Luận án Chủ đề hôn nhân và sự phản ánh phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI DƢƠNG NGUYỆT VÂN DƢƠNG NGUYỆT VÂN CHỦ ĐỀ HÔN NHÂN VÀ SỰ PHẢN ÁNH PHONG TỤC HÔN NHÂN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM Chuyên ngành: Văn học dân gian Mã số: 62 22 25 01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. NGUYỄN THỊ HUẾ HÀ NỘI, 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dẫn liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, chư

pdf250 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 401 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Chủ đề hôn nhân và sự phản ánh phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ưa từng được công bố trong bất kì công trình nào khác. Tác giả luận án DƢƠNG NGUYỆT VÂN DƢƠNG NGUYỆT VÂN MỤC LỤC MỞ ĐẦU ......................................................................................................................... 1 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................................ 6 1.1. Lịch sử nghiên cứu chủ đề hôn nhân và phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích ......... 6 1 2 C s l thuyết của đề tài ........................................................................................ 15 Chƣơng 2. NHẬN DIỆN CHỦ ĐỀ HÔN NHÂN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM ...................................................................................... 30 2 1 Hôn nhân ngư i - vật .............................................................................................. 30 2 2 Hôn nhân ngư i - tiên ............................................................................................. 52 2 3 Hôn nhân ngư i - ngư i ......................................................................................... 60 Chƣơng 3. SỰ PHẢN ÁNH PHONG TỤC HÔN NHÂN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ CHỦ ĐỀ HÔN NHÂN ........................................................................ 75 3.1. Truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân phản ánh phong tục ăn trầu ............................ 75 3.2. Truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân phản ánh phong tục thử tài kén rể và thách cưới ... 78 3.3. Truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân phản ánh phong tục hỏi vợ/dạm vợ/cướp (bắt) vợ/chồng ................................................................................................................ 89 3.4. Truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân phản ánh phong tục rể ................................. 97 3.5. Truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân phản ánh phong tục kiêng kị ........................ 102 Chƣơng 4. MỘT SỐ PHƢƠNG DIỆN NGHỆ THUẬT CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH VỀ CHỦ ĐỀ HÔN NHÂN ............................................................................. 106 4.1. Cấu trúc cốt truyện của truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân.................................. 106 4.2. Nhân vật kết hôn trong truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân .................................. 112 4.3. Th i gian và không gian nghệ thuật trong truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân ......... 122 4.4. Yếu tố thần kì và yếu tố trợ giúp trong truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân ......... 126 4.5. Motif hạt nhân của truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân ......................................... 129 KẾT LUẬN ................................................................................................................ 139 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN .......................................................................................... 144 TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................... 145 PHỤ LỤC .................................................................................................................... -1- MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Truyện cổ t ch luôn hướng đến những con ngư i nhỏ bé trong xã hội xưa với cái nhìn nhân văn cao cả, đồng th i s hữu một thế giới nghệ thuật độc đáo - “thế giới cổ t ch”... Những điều đó đã tạo nên sức hấp dẫn diệu kì của truyện cổ t ch với nhân loại. Khảo sát truyện cổ t ch, chúng ta sẽ hiểu được truyền thống tốt đẹp, tr thành hồn cốt của mỗi dân tộc, cùng khả năng sáng tạo diệu kì của ngư i lao động. 1 2 Hôn nhân là một trong những dấu hiệu thể hiện cuộc sống cao đẹp của con ngư i Không những thế, nó còn mang đầy đủ những dấu chỉ văn hóa trong bước đư ng phát triển của con ngư i, mỗi dân tộc, mỗi tộc ngư i. Chủ đề hôn nhân dư ng như được quan tâm trong toàn bộ các thể loại văn học dân gian, từ thần thoại, truyền thuyết, cổ t ch, truyện cư i đến các thể loại văn vần nhưng cổ t ch là thể loại phản ánh đầy đủ nhất, rõ nét nhất không chỉ những bước tiến bộ trong hôn nhân của con ngư i, mà còn là những khát vọng cháy bỏng của ngư i lao động về tình yêu, về hôn nhân tự do, về công lí, về những phẩm chất tốt đẹp của con ngư i. Không những thế, truyện cổ t ch còn hàm chứa rất nhiều phong tục về hôn nhân và gia đình như là những dấu chỉ văn hóa mang sắc thái của những cộng đồng ngư i khác nhau trong một quốc gia Việt Nam đa dân tộc Vì vậy, việc tìm hiểu chủ đề hôn nhân trong truyện cổ t ch sẽ giúp ta nhận thức đầy đủ h n về một mảng truyền thống, về những phẩm cách đẹp đẽ của ngư i lao động cùng khả năng, cách thức họ “hóa ngọc” những phẩm cách đó trong sáng tạo của mình. 1.3. Truyện cổ tích là thể loại được đưa vào giảng dạy tất cả các cấp học với dung lượng lớn nhất, đặc biệt trong chư ng trình đào tạo Đại học Ngữ văn Là ngư i đang giảng dạy chuyên ngành Văn học dân gian trư ng Đại học, việc tiếp cận một chủ đề đặc sắc, thú vị trong kho tàng cổ tích của dân tộc không đ n thuần là một hoạt động khoa học thuần túy, mà còn là cách tự nâng cao năng lực nghiên cứu, trau dồi kiến thức phục vụ cho công tác giảng dạy của bản thân. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài Chủ đề hôn nhân và sự phản ánh phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam làm vấn đề nghiên cứu cho luận án của mình, với mong muốn khám phá và tìm hiểu sâu sắc 1 về bản chất thể loại, làm rõ sự phản ánh phong tục hôn nhân truyền thống của các dân tộc Việt Nam qua truyện cổ tích. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Lựa chọn đề tài Chủ đề hôn nhân và sự phản ánh phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam, trong phạm vi của luận án, chúng tôi hướng tới hai mục đ ch ch nh: 2.1. Trên c s tư liệu đã công bố trong kho tàng truyện cổ t ch các dân tộc Việt Nam, tập hợp toàn bộ hệ thống truyện cổ t ch về chủ đề hôn nhân; nhận diện, khảo sát các dạng thức c bản của nó, cũng như các phong tục/thiết chế hôn nhân trong đ i sống của ngư i xưa và trong “thế giới cổ t ch”. 2.2. Nghiên cứu chủ đề hôn nhân trong truyện cổ t ch cả nội dung phản ánh và các phư ng thức nghệ thuật, nhằm phát lộ những lớp văn hóa ẩn chứa trong đó qua những đặc trưng thể/tiểu loại của truyện cổ t ch. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3 1 Như tên đề tài đã thể hiện, chúng tôi nghiên cứu chủ đề hôn nhân và sự phản ánh phong tục hôn nhân trong truyện cổ t ch các dân tộc Việt Nam Từ những thao tác đầu tiên tiến hành khảo sát tư liệu phục vụ cho công việc nghiên cứu, chúng tôi đã nhận thấy, sự hiện diện vô cùng phong phú của truyện cổ t ch về chủ đề này Từ nhiều nguồn tư liệu khác nhau, trong tổng số 77 tập truyện kể dân gian, với số lượng truyện lên tới hàng ngàn đ n vị, chúng tôi đã tìm ra được 616 truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân thuộc tiểu loại truyện cổ t ch thần kì và truyện cổ t ch sinh hoạt (nguồn tư liệu, danh mục sưu tập và tên truyện sẽ được trình bày trong phần Phụ lục của luận án) 3.2. Khi thực hiện đề tài khoa học này, chúng tôi lựa chọn những truyện cổ t ch về chủ đề hôn nhân, trong đó, gồm cả những truyện liên quan tới quan hệ hôn nhân và phản ánh phong tục hôn nhân làm đối tượng khảo sát và nghiên cứu của mình. 3 3 Trong khuôn khổ một luận án tiến sĩ, chúng tôi không có tham vọng nghiên cứu toàn bộ phong tục hôn nhân của các tộc ngư i một cách độc lập, mà chỉ đề cập đến phong tục hôn nhân chứa đựng và được phản ánh qua truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân Từ đó, hướng đến làm rõ mối quan hệ giữa truyện cổ t ch về chủ 2 đề hôn nhân với phong tục hôn nhân trong đ i sống văn hóa truyền thống của các dân tộc Việt Nam 4. Phƣơng pháp luận và nghiên cứu của luận án 4.1. Phư ng pháp luận Luận án thuộc mã số và chuyên ngành văn học dân gian, vì vậy chúng tôi tiếp cận đối tượng nghiên cứu dưới góc độ của khoa nghiên cứu văn học dân gian, tức là nghiên cứu truyện cổ t ch với các qui phạm của khoa nghiên cứu văn học Tuy nhiên, từ trong bản chất, các sáng tác dân gian luôn luôn gắn bó với đ i sống thực tiễn, môi trư ng và sinh hoạt văn hóa dân gian Vì vậy, ngoài các yếu tố văn học, để xử l đề tài, ngư i nghiên cứu còn vận dụng những tri thức về phong tục tập quán và văn hóa tộc ngư i Khi phân t ch phong tục hôn nhân trong truyện cổ t ch các dân tộc Việt Nam, chúng tôi thấm nhuần quan điểm về sự bình đẳng giữa các dân tộc, hiểu rằng, sự phong phú về số lượng các tộc ngư i sẽ làm cho văn hóa Việt Nam đa dạng trong thống nhất 4 2 Phư ng pháp nghiên cứu Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng các phư ng pháp nghiên cứu sau: 4.2.1. Phư ng pháp thống kê, phân loại: Chúng tôi dựa trên c s các tư liệu đã xuất bản và trên c s các tư liệu từ điều tra, điền dã để tiến hành thống kê, phân loại các văn bản truyện cổ t ch Việt Nam theo chủ đề hôn nhân, trên c s đó đi đến những nhận xét cụ thể. 4.2.2 Phư ng pháp phân t ch, tổng hợp: Phư ng pháp này được vận dụng trong việc phân t ch nhân vật, phân t ch ý nghĩa văn học, ý nghĩa dân tộc học, văn hóa học của các motif, phân t ch vai trò kết nối của các motif trong toàn bộ kết cấu của truyện, phân t ch sự tư ng đồng và khác biệt của chủ đề trong quá trình so sánh Từ đó, có thể khái quát thành những luận điểm khoa học có t nh thuyết phục 4.2.3. Phư ng pháp so sánh - loại hình: Đây là phư ng pháp được sử dụng khi nghiên cứu những kiểu truyện, những motif giống nhau giữa truyện cổ t ch của các dân tộc không hề có mối quan hệ qua lại hoặc có quan hệ nguồn gốc; nhưng do điều kiện lịch sử - xã hội giống nhau mà nảy sinh những sự giống nhau 3 4.2.4 Phư ng pháp liên ngành: Khi nghiên cứu chủ đề hôn nhân và sự phản ánh phong tục hôn nhân, chúng tôi kết hợp phư ng pháp nghiên cứu của các ngành: dân tộc học, sử học, địa l học, ngôn ngữ học để thực hiện đề tài này, nhằm tìm hiểu những “dấu vết” cổ xưa, nội dung phản ánh, ý nghĩa biểu đạt của truyện Đặc biệt, các phư ng pháp nghiên cứu văn hóa như: địa văn hóa, sử văn hóa, nhân học văn hóa sẽ được vận dụng để l giải các hiện tượng nổi bật trong hôn nhân và phư ng thức phản ánh chủ đề hôn nhân của các dân tộc Việt Nam 4.2.5. Phư ng pháp điều tra, điền dã: Phư ng pháp này được sử dụng sau khi chúng tôi đã thu lượm được thông tin từ việc tập hợp, rút ra từ các tài liệu sách v Chúng tôi đến một số địa phư ng để thẩm định t nh ch nh xác của các thông tin trên thực tế hoặc tìm xem những dấu t ch của phong tục xưa kia còn đọng lại trong xã hội hiện đại 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án 5.1. Luận án là công trình đầu tiên khảo sát, tập hợp, hệ thống hóa và nghiên cứu chuyên sâu hệ thống truyện cổ t ch về chủ đề hôn nhân của các dân tộc Việt Nam 5 2 Luận án đã khảo sát, phân loại những dạng thức c bản của các hình thức hôn nhân, chỉ ra những lớp văn hóa ẩn chìm trong các phong tục liên quan đến hôn nhân, l giải một số vấn đề về mối quan hệ giữa truyện cổ t ch với phong tục trong hiện thực đ i sống các dân tộc Việt Nam và trong “thế giới cổ t ch”. 