HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
XONE MONEVILAY
CHấT LƯợNG ĐộI NGũ CáN Bộ, CÔNG CHứC
NGàNH LAO ĐộNG Và PHúC LợI Xã HộI
CộNG HòA DÂN CHủ NHÂN DÂN LàO GIAI ĐOạN HIệN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYấN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
HÀ NỘI - 2015
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
XONE MONEVILAY
CHấT LƯợNG ĐộI NGũ CáN Bộ, CÔNG CHứC
NGàNH LAO ĐộNG Và PHúC LợI Xã HộI
CộNG HòA DÂN CHủ NHÂN DÂN LàO GIAI ĐOạN HIệN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYấN NGÀNH: XÂY DỰNG
402 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 353 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội cộng hòa dân chủ nhân dân Lào giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
Mã số: 62 31 02 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. TRẦN KHẮC VIỆT
2. PGS.TS. ĐINH NGỌC GIANG
HÀ NỘI - 2015
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực.
Những kết luận khoa học của luận án chưa từng được ai
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ LUẬN ÁN
Xone Monevilay
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu của nước ngoài 6
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước liên quan đến đề tài 19
Chương 2: CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH LAO
ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI
ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 29
2.1. Ngành lao động và phúc lợi xã hội Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào và
đội ngũ cán bộ, công chức trong ngành 29
2.2. Chất lượng, tiêu chí đánh giá và những vấn đề liên quan đến chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã
hội Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 53
Chương 3: CHẤT LƯỢNG VÀ HOẠT ĐỘNG NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG
ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ
HỘI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY -
THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 72
3.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc
lợi xã hội Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 72
3.2. Hoạt động nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động
và phúc lợi xã hội Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào - thực trạng, nguyên
nhân và kinh nghiệm 82
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH LAO
ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
ĐẾN NĂM 2030 117
4.1. Dự báo những nhân tố tác động, mục tiêu và phương hướng nâng cao chất
lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Cộng
hòa Dân chủ nhân dân Lào 117
4.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
ngành lao động và phúc lợi xã hội Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đến
năm 2030 127
KẾT LUẬN 149
DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN
ĐẾN LUẬN ÁN 151
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152
PHỤ LỤC 170
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CB, CC : Cán bộ, công chức
CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CHDCND : Cộng hòa Dân chủ nhân dân
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
LĐ và PLXH : Lao động và Phúc lợi xã hội
NDCM : Nhân dân Cách mạng
XHCN : Xã hội chủ nghĩa
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ngành lao động và phúc lợi xã hội (LĐ và PLXH) nước Cộng hòa Dân chủ
nhân dân (CHDCND) Lào là một trong những ngành làm công tác tham mưu cho
Chính phủ về các lĩnh vực: việc làm, phát triển kỹ năng nghề, tiền lương, tiền công, lao
động, bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm
thất nghiệp và quản lý các quỹ bảo hiểm xã hội), an toàn lao động, quản lý lao động,
chính sách người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em; cùng phối hợp
phòng, chống các tệ nạn xã hội trong phạm vi cả nước. Ngoài ra, ngành còn quản lý
nhà nước đối với các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của ngành. Hoàn thành những nhiệm vụ đó, ngành góp phần vào sự phát triển xã
hội và ổn định xã hội một cách bền vững, làm tăng uy tín lãnh đạo của Đảng và Nhà
nước trong nhiệm vụ cách mạng mới hiện nay. Trực tiếp tiến hành và hoàn thành các
nhiệm vụ thuộc lĩnh vực mà ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào (dưới đây viết tắt là
ngành LĐ và PLXH Lào) đảm nhiệm là đội ngũ cán bộ, công chức (CB, CC) thuộc
ngành. Vì vậy, đội ngũ CB, CC ngành đủ số lượng, có cơ cấu hợp lý và có chất lượng
cao là một yếu tố quan trọng mang tính quyết định để nâng cao năng lực, chất lượng và
hiệu quả công tác của toàn ngành. Việc xây dựng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH
có chất lượng cao cần đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước; tiến hành
nhiều khâu, nhiều cấp độ khác nhau để nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới mà Đảng
và Nhà nước giao phó cho ngành hiện nay và trong thời gian tới. Đây là một vấn đề bức
thiết, cần thiết trong trách nhiệm lãnh đạo của Đảng. Trong văn kiện Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ IX của Đảng Nhân dân Cách mạng (NDCM) Lào đã ghi:
Trong điều kiện mới, Đảng ta rất cần có đội ngũ cán bộ có kiến thức, năng
lực, phẩm chất, có bản lĩnh chính trị vững vàng, thật sự trung thành đối với
Tổ quốc và sự nghiệp của Đảng, có tinh thần trung thực phục vụ đất nước và
phục vụ nhân dân, có lối sống trong sáng và tiến bộ, có tinh thần thường
xuyên tự rèn luyện và cần cù học tập nâng cao trình độ về mọi mặt, có ý thức
đối với tổ chức và kỷ luật, tôn trọng và thực hiện nghiêm pháp luật và điều lệ
của Đảng [185, tr.53].
2
Việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đáp ứng
yêu cầu nhiệm vụ từng giai đoạn cách mạng đã được Đảng ủy và lãnh đạo Bộ quan
tâm. Trong sự nghiệp phát triển ngành và những thành tựu to lớn của ngành LĐ và
PLXH Lào đều gắn chặt với vai trò to lớn của đội ngũ CB, CC.
Trong công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước,
thực hiện cơ chế kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay, đội
ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào đã vươn lên, năng động, sáng tạo, góp phần
xứng đáng vào thành tựu to lớn của đất nước. Song, trong hoàn cảnh mới, sự tác động
của cơ chế thị trường đã làm cho CB, CC bộc lộ nhiều yếu kém, khuyết điểm. Trong
đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào, hiện đáng lo ngại là có một số CB, CC phẩm
chất và năng lực chưa tương xứng với công việc nặng nề mà Đảng và Nhà nước giao
phó cho ngành. Một bộ phận CB, CC có biểu hiện thoái hóa, biến chất về đạo đức;
phẩm chất chính trị và năng lực không đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ mới đặt ra; lối sống
sa đọa, xa rời thực tiễn và nhân dân. Một số CB, CC còn trì trệ, thiếu trách nhiệm, lợi
dụng chức vụ, quyền hạn để thu vén, tham ô, tham nhũng, lãng phí, cơ hội, thực dụng,
quan liêu, chia bè chia cánh, gây mất đoàn kết trong cơ quan, đơn vị và thiếu tính chiến
đấu. Một bộ phận CB, CC bị giảm sút uy tín, không còn xứng đáng là công bộc của
dân, thậm chí còn gây phiền hà cho dân. Vì vậy, việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB,
CC ngành LĐ và PLXH Lào là vấn đề có ý nghĩa vô cùng to lớn, mang tính quyết định
để có thể hoàn thành tốt các công việc lãnh đạo, quản lý, điều hành, nghiên cứu, triển
khai, tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước
thành hiện thực, phù hợp với thực tiễn đang diễn ra trong xã hội Lào hiện nay và trong
thời gian dài.
Trong thời kỳ mới, với điều kiện và hoàn cảnh mới, vai trò của đội ngũ CB, CC
của ngành LĐ và PLXH Lào càng trở nên quan trọng. Trong những năm tới,
CHDCND Lào đang đứng trước nhiều cơ hội và thách thức, khó khăn phức tạp không
nhỏ. Đảng và Nhà nước và nhân dân các bộ tộc Lào phải nắm lấy thời cơ, biết tận dụng
những cơ hội; đồng thời, phải biết biến khó khăn, thách thức thành những lợi thế để
đưa đất nước thoát khỏi nghèo nàn, lạc hậu và kém phát triển, sánh kịp với các nước
trong khu vực và trên thế giới. Điều đó đòi hỏi CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào phải
vững vàng về bản lĩnh chính trị, có phẩm chất đạo đức cách mạng tốt, có năng lực
chuyên môn và năng lực thực tiễn. Có được như vậy, ngành LĐ và PLXH Lào mới có
3
bước bứt phá và thực hiện thành công các chiến lược về LĐ và PLXH; thực hiện thành
công các mục tiêu về lao động, phúc lợi xã hội đến năm 2020 đã được Đảng đề ra trong
văn kiện Đại hội IX là:
Phát triển và xây dựng lực lượng lao động Lào có kỹ năng nghề, có kiến thức,
có khả năng, tay nghề thuần thục, có ý thức và kỷ luật, có việc làm hợp lý; làm
cho người lao động được bảo vệ, quản lý và nhận được phúc lợi xã hội tốt hơn;
thực hiện đúng chính sách đền ơn đáp nghĩa đối với người có công đối với Tổ
quốc; đồng thời, phải phát triển hệ thống phúc lợi xã hội vững mạnh; vận động
toàn xã hội góp phần tham gia trong chăm sóc, giúp đỡ người thiếu cơ hội và
người bị hại từ các thiên tai [185, tr.80].
Vấn đề đặt ra có tính cấp thiết, vừa mang ý nghĩa lâu dài, làm cho ngành LĐ và
PLXH phát triển đúng hướng, bền vững là phải tập trung nghiên cứu một cách căn bản,
có bước đi phù hợp và có tính khoa học trong việc nâng cao chất lượng đội ngũ CB,
CC ngành LĐ và PLXH Lào và tìm tòi, đưa ra một hệ thống giải pháp có tính khả thi
cao nhằm xây dựng ra đội ngũ CB, CC toàn ngành có đầy đủ các tiêu chuẩn về bản lĩnh
chính trị, phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, năng lực thực tiễn, có tâm huyết
với ngành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng mới hiện nay và trong thời gian dài,
đáp ứng hội nhập khu vực và thế giới.
Vì những lý do đó, việc nghiên cứu đề tài “Chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào giai đoạn
hiện nay” làm đề tài tiến sĩ có ý nghĩa rất thiết thực, vừa có tính cơ bản, lâu dài, vừa có
tính cấp thiết, góp phần vào việc từng bước nghiên cứu làm rõ và giải quyết những vấn
đề cơ bản về lý luận và thực tiễn trong công tác CB, CC nói chung và vấn đề nâng cao
chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào nói riêng; qua đó, góp phần vào
việc xây dựng và nâng cao chất lượng công tác của ngành đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ
mới trên lĩnh vực LĐ và PLXH.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích của luận án
Trên cơ sở làm sáng tỏ những vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác CB, CC
ngành LĐ và PLXH Lào, luận án đề xuất mục đích, phương hướng, quan điểm và các
giải pháp chủ yếu nhằm góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và
PLXH CHDCND Lào đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giai đoạn hiện nay.
4
2.2. Nhiệm vụ của luận án
- Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn đề
chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH.
- Phân tích, khái quát, làm sáng tỏ những vấn đề lý luận về chất lượng đội ngũ
CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào.
- Phân tích, đánh giá quá trình hình thành, phát triển và thực trạng CB, CC
ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào.
- Luận chứng, đề xuất quan điểm, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ
CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức
ngành lao động và phúc lợi xã hội CHDCND Lào giai đoạn hiện nay gồm: đội ngũ CB,
CC ở các Cục, Vụ, Viện, Văn phòng Bộ, các đơn vị thuộc Bộ LĐ và PLXH Lào; Sở
LĐ và PLXH tỉnh, thành phố và Phòng LĐ và PLXH huyện, quận trên toàn quốc.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án
Luận án nghiên cứu đội ngũ cán bộ, công chức ngành LĐ và PLXH CHDCND
Lào và chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào; bao gồm các
Cục, Vụ, Viện, Văn phòng Bộ thuộc Bộ LĐ và PLXH; Sở LĐ và PLXH tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương; Phòng LĐ và PLXH quận, huyện và các Trung tâm
Thương binh trên toàn quốc.
Luận án điều tra, khảo sát, đánh giá thực tiễn về những vấn đề nêu trên từ năm
2007 đến nay và đưa ra số liệu từ năm 1993.
Phương hướng và những các giải pháp và nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất
lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào có giá trị đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, tư tưởng đạo đức của lãnh tụ Đảng NDCM Lào Cayxỏn
PHÔMVIHẢN, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, quan điểm và tư tưởng của
Đảng NDCM Lào về công tác cán bộ, cán bộ, công chức; nhất là về đổi mới công tác
CB, CC trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; xây
5
dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân và hội nhập khu
vực và quốc tế.
4.2. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH
CHDCND Lào và thực trạng chất lượng đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa
Mác - Lênin.
Ngoài ra, luận án còn sử dụng các phương pháp nghiên cứu cụ thể khác để giải
quyết các nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài: tổng kết thực tiễn, kết hợp lôgíc và lịch sử,
phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê.
5. Đóng góp về khoa học của luận án
Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và toàn diện dưới
góc độ lý luận về công tác CB, CC của ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào.
- Làm rõ khái niệm chất lượng và các tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ CB,
CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào.
- Đánh giá đúng thực trạng chất lượng và công tác xây dựng đội ngũ CB, CC
ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào trong những năm qua, chỉ ra nguyên nhân và đúc
rút các kinh nghiệm.
