Luận án Chất lượng công tác kiểm tra của uỷ ban kiểm tra huyện uỷ ở miền Đông nam bộ giai đoạn hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM NGỌC LỢI CHất LƯợNG CÔNG tác kiểm tra của uỷ ban kiểm tra Huyện uỷ ở miền đông nam bộ Giai đoạn hiện nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHU N N NH DỰN ĐẢN V CHÍNH QU ỀN NH NƢỚC H NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHẠM NGỌC LỢI CHất LƯợNG CÔNG tác kiểm tra của uỷ ban kiểm tra Huyện uỷ ở miền đông nam bộ Giai đoạn hiện nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHU N N NH DỰN ĐẢN V CHÍNH QU ỀN NH NƢỚC M s 62 31 02 03 Người hướng dẫn khoa học

pdf191 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 298 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Chất lượng công tác kiểm tra của uỷ ban kiểm tra huyện uỷ ở miền Đông nam bộ giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c: 1. TS Đặng Đình Phú 2. PS . TS Lâm Qu c Tuấn H NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Phạm Ngọc Lợi MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ................................................................................................................... 1 Chƣơng 1 TỔN QUAN TÌNH HÌNH N HI N CỨU LI N QUAN ĐẾN ĐỀ T I ....... 6 1.1. Các công trình nghiên cứu ở trong nước..................................................... 6 1.2. Các công trình nghiên cứu ở nước ngoài .................................................. 24 1.3. Khái quát các kết quả nghiên cứu và những vấn đề luận án sẽ tập trung nghiên cứu ........................................................................... 32 Chƣơng 2 CHẤT LƢỢN CÔN TÁC KIỂM TRA CỦA UỶ BAN KIỂM TRA HUYỆN UỶ Ở MIỀN ĐÔN NAM BỘ HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN V THỰC TIỄN .............................................................. 35 2.1. Khái quát về các huyện, đảng bộ huyện, uỷ ban kiểm tra huyện uỷ và công tác kiểm tra của uỷ ban kiểm tra huyện uỷ ở miền Đông Nam Bộ ............................................................................................................ 35 2.2. Chất lượng công tác kiểm tra của uỷ ban kiểm tra huyện uỷ ở miền Đông Nam Bộ - khái niệm, các yếu tố cấu thành và tiêu chí đánh giá ... 59 Chƣơng 3 CHẤT LƢỢN CÔN TÁC KIỂM TRA CỦA UỶ BAN KIỂM TRA HUYỆN UỶ Ở MIỀN ĐÔN NAM BỘ IAI ĐOẠN 2010 - 2015 – THỰC TRẠN , N U N NH N V NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ....... 67 3.1. Thực trạng chất lượng công tác kiểm tra của uỷ ban kiểm tra huyện uỷ ở miền Đông Nam Bộ giai đoạn 2010 - 2015 .................................... 67 3.2. Nguyên nhân và những vấn đề đặt ra ...................................................... 100 Chƣơng 4 MỤC TI U, PHƢƠN HƢỚN V NHỮN IẢI PHÁP N N CAO CHẤT LƢỢN CÔN TÁC KIỂM TRA CỦA UỶ BAN KIỂM TRA HU ỆN UỶ Ở MIỀN ĐÔN NAM BỘ ĐẾN NĂM 2025 ...................... 112 4.1. Mục tiêu, phương hướng nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của uỷ ban kiểm tra huyện ủy ở miền Đông Nam Bộ đến năm 2025 .......... 112 4.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của uỷ ban kiểm tra huyện ủy ở miền Đông Nam Bộ đến năm 2025 .......... 122 KẾT LUẬN ............................................................................................................... 149 DANH MỤC CÁC CÔN TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔN BỐ LI N QUAN ĐẾN LUẬN ÁN .............................................................................................. 