Luận án Chính sách đối ngoại của ấn độ dưới thời thủ tướng Manmohan singh (2004 - 2014)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO -------------- ĐẶNG ĐÌNH TIẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ẤN ĐỘ DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG MANMOHAN SINGH (2004-2014) LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ MÃ SỐ: 9 31 02 06 HÀ NỘI – 2021 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO -------------- ĐẶNG ĐÌNH TIẾN CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ẤN ĐỘ DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG MANMOHAN SINGH (2004-2014) Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Mã số: 9 31 02 06

pdf196 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 366 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Chính sách đối ngoại của ấn độ dưới thời thủ tướng Manmohan singh (2004 - 2014), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
6 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. TS. Nguyễn Thị Bích Ngọc 2. PGS. TS. Nguyễn Thị Quế HÀ NỘI – 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu đã nêu trong luận án có nguồn gốc rõ ràng, kết quả của luận án là trung thực và chưa được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Đặng Đình Tiến LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án này, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được rất nhiều sự giúp đỡ, động viên và hướng dẫn của các thầy cô giáo, bạn bè, đồng nghiệp và gia đình trong thời gian học tập và nghiên cứu. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành tới TS Nguyễn Thị Bích Ngọc và PGS.TS Nguyễn Thị Quế - những người đã tận tình hướng dẫn, hết lòng giúp đỡ và tạo mọi điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành luận án. Xin gửi lời tri ân nhất của tôi đối với những điều mà các Cô đã dành cho tôi. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô trong Hội đồng đã cho tôi những lời nhận xét cũng như những ý kiến đóng góp quý báu, giúp tôi hoàn thiện bản luận án. Tôi xin cảm ơn các thầy cô giáo Phòng Sau đại học, Học viện Ngoại giao về những bài giảng hữu ích, cảm ơn đồng nghiệp trong khoa Khoa học chính trị về sự giúp đỡ và quan tâm dành cho tôi trong quá trình học tập. Cuối cùng tôi gửi lời cảm ơn chân thành và lòng biết ơn sâu sắc tới những người thân trong gia đình, những người luôn động viên, cổ vũ và sát cánh bên tôi trong suốt thời gian qua. Đây là một đề tài rộng và còn chưa được nghiên cứu nhiều ở Việt Nam. Vì vậy, luận án không thể tránh khỏi thiếu sót và hạn chế nhất định. Tôi rất mong nhận được ý kiến đóng góp của mọi cá nhân, tổ chức quan tâm đến đề tài để luận án được hoàn thiện hơn nữa. Xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, tháng năm 2021 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1 Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ẤN ĐỘ DƯỜI THỜI THỦ TƯỚNG MANMOHAN SINGH (2004-2014) ................................................................. 17 1.1. Một số vấn đề lý thuyết cơ bản về chính sách đối ngoại ...................... 17 1.1.1. Khái niệm và lý thuyết chính sách đối ngoại ................................... 17 1.1.2. Cách tiếp cận phân tích chính sách đối ngoại ................................. 21 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách đối ngoại Ấn Độ dưới thời thủ tướng Manmohan Singh .......................................................................... 25 1.2.1. Cơ sở lý luận ...................................................................................... 25 1.2.1.1. Những triết lý truyền thống của Ấn Độ ......................................... 25 1.2.1.2. Tư tưởng bất bạo động của Mahatma Gandhi ............................. 28 1.2.1.3. Quan điểm của Thủ tướng Manmohan Singh về chính sách đối ngoại ........................................................................................................... 30 1.2.2. Cơ sở thực tiễn .................................................................................. 34 1.2.2.1. Tình hình thế giới trong thập niên đầu thế kỷ XXI ....................... 34 1.2.2.2. Tình hình khu vực châu Á - Thái Bình Dương những năm đầu thế kỷ XXI ......................................................................................................... 36 1.2.2.3. Tình hình Ấn Độ trong những năm đầu thế kỷ XXI ...................... 39 1.2.2.4. Chính sách đối ngoại của Ấn Độ trước năm 2004 ....................... 44 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................... 50 Chương 2: NỘI DUNG VÀ THỰC TIỄN TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ẤN ĐỘ DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG MANMOHAN SINGH (2004-2014) ........................................................................................................... 51 2.1. Nội dung chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Manmohan Singh (2004-2014) ....................................................................... 51 2.1.1. Mục tiêu và các hướng ưu tiên chính sách đối ngoại ..................... 51 2.1.1.1. Mục tiêu của chính sách đối ngoại ............................................... 51 2.1.1.2. Các hướng ưu tiên của chính sách đối ngoại ............................... 53 2.1.2. Nguyên tắc, phương châm, nhiệm vụ chính sách đối ngoại........... 55 2.1.2.1. Nguyên tắc của chính sách đối ngoại ........................................... 55 2.1.2.2. Phương châm của chính sách đối ngoại ....................................... 57 2.1.2.3. Nhiệm vụ của chính sách đối ngoại .............................................. 60 2.2. Thực tiễn triển khai chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Manmohan Singh (2004-2014) ............................................................ 63 2.2.1. Đối với một số nước láng giềng (Pakistan, Bangladesh, Trung Quốc) ............................................................................................................ 63 2.2.1.1. Đối với Pakistan ............................................................................ 63 2.2.1.2. Đối với Bangladesh ....................................................................... 66 2.2.1.3. Đối với Trung Quốc ...................................................................... 69 2.2.2. Đối với một số nước lớn (Mỹ và Nga) .............................................. 73 2.2.2.1. Đối với Mỹ..................................................................................... 74 2.2.2.2. Đối với Liên bang Nga .................................................................. 79 2.2.3. Đối với một số khu vực chủ yếu ....................................................... 84 2.2.3.1. Đối với khu vực Trung Đông ........................................................ 84 2.2.3.2. Đối với khu vực Trung Á ............................................................... 87 2.2.4. Đối với ngoại giao đa phương .......................................................... 91 2.2.4.1. Đối với một số tổ chức quốc tế (Liên hợp quốc, Tổ chức thương mại thế giới (WTO), Phong trào Không liên kết) ...................................... 91 2.2.4.2. Đối với một số tổ chức khu vực chủ yếu ....................................... 98 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................. 107 Chương 3: NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH ĐỐI NGOẠI CỦA ẤN ĐỘ DƯỚI THỜI THỦ TƯỚNG MANMOHAN SINGH (2004-2014) .............. 109 3.1. Đánh giá về chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Manmohan Singh .......................................................................................... 109 3.1.1. Thành tựu ........................................................................................ 109 3.1.2. Hạn chế ............................................................................................ 122 3.2. Tác động chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Manmohan Singh đối với quan hệ quốc tế và quan hệ Việt Nam - Ấn Độ .... 129 3.2.1. Tác động đối với quan hệ quốc tế ................................................... 129 3.2.1.1. Các nước lớn điều chỉnh chính sách đối ngoại với Ấn Độ ......... 130 3.2.1.2. Góp phần củng cố cấu trúc đa phương của trật tự thế giới, chuyển dịch trọng tâm địa - chính trị thế giới sang châu Á - Thái Bình Dương . 131 3.2.1.3. Góp phần đảm bảo nền hòa bình, an ninh thế giới, giải quyết các vấn đề toàn cầu ........................................................................................ 133 3.2.2. Tác động đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ ...................................... 134 3.2.2.1. Thúc đẩy quan hệ song phương với Việt Nam phát triển lên tầm cao mới ..................................................................................................... 134 3.2.2.2. Thúc đẩy hợp tác, cạnh tranh thương mại giữa Ấn Độ với Việt Nam ................................................................................................... 139 3.2.2.3. Tác động đến an ninh chính trị của Việt Nam ............................ 141 3.2.2.4. Chính sách đối ngoại của Ấn Độ đem lại những bài học kinh nghiệm cho Việt Nam ............................................................................... 144 Tiểu kết chương 3 ............................................................................................. 145 KẾT LUẬN ....................................................................................................... 147 DANH MUC̣ CÔNG TRÌNH CỦ A TÁ C GIẢ .............................................. 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 152 PHỤ LỤC .......................................................................................................... 166 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt Khu vực mậu dịch tự do 1. AFTA ASEAN Free Trade Area ASEAN Asia-Pacific Economic Diễn đàn Hợp tác Kinh tế 2. APEC Cooperation châu Á Thái Bình Dương 3. ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN The Association of Hiệp hội các nước Đông 4. ASEAN Southeast Asian Nations Nam Á Brazil, South Africa, India Tên gọi của các nước công 5. BASIC and China nghiệp mới nổi Bay of Bengal Initiative for Tổ chức Hợp tác kinh tế và 6. BIMSTEC MultiSectoral Technical and công nghiệp các nước ven Economic Cooperation Vịnh Bengal Tên gọi của một khối bao Brasil, Russia, India, China, 7. BRICS gồm các nền kinh tế lớn mới South Africa nổi Các nước Cộng hòa Trung 8. CAR Central Asian Republics Á 9. CA - TBD Châu Á Thái Bình Dương The Community of Latin Cộng đồng các nước Mỹ 10. CELAC American and Caribbean Latinh và Caribe States 11. CEO Chief Executive Officer Tổng giám đốc điều hành The Comprehensive Hiệp định Hợp tác kinh tế 12. CEPA Economic Partnership toàn diện Ấn Độ - Nhật Bản Agreement he Conference on Hội nghị về phối hợp hành 13. CICA Interaction and Confidence- động và các biện pháp củng Building Measures in Asia cố lòng tin ở Châu Á Commonwealth of Cộng đồng các Quốc gia 14. CIS Independent States độc lập 15. CNHT Chủ nghĩa hiện thực 16. CNTD Chủ nghĩa tự do Western corridor of the Vành đai vận chuyển hàng 17. DFC Dedicated Freight corridor hóa phía tây Delhi Mumbai Industrial Vành đai công nghiệp Delhi 18. DMIC Corridor – Mumbai The Defence Research and Tổ chức Nghiên cứu và Phát 19. DRDO Development Organisation triển Quốc phòng Hội nghị Thượng đỉnh 20. EAS The East Asia Summit Đông Á Economic Partnership 21. EPA Hiệp định Đối tác Kinh tế Agreement 22. EU European Union Liên minh Châu Âu 23. FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài 24. FTA Free-Trade Agreement Hiệp định thương mại tự do Free Trade Area of the Asia Khu vực thương mại tự do 25. FTAAP Pacific châu Á-Thái Bình Dương General Agreement on Hiệp ước chung về thuế 26. GATT Tariffs and Trade quan và mậu dịch 27. GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội 28. GMS Greater Mekong Subregion Tiểu vùng Mêkông mở rộng The International Atomic Cơ quan năng lượng nguyên 29. IAEA Energy Agency tử quốc tế Institute of Cost Hội đồng Ấn Độ về Sự vụ 30. ICWA Accountants of India thế giới Indian Space Research Tổ chức Nghiên cứu Vũ trụ 31. ISRO Organisation của Ấn Độ Indian Technical and Chương trình trợ giúp kinh 32. ITEC Economic Cooperation tế - kỹ thuật Ấn Độ Japan Overseas Tổ chức hợp tác Nhật Bản ở 33. JOCV Cooperation Volunteers nước ngoài Dự án hợp tác các khu vực Mekong–Ganga 34. MGC châu thổ sông Hằng với khu Cooperation vực sông Mekong 35. NAM National Disaster Ủy ban Quản lý thiên tai 36. NDMA Management Authority Quốc gia non-governmental 37. NNGO Tổ chức phi chính phủ organization North–South Transport Hành lang Giao thông Bắc- 38. NSTC Corridor Nam Official Development Viện trợ phát triển chính 39. ODA Assistance thức Regional Comprehensive Hiệp định Đối tác Kinh tế 40. RCEP Economic Partnership Toàn diện Khu vực The Regional Cooperation Hiệp định hợp tác khu vực Agreement on Combating 41. ReCAAP về chống cướp biển ở châu Piracy and Armed Robbery Á against Ships in Asia South Asian Association for Hiệp hội Hợp tác khu vực 42. SAARC Regional Cooperation Nam Á The South Asian Free Trade 43. SAFTA Khu vực thương mại ưu đãi Area Shanghai Cooperation Tổ chức Hợp tác Thượng 44. SCO Organisation Hải Treaty of Amity and Hiệp ước hợp tác và hữu 45. TAC Cooperation in Southeast nghị Đông Nam Á Asia Đường ống dẫn dầu Turkmenistan–Afghanistan– 46. TAPI Tuốcmênixtan-Ápganixtan- Pakistan–India Pipeline Pakixtan-Ấn Độ Trans-Pacific Strategic Hiệp định đối tác xuyên 47. TPP Economic Partnership Thái Bình Dương Agreement United Nations Conference Hội nghị Liên hợp quốc về 48. UNCTAD on Trade and Development Thương mại và Phát triển 49. WEF World Economic Forum Diễn đàn Kinh tế thế giới Worrld Trade Tổ chức Thương mại thế 50. WTO Organnization giới. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Ấn Độ là một quốc gia lớn và có ảnh hưởng ở khu vực Nam Á. Là một xã hội đa nguyên, đa ngôn ngữ và đa dân tộc, Ấn Độ cũng là nơi bắt nguồn của nhiều tôn giáo lớn, chính những yếu tố này đã hình thành nên một Ấn Độ với nền văn hóa đa dạng và phong phú. Sau các cải cách kinh tế dựa trên cơ sở thị trường vào năm 1991, Ấn Độ trở thành một trong số các nền kinh tế lớn có mức tăng trưởng nhanh, được nhận định là một nước công nghiệp mới. Ấn Độ là một quốc gia sở hữu vũ khí hạt nhân và là một cường quốc trong khu vực, có quân đội thường trực mạnh, được đánh giá là một cường quốc toàn cầu tiềm năng. Sau Chiến tranh lạnh, Ấn Độ đã linh hoạt điều chỉnh chính sách phát triển đất nước theo hướng thực dụng hơn, lấy lợi ích quốc gia làm cơ sở để phát triển quan hệ với các nước lớn và nổi lên như một hiện tượng đáng chú ý của khu vực trong thập kỷ đầu của thế kỷ XXI. Khu vực Châu Á Thái Bình Dương là khu vực có vai trò quan trọng về kinh tế, chính trị và địa chiến lược đối với các khu vực khác và toàn cầu. Trong điều kiện đó, Ấn Độ sẽ hưởng nhiều lợi ích từ khu vực và có nhiều cơ hội để hội nhập kinh tế sâu, rộng hơn thông qua các hiệp định tự do thương mại, hiệp định hợp tác kinh tế với các nước, nhất là với các đối tác chiến lược. Không gian chiến lược của Ấn Độ không ngừng được mở rộng. Ấn Độ tăng cường triển khai đối ngoại trên các lĩnh vực với các nước láng giềng, các nước lớn và các nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương nhằm tăng lợi thế cho mình trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng với Trung Quốc. Với xu hướng trở thành nước có nền kinh tế lớn, nắm bắt được công nghệ tiên tiến, cải thiện và tăng cường sức mạnh quân sự, Ấ n Độ được dự báo sẽ trở thành nhân tố quan trọng trong cuộc cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn, các trung tâm quyền lực trong vài thập kỷ tới, cũng như thể hiện vai trò lớn hơn của mình đối với việc định hình một cấu trúc an ninh ở khu vực Nam Á. Ấn Độ trong thế kỷ XXI có vị trí, vai trò quan trọng trong chiến lược của các nước lớn, các trung tâm quyền lực tranh giành ảnh hưởng tại nước này trong thế kỷ XXI. Có thể nói, với những đường lối, chủ trương đúng đắn của Đảng cầm quyền, đặc biệt là Đảng Quốc Đại, sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại; giữa chủ nghĩa dân tộc chân chính với chủ nghĩa lý tưởng, sự quyết tâm cao của các lãnh tụ và các nhà lãnh đạo đất nước qua các thời kỳ đã đưa Ấn Độ trở thành cường quốc, có vị thế xứng đáng trên trường quốc tế. 2 Bước sang thế kỷ XXI, Ấn Độ không chỉ mở rộng tầm ảnh hưởng mạnh mẽ ở khu vực Nam Á, Ấn Độ Dương mà còn gia tăng sức mạnh ở khu vực Đông Nam Á, Châu Á - Thái Bình Dương, thể hiện năng lực cạnh tranh với các nước lớn. Ấn Độ đã triển khai mạnh mẽ chính sách hướng Đông chuyển sang hành động phía Đông để khẳng định sự xuất hiện của nước này tại khu vực trên cả phương diện lý thuyết lẫn thực tiễn; bảo vệ lợi ích quốc gia luôn song hành gắn kết với an ninh chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, bản sắc dân tộc và luật pháp quốc tế. Dưới thời Thủ tướng Manmohan Singh, Ấn Độ đã điều chỉnh chiến lược đối ngoại một cách toàn diện, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược là đảm bảo hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực và trên thế giới, tạo môi trường thuận lợi cho phát triển, tăng cường thực lực đồng thời mở rộng không gian chiến lược nhằm tạo dựng ảnh hưởng tương xứng với vị thế của cường quốc khu vực và toàn cầu. Ấn Độ đã thiết lập được quan hệ đối tác chiến lược với tất cả các nước lớn như Nga, Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Đức, EU, ASEAN Qua đó, Ấn Độ có những điều chỉnh linh hoạt, mềm dẻo trong chính sách đối ngoại của mình để tiếp tục xây dựng những mối quan hệ tốt đẹp, góp phần ổn định và tiếp tục phát triển đất nước. Trong suốt hai nhiệm kỳ Thủ tướng Manmohan Singh, Ấn Độ như một nước lớn đang trỗi dậy, phấn đấu trở thành một cường quốc khu vực, có ảnh hưởng đến thế giới. Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Ấn Độ không chỉ ảnh hưởng đến khu vực và thế giới mà còn ảnh hưởng rất lớn đến Việt Nam. Ấn Độ đã phát huy sức mạnh truyền thống văn hóa, tinh thần dân tộc bằng nội lực, sự đoàn kết thống nhất ý chí của cả dân tộc để ghi đậm thêm dấu ấn lịch sử vĩ đại đầy tự hào, kiêu hãnh và phát triển. Đây là di sản nổi bật, đặc điểm riêng biệt của nhân dân Ấn Độ đã đứng dậy từ thuộc địa đến độc lập, từ phụ thuộc đến tự do; để có thể tham dự hoặc can dự và có ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động của đời sống quốc tế; chủ động xử lý tốt mối quan hệ với các quốc gia láng giềng mâu thuẫn và các quốc gia láng giềng trong khu vực. Đây là một số bài học kinh nghiệm quý báu và mang tính cấp thiết đối với các nước đang phát triển để có thể tham chiếu, áp dụng, nhằm xử lý những vấn đề trong nước và quốc tế một cách hiệu quả. Trong bối cảnh hòa bình hợp tác tiếp tục là xu thế chủ đạo ở khu vực và trên thế giới, Việt Nam đang thực hiện chính sách đối ngoại rộng mở, đa dạng hóa, đa phương hóa các mối quan hệ quốc tế nhằm đưa đất nước ngày càng phát triển ổn định, hòa bình. Trong giai đoạn mới, Ấn Độ tiếp tục là đối tác chân thành và lâu dài 3 của Việt Nam, mối quan hệ sâu sắc giữa hai nước được đặt nền móng bởi các vị lãnh tụ giữa hai nước trong chiều dài lịch sử. Mối quan hệ đối tác được thể hiện phong phú trên nhiều lĩnh vực như: Quốc phòng an ninh, thương mại, giao lưu nhân dân... Chính vì vậy, việc tìm hiểu chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong giai đoạn Ấn Độ có những sự điều chỉnh chiến lược là hết sức cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn sâu sắc góp phần vào công tác hoạch định chính sách đối ngoại ở Việt Nam. Với những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Chính sách đối ngoại của Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Manmohan Singh (2004 - 2014)” làm luận án tiến sĩ chuyên ngành quan hệ quốc tế. 2. Lịch sử nghiên cứu liên quan đến đề tài 2.1. Nhóm công trình nghiên cứu về kinh tế, chính trị, xã hội Ấn Độ Nghiên cứu về Ấn Độ được nhiều tác giả trong nước, nước ngoài và Ấn Độ thực hiện, đây là những công trình cơ bản về Ấn Độ. * Công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam: Vũ Dương Ninh (chủ biên 1995), Lịch sử Ấn Độ, Nxb Giáo dục, Hà Nội, cuốn sách cung cấp những thông tin cơ bản và hệ thống về những nền văn minh thời cổ trung đại ở Ấn Độ và nền văn minh Ấn Độ thời cận hiện đại. Đáng chú ý, trong nội dung tác phẩm có đề cập đến mối quan hệ của Ấn Độ với các nước lớn được tương đối khái quát, qua đó mô tả được những nét cơ bản trong việc thực hiện chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong thời kỳ mới; Hồ Anh Thái (2008), Namaskar! Xin chào Ấn Độ, Nxb. Trẻ, Hà Nội. Cuốn sách trình bày những đặc điểm cơ bản về đất nước - văn hóa - con người Ấn Độ có ảnh hưởng lớn trong việc hình thành và xác định nội dung triển khai Chính sách đối ngoại của Ấn Độ trong suốt chiều dài lịch sử; Ngô Xuân Bình (2013), Một số vấn đề kinh tế và chính trị cơ bản của Ấn Độ thập niên đầu thế kỷ XXI và dự báo xu hướng phát triển đến năm 2020, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. Nội dung cuốn sách làm rõ quá trình phát triển thành một cường quốc mới của Ấn Độ cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, sự gia tăng mạnh mẽ của thương mại, đầu tư trong thập niên đầu thế kỷ XXI của quốc gia này. Những biến động trong tình hình kinh tế, chính trị và nhất là chính sách đối ngoại của Ấn Độ ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng; Ngô Minh Oanh (2018), Những người làm nên lịch sử Ấn Độ, Nxb Văn hóa văn nghệ TP HCM. Thông qua cuốn sách, tác giả làm rõ lịch sử Ấn Độ từ khởi thủy cho đến nay. Đồng thời, cuốn sách giới thiệu bảy 4 nhân vật mà cuộc đời, sự nghiệp và những đóng góp to lớn của họ vào công cuộc đấu tranh cho nền độc lập, tự do của nhân dân Ấn Độ. Đó là Rammohun Roy, Ramakrishna, Vivekananda, Ban Gaggada Tilak, Mohandat Karamsan Gandhi, Jawaharlal Nehru và nhiều người khác Tác giả giới thiệu một cách ngắn gọn và dễ hiểu về cuộc đời, sự nghiệp chính trị, những nét lớn về quan điểm trong chính sách đối ngoại của các nhân vật; Nguyễn Văn Dương (2018), Quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hoà Ấn Độ từ năm 1991 đến năm 2015 (The process of strengthening and defending for national independence of the Republic of India from 1991 to 2015): LATS Lịch sử, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. Tác