Luận án Chế độ varna trong thư tịch cổ Ấn Độ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ------------------ TỐNG THỊ QUỲNH HƯƠNG CHẾ ĐỘ VARNA TRONG THƯ TỊCH CỔ ẤN ĐỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ HÀ NỘI - 2016 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI ------------------ TỐNG THỊ QUỲNH HƯƠNG CHẾ ĐỘ VARNA TRONG THƯ TỊCH CỔ ẤN ĐỘ Chuyên ngành: Lịch sử Thế giới Mã số: 62.22.03.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn: PGS.TS Đinh Ngọc Bảo HÀ NỘI - 2016 MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...............

pdf205 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Chế độ varna trong thư tịch cổ Ấn Độ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
............................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................... 1 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................. 4 4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu .............................................. 5 5. Đóng góp của luận án .................................................................................. 6 6. Cấu trúc của luận án .................................................................................... 6 NỘI DUNG ....................................................................................................... 7 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ......................... 7 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ........................................................................ 7 1.1.1. Những nghiên cứu về chế độ Varna .................................................. 7 1.1.2. Những nghiên cứu về thư tịch cổ Ấn Độ ......................................... 18 1.2. Những vấn đề đã đƣợc giải quyết và vấn đề đặt ra cho luận án ........ 24 CHƢƠNG 2. KHÁI QUÁT VỀ THƢ TỊCH CỔ ẤN ĐỘ .......................... 26 2.1. Hoàn cảnh ra đời của các thƣ tịch cổ Ấn Độ ........................................ 26 2.2. Một số thƣ tịch cổ đƣợc sử dụng trong luận án ................................... 30 2.2.1. Luật Manu ......................................................................................... 31 2.2.2. Luật Narada (Nârada) ...................................................................... 33 2.2.3. Tác phẩm Arthashastra .................................................................... 34 2.2.4. Mahabharata và Bhagavad Gita ...................................................... 35 2.2.5. Ramayana .......................................................................................... 36 2.2.6. Các văn bản thư tịch cổ được sử dụng trong luận án .................... 37 2.3. Giá trị của các thƣ tịch cổ trong việc tìm hiểu chế độ Varna ............. 39 *Tiểu kết chƣơng 2 ......................................................................................... 46 CHƢƠNG 3. NGUỒN GỐC VÀ SỰ PHÂN BIỆT GIỮA CÁC VARNA TRONG THƢ TỊCH CỔ ẤN ĐỘ ................................................................. 48 3.1. Nguồn gốc của chế độ Varna ................................................................. 48 3.2. Sự phân biệt giữa các Varna .................................................................. 54 3.2.1. Về chính trị và pháp luật .................................................................. 55 3.2.2. Về kinh tế ........................................................................................... 63 3.2.2.1. Về nghề nghiệp ............................................................................ 63 3.2.2.2. Về sở hữu tài sản ......................................................................... 70 3.2.2.3. Thừa kế tài sản ............................................................................ 75 3.2.2.4. Thuế khóa và nghĩa vụ lao dịch với nhà nước ............................ 77 3.2.3. Về bổn phận tôn giáo ........................................................................ 80 3.2.4. Về hôn nhân gia đình ....................................................................... 85 3.2.4.1. Kết hôn ........................................................................................ 85 3.2.4.2. Ngoại tình, ly hôn và tái hôn ...................................................... 92 3.2.5. Về các phương diện khác ................................................................. 94 3.2.5.1. Về việc đặt tên, gọi tên ................................................................ 94 3.2.5.2. Về cách ăn, mặc, ở ...................................................................... 96 *Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................... 100 CHƢƠNG 4. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ CHẾ ĐỘ VARNA TRONG .... 103 THƢ TỊCH CỔ ẤN ĐỘ ............................................................................... 103 4.1. Chế độ Varna trong thƣ tịch cổ là sự phản ánh thực trạng phân hóa xã hội ở Ấn Độ cổ đại.......................................................................................... 103 4.2. Chế độ Varna trong thƣ tịch cổ thực chất là quan niệm của Hinđu giáo về sự phân biệt và danh phận giữa các Varna .................................. 114 4.3. Chế độ Varna trong thƣ tịch cổ là hình thức văn bản hóa quan điểm của giai cấp thống trị về trật tự xã hội ....................................................... 122 4.4. Chế độ Varna trong thƣ tịch cổ là một chế độ đẳng cấp hà khắc, đƣợc thần thánh hóa và tồn tại bền vững, lâu dài .............................................. 124 4.4.1. Chế độ đẳng cấp hà khắc ................................................................ 124 4.4.2. Chế độ đẳng cấp được thần thánh hóa .......................................... 128 4.4.3. Chế độ đẳng cấp tồn tại bền vững, lâu dài .................................... 130 4.5. Chế độ Varna trong thƣ tịch cổ có tác động nhiều mặt đối với xã hội Ấn Độ cổ đại .............................................................................................................. 136 4.5.1. Đối với chính trị - xã hội ................................................................ 136 4.5.2. Đối với kinh tế ................................................................................. 142 *Tiểu kết chƣơng 4 ....................................................................................... 145 KẾT LUẬN ................................................................................................... 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Là một “tiểu lục địa” nằm ở miền Nam châu Á, Ấn Độ được biết đến không chỉ bởi sự rộng lớn của lãnh thổ, sự phức tạp của cảnh quan, địa hình, khí hậu, chủng tộc, mà còn lôi cuốn bởi sự cổ kính và đồ sộ của một nền văn minh đã tồn tại suốt hàng ngàn năm lịch sử. Ấn Độ còn được coi là một trong những nền văn minh đi tiên phong, mở đầu cho kỉ nguyên văn minh của nhân loại, đã để lại cho thế giới rất nhiều thành tựu to lớn, ghi dấu ấn đậm nét của một dân tộc giàu trí tuệ và đầy bản sắc. Bởi vậy, vị trí quan trọng của Ấn Độ trong dòng chảy lịch sử thế giới là điều đã được khẳng định qua vô vàn trang sách nghiên cứu về vùng đất thần thánh này. Hơn nữa, trong suốt chiều dài lịch sử của mình, nền văn hóa truyền thống Ấn Độ không những được khắc ghi và bảo lưu lâu bền trong tư tưởng của cư dân Ấn Độ mà nó còn có sức lan tỏa vô cùng rộng lớn, nhất là đối với các quốc gia trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. Ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ đến Đông Nam Á khá toàn diện và sâu sắc, đã góp phần đẩy nhanh quá trình tan rã của xã hội nguyên thủy nơi đây, đưa đến sự hình thành các xã hội có giai cấp và nhà nước, kéo theo sự ra đời của các nền văn minh ở Đông Nam Á. Nhiều thành tố của văn hóa Ấn Độ còn tiếp tục tồn tại trong suốt chiều dài lịch sử của các quốc gia Đông Nam Á. Cho nên, tìm hiểu về Ấn Độ giúp chúng ta hiểu thêm về phương Đông và là cơ sở để nắm bắt lịch sử Đông Nam Á. Cội nguồn nảy sinh bản sắc văn hóa Ấn Độ chính là xã hội truyền thống Ấn Độ. Đó là một xã hội thấm đượm màu sắc tâm linh, mang những nét điển hình của một xã hội phương Đông, đồng thời có nhiều nét riêng biệt, mang đậm tinh thần Ấn Độ. Một trong những nét riêng biệt đó là sự tồn tại của những chế độ đẳng cấp rất đặc biệt xuất hiện từ thời cổ đại. Đó là những chế độ đẳng cấp đã tồn tại lâu dài và chi phối quá trình phát triển của xã hội Ấn Độ trong suốt hàng ngàn năm lịch sử. Trong đó, chế độ Varna là chế độ phân chia đẳng cấp xuất hiện đầu tiên ở Ấn Độ và có ảnh hưởng mạnh mẽ đến xã hội Ấn Độ cổ đại. Có thể nói, Varna là “chiếc chìa khóa” để mở ra bức tranh xã hội truyền thống Ấn Độ đầy phức tạp về chủng tộc, tôn giáo. Do đó, muốn khám phá “thế giới Ấn Độ”, không thể không tìm hiểu về chế độ 2 đẳng cấp nói chung, chế độ Varna nói riêng, bởi nó là cốt lõi căn bản và là một trong những đặc điểm nổi bật nhất của xã hội Ấn Độ. Sự phân biệt đẳng cấp đã từng xuất hiện ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng có lẽ không ở đâu sự bất bình đẳng giữa các đẳng cấp lại khắc nghiệt và dai dẳng như ở Ấn Độ. Ở Ấn Độ, hệ thống đẳng cấp đã trải qua hàng nghìn năm, cho đến hiện nay những tàn dư của nó vẫn còn khá sâu đậm ở nhiều địa phương Ấn Độ. C.Mác đã từng viết trong những nghiên cứu của mình về một xã hội Ấn Độ bảo lưu gần như nguyên vẹn kết cấu cũ khi người Anh đến đất nước này. Gần đây hơn, báo chí và truyền thông Ấn Độ cũng đưa tin về những hệ lụy đau lòng của chế độ đẳng cấp tại Ấn Độ như: một gia đình đã bắt ép con gái chết để bảo toàn danh dự do cô gái đó muốn kết hôn với một chàng trai đẳng cấp thấp; những vụ hiếp dâm tăng lên nhanh chóng mà nạn nhân chủ yếu là người thuộc đẳng cấp tận cùng trong xã hội v.vSự tồn tại đồng thời của một Ấn Độ hiện đại với những trung tâm công nghệ hàng đầu thế giới và một nền kinh tế phát triển nhanh ở châu Á bên cạnh một Ấn Độ truyền thống đậm nét trong phong tục, tập quán, lễ nghi với chế độ đẳng cấp còn hiện hữu trong tư tưởng luôn khiến những người yêu thích lịch sử tìm cách lý giải cho hiện tượng thú vị này. Khi nghiên cứu về Ấn Độ cổ đại thì thư tịch cổ Ấn Độ được coi là một trong những nguồn tư liệu quan trọng nhất. Bởi sự chi phối mạnh mẽ của tôn giáo đến đời sống xã hội, văn hóa, phong tục tập quán... đã khiến cho các thư tịch cổ, đặc biệt là thư tịch Hinđu giáo như kinh, kệ, văn học, thần thoại của tôn giáo này trở thành nguồn thông tin chính phản ánh về xã hội Ấn Độ. Vì thế, chế độ Varna đã được đề cập tới trong nhiều thư tịch cổ, trong đó có luật Manu, luật Narada, kinh Vêđa, kinh Upanishad, sử thi Mahabharata, Ramayana, tác phẩm Arthashastra v.v...Mặc dù, thời kì này cũng đã xuất hiện một số nguồn sử liệu khác như: ghi chép của những người nước ngoài khi đến Ấn Độ; một số sắc lệnh của các vị vua...có nhắc đến chế độ Varna nhưng thư tịch cổ nói chung, thư tịch Hinđu giáo nói riêng có ưu thế vượt trội trong việc phản ánh về chế độ Varna vì sự đồ sộ, phong phú, đa dạng trong loại hình tư liệu mà lại chi tiết, cụ thể trong nội dung về Varna. Hơn nữa, những thư tịch này đã thấm đẫm trong tư tưởng của nhân dân Ấn