5.3. Luận án đã nhận diện, phân t ch những đặc điểm nghệ thuật độc đáo mà tác giả dân gian đã sử dụng một cách hữu hiệu để phản ánh ước m trong hôn nhân, trong các phong tục, tập quán đã ăn sâu vào đ i sống hôn nhân của các dân tộc Việt Nam. Luận án cũng đã chỉ ra tài năng sáng tạo của tác giả dân gian trong việc sử dụng yếu tố thần kì, yếu tố trợ giúp, nhằm phản ánh ước m lãng mạn về hôn nhân, khắc sâu những phẩm chất tốt đẹp của ngư i lao động trong hôn nhân và gia đình 6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án 6 1 Về mặt l luận, qua kết quả nghiên cứu, luận án khẳng định hướng tiếp cận truyện cổ t ch với tư cách là những sáng tác ngôn từ; Đồng th i, không loại trừ việc sử dụng các tri thức dân tộc học, văn hóa tộc ngư i khi l giải, phân t ch các dạng thức c bản của hình thức hôn nhân và các phong tục, tập quán liên quan đến nó 4 6 2 Về mặt thực tiễn, kết quả nghiên cứu cho thấy, các hình thức hôn nhân đa dạng, phong phú của các tộc ngư i trên đất nước Việt Nam Sự đa dạng, phong phú này vẫn tạo nên t nh thống nhất cao Đó là ý nghĩa nhân văn trong phong tục hôn nhân của các cư dân trên đất nước ta Truyện cổ t ch phản ánh ước m và nhận thức nhiều mặt của của ngư i dân xưa, trong đó có ước m về cuộc sống lứa đôi chung thủy, tốt đẹp trong một xã hội thanh bình, no ấm Đó là những gợi ý t ch cực cho xã hội đư ng đại, khi mà vòng xoáy của c n lốc thị trư ng đã làm tan vỡ hoặc rạn nứt không t mái ấm hạnh phúc gia đình 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Thƣ mục tham khảo và Phụ lục, phần Nội dung của luận án được cấu trúc làm bốn chư ng: Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và c s lí thuyết của đề tài. Chƣơng 2: Nhận diện chủ đề hôn nhân trong truyện cổ t ch các dân tộc Việt Nam. Chƣơng 3: Sự phản ánh phong tục hôn nhân trong truyện cổ t ch về chủ đề hôn nhân. Chƣơng 4: Một số phư ng diện nghệ thuật của truyện cổ t ch về chủ đề hôn nhân. 5 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI Cũng như nhiều chủ đề khác của truyện cổ tích, chủ đề hôn nhân và phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích là sản phẩm của cộng đồng sáng tạo, phản ánh đầy đủ, rõ nét hiện thực và ước m của quần chúng lao động. Mang trong mình những giá trị to lớn về nội dung và nghệ thuật, truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân là một tập hợp truyện kể, mô tả sinh động số phận của những con ngư i bất hạnh trong xã hội. Qua khảo sát, thống kê, chúng tôi nhận thấy, có một số lượng lớn bản kể về chủ đề này trong kho tàng truyện cổ tích của các dân tộc Việt Nam. Để làm rõ các vấn đề khoa học đặt ra trong luận án, chúng tôi sẽ tiếp cận một số khái niệm, lí thuyết và đặc biệt là tham khảo thực tiễn nghiên cứu truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân trong nước và ngoài nước để có một cái nhìn tổng thể và hệ thống về chủ đề này. 1.1. Lịch sử nghiên cứu chủ đề hôn nhân và phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích Chủ đề hôn nhân trong truyện cổ tích phản ánh nhiều mặt đ i sống cộng đồng cư dân, đó đặt ra các vấn đề như: gia đình và xã hội, văn hoá và lịch sử, phong tục, tập quán và t n ngưỡng Các vấn đề này, h n nữa lại gắn kết với hiện thực đ i sống của ngư i dân, nó sống trong dòng chảy của đ i sống các tộc ngư i. Vì thế, chủ đề hôn nhân và các vấn đề đặt ra từ chủ đề này đã tr nên có sức hút đặc biệt đối với các nhà nghiên cứu folklore Việt Nam. Ngoài những l i nhận xét có tính chất giới thiệu của các nhà sưu tầm, biên soạn đầu một số công trình sưu tầm, tập hợp truyện kể dân gian các dân tộc, hiện nay đã có những chuyên luận, công trình, bài viết hướng đến việc nghiên cứu chuyên sâu về chủ đề hôn nhân được phản ánh trong thể loại truyện cổ tích trên nhiều phư ng diện khác nhau. Năm 1972, các tác giả Đinh Gia Khánh, Chu Xuân Diên trong cuốn Văn học dân gian khi tìm hiểu về truyện kể dân gian đã khẳng định: “Những truyện như Trầu Cau, Tô Thị Vọng phu, Vua Bếp chính là thuộc loại truyện phản ánh những sự biến động từ chế độ quần hôn nguyên thuỷ sang chế độ gia đình có phân biệt từng 6 cặp vợ chồng hoặc từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ” [94, tr.192]. Các tác giả khẳng định, truyện Trầu Cau, Tô Thị Vọng phu ngày nay đã tr thành truyện cổ t ch, nhưng cốt lõi của chúng vốn là thần thoại. Ý kiến này đã gợi ý cho chúng tôi tìm hiểu bước tiến của hôn nhân qua góc độ thể loại của văn học dân gian. Năm 1974, nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh trong công trình Tìm hiểu tiến trình Văn học dân gian Việt Nam cũng quan tâm đến chủ đề hôn nhân với việc phản ánh xung đột giữa hai hình thái hôn nhân: một thuộc chế độ quần hôn (anh em lấy chung một vợ) th i mẫu hệ và một thuộc chế độ hôn nhân và gia đình lứa đôi th i phụ hệ. Sự xung đột đó thể hiện thành tâm trạng đau khổ, giằng xé giữa tình anh em và tình yêu trai gái trong từng nhân vật của truyện, đồng th i thể hiện một bước tiến bộ của xã hội. Năm 1975 các tác giả Hà Văn Thư, Võ Quang Nh n, Y Điêng trong l i giới thiệu cuốn Truyện cổ các dân tộc thiểu số miền Nam đã viết: “Các dân tộc quan niệm, có một th i kì tr i đất rất gần nhau, ngư i tr i có thể xuống trần gian, ngư i trần gian khi cần có thể lên tr i. Ở trên tr i cũng có cảnh làm ăn, buôn bán như trên mặt đất. Tiên trên tr i xuống trần gian làm vợ những chàng trai tốt bụng. Các loài vật, cây cỏ có thể là nguồn gốc sinh ra con ngư i, con vật xấu nhất như con cóc có thể hoá thân thành chàng trai tuấn tú, tài năng; hoặc chàng trai đó vốn là ngư i tr i xuống trần đội lốt cóc để thử lòng “ai” Cũng có khi, ngư i đẹp từ trong cây thuốc, từ trong ngà voi biến ra và tình nguyện làm vợ những chàng trai nghèo” [205]. Nhận định này đã mô tả khá chính xác về bản chất kiểu truyện ngư i lấy vật. Tuy nhiên, đây mới chỉ là l i giới thiệu sách nên vẫn còn s lược. Năm 1983 trên Tạp chí Văn học, số 5, tác giả Đặng Thái Thuyên với bài viết Đề tài hôn nhân trong truyện cổ tích thần kì Mƣờng đã xuất phát từ hướng nghiên cứu chủ đề hôn nhân trong không gian xã hội ngư i Mư ng. Trong quá trình khảo sát, các tác giả đã chia hôn nhân làm hai dạng lớn. Thứ nhất là hôn nhân trong những dạng truyện đầu là hôn nhân huyết tộc (đôi con dì) (“Cụ Vách và Ốc Sên”) và hôn nhân vợ nhiều chồng (“Sự tích hòn nục”). Từ đó, tác giả đã đi đến nhận định, hôn nhân dạng này t xung đột, nếu có chỉ là mục đ ch của sự lí giải vấn đề. Thứ hai là hôn nhân trong những quan hệ xung đột thực tại. Ở dạng này, mâu thuẫn xã hội đã lên 7 cao, phân chia giai cấp sâu sắc, hôn nhân được xem như là vấn đề l tư ng về gia đình và xã hội. Hôn nhân có sự tranh đoạt, có thử thách, nhất là sự chênh lệch gia cảnh và từ đó dẫn đến phản đối hôn nhân Đây ch nh là trọng tâm của sự đấu tranh giành công bằng trong xã hội của nhân dân. Tác giả cho rằng: “Do phạm vi vấn đề của truyện cổ tích thần kì nên nhân vật của nó phổ biến là ngư i vợ hoặc chồng, những kẻ mồ côi, những ngư i con riêng, ngư i em út. Những nhân vật này được mô tả trong mối quan hệ cụ thể, đặc biệt là quan hệ hôn nhân. Xem xét vấn đề này theo lịch sử trên c s việc phân dạng cốt truyện, việc khai thác chi tiết, có thể tiếp cận bản chất vấn đề” [204, tr.94-104]. Nhận xét này hoàn toàn có c s , giúp chúng ta hiểu được bản chất của chủ đề hôn nhân trong truyện cổ t ch Mư ng nói riêng và truyện cổ tích thần kì của các dân tộc khác trong cộng đồng dân tộc Việt Nam nói chung. Năm 1984, tác giả Tăng Kim Ngân trong bài viết Qua tục ăn trầu và truyện Trầu Cau của ngƣời Việt, bàn về mối quan hệ anh - em, vợ - chồng đã căn cứ vào những dị bản của truyện Trầu Cau để so sánh, đối chiếu, tìm sự giống nhau của các motif và type truyện trong các dị bản, với mong muốn bước đầu lí giải những vấn đề dân tộc học, xã hội hội học trong các cốt truyện Hướng tiếp cận này cũng là một bước cụ thể hóa cách làm mà nhà nghiên cứu Cao Huy Đỉnh đã gợi m . Qua việc phân tích các dị bản của truyện Trầu Cau của ngư i Việt và so sánh truyện Trầu Cau với loại truyện về bộ ba nhân vật mang chủ đề “quan hệ anh - em, vợ - chồng”, tác giả Tăng Kim Ngân đã rút ra kết luận: “Truyện Trầu Cau phản ánh một giai đoạn quan trọng trong lịch sử nhân loại, khi xã hội chuyển từ hôn nhân cộng đồng sang hôn nhân cá thể. Việc gia đình lớn tan rã, đã khẳng định gia đình cá thể là một bước ngoặt lớn trong lịch sử nhân loại. Sự tiến bộ ấy trải qua một cuộc đấu tranh dai dẳng, quyết liệt mới có và cũng trên con đư ng đi lên ấy, thư ng xảy ra những bi kịch” [117, tr.74-75]. Như vậy, tác giả đã nhìn nhận truyện Trầu Cau trong loại truyện cổ tích thần kì có chủ đề về hôn nhân và chủ đề giải thích phong tục. Song, với sự ẩn chứa sâu nhiều lớp văn hóa, truyện Trầu Cau còn là một thông điệp mà trong đó, mỗi tộc ngư i đều phải trải nghiệm và đúc kết thành nguyên tắc hôn nhân sao cho phù hợp với văn hóa và đạo đức của họ. Từ đó, tác giả khẳng định, dân gian 8 dựa vào tục ăn trầu có từ th i trước đó rất lâu để xây dựng thành một câu chuyện phản ánh bước ngoặt lớn của xã hội. Tác giả nhấn mạnh đến khía cạnh mĩ học của truyện, là ý niệm kết hợp mà có lẽ đây là cái cớ để ngư i xưa dựa vào đó để giải thích một tập tục có trước là dùng trầu cau trong hôn lễ. Năm 1992, trên Tạp chí Văn hoá dân gian, số 4, tác giả Nguyễn Thục Hiền có bài viết Truyện Trầu Cau phản ánh chế độ quần hôn?. Tác giả cho rằng: “Trầu Cau không phản ánh chế độ hôn nhân th i mẫu hệ, cũng không phản ánh chế độ quần hôn” [66, tr.14]. Theo cách lí giải của tác giả, việc ngư i con trai họ Cao lấy vợ, vì bố mẹ chết phải nhà vợ thì đó là việc gửi rể, mà gửi rể là việc rất thịnh hành xã hội phong kiến, trong xã hội ngày nay vẫn còn, nên không thể coi đó là hôn nhân th i mẫu hệ. Tác giả Nguyễn Thục Hiền đưa thêm một chi tiết cô gái chọn ngư i anh làm chồng để cho thấy th i đó, chế độ gia trư ng đã hình thành và khi chế độ gia trư ng thì không thể chế độ mẫu hệ hay quần hôn. Có thể nói, tác giả Nguyễn Thục Hiền đã không đứng góc độ đặc trưng c bản của văn học dân gian để đánh giá tác phẩm văn học dân gian, mà đã nhìn nhận, phân tích tác phẩm văn học dân gian như tác phẩm văn học viết. Vì lẽ ấy, tác giả đã chưa quan tâm tới quá trình lưu truyền tập thể và lưu truyền bằng miệng của tác phẩm dân gian Đó ch nh là nguyên nhân đã làm cho truyện Trầu Cau có sự biến đổi sâu sắc. Năm 1997, trên Tạp chí Văn hoá dân gian, số 3, tác giả Nguyễn Thị Huế với bài viết Chủ đề thử tài để kết