giả đã phân tích quá trình củng cố và bảo vệ độc lập dân tộc của Cộng hoà Ấn Độ giai đoạn 1991 - 2005 trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị - ngoại giao, an ninh - quốc phòng, văn hoá - xã hội. * Công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài: Albert Schweitzer (1957), Indian thought and its development, Nxb The Beacon Press; First Edition edition. Tác giả đưa ra những nội dung khái quát về hệ tư tưởng triết học, chính trị Ấn Độ qua các thời kỳ, đồng thời tác giả chỉ ra những ảnh hưởng sâu rộng đến đời sống tinh thần, đạo đức của con người và những biến đổi trong đời sống chính trị ngoại giao của Ấn Độ; Amartya Sen (2005), The Argumentative Indian, Nxb Allen Lane, Cuốn sách cho rằng: “Ấn Độ là một dân tộc mộ đạo bậc nhất trên thế giới là một dân tộc trọng triết học bậc nhất trên thế giới”, tác giả tập trung phân tích những nét nổi bật trong chủ nghĩa đa nguyên ở Ấn Độ, về đối thoại và biện chứng trong việc theo đuổi công bằng xã hội và về bản chất của bản sắc Ấn Độ; Jurgen Richter, Tarun Das Colette Mathur Frank (2006), India Rising, Nxb HÄftad Engelska. Nội dung cuốn sách trình bày ý kiến của các tác giả khác nhau về các bước đi cần thiết để Ấn Độ có thể đạt được mức tăng trưởng 8% hàng năm vào thập kỷ tới, trong đó có những bước đi quan trọng trên lĩnh vực đối ngoại và quan hệ quốc tế. * Công trình nghiên cứu của các tác giả Ấn Độ: Anjana Mothar Chandra (2005), 5,000 Years of History & Culture, Nxb Times Editions-Marshall Cavendish. Cuốn sách còn cung cấp các thông tin cơ bản về mỗi giai đoạn lịch sử phức tạp theo những bước thăng trầm kỳ lạ của Ấn Độ, từ thời kỳ hình thành những nền văn minh Ấn Độ cổ đại đầu tiên đến sự trỗi dậy của Ấn Độ trong thế kỷ XXI. Ấn Độ trong thế kỷ XXI đang cuồn cuộn chuyển mình với một nền 5 kinh tế tăng tốc, chính sách đối ngoại thực tế hơn. Sự chuyển đổi của Ấn Độ đã thực sự gây ấn tượng với cộng đồng các quốc gia trên thế giới; Pavank Varma (2006), Being Indian: The Truth about Why the Twenty-First Century Will Be India's”, Nxb Penguin Books. Tác giả đã tập trung tìm hiểu, làm rõ một vấn đề lớn: Là một người Ấn Độ có nghĩa gì, đất nước Ấn Độ sẽ ra sao trong thế kỷ XXI? Tác giả đã phân tích sâu nhiều bình diện: chính trị, kinh tế, quốc phòng, an ninh, văn hóa xã hội và các lĩnh vực khoa học công nghệ, giáo dục đào tạo, đặc biệt là quan hệ ngoại giao của Ấn Độ với các quốc gia trên trường quốc tế để dự kiến có tính khoa học rằng: Thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ Ấn Độ; Shrikant Paranjpe (2012), India’s Strategic Culture: The Making of National Security Policy”, Nxb Routledge (India). Cuốn sách làm rõ các nội dung từ văn hóa chiến lược nói chung đến văn hóa chiến lược của Ấn Độ trong xây dựng chính sách an ninh quốc gia qua các thời kỳ lịch sử từ 1947 đến nay. Cuốn sách đề cập đến nhiều nội dung mới như: Nguồn gốc tư duy Ấn Độ, tư duy chiến lược Ấn Độ giúp gì cho việc xây dựng chính sách đối ngoại quốc gia, giúp gì cho việc xác định vai trò Ấn Độ trong trật tự thế giới cận đại và đương đại. Các tác giả Ấn Độ cũng có nhiều công trình nghiên cứu về lịch sử Ấn Độ cận, hiện đại như: cựu Tổng thống Ấn Độ APJ Abdul Kalam (2014), India 2020: A Vision for the new Millenium, Nxb Penguin. Tác giả đã chỉ ra và phân tích các điểm mạnh, yếu của Ấn Độ để đưa ra một quan điểm giải quyết vấn đề: Làm thế nào để Ấn Độ có thể trở thành một trong 5 cường quốc kinh tế hàng đầu thế giới trong năm 2020. Việc đề ra những mục tiêu ý nghĩa đó có thể đưa Ấn Độ đến thành công trong nhiều lĩnh vực đối ngoại và quan hệ quốc tế, đây là cơ sở quan trọng để Ấn Độ trở thành một quốc gia thịnh vượng, vững mạnh; Bipan Chandra (2016), Cuộc đấu tranh giành độc lập của Ấn Độ, Nxb Penguin, Reprint edition. Đây là một nghiên cứu về phong trào độc lập của Ấn Độ, từ một cuộc nổi dậy thất bại chống lại người Anh vào năm 1857, trải qua thời gian và cuối cùng Ấn Độ đã giành được độc lập vào năm 1947, xét từ quan điểm của người Ấn Độ. Cuốn sách cũng nghiên cứu tính cách và ảnh hưởng của các nhà lãnh đạo trong các thời kỳ và sự phát triển của một tầm nhìn mới và sâu sắc về lịch sử thời kỳ này; Pavan K. Varma (2017), Người Ấn Độ - Sự thật về lý do tại sao thế kỷ XXI sẽ là thế kỷ Ấn Độ, Nxb. Thông tin và Truyền thông. Trong cuốn sách chuyên khảo tác giả đã nghiên cứu các yếu tố về văn hoá, xã hội, phát triển ảnh hưởng đến hình ảnh người Ấn Độ trong thời gian tiếp theo của thế kỷ XXI bao gồm: quyền lực, sự thịnh vượng, công nghệ và sự thoả hiệp 6 2.2. Nhóm công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Ấn Độ * Công trình nghiên cứu của các tác giả Việt Nam. Trần Thị Lý (2002), Sự điều chỉnh chính sách của Cộng hoà Ấn Độ từ 1991 đến 2000, NXB Khoa học xã hội, 2002. Cuốn sách đề cập đến những thành tựu mà Ấn Độ đạt được trên hai lĩnh vực chủ yếu: Kinh tế và Đối ngoại, trong đó tác giả chỉ ra những nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự điều chỉnh chính sách của Cộng hoà Ấn Độ, bao gồm những nhân tố chủ quan và khách quan; Cải cách kinh tế, quá trình thực hiện các chính sách đổi mới và cải cách kinh tế; Điều chỉnh chính sách đối ngoại, quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại của Ấn Độ đối với các nước láng giềng, các nước lớn, các khu vực chủ yếu trên thế giới; Những thành tựu sau 10 năm điều chỉnh chính sách, bao gồm chính sách kinh tế và chính sách đối ngoại của Ấn Độ giai đoạn 1991 – 2000; Lê Nguyễn Hương Trinh (2005), Chính sách ngoại thương Ấn Độ thời kỳ cải cách, Nxb Chính trị Quốc gia. Nội dung cuốn sách đề cập những cơ sở lý luận, thực tiễn về vai trò của ngoại thương trong phát triển kinh tế, sự chuyển hướng chính sách ngoại thương Ấn Độ thời kì cải cách, những kinh nghiệm và bài học được rút ra từ quá trình cải cách ngoại thương Ấn Độ; Võ Xuân Vinh (2013), ASEAN trong chính sách hướng đông của Ấn Độ NXB Khoa học xã hội. Cuốn sách tập trung vào việc tìm hiểu chính sách đối ngoại của Ấn Độ - một cường quốc đang lên - đối với khu vực châu Á - Thái Bình Dương và vai trò của ASEAN trong chính sách đó đồng thời đánh giá tác động của chính sách hướng đông của Ấn Độ đối với ASEAN và tìm hiểu quan hệ Việt Nam - Ấn Độ; Ngô Xuân Bình (2013), Việt Nam - Ấn Độ và Tây Nam Á: Những mối liên hệ trong lịch sử và hiện tại, Nxb Từ điển bách khoa. Cuốn sách tập trung ở ba nội dung chính, đó là quan hệ Việt Nam - Ấn Độ, quan hệ Việt Nam - Tây Nam Á và quan hệ Ấn Độ - Tây Nam Á. Trong đó các học giả chú ý đến những vấn đề như quan hệ đối ngoại trên các lĩnh vực văn hóa, tôn giáo, ngôn ngữ và các mối quan hệ giữa các nước lẫn nhau trong đó có Việt Nam và Ấn Độ với các nước Tây Nam Á; Nguyễn Trường Sơn (2015), Hướng về phía Đông - Một chiến lược lớn của Ấn Độ, NXB Chính trị Quốc gia. Nội dung cuốn sách tập trung trình bày khái quát các khái cạnh của chiến lược hướng Đông của Ấn Độ, những mối quan hệ truyền thống giữa Ấn Độ và Đông Á, trong đó phân tích đặc trưng, bản chất của mối quan hệ Ấn Độ – Đông Á cũng như diễn tiến của mối quan hệ đa dạng, phức tạp của khu vực trong thời kỳ sau Chiến tranh lạnh; Trần Nam Tiến (2016), Ấn Độ với Đông Nam Á trong 7 bối cảnh quốc tế mới, NXB Văn hóa Văn nghệ Tp. Hồ Chí Minh. Cuốn sách đề cập đến nội dung chính sách hướng Đông của Ấn Độ. Chính sách này không chỉ nhằm vào lợi ích kinh tế đơn thuần mà còn hướng đến lợi ích chính trị, an ninh nhằm khẳng định vị thế cường quốc Châu Á - Thái Bình Dương của Ấn Độ. Trung tâm nghiên cứu Ấn Độ (2016), Việt Nam - Ấn Độ: bối cảnh mới, tầm nhìn mới, Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc tế, Nxb Lý luận chính trị. Đây là công trình tập hợp nhiều bài viết nghiên cứu của nhiều tác giả về mối quan hệ hai nước trước những thay đổi lớn của tình hình khu vực và thế giới. Các bài viết phân tích sâu sắc bối cảnh mới tác động đến Việt Nam, Ấn Độ và quan hệ Việt Nam - Ấn Độ trên nhiều bình diện; thực trạng, những thành tựu trong hợp tác, những rào cản ảnh hưởng đến quan hệ Việt Nam - Ấn Độ và triển vọng phát triển quan hệ Việt - Ấn tr...ới nhau bản thân nó chính là lợi ích của các quốc gia. Các tổ chức quốc tế đóng một vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hợp tác giữa các quốc gia, vì chúng giúp các nước vượt qua sự ngờ vực thông qua các quy định được thiết lập. Trái ngược với CNHT, CNTD thừa nhận rằng ở trong nước, các 20 quốc gia có những lợi ích và chủ thể đa dạng. Như vậy, lý thuyết tự do về Quan hệ quốc tế cũng xét tới chính trị trong nước vì nó giúp giải thích hành vi của các nhà nước. Kết luận quan trọng nhất của CNTD đối với chính sách đối ngoại đó là: với sự chia sẻ chủ nghĩa tự do và tác động của nó tới các thể chế trong nước, các chính phủ cùng theo tư tưởng tự do sẽ có mối quan hệ hòa bình với nhau, đây chính là lập luận “hòa bình nhờ dân chủ”. Chủ nghĩa kiến tạo: được xem là một cách tiếp cận hơn là một lý thuyết về Quan hệ quốc tế. Phương pháp tiếp cận kiến tạo đã tạo ra một bước ngoặt lớn trong việc nghiên cứu Quan hệ quốc tế và do đó có tác động đáng kể tới việc nghiên cứu chính sách đối ngoại. Thuyết kiến tạo bênh vực quan điểm cho rằng những chuẩn mực và giá trị xã hội được tạo ra qua tương tác giữa các chủ thể giúp giải thích hành vi của các tác nhân trong hệ thống quốc tế. Như vậy, các nhà kiến tạo đặt câu hỏi về sự tồn tại của các khái niệm như vô chính phủ, và lập luận rằng các khái niệm này phản ánh nhận thức của chúng ta về Quan hệ quốc tế. Các lý thuyết khác về Quan hệ quốc tế: Hiện nay, các biến thể của lý thuyết hiện thực, tự do, và kiến tạo đang là những lý thuyết Quan hệ quốc tế chính. Những lý thuyết thay thế bao gồm không chỉ những cách tiếp cận của thuyết vị nữ và chủ nghĩa Mác-xit. Tương tự như các lý thuyết chủ đạo đã thảo luận ở trên, những lý thuyết thay thế đó cũng không phải là các lý thuyết về chính sách đối ngoại, nhưng một lần nữa chúng ta vẫn có thể dựa vào chủ nghĩa vị nữ và chủ nghĩa Mác-xít khi nghiên cứu chính sách đối ngoại. Thuyết vị nữ về Quan hệ quốc tế tập trung vào các vấn đề liên quan đến các mối quan hệ về giới và đặt ra câu hỏi những mối quan hệ này ảnh hưởng tới việc nghiên cứu và thực hành Quan hệ quốc tế như thế nào. Cách tiếp cận này thường bao gồm việc tìm hiểu vấn đề sự loại trừ phụ nữ khỏi chính trị và các khái niệm chi phối của nam giới ảnh hưởng như thế nào đến chính trị quốc tế. Học thuyết Mác-xit về Quan hệ quốc tế nhấn mạnh vai trò quan trọng của mối quan hệ giai cấp trong chính trị quốc tế. Nói rộng ra, chính sách đối ngoại nhìn qua lăng kính của chủ nghĩa Mác sẽ giải thích những quyết định về chính sách đối ngoại thông qua lợi ích và xung đột kinh tế bên trong và giữa các quốc gia với nhau. Hiện nay, các học giả vẫn chưa hoàn toàn thống nhất về sự tồn tại của một “lý thuyết chính sách đối ngoại” như các lý thuyết về quan hệ quốc tế[91; tr.27], vẫn còn nhiều cách hiểu khác nhau về khái niệm chính sách đối ngoại. Trên cơ sở thực 21 lực quốc gia và các nhân tố tác động, mục tiêu chính sách đối ngoại của quốc gia có sự khác nhau. Theo đó, việc áp dụng lý thuyết trong phân tích chính sách đối ngoại của một quốc gia chủ yếu tập trung vào phương pháp, khung phân tích và các công cụ có thể áp dụng trong quá trình nghiên cứu chính sách. Việc vận dụng lý thuyết trong phân tích