Luận án Chất lượng tổ chức cơ sở đảng thuộc đảng bộ bộ an ninh cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỦM PHĂN PHỈU KHấM PHON CHấT LƯợNG Tổ CHứC CƠ sở ĐảNG THUộC ĐảNG Bộ Bộ AN NINH CộNG HòA DÂN CHủ NHÂN DÂN LàO GIAI đoạn HIệN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYấN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2016 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH HỦM PHĂN PHỈU KHấM PHON CHấT LƯợNG Tổ CHứC CƠ sở ĐảNG THUộC ĐảNG Bộ Bộ AN NINH CộNG HòA DÂN CHủ NHÂN DÂN LàO GIAI đoạn HIệN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYấN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH

pdf165 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 462 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Chất lượng tổ chức cơ sở đảng thuộc đảng bộ bộ an ninh cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 62 31 02 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN MINH TUẤN 2. TS. NGÔ BÍCH NGỌC HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, tài liệu trong luận án trung thực, bảo đảm tính khách quan. Các tài liệu tham khảo có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Hà Nội, ngày 18 tháng 01 năm 2016 Tác giả Hủm Phăn Phỉu Khêm Phon MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 7 1.1. Các công trình nghiên cứu của tác giả Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 7 1.2. Các công trình nghiên cứu của tác giả ở Việt Nam 12 Chương 2: CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG THUỘC ĐẢNG BỘ BỘ AN NINH CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 26 2.1. Đảng bộ Bộ An ninh và tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 26 2.2. Chất lượng tổ chức cơ sở đảng và tiêu chí đánh giá chất lượng tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 46 Chương 3: CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG THUỘC ĐẢNG BỘ BỘ AN NINH CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 65 3.1. Thực trạng chất lượng tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Bộ An ninh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 65 3.2. Nguyên nhân và những kinh nghiệm 83 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG THUỘC ĐẢNG BỘ BỘ AN NINH CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2025 109 4.1. Những yếu tố tác động, mục tiêu, phương hướng nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 109 4.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2025 117 KẾT LUẬN 141 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 144 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 145 PHỤ LỤC 153 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ANND : An ninh nhân dân ANQG : An ninh quốc gia CHDCND : Cộng hòa Dân chủ nhân dân CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa NDCM : Nhân dân cách mạng TCCSĐ : Tổ chức cơ sở đảng TS,VM : Trong sạch, vững mạnh TTATXH : Trật tự an toàn xã hội VMTD : Vững mạnh toàn diện 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) "là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở". Do đó, chất lượng của TCCSĐ là vấn đề quan trọng có ý nghĩa quyết định đến năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng. Trong mọi giai đoạn cách mạng, Đảng Nhân dân cách mạng (NDCM) Lào luôn quan tâm xây dựng, củng cố TCCSĐ về chính trị, tư tưởng và tổ chức để đủ sức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ cách mạng, góp phần quan trọng vào thắng lợi của sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá (CNH, HĐH) đất nước và hội nhập quốc tế. An ninh nhân dân (ANND) là lực lượng vũ trang trọng yếu của Đảng NDCM và Nhà nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân (CHDCND) Lào, có chức năng tham mưu cho Đảng, Nhà nước về bảo vệ an ninh quốc gia (ANQG) và giữ gìn trật tự an toàn xã hội (TTATXH); quản lý nhà nước về bảo vệ ANQG và TTATXH; trực tiếp đấu tranh phòng, chống âm mưu, hoạt động của các thế lực thù địch, các loại tội phạm và các hành vi vi phạm pháp luật về ANQG, TTATXH; tổ chức xây dựng lực lượng ANND - lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang trong sự nghiệp bảo vệ ANQG và giữ gìn TTATXH; quản lý nhà nước các lĩnh vực do Bộ An ninh Lào quản lý theo quy định của luật pháp nước CHDCND Lào. Để đảm bảo thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ được giao, Đảng ủy Bộ An ninh và lãnh đạo Bộ An ninh Lào xác định phải xây dựng lực lượng an ninh, trước hết là nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Lào thực sự trong sạch, vững mạnh (TS,VM). Đây là vấn đề quan trọng, vừa thường xuyên, vừa cấp bách trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của lực lượng ANND. TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Lào được lập ở các đơn vị an ninh ở cơ sở. Do tính chất, chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của các đơn vị cơ sở có nét đặc thù riêng, nên có nhiều loại hình TCCSĐ khác nhau. 2 Trong những năm qua, quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Đảng NDCM Lào, Đảng ủy Bộ An ninh Lào đã tập trung chỉ đạo xây dựng, củng cố các TCCSĐ trong lực lượng an ninh nói chung và TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Lào nói riêng TS,VM. Từ đó, tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH, xây dựng lực lượng ANND chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, xứng đáng là lực lượng vũ trang trọng yếu của Nhà nước CHDCND Lào và là lực lượng tin cậy của Đảng NDCM Lào. Tuy nhiên, việc xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Lào thời gian qua còn bộc lộ nhiều hạn chế, khuyết điểm, ảnh hưởng không nhỏ đến thực hiện nhiệm vụ bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH. Vẫn còn một số cấp ủy chưa nhận thức đầy đủ, sâu sắc vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ, do đó chưa thường xuyên quan tâm đến việc củng cố, xây dựng tổ chức đảng TS,VM. Một số cấp ủy, tổ chức đảng trong Đảng bộ chưa phát huy được vai trò lãnh đạo đối với công tác chuyên môn và công tác tổ chức cán bộ. Việc đánh giá chất lượng TCCSĐ và chất lượng đội ngũ đảng viên ở nhiều tổ chức đảng còn mang tính hình thức, chưa đúng thực chất. Chất lượng công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng còn hạn chế ở một số TCCSĐ. Công tác quản lý đảng viên ở một số TCCSĐ lỏng lẻo, còn nặng về quản lý thông qua hồ sơ, chưa chú trọng quản lý các mặt hoạt động khác như phẩm chất đạo đức, lối sống, sinh hoạt. Việc thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng ở một số tổ chức đảng chưa thường xuyên nghiêm túc, trong đó chất lượng sinh hoạt chi bộ chưa cao, chưa phát huy được tính lãnh đạo, tính giáo dục và tính chiến đấu trong sinh hoạt đảng. Ở một số tổ chức đảng vẫn còn tình trạng đảng viên ngại khó, ngại khổ, thiếu rèn luyện tu dưỡng về tư tưởng, đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ, còn tư tưởng trung bình chủ nghĩa. Những vướng mắc về mô hình tổ chức của một số TCCSĐ chưa phù hợp nhưng chậm 3 được nghiên cứu khắc phục hoặc đã có khắc phục nhưng hiệu quả còn hạn chế... Chính vì thế TCCSĐ chưa thể hiện đúng vai trò là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở, từ đó làm ảnh hưởng tới chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh, CHDCND Lào giai đoạn hiện nay. Bên cạnh đó, tình hình thế giới, khu vực có nhiều diễn biến mau chóng, phức tạp, khó lường đã tác động rất lớn đến tất cả các lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực an ninh trật tự. Ở trong nước, mặt trái của cơ chế thị trường tác động đến nhiều lĩnh vực trong đời sống xã hội, chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch tăng cường chống phá Đảng và Nhà nước. Tình hình an ninh trật tự cũng có những diễn biến phức tạp, một số loại tội phạm có xu hướng gia tăng về số lượng, tinh vi về hình thức hoạt động. Đã xuất hiện nhiều vấn đề về an ninh trật tự mang tính phi truyền thống... Do đó, nhiệm vụ bảo vệ ANQG và giữ gìn TTATXH của lực lượng an ninh Lào hiện nay càng khó khăn và nặng nề hơn bao giờ hết. Để khắc phục những hạn chế, khuyết điểm của các TCCSĐ, trước yêu cầu nhiệm vụ mới, trước sự diễn biến phức tạp của tình hình trong nước và thế giới, đòi hỏi phải tiếp tục nâng cao chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Lào để đủ sức lãnh đạo, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự và giữ gìn TTATXH trong tình hình mới. Đây là vấn đề quan trọng, cần thiết phải được nghiên cứu cả về mặt lý luận và thực tiễn, đặc biệt là phải tìm ra những giải pháp nâng cao chất lượng TCCSĐ. Vì vậy, tác giả chọn vấn đề: "Chất lượng tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Cộng hoà Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay" làm đề tài luận án tiến sĩ khoa học Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích của luận án Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh CHDCND Lào, luận án đề xuất những 4 giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh CHDCND Lào đến năm 2025. 2.2. Nhiệm vụ của luận án Để thực hiện tốt mục đích nêu trên, luận án có những nhiệm vụ sau: - Tổng quan những công trình khoa học tiêu biểu trong và ngoài nước có liên quan trực tiếp đến đề tài luận án. - Làm rõ đặc điểm, quan niệm về chất lượng, tiêu chí đánh giá chất lượng của TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh CHDCND Lào giai đoạn hiện nay. - Điều tra, khảo sát, đánh giá đúng thực trạng chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh CHDCND Lào từ năm 2009 đến nay; nêu nguyên nhân của thực trạng và rút ra những kinh nghiệm. - Nêu phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh CHDCND Lào đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh CHDCND Lào giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu về chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh CHDCND Lào thời gian từ năm 2009 đến nay. Phương hướng và những giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2025. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản về xây dựng Đảng, nhất là về 5 TCCSĐ. Đồng thời luận án kế thừa có chọn lọc những kết quả nghiên cứu về mặt lý luận của các công trình khoa học có liên quan. 4.2. Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh CHDCND Lào; hoạt động và công tác xây dựng Đảng ở Đảng bộ những năm qua, các báo cáo tổng kết, đánh giá chất lượng các TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh CHDCND Lào từ năm 2009 đến nay. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, các phương pháp nghiên cứu của các khoa học liên ngành và chuyên ngành, trong đó có các phương pháp cụ thể: lôgíc - lịch sử, phân tích - tổng hợp, điều tra, khảo sát, thống kê, đặc biệt chú trọng phương pháp tổng kết thực tiễn. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Luận án đưa ra quan niệm và tiêu chí đánh giá chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh CHDCND Lào giai đoạn hiện nay. - Trên cơ sở đánh giá thực trạng chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh, khái quát những kinh nghiệm nâng cao chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ an ninh nước CHDCND Lào - Luận án đề xuất nội dung và những giải pháp nâng cao chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh nước CHDCND Lào đến năm 2025. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về chất lượng TCCSĐ và tiêu chí đánh giá chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh CHDCND Lào. - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo cho các TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh CHDCND Lào trong công tác xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới. 6 - Đồng thời, kết quả nghiên cứu của luận án còn có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ trong giảng dạy, học tập và nghiên cứu môn học xây dựng Đảng ở các trường chính trị. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến để tài, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 8 tiết. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Công tác xây dựng Đảng nói chung, chất lượng TCCSĐ nói riêng là vấn đề hết sức quan trọng luôn được Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản quan tâm nghiên cứu, vận dụng sáng tạo Học thuyết Mác - Lênin về xây dựng Đảng nói chung và xây dựng TCCSĐ vào thực tiễn cách mạng mỗi nước. Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong và ngoài nước đã đề cập vấn đề này trên góc độ khác nhau, tiêu biểu như: 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 1.1.1. Sách và đề tài khoa học Hiện nay, ở CHDCND Lào các đề tài nghiên cứu khoa học, các cuốn sách viết về vấn đề này và có liên quan đến đề tài luận án còn rất ít. Một số luận văn, luận án, bài viết của các tác giả Lào cũng không đề cập nhiều và bàn trực diện về vấn đề này mà chủ yếu khai thác trên khía cạnh luật pháp. Có thể kể đến những công trình tiêu biểu sau đây: 1.1.1.1. Sách - “Cuộc sống và sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản vĩ nhân của nước Lào”, của Ban Tuyên giáo Trung ương Đảng NDCM Lào [62]. Nội dung cơ bản của công trình này là tư tưởng của Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản đối với công tác an ninh và xây dựng lực lượng an ninh ở Lào. Công trình đã khắc họa những nhân tố khách quan khẳng định vai trò ngày càng tăng và khá phức tạp khó khăn trong giai đoạn mới. Đó là nhân tố đặt ra những yêu cầu phải ra sức củng cố lực lượng và phương pháp hoạt động có chất lượng mới; phải phấn đấu vươn lên để có khả năng đáp ứng yêu cầu của tình hình mới. 8 Thông điệp mà tác giả gửi đến người đọc là lời nhắc nhở mỗi cán bộ làm việc này trước hết phải có trình độ nhận thức và có khả năng thực hiện nhiệm vụ đầy khó khăn, phức tạp, cần đến sự cống hiến, hy sinh. Trong đó vấn đề đầu tiên là phải có hiểu biết chính trị, biết vận động quần chúng. Đồng thời cũng phải có sự hiểu biết về pháp luật và quan trọng là phải biết nắm thông tin tình báo để đáp ứng ngày càng cao yêu cầu của sự nghiệp đổi mới. - “45 năm trưởng thành và phát triển của lực lượng an ninh” của Bộ An ninh Lào [66]. Đây là cuốn sách tổng kết khá công phu về quá trình ra đời, trưởng thành và phát triển của lực lượng an ninh Lào qua các thời kỳ lịch sử. Công trình đã khẳng định lực lượng an ninh là một bộ phận của lực lượng vũ trang cách mạng, là lực lượng trung thành của Đảng, của nhân dân các bộ tộc Lào do Đảng NDCM Lào thành lập, lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp và toàn diện, là lực lượng xuất thân từ nhân dân, do dân và vì dân. Để kỷ niệm 45 năm ngày thành lập lực lượng an ninh, Cục Tuyên giáo, Tổng cục Chính trị an ninh, Bộ An ninh đã xuất bản cuốn sách này nhằm mục đích để tuyên truyền, giáo dục cán bộ chiến sĩ trong lực lượng an ninh cũng như nhân dân các bộ tộc Lào quán triệt, nắm vững đường lối bảo vệ an ninh toàn dân đúng đắn của Đảng, thấy được truyền thống tốt đẹp của lực lượng an ninh để cùng nhau giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp của lực lượng ANND Lào. - “Luật lực lượng an ninh”, do Bộ An ninh kết hợp với Cục Tuyên truyền, Bộ Tư pháp [65]. Trong cuốn sách Luật lực lượng an ninh đã xác định các nguyên tắc, quy chế và phạm trù khác nhau về tổ chức và hoạt động của lực lượng an ninh. Yêu cầu đối với lực lượng này phải giữ vững về tư tưởng, lý luận, mạnh về mặt tổ chức, giỏi về chuyên môn, có kỷ luật, phong cách làm việc ngày càng tiến bộ và hiện đại, đảm bảo làm tròn nhiệm vụ phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, giữ vững ổn định chính trị, an ninh và TTATXH. Các quan điểm quan trọng đã được làm rõ như: Đảm bảo sự lãnh đạo của 9 Đảng trong nhiệm vụ giữ gìn an ninh chính trị và TTATXH xây dựng đất nước ổn định vững chắc, củng cố bộ máy tổ chức và xây dựng lực lượng; công tác nghiên cứu khoa học bảo vệ an ninh, công tác bảo đảm cho sự lãnh đạo, chỉ huy bảo vệ an ninh; công tác hậu cần bảo vệ an ninh, nghiên cứu lập kế hoạch, tiến hành tự sản xuất theo tình hình và điều kiện thực tế để bảo đảm cho Bộ An ninh có cơ sở sản xuất vững mạnh, có khả năng tạo thu nhập và tự túc được một phần trong chiến lược phát triển và mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế theo quy định của trên. Ngoài nhiệm vụ đã trình bày trên, một trong những nội dung chủ yếu của cuốn sách đề cập, có hệ thống những vấn đề cơ bản về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ trong lực lượng ANND CHDCND Lào. Đó là những bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu các tổ chức đảng trong lực lượng an ninh, nêu rõ thực trạng và những yêu cầu mới về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, đề ra những giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng trong lực lượng an ninh. Tác giả đã tập trung vào những giải pháp cơ bản như: mở rộng sinh hoạt tự phê bình và phê bình của các tổ chức đảng thuộc Đảng bộ thuộc Bộ An ninh, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ mới, xây dựng đội ngũ cán bộ làm nòng cốt để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng, chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của tổ chức đảng, phát huy vai trò tích cực của TCCSĐ trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh. 1.1.1.2. Đề tài khoa học - “Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện trong lực lượng An ninh Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay”, của Khoa Công tác đảng, công tác chính trị 10 [93]. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu là các TCCSĐ và đơn vị cơ sở trong toàn lực lượng an ninh. Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, đề tài được biên soạn thành 2 phần chính: Phần thứ nhất tác giả lý giải việc kết hợp xây dựng TCCSĐ TS,VM với xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện (VMTD) trong lực lượng ANND hiện nay và một số vấn đề lý luận và thực tiễn; phần thứ hai bàn về những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường kết hợp xây dựng TCCSĐ TS,VM với xây dựng đơn vị cơ sở VMTD trong lực lượng an ninh CHDCND Lào hiện nay. - “Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh kết hợp với xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện trong giai đoạn hiện nay”, của Tổng cục Chính trị Bộ An ninh CHDCND Lào [95]. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài là TCCSĐ và đơn vị cơ sở toàn lực lượng an ninh. Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài được biên soạn thành hai phần. Phần một bàn những luận cứ khoa học, sự cần thiết xây dựng TCCSĐ TS,VM kết hợp với xây dựng đơn vị cơ sở VMTD. Phần thứ hai bàn về những yêu cầu và giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng xây dựng TCCSĐ TS,VM gắn với xây dựng đơn vị cơ sở VMTD trong giai đoạn hiện nay. 1.1.2. Luận án, luận văn 1.1.2.1. Luận án - “Chất lượng tổ chức cơ sở đảng ở các sư đoàn bộ binh quân đội nhân dân Lào trong thời kỳ đổi mới”, của Bun Phêng Sỉ Pa Xợt [7]. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án là: TCCSĐ ở các sư đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung đề tài tác giả nghiên cứu khá công phu, phân tích rõ tính đặc thù có nhiều đóng góp mới, làm rõ thêm những vấn đề cơ bản về chất lượng TCCSĐ ở các sư đoàn bộ binh quân đội nhân dân Lào, phân tích, đánh giá đúng thực trạng, xác định rõ nguyên nhân và những yêu cầu đòi hỏi mới về chất lượng TCCSĐ ở các sư đoàn bộ binh. Tác giả đề xuất 11 những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng TCCSĐ ở các sư đoàn bộ binh tác giả tập trung luận giải những giải pháp chủ yếu như: Nâng cao chất lượng của đội ngũ đảng viên, chất lượng cấp ủy đảng ở đảng bộ, chất lượng sinh hoạt và năng lực tổ chức thực tiễn của chi bộ, phát huy vai trò chỉ đạo của đảng ủy, cơ quan chính trị cấp trên và sự tham gia nâng cao chất lượng của các tổ chức đoàn thể quần chúng trong đơn vị, nhằm không ngừng nâng cao chất lượng TCCSĐ ở các sư đoàn. 1.1.2.2. Luận văn - “Chất lượng các chi bộ cơ sở bản ở tỉnh Viêng Chăn Cộng Hòa Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay”, của Ku Dang Sỉ Sôm Pông [23]. Luận văn đã góp phần làm rõ vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng của chi bộ trong hệ thống tổ chức của Đảng, khẳng định cấp cơ sở là cấp gắn bó mật thiết với nhân dân, gắn liền với cuộc sống an ninh và an sinh của quần chúng ở từng đơn vị cơ sở. Thông qua các TCCSĐ mà đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước mới thâm nhập vào nhân dân và trở thành hiện thực. TCCSĐ còn là nơi kết nạp đảng viên, rèn luyện đảng viên và sàng lọc đội ngũ đảng viên. TCCSĐ TS,VM sẽ bảo đảm cho Đảng vững mạnh. Ngược lại, TCCSĐ suy yếu Đảng sẽ suy giảm vai trò lãnh đạo, do đó phải nâng cao chất lượng TCCSĐ trong cuộc vận động đổi mới và chỉnh đốn Đảng hiện nay. Luận văn đã đánh giá thực trạng chất lượng của TCCSĐ, nêu bật những ưu điểm và khuyết điểm, đồng thời xác định những nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế, yếu kém. Trên cơ sở đó luận văn chỉ rõ muốn đổi mới và nâng cao chất lượng của TCCSĐ phải mở rộng dân chủ, thực sự lấy dân làm gốc; dân chủ vừa là mục tiêu vừa là động lực trong công cuộc đổi mới, là một nội dung cùng với nội dung đổi mới về kinh tế làm cho bộ mặt nông thôn thay đổi một cách căn bản. Từ đó luận văn đã xác định phương hướng, đề xuất 12 những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng các chi bộ bản ở tỉnh Viêng Chăn, nước CHDCND Lào giai đoạn hiện nay. - “Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Tổng cục tham mưu Quân đội nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay”, của Sắc Sít Phết Đuông Sít [36]. Luận văn đã nghiên cứu góp phần làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ thuộc đảng bộ Tổng cục tham mưu Quân đội nhân dân Lào, phân tích, đánh giá đúng thực trạng, xác định rõ nguyên nhân và yêu cầu đòi hỏi mới về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ thuộc Đảng bộ Tổng cục tham mưu Quân đội nhân dân Lào. Luận văn cũng đã đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ như: Nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ đảng viên, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy đảng ở đảng bộ; chất lượng sinh hoạt và năng lực tổ chức thực hiện của các chi bộ; phát huy vai trò chỉ đạo của đảng ủy, cơ quan chính trị cấp trên và sự tham gia xây dựng của các tổ chức đoàn thể quần chúng trong đơn vị, nhằm không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ thuộc Đảng bộ Tổng cục tham mưu Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay. 1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ Ở VIỆT NAM 1.2.1. Sách và đề tài khoa học 1.2.1.1. Sách - “Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng trong Quân đội, bảo đảm xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong mọi tình huống”, của Lê Văn Dương [11]. Nội dung chủ yếu của cuốn sách là trình bầy có hệ thống những vấn đề cơ bản về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ trong Quân đội nhân dân Việt Nam, những bài học kinh nghiệm về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu các tổ chức đảng trong quân đội, nêu rõ thực trạng và 13 những yêu cầu mới về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, đề ra những giải pháp chủ yếu nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng trong quân đội. Đề tài đã tập trung vào những giải pháp cơ bản như: mở rộng sinh hoạt tự phê bình và phê bình các tổ chức đảng trong toàn quân; nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ lãnh đạo của Đảng trong thời kỳ mới; xây dựng đội ngũ cán bộ làm nòng cốt để nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng; chấp hành nghiêm chỉnh nguyên tắc tập trung dân chủ trong xây dựng tổ chức, sinh hoạt và hoạt động của tổ chức đảng; phát huy vai trò tích cực của TCCSĐ trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các TCCSĐ trong Quân đội nhân dân Việt Nam. - “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới”, của Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa và Trần Khắc Việt [47]. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, cuốn sách được biên soạn thành 3 chương. Sách đã làm rõ những vấn đề chung về Đảng cầm quyền; đánh giá công tác đổi mới chỉnh đốn Đảng những năm qua. Đồng thời xác định phương hướng và các giải pháp lớn nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới. Về vấn đề đảng cầm quyền, cuốn sách đã nêu được khái niệm Đảng cầm quyền; làm rõ bản chất, nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Đảng; đặc điểm hoạt động của Đảng Cộng sản Việt Nam và sự hoạt động lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Để đánh giá công tác đổi mới chỉnh đốn Đảng những năm qua, cuốn sách đã trình bầy có hệ thống những nhân tố tác động và các chủ trương lớn; về trình độ và trí tuệ, việc hoạch định đường lối chính sách của Đảng Cộng sản Việt Nam; về năng lực, hiệu quả tổ chức thực tiễn; về tổ chức và sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam đối với công tác tổ chức của Nhà 14 nước và các đoàn thể nhân dân; về tình hình thực hiện các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng; về cơ cấu, chất lượng cán bộ và công tác cán bộ của Đảng Cộng sản Việt Nam; về chất lượng các TCCSĐ và đội ngũ đảng viên; về đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng và về quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Trong chương cuối, khi xác định phương hướng và các giải pháp lớn nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới, cuốn sách đã khẳng định sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam là yêu cầu khách quan, là vấn đề có tính nguyên tắc của cách mạng xã hội chủ nghĩa nói chung, của công cuộc đổi mới đất nước Việt Nam nói riêng. Khẳng định tính tất yếu phải tiếp tục đổi mới và chỉnh đốn Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng và nhiệm vụ then chốt của Đảng trong công cuộc đổi mới. Cuốn sách đã trình bầy có sự thuyết phục hệ thống những giải pháp chủ yếu, khả thi nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong tình hình mới. 1.2.1.2. Đề tài khoa học - “Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện trong giai đoạn mới”, của Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam [46]. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài là TCCSĐ và đơn vị cơ sở toàn quân. Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài được biên soạn thành hai phần. Trong phần một những luận cứ khoa học về sự cần thiết xây dựng TCCSĐ TS,VM gắn với xây dựng đơn vị cơ sở VMTD. Phần thứ hai bàn về những yêu cầu và giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng xây dựng TCCSĐ TS,VM gắn với xây dựng đơn vị cơ sở VMTD trong giai đoạn mới. - Đề tài khoa học cấp bộ Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng về: “Xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên ở đồn biên phòng đáp ứng đòi hỏi 15 thời kỳ mới”, của Nguyễn Xuân Quang [34]. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu là TCCSĐ và đội ngũ đảng viên ở đồn biên phòng, thuộc Bộ Tư lệnh Bộ đội biên phòng Quân đội nhân dân Việt Nam. Ngoài phần mở đầu, kết luận, phụ lục, đề tài đi sâu phân tích, làm rõ những vẫn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn xây dựng TCCSĐ và đội ngũ đảng viên ở đồn biên phòng, nội dung cơ bản là đi sâu nghiên cứu tình hình thực tiễn, đánh giá thực trạng tổ chức đảng và đội ngũ đảng viên ở tổ chức đảng ở các đồn biên phòng, nêu ra những mục tiêu, yêu cầu, phương châm và các giải pháp cơ bản để củng cố, kiện toàn, xây dựng TCCSĐ và đội ngũ đảng viên ở đồn biên phòng. Trong đó, tập trung vào các giải pháp như: Chăm lo xây dựng tổ chức đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức nâng cao chất lượng lãnh đạo nhiệm vụ công tác biên phòng và xây dựng đơn vị, quán triệt và thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, đổi mới phong cách lãnh đạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cấp ủy, chất lượng đội ngũ đảng viên tăng cường trách nhiệm và sự chỉ đạo từng cấp để đồn biên phòng đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ của công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền, an ninh biên giới trong sự nghiệp bảo vệ đất nước hiện nay. - “Kết hợp xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh với xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay” của Khoa Công tác đảng, công tác chính trị [22]. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu là các TCCSĐ và đơn vị cơ sở trong toàn quân. Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, đề tài được biên soạn thành 2 phần chính: Phần thứ nhất: Kết hợp xây dựng TCCSĐ TS,VM với xây dựng đơn vị cơ sở VMTD trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay - một số vấn đề lý luận và thực tiễn; phần thứ hai: Những giải pháp cơ bản nhằm tăng cường kết hợp xây dựng TCCSĐ TS,VM với xây dựng đơn vị cơ sở VMTD trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay. 16 1.2.2. Luận án, luận văn 1.2.2.1. Luận án - “Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở các trung đoàn không quân chiến đấu hiện nay”, của Cao Xuân Thưởng [41]. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án là: TCCSĐ ở các trung đoàn không quân chiến đấu, thuộc Quân chủng Phòng không - Không quân Việt Nam. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung đề tài tác giả tập trung nghiên cứu, phân tích rõ tính đặc thù, có nhiều đóng góp mới làm rõ thêm những vấn đề cơ bản về năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ ở các trung đoàn không quân, phân tích đúng thực trạng, xác định rõ nguyên nhân và những yêu cầu đòi hỏi mới về nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ ở các trung đoàn không quân chiến đấu, đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ ở các trung đoàn không quân, tác giả tập trung luận giải khá công phu những giải pháp chủ yếu là: Nâng cao phẩm chất năng lực của đội ngũ đảng viên, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các cấp ủy đảng ở đảng bộ, phát huy vai trò chỉ đạo của đảng ủy, cơ quan chính trị cấp trên và sự tham gia xây dựng của các tổ chức đoàn thể quần chúng trong đơn vị, nhằm không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của TCCSĐ ở các trung đoàn không quân chiến đấu hiện nay. - “Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng nông thôn vùng cao phía Bắc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”, của Nguyễn Đức Ái [1]. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu là các... chính Các đảng bộ, chi bộ cơ sở đơn vị phục vụ, quản lý, là hạt nhân chính trị, lãnh đạo các mặt công tác, mọi hoạt động của đơn vị, xây dựng tổ chức đảng TS,VM gắn với xây dựng đơn vị VMTD, hoàn thành tốt nhiệm vụ quản lý cơ sở vật chất. Đảng bộ, chi bộ cơ sở có chức năng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, lãnh đạo công tác tư tưởng, lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ, lãnh đạo công tác bảo đảm quản lý tốt cơ sở vật chất, kỹ thuật và tài chính, lãnh đạo tổ cức quần chúng và lãnh đạo xây dựng tổ chức đảng. Để thực hiện chức năng trên, các đảng bộ, chi bộ cơ sở phải xây dựng cấp ủy có đủ phẩm chất, năng lực, hoạt động có hiệu quả, thường xuyên kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên chấp hành Điều lệ, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Làm tốt công tác tạo nguồn phát triển đảng viên, xây dựng cấp ủy có đủ phẩm chất năng lực, hoạt động có hiệu quả, được đảng viên, quần chúng tín nhiệm và là trong tâm đoàn kết thống nhất trong đảng bộ, chi bộ và đơn vị, kết hợp chặt chẽ xây dựng cấp ủy với xây dựng đội ngũ cán bộ chủ trì ở đơn vị. - Tổ chức cơ sở đảng ở học viện, nhà trường Các đảng bộ, chi bộ cơ sở ở học viện, nhà trường là hạt nhân chính trị, lãnh đạo các mặt công tác, mọi hoạt động của đơn vị, xây dựng tổ chức đảng TS,VM gắn với xây dựng đơn vị VMTD, hoàn thành tốt nhiệm vụ huấn luyện, đào tạo sỹ quan, chiến sỹ và các nhiệm vụ khác được cấp trên giao. Đảng bộ, chi bộ cơ sở có chức năng lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, lãnh đạo công tác tư tưởng, lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ, lãnh đạo công tác quản lý, đào tạo và bồi dưỡng, lãnh đạo tổ cức quần chúng và lãnh đạo xây dựng tổ chức đảng. Đồng thời, thường xuyên chăm lo xây dựng cấp ủy có đủ phẩm chất, năng lực, hoạt động có hiệu quả, thường xuyên kiểm tra 35 tổ chức đảng, đảng viên chấp hành Điều lệ, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Làm tốt công tác tạo nguồn phát triển đảng viên, xây dựng cấp ủy có đủ phẩm chất năng lực, hoạt động có hiệu quả, được đảng viên, quần chúng tín nhiệm và là trong tâm đoàn kết thống nhất trong đảng bộ, chi bộ và đơn vị, kết hợp chặt chẽ xây dựng cấp ủy với xây dựng đội ngũ cán bộ chủ trì ở học viện, nhà trường. - Tổ chức cơ sở đảng ở cơ sở sản xuất và doanh nghiệp Các đảng bộ, chi bộ cơ sở doanh nghiệp là hạt nhân chính trị, lãnh đạo các mặt công tác, mọi hoạt động của đơn vị, xây dựng tổ chức đảng TS,VM gắn với xây dựng đơn vị VMTD, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, lãnh đạo công tác tư tưởng, lãnh đạo công tác tổ chức, cán bộ, lãnh đạo công tác quản lý sản xuất, kỹ thuật, máy móc và tài chính, lãnh đạo tổ chức quần chúng và lãnh đạo xây dựng tổ chức đảng. Đảng bộ, chi bộ cơ sở phải thường xuyên chăm lo xây dựng cấp ủy có đủ phẩm chất, năng lực, hoạt động sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, thường xuyên kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên chấp hành Điều lệ, chỉ thị, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Làm tốt công tác tạo nguồn phát triển đảng viên, xây dưng cấp ủy có đủ phẩm chất năng lực, hoạt động có hiệu quả, được đảng viên, quần chúng tín nhiệm và là trong tâm đoàn kết thống nhất trong đảng bộ, chi bộ và đơn vị, kết hợp chặt chẽ xây dựng cấp ủy với xây dựng đội ngũ cán bộ chủ trì ở doanh nghiệp, nhà máy. 2.1.2.2. Vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Bộ An ninh nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào Giữ vị trí nền tảng của Đảng, các TCCSĐ luôn được các nhà tư tưởng Mác xít đặc biệt quan tâm. Mác và Ph.