây Âu cận đại rất
đề cao lý tính; thực chất là sự sùng bái lý tính. Trong đó, lý tính khoa học hay niềm tin
vào những khả năng vô hạn của khoa học trở thành yếu tố hàng đầu. Người ta tin rằng
những nguyên tắc bất biến của thế giới nằm trong chính bản chất của lý tính, vì một lẽ
hiển nhiên là lý tính không có những nguyên tắc thì không còn là lý tính nữa. Từ đó, các
nhà khoa học tự nhiên và triết học không ngừng theo đuổi mục đích tìm ra các quy luật,
các tri thức chân lý tất yếu và phổ quát. Thời cận đại quan niệm về bản thân văn hóa như
là giới tự nhiên thứ hai - là giới tự nhiên mới do con người sáng tạo ra, nhưng cũng quan
trọng như giới tự nhiên thứ nhất. Nếu như văn hóa thời cổ đại và trung cổ hình thành
theo nguyên tắc thích nghi với tự nhiên thì văn hóa thời cận đại hình thành trên nguyên
tắc sáng tạo tự nhiên. Nguyên tắc này định hướng thường xuyên hoạt động của con
người vào cái mới, vào việc tích lũy những sản phẩm vật chất và tinh thần ngày càng
nhiều hơn. Do đó, văn hóa châu Âu cận đại đã tiên phong thực hiện sự đề cao tính tích
cực của con người, sức mạnh sáng tạo của chủ thể văn hóa. Sự phát triển nội tại của văn
hóa châu Âu cận đại quy định thái độ phê phán của nó đối với các thời đại trước. Thời
cận đại đã tiến hành phê phán thời trung cổ bằng bầu nhiệt huyết của lý tính. Điều này
thể hiện ở hai mặt: một mặt, coi thời trung cổ là thời đại đen tối và cuồng tín tôn giáo nên
đã loại bỏ không ít thành tựu của văn hóa trung cổ; mặt khác, xu hướng tự phê phán dựa
7
trên việc giữ lại những mối liên hệ với quá khứ vẫn tiếp tục có tác động ở bên trong văn
hóa cận đại mà triết học I.Kant là ví dụ điển hình.
“Triết học cổ điển Đức” của Lê Công Sự [78].
Cuốn sách nghiên cứu ba triết gia lớn của triết học cổ điển Đức: I.Kant,
Hêghen, Phoiơbắc. Trong đó I.Kant đóng vai trò là “thủy tổ” của dòng triết học này.
Công trình được trình bày khá ngắn gọn nhưng rất sâu sắc về các vấn đề cơ bản
trong triết học của I.Kant, làm rõ những khám phá mới độc đáo cũng như những
hạn chế của nhà triết học này trên các mặt: triết học lý luận, triết học thực tiễn, triết
học về con người, nhân bản học.
Lê Công Sự trình bày khá kỹ lưỡng về thân thế, sự nghiệp các tác phẩm của
I.Kant, đồng thời còn chia hệ thống tác phẩm của ông làm hai thời kỳ tiền phê phán
và phê phán. Tác giả chỉ rõ những yếu tố ảnh hưởng tới từng thời kỳ trong triết học
của I.Kant. Thời kỳ tiền phê phán (1745 - 1769) I.Kant chịu ảnh hưởng của các
quan niệm duy tâm thần bí của Lépnít, Vônphơ và quan niệm duy vật siêu hình của
Đêcáctơ, Niutơn. Thời kỳ này thế giới quan của I.Kant là duy vật, mặt khác ông
mượn phương pháp kinh nghiệm của Niutơn trong khoa học tự nhiên làm phương
pháp nghiên cứu chủ yếu.
Thời kỳ phê phán trong triết học I.Kant bắt đầu từ 1770 cho đến khi ông qua đời.
Từ 1770 trở đi do chịu ảnh hưởng của nhiều biến động xã hội và chịu tác động của
những tư tưởng triết học mới của Lốccơ, Hium, Lépnít, Đềcáctơ, các quan điểm chính
trị - xã hội của các nhà khai sáng Pháp, I.Kant đã chuyển biến lập trường tư tưởng. Từ
triết học miêu tả minh họa thế giới sang triết học phê phán với mục đích lấy con người và
những băn khoăn trong đời sống của nó làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu.
Các công trình nghiên cứu nói trên được nghiên cứu sinh kế thừa những
điểm hợp lý trong quá trình hoàn thành luận án.
1.1.2. Nhóm các công trình của tác giả nước ngoài
“Câu truyện triết học” (The story of Philosophy) của Will Durant [17].
Lịch sử triết học là một lĩnh vực chưa bao giờ là dễ dàng đối với các nhà
nghiên cứu, nhưng Will Durant viết lịch sử triết học như một câu chuyện du khảo thì
quả là tài tình. Chính vì vậy tác phẩm ra đời từ năm 1926 đến nay vẫn có sức sống rất
8
mãnh liệt. Ông chọn lọc một số nhà triết học lớn trong đó có I.Kant để nghiên cứu.
Nếu nói lịch sử triết học là một khoa học khô khan, tẻ nhạt thì nhận định đó hoàn toàn
sai khi ta đọc “The story philosophy”, ngay cả thứ triết học khó hiểu bậc nhất như
triết học của I.Kant cũng được ông viết một cách dí dỏm, tràn đầy cảm xúc.
Trong phần “Những nẻo đường đến I.Kant” tác giả W.Durant chỉ ra nguồn
gốc lý luận của triết học I.Kant, đó sự kế thừa các triết gia lớn như: Vônte, Hium,
Lốccơ, Beccơly, Rútxô,... Bằng thứ ngôn ngữ vừa hài hước vừa hàn lâm Durant đã
chỉ ra “con đường” mà I.Kant đã đi, ông kế thừa một cách có phê phán tư tưởng của
các vị tiền bối để hình thành nên đường lối triết học của riêng mình.
Cuộc đời của I.Kant được mô tả một cách lặng lẽ, buồn tẻ - khá mâu thuẫn
với sự nghiệp vĩ đại và đồ sộ của ông, với chính cuộc cách mạng trong triết học mà
ông đã tạo ra và lan xa khắp tây Âu. Sau đó tác giả W.Durant mới đi vào ba tác
phẩm phê phán của I.Kant, ông đã viết một cách rất tài tình, dí dỏm nhưng không
kém phần sâu sắc những vấn đề mà xưa nay người ta vẫn phải nhíu mày mỗi khi
nhắc đến như: cảm giác học siêu nghiệm, phân tích pháp siêu nghiệm, biện chứng
pháp siêu nghiệm, tôn giáo và lý trí,...
“Triết học cổ điển Đức” của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô [87].
Công trình nghiên cứu về các nhà triết học cổ điển Đức, trong đó I.Kant
được đề cập đến như là nhà sáng lập ra nền triết học này. Triết học I.Kant được các
nhà khoa học Liên Xô trình bày một cách ngắn gọn, súc tích những vấn đề cơ bản
nhất về lý luận nhận thức, đạo đức học, thẩm mỹ học. Đặc biệt cuốn sách đã trình
bày một cách rất sâu sắc bối cảnh nước Đức cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX. Đây
là giai đoạn phát triển tư tưởng triết học ở Đức trong thời kỳ tan rã của những quan
hệ phong kiến và thời kỳ chuyển sang chủ nghĩa tư bản. Trong đó các tác giả đã so
sánh nước Đức với một số nước tây Âu khác như Anh, Pháp, để từ đó lý giải vì sao
triết học cổ điển Đức, trong đó có triết học I.Kant lại có những đặc điểm khác biệt
với triết học tây Âu cận đại. Triết học I.Kant được tập thể các nhà khoa học của
viện Hàn lâm khoa học Liên Xô trình bày một cách cô đọng, dễ hiểu, đồng thời
phản ánh rõ tồn tại xã hội khác thường ở nước Đức lúc bấy giờ.
Trong khi các nước tây Âu đã chuyển sang chế độ tư bản chủ nghĩa thì nước
Đức vẫn là một nước phong kiến lạc hậu. Giai cấp tư sản Đức nhỏ yếu không đủ
9
sức mạnh làm cách mạng trong thực tiễn do vậy họ đã làm cách mạng trong tinh
thần. Hoàn cảnh này cũng khiến cho tư tưởng của I.Kant và các triết gia cổ điển
Đức khác mặc dù rất đồ sộ, sâu sắc song không tránh khỏi cải lương, thỏa hiệp với
hệ tư tưởng phong kiến.
Công trình cũng phân tích những phong trào tiến bộ ở Đức thế kỷ XVIII đã
có ảnh hưởng sâu sắc tới các nhà triết học cổ điển Đức trong đó có I.Kant ví dụ như:
Phong trào Ánh sáng gồm các nhà tư tưởng như: Héctơ, Létxinh, Gớt Đây là cuộc
đấu tranh tư tưởng mà những người đại diện cho tầng lớp tiên tiến trong giai cấp tư
sản và những nhóm quý tộc tiến bộ tiến hành chống lại hệ tư tưởng phong kiến.
Các nhà khoa học của viện Hàn lâm khoa học Liên xô cũng lý giải những yếu tố
làm nên sự tiến bộ vượt thời đại trong triết học cổ điển Đức trong đó có triết học I.Kant.
Đó là, mặc dù điều kiện kinh tế - chính trị Đức rất lạc hậu song các nhà tư tưởng của họ
đã dựa vào kinh nghiệm lịch sử to lớn của sự phát triển tư bản chủ nghĩa ở châu Âu, đã
dựa vào thành quả triết học của thời kỳ trước và “trong chừng mực nhất định đã đếm xỉa
đến những phát minh mới của sự phát triển khoa học” [87, tr.15]. Điều này cũng lý giải
vì sao triết học I.Kant, Hêghen, Phoiơbắc vừa duy tâm vừa duy vật, vừa biện chứng vừa
siêu hình, vừa cách mạng vừa bảo thủ.
“Thế giới của Sophie” (Sofies verden) của Jostein Gaarder [26].
Đây là một cuốn sách nhập môn triết học cho thanh thiếu niên. Vì viết cho
đối tượng thanh thiếu niên nên tác giả đã không trình bày cuốn sách của mình như
một giáo trình mà ông đã viết nó dưới dạng một tiểu thuyết về lịch sử triết học cực
kỳ hấp dẫn. Ông đã trình bày lịch sử triết học như một dòng chảy từ quá khứ tới
hiện tại, triết gia đi trước là cội nguồn lý luận cho triết gia sau, những triết gia sau
thì kế thừa phê phán những tư tưởng quá khứ. Ông đã chỉ là nguồn gốc lý luận của
I.Kant là Đềcáctơ, Hium, Béccơly, Những trang viết về văn hóa phục hưng và cải
cách tôn giáo cũng hết sức dễ hiểu và thú vị, hai sự kiện này đã thiết lập ra một mối
quan hệ mới giữa con người với thượng đế, triết học và khoa học dần tách ra khỏi
thần học. Qua đó ông chỉ ra rằng thành quả của những sự kiện này tác động mạnh
mẽ đến các nhà triết học đương thời trong đó có I.Kant. I.Kant vừa là nhà khoa học
với những tư tưởng khai sáng vĩ đại vừa là con người được sinh ra trong gia đình
mộ đạo và được hưởng nền giáo dục sùng kính nghiêm ngặt. Vì thế tác giả cũng cho
10
thấy những mâu thuẫn trong lý thuyết của ông, một mặt ông khẳng định lý tính
không thể chứng minh được liệu thượng đế có tồn tại hay không vì chúng ta không
có một chút kinh nghiệm nào về ngài, mặt khác ông lại đưa thượng đế vào các quan
hệ đạo đức. I.Kant đã hoàn thành nhiệm vụ thời đại đặt ra là hòa giải niềm tin tôn
giáo với khoa học, cứu vớt nền tảng của đức tin cơ đốc giáo.
“Lịch sử phát triển văn minh nhân loại - văn minh phương tây” của C.Brinton,
B.Christopher, RL.Wolff [5].
