BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
------------------
VŨ DUY THÀNH
CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI BIỂN ĐÔNG
TỪ SAU ĐẠI HỘI 18 ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC:
NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM
LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ
MÃ SỐ: 9310206
HÀ NỘI – 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NGOẠI GIAO
HỌC VIỆN NGOẠI GIAO
------------------
VŨ DUY THÀNH
CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI BIỂN ĐÔNG
TỪ SAU ĐẠI HỘI 18 ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC:
N
198 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 534 | Lượt tải: 2
Tóm tắt tài liệu Luận án Chính sách của Trung Quốc đối với biển Đông từ sau đại hội 18 đảng cộng sản trung quốc: Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM
Chuyên ngành : Quan hệ quốc tế
Mã số : 9 31 02 06
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. GS. TS. Nguyễn Vũ Tùng
2. GS. TS. Phạm Quang Minh
Hà Nội - 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan: Luận án này là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các
kết quả và thông tin nêu trong luận án này là trung thực. Những kết quả nghiên cứu
của luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả
Vũ Duy Thành
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin chân thành cảm ơn GS. TS Nguyễn Vũ Tùng và GS. TS
Phạm Quang Minh đã trực tiếp hướng dẫn và động viên tôi hoàn thành chặng
đường nghiên cứu nhiều gian nan nhưng cũng rất thú vị này. Tôi xin bày tỏ lời
cảm ơn chân thành tới GS. TS Nguyễn Thái Yên Hương vì đã luôn đồng hành,
tạo động lực và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập từ chương trình Thạc sỹ
đến Tiến sỹ. Tôi xin cảm ơn Khoa sau Đại học, Học viện Ngoại giao, nhất là TS
Đỗ Thị Thanh Bình và Thạc sỹ Hà Huyền Trang đã giúp đỡ nhiệt tình, tích cực
và dành nhiều khích lệ tinh thần để tôi hoàn thành Luận án.
Tôi xin chân thành cảm ơn các Giáo sư, thầy cô giáo, các nhà nghiên cứu,
chuyên gia, học giả công tác tại Học viện Ngoại giao, các trường Đại học Khoa
học xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Đại học Sư phạm Hà Nội,
Viện Nghiên cứu Trung Quốc - Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, Viện
Quan hệ quốc tế - Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh đã chia sẻ, cho tôi
nhiều kiến thức, kinh nghiệm và góp ý rất quý báu.
Về phía Bộ Ngoại giao, tôi xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè
tại các Vụ Đông Bắc Á, Vụ Châu Mỹ, Viện Nghiên cứu Chiến lược và Viện Biển
Đông (Học viện Ngoại giao), nhất là TS Đỗ Thanh Hải và TS Đỗ Nam Trung.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới gia đình, bố mẹ hai bên
nội ngoại và đặc biệt là vợ tôi Nguyễn Thị Nguyệt Minh và hai con Thành
Trung, Minh Khuê đã luôn ở bên tôi những lúc vất vả, khó khăn và tạo mọi điều
kiện thuận lợi để tôi yên tâm làm việc, nghiên cứu.
Hà Nội, ngày tháng năm 2021
Tác giả
Vũ Duy Thành
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CHÍNH SÁCH
CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI BIỂN ĐÔNG TỪ SAU ĐẠI HỘI 18 ........ 16
1.1. Cơ sở lý luận ............................................................................................ 16
1.1.1. Nền tảng lý thuyết về quan hệ quốc tế của thế giới và các tư tưởng
của Trung Quốc ............................................................................................ 16
1.1.1.1. Chủ nghĩa hiện thực .................................................................... 16
1.1.1.2. Chủ nghĩa tự do .......................................................................... 19
1.1.1.3. Chủ nghĩa kiến tạo ...................................................................... 20
1.1.1.4. Tư tưởng kinh điển và văn hóa chiến lược của Trung Quốc ...... 21
1.1.2. Cách tiếp cận và khung phân tích chính sách .................................... 25
1.2. Cơ sở thực tiễn ......................................................................................... 28
1.2.1. Những nhân tố bên trong ................................................................... 28
1.2.1.1. Sự mở rộng phạm vi lợi ích cùng đà gia tăng sức mạnh tổng thể .... 28
1.2.1.2. Thể diện và uy thế nước lớn ........................................................ 31
1.2.1.3. Sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc ............................................. 32
1.2.1.4. Các chủ thể tác động đến chính sách của Trung Quốc về vấn đề
Biển Đôngsau Đại hội 18 ........................................................................ 34
1.2.2. Những nhân tố bên ngoài ................................................................... 41
1.2.2.1. Mỹ và các cường quốc khác ở khu vực ....................................... 41
1.2.2.2. Phản ứng của các bên tranh chấp liên quan .............................. 48
1.2.2.3. Phản ứng của cộng đồng quốc tế ............................................... 50
Tiểu kết ................................................................................................................ 51
CHƢƠNG 2: CHÍNH SÁCH CỦA TRUNG QUỐC ĐỐI VỚI BIỂN ĐÔNG
TỪ SAU ĐẠI HỘI 18 ĐẢNG CỘNG SẢN TRUNG QUỐC ......................... 53
2.1. Chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông giai đoạn trƣớc Đại hội
18 ...................................................................................................................... 53
2.1.1. Biển Đông trong chiến lược biển của Trung Quốc ............................ 53
2.1.2. Chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông ................................ 55
2.1.2.1. Cách giới lãnh đạo Trung Quốc nhìn nhận, xác định lợi ích của
Trung Quốc ở Biển Đông ........................................................................ 55
2.1.2.2. Mục tiêu và yêu sách của Trung Quốc ở Biển Đông .................. 61
2.1.2.3. Cách thức triển khai chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông 63
2.2. Những điều chỉnh quan trọng nhất của Trung Quốc đối với Biển
Đông từ sau Đại hội 18 đến nay .................................................................... 67
2.2.1. Những điều chỉnh ở tầm chiến lược ................................................... 67
2.2.2. Những điều chỉnh ở tầm chiến thuật .................................................. 71
2.2.2.1. Về phương châm triển khai ......................................................... 71
2.2.2.2. Về chính trị - ngoại giao ............................................................. 73
2.2.2.3. Về hành động trên thực địa ........................................................ 75
2.2.2.4. Về pháp lý, thông tin tuyên truyền và tâm lý chiến .................... 79
2.2.3. Nguyên nhân điều chỉnh chính sách .................................................. 83
2.3. Kết quả triển khai chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông từ
sau Đại hội 18 .................................................................................................. 86
2.3.1. Những thuận lợi đạt được .................................................................. 86
2.3.1.1. Trên thực địa ............................................................................... 86
2.3.1.2. Vềthúc đẩy hợp tác với các bên tranh chấp ............................... 88
2.3.1.3. Về chính trị - ngoại giao ............................................................. 89
2.3.2. Những tồn tại, hạn chế ....................................................................... 91
Tiểu kết .............................................................................................................. 101
CHƢƠNG 3: NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ĐỐI VỚI VIỆT NAM ............. 103
3.1. Dự báo chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông đến năm 2030 ... 103
3.1.1. Những nội hàm chính sách dự kiến tiếp tục được kế thừa .............. 104
3.1.2. Khả năng tiếp tục điều chỉnh chính sách ......................................... 107
3.1.3. Những biến số nằm ngoài dự đoán .................................................. 109
3.2. Tầm quan trọng của Biển Đông đối với Việt Nam ............................ 111
3.2.1. Các lợi ích quan trọng của Việt Nam ở Biển Đông ......................... 111
3.2.2. Mục tiêu của Việt Nam ở Biển Đông .............................................. 112
3.3. Những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam ............................................... 116
3.3.1. Tác động không thuận ...................................................................... 116
3.3.2. Tác động thuận ................................................................................. 121
3.3.3. Những lựa chọn chính sách khó khăn của Việt Nam ...................... 124
3.4. Một số gợi ý chính sách ........................................................................ 133
3.4.1. Gợi ý cách tiếp cận mới đối với vấn đề Biển Đông ......................... 134
3.4.2. Gợi ý về phương châm và cách thức triển khai chính sách ............. 137
3.4.3. Một số biện pháp cụ thể ................................................................... 140
3.4.3.1. Về chính trị - ngoại giao ........................................................... 140
3.4.3.2. Về pháp lý ................................................................................. 141
3.4.3.3. Hoạt động hợp tác trên thực địa ............................................... 142
3.4.3.4. Về quân sự ................................................................................ 143
3.4.3.5. Về thông tin, truyền thông đối nội và đối ngoại ....................... 143
Tiểu kết .............................................................................................................. 144
KẾT LUẬN ....................................................................................................... 146
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ....... 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................ 152
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 181
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
Từ viết tắt Tên tiếng Anh Tên tiếng Việt
ADMM
ASEAN Defence Ministers
Meeting
Hội nghị Bộ trưởng Quốc
phòng ASEAN
ADMM+
ASEAN Defence Ministers
Meeting Plus
Hội nghị Bộ trưởng Quốc
phòng ASEAN Mở rộng
APEC
Asia - Pacific Economic
Cooperation
Diễn đàn Hợp tác kinh tế Châu
Á - Thái Bình Dương
ARF ASEAN Regional Forum Diễn đàn khu vực ASEAN
ASEAN
The Association of Southeast
Asian Nations
Hiệp hội các quốc gia Đông
Nam Á
BRI Belt and Road Initiative
Sáng kiến “Vành đai và Con
đường”
COC
Code of Conduct in the South
China Sea
Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển
Đông
DOC
Declaration on Conduct of the
Parties in the South China Sea
Tuyên bố về ứng xử của các
bên ở Biển Đông
EAS East Asia Summit Hội nghị Cấp cao Đông Á
EEZ Economic Exclusive Zone Vùng đặc quyền kinh tế
EU European Union Liên minh Châu Âu
FDI Foreign Direct Investment Đầu tư trực tiếp nước ngoài
FONOP
Freedom of Navigation
Operation
Tuần tra tự do hàng hải
GDP Gross Domestic Product Tổng sản phẩm quốc nội
ICJ International Court of Justice Tòa án Công lý Quốc tế
IPS Indo - Pacific Strategy
Chiến lược Ấn Độ Dương -
Thái Bình Dương
ITLOS
International Trubunal for the
Law of the Sea
Tòa án Quốc tế về Luật Biển
MOU
Memorandum of
Understanding
Bản ghi nhớ
PCA Permanent Court of Arbitration Tòa Trọng tài Thường trực
PLA People‟s Liberation Army Quân Giải phóng Nhân dân
PPP Purchasing Power Parity Ngang giá sức mua
RIMPAC The Rim of Pacific Exercise
Tập trận Vành đai Thái Bình
Dương
SEANWFZ
Southeast Asia Nuclear -
Weapon - Free Zone Treaty
Hiệp ước khu vực Đông Nam Á
không có vũ khí hạt nhân
SCO
Shanghai Cooperation
Organization
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải
TAC
Treaty of Amity and
Cooperation in Southeast Asia
Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác
tại Đông Nam Á
UN United Nations Liên hợp quốc
UNCLOS
United Nations Convention on
the Law of the Sea
Công ước Liên hợp quốc về
Luật Biển
UNSC
United Nations Security
Council
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc
ZOPFAN
Zone of Peace, Freedom and
Neutrality in Southeast Asia
Tuyên bố về Khu vực Hòa bình,
Tự do và Trung lập ở Đông
Nam Á
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong những năm qua, đặc biệt sau khi Trung Quốc chính thức công bố yêu
sách “đường lưỡi bò” lên Liên hợp quốc năm 2009, chính sách của Trung Quốc
đối với Biển Đông đã trở thành một trong những chủ đề nghiên cứu “nóng” nhất
của giới học giả quốc tế và Việt Nam. Từ góc độ khoa học, nghiên cứu chính
sách của Trung Quốc đối với Biển Đông giai đoạn sau Đại hội 18 Đảng Cộng sản
Trung Quốc (sau đây gọi tắt là “Đại hội 18”) là đóng góp quan trọng vào quá trình
nghiên cứu quy luật hành xử của một cường quốc trỗi dậy. Bởi lẽ, cách triển khai
chính sách của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông tiêu biểu cho cách hành xử
ngày càng quyết đoán về đối ngoại của Trung Quốc từ sau cuộc khủng hoảng
toàn cầu 2008 - 2009. Từ góc độ thực tiễn, giai đoạn từ sau Đại hội 18 (năm 2012)
đến nay (năm 2021) là khoảng thời gian có nhiều sự kiện mang tính bước ngoặt
trong cục diện Biển Đông do các hành vi quyết đoán của Trung Quốc. Do đó, việc
nghiên cứu thấu đáo vấn đề này với cách tiếp cận khách quan, cân bằng là rất cần
thiết, hữu ích đối với quá trình tham mưu, đề xuất chính sách của Việt Nam.
Các văn kiện chính sách quan trọng của Đại hội 18, nhất là Báo cáo Chính
trị đã lần đầu tiên chính thức khẳng định mục tiêu chiến lược đưa Trung Quốc
trở thành “cường quốc biển”.Trung Quốc đã chọn Biển Đông làm đột phá khẩu
để triển khai chiến lược này. Với các hành động tôn tạo đảo quy mô lớn tại
Trường Sa và quân sự hóa Biển Đông, trong nhiệm kỳ Đại hội 18, Trung Quốc
đã phá vỡ nguyên trạng Biển Đông, gây nguy cơ mất cân bằng chiến lược ở khu
vực. Điều này khiến vấn đề Biển Đông đã thực sự trở thành một trong những tâm
điểm của cạnh tranh chiến lược nước lớn, nhất là giữa Trung Quốc và Mỹ, ở khu
vực Châu Á - Thái Bình Dương, thậm chí ở khu vực rộng lớn hơn là Ấn Độ
Dương - Thái Bình Dương.
Cuộc tranh luận học thuật thời gian qua về nguyên nhân thực sự khiến
Trung Quốc hành xử quyết đoán hơn ở Biển Đông từ sau Đại hội 18 đến thời
điểm hiện nay (2021) vẫn chưa ngã ngũ. Cơ bản có hai luồng quan điểm chính:
2
luồng thứ nhấtlập luận sức mạnh tổng thể của Trung Quốc gia tăng trong khi Mỹ
suy yếu tương đối đã khiến Trung Quốc tự tin hơn và hành xử ngày càng quyết
đoán ở Biển Đông; luồng quan điểmthứ hai thiên về các nguyên nhân bên trong,
cho rằng chính sự bất an bên trong đã khiến Trung Quốc ứng xử hung hăng hơn
ở bên ngoài, đặc biệt ở Biển Đông.