- Đề xuất các giải pháp đồng bộ, khả thi nhằm tiếp tục nâng cao chất lượng đội
ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH CHDCND Lào.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án có giá trị tham khảo, góp phần vào công tác cán
bộ của ngành LĐ và PLXH Lào và công tác cán bộ của Đảng và Nhà nước Lào.
Ngoài ra, kết quả nghiên cứu của luận án còn là tài liệu tham khảo có giá trị cho
hoạt động nghiên cứu khoa học, giảng dạy về công tác xây dựng Đảng, công tác tổ
chức và cán bộ ở Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào và các trường chính trị
- hành chính ở CHDCND Lào.
7. Kết cấu luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình của tác giả đã công bố liên
quan đến luận án danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu thành
4 chương, 8 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU CỦA NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Các công trình nghiên cứu của Việt Nam
1.1.1.1. Một số đề tài khoa học chủ yếu có liên quan
- Nguyễn Phú Trọng, Luận cứ khoa học cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ
cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [87]. Đề tài đã
đề cập đến cơ sở lý luận của việc xây dựng tiêu chuẩn cán bộ; những kinh nghiệm xây
dựng tiêu chuẩn cán bộ của Đảng phù hợp với từng giai đoạn cách mạng; đồng thời,
đưa ra những quan điểm, phương hướng chung nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ. Đề
tài có giá trị tham khảo để xây dựng các khái niệm và đề xuất phương hướng, giải pháp
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội ở
CHDCND Lào. Tuy nhiên, từ mục tiêu, nhiệm vụ đã được xác định, đề tài chủ yếu
luận bàn và kiến nghị một số vấn đề về xây dựng tiêu chuẩn cán bộ đảng, chính quyền,
lực lượng vũ trang, chưa bàn về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức của bộ,
ngành cụ thể nào.
- Bộ Nội vụ, Chương trình xây dựng, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công
chức hành chính nhà nước giai đoạn I (2003-2005), Đề án 1 - Tổng điều tra, khảo sát,
đánh giá đội ngũ cán bộ, công chức hành chính nhà nước giai đoạn I (2003-2005), [2].
Chương trình đã tổng hợp, phân tích, đánh giá chung thực trạng trình độ đào tạo, bồi
dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức cấp huyện theo kết quả tổng điều tra; trong đó, thống
kê trình độ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách của Trung ương và địa
phương theo từng nhóm tuổi. Đề án tổng hợp, phân tích thực trạng trình độ đào tạo,
bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, công chức của các cơ quan Trung ương. Chương trình đã
nêu ra các nhận định, đánh giá và cung cấp một số tư liệu để đánh giá về đội ngũ cán
bộ, công chức của các bộ, ngành Trung ương. Tuy nhiên, do mục đích, phạm vi nghiên
cứu của đề án, các nhà khoa học không đi sâu về nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức của bộ, ngành cụ thể nào. Đây là nội dung quan trọng luận án phải nghiên
cứu, luận bàn, đưa ra khái niệm, nội dung và giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội ở CHDCND Lào.
7
- Vũ Khắc Sơn, Nâng cao hiệu quả tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công
chức ngành lao động - thương binh và xã hội [76]. Đề tài đã nêu cơ sở lý luận về đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; phân tích nhân tố ảnh hưởng, kinh nghiệm về đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức; phân tích thực trạng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cán
bộ, công chức; đưa ra quan điểm, chủ trương và một số giải pháp nâng cao hiệu quả tổ
chức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ngành lao động, thương binh và xã hội.
1.1.1.2. Sách tham khảo
- Trần Xuân Sầm, Xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong
hệ thống chính trị thời kỳ đổi mới [73]. Cuốn sách đã đề cập cơ sở lý luận và thực tiễn
của việc xác định cơ cấu, tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ thống chính trị.
Trên cơ sở lý luận Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các văn kiện của Đảng, các tác
giả đã đặt vấn đề, để xác định cơ cấu, tiêu chuẩn cán bộ lãnh đạo phải căn cứ vào đường
lối cán bộ của Đảng đã được kiểm nghiệm từ cuộc sống. Cuốn sách nêu lên thực trạng cơ
cấu và việc thực hiện các tiêu chuẩn đối với đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt trong hệ
thống chính trị, cả ưu điểm, hạn chế, thiếu sót; xác định cơ cấu và tiêu chuẩn cán bộ lãnh
đạo chủ chốt trong những năm tới của hệ thống chính trị và từ những luận cứ đó tác giả
đưa ra phương hướng, giải pháp lớn nhằm xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo chủ chốt
theo cơ cấu, tiêu chuẩn đổi mới trong những năm tới của hệ thống chính trị.
- Nguyễn Phú Trọng, Trần Xuân Sầm, Luận cứ khoa học cho việc nâng cao
chất lượng đội ngũ cán bộ trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất
nước [89]. Cuốn sách đã đề cập hệ thống khái niệm cán bộ từ lịch sử; quan điểm của
chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về cán bộ và công tác cán bộ, trong
đó đề cập vị trí, vai trò của cán bộ và công tác cán bộ; tiêu chuẩn cán bộ; việc phát
hiện, lựa chọn, đánh giá, sử dụng cán bộ; về huấn luyện, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ;
v.v.. Cuốn sách cũng nêu những đặc điểm cơ bản của thời đại ngày nay đòi hỏi phải
nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, nhất là đòi hỏi của cuộc cách mạng khoa học -
công nghệ phát triển ngày càng cao làm tăng nhanh lực lượng sản xuất, đồng thời thúc
đẩy quá trình toàn cầu hóa kinh tế và xuất hiện kinh tế trí thức; bầu không khí chính trị
thế giới diễn ra hết sức phức tạp, đầy mâu thuẫn và nghịch lý; cuộc đấu tranh giai cấp
và dân tộc diễn ra gay gắt dưới nhiều nội dung và hình thức mới. Từ những luận cứ đó,
các tác giả đã đề xuất một số phương hương và giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ
trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam.
8
- Vũ Văn Hiền, Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý nhằm đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [24]. Nội dung chính của
cuốn sách gồm: những quan điểm, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về
xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý; thực trạng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
hiện nay, nhất là chỉ ra những mặt mạnh mặt yếu của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý
hiện nay; yêu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong thời kỳ đổi mới;
những giải pháp chủ yếu để xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng yêu
cầu sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
- Trần Đình Hoan, Đánh giá quy hoạch, luân chuyển cán bộ lãnh đạo, quản lý
thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [26]. Nội dung sách đề cập những vấn
đề lý luận về đánh giá, quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý trong sự nghiệp công
nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; quá trình thực hiện công tác đánh giá cán bộ trong
lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và thực trạng công tác này trong tình hình hiện nay;
quan điểm, giải pháp đổi mới, nâng cao chất lượng cán bộ lãnh đạo quản lý thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; vấn đề đánh giá, quy hoạch cán bộ lãnh đạo
quản lý trong lịch sử nước ta và một số nước trên thế giới là những vấn đề liên quan
đến chất lượng cán bộ, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác trên cơ sở quán triệt các
quy định của Đảng về công tác cán bộ, phát huy tính chủ động, sáng tạo của từng địa
phương, đơn vị.
- Trần Đình Thắng, Đảng lãnh đạo xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên
chức nhà nước [79]. Cuốn sách đã đề cập đến một số vấn đề chung về cán bộ, công
chức, viên chức nhà nước; chủ trương và sự chỉ đạo của Đảng về xây dựng đội ngũ cán
bộ, công chức, viên chức nhà nước. Yêu cầu khách quan về Đảng lãnh đạo xây dựng
đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong thời kỳ đổi mới toàn diện đất
nước; quan điểm, chủ trương của Đảng về xây dựng đội cán bộ, công chức, viên chức
nhà nước trong thời kỳ đầu đổi mới và quá trình triển khai tổ chức thực hiện chủ trương
của Đảng về xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trong thời kỳ
đầu đổi mới đất nước. Cuốn sách cũng đưa ra quan điểm, chủ trương của Đảng về cải
cách công vụ, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức trong thời kỳ mới và quá trình triển
khai thực hiện chủ trương đó. Tác giả còn đưa ra một số kinh nghiệm và giải pháp cải
cách công vụ, công chức, viên chức trong giai đoạn hiện nay.
9
1.1.1.3. Các bài báo khoa học
Những vấn đề chung về xây dựng đội ngũ cán bộ
- Hồ Đức Việt, Tạo chuyển biến sâu sắc trong công tác cán bộ [97].
- Hồ Đức Việt, Đổi mới công tác tổ chức, cán bộ đáp ứng yêu cầu đẩy mạnh
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [98].
- Nguyễn Minh Khôi, Bàn về “Tâm”, “Tầm” của đội ngũ cán bộ, đảng viên
hiện nay [34].
Các bài báo nêu trên đã đề cập một số nội dung liên quan đến luận án:
Thứ nhất, mỗi cán bộ, đảng viên phải ra sức nỗ lực phấn đấu, có thái độ nghiêm
túc, cầu thị trong tu dưỡng, rèn luyện, trau dồi phẩm chất đạo đức và năng lực;
Thứ hai, các tổ chức cơ sở đảng phải tăng cường giáo dục toàn diện đội ngũ cán
bộ, đảng viên;
Thứ ba, các cơ quan, đơn vị, nhà trường tích cực đào tạo, bồi dưỡng nâng cao
trình độ năng lực cho đội ngũ cán bộ, đảng viên.
Về tuyển chọn cán bộ, công chức
- Đình Tùng, Tuyển chọn công chức tại một số quốc gia, tạp chí Xây dựng Đảng [93].
- Đình Tùng, Tuyển dụng, đào tạo công chức ở Nhật Bản, tạp chí Xây dựng
Đảng [94].
Các bài báo nêu trên đã đề cập một số nội dung liên quan đến luận án:
Một là, ở nhiều quốc gia, nhân sự trong hệ thống chính quyền các cấp và các
bộ, ngành từ Trung ương đến địa phương luôn biến động theo nguyên tắc “vào - ra”, là
sự vận động không ngừng nhằm cân bằng về cơ cấu nguồn nhân sự trong một nền công
vụ. Vì vậy, cần làm tốt việc tuyển chọn cán bộ, công chức để thay thể những cán bộ,
công chức nghỉ hưu, chuyển công tác.
Hai là, nguyên tắc tuyển chọn công chức là theo luật pháp và nguyên tắc công
khai, bình đẳng, cạnh tranh.
Ba là, nhiều quốc gia có một bộ quy định về điều kiện chung đối với các đối
tượng tham gia quy trình tuyển dụng công chức nhà nước. Những điều kiện chung đó
bao gồm: quốc tịch, sức khỏe, độ tuổi, bằng cấp.
Bốn là, quy trình thi tuyển dụng công chức của các nước cơ bản áp dung hình
thức thi tuyển: thi viết, thi vấn đáp, thi trắc nghiệm, thi tay nghề. Nội dung thi tuyển
dụng được chuẩn bị kỹ nhằm đánh giá đúng thực chất và tiềm năng của người dự
tuyển. Việc tổ chức các kỳ thi tuyển được chuẩn bị theo trình tự: phổ biến công khai
10
thông tin tuyển dụng để mọi đối tượng đều tiếp cận được (thông qua báo chí, truyền
hình, tờ rơi, áp phích...), phát hành các văn bản hướng dẫn thi tuyển, niêm yết tên của
những người tham gia dự thi, công bố kết quả thi và thời gian bảo lưu kết quả thi.
Năm là, tuyển dụng “mở” mỗi công dân đều có cơ hội trở thành công chức. Công
khai thông tin tuyển dụng và thi tuyển dụng (thi viết và vấn đáp). Cơ hội trở thành công
chức luôn dành cho mọi công dân khi đủ tuổi lao động, sức khỏe theo luật định. Do tính
đặc thù, việc thi tuyển công chức đối với các ngành nghề như y tế, xây dựng, kế toán,
luật sư ở Nhật Bản bắt buộc người dự tuyển phải có chuyên môn tương ứng. Các lĩnh
vực còn lại, việc tuyển dụng không đòi hỏi chuyên ngành đã có của người tham gia tuyển
dụng. Tất cả công chức và người tham gia thi tuyển vào vị trí có nhu cầu sau khi trúng
tuyển đều phải trải qua quá trình đào tạo cho công việc sẽ đảm nhiệm.
Sáu là, đào tạo tại chỗ và theo nghề tại các trường đào tạo công chức.
Đào tạo tại chỗ là hình thức đào tạo ngay sau khi trúng tuyển nhằm đáp ứng các
kỹ năng hành chính cần thiết cho công việc. Công chức sẽ được hướng dẫn về kỹ năng
sử dụng các thiết bị văn phòng, kỹ năng xử lý công việc cụ thể hằng ngày ở vị trí đảm
nhiệm. Đào tạo theo vị trí việc làm là hình thức học việc, tiếp thu kinh nghiệm từ người
đi trước hiệu quả và phổ biến nhất ở các công sở.
