BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
ĐỖ MẠNH HÀ
CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC
ĐỐI VỚI CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 9 31 02 06
Hà Nội - 2018
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
ĐỖ MẠNH HÀ
CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC
ĐỐI VỚI CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NAY
Chuyên ngành: Quan hệ Quốc tế
Mã số: 9 31 02 06
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS.TS. ĐỖ THANH B
216 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 450 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Chính sách của trung quốc đối với campuchia từ năm 1993 đến nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÌNH
2. GS.TS NGUYỄN THÁI YÊN HƢƠNG
Hà Nội - 2018
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam kết luận án ―Chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia từ
năm 1993 đến nay‖ là công trình nghiên cứu của tôi. Các nội dung nghiên cứu và
kết quả đƣợc trình bày trong luận án là trung thực và chƣa từng đƣợc công bố.
Hà Nội, ngày 20 tháng 11 năm 2018
Tác giả luận án
Đỗ Mạnh Hà
LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn chân thành đến tất cả các thầy
cô giáo, các nhà nghiên cứu trong và ngoài Học viện Ngoại giao, Khoa Sau Đại
học, gia đình, bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình nghiên
cứu. Đặc biệt, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến hai thầy cô giáo hƣớng dẫn
là GS.TS Đỗ Thanh Bình và GS.TS Nguyễn Thái Yên Hƣơng đã tận tình giúp
đỡ, hƣớng dẫn, chỉ bảo và tạo điều kiện tốt nhất để tôi hoàn thành công trình
nghiên cứu này.
Trong quá trình làm luận án, tôi cũng nhận đƣợc sự ủng hộ, giúp đỡ, tƣ
vấn của GS.TS Đỗ Tiến Sâm, GS.TS Trần Thị Vinh, Bác Hồ Sỹ Tuệ, TS
Nguyễn Thành Văn, PGS.TS Dƣơng Văn Huy, PGS.TS. Võ Kim Cƣơng tất
cả các thầy cô, các bác đã nhiệt tình góp ý, chia sẻ những kinh nghiệm và giúp
tôi trƣởng thành nhanh chóng trong công việc nghiên cứu này.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn tập thể Khoa Sau Đại học, Học viện Ngoại giao,
với vai trò thủ lĩnh của cô Đỗ Thị Thanh Bình đã giúp tôi hoàn thành tốt nội dung
nghiên cứu, cũng nhƣ đảm bảo tiến độ trong quá trình 3 năm học tập, nghiên cứu tại
Học viện Ngoại giao. Tôi cũng xin trân thành cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp - những
ngƣời đã hỗ trợ, động viên, giúp tôi hoàn thành Luận án này.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời tri ân, cảm ơn chân thành nhất tới bố mẹ, các
anh chị em trong gia đình, vợ, con luôn an ủi, động viên và sát cánh bên tôi trong
quá trình thực hiện luận án nghiên cứu đầy khó khăn này.
Luận án xin khép lại với những dƣ âm còn dang dở phải nghiên cứu tiếp.
Bởi thực tế, nghiên cứu chính sách là một bài toán khó và cần có quá trình theo
dõi, nghiền ngẫm, đúc rút thực tiễn thành quy luật thì mới hiểu đƣợc bản chất
của chính sách; cũng nhƣ lƣợng tri thức rộng lớn, kéo dài nhiều năm và cần có
thời gian thẩm định, do vậy, chắc chắn Luận án còn nhiều thiếu sót, tôi xin nhận
đƣợc sự cảm thông, chia sẻ, đóng góp của các thầy cô, các nhà khoa học, các tổ
chức, cá nhân quan tâm tới Luận án này.
Tác giả luận án
Đỗ Mạnh Hà
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC
ĐỐI VỚI CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2017 ............................ 21
1.1. Cơ sở lý luận định hình chính sách của Trung Quốc đối với
Campuchia ....................................................................................................... 21
1.1.1. Tƣ tƣởng, quan điểm đối ngoại truyền thống của Trung Quốc ......... 21
1.1.2. Quan điểm ngoại giao nƣớc lớn của Trung Quốc ............................... 25
1.1.3. Quan điểm đối ngoại của Trung Quốc đối với các nƣớc láng giềng .. 27
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 31
1.2.1. Tình hình thế giới và khu vực ............................................................. 31
1.2.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực từ 1993 đến nay .............................. 31
1.2.1.2. Nhân tố Mỹ ở khu vực và Campuchia .......................................... 33
1.2.2. Tình hình Trung Quốc......................................................................... 36
1.2.2.1. Chính sách đối ngoại .................................................................... 36
1.2.2.2. Nhu cầu mở rộng ra bên ngoài của Trung Quốc ......................... 38
1.2.2.3. Quan hệ Trung Quốc - ASEAN ..................................................... 39
1.2.2.4. Chiến lược Tiểu vùng sông Mekong của Trung Quốc (GMS) ...... 44
1.2.3. Tình hình Campuchia .......................................................................... 46
1.2.3.1. Tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Campuchia ..................... 46
1.2.3.2. Vị trí chiến lược của Campuchia .................................................. 48
1.2.4. Chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia trƣớc năm 1993 ..... 52
Tiểu kết chƣơng 1 ............................................................................................... 57
CHƢƠNG 2: QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG
QUỐC ĐỐI VỚI CAMPUCHIA TỪ NĂM 1993 ĐẾN NĂM 2017 .............. 59
2.1. Nội dung chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia .................. 59
2.1.1. Mục tiêu chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia.................. 59
2.1.2. Nội dung chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia qua các giai
đoạn ............................................................................................................... 61
2.2. Quá trình triển khai chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia
từ 1993 đến 2017 trên các lĩnh vực ................................................................ 65
2.2.1. Đẩy mạnh quan hệ chính trị - ngoại giao ............................................ 65
2.2.2. Đẩy mạnh hợp tác quốc phòng - an ninh ............................................ 77
2.2.3. Tăng cƣờng hợp tác kinh tế ................................................................. 82
2.2.3.1. Thúc đẩy thương mại .................................................................... 82
2.2.3.2. Tăng cường đầu tư ....................................................................... 83
2.2.3.3. Gia tăng viện trợ........................................................................... 88
2.2.4. Đẩy mạnh hợp tác trên các lĩnh vực Văn hóa - Xã hội, Khoa học -
Công nghệ ..................................................................................................... 94
Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................. 102
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG
QUỐC ĐỐI VỚI CAMPUCHIA, DỰ BÁO VÀ KHUYẾN NGHỊ CHÍNH
SÁCH ĐỐI VỚI VIỆT NAM .......................................................................... 104
3.1. Về thành quả trong chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia
từ sau năm 1993 ............................................................................................ 104
3.1.1. Sử dụng vị trí địa - chính trị của Campuchia .................................... 104
3.1.2. Trung Quốc nhận đƣợc sự ủng hộ của Campuchia trong các vấn đề
khu vực và trong nƣớc ................................................................................ 106
3.1.2.1. Tác động Campuchia chia rẽ ASEAN, đặc biệt là trong vấn đề
Biển Đông. ............................................................................................... 106
3.1.2.2. Trong vấn đề Đài Loan: ............................................................. 109
3.1.2.3. Trong vấn đề Tây Tạng .............................................................. 112
3.1.2.4. Trong vấn đề Tân Cương: .......................................................... 114
3.1.3. Tạo dựng nền kinh tế Campuchia phát triển phụ thuộc vào Trung
Quốc. ........................................................................................................... 115
3.1.4. Trung Quốc đã vƣợt qua đƣợc ―dị ứng Khmer Đỏ‖ ......................... 117
3.2. Về những hạn chế, tồn tại trong chính sách của Trung Quốc đối với
Campuchia từ sau năm 1993 ....................................................................... 121
3.2.1. Trở ngại về tâm lý ............................................................................. 121
3.2.2. Trở ngại chính trị .............................................................................. 122
3.2.3. Phản ứng về chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia .......... 125
3.2.4. Những lo ngại đối với BRI ................................................................ 129
3.3. Về tác động ............................................................................................. 130
3.3.1. Đối với địa - chính trị quốc tế ........................................................... 130
3.3.2. Đối với khu vực Đông Nam Á .......................................................... 132
3.3.3. Đối với Campuchia ........................................................................... 135
3.3.4. Đối với Việt Nam .............................................................................. 136
3.4. Dự báo chính sách của Trung Quốc ở Campuchia ............................ 138
3.4.1. Tiếp tục thúc đẩy quan hệ ―Đối tác hợp tác chiến lƣợc toàn diện‖ .. 138
3.4.2. Đẩy mạnh quan hệ kinh tế-đầu tƣ-thƣơng mại, lấy kết nối BRI với
chiến lƣợc quốc gia Campuchia làm trọng tâm .......................................... 139
3.4.3. Gia tăng phối hợp, lái hƣớng vấn đề Biển Đông theo lập trƣờng của
Trung Quốc ................................................................................................. 142
3.4.4. Một số khuyến nghị chính sách của Việt Nam ................................. 143
3.4.4.1. Với Trung Quốc .......................................................................... 143
3.4.4.2. Với Campuchia ........................................................................... 144
Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................. 146
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU ĐÃ CÔNG BỐ ........... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 152
PHỤ LỤC 1 : Tuyên bố chung Trung Quốc - Campuchia, ngày 13/11/2000 .. 167
PHỤC LỤC 2: Tuyên bố chung Trung Quốc - Campuchia ngày 08 tháng 4
năm 2006 ........................................................................................................... 170
PHỤ LỤC 3: Tuyên bố chung Trung Quốc - Campuchia ngày 2 tháng 4
năm 2012 ........................................................................................................... 177
PHỤ LỤC 4: Thông báo báo chí chung giữa Trung Quốc - Campuchia,
ngày 09/4/2013 .................................................................................................. 184
PHỤ LỤC 5: Điện mừng của Thủ tƣớng Trung Quốc Lý Khắc Cƣờng gửi
Thủ tƣớng Campuchia Hun Sen nhân kỷ niếm 55 năm thiết lập quan hệ
ngoại giao giữa hai nƣớc .................................................................................. 187
PHỤ LỤC 6: Điện mừng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gửi
Hoàng thân Norodom Sihamoni nhân kỷ niếm 55 năm thiết lập quan hệ
ngoại giao giữa hai nƣớc .................................................................................. 188
PHỤ LỤC 7: Điện mừng của Thủ tƣớng Hun Sen gửi ông Lý Khắc Cƣờng
trở thành Thủ tƣớng Trung Quốc ................................................................. 189
PHỤ LỤC 8: Điện mừng Thủ tƣớng Campuchia Hun Sen gửi ông Tập Cận
Bình trở thành Chủ tịch nƣớc CHND TQ ..................................................... 190
PHỤ LỤC 9: Tuyên bố chung giữa Trung Quốc và Campuchia ngày 14
tháng 10 năm 2016 ........................................................................................... 191
PHỤ LỤC 10: Tuyên bố chung Trung Quốc - Campuchia ngày 17/5/2017 .... 196
PHỤ LỤC 11: Tuyên bố chung giữa Trung Quốc và Campuchia ngày 11
tháng 1 năm 2018.............................................................................................. 200
DANH MỤC VIẾT TẮT
TỪ VIẾT
TÊN TIẾNG VIỆT TÊN TIẾNG ANH
TẮT
ADB Ngân hang phát triển Châu Á Asia Development Bank
AEC Cộng đồng kinh tế ASEAN ASEAN Economic Community
Hội nghị Bộ trƣởng Ngoại giao
AMM ASEAN Ministeria Meeting
ASEAN
Hiệp định thƣơng mại tự do
AFTA ASEAN Free Trade Agreement
ASEAN
AIDZ Vùng nhận dạng phòng không Air Defense Indentification Zone
Ngân hàng đầu tƣ cơ sở hạ tầng Asia Infrastructure Investment
AIIB
Châu Á Bank
Hợp tác ASEAN phát triển lƣu ASEAN Mekong Basin
AMBDC
vực sông Mekong Development cooperation
Diễn đàn Hợp tác Kinh tế Châu Asia - Pacific Economic
APEC
Á - Thái Bình Dƣơng Cooperation
Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN Political - Security
APSC
ASEAN Community
Hiệp hội các Quốc gia Đông Association of Southeast Asian
ASEAN
Nam Á nations
ASEM Diễn đàn hợp tác Á - Âu Asia -Europe Meeting
Cộng đồng Văn hóa – Xã hội ASEAN Socio-Cultural
ASCC
ASEAN Community
ARF Diễn đàn An ninh khu vực ASEAN Regional Forum
Sáng kiến ―Vành đai và con
BRI The Belt and Road Initiative
đƣờng‖ của Trung Quốc
Nhóm các nền kinh tế mới nổi
Group of Brazil, Russia, India,
BRICS (Braxin, Nga, Ấn Độ, Trung
China and South Africa
Quốc và Nam Phi
CA-TBD Châu Á – Thái Bình Dƣơng Asian - Pacific
Bộ Quy tắc ứng xử trên Biển Code of Conduct in the South
COC
Đông China Sea
Tuyên bố về ứng xử của các bên Declaration on Conduct of the
DOC
ở Biển Đông Parties in the South China Sea
EAS Hội nghị Thƣợng đỉnh Đông Á East Asia Summit
EU Liên minh Châu Âu European Union
FTA Hiệp định thƣơng mại tự do Free Trade Agreement
Khu vực mậu dịch tự do Châu Free Trade Area of the Asia –
FTAAP
Á – Thái Bình Dƣơng Pacific
IMF Quỹ tiền tệ Quốc tế International Monetary Fund
Hiệp định đối tác toàn diện khu Regional Comprehensive
RCEP
vực Economic Partnership
Hiệp định Đối tác Kinh tế
TPP Trans-Pacific Partnership
Xuyên Thái Bình Dƣơng
Hiệp định đối tác Thƣơng mại
Trans-Atlantic Trade and
TTIP và Đầu tƣ Xuyên Đại Tây
Investment Partnership
Dƣơng
Công ƣớc Liên Hợp Quốc về United Nations Convention on
UNCLOS
Luật Biển năm 1982 Law of the Sea
WB Ngân hàng Thế giới World Bank
WTO Tổ chức Thƣơng mại Thế giới World Trade Organization
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Hiện nay, cục diện thế giới đa cực đang hình thành, quá trình quốc tế
hóa và hội nhập trên thế giới đang diễn ra mạnh mẽ ở tất cả các lĩnh vực. Trong
bối cảnh đó, tất cả các quốc gia lớn và nhỏ, phát triển và đang phát triển đều gia
tăng mở rộng quan hệ, tích cực hội nhập quốc tế, khu vực nhằm tranh thủ nguồn
lực, sức mạnh từ bên ngoài, phục vụ cho công cuộc xây dựng, phát triển và bảo
vệ đất nƣớc. Với mục tiêu sớm trở thành một cƣờng quốc khu vực và thế giới
trong một thế giới đa cực, đa trung tâm, Trung Quốc đẩy mạnh hợp tác và gia
tăng ảnh hƣởng tới các nƣớc với chính sách đối ngoại: ―Ngoại giao nước lớn là
then chốt; ngoại giao láng giềng là quan trọng hàng đầu; ngoại giao với các
nước đang phát triển là cơ sở‖ [30; tr5-10] nhằm duy trì vai trò và ảnh hƣởng
đến thế giới và khu vực.