Độ qua hàng thế kỉ, theo thời gian nó không hề mất đi hay mai một như những tư liệu khác mà ngày càng được hoàn 3 thiện. Cho đến nay, hệ thống thư tịch Ấn Độ vẫn được bảo tồn gần như nguyên vẹn với hàng nghìn văn bản khác nhau, những văn bản này đã được ra đời và hoàn chỉnh trong suốt chiều dài của lịch sử Ấn Độ. Vì thế, những thư tịch cổ Ấn Độ không chỉ là nguồn sử liệu quan trọng trong việc nghiên cứu lịch sử Ấn Độ thời cổ trung đại nói chung mà nó còn có giá trị đặc biệt trong việc khảo cứu một vấn đề rất phức tạp và tồn tại lâu dài như chế độ Varna nói riêng. Do đó, việc nghiên cứu chế độ Varna trong các thư tịch cổ Ấn Độ sẽ có cái nhìn đầy đủ, toàn diện, sâu sắc, từ đó có thể hiểu về một phần hiện thực xã hội đương thời. Trong những công trình nghiên cứu về Ấn Độ ở Việt Nam, hầu hết đều nhắc đến chế độ Varna hay chế độ đẳng cấp. Tuy nhiên, do những mục đích nghiên cứu khác nhau nên vấn đề này mới chỉ dừng lại ở mức định nghĩa và giới thiệu một cách khái quát, chiếm một phần nhỏ trong các cuốn thông sử hoặc sách chuyên khảo về văn hóa, tôn giáo, triết học... Ấn Độ. Vì vậy, dù vấn đề chế độ Varna đã trở nên quen thuộc trong các cuốn sách về Ấn Độ nhưng lại chưa có một công trình chuyên khảo nào và cũng chưa được nghiên cứu chuyên sâu ở Việt Nam. Đặc biệt, chế độ Varna trong các thư tịch cổ vẫn còn là một khoảng trống trong cả những nghiên cứu trong và ngoài nước. Do đó, nghiên cứu vấn đề chế độ Varna trong các thư tịch cổ Ấn Độ là một việc làm cần thiết. Hơn nữa, việc tìm hiểu một vấn đề cơ bản và quan trọng như chế độ Varna thông qua khảo cứu các thư tịch cổ của Ấn Độ sẽ là một hướng nghiên cứu cần thiết trong bối cảnh nguồn tư liệu gốc dùng trong giảng dạy còn chưa được khai thác nhiều. Nghiên cứu thành công vấn đề này sẽ góp phần cung cấp, bổ sung thêm nguồn tư liệu chuyên sâu về Ấn Độ thời kì cổ trung đại. Thông qua việc cung cấp thêm tài liệu, đề tài này sẽ góp một phần nhỏ vào việc đổi mới cũng như nâng cao chất lượng giảng dạy và nghiên cứu khoa học cho giảng viên, sinh viên ngành Lịch sử. Xuất phát từ những lí do trên, có thể thấy việc nghiên cứu về “Chế độ Varna trong thư tịch cổ Ấn Độ” là một vấn đề cần thiết, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Bởi vậy, tôi đã lựa chọn đề tài này làm hướng nghiên cứu cho luận án của mình. 4 2. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu 2.1. Đối tượng nghiên cứu - Chế độ Varna trong thư tịch cổ Ấn Độ. 2.2. Phạm vi nghiên cứu - Về không gian: đất nước Ấn Độ thời cổ đại bao gồm chủ yếu miền Bắc Ấn và một phần miền Trung và Nam Ấn. - Về thời gian: khoảng từ 1500 TCN đến thế kỉ IV CN, là khoảng thời gian chủ yếu mà các thư tịch cổ Ấn Độ phản ánh về chế độ Varna. Vì thời gian phản ánh của các thư tịch cổ về chế độ Varna nằm trọn trong thời cổ đại, vì thế, trong tên đề tài là “Chế độ Varna trong thư tịch cổ Ấn Độ” tức là đã giới hạn trong thời cổ đại. - Về nội dung: Chế độ Varna được phản ánh trong một số thư tịch cổ Ấn Độ (Manu, Narada, Mahabharata, Bhagavad Gita, Ramayana, Arthashastra). Trong đó, tập trung vào các vấn đề cơ bản là nguồn gốc của chế độ Varna, sự phân biệt giữa các Varna trên những lĩnh vực cơ bản như kinh tế, chính trị, pháp luật, tôn giáo, hôn nhân gia đình.... 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Mục đích nghiên cứu Thông qua một số thư tịch cổ, luận án tìm hiểu và làm rõ những nội dung cụ thể của chế độ Varna được phản ánh trong những văn bản đó. Từ đó, đánh giá về chế độ Varna trong thư tịch cổ và tác động trên nhiều mặt của chế độ này đối với xã hội Ấn Độ cổ đại. Qua những nội dung trên để hiểu về một phần hiện thực xã hội Ấn Độ cổ đại. 3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Từ đối tượng, phạm vi và mục đích nghiên cứu, luận án xác định những nhiệm vụ nghiên cứu như sau: Thứ nhất, tìm hiểu về hệ thống thư tịch cổ Ấn Độ, đặc biệt là những thư tịch được sử dụng trong luận án. Từ đó, bước đầu chỉ ra được những giá trị của thư tịch cổ trong việc tìm hiểu về chế độ Varna nói riêng và xã hội Ấn Độ cổ đại nói chung. 5 Thứ hai, tìm hiểu chế độ Varna được phản ánh trong thư tịch cổ Ấn Độ về nguồn gốc, sự phân biệt giữa các Varna trên một số lĩnh vực. Thứ ba, rút ra những nhận xét về chế độ Varna trong thư tịch cổ Ấn Độ cũng như vai trò của chế độ này đối với xã hội Ấn Độ thời cổ đại. 4. Nguồn tài liệu và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Nguồn tài liệu Trước hết là tư liệu gốc, đề tài chủ yếu sử dụng các bản dịch tiếng Anh và bản dịch tóm tắt tiếng Việt của các thư tịch cổ Ấn Độ như bộ luật Manu, luật Narada, sử thi Mahabharata, Bhagavadgita, sử thi Ramayana, tác phẩm Arthashastra. Ngoài ra, luận án còn sử dụng thêm một số đoạn trích trong kinh Vêđa, Upanishad và một số thư tịch cổ Ấn Độ khác. Thứ hai, bên cạnh các bản dịch của tư liệu gốc, luận án còn tham khảo quan điểm và nội dung các bài viết của C.Mác về Ấn Độ trong thời kì thống trị của thực dân Anh, in trong “Mác – Ăng ghen toàn tập” (tập 9). Đề tài cũng sử dụng nhiều tác phẩm chuyên khảo của các tác giả trong và ngoài nước; các giáo trình, tạp chí khoa học chuyên ngành. Đồng thời, luận án sử dụng thêm một số tài liệu, sách báo từ nguồn Internet đã qua chọn lọc. Ngoài ra, trải nghiệm thực địa tại Ấn Độ vào tháng 2 năm 2014 đã giúp tác giả có thêm một số kiến thức mới cho vấn đề nghiên cứu của mình. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu chuyên ngành và liên ngành trong quá trình thực hiện đề tài. Trong đó, phương pháp lịch sử và phương pháp logic là hai phương pháp chủ yếu được sử dụng để giải quyết những vấn đề cơ bản mà đề tài đặt ra. Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp bổ trợ khác như: phương pháp phân tích, tổng hợp, khái quát, so sánh, thống kê văn bản, sơ đồ hóa, xác minh và phê phán tư liệu....để đề tài có cách nhìn đa dạng, toàn diện và sâu sắc. 6 Bên cạnh đó, trong khi trình bày luận án, tác giả cũng sử dụng thêm hệ thống tranh ảnh, bảng biểu minh họa...để luận án được sinh động và cụ thể hơn. 5. Đóng góp của luận án Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ góp phần: - Nghiên cứu về chế độ Varna trong thư tịch cổ một cách hệ thống, chi tiết, cụ thể. Đây cũng sẽ là công trình chuyên biệt đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu về chế độ Varna trong thư tịch cổ, bên cạnh những nghiên cứu khác về lịch sử, văn hóa, triết học, văn học, tư tưởngẤn Độ đã có nhắc đến Varna. - Thông qua tìm hiểu về chế độ Varna trong thư tịch cổ Ấn Độ, hiểu được một phần những quan điểm của Hinđu giáo nói riêng, cũng như hiểu về xã hội Ấn Độ nói chung. Từ đó, thấy được hệ quả của chế độ này đối với sự phát triển của xã hội Ấn Độ. - Hệ thống hóa, cung cấp thêm một phần tư liệu gốc trong giảng dạy lịch sử Ấn Độ ở các trường đại học và phổ thông. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được chia làm 4 chương: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2. Khái quát về thư tịch cổ Ấn Độ Chương 3. Nguồn gốc và sự phân biệt giữa các Varna trong thư tịch cổ Ấn Độ Chương 4. Một số nhận xét về chế độ Varna trong thư tịch cổ Ấn Độ 7 NỘI DUNG CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Lịch sử nghiên cứu vấn đề 1.1.1. Những nghiên cứu về chế độ Varna Chế độ Varna là một trong những đặc điểm cơ bản của xã hội Ấn Độ cổ đại, do đó, đây là một vấn đề không thể tách rời của lịch sử Ấn Độ thời kì này. Vấn đề này đã được nhiều học giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu ở những mức độ khác nhau. Phần lớn nó được đề cập đến trong những công trình nghiên cứu về lịch sử - xã hội hay văn hóa Ấn Độ nói chung. Bên cạnh đó, chế độ Varna còn được nhắc đến trong nhiều công trình nghiên cứu khái quát hoặc chuyên sâu về chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ trong lịch sử. Do đó, có thể chia những nghiên cứu về chế độ Varna ở Ấn Độ thành hai nhóm như sau: 1.1.1.1.Những nghiên cứu của các học giả nước ngoài Trong thế kỉ XIX, cùng với quá trình chinh phục vùng đất của người Ấn Độ, thì những nghiên cứu của các học giả nước ngoài về Ấn Độ cũng ngày càng nhiều. Trong đó, những vấn đề xã hội Ấn Độ được quan tâm hơn cả và bước đầu xuất hiện các cuốn sách nghiên cứu về chế độ đẳng cấp Ấn Độ như: Cuốn “Indian Caste” (Đẳng cấp Ấn Độ) của tác giả John Wilson D.D, F.R.S., gồm 2 tập, 1897, là một bức tranh tổng quát về cách phân chia đẳng cấp trong xã hội Ấn Độ cổ đại dưới cái nhìn của một học giả nước ngoài. Trong phần I của tác phẩm với tiêu đề “Đẳng cấp là gì?” tác giả lý giải chế độ đẳng cấp qua 11 chương, đi từ khái quát đến cụ thể. Trong đó đáng chú ý là chương I và chương III, tác giả lý giải tên gọi các đẳng cấp trong hệ thống Varna và bốn đẳng cấp nguyên thủy trong xã hội Ấn Độ cổ đại (còn gọi là bốn Varna đầu tiên). Chương V, tác giả đi sâu phân tích quá trình phát triển của chế độ đẳng cấp từ những Varna ban đầu. Chương VI với tên gọi “Đẳng cấp trong các sử thi”, tác giả đã khắc họa một số nét cơ bản của chế độ đẳng cấp Varna được phản ánh qua hai tác phẩm sử thi Mahabharata và Ramayana. Có thể xem đây là một trong những tác phẩm nghiên cứu khá đầy đủ về chế độ đẳng cấp Ấn Độ nói chung với cách nhìn toàn diện từ lịch sử hình thành tới quá trình phát triển và biến đổi của nó. Tuy nội dung tác phẩm mới dừng lại ở phần I, những nội dung quan trọng của phần II vẫn còn dang dở nhưng đây là sẽ một nguồn tài liệu tham khảo quan trọng cho nghiên cứu sinh trong quá trình thực hiện đề tài. 8 Cuốn “Hindu Castes and Sects” (Các đẳng cấp và giáo phái Hinđu) của tác giả Jogendra Nath Bhattacharya, 1896, lại là một trong số ít những công trình nghiên cứu chuyên sâu về chế độ đẳng cấp dưới góc nhìn đa chiều với nhiều quan điểm và cách tiếp cận mới. Được cấu trúc thành hai phần chính là “Castes” (các đẳng cấp) và “Sects” (các giáo phái tôn giáo). Trong đó, ở phần 1 (Hindu Castes – các đẳng cấp Hinđu), được chia thành 15 chương. Chương 1 là cái nhìn tổng quan về vấn đề đẳng cấp, tác phẩm đi sâu làm rõ nhiều vấn đề cơ bản của chế độ đẳng cấp như nguồn gốc của hệ thống đẳng cấp Varna, tính tôn giáo và sự ràng buộc của chế độ đẳng cấp Ấn Độ. Trong các chương 3, 4, 5, 6, tác giả dành nhiều trang nghiên cứu về đẳng cấp Brahmans trên các phương diện như vị trí của đẳng cấp này trong xã hội Ấn, ảnh hưởng và sự phân li của đẳng cấp trong lịch sử, Brahmans tại Bắc Ấn và Nam Ấn với những điểm khác biệt, các chi nhánh nhỏ của đẳng cấp này. Chương 7, 8, 9, 10, 11 tác phẩm đề cập đến các Varna Kshatriya và Vaisya. Các chương còn lại là sự đặc tả cụ thể về những đẳng cấp dưới đáy xã hội. Hơn nữa, đây là một trong số ít những cuốn sách nghiên cứu cụ thể về sự phức tạp của đẳng cấp tại các địa phương khác nhau của Ấn Độ, đồng thời còn đề cập đến hàng trăm, hàng nghìn đẳng cấp nhỏ được hình thành trong lịch sử Ấn Độ ở nhiều thời kì khác nhau. Bước sang thế kỉ XX, những nghiên cứu về đẳng cấp ở Ấn Độ cũng bùng nổ mạnh mẽ với rất nhiều cuốn sách được xuất bản như những tác phẩm của Dr.B.R.Ambedkar – một nhà văn hóa, nhà nghiên cứu, nhà cách mạng của Ấn Độ. Trong đó, có thể kể đến cuốn “Caste in India: Their mechanism, genesis and development” (Đẳng cấp ở Ấn Độ: cấu trúc, nguồn