hôn - sự biến đổi từ phong tục dân tộc học đến motif truyện cổ tích thần kì đã đi sâu phân t ch motif thử thách qua chủ đề thử tài để kết hôn trong kết cấu hình tượng nhân vật xấu xí mà tài ba. Ở những truyện này, nhân vật bị thử thách là những nhân vật xấu xí. Họ muốn kết hôn với cô gái thì phải vượt qua những thử thách, khó khăn mà ông bố vợ tư ng lai đặt ra. Những hình thức thử thách rất phong phú và cũng khó có thể thực hiện được với những ngư i bình thư ng. Tuy nhiên, bằng ch nh tài năng và đức độ của mình, nhân vật xấu x đã vượt qua tất cả các thử thách đó. Qua phân tích, tác giả Nguyễn Thị Huế đã làm sáng tỏ sự tiếp thu sáng tạo và tài tình của các tác giả dân gian trong sự biến đổi từ một phong tục tr thành một motif trong truyện cổ tích - motif thử tài để kết hôn Ch nh motif này đã góp phần quan trọng tạo nên giá trị độc đáo và hấp dẫn của truyện cổ tích thần kì. 9 Năm 1998 trong công trình Bình giảng truyện dân gian, tác giả Hoàng Tiến Tựu đã nhấn mạnh hai vấn đề đặc biệt quan trọng của truyện Trầu Cau: “Truyện này cùng với truyện Ba ông Đầu Rau (Sự tích ba ông Bếp), phản ánh sinh động những phư ng diện, khía cạnh khác nhau của quá trình phát triển, biến đổi về quan hệ hôn nhân, gia đình lại có sự hiểu lầm trong th i cổ, từ mẫu hệ sang phụ hệ nước ta. Giá trị lịch sử cũng như giá trị nhân văn và ý nghĩa hiện đại của chúng rất đáng chú ý” [181, tr.73]. Bên cạnh đó, tác giả Hoàng Tiến Tựu cũng khẳng định rằng, việc giải thích nguồn gốc tục ăn trầu và thành phần, chất liệu, hư ng vị, màu sắc của miếng trầu là một bộ phận không thể thiếu và không thể tách được của nội dung và chủ đề của tác phẩm. Vị trí, vai trò của bộ phận truyện này hết sức quan trọng, nó làm cho bi kịch về quan hệ tình cảm của ba ngư i kết thúc một cách có hậu và lạc quan Như vậy, theo tác giả Hoàng Tiến Tựu, trong truyện Trầu Cau vừa có chủ đề hôn nhân, vừa có chủ đề phong tục, nhưng chủ yếu thiên về chủ đề hôn nhân và gia đình Năm 1998, tác giả Đông Phong với công trình Về nguồn văn hoá cổ truyền Việt Nam đã tìm hiểu, nghiên cứu và sắp xếp truyện Sự tích Đầu Rau vào nhóm các câu chuyện về chủ đề hôn nhân và gia đình Tác giả đưa ra ý kiến nhận xét về ý nghĩa của câu chuyện như sau: “Truyện Ông Táo là một trong những truyện cổ có ý nghĩa giáo dục sâu sắc Đó là hình ảnh tượng trưng cho cuộc sống hoà thuận, đầm ấm, an vui của mỗi gia đình - một lối giáo dục bằng ẩn dụ, bằng bí truyền qua tục truyền miệng Và ngày 23 tháng Chạp âm lịch là ngày m i gọi đoàn tụ của các gia đình Việt Nam” [145, tr.288]. Trong ý kiến của tác giả Đông Phong, chúng tôi nhận thấy, có cả nhận xét về truyện kể và phong tục. Tuy nhiên, ý kiến về phong tục mới chỉ là một ý kiến nhỏ nảy sinh trên c s phân tích bi kịch hôn nhân trong gia đình Thị Nhi theo xu hướng truyền thống. Năm 1999, các tác giả Chu Xuân Diên, Lê Chí Quế trong cuốn Tuyển tập truyện cổ tích Việt Nam đã đưa ra nhận xét: “Trầu Cau, cùng với Đá Vọng phu, Sao Hôm sao Mai, Ông Đầu Rau là những truyện nảy sinh trên c s lịch sử xã hội của giai đoạn quá độ từ chế độ mẫu hệ sang chế độ phụ hệ” [38] Đây là cách nhìn nhận nội dung cốt truyện theo các hình thức hôn nhân trong lịch sử loài ngư i. Các tác 10 giả đã căn cứ từ hiện thực xã hội được truyền tải vào truyện dân gian, hay nói cách khác, những truyện kể này đã ra đ i từ c tầng xã hội mà nó phản ánh, đó là giai đoạn chuyển từ chế độ mẫu hệ sang phụ hệ. Năm 2000, tác giả Nguyễn Thị Kim Huế đã thực hiện luận văn Thạc sĩ với đề tài Kiểu truyện về đề tài hôn nhân “ngƣời - rắn” trong kho tàng truyện cổ dân gian các dân tộc Việt Nam. Với đề tài này, tác giả đã chú ý t nh cụ thể trong nghiên cứu khi chọn đề tài liên quan đến một loại hôn nhân hết sức phổ biến đó là hôn nhân “ngư i - rắn” Hình thức hôn nhân này xuất hiện chủ yếu trong nhóm truyện hôn nhân giữa ngư i và vật, giữa ngư i và ngư i mang lốt vật Trong đó, hình thức hôn nhân giữa ngư i và vật phong phú h n rất nhiều, nó không chỉ dừng lại cuộc hôn nhân giữa ngư i và rắn, cho dù mối quan hệ “ngư i - rắn” rất được quan tâm trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam, nó cũng không chỉ là cuộc hôn phối giữa ngư i với ngư i mang lốt cho dù cái lốt đó cực kì đa dạng. Năm 2001, trên Tạp chí Văn học, số 4, tác giả Kiều Thu Hoạch có bài nghiên cứu So sánh típ truyện Trầu Cau ở Trung Quốc với típ truyện cùng loại ở Việt Nam và Campuchia - bàn về tục ăn trầu và văn hoá quyển trầu cau ở Đông Nam Á. Qua việc s bộ so sánh bốn truyện thuộc típ Trầu Cau của Việt Nam và Trung Quốc, tác giả đã rút ra những điểm tư ng đồng và khác biệt sau: Cả bốn truyện đều có một chủ đề; kết cục truyện, tất cả các nhân vật đều chết một địa điểm, rồi biến thành tảng đá, cau và trầu, để từ đó giải thích phong tục; truyện của ngu i Di và ngư i Cao S n Trung Quốc chỉ thấy nói “nhai trầu” chứ không nói đến “ăn trầu”; truyện của ngư i Việt thư ng nói đến “ăn trầu” chứ không nói đến "nhai trầu” Tác giả khẳng định: “Nhìn chung, dù có một vài tình tiết khác biệt, nhưng chỗ tư ng đồng lớn nhất của típ truyện này các tộc ngư i đều là nhằm giải thích phong tục ăn trầu, nhai trầu” [72, tr 33] Như vậy, theo tác giả Kiều Thu Hoạch, điểm tư ng đồng lớn nhất của típ truyện này không phải là đặt ra yêu cầu phản ánh vấn đề hôn nhân - gia đình trong xã hội xưa - khi còn tồn tại tuy trên đà tan rã, tục anh em lấy chung một vợ. Năm 2001, tác giả Mai Thu Hư ng trong luận văn Thạc sĩ với đề tài Khảo sát một số nhóm truyện về đề tài tình yêu, hôn nhân trong truyện cổ tích dân tộc Thái 11 đã khảo sát và chọn ra được 60 truyện về đề tài tình yêu, hôn nhân và chia ra làm ba nhóm: Nhóm truyện về tình yêu, hôn nhân “ngư i - vật”; nhóm truyện về tình yêu, hôn nhân “ngư i - tiên”; nhóm truyện về tình yêu, hôn nhân là vật tặng thư ng. Từ những kết quả nghiên cứu của mình, tác giả đã đi đến nhận định: “Đề tài hôn nhân là phổ biến và được quan tâm, lí giải như là một mối quan hệ chính yếu của gia đình tư hữu, trong truyện cổ tích, thực tế này không chỉ ứng với truyện cổ tích các dân tộc trên thế giới” [85, tr.94]. Tác giả cũng đã chỉ ra được đặc điểm nội dung và nghệ thuật của từng nhóm truyện. Từ đó, l giải các vấn đề từ góc độ văn hoá t n ngưỡng, sử học, dân tộc học. Năm 2003, tác giả Nguyễn Việt Hùng với đề tài luận văn Thạc sĩ Sự tích Vọng phu và tín ngƣỡng thờ đá ở Việt Nam, đã đi sâu tìm hiểu một số motif trong dạng truyện này. Tác giả chỉ ra một trong số những motif quan trọng của kiểu truyện là motif “hôn nhân anh em ruột” Motif này đã phản ánh phong tục “hôn nhân anh em ruột” và là sự mượn lại motif thần thoại để lí giải sự thay đổi của xã hội lúc đó, đồng th i chỉ ra hôn nhân anh em ruột trong cổ t ch được nhân dân lí giải là do “sự vô tình”, “sự nhầm lẫn” Đây là một cách thức nghệ thuật để tác giả dân gian bảo vệ nhân vật của mình. Năm 2004, trong cuốn Mấy vấn đề văn hoá và văn học dân gian Việt Nam, tác giả Chu Xuân Diên trong phần viết về Đề tài và motif - Những dạng thức lịch sử - tộc ngƣời của đề tài và motif trong văn học dân gian các dân tộc Việt Nam đã nói đến đề tài hôn nhân và gia đình Bên cạnh các motif như “hôn nhân loạn luân”, “ngư i con riêng bị ngược đãi”, “ngư i xấu x mà có tài” thì motif “hôn nhân giữa ngư i và động vật” cũng được tác giả nhắc tới như là một motif của đề tài hôn nhân và gia đình Năm 2005, tác giả Đặng Thị Thu Hà đã bảo vệ thành công luận văn Thạc sĩ với đề tài Kiểu truyện Ngƣời lấy vật và sự phản ánh chủ đề phong tục trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam Trên c s tập hợp được 100 bản kể từ kho tàng cổ tích của h n 20 dân tộc anh em, tác giả khẳng định, kiểu truyện ngư i lấy vật là kiểu truyện độc đáo, có nguồn gốc cổ xưa và phổ biến trong kho tàng truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam. Tác giả cho rằng, có sự vận động và biến đổi rất lớn và hết 12 sức phức tạp trong bản thân kiểu truyện, sự vận động ấy thể hiện sự thay đổi trong quan niệm của tác giả dân gian về vấn đề hôn nhân Khi chưa phân biệt được ranh giới giữa ngư i và vật, việc hôn phối “ngư i - vật” là điều hoàn toàn có thể, nhưng khi nhận thức thay đổi, ngư i ta chỉ chấp nhận "vật" tham gia kết hôn với con ngư i là do con ngư i đội lốt, những trư ng hợp ngư i lấy vật khác đều phải bị loại bỏ hoàn toàn Như vậy, đây là một dạng hôn nhân đặc biệt - hôn nhân khác loại. Cuộc hôn phối kiểu đó là một điều hoàn toàn không...i th i kì lịch sử, vấn đề hôn nhân đều có những nét độc đáo riêng biệt. Vì vậy, khi đặt ra và giải quyết vấn đề hôn nhân, không thể bỏ qua phong tục truyền thống của dân tộc. Trải qua hàng triệu năm, việc trai gái đến với nhau đã thay đổi qua biết bao nhiêu lề thói. Tuy nhiên, hôn nhân là tiền đề xây dựng nên gia đình là một điều 25 không thay đổi. Nhà nghiên cứu nổi tiếng L.H.Morgan trong công trình Xã hội cổ đại hay nghiên cứu các con đƣờng đi lên của loài ngƣời từ mông muội qua dã man đến văn minh đã phân chia các hình thái gia đình trong tiến trình lịch sử nhân loại theo các hình thức hôn nhân Theo đó, ông chia thành năm hình thái gia đình như sau: Thứ nhất, là gia đình huyết tộc - gia đình xây dựng trên c s lấy lẫn nhau giữa những ngư i anh em và chị em trong cùng một nhóm. Trong quá khứ, hình thái này tồn tại phổ biến, nó giống như hệ thống thân tộc mà nó tạo ra. Thứ hai, là gia đình Punaluan, đây là gia đình xây dựng trên c s một số anh em trai lấy lẫn vợ của nhau trong cùng một nhóm, và những ngư i chị em gái lấy lẫn chồng của nhau trong cùng một nhóm. Thứ ba, là gia đình đối ngẫu, đây là hình thái gia đình xây dựng trên c s chế độ hôn nhân cá thể, cho phép đôi bên có thể dễ dàng li dị nhau. Hình thái gia đình này không tạo ra một hệ thống thân tộc nào. Thứ tư, là gia đình phụ quyền Hình thái gia đình này xây dựng trên c s một ngư i chồng với một số ngư i vợ. Thứ năm, là gia đình một vợ một chồng Hình thái gia đình này xây dựng trên c s hôn nhân giữa một ngư i đàn ông với một ngư i đàn bà, hai ngư i sống chuyên chất với nhau. Nó chủ yếu là gia đình của xã hội văn minh Hình thái gia đình này đã tạo ra hệ thống thân tộc riêng [114, tr.51-52]. Trên thực tế, các tộc ngư i nước ta cũng đã từng trải qua nhiều hình thái hôn nhân khác nhau của loài ngư i. Có thể nói, mỗi giai đoạn lịch sử và mỗi tộc ngư i khác nhau lại có hình thức hôn nhân riêng Điều đó đã góp phần tạo ra rất nhiều phong tục về hôn nhân trong đ i sống văn hóa của các cộng đồng. Phong tục hôn nhân của các dân tộc Việt Nam có nguồn gốc từ xa xưa và được tồn tại, lưu truyền cho đến tận ngày nay. Phong tục hôn nhân của mỗi tộc ngư i lại có sắc thái riêng, nó tồn tại và phổ biến trong đ i sống của con ngư i và không dễ gì thay đổi được Điều này bắt nguồn từ cội rễ văn hóa, lịch sử, chủng tộc, tâm lí của mỗi cộng đồng trong điều kiện tự nhiên và xã hội cụ thể. Có thể nói, mặc dù các dân tộc đều nằm trong vùng văn hóa Đông Nam Á, đều chung một quốc gia dân tộc Việt Nam, nhưng bên cạnh những nét chung, giống nhau hoặc gần giống nhau giữa các dân tộc, chế độ hôn nhân mỗi dân tộc vừa phản ánh, vừa bị ràng buộc b i những quan hệ và tập tục xã hội tộc ngư i của họ. Phong tục hôn nhân 26 trong hiện thực đ i sống, khi được khúc xạ qua lăng k nh cổ tích lại mang đậm dấu ấn, quan niệm thẩm mĩ và tư tư ng dân gian của từng th i đại. Điều này sẽ được chúng tôi làm rõ trong chư ng 2 và chư ng 3 của luận án. 1.2.4. Mối quan hệ giữa truyện cổ tích và phong tục Truyện cổ tích Việt Nam nảy sinh từ đ i sống của nhân dân lao động, nó mang nội dung phong phú của chính cuộc sống ấy. Ngay cả những truyện cổ tích có nguồn gốc ngoại lai được du nhập vào Việt Nam qua quá trình giao lưu văn hoá, thì khi lưu truyền nó cũng được Việt hoá cho phù hợp với quan niệm, với phong tục, tập quán của ngư i bản địa Được sinh ra trên c s của một nền văn hoá nhất định, truyện cổ tích chứa đựng trong nó những dấu ấn văn hoá, những t n ngưỡng, tôn giáo, phong tục, tập quán của cộng đồng. Vì vậy, khi nghiên cứu truyện cổ tích, việc nhận thức đầy đủ về ảnh hư ng của phong tục đối với sự hình thành của truyện là điều cần thiết. Trên thực tế, giữa truyện cổ tích và phong tục, tập quán có mối quan hệ mật thiết với nhau. Phong tục, tập quán có thể là c s , nguồn gốc ra đ i các truyện cổ tích; Còn truyện cổ t ch đã góp phần phản ánh phong tục, tập quán một cách sinh động nhất. Có thể nói, mối quan hệ giữa truyện cổ tích và phong tục là mối quan hệ mang tính biện chứng. Trong công trình Những căn rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kì, nhà nghiên cứu V Ia Propp đã nhận định rằng: "Giữa truyện kể và phong tục có các hình thức liên hệ khác nhau" [140, tr.193], cụ thể là ba hình thức liên hệ sau: Thứ nhất, là hình thức liên hệ trực tiếp giữa truyện cổ tích và phong tục, tức là có sự trùng hợp hoàn toàn giữa phong tục và truyện cổ t ch Trư ng hợp này rất hiếm xảy ra. Hình thức liên hệ thứ hai, phổ biến h n, là chiêm nghiệm truyện cổ tích bằng phong tục. Sự chiêm nghiệm đây được hiểu là sự tư ng đư ng của câu chuyện với một yếu tố (hay một số yếu tố) nào đó của phong tục mà do các biến động của lịch sử tr nên không cần thiết hay khó hiểu. Hình thức liên hệ thứ ba là sự đảo nghịch của phong tục, có thể hiểu rằng phong tục một đằng, truyện một nẻo. Tác giả Đinh Gia Khánh khi bàn về chức năng phản ánh phong tục của truyện kể dân gian cho rằng: "Rất nhiều truyện có liên quan với những phong tục lâu đ i của nhân dân Những truyện đó hình như được "bịa đặt" ra để giải thích một cách 27 lí thú những phong tục mà ngư i ta không hiểu tại sao lại có và bắt đầu như thế nào. Mục đ ch giải th ch thư ng biểu lộ rõ rệt trong truyện" [92, tr.28-29]. Và l i kết luận thư ng là: "Từ đó, ngư i nước Nam ta có tục lệ" Như vậy, rõ ràng truyện kể về phong tục là những cách lí giải độc đáo của nhân dân về cội nguồn những phong tục, tập quán cổ truyền của dân tộc. Những truyện kể này đã làm cho các phong tục, tập quán được bảo lưu một cách bền vững h n trong đ i sống văn hóa dân gian, đồng th i, khi phong tục được bảo lưu bền vững, cũng có nghĩa là truyện kể về phong tục và sự phản ánh về phong tục có thêm được sức sống, lưu dấu ấn sâu sắc h n trong k ức của nhân dân. Nhà nghiên cứu Nguyễn Khắc Xư ng trong bài viết Tìm hiểu quan hệ thần thoại, truyền thuyết và diễn xƣớng tín ngƣỡng, phong tục đã cho rằng, mối quan hệ giữa truyện kể và phong tục là mối quan hệ giữa "t ch" và "trò", trong đó, truyện kể là "tích" - kịch bản của "trò" - diễn xướng phong tục: "mối quan hệ giữa thần thoại, truyền thuyết, diễn xướng phong tục là quan hệ giữa tích và trò". Tác giả cũng cho rằng, phong tục chỉ minh họa một số tình tiết nào đó trong truyện chứ không mô phỏng toàn bộ cốt truyện ấy. Nhà nghiên cứu Nguyễn Thị B ch Hà cũng đã chỉ ra mối quan hệ giữa truyện kể dân gian nói riêng, văn học dân gian nói chung với phong tục, tín ngưỡng như sau: "Văn học dân gian không chỉ làm được vai trò lưu giữ và truyền bá phong tục, tập quán mà còn làm cho các phong tục, tập quán đó tăng thêm ý nghĩa thực tiễn và ý nghĩa nhân văn trong sinh hoạt cộng đồng" [62, tr 101] Theo đó, truyện cổ dân gian có tác dụng bảo lưu, giữ gìn và giải thích nguồn gốc, đặc điểm và ý nghĩa của các phong tục. Sự giải th ch đó có thể đúng hoặc sai, nhưng nó luôn có chỗ đứng trong cộng đồng, b i đó là sự lí giải phù hợp với quan điểm thẩm mĩ của nhân dân. Như vậy, nghiên cứu truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân và sự phản ánh phong tục hôn nhân, chúng tôi quan niệm, phong tục hôn nhân là c s ra đ i truyện cổ tích về chủ đề này. Mặt khác, chính truyện cổ t ch cũng đã phản ánh một cách chân thực phong tục hôn nhân của các dân tộc Việt Nam, vì thế, trong truyện cổ tích còn lưu lại những dấu tích của nhiều nghi lễ và phong tục truyền thống của các cộng đồng cư dân Trong khuôn khổ của một luận án, chúng tôi không có tham vọng sẽ trình bày được toàn bộ những vấn đề thuộc về phong tục được phản ánh trong 28 truyện cổ tích, mà chỉ có thể tập trung vào một số phong tục liên quan tới tục hôn nhân, cưới xin đã được phản ánh trong nhóm truyện về chủ đề hôn nhân.  Tiểu kết chƣơng 1 Thực hiện đề tài Chủ đề hôn nhân và sự phản ánh phong tục hôn nhân trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam, chúng tôi đã tìm hiểu lịch sử nghiên cứu chủ đề hôn nhân và sự phản ánh phong tục hôn nhân để có cái nhìn bao quát và hệ thống về vấn đề sẽ được tiếp tục triển khai trong luận án. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng đã tập trung làm rõ c s lí thuyết của đề tài như: nội hàm khái niệm, th i điểm ra đ i, nhận diện thể loại, phân loại, chủ đề của truyện cổ t ch Điều này giúp cho luận án được triển khai một cách nhất quán về thể loại tự sự dân gian này. Ngoài ra, chúng tôi cũng đã trình bày cách hiểu của mình về các khái niệm công cụ như: chủ đề, motif, phong tục và phong tục hôn nhân. Các khái niệm này sẽ là c s để chúng tôi vận dụng trong từng vấn đề nghiên cứu cụ thể của mình Đồng th i, chúng tôi cũng đã chỉ ra mối quan hệ mật thiết giữa truyện cổ tích và phong tục. Đây ch nh là vấn đề c bản nhất đặt ra trong luận án của chúng tôi. Việc xác định được vấn đề này, sẽ góp phần giải mã chủ đề hôn nhân trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam được thuyết phục h n Qua khảo sát, tìm hiểu, chúng tôi nhận thấy, chủ đề hôn nhân là một trong những chủ đề lớn. Giữa phong tục hôn nhân trong hiện thực đ i sống và sự phản ánh vấn đề đó trong truyện cổ t ch có độ chênh nhất định Qua đó, có thể nhận ra nhiều vấn đề từ những vấn đề rộng lớn của xã hội, đến những vấn đề rất đ i thư ng trong quan hệ gia đình, mà nếu giải quyết tốt thì đó thực sự là vấn đề khoa học có ý nghĩa về mặt học thuật. Nghiên cứu tổng quan về đề tài, chúng tôi nhận thấy, hôn nhân và gia đình luôn gắn với các vấn đề của xã hội, chủ đề này đã được các thể loại văn học dân gian và nhất là thể loại truyện cổ tích hết sức quan tâm và tái hiện. Những thành tựu khoa học của các nhà nghiên cứu đi trước, đã gợi m hướng tiếp cận vấn đề cho nghiên cứu của chúng tôi trong luận án. Chúng tôi, một mặt kế thừa các thành tựu ấy, một mặt tiếp tục tìm hiểu và khám phá chuyên sâu về chủ đề hôn nhân trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam. Để làm rõ vấn đề này, chúng tôi sẽ trình bày hệ thống chủ đề hôn nhân trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam chư ng 2 của luận án. 29 Chƣơng 2 NHẬN DIỆN CHỦ ĐỀ HÔN NHÂN TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH CÁC DÂN TỘC VIỆT NAM Các nhà tiến hóa luận cho rằng, xã hội loài ngư i đã trải qua ba th i đại, từ hoang dã đến man dã, rồi từ man dã đến văn minh. Ở mỗi th i đại ấy lại có những hình thức hôn nhân đặc thù Trong xã hội hoang dã, là chế độ hôn nhân tạp hôn, quần hôn Ở đó, tồn tại các hình thức gia đình huyết tộc mà cha con, anh em, chú cháu ruột có thể lấy nhau mà không bị lên án Ở th i đại man dã, là hình thức hôn nhân đối ngẫu, với chế độ gia đình đa thê, đa phu Th i đại văn minh, được đánh dấu bằng hình thức hôn nhân một vợ một chồng [114]. Và dù hình thức, cấp độ nào thì vấn đề hôn nhân luôn luôn tồn tại trong cuộc sống hàng ngày của con ngư i, vì thế, nó chiếm vị tr đáng kể trong tất cả các loại hình, loại thể của những sáng tác dân gian, trong đó có cổ tích. Với các dân tộc Việt Nam, tuy chỉ là những lát cắt nào đó của các hình thức hôn nhân trong lịch sử, nhưng với năng lực sáng tạo và qua lăng k nh của mình, khi đưa vào cổ tích, các tác giả dân gian đã sáng tạo nên ba dạng c bản: Hôn nhân ngư i - vật; hôn nhân ngư i - tiên; hôn nhân ngư i - ngư i Điều đáng lưu ý là cả ba dạng hôn nhân này, dù mức độ khác nhau đều có mặt trong kho tàng cổ tích của hầu hết các dân tộc Việt Nam. 2.1. Hôn nhân ngƣời - vật Nhóm truyện về chủ đề hôn nhân ngư i - vật bao gồm 112/616 truyện, chiếm tỉ lệ 18,2% truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân của các dân tộc Việt Nam. Bảng thống kê sau đây cho thấy đầy đủ số lượng, tỉ lệ tổng truyện, tỉ lệ nhóm truyện cổ tích của từng dân tộc trong số 23 dân tộc có truyện cổ tích về chủ đề hôn nhân ngư i - vật đã được công bố. 30 Bảng 2.1. Nhóm truyện về chủ đề hôn nhân ngƣời - vật (Xếp theo a, b, c) Số lƣợng Tỉ lệ (%)/ Tỉ lệ (%)/ Nhóm TT Dân tộc truyện Tổng truyện truyện 1 Ca Dong 1 0,2 0,9 2 Cao Lan (Sán Chay, 4 0,6 5,6 Sán Cháy) 3 Chu Ru 4 0,6 3,6 4 C Ho 1 0,2 0,9 5 C Tu 1 0,2 0,9 6 Dao 12 1,9 10,7 7 Ê Đê 1 0,2 0,9 8 Gia Rai 5 0,8 4,4 9 Giáy 2 0,3 1,8 10 Gié Triêng 3 0,5 2,7 11 H'mông 10 1,6 8.9 12 Hrê 1 0,2 0,9 13 Kinh 15 2,4 13,4 14 Kh Me 1 0,2 0,9 15 Lô Lô 4 0,6 3,6 16 M'nông 3 0,5 2,7 17 Mư ng 9 1,5 8,0 18 Phù Lá 3 0,5 2,7 19 Pu Péo 1 0,2 0,9 20 Tà Ôi 2 0,3 1,8 21 Tày 12 1,9 10,7 22 Thái 10 1,6 8,9 23 X Đăng 7 1,1 6,2 31 Bảng thống kê trên cho thấy, nhóm truyện về chủ đề hôn nhân ngư i - vật trong truyện cổ tích các dân tộc Việt Nam có số lượng bản kể khác nhau, trong đó, ngư i Kinh có số lượng nhiều nhất (15 bản kể), thứ đến ngư i Dao và ngư i Tày cùng có số lượng 12 bản kể thấp nhất là các dân tộc Ca Dong, C Ho, C Tu, Ê Đê, Hrê, Kh Me, Pu Péo (mỗi dân tộc 1 bản kể). Hiện tượng không đồng đều này có thể nhìn nhận và lí giải từ nhiều nguyên nhân khác nhau, như về dân số, về lịch sử, địa bàn cư trú, môi trư ng văn hóa, môi trư ng xã hội, ý thức tộc ngư i và nền văn nghệ dân gian của họ. Vả lại, trong nhiều dân tộc thiểu số, chủ đề hôn nhân còn được phản ánh khá đậm trong truyện th với cốt truyện rất giống cổ tích (Nàng Kim, Nàng Hán - Tày) Dưới góc độ loại hình, chúng tôi nhận thấy, có một số nhóm truyện về hôn nhân ngư i - vật như sau: hgƣời lấy ngƣời mang lốt vật ngƣời lấy một con vật trong trong tự nhiên; ngƣời lấy con vật đội lốt ngƣời. ôn nhân ng i - ng i mang lốt v t Hôn nhân ngư i - ngư i mang lốt vật, hình thức nhân vật ngư i mang lốt vật khá phong phú, song có thể khái quát thành ba loại ch nh là: lốt động vật, lốt thực vật và lốt đồ vật 2.1.1.1. Hôn nhân ngƣời - ngƣời mang lốt động vật Trong các loại lốt thì lốt động vật chiếm số lượng lớn nhất, vì hôn nhân giữa ngư i và ngư i mang lốt động vật cũng là dạng hôn nhân phổ biến nhất trong nhóm truyện hôn nhân giữa ngư i và ngư i mang lốt vật Lốt động vật cũng khá đa dạng, gồm: rắn, rồng, thuồng luồng, trăn, rùa, cóc, cua, cá, ốc, ếch, dê, hổ, trâu, khỉ, chim, chuột, sóc, gà Các con vật này vốn rất quen thộc trong đ i sống sinh hoạt của cư dân nông nghiệp. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, l do kết hôn của các cuộc hôn nhân ngư i - ngư i mang lốt động vật thư ng là: Thứ nhất, nhân vật mang lốt cảm động trước t nh cách hay tình cảnh khốn khó của nhân vật là ngư i “Anh ch nh là ánh trăng đây Bấy lâu nay cảm nỗi lòng em, không sao cưỡng được, hôm nay anh đến với em” (Tạo Hôm - Nàng Hai - Thái); Chàng Chôm “thư ng anh nghèo của mế con Mân mà đến giúp” (Chàng Chôm - Mư ng) L do muốn kết hôn có khi còn là để trả 32 n chăm sóc hay cứu mạng: “Cô gái cho biết mình ch nh là con rắn mai hoa mà hôm qua Thàng Cao Chúa đã cứu thoát chết Nàng là con gái vua Long Vư ng Nay cha mẹ nàng cho nàng lên đây để ngày đêm nâng khăn sửa túi đền đáp chàng” (Thàng Cao Ch a - Nùng) Một l do nữa, các nhân vật mang lốt đòi ông bố, bà mẹ, cô gái giữ đúng l i đã hứa sau khi hoàn tất công việc được yêu cầu hoặc kh i nguồn từ một câu nói "lỡ miệng" vu v của các ông bố, bà mẹ, khiến họ bị r i vào tình thế "tiến thoái lưỡng nan", không thể thoái thác được. Bà mẹ buột miệng nói: “Ai kéo được cây song này ra khỏi bụi thì ta sẽ gả con gái cho” (Chàng rể Rắn - Thái); Ông bố đưa ra điều kiện: “Ai mang tảng đá đi cho ta có đất rộng làm nư ng, ta gả con gái cho (Ngƣời chị độc ác - H'mông); cô gái ước: “Ai lấy cho ta một gùi quả vả thì ta sẽ lấy làm chồng” ( nh chàng Chồn và nàng H i - Gia Rai); “Bây gi ai bắc cầu cho tôi sang sông, tôi sẽ gả con gái cho Rắn xuất hiện nằm vắt ngang suối thành cái cầu cho M - tao đi qua” (Chàng Rắn - Gia Rai) Trư ng hợp khác, lại do chính các nhân vật mang lốt động vật "yêu cầu", v như một ông lão đang hì hục bẩy một tảng đá to, một con rắn hổ mang to bằng cột nhà quấn lấy chân ông giữ chặt. Ông van xin rắn buông tha, rắn đòi phải gả cho một trong ba cô con gái (Hoàng tử Rắn - Cao Lan) Hay, một bà lão bị con trăn quấn chặt lấy hai chân, nghe bà van vỉ, trăn bèn nói: “Tôi sẽ tha cho bà nhưng bà phải hứa gả con gái cho tôi” (Cô gái lấy chồng Trăn - X Đăng) Về hình thức kết hôn của ngư i mang lốt, các loại lốt và ý nghĩa biểu đạt của các loại lốt mà các nhân vật đã mang trước khi trút lốt thành ngư i rất phong phú. Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng, nổi bật lên trong nhóm truyện về hôn nhân ngư i - ngư i mang lốt động vật là các nhân vật mang lốt rắn, cóc, ếch, rùa. Một đặc điểm sinh học chung khá thú vị của các con vật này là chúng có khả năng sinh tồn cả môi trư ng dưới nước và môi trư ng trên cạn. Việt Nam là một đất nước có điều kiện tự nhiên, khí hậu nhiệt đới, nóng ẩm, mưa nhiều, đã tạo nên đặc điểm địa hình nổi bật là có hệ thống sông nước, ao hồ dày đặc Ch nh điều ấy đã tạo nên nét độc đáo, riêng biệt của nền văn hóa, văn minh nông nghiệp lúa nước Điều kiện sống ấy đã ăn sâu vào nếp sinh hoạt của cư dân n i đây Họ luôn có khát khao mưa thuận gió hòa, ước m một cuộc sống no đủ. Những con vật rắn, rùa, cóc, ếch xuất hiện 33 trong nhóm truyện về chủ đề hôn nhân ngư i - ngư i mang lốt động vật cũng phần nào phản ánh khát khao ch nh đáng đó Chúng tr thành biểu tượng cho sức sống mạnh mẽ, dẻo dai của những cư dân nông nghiệp. Trong số các loại lốt mà chúng tôi đã thống kê, lốt cóc, ếch chiếm số lượng khá điển hình. Hình ảnh con cóc, con ếch xuất hiện truyện của nhiều dân tộc (Vua Cóc, Chàng rể Cóc, Lấy vợ Cóc, Truyện ngƣời lấy Cóc - Kinh; Ếch lấy con vua, Vua Ếch - H'mông; Chàng Cóc - Dao; Con Báng - Thái; Vua Ếch - Lô Lô; Chàng Ếch - Tày; Ếch và nàng công chúa Út - C Ho; Chàng rể Cóc - Phù Lá; Chàng Cóc - Ca Dong; Chàng Cóc - Xê Đăng; Chàng rể Cóc - Vân Kiều ) Hình ảnh con cóc, con ếch từ hiện thực đi vào truyện cổ là cả một quá trình sáng tạo của các nghệ sĩ dân gian Từ một con vật có vẻ ngoài xấu xí, tầm thư ng, cóc đã được muôn loài tôn vinh là "cậu ông tr i" nh khả năng sai khiến được ông tr i đổ mưa xuống trần gian (Thần thoại Cóc kiện trời). Cũng như cóc, con ếch từ lâu đã được coi là con vật linh thiêng, có khả năng dự báo th i tiết, th i vụ. Minh chứng là sự xuất hiện của con ếch trên mặt trống đồng. Ếch được gắn với nghi lễ cầu mưa của cư dân nông nghiệp, cho nên, nó cũng mang ý nghĩa phồn thực rất đậm nét. Như vậy, từ tín ngưỡng cổ xưa là sùng bái một số loài vật có ý nghĩa phồn thực, dân gian đã xây dựng nên hình tượng nhân vật tham gia kết hôn là ngư i mang lốt trong những câu chuyện cổ tích về chủ đề hôn nhân. Việc tái tạo hình ảnh con ếch, con cóc trong văn học dân gian khẳng định sợi dây liên hệ bền chặt giữa con vật thiêng trong tín ngưỡng dân gian với hình tượng cóc, ếch trong truyện cổ tích, thể hiện ước mong về một cuộc sống no đủ, vạn vật sinh sôi, nảy n . Hình tượng con rùa cũng được xây dựng phổ biến trong nhóm truyện hôn nhân ngư i - ngư i mang lốt. Trong tiềm thức dân gian, rùa cũng là một con vật có vai trò rất lớn đối với đ i sống của cư dân văn hóa gốc nông nghiệp. Nói tới rùa là nói đến sức dẻo dai của một sinh vật vừa có khả năng th ch nghi với cả môi trư ng nước và môi trư ng cạn. Với tuổi thọ cao, lại có sức sống bền bỉ, rùa được coi như một nhà thông thái, một nhà tiên tri am hiểu mọi quy luật vận hành, chuyển biến của vũ trụ "cái mai của nó bên trên thì tròn như tr i, bên dưới thì vuông như đất do đó, trong th i cổ đại, ngư i ta cho rằng, con rùa chứa đựng cả chuyện tr i đất, 34 giúp ngư i làm nhà xây thành" [77, tr.81]. Nó tr thành vật kết nối giữa tr i và đất. Hình tượng rùa được đưa vào truyện cổ t ch dưới dạng nhân vật mang lốt, tham gia kết hôn, một mặt thể hiện sự tôn sùng của dân gian, đồng th i, còn thể hiện khát khao vư n tới sự trư ng thọ, bất tử của nhân dân lao động (Chàng Rùa - Giáy; Con Rùa vàng - Tày; Chàng Rùa - Thái; Nhảy vào lửa cứu chồng - H'mông; Tìm con - Phù Lá; Vợ chồng Rùa - C Tu; Chàng K'roa - Gia Rai; Nhắc cô phan - Vân Kiều) Cũng như cóc, ếch, rùa rắn là một con vật có ảnh hư ng rất lớn đến đ i sống của những cư dân thuộc nền văn hóa lúa nước. Trong nhóm truyện về chủ đề hôn nhân ngư i - ngư i mang lốt động vật, lốt rắn chiếm tỉ lệ khá cao. Rắn được coi là con vật thiêng b i nó mang những thuộc t nh được gắn với nước, mà nước lại là một yếu tố vô cùng quan trọng trong đ i sống của cư dân nông nghiệp. Điều này cũng có thể giải thích trên ba phư ng diện: Thứ nhất, rắn vốn là loài vật phổ biến và gần gũi với con ngư i; thứ hai, rắn trư ng thành bằng hình thức lột da và điều đó vừa như là một “gợi ý”, vừa là c s của một sự liên tư ng tư ng cận, để từ đó tác giả dân gian xây dựng hình tượng mang lốt; thứ ba, cũng như thuồng luồng, cóc, trăn rắn là con vật đáng sợ, kinh t m. Việc để Cô Út xinh đẹp, dịu hiền chấp nhận lấy một con vật (lốt) kinh t m làm chồng là ý đồ sáng tạo có chủ tâm của tác giả dân gian. Tuy nhiên, không phải cho đến truyện cổ tích, hình tượng con rắn mới xuất hiện Nó đã được hóa thân vào vào nhân vật Lạc Long Quân - cha đẻ của nòi giống "con Lạc cháu Hồng" trong thần thoại. Từ thần thoại đến truyện cổ tích, con rắn từ vật thiêng đến bình thư ng hóa, lúc này tr thành những con vật mang lốt. Ẩn mình trong lốt rắn, nhân vật phải đư ng đầu với nhiều tr ngại, thử thách để cuối cùng đi đến một kết thúc có hậu mang tính chất l tư ng là lấy được vợ/chồng đẹp và trút lốt thành ngư i (Chàng tiên Rắn, Hoàng tử Rắn, o Ngƣ o Ngheo - Cao Lan; Chàng Tơ-Rá-Trang-Lan - C Ho) Truyện kể về ngư i mang lốt rắn là bước phát triển hình tượng rắn một mức độ cao h n, song, yếu tố thần thoại về con rắn hiền vẫn còn đậm nét, biểu hiện chi tiết nhân vật khi còn mang lốt rắn cho đến khi kết hôn với ngư i và cùng chung sống với cộng đồng như mọi thành viên khác. Việc xây dựng rắn là con vật hiền trong thần thoại và cổ tích phải chăng đã 35 thể hiện ước muốn được cầu thân với thiên nhiên của con ngư i Hình tượng ngư i mang lốt rắn trong nhóm truyện cổ tích về hôn nhân ngư i - ngư i mang lốt đã kế thừa hình tượng con rắn hiền trong thần thoại, con rắn sinh lợi trong t n ngưỡng sùng bái vật tổ của dân gian. Cùng với nhân vật ngư i mang lốt rắn, còn xuất hiện nhân vật ngư i mang lốt rồng Trong đ i sống của cư dân thuộc loại hình văn hóa gốc nông nghiệp, rồng được coi là biểu tượng của mưa và sự phì nhiêu. Rồng là con vật được chọn làm vật biểu cho phư ng Đông Bằng tr tư ng tượng phong phú của mình, cư dân nông nghiệp phư ng Đông đã xây dựng nên hình tượng rồng dựa trên nguyên mẫu là cá sấu và rắn - hai con vật phổ biến của vùng sông nước Đông Nam Á Cá sấu và rắn vốn là những con vật mang "t nh ác", đến con rồng hiền lành là cả một quá trình sáng tạo của các nghệ sĩ dân gian Xuất phát từ sự tôn sùng đối với con vật thiêng, việc tái tạo lại hình ảnh của nó trong các sáng tác dân gian là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, khi đi vào khảo sát nhóm truyện về chủ đề hôn nhân ngư i - ngư i mang lốt động vật, chúng tôi mới chỉ tìm thấy một truyện có nhân vật tham gia kết hôn mang lốt rồng, đó là truyện Hai anh em chàng Xét - X Đăng Truyện kể về hai anh em mồ côi từ nhỏ, ngư i anh tên là Xét còn ngư i em gái tên là Bia Nui. Có con Nang Giai thành tinh rất mê Bia Nui, nó tính kế phải giết Xét Xét ăn phải c m canh có nọc độc, ngứa ngáy khắp ngư i liền ra suối tắm, bị Nang Giai dìm chết. Một chàng thợ săn thư ng Bia Nui quyết tâm đi giết quái vật. Chàng thợ săn tìm Xét, Xét đã hóa thành rồng Trong đám cưới của em gái, Xét bị một cô gái giẫm đứt một đoạn đuôi Thư ng Xét, cô tình nguyện lấy Xét làm chồng. Một hôm, chàng ra suối tắm, lột lốt rồng và tr thành một chàng trai tuấn tú. Vợ nhanh tay giấu vỏ rồng đi Từ đó, hai vợ chồng sống bên nhau hạnh phúc. Chưa thể lí giải con rồng trong t n ngưỡng dân gian có gì liên quan đến hình tượng nhân vật mang lốt rồng trong câu chuyện này, nhưng rõ ràng, hình tượng trong truyện là một con vật hiền lành đã được dân gian khai thác một cách triệt để. Nhân vật phải mang lốt rồng do mắc mưu của một con quái vật đã thành tinh, nhưng với mọi ngư i, nhất là với cô gái, đó là điều bí mật. Cô gái xinh đẹp nhất buôn làng đã tự nguyện lấy rồng làm chồng Hành động của cô đã được đền 36 bù xứng đáng khi rồng trút lốt thành một chàng trai tuấn tú. Hình ảnh con vật thiêng được hóa thân vào nhân vật mang lốt tr nên hết sức gần gũi B i, con vật tư ng tượng ấy qua sáng tạo của dân gian, dư ng như đang hiện hữu ngay trong đ i sống thư ng ngày. Trong truyện cổ tích về hôn nhân ngư i - ngư i mang lốt động vật của các dân tộc Việt Nam, hình tượng nhân vật ngư i mang lốt thuồng luồng cũng khá phổ biến. Cùng với rắn, thuồng luồng cũng là loài vật mang đặc t nh nước, được đề cao trong t n ngưỡng tôn sùng nước của cư dân nông nghiệp Vì được tôn sùng là con vật thiêng, nên thuồng luồng tr thành hình tượng khá phổ biến trong đ i sống tinh thần của các tộc ngư i, đặc biệt là của một số dân tộc t ngư i. Chẳng hạn, đối với đồng bào Thái, họ rất thích thể hiện hình ảnh thuồng luồng trên các tấm dệt và thêu thùa Điều đáng chú ý, thuồng luồng là biểu hiện cho tình yêu say đắm. Vì vậy, dân gian mới có câu "Rồng bay có đôi, thuồng luồng đi có bạn" Như vậy, khi đi vào đ i sống sinh hoạt của con ngư i, hình tượng thuồng luồng đã được gán cho những tín hiệu khác biệt với lúc ban đầu. Được phản ánh trong truyện cổ dân gian, hình tượng thuồng luồng một lần nữa lại được sáng tạo qua tr tư ng tượng phong phú của dân gian. Truyện kể