Khu vực Đông Nam Á đƣợc xem là khu vực có sự gia tăng ảnh hƣởng và
cạnh tranh chiến lƣợc mạnh mẽ của nhiều nƣớc lớn trên thế giới; trong đó, Trung
Quốc đƣợc xem là một nƣớc lớn có lợi thế bởi vị địa lý, văn hóa, cũng nhƣ nhu
cầu mở rộng hợp tác trong chính sách hƣớng Nam mà nhiều thế hệ lãnh đạo
Trung Quốc theo đuổi. Với các nƣớc Đông Nam Á, Campuchia là quốc gia ―đặc
biệt‖ trong chính sách của Trung Quốc ở khu vực. Chính vì vậy, từ năm 1993
đến nay, quan hệ Trung Quốc - Campuchia không ngừng phát triển trên tất cả
các lĩnh vực. Trung Quốc trở thành ―ngƣời bạn lớn số 1‖ của Campuchia, đáp
lại, Campuchia trở thành ―ngƣời bạn đáng tin cậy‖ của Trung Quốc. Trên cơ sở
đó, hai nƣớc phấn đấu đƣa quan hệ trở thành ―láng giềng tốt, bạn bè tốt, anh em
tốt, đối tác tốt‖. Tuy nhiên, nhìn lịch sử quan hệ Trung Quốc - Campuchia đƣợc
phát triển bởi chính sách thực dụng giữa một bên cho, bên nhận và sự ủng hộ lẫn
nhau đƣợc thế giới bình luận là thiếu khách quan, ảnh hƣởng đến môi an ninh
khu vực. Bên cạnh đó, lịch sử quan hệ và chính sách của Trung Quốc đối với
Campuchia cũng tác động ảnh hƣởng không nhỏ nạn diệt chủng ở Campuchia
2
dƣới thời Khmer Đỏ và đến nay nhiều thế hệ lãnh đạo hai nƣớc muốn quên đi sự
kiện này. Trong các giai đoạn lịch sử của quan hệ hai nƣớc, Trung Quốc luôn có
chính sách đối ngoại phù hợp, tƣơng ứng để lôi kéo Campuchia tham gia, ủng hộ
những sáng kiến, quan điểm chính trị của Trung Quốc trong các vấn đề quốc tế,
khu vực.
1.2. Nghiên cứu chính sách của Trung Quốc đối với Campuchia từ năm
1993 đến nay sẽ giúp chúng ta hiểu sâu thêm về chính sách của một nƣớc lớn với
một nƣớc nhỏ, trong một cuộc chơi quyền lực bất cân xứng, cả về quy mô dân
số, diện tích. Do vị trí và tầm quan trọng của Campuchia, nên nƣớc này luôn
đƣợc Trung Quốc sử dụng để phục vụ cho mục tiêu chiến lƣợc của mình. Tùy
từng thời điểm và tùy theo cách ứng xử của các nhà lãnh đạo mà quan hệ hai
nƣớc lúc ấm, lúc lạnh. Tuy nhiên, mỗi bên đều biết vận dụng thế mạnh, lợi thế
của mình để mang về lợi ích cao nhất cho quốc gia, dân tộc. Chính sách của
Trung Quốc đối với các quốc gia Đông Nam Á nói chung và với Campuchia nói
riêng đều có mặt tích cực và mặt tiêu cực. Mặt tích cực là tạo ra môi trƣờng
thuận lợi để hai bên hợp tác phát triển, đảm bảo lợi ích và cùng có lợi. Mặt tiêu
cực là tác động ảnh hƣởng đến nƣớc khác từ những mặt tích cực đó. Việc tìm ra
quy luật vận động trong mối quan hệ đó sẽ góp phần lý giải bản chất quan hệ,
đặc biệt là quan hệ lệ thuộc sẽ tác động nhƣ thế nào đến quan hệ quốc tế hiện
nay và chứng minh những hệ lụy nếu một quốc gia, một chủ thể không có quan
điểm độc lập thì uy tín chính trị sẽ giảm trong quan hệ quốc tế. Từ nghiên cứu
tác động của chính sách trong quan hệ Trung Quốc - Campuchia sẽ xây dựng
đƣợc cơ sở lý luận, cơ sở khoa học quan trọng tham mƣu cho các nhà hoạch định
chính sách của Việt Nam đƣa ra những chính sách ngoại giao phù hợp với diễn
biến tình hình rất phức tạp hiện nay trong mối quan hệ tam giác Trung Quốc -
Campuchia - Việt Nam.
1.3. Việt Nam và Campuchia là hai nƣớc láng giềng có chung đƣờng biên
giới trên biển và trên đất liền. Từ lâu trong lịch sử, nhân dân hai nƣớc đã có quan
3
hệ gắn bó với nhau. Lịch sử cận, hiện đại cho thấy rằng bất cứ sự biến động về
chính trị, kinh tế, xã hội nào ở nƣớc này đều có tác động hoặc trực tiếp hoặc gián
tiếp đến nƣớc kia. Từ năm 1993 đến nay, quan hệ Việt Nam – Campuchia bƣớc
sang giai đoạn phát triển mới theo phƣơng châm ―Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị
truyền thống, hợp tác toàn diện, bên vững lâu dài‖. Với phƣơng châm này, quan
hệ hai nƣớc đã đạt đƣợc nhiều thành tự quan trọng, mang lại lợi ích cho nhân dân
hai nƣớc. Vì những lý do trên, việc nghiên cứu chính sách của Trung Quốc đối
với Campuchia từ 1993 đến nay là cần thiết, mang tính thời sự, cấp thiết, có tác
động đến khu vực và Việt Nam trong bối cảnh hiện nay.
Trên cơ sở đó, luận án xác định chủ đề nghiên cứu là ―Chính sách của
Trung Quốc đối với Campuchia từ năm 1993 đến nay‖ sẽ giúp chúng ta có
cách nhìn nhận đầy đủ, toàn diện về chính sách của một nƣớc lớn với một nƣớc
nhỏ trong khoảng thời gian 25 năm - khoảng thời gian đánh dấu những thăng
trầm đƣợc lịch sử ghi chép và phản ánh đúng sai của sự kiện, từ đó rút ra những
cơ sở khoa học, cơ sở lý luận và thực tiễn, giúp tham chiếu chính sách của Việt
Nam với Trung Quốc và với các nƣớc láng giềng xung quanh.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
2.1. Nhóm các công trình nghiên cứu về chính sách đối ngoại của Trung
Quốc và chính sách của Trung Quốc đối với Đông Nam Á
* Những nghiên cứu của các học giả trong nước: Lê Văn Mỹ, Ngoại
giao cộng hòa nhân dân Trung Hoa hai mươi năm đầu Thế kỷ XXI, NXB Từ
điển Bách Khoa năm 2011 và Bước đầu tìm hiểu về - ngoại giao láng giềng của
Trung Quốc từ sau Chiến tranh Lạnh, Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc số 3 năm
2005. Trong công trình nghiên cứu của mình, tác giả có những luận giải khá toàn
diện về chính sách ngoại giao của Trung Quốc trong 20 năm đầu thế kỷ XXI với
những nét nổi bật, thành công ở nhiều phƣơng diện trên thế giới và khu vực.
Phạm Quốc Trụ với Quan hệ ASEAN - Trung Quốc thời kỳ hậu Chiến tranh
Lạnh, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 79 năm 2009. Tác giả đã đƣa ra một bức
4
tranh tổng thể về quan hệ ASEAN - Trung Quốc gần hai chục năm sau Chiến
tranh Lạnh, nổi bật với những mảng sáng nhiều màu sắc, khá tƣơng phản với quá
khứ ảm đạm của hai thập kỷ trƣớc. Khi phân tích về những hạn chế trong mối
quan hệ giữa Trung Quốc và ASEAN, tác giả cho rằng tranh chấp biên giới và
biển đảo giữa Trung Quốc với một số nƣớc ASEAN luôn căng thẳng, đặc biệt
việc Trung Quốc chính thức công bố yêu sách ―đƣờng lƣỡi bò‖, làm sống lại ám
ảnh của ―mối đe dọa Trung Quốc‖ đối với các nƣớc ASEAN.
Lê Thị Thu Hồng - Phạm Hồng Thái, Chính sách ngoại giao láng giềng
của Trung Quốc nhìn từ ASEAN, Tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 7 năm
2010, trong đó tác giả cho rằng chính sách ngoại giao mới của Trung Quốc là
chính sách rất thực tiễn, ở từng giai đoạn, cùng với tình hình phát triển của chính
trị quốc tế và sự phát triển nội tại của Trung Quốc. Chính sách đó là sự kế thừa
chính sách ngoại giao toàn phƣơng vị, phƣơng châm ―ẩn mình chờ thời‖ của
Đặng Tiểu Bình, lý luận đa cực hóa, đa phƣơng hóa của Giang Trạch Dân và
tiếp đó là chính sách ―trỗi dậy hòa bình‖ hay ―phát triển hòa bình‖ của Hồ Cẩm
Đào. Hay, Nguyễn Thị Thu Phƣơng với bài viết Trung Quốc gia tăng sức mạnh
mềm văn hóa ở khu vực Đông Nam Á, Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 7
năm 2010 và Phạm Hồng Yến, Ngoại giao văn hóa trong chiến lược phát triển hòa
bình của Trung Quốc, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 85 năm 2011. Trong 2 bài
viết trên các tác giả đều cho rằng chiến lƣợc văn hóa, vốn đƣợc coi là ―tƣ tƣởng,
mục tiêu, phƣơng thức và hƣớng chỉ đạo cơ bản của một quốc gia hoặc khu vực
nhằm truyền bá và phát triển văn hóa dân tộc‖ đóng vai trò không thể thiếu đối với
sự tồn tại, phát triển lớn mạnh của Trung Quốc. Các bài viết trên, đƣợc các tác giả
đề cập đến sự hợp tác, gia tăng ảnh hƣởng của Trung Quốc đối với các nƣớc
ASEAN (phân cực và ám ảnh về mối đe dọa của Trung Quốc), nhƣng chƣa làm rõ
các nhân tố tác động, cũng nhƣ các giải pháp, biện pháp để bƣớc đầu hạn chế những
tác động tiêu cực từ Trung Quốc trong quan hệ với các nƣớc ASEAN.
5
Nguyễn Hùng Sơn - Đặng Cẩm Tú có bài Bàn về chiến lược cường quốc
biển của Trung Quốc sau Đại hội XVIII, Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế, số 4 tháng
12 năm 2014. Tác giả nhận định rằng trong lịch sử thế giới, hầu hết các cƣờng
quốc khi trỗi dậy đều vƣơn ra biển, khiến việc xây dựng sức mạnh trên biển đã
trở thành quy luật phát triển của các cƣờng quốc. Tác giả đã làm rõ mục đích để
trở thành một cƣờng quốc biển của Trung Quốc, nhƣng chƣa phân tích đƣợc yếu
tố tác động đến các nƣớc chịu ảnh hƣởng nhƣ thế nào khi Trung Quốc triển khai
chiến lƣợc biển; cũng nhƣ vai trò lôi kéo, gia tăng ảnh hƣởng của Trung Quốc
đối với từng nƣớc ASEAN.
Về lĩnh vực kinh tế, Đoàn Thị Thanh Nhàn có bài viết Những thách thức
trong quan hệ thương mại ASEAN - Trung Quốc hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu
Đông Nam Á, số 11 năm 2014, tác giả đã trình bày những thành tựu đạt đƣợc
trong quan hệ thƣơng mại giữa Trung Quốc và các nƣớc ASEAN, đặc biệt là sau
khi Trung Quốc và ASEAN ký kết ―Hiệp định khung về Hợp tác kinh tế toàn diện
Trung Quốc - ASEAN‖ năm 2002. Tuy nhiên, loại hình của ACFTA (Khu Thƣơng
mại tự do ASEAN - Trung Quốc) hiện nay vẫn đang gây nhiều tranh cãi bởi lẽ nếu
xây dựng Khu vực mậu dịch tự do kiểu mở cửa thì ƣu đãi mà các nƣớc thành viên
đƣợc hƣởng sẽ tƣơng đối ít và tình trạng phân cực có thể sẽ diễn ra mạnh hơn. Một
số nƣớc lạc hậu trong ASEAN lo ngại rằng, tham gia khu vực mậu dịch tự do không
những không nâng cao sức cạnh tranh của mình mà ngƣợc lại còn bị lạc hậu hơn về
kinh tế, sự phân hóa giữa hai cực càng nghiêm trọng.
