HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHẠM THÀNH NAM
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA
CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY, THÀNH ỦY
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
HÀ NỘI - 2017
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
PHẠM THÀNH NAM
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA
CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY, THÀNH ỦY
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ N
222 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 312 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ƯỚC
Mã số: 62 31 02 03
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS. ĐINH NGỌC GIANG
2. TS. LÊ VĂN GIẢNG
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của
riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là
trung thực, có nguồn gốc rõ ràng, được trích dẫn đầy đủ
theo quy định.
Tác giả luận án
Phạm Thành Nam
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN 6
1.1. Các công trình khoa học có liên quan về nước ngoài 6
1.2. Các công trình khoa học có liên quan ở trong nước 13
1.3. Khái quát kết quả của các công trình nghiên cứu có liên quan và những
vấn đề luận án tập trung giải quyết 25
Chương 2: CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ỦY BAN KIỂM
TRA TỈNH ỦY, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - NHỮNG VẤN
ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 29
2.1. Các tỉnh ủy, thành ủy và ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng
sông Hồng 29
2.2. Chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở
đồng bằng sông Hồng - khái niệm và tiêu chí đánh giá 45
Chương 3: CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ỦY BAN KIỂM
TRA TỈNH ỦY, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG - THỰC
TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA 66
3.1. Thực trạng chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy,
thành ủy ở đồng bằng sông Hồng 66
3.2. Nguyên nhân và một số vấn đề đặt ra 99
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG
CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ỦY BAN KIỂM TRA
TỈNH ỦY, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐẾN NĂM 2030 108
4.1. Dự báo những nhân tố thuận lợi, khó khăn và phương hướng nâng cao
chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng
bằng sông Hồng 108
4.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của ủy
ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng đến năm 2030 115
KẾT LUẬN 148
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ
CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 150
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 151
PHỤ LỤC 164
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
CTKT Công tác kiểm tra
CTKT, GS Công tác kiểm tra, giám sát
CTKT, GS, KL Công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
GS Giám sát
KT Kiểm tra
KL Kỷ luật
UBKT Ủy ban kiểm tra
XDĐ Xây dựng Đảng
1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Đảng Cộng sản Việt Nam là đảng cầm quyền, Đảng lãnh đạo cả hệ thống
chính trị và toàn xã hội. Đảng xây dựng Cương lĩnh chính trị, xác định đường lối,
chủ trương, đề ra chỉ thị, nghị quyết; tổ chức thực hiện trong thực tiễn; tiến hành
kiểm tra, giám sát (KT, GS) hoạt động lãnh đạo của Đảng, giúp cho hoạt động của
Đảng ngày càng phù hợp với cuộc sống, đúng quy luật khách quan. Chủ tịch Hồ
Chí Minh từng dạy:
Lãnh đạo đúng nghĩa là:
1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng. Mà muốn thế thì
nhất định phải so sánh kinh nghiệm của dân chúng. Vì dân chúng chính
là những người chịu đựng cái kết quả của sự lãnh đạo của ta.
2. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng. Mà muốn vậy, không có dân
chúng giúp sức thì không xong.
3. Phải tổ chức sự kiểm soát, mà muốn kiểm soát đúng thì cũng phải có
quần chúng giúp mới được [66, tr.325].
Thấm nhuần và tiếp nối quan điểm Hồ Chí Minh, Đảng ta khẳng định:
“Kiểm tra, giám sát là những chức năng lãnh đạo của Đảng. Tổ chức đảng phải
tiến hành công tác kiểm tra, giám sát. Tổ chức đảng và đảng viên chịu sự kiểm tra,
giám sát của Đảng” [43, tr.50-51]. Kiểm tra (KT) là một trong những chức năng
lãnh đạo của Đảng; là một nội dung quan trọng như sợi chỉ đỏ xuyên suốt các
khâu trong quy trình lãnh đạo của Đảng. Lãnh đạo phải có kiểm tra, lãnh đạo mà
không KT thì coi như không lãnh đạo. Thông qua công tác kiểm tra (CTKT) để
kịp thời phát hiện và khắc phục bệnh quan liêu, tham nhũng, lãng phí, bè phái
trong Đảng; loại trừ các phần tử cơ hội, thoái hóa, biến chất ra khỏi Đảng; nâng
cao phẩm chất đạo đức cho đội ngũ cán bộ, đảng viên; góp phần nâng cao năng
lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng trong thực tiễn.
Trong giai đoạn hiện nay, CTKT của Đảng ngày càng được coi trọng, chất
lượng, hiệu quả được nâng lên. Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền, tổ chức bộ
máy, điều kiện hoạt động của ủy ban kiểm tra (UBKT) và cơ quan UBKT các cấp
2
tiếp tục được làm rõ. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta khẳng định:
“Các cấp ủy, tổ chức đảng phải nâng cao tinh thần trách nhiệm, thực hiện tốt hơn
nhiệm vụ kiểm tra, giám sát theo Điều lệ Đảng” [44, tr.262]. Đại hội đại biểu
toàn quốc lần thứ XII, Đảng tiếp tục khẳng định: “Đổi mới, tăng cường, nâng cao
hiệu lực, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban
kiểm tra các cấp và chi bộ” [47, tr.208].
Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là một trong những vùng kinh tế trọng
điểm của cả nước. Hiện nay khu vực này bao gồm 11 tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hà
Nam, Bắc Ninh, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Thái Bình, Nam Định, Ninh
Bình, Vĩnh Phúc, Quảng Ninh. Đây là vùng có quy mô dân số lớn, mặt bằng dân
trí cao, tập trung đông đảo đội ngũ trí thức; là vùng phát triển mạnh về công
nghiệp, dịch vụ, nông lâm ngư nghiệp.
Những năm qua, chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH
từng bước được nâng cao, góp phần thực hiện tốt CTKT của Đảng, nhiệm vụ do
Điều lệ Đảng quy định; chỉ đạo, hướng dẫn UBKT cấp dưới thực hiện nhiệm vụ
CTKT theo quy định. Tổ chức thực hiện tốt các cuộc KT của cấp uỷ giao, báo cáo
các vụ kỷ luật, giải quyết tố cáo, khiếu nại kỷ luật thuộc thẩm quyền xem xét, quyết
định của cấp uỷ. Thực hiện tốt công tác xây dựng ngành KT, đào tạo, bồi dưỡng kỹ
năng, nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kiểm tra, giám sát (CTKT, GS).
Tuy nhiên, bên cạnh những tiến bộ và kết quả đã đạt được, chất lượng
CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH còn một số yếu kém nhất định. Một
số cấp ủy, UBKT triển khai quán triệt và thể chế hóa Điều lệ Đảng, nghị quyết,
chỉ thị, quy định, quyết định, hướng dẫn của cấp ủy, UBKT cấp trên và cấp mình
về CTKT còn chậm; chưa xây dựng đầy đủ, kịp thời chương trình KT; hiệu quả
thực hiện quy chế phối hợp giữa UBKT với các tổ chức đảng có liên quan còn hạn
chế; công tác dự báo, đề xuất với cấp ủy những chủ trương, giải pháp ngăn chặn
khuyết điểm còn hạn chế; thiếu cơ chế bảo vệ, khen thưởng tổ chức đảng, đảng
viên trong đấu tranh chống tiêu cực...
Nguyên nhân cơ bản của hạn chế trên là do nhận thức của một số cấp ủy
và người đứng đầu cấp ủy về CTKT, về chất lượng CTKT còn chưa đầy đủ và
3
sâu sắc. Chưa thực sự coi KT là chức năng lãnh đạo của Đảng, chưa tạo điều
kiện để UBKT thực hiện nhiệm vụ KT, nhất là KT đối với cấp ủy viên cùng cấp
khi có dấu hiệu vi phạm. Một bộ phận cán bộ KT còn hạn chế về năng lực, ủy
viên UBKT kiêm chức ít có điều kiện tham gia hoạt động kiểm tra và thường
xuyên biến động; chế độ chính sách còn chưa thu hút được cán bộ có năng lực,
trình độ về làm CTKT. Thẩm quyền của UBKT các cấp chưa thực sự tương
xứng với chức năng, nhiệm vụ và tình hình công tác xây dựng đảng hiện nay.
Hiện nay, toàn Đảng đang triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu
toàn quốc khóa XII với Điều lệ Đảng được giữ nguyên. Nhiều kiến nghị của các
cấp ủy, của UBKT các cấp về CTKT, GS của Đảng nói chung, chất lượng CTKT
của UBKT nói riêng chưa được bổ sung vào Điều lệ Đảng. Những đề xuất, kiến
nghị hợp lý đã và đang được Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí
thư, UBKT Trung ương hướng dẫn thực hiện bằng các quy định cụ thể. Cùng với
yếu cầu của công tác xây dựng chỉnh đốn Đảng theo tinh thần Nghị quyết Trung
ương 4 khóa XII tăng cường xây dựng, chỉnh đốn Đảng; ngăn chặn, đẩy lùi sự suy
thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, những biểu hiện "tự diễn biến", "tự
chuyển hóa" trong nội bộ và thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW, ngày 15/05/2016 của
Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ
Chí Minh. Điều đó đòi hỏi phải có sự thống nhất cao về tư tưởng, về nhận thức
của cấp ủy, của UBKT các cấp để không ngừng nâng cao chất lượng CTKT của
UBKT tỉnh ủy, thành ủy đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ mới.
Việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, đánh giá thực trạng và tìm ra
những giải pháp nhằm nâng cao chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở
ĐBSH luôn là một trong những đòi hỏi bức xúc hiện nay.
Với những lý do đã nêu trên, tác giả chọn đề tài: “Chất lượng công tác
kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng giai
đoạn hiện nay” làm đề tài luận án.
2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án
2.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề cơ bản về lý luận và thực tiễn chất lượng
CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH giai đoạn hiện nay; đề xuất những
4
giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở
ĐBSH đến năm 2030.
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án.
- Luận giải, làm rõ những vấn đề cơ bản về CTKT, chất lượng CTKT của
UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH.
- Đánh giá đúng thực trạng chất lượng, chỉ rõ nguyên nhân; khái quát
những vấn đề đặt ra đối với nâng cao chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành
ủy ở ĐBSH.
- Dự báo tình hình, đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu
nâng cao chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH đến năm 2030.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Luận án nghiên cứu 11 tỉnh, thành phố ở ĐBSH gồm: Hà Nội, Hà Nam,
Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Nam
Định, Ninh Bình, Vĩnh Phúc.
- Luận án nghiên cứu chất lượng việc thực hiện một số nhiệm vụ trong
CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH từ năm 2005 đến hết năm 2015 và đề
xuất phương hướng, giải pháp đến năm 2030.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án
4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn
- Cơ sở lý luận: Luận án thực hiện dựa trên lý luận chủ nghĩa Mác - Lênin;
tư tưởng Hồ Chí Minh; quan điểm, chủ trương, quy định của Đảng Cộng sản Việt
Nam về CTKT; Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước về công tác thanh tra.
- Cơ sở thực tiễn: Luận án thực hiện trên cơ sở nghiên cứu báo cáo tổng kết
nhiệm kỳ, hằng năm; các chương trình, kế hoạch công tác của các UBKT tỉnh ủy,
thành ủy ở ĐBSH. Đồng thời khảo sát chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành
ủy ở ĐBSH.
5
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, luận án sử dụng
tổng hợp các phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn, khoa học
chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, trong đó chú trọng
phương pháp phân tích - tổng hợp; diễn dịch - quy nạp; lôgíc - lịch sử; khảo sát
thực tế, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia để luận
giải nội dung của luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Đã luận giải làm sâu sắc hơn lý luận về công tác kiểm tra, chất lượng công
tác kiểm tra của Đảng nói chung, của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng
bằng sông Hồng nói riêng.
- Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng chất lượng công tác kiểm tra của ủy
ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng đã xác định rõ những vấn
đề đặt ra đối với nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh
ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng hiện nay và trong những năm tới.
- Đã đề xuất được một số nội dung, biện pháp có tính khả thi trong kiện
toàn ủy ban kiểm tra và tổ chức bộ máy cơ quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy
ở đồng bằng sông Hồng; trong đổi mới phương pháp tiến hành kiểm tra; trong
hoàn thiện quy chế phối hợp của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy với các cơ quan
trong tiến hành công tác kiểm tra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo
trong nghiên cứu, giảng dạy môn học Xây dựng Đảng và các môn học có liên
quan tại các học viện, các trường chính trị; đồng thời, kết quả nghiên cứu của
luận án có thể được các UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH tham khảo, sử dụng
trong việc thực hiện nhiệm vụ của mình.
7. Kết cấu luận án
Luận án gồm phần mở đầu, 4 chương (9 tiết), kết luận, danh mục công trình
nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu
tham khảo và phụ lục.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Những vấn đề liên quan đến chất lượng CTKT của UBKT các cấp đã
được nhiều nhà khoa học và những người hoạt động thực tiễn quan tâm, nghiên
cứu trong các đề tài, luận án, luận văn và các bài viết trên sách, báo, tạp chí. Qua
tìm hiểu và phân tích các công trình khoa học đó, có thể phân ra thành hai nhóm
tài liệu như sau:
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN VỀ NƯỚC NGOÀI
1.1.1. Các công trình nghiên cứu của các tác giả là người nước ngoài
Chu Húc Đông, Kiên trì phương châm quản lý đảng nghiêm minh, triển
khai cuộc xây dựng Đảng phong liêm chính và đấu tranh chống tham nhũng
[51]. Trong bài viết, tác giả tập trung phân tích nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện
tượng tham nhũng dễ nảy sinh và nảy sinh nhiều trên một số lĩnh vực trong giai
đoạn hiện nay ở Trung Quốc như: sự thay đổi về cơ sở kinh tế; sự biến đổi của
đạo đức, văn hóa; cơ chế ràng buộc quyền lực; khuyết điểm tồn tại trong công
tác; và tiến trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Trên cơ sở nguyên nhân cơ bản, tác
giả đề xuất một số biện pháp chính và hiệu quả triển khai xây dựng Đảng phong
liêm chính và đấu tranh chống tham nhũng cơ bản như sau: Một là, đẩy mạnh
xây dựng tư tưởng chính trị, không ngừng tăng cường tính tự giác của cán bộ
lãnh đạo, đảng viên về hành chính liêm khiết; hai là, điều tra, xử lý các vụ án lớn
và án quan trọng, chỉnh đốn nghiêm túc kỷ luật Đảng và luật pháp Nhà nước, xử
lý nghiêm theo pháp luật một loạt kẻ tham nhũng; ba là, uốn nắn tác phong
không lành mạnh, tác phong làm việc của một số cơ quan và ngành nghề bắt đầu
tốt lên; bốn là, tăng cường xây dựng văn bản pháp quy và quy chế liêm chính,
đảm bảo việc chống tham nhũng được thực hiện theo pháp luật, có trật tự; năm
là, tăng cường công tác chữa trị từ đầu nguồn, từng bước xóa bỏ mảnh đất nẩy
sinh tham nhũng; sáu là, tăng cường giám sát dân chủ, thúc đẩy quyền lực vận
hành theo nền nếp quy phạm hóa.