về thuồng luồng còn mang đậm dấu ấn của thần thoại, chúng có thể biến hóa thành ngư i để lừa con ngư i. Qua khảo sát, chúng tôi thấy rằng, trong các bản kể của dân tộc Thái có rất nhiều câu chuyện mô tả cuộc tình duyên giữa con ngư i với thuồng luồng. Thuồng luồng thư ng hóa thân thành những chàng trai khôi ngô tuấn tú, mê hoặc các cô gái xinh đẹp hoặc các cô gái nhẹ dạ. Những cuộc tình duyên giữa ngư i và vật ấy thư ng nhanh chóng đi đến hồi kết vì ngư i chồng, ngư i vợ thuồng luồng thư ng bất ng để lộ thân phận của mình. Quá sợ hãi trước ngư i chồng thuồng luồng, ngư i vợ thư ng bỏ trốn hoặc ngư i thân của họ tìm cách giết hại thuồng luồng. Thuồng luồng nổi c n thịnh nộ, gây ra lũ lụt, mưa to gió lớn nhằm trả thù con ngư i. Điều này phù hợp với nhận thức của dân gian khi họ gán cho loài vật này thuộc t nh làm mưa, làm nước. Tuy nhiên, đây hình tượng thuồng luồng sinh lợi đã bị thay thế b i thuồng luồng gây hại. Khác với các cuộc hôn nhân với ngư i đội lốt rồng, cuộc tình duyên với ngư i đội lốt thuồng luồng thư ng kết thúc rất 37 nhanh chóng theo chiều hướng không có hậu (Mối tình Bó Bua, Câu chuyện Bẵng Tong, Sự tích Nong Kheo - Thái). Ngoài ra, nhân vật tham gia kết hôn mang lốt cá cũng khá phổ biến. Loại lốt này xuất hiện nhiều truyện cổ tích của dân tộc H'mông. Ở đây, ngư i mang lốt cá chủ yếu mang giới tính nữ và việc kết hôn của họ được thực hiện sau khi ngư i mang lốt đã trút lốt. Truyện thư ng kể về hoàn cảnh câu cá, mỗi ngư i câu được một con, em thả cá vào chum để nuôi, còn anh lại “vứt cá vào bếp nướng” (Chim Día lìa - H'mông); Hoặc, hai anh em làm theo l i trăng trối của cha, hai anh em đến n i ném xác cha, thấy có hai con cá bên b vực, em thả cá vào chậu để nuôi còn “ngư i anh tham lam, lừa lúc em đi vắng, bỏ cá vào chảo định nấu ăn” (Ngƣời vợ Cá - H'mông); Hoặc, anh câu được con cá nhỏ vảy bạc, em câu được con cá lớn vảy đen, lừa lúc em không để ý “anh bèn đổi con cá nhỏ sang giỏ của em, lấy con cá to sang giỏ của mình” (Ở ác gặp ác - H'mông). Việc lựa chọn “ngư i vợ kì diệu” đây diễn ra có thể không giống với việc lựa chọn “ngư i chồng kì diệu”, song, về bản chất chúng không hề có sự khác biệt. V.Ia.Propp cho rằng, cá có vai trò rất lớn, đặc biệt liên quan đến sự sinh sản, ngư i có thể ăn cá để thụ thai và sinh con, ăn cá để tái sinh. Mang biểu tượng của nước, cá là con vật quen thuộc trong đ i sống của cư dân lao động vùng sông nước. Ở Việt Nam, cá cũng có một vị trí nhất định trong t n ngưỡng dân gian: “Nhất điểu, nhì xà, tam ngư, tứ tượng” T n ngưỡng th cá được gắn với nhiều phong tục, lễ hội. Ngày 23 tháng Chạp, ngư i Việt vẫn có tục cúng Táo Quân Trong đền th Chử Đồng Tử cũng th một con cá chép được tạc bằng gỗ, được gọi là “Bế ngư thuyền quan” Ở ba bản kể trên đây, hình tượng ngư i vợ mang lốt cá thuộc về truyện cổ tích H'mông - một dân tộc có địa bàn cư trú trên rẻo cao khan hiếm nước, phải chăng, lốt cá đây liên quan đến tâm lí cầu nước, cầu mưa của họ. Là con vật gần gũi với nhận thức dân gian, hình tượng cá khi đi vào truyện cổ t ch đã bộc lộ sự yêu mến của dân gian với một con vật có ảnh hư ng sâu sắc đến đ i sống của những cư dân thuộc nền văn hóa nông nghiệp như nước ta. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, một điểm khá đặc biệt đó là, trong truyện kể của một số dân tộc miền núi phía Bắc, có sự tr đi tr lại của hình ảnh con hổ. 38 Hổ được coi là vật biểu của phư ng Tây Đây là con vật đại diện cho loại hình văn hóa gốc du mục [190]. Theo quan niệm dân gian, hổ cũng là một con vật thiêng, được gắn với sức mạnh vô địch. Ở nó toát ra một sự oai phong khiến muôn loài khiếp sợ. Có lẽ vì vậy mà trong dân gian, ngư i ta trị tà ma bằng bức tranh Ngũ Hổ với dụng ý hổ được trấn trị năm phư ng, tà ma sẽ không thể làm hại. Những con hổ dữ tợn ngoài hiện thực, khi được các tác giả dân gian sáng tạo đã có phần biến đổi. Ở bộ phận truyện cổ tích loài vật, hổ xuất hiện thư ng xuyên trong quan hệ với các loài vật khác và trong quan hệ với con ngư i. Ở đó, con hổ được miêu tả với những đặc tính chân xác với thực tế, đó là to lớn, dữ dằn nhưng ngốc nghếch, dễ bị thua cuộc. Trong nhiều type truyện cổ tích thần kì, hổ được hình dung như một lực lượng thần kì có liên quan mật thiết đến đ i sống con ngư i. Chẳng hạn, trong kiểu truyện về ngư i con riêng, nhân vật trợ giúp thần kì xuất hiện với các hình thức hình thức mẹ hóa hổ hoặc hóa thân dưới hình thức con vật trợ giúp thần kì và hổ cũng là con vật xuất hiện nhiều h n cả. Theo số liệu khảo sát nhóm truyện về chủ đề hôn nhân ngư i - vật, chúng tôi thống kê được 11 truyện có nhân vật thể hiện trong hình ảnh ... tr.105] cô gái bị thuồng luồng cưỡng ép làm vợ, vua nước tặng vợ cho. Sâu và Sía Một bà mẹ là con vua tr i sinh được hai con trai tên là [133, tr.113] Sâu và Sía. Hai chàng giết yêu tinh cứu dân làng và kết hôn với hai cô gái còn sống sót và lên làm vua. Đèn mới đổi Một ngư i con trai mồ côi cha, kết hôn với con gái [133, tr.142] đèn cũ vua Thủy tề Con trai hổ Ngư i em mồ côi H -lao kết hôn với nàng Dợ là [225, tr.44] con gái út của ngư i đứng đầu bản. - 55 - Tiếng khèn Nàng Dợ bị hai thằng là Cúa và Chẩu trên tr i [225, tr.78] của chàng xuống đi săn và ép chị phải làm vợ chung của hai Ph -Lay đứa. Kén rể hiền Cô con gái của một gia đình khá giả lấy một chàng [225, tr.425] trai nghèo, thư ng yêu cô thật sự làm chồng. Ngư i con gái Siển L mồ côi cha mẹ, nghèo khổ, nh ăn hiền [225, tr.428] cá lành đã được con cá chép giúp đỡ và lấy được ngư i vợ của S Sán làm vợ. Pa Cheo Dê Pa Cheo Dê là một chàng mồ côi. Vua m hội ném [121, tr.41-45] pao kén chồng cho con gái. Pa Cheo Dê lấy được công chúa. Chuyện tình Chàng Trăng Páo mồ côi nghèo, kết hôn với nàng [216, tr.57-67] của Trăng Páo Sùng Mi con nhà giàu. Sùng Mi và nguồn gốc hoa anh đào Mẹ hổ, cướp Ngư i em trong một gia đình cha mẹ mất sớm, kết [216, tr.89-93] vợ hôn với cô gái đẹp. - 56 - Anh em mồ Hai anh em mồ côi lần lượt kết hôn với hai cô gái. [216, tr.98] côi Nàng mù và Nàng mù kết hôn với chàng thông manh. [216, tr.123] chàng thong manh Ba chàng trai Ba chàng trai tài giỏi nh khả năng của mình đã diệt [216, tr.173] tài giỏi trừ được yêu tinh cứu dân bản rồi kết hôn v i ba cô gái. Hai chàng rể Hai anh em bố mẹ mất sớm, kết hôn với hai cô con [216, tr.200] của lão Vàng gái đẹp của lão Vàng. ăn đuôi sóc Rì cắn rì câu Chứ là một chàng trai mồ côi cha từ trong bụng mẹ, [216, tr.264] kết hôn với một cô gái xinh đẹp như một bông hoa. Chàng rể bảy Chàng mồ côi kết hôn với công chúa Bảy con vua. [216, tr.302] Mua Lình Khú Mua Lình Khú con vua, kết hôn với hai ngư i vợ, [216, tr.308] và con chim sáo một vị con chúa đất nhà giàu, một vợ con vua tr i. Khứ Lư Ngư i em mồ côi cha mẹ tên là Nồng Giàng Diu yêu [216, tr.319] - 57 - và kết hôn với một cô gái đẹp bên láng giềng. Nồng Su và Có anh con trai tên là Nồng Su, kết hôn với một cô [216; tr.375] thần hổ gái tên là Dợ, họ Giàng. Chàng Côi Nhà vợ chồng Sính Lầu có hai cô gái xinh đẹp. Cô em [216, tr.444] tên là Nịa Gầu Dủa kết hôn với chàng Côi (mồ côi) Đàm Tung Đàm Tung là con một trong một gia đình, chàng vác [216, tr.452] Xâu Xự khèn tự đi tìm vợ. Có một cô gái tên là Xâu Xự vì mê tiếng khèn của chàng đã đồng ý lấy chàng làm chồng. Mă Sài Lạo Một chàng trai con của hai ông bà già h n năm [216, tr.457] Pản mư i tuổi mới đẻ. Bố mẹ cho chàng tự ý kén vợ. Chàng vác khèn đi khắp n i và lấy được một cô vợ rất xinh đẹp. Hoàng Thông Hoàng Thông và Dao Mỉ đều là con vua kết hôn với nhau. [216, tr.464-472] - Dao Mỉ Trâu Trua múa Chàng Trâu Trua mồ côi cha mẹ, chàng gặp và kết [133, tr.87-89] khèn hôn với nàng Ch n xinh đẹp. Bắn tài Y Lao là một cô gái xinh đẹp, nàng kết hôn với một [225, tr.42-43] - 58 - chàng trai tên là Vừ A Lư i. Gầu Nà Nàng Gầu Nà xinh đẹp, kết hôn với chàng Nù Náng [225, tr.84] cao lớn, đẹp trai vừa múa khèn vừa hát hay. Sự tích tục bắt Chàng Mí Tu mồ côi lấy nàng Sùng Mí làm vợ. [216, tr.46-56] vợ của ngư i Mông Chuyện về Nàng Nà lấy chàng thanh niên đẹp trai làm chồng. [79, tr.906-908] nàng Nà 14 Hrê 10 H Mênh Chàng H Mênh mồ côi cha mẹ, nghèo khổ, sống [217, tr.70] chém rắn thần với bà. Vì giết được rắn thần cứu được cô con gái thứ mư i của ông Rỉu nên đã lấy được nàng làm vợ. Ú và Cao Cô gái xinh đẹp mồ côi mẹ lấy hoàng tử làm chồng. [217, tr.242] Ra Đam Ra Đam ngư i con trai mồ côi cha mẹ chuyên làm [65, tr.34] thuê làm mướn lấy cô gái út của một nhà quan làm vợ. A Xanh A Xanh lấy cô gái út của một gia đình giàu sang làm [65, tr.42] chồng. Vu A Lã Vu A Lã là một chàng trai lư i, quanh năm chỉ nằm [65, tr.128] dài dưới gốc cây há miệng ch quả chín rụng. Chàng - 59 - lấy cô gái nhà giàu làm vợ. Vu Ta Vuông Vu Ta Vuông là một tù trư ng giàu có Ông cưới hai [214, tr.315-324] chị em H’rắc và Hreng xinh đẹp nhất vùng làm vợ. Hai dòng suối Ngư i em là Ép nh cứu sống được hai chị em [237, tr.68] Loang và bà con dân bản khỏi tay chim đại bàng nên đã được buôn làng gả hai chị em Loang cho Ép. Pu Ria Pu Ria được ông bà Pu Miên gả cô chị H -ru Diu cho. [225, tr.315-324] Ú và Cao Nàng Ú kết hôn với con trai của cụ Ria. [217, tr.242] Chàng Ra Nin Ra Nin khỏe đẹp lại lắm tài. Chàng lấy cô gái thứ [65, tr.20] mư i tên là H M i trong số mư i cô con gái một gia đình giàu có làm vợ. 15 Kháng 1 Chàng Lú và Lú và Ủa yêu nhau nhưng không đến được với nhau. [237, tr.111] nàng Ủa 16 Kh Me 9 Nê-Ang- Rô-Thi-Xen là con của cô em út trong số mư i hai [237, tr.60] Kang-Rây chị em kết hôn với Nê-Ang-Kang-Rây là con gái của hung thần Xăng-tô-mê-a làm vợ. Sốp-B -Sách Sốp-B -Sách đã làm cho công chúa nói được bốn [209, tr.125] - 60 - lần nên đã được vua gả công chúa Sô-Vanh cho. Chau Sanh - Chau Sanh là con nuôi của hai vợ chồng nghèo nhà [209, tr.70] Chau Thông kia tuổi già chưa có cón Vì có công cứu công chúa nên Chau Sanh đã được vua P -rum M -tót gả công chúa và truyền ngôi cho. Niêng Kòn- Niêng Kòn-Tuốc mồ côi mẹ, sống với dì ghẻ, lấy [209, tr.78] Tuốc Niêng thái tử con vua làm chồng. Chông-Ầng- Kan Niêng-Mô-Rô- - Nàng Kôl-kê-sây con một phú hộ rất giàu có, kết [209, tr.87] Nắc Mê-Đa hôn với chàng trai tên là Kôl-kan-kô nghèo khổ, đi làm mướn làm chồng. - Kôl-kan-kô lấy Ca-lây (góa chồng, có một con gái) về làm lẽ. Niêng Sóc- - Ngư i anh được vua gả công chúa út và như ng [209, tr.100] K -Rô-Ốp ngôi cho. - Ngư i em lấy nàng công chúa tóc th m làm vợ. - 61 - Truyện nàng Ca-cây là con nuôi của một vị đạo sĩ Vua P -rum [209, tr.147] Ca-cây M -tót vì say đắm sắc đẹp của nàng nên đã ngỏ l i xin cưới cô gái về làm hoàng hậu. Chàng Dao Hai anh em mồ côi cha mẹ từ nhỏ Ngư i anh là [209, tr.155] Bảy chàng Dao Bảy, vì đã có công cứu mạng con gái của phú ông nên đã được phú ông gả con gái cho. Mê-Núp Mê-Núp làm nghề đánh cá và gã lái buôn đổi vợ cho nhau. [209, tr.136] 17 Kinh 54 Anh chàng Một anh bị thông manh từ thu nhỏ nhưng đôi mắt [225, tr.440] thông manh anh vẫn trong trẻo nên ngư i ngoài không ai biết là anh ta mù. Anh kết hôn với con gái của lão trư ng giả trong làng. Lão nhà giàu Anh bán gióng kết hôn với con gái lão nhà giàu. [225, tr.466] và anh bán gióng Phượng hoàng Anh nông dân nghèo, kết hôn với con gái phú ông. [225, tr.493] đất Anh chàng Có