Luận án Chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các trường chính trị - Hành chính tỉnh cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Kouyang SISOMBLONG chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các trường chính trị - hành chính tỉnh cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn hiện nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYấN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM HÀ NỘI - 2016 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Kouyang SISOMBLONG chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các trường chính trị - hành chính tỉnh cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn hiện nay LUẬN

pdf190 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 399 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các trường chính trị - Hành chính tỉnh cộng hòa dân chủ nhân dân lào giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM Mã số: 62 31 23 01 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. TS. NGÔ BÍCH NGỌC 2. TS. ĐẶNG ĐÌNH PHÚ HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. TÁC GIẢ LUẬN ÁN Kouyang SISOMBLONG MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1. Tình hình nghiên cứu ở Lào 6 1.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam 18 1.3. Tình hình nghiên cứu ở Trung Quốc 31 Chương 2: CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY Ở CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 36 2.1. Các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh và đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 36 2.2. Chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào - quan niệm và tiêu chí đánh giá 57 Chương 3: CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY Ở CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 71 3.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 71 3.2. Nguyên nhân của thực trạng và những kinh nghiệm 88 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY Ở CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO ĐẾN NĂM 2025 100 4.1. Dự báo những yếu tố tác động và phương hướng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2025 100 4.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2025 114 KẾT LUẬN 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ Đà CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 150 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 PHỤ LỤC 167 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BCHTW : Ban Chấp hành Trung ương BGDĐT & TT : Bộ Giáo dục Đào tạo và Thể thao CBNC, GD : Cán bộ nghiên cứu, giảng dạy CHDCND : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CNXH : Chủ nghĩa xã hội CNXHKH : Chủ nghĩa xã hội khoa học HVCT&HCQG : Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia HVCTQG : Học viện Chính trị quốc gia KTCT-QLKT : Kinh tế chính trị - quản lý kinh tế NDCM : Nhân dân cách mạng NNPL : Nhà nước pháp luật TCT-HC : Trường Chính trị - Hành chính XDĐ : Xây dựng Đảng XHCN : Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Cơ cấu tuổi đời của đội ngũ CBNC, GD ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào năm 2015 73 Bảng 3.2: Tuổi nghề và tuổi Đảng của đội ngũ CBNC, GD ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh CHDCND Lào năm 2015 74 Bảng 3.3: Kết quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở các TCT-HC tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào từ năm 2009 - 2015 81 Bảng 3.4: Tổng kết các môn học với 1.072 học viên ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh CHDCND Lào (khóa học 2014 - 2015) 83 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Thời đại của chúng ta đang sống là thời đại mà vai trò của tư duy, trí tuệ của nhân loại đang không ngừng tăng lên trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đã trở thành nguồn lực vô tận trong sự phát triển của đất nước mà nền tảng của nó là chất lượng của đội ngũ cán bộ. Đối với Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào, lại càng quan trọng, do phải đáp ứng những đòi hỏi cấp bách của thực tiễn đổi mới đất nước. Chính vì vậy, Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào đặc biệt quan tâm đến vấn đề chất lượng của đội ngũ cán bộ, phát huy tiềm năng trí tuệ của con người Lào - nguồn lực phát triển to lớn của đất nước Lào trong sự nghiệp đổi mới hiện nay. C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin và Hồ Chí Minh đều đã khẳng định: cán bộ là vấn đề quan trọng gắn liền với sự thành công hay thất bại của sự nghiệp cách mạng trong từng giai đoạn cách mạng; là nhân tố quyết định trong việc tổ chức thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp của Nhà nước thành hiện thực cuộc sống của nhân dân. Là một bộ phận trong đội ngũ cán bộ của Đảng NDCM Lào, đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy (CBNC, GD) là những người có vai trò hết sức quan trọng trong hệ thống chính trị nói chung và trong các Trường Chính trị - Hành chính (TCT-HC) tỉnh nói riêng. Vì vậy, đội ngũ cán bộ này phải là những người thật sự tiêu biểu, có lập trường giai cấp công nhân, có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có lối sống lành mạnh, có trình độ học vấn, chuyên môn nhất định và có khả năng lực thực tiễn mới đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ chính trị đã và đang đặt ra. Đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh phải có khả năng tiếp thu chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào vào thực tiễn cuộc sống và biến những tư tưởng, quan điểm đổi mới đó thành những bài giảng sát thực tiễn và khi nào có được CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh đáp ứng được những đòi hỏi 2 của nhiệm vụ giáo dục chính trị, tư tưởng và lý luận hiện nay mới đảm bảo được việc truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước vào thực tiễn cuộc sống của cán bộ, đảng viên và nhân dân các bộ tộc Lào. Chính vì vậy, bước vào thời kỳ mới, những nhiệm vụ mới cùng với những yêu cầu mới về chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào được đặt ra như là một vấn đề tất yếu phải được giải quyết một cách cơ bản và có hệ thống. Vì vậy, nâng cao chất lượng cho đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào sẽ trực tiếp góp phần vào quá trình đổi mới tư duy lý luận, nâng cao trình độ trí tuệ cho cán bộ, đảng viên và nhân dân. Bởi vì, trong tình hình hiện nay, mỗi cán bộ ngoài cái gốc đạo đức ra, cần phải có một năng lực trí tuệ thật sự. Những trí tuệ ấy bao gồm cả các tri thức chuyên môn nghiệp vụ và những tri thức lý luận khoa học. Thực tiễn cuộc sống chứng tỏ rằng, thiếu kiến thức chuyên môn cần thiết, người cán bộ sẽ không hoàn thành nhiệm vụ trong điều kiện cơ chế thị trường; thiếu tri thức lý luận khoa học, nhất là chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào, chúng ta sẽ không giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) trong quá trình đổi mới hiện nay. Yêu cầu nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào không chỉ quan trọng mà càng cấp thiết trong việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để nâng cao trình độ nhận thức, tự trang bị cho mình những cơ sở khoa học đầy đủ, chặt chẽ về các vấn đề thuộc nội dung môn học mà mình đang phụ trách, từ đó có khả năng giảng dạy, thuyết phục hợp lý với từng đối tượng học. Đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào trong thời gian qua đã có bước trưởng thành mới về nhiều mặt, có nhiều đóng góp vào sự phát triển đi lên của các trường. Trong nhiều yêu cầu nhiệm vụ mới, đội ngũ CBNC, 3 GD ở các trường còn thiếu về số lượng, trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị còn hạn chế, chưa có sự chuẩn bị cán bộ kế cận, đầu đàn về chuyên môn; cơ cấu tổ chức, độ tuổi, giới tính, dân tộc chưa hợp lý; cơ sở vật chất, tư liệu, tài liệu, phương tiện phục vụ công việc nghiên cứu và giảng dạy còn thiếu; sự quan tâm của cấp trên đối với các trường chưa đúng mức, thường xuyên; chế độ đãi ngộ đối với đội ngũ chưa hợp lý so với cán bộ trong các bộ phận khác; bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng và lối sống của một bộ phận CBNC, GD chưa thật sự gương mẫu; khả năng giảng dạy lý luận và tổng kết thực tiễn chưa cao, chưa ngang tầm với đòi hỏi về nhiệm vụ chính trị của các trường trong giai đoạn cách mạng hiện nay. Chính thực trạng ấy đã, đang và sẽ hạn chế nhiều mặt đến chất lượng nghiên cứu, giảng dạy của các trường, từ đó ảnh hưởng rất lớn đến công cuộc đổi mới đất nước ngày nay cũng như sau này ở Lào. Do đó, cần phải đi sâu nghiên cứu, đánh giá đúng những mặt mạnh và mặt yếu về chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào, từ đó xác định phương hướng và những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD trong giai đoạn hiện nay. Như vậy, việc nghiên cứu đề tài “Chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay” là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn, vừa cơ bản, vừa cấp bách, không chỉ đối với yêu cầu xây dựng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào, mà còn góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng và Nhà nước Lào hiện nay. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích của luận án Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào, luận án xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào đến năm 2025. 4 2.2. Nhiệm vụ của luận án - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào. - Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào từ 2009 đến nay, nêu nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm và rút ra những kinh nghiệm. - Xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào từ năm 2009 đến nay. Phương hướng và những giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2025. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn - Luận án được thực hiện trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, các quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Cách mạng Lào về cán bộ và công tác cán bộ. - Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào và kết quả nghiên cứu khảo sát thực tiễn của tác giả. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và các phương pháp cụ thể: logic-lịch sử, phân tích - tổng hợp, so sánh, điều tra xã hội học, thống kê, khảo sát và tổng kết thực tiễn. 5 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án - Khái niệm, tiêu chí và những kinh nghiệm trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào. - Hệ giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào đến năm 2025 trong đó nổi bật hai giải pháp: Một là, đổi mới các khâu trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD, trong đó nhấn mạnh khâu tự đào tạo, mối quan hệ và sự hỗ trợ giúp đỡ của các ban ngành, vai trò của Tỉnh ủy trong việc đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ CBNC, GD. Hai là, tăng cường sự hợp tác quốc tế về đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào, trong đó chú trọng việc cử CBNC,GD đi đào tạo sau đại học về lý luận Mác - Lênin và các chuyên môn khác ở Việt Nam và một số nước khác. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần làm rõ thêm một số vấn đề lý luận về nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào. - Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho các cấp ủy đảng, chính quyền ở CHDCND Lào trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. - Luận án có thể sử dụng làm tài liệu tham khảo cho việc giảng dạy môn học xây dựng Đảng ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở LÀO Thực tiễn ở CHDCND Lào, vấn đề chất lượng đội ngũ CBNC, GD trong các trường đào tạo chuyên môn nói chung và đội ngũ CBNC, GD ở các TCT- HC tỉnh CHDCND Lào nói riêng để đào tạo nguồn cán bộ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị của Đảng và Nhà nước trong giai đoạn mới đã được đề cập trong văn kiện của các kỳ Đại hội Đảng NDCM Lào từ khoá IV đến khoá IX, đặc biệt là Nghị quyết các hội nghị công tác tổ chức cán bộ toàn quốc của Ban Tổ chức Trung ương Đảng lần thứ nhất (8/1995) và lần thứ 8 (11/2006), đã khẳng định vai trò của cán bộ và công tác cán bộ của Đảng hiện nay, nhất là đội ngũ cán bộ nghiên cứu khoa học và cán bộ giảng dạy ở các trường đào tạo nghề và trường đào tạo, bồi dưỡng lý luận Mác - Lênin. Ngoài ra còn có những ý kiến của lãnh tụ Lào nói về vấn đề cán bộ và công tác cán bộ như: Ý kiến của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản tại Hội nghị công tác Tổ chức toàn quốc lần thứ 7 ngày 7/12/1991; bài phát biểu của đồng chí Chummaly Xaynhaxỏn, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng NDCM Lào tại Hội nghị công tác Tổ chức toàn quốc lần thứ 8 ngày 3/11/2006. Các ý kiến của các lãnh tụ nêu trên đã góp phần làm rõ thêm cơ sở lý luận và những vấn đề cụ thể về cán bộ và công tác cán bộ trong tình hình mới hiện nay. Từ đó đã đưa ra phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp của công tác tổ chức cán bộ trong từng giai đoạn cách mạng Lào. 1.1.1. Sách tham khảo Cayxỏn Phômvihản, “Quyết tâm lấy giáo dục tiến lên một bước” [31]. Tác giả đã đánh giá khái quát tình hình giáo dục của Lào trong thời gian qua: Một là, từ một nước thuộc địa, hiện nay đất nước Lào được giải phóng, nhân dân các bộ tộc Lào từ 15 đến 45 tuổi, chiếm 60% mà thời trước không biết chữ, hiện nay đã biết đọc, biết viết và hơn hai trăm ngìn người được bồi dưỡng 7 trình độ phổ thông, trong đó trình độ lớp 9 và lớp 10 chiếm 80% và đã làm cho hệ thống giáo dục và đào tạo của Lào có sự thống nhất trên toàn quốc. Hai là, từng bước đổi mới phong cách lãnh đạo của Đảng và các tổ chức cơ sở đảng ở các trường học đối với giáo dục đi đôi với củng cố cơ sở vật chất kỹ thuật cho các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; nâng cao trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội đối với ngành đào tạo, bồi dưỡng, trước hết phải xây dựng các trường học, học viện vững mạnh đủ về số lượng, cơ cấu và đảm bảo về chất lượng; nâng cao vai trò của các tổ chức trong Bộ Giáo dục và đào tạo, học viện về việc biên soạn các loại giáo trình, giáo án phục vụ giảng dạy và học tập phù hợp với từng giai đoạn cách mạng; nâng cao vai trò và trách nhiệm của các thành viên trong các trường học, học viện về việc thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu, giảng dạy và học tập. Ba là, coi trọng chính sách giáo dục và đào tạo lên hàng đầu, trong đó chú trọng việc phát triển, tuyển chọn, bố trí, sử dụng, quản lý, đánh giá và chính sách nhân tài vào các cơ sở đào tạo và bồi dưỡng; Bộ Giáo dục, đào tạo, Ban Tổ chức Trung ương và Ban Tuyên huấn Trung ương phải coi trọng việc gửi giảng viên trẻ đi đào tạo dài hạn và giảng viên có độ tuổi đi bồi dưỡng ngắn hạn với đa chuyên ngành và trình độ lý luận, đồng thời phải thường xuyên đưa họ đi thực tế ở địa phương, cơ sở. Bốn là, đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp giáo dục và đào tạo bằng cách xây dựng các trường học, giảng viên là trường học và giảng viên của Đảng NDCM Lào chân chính, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, mọi hoạt động giáo dục và đào tạo nhằm truyền bá chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sach và pháp luật của Nhà nước Lào đến với đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân các bộ tộc Lào. Năm là, nguyên lý giáo dục và đào tạo phải xuất phát từ chủ nghĩa Mác- Lênin, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước về xây dựng con người mới, con người xã hội chủ nghĩa để phục vụ sản xuất nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân các bộ tộc Lào, coi giáo dục và đào tạo là nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn quân và toàn dân. 8 Đây là một công tính khoa học là quan trọng đối với luận án vì nó là cơ sở khoa học cả lý luận lẫn thực tiễn về quá trình của nền giáo dục ở Lào từ trước đén nay mà tác giả có thể vận dụng trong quá trình viết luận án. 1.1.2. Đề tài khoa học - Bộ Nội vụ Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, “Chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào đến năm 2020” [17]. Đề tài trình bày khái quát tình hình trong nước, khu vực và thế giới tác động đến chiến lược phát nguồn nhân lực của Lào đến năm 2020; làm rõ những nhiệm vụ cấp bách và lâu dài cần phải tiến hành chiến lược đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực Lào cả trong nước và nước ngoài; đánh giá đúng thực trạng công tác phát triển nguồn nhân lực và thực trạng đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức của Lào trong thời gian qua; đặt ra những vấn trước mắt và lâu dài về chiến lược phát triển nguồn nhân lực trong nhiều năm tới; đề xuất một số phương hướng, giải pháp, biện pháp, nội dung, mục đích và nhiệm vụ chiến lược phát triển nguồn nhân lực của Lào đến năm 2020. - Hốngkham Látulin, “Bài học xây dựng, bồi dưỡng, cán bộ ngành quản lý lao động của tỉnh Sả Vẳn Na Khệt” [61]. Đề tài trình bày tình hình kinh tế, văn hóa - xã hội của đất nước Lào và của tỉnh Sả Vẳn Na Khệt; phân tích thực tiễn xây dựng và bồi dưỡng cán bộ ngành quản lý lao động của tỉnh. Tập thể tác giả đã chỉ ra một số hạn chế, đề xuất một số quan điểm và nhiệm vụ trong xây dựng và bồi dưỡng cán bộ ngành quản lý lao động của tỉnh. Nội dung chính là: Một là, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ngành quản lý lao động phải trên cơ sở nhu cầu và yêu cầu nhiệm vụ chính trị và công tác chuyên môn thực tế; Hai là, cấp ủy các cấp phải tăng cường quan tâm và lãnh đạo, chỉ đạo sát thực tế công tác cán bộ và xây dựng, bồi dưỡng cán bộ theo thẩm quyền, trách nhiệm của mình; Ba là, xây dựng, bồi dưỡng cán bộ phải lấy chất lượng làm gốc, bảo đảm tính hệ thống, liên tục, chú trọng giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ, thúc đẩy và tạo điều kiện cho cán bộ tự giác, chủ động tự học tập nghiên cứu; 9 Bốn là, xây dựng, bồi dưỡng về lý luận Mác - Lênin, lý luận về chính trị - hành chính, đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước để cán bộ ngành quản lý lao động có năng lực trong lãnh đạo và thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình; Năm là, chú trọng xây dựng cán bộ tại chỗ, luân chuyển cán bộ đi thực hiện nhiệm vụ “ba xây” và lấy đó làm nơi huấn luyện cán bộ về mặt thực tiễn. - Bunthi Khưamyxay “Kiến thức phương pháp luận để nghiên cứu khoa học qua hợp tác giữa Học viện Chính trị và Hành chính quốc Lào và Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh từ năm 2005-2008” [22]. Đề tài trình bày khái quát quá trình hợp tác nghiên cứu khoa học giữa hai Học viện; phân tích có khoa học về việc lựa chọn đối tượng đưa vào nghiên cứu khoa học và các dạng đề tài khoa học; làm rõ mục đích, yêu cầu, phương hướng, giải pháp và giá trị của việc nghiên cứu khoa học lý luận chính và hành chính; làm rõ thực trạng hoạt động nghiên cứu khoa học giữa hai học viện trong thời gian qua; từ đó đưa ra các phương pháp luận để nghiên cứu khoa học trong nhiều năm tới. Cả ba công trình trên đều chứa đựng những vấn đề có giá trị tham khảo đến luận án: xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, chất lượng đội ngũ cán bộ, trách nhiệm của chính quyền cũng như cấp ủy đến với xây dựng đội ngũ cán bộ, đặc biệt là chiến lược phát triển nguồn nhân lực, phương hướng biện pháp phát triển nguồn nhân lực của Lào đến năm 2020. 1.1.3. Các luận án - Phănđuôngchít Vôngxả, “Công tác lý luận của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong thời kỳ mới” [86]. Luận án trình bày khái kiệm, vai trò của lý luận và công tác lý luận của Đảng; phân tích, đánh giá thực trạng công tác lý luận của Đảng Nhân dân Cánh mạng Lào thời kỳ đổi mới từ 1996 đến nay; phân tích bối cảnh thế giới, bối cảnh trong nước đặt ra những yêu cầu mới đối với công tác lý luận; đề xuất phương hướng, giải pháp đẩy mạnh công tác lý luận của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào trong thời kỳ mới. 10 - Bunkết Kêxỏn, “Nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ chủ chốt cấp tỉnh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay” [19]. Luận án gồm 3 chương, chương 1: Luận giải những vấn đề lý luận về nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh. Chương 2: Bàn về quá trình thực hiện nâng cao đạo đức cách mạng của cán bộ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong thời gian qua và tình hình hiện nay. Chương 3: Nêu ra những giải pháp nhằm nâng cao đạo đức cách mạng của đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp tỉnh nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong tình hình hiện nay. - Bunxợt Thămmavông, “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay” [23]. Luận án đã làm rõ cơ sở lý luận, vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ hiện nay, chỉ rõ những ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân và kinh nghiệm, mục tiêu, phương hướng và giải pháp chủ yếu trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam Lào đáp ứng yêu cầu công cuộc đổi mới hiện nay ở Lào. Luận án góp phần cung cấp những cơ sở khoa học và thực tiễn về xây đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp huyện ở các tỉnh phía Nam Lào hiện nay. - Đệttakon Philaphănđệt, “Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thủ đô Viêng Chăn trong giai đoạn cách mạng hiện nay” [47]. Luận án làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về vai trò của đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt và công tác xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các ban, ngành ở thủ đô Viêng Chăn. Luận án đã phân tích, đánh giá thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thủ đô Viêng Chăn và thực trạng, kinh nghiệm, những yêu cầu đặt ra cho công tác xây dựng đội ngũ cán bộ; luận án đã luận chứng những cơ sở khoa học về vị trí, vai trò và yêu cầu mới của việc xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt các ban, ngành ở thủ đô Viêng Chăn. Từ đó phân tích rút ra những bài học kinh nghiệm về công tác cán bộ và xác định cụ thể tiêu chuẩn và cơ cấu của đội ngũ cán bộ hiện nay, đồng thời đưa ra những kiến nghị và một số giải pháp có tính khả thi