Ngoài ra, một loạt các nghiên cứu liên quan đến điều chỉnh chính sách của
Trung Quốc ở Đông Nam Á trong thời gian gần đây, trong đó có thể kể đến các
công trình nhƣ: Lƣu Việt Hà, Nhân tố ASEAN trong chính sách đối ngoại của
Trung Quốc đầu thế kỷ XXI, Nghiên cứu Quốc tế, số 1 (96), 3/2014, trong công
trình này, tác giả cho rằng, Trung Quốc đã và đang điều chỉnh chính sách đối
ngoại theo hƣớng từng bƣớc khẳng định vị trí nƣớc lớn của mình. Bên cạnh đó,
vai trò của khu vực Đông Nam Á đối với Trung Quốc là rất quan trọng thể hiện
6
qua các lợi ích về chính trị, an ninh, kinh tế và văn hóa. Khu vực này là chỗ dựa
hàng đầu để Trung Quốc mở rộng ảnh hƣởng ra bên ngoài và thực hiện mục tiêu
trở thành một cƣờng quốc thế giới. Tuy nhiên, khi phân tích chính sách đối ngoại
của Trung Quốc chƣa làm nổi bật đƣợc quy luật lợi ích trong quan hệ quốc tế;
tức là ở đâu có lợi ích thì ở đó quan hệ đối ngoại của Trung Quốc đƣợc duy trì,
mở rộng, phát triển và kèm theo đó là lợi ích kinh tế đi theo. Mặt khác, Nguyễn
Thu Mỹ, Chính sách của Trung Quốc đối với Đông Nam Á từ sau Đại hội 18,
Tạp chí Đối ngoại, số 7 (69) 2015. Trong công trình nghiên cứu này, tác giả cho
rằng Trung Quốc đang ràng buộc ASEAN trên tất cả các lĩnh vực, và chính sách
mới của Trung Quốc vừa là kế thừa chính sách trƣớc đây đối với Đông Nam Á,
vừa có một số điểm mới, cuối cùng là chính sách mới đối với Đông Nam Á
không chỉ nhằm bảo vệ và mở rộng lợi ích và ảnh hƣởng của nƣớc này ở khu vực
mà còn nhằm thực hiện những tham vọng quốc tế lớn hơn của Trung Quốc trong
quá trình vƣơn lên thành cƣờng quốc toàn cầu.
* Những nghiên cứu của các học giả Trung Quốc: Tô Cách (Chủ biên)
với cuốn ―Cục diện quan hệ quốc tế xuyên thế kỷ và đối sách của Trung Quốc‖,
NXB Trƣờng Đảng, Trung ƣơng ĐCS Trung Quốc (2002). Dƣơng Thành Tự
(chủ biên), với công trình nghiên cứu ―Xem xét môi trường an ninh xung quanh
Trung Quốc‖ (NXB Thanh Niên, Trung Quốc - 2003). Các công trình trên đã
phân tích, làm rõ đặc điểm, điều kiện thuận lợi và khó khăn của môi trƣờng quốc
tế đến sự phát triển của Trung Quốc. Trong đó nhấn mạnh, trong bối cảnh quốc
tế nhiểu biến động, khó lƣờng, quan hệ quốc tế diễn biến nhanh chóng, các nƣớc
lớn tận dụng việc hợp tác, mở rộng quan hệ để duy trì và nâng cao ảnh hƣởng
của mình đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng, buộc Trung Quốc phải
điều chỉnh trong quan hệ quốc tế, khu vực phù hợp với yêu cầu thực tiễn hiện
nay. Các nƣớc khu vực Đông Nam Á đƣợc Trung Quốc quan tâm là hƣớng phát
triển phía Nam của Trung Quốc trong thời gian tới, trong đó có Campuchia. Lục
Cƣơng và Quách Học Đƣờng (Chủ biên) cho ra mắt độc giả cuốn “Trung Quốc
7
đe dọa ai? Lý giải thuyết mối đe dọa Trung Quốc”, NXB Học Lâm (2004), đã
tuyên truyền về chủ trƣơng, chính sách đối ngoại Trung Quốc là xây dựng hòa
bình, ổn định khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng nói chung, đối với Đông Nam
Á nói riêng. Trung Quốc phát triển hòa bình, không đe dọa bất kỳ nƣớc nào. Tạ
Ích Hiển (Chủ biên) công trình nghiên cứu về “Lịch sử ngoại giao đương đại
Trung Quốc 1949 - 2001”, NXB Thanh niên (2002) và Phó Diệu Tổ, Chu Khởi
Bằng (Chủ biên) đã xuất bản cuốn “Tiêu điểm ngoại giao Trung Quốc”, NXB
Đảng Sử, Đảng Cộng sản Trung Quốc (2000). Các công trình trên đã cung cấp
thông tin đầy đủ về lịch sử quan hệ ngoại giao Trung Quốc với các nƣớc trên thế
giới từ khi nƣớc Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời, đồng thời đã khái quát
các điểm mốc quan trọng trong hoạt động ngoại giao nổi bật của Trung Quốc với
các nƣớc trên thế giới, khu vực Đông Nam Á.. Tuy nhiên, các công trình trên
nghiêng về tuyên truyền, định hƣớng thông tin và quảng bá hình ảnh của Trung
Quốc trong môi trƣờng quốc tế hiện đại, cũng nhƣ chứng minh cho thế giới biết
Trung Quốc phát triển không đe dọa ai cả; mà không đề cập đến những tồn tại,
hạn chế khi Trung Quốc sử dụng quan hệ nƣớc lớn để gây sức ép đối với các
nƣớc nhỏ trong cuộc chơi quyền lực không cân xứng ở khu vực.
Lƣu Minh Phúc với Giấc mơ Trung Quốc - Tư duy nước lớn và định vị
chiến lược trong thời đại hậu Mỹ, NXB Thời đại, năm 2011. Tác giả cho rằng,
Thế kỷ XXI là thế kỷ chứng kiến cuộc đua tranh quyết liệt giữa hai siêu cƣờng
Mỹ - Trung Quốc để giành vị trí số một thế giới và nhấn mạnh về giấc mơ của
ngƣời Trung Quốc muốn trở thành cƣờng quốc số một trên thế giới. Cụm từ
―giấc mơ Trung Quốc‖ đã trở thành tâm điểm của nhiều công trình nghiên cứu
và cũng nhiều lần đƣợc nhà lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc là ông Tập Cận
Bình nhắc tới trong các bài phát biểu của mình.
Sở Thụ Long - Kim Uy (Chủ biên) xuất bản cuốn “Chiến lược và chính
sách ngoại giao của Trung Quốc”, NXB Thời sự, Trung Quốc (2008), (NXB
Chính trị Quốc gia Sự thật, dịch năm 2013); Diệp Tự Thành (Chủ biên) công bố
8
02 cuốn sách về ―Lịch sử tư tưởng ngoại giao của Trung Quốc mới: Từ Mao
Trạch Đông đến Đặng Tiểu Bình‖, NXB Đại học Bắc Kinh (2001) và cuốn ―Đại
chiến lược của Trung Quốc: Những vấn đề chủ yếu để Trung Quốc trở thành
cường quốc thế giới và sự lựa chọn chiến lược‖, NXB Khoa học Xã hội Trung
Quốc (2003). Cả 4 cuốn sách trên đều đề cập đến chính sách đối ngoại của Trung
Quốc qua các thời kỳ lịch sử, qua các giai đoạn lãnh đạo của ngƣời đứng đầu
Trung Quốc có tác động, ảnh hƣởng đến quan hệ quốc tế. Lịch sử ngoại giao
Trung Quốc là sự tiếp nối chính sách qua các thời kỳ lãnh đạo tạo nên bản sắc
ngoại giao riêng của Trung Quốc có chiến lƣợc, sách lƣợc cụ thể để thực thi.
Trong đó, nhấn mạnh tƣ tƣởng lãnh đạo của ngƣời đứng đầu Trung Quốc quyết
định mục tiêu, phƣơng châm, nguyên tắc hoạt động đối ngoại. Bên cạnh đó,
Dƣơng Khiết Mẫn, với bài viết ―Trung Quốc điều chỉnh chiến lược ngoại giao từ
bước khởi đầu mới”, đăng trên Tạp chí ―Triển vọng quốc tế‖, Trung Quốc, số
1/2014, nêu rõ Đại hội lần thứ 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc đã đánh dấu bƣớc
khởi điểm mới trong các phƣơng diện đối nội và ngoại giao của Trung Quốc.
Trong 10 năm tới, chiến lƣợc ngoại giao Trung Quốc sẽ còn phải tiếp tục điều
chỉnh, đổ...ang thế
tấn công với tƣ tƣởng ―hành động thể hiện‖, sẽ kiên quyết hơn trong việc bảo vệ
lợi ích cốt lõi và không gian chiến lƣợc của Trung Quốc [21; tr107]; lấy Ngoại
giao nƣớc lớn, Ngoại giao láng giềng là trọng tâm trong chính sách đối ngoại,
phấn đấu ―trở thành cƣờng quốc số một trên thế giới‖.
Trên cơ sở của thuyết ―phát triển hòa bình‖, Đại hội lần thứ XVII của
Đảng Cộng sản Trung Quốc (2007) lại đƣa ra lý luận về “thế giới hài hòa”. Nội
dung cơ bản của nó bao gồm 4 phƣơng diện, đó là ―dân chủ, hòa hợp, lẽ phải và
bao dung‖. Trung Quốc cho rằng, ―nhân dân thế giới cùng nắm tay nhau phấn
đấu xây dựng một thế giới hài hòa, hòa bình lâu dài và cùng chung thịnh vƣợng‖
[21]. Tuy nhiên, Trung Quốc lại luôn nhấn mạnh đến khái niệm ―binh giàu, nƣớc
mạnh‖, xây dựng quân đội theo quan điểm ―biên giới chiến lƣợc và không gian
chiến lƣợc‖, sử sụng quân đội để bảo vệ ―lợi ích phát triển‖ của mình cả ở ngoài
biên giới quốc gia. Tại buổi Tọa đàm về vấn đề Biển Đông đƣợc tổ chức tại Bắc
Kinh vào ngày 17/5/2012, Thiếu tƣớng La Viện phát biểu rằng, ―hiện nay Trung
Quốc đang trỗi dậy hòa bình, tuy nhiên đây không đồng nghĩa với việc chúng ta
treo cao biểu ngữ ―không có chiến tranh‖, nếu không họ sẽ không ngừng thách
thức giới hạn cuối cùng của chúng ta‖ [32; tr.10-15].
Phƣơng châm 24 chữ trong chính sách đối ngoại mà Đặng Tiểu Bình đƣa
ra từ cuối năm 1989 đƣợc các thế hệ sau áp dụng và điều chỉnh khá linh hoạt.
Trung Quốc từ Giang Trạch Dân, nhất là từ thời Hồ Cẩm Đào và hiện nay là Tập
Cận Bình cầm quyền đã không còn ―duy trì dáng vẻ thấp, che dấu cái rực rỡ, nấp
mình chờ thời, quyết không đi đầu‖ nữa mà cần phải hành động chuyển dần sang
ngoại giao nƣớc lớn, mạnh dạn đề xuất, tạo ra luật chơi, chủ động tham gia và đi
24
đầu trong việc đề xuất các cơ chế hợp tác mới, nhất là trong hợp tác kinh tế cũng
nhƣ an ninh khu vực [12;tr11-16].
Xét về nhân tố ý thức hệ tƣ tƣởng - chính trị và chế độ xã hội của “chiến
lược phát triển hòa bình” và xây dựng “thế giới hài hòa” thì Trung Quốc hầu
nhƣ không còn dựa trên học thuyết Mác - Lênin để liên minh, liên kết, tập hợp
lực lƣợng trong quan hệ quốc tế. Các thế hệ lãnh đạo Trung Quốc hiện tại và có
thể trong tƣơng lai vẫn học theo di huấn của Đặng Tiểu Bình là “mèo trắng, mèo
đen, mèo nào bắt được chuột đều tốt cả”4. Hay nói một cách khác, nhân tố ý
thức hệ mác xít không còn chi phối mục tiêu và hành động đối ngoại của Trung
Quốc; Chủ nghĩa hiện thực đã và đang chiếm vai trò chủ đạo, chi phối mạnh mẽ
đƣờng lối đối ngoại của nƣớc này. Tuy nhiên, hiện nay và trong tƣơng lai gần,
Trung Quốc vẫn còn đi theo con đƣờng xây dựng xã hội chủ nghĩa và đặt dƣới
sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Nhƣ vậy, yếu tố ý thức hệ vẫn tồn tại trong đời
sống chính trị-xã hội của nƣớc này, nhất là trong lĩnh vực nội chính. Chính sách
đối ngoại của Trung Quốc dù muốn, dù không vẫn còn bị ràng buộc bởi chính trị
đối nội và ―khi nội bộ Trung Quốc xuất hiện mâu thuẫn gay gắt không thể dàn
xếp thì những nhà lãnh đạo Trung Quốc luôn khéo léo đẩy ra bên ngoài‖
[18;tr.5;tr251].
