Luận án Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN Ở VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG HÀ NỘI, 2021 GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NỘI VỤ HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA NGUYỄN THỊ MINH NGUYỆT CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN Ở VIỆT NAM Chuyên ngành : Quản lý công Mã số: 9 34 04 03 LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC 1. PGS.TS. Lê Thanh Hà 2. TS. Phạm Trường Giang HÀ NỘI,

pdf219 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 385 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
, 2021 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan, bản luận án với đề tài “Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam” là công trình nghiên cứu độc lập do chính tác giả thực hiện, không sao chép ở bất kỳ một công trình nghiên cứu nào khác. Các số liệu sử dụng trong luận án là trung thực và chính xác, các tài liệu tham khảo và trích dẫn được sử dụng trong luận án đều có xuất xứ, nguồn gốc, tác giả cụ thể và được ghi trong danh mục các tài liệu tham khảo của luận án. Tôi xin chịu trách nhiệm trước pháp luật về lời cam đoan trên. Hà Nội, ngày tháng năm 2021 Nghiên cứu sinh LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án với đề tài “Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam” tôi xin đặc biệt cảm ơn đến hai giáo viên hướng dẫn là PGS.TS.Lê Thanh Hà và TS.Phạm Trường Giang đã tận tâm hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Tôi cũng xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Học viện Hành chính Quốc gia; lãnh đạo Ban Quản lý đào tạo Sau đại học; lãnh đạo Khoa QLNN về Xã hội; các thầy, cô giáo của Học viện Hành chính Quốc gia; các chuyên gia QLNN về bảo hiểm xã hội và các chuyên gia hoạt động trong ngành bảo hiểm xã hội; các nhà quản lý; các nhà khoa học; chính quyền địa phương các cấp; người lao động, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện đã tham gia góp ý kiến, tham gia điều tra, khảo sát; cung cấp tài liệu, ủng hộ và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu để hoàn thành luận án. Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn hỗ trợ, động viên, chia sẻ và tạo những điều kiện thuận lợi về thời gian, về vật chất và tinh thần để giúp tôi vượt qua những khó khăn để hoàn thành bản luận án này. Do còn nhiều điều kiện khách quan và chủ quan, chắc chắn kết quả nghiên cứu của luận án vẫn còn nhiều thiếu sót. Tác giả luận án rất mong tiếp tục nhận được những ý kiến đóng góp để luận án hoàn thiện hơn. Xin trân trọng cảm ơn! NCS: Nguyễn Thị Minh Nguyệt DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT STT TỪ VIẾT TẮT NGHĨA 1. ADB Ngân hàng phát triển châu Á 2. BHXH Bảo hiểm xã hội 3. LĐPCT Lao động phi chính thức 4. ASXH An sinh xã hội 5. NLĐ Người lao động 6. QLNN Quản lý nhà nước 7. Bộ LĐ-TB&XH Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội 8. ILO Tổ chức Lao động Quốc tế DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU, SƠ ĐỒ VÀ BIỂU ĐỒ STT NỘI DUNG BẢNG TRANG 1. Bảng 3.1. Số người thuộc đối tượng tham gia BHXH tự nguyện giai đoạn 2008-2020 85 2. Hình 1. Sơ đồ hệ thống cơ quan hoạch định và thực thi chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam 89 3. Biểu đồ 3.1. Cơ cấu lao động phi chính thức phân theo mức độ hiểu biết về BHXH tự nguyện 98 4. Bảng 3.2. Tỷ lệ lao động biết về chính sách BHXH tự nguyện phân theo kênh tiếp cận thông tin 98 5. Biểu đồ 3.2:Tỷ lệ lao động phi chính thức biết về chính sách BHXH tự nguyện phân theo kênh tiếp cận thông tin 99 6. Bảng 3.3: Tỷ lệ lao động đang tham gia BHXH tự nguyện phân theo đánh giá về quá trình đăng ký tham gia và giải quyết chế độ 100 7. Bảng 3.4. Tốc độ tăng người tham gia BHXH tự nguyện giai đoạn 2008-2020 101 8. Bảng 3.5. Ý định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động (1) 102 9. Bảng 3.6. Ý định tham gia BHXH tự nguyện của người lao động (2) 103 10. Bảng 3.7. Số thu BHXH tự nguyện giai đoạn 2013 -2018 108 11. Bảng 3.8. Kết dư quỹ BHXH tự nguyện giai đoạn 2009- 2015 108 12. Bảng 3.9. Mức tiền dự định tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ 109 13. Bảng 3.10. Mức đóng bình quân tháng của NLĐ mong muốn 109 tham gia BHXH tự nguyện 14. Bảng 3.11. Lãi thu được từ kết quả đầu tư quỹ BHXH 111 15. Bảng 3.12 . Danh mục đầu tư quỹ BHXH Việt Nam giai đoạn 2015 -2017 111 16. Bảng 3.13. Chi các chế độ cho NLĐ tham gia BHXH tự nguyện giai đoạn 2009-2015 112 17. Bảng 3.14. Cơ cấu chi quản lý bảo hiểm xã hội giai đoạn 2015-2017 113 18. Bảng 3.15. Số năm đóng BHXH tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 45% 115 19. Bảng 3.16. Số người hưởng chế độ BHXH tự nguyện giai đoạn 2009-2020 119 20. Bảng 4.1. Đánh giá lý do BHXH tự nguyện không hấp dẫn 143 21. Bảng 4.2.Tình hình chi trả quỹ ốm đau và thai sản năm 2017 152 22. Bảng 4.3 . Tình hình thu chi, kết dư các quỹ thành phần năm 2018 152 23. Bảng 4.4. Mong muốn bổ sung các chế độ ngắn hạn 153 24. Biểu đồ 4.1. Tỷ lệ lao động phi chính thức đang tham gia BHXH tự nguyện phân theo mong muốn bổ sung các chế độ ngắn hạn 153 25. Bảng 4.5. Tỷ lệ lao động phi chính thức mong muốn và sẵn sàng đóng thêm các chế độ bảo hiểm ngắn hạn 155 26. Bảng 4.6. Tình trạng thu nhập của NLĐ trước và sau khi tham gia BHXH tự nguyện 157 MỤC LỤC MỞ ĐẦU 01 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN 13 1.1. Những nghiên cứu về chính sách bảo hiểm xã hội 13 1.1.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới 13 1.2.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam 16 1.2. Những nghiên cứu về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện 21 1.2.1. Các công trình nghiên cứu trên thế giới 21 1.2.1.Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam 26 1.3. Nội dung các công trình nghiên cứu đã đề cập và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong đề tài luận án 38 1.3.1. Nội dung các công trình nghiên cứu đã đề cập 38 1.3.2. Các khoảng trống nghiên cứu và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong đề tài luận án 40 CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN 43 2.1. Khái niệm cơ bản liên quan đến đề tài luận án 43 2.1.1. Bảo hiểm xã hội 43 2.1.2. Bảo hiểm xã hội tự nguyện 46 2.1.3. Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện 47 2.2. Nội dung, vai trò và quy trình chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện 54 2.2.1. Nội dung chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện 54 2.2.2. Vai trò của chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện 58 2.2.3. Quy trình chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện 60 2.3. Các yếu tố tác động đến chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện 68 2.3.1. Thể chế về bảo hiểm xã hội tự nguyện 68 2.3.2. Đặc điểm tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước 69 2.3.3. Năng lực của đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội 71 2.3.4. Nguồn lực tài chính của các bên liên quan tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 72 2.3.5. Nhận thức của các bên liên quan đến chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện 73 2.3.6. Xu thế phát triển của bảo hiểm thương mại 75 2.4. Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện của một số quốc gia và giá trị tham khảo cho Việt Nam 76 2.4.1. Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện của một số quốc gia 76 2.4.2. Giá trị tham khảo cho Việt Nam 81 CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN Ở VIỆT NAM 84 3.1. Đặc điểm đối tượng chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam 84 3.1.1. Về số lượng 84 3.1.2. Về trình độ học vấn, thu nhập và việc làm 85 3.2. Hệ thống cơ quan hoạch định và thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện 87 3.2.1. Cơ quan quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội 87 3.2.2. Cơ quan bảo hiểm xã hội Việt Nam 88 3.3. Phân tích thực trạng chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam 90 3.3.1. Thực trạng chính sách phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 90 3.3.2. Thực trạng chính sách phát triển quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện 103 3.3.3. Thực trạng chính sách thụ hưởng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 114 3.4. Đánh giá thực trạng chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam 121 3.4.1. Kết quả đạt được 121 3.4.2. Hạn chế 124 3.4.3. Nguyên nhân của hạn chế 127 CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN Ở VIỆT NAM 132 4.1. Bối cảnh, quan điểm và mục tiêu chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam 132 4.1.1. Bối cảnh thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam 132 4.1.2. Quan điểm về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam 134 4.1.3. Mục tiêu chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện 137 4.2. Giải pháp hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam 142 4.2.1. Giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 142 4.2.2. Giải pháp phát triển quỹ bảo hiểm xã hội tự nguyện 148 4.2.3. Giải pháp hoàn thiện chính sách thụ hưởng cho người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 151 4.2.4. Giải pháp hậu cần, kỹ thuật 161 KẾT LUẬN 166 DANH MỤC BÀI BÁO, CÔNG TRÌNH KHOA HỌC 168 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 169 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đề tài được chọn nghiên cứu xuất phát từ những lý do cơ bản sau đây: Thứ nhất, yêu cầu khách quan thực hiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam. Việt Nam là nước có tốc độ già hóa dân số nhanh nhất thế giới. Dự báo đến năm 2050, Việt Nam sẽ trở thành nước có cơ câu dân số già. Vì vậy, để ứng phó trước với vấn đề dân số già chúng ta cần phải có sự chuẩn bị tích cực. Một trong những giải pháp quan trọng chính là xây dựng hệ thống ASXH có độ bao phủ rộng và hiệu quả. Do đặc điểm của nền kinh tế nước ta hiện nay còn chưa phát triển, khu vực kinh tế chính thức còn nhỏ bé, khu vực kinh tế phi chính thức lại rất phát triển, số lượng LĐPCT chiếm tỷ trọng lớn trong tổng số lao động, do đó đối tượng tham gia BHXH bắt buộc ít, đối tượng không thuộc diện làm công ăn lương, không được bảo vệ bởi BHXH bắt buộc, những đối tượng làm nghề tự do, những người nông dân trong khu vực kinh tế phi chính thức lại nhiều. Vì vậy, việc bổ sung chế độ BHXH tự nguyện nhằm góp phần mở rộng độ bao phủ của BHXH là cần thiết và cấp bách. Điều này đã được Nghị quyết số 15-NQ/TW ngày 01/6/2012 của Ban Chấp hành Trung ương khoá XI về một số vấn đề về chính sách xã hội giai đoạn 2012 – 2020 khẳng định quan điểm chỉ đạo: “Hệ thống ASXH phải đa dạng, toàn diện, có tính chia sẻ giữa Nhà nước, xã hội và người dân, giữa các nhóm dân cư trong một thế hệ và giữa các thế hệ; bảo đảm bền vững, công bằng” và đặt mục tiêu “Phấn đấu đến năm 2020 có khoảng 50% lực lượng lao động tham gia bảo hiểm xã hội; 35% lực lượng lao động tham gia thất nghiệp” [8]. Nghị quyết số 21- NQ/TW ngày 22/11/2012 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác BHXH, bảo hiểm y tế giai đoạn 2012 – 2020 tiếp tục khẳng định và đặt ra mục tiêu “Thực hiện có hiệu quả các chính sách, chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế; tăng nhanh diện bao phủ đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, nhất là bảo hiểm xã hội tự nguyện” [9]. 