151 T I LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................ 152 PHỤ LỤC ............................................................................................................... 162 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN Chữ viết đầy đủ Chữ viết tắt - Ban chấp hành BCH - Ban thường vụ BTV - Đông Nam Bộ ĐNB - Giám sát GS - Kiểm tra KT - Mặt trận Tổ quốc MTTQ - Thi hành kỷ luật THKL - Uỷ ban kiểm tra UBKT DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 2.1. Diện tích và dân số miền Đông Nam Bộ 35 Bảng 2.2. Tổng hợp cơ sở đảng của các huyện ở miền Đông Nam Bộ 41 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngay từ khi thành lập, Đảng ta đã rất quan tâm đến công tác kiểm tra (KT), giám sát (GS), giữ gìn kỷ luật đảng và xác định đó là một chức năng lãnh đạo, là nguyên tắc, là một khâu có vị trí rất quan trọng trong toàn bộ hoạt động lãnh đạo của Đảng. Lãnh đạo mà không KT,GS thì coi như không lãnh đạo. Công tác KT,GS đã góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng giai đoạn cách mạng; đóng góp tích cực vào việc xây dựng Đảng vững mạnh về tư tưởng chính trị và tổ chức, làm cho Đảng ta thực hiện tốt vai trò lãnh đạo sự nghiệp cách mạng mà nhân dân giao phó. Cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng đã được các ngành, các cấp từ Trung ương đến địa phương thực hiện một cách rất kiên trì và đầy quyết tâm. Bên cạnh những kết quả đáng khích lệ thì vẫn còn nhiều yếu kém, bất cập như Văn kiện Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành (BCH) Trung ương khóa XI đã đề ra: Một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên, trong đó có những đảng viên giữ vị trí lãnh đạo, quản lý, kể cả một số cán bộ cao cấp, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống với những biểu hiện khác nhau về sự phai nhạt lý tưởng, sa vào chủ nghĩa cá nhân ích kỷ, cơ hội, thực dụng, chạy theo danh lợi, tiền tài, kèn cựa địa vị, cục bộ, tham nhũng, lãng phí, tùy tiện, vô nguyên tắc [37, tr.22]. Dù trong thực tiễn, Đảng ta đã có nhiều cố gắng đề ra các giải pháp để khắc phục những hạn chế nêu trên, nhưng vẫn còn những hạn chế, khuyết điểm mà Nghị quyết Đại hội XII của Đảng đã chỉ ra như: Chất lượng, hiệu quả công tác KT,GS và xử lý tổ chức đảng và đảng viên vi phạm chưa cao, chưa đủ sức góp phần ngăn chặn, đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, tiêu cực trong nội bộ Đảng. Nhiều khuyết điểm, sai phạm của tổ chức đảng, đảng viên chậm được phát hiện, kiểm tra, xử lý, hoặc xử lý kéo dài,..[39, tr.195]. Đông Nam Bộ (ĐNB) là vùng phát triển rất năng động, sáng tạo trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội. Vị trí địa lý của ĐNB rất thuận lợi cho giao lưu kinh tế với Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung và với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Đây là khu vực kinh tế phát 2 triển nhất Việt Nam, đóng góp hơn 2/3 thu ngân sách hằng năm, có tỷ lệ đô thị hóa 50%. Đông Nam Bộ là vùng đông dân cư, nguồn lao động dồi dào, lành nghề và năng động trong nền kinh tế thị trường. Tính đến tháng 12/2014, dân số vùng ĐNB là 14.780.700 người, chiếm 16,42% dân số Việt Nam [2], là vùng có tốc độ tăng dân số cao nhất nước, do thu hút nhiều dân nhập cư từ các vùng khác đến sinh sống. Trong những năm qua, các đảng bộ tỉnh, thành miền ĐNB đã nỗ lực phấn đấu khắc phục khó khăn, vượt