một ngư i con gái của gia đình nghèo bị gia đình [225, tr.550] ngốc nàng gả cho con trai một phú ông trong nàng để trừ nợ. - 62 - Ông thần núi Anh làm thuê họ Lục lấy nàng SLao Ỷ con gái nhà [41, tr.9-18] xanh và anh làm giàu. thuê họ Lục Vua Quạ Ngư i em mồ côi lấy công chúa làm chồng. [41, tr.145-146] Thằng cuội Cuội làm nghề đốn củi lấy con gái phú ông làm vợ. [38, tr.47-50] cung trăng Ông Đầu Rau Một ngư i đàn bà đã có chồng, lấy ngư i chủ nhà đã [38, tr.57-59] từng bao bọc nàng trong lúc đói Tấm Cám Tấm mồ côi mẹ, lấy hoàng tử làm chồng. [38, tr.73-82] Chử Đồng Tử Chàng trai nghèo Chử Đồng Tử lấy công chúa Tiên [38, tr.117-121] - Tiên Dung Dung làm vợ. Thạch Sanh Chàng trai nghèo Thạch Sanh lấy công chúa làm vợ. [38, tr.126-130] Cây tre trăm đốt Anh Khoai làm thuê, lấy con gái nhà trư ng giả làm vợ. [38, tr.143-145] Ngư i dân Anh học trò nghèo lấy con gái phú ông làm vợ. [38, tr.152-156] nghèo và Ngọc Hoàng Anh chàng họ Anh chàng họ Đào đẹp trai, học giỏi, nhưng lại rất [79; tr.181-183] - 63 - Đào nghèo lấy một cô gái con một nhà khá giả làm vợ. Chàng rể hay Con gái nhà phú ông xinh đẹp, hay chữ lấy chàng [79, tr.260-262] chữ trai nghèo, ít học làm chồng. Cô Chín Cô Chín - con gái phú ông, xinh đẹp lấy một anh [79, tr.280-281] nhà nghèo, tính nết hiền lành, làm lụng chăm chỉ làm chồng. Kén rể hay tr Cô con gái nhà giàu xinh đẹp, lịch sự lấy một anh [79, tr.337-338] trinh láo xược nọ, tốt trai mà nghèo. Làm cho công Chàng Mồ Côi lấy công chúa làm vợ. [79; tr.364-366] chúa nói được Lão nhà giàu Anh bán gióng nghèo, lấy con gái nhà giàu làm vợ. [75, tr.366-369] và anh bán gióng Một cuộc Cô gái xinh đẹp con nhà trâm anh, lấy chàng nông [79, tr.369-371] tranh tài dân làm chồng. Một nghề Cô gái đẹp lấy hoàng tử làm chồng. [79, tr.371-372] Chàng ngốc Chàng ngốc vô gia cư, lấy công chúa làm vợ. [79, tr.561-565] - 64 - Cây tre trăm Thằng lấy con gái ông chủ làm vợ. [79, tr.163-166] mắt Cây tre trăm Anh lực điền lấy con gái nhà giàu làm vợ. [79, tr.166-168] mắt Cây tre trăm Anh nông phu nhà nghèo lấy con gái phú ông làm vợ. [79, tr.168-170] đốt Duyên nợ tái Quan lấy con gái nhà phú hộ làm vợ. [79, tr.243-247] sinh Hai anh em Trạng Nhì lấy cô gái nhà nghèo làm vợ. [79, tr.286-290] nhà Trạng Mụ dì ghẻ độc Chàng thư sinh lấy cô gái làm vợ. [79, tr.346-349] ác Nàng công Công chúa lấy hoàng tử làm chồng. [79, tr.359-361] chúa nhìn xa Nàng Út Nàng út lấy hoàng tử làm chồng. [79, tr.385-387] Ngọc Hoàng Anh chàng nghèo khổ lấy con gái nhà giàu làm vợ. [79, tr.393-396] và anh chàng - 65 - nghèo khổ Nợ duyên Chu Sinh là một chàng mồ côi nghèo, lấy công chúa [79, tr.528-535] trong mộng Mộng Trang làm vợ. Quan Triều Anh Triều làm nghề chài lưới lấy con gái vua làm [79, tr.595-599] hay là chiếc áo vợ. tàng hình Sự tích ông Chị tiều phu lấy anh thợ săn làm chồng. [79, tr.728-729] Táo Sự tích ông Một ngư i phụ nữ đã có chồng nhưng vì không chịu [79, tr.729-732] Đầu Rau đựng được sự vũ phu của chồng nên đã bỏ làng đến sống một n i khác Chị kết hôn lần thứ hai với một ngư i đàn ông khác Tiêu diệt Chàng trẻ tuổi là một ngư i lao động bình dân, lấy [79, tr.815-818] mãng xà công chúa làm vợ. Truyện con Cám là con một gia đình lao động bình dân, lấy [79, tr.850-853] Tấm và con hoàng tử làm chồng. Cám - 66 - Cái trống của Chàng trai có tài chạy nhanh lấy được cô gái làm chồng. [225, tr.448] thần Nông Tiến sĩ giấy Một anh thanh niên con nhà khá giả vì được nuông [225, tr.469] chiều từ nhỏ đã hư hỏng. Cha mẹ qua đ i, từ đó anh tr thành ngư i nghèo túng nhất làng. Anh kết hôn với một cô gái con quan từ bé đã được học hành, làm th phú, có nhan sắc, thông minh. Anh dốt được Một anh con quan dốt đặc Anh được lấy một cô gái [225, tr.536] vợ đẹp con quan vừa đẹp ngư i vừa học giỏi. Núi “Nàng i Cô gái xinh đẹp gặp và kết hôn với một chàng thanh [225, tr.548] nàng hỡi” niên vạm vỡ. Lọ nước thần Anh nghèo lấy cô gái hiền lành, tốt nết làm vợ. [41, tr.130-138] Trầu Cau Hai anh em trai là Tân và Lang mồ côi cha mẹ Ngư i [38, tr.52-54] anh trai (Lang) lấy cô gái họ Lưu làm chồng. Mụ dì ghẻ độc ác Chàng thư sinh lấy nàng con gái dệt lụa làm vợ. [38, tr.82-86] Ba chàng thiện Chàng trai có tài lặn giỏi lấy cô gái có nhan sắc nhà [38, tr.134-135] nghệ họ Lê làm chồng. - 67 - Ai mua hành Chàng trai sống bằng nghề làm ruộng lấy cô gái [38, tr.138-143] tôi cũng con nhà nông làm vợ. Chồng chúa Chàng trai gia đình khá giả, lấy cô gái gia đình giàu [79, tr.185-189] vợ tôi có làm chồng. Chàng rể - bố Một cô con gái cũng con của một gia đình nông dân [79, tr.358-361] vợ cần cù lao động, lấy chàng trai mặt mũi trắng trẻo, khéo mồm, đi đứng hoạt bát làm chồng. Chinh phụ hai Một ngư i con gái xinh xắn, nết na, lấy một ngư i [79, tr.583-586] chồng học trò nghèo họ Đỗ và một ngư i học trò họ Nguyễn làm chồng. Hòn trống mái Chàng trai mồ côi lấy con gái chúa đất làm chồng. [79, tr.322-325] Ngư i đàn ông Anh chàng nghèo khổ lấy một cô gái đẹp làm vợ. [79, tr.470-473] mua chó, mèo và rắn Sự tích trái sầu Chàng trai trẻ tuổi, tài năng, lấy cô gái có vẻ đẹp [79, tr.743-745] riêng thùy mị, nết na làm chồng. Đá Vọng Phu Hai anh em ruột lấy nhau do sự nhầm lẫn. [38, tr.50-51] - 68 - 18 Lào 1 Tạo nộc chók Giải thích tục rể [121, tr.81-83] 19 Lô Lô 1 Sự tích Cầu Chàng trai con nhà khá giả, anh ta rất lư i làm việc, ăn [138, tr.19-21] Vồng xong chỉ biết đi ch i Anh lấy một cô gái vốn xuất thân trong một gia đình nghèo, quen lam lũ 20 Mạ 4 Nàng Ka Đăn Một ngư i con gái đẹp tuyệt trần tên là Ka Đăn lấy [201, tr.56-60] đi tìm hạnh một chàng trai tài giỏi tên là K’Lìng con của vua phúc nước. B’Buh lấy vợ - Thần mặt tr i Giàng Mất T -ngay lấy một cô gái [201; tr.61-65] đẹp dưới mặt đất. - Chàng K’Buh là con của thần mặt tr i lấy con gái của chủ làng. Chàng K’Giài Chàng K’Giài nhà nghèo lấy nàng Ka Giút con gái [201, tr.69-74] và nàng Ka Giút của chủ làng. K’Đòng và Ka Hai anh em ruột lấy nhau do sự nhầm lẫn. [201, tr.89-92] Ròng 21 Mảng 3 Chàng trai Chàng trai mồ côi nghèo, lấy công chúa làm vợ. [34, tr.67-73] đánh cạm - 69 - Chàng câu cá Chàng trai mồ côi nghèo, lấy nàng Me Đun con gái [217, tr.123-133] và viên đá của To Muy trư ng bản làm vợ. mầu nhiệm Ngư i đẹp Ngư i con trai út trong một gia đình có ba anh em [34, tr.73-78] giữa hồ trai lấy một cô gái đẹp làm vợ. 22 M'nông 1 Chàng đánh cá Ở buôn ngư i M -nông bên b sông Mê Công có [225, tr.125] Y Ang một chàng trai đánh cá tên là Y Ang, chàng mồ côi cha mẹ từ nhỏ, phải với chú thím. Vì chàng là ngư i đã giết chết con ác long và cứu công chúa nên được vua gả công chúa cho. 23 Mư ng 15 Chàng Khấm Chàng Khấm là một chàng trai ghèo khổ, mồ côi cha [129, tr.76] mẹ, lấy được nàng Ba con một nhà giàu có làm vợ. Vợ tiên Một chàng trai nghèo mồ côi cha mẹ, lấy con gái của [129, tr.170] Ngọc Hoàng làm vợ. Hoàng tử Dím Nàng H m là một cô gái nghèo khổ, xinh đẹp, kết [129, tr.183] và nàng H m hôn với hoàng tử. Tiếng kêu bìm Có một chàng trai tên là Phấn nhà nghèo, mồ côi cha [129, tr.200] bịp mẹ, kết hôn với nàng Út con của nhà Đạo trong làng. - 70 - Nàng Sao Ả Có hai anh em con côi, ngư i em lấy được nàng Sao [129, tr.258] Sáng Ả Sáng (là con Lang mư ng tr i) làm vợ. Mẹ con hoàng Anh con trai nhà nghèo, kết hôn với công chúa con [129, tr.332] hậu dài mũi vua. Cuội lấy vợ Cuội làm ngư i cho nhà Lang và kết hôn với con [237, tr.122] Nàng gái nhà Lang. Sự t ch “Sáo Nàng U Tiêm là con gái nhà lang, kết hôn với con [237, tr.270] ôi” hay là trai nhà tr i. truyện Chàng Khun Lỗ và nàng U Tiêm Cụ Vách và Cụ Vách (ngư i đội lốt một loại sâu màu xanh, có [129, tr.71] Ốc Sên gai to, to bằng ngón tay), kết hôn với ốc sên (ngư i đội lốt ốc sên). Leo và Ly Leo kết hôn với Ly (hai ngư i là con của hai ngư i [129, tr.126] bạn ch i thân với nhau). Xông Lền và Chàng trai tên là Xông Lền khỏe mạnh h n ngư i [129, tr.88] Mía Lúa kết hôn với nàng Mái Lúa làmột cô gái xinh đẹp, dệt - 71 - vải, may vá giỏi. Chàng Ẻ Tăng Chàng Trật Trẹng kết hôn với cô em. [129, tr.303] Chàng Kẹ Chàng Kẹ lấy một ngư i con gái bị chết đuối nh [129, tr.313] chàng chữa mà sống. Sự tích ba hòn Hai vợ chồng nhà kia chỉ sinh được đứa con gái, khi [29, tr.300-302] nục con lớn bèn bắt rể vào nhà để nuôi bố mẹ. Cây sáo kỳ Anh mồ côi nghèo khổ, lấy cô em con gái một nhà [217, tr.89-92] diệu trong mư ng. 24 Pu Péo 2 Mối tình Cô con gái nhà họ Phàng (nghèo), kết hôn với con [216, tr.197] chung thủy trai của một gia đình giàu có làng bên. Inh và Ính Inh là một cô gái mồ côi nghèo khổ, kết hôn với hai [237, tr.149] chàng trai ngư i tr i. 25 Phù Lá 5 Sự t ch ngư i Ngư i em cứu sống một cô gái và được mẹ cô gái gả [182, tr.22] ngồi trên cung con cho. trăng Tình nghĩa Ngư i em có được một cái mật của một con rắn mà [182, tr.60] anh em đã có khả năng làm cho mắt một bà già sáng lại. Bà gả đứa con gái của mình cho chàng trai. - 72 - Mồ côi lấy con Chàng mồ côi được vua gả công chúa cho. [182, tr.64] vua Mình làm Vua lấy (ép) một ngư i đàn bà rất xinh đẹp (đã có [168, tr.69] mình chịu chồng) làm vợ. Chàng mồ côi Chàng mồ côi kết hôn với con gái vua rồng dưới [182, tr.109] và ma to lớn nước. 26 Ra Glai 2 Chàng Lư i Chàng Lư i mồ côi phải sống nh bà con, chàng lấy [25, tr.119-121] cô con gái nhà giàu làm vợ. Ngư i K’Ho Ngư i con gái út đẹp của gia đình quỉ trắng lấy ông [25, tr.126-127] ăn thịt vợ K’Ho làm chồng. 27 Tà Ôi 13 Nàng Cu Pên Đào Lu là chàng trai khôi ngô tuấn tú, gia cảnh [217, tr.223] nghèo khó, Cu Pên là một ngư i con gái xinh đẹp đảm đang và là con của một gia đình giàu có Hai ngư i lấy nhau nhưng phải xa cuộc sống trần thế. Anan và Paltưi Chàng Anan mồ côi, nghèo khó, xấu x đã lấy được [214, tr.105-119] nàng Ali xinh đẹp làm vợ. Nàng Tangưk Chàng trai mồ côi tên là Kăn Tưi Eh Talool lấy nàng [69, tr.65-71] Tangưk con gái nhà giàu, xinh đẹp làm vợ. - 73 - Truyền thuyết Mư i ngư i con trai lấy mư i cô con gái của vợ [69; tr.165-177] sông Đắc Krông chồng diều hâu. Dốc Parsee Chàng trai mồ côi, nghèo khổ, khôi ngô tuấn tú phải [69; tr.279-285] làm thuê cho nhà giàu để sống qua ngày, yêu một cô gái xinh đẹp mĩ miều, con của một gia đình giàu có nhất trong vùng. Sâu Môn Chàng trai mồ côi nghèo Tatưiq, lấy hai cô gái con [69, tr.307-321] nhà giàu làm vợ. Hai anh em Hai anh em mồ côi được lão nhà giàu gả hai cô con [69, tr.23-40] Côntêr , gái xinh đẹp cho. Côntoar Chàng ngốc Chàng Cây Nhiar nhà nghèo, rất mạnh khỏe nhưng [69, tr.81-93] Cây Nhiar lại quá kh khạo. Chàng lấy nàng Anao con gái của Pranha xinh đẹp nhất bản làm vợ. Chàng ARin Chàng ARin (làng RôLôn) kết hôn với nàng Kaly [216, tr.65-78] (làng Pe) Ca Lang B Chàng Bria dũng cảm kết hôn với nàng P ra xinh [216, tr.331-342] Tư đẹp. - 74 - Chàng L ng Chàng L ng nghèo khổ mồ côi cha mẹ, sống lang [216, tr.361-377] và lão Bay thang trong rừng Chàng được ông già dạy nghề rèn Bưm rồi gả con gái cho. Chàng Bali và Chàng Bali và nàng Bala là đôi trai tài gái sắc yêu [69, tr.19-22] nàng Bala nhau tha thiết rồi hai ngư i lấy nhau làm vợ làm chồng. Pảcali n, Hai chàng trai đẹp lấy hai cô gái là Ap n và Aoan [69, tr.41-49] Pảcalian đẹp nhất bản. 28 Tày 31 Ngư i kết anh Chàng trai mồ côi cha mẹ từ bé kết hôn với một cô [159, tr.66] em với quỷ gái xinh