7
Từ thực tiễn của Trung Quốc, tác giả tổng kết một số bài học kinh nghiệm
cơ bản về xây dựng đảng phong liêm chính và công tác chống tham nhũng cụ thể
như sau: Một là, kiên trì sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản, bám chặt nhiệm vụ
phát triển, nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của Đảng cầm quyền và chấn hưng đất
nước; hai là, kiên trì quản lý Đảng nghiêm minh, trước hết phải quản lý tốt ban
lãnh đạo và cán bộ lãnh đạo; ba là, kiên trì cục diện công tác chống tham nhũng
với nội dung chính là cán bộ lãnh đạo liêm khiết, tự giác kỷ luật, điều tra và xử
lý vụ án lớn và án quan trọng, uốn nắn tác phong không lành mạnh; bốn là, kiên
trì trị cả ngọn lẫn gốc, chữa trị tổng hợp, từng bước đẩy mạnh trị gốc, không
ngừng xóa bỏ mảnh đất nảy sinh hiện tượng tham nhũng; năm là, kiên trì giữ
thái độ thận trọng khi xử lý người, thực sự cầu thị, không phân biệt đối xử; sáu
là, kiên trì đường lối quần chúng của Đảng, phát triển dân chủ xã hội chủ nghĩa,
tăng cường ràng buộc và giám sát quyền lực từ quyết sách và thi hành; bảy là,
kiên trì liêm chính xây dựng pháp luật, giáo dục tuân thủ pháp luật và kiểm tra
hành pháp, làm cho công tác xây dựng liêm chính và đấu tranh chống tham
nhũng từng bước đi vào con đường pháp chế hóa; tám là, kiên trì toàn Đảng
cùng nắm, nghiêm ngặt thi hành chế độ trách nhiệm, tạo dựng sức mạnh tổng
hợp về xây dựng Đảng phong liêm chính và đấu tranh chống tham nhũng.
Những giải pháp và bài học kinh nghiệm trên rất quan trọng trong quá
trình học hỏi, rút kinh nghiệm về xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam nói chung
và nâng cao chất lượng CTKT, GS của Đảng Cộng sản Việt Nam nói riêng. Góp
phần đấu tranh chống tham nhũng và gợi mở một số nội dung liên quan đến vấn
đề luận án nghiên cứu.
Chu Kính Thanh, Nghiên cứu xây dựng Cương lĩnh Đảng Cộng sản Trung
Quốc [76]. Cuốn sách được kết cấu thành 8 chương cụ thể như sau: Chương I,
bàn chung về xây dựng Cương lĩnh chính đảng; Chương II, tác giả bàn về tiến
trình lịch sử xây dựng Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc; Chương III,
tác giả trình bày Cương lĩnh hành động của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong
giai đoạn hiện nay; Chương IV, thuyết thống nhất giữa cương lĩnh tối đa và
cương lĩnh tối thiểu; Chương V, tác giả trình bày về việc xây dựng cương lĩnh
8
của Đảng cầm quyền và Đảng tham chính đặc sắc Trung Quốc; Chương VI, một
vài tổng kết kinh nghiệm xây dựng cương lĩnh của các chính đảng nước ngoài;
Chương VII, thúc đẩy sáng tạo Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc;
Chương VIII, tăng cường xây dựng năng lực cầm quyền của Đảng, bảo đảm cho
việc thực hiện Cương lĩnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc.
Hồng Vĩ, Tham nhũng và biện pháp chống tham nhũng ở Trung Quốc
[139]. Ngoài mở đầu và kết luận, cuốn sách được kết cấu thành 3 chương.
Chương 1, phác họa về các dạng tham nhũng, đã phân tích được 23 hiện tượng
tham nhũng và tác phong làm việc sai trái ở Trung Quốc hiện nay. Chương 2,
phân tích nguyên nhân, trên cơ sở phác họa những nét cơ bản của 23 hiện tượng
tham nhũng, cuốn sách tổng hợp và rút ra có 7 nguyên nhân cơ bản làm cho hiện
tượng tham nhũng sinh sôi nảy nở ở Trung Quốc. Chương 3, chống tham nhũng
ở các địa phương, ban ngành, cuốn sách đưa ra được 18 cách làm của các địa
phương, ban ngành trong quá trình triển khai cuộc đấu tranh chống tham nhũng
những năm gần đây ở Trung Quốc. Trong đó có nhấn mạnh đến việc phải chú
trọng CTGS cán bộ lãnh đạo; cần có các biện pháp làm trong sạch đội ngũ lãnh
đạo doanh nghiệp; tăng cường quản lý tiền tệ, hoàn thiện cơ chế KT, GS nội bộ
các cơ quan quản lý tiền; tăng cường trừng trị các tệ tham nhũng trong ngành tư
pháp. Phần kết luận cuốn sách nhấn mạnh việc kiên định bốn nguyên tắc lớn
chống tham nhũng ở Trung Quốc như sau: Thứ nhất, đấu tranh chống tham
nhũng phải xoay quanh nhiệm vụ trọng tâm xây dựng kinh tế; thứ hai, duy trì sự
lãnh đạo của Đảng trong cuộc đấu tranh chống tham nhũng; thứ ba, trừng trị
tham nhũng phải đi vào chế độ hóa, pháp chế hóa, không được phát động thành
phong trào quần chúng; thứ tư, đấu tranh chống tham nhũng phải liên hệ chặt chẽ
với quần chúng, phục vụ lợi ích của quần chúng.
Đây là những kinh nghiệm quý để Đảng Cộng sản Việt Nam nghiên cứu,
góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng CTKT của Đảng nói chung, đấu tranh
chống tham nhũng nói riêng.
Phu Thắc Phít Tha Nu Son, Công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách
mạng Lào trong giai đoạn hiện nay [72]. Tác giả đã trình bày đầy đủ, có hệ thống
9
những vấn đề lý luận cơ bản và quan điểm của Đảng Nhân dân cách mạng Lào về
CTKT; nghiên cứu thực trạng, tổng kết sự hình thành, phát triển của CTKT và cơ
quan kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, đánh giá thực trạng, nguyên
nhân, kinh nghiệm của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong việc thực hiện nhiệm
vụ CTKT từ năm 1986 đến năm 2000; trên cơ sở đó, tác giả xác định phương
hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao
chất lượng CTKT của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong thời gian tới.
Công trình khoa học trên nghiên cứu thực trạng từ năm 1986 đến năm
2000, vì vậy một số nội dung đã lạc hậu về cả lý luận và thực tiễn CTKT của
Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Tuy nhiên, hệ thống giải pháp chủ yếu nhằm
nâng cao chất lượng CTKT của Đảng Nhân dân cách mạng Lào vẫn là những bài
học cho luận án tham khảo và phát triển.
Sẻng Khăm Doong Phôm Mạ Păn Nha, Chất lượng công tác kiểm tra của
Đảng bộ Bộ quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn
hiện nay [75]. Tác giả thiết kế thành 3 chương: Chương 1, tác giả tập trung tổng
kết lý luận và thực tiễn về chất lượng CTKT của Đảng bộ Bộ quốc phòng nước
Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào. Chương 2, tác giá đánh giá thực trạng, nguyên
nhân và kinh nghiệm việc thực hiện CTKT của Đảng bộ Bộ quốc phòng nước
Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào từ năm 2000 đến năm 2009. Trong chương 3,
tác giả xác định mục tiêu, quan điểm chỉ đạo, phương hướng và đề xuất những
giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng CTKT của Đảng bộ Bộ quốc phòng
nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay.
Tuy đề tài chỉ tập trung nghiên cứu thực trạng chất lượng CTKT của Đảng
bộ Bộ quốc phòng nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào. Nhưng, việc tổng kết
lý luận về chất lượng CTKT ở chương 1 có giá trị tham khảo lớn đến nội dung
luận án nghiên cứu.
Chăn Sy Seng Sôm Phu, Chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm
tra Đảng và Nhà nước cấp tỉnh ở các tỉnh phía bắc nước Cộng hòa dân chủ
Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay [23]. Tác giả đánh giá khái quát về vai
trò, đặc điểm của các tỉnh và các Đảng bộ tỉnh ở phía Bắc nước Cộng hòa dân
10
chủ Nhân dân Lào; đặc biệt, tác giả đã đưa ra được khái niệm và các tiêu chí
đánh giá chất lượng CTKT của UBKT Đảng và Nhà nước của Lào. Đây là
những nội dung liên quan trực tiếp đến vấn đề luận án nghiên cứu, một số vấn đề
sẽ được luận án kế thừa và phát triển ở phần nội dung. Đặc biệt là tác giả đã đưa
ra được hai nhóm tiêu chí đánh giá chất lượng CTKT như sau: Thứ nhất, nhận
thức, trách nhiệm của các tổ chức đảng, cấp ủy đảng và đảng viên về CTKT và
kết quả thực hiện các nhiệm vụ được quy định trong Điều lệ Đảng và các nhiệm
vụ do cấp ủy đảng các cấp giao cho Ủy ban kiểm tra Đảng và Nhà nước; thứ hai,
kết quả chấp hành các nguyên tắc, phương pháp, quy trình, phương châm CTKT
- chủ động, chiến đấu, giáo dục, hiệu quả, công minh, chính xác, kịp thời.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu của tác giả người Việt Nam về kinh
nghiệm của nước ngoài
Ban Nội chính Trung ương, Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của
một số nước trên thế giới [14]. Đã thống kê một số kinh nghiệm quý trong
phòng, chống tham nhũng của một số nước trên thế giới, trong đó có nhiều vấn
đề liên quan đến bộ máy cơ quan UBKT, và cơ chế thực hiện nhiệm vụ công tác
thanh tra hay, cần nghiên cứu và chắt lọc kế thừa. Cụ thể:
Đối với Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã tiến hành nhất thể hóa một số
tổ chức của Đảng và Nhà nước tương đồng về chức năng, nhiệm vụ như kiểm tra
của Đảng và thanh tra Chính phủ thành Ban Kiểm tra Đảng Nhân dân Cách
mạng Lào. Điều đó cho thấy có một số thuận lợi nhất định trong việc thực hiện
nhiệm vụ như: việc phối hợp thực hiện nhiệm vụ kiểm tra đảng và thanh tra nhà
nước thuận lợi, nhanh chóng, đội ngũ cán bộ phối hợp, hỗ trợ nhau trong công
việc nhanh hơn.
Đối với Đảng Hành động Nhân dân Singapore trong công tác thanh tra có
quyền tiến hành ngay cả đối với những đơn thư tố cáo dấu tên, mạo tên, thậm chí
cả những cuộc gọi điện thoại thông báo vi phạm cũng được xem xét, giải quyết.
Những kinh nghiệm đó sẽ được luận án xem xét kế thừa, chắt lọc để phân
tích, luận giải và đề xuất trong nội dung của một số giải pháp nâng cao chất
lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH.
11
Nguyễn Anh Tuấn, Một số kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng ở
Trung Quốc [109]. Trên cơ sở nghiên cứu kinh nghiệm phòng, chống tham
nhũng ở Trung Quốc, tác giả cho rằng: Ràng buộc và GS quyền lực là then chốt
của phòng, chống tham nhũng, mà muốn làm được việc đó thì phải tiến hành trên
cả ba phương diện. Thứ nhất, xây dựng phòng tuyến. Ràng buộc và GS quyền
lực, đầu tiên phải phát huy tính tự giác bên trong của cán bộ để tự ràng buộc và
tự GS, về mặt tư tưởng cần xây dựng vững chắc phòng tuyến đạo đức, phòng
tuyến kỷ luật (KL) và phòng tuyến pháp luật. Thứ hai, sử dụng quyền lực minh
bạch. Thực thi quyền lực một cách minh bạch phải bắt đầu từ công khai công
việc của Chính phủ. Thứ ba, dùng chế độ quản lý quyền lực. Phải tăng cường
ràng buộc và giám sát đối với việc sử dụng quyền lực, đem quyền lực nhốt vào
trong một cái lồng của chế độ, hình thành cơ chế trừng trị, răn đe không dám
tham nhũng, cơ chế phòng ngừa không thể tham nhũng, cơ chế bảo đảm để
không dễ tham nhũng.
Bên cạnh ràng buộc và GS quyền lực, để phòng, chống tham nhũng hiệu
quả thì còn phải xây dựng hệ thống trừng trị và phòng ngừa tham nhũng. Về hình
thành sức mạnh tổng hợp trong công tác xây dựng hệ thống trừng trị và phòng
ngừa tham nhũng, quan điểm và chiến lược, sách lược của Trung Quốc thể hiện
ở những điểm cơ bản sau: thứ nhất, kiên quyết trừng trị tham nhũng, duy trì xu
thế áp lực cao trừng trị tham nhũng, thực hiện có án phải được điều tra, có tham
nhũng phải bị trừng trị. Mặt khác, phải phòng ngừa tham nhũng một cách khoa
học, hiệu quả hơn. Tăng cường giáo dục chống tham nhũng với xây dựng liêm
khiết và xây dựng văn hóa liêm chính, xây dựng vững chắc phòng tuyến đạo đức
tư tưởng chống tham nhũng, đề phòng biến chất. Thứ hai, hình thành sự hợp lực
áp dụng đồng thời nhiều biện pháp xử lý tổng hợp tham nhũng. Phát huy đầy đủ
vai trò của pháp luật, kỷ cương, điều tra xử lý nghiêm các vụ án vi phạm pháp
luật, kỷ cương theo quy định của Đảng, chính quyền và pháp luật của Nhà nước.
Phát huy đầy đủ vai trò giải quyết của tổ chức, đối với những trường hợp chưa
đến mức vi phạm KL nhưng đã không còn phù hợp để đảm nhận chức vụ hiện tại
thì tổ chức tiến hành xử lý. Thứ ba, hình thành sự hợp lực của toàn Đảng, toàn xã
12
hội cùng nắm cùng xây dựng. Phải chấp hành nghiêm túc chế độ trách nhiệm xây
dựng tác phong Đảng liêm chính, kiên trì sự lãnh đạo thống nhất của các cấp ủy
đảng, Đảng và chính quyền cùng nắm cùng quản, cơ quan KT, GS phối hợp, các
bộ ngành thực hiện chức trách của mình, dựa tối đa vào thể chế lãnh đạo và cơ
chế công tác chống tham nhũng với quần chúng ủng hộ và tham gia.
Đó là những kinh nghiệm quý mà trong quá trình luận giải một số nội
dung, đặc biệt trong hệ thống giải pháp của luận án sẽ tiếp thu và vận dụng để
đưa ra những đề xuất hợp lý đối với chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành
ủy ở ĐBSH trong thời gian tới.