Trong phần chương 6 “Cải cách tôn giáo, phát triển đế quốc xung đột chính trị”
của tài liệu này các tác giả phương Tây đã phân tích cuộc cải cách tôn giáo của Luthe ở
Đức. Ban đầu đây là một cuộc nổi loạn nhưng lại mang lại thành công to lớn, trở thành
cuộc cải cách tôn giáo triệt để nhất ở châu Âu. Cuộc “nổi loạn” của Luthe xảy ra không
chỉ vì vấn đề giáo lý, nhiều sử gia Kitô La Mã công nhận rằng giáo hội Kitô La Mã mà
Luthe chống lúc bấy giờ mang rất nhiều tính cách thế tục. Cuối cùng Luthe quay sang
thỏa hiệp với lãnh chúa phong kiến và thị dân giàu, đàn áp quần chúng một cách tàn bạo.
Do sự thỏa hiệp của Luthe cuộc cải cách tôn giáo ở Đức không được tiến hành triệt để.
Đây là công trình được nghiên cứu dưới góc độ lịch sử, văn hóa không phải dưới
góc độ triết học. Tuy nhiên thông qua nghiên cứu công trình này, tác giả luận án rút ra
được kết luận quan trọng: Cuộc cải cách tôn giáo của Luthe dù sao cũng đã mang lại một
cách nhìn mới về giáo hội, nó đề cao tự do tư tưởng, tự do tôn giáo - cơ sở để dẫn tới tự
do cho con người khi ấy. Thực tiễn này đã tác động tích cực vào những nhà triết học
đương thời và sau này (trong đó có I.Kant) trong quan niệm về con người của họ.
“Câu chuyện triết học” của Bryan Magee [61].
Đây là một công trình về lịch sử triết học của giáo sư Bryan Magee, tuy nhiên
lịch sử triết học đã được trình bày theo một cấu trúc khá đặc biệt, mạch lạc và dễ
hiểu, gồm có các phần sau: Người Hy Lạp và vũ trụ của họ; Cơ đốc giáo và triết học;
Nguồn gốc của khoa học hiện đại; Các nhà duy lý vĩ đại; Các nhà kinh nghiệm luận
vĩ đại; Những nhà tư tưởng cách mạng Pháp; Một thế kỷ hoàng kim của triết học
Đức; Dân chủ và triết học; Triết học thế kỷ 20. Khi viết về điều kiện tiền đề hình
thành quan niệm về chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant tác giả luận án đã kế thừa
được rất nhiều từ những kết quả nghiên cứu của Bryan Magee. Thông qua những mô
11
tả về bức tranh nhật tâm từ Côpécníc đến Niutơn, Bryan Magee đã phân tích quá trình
đấu tranh và chiến thắng của thuyết nhật tâm đối với thuyết địa tâm thực chất là cuộc
đấu tranh của thế giới quan duy vật tiến bộ với thế giới quan cơ đốc giáo bảo thủ lỗi
thời. Sự chiến thắng của thuyết nhật tâm đã dẫn tới sự cáo chung của thế giới quan cơ
đốc giáo và xác lập một thế giới quan duy vật cho con người tây Âu. Sự kiện khoa
học này đã tác động mạnh mẽ đến các nhà triết học cận đại trong đó có I.Kant. Các
nhà triết học phải đi tìm câu trả lời cho những câu hỏi: Làm sao hòa giải được niềm
tin tôn giáo với khoa học? Ai mới là chủ thể thực sự của quá trình nhận thức, con
người hay là chúa? Một kỷ nguyên bùng nổ của khoa học như vậy cho thấy sức mạnh
vĩ đại của con người, vậy con người là gì, nhận thức của họ có giới hạn hay không?
Tất cả những vấn đề này đã được I.Kant trả lời trong bộ ba tác phẩm “phê phán” của
mình. Ngoài ra, những phân tích của Bryan Magee về các nhà duy lý, duy nghiệm,
những nhà khai sáng Pháp cũng hết sức sâu sắc. Triết học I.Kant là sự kế thừa có phê
phán tất cả các trường phái, trào lưu triết học đó.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH ĐỀ CẬP TỚI NỘI DUNG CỦA QUAN NIỆM CHỦ
THỂ NHẬN THỨC TRONG TRIẾT HỌC I.KANT
1.2.1. Nhóm các công trình của tác giả trong nước
“Triết học I.Kant” của Trần Thái Đỉnh [24].
Đây là một tác phẩm nghiên cứu công phu về triết học I.Kant. Trình bày triết
học của một tác giả lớn với tầm cỡ của I.Kant bằng vài trăm trang sách là thách thức
gian nan đối với bất kỳ nhà nghiên cứu nào, đối với Trần Thái Đỉnh cũng không phải
là ngoại lệ. Trần Thái Đỉnh giúp người đọc đi thẳng vào ba tác phẩm chính của
I.Kant, tìm hiểu kỹ lưỡng chúng để từ đó tự mình đi sâu nghiên cứu. “Quý hồ tinh bất
quý hồ đa” là phương châm biên soạn của tác giả. Để giúp độc giả trước hết sẽ có
những kiến thức cơ bản, chính xác, chặt chẽ vì thế Trần Thái Đỉnh không mở rộng
vấn đề mà tập trung vào làm rõ những khái niệm tinh tế mạch lạc, ý đồ mới mẻ của
I.Kant. Tác giả cũng thận trọng khi đưa ra những nhận định riêng. Ngoài phần nhập
đề khẳng định về tầm vóc của I.Kant trong lịch sử triết học và giới thiệu về bộ ba tác
phẩm phê phán của triết gia này, ông tập trung làm rõ các vấn đề: Sinh hoạt tri thức
của con người; Sinh hoạt đạo đức của con người; Ý nghĩa con người.
12
Trong phần sinh hoạt tri thức của con người, I.Kant đề cập tới các vấn đề:
Thế nào là một tri thức khoa học, khả năng tri thức của con người, giới hạn tri thức
của con người. Thế nào là một tri thức khoa học, thực ra đây không phải là một vấn
đề chính, nhưng vì I.Kant muốn giải quyết vấn đề khả năng tri thức của con người
nên ông đã buộc lòng phải bắt đầu từ chỗ phân biệt thế nào là tri thức khoa học,
I.Kant đã giải quyết một loạt các vấn đề như: Tính chất khoa học của khoa lý luận,
tính chất khoa học của toán học, tính chất khoa học của khoa vật lý học thuần túy,
có thể có khoa siêu hình học không. Phần khả năng tri thức con người, tác giả Trần
Thái Đỉnh làm rõ ba giai đoạn của quá trình nhận thức: trực quan cảm tính, giác
tính, lý tính, đây thực sự là những trang sách ngắn gọn súc tích đi thẳng vào những
vấn đề cốt lõi của cuốn “Phê phán lý tính thuần túy”, Trần Thái Đỉnh đã chứng
minh rằng I.Kant không đề cao khoa học thực nghiệm và khinh miệt siêu hình học.
Trái lại ông dùng tất cả phần biện chứng siêu nghiệm để phá đổ lập trường giáo điều
của những thuyết duy lý. Khoa học phải dừng lại nơi biên cương của khoa học,
khoa học chỉ có thẩm quyền trong lĩnh vực những hiện tượng khả nghiệm thôi.
Phần thứ hai cũng là phần tác giả phân tích cuốn “Phê phán lý tính thực hành”
(Một số tài liệu dịch là “Phê phán lý tính thực tiễn”, trong luận án này tác giả hiểu lý
tính thực hành và lý tính thực tiễn là đồng nhất), trước tiên Trần Thái Đỉnh làm rõ
quan niệm của I.Kant về lý tính thực hành. I.Kant phân biệt hai lĩnh vực của lý tính lý
luận là lĩnh vực của tri thức thực nghiệm, nhằm vào các sự vật trong thiên nhiên, những
thực tại ta có thể tri giác được và lĩnh vực của lý tính thực hành tức là sinh hoạt tâm linh
và tự do, liên quan đến những thực tại mà không một khoa học thực nghiệm nào có khả
năng nghiên cứu, bởi vì vượt xa khỏi tầm kinh nghiệm của giác quan của con người.
I.Kant đặt một vực thẳm cách biệt giữa tri thức thực nghiệm và tri thức siêu hình, giữa
vật lý học và siêu hình học. Vì ông cho rằng lĩnh vực tâm linh của con người không có gì
giống với hiện tượng vật lý, những hiện tượng này thuộc quyền chi phối của những định
luật tất định, còn hành vi đạo đức là việc của ý chí tự do còn gọi là lý tính thực hành. Tác
giả chia phần 2 thành 3 chương. Chương I: I.Kant đặt vấn đề sinh hoạt đạo đức thế nào
gồm có: I. Ý thức đạo đức của mọi người; II. I.Kant phê bình những học thuyết đạo đức
xây dựng trên tri thức thường nghiệm; III. Lập trường đạo đức của I.Kant. Chương II:
13
I.Kant giải quyết vấn đề sinh hoạt đạo đức thế nào? Gồm các tiết: Tự do và quy luật đạo
đức; Tự do và tự chủ; Tự do và đối tượng của đạo đức. Chương III: Ý nghĩa thuyết đạo
đức học của I.Kant, gồm các tiết: Vấn đề sự thiện toàn hảo; Những định đề của lý trí
thuần túy thực hành.
Phần thứ ba: Ý nghĩa con người, tác giả Trần Thái Đỉnh giúp người đọc tìm
hiểu tác phẩm cuối cùng trong hệ thống triết học phê phán của I.Kant đó là: “Phê
phán năng lực phán đoán” ở đây I.Kant nghiên cứu về khả năng tình cảm thuần
túy. I.Kant cho rằng đây là cây cầu bắc ngang qua vực thẳm bao la để nối giữa một
bên là thiên nhiên tất định với một bên là nhân vị tự do. Tất ...
nghĩa vô thần khai sáng Pháp. Thuyết bất khả tri của I.Kant đã được sử dụng như
phương tiện triết học để luận chứng cho học thuyết về niềm tin tôn giáo đó
Những mâu thuẫn trong thế giới quan triết học của I.Kant cho thấy rõ học thuyết
của ông đã có ảnh hưởng khác nhau, tùy việc các nhà khoa học sau ông khai thác
trên khía cạnh nào: tiến bộ hay tiêu cực.
Tác giả Đỗ Minh Hợp đã chỉ ra những ảnh hưởng của triết học I.Kant đối với
sự phát triển của triết cận hiện đại. Các tác phẩm của ông là đề tài tranh cãi bất tận
của các nhà triết học như Phíchtơ, Haiđơgơ, Mác, Ăngghen, LêninCả chủ nghĩa
duy vật và duy tâm đều quan tâm tới những lý luận mới mẻ của I.Kant. Có thể nói
ông đã có vai trò to lớn đối với nền triết học sau ông, I.Kant đã đặt ra một loạt các
vấn đề về lý luận nhận thức, đạo đức, thẩm mỹ để thế hệ hậu sinh giải quyết, sự vĩ
đại của ông cũng ở điểm này. Ph.Ăngghen không chỉ đánh giá cao những tư tưởng
của ông về về vật lý địa cầu, về nguồn gốc vũ trụ mà Ph.Ăngghen còn cho rằng
I.Kant thuộc về số các nhà tư tưởng Đức mà những người cộng sản Đức đã lấy hệ
thống triết học của ông làm cội nguồn lý luận của mình.
“Quan niệm của Can-tơ về bản chất của nhận thức” của Vũ Văn Viên [91].
Tác giả khẳng định lý luận nhận thức đóng một vai trò quan trọng trong hệ
thống triết học của I.Kant, ông đã có nhiều cống hiến và đặt ra nhiều vấn đề quan
trọng trong lĩnh vực này. Tác giả Vũ Văn Viên trong công trình của mình đã cố
gắng làm sáng tỏ bản chất của nhận thức trong triết học I.Kant, đây từng là vấn đề
trung tâm trong lý luận nhận thức trước I.Kant, đến lượt mình ông đã đặt ra những
vấn đề mới: phải làm gì để tìm ra những hình thức lôgic mà nhờ chúng lý tính của
con người nắm bắt được nội dung của tri thức nhận được nhờ kinh nghiệm. Từ việc
phê phán các lý luận nhận thức trước đó, I.Kant đã nhận rõ và chỉ ra nhiệm vụ cho
triết học phê phán của mình là phải xây dựng quan niệm nhận thức hoàn toàn theo
27
cách mới và bằng cách nào đó để có thể hiện thực hóa quan niệm này nhờ tư duy
của con người trong những tầng nấc hoạt động khác nhau của nó. Đóng góp lớn của
I.Kant là đã nhấn mạnh được tính tích cực của chủ thể nhận thức, tính tích cực này
đã xuyên suốt trong triết học cổ điển Đức dù dưới hình thức duy tâm. Sau này đã
được các nhà mácxít tiếp nhận, cải tạo để chuyển thành tính tích cực, tính cách
mạng trong hiện thực trên lập trường duy vật, trong việc cải tạo hiện thực vì những
lợi ích của con người.