để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt các ban, ngành ở thủ đô Viêng Chăn. 11 - Khămphăn Phômmathắt, “Công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong thời kỳ mới” [67]. Luận án đã phân tích những cơ sở lý luận và thực tiễn công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt, đặc biệt là đối tượng thuộc diện quản lý của Trung ương trong thời kỳ đổi mới, nhất là thích ứng với hoàn cảnh trong nước và thế giới hiện nay. Trên cơ sở phân tích đánh giá thực trạng của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý, luận án đã nêu lên những vấn đề cấp bách phải giải quyết và đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo chủ chốt với chất lượng ngày càng cao. Đây có thể xem là những luận cứ khoa học cho công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo quản lý nói chung và đối với người cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện quản lý của Trung ương nói riêng. Luận án đã góp phần bổ sung và phát triển cơ sở lý luận về công tác đào tạo cán bộ lãnh đạo chủ chốt thuộc diện Trung ương quản lý ở CHDCND Lào trong thời kỷ đổi mới. - Xaykhăm Munmanyvông, “Giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay” [151]. Luận án đã phân tích làm rõ tầm quan trọng của giáo dục lý luận Mác - Lênin làm cơ sở cho học viên hệ cao cấp ở các TCT và HC nước CHDCND Lào, phân tích chỉ rõ thực trạng và những vấn đề đặt ra trong việc giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các TCT và HC nước CHDCND Lào hiện nay. Đồng thời đề xuất một số phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các TCT và HC nước CHDCND Lào hiện nay. Đây là những kết quả nghiên cứu vừa cơ bản, vừa thực tiễn về vấn đề giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các TCT và HC nước CHDCND. Qua nghiên cứu tác giả rút ra những nội dung quan trọng và có giá trị tham khảo đối với luận án: 1. Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về cán bộ và công tác cán bộ các cấp. 12 2. Một số kinh nghiệm về xây dựng đội ngũ cán bộ, trong đó có cán bộ chủ chốt các cấp, các ban ngành kinh nghiệm về công tác cán bộ và xác định cụ thể tiêu chuẩn và cơ cấu của đội ngũ cán bộ; kinh nghiệm của công tác đào tạo, bồi dưỡng để có đội ngũ cán bộ đạt chất lượng. 3. Những giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ: giải pháp nâng cao đạo đức cách mạng cho đội ngũ cán bộ, giải pháp đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ đạt chất lượng ngày càng cao. Những nội dung nêu trên có giá trị tham khảo đến với luận án để xây dựng các khái niệm, tiêu chí đánh giá và phương hướng, giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào giai đoạn hiện nay. 1.1.4. Các luận văn Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ - Sổmphăn Sỉvôngsay, “Nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên ở các trường đai học Công an Nhân dân Lào hiện nay” [97]. Luận văn đã nêu lên cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác giáo dục lý luận chính trị ở các trường đại học Công an Nhân dân Lào, đồng thời rút ra những vấn đề cấp thiết cần quan tâm giải quyết. Qua đó, luận văn đã xác định phương hướng và những giải pháp cơ bản để tiếp tục nâng cao chất lượng giáo dục lý luận chính trị cho sinh viên ở các trường đại học Công an Nhân dân, góp phần xây dựng đội ngũ Công an Nhân dân Lào vững mạnh, đáp ứng được yêu cầu xây dựng và bảo vệ đất nước trong thời kỳ mới. - Xixuphăn Thămphănnha, “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Luang Năm Tha trong sự nghiệp đổi mới” [155]. Luận văn trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý như: khái niệm, vị trí, vai trò, nhiệm vụ và tầm quan trọng trong công tác này; trình bày những quan điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ này trong sự nghiệp đổi mới; phân tích đúng thực trạng của công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Luang Năm Tha; nêu ra một số bài học kinh nghiệm của một số tỉnh trong nước và nước ngoài; 13 nêu lên những hạn chế về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ này; đề ra phương hướng và những giải pháp để tiến hành công tác này trong những năm tới. - Látđaphon Xỉxảạt, “Công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào giai đoạn hiện nay” [74]. Luận văn đã nêu ra những cơ sở lý luận và thực tiễn về công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, phân tích vị trí, vai trò và những quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về công tác đào tạo đội ngũ cán bộ giảng dạy, chỉ ra được những thành tựu, hạn chế và vấn đề đặt ra hiện nay, để có những phương hướng, giải pháp hoàn thiện và phát triển lĩnh vực công tác quan trọng này một cách có hệ thống. - Uthong Phếtxảlạt, “Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giảng viên dạy nghề ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào” [136]. Tác giả đã trình bày cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giảng viên dạy nghề ở CHDCND Lào; làm rõ quam niệm của Đảng, chính sách của Nhàn nước, nội dung và hình thức nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giảng viên dạy nghề ở CHDCND Lào; làm rõ thực trạng hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên dạy nghiề ở CHDCND Lào trong thời gian qua; từ đó đề xuất những phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giảng viên dạy nghề ở CHDCND Lào trong nhiều năm tới. Về chất lượng đội ngũ giảng viên và đội ngũ cán bộ - Bunlon Saluôisắc,“Chất lượng đội ngũ giảng viên các Trường đào tạo sỹ quan của Quân đội Nhân dân Lào hiện nay” [20]. Luận văn đã trình bày khái quát về các Trường đào tạo sỹ quan của Quân đội Nhân dân Lào, làm rõ cơ sở lý luận về khái niệm chất lượng, vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của đội ngũ giảng viên các Trường đào tạo sỹ quan của Quân đội Nhân dân Lào; làm rõ những tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ giảng viên đó; phân tích rõ thực trạng chất lượng đội ngũ giảng viên và thực trạng công tác đào tạo đội ngũ giảng viên các Trường sỹ quân của Quân đội Nhân dân Lào; từ đó đề xuất những phương 14 hướng và giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên các Trường đào tạo sỹ quan của Quân đội Nhân dân Lào. - Chănthavông Xaysôngkhăm, “Chất lượng đội ngũ cán bộ diện Ban thường vụ Tỉnh ủy Sả La Văn Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào quản lý” [33]. Luận văn trình bày khái quát về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của tỉnh Sả La Văn, trình bày về chức năng, nhiệm vụ, vị trí và vai trò của Ban thường vụ Tỉnh ủy Sả La Văn, làm rõ khái niệm cơ bản về đội ngũ cán bộ và chất lượng đội ngũ cán bộ diện Ban thường vụ Tỉnh ủy Sả La Văn quản lý, nêu lên các tiêu chí đánh g...tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ - Nguyễn Hữu Cát, “Một số biện pháp nâng cao chất lượng công tác quản lý đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt” [25]. Tác giả đánh giá công tác quản lý đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong thời gian qua, nêu lên những nhược điểm, thiếu sót trong công tác đào tạo; đồng thời tác giả đã đề ra một số biện pháp nhằm nâng cao hơn nữa chất lượng đào tạo đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt, đáp ứng kịp thời yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới. - Ngô Ngọc Thắng, “Đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ cơ sở trong thời kỳ mới” [101]. Tác giả đã trình bày rõ khái niệm về cán bộ và công tác xây dựng cán bộ qua Đại hội IX của Đảng Cộng sản Việt Nam; nêu lên tiêu chuẩn các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt làm ở cơ sở để xây dựng quy hoạch, xác định nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ về các mặt, trong đó có lý luận chính trị; làm rõ công tác quy hoạch, tạo nguồn, trên cơ sở đó điều tra, xác định đúng nhu cầu đào tạo, bồi dưỡng lý luận chính trị đối với đội ngũ cán bộ cơ sở đáp ứng cho yêu cầu trước mắt và lâu dài; đồng thời những nhu cầu đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận cho đội ngũ cán bộ ở cơ sở. - Song Thành, “Yêu cầu đổi mới nội dung đào tạo của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh” [104]. Tác giả nêu lên yêu cầu đổi mới chương trình, nội dung giáo trình, bài giảng và phương pháp đào tạo là một đòi hỏi khách quan đối với hệ thống giáo dục quốc dân nói chung nhằm phù hợp với thành tựu phát triển của thời đại và nhu cầu của đất nước mỗi thời kỳ. Tác giả đã bàn về đổi mới chương trình, nội dung đào tạo của Học viện, trước hết ở Trung tâm Học viện, cần xuất phát từ chỗ mạnh, chỗ yếu hiện tại, những khả 29 năng và phẩm chất cần có của đối tượng này. Xuất phát từ yêu cầu đối với đối tượng, phù hợp với đối tượng phải là nguyên tắc đầu tiên của việc soạn thảo chương trình, giáo trình và bài giảng. Tác giả đã đưa ra một cấu tạo nội dung chương trình đào tạo mới cho phù hợp với từng đối tượng. - Lê Quang, “Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ công chức ở một số nước trên thế giới” [93]. Tác giả nêu lên công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức nhà nước giữ vai trò quan trọng nhằm trực tiếp nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả của nền hành chính nhà nước đối với mọi quốc gia. Tác giả đã phân tích và khái quát một số điểm mỗi nước có những quan niệm, mục tiêu, chương trình, nội dung, nguyên tắc, hình thức, phương pháp đào tạo, bồi dưỡng và cách quản lý khác nhau. - Nguyễn Minh Tuấn, “Đảng Cộng sản Trung Quốc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ” [132]. Tác giả đã trình bày một số nội dung sau: một là, khái quát về chính trị, kinh tế, an ninh trật tự an toàn xã hội và nền giáo dục của Trung Quốc trong 30 năm qua; hai là, nêu lên những bước phát triển nhanh hệ thống cơ sở đào tạo vì mục tiêu xây dựng đội ngũ cán bộ đáp ứng yêu cầu của thời kỳ cải cách, mở cửa; ba là, đổi mới mô hình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng theo yêu cầu của thực tiễn, phát huy thế mạnh của mỗi trường gắn với nguyện vọng và điều kiện của người học; bốn là, chuyển đổi cơ cấu giảng viên, có chính sách đãi ngộ đặc biệt đối với giảng viên; năm là, tăng cường sự chỉ đạo của Đảng, cải cách căn bản công tác quản lý đào tạo theo hướng quy chế hóa, kế hoạch hóa và quy trình hóa. Về giáo dục lý luận chính trị - Trần Tất Hùng, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục lý luận Mác - Lênin” [64]. Tác giả đánh giá suốt cuộc đời hoạt động cách mạng của Hồ Chí Minh luôn quan tâm tới công tác giáo dục chính trị nói chung và giáo dục lý luận Mác - Lênin nói riêng. Nêu rõ quan niệm của Chủ tịch Hồ Chí Minh - chủ nghĩa Mác - Lênin không chỉ là vũ khí lý luận để cải tạo thế giới, mà còn là vũ khí lý luận để cải tạo bản thân mình. 30 Về công tác giảng dạy và nghiên cứu khoa học - Đỗ Long, “Những giá trị khoa học trong nghiên cứu và giảng dạy tâm lý học” [75]. Tác giả đã trình bày khái quát các tác phẩm về khoa học tâm lý học nhất là nghiên cứu hoạt động giảng dạy từ cấp độ nhân cách đến cấp độ toàn xã hội, nghiên cứu hoạt động chủ đạo của học sinh