2 Thực hiện BHXH tự nguyện ở Việt Nam chính là mở rộng chính sách BHXH, để BHXH mở rộng độ bao phủ đối với NLĐ cũng chính là thực hiện công bằng xã hội, để “không ai bị bỏ lại phía sau”, người lao động chính thức cũng như người LĐPCT đều được Nhà nước bảo vệ, xóa bỏ sự bất bình đẳng đối với người LĐPCT. Thực hiện BHXH tự nguyện cho người LĐPCT chính là thực hiện các cam kết của Nhà nước với cộng đồng quốc tế, đây cũng là một xu hướng phát triển mạnh mẽ ở các nước đang phát triển và trên thế giới. Thứ hai, nghiên cứu về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện để góp phần nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước về bảo hiểm xã hội. Chính sách BHXH tự nguyện là một chính sách công, là một trong những công cụ hữu hiệu để thực hiện QLNN về BHXH, góp phần nâng cao hiệu quả QLNN về BHXH vì vậy, chất lượng chính sách và hiệu quả BHXH tự nguyện tác động đến hiệu quả QLNN về BHXH. Do đó, nghiên cứu về chính sách BHXH tự nguyện nhằm góp phần hoàn thiện nội dung QLNN về BHXH. Sau hơn 12 năm thực hiện chính sách BHXH tự nguyện và nhiều lần thay đổi nội dung chính sách, độ bao phủ của BHXH tự nguyện vẫn còn rất thấp, số người tham gia BHXH tự nguyện tăng rất chậm. Theo Bảo hiểm xã hội Việt Nam hết năm 2020, số người tham gia BHXH tự nguyện là 1,1 triệu người. Như vậy, nước ta vẫn còn khoảng 35 triệu người chưa tham gia BHXH. Đây sẽ là một áp lực rất lớn lên hệ thống ASXH nước ta nói riêng và tình hình phát triển kinh tế - xã hội nói chung trong thời gian tới vì những họ không được đảm bảo thu nhập trong các trường hợp rủi ro, đặc biệt khi những người này bước vào độ tuổi già. Những khó khăn chủ yếu mà chính sách BHXH tự nguyện gặp phải là: hoạt động tuyên truyền mới chỉ tiếp cận được một bộ phận nhỏ người LĐPCT; NLĐ chưa có lòng tin đối với BHXH tự nguyện; do thiếu nguồn lực nên chế độ chính sách BHXH tự nguyện chưa hấp dẫn, chính sách BHXH tự nguyện chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các cấp ủy Đảng và các cấp chính quyền. Ngày 23 tháng 05 năm 2018, Hội nghị Trung ương 7 khóa XII đã ban hành Nghị quyết số 28-NQ/TW về cải cách chính sách BHXH với mục tiêu: “(i) Đến năm 2021 Phấn đấu đạt khoảng 35% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia 3 BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 1% lực lượng lao động trong độ tuổi; (ii) Đến năm 2025 phấn đấu đạt khoảng 45% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 2,5% lực lượng lao động trong độ tuổi; (iii) Đến năm 2030 phấn đấu đạt khoảng 60% lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia BHXH, trong đó nông dân và lao động khu vực phi chính thức tham gia BHXH tự nguyện chiếm khoảng 5% lực lượng lao động trong độ tuổi” [7]. So với thực tế hiện nay thì mục tiêu của Nghị quyết 28 đặt ra khá tham vọng, vì vậy cần có hệ thống các giải pháp đột phá, có cơ sở khoa học, quyết liệt để thực hiện trong thời gian tới. Thứ ba, thực trạng nghiên cứu về chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam và trên thế giới. Để phát triển chính sách BHXH tự nguyện cả về lý luận và thực tế, đã có rất nhiều nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước và trên thế giới. Trên thế giới, đã có nhiều nghiên cứu về BHXH tự nguyện, cả ở các nước phát triển như Phần Lan, Pháp hay các nước đang phát triển như Tazanian [124], Moldoval[126], Ruwanda [116], Ghana [117]. Ở các quốc gia này, BHXH tự nguyện có tên gọi là BHXH cho nông dân hoặc BHXH cho khu vực phi chính thức nhưng về mặt bản chất thì tương đồng với khái niệm BHXH tự nguyện ở Việt Nam. Vì vậy, các nghiên cứu này dù ở quốc gia nào cũng là những bài học kinh nghiệm có giá trị tham khảo đối với thực hiện chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về chính sách BHXH tự nguyện bắt đầu từ những năm 2000, trước khi Việt Nam áp dụng chính sách BHXH tự nguyện cho đến nay. Bước đầu, các nghiên cứu tập trung vào việc luận giải yêu cầu khách quan phải thực hiện chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam của Phạm Văn Cảnh (2003)[49], Trần Thúy Nga (2006) [82]; nghiên cứu, khảo sát nhu cầu và khả năng tham gia BHXH tự nguyện của người lao động như nghiên cứu của Dương Xuân Triệu (2009)[103]. Tiếp sau là các nghiên cứu tìm tòi, giải đáp những kinh nghiệm để thực hiện thành công chính sách BHXH tự nguyện ở Việt 4 Nam trong giai đoạn đầu thực hiện chính sách như các nghiên cứu của Viện Khoa học BHXH (2010) [32], World Bank (2012) [83]; Mai Ngọc Cường (2013) [53]. Đến nay, các nghiên cứu về chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam đã ngày càng phong phú như nghiên cứu của Hà Văn Sỹ (2016) [91], Phạm Lan Phương (2015) [87], Hoàng Bích Hồng (2017) [76]. Các nghiên cứu này tập trung vào các giải pháp để triển khai thành công BHXH tự nguyện ở Việt Nam trong thời gian qua trên phạm vi cả nước hoặc một số tỉnh như Nghệ An, Phú Yên, Vĩnh Phúc, thành phố Hồ Chí Minh. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có một đề tài nghiên cứu nào luận giải về chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam dưới góc độ một chính sách công, đặc biệt trong bối cảnh sau khi có Nghị quyết 28 về cải cách chính sách BHXH ở Việt Nam. Phát triển chính sách BHXH tự nguyện vẫn còn là một bài toán khó đối với Đảng và Nhà nước, vẫn còn rất nhiều khó khăn và thách thức cần được giải quyết trong thời gian tới để đạt được mục tiêu mở rộng độ bao phủ của BHXH tự nguyện, nâng cao ASXH cho đông đảo người lao động. Với mục tiêu góp phần đánh giá đúng thực trạng chính sách, tìm ra đúng những nguyên nhân khiến cho diện bao phủ BHXH tự nguyện còn thấp, trên cơ sở đối chiếu với cơ sở lý luận và kinh nghiệm quốc tế, tìm ra giải pháp phù hợp để hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam, tác giả đã lựa chọn đề tài “Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam” làm đề tài luận án tiến sỹ Quản lý công. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở hệ thống hóa những vấn đề lý luận về chính sách BHXH tự nguyện, luận án tập trung làm rõ thực trạng chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam. Từ đó, luận án đề xuất một số giải pháp hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện, góp phần thực hiện thành công mục tiêu phát triển chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam; góp phần hoàn thiện QLNN về BHXH ở Việt Nam, đảm bảo ASXH cho tất cả người lao động. 5 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích nghiên cứu, đề tài tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến BHXH tự nguyện trong và ngoài nước, chỉ ra các khoảng trống nghiên cứu và những nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu: - Xây dựng khung lý thuyết, hệ thống hóa và hoàn thiện một số vấn đề cơ bản về chính sách và BHXH tự nguyện làm nền tảng cơ sở lý luận của chính sách BHXH tự nguyện; nghiên cứu các nhân tố tác động đến chính sách BHXH tự nguyện; đúc kết kinh nghiệm của một số quốc gia trên thế giới về chính sách BHXH tự nguyện và rút ra các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. - Điều tra, khảo sát thực tế về chính sách BHXH tự nguyện, từ đó phân tích, đánh giá thực trạng chính sách BHXH tự nguyện, chỉ ra những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của hạn chế chính sách BHXH tự nguyện. - Đưa ra phương hướng và đề xuất các giải pháp để hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện, từ đó mở rộng độ bao phủ của BHXH tự nguyện góp phần đảm bảo ASXH cho người dân; hoàn thiện QLNN về BHXH. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là chính sách BHXH tự nguyện, bao gồm 3 chính sách: chính sách phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, chính sách phát triển quỹ BHXH tự nguyện và chính sách thụ hưởng cho người tham gia BHXH tự nguyện. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Về không gian: luận án tiến hành nghiên cứu trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam, cụ thể ở các tỉnh: Hà Nội, Lai Châu, Lạng Sơn, Thừa Thiên Huế, Đăk Lăk, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh. Đây là các tỉnh đại diện cho 3 miền Bắc, Trung, Nam; bao gồm cả các tỉnh đồng bằng, các tỉnh miền núi và các thành phố lớn. 6 Về thời gian: Luận án tiến hành nghiên cứu chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam từ năm 2008 đến nay, định hướng hoàn thiện cho những năm tiếp theo. Phạm vi nội dung: Luận án tập trung nghiên nội dung các chính sách: chính sách phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện, chính sách phát triển quỹ BHXH tự nguyện và chính sách thụ hưởng cho người tham gia BHXH tự nguyện. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp luận Luận án sử dụng các phương pháp luận chủ yếu trong nghiên cứu khoa học quản lý công như phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử cùng với các quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về BHXH và BHXH tự nguyện để đảm bảo ASXH cho người dân làm cơ sở lý luận nghiên cứu chính sách BHXH tự nguyện. 4.2. Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu thứ cấp Luận án kế thừa các tài liệu về thể chế, chính sách pháp luật quốc gia và quốc tế có liên quan đến vấn đề nghiên cứu, các báo cáo, số liệu thống kê, các lý luận từ các nguồn sau: - Sách chuyên khảo về BHXH và BHXH tự nguyện của các tác giả trong và ngoài nước. - Báo cáo, đề tài, dự án, luận án hoặc các công trình nghiên cứu có liên quan đến BHXH và BHXH tự nguyện. - Các số liệu thống kê về kết quả điều tra, khảo sát về BHXH và BHXH tự nguyện. NCS đã sử dụng phương pháp tổng hợp, phân tích và xử lý thông tin hồi cứu khi nghiên cứu các văn kiện của Đảng, văn bản quy phạm pháp luật, các tài liệu, nghiên cứu về BHXH tự nguyện và chính sách BHXH tự nguyện để hệ thống hóa lý luận về chính sách BHXH tự nguyện, xây dựng khung lý thuyết của luận án. NCS cũng nghiên cứu những vấn đề lý luận đã được đúc rút trong các giáo trình, tài liệu chuyên ngành trong nước và quốc tế. Các số liệu thống kê, báo cáo tổng hợp từ các tổ chức, cơ quan quản lý có liên quan, các kết quả nghiên cứu 7 trước đây đã công bố. Trên cơ sở kế thừa những kết quả nghiên cứu có sẵn, NCS đã có bổ sung và phát triển các luận cứ khoa học và thực tiễn phù hợp với mục đích, mục tiêu nghiên cứu của luận án. Trong quá trình nghiên cứu, các tài liệu này liên tục được cập nhật, bổ sung và được phân tích một cách chi tiết để tìm ra các nội dung phù hợp, cần thiết cho luận án. Phương pháp này được sử dụng trong nghiên cứu tại các chương: chương 1, chương 2, chương 3. 