chính sách đối ngoại cũng đã được nhiều nhà nghiên cứu thực hiện, một số tác giả cho rằng phân tích chính chính sách đối ngoại của một quốc gia như là một quá trình hoạch định và triển khai chính sách. Trong khi đó, một số tác giả lại xem chính sách đối ngoại của một quốc gia là một hàm số bất định, còn các tác nhân bên ngoài chỉ đóng vai trò thứ yếu. Nhìn chung, các nhân tố chủ yếu quyết định chính sách đối ngoại của một quốc gia bao gồm: i) Thế và lực của quốc gia trên trường quốc tế; ii) Tình hình chính trị và an ninh thế giới; iii) Lợi ích và mục tiêu quốc gia mong muốn đạt được; iv) Ảnh hưởng của bộ máy hoạch định chính sách đối ngoại; v) Các nhân tố chính trị nội bộ (các nhóm lợi ích, giới truyền thông, công luận,) 1.1.2. Cách tiếp cận phân tích chính sách đối ngoại Những cách tiếp cận đương thời đối với lĩnh vực nghiên cứu học thuật về chính sách đối ngoại có thể được chia ra thành ba dòng văn liệu tập trung vào: a/ cá nhân; b/ nhóm cá nhân; và, c/ đặc điểm xã hội của các chủ thể chính sách đối ngoại. Theo đó, cách tiếp cận được vận dụng trong phân tích chính sách đối ngoại Ấn Độ dưới thời Thủ tướng Manmohan Singh (2004-2014) được sử dựng trong luận án là tiếp cận phân tích chính sách đối ngoại theo cấp độ. Ba cấp độ phân tích phổ biến gồm: (i) cấp độ cá nhân, nhấn mạnh vai trò của Thủ tướng Manmohan Singh; (ii) cấp độ quốc gia - vai trò của văn phòng thủ tướng, Hội đồng An ninh Quốc gia Ấn Độ và Bộ Ngoại giao; (iii) cấp độ hệ thống quốc tế - nhân tố quốc tế và khu vực. * Cấp độ hệ thống quốc tế Cấp độ phân tích hệ thống quốc tế là môi trường toàn cầu trong đó Ấn Độ tham gia vào môi trường quốc tế, tương tác với các chủ thể khác trong môi trường quốc tế. Bằng cách tạo thuận lợi hay kiềm chế hành động của Ấn Độ, hệ thống quốc tế góp phần hình thành nên hành vi của Ấn Độ trong quan hệ quốc tế hay nói cách khác là phản ứng chính sách của Ấn Độ đối với tình hình quốc tế. Phân tích theo hệ thống quốc tế cho rằng bất cứ hệ thống nào cũng vận hành theo những cách thức có thể dự đoán được ở một mức độ nhất định, với những xu hướng hành vi mà Ấn Độ tuân theo. Lựa chọn chính sách của Ấn Độ cũng sẽ phụ thuộc vào môi 22 trường địa chính trị và địa kinh tế của Ấn Độ. Vì vậy, mục tiêu bất biến của chính sách đổi ngoại Ấn Độ là bảo vệ độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ trong quá trình hội nhập quốc tế, không đánh đổi chủ quyền quốc gia để lấy lợi ích kinh tế từ nước ngoài. Hội nhập và sự phụ thuộc lẫn nhau ở cấp độ khu vực cũng tạo thêm một lớp nhân tố bên ngoài tác động lên chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Các tổ chức quốc tế và khu vực ở những mức độ khác nhau sẽ có những tác động sâu sắc, tạo ra cả cơ hội và thách thức cho chính sách đối ngoại của Ấn Độ, đặc biệt là các tổ chức khu vực và quốc tế có vai trò quan trọng về chính trị, quân sự, kinh tế, văn hóa xã hội như SAARC, WTO, LHQ... Qua đó, Ấn Độ có thể xây dựng được bản sắc riêng, tăng cường quốc lực trong quan hệ quốc tế, tăng cường khả năng tham gia nhiều hơn, sâu rộng hơn vào các tổ chức quốc tế và khu vực. Phân tích hệ thống quốc tế là cấp độ phân tích tổng hợp nhất, bao gồm toàn bộ các tương tác xảy ra trong hệ thống. Trong đó, các lý thuyết theo CNHT sẽ tập trung vào các giả định về lợi ích riêng của một quốc gia trong hệ thống quốc tế vô chính phủ, như việc theo đuổi sức mạnh quân sự, tạo lập các liên minh và sự phục tùng của các quốc gia đối với những chủ thể mạnh hơn. CNTD cho rằng một hệ thống quốc tế phụ thuộc lẫn nhau sẽ dẫn đến tăng cường sự hợp tác và vai trò các tổ chức khu vực và quốc tế[17; tr.190]. * Cấp độ quốc gia Theo GS. TS Vũ Dương Huân: “Quốc gia là chủ thể hoạch định chính sách đối ngoại. Quốc gia là chủ thể duy lý cho nên quốc gia phải tính đến mọi nhân tố trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại. Có thể nói đây là cấp độ quan trọng nhất, quyết định nhất trong hoạch định chính sách đối ngoại. Chính sách đối ngoại có đúng không, khoa học không trước hết dựa vào cấp độ này.”[24; tr.168-186] Quy trình chính trị nội bộ Ấn Độ đóng vai trò quan trọng trong hoạch định chính sách đối ngoại. Trên thực tế, nền chính trị dân chủ của Ấn Độ được xây dựng trên nền tảng kết hợp giữa chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ và nền chính trị dân chủ phương Tây. Biểu hiện nổi bật là thể chế chính trị thực hiện sự cân bằng “tam quyền phân lập”, Tổng thống là nguyên thủ quốc gia nhưng thực quyền lại nằm trong tay nội các do Thủ tướng đứng đầu. Thủ tướng Ấn Độ là nhân vật trung tâm của đời sống chính trị. Cách tiếp cận này phân tích sự tương tác giữa các chủ thể chính trị trong nước như các cơ quan như văn phòng thủ tướng, Hội đồng An ninh Quốc gia, và Bộ Ngoại giao trong quá trình hình thành và triển khai chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Ba cơ quan trong chính phủ Ấn Độ làm việc với nhau để tạo lập chính sách đối ngoại: Văn 23 phòng thủ tướng là cơ quan có vai trò quyết định, Hội đồng An ninh Quốc gia, được chỉ đạo bởi một cố vấn an ninh quốc gia đầy quyền lực, và bộ Ngoại giao. Bên cạnh đó, các yếu tố như văn hóa chính trị, tổ chức chính quyền, vai trò nhà lãnh đạo... cũng ảnh hưởng tới chính sách đối ngoại của Ấn Độ theo những hướng khác nhau. Đặc điểm văn hóa chính trị của Ấn Độ, các giá trị, chuẩn mực và truyền thống được thừa nhận có tác động tới quá trình hoạch định và nội dung chính sách đối ngoại. Các tổ chức NGO và xã hội dân sự tại Ấn Độ cũng là một yếu tố quan trọng tác động đến quy trình hình thành chính sách đối ngoại trong việc chịu trách nhiệm tập hợp thông tin, xây dựng đề xuất, kiến nghị và thực thi chính sách. Hệ thống ra quyết định có vai trò đặc biệt quan trọng, trong đó, chính sách đối ngoại có thể được phân tích qua các nhân tố tác động tới quá trình hoạch định. Chính sách đối ngoại chịu sự tác động của các yếu tố như: Đặc điểm địa lý, dân tộc; cấu trúc chính quyền, hệ tư tưởng, quan điểm công chúng; các nhóm lợi ích và đảng phái, bộ máy hành chính; quan điểm, thái độ và hình anh của các nhà lãnh đạo. Các yếu tố này được phân loại theo tác động ở các mưc độ khác nhau trong việc quyết định vai trò quốc gia trong cộng đồng quốc tế, gồm: (i) Yếu tố vật chất dài hạn (vị trí địa chính trị chiến lược, các nguồn lực quốc gia); (ii) Yếu tố vật chất ngắn hạn (quy mô công nghiệp, quân sự); (iii) Các yếu tố định tính và định lượng về nhân lực (dân số, đội ngũ lãnh đạo, hệ tư tưởng, vị thế quốc gia). Việc phân tích những yếu tố này sẽ đánh giá được lựa chọn các quốc gia có thể tiến hành ở mỗi thời điểm. Trong đó, vị trí địa lý khiến Ấn Độ không thể phủ nhận hay thay đổi láng giềng của mình và không có lựa chọn nào khác ngoài việc phải hết sức quan tâm đến chính sách với các nước láng giềng trực tiếp và kề cận. Nếu được tận dụng tốt, vị trí địa chiến lược của Ấn Độ cũng tạo ra lợi thế so sánh trong quá trình hoạch định chính sách đổi ngoại của nước này với không chỉ các nước láng giềng mà cả các nước lớn khác (Mỹ, Nga). Ngoài ra, chính sách đối ngoại của một quốc gia còn chịu tác động của yếu tố lịch sử. Truyền thống lịch sử đóng vai trò quan trọng trong việc lựa chọn cách ứng xử với các nước khác từ những kinh nghiệm và diễn biến trong quá khứ.[24; tr.168-186]. Điều này được thể hiện rõ nét trong quá trình phân tích yếu tố lịch sử tác động đến quá trình hoạch định chính sách đối ngoại Ấn Độ. * Cấp độ cá nhân Cấp độ phân tích cá nhân tập trung vào vai trò của các chủ thể cá nhân trong quan hệ quốc tế. Có hai loại cá nhân ảnh hưởng đến chính sách đối ngoại. Đó là các 24 cá nhân lãnh đạo, đương chức, đương quyền như tổng thống, thủ tướng, bộ trưởng ngoại giao có vai trò quyết định trong việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại. Ngoài ra còn những nhân vật không đương chức song có ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách đối ngoại như các cựu lãnh đạo có tiếng nói, ảnh hưởng trong chính sách đối ngoại, các cá nhân có ảnh hưởng trong xã hội.[24; tr.168-186]. Cách tiếp cận này phân tích đặc điểm quy trình hoạch định chính sách của con người, vốn hết sức phức tạp và bao gồm nhiều công đoạn như: Thu thập, xử lý thông tin, thiết lập các mục tiêu chính sách, xem xét các khả năng và đưa ra lựa chọn chính sách, cấp độ này cũng tìm hiểu tác động của các yếu tố như dân tộc, tôn giáo, sắc tộc, hệ tư tưởng... đến việc hoạch định chính sách đối ngoại. Yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất là hệ thống quan điểm, niềm tin và nhận thức của các nhà lãnh đạo Ấn Độ. Trong đó, nhận thức của các nhà cầm quyền, đặc biệt là của Thủ tướng Manmohan Singh, có ảnh hưởng sâu sắc lên chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Nhận thức và tầm nhìn quốc gia tác động đến việc cân nhắc lợi ích - nguy cơ của các nhà lãnh đạo trong quá trình hoạch định chính sách đối ngoại. Quyết định của các nhà lãnh đạo được định hình bởi kiên thức, kinh nghiệm, niềm tin và thế giới quan. Tâm lý con người cũng có xu hướng duy trì sự nhất quán trong hệ thống những niềm tin chủ yếu, dẫn tới khả năng bỏ qua hoặc diễn giải sai những thông tin trái ngược với niềm tin sẵn có. Điều này đặc biệt dễ xảy ra khi chủ thể nhận thức đã có một định kiến mạnh mẽ về hình ảnh của các quốc gia khác[185; tr77]. Với Ấn Độ, có hai loại cá nhân ảnh hưởng đến quá trình hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại. Một là, cá nhân lãnh đạo đương chức, đương quyền mà cụ thể trong giai đoạn này là Thủ tướng Manmohan Singh, người có vai trò quyết định trong việc hoạch định và triển khai chính sách đối ngoại Ấn Độ. Hai là, những nhân vật tuy không còn đương chức, đương quyền, hoặc đã mất, song có ảnh hưởng không nhỏ đến chính sách đối ngoại Ấn Độ như Anh hùng dân tộc Mahatma Gandhi, cựu Thủ tướng Ấn Độ Jawaharlal Nehru; hoặc một số nhân vật đang đương chức nhưng có ảnh hưởng ít hơn như Chủ tịch Hạ viện Ấn Độ (Lok Sabha) Somnath Chatterjee, Meira Kumar. Bên cạnh đó, có một số nhân vật không phải là lãnh đạo quốc gia nhưng cũng có những tác động quan trọng đến quá trình hoạch định chính sách đối ngoại của Ấn Độ thuộc các phe đối lập tại Hạ viện (Lok Sabha), Thượng viện (Rajya Sabha), điển hình trường hợp này như: Sushma Swaraj, Arun Jaitley, P. Chidambaram. 