gốc và sự phát triển), 1916, đây là một công trình khái lược về các đẳng cấp cũng như vai trò kinh tế, đặc điểm cơ bản của những đẳng cấp này trong xã hội Ấn Độ xưa và nay. Tuy chỉ dừng lại ở mức độ khái quát trong không đầy 40 trang sách nhưng tác giả đã trình bày được những vấn đề cơ bản nhất về chế độ đẳng cấp, trong đó có chế độ Varna và cũng làm sâu sắc hơn vấn đề này bởi những đánh giá và nhận định của cá nhân mình dưới quan điểm của một nhà cách mạng. Cuốn “Caste in India, the facts and the system” (Đẳng cấp ở Ấn Độ, những yếu tố và hệ thống) do tác giả Emile Senart viết và Sir Edward Denison Ross biên dịch, 1930, gồm 220 trang, khẳng định sự tồn tại của chế độ đẳng cấp trong đó có Varna trong xã hội Ấn Độ là một thực tiễn lịch sử lâu đời, có hệ thống. Người viết cũng chỉ ra rằng, chính sự tồn tại của chế độ này làm nên những nền văn hóa đặc 9 trưng đậm nét Ấn Độ. Qua đó, phân tích những đặc điểm về mặt lịch sử và xã hội của nó. Tác giả C. Hayavadana Rao trong cuốn “Indian Caste System: A Study” (Một nghiên cứu về hệ thống đẳng cấp Ấn Độ), 1931 (R. Wadia giới thiệu), lại có cách nhìn nhận về chế độ Varna khác với các tác giả trước đó. Được cấu trúc ngắn gọn trong 7 chương, tác phẩm chủ yếu khắc họa một cách tổng quan về chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ trong những thời kì đầu (thời kì Varna). Dành chương 1 để phân tích lịch sử nghiên cứu vấn đề, tác giả cho thấy sự cần thiết phải có một nghiên cứu sâu sắc, đúng đắn về các đẳng cấp nguyên bản (hay đẳng cấp gốc) giữa hàng chục cuốn sách viết về đẳng cấp. Chính vì thế, trong các chương 2, 3, 4, 5, 6 tác giả dành nhiều công sức tìm hiểu về các “Ogirins caste” (đẳng cấp gốc- là những Varna đầu tiên) với những đặc điểm của nó. Cuối cùng, trong chương 7, tác phẩm đánh giá những ảnh hưởng của chế độ đẳng cấp nói chung, Varna nói riêng tới xã hội và con người Ấn Độ. Xuất hiện ngay sau công trình nghiên cứu của C.H.Rao là cuốn “Caste and Race in India” (Đẳng cấp và chủng tộc ở Ấn Độ) của tác giả G.S Ghurye được xuất bản năm 1932. Là giáo sư tại trường Đại học Bombay và là người sáng lập ra ngành xã hội học tại Ấn Độ, Ghurye được đánh giá là một trong những nhà nghiên cứu xã hội học vĩ đại với hàng ngàn trang sách về xã hội Ấn Độ, trong đó có cuốn sách này. Phần lớn nội dung của tác phẩm này đề cập đến vấn đề đẳng cấp. Trong hai chương đầu, tác giả đã giúp người đọc nhận diện những đặc điểm cơ bản nhất của hệ thống đẳng cấp nói chung và bản chất của chúng, trong đó nhấn mạnh đến hệ thống Varna là nền tảng căn bản của ý thức phân chia đẳng cấp Ấn Độ. Hai chương tiếp theo, tác giả nghiên cứu khái niệm đẳng cấp qua bốn giai đoạn của lịch sử từ thời kì Vêđa – sử thi tới khi người Anh thống trị ở Ấn Độ. Từ chương 5 đến chương 7, tác phẩm đề cập đến mối liên hệ giữa đẳng cấp và chủng tộc với nhiều ràng buộc phức tạp. Những chương cuối của cuốn sách thực sự gây ấn tượng với giới nghiên cứu phương Tây bởi tác giả đã khắc họa một xã hội Ấn Độ những năm đầu thế kỉ XX vẫn vẹn nguyên về tính đẳng cấp và đa dạng về chủng tộc trước sự biến đổi nhanh chóng của thế giới. Cuốn “Labour in Ancient India” (Người lao động ở Ấn Độ cổ đại) của tác giả K.M Saran, 1957, lại là một nghiên cứu chuyên sâu về tầng lớp người lao động trong xã hội Ấn Độ cổ đại. Trong tác phẩm này, trên cơ sở khái quát về cấu trúc xã hội với sự phân chia Varna, tác giả đã đi sâu làm rõ nguồn gốc, địa vị cũng như vai 10 trò của những người lao động bình dân trong tất cả các ngành kinh tế như nông nghiệp, thủ công nghiệp, kĩ thuật...của Ấn Độ thời cổ đại. Bên cạnh đó, tác giả còn đề cập đến những quy định về quyền lợi của tầng lớp này trong một số điều của luật Manu, luật Narada, tác phẩm Arthashastra và một số bộ luật địa phương khác..Đây là một nguồn sử liệu giá trị để nghiên cứu về vị trí và vai trò kinh tế của đẳng cấp bình dân trong xã hội cổ truyền Ấn Độ. Bước sang thế kỉ XXI, chế độ Varna ở Ấn Độ càng được nghiên cứu sâu hơn. Nhiều tác phẩm được xuất bản trong những năm đầu thế kỉ XXI là những nghiên cứu khá cụ thể về chế độ này như: chế độ Varna ở các địa phương Ấn Độ, lịch sử hình thành và phát triển của từng Varna, những thay đổi của chế độ Varna trong lịch sử và ảnh hưởng của nó đối với lịch sử Ấn Độ hiện đại...Có thể kể đến một số cuốn như: R.K Pruthi trong cuốn “Indian Caste System” (Hệ thống đẳng cấp Ấn Độ), 2004, đã trình bày những nghiên cứu của mình về hệ thống đẳng cấp ở Ấn Độ dưới góc nhìn lịch sử và xã hội học. Tác phẩm được cấu trúc thành 12 chương. Trong đó, nếu ở chương 1 là những khái quát về cơ sở và nền tảng của xã hội Ấn Độ thì ở chương 2, tác giả đi vào lý giải sự thay đổi của khái niệm đẳng cấp trong lịch sử Ấn Độ. Khi bàn về khái niệm Varna, tác giả cho rằng người Bồ Đào Nha khi đến Ấn Độ đã gọi chế độ phân chia cư dân thành các nhóm khác nhau trong xã hội Ấn là “Caste”. Từ “Caste” trong tiếng Bồ Đào Nha tương đương với “Jati” trong tiếng Sanskrit. Từ “Caste” có ý nghĩa là “chủng tộc” (tương đương với “Race” trong tiếng Anh), trong khi từ “Jati” trong tiếng Sanskrit không hẳn chỉ có nghĩa là chủng tộc vì lúc này hệ thống đẳng cấp Ấn Độ đã biến đổi rồi. Nhưng khi người Bồ Đào Nha đến Ấn Độ thì họ không sao quan niệm được cái hệ thống phức tạp đan xen giữa cả Varna và Jati đó nên đã gọi tất cả những gì họ nhìn thấy là “Caste”. Theo đó, xã hội Hinđu giáo được người Bồ Đào Nha gọi là “Varnashrama Dharma” (có nghĩa là “Social duties based on colour- những bổn phận xã hội dựa trên màu sắc”). Hệ thống Varna được xác định do sự phân cấp giảm dần của các cơ quan trên cơ thể thần Brahma tương ứng mà mỗi Varna được tạo thành [109; tr.1-5]. Từ khái niệm đó, chương 4 của tác phẩm đi sâu phân tích sự phân chia của đẳng cấp trong đó có chế độ Varna; các chương tiếp theo là những nghiên cứu về chế độ đẳng cấp ở Nam Ấn. Để kết lại cuốn sách của mình, tác giả dành nhiều suy nghĩ về một “di sản đẳng cấp” của xã hội Ấn Độ ngày nay. Có thể nói, với cuốn sách này, người đọc không chỉ 11 được tiếp cận với nội dung sâu sắc về Varna nói riêng, chế độ đẳng cấp nói chung mà còn được nhìn nhận vấn đề theo nhiều chiều khác nhau. Cuốn “History of the Brahmans” (Lịch sử đẳng cấp Brahman) của tác giả Raj Kumar, xuất bản năm 2006, là một nghiên cứu về đẳng cấp Brahman từ quá khứ tới hiện tại. Trong tác phẩm này, tác giả đã trình bày nguồn gốc của đẳng cấp Brahman, một số vấn đề về chế độ đẳng cấp và thực tiễn xã hội, đồng thời cũng khái quát lịch sử của hai đẳng cấp Kshatriya và Vaisya. Đây là một trong số ít nghiên cứu về các Varna riêng biệt. Ekta Singh trong cuốn “Caste System in India – A Historical Perspective” (Hệ thống đẳng cấp ở Ấn Độ - một quan điểm lịch sử), 2009, đã phân tích hệ thống đẳng cấp Ấn Độ dưới quan điểm của một nhà sử học, qua 7 nội dung chính như: bối cảnh ra đời chế độ đẳng cấp, đẳng cấp xác định địa vị xã hội, sự phát triển của chế độ đẳng cấp, sự hủy hoại của chế độ đẳng cấp, chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ hiện nay...Ngay trong phần lời giới thiệu, tác giả đã chỉ ra người Bồ Đào Nha khi đến Ấn Độ gọi chế độ phân chia địa vị xã hội của cư dân ở Ấn Độ là “Caste”- tương đương nghĩa là “giống” hay “nòi”. Khái niệm này chỉ sự phân chia xã hội thành những nhóm tộc người khác nhau có tính chất cha truyền con nối dựa trên địa vị cao hay thấp. Sự phân biệt này do nguồn gốc hay dòng giống của con người quyết định [125; tr.11]. Ekta Singh cũng cho rằng, đẳng cấp là Jati, trong xã hội Ấn Độ có hàng ngàn Jati, những Jati khác nhau này đều thuộc về và phù hợp với bốn Varna cơ bản là Brahman, Kshatriya, Vaishya, Shudra [125; tr.20]. Theo đó thì Varna là những đẳng cấp cơ bản, ban đầu và bao gồm Jati. Tác phẩm của Ekta Singh cũng cho người đọc một cách nhìn đa chiều về chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ qua những đánh giá về tác động trên nhiều mặt của chế độ này đối với lịch sử Ấn Độ. Tác giả R. V. Russell trong cuốn “The Tribes and Castes of the Central Provinces of India” (Các chủng tộc và đẳng cấp ở các tỉnh miền Trung Ấn Độ), 4 tập, 2010, đã nghiên cứu vấn đề chủng tộc và đẳng cấp tại những địa phương ...ch tác phẩm Bhagavad Gita sang tiếng Việt từ bản tiếng Nga và tiếng Anh của tác phẩm này (bản tiếng Anh là “Bhagavad - Gita As It Is”, 1996), do NXB Tôn giáo xuất bản với tên “Bhagavad – Gita nguyên nghĩa”. Đây là công trình nghiên cứu công phu với nguyên bản tiếng Phạn, chuyển tự sang chữ Latinh, dịch tương đương từng chữ, chuyển dịch tiếng Việt và chú thích, giải thích tỉ mỉ. Bản dịch này bên cạnh phần mở đầu và 18 chương nội dung còn có thêm phần giới thiệu về thân thế, sự nghiệp của tác giả bản dịch tiếng Anh và phần hướng dẫn đọc tiếng Phạn. Năm 2009, PGS.TS Đinh Ngọc Bảo và nhóm nghiên cứu đề tài “Luật Manu trong đời sống xã hội Ấn Độ xưa và nay” (Mã số B2009-17-205) đã dịch bộ luật Manu từ bản tiếng Anh “The laws of Manu”, xuất bản năm 1991 ở Kolkata, sang tiếng Việt cùng với Lời mở đầu của Brian K. Smith. Trên cơ sở bản dịch đó, đề tài 24 đi sâu làm rõ sự phản ánh của luật Manu về các phương diện như nguồn gốc vũ trụ, loài người, hôn nhân gia đình, những ảnh hưởng của luật Manu trong xã hội Ấn Độ ngày nay Đề tài này đã được nghiệm thu năm 2012 cùng với nhiều bài viết liên quan trên các tạp chí chuyên ngành. Những kết quả đó là nguồn tư liệu tham khảo quan trọng cho tác giả trong quá trình thực hiện luận án. 1.2. Những vấn đề đã đƣợc giải quyết và vấn đề đặt ra cho luận án Như vậy, có thể nhận thấy, chế độ Varna đã được đề cập ít nhiều trong những nghiên cứu của các học giả trong và ngoài nước. Những nghiên cứu của các học giả nước ngoài tập trung chủ yếu vào một số nội dung như: - Sự hình thành và biến đổi của chế độ đẳng cấp trong lịch sử Ấn Độ, trong đó có chế độ Varna - Khái niệm Varna và những nội dung cơ bản của chế độ Varna. - Những đánh giá chung về ảnh hưởng của chế độ đẳng cấp, trong đó có chế độ Varna đối với xã hội Ấn Độ truyền thống và hiện nay. - Chế độ Varna gắn với lịch sử, văn hóa, tôn giáo, tư tưởng, triết học, phong tục tập quán, lễ nghi....của Ấn Độ. - Dịch và giải nghĩa những nội dung chính trong các thư tịch cổ Ấn Độ, trong đó có những nội dung liên quan đến chế độ Varna. Những nghiên cứu ở Việt Nam cũng đa phần tập trung vào một số nội dung chính như sau: - Khái quát lịch sử Ấn Độ trong đó có đề cập đến chế độ đẳng cấp Varna với những nét căn bản nhất. - Tìm hiểu văn hóa Ấn Độ hoặc một số nội dung của văn hóa Ấn Độ trên cơ sở phân tích nền tảng kinh tế, chính trị, xã hội. Nền tảng xã hội đó là chế độ đẳng cấp nói chung, chế độ Varna nói riêng. - Tìm hiểu một số nội dung và dịch một phần của hệ thống thư tịch cổ Ấn Độ. Nhìn chung, cho đến nay hầu hết các công trình đều nhìn nhận vấn đề đẳng cấp Varna ở Ấn Độ dưới góc độ xã hội học và lịch sử. Chế độ Varna được nói tới nhiều và khá cụ thể trong những công trình nghiên cứu về chế độ đẳng cấp nói riêng và lịch sử, văn hóa, xã hội Ấn Độ nói chung của các học giả nước ngoài. Ở Việt Nam thì nội dung này mới được đề cập một cách khái quát thông qua những cuốn thông sử hoặc công trình nghiên cứu về lịch sử, văn hóa Ấn Độ. Điểm chung là chưa có một nghiên cứu riêng đề cập một cách có hệ thống, đầy đủ đến chế độ Varna ở 25 Ấn Độ thời cổ đại, cũng chưa có một công trình nào tìm hiểu chế độ đẳng cấp này trong hệ thống thư tịch cổ Ấn Độ. Vì vậy, trên cơ sở lựa chọn và kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước, luận án sẽ cần đi sâu làm rõ được những nội dung khoa học sau: - Khái quát về hệ thống thư tịch cổ Ấn Độ và giá trị của thư tịch cổ trong việc tìm hiểu chế độ Varna. - Nguồn gốc chế độ Varna qua thư tịch cổ Ấn Độ. - Sự phản ánh của các thư tịch cổ về sự phân biệt giữa các Varna trên các khía cạnh khác nhau như chính trị, pháp luật, kinh tế, tôn giáo, hôn nhân gia đình. - Rút ra những nhận xét về chế độ đặc biệt này: từ sự phản ánh của thư tịch cổ về chế độ Varna thấy được các đặc điểm của chế độ này; những tác động của nó đối với xã hội Ấn Độ cổ đại nói riêng và trong suốt chiều dài lịch sử Ấn Độ nói chung; những tính chất đặc biệt của chế độ Varna. 