4.2.2. Phương pháp điều tra xã hội học Để thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, ngoài các số liệu, thông tin có được từ nguồn tài liệu thứ cấp, tác giả đã thu thập thông tin sơ cấp thông qua các phương pháp nghiên cứu xã hội học, bao gồm các phương pháp nghiên cứu định tính (phỏng vấn sâu) và nghiên cứu định lượng (phỏng vấn bằng bảng hỏi). - Khảo sát bằng bảng hỏi: tác giả đã tiến hành khảo sát bằng bảng hỏi đối với các cơ quan chức năng, người tham gia BHXH tự nguyện; phiếu khảo sát được xây dựng thành 02 mẫu, theo hai nhóm đối tượng khảo sát để tìm ra sự khác biệt hay tương đồng giữa việc đánh giá chính sách BHXH tự nguyện và đề xuất thay đổi hoàn thiện chính sách. Mẫu phiếu số 1: dành cho nhóm đối tượng là chuyên gia trong lĩnh vực BHXH bao gồm: cán bộ, công chức của Vụ BHXH – Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; nghiên cứu viên của Viện Nghiên cứu Lao động xã hội - Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; viên chức của BHXH Việt Nam các cấp; các cán bộ thuộc Sở, Phòng LĐ-TB và Xh; giảng viên Khoa BHXH – Đại học Lao động – Xã hội; các giảng viên giảng dạy và nghiên cứu về chính sách công và chính sách xã hội của Học viện Hành chính Quốc gia. Trên cơ sở mục đích nghiên cứu, thời gian và kinh phí nghiên cứu tác giả đã sử dụng phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên, có chủ đích với những đối tượng này. Mẫu phiếu khảo sát được gửi tới các đối tượng ở các tỉnh Lai Châu, Lạng Sơn, Sơn La, Đăk Nông, Hà Nội, Thừa Thiên Huế, Hưng Yên, Thành phố Hồ Chí Minh bằng công cụ Google biểu mẫu. Mẫu phiếu được thiết kế trên ứng dụng Google Biểu mẫu của Drive, gồm 3 phần: Phần 1 giới thiệu về mục đích 8 khảo sát; Phần 2 nội dung khảo sát; Phần 3 thông tin cá nhân. Các câu hỏi được thiết kế dưới dạng nhiều lựa chọn trả lời và bắt buộc, riêng câu hỏi ở phần 3 không bắt buộc đối với thông tin về họ tên, người trả lời phiếu khảo sát có thể để trống ở câu hỏi này. Phiếu này được trực tiếp gửi qua email, zalo bằng việc chia sẻ đường link, người tham gia khảo sát trả lời trực tiếp trả lời qua mail và gửi lại cho người khảo sát. Mẫu phiếu thứ 2: dành cho đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Mẫu phiếu này dành để khảo sát người lao động là đối tượng tham gia BHXH tự nguyện như người lao động tự do, nông dân ở các tỉnh thành: Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Thừa Thiên Huế. Số phiếu phát ra là 500 phiếu, nhận về 413 nhưng số phiếu có thể sử dụng là 340 phiếu. Đối tượng khảo sát của luận án bao gồm cả người lao động tự do ở thành thị, người nông dân ở nông thôn; đối tượng khảo sát phong phú về dân tộc và ngành nghề; mức thu nhập và tình trạng hôn nhân gia đình. Phương pháp xử lý số liệu: sau khi thu thập được phiếu, tác giả luận án sử dụng phần mềm SPSS, EXCEL và công cụ Google biểu mẫu để xử lý các thông tin thu thập được; thiết lập các bảng và biểu đồ minh họa; sử dụng các kết quả này làm minh chứng cho nội dung luận án. - Phương pháp phỏng vấn sâu: Phỏng vấn chuyên gia: trong quá trình thực hiện luận án, nghiên cứu sinh đã sử dụng phương pháp phỏng vấn, trao đổi, hỏi ý kiến chuyên gia về chính sách BHXH tự nguyện và phương hướng hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện. Các chuyên gia được mời phỏng vấn gồm: 02 giảng viên nghiên cứu về chính sách công và các vấn đề xã hội của Học viện Hành chính Quốc gia; 02 chuyên gia của Viện nghiên cứu Khoa học Lao động Xã hội, 01 chuyên gia của Vụ Bảo hiểm xã hội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; 01 chuyên gia của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO); các lãnh đạo cơ quan BHXH của một số tỉnh, thành như Hưng Yên, Đăk Nông, Thừa Thiên Huế, Hà Nội. Tổng số chuyên gia tác giả luận án đã phỏng vấn là 10 người. Luận án chủ yếu sử dụng kết quả phỏng vấn này để giải 9 thích những vấn đề cơ bản của luận án, tìm ra những giải pháp phù hợp để hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện. Phỏng vấn đối tượng tham gia BHXH tự nguyện: Tác giả luận án đã phỏng vấn người dân đã tham gia BHXH tự nguyện và những người chưa tham gia BHXH để tìm hiểu những nhận xét, đánh giá và những mong muốn, đề xuất của người lao động đối với BHXH tự nguyện. 4.2.3. Phương pháp so sánh Để có những nhận định khách quan, trong quá trình phân tích, nghiên cứu sinh tiến hành phương pháp so sánh thực trạng, các giải pháp hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam so với một số nước, từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. 4.2.4. Phương pháp phân tích tổng hợp Phương pháp này nghiên cứu sinh đã sử dụng trong suốt quá trình nghiên cứu của luận án. Thực hiện mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu, NCS sử dụng phương pháp này để hệ thống hóa, làm cơ sở khoa học chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam. Trên cơ sở đó, đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách. 5. Câu hỏi và giả thuyết nghiên cứu 5.1. Câu hỏi nghiên cứu - Trên thế giới và ở Việt Nam đã có những công trình nghiên cứu nào về chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện? - Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam dựa trên những cơ sở khoa học nào? - Những yếu tố nào tác động đến chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện? - Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam hiện nay như thế nào? - Để hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam cần có những giải pháp nào? 5.2. Giả thuyết nghiên cứu Luật BHXH sửa đổi bổ sung năm 2006 đã lần đầu tiên quy định việc thực thi BHXH tự nguyện và Luật BHXH 2014 đã có nhiều quy định sửa đổi, bổ sung 10 để thu hút NLĐ tham gia BHXH tự nguyện. Các quy định và giải pháp chính sách này được đề ra trên cơ sở nghiên cứu các đặc điểm của LĐPCT ở Việt Nam và tham khảo, học tập các kinh nghiệm thực hiện BHXH tự nguyện trên thế giới. Tuy nhiên, số người tham gia BHXH tự nguyện vẫn còn rất ít, chiếm tỷ lệ nhỏ trong nhóm đối tượng thuộc diện tham gia. Nguyên nhân là do chính sách BHXH tự nguyện vẫn không có các chế độ ngắn hạn linh hoạt; sự hỗ trợ của Nhà nước chưa nhiều; người dân không có lòng tin với chính sách. Vì vậy, nghiên cứu và tìm ra các giải pháp thực hiện chính sách BHXH tự nguyện mới khoa học, đồng bộ và phù hợp với thực tiễn Việt Nam sẽ khắc phục những tồn tại, yếu kém trong chính sách BHXH tự nguyện hiện nay, nâng độ bao phủ của BHXH tự nguyện, nâng cao khả năng tự an sinh của NLĐ. 6. Đóng góp mới của đề tài - Từ hệ thống phương pháp nghiên cứu và lý thuyết được sử dụng trong quá trình nghiên cứu đề tài, luận án đã có đóng góp mới về lý luận trong phân tích chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam. Bên cạnh việc hệ thống các khái niệm liên quan đến đề tài luận án như khái niệm BHXH, khái niệm chính sách công luận án đã bổ sung, phát triển khái niệm BHXH tự nguyện, chính sách BHXH và chính sách BHXH tự nguyện làm cơ sở cho nghiên cứu của luận án. - Luận án đã phân tích để xác định các yếu tố tác động đến chính sách BHXH tự nguyện trên cơ sở hệ thống các nghiên cứu đã có trước đó về BHXH tự nguyện. Tuy nhiên, vì các nghiên cứu đã có tập trung nghiên cứu về khả năng phát triển và các yếu tố tác động đến sự phát triển của loại hình BHXH tự nguyện, chưa xác định được hệ thống các yếu tố tác động đến chính sách BHXH tự nguyện. Vì vậy, luận án đã phân tích và xác định các yếu tố tác động đến chính sách BHXH tự nguyện như: thể chế về BHXH tự nguyện; đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội của đất nước; năng lực của đội ngũ nhân lực trong lĩnh vực BHXH; năng lực tài chính, nhận thức của các bên liên quan trong lĩnh vực BHXH; xu thế phát triển của bảo hiểm thương mại thông qua các yếu tố này phân tích xu hướng phát triển và tìm ra phương hướng hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện. 11 - Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng và tìm ra hạn chế của chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam và các nguyên nhân của những hạn chế đó. Bên cạnh những nguyên nhân đã được một số nghiên cứu chỉ ra, luận án đã xác định và bổ sung được những nguyên nhân mới như vị thế chính sách BHXH tự nguyện chưa cao, chưa tương xứng trong mối quan hệ với BHXH bắt buộc; đầu tư của nhà nước đối với chính sách BHXH tự nguyện còn hạn chế; chỉ đạo phát triển BHXH tự nguyện của một số lãnh đạo các địa phương còn chưa quyết liệt; và những sai phạm trong hệ thống BHXH làm suy giảm lòng tin của người dân vào chính sách BHXH. Việc tìm ra các hạn chế mới giúp luận án xác định được phương hướng, giải pháp hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện. - Bên cạnh việc hệ thống các quan điểm của Đảng và Nhà nước về chính sách BHXH tự nguyện, luận án đã đưa ra năm quan điểm làm cơ sở để đề xuất các giải pháp. Các quan điểm của luận án về chính sách BHXH tự nguyện bao gồm: chính sách BHXH cần được thực hiện trên nguyên tắc tham gia BHXH vừa là quyền lợi vừa là trách nhiệm của NLĐ; nâng cao vai trò và vị thế của chính sách BHXH tự nguyện; niềm tin của người dân vào hệ thống BHXH là cơ sở quan trọng tác động đến thành công của chính sách BHXH tự nguyện; thực hiện nội dung chính sách BHXH tự nguyện phải dựa trên mức độ phát triển kinh tế - xã hội trong từng thời kỳ; chính...tiêu nhiều nhóm dân số hoạt động kinh tế tham gia BHXH hơn vẫn chỉ thành công ở một số quốc gia. Nỗ lực mở rộng phạm vi BHXH đã thành công khi có sự thay đổi của các nội dung như lợi ích, đóng góp và tổ chức hoạt động đối với một số loại công nhân trong khu vực kinh tế phi chính thức, bao gồm: cho phép người hưởng lợi lựa chọn có liên kết với tất cả các chi nhánh hay không theo nhu cầu và khả năng đóng góp của họ; các khoản đóng góp linh hoạt hơn để tính vào thu nhập của tài khoản hoặc doanh thu theo mùa (đối với công nhân nông nghiệp); giới thiệu các cơ chế cụ thể để xác định mức đóng góp cho nhân viên và công nhân tự làm chủ nơi thu nhập thực sự khó khăn; giảm chi phí đăng ký; và cung cấp các đại lý quy mô nhỏ; đơn giản về cả đăng ký và tuân thủ nghĩa vụ thuế. “Extending social insurance to informal workers - A gender analysis” (Mở rộng bảo hiểm xã hội cho lao động khu vực phi chính thức – Một phân tích giới) của Rebecca Holmes and Lucy Scott năm 2016 [119]. NLĐ không chính thức phải đối mặt với mức độ rủi ro cao nhưng đa số không được bao phủ bởi BHXH. Trong khi đó, lao động nữ không chính thức phải đối mặt với các rủi ro cao trong thị trường lao động và trong suốt vòng đời, vẫn còn nhiều phụ nữ hơn so với nam giới bị loại trừ khỏi các chương trình bảo hiểm. Mặc dù, ngày càng nhiều các quốc gia mở rộng BHXH cho những NLĐ không chính thức, nhưng trừ một số trường hợp ngoại lệ còn hầu hết các chính sách vẫn bị “mù quáng giới”. Tuy nhiên, những cải cách đáp ứng giới có thể đảm bảo tăng độ bao phủ của phụ nữ để giải quyết những rủi ro họ phải đối mặt là: pháp luật trong thị trường lao động; công nhận nền kinh tế chăm sóc; thiết kế chính sách sáng tạo trong các tùy chọn 26 thanh toán và quy trình quản trị đơn giản và đầu tư vào khả năng phân phối “nhạy cảm giới”. “Expanding Social Insurance Coverage to Informal Workers” (Mở rộng độ bao phủ bảo hiểm xã hội cho lao động khu vực phi chính thức) của Hernan Winkler, Elizabeth Ruppert Bulmer and Hilma Mote, World Bank, 2017 [120]. Những ảnh hưởng lớn của khu vực không chính thức ở nhiều nước đang phát triển là rất nhiều lao động không được bao phủ để chống lại các nguy cơ lớn như thất nghiệp, ốm đau và tuổi già. Hệ thống Bismarckian đã được giới thiệu với nhiều chương trình BHXH không chính thức, không đóng góp để mở rộng phạm vi bảo hiểm. Tuy nhiên, nó không chắc chắn và bền vững về mặt tài chính. Tài liệu này đã xem xét các tài liệu kinh tế về việc mở rộng các chương trình BHXH và tóm tắt những hiểu biết chính sách chính dựa trên những bằng chứng quốc tế về BHXH và kết quả ảnh hưởng đến độ bao phủ. Những giải pháp quan trọng nhất để mở rộng BHXH là truyền thông về BHXH; thiết kết hệ thống đóng – hưởng; hỗ trợ về thủ tục và tài chính cho người tham gia; kiểm tra, giám sát và bắt buộc thực hiện. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam Đề tài cấp Bộ “Những căn cứ để thể chế hóa các quy định về bảo hiểm xã hội tự nguyện” do Trần Thị Thúy Nga chủ nhiệm, Vụ BHXH, Bộ LĐ-TB&XH năm 2006 [82]. Bối cảnh của đề tài là khi Việt Nam chưa có những quy định cụ thể về BHXH tự nguyện. Đề tài đã nghiên cứu những căn cứ pháp lý và thực tiễn để thể chế hóa các quy định về BHXH tự nguyện là Hiến pháp, Bộ Luật Lao động và Luật BHXH ; các căn cứ thực tiễn là việc thực thi các mô hình quỹ “hưu nông dân”, “hỗ trợ tuổi già” ở một số tỉnh của nước ta và chế độ BHXH tự nguyện đã được thực hiện ở nhiều nước trên thế giới. Vì vậy, việc phải có chế độ BHXH tự nguyện và yêu cầu phải thế chế hóa các quy định BHXH tự nguyện là cần thiết ở nước ta. Đề tài khuyến nghị các nội dung cần thể chế hóa về chế độ BHXH tự nguyện ở nước ta là: đối tượng tham gia, khả năng thu hút; mức đóng và phương thức đóng BHXH tự nguyện; chế độ và mức hưởng BHXH tự nguyện; quy định đối với người vừa có thời gian tham gia BHXH bắt buộc với thời gian tham gia 27 BHXH tự nguyện; cơ chế quản lý quỹ BHXH tự nguyện; thủ tục thực hiện BHXH tự nguyện. Chuyên đề nghiên cứu “Mô hình thực hiện BHXH tự nguyện ở một số nước trên thế giới và những bài học kinh nghiệm có thể vận dụng ở Việt Nam” Viện Khoa học BHXH năm 2010 [32]. Chuyên đề nghiên cứu mô hình BHXH tự nguyện của một số nước trên thế giới như: Pháp, Trung Quốc, Philippine, Malaysia, Srilanka, Thái Lan và Miền nam Ấn Độvà rút ra các nhận xét: (1) Phần lớn các quốc gia trên thế giới đều phát triển chế độ BHXH tự nguyện cho đối tượng là người nông dân, lao động trong nông nghiệp, lao động tự do chưa tham gia BHXH bắt buộc nhưng nhiều nước không loại trừ cả những người đã tham gia BHXH bắt buộc; (2) Chế độ được nhiều nước áp dụng nhất là hưu trí và tử tuất, rất ít quốc gia lựa chọn thêm chế độ ngắn hạn như chăm sóc y tế, ốm đau hoặc tai nạn lao động; (3) Mức phí tham gia BHXH tự nguyện đa dạng và linh hoạt; (4) Vai trò bảo trợ và hỗ trợ của Nhà nước đối với quỹ BHXH tự nguyện là rất quan trọng; (5) Quỹ BHXH tự nguyện ở hầu hết các nước đều được phép đầu tư vào các lĩnh vực có mức độ rủi ro thấp; (6) Hai chế độ hưởng chủ yếu là trợ cấp xác định hoặc tài khoản cá nhân; (7) Quản lý BHXH tự nguyện có thể do Nhà nước hoặc ở một số nước là do các tổ chức tư nhân quản lý. Các bài học kinh nghiệm cho Việt Nam được rút ra là có thể xây dựng chính sách BHXH tự nguyện có mức đóng – mức hưởng thấp hơn so với chế độ BHXH bắt buộc; cần có sự hỗ trợ của Nhà nước; muốn mở rộng chế độ BHXH tự nguyện thì phát triển kinh tế là điều kiện tiền đề; coi BHXH tự nguyện thực sự là một dịch vụ công do đó người tham gia là khách hàng, phân loại đối tượng tham gia BHXH tự nguyện và có lộ trình trong việc triển khai đầy đủ các chế độ ngắn hạn cho người tham gia. Hanns Seidel Foundation, Viện Khoa học Lao động – Xã hội,” ASXH cho khu vực phi chính thức và NLĐ phi chính thức ở Việt Nam - Kết quả rà soát tài liệu và cơ sở dữ liệu” năm 2012 [64]. Tài liệu này thực hiện rà soát các quy định và các số liệu liên quan đến ASXH cho khu vực phi chính thức và NLĐ phi chính thức ở Việt Nam trong đó BHXH tự nguyện là một nội dung. Kết quả rà soát là (1) Các chế độ BHXH có nhiều tiềm năng mở rộng; (2) Cần đánh giá, điều chỉnh 28 và cải thiện các chế độ BHXH tự nguyện, ví dụ: quy định phải đóng tối thiểu 20 năm mới được hưởng lương hưu, nếu tham gia BHXH tự nguyện trong thời gian ngắn thì tương quan giữa mức đóng và lợi nhuận thấp, không hấp dẫn người lao động; (3) Xây dựng cách tiếp cận riêng hướng tới nhóm đối tượng cụ thể nhằm trợ cấp cho người nghèo tham gia BHXH tự nguyện, tách họ ra khỏi nhóm không nghèo và tạo động lực cho nhóm dân cư không nghèo tham gia BHXH tự nguyện. Bài viết “Phát triển bảo hiểm xã hội nhìn từ lực lượng lao động trẻ” của Nguyễn Thị Thu Hương, Tạp chí Bảo hiểm xã hội, số 6A, tháng 7/2018 [68]. Tác giả đã nghiên cứu phát triển BHXH từ góc độ tiếp cận lực lượng lao động trẻ. Trên cơ sở phân tích những đặc điểm về học vấn, việc làm và thu nhập của lao động trẻ tác giả đã chỉ rõ việc mở rộng hệ thống BHXH tự nguyện cho lực lượng này là quan trọng. Hai giải pháp chủ yếu được nêu ra là phải hỗ trợ cho lao động trẻ tham gia BHXH tự nguyện, tuy nhiên giải pháp quan trọng hơn là nâng cao nhận thức của họ về BHXH và từ đó tạo ra “nếp văn hóa” tham gia BHXH cho họ. Sách chuyên khảo “ASXH đối với nông dân trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam” của Mai Ngọc Anh, NXB Chính trị Quốc gia năm 2010 [29]. Tác giả đã chỉ ra thực tế ASXH đối với nông dân Việt Nam là vấn đề hết sức quan trọng, ASXH đối với nông dân là ASXH cho khu vực phi chính thức nhưng hệ thống luật pháp cho việc thực hiện ASXH cho nông dân vẫn còn nhiều bất cập và tính nhất quán chưa cao. Tác giả nhận định, điều kiện để thực hiện thành công mở rộng bao phủ BHXH tự nguyện đối với nông dân phải là nâng cao thu nhập của họ thông qua các biện pháp xóa đói giảm nghèo và tăng cường giáo dục và đào tạo. Ngoài ra, quan điểm của tác giả là để xây dựng được hệ thống ASXH đối với nông dân và duy trì được hoạt động của hệ thống thì trợ giúp từ phía Chính phủ là đòi hỏi bắt buộc. Vì thu nhập bình quân của nông dân là 473.000/người/ tháng (2007) thì phần đông người nông dân Việt Nam không có khả năng tham gia BHXH tự nguyện. Người nông dân có khả năng đóng góp 55,5% mức kinh phí và mong muốn Nhà nước hỗ trợ 44,5% mức kinh phí tham gia BHXH tự nguyện, còn quan điểm của tác giả là Nhà nước nên hỗ trợ ở mức 40% kinh phí tham gia. 29 Ngoài ra, các chế độ ngắn hạn cần được bổ sung được tác giả khuyến nghị đối với Nhà nước là các chế độ: tai nạn lao động, thai sản và trợ cấp gia đình. World Bank, “Phát triển một hệ thống BHXH hiện đại, những thách thức hiện tại và các phương án lựa chọn cho cải cách trong tương lai”, năm 2012 [83]. Với tỷ lệ sinh giảm và tuổi thọ tăng lên, dân số Việt Nam được dự đoán là sẽ già đi một cách nhanh chóng, làm cho việc xây dựng một hệ thống BHXH hiện đại tại Việt Nam trở thành một ưu tiên hết sức cấp bách. Hệ thống BHXH hiện tại đang gặp phải một số thách thức như tỷ lệ bao phủ thấp trong cả khu vực chính thức và phi chính thức, bất bình đẳng giữa các nhóm tham gia đóng bảo hiểm, thiếu sự bền vững về tài chính, và năng lực quản lý và thực thi các chương trình bảo hiểm yếu. Cần thiết phải đổi mới để mở rộng độ bao phủ, khuyến khích bình đẳng, tăng cường tính bền vững về tài chính, và hiện đại hóa công tác quản lý BHXH để đảm bảo an sinh thu nhập cho lượng dân số già của Việt Nam trong những thập kỷ tới đây. Đối với cải cách trong chế độ BHXH tự nguyện nhóm tác giả đưa ra một số khuyến cáo: khuyến khích tham gia BHXH tự nguyện thông qua các biện pháp thay thế như cung cấp phần thưởng hoặc trợ giúp một phần và giải quyết vấn đề đói nghèo. Tuy nhiên, mặc dù trợ giúp người tham gia BHXH tự nguyện có thể được thực hiện mà không ảnh hưởng quá nhiều đến vấn đề ngân sách nhưng kinh nghiệm ở nhiều quốc gia cho thấy chính sách này không phải lúc nào cũng thành công trong việc nâng cao tỷ lệ tham gia BHXH tự nguyện. Sách chuyên khảo“Về ASXH ở Việt Nam giai đoạn 2012-2020” của Mai Ngọc Cường, năm 2013 nghiên cứu về các quy định về BHXH tự nguyện với tư cách là một bộ phận của hệ thống ASXH ở nước ta [53]. Theo đó, BHXH tự nguyện của nước ta có nội hàm khác với BHXH tự nguyện của ILO và ADB. Nếu ILO và ADB xác định BHXH tự nguyện là một hình thức bổ sung sau khi NLĐ đã tham gia BHXH bắt buộc thì ở các nước đang phát triển như Việt Nam BHXH tự nguyện là một hệ thống dành cho NLĐ trong khu vực phi chính thức. Cuốn sách cũng đặt ra vấn đề phải cân nhắc về việc hỗ trợ cho người tham gia BHXH tự nguyện vì đối tượng này ở nước ta quá nhiều, nếu hỗ trợ sẽ cần rất nhiều tiền từ ngân sách nhà nước. Hỗ trợ của nhà nước đối với người tham gia BHXH tự 30 nguyện là để giảm bất bình đẳng xã hội nhưng có nguy cơ tạo ra một sự bất bình đẳng khác. Vì vậy phải tính toán kỹ lưỡng chế độ hỗ trợ của Nhà nước đối với người tham gia BHXH tự nguyện về mức hỗ trợ và thời gian hỗ trợ. Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ “ Nghiên cứu giải pháp mở rộng ASXH đồng bộ với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến 2020” nhánh 2 “Cơ sở lý luận và thực tiễn xây dựng chính sách khuyến khích tham gia BHXH tự nguyện đối với lao động nghèo, lao động là người dân tộc thiểu số, nông dân có mức thu nhập từ trung bình trở xuống” của Viện Khoa học Lao động và Xã hội, Bộ LĐ- TB&XH năm 2013[43]. Đề tài đã nghiên cứu và đưa ra kết luận về nội hàm của một chính sách BHXH khuyến khích người dân tự nguyện tham gia phải có đầy đủ 4 yếu tố: Có thị trường hay một lượng cầu đủ lớn, thiết kế sản phẩm phù hợp, tổ chức thực thi hiệu quả và hoạt động tiếp thị xã hội và bán hàng theo tư duy thị trường. Đề tài đã tìm hiểu đặc điểm của lao động có mức thu nhập từ trung bình trở xuống và thực trạng tham gia BHXH tự nguyện của họ. Đề tài cũng đã phân tích đặc điểm thu nhập và so sánh với nhu cầu tham gia hay không muốn tham gia BHXH tự nguyện của các mẫu khảo sát. Từ đó, nhóm tác giả đã tìm ra nguyên nhân chủ yếu khiến các nhóm đối tượng không muốn tham gia BHXH tự nguyện là: do công tác tổ chức thực hiện BHXH tự nguyện chưa có hiệu quả; các quy định của BHXH hiện hành chưa tạo điều kiện cho NLĐ muốn tham gia; thu nhập của NLĐ thấp và bấp bênh nên gặp khó khăn khi muốn tham gia BHXH tự nguyện. Đề tài đã đưa ra 3 khuyến nghị chính sách: cho phép đối tượng tham gia BHXH tự nguyện đóng bù số năm còn thiếu để được hưởng chế độ hưu trí; cho phép đối tượng tham gia chọn phương thức đóng linh hoạt; Nhà nước hỗ trợ NLĐ thu nhập thấp một phần phí tham gia BHXH tự nguyện. Để thực hiện 3 khuyến nghị này đề tài đề ra 3 nhóm giải pháp: (1) Hoàn thiện chính sách, sửa đổi, bổ sung các quy định mới; (2) Triển khai các giải pháp mới trong thực thi chính sách: (3) Đổi mới tư duy về xây dựng và phát triển một hệ thống BHXH toàn diện. Chuyên đề khoa học “Giải pháp nâng cao hiệu quả công tác thông tin tuyên truyền trong khu vực BHXH tự nguyện” của Phạm Văn Cảnh, BHXH Việt Nam năm 2003 [49]. Đây là một trong những nghiên cứu về BHXH tự nguyện từ 31 rất sớm, khi Nhà nước chưa ban hành pháp luật về BHXH tự nguyện, BHXH tự nguyện lúc này bao gồm hai chế độ là BHXH tự nguyện và bảo hiểm y tế tự nguyện. Về mặt lý luận, nghiên cứu đã phân biệt được đối tượng của BHXH tự nguyện so với đối tượng của BHXH bắt buộc. Những người này thường có thu nhập thấp và bấp bênh, trình độ và khả năng tiếp nhận thông tin không đồng đều, chính những đặc điểm này sẽ quy định và ảnh hưởng đến công tác tuyên truyền, thông tin của ngành BHXH. Nghiên cứu đã đưa ra những giải pháp cơ bản để nâng cao hiệu quả của hoạt động thông tin, tuyên truyền về BHXH tự nguyện như: (1)Đồng bộ, thống nhất các quy định của pháp luật về BHXH tự nguyện; (2)Xác định đúng đối tượng và nội dung tuyên truyền;(3)Lựa chọn kênh thông tin và hình thức tuyên truyền phù hợp; (4)Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành và đoàn thể xã hội; (5) Kiện toàn bộ máy, nâng cao năng lực, trình độ cán bộ làm công tác thông tin tuyên truyền và (6) Phối hợp đồng bộ trong nội bộ ngành, thực hiện “mỗi cán bộ, công chức là một tuyên truyền viên BHXH”. BHXH Việt Nam, Đề tài khoa học cấp Bộ năm 2016 [31], “Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thành phố Hà Nội”. Đề tài đã nghiên cứu tổng quan về BHXH tự nguyện và đưa ra 7 yếu tố ảnh hưởng đến phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn thành phố Hà Nội. Các tác giả đã chỉ ra thành phố Hà Nội mới quan tâm phát triển BHXH bắt buộc và BHYT tự nguyện chứ chưa quan tâm đúng mức đến phát triển BHXH tự nguyện, chưa đưa mục tiêu phát triển BHXH tự nguyện vào hệ thống các chỉ tiêu phát triển của thành phố. Những đặc điểm chủ yếu của NLĐ tham gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thành phố Hà Nội là trình độ học vấn thấp, công việc đa dạng nhưng chủ yếu là nghề tự do, mức lương trung bình và chủ yếu là không có tiết kiệm hoặc tiết kiệm ít. NLĐ ít có thông tin về BHXH tự nguyện, tuy nhiên khi đã biết về BHXH tự nguyện hầu hết NLĐ mong muốn bổ sung thêm các chế độ ngắn hạn vào BHXH tự nguyện. Mức độ sẵn sàng tham gia của NLĐ cũng rất cao khi có tới gần 90% người được hỏi đồng ý, tuy nhiên có kèm theo các điều kiện khác nhau. Nhóm tác giả đã đề xuất các nhóm giải pháp để phát triển đối tượng tham 32 gia BHXH tự nguyện trên địa bàn thành phố gồm: (1) Nhóm giải pháp với chính quyền địa phương: chính quyền địa phương phải xác định là phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện một nhiệm vụ quan trọng trong thực thi chính sách ASXH, là một tiêu chí thi đua của địa phương; thực thi chính sách xóa đói giảm nghèo, tạo việc làm để nâng cao thu nhập của NLĐ; thực hiện hỗ trợ đối với một số nhóm trên địa bàn từ ngân sách thành phố. (2) Đối với cơ quan BHXH tăng cường hoạt động và hiệu quả của công tác tuyên truyền, thông tin về BHXH tự nguyện để người dân hiểu rõ và tham gia vào hệ thống BHXH tự nguyện; Cải cách TTHC trong hệ thống BHXH tự nguyện; nâng cao chất lượng nhân lực và dịch vụ BHXH tự nguyện. Bài viết “Pháp luật hiện hành về BHXH tự nguyện và kết quả thực hiện ở Việt Nam” của tác giả Bùi Huy Nam, Tạp chí Lao động và Xã hội số 585, 2018 [80]. Tác giả đã hệ thống các quy định pháp luật về BHXH tự nguyện và kết quả thực thi các quy định của BHXH tự nguyện. Theo đó, đến năm 2017 các kết quả thực hiện BHXH tự nguyện vẫn còn rất nhỏ bé, số người tham gia BHXH tự nguyện mới chỉ bằng 1,7% của BHXH bắt buộc, bằng 0,6% lực lượng lao động thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện; số thu BHXH tự nguyện ít (642 tỷ đồng) và tốc độ tăng trưởng còn chưa ổn định, tăng giảm bất thường. Đề tài cấp Viện, “Điều tra, khảo sát nhu cầu, khả năng của đối tượng tham gia BHXH, bảo hiểm y tế tự nguyện khu vực phi chính thức” của Dương Xuân Triệu, Viện Khoa học BHXH năm 2009 [103]. Tài liệu này đã điều tra, khảo sát 3305 NLĐ trong khu vực phi chính thức về các đặc điểm như tuổi, giới tính, trình độ học vấn, hình thức làm việc và thu nhập từ đó liên hệ đến khả năng, mong muốn tham gia và tỷ lệ thực tế tham gia BHXH tự nguyện. Một số kết quả nổi bật của đề tài là: có tới 87,84% số người tham gia khảo sát có nhu cầu tham gia BHXH tự nguyện nhưng chỉ có 34,9% số người được hỏi sẵn sàng tham gia BHXH tự nguyện và đây là những người có thu nhập cao, ổn định, có trình độ học vấn cao và có thông tin về BHXH tự nguyện. Tỷ lệ này giảm dần đối với những người có thu nhập thấp và có tới 48,3% số người được hỏi có nhu cầu tham gia nếu được Nhà nước hỗ trợ. Phương thức đóng BHXH tự nguyện được nhiều 33 người lựa chọn nhất là hàng tháng (48,15%) tiếp theo là hàng quý, nửa năm và hàng năm. Kết quả đề tài cũng thể hiện hình thức sống của LĐPCT khi về già chủ yếu là dựa vào con cái (48,62%) dựa vào tiền hưu trí chỉ chiếm 23,93% còn lại là từ các nguồn khác. Có sự liên hệ gữa hình thức sống khi về già và trình độ học vấn, NLĐ có trình độ học vấn càng cao thì chủ yếu mong muốn được sống dựa vào lương hưu, ngược lại NLĐ có trình độ thấp thì chủ yếu muốn sống dựa vào con cái. Từ kết quả phân tích đề tài đưa ra các giải pháp: (1) Đảm bảo về tài chính của BHXH tự nguyện; (2) Tạo điều kiện để NLĐ tham gia BHXH tự nguyện, rỡ bỏ các rào cản đối với NLĐ; (3) Tăng cường tuyên truyền, nâng cao nhận thức về BHXH tự nguyện của NLĐ. (4) Phối hợp thực hiện BHXH tự nguyện với các chương trình mục tiêu khác như xóa đói giảm nghèo, chương trình việc làm. Xây dựng lộ trình khuyến khích người nghèo tham gia BHXH tự nguyện, hỗ trợ một thời gian nhất định để kích thích họ tham gia BHXH tự nguyện. “Báo cáo tổng hợp khảo sát LĐPCT năm 2016” của ILO, Viện Khoa học Lao động và Xã hội năm 2017 [97]. Đây là một ấn phẩm thể hiện kết quả điều tra, khảo sát công phu và hệ thống đầu tiền của nước ta về LĐPCT ở nhiều khía cạnh như tiền lương, thu nhập, điều kiện làm việc và ASXH.Theo kết quả điều tra này, hầu hết LĐPCT không có BHXH (97,9%), chỉ có 0,2% được đóng BHXH bắt buộc, còn lại 1,9% đóng BHXH tự nguyện. Ở nhóm LĐPCT, chỉ có 0,1% chủ cơ sở và 1,2% lao động gia đình có đóng BHXH bắt buộc, còn ở các vị thế việc làm khác thì tỷ lệ này gần như bằng không. Điều này có thể do một số chủ cơ sở nhận thức được việc đóng BHXH nhằm bảo đảm quyền lợi của bản thân cũng như cho những lao động có mối quan hệ thân thiết với chủ cơ sở. Một điểm mới của kết quả của điều tra này là cả lao động trong khu vực chính thức và phi chính thức đều tham gia BHXH tự nguyện, nhóm tham gia BHXH tự nguyện nhiều nhất là nhóm chủ cơ sở và xã viên hợp tác xã, lần lượt là 2,9% và 2,5% trong tổng nhóm. Ở nhóm lao động chính thức có 0,4% lao động tham gia BHXH tự nguyện và 80,5% tham gia BHXH bắt buộc. Ở nhóm LĐPCT, tổng số người tham gia BHXH bắt buộc là 0,2% và tổng số tham gia BHXH tự nguyện là 1,9% và nhóm LĐPCT tham gia BHXH tự nguyện nhiều nhất là nhóm làm công ăn lương. 34 Đề tài khoa học cấp cơ sở,“Các giải pháp phát triển đối tượng tham gia BHXH tự nguyện cho nông dân ở tỉnh Quảng Nam" của Phạm Ngọc Hà, BHXH tỉnh Quảng Nam năm 2015 [65]. Đề tài tập trung vào nghiên cứu phát triển BHXH tự nguyện cho đối tượng là nông dân trên địa bàn tỉnh Quảng Nam. Quảng Nam có tới 80% lao động là nông dân. Đề tài khảo sát trên số lượng mẫu là 200 thì có tới 69,5% mong muốn được tham gia BHXH tự nguyện nhưng thực tế chỉ có 0,57% người tham gia BHXH tự nguyện, đa số còn lại có nhu cầu nhưng vẫn chưa tham gia BHXH tự nguyện. Phần lớn những người được khảo sát đều quan tâm tìm hiểu các chế độ của BHXH tự nguyện, mức độ sẵn sàng tham gia BHXH tự nguyện cũng rất cao (93,5% tuy nhiên có kèm theo điều kiện) cho rằng quy định đóng BHXH tự nguyện 20 năm để được hưởng lương hưu là phù hợp tuy nhiên hầu hết người nông dân không tham gia BHXH tự nguyện. Họ cho rằng mức đóng phí cao mà thu nhập của họ lại thấp và người nông dân chưa có thói quen lo xa, tự bảo hiểm. Ngoài ra, do chưa có các chế độ chính sách đặc thù cho nông dân trong tổ chức thực thi BHXH tự nguyện nên nông dân chưa hào hứng tham gia vào hệ thống như: quy trình, thủ tục vẫn còn nhiều bất cập, hồ sơ giấy tờ ghi chép quá nhiều, các điểm thu phí và thời điểm thu phí chưa thuận lợi cho nông dân. Các giải pháp được đề xuất là: hỗ trợ nông dân tham gia BHXH tự nguyện dưới các hình thức như hỗ trợ từ ngân sách, cho vay ưu đãi ngoài phần từ ngân sách Trung ương thì có cả phần từ ngân sách địa phương; có quy định, chính sách riêng cho nông dân khi tham gia BHXH tự nguyện như: độ tuổi để tính tuổi nghỉ hưu hưởng BHXH có thể thấp hơn so với những công việc khác. Ngoài ra, bổ sung thêm các giải pháp như tăng cường tuyên truyền, cải cách TTHC trong thu BHXH tự nguyện để tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nông dân tham gia. Nguyễn Duy Dũng (2015), “Giải quyết ASXH của Thái Lan, Malaysia, Philippin và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam”, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội [55]. Theo tác giả, BHXH tự nguyện chưa thực sự thu hút được đông đảo người tham gia do chính sách chưa hấp dẫn, chưa phù hợp với đặc điểm về việc làm và thu nhập của lao động trong khu vực kinh tế phi chính thức, nhất là nông dân và thanh niên. Đây là nhóm đối tượng có số lượng lớn, có sức lao động nên có thể tạo 35 ra thu nhập hiện tại nhưng sẽ nảy sinh khó khăn khi về già. Nguyên nhân chủ yếu là NLĐ chưa thực sự hiểu hết ý nghĩa quan trọng của bảo hiểm cũng như bảo hiểm tự nguyện. Bên cạnh đó, thu nhập thấp và cơ cấu chi tiêu cũng khiến cho số người tham gia BHXH tự nguyện thấp. Ngoài ra, các quy định về đóng góp chưa hấp dẫn, thời gian đóng góp dài và sự chênh lệch quyền lợi chế độ BHXH bắt buộc và tự nguyện cũng làm cho NLĐ không muốn tham gia. Luận án tiến sỹ kinh tế “Tổ chức triển khai BHXH hội tự nguyện ở Việt Nam” của Hà Văn Sỹ, Trường Đại học Kinh tế quốc dân năm 2016 [91]. Luận án đã chỉ ra nội dung và quy trình tổ chức triển khai BHXH tự nguyện; thảo luận và phân tích các chỉ tiêu để đánh giá kết quả triển khai BHXH tự nguyện. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra có 3 nhóm nguyên nhân chủ yếu làm cho chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam trong thời gian qua chưa phát triển, đó là: (1) Do chính sách BHXH tự nguyện: mức đóng quy định khá cao so với thu nhập; phương thức đóng phí chưa linh hoạt, đa dạng; do khống chế tuổi “trần” khi tham gia; quy định về điều kiện hưởng các chế độ chưa đảm bảo sự công bằng giữa 2 loại hình BHXH bắt buộc và tự nguyện; quyền lợi được hưởng các chế độ chưa đảm bảo cho người tham gia; chưa có chính sách hỗ trợ của Nhà nước đối với người tham gia. (2) Do tổ chức triển khai chính sách BHXH tự nguyện: tổ chức bộ máy triển khai còn nhiều bất cập; công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật hiệu quả chưa cao; quy trình, thủ tục đăng ký tham gia và thụ hưởng còn nhiều phức tạp; sự phối hợp giữa cơ quan BHXH với các ngành, các cấp chưa chặt chẽ. (3) Do NLĐ: NLĐ có thu nhập thấp và không ổn định; NLĐ ít lo cho tương lai xa; người tham gia BHXH tự nguyện là những lao động rất khó quản lý. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu, luận án đưa ra 12 giải pháp và kiến nghị để tổ chức triển khai có hiệu quả chính sách BHXH tự nguyện. Đề tài khoa học cấp Viện :“Dự báo khả năng tham gia và các giải pháp mở rộng khả năng tham gia vào hệ thống BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện và bảo hiểm thất nghiệp” của Nguyễn Bích Ngọc, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, 2011 đã đề ra giải pháp: hoàn thiện nội dung chính sách BHXH tự nguyện: linh hoạt mức đóng và mức hưởng; nghiên cứu chính sách cho lao động nữ trên 40 36 tuổi và lao động nam trên 45 tuổi; xây dựng chính sách hỗ trợ NLĐ có thu nhập thấp tham gia BHXH; hoàn thiện cơ chế liên thông giữa BHXH tự nguyện và BHXH bắt buộc. Dựa trên các đặc điểm về sinh, tử, dân số nhóm tác giả đã đưa ra mô hình dự báo số lượng người tham gia BHXH tự nguyện trong khu vực phi chính thức [85]. Luận án tiến sỹ kinh tế “Nghiên cứu phát triển BHXH tự nguyện đối với NLĐ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc” của Phạm Thị Lan Phương, năm 2015 [87]. Luận án đã nghiên cứu những lý luận và thực tiễn về phát triển chính sách BHXH tự nguyện, đánh giá thực trạng phát triển và tìm ra những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện, từ đó đưa ra các giải pháp phát triển BHXH tự nguyện đối với NLĐ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc. Luận án đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát ý kiến của những lao động đang tham gia và chưa tham gia BHXH tự nguyện; chỉ rõ những nhân tố ảnh hưởng đến quyết định tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc (theo thứ tự giảm dần) như: thu nhập, hiểu biết xã hội, nhận thức tính ASXH, truyền thông và ảnh hưởng xã hội. Trên cơ sở đó, tác giả luận án đưa ra 6 nhóm giải pháp chủ yếu để phát triển BHXH tự nguyện trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc là: (1) Hoàn thiện hệ thống pháp luật, sửa đổi cơ chế chính sách BHXH tự nguyện; (2) Tăng cường đào tạo bồi dưỡng cán bộ chuyên trách, cải thiện chất lượng dịch vụ BHXH; (3) Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến chính sách về BHXH tự nguyện; (4) Phát triển công nghệ thông tin trong quản lý BHXH tự nguyện; (5) Tăng cường quản lý quỹ BHXH tự nguyện; (6) Phát triển kinh tế - xã hội ổn định để NLĐ có việc làm và thu nhập ổn định để tăng cường năng lực an sinh. Bài tạp chí “Giải pháp mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ở Việt Nam”, Hà Văn Sỹ, Nguyễn Thị Thu Hiền, Tạp chí Nghiên cứu khoa học công đoàn, số 7 tháng 4/ 2017 [92]. Các tác giả đã trình bày về thực trạng tham gia BHXH tự nguyện sau 9 năm chính sách có hiệu lực, tuy nhiên tỷ lệ người tham gia chỉ có 0,53% đối tượng thuộc diện tham gia. Vì vậy nhóm tác giả đã đưa ra các giải pháp để mở rộng đối tượng tham gia BHXH tự nguyện. Các giải pháp tập trung vào khâu tổ chức thực thi nội dung chính sách. 37 Nghiên cứu “Một số yếu tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện của người buôn bán nhỏ lẻ trên địa bàn tỉnh Nghệ An” của Nguyễn Xuân Cường, Nguyễn Xuân Thọ, Hồ Huy Tựu (2014), Tạp chí Khoa học Đại học Quốc gia Hà Nội, Kinh tế và Kinh doanh, Tập 30, Số 1. Trong nghiên cứu này, nhóm tác giả đã đưa ra nhóm các yếu tố ảnh hưởng đến sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện gồm 7 yếu tố: 1.Thái độ, 2.Kỳ vọng của gia đình, 3.Ý thức sức khỏe, 4.Trách nhiệm đạo lý, 5. Kiểm soát hành vi, 6.Kiến thức và 7. Tuyên truyền về BHXH tự nguyện. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả 7 biến đều tác động có ý nghĩa lên Sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện của nhóm đối tượng nghiên cứu. Kết quả này đưa ra nhân tố tác động mạnh nhất đến Sự quan tâm tham gia BHXH tự nguyện là Tuyên truyền BHXH tự nguyện, tiếp đến là Ý thức sức khỏe, Kiến thức về BHXH tự nguyện Các yếu tố còn lại, như Thái độ, Kỳ vọng gia đình, Trách nhiệm đạo lý và Kiểm soát hành vi có ảnh hưởng yếu hơn với cường độ tương đương nhau [54]. Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của nông dân: Trường hợp địa bàn tỉnh Phú Yên”. Các tác giả Hoàng Thu Thuỷ, Bùi Hoàng Minh Thư (2018), Tạp chí phát triển khoa học & công nghệ:chuyên san kinh tế - luật và quản lý, tập 2, số 4 đã nghiên cứu và đưa ra kết luận về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của nông dân trên địa bàn tỉnh Phú Yên gồm: 1. Hiểu biết chính sách BHXH tự nguyện; 2. Thái độ tham gia BHXH tự nguyện; 3.Cảm nhận rủi ro khi tham gia BHXH tự nguyện; 4.Thủ tục tham gia BHXH tự nguyện; 5. Trách nhiệm đạo lý. Kết quả nghiên cứu cho thấy, nhân tố “Hiểu biết chính sách BHXH tự nguyện” là yếu tố tác động mạnh nhất đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của nông dân [95]. Nghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng việc tham gia BHXH của NLĐ khu vực phi chính thức” của Hoàng Bích Hồng, Mai Thị Hường, Tô Thị Hồng (2017), Tạp chí BHXH, số 3B- 2017. Để đo lường, đánh giá ý định, hành vi tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ khu vực phi chính thức, các tác giả tiếp cận tìm hiểu, nghiên cứu và vận dụng các lý thuyết, mô hình về hành vi như Lý thuyết về Hành vi người tiêu dùng; Lý thuyết về thái độ đồng thời vận dụng, tham khảo các 38 nghiên cứu gần đây về ý định hành vi ở Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố sau ảnh hưởng đến ý định tham gia BHXH tự nguyện của NLĐ phi chính thức: 1.Thái độ đối với việc tham gia; 2. Kỳ vọng của gia đình; 3. Thu nhập; 4. Cảm nhận rủi ro; 5. Ảnh hưởng xã hội; 6. Ý thức sức khỏe khi về già; 7. Công tác tuyên truyền; 8. Trách nhiệm đạo lý; 9. Kiểm soát hành vi và 10. Hiểu biết về BHXH. Trong đó, yếu tố trách nhiệm đạo lý và truyền thông là hai nhân tố tác động mạnh mẽ nhất lên ý định tham gia BHXH của NLĐ ở khu vực phi chính thức, chứ không phải vấn đề thu nhập [76]. 1.3. Nội dung các công trình nghiên cứu đã đề cập và vấn đề đặt ra cần tiếp tục nghiên cứu trong đề tài luận án 1.3.1. Nội dung các công trình nghiên cứu đã đề cập Các phân tích tổng quan về chính sách BHXH tự nguyện đã được nhiều ...ở rộng đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu khoa học công đoàn, số 7 tháng 4/ 2017, Hà Nội. 93. Bùi Ngọc Thanh, Lê Duy Đồng, Nguyễn Khắc Thái (2000), Vấn đề giới và chính sách bảo hiểm xã hội, NXB Lao động xã hội, Hà Nội. 94. Nguyễn Kim Thái (2005), Tăng cường quản lý bằng pháp luật đối với hoạt động của bảo hiểm xã hội Việt Nam, Luận án tiến sỹ Luật học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 95. Hoàng Thu Thuỷ, Bùi Hoàng Minh Thư (2018), Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện của nông dân: Trường hợp địa bàn tỉnh Phú Yên; Tạp chí phát triển khoa học & công nghệ:chuyên san kinh tế - luật và quản lý, tập 2, số 4, 2018. 178 96. Mạc Văn Tiến (2017) “ASXH ở Việt Nam trong bối cảnh mới” Ấn phẩm Khoa học Lao động và Xã hội, Viện Khoa học Lao động và Xã hội, số 51, quý 2/2017, Hà Nội 52. Nguyễn Tiệp (2011), Giáo trình bảo hiểm xã hội, Nhà xuất bản Lao động- Xã hội, Hà Nội. 97. Tổ chức Lao động quốc tế, Tổng cục Thống Kê (2017), Báo cáo LĐPCT 2016, Hà Nội. 98. Tổ chức Lao động quốc tế, Tổng cục Thống Kê (2018), Báo cáo LĐPCT 2017, Hà Nội. 99. Tổ chức Lao động quốc tế (2019),Gói quyền lợi ngắn hạn nhằm mục tiêu mở rộng bao phủ ASXH đa tầng tại Việt Nam, Tập trung vào gia đình, Hà Nội. 100. Tổ chức Lao động quốc tế (2019), Phân tích mức độ thỏa đáng của chế độ ASXH từ nguồn thuế tại Việt Nam. 101. Tổ chức Lao động quốc tế (2019), Đánh giá tiềm năng hệ thống trợ cấp trẻ em đa tầng tại Việt Nam. 102. Tổng Cục Thống kê (2020), Kết quả Tổng Điều tra dân số và nhà ở 2019. 103. Dương Xuân Triệu (2009), Điều tra khảo sát nhu cầu, khả năng của đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế tự nguyện của khu vực phi chính thức, Báo cáo kết quả nghiên cứu, Viện Khoa học bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Hà Nội. 104. Nguyễn Hồng Trường, (2017), Chính sách dinh dưỡng cho học sinh tiểu học ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ Quản lý công, Học viện Hành chính Quốc gia, Hà Nội. 105.Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội 106. Từ điển Tiếng Việt (2009), NXB Thanh niên, Hà Nội. 107. Lê Minh Tuyến (2018), “Nghiên cứu các nhân tố tác động đến sự tham gia bảo hiểm y tế của nông dân trên địa bàn Thành phố Hà Nội”, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 179 108. Hoàng Minh Tuấn (2018), Nghiên cứu nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý nhà nước đối với bảo hiểm xã hội ở Việt Nam, Luận án tiến sỹ kinh tế, Trường Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội. 109. Ủy ban Về các vấn đề xã hội và Bảo hiểm Xã hội Việt Nam, Hội thảo "Giải pháp mở rộng diện bao phủ của chính sách BHXH đối với lao động khu vực phi chính thức" 115. Phạm Minh Việt (2019), “Quản lý thu bảo hiểm xã hội ở Việt Nam”, Luận án tiến sỹ Tài chính – Ngân hàng, Học viện Tài chính. Tiếng Anh 116. African Economic Conference (2013),“Auto-enrolment of informal sector workers in pension scheme to strengthen the regional integration in EAC. Case of Rwanda, Nam Phi. 117. Asian Economic and Social Society (2015), Factors influencing informal sector workers’ contribution to pension scheme in the tamale metropolis of Ghana, Ghana. 118. ADB, Krzysztof Hagemejer (2018), Financing the Social Protection Agenda of the Sustainable Development Goals 119.Ben Braham Mehdi (2016), Pension Systems Contribution Determinants: a Cross Sectional Analysis on Tunisia 120.Butler, Richard J (1999), The Economics of Social Insurance and Employee Benefits 121. Clement Joubert (2014), Pension design with a large informal labor market: Evidence from Chile.. 122. Rebecca Holmes and Lucy Scott (016), “Extending social insurance to informal workers A gender analysis”, Vương quốc Anh. (https://www.odi.org/sites/odi.org.uk/files/resource-documents/10620.pdf) 123. Hernan Winkler, Elizabeth Ruppert Bulmer and Hilma Mote (2017), Expanding Social Insurance Coverage to Informal Workers, World Bank. 124. ICD, UNDP (2017), Workers in the informal sector and contributory social insurance schemes-the case of Tanzania. 180 (https://www.ipcundp.org/pub/eng/OP363_Workers_in_the_informal_sector_and _contributory.pdf) 125. ILO, Extension of Social Protection. https://www.ilo.org/wcmsp5/groups/public/---ed_emp/--- emp_policy/documents/publication/wcms_210466.pdf 126. ILO(2015), Extending the social security coverage for farmers in the Republic of Moldova: findings and recommendations based on the social security assessment survey 127. Landis MacKellar, Pension Systems for the Informal Sector in Asia, World Bank, 2009. 128. Marcelo, B., & Guillermo, C. (2014), Work and tax evasion incentive effects of social insurance programs: Evidence from an employment-based benefit extension 129. OECD, Pension Coverage and Informal Sector Workers, International experiences, 2009 130. OECD (2012), Pensions at a glance. 181 PHỤ LỤC 1 PHIẾU KHẢO SÁT (Dành cho chuyên gia) Thưa Ông/Bà! Phiếu khảo sát này được thực hiện để thu thập thông tin phục vụ cho đề tài nghiên cứu “Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam hiện nay” của tôi. Sự giúp đỡ của ông/bà có ý nghĩa rất lớn với đề tài nghiên cứu của tôi. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của ông/bà. Những thông tin ông/bà cung cấp chỉ phục vụ trong nghiên cứu này và được bảo mật hoàn toàn. Rất mong ông/bà dành thời gian giúp đỡ tôi hoàn thành các câu hỏi. Ông/bà hãy đánh dấu X vào ô trống hoặc điền thông tin vào chố trống bên cạnh. Tỉnh/ thành phố: Quận/ huyện Phường/ xã A. THÔNG TIN CHUNG A1. Họ và tên A2. Giới tính 1. Nam 2. Nữ A3. Ông/Bà sinh năm nào (dương lịch)? ___________ A4. Ông/Bà là người dân tộc gì? 1. Kinh 2. Dân tộc khác, ghi rõ:________________ A5. Trình độ học vấn của Ông/Bà? 3. Trung cấp chuyên nghiệp, cao đẳng 4. Đại học trở lên A6. Cơ quan làm việc của Ông/Bà? 1. Cơ quan QLNN về BHXH 2. Cơ quan BHXH 3. Cơ quan nghiên cứu 4. Chính quyền địa phương 5. Khác (ghi rõ).. . A7. Vị trí làm việc của Ông/Bà? 1. Lãnh đạo,quản lý 2. Nhân viên B. NỘI DUNG CHÍNH SÁCH BHXH TỰ NGUYỆN Câu 1: Theo ông, bà vì sao BHXH tự nguyện chưa hấp dẫn (Chọn 1 phương án) Vì mức đóng quá cao, vượt quá khả năng của người dân  Vì chỉ có 2 chế độ hưu trí và tử tuất  Vì thủ tục tham gia quá phức tạp  182 Vì thời gian đóng quá dài Câu 2: Ở địa phương, cơ quan ông bà đã sử dụng các hình thức nào để thu hút người tham gia BHXH tự nguyện Hội thảo tập trung Tuyền truyền thông qua đại lý Tuyên truyền qua phát thanh truyền hình địa phương Giao chỉ tiêu cho cơ sở Tăng hoa hồng cho đại lý Tất cả các hình thức trên Câu 3: Trong các hình thức trên hình thức nào hiệu quả nhất * . Câu 4: Cần những thay đổi nào để BHXH tự nguyện hấp dẫn hơn? (Chọn 1 phương án) * Thêm chế độ ngắn hạn Giảm thời gian đóng còn 15 năm Tăng hỗ trợ của nhà nước Cải cách thủ tục hành chính Câu 5: Nếu tăng thêm chế độ hưởng BHXH tự nguyện thì mức đóng sẽ tăng lên, theo ông bà người dân có đồng ý tham gia không? Có Không Câu 6: Lý do chủ yếu nào khiến người lao động không muốn tham gia BHXH tự nguyện ở địa phương ông bà? Vì thu nhập thấp Vì không tin tưởng BHXH tự nguyện Vì đã tham gia bảo hiểm nhân thọ  Có đủ thu nhập nhưng không có tâm lý phòng xa Mong đợi con cái sẽ chăm sóc khi về già 183 PHỤ LỤC 2 PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA BHXH TỰ NGUYỆN (Đối tượng: lãnh đạo, quản lý; viên chức cơ quan BHXH các cấp) PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG Họ và tên người được phỏng vấn: Chức vụ: Cơ quan công tác: PHẦN 2: NỘI DUNG PHỎNG VẤN Câu hỏi 1: Xin ông, bà cho biết tình hình phát triển BHXH tự nguyện ở địa phương? - Số lượng người tham gia; - Tốc độ gia tăng; - Mức kinh phí tham gia trung bình. Câu hỏi 2: Hiện nay, tuyên truyền về chính sách BHXH tự nguyện là giải pháp chủ yếu để phát triển BHXH tự nguyện. Xin ông, bà cho biết: - Hình thức tuyên truyền nào về BHXH tự nguyện có hiệu quả nhất ở địa phương ông, bà? - Hạn chế trong hoạt động tuyên truyền BHXH tự nguyện ở địa phương ông bà là gì? Câu hỏi 3: Xin ông, bà cho biết: - Lý do NLĐ không tham gia BHXH tự nguyện ở địa phương? - Rào cản lớn nhất khiến NLĐ không tham gia BHXH tự nguyện là gì? Câu hỏi 4: Xin ông, bà cho biết, ở địa phương ông bà giải pháp nào là quan trọng nhất để phát triển BHXH tự nguyện? 184 PHỤ LỤC 3 PHIẾU PHỎNG VẤN CHUYÊN GIA BHXH TỰ NGUYỆN (Đối tượng: các chuyên gia, các nhà khoa học trong lĩnh vực chính sách BHXH tự nguyện) PHẦN 1: THÔNG TIN CHUNG Họ và tên người được phỏng vấn: Chức vụ: Cơ quan công tác: PHẦN 2: NỘI DUNG PHỎNG VẤN Câu hỏi 1: Xin ông, bà cho biết: - Có những yếu tố nào ảnh hưởng đến chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam? - Yếu tố nào ảnh hưởng nhiều nhất đến chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam? Câu hỏi 2: Xin ông, bà cho biết những hạn chế của chính sách BHXH tự nguyện ở Việt Nam? Câu hỏi 3: Xin ông, bà cho biết ý kiến cá nhân về hạn chế của BHXH tự nguyện? Câu hỏi 4: Theo ông, bà chính sách BHXH tự nguyện cần có những thay đổi nào để tốt hơn, hấp dẫn NLĐ tham gia? 185 PHỤ LỤC 4 PHIẾU KHẢO SÁT (Dành cho người tham gia BHXH tự nguyện) Thưa Ông/Bà! Phiếu khảo sát này được thực hiện để phục vụ cho đề tài nghiên cứu “Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam hiện nay” Thông qua ý kiến của ông/bà, tác giả sẽ có cơ sở thực tiễn đánh giá chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện ở Việt Nam hiện nay. Rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của ông/bà. Những thông tin ông/bà cung cấp chỉ phục vụ trong nghiên cứu này và được bảo mật hoàn toàn. Ông/bà hãy đánh dấu X vào ô trống hoặc điền thông tin vào chố trống bên cạnh. Trân trọng cảm ơn sự góp ý của ông/bà rất nhiều! Tỉnh/ thành phố: Quận/ huyện Phường/ xã A. THÔNG TIN CHUNG A1. Giới tính 3. Nam 4. Nữ A2. Năm sinh A3. Dân tộc A4. Trình độ học vấn 1. Không biết chữ 2. Lớp 1-12 (ghi rõ số lớp):___________ 3. Trung cấp, cao đẳng 4. Đại học trở lên A5. Tình trạng hôn nhân của Anh/Chị? 1. Độc thân (chưa bao giờ kết hôn 2. Chung sống như vợ chồng 3. Đang có vợ/ chồng 4. Ly thân/ly dị/Góa B. TIẾP CẬN CHÍNH SÁCH BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG ( KHÔNG CÓ QUAN HỆ LAO ĐỘNG) Câu 1: Hiện nay anh/chị đang làm công việc gì: . Câu 2: Công việc này anh/chị đã làm bao lâu: 1. Dưới 1 năm  2. Từ 1-3 năm  3. Từ 3-5 năm  4. Trên 5 năm  Câu 3: Mức thu nhập từ công việc trên 1. Dưới 3 triệu đồng/tháng  2. Từ 3-5 triệu đồng/đồng  3. Từ 5-9 triệu đồng/tháng  4. Trên 9 triệu/tháng  Câu 4: Công việc anh/chị làm hiện nay có hợp đồng lao động không? 1. Có  2. Không  Câu 5: Anh chị có biết đến bảo hiểm xã hội tự nguyện 1. Có    chuyển sang câu 8 186 2. Không  Câu 6: Anh/chị biết đến bảo hiểm xã hội tự nguyện qua nguồn thông tin nào: 1. Phương tiện truyền thông đại chúng  2. Qua bạn bè, người quen  3. Qua cán bộ xã, phường  4. Qua kênh khác: ............... Câu 7: Anh/chị hiện nay có tham gia hình thức bảo hiểm nào dưới đây? 1. Bảo hiểm xã hội tự nguyện   chuyển sang câu 8 2. Bảo hiểm y tế  3. Bảo hiểm nhân thọ  4. Không tham gia loại hình nào   chuyển sang câu 12 5. Khác ( ghi rõ).. Câu 8: Nếu có tham gia, ai là người tư vấn cho anh chị? 1. Tự tìm hiểu  2. Nhân viên bảo hiểm ( bảo hiểm nhân thọ)  3. Cán bộ lao động xã hội ( xã/phường)  4. Khác .. Câu 9: Anh/chị mất bao lâu để hoàn thiện thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện? 1. Dưới 1 tuần  2. Trên 1 tuần  3. Khác (ghi rõ).  Câu 10: Anh/chị đánh giá chung về thủ tục tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện 1. Rất thuận lợi  2. Thuận lợi  3. Khó khăn  4. Rất khó khăn  Câu 10: Nếu khó khăn anh/chị hãy cho biết lý do? .. Câu 11: Anh/ chị đang tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện với mức bao nhiêu tiền 1 tháng? 1. Dưới 500.000 VNĐ  2. Từ 500.000 - 1.000.000 VNĐ  3. Từ 1.000.000 đến dưới 2.000.000 VNĐ  4. Từ 2.000.000 VNĐ trở lên.  Câu 12: Sau khi được giới thiệu về chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện, anh/chị có muốn tham gia không? 1. Có   chuyển sang câu 13 2. Không   chuyển sang câu 14 3. Cân nhắc   chuyển sang câu 15 Câu 13: Nếu tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện, anh/chị sẽ tham gia ở mức bao nhiêu tiền 1 tháng? 1. 500.000 VNĐ  2. 500.000 – 1.000.000 VNĐ  3. 1.000.000 – dưới 2.000.000 VNĐ  4. 2.000.000 VNĐ trở lên.  Câu 13: Vì sao anh/ chị chắc chắn không tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện? 1. Đã tham gia bảo hiểm nhân thọ  187 2. Thích gửi tiết kiệm ngân hàng hơn  3. Không có tiền tham gia  4. Các chế độ hưởng bảo hiểm không hấp dẫn  5. Khác Câu 14: Chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện cần thay đổi nội dung nào thì anh chị sẽ tham gia? (có thể chọn nhiều câu trả lời) 1. Mức đóng thấp hơn  2. Thời gian đóng ít hơn  3. Hỗ trợ nhiều hơn  4. Thêm các chế độ ngắn hạn  5. Khác Câu 15: Anh/ chị muốn bổ sung thêm chế độ nào trong chế độ bảo hiểm xã hội tự nguyện? Đánh thứ tự ưu tiên từ 1-3 1. Ốm đau  2. Thai sản  3. Tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp  4.Khác (ghi rõ) ... ...  Câu 16: Nếu bảo hiểm xã hội tự nguyện bổ sung thêm chế độ ngắn hặn như trên thì mức đóng phải tăng lên. Anh/ chị có đồng ý tham gia không? 1. Đồng ý  2. Không đồng ý  Câu 17: Anh chị muốn Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu phần trăm (%) kinh phí đóng BHXH tự nguyện. C. ĐÁNH GIÁ CÁC HÌNH THỨC TUYÊN TRUYỀN BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN Đề giúp tác giả đánh giá các hình thức tuyên truyền chính sách bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với công dân Việt Nam đang trong độ tuổi lao động. Ông/Bà hãy cho biết ý kiến của mình bằng cách cho điểm các tiêu chí dưới đây, với thang điểm tương ứng như sau: (1) Hoàn toàn không đồng ý, (2) Không đồng ý; (3) Bình thường; (4) Đồng ý; (5) Hoàn toàn không đồng ý. 188 STT Các tiêu chí Điểm đánh giá Hoàn toàn không đồng ý (1) Không đồng ý (2) Bình thường (3) Đồng ý (4) Hoàn toàn đồng ý (5) I PHƯƠNG TIỀN TRUYỀN THÔNG 1 Tivi, radio của trung ương 2 Đài phát thanh của xã, phường 3 Tờ rơi, panô, áp phích II QUA CÁN BỘ CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG 4 Cán bộ văn hóa xã hội xã 5 Đại lý thu bảo hiểm 6 Cán bộ thôn, bản III HÌNH THỨC THỰC HIỆN 9 Tổ chức hội thảo 10 Sinh hoạt cộng đồng 11 Vận động trực tiếp tới từng người của cán bộ cơ sở Ông/bà có đề xuất, góp ý gì để hoàn thiện chính sách BHXH tự nguyện Trân trọng cảm ơn ông/bà! 189 PHỤ LỤC 5 KẾT QUẢ KHẢO SÁT NGƯỜI LAO ĐỘNG Frequencies KẾT QUẢ XỬ LÝ SỐ LIỆU KHẢO SÁT NGƯỜI LAO ĐỘNG Frequency Table: biet bao hiem xa hoi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Co 197 57.9 62.7 62.7 khong 117 34.4 37.3 100.0 Total 314 92.4 100.0 Missing System 26 7.6 Total 340 100.0 phuong tien ttdc Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 107 31.5 100.0 100.0 Missing System 233 68.5 Total 340 100.0 qua can bo xa phuong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 93 27.4 100.0 100.0 Missing System 247 72.6 Total 340 100.0 A Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 190 Valid binh duong 65 19.1 19.1 19.1 ha noi 69 20.3 20.3 39.4 Lai Chau 70 20.6 20.6 60.0 thua thien hue 61 17.9 17.9 77.9 tp ho chi minh 75 22.1 22.1 100.0 Total 340 100.0 100.0 gioi tinh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid nam 144 42.4 42.6 42.6 nu 194 57.1 57.4 100.0 Total 338 99.4 100.0 Missing System 2 .6 Total 340 100.0 nam sinh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid duoi 30 32 9.4 9.9 9.9 30-40 202 59.4 62.3 72.2 41-50 90 26.5 27.8 100.0 Total 324 95.3 100.0 Missing System 16 4.7 Total 340 100.0 dan toc Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 191 Valid kinh 253 74.4 75.1 75.1 khac 84 24.7 24.9 100.0 Total 337 99.1 100.0 Missing System 3 .9 Total 340 100.0 trinh do van hoa Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 2 3 .9 .9 .9 3 4 1.2 1.2 2.2 4 4 1.2 1.2 3.4 5 3 .9 .9 4.4 6 6 1.8 1.9 6.2 7 9 2.6 2.8 9.0 8 2 .6 .6 9.7 9 17 5.0 5.3 15.0 10 6 1.8 1.9 16.8 11 3 .9 .9 17.8 12 264 77.6 82.2 100.0 Total 321 94.4 100.0 Missing System 19 5.6 Total 340 100.0 trinh do hoc van Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid trung cap 56 16.5 31.3 31.3 cao dang tro len 116 34.1 64.8 96.1 khong di hoc nhung biet chu 7 2.1 3.9 100.0 Total 179 52.6 100.0 Missing System 161 47.4 192 dan toc Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid kinh 253 74.4 75.1 75.1 khac 84 24.7 24.9 100.0 Total 337 99.1 100.0 Missing System 3 .9 Total 340 100.0 tinh trang hon nhan Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid doc than 31 9.1 9.5 9.5 chung song nhu vo chong 3 .9 .9 10.4 dang co vo chong 279 82.1 85.3 95.7 ly than, ly di, goa 14 4.1 4.3 100.0 Total 327 96.2 100.0 Missing System 13 3.8 Total 340 100.0 cong viec Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid bac sy thu y tu do 3 .9 .9 .9 ban che 2 .6 .6 1.5 ban hàng 3 .9 .9 2.4 ban hang an 3 .9 .9 3.2 ban hang nuoc 2 .6 .6 3.8 ban hang online 6 1.8 1.8 5.6 ban hoa qua 2 .6 .6 6.2 ban kem dao 2 .6 .6 6.8 bao ve 3 .9 .9 7.6 193 bao ve dan pho 3 .9 .9 8.5 boc vac 1 .3 .3 8.8 buon ban tu do 8 2.4 2.4 11.2 cán b? xã 2 .6 .6 11.8 can bo doan xa 2 .6 .6 12.4 can bo hoi phu nu 3 .9 .9 13.2 can bo trat tu do thi 3 .9 .9 14.1 can bo truyen thanh xa 2 .6 .6 14.7 can bo xa 7 2.1 2.1 16.8 cho thue phong tro 6 1.8 