Đến kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa 12 ngày 05/3/2015, Trung Quốc đã đƣa
ra tiêu đề điều chỉnh ngoại giao mới: ―Đẩy mạnh chính sách ngoại giao láng
giềng, thúc đẩy triển khai chiến lƣợc Vành đai, con đƣờng‖. Theo đó, Trung
Quốc sắp xếp thứ tự ƣu tiên trong chính sách đối ngoại hiện nay là: (1) ―Ngoại
giao nƣớc lớn‖ đƣợc đặt ở vị trí đầu tiên với trọng tâm là quan hệ nƣớc lớn kiểu
mới Trung - Mỹ; (2) ―Ngoại giao láng giềng‖ đƣợc đặt ở vị trí thứ hai; (3)
―Ngoại giao kinh tế‖ với trọng tâm là triển khai sáng kiến ―Vành đai, con
4 Điều này còn đƣợc thể hiện rõ nét qua lời nói của Đặng Tiểu Bình với Tổng thống Gorbachev vào ngày
16/5/1989 rằng ―Nhiều năm qua, giữa hai bên tồn tại vấn đề về việc lý giải chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa Mác-
Lênin. Từ Hội nghị Moscow lần thứ nhất năm 1957 đến nửa đầu thập niên 60, hai Đảng đã có những tranh
luận gay gắt. Tôi cũng là một trong những ngƣời đƣơng sự lúc đó, cũng có một vai trò không phải nhỏ trong
thời kỳ đó. Nhƣng giời đây trải qua hơn hai mƣơi năm thực tiễn, nhìn lại lịch sử, mới thấy lúc đó hai bên đều
nói rất nhiều điều lý thuyết trống rỗng‖ (Sở Thụ Long-Kim Uy, Sđd, tr. 92) [19].
25
đƣờng‖. Nhƣ vậy, gần 20 năm đầu thế kỷ XXI là thời kỳ cơ hội chiến lƣợc để
Trung Quốc thực hiện mục tiêu ―trỗi dậy‖ trấn hƣng Trung Hoa. Nhiệm vụ ngoại
giao của Trung Quốc là phục vụ tích cực cho việc thực hiện những mục tiêu này
và quan hệ Trung Quốc với các quốc gia láng giềng cũng chính là nhằm góp
phần đảm bảo thắng lợi chiến lƣợc ―trỗi dậy‖ của Trung Quốc [21; tr.43].
1.1.2. Quan điểm ngoại giao nước lớn của Trung Quốc
Tại ―đối thoại chiến lƣợc và kinh tế Mỹ-Trung‖ (S&ED) lần thứ 2 ( 24-
25/5/2010), Trung Quốc lần đầu tiên đƣa ra ý tƣởng xây dựng quan hệ nƣớc
lớn kiểu mới với Mỹ. Trong cuộc gặp không chính thức với B.Obama tại
Sunnylands, California với tƣ cách là lãnh đạo cao nhất của Trung Quốc (7-
8/6/2013), Tập Cận Bình đã nêu 5 căn cứ để xây dựng quan hệ nƣớc lớn kiểu
mới Trung - Mỹ: (i) Hai bên đều có ý nguyện chính trị xây dựng ―quan hệ
nƣớc lớn kiểu mới‖; (ii) 40 năm qua, hai bên đã tôn tạo đƣợc một cơ sở hợp
tác tốt đẹp; (iii) Hai bên đã có trên 90 cơ chế đối thoại, bảo đảm cho ―quan hệ
nƣớc lớn kiểu mới‖; (iv) Giao lƣu dân gian hai nƣớc sôi động, đã tạo nên cơ
sở dân ý sâu sắc cho quan hệ nƣớc lớn kiểu mới; (v) Hai nƣớc có một không
gian hợp tác rộng lớn trong tƣơng lai.
Tiếp đến, ngày 20/9/2013, Ngoại trƣởng Trung Quốc Vƣơng Nghị đọc diễn
văn tại Viện nghiên cứu Brookings Institution (Mỹ) đã dƣa ra 5 phƣơng pháp xây
dựng quan hệ nƣớc lớn kiểu mới: Một là, tăng cƣờng tin cậy chiến lƣợc; Hai là,
thúc đẩy hợp tác thực chất; Ba là, tăng cƣờng trao đổi nhân văn; Bốn là, tăng
cƣờng hợp tác trên các vấn đề toàn cầu và khu vực; Năm là, tăng cƣờng hợp tác có
trọng điểm trong các vấn đề ở khu vực CA - TBD; lấy CA - TBD làm thí điểm
cho việc xây dựng ―quan hệ nƣớc lớn kiểu mới‖ giữa hai nƣớc. Tuy nhiên, đây
vẫn là sáng kiến đơn phƣơng. Mỹ chƣa chấp nhận sáng kiến này, thậm chí chƣa sử
dụng thuật ngữ này trong các phát ngôn chính thức, nhƣng vẫn thúc đẩy quan hệ
với Trung Quốc do có nhiều điểm đồng về lợi ích. [17;tr.2].
26
Trung Quốc tiếp tục điều chỉnh chính sách đối ngoại và mang dấu ấn cá
nhân Tập Cận Bình với tên gọi “Ngoại giao nước lớn” với 5 đặc điểm chính:
Một là, có sự thống nhất từ trên xuống dƣới, sự phối hợp giữa các bộ, ban,
ngành; Hai là, nhiệm vụ đối ngoại của Trung Quốc đƣợc mở rộng không chỉ
phục vụ đối nội, mà còn chú trọng đảm bảo an ninh quốc gia và lợi ích phát triển
hƣớng ra bên ngoài; Ba là, điều chỉnh bố cục ngoại giao theo hƣớng nâng cao
vai trò của ngoại giao láng giềng (hay ―ngoại giao chu biên‖); Bốn là, chú trọng
lợi ích kinh tế để mua chuộc, lôi kéo các nƣớc, nhất là các nƣớc láng giềng; đồng
thời làm công cụ gây áp lực trong giải quyết các tranh chấp chủ quyền lãnh thổ,
buộc các nƣớc phải chấp nhận hợp tác hoặc thỏa hiệp ý đồ của Trung Quốc; Năm
là, thúc đẩy tinh thần dân tộc, cứng rắn, quyết đoán hơn trong vấn đề tranh chấp
chủ quyền, lãnh thổ cả trên biển, trên bộ [11; tr.14].
Quyết tâm thực hiện ―ngoại giao nƣớc lớn‖ nhằm thúc đẩy ―giấc mộng
Trung Hoa‖, đƣa Trung Quốc trở thành cƣờng quốc đứng đầu thế giới vào giữa
Thế kỷ XXI. Điều này đƣợc của Chủ tịch Tập Cận Bình không ít lần nhấn mạnh
―Thực hiện cuộc phục hƣng vĩ đại dân tộc Trung Hoa chính là giấc mộng vĩ đại
nhất của dân tộc Trung Hoa từ cận đại đến nay‖, rằng ―Giấc mộng Trung Hoa‖
và ―Giấc mộng Mỹ‖ gặp nhau, hòa hợp với nhau để cùng nhau xây dựng quan hệ
nƣớc lớn kiểu mới giữa hai cƣờng quốc hàng đầu thế giới‖5. Phải chăng ―Giấc
mộng Trung Hoa‖ là mong muốn Trung Quốc trở lại vị thế ―Quốc gia Trung tâm
Thiên hạ‖ hay ―Thiên triều Thƣợng Quốc‖ và phản ảnh tƣ tƣởng dân tộc Đại
Hán, coi ―dân tộc Trung Hoa là dân tộc ƣu tú nhất thế giới‖, phải ―lãnh đạo thế
giới‖ mà các triều đại phong kiến Trung Quốc từng theo đuổi trong quan hệ với
các nƣớc xung quanh và trên thế giới? [17;tr.10].
Thực hiện ngoại giao nƣớc lớn, Trung Quốc đã thu đƣợc những thành tựu
quan trọng: Nâng cao vai trò, vị thế, ảnh hƣởng, lợi ích của Trung Quốc trên
5 Lập luận này đƣợc Tập Cận Bình nói trực tiếp với Tổng thống Obama tại cuộc gặp thƣợng đỉnh không
chính thức Mỹ-Trung tổ chức tại Sunnylands, California vào ngày 8/6/2013.
27
phạm vi toàn cầu, nhất là Châu Á. Trong ―quan hệ nƣớc lớn kiểu mới Trung -
Mỹ‖ với nội hàm là ―không xung đột, không đối đầu, tôn trọng lẫn nhau, hợp tác
cùng thắng‖. Mục đích của Trung Quốc là: (1) Đối phó với chiến lƣợc ―tái cân
bằng‖ của Mỹ ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dƣơng; (2) Xây dựng khung quan
hệ có thể kiềm chế các yếu tố tiêu cực trong quan hệ Mỹ - Trung Quốc; (3) Tạo
vị thế nƣớc lớn ngang bằng với Mỹ trong các vấn đề quốc tế; (4) Tạo áp lực đối
với các nƣớc láng giềng và các đối tác của Mỹ tại khu vực; (5) Chia rẽ, ly gián
Mỹ với đồng minh, chia rẽ nội bộ Mỹ; (6) Thúc đẩy hợp tác với Mỹ phục vụ cho
phát triển trong nƣớc; (7) Ổn định quan hệ với Mỹ để Trung Quốc có thể ―yên
tâm‖ trong xử lý các vấn đề ―nóng‖ của Trung Quốc (vấn đề Đài Loan, Biển
Đông, biển Hoa Đông); (8) Tạo môi trƣờng bên ngoài thuận lợi cho phát triển
kinh tế và ổn định nội bộ [17;tr.11-12].
1.1.3. Quan điểm đối ngoại của Trung Quốc đối với các nước láng giềng
Đông Nam Á đƣợc Trung Quốc xác định là khu vực có nhiều tài nguyên
phong phú, là khu vực có lợi ích quan trọng của Mỹ, Nhật Bản; là nơi thông
thƣơng đƣờng thủy của đa số tàu thuyền nên có vị trí chiến lƣợc quan trọng và là
―khu vực duy nhất để Trung Quốc có thể thực hiện một cách toàn diện chiến
lƣợc ngoại giao của mình‖ [19;tr.320]. Trung Quốc xác định trong tƣơng lai
không xa sẽ là một cƣờng quốc trong khu vực. Do vậy, nền tảng vững chắc cho
sự phát triển của Trung Quốc vẫn là khu vực lân cận. ―Chỉ khi nào có chỗ đứng
vững chắc tại khu vực Đông Nam Á, thì Trung Quốc mới có thể mở rộng lợi ích
chiến lƣợc cũng nhƣ tăng cƣờng ảnh hƣởng của mình trên toàn cầu‖ [104]. Điều
đó cho thấy, vị trí chiến lƣợc của Đông Nam Á đối với thực hiện ―Giấc mộng
Trung Hoa‖, Trung Quốc thông qua các con đƣờng, biện pháp thể hiện tƣ duy
cùng phát triển với các quốc gia láng giềng, gồm các khái niệm nhƣ ―thân thiện
với láng giềng, ổn định cùng láng giềng, làm giàu với láng giềng‖, ―lấy láng
28
giềng làm đối tác‖, ―láng giềng tốt, bạn bè tốt, đối tác tốt‖, ―hài hòa xung quanh,
hài hòa thế giới‖ và ―Cộng đồng vận mệnh Trung Quốc-ASEAN‖...6
Về mục tiêu, ngoại giao láng giềng nhằm hiện thực hóa ―Giấc mộng Trung
Hoa‖, phục hƣng một nƣớc Trung Hoa là cƣờng quốc số một của thế giới. Về
kinh tế, ngoại giao láng giềng là phƣơng thức Trung Quốc tái thiết lập trật tự khu
vực, đƣa Trung Quốc trở lại vị trí là quốc gia có vai trò trung tâm thông qua nhiều
biện pháp, trƣớc hết là kinh tế, thƣơng mại. Cụ thể: (i) Phát triển kinh tế khu vực
biên giới, nhất là ở phía Tây Trung Quốc và còn có ý nghĩa quan trọng để đối phó
với nguy cơ khủng bố, ly khai; (ii) Mở rộng đầu tƣ ra nƣớc ngoài thông qua kết
nối hạ tầng, đầu tƣ phát triển hạ tầng ở nƣớc ngoài để giảm nóng đầu tƣ trong
nƣớc; đồng thời, xóa bỏ các rào cản, mở rộng thƣơng mại ra bên ngoài, nhất là tới
các thị trƣờng tiềm năng và nguồn cung cấp nguyên liệu đầu vào cho nền kinh tế
Trung Quốc. Trung Quốc dùng công cụ kinh tế, thƣơng mại, văn hóa để thúc đẩy
giao thƣơng và giao lƣu nhân dân, tạo lợi ích (quốc gia và nhóm) trong việc thúc
đẩy hợp tác sâu rộng hơn với Trung Quốc dựa trên tình trạng liên kết và lệ thuộc
lẫn nhau nhiều hơn, từ đó đƣa các nƣớc vào quỹ đạo kinh tế của Trung Quốc và từ
kết nối hạ tầng, thƣơng mại, tài chính và con ngƣời để dần đạt đƣợc kết nối về
chính sách, khi các nƣớc đã lệ thuộc vào thƣơng mại thì Trung Quốc có thể gây
sức ép về mặt an ninh đối với các nƣớc đó [41]; (iii) Cạnh tranh ảnh hƣởng với
các khuôn khổ kinh tế thƣơng mại khác do Mỹ dẫn dắt nhƣ WB, IMF, ADB. Các
sáng kiến do Trung Quốc đƣa ra nhƣ BRI, AIIB thời gian gần đây đều khuyến
khích các nƣớc láng giềng tham gia và tạo điều kiện thuận lợi cho các nƣớc nhỏ
tham gia các sáng kiến này cũng không kèm theo các điều kiện về cải cách cơ cấu,
bảo vệ tác quyền Tuy nhiên, trong số các nƣớc láng giềng mới có Campuchia là
6 Bài phát biểu của Quý Chí Nghiệp – Viện trƣởng Viện Nghiên cứu quan hệ quốc tế hiện đại (TQ) về
―Hoạch định chiến lƣợc với láng giềng của Trung Quốc cần gấp Thiết kế ở kiến trúc thƣợng tầng‖, tại Hội
thảo ―tình hình chiến lƣợc xung quanh và chiến lƣợc với láng giềng của Trung Quốc‖ do Tạp chí ―Quan hệ
Quốc tế hiện đại‖ thuộc Viện Nghiên cứu quốc tế hiện đại Trung Quốc, tổ chức ngày 10/10/2013 tại Bắc
Kinh, Trung Quốc.