26 CHƢƠNG 2. KHÁI QUÁT VỀ THƢ TỊCH CỔ ẤN ĐỘ 2.1. Hoàn cảnh ra đời của các thƣ tịch cổ Ấn Độ Ấn Độ là một trong số những quốc gia có hệ thống thư tịch cổ đồ sộ và còn tồn tại gần như nguyên vẹn cho đến ngày nay. Thư tịch cổ Ấn Độ ra đời cùng với sự phát triển của Hinđu giáo và được hoàn thiện trong một thời gian dài nên hầu hết các thư tịch không phải là nguyên bản ban đầu mà đều được thêm bớt qua từng giai đoạn của lịch sử và để phù hợp với hoàn cảnh xã hội. Do đó, có nhiều quan điểm khác nhau về thư tịch cổ và hệ thống thư tịch cổ Ấn Độ. “Thư tịch” là thuật ngữ gốc Hán nghĩa là sách vở cũ [37; tr.696], là những ghi chép lại bằng văn tự trên một hình thức chất liệu nào đó để truyền bá tri thức. Còn “cổ” ở đây chỉ thời gian hình thành các thư tịch đó. Tuy nhiên, thời gian đó cũng rất tương đối, có những tư liệu được hình thành từ những TNK II TCN (như bộ luật Hammurabi-1750 TCN), nhưng cũng có những tư liệu mới chỉ ra đời cách đây vài trăm năm, thậm chí muộn hơn vẫn dược gọi là thư tịch cổ (ví dụ: cuốn “Hoàng Sa Trường Sa trong thư tịch cổ”, do Đinh Kim Phúc chủ biên, NXB Hội Nhà Văn, 2014, có thống kê những đoạn viết trong các tư liệu từ thế kỉ XVII, XVIII, XIX đề cập đến hai quần đảo này, đặc biệt là những bộ sử ra đời dưới triều Nguyễn thế kỉ XIX). Vậy chữ “cổ” ở đây đều có một nội hàm chung đó là những sách vở tài liệu được hình thành trong quá khứ. Vì thế, “thư tịch cổ” nhìn chung là những sách vở hay tài liệu được ghi chép từ xa xưa, có lịch sử lâu đời. Nó đã trở thành một thuật ngữ thông dụng trong giới nghiên cứu lịch sử và văn hóa Ấn Độ. Ví dụ: thuật ngữ này đã được dùng trong một số công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam như tác giả Nguyễn Lệ Thi trong cuốn “Thư tịch cổ Việt Nam viết về Đông Nam Á” đã sử dụng khái niệm “Thư tịch cổ Việt Nam”. Những thư tịch này có thể tồn tại dưới dạng các cuốn sách tổng hợp, hay những ghi chép, các văn bản hoặc tài liệu riêng lẻ hoặc có đôi khi đó là những văn bản được ghi chép trên các tấm bia, lăng mộ hoặc một loại hiện vật hay di tích lịch sử nào đó. Xét theo nghĩa chung đó, hệ thống thư tịch cổ Ấn Độ rất phong phú và cũng tồn tại dưới nhiều hình thức, có nhiều cách phân chia khác nhau dựa trên đặc trưng của thư tịch. Về đại thể có thể chia làm hai loại cơ bản là những thư tịch Hinđu giáo và những thư tịch không phải Hinđu giáo, nhưng trong đó phần lớn các thư tịch cổ Ấn Độ là thư tịch Hinđu giáo hoặc có liên quan đến Hinđu giáo. 27 Đối với các thư tịch cổ Ấn Độ là thư tịch Hinđu giáo, có thể chia thành hai bộ phận chủ yếu là Kinh và Kệ: Thứ nhất là Kinh (Sruti): bộ kinh cơ bản là Vêđa. Mỗi Vêđa gồm có 4 Samhita làm thành bộ (RigVêđa, SamaVêđa, YajurVêđa và ArthavaVêđa). Mỗi Vêđa gồm có: Mantra, Brahmana, Aranyaka và Upanishad. Upanishad được dịch là “Áo nghĩa thư”, bàn luận về triết lý Hinđu giáo nói chung. Thứ hai là Kệ (Smriti): gồm các thành phần chính là Purana (thoại- tức thần thoại, mọi sự tích thần thánh), Sastra (luận- trình bày, giải thích các quan niệm Hinđu giáo về những vấn đề thiết thân của con người như Dacmasastra -luận về Đạo pháp, Arthasastra – luận về bổn phận, Kamasastra- luận về lạc thú), Sutra (các quy tắc, gồm có Grihyasutra – quy tắc lễ nghi gia đình và việc “tề gia”; Kamasutra – quy tắc của lạc thú).[43; tr.209 - 211]. Ngoài ra, còn có Manusmriti, Naradasmriti là những quy tắc hành động trong xã hội – thường được biết đến là các bộ luật. Smriti có ý nghĩa là các thư tịch bổ trợ cho Kinh (Sruti), là sự phát triển cụ thể hóa của thoại, luận và quy tắc của các mặt đời sống của mỗi người [43; tr.211]. Bên cạnh đó, hệ thống thư tịch Hinđu giáo về sau còn được bổ sung thêm bởi các tác phẩm văn học Hinđu như Mahabharata, Bhagavad Gita, Ramayana..Nhiều người còn cho rằng, những tác phẩm này cũng có thể coi là những bộ kinh bổ sung ở giai đoạn hoàn thiện của Hinđu giáo. Do đó, chúng vừa là những tác phẩm văn học, vừa là tác phẩm triết học cũng đồng thời là những văn bản giải thích, minh họa cho kinh. Hệ thống thư tịch Hinđu giáo khá phức tạp, có thể hệ thống lại qua sơ đồ như sau: Thư tịch Hinđu giáo Kinh (Sruti) Vêđa Rig Vêđa Yajur Vêđa Artharva Vêđa Sama Vêđa Kệ (Smriti) Purana Sastra Sutra Văn học, thần thoại Hinđu 28 Đối với các thư tịch cổ không phải là thư tịch Hinđu giáo thì gồm chủ yếu là các chiếu chỉ hay sắc lệnh của nhà vua, các văn bia thời Môrya, các văn bản khắc trên cột sắt, một số tác phẩm mang tính chính luận Từ khi các thư tịch cổ Ấn Độ ra đời đến lúc trở thành một hệ thống văn bản hoàn chỉnh là một quá trình kéo dài hàng nghìn năm. Đó là những sản phẩm kết tinh tinh hoa trí tuệ suốt chiều dài lịch sử của người Ấn Độ. Do đó, sự xuất hiện của những thư tịch này đều gắn với những hoàn cảnh lịch sử cụ thể. Khoảng 3000 – 1500 TCN, ở Ấn Độ đã xuất hiện nền văn minh đầu tiên, được gọi là nền văn minh sông Ấn. Chủ nhân của nền văn minh sông Ấn là người bản địa Dravidian. Thông qua các hiện vật khảo cổ học được tìm thấy, người ta cho rằng những cư dân bản địa này đã biết sử dụng và chế tạo công cụ kim loại. Ngành kinh tế chủ yếu là nông nghiệp trồng trọt, ngành chăn nuôi và thủ công nghiệp cũng đã phát triển. Những bằng chứng về sự ra đời của chữ viết thời kì này là chưa rõ ràng và còn nhiều ý kiến khác nhau, do đó, những hiểu biết, tri thức của người Ấn Độ mới tồn tại dưới dạng truyền miệng. Thời kì lịch sử tiếp theo sau nền văn minh sông Ấn kéo dài từ khoảng thiên niên kỉ II TCN đến khoảng giữa thiên niên kỉ I TCN trong lịch sử Ấn Độ được gọi là thời kì Vêđa hay thời đại sử thi (khoảng 1500 – 600 TCN). Khoảng thiên niên kỉ thứ II TCN, một số bộ lạc thuộc chủng tộc Aryan từ miền núi Inđukuxơ và cao nguyên Pamia bắt đầu xâm nhập vào miền Tây Bắc Ấn Độ. Qúa trình chinh phục và làm chủ Ấn Độ của người Aryan cũng đồng thời là quá trình hình thành nền văn hóa hoàn chỉnh, thống nhất của đất nước Ấn Độ. Nhiều thư tịch cổ Ấn Độ đã ra đời trong thời kì này như bộ kinh Vêđa, kinh Upanishad, các tác phẩm sử thi Mahabharata và Ramayana, nó vừa là nguồn tư liệu phản ánh lịch sử xã hội với nhiều biến động của thời kì này, vừa là thành tựu quan trọng về triết học, tôn giáo, văn học của nền văn minh Ấn Độ cổ đại. Do đó, lịch sử thời kì này được biết đến chủ yếu qua các tác phẩm đó, đặc biệt là qua bộ kinh Vêđa đồ sộ. Trong thời kì này, công xã nông thôn xuất hiện dần thay thế cho công xã thị tộc. Những liên minh công xã cũng dần hình thành là tiền đề quan trọng cho việc hình thành xã hội có giai cấp và nhà nước. Lúc này, trên lưu vực sông Hằng đã xuất hiện rất nhiều tiểu quốc của người Aryan, đứng đầu mỗi nước nhỏ này là một Raja (có ý kiến cho rằng Raja thực chất là thủ lĩnh chính trị - quân sự), với một hội đồng 29 gồm nhiều đại biểu quý tộc. Chiến tranh xảy ra liên tiếp là một đặc trưng của thời kì này. Do đó, nhu cầu bức thiết của các quốc gia là phát triển đất nước để trở nên hùng mạnh. Vì vậy, trên cơ sở nhu cầu thống nhất lại của các tiểu quốc nhỏ ở Ấn Độ để chấm dứt chiến tranh, phát triển kinh tế - xã hội cũng như nhu cầu thống nhất để chống ngoại xâm nên vương triều Môrya được thành lập vào thế kỉ IV TCN. Vương triều Môrya thống nhất đã đưa Ấn Độ bước vào giai đoạn phát triển thịnh đạt về mọi mặt. Những tác phẩm ra đời trong thời kì này như Arthashastra, Nectisastra, hay những văn bia thời Môryađược coi là những tác phẩm định hướng sự phát triển đất nước hay phản ánh chính sách cai trị của giai cấp thống trị. Sự hình thành chế độ đẳng cấp cùng với các cuộc chiến tranh giữa các vương quốc đã dẫn đến việc xác lập và củng cố chế độ quân chủ khắc nghiệt trên bán đảo Ấn Độ. Do đó, pháp luật ra đời như một nhu cầu thiết yếu nhằm duy trì trật tự xã hội và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị. Các bộ luật của Ấn Độ ra đời trong thời gian này không chỉ thể hiện trình độ văn minh của cư dân Ấn mà nó còn là nguồn sử liệu quan trọng, là những bộ bách khoa thư về xã hội Ấn Độ cổ đại. Trong những thế kỉ đầu CN, quá trình chuyển biến từ Bàlamôn giáo sang Hinđu giáo cho phù hợp với hoàn cảnh xã hội mới cũng đồng thời là quá trình giáo lý, giáo luật và hệ thống văn bản Hinđu giáo được hoàn thiện. Đến lúc này một hệ thống thư tịch cổ Hinđu giáo hoàn chỉnh đã ra đời với đầy đủ kinh, kệ và các tác phẩm văn học, thần thoại HinđuTuy nhiên, theo thời gian những thư tịch này vẫn tiếp tục được bổ sung về nội dung và cũng có nhiều biến đổi về hình thức. Như vậy, các thư tịch cổ Ấn Độ được cho là ra đời sau thời văn minh sông Ấn và được hoàn thiện trong một thời gian rất dài. Bộ kinh xuất hiện sớm nhất là Vêđa (khoảng 1500 – 1000 TCN, và được ghi chép lại vào khoảng thế kỉ VII TCN), tiếp đến là Upanishad khoảng thế kỉ VI TCN. Sau đó, vào thế kỉ IV TCN, Kautilya đã viết Arthashastra, đây có lẽ cũng là thời gian xuất hiện các Purana (thoại), sastra (luận) và sustra (quy tắc). Hai bộ sử thi Mahabharata và Ramayana có nguồn gốc và nội dung nói về những sự kiện từ đầu TNK I TCN nhưng bắt đầu được ghi chép lại vào khoảng vài thế kỉ TCN, có phần thậm chí còn muộn hơn nữa. Những thế kỉ tiếp giáp CN là thời gian phát triển rầm rộ của các văn bản Phạn ngữ khác như Bhagavad Gita, luật Manu (được cho là có nguồn gốc từ thế kỉ II TCN nhưng hoàn thành ở thế 30 kỉ II CN), pháp điển Narada (ra đời khoảng thế kỉ III CN), Brihaspati (thế kỉ IV CN)[42; tr.112]. Nhìn chung, trong khoảng từ 1500 TCN đến thế kỉ IV CN là quá trình hệ thống thư tịch cổ Ấn Độ được hoàn thiện về mặt hình thức và nội dung với sự ra đời của hàng loạt các cuốn sách cổ. Xét về mốc thời gian không thật trùng với phân kì lịch sử Ấn Độ cổ đại, song những nội dung mà nó phản ánh thì lại tái hiện toàn bộ bức tranh chân thực và sống động về lịch sử Ấn Độ cổ đại, trong đó có chế độ Varna. Hệ thống thư tịch cổ Ấn Độ rất đồ sộ và phức tạp. Hầu hết các thư tịch cổ này đều nói tới chế độ Varna ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, trong khuôn khổ của luận án, tác giả chỉ sử dụng một số thư tịch cơ bản có đề cập đến Varna với dung lượng nhiều và phản ánh đa dạng, trong đó chủ yếu là thư tịch Hinđu giáo. 2.2. Một số thƣ tịch cổ đƣợc sử dụng trong luận án Như đã trình bày ở trên, hệ thống thư tịch cổ Ấn Độ được hình thành qua thời gian dài, chúng không