Ăngghen là người đầu tiên đưa ra những tư tưởng về vai trò TCCSĐ, trực tiếp thể hiện nó trong quá trình xây dựng và lãnh đạo “Liên đoàn những người cộng sản” được thành lập và hoạt động bí mật trong các 36 hiệp hội công nhân, hai ông xác định các chi bộ là sợi dây liên lạc với Ban Chấp hành Trung ương, là “chỗ dựa vững mạnh và duy nhất của Đảng”. Trong điều kiện chuyển từ hoạt động bí mật sang hoạt động công khai, C.Mác và Ph.Ăngghen đã phát triển tư tưởng của mình: phải tổ chức lại Liên đoàn mà khâu đặc biệt quan trọng là củng cố các chi bộ, biến mỗi chi bộ thành trung tâm và hạt nhân của các hiệp hội công nhân. V.I.Lênin trong quá trình đấu tranh chống chủ nghĩa cơ hội trên lĩnh vực tổ chức, để tiến hành xây dựng chính đảng kiểu mới của giai cấp công nhân, đã phát triển tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, được thể hiện nhiều tác phẩm viết trước Cách mạng tháng Mười. Người cho rằng: “Các nhà máy, công xưởng nơi tập trung giai cấp công nhân là thành trì của cách mạng. Do vậy, đảng phải thiết lập cơ sở của mình và ở đây, nhóm những nhà cách mạng công nhân nhất định phải là hạt nhân lãnh đạo” [54, tr.17]. Sau khi giành được chính quyền, Đảng Cộng sản (b) Nga trở thành Đảng cầm quyền, các TCCSĐ không chỉ được thành lập ở các nhà máy, công xưởng mà còn là tất cả các đơn vị cơ sở trong hệ thống tổ chức xã hội. V.I.Lênin viết: Những chi bộ ấy liên hệ chặt chẽ với nhau, phải làm công tác cổ động phải thích nghi với mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, với tất cả mọi loại hình và mọi tầng lớp quần chúng lao động, những chi bộ ấy phải thông qua công tác muôn hình, muôn vẻ đó mà rèn luyện bản thân mình, rèn luyện đảng, giai cấp, quần chúng một cách có hệ thống [54, tr.232]. Vai trò của các tổ chức đảng càng đặc biệt quan trọng trong thời kỳ Đảng tập trung lãnh đạo xây dựng và phát triển kinh tế. Theo V.I.Lênin, “các chi bộ của Đảng phải là những pháo đài trên mặt trận này và có trách nhiệm đem hết sức lực, đem hết chú ý để tạo ra, để phát huy một tính chủ động lớn ở cơ sở” [55, tr.279]. 37 Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản và Đảng NDCM Lào, Điều lệ Đảng NDCM Lào, do Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII đã thông qua: Tổ chức cơ sở đảng là nền tảng của Đảng, hoạt động trong hệ thống chính trị ở cơ sở, là nơi sinh hoạt của đảng viên, là nơi kết nạp quần chúng tiên tiến vào Đảng, là nơi tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của nhà nước [87, tr.34]. Tổ chức cơ sở Đảng có vị trí, vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển, trưởng thành của Đảng và sự vững mạnh của các đơn vị cơ sở trong toàn lực lượng an ninh. Hiện nay, vai trò của tổ chức cơ sơ đảng được khẳng định tại Điều 23 Điều lệ Đảng NDCM Lào khóa IX: “Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở” [88, tr.54]. TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh CHDCND Lào là một bộ phận trong tổ chức cơ sở của Đảng NDCM Lào, do đó vị trí, vai trò của TCCSĐ nói chung, được thể hiện cụ thể như sau: Một là, TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh là nơi trực tiếp đưa chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước, chủ trương, quan điểm chỉ đạo, nhiệm vụ của Đảng ủy Bộ An ninh, lãnh đạo Bộ An ninh và cấp ủy lãnh đạo đến mọi cán bộ, đảng viên, chiến sĩ ở đơn vị cơ sở và trực tiếp tổ chức, hướng dẫn thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách, nhiệm vụ đó. Qua đó góp phần quan trọng vào việc hình thành, bổ sung, hoàn thiện, phát triển đường lối, chính sách của Đảng, nhất là đường lối, chính sách về lĩnh vực bảo vệ an ninh trật tự, giữ gìn TTATXH, góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự và xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng an ninh TS,VM. Hai là, các TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh là nơi trực tiếp giáo dục, rèn luyện, kết nạp, sàng lọc đảng viên, nơi đào tạo cán bộ, chiến sĩ cho 38 ngành an ninh nói chung và mỗi đơn vị lực lượng an ninh nói riêng, là nơi xuất phát để cử ra cơ quan lãnh đạo của tổ chức đảng ở các tổng cục, Bộ chỉ huy. Đồng thời, đây là nơi thể hiện rõ nhất, sinh động nhất, trực tiếp nhất hình ảnh của người cán bộ, chiến sĩ lực lượng ANND và mối quan hệ giữa lực lượng an ninh với nhân dân. Ba là, TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh giữ vai trò lãnh đạo mọi mặt đối với đơn vị thuộc quyền, bảo đảm cho mọi hoạt động công tác, huấn luyện, chiến đấu ở đơn vị lực lượng an ninh cơ sở diễn ra theo đúng định hướng chính trị của Đảng, đúng quan điểm, quy định của ngành, mệnh lệnh của cấp trên và chấp hành nghiêm pháp luật của Nhà nước. TCCSĐ là trung tâm quy tụ, tập hợp mọi lực lượng ở đơn vị an ninh cơ sở thành một khối thống nhất, tạo thành sức mạnh tổng hợp thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị ở đơn vị an ninh cơ sở, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị toàn lực lượng an ninh. 2.1.2.3. Chức năng, nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào * Về chức năng của tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Lào Trên cơ sở quy định của Điều lệ Đảng NDCM Lào, quy định của Bộ Chính trị và hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương Đảng NDCM Lào, các TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh thực hiện và vận dụng thực hiện chức năng, nhiệm vụ theo các quy định của Ban Bí thư, đó là: Quy định số 11- QĐ/TW ngày 17/08/1996; Quy định số 02-QĐ/TW ngày 20/04/2004, Quy định số 03-QĐ/TW ngày 13/08/2004 và Hướng dẫn số 374-HD/BTC-TW ngày 06/07/2004; Chỉ thị Đảng bộ Bộ An ninh số 450-CT/ĐBAN, ngày 04/12/2007 về đợt sinh hoạt chính trị toàn Đảng bộ Bộ An ninh ngày 23/09/2011 vừa qua. Cụ thể là: Các TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh dù với quy mô và loại hình nào cũng có chức năng là hạt nhân chính trị, lãnh đạo đơn vị, các tổ chức 39 chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và quần chúng thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, mệnh lệnh của cấp trên; chăm lo xây dựng tổ chức đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện. Chức năng thứ nhất: hạt nhân chính trị, lãnh đạo đơn vị, các tổ chức chính trị - xã hội, cán bộ, đảng viên, chiến sĩ và quần chúng thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. Tổ chức cơ sở đảng lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị. Lãnh đạo đơn vị nhằm đảm bảo mọi tổ chức, mọi hoạt động ở đơn vị theo đúng quy định hướng chính trị của Đảng. Đảng ta đã có những quy định về chức năng, nhiệm vụ của các loại hình tổ chức cơ sở đảng. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị và các hoạt động khác của cơ sở. Mức độ, phạm vi lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng đối với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ sở tuỳ thuộc vào đặc điểm và quy định của Đảng về chức năng, nhiệm vụ của từng loại hình tổ chức cơ sở đảng trong lực lượng an ninh nhân dân. Tuy có những điểm khác nhau của các loại hình tổ chức đảng, song các tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Bộ An ninh đều có chức năng chung: là hạt nhân chính trị lãnh đạo các hoạt động ở đơn vị theo đúng đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước ở đơn vị. Tính chất lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng là lãnh đạo chính trị, tức là tổ chức cơ sở đảng đề ra chủ trương, nghị quyết, và lãnh đạo thực hiện; tổ chức cơ sở đảng không làm thay, không can thiệp quá sâu vào công việc của các tổ chức khác ở đơn vị. Chức năng thứ hai: tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện. Tổ chức cơ sở đảng trực tiếp tiến hành các hoạt động củng cố kiện toàn tổ chức, công tác cán bộ, công tác đảng viên, thực hiện các nguyên tắc xây 40 dựng đảng, chế độ sinh hoạt đảng. Xây dựng nghị quyết của Đảng theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Tổ chức cơ sở đảng trong lực lượng an ninh nhân dân phải thường xuyên chăm lo công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, chiến sỹ; duy trì sinh hoạt đảng theo đúng quy định; đảm bảo các nguyên tắc tổ chức của Đảng được thực hiện đúng đắn, nghiêm túc ở các tổ chức đảng; giữ vững khối đoàn kết nhất trí, sẵn sàng nhận và hoàn thành bất cứ nhiệm vụ gì được giao để đảm bảo trật tự an toàn xã hội. Mặc dù có nhiều loại hình khác nhau nhưng các TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh đều có chức năng lãnh đạo trực tiếp, mọi mặt công tác đối với cơ quan đơn vị thuộc quyền. Các đồng chí lãnh đạo chuyên môn đều được cơ cấu vào cấp ủy, đồng chí bí thư cấp ủy đồng thời là thủ trưởng đơn vị. Mối quan hệ giữa cấp ủy với đồng chí thủ trưởng đơn vị là mối quan hệ giữa lãnh đạo và phục tùng. * Về nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Nhiệm vụ TCCSĐ được quy định tại Điều 26 Điều lệ Đảng NDCM Lào (khóa IX) gồm 7 nhiệm vụ của đảng bộ cơ sở, 6 nhiệm vụ của chi bộ cơ sở. - Nhiệm vụ của đảng bộ cơ sở Một là, quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị mệnh lệnh của cấp trên, nhiệm vụ, chính sách, căn cứ vào tình hình thực tiễn của đơn vị, đề ra chủ trương, biện pháp lãnh đạo phù hợp và triển khai tổ chức thực hiện có hiệu quả, bảo đảm cho mọi nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, mệnh lệnh của cấp trên chấp hành đầy đủ và nghiêm chỉnh ở cơ sở, lãnh đạo xây dựng đơn vị VMTD, lấy xây dựng về chính trị làm cơ sở hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. Hai là, chăm lo xây dựng Đảng TS,VM về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực sự là hạt nhân lãnh đạo chính trị ở cơ sở, thường xuyên kiện toàn và nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của cấp ủy đảng, chi bộ, chấp 41 nghiêm chỉnh nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo đi đôi phân công cá nhân phụ trách, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có chất lượng cao, có số lượng phù hợp, thực sự tiên phong gương mẫu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, trình độ kiến thức năng lực hoạt động tốt, luôn luôn đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ được giao, đồng thời thực hiện tốt công tác phát triển đảng, nâng cao chất lượng, hiệu quả sinh hoạt chi bộ, đảng bộ thực hiện nghiêm chỉnh chế độ tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong đảng bộ và đơn vị. Ba là, thường xuyên hướng dẫn các chi bộ trực thuộc, quan tâm giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ, đảng viên và quần chúng thuộc quyền lãnh đạo của mình. Bốn là, lãnh đạo xây dựng và củng cố hệ thống chính trị trong trách nhiệm của mình, hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của các cơ quan, nghiên cứu, sắp xếp và bố trí đảng viên có trình độ, khả năng vào các cơ quan, đơn vị. Năm là, theo dõi, khuyến khích, kiểm tra các chi bộ, đảng viên, cán bộ và cán bộ, công chức có trách nhiệm tham gia thực hiện quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội, chính sách dân tộc, chính sách ngoại giao của Đảng và tham gia làm nhiệm vụ an ninh - quốc phòng, lĩnh vực thuộc quyền lãnh đạo của đảng bộ cơ sở. Sáu là, nghiên cứu, khuyến nghị cấp trên xem xét, biểu quyết cho chi bộ tổ chức Đại hội đảng viên và ra nghị quyết bầu cử các chi bộ thuộc quyền, khuyến nghị cấp trên bổ nhiệm hoặc cách chức bí thư và phó bí thư trực thuộc đảng bộ cơ sở. Bảy là, lãnh đạo công tác kiểm tra và thực hiện kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên, về chấp hành và thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước, việc