Đào tạo theo nghề tại các trường đào tạo công chức có ba cấp độ: cấp cơ sở,
cấp vùng và cấp quốc gia do Trường Cao đẳng tự trị địa phương, Viện Đào tạo công
chức quản lý đô thị (JIAM), Viện Đào tạo kỹ năng và trao đổi văn hóa Nhật Bản
(JAMP) đảm nhiệm. Về hình thức đào tạo, Trường Cao đẳng tự trị địa phương mở các
khóa học từ 2 tuần đến 6 tháng các công chức mới được tuyển dụng và cập nhật một số
kỹ năng mới cho công chức lâu năm; Viện Đào tạo công chức quản lý đô thị (JIAM) và
Viện Đào tạo kỹ năng và trao đổi văn hóa Nhật Bản (JAMP) là nơi mở các khóa học
cho công chức với thời gian tập trung dưới 2 tuần về các kỹ năng cần thiết, cần có đối
với công chức. Công chức được tham gia khóa đào tạo tại Trường Cao đẳng tự trị địa
phương là sau 4 năm được tuyển dụng và dành cho công chức lâu năm sau 8 năm sau
khóa học tại trường và cuối cùng là khóa đào tạo dành cho quan chức lãnh đạo.
Về công tác đánh giá cán bộ
- Đặng Đình Phú, Để đánh giá, sử dụng, đề bạt đúng cán bộ, Website Đảng
Cộng sản Việt Nam [59].
- Nguyễn Thành Dũng, Một số tiêu chí đánh giá chất lượng đội ngũ cán bộ chủ
chốt cấp huyện ở Tây Nguyên [12].
11
Các bài báo nêu trên đã đề cập một số nội dung liên quan đến luận án:
Thứ nhất, đánh giá về số lượng và cơ cấu phải đủ và hợp lý; không thừa, không
thiếu, với bộ máy tinh giản, gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả và mỗi cá nhân phát huy
tối đa năng lực, sở trường của mình;
Thứ hai, đánh giá chất lượng toàn diện của mỗi cán bộ chủ chốt cấp huyện;
Thứ ba, đánh giá kết quả hoàn thành nhiệm vụ của đội ngũ theo chức trách.
Về công tác quy hoạch cán bộ
- Nguyễn Phương Hồng, Về công tác quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý [29].
- Bùi Đức Lại, Bàn thêm về quy hoạch cán bộ [38].
- Nguyễn Công Soái, Quy hoạch cán bộ của Đảng bộ thành phố Hà Nội [74].
- Nguyễn Quốc Việt, Quy hoạch cán bộ lãnh đạo, quản lý Cà Mau [99].
Các bài báo nêu trên đã đề cập một số nội dung liên quan đến luận án:
Thứ nhất, phải căn cứ vào quy định của cấp trên và có sự chỉ đạo thường xuyên,
chặt chẽ, bảo đảm tính công khai, dân chủ, công tâm, khách quan, đúng quy trình về
công tác quy hoạch;
Thứ hai, thực hiện công tác quy hoạch cán bộ phải đồng bộ ở các cấp, các
ngành từ Trung ương đến cơ sở địa phương;
Thứ ba, quy hoạch phải có tính khả thi cao. Kiên quyết khắc phục tình trạng
thực hiện công tác quy hoạch mang tính hình thức, thiếu khoa học;
Thứ tư, gắn với quy hoạch là đào tạo, bồi dưỡng trình độ chuyên môn, nghiệp
vụ, lý luận chính trị, quản lý kinh tế, quản lý nhà nước, ngoại ngữ, tin học. Đồng thời
thực hiện bổ nhiệm, điều động, luân chuyển cán bộ theo diện quy hoạch.
Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở nước ngoài
- Nguyễn Phi, Đào tạo, bồi dưỡng công chức ở một số quốc gia [57]. Tác giả
bài viết đã đề cập kinh nghiệm đào, bồi dưỡng công chức ở Xingapo, Cộng hòa Pháp
và Mỹ; rút ra 5 kinh nghiệm đào tạo, bồi dưỡng công chức, nhất là công chức cấp cao
của các nước, Thứ nhất, các nước đã xây dựng chính sách và kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng công chức xuất phát từ xác định rõ nhu cầu, mục tiêu và kế hoạch đào tạo, bồi
dưỡng của cơ quan; từ chính sách và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, phát triển tổ
chức; từ đòi hỏi xây dựng một nền hành chính hiện đại cũng như sự phát triển của đất
nước trong tiến trình toàn cầu hóa và hội nhập. Thứ hai, có sự chỉ đạo thống nhất từ
Trung ương đến địa phương. Đồng thời phân công, phân cấp rõ ràng, hợp lý về thẩm
quyền, trách nhiệm giữa các cấp, các trường đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng công
12
chức. Thứ ba, chất lượng tuyển chọn đầu vào là một trong những yếu tố quyết định để
có một đột ngũ công chức lãnh đạo cấp cao có tài năng. Các ứng viên phải trải qua
những kỳ thi tuyển cạnh tranh khốc liệt và đáp ứng được những tiêu chuẩn ngặt nghèo.
Các kỳ thi tuyển được tổ chức công khai, minh bạch, thường được tổ chức tập trung, do
một cơ quan của Nhà nước đảm nhiệm. Thứ tư, cần có những quy định cụ thể và
nghiêm ngặt về các khóa đào tạo bắt buộc mà công chức phải trải qua trước khi nhận
nhiệm vụ hay được thuyên chuyển, bổ nhiệm, thăng tiến lên vị trí quản lý cao hơn. Chú
trọng khâu luân chuyển để công chức nguồn có được những trải nghiệm thực tiễn
thông qua các vị trí đảm nhiệm ở các cấp chính quyền khác nhau. Ngoài những nội
dung đào tạo tùy thuộc vào sự ưu tiên của mỗi vị trí lãnh đạo, quản lý; các kiến thức
về luật và kinh tế là những vấn đề được ưu tiên hàng đầu. Thứ năm, phương pháp bồi
dưỡng là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa lý thuyết và thực hành xử lý tình huống thực
tiễn trong công việc của các cơ quan, đơn vị. Do đó, việc xây dựng chương trình, nội
dung bồi dưỡng cần chú ý tới nhu cầu của người học, phù hợp với từng đối tượng
công chức và có tình hướng dẫn kỹ năng, nghiệp vụ cao. Xây dựng tiêu chí đảm bảo
chất lượng bồi dưỡng và đánh giá chất lượng công chức sau bồi dưỡng.
Về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức ở Việt Nam
- Đỗ Minh Cương, Đổi mới đào tạo, bồi dưỡng cán bộ [7].
- Nguyễn Văn Du, Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ
tham mưu chiến lược [10].
- Nguyễn Trung Tài, Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý ở Hà Giang [77].
- Ngô Minh Tuấn, Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ làm công tác...
chế quản lý công tác đào tạo, chú trọng đến đối tượng đào tạo.
- Bunmi KHẮNKẸO, Nâng cao khả năng của cán bộ trong quản lý hành chính
nhà nước cấp huyện ở nước ta [147]. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về
nâng cao khả năng của cán bộ trong quản lý hành chính nhà nước cấp huyện ở
CHDCND Lào; trình bày thực trạng, kinh nghiệm, những yêu cầu đặt ra cho việc nâng
cao khả năng của cán bộ trong quản lý hành chính nhà nước cấp huyện ở CHDCND
Lào; đề xuất 5 phương hướng và 6 giải pháp cơ bản nhằm nâng cao khả năng của cán
bộ trong quản lý hành chính nhà nước cấp huyện ở CHDCND Lào, trong đó có các giải
pháp luận án có thể kế thừa: một là, bố trí, sắp xếp và biên chế lại cán bộ; hai là, chú
trọng công tác đánh giá và phân loại cán bộ.
- U séng PHẾTSẠVÔNG, Nâng cao phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ
lãnh đạo - quản lý ở tỉnh Ụ Đốm Xay [229]. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn
về nâng cao phẩm chất chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo - quản lý ở tỉnh Ụ Đốm
Xay; trình bày thực trạng, kinh nghiệm, những yêu cầu đặt ra cho việc nâng cao phẩm
chất chính trị cho đội ngũ cán bộ lãnh đạo - quản lý ở tỉnh Ụ Đốm Xay; đề xuất 4
phương hướng và 6 giải pháp cơ bản nhằm nâng cao phẩm chất chính trị cho đội ngũ
cán bộ lãnh đạo - quản lý ở tỉnh Ụ Đốm Xay, trong đó có các giải pháp luận án có thể
kế thừa: một là, nâng cao chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng và rèn luyện cán
bộ lãnh đạo - quản lý của tỉnh Ụ Đốm Xay; hai là, tăng cường công tác quản lý, theo
dõi, kiểm tra và công tác bảo vệ cán bộ.
- Sốmphavăn SÚTTHỊPHÔNG, Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Tòa án
nhân dân Thủ đô Viêng Chăn [217]. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về nâng
cao chất lượng đội ngũ cán bộ Tòa án nhân dân Thủ đô Viêng Chăn; trình bày thực
26
trạng, kinh nghiệm, những yêu cầu đặt ra cho việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ
Tòa án nhân dân Thủ đô Viêng Chăn; đề xuất 4 phương hướng và 6 giải pháp chủ yếu
nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ Tòa án nhân dân Thủ đô Viêng Chăn, trong
đó có các giải pháp luận án có thể kế thừa: một là, thực hiện có hiệu quả quy hoạch cán
bộ gắn với công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Tòa án nhân dân Thủ đô Viêng Chăn;
hai là, thực hiện nghiêm chỉnh các khâu của công tác cán bộ (đánh giá, tuyển chọn, bổ
nhiệm, luân chuyển, tập huấn, kiểm tra và sự tham gia của xã hội trong đào tạo cán bộ).
- Anônghắk VÀNGVĂNTHANỤVÔNG, Hoàn thiện công tác xây dựng cán bộ
tại Bộ LĐ và PLXH [104]. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về cán bộ, hoàn
thiện công tác xây dựng cán bộ, vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc hoàn thiện
công tác xây dựng cán bộ tại Bộ LĐ và PLXH Lào; trình bày thực trạng, kinh nghiệm,
những yêu cầu đặt ra cho việc hoàn thiện công tác xây dựng cán bộ đó; đề xuất 5
phương hướng và 6 giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác xây dựng cán bộ tại
Bộ LĐ và PLXH, trong đó có các giải pháp luận án có thể kế thừa: một là, luân chuyển
cán bộ xuống xây dựng cơ sở chính trị; hai là, tạo điều kiện cho xã hội tham gia công
tác xây dựng đội ngũ cán bộ.
- Sạvẳnxay ASÁY, Nâng cao chất lượng của đội ngũ đảng viên ở các huyện
tỉnh Sạvẳnnạkhệt [213]. Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận về nâng cao chất lượng của
đội ngũ đảng viên tại các huyện tỉnh Sạvẳnnạkhệt và phân tích thực trạng nâng cao chất
lượng đội ngũ đảng viên tại các huyện tỉnh Sạvẳnnạkhệt trong thời gian qua, những vấn
đề đặt ra trong thời gian tới, từ đó đưa ra 4 phương hướng và 7 giải pháp cơ bản nhằm
nâng cao chất lượng của đội ngũ đảng viên ở các huyện tỉnh Sạvẳnnạkhệt, trong đó có
các giải pháp luận án có thể kế thừa: một là, nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên ở
các huyện phải xuất phát từ tiêu chuẩn đảng viên Đảng NDCM Lào và hai là, nâng cao
vai trò và hoạt động của tổ chức làm công tác tham mưu của đảng ủy cấp huyện và cơ
sở đảng.
- Vănvali THĂMMAVÔNG, Hoàn thiện công tác sắp xếp, bố trí cán bộ cấp Sở
tại tỉnh Viêng Chăn [231]. Luận văn đã làm rõ cơ sở lý luận về hoàn thiện công tác sắp
xếp cán bộ cấp Sở tại tỉnh Viêng Chăn và phân tích thực trạng hoàn thiện công tác sắp
xếp cán bộ cấp Sở tại tỉnh Viêng Chăn trong thời gian qua, vấn đề đặt ra, từ đó đưa ra 5
phương hướng và 7 giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác sắp xếp bố trí cán bộ
cấp Sở tại tỉnh Viêng Chăn, trong đó có các giải pháp luận án có thể kế thừa như: một
27
là, hoàn thiện công tác quy hoạch cán bộ cấp Sở một cách khoa học; hai là, khai thác,
sử dụng nguồn vốn trong và ngoài nước để đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp Sở.
- Alunna BÚTTẠVÔNG, Hoàn thiện công tác đánh giá cán bộ kiểm tra của
Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào [103]. Trên cơ sở làm rõ cơ sở lý luận về hoàn thiện
công tác đánh giá cán bộ kiểm tra của CHDCND Lào và phân tích thực trạng hoàn
thiện công tác đánh giá cán bộ kiểm tra của CHDCND Lào, từ điều kiện, hoàn cảnh
liên quan đến thực trạng công tác đánh giá cán bộ và vấn đề đặt ra trong thời gian tới,
luận văn đưa ra 4 phương hướng và 6 giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện công tác đánh
giá cán bộ kiểm tra của CHDCND Lào, trong đó có các giải pháp luận án có thể: hoàn
thiện công tác đánh giá cán bộ kiểm tra cho đúng theo quy hoạch đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ kiểm tra.