1.8 18.5 chua di lam 2 .6 .6 19.1 cong nhan 3 .9 .9 20.0 công tác ?oàn 2 .6 .6 20.6 dan quan tu ve xa 2 .6 .6 21.2 doan thanh nien xa 4 1.2 1.2 22.4 duoc sy 3 .9 .9 23.2 giáo viên 2 .6 .6 23.8 goi keo me xung 2 .6 .6 24.4 hoa sy 5 1.5 1.5 25.9 hoa sy tu do 13 3.8 3.8 29.7 hoi chat doc mau da cam 2 .6 .6 30.3 hoi cuu chien binh 2 .6 .6 30.9 huan luyen vien tu do 12 3.5 3.5 34.4 huan luyen vien yoga 3 .9 .9 35.3 kinh doanh tap hoa 3 .9 .9 36.2 kinh doanh tu do 65 19.1 19.1 55.3 lai xe 3 .9 .9 56.2 lai xich lo 1 .3 .3 56.5 lam cong 2 .6 .6 57.1 194 làm ru?ng 2 .6 .6 57.6 lam ruong 2 .6 .6 58.2 lam thue 1 .3 .3 58.5 lao ??ng t? do 3 .9 .9 59.4 lao dong hop dong o xa 3 .9 .9 60.3 lao dong hop dong xa 4 1.2 1.2 61.5 lao dong tu do 28 8.2 8.2 69.7 lao dong xa 4 1.2 1.2 70.9 Mat tran to quoc xa 3 .9 .9 71.8 nhan vien hop dong 3 .9 .9 72.6 nhan vien maketinh 3 .9 .9 73.5 nhan vien tap v? 2 .6 .6 74.1 nhan vien van phong 12 3.5 3.5 77.6 noi tro 12 3.5 3.5 81.2 nong dan 9 2.6 2.6 83.8 phat thanh vien xa 3 .9 .9 84.7 sua cho o to 2 .6 .6 85.3 tap vu 6 1.8 1.8 87.1 that nghiep 12 3.5 3.5 90.6 tho co khi 2 .6 .6 91.2 tho ho 1 .3 .3 91.5 tho lam dau 2 .6 .6 92.1 tho may 7 2.1 2.1 94.1 tho ne 4 1.2 1.2 95.3 tho phu ho 2 .6 .6 95.9 tho son 2 .6 .6 96.5 tho sua xe may 3 .9 .9 97.4 v?n phòng 2 .6 .6 97.9 van thu 3 .9 .9 98.8 195 van thu xa 1 .3 .3 99.1 y te hoc duong 3 .9 .9 100.0 Total 340 100.0 100.0 thoi gian lam viec Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid tu 3 den 5 nam 19 5.6 5.8 5.8 tu 1-3 nam 87 25.6 26.5 32.3 tu 3 den 5 nam 75 22.1 22.9 55.2 tren 5 nam 147 43.2 44.8 100.0 Total 328 96.5 100.0 Missing System 12 3.5 Total 340 100.0 thu nhap Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid duoi 3 trieu 81 23.8 24.3 24.3 tu 3 den 5 trieu 101 29.7 30.3 54.7 tu 5 den 9 trieu 82 24.1 24.6 79.3 tren 9 triu 69 20.3 20.7 100.0 Total 333 97.9 100.0 Missing System 7 2.1 Total 340 100.0 hop dong lao dong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 96 28.2 28.6 28.6 khong 240 70.6 71.4 100.0 Total 336 98.8 100.0 196 Missing System 4 1.2 Total 340 100.0 thong tin ve bhxh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid phuong tien truyen thong dai chung 10 2.9 100.0 100.0 Missing System 330 97.1 Total 340 100.0 qua ban be nguoi quen Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 52 15.3 100.0 100.0 Missing System 288 84.7 Total 340 100.0 khac Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 18 5.3 90.0 90.0 11 2 .6 10.0 100.0 Total 20 5.9 100.0 Missing System 320 94.1 Total 340 100.0 tham gia bhxh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 45 13.2 100.0 100.0 Missing System 295 86.8 Total 340 100.0 bhxh tu nguyen 197 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 69 20.3 100.0 100.0 Missing System 271 79.7 Total 340 100.0 bh y te Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 200 58.8 98.5 98.5 khong 3 .9 1.5 100.0 Total 203 59.7 100.0 Missing System 137 40.3 Total 340 100.0 bh nhan tho Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 92 27.1 96.8 96.8 khong 3 .9 3.2 100.0 Total 95 27.9 100.0 Missing System 245 72.1 Total 340 100.0 khong tham gia Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 44 12.9 100.0 100.0 Missing System 296 87.1 Total 340 100.0 b7.5 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 198 thoi gian lam viec Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid tu 3 den 5 nam 19 5.6 5.8 5.8 tu 1-3 nam 87 25.6 26.5 32.3 tu 3 den 5 nam 75 22.1 22.9 55.2 tren 5 nam 147 43.2 44.8 100.0 Total 328 96.5 100.0 Missing System 12 3.5 Valid 340 100.0 100.0 100.0 tu van Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 3 .9 42.9 42.9 2 4 1.2 57.1 100.0 Total 7 2.1 100.0 Missing System 333 97.9 Total 340 100.0 tu tim hieu Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 11 3.2 100.0 100.0 Missing System 329 96.8 Total 340 100.0 nhan vien bh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 20 5.9 90.9 90.9 khong 2 .6 9.1 100.0 Total 22 6.5 100.0 199 Missing System 318 93.5 Total 340 100.0 can bo lao dong xa hoi xa phuong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 64 18.8 100.0 100.0 Missing System 276 81.2 Total 340 100.0 khac Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 339 99.7 99.7 99.7 dai ly bao hiem 1 .3 .3 100.0 Total 340 100.0 100.0 b9 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid duoi 1 tuan 53 15.6 77.9 77.9 tren 1 tuan 12 3.5 17.6 95.6 khac 3 .9 4.4 100.0 Total 68 20.0 100.0 Missing System 272 80.0 Total 340 100.0 khac Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 334 98.2 98.2 98.2 1 ngày 3 .9 .9 99.1 3 thang 3 .9 .9 100.0 Total 340 100.0 100.0 200 danh gia thu tuc bhxh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid rat thuan loi 50 14.7 54.9 54.9 thuan loi 38 11.2 41.8 96.7 rat kho khan 3 .9 3.3 100.0 Total 91 26.8 100.0 Missing System 249 73.2 Total 340 100.0 b10b Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 338 99.4 99.4 99.4 2 2 .6 .6 100.0 Total 340 100.0 100.0 da tham gia BHXH bat buoc chua Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid chua bao gio 114 33.5 61.6 61.6 da tung 71 20.9 38.4 100.0 Total 185 54.4 100.0 Missing System 155 45.6 Total 340 100.0 muc tien tham gia bhxh Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid duoi 500000 dong 55 16.2 65.5 65.5 tu 500.000 - 1.000.000 dong 13 3.8 15.5 81.0 tu 1 trieu den 2 trieu 16 4.7 19.0 100.0 Total 84 24.7 100.0 201 Missing System 256 75.3 Total 340 100.0 y dinh tham gia bhxh tu nguyen Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 86 25.3 32.2 32.2 khong 66 19.4 24.7 56.9 can nhac 115 33.8 43.1 100.0 Total 267 78.5 100.0 Missing System 73 21.5 Total 340 100.0 muc tham gia bhxh tu nguyen Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 500.000 dong 48 14.1 32.9 32.9 tu nam tram nghin den 1 trieu dong 53 15.6 36.3 69.2 tu 1 trieu den 2 trieu 42 12.4 28.8 97.9 tu 2 trieu tro len 3 .9 2.1 100.0 Total 146 42.9 100.0 Missing System 194 57.1 Total 340 100.0 ly do khong tham gia bhxh tu nguyen Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid da tham gia bhxh tu nguyen 20 5.9 23.0 23.0 thich gui tiet kiem hon 5 1.5 5.7 28.7 khong co tien tham gia 19 5.6 21.8 50.6 cac che do bhxh tu nguyen khong hap dan 43 12.6 49.4 100.0 202 Total 87 25.6 100.0 Missing System 253 74.4 Total 340 100.0 khac Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 334 98.2 98.2 98.2 khong du thu nhap 4 1.2 1.2 99.4 vi thu nhap thap 2 .6 .6 100.0 Total 340 100.0 100.0 thay doi noi dung chinh sach Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 4 1.2 66.7 66.7 khong 2 .6 33.3 100.0 Total 6 1.8 100.0 Missing System 334 98.2 Total 340 100.0 muc dong thap hon Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 138 40.6 52.1 52.1 khong 127 37.4 47.9 100.0 Total 265 77.9 100.0 Missing System 75 22.1 Total 340 100.0 thoi gian dong nhieu hon Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Kết Valid co 145 42.6 52.5 52.5 203 khong 131 38.5 47.5 100.0 Total 276 81.2 100.0 Missing System 64 18.8 Total 340 100.0 ho tro nhieu hon Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 194 57.1 62.0 62.0 khong 119 35.0 38.0 100.0 Total 313 92.1 100.0 Missing System 27 7.9 Total 340 100.0 them che do ngan han Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid co 109 32.1 43.1 43.1 khong 144 42.4 56.9 100.0 Total 253 74.4 100.0 Missing System 87 25.6 Total 340 100.0 khac Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 334 98.2 98.2 98.2 1 3 .9 .9 99.1 thai san 3 .9 .9 100.0 Total 340 100.0 100.0 bo sung che do Frequency Percent Missing System 340 100.0 204 om dau Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 198 58.2 71.5 71.5 2 59 17.4 21.3 92.8 3 20 5.9 7.2 100.0 Total 277 81.5 100.0 Missing System 63 18.5 Total 340 100.0 thai san Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 37 10.9 16.7 16.7 2 86 25.3 38.9 55.7 3 98 28.8 44.3 100.0 Total 221 65.0 100.0 Missing System 119 35.0 Total 340 100.0 tai nan lao dong, benh nghe nghiep Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 80 23.5 31.7 31.7 2 85 25.0 33.7 65.5 3 87 25.6 34.5 100.0 Total 252 74.1 100.0 Missing System 88 25.9 Total 340 100.0 b17.4 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent 205 Valid 337 99.1 99.1 99.1 tai nan lao dong 3 .9 .9 100.0 Total 340 100.0 100.0 bo dung che do tang muc dong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid dong y 214 62.9 65.8 65.8 khong dong y 111 32.6 34.2 100.0 Total 325 95.6 100.0 Missing System 15 4.4 Total 340 100.0 c Frequency Percent Missing System 340 100.0 tivi, radio cua trung uong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 13 3.8 4.1 4.1 2 11 3.2 3.5 7.6 3 45 13.2 14.3 21.9 4 133 39.1 42.2 64.1 5 113 33.2 35.9 100.0 Total 315 92.6 100.0 Missing System 25 7.4 Total 340 100.0 dai phat thanh xa phuong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 11 3.2 3.4 3.4 206 2 14 4.1 4.3 7.6 3 82 24.1 25.0 32.6 4 161 47.4 49.1 81.7 5 60 17.6 18.3 100.0 Total 328 96.5 100.0 Missing System 12 3.5 Total 340 100.0 to roi pano apphic Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 22 6.5 7.2 7.2 2 57 16.8 18.7 25.9 3 119 35.0 39.0 64.9 4 79 23.2 25.9 90.8 5 28 8.2 9.2 100.0 305 89.7 100.0 Missing System 35 10.3 Total 340 100.0 can bo van hoa xa hoi xa Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 6 1.8 1.8 1.8 2 43 12.6 13.1 15.0 3 73 21.5 22.3 37.3 4 146 42.9 44.6 82.0 5 59 17.4 18.0 100.0 Total 327 96.2 100.0 Missing System 13 3.8 Total 340 100.0 dai ly thu bao hiem 207 Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 5 1.5 1.6 1.6 2 31 9.1 10.1 11.7 3 131 38.5 42.5 54.2 4 112 32.9 36.4 90.6 5 29 8.5 9.4 100.0 Total 308 90.6 100.0 Missing System 32 9.4 Total 340 100.0 can bo thon ban Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 31 9.1 9.7 9.7 2 57 16.8 17.9 27.7 3 72 21.2 22.6 50.3 4 101 29.7 31.8 82.1 5 57 16.8 17.9 100.0 Total 318 93.5 100.0 Missing System 22 6.5 Total 340 100.0 to chuc hoi thao Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 26 7.6 8.5 8.5 2 18 5.3 5.9 14.4 3 69 20.3 22.5 36.9 4 144 42.4 47.1 84.0 5 49 14.4 16.0 100.0 Total 306 90.0 100.0 208 Missing System 34 10.0 Total 340 100.0 sinh hoat cong dong Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 12 3.5 3.8 3.8 2 30 8.8 9.6 13.4 3 92 27.1 29.3 42.7 4 142 41.8 45.2 87.9 5 38 11.2 12.1 100.0 Total 314 92.4 100.0 Missing System 26 7.6 Total 340 100.0 can bo co so van dong tung nguoi Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 1 27 7.9 8.5 8.5 2 32 9.4 10.0 18.5 3 99 29.1 31.0 49.5 4 91 26.8 28.5 78.1 5 70 20.6 21.9 100.0 Total 319 93.8 100.0 Missing System 21 6.2 Total 340 100.0 noi song Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid thanh thi 236 69.4 70.4 70.4 nong thon 99 29.1 29.6 100.0 Total 335 98.5 100.0 209 Missing System 5 1.5 Total 340 100.0 thanh gia bhxh bat buoc Frequency Percent Missing System 340 100.0

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chinh_sach_bao_hiem_xa_hoi_tu_nguyen_o_viet_nam.pdf
  • pdfTóm tắt TA.pdf
  • pdfTóm tắt TV.pdf
  • pdfTrang TTM.pdf
  • pdfTrích yếu L.pdf
Tài liệu liên quan