chấp hành Điều lệ Đảng của đội ngũ đảng viên, coi trọng việc chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, tình thần trách nhiệm 42 ý thức tổ chức kỷ luật, tự phê bình và phê bình, giữ gìn đoàn kết nội bộ, giữ gìn phẩm chấp đạo đức cách mạng của đảng viên, trung thành vô hạn với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân các bộ tộc Lào. - Nhiệm vụ của chi bộ cơ sở Một là, quán triệt đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, đề ra chủ trương, nhiêm vụ chính trị của chi bộ và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả. Hai là, xây dựng và củng cố chi bộ TS,VM về chính trị, tư tưởng và tổ chức, thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tư phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và sự đoàn kết thống nhất trong Đảng, thường xuyên giáo dục, rèn luyện cán bộ, đảng viên nâng cao phẩm chất, đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, trình độ, kiến thức, năng lực công tác và làm công tác phát triển đảng. Ba là, thường xuyên giáo dục chính trị - tư tưởng cho cán bộ, đảng viên, nhân viên để họ quán triệt đường lối, chính sách, kỷ luật Đảng, pháp luật của Nhà nước, hiểu biết đúng đắn quyền và nghĩa vụ của mình. Bốn là, lãnh đạo xây dựng chính quyền nhà nước và chính quyền địa phương, các tổ chức kinh tế, hành chính, sự nghiệp và đoàn thể chính trị - xã hội TS,VM, chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân. Năm là, lãnh đạo củng cố cơ quan nhà nước, mặt trận, tổ chức quan chúng và tổ chức chính trị - xã hội hoạt động đúng vị trí, vai trò của mình, sắp xếp, bố trí cán bộ, đảng viên thực sự tiên phong gương mẫu, có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức trong sáng, trình độ kiến thức năng lực hoạt động tốt, làm cho cơ quan, đơn vị thật sự vững mạnh. Sáu là, lãnh đạo cán bộ, đảng viên làm nhiệm vụ an ninh - quốc phòng để bảo vệ đời sống vật chất, tính mạng và TTATXH. 43 2.1.2.4. Đặc điểm của các tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Tổ chức cơ sơ đảng thuộc Đảng bộ Bộ An ninh CHDCND Lào có những đặc điểm sau: Một là, các TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh đều đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp, toàn diện và thường xuyên của Đảng ủy Bộ An ninh. Do đặc thù ngành nghề an ninh nhân dân, nhất là trong điều kiện công việc ngày càng tăng của thời bình và tính chất phức tập, đa dạng của các hoạt động giữ gìn an ninh, các TCCSĐ được nằm trong hệ thống các cơ quan lãnh đạo theo bộ máy tổ chức ngành dọc của lực lượng An ninh nên đều thực hiện thống nhất, thông suốt, mọi mặt công tác xây dựng Đảng. Đây là đặc điểm khác biệt của tổ chức đảng lực lượng võ trang so với các đảng bộ còn lại trên phạm vi cả nước. Đây cũng là nét đặc thù, chi phối mọi hoạt động lãnh đạo và xây dựng nội bộ đảng của các TCCSĐ trong lực lượng an ninh nhân dân. Đảng ủy Bộ An ninh lãnh đạo các đảng ủy cơ quan, đơn vị theo phân cấp và sự chỉ đạo, hướng dẫn của cơ quan chính trị cấp trên trong việc xác định về những chủ trương, phương hướng, nhiệm vụ của đảng bộ, chi bộ và đơn vị; nhất là nhiệm vụ TTATXH, nhiệm vụ xây dựng Đảng, công tác cán bộ, công tác quần chúng, công tác chính sách và xây dựng TCCSĐ TS,VM gắn với xây dựng đơn vị VMTD đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình hiện nay. Tổ chức cơ sở đảng lãnh đạo các cơ quan, đơn vị thực hiện nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu, cơ động chiến đấu và chiến đấu; lãnh đạo công tác giữ gìn và sử dụng có hiệu quả cơ sở vật chất trong cơ quan, đơn vị; chăm lo đời sống vật chất cho các bộ, đảng viên và chiến sĩ, để bảo đảm cho cơ quan, đơn vị hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ trong mọi tình huống. Hoạt động của TCCSĐ là hoạt động lãnh đạo mọi mặt cơ quan, đơn vị thuộc quyền, đúng theo nguyên tắc của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà 44 nước, kỷ luật, pháp luật và quy định của lực lượng an ninh, chấp hành nghiêm nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách; lãnh đạo thực hiện tốt các chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ Bộ An ninh, lấy tự phê bình và phê bình làm quy luật hoạt động xây dựng và phát triển Đảng. Cũng do đặc thù ngành an ninh, hầu hết các lãnh đạo cấp ủy đều là lãnh đạo của đơn vị để thực hiện tập trung thống nhất thuận lợi cho triển khai thực hiện. Hoạt động của các TCCSĐ đều hướng vào và gắn chặt với thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan. Chính vì vậy, đây cũng là thuận lợi và cũng đồng thời là những khó khăn trong việc phát huy dân chủ trong sinh hoạt đảng, đấu tranh tự phê bình và phê bình. Hai là, các TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh thường xuyên có sự biến động, số lượng tổ chức và đảng viên tăng nhanh. Năm 2006 có 189 TCCSĐ và 3.398 đảng viên. Năm 2010 có 193 TCCSĐ và 3.636 đảng viên. Năm 2011 có 196 TCCSĐ và 3.703 đảng viên. Năm 2012 có 215 TCCSĐ và 3.942 đảng viên. Năm 2013 có 234 TCCSĐ và 3.365 đảng viên Năm 2014 gồm 229 TCCSĐ (xếp loại khá 154 TCCSĐ chiếm 18,48%; trung bình khá 49 TCCSĐ chiếm 25,92%; trung bình 26 TCCSĐ chiếm 13,75%) [73]. Năm 2014, tổng số đảng viên thuộc đảng bộ Bộ An ninh gồm 4.826 đảng viên, nữ 908 đảng viên. Đảng viên chính thức 4.234 đồng chí, nữ 808 đảng viên. Kết quả đánh giá đảng viên: Tổng số đảng viên tham gia gồm: 4.605 đảng viên (khá 4.098 đảng viên chiếm 88,99%; trung bình khá 461 đảng viên chiếm 11,34%; trung bình 35 đảng viên chiếm 7,60%; yếu 11 đảng viên chiếm 2,38%; không đủ tiêu chuẩn tham gia đánh giá 197 đảng viên, chiếm 4,08% [73]. 45 Trong năm 2014 kết nạp quần chúng tiến bộ vào đảng viên dự bị gồm: 577 đồng chí, chuyên đảng viên chính thức 448 đồng chí. Do tính chất ngày càng phức tạp của tình hình an ninh trật tự, an toàn xã hội khi đất nước tiến hành công cuộc đổi mới, lực lượng an ninh phát triển nhanh chóng, và về số lượng, cơ cấu. Do yêu cầu của nhiệm vụ chính trị, số lượng nay vẫn tiếp tục tăng lên do sự chia tách và thành lập mới về mặt tổ chức một số cơ quan đơn vị (Phụ lục 3). Ba là, các TCCSĐ thuộc Bộ An ninh đa dạng về loại hình lãnh đạo thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn có sự khác biệt gồm các loại hình sau: - TCCSĐ trong đơn vị chiến đấu; - TCCSĐ ở các cơ quan; - TCCSĐ ở đơn vị quản lý cơ sở vật chất, kỹ thật và tài chính; - TCCSĐ ở Học viện, nhà trường; - TCCSĐ ở cơ sở sản xuất và doanh nghiệp; (Phụ lục 1; Phụ lục 2) Ngoài ra còn có TCCSĐ trong các đơn vị nghiệp vụ trinh sát, điều tra; TCCSĐ trong các đơn vị trại giam, trại tạm giam, cơ sở giáo dục và trường giáo dưỡng; TCCSĐ trong các đơn vị sự nghiệp; TCCSĐ trong cơ quan; TCCSĐ trong cơ quan báo chí và TCCSĐ trong doanh nghiệp nhà nước và loại hình TCCSĐ nơi không có đơn vị hành chính ngang cấp được giao nhiệm vụ đặc biệt, trong mỗi loại hình TCCSĐ thường có nhiều tổ chức đảng trực thuộc (đảng bộ bộ phận, chi bộ); mỗi tổ chức đảng trực thuộc lại có chức năng, nhiệm vụ riêng, nên khi vận dụng thực hiện chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ thường căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị. Bốn là, đội ngũ cán bộ, đảng viên có tuổi bình quân khá trẻ, được đào tạo cơ bản, chủ yếu tập trung thống nhất từ các nhà trường thuộc Bộ an ninh Do có đặc thù riêng, các cán bộ, chiến sỹ lực lượng an ninh nhân dân được đào tạo khá bài bản từ chính các nhà trường trong ngành an ninh. 46 Đây cũng là nơi có phương thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ có nhiều nét khác biệt với đội ngũ cán bộ các lực lượng khác không phải là lực lượng vũ trang. Do được đào tạo trong môi trường chính quy, các điều kiện sinh hoạt tập trung, cán bộ đảng viên được đào luyện trưởng thành, có tác phong công tác tốt. Việc rèn luyện sức khỏe, cũng được coi trọng đảm bảo cho đội ngũ cán bộ không chỉ có kiến thức mà còn có đạo đức cách mạng, có tác phong chính quy đảm bảo chiến đấu và sẵn sàng chiến đấu cao. Đảng viên trẻ, só sự khỏe, nhiệt huyết và đồng điệu về lứa tuổi, có chung nhiệm vụ chuyên môn nghiệp vụ cũng tạo thuận lợi cho công tác sinh hoạt đảng, dễ thống nhất về tư tưởng và hành động. Tuy vậy, cũng có một bộ phận đảng viên là thanh niên trẻ chưa xác định được chức trách nhiệm vụ, dễ bị dao động về tư tưởng, thậm chí nôn nóng, dễ vi phạm nhiệm vụ của đơn vị trong những điều kiện đòi hỏi ý thức chấp hành kỷ cương của ngành rất cao. Những đặc điểm trên còn tạo ra những thuận lợi đối với tổ chức và hoạt động của TCCSĐ, song cũng gây ra một số khó khăn, vướng mắc ở một số loại hình TCCSĐ đó là việc xác định quy mô, mô hình tổ chức và vận dụng các chức năng, nhiệm vụ của TCCSĐ. 2.2. CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG VÀ TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG THUỘC ĐẢNG BỘ BỘ AN NINH CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 2.2.1. Chất lượng tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 2.2.1.1. Quan niệm về chất lượng tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Trong sách Đại Từ điển tiếng Việt, xuất bản năm 1998 của Nhà xuất bản Khoa học xã hội xác định: “chất lượng là cái tạo nên phẩm chất, giá trị 47 của con người, sự vật hoặc sự việc” [59, tr 331]. Chất lượng là: “cái làm nên phẩm chất, giá trị của con người, sự vật; cái tạo nên bản chất sự vật, làm cho sự vật này khác với sự vật khác, phân biệt với số lượng” [59, tr.248]. Khi xem xét chất lượng là đề cấp đến vấn đề tốt hay xấu, đạt hay không đạt, đạt đến đâu theo những tiêu chí nhất định. Trong cuốn Từ điển Bách khoa Việt Nam tập 1, xuất bản năm 1995 của Trung tâm biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam đã viết: Chất lượng là phạm trù triết học biểu thị những thuộc tính bản chất của sự vật, chỉ rõ nó là cái gì, tính ổn định tương đối của sự vật, phân biệt nó với cái khác. Chất lượng là đặc tính khách quan của sự vật, chất lượng biểu thị ra bên ngoài qua các thuộc tính, nó là cái liên kết các thuộc tính của sự vật lại là một, gắn bó với một sự vật như một tổng thể, bao quát toàn bộ sự vật và không tách rời sự vật. Sự vật trong khi còn là bản thân nó thì không thể mất đi chất lượng của nó, sự thay đổi chất lượng kéo theo sự thay đổi của sự vật về căn bản [48, tr.419]. Chất lượng là phạm trù triết học chỉ tính quy định vốn có của sự vật hiện tượng, trong đó chất là sự thống nhất hữu cơ các thuộc tính làm cho nó là nó mà không phải là cái khác, lượng là biểu thị số lượng, quy mô, tốc độ nhịp điệu sự vận động phát triển của sự vật hiện tượng cũng như các thuộc tính của sự vật hiện tượng đó. Mọi sự vật hiện tượng đều là sự thống nhất hữu cơ giữa chất và lượng, chất nào thì lượng ấy và ngược lại [48, tr.142]. Như vậy, chất lượng là tổng hợp các yếu tố, các mối quan hệ bên trong của sự vật tạo nên phẩm chất, giá trị của sự vật hiện tượng đó, dùng để phân biệt sự vật hiện tượng này với sự vật, hiện tượng khác. Theo đó, có thể quan niệm: Chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh CHDCND Lào là tổng hợp các thuộc tính, giá trị của các yếu tố về tổ 48 chức, sinh hoạt và lãnh đạo làm cho TCCSĐ TS,VM, thực hiện tốt chức năng lãnh đạo mọi mặt đối với đơn vị. 2.2.1.2. Yếu tố cấu thành chất lượng tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Bộ An ninh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Một là, chất lượng của cấp ủy cơ sở Chất lượng cấp ủy cơ sở là tổng hợp