Phương Linh, Kinh nghiệm phòng chống tham nhũng ở Hồng Kông
(Trung Quốc): Đồng bộ giải pháp, quyết liệt thực thi [65]. Bài viết đã dẫn chứng
đánh giá cụ thể về mức độ liêm chính ở Hồng Kông như sau: Theo xếp hạng của
Tổ chức Minh bạch thế giới công bố mới đây, năm 2015, Hồng Kông đứng thứ
18/167 quốc gia và vùng lãnh thổ được đánh giá về mức độ liêm chính, trong khi
Trung Quốc xếp thứ 83; và luôn nằm trong tốp 20 trong 5 năm trước đó. Bài viết
còn tổng kết kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng ở Hồng Kông (Trung Quốc)
rất đáng suy nghĩ là: Thứ nhất, xây dựng cơ quan chống tham nhũng mạnh mẽ,
ngày 15/2/1974, Hồng Kông ban hành sắc lệnh thành lập Ủy ban Chống tham
nhũng (viết tắt là ICAC) đánh dấu bước ngoặt về chống tham nhũng. ICAC cam
kết chống tham nhũng thông qua một chiến lược ba mũi nhọn là: Thực thi pháp
luật hiệu quả, giáo dục và phòng ngừa. Nhân viên ICAC được quyền kiểm tra
các hành vi và các thủ tục của các cơ quan chính phủ và cơ quan công cộng, đưa
ra các yêu cầu cải cách hành chính nhằm ngăn chặn tham nhũng; Chính quyền
Đặc khu Hồng Kông dành cho ICAC một khoản ngân sách rất lớn để trả lương
cao cho các nhân viên. Thứ hai, thực hiện đồng bộ các giải pháp. Trong đó nhấn
mạnh: một là, sự quyết tâm và ủng hộ của chính quyền; hai là, sức mạnh thực thi
pháp luật; ba là, sự ủng hộ của người dân; bốn là, sự GS và KT nhằm bảo đảm
cơ quan phòng, chống tham nhũng này hoạt động hiệu quả và tin cậy; năm là, sự
hợp tác từ các cơ quan phòng, chống tham nhũng của các quốc gia.
13
Phương Linh, Kinh nghiệm phòng, chống tham nhũng của Phần Lan: Dân
chủ, bình đẳng, công khai [64]. Bài viết đã khái quát được những đánh giá của
thế giới về tình trạng tham nhũng của Phần Lan, năm 2014 nước này xếp thứ 3
sau Đan Mạch và Niu Dilân. Qua nghiên cứu, bài viết đã tổng hợp và đưa ra 3
bài học kinh nghiệm quý báu như sau: thứ nhất, hệ thống pháp luật chống tham
nhũng toàn diện, đầy đủ; thứ hai, bộ máy hành chính mở, công khai, minh bạch;
thứ ba, xây dựng xã hội dân chủ, bình đẳng - chìa khóa chặn tham nhũng. Qua
những bài học trên gợi mở một số nội dung, đặc biệt là trong việc đề xuất một số
giải pháp nâng cao chất lượng CTKT của UBKT mà luận án sẽ đề cập tới.
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN Ở TRONG NƯỚC
1.2.1. Đề tài khoa học và sách
Nguyễn Văn Nhân, Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát của
ủy ban kiểm tra đối với hoạt động các đoàn kiểm tra [71], đề tài đã làm sáng tỏ
nhiều vấn đề khó khăn về mặt lý luận và nghiệp vụ CTKT, GS, trong đó đặc biệt
là hoạt động của các đoàn KT, GS; đề tài còn xác định rõ phương hướng, quan
điểm, mục tiêu, yêu cầu lãnh đạo, chỉ đạo, KT, GS của UBKT đối với hoạt động
các đoàn KT; đồng thời đề xuất 8 giải pháp cụ thể để nâng cao chất lượng tiến
hành KT, GS đối với hoạt động đoàn KT. Đề tài là tài liệu quý để luận án nghiên
cứu hoạt động cụ thể của các đoàn KT, ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả mỗi cuộc
KT, là một trong những yếu tố tạo nên chất lượng CTKT của UBKT. Những nội
dung này sẽ được lồng ghép trong một số nội dung của luận án.
Hà Quốc Trị, Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với phòng, chống
lãng phí ở nước ta hiện nay - Những vấn đề đặt ra và giải pháp [103], đề án đã
đánh giá cơ bản tình hình thực hiện CTKT, GS của Đảng đối với việc thực hành
tiết kiệm, chống lãng phí từ khi thực hiện Nghị quyết Trung ương 3, khóa X
(2006) cho đến hết năm 2015. Việc đánh giá thực trạng CTKT, GS của Đảng đối
với việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo từng chương
trình KT của Bộ Chính trị, Ban Bí thư từ năm 2006 đến năm 2014. Đề án còn
đưa ra dự báo tình hình, mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu
tăng cường CTKT, GS của Đảng với phòng, chống lãng phí có giá trị đến năm
14
2020. Trong hệ thống giải pháp có một số giải pháp hay, được ph...Thứ hai, việc đánh giá đúng chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành
ủy ở ĐBSH luôn là vấn đề được các nhà nghiên cứu lý luận và hoạt động thực
tiễn quan tâm. Tuy nhiên, các tiêu chí đánh giá chất lượng CTKT của UBKT
hiện nay vẫn chưa thực sự bao quát hết các công việc thự tế của UBKT. Nhằm
góp phần cung cấp một góc độ đánh giá chất lượng CTKT của UBKT ở khu
vực cụ thể là ĐBSH, luận án tập trung làm rõ các tiêu chí đánh giá chất lượng
CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH phù hợp với phạm vi nghiên cứu
của đề tài.
Thứ ba, đánh giá đúng thực trạng chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy,
thành ủy ở ĐBSH, chỉ rõ ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm; phân tích làm rõ
nguyên nhân của những ưu điểm và hạn chế; khái quát những vấn đề đặt ra đối
với việc nâng cao chất lượng CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH hiện
nay và trong những năm tới.
28
Thứ tư, dự báo các yếu tố tác động đến CTKT, nâng cao chất lượng
CTKT của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH; xác định phương hướng; đề xuất
những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng CTKT của ủy UBKT tỉnh ủy,
thành ủy ở ĐBSH có giá trị đến năm 2030.
Qua tổng quan tình hình nghiêm cứu liên quan đến đề tài luận án cho thấy
vấn đề chất lượng CTKT của UBKT được nhiều nhà khoa học quan tâm nghiên
cứu. Tuy nhiên các công trình khoa học phần lớn tập trung nghiên cứu chất
lượng CTKT của UBKT cấp huyện; nhiều công trình nghiên cứu đi vào các
mảng vấn đề chuyên sâu như: kiểm tra tổ chức đảng, đảng viên khi có dấu hiệu
vi phạm; thẩm tra, xác minh trong CTKT; chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra...
Điều này cho thấy chất lượng CTKT của UBKT của các tỉnh ủy, thành ủy vẫn là
vấn đề mà các nhà khoa học cần tập trung nghiên cứu. Trong quá trình triển khai
đề tài chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng
bằng sông Hồng giai đoạn hiện nay, những công trình nghiên cứu kể trên là
những tài liệu tham khảo quý và có giá trị để đề tài kế thừa và tiếp tục phát triển.
29
Chương 2
CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA
CỦA ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
2.1. CÁC TỈNH ỦY, THÀNH ỦY VÀ ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY, THÀNH
ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
2.1.1. Khái quát các tỉnh, thành phố; tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng
sông Hồng
2.1.1.1. Khái quát các tỉnh, thành phố ở đồng bằng sông Hồng
Về vị trí địa lý: ĐBSH có vị trí địa lý quan trọng, là cửa ngõ ở phía biển
Đông với thế giới, nối liền giữa hai khu vực phát triển năng động là Đông Nam
Á và Đông Bắc Á. ĐBSH có Thủ đô Hà Nội với các cơ quan Trung ương, các
trung tâm điều hành của nhiều tổ chức kinh tế lớn, nhiều cơ sở đào tạo, nghiên
cứu của quốc gia. Là nơi thuận tiện cho việc giao thông trên tất cả các loại
phương tiện. Đường hàng không có Sân bay quốc tế Nội Bài, Sân bay Cát Bi;
đường thủy có các cảng lớn như Cảng Hải Phòng, Cảng Cái Lân (Quảng Ninh),
Cảng Diêm Điền (Thái Bình); đường bộ có tuyến quốc lộ 1A xuyên Việt, quốc
lộ 5 nối Hà Nội với Hải Phòng, quốc lộ 18 nối Hà Nội - Bắc Ninh - Hải Dương;
đường sắt có Ga Hà Nội (Ga Hàng Cỏ) là đầu mối các tỉnh phía Bắc xuyên Việt.
Về đất đai: diện tích toàn vùng là 2.106.0 nghìn ha trên tổng số 33.096.7
nghìn ha cả nước. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 769.3 nghìn ha; diện
tích đất lâm nghiệp là 519.8 nghìn ha; diện tích đất chuyên dùng là 318.4 nghìn
ha; diện tích đất ở là 141.0 nghìn ha [Phụ lục 4]. Do có hệ thống sông ngòi dày
đặc, lượng phù sa bồi đắp lớn nên đất đai màu mỡ, phù hợp cho phát triển nông,
lâm nghiệp. ĐBSH được coi là vựa lúa thứ hai của cả nước (sau đồng bằng sông
Cửu Long). Đất đai luôn là vấn đề lớn, là một trong những lĩnh vực thường nảy
sinh nhiều vi phạm của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên, đối với khu vực ĐBSH
nội dung vi phạm liên quan đến vấn đề đất đai thể hiện khá rõ ở một số địa bàn
như Hà Nội, Quảng Ninh, Hải Phòng, Vĩnh Phúc, Thái Bình...
30
Về khí hậu: khí hậu của vùng ĐBSH được phân thành 4 mùa rõ ràng:
xuân, hạ, thu, đông. Trong đó nổi bật là mùa đông thời tiết khô hanh, mùa xuân
thời tiết mưa phùn, nhiệt độ không khí trung bình dao động trong khoảng từ 23 -
25oC. Điều kiện khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới phù hợp cho phát triển nông
nghiệp như lúa nước, các loại cây ngắn ngày như ngô, khoai, lạc, đậu tương...
khá phong phú và chất lượng tốt.
Về tài nguyên, khoáng sản: ở vùng ĐBSH có trữ lượng không lớn, ít
chủng loại. Đáng kể nhất là tài nguyên biển như Quảng Ninh, Hải Phòng, Nam
Định, Thái Bình tập trung phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Một số
đảo có cảnh quan tự nhiên rất đẹp như ở Quảng Ninh, Hải Phòng thuận lợi cho
phát triển du lịch, dịch vụ. Tài nguyên đất sét, tiêu biểu là đất sét trắng ở Hải
Dương làm nguyên liệu cho nghề sản xuất gốm sứ. Tài nguyên đá vôi như ở
Thủy Nguyên (Hải Phòng), Kim Môn (Hải Dương), Ninh Bình có trữ lượng khá
lớn làm nguyên liệu phục vụ phát triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Tài
nguyên nói chung trên toàn vùng có trữ lượng ít, nhưng riêng về tài nguyên than
nâu thì lại chiếm trữ lượng lớn nhất trên cả nước; tài nguyên sinh vật như động
vật, thực vật quý hiếm được bảo tồn ở vườn quốc gia Ba Vì (Hà Nội), Cát Bà
(Hải Phòng), rừng nguyên sinh Cúc Phương (Ninh Bình).
Về kinh tế: ĐBSH là vùng tập trung nhiều tỉnh, thành phố phát triển kinh
tế năng động ở khu vực phía Bắc và trên cả nước, như là Hà Nội, Quảng Ninh,
Hải Phòng, Bắc Ninh, Vĩnh Phúc. Cơ cấu kinh tế đang dần chuyển dịch từ sản
xuất nông nghiệp sang công nghiệp, dịch vụ. Về công nghiệp, vùng tập trung
nhiều nhà máy, xí nghiệp lớn, nhất là về cơ khí, sản xuất hàng tiêu dùng và chế
biến thực phẩm, hình thành nhiều khu, cụm kinh tế lớn như ở Hà Nội, Hải
Phòng, Bắc Ninh, Hải Dương, Vĩnh Phúc. Về nông nghiệp, vùng ĐBSH là vựa
lúa thứ hai của cả nước, với diện tích đất sử dụng cho nông nghiệp là 769.3
nghìn ha trên tổng số 2.106.0 nghìn ha toàn vùng [Phụ lục 4]. Chủ yếu là tập
trung vào ngành trồng trọt lúa nước. Về dịch vụ, ĐBSH là một trong những
trung tâm của cả nước, đặc biệt là Hà Nội, Quảng Ninh. Vùng là nơi diễn ra
nhiều hoạt động tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, du lịch của miền Bắc và
31
cả nước. ĐBSH cũng là nơi tập trung nhiều lao động, tính đến hết năm 2015 số
lao động từ 15 tuổi trở lên là 11.992.3 nghìn người trên tổng số 53.984.2 nghìn
người trên cả nước [Phụ lục 6], thể hiện nguồn lao động dồi dào phục vụ tốt cho
việc phát triển kinh tế trong toàn vùng.
Tuy vậy, ĐBSH gặp một số khó khăn như sự phát triển kinh tế không
đồng đều ở các tỉnh. Kinh tế chủ yếu vẫn là sản xuất nông nghiệp, các ngành sản
xuất được áp dụng công nghệ hiện đại còn ít, kết quả chưa cao. Việc kinh tế phát
triển không đồng đều dẫn đến sự chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông
thôn còn lớn, đời sống của người dân ở nông thôn vẫn còn rất nhiều khó khăn.
Về dân cư: Dân số ở khu vực ĐBSH khoảng 21 triệu người chiếm khoảng
22,8% tổng dân số cả nước. Mật độ dân số trung bình toàn vùng là 994
người/km2 (cao hơn mật độ trung bình của cả nước là 277 người/km2). Dân cư
tập trung rất đông ở thành phố Hà Nội với 7.216.000 người chiếm 34,5% tổng
dân số toàn vùng, mật độ dân số ở thành phố Hà Nội là đông nhất 2.171
người/km2, mật độ dân số thấp nhất toàn vùng là Quảng Ninh với 199 người/km2
[Phụ lục 5]. ĐBSH tập trung đông dân cư, lại có nhiều tộc người cùng sinh sống
như Kinh, Tày, Nùng, Mường, Dao..., có nhiều tôn giáo khác nhau nhưng chủ
yếu là Phật giáo và Thiên chúa giáo, tập trung chủ yếu ở các tỉnh ven biển như
Nam Định, Thái Bình, Ninh Bình. Các tỉnh, thành phố ở ĐBSH có mặt bằng dân
trí cao, nhất là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh. ĐBSH cũng là nơi tập trung
nhiều trường đại học, cao đẳng, các cơ sở nghiên cứu khoa học có chất lượng và
uy tín. Các cơ sở đào tạo này đã và đang cung cấp nguồn nhân lực chất lượng
cao cho cả hệ thống chính trị, trong đó có các cơ quan của Đảng nói chung và
UBKT các cấp nói riêng.
Dân số đông, mật độ dân số cao trên toàn vùng nhưng lại phân bổ không
đồng đều; dân trí cao nhưng lại tập trung ở các tỉnh và thành phố lớn đã gây không
ít khó khăn, trở ngại cho việc phát triển kinh tế, xã hội trong toàn khu vực.
Về văn hóa - xã hội: ĐBSH là nơi lưu giữ và phát triển nhiều giá trị văn
hóa vật chất và tinh thần phong phú, nhiều loại hình văn hóa độc đáo. Văn hóa
phi vật thể như: tuồng, chèo, hát dân ca... đặc biệt, nhân dân vùng ĐBSH có lối
32
sống gắn bó chặt chẽ với văn hóa làng, xã. Nhiều lễ hội truyền thống được bảo
tồn như lễ hội Yên Tử (Quảng Ninh); lễ hội Phủ Dầy (Nam Định); hội Lim
(Bắc Ninh)..., nơi đây có sự giao thoa văn hóa giữa các tôn giáo, cụ thể là Phật
giáo và Thiên chúa giáo nhưng lại ít xảy ra mâu thuẫn, xung đột văn hóa. Bên
cạnh đó vẫn còn những tục lệ, lối sống, cách hành xử trong các lễ hội không
còn phù hợp đối với đời sống văn hóa - xã hội hiện nay như: mê tín, dị đoan;
tranh cướp lộc sau những lễ hội; lối suy nghĩ phép vua thua lệ làng vẫn còn
xuất hiện. Điều này ảnh hưởng đến lối sống, phong cách làm việc của chính đội
ngũ cán bộ, đảng viên trong vùng; là một trong những nguyên nhân của những
hạn chế, khuyết điểm, thậm chí là vi phạm của cán bộ, đảng viên khi thực hiện
nhiệm vụ được giao.
Về quốc phòng, an ninh: ĐBSH có vị trí quan trọng về quốc phòng, an
ninh, có Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa lớn, là trái tim
của cả nước. Một số tỉnh, thành phố giáp biển Đông như Hải Phòng, Thái Bình,
Nam Định, Ninh Bình, Quảng Ninh, trong đó Tỉnh Quảng Ninh có biên giới giáp
Trung Quốc cả đường bộ và đường biển. Tình hình quốc phòng, an ninh ở khu
vực ĐBSH cơ bản được đảm bảo, ổn định. Tuy nhiên, ở một số nơi xuất hiện
tình trạng phức tạp về an nin trật tự, nhất là về giải phóng mặt bằng; lợi dụng tự
do tín ngưỡng, tôn giáo để kích động gây chia rẽ cục bộ; tệ nạn tham nhũng, lãng
phí, quan liêu của một bộ phận nhỏ cán bộ, đảng viên làm giảm niềm tin, ảnh
hưởng đến uy tín của Đảng và Nhà nước.
2.1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của tỉnh ủy, thành ủy ở đồng
bằng sông Hồng
Căn cứ quy định của Điều lệ Đảng; Quy định số 30-QĐ/TW, ngày
26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương quy định thi hành Chương VII và
Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng; trên
cơ sở thực tiễn các tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH cho thấy chức năng, nhiệm vụ, đặc
điểm của tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH như sau:
- Chức năng: Ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố (sau đây gọi tắt là
tỉnh ủy, thành ủy) là cơ quan lãnh đạo giữa hai nhiệm kỳ, do đại hội đại biểu
33
đảng bộ tỉnh, thành phố bầu ra, họp thường kỳ ba tháng một lần, họp bất thường
khi cần. Tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH thực hiện hai chức năng cơ bản:
Thứ nhất, chức năng lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện mọi hoạt động
của đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương theo quy định của Đảng, pháp
luật của Nhà nước.
Thứ hai, tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo, xây dựng nội bộ đảng bộ trong sạch,
vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức; chỉ đạo xây dựng các tổ
chức đảng và đảng viên thuộc thẩm quyền quản lý ngày càng vững mạnh.
- Nhiệm vụ lãnh đạo CTKT: Tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH thực hiện các
nhiệm vụ cơ bản sau: Thứ nhất, tỉnh ủy, thành ủy lãnh đạo, tổ chức triển khai,
quán triệt Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng, của cấp ủy cấp trên và cấp
mình về CTKT. Thứ hai, xây dựng và chỉ đạo các cơ quan tham mưu, giúp việc
của cấp ủy cùng cấp và cấp ủy thuộc phạm vi quản lý xây dựng chương trình, kế
hoạch KT; phân công cấp ủy viên, các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy
cùng cấp thực hiện CTKT, GS. Lãnh đạo, chỉ đạo các tổ chức đảng trong đảng
bộ và UBKT thực hiện nhiệm vụ CTKT, là cơ sở để cấp ủy tổ chức thực hiện
CTKT của mình. Thứ ba, ban hành các văn bản theo thẩm quyền để các tổ chức
đảng thực hiện nhiệm vụ KT và để các đoàn thể chính trị - xã hội, nhân dân tham
gia KT. Thứ tư, ban hành và chỉ đạo thực hiện các quy định, quy chế phối hợp
giữa UBKT với các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy; giữa các cơ quan
tham mưu, giúp việc của cấp ủy với ban cán sự đảng, đảng đoàn hoặc phối hợp
với các cơ quan liên quan để thực hiện tốt CTKT của Đảng. Thứ năm, thường
xuyên nghe báo cáo tình hình và chỉ đạo việc thực hiện nhiệm vụ KT, giải quyết
những kiến nghị của các tổ chức đảng cấp dưới; định kỳ sơ kết, tổng kết về
CTKT. Thứ sáu, lãnh đạo, chỉ đạo về tổ chức, hoạt động của UBKT, cơ quan
UBKT, về xây dựng đội ngũ cán bộ KT. Thứ bẩy, lãnh đạo, chỉ đạo việc tuyên
truyền, phổ biến CTKT, GS, KL đảng cho toàn thể cán bộ, đảng viên và nhân
dân hiểu, thực hiện nghiêm túc các quy định, hướng dẫn về công tác này trong
thực tiễn. Thứ tám, đề xuất, kiến nghị với Trung ương Đảng và Nhà nước về
34
những vấn đề cần bổ sung, sửa đổi hoặc ban hành mới một số văn bản về công
tác xây dựng đảng (trong đó có CTKT của Đảng) và pháp luật Nhà nước.
- Thực hiện nhiệm vụ CTKT: Tỉnh ủy, thành ủy tổ chức thực hiện nhiệm
vụ KT tổ chức đảng, đảng viên thuộc phạm vi quản lý chấp hành các nội dung cơ
bản sau: Thứ nhất, KT các tổ chức đảng, đảng viên trong việc chấp hành Cương
lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, chủ trương, nghị quyết của Đảng, của cấp ủy cấp
trên và cấp mình; KT việc chấp hành pháp luật của Nhà nước. Thứ hai, KT việc
chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ, các nguyên tắc tổ chức và hoạt động
còn lại đã được quy định trong Điều lệ Đảng; KT việc tổ chức đảng, đảng viên
chấp hành quy chế làm việc, chế độ công tác, việc thực hiện dân chủ trong Đảng
và giữ gìn đoàn kết nội bộ. Thứ ba, KT việc lãnh đạo, chỉ đạo thực hành tiết
kiệm; phòng, chống tham nhũng, lãng phí; việc rèn luyện phẩm chất, đạo đức, lối
sống của cán bộ, đảng viên trong toàn đảng bộ. Thứ tư, KT việc lãnh đạo, chỉ
đạo và tổ chức thực hiện cải cách hành chính, cải cách tư pháp. Thứ năm, KT
việc lãnh đạo, chỉ đạo các cơ quan bảo vệ pháp luật trong công tác điều tra, truy
tố, xét xử, thi hành án. Thứ sáu, KT việc tuyển dụng, quy hoạch, luân chuyển,
đào tạo, đề bạt, bố trí, sử dụng cán bộ; việc khen thưởng, kỷ luật cán bộ. Thứ
bẩy, KT việc lãnh đạo, chỉ đạo và giải quyết khiếu nại, tố cáo của đảng viên và
nhân dân trên địa bàn thuộc thẩm quyền cấp mình lãnh đạo và quản lý. Thứ tám,
KT việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao của người đứng đầu tổ chức
đảng, nhà nước, mặt trận và các đoàn thể nhân dân. Thứ chín, đối với cá nhân
đảng viên, cấp ủy KT việc thực hiện nhiệm vụ đảng viên.
- Đặc điểm của tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH: Qua nghiên cứu các tài liệu,
báo cáo và khảo sát thực tế có thể thấy các tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH có một số
đặc điểm sau:
Thứ nhất, tổ chức bộ máy của các tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH ngày càng
được hoàn thiện, nhất là sau đại hội Đảng các cấp các tỉnh ủy, thành ủy đã bầu
được ban chấp hành, ban thường vụ, bí thư và các phó bí thư theo đúng quy
định, cơ bản đảm bảo về số lượng, chất lượng và cơ cấu. Các cơ quan tham mưu
của tỉnh ủy, thành ủy được kiện toàn theo đúng quy định, cụ thể có đầy đủ: văn
35
phòng tỉnh ủy; ban tổ chức tỉnh ủy; cơ quan ủy ban kiểm tra; ban tuyên giáo; ban
dân vận; ban nội chính.
Thứ hai, chất lượng đội ngũ tỉnh ủy, thành ủy viên ngày càng được nâng
lên, đảm bảo được yêu cầu, nhiệm vụ công tác. Tính đến đại hội đại biểu các cấp
tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, toàn khu vực ĐBSH đã bầu được
615 tỉnh ủy, thành ủy viên trong đó số tỉnh ủy viên là 484 đồng chí; thành ủy
viên là 131 đồng chí. Trong tổng số 484 tỉnh ủy viên có: 428 đồng chí là nam
giới chiếm 88,4%, 56 đồng chí là nữ giới chiếm 11,57%; 21 đồng chí từ 35 tuổi
đến 44 tuổi chiếm 4,34%, 188 đồng chí từ 45 tuổi đến 54 tuổi chiếm 38,84%,
265 đồng chí từ 55 tuổi đến 60 tuổi chiếm 54,75%; về trình độ chuyên môn có
316 đồng chí đạt trình độ đại học chiếm 65,29%, 166 đồng chí đạt trình độ sau
đại học chiếm 34,29%; về trình độ lý luận chính trị có 282 đồng chí đạt trình độ
cử nhân chính trị chiếm 58,26%, 199 đồng chí đạt trình độ cao cấp lý luận chính
trị chiếm 41,11% [Phụ lục 9].
Thứ ba, các tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH tính đến hết tháng 10/2017 có tổng
số 217 đảng bộ trực thuộc; 10.833 tổ chức cơ sở đảng; và 1.253.785 đảng viên
[Phụ lục 8]. Cụ thể như sau:
Tỉnh ủy Ninh Bình có 13 đảng bộ trực thuộc (trong đó có 3 ban cán sự
đảng); có 735 tổ chức sơ sở đảng (trong đó có 250 đảng bộ cơ sở, 475 chi bộ cơ
sở); có 6 đảng bộ bộ phận; 3.144 chi bộ trực thuộc, 3 thôn chưa có chi bộ. Tổng
số đảng viên là 68.553 đồng chí [Phụ lục 8].
Tỉnh ủy Hưng Yên có 14 đảng bộ trực thuộc; có 597 tổ chức sơ sở đảng
(trong đó có 307 đảng bộ cơ sở, 290 chi bộ cơ sở); có 13 đảng bộ bộ phận; 2.797
chi bộ trực thuộc. Tổng số đảng viên là 66.528 đồng chí [Phụ lục 8].
Tỉnh ủy Vĩnh Phúc có 14 đảng bộ trực thuộc (trong đó có 9 đảng bộ
huyện); có 643 tổ chức sơ sở đảng (trong đó có 266 đảng bộ cơ sở, 475 chi bộ cơ
sở). Tổng số đảng viên là 64.941 đồng chí [Phụ lục 8].
Tỉnh ủy Hà Nam có 10 đảng bộ trực thuộc (trong đó có 6 đảng bộ huyện,
thành phố; 2 đảng bộ khối cơ quan tỉnh, khối doanh nghiệp; 2 đảng bộ lực lượng
36
vũ trang); có 586 tổ chức sơ sở đảng; 2.535 chi bộ trực thuộc cơ sở. Tổng số
đảng viên là 49.654 đồng chí [Phụ lục 8].
Tỉnh ủy Nam Định có 16 đảng bộ trực thuộc (trong đó có 9 đảng bộ
huyện, 1 đảng bộ thành phố, 6 đảng bộ khác); có 1.045 tổ chức sơ sở đảng; 5.673
chi bộ trực thuộc cơ sở. Tổng số đảng viên là 107.882 đồng chí [Phụ lục 8].
Tỉnh ủy Thái Bình có 13 đảng bộ trực thuộc (trong đó có 8 đảng bộ
huyện, thành phố; 2 đảng bộ khối; 3 đảng bộ khác); có 770 tổ chức sơ sở đảng
(trong đó có 475 đảng bộ cơ sở, 295 chi bộ cơ sở); 4.455 chi bộ trực thuộc cơ sở.
Tổng số đảng viên là 104.000 đồng chí [Phụ lục 8].
Tỉnh ủy Hải Dương có 16 đảng bộ trực thuộc; có 786 tổ chức sơ sở đảng
(trong đó có 301 chi bộ cơ sở); 4.496 chi bộ trực thuộc cơ sở. Tổng số đảng viên
là 104.277 đồng chí [Phụ lục 8].
Tỉnh ủy Bắc Ninh có 13 đảng bộ trực thuộc (trong đó có 6 đảng bộ huyện,
1 đảng bộ thành phố; 1 đảng bộ thị xã); có 620 tổ chức sơ sở đảng; 1.925 chi bộ
trực thuộc cơ sở. Tổng số đảng viên là 53.764 đồng chí [Phụ lục 8].
Tỉnh ủy Quảng Ninh có 21 đảng bộ trực thuộc (trong đó có 8 đảng bộ
huyện, 4 đảng bộ thành phố, 2 đảng bộ thị xã, 7 đảng bộ tương đương); có 805 tổ
chức sơ sở đảng; 5.099 chi bộ trực thuộc cơ sở. Tổng số đảng viên là 95.000
đồng chí [Phụ lục 8].
Thành ủy Hà Nội có 59 đảng bộ trực thuộc (trong đó có 30 đảng bộ quận,
huyện, thị xã; 27 đảng bộ khối; 2 đảng bộ cơ sở trực thuộc Thành ủy); có
2.820 tổ chức sơ sở đảng. Tổng số đảng viên là 420.790 đồng chí [Phụ lục 8].