cấp II, nghiên cứu con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Võ Thị Mai, “Phương pháp dạy học trong các trường Đảng ở Trung Quốc” [77]. Tác giả nêu rõ: Hiện nay, mỗi bộ, ngành ở Trung Quốc đều có các phân hiệu trường đảng riêng của ngành mình, nhưng đều thống nhất về yêu cầu, nội dung, phương pháp. Nội dung đào tạo gồm có: Cơ sở lý luận: Kiên trì chủ nghĩa Mác, Tư tưởng Mao Trạch Đông, trọng tâm là lý luận Đặng Tiểu Bình, thuyết “ba đại diện” của Giang Trạch Dân, thuyết “Xây dựng xã hội hài hòa” của Hồ Cẩm Đào. Mục đích của quá trình giảng dạy là giúp học viên nắm vững kiến thức để vận dụng vào công việc của mình. Từ kinh nghiệm của các trường Đảng ở Trung Quốc tác giả đã có một vài kiến nghị về công tác giảng dạy trong các trường Đảng ở Việt Nam hiện nay. - Phan Huy Hồng, “Thu hút cán bộ giảng dạy, nghiên cứu vào hoạt động lập pháp” [60]. Tác giả đã phân tích rõ năng lực nghiên cứu, soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật tại Đại học Luật TP. Hồ Chí Minh, trong đó coi trọng việc tham gia trực tiếp của cán bộ giảng dạy, nghiên cứu của các trường vào các hoạt động lập pháp; đồng thời nêu lên những phương thưc, hình thức thu hút sự tham gia của chuyên gia, nhà khoa học vào hoạt động xây dựng pháp luật. - Nguyễn Thị Huệ, “Thực trạng và giải pháp đổi mới giảng dạy - nghiên cứu tâm lý học ở trường sư phạm” [62]. Tác giả đã phân tích rõ tầm quan trọng của môn tâm lý học đối với mọi người nhất là người giảng và người học, từ đó tự tìm ra cho mình một hệ tri thứ khoa học mới để sau này làm công tác giảng dạy và giáo dục đạt hiệu quả cao; tác giả còn nêu lên thực trạng của sinh viên sau một thời gian học tập môn tâm lý học ở trường Đại học Sư phạm Hà Nội; từ đó đề xuất một số con đường tiếp cận mới về việc học tập môn tâm lý học. 31 - Vũ Văn Hiền, “Các yếu tố tác động và yêu cầu mới trong công tác nghiên cứu lý luận - tổng kết thực tiễn” [49]. Tác giả đã trình bày khái quát về việc thực hiện các nghị quyết của của Đảng Cộng sản Việt Nam trong những năm qua, nhất là thực trạng công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn, từ đó rút ra những tác động của bối cảnh thế giới và trong nước về công tác nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn và đề xuất những điều kiện, đòi hỏi mới đối với công tác lý luận, tổng kết thực tiễn. Về phát triển nguồn nhân lực - Nguyễn Cúc, “Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao hướng tới sự tăng trưởng bền vững” [32]. Tác giả đã phân tích rõ vai trò nguồn nhân lực chất lượng cao đối với sự phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay; nêu lên thực trạng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam hiện nay; đồng thời đề xuất một số phương hướng và phải pháp phát triển nguồn nhân lực có chất lượng cao ở Việt Nam. Những nội dung nêu trên cung cấp căn cứ và gợi mở việc nâng cao nhận thức về biện pháp, nội dung đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong thời kỳ mới và đổi mới phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học ở các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng, trong đó có các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh. 1.3. TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRUNG QUỐC - Chu Phúc Khởi, “Xuất phát từ đại cục, hướng tới lâu dài, cố gắng xây dựng một đội ngũ cán bộ dự bị tố chất cao” [70]. Trong công trình khoa học này, tác giả đã làm rõ những vấn đề như: ý nghĩa chiến lược của việc xây dựng đội ngũ cán bộ dự bị; những cách làm chính về việc xây dựng đội ngũ cán bộ dự bị. Đây là những nội dung rất thiết thực đối với luận án để luận giải và đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào. Những nội dung đó là: xuất phát từ đòi hỏi thực tế của việc xây dựng ban lãnh đạo, phải xây dựng quy hoạch thiết thực, khả thi về xây dựng đội ngũ cán bộ dự bị; tăng cường xây dựng chế độ hóa, quy phạm hóa chặt chẽ về tiêu chuẩn, quy trình và yêu cầu đối với các khâu công tác cán bộ; thực hiện 32 quản lý sự biến động, đảm bảo số lượng và chất lượng cán bộ dự bị; kiên trì dự trữ kết hợp với sử dụng, kịp thời tuyển chọn cán bộ dự bị với điều kiện đã chín muồi vào ban lãnh đạo các cấp; tăng cường xây dựng tài nguyên chiến lược cán bộ dự bị, nắm từ đầu nguồn, tuyển chọn từ các trường đại học và cao đẳng những sinh viên tốt nghiệp đại học vừa giỏi về chuyên môn vừa có đạo đức tốt để đào tạo và rèn luyện tại cơ sở một cách có kế hoạch. - Giả Cao Kiến, “Phát huy đầy đủ vai trò của trường Đảng, làm tốt công tác giáo dục và đào tạo cán bộ” [71]. Tác giả đã khẳng định vai trò của trường Đảng ở các cấp của Trung Quốc, khái quát về hoạt động giáo dục và đào tạo cán bộ của các trường Đảng. Đặc biệt, tác giả đã chỉ ra những giải pháp có giá trị tham khảo tốt để luận án đề xuất các giải pháp về đào tạo, bồi dưỡng CBNC, GD. Các giải pháp được tác giả đưa ra gồm: phân biệt rõ yêu cầu, nội dung và phương thức tổ chức hai loại lớp học, đào tạo và bồi dưỡng; phân loại, phân tầng thiết kế nội dung dạy học, giải quyết vấn đề “trên - dưới đều to, trái - phải giống nhau”. Đồng thời, tác giả cũng đề xuất những vấn đề có tính nguyên tắc về phát huy vai trò của trường Đảng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Các công trình được nêu trên đã cung cấp những thông tin bổ ích dưới các khía cạnh và các mức độ khác nhau, luận giải các vấn đề đào tạo, bồi dưỡng cán bộ nhằm nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ, công nhân viên chức trong hệ thống chính trị nói chung và cán bộ nghiên cứu khoa học và giảng dạy ở Việt Nam thời kỳ đổi mới những năm gần đây nói riêng; từ đó đúc kết được nhiều kinh nghiệm và đề xuất các giải pháp có giá trị những vấn đề lý luận và thực tiễn trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ để nâng cao chất lượng của mỗi cán bộ trong mọi cấp, mọi lĩnh vực, là nguồn tư liệu quý báu cho việc nghiên cứu chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào giai đoạn hiện nay. Ngoài ra còn có một số luận án, luận văn và các bài viết liên quan đến vấn đề nghiên cứu trong các tạp chí và các bản tin khoa học với những giá trị nhất định. Nhất là các nhà khoa học có nhiều công trình nghiên cứu trực tiếp về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý chủ chốt trong hệ thống chính trị và chất 33 lượng đội ngũ CBNC, GD từ góc độ và khía cạnh khác nhau trên cơ sở những tìm tòi nội hàm khái niệm có tính hệ thống về đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, CBNC, GD. Các tác giả đã khái quát những đặc điểm, xu hướng vận động, vị trí, vai trò, chức năng và nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và CBNC, GD trong một số lĩnh vực nói chung, trong các TCT-HC tỉnh nói riêng; phân tích thực trạng và những bất cập của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, CBNC, GD, vạch ra nguyên nhân và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ này trong giai đoạn hiện nay. Những tri thức mà các nhà khoa học rút ra ở đây rất có ý nghĩa và rất được trân trọng. Tuy nhiên, trong thời gian qua chưa có công trình nào chuyên nghiên cứu về chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào một cách trực tiếp, toàn diện và có hệ thống vấn đề này. Chính vì vậy, luận án trân trọng kế thừa những thành tựu nghiên cứu đã có trước để đi sâu nghiên cứu vấn đề chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào giai đoạn hiện nay. Với những thành tựu khoa học mà các nhà khoa học đã đạt được trên đây, nhìn chung đều nghiên cứu về nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ nghiên cứu khoa học, cán bộ giảng dạy ở một số lĩnh vực khác nhau hoặc các chủ thể có liên quan đến việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị của Đảng, Nhà nước và các tổ chức chính trị - xã hội. Mặc dù các công trình khoa học đã tiếp cận chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý và công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ từ nhiều góc độ khác nhau, nhưng khái quát lại, các nhà khoa học với tư cách là những chủ thể sáng tạo, nghiên cứu, khảo sát, phân tích mọi vấn đề một cách khách quan, hướng vào giải quyết những vấn đề căn cốt của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, CBNC, GD với những mức độ khác nhau, xuyên qua những công trình trên, có thể tổng quan lại một số điểm sau đây: Thứ nhất, các nhà khoa học đã từ nhiều hướng tiếp cận khác nhau, đã đưa ra những định nghĩa có ý nghĩa rộng hoặc nghĩa hẹp khác nhau về công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong nhiều khía cạnh, nhất là 34 cán bộ trong hệ thống chính trị và CBNC, GD. Qua phân tích, khái quát dẫn đến việc đưa ra các định nghĩa khác nhau về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, CBNC, GD của các nhà khoa học, có thể rút ra được những dấu hiệu nội hàm cơ bản của khái niệm về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị, đã làm cho sự nhận thức về việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ngày càng rõ hơn, toàn diện hơn và có thể chỉ đạo thực tiễn trong công tác này trong công cuộc đổi mới đất nước ở Việt Nam cũng như Lào ngày càng đạt hiệu quả cao hơn. Thứ hai, các nhà khoa học đã tập trung phân tích cấu trúc, đặc điểm, các nhân tố chế định và vị trí, vai trò của công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong mọi lĩnh vực nói chung, chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các trường chính trị tỉnh ở Việt Nam - Lào nói riêng với nét đặc thù của nó. Điều đó rất có giá trị, giúp cho những nhà nghiên cứu sau có thể tiếp thu có chọn lọc những giá trị hợp lý trong công tác tổ chức và hoạt động trực tiếp đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, CBNC, GD trong các lĩnh vực khác nhau. Thứ ba, từ việc xác định các khái niệm công cụ - đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý, CBNC, GD, các nhà khoa học đã khảo sát, phân tích thực trạng công tác này ở Việt Nam và Lào hiện nay, vạch ra được những mặt tích cực và mặt hạn chế, những bất cập cùng với những nguyên nhân của nó. Trong đó đã có nhiều công trình đã chỉ ra được những bức xúc nổi cộm của việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý và việc nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD tại các trường dạy nghề và các trường chính trị tỉnh ở Việt Nam và Lào hiện nay. Hai công trình nêu trên có giá trị lý luận và thực tiễn đối với luận án về việc hướng tới lâu dài để xây dựng cán bộ chủ chốt và việc phát huy vai trò của các trường đảng. 35 Tiểu kết chương 1 Nhìn một cách khái quát, đã có những công trình nghiên cứu liên quan đến vấn đề nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD, góp phần làm rõ hơn mối quan hệ giữa công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ nghiên cứu, giảng dạy và kinh nghiệm giải quyết mối quan hệ giữa công tác cán bộ và công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ. Những kết quả nghiên cứu đó có những giá trị nhất định làm cho việc đổi mới và hoàn thiện công tác đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ lãnh đạo, quản lý nói chung và nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở Việt Nam và Lào nói riêng. Tác giả luận án mong muốn sẽ góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CBNC, GD ở các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào giai đoạn hiện nay. Chính vì vậy, nghiên cứu sinh trân trọng kế thừa, tiếp thu có chọn lọc những kết quả nghiên cứu về mặt lý luận của các nhà khoa học đi trước đã công bố có liên quan đến luận án để phục vụ mục đích, yêu cầu và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án. 36 Chương 2 CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY Ở CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ NGHIÊN CỨU, GIẢNG DẠY Ở CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ - HÀNH CHÍNH TỈNH CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO 2.1.1. Khái quát về các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào * Về cơ cấu tổ chức Các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào được hình thành và phát triển trong mỗi giai đoàn khác nhau, do điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi tỉnh quy định. Đặc biệt là được hình thành và phát triển trong bối cảnh mà Đảng và Nhà nước Lào đặc biệt quan tâm đến việc phát triển nguồn nhân lực nói chung, công tác đào tạo, bồi dưỡng lý luận Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, các chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào cho đội ngũ cán bộ và đảng viên trên toàn quốc nói riêng. Ở CHDCND Lào hiện nay có 18 TCT-HC tỉnh “bao gồm Trường Chính trị - Hành chính các tỉnh và Trường Chính trị - Hành chính thủ đô, viết tắt là TCT-HC tỉnh và TCT-HC thủ đô” [55, tr.1]; là cơ quan đặc biệt quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, đảng viên của Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào. “Các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh và Trường Chính trị - Hành chính thủ đô là cơ quan hành chính, tương đương với các ban ngành của tỉnh, thành phố dưới sự lãnh đạo trực tiếp về mặt chính trị, tư tưởng, tổ chức và tài chính từ ngân sách của tỉnh và thành phố” [115, tr.2]. Các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào “là hệ thống trường Đảng cấp tỉnh, là cơ quan thuộc hệ thống giáo dục lý luận chính trị - hành chính của Đảng đặt dưới sự lãnh đạo của các ban chấp hành đảng bộ các tỉnh; chịu sự chỉ đạo của Ban Giám 37 đốc HVCT&HCQG Lào về nội dung, chương trình, giáo trình, giáo dục và nghiệp vụ chuyên môn” [51, tr.1]. Đồng thời là đơn vị đào tạo, bồi dưỡng lý luận Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước đến đội ngũ cán bộ, đảng viên tiên tiến của Đảng và Nhà nước Lào, đáp ứng sự nghiệp cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, đây là những cán bộ cốt cán, cán bộ ưu tú và tiêu biểu nhất của Đảng, Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào. Việc đào tạo, bồi dưỡng được hiểu là “làm cho trở thành người có năng lực theo những tiêu chuẩn nhất định” [88, tr.279]. Đồng thời, chúng ta phải hiểu rằng, việc học tập lý luận của đội ngũ cán bộ, đảng viên không phải nhằm biến đội ngũ cán bộ, đảng viên đó thành những người lý luận suông, mà tìm mọi cách để họ có thể thực hiện nhiệm vụ của mình tốt hơn, nghĩa là đội ngũ cán bộ, đảng viên đó phải học tập lập trường quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào để áp dụng lập trường, quan điểm và các chủ trương, đường lối, pháp luật đó vào giải quyết tốt những vấn đề thực tế trong công tác của mình. Chủ tịch Hồ Chí Minh cho rằng: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng” [82, tr.269]. V.I.Lênin khẳng định: phải thông qua việc phân công công tác, qua thử thách không phải một lần, mà thậm chí hằng trăm lần trong công tác thực tiễn để đào tạo cán bộ lãnh đạo và phải quan tâm đào tạo cán bộ trẻ để đề bạt vào chức vụ lãnh đạo. “Việc tổ chức công tác một cách gương mẫu là một sự đào tạo cán bộ và là một tấm gương tương đối dễ noi theo” [140, tr.284]. Các TCT-HC tỉnh là một đơn vị sự nghiệp, trực thuộc thành ủy, đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp và thường xuyên của Ban Thường trực Tỉnh ủy. Các TCT- HC tỉnh đã và đang đóng một vai trò hết sức quan trọng trong công tác tư tưởng nói riêng và xây dựng Đảng nói chung, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của các tổ chức đảng trong tỉnh, cùng với đồng bào các bộ tộc anh em trong tỉnh phấn đấu xây dựng tỉnh trở thành tỉnh tiên tiến vào năm 2020. 38 * Chức năng, nhiệm vụ của các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào là một trong những cơ quan trực thuộc cấp ủy tỉnh; là cơ quan chuyên trách tương đương với các ban tham mưu của cấp ủy và các sở, ngành cấp tỉnh. Như Hướng dẫn số 21/BTHTW Đảng NDCM Lào xác định: “Làm cho TCT-HC tỉnh trở thành cơ quan quan trọng của ban thường vụ tỉnh ủy, giúp tỉnh ủy truyền bá chủ trương, đường lối, quan điểm, nghị quyết và chỉ thị của Đảng và Nhà nước đến với đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân trong tỉnh” [12, tr.2]. Cho nên các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào có chức năng và nhiệm vụ sau: Thứ nhất, đào tạo đội ngũ cán bộ chính quy hệ trung cấp lý luận và cao cấp lý luận Đào tạo cán bộ lãnh đạo, quản lý của đảng, chính quyền, đoàn thể nhân dân cấp cơ sở (bản, cụm bản và các đơn vị tương đương); trưởng, phó phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp huyện và tương đương; trưởng, phó phòng, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh và tương đương; cán bộ dự nguồn các chức danh trên; cán bộ công chức cấp cơ sở và một số đối tượng khác về chủ nghĩa Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước và một số lĩnh vực khác. Từ khi các trường được thành lập đến nay, các trường luôn quan tâm đến công tác đào tạo cán bộ, đảng viên, số lượng các khóa học được đào tạo ra trường ít nhất là 5 khóa và nhiều nhất là 11 khóa và ngày càng tăng về số lượng, nâng cao về chất lượng. Trường Chính trị - Hành chính tỉnh có nhiệm vụ giáo dục lý luận Mác - Lênin, đạo đức, phong cách sống và làm việc của Chủ tịch Cayxỏn Phômvihản, chủ trương, đường lối của Đảng và pháp luật của Nhà nước cho cán bộ chủ chốt của tỉnh, huyện và cán bộ chuyên môn ở cơ sở, xây dựng con người có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, lối sống mẫu mực và kiên định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội [13, tr.1]. 39 Thứ hai, bồi dưỡng trình độ lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ với thời gian ngắn hạn. Tổ chức nhiều hình thức học tập, bồi dưỡng theo chỉ đạo của Tỉnh ủy để nâng cao trình độ nhận thức của đội ngũ cán bộ, đảng viên trong hệ thống chính trị ở cơ sở; mở các lớp bồi dưỡng thuộc chức năng, nhiệm vụ của nhà trường theo đề nghị của các ngành, địa phương trong tỉnh mà trước hết cần củng cố và kiện toàn hệ thống các TCT-HC, chấn chỉnh hệ thống thông tin, báo cáo viên của Đảng, đảm bảo hoạt động nghiên cứu, giảng dạy có tính nhạy bén, chính xác và đồng bộ. Từng môn học trong trường phải giáo dục cho cán bộ, đảng viên và quần chúng thông suốt và tự giác chấp hành đường lối, chủ trương, quan điểm của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước Lào. Cải tiến các hình thức giáo dục của các TCT-HC tỉnh, bảo đảm nhanh nhạy, kịp thời và nâng cao chất lượng, sát thực tiễn địa phương, đồng thời phải chăm lo xây dựng chương trình, nội dung, kế hoạch bồi dưỡng cán bộ ở mỗi cấp, mỗi ngành cho thích hợp với đối tượng, thời gian và yêu cầu của từng khóa học; thực hiện các bước bồi dưỡng và kiểm nghiệm một cách chặt chẽ, từng bước làm cho việc bồi dưỡng ngắn hạn đi sâu vào lý luận và đạt kết quả tốt về thực tiễn. Tiếp tục các khóa bồi dưỡng ngắn hạn cho cán bộ chủ chốt cơ sở tại các TCT- HC tỉnh, nghiên cứu để mở các lớp bồi dưỡng 45 ngày, 3 tháng để cập nhật kiến thức, kỹ năng lãnh đạo, chuyên môn, nghiệp vụ cho các chức danh cán bộ lãnh đạo, quản lý; cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ của các tổ chức đảng, chính quyền, đoàn thể trong tỉnh, huyện và cơ sở. “Tổ chức quản lý việc đào tạo lý luận chính trị - hành chính trên cơ sở kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng mà HVCT&HCQG Lào đề ra; tổ chức bồi dưỡng ngắn hạn theo quyết định của cấp ủy và chính quyền cấp tỉnh” [51, tr.2]. Phối hợp cùng các bộ phận khác có liên quan tiến hành bồi dưỡng trình độ, tập huấn, hội thảo ngắn ngày trang bị kiến thức lý luận cơ bản cần thiết về chính trị - hành chính; chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và quy định pháp luật của Nhà nước cho cán bộ, đảng viên ở các cơ quan đảng, chính quyền, các tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội ở địa phương và cơ sở; đào tạo và bồi dưỡng trình độ về 40 chính trị, tư tưởng, quan điểm, phương pháp sư phạm cho đội ngũ CBNC, GD làm công tác giảng dạy các môn chính trị ở các trường dạy nghề ở cơ sở. Thứ ba, xây dựng, củng cố nhà trường và lãnh đạo nhà trường. Lãnh đạo, quản lý công việc trong các trường như: công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng, công tác cán bộ, quản lý hành chính, quản lý ngân sách, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện các chính sách đối với CBNC, GD; chuẩn bị khu ăn nghỉ cho học viên các khóa và CBNC, GD chưa thành hôn... “Nhà trường có nhiệm vụ chuẩn bị ký túc xá, phòng ngủ, phòng học, kinh phí và phương tiện đi lại trong trường và ngoài trường...” [52, tr.5]. Xây dựng và hoàn thiện các chương trình và nội dung đào tạo, bồi dưỡng theo quy đinh và quyền hạn của nhà trường; chuẩn bị và đề nghị HVTC&HCQD Lào ra quyết định thi vấn đáp các môn chính và bảo vệ luận văn tốt nghiệp. Nghiên cứu và nhận thông tin do cấp ủy cấp trên thông báo về hoạt động của nhà trường, ra quyết định và báo cáo trong trường; tham gia các hội nghị, hội thảo chính trị, khoa học do Tỉnh ủy tổ chức, thực hiện nhiệm vụ tham mưu về việc nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn giúp các tỉnh ủy, đồng thời tổ chức triển khai kết quả nghiên cứu đó một cách có hiệu quả; thực hiện công tác quan hệ quốc tế về nghiên cứu khoa học, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ; tranh thủ sự giúp đỡ và hợp tác song phương hoặc đa phương với các tỉnh và trường chính trị tỉnh kết nghĩa của Việt Nam. Tổ chức biên soạn tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn ngạch cán sự và tương đương, ngạch chuyên viên và tương đương, ngạch chuyên viên chính và tương đương, tài liệu bồi dưỡng theo tiêu chuẩn chức vụ lãnh đạo, quản lý cấp phòng, phó phòng và tương đương theo chương trình do Ban Tổ chức, cán bộ của tỉnh ban hành; đề nghị với HVCT&HCQG Lào biên soạn các tài liệu bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên ngành cho đội ngũ cán bộ, đảng viên trong tỉnh khi cấn thiết. Tiếp tục đổi mới phương pháp dạy và học, hình thức và phương pháp thi, kiểm tra và đánh giá kết quả giáo dục, đào tạo, bảo đảm trung thực, khách quan [42]. 