chất lượng của từng cấp ủy viên, số lượng và cơ cấu cấp ủy, thể hiện ở phẩm chất, trí tuệ, bản lĩnh của tập thể cấp ủy và hiệu quả hoạt động lãnh đạo, xây dựng nội bộ đảng của cấp ủy cơ sở. Đó là, việc xây dựng và thực hiện tốt quy chế làm việc, phân rõ vị trí, vai trò lãnh đạo của tập thể cấp ủy, bí thư cấp ủy với vai trò của người thủ trưởng cơ quan, đơn vị, bảo đảm thực hiện tốt nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng. Chất lượng của cấp ủy viên ở các đảng bộ, chi bộ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh CHDCND Lào, được thể hiện qua các yếu tố cơ bản là: phẩm chất chính trị, đạo đức, trình độ năng lực công tác của từng cấp ủy viên. - Về phẩm chất chính trị: Phẩm chất chính trị là vấn đề căn cốt nhất của người cách mạng. Mỗi cấp ủy viên phải là những người có giác ngộ cao, tiêu biểu về phẩm chất chính trị, có lập trường tư tưởng vững vàng, nhận thức đúng đắn kiên định nền tảng tư tưởng của Đảng, nói đi đôi với làm, có tinh thần tiên phong gương mẫu trong thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Với tư cách là những người trực tiếp tham gia hoạt động lãnh đạo, chỉ huy ở cơ sở, phẩm chất chính trị của cấp ủy viên trong các đảng bộ, chi bộ vững vàng hay không đều do thực tiễn kiểm nghiệm và có ảnh hưởng nhất định trực tiếp đến vai trò, khả năng hoàn thành mọi nhiệm vụ của TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh. - Về đạo đức, lối sống Với yêu cầu làm gương, nêu gương của người đảng viên, mỗi cấp ủy viên trong các đảng bộ, chi bộ phải là những người có đạo đức trong sáng, 49 lối sống lành mạnh, cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, nói luôn luôn đi đôi với việc làm, tích cực đấu tranh chống mọi biểu hiện sai trái, tham nhũng, lãng phí trong nội bộ Đảng và xã hội; đạo đức lối sống của các cấp ủy viên tác động mạnh mẽ về uy tín của cán bộ, đảng viên và chiến sĩ ở cơ quan, đơn vị. - Trình độ, năng lực công tác Trình độ của các cấp ủy viên có thể hiểu là trình độ học vấn, trình độ chuyên môn nghiệp vụ và trình độ lý luận chính trị. Với chức năng là cán bộ lãnh đạo, cán bộ quản lý, chỉ huy cơ quan đơn vị và là những người chủ chốt trên các lĩnh vực công tác chủ yếu của đảng bộ, chi bộ và cơ quan, đơn vị. Do đó mỗi cấp ủy viên phải có trình độ nhất định và cao hơn mức trình độ trung bình mà trong đội ngũ đảng viên hiện có, mới đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ trên giao và tham gia vào các hoạt động lãnh đạo của các tập thể đảng ủy, chi ủy của TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh. - Số lượng, cơ cấu cấp ủy viên của đảng bộ, chi bộ Đảng NDCM Lào, lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt đối với lực lượng ANND và dựa trên quy mô số lượng đảng viên của TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh, mỗi cấp ủy của đảng bộ, chi bộ cơ sở có số lượng cấp ủy viên theo quy định của Điều lệ Đảng NDCM Lào (đảng bộ cơ sở có từ 5- 7 ủy viên; chi bộ cơ sở từ 3-5 ủy viên). Cơ cấu cấp ủy viên của đảng bộ, chi bộ có vị trí, vai trò quan trọng đối với chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh. - Chất lượng sinh hoạt của cấp ủy Theo Điều lệ Đảng, cấp ủy sinh hoạt mỗi tháng một lần và sinh hoạt bất thường khi cần. Sinh hoạt cấp ủy là sinh hoạt lãnh đạo, sinh hoạt học tập, sinh hoạt tự phê bình và phê bình. Mọi chỉ thị, nghị quyết của cấp ủy trước khi ban hành đều được tập thể cấp ủy, thường vụ nghiên cứu, bàn bạc dân chủ, công khai, biểu quyết nhất trí mới được ban hành. Như vậy, chất lượng sinh hoạt 50 của cấp ủy đảng bộ, chi bộ phụ thuộc nhiều yếu tố, bao gồm: nội dung, hình thức, cách thức điều hành của người chủ trì và phân công phụ trách trong đợt sinh hoạt và hiệu quả của sinh hoạt cấp ủy, chi bộ, đây là vấn đề quan trọng quyết định chất lượng sinh hoạt của TCCSĐ. Hai là, chất lượng đội ngũ đảng viên Chất lượng đảng viên là sự thống nhất giữa chất lượng của từng đảng viên với tính hợp lý của số lượng và cơ cấu đội ngũ đảng viên. Trong các yếu tố cấu thành chất lượng đội ngũ đảng viên (chất lượng đảng viên, số lư...n hành các biện pháp xây dựng nội bộ Đảng, từ đó xác định rõ trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế yếu kém của TCCSĐ; cấp ủy viên của cấp trên được phân công phụ trách trực tiếp cơ sở phải chịu trách nhiệm liên đới nếu để TCCSĐ thuộc phạm vi trách nhiệm của mình yếu kém. Chăm lo đào tạo đội ngũ cán bộ cơ sở nhất là đội ngũ cán bộ cấp ủy về mọi mặt, đủ sức vận dụng, cụ thể hóa đường lối của cấp trên và đề ra nhiệm vụ của cấp mình, đủ khả năng lãnh đạo tổ chức thức hiện thắng lợi nhiệm vụ đó; trong đó phải chú ý thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức xây dựng đảng và kỹ năng cấp ủy cho các cấp ủy viên và đảng viên, nhất là sau mỗi kỳ đại hội, đối với những đảng viên mới được bầu vào cấp ủy. Quan tâm đổi mới phương thức lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên đối với cơ sở theo hướng sâu sát cơ sở, gần gũi với cán bộ, đảng viên ở cơ sở hơn. 140 Căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ của mình về xây dựng phối hợp hoạt động trong việc chỉ đạo đối với cơ sở, tăng cường đối thoại trực tiếp, kịp thời kiểm tra, giúp đỡ tháo gỡ khó khăn cho cơ sở. Phải có quy chế về thời gian làm việc tại cơ sở, giảm bớt sự chỉ đạo bằng giấy tờ và triệu tập cán bộ ở cơ sở lên họp; các văn bản chỉ đạo của cấp trên phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ, dễ thực hiện, dễ kiểm tra và rõ ràng trong việc xác định trách nhiệm. Tập trung kiện toàn Ủy ban kiểm tra của cấp mình và hướng dẫn, chỉ đạo cấp cơ sở kiện toàn Ủy ban kiểm tra theo quy định mới của Bộ Chính trị về tổ chức đảng trong lực lượng An ninh và theo chủ trương tái lập, sắp xếp lại cơ quan tham mưu giúp việc cho cấp ủy An ninh các cấp về công tác xây dựng đảng của Đảng ủy Bộ An ninh. Xây dựng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng, ngày càng tinh nhuệ, chuyên sâu, đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật theo chức năng, nhiệm vụ do Điều lệ Đảng NDCM Lào quy định trong tình hình mới. Xây dựng cơ chế kiểm tra, giám sát và phối hợp chặt chẽ có hiệu quả giữa cấp ủy cấp trên với cấp ủy cấp dưới, giữa cơ quan kiểm tra các cấp với cơ quan thanh tra, tổ chức cán bộ, bảo vệ chính trị nội bộ và các đoàn thể chính trị - xã hội. 141 KẾT LUẬN Tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Bộ An ninh được lập ở các cơ quan, đơn vị cơ sở, có tính đặc thù ở cơ quan Bộ An ninh. Đây là cơ quan, đơn vị quan trọng trực tiếp phục vụ các Tổng cục, Bộ chỉ huy tham mưu cho Đảng ủy Bộ An ninh lãnh đạo Bộ An ninh về vấn đề vĩ mô, chỉ đạo các mặt công tác trong toàn lực lượng an ninh, lãnh đạo Bộ An ninh. Do vậy, chất lượng các TCCSĐ ở đó có ý nghĩa quan trọng đối với việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị không chỉ của cơ quan, đơn vị đó mà còn đối với cả lực lượng an ninh. Chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh là tổng hợp thuộc tính, giá trị các yếu tố về tổ chức, sinh hoạt và lãnh đạo xây dựng TCCSĐ TS,VM, thực hiện tốt chức năng lãnh đạo mọi mặt đối vơi cơ quan, đơn vị thuộc quyền lãnh đạo của TCCSĐ. Nâng cao chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh là đề ra và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ và giải pháp làm cho chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh phát triển lên một tầm cao mới nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự và xây dựng lực lượng an ninh trong tình hình mới. Những năm qua, Đảng ủy Bộ An ninh, cấp ủy các cấp trong Đảng bộ Bộ An ninh đã có sự quan tâm đến công tác xây dựng Đảng nói chung và xây dựng TCCSĐ nói riêng cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Bản thân các cấp ủy cơ sở và đội ngũ cán bộ, đảng viên của TCCSĐ cũng ngày càng nhận thức rõ hơn về vị trí của TCCSĐ, trên cơ sở chủ trương chỉ đạo của cấp trên, đã chủ động tiến hành nhiều biện pháp nâng cao chất lượng TCCSĐ như: quán triệt các chủ trương, chính sách của Đảng và cấp trên trong việc đề ra nhiệm vụ chính trị của cấp mình, đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng, kiện toàn tổ chức, bộ máy, cơ quan tham mưu giúp việc về công tác đảng, nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, đảng viên, đổi mới, nâng cao chất lượng công tác đánh giá chất lượng, khen thưởng tổ chức đảng, đảng viên. Do đó, đã tạo ra 142 những chuyển biến tích cực về chất lượng của các TCCSĐ, cơ bản đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ cầu công tác xây dựng Đảng, yêu cầu, nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trong tình hình mới. Tuy nhiên, so với yêu cầu, chất lượng và việc nâng cao chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh thời gian qua vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm nhất định, ảnh hưởng lớn đến vai trò lãnh đạo mọi mặt của TCCSĐ và có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra. Thời gian tới tình hình có nhiều biến chuyển, nhiệm vụ công tác xây dựng Đảng và nhiệm vụ bảo vệ ANQG, giữ gìn TTATXH ở CHDCND Lào đặt ra những yêu cầu đòi hỏi mới hết sức nặng nề. Tiếp tục nâng cao chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh là một yêu cầu mang tính khách quan và một trong những điều kiện tiên quyết, quyết định đến việc thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của lực lượng An ninh. Nâng cao chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh phải trên cơ sở quán triệt và thực hiện nghiêm túc các chủ trương, giải pháp của Đảng đã nêu trong các nghị quyết về công tác xây dựng Đảng; đồng thời thực hiện đồng bộ các giải pháp chủ yếu sau: nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cấp ủy các cấp trong xây dựng, củng cố, nâng cao chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh trong tình hình mới, tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của TCCSĐ, nghiên cứu sắp xếp, kiện toàn TCCSĐ, thực hiện tốt tự phê bình và phê bình, nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, nhất là chi bộ, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, coi trọng phát huy tính tiền phong của đảng viên, nâng cao chất lượng công tác đánh giá chất lượng TCCSĐ và đảng viên hằng năm bảo đảm đúng thực chất, chống bệnh thành tích, xây dựng các tổ chức quần chúng trong cơ quan, đơn vị TS,VM, phát huy mạnh mẽ vai trò tham gia xây dựng Đảng của đoàn thể chính trị - xã hội, tăng cường sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của cấp ủy cấp trên. Kết quả và những kinh nghiệm đã đạt được trong thời gian qua là cơ sở quan trọng để tiếp tục thực hiện giải 143 pháp đã nêu trong luận án trên, nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng của TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh CHDCND Lào trong thời gian tới. Nhiệm vụ bảo vệ ANQG và trật tự an toàn là nhiệm vụ hết sức nặng nề và phức tạp. Các cấp ủy, TCCSĐ ở cơ quan, đơn vị phải tập trung lãnh đạo để thực hiện có hiệu quả, nhiệm vụ bảo vệ ANQG và trật tự an toàn phải tập trung lãnh đạo công tác xây dựng nội bộ Đảng, xây dựng tổ chức chỉ huy, các đoàn thể chính trị - xã hội trong cơ quan, đơn vị vững mạnh và phát huy tốt vai trò của các tổ chức đó trong thực hiện nhiệm vụ của cơ quan, đơn vị tham gia xây dựng Đảng và nâng cao chất lượng TCCSĐ. Nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị trong thời kỳ mới, TCCSĐ trong cơ quan, đơn vị phải không ngừng nâng cao chất lượng chính trị, tư tưởng, tổ chức, năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao ngang tầm với đòi hỏi của nhiệm vụ trong tình hình mới. Để đạt được yêu cầu trên vấn đề cơ bản là các đảng bộ, chi bộ ở cơ quan, đơn vị phải bám sát mục tiêu, phương hướng, nhiệm vụ trong thời gian tới, phải nghiên cứu tìm ra và tiến hành bằng nhiều biện pháp đồng bộ mang tính khả thi nhằm nâng cao chất lượng TCCSĐ. Trong đó cần tập trung vào những giải pháp cơ bản là mọi cán bộ đảng viên, nhất là cấp ủy, tổ chức đảng viên đối với công tác xây dựng Đảng, xây dựng cơ quan, đơn vị và nâng cao chất lượng TCCSĐ. Tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy, cơ quan chính trị cấp trên đối với TCCSĐ, đồng thời phát huy vai trò của tổ chức và đoàn thể chính trị - xã hội, kết hợp chặt chẽ với chính quyền và nhân dân địa phương tham gia xây dựng Đảng, xây dựng cơ quan, đơn vị và nâng cao chất lượng TCCSĐ thuộc Đảng bộ Bộ An ninh luôn ngang tầm với đòi hỏi của nhiệm vụ bảo vệ ANQG và trật tự an toàn trong giai đoạn mới. 144 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Hủm phăn Phỉu Khêm Phon (2013), "Nâng cao chất lượng lãnh đạo của cấp ủy các cấp trong xây dựng và củng cố tổ chức cơ sở Đảng", Tạp chí Kiểm tra, (8), tr.27-32. 