Thành ủy Hải Phòng có 28 đảng bộ trực thuộc; có 1.436 tổ chức sơ sở
đảng. Tổng số đảng viên là 118.396 đồng chí [Phụ lục 8].
2.1.2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy,
thành ủy; nguyên tắc, cơ cấu tổ chức của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy
ở đồng bằng sông Hồng
2.1.2.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy,
thành ủy ở đồng bằng sông Hồng
Căn cứ quy định của Điều lệ Đảng; Quy định số 30-QĐ/TW, ngày
26/7/2016 của Ban Chấp hành Trung ương quy định thi hành Chương VII và
37
Chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật của Đảng; trên
cơ sở quy chế làm việc của các UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH cho thấy chức
năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH như sau:
- Chức năng: UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH do ban chấp hành cùng
cấp bầu ra giúp cấp ủy thực hiện nhiệm vụ CTKT, GS và KL của Đảng; là cơ
quan KT, GS chuyên trách của ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố. UBKT
tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH có hai chức năng cơ bản sau: Thứ nhất, thực hiện
nhiệm vụ và quyền hạn được quy định trong Điều lệ Đảng. Thứ hai, tham mưu,
giúp việc cho cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy cùng cấp lãnh đạo, chỉ đạo và thực
hiện nhiệm vụ CTKT, GS và thi hành KL Đảng.
- Nhiệm vụ: UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH thực hiện sáu nhiệm vụ cơ
bản sau: Thứ nhất, thực hiện các nhiệm vụ CTKT, GS, KL đảng do Điều lệ Đảng
quy định theo Điều 32, Điều lệ Đảng. Thứ hai, UBKT chủ trì phối hợp với các
cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp tham mưu, giúp cấp ủy thực
hiện lãnh đạo CTKT, GS và tổ chức thực hiện nhiệm vụ KT, GS các tổ chức
đảng và đảng viên chấp hành Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ
thị của Đảng; xem xét, xử lý KL và giải quyết tố cáo, khiếu nại KL đảng. Thứ
ba, tham gia các cuộc KT, GS do cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy, các cơ quan
tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp chủ trì. Qua KT, GS nếu phát hiện có
vi phạm đến mức phải KL thì xử lý theo thẩm quyền hoặc đề nghị cấp ủy, ban
thường vụ cấp ủy xem xét, quyết định. Thứ tư, cùng các cơ quan tham mưu, giúp
việc của cấp ủy cùng cấp tham mưu, giúp cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy kết luận
các cuộc KT, đánh giá các cuộc GS; sơ kết, tổng kết việc thực hiện CTKT, GS;
theo dõi, đôn đốc việc thực hiện các kết luận KT, thông báo kết quả GS, quyết
định của cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy sau các cuộc KT, GS. Phối hợp với văn
phòng cấp ủy giúp cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy lập và nộp lưu hồ sơ. Thứ năm,
hướng dẫn các cơ quan tham mưu, giúp việc của cấp ủy cùng cấp, ban cán sự
đảng, đảng đoàn và cấp ủy, tổ chức đảng cấp dưới về CTKT, GS và KL đảng;
chỉ đạo, hướng dẫn, KT, GS đối với UBKT cấp dưới về nghiệp vụ, kiện toàn
38
UBKT, tổ chức bộ máy cơ quan UBKT, xây dựng đội ngũ cán bộ KT. Thứ sáu,
thực hiện tuyên truyền, phổ biến CTKT, GS, KL đảng.
- Quyền hạn: UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH có những quyền cơ bản
như sau: Thứ nhất, UBKT được cử thành viên của mình và cán bộ của cơ quan
UBKT tỉnh ủy, thành ủy đến tổ chức đảng và các đơn vị để thực hiện nhiệm vụ
KT, GS; được tham dự các cuộc họp cấp ủy, ban thường vụ cấp ủy thuộc tỉnh ủy,
thành ủy quản lý để bàn về công tác XDĐ, CTKT, GS hoặc những công việc
khác có liên quan đến CTKT, GS. Thứ hai, khi tiến hành CTKT, GS, UBKT có
quyền yêu cầu tổ chức đảng và đảng viên báo cáo tình hình, cung cấp tài liệu về
những vấn đề có liên quan đến nội dung KT, GS; yêu cầu các tổ chức đảng có
liên quan phối hợp trong CTKT, GS. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ KT,
GS nếu phát hiện tổ chức đảng hoặc đảng viên có những quyết định hoặc việc
làm có dấu hiệu sai trái với Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ
thị, quy định của Đảng thì UBKT được quyền yêu cầu tổ chức đảng hoặc đảng
viên xem xét lại quyết định hoặc việc làm đó; đồng thời thông báo hoặc báo cáo
kịp thời với cấp có thẩm quyền để giải quyết. Thứ ba, UBKT tỉnh ủy, thành ủy
chủ trì phối hợp với ban tổ chức, văn phòng và các cơ quan liên quan giúp tỉnh
ủy, thành ủy theo dõi việc thực hiện quy chế làm việc của tỉnh ủy, thành ủy và
quy chế làm việc của UBKT tỉnh ủy, thành ủy. Thứ tư, UBKT tỉnh ủy, thành ủy
tổ chức thực hiện các quyết định về tổ chức, bộ máy, biên chế, cán bộ của cơ
quan UBKT theo quyết định của ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy; ban hành quy
chế làm việc của cơ quan UBKT tỉnh ủy, thành ủy.
2.1.2.2. Cơ cấu tổ chức, nguyên tắc tổ chức và làm việc của ủy ban kiểm
tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng
- Về cơ cấu tổ chức:
Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH có số lượng từ 9 đến 11 ủy
viên, riêng Hà Nội số lượng từ 13 đến 15 ủy viên: các ủy viên chuyên trách gồm
chủ nhiệm, từ 2 đến 3 phó chủ nhiệm và một số ủy viên, trong đó có 1 ủy viên
ban thường vụ cấp ủy làm chủ nhiệm và 1 cấp ủy viên làm phó chủ nhiệm
thường trực (riêng Ủy ban kiểm tra Thành ủy Hà Nội không quá 5 phó chủ
39
nhiệm); ủy viên kiêm chức (gồm trưởng ban hoặc phó trưởng ban tổ chức của
cấp ủy và chánh thanh tra tỉnh, thành phố). Chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và các
thành viên của UBKT phải được cấp ủy cấp trên trực tiếp chuẩn y. Trong trường
hợp điều động chủ nhiệm UBKT sang công tác khác phải được cấp ủy cấp trên
trực tiếp đồng ý, khi thay đổi phó chủ nhiệm hoặc ủy viên UBKT thì cấp ủy hoặc
thường vụ phải trao đổi với UBKT cấp trên trực tiếp trước khi thực hiện.
- Về đội ngũ ủy viên:
Trong nhiệm kỳ 2005 - 2010, số lượng ủy viên UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở
ĐBSH là 109 đồng chí [Phụ lục 10].
Trong nhiệm kỳ 2010 - 2015, số lượng ủy viên UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở
ĐBSH là 113 đồng chí [Phụ lục 10].
Trong nhiệm kỳ 2015 - 2020 hiện nay, số lượng ủy viên UBKT tỉnh ủy,
thành ủy ở ĐBSH là 118 đồng chí. Trong đó, Hà Nội bầu được 14 đồng chí;
Vĩnh Phúc, Hưng Yên, Thái Bình, Ninh Bình cùng bầu được 11 đồng chí; Hải
Dương, Quảng Ninh cùng bầu được 10 đồng chí, Hải Phòng, Bắc Ninh, Nam
Định, Hà Nam cùng bầu được 9 đồng chí [Phụ lục 10]. Bảo đảm bầu đúng số
lượng theo quy định của Trung ương.
- Về nguyên tắc tổ chức:
Việc thành lập UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH phải tuân thủ theo
nguyên tắc tập trung dân chủ; tuân thủ quy chế bầu cử trong Đảng và các quy
định khác có liên quan của Đảng. UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH do cấp ủy
cùng cấp bầu ra gồm một số đồng chí trong ban chấp hành và một số đồng chí
ngoài ban chấp hành đảng bộ tỉnh, thành phố. Việc bầu UBKT được tiến hành
theo trình tự: bầu ủy viên UBKT trước, sau đó bầu chủ nhiệm UBKT trong số ủy
viên UBKT. Phó chủ nhiệm UBKT do UBKT bầu trong số ủy viên UBKT.
Nhiệm kỳ của UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH được tính theo nhiệm kỳ của
cấp ủy cùng cấp (nhiệm kỳ 5 năm). UBKT khóa mới được điều hành công việc
ngay sau khi được bầu và nhận bàn giao từ UBKT khóa trước, chủ nhiệm UBKT
được ký ban hành các văn bản ngay sau khi được bầu.
40
- Về nguyên tắc làm việc:
Thứ nhất, UBKT tỉnh ủy, thành ủy làm việc dưới sự lãnh đạo của tỉnh
ủy, thành ủy; dưới sự chỉ đạo trực tiếp và thường xuyên của ban thường vụ tỉnh
ủy, thành ủy (tuy nhiên, trong trường hợp UBKT có ý kiến khác với kết luận,
quyết định của thường vụ thì UBKT phải chấp hành kết luận, quyết định đó;
nhưng có quyền báo cáo ban chấp hành, báo cáo và xin ý kiến chỉ đạo của
UBKT Trung ương).
Thứ hai, UBKT thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, làm việc theo chế
độ tập thể, quyết định theo đa số bằng phiếu kín. UBKT có thể ủy quyền cho tập
thể thường trực ủy ban (nơi có từ 2 phó chủ nhiệm trở lên) quyết định một số vấn
đề cụ thể (theo quy chế làm việc của UBKT và quy định chế độ làm việc của cơ
quan UBKT). Thường trực UBKT gồm chủ nhiệm và các phó chủ nhiệm.
Thứ ba, khi tiến hành CTKT, GS nếu tổ chức đảng, đảng viên thấy có vấn
đề cần tham gia ý kiến thì phản ánh kịp thời với UBKT; không được gây khó
khăn, trở ngại cho việc KT, GS.
Thứ tư, khi báo cáo ban chấp hành, ban thường vụ thì UBKT phải báo cáo
đầy đủ những ý kiến của tổ chức đảng, đảng viên về những vấn đề có liên quan,
kể cả những ý kiến khác với ý kiến của UBKT để ban chấp hành, ban thường vụ
xem xét, quyết định.
Thứ năm, tổ chức đảng cấp dưới, đảng viên có liên quan chấp hành
nghiêm túc các quyết định, kết luận, thông báo của UBKT về CTKT, GS của
Đảng. Trường hợp có ý kiến khác thì được quyền khiếu nại, báo cáo với ban
thường vụ xem xét, quyết định.
2.1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của cơ
quan ủy ban kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng
Căn cứ quy định của Điều lệ Đảng; Quy định số 219-QĐ/TW, ngày
27/12/2013 của Ban Bí thư quy định về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ
quan chuyên trách tham mưu, giúp việc tỉnh ủy, thành ủy cho thấy chức năng,
nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH như sau:
41
2.1.3.1. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan ủy ban kiểm tra
tỉnh ủy, thành ủy ở đồng bằng sông Hồng
- Chức năng: Cơ quan UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH có hai chức năng
cơ bản sau: Thứ nhất, cơ quan UBKT là cơ quan tham mưu, giúp UBKT tỉnh ủy,
thành ủy thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn về CTKT, GS và thi hành KL đảng
trong đảng bộ tỉnh, thành phố theo quy định của Điều lệ Đảng; thực hiện các
nhiệm vụ do tỉnh ủy, thành ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy giao. Thứ hai, cơ
quan UBKT là cơ quan chuyên môn, nghiệp vụ về CTKT, GS và thi hành KL
đảng của tỉnh ủy, thành ủy.
- Nhiệm vụ: Để thực hiện tốt chức năng của mình, cơ quan UBKT tỉnh ủy,
thành ủy cần thực hiện tốt những nhiệm vụ cơ bản sau:
Trong nghiên cứu, đề xuất: Cơ quan UBKT có nhiệm vụ tham mưu, giúp
việc cho tỉnh ủy, thành ủy, cho UBKT tỉnh ủy, thành ủy trong xây dựng dự thảo
chương trình, kế hoạch KT, GS trong cả nhiệm kỳ và hằng năm; dự thảo các
nghị quyết, quyết định, chỉ thị, quy định, quy chế, kết luận của tỉnh ủy, thành ủy,
ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy về CTKT, GS của tỉnh ủy, thành ủy. Tham mưu
cho cấp ủy, UBKT tổ chức thực hiện các nhiệm vụ KT, GS đối với tổ chức đảng,
đảng viên theo quy định tại Điều 30 và Điều 32 Điều lệ Đảng; giúp tỉnh ủy,
thành ủy, ban thường vụ tỉnh ủy, thành ủy, UBKT tỉnh ủy, thành ủy thành lập
các đoàn KT giải quyết tố cáo, khiếu nại KL đảng; xem xét, xử lý KL tổ chức
đảng và đảng viên vi phạm theo thẩm quyền; tổ chức thực hiện chương trình, kế
hoạch KT, GS của tỉnh ủy, thành ủy, của UBKT tỉnh ủy, thành ủy. Đề xuất ý
kiến đóng góp vào sự lãnh đạo, chỉ đạo chung của tỉnh ủy, thành ủy, ban thường
vụ tỉnh ủy, thành ủy về CTKT, GS và thi hành KL trong đảng bộ. Cơ quan
UBKT phải thường xuyên, chủ động tiến hành công tác sơ kết, tổng kết hoạt
động CTKT, GS.
Trong hướng dẫn, thực hiện CTKT, GS: Cơ quan UBKT giúp UBKT tỉnh
ủy, thành ủy hướng dẫn; KT, GS các cấp ủy, tổ chức đảng các cấp và đảng viên
trong đảng bộ tỉnh thực hiện nhiệm vụ CTKT, GS và thi hành KL đảng; giúp
UBKT tỉnh ủy, thành ủy chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ CTKT, GS, thi hành KL
42
đảng cho UBKT và tổ chức đảng cấp dưới; tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ cho
cán bộ làm KT cấp dưới. Tham mưu cho cấp ủy, UBKT thực hiện nhiệm vụ KT,
GS các tổ chức đảng, UBKT cấp dưới thực hiện CTKT, GS và thi hành KL trong
Đảng. Tổ chức thực hiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBKT theo Điều
lệ Đảng quy định; quy chế làm việc, chương trình CTKT, GS hằng năm.