29
nhiệt tình tham gia, còn các quốc gia khác đang thận trọng, bởi thực tế lo ngại đến
những mục tiêu chính trị của Trung Quốc đằng sau những sáng kiến này.
Về chính trị, ngoại giao láng giềng là công cụ để Trung Quốc thiết lập khu
vực ảnh hƣởng riêng, củng cố quyền lực vững chắc ở khu vực và đẩy Mỹ ra xa
hơn. Cụ thể: (i) Chính sách ngoại giao láng giềng mới với nhiều sáng kiến, khẩu
hiệu ngoại giao nhƣ ―thân, thành, huệ, dung‖ (thân thiện, chân thành, bao dung,
hợp tác cùng có lợi) kết hợp với hàng loạt sáng kiến kinh tế Trung Quốc đang
cố gắng tạo ra một hình ảnh mềm mại, thân thiện và hòa bình cùng với mở rộng
ảnh hƣởng và trấn an các nƣớc về sự ―trỗi dậy hòa bình‖ của mình; (ii) Sử dụng
ngoại giao kinh tế kết hợp với điều chỉnh linh hoạt của ngoại giao láng giềng
thực hiện chính sách ―chia rẽ‖ và tập hợp lực lƣợng, từng bƣớc tạo ảnh hƣởng
chi phối các khu vực láng giềng, phá thế bao vây, kiềm tỏa của Mỹ, ngăn chặn
các xu hƣớng tập hợp lực lƣợng bất lợi cho Trung Quốc.
Về an ninh, ngoại giao láng giềng là tiền đề để Trung Quốc giải quyết các
vấn đề an ninh trong khu vực nhằm tăng cƣờng ảnh hƣởng, từng bƣớc chiếm vị
trí ―độc tôn‖ tại khu vực. (i) Việc triển khai chính sách ngoại giao láng giềng sẽ
giúp Trung Quốc tập hợp lực lƣợng, gia tăng sức mạnh, chủ động trong bảo vệ
các lợi ích cốt lõi; thiết lập vùng đệm an ninh vững chắc để đối phó và từng bƣớc
phá thế bao vây, kiềm tỏa của Mỹ; giải quyết các thách thức an ninh từ các khu
vực biên giới có thể tác động vào bên trong Trung Quốc nhƣ chủ nghĩa khủng bố
hồi giáo cực đoan. (ii) Dùng ảnh hƣởng kinh tế và các khẩu hiệu ngoại giao để
làm ―mềm hóa‖ các tranh chấp lãnh thổ, xoa dịu các quan ngại về an ninh của
các nƣớc láng giềng có tranh chấp chủ quyền lãnh thổ với Trung Quốc, giảm lo
ngại của các nƣớc về ―mối đe dọa Trung Quốc‖ trên biển, từng bƣớc ―trói‖ các
nƣớc, triệt tiêu sự đối kháng của các nƣớc trong tranh chấp chủ quyền biển đảo
với Trung Quốc. (iii) Đối phó và vô hiệu hóa chính sách tập hợp lực lƣợng ở khu
vực gây bất lợi cho Trung Quốc. Đây là lý do buộc Trung Quốc phải điều chỉnh
chính sách ngoại giao láng giềng. Hàng loạt các sáng kiến kinh tế kết nối khu
30
vực đƣợc đề ra, tăng cƣờng các chuyến thăm và nâng cấp quan hệ song phƣơng,
nhiều diễn đàn an ninh là nơi Trung Quốc sử dụng để kêu gọi ―công việc của
ngƣời Châu Á do ngƣời Châu Á đảm trách‖Ý đồ của Trung Quốc là nhằm
từng bƣớc thu hẹp ảnh hƣởng của Mỹ ở khu vực, thách thức vị thế độc tôn của
Mỹ, tiến tới ―hất‖ Mỹ ra khỏi Tây Thái Bình Dƣơng.
Về phạm vi, phương châm, nguyên tắc, qua Đại hội XVIII (2012), Hội nghị
Công tác ngoại giao láng giềng (10/2013), Hội nghị Trung ƣơng 3 - Khóa 18
(11/2013) và Hội nghị công tác Đối ngoại Trung ƣơng Trung Quốc (12/2014),
ngoại giao láng giềng đã đƣợc điều chỉnh với những nội dung mới nhƣ sau:
Phạm vi láng giềng được mở rộng, từ 14 nƣớc biên giới trên bộ (Triều Tiên,
Nga, Mông Cổ, Kazakhtan, Afghanistan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Pakistan, Ấn
Độ, Nepal, Butan, Myanma, Lào và Việt Nam), thành 20 nƣớc trên bộ và trên
biển (thêm 6 nƣớc Nhật Bản, Hàn Quốc, Indonesia, Malaysia, Brunei,
Philippines); thậm chí, giới nghiên cứu quốc tế còn cho rằng Trung Quốc đang
mở rộng biên giới theo khái niệm ―đại chu biên‖, bao trùm cả Trung Á, Châu Úc
và Nam Thái Bình Dƣơng. Về phương châm, cơ bản của ngoại giao láng giềng
đƣợc Trung Quốc đƣa ra là ―kiên trì thân thiện, làm bạn và đối tác tốt với láng
giềng‖, kiên trì quan điểm ―mục lân, an lân, phú lân‖7 và làm nổi bật ―thân,
thành, huệ, dung‖; về bản chất, là dùng các chính sách, biện pháp, thủ đoạn để
láng giềng ―quy phục‖ Trung Quốc. Trung Quốc tiếp tục thúc đẩy phƣơng châm
ngoại giao chiến lƣợc khu vực ―đứng vững ở Châu Á-Thái Bình Dƣơng, ổn định
khu vực xung quanh, tăng cƣờng lòng tin chiến lƣợc với các nƣớc láng giềng‖8.
Về nguyên tắc, có ba điểm đáng chú ý: (i) Căn cứ vào ―cong thẳng, đúng sai của
sự việc‖ theo tiêu chí đƣợc đo bằng lợi ích của Trung Quốc để quyết sách; ―không
nhân nhƣợng, không đem giao dịch những lợi ích cốt lõi (bảo vệ chủ quyền, an
7 Thân thiện với láng giềng, an ninh với láng giềng, làm giàu với láng giềng.
8 Phát biểu của Sở Thụ Long - Phó Viện trƣởng Viện nghiên cứu chiến lƣợc và phát triển, Đại học Thanh
Hoa, tại Hội thảo ―Tình hình chiến lƣợc xung quanh và chiến lƣợc với láng giềng của Trung Quốc‖ do Tạp
chí ―Quan hệ Quốc tế hiện đại‖ thuộc Viện Nghiên cứu Quốc tế hiện đại Trung Quốc, ngày 10/10/2013 tại
Bắc Kinh, Trung Quốc.
31
ninh và lợi ích phát triển)‖; (ii) Chuyển từ ―giấu mình chờ thời‖ sang ―hành động
thể hiện‖, tích cực, chủ động tiến công ―tạo thời cơ mới‖; (iii) Tạo lợi ích đan xen
chặt chẽ để gia tăng sự ràng buộc, lệ thuộc của láng giềng với Trung Quốc, thực
hiện có chọn lọc, chú trọng tăng cƣờng yếu tố chiến lƣợc, an ninh trong quan hệ.
Như vậy, chính sách đối ngoại của Trung Quốc đƣợc hoạch định bởi bộ máy
lãnh đạo cao nhất qua các giai đoạn lịch sử và có những đặc điểm chung là: (i)
Nâng cao thế và lực của quốc gia trên trƣờng quốc tế; (ii) Bám sát tình hình
chính trị và an ninh thế giới; (iii) Thể hiện mục tiêu quốc gia mong muốn đạt
đƣợc; (iv) Bị chi phối và ảnh hƣởng của bộ máy hoạch định chính sách đối
ngoại; (v) Chính sách đối ngoại thể hiện yếu tố chính trị nội bộ (các nhóm lợi
ích, giới truyển thông, công luận,). Tựu chung lại, chính sách ngoại giao gắn
với những mục tiêu và lợi ích của Trung Quốc trong việc hiện thực hóa các
chƣơng trình, kế hoạch địa - chính trị qua các giai đoạn lịch sử của giới cầm
quyền Bắc Kinh [4;tr.140].
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Tình hình thế giới và khu vực
1.2.1.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực từ 1993 đến nay
Bối cảnh quốc tế từ cuối thế kỷ XX trong hệ thống trật tự thế giới đã và
đang trải qua những thay đổi to lớn. Sự sụp đổ chế độ xã hội chủ nghĩa ở Đông
Âu và Liên Xô tạo ra những thay đổi căn bản trong cục diện thế giới và quan hệ
quốc tế đƣơng đại. Chủ nghĩa xã hội hiện thực lâm vào thoái trào, phong trào
cộng sản và công nhân quốc tế bị khủng hoảng sâu sắc, toàn diện, trật tự thế giới
hai cực với tƣ cách là hình thái biểu hiện của cuộc đối đầu Đông - Tây chấm dứt.
Cơ cấu địa - chính trị và sự phân bố quyền lực toàn cầu bị đảo lộn, tƣơng quan
lực lƣợng thế giới nghiêng về phía có lợi cho chủ nghĩa tƣ bản, bất lợi đối với
chủ nghĩa xã hội, cách mạng thế giới và các lực lƣợng tiến bộ khác. Mỹ đã đẩy
mạnh chiến lƣợc ―xoay trục‖ của mình và không chỉ hạn chế ở Châu Âu mà là cả
dải lục địa Âu - Á, sau một thời gian coi nhẹ Đông Nam Á, đặc biệt đƣợc triển
32
khai mạnh dƣới thời Tổng thống B.Obama. Nga có sự phục hồi kinh tế ấn tƣợng
và khôi phục vai trò, ảnh hƣởng vốn có của mình. Ấn Độ cũng có sự phát triển
vƣợt bậc về kinh tế và muốn vƣơn lên thành cƣờng quốc khu vực; tích cực thực
hiện chính sách hƣớng Đông nhằm khôi phục ảnh hƣởng ở khu vực Đông Nam Á.
Nhật Bản từ lâu đƣợc xem là ngƣời khổng lồ về kinh tế nhƣng lại là kẻ tí hon về
chính trị, nên muốn thay đổi hình ảnh của mình bằng cách gây dựng ảnh hƣởng
chính trị trên thế giới, đặc biệt là tại khu vực Đông Nam Á. Đặc biệt, trong giai
đoạn 1991 - 2005, Mỹ không chú ý đến Đông Nam Á, đã giúp Trung Quốc có cơ
hội và điều kiện thuận lợi để thâm nhập gia tăng ảnh hƣởng ở khu vực này.
Đối với Đông Nam Á, trong thời gian gần đây, tốc độ tăng trƣởng kinh tế
và sự ổn định về mọi mặt của các quốc gia thành viên đóng vai trò chủ đạo, tạo
động lực quan trọng thúc đẩy ASEAN trở thành một liên kết khu vực năng động
và hiệu quả. Mặc dù còn nhiều khó khăn phải giải quyết, song nhìn chung khu
vực Đông Nam Á hiện nay vẫn là khu vực có sự phát triển hài hòa, hữu nghị và
ổn định. Tuy nhiên, khu vực CA-TBD nói chung và Đông Nam Á nói riêng vẫn
tiềm ẩn nhiều nguy cơ có thể gây ra khủng hoảng an ninh - chính trị và có thể
thấy môi trƣờng an ninh khu vực Đông Nam Á bấp bênh do Mỹ và Nga rút các
lực lƣợng quân sự, vấn đề Biển Đông, sự nổi lên của các vấn đề an ninh phi
truyền thống và quan hệ song phƣơng giữa các nƣớc ASEAN Mặt khác, cạnh
tranh chiến lƣợc giữa các nƣớc lớn ở khu vực có tăng lên, nhƣ cạnh tranh Trung
Quốc – Nhật Bản những năm 1990, Trung - Mỹ thập kỷ đầu Thế kỷ XXI. Đồng
thời, với sự vƣơn lên mạnh mẽ của Trung Quốc trong việc phô trƣơng sức mạnh
ra bên ngoài đã làm cho tình hình biển Đông Nam Á trở nên căng thẳng, điều đó
khiến các quốc gia trong khu vực thực hiện biện pháp bảo vệ chủ quyền lãnh hải
bằng quá trình hiện đại hóa nền an ninh quốc phòng, tăng cƣờng tiềm lực quân
sự, nhất là sức mạnh hải quân nhằm đối phó với Trung Quốc ở biển Đông. Tại
một số quốc gia Đông Nam Á nhƣ Thái Lan, Philippines, Myanmar,
Campuchia nền chính trị cũng có dấu hiệu không ổn định, nhiều phong trào
33
đấu tranh giữa các phe phái chính trị diễn ra liên tục đã dấy lên sự lo ngại cho
toàn khu vực, làm gia tăng nguy cơ sụp đổ của một số chính quyền. Không
những thế, khu vực này đang ngày càng bộc lộ sự cạnh tranh quyền lực hết sức
gay gắt của các nƣớc lớn, đặc biệt là Mỹ và Trung Quốc. Ngoài ra, sự đa dạng về
thể chế chính trị, tôn giáo, văn hóa càng làm cho quan hệ giữa các nƣớc thêm
phần phức tạp. Chính những nhân tố này có thể gây bất ổn tình hình chính trị, an
ninh tại khu vực trong tƣơng lai gần. Từ tình hình nêu trên gây ảnh hƣởng đa
chiều đến các nƣớc trong khu vực, trƣớc hết là các nƣớc đang phát triển nhƣ Việt
Nam, Lào, Campuchia; sự gia tăng ảnh hƣởng và cạnh tranh chiến lƣợc giữa các
nƣớc lớn nhƣ Mỹ, Trung Quốc, Nhật, Ấn Độ ở khu vực Đông Nam Á sẽ làm
tăng mức độ ràng buộc, lôi kéo, lệ thuộc vào các nƣớc lớn; và việc Campuchia
ngày càng lệ thuộc sâu hơn vào Trung Quốc theo mức độ tăng dần trong gần 30
năm qua đã cho thấy một khả năng ―một quốc gia thành viên ngả theo một nƣớc
lớn để phản đối và đi ngƣợc lại lợi ích chung Cộng đồng chung ASEAN‖ sẽ xảy
ra trong tƣơng lai gần.