những được chỉnh sửa, bổ sung về nội dung, hoàn thiện về hình thức mà số lượng thư tịch cũng không ngừng tăng lên cùng với sự biến đổi của tôn giáo và đời sống Ấn Độ. Vì thế, lựa chọn những thư tịch nào để khảo cứu về chế độ Varna cũng là một vấn đề khó khăn đối với tác giả luận án. Xuất phát từ mục đích và giới hạn phạm vi nghiên cứu, tác giả đã lựa chọn một số thư tịch chủ yếu để sử dụng trong việc khảo cứu chế độ Varna, dựa trên những tiêu chí như sau: Trước hết, tác giả lựa chọn những thư tịch có ảnh hưởng sâu sắc và lâu dài trong đời sống của cư dân Ấn Độ và có giá trị lịch sử quan trọng đối với phạm vi thời gian mà luận án đặt ra. Thứ hai, luận án sử dụng những thư tịch có nội dung đề cập đến chế độ Varna với dung lượng nhiều và phản ánh nhiều phương diện của chế độ này. Thứ ba, tác giả cũng lựa chọn trong một số lượng giới hạn thư tịch chính đủ để có cái nhìn toàn diện, sâu sắc và nhiều chiều về chế độ Varna. Bên cạnh đó, luận án còn sử dụng thêm những thư tịch khác nhưng với dung lượng không nhiều. Thứ tư, những thư tịch được lựa chọn đáp ứng được mức độ phong phú về loại hình tư liệu: các bộ luật cổ, các tác phẩm văn học cổ, luận văn kinh tế chính trị Ấn Độ cổ đạivà một số bộ kinh Hinđu giáo. 31 Thứ năm, những thư tịch này đều đã được dịch sang tiếng Anh hoặc lược dịch sang tiếng Việt. Tác giả khảo cứu về chế độ Varna trên cơ sở các bản dịch tiếng Anh đối với Manu, Narada, Arthashastra và các bản lược dịch tiếng Việt đối với Mahabharata và Bhagavad Gita, Ramayana. Tuy nhiên, điểm thuận lợi đối với tác giả luận án là tất cả những thư tịch cổ này đã được các học giả Ấn Độ dịch, hiệu đính, chú giải từ ngôn ngữ bản địa và được các nhà xuất bản có uy tín tại Ấn Độ ấn hành. Hơn nữa, tại Ấn Độ hiện nay, tiếng Anh cũng được coi là ngôn ngữ thứ hai bên cạnh tiếng Hinđi nên các bản dịch thư tịch cổ Ấn Độ từ ngôn ngữ bản địa sang tiếng Anh cũng được sử dụng phổ biến như những bản tiếng Hinđi. Riêng với các thư tịch đã được lược dịch tiếng Việt thì ở đôi chỗ tác giả có đối chiếu với bản dịch tiếng Anh. Từ những tiêu chí trên, tác giả đã lựa chọn một số thư tịch tiêu biểu, trong đó những thư tịch được sử dụng chính là: luật Manu, luật Narada, tác phẩm Arthashastra, Mahabharata (và Bhagavad Gita), Ramayana. 2.2.1. Luật Manu Về tên gọi của bộ luật: Luật Manu là bộ luật quan trọng của Ấn Độ cổ đại. Theo thần thoại, Manu là một hiền triết lớn của Ấn Độ, là ông tổ của phái Brahman ở Manava gần Delhi, người ta coi ông là một vị thần được Brahma trao tận tay bộ luật mang tên ông. Luật Manu được biết dưới hai cái tên là Manusmriti và Manavadharmasastra. Tên đầu tiên không chứa từ Dharma, còn tên thứ hai thì có. Với tên gọi thứ nhất, từ smriti còn là tên gọi một loại tác phẩm Hinđu giáo nghĩa là kệ, để phân biệt với sruti- sách thiên khải (nghĩa là kinh Vêđa). Trong tên gọi thứ hai, sastra có thể được dịch là “những luật lệ”, nhưng cũng được hiểu là “dạy học”, “khoa học”, “luận thuyết” hoặc “bài viết”. Cách dịch phổ biến nhất của từ này là “luật lệ”. Nó nghiêng về cách dịch của người Anh khi sang thống trị Ấn Độ với mong muốn dùng đó làm công cụ quản lí người dân Ấn theo Hinđu giáo, vì vậy mà được gọi là luật Manu. Với nghĩa “dạy dỗ”, Manu còn có chức năng như một cuốn sách triết học, một tác phẩm tôn giáo chứa đựng những qui luật phức tạp của thế giới loài người. Dù gọi thế nào thì đây cũng là sản phẩm tuyệt vời nhất của những nhà hiền triết Ấn Độ xưa. Tên Manu có thể là một nhà hiền triết thật theo như truyền thuyết và có thể cũng chỉ là tên gọi tượng trưng để phân biệt với các smriti khác của Gautama hay Yajnavalkya Manu còn có nghĩa là “một người uyên bác”. Manu 32 cũng là tên một vị vua mà theo huyền thoại là thủy tổ của loài người, là Adam của Ấn Độ. Do đó, manava (có nguồn gốc từ Manu) là một từ thông tục để chỉ “con người” (từ này về mặt ý nghĩa từ vựng của Manu là “khôn ngoan”, cũng tương tự với từ “Người thông tuệ” trong tiếng Sanskrit). Vì vậy, tên gọi này ẩn dấu một cách chơi chữ: manava có nghĩa “của Manu”, cũng có nghĩa là “của nhân loại” [11; Introduction]. Mới đầu, theo nguyên tắc, bộ luật chỉ dùng để hướng dẫn các tăng lữ Brahman ở Manava, sau đó dần dần mở rộng đối tượng để dạy đạo làm người cho toàn thể người dân Ấn Độ. Về thời gian ra đời: Trước kia, có nhiều nhà nghiên cứu cho rằng bộ luật Manu có thể đã tồn tại và phổ biến trong khoảng thời gian từ năm 1580 đến năm 800 TCN, hoặc xuất hiện vào khoảng năm 1200 TCN [20; tr.14]. Tuy nhiên, hiện nay có một số ý kiến cho rằng thời gian ra đời, tồn tại và hoàn thiện của bộ luật là khoảng từ 200 năm TCN đến 200 năm sau CN [47; tr.161]. Về hình thức: Luật Manu là một bản trường ca gồm 2695 điều (hay đoạn ngắn- cũng có ý kiến khác cho rằng bộ luật chỉ có 2685 điều). Bộ luật được soạn thảo theo hình thức đoạn thơ sloka gồm có hai dòng chữ không có vần nhưng nhịp nhàng với nhau, mỗi dòng 16 âm tiết. Đây là một thể thơ đơn giản và niêm luật không chặt chẽ. Về nội dung: Luật Manu không phải là một bộ luật với đúng nghĩa của từ đó, mà đúng hơn là một tuyển tập những điều răn dạy người dân Ấn Độ trong việc thực hiện nghĩa vụ xã hội, tôn giáo và đạo đức của mình theo quan niệm của Hinđu giáo.Về cấu trúc, luật Manu gồm 12 chương, tập trung vào những vấn đề chính như sau: Một là, bảo vệ quyền sở hữu tài sản xã hội của nhà nước quân chủ chuyên chế Ấn Độ cổ đại và các đẳng cấp trên như quyền sở hữu ruộng đất, ao hồ, nguồn nước đồ vật. Hai là, đề cao tính đẳng cấp, uy quyền của thần học trong xã hội. Ba là, qui định về các luật làm hợp đồng mua bán, vay nợ cầm cố Cuối cùng là những qui định về hôn nhân và gia đình trong xã hội Ấn Độ cổ đại. 33 2.2.2. Luật Narada (Nârada) Về thời gian ra đời: nhiều nhà nghiên cứu cho rằng pháp điển Narada được hoàn thành vào những thế kỉ đầu CN để ghi lại những quy tắc xã hội đã được xác định thành luật lệ, có tính chất phổ biến. Về tên gọi và nguồn gốc: Nârada còn được biết đến với tên gọi Nârada smriti hay Nâradîya Dharmasâstra và thường được viết gọn là Narada hoặc Nârada. Nhiều người cho rằng Nârada-smriti hoặc Nâradîya Dharmasâstra đầu tiên có nguồn gốc từ bộ luật Manu, là một bản tóm tắt và cụ thể hóa của Manu. Điều khiến cho Narada được giới học giả thế giới chú ý vì nó đã đề cập đến nguồn gốc và lịch sử của quyển sách pháp luật của Ấn Độ cổ đại (bộ luật Manu). Một số ý kiến đã khẳng định Narada là phần kế tiếp của bộ luật Manu vì theo truyền thuyết các tác giả của bốn phiên bản luật pháp được phân công biên soạn là Manu, Narada, Mârkandeya, và Sumati (con trai của Bhrigu) và Narada-smriti được mô tả là một bản rút gọn, do Narada, con thứ chín hoặc Vyavahâra (thần pháp lý) biên soạn từ bộ luật gốc [15; Introduction]. Về nội dung chính: Dung lượng nguyên bản của Narada khoảng 100.000 sloka. Phần đầu tiên của Narada là sự rút gọn của chương thứ 9 trong bộ luật Manu, được gọi là mâtrikâ hay Vyavahâra có tên là “Tóm tắt thủ tục tố tụng theo pháp luật” hoặc “Quy định chung về thủ tục”. Đây được coi như tóm lược toàn bộ nội dung của bộ luật hay khái quát chung về bộ luật [15; Introduction]. Nội dung chính của Narada được chia thành 18 chương đề cập đến nhiều nội dung khác nhau của xã hội Ấn Độ thời cổ đại như: những quy định về kinh tế, đẳng cấp, công xã nông thôn, thừa kế tài sản, hôn nhân gia đình và nhiều vấn đề xã hội khác..... Nhiều người cho rằng Narada có mối quan hệ chặt chẽ với bộ luật Manu, thậm chí một số ý kiến còn cho rằng Narada là một bản rút gọn của Manu, dễ nhớ hơn và thực tiễn hơn. Bên cạnh đó, cũng có một số ý kiến khác cho rằng Narada là một bộ luật khác nhưng được xây dựng dựa trên những nội dung cơ bản được phản ánh trong Manu. Nếu Manu mang ý nghĩa tôn giáo và là bộ bách khoa thư nhiều hơn thì Narada là một bộ luật của nhà nước mang đúng ý nghĩa pháp luật hơn. Hiện nay, những giải thích về nguồn gốc thần thánh và có tính chất huyền thoại của Narada đã tương đối rõ ràng. Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu cho rằng đã có nhiều bằng chứng hơn để chứng minh cho mối liên hệ gắn bó mật thiết giữa Manu và Narada 34 [15; Introduction]. Dù là quan điểm nào thì có một điều không thể phủ nhận và có thể nhận thấy rất rõ trong văn bản của Narada là có rất nhiều điều được trích lại từ bộ luật Manu (thể hiện trong phần chú thích ở cuối mỗi chương, có ít nhất là 1/3 chú thích từ Manu) hoặc có rất nhiều điều luật của Narada có nội dung tương tự như các điều luật trong Manu nhưng được diễn đạt khác đi hoặc rút ngắn lại, làm cho dễ hiểu hơn. Dù không có sức thu hút và ảnh hưởng mạnh mẽ như Manu, nhưng Narada lại có vị trí riêng, là một bản luật ngắn gọn những quy tắc mà tất cả người Ấn Độ đều phải biết và tuân theo, không phải là luật của tôn giáo, mà nó là luật của nhà nước. Cũng có thể nói khác đi là Narada đã đưa Manu đến gần với thực tiễn và được thực hiện một cách nghiêm ngặt trong đời sống. 2.2.3. Tác phẩm Arthashastra Tác giả của tác phẩm Arthashastra là Kautilya Chanakya (370 – 283 TCN). Ông là một giáo viên, triết gia, cố vấn hoàng gia của vương triều Môrya (321 – 232 TCN). Từ khi còn nhỏ, Kautilya đã say mê nghiên cứu chính trị, sau khi hoàn thành việc học, Kautilya bắt đầu giảng dạy ở Taxila. Cuộc đời của Kautilya gắn liền với Chandragupta – người sáng lập vương triều Môrya. Vừa can đảm, vừa tài giỏi cùng với sự giúp đỡ của Kautilya, Chandragupta đã làm cho vương triều Môrya phát triển thịnh đạt về nhiều mặt. Với những đóng góp của mình cho vương triều Môrya, Kautilya còn được coi là nhà tư tưởng lớn và nhà ngoại giao nổi tiếng của Ấn Độ thời cổ đại. Kautilya đã để lại hai cuốn sách nổi tiếng là Arthashastra và Nectishastra. Nectishastra là cuốn sách luận về lí tưởng của cuộc sống, cho thấy những nghiên cứu của Kautilya về cuộc sống của người dân Ấn Độ. Kautilya nói đến cách họ phải ứng xử như thế nào trong cuộc sống. Còn Arthashastra thảo luận về chính sách tiền tệ và tài chính, phúc lợi xã hội, quan hệ quốc tế và các chiến lược chiến tranh chi tiết. Tác phẩm này cũng chỉ ra những nhiệm vụ của người cai trị đất nước. Arthashastra được đánh giá là luận văn về kinh tế và chính trị nổi tiếng nhất của Ấn Độ thời cổ đại. Arthashastra gồm có 15 tập, 150 chương, 180 phần và 6000 câu thơ đề cập đến nhiều vấn đề khác nhau, bao gồm cả lí luận và thực tiễn quản lí đất nước, quản lí xã hội. Nó bàn đến các nghĩa vụ và bổn phận của nhà vua, thượng thư và đại thần, các cuộc họp hội đồng, các bộ trong nội các, vấn đề ngoại giao, chiến tranh và hòa 35 bình, quân đội và kỉ luật v.v... Ngoài ra, những vấn đề khác cũng được trình bày khá tường tận trong cuốn luận văn này như thương mại, mậu dịch, tài chính và tiền tệ, ngân khố, pháp luật và tòa án, nha phủ, đô thị, tập tục xã hội, cưới xin, li dị và tái giá, quyền lợi của phụ nữ, thuế khóa và thu nhập quốc dân v.v....Chế độ Varna được nói tới trong tác phẩm này chủ yếu là những quy định về quyền lợi, nghĩa vụ kinh tế và chính trị của các đẳng cấp. Nhìn chung, phạm vi của Arthashastra rất rộng lớn, nó cung cấp những tri thức về mọi lĩnh vực cũng như cách quản lý, khuôn khổ pháp lí một vương quốc. Mặc dù tác phẩm Arthashastra của Kautilya được viết ra cách đây hàng ngàn