Là quốc gia có vị trí địa - chiến lược quan trọng ở một khu vực thường
xuyên diễn ra cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, đồng thời lại có nhiều
tranh chấp biển đảo chưa được giải quyết với Trung Quốc, Việt Nam có nhu cầu
cấp bách đánh giá đúng bản chất chính sách Biển Đông của Trung Quốc, từ đó
mới đề ra đối sách phù hợp để bảo vệ các lợi ích chính đáng của mình.
Lịch sử tranh chấp ở Biển Đông giữa Trung Quốc và các bên liên quan cho
thấy Việt Nam là đối tượng hàng đầu mà Trung Quốc muốn khuất phục. Trong
số các bên có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông, Việt Nam cũng là nướcduy nhất
trở thành đối tượng của các lần Trung Quốc sử dụng vũ lực trên Biển Đông đến
nay qua các cuộc xung đột quân sự vào các năm 1974 (Hoàng Sa) và 1988
(Trường Sa). Giai đoạn sau Đại hội 18, vụ giàn khoan Hải Dương 981 năm 2014
là cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất, đẩy quan hệ giữa Trung Quốc và Việt
Nam rơi vào trạng thái xấu nhất từ sau khi bình thường hóa năm 1991. Sau đó
chỉ vài năm, vụ tàu Hải Dương 08 của Trung Quốc tiến hành thăm dò trái phép
trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam từ tháng 7-10/2019cho thấy chu kỳ
hành xử cứng rắn của Trung Quốc trên Biển Đông nhằm vào Việt Nam có xu
hướng ngày càng tăng về tần suất và tính chất.
Vấn đề Biển Đông đã, đang và sẽ tiếp tục là một trong những thách thức an
ninh và phát triển hàng đầu mà Việt Nam phải xử lý. Do đó, nghiên cứu về chính
sách của Trung Quốc đối với Biển Đông từ sau Đại hội 18 và những vấn đề đặt
ra đối với Việt Nam rất cần thiết cả từ góc độ thực tiễn và khoa học.
Luận án này tìm cách giải đáp một câu hỏi đặt ra đối với Việt Nam từ chính
sách của Trung Quốc đối với Biển Đông: Điều gì đóng vai trò quyết định khiến
Trung Quốc có những điều chỉnh chính sách theo hướng ngày càng cứng rắn
trong vấn đề Biển Đông từ sau Đại hội 18 đến nay?
3
Để góp phần giải đáp câu hỏi nghiên cứu đó, Luận án sẽ tập trung lý giải
một số câu hỏi liên quan: Sự gia tăng mức độ quyết đoán trong cách hành xử của
Trung Quốc ở Biển Đông từ sau Đại hội 18 mang tính chủ động hay là phản ứng
đối với các bước đi của các bên khác? Chính sách của Trung Quốc đối với Biển
Đông từ Đại hội 18 đến nay có những điểm nào giống và khác với các giai đoạn
trước? Vấn đề đặt ra đối với Việt Nam là gì và Việt Nam có thể làm gì để bảo vệ
hữu hiệu các lợi ích chính đáng của mình ở Biển Đông?
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ khi tranh chấp Biển Đông bắt đầu nóng lên đầu những năm 1970 đến
nay, có rất nhiều công trình nghiên cứu có giá trị của các học giả, chuyên gia có
uy tín quốc tế về chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông.
Về những nhân tố tác động lên chính sách của Trung Quốc đối với Biển
Đông từ sau Đại hội 18, giới học giả có một số cách luận giải khác nhau nhưng
nhìn chung tập trung vào hai hướng là các nhân tố mang tính hệ thống, cấu trúc
bên ngoài và các nhân tố bên trong Trung Quốc.
Đa số học giả, nhất là các nhà hiện thực chủ nghĩa, đánh giá các nguyên
nhân mang tính cấu trúc liên quan thay đổi trong phân bổ quyền lực trong hệ
thống quốc tế, nhất là sau khủng hoảng toàn cầu 2008 - 2009 đã khiếnTrung
Quốc hành xử quyết đoán hơn ở Biển Đông. Các sản phẩm nghiên cứu của các
học giả phương Tây có đặc điểm là tương đối toàn diện, thực chất, có nhiều giá
trị khoa học, song cũng bị ảnh hưởng tương đối mạnh bởi quan điểm của phương
Tây, nhất là của Mỹ. Đa số học giả phương Tây có cái nhìn tiêu cực về chính
sách của Trung Quốc đối với Biển Đông, cho rằng Trung Quốc muốn biến Biển
Đông thành ao nhà để trở thành cường quốc số 1 Châu Á và hất Mỹ ra khỏi Tây
Thái Bình Dương, từ đó vươn lên trở thành cường quốc thế giới. Nhiều học giả
phương Tây cho rằng tham vọng khoanh vùng khu vực ảnh hưởng của một
cường quốc đang trỗi dậy mạnh mẽ đã thúc đẩy Trung Quốc tìm cách kiểm soát
Biển Đông. Các học giả này ví hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông hiện nay
cũng hệt như cách Mỹ đã làm đối với biển Caribe trong thế kỷ XIX khi mới bắt
4
đầu trỗi dậy khẳng định vai trò cường quốc ở khu vực Châu Mỹ. Tiêu biểu có thể
kể đến cuốn sách “The South China Sea: The Struggle for Power in Asia” của
Bill Hayton (2014). Trong đó, Hayton cho rằng bản chất chính sách của Trung
Quốc đối với Biển Đông là một phần của cuộc tranh giành quyền lực ở Châu Á
giữa cường quốc trỗi dậy là Trung Quốc với cường quốc tại vị là Mỹ. Hayton
nhận xét rằng Biển Đông là khu vực đầu tiên mà tham vọng của Trung Quốc đối
đầu với quyết tâm chiến lược của Mỹ. Tương tự, trong bài viết “When China
Rules the Seas” đăng trên tạp chí Foreign Policy (2015), James Holmes cho rằng
Trung Quốc muốn khoanh vùng ảnh hưởng ở Biển Đông và không muốn Mỹ và
các cường quốc khác tự do tiến hành các hoạt động trinh sát, do thám, tự do hàng
hải tại vùng biển sát sườn của mình.
Cùng có quan điểm về nguyên nhân mang tính cấu trúc ở cấp độ hệ thống
quốc tế, song đại đa số các học giả Trung Quốc và các học giả phương Tây thân
Trung Quốc cho rằng việc Mỹ can dự sâu hơn vào khu vực qua chính sách “tái cân
bằng” ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương dưới thời Barack Obama và chiến lược
“Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở” dưới thời Donald Trump là
nguyên nhân chính khiến vấn đề Biển Đông ngày càng nóng lên, buộc Trung Quốc
phải phản ứng lại. Chẳng hạn, Sam Bateman, Mark Valencia, Greg Austin đã lý
giải chính sách Biển Đông của Trung Quốc theo hướng thiên về ủng hộ quan điểm
của Trung Quốc. Các học giả này có xu hướng cho rằng sự quyết đoán trong hành
xử của Trung Quốc ở Biển Đông là phản ứng tự nhiên và dễ hiểu trước việc Mỹ
triển khai các chính sách để kiềm chế chiến lược Trung Quốc. Tiêu biểu là bài viết
“Why Beijing‟s South China Sea moves makes sense now” của Greg Austin đăng
trên tạp chí The National Interest (2015), bài viết “No need to rock the boat in the
South China Sea” của Sam Bateman đăng trên tạp chí East Asia Forum (2018), bài
viết “The US dream of South China Sea hegemony will only lead to conflict with
Beijing” đăng trên báo South China Morning Post (2020)
Tác giả Thiệu Kiến Bình trong bài viết “Xu hướng tranh chấp Biển Đông
và lựa chọn chính sách của Trung Quốc” đăng trên tạp chí “Nghiên cứu kinh tế
5
Ấn Độ Dương” của Trung Quốc (6/2018) thừa nhận rằng tình hình Biển Đông
xấu đi trong những năm gần đây là biểu hiện của sự thay đổi tương quan sức
mạnh giữa Trung Quốc và Mỹ.
Nhiều học giả Trung Quốc có xu hướng quy sự gia tăng tính quyết đoán
trong hành xử của Trung Quốc ở Biển Đông cho việc Mỹ tăng cường can dự vào
khu vực nói chung và Biển Đông nói riêng. Trong bài viết “Đối đầu lạnh - trạng
thái bình thường mới trong cuộc đọ sức Trung - Mỹ tại Biển Đông” đăng trên tạp
chí “Tri thức Thế giới” của Trung Quốc (9/2019), tác giả Trần Tương Miếu cho
rằng Mỹ muốn duy trì thế áp đảo tại Biển Đông để giữ vai trò “người bảo vệ trật
tự khu vực”. Trong bài viết “Đọ sức Trung - Mỹ ở Biển Đông” đăng trên tạp chí
“Nghiên cứu an ninh và biển Châu Á-Thái Bình Dương” của Trung Quốc
(4/2019), các tác giả Ngô Sỹ Tồn và Trần Tương Miếu nhận xét rằng Nam Hải
(Biển Đông) đã trở thành điểm khởi đầu quan trọng để Mỹ điều chỉnh bố cục
chiến lược, cụ thể là triển khai chính sách “xoay trục về Châu Á” hay “tái cân
bằng” của chính quyền Obama. Trong bài viết “Tình hình Biển Đông năm 2020”
đăng trên tạp chí “Tri thức thế giới” của Trung Quốc (1/2020), Ngô Sỹ Tồn cũng
cho rằng Mỹ lợi dụng vấn đề Biển Đông để kiềm chế Trung Quốc.
Bên cạnh yếu tố mang tính cấu trúc, cũng có nhiều học giả cho rằng các
nguyên nhân bên trong của Trung Quốc cũng là yếu tố quan trọng lý giải vì sao
Trung Quốc quyết đoán hơn trong vấn đề Biển Đông từ sau Đại hội 18. Trường
phái này cho rằng Trung Quốc tỏ cứng rắn hơn trong cách hành xử ở Biển Đông
chủ yếu là bởi sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc, và chính sách của Trung Quốc
đối với Biển Đông cũng nhằm góp phần cố kết nội bộ Trung Quốc. Trong bài
viết “Về sự thay đổi chính sách của Trung Quốc ở Biển Đông” đăng trên tạp chí
“Nghiên cứu an ninh biển và Châu Á-Thái Bình Dương” của Trung Quốc
(2/2019), tác giả Ngô Kiến Thụ chỉ ra 3 yếu tố thúc đẩy sự điều chỉnh chính sách
của Trung Quốc về Biển Đông: Một là, sức ép đến từ hệ thống quốc tế đơn cực;
hai là, phản ứng của người dân trong nước và dư luận truyền thông; ba là, quyết
tâm “dám nghĩ dám làm” của thế hệ lãnh đạo mới của Trung Quốc đứng đầu là
6
Tập Cận Bình. Nguyễn Hùng Sơn và Đặng Cẩm Tú trong bài viết “Bàn về chiến
lược cường quốc biển của Trung Quốc sau Đại hội 18 đăng trên Tạp chí Nghiên
cứu quốc tế (2014) cũng cho rằng quyết tâm, tham vọng và tầm nhìn chiến lược
của nhiều thế hệ lãnh đạo Trung Quốc, nhất là thế hệ lãnh đạo thứ năm như Tập
Cận Bình, đã thúc đẩy Trung Quốc theo đuổi chủ trương, chính sách quyết đoán
hơn trên biển nói chung và ở Biển Đông nói riêng.
Về nội hàm chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông sau Đại hội
18, bên cạnh khía cạnh tranh giành quyền lực nước lớn, cũng nhiều công trình
nghiên cứu phân tích cách ứng xử của Trung Quốc với các nước tranh chấp ở
Biển Đông. Cuốn sách “Great Powers, Grand Strategies: The New Game in the
South China Sea” (2018) do Anders Corr chủ biên đánh giá mục tiêu chiến lược
chứ không phải là tính toán kinh tế mới là nền tảng quan trọng nhất trong chính
sách của Trung Quốc đối với Biển Đông. Chẳng hạn, trong phần viết của Bill
Hayton tại cuốn sách này, Hayton cho rằng dù Trung Quốc có đạt tất cả các yêu
sách và khai thác toàn bộ số dầu ở Biển Đông, lợi ích kinh tế thu được chỉ bù
đắp lại được 1/10 chi phí mà Trung Quốc đã bỏ ra cho chiến dịch tôn tạo đảo và
quân sự hóa Biển Đông. Về chính sách của Trung Quốc đối với các nước Đông
Nam Á, trong cuốn sách “Dividing ASEAN and Conquering the South China
Sea” (2018), Daniel C. O‟Neill cho rằng chiến thuật “chia để trị” là lối hành xử
rất phổ biến của Trung Quốc.Cũng không ít học giả Trung Quốc và quốc tế cho
rằng việc các nước tranh chấp trong ASEAN “khiêu khích” và xâm phạm chủ
quyền của Trung Quốc ở Biển Đông đã khiến Trung Quốc gia tăng mức độ cứng
rắn. Chẳng hạn, bài viết của học giả Nong Hong có tựa đề “A Dangerous Game
in the South China Sea” đăng trên tạp chí The Strait Times (2014) chĩa mũi nhọn
vào Việt Nam, đổ lỗi cho Việt Nam gây căng thẳng trong vụ HD-981. Bài viết
của hai tác giả Phó Oánh và Ngô Sỹ Tồn “South China Sea: How We Got to this
Stage” đăng trên tạp chí The National Interest (2016) diễn giải nguồn gốc các căng
thẳng ở Biển Đông theo hướng quy trách nhiệm cho các nước tranh chấp, nhất là
Việt Nam và Philippines cũng như cường quốc bên ngoài khu vực là Mỹ. Tác giả
7
Diêm Nham trong bài viết “Biển Đông sau 3 năm phán quyết của Tòa Trọng tài”
đăng trên trang mạng của “Viện Nghiên cứu Nam Hải” Trung Quốc (22/7/2019)
cho rằng các nước như Việt Nam, Philippines đã lấy phán quyết làm cơ sở để gia
tăng các hành động đơn phương thách thức chủ quyền của Trung Quốc.