41 Tổ chức tổng kết kinh nghiệm thực tiễn ở địa phương, cơ sở để phục vụ giảng dạy, học tập; thực hiện các hoạt động nghiên cứu khoa học theo chỉ đạo của Tỉnh ủy, Ban tổ chức, cán bộ của tỉnh; Ban Giám hiệu các nhà trường có nhiệm vụ (có quyền) cấp bằng sơ cấp và chứng nhận đã học qua chương trình chính trị - hành chính ngắn hạn do kế hoạch bồi dưỡng của các nhà trường và Tỉnh ủy đề ra; báo cáo lên Tỉnh ủy hoặc Chủ tịch tỉnh và các cơ quan liên quan về việc khen thưởng những cán bộ, đảng viên và CBNC, GD có thành tích trong công tác và kỷ luật những người thiếu trách nhiệm, có vi phạm. “Các Trường chính trị - Hành chính tỉnh phải luôn tổ chức rút kinh nghiệm mọi hoạt động của trường hằng tháng, 6 tháng và hằng năm để thường xuyên báo cáo lên cấp ủy cấp trên và Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào” [51, tr.2-4]. Chính vì vậy, nhiệm vụ cơ bản của các trường trong thời kỳ mới là: nhằm xây dựng những con người và thế hệ thiết tha gắn bó với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, có đạo đức trong sáng, có ý thức kiên cường xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; CNH, HĐH đất nước, giữ gìn phát huy các giá trị văn hóa của dân tộc, có năng lực tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại; phát huy tiềm năng của dân tộc và con người Lào, có ý thức cộng đồng và phát huy tính tích cực của cá nhân, làm chủ tri thức khoa học và công nghệ hiện đại, có tư duy sáng tạo, có kỹ năng thực hành giỏi, có tác phong công nghiệp, có tính tổ chức và kỷ luật, có tinh thần cách mạng và có sức khỏe tốt, là những người thừa kế xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) vừa “hồng” vừa “chuyên”. * Vị trí, vai trò của các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào Trong hệ thống nhà trường, các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào là trung tâm giáo dục lý luận cách mạng quan trọng nhất, được giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng kiến thức toàn diện cho đội ngũ cán bộ, đảng viên (cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chính trị trong các cơ quan đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng và cán bộ chỉ huy tham mưu trong lực lượng vũ trang ở cấp tỉnh, huyện, địa phương 42 và cơ sở). Đồng thời các trường còn được xác định là nơi nghiên cứu lý luận chính trị - hành chính, nghiên cứu khoa học với một số chuyên đề khác nhau, tùy theo điều kiện cụ thể của mỗi trường và tỉnh đưa ra. Những năm qua, nhiều thế hệ cán bộ do các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào đào tạo đã góp phần vào quá trình xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Các trường đã: Tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ cán bộ đã tốt nghiệp các trường đào tạo nghề với trình độ sơ cấp, trung cấp, cao cấp và các chuyên ngành tương đồng được tuyển vào học ở các TCT-HC tỉnh theo kế hoạch đào tạo của tỉnh ủy và nhà trường để sau ra trường đáp ứng nhiệm vụ chính trị của tỉnh, huyện, địa phương và cơ sở [53, tr.1]. Những năm gần đây do yêu cầu của nhiệm vụ hội nhập toàn diện với các nước trong khu vực và quốc tế trong thời bình, vị trí và vai trò của các TCT- HC tỉnh CHDCND Lào ngày càng nặng nề, phức tạp, nhưng cũng tự hào vẻ vang là trung tâm duy nhất trong hệ thống giáo dục và đào tạo, đó chính là giáo dục lý luận chính trị cách mạng của Đảng Cộng sản cầm quyền trong giai đoạn mở rộng quan hệ đối ngoại, hợp tác toàn diện với các nước trên thế giới mà không phân biệt chế độ chính trị, với khẩu hiệu là: “Tự do, độc lập và hợp tác toàn diện, mỗi bên đều có lợi,...” [43, tr.18]. Công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học được triển khai cả bề rộng lẫn chiều sâu, đòi hỏi sự nỗ lực của các trường, trong đó có đội ngũ CBNC, GD. Cùng với sự phát triển không ngừng của đất nước, các TCT-HC tỉnh ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục, nhất là giáo dục về chính trị, tư tưởng và tổ chức cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong hệ thống chính trị ở tỉnh, huyện, địa phương và cơ sở. Trước những diễn biến phức tạp trên khu vực và thế giới, vị trí, vai trò của...Nội. 112. Nguyễn Phú Trọng (chủ biên) (2011), Về các mối quan hệ lớn cần được giải quyết tốt trong quá trình đổi mới đi lên xã hội chủ nghĩa ở nước ta, Nxb Chính trị Quốc gia, sự thật, Hà Nội. 113. Trung tâm biên soạn Từ điển Bách Khoa (1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 1, Nxb Từ điển Bách khoa Việt Nam, Hà Nội. 114. Trung tâm Thông tin khoa học - Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2011), Các văn kiện và chương trình giảng dạy trường Đảng Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc, Hà Nội. 115. Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Luang Năm Tha (2012), Báo cáo đi thực tế, rút kinh nghiệm giữa 2 Trường CT-HC tỉnh U Đôm Xay và Trường CT-HC tỉnh Luang Nam Tha, Luang Nam Tha. 116. Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Át Ta Pư (2012), Báo cáo kết quả giảng dạy và học tập năm học 2011-2012 và kế hoạch giảng dạy - học tập 2012- 2013, Át Ta Pư. 117. Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Át Ta Pư (2013), Báo cáo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội đầu năm 2012-2013 và định hướng 2013- 2014, Át Ta Pư. 163 118. Trường Chính trị - Hành chính tỉnh CHDCND Lào (2013), Báo cáo rút kinh nghiệm về việc dạy và học giữa các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh CHDCND Lào, năm 2013-2014 và kế hoạch 2014-2015, Viêng Chăn. 119. Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Sả La Văn (2012), Báo cáo hoạt động toàn diện năm học giai đoạn 10 năm (1997-2012) và kế hoạch năm học (2013-2015), Sả La Văn. 120. Trường Chính trị tỉnh Thái Nguyên (1957-2007), Lịch sử Trường chính trị tỉnh Thái Nguyên, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 121. Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Xiêng Khoảng (2012), Báo cáo hoạt động toàn diện năm học 2011-2012, Xiêng Khoảng. 122. Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Bo Kẻo (2013), Báo cáo hoạt động toàn diện năm học 2012-2013 và kế hoạch học tập 2013-2014, Bo Kẻo. 123. Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Chăm Pa Sắc (2013), Báo cáo hoạt động toàn diện năm học 2012-2013 và kế hoạch học tập 2013-2014, Chăm Pa Sắc. 124. Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Kham Muổn (2013), Báo cáo hoạt động toàn diện năm học 2012-2013 và kế hoạch học tập 2013-2014, Kham Muổn. 125. Trường Chính trị - Hành chính tỉnh U Đôm Xay (2014), Báo cáo hoạt động toàn diện năm học 2013-2014 và kế hoạch học tập 2014-2015, U Đôm Xay. 126. Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Viêng Chăn (2014), Báo cáo hoạt động toàn diện năm học 2013-2014 và kế hoạch học tập 2014-2015, Viêng Chăn. 127. Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Phông Sả Ly (2014), Báo cáo hoạt động toàn diện năm học 2013-2014 và kế hoạch học tập 2014-2015, Phông Sả Ly. 164 128. Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Bo Ly Khăm Xay (2014), Báo cáo hoạt động toàn diện năm học 2013-2014 và kế hoạch học tập 2014- 2015, Bo Ly Khăm Xay. 129. Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Sê Kong (2015), Báo cáo hoạt động toàn diện năm học 2014-2015 và kế hoạch học tập 2015-2016, Sê Kong. 130. Trường Chính trị - Hành chính tỉnh Luang Pha Bang (2015), Báo cáo hoạt động toàn diện năm học 2014-2015 và kế hoạch học tập 2015-2016, Luang Pha Bang 131. Hà Anh Tuấn (2006), Công tác bồi dưỡng đội ngũ đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp tỉnh và tương đương ở Học viện Chính trị quốc gia giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội. 132. Nguyễn Minh Tuấn (2010), “Đảng Cộng sản Trung Quốc đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ”, Tạp chí Lý luận Chính trị, (9), tr.83-88. 133. Nguyễn Minh Tuấn (2012), Tiếp tục đổi mới đồng bộ công tác cán bộ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 134. Ubun Mahảxay (2006), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Chăm Pa Sắc giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn. 135. Usenh Phếtxavông (2011), “Một số vấn đề về nâng cao bản lĩnh chính trị của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý ở tỉnh U Đôm Xay”, Tạp chí Lý luận Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, (8), tr.27-33. 136. Uthong Phếtxảlạt (2011), Nâng cao chất lượng đào tạo đội ngũ giảng viên dạy nghề ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn. 137. V.I.Lênin (1974), Toàn tập, tập 4, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. 138. V.I.Lênin (1974), Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 165 139. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 19, Nxb Tiến bộ Matxacơva. 140. V.I.Lênin (1978), Toàn tập. tập 43, Nxb Tiến bộ, Mátxacơva. 141. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 47, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 142. Văn phòng Đảng ủy Trung ương Đảng NDCM Lào (2005), Bản báo cáo chính trị của Đảng bộ Văn phòng TW Đ lần thứ V, Viêng Chăn. 143. Vilay Đuôngmany (2011), Nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ lãnh đạo - chỉ huy trong lực lượng an ninh Nhân dân Lào, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn. 144. Viêngkhăm Phôngxavẳn (2009), “Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở Học viện Công an nhân dân trong giai đoạn hiện nay”, Tạp chí Lý luận Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, (12), tr.59-75. 145. Vũ Quang Vinh (2002), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo”, Tạp chí Lý luận Chính trị, (5), tr.15-17. 146. Vụ Tổ chức Học viện Chính trị - Hành chính Quốc gia Lào (2012), Bản hướng dẫn về tổ chức thực hiện Quyết định số 934/HVCT&HCQG Lào về tổ chức và hoạt động chuyên môn của Trường Chính trị - Hành chính tỉnh, Viêng Chăn. 147. Nguyễn Hữu Vui (2002), Đổi mới phương pháp giảng dạy các môn khoa học Mác - Lênin ở Việt Nam - Những vấn đề chung, Đề tài KX 10-08, Hà Nội. 148. Xamlane Phănkhavông (2014), Xây dựng đội ngũ cán bộ chuyên trách công tác thi đua, khen thưởng cấp tỉnh Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay, Luận án tiễn sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 149. Xamútthong Sổmphanít (2009), “Quá trình hoạt động lấy thầy hoặc trò làm trung tâm để xây dựng tính thống nhất trong giảng dạy và học tập”, Tạp chí Lý luận chính trị và Hành chính quốc gia Lào, (9), tr.12-20. 166 150. Xaykhăm Munmanyvông (2013), “Giảng dạy lý luận Mác-Lênin tại các Trường Chính trị và Hành chính ở Lào hiện nay”, Tạp chí Lý luận chính trị, (5), tr.102-105. 151. Xaykhăm Munmanyvông (2014), Giáo dục lý luận Mác - Lênin cho học viên hệ cao cấp ở các Trường Chính trị và Hành chính nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay, Luận án tiến sỹ chuyên ngành Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 152. Xỉămphai Xôlathi, (2010), “Nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập ở Học viện Chính trị và Hành chính quốc gia Lào, coi trọng giờ chuẩn bi và xemina”, Tạp chí Lý luận chính trị và Hành chính quốc gia Lào, (9), tr.35-44. 153. Xinhkhăm Pummaxay (2001), “Thực trạng và những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý kinh tế của Lào”, Tạp chí Lý luận Chính trị, (10), 48-52. 