1.2.1.2. Nhân tố Mỹ ở khu vực và Campuchia
Trong chiến lƣợc toàn cầu mới của Mỹ, Châu Á Thái Bình Dƣơng là một
trong những khu vực quan trọng nhất, chiếm hơn một nửa dân số thế giới và tại
đây có năm cƣờng quốc thế giới cùng song song tồn tại là Mỹ, Trung Quốc, Nga,
Ấn Độ, Nhật Bản và trong số đó có nƣớc nhƣ Trung Quốc có thể trở thành
những siêu cƣờng đe dọa và chiếm vị trí của Mỹ ở Châu Á - Thái Bình Dƣơng.
Chính quyền Clinton đã hoàn thành việc điều chỉnh chiến lƣợc toàn cầu mới từ
mô hình an ninh truyền thống chuyển sang mô hình an ninh tổng hợp, trọng điểm
chuyền dần sang Châu Á - Thái Bình Dƣơng. Khi G. W. Bush lên nắm quyền,
Mỹ lấy chủ nghĩa hiện thực truyền thống làm cơ sở, theo đuổi lợi ích an ninh
tuyệt đối của Mỹ, thể hiện rõ chính sách coi Trung Quốc là đối thủ chiến lƣợc
chủ yếu, coi eo biển Đài Loan là khu vực tác chiến chủ yếu, nâng cấp quan hệ
đồng minh Mỹ - Nhật Bản lên vị trí số một, hâm nóng quan hệ Mỹ - Ấn Độ, làm
34
dịu quan hệ với Triều Tiên, thúc đẩy nhanh việc xây dựng hệ thống kiềm chế và
bao vây chiến lƣợc, lấy đồng minh Mỹ - Nhật Bản làm trung tâm. Mỹ điều chỉnh
chiến lƣợc ở Châu Á - Thái Bình Dƣơng là vì: (i) Ngăn chặn sự nổi lên của bất
kỳ liên minh hay cƣờng quốc nào có khả năng thách thức đến ƣu thế quân sự của
Mỹ trong khu vực; (ii) Mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế, đảm bảo sự lƣu thông
hàng hóa và tài nguyên giữa Châu Á - Thái Bình Dƣơng với Mỹ và sự an toàn
của đƣờng hàng không, đƣờng biển của Mỹ và các đồng minh trong khu vực;
(iii) Thúc ép các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dƣơng hợp tác chặt chẽ với Mỹ
trong các vấn đề an ninh, kinh tế, chính trị. Duy trì các cam kết an ninh với các
đồng minh, hợp tác với ASEAN để thăm dò các đƣờng hƣớng hợp tác an ninh
trong khu vực; (iv) Khuyến khích các nhà nƣớc cam kết cởi mở về chính trị, ủng
hộ dân chủ và nhân quyền theo các tiêu chuẩn của Mỹ [22; tr 25-26].
Việc Mỹ tuyên bố quay trở lại Châu Á hay chuyển trọng tâm chiến lƣợc
sang Châu Á - Thái Bình Dƣơng là quá trình diễn ra ngay sau khi Chiến tranh
Lạnh kết thúc và đƣợc thúc đẩy trong những năm gần đây do những biến đổi sâu
sắc của cục diện thế giới. Đến năm 2010 Trung Quốc đã vƣợt Nhật Bản trở thành
nền kinh tế đứng thứ hai thế giới; với sự “trỗi dậy” mạnh mẽ về kinh tế, thì tiềm
lực quân sự và quốc phòng của Trung Quốc cũng tăng mạnh, tạo sức ép an ninh
đối với các quốc gia Đông Nam Á và Nam Á. Trong khi đó chính quyền Bush
còn lo đối phó với chủ nghĩa khủng bố ở Afghanistan, chiến tranh Iraq và điều
này tạo nên một ―khoảng trống quyền lực‖ tại khu vực Châu Á, đặc biệt là Đông
Nam Á. Trung Quốc lợi dụng thời cơ này đã thực hiện nhiều chính sách nhằm
“tranh giành ảnh hưởng” đối với Mỹ.
Campuchia và Mỹ thiết lập quan hệ ngoại giao từ năm 1950, trải qua
nhiều thăng trầm, đến tháng 11/1991 hai bên mới khôi phục lại quan hệ ngoại
giao chính thức bằng việc Mỹ mở cửa lại Văn phòng ngoại giao tại Phnom Penh
và nâng cấp văn phòng đại diện thành Đại sứ quán vào năm 1993. Tuy nhiên, do
bất ổn chính trị ở Campuchia năm 1997, quan hệ hai nƣớc xấu đi nghiêm trọng,
35
Mỹ đã tạm dừng viện trợ cho chính quyền trung ƣơng của Thủ tƣớng Hun Sen,
chấm dứt mọi hỗ trợ quốc phòng và phản đối các khoản cho vay của các thể chế
tài chính quốc tế trừ các nguồn vốn nhân đạo cho các nhu cầu tối thiểu của con
ngƣời. Quan hệ chính trị giữa Mỹ và Campuchia xấu đi nghiêm trọng và phải đợi
đến 10 năm sau lệnh trừng phạt kết thúc năm 2007, quan hệ hai nƣớc bắt đầu ấm
dần lên. Cùng với sự cải thiện quan hệ ngoại giao giữa Campuchia và Mỹ, đến
năm 2009, Mỹ đã đƣa Campuchia (cùng với Lào) ra khỏi ―danh sách đen thương
mại‖, sự kiện này đƣa quan hệ hai nƣớc bƣớc sang một trang phát triển mới.
Ngoại trƣởng Mỹ Hillary đã có chuyến thăm tới Phnom Penh vào tháng 11/2010,
sau đó Mỹ tích cực đẩy mạnh quan hệ chính trị ngoại giao hơn nữa với
Campuchia với việc Tổng thống Mỹ vừa mới tái đắc cử ông Barack Obama đã
có chuyến thăm Campuchia (cùng sau đó là Thái Lan và Myanmar) ngày
19/11/2012, đây là chuyến thăm đầu tiên của một Tổng thống Mỹ tới quốc gia
Đông Nam Á này. Chuyến thăm này, đánh dấu một mốc cao mới trong quan hệ
hai nƣớc và gửi đi một thông điệp về sự gia tăng ảnh hƣởng của Mỹ tới khu vực
nói chung và với Campuchia nói riêng, làm giảm vai trò ảnh hƣởng của Trung
Quốc tại khu vực. Theo đánh giá của nhiều nhà phân tích, mặc dù Campuchia
ngày càng thắt chặt quan hệ với Trung Quốc, nhƣng điều đó không có nghĩa là
mối quan hệ này gây trở ngại đến quan hệ Campuchia với Mỹ, Phnom Penh vẫn
tích cực đón nhận sự gia tăng hiện diện của Washington đối với mình [51].
Trong quan hệ với Mỹ sẽ đem lại cho Campuchia lợi thế trên nhiều
phƣơng diện. Thứ nhất, việc mở rộng quan hệ chính trị - ngoại giao, quân sự với
Mỹ sẽ cho phép Campuchia củng cố đƣợc chính sách đa phƣơng, đa dạng hóa,
tránh rơi vào tình trạng ―nhất biên đảo‖ với một quốc gia nào đó. Thông qua đó,
Campuchia giảm bớt đƣợc những lo ngại về an ninh với các quốc gia láng giềng.
Điều mà trong quá khứ, nhiều ngƣời Campuchia vẫn xem việc cân bằng quyền
lực giữa các nƣớc láng giềng là một khó khăn trong chính sách đối ngoại của họ.
Thứ hai, Campuchia có thể tận dụng đƣợc những ƣu thế trong việc thu hút đầu tƣ
và viện trợ phát triển nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế đất nƣớc, nhất là gia tăng
36
giá trị thƣơng mại. Bên cạnh đó, sự gia tăng quan hệ với Mỹ nhƣ là một nhân tố
đảm bảo cân bằng trong chính sách ngoại giao của Campuchia; đảm bảo có sự
―chống lƣng‖ của Mỹ và phƣơng Tây đối với đảng đối lập; đảm bảo duy trì
―kênh‖ quan hệ tốt đẹp với các quốc gia láng giềng, nhất là Thái Lan - quốc gia
đồng minh của Mỹ.
Như vậy, trong quan hệ ngoại giao giữa Campuchia và Mỹ trong gần 30
năm qua cho thấy sự quan tâm, chú ý của Mỹ đối với Campuchia là nhân tố lớn
tác động đến chính sách Campuchia của Trung Quốc nhƣ là ―đối trọng‖, ―cán
cân‖ để hai nƣớc lớn Trung - Mỹ tranh giành ảnh hƣởng tại quốc gia này.
1.2.2. Tình hình Trung Quốc
1.2.2.1. Chính sách đối ngoại
Trải qua hơn 35 năm cải cách mở cửa từ năm 1978 đến nay, Trung Quốc
trở thành ―một cƣờng quốc đang lên‖ với thế và lực đã đƣợc gia tăng ảnh hƣởng
rõ rệt trên trƣờng quốc tế và khu vực. Trung Quốc có nhiều tham vọng lớn nhằm
tăng cƣờng sức mạnh tổng hợp để trở thành một siêu cƣờng trên thế giới trong
một thế giới đa cực, đa trung tâm và đóng vai trò lãnh đạo ở khu vực Châu Á -
Thái Bình Dƣơng trong tƣơng lai. Đây là mục tiêu Trung Quốc theo đuổi một
cách kiên trì, nhất quán và mang tính nguyên tắc từ sau khi kết thúc Chiến tranh
Lạnh đến nay.
Để đạt đƣợc mục tiêu chiến lƣợc này, Trung Quốc thực hiện hai mục tiêu
cơ bản sau: Thứ nhất, tiếp tục duy trì tăng cƣờng sức mạnh tổng hợp từ kinh tế,
chính trị, quân sự đến văn hóa, giáo dục. Thứ hai, gia tăng vị thế của Trung Quốc
trên trƣờng quốc tế và khu vực. Để duy trì mục tiêu chiến lƣợc trên, Trung Quốc
đã tạo dựng đƣợc môi trƣờng quốc tế hòa bình, ổn định, tạo điều kiện thuận lợi
cho chiến lƣợc phát triển kinh tế đất nƣớc. Trung Quốc xây dựng đƣờng lối đối
ngoại hòa bình, độc lập, tự chủ và mang đặc sắc Trung Quốc, đồng thời đƣa ra chỉ
thị và chiến lƣợc ngoại giao: ―Ngoạ...ngày 13/11/2000
中国和柬埔寨关于双边合作框架的联合声明 2000 年 11 月 13 日下午
在金边签署并公布。联合声明全文如下:
中华人民共和国和柬埔寨王国(以下简称“双方”)自一九五八年七
月十九日建交以来,由中国历代领导人和诺罗敦·西哈努克国王陛下共同
培育的中柬友谊不断加强,双边关系日益密切。双方在政治、经济、文化
、教育及其它领域的频繁交往增进了中柬友谊和团结。
双方强调,中柬关系是建立在相互尊重主权、独立、文化和传统以及相
互信赖和相互支持基础上的。中柬传统友谊得到两国人民的支持,有着强大
的生命力和发展潜力。进一步加强两国之间业已存在的友好合作关系不仅符
合两国和两国人民的根本利益,也有助于本地区的和平、稳定和繁荣。
双方认为,深深植根于两国和两国人民之间、不断发展的中柬传统友谊
应该世代传承下去。在新世纪的开端,双方决心发展更密切的双边关系,
并为各自的社会经济发展提供更大的机会。为此,特声明如下:
一、双方确认,《联合国宪章》、和平共处五项原则、《东南亚友好
合作条约》所确立的原则及公认的国际法原则,应成为指导双边关系的基
本准则。
二、双方同意保持两国高层领导人经常互访和接触,同时进一步加强
两国政府部门、议会、政党、军队和民间团体的友好交往与合作,以增进
相互信任和友谊,促进双边关系全面、稳定和深入发展。
三、双方同意加强两国年度外交磋商机制及两国外交部各个层次的交
流,就共同关心的双边、地区和国际问题交换意见。双方强调在东盟、东
168
亚区域合作、联合国等多边场合及在大湄公河次地区的社会经济发展方面
加强合作。
四、双方十分重视发展双边经贸关系,将根据有关的国内和国际法,
在平等互利的基础上寻求一切机会扩大两国经贸合作,以使双方受益。
五、双方同意根据两国的相关法律法规为进一步促进中柬经贸合作
创造有利条件和良好环境。为此,双方同意适时建立两国经贸联合工作委
员会。
六、根据两国政府促进和保护投资的协定,双方将鼓励在农业、工业
以及旅游业等双方共同感兴趣领域开展多种形式的合作。
七、双方将进一步扩大旅游领域的交流与合作,促进两国人民的友好
往来和相互了解。中方同意开放柬埔寨为中国公民出境旅游目的地,双方
将商定有关具体实施办法,推动两国旅游业的健康发展。
八、双方将增加在文化、教育、卫生、体育等领域的交流与合作,并
加强在联合国教科文组织及其它相关国际和地区组织中的协调与配合。
九、柬方重申继续奉行一个中国的政策,承认中华人民共和国政府是中
国的唯一合法政府,台湾是中国领土不可分割的一部分,并继续支持中国的
和平统一大业。中方重申尊重柬埔寨王国的独立、主权和领土完整。
十、双方一致认为,当前的国际形势正发生着深刻变化,和平与发展
成为当今世界的两大主题,国际关系民主化反映了各国的普遍要求。双方
强调,《联合国宪章》的宗旨和原则、和平共处五项原则等公认的国际关
系基本准则必须得到所有国家的尊重,联合国在国际事务中的主导地位应
得到维护和加强。各国的事情应由各国人民自己去处理,任何国家无权以
任何借口干涉其它主权国家的内部事务。双方表示,将共同致力于加强广
大发展中国家的团结与合作,维护自身权益。
十一、双方同意根据双边引渡条约和有关国际公约进行密切合作,打击
169
跨国有组织犯罪、毒品走私、洗钱、非法移民和一方公民在另一方国土上
的犯罪活动。
十二、双方重申各国有权选择自己的政治和社会制度,有权要求建立
一个更加公正合理的国际政治经济新秩序,确保世界和平与稳定。
本声明于二 000 年十一月十三日在金边签署。
中华人民共和国代表 柬埔寨王国代表
钱其琛 萨 肯
Nguồn: \
170
PHỤC LỤC 2
Tuyên bố chung Trung Quốc - Campuchia ngày 08 tháng 4 năm 2006
JOINT COMMUNIQUE BETWEEN THE GOVERNMENT OF THE
PEOPLE'S REPUBLIC OF CHINA AND THE GOVERNMENT OF THE
KINGDOM OF CAMBODIA
1. Premier Wen Jiabao of the State Council of the People's Republic of
China paid an official visit to Cambodia from April 7 to 8, 2006, at the invitation
of Samdech Prime Minister Hun Sen of the Government of the Kingdom of
Cambodia.