Trong thẩm định, thẩm t...ng đối tượng kiểm tra
233 44.2 44.6 44.6
Chính xác, khách quan,
toàn diện
93 17.6 17.8 62.3
Tác dụng giáo dục cao 116 22.0 22.2 84.5
Ban hành và chỉ đạo kịp
thời
81 15.4 15.5 100.0
Có lựa
chọn
Tổng số 523 99.2 100.0
Không lựa chọn 4 .8
Tổng số 527 100.0
190
Câu 5. Đồng chí đánh giá như thế nào về việc chấp hành kết luận
kiểm tra của ủy ban kiểm tra?
Bảng 2.10. Đánh giá việc chấp hành kết luận KT
Đánh giá của Đ/c về chấp hành kết luận của UBKT
Số lựa
chọn
%/tổng
số
%/số lựa
chọn
% tích
lũy
Thực hiện kịp thời,
nghiêm túc
104 19.7 19.9 19.9
Thực hiện nghiêm túc 121 23.0 23.1 43.0
Thực hiện nghiêm túc
nhưng còn hạn chế
268 50.9 51.2 94.3
Chưa nghiêm túc 30 5.7 5.7 100.0
Có lựa
chọn
Tổng số 523 99.2 100.0
Không lựa chọn 4 .8
Tổng số 527 100.0
191
Câu 6. Để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của ủy ban kiểm
tra, theo đồng chí cần làm gì?
Bảng 2.11. Một số yếu tố nâng cao chất lượng CTKT của UBKT
STT Để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra
Số
lượng
Xếp
hạng
1
Nâng cao chất lượng ban hành các văn bản lãnh đạo, chỉ
đạo công tác kiểm tra
272 5
2
Tăng cường tổ chức quán triệt, tuyên truyền các nghị
quyết, chỉ thị, hướng dẫn về công tác kiểm tra
276 4
3
Thường xuyên kiện toàn bộ máy, bổ sung cán bộ, tập
huấn nghiệp cho cán bộ cơ quan uỷ ban kiểm tra
306 3
4 Phát huy dân chủ trong Đảng 313 2
5
Tạo cơ chế cho các tổ chức xã hội và nhân dân tham gia
giám sát, phản biện về công tác kiểm tra
314 1
(1) Tạo cơ chế cho các tổ chức xã hội và nhân dân tham gia GS, phản
biện về CTKT
Số lựa chọn %/tổng số %/số lựa chọn % tích lũy
Có 314 59.6 64.3 64.3
Không 174 33.0 35.7 100.0
Có lựa
chọn
Tổng số 488 92.6 100.0
Không lựa chọn 39 7.4
Tổng số 527 100.0
(2) Phát huy dân chủ trong Đảng
Số lựa chọn %/tổng số %/số lựa chọn % tích lũy
Có 313 59.4 63.9 63.9
Không 177 33.6 36.1 100.0
Có lựa
chọn
Tổng số 490 93.0 100.0
Không lựa chọn 37 7.0
Tổng số 527 100.0
192
(3) Kiện toàn bộ máy, bổ sung, tập huấn cho cán bộ cơ quan UBKT
Số lựa chọn %/tổng số %/số lựa chọn % tích lũy
Có 306 58.1 64.8 64.8
Không 166 31.5 35.2 100.0
Có lựa
chọn
Tổng số 472 89.6 100.0
Không lựa chọn 55 10.4
Tổng số 527 100.0
(4) Quán triệt, tuyên truyền các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn về CTKT
Số lựa chọn %/tổng số %/số lựa chọn % tích lũy
Có 276 52.4 58.7 58.7
Không 194 36.8 41.3 100.0
Có lựa
chọn
Tổng số 470 89.2 100.0
Không lựa chọn 57 10.8
Tổng số 527 100.0
(5) Nâng cao chất lượng ban hành văn bản lãnh đạo, chỉ đạo CTKT
Số lựa chọn %/tổng số %/số lựa chọn % tích lũy
Có 272 51.6 57.9 57.9
Không 198 37.6 42.1 100.0
Có lựa
chọn
Tổng số 470 89.2 100.0
Không lựa chọn 57 10.8
Tổng số 527 100.0
193
Phụ lục 4
BẢNG THỐNG KÊ VỀ ĐẤT ĐAI
CÁC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG NĂM 2015
Đất đai (đơn vị: Nghìn ha)
TT
Tỉnh,
thành phố Tổng
diện tích
Đất nông
nghiệp
Đất lâm
nghiệp
Đất chuyên
dùng
Đất ở
1 Hà Nội 332.4 150.7 24.3 70.5 36.5
2 Hải Phòng 152.7 49.3 19.7 27.5 13.9
3 Hải Dương 165.6 84.4 10.9 30.8 15.7
4 Bắc Ninh 82.3 42.0 0.6 18.1 10.0
5 Vĩnh Phúc 123.8 50.0 32.4 18.7 8.7
6 Hưng Yên 92.6 53.0 18.0 10.0
7 Thái Bình 157.1 93.1 1.4 28.9 13.1
8 Nam Định 165.3 93.3 4.3 25.7 11.0
9 Hà Nam 86.2 42.8 6.3 16.5 5.8
10 Ninh Bình 137.8 61.3 28.4 20.5 6.3
11 Quảng Ninh 610.2 49.4 391.5 43.2 10.0
Tổng số toàn vùng 2.106.0 769.3 519.8 318.4 141.0
Tổng số cả nước 33.096.7 10.231.7 15.845.2 1.904.6 702.3
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015 [102]
Phụ lục 5
BẢNG THỐNG KÊ VỀ DIỆN TÍCH, DÂN SỐ
CÁC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG NĂM 2015
TT
Tỉnh,
thành phố
Diện tích (km2)
Dân số
trung bình
(nghìn người)
Mật độ dân số
(người/km2)
1 Hà Nội 3.324.5 7.216.0 2.171
2 Hải Phòng 1.527.4 1.963.3 1.285
3 Hải Dương 1.656.0 1.774.5 1.072
4 Bắc Ninh 822.7 1.154.7 1.404
5 Vĩnh Phúc 1.237.5 1.054.5 852
6 Hưng Yên 926.0 1.164.4 1.257
7 Thái Bình 1.570.8 1.789.2 1.139
8 Nam Định 1.653.2 1.850.6 1.119
9 Hà Nam 862.0 802.7 931
10 Ninh Bình 1.377.6 944.4 686
11 Quảng Ninh 6.102.3 1.211.3 199
Tổng số toàn vùng 21.060.0 20.925.5 994
Cả nước 330.966.9 91.713.3 277
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015 [102]
194
Phụ lục 6
BẢNG THỐNG KÊ VỀ LAO ĐỘNG TỪ 15 TUỔI TRỞ LÊN
Ở CÁC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG NĂM 2015
Đơn vị tính: nghìn người
TT Tỉnh, thành phố 2010 2012 2013 2014 2015
1 Hà Nội 3.581.3 3.702.5 3.799.6 3.832.4 3.820.9
2 Hải Phòng 1.062.7 1.089.0 1.125.6 1.127.7 1.128.1
3 Hải Dương 1.048.1 1.060.6 1.077.0 1.049.5 1.037.5
4 Bắc Ninh 612.1 625.3 642.1 658.2 661.7
5 Vĩnh Phúc 606.8 607.2 613.2 631.2 631.4
6 Hưng Yên 689.1 702.0 708.3 705.0 702.4
7 Thái Bình 1.109.3 1.113.1 1.103.6 1.115.3 1.110.8
8 Nam Định 1.070.1 1.112.1 1.145.4 1.157.8 1.150.5
9 Hà Nam 476.7 469.2 473.7 472.4 472.1
10 Ninh Bình 537.6 553.4 584.1 585.8 584.5
11 Quảng Ninh 659.6 691.9 711.4 697.3 692.4
Tổng số toàn vùng 11.453.4 11.726.3 11.984.0 12.032.6 11.992.3
Cả nước 50.392.9 52.348.0 53.245.6 53.748.0 53.984.2
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015 [102]
Phụ lục 7
BẢNG THỐNG KÊ VỀ SỐ ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
CÁC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TÍNH ĐẾN 31/12/2015
TT
Tỉnh,
thành phố
Thành
phố
Quận
Thị
xã
Huyện Phường
Thị
trấn
Xã
1 Hà Nội 12 1 17 177 21 386
2 Hải Phòng 7 8 70 10 143
3 Hải Dương 1 1 10 25 13 227
4 Bắc Ninh 1 1 6 23 6 97
5 Vĩnh Phúc 1 1 7 13 12 112
6 Hưng Yên 1 9 7 9 145
7 Thái Bình 1 7 10 9 267
8 Nam Định 1 9 20 15 194
9 Hà Nam 1 5 11 7 98
10 Ninh Bình 2 6 17 7 121
11 Quảng Ninh 4 2 8 67 8 111
Tổng số 13 19 6 92 440 117 1.901
Cả nước 67 49 51 546 1581 603 8.978
Nguồn: Niên giám thống kê năm 2015 [102]
195
Phụ lục 8
SỐ LƯỢNG ĐẢNG VIÊN; TỔ CHỨC ĐẢNG TRỰC THUỘC TỈNH ỦY,
THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG TÍNH ĐẾN THÁNG 10/2017
TT Đơn vị Số đảng viên
Số đảng bộ
trực thuộc
Số tổ chức
cơ sở đảng
1 Hà Nội 420.790 59 2.820
2 Hải Phòng 118.396 28 1.436
3 Hải Dương 104.277 16 786
4 Bắc Ninh 53.764 13 620
5 Vĩnh Phúc 64.941 14 643
6 Hưng Yên 66.528 14 597
7 Thái Bình 104.000 13 770
8 Nam Định 107.882 16 1.045
9 Hà Nam 49.654 10 586
10 Ninh Bình 68.553 13 725
11 Quảng Ninh 95.000 21 805
Tổng số toàn vùng 1.253.785 217 10.833
Nguồn: Ban Tổ chức Trung ương [15]
Phụ lục 9
SỐ LƯỢNG ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH ỦY, THÀNH ỦY
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 2010 - 2015
Số lượng Độ tuổi
Trình độ
chuyên môn
Trình độ
lý luận
TT
Ban Chấp
hành
đảng bộ Nam Nữ 35-44 45-54 55-60
Đại
học
Sau đại
học
Cử
nhân
Cao
cấp
1 Hải Dương 46 9 2 24 29 14 40 46 8
2 Bắc Ninh 48 5 2 20 31 20 33 22 31
3 Vĩnh Phúc 49 5 2 25 26 29 25 35 19
4 Hưng Yên 48 7 5 21 27 45 10 45 10
5 Thái Bình 47 5 1 24 26 43 9 23 29
6 Nam Định 49 6 4 17 32 46 9 33 22
7 Hà Nam 46 5 1 18 30 40 10 22 29
8 Ninh Bình 48 6 2 20 30 34 20 25 27
9 Quảng Ninh 47 8 2 19 34 45 10 31 24
10 Hà Nội 75
11 Hải Phòng 56
Tổng số 615 21 188 265 316 166 282 199
Nguồn: Ban Tổ chức Trung ương [15]
196
Phụ lục 10
SỐ LƯỢNG ỦY VIÊN ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY, THÀNH ỦY
VÀ CÁN BỘ CƠ QUAN ỦY BAN KIỂM TRA TỈNH ỦY, THÀNH ỦY
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG (2005 - 2020)
Đơn vị
Số lượng ủy viên UBKT
tỉnh ủy, thành ủy
Số lượng cán bộ cơ quan UBKT
tỉnh ủy, thành ủy
(2005-2010) (2010-2015) (2015-2020) (2005-2010) (2010-2015) (2015-2020)
Hà Nội 17 12 14 53 54 54
Hải Phòng 9 9 9 27 30 35
Hải Dương 9 10 10 25 27 27
Bắc Ninh 7 9 9 18 21 21
Vĩnh Phúc 9 9 11 25 26 28
Hưng Yên 7 11 11 30 30 30
Thái Bình 11 11 11 24 28 27
Nam Định 11 11 9 25 25 27
Hà Nam 9 9 9 23 24 24
Ninh Bình 9 11 11 26 30 31
Quảng Ninh 11 11 10 30 28 28
Tổng số 109 113 118 306 323 332
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ [88; 89; 90; 91; 92; 93; 94; 95;
96; 97; 98; 99; 100; 101]
197
Phụ lục 11
KIỂM TRA TỔ CHỨC ĐẢNG KHI CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM
Nhiệm kỳ 2005 - 2010
Hà Nội
Hải
Phòng
Hải
Dương
Bắc
Ninh
Vĩnh
Phúc
Hưng
Yên
Thái
Bình
Nam
Định
Hà
Nam
Ninh
Bình
Quảng
Ninh
Tổng
số
1. Tổng số tổ chức đảng được
kiểm tra
357 50 300 68 205 670 1.370 95 1.456 4.571
2. Cấp thực hiện
- UBKT tỉnh ủy, thành ủy 9 6 2 3 12 15 6 3 17 73
- UBKT huyện ủy và tương đương 29 68 25 72 165 94 36 213 702
- UBKT đảng ủy cơ sở 15 229 40 121 490 1.270 56 1.225 3.446
3. Kết luận
- Tổ chức đảng có vi phạm 182 36 198 56 104 560 90 1.360 2.586
- Phải thi hành kỷ luật 33 6 13 19 10 22 38 14 155
- Đã thi hành kỷ luật 26 5 12 19 10 22 23 14 131
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo tổng kết CTKT,GS nhiệm kỳ 2005 - 2010 của tỉnh ủy, thành ủy;
UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH [112-123]
198
Phụ lục 12
KIỂM TRA TỔ CHỨC ĐẢNG KHI CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM
Nhiệm kỳ 2010 - 2015
Hà Nội
Hải
Phòng
Hải
Dương
Bắc
Ninh
Vĩnh
Phúc
Hưng
Yên
Thái
Bình
Nam
Định
Hà
Nam
Ninh
Bình
Quảng
Ninh
Tổng
số
1. Tổng số tổ chức đảng được
kiểm tra
351 95 170 56 617 759 428 97 39 1.719 82 4.413
2. Cấp thực hiện
- UBKT tỉnh ủy, thành ủy 25 6 3 4 24 13 1 2 8 8 94
- UBKT huyện ủy và tương đương 201 47 66 36 222 198 59 26 172 53 1.080
- UBKT đảng ủy cơ sở 125 42 101 16 371 548 37 11 1.539 21 2.811
3. Kết luận
- Tổ chức đảng có vi phạm 213 71 121 47 412 546 140 78 26 1.700 62 3.416
- Phải thi hành kỷ luật 28 6 20 27 20 14 8 47 2 5 10 187
- Đã thi hành kỷ luật 28 6 20 27 20 14 8 47 2 5 10 187
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo tổng kết CTKT,GS nhiệm kỳ 2005 - 2010 của tỉnh ủy, thành ủy;
UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH [112-123]
199
Phụ lục 13
KIỂM TRA ĐẢNG VIÊN KHI CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM
Nhiệm kỳ 2005 - 2010
Hà Nội
Hải
Phòng
Hải
Dương
Bắc
Ninh
Vĩnh
Phúc
Hưng
Yên
Thái
Bình
Nam
Định
Hà
Nam
Ninh
Bình
Quảng
Ninh
Tổng số
1. Tổng số đảng viên được kiểm tra 1.996 298 1.242 783 802 2.410 2.400 888 2.201 13.020
2. Cấp thực hiện
- UBKT tỉnh ủy, thành ủy 41 24 6 7 30 63 29 16 42 258
- UBKT cấp huyện và tương đương 92 171 159 203 624 322 213 510 2.294
- UBKT đảng ủy cơ sở 165 1.059 567 550 1.675 2.049 648 1.667 8.380
3. Tỉnh ủy, thành ủy viên được
kiểm tra
2 19 1 3 25
4. Kết luận
- Đảng viên có vi phạm 1.474 219 932 699 608 1.460 841 2.125 8.358
- Phải thi hành kỷ luật 853 132 367 519 361 489 542 414 3.677
- Đã thi hành kỷ luật 714 114 342 424 361 489 438 414 3.296
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo tổng kết CTKT,GS nhiệm kỳ 2005 - 2010 của tỉnh ủy, thành ủy;
UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH [112-123]
200
Phụ lục 14
KIỂM TRA ĐẢNG VIÊN KHI CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM
Nhiệm kỳ 2010 - 2015
Hà Nội
Hải
Phòng
Hải
Dương
Bắc
Ninh
Vĩnh
Phúc
Hưng
Yên
Thái
Bình
Nam
Định
Hà
Nam
Ninh
Bình
Quảng
Ninh
Tổng số
1. Tổng số đảng viên được kiểm tra 1.286 374 765 421 1.241 2.604 786 460 186 2.538 470 11.131
2. Cấp thực hiện
- UBKT tỉnh ủy, thành ủy 130 25 19 26 46 38 14 3 9 17 40 367
- UBKT cấp huyện và tương đương 475 155 145 165 369 797 104 156 90 413 244 3.113
- UBKT đảng ủy cơ sở 659 201 585 230 826 1.654 668 285 87 2.108 167 7.470
3. Tỉnh ủy, thành ủy viên được kiểm tra 5 1 2 7 1 3 19
4. Kết luận
- Đảng viên có vi phạm 880 313 610 361 917 2.170 450 420 169 2.471 416 9.177
- Phải thi hành kỷ luật 504 162 300 225 399 703 142 297 94 116 247 3.189
- Đã thi hành kỷ luật 504 162 297 225 399 699 142 297 92 116 247 3.180
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo tổng kết CTKT,GS nhiệm kỳ 2005 - 2010 của tỉnh ủy, thành ủy;
UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH [112-123]
201
Phụ lục 15
KIỂM TRA TỔ CHỨC ĐẢNG CẤP DƯỚI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KIỂM TRA, GIÁM SÁT
Nhiệm kỳ 2005 - 2010
Hà
Nội
Hải
Phòng
Hải
Dương
Bắc
Ninh
Vĩnh
Phúc
Hưng
Yên
Thái
Bình
Nam
Định
Hà
Nam
Ninh
Bình
Quảng
Ninh
Tổng
số
1. Tổng số tổ chức đảng được kiểm tra 15.204 4.759 5.124 2.741 2.554 3.832 3.872 6.460 1.903 1.323 4.512 52.284
2. Cấp thực hiện
- UBKT tỉnh ủy, thành ủy 84 36 28 17 37 46 73 173 21 14 32 561
- UBKT huyện ủy và tương đương 342 364 688 1.036 1.814 237 4.481
- UBKT đảng ủy cơ sở 2.382 2.143 3.098 2.763 4.473 1.072 15.931
3. Kết luận
- Tổ chức đảng có xây dựng chương
trình, kế hoạch KT,GS
12.947 4.786 4.921 2.741 2.298 3.658 3.357 5.892 1.287 852 4.326 47.065
- Tổ chức đảng thực hiện tốt nhiệm vụ
KT,GS
11.164 4.215 4.319 2.588 2.160 3.034 5.776 33.256
- Tổ chức đảng thực hiện chưa tốt
nhiệm vụ KT,GS
1.783 571 602 153 188 323 116 3.736
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo tổng kết CTKT,GS nhiệm kỳ 2005 - 2010 của tỉnh ủy, thành ủy;
UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH [112-123]
202
Phụ lục 16
KIỂM TRA TỔ CHỨC ĐẢNG CẤP DƯỚI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KIỂM TRA, GIÁM SÁT
Nhiệm kỳ 2010 - 2015
Hà Nội
Hải
Phòng
Hải
Dương
Bắc
Ninh
Vĩnh
Phúc
Hưng
Yên
Thái
Bình
Nam
Định
Hà
Nam
Ninh
Bình
Quảng
Ninh
Tổng số
1. Tổng số tổ chức đảng được
kiểm tra
15.345 4.353 3.724 2.603 3.816 3.136 3.673 5.994 3.006 1.014 3.585 50.249
2. Cấp thực hiện
- UBKT tỉnh ủy, thành ủy 80 36 124 39 113 20 20 432
- UBKT huyện ủy và tương đương 1.789 411 807 492 1.247 509 1.039 6.294
- UBKT đảng ủy cơ sở 13.476 3.277 2.885 2.605 4.634 2.477 2.526 31.880
3. Kết luận
- Tổ chức đảng có xây dựng
chương trình, kế hoạch KT,GS
3.244 2.477 2.541 5.179 3.225 16.666
- Tổ chức đảng thực hiện tốt nhiệm
vụ KT,GS
4.129 3.099 2.417 2.249 3.266 5.606 2.919 2.957 26.642
- Tổ chức đảng thực hiện chưa tốt
nhiệm vụ KT,GS
224 171 186 757 357 130 87 487 2.399
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo tổng kết CTKT,GS nhiệm kỳ 2005 - 2010 của tỉnh ủy, thành ủy;
UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH [112-123]
203
Phụ lục 17
KIỂM TRA TỔ CHỨC ĐẢNG CẤP DƯỚI THI HÀNH KỶ LUẬT TRONG ĐẢNG
Nhiệm kỳ 2005 - 2010
Hà Nội
Hải
Phòng
Hải
Dương
Bắc
Ninh
Vĩnh
Phúc
Hưng
Yên
Thái
Bình
Nam
Định
Hà
Nam
Ninh
Bình
Quảng
Ninh
Tổng
số
I. Đối với tổ chức đảng
1. Tổng số tổ chức đảng được kiểm tra 2.105 222 1.016 1.608 145 700 1.016 1.338 444 8.594
2. Cấp thực hiện
- UBKT tỉnh ủy, thành ủy 98 42 74 17 20 27 48 105 14 445
- UBKT huyện ủy và tương đương 238 76 272 413 875 149 2.023
- UBKT đảng ủy cơ sở 1.353 49 401 555 358 282 2.998
3. Kết luận
- Tổ chức đảng làm tốt công tác thi hành kỷ
luật trong Đảng
1.269 730 136 754 444 3.333
- Tổ chức đảng làm chưa tốt công tác thi
hành kỷ luật trong Đảng
836 9 262 1.107
II. Đối với đảng viên
1. Tổng số đảng viên bị thi hành kỷ luật
được kiểm tra (hồ sơ)
2.237 519 352 1.257 4.365
2. Kết luận
- Tăng hình thức kỷ luật 58 3 19 80
- Giảm hình thức kỷ luật 5 3 8
- Xóa hình thức kỷ luật 3 3
- Thi hành kỷ luật chưa đúng nguyên tắc, thủ tục 82 17 40 139
- Thi hành kỷ luật không đúng thẩm quyền 26 1 27
- Đến mức thi hành kỷ luật nhưng không kỷ luật 24 24
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo tổng kết CTKT,GS nhiệm kỳ 2005 - 2010 của tỉnh ủy, thành ủy;
UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH [112-123]
204
Phụ lục 18
KIỂM TRA TỔ CHỨC ĐẢNG CẤP DƯỚI THI HÀNH KỶ LUẬT TRONG ĐẢNG
Nhiệm kỳ 2010 - 2015
Hà Nội
Hải
Phòng
Hải
Dương
Bắc
Ninh
Vĩnh
Phúc
Hưng
Yên
Thái
Bình
Nam
Định
Hà
Nam
Ninh
Bình
Quảng
Ninh
Tổng
số
I. Đối với tổ chức đảng
1. Tổng số tổ chức đảng được kiểm tra 1.926 391 802 1.445 295 739 1.002 1.735 334 382 1.004 10.055
2. Cấp thực hiện
- UBKT tỉnh ủy, thành ủy 79 23 30 62 14 37 58 79 20 21 20 443
- UBKT huyện ủy và tương đương 181 152 232 614 120 342 1.641
- UBKT đảng ủy cơ sở 591 129 470 1.042 194 642 3.068
3. Kết luận
- Tổ chức đảng làm tốt công tác thi hành kỷ luật
trong Đảng
1.754 783 289 809 3.635
- Tổ chức đảng làm chưa tốt công tác thi hành
kỷ luật trong Đảng
172 19 6 193 390
II. Đối với đảng viên
1. Tổng số đảng viên bị thi hành kỷ luật được
kiểm tra (hồ sơ)
1.846 746 713 320 976 438 1.148 6.187
2. Kết luận
- Tăng hình thức kỷ luật 6 5 4 2 17
- Giảm hình thức kỷ luật 1 1 2
- Xóa hình thức kỷ luật
- Thi hành kỷ luật chưa đúng nguyên tắc, thủ tục 47 8 4 13 21 35 128
- Thi hành kỷ luật không đúng thẩm quyền 6 1 3 31 41
- Đến mức thi hành kỷ luật nhưng không kỷ luật 1 4 5
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo tổng kết CTKT,GS nhiệm kỳ 2005 - 2010 của tỉnh ủy, thành ủy;
UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH [112-123]
205
Phụ lục 19
GIẢI QUYẾT TỐ CÁO ĐỐI VỚI ĐẢNG VIÊN VÀ TỔ CHỨC ĐẢNG
Nhiệm kỳ 2005 - 2010
Hà Nội
Hải
Phòng
Hải
Dương
Bắc
Ninh
Vĩnh
Phúc
Hưng
Yên
Thái
Bình
Nam
Định
Hà
Nam
Ninh
Bình
Quảng
Ninh
Tổng
số
1. Đối với đảng viên
a. Số đảng viên bị tố cáo phải giải quyết 1.276 212 295 389 237 287 296 305 159 3.456
b. Đã giải quyết 1.170 194 295 375 237 280 296 291 152 3.290
c. Cấp giải quyết
- UBKT tỉnh ủy, thành ủy giải quyết 26 10 11 7 8 21 12 21 116
- UBKT huyện ủy và tương đương 88 83 77 66 104 102 80 600
- UBKT đảng ủy cơ sở 96 281 153 206 171 177 51 1135
d. Kết luận
- Số tố cáo đúng và đúng một phần 614 84 273 136 175 88 1.370
- Số tố cáo sai 298 53 74 64 71 57 617
- Số tố cáo chưa có cơ sở kết luận 364 27 28 37 45 3 504
- Phải thi hành kỷ luật 204 55 78 127 68 71 77 27 707
2. Đối với tổ chức đảng
a. Số tổ chức bị tố cáo phải giải quyết 38 9 17 40 13 12 13 20 11 173
b. Đã giải quyết 37 4 17 40 13 12 13 20 11 121
c. Cấp giải quyết
- UBKT tỉnh ủy, thành ủy giải quyết 2 2 3 1 7 2 17
- UBKT huyện ủy và tương đương 24 4 6 8 42
- UBKT đảng ủy cơ sở 13 7 1 21
d. Kết luận
- Số tố cáo đúng và đúng một phần 17 25 6 3 6 57
- Số tố cáo sai 6 9 5 12 4 36
- Số tố cáo chưa có cơ sở kết luận 9 2 5 1 17
- Phải thi hành kỷ luật 1 2 3 12 2 5 2 27
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo tổng kết CTKT,GS nhiệm kỳ 2005 - 2010 của tỉnh ủy, thành ủy;
UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH [112-123]
206
Phụ lục 20
GIẢI QUYẾT TỐ CÁO ĐỐI VỚI ĐẢNG VIÊN VÀ TỔ CHỨC ĐẢNG
Nhiệm kỳ 2010 - 2015
Hà Nội
Hải
Phòng
Hải
Dương
Bắc
Ninh
Vĩnh
Phúc
Hưng
Yên
Thái
Bình
Nam
Định
Hà
Nam
Ninh
Bình
Quảng
Ninh
Tổng
số
1. Đối với đảng viên
a. Số đảng viên bị tố cáo phải giải quyết 819 237 309 201 309 158 231 385 204 111 254 3.218
b. Đã giải quyết 736 230 309 201 305 158 231 364 204 111 254 3.103
c. Cấp giải quyết
- UBKT tỉnh ủy, thành ủy giải quyết 41 12 8 16 5 14 1 9 106
- UBKT huyện ủy và tương đương 288 88 126 135 41 109 56 133 976
- UBKT đảng ủy cơ sở 407 130 175 158 112 262 147 102 1.493
d. Kết luận
- Số tố cáo đúng và đúng một phần 361 117 153 131 113 89 172 122 1.258
- Số tố cáo sai 193 64 99 28 115 37 117 82 735
- Số tố cáo chưa có cơ sở kết luận 182 49 52 42 77 30 75 40 547
- Phải thi hành kỷ luật 107 41 50 30 37 73 9 40 387
2. Đối với tổ chức đảng
a. Số tổ chức bị tố cáo phải giải quyết 28 3 8 6 9 7 2 9 10 6 4 92
b. Đã giải quyết 24 3 8 6 9 7 2 9 10 6 4 88
c. Cấp giải quyết
- UBKT tỉnh ủy, thành ủy giải quyết 2 2
- UBKT huyện ủy và tương đương 20 6 4 3 6 39
- UBKT đảng ủy cơ sở 8 2 3 4 4 21
d. Kết luận
- Số tố cáo đúng và đúng một phần 8 1 8 4 4 5 6 1 37
- Số tố cáo sai 11 1 2 4 2 3 3 26
- Số tố cáo chưa có cơ sở kết luận 5 1 1 7
- Phải thi hành kỷ luật 1 3 2 1 7
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo tổng kết CTKT,GS nhiệm kỳ 2005 - 2010 của tỉnh ủy, thành ủy;
UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH [112-123]
207
Phụ lục 21
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CỦA ĐẢNG VIÊN VỀ KỶ LUẬT ĐẢNG
Nhiệm kỳ 2005 - 2010
Hà
Nội
Hải
Phòng
Hải
Dương
Bắc
Ninh
Vĩnh
Phúc
Hưng
Yên
Thái
Bình
Nam
Định
Hà
Nam
Ninh
Bình
Quảng
Ninh
Tổng
số
1. Số đảng viên khiếu nại phải giải quyết 142 15 52 39 38 27 42 35 38 18 56 502
2. Cấp giải quyết
- UBKT tỉnh ủy, thành ủy giải quyết 34 7 19 7 10 9 12 8 11 5 16 138
- UBKT huyện ủy và tương đương 58 8 30 10 13 6 8 12 9 7 11 172
- UBKT đảng ủy cơ sở 50 0 3 22 15 12 22 15 18 6 29 192
3. Kết luận