năm, nhưng những tư tưởng của Kautilya vẫn còn sống động và hiện thực với thời đại ngày nay. 2.2.4. Mahabharata và Bhagavad Gita Theo ý kiến của nhiều nhà nghiên cứu, sử thi Mahabharata được sáng tác vào khoảng thế kỉ X – IX TCN, được lưu truyền rộng rãi từ thế kỉ V TCN và được bổ sung, sửa đổi đến thế kỉ V mới hoàn thành. Tác phẩm được viết bằng tiếng Sanskrit, nguyên bản lúc đầu có thể lên đến hàng vạn câu thơ, nhưng đến nay chỉ sưu tầm được 110.000 slôka (câu thơ đôi) gồm 22 vạn dòng, dài gần bằng 8 lần tác phẩm “Ôđixê” và “Iliat” của Hy Lạp cộng lại. Tương truyền tác giả của bộ sử thi này là Vyasa. Từ này cũng có nghĩa là “người sưu tập”. Thực tế có lẽ nó được tập hợp và chỉnh lí bởi hàng trăm thi sĩ dân gian từ những năm đầu của thiên kỉ I TCN đến thời Gupta, thế kỉ V CN. Cho nên, nó vốn là bản anh hùng ca chiến trận của đẳng cấp Kshatriya, về sau lại bị đẳng cấp Bàlamôn lồng thêm vào nội dung mới. Bản thân sự tích chiến trận chỉ chiếm 20% số câu. Phần còn lại, mượn lời các nhân vật để nói về thiết chế đẳng cấp, luật lệ, về di sản, cưới xin, phong tặng, lễ nghi. Qua đó, dạy bảo người dân về luật Manu, quan niệm Yoga, nguyên tắc đạo đức, triết học Sankhya và Upanishad. Mahabharata được coi là bộ “bách khoa toàn thư” vĩ đại của Ấn Độ. Nó đã phản ánh khá toàn diện đời sống vật chất, tình cảm và trí tuệ của người Ấn Độ trong buổi bình minh của lịch sử. Sự lắp ghép quan trọng nhất vào nội dung chính của bộ sử thi Mahabharata là tác phẩm Bhagavad Gita (Bài ca về Đấng Chí Tôn) gồm 700 câu thơ. Tuy nhiên, bài ca này còn được coi như một tác phẩm độc lập. 36 Nội dung chủ yếu của tác phẩm là cuộc đối thoại lạ kỳ, nhiều tính chất tượng trưng giữa chàng dũng sĩ Arjuna với người bạn và cũng là người đánh xe của mình là Krisna trong đêm trước khi ra trận. Arjuna trở thành biểu tượng của con người bị dày vò, tinh thần con người từ thời đại này qua thời đại khác vẫn bị day dứt bởi các nghĩa vụ và đạo lý xung đột lẫn nhau. Từ cuộc đàm thoại này chúng ta được từng bước đưa đến những địa hạt cao hơn và không riêng tư hơn của chủ nghĩa cá nhân và hành vi xã hội của việc áp dụng đạo đức vào đời sống con người, của quan niệm tôn giáo phải cai quản tất cả [41; tr.172 - 173]. Bhagavad Gita được coi là bản tổng kết sâu sắc và cô đọng các quan điểm tôn giáo – triết học – đạo đức, là cuốn “kinh thánh” của đạo Hinđu. Một triết gia Ấn Độ đã nhận định: “Trong tất cả mọi thánh kinh của nhân loại, có lẽ không có cuốn nào lại vĩ đại, đầy đủ và vắn tắt như cuốn Bhagavad Ghita” [33; tr.143]. 2.2.5. Ramayana Theo phỏng đoán của nhiều nhà nghiên cứu Ấn Độ thì Ramayana được truyền miệng từ thế kỉ VI – V TCN. Rađakrixnan, một học giả Ấn Độ cho rằng Ramayana được biên soạn sau tác phẩm Mahabharata, mặc dầu nội dung câu chuyện ra đời ở một thời xa xưa hơn. Còn H. Đ. Xankalia, nhà khảo cổ học Ấn Độ, phát biểu năm 1967 trong một hệ thống bài giảng về tác phẩm Ramayana của mình ở trường Đại học tổng hợp Burôđa (Ấn Độ), thì khẳng định rằng tác phẩm Ramayana ra đời vào thế kỉ III TCN [51; tr. 62-63]. Theo truyền thuyết, tác giả của Ramayana là Vanmiki, nhưng có lẽ ông cũng chỉ là người chỉnh lí, hoàn thiện một công trình tập thể của hàng trăm nghệ sĩ dân gian, sáng tác trong thời gian dài hàng thế kỉ. Ramayana phản ánh một giai đoạn muộn hơn Mahabharata ít nhiều, khi người Aryan đã mở rộng địa bàn cư trú về phía đông, đến trung và hạ lưu sông Hằng, đã tiến về phương Nam và vượt biển sang đảo Lanka. Tác phẩm được chia làm 500 đoạn, gồm 24.000 slôka với gần 5 vạn câu. Sử thi Ramayana đã phản ánh xã hội Ấn Độ đang phân hóa, đứng trước ngưỡng cửa của xã hội có giai cấp và sự hình thành nhà nước. Cuộc xung đột giữa Rama và Ravana được nhiều người cho rằng đó chính là cuộc đấu tranh trên con đường phát triển giữa cư dân nông nghiệp ở lưu vực sông Hằng chuyển từ săn bắt, hái lượm sang định cư làm nông nghiệp. Họ dùng công cụ đồng và đá để đẽo các dụng cụ bằng gỗ, nhất là lưỡi cày. Họ còn đan bện các đồ dùng bằng lau sậy, thuộc da làm đồ gốm. Kĩ 37 nghệ luyện sắt được áp dụng, đã thúc đẩy nghề rèn đúc kim khí (đồng, sắt), làm đồ gỗ, nhất là xe kéo, nhà cửa. Bắt đầu xuất hiện thương nghiệp, hoạt động trao đổi sản phẩm nông nghiệp và thủ công nghiệp giữa ...nôva K.A– Bônga Lêvin G.M – Kôtôpxki G.G (1983), Lịch sử Ấn Độ, Nguyễn Việt (dịch), Tài liệu viết tay, Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 19. Đặng Nguyên Anh (1989), Về sự nghiên cứu Hệ thống đẳng cấp xã hội Ấn Độ từ góc độ của lý thuyết phân tầng xã hội, Tạp chí Xã hội học, số 3. 20. Đinh Ngọc Bảo (chủ trì), Luật Manu trong xã hội Ấn Độ xưa và nay, đề tài khoa học cấp Bộ, mã số B2009-17-205, nghiệm thu năm 2012. 21. Đinh Ngọc Bảo – Nguyễn Thu Hà (2008), Quan niệm của Hinđu giáo về trật tự xã hội qua Luật Manu, Nghiên cứu Đông Nam Á, số 6. 22. Doãn Chính (2001), Vêđa Upanishad, Những bộ kinh triết lý tôn giáo cổ Ấn Độ, NXB Văn hóa, Hà Nội. 23. Doãn Chính (2004), Lịch sử tư tưởng triết học Ấn Độ cổ đại, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 24. Doãn Chính, Vũ Quang Hà, Nguyễn Anh Thường, Đinh Hùng Dũng (2005), Kinh văn của các trường phái triết học Ấn Độ, NXB Đại học Quốc Gia Hà Nội. 25. Doãn Chính (2008), Tư tưởng giải thoát trong triết học Ấn Độ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 26. S.A Dange (1955), Ấn Độ từ chế độ cộng sản nguyên thủy đến chế độ chiếm hữu nô lệ, Nguyễn Thừa Hỷ (dịch), NXB Nhân dân. 27. Will Durant (2006), Lịch sử văn minh Ấn Độ, Nguyễn Hiến Lê dịch, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 28. Vũ Dương (1978), Xung quanh vấn đề bản chính, bản sao, Tập san Văn thư lưu trữ, số 1 29. Cao Huy Đỉnh (1993), Văn hóa Ấn Độ, NXB Văn hóa, Hà Nội. 30. Cao Huy Đỉnh (2003), Tìm hiểu thần thoại Ấn Độ, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 31. Phan Thu Hiền (1999), Sử thi Ấn Độ, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. 32. Nguyễn Quốc Hùng (1993), Những nền văn minh rực rỡ cổ xưa, Tập 1: Ai Cập, Tây Á, Ấn Độ, NXB Quân đội nhân dân. 33. Nguyễn Thừa Hỷ (1986), Tìm hiểu văn hóa Ấn Độ, NXB Văn hóa, Hà Nội. 34. Nguyễn Thừa Hỷ (1986), Ấn Độ qua các thời đại, NXB Giáo dục, Hà Nội. 35. Đinh Trung Kiên (1993), Những nền văn minh cổ xưa rực rỡ, NXB Giáo dục, Hà Nội. 36. Đinh Trung Kiên (1995), Ấn Độ hôm qua và hôm nay, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 37. Nguyễn Lân (1989), Từ điển từ và ngữ Hán Việt, NXB Thành phố Hồ Chí Minh 38. Phan Ngọc Liên, Nguyễn Ngọc Cơ (đồng chủ biên) (2011), Lịch sử Sử học Việt Nam, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 39. C. Mác và Ph.Ăng – ghen (1993), Toàn tập, tập 9, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 40. R.K. Narayan (1985), Sử thi Ấn Độ Ramayana, Đào Xuân Quý dịch, NXB Đà Nẵng. 41. Jawaharlal Nehru (1990), Phát hiện Ấn Độ (bản dịch), Tập 1, NXB Văn học, Hà Nội. 42. Lương Ninh (Chủ biên) (2001), Lịch sử thế giới cổ đại, NXB Giáo dục, Hà Nội. 43. Lương Ninh (Chủ biên) (2003), Lịch sử văn hóa thế giới cổ- trung đại, NXB Giáo dục, Hà Nội. 44. Vũ Dương Ninh (Chủ biên) (1995), Lịch sử Ấn Độ, NXB Giáo dục. 45. Cao Xuân Phổ, Trần Thị Lý (1997), Ấn Độ xưa và nay, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 46. Vương Quyền (1978), Bàn thêm về bản gốc, Tập san Văn thư lưu trữ, số 3 47. Albert Schweitzer (2008), Tư tưởng Ấn Độ theo dòng lịch sử, Kiến Văn - Tuyết Minh (dịch) NXB Văn hóa Thông tin. 48. Chiêm Tế (2000) Lịch sử thế giới cổ đại, Tập 1, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 49. Nguyễn Lệ Thi (1977), Thư tịch cổ Việt Nam viết về Đông Nam Á, Ủy ban khoa học xã hội Việt Nam, Ban Đông Nam Á. 50. Đặng Hữu Toàn, Trần Nguyên Việt, Đỗ Minh Hợp, Nguyễn Kim Lai (2005), Các nền văn hóa thế giới, tập 1, NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 51. Lưu Đức Trung (2006), Văn học Ấn Độ, NXB Giáo Dục, Hà Nội. 52. Heinrich Zimmer (2006) Triết học Ấn Độ một cách tiếp cận mới, Lưu Văn Hy (dịch), NXB Văn hóa Thông tin. B. Tài liệu tham khảo Tiếng Anh 53. A.S. Altekar (2001), State and Government in ancient India, Motilal Banarsidass, Delhi, India. 54. B.R.Ambedkar (1916), Caste in India: Their mechanism, genesis and development”, The Awami Press, N.G Road, Jullundur City, Punjab, India. 55. Burjor Avari (2007), India: The ancient past from 7000 BC to AD 1200, Published in The Taylor and Francis Group e –Library. 56. Sures Chandra Banerji (1997), Society in ancient India, D.K printworld (P) ltd, New Delhi, India. 57. Adré Beiteille (1965), Caste, Class and Power, University of California Press, United States of America. 58. Adré Beiteille (1997), Society and Politics in India, New Delhi, Oxford University Press. 59. L. Thara Bhai (1987), Changing Patterns of Caste & Class Relations in South India: Social stratification & Social mobility, Gian Publishing House, Shakti Nagar, Delhi, India. 60. Jogendra Nath Bhattacharya (1896), Hindu Castes and Sects, Calcutta: Thacker, Spink and Co., 61. E. A. H. Blunt (2010), The Caste system in Northern India, Isha Books, New Delhi, India. 62. Roger Boesche (2002), The First Great Political Realist - Kautilya and his Arthashastra, Lexington Books, USA. 63. Maganlal A. Buch (2003), The principles of Hindu Ethics, Bharatiya Kala Prakashan, New Delhi, India. 64. Haripada Chakraborti (1999), Hindu Intercaste Marriage in India: Ancient and Modern, Sharada Pub House. 65. Ramesh Chandra – Sangh Mittra (2003), Caste system in India, Ajay Verma for Commonwealth Publishers, India. 66. Ramesh Chandra (2005), Identity and Genesis of Caste system in India, Kalpaz Publication, Satyawati Nagar, Delhi, India. 67. S.K.Chatterjee (1996), The Scheduled Castes in India, Volume 1, Gyan Publishing house, New Delhi, India. 68. R.S. Chaurasia (2002), History of Medieval India from 1000 A.D to 1707 A.D, Atlantic Publishers and Distributors, New Delhi, India. 69. Stephen Philip Cohen (2001), Emerging Power India, The Brookings Institution, Washington D.C. 70. Herbert Cowell (1871), The Hindu law, Calcutta: Thacker, spink and Co, Bombay, India. 71. J.D.M. Derrett (1975), Manavadharmasastra, Wiesbaden, Germany 72. Nicholas B. Dirks (2001), Castes of Mind: Colonialism and the Making of Modern India, Princeton University Press, New Jersey, United States of America. 73. Abbe J A.Dubois (2011), Hindu Manner, Customs and Ceremonies, Rupa Publication India Pvt.Ltd, New Delhi, India. 74. Thomas Egenes – Kumuda Reddy (2002), Eternal stories from the Upanishads, Smriti Books, New Delhi, India. 75. Jayant Gadkari (1996), Society and Religion from RigVeda to Puranas, Popular Prakashan Pvt Ltd., Bombay, India. 76. K.D Gangrade, Social Legislation in India, Vomume I, Concept Publishing company, Delhi. 77. D.K. Ganguly (1994), Ancient India: History and Archaeology, Abhinav Publications, New Delhi. 78. Richard Garbe (1897), Philosophy of ancient India, Chicago, The Open Court Publishing Company. 79. G.S Ghurye (1932), Caste and Race in India, Kegan Paul-Trench - Trubner &co., Ltd, Broadway House 68 – 74, Carter Lane, E.C, London. 80. Balkrishna Govind Gokhale (1995), Ancient India: History and Cultural, Popular Prakashan Pvt.Ltd., Mumbai, India. 