- Thoonglâu VÔNGÍNKHĂM, Đào tạo và bồi dưỡng cán bộ ở huyện Sắm
Phăn, tỉnh Phổng Sá Ly [226]. Luận văn làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về đào tạo và
bồi dưỡng cán bộ ở huyện Sắm Phăn, tỉnh Phổng Sá Ly; trình bày thực trạng, kinh
nghiệm, những yêu cầu đặt ra cho việc đào tạo và bồi dưỡng cán bộ ở huyện Sắm
Phăn, tỉnh Phổng Sá Ly; đề xuất 4 phương hướng và 7 giải pháp, trong đó có giải pháp
luận án có thể kế thừa: hoàn thiện các hình thức đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở huyện
Sắm Phăn, tỉnh Phổng Sá Ly cho phù hợp với từng giai đoạn.
ĐÁNH GIÁ TỔNG QUÁT
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TẬP TRUNG NGHIÊN CỨU
1. Những vấn đề đã được các công trình đề cập
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu đã được công bố của các tác giả trong và
ngoài nước liên quan đến CB, CC đã làm rõ nhiều vấn đề về cán bộ, công chức các cơ
quan đảng, nhà nước.
Một là, những yêu cầu mới đặt ra đối với CB, CC và việc xây dựng đội ngũ
CB, CC.
Hai là, thực trạng đội ngũ cán bộ, công chức ở CHDCND Lào và ở Việt Nam,
phân tích nguyên nhân dẫn tới CB, CC còn có những yếu kém trong bản lĩnh cách
chính trị, đạo đức, lối sống và năng lực chuyên môn, quản lý, lãnh đạo.
Ba là, đánh giá ưu điểm, hạn chế trong công tác xây dựng đội ngũ CB, CC nói
chung, cán bộ, công chức ở một số ngành, lĩnh vực, địa phương nói riêng ở CHDCND
28
Lào và ở Việt Nam trên tất cả các khâu tuyển chọn, đánh giá, quy hoạch, đào tạo, bồi
dưỡng, luân chuyển, bố trí sử dụng, quản lý cán bộ và thực hiện chế độ chính sách đối
với CB, CC.
Bốn là, phân tích nhân tố ảnh hưởng tới việc xây dựng đội ngũ CB, CC; đề xuất
phương hướng và các giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ CB, CC ở CHDCND Lào
và ở Việt Nam.
Có thể thấy rằng, có nhiều nội dung, nhiều vấn đề đã được nghiên cứu khá sâu
sắc và toàn diện, trong đó có giá trị khoa học nhất là các nhiệm vụ và giải pháp nâng
cao chất lượng đội ngũ CB, CC đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới.
2. Những vấn đề chưa được nghiên cứu hoặc cần tiếp tục nghiên cứu
Tuy nhiên, theo nghiên cứu của tác giả, trong các công trình mà tác giả được
tiếp cận nghiên cứu thì còn một số vấn đề chưa được giải quyết hoặc chưa được nghiên
cứu một cách sâu sắc và toàn diện về chất lượng đội ngũ CB, CC mà cần được tiếp tục
nghiên cứu toàn diện hơn.
Một là, còn có nhiều quan điểm khác nhau về chất lượng, tiêu chuẩn CB, CC.
Nhất là, những vấn đề liên quan đến công chức nói chung và công chức ngành LĐ và
PLXH Lào nói riêng.
Hai là, một số vấn đề lý luận về chất lượng đội ngũ CB, CC còn chưa được đề
cập sâu sắc. Chẳng hạn, khái niệm chất lượng CB, CC và đội ngũ CB, CC; nội dung
chất lượng về đội ngũ CB, CC; các nhân tố tác động đến chất lượng đội ngũ CB, CC.
Ba là, chưa có công trình nghiên cứu nào nghiên cứu một cách hệ thống khoa
học, bài bản và sâu sắc cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng đội ngũ CB, CC ở Lào,
nhất là chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ở từng ngành, từng địa phương, từng cấp.
Chưa có các công trình nghiên cứu, bài báo khoa học, đề tài khoa học trong và ngoài
nước nghiên cứu, viết, đề cập đến vấn đề chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nói
chung và chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi xã hội
CHDCND Lào nói riêng.
Do vậy, luận án này không tham vọng nghiên cứu sâu sắc tất cả những vấn đề
về đội ngũ CB, CC, mà chỉ tập trung nghiên cứu về chất lượng đội ngũ CB, CC ngành
LĐ và PLXH CHDCND Lào giai đoạn hiện nay.
29
Chương 2
CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC NGÀNH LAO ĐỘNG
VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN
VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. NGÀNH LAO ĐỘNG VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CỘNG HÒA DÂN CHỦ
NHÂN DÂN LÀO VÀ ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, CÔNG CHỨC TRONG NGÀNH
Tính đến năm 2014, CHDCND Lào có dân số 6.771.000 người, trong đó nữ
giới là 3.389.000 người; có ba hệ tộc chính: Lào Lùm (chiếm 65%), Lào Súng (chiếm
13%), Lào Thâng (chiếm 22 %); trong đó có 49 bộ tộc. Số dân theo đạo Phật chiếm
85% dân số. Cấu trúc độ tuổi chiếm dân số là: 01-14 tuổi chiếm 37,02%; 15-34 tuổi
chiếm 36,32%; 35-54 tuổi chiếm 18,16%; 55-64 tuổi chiếm 4,84% và 65 tuổi trở lên
chiếm 3,67%. Nhìn chung, ở CHDCND Lào, số dân ở độ tuổi trẻ và đảng trong thời
gian sung sức lao động còn chiếm tỷ trọng cao.
2.1.1. Khát quát về ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào
2.1.1.1. Quá trình hình thành và phát triển ngành lao động và phúc lợi xã
hội Lào
Sau khi đất nước giải phóng, ngày 02-12-1975, công tác LĐ và PLXH Lào vẫn
còn phân tán ở các cơ quan ban, ngành (cả cơ quan đảng và nhà nước). Đến ngày 02-8-
1980, Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 222/TTg về thành lập Ủy ban Bảo
hiểm xã hội; ngày 07-11-1980 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Nghị định số 315/TTg
đổi tên Ban Bảo hiểm xã hội thành “Ủy ban Phúc lợi xã hội và Cựu chiến quốc gia” và
tại Nghị định số 314/TTg ngày 07-11-1980 bổ nhiệm Thủ trưởng và Phó thủ trưởng Ủy
ban Phúc lợi xã hội và cựu chiến binh quốc gia. Với tổ chức bộ máy gồm 6 đầu mối,
theo Nghị quyết số 27/PCQ, ngày 13-4-1983, hệ thống tổ chức của Ủy ban gồm: 1)
Văn phòng; 2) Vụ Tổ chức; 3) Vụ Kế hoạch và kinh tế; 4) Vụ Cựu chiến binh; 5) Vụ
Phúc lợi xã hội; 6) Vụ Phát triển nông thôn [230].
Tổ chức bộ máy như trên cho thấy, Ủy ban Phúc lợi xã hội và Cựu chiến binh
quốc gia mới chỉ tập trung giải quyết vấn đề xã hội và phúc lợi xã hội, còn vấn đề lao
động, việc làm là chưa đề cập và chưa có bộ máy phụ trách (thực tế do các cơ quan
đảng và nhà nước, nhất là các cơ quan quản lý về kinh tế đảm nhiệm).
30
Trong quá trình tổ chức hoạt động, để thực hiện chức năng, nhiệm vụ được
giao, Ủy ban đã ban hành các quy định, điều lệ và hướng dẫn như: Điều lệ của Vụ Cựu
chiến binh số 641/PCQ/CCB, ngày 29-6-1984 gồm bộ máy giúp việc là: Phòng Thống
kê số liệu chung, Phòng Chính sách cựu chiến binh và Phòng Kinh doanh và tập huấn
nghề cho thương binh; Điều lệ về quan hệ quốc tế số 377/PCQ, ngày 02-4-1986;
Hướng dẫn số 909/PCQ ngày 22-12-1986 về việc tổ chức thực hiện quy định của Hội
đồng Bộ trưởng về chế độ bảo hiểm xã hội và Hướng dẫn số 910/PCQ ngày 24-12-
1986 về việc tổ chức thực hiện quy định của Hội đồng Bộ trưởng về chế độ, chính sách
phụ cấp đối với cán bộ, chiến sĩ, viên chức, công nhân và thương binh, gia đình liệt sĩ
hy sinh vì Tổ quốc.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng NDCM Lào tại Đại hội Đảng lần thứ IV
(tháng 11-1986) và yêu cầu quản lý nhà nước theo pháp luật, ngành LĐ và PLXH Lào
được hình thành và phát triển trên cơ sở Hiến pháp năm 1991, trong đó Điều 20 và
Điều 26 đã quy định:
Chú trọng chăm lo thương binh, gia đình liệt sĩ, gia đình có công với Tổ quốc và
cán bộ hưu trí. Công dân Lào có quyền lao động và lập nghề mà pháp luật
không cấm. Người lao động có quyền được nghỉ ngơi, có quyền được chữa bệnh
khi có bệnh tật, có quyền được giúp đỡ trong trường hợp mất khả năng lao động,
tàn tật, khi già và trong trường hợp khác theo pháp luật quy định [206, tr.8-9].
Ngày 07-7-1992, lần đầu tiên Quốc hội đã thông qua Nghị quyết số 999/QHTC
quy định cơ cấu tổ chức của Chính phủ. Theo đó, Bộ LĐ và PLXH Lào được thành
lập, là một cơ quan quản lý nhà nước có chức năng làm tham mưu cho Chính phủ Lào
trong việc đề ra chiến lược, kế hoạch tổ chức và quản lý nhà nước cấp vĩ mô thống nhất
theo ngành dọc từ trung ương đến địa phương về các công việc liên quan đến lao động,
việc làm, chính sách đối với người có công với cách mạng Lào, bảo trợ xã hội, phúc lợi
xã hội, hưu trí, cựu chiến binh, quản lý quỹ bảo hiểm xã hội.
Ngày 22-01-1993, Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định số 04/TTg về tổ
chức và hoạt động của Bộ Lao động và Phúc lợi xã hội quy định Bộ:
Có chức năng làm tham mưu cho Chính phủ trong đề ra kế hoạch tổ chức và
quản lý vĩ mô theo ngành dọc thống nhất từ trung ương đến địa phương trong
phạm vi cả nước về các công việc liên quan với lao động, bảo trợ xã hội, hưu trí,
cựu chiến binh, quản lý quỹ bảo hiểm xã hội phù hợp với chủ trương chính sách
của Đảng và quy định pháp luật của Nhà nước đề ra thành hiện thực [152, tr.1].
31
Với chức năng trên. Điều 8 Nghị định số 04/TTg, ngày 22-01-1993 của Thủ
tướng Chính phủ quy định tổ chức bộ máy ngành LĐ và PLXH từ Trung ương đến địa
phương gồm: 1) Văn phòng Bộ; 2) Vụ Tổ chức và đào tạo cán bộ; 3) Cục Lao động; 4)
Cục Xã hội và bảo trợ xã hội; 5) Cục Hưu trí; 6) Cục Cựu chiến binh; 7) Vụ Quản lý
quỹ bảo hiểm xã hội; 8) Sở LĐ và PLXH tỉnh và thủ đô và 9) Phòng LĐ và PLXH
huyện [152, tr.8-9].
Sau 06 năm tổ chức thực hiện theo Nghị định 04/TTg, chức năng, nhiệm vụ của
ngành LĐ và PLXH Lào đã được bổ sung, hoàn chỉnh để phù hợp với điều kiện cụ thể
ở CHDCND Lào. Ngày 11-01-1999 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Nghị định số
87/TTg về tổ chức và hoạt động của Bộ LĐ và PLXH Lào. Theo đó, Bộ có chức năng
và tổ chức bộ máy như sau:
Về chức năng:
Có chức năng tổ chức thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng và Chính phủ
về công tác LĐ và PLXH và quản lý vĩ mô trong việc tổ chức chỉ đạo kiểm tra
công tác LĐ và PLXH trên phạm vi cả nước. Bộ LĐ và PLXH chịu trách nhiệm
trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ và phạm vi quyền hạn trong quản lý nhà nước
theo Luật về Chính phủ CHDCND Lào [159, tr.1-2].
Về tổ chức bộ máy: 1) Văn phòng Bộ; 2) Vụ Tổ chức và Cán bộ; 3) Cục Lao
động; 4) Cục Bảo trợ xã hội; 5) Cục Chính sách hưu trí và người cao tuổi; 6) Cục Cựu
chiến binh, Thương binh và Người tàn tật; 7) Vụ Bảo hiểm xã hội; 8) Vụ Kiểm tra; 9)
Sở LĐ và PLXH tỉnh, thủ đô và đặc khu; 10) Phòng LĐ và PLXH huyện [159, tr.8-9].