154. Xỉvilay Thavixỉn (2015), “Một số suy nghĩ về nâng cao chất lượng học tập và giảng dạy ở Trường Luật Miền Nam Lào”, Tạp chí Lý luận chính trị và Hành chính quốc gia Lào, (11), tr.74-78. 155. Xixuphăn Thămpănnha (2006), Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở tỉnh Luang Năm Tha trong sự nghiệp đổi mới, Luận văn thạc sĩ, chuyên ngành xây dựng Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn. 156. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1999), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 167 PHỤ LỤC Phụ lục 1 Bản đồ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 168 168 Phụ lục 2 Hệ thống bộ máy tổ chức của các trường Chính trị - Hành chính tỉnh CHDCND Lào hiện nay (2014) Nguồn: Báo cáo rút kinh nghiệm về công tac giảng dạy và học tập giữa các Trường Chính trị và Hành chính tỉnh CHDCND Lào, năm học 2013 - 2014 và kế hoạch năm học 2014 - 2015 [118]. Hiệu trường - Phó hiệu trường Phó hiệu trường Ngành quản lý dạy-học Trưởng phòng thông tin Ngành đào tạo - tập huấn Ngành nghiên cứu-xử lý thông tin Ngành hành chính tổng hợp Môn CNXH KH Trưởng phòng quản lý hành chính Trưởng Phòng đào tạo Môn THM LN Phó trưởng Phòng đào tạo Phó trưởng phòng thông tin Môn KTCT QLKT Môn NNPL Môn XDĐ- LSĐ Ngành thư viện- tin học Phó trưởng phòng quản lý hành chính Ngành tổ chức cán bộ Ngành kê hoạch- tài vụ Trưởng phòng quản lý công tác giảng dạy-học tập Phó trưởng phòng quản lý công tác giảng dạy-học tập 169 169 Phụ lục 3 Cơ cấu trình độ chuyên môm của đội ngũ CBNC, GD ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh CHDCND Lào năm 2015 Trình độ chuyên môn của đội ngũ CBNC, GD Trình độ lý luận chính của đội ngũ CBNC, GD TS Th.S ĐH Cao cấp Trung cấp TS chính trị Th.S chính trị CN chính trị Cao cấp Trung cấp Học qua Đơn vị CB viên chức CBNC, GD T % T % T % T % T % T % T % T % T % T % T % Toàn hệ thống các trường 488 309 09 2,91 68 22 220 71,19 64 20,91 11 3,25 09 2,91 68 22 220 71,19 64 20,71 11 3,25 25 8,06 Nguồn: Báo cáo rút kinh nghiệm về việc dạy và học giữa các TCT- HC tỉnh CHDCND Lào, năm học 2013-2014 và kế hoạch năm học 2014-2015 [118] 170 Phụ lục 4 Nhu cầu bổ sung giảng viên chính vào các bộ môn của các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh CHDCND Lào đến năm 2020 Nhu cầu cần thêm CBNC, GD trong các môn Trường Chính trị - Hành chính Cán bộ công nhân viên hiện có CBNC, GD hiện có TH MLN KTCT QLKT CNXHKH NNPL XDĐ Tỉnh Phông Sả Ly 26 14 6 7 6 7 6 Tỉnh Bo Kẻo 24 12 5 6 6 6 5 Tỉnh Huả Phăn 39 15 5 7 6 5 6 Tỉnh Luang Năm Tha 28 24 4 5 5 4 5 Tỉnh U Đôm Xay 31 25 4 5 4 5 4 Tỉnh Xay Nha Bu Ly 20 10 7 6 7 7 6 Tỉnh Luang Pha Bang 32 21 5 4 4 5 5 Tỉnh Xiêng Khoảng 21 16 5 6 7 6 5 Tỉnh Viêng Chăn 20 11 6 7 6 4 6 Tỉnh Xay Sổm Bun 5 2 10 10 10 10 10 Thủ đô Viêng Chăn 32 17 4 5 6 5 7 Tỉnh Bo Ly Khăm Xay 24 9 7 6 7 7 7 Tỉnh Kham Muổn 26 17 5 6 6 5 6 Tỉnh SảVẳn Na Khệt 42 20 5 5 4 4 4 Tỉnh Chăm Pa Sắc 41 31 4 5 5 4 5 Tỉnh Sả La Văn 27 26 5 4 6 5 6 Tỉnh Sê Kong 29 23 6 5 6 4 5 Tỉnh Át Ta Pư 21 16 6 5 7 5 6 Số GV cần bổ sung 488 309 113 104 118 98 94 Nguồn: Phòng quản lý các trường chính trị - hành chính tỉnh CHDCND Lào, Viêng Chăn [59]. 171 Phụ lục 5 Kết quả xử lý số liệu trưng cầu ý kiến đội ngũ CBNC, GD ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh CHDCND Lào về dạy và học các môn khoa học (93 CBNC, GD) Nội dung câu hỏi Phương án trả lời Tỷ lệ % Câu 1: Có thể đánh giá chung là đa số học viên ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh ở Lào hiện nay ham học các môn trong các ngành học? - Đúng - Phân vân - Không đúng 52,68 43,01 4,30 Câu 2: Trong những năm học vừa qua, số học viên tự giác và cố gắng học những môn học là: - Nhiều - Tương đối nhiều - ít 51,62 48,38 0 Câu 3: Theo đồng chí, có thể nói: Nhiều học viên hiện nay thiếu hiểu biết cơ bản về các môn học ? - Đúng - Phân vân - Không đúng 23,66 7,53 68,81 Câu 4: Xin đồng chí cho biết mức độ áp dụng các phương pháp dạy học các môn trong các ngành học?. - Thuyết trình - Thảo luận nhóm - Nêu vấn đề 100 47,34 38,15 Câu 5: Mức độ sử dụng các phương tiện dạy học - Bảng phấn - Đèn chiếu hắt - Hệ thống VIDEO - Máy chiếu kỹ thuật số - Phương tiện khác 100 35,34 0 15,54 14,23 - Kiến thức lý luận chính trị 85,13 - Kiến thức chuyên môn 100 - Kiến thức xã hội 83,31 Câu 6: Để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả giảng dạy, giảng viên các bộ môn này cần được bồi dưỡng thêm những kiến thức nào: - Phương pháp dạy học tích cực 88,38 - Nạn tham nhũng 40,23 - Tệ quan liêu 54,56 - Tình trạng thiếu kỷ cương 60,30 - Tình trạng phân hóa giàu nghèo 57,43 - Chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng 66,33 - Kỷ luật Đảng không nghiêm 74,47 - Trì trệ, tiêu cực trong tổ chức cán bộ 47,65 Câu 7: Theo đồng chí các nhân tố đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng dạy và học các môn khoa học. - Tình trạng lãnh đạo không gương mẫu 78,24 172 Phụ lục 6 Kết quả xử lý số liệu trưng cầu ý kiến học viên ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh CHDCND Lào về dạy và học các môn khoa học trên tổng số 321 học viên Nội dung câu hỏi Phương án trả lời Số ý kiến Tỷ lệ % Câu 1: Theo các anh, chị hệ thống các môn học ở các trường chính trị và hành chính tỉnh có vị trí như thế nào? - Quan trọng nhất - Như các môn ở các trường khác - Không quan trọng 239 82 0 74,46 25,54 0 Câu 2: Học tốt các môn khoa học này sẽ giúp ta tự tin, vững vàng hơn trong sự nghiệp của mình. Có đúng không? - Đúng - Phân vân - Không đúng 249 58 14 77,57 18,06 4,36 Câu 3: Học các môn khoa học này thấy trừu tưởng, khó khan và thiếu sinh động, có đúng như vậy không? - Đúng - Phân vân - Không đúng 89 137 95 27,72 42,67 29,59 Câu 4: Các anh, chị có thấy hài lòng, hứng thú khi nghe giảng viên giảng các môn khoa học không? - Có - Bình thường - Không 216 88 17 67,28 27,41 5,29 Câu 5: Anh, chị tự nhìn thấy mình thiếu nhiệt tình và niềm tin đối với các kiến thức của các môn học phải không? - Đúng - Đôi khi đúng - Không đúng 33 75 213 10,28 23,36 66,36 Câu 6: Ngoài việc học tốt, theo anh, chị có đúng học viên cần phải tích cực, tự giác tham gia vào các hoạt động xã hội để tự học hỏi rèn luyện mình không? - Đúng - Phân vân - Không đúng 235 37 49 73,21 11,53 15,26 Câu 7: Anh, chị có hay quan tâm và bàn luận về những vấn đề liên quan đến đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách của Nhà nước không? - Không - Thỉnh thoảng - Thường xuyên 25 139 157 7,78 43,30 48,90 Câu 8: Anh, chị cho rằng học viên nên quan tâm đến những vấn đề khác hơn là thời sự và chính trị phải không? - Đúng - Phân vân - Không đúng 43 130 148 13,40 40,50 46,10 Câu 9: Trong học tập các môn học, người được điểm cao chưa hẳn đã là người có kiến thức sâu và vững vàng. Theo anh, chị điều đó có đúng không? - Đúng - Phân vân - Không đúng 181 114 26 56,39 35,52 8,09 Câu 10: Trong học tập các môn khoa học, anh, chị chỉ làm sao để không thi lại. Có đúng vậy không? - Đúng - Đôi khi đúng - Không đúng 20 127 174 6,23 39,57 54,20 Câu 11: Nếu phải thi lại các môn đã học thì đâu là lý do chính? - Lười học - Học sai phương pháp - Do giảng viên 45 224 52 14,01 69,79 16,20 173 Nội dung câu hỏi Phương án trả lời Số ý kiến Tỷ lệ % Câu 12: Các anh, chị có bao giờ nghỉ học các môn không có lý do không? - Thường xuyên - ít khi - Chưa bao giờ 0 42 279 0 13,08 86,92 Câu 13: Theo anh, chị nên bố trí lớp học với số lượng học viên như thế nào cho phù hợp? - 30 sinh viên - 31 đến 50 - 51 học viên trở lên 219 92 10 68,22 28,66 3,11 Câu 14: Anh, chị có kiến nghị gì về nội dung chương trình các môn học mà bạn đã được học - Quá dài - Phù hợp - Ngắn 111 177 33 34,57 45,19 10,28 - Soạn phù hợp với đối tượng 63 19,62 - Soạn cho từng chuyên ngành nhiều hơn nữa 98 30,52 Câu 15: Theo anh, chị bài giảng các môn khoa học hiện nay cần: - Luon bổ sung bài giảng 160 49,84 - Tích cực chủ động 175 54,51 - Tích cực nhưng chưa chủ động 138 43 Câu 16: Theo anh, chị đa số học viên ở các trường chính trị và ành chính tỉnh hiện nay, học các môn khoa học này như thế nào? - Không tích cực, thiếu chủ động 8 2,49 Câu 17: Anh, chị có sưu tầm đọc thêm tài liệu và các văn kiện của Đảng để hiểu sâu và rộng hơn kiến thức trong bài giảng và trong giáo trình không? - Thường xuyên - Đôi khi - Chưa bao giờ 178 114 29 55,45 35,51 9,03 Câu 18: Những hiện tượng sau đây biểu hiện như thế nào trong học viên ở lớp của anh, chị khi học các môn khoa học? a. Tập trung học tập: - Nhiều - Tương đối nhiều - ít - Không có 5 20 43 253 1,56 6,23 13,39 78,82 b. Không có mục tiêu và kế hoạch rõ ràng: - Nhiều - Tương đối nhiều - ít - Không có 18 46 170 87 5,61 14,33 52,96 27,10 174 Phụ lục 7 Bản chấm điểm thi giảng viên giỏi toàn quốc (TCT-HC tỉnh CHDCND Lào) - Họ và tên................................. trường................................chuyên ngành............................. - Đề thi.................................................. thời gian...............phòng..........ngày....../......./.......... - Giảng viên chấm thi: 1................................................... 2..................................................... 3.................................................... 4.................................................... (5 xuất sắc, 4 giỏi, 3 khá, 2 trung bình, 1 kém và đánh dấu P vào số điểm người thi đã đạt được) Điểm thi giảng Các bước thực hiện Nội dung đánh giá 5 4 3 2 1 Ghi chú 1. Tinh thần, bài giảng và đạt tên đề rõ ràng - Đúng chuyên đề đã thông báo, tên đề đúng giáo trình hay quy định 2. Chuẩn bị (tập giảng) - Có tập giảng trước khi thi giảng 3. Giới thiệu bản thân - Có lô gích, đúng quy định, thời gian C hu ẩn b ị 4. Ăn mặc, cách xử sự - Lịch sự, phù hợp đối tượng học 5. Kiến thức, khả năng giảng dạy - Đáp ứng chương trình, phù hợp với đối tượng, gắn lý luận - thực tiễn 6. Giáo dục tư tưởng - Đúng hướng, đúng đường lối, phù hợp nội dung bài giảng và đối tượng M ục đ íc h 7. Cách dùng từ - Dễ hiểu, dễ ghi và dễ nhớ... 8. Thực hiện các bước giảng, nội dung bài giảng - Thu hút VH tập trung vào bài giảng 9. Phương pháp thực hiện - Thuyết trình, nêu vấn đề, tình huống, thảo luận nhóm, giới thiệu tài luệu 10. Câu hỏi, động viên - Ngắn, chính xác, dễ hiểu, động viên, trình bày lại cho HV đúng hướng 11. Cách trình bày - Đúng hướng, chính xác, giọng nói phù hợp, có lô gích, có hệ thống 12. Cách truyền đạt kiến thức, số liện, tài liệu... - Chính xác và phù hợp đối tượng học, tài liệu phong phú, dễ tìm học 13. Quản lý lớp - Mọi HV thực hiện đúng các quy chế, tập trung nghe giảng, tự giác có ý kiến... 14. Cách viết lên bảng - Ngắn ngọn, rõ ràng, vừa nói vừa viết, đúng đầu đề, bao hàm nội dung Th ực h iệ n gi ản g dạ y 15. Thời gian trên lớp - Đúng quy đinh, không quá giờ 16. Đúc kết - Nội dung chính, câu hỏi và bài tập đúng hướng, đúng thực tiễn, có ích R út k in h ng hi ệm 17. Kết quả đánh giá - Đạt tiêu chuẩn, mục đích Tổng cộng điểm Ký họ và tên giảng viên chấm thi 175 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho học viên) Để góp phần nâng cao chất lượng học