đẹp nhất làng. Cô bé ngoan Một em bé mồ côi cả cha lẫn mẹ đi cho một nhà [159, tr.96] giàu trong vùng, lấy được một chàng thanh niên trẻ đẹp và tài giỏi nhất trong vùng. Chàng chăn bò Một chàng chăn bò làm nghề chăn bò cho nhà chúa [159 tr.110] bản được một ông cụ trong bản đến xin gả con gái cho anh. Chỉ một ly nữa Tâm mồ côi cha mẹ từ ngày còn nhỏ. Lớn lên anh [159, tr.135] - 75 - phải đi cho một nhà giàu trong bản, kết hôn với cô lái đò là ngư i rất giỏi chữ. Kén rể Có một cụ già có một cô con gái độc nhất, cô gái lại [159, tr.157] là cô gái đẹp nhất bản, cô đã kết hôn với anh chàng đẽo cày giỏi. Hai anh em Có hai anh em mồ côi cha mẹ từ khi lên bảy, ngư i [216, tr.228] anh tên là Nông Tiến, ngư i em tên là Nông Châu. Nông Châu kết hôn với hai chị em gái một gia đình đã bị quỷ ăn thịt hết. Chàng mồ côi Chàng mồ côi, kết hôn với cô con gái út của ông cụ [133, tr.52] già làm nghề đốn củi. Nàng Tóc Có một ngư i đàn bà góa uống nước trong một vũng [225, tr.251] th m nước chân voi, ít lâu sau chị sinh được một đứa con gái có mái tóc rất th m, tên là Phôm Hóm Phôm Hóm kết hôn với một chàng trai rất đẹp. Tua Gia, Tua Nàng Tua Gia mồ côi, xinh đẹp, nết na kết hôn với [159, tr.50] Nhi hoàng tử. Cô gái ăn mày Có một lão nhà giàu có một đứa con trai tên là Tài, [159, tr.85] chàng kết hôn với cô con gái của lão ăn mày - 76 - Lão trư ng giả Chạ không có cha, chỉ chó mẹ già. Nhà Chạ rất [159, tr.116] và con chó cái nghèo chỉ có một con chó cái và một con dao quắm chặt củi, chàng kết hôn với cô con gái lớn của lão trư ng giả trong bản. Thích cặng la, Chạ rất nghèo, chạ chỉ có hai mẹ con. Trong bản có [159, tr.122] ba tiền một lão trư ng giả giàu có vì đánh mất con dao của Chạ mà phải cắn răng gả con gái lớn cho Chạ. Nói khoác mất Có một anh con trai tên là Chạ nh thực hiện được [159, tr.125] con gái l i thách đố của lão trư ng giả: nếu ai làm cho cô con gái của lão nói được ba câu thì lão sẽ gả cho. Chạ đã lấy được cô con gái lớn của lão trư ng giả. Nàng Bjoóc Nàng Bjoóc Rồm được sinh ra trong một gia đình [133, tr.16] Rồm nghèo khó nhưng nàng rất xinh đẹp. Nàng kết hôn với hoàng tử, hai vợ chồng được truyền ngôi. Nhân Lăng Chàng Nhân Lăng mồ côi cha từ nhỏ, với mẹ. [133, tr.50] Chàng kết hôn với công chúa Tô Hoàng con vua. Ngư i nghèo Anh chàng mồ côi cha mẹ, khỏe mạnh, chăm làm [13, tr.256-260] lấy được con nh làm cho công chúa nói được ba câu mà anh con gái vua được vua gả công chúa cho. - 77 - Chàng mồ côi Chàng mồ côi kết hôn với công chúa con vua. [178, tr.161] và ông Pựt khó tính Tua Tềnh, Tua Tua Tềnh mồ côi mẹ, với bố và dì ghẻ. Nàng kết [178, tr.195] Nhì hôn với hoàng tử và tr thành hoàng hậu. Nàng Kim Hoàng tử út con vua kết hôn với nàng tiên Kim Quế [178, tr.213] Quế (là con thứ ba của Pựt lớn - bà thần giữ chức vị tối cao đội lốt khỉ). Chàng Lùn Chàng Lùn làcon của một bà góa sống n i cuối [178, tr.261] bản, kết hôn với con gái Long Vư ng rồi lại được lấy con gái vua. Chàng mồ côi Có một chàng mồ côi rất nghèo khó nhưng lại rất [178, tr.462] thông minh thông minh, khôn khéo đã đáp ứng được điều kiện của phú ông đưa ra nên đã được phú ông gả cô út cho. Ta-Khư i (Bố Con gái của một gia đình phú ông giàu có lấy phải [178, tr.462] vợ - con rể) một thằng chồng to xác mà làm ăn chẳng ra gì, chỉ được cái nết tham ăn và hay lừa đảo. Sự tích con Anh con trai tên là Phàng Ky, mồ côi cha, hai mẹ con [178, tr.515] - 78 - chim chích sống cuộc sống vô cùng nghèo khổ, không có nhà cửa. anh lấy con gái của một phú ông rất giàu có. Tiếng hát nàng SLao là con gái của môt cặp vợ chồng nghèo khổ, [178, tr.124] SLao nàng kết hôn với con trai của Pụt trên tr i. Con ốc thần Con trai Ngọc Hoàng kết hôn với cô em gái. [178, tr.137] Nhị và Tư i Nhị là cô gái mồ côi mẹ, với bố và dì ghẻ độc ác. [133, tr.3] Cô kết hôn với chàng công tử tên là SLuông. Sự tích núi Ái Có một ngư i con gái nhà nghèo nhưng nhan sắc rất [133, tr.21] Cao tuyệt v i gọi là Nàng. Nàng bị bọn giặc đi tìm mỏ bắt được và ép nàng lấy tên chủ mỏ. Cái ống thiêng - Một chàng trai tên là Khọn rất khỏe và khéo tay. [225, tr.264] Khọn mồ côi cả cha lẫn mẹ, ruộng vư n không có phải đi làm mướn kiếm ăn - Một lão nhà giàu trong làng thấy anh làm việc giỏi liền gọi anh đến và gả con gái cho. Móng chân - Một chàng trai khỏe mạnh, tính tình thẳng thắn, đi [225, tr.297] con nai vàng cho một lão nhà giàu. - Anh kết hôn với cô út hiền lành dịu dàng trong số - 79 - bảy cô con gái nhà lão nhà giàu. Chàng út Có ba anh em trai mồ côi cha mẹ từ thu nhỏ, ngư i [225, tr.282] em út được nhà vua gả công chúa út cho. Ba chị em Có ba chị em mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Vua thấy cả ba [225; tr.278] chị em đẹp liền lấy cả ba làm vợ. 29 Thái 26 Ý Ư i - Ý Ý Ư i - một cô gái mồ côi mẹ hiền lành chăm chỉ [178, tr.54] Noọng kết hôn với Tạo Khun Chư ng - một chàng thanh niên khôi ngô, tuấn tú oai phong lẫm liệt. Tạo Nộc Nọi Anh chàng Nọi mồ côi cha mẹ, nghèo rớt mùng t i, [22, tr.55] (Tạo chim non) rách rưới, đen đủi, kết hôn với cô con gái út nhà Tạo. Báo Thân Đầy Có anh con trai quá thì quá lứa mà chẳng lấy được [23, tr.155] Cầu Mỉa Nâng vợ. Nh vào l i thách đố với đám trai làng, anh đã (Trai già được được chín cô con gái nhà Tạo trong vùng. chin bà vợ nàng) Nọng Pì Khó Ngư i anh kết hôn với nàng tiên con vua Thủy tề, [23, tr.172] Khăn Khon nàng tiên con vua Then. Tạo Hôm - Có một cô gái độ tuổi trăng tròn, xinh đẹp, nết na [23, tr.181] Nàng Hai nhất vùng, kết hôn với chàng trai bước ra từ trong - 80 - trăng tròn Ải Mák Hút Có một anh chàng xấu xí nhất trần đ i tên là Mák [24, tr.21] Xen Páu Hút Xen Páu, anh kết hôn với công chúa con vua. Chàng Bả Khó Bả Khó mồ côi cha mẹ từ khi chưa biết nói, kết hôn [214, tr.153] với công chúa út con gái Long Vư ng Voi ngà vàng Tăm Xoăn mồ côi cha mẹ, sống với bà qua một giác [216, tr.165] m chàng đã kết hôn với nàng Lin Đâm là con tr i. Chàng Ín và Chàng Ín là con trai một nhà giàu có nhất bản kết [216, tr.175] nàng Căm hôn với nàng nàng Căm xinh đẹp không ai sánh kịp. Chàng Tóng Tù trư ng lón là Pú Chẩu Cầm Toong có một ngư i [216, tr.216] Đón và nàng con gái tên là Ăm Ca kết hôn với chàng Tóng Đón Ăm Ca nghèo khổ. Nàng Khao, Nàng Khao là một ngư i con gái xinh đẹp, tốt nết. [216, tr.244] nàng Đăm Nàng kết hôn với tạo Khun Chư ng (chúa mư ng). Khả Sắc Sía Sắc Sía là một chàng trai mồ côi cha mẹ. Nh cứu [225, tr.348] được công chúa Lam pọng bị mất t ch nên đã được nhà vua gả công chúa cho. - 81 - Quả mận đổi Có một cô con gái đẹp con nhà tạo đã đến tuổi kết hôn. [225, tr.361] con trâu Tạo ra điều kiện để thử tài kén rể. Một anh trong số ba anh đến thử tài đã lấy được cô gái làm vợ. Chàng Hột Chàng Hột c m lấy công chúa út con vua làm vợ. [121, tr.18-23] c m Sự tích cây Chàng Diêu mồ côi, nghèo lấy nàng Sao con gái của [216, tr.30-37] tính tẩu Tạo bản làm vợ. Sự tích chim Chàng Mồ côi lấy nàng Bjoóc Mạ con nhà giàu làm [41, tr.313-323] công vợ. Huổi Khún - Hai anh em trai mồ côi cha mẹ, kết hôn với hai cô [23, tr.85] Huổi Xaư gái. (Suối trong- suối đục) Mè Nải - Báo Một bà mẹ thông hiểu tục ngữ lựa chọn ngư i bạn [23, tr.127] Khư i (Mẹ trăm năm cho con gái cưng của mình một ngư i v -con rể) chăm chỉ làm ăn dù có h i chậm hiểu. Báo Khư i cắp Chàng trai khôn ngoan vượt qua các thứ thách để tr [23, tr.133] pò ta (Chàng rể thành con rể của ông nông dân. - bố vợ) - 82 - Khắp Í, Ải Có một anh chàng mồ côi nghèo, nh làm một việc [23, tr.140] Nhện (Hát lên, thiện là đã cứu sống một con cầy hư ng mắc bẫy chú cầy hư ng) nên đã được nó trả n, giúp chàng kết hôn với cô gái xinh đẹp nhất làng. Nàng Phôm Nàng tóc th m kết hôn với Phìa Chăm Pa [216, tr.129] Ho (Nàng Tóc Th m) Cuộc chiến Vua Lào lấy công chúa nước ta. [216, tr.337] tranh giữa vua Lào và vua Miên Lin Thong và Lin Thong là con của Phìa Tạo, kết hôn với công [216, tr.331] Can chúa con vua. Đi tìm vợ Cặp vợ chồng trẻ sống với nhau rất hòa thuận. [216, tr.325] Tạo Trài Cầm Trài Cầm kết hôn với con gái của mư ng Bỏ-té làm [216, tr.391] và chim kén vợ. kẻo Chàng Y Ban Nàng Hoa Cải lấy chàng Y Ban làm chồng. [216, tr.324-338] - 83 - 30 Vân Kiều 9 Vì đâu có tục Anh con trai nghèo tên là Xà-nông yêu cô con gái út [173, tr.74] (Brâu, Bru) cưa răng tên là A-mang con gái nhà A-nha giàu có. Vì không được gia đình cô gái đồng ý, hai ngư i đã bỏ đi biệt tích và chết trên đỉnh núi. Chuyện hai Có hai anh em trai mồ côi mẹ Ngư i anh nh cứu cô con [173, tr.82] anh em mồ côi gái út nhà A-nha thoát khỏi tay con Ca-la-văng mư i hai đầu nên đã được A-nha gả con gái cho. Ở hiền gặp Anh mồ côi lấy cô con gái câm nhà A-nha giàu có [173, tr.220] lành tên là Xà-ngấc làm vợ. Nàng Ca-Lỗ- - Nàng Ca-Lỗ-Trun có tài thổi kèn khui hạng rất [237, tr.97-102] Trun hay, h n nữa nàng lại là cô gái xinh đẹp vô cùng. - Nàng kết hôn với ngư i con trai út trong một gia đình có mư i một ngư i con trai. Chàng tên là A Chùng, là ngư i rất giỏi giang, ngoan nết. Chuyện con Chàng trai con A-nha giàu có lấy cô con gái cậu làm [173, tr.134] nai vàng vợ. Anh Ra-Xứt Cô gái kết hôn với Ra-Xứt là một anh chàng mồ côi. [173, tr.34] - 84 - 31 X Đăng 12 Đam B -Lên Đam B -Lên lấy hai chị em Rôc-đin-râu làm vợ. [225, tr.439] Chàng Gôk và Chàng trai mồ côi tên là Gôk làm rẫy giỏi, săn bắn tài, [17, tr.100] cô gái hủi ch i chiêng cồng khéo. Chàng lấy cô gái hủi làm vợ. Hai anh em Có hai anh em mồ côi cha mẹ từ thu nhỏ. Cô em [17, tr.103] chàng Xét gái xinh đẹp nết na là Bia Nui. Cô lấy chàng PaTan thợ săn làng Bôk Gap làm chồng. Lưỡi búa của Một ngư i con trai nhà nghèo, mồ côi cha tên là Y [17, tr.150] thần Sét Reng, chàng được mọi ngư i yêu mến. Chàng lấy một cô gái đẹp nhất một vùng làm vợ. Chuyện chàng Chàng Xia Thôn vốn là trẻ mồ côi được bà già nuôi [17, tr.164] Xia Thôn từ lúc mới lọt lòng Chàng được ông già Ria hỏi làm chồng cho con gái là Bia H -đung Chàng trai Chàng trai mồ côi nghèo khổ, kết hôn với một cô gái [17, tr.170] nghèo khổ lớn tuổi nhưng chăm chỉ, nết na nhất làng làm vợ. Nàng B -Ra K -rít là một chàng thanh niên tuấn tú, con nhà [225, tr.432] nghèo, không có ăn, có mặc nhưng hiền lành, gan dạ, chịu khó. Anh gặp nàng B -ra là một cô gái tuyệt đẹp và họ lấy nhau. - 85 - Nhà nghèo Ngư i con trai tù trư ng, kết hôn với một ngư i con [225, tr.436] kén rể gái đẹp con một gia đình nghèo Bốc C -Lốc - Có một anh chàng tên là Bốc C -Lốc. Anh làm [225, tr.447] ngư i đốn củi, nghèo lại lem luốc nên chẳng một ai để ý đến anh. - Anh gặp cô con gái thứ tư trong số bảy ngư i con gái của tù trư ng trong rừng. Cô gái nhận anh làm chồng. Đăm Đoăn, Đăm Đoăn và Đăm Mao là hai anh em sinh đôi, con [17, tr.60] Đăm Mao nuôi gia đình làm rẫy nghèo Hai chàng trai đến một làng nọ tìm gặp hai chị em gái là Răng Má và Răng Pỵ là con của một tù trư ng giàu có. Chàng mồ côi Chàng mồ côi kết hôn với con gái nhà chủ. [17, tr.141] và con kiến Nhà nghèo Cô con gái của một nhà nghèo lấy con trai tù trư ng [17, tr.155] kén rể giàu có làm chồng. 32 Xtiêng 1 Chàng mồ côi Chàng mồ côi và công chúa tr thành vợ chồng [237, tr.46] - 86 - - 87 -

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chu_de_hon_nhan_va_su_phan_anh_phong_tuc_hon_nhan_tr.pdf
Tài liệu liên quan