During his visit, Premier Wen Jiabao held talks with Samdech Prime
Minister Hun Sen, called on His Majesty Preah Bath Samdech Preah
Baromneath Norodom Sihamoni, king of Cambodia, and met with Samdech
Chea Sim, president of the Senate, and Samdech Heng Samrin, president of the
National Assembly. The two sides had in-depth exchange of views on
strengthening bilateral relations and international and regional issues of mutual
interest in a cordial and friendly atmosphere and reached broad agreement. The
visit ended with full success.
The two sides signed the following documents:
(1) Agreement on Economic and Technical Cooperation between the
Government of the People's Republic of China and the Royal Government of
Cambodia.
(2) Agreement on Cooperation between the Government of the People's
Republic of China and the Government of the Kingdom of Cambodia in
Combating Transnational Crime.
(3) Memorandum of Understanding between the Ministry of Health of the
People's Republic of China and the Ministry of Health of the Kingdom of
Cambodia on Cooperation in the Field of Health.
171
(4) Memorandum of Understanding on the Construction of Greater
Mekong Sub-region Information Superhighway Network Cambodian Section
between the Ministry of Information Industry of People's Republic of China and
the Ministry of Posts and Telecommunications of the Kingdom of Cambodia.
(5) Agreement between the State Administration of Cultural Heritage of
the People's Republic of China and the Authority for the Protection and
Management of Angkor and the Region of Siem Reap of the Kingdom of
Cambodia on the Second-Phase Project of the Joint Protection of Angkor
Temples.
(6) Exchange of Notes on the Provisions of 30 Fire Trucks to the Royal
Government of Cambodia by the Government of the People's Republic of China.
(7) Exchange of Notes on the Provision of One Unit of THSCAN Mobile
Container Scanning System to the Royal Government of Cambodia by the
Government of the People's Republic of China.
(8) Exchange of Notes on the Survey Study of the Project of
Establishment of National Botanical Garden in Cambodia.
(9) The General Loan Agreement Regarding the Utilization of 200 Million
U.S. dollar Preferential Buyer's Credit from the Government of the People's
Republic of China to the Government of the Kingdom of Cambodia between the
Export and Import Bank of China and the Ministry of Economy and Finance of
the Kingdom of Cambodia.
(10) Government Concessional Loan Agreement between the Export and
Import Bank of China as Lender and the Ministry of Economy and Finance of
the Kingdom of Cambodia as Borrower on the Project of Upgrading Cambodian
National Telecom Network.
2. The two sides reviewed the growth of China-Cambodia relations since
the establishment of diplomatic relations. They were delighted to see the
continuous growth of China-Cambodia friendship forged and nurtured by
172
successive Chinese leaders and His Majesty Norodom Sihanouk, the King Father
of Cambodia. They expressed satisfaction with the fruitful bilateral cooperation
based on the Five Principles of Peaceful Coexistence in the political, economic,
social, cultural and other fields.
The two sides briefed each other on the domestic developments of the
situation in their respective countries. The Chinese side congratulated the people
of Cambodia on the remarkable achievements they had made in maintaining
political stability, consolidating national unity, promoting economic growth and
expanding external ties under the leadership of His Majesty Preah Bath Samdech
Preah Baromneath Norodom Sihamoni and the Government of the Kingdom of
Cambodia headed by Samdech Prime Minister Hun Sen. The Chinese side
reiterated its respect for the independence, sovereignty and territorial integrity of
the Kingdom of Cambodia and the path of development embarked upon by the
people of Cambodia in accordance with their national conditions and its
readiness to continue to assist in Cambodia's economic development to the best
of its capability.
The Cambodian side highly appreciated the achievements made by China
in its reform, opening-up and modernization drive and supported China's
initiative to build a Harmonious Asia and the efforts it had made towards this
end. Both sides were confident that China's development is conducive to peace,
stability and development in both the region and the world at large.
The Cambodian side reiterated that there is but one China in the world,
that the Government of the People's Republic of China is the sole legal
government representing China and that Taiwan is an inalienable part of Chinese
territory. The Cambodian side reaffirmed its commitment to the one China
policy, opposition to "Taiwan Independence" in any form, including the "De Jure
Taiwan Independence" and its support to all efforts made by the Chinese
Government in safeguarding sovereignty and territorial integrity, and expressed
173
hope for China's early reunification. The Chinese side expressed its sincere
thanks for the understanding and support from the Cambodian side.
3. Both sides were of the view that strengthening the good neighborly and
friendly relations of cooperation between the two countries in the new era is of
both current important and long-term strategic significance as it serves the
fundamental interests of the two peoples and enhances peace, stability and
development of the region. Towards this end, the two governments decided to
establish a Comprehensive Partnership of Cooperation between China and
Cambodia. The two sides agreed on the following:
(1) Consolidating traditional friendship and enhancing mutual trust. The
traditional friendship forged and cultivated by the leaders of the two countries is
a valuable asset of the two peoples, which should be enriched in the new century.
To deepen mutual understanding and trust, the two sides will maintain high-level
exchange of visits and enhance friendly exchanges and cooperation between
government departments, parliaments, political parties, armed forces, local
governments and non-governmental organizations. The two sides decided to hold
serial activities to mark the 50th anniversary of diplomatic relations in 2008 to
enhance the mutual understanding and friendship between the two peoples, the
youth in particular, to ensure China-Cambodia friendship will be passed on from
generation to generation.
(2) Promoting economic cooperation and trade and achieving common
development. Economic cooperation and trade have increasingly served as the
basis of and engine for the continued growth of China-Cambodia relations. The
two sides will, on the basis of mutual respect, fully tap the potential of bilateral
cooperation, draw on their respective strengths and carry out win-win
cooperation.
Enhancing the role of China-Cambodia Economic and Trade Cooperation
Joint Committee in planning, coordinating and promoting in a comprehensive
174
way bilateral economic cooperation and trade, and improving the performance
and efficiency of bilateral cooperation.
Exploring new channels for conducting bilateral trade, ensuring its steady
growth, and striving to obtain the goal of 1 billion US dollars' worth of trade by
the year 2010. The Cambodian side expressed its thanks for the preferential tariff
treatment for 418 Cambodian products provided by the Chinese side. The
Chinese side will continue to take steps to increase its import from Cambodia.
Supporting cooperation of diverse forms between enterprises of the two
countries for long-term mutual benefit. The Chinese side supported established
Chinese enterprises in strengthening cooperation with the Cambodian enterprises
in infrastructure, mineral, gas and oil exploration, manufacturing, processing of
textiles and other fields. The Cambodian side welcomed Chinese enterprises'
participation in Cambodia's economic development and would facilitate trade,
investment and other business activities carried out by Chinese enterprises in
Cambodia.
(3) Promoting comprehensive cooperation in more areas. The two sides
agreed to boost exchanges and cooperation in agriculture, transportation, culture,
education, health, information industry, sports, tourism and training as well as
local and people-to-people exchanges. The two sides supported the friendship
association in the two countries in playing a bigger role in promoting people-to-
people exchanges.
They also welcomed the forming of Sister City Relationship between
Shanghai and Phnom Penh, and the forming of Sister Province relationship
between Hainan Province and Kampong Cham Province and between Yunnan
Province and Siem Reap Province. They supported more cooperation and
exchanges between the two countries at the provincial and municipal levels.
(4) Enhancing party-to-party and parliamentary exchanges and the sharing
of experience in governance. Both being developing countries, China and
175
Cambodia face the common task of developing economy, increasing national
strength and improving people's livelihood.
The two sides agreed to enhance the friendly exchanges between political
parties and parliaments of the two countries at various levels and share
experience in governance through various channels so as to draw upon each
other's strengths and achieve common development.
(5) Expanding military exchange and strengthening cooperation on non-
traditional security issues. The two sides agreed to expand their military ties.
Cooperation on non-traditional security issues would be strengthened in
accordance with the Agreement on Cooperation between the Government of the
People's Republic of China and the Government of the Kingdom of Cambodia in
Combating Transnational Crime.
(6) Strengthening coordination both bilaterally and multilaterally to
safeguard shared interests. The two sides agreed to strengthen bilateral
diplomatic consultation, exchange views on major international and regional
issues on a timely basis and maintain close coordination and collaboration to
safeguard their shared interests and contribute to peace, stability and
development in the region and the rest of the world.
i. Strengthening coordination and collaboration in the United Nations and
other international organizations. The two sides were of the view that in
reforming of the UN Security Council, the principle of democracy in
international relations, should be pursued, high priority should be given to
increasing the representation of developing countries, and the broadest possible
agreement should be reached on the basis of extensive consultation.
ii. Working together to promote the ASEAN-China strategic partnership
for Peace and Prosperity, implement the Action Plan for ASEAN-China
Strategic Partnership and speed up the establishment of ASEAN-China Free
176
Trade Area. The Chinese side reiterated its support for ASEAN's leading role in
East Asia cooperation.
The Chinese side appreciated the positive role Cambodia played in
advancing ASEAN-China cooperation during its term as the Chairman of the
ASEAN Standing Committee and the country coordinator for ASEAN-China
Dialogue Relations. The two sides expressed readiness to make full preparation
for the ASEAN-China Commemorative Summit and other activities marking the
15th anniversary of ASEAN-China Dialogue Relations.
iii. Strengthening coordination and cooperation in regional and global
mechanisms including ASEAN+3, the East Asia Summit, the Greater Mekong
Sub-region Economic Cooperation Program, the Asia Cooperation Dialogue, the
ASEAN Regional Forum, the Asia-Europe Meeting, the Forum for East Asia and
Latin America Cooperation, and the World Trade Organization. The Chinese
side expressed hope to see Cambodia become an APEC member at an early date.
4. Both sides were satisfied with the important achievement made during
Premier Wen Jiabao's visit to Cambodia and agreed thatthe visit had elevated the
bilateral relationship to a new height.
Premier Wen Jiabao thanked the Cambodian Government and people for
their kind hospitality and warm reception.
Premier Wen Jiabao extended an invitation to Samdech Prime Minister
Hun Sen to attend the ASEAN-China Commemorative Summit and the China-
ASEAN Exposition to be held in Nanning, China this year. Samdech Prime
Minister Hun Sen accepted the invitation with pleasure and appreciation.
Phnom Penh, April 8, 2006.