Về chủ trương xử lý các tranh chấp lãnh thổ, biển đảo ở Biển Đông từ sau
Đại hội 18, tiêu biểu nhất là các sản phẩm nghiên cứu của Ngô Sỹ Tồn, Giám
đốc Viện Nghiên cứu Nam Hải, cổ xúy mạnh cho quan điểm “chủ quyền thuộc
Trung Quốc, gác tranh chấp cùng khai thác” mà Trung Quốc luôn thúc đẩy,
chẳng hạn qua cuốn sách “Solving Disputes for Regional Cooperation and
Development in the South China Sea” (2013), bài viết “Maritime Dispute and
the Reformation of Maritime Administrative Control: Some Thoughts to Cope
with the South China Sea Issue” (2012). Carlyle Thayer trong bài viết “Vietnam,
China and the Oil Rig Crisis: Who Blinked?” đăng trên tạp chí The Diplomat
(2014) cho rằng không phải lúc nào chính sách cứng rắn kiểu chính trị cường
quyền của Trung Quốc cũng phát huy tác dụng, nhất là đối với các nước tranh
chấp luôn có thái độ kiên quyết như Việt Nam. Cuốn sách “The South China
Sea: A Crucible for Regional Cooperation or Conflict-Making Sovereignty
Claims” (2016) của C. J. Jenner và Trần Trường Thủy phân tích rằng Trung
Quốc ngày càng lộ rõ quyết tâm khẳng định “lợi ích cốt lõi” ở Biển Đông và sử
dụng quan hệ kinh tế chặt chẽ với các nước Đông Nam Á để hạn chế việc triển
khai chiến lược của Mỹ ở khu vực.
Bên cạnh phần lớn học giả Trung Quốc có quan điểm “diều hâu” như trên, cũng
có một số trường hợp hãn hữu học giả Trung Quốc có quan điểm cân bằng, khách
quan, ôn hòa về vấn đề Biển Đông như Lý Lệnh Hoa, Ngô Kiến Dân, Trương Quang
Nhuệ, Tiết Lý Thái. Chẳng hạn, có thể kể đến bài viết “Vì sao Trung Quốc nên từ bỏ
đường 9 đoạn” của Trương Quang Nhuệ đăng trên trang mạng Sina hay một số bài
trả lời phỏng vấn của Lý Lệnh Hoa chỉ trích yêu sách “đường 9 đoạn”.
Về vấn đề đặt ra đối với Việt Nam từ chính sách Biển Đông của Trung
Quốc sau Đại hội 18, nghiên cứu của các học giả quốc tế và Việt Nam cũng có
8
nhiều công trình có giá trị.Hầu hết các học giả quốc tế và Việt Nam đều chia sẻ
nhận định rằng chính sách quyết đoán hơn của Trung Quốc đối với Biển Đông từ
sau Đại hội 18 sẽ khiến các nhân tố bất ổn, thậm chí nguy cơ xung đột ngày càng
gia tăng. Robert Kaplan, tác giả cuốn sách “Asia‟s Cauldron: the South China
Sea and the End of a Stable Asia - Pacific” của (2015) đã so sánh Biển Đông như
một “chảo lửa” ở Châu Á - Thái Bình Dương. Kaplan dự báo chính sách của
Trung Quốc sẽ khiến tình hình Biển Đông ngày càng căng thẳng hơn và chạy
đua vũ trang sẽ gia tăng không chỉ giữa Trung Quốc và Mỹ mà cả các quốc gia
khác ở khu vực, mặc dù có thể không nhất thiết sẽ xảy ra chiến tranh, xung đột.
Tuy nhiên, cũng có nhiều học giả cho rằng chính sách của Trung Quốc đối
với Biển Đông sau Đại hội 18 sẽ không dẫn đến cuộc đối đầu theo kiểu “bẫy
Thuycidides” giữa hai cường quốc. Tuy nhiên, bên cạnh các quan điểm tương
đối “diều hâu” nói trên, cũng có những học giả Trung Quốc cũng cho rằng mâu
thuẫn lợi ích Trung - Mỹ ở Biển Đông không phải là mâu thuẫn mang tính đối
kháng kiểu một mất một còn. Trong bài viết “Va chạm quân sự giữa Trung Quốc
và Mỹ trên Biển Đông” đăng trên trang mạng của “Viện Nghiên cứu Nam Hải”
của Trung Quốc (9/11/2018), Lưu Hiểu Bái khẳng định tranh chấp tự do hàng
hải giữa Trung Quốc và Mỹ ở Biển Đông hiện nay không liên quan đến lợi ích
cốt lõi, và Trung Quốc và Mỹ không nên leo thang nó thành đối đầu quân sự
toàn diện. Tác giả Chu Phương trong bài viết “Chính sách Biển Đông của
Donald Trump và thách thức an ninh biển giữa Mỹ và Trung Quốc” đăng trên
tạp chí “Bình luận nước Mỹ đương đại” của Trung Quốc (2018) cho rằng Trung
Quốc không muốn thách thức sự hiện diện và ảnh hưởng manh tính lịch sử của
Mỹ ở Tây Thái Bình Dương, thậm chí còn cho rằng trên thực tế Trung Quốc và
Mỹ có lợi ích an ninh chung ở Biển Đông.
So với nghiên cứu của các học giả quốc tế, các công trình nghiên cứu của
các học giả Việt Nam chủ yếu tập trung vào tác động đối với Việt Nam cũng như
những hàm ý chính sách.Gần đây, số lượng công trình nghiên cứu có giá trị của
các học giả, chuyên gia Việt Nam về Biển Đông như Trần Công Trục, Trần
9
Trường Thủy, Nguyễn Thị Lan Anh, Đỗ Thanh Hải, Hà Anh Tuấn, Hoàng Việt,
Trương Minh Huy Vũ, Dương Danh Huy, Vũ Hồng Lâm (Alexander Vuving),
Hoàng Anh Tuấn, Lê Hồng Hiệp, có xu hướng tăng, xuất hiện nhiều trên các
tạp chí chuyên ngành trong và ngoài nước. Tiêu biểu có thể kế đến cuốn sách
“Dấu ấn Việt Nam trên Biển Đông” của Trần Công Trục (2014), cuốn “Tìm
kiếm giải pháp hòa bình và công lý ở Biển Đông” của Đặng Đình Quý (2016), cuốn
“Vietnam and the South China Sea: Politics, Security and Legality” của Đỗ Thanh
Hải (2017); bài viết “Tứ Sa - Chiến thuật pháp lý mới của Trung Quốc ở Biển
Đông” của Nguyễn Thị Lan Anh đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Quốc tế (2018), bài
viết “Đường 9 đoạn và yêu sách Tứ Sa của Trung Quốc” của Nguyễn Hồng Thao
đăng trên báo Vietnam.net (2020),bài viết “China‟s Big Strategic Mistake in the
South China Sea” của Hà Anh Tuấn đăng trên tạp chí National Inter...ư Alastair Ian Johnston, một học giả nổi tiếng nghiên cứu về văn hóa
chiến lược Trung Quốc đã từng nhận xét: “Không thể hiểu được hành vi của Trung
Quốc nếu không nghiên cứu lịch sử và văn hóa Trung Quốc”.[132; tr. 216-268]
Văn hóa chiến lược Trung Quốc chịu sự tác động của các yếu tố đặc thù lịch
sử, văn hóa, tư duy chiến lược, đặc điểm tâm lý mang tính xuyên suốt của người
24
Trung Quốc trong hàng nghìn năm qua. Cách hành xử của Trung Quốc không chỉ
chịu tác động của các quy luật thông thường trong quan hệ quốc tế mà còn phản ánh
những đặc tính sâu xa từ văn hóa chiến lược của quốc gia này.[197]
Thứ nhất là tư tưởng “Hoa tâm”, coi Trung Quốc là trung tâm thiên hạ và
các nước xung quanh có nghĩa vụ phải “thần phục” Trung Quốc, nói cách khác
là chấp nhận một trật tự lấy Trung Quốc làm trung tâm. Điều này cũng ảnh
hưởng mạnh đối với cách nhìn nhận của Trung Quốc về Biển Đông. Ngoại
trưởng Trung Quốc Vương Nghị khẳng định Trung Quốc sẽ rộng lượng với các
“nước nhỏ hơn” ở khu vực Biển Đông, nhưng cũng nói rõ: “chúng tôi sẽ không
bao giờ chấp nhận đòi hỏi vô lý từ các nước nhỏ.”[245]
Thứ hai là tư duy “Vương đạo”, theo đó, Trung Quốc tự coi mình là cường
quốc “nhân từ”, là “nạn nhân” của các nước nhỏ bất kính. Mặc dù là một nước
lớn với sức mạnh tổng thể lớn gấp nhiều lần các bên tranh chấp khác ở Biển
Đông, song Trung Quốc luôn có xu hướng tô vẽ bản thân như một “nạn nhân”
của các nước khác. Tuyên truyền của nhiều thế hệ lãnh đạo luôn lặp đi lặp lại
luận điệu rằng các nước Việt Nam, Philippines, Malaysia đã cướp đảo của Trung
Quốc tại Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là “Nam Sa”). Thậm chí Trung Quốc
còn có cách lập luận tương đối ngược đời khi những năm 1990 đô đốc Lưu Hoa
Thanh nhiều lần nói với người đồng nhiệm Mỹ rằng ở Biển Đông có tình trạng
“nước nhỏ bắt nạt nước lớn”. Ngoại trưởng Vương Nghị cũng nhiều lần lặp lại
các nội dung tương tự.[259]
Khi Trung Quốc chính thức đệ trình yêu sách “đường chín đoạn” lên Liên
hợp quốc tháng 5/2009, Thứ trưởng Ngoại giao Phó Doanh và Viện trưởng Viện
nghiên cứu Nam Hải Ngô Sỹ Tồn cũng cho rằng nguyên nhân chính là việc Việt
Nam và Malaysia đã đệ trình báo cáo ranh giới ngoài thềm lục địa lên Liên hợp
quốc, do đó vi phạm chủ quyền của Trung Quốc.[246]
Thứ ba là xu hướng đề cao “mưu kế”[166]. Binh pháp Tôn Tử, cuốn sách
gối đầu giường của nhiều thế hệ chiến lược gia Trung Hoa, từng cổ xúy tư duy
“binh bất yếm trá”, nghĩa là trong chiến tranh thì không ngại việc lừa dối, miễn
25
là đạt được mục đích. Lối hành xử coi trọng mưu kế và lừa gạt này hằn sâu trong
tư duy chiến lược của Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông và thể hiện rất rõ qua
cách Trung Quốc chiếm Scarborough từ tay Philippines. Khi cuộc khủng hoảng
Scarborough lên đỉnh điểm giữa năm 2012, Mỹ đứng ra làm trung gian hòa giải
giữa hai bên với thỏa thuận rằng cả Trung Quốc và Philippines đều rút tàu khỏi
bãi cạn này. Tuy nhiên, sau khi Philippines rút tàu theo đúng thỏa thuận, Trung
Quốc vẫn tiếp tục duy trì tàu chấp pháp biển tại Scarborough và giành quyền
kiểm soát bãi cạn này từ đó đến nay. Trong chuyến thăm Mỹ năm 2015, Chủ tịch
Trung Quốc Tập Cận Bình đã khẳng định với Tổng thống Mỹ Obama là Trung
Quốc “không có ý định quân sự hóa Biển Đông”[241], song việc Trung Quốc
ráo riết quân sự hóa vùng biển này thời gian không lâu sau đó cho thấy Trung
Quốc hoàn toàn đi ngược lại những gì đã cam kết ở cấp cao nhất.
Thứ tư là khả năng tính toán dài hạn. Trung Quốc nổi tiếng về sự kiên nhẫn
chiến lược, sẵn sàng chờ đợi khi thời cơ đến. Theo so sánh của Alexander Vuving,
Trung Quốc hành xử theo kiểu “cờ vây”, nghĩa là đi từng bước tiệm tiến để cuối
cùng đạt mục đích, không giống như kiểu đánh “cờ vua” của phương Tây[227].
Điều này khác hẳn với các cường quốc phương Tây. Đối với Trung Quốc, việc tạo
“thế” còn quan trọng hơn sử dụng “lực” để giành thắng lợi kiểu “tốc chiến”.
1.1.2. Cách tiếp cận và khung phân tích chính sách
Chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông là một bộ phận trong tổng
thể chính sách đối ngoại của Trung Quốc.Vì vậy, cách tiếp cận và khung phân
tích chính sách đối ngoại của Trung Quốc cũng là một trong những nền tảng
quan trọng nhất để phân tích chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông.
Nhìn chung, như Baris Kesgin đã chỉ ra, phương pháp phân tích chính sách
đối ngoại của một quốc gia thường dựa vào 3 cấp độ phân tích: cấp độ hệ thống
quốc tế, cấp độ quốc gia và cấp độ cá nhân lãnh đạo[146; tr.336-345]. Áp dụng
vào trường hợp Trung Quốc, Nien-chung Chang Liao lý giải rõ hơn về ba cấp độ
phân tích sự quyết đoán của Trung Quốc và đi đến kết luận rằng chính sách đối
ngoại quyết đoán hơn của Trung Quốc kể từ năm 2009 chủ yếu là do nhận thức
của giới tinh hoa và sự lựa chọn của lãnh đạo Trung Quốc.[61; tr.817-833]
26
Thứ nhất, ở cấp độ hệ thống, sự quyết đoán gia tăng của Trung Quốc ở
Biển Đông từ sau Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc bắt nguồn từ những
thay đổi sâu sắc trong phân bổ quyền lực quốc tế, đặc biệt là trong so sánh lực
lượng Trung - Mỹ từ sau cuộc khủng hoảng toàn cầu 2008 - 2009. Việc Trung
Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới năm 2010 và nhận định
của Trung Quốc rằng Mỹ đang suy yếu tương đối khiến Trung Quốc trở nên
quyết đoán hơn trong việc bắt đầu thách thức hệ thống trật tự quốc tế do Mỹ chi
phối, trước tiên là ở khu vực Châu Á - Thái Bình Dương, trong đó có Biển Đông.
Cuốn sách “Trung Hoa mộng” của đại tá quân đội Trung Quốc Lưu Minh Phúc
xuất bản năm 2010 là minh chứng rõ nhất cho hình ảnh một Trung Quốc đang
trỗi dậy mạnh mẽ tìm cách soán ngôi một nước Mỹ đang có dấu hiệu đi
xuống[266]. Hành động chính thức công bố yêu sách “đường lưỡi bò” lên Liên
hợp quốc năm 2009 cho thấy rõ Trung Quốc không còn chấp nhận một trật tự
khu vực với sự chi phối của Mỹ.
Thứ hai, ở cấp độ quốc gia, các yếu tố trong nước như đặc thù thể chế chính
trị - xã hội, cơ cấu nhà nước, mức độ quyền lực của các chủ thể trong bộ máy
hoạch định chính sách, các xu thế đang nổi lên trong xã hội Trung Quốc cũng
tác động mạnh lên chính sách đối ngoại nói chung và chính sách đối với Biển
Đông nói riêng. Đặc biệt, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc lý giải
vì sao Chính phủ theo đuổi cách tiếp cận ngày càng cứng rắn hơn trong chính
sách về biên giới lãnh thổ, biển đảo. Aaron Friedberg, Giáo sư khoa Chính trị và
các vấn đề quốc tế thuộc Đại học Princeton nhận định rằng “thế kỷ ô nhục” càng
kích động chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc, tâm lý tổn thương trước việc bị các
cường quốc phương Tây xâu xé suốt hơn 100 năm khiến người Trung Quốc càng
quyết tâm tìm kiếm quyền lực[87; tr.21]. Học giả Li Mingjiang nhận xét rằng
cuộc tranh luận trong nội bộ giới tinh hoa Trung Quốc về chiều hướng chính
sách đối ngoại cũng diễn biến theo hướng có lợi hơn cho phe chủ trương theo
đuổi chính sách đối ngoại cứng rắn hơn, nhất là trong vấn đề Biển Đông.[155]
27
Thứ ba, ở cấp độ cá nhân, sự quyết đoán gia tăng của Trung Quốc trong
chính sách đối với Biển Đông phản ánh những thay đổi trong nhận thức và lựa
chọn quyết sách của những lãnh đạo cầm quyền, đặc biệt là Tổng Bí thư, Chủ
tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Không phải ngẫu nhiên mà khi Tập Cận Bình
lên cầm quyền tại Đại hội 18, ông đã đề ra khẩu hiệu “phục hưng vĩ đại dân tộc
Trung Hoa”. Đúng như học giả Oriana Skylar Mastro đã nhận xét: “bản thân Tập
Cận Bình đã tuyên bố các chính sách cứng rắn hơn liên quan đến vấn đề tranh
chấp lãnh thổ, và sự quyết đoán của Trung Quốc tăng lên đáng kể dưới thời Tập
Cận Bình”.[170]
Nếu mô hình hóa các tình huống mà các nhà hoạch định chính sách gặp
phải nói chung cũng như các kịch bản lựa chọn chính sách của Trung Quốc trong
vấn đề Biển Đông nói riêng thì có thể khái quát hóa một cách tương đối qua
bảng sau:
Bảng A: Các tình huống nhà hoạch định chính sách gặp phải.[38; tr.39]
CƠ HỘI THÁCH THỨC
NƢỚC MẠNH Tình huống tốt nhất Tình huống thường gặp nhất
NƢỚC YẾU Tình huống tốt Tình huống xấu nhất
Bảng B: Một số kịch bản Trung - Mỹ ở Biển Đông.
MỸ MẠNH MỸ YẾU
TRUNG QUỐC MẠNH Trung Quốc và Mỹ giằng
co quyết liệt ở Biển Đông
Trung Quốc độc chiếm
Biển Đông
TRUNG QUỐC YẾU Trung Quốc ở thế dưới
so với Mỹ ở Biển Đông
Trung Quốc và Mỹ
không cọ xát nhiều ở
Biển Đông
Bảng A và Bảng B cho thấy một số kịch bản lựa chọn chính sách đối ngoại
của Trung Quốc nói chung và trong vấn đề Biển Đông nói riêng, nhất là trong
tương quan với Mỹ - nhân tố mà Trung Quốc phải tính đến nhiều nhất.
28
Khung phân tích chính sách nói trên có thể là một khuôn khổ hữu ích để
phân tích, đánh giá, phán đoán và dự báo các động thái chính sách của Trung
Quốc trong vấn đề Biển Đông.Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một cơ sở tham chiếu
không nên bị tuyệt đối hóa. Thực tiễn quan hệ quốc tế cũng như thực tiễn cuộc
sống luôn không ngừng biến động và chịu ảnh hưởng của nhiều biến số, ẩn số
mà không một khuôn khổ lý thuyết nào, dù khoa học và hợp lý đến đâu, có thể
giải thích triệt để. Vì vậy, bên cạnh cơ sở lý luận và khung lý thuyết phân tích
chính sách thì việc tìm hiểu cơ sở thực tiễn của chính sách của Trung Quốc đối
với Biển Đông là hết sức quan trọng.
1.2. Cơ sở thực tiễn
Về mặt thực tiễn, việc Trung Quốc hành xử quyết đoán, hung hăng hơn ở
Biển Đông những năm qua là kết quả của sự hội tụ nhiều nguyên nhân. Trong
đó, các nguyên nhân quan trọng nhất là động cơ chiến lược và động cơ kinh
tế.Điều này thể hiện rất rõ qua cuộc tranh giành quyền kiểm soát biển giữa Trung
Quốc và Mỹ cũng như mức độ gia tăng căng thẳng trong tranh chấp chủ quyền
biển đảo, tài nguyên biển giữa Trung Quốc và Việt Nam, Philippines, Malaysia,
Brunei và vùng lãnh thổ Đài Loan. Đồng thời, sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc
ở Trung Quốc và vai trò cá nhân của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cũng
tác động rất mạnh đến cách hành xử của Trung Quốc ở khu vực nói chung và ở
Biển Đông nói riêng từ sau Đại hội 18 đến nay.
1.2.1. Những nhân tố bên trong
1.2.1.1. Sự mở rộng phạm vi lợi ích cùng đà gia tăng sức mạnh tổng thể
Theo quy luật, khi sức mạnh tổng thể của một cường quốc gia tăng thì
phạm vi lợi ích cũng được mở rộng. Khi Trung Quốc còn yếu và đối mặt với
nhiều nguy cơ bên và bên ngoài trong giai đoạn từ 1949 đến trước khi phát động
công cuộc cải cách mở cửa năm 1978, Trung Quốc chưa bộc lộ nhiều tham vọng
và cũng không có khả năng theo đuổi các lợi ích vượt ra ngoài lãnh thổ của
mình. Tuy nhiên,sau hơn 40 năm cải cách mở cửa, Trung Quốc từ chỗ chỉ chiếm
khoảng 2% GDP thế giới ở thời điểm năm 1978 nay đã trở thành nền kinh tế lớn
29
thứ hai thế giới với quy mô GDP chiếm tới 16-17% GDP toàn cầu. Sự trỗi dậy
mạnh mẽ của Trung Quốc khiến cách nhìn nhận lợi ích của Trung Quốc trong
vấn đề Biển Đông cũng thay đổi, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để Trung
Quốc thúc đẩy những lợi ích đó.
Về kinh tế, Trung Quốc trỗi dậy nhanh hơn nhiều so với các dự báo của
phương Tây. Ở thời điểm bắt đầu thế kỷ XXI, Trung Quốc mới chỉ là nền kinh tế
lớn thứ 6 thế giới, nhưng năm 2010 Trung Quốc đã vượt Nhật Bản trở thành nền
kinh tế lớn thứ 2 thế giới, năm 2013 trở thành cường quốc thương mại lớn nhất
thế giới và vượt Mỹ về quy mô GDP tính theo ngang giá sức mua (PPP) năm
2014. Đây là lần đầu tiên trong 140 năm qua, Mỹ bị một nước khác vượt qua về
quy mô kinh tế (tính theongang giá sức mua - PPP).
Trong khi đó, ảnh hưởng của Mỹ về kinh tế - thương mại trên thế giới và ở
khu vực Đông Nam Á ngày càng giảm so với Trung Quốc.Năm 1993, Trung
Quốc chỉ chiếm 2% thương mại hàng hóa với ASEAN, còn Mỹ chiếm 18%;
nhưng đến năm 2013, tỷ lệ này đảo ngược thành 14% của Trung Quốc và 8,2%
của Mỹ. Năm 2013 cũng đánh dấu lần đầu tiên Trung Quốc vượt Mỹ với tư cách
cường quốc ngoại thương lớn nhất thế giới với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu
đạt 3.870 tỷ USD (của Mỹ là 3.820 tỷ USD). Trung Quốc là đối tác thương mại
lớn nhất của hầu hết các nước khu vực, kể cả các nước đồng minh thân cận của
Mỹ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Úc
Về quân sự, từ vị thế một nước với quân đội lạc hậu yếu kém như đã lộ rõ
trong cuộc chiến tranh biên giới năm 1979 với Việt Nam, sau nhiều thập kỷ liên
tục hiện đại hóa quân đội, Trung Quốc đến thời điểm từ Đại hội 18 (năm 2012)
tới nay đã trở thành cường quốc quân sự số 1 ở Châu Á. Chi tiêu quốc phòng của
Trung Quốc bằng 48% của toàn khu vực, tương đương tổng chi tiêu của 24 nước
Đông Á và Đông Nam Á cộng lại (ngân sách công bố là 147 tỷ USD năm 2016,
nhưng thực chi khoảng 215 tỷ USD). Theo báo cáo của Viện nghiên cứu Hòa
bình quốc tế Stockholm (SIPRI), con số thực chi cho ngân sách quân sự của
Trung Quốc trong giai đoạn từ sau Đại hội 18 Đảng Cộng sản Trung Quốc, cụ
30
thể là từ 2012 - 2019 tăng từ 168 tỷ USD lên 261 tỷ USD, cao hơn nhiều so với
con số công bố chính thức của Chính phủ Trung Quốc. Tại kỳ họp Lưỡng Hội
đầu năm 2021, Trung Quốc công bố ngân sách quốc phòng cho năm 2021 là 209
tỷ USD, song các nhà nghiên cứu đánh giá con số thực chi lớn hơn nhiều so với
con số công bố. Trong khi đó, mặc dù ngân sách quốc phòng của Mỹ lớn gấp
khoảng 3 lần Trung Quốc (năm 2012 là 670 tỷ USD, đến năm 2021 là khoảng
740 tỷ USD) song lực lượng của Mỹ bị căng mỏng trên phạm vi toàn cầu còn
Trung Quốc có điều kiện tập trung hầu hết lực lượng ở khu vực Đông Á, trong
đó có Biển Đông. Nhìn chung, ở phạm vi toàn cầu, Trung Quốc chưa đủ khả
năng thách thức sức mạnh của Mỹ, song ở tầm khu vực và nhất là tại các vùng
biển gần như Biển Đông thì Trung Quốc hoàn toàn có đủ khả năng thách thức
vai trò và hiện diện quân sự của Mỹ.
Tàu
sân
bay
Tàu
ngầm
chạy
bằng
năng
lượng
hạt
nhân
trang bị
tên lửa
đạn đạo
Tàu
ngầm
chạy
bằng
năng
lượng hạt
nhân
trang bị
tên lửa
hành
trình
Tàu
ngầm
thông
thường
chạy
bằng
động cơ
diesel
Tàu
tuần
dương
Tàu khu
trục
Tàu khu
trục cỡ
nhỏ
Mỹ 10 14 50 0 24 67 19
Trung
Quốc
2 4 5 48 1 28 52
So sánh sức mạnh hải quân giữa Mỹ và Trung Quốc năm 2020.
Nguồn: CSIS.
Qua bảng so sánh trên, có thể thấy hải quân Mỹ vẫn chiếm ưu thế so với
Trung Quốc về các loại tàu cỡ lớn, song Trung Quốc chiếm ưu thế so với Mỹ về số
lượng các loại tàu cỡ nhỏ. Tính đến năm 2020, tổng cộng hải quân Trung Quốc có
335 tàu chiến lớn nhỏ còn hải quân Mỹ có 296 tàu. Thêm vào đó, sức mạnh của hải
31
quân Mỹ bị căng mỏng ra nhiều khu vực và điểm nóng trên toàn cầu, song Trung
Quốc có lợi thế có thể tập trung gần như toàn bộ lực lượng hải quân ở khu vực
Đông Á, nhất là các vùng biển gần như Biển Đông. Sự thay đổi nhanh chóng tương
quan lực lượng Trung - Mỹ như phân tích ở trên khiến Trung Quốc có cả quyết tâm
và năng lực kiểm soát Biển Đông để phục vụ các ý đồ chiến lược. Do đó, giai đoạn
từ sau Đại hội 18 là khoảng thời gian Trung Quốc có rất nhiều điều kiện thuận lợi
cả chủ quan và khách quan để thực hiện chính sách quyết đoán hơn trong vấn đề
Biển Đông. Đó cũng là lý do ở thời điểm năm 2010, Trung Quốc vẫn giữ thái độ
mập mờ, không phủ nhận và cũng không khẳng định khi báo chí phương Tây đưa
thông tin Trung Quốc coi Biển Đông là “lợi ích cốt lõi”, nhưng đến nhiệm kỳ Đại
hội Đảng 18, cụ thể là trong năm 2017 thì Trung Quốc đã chính thức khẳng định
một cách không cần úp mở rằng Biển Đông là “lợi ích cốt lõi” của mình.
1.2.1.2. Thể diện và uy thế nước lớn
Vấn đề Biển Đông đối với Trung Quốc không chỉ đơn thuần là lợi ích địa -
chiến lược hay địa - kinh tế. Từ góc nhìn của giới hoạch định chính sách đối
ngoại Trung Quốc, vấn đề Biển Đông còn là vấn đề lịch sử và chính trị.[199]
Việc Trung Quốc muốn kiểm soát Biển Đông cũng xuất phát từ một đặc tính
thâm căn cố đế trong tư duy chiến lược của Trung Quốc: Đó là Trung Quốc tự coi
mình là “cường quốc trung tâm”, là cái rốn của vũ trụ, còn các nước nhỏ yếu xung
quanh chỉ đơn giản là các vệ tinh hay “chư hầu” có nghĩa vụ chấp nhận một trật tự
lấy Trung Quốc làm trung tâm. “Thế kỷ ô nhục” kéo dài từ 1839 đến 1949 khi bị
các cường quốc phương Tây xâu xé càng khiến Trung Quốc ngày nay quyết tâm
“rửa hận”. Đối với Trung Quốc, thể diện nước lớn rất quan trọng. Sâu thẳm trong tư
duy của các chiến lược gia Trung Quốc, nếu không “bình định” được khu vực “sân
sau” là Đông Nam Á và khống chế được Biển Đông thì Trung Quốc không thể
vươn lên trở thành siêu cường lãnh đạo thế giới. Edward Luttwak đã nhận xét về
tâm lý “tự kỷ nước lớn”, theo đó Trung Quốc tự cảm thấy nhục nhã khi bị các nước
nhỏ yếu hơn thể hiện quan điểm trái chiều - điều mà các cường quốc phương Tây
khác xem như thực tế rất bình thường trong quan hệ quốc tế.[163]
32
Cách nhìn nhận của người Trung Quốc về Biển Đông chịu ảnh hưởng rất lớn bởi
sự tuyên truyền, giáo dục về lòng yêu nước xuyên suốt mà Đảng Cộng sản đã thực
hiện, theo đó Đảng là lực lượng duy nhất đã giành lại được chủ quyền, lãnh thổ từ các
thế lực đế quốc phương Tây xâu xé Trung Quốc trong giai đoạn “thế kỷ ô nhục”, lấy
lại danh dự cho dân tộc Trung Hoa[58; tr.141-173]. Đảng Cộng sản Trung Quốc cho
rằng cần phải khôi phục lại những “lãnh thổ đã mất”, trong đó có Biển Đông.
1.2.1.3. Sự gia tăng của chủ nghĩa dân tộc
Vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc đối với người dân Trung
Quốc dựa trên hai nền tảng quan trọng: Một là, Đảng Cộng sản Trung Quốc là lực
lượng lãnh đạo nhân dân đứng lên giành độc lập, chủ quyền từ các thế lực ngoại
bang (như phát xít Nhật và các cường quốc phương Tây từng xâu xé Trung Quốc
trong “thế kỷ ô nhục”); Hai là, Đảng Cộng sản Trung Quốc chứng tỏ được khả
năng bảo đảm phát triển, mang lại ấm no cho người dân Trung Quốc.
Ngày nay, trong hai yếu tố nói trên, đối với đại đa số người Trung Quốc
vốn thuộc thế hệ trẻ không còn nhớ nhiều đến giai đoạn đấu tranh giành độc lập,
chỉ còn năng lực của Đảng trong bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội là thực sự có
ý nghĩa quan trọng. Tuy nhiên, việc tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc
giảm dần trong những năm qua do đối mặt với nhiều vấn đề nội tại trong khi tình
trạng bất bình đẳng ngày càng gia tăng, niềm tin của người dân đối với Đảng
Cộng sản Trung Quốc cũng phần nào bị ảnh hưởng. Đối mặt với thực trạng đó,
Đảng Cộng sản Trung Quốc có nhu cầu kích thích tinh thần dân tộc chủ nghĩa,
nhất là trong vấn đề chủ quyền lãnh thổ để cố kết dân tộc, vực dậy niềm tin của
người dân vào Đảng, qua đó khẳng định vai trò là lực lượng chính trị duy nhất
xứng đáng cầm quyền ở Trung Quốc. Trong trao đổi tại Học viện Ngoại giao
ngày 02/11/2018, nguyên thẩm phán Tòa án Tối cao Philippines Antonio Carpio,
khi được nghiên cứu sinh hỏi về cách hành xử khác nhau của Trung Quốc và Ấn
Độ trong việc dùng biện pháp pháp lý để giải quyết tranh chấp biển với các nước
láng giềng nhỏ hơn, đã cho rằng khác với Trung Quốc, Ấn Độ không phải hy
sinh tính chính danh (legitimacy) của chế độ nếu thỏa hiệp, còn Trung Quốc thì
33
gắn tính chính danh của chế độ vào luận điệu đã tuyên truyền lâu nay về Biển
Đông nên khó thỏa hiệp hơn. Ông Antonio Carpio cũng cho rằng người Trung
Quốc tin rằng họ đã sở hữu Biển Đông từ 2000 năm qua và nếu Đảng Cộng sản
Trung Quốc tuân thủ phán quyết của Tòa Trọng tài Thường trực thì người dân
Trung Quốc sẽ phẫn nộ (nguyên văn: “get mad”). Như vậy, có thể thấy chủ
nghĩa dân tộc tác động rất lớn lên chính sách của Trung Quốc đối với Biển
Đông. Như Timothy Heath đã nhận xét, lối hành xử quyết đoán trên Biển Đông
có thể bắt nguồn từ nhu cầu kích động chủ nghĩa dân tộc trong nước bằng cách
cho thấy Đảng Cộng sản Trung Quốc có đủ quyết tâm và khả năng bảo vệ chủ
quyền đất nước.[109]
Với mục tiêu đó, chính quyền Trung Quốc coi vấn đề Biển Đông không chỉ
từ góc độ lợi ích địa - chiến lược và địa - kinh tế mà còn là công cụ để góp phần
hợp pháp hóa vai trò cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Nói cách khác,
kích động chủ nghĩa dân tộc Trung Quốc trong vấn đề Biển Đông cũng góp phần
bảo vệ an ninh chế độ, nhất là trong bối cảnh Trung Quốc gặp khó khăn kinh tế -
xã hội hoặc chính trị - xã hội. Dĩ nhiên, chủ nghĩa dân tộc cực đoan luôn là con
dao hai lưỡi nhưng quan sát cách hành xử của Trung Quốc đến nay, có thể thấy
Trung Quốc tương đối chủ động và vẫn kiểm soát được con bài này. Như
Andrew Chubb nhận xét, tiếng nói của công luận chỉ có ảnh hưởng ở mức độ hạn
chế lên chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông.[65]
Một trong những nguyên nhân quan trọng nhất khiến Trung Quốc rất khó
nhượng bộ trong vấn đề Biển Đông là bởi Đảng Cộng sản Trung Quốc đã gắn
chặt tính chính danh của mình với khả năng bảo vệ các “lợi ích cốt lõi” về chủ
quyền lãnh thổ - bất kể các lợi ích này là hợp pháp hay không hợp pháp. Khi xảy
ra vụ Scarborough giữa Philippines và Trung Quốc tháng 4/2012, một cuộc thăm
dò ý kiến của Thời báo Hoàn Cầu - phụ bản của Nhân dân nhật báo - cho thấy có
tới 90% người được hỏi ý kiến ủng hộ biện pháp quân sự để đáp lại cái họ cho là
“các hành động khiêu khích” của các nước tranh chấp ở Biển Đông với Trung
Quốc. Sau khi Tòa Trọng tài Thường trực ra phán quyết cuối cùng ngày
34
12/7/2016 về vụ kiện Biển Đông của Philippines, Tờ Nhân dân Nhật báo của
Trung Quốc đăng một bài viết với tiêu đề “Trung Quốc: chúng ta không thể để
mất dù chỉ một chấm nhỏ lãnh thổ”. Chỉ trong vài tiếng đồng hồ, thông điệp này
đã được tweet lại hơn 1 triệu lần bởi những người sử dụng mạng Weibo - mạng
xã hội phổ biến nhất của Trung Quốc[62]. Điều này cho thấy dưới tác động của
thời đại thông tin và mạng xã hội,chủ nghĩa dân tộc ở Trung Quốc liên quan đến
tranh chấp lãnh thổ, biển đảo đang có xu hướng trỗi dậy ngày càng mạnh.
Nhà nghiên cứu Li Mingjiang đã lý giải, sự hung hăng gia tăng trong cách
hành xử của Trung Quốc trên Biển Đông từ khi Tập Cận Bình lên cầm quyền là hệ
quả của sự tập trung cao hơn trong khâu hoạch định chính sách, điều phối chính
sách ở tầm quốc gia và chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông ngày càng
phản ánh cá tính dân tộc chủ nghĩa rất mạnh của Tập Cận Bình.[157; tr.58]
1.2.1.4. Các chủ thể tác động đến chính sách của Trung Quốc về vấn đề Biển
Đôngsau Đại hội 18
Đa số các nhà nghiên cứu Việt Nam cũng như quốc tế có xu hướng cho
rằng chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông có sự chỉ đạo nhất quán từ
cấp lãnh đạo cao nhất và thể hiện tầm nhìn chiến lược dài hạn, bài bản của một
nước lớn với bộ máy quyết sách tập trung. Điều này có thể đúng với các định
hướng chính sách lớn của Trung Quốc. Tuy nhiên, trong triển khai thực tế, chính
sách của Trung Quốc đối với Biển Đông chịu sự tác động đáng kể của rất nhiều
chủ thể, lực lượng có ảnh hưởng trong hệ thống chính trị cũng như trong xã hội
Trung Quốc. Từ sau Đại hội 18, dĩ nhiên Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình
vẫn là người quyết định tối hậu các quyết sách lớn của Trung Quốc về Biển
Đông, song các chủ thể khác trong hệ thống chính trị và xã hội Trung Quốc cũng
đóng vai trò ở các mức độ khác nhau.
Vai trò cá nhân của Tập Cận Bình
Khác biệt lớn nhất từ Đại hội 18 là quyền lực tập trung vào tay người đứng
đầu cao nhất của Đảng, Nhà nước và quân đội là Tập Cận Bình theo hình thức
“lãnh đạo hạt nhân” chứ không phải “lãnh đạo tập thể” như các nhiệm kỳ trước
35
đó. Khác với Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân, Tập Cận Bình đã đảm nhận
đồng thời cả vị trí Tổng Bí thư và Chủ tịch Quân ủy Trung ương tại Đại hội
Đảng 18 mà không đợi đến 2 năm sau Đại hội như những lãnh đạo tiền nhiệm.
Đó là một trong những tiền đề quan trọng nhất để lý giải vì sao chính sách của
Trung Quốc đối với Biển Đông từ sau Đại hội 18 được đặc trưng bởi quá trình
quân sự hóa và cứng rắn hơn nhiều so với giai đoạn trước.Thực tế này khiến
chính sách đối ngoại của Trung Quốc quyết đoán hơn hẳn so với thời kỳ Hồ Cẩm
Đào và Giang Trạch Dân.
Về gốc gác cá nhân, Tập Cận Bình xuất thân từ vai trò thư ký cho Bộ trưởng
Quốc phòng Cảnh Tiêu (Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc trong thời gian nổ ra
chiến tranh biên giới Việt Nam - Trung Quốc năm 1979). Do đó, mối liên hệ giữa
ông với quân đội cũng gần gũi hơn nhiều so với các lãnh đạo kỹ trị thế hệ trước đó
là Hồ Cẩm Đào và Giang Trạch Dân. Như học giả Xue Gong nhận xét, từ khi Tập
Cận Bình trở thành Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc năm 2012 thì mức độ
quyết đoán trong chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông cao hơn nhiều so
với giai đoạn trước[94]. Thêm vào đó, như Linda Jakobson và Ryan Manuel đánh
giá, Tập Cận Bình không những nhiều quyền lực hơn hai lãnh đạo tiền nhiệm là Hồ
Cẩm Đào và Giang Trạch Dân mà còn rất quan tâm đến các vấn đề đối ngoại, Tập
Cận Bình là người quyết định cuối cùng mọi vấn đề quan trọng liên quan chính sách
đối ngoại của Trung Quốc.[128; tr.101-110]
Xét về tính cách, những chuyên gia nghiên cứu về Trung Quốc nhìn chung
đều đánh giá Tập Cận Bình là tuýp lãnh đạo quyết đoán, sẵn sàng chấp nhận rủi ro
dựa trên tính toán cẩn thận[251]. Việc Trung Quốc đơn phương công bố Vùng nhận
dạng phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông năm 2013 và hạ đặt trái phép giàn
khoan HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam tiêu biểu
cho đặc tính quyết đoán trong cách ra quyết sách đối ngoại của Tập Cận Bình. Theo
đánh giá của Nhóm khủng hoảng quốc tế (ICG), chính Tiểu tổ Lãnh đạo phụ trách
bảo vệ lợi ích biển - một cơ chế được thành lập năm 2012 và do đích thân Tập Cận
Bình chỉ đạo - là cơ quan đã ra quyết định liên quan đến vụ HD-981.[124]
36
Wenjuan Nie, Phó Giáo sư Học viện Quan hệ quốc tế, Đại học Ngoại giao
Trung Quốc khẳng định rằng tính cách của Tập Cận Bình chắc chắn đóng một vai
trò quan trọng trong lối hành xử ngày càng quyết đoán của Trung Quốc. Tờ báo
Học Tập, cơ quan ngôn luận của Trường Đảng Bắc Kinh đã chính thức khẳng định
đích thân Tập Cận Bình đã ra lệnh và chỉ huy chiến dịch tôn tạo đảo quy mô lớn ở
Biển Đông[168]. Dưới thời Hồ Cẩm Đào, quân đội Trung Quốc (PLA) cũng đã một
vài lần đề xuất triển khai tôn tạo đảo ở Trường Sa nhằm phục vụ mục đích chiến
lược song các đề xuất này luôn bị bác bỏ, tương tự như đề xuất lập vùng nhận dạng
phòng không (ADIZ) trên biển Hoa Đông[250]. Nhưng đến thời Tập Cận Bình, ông
đã bật đèn xanh cho cả hai quyết định quan trọng nói trên của PLA.
Tập Cận Bình cũng đích thân ra lệnh điều tàu sân bay Liêu Ninh lần đầu tiên
tập trận ở Biển Đông năm 2013 nhằm thị uy các nước có tranh chấp trong bối
cảnh Trung Quốc vừa chiếm bãi cạn Scarborough của Philippines năm 2012 trước
đó. Có thể nói, quyết định triển khai chiến dịch tôn tạo đảo quy mô lớn ở Trường
Sa giai đoạn 2014 - 2017 và hạ đặt giàn khoan Hải Dương - 981 trong vùng đặc
quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam năm 2014 là những minh chứng rõ
ràng cho sự chuyển đổi chính sách Biển Đông của Tập Cận Bình theo hướng
quyết đoán hơn.[250]
Việc tập trung quá nhiều quyền lực vào một cá nhân lãnh đạo một mặt tạo
điều kiện thuận lợi cho triển khai chính sách nhanh chóng, quyết đoán, song mặt
khác cũng làm tăng nguy cơ sai lầm chính sách. Nhiều học giả, chuyên gia Trung
Quốc và quốc tế cho rằng dưới thời Tập Cận Bình, rủi ro về sai lầm chính sách
lớn hơn rất nhiều so với bất cứ thời điểm nào hậu Mao, và điều này không ít lần
phản ánh trong cách triển khai chính sách của Trung Quốc đối với Biển Đông từ
sau Đại hội 18 đến nay.[169]
Vai trò của các chủ thể chủ chốt trong hệ thống chính trị
Trung Quốc là một quốc gia nằm dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản
Trung Quốc. Tuy nhiên, việc chỉ có một chính đảng là lực lượng cầm quyền duy
nhất không có nghĩa tất cả các chính sách quốc gia đều được hoạch định và triển
37
khai theo kiểu từ trên xuống dưới như trước. Ngày nay, trong hệ thống chính trị
Trung Quốc hiện nay có rất nhiều cơ quan, lực lượng, phe nhóm với các lợi ích
khác nhau, cạnh tranh với nhau để giành nguồn lực và ảnh hưởng tối đa cho
mình. Mỗi cơ quan, lực lượng đều tranh thủ diễn giải việc thực hiện mục tiêu
“cường quốc biển” mà Đại hội 18 đã đề ra để phục vụ lợi ích cục bộ của
mình[124]. Quân Giải phóng Nhân dân (PLA), Bộ Ngoại giao, các tập đoàn dầu
khí và các địa phương có biển (nhất là tỉnh Hải Nam) một mặt phải tuân thủ chủ
trương, đường lối chung của Đảng Cộng sản Trung Quốc, mặt khác cũng tìm
cách tác động lên chính sách Biển Đông theo hướng có lợi cho mình cả trong
quá trình hoạch định và triển khai chính sách.
a/ Quân Giải phóng nhân dân (PLA)
Cũng như trong bất cứ chính thể một đảng nào, các lực lượng quân đội và
an ninh có vai trò và ảnh hưởng rất lớn lên tất cả các chính sách quốc gia. Châm
ngôn nổi tiếng của Mao Trạch Đông là “chính quyền từ họng súng” thể hiện rõ
tầm quan trọng của quân đội trong bộ máy Nhà nước Trung Quốc. Điều này
càng được thể hiện rõ trong các vấn đề quan trọng như Biển Đông.
Ảnh hưởng của PLA đã thể hiện rõ ngay từ giai đoạn vấn đề Biển Đông bắt
đầu nóng lên giữa Trung Quốc và các nước tranh chấp. Đô đốc Lưu Hoa Thanh
đã tiết lộ trong cuốn hồi ký rằng việc chiếm các đảo, đá thuộc quần đảo Trường
Sa từ tay Việt Nam tháng 3/1988 là một quyết định hoàn toàn do Quân ủy Trung
ương Trung Quốc đưa ra và được Đặng Tiểu Bình chấp thuận.[250]
So với các cơ quan khác trong hệ thống chính trị, Quân giải phóng nhân
dân (PLA) có ảnh hưởng lớn và trực tiếp hơn rất nhiều trong vấn đề Biển Đông.
Chẳng hạn, các tàu thuộc lực lượng Hải giám ở đảo Hải Nam phải xin phép PLA
để được đi vào 6 thực thể tại Trường Sa do PLA kiểm soát. Theo Ngô Sỹ Tồn,
Viện trưởng Viện nghiên cứu Nam Hải (Biển Đông), hải quân Trung Quốc có
vai trò áp đảo trong xử lý các vấn đề trên biển trong khi các lực lượng hải giám,
hải cảnh đóng vai trò bổ sung trong quản lý biển.
38
Dưới thời Tập Cận Bình, vai trò của PLA ngày càng được coi trọng. Theo
đánh giá của Tạp chí The Economist, từ năm 2009 - 2018, chi tiêu quân sự thực
tế của Trung Quốc đã tăng 83%, phản ánh rõ tham vọng của Chủ tịch Trung
Quốc Tập Cận Bình trong việc đưa PLA trở thành “quân đội đẳng cấp thế giới”
vào nă... the Relevant Disputes Between China and the
Philippines in the South China Sea,
81475392503075.htm, truy cập ngày 11/1/2019
223. Anton Tsvetov (2016), Russia’s Tatics and Strategy in the South China
Sea, AMTI.
224. US Department of State (2014), Limits in the Seas: China and maritime
claims in the South China Sea,
https://www.researchgate.net/publication/286459698_China_Maritime_Cl
aims_in_the_South_China_Sea_Limits_in_the_Seas_No_143.
225. U.S. Department of State (2020), U.S Position on Maritime Claims in the
South China Sea, https://www.state.gov/u-s-position-on-maritime-claims-
in-the-south-china-sea/.
226. U.S. Mission to the United Nations, “Protesting China‟s Unlawful
Maritime Claims at the UN”, trang web của Phái đoàn Hoa Kỳ tại Liên
hợp quốc, truy cập tại https://usun.usmission.gov/protesting-chinas-
unlawful-maritime-claims-at-the-un/ ngày 5/7/2020.
227. Alexander Vuving (2014), China’s Grand-Strategy Challenge: Creating Its
Own Islands in the South China Sea, National Interest.
228. Shicun, Wu (2013), Solving Disputes for Regional Cooperation and
Development in the South China Sea: A Chinese Perspective, Woodhead
Publishing Limited.
229. Vitug, Danguluan (2018), Rock Solid: How the Philippines Won its
Maritime Case against China, Ateneo de Manila University Press.
230. Vu, Tuong (2014), “The Party vs. the People: Anti-China Nationalism in
Contemporary Vietnam,” Journal of Vietnamese Studies, Vol. 9, Issue 4.
175
231. Vuving, Alexander (2014), “China‟s Grand-Strategy Challenge: Creating
Its Own Islands in the South China Sea”, The National Interest,
https://nationalinterest.org/feature/chinas-grand-strategy-challenge-
creating-its-own-islands-the-11807
232. Weiss, C.J. (2016) “Here‟s What China‟s People Really Think about the
South China Sea,” the Washington Post,
https://www.washingtonpost.com/news/monkey-
cage/wp/2016/07/14/heres-what-chinas-people-really-think-about-the-
south-china-sea/.
233. Wei, Tan Dawn (2018), “ASEAN and China Should Aim to Conclude
Talks on Maritime Code of Conduct in 3 Years,” The Straits Times,
https://www.straitstimes.com/singapore/asean-and-china-should-aim-to-
conclude-talks-on-maritime-code-of-conduct-in-3-years-pm-lee.
234. Wen, Philip (2016), “South China Sea: Sleepy port town is base for
Beiing's little Blue men”, The Sydney Morning Herald,
https://www.smh.com.au/world/south-china-sea-sleepy-port-town-is-base-
for-beijings-little-blue-men-20160630-gpv84r.html.
235. Wen, Wuang and Chen Xiaochen, “Who Supports China in the South
China Sea and Why”, The Diplomat,
https://thediplomat.com/2016/07/who-supports-china-in-the-south-china-
sea-and-why/.
236. Nie Wenjuan (2017), “China‟s Domestic Strategic Debate and Confusion
over the South China Sea Issue”, Pacific Review, No. 31 (4).
237. Westad Odd Arne (2019), “The Source of Chinese Conduct: Are
Washington and Beijing Fighting a New Cold War?” Foreign
Affairs,https://www.foreignaffairs.com/articles/china/2019-08-12/sources-
chinese-conduct.
176
238. Wu, Shicun (2012), “Maritime Dispute and the Reformation of Maritime
Administrative Control: Some Thoughts to Cope with the South China
Sea Issue,” Xingzheng Guanli Gaige, No. 7, pp.14-19.
239. White, Hugh (2013), The China Choice: Why We Should Share Power,
Oxford University Press.
240. Wu Xiaoyan (2014), “China‟s Sea Power Nation Strategy”, Asia Paper,
Institute for Security and Development Policy.
241. Xinhua (2015), China not to pursue militarization of Nansha Islan in
South China Sea,
09/26/content_36686891.htm.
242. Xinhua (2017), Vision for Maritime Cooperation under the Belt and Road
Initiative,
06/20/c_136380414.htm truy cập ngày 15/7/2020.
243. Yahuda, Michael (2013), “China‟s New Assertiveness in the South China
Sea,” Journal of Contemporary China, No. 22 (81), pp446-459.
244. Yan, Xuetong (2014), “From Keeping a Low Profile to Striving for
Achievement,” Chinese Journal of International Politics, 7(2): 160.
245. Miles Maochun Yu (2016), Understanding China’s Strategic Culture
Through Its South China Sea Gambit, Hoover Institution.
246. Ying Fu (2016), “South China Sea: How We Got to this Stage,” The
National Interest, https://nationalinterest.org/feature/south-china-sea-how-
we-got-stage-16118.
247. Ying, Yu Lin (2019), “Changes in China‟s Coast Guard,” The Diplomat,
https://thediplomat.com/2019/01/changes-in-chinas-coast-guard/ .
248. Yoji Koda (2017), China’s Blue Water Navy Strategy and Its
Implications, Center for a New American Security.
249. Yoshihara, Toshi & Holmes, James (2011), “Can China Defend a Core
Interest in the South China Sea?”,The Washington Quarterly, Spring, 2011.
177
250. You, Ji. 2015. “Xi Jinping and PLA Centrality in Beijing‟s South China
Sea Dispute Management,” East Asian Policy, Vol 15, no. 2.
251. You, Ji. (2015), “China's New Supreme Command and Xi Jinping‟s
Political Leadership”, in “China Entering the Xi Jinping Era”, Abingdon
& New York, Routledge.
252. Yu, Miles Maochun (2016), “Understanding China‟s Strategic Culture
Through Its South China Sea Gambit,” Hoover Institution,
https://www.hoover.org/research/understanding-chinas-strategic-culture-
through-its-south-china-sea-gambit.
253. Yusuke Saito (2017), China’s Growing Maritime Role in the South and
East China Seas, CNAS.
254. Young China Watchers (2016), “The South China Sea Disputes: Past,
Present, and Future”, The Diplomat, https://thediplomat.com/2016/04/the-
south-china-sea-disputes-past-present-and-future/.
255. Zhongxiang Zhang (2011), “China‟s Energy Security, the Malacca
Dilemma, and Responses”, Energy Policy 39, No. 12.
256. Zhang, Hongzhou (2012), “China‟s Evolving Fishing Industry:
Implications for Regional and Global Maritime Security,” RSIS Working
Paper, No. 246.
257. Zhang, Hongzhou (2018), “Fisheries Cooperation in the South China Sea:
Evaluating the Options”, Marine Policy, No. 89.
258. Zhang, Feng (2019), “China‟s Long March at Sea: Explaining Beijing‟s
South China Sea Strategy, 2009 - 2016”, The Pacific Review,
https://doi.org/10.1080/09512748.2019.1587497.
259. Zhang Jian (2013), in the South China Sea: A Strategic Shift, Australia
National University.
260. Jian Zhang (2016), “The South China Sea and China - US Relations:
Beijing‟s Perspective”, National Asian Security Studies Program Issue
Brief, No. 31.
178
261. Zhou Fangyin (2016), “Between Assertiveness and Self-restraint:
Understanding China‟s South China Sea Policy”, International Affairs, No. 92.
262. Wei Zongyou (2017), “China‟s Maritime Trap”, The Washington
Quarterly, No 1, Vol 40.
Tiếng Trung
263. Diêm Nham (2019), Biển Đông sau 3 năm phán quyết của Tòa Trọng tài,
Viện Nghiên cứu Nam Hải.
264. Dương Khiết Trì (2017), “Đi sâu học tập quán triệt tư tưởng ngoại giao
của Tổng Bí thư Tập Cận Bình, không ngừng viết nên trang mới ngoại
giao nước lớn đặc sắc Trung Quốc”, Tạp chí Cầu Thị, 17/7/2017, truy cập
tại ngày
4/7/2020.
265. Liu, Huaqing (2008), Liu Huaqing Huiyilu – Hồi ký của Lưu Hoa Thanh
– NXB Giải phóng quân, Bắc Kinh.
266. Lưu Minh Phúc (2010), Trung Hoa mộng: Tư duy nước lớn và tư thế
chiến lược của Trung Quốc trong kỷ nguyên hậu Hoa Kỳ, NXB Đại học
Quốc phòng Trung Quốc.
267. Ngô Kiến Thụ (2019), “Về sự thay đổi chính sách của Trung Quốc ở Biển
Đông”, Tạp chí nghiên cứu an ninh và biển Châu Á-Thái Bình Dương,
Trung Quôc, Số 2, 2019.
268. Ngô Sỹ Tồn (2020), “Tình hình Biển Đông năm 2020”, Tạp chí Tri thức
thế giới, Trung Quốc, số 1.
269. Ngô Sỹ Tồn & Trần Tương Miếu (2019), “Đọ sức Trung – Mỹ ở Biển Đông”,
Tạp chí Nghiên cứu an ninh và biển Châu Á-Thái Bình Dương, Số 4.
270. Sách Trắng của Trung Quốc về phát triển hòa bình, 2011 (bản dịch tiếng
Việt của Thông tấn xã Việt Nam).
271. Sách Trắng Quốc phòng Trung Quốc 2015 (bản dịch tiếng Việt của Thông
tấn xã Việt Nam).
179
272. Sách Trắng Quốc phòng Trung Quốc 2019, công bố ngày 24/7/2019 (bản
dịch tiếng Việt của Thông tấn xã Việt Nam).
273. Thiệu Kiến Bình (2018), “Xu hướng tranh chấp Biển Đông và lựa chọn
chính sách của Trung Quốc”, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế Ấn Độ Dương,
Trung Quốc, Số 6/2018.
274. Trần Tương Miếu (2019), “Đối đầu lạnh ở trạng thái bình thường mới
trong cuộc đọ sức Trung – Mỹ tại Biển Đông”, Tạp chí Tri thức thế giới,
Trung Quốc, Số 9.
275. Thịnh Thanh Tài (2012), “Tư tưởng biển và thực tiễn của Tôn Trung
Sơn”, Nguyệt san Sử học, Số 7, 2012.
276. Thông tấn xã Việt Nam (2012), Báo cáo Chính trị Đại hội XVIII Đảng
Cộng sản Trung Quốc, (bản dịch tiếng Việt của Thông tấn xã Việt Nam).
277. Thông tấn xã Việt Nam (2017), Báo cáo Chính trị Đại hội XIX Đảng Cộng
sản Trung Quốc, 2017 (bản dịch tiếng Việt của Thông tấn xã Việt Nam).
278. Vương Dật Châu (2016), “Những được mất của Ngoại giao Trung Quốc
năm 2016”, Thời báo Tài chính Trung Quốc, 28/12/2016.
279. Vương Nghị (2019), “Bức tranh ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung
Quốc”, Nhân dân Nhật báo, tháng 12/2019.
280. Vương Nghị (2019), Ngoại giao Trung Quốc năm 2019 và nhiệm vụ năm
2020, 13/12/2019, đăng trên trang mạng Bộ Ngoại giao Trung Quốc.
281. Vương Tranh (2018), “Quan hệ Việt - Trung trong bối cảnh tranh chấp
Biển Đông”, Tạp chí Nghiên cứu Đông Nam Á, Trung Quốc, Số 6/2018.
Trang web bổ trợ
282.
283. https://papers.ssrn.com/sol3/papers.cfm?abstract_id=2469832
284. https://www.crisisgroup.org/asia/north-east-asia/china/stirring-south-
china-sea-iv-oil-troubled-waters
285.
286. https://www.fmprc.gov.cn/nanhai/eng/snhwtlcwj_1/t1368895.htm
180
287. https://georgetownsecuritystudiesreview.org/2018/03/25/chinas-three-
warfares-in-theory-and-practice-in-the-south-china-sea/
288.
relations/.
289. https://www.state.gov/u-s-position-on-maritime-claims-in-the-south-
china-sea/
290. https://www.rand.org/pubs/testimonies/CT470.html
291.
relations/
292. https://www.rand.org/pubs/external_publications/EP67504.html
293. https://www.nbr.org/publication/maritime-militias-in-the-south-china-sea
181
PHỤ LỤC
Bài viết của Ủy viên Quốc vụ Dƣơng Khiết trì về “Tƣ tƣởng ngoại giao
của Tập Cận Bình”
(đăng trên Tạp chí Cầu Thị ngày 17/7/2017)
Kể từ Đại hội 18 tới nay, dưới tầm nhìn xa trông rộng toàn cục của Trung
ương Đảng với đồng chí Tập Cận Bình là lãnh đạo hạt nhân, đã nghiên cứu sâu sắc
tương lai và vận mệnh của nhân loại cũng như xu thế phát triển chung của Trung
Quốc và thế giới; tích cực tập trung phấn đấu “2 mục tiêu 100 năm” và giấc mơ
chấn hưng dân tộc Trung Hoa, trong khi duy trì nền tảng mang tính ổn định và liên
tục của phương châm chính sách đối ngoại; thúc đẩy tích cực lý luận ngoại giao và
sáng tạo thực tiễn; đề ra một loạt chủ trương và lý luận mới mang đặc sắc Trung
Quốc, thể hiện được tinh thần thời đại và dẫn dắt nhân loại đi theo xu thế phát triển
tiến bộ; qua đó hình thành và thiết lập tư tưởng ngoại giao Tập Cận Bình.
I - Công tác ngoại giao là một phần quan trọng trong toàn bộ công tác của
Đảng và nhà nước Trung Quốc. Trong bối cảnh quan hệ Trung Quốc với thế giới
biến chuyển sâu sắc, dân tộc Trung Hoa bước vào giai đoạn lịch sử then chốt
phục hưng vĩ đại, tư tưởng ngoại giao Tổng Bí thư Tập Cận Bình sử dụng lập
trường, quan điểm, phương pháp của chủ nghĩa Marx chỉ đạo giải quyết các vấn
đề mới mà ngoại giao Trung Quốc đang phải đối mặt; giải đáp một cách khoa
học các vấn đề lớn như thế nào là ngoại giao nước lớn mang đặc sắc Trung
Quốc, làm thế nào để triển khai ngoại giao nước lớn mang đặc sắc Trung
Quốc...; làm rõ tư tưởng chỉ đạo, nguyên tắc căn bản, nhiệm vụ chủ yếu, chiến
lược sách lược, cơ chế bảo đảm của công tác đối ngoại trong tình hình mới; là
một hệ thống lý luận khoa học có nội hàm phong phú, tư tưởng sâu sắc, hệ thống
hoàn chỉnh. Cụ thể:
(1) Làm rõ mục tiêu chiến lược và sứ mệnh trọng đại của công tác đối ngoại
trong tình hình mới. Tổng Bí thư Tập Cận Bình phán đoán một cách khoa học xu
thế phát triển của thế giới và vị thế lịch sử của đất nước, chỉ rõ rằng chúng ta
182
chưa từng tiếp cận được trung tâm vũ đài quốc tế, chưa từng tới gần việc thực
hiện giấc mơ chấn hưng Trung Hoa, chưa từng có năng lực và niềm tin để thực
hiện mục tiêu này. Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhấn mạnh, ngoại giao Trung
Quốc cần giương cao ngọn cờ hòa bình, phát triển, hợp tác, cùng thắng; tính toán
tốt hai đại cục trong nước và quốc tế, tính toán tốt hai việc lớn là phát triển và an
ninh; kiên trì con đường phát triển hòa bình, kiên trì bảo vệ chủ quyền, an ninh
và lợi ích phát triển, duy trì và kéo dài thời cơ chiến lược quan trọng trong sự
nghiệp phát triển đất nước... nhằm bảo đảm cho việc thực hiện mục tiêu “hai lần
100 năm” và giấc mơ chấn hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại. Những trình bày và
phân tích này đã xác định rõ tính chất, mục tiêu và sứ mệnh của ngành ngoại
giao Trung Quốc, là hướng dẫn chỉ đạo cơ bản và kim chỉ nam để chúng ta triển
khai thực hiện công tác đối ngoại.
(2) Kiên định tự tin nước lớn xã hội chủ nghĩa mang đặc sắc Trung Quốc.
Tổng Bí thư Tập Cận Bình nhiều lần nhấn mạnh toàn Đảng cần kiên định tự tin
con đường chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc, tự tin về lý luận, tự tin về
chế độ, tự tin về văn hóa, Đảng viên Đảng Cộng sản Trung Quốc và người dân
Trung Quốc hoàn toàn tự tin cho nhân loại thấy một phương án Trung Quốc về việc
tìm kiếm một chế độ xã hội tốt đẹp hơn. Từ Đại hội 18 đến nay, đối mặt với những
thay đổi bất thường trên trường quốc tế, ngành ngoại giao Trung Quốc đã khắc phục
khó khăn, tiến lên phía trước và giành được thành tựu to lớn. Thực tế chứng minh
rằng chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc là ưu thế lớn nhất, đặc sắc lớn nhất
và cơ hội lớn nhất của công tác đối ngoại nước ta.Kiên trì “4 tự tin” này, công tác
đối ngoại của chúng ta sẽ có gốc rễ và linh hồn, sự nghiệp ngoại giao của chúng ta
sẽ có sự đảm bảo từ nền tảng và động lực tiến lên phía trước.
(3) Đưa ra bức tranh vĩ đại về xây dựng cộng đồng chung vận mệnh. Với
việc nhận trách nhiệm quốc gia về mình, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã khởi
xướng việc xây dựng quan hệ quốc tế kiểu mới lấy hợp tác cùng thắng làm hạt
nhân, đồng lòng xây dựng cộng đồng chung vận mệnh nhân loại, thực hiện phát
triển chung, duy trì phồn vinh vì xã hội loài người. Từ Đại hội 18 đến nay, thông
183
qua các diễn đàn đa phương như Liên hợp quốc, Diễn đàn Kinh tế thế giới
Davos, chúng ta đã tích cực đề xuất sáng kiến xây dựng cộng đồng chung vận
mệnh, trong công tác giao lưu đối ngoại, luôn nghiêm túc đưa ra khái niệm cùng
thắng cùng có lợi, dựa vào hành động thực tế không ngừng thúc đẩy mục tiêu lâu
dài xây dựng cộng đồng chung vận mệnh, giành được sự ủng hộ và tán thưởng
của cộng đồng quốc tế.
(4) Làm sâu sắc bố cục ngoại giao toàn phương vị với mục tiêu phát triển
quan hệ đối tác toàn cầu. Từ Đại hội 18 đến nay, ngoại giao Trung Quốc xác
định láng giềng và nước lớn làm trọng điểm, dựa vào nền tảng quốc gia đang
phát triển, lấy đa phương làm vũ đài, dựa vào việc đi sâu hợp tác thực chất, tăng
cường sự tin cậy chính trị, nền tảng xã hội vững chắc, xây dựng cơ chế hoàn
thiện làm con đường phát triển toàn diện hợp tác hữu nghị với tất cả các nước.
Cục diện giao lưu đối ngoại toàn phương hướng, lĩnh vực rộng lớn, nhiều tầng
nấc của Trung Quốc ngày càng phong phú và hoàn chỉnh; “vòng tròn bạn bè”
của Trung Quốc đã phủ khắp toàn cầu.
(5) Xác định lấy việc xây dựng “Vành đai và Con đường” làm thống lĩnh
cho bố cục mở cửa đối ngoại mới. Nắm rõ những thay đổi mới về môi trường đối
ngoại mở cửa trong và ngoài nước, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã khởi xướng
xây dựng sáng kiến “Vành đai và Con đường”, kiên định xúc tiến đối ngoại mở
cửa lên tầm cao mới, hoan nghênh các nước cùng chia sẻ cơ hội phát triển của
Trung Quốc để tạo động lực to lớn cho sự phát triển thế giới. 4 năm qua, việc
xây dựng “Vành đai và Con đường” đã dần từ đề xuất biến thành hành động, từ
khái niệm trở thành thực tiễn, trở thành diễn đàn hợp tác quốc tế mang tính
khoan dung và mở cửa cũng như trở thành sản phẩm chung toàn cầu được các
nước hoan nghênh, ủng hộ. Trước đây không lâu, Trung Quốc đã tổ chức thành
công Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế về “Vành đai và Con đường”, gặt hái
được nhiều thành quả tích cực, và thêm bước nữa hình thành cục diện tốt cho các
nước chung tay xây dựng sáng kiến “Vành đai và Con đường”.
184
(6) Thể hiện quyết tâm và ý chí bảo vệ lợi ích an ninh chủ quyền quốc gia.
Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã chỉ rõ Trung Quốc kiên trì theo con đường phát
triển hòa bình, không ham muốn lợi ích của nước khác, song quyết không từ bỏ
lợi ích chính đáng của mình; các nước đừng hy vọng Trung Quốc lấy lợi ích cốt
lõi ra để giao dịch, đừng mong chờ Trung Quốc sẽ nuốt quả đắng để tổn hại chủ
quyền, an ninh và lợi ích phát triển. Trung Quốc tuyên bố như vậy và cũng sẽ
làm như vậy. Từ Đại hội 18 đến nay, trong một loại các vấn đề liên quan đến lợi
ích cốt lõi to lớn của Trung Quốc như Đài Loan, Nam Hải (Biển Đông)... Trung
Quốc đã thể hiện rõ lập trường, vạch ra “giới hạn đỏ”, dám đấu tranh, có thực
lực bảo vệ lợi ích cốt lõi và lợi ích chính đáng của Trung Quốc, làm phấn chấn
lòng Đảng, lòng quân, lòng dân và cũng giành được sự tôn trọng của đông đảo
cộng đồng quốc tế.
(7) Khái niệm và thực tiễn quản trị toàn cầu đổi mới. Tổng Bí thư Tập Cận
Bình đã đi sâu khai thác khái niệm quản trị độc đáo trong văn hóa Trung Quốc
với trí tuệ của thế giới ngày nay, đối phó những thách thức và vấn đề hiện thực
quan trọng mà công tác quản trị toàn cầu vấp phải, đưa ra một loạt chủ trương,
khái niệm mới như khái niệm quản trị toàn cầu, khái niệm an ninh mới, khái
niệm phát triển mới, khái niệm toàn cầu hóa Từ sau Đại hội 18, thông qua một
loạt các hoạt động ngoại giao đa phương quan trọng mà Trung Quốc tham dự
cũng như đăng cai tổ chức như APEC Bắc Kinh, G20 Hàng Châu... Trung Quốc
đã tích cực tham gia và dẫn dắt tiến trình quản trị toàn cầu, hoàn thiện hệ thống
quản trị toàn cầu mang tính cách mạng.
(8) Kiên trì sự sắp xếp của Đảng đối với đại cục của công tác đối ngoại.
Tổng Bí thư Tập Cận Bình từng nhấn mạnh, để làm tốt công việc của Trung
Quốc, then chốt là ở Đảng. Sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc, tức là
với bản chất chủ nghĩa xã hội mang đặc sắc Trung Quốc, cũng là ưu thế lớn nhất,
và còn là sự bảo đảm căn bản cho chúng ta đối phó với những tình hình phức tạp
trong và ngoài nước. Từ Đại hội 18 đến nay, dưới sự giám sát của Trung ương
Đảng với hạt nhân lãnh đạo là đồng chí Tập Cận Bình, công tác đối ngoại đã
185
được giám sát toàn diện, tăng cường hơn nữa chức năng nhóm công tác lãnh đạo
đối ngoại của Trung ương Đảng, tổ chức các cuộc hội thảo công tác ngoại giao
giữa các nước láng giềng và hội nghị công tác đối ngoại trung ương, điều phối
hợp tác và hoạch định chiến lược.