Trong quá trình thực hiện chức năng, nhiệm vụ trên, Bộ LĐ và PLXH Lào đã
từng bước điều chỉnh, sửa đổi nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức cho phù hợp với
thời kỳ cách mạng mới, hội nhập quốc tế và khu vực, nhất là sau khi bản Hiến pháp sửa
đổi năm 2003 được ban hành, Bộ LĐ và PLXH Lào đã chỉnh sửa chức năng, nhiệm vụ
và tổ chức bộ máy theo Nghị định số 52/TTg, ngày 22-3-2006 và Nghị định số
138/TTg, ngày 04-5-2007 của Thủ tướng Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Bộ
LĐ và PLXH, với Bộ máy từ Trung ương đến địa phương như sau: 1) Văn phòng Bộ;
2) Vụ Tổ chức và Cán bộ; 3) Vụ Kiểm tra; 4) Cục Quản lý lao động; 5) Cục Phát triển
kỹ năng nghề và việc làm; 6) Cục Hưu trí, thương binh và tàn tật; 7) Cục Bảo trợ xã
hội; 8) Vụ Bảo hiểm xã hội; 9) Sở Lao động và Phúc lợi xã hội tỉnh và thành phố; 10)
Phòng Lao động và Phúc lợi xã hội huyện và quận.
32
2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào
hiện nay
Về chức năng: Ngành LĐ và PLXH Lào là cơ quan của Chính phủ, thực hiện
chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: việc làm, đào tạo kỹ năng nghề, lao động,
tiền lương, tiền công, bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt buộc, bảo hiểm xã hội tự
nguyện, bảo hiểm thất nghiệp, quản lý các quỹ bảo hiểm xã hội), an toàn lao động,
người có công, bảo trợ xã hội, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, bình đẳng giới, phòng chống
tệ nạn xã hội trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các
ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành.
Về nhiệm vụ:
Một là, triển khai chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng thành các chính
sách cụ thể, đó là: chủ trương về việc làm, xóa đói giảm nghèo, chính sách đối với
người có công, bảo hiểm xã hội, người cao tuổi, thương binh, liệt sĩ, người tàn tật...
Hai là, tham mưu cho Nhà nước Lào về các dự án luật, dự thảo nghị quyết của
Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, dự
thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình xây dựng pháp luật hàng năm thuộc
lĩnh vực ngành lao động và phúc lợi xã hội; chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển
dài hạn, năm năm, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia về ngành,
lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành.
Ba là, nghiên cứu ban hành các văn bản pháp chế về quản lý nhà nước đối với
lĩnh vực thuộc ngành LĐ và PLXH Lào và chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức thực hiện các
văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu
quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình hành động quốc gia, các dự án, công
trình quan trọng quốc gia sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của ngành LĐ và
PLXH: Về lĩnh vực việc làm và bảo hiểm thất nghiệp; về lĩnh vực người lao động Lào
đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng; về lĩnh vực kỹ năng nghề; về lĩnh vực lao
động, tiền lương; về bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện; về lĩnh
vực an toàn lao động; về lĩnh vực người có công; về lĩnh vực bảo trợ xã hội; về lĩnh
vực bảo vệ và chăm sóc trẻ em; về lĩnh vực phòng, chống tệ nạn xã hội; về lĩnh vực
bình đẳng giới; về lĩnh vực người khuyết tật và về lĩnh vực người cao tuổi.
Bốn là, tổ chức thực hiện công tác thống kê trong lĩnh vực lao động, người có
công và phúc lợi xã hội theo quy định của pháp luật; xây dựng cơ sở dữ liệu, hệ thống
33
thông tin thống kê của ngành. Quản lý các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin
trong lĩnh vực lao động, người có công và phúc lợi xã hội theo quy định của pháp luật.
Quản lý nhà nước các dịch vụ công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà
nước của ngành theo quy định của pháp luật. Xây dựng và ban hành tiêu chuẩn, quy
trình, quy chuẩn, định mức kinh tế - kỹ thuật đối với hoạt động tổ chức cung ứng dịch
vụ công thuộc ngành, lĩnh vực.
Năm là, thực hiện hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực lao động,
người có công và phúc lợi xã hội theo quy định của pháp luật và theo phân công của
Chính phủ.
Sáu là, quyết định và chỉ đạo thực hiện chương trình cải cách hành chính của Bộ
theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước đã được Chính
phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Thực hiện quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu nhà
nước đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở
hữu, phần vốn nhà nước đầu tư vào các doanh nghiệp khác được tổ chức và hoạt động
theo Luật doanh nghiệp thuộc trách nhiệm quản lý của ngành. Quản lý hội, tổ chức phi
Chính phủ hoạt động trong lĩnh vực lao động, người có công và phúc lợi xã hội theo
quy định của pháp luật. Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức; thực
hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với
cán bộ, công chức thuộc phạm vi quản lý của ngành theo quy định của pháp luật.
Nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật, công nghệ trong lĩnh vực
lao động, người có công và phúc lợi xã hội. Thanh tra; kiểm tra; giải quyết khiếu nại, tố
cáo; phòng, chống tham nhũng, tiêu cực và xử lý vi phạm theo quy định của pháp luật
và quản lý tài chính, tài sản được giao và tổ chức thực hiện ngân sách nhà nước được
phân bổ theo quy định của pháp luật.
2.1.1.3. Hệ thống tổ chức bộ máy ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào
hiện nay
Hệ thống tổ chức của ngành LĐ và PLXH Lào được tổ chức thành ba cấp:
Trung ương (Bộ), tỉnh và thành phố, huyện và quận.
Theo Nghị định số 138/TTg ngày 04-5-2007 của Thủ tướng Chính phủ về tổ
chức và hoạt động của Bộ LĐ và PLXH, Nghị định số 531/CP ngày 19-12-2012 và
Nghị định số 290/TTg ngày 02-9-2014 của Thủ tướng Chính phủ, bộ máy tổ chức của
ngành LĐ và PLXH Lào từ trung ương đến địa phương hiện gồm: Văn phòng Bộ; Vụ
34
Kế hoạch và Hợp tác; Vụ Tổ chức và Cán bộ; Vụ Kiểm tra; Cục Quản lý lao động; Cục
Phát triển kỹ năng nghề và việc làm; Cục Bảo trợ xã hội; Cục Hưu trí, Thương binh và
Tàn tật; Vụ Bảo hiểm xã hội; Viện Phát triển kỹ năng nghề Lào - Hàn; Văn phòng Quỹ
bảo hiểm xã hội quốc gia. Tổ chức làm công tác chuyên môn (tổ chức hành chính cấp
hai) thuộc Bộ là Trung tâm Dịch vụ tìm kiếm việc làm. Các tổ chức tương đương tổ
chức hành chính cấp ba và độc lập thuộc Bộ gồm: Trung tâm Thương binh hạng đặc
biệt 790; Trung tâm Phát triển thương binh 489; Nhà máy lắp ráp chân, tay giả 686.
Theo Quyết định số 4890/LĐPLXH ngày 18-10-2007 của Bộ trưởng Bộ LĐ và
PLXH, tổ chức bộ máy của Sở LĐ và PLXH tỉnh, thành phố gồm: Văn phòng hành
chính và kế hoạch tổng hợp; Phòng Quản lý lao động; Phòng Phát triển kỹ năng nghề
và việc làm; Phòng Bảo trợ xã hội; Phòng Hưu trí, Thương binh và tàn tật; Phòng Bảo
hiểm xã hội. Ngoài ra còn có 09 Trung tâm Thương binh và 05 Trung tâm Phát triển kỹ
năng nghề trực thuộc tỉnh và thành phố [120, tr.6].
Theo Quyết định số 4891/LĐPLXH ngày 18-10-2007 của Bộ trưởng Bộ LĐ và
PLXH, tổ chức bộ máy của Phòng Lao động và phúc lợi xã hội huyện, quận gồm: Văn
phòng hành chính và kế hoạch tổng hợp; Phòng Lao động; Phòng Bảo trợ xã hội;
Phòng Bảo hiểm xã hội; Phòng Hưu trí, Thương binh và tàn tật [121, tr.6].
2.1.1.4. Vai trò của ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào
Căn cứ các quy định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, ngành LĐ và PLXH
Lào có các vai trò chủ yếu sau:
Một là, vai trò đối với người lao động khi tham gia những vấn đề trong lĩnh vực
phúc lợi xã hội.
Ở bất kỳ hoàn cảnh, thời điểm nào, rủi ro luôn luôn rình rập, đe dọa cuộc sống
của mỗi người, gây gánh nặng cho cộng đồng và xã hội. Rủi ro phát sinh hoàn toàn ngẫu
nhiên, bất ngờ, không lường trước được, nhưng xét trên bình diện xã hội, rủi ro là điều
không thể tránh được. Để phòng ngừa và hạn chế những tác động tiêu cực của rủi ro đối
với con người và xã hội là nhiệm vụ, mục tiêu hoạt động của ngành LĐ và PLXH Lào.
Ngành LĐ và PLXH có vai trò ổn định thu nhập và tạo việc làm, bảo hiểm thất
nghiệp cho người lao động và gia đình họ. Người lao động tham gia đóng bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm thất nghiệp, khi gặp rủi ro, bất hạnh như: ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, thất nghiệp làm cho chi phí gia đình tăng lên hoặc phải ngừng làm việc tạm thời,
nhờ có chính sách bảo hiểm xã hội và bảo hiểm thất nghiệp mà họ được nhận một
35
khoản tiền trợ cấp để bù đắp lại phần thu nhập bị mất hoặc bị giảm để đảm bảo ổn định
thu nhập, ổn định đời sống.
Ngoài việc đảm bảo đời sống kinh tế, các vấn đề phúc lợi xã hội còn tạo được
tâm lý an tâm, tin tưởng, góp phần nâng cao đời sống tinh thần, đem lại cuộc sống bình
yên, hạnh phúc cho người lao động.
Hai là, vai trò đối với xã hội ở CHDCND Lào.
Tăng cường mối quan hệ giữa Nhà nước, người sử dụng lao động và người lao
động, mối quan hệ ràng buộc, chặt chẽ, chia sẻ trách nhiệm, chia sẻ rủi ro chỉ có được
trong quan hệ của ngành LĐ và PLXH. Tuy nhiên, mối quan hệ này thể hiện trên giác
độ khác nhau. Người lao động tham gia các mặt công tác LĐ và PLXH với vai trò bảo
vệ quyền lợi cho chính mình, đồng thời phải có trách nhiệm đối với cộng đồng và xã
hội. Người sử dụng lao động tham gia vào công tác LĐ và PLXH cũng là để tăng
cường tình đoàn kết và cùng chia sẻ rủi ro cho người lao động, đồng thời cũng bảo vệ,
ổn định cuộc sống cho các thành viên trong xã hội. Mối quan hệ này thể hiện tính nhân
sinh, nhân văn sâu sắc của ngành LĐ và PLXH Lào.
Ngành LĐ và PLXH Lào thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao đẹp, tạo cho những
người bất hạnh có thêm những điều kiện, những lực đẩy cần thiết để khắc phục những
biến cố xã hội, hòa nhập vào cộng đồng, kích thích tính tích cực của xã hội trong mỗi con
người giúp họ hướng tới những chuẩn mực của chân - thiện - mỹ, nhờ đó có thể chống
lại tư tưởng “đèn nhà ai nhà ấy rạng”. Ngành LĐ và PLXH là yếu tố tạo nên sự hòa đồng
mọi người, không phân biệt chính kiến, tôn giáo chủng tộc, vị thế xã hội, đồng thời giúp
mọi người hướng tới một xã hội nhân ái, cuộc sống công bằng, bình yên.
Ngành LĐ và PLXH thể hiện truyền thống đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau tương
thân, tương ái của cộng đồng. Sự đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng là nhân
tố quan trọng cộng đồng, giúp đỡ những người bất hạnh là nhằm hoàn thiện những
giá trị nhân bản của con người, tạo điều kiện cho một xã hội phát triển lành mạnh và
bền vững.
Ngành LĐ và PLXH góp phần thực hiện bình đẳng xã hội: trên giác độ xã hội,
ngành LĐ và PLXH là một công cụ để nâng cao điều kiện sống cho người lao động.
Trên giác độ kinh tế, ngành LĐ và PLXH là một công cụ phân phối lại thu nhập giữa
các thành viên trong cộng đồng. Nhờ sự điều tiết này, người lao động được thực hiện
bình đẳng không phân biệt các tầng lớp trong xã hội.
36
Ba là, vai trò đối với phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ
nghĩa (XHCN) ở CHDCND Lào.
Khi chuyển sang cơ chế thị trường, sự phân tầng giữa các lớp trong xã hội trở
nên rõ rệt. tạo ra sự bất bình đẳng về thu nhập giữa các ngành nghề khác nhau trong xã
hội. Những rủi ro xảy ra trong cuộc sống không loại trừ một ai, nếu rơi vào những
người có hoàn cảnh kinh tế khó khăn thì cuộc sống của họ trở nên bần cùng, túng quẫn.
Ngành LĐ và PLXH góp phần ổn định đời sống cho họ và gia đình họ.