“Triết học cổ điển đức những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học” của
Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội [19].
Đây là tập hợp 53 bài viết của các tác giả trong nước và quốc tế về triết học
cổ điển Đức, tập trung vào hai vấn đề nhận thức luận và đạo đức học. Triết học
I.Kant cũng được đề cập đến tập trung vào hai vấn đề nói trên.
Trong đó nhận thức luận các tác giả làm rõ những vấn đề như: phương thức
tư duy chủ thể tính, thực chất cái siêu việt của lý luận nhận thức trong triết học của
ông, quan niệm của I.Kant về bản chất và giới hạn của nhận thức,
Về đạo đức học, các tác giả đi sâu vào làm sáng tỏ những vấn đề như: đạo
đức học I.Kant và ý nghĩa hiện thời của nó, tính nhân đạo trong đạo đức học của
I.Kant, quan niệm của ông về ý chí tự do và ý chí phục tùng,
Các nhà khoa học sau khi luận giải các quan niệm của I.Kant thì đều đưa ra
những nhận định đánh giá của mình, đôi khi trái ngược nhau. Điều này cũng là dễ
hiểu vì triết học I.Kant là hiện tượng đa dạng, phức tạp chứa đầy mâu thuẫn. Tuy
nhiên các nhà khoa học đều thống nhất với nhau rằng: triết học I.Kant là một hệ
thống lý luận đồ sộ, chứa đựng nhiều yếu tố độc đáo, thú vị, có ảnh hưởng sâu sắc
đối với triết học đương thời và đến ngày nay nó vẫn còn giữ nguyên giá trị.
“Immanuen Can-tơ và nhận thức luận hiện đại” của Đỗ Văn Khang [46].
Trong bài viết của mình tác giả Đỗ Văn Khang đã có sự so sánh khá thú vị
giữa triết học Lão Tử và triết học I.Kant, đồng thời tác giả đưa ra những nghiên cứu
khá mới lạ về lý luận nhận thức của I.Kant, đặc biệt tác giả phân tích sâu sắc về cái
“Tôi chủ thể”, cho rằng “Vật tự nó” thuộc điểm mù của lý tính. Toàn bộ triết học
I.Kant đặt tiền đề cho siêu triết học hiện đại, bắt đầu từ I.Kant trở đi đến nay, triết
học đã bước sang một sự phát triển mới. Trước đây triết học mới chỉ khám phá nửa
28
thế giới hiện thực, còn một nửa thể giới đang sinh thành chưa thể coi là hiện thực
thì triết học vẫn còn bỏ ngỏ. Điều này C.Mác đã nói trong “Luận cương về
Phoiơbắc” rằng, ông chỉ xét con người “trong tính hiện thực của nó” [58, tr.9]
còn tính chưa hiện thực, thì C.Mác dành cho các nhà triết học tương lai.
Toàn bộ triết học của I.Kant đặt tiền đề cho siêu hình học hiện đại. Bởi lẽ cái
Tôi với tư cách là một thực thể triết học thì nó vô cùng về không gian và vĩnh hằng
về thời gian. Nó sáng tạo ở không gian trái đất khi đã đầy ắp, nó sẽ tìm cách mở ra
một không gian mới để sáng tạo tiếp. Sự tồn tại vĩnh viễn này chính là nhờ vào trình
độ phát triển cao nhất của văn minh đã đạt được trên trái đất.
“Lý luận nhận thức của I.Can-tơ thời kỳ “Phê phán” Giá trị và hạn chế”
của Trần Văn Phòng [68].
Trong bài viết của mình tác giả Trần Văn Phòng đã khẳng định: một trong
những công lao của I.Kant là đã đặt vấn đề xem cái gì là cầu nối giữa tư duy của
con người với thế giới bên ngoài (tồn tại). Để làm được điều này I.Kant đã trả lời ba
câu hỏi lớn: Tôi có thể biết được cái gì? Tôi phải làm gì? Tôi có thể hy vọng vào cái
gì? I.Kant là người đầu tiên trong lịch sử triết học đã đặt vấn đề đúng về mối quan
hệ giữa tư duy và tồn tại.
Công lao thứ hai của I.Kant trong lý luận nhận thức là trước khi nhận thức cái gì
phải tìm hiểu, nghiên cứu công cụ nhận và khả năng nhận thức, ông đã chia năng lực
nhận thức của con người ra làm ba loại, đó là: tình cảm, trí tuệ và lý tính. Ứng với ba
năng lực nhận thức đó là ba giai đoạn nhận thức: giai đoạn trực quan cảm tính, giai
đoạn giác tính, giai đoạn lý tính thuần túy, ở giai đoạn cao này I.Kant phân tích các
antinômi (các nghịch lý) có thể coi đây là vấn đề biện chứng trong lý luận nhận thức.
Tuy nhiên, tác giả Trần Văn Phòng cũng chỉ ra những hạn chế của I.Kant đó là
rơi vào siêu hình và cho rằng tồn tại loại tri thức có sẵn, có trước con người, đồng
thời ông cũng rơi vào bất khả tri khi cho rằng không thể nhận thức được “Vật tự nó”.
“Phạm trù “Thực tiễn” trong triết học cổ điển Đức” của Phạm Thái Việt [92].
Thực tiễn được V.I.Lênin coi là phạm trù cơ bản và hàng đầu của lôgic biện
chứng. Con người đã và đang làm thay đổi thế giới xung quanh bằng hoạt động thực
tiễn có ý thức của họ. Chính vì thực tiễn ấy là có ý thức nên thế giới mà con người
29
đang sống đã nhuốm đầy lý tính, và hiện hữu với tư cách là hiện thực mang tính
người. Ý thức con người không chỉ phản ánh thế giới khách quan mà còn sáng tạo
thế giới khách quan.
Tác giả Phạm Thái Việt cho rằng sự gắn bó hữu cơ và quá trình chuyển hóa
lẫn nhau giữa cái tinh thần với cái vật chất, giữa tính chủ quan với tính khách quan -
chính là bản chất của thực tiễn. Đây là luận điểm cơ bản, mà các nhà kinh điển của
chủ nghĩa Mác đã thừa hưởng từ truyền thống triết học cổ điển Đức, đặc biệt là từ
trường phái triết học duy tâm Đức. Tác giả phân tích phạm trù thực tiễn từ triết học
I.Kant cho đến Phíchtơ, Hêghen. Trong “Phê phán lý tính thuần túy”, thực tiễn
được hình dung như hoạt động nhằm tổ chức một cách tiên nghiệm các tài liệu cảm
giác - kết quả từ sự tác động của “Vật tự nó” vào chủ thể để tạo ra các đối tượng
khả tri. Như vậy, thực tiễn của I.Kant không có gì khác hơn là quá trình sáng tạo ra
thế giới, chỉ có điều đó là thế giới của những sự vật hiện ra trong kinh nghiệm.
“Immanuem Can-tơ và nền triết học hiện đại ở phương tây” của Bùi
Đăng Duy [15].
Tác giả Bùi Đăng Duy muốn thông qua bài viết này đánh giá những đóng góp
của triết học I.Kant đối với nền văn hóa nhân loại; cho thấy I.Kant đã đặt ra cho loài
người những vấn đề buộc chúng ta phải tiếp tục suy ngẫm và hành động. Triết học
I.Kant là tổng hợp của hai yếu tố của thời đại ông là chủ nghĩa cơ giới và chủ nghĩa chủ
quan, đồng thời đặt ra nhiều vấn đề cho triết học thế kỷ XX. Sang thế kỷ XX, là thời
đại của triết học nhân vị tinh thần, những tác phẩm của I.Kant dù ra đời cách đó hơn
một thế kỷ đã đau đáu về những vấn đề của con người: sự hiện hữu, sự sống.
I.Kant đã cách chúng ta hai trăm năm nhưng học thuyết của ông nhất là về
luân lý, về giá trị vẫn còn nóng hổi tính thời sự kể cả trong những vấn đề trung tâm
của sự suy nghĩ của loài người: sự công bằng, sự phát triển khoa học, Triết học
I.Kant thực sự vẫn là nguồn sức mạnh cho những người dũng cảm nhất, cả gan nhất
- những nhà triết học thời đại mới của chúng ta.
“Con người qua lăng kính triết gia” của Lê Công Sự [78].
Cuốn sách làm rõ quan điểm về con người của các triết gia từ cổ đại đến hiện
đại ở cả phương Đông và phương Tây, chủ yếu tác giả luận giải các vấn đề: ý nghĩa
30
cuộc sống của con người là gì? Trong mỗi thời đại lịch sử, con người có mối quan
hệ với tự nhiên với đồng loại như thế nào? Vì đâu mỗi con người, mỗi cộng đồng
người có những nét độc đáo về tư tưởng, tình cảm, tâm lý, tính cách, nghị lực, tài
năng khác nhau? Con người có làm chủ được tự nhiên, xã hội và bản thân mình hay
không? Con người phải làm gì để có cuộc sống xứng đáng với con người? Riêng
phần viết về quan niệm của về con người của I.Kant, tác giả đã có những khám phá
thú vị về con người trước “tòa án lý tính”, Lê Công Sự đã làm rõ vai trò của lý tính
trong đời sống con người từ khi con người có bước chuyển từ động vật lên tồn tại
người. Cuối cùng tác giả cho thấy bức thông điệp của I.Kant: con người hãy thông
hiểu, yêu thương, kính trọng nhau, hãy chung sống trong viễn cảnh hòa bình. Bởi
hòa bình là biểu tượng thống nhất giữa Chân lý, Cái Đẹp với Cái Cao cả.
1.3.2. Nhóm các công trình của tác giả nước ngoài
“Hệ tư tưởng Đức” của C.Mác và Ph.Ăngghen [59].
Những biến đổi của thực tiễn chính trị - xã hội những năm 40 của thế kỷ XIX
đã được thể hiện bằng bức tranh tư tưởng phong phú và phức tạp. Trong tác phẩm
“Hệ tư tưởng Đức”, C.Mác và Ph.Ăng-ghen đã khái quát xã hội Đức bấy giờ như
sau: “Những nguyên lý thay thế lẫn nhau, những anh hùng tư tưởng đẩy nhau ngã
với một tốc độ nhanh chưa từng thấy, và chỉ trong ba năm từ 1842 - 1845 ở nước
Đức, người ta đã dọn sạch được nhiều hơn trong ba thế kỷ trước kia” [59, tr.23].
Vấn đề đặt ra cần phải có một tác phẩm luận chiến chống lại triết học phản
động Đức, chống lại chủ nghĩa xã hội Đức, chuẩn bị cho phong trào công nhân tiếp
thu lý luận khoa học. Tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” đã ra đời trong hoàn cảnh như
vậy, đây cũng là một đòi hỏi tất yếu của xã hội Đức nói riêng và châu Âu nói chung
thời bấy giờ.
Trong tác phẩm đồ sộ này, C.Mác và Ph.Ăngghen đề cập đến I.Kant không
nhiều nhưng là những nhận định hết sức sắc sảo và xác đáng. Chủ yếu các ông phê
phán sự duy tâm của I.Kant, nó là một cách né tránh đấu tranh hiện thực, các nhà tư
tưởng sau ông vẫn tiếp tục đường lối của ông. Nó phản ánh sự yếu ớt, phản động của
giai cấp tư sản Đức. Các ông cho rằng I.Kant không nhận thấy rằng lợi ích vật chất và
ý chí do quan hệ sản xuất vật chất chi phối và quyết định là cơ sở của những tư tưởng
31
lý luận của giai cấp tư sản. Vì vậy I.Kant đã tách rời sự diễn đạt lý luận ấy với những
lợi ích được diễn đạt trong đó, biến những quy định có động cơ vật chất của ý chí giai
cấp tư sản Pháp thành những tự quy định thuần túy của ý chí tự do. Những phân tích
sâu sắc này giúp tác giả luận án hiểu rõ được bản chất giai cấp của triết học I.Kant.
“Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh và nghiệm phê phán” của V.I Lênin [53].
Để chỉ ra nguồn gốc lý luận của chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán, V.I.Lênin đã
dành dung lượng khá lớn để phân tích lý luận nhận thức của I.Kant. Trong đó Người đã
thấy rõ đặc trưng chủ yếu của triết học I.Kant là đã dung hòa chủ nghĩa duy vật với chủ
nghĩa duy tâm, thiết lập sự thỏa hiệp giữa hai chủ nghĩa đó, kết hợp hai khuynh hướng
đối lập nhau trong một hệ thống duy nhất. Ngoài ra V.I.Lênin còn làm rõ khái niệm
“Vật tự nó” trong triết học I.Kant. Khi I.Kant thừa nhận một cái gì đó ngoài chúng ta,
một “Vật tự nó” nào đó phù hợp với những biểu tượng của chúng ta thì ông là người
duy vật, khi ông tuyên bố “Vật tự nó” không nhận thức được thì ông ta là người duy
tâm. Lênin xem cách hiểu của I.Kant về “Vật tự nó” là “trò chơi nước đôi” vì thế
I.Kant bị phê phán cả từ hai phía duy tâm và duy vật. Lênin cho rằng quan điểm của
I.Kant đầy mâu thuẫn và có phần bế tắc, ở đó đan xen cả khát vọng lẫn thất vọng của
con người trong quá trình nhận thức thế giới. Qua đây V.I.Lênin cũng nói lên quan
điểm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa duy vật lịch sử về các vấn đề cơ bản
như: biện chứng của quá trình nhận thức, phạm trù chân lý, phạm trù thực tiễn,...
“Bút ký triết học” của V.I Lênin [54].
Một trong những mục đích của “Bút ký triết học” là bảo vệ phát triển phép
biện chứng duy vật của C.Mác và Ph.Ăngghen chống lại mọi xu hướng tư tưởng
xuyên tạc hoặc đòi xét lại chủ nghĩa Mác. Từ mục đích trên V.I.Lênin làm sâu sắc
thêm quan điểm về phép biện chứng như một khoa học về sự phát triển của thế giới
khách quan, của tự nhiên, xã hội và tư duy; xác định các yếu tố của phép biện chứng,
sự thống nhất giữa phép biện chứng - lý luận nhận thức - lôgic học. Để hoàn thành
mục đích này V.I.Lênin cần đánh giá phép biện chứng trước C.Mác trong đó có triết
học I.Kant. V.I.Lênin đã đưa ra những nhận xét rất xác đáng về lý luận nhận thức của
I.Kant: ông cho rằng triết gia cổ điển Đức này không phải là không có lý khi đưa ra
vấn đề “Vật tự nó”, thế giới “hiện tượng” và các antinômi (nghịch lý) của nhận thức.
Theo I.Kant nhận thức là một quá trình vừa vô hạn vừa hữu hạn. Nó vô hạn khi gắn
32
với lịch sử nối tiếp nhau vô tận của loài người. Nó hữu hạn vì đặt trong khả năng của
mỗi cá nhân, mỗi thời đại. Trong khả năng của mỗi cá nhân, mỗi thời đại thì chỉ giải
quyết được những vấn đề nhận thức trong giới hạn nhất định của cá nhân thời đại đó.
Cái bản chất sâu kín, không thể hiện ra cho con người, được xem là cõi bí hiểm (Vật
tự nó) đối với trình độ nhận thức ở một điều kiện xác định. Khi nào còn tồn tại con
người với tính cách là chủ thể nhận thức thì còn “Vật tự nó”. Con người ở bất kỳ thời
đại nào cũng luôn luôn đi lý giải những điều chưa biết, khi một điều chưa biết được
giải quyết lại xuất hiện những điều chưa biết mới. Thông qua sự phân tích lý luận
nhận thức của các nhà triết học trước C.Mác, V.I.Lênin cho thấy tính kế thừa và phát
triển của tư duy triết học qua các thời đại, làm sáng tỏ con đường biện chứng của
nhận thức chân lý trên cơ sở thế giới quan duy vật biện chứng.
“Lịch sử phép biện chứng” tập III “Phép biện chứng cổ điển Đức” của Viện
Hàn Lâm khoa học Liên Xô [88].
Triết học cổ điển Đức kết thúc thời đại phát triển phương pháp tư duy biện
chứng trực tiếp trước khi chủ nghĩa Mác xuất hiện. Thành tựu quan trọng nhất của
nó là xây dựng được phép biện chứng với tư cách là lý luận phát triển, nhận thức
luận và lôgic biện chứng. Trong quá trình này thì I.Kant chính là người khởi xướng
và được kết thúc bởi Hêghen, phép biện chứng đã được thể hiện với tư cách là lôgic
biện chứng. V.I.Lênin nhấn mạnh rằng, chính nhờ phép biện chứng do các nhà kinh
điển của triết học Đức xây dựng mới có thể chuyển từ chủ nghĩa duy vật siêu hình
sang chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Sự đối lập giữa phép biện chứng duy vật của chủ nghĩa Mác và phép biện
chứng duy tâm của các nhà kinh điển chủ nghĩa duy tâm Đức, trước hết cần được
đánh giá về phương diện thế giới quan, coi đó là phương diện cơ bản để xác định
nội dung quan trọng nhất của nó. Triết học I.Kant và những người kế tục ông theo
câu nói nổi tiếng của C.Mác là lý luận của người Đức về cuộc cách mạng tư sản
Pháp vĩ đại, hay nói cách khác là sự chuẩn bị về mặt tư tưởng cho cuộc cách mạng
dân chủ tư sản ở Đức. I.Kant đã biến những quy định, có động cơ vật chất, của ý chí
của giai cấp tư sản Pháp thành những tự quy định thuần túy của ý chí tự do. Sự đánh
giá này được tiếp tục với Phíctơ, Sêling và Hêghen.
33
Chủ nghĩa xã hội khoa học đã tiếp thu một cách có phê phán và cách mạng,
đã cải biến một cách sáng tạo di sản nhân đạo của triết học cổ điển Đức trong đó có
I.Kant. Về điểm này chúng ta thấy triết học cổ điển Đức đã đóng một vai trò lịch sử
vô cùng to lớn.
1.4. NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC NGHIÊN CỨU
Các công trình trên đây đã đề cập khá toàn diện về triết học của I.Kant trên
cả ba phương diện lý luận nhận thức, đạo đức và thẩm mỹ. Đồng thời các nhà
nghiên cứu đã đưa ra nhiều đánh giá xác đáng về những luận điểm triết học của ông.
Tuy nhiên về chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant thì chưa có tác giả nào đề cập
đến như một công trình độc lập, do vậy những phân tích đánh giá sâu sắc về vấn đề
này trong trong triết học của ông còn khá mờ nhạt. Vì vậy tác giả luận án cần tiếp
tục nghiên cứu làm rõ trong công trình này. Đó là:
Thứ nhất, phân tích làm rõ cơ sở cho sự hình thành quan niệm về chủ thể
nhận thức trong triết học I.Kant. Tác giả chia ra hai loại cơ sở là cơ sở khách quan
và nhân tố chủ quan. Trong cơ sở khách quan, tác giả chủ ý làm rõ điều kiện kinh
tế, chính trị và tiền đề lý luận, khoa học cho sự hình thành quan niệm về chủ thể
nhận thức trong triết học I.Kant. Bối cảnh châu Âu thế kỷ XVII - XVIII nói chung
và nước Đức nói riêng đã có vai trò như thế nào trong việc hình thành quan niệm về
chủ thể nhận thức trong triết học của ông. Về tiền đề lý luận, tác giả chú ý tới các
nhà triết học mà I.Kant trực tiếp chịu ảnh hưởng trong quá trình hình thành quan
niệm về chủ thể nhận thức, chẳng hạn: R.Đềcáctơ, C.Vônphơ, G.Lốccơ, Đ.Hium,
Rútxô, Về tiền đề khoa học, thì tác giả không thể không nhắc tới sự ra đời của
thuyết nhật tâm, nó đã dẫn tới cách nhìn mới về con người và thế giới, điều này đã
ảnh hưởng sâu sắc và trực tiếp tới quan niệm về chủ thể nhận thức ở I.Kant. Trong
nhân tố chủ quan, tác giả phân tích những đặc điểm trong cuộc đời của I.Kant có
ảnh hưởng đến việc hình thành quan niệm về chủ thể nhận thức trong triết học của
ông, và góp phần làm nên tính độc đáo, đặc thù của quan niệm đó.
Thứ hai, tác giả cần làm rõ chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant có những
nội dung chủ yếu nào. Trước hết tác giả làm rõ sự phân chia khách thể chủ thể trong
triết học I.Kant, quan niệm của ông về chủ thể nhận thức và vai trò của nó. Chủ thể
34
nhận thức trong triết học I.Kant có những đặc điểm riêng như: đó là chủ thể mang
tính tích cực, năng động, sáng tạo trên nền tảng thế giới quan nhị nguyên luận; Chủ
thể ấy đặt ra vấn đề về lôgic biện chứng; Chủ thể này là con người cá nhân, tư biện,
phi lịch sử; Chủ thể nhận thức của I.Kant mang tính bất khả tri; Chủ thể nhận thức
trong triết học I.Kant có sự gắn bó chặt chẽ với chủ thể đạo đức và chủ thể thẩm mỹ.
Thứ ba, tác giả đánh giá những giá trị và hạn chế trong quan niệm về chủ
thể nhận thức trong triết học I.Kant. Về những giá trị, tác giả luận án cần nghiên
cứu chỉ rõ chủ thể nhận thức trong triết học của I.Kant thực sự đã tạo ra những gợi
mở không thể thiếu cho lý luận nhận thức của triết học Mác - Lênin; Chủ thể nhận
thức trong triết học I.Kant chứa đựng những yếu tố biện chứng. Mặt khác, chủ thể
ấy còn thể hiện giá trị nhân văn, nhân đạo sâu sắc. Về những hạn chế, tác giả luận
án cần nghiên cứu chỉ rõ chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant xây dựng trên
thế giới quan duy tâm, thiếu quan điểm thực tiễn nhất là thực tiễn lao động sản
xuất, chủ thế ấy chưa thoát khỏi phương pháp siêu hình, nó thể hiện rõ sự thỏa
hiệp của I.Kant đối với giai cấp phong kiến đang suy tàn. Dù còn tồn tại những
hạn chế, song chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant vẫn có những giá trị to lớn
đối với ngày nay. Đó là nó nói lên tính cấp thiết phải không ngừng phát huy tính
tích cực, năng động sáng tạo của chủ thể nhận thức (con người). Để khoa học nói
riêng và xã hội nói chung không ngừng tiến bộ thì con người cần có tự do trong
nhận thức. Con người muốn phát triển toàn diện thì việc nhận thức khoa học luôn
phải gắn với đạo đức và thẩm mỹ.
35
Chương 2
CƠ SỞ CHO SỰ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM
VỀ CHỦ THỂ NHẬN THỨC TRONG TRIẾT HỌC I.KANT
2.1. CƠ SỞ KHÁCH QUAN CHO SỰ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM VỀ CHỦ
THỂ NHẬN THỨC CỦA I.KANT
2.1.1. Tình hình châu Âu thời kỳ Phục hưng và Cận đại
2.1.1.1. Sự xác lập phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa ở châu Âu và
yêu cầu giải phóng con người
Từ thế kỷ XV, chế độ phong kiến với nền sản xuất nhỏ và các đạo luật hà
khắc trung cổ bước vào thời kỳ tan rã, xuất hiện nhiều công trường thủ công ban
đầu ở các nước ven địa trung hải, sớm nhất là ở Italia, sau đó lan sang Anh, Pháp và
các nước khác. Thay thế cho kinh tế tự nhiên, kém phát triển là nền sản xuất công
trường thủ công đem lại năng suất lao động cao hơn. Nhiều công cụ lao động được
cải tiến và hoàn thiện nhằm thúc đẩy sản xuất. Những phát kiến địa lý như việc tìm
ra châu Mỹ và các đường biển đến miền đất mới càng tạo điều kiện phát triển nền
sản xuất theo hướng tư bản chủ nghĩa. Nhờ đó, thị trường trao đổi hàng hóa và
ngành thương mại của các nước được mở rộng và phát triển.