81. Ananda Guruge (1991), The society of the Ramayana, Shakti Malik Abhinav Publications, New Delhi, India. 82. Dipankar Gupta (2000), Interrogating Caste, Penguin Books, India. 83. Dipankar Gupta (2004), Caste in Question, Sage Publications India, New Delhi, India. 84. C.Dwarakanath Gupta (1999), Social – Cultural History of an Indian Caste, Naurang Rai for Mittal Publications, New Delhi, India. 85. Shanti Swarup Gupta (1991), Varna castes and Cheduled castes, Ashok Kumar Mittal, Concept Publishing Company, India. 86. Sol Hol - John R.O’Connor, Exploring World History- A Global Approach, Globe Book Company, Inc. 87. A.V. Williams Jackson (1906), History of India, London The Grolier Society Publishers. 88. Narendra Jadhav (2005), Untouchables, University of California Press, USA. 89. Christophe Jaffrelot (2003), India’s Silent Revolution – The Rise of the lower Castes in North India, C.Hurst & Co. (Publishers) Ltd., London. 90. Christophe Jaffrelot (2010), Religion, Caste and Politics in India, Primus Books, Delhi, India. 91. S.V. Ketkar, History of Caste in India, Nrupathunga Road, Bangalore, India. 92. Hermann Kulke, Dietmar Rothermund (2004), A History of India, Fourth Edition, Routledge - Taylor and Francis Group, London and New York. 93. Arvind Kumar (2005), Other Backward Classes in India Myth and Reality, volume 1, Anmol Publications Pvt., Ltd, New Delhi, India. 94. Raj Kumar (2006), History of the Brahmans, Kalpaz Publication, New Delhi. 95. E.R.Leach (1971), Aspects of caste in South India, Ceylon and North – West Pakistan, The Syndics of Cambridge University Press. 96. Robert Lingart (1997), The classical law India, New Delhi: Thompson Press, India. 97. Rajiv Malhotra, Aravindan Neelakandan (2014), Breaking India – Western Interventions in Dravidian and Dalit Faultline, Amaryllis, New Delhi, India 98. Adrian C. Mayer (1960), Caste and Kinship in central India, University of California Press, United States of America. 99. Sushil Mittal & Gene Thursby (2007), The Hindu World, Rouledge, New York. 100. Monoranjan Mohanty (2004), Class, Caste, Gender, Sage Publications India Pvt Ltd, New Delhi, India. 101. Promatha Nath Mullick and M.N. Dutt (1934), Mahabharata: A Critical Study 1934, Calcutta, India. 102. P. Lakshmi Narasu (2003), A Study of Caste, Asian Educational Services, New Delhi, India. 103. R.K. Narayan (2000), The Indian epics retold, Penguin Books, New Delhi, India. 104. Rosalind O’Hanlon (2010), Caste, Conflict, and Ideology, Permanent black Publishers, India. 105. Patrick Olivelle (2013), King, Governance, and Law: Kautilya’s Artharsastra: a new annotated translation, Oxford University Press, branch in NewYork, USA. 106. John Oman (2005), The Great Indian Epics: The stories of the Ramayana and the Mahabharata, Kessinger Publishing, India. 107. Gail Omvedt (2006), Dalit Visions, Orient Longman Private Limited, New Delhi, India. 108. Rosa Maria Perez (2004), Kings and Untouchables – A study of the Caste system in Western India, DC Publishers, New Delhi, India. 109. R.K Pruthi (2004), Indian Caste System, Discovery Publishing House, New Delhi, India. 110. Justice K. Ramaswamy (2010), Ancient Indian Law: Eternal Values in Manu Smriti, Universal Law Publishing Co. Pvt.Ltd., New Delhi, India. 111. T.A. Gopinatha Rao (1993), Elements of Hindu Iconography, Motilal Banarsidass Publishers private limited, New Delhi. 112. C. Hayavadana Rao (1931), Indian Caste System: A Study, Asian Educational Services, New Delhi, India. 113. Raka Ray and Mary Fainsod Katzenstein (2005), Social Movements in India, Rowman & Littlefield Publishers, Inc., USA. 114. Ratna G. Revankar (1971), The Indian Constitution – A Case Study of Backward Classes, Associated University Press, Inc, New Jersey, USA. 115. Rowena Robinson (2004), Sociology of Religion in India, Sage Publications India Pvt Ltd, New Delhi, India. 116. R. V. Russell (2010), The Tribes and Castes of the Central Provinces of India, 4 tập, General Books. 117. S.N. Sadasivan (2000), A Social history of India, S.B Nangia, A.P.H Publishing Corporation. 118. K.M Saran (1957), Labour in Ancient India, Vora & Co., Publishers private Ltd, Bombay. 119. Emile Senart (1930), Caste in India, the facts and the system, Sir Edward Denison Ross biên dịch, Methuen & co., ltd., 120. Rajendra K. Sharma (2004), Rural Sociology, Atlantic Publishers and Distributors, New Delhi, India. 121. Rajendra K. Sharma (2004), Indian Society Institutions and Change, Atlantic Publishers and Distributors, New Delhi, India. 122. R.S. Sharma (1958), Sudras in ancient India, Motilal Banarsidass Publishers private limited, New Delhi, India. 123. Ornit Shani (2007), Communalism, Caste and Hindu Nationalism, Cambridge University Press, UK. 124. Milton Singer and Bernard S.Cohn (1968), Structure and Change in Indian Society, Chicago: Aldine Pub. Co., USA. 125. Ekta Singh (2009), Caste system in India: A Historical Perspective, Kalpaz publications, C-30, Satyawati Naga, Delhi. 126. M.N. Srinivas (2005), Social change in modern India, Orient Longman Private Limited, New Delhi, India. 127. Subcontration’s Monograph, India: Asociological background, volume 1, Human Relation Area Files, Inc. Box 2054 Yale Station, New Haven, Conecticut. 128. Romila Thapar (1984), A History of India, volume one, Penguin Books. 129. Romila Thapar (2002), The Penguin history of early India from ogirins to AD 1300, Penguin Books. 130. Romila Thapar (2004), Ancient Indian Social History Some Interpretations, Orient Longman Private Limited, New Delhi, India. 131. Edgar Thurston (2001), Castes and Tribes of Southern India, Asian Educational Services, New Delhi. 132. C.V. Vaidya (2001), Epic India, Asian Educational Services, New Delhi, India. 133. Judith E.Walsh (2006), A brief history of India, Facts on File, Inc, An imprint of Infobase Publishing. 134. John Wilson D.D (1877), Indian Caste, volume 1, Times of office, Bombay, William Blackwood &Sons, Edinburgh & London, The times of India Steam Press. C. Tài liệu Internet 135. 136. Swami Adiswarananda, Hinduism: The Universe, nguồn: 137. Joshi Barbara R., India’s untouchables, nguồn: untouchables 138. Alok Pandey, Nirupama Pathak: Dishonour killing or suicide? (update August 24, 2010), nguồn www.ndtv.com 139. Madhur Singh, Why Are Hindu Honor Killings Rising in India? (update May 25, 2010), nguồn www.time.com 140. Tâm thức phân chia giai cấp tại Ấn Độ (cập nhật 17/11/2010), nguồn www.truyenthongconggiao.org 141. Tầng lớp tiện dân (Dalit) trong chế độ đẳng cấp ở Ấn Độ (cập nhật 10/4/2008), nguồn www.3tsite.org 142. Thủ tướng Ấn Độ lên án chế độ đẳng cấp (cập nhật 25/12/2006), nguồn www.lanhdao.net PHỤ LỤC Phụ lục 1. Lược đồ và ảnh 1.1. Lược đồ Ấn Độ thời cổ đại Nguồn: india.html 1.2. Lược đồ các cuộc xâm nhập của người Aryan vào Ấn Độ Nguồn: 1.3. Nghề nghiệp của các Varna Nguồn: 1.4. Sự phân tầng xã hội Ấn Độ theo chế độ Varna Nguồn: https://klorraine17.files.wordpress.com/2013/12/caste-system-3.jpg 1.5. Nhiệm vụ, nghề nghiệp của các Varna thời cổ đại và hiện nay Nguồn: Vishal-Agarwal (Vishal Agarwal, Hindu Caste System, p.4) 1.6. Các đặc quyền, việc được làm và không được làm của bốn Varna thời cổ đại và hiện nay Nguồn: Vishal-Agarwal (Vishal Agarwal, Hindu Caste System, p.5) 1.7. Phẩm chất và màu sắc biểu tượng của các Varna Nguồn: Vishal-Agarwal (Vishal Agarwal, Hindu Caste System, p.19) 1.8. Bốn giai đoạn cuộc đời của tín đồ Hinđu giáo Nguồn: 1.9. Đám cưới truyền thống của tín đồ Hinđu giáo Nguồn: 2?select=vnIdDSy1AtbMwWldnWc2Fw 1.10. Tục lệ tảo hôn vẫn còn duy trì ở Ấn Độ hiện nay Nguồn: https://www.globalgiving.org/projects/prevent-child-marriage- through-education/reports/?pageNo=3 1.11. Người Dalit đấu tranh đòi quyền bình đẳng ở Ấn Độ Nguồn: www.ssvk.org Phụ lục 2. Hình ảnh tư liệu gốc 2.1. Luật Manu – bản dịch của Wendy Doniger và lời giới thiệu của Brian. K. Smith 2.2. Tác phẩm Arthashastra – bản dịch của L. N. Rangarajan 2.3. Tác phẩm Arthashastra – bản dịch của R. Shamasastri 2.4. Luật Narada, in trong cuốn “The Minor Law books”, nằm trong bộ sách “The Sacred books of the East”, do Julius Jolly dịch 2.5. Sơ đồ thành phố thời Kautilya và cảnh quan xung quanh Nguồn: The Arthashastra (1992), L. N. Rangarajan dịch, Penguin books, tr.164 Chú thích: Cung điện hoàng gia ở giữa thành phố, bên ngoài thành phố là các lò hỏa táng dành cho các Varna trên, phía sau nơi hỏa táng và gần các lùm cây là nơi sinh sống của những kẻ ngoại đạo và Chandala. 2.6. Sơ đồ kế hoạch thành phố tăng cường của Kautilya Nguồn: The Arthashastra (1992), L. N. Rangarajan dịch, Penguin books, tr.165 Chú thích: sơ đồ này phân chia vị trí sinh sống, cổng ra vào thành phố của các Varna trong thành phố. 2.7. Lương của các chức quan trong chính quyền trung ương thời kì của Kautilya Nguồn: The Arthashastra (1992), L. N. Rangarajan dịch, Penguin books, tr.258 – 261 Chú thích: Những vị trí hưởng lương cao nhất trong chính quyền (48.000 pana) là đẳng cấp Brahman: tăng lữ tế lễ, thầy dạy của vua và các Purohita (Hội đồng thượng thư) và một số thành viên trong hoàng tộc. 2.8. Sơ đồ cơ cấu tổ chức chính quyền trung ương và địa phương thời kì của Kautiya Nguồn: The Arthashastra (1992), L. N. Rangarajan dịch, Penguin books, tr.182 2.9. Việc phân chia tài sản thừa kế theo trật tự Varna Nguồn: The Arthashastra (1992), L. N. Rangarajan dịch, Penguin books, tr.386 2.10. Một số quy định về thừa kế tài sản Nguồn: The Arthashastra (1992), L. N. Rangarajan dịch, Penguin books, tr.387 2.11. Những mối quan hệ bị nghiêm cấm giữa các Varna Nguồn: The Arthashastra (1992), L. N. Rangarajan dịch, Penguin books, tr.447 Phụ lục 3: Thống kê văn bản 3.1. Sự phản ánh của các thư tịch cổ về chế độ Varna theo từng đẳng cấp Nội dung Manu Narada Arthashastra Khái quát chung về chế độ Varna, về bốn Varna 1. Chương 1: điều 2, 87, 106, 107, 108 2. Chương 2: điều 11, 18, 24, 26, 32, 62, 63, 64, 65, 79, 80, 127, 132, 137, 164, 165, 167, 168, 169, 190 3. Chương 3: 12, 15, 22, 24, 43, 44, 120, 144, 150, 249 4. Chương 4: 165, 166, 169, 190, 192, 223, 224, 225 5. Chương 5: 5, 19, 25, 26, 33, 42, 43, 83, 92, 99, 132, 167 6. Chương 8: 68, 83, 87, 88, 104, 113, 123, 142, 267, 268, 269, 341, 348, 359, 365, 366, 379, 390 7. Chương 9: 85, 86, 123, 125, 136, 151, 153, 156, 229 8. Chương 10: 1, 4, 5, 6,7, 8, 10, 11, 12, 13, 14, 20, 24, 27, 28, 30, 41, 43, 57, 61, 63, 65, 67, 69, 73, 130 1. Chương 1: 2, 5, 6, 8, 50, 58, 100, 134, 154, 199, 248, 322, 335 2. Chương 5: 4, 39 3. Chương 12: 4, 23, 29, 38, 40, 44, 53, 70, 73, 74, 75, 97, 102, 103, 104,105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113 4. Chương 13: 9, 14 5. Chương 15: 15, 16, 17 6. Chương 18: 6, 33 1. Quyển 1: chương 3, câu 5 – 8 2. Quyển 2: chương 4, câu 9 -11- 13-15; chương 4, câu 21-22 3. Quyển 3: chương 13, câu 4; chương 13, câu 5 -8; chương 13, câu 9; chương 7, câu 36; chương 6, câu 17 – 18; chương 11, câu 34 – 38; chương 18, câu 5 -7, chương 19, câu 4; chương 13, câu 1; chương 4, câu 18 4. Quyển 4: chương 13, câu 1, 32 5. Quyển 7: chương 11, câu 12 