2. Hủm phăn Phỉu Khêm Phon (2013), "Một số nội dung, phương thức Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lãnh đạo giữ vững an ninh chính trị và trật tự", Tạp chí An ninh nhân dân, (57), tr.7-9. 3. Hủm phăn Phỉu Khêm Phon (2014), "Công tác tổ chức, xây dựng Đảng Nhân dân Cách mạng Lào năm 2013-2014", Tạp chí Lý luận chính trị, (1), tr.90-92. 4. Hủm phăn Phỉu Khêm Phon (2015), "Công tác xây dựng và củng cố tổ chức cơ sở Đảng là chiến lược quan trọng của Đảng bộ Bộ An ninh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào", Tạp chí Giáo dục lý luận, (234), tr.87-88. 145 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tiếng Việt 1. Nguyễn Đức Ái (2001),“Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng nông thôn vùng cao phía Bắc trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 2. Lê Hồng Anh (2010), "Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ Công an Trung ương, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia và giữ gìn trật tự an toàn xã hội trong tình hình mới", Tạp chí Công an nhân dân, (10), tr.34-36. 3. Nguyễn Bình Ban (2006), "Phát huy dân chủ, đẩy mạnh tự phê bình và phê bình trong sinh hoạt đảng ở các chi bộ trong Công an nhân dân", Tạp chí Công an nhân dân, (2), tr.40-44. 4. Nguyễn Bình Ban (2007), Giáo trình xây dựng Đảng, Học viện An ninh nhân dân, Hà Nội. 5. Trương Hòa Bình (2006), "Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh trong đảng bộ Công an Trung ương", Tạp chí Công an nhân dân, (2), tr.12-16. 6. Bun Phêng Sỉ Pa Xợt (2004), Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện ở sư đoàn BB1 Quân đội nhân dân Lào hiện nay, Học viện Chính trị quân sự, Hà Tây. 7. Bun Phêng Sỉ Pa Xợt (2010), Chất lượng tổ chức cơ sở đảng ở các sư đoàn bộ binh Quân đội nhân dân Lào, Luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 8. Lê Đức Chung (2013), Chất lượng các đảng bộ xã miền núi diện đặc biệt khó khăn của tỉnh Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 146 9. Hà Xuân Dào (2009), "Xây dựng, hoàn thiện mô hình tổ chức cơ sở đảng trong đảng bộ Công an Trung ương", Tạp chí Công an nhân dân, (2), tr.23-27. 10. Hà Xuân Dào (2009), "Một số giải pháp củng cố, nâng cao chất lượng tổ chức cơ sơ đảng trong đảng bộ Công an Trung ương", Tạp chí Công an nhân dân, (5), tr.19-23. 11. Lê Văn Dương (chủ biên) (2000), Nâng cao năng lực và sức chiến đấu của các tổ chức cơ sở Đảng trong Quân đội, bảo đảm xây dựng quân đội vững mạnh về chính trị hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ trong mọi tình huống, Nxb Quân đội nhân dân Việt Nam, Hà Nội. 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), "Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng và đảng viên", tập 2, Tạp chí Xây dựng Đảng, Hà Nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2008), Văn kiện Đảng thời kỳ đổi mới và hội nhập (Đại hội VI, VII, VIII, IX và X), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2009), Văn kiện Hội nghị lần thứ chín Ban Chấp hành Trung ương khóa X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 19. Hồ Ngọc Đăng (2007), Chất lượng tổ chức cơ sở đảng trong các doanh nghiệp nhà nước ở Đảng bộ Tổng Công ty Xây dựng Sài Gòn giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 20. Hoàng Văn Đồng (2005), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu tổ chức cơ sở đảng đồn biên phòng tuyến biên giới đất liền Việt Nam trong thời kỳ mới, Luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 147 21. Đăng Thái Giáp (2009), "Công tác chính trị tư tưởng góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên Công an nhân dân", Tạp chí Khoa học và giáo dục an ninh, (5), tr.36-39. 22. Khoa Công tác đảng, công tác chính trị (1997), Kết hợp xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh với xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện trong Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Đề tài khoa học cấp khoa, Học viện Chính trị - Quân sự, Hà Nội. 23. Ku Dang Sỉ Sôm Pông (2007), Chất lượng các chi bộ cơ sở Bản ở tỉnh Viêng Chăn Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 24. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 25. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 26. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Hồ Chí Minh (1987), Toàn tập, Tập 7, Nxb Sự thật, Hà Nội. 28. Hồ Chí Minh (1995), Toàn tập, Tập 9, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 29. Hồ Chí Minh (1987), Toàn tập, Tập 10, Nxb Sự thật, Hà Nội. 30. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 10, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 31. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 32. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, Tập 12, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 33. Phạm Định Nhịn (2007), "Một số biện pháp nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ trong đảng bộ Quân đội", Tạp chí Giáo dục lý luận chính trị - quân sự, (6), tr.22-26. 34. Nguyễn Xuân Quang (Chủ nhiệm) (1998), Xây dựng tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên ở đôn biên phòng đáp ứng đòi hỏi của thời kỳ mới, Đề tài khoa học Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Hà Nội. 35. Tô Huy Rứa, Trần khắc Việt (2004), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng Hà Nội, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 148 36. Sắc Sít Phết Đuông Sít (2009), Năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng thuộc đảng bộ Tổng cục tham mưu Quân đội nhân dân Lào rong giải đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 37. Som Phon Kheo Ni Lăn Lăt (2011), "Bài học trong xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững manh, kết hợp với xây Bàn, Kum Bàn phát triển ở Bàn u, Kum Xiêng, Huyên Khun", Tạp chí Xây dựng Đảng, (122), tr.42-46. 38. Đỗ Thị Phương Thảo (2013), Chất lượng tổ chức cơ sở đảng thuộc Đảng bộ Công an tỉnh Hà Nam giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 39. Lê Cẩm Thoa (2015), Đánh giá chất lượng các đảng bộ phường ở thành phố Cần Thơ giai đoạn hiện nay, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 40. Thoong Lượng Khun Khăm (2001), "Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh-biết lãnh đạo toàn diện của đảng bộ Bộ Chỉ Huy An ninh Tỉnh Xay Ya Bu Ly", Tạp chí Xây dựng Đảng, (34), tr.38-41. 41. Cao Xuân Thưởng (2000), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng ở các trung đoàn không quân chiến đấu hiện nay, Luận án tiến sĩ Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 42. Hoàng Minh Tiến (2001), Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ khoa giáo viên ở Học viện Hải quân hiện nay, Luận văn thạc sĩ Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị - Quân sự, Hà Tây. 43. Nguyễn Văn Tiệp (2011), "Một số vấn đề về hoàn thiên tổ chức đảng trong Công an nhân dân", Tạp chí Công an nhân dân, (5), tr.3-6. 44. Nguyễn Khánh Toàn (2010), "Xây dựng Đảng, xây dựng lực lượng Công an nhân dân trong sạch vững mạnh trong tình hình mới", Tạp chí Cộng sản, (815), tr.10-14. 149 45. Tông Dê Giang Giông Xêng (2011), "Xây dựng tổ chức cơ sở đảng vững mạnh-biết lãnh đạo toàn diện ở nông thôn Tỉnh Hủa Phăn", Tạp chí Xây dựng Đảng, (116), tr.24-28. 46. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam (2000), Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện trong giai đoạn cách mạng mới, Đề tài khoa học cấp Bộ. 47. Nguyễn Phú Trọng, Tô Huy Rứa và Trần Khắc Việt (2004), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng trong thời kỳ mới, Hà Nội. 48. Trung Tâm Biên Soạn Từ Điển Bách Khoa (1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 1, Nxb Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội. 49. Nguyễn Thế Tư (2007), Những biến dạng nguyên tắc tập trung dân chủ và giải pháp khắc phục, Học viện Chính trị khu vực III. 50. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, Tập 7, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 51. V.I.Lênin (1975), Toàn tập, Tập 8, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 52. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, Tập 17, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 53. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, Tập 36, Nxb Tiến bộ, Mát xcơva. 54. V.I.Lênin (1974), Toàn tập, Tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 55. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, Tập 43, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 56. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, Tập 54, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 57. Trương Quang Việt (2007), Tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn trong việc ổn định chính trị - xã hội ở Kon Tum hiện nay, Luận văn thạc sĩ Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 58. Lê Quý Vương (2006), "Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở Đảng trong Công an nhân dân", Tạp chí Công an nhân dân, (2), tr.17-20. 59. Nguyễn Như Ý (2011), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Mimh. 60. Vũ Trọng Ý (2006), "Xây dựng kiện toàn cấp ủy cơ sở đảng trong Công an nhân dân trong sạch vững mạnh", Tạp chí Công an nhân dân, (2), tr.25-29. 