Cuộc cách mạng tư sản đầu tiên nổ ra ở Hà Lan, tiếp sau đó là ở Anh báo
hiệu giờ cáo chung của phong kiến châu Âu đã đến. Mặc dù cách mạng tư sản Anh
chưa triệt để nhưng “bắt đầu từ đó, giai cấp tư sản trở thành một bộ phận khiêm tốn,
nhưng được thừa nhận của các giai cấp thống trị ở Anh” [4, tr.444]. Tiếp theo cách
mạng tư sản Anh là cách mạng tư sản Pháp với việc xử tử vua Lui XVI, mặc dù
được coi là tả khuynh nhưng là một trong những trận đòn quyết định tiêu diệt chế
độ phong kiến châu Âu. Nó là hành động thực tế cổ vũ to lớn đối với triết học Khai
sáng Pháp. Cách mạng tư sản Pháp làm rung chuyển cả châu Âu, nó đánh dấu sự
mở đầu của nền văn minh công nghiệp trong lịch sử nhân loại. Cách mạng tư sản
Pháp ảnh hưởng lớn đến nhân loại một phần vì tính chất của nó không chỉ chiến đấu
cho dân quyền như các cuộc cách mạng khác mà nó còn đấu tranh cho nhân quyền,
36
nó chẳng những lật đổ nền quân chủ chuyên chế mà còn triệt để xóa bỏ quyền sở
hữu tư nhân về ruộng đất của giai cấp quý tộc ở Pháp, thay vào đó là chế độ sở hữu
tư nhân tư bản chủ nghĩa. Cuộc cách mạng tư sản Pháp đã ảnh hưởng rất lớn đối với
nước Đức và các nhà tư tưởng Đức lúc bấy giờ. Sau này C.Mác từng nói: “Triết học
I.Kant là lý luận Đức của cuộc cách mạng Pháp” [56, tr.88].
Đến cuối thế kỷ XVIII đầu thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản được thiết lập ở một
số nước tây Âu như: Italia, Anh, Pháp đem lại một nền sản xuất phát triển chưa từng
có trong lịch sử, nó tỏ ra ưu việt hơn hẳn so với tất cả các chế độ xã hội trước đó.
Những thành tựu kinh tế, văn hóa thời này mà đỉnh cao là cách mạng công nghiệp ở
Anh càng khẳng định sức mạnh to lớn của con người trong nhận thức và cải tạo thế
giới. Đồng thời với sự phát triển sản xuất và thương nghiệp trong xã hội tây Âu thời
kỳ này là sự phân hóa giai cấp ngày càng rõ rệt. Tầng lớp tư sản xuất hiện gồm các
chủ xưởng công trường thủ công, xưởng thợ, chủ thuyền buôn, có vai trò và vị trí
ngày càng lớn trong kinh tế và xã hội.
Cùng với nhiều biến cố lịch sử khác, những điều kiện lịch sử trên đây cho thấy
bước sang thế kỷ XVIII, sự phát triển của phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa đã trở
thành một xu thế lịch sử không gì ngăn cản được. Điều này đòi hỏi phải giải phóng con
người để giải phóng sức sản xuất. Sự phát triển phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa
đòi hỏi phải phát triển lực lượng sản xuất, mà trong đó người lao động là nhân vật trung
tâm. Chính điều này đã đặt những vấn đề cần trả lời về người lao động nói riêng, về
con người nói chung. Nhưng giai cấp ở vị trí trung tâm của thời đại lúc này là giai cấp
tư sản chứ chưa phải là giai cấp công nhân. Giai cấp tư sản và các nhà triết học của giai
cấp này đề cao tuyệt đối hóa máy móc, họ chưa thấy được vai trò của lao động sống
(tức là con người lao động). Họ mới chỉ nhìn thấy kinh tế hàng hóa đang bùng nổ lúc
này là kết quả của sản xuất máy móc có tổ chức, mà chưa thấy nó là kết quả của lao
động sống của người công nhân. Do vậy họ đề cao lao động tinh thần vì chính hoạt
động trí tuệ, nghiên cứu khoa học đã tạo nên máy móc. Chủ thể nhận thức của I.Kant
đã đề cao được vai trò của lao động sáng tạo ra thế giới, tuy nhiên lao động ấy chỉ là
lao động tinh thần, lao động trí óc mà thôi. Điều kiện khách quan này lý giải vì sao
37
quan niệm về chủ thể nhận thức của I.Kant vừa duy tâm vừa duy vật, vừa tiến bộ vừa
bảo thủ. Bởi lẽ ông đang sống ở thời tiền cách mạng tư sản, khi mà bản chất của giai
cấp tư sản và phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa chưa được bộc lộ đầy đủ.
2.1.1.2. Thành tựu của nền văn hóa phục hưng
Cuối thời trung đại, tây Âu diễn ra phong trào văn hóa rất đặc biệt mang tên
văn hóa phục hưng. Nếu chỉ xét bề ngoài người ta dễ hiểu ý nghĩa của cụm từ này
đơn thuần là khôi phục lại những giá trị văn hóa của Hy Lạp, La Mã cổ đại. Tuy
nhiên, phong trào văn hóa phục hưng không chỉ có vậy, mà nó còn là tiếng nói của
một giai cấp mới đang dần trưởng thành lớn mạnh trong lòng xã hội phong kiến tây
Âu - giai cấp tư sản. Phong trào văn hóa phục hưng là phong trào rộng rãi về nhiều
mặt trong đó ý thức hệ tư sản giữ vai trò chi phối. Phong trào này bắt đầu nổ ra ở
Italia vào thế kỷ XIV, sau đó lan ra các quốc gia châu Âu với mức độ và cường độ
khác nhau. Thế kỷ XVI là giai đoạn cực thịnh của nó.
Cuộc đấu tranh tư tưởng này diễn ra trên nhiều mặt: văn học, nghệ thuật, triết
học, tôn giáo, nó biểu hiện ra ngoài xã hội bằng hai hình thức là cải cách tôn giáo và
phong trào văn hóa phục hưng. Chúng cùng mang một bản chất là tiếng nói của giai
cấp tư sản chống phong kiến và giáo hội. Tùy hoàn cảnh từng nước mà có nơi văn
hóa phục hưng mạnh nhưng cải cách tôn giáo lại không nổi bật (Italia), có nơi cải
cách tôn giáo sôi nổi nhưng phong trào phục hưng hầu như không có (Đức), có nơi
cả hai phong trào này phát triển song song (Anh, Pháp, Hà Lan).
Về mặt kinh tế, thời phục hưng là bước chuyển tiếp từ kinh tế tự sản tự tiêu kiểu
phong kiến sang kinh tế tiền tệ. Vào cuối thời kỳ trung cổ, các thành phố được mở rộng
với lực lượng thợ thủ công năng động, một nền thương nghiệp kinh doanh nhiều mặt
hàng mới và nền kinh tế xây dựng trên sự lưu hành tiền tệ tự do. Người ta chứng kiến
sự trưởng thành mạnh mẽ của giai cấp tư sản. Tất cả những gì phục vụ nhu cầu thiết
yếu đều có thể mua bằng tiền. Điều này khích lệ tính cần cù, trí tưởng tượng và óc sáng
tạo. Con người trong tư cách cá nhân phải vươn lên trước những thách thức mới.
Về văn hóa, nghệ thuật và chủ nghĩa nhân văn. Trong thời kỳ này, nghệ
thuật và văn hóa cổ đại được “tái sinh”. Chủ nghĩa nhân văn lên ngôi, “Trở về
38
nguồn” trở về với chủ nghĩa nhân văn cổ đại đã trở thành khẩu hiệu. Nhưng chủ
nghĩa nhân văn thời phục hưng nhấn mạnh tới chủ nghĩa cá nhân, họ nhận ra chúng
ta không chỉ là con người mà còn là những cá thể độc nhất. Hiển nhiên quan niệm
mới về con người đã đưa đến một nhân sinh quan mới. Con người sống không chỉ
để phục vụ thượng đế. Bổn phận của con người là tận hưởng cuộc sống hiện tại, khi
con người được tự do để bừng nở các khả năng thì con người sẽ không còn giới hạn
nào nữa. Thời kỳ này đã chứng kiến một sự nở rộ chưa từng thấy trên mọi địa hạt:
kiến trúc, hội họa, âm nhạc, văn học, khoa học và triết học.
Thời đại này cũng mang đến một quan niệm mới về tự nhiên. Nếu như thời trung
cổ cho rằng cuộc sống của con người chỉ là lưu ngụ tạm thời trên trái đất để chuẩn bị cho
cuộc sống đích thực trên thiên đường thì nay con người đã nhận ra điều đó thật phi lý.
Chính điều này đã làm đảo ngược quan niệm của họ về thế giới vật lý. Tự nhiên trở
thành một cái gì đó rất tích cực và thượng đế hiện hữu trong lòng tạo vật. Thượng đế là
không xác định, nên người có thể ở khắp mọi nơi. Người ta gọi quan niệm đó là phiếm
thần luận, tức là coi tự nhiên là thần thánh, là sự “phô trương của thượng đế”.
Sự xuất hiện của phương pháp nghiên cứu khoa học mới, phương pháp này
là điều kiện tiên quyết cho sự phát triển khoa học, kỹ thuật từ thời phục hưng trở lại
đây. Đây là một thái độ mới đối với khoa học của con người thời kỳ này. Người ta
đòi hỏi việc quan sát tự nhiên phải phụ thuộc vào sự tri nhận của các giác quan, vào
thí nghiệm và kinh nghiệm.
Về tôn giáo, có những sự cải cách chưa từng có thậm chí là dữ dội. Ở thời
kỳ này kinh thánh được dịch từ ngôn ngữ Latinh sang ngôn ngữ của các dân tộc
khác, ví dụ như Máctin Luthe đã dịch kinh thánh sang tiếng Đức. Hơn thế, giai
đoạn này người ta phát minh ra kỹ thuật in, làm cho ngành xuất bản phát triển, tri
thức được lan rộng trong quần chúng. Trước đây chỉ có các linh mục mới đọc
được kinh thánh thì nay mọi người dân đều có thể đọc được. Nó tạo cơ sở cho
việc xác lập một mối quan hệ mới giữa con người với thượng đế mà không cần
thông qua trung gian là giáo hội hoặc các thầy tu. Khi sản xuất phát triển, giai
cấp tư sản ra đời họ có nhu cầu mới về văn hóa, đòi hỏi phải thủ tiêu sự kiểm
soát của giáo hội đối với tư tưởng. Vì vậy họ đã đả kích giáo hội và tìm cách đưa
39
văn hóa thoát khỏi sự ràng buộc của thần học và tôn giáo. Xa hơn nữa, giai cấp
tư sản đã tiến tới một thế giới quan mới, một cách nhìn mới về con người và tự
nhiên. Họ gạt bỏ quan niệm coi thượng đế là trung tâm thay vào đó con người và
tự nhiên mới là đối tượng nghiên cứu chủ yếu. Con người trước đây chỉ biết
ngẩng đầu lên nhìn thượng đế và cầu xin ân huệ ở cõi hư không, giờ đây họ cần
khẳng định sức mạnh của chính mình. Con người trong văn hóa phục hưng dần
thoát khỏi th...quy luật
nhân vị (quy luật xã hội), còn chủ thể thẩm mỹ thì tuân theo quy luật của cái chủ
quan trong thưởng thức và sáng tạo cái đẹp. Ở ba lĩnh vực còn người đều đạt được
tự do, “chính tự do đã biến ta thành người” [26, tr.34].