Đối với các doanh nghiệp, khi những người lao động không may gặp rủi ro thì
đã được chuyển giao cho cơ quan phụ trách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp
chi trả. Nhờ vậy, tình hình tài chính của các doanh nghiệp được ổn định hơn. Hệ thống
ngành LĐ và PLXH đã bảo đảm ổn định xã hội tạo tiền đề để phát triển kinh tế thị
trường theo định hướng XHCN.
Ngành LĐ và PLXH làm cho người lao động phát huy tinh thần trách nhiệm,
gắn bó tận tình của người lao động trong các doanh nghiệp làm cho mối quan hệ thị
trường lao động được trở nên lành mạnh hơn, thị trường sức lao động vận động theo
hướng tích cực, góp phần xây dựng và có kế hoạch phát triển chất lượng nguồn nhân
lực đáp ứng yêu cầu phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN.
Các quỹ bảo hiểm xã hội do các bên tham gia đóng góp được tích tụ tập trung
rất lớn, phần quỹ nhàn rỗi được đem đầu tư cho nền kinh tế tạo ra sự tăng trưởng, phát
triển kinh tế và tạo công ăn việc làm cho người lao động.
Ngành LĐ và PLXH vừa tạo động lực cho các thành phần kinh tế phát triển,
vừa tạo ra sự bình đẳng giữa các tầng lớp dân cư thông qua hệ thống phân phối lại thu
nhập, góp phần lành mạnh hóa thị trường lao động.
2.1.2. Quan niệm, đặc điểm, nhiệm vụ và vai trò của đội ngũ cán bộ, công
chức ngành lao động và phúc lợi xã hội Lào trong giai đoạn hiện nay
2.1.2.1. Quan niệm về đội ngũ cán bộ, công chức ngành lao động và phúc lợi
xã hội Lào trong giai đoạn hiện nay
Để có quan niệm đúng về đội ngũ CB, CC ngành LĐ và PLXH Lào trong giai
đoạn hiện nay, cần làm rõ khái niệm “cán bộ” và “công chức”.
Khái niệm “cán bộ”.
Trong Đại từ điển tiếng Việt, “cán bộ” được định nghĩa là: “1. Người làm việc
trong cơ quan nhà nước: cán bộ nhà nước; 2. Người giữ chức vụ, phân biệt với người
bình thường, không giữ chức vụ, trong cơ quan, tổ chức nhà nước: cán bộ tổ chức, cán
37
bộ đại đội” [102, tr.249]. Trong Từ điển tiếng Việt, khái niệm “cán bộ” được hiểu là:
“1. Người làm công tác có nghiệp vụ, chuyên môn trong cơ quan nhà nước. Cán bộ nhà
nước, cán bộ khoa học, cán bộ chính trị; 2. Người làm công tác có chức vụ trong một
cơ quan, một tổ chức, phân biệt với người thường, không có chức vụ” [95, tr.109].
Nhìn chung, theo nhiều nhà nghiên cứu của Việt Nam, thuật ngữ "cán bộ" xuất
hiện trong đời sống xã hội ở Việt Nam từ sau khi có phong trào cách mạng theo con
đường chủ nghĩa Mác - Lênin. Chủ tịch Hồ Chí Minh sử dụng từ "cán bộ" lần đầu tiên
trong bài có nhan đề "Nhật Bản" đăng trên báo La Vie Ouvrière ngày 09-11-1923, trong
bài đó có đoạn viết: cần “đào tạo cán bộ cho những hoạt động tích cực” [46, tr.219].
Trong quá trình lãnh đạo cách mạng Việt Nam, Hồ Chí Minh đã bàn nhiều về cán bộ.
Người chỉ rõ: “Cán bộ là những người đem chính sách của Đảng, của Chính phủ giải
thích cho dân chúng hiểu rõ và thi hành. Đồng thời đem tình hình của dân chúng báo cáo
cho Đảng, cho Chính phủ hiểu rõ, để đặt chính sách cho đúng” [49, tr.269].
Ở CHDCND Lào, thuật ngữ "cán bộ" xuất hiện trong đời sống xã hội từ khi
phong trào cách mạng Lào có tổ chức đảng được thành lập, được dùng làm tên gọi cho
những người đi làm cách mạng, mà nhân dân hay gọi những người đó là "cán bộ Lào
Ítxạlạ". Trong báo cáo của Tổng Bí thư Cayxỏn Phômvihản trước Đại hội thành lập
Đảng Nhân dân Lào (nay là Đảng NDCM Lào) ngày 22-3-1955, từ "cán bộ" đã ghi vào
trong chính sách cơ bản và chương trình hành động trước mắt của Đảng: “Tích cực đào
tạo, bồi dưỡng cán bộ, trước hết là phải quan tâm cán bộ là công nhân, nông dân, dân tộc
thiểu số” [149, tr.7].
Sau ngày giành được độc lập hoàn toàn trên cả nước, chính quyền về tay nhân
dân, thành lập nước nước CHDCND Lào vào ngày 02-12-1975, Đảng NDCM Lào trở
thành Đảng cầm quyền, từ "cán bộ" được sử dụng một cách phổ biến trên cả nước. Kể
từ đó đến nay, trong xã hội đã...ông sở, thời gian làm việc
5). Chấp hành sự phân công của tổ chức trong thực hiện
nhiệm vụ, công tác...
6). Tính trung thực; ý thức giữ gìn đoàn kết nội bộ; ý thức
trong đấu tranh tự phê bình và phê bình, xây dựng cơ quan,
đơn vị vững mạnh.
7).Tinh thần phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ
8). Tinh thần học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực
chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học.
9). Thực hiện các nội dung sinh hoạt chính trị do Đảng, Nhà
nước phát động.
3 Tầm nhìn; sự nhìn nhận tầm xa về thế phát phiển của
công tác đang phụ trách, có sự dao động nhanh chóng
trước sự thay đổi của tình hình
4 Năng lực xác định chính sách, chiến lược, kế hoạch và
ngân sách về công việc mình phụ trách.
5 Có sự hiểu biết về lãnh đạo tổ chức, quản lý bộ máy, xác định
các quy chế hoạt định và quản lý CB, CC thuộc tổ chức
6 Có tính sáng tạo, luôn luôn hướng đến cái mới, dám nghĩ,
dám làm và dám chịu trách nhiệm
7 Có trình độ kỹ thuật chuyên môn, nghiệp vụ, có kỹ sảo
kỹ năng về công việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ
của tổ chức, đơn vị của mình
8 Quyết định các vấn đề đúng, chính xác, kịp thời và chịu
trách nhiệm trước quyết định của mình trên cơ sở số liệu
và nguyên tắc, pháp luật
9 Năng lực quản lý, điều hành, có phong cách, lề lối làm
việc khoa học, biết điều hành thời gian, điều hành công
việc, có bàn bạc theo tập thể, phân công trách nhiệm
trong tổ chức một cách rõ ràng, chính xác, đề ra kế hoạch
thực hiện, theo dõi, kiểm tra và tổng kết báo cáo
10 Thực trạng lãnh tụ, có phong cách lãnh đạo khoa học, sử
dụng cách lãnh đạo bằng lý tình, khéo léo với các vấn đề,
biết tập trung đoàn kết nội bộ cơ quan
11 Trung thực với nghề nghiệp
12 Tin tưởng của tổ chức, đơn vị và xã hội
13 Lắng nghe ý kiến người khác; biết xem xét số liệu thông
tin từ người khác và tổ chức khác để hoàn thiện bản thân
và tổ chức
183
14 Kết quả hoàn thành thực hiện chức trách nhiệm vụ
được giao
1). Mức độ thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm (thể
hiện ở khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả của công
việc trong từng vị trí, từng thời gian, bao gồm cả những
nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất, đặc biệt là tham mưu
ban hành các văn bản về lĩnh vực được phân công phụ trách)
2). Tinh thần trách nhiệm trong công tác;
3). Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: trình độ
chuyên môn theo yêu cầu; Cải tiến phương pháp làm việc
nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác; sáng kiến công tác
được áp dụng trong thực tiễn, hoặc được cơ quan có thẩm
quyền công nhận; các đề tài, đề án, công trình chủ trì nghiên
cứu xây dựng hoặc tham gia nghiên cứu (nếu có).
4). Đối với cán bộ, công chức lãnh đạo cơ quan, đơn vị ngoài
các nội dung trên, còn phải đánh giá về kết quả hoạt động của
cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; năng
lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp, đoàn kết công chức
Tổng
Tổng 14 tiêu chí
III. CÁ NHÂN TỰ XẾP LOẠI:...............................................
(Cá nhân tự xếp loại theo 1 trong 5 mức độ: Hoàn thành xuất sắc chức trách
nhiệm vụ; hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ trung bình; kém
và không hoàn thành nhiệm vụ).
Ngày........ tháng........ năm..........
Người tự nhận xét
(Ký tên)
IV. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ NƠI CB, CC LÀM VIỆC
..............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
V. KẾT QUẢ TỔNG HỢP XẾP LOẠI CB, CC:
(Phần này do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp đánh giá và có ý kiến ghi)
..............................................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
...............................................................................................................................................................
Kết luận: Cán bộ, công chức đạt loại:....................................................
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN CẤP TRÊN Ngày tháng.năm
THỦ TRƯỞNG TRỰC TIẾP
(Ký, ghi rõ họ tên)
Nguồn: Bộ Nội vụ CHDCND Lào
184
Phụ lục 17
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Hòa bình - Độc lập - Dân chủ - Thống nhất - Thịnh vượng
(Tên tổ chức)
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
(CB, CC CHUYÊN VIÊN BẬC III, IV VÀ V)
I. Số liệu CB, CC
Từ ngày... tháng.......đến ngày.......tháng.....năm..
Họ và tên: Mã số:
Chức vụ: Ngạch bậc lương:
Đơn vị công tác:
Ngày, tháng, năm công tác:
II. TIÊU CHÍ TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁ NHÂN
Mức độđánh giá, phân loại
Xuất
sắc Tốt
Trung
bình
Yếu
kém
Không sử
dụng được STT CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
9,1-10 9 - 8 7-6-5 4-3 -2 1
1 Phẩm chất chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
1). Lý tưởng chính trị, kiên định lập trường, kiên định trong
nguyên tắc lãnh đạo của Đảng; nhận thức, tư tưởng chính
trị, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
và pháp luật của Nhà nước; kiên định với đường lối đổi mới
của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
trung thành với Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tửng đường
lối của Đảng; tinh thần đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước;
2). Năng động, có tinh thần trách nhiệm với nhiêm vụ được
giao; tin tưởng vào lực lượng và trí tuệ quần chúng, dám
nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm;
3). Bản thân và gia đình chấp hành đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
185
2 Phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc
và ý thức tổ chức kỷ luật
1). Việc giữ gìn đạo đức và lối sống lành mạnh, chống quan
liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực
khác, thực hiện các quy định về những việc cán bộ, công
chức không được làm;
2).Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân (tận tụy với công
việc, không hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà, khó khăn
cho tổ chức, công dân trong thực hiện nhiệm vụ);
3). Không để vợ (chồng), con, anh (chị, em) ruột lợi dụng
chức vụ, quyền hạn của mình của mình để ảnh hưởng xấu tới
cơ quan hoặc vi phạm quy chế, vi phạm pháp luật.
4). Chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, giữ gìn
nếp sống văn hóa công sở, thời gian làm việc
5). Chấp hành sự phân công của tổ chức trong thực hiện
nhiệm vụ, công tác...
6). Tính trung thực; ý thức giữ gìn đoàn kết nội bộ; ý thức
trong đấu tranh tự phê bình và phê bình, xây dựng cơ quan,
đơn vị vững mạnh.
7).Tinh thần phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ
8). Tinh thần học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực
chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học.
9). Thực hiện các nội dung sinh hoạt chính trị do Đảng, Nhà
nước phát động.
3 Tầm nhìn; sự nhìn nhận tầm xa về thế phát phiển của
công tác đang phụ trách, có sự dao động nhanh chóng
trước sự thay đổi của tình hình
4 Năng lực xác định chính sách, chiến lược, kế hoạch và
ngân sách về công việc mình phụ trách.
5 Có tính sáng tạo, luôn luôn hướng đến cái mới, dám
nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm
6 Có trình độ kỹ thuật chuyên môn, nghiệp vụ, có kỹ sảo
kỹ năng về công việc liên quan đến chức năng, nhiệm vụ
của tổ chức, đơn vị của mình
7 Quyết định các vấn đề đúng, chính xác, kịp thời và chịu
trách nhiệm trước quyết định của mình trên cơ sở số liệu
và nguyên tắc, pháp luật
8 Trung thực với nghề nghiệp
9 Tin tưởng của tổ chức, đơn vị và xã hội
10 Lắng nghe ý kiến người khác; biết xem xét số liệu thông
tin từ người khác và tổ chức khác để hoàn thiện bản thân
và tổ chức
11 Kết quả hoàn thành thực hiện chức trách nhiệm vụ
được giao
1). Mức độ thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm (thể
hiện ở khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả của công
việc trong từng vị trí, từng thời gian, bao gồm cả những
nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất, đặc biệt là tham mưu
ban hành các văn bản về lĩnh vực được phân công phụ trách)
186
2). Tinh thần trách nhiệm trong công tác;
3). Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: trình độ
chuyên môn theo yêu cầu; Cải tiến phương pháp làm việc
nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác; sáng kiến công tác
được áp dụng trong thực tiễn, hoặc được cơ quan có thẩm
quyền công nhận; các đề tài, đề án, công trình chủ trì nghiên
cứu xây dựng hoặc tham gia nghiên cứu (nếu có).