150 * Tài liệu tiếng Lào dịch sang tiếng Việt 61. Ban Tổ chức trung ương (1999), Quy định số 11/BTCTW về tiêu chuẩn chi bộ vững mạnh biết lãnh đạo toàn diện, Thủ đô Viên Chăn, Lào. 62. Ban Tuyên Giáo Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2005), Cuộc sống và sự nghiệp vĩ đại của Chủ tịch Cay Xỏn Phôm Vi Hản vĩ nhân của nước Lào, Viêng Chăn. 63. Ban Tuyên huấn Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2007), Báo cáo trong bổi họp huấn luyện đảng viên trong thời kỳ mới, Nxb Thủ đô Viên Chăn. 64. Bộ An ninh Lào (2006), Báo cáo tại Hội Nghị công tác tổ chức toàn đảng bộ Bộ An ninh Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào. 65. Bộ An ninh, Cục Tuyên truyền và Bộ Tư pháp (2007), Luật lực lượng an ninh, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 66. Bộ An ninh Lào (2010), 45 năm trưởng thành và phát triển của lực lượng an ninh, Nxb Bộ An ninh, Viêng Chăn. 67. Bộ Chính trị Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1996), Chỉ thị số 11/BCT về tăng cường vai trò lãnh đạo của cấp ủy trong việc củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh, biết lãnh đạo toàn diện. Thủ đô Viêng Chăn Lào. 68. Bộ Chính trị (1996), Quy định số 06/QĐ-BCT Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, ngày 05/03/1996, Lào. 69. Cay Xỏn Phôm Vi Hản (1984), Bản Phát biểu trước Hội nghị công tác tổ chức toàn quốc lần thứ 6, Nxb Viêng Chăn, Lào. 70. Cay Xỏn Phôm Vi Hản (1985), Tuyển tập, Tập 1, Nxb Viêng Chăn, Lào. 71. Cay Xỏn Phôm Vi Hản (1987), Tuyển tập, Tập 2, Nxb Viêng Chăn, Lào. 72. Cay Xỏn Phôm Vi Hản (1997), Tuyển tập, Tập 3, Nxb Viêng Chăn, Lào. 73. Cục Đảng - Tổng cục chính trị Bộ An ninh (2013), Báo cáo tổng kết giai đoạn 2009 đến 2013, Viêng Chăn. 74. Đảng bộ Bộ An ninh Lào (2005), Văn kiện Đại hội lần thứ II, Nxb Thanh niên Lào. 151 75. Đảng bộ Bộ An ninh (2010), Tổng kết 5 năm (2006-2010) của Đảng bộ Bộ An ninh, Viêng Chăn, Lào. 76. Đảng bộ Bộ An ninh (2010), Tổng kết năm 2010 và phương hướng 2011, Viêng Chăn, Lào. 77. Đảng bộ Bộ An ninh (2011), Tổng kết, đánh giá quá trình xây dựng tổ chức cơ sở Đảng vững mạnh, biết lãnh đạo toàn diện năm 2011, Lào. 78. Đảng bộ Bộ An ninh (2012), Tổng kết năm 2012 và phương hướng 2013, Viêng Chăn, Lào. 79. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào(1982), Điều lệ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ III, Nxb Thủ đô Viêng Chăn Lào, Nxb Thủ đô Viêng Chăn, Lào. 80. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1986), Báo cáo chính trị trước Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IV, Thủ đô Viêng Chăn, Lào. 81. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1986), Điều lệ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV, Nxb Thủ đô Viêng Chăn Lào. 82. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1991), Điều lệ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V, Nxb Thủ đô Viêng Chăn, Lào. 83. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (1996), Điều lệ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, Nxb Thủ đô Viêng Chăn, Lào. 84. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2001), Điều lệ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Quân đội nhân dân Lào. 85. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VII, Nxb Quân đội nhân dân Lào. 86. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2006), Điều lệ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Viêng Chăn Lào. 87. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Quân đội nhân dân Lào. 88. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011), Điều lệ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Thanh niên Lào. 152 89. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Viêng Chăn, Lào. 90. Đảng ủy Bộ An ninh (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu Bộ An ninh lần thứ I, Thủ đô Viêng Chăn, Lào. 91. Đảng ủy Bộ An ninh (2005), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ Bộ An ninh lần thứ II, Thủ đô Viêng Chăn, Lào. 92. Đảng ủy Bộ An ninh (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Bộ An ninh lần thứ III, Thủ đô Viêng Chăn, Lào. 93. Khoa Công tác đảng, công tác chính trị (2010), Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh gắn với xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện trong lực lượng An ninh Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào hiện nay, Đề tài khoa học cấp khoa, Trường Cao đẳng Chính trị an ninh, Viêng Chăn. 94. Kông Toong Phông Vị Chít (2011), "Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng gắn với xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện ở Bộ An ninh", Tạp chí Lý luận Chính trị - Hành chính, (01), tr.34-37. 95. Tổng cục Chính trị Bộ An ninh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2011), Xây dựng tổ chức cơ sở đảng trong sạch vững mạnh kết hợp với xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện trong giai đoạn hiện nay, Đề tài khoa học cấp bộ, Viêng Chăn. 153 PHỤ LỤC Phụ lục 1 Đảng bộ cơ sở thuộc Đảng bộ Bộ An ninh (2009-2013) Đảng bộ cơ sở TT Thành phần 2009 2010 2011 2012 2013 1 Chánh văn phòng 6 6 7 8 8 2 Tổng cục Chính trị 21 21 21 22 22 3 Tổng cục Cảnh sát hình sự 16 16 17 17 18 4 Tông cục Công an 17 13 14 14 15 5 Tổng cục Hậu cần 17 17 16 16 17 6 Bộ chỉ huy bảo vệ TW 16 16 20 20 21 7 Bộ chỉ huy bảo vệ cơ quan 18 18 21 21 22 8 Bộ chỉ huy cơ động 6 6 7 7 8 9 Học viện An ninh quốc gia 50 44 24 31 33 10 Cục thông tin 4 4 4 6 6 11 Cục 504 7 12 13 13 14 12 Cục Kiểm tra giám sát 1 1 1 1 1 13 Cục Nghiên cứu KH và LS 1 1 1 1 1 14 Công ty Bảo hiểm An ninh 2 2 2 2 2 15 Cục Cảnh sát hành chính 11 13 13 13 22 Nguồn: Cục Đảng - Tổng cục Chính trị Bộ An ninh [73] 154 Phụ lục 2 Chi bộ cơ sở thuộc Đảng bộ Bộ An ninh (2009-2013) Chi bộ cơ sở TT Thành phần 2009 2010 2011 2012 2013 1 Chánh văn phòng 6 6 7 8 8 2 Tổng cục Chính trị 13 13 13 13 13 3 Tổng cục Cảnh sát hình sự 11 11 12 12 12 4 Tông cục Công an 11 13 14 14 14 5 Tổng cục hậu cần 8 8 11 11 11 6 Bộ chỉ huy bảo vệ TW 16 4 16 16 16 7 Bộ chỉ huy bảo vệ cơ quan 6 6 5 5 5 8 Bộ chỉ huy cơ động 6 7 7 7 8 9 Học viện An ninh quốc gia 24 24 18 18 18 10 Cục thông tin 11 Cục 504 12 Cục Kiểm tra giám sát 1 1 1 1 1 13 Cục Nghiên cứu KH và LS 1 1 1 1 1 14 Công ty Bảo hiệm An ninh 2 2 2 2 2 15 Cục Cảnh sát hành chính 13 22 22 16 Học viện Cảnh sát nhân dân 19 19 19 Nguồn: Cục Đảng - Tổng cục Chính trị Bộ An ninh [73] 155 Phụ lục 3 Số lượng tổ chức cơ sở đảng và đảng viên thuộc đảng bộ Bộ An ninh Năm Tổ chức cơ sở đảng Tông số đảng viên 2006 189 3.398 2010 193 3.636 2011 196 3.703 2012 215 3.942 2013 234 3.365 2014 229 4.826 Nguồn: Cục Đảng - Tổng cục Chính trị Bộ An ninh [73] Phụ lục 4 Công tác phát triển đảng viên và chuyển đảng viên chính thức đảng bộ Bộ An ninh (2009-2013) Năm Kết nạp đảng viên mới Chuyển đảng viên chính thức 2009 507 437 2010 495 444 2011 448 437 2012 520 487 2013 482 420 2014 577 448 Nguồn: Cục Đảng - Tổng cục Chính trị Bộ An ninh [73] 156 Phụ lục 5 Phân loại đảng viên nữ trong các tổ chức cơ sở đảng các cơ quan, đơn vị toàn lực lượng An ninh Tổng số CQ/ĐV HV/NT B/Viện TT Các đ/v T/C Nữ T/C Nữ T/C Nữ T/C Nữ 1 Văn phòng 164 40 164 40 2 Tổng cục chính trị 452 129 224 62 228 67 3 Tổng cục cảnh sát hình sự 524 106 524 106 4 Tông cục công an 513 59 513 59 5 Tổng cục hậu cần 359 148 267 79 92 69 6 Bộ chỉ huy bảo vệ TW 370 61 341 50 29 11 7 Bộ chỉ huy bảo vệ cơ quan 264 24 264 24 8 Bộ chỉ huy cơ động 148 20 148 20 9 HV An ninh quốc gia 577 60 184 51 393 9 10 Cục thông tin 69 17 69 17 11 Cục 504 123 13 123 13 12 Cục kiểm tra giám sát 34 3 34 3 13 Cục nghiên cứu KH và LS 36 9 36 9 14 Công ty bảo hiệm An ninh 26 6 15 Cục cảnh sát hành chính 150 18 150 18 16 Học viện Cảnh sát nhân dân 475 92 207 63 268 29 17 Cục quản lý trại giam 81 20 81 20 Tổng cộng 4,365 825 3,329 634 918 116 92 69 Nguồn: Cục Đảng - Tổng cục Chính trị Bộ An ninh [73] 157 Phụ lục 6 Trình độ văn hóa của đảng viên thuộc đảng bộ Bộ An ninh Tổng số Cấp I Cấp II Cấp III TT Các đơn vị T/C Nữ T/C Nữ T/C Nữ T/C Nữ 1 Chánh văn phòng 164 40 2 4 158 40 2 Tổng cục chính trị 452 129 2 2 23 13 427 114 3 Tổng cục cảnh sát hình sự 524 106 4 2 35 22 485 82 4 Tông cục công an 513 59 5 1 29 5 479 53 5 Tổng cục hậu cần 359 148 20 8 70 42 269 98 6 Bộ chỉ huy bảo vệ TW 370 61 14 9 70 12 286 40 7 Bộ chỉ huy bảo vệ cơ quan 264 24 23 4 60 5 181 15 8 Bộ chỉ huy cơ động 148 20 4 18 7 126 13 9 Học viện An ninh quốc gia 577 60 1 1 576 59 10 Cục thông tin 69 17 5 2 64 15 11 Cục 504 123 13 5 1 118 12 12 Cục kiểm tra giám sát 34 3 34 3 13 Cục nghiên cứu KH và LS 36 9 36 9 14 Công ty bảo hiệm An ninh 26 6 1 1 2 23 5 15 Cục cảnh sát hành chính 150 18 2 9 3 139 15 16 Học viện Cảnh sát nhân dân 475 92 4 3 15 7 458 82 17 Cục quản lý trại giam 81 20 1 13 5 65 15 Tổng cộng 4,365 825 82 30 359 125 3,924 670 Nguồn: Cục Đảng - Tổng cục Chính trị Bộ An ninh [73] 158 Phụ lục 7 Thông kê độ tuổi của đảng viên thuộc đảng bộ Bộ An ninh 18-39 năm 40-49 năm 50-59 năm 60 năm TT Các đ/v T/C Nữ T/C Nữ T/C Nữ T/C Nữ 1 Chánh văn phòng 111 32 40 7 7 1 6 2 Tổng cục chính trị 166 41 221 68 61 20 4 3 Tổng cục cảnh sát hình sự 218 48 253 49 64 7 7 2 4 Tông cục công an 238 31 207 24 63 4 5 5 Tổng cục hậu cần 155 64 153 79 46 5 5 6 Bộ chỉ huy bảo vệ TW 125 36 173 19 65 6 7 7 Bộ chỉ huy bảo vệ cơ quan 142 13 89 11 33 8 Bộ chỉ huy cơ động 102 15 22 4 23 1 1 9 Học viện An ninh quốc gia 340 52 229 8 8 10 Cục thông tin 20 6 35 10 13 1 1 11 Cục 504 96 9 17 2 9 2 1 12 Cục kiểm tra giám sát 22 2 8 1 4 13 Cục nghiên cứu KH và LS 24 8 6 1 6 14 Công ty bảo hiệm An ninh 9 3 6 2 10 1 15 Cục cảnh sát hành chính 98 12 29 5 21 1 2 16 Học viện Cảnh sát nhân dân 368 56 78 28 26 8 3 17 Cục quản lý trại giam 29 9 31 8 20 3 1 Tổng cộng 2,263 437 1,579 326 479 60 44 2 Nguồn: Cục Đảng - Tổng cục Chính trị Bộ An ninh [73] 159 Phụ lục 8 Trình độ học vấn về chuyên môn nghiệp vụ của đảng viên thuộc đảng bộ Bộ An ninh Không qua trưởng Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Cử nhân Thạc sĩ Tiến sĩ TT Các CQ/ĐV T/C Nữ T/C Nữ T/C Nữ T/C Nữ T/C Nữ T/C Nữ T/C Nữ 1 Chánh văn phòng 29 15 39 11 15 3 72 10 9 1 2 Tổng cục chính trị 41 23 139 47 76 28 173 28 22 3 1 3 Tổng cục cánh sát hình sự 72 33 149 24 115 21 176 26 10 2 2 4 Tông cục công an 79 28 69 7 68 6 241 7 24 1 5 5 Tổng cục hậu cần 5 3 79 34 149 70 61 20 53 17 12 4 6 Bộ chỉ huy bảo vệ TW 5 5 199 37 54 11 56 4 50 3 6 1 7 Bộ chỉ huy bảo vệ cơ quan 35 2 121 12 75 6 34 2 15 2 2 8 Bộ chỉ huy cơ động 1 1 52 8 29 3 32 8 33 1 9 Học viện An ninh quốc gia 1 1 275 12 178 27 12 9 92 10 15 1 4 10 Cục thông tin 7 7 16 3 30 5 12 2 4 11 Cục 504 13 1 10 1 17 78 11 4 1 12 Cục kiểm tra giám sát 5 2 5 1 22 2 13 Cục nghiên cứu KH và LS 1 3 2 1 23 6 5 2 14 Công ty bảo hiệm An ninh 2 2 1 3 2 4 10 3 1 15 Cục cảnh sát hành chính 4 1 4 1 19 2 18 4 100 10 5 16 HV cảnh sát nhân dân 20 9 209 38 110 26 19 6 90 12 17 Cục quản lý trại giam 2 27 13 17 3 13 3 22 1 Tổng cộng 76 22 1209 263 1077 257 577 121 1262 148 141 14 23 Nguồn: Cục Đảng - Tổng cục Chính trị Bộ An ninh [73] 160 Phụ lục 9 Trình độ học vấn về lý luận chính trị của đảng viên thuộc đảng bộ Bộ An ninh Không qua trưởng Sơ cấp Trung cấp Cao đẳng Cử nhân Thạc sĩ Tiến sĩ TT Các CQ/ĐV T/C Nữ T/C Nữ T/C Nữ T/C Nữ T/C Nữ T/C Nữ T/C Nữ 1 Chánh văn phòng 132 38 27 2 1 3 1 2 Tổng cục chính trị 390 120 3 1 25 6 23 1 10 1 1 3 Tổng cục cảnh sát hình sự 146 100 10 5 9 33 1 11 4 Tông cục công an 460 49 4 1 10 35 8 4 1 5 Tổng cục hậu cần 340 143 18 5 1 6 Bộ chỉ huy bảo vệ TW 351 60 18 1 1 7 Bộ chỉ huy bảo vệ cơ quan 252 22 1 1 11 1 8 Bộ chỉ huy cơ động 133 20 1 12 1 1 9 Học viện An ninh quốc gia 563 95 2 7 1 4 1 10 Cục thông tin 61 16 7 1 1 11 Cục 504 112 12 1 9 1 1 12 Cục kiểm tra giám sát 24 3 1 6 1 2 13 Cục nghiên cứu KH và LS 26 8 1 7 1 1 1 14 Công ty bảo hiệm An ninh 11 3 2 1 8 1 2 4 1 1 15 Cục cảnh sát hành chính 118 13 11 3 11 2 10 16 HV cảnh sát nhân dân 449 89 5 3 8 2 7 1 2 1 17 Cục quản lý trại giam 64 18 6 2 7 2 2 Tổng cộng 3,947 773 41 13 55 4 239 31 58 3 22 1 3 Nguồn: Cục Đảng - Tổng cục Chính trị Bộ An ninh [73]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chat_luong_to_chuc_co_so_dang_thuoc_dang_bo_bo_an_ni.pdf
  • pdfhum phan.pdf
  • docTT _ Hum Phan (nop QD).doc
Tài liệu liên quan