Con người của xã hội phong kiến không phải là con người tự do mà là con
người nô lệ, con người bị cầm tù. Trong tự nhiên họ buộc phải tin rằng chúa sáng
tạo ra tất cả và sắp đặt chúng hoạt động một cách hợp lý nhịp nhàng như vậy.
Trong đạo đức và thẩm mỹ họ phải khuôn mình trong những khuôn mẫu chật hẹp,
nhàm chán, Sự sáng tạo, năng động, tích cực của ý thức con người không thể
thăng hoa nơi tù ngục như vậy. I.Kant chính là người đã giải phóng cho ý thức con
người. Ông mất năm 1804, vào buổi bình minh của thời đại mới - thời đại mà khoa
học phát triển nở rộ, chủ nghĩa cá nhân được đề cao thậm chí là đến mức cực
đoan. Vậy chúng ta học được gì từ vị khai sáng này của giai cấp tư sản? Cách
mạng xã hội chủ nghĩa có mục đích tối cao là giải phóng triệt để con người, trong
hành trình đó chúng ta cần học hỏi được rất nhiều từ I.Kant. Để xây dựng thành
công chủ nghĩa xã hội thì chúng ta cần có lực lượng sản xuất phát triển rất cao.
Người lao động là hạt nhân quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất, để mở
đường và giải phóng cho lực lượng sản xuất thì người lao động - con người cá
nhân cần được giải phóng triệt để. Thực chất đây là sự giải phóng tư duy, giải
phóng trí tuệ, giải phóng nhân cách ra khỏi sự cầm tù của chủ nghĩa giáo điều và
chủ nghĩa quan liêu, của sự áp đặt tư tưởng và độc quyền chân lý, của tình trạng
dân chủ hình thức và chính trị hóa các hoạt động của đời sống văn hóa tinh thần
của xã hội. Chúng ta cần tôn trọng và khẳng định cá nhân như một chủ thể mang
nhân cách độc lập và sáng tạo. Nó đòi hỏi mỗi con người phải có tư duy, phê
phán, xóa bỏ tư duy trì trệ, bạc nhược, không dám thử thách trong hiểu biết, khám
phá và sáng tạo. Tuy nhiên sau này chủ nghĩa tư bản đã phát triển cá nhân con
người thành chủ nghĩa cá nhân thậm chí đến mức cực đoan trở thành chủ nghĩa cá
nhân vị kỷ. Để phát triển lực lượng sản xuất chúng ta cần giải phóng con người cá
nhân song cần chống những khuynh hướng của chủ nghĩa cá nhân vị kỷ, có như
vậy chúng ta mới xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội được.
144
4.3.2. Phát triển con người nhận thức phải gắn liền với phát triển con
người đạo đức và con người thẩm mỹ
Giá trị nhân văn trong triết học I.Kant chúng ta thấy tính ưu tiên, tính
quyết định của thực tiễn đối với lý luận, của ý nghĩa nhân sinh đối với lý luận
thuần túy, hay nói cách khác I.Kant đặt vị trí ưu tiên của thực tiễn, của ý thức
đạo đức vươn lên bên trên cái ý thức lý luận trừu tượng. Tất cả mọi hoạt động
suy tư, lý luận của con người, kể cả trong lĩnh vực nhận thức lý luận đều được
thực hiện và định hướng bởi nhu cầu thực tiễn của con người, tức là phụ thuộc
vào việc con người theo đuổi mục đích đạt tới lợi ích đời sống thực tiễn và mối
quan hệ qua lại giữa con người với thế giới xung quanh. Tiếp cận con người
thông qua ba khả năng: nhận thức, đạo đức thẩm mỹ là cách tiếp cận hết sức độc
đáo của I.Kant đồng thời cũng là cách làm rất thuyết phục, bởi lẽ đây là ba năng
lực chỉ có ở con người, đồng thời có ba năng lực này con người mới trở nên hoàn
thiện và sống đúng với giá trị Người nhất. Con người cần phải tin vào Chân lý,
làm điều Thiện và tin tưởng vào Cái Đẹp, đó là điều I.Kant muốn nhắn gửi tới
nhân loại. Chủ thể nhận thức ở triết học I.Kant không tách rời chủ thể đạo đức và
chủ thể thẩm mỹ, I.Kant hướng con người tới sự phát triển toàn diện, nếu thiếu
đi sự toàn diện này nhân cách con người sẽ trở nên lệch lạc.
Quan điểm của I.Kant có giá trị thời đại sâu sắc, bởi lẽ ngày nay chiến lược
phát triển con người ở nhiều quốc gia trên thế giới vẫn không nằm ngoài những
định hướng của ông. Phát triển con người toàn diện ở những thập niên đầu thế kỷ
XXI, trước hết phải nói đến sự phát triển về trí tuệ, tri thức, hiểu biết, phát triển con
người về mặt trí lực. Từ góc độ cá nhân, trí tuệ, tri thức là một trong những yếu tố
không thể thiếu làm nên vẻ đẹp và sức mạnh con người trong xã hội hiện đại, là yếu
tố không thể thiếu để con người phát huy năng lực chủ động, tích cực, sáng tạo; từ
góc độ xã hội, đó là yếu tố không thể thiếu trên con đường thực hiện mục tiêu: dân
giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Ở Việt Nam hiện nay trí tuệ, tri thức con người cũng cần được nhìn nhận ở
góc độ toàn diện như vậy. Đó không chỉ là những tri thức về văn hiến, văn chương,
lịch đại như Nho giáo nhấn mạnh mà còn bao gồm những kiến thức khoa học, ứng
dụng công nghệ, phát triển kinh doanh, sản xuất, tri thức pháp luật... phục vụ cho sự
145
phát triển xã hội và con người. Hơn nữa, phát triển con người về mặt trí lực trong
thế kỷ XXI cần được quan tâm từ góc độ tư duy sáng tạo, khắc phục lối tư duy
khuôn mẫu giáo điều, ưa thích nghi hơn sự năng động sáng tạo của con người Việt
Nam truyền thống. Phát triển toàn diện, không chỉ về thể lực, trí lực, khả năng lao
động mà cần có đạo đức, văn hóa của xã hội mới. Về vấn đề này, Chủ tịch Hồ Chí
Minh thường nói một cách ngắn gọn đó là những con người “vừa có đức vừa có
tài”, “vừa hồng vừa chuyên”. Cái “đức”, cái “hồng” ở đây chính là phẩm chất, nhân
cách, hệ giá trị của con người Việt Nam hiện đại, đó là sự chọn lọc, kết tinh các giá
trị tinh thần truyền thống và tinh hoa nhân loại trước những yêu cầu của đất nước,
thời đại đặt ra. Mặt khác con người toàn diện còn là con người biết yêu, biết thưởng
thức và sáng tạo cái đẹp. Ở cấp độ cao nhất thì Cái Chân và Thiện cũng chính là Cái
Mỹ, ba yếu tố này hòa quyện trong con người cá nhân sẽ tạo nên một cá nhân ưu tú
và toàn diện. Đây cũng chính là mục tiêu và động lực của chủ nghĩa xã hội.
Phát triển chủ thể nhận thức gắn liền với chủ thể đạo đức và chủ thể thẩm mỹ
nhưng I.Kant cũng không quên một yếu tố rất quan trọng trong đời sống tinh thần của
con người đó là niềm tin tôn giáo. Khi thuyết nhật tâm chiến thắng hoàn toàn thuyết
địa tâm đã dẫn tới sự cáo chung của thế giới quan cơ đốc giáo. Thay vì tin vào thượng
đế người tây Âu tin vào sức mạnh của con người - chủ nhân đích thực của những tri
thức khoa học. Làm sao niềm tin vào thượng đế có thể hòa giải được với những khám
phá khoa học? Phải chăng đời sống con người không cần đến tôn giáo nữa? I.Kant đã
trả lời câu hỏi này một cách vừa khôn ngoan vừa sâu sắc song cũng hết sức nhân văn.
Khi phê phán lý tính thuần túy, ông đã tách thượng đế ra khỏi nhận thức khoa học,
khẳng định con người là chủ thể của quá trình nhận thức. Lý tính thuần túy không thể
chứng minh được thượng đế tồn tại hay không tồn tại, do đó “ngài” không thể nào
can dự vào các kết luận khoa học. Đây là một cuộc cách mạng trong nhận thức khoa
học đương thời, khẳng định sự chiến thắng tuyệt đối của khoa học đối với tôn giáo.
Song I.Kant không dừng lại ở đó, ông đã chuyển thượng đế sang lĩnh vực lý tính thực
hành (đạo đức). Chính đức tin chứ không phải lý tính mới khẳng định được thượng đế
tồn tại hay không, nghĩa là nếu anh tin thượng đế tồn tại thì ngài sẽ tồn tại trong anh,
nếu anh không tin thì ắt hẳn ngài không có lý do gì để tồn tại. I.Kant đã chuyển tôn
146
giáo từ thế lực thống trị xã hội giờ chỉ còn là mối quan hệ riêng tư của mỗi cá nhân.
Đối với I.Kant sự hiện hữu của thượng đế là một tất yếu đạo đức.
Từ quan điểm này, có người cho rằng I.Kant cải lương, thỏa hiệp với tôn
giáo. Song vượt lên trên những điều đó ông đã để lại cho hậu thế một bài học sâu
sắc. Có thể nói rằng trong bối cảnh ngày nay không chỉ riêng Việt Nam mà trên thế
giới đang phải đối mặt với cơn khủng hoảng giá trị. Con người rơi vào những đau
khổ, lầm lạc chưa từng có. Điều này đã từng xảy ra vào những năm 80 của thế kỷ
trước, trước những vấn đề nhân sinh đầy phức tạp, nhiều lý thuyết định hướng lại
giá trị cho con người đã ra đời: Chủ nghĩa hiện sinh tuyệt đối hóa tự do của con
người đến mức con người không còn là một phần của vũ trụ nữa. Trái lại thuyết cơ
cấu lại lạnh lùng khẳng định con người chỉ là ảo tưởng, một quan niệm rỗng, con
người chỉ là một vật thể tầm thường. Cuộc sống hiện đại của thế kỷ XXI đã giúp
con người đoạn tuyệt với xiềng xích của lễ giáo hà khắc đưa con người tới chân trời
tự do nhưng lại đẩy họ vào bi kịch mới với những dục vọng tầm thường, nỗi cô đơn
vô tận, sự tha hóa, mất lương tri,... Trong cơn khủng hoảng đó con người vẫn cần
đến một sự đền bù nào đó của những lực lượng siêu nhiên, vẫn cần đến một thượng
đế công minh, chính trực, công bằng để tin những điều tốt đẹp còn tồn tại và vẫn
cần đến một thần thánh để ngăn cản con người làm những điều tội lỗi, tội ác.
Phát triển con người toàn diện với đủ các giá trị Chân - Thiện - Mỹ song chúng
ta cũng không thể quên những góc sâu kín trong đời sống tinh thần con người. Trải qua
hơn 300 năm quan điểm của I.Kant lại một lần nữa giúp chúng ta tìm được những giá
trị cốt lõi của đời sống. Con người sẽ rơi vào sự khủng hoảng cùng cực nếu như không
biết đâu là Chân lý; sẽ trở nên mất nhân tính nếu như không hiểu thế nào là điều Thiện
và đời sống sẽ vô nghĩa nếu như không tin Cái Đẹp luôn tồn tại.
Trong bối cảnh hội nhập hiện nay, các quốc gia dân tộc sẽ hòa nhập hay hòa
tan? Điều đó phụ thuộc rất lớn vào hệ giá trị mà quốc gia dân tộc đó đã dồn trút vào
các thế hệ và từng cá nhân cụ thể của mình. Xác định các giá trị Chân - Thiện - Mỹ
phù hợp với văn hóa của dân tộc mình là hành động tiên quyết hiện nay. Nếu không
thể tìm được những tiêu chuẩn cho các giá trị cốt lõi đó thì cũng giống như đi giữa
biển khơi mịt mù mà không có hải đăng.
147
KẾT LUẬN CHƯƠNG 4
Chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant vừa có cả những giá trị và hạn chế.