4). Đối với cán bộ, công chức lãnh đạo cơ quan, đơn vị ngoài
các nội dung trên, còn phải đánh giá về kết quả hoạt động của
cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; năng
lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.
Tổng
Tổng 11 tiêu chí
III. CÁ NHÂN TỰ XẾP LOẠI:...............................................
(Cá nhân tự xếp loại theo 1 trong 5 mức độ: Hoàn thành xuất sắc chức trách
nhiệm vụ; hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ trung bình; kém
và không hoàn thành nhiệm vụ).
Ngày........ tháng........ năm..........
Người tự nhận xét
(Ký tên)
IV. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ NƠI CB, CC LÀM VIỆC
...............................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
V. KẾT QUẢ TỔNG HỢP XẾP LOẠI CB, CC:
(Phần này do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp đánh giá và có ý kiến ghi)
...............................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Kết luận: Cán bộ, công chức đạt loại:....................................................
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN CẤP TRÊN Ngày tháng.năm
THỦ TRƯỞNG TRỰC TIẾP
(Ký, ghi rõ họ tên)
Nguồn: Bộ Nội vụ CHDCND Lào
187
Phụ lục 18
CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO
Hòa bình - Độc lập - Dân chủ - Thống nhất - Thịnh vượng
(Tên tổ chức)
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CÁN BỘ, CÔNG CHỨC
GIÚP VIỆC ĐIỀU HÀNH (BẬC I VÀ II).
I. Số liệu CB, CC
Từ ngày... tháng.......đến ngày.......tháng.....năm..
Họ và tên: Mã số:
Chức vụ: Ngạch bậc lương:
Đơn vị công tác:
Ngày, tháng, năm công tác:
II. TIÊU CHÍ TỰ ĐÁNH GIÁ CỦA CÁ NHÂN
Mức độđánh giá, phân loại
Xuất
sắc Tốt
Trung
bình
Yếu
kém
Không sử
dụng được
STT
CÁC TIÊU CHÍ ĐÁNH GIÁ
9,1-10 9 - 8 7-6-5 4-3 -2 1
1 Phẩm chất chính trị, chấp hành đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
1). Lý tưởng chính trị, kiên định lập trường, kiên định trong
nguyên tắc lãnh đạo của Đảng; nhận thức, tư tưởng chính
trị, chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng
và pháp luật của Nhà nước; kiên định với đường lối đổi mới
của Đảng, mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội,
trung thành với Chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tửng đường
lối của Đảng; tinh thần đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường
lối, chính sách của Đảng và Nhà nước;
2). Năng động, có tinh thần trách nhiệm với nhiêm vụ được
giao; tin tưởng vào lực lượng và trí tuệ quần chúng, dám
nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm;
3). Bản thân và gia đình chấp hành đường lối, chủ trương,
chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.
188
2 Phẩm chất đạo đức, lối sống, tác phong, lề lối làm việc
và ý thức tổ chức kỷ luật
1). Việc giữ gìn đạo đức và lối sống lành mạnh, chống quan
liêu, tham nhũng, lãng phí và những biểu hiện tiêu cực
khác, thực hiện các quy định về những việc cán bộ, công
chức không được làm;
2).Tinh thần và thái độ phục vụ nhân dân (tận tụy với công
việc, không hách dịch, cửa quyền, gây phiền hà, khó khăn
cho tổ chức, công dân trong thực hiện nhiệm vụ);
3). Không để vợ (chồng), con, anh (chị, em) ruột lợi dụng
chức vụ, quyền hạn của mình của mình để ảnh hưởng xấu tới
cơ quan hoặc vi phạm quy chế, vi phạm pháp luật.
4). Chấp hành nội quy, quy chế của cơ quan, đơn vị, giữ gìn
nếp sống văn hóa công sở, thời gian làm việc
5). Chấp hành sự phân công của tổ chức trong thực hiện
nhiệm vụ, công tác...
6). Tính trung thực; ý thức giữ gìn đoàn kết nội bộ; ý thức
trong đấu tranh tự phê bình và phê bình, xây dựng cơ quan,
đơn vị vững mạnh.
7).Tinh thần phối hợp trong thực hiện nhiệm vụ
8). Tinh thần học tập, rèn luyện nâng cao trình độ, năng lực
chuyên môn nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học.
9). Thực hiện các nội dung sinh hoạt chính trị do Đảng, Nhà
nước phát động.
3 Khối lượng công việc thực hiện
4 Chất lượng công việc đã hoàn thành
5 Sự thành thạo công việc được giao một khéo léo, tiết
kiệm thời gian, bảo đảm chất lượng
6 Có tính sáng tạo, luôn luôn hướng đến cái mới, dám
nghĩ, dám làm và dám chịu trách nhiệm
7 Có quan hệ công tác với đơn vị trong và ngoài để hoàn
thành công việc được giao
8 Sự tin tưởng của tổ chức, đơn vị và xã hội
9 Có trách nhiệm, tích cực thực hiện nhiệm vụ một cách
chủ động và trung thực với nghề.
10 Kết quả hoàn thành thực hiện chức trách nhiệm vụ
được giao
1). Mức độ thực hiện nhiệm vụ được giao trong năm (thể
hiện ở khối lượng, chất lượng, tiến độ, hiệu quả của công
việc trong từng vị trí, từng thời gian, bao gồm cả những
nhiệm vụ thường xuyên và đột xuất, đặc biệt là tham mưu
ban hành các văn bản về lĩnh vực được phân công phụ trách)
2). Tinh thần trách nhiệm trong công tác;
3). Năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: trình độ
chuyên môn theo yêu cầu; Cải tiến phương pháp làm việc
nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác; sáng kiến công tác
được áp dụng trong thực tiễn, hoặc được cơ quan có thẩm
quyền công nhận; các đề tài, đề án, công trình chủ trì nghiên
cứu xây dựng hoặc tham gia nghiên cứu (nếu có).
189
4). Đối với cán bộ, công chức lãnh đạo cơ quan, đơn vị ngoài
các nội dung trên, còn phải đánh giá về kết quả hoạt động của
cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao lãnh đạo, quản lý; năng
lực lãnh đạo, quản lý; năng lực tập hợp, đoàn kết công chức.
Tổng
Tổng 10 tiêu chí
III. CÁ NHÂN TỰ XẾP LOẠI:...............................................
(Cá nhân tự xếp loại theo 1 trong 5 mức độ: Hoàn thành xuất sắc chức trách
nhiệm vụ; hoàn thành tốt chức trách nhiệm vụ; hoàn thành nhiệm vụ trung bình; kém
và không hoàn thành nhiệm vụ).
Ngày........ tháng........ năm..........
Người tự nhận xét
(Ký tên)
IV. Ý KIẾN CỦA TẬP THỂ NƠI CB, CC LÀM VIỆC
...............................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
V. KẾT QUẢ TỔNG HỢP XẾP LOẠI CB, CC:
(Phần này do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp đánh giá và có ý kiến ghi)
...............................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
..................................................................................................................................................
Kết luận: Cán bộ, công chức đạt loại:....................................................
LÃNH ĐẠO CƠ QUAN CẤP TRÊN Ngày tháng.năm
THỦ TRƯỞNG TRỰC TIẾP
(Ký, ghi rõ họ tên)
Nguồn: Bộ Nội vụ CHDCND Lào
190
Phụ lục 19
BẢNG SO SÁNH NHIỆM VỤ CỦA BỘ LAO ĐỘNG
VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI LÀO TỪ NĂM 1993 ĐẾN NAY
Nhiệm vụ theo NĐ số
04/TTg, 22-01-1993
Nhiệm vụ theo NĐ số
87/TTg, 11-01-1999
Nhiệm vụ theo NĐ số
138/TTg, 04-5-2007
1. Triển khai chủ trương đường
lối của Đảng và chính sách của
Chính phủ thành kế hoạch,
chương trình và các đề án cụ
thể, thành quy định, quy chế và
luật để quản lý tổ chức và hoạt
động của công tác lao động, bảo
trợ XH, hưu trí, cựu chiến binh
và quản lý quỹ bảo hiểm xã hội.
2. Tổ chức mạng lưới thu thập
số liệu thống kê về thực trạng
lao động và cựu chiến binh, hưu
trí, những người hy sinh vì Tổ
quốc, anh hùng, thương binh do
chiến tranh, người tàn tật, người
cao tuổi, trẻ mồ côi, trẻ cô đơn
cơ nhỡ và những người có vấn
đề xã hội khác trong cả nước.
3. Phối hợp với các cơ quan liên
quan để theo dõi thiên tai có thể
xảy ra khẩn cấp: lũ lụt, hạn hán,
bão, cháy và các vấn đề thiên tai
khác để tổ chức giúp đỡ người
bị nạn kịp thời.
4. Phối hợp với các cơ quan liên
quan ở trung ương và địa
phương để nghiên cứu xem xét
chính sách, các quy định, các chế
độ chính sách, quy định pháp
luật và các biện pháp để phục vụ
một cách thống nhất cho công
1. Nghiên cứu, triển khai chủ
trương chính sách của Đảng,
Chính phủ thành kế hoạch, dự
án, các quy định, luật để quản lý
tổ chức và hoạt động công tác
LĐ và PLXH.
2. Nghiên các quy định, quy chế
để nhằm phát triển kỹ năng nghề
cho lao động Lào có tay nghề tốt
từng bước theo tiêu chuẩn quốc
tế; chỉ đạo, kiểm tra, quản lý sử
dụng lao động trong nước và lao
động nước ngoài đúng theo quy
định pháp luật,
3. Nghiên cứu, đề ra các quy
định, các quy chế trong tổ chức
thực hiện chính sách bảo trợ xã
hội để trợ giúp nghèo đói nhân
dân người bị hại do thiên tai và
tệ nạn xã hội khác.
4. Đề ra quy hoạch và tổ chức
chỉ đạo thực hiện dự án quản lý
thiên tai quốc gia.
5. Nghiên cứu dự thảo các Nghị
định và luật về công tác bảo
hiểm xã hội, tổ chức chỉ đạo,
quản lý việc tổ chức thực hiện
chế độ bảo hiểm xã hội cho
đúng với chính sách của Đảng
và Chính phủ.
6. Nghiên cứu chính sách đối
(1) Tổ chức thực hiện và triển khai
đường lối, chính sách của Đảng,
phương hướng, kế hoạch của CP
thành chương trình, kế hoạch, dự án,
thành quy định pháp luật để quản lý
việc tổ chức và hoạt động công việc
LĐ và PLXH;
(2) Nghiên cứu dự thảo luật và các
quy định để phát triển tay nghề LĐ,
từng bước đạt tiêu chuẩn quốc tế và
khuyến khích việc làm cho người
Lào; quản lý dịch vụ tạo việc làm
trong nước và ngoài nước;
(3) Chỉ đạo, kiểm tra, quản lý việc sử
dụng lao động Lào và nước ngoài cho
đúng theo quy định của Luật LĐ;
(4) Phối hợp với các cơ quan liên
quan của nước ngoài để quản lý LĐ
Lào làm việc tại nước đó, đồng thời
phối hợp với Đại sứ quán hoặc lãnh
sự CHDCND Lào tại nước ngoài;
(5) Nghiên cứu, dự thảo các quy định
về quản lý và thực hiện chính sách
giảm nghèo và giúp đỡ trẻ mồ côi,
người cao tuổi cô đơn không nơi
nương tựa, người điên - bị thần kinh
không có người chăm sóc; nghiên
cứu, ra QĐ, các quy định trong tổ
chức thực hiện chính sách bảo trợ XH
để giúp giảm khó khăn cho nhân dân
bị nạn, do thiên tai và các tệ nạn XH;
191
tác của ngành.
5. Tổ chức và quản lý các Trung
tâm phúc lợi xã hội chẳng hạn:
Trung tâm người nghỉ hưu,
Trung tâm thương binh, Trung
tâm người tàn tật, Trung tâm
chỉnh hình, Trung tâm người
cao tuổi, Trung tâm người cô
đơn, Trung tâm người Lào tị
nạn về nước và những vấn đề
khác nằm trong phạm vi công
tác phúc lợi xã hội.
6. Tổ chức dạy nghề cho người
lao động cần lập các nghề, dạy
nghề cho người tị nạn, công
chức nghỉ hưu hoặc nghỉ một
lần trước tuổi theo quy định,
thương binh, tàn tật, trẻ mồ côi,
trẻ cô đơn và những vấn đề liên
quan khác do yêu cầu cần thiết.
7. Nghiên cứu, quản lý và giữ
gìn tượng đài chiến sĩ vô danh
và nghĩa trang chiến sĩ cách
mạng.