tập các môn khoa học lý luận khoa học chính trị - hành chính cho học viên. Tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài: "Chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh CHDCND Lào giai đoạn hiện nay". Vì vậy, xin các anh, chị vui lòng giúp đỡ chúng tôi phiếu điều tra như sau: (Xin vui lòng đánh dấu P vào ô vuông £ phù hợp với ý kiến của mình) Câu 1: Theo các anh, chị hệ thống các môn học ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh ở Lào, các bộ môn có vị trí như thế nào? £ Quan trọng nhất £ Như các môn ở các trường khác £ Không quan trọng Câu 2: Học tốt các môn khoa học sẽ giúp ta tự tin, vững vàng hơn trong sự nghiệp của mình. Có đúng không? £ Đúng £ Phân vân £ Không đúng Câu 3: Học các môn khoa học thấy trừu tưởng, khô khan và thiếu sinh động, có đúng như vậy không? £ Đúng £ Phân vân £ Không đúng Câu 4: Các anh, chị có thấy hài lòng, hứng thú khi nghe giảng viên giảng các môn khoa học không? £ Có £ Bình thường £ Không Câu 5: Anh, chị tự nhìn thấy mình thiếu nhiệt tình và niềm tin đối với các kiến thức của các môn học phải không? £ Có £ Bình thường £ Không Câu 6: Ngoài việc học tốt, theo anh, chị có đúng học viên cần phải tích cực, tự giác tham gia vào các hoạt động xã hội để học hỏi rèn luyện mình không? £ Đúng £ Phân vân £ Không đúng Câu 7: Anh, chị có hay quan tâm và bàn luận về những vấn đề liên quan đến chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước không? £ Không £ Thỉnh thoảng £ Thường xuyên Câu 8: Anh, chị cho rằng học viên nên quan tâm đến những vấn đề khác hơn là thời sự và chính trị phải không? £ Đúng £ Phân vân £ Không đúng Câu 9: Trong học tập các môn khoa học, người được điểm cao chưa hẳn đã là người có kiến thức sâu và vững vàng. Theo anh, chị điều đó có đúng không? £ Đúng £ Phân vân £ Không đúng Câu 10: Trong học tập các môn khoa học, anh, chị chỉ làm sao để không thi lại. Có đúng vậy không? £ Đúng £ Đôi khi đúng £ Không đúng Câu 11: Nếu phải thi lại các môn thì đâu là lý do chính? £ Lười học £ Học sai phương pháp £ Do giảng viên 176 Câu 12: Các anh, chị có bao giờ nghỉ học các môn mà không có lý do? £ Thường xuyên £ ít khi £ Không bao giờ Câu 13: Theo anh, chị nên bố trí lớp học với số lượng học viên như thế nào cho phù hợp? £ 30 sinh viên £ 31 đến 50 £ 51 sinh viên trở lên Câu 14: Anh, chị có kiến nghị gì về nội dung, chương trình các môn khoa học mà bạn đã học? £ Quá dài £ Phù hợp £ Ngắn Câu 15: Theo anh, chị bài giảng các môn khoa học hiện nay cần: £ Soạn phù hợp với đối tượng £ Soạn cho từng chuyên ngành nhiều hơn nữa £ Luôn bổ sung bài giảng Câu 16: Theo anh, chị đa số học viên ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh ở Lào hiện nay, cần học các môn khoa học như thế nào? £ Tích cực chủ động £ Tích cực nhưng chưa chủ động £ Không tích cực, thiếu chủ động Câu 17: Anh, chị có sưu tầm đọc thêm tài liệu và các văn kiện của Đảng để hiểu sâu và rộng hơn kiến thức trong bài giảng và trong giáo trình không? £ Thường xuyên £ Đôi khi £ Không bao giờ Câu 18: Theo các anh, chị, những hiện tượng sau đây biểu hiện như thế nào trong học viên ở lớp của anh, chị khi học các môn khoa học: a. Lờ là trong học tập: £ Nhiều £ Tương đối nhiều £ ít £ Không có b. Không có mục tiêu và kế hoạch rõ ràng: £ Nhiều £ Tương đối nhiều £ ít £ Không có c. Lười biếng, ít tự giác cố gắng: £ Nhiều £ Tương đối nhiều £ ít £ Không có d. Gian lận trong thi cử: £ Nhiều £ Tương đối nhiều £ ít £ Không có đ. Bỏ học không lý do: £ Nhiều £ Tương đối nhiều £ ít £ Không có e. Nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học: £ Nhiều £ Tương đối nhiều £ ít £ Không có f. Có điểm cao trong thi cử: £ Nhiều £ Tương đối nhiều £ ít £ Không có g. Để học tập tốt các môn khoa học, các anh, chị có nguyện vọng gì? ................................................................................................................................................................ ................................................................................................................................................................ Xin vui lòng biết tên, anh, chị là học viên lớp...............................năm thứ..............Tuổi..........Dân tộc.....................Tôn giáo....................................Giới tính...............quê quán.................................................. đơn vị công tác......................................................chức vụ trước khi sang học................................................ Xin chân thành cảm ơn ! 177 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dành cho cán bộ nghiên cứu, giảng dạy) Để góp phần nâng cao chất lượng học tập các môn khoa học lý luận chính trị - hành chính cho học viên. Tôi đang tiến hành nghiên cứu đề tài: "Chất lượng đội ngũ cán bộ nghiên cứu, giảng dạy ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh CHDCND Lào giai đoạn hiện nay". Vì vậy, xin thầy cô vui lòng trả lời giúp tôi phiếu điều tra như sau: (Xin vui lòng đánh dấu P vào ô vuông £ phù hợp với ý kiến của mình) Câu 1: Có thể đánh giá chung là đa số học viên ở các Trường Chính trị - Hành chính tỉnh ở Lào hiện nay ham học các môn khoa học? £ Đúng £ Phân vân £ Không đúng Câu 2: Trong năm học vừa qua, số học viên tự giác và cố gắng học những môn học này là: £ nhiều £ Tương đối nhiều £ ít Câu 3: Theo đồng chí, có thể nói: Nhiều học viên ở các trường Chính trị - Hành chính tỉnh ở Lào hiện nay thiếu hiểu biết về các môn khoa học này? £ Đúng £ Phân vân £ Không đúng Câu 4: Những hiện tượng sau đây biểu hiện như thế nào trong học viên hiện nay khi học các môn khoa học: a. Lờ là trong học tập: £ Nhiều £ Tương đối nhiều £ ít £ Không có b. Gian lận trong thi cử: £ Nhiều £ Tương đối nhiều £ ít £ Không có c. Bỏ học không lý do: £ Nhiều £ Tương đối nhiều £ ít £ Không có d. Nói chuyện riêng trong giờ học: £ Nhiều £ Tương đối nhiều £ ít £ Không có Câu 5: Xin đồng chí cho biết mức độ áp dụng và hiệu quả thực tế các phương pháp dạy học các môn khoa học. a. Mức độ thuyết trình: £ Thường xuyên £ Thỉnh thoảng £ Chưa bao giờ b. Mức độ thảo luận nhóm: £ Thường xuyên £ Thỉnh thoảng £ Chưa bao giờ c. Mức độ nêu vấn đề: £ Thường xuyên £ Thỉnh thoảng £ Chưa bao giờ d. Hiệu quả thuyết trình: £ Cao £ Trung bình £ Thấp đ. Hiệu quả thảo luận nhóm: £ Cao £Trung bình £ Thấp e. Hiệu quả nêu vấn đề: £ Cao £ Trung bình £ Thấp 178 Câu 6: Đồng chí thường sử dụng phương tiện nào để dạy học dưới đây: £ Bảng phấn £ Đèn chiếu hắt £ Hệ thống VIDEO £ Máy chiếu kỹ thuật số £ Phương tiện khác Câu 7: Theo đồng chí, để nâng cao hơn nữa chất lượng và hiệu quả giảng dạy, CBNC, GD này cần được bồi dưỡng thêm những kiến thức nào dưới đây: £ Kiến thức lý luận chính trị £ Kiến thức chuyên môn £ Kiến thức xã hội £ Phương pháp dạy học tích cực Câu 8: Theo đồng chí các nhân tố dưới đây đang ảnh hưởng như thế nào đến chất lượng dạy và học các môn khoa học. a. Nạn tham nhũng: £ Không ảnh hưởng £ Chưa nghiêm trọng £ Nghiêm trọng £ Rất nghiêm trọng b. Tệ quan liêu: £ Không ảnh hưởng £ Chưa nghiêm trọng £ Nghiêm trọng £ Rất nghiêm trọng c. Tình trạng thiếu kỷ cương: £ Không ảnh hưởng £ Chưa nghiêm trọng £ Nghiêm trọng £ Rất nghiêm trọng d. Tình trạng phân hóa giàu nghèo: £ Không ảnh hưởng £ Chưa nghiêm trọng £ Nghiêm trọng £ Rất nghiêm trọng đ. Chủ nghĩa cá nhân, ích kỷ, thực dụng: £ Không ảnh hưởng £ Chưa nghiêm trọng £ Nghiêm trọng £ Rất nghiêm trọng e. Kỷ luật Đảng không nghiêm: £ Không ảnh hưởng £ Chưa nghiêm trọng £ Nghiêm trọng £ Rất nghiêm trọng f. Trì trệ, tiêu cực trong tổ chức cán bộ: £ Không ảnh hưởng £ Chưa nghiêm trọng £ Nghiêm trọng £ Rất nghiêm trọng g. Tình trạng lãnh đạo không gương mẫu: £ Không ảnh hưởng £ Chưa nghiêm trọng £ Nghiêm trọng £ Rất nghiêm trọng Câu 9: Theo đồng chí phương tiện trang thiết bị, cơ sở vật chất của các trường cho việc nâng cao trình độ chuyên môn và hoạt động giảng dạy cho CBNC, GD là: £ Tốt £ Đầy đủ £ Thiếu £ Không có 179 Câu 10: Theo đồng chí việc thực hiện các chế độ chính sách đối với CBNC, GD: £ Đầy đủ £ Thiếu £ Không đầy đủ Câu 11: Đối với công việc chuyên môn đồng chí thấy: £ Bình thường £ Không yên tâm £ Muốn thay đổi Câu 12:Xin đồng chí vui lòng cho biết đôi chút về bản thân: - Tuổi: £ Dưới 30 £ Từ 31-40 £ Từ 41-50 £ Trên 51 £ Đảng viên £ Đoàn viên £ Nam £ Nữ Đồng chí thuộc dân tộc gì......................Tình độ học vấn........................ Đời sống của gia đình hiện nay: £ Khó khăn £ Tạm ổn £ Tốt Câu 13: Theo đồng chí, để nâng cao hiệu quả giáo dục lý luận chính trị - hành chính cho học viên hệ trung cấp và cao cấp ở các trường chính trị và hành chính tỉnh cần phải có những giải pháp gì? ...................................................................................................................................... .................................................................................................................................................. ................................................................................................................................................. Xin chân thành cảm ơn ! 180 MéT Sè H×NH ¶NH HO¹T ®éng cña häc viÖn trung t©m vµ c¸c tr¦êng chÝnh trÞ - hµnh chÝnh tØnh CHDCDN lµo GS. TS. Ky-Kẹo Khai-Khăm-Phi-Thun, Giám đốc Học viện Trung tâm phát biểu ý kiến nhân ngày tổng kết kết quả năm học 2013-2014 giữa các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào tại tỉnh Sả Vẳn Na Khệt PGS.TS. Thong-Xa-Lít Mang-No-Met, Phó Giám đốc Học viện Trung tâm phát biểu ý kiến nhân ngày tổng kết năm học 2013-2014 giữa các TCT-HC CHDCND Lào tại tỉnh Sả Vẳn Na Khệt 181 Ths. Chom Sanh. Trưởng phòng đào tạo Học viện Trung tâm phát biểu ý kiến nhân ngày tổng kết năm học 2013-2014 giữa các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào tại tỉnh Sả Vẳn Na Khệt Đồng chí Kham Say, Hiện trường -trường TC-HC tỉnh U Đôm Xay phát biểu ý kiến nhân ngày tổng kết năm học 2013-2014 giữa các TCT-HC tỉnh CHDCND Lào tại tỉnh Sả Vẳn Na Khệt 182 Chủ tịch Tỉnh Viêng Chăn và phó Giám đốc HVCT&HCQG Lào đến đự lễ bé mặc năm học 2013-2014 (hệ trung cao lý luận khó VIII) Chủ tịch Tỉnh Viêng Chăn tặng Bằng khen cho các CBNC, GD có thành tích trong việc nghiên cứu, giảng dạy (khóa học 2014-2015) 183 Trường Chính trị tỉnh Sê Kong, Cán bộ lãnh đạo cấp cao của Thành Phố Đà Nẵng đến thăm và làm việc tại trường CT-HC tỉnh Xê Kong (2013) Hiệu trưởng trường CT-HC tỉnh Xê Kong đang lên giảng môn Xây dựng Đảng cho lớp trung cấp lý luận chính trị - hành chính (2013) 184 Lễ tổ chức bảo vệ luận văn tốt nghiệp Lễ Tổ chức bảo vệ luận văn tốt nghiệp môn XDD môn NNPL hệ cao cấp, TCT-HC Thủ đô (VC) hệ cao cấp lý luận, TCT-HC Thủ đô (VC) GV, HV TCT-HC Thủ độ Viêng Chăn Lễ nhận bằng tốt nghiệp hệ trung cấp giao lưu phóng đá với chi bộ bản 2013 lý luận TCT-HC tỉnh Viêng Chăn 2014 (HV tặng máy in cho trường (HV trồng cay nhân dịp ngày (GV, HV cùng nhân dân lao CT-HC TĐVC) mồng 1 tháng 6, TĐVC) động tại khu vực nhà trường)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chat_luong_doi_ngu_can_bo_nghien_cuu_giang_day_o_cac.pdf
Tài liệu liên quan