Những giá trị to lớn mà ông mang lại đó là: chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant là
những gợi mở không thể thiếu cho lý luận nhận thức của triết học Mác - Lênin. Mặc dù
chủ thể nhận thức của I.Kant còn đứng trên lập trường duy tâm song không thể phủ
nhận rằng nó đã mở đầu cho việc giải quyết vấn đề cơ bản của triết học là mối quan hệ
giữ tư duy và tồn tại một cách trọn vẹn. Hơn thế, chủ thể nhận thức trong triết học
I.Kant chứa đựng những yếu tố biện chứng và thể hiện giá trị nhân văn, nhân đạo sâu
sắc, đối với I.Kant chủ thể nhận thức được tự do trong nhận thức và sáng tạo. Chủ thể
ấy còn gắn bó chặt chẽ với chủ thể đạo đức và chủ thể thẩm mỹ tạo nên một chỉnh thể
toàn vẹn các giá trị Chân - Thiện - Mỹ ở con người. Chủ thể nhận thức trong triết học
I.Kant còn là cách thể hiện một cách độc đáo sự đề cao trí tuệ con người, ông vừa chỉ ra
giới hạn nhận thức cho con người, vừa bày tỏ khát vọng nhận thức vô biên.
Tuy nhiên chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant cũng không tránh khỏi
những hạn chế. Đó là chủ thể nhận thức trên nền tảng thế giới quan duy tâm, không
phải là chủ thể hoạt động sản xuất, vì thế cuộc cách mạng mà ông tạo ra trong lý
luận nhận thức cũng chỉ trên lĩnh vực tinh thần mà thôi. Chủ thể nhận thức của
I.Kant chưa thoát khỏi phương pháp siêu hình. Mặt khác chủ thể nhận thức của
I.Kant còn phản ánh sự thỏa hiệp của giai cấp tư sản với chế độ phong kiến Đức
đương thời, nó bộc lộ địa vị còn yếu kém của chính giai cấp tư sản Đức.
Vượt lên tất cả những hạn chế đó, chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant
mang giá trị thời đại sâu sắc. Ông đã vạch ra phương hướng phát triển con người
không những cho thời đại ông mà cho cả thời đại ngày nay, đó là phải phát huy tính
tích cực, năng động và sáng tạo của chủ thể nhận thức. Để làm được điều đó con
người cần được tự do trong nhận thức và sáng tạo, chống lại mọi sự độc quyền chân
lý, chủ nghĩa kinh nghiệm và giáo điều. Phát triển con người toàn diện phải gắn con
người nhận thức với con người đạo đức và thẩm mỹ, có như vậy mới tạo nên con
người vừa tài vừa đức vừa biết cảm thụ Cái Đẹp. Hơn thế I.Kant còn dành một góc
nhỏ trong đạo đức cho niềm tin tôn giáo, để cuộc sống con người không trở nên cằn
cỗi và trở nên có ý nghĩa hơn.
148
KẾT LUẬN
Thật khó mường tượng diện mạo triết học Đức thế kỷ XIX sẽ ra sao nếu
không có triết học I.Kant. Chính I.Kant, đáp ứng nhu cầu của thời đại mình, đặt ra
và giải quyết theo cách riêng của mình hàng loạt vấn đề quan trọng có ảnh hưởng
sâu sắc đến triết học tây Âu đương thời và thậm chí là cả triết học phương tây hiện
đại. Tư tưởng của ông như chính ông tự nhận là một cuộc cách mạng Côpécníc:
hướng triết học từ nghiên cứu tự nhiên tới nghiên cứu con người như một chủ thể,
từ tồn tại tới hoạt động.
Vấn đề chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant có những đặc điểm riêng.
Ông không đi theo lối mòn của triết học tây Âu khi tiếp cận vấn đề này mà tự khai
phá một hướng đi mới. Ông đã tìm xem nhận thức của con người có những quy luật
nào. Từ I.Kant con người không phải là chủ thể nhận thức thụ động nữa mà là chủ
thể nhận thức năng động, sáng tạo. Có thể tóm lược lại đặc điểm về con người chủ
thể nhận thức trong triết học I.Kant ở những điểm sau: Việc đặt con người ở vị trí
chủ thể nhận thức là sự khẳng định sức mạnh trí tuệ to lớn của con người trong nhận
thức thế giới. Chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant mang tính tích cực, năng
động, sáng tạo trên nền tảng thế giới quan nhị nguyên luận. Chủ thể nhận thức trong
triết học I.Kant đặt ra vấn đề về lôgic biện chứng, chủ thể ấy là con người cá nhân
mang tính chung chung, trừu tượng, phi lịch sử và mang tính bất khả tri một cách
khác thường. Chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant không tách rời chủ thể đạo
đức và chủ thể thẩm mỹ. Bởi lẽ nhận thức, đạo đức, thẩm mỹ đều xuất phát từ thực
tiễn, có gốc rễ từ thực tiễn, nó là ba “cây cầu” nối con người với thế giới.
Chủ thể nhận thức trong triết học I.Kant có giá trị to lớn đối với lý luận nhận
thức và vấn đề con người, có thể nói nó đã góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng
trong lý luận nhận thức đương thời, là những gợi mở không thể thiếu cho quan niệm
chủ thể nhận thức trong triết học Mác - Lênin. Thông qua chủ thể nhận thức, I.Kant
cũng thể hiện tinh thần nhân văn nhân đạo sâu sắc, đối với ông con người cần được tự
do nhận thức và sáng tạo, chủ thể nhận thức gắn bó chặt chẽ với chủ thể đạo đức và
chủ thể thẩm mỹ, thông qua chủ thể nhận thức I.Kant cũng thể hiện cách đề cao trí
tuệ con người rất độc đáo của mình. Tuy nhiên I.Kant đã xây dựng quan niệm về chủ
149
thể nhận thức trên lập trường duy tâm chủ quan. Ông vừa đề cao sức mạnh của trí tuệ
con người vừa chỉ ra giới hạn không thể vượt qua của sức mạnh đó - thế giới “Vật tự
nó”. Bởi thế chính bản thân ông cũng hiện lên đầy mâu thuẫn, ông vừa là triết gia với
những ý tưởng sáng tạo táo bạo vừa là đại biểu của thuyết bất khả tri. Mặt khác, chủ
thể nhận thức trong quan niệm của I.Kant hiện lên chung chung, trừu tượng vì nó
chưa vượt qua được phương pháp siêu hình và thiếu tính thực tiễn. Ông nói rất nhiều
về phạm trù thực tiễn (thực hành) nhưng thật đáng tiếc ông đã đồng nhất thực tiễn với
sinh hoạt đạo đức. Đây có thể coi là hạn chế lớn nhất trong quan niệm về chủ thể
nhận thức của I.Kant. Chính vì thế học thuyết của không bao quát được hơi thở của
cuộc sống, nó giống như “màu xám” khô cứng mà không biết rằng “cây đời” ngoài
kia “mãi xanh tươi”. Xuyên suốt học thuyết của ông, toát lên sự thỏa hiệp giữa giai
cấp tư sản với giai cấp phong kiến Phổ. Dù cuộc cách mạng trong triết học của ông có
tiến bộ đến đâu cũng chỉ là tiến bộ về tinh thần, trên tinh thần mà thôi.
Song với tất cả những gì I.Kant cống hiến cho nhân loại, không ai có thể
phủ nhận rằng ông là một trong những nhà triết học vĩ đại trước C.Mác. Nhiều tư
tưởng sâu sắc của I.Kant sau này đã trở thành tiền đề lý luận cho học thuyết macxít.
Không chỉ triết học Mác - Lênin mà nhiều tư tưởng triết học phương tây hiện đại
như: triết học hiện sinh, triết học thực chứng, hiện tượng học, phân tâm học, đều
ít nhiều đều xuất phát từ những quan điểm của I.Kant.
150
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Vân Hạnh (2012), "Giá trị nhân văn trong quan niệm về con người của
Immanuel Kant", Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, (1+ 2).
2. Nguyễn Vân Hạnh (2013), "Con người thẩm mỹ trong triết học của Immanuel
Kant", Tạp chí Lý luận chính trị và truyền thông, (7).
3. Nguyễn Vân Hạnh (2013), "Con người đạo đức trong triết học của Immanuel
Kant", Tạp chí Tri thức thời đại, (15).
4. Nguyễn Vân Hạnh (2013), "Giá trị nhân văn trong tranh khỏa thân ở Tây Âu
phục hưng", Tạp chí Tri thức thời đại, (15).
5. Nguyễn Vân Hạnh (2016), "Chủ thể nhận thức trong triết học của Immanuel
Kant", Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, (5).
6. Nguyễn Vân Hạnh (2016), "Thuyết nhật tâm và sự xác lập thế giới quan duy vật",
Tạp chí Công tác tôn giáo, (7).
151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lý Chấn Anh (2007), Nghiên cứu triết học cơ bản, Nxb Tri thức, Hà Nội.
2. Ph.Ăngghen (1995), “Chống Đuy-rinh” trong C.Mác và Ph.Ăng-ghen toàn tập,
tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.15-434.
3. Ph.Ăngghen (1995), “Biện chứng của tự nhiên” trong C.Mác và Ph.Ăng-ghen
toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.455-828.
4. Ph.Ăngghen (1995), “Lời tựa bằng tiếng Anh tác phẩm “Sự phát triển của Chủ
nghĩa xã hội từ không tưởng đến khoa học” trong C.Mác và Ph.Ăng-ghen
toàn tập, tập 22, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.420-460.
5. C.Brinton, B.Christopher, RL.Wolff (1998), Lịch sử phát triển văn minh nhân
loại - văn minh phương Tây”, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
6. Howard Caygill (2013), Từ điển triết học Kant, Nxb Tri Thức, Hà Nội.
7. Doãn Chính, Đinh Ngọc Thạch (2003), Triết học Trung cổ Tây Âu, Nxb Thanh
niên, Hà Nội.
8. Doãn Chính, Đinh Ngọc Thạch (2003), Vấn đề triết học trong tác phẩm của
C.Mác - Ph.Ăngghen V.I.Lê-nin, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
9. Nguyễn Trọng Chuẩn (1995), R.Đềcáctơ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
10. Nguyễn Trọng Chuẩn (1997), “Quan niệm của I.Can-tơ về tính tích cực của chủ
thể nhận thức”, trong Nguyễn Trọng Chuẩn, chủ biên, Can-tơ người sáng
lập nền triết học cổ điển Đức, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.75-83.
11. Nguyễn Trọng Chuẩn (2002), Một số vấn đề về Triết học - Con người - Xã hội,
Nxb Khoa học xã hộ, Hà Nội.
12. Phan Dũng (2010), Tư duy logích, biện chứng và hệ thống, Nxb trẻ, Hà Nội.
13. Nguyễn Tiến Dũng (2005), Lịch sử triết học phương Tây, Nxb Tổng hợp thành
phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
14. Khuất Duy Dũng (2006), Chủ nghĩa duy tâm tiên nghiệm trong nhận thức luận
của I.Cantơ, Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ
Chí Minh, Hà Nội.
15. Bùi Đăng Duy (2004) “Immanuem Can-tơ và nền triết học hiện đại ở phương
Tây”, Hội thảo khoa học Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức
luận và đạo đức học, Đại học Quốc gia Hà Nội - Trường Đại học Khoa
học xã hội và nhân văn, Hà Nội, tr.146-155.
152
16. Bùi Đăng Duy, Nguyễn Tiễn Dũng (2011), Lịch sử triết học phương Tây hiện
đại, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
17. W.Durant (2008), Câu truyện triết học, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII,
Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
19. Đại học Quốc gia Hà Nội - Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn
(2006), Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức
học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
20. Đại học quốc gia Hà Nội (2006), “Triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận
thức luận và đạo đức”, Kỷ yếu hội thảo quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
21. Đặng Anh Đào và các cộng sự (1999), Văn học phương Tây, Nxb Giáo dục,
Hà Nội.
22. Trần Thái Đỉnh (2005), Triết học Đềcáctơ, Nxb Văn học, Hà Nội.
23. Trần Thái Đỉnh (2005), Triết học Hiện sinh, Nxb Văn học, Hà Nội.
24. Trần Thái Đỉnh (2014), Triết học Kant, Công ty sách Thời đại và Nxb Văn học,
Thành phố Hồ Chí Minh.