9. Chương 11: 34, 47, 90, 91, 102, 103, 140, 151, 154, 155, 158, 170, 175, 179, 192, 193, 199, 212, 213, 214, 225, 227, 236, 257 10. Chương 12: 70, 97 Về Brahman 1. Chương 1: điều 88, 92 đến 105, 109 2. Chương 2: điều 31, 65, 78, 87, 114, 115, 122, 125, 126, 135, 140, 142, 150, 155, 157, 158, 162, 166, 175 đến 189, 191 đến 212, 216 đến 222, 226, 241 đến 249 3. Chương 3: điều 1 đến 5, 14, 17, 35, 36, 39, 93, 94, 103, 105 đến 115, 119, 126, 129, 132, 134, 136, 138, 140, 159, 160, 209, 229, 230, 234, 241, 253, 262, 267, 296 4. Chương 4: điều 1 đến 5, 8 đến 21, 24, 25, 27 đến 84 , 91 đến 102, 104 đến 123, 125, 127 đến 136, 142, 147 đến 150, 153, 162, 167, 179, 182, 197 đến 199, 205, 206, 208, 236, 237, 245, 259, 1. Chương 1: 12, 18, 32, 56, 57, 59, 60, 61, 62, 63, 64, 65, 67, 81, 112, 113, 158, 179, 186, 225, 277, 289, 334 2. Chương 3: 8, 9, 10, 11, 14, 15 3. Chương 7: 6, 7 4. Chương 12: 5, 37, 71, 78, 98 5. Chương 13: 52 6. Chương 14: 9, 16 7. Chương 15 và 16: 11, 20, 31 8. Chương 18: 12, 15, 36, 39, 41, 42, 47, 49, 51, 54 1. Quyển 1: chương 19, câu 29, câu 31; chương 18, câu 9; chương 6, câu 5 -6; chương 16, câu 14 – 15 2. Quyển 2: chương 1, câu 7; chương 12, câu 33; chương 24, câu 30, chương 36, câu 5; chương 28, câu 18 3: Quyển 3: chương 5, câu 28; chương 11, câu 20, 29; chương 16, câu 28, 32; chương 20, câu 22; chương 10, câu 9, 44; chương 6, câu 22 – 23 -24; chương 20, câu 14; chương 14, câu 37 - 38 4. Quyển 4: chương 8, câu 19, 20 – 27; chương 11, câu 11 – 12; chương 10, câu 13; chương 12, câu 21 5. Quyển 5: chương 2, câu 37 6. Quyển 9: chương 2, câu 23 260 5. Chương 5: 2, 4, 21, 23, 27, 36, 37, 65, 79, 81, 87, 88, 91, 100, 101,102, 104, 108, 127, 138, 159 6. Chương 6: điều 1 đến 29, 32 đến 61, 69, 70, 85, 87, 88, 89, 91, 93,94, 96, 97 7. Chương 7: 58, 59, 75, 78, 79, 82, 83, 84, 85 8. Chương 8: 1, 9, 10, 11, 37, 60, 64, 73, 89, 102, 112, 124, 169, 206, 210, 272, 275, 276, 317, 325, 338, 340, 349, 350, 376, 377, 378, 380, 381, 383, 385, 388, 391, 392, 393, 407, 411, 412, 413, 417 9. Chương 9: 45, 87, 149, 150, 178, 188, 189, 198, 235, 237, 241, 244, 245, 248, 268, 313 đến 317, 319 đến 323, 327, 335 10. Chương 10: 2, 3, 15, 16, 21, 62, 64, 66, 74, 75, 76, 77, 80, 81, 82, 83, 92, 93, 101, 102, 103, 105 đến 110, 112, 113, 117 11. Chương 11: 2, 3, 4, 6, 11, 18, 20, 21, 23 đến 26, 29, 31, 32, 7. Quyển 10: chương 3, câu 37; 33, 35 đến 39, 41, 42, 43, 49 đến 52, 55, 68, 73 đến 87, 90, 94, 96, 97, 98, 100, 104, 142, 150, 163, 176, 194, 196, 197, 202, 205 đến 209, 215, 220, 228, 243, 249, 262, 266 12. Chương 12: 48, 55 đến 60, 71, 92, 93, 104, 108, 109 Về Kshatriya 1. Chương 1: 89 2. Chương 2: 135, 138, 139 3. Chương 3: 14, 121, 129, 130 4. Chương 4: 33, 84 đến 87, 91, 110, 130, 135, 136, 218 5. Chương 5: 82, 93 đến 98 6. Chương 7: 1 đến 5, 7 đến 17, 20, 26, 27, 28, 32 đến 40, 43 đến 99, 103 đến 116, 119, 121, 124 đến 126, 128 đến 156, 159 đến 163, 170 đến 179, 182 đến 210, 213 đến 215, 217 đến 227 7. Chương 8: 1, 8, 9, 11, 18, 19, 20, 21, 23, 24, 25, 27 đến 30, 33, 34, 35, 38 đến 49, 60, 62, 64, 73, 128, 169 đến 176, 178, 192, 202, 213, 221, 224, 228, 238, 244, 261, 263, 265, 272, 276, 287, 1. Chương 1: 27, 32, 82, 83, 126, 132, 133, 151, 160, 185, 196, 249, 258, 333, 334 2. Chương 2: 7, 9, 10 3. Chương 3: 6, 18 4. Chương 5: 14, 35 5. Chương 6: 9 6. Chương 7: 5, 6, 8 7. Chương 8: 8 8. Chương 10: 2, 3, 5, 7 9. Chương 11: 7, 11, 27, 32, 36, 42, 43 10. Chương 12: 6, 1. Quyển 1: chương 17, câu 48 – 49 - 50 2. Quyển 7: chương 17, câu 15 – 31, câu 16, 21,22 3. Quyển 8: chương 2, câu 23 4. Quyển 9: chương 2, câu 21; chương 3, câu 14 5. Quyển 14: chương 3, câu 35 302 đến 312, 314, 316, 318, 333 đến 337, 343, 344, 346, 347, 352, 375, 376, 377, 382 đến 387, 390, 391, 395, 398, 399, 402, 411, 412, 420 8. Chương 9: 189, 221, 222, 224, 226, 230 đến 234, 240, 243, 245, 246, 249, 251, 253 đến 256, 262, 266, 269, 270, 275, 276, 278, 280, 292 đến 295, 298, 301 đến 312, 320 đến 325, 327 9. Chương 10: 9, 22, 77, 79, 80, 83, 95, 96, 113, 117, 118, 119 10. Chương 11: 4, 18, 21, 22, 23, 31, 32, 56, 67, 88, 94, 101 11. Chương 12: 46, 71, 100 33, 77, 88, 89, 99 11. Chương 13: 51, 52 12. Chương 14: 16 13. Chương 15 và 16: 13, 14, 18, 19, 20, 28, 30 14. Chương 17: 7 15. Chương 18: 5, 7, 12, 13, 14, 15, 17, 18, 20, 23, 24, 25, 26, 30, 42, 47, 48, 52, 53, 54 Về Vaisya 1. Chương 1: 90, 116 2. Chương 3: 122 3. Chương 4: 84, 210, 214, 216, 218, 219, 220 4. Chương 5: 140 5. Chương 7: 75, 128, 138, 139 6. Chương 8: 62, 64, 169, 230 đến 236, 238 đến 244, 277, 337, 360, 375, 376, 377, 382, 383, 384, 385, 410, 411, 418 7. Chương 9: 326, 327, 328, 1. Chương 1: 19,111, 155, 156, 179 2. Chương 3: 12, 16, 17 3. Chương 5: 5 4. Chương 6: 3, 4, 7, 10, 13, 14 5. Chương 10: 2 6. Chương 12: 99 7. Chương 18: 16 1. Quyển 1: chương 12, câu 6, 7, 8, 9, 10; 20 -23 2. Quyển 12: chương 4, câu 1-3, câu 14 - 21 329, 330 8. Chương 10: 18, 78, 79, 80, 82, 83, 85, 98, 101, 119, 120 9. Chương 11: 14, 67, 88, 94 10. Chương 12: 72 Về Sudra 1. Chương 1: 91, 116 2. Chương 2: 31, 172 3. Chương 3: 122 4. Chương 4: 79, 80, 81, 108, 140, 141, 198, 211, 218, 223, 245, 253 5. Chương 5: 104, 140 6. Chương 8: 21, 22, 62, 66, 68, 70, 270, 277, 279, 280, 281, 282, 337, 374, 383, 385, 410, 413, 414, 417, 418 7. Chương 9: 98, 155, 157, 178, 248, 260, 334, 335 8. Chương 10: 16, 18, 64, 66, 92, 93, 99, 110, 120, 121, 122, 123, 126, 127, 128, 129 9. Chương 11: 13, 42, 43, 67, 70, 141, 153, 222 10. Chương 12: 72 1. Chương 1: 181, 182 2. Chương 5: 22, 23, 25 3. Chương 12: 5, 76, 100 4. Chương 15 và 16: 22, 23, 24, 25, 26 5. Chương 18: 16 1. Quyển 1: chương 3, câu 8 2. Quyển 2: chương 1, câu 2 3. Quyển 3: chương 13, câu 4, 13 4. Quyển 9: chương 2, câu 21 – 24 Về những người 1. Chương 5: 85, 89, 131 2. Chương 8: 68, 385 1. Quyển 1: chương 14, câu 10 2. Quyển 2: Chương 1, câu 28; ngoài đẳng cấp 3. Chương 9: 87 4. Chương 10: 10, 11, 12, 13, 15, 16, 17, 19, 26, 31 đến 40, 46 đến 56 chương 4, câu 23; chương 1, câu 6 3. Quyển 3: chương 2; câu 48; chương 5, câu 30 -32; chương 11, câu 28 – 32; chương 20, câu 16, chương 7, câu 37; chương 19, câu 10; chương 11, câu 28; chương 3, câu 28 4. Quyển 4: chương 10, câu 2; chương 7, câu 26; chương 13, câu 34, 35 5. Quyển 9: chương 2, câu 6 3.2. Thống kê sự phản ánh của các thư tịch cổ về chế độ Varna theo từng lĩnh vực Sự phân biệt Varna trên các lĩnh vực Manu Narada Arthashastra Nguồn gốc ra đời 1. Chương 1: 31, 98 Địa vị của các Varna 1. Chương 1:92, 93, 94, 95, 96, 97, 99, 101, 105 1. Chương 5: 4 2. Chương 14: 16 3. Chương 15, 16: 11, 13, 14 1. Quyển 1: chương 3, câu 5, 6, 7, 8; chương 6, câu 5, 6; chương 16, câu 14, 15; 2. Quyển 2: chương 4, câu 9 -11-13-15; chương 4, câu 21-22 3. Quyển 3: chương 4, câu 18; chương 6, câu 17 – 18; chương 7, câu 36; chương 11, câu 34 – 38; chương 13, câu 1, 4, 5 -8, 9, 13; chương 16, câu 28; chương 18, câu 5 -7; chương 19, câu 4 5. Quyển 7: chương 11, câu 12 6. Quyển 10: chương 3, câu 37 Kinh tế 1. Chương 1: 32, 34, 88, 89, 90, 91, 93, 100 1. Chương 1: 2, 5, 8, 10, 12, 15, 16, 18, 19, 27, 29, 1. Quyển 1: chương 3, câu 8; 2. Chương 7: 119, 128, 130, 134, 138, 139 3. Chương 8: 37, 38, 102, 114, 142, 177, 410, 417 4. Chương 9: 150, 151, 154, 155, 189 5. Chương 10: 92, 93, 95, 96, 98, 99, 120, 121, 123, 129 6. Chương 11: 18 30, 32, 33, 35, 37, 50, 51, 52, 53, 54, 55, 56, 57, 58, 59, 60, 61, 64, 65, 67, 81, 82, 83, 100, 111, 112, 113,126, 132, 133, 134, 137, 151, 154, 155, 158, 160, 179, 181, 185, 186, 187, 196, 199, 225, 248, 249, 258, 277, 289, 322, 333, 334, 335 2. Chương 2: 7, 9, 10 3. Chương 3: 6, 8, 9, 10, 12, 14, 15, 16, 18 4. Chương 5: 5, 7, 22, 23, 25, 28, 33 5. Chương 6: 3, 4, 6, 7, 10, 13, 14 6. Chương 7: 5, 6, 7, 8 7. Chương 8: 8 8. Chương 10: 9. Chương 13: 9 2. Quyển 2: chương 1, câu 2, 7; chương 12, câu 33; chương 24, câu 30; chương 36, câu 5 3. Quyển 3: chương 5, câu 28; chương 6, câu 22, 23, 24; chương 10, câu 9, 44; chương 11, câu 20, 29; chương 13, câu 4 4. Quyển 5: chương 2, câu 37 5. Quyển 9: chương 2, câu 21 - 24 Chính trị 1. Chương 4: 84 2. Chương 5: 94, 96 3. Chương 8: 281 4. Chương 9: 327 5. Chương 12: 100 1. Chương 18: 5, 6, 7, 12, 13, 14, 15, 16, 17, 18, 20, 23, 24, 25, 26, 30, 33, 34, 35, 36, 42, 47, 48, 49, 51, 52, 53 1. Quyển 1: chương 17, câu 15 – 31, 16, 21, 22, 48, 49, 50, 2. Quyển 8: chương 2, câu 23 3. Quyển 9: chương 3, câu 14 4. Quyển 14: chương 3, câu 35 Pháp luật 1. Chương 8: 9, 24, 124, 125 268, 269, 270, 271, 374 2. Chương 11: 55, 67, 73, 74, 79, 80, 127, 128, 129, 130, 131 1. Chương 5: 34, 35, 36, 37, 38, 39, 42 2. Chương 10: 7 3. Chương 11: 7, 11, 21, 27, 32, 36, 42, 43 4. Chương 12: 88, 89 5. Chương 13: 14, 51 6. Chương 14: 9 7. Chương 15: 15, 16, 17, 18, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 26, 27, 28, 30, 31 8. Chương 17: 7 1. Quyển 2: chương 28, câu 18 2. Quyển 3: chương 4, câu 18; chương 11, câu 34 – 38; chương 13, câu 1; chương 16, câu 39, 41; chương 18, câu 5, 7; chương 19, câu 4; chương 20, câu 14, 22 3. Quyển 4: chương 8, câu 19, 20, 27; chương 10, câu 13; chương 11, câu 11, 12; chương 12, câu 21; chương 13, câu 1, 32 Tôn giáo 1. Chương 1: 32, 103, 104, 109, 2.Chương 2: 37, 42, 44, 45, 239 3. Chương 4: 80, 108 4. Chương 5: 2, 4, 42, 88, 91, 93, 96, 97, 98, 99, 101, 104, 107, 132 1. Chương 10: 3, 4 2. Chương 18: 54 1. Quyển 1: chương 3, câu 9 – 13, 14 – 17; chương 7, câu 23; chương 18, câu 9; chương 19, câu 29, 31 2. Quyển 2: chương 2, câu 2; chương12, câu 33, 38; chương 28, câu 18; 5. Chương 6: 5, 8, 9, 10, 11,12, 24, 25, 29, 33, 34, 37 đến 41, 85, 87, 88, 89, 91 đến 97 6. Chương X: 1, 4, 126 chương 36, câu 5 3. Quyển 3: chương 4, câu 37; chương 14, câu 37, 38; chương 16, câu 28, 33 – 36; chương 20, câu 18, 22 4. Quyển 4: chương 8, câu 19; chương 11 13, 14; chương 13, câu 30 Hôn nhân, gia đình 1. Chương 2: 238, 240 2. Chương 3: 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 13, 14, 15, 17, 35, 44 3. Chương 5: 89, 159, 163, 167 4. Chương 8: 365, 366, 371, 372 5. Chương 9: 88, 90, 91, 92 1. Chương 12: 4, 5, 6, 19, 22, 23, 29, 33, 37, 38, 40, 44, 53, 70, 71, 72, 73, 74, 75, 76, 77, 78, 97, 98, 99, 100, 101, 102, 103, 104, 105, 106, 107, 108, 109, 110, 111, 112, 113 1. Quyển 1: chương 3, câu 5 – 8, chương 14, câu 10 2. Quyển 2: chương 4, câu 23 3. Quyển 3: chương 2, câu 2 – 10; chương 7, câu 20 – 23, 25 – 28, 29, 30, 31 -34, 35 - 37; chương 19, câu 10; chương 20, câu 16 4. Quyển 4: chương 12, câu 10 Sự tiếp xúc giữa các Varna 1. Chương 10: 2, 5 Đặt tên, ăn, mặc, ở và các lĩnh vực 1. Chương 1: 116 2. Chương 2: 31, 32, 42, 44, 1. Chương 5: 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 17 khác 57, 177 3. Chương 3: 106, 111, 112, 177, 182, 237, 4. Chương 4: 35, 218, 219 5. Chương 5: 5 đến 26, 31, 33, 34 36, 37,79, 81, 82, 83, 87, 92, 102, 127, 140 6. Chương 6: 4 đến 7, 13 đến 23, 28, 55 7. Chương X: 52 8. Chương 11: 161 2. Chương 18: 39, 41

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_che_do_varna_trong_thu_tich_co_an_do.pdf
  • pdfKết quả nghiên cứu mới của luận án.pdf
  • pdfTOM TAT LUAN AN.pdf
  • pdfTOM TAT TIENG ANH.pdf
Tài liệu liên quan