8. Thúc đẩy và tạo điều kiện
thuận lợi cho các cơ quan, tổ
chức hành chính, chuyên ngành
và doanh nghiệp (nếu có) ở
Trung ương và địa phương dưới
sự quản lý của mình tổ chức
thực hiện hoàn thành nhiệm vụ
của mình.
9. Nghiên cứu các quy định về
quản lý lao động, quan hệ lao
động, đề ra chính sách lao động
và phát triển nguồn nhân lực.
Chỉ đạo kiểm tra, thành tra,
thúc đẩy việc sử dụng lao động
đúng theo pháo luật quy định.
10. Thúc đẩy, khuyến khích,
với cán bộ hưu trí, thương binh,
anh hùng quốc gia, chiến sĩ thi
đua, gia đình liệt sĩ hy sinh vì Tổ
quốc, người có công với tổ quốc
và với cách mạng, người già,
người cao tuổi, trẻ mồ côi, trẻ cô
đơn mất cơ hội, trẻ khó khăn đặc
biệt, người tàn tật, người cô đơn
và chỉ đạo việc tổ chức thực
hiện chính sách đó cho phù hợp
với tình hình thực tế từng giai
đoạn.
7. Nghiên cứu quy định về việc
xây dựng và quản lý nghĩa trang
quốc gia, tượng đài liệt sĩ vô
danh, tượng đài tình đoàn kết
chiến đấu Lào - Việt trên phạm
vi cả nước.
8. Giáo huấn, bồi dưỡng, đào
tạo, bố trí, quản lý và thực hiện
chính sách đối với CB, CC trong
ngành của mình cho đúng theo
chính sách của Đảng và Chính
phủ.
9. Thúc đẩy và tạo điều kiện
thuận lợi cho các cơ quan tổ
chức của Nhà nước, của tư nhân,
của tập thể và cá nhân được góp
phần vào việc phát triển ngành
LĐ và PLXH.
10. Quan hệ với nước ngoài, cơ
quan tổ chức quốc tế và cơ quan
không thuộc chính phủ để giành
lấy tài trợ, hợp tác, hỗ trợ cho
công tác LĐ và PLXH trên cơ sở
chính sách và pháp luật của nhà
nước.
(6) QL, đề ra kế hoạch và chỉ đạo tổ
chức thực hiện công tác phòng chống,
khắc phục thiên tai khác trong toàn
quốc theo thẩm quyền, trách nhiệm
của Bộ LĐ và PLXH.
(7) Nghiên cứu dự thảo luật và các
quy định về công tác bảo hiểm xã hội;
tổ chức chỉ đạo, quản lý việc thực
hiện chế độ bảo hiểm xã hội cho đúng
với chính sách của Đảng và Chính
phủ đã đề ra.
(8) Nghiên cứu dự thảo chính sách và
tổ chức thực hiện các NQ, chỉ thị, luật
và các quy định của Đảng, CP đã đề
ra và phương hướng, kế hoạch của Bộ
LĐ và PLXH Lào trong từng thời kỳ
về việc quản lý CB hưu trí, thương
binh, anh hùng, chiến sĩ thi đua, liệt sĩ
- gia đình liệt sĩ hy sinh vì Tổ quốc
thiếu người chăm sóc; người có công
với Tổ quốc, với CM; người tuổi cao;
trẻ mồ côi, trẻ thiếu cơ hội, trẻ tàn tật;
đối với người thương binh tại các
trung tâm thương binh, người cô đơn
- không nơi nương tựa và chỉ đạo tổ
chức thực hiện chính sách đó sao cho
phù hợp với tình hình thực tế trong
từng thời kỳ.
(9) Nghiên cứu, phổ biến và tổ chức
thực hiện NQ, chỉ thị, quyết định, luật
pháp và các quy định về kiểm tra,
thanh tra các cơ quan tổ chức trực
thuộc sự QL của Bộ LĐ và PLXH;
thực hiện chính sách tiết kiệm, chống
lãng phí, chống và ngăn chặn tham ô,
tham nhũng, ăn hối lộ; giải quyết đơn
thư tố cáo, khiếu nại của công dân;
192
quản lý và tạo thuận lợi cho hoạt
động của các quỹ và hội về bảo
trợ xã hội.
11. Bồi dưỡng, đào tạo, bố trí,
quản lý và bảo đảm tốt các
quyền lợi của CB, CC của mình
theo chính sách quản lý công
chức do Chính phủ ban hành.
12. Nghiên cứu và ban hành chế
độ, phương pháp làm việc của
Bộ, kể cả quy chế quản lý nội
bộ trong hệ thống bộ máy của
ngành LĐ và PLXH trong cả
nước cả cơ cấu tổ chức bộ máy
từ Trung ương đến địa phương
theo ngành dọc, quy định số
lượng phục vụ cho toàn hệ
thống bộ máy của mình.
13. Quan hệ với nước ngoài và
các cơ quan tổ chức quốc tế để
giành sự tài trợ, giúp đỡ và hợp
tác mang lại sự ủng hộ ngành LĐ
và PLXH trên cơ sở nguyên tắc
và quy định của Chính phủ đề ra
11. Thực hiện chính sách tiết
kiệm quốc gia một cách tích cực
và hợp lý; chống lãng phí, tham
ô, tham nhũng trong mọi hình
thức.
(10) Nghiên cứu, quy định quy chế về
việc xây dựng và quản lư nghĩa trang
quốc gia, tượng đài liệt sĩ vô danh,
tượng đài tình đoàn kết chiến đấu Lào
- Việt Nam trên toàn quốc;
(11) Giáo dục, tập huấn, bồi dưỡng,
đào tạo, quản lý và thực hiện chính
sách đối với CB, công chức trong
ngành LĐ và PLXH đúng theo quy
định PL, chính sách của Đảng và
Chính phủ đề ra;
(12) Quản lý vĩ mô đối với các cơ
quan tổ chức XH hoạt động ở trong
lĩnh vực LĐ và PLXH; thúc đẩy và
tạo điều kiện thuận lợi cho các cơ
quan tổ chức của Nhà nước, tư nhân,
tập thể được góp phần vào việc phát
triển công tác LĐ và PLXH ở Lào;
(13) Quan hệ với nước ngoài, với tổ
chức quốc tế và tổ chức phi CP để
giành sự giúp đỡ, hợp tác, tài trợ đối
với công tác LĐ và PLXH, phù hợp
với đường lối, chính sách của Đảng
và PL của Nhà nước;
(14) Lập kế hoạch, ngân sách đề nghị
Chính phủ xin Quốc hội xem xét phê
duyệt, quản lý SD ngân sách quỹ bảo
hiểm XH và các quỹ khác theo quy
định pháp luật;
(15) Quản lý, chỉ đạo và thúc đẩy
hoạt động của các ủy ban có quan hệ
đến lĩnh vực LĐ và PLXH;
(16) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo
sự giao phó của cấp trên
Nguồn: Vụ Tổ chức và cán bộ, Bộ LĐ và PLXH Lào, 2015
193
Phụ lục 20
BẢNG SO SÁNH BỘ MÁY TỔ CHỨC CỦA BỘ LAO ĐỘNG
VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI LÀO TỪ NĂM 1993 ĐẾN NAY
Bộ máy tổ chức theo NĐ
số 04/TTg, 22-01-1993
Bộ máy tổ chức theo NĐ
số 87/TTg, 11-01-1999
Bộ máy tổ chức theo NĐ
số 138/TTg, 04-5-2007
1. Văn phòng Bộ;
2. Vụ Tổ chức và đào tạo cán
bộ;
3. Vụ Lao động;
4. Vụ Xã hội và bảo trợ xã
hội;
5. Vụ Hưu trí;
6. Vụ Cựu chiến binh;
7. Vụ Quản lý quỹ bảo hiểm
xã hội;
8. Sở LĐ và PLXH tỉnh và
thủ đô;
9. Phòng LĐ và PLXH huyện
1. Văn phòng Bộ;
2. Vụ Tổ chức và Cán bộ;
3. Vụ Lao động;
4. Vụ Bảo trợ xã hội;
5. Vụ Chính sách hưu trí và
người cao tuổi;
6.Vụ Cựu chiến binh, Thương
binh và Người tàn tật;
7. Vụ Bảo hiểm xã hội;
8. Vụ Kiểm tra.
9. Sở LĐ và PLXH tỉnh, thủ
đô và đặc khu;
10. Phòng LĐ và PLXH
huyện
(1) Văn phòng Bộ;
(2) Vụ Kế hoạch và Hợp tác;
(3) Vụ Tổ chức và Cán bộ;
(4) Vụ Kiểm tra;
(5) Vụ Quản lý lao động;
(6) Vụ Phát triển kỹ năng nghề và
việc làm;
(7) Vụ Bảo trợ xã hội;
(8) Vụ Hưu trí, Thương binh và Tàn
tật;
(9) Vụ Bảo hiểm xã hội;
(10) Viện Phát triển kỹ năng nghề
Lào - Hàn Quốc;
(11) Văn phòng Quỹ bảo hiểm xã hội
quốc gia.
(12) Trung tâm Dịch vụ tìm kiếm
việc làm.
(13) Trung tâm Thương binh hạng
đặc biệt 790;
(14) Trung tâm Phát triển thương
binh 489;
(15) Nhà máy lắp ráp chân, tay giả
686;
Bộ máy Tổ chức Sở LĐ và PLXH
tỉnh, thành phố gồm:
(1) Văn phòng hành chính và kế
hoạch tổng hợp;
(2) Phòng Quản lý lao động;
194
(3) Phòng Phát triển kỹ năng nghề và
việc làm;
(4) Phòng Bảo trợ xã hội;
(5) Phòng Hưu trí, Thương binh và
tàn tật;
(6) Phòng Bảo hiểm xã hội
Bộ máy Tổ chức Phòng lao động và
phúc lợi xã hội huyện, quận gồm:
(1) Văn phòng hành chính và kế
hoạch tổng hợp;
(2) Phòng Lao động;
(3) Phòng Bảo trợ xã hội;
(4) Phòng Bảo hiểm xã hội;
(5) Phòng Hưu trí, Thương binh và
tàn tật
Nguồn: Vụ Tổ chức và cán bộ, Bộ LĐ và PLXH Lào, 2015
195
Phụ lục 21
BẢNG SO SÁNH SỰ THAY ĐỔI SỐ LƯỢNG CB, CC NGÀNH LAO ĐỘNG
VÀ PHÚC LỢI XÃ HỘI CHDCND LÀO TỪ NĂM 1993 ĐẾN THÁNG 4-2015
Thành phần
Tổng trung
ương và địa
phương
Các cơ quan, tổ
chức thuộc Bộ
Sở LĐ và PLXH
tỉnh và thành phố
Phòng LĐ và PLXH
huyện và quận STT Năm
Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ Tổng Nữ
1 1993 102 42 32 10 70 32 0 0
2 1994 643 68 132 15 250 38 261 15
3 1995 650 69 133 15 253 39 264 15
4 1996 655 71 135 16 255 40 265 15
5 1997 667 75 145 18 256 41 266 16
6 1998 675 76 149 19 258 41 268 16
7 1999 680 78 152 20 259 42 269 16
8 2000 695 82 157 22 264 43 274 17
9 2001 705 90 163 27 267 45 275 18
10 2002 966 250 215 110 375 92 376 48
11 2003 1.066 256 310 112 395 95 361 49
12 2004 1.103 267 331 119 399 99 373 57
13 2005 1.178 305 335 121 440 117 403 67
14 2006 1.208 315 336 121 455 122 417 72
15 2007 1.233 328 337 121 465 127 431 80
16 2008 1.248 334 338 122 466 127 444 85
17 2009 1.258 339 339 122 467 127 452 90
18 2010 1.277 357 345 125 468 128 464 104
19 2011 1.387 425 350 128 513 153 524 144
20 2012 1.489 467 360 132 555 161 574 174
21 2013 1.640 544 365 135 610 213 665 196
22 2014 1.724 585 372 141 617 222 735 222
23 4-2015 1.873 618 375 143 676 236 822 239
Nguồn: Vụ Tổ chức và cán bộ, Bộ LĐ và PLXH Lào
196
Phụ lục 22
SỐ LƯỢNG CB, CC SO VỚI DÂN SỐ CHDCND LÀO
TỪ NĂM 2001-2002 ĐẾN NĂM 2014-2015
STT Năm
Số CB, CC
(người)
Dân số
(người)
Phần trăm so với dân số
(%)
1 2001-2002 91.144 5.525.089 1,65
2 2002-2003 91.070 5.679.001 1,60
3 2003-2004 91.330 5.835.090 1,57
4 2004-2005 91.953 5.621.982 1,64
5 2005-2006 97.551 5.747.587 1,70
6 2006-2007 99.659 5.873.616 1,70
7 2007-2008 109.359 6.000.379 1,82
8 2008-2009 114.156 6.127.910 1,86
9 2009-2010 120.651 6.256.197 1,93
10 2010-2011 132.262 6.385.055 2,07
11 2011-2012 141.231 6.514.432 2,17
12 2012-2013 156.527 6.521.998 2,40
13 2013-2014 171.710 6.685.048 2,57
14 2014-2015 177.826 6.771.000 2,62
Nguồn: Cục Quản lý công chức, Bộ Nội vụ.