25. Phạm Văn Đức, Đặng Hữu Toàn (2007), Triết học trong kỷ nguyên toàn cầu,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
26. Jostein Gaarder (2015), Thế giới của Sophie, Nxb Thế giới, Hà Nội.
27. Phạm Minh Hạc (2009), “Chân, Thiện, Mỹ - ba giá trị phổ quát nhất”, Tạp chí
Nghiên cứu con người, (1), tr.4-16.
28. Phạm Minh Hạc (2008), Tâm lý học nghiên cứu con người trong thời đổi mới,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
29. Nguyễn Chí Hiếu (2005), “Triết học Cantơ dưới nhãn quan của G.W.F.Hêghen”, Tạp
chí Triết học (4), tr.55-60
30. Trần Thị Phương Hoa (2012), “Giáo dục trong mối quan hệ với triết học - quan
điểm từ châu Âu”, tại trang [truy cập ngày
14/6/2016].
31. Nguyễn Văn Hồng, Vũ Dương Minh (2006), Lịch sử thế giới cận đại, Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
153
32. Đỗ Minh Hợp (1996), “Vấn đề tính chủ quan trong triết học phương Tây hiện
đại”, Tạp chí Triết học, (1), tr.29-32.
33. Đỗ Minh Hợp (1997), “Vai trò của triết học Can-tơ đối với sự phát triển của
triết học, trong Nguyễn Trọng Chuẩn, chủ biên, Can-tơ người sáng lập
nền triết học cổ điển Đức, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.283-294.
34. Đỗ Minh Hợp (2002), “Siêu hình học tồn tại hay không tồn taị”, Tạp chí Triết
học, (7), tr.49-53.
35. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh và Nguyễn Anh Tuấn (2006), Đại cương lịch sử
triết học phương Tây, Nxb Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố
Hồ Chí Minh.
36. Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Thanh và Nguyễn Anh Tuấn (2008), Đại cương lịch sử
triết học phương Tây hiện đại cuối thế kỷ XIX - nửa đầu thế kỷ XX, Nxb
Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, Thành phố Hồ Chí Minh.
37. Đỗ Huy (1997), “Vị trí của mỹ học Can-tơ trong lịch sử mỹ học trước Mác”,
trong Nguyễn Trọng Chuẩn, chủ biên, Can-tơ người sáng lập nền triết học
cổ điển Đức, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.158-171.
38. Nguyễn Văn Huyên (1997), “Bản chất nhân đạo trong triết học của I.Can-tơ”,
trong Nguyễn Trọng Chuẩn, chủ biên, Can-tơ người sáng lập nền triết học
cổ điển Đức, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.276-283.
39. Nguyễn Văn Huyên (1996), Triết học Imanuin Cantơ, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
40. Nguyễn Thanh Huyền (2010), Quan niệm của Các Mác về tha hóa và ý nghĩa
của quan niệm đó đối với phát triển con người Việt Nam hiện nay, Nxb
Chính trị quốc gia, Hà Nội
41. E.V.ILencôv (2003), Lôgíc học biện chứng, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
42. I.Kant (2004), Phê phán lý tính thuần tuý, Nxb Văn học, Hà Nội.
43. I.Kant (2007), Phê phán lý tính thực hành, Nxb Tri thức, Hà Nội.
44. I.Kant (2007), Phê phán năng lực phán đoán, Nxb Tri thức, Hà Nội.
154
45. Âu Dương Khang (2004), “Phương thức tư duy chủ thể tính của I.Can-tơ về
những gợi mở của nó đối với đương đại”, Hội thảo khoa học triết học cổ
điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Đại học quốc gia -
Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội, tr.45-70.
46. Đỗ Văn Khang (2004), “Immanuen Can-tơ và nhận thức luận hiện đại”, Hội
thảo khoa học triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và
đạo đức học, Đại học quốc gia - Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà
Nội, tr.264-271.
47. M.Kishlansky, Patrick Geary, Patricia O’Brien (2005), Nền tảng văn minh
phương Tây, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
48. Vũ Thị Thu Lan (2010), “Các định đề cơ bản trong đạo đức học của I.Kant”,
Tạp chí Triết học, (2), tr.66-71.
49. Vũ Thị Thu Lan (2004), Mệnh lệnh tuyệt đối trong đạo đức học của Cantơ,
Luận văn thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
Hà Nội.
50. Thái Kim Lan (2009), “Kant với vấn đề giáo dục”, tại trang
[truy cập ngày 14/6/2016].
51. Thái Kim Lan (2014), “Lý thuyết nhân quả trong triết học Phật giáo và trong
học thuyết siêu nghiệm của Kant”, tại trang
[truy cập ngày 14/6/2016].
52. Phạm Minh Lăng (2003) Những chủ đề cơ bản của triết học phương Tây, Nxb
Văn hóa thông tin, Hà Nội.
53. V.I.Lênin (1980), “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm phê phán”,
trong Lênin toàn tập, tập 18, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva, tr.7-446.
54. V.I.Lênin (1981), “Bút ký triết học” trong Lênin Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến
bộ, Mátxcơva, tr.3-397.
55. Nguyễn Trung Lương (2014), “Một vài ý nghĩ nhân đọc bản dịch tác phẩm
“Phê phán lý tính thuần túy” của Immanuel Kant do Bùi Văn Nam Sơn
thực hiện”, tại trang [truy cập ngày 14/6/2016].
155
56. C.Mác (1995), “Tuyên ngôn triết học của trường phái lịch sử pháp quyền”
trong C.Mác và Ph.Ăng-ghen toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà
Nội, tr.127-139.
57. C.Mác (1995), “Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen” trong
C.Mác và Ph.Ăng-ghen toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội,
tr.307-459.
58. C.Mác (2004), “Luận cương về Phoiơbắc”, trong C.Mác và Ph.Ăng-ghen Toàn
tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.9-15.
59. C.Mác và Ph.Ăng-ghen (2004), “Hệ tư tưởng Đức”, trong C.Mác và Ph.Ăng-ghen
toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.15-859.
60. C.Mác (1993), “Tư bản” quyển I, trong C.Mác và Ph.Ăng-ghen toàn tập, tập
23, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, tr.15-1061.
61. Bryan Magee (2003), Câu chuyện triết học, Nxb Thống kê, Hà Nội.
62. GF.McLean (2007), Con người, dân tộc và các nền văn hóa chung sống trong
thời đại toàn cầu, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
63. B.Morichere và nhóm giáo sư triết học các trường Đại học Pháp (2010), Triết học
phương Tây từ khởi thủy đến đương đại, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
64. Lê Tôn Nghiêm (2007), Đâu là căn nguyên tư tưởng? hay con đường triết lý
từ Kant đến Heidegger, Nxb Văn học, Hà Nội.
65. Vũ Dương Ninh (2007), Lịch sử văn minh thế giới, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
66. Trần Văn Phòng, Dương Minh Đức (2003), Lịch sử triết học phương Tây
trước Mác, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội.
67. Trần Văn Phòng (2004), “Lý luận nhận thức của I.Can-tơ thời kỳ “phê phán” - Giá trị
và hạn chế”, Hội thảo khoa học triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận
thức luận và đạo đức học, Đại học Quốc gia - Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Hà Nội, tr.271-280.
68. Trần Văn Phòng (2006), Triết học Hy Lạp cổ đại, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
69. Lê Văn Quang (2004), “Một hướng tiếp cận đặc điểm lý luận nhận thức trong
triết học cổ điển Đức”, Hội thảo khoa học triết học cổ điển Đức: Những
vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Đại học Quốc gia - Đại học Khoa
học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội, tr.281-292.
156
70. Hồ Sỹ Quý (2004), “Immanuel Kant từ triết học phê phán đến nghiên cứu con
người”, Tập chí Nghiên cứu con người, (6), tr.12-21.
71. Hồ Sỹ Quý (1997), “Tính độc đáo của triết học I.Can-tơ”, trong Nguyễn
Trọng Chuẩn, chủ biên, Can-tơ người sáng lập nền triết học cổ điển Đức,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.283-298.
72. V.Soloviev, K.Vojtyla, A.Schweitzer (2004), Triết học đạo đức, Nxb Văn hóa
thông tin, Hà Nội.
73. Phương Kỳ Sơn (1999), Lịch sử triết học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
74. Lê Công Sự (2003), “Bước đầu tìm hiểu con người trong triết học của Kant”,
tại trang [truy cập ngày 5/10/2016].
75. Lê Công Sự (2004), “Giá trị người hay sự thống nhất giữa chân, thiện và mỹ trong
triết học I.Kant”, Tạp chí Nghiên cứu con người, (3), tr.61-70.
76. Lê Công Sự (2006), “Quan niệm về “Vật tự nó” của Can-tơ và đánh giá của một số
nhà triết học tiêu biểu về quan niệm đó”, trong Nguyễn Trọng Chuẩn, chủ
biên, I.Can-tơ người sáng lập nền triết học cổ điển Đức, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội, tr.104-112.
77. Lê Công Sự (2006), Triết học cổ điển Đức, Nxb Thế giới, Hà Nội.
78. Lê Công Sự (2012), Con người dưới lăng kính triết gia, Nxb Chính trị quốc
gia, Hà Nội.
79. Trần Đức Thảo (2009), “Triết học cổ điển Đức từ Kant đến Hegel”, tại trang
[truy cập ngày 14/6/2016].
80. Lê Tử Thành (2014), Bốn cây đại thụ của triết học phương Tây cận đại Descartes,
Kant, Hegel, Marx, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh.
81. Dương Văn Thịnh (2004), “Quan niệm của Can-tơ về bản chất và giới hạn của
nhận thức”, Hội thảo khoa học triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận
thức luận và đạo đức học, Đại học Quốc gia - Đại học Khoa học Xã hội
và Nhân văn, Hà Nội, tr.334- 344.
82. Đặng Hữu Toàn (1997), “Phép biện chứng tiên nghiệm trong triết học Can-tơ”,
trong Nguyễn Trọng Chuẩn, chủ biên, I.Can-tơ người sáng lập nền triết học
cổ điển Đức, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.23-39.
157
83. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia - Viện Triết học (1997),
I.Can-tơ người sáng lập nền triết học cổ điển Đức, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
84. Nguyễn Anh Tuấn (2004), “Chất thể và mô thức của tư duy”, Hội thảo khoa học
triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận và đạo đức học, Đại
học quốc gia - Đại học khoa học xã hội và nhân văn, Hà Nội, tr.344 - 373.
85. Nguyễn Anh Tuấn (2004), “Lôgíc học siêu nghiệm của I.Cantơ”, tại trang
[truy cập ngày 3/10/2016].
86. Hà Huy Tuấn (2005), “Bối cảnh ra đời và cách tiếp cận của Kant về nhận thức
trong Phê phán lý tính thuần túy”, tại trang
[truy cập ngày 2/2/2016].
87. Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô (1962), Triết học cổ điển Đức, Nxb Sự thật,
Hà Nội.
88. Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, Viện triết học (1998), Lịch sử phép biện chứng,
tập 3 phép biện chứng cổ điển Đức, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
89. Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, Viện triết học (1998), Lịch sử phép biện
chứng, tập 4, Phép biện chứng mácxit, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
90. Viện Hàn lâm Khoa học Liên Xô, Viện triết học (1998), Lịch sử phép biện
chứng, tập 5 phép biện chứng mácxit, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
91. Vũ Văn Viên (1997), “Quan niệm của Can-tơ về bản chất của nhận thức”,
trong Nguyễn Trọng Chuẩn, chủ biên, Can-tơ người sáng lập nền triết
học cổ điển Đức, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, tr.67-74.
92. Phạm Thái Việt (2004), “Phạm trù “thực tiễn” trong triết học cổ điển Đức”,
Hội thảo khoa học triết học cổ điển Đức: Những vấn đề nhận thức luận
và đạo đức học, Đại học Quốc gia - Đại học Khoa học Xã hội và Nhân
văn, Hà Nội, tr.422-430.
93. Nguyễn Hữu Vui (2007), Lịch sử triết học, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.