Nguồn:
Nguồn:
177
PHỤ LỤC 3
Tuyên bố chung Trung Quốc - Campuchia ngày 2 tháng 4 năm 2012
178
179
180
18 1
182
183
Nguồn:
Nguồn:
0/gjlb_663354/2696_663396/2698_663400/
184
PHỤ LỤC 4
Thông báo báo chí chung giữa Trung Quốc - Campuchia, ngày 09/4/2013
中华人民共和国和柬埔寨王国联合新闻公报(全文)
一、应中华人民共和国国务院总理李克强邀请,柬埔寨王国首相洪
森于 2013 年 4 月 6 日至 10 日对中国进行正式访问。访问期间,国家主
席习近平会见了洪森首相,国务院总理李克强同洪森首相会谈,全国人
大常委会委员长张德江会见了洪森首相。
二、双方一致认为,中柬建交 55 年来,由毛泽东、周恩来等中国老
一辈领导人和诺罗敦·西哈努克太皇共同缔造和精心培育的中柬传统友谊
历久弥坚,不断发扬光大。双方高度评价 2010 年中柬关系提升为全面
战略合作伙伴关系以来,两国在政治、经济、社会、人文等各领域合作
取得的新进展。
双方同意成立两国政府间协调委员会,共同落实好此访期间签署的
《关于落实中柬全面战略合作伙伴关系的行动计划》,统筹协调和全面
深化各领域务实合作,推动中柬全面战略合作伙伴关系取得更大发展。
三、2013 年是中柬建交 55 周年和“中柬友好年”,双方已就有关活
动方案达成一致,宣布启动“中柬友好年”,同意共同办好各项活动,扩
大友好交流,增进两国人民相互了解和友好感情。
四、双方同意,继续保持高层交往势头,加强政府、议会和政党之
间的交流与合作,深化治国理政经验交流,加强多层次沟通协调。
185
双方同意,进一步加强两国外交部合作,落实好两国外交部合作议
定书,定期举行中柬外交磋商,就双边关系和共同关心的问题保持密切
沟通。进一步密切两国防务、执法安全等领域合作,维护各自国家安全
,维护地区和平稳定。
五、中方重申支持柬埔寨坚持独立自主,走符合自身国家利益的发
展道路。柬方重申继续坚定奉行一个中国政策,承认中华人民共和国政
府是代表全中国的唯一合法政府,台湾是中国领土不可分割的一部分,
反对任何形式的“台湾独立”,继续支持两岸关系和平发展和中国的和平
统一大业。
六、双方对两国经贸合作取得的长足进展表示满意,同意加强经济
发展战略协调,重点推进农业、交通基础设施、能源、电信、水利等领
域合作,提升两国经贸合作水平。双方同意采取切实有效措施,保持双
边贸易稳定增长,争取实现 2017 年双边贸易额 50 亿美元目标。中方将
继续鼓励有实力的中国企业在基础设施、农业、水利、工业、旅游、经
济特区和合作区建设、能源矿产等重点领域与柬方加强互利合作。
七、中方将继续支持柬发展旅游产业,鼓励更多中国公民赴柬旅游
。双方同意积极考虑扩大两国间航权安排,支持和推动双方空运企业增
加两国间的航线航班。
八、双方同意,加强在国际地区事务中的协调配合,共同维护广大
发展中国家的利益。中国重申支持东盟共同体建设和东盟在东亚合作中
的主导地位。中国赞赏柬埔寨长期以来为推动东亚合作和中国-东盟关系
发展所做的努力。
186
双方同意,继续加强在东盟与中日韩、东亚峰会、东盟地区论坛、
东盟防长扩大会、大湄公河次区域经济合作和亚洲合作对话等区域合作
机制中的协调配合。中方愿与柬方共同努力,以今年中国-东盟建立战略
伙伴关系 10 周年为契机,全面落实中国同东盟国家领导人达成的各项共
识,不断深化和拓展中国同东盟在政治、安全、经贸、互联互通、海洋
、社会人文等各领域合作,进一步提升中国-东盟战略伙伴关系,为地区
和平、稳定与繁荣做出更大贡献。双方认为,中国与东盟国家应共同努
力,继续全面落实《南海各方行为宣言》,积极开展南海务实合作,共
同维护南海和平与稳定。
九、双方对洪森首相访华取得的成果表示满意,一致认为此访对推
动两国关系发展具有重要意义。
洪森首相对访华期间受到中方热情友好接待表示感谢。
二 0 一三年四月九日于北京
Nguồn:
187
PHỤ LỤC 5
Điện mừng của Thủ tƣớng Trung Quốc Lý Khắc Cƣờng gửi Thủ tƣớng
Campuchia Hun Sen nhân kỷ niếm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao
giữa hai nƣớc
188
PHỤ LỤC 6
Điện mừng của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình gửi Hoàng thân
Norodom Sihamoni nhân kỷ niếm 55 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa
hai nƣớc
189
PHỤ LỤC 7
Điện mừng của Thủ tƣớng Hun Sen gửi ông Lý Khắc Cƣờng trở thành
Thủ tƣớng Trung Quốc
190
PHỤ LỤC 8
Điện mừng Thủ tƣớng Campuchia Hun Sen gửi ông Tập Cận Bình trở
thành Chủ tịch nƣớc CHND TQ
191
PHỤ LỤC 9
Tuyên bố chung giữa Trung Quốc và Campuchia
ngày 14 tháng 10 năm 2016
192
193
194
195
Nguồn:
196
PHỤ LỤC 10
Tuyên bố chung Trung Quốc - Campuchia ngày 17/5/2017
197
198
199
Nguồn:
200
PHỤ LỤC 11
Tuyên bố chung giữa Trung Quốc và Campuchia ngày 11 tháng 1 năm 2018
1. At the invitation of Samdech Akka Moha Sena Padei Techo Hun Sen,
Prime Minister of the Kingdom of Cambodia, Premier Li Keqiang of the State
Council of the People’s Republic of China paid an official visit to the Kingdom
of Cambodia from 10 to 11 January 2018. During the visit, Premier Li Keqiang
had royal audience with His Majesty Preah Bat Samdech Preah Boromneath
Norodom Sihamoni, King of Cambodia, held talks with Samdech Akka Moha
Sena Padei Techo Hun Sen, Prime Minister of the Kingdom of Cambodia, and
laid wreathes at the Monument of Independence and paid tribute and respect at
the Royal Memorial of His Majesty Preah Bat Samdech Preah Norodom
Sihanouk ―Preah Borom Ratanak Kaudh‖, the late King-Father of Cambodia.
The two sides had in-depth exchanges of views on bilateral relations and
international and regional issues of common concern, reaching broad consensus.
The visit achieved full success and vigorously pushed forward the Cambodia-
China Comprehensive Strategic Partnership of Cooperation.
2. The Chinese side extended warm congratulations to the Cambodian
side on its remarkable achievements in national development and international
cooperation, reiterated its respect for the independence, sovereignty and
territorial integrity of Cambodia, and reaffirmed its support to the Cambodian
people in selecting a development path which suits their national conditions. The
Chinese side expressed the willingness to provide necessary assistance to
Cambodia in maintaining stability, realizing development and improving
people’s livelihood, as well as the wish and belief that the Cambodian people
would make new progress in national construction with the blessing of His
Majesty Preah Bat Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni, King of
201
Cambodia and under the leadership of the Government of the Kingdom of
Cambodia headed by Samdech Techo Prime Minister Hun Sen.
The Cambodian side extended warm congratulations to the full success of
the 19thNational Congress of the Communist Party of China, spoke highly of Xi
Jinping Thought on Socialism with Chinese Characteristics for a New Era as a
guidance of action for the entire Party, and sincerely wished and believed that
the Chinese people, under the leadership of the CPC Central Committee with
Secretary-General Xi Jinping as its core, would march on steadfastly towards
the Two Centenary Goals and develop China into a great modern socialist
country which is prosperous, strong, democratic, culturally advanced,
harmonious and beautiful. The Cambodian side reaffirmed its resolute adherence
to the One-China policy, and its support to the Chinese government’s efforts to
safeguard national sovereignty and territorial integrity.
3. Both sides spoke highly of the remarkable progress of bilateral relations
in the past 60 years since the establishment of their diplomatic relations, and
noted with satisfaction that, under the joint efforts of the two countries,
Cambodia-China traditional friendship had been carried forward and enhanced.
There have been frequent high-level contacts, deepened mutually beneficial
cooperation, active people-to-people and cultural exchanges and close
coordination on multilateral occasions between the two sides. Cambodia-China
relations have experienced comprehensive and profound development, bringing
substantial interests to the two peoples, and making positive contribution to
regional and global peace and prosperity.
Both sides agreed that to promote all-dimensional, wide-ranging and in-
depth development of Cambodia-China relations is in conformity with common
aspiration and fundamental interests of the two peoples, and conducive to local
peace, stability and development. The two sides would carry on past traditions
and take the 60thanniversary of the establishment of diplomatic relations as an
202
opportunity for forging a Cambodia-China community of common destiny with
strategic significance.
4. The two sides agreed to advance Cambodia-China Comprehensive
Strategic Partnership of Cooperation in the new era from the following aspects:
(1) To continue close high-level contacts, enhance strategic
communication, and bear in mind the general course of Cambodia-China
friendly cooperation. China will continue to facilitate His Majesty Preah Bat
Samdech Preah Boromneath Norodom Sihamoni and Her Majesty Queen Mother
Norodom Monineath for physical examination and recuperation in China, and
welcomes Samdech Techo Prime Minister Hun Sen and other Cambodian
leaders to visit China in flexible and various forms. Chinese leaders are willing
to visit Cambodia at a time convenient for both sides.
(2) To put into full play the role of the Inter-governmental Coordination
Committee between Cambodia and China, and hold the 5thmeeting of the
committee in due course, in order to enhance macro guidance on and overall
coordination of the cooperation in various fields between the two countries. The
two Foreign Ministries, as the leading departments of the committee, should
increase the efforts in mapping out and implementing plans for further development
of bilateral relations, fully implement the Agreement on Strengthening Cooperation
Under New Circumstances between the two Foreign Ministries.
(3) To maintain exchanges at all levels of the two defense and law
enforcement departments, enhance pragmatic cooperation in such areas as
training, equipment, medical service, logistics, and multilateral security, and
deepen cooperation in combating transnational crimes, human trafficking, cyber
crime, terrorism as well as in anti-drug operation, capacity building of law
enforcement and case investigation.
(4) To speed up the effective alignment of ―Belt and Road Initiative‖ and
13thFive-Year Plan with Cambodia’s Rectangular Strategy, National Strategic
203
Development Plan and 2015-2025 Industrial Development Policy, to fully
implement the Outline Plan for Jointly Promoting Cooperation on the Belt and
Road Initiative, and to concretely promote production capacity and investment
cooperation.
The two sides agreed to give full play to the guiding role of economic and
trade cooperation committee between the two governments, support enterprises
of the two countries to have diversified and long-term mutually beneficial
cooperation.
Both sides also agreed to elevate the scale and level of bilateral trade, so
as to achieve the goal of $6 billion trade volume in 2020 as scheduled. The
Chinese side would organize trade promotion activities and expand import from
Cambodia. The Chinese side welcomes Cambodian government and enterprises
to attend the first China International Import Expo in China. China welcomed on
China market more Cambodian agricultural products that meet both Chinese
inspection and quarantine standards and consumer needs. To strengthen the
cooperation in the field of sanitary and phytosanitary (SPS). The Chinese side
would continue to assist Cambodia in such development areas as transportation,
water conservancy, demining, education and medical service, actively promote
the construction of the Morodok Techo multifunctional Stadium, Cambodia-
China Friendship Medical Building in Phnom Penh and Tboung Khmum
Provincial Hospital and other projects related to people’s livelihoods. The two
sides will advance the implementation of the Memorandum of Understanding on
Strengthening Infrastructure Cooperation, support companies with high
capability and credibility in strengthening cooperation in key fields such as
infrastructure, agriculture, water and energy resources, telecommunication,
industry and tourism, promote the construction and operation of Sihanoukville
Special Economic Zone, and actively participate in the construction of such
204
projects as the Phnom Penh – Sihanoukville Expressway and the new airport in
Siem Reap.
Both sides agreed to vigorously push forward agricultural cooperation,
jointly formulate the national modern agriculture development plan of
Cambodia, establish a modern agricultural cooperation, demonstration park and
advanced-processing zone for agricultural products, boost the development of
processing, storage and logistics sectors for Cambodian agricultural products,
and extend the industrial chain for agriculture.
(5) To host the serial celebration events of the 60thanniversary of the
establishment of diplomatic relations between Cambodia and China, aiming to
enhance the mutual understanding and friendly relations between the .two
peoples, particularly between the young generations. To strengthen cooperation
in science and technology, education, culture, and health at local level. The
Chinese side will continue to provide more Chinese governmental scholarships
to the Cambodian side and train young technical talents from Cambodia. The
Cambodian side will continue to support the operation of such institutions as
China Culture Center and Confucius Institute in Cambodia. Both sides will
actively support counterpart friendship associations and institutions, think-tanks,
media and NGOs to play a bigger role in promoting people-to-people exchanges.
Both sides also agreed to effectively implement the Memorandum of
Understanding on Tourism Cooperation (2017-2020) with a view to achieve 2
million Chinese tourists to visit Cambodia by 2020. The Chinese side will
continue to provide assistance to the conservation and restoration of the ancient
Angkor heritage, the Preah Vihear Temple and other cultural complexes in
Cambodia.
(6) To strengthen coordination and cooperation within the frameworks of
Mekong-Lancang Cooperation, ASEAN-China Cooperation and other
mechanisms, jointly push forward the construction of an ever closer ASEAN-
205
China community of common destiny, so as to make greater contributions to
upholding regional and global stability, development and prosperity. China
congratulated Cambodia for successfully hosting the 2nd Mekong-Lancang
Leaders’ Meeting in Phnom Penh and expressed appreciation for the active and
significant role played by Cambodia in this growing sub-regional cooperation
framework. Cambodia appreciated China’s strong spirit of partnership and
unwavering support to Cambodia’s co-chairmanship, which has contributed to
the success of the Meeting.
Both sides expressed satisfaction for the stable and continuous sound
momentum of the situation in the South China Sea, and called on relevant parties
to continue to fully and effectively implement the Declaration on the Conduct of
Parties in the South China Sea (DOC),deepen pragmatic maritime cooperation,
promote the consultation on the Code of Conduct in the South China Sea (COC)
for an early conclusion on the basis of mutual consensus, and build the South
China Sea into a sea of peace, friendship and cooperation.
5. The two leaders witnessed the signing of 19 cooperation documents
including the MoU on Further Promoting the Development of Cambodia-China
Technology Transfer Center, MoU for Cooperation in Quality Promotion,
Agreement on Economic and Technical Cooperation, Exchange of Notes on
Restoration Project of Royal Palace in Angkor, MoU on the Project of ―Love
Heart Journey‖ in Cambodia, MoU on Joint Formulation of the Plan on Modern
Agriculture Development in Cambodia, Agreement on Establishment of High
Value Tree Species Breeding Center in Cambodia, etc.
6. Both sides are of the view that the important and fruitful outcomes of
the visit have further consolidated Cambodia-China traditional friendship,
deepened pragmatic cooperation in various fields, and pushed the Cambodia-
China Comprehensive Strategic Partnership of Cooperation to a new high.
206
Premier Li Keqiang expressed appreciation for the warm and friendly
hospitality extended by the Government of the Kingdom of Cambodia and
people of Cambodia during the visit, and invited Samdech Techo Prime Minister
Hun Sen to visit China again in the future. Samdech Techo Prime Minister Hun
Sen expressed thanks and accepted the invitation with pleasure.
Phnom Penh, January 11, 2018
Nguồn: