Luận án Chính sách của Mỹ đối với Dài loan từ 1949 đến 1972

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ HẠNH LỢI CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐÀI LOAN TỪ 1949 ĐẾN 1972 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGHỆ AN - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VINH TRẦN THỊ HẠNH LỢI CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐÀI LOAN TỪ 1949 ĐẾN 1972 Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 62.22.03.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS PHẠM NGỌC TÂN PGS. TS VĂN NGỌC THÀNH NGHỆ AN - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi

pdf200 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 473 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Chính sách của Mỹ đối với Dài loan từ 1949 đến 1972, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
xin cam đoan Luận án này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu sai sót tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn. Nghiên cứu sinh Trần Thị Hạnh Lợi MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1 1. Lí do chọn đề tài .................................................................................................. 1 2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ....................................................................... 3 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................... 4 4. Nguồn tài liệu sử dụng trong luận án ................................................................... 5 5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu .................................................. 5 6. Đóng góp của luận án .......................................................................................... 6 7. Bố cục của luận án ............................................................................................... 6 Chƣơng 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ ....................... 7 1.1. Những công trình nghiên cứu đề cập đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan .................................................................................................................. 7 1.2. Các công trình có liên quan đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan .......... 19 1.3. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết ................................................................................................ 24 1.3.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu ........................................................... 24 1.3.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết .............................................. 26 Chƣơng 2. CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐÀI LOAN (1949 - 1972) ................. 28 2.1. Cơ sở hoạch định chính sách của Mỹ đối với Đài Loan ................................. 28 2.1.1. Tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật, quân sự của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai ........................................................................................ 28 2.1.2. Chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và vị trí của Đài Loan trong chính sách đó ........................................................... 29 2.1.3. Chính sách của Mỹ đối với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc trước năm 1949 ................................................................................................. 33 2.1.4. Chính sách của Mỹ đối với CHND Trung Hoa ....................................... 39 2.2. Những nhân tố tác động đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan ............... 43 2.2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực châu Á - Thái Bình Dương ....................... 43 2.2.2. Áp lực chính trị trong nước Mỹ .............................................................. 47 2.2.3. Vai trò cá nhân ........................................................................................ 49 2.2.4. Nhân tố CHND Trung Hoa ..................................................................... 52 2.2.5. Quan hệ Mỹ - Xô ..................................................................................... 55 2.2.6. Tình hình kinh tế - chính trị và chính sách đối ngoại của Đài Loan từ sau năm 1949 ...................................................................................... 56 2.2.7. Quan hệ Trung - Xô ................................................................................ 58 Tiểu kết chương 2 .................................................................................................. 60 Chương 3. CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐÀI LOAN VÀ DIỄN TRÌNH THỰC HIỆN (1949 - 1972) ..................................................................................... 62 3.1. Giai đoạn 1949 - 1950: Chính sách không can thiệp ...................................... 62 3.1.1. Mục tiêu và nội dung chính sách ............................................................. 62 3.1.2. Quá trình thực hiện chính sách ................................................................ 65 3.2. Giai đoạn 1950 - 1953: Chính sách trung lập hóa eo biển Đài Loan ............. 67 3.2.1. Mục tiêu và nội dung chính sách ............................................................. 67 3.2.2. Quá trình thực hiện chính sách ................................................................ 70 3.3. Giai đoạn 1953 - 1968: Chính sách bảo vệ và ủng hộ Đài Loan .................... 81 3.3.1. Mục tiêu và nội dung chính sách ............................................................. 81 3.3.2. Quá trình thực hiện chính sách ................................................................ 92 3.4. Giai đoạn 1969 - 1972: Mỹ tiếp tục ủng hộ Đài Loan và tìm cách xích lại gần CHND Trung Hoa ......................................................................................... 103 3.4.1. Mục tiêu và nội dung chính sách ........................................................... 103 3.4.2. Quá trình thực hiện chính sách .............................................................. 105 Tiểu kết chương 3 ................................................................................................ 112 Chương 4. NHẬN XÉT VỀ CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐÀI LOAN TỪ 1949 ĐẾN 1972 ............................................................................................... 114 4.1. Hệ quả từ chính sách của Mỹ đối với Đài Loan ........................................... 114 4.1.1. Về an ninh, quân sự, chính trị - ngoại giao ........................................... 114 4.1.2. Về kinh tế .............................................................................................. 116 4.2. Đặc điểm chính sách của Mỹ đối với Đài Loan ........................................... 119 4.2.1. Tính linh hoạt và thực dụng .................................................................. 119 4.2.2. Thể hiện mối quan hệ liên minh đặc biệt .............................................. 120 4.2.3. Sự tương tác giữa chính sách của Mỹ đối với Đài Loan và chính sách của Mỹ đối với CHND Trung Hoa ........................................................ 123 4.2.4. Chính sách của Mỹ đối với Đài Loan là một bộ phận trong chính sách chống cộng sản của Mỹ trên toàn thế giới ............................................ 125 4.3. Một số tác động từ chính sách của Mỹ đối với Đài Loan ............................. 127 4.3.1. Đối với Mỹ ............................................................................................ 127 4.3.2. Đối với quan hệ Mỹ - CHND Trung Hoa ............................................. 131 4.3.3. Đối với quan hệ Đài Loan - CHND Trung Hoa .................................... 133 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 138 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................. 141 CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN PHỤ LỤC I. PHỤ LỤC VĂN BẢN II. PHỤ LỤC BẢNG BIỂU III. PHỤ LỤC ẢNH BẢNG QUY ƢỚC VIẾT TẮT TT Viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 ANZUS Australia, New Zealand, United Khối hiệp ước An ninh quân sự States Security Úc - New Zealand - Mỹ 2 Cb Chủ biên 3 CNCS Chủ nghĩa cộng sản 4 CHND Cộng hòa nhân dân 5 CNTB Chủ nghĩa tư bản 6 CHDCND Cộng hòa dân chủ nhân dân 7 CNXH Chủ nghĩa xã hội 8 ĐCS Đảng Cộng sản GNP Gross National Product Tổng sản lượng quốc gia 9 JCS Joint Chiefs of Staff Tham mưu trưởng liên quân 10 IBRD International Bank for Ngân hàng Quốc tế Tái thiết Reconstruction and và Phát triển Development 11 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế 12 MAAG Military Assistance Advisory Phái bộ cố vấn quân sự Group MDA Mutual Defense Assistance Hỗ trợ quốc phòng lẫn nhau MSA Mutual Security Agency Cơ quan hỗ trợ an ninh 13 NSC National Security Council Hội đồng An ninh Quốc gia 14 NATO North Atlantic Treaty Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Organization Dương 15 Nxb Nhà xuất bản 16 R.O.C Republic of China Cộng hòa Trung Quốc 17 SEATO Southeast Asia Treaty Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á Organization 18 TTXVN Thông tấn xã Việt Nam 19 TBCN Tư bản chủ nghĩa 20 U.S United States Mỹ 21 USD Đôla Mỹ 22 XHCN Xã hội chủ nghĩa 23 WB World Bank Ngân hàng thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU Trang Bảng 3.1. Tỷ lệ các hạng mục viện trợ kinh tế ....................................................... 72 Bảng 3.2. Viện trợ của Mỹ cho Đài Loan trong giai đoạn 1951 - 1953 ................. 73 Bảng 3.3. Các hạng mục viện trợ quân sự trong giai đoạn 1950 - 1952 (thực tế) ...... 76 Bảng 3.4. Viện trợ của Mỹ cho Đài Loan trong giai đoạn 1953 - 1965 ................. 93 Bảng 3.5. Các hạng mục viện trợ quân sự trong giai đoạn 1950 - 1956 (dự kiến) ....... 96 Bảng 3.6. Các hạng mục viện trợ quân sự trong giai đoạn 1950 - 1955 (thực tế) ...... 96 Bảng 3.7. Viện trợ quân sự trong những năm 1960 - 1968 .................................... 97 Bảng 4.1. Kim ngạch xuất nhập khẩu của Đài Loan giai đoạn 1952 - 1972 ........ 118 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong quá trình phát triển của bất cứ một quốc gia nào, chính sách đối ngoại luôn giữ một vị trí quan trọng. Quá trình hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại của một quốc gia sẽ thể hiện vai trò của quốc gia đó trong việc thực hiện những mục tiêu cơ bản của đất nước cũng như trong các mối quan hệ với các quốc gia, các tổ chức khác trên thế giới. Cũng như nhiều quốc gia khác, vấn đề đối ngoại được Chính phủ Mỹ hết sức coi trọng. Bởi, sau khi thành lập năm 1776, Mỹ đã phát triển nhanh chóng, sớm trở thành một cường quốc trên thế giới. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ không ngừng khẳng định vị thế của mình bằng chiến lược toàn cầu. Suốt trong thời gian đó đến cuối thập niên 60 của thế kỷ XX, Mỹ luôn giữ vị trí là siêu cường số một của thế giới Vì vậy, tuy là một quốc gia trẻ nhưng Mỹ đã và đang chiếm giữ một vị trí quan trọng trong các vấn đề quốc tế. Thông qua hoạt động đối ngoại, Chính phủ Mỹ sẽ bảo vệ tối đa lợi ích của đất nước, đồng thời khẳng định hơn nữa vị trí của nước Mỹ trên thế giới. Do vậy, việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mỹ sẽ góp phần giúp chúng ta hình dung một cách toàn diện quá trình phát triển của lịch sử nước Mỹ, hiểu hơn về tầm quan trọng của đối ngoại trong chiến lược toàn cầu của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. 1.2. Đài Loan là một vùng lãnh thổ có lịch sử lâu đời, gắn liền với sự có mặt của nhiều quốc gia khác nhau như Hà Lan, Tây Ban Nha, Nhật Bản. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, vùng đất này được đặt dưới quyền kiểm soát của chính quyền Trung Hoa Dân quốc. Năm 1949, khi mất quyền kiểm soát Trung Quốc Đại lục, Quốc dân Đảng đã rút đến Đài Loan và xây dựng chính quyền tại đó. Trong thập kỷ 50, 60 của thế kỷ XX, cùng với sự hỗ trợ của Mỹ, kinh tế Đài Loan đã từng bước phục hồi và phát triển. Đến cuối thế kỷ XX, Đài Loan đã vươn lên một cách nhanh chóng với một nền kinh tế bền vững và năng động, trở thành một trong bốn con rồng châu Á. Cho đến nay, có nhiều nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã tìm hiểu về sự phát triển của Đài Loan cũng như nguyên nhân dẫn đến việc Đài Loan từ một vùng lãnh thổ kinh tế suy thoái đã vươn lên mạnh mẽ với nền công nghiệp phát triển. Trong những nguyên nhân mà các nhà nghiên cứu đề cập đến, có sự viện trợ của Mỹ cho Đài Loan. Chính vì vậy, thông qua việc nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với Đài Loan, chúng tôi sẽ chứng minh được vai trò của yếu tố Mỹ trong sự phát triển kinh tế Đài Loan nói riêng, sự lớn mạnh của Đài Loan nói chung. Đồng thời, chúng tôi sẽ giải thích được lí do vì sao Mỹ quan tâm đến việc bảo vệ Đài Loan trong những năm 50, 60 của thế kỷ XX. 2 1.3 Chính sách của Mỹ đối với Đài Loan là chính sách của một quốc gia lớn cả về diện tích, tiềm lực và vị thế với một vùng lãnh thổ có diện tích nhỏ nhưng sở hữu vị trí chiến lược. Xét về mặt vị trí và sức mạnh kinh tế, giữa Đài Loan và Mỹ không có sự tương đồng. Tuy nhiên, do Đài Loan có vị trí đặc biệt trong chiến lược của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương kể từ Chiến tranh Triều Tiên nên Đài Loan đã trở thành vấn đề được quan tâm trong chính sách đối ngoại của Chính phủ Mỹ. Chính vì thế, việc nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Đài Loan sẽ làm sáng rõ hơn tính đa chiều trong quan hệ đối ngoại của Mỹ. Đồng thời, giải thích rõ hơn vì sao Mỹ lại quan tâm nhiều đến chính quyền Trung Hoa Dân quốc khi mà họ chỉ còn chiếm giữ được một phần nhỏ lãnh thổ vốn có so với trước. Điều quan trọng hơn, luận án sẽ góp phần lý giải thực chất chính sách của Mỹ đối với Đài Loan là gì? Phải chăng chính sách đó gắn liền với chính sách của Mỹ đối với CHND Trung Hoa? Từ đó, luận án sẽ giải thích được nguyên nhân vì sao Đài Loan không những không bị cô lập mà ngược lại, có quan hệ quốc tế rộng rãi, có nền quốc phòng mạnh, kinh tế phát triển Đồng thời, luận án sẽ làm sáng tỏ lí do Đài Loan vẫn đứng vững trước CHND Trung Hoa, thậm chí có những thời điểm còn có chủ trương tiến vào giải phóng Đại lục. 1.4. Chính sách của Mỹ đối với Đài Loan được thực thi ngay sau khi chính quyền Trung Hoa Dân quốc dời đến Đài Loan. Tuy nhiên từ trước 1949, khi Trung Hoa Dân quốc đang ở Đại lục, Chính phủ Mỹ đã hỗ trợ rất nhiều cho chính quyền này. Trong Nội chiến Quốc - Cộng lần thứ ba cũng như trong các vấn đề quốc tế trong và sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ luôn ủng hộ chính quyền Trung Hoa Dân quốc với tư cách là đại diện hợp pháp của Trung Quốc. Sự ủng hộ của Mỹ đã tạo thêm cho chính quyền này niềm tin vào sức mạnh của mình trong cuộc đối đầu với ĐCS Trung Quốc. Tuy nhiên, sau khi Nội chiến lần thứ ba kết thúc với thất bại của chính quyền Quốc dân Đảng, Tưởng Giới Thạch đã rút chạy ra Đài Loan và xây dựng chính quyền tại đây. Chính sách của Mỹ đối với chính quyền Trung Hoa Dân quốc tại Đài Loan từ cuối năm 1949 có nhiều thay đổi dưới tác động của tình hình thế giới nói chung, quan hệ Trung - Mỹ nói riêng. Tuy nhiên, từ đầu đến cuối chính sách của Mỹ về cơ bản vẫn nhằm xây dựng Đài Loan thành một vị trí vững chắc, đủ sức mạnh để kiềm chế CHND Trung Hoa. Do đó, chính sách của Mỹ đối với Đài Loan có liên quan chặt chẽ đến chính sách của Mỹ đối với CHND Trung Hoa. Việc nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với Đài Loan từ năm 1949 đến năm 1972 sẽ giúp chúng ta hiểu thêm về sự phức tạp trong mối quan hệ Mỹ - Trung nói riêng, cuộc Chiến tranh lạnh, về chiến lược của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương nói chung. Như vậy, quá trình hoạch định và thực hiện những điều chỉnh trong chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Đài Loan là một vấn đề quan trọng trong chính sách 3 của Mỹ nói chung và chính sách của Mỹ đối với châu Á nói riêng. Nó không chỉ ảnh hưởng đến quan hệ quốc tế thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai mà còn tác động trở lại chính sách đối nội của Mỹ và là tác nhân quan trọng trong tiến trình phát triển của Đài Loan trong thời kỳ từ năm 1949 đến năm 1972 cũng như cả thời kỳ sau này. Nghiên cứu vấn đề này sẽ giúp chúng ta hiểu được cơ sở của việc thực thi chính sách của Mỹ đối với Đài Loan và CHND Trung Hoa trong giai đoạn sau năm 1972 cũng như trong thời điểm hiện nay. Bên cạnh đó, từ phân tích chính sách đối ngoại của Mỹ và tác động của nó tới Đài Loan, chúng tôi sẽ rút ra những đặc điểm quan trọng trong chính sách của Mỹ đối với Đài Loan từ 1949 đến 1972. 1.5. Đây là một vấn đề phức tạp của quan hệ quốc tế trong Chiến tranh lạnh nói chung và là một trong các vấn đề an ninh nổi bật của khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói riêng. Cùng với Trung Quốc, chính sách của Mỹ đối với Đài Loan đã có những ảnh hưởng nhất định đến Việt Nam. Vì vậy, việc nghiên cứu quá trình lịch sử của vấn đề này cũng như đặc điểm và tác động của nó là cơ sở lịch sử cần thiết để chúng ta có được những bài học hữu ích, đồng thời đưa ra những dự báo và khuyến nghị cho Việt Nam trong quan hệ với Mỹ, Đài Loan, Trung Quốc. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy sự nghiệp xây dựng đất nước cũng như đóng góp cho quá trình hội nhập kinh tế của nước ta trong bối cảnh hiện nay. Cho đến nay ở Việt Nam, việc nghiên cứu một cách tổng thể về chính sách của Mỹ đối với Đài Loan vẫn chưa được quan tâm đúng mức so với tầm quan trọng của nó. Trên cơ sở nghiên cứu một cách tổng thể vấn đề này, Luận án sẽ là công trình tham khảo hữu ích cho quá trình nghiên cứu chính sách đối ngoại của Mỹ nói riêng, quan hệ quốc tế trong Chiến tranh lạnh nói chung. Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài "Chính sách của Mỹ đối với Đài Loan từ 1949 đến 1972" làm Luận án Tiến sĩ sử học của mình. 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách của Mỹ đối với Đài Loan từ năm 1949 đến năm 1972, trong đó chủ thể của vấn đề là chính sách đối ngoại của Mỹ. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian: Đề tài tập trung nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với Đài Loan giai đoạn 1949 - 1972. Mốc mở đầu chúng tôi chọn là năm 1949 vì sau khi Nội chiến lần thứ ba ở Trung Quốc kết thúc, chính quyền Quốc dân Đảng rút chạy ra Đài Loan, xây dựng một thể chế chính trị riêng, tách khỏi Trung Quốc Đại lục. Cũng từ thời điểm này, chính sách của Mỹ đối với Đài Loan mang những nét riêng biệt. Từ năm 1949 đến năm 1972, chính sách của Mỹ đối với Đài Loan có sự thay đổi cùng với những biến động của khu vực và tình hình thế giới. Đến năm 1972, tại 4 Thượng Hải, sau hơn 20 năm đối đầu căng thẳng, cuộc gặp gỡ cấp cao Mỹ - CHND Trung Hoa đã mở đầu cho quá trình bình thường hóa quan hệ Mỹ - Trung. Từ đây, chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Đài Loan có sự thay đổi căn bản. Vì lí do đó mà chúng tôi giới hạn mốc kết thúc của luận án là năm 1972. - Về không gian: Luận án đề cập đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan trong mối quan hệ song phương. - Về nội dung nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu chính sách và quá trình thực hiện chính sách của Mỹ đối với Đài Loan trong những năm 1949 - 1972. Trong đó, luận án chú trọng nghiên cứu sự thay đổi chính sách của Mỹ đối với Đài Loan qua các giai đoạn. Trên cơ sở đó rút ra hệ quả, đặc điểm và tác động từ chính sách của Mỹ đối với Đài Loan. Để có cái nhìn khách quan và toàn diện, luận án cũng phân tích cơ sở hoạch định và những nhân tố tác động tới chính sách của Mỹ đối với Đài Loan. Chính sách của Mỹ đối với Đài Loan được thực hiện toàn diện trên nhiều lĩnh vực, nhưng do các điều kiện chủ quan và khách quan, chúng tôi chỉ tập trung nghiên cứu chủ yếu trên lĩnh vực chính trị - an ninh quân sự, kinh tế và đối ngoại. Trong lĩnh vực kinh tế, chúng tôi nghiên cứu sâu vào chính sách và quá trình thực hiện chính sách của Mỹ đối với Đài Loan, do đó chỉ tập trung giai đoạn 1949 - 1965. Từ 1965 đến 1972, hai bên chuyển sang quan hệ hợp tác kinh tế bình đẳng, trên cơ sở hai bên cùng có lợi, do đó chúng tôi không đề cập đến trong luận án. Bên cạnh việc đề cập đến mối quan hệ song phương Mỹ - Đài Loan, để hiểu rõ hơn chính sách của Mỹ đối với Đài Loan trong bối cảnh Chiến tranh lạnh, chúng tôi còn đề cập đến Trung Quốc Đại lục và mối quan hệ Mỹ - CHND Trung Hoa. Từ đó, luận án sẽ làm rõ mối liên quan phức tạp giữa Mỹ - Trung Quốc - Đài Loan trong quá trình Mỹ thực thi chính sách đối với hòn đảo này. Ngoài phạm vi về thời gian và nội dung trên, những vấn đề khác không thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. 3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục tiêu nghiên cứu Luận án phân tích rõ chính sách mà Mỹ thực hiện đối với Đài Loan trong thời kỳ từ năm 1949 đến năm 1972, từ đó rút ra hệ quả, đặc điểm và những tác động của chính sách tới một số mối quan hệ. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ chủ yếu: - Làm rõ những cơ sở hoạch định và nhân tố chủ yếu tác động đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan trong những năm 1949 - 1972. - Nhận diện quá trình thực hiện chính sách của Mỹ đối với Đài Loan trên các lĩnh vực chủ yếu là kinh tế, an ninh quân sự và đối ngoại. Trong đó, chúng tôi 5 tập trung làm rõ quá trình viện trợ kinh tế, quân sự và những hoạt động nhằm bảo vệ vị trí của Trung Hoa Dân quốc tại Liên Hợp Quốc của Mỹ. - Trên cơ sở phân tích những chính sách Mỹ đã thực thi đối với Đài Loan, chúng tôi sẽ rút ra hệ quả, đặc điểm cơ bản của chính sách này. Đồng thời luận án cũng phân tích những tác động từ chính sách của Mỹ đối với Đài Loan, đến Mỹ, quan hệ Mỹ - CHND Trung Hoa và quan hệ Đài Loan - CHND Trung Hoa. 4. Nguồn tài liệu sử dụng trong luận án Luận án sử dụng nguồn tài liệu chủ yếu gồm: - Các tư liệu gốc cung cấp những thông tin đáng tin cậy cho nội dung luận án. Tài liệu gốc bao gồm: + Các hiệp ước đã ký giữa Chính phủ Mỹ và chính quyền Trung Hoa Dân quốc. + Các sắc lệnh, nghị định của Mỹ, Đài Loan có liên quan đến vấn đề nghiên cứu. + Công hàm, thông điệp hàng năm, thư từ trao đổi của ngoại trưởng và những người đứng đầu của Chính phủ Mỹ và Đài Loan. + Các bản báo cáo hàng năm của các đại sứ, các bộ, ngành, các tổ chức có liên quan... ở cả Mỹ và Đài Loan. Các nguồn tư liệu này chủ yếu được chúng tôi chọn lọc trong bộ tài liệu tập hợp văn kiện của Bộ Ngoại giao Mỹ. + Hồi ký, sách của một số nhân vật, chính khách tham gia hoạch định, thực thi đường lối đối ngoại của Mỹ như Harry S. Truman, Henry Kissinger, Dwight D. Eisenhower, Richard Nixon... - Những công trình nghiên cứu dưới dạng sách, bài viết, luận án... có giá trị tham khảo về thông tin, về quan điểm, phương pháp nghiên cứu và các cách tiếp cận khác nhau liên quan đến luận án của các tác giả trong và ngoài nước. - Các trang web chính thống có độ tin cậy. Các nguồn tài liệu chủ yếu bằng tiếng Anh, tiếng Việt và tiếng Trung của các tác giả trong và ngoài nước. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu - Về mặt phương pháp luận, luận án nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, các quan điểm, đường lối đối ngoại của ĐCS Việt Nam. Trong chính sách đối ngoại của mình, Chính phủ Việt Nam chỉ công nhận một Trung Quốc và CHND Trung Hoa là đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Quốc. Đồng thời, Việt Nam coi Đài Loan là một vùng lãnh thổ của Trung Quốc. - Phương pháp nghiên cứu chủ yếu của luận án là phương pháp lịch sử và phương pháp lôgic. Ngoài ra tác giả còn vận dụng kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học như: phương pháp phân tích chính sách đối ngoại, nghiên cứu quan hệ quốc tế, tổng hợp, so sánh, thống kê... để giải quyết vấn đề mà luận án đặt ra. 6 - Cách tiếp cận: Luận án tiếp cận vấn đề nghiên cứu từ chủ nghĩa hiện thực lịch sử để làm rõ những chính sách Mỹ thực hiện đối với Đài Loan; tiếp cận theo hệ thống cấu trúc để phân tích sâu vấn đề. Ngoài ra, đây là đề tài chính sách nên chúng tôi còn sử dụng một số lý thuyết về chính sách đối ngoại và quan hệ quốc tế để làm rõ sự vận động trong chính sách của Mỹ đối với Đài Loan. 6. Đóng góp của luận án Giải quyết được các nhiệm vụ đặt ra, luận án có những đóng góp sau: - Từ sự phân tích những cơ sở hoạch định và những nhân tố tác động, luận án trình bày có hệ thống chính sách của Mỹ đối với Đài Loan từ 1949 đến 1972 dưới góc nhìn của một tác giả Việt Nam. - Luận án cung cấp cho người đọc những nội dung cốt lõi về chính sách của Mỹ đối với Đài Loan trong thời kỳ Chiến tranh lạnh. Đồng thời luận án còn trình bày và phân tích mục tiêu và lợi ích của chính sách mà Mỹ triển khai với Đài Loan trong từng giai đoạn cụ thể. Qua đó, giúp người đọc hiểu sâu hơn về chiến lược của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương và lí giải nguyên nhân tại sao hòn đảo này có thể đứng vững được trong bối cảnh đối đầu Đông - Tây thời kỳ Chiến tranh lạnh. Luận án cũng giúp người đọc hiểu thêm về chính sách của Mỹ đối với CHND Trung Hoa và quan hệ Mỹ - Trung cũng như tính chất phức tạp của Chiến tranh lạnh. Từ đó, góp phần bổ sung vào khoảng trống trong nghiên cứu ở Việt Nam về chính sách của Mỹ đối với Đài Loan với tư cách là một tác nhân quan trọng trong chính sách đối với CHND Trung Hoa thập niên 50, 60 của thế kỷ XX. - Trên cơ sở trình bày nội dung chính sách, tác giả rút ra hệ quả, đặc điểm, phân tích những tác động của chính sách này đến Mỹ và một số mối quan hệ chủ yếu. - Luận án là tài liệu tham khảo cho những ai nghiên cứu và giảng dạy về quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, quan hệ Mỹ - Trung thời kỳ Chiến tranh lạnh. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu vấn đề Chương 2: Cơ sở hoạch định và những nhân tố tác động đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan (1949 - 1972) Chương 3: Chính sách của Mỹ đối với Đài Loan và diễn trình thực hiện (1949 - 1972) Chương 4: Nhận xét về chính sách của Mỹ đối với Đài Loan từ 1949 đến 1972 7 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VẤN ĐỀ 1.1. Những công trình nghiên cứu đề cập đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan Cho đến nay, vấn đề chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Đài Loan đã được nhiều học giả trên thế giới nghiên cứu ở một số lĩnh vực, trong một số giai đoạn nhất định, nhưng chủ yếu trong mối quan hệ với CHND Trung Hoa. Đáng chú ý có cuốn ―Ideology in U.S. Foreign Policy: Case Studies in U.S. China Policy‖ của Jie Chen, xuất bản năm 1992 [77]. Trong công trình này tác giả đã tập trung phân tích về hệ tư tưởng trong chính sách đối ngoại của Mỹ, lấy chính sách đối với Trung Quốc làm ví dụ. Trong đó, vấn đề Đài Loan là một trong những vấn đề quan trọng trong chính sách của Mỹ ở Đông Á. Là người Trung Quốc nhưng học tập và làm việc tại Mỹ, từng là nhà phân tích chính sách trong Hội đồng Nhà nước, nước CHND Trung Hoa từ năm 1982 đến năm 1985, nên Jie Chen đã đánh giá vấn đề từ quan điểm của cả hai phía. Điều này ít nhiều sẽ khiến cho quan điểm về Đài Loan của tác giả sẽ có nhiều điểm khác biệt so với các học giả Trung Quốc khác. Công trình thứ hai đề cập sâu hơn về chính sách của Mỹ đối với Đài Loan là cuốn ―U.S. China policy and the problem of Taiwan‖, của tác giả William M. Bueler [73]. Trong công trình, tác giả W. Bueler đã đi vào phân tích nhiều vấn đề liên quan đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan như: vị trí của Đài Loan, nhân tố Trung Quốc trong chính sách của Mỹ đối Đài Loan và quan hệ Mỹ - Đài Loan Theo tác giả, kể từ sau khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ, Đài Loan chiếm vị trí quan trọng trong chính sách của Mỹ tại châu Á, bởi Đài Loan liên quan chặt chẽ đến chính sách của Mỹ đối với CHND Trung Hoa. Ngược lại, một trong những vấn đề quan trọng ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan chính là việc Mỹ không có thiện cảm đối với chính quyền Bắc Kinh. Do vậy, trong khi chính quyền Bắc Kinh và chính quyền Đài Bắc đụng đầu tại eo biển Đài Loan, Mỹ đã có những chính sách nhằm phục vụ cho ý đồ chính trị của mình. Bên cạnh đó, tác giả đã đề cập đến việc hoạch định và chính sách của Mỹ đối với Đài Loan. Theo W. Bueler, trong vấn đề Đài Loan Mỹ có thể có sự lựa chọn như: Tiếp tục công nhận chế độ Quốc dân Đảng là chính phủ hợp pháp duy nhất của Trung Quốc; cho phép Bắc Kinh tiếp nhận hòn đảo này; hoặc hướng tới giải pháp sẽ công nhận Chính phủ Bắc Kinh là của Trung Quốc Đại lục, Đài Loan do người Đài Loan nắm giữ [73; tr.2]. Suốt từ năm 1949 đến 1972, liên quan đến vấn đề Đài Loan, Chính phủ Mỹ liên tục có những thay đổi chính sách đối với Trung Quốc nhằm phục vụ tối đa lợi 8 ích của Mỹ ở châu Á - Thái Bình Dương, cũng như cho chiến lược toàn cầu của Mỹ. Trong công trình nghiên cứu của mình, W. Bueler cũng đã đề cập đến những lí do ảnh hưởng đến sự thay đổi chính sách của các Tổng thống Mỹ đối với Đài Loan như vấn đề áp lực trong nước, vấn đề chính sách đối với chính quyền Bắc Kinh, hay vấn đề các đảo Kim Môn1 và Mã Tổ2... Tác giả cho rằng ―Những áp lực mà John F. Kennedy phải đối mặt sẽ khiến ông gặp khó khăn trong việc áp dụng một chính sách mới đối với Trung Quốc và Đài Loan ngay cả khi lí trí ông tin chắc rằng sự thay đổi trong chính sách của Mỹ là điều cần thiết‖ [73; tr.54]. Một nội dung khác cũng được W. Bueler khai thác và trình bày trong phần cuối của công trình này, đó là thái độ của Trung Quốc đối với chính sách của Mỹ tại Đài Loan. Chính phủ Trung Quốc luôn khẳng định quan điểm: Đài Loan là của Trung Quốc, vấn đề Đài Loan là vấn đề nội bộ Trung Quốc Do vậy, Trung Quốc hoàn toàn không chấp nhận việc Mỹ coi Quốc dân Đảng là chính quyền hợp pháp đại diện cho Trung Quốc. Tác giả cho rằng đây cũng chính là nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan. Cũng đề cập đến chính sách của Mỹ tại Đài Loan, nhà nghiên cứu Øystein Tunsjø trong cuốn ―US Taiwan Policy: Constructing the Triangle‖ [112] đã phân tích chính sách của Mỹ ở Đài Loan trong tam giác quan hệ Mỹ - Đài Loan - CHND Trung Hoa. Trong công trình này, tác giả cuốn sách đã cố gắng giúp độc giả hiểu rõ căn nguyên, nguồn gốc của vấn đề Đài Loan trong chính sách của Mỹ và trong mối quan hệ với Trung Quốc. Đây là vấn đề rất phức tạp bởi vốn dĩ ―Đài Loan vẫn luôn xem mình là một quốc gia độc lập, trong khi Trung Quốc lại xem Đài Loan chỉ là một tỉnh li khai của họ. Vì vậy, Trung Quốc đã đe dọa sử dụng vũ lực nếu Đài Loan phát triển theo hướng độc lập chính thức‖ [112; tr.1]. Trên cơ sở quan điểm của các nhà nghiên cứu khác, tác giả đã phân tích vấn đề Đ...y nhiên, tác giả cũng chỉ đề cập đến vai trò làm người hòa giải của Mỹ trong những năm 1945 - 1946 tại Trung Quốc, sự giúp đỡ Tưởng Giới Thạch chống lại ĐCS Trung Quốc, hay thừa nhận Quốc dân Đảng là đại diện hợp pháp duy nhất của Trung Quốc tại Liên Hợp Quốc Trong Luận án Tiến sĩ:"Chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nhật Bản nửa đầu thế kỷ XX" [40], tác giả Trần Thiện Thanh đã đề cập đến Trung Quốc với tư cách là một nhân tố quan trọng tác động đến chính sách đối ngoại của Mỹ đối với Nhật Bản. Đặc biệt thời kỳ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khi Mỹ có nhiều thay đổi trong chính sách của mình đối với Nhật Bản từ đối đầu trở thành nước đồng minh thì chính sách của Mỹ đối với chính quyền Quốc dân Đảng cũng chịu sự chi phối theo. Hay nói cách khác, thái độ ủng hộ Quốc dân Đảng của Mỹ vào thời điểm đó là một trong những nhân tố ảnh hưởng tới chính sách của Chính phủ Mỹ Như vậy, ở những công trình tiêu biểu nêu trên, chính sách của Mỹ đối với Đài Loan đã được các tác giả phần nào đề cập tới. Đây là nguồn tài liệu quan trọng giúp chúng tối hoàn thành luận án của mình. Bên cạnh đó, để hiểu sâu hơn về bản chất chính sách của Mỹ đối với Đài Loan, chúng tôi cũng đã tiếp cận thêm một số công trình đề cập đến chính sách đối ngoại của Mỹ trong Chiến tranh lạnh như cuốn ―War and Cold War in American Foreign Policy, 1942-62‖ [74] của D. Carter, R. Clifton; cuốn ―George F. Kennan and the Making of American Foreign Policy, 1947-1950‖ [101] của Wilson D. Miscamble; cuốn ―Chiến tranh lạnh và di sản của nó‖ [48] của Trương Tiểu Minh, Những công trình này đề cập đến chính sách đối ngoại chung của Mỹ, song qua đó, chúng tôi có thêm những cơ sở nhất định để phân tích rõ hơn bản chất chính sách của Mỹ đối với Đài Loan. 1.2. Các công trình có liên quan đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan Để phục vụ cho việc nghiên cứu có hiệu quả về chính sách của Mỹ đối với Đài Loan, chúng tôi còn tìm hiểu nhiều công tình nghiên cứu khác có liên quan, trong đó có ba vấn đề chủ yếu. Thứ nhất, về quan hệ Mỹ - CHND Trung Hoa: Suốt trong thế kỷ XX, mối quan hệ Trung - Mỹ, Mỹ - Đài Loan, Trung Quốc - Đài Loan là những mối quan hệ ảnh hưởng rất lớn tới tình hình chính trị của khu vực Đông Bắc Á nói riêng, châu Á nói chung. Vì vậy, đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về các vấn đề có liên quan đến chính sách của Mỹ ở Đài Loan cũng như các mối quan hệ đã nêu. Một trong những công trình đó là cuốn ―Những nhân vật lịch sử Trung Quốc hiện đại‖ gồm hai tập của Diệp Vĩnh Liệt [6]; [7]. 20 Thông qua việc giới thiệu về những nhân vật chủ chốt trong nền chính trị Trung Quốc thời hiện đại, ông đã đi sâu phân tích những mâu thuẫn, xung đột giữa chính quyền của ĐCS và chính quyền Quốc dân Đảng. Bên cạnh đó, Diệp Vĩnh Liệt còn đề cập đến mối liên hệ mật thiết giữa Tưởng Giới Thạch và Mỹ, chính sách của Trung Quốc đối với Mỹ Cuốn ―Trung-Xô-Mỹ: Cuộc đối đầu lịch sử‖ do Lý Kiện biên soạn [24], là một công trình khá đồ sộ đề cập đến mối quan hệ giữa ba nước lớn CHND Trung Hoa, Liên Xô và Mỹ trong thế kỷ XX. Mặc dù phần lớn cuốn sách tập trung vào cuộc đối đầu giữa ba cường quốc: Trung Quốc, Liên Xô, Mỹ, song tác giả vẫn đề cập tới Đài Loan trong một giới hạn nhất định, nhất là khi đề cập đến cuộc đối đầu Mỹ - Trung qua các sự kiện lớn: Chiến tranh Triều Tiên, các cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan... Đặc biệt, trong cuốn sách này, Đài Loan được đề cập tới như là một nhân tố quan trọng chi phối đến quan hệ Mỹ - Trung. Hầu như trong những cuộc gặp gỡ, đàm phán giữa Mỹ và CHND Trung Hoa, Đài Loan luôn được hai bên đưa ra để thỏa thuận. Theo đó, mọi biến động trong mối quan hệ Mỹ - Trung đều liên quan chặt chẽ đến thái độ, chính sách của Mỹ đối với Đài Loan. Trong số các điểm nóng trên thế giới ngày nay, eo biển Đài Loan là nơi mà các nhà hoạch định chính sách Mỹ không thể bỏ qua. Điều này đã được đề cập đến trong cuốn ―Dire Strait?: Military Aspects of the China-Taiwan Confrontation and Options for U.S. Policy‖[109] của tập thể các nhà nghiên cứu: David A. Shlapak, David T. Orletsky và Barry Wilson. Nội dung công trình đề cập đến là cuộc đối đầu giữa Trung Quốc và Đài Loan đã khiến cho vấn đề Đài Loan trở nên nghiêm trọng hơn, ảnh hưởng lớn đến chính sách của Mỹ. Các tác giả đã phân tích cách thức mà Đài Loan nên làm để có lợi nhất trong cuộc xung đột với Trung Quốc Đại lục. Thông qua đó, các tác giả cũng đã đưa ra một số biện pháp đơn giản, ít tốn kém mà Mỹ và Đài Loan có thể thực hiện để giúp Đài Loan có đủ khả năng tự bảo vệ trước cuộc tấn công quy mô lớn của Trung Quốc. Một khía cạnh khác trong mối quan hệ Mỹ - Trung - Đài là vấn đề hạt nhân. Tác giả Appu Kuttan Soman trong cuốn ―Double-edged Sword: Nuclear Diplomacy in Unequal Conflicts: the United States and China, 1950-1958‖ [110] lại tập trung đi sâu vào vấn đề ngoại giao hạt nhân của Mỹ đối với Trung Quốc trong suốt thời gian hai nước đối đầu nhau. Liên quan trực tiếp tới chính sách này của Mỹ chính là cuộc Chiến tranh Triều Tiên 1950 - 1953 và các cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan 1954-1955 và 1958. Trong công trình nghiên cứu này, Soman đã lập luận rằng, mục tiêu của chính sách ngoại giao hạt nhân của Mỹ vào mùa xuân năm 1955 là để kích động một cuộc chiến tranh với Trung Quốc, chứ không phải để ngăn chặn một 21 cuộc tấn công của Trung Quốc đối với Đài Loan. Cuối cùng, ông đưa ra chính sách ngoại giao mà Ngoại trưởng J. Dulles đã khởi xướng để xoa dịu cuộc khủng hoảng năm 1958, liên quan đến một sự thay đổi lớn trong chính sách của Mỹ. Tác giả cũng đã làm nổi bật vai trò trung tâm của ngoại giao hạt nhân trong các cuộc khủng hoảng ở eo biển Đài Loan, hiệu quả của chính sách này cũng như tác động của cuộc khủng hoảng đối với chính sách của Mỹ. Ngoài những công trình tiêu biểu trên, còn có một số công trình có liên quan, ít nhiều đề cập đến chính sách và mối quan hệ Mỹ - Đài Loan như: Cuốn ―Sino - American relations 1949 - 1971‖ [100] do Roderick MacFarquhar tập hợp và giới thiệu. Công trình này được xuất bản tại Anh năm 1972. Đây là công trình tập hợp bài viết của nhiều tác giả về những vấn đề xoay quanh mối quan hệ Mỹ - Đài Loan - Trung Quốc, trong đó R. Macfarquhar đã dành một phần quan trọng để phân tích mối quan hệ giữa chính quyền Quốc dân Đảng với Mỹ. Nhìn chung, quan hệ Mỹ - Đài Loan, Mỹ - CHND Trung Hoa là những mối quan hệ phức tạp trong những năm diễn ra cuộc Chiến tranh lạnh. Vì vậy, việc tiếp cận những công trình nghiên cứu liên quan đến các mối quan hệ này sẽ giúp chúng tôi đánh giá chính xác hơn chính sách của Mỹ đối với Đài Loan và tác động của chính sách này tới quan hệ Mỹ - CHND Trung Hoa. Thứ hai, về sự phát triển của kinh tế Đài Loan: Một trong những vấn đề mà chúng tôi đã tiếp cận được khi tìm hiểu về chính sách của Mỹ đối với Đài Loan trong các công trình nghiên cứu là sự phát triển kinh tế Đài Loan. Về tài liệu đã được dịch sang tiếng Việt, các công trình đã xuất bản chủ yếu tập trung vào nghiên cứu về sự phát triển của kinh tế Đài Loan. Trong đó, đáng kể có cuốn: ―Kinh tế Đài Loan, vấn đề và đối sách‖ của Giang Bỉnh Khôn, [12]. Cuốn sách này gồm hai phần chính: Phần thứ nhất đề cập đến kỳ tích phát triển kinh tế của Đài Loan từ 1952 đến 1989; phần thứ hai nói về sự phát triển và chính sách phát triển kinh tế Đài Loan giai đoạn hai (bắt đầu từ năm 1990). Theo Giang Bỉnh Khôn trong kế hoạch 4 năm xây dựng kinh tế lần thứ nhất (1953 - 1956), Đài Loan đã tận dụng hiệu quả các chương trình viện trợ của Mỹ. Nhờ vậy, Đài Loan đã giải quyết được nhiều khó khăn trong những năm đầu xây dựng kinh tế. Như vậy, viện trợ của Mỹ chính là một trong những yếu tố góp phần thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh chóng của kinh tế Đài Loan trong những năm tiếp theo. Cũng với chủ đề này, Trì Điền Triết Phu và Hồ Hân trong cuốn ―Đài Loan nền kinh tế siêu tốc và bức tranh cho thế kỷ sau‖ [45] đã tổng kết lý luận và thực tiễn cuộc cải cách thể chế kinh tế trong 50 năm của Đài Loan. Trong công trình này, các tác giả đã đi sâu vào phân tích chiến lược chuyển đổi và những giai đoạn phát 22 triển kinh tế của Đài Loan. Trong các giai đoạn đầu tiên cho đến thời kỳ Đài Loan ―cất cánh‖ với một nền kinh tế siêu tốc (1961-1973), những thành tựu kinh tế của Đài Loan luôn gắn liền với các chương trình viện trợ của Mỹ. Như vậy thông qua công trình này, độc giả cũng có thể thấy được vai trò của viện trợ Mỹ đối với sự phát triển kinh tế Đài Loan. Về tài liệu tiếng Anh, tiếng Trung, chúng tôi đã tiếp cận được một số bài viết mang tính tổng quát về sự phát triển kinh tế Đài Loan kể từ năm 1949, đáng chú ý có hai bài viết: ―Sơ lược lịch sử phát triển kinh tế Đài Loan từ năm 1949‖ (1949 年以 来,台湾经济发展简史) [183] và ―Taiwan’s economic development‖ [166]. Trong cả hai bài viết này các tác giả đều đề cập đến sự phát triển của kinh tế Đài Loan qua các giai đoạn. Nhìn chung cả hai bài viết tuy không đồng nhất về cách chia giai đoạn song đều khái quát được những giai đoạn chính trong quá trình phát triển của kinh tế Đài Loan từ năm 1949 đến hết thập niên đầu thế kỷ XXI. Trong đó đáng chú ý là những năm 50, 60 của thế kỷ XX, giai đoạn Đài Loan có sự thay đổi mang tính bước ngoặt trong sự phát triển kinh tế. Mặc dù chỉ mang tính tổng quát, song các bài viết cũng đã cung cấp những số liệu nhất định minh chứng cho sự phát triển của kinh tế Đài Loan. Bên cạnh các công trình trên, cho đến nay, ở Việt Nam đã có một số luận án tiến sĩ nghiên cứu về Đài Loan, tiêu biểu có: Luận án ―Quá trình phát triển kinh tế - xã hội Đài Loan (1949-1996‖) [16] của Phùng Thị Huệ. Trong công trình này tác giả đã tập trung đi sâu vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội Đài Loan trong giai đoạn 1949-1996. Thông qua đó, Phùng Thị Huệ cũng đã đánh giá về quá trình phát triển kinh tế - xã hội Đài Loan giai đoạn này cũng như những nguyên nhân dẫn đến thành quả đó. Trong các nguyên nhân, yếu tố viện trợ của Mỹ cũng là một trong các nguyên nhân được tác giả đề cập đầu tiên. Luận án: ―Tác động của quá trình công nghiệp hoá đến sự phát triển kinh tế của Đài Loan trong thời kỳ 1949-2000 - Thực trạng và bài học kinh nghiệm đối với Việt Nam‖ [31] của Nguyễn Trọng Nghĩa cũng đề cập đến một số vấn đề lý luận cơ bản về công nghiệp hoá đối với sự phát triển kinh tế và kinh nghiệm một số nước; quá trình tác động của công nghiệp hoá đến sự phát triển kinh tế ở Đài Loan 1949-2000, những thành tựu cơ bản và việc vận dụng kinh nghiệm phát triển kinh tế Đài Loan vào Việt Nam... Mặc dù đây là công trình nghiên cứu về đề tài kinh tế, song việc nghiên cứu sự phát triển của kinh tế Đài Loan và những nguyên nhân dẫn đến sự phát triển ấy sẽ giúp độc giả hiểu thêm về tác động của chính sách của Mỹ đối với Đài Loan. Vì vậy, luận án cũng là nguồn tư liệu quan trọng giúp người nghiên cứu những vấn đề liên quan đến Đài Loan tham khảo. 23 Ngoài các luận án, còn có một số bài viết đăng trên các tạp chí trong nước đề cập đến sự phát triển của kinh tế Đài Loan. Tiêu biểu có bài ―Phát triển nông nghiệp Đài Loan: Tiến trình phát triển và nhân tố tác động‖ của Phạm Thị Thanh Bình (đăng trên Tạp chí Nghiên cứu quốc tế số 2 (93) năm 2013) [1]. Trong bài viết này tác giả đã nêu ra các yếu tố tạo nên bước phát triển cho nông nghiệp Đài Loan. Trong đó nêu rõ: ―Đài Loan đã thực hiện rất hiệu quả nguồn trợ giúp kinh tế của Mỹ, tổng số lên tới 1.465 tỷ Đôla Đài Loan trong giai đoạn 1951 - 1965, trong đó khoảng 1/3 viện trợ tái thiết của Mỹ được sử dụng vào phát triển nông thôn‖ [1]. Như vậy, chính sách của Mỹ được tái hiện ở đây chỉ dừng lại là nhân tố dẫn đến thành công của Đài Loan trên lĩnh vực nông nghiệp. Việc tìm hiểu những công trình viết về sự phát triển kinh tế Đài Loan sẽ giúp chúng tôi có những dữ liệu cần thiết để phân tích những tác động từ chương trình viện trợ của Mỹ đến sự phát triển của kinh tế Đài Loan. Vì vậy đây sẽ là những tư liệu quan trọng góp phần tạo nên sự thành công của luận án. Thứ ba, về chính sách đối ngoại của Đài Loan: Ngoài những công trình tập trung vào sự phát triển kinh tế Đài Loan, tác giả có tiếp cận được một số bài viết đăng trên các tạp chí có uy tín liên quan đến chính sách đối ngoại của Đài Loan và quan hệ Đài Loan - Mỹ. Tiêu biểu là bài viết: ―Tìm hiểu chính sách đối ngoại của Đài Loan giai đoạn 1949-1970‖ [60] của Minh Xuân (đăng trên tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 4 (86), tháng 4/2008). Trong bài viết của mình, Minh Xuân đã khái quát lại chính sách đối ngoại của Đài Loan kể từ khi chính quyền Trung Hoa Dân quốc thất bại trong cuộc Nội chiến lần thứ ba và chuyển đến đảo Đài Loan. Quá trình này gồm hai giai đoạn: Giai đoạn đầu, "thời kỳ tồn tại trong khó khăn", tác giả đã khái quát lại những nỗ lực của chính quyền Đài Loan để xây dựng chính quyền độc lập. Nhờ vậy, Đài Loan đã từng bước khẳng định được vị thế của mình, được nhiều quốc gia phương Tây thừa nhận. Cùng với nỗ lực của Đài Loan và sự hậu thuẫn của Mỹ, Đài Loan đã phát triển đến thời kỳ "thăng hoa". Trong giai đoạn sau, theo tác giả, "nhờ viện trợ kinh tế và quân sự lớn theo Hiệp ước phòng vệ Oasinhtơn - Đài Bắc, Đài Loan đạt mức tăng trưởng kinh tế thần kỳ và đạt được nhiều thành tựu tiến bộ xã hội. Đấu tranh tồn tại không còn là vấn đề chính, và Đài Loan có thể dành nhiều nỗ lực hơn cho mở rộng tham gia quốc tế và có thêm nhiều bạn bè quốc tế, để ngăn cản Bắc Kinh tham gia Liên Hợp Quốc. Đây có thể coi là thời kỳ ―thăng hoa‖ trong chính sách ngoại giao của Đài Loan thời kỳ 1960-1970" [60]. Trong bài viết khác có nhan đề ―Chính sách đối ngoại của Đài Loan thời kỳ sau 1970: khó khăn và điều chỉnh‖ [61] (tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5, 2008), Minh Xuân đã đề cập đến những khó khăn trong chính sách đối ngoại của 24 Đài Loan kể từ khi Mỹ thay đổi quan hệ đối với Trung Quốc. Tuy nhiên, do Mỹ vẫn chưa thể từ bỏ Đài Loan nên chính quyền này đã cố gắng điều chỉnh chính sách để phù hợp với tình hình mới. Cũng đề cập đến vấn đề Đài Loan, Ninh Xuân Thao trong bài viết ―Tác động của Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953) đến vấn đề Đài Loan trong quan hệ Mỹ - Trung‖ [41] (tạp chí Nghiên cứu Đông Bắc Á, số 5(135), 5/2012) đã để cập đến mối quan hệ phức tạp giữa bộ ba, Mỹ - Trung - Đài Loan. Theo Ninh Xuân Thao, Chiến tranh Triều Tiên là nhân tố trực tiếp làm xuất hiện vấn đề Đài Loan trong quan hệ Mỹ - Trung. Cũng bởi cuộc chiến tranh này mà chính sách của Mỹ đối với Đài Loan đã thay đổi. Tác giả cũng coi đó chính là khởi đầu cho cuộc Chiến tranh lạnh giữa Mỹ và Trung Quốc mà tâm điểm là Đài Loan. Có thể thấy rằng, những công trình nêu trên chủ yếu đề cập đến mối quan hệ giữa Mỹ và Trung Quốc, hoặc tập trung về sự phát triển kinh tế của Đài Loan. Tuy nhiên, đằng sau mối quan hệ ấy luôn luôn ẩn chứa vấn đề Đài Loan. Điều đặc biệt là trong sự phát triển của Đài Loan đã không thể thiếu được vai trò của Mỹ. Vì vậy, tuy những công trình trên không trực tiếp đề cập đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan, song đó là những tài liệu cần thiết để chúng tôi phân tích rõ hơn chính sách và quá tình thực thi chính sách của Mỹ đối với Đài Loan. Trên cơ sở đó chúng tôi sẽ rút ra được hệ quả và những nhận xét về đề tài luận án. 1.3. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết Thông qua việc tiếp cận các công trình nghiên cứu có liên quan đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan, chúng tôi rút ra được những nhận xét sau: 1.3.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu Thứ nhất, về chính sách của Mỹ đối với Đài Loan. Đây là vấn đề được nhiều học giả nước ngoài quan tâm. Tuy nhiên, trong những công trình chúng tôi đã tiếp cận, vấn đề chính sách của Mỹ đối với Đài Loan mới chỉ được đề cập đến trong chính sách chung của Mỹ đối với Trung Quốc. Trong các công trình này, các nhà nghiên cứu đã đề cập đến Đài Loan trên bình diện là một nhân tố chi phối đến những chuyển biến trong quan hệ Mỹ - CHND Trung Hoa. Một số công trình đề cập đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan nhưng giới hạn trong một giai đoạn cụ thể hoặc gắn liền với một đời Tổng thống Mỹ. Vấn đề được nhiều tác giả đề cập đến nhất là bước ngoặt trong chính sách của Mỹ kể từ Chiến tranh Triều Tiên và sự thay đổi trong chính sách của Mỹ từ nhiệm kỳ của Tổng thống R. Nixon. Một số quan điểm đánh giá về chính sách của Mỹ đối với Đài Loan cũng được nêu ra như: chính sách của Mỹ đối với Đài Loan phù hợp với chính sách chung của Mỹ tại châu Á - Thái Bình Dương (các học giả Mỹ), chính sách của Mỹ đối với 25 Đài Loan là trở ngại chính trên con đường thống nhất Trung Quốc (học giả Trung Quốc). Các quan điểm của các nhà nghiên cứu là căn cứ quan trọng giúp chúng tôi có thể đánh giá vấn đề nghiên cứu một cách khách quan hơn. Thứ hai, về quan hệ Mỹ - Đài Loan Quan hệ Mỹ - Đài Loan cũng là một vấn đề được các nhà nghiên cứu đề cập đến liên quan đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan trong giai đoạn 1949 - 1972. Có thể nói trong các mối quan hệ quốc tế lúc bấy giờ thì quan hệ Mỹ - Đài Loan là mối quan hệ đặc biệt. Bởi đây là mối quan hệ giữa Mỹ với một vùng lãnh thổ có đặc điểm chính trị phức tạp. Chính vì vậy, khi nghiên cứu về quan hệ Mỹ - Đài Loan, các học giả đã nhìn nhận vấn đề trên các góc độ và quan điểm khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung các công trình mà chúng tôi đã tham khảo đều khái quát được một cách tổng quan mối quan hệ này trong khoảng thời gian từ khi chính quyền Tưởng Giới Thạch dời đến Đài Loan cho đến khi Mỹ - Trung bình thường hóa quan hệ. Theo các nhà nghiên cứu, quan hệ Mỹ - Đài Loan là mối quan hệ đôi bên cùng có lợi. Nó gắn liền với những chuyển biến trong quan hệ Mỹ - CHND Trung Hoa. Thứ ba, về chương trình viện trợ của Mỹ cho Đài Loan Trong các tư liệu mà chúng tôi đã tiếp cận được cho đến nay, số lượng các công trình đề cập đến hoạt động viện trợ của Mỹ dành cho Đài Loan không nhiều. Do vậy, nguồn tư liệu chỉ tập trung vào giai đoạn 1951 - 1965. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu về chương trình viện trợ của Mỹ, các học giả cũng đã phân tích khá cụ thể về viện trợ kinh tế từ năm 1951 đến năm 1965. Nhiều số liệu được các tác giả thống kê đã phần nào phán ánh những chuyển biến trong chương trình viện trợ của Mỹ. Thứ tư, về nhân tố Đài Loan trong quan hệ Mỹ - Trung Khác với các mối quan hệ quốc tế khác của Mỹ, quan hệ Mỹ - Trung có quá trình diễn biến phức tạp do chính sách của Mỹ đối với CHND Trung Hoa và Đài Loan kể từ sau Nội chiến lần thứ ba ở Trung Quốc. Do đó, nhiều nhà nghiên cứu trên thế giới đã đi sâu vào phân tích vai trò, vị trí của Đài Loan trong mối quan hệ Mỹ - Trung. Phần lớn các tác giả đều có chung quan điểm Đài Loan là vấn đề then chốt nhất chi phối đến quan hệ giữa hai nước này. Đối với Mỹ, Đài Loan trở thành ―con bài chiến lược‖ để đối phó với CHND Trung Hoa, trong khi đó, về phía CHND Trung Hoa, vấn đề công nhận Đài Loan là một phần lãnh thổ của Trung Quốc trở thành điều kiện bất di bất dịch trong các cuộc đàm phán để đi tới việc thiết lập quan hệ ngoại giao giữa hai bên. Vì vậy, với những công trình đề cập đến quan hệ Mỹ - Trung, việc phân tích nhân tố Đài Loan sẽ phần nào thể hiện được chính sách của Mỹ đối với Đài Loan. Về một số vấn đề khác có liên quan đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan. Ngoài những vấn đề trọng tâm trong các công trình nghiên cứu mà chúng tôi 26 tiếp cận được, các học giả trong và ngoài nước còn ít nhiều đề cập đến các vấn đề như nhân tố Trung Quốc trong quan hệ Mỹ - Đài Loan, vị trí của Đài Loan trong chiến lược của Mỹ tại châu Á, chính sách đối ngoại của Đài Loan, Trung Quốc, hay về sự phát triển kinh tế Đài Loan Những vấn đề này tuy không phải là trọng tâm mà luận án đề cập tới, song cũng ít nhiều giúp chúng tôi có những tư liệu cần thiết để hoàn thành đề tài nghiên cứu của mình. 1.3.2. Những vấn đề luận án tập trung giải quyết Cho đến nay, tại Việt Nam chưa có một công trình nào đề cập trực tiếp đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan trong giai đoạn 1949 đến 1972. Những công trình đã công bố được các nhà chuyên môn đánh giá cao như các bài viết đăng trên tạp chí khoa học, luận án tiến sĩ, sách đã xuất bản chủ yếu đề cập đến Đài Loan trên bình diện phát triển kinh tế. Yếu tố Mỹ chỉ xuất hiện với tư cách là một nhân tố thúc đẩy sự phát triển của kinh tế Đài Loan. Một số công trình nghiên cứu mới ít nhiều có đề cập đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan nhưng chỉ từ sau Chiến tranh lạnh. Trong những công trình này, các tác giả cũng chỉ tiếp cận vấn đề trong mối quan hệ Mỹ - Trung. Chính sách của Mỹ đối với Đài Loan chỉ được đề cập một cách mờ nhạt trong một mối quan hệ quốc tế phức tạp với CHND Trung Hoa. Kế thừa những thành quả của các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước, trong luận án này, chúng tôi sẽ tập trung để giải quyết các vấn đề sau: - Phân tích những cơ sở quan trọng chi phối đến việc hoạch định và thực thi chính sách của Mỹ đối với Đài Loan, trong đó nhấn mạnh về tiềm lực kinh tế, khoa học, quân sự và tham vọng của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Đồng thời, luận án sẽ đề cập đến những nhân tố chủ yếu tác động đến chính sách của Mỹ đối với Đài Loan kể từ khi chính quyền Quốc dân Đảng chạy đến Đài Loan năm 1949 cho đến khi Mỹ - Trung ra Thông cáo Thượng Hải vào năm 1972. - Phân tích rõ những chính sách Chính phủ Mỹ đã triển khai đối với Đài Loan qua các giai đoạn khác nhau, dưới các đời Tổng thống Mỹ: H. Truman, D. Eisenhower, J. Kennedy, L. Johnson, R. Nixon. Trong đó, luận án sẽ làm rõ những chuyển biến mang tính bước ngoặt trong chính sách của Mỹ đối với Đài Loan vào các năm 1950 và 1969. - Trình bày diễn trình thực hiện chính sách của Mỹ trên các nội dung chủ yếu: các chương trình viện trợ kinh tế, quân sự và những ủng hộ Mỹ dành cho Đài Loan trên trường quốc tế. Trong quá trình trình bày, chúng tôi sẽ phân tích rõ về các chương trình viện trợ và mối liên hệ giữa viện trợ với sự phát triển của Đài Loan. Đồng thời, qua đó tác giả sẽ nhấn mạnh ảnh hưởng của chương trình viện trợ và sự ủng hộ địa vị quốc tế Trung Hoa dân Quốc của Mỹ trong cuộc đối đầu giữa hai bờ eo biển Đài Loan. - Từ việc nghiên cứu chính sách của Mỹ đối với Đài Loan trong giai đoạn 27 1949 - 1950, chúng tôi sẽ trình bày hệ quả của chương trình viện trợ đến sự phát triển kinh tế và quốc phòng của hòn đảo này. Trên cơ sở đó, chúng tôi sẽ nêu lên những đặc điểm chủ yếu chính sách của Mỹ đối với Đài Loan. Đồng thời phân tích những tác động cú nó đến Mỹ và một số mối quan hệ cơ bản khác. 28 Chƣơng 2 CƠ SỞ HOẠCH ĐỊNH VÀ NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN CHÍNH SÁCH CỦA MỸ ĐỐI VỚI ĐÀI LOAN (1949 - 1972) 2.1. Cơ sở hoạch định chính sách của Mỹ đối với Đài Loan 2.1.1. Tiềm lực kinh tế, khoa học kỹ thuật, quân sự của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai Là một nước ở bên kia đại dương, cách xa châu Âu, không bị ảnh hưởng trực tiếp của chiến tranh, nên trong khi các nước tham chiến bị chiến tranh tàn phá nặng nề thì Mỹ, ngược lại, nhờ thế mà giàu lên nhanh chóng. Mỹ kiếm được 114 tỉ USD lợi nhuận nhờ buôn bán vũ khí. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ trở thành nước giàu mạnh nhất, nắm ưu thế hơn hẳn về kinh tế, tài chính trên toàn thế giới. Trong những năm 1945-1949, sản lượng công nghiệp Mỹ chiếm hơn một nửa sản lượng công nghiệp của thế giới tư bản (56,4% năm 1948); sản lượng nông nghiệp bằng 2 lần sản lượng của Anh, Pháp, Cộng hoà Liên bang Đức, Italia, Nhật Bản cộng lại (năm 1949). Mỹ có khối lượng dự trữ vàng lớn nhất thế giới (chiếm tới 3/4 trữ lượng vàng của thế giới), nước chủ nợ duy nhất, kể cả Anh, Pháp cũng phải vay nợ Mỹ [38; tr.285-286]. Với thành tựu đó, trong khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Mỹ trở thành trung tâm kinh tế, tài chính duy nhất của thế giới tư bản. Trong Chiến tranh thế giới thứ hai, rất nhiều nhà khoa học nổi tiếng thế giới của các nước châu Âu đã đến Mỹ vì ở đây có điều kiện hoà bình và những phương tiện đầy đủ nhất để làm việc. Cũng vì thế, Mỹ là nước đã khởi đầu cuộc Cách mạng khoa học - kỹ thuật lần thứ hai, nổ ra vào giữa những năm 40 của thế kỷ XX giúp Mỹ đạt được những thành tựu kì diệu trên lĩnh vực khoa học - kỹ thuật. Chính nhờ những thành tựu của cuộc cách mạng này mà nền kinh tế Mỹ phát triển nhanh chóng và đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Mỹ đã có nhiều thay đổi khác trước. Với sức mạnh kinh tế, khoa học kỹ thuật vượt bậc, Mỹ có đầy đủ khả năng cung cấp, viện trợ thiết bị, hàng công nghiệp và cả lương thực, thực phẩm cho hầu hết các nước cần hỗ trợ, đồng thời là nước xuất khẩu tư bản lớn nhất thế giới. Cũng nhờ vậy mà đồng USD trở thành đồng tiền bảo đảm nhất, giữ vai trò là đồng tiền thanh toán và dự trữ chủ yếu trên toàn cầu. Sự phát triển kinh tế, khoa học kỹ thuật đã tạo nền tảng cho Mỹ tăng cường sức mạnh quân sự. Năm 1946, dù đã tiến hành giải ngũ một số đơn vị quân đội, song lực lượng hải quân và không quân Mỹ vẫn đứng đầu thế giới, còn lục quân đứng thứ hai thế giới, sau Liên Xô [40; tr.141]. Việc sở hữu kho vũ khí hiện đại, nhất là vũ khí hạt nhân khiến cho Mỹ có được sức mạnh vượt trội, tạo cơ sở vững chắc để Mỹ đặt ra những mục tiêu lớn cho nửa sau thế kỷ XX. 29 Ngoài ra, Mỹ còn có một công cụ quan trọng khác để chi phối các nước, đó chính là các chương trình viện trợ. Với những chương trình viện trợ to lớn giúp các nước tư bản châu Âu khôi phục, phát triển kinh tế sau chiến tranh và những đóng góp khổng lồ cho các tổ chức tài chính, tiền tệ quốc tế đã mang lại cho Mỹ tiếng nói quyết định khi thông qua các nghị quyết của các tổ chức quốc tế như Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng Tái thiết và Phát triển kinh tế (IBRD), Ngân hàng thế giới (WB)... Không những thế, Mỹ còn có khả năng áp đặt một phần yêu sách chính trị của mình thông qua yêu cầu bắt buộc các nước nhận viện trợ phải thực hiện các điều kiện như chịu sự kiểm soát việc sử dụng tiền cho vay, cải cách nền kinh tế, mở rộng thị trường tự do, chịu sự can thiệp vào công việc nội bộ... Như vậy, thông qua sức mạnh kinh tế mà Mỹ đã áp đặt và mở rộng phạm vi ảnh hưởng chính trị và nền "dân chủ kiểu Mỹ" sang các nước khác trên thế giới. Có thể nói rằng với việc nắm trong tay tất cả các sức mạnh vượt trội, Mỹ đã tăng cường đẩy mạnh các hoạt động nhằm mở rộng ảnh hưởng của mình trên phạm vi thế giới. Tại châu Á, với mục tiêu kiềm chế Trung Quốc và ngăn chặn ảnh hưởng của CNCS, Mỹ đã sử dụng sức mạnh của mình để xây dựng hệ thống phòng tuyến chống cộng. Đài Loan, Hàn Quốc, Philippin là những vị trí quan trọng trong hệ thống phòng thủ ấy. Mỹ đã không ngừng đầu tư viện trợ cho chính quyền các nước này để xây dựng thành tiền đồn vững chắc nhằm phục vụ cho việc tìm kiếm những lợi ích cho mình ở châu lục này. 2.1.2. Chính sách đối ngoại của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai và vị trí của Đài Loan trong chính sách đó 2.1.2.1. Chính sách đối ngoại của Mỹ Làm bá chủ toàn cầu là tham vọng mà giới cầm quyền Mỹ theo đuổi từ sau Chiến tranh thế giới thứ hai. Mặc dù có những lợi thế đặc biệt, nhưng đứng trước một thế giới đầy biến động, đang vận động mạnh mẽ tạo ra những xu hướng mới có lợi cho hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội thì việc thực hiện tham vọng bá chủ thế giới của Mỹ không hề đơn giản. Bởi suốt những năm diễn ra cuộc Chiến tranh lạnh, Mỹ đã phải đối mặt với những khó khăn do sự vươn lên không ngừng của Liên Xô, Nhật Bản, Tây Âu. Do vậy, để đạt được những mục tiêu đặt ra trong suốt khoảng 20 năm sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Chính quyền Mỹ đã luôn đưa ra đường lối đối ngoại thích hợp nhất. Cơ sở để Mỹ có thể thực hiện được mục tiêu chiếm giữ vị trí số 1 thế giới như sau: Thứ nhất, đó là sự vươn lên về mọi mặt của Mỹ sau Chiến tranh thế giới thứ hai, khiến cho giới cầm quyền Mỹ cho rằng nước Mỹ có đủ sức mạnh để thống trị thế giới. 30 Thứ hai, sau chiến tranh, hệ thống TBCN đã thay đổi sâu sắc. Các đối thủ và đồng minh của Mỹ như Đức, Anh, Pháp, Nhật Bản đều bị kiệt quệ do chiến tranh và phải phụ thuộc vào Mỹ. Do vậy, Mỹ đã không gặp phải sự cạnh tranh từ phía thế giới TBCN có thể thách thức tham vọng của mình. Thứ ba, sau sự thất bại của chủ nghĩa phát xít, thế giới xuất hiện ―khoảng trống quyền lực‖ rộng lớn. Do đó, giới cầm quyền Mỹ cho rằng Mỹ cần phải đứng ra để ―lấp dải khoảng trống quyền lực‖ đó. Thứ tư, sự thay đổi tương quan lực lượng trong quan hệ quốc tế. Việc Liên Xô vươn lên mạnh mẽ sau chiến tranh cùng với sự hình thành hệ thống XHCN và sự phát triển của phong trào giải phóng dân tộc ở các nước thuộc địa, nửa thuộc địa, cũng như phong trào đấu tranh vì hoà bình dân chủ và tiến bộ xã hội ở các nước TBCN đã thách thức trực tiếp tham vọng của Mỹ. Vì vậy, giới cầm quyền Mỹ cho rằng nước Mỹ cần phải đứng ra để đảm đương sứ mệnh ―lãnh đạo thế giới tự do‖ chống lại CNCS và phong trào cách mạng thế giới. Có thể thấy rằng, Chính phủ Mỹ đã chủ trương dựa vào sức mạnh để đem lại lợi ích tối đa cho mình. Chính vì điều này mà mối quan hệ cũng như chính sách của Mỹ đối với các đồng minh trong chiến tranh chống phát xít cũng đã thay đổi. Chính phủ Mỹ một mặt "bao vây, tiêu diệt phong trào cách mạng thế giới", mặt khác đẩy mạnh chính sách nhằm "ngăn chặn làn sóng Cộng sản", tạo được thế và lực vững chắc cho mình với vị trí cường quốc hàng đầu thế giới. Điều này đã khiến Mỹ sẵn sàng khởi động cho một cuộc chiến mới với niềm tin vào sức mạnh mà họ đang nắm giữ trong tay. Ngày 5/3/1946, cựu Thủ tướng Anh là Winston Churchill trong bài diễn văn tại Fulton (bang Michigan - Mỹ) công khai tuyên bố: "Một bức màn sắt đã chia châu Âu thành hai nửa", từ đó ông kêu gọi các nước phương Tây tiến hành một cuộc chiến tranh trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, quân sự để chống Liên Xô và các nước Đông Âu. Một năm sau, ngày 12...ol of the China mainland. We do not consider that to invoke military force is an appropriate means of freeing Communist-dominated peoples and we are opposed to initiating action which might expose the world to a conflagration which could spread beyond control. I have been greatly encouraged by the growing strength of the Free World. The shift in Communist tactics which this has brought about must be met with carefully planned actions, vigorously applied. If we preserve our faith in the ideals of freedom and apply ourselves with energy and fortitude, I am confident we can surmount the challenge implicit in the new Soviet posture. Source: FRUS, 1955 - 1957, China, Vol III, Page 361 - 362 Phụ lục 7 Letter From President Chiang to President D. Eisenhower Taipei , December 14, 1960 . DEAR MR. PRESIDENT : Since you assumed in 1952 the leadership of the free world in its struggle against Communism and slavery, the Republic of China has benefited much from your country in way of moral support and material aid. The spirit of utmost cooperation as demonstrated by the signing of the Sino-American defense treaty has soared to a height unprecedented in relations between our two countries during the past half a century. Now as your term of office is about to expire, I wish to express to you, on behalf of the Chinese people as a whole, civilians and military alike, our profound admiration as well as our deep gratitude. During the past eight years, your country has helped us in numerous ways. Among the most concrete, most remarkable and also most memorable accomplishments has been the economic assistance which has enabled us to build the East-West cross-island highway on Taiwan in a record time, and also to undertake the construction of the Ta-chien Dam, which, when completed, will be the second highest dam in the world. It is this American economic aid which has encouraged us in our own efforts to seek further economic development and improvement of the people's standard of living. During the same period, your country has continuously supplied our army, air force and navy with new equipment with a view to strengthening our defense capabilities. Your country's prompt logistic aid at the time of the Chinese Communists' ferocious and prolonged bombardment of the Kinmen complex in 1958 not only improved the foundation for the modernization of our armed forces, but also had a great boosting effect on the morale of our military personnel as well as our civilian population. Particularly inestimable has been its impact on the spirit of millions upon millions of enslaved people on the Chinese mainland because it sustains them in their longings for democracy and freedom. In this connection, aside from expressing my sincere thanks for your approval of the plan [1-1/2 lines of source text not declassified] for the purpose of encouraging an anti-Communist and anti-tyranny movement on the mainland, I also hope that your side will continue to work with us to ensure the smooth implementation of the said plan. In particular, I wish you would authorize the delivery to us before you leave office several long-range and large-capacity C-130s or other transport planes with similar capabilities, so that prompt use can be made of them when preparations for the execution of the above-mentioned plan are completed. Your leaving office at a time when the International Communists are menacingly vociferous and when the world situation is dangerously uncertain, is causing concern because it will deprive the free world of an experienced helmsman. However, I personally and the Chinese people as a whole will continue to look upon you as a symbol in the free world's resistance against the onslaught of Communism. Once again, I wish to thank you for the great friendship and good wishes which you have all along shown to the Republic of China during the past eight years. With the Season's Greetings, Sincerely yours, Chiang Kai-shek Source: FRUS, 1958-1960, China, Vol XIX, page 747 - 749 Phụ lục 8 National Policy Paper Washington , September 11, 1964 . THE REPUBLIC OF CHINA PART ONE: US POLICY II. US STRATEGY FOR THE NEXT FIVE YEARS 3. General Description of US Strategy The next five years should see as much progress as possible toward the kind of Taiwan described in section II.A.1, above. The US strategy to bring about this kind of progress will be more fully developed in subsequent sections, but its key ingredients should be: a. A carefully planned, step-by-step effort to gain broad acceptance of our view of the desirable long-term future of Taiwan among GRC leaders and private leaders of opinion. b. Continued observance of and reiteration of our commitment to the defense of Taiwan and the Penghus. c. Continued economic and military aid in amounts and for periods of time needed to ensure: (1) sustained economic growth without concessional aid, (2) maintenance of armed forces needed to support US security objectives, and (3) preservation of the necessary degree of US influence in key elements of Government and society. d. Reduction and eventual elimination of concessional economic aid as a means of encouraging the GRC to stand on its own feet and adopt self-help measures essential to realization of the economy's full potential for growth. e. Attachment of explicit or implicit conditions on aid designed to induce adoption of: (1) rational economic policies, including appropriate economic development policies and (2) levels and composition of armed forces consistent with the US view of the missions and tasks of those forces. f. Encouragement of the GRC —largely through private persuasion—to: (1) relax its political controls, permitting development of more effective opposition activity, (2) bring more Taiwanese into positions of responsibility, (3) promote joint Taiwanese-mainlander enterprises, (4) adopt a rational population policy and a comprehensive manpower program and (5) promote cultural and intellectual activities in a free atmosphere. g. Identification and appropriate cultivation of future leaders. h. Continued diplomatic support of the GRC in the UN and elsewhere. 5. Two Chinas Since both the GRC and the Chinese Communists strongly oppose the separation of Taiwan from China, it is most unlikely that an independent state could be created on Taiwan during the next five years—or indeed for a considerably longer period of time. Under present circumstances, adoption by the US of a ―two Chinas" policy (ie, recognition of the Chinese Communist regime as the government of China and the GRC as the government of Taiwan) would be futile and would involve serious losses and risks. The value of the GRC as a diplomatic counter to the Chinese Communists would of course be largely, if not entirely, lost. But beyond this, US adoption of a ―two Chinas" policy would have a deeply unsettling effect on political stability on Taiwan, conceivably including opening the door to a deal between KMT leaders and the Chinese Communists. We would also risk arousing the bitter and lasting enmity of many patriotic Chinese who would interpret our action as an effort to separate off part of the national territory. In the absence of any diminution of the Chinese Communist threat, the governments of South Korea, South Vietnam and Thailand would regard any US moves toward a ―two Chinas" posture with considerable apprehension. This feeling would probably be shared by leaders in the Philippines and Malaysia and to some extent even in Burma, Indonesia and India. Pressures for accommodation with the Chinese Communists would increase throughout the area. We should, therefore, not adopt a ―two Chinas" policy. At the same time, we should pursue economic, political, and security policies which will in fact facilitate the survival of Taiwan as an independent national entity if, as now seems possible, this proves to be the ultimate consequence of further prolonged isolation of the island from the mainland of China. Source: FRUS, 1964-1968, China, Vol XXX, page 86 - 94 Phụ lục 9 Letter From President R. Nixon to the President of the Republic of China Chiang Kai-shek Washington , March 27, 1970 . Dear Mr. President: Your letter of March 1 was most welcome. I greatly appreciated your frankness and your sincere concern for the success of my efforts to bring a lasting peace to East Asia. From the conversations which we had together before I became President and from the previous correspondence which we have exchanged, I know of your deep distrust of Communist China's motives. In my own evaluation of Communist China, I do not ignore the legacy of the past, nor do I ignore the threat which the Chinese Communist regime may pose in the future. In my report to the Congress of February 18, 1970 on United States Foreign Policy, I stated that in dealing with the Communist countries we would not underestimate the depth of ideological disagreement or the disparity between their interests and ours. You may recall, too, that in my press conference of January 30 I cited the potential danger to the United States posed by the growth of Communist China's nuclear weapons capability. At the same time, Mr. President, I believe that I would be remiss in my duty to the American people if I did not attempt to discover whether a basis may not exist for reducing the risk of a conflict between the United States and Communist China, and whether certain of the issues which lie between us may not be settled by negotiation. The alternative of maintaining a hostile relationship indefinitely while weapons of mass destruction increase in numbers and power is a terrible one, and demands that every reasonable effort be made to promote understandings which will contribute to peace and stability in Asia. In undertaking this effort, I of course have in mind not only the essential interests of the American people, but of our allies as well. In your letter you have expressed concern for certain aspects of our talks with the Chinese Communists at Warsaw. Secretary Rogers has received from your Ambassador in Washington a detailed statement of your Government's views on these matters and is replying to them. I wish, however, to assure you personally and in the strongest terms of my determination that there shall be no change in the firmness of our commitment to the defense of Taiwan and the Pescadores and of my earnest desire that these talks will not affect the friendship and close cooperation which has existed between our Governments for so many years. I deeply value our long personal relationship as candid friends and am confident that this will serve us well in the future. Mrs. R. Nixon joins me in extending our best wishes and warmest regards to you and Madame Chiang. We trust that Madame Chiang 's health has improved. Sincerely, Richard R. Nixon Source: FRUS, 1969-1976, China, Vol XVII, page 193 - 194 Phụ lục 10 Draft Response to National Security Study Memorandum 106 Washington , February 16, 1971 . NSSM 106—China Policy Toward the PRC A. Long Range (4-8 year) goals 1. Avoid a direct US - PRC armed confrontation or conflict; work toward a relaxation of tensions in the area facilitating an acceptable settlement in Southeast Asia. 2. Deter PRC aggression against non-Communist neighbors. 3. Secure PRC recognition (albeit tacit) that the US has a legitimate role in Asia. 4. Encourage Peking to play a constructive, responsible role in the international community. 5. Achieve more normal political and economic relations with the PRC , including participation in the growing trade with it. 6. Encourage a peaceful resolution of the Taiwan issue. 7. Prevent an offensive alliance between Peking and Moscow directed against the US or its Asian friends and allies. B. Short Range (1-3 years) goals 1. Discourage the use of force by either side in the Strait area. 2. Achieve a relaxation of Sino- US tension through expansion of contacts including a resumption of the dialogue at Warsaw or elsewhere. 3. Allay Peking's fears of US -Soviet collusion against and encirclement of China. 4. Do what we can to make possible Peking's constructive participation in international conferences on world-wide problems, including measures for arms control and disarmament. 5. Initiate controlled, direct economic relations. Toward the GRC and Taiwan (The assumption is made that during the next eight years the PRC will be unable to bring Taiwan under its control.) C. Long Range (4-8 years) goals 1. Encourage movement toward a peaceful resolution of the Taiwan issue between the governments in Peking and Taipei. 2. Insure the security of Taiwan from external attack, including achievement of a local defense force capable of contributing to the defense of Taiwan and the Pescadores and supportable by local resources with decreasing US assistance. 3. Encourage other governments to maintain relations with the Government on Taiwan consistent with its de facto status. 4. Encourage the evolution of more representative political institutions which would provide the Taiwanese community a greater voice in central government decisions. D. Short Range (1-3 years) goals 1. Discourage the use of force by either side in the Taiwan Strait area. 2. Encourage restructuring and modernization of GRC forces to achieve adequate defense capabilities supportable by GRC resources without impeding continued economic growth. 3. Maintain access to Taiwan to the extent necessary to meet our commitment to the defense of Taiwan and the Pescadores and our strategic requirements in East Asia. 4. Encourage the GRC to adopt more flexible policies concerning the Chirep issue and third country recognition so that we can more effectively support it internationally. 5. Encourage Taiwan's continued growth and its increasing contribution to regional development. Source: FRUS, 1969-1976, China, Vol XVII, page 265 - 266 Phụ lục 11 Resolution 2758 (XXVI) THE GENERAL ASSEMBLY, Recalling the principles of the Charter of the United Nations, Considering the restoration of the lawful rights of the People's Republic of China is essential both for the protection of the Charter of the United Nations and for the cause that the United Nations must serve under the Charter. Recognizing that the representatives of the Government of the People's Republic of China are the only lawful representatives of China to the United Nations and that the People's Republic of China is one of the five permanent members of the Security Council, Decides to restore all its rights to the People's Republic of China and to recognize the representatives of its Government as the only legitimate representatives of China to the United Nations, and to expel forthwith the representatives of Chiang Kai-shek from the place which they unlawfully occupy at the United Nations and in all the organizations related to it. 1967th plenary meeting 25 October 1971 Source: Resolutions and Decisions of the United Nations General Assembly 26th Session, page 2 Phụ lục 12 Joint Statement Following Discussions With Leaders of the People's Republic of China Shanghai , February 27, 1972 . President Richard R. Nixon of the United States of America visited the People's Republic of China at the invitation of Premier Chou Enlai of the People's Republic of China from February 21 to February 28, 1972. Accompanying the President were Mrs. R. Nixon , US Secretary of State William Rogers , Assistant to the President Dr. Henry Kissinger , and other American officials. President R. Nixon met with Chairman Mao Tse-tung of the Communist Party of China on February 21. The two leaders had a serious and frank exchange of views on Sino-US relations and world affairs. During the visit, extensive, earnest, and frank discussions were held between President R. Nixon and Premier Chou En-lai on the normalization of relations between the United States of America and the People's Republic of China, as well as on other matters of interest to both sides. In addition, Secretary of State William Rogers and Foreign Minister Chi P'eng-fei held talks in the same spirit. President R. Nixon and his party visited Peking and viewed cultural, industrial and agricultural sites, and they also toured Hangchow and Shanghai where, continuing discussions with Chinese leaders, they viewed similar places of interest. The leaders of the People's Republic of China and the United States of America found it beneficial to have this opportunity, after so many years without contact, to present candidly to one another their views on a variety of issues. They reviewed the international situation in which important changes and great upheavals are taking place and expounded their respective positions and attitudes. The US side stated: Peace in Asia and peace in the world requires efforts both to reduce immediate tensions and to eliminate the basic causes of conflict. The United States will work for a just and secure peace: just, because it fulfills the aspirations of peoples and nations for freedom and progress; secure, because it removes the danger of foreign aggression. The United States supports individual freedom and social progress for all the peoples of the world, free of outside pressure or intervention. The United States believes that the effort to reduce tensions is served by improving communication between countries that have different ideologies so as to lessen the risks of confrontation through accident, miscalculation or misunderstanding. Countries should treat each other with mutual respect and be willing to compete peacefully, letting performance be the ultimate judge. No country should claim infallibility and each country should be prepared to re-examine its own attitudes for the common good. The United States stressed that the peoples of Indochina should be allowed to determine their destiny without outside intervention; its constant primary objective has been a negotiated solution; the eight-point proposal put forward by the Republic of Vietnam and the United States on January 27, 1972 represents a basis for the attainment of that objective; in the absence of a negotiated settlement the United States envisages the ultimate withdrawal of all US forces from the region consistent with the aim of self- determination for each country of Indochina. The United States will maintain its close ties with and support for the Republic of Korea; the United States will support efforts of the Republic of Korea to seek a relaxation of tension and increased communication in the Korean peninsula. The United States places the highest value on its friendly relations with Japan; it will continue to develop the existing close bonds. Consistent with the United Nations Security Council Resolution of December 21, 1971, the United States favors the continuation of the ceasefire between India and Pakistan and the withdrawal of all military forces to within their own territories and to their own sides of the ceasefire line in Jammu and Kashmir; the United States supports the right of the peoples of South Asia to shape their own future in peace, free of military threat, and without having the area become the subject of great power rivalry. The Chinese side stated: Wherever there is oppression, there is resistance. Countries want independence, nations want liberation and the people want revolution—this has become the irresistible trend of history. All nations, big or small, should be equal; big nations should not bully the small and strong nations should not bully the weak. China will never be a superpower and it opposes hegemony and power politics of any kind. The Chinese side stated that it firmly supports the struggles of all the oppressed people and nations for freedom and liberation and that the people of all countries have the right to choose their social systems according to their own wishes and the right to safeguard the independence, sovereignty and territorial integrity of their own countries and oppose foreign aggression, interference, control and subversion. All foreign troops should be withdrawn to their own countries. The Chinese side expressed its firm support to the peoples of Vietnam, Laos, and Cambodia in their efforts for the attainment of their goal and its firm support to the seven-point proposal of the Provisional Revolutionary Government of the Republic of South Vietnam and the elaboration of February this year on the two key problems in the proposal, and to the Joint Declaration of the Summit Conference of the Indochinese Peoples. It firmly supports the eight-point program for the peaceful unification of Korea put forward by the Government of the Democratic People's Republic of Korea on April 12, 1971, and the stand for the abolition of the ―UN Commission for the Unification and Rehabilitation of Korea.‖ It firmly opposes the revival and outward expansion of Japanese militarism and firmly supports the Japanese people's desire to build an independent, democratic, peaceful and neutral Japan. It firmly maintains that India and Pakistan should, in accordance with the United Nations resolutions on the India-Pakistan question, immediately withdraw all their forces to their respective territories and to their own sides of the ceasefire line in Jammu and Kashmir and firmly supports the Pakistan Government and people in their struggle to preserve their independence and sovereignty and the people of Jammu and Kashmir in their struggle for the right of self-determination. There are essential differences between China and the United States in their social systems and foreign policies. However, the two sides agreed that countries, regardless of their social systems, should conduct their relations on the principles of respect for the sovereignty and territorial integrity of all states, nonaggression against other states, noninterference in the internal affairs of other states, equality and mutual benefit, and peaceful coexistence. International disputes should be settled on this basis, without resorting to the use or threat of force. The United States and the People's Republic of China are prepared to apply these principles to their mutual relations. With these principles of international relations in mind the two sides stated that:  —progress toward the normalization of relations between China and the United States is in the interests of all countries;  —both wish to reduce the danger of international military conflict;  —neither should seek hegemony in the Asia-Pacific region and each is opposed to efforts by any other country or group of countries to establish such hegemony; and  —neither is prepared to negotiate on behalf of any third party or to enter into agreements or understandings with the other directed at other states. Both sides are of the view that it would be against the interests of the peoples of the world for any major country to collude with another against other countries, or for major countries to divide up the world into spheres of interest. The two sides reviewed the long-standing serious disputes between China and the United States. The Chinese side reaffirmed its position: The Taiwan question is the crucial question obstructing the normalization of relations between China and the United States; the Government of the People's Republic of China is the sole legal government of China; Taiwan is a province of China which has long been returned to the motherland; the liberation of Taiwan is China's internal affair in which no other country has the right to interfere; and all US forces and military installations must be withdrawn from Taiwan. The Chinese Government firmly opposes any activities which aim at the creation of ―one China, one Taiwan,‖ ―one China, two governments,‖ ―two Chinas,‖ and ―independent Taiwan‖ or advocate that ―the status of Taiwan remains to be determined.‖ The US side declared: The United States acknowledges that all Chinese on either side of the Taiwan Strait maintain there is but one China and that Taiwan is a part of China. The United States Government does not challenge that position. It reaffirms its interest in a peaceful settlement of the Taiwan question by the Chinese themselves. With this prospect in mind, it affirms the ultimate objective of the withdrawal of all US forces and military installations from Taiwan. In the meantime, it will progressively reduce its forces and military installations on Taiwan as the tension in the area diminishes. The two sides agreed that it is desirable to broaden the understanding between the two peoples. To this end, they discussed specific areas in such fields as science, technology, culture, sports and journalism, in which people-to-people contacts and exchanges would be mutually beneficial. Each side undertakes to facilitate the further development of such contacts and exchanges. Both sides view bilateral trade as another area from which mutual benefit can be derived, and agreed that economic relations based on equality and mutual benefit are in the interest of the people of the two countries. They agree to facilitate the progressive development of trade between their two countries. The two sides agreed that they will stay in contact through various channels, including the sending of a senior US representative to Peking from time to time for concrete consultations to further the normalization of relations between the two countries and continue to exchange views on issues of common interest. The two sides expressed the hope that the gains achieved during this visit would open up new prospects for the relations between the two countries. They believe that the normalization of relations between the two countries is not only in the interest of the Chinese and American peoples but also contributes to the relaxation of tension in Asia and the world. President R. Nixon , Mrs. R. Nixon and the American party expressed their appreciation for the gracious hospitality shown them by the Government and people of the People's Republic of China. Source: FRUS, 1969-1976, China, Vol XVII, page 812 - 816 II. PHỤ LỤC BẢNG BIỂU Hình 1: Biểu đồ viện trợ kinh tế và quân sự cho Đài Loan (1950 - 1976) [160; tr.52] Hình 2: Biểu đồ Mỹ viện trợ cho Đài Loan: quà tặng và cho vay (1950 - 1967) [160; tr.52] Hình 3: Biểu đồ viện trợ kinh tế của Mỹ cho Đài Loan (1951 - 1968) [160; tr.54] Hình 4: Biểu đồ tỷ lệ viện trợ kinh tế của Mỹ cho Đài Loan (1951-1968) [160; tr.54] Hình 5. Biểu đồ so sánh sự thay đổi trong viện trợ kinh tế và quân sự của Mỹ cho Đài Loan giai đoạn 1950 - 1960 [176] III. PHỤ LỤC ẢNH Tƣớng Douglas MacArthur gặp Tƣởng Giới Thạch ngày 31/7/1950, sau khi Chiến tranh Triều Tiên bùng nổ để khẳng định về sự ủng hộ quân sự của Mỹ cho Đài Loan Ảnh tác giả chụp tại Bảo tàng tưởng niệm Tưởng Giới Thạch - Đài Bắc. Thƣ Tổng thống D. Eisenhower gửi Tổng thống Tƣởng Giới Thạch ngày 26/6/1953 Ảnh tác giả chụp tại Bảo tàng tưởng niệm Tưởng Giới Thạch - Đài Bắc Tƣởng Giới Thạch và Tƣởng Kinh Quốc đi kiểm tra cây cầu Xiluo – Đây là cây cầu dài đƣợc khởi công từ năm 1937. Tháng 1/1950 Chính phủ Mỹ cử kỹ sƣ khảo sát và đầu tƣ 1.3 triệu USD để hoàn thành công trình này. Ảnh tác giả chụp tại Bảo tàng tưởng niệm Tưởng Giới Thạch – Đài Bắc John Foster Dulles Ký Hiệp định Quốc phòng Mỹ - Đài 1954 Nguồn: Năm 1955 - Nhà Trắng cho phép Tổng thống sử dụng quân đội bảo vệ Đài Loan nếu cần thiết Nguồn: jan-25-1955-048058 Tàu sân bay Hoa Kỳ USS Lexington (CV-16) đậu ngoài khơi Đài Loan trong suốt cuộc khủng hoảng eo biển lần hai. Nguồn: 1%BB%83n_%C4%90%C3%A0i_Loan_l%E1%BA%A7n_2 Tổng thống D. Eishenhower đến thăm Đài Bắc, tháng 6/1960 Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Quan_h%E1%BB%87_%C4%90%C3%A0i_Loan_%E 2%80%93_Hoa_K%E1%BB%B3 Tƣởng Giới Thạch trong một cuộc gặp gỡ với D. Eisenhower nhân dịp chuyến thăm của Tổng thống Mỹ đến Đài Loan (từ 18 – 20/6/1960). Ảnh tác giả chụp tại Bảo tàng tưởng niệm Tưởng Giới Thạch – Đài Bắc Tổng thống Tƣởng Giới Thạch gặp gỡ phó Tổng thống Mỹ L. Jonhson ngày 14/5/1961 Ảnh tác giả chụp tại Bảo tàng tưởng niệm Tưởng Giới Thạch – Đài Bắc Tƣởng Giới Thạch chụp chung với R. Nixon vào năm 1966 khi R. Nixon đến thăm Đài Loan Tƣởng Giới Thạch và Phó Tƣ lệnh Hạm đội 7 John J. Hyland năm 1966 Nguồn: https://www.stripes.com/blogs-archive/archive-photo-of-the-day/archive- photo-of-the-day-1.9717/chiang-kai-shek-1966-1.380801#.WXquyVqg_IU Henry Kissinger và Chu Ân Lai Tổng thống Mỹ Richard R. Nixon trong cuộc gặp gỡ năm 1971 và Thủ tƣớng Trung Quốc Nguồn: Chu Ân Lai trong ngày đầu da-keo-nuoc-my-vao-chinh-sach-mot- chuyến thăm Trung Quốc trung-quoc-nhu-the-nao- của R. Nixon, tháng 2/1972 20161213152711058.htm Nguồn: /my-trung-ra-thong-cao-chung-thuong-hai/ Triển lãm “Dấu chân ngƣời Mỹ tại Đài Loan, 1950 - 1980” Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Quan_h%E1%BB%87_%C4%90%C3%A0i_Loan_%E 2%80%93_Hoa_K%E1%BB%B3 Tác giả tham quan công trình tòa nhà 101 tầng ở Đài Bắc Tác giả tham quan Nhà tƣởng niệm Tƣởng Giới Thạch tại Đài Bắc Tác giả tham quan Bảo tàng tƣởng niệm Tƣởng Giới Thạch tại Đài Bắc

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chinh_sach_cua_my_doi_voi_dai_loan_tu_1949_den_1972.pdf