II- Tư tưởng ngoại giao của Tổng Bí thư Tập Cận Bình là bộ phận cấu
thành quan trọng trong chiến lược mới, tư tưởng mới, khái niệm mới về công tác
quản trị đất nước của Trung ương Đảng, với đồng chí Tập Cận Bình là hạt nhân
lãnh đạo, là vũ khí lý luận vững chắc và kim chỉ nam hành động của ngoại giao
Trung Quốc trong tình hình mới. Việc đi sâu nghiên cứu và lĩnh hội tư tưởng
ngoại giao của Tổng Bí thư Tập Cận Bình là nhiệm vụ chính trị quan trọng trên
mặt trận ngoại giao, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với việc đánh giá, tổng
kết các thành tựu đối ngoại của Trung Quốc từ Đại hội 18 đến nay. Do đó, cần
phải dốc sức học tập 4 lĩnh vực dưới đây:
(1) Cần lĩnh hội sâu sắc ý thức sứ mệnh của tư tưởng ngoại giao của Tổng
Bí thư Tập Cận Bình. Với sứ mệnh lịch sử và tố chất chính trị phi phàm, Tổng Bí
thư Tập Cận Bình dẫn dắt thế hệ của chúng ta đi trên chặng đường dài hướng tới
phấn đấu "hai mục tiêu 100 năm" và không ngừng thúc đẩy giấc mơ chấn hưng
dân tộc Trung Hoa vĩ đại. Đảm nhận cương vị lãnh đạo nước lớn, Tổng Bí thư
Tập Cận Bình suy nghĩ sâu sắc về các vấn đề trọng đại liên quan đến vận mệnh
tương lai của nhân loại như “xây dựng thế giới như thế nào, xây dựng thế giới
này ra sao”. Từ Đại hội 18 đến nay, Trung Quốc đã thực hiện thêm nhiều trách
nhiệm và nghĩa vụ quốc tế phù hợp với khả năng của đất nước, tham gia tích cực
các hoạt động gìn giữ hòa bình quốc tế và hợp tác giải quyết vấn đề nóng trong khu
vực cũng như những thách thức mang tính toàn cầu như biến đổi khí hậu, chủ động
đưa sáng kiến “Vành đai và Con đường” trở thành sản phẩm chung toàn cầu, đóng
góp tích cực cho việc thúc đẩy hòa bình thế giới và sự nghiệp phát triển.
(2) Cần lĩnh hội sâu sắc tinh thần thời đại của tư tưởng ngoại giao của Tổng Bí
thư Tập Cận Bình. Thấy rõ xu thế phát triển ngày càng lệ thuộc vào nhau giữa các
nước, trong khi trào lưu thời đại là hòa bình, phát triển, hợp tác và cùng thắng, Tổng
186
Bí thư Tập Cận Bình đã đề xuất xây dựng quan hệ quốc tế kiểu mới, đưa ra nhiều
khái niệm quan trọng như cộng đồng chung vận mệnh nhân loại, kêu gọi thúc đẩy
toàn cầu hóa kinh tế, khoan dung, toàn diện, bình đẳng, cùng thắng, xây dựng cơ
chế quản trị toàn cầu phản ánh khách quan sự so sánh cán cân quốc tế với thực tế,
chỉ rõ cho nhân loại thấy phương hướng và lộ trình giải quyết các vấn đề khó như
không có hòa bình, không có sự phát triển và thiếu hụt quản trị. Tư tưởng ngoại
giao của Tổng Bí thư Tập Cận Bình được hình thành và phát triển trong bối cảnh
Trung Quốc và các quan hệ quốc tế có những thay đổi mang tính lịch sử, có sự đặc
thù thời đại rõ rệt cũng như ý nghĩa thực tiễn và lịch sử trọng đại.
(3) Cần lĩnh hội sâu sắc tư duy sáng tạo của tư tưởng ngoại giao của Tổng Bí
thư Tập Cận Bình. Tổng Bí thư Tập Cận Bình hiểu rất rõ rằng cải cách mở cửa là
đặc điểm rõ rệt nhất của Trung Quốc đương đại, kiên trì kết hợp chặt chẽ nguyên lý
cơ bản của Chủ nghĩa Marx với thực tiễn Trung Quốc đương đại, dũng cảm đẩy
mạnh đổi mới lý luận, đổi mới thực tiễn. Được kế tục từ lớp lãnh đạo trước, tư
tưởng ngoại giao của Tập Cận Bình không chỉ có nội hàm văn hóa truyền thống tốt
đẹp và trí tuệ triết lý của Trung Quốc, mà còn phong phú và phát triển chiến lược
ngoại giao và tư tưởng ngoại giao Trung Quốc mới, cơ chế lý luận ngoại giao nước
lớn mang đặc sắc Trung Quốc. Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã kết hợp hữu cơ sự
phát triển của Trung Quốc với sự phát triển chung của thế giới, từ việc học hỏi và
tìm hiểu Cơn đường tơ lụa trên biển cổ đại đã đề xuất kết hợp đầy tính sáng tạo
"Vành đai kinh tế Con đường tơ lụa" với sáng kiến "Con đường tơ lụa trên biển thế
kỷ 21", thiết lập sân chơi mới phục vụ sự phát triển chung giữa Trung Quốc và thế
giới, tạo ra mô hình mới phục vụ hợp tác quốc tế để chia sẻ nền tảng mới cho sự
hợp tác quốc tế. Việc Tổng Bí thư Tập Cận Bình đưa ra lý luận mới như khái niệm
về nghĩa vụ và quyền lợi chính đáng, khái niệm an ninh mới, khái niệm quản trị
toàn cầu là nhằm khiến các nước trên thế giới từ bỏ tư duy Chiến tranh Lạnh, từ
bỏ “trò chơi được mất ngang nhau”, đồng thời khuyến khích xây dựng cộng đồng
chung hòa bình và hợp tác cùng thắng.
187
(4) Cần lĩnh hội sâu sắc trí tuệ chiến lược của tư tưởng ngoại giao của Tổng
Bí thư Tập Cận Bình. Tổng Bí thư Tập Cận Bình luôn chú trọng đến việc đứng
trên góc độ chiến lược nhìn toàn cục, luận đại cục, phân tích sâu rộng những cơ
hội và thách thức trong môi trường bên ngoài Trung Quốc, tính toán thận trọng
lợi ích trong nước và quốc tế, đề cao sự phát triển và an ninh, quy hoạch tổng thể
công tác đối ngoại như hợp tác với các nước lớn, các nước láng giềng, các nước
đang phát triển và hợp tác đa phương. Tổng Bí thư Tập Cận Bình đưa ra một bộ
nguyên tắc chỉ đạo sách lược chiến lược ngoại giao, trong đó không những chú
trọng tới thiết kế thượng tầng và hoạch định chiến lược, mà còn chú ý đến các
hoạt động thực tế và hoạch định sách lược, qua đó thực hiện kết hợp hữu cơ tính
kiên định trong nguyên tắc với tính linh hoạt của sách lược. Dưới sự chỉ đạo của
tư tưởng ngoại giao của Tập Cận Bình, ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung Quốc
ngày càng tự tin hơn, ngày càng thể hiện rõ đặc sắc nước lớn, phong cách nước
lớn, khí phách nước lớn, khiến Trung Quốc nắm chắc vị thế chủ động chiến lược
trong cục diện quốc tế phức tạp nhiều thay đổi.
III- Thế giới đương đại đang trong thời kỳ chuyển dịch, điều chỉnh và phát
triển quan trọng, trong khi ngoại giao Trung Quốc đang đứng trước những thời cơ
và thách thức chưa từng có. Chúng ta cần thiết lập vững chắc "4 ý thức", kiên định
những lý tưởng và niềm tin cũng như gánh vác trách nhiệm, cần tự giác tuân thủ sự
lãnh đạo của Trung ương Đảng với đồng chí Tập Cận Bình là hạt nhân lãnh đạo trên
phương diện tư tưởng, chính trị và hành động thực tiễn, quán triệt sâu sắc tư tưởng
ngoại giao Tập Cận Bình, thúc đẩy công tác đối ngoại của Trung Quốc không
ngừng tiến lên tầm cao mới, cần tạo điều kiện thuận lợi bên ngoài để phấn đấu "hai
mục tiêu 100 năm" và chấn hưng dân tộc Trung Hoa, giữ vai trò cống hiến quan
trọng để thúc đẩy hòa bình và sự phát triển tiến bộ của nhân loại.
(1) Nắm chắc công tác trọng tâm của Đảng và Nhà nước, tăng cường mưu
lược trù bị chiến lược đối ngoại. Chúng ta cần nghiên cứu, đánh giá một cách
khoa học tình hình quốc tế và xu hướng phát triển trên thế giới, cam kết phát
triển hòa bình và lấy “chấn hưng dân tộc” làm chủ đạo trong công tác ngoại giao
188
kỷ nguyên mới, tiếp tục đánh giá tình hình trong nước và quốc tế, tuân thủ
nguyên tắc chung về việc tìm kiếm sự tiến bộ trong khi duy trì sự ổn định, thúc
đẩy sâu sắc lý luận ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung Quốc và sáng tạo thực
tiễn, củng cố và phát huy vị thế chiến lược chủ động của Trung Quốc, qua đó
phục vụ tốt hơn tình hình cải cách, phát triển và ổn định trong nước, không
ngừng tạo ra cục diện mới của ngoại giao nước lớn đặc sắc Trung Quốc.
(2) Nỗ lực làm sâu sắc bố cục chiến lược đối ngoại toàn diện, tạo môi trường bên
ngoài hòa bình ổn định hơn. Chúng ta cần duy trì, tăng cường hợp tác hữu nghị
với tất cả các nước dựa trên nền tảng “5 nguyên tắc cùng chung sống hòa bình”,
tạo dựng mạng lưới đối tác toàn cầu; cần tăng cường hợp tác và điều phối với
các nước lớn, không ngừng mở rộng các lợi ích và xây dựng một khuôn khổ
quan hệ nước lớn có tính ổn định tổng thể; cần duy trì khái niệm “chân thành,
khoan dung”, không ngừng tăng cường hợp tác láng giềng hữu hảo và thân thiện
với các nước xung quanh, nỗ lực củng cố sự ủng hộ chiến lược ở khu vực xung
quanh; cần thúc đẩy khái niệm quyền lợi và nghĩa vụ đúng đắn, không ngừng mở
rộng ý nghĩa mới của hợp tác mới Nam-Nam, gia tăng hợp tác, đoàn kết, sự tin
cậy với các nước đang phát triển.
(3) Thúc đẩy vững chắc xây dựng sáng kiến “Vành đai và Con đường”, mở
rộng bố cục mở cửa đối ngoại mới. Chúng ta cần tận dụng cơ hội từ thành công của
Diễn đàn cấp cao hợp tác “Vành đai và Con đường” để thực thi sự đồng thuận và
những kết quả phù hợp với nguyên tắc tham vấn, đóng góp và chia sẻ; làm sâu sắc
chiến lược mở cửa cùng thắng cùng có lợi, đẩy mạnh hình thành cơ chế mở cửa đối
ngoại; tích cực duy trì cơ chế thương mại đa phương là kênh chính để thúc đẩy
thương mại quốc tế và tự do hóa đầu tư và tạo điều kiện, phản đối mọi hình thức
bảo hộ mậu dịch, dốc sức thúc đẩy xây dựng kinh tế toàn cầu mở.
(4) Tham gia sâu vào quản trị toàn cầu, thúc đẩy xây dựng trật tự mới về
kinh tế và chính trị quốc tế theo hướng ngày càng công bằng hợp lý hơn. Chúng
ta cần thúc đẩy và thực hành các khái niệm về quản trị toàn cầu theo mô hình
mới, duy trì vị thế hạt nhân và vai trò chủ đạo của Liên hợp quốc trong việc xử
lý các vấn đề an ninh và hòa bình thế giới.
189
(5) Tăng cường có hiệu quả tư duy giới hạn đáy, bảo vệ chủ quyền quốc
gia, an ninh và lợi ích phát triển của quốc gia. Bảo vệ lợi ích cốt lõi của đất nước
là sứ mệnh thiêng liêng của ngoại giao Trung Quốc. Chúng ta cần kiên trì bảo vệ
lợi ích quốc gia như điểm xuất phát và đích đến trong công tác đối ngoại, bảo vệ
vững chắc chủ quyền lãnh thổ và lợi ích trên biển chính đáng; tôn trọng triệt để
nguyên tắc “một Trung Quốc”, kiên quyết phản đối và ngăn chặn âm mưu "Đài
Loan độc lập", thúc đẩy thống nhất Tổ quốc; tăng cường hợp tác quốc tế trong
các lĩnh vực mạng, thực thi pháp luật và chống khủng bố, bảo vệ và thúc đẩy an
ninh quốc gia; hoàn thiện xây dựng cơ chế bảo hộ lợi ích ở nước ngoài có giá trị
cao, bảo vệ thiết thực quyền lợi hợp pháp của các công dân và công ty Trung
Quốc ở nước ngoài.
(6) Tích cực làm tốt tuyên truyền chính sách và ngoại giao công chúng,
không ngừng nâng cao sức lôi cuốn của chủ nghĩa nhân đạo của Trung Quốc.
Chúng ta cần tăng cường "4 tự tin", tích cực thực hiện trao đổi kinh nghiệm
trong quản lý nhà nước, chuyên sâu giải thích lý luận và đường lối về chủ nghĩa
xã hội đặc sắc Trung Quốc; ra sức tuyên truyền Trung Quốc kiên định con
đường phát triển hòa bình và phát huy ý nghĩa sâu sắc về cộng đồng chung vận
mệnh nhân loại, nỗ lực đề xuất khái niệm mới, sáng kiến mới, phương án mới để
giải quyết các vấn đề nóng, nêu bật hình tượng nước lớn có trách nhiệm; thúc
đẩy đối thoại giữa các nền văn minh khác nhau, đẩy mạnh giao lưu văn hóa xã
hội, đưa giấc mộng của Trung Quốc cùng giấc mơ đẹp của nhân dân các dân tộc
trên thế giới "hòa quyện với nhau".
Trung Quốc đang đứng ở khởi điểm lịch sử mới, thời đại đã trao cho ngoại
giao Trung Quốc sứ mệnh lịch sử vĩ đại mới. Dưới sự lãnh đạo của Trung ương
Đảng với đồng chí Tập Cận Bình làm hạt nhân lãnh đạo, Trung Quốc cần đi sâu
học tập lĩnh hội và quán triệt thực hiện tư tưởng ngoại giao của Tổng Bí thư Tập
Cận Bình, không ngừng viết nên trang mới cho ngoại giao nước lớn đặc sắc
Trung Quốc, lập thành tích to lớn chào mừng Đại hội Đảng XIX tổ chức thành
công, đóng góp hơn nữa để phấn đấu thực hiện “hai mục tiêu 100 năm” và giấc
mộng chấn hưng dân tộc Trung Hoa vĩ đại./.