- Giữ nguyên hình thức kỷ luật 92 12 45 32 28 29 10 248
- Tăng hình thức kỷ luật 3 1 1 3 8
- Giảm hình thức kỷ luật 20 3 6 5 9 3 6 52
- Xóa kỷ luật 11 1 1 2 15
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo tổng kết CTKT,GS nhiệm kỳ 2005 - 2010 của tỉnh ủy, thành ủy;
UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH [112-123]
208
Phụ lục 22
GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI CỦA ĐẢNG VIÊN VỀ KỶ LUẬT ĐẢNG
Nhiệm kỳ 2010 - 2015
Hà
Nội
Hải
Phòng
Hải
Dương
Bắc
Ninh
Vĩnh
Phúc
Hưng
Yên
Thái
Bình
Nam
Định
Hà
Nam
Ninh
Bình
Quảng
Ninh
Tổng
số
1. Số đảng viên khiếu nại phải giải quyết 29 8 35 20 10 17 15 4 9 6 153
2. Cấp giải quyết
- UBKT tỉnh ủy, thành ủy giải quyết 6 3 12 6 0 6 4 0 2 3 42
- UBKT huyện ủy và tương đương 22 5 15 14 2 5 7 4 7 3 84
- UBKT đảng ủy cơ sở 1 0 8 0 8 6 4 0 0 0 27
3. Kết luận
- Giữ nguyên hình thức kỷ luật 24 1 28 13 1 16 4 4 91
- Tăng hình thức kỷ luật 1 1
- Giảm hình thức kỷ luật 4 4 4 4 2 18
- Xóa kỷ luật 1 3 3 9 1 17
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo tổng kết CTKT,GS nhiệm kỳ 2005 - 2010 của tỉnh ủy, thành ủy;
UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH [112-123]
209
Phụ lục 23
KIỂM TRA TÀI CHÍNH ĐẢNG
Nhiệm kỳ 2005 - 2010
Hà Nội
Hải
Phòng
Hải
Dương
Bắc
Ninh
Vĩnh
Phúc
Hưng
Yên
Thái
Bình
Nam
Định
Hà
Nam
Ninh
Bình
Quảng
Ninh
Tổng số
1. Kiểm tra thu chi ngân sách
a. Số tổ chức đảng được kiểm tra 223 32 54 23 73 249 64 718
b. Cấp thực hiện
- UBKT tỉnh ủy, thành ủy 18 11 10 10 11 7 9 76
- UBKT huyện ủy và tương đương 205 21 44 12 62 242 55 641
- UBKT đảng ủy cơ sở 0 0 0 1 0 0 0 1
c. Kết luận có vi phạm 0 3 15 0 18
2. Kiểm tra việc thu nộp, quản lý
và sử dụng đảng phí
a. Số tổ chức đảng, đảng viên
được kiểm tra
497.751 118.770 160.244 73.195 57.557 147.086 219.109 111.596 28.289 1.413.597
b. Cấp thực hiện
- UBKT tỉnh ủy, thành ủy 18 11 13 42
- UBKT huyện ủy và tương đương 360 873 363 1.596
- UBKT đảng ủy cơ sở 2.674 2.844 3.481 8.999
c. Kết luận có vi phạm
- Tổ chức đảng 0 116 326 47 172 374 1.035
- Đảng viên 0 2.336 3.430 303 2.327 1.581 9.977
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo tổng kết CTKT,GS nhiệm kỳ 2005 - 2010 của tỉnh ủy, thành ủy;
UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH [112-123]
210
Phụ lục 24
KIỂM TRA TÀI CHÍNH ĐẢNG
Nhiệm kỳ 2010 - 2015
Hà
Nội
Hải
Phòng
Hải
Dương
Bắc
Ninh
Vĩnh
Phúc
Hưng
Yên
Thái
Bình
Nam
Định
Hà
Nam
Ninh
Bình
Quảng
Ninh
Tổng số
1. Kiểm tra thu chi ngân sách
a. Số tổ chức đảng được kiểm tra 420 80 47 66 125 333 81 1.288 228 2.668
b. Cấp thực hiện
- UBKT tỉnh ủy, thành ủy 44 25 21 22 17 32 26 9 196
- UBKT huyện ủy và tương đương 376 55 26 44 108 297 55 219 1.180
- UBKT đảng ủy cơ sở 0 0 0 0 0 4 0 0 4
c. Kết luận có vi phạm 3 3
2. Kiểm tra việc thu nộp, quản lý
và sử dụng đảng phí
a. Số tổ chức đảng, đảng viên được
kiểm tra
15.038 95.328 4.591 37.855 1.822 3.307 5.573 2.594 54 5.772 171.934
b. Cấp thực hiện
- UBKT tỉnh ủy, thành ủy 22 16 88 126
- UBKT huyện ủy và tương đương 1.256 279 357 284 2.176
- UBKT đảng ủy cơ sở 13.760 4.296 1.377 3.023 22.456
c. Kết luận có vi phạm
- Tổ chức đảng 34 20 81 116 21 22 55 349
- Đảng viên 1.742 338 88 2.168
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo tổng kết CTKT,GS nhiệm kỳ 2005 - 2010 của tỉnh ủy, thành ủy;
UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH [112-123]
211
Phụ lục 25
TÌNH HÌNH THI HÀNH KỶ LUẬT ĐỐI VỚI TỔ CHỨC ĐẢNG
TẠI CÁC ĐẢNG BỘ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Nhiệm kỳ 2005 - 2010
Hà
Nội
Hải
Phòng
Hải
Dương
Bắc
Ninh
Vĩnh
Phúc
Hưng
Yên
Thái
Bình
Nam
Định
Hà
Nam
Ninh
Bình
Quảng
Ninh
Tổng
số
1. Số tổ chức đảng bị thi hành KL 95 10 22 38 17 35 33 53 24 327
2. Hình thức kỷ luật
- Khiển trách 62 7 21 11 27 28 44 21 221
- Cảnh cáo 33 3 17 6 8 5 9 3 84
- Giải tán 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo tổng kết CTKT,GS nhiệm kỳ 2005 - 2010 của tỉnh ủy, thành ủy;
UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH [112-123]
212
Phụ lục 26
TÌNH HÌNH THI HÀNH KỶ LUẬT ĐỐI VỚI TỔ CHỨC ĐẢNG
TẠI CÁC ĐẢNG BỘ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Nhiệm kỳ 2010 - 2015
Hà
Nội
Hải
Phòng
Hải
Dương
Bắc
Ninh
Vĩnh
Phúc
Hưng
Yên
Thái
Bình
Nam
Định
Hà
Nam
Ninh
Bình
Quảng
Ninh
Tổng
số
1. Số tổ chức đảng bị thi hành KL 69 17 24 49 23 27 55 7 31 302
2. Hình thức kỷ luật
- Khiển trách 52 9 20 37 20 22 32 4 28 224
- Cảnh cáo 17 8 4 12 3 5 23 3 3 78
- Giải tán 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo tổng kết CTKT,GS nhiệm kỳ 2005 - 2010 của tỉnh ủy, thành ủy;
UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH [112-123]
213
Phụ lục 27
TÌNH HÌNH THI HÀNH KỶ LUẬT ĐỐI VỚI ĐẢNG VIÊN
TẠI CÁC ĐẢNG BỘ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Nhiệm kỳ 2005 - 2010
Hà
Nội
Hải
Phòng
Hải
Dương
Bắc
Ninh
Vĩnh
Phúc
Hưng
Yên
Thái
Bình
Nam
Định
Hà
Nam
Ninh
Bình
Quảng
Ninh
Tổng
số
1. Số đảng viên bị thi hành KL 3.406 624 1.130 1.336 840 945 983 1.530 674 11.468
2. Hình thức kỷ luật
- Khiển trách 1.089 258 463 268 366 354 551 274 3.623
- Cảnh cáo 1.644 235 593 302 403 412 747 278 4.614
- Cách chức 202 40 117 62 65 70 73 51 680
- Khai trừ 471 91 163 208 111 147 159 61 1.411
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo tổng kết CTKT,GS nhiệm kỳ 2005 - 2010 của tỉnh ủy, thành ủy;
UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH [112-123]
214
Phụ lục 28
TÌNH HÌNH THI HÀNH KỶ LUẬT ĐỐI VỚI ĐẢNG VIÊN
TẠI CÁC ĐẢNG BỘ Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Nhiệm kỳ 2010 - 2015
Hà
Nội
Hải
Phòng
Hải
Dương
Bắc
Ninh
Vĩnh
Phúc
Hưng
Yên
Thái
Bình
Nam
Định
Hà
Nam
Ninh
Bình
Quảng
Ninh
Tổng
số
1. Số đảng viên bị thi hành KL 3.776 1.117 1.527 1.440 1.161 1.060 1.500 749 121 1.527 13.978
2. Hình thức kỷ luật
- Khiển trách 2.271 639 934 811 804 589 873 401 54 1.034 8.410
- Cảnh cáo 911 267 380 369 206 282 410 221 17 290 3.353
- Cách chức 125 65 54 78 45 67 54 38 40 566
- Khai trừ 469 146 159 182 106 122 163 89 50 163 1.649
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo tổng kết CTKT,GS nhiệm kỳ 2005 - 2010 của tỉnh ủy, thành ủy;
UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH [112-123]
215
Phụ lục 29
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
CỦA UBKT TỈNH ỦY, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Nhiệm kỳ 2005 - 2010 và 2010 - 2015
Hà Nội
Hải
Phòng
Hải
Dương
Bắc
Ninh
Vĩnh
Phúc
Hưng
Yên
Thái
Bình
Nam
Định
Hà
Nam
Ninh
Bình
Quảng
Ninh
Tổng số
1. Nhiệm kỳ 2005 - 2010
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng
+ Số lượng lớp đã mở 330 73 2 89 78 115 164 851
+ Số lượng lượt cán bộ tham gia 30.878 9.000 263 6.072 11.554 11.273 23.000 92.040
- Số đề tài khoa học 5 1 2 5 2 15
2. Nhiệm kỳ 2010 - 2015
- Công tác đào tạo, bồi dưỡng
+ Số lượng lớp đã mở 130 35 47 41 154 70 91 568
+ Số lượng lượt cán bộ tham gia 19.491 3.672 3.774 3.081 13.991 4.783 5.867 54.659
- Công tác nghiên cứu khoa học 2 4 1 7
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo tổng kết CTKT,GS nhiệm kỳ 2005 - 2010 của tỉnh ủy, thành ủy;
UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH [112-123]
216
Phụ lục 30
TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KIỂM TRA
CỦA UBKT TỈNH ỦY, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Nhiệm kỳ 2005 - 2010
Hà Nội
Hải
Phòng
Hải
Dương
Bắc
Ninh
Vĩnh
Phúc
Hưng
Yên
Thái
Bình
Nam
Định
Hà
Nam
Ninh
Bình
Quảng
Ninh
Tổng số
1. Kiểm tra tổ chức đảng khi có DHVP 357 50 300 68 205 670 1.370 95 1.456 2.815
2. Kiểm tra đảng viên khi có DHVP 1.996 298 1.242 783 802 2.410 2.400 888 2.201 9.577
3. KT tổ chức đảng cấp dưới thực hiện
nhiệm vụ KT,GS
15.204 4.759 5.124 2.741 2.554 3.832 3.872 6.460 1.323 39.422
4. KT tổ chức đảng cấp dưới thi hành KLĐ
- Đối với tổ chức đảng 2.105 222 1.016 1.608 145 700 1.016 1.338 444 7.134
- Đối với đảng viên 2.237 519 352 1.257 4.365
5. Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng
và đảng viên
- Đối với tổ chức đảng 38 9 17 40 13 12 13 20 11 145
- Đối với đảng viên 1.276 212 295 389 237 287 296 305 159 3.002
6. Giải quyết khiếu nại của đảng viên về KLĐ 142 15 52 39 38 27 35 18 296
7. Giải quyết khiếu nại của tổ chức đảng
về KLĐ
1 1
8. Kiểm tra tài chính đảng
- KT thu chi ngân sách 223 32 54 23 73 249 64 622
- KT thu nộp, quản lý và sử dụng đảng phí 497.751 118.770 160.244 73.195 57.557 147.086 219.109 111.596 28.289 1.225.064
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo tổng kết CTKT,GS nhiệm kỳ 2005 - 2010 của tỉnh ủy, thành ủy;
UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH [112-123]
217
Phụ lục 31
TÌNH HÌNH CÔNG TÁC KIỂM TRA
CỦA UBKT TỈNH ỦY, THÀNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Nhiệm kỳ 2010 - 2015
Hà Nội
Hải
Phòng
Hải
Dương
Bắc
Ninh
Vĩnh
Phúc
Hưng
Yên
Thái
Bình
Nam
Định
Hà
Nam
Ninh
Bình
Quảng
Ninh
Tổng
số
1. Kiểm tra tổ chức đảng khi có DHVP 351 95 170 56 617 759 428 97 39 1.719 82 4.413
2. Kiểm tra đảng viên khi có DHVP 1.286 374 765 421 1.241 2.604 786 460 186 2.538 470 11.131
3. KT tổ chức đảng cấp dưới thực hiện
nhiệm vụ KT,GS
15.345 4.353 3.724 2.603 3.816 3.136 3.673 5.994 3.006 1.014 3.585 50.249
4. KT tổ chức đảng cấp dưới thi hành KLĐ
- Đối với tổ chức đảng 1.926 391 802 1.445 295 739 1.002 1.735 334 382 1.004 10.055
- Đối với đảng viên 1.846 746 713 320 976 438 1.148 6.187
5. Giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và
đảng viên
- Đối với tổ chức đảng 28 3 8 6 9 7 2 9 10 6 4 92
- Đối với đảng viên 819 237 309 201 309 158 231 385 204 111 254 3.218
6. Giải quyết khiếu nại của đảng viên về KLĐ 29 8 35 20 10 17 4 6 129
7. Giải quyết khiếu nại của tổ chức đảng về KLĐ 1 1
8. Kiểm tra tài chính đảng
- KT thu chi ngân sách 420 80 47 66 125 333 81 1.288 228 2.668
- KT thu nộp, quản lý và sử dụng đảng phí 15.038 95.328 4.591 37.855 1.822 3.307 5.573 2.594 54 5.772 171.934
Nguồn: Tác giả tổng hợp từ các báo cáo tổng kết CTKT,GS nhiệm kỳ 2005 - 2010 của tỉnh ủy, thành ủy;
UBKT tỉnh ủy, thành ủy ở ĐBSH [112-123]