25 Như vậy, việc phân tích các yếu tố tác động ở ba cấp độ này sẽ cho thấy quá trình hình thành chính sách đối ngoại để bảo đảm lợi ích của Ấn Độ là an ninh, phát triển và vị thế trong tương quan với môi trường quốc tế và trong nước tại mỗi giai đoạn lịch sử. 1.2. Cơ sở lý luận và thực tiễn của chính sách đối ngoại Ấn Độ dưới thời thủ tướng Manmohan Singh 1.2.1. Cơ sở lý luận 1.2.1.1. Những triết lý truyền thống của Ấn Độ Ấn Độ là cái nôi của nền văn minh phương Đông cổ đại, nơi đây đã từng tồn tại rất nhiều những tư tưởng triết học phong phú đa dạng. Trong đó có những tư tưởng, triết lý về thế giới nói chung và về vị trí của Ấn Độ trong thế giới ấy. Trên cơ sở đó, các tư tưởng đối ngoại của Ấn Độ dần dần được định hình trong tiến trình lịch sử dân tộc. Chủ nghĩa đa nguyên của Ấn Độ: Ấn Độ là một xã hội của nhiều tôn giáo, ngôn ngữ và văn hóa khác nhau. Ấn Độ là một đất nước có lịch sử từ lâu đời, đây cũng là cái nôi của nhiều tôn giáo lớn trên thế giới. Do sự đa dạng về tôn giáo và ngôn ngữ, xuyên suốt nền tảng quốc gia, yếu tố đa nguyên là biểu hiện thống nhất căn bản đặc trưng của Ấn Độ và để lại dấu ấn trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Thế giới nhìn nhận Ấn Độ là một trong những nền văn hóa phát triển rực rỡ nhất của văn minh nhân loại. Vì lẽ đó, ảnh hưởng tôn giáo nói riêng và văn hóa nói chung của Ấn Độ ra bên ngoài cũng mạnh mẽ hơn. Chủ nghĩa dân tộc của Ấn Độ: Ấn Độ có hơn 500 dân tộc lớn nhỏ, các dân tộc đều tham gia đấu tranh chính trị, đấu tranh giải phóng dân tộc, trường phái tư tưởng chủ nghĩa dân tộc tương đối mạnh mẽ. Sau khi giành độc lập, Ấn Độ tuyên bố đi theo “Con đường thứ ba”, tức con đường chủ nghĩa dân tộc. Chủ nghĩa dân tộc bảo vệ sự độc lập của quốc gia dân tộc và truyền thống dân tộc, hình thành nên con đường phát triển mang đặc sắc Ấn Độ. Trong quá trình phát triển, chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ đặt những mục tiêu vào phát triển kinh tế cho xã hội. Ấn Độ là một cường quốc khu vực, họ tạo lập quốc gia và dựng nước và xây dựng chính sách đối ngoại trên cơ sở chủ nghĩa dân tộc, bao gồm các yếu tố là: (i) chủ nghĩa dân tộc thế tục, (ii) chủ nghĩa dân tộc tôn giáo Ấn Độ và (iii) phong trào Hồi giáo. Ba trường phái này lần lượt có đặc trưng mang tính chính trị, đặc trưng mang tính chủ đề và đặc trưng mang tính không hài hòa tương đối lớn. Sự mâu thuẫn và đấu 26 tranh lẫn nhau giữa các trường phái này không chỉ mang đến tính không xác định cho sự trỗi dậy và phát triển của Ấn Độ, mà còn gây ảnh hưởng phức tạp và sâu sắc đến tiến trình toàn cầu hóa kinh tế và đa cực hóa thế giới. - Đặc trưng chủ nghĩa dân tộc thế tục của Ấn Độ, Ấn Độ là một quốc gia đa tôn giáo, nhưng về nguyên tắc lập quốc lại thi hành chủ nghĩa thế tục. Chủ nghĩa thế tục cho rằng, cùng với sự phát triển của xã hội công nghiệp, tôn giáo sẽ mất dần vai trò quan trọng của nó trong đời sống xã hội loài người và đến một lúc nào đó nó sẽ không còn ý nghĩa như nó đã từng có trong lịch sử. Sự kết hợp giữa chủ nghĩa thế tục và chủ nghĩa dân tộc là tư tưởng trị quốc cơ bản của Ấn Độ. Trước khi độc lập, chủ nghĩa dân tộc chủ yếu biểu hiện ở tư tưởng phong trào bất bạo động của Gandhi lật đổ sự thống trị thực dân của người Anh. Sau khi giành độc lập, tư tưởng chủ nghĩa dân tộc nhanh chóng ảnh hưởng đến quần chúng nhân dân, đồng thời nâng tư tưởng đó trở thành chủ nghĩa yêu nước, nhân dân Ấn Độ vô cùng xem trọng tính độc lập của quốc gia. Khuynh hướng chính trị hóa chủ nghĩa dân tộc thế tục trở thành động lực quan trọng khiến Ấn Độ trỗi dậy một cách nhanh chóng, đóng vai trò thống trị và chi phối trong đời sống kinh tế, chính trị và đối ngoại. Hiện nay, ý thức cường quốc chủ nghĩa dân tộc của Ấn Độ đang dẫn dắt quốc gia này. Karl Deutsch cho rằng, Ấn Độ là một trong những quốc gia có nền chính trị ổn định, dân chủ và tuân thủ pháp luật. Tuy nhìn từ phương diện thực lực chính trị và kinh tế, Ấn Độ là quốc gia đang phát triển, nhưng nước này “có phương thức đặc biệt về tổ chức xã hội, phương thức này không những ảnh hưởng đến sự nhìn nhận của Ấn Độ đối với thế giới, mà cũng ảnh hưởng đến cách nhìn nhận của thế giới đối với Ấn Độ”[208]. Đây là đặc trưng điển hình của sự chính trị hóa chủ nghĩa thế tục Ấn Độ. - Đặc trưng của chủ nghĩa dân tộc tôn giáo của Ấn Độ, đây là chủ nghĩa dân tộc của giai cấp tư sản dân tộc Ấn Độ, mang màu sắc tôn giáo mạnh mẽ. Tư tưởng của chủ nghĩa dân tộc tôn giáo Ấn Độ cho rằng, chính trị phải lấy giá trị tôn giáo làm nền tảng. Từ sau thập niên 90 của thế kỷ XX, Ấn Độ trỗi dậy trường phái tư tưởng chủ nghĩa phục hưng dân tộc Ấn Độ giáo. Đảng Bharatiya Janata tìm cách tập hợp sự đồng thuận dân tộc thông qua việc tăng cường ý thức Ấn Độ giáo, điều này thể hiện ý đồ tăng cường tinh thần chủ nghĩa yêu nước, thực hiện chấn hưng dân tộc và cường thịnh đất nước thông qua sự phục hưng văn hóa Ấn Độ giáo. Nó biểu đạt lợi ích và nguyện vọng của các cá nhân bằng con đường bạo lực, từ đó tạo nên tính bất ổn của xã hội. 27 Chủ nghĩa dân tộc thế tục đã điều hòa sự bất ổn này trong quá trình phát triển của Ấn Độ, chủ nghĩa thế tục nhấn mạnh vào lợi ích quốc gia, biến chủ nghĩa dân tộc tôn giáo Ấn Độ phát triển theo hướng chủ nghĩa dân tộc kinh tế và văn hóa khoa học kỹ thuật. Sự tồn tại đồng thời giữa văn hóa thế tục và văn hóa tôn giáo khiến sức mạnh xung đột tạo ra từ sự biến động các mâu thuẫn bị phân tán, bảo đảm sự ổn định cơ bản về kết cấu xã hội và tính bền vững của đời sống xã hội về quan niệm giá trị văn hóa Chủ nghĩa phục hưng dân tộc Ấn Độ giáo nhấn mạnh đến nhân tố Ấn Độ giáo trong chủ nghĩa dân tộc, hướng “ý thức cường quốc” của Ấn Độ đến chỗ cực đoan. Để theo đuổi “địa vị cường quốc”, chủ nghĩa này nhấn mạnh việc theo đuổi “địa vị trung tâm” ở Nam Á và Ấn Độ Dương là bước đầu tiên của chiến lược cường quốc, mưu cầu “địa vị trung tâm” ở Nam Á là bước thứ hai của chiến lược cường quốc, mưu cầu “địa vị trung tâm” thế giới là mục tiêu cuối cùng của chiến lược này. Việc giành một ghế ủy viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc là mục tiêu hiện thực của chiến lược cường quốc của nước này. Đây là ý nguyện của đại đa số tín đồ Ấn Độ giáo, nó là đặc trưng mang tính chủ thể điển hình. - Đặc trưng của phong trào Hồi giáo Ấn Độ, tín đồ Hồi giáo chỉ chiếm thiểu số, đa phần người Hồi giáo sống ở đáy xã hội, thường chịu sự bài trừ của tầng lớp chủ lưu trong xã hội và sự kỳ thị về ý thức. Người Hồi giáo rất khó hòa nhập vào xã hội chủ lưu Ấn Độ, dẫn đến sự bất mãn về chính sách bên trong và bên ngoài của Ấn Độ về mặt giá trị quan. Ví dụ: Họ đồng tình với Pakistan, phản đối chủ nghĩa bá quyền và chính trị cường quyền của Mỹ, không đồng ý việc chính phủ thân Mỹ, không tán thành quan hệ Ấn Độ - Israel Đó đều là đặc trưng điển hình của tính không hài hòa của chủ nghĩa dân tộc Hồi giáo Ấn Độ. Cho dù là chủ nghĩa dân tộc thế tục hay chủ nghĩa dân tộc tôn giáo, nền tảng triết học của nó đều thấm nhuần tinh thần tôn giáo và đặc trưng thế tục mạnh mẽ. Những tư tưởng lập quốc và sự kết hợp của ba hình thái chủ nghĩa dân tộc không chỉ thể hiện hạt nhân tư duy của “thuyết Ấn Độ là trung tâm”, mà còn là trụ cột tinh thần và động lực của sự trỗi dậy Ấn Độ. Điều này ảnh hưởng không nhỏ tới tư duy đối ngoại và việc xác định vị trí, vai trò của Ấn Độ trong quá trình toàn cầu hóa và đa cực hóa hiện nay. Các trường phái chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ thúc đẩy chính phủ tích cực thực hiện cải cách kinh tế, biến thập niên đầu tiên của thế kỷ XXI trở thành “thập niên Ấn Độ”. 28 Chủ nghĩa dân tộc là cỗ máy phục dịch và trợ lực giúp kinh tế Ấn Độ cất cánh. Từ khi nước này thúc đẩy cải cách kinh tế cho đến nay, nền kinh tế cơ bản giữ được con số tăng trưởng tương đối cao, trở thành một trong mười thị trường mới nổi trên thế giới. Chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ với nền tảng là “Thuyết Ấn Độ là trung tâm” gây ảnh hưởng tới quyền lợi phát triển bình đẳng của các quốc gia trong khu vực và các nước đang phát triển, nó có phần áp chế sự phát triển và hợp tác của khu vực Nam Á. Đây là tình hình thực tế của chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ gây trở ngại cho toàn cầu hóa về kinh tế và hợp tác kinh tế khu vực. Người Ấn Độ có bản tính ôn hòa, nhẫn nại nhưng lại rất kiên định và độc lập. Họ rất tự hào với bản sắc văn hóa và nền độc lập riêng của mình[197; tr.103]. Họ có bản tính tự lực, tự cường và không chấp nhận sự núp bóng người khác. Điều này thể hiện ở việc họ luôn khao khát và quyết tâm giành độc lập từ thực dân Anh cũng như độc lập với Mỹ trong việc củng cố và bảo vệ độc lập của mình. Với bản tính ôn hòa, bất bạo động mà họ học được từ Mahatma Gandhi, họ luôn muốn giải quyết mọi vấn đề bằng phương pháp hòa bình. Bên cạnh đó, người Ấn không chỉ tin rằng đất nước của họ tạo ra một nền văn minh cổ xưa vĩ đại mà nó còn là một cường quốc lớn thời hiện đại, xứng đáng được tôn trọng và đối xử như những cường quốc khác. Họ luôn có niềm tin rằng đất nước của mình có sứ mệnh phải đóng vai trò nổi bật trên thế giới[130; tr350]. Chính đặc điểm tính cách trên đã tạo cho Ấn Độ một truyền thống văn hóa đối ngoại, đó là dựa trên những nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và bình đẳng kinh tế trên thế giới. Ấn Độ luôn quảng bá cho triết lý không liên kết trong quan hệ quốc tế và nỗ lực thể hiện là một quốc gia châu Á “trung lập tích cực” có trách nhiệm. Lý tưởng của Ấn Độ là xây dựng một trật tự thế giới hòa bình, nơi các quốc gia có thể chung sống hòa bình và thân thiện với nhau. Ấn Độ không chỉ có khát vọng giành độc lập dân tộc cho nước nhà mà luôn mong muốn tất cả các quốc gia thuộc địa trên thế giới được tự do, độc lập. Đây chính là nét văn hóa, tư tưởng đặc trưng riêng của Ấn Độ. 1.2.1.2. Tư tưởng bất bạo động của Mahatma Gandhi Tư tưởng bất bạo động là một tư tưởng nhằm biến đổi xã hội mà không dùng đến bạo lực, đấu tranh bất bạo động là chấp nhận một cách thụ động sự đàn áp của phía đối lập kể cả bằng vũ trang. Trong khoảng 40 năm hoạt động chính trị, M.Gandhi và những người đồng chí của ông trong Đảng Quốc Đại đã lãnh đạo nhân dân Ấn Độ đấu tranh đòi quyền tự trị từ tay thực dân Anh theo một đường lối 29 đấu tranh bất bạo động, cuộc đấu tranh bất bạo động kéo dài hàng thập kỷ để chống lại sự đô hộ của Anh ở Ấn Độ và cuối cùng giúp Ấn Độ giành độc lập vào năm 1947. Sau khi Ấn Độ giành được độc lập, M.Gandhi tiếp tục thực hiện triết lý sống của mình, đấu tranh bất bạo động vì hòa bình, khi nỗ lực đoàn kết cộng đồng người theo đạo Hindu và cộng đồng người Hồi giáo của đất nước trong khi tìm mọi cách tránh để xảy ra nội chiến dưới mọi hình thức. M.Gandhi chủ trương bất bạo động cho rằng sự đồng thuận và hợp tác là nguồn gốc của quyền lực chính trị: tất cả chế độ chính trị đều phụ thuộc vào sự ủng hộ của người dân[191; tr12]. Trên phương diện quốc gia, chiến lược bất bạo động làm suy giảm quyền lực của nhà cầm quyền bằng cách làm cho người dân giảm sút sự đồng thuận và hợp tác. Các dạng bất bạo động dựa trên niềm tin trong tôn giáo hoặc đạo đức và những phân tích chính trị. Bất bạo động dựa trên tôn giáo hoặc đạo đức đôi khi gọi là bất bạo động cơ bản, triết học hoặc đạo đức trong khi đó bất bạo động dựa trên phân tích chính trị thường được gọi là bất bạo động chiến thuật, chiến lược hoặc thực tiễn[116]. Khi trở thành lãnh tụ cao nhất của Đảng Quốc Đại, M.Gandhi cho rằng, trong hoàn cảnh lịch sử đương thời thì đấu tranh bất bạo động là phương thức có khả năng duy nhất để đạt được nền tự trị cho Ấn Độ. Do vậy, M.Gandhi đã được Đảng Quốc Đại giao cho trọng trách trực tiếp chỉ huy các phong trào đấu tranh của quần chúng nhân dân Ấn Độ theo đường lối bất bạo động. Mahatma Gandhi luôn giữ niềm tin mạnh mẽ vào thuyết bất bạo động kể cả khi đối diện với tình cảnh đàn áp nặng nề và những thách thức tưởng chừng như không thể vượt qua nổi. Nhờ niềm tin và sự kiên định của mình ông đã xóa bỏ sự đô hộ của đế chế Anh quốc hùng mạnh thời bấy giờ để giành độc lập cho Ấn Độ. Tinh thần phản kháng bất bạo động của M.Gandhi có ảnh hưởng mạnh mẽ tới những phong trào đòi quyền công dân và tự do trên khắp thế giới. Ý chí bền bỉ và đức tin của M.Gandhi đã lãnh đạo nhân dân Ấn Độ giành được độc lập mà không phải đổ máu, trở thành nguồn khích lệ tinh thần cho nhân dân thế giới đứng lên đấu tranh vì tự do, hòa bình. Tư tưởng “bất bạo động” của M.Gandhi là tư tưởng quý báu không chỉ cho Ấn Độ mà cho cả lịch sử loài người. M.Gandhi là một trong những biểu tượng ngoại giao công chúng tiêu biểu của Ấn Độ. Hệ tư tưởng của chân lý, tính bất bạo động, nhân phẩm và tự do của M.Grandi đã tạo nên những ảnh hưởng sâu sắc cho việc hình thành những nguyên tắc cơ bản 30 trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ là hòa bình trung lập, không liên minh, liên kết. Theo đó, Ấn Độ thi hành chính sách đối ngoại hòa bình, không liên kết, hữu nghị với các nước, chủ trương xây dựng phát triển đất nước theo con đường độc lập dân tộc và tự lực tự cường. Những tư tưởng trong triết lý bất bạo động của M.Grandi và những nguyên tắc hòa bình trung lập, không liên minh, liên kết trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ sau này là cơ sở khách quan thúc đẩy Ấn Độ trở thành thành viên tích cực góp phần vào quá trình ra đời của “Phong trào không liên kết”. Ở Ấn Độ, năm nguyên tắc chung sống hòa bình được biết dưới cái tên Panchsheel trở thành những nguyên tắc nền tảng cho Phong trào Không liên kết. Phong trào Không liên kết với Năm nguyên tắc chung sống hòa bình và mục tiêu nhất quán: “độc lập và chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ và an ninh của các quốc gia không liên kết” đã có vai trò và đóng góp quan trọng vào đời sống chính trị quốc tế nói chung và việc bảo vệ lợi ích đối với các nước đang phát triển nói riêng. Ấn Độ luôn quảng bá cho triết lý không liên kết trong quan hệ quốc tế và nỗ lực thể hiện là một quốc gia châu Á “trung lập tích cực” có trách nhiệm. Lý tưởng của Ấn Độ là xây dựng một trật tự thế giới hòa bình, nơi các quốc gia có thể chung sống hòa bình và thân thiện với nhau. Đây chính là nét văn hóa đặc trưng riêng của Ấn Độ. 1.2.1.3. Quan điểm của Thủ tướng Manmohan Singh về chính sách đối ngoại Trước khi trở thành Thủ tướng, Manmohan Singh là chuyên gia kinh tế hàng đầu và là nhà kiến trúc sư trưởng trong cải cách kinh tế của Ấn Độ. Sau khi lên nắm quyền, Thủ tướng Manmohan Singh ưu tiên tập trung phát triển các mục tiêu kinh tế. Nền kinh tế của Ấn Độ giai đoạn này đã phát triển nhanh chóng dưới sự lãnh đạo của chính phủ UPA, tuy nhiên trên phương diện an ninh, Ấn Độ bị đe dọa bởi các lực lượng khủng bố trong nước, điển hình như các cuộc tấn công Mumbai năm 2008, các cuộc nổi dậy của nhóm phiến quân Chiến tranh nhân dân và trung tâm cộng sản Maoist. Trong suốt hai nhiệm kỳ, Thủ tướng Manmohan Singh đã thực hiện chính sách đối ngoại thực dụng, hòa bình, trung lập, không liên minh liên kết, mục tiêu hướng tới là những lợi ích kinh tế phục vụ cho sự phát triển thịnh vượng của Ấn Độ. Thủ tướng Manmohan Singh xác định Ấn Độ là quốc gia lớn với sự đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ và tôn giáo, ông chủ trương hiện đại hóa xã hội và chuyển đổi nền kinh tế trong khuôn khổ của một nền dân chủ tiến bộ. Đây là quá trình đảm bảo tính bền vững cho xã hội và không thể thay thế hay sửa đổi. Trong cạnh tranh toàn cầu, Ấn Độ có những lợi thế nhất định về kinh doanh, thương mại và ông cũng 31 khuyến khích cạnh tranh với những quốc gia đi đầu. Hơn nữa, Thủ tướng Manmohan Singh nhận định thế kỷ XXI là thế kỷ sản xuất dựa trên tri thức và Ấn Độ là quốc gia có thế mạnh trên lĩnh vực nhiều tiềm năng này, Ấn Độ có một dân số lớn và tương đối trẻ với truyền thống xã hội coi trọng giáo dục. Đây là những tiền đề quan trọng đối với Ấn Độ trong việc triển khai một chính sách đối ngoại rộng mở, hội nhập và thực dụng hơn. Thủ tướng Manmohan Singh chủ trương “thiết lập lại cơ bản” những mục tiêu và nội dung trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ, ông nhận thức được Ấn Độ có vị thế quan trọng đối với quan hệ quốc tế trong thế kỷ XXI, và theo đuổi những gì ông mô tả là “định mệnh của Ấn Độ trong các vấn đề thế giới”. Trong chính sách đối ngoại, Manmohan Singh ưu tiên các mục tiêu kinh tế với tư cách là động lực và cũng là lợi ích quốc gia Ấn Độ. Thủ tướng Manmohan Singh cho rằng, Sự phát triển của Ấn Độ phải chiếm vị trí trung tâm trong chính sách đối ngoại của Ấn Độ. Mục tiêu quan trọng nhất của chính sách đối ngoại của Ấn Độ là phải tạo ra...t Dimensions of the Indian Foreign Policy, Address by Foreign Secretary Mr. Shyam Saran at Shanghai Institute of International Studies, Shanghai, 2006. 159. Ministry of External Affairs, Government of India (2010), Address by Foreign Secretary on “India-China relations” at ORF Conference on China, New Delhi, December 3, 2010 160. Ministry of External Affairs, Government of India (2013), India-American relations, New delhi, 2013 161. Ministry of External Affairs, Government of India (2013), A Free and Prosperous India: Five Principles of Foreign Policy, New delhi, 2013 162. Ministry of External Affairs, Government of India (2013), Prime Minister's statement to media after delegation level talks with the Chinese Premier, New Dehli 2013 163. Ministry of External Affairs, Government of India (2013), India-China bilateral relations, New Dehli 2013 164. Ministry of External Affairs, Government of India (2014), India-Pakistan relations, New delhi, 2014 165. Ministry of External Affairs, Government of India (2014), India-Bangladesh relations, New delhi, 2014 166. Ministry of External Affairs, Government of India (2015), India-American relations, New Delhi, 4/2015. 167. Ministry of External Affairs, Government of India: India - Russia relations, New Delhi, 1/2014 168. Ministry of Finance, Government of India (2014), Economic Survey, New delhi, 2014 163 169. Ministry of Industry and Trade India, According to the Ministry of Industry and Trade India, New delhi, 2015. 170. Mohammed Khalid (2010), Southeast Asia in India’s Post Cold War Foreign Policy, Department of Evening Studies, Panjab University, Chandigarh. 171. Mohit Anand (2009), India - ASEAN Relations - Analysing Regional Implications, IPCS Special Report, Institute of Peace and Conflict Studies, New Delhi. 172. Natasha Lomas (2013), India Passes Japan To Become Third Largest Global Smartphone Market, After China & U.S, TechCrunch. AOL Inc 173. North Eastern Council Secretariat (2008), Annual Pland 2007 - 2008 North Eastern Council, Shillong 174. Pankaj Jha, Smita Tiwari, Smita Tiwari (2015), Transitions and Interdependence: India and its Neighbours, Nxb KW Publishers 175. Parakash Nanda (2003), Rediscovering Asia - Evolution of India’s Look East Policy, New Delhi: Lancer Publishers & Distributiors 176. Pavank Varma (2006), Being Indian: The Truth about Why the Twenty-First Century Will Be India's”, Nxb Penguin Books. 177. Pete Engardio (2009), Rồng Hoa Hổ Ấn, Nxb. Thời đại, Hà Nội, 2009, tr. 60 (đã dịch). 178. PM (Manmohan Singh)’s adress at the 1st East Asia Summit, Kuala Lumpur, Malaysia 2005. 179. Prakash Nanda (2003), Rediscovering Asia - Evolution of India’s look-East Policy, Green Park Main, New Delhi 180. Rahul Mishra (2014), India-Vietnam: New Waves of Strategic Engagement, India Council of World Affairs, Issue Brief, 20-01-2014. 181. Rajiv Sikri (2009), Challenge and Strategy: Rethinking India's Foreign Policy, Nxb SAGE Publications India 182. Ram Kumar Jha, Saurabh Kumar (2015), The cas -for stronger india china economic relations, The diplomat. 183. Reddy, K.R (2006), Sub-Regional Economic Cooperation between India and ASEAN in Kumar N.Sen R and Asher M (eds), India - ASEAN Economic Relations: Meeting the Challenges of Globalization published by Research and Information System for Developing (RIS) Delhi, India and Institute of Southeast Asian Stueies (ISEAS), Singapore 164 184. Robyn Meredith (2009), Voi và Rồng – Sự nổi lên của Ấn Độ, Trung Quốc và ý nghĩa của điều đó đối với tất cả chúng ta, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2009. 185. Robert Jervis, Các giả thuyết về nhận thức sai, Lý thuyết quan hệ quốc tế, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội 2007, quyển 1 186. Roman Muzalevsky: India’s “Connect Central Asia” Policy Seeks to Compensate for Lost Time, Eurasia Daily Monitor, Washington D.C, 2014 187. Rose, Gideon (1998), Neoclassical Realism and Theories of Foreign Policy, World Politics, Vol.51.1, Octorber 1998, tr144-172 188. Rosenau, James (1980), The Scientific Study of Foreign Policy, Pinter, Lodon, tr 56. 189. Saman Kelegama (2014), China–Sri Lanka Economic Relations An Overview, China Report. 190. Sanjaya Baru (2008), India and the World - Economics and Politics of the Manmohan Singh Doctrine in Foreign Policy, Institute of South Asian Studies Working Paper, No. 53 - Date: 14 November 2008, Singapore 191. Sharp, Gene (1973), The Politics of Nonviolent Action. Porter Sargen. tr. 12. ISBN 9780875580685. 192. Shillong, (2008) “India - ASEAN Relations - Analysing Regional Implications”, Mohit Anand, IPCS Special Report, Institute of Peace and Conflict Studies, New Delhi, 5/2009 193. Shrikant Paranjpe (2012), India’s Strategic Culture: The Making of National Security Policy”, Nxb Routledge (India) 194. Steve Smith, Amelia Hadfield, Tim Dunne (2008), Foreign Policy: Theories- Actors-Cases, Oxford University Press 2008 195. Subhash Kapila (2014), India’s Strategic Pivot to the Indo Pacific, South Asia Analysis Group. 196. Sudhir Devare (2005), India and Southeast Asia: Towards Security Convergence, Nxb ISEAS/Capital 197. Tarun Das (Cb), Colette Mathur, Frank - Jurggen Richter (2013), Ấn Độ sự trỗi dậy của một cường quốc, Nxb. Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 198. Tarun Das, Colette Mathur, Frank - Jurggen Richter (2013), India Rising: Emergence of a New World Power, Marshall Cavendish Business, New Delhi. 165 199. Tharoor, Shashi (2006), India: From Midnight to the Millennium and Beyond, Arcade Publishing, 2006 200. United Nations (2014), India and United nations peacekeeping and peacebuilding, Archived from the original (PDF) on 21 February 2014. Retrieved 2 January 2019. & un/peacekeeping.pdf 201. United Nations (2016), United Nations Peacekeeping : Fatalities by Nationality and Mission up to 31 Aug 2016(PDF). Un.org. Retrieved 22 October 2016 202. Vishal Dutta, ET Bureau (2012), Indian biotech industry at critical juncture, global biotech stabilises: Report, Economic Times. 203. William P. Alford (2008), G8 Plus 5 Equals Power Shift, The Australian. 204. Will Durant (2006), Lịch sử văn minh Ấn Độ, Nxb. Văn Hóa Thông Tin (Đã dịch) 205. World Bank, GDP per capita 2017 206. World Economic Outlook Database (2017), Report for Selected Countries and Subjects, International Monetary Fund (IMF). 207. Zhang Dong (2006), India Looks East: Stratagies and Impacts, Ausaid Working Paper. 208. Zheng Shan (2010), Đặc trưng và ảnh hưởng mang tính toàn cầu của chủ nghĩa dân tộc Ấn Độ, Tạp chí Hòa bình và Phát triển, số 118/2010 (bản dịch) 166 PHỤ LỤC Phụ lục 1: Tỉ lệ tăng trưởng GDP của toàn ngành kinh tế và GDP ngành nông nghiệp trong các kế hoạch 5 năm (Nguồn: [100) 167 Phụ lục2: Sản lượng sữa, trứng, sợi len, thịt, cá Năm Sữa Trứng Sợi len Thịt Cá tài (Triệu (Triệu (Triệu tấn) (Triệu tấn) (Triệu tấn) khóa quả) Kilogam) 2004-2005 92.5 45201 44.6 2.2 6305 2005-2006 97.1 46235 44.9 2.3 6572 2006-2007 102.6 50663 45.1 2.3 6869 2007-2008 107.9 53583 43.9 4.0 7127 2008-2009 112.2 55562 42.8 4.3 7616 2009-2010 116.4 60267 43.1 4.6 7998 2010-2011 121.8 63024 43.0 4.8 8231 2011-2012 127.9 66450 44.7 5.5 8666 2012-2013 132.4 69731 46.1 5.9 9040 2013-2014 137.7 74752 47.9 6.2 9574 2014-2015(P) 146.3 78484 48.1 6.7 10072 (Nguồn: [156]) 168 Phụ lục 3: Top 10 nền kinh tế lớn nhất thế giới (Nguồn:The biggest economies, https://www.weforum.org/agenda/2017/03/worlds-biggest-economies-in-2017, [180]) 169 Phụ lục 4: Thâm hụt ngân sách Ấn Độ Nguồn: https://tradingeconomics.com/india/government-budget, 170 Phụ lục 5: Tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp và tỷ trọng ngành công nghiệp trong tổng GDP của cả nước Giá trị sản lượng: Tỷ trọng Tỉ lệ tăng trưởng vạn Rupee ngành tổng Năm tài hàng năm (theo giá cố trong GDP chính (%) định (%) 2004-2005) 1990-91 372,360 27.63 7.33 1991-92 373,634 27.33 0.34 1992-93 385,647 26.77 3.22 1993-94 406,848 26.73 5.50 1994-95 444,122 27.42 9.16 1995-96 494,262 28.44 11.29 1996-97 525,864 28.03 6.39 1997-98 546,966 27.95 4.01 1998-99 569,656 27.28 4.15 1999-2K 603,631 26.87 5.96 2000-01 640,043 27.32 6.03 2001-02 656,737 26.57 2.61 2002-03 704,095 27.39 7.21 2003-04 755,625 27.20 7.32 2004-05 829,783 27.93 9.81 2005-06 910,413 27.99 9.72 2006-07 1,021,204 28.65 12.17 2007-08 1,119,995 28.74 9.67 2008-09 1,169,736 28.13 4.44 2009-10 1,276,919 28.27 9.16 2010-11 1,393,879 28.23 9.16 2011-12 1,442,498 27.51 3.49 2012-13 1,487,533 27.03 3.12 (Nguồn: Chính phủ Ấn Độ: https://data.gov.in) 171 Phụ lục 6: Tỷ trọng ngành IT trong tổng GDP (đv: tỷ đô la Mỹ) (Nguồn: [126]) 172 Phụ lục 7: Tốc độ tăng trưởng ngành dịch vụ và tỷ trọng ngành dịch vụ trong tổng GDP của cả nước Giá trị sản lượng: vạn Tỷ trọng Tỉ lệ tăng trưởng Rupee ngành tổng hàng năm Năm tài (theo giá cố trong GDP (%) khóa định (%) 2004-2005 1990-91 573,465 42.55 5.19 1991-92 600,366 43.91 4.69 1992-93 634,549 44.05 5.69 1993-94 681,351 44.76 7.38 1994-95 721,140 44.52 5.84 1995-96 794,041 45.69 10.11 1996-97 853,843 45.51 7.53 1997-98 930,089 47.53 8.93 1998-99 1,007,138 48.24 8.28 1999-2K 1,119,850 49.85 11.19 2000-01 1,179,976 50.37 5.37 2001-02 1,261,158 51.02 6.88 2002-03 1,349,035 52.48 6.97 2003-04 1,457,797 52.48 8.06 2004-05 1,576,255 53.05 8.13 2005-06 1,748,173 53.74 10.91 2006-07 1,923,970 53.98 10.06 2007-08 2,121,561 54.45 10.27 2008-09 2,333,251 56.11 9.98 2009-10 2,578,165 57.09 10.50 2010-11 2,829,650 57.32 9.75 2011-12 3,061,589 58.39 8.20 2012-13 3,263,196 59.29 6.59 (Nguồn: Chính phủ Ấn Độ, https://data.gov.in/catalog/annual-growth-rate- gdp- industry-origin-constant-prices,) 173 Phụ lục 8: United Nations In India 1. Asian and Pacific Centre for Transfer of Technology (APCTT) 2. Food and Agriculture Organization (FAO) 3. International Fund for Agricultural Development (IFAD) 4. International Labour Organization (ILO) 5. International Monetary Fund (IMF) 6. International Organization for Migration (IOM) 7. Joint United Nations Programme on HIV/AIDS (UNAIDS) 8. Mahatma Gandhi Institute of Education for Peace and Sustainable Development (MGIEP) 9. United Nations Development Programme (UNDP) 10. United Nations Department of Safety and Security (UNDSS) 11. United Nations Environment Programme (UNEP) 12. United Nations Office for Project Services (UNOPS) 13. United Nations Economic and Social Commission for Asia and the Pacific (UNESCAP) 14. United Nations Organization for Education, Science and Culture (UNESCO) 15. United Nations Population Fund (UNFPA) 16. United Nations Human Settlements Programme (UN-HABITAT) 17. Office of the United Nations High Commissioner for Refugees (UNHCR) 18. United Nations Information Centre (UNIC) 19. United Nations Children’s Fund (UNICEF) 20. United Nations Industrial Development Organization (UNIDO) 21. United Nations Office on Drugs and Crime (UNODC) 22. UN Women 23. UN Volunteers (UNV) 24. World Food Programme (WFP) 25. World Health Organization (WHO) 26. The World Bank (WB) 174 175 176 177 178 179 Phụ lục 9: Các đời thủ tướng và Đảng cầm quyền của Cộng hòa Ấn Độ từ 1991 đến nay STT Tên các Thủ tướng Nhiệm kỳ Đảng cầm quyền Ghi chú 1 P. V. Narasimha Rao 1991-1996 Đảng Quốc đại Ấn Độ Atal Bihari Vajpayee 1996 Đảng Bharatiya Janata 16/5/1996- 2 01/7/1996 H. D. Deve Gowda 1996-1997 Janata Dal 01/7/1996- 3 Mặt trận thống nhất 21/4/1997 Inder Ku Gujral 1997-1998 Janata Dal 21/4/1997 - 4 Mặt trận thống nhất 19/3/1998 Đảng Bharatiya Janata 5 Liên minh Dân chủ Atal Bihari Vajpayee 1998-2004 Dân tộc Đảng Quốc đại Ấn Độ 6 Liên minh Tiến bộ Dr. Manmohan Singh 2004-2014 Thống nhất 7 Narendra Modi 2014 - nay Đảng Bharatiya Janata 180 Phụ lục 10: Prime Minister Dr. Manmohan Singh's Independence Day Speech, 2012 My dear countrymen, brothers, sisters and dear children, I greet you all on this anniversary of our Independence. “The leaders of our freedom movement, under the stewardship of Mahatma Gandhi, had dreamt of an independent and prosperous India. On this day in 1947, Pandit Jawaharlal Nehru took the first step towards the realization of that dream by hoisting the Tricolour at the Red Fort. The journey we began on 15 August, 1947 is now 65 years old. We have achieved much in these 65 years. Today is certainly a day to celebrate the success of our democracy. However, on this occasion we should also introspect about what remains to be done. We would achieve independence in the true sense only when we are able to banish poverty, illiteracy, hunger and backwardness from our country. This would be possible only when we learn from our failures and build on our successes. You are aware that these days the global economy is passing through a difficult phase. The pace of economic growth has come down in all countries of the world. Seen together, the European countries are estimated to grow at 0 percent this year. Our country has also been affected by these adverse external conditions. Also, there have been domestic developments which are hindering our economic growth. Last year our GDP grew by 6.5 percent. This year we hope to do a little better. We cannot do much about the conditions that prevail outside our country. But we must make every effort to resolve the problems inside our country so that our economic growth and the creation of employment opportunities in the country are again speeded up. While doing this, we must also control inflation. This would pose some difficulty because of a bad monsoon this year. However, we have taken many measures to deal with the situation. In districts where there has been a deficit of 50 percent or more in the rainfall, diesel subsidy is being provided to farmers by the Government. Seed subsidy has been enhanced. Funds available under the Central scheme for fodder have been increased. Our effort is to ensure that people do not face difficulty due to shortage of seeds, fodder or water in any part of the country. It is good that we have a big stock of foodgrains because of the hard work of our farmer brothers and sisters, and availability of foodgrains is not a problem for us. As far as creating an environment within the country for rapid economic growth is concerned, I believe that we are not being able to achieve this because of a lack of political consensus on many issues. Time has now come to view the issues which affect our development processes as matters of national security. If we do not increase the pace of the country’s economic growth, take steps to encourage new investment in the economy, improve the management of Government finances and work for the livelihood security of the common man and energy security of the country, then it most certainly affects our national security. 181 I promise to you today that our Government will work hard for India’s rapid economic growth and for shielding the country from the effects of the global economic slowdown. I promise that we will work hard for creation of new employment opportunities for our young men and women living in villages and cities. We will make every possible effort to secure the livelihood of our poor brothers and sister, our workers and our farmers. We will leave no stone unturned to encourage investment in our country so that our entrepreneurs can make a substantial contribution to our economy. I believe that this period of difficulties will not last long. Even as we face these problems, we should be encouraged by the fact that we have achieved extraordinary successes in many areas in the last 8 years. We now need to replicate these successes in newer areas. It has been our endeavour in the last 8 years to empower our citizens socially and economically so that they can contribute to the sacred task of nation building. Today, one out of every 5 households in the country has become eligible to benefit from the Mahatma Gandhi Rural Employment Act through a job card. In only the last one year we have provided employment to more than 8 crore people under this scheme. When the UPA Government came to power in 2004, we had promised that we would provide electricity to all villages. To fulfill this promise, we launched the Rajiv Gandhi Rural Electrification Scheme. More than 1 lakh new villages have been provided with electricity connections under this scheme and now almost all the villages in the country have been electrified. Our next target is to provide electricity to each and every household in our country in the next 5 years and to also improve the supply of electricity. No praise is high enough for our hard working farmers. They have produced a record output of crops successively in the last 2 years. Because of our Government's efforts for development of agriculture and for protecting the interests of farmers, agriculture has grown at an average rate of 3.3 per cent in the 11th Plan which is substantially higher than the 2.4 per cent we achieved in the 10th Plan. In the last 8 years, we have doubled the support prices of crops. We are providing loans at low interest rates to lakhs of farmers. Our children are the biggest strength of our country. If our children are provided with good education and are healthy, then our future would be bright. This is the reason why we have paid special attention to the needs of children in our policies and programmes. The education of children has been made mandatory by law. In the year 2006- 07, only 93 per cent of children in the age group 6-14 years were getting admission in schools. Today almost all children in this age group are being admitted to schools. More than 51,000 new schools have been opened in the country and about 7 lakh teachers appointed in them in just the last 2 years. Now we will focus on improving the quality of education. In the next few months we will put in place a system of continuous assessment of the benefit our children are getting from teaching. Participation of the community and parents would be ensured so that they can be satisfied with the quality of teaching. 182 The Mid-day-meal Scheme provides nutritious meals in schools for about 12 crore children everyday. This is the biggest scheme of its kind in the world. In the last one and half years no new case of polio has come to light and now India does not figure in the list of countries affected by this disease. Malnutrition in children is a big challenge for us. We have taken steps in many dimensions to deal with this problem. In the last 8 years, the number of mothers and children benefitting from the ICDS has doubled. The process of making the ICDS more effective is in its last stages and will be completed in the next 1 or 2 months. We had launched the National Rural Health Mission in 2005 so that health services can be extended to each village in the country. Today this Mission is being implemented with the help of 10 lakh health personnel including 8.5 lakh Asha workers. After the success of the National Rural health Mission, we now want to expand the scope of health services in our towns also. The National Rural Health Mission will be converted into a National Health Mission which would cover all villages and towns in the country. We are also formulating a scheme for distribution of free medicines through Government hospitals and health centres. We want to create many new job opportunities for our youth in the coming years. To achieve this it is necessary that we train them in skills which our economy needs. It is our endeavour to put in place a system in which training facilities are available in many new skills. We also wish to provide short duration training courses of 6 weeks to 6 months for our young brothers and sisters. The National Skill Development Council has formulated a major scheme for skill development in which 8 crore people will be trained in the next 5 years. This is an ambitious scheme which can be implemented only through a specialized agency of the Central Government. Therefore, we are considering the establishment of a National Skill Development Authority so that skill development programmes all over the country can be implemented in a coordinated manner. We would also need contribution from the private sector and non-Governmental organizations in this work. Creation of new employment opportunities is possible only when we encourage industry and trade. For this we need to speedily improve our infrastructure. Recently we have taken new measures to accelerate infrastructure development. Ambitious targets have been fixed in roads, airports, railways, electricity generation and coal production. The Government will take steps to increase investment for infrastructure development with the help of the private sector. To attract foreign capital, we will have to create confidence at the international level that there are no barriers to investment in India. Just 10 years back only 3 out of every 10 households in our villages were benefitting from banking services. Today more than half of the rural households get the benefit of bank accounts. It will be our endeavour to ensure that all households benefit from bank accounts in the next 2 years. We want to create a system in which money from Government schemes - pension for old people, scholarship for students and wages for labourers - can be credited directly into people’s bank accounts. This would reduce inconvenience to the beneficiaries, make it easy for them to 183 receive payment and increase transparency. For this work, we will take help from the Aadhar scheme under which about 20 crore people have been registered so far. To provide housing for our poor brothers and sisters residing in urban areas of our country we will soon launch the Rajiv Housing Loan Scheme. Under this scheme, people belonging to the economically weaker sections would be given relief on interest for housing loans of less than Rs. 5 lakh. This year we will present the Twelfth Five Year Plan for consideration of the National Development Council. The Plan would determine the future course of action on all important matters relating to the country's development. It would lay down measures for increasing our present rate of economic growth from 6.5 to 9 per cent in the last year of the Plan. The Plan would focus special attention on areas important from the point of view of reaching the fruits of development to each citizen of our country and specially to the weaker sections of our society. I have full confidence that the Centre and the States will act together to implement the Twelfth Plan in an effective manner. The incidents of violence which occurred in Assam recently are very unfortunate. I know that these incidents have resulted in the disruption of the lives of a large number of people. We fully sympathize with those families which have been affected by the violence. We are doing everything possible to provide relief to them. I also promise to you that our Government will make every effort to understand the reasons behind the violence and work hard with the State Governments to ensure that such incidents are not repeated in any part of the country. We have achieved success in many areas of internal security. In Jammu and Kashmir, people participated in large numbers in the Panchayat elections. There has been a reduction in violence in the North Eastern States and we are engaged in dialogue with many groups there so that they can join the mainstream of development. We have initiated new schemes of development in areas affected by naxal violence to ensure that the grievances of the people residing there, especially our brothers and sisters belonging to Scheduled Tribes, can be removed and their lot can be improved. However, we need to be constantly vigilant as far as internal security is concerned. Communal harmony has to be maintained at all costs. Naxalism is still a serious problem. The incidents which occurred in Pune in the beginning of this month point to the need for much more work to be done in the area of national security. We will continue to do this work with sincerity in the future also. I would like to congratulate our scientists and technologists who have enhanced our prestige by successfully testing the Agni V Missile and launching the RISAT- I Satellite in space this year. Recently the Cabinet has approved the Mars Orbiter Mission. Under this Mission, our spaceship will go near Mars and collect important scientific information. This spaceship to Mars will be a huge step for us in the area of science and technology. We have seen a lot of discussion in the recent months about the role of our armed forces and their preparedness. I would like to emphasise here that our armed forces and paramilitary forces have defended the security of our country both during war and peace with valour and 184 honour. Our soldiers have made the biggest of sacrifices, whenever needed. Today I would like to reassure our countrymen that our armed forces and paramilitary forces are prepared to face any challenge. The Government will continue to work for modernizing these forces and providing them with the necessary technology and equipment. Today, I would like to thank our security forces, who are guarding our frontiers bravely, from the bottom of my heart. We will continue to make efforts for their welfare. Our Government has set up a committee to examine issues relating to pay and pension of armed forces personnel. This committee will also look into matters concerning pension of retired men and officers and family pension being paid to their families. We will take prompt action on the recommendations of the committee, once they are received. Our Government has paid special attention to the welfare of Scheduled Castes, Scheduled Tribes, minorities, women and other weaker sections. The special needs of our tribal and backward districts are being met through programmes such as the Integrated Action Plan, Backward Regions Grant Fund and Tribal Sub Plan. Through the Forest Rights Act, we have given proprietary rights to lakhs of our brothers and sisters belonging to Scheduled Tribes on land on which they have been living for generations. We are formulating a scheme to ensure that people belonging to Scheduled Tribes can get fair and remunerative prices for the forest produce they collect. The Government wants to speedily convert the Mines and Minerals (Development and Regulation) Bill into a legislation. Through this law we want to provide funds for the benefit of our tribal brothers and sisters in the mining areas. We will make the 15 points programme for minorities more effective. The Multi-Sectoral Development Programme being implemented in districts with large minority populations will be expanded. We have enhanced the amount of post-matric scholarship available to children belonging to Scheduled Castes, Scheduled Tribes, Other Backward Classes and minorities. Our efforts to make these scholarship schemes more effective will continue.We are considering a new and effective law to put an end to the repulsive practice of manual scavenging and to provide opportunities to those engaged in this practice to begin their lives afresh. Our commitment to make the work of the Government and administration transparent and accountable stands. On the last Independence Day, I promised you that we would take many steps for this purpose. I am happy to state that during the last 1 year we have achieved good progress in this area. The Lok Sabha has cleared the Lokpal and Lokayukta Bill. We hope that all political parties will help us in passing this Bill in the Rajya Sabha. A number of other Bills have also been presented before the Parliament. The Cabinet has cleared a Public Procurement Bill. We will continue our efforts to bring more transparency and accountability in the work of public servants and to reduce corruption. But we will also take care that these measures do not result in a situation in which the morale of public functionaries taking decisions in public interest gets affected because of baseless allegations and unnecessary litigation. 185 In my first message to the country after assuming the office of Prime Minister I had appealed to you to contribute to the sacred work of nation building. I am very happy that today more of our citizens than ever before, and specially the youth, are taking interest in issues related to the progress of our society and country. Our Government believes that the difficult problems which India faces can be resolved only with the cooperation of the common man. It will be our endeavour that in the coming time, still more people help us in tasks like removal of poverty, illiteracy and inequality. I believe that no power in the world can stop our country from achieving new heights of progress and development. What is needed is that we work together as one people for the success of our country. Let us once more resolve that we will continue to work for a progressive, modern and prosperous India.” Dear children join me in saying Jai Hind, Jai Hind, Jai Hind.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chinh_sach_doi_ngoai_cua_an_do_duoi_thoi_thu_tuong_m.pdf
  • pdfTóm tắt luận án_NCS Đặng Đình Tiến.pdf
  • docTrang thông tin luận án_Đặng Đình Tiến.doc
Tài liệu liên quan