qua thách thức lãnh đạo nhân dân đẩy mạnh việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, quốc phòng tiếp tục được củng cố, hệ thống chính trị được chú trọng và đã đạt được nhiều kết quả toàn diện. Những kết quả đó có được là do nhiều nguyên nhân tạo thành, trong đó, một trong những nguyên nhân được các tỉnh, thành uỷ xác định là đã tập trung làm tốt công tác KT ở tất cả các khâu trong quá trình lãnh đạo. Các uỷ ban kiểm tra (UBKT) huyện uỷ đã thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ KT theo Điều lệ Đảng quy định và thường xuyên tham mưu cho cấp uỷ các kế hoạch KT tại địa phương, đơn vị. Công tác KT có tác dụng quản lý, giáo dục, rèn luyện đảng viên; ngăn ngừa, phát hiện các khuyết điểm, sai phạm và kịp thời xử lý những đảng viên vi phạm Điều lệ Đảng, nhằm giữ vững kỷ luật, kỷ cương của Đảng. Đồng thời, giúp tổ chức đảng quản lý đảng viên thấy rõ vai trò, trách nhiệm trong việc quản lý, giáo dục và KT đảng viên. Đây là vấn đề quan trọng, cấp thiết của Đảng ta hiện nay. Tuy nhiên, bên cạnh những chuyển biến và kết quả đạt được, công tác KT của các UBKT huyện ủy trên địa bàn vẫn bộc lộ những khuyết điểm, yếu kém như: Do tính chất chỉ đạo của huyện uỷ khá trực tiếp, sâu sát, song vẫn còn một số cấp uỷ, ban thường vụ (BTV), thường trực huyện uỷ do bận nhiều việc nên ít quan tâm đến công tác KT của cấp uỷ, tình trạng “khoán trắng” cho UBKT thực hiện công tác KT vẫn còn tồn tại; biên chế cán bộ UBKT huyện uỷ lại không nhiều, cán bộ kiểm tra chưa được đào tạo cơ bản, trình độ, năng lực có những hạn chế, trong khi đó nội dung, công việc KT rất nặng nề mà cán bộ KT một số nơi lại lúng túng, bị động cả về nhận thức và tổ chức thực hiện dẫn đến nhiều cuộc KTchất lượng không cao, nhiều sai phạm chưa được phát hiện kịp thời,..; một số địa phương chưa quan tâm đầu tư và thực hiện tốt các văn bản như quy chế phối hợp, quy định cụ thể về phương pháp, quy trình, thủ tục,.. về công tác KT. 3 Sự bất cập và yếu kém trên của các UBKT huyện ủy, ít nhiều đã làm hạn chế chất lượng KT đảng viên, nhất là chưa đẩy lùi được tình trạng quan liêu, tham nhũng, suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống ở một bộ phận cán bộ, đảng viên. Trong khi đó, vùng ĐNB là khu vực kinh tế rất sôi động, mâu thuẫn lợi ích chắc chắn sẽ gia tăng trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá, chuyển dịch cơ cấu kinh tế,..Thực trạng này nếu không có giải pháp hữu hiệu thì sẽ làm suy giảm niềm tin của nhân dân đối với cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng, ảnh hưởng rất lớn đến năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các đảng bộ huyện ở miền ĐNB nói riêng và đối với uy tín của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay nói chung. Vì vậy, với phạm vi nhất định, việc nghiên cứu đề tài “Chất lượng công tác kiểm tra của uỷ ban kiểm tra huyện uỷ ở miền Đông Nam Bộ giai đoạn hiện nay" có ý nghĩa cả về mặt lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích và nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về chất lượng công tác KT của các UBKT huyện ủy ở miền ĐNB giai đoạn hiện nay, luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công tác KT của UBKT huyện ủy ở miền ĐNB đến năm 2025. 2.2. Nhiệm vụ Tổng quan các công trình khoa học trong nước và ngoài nước có liên quan đến đề tài luận án. Làm rõ những vấn đề lý luận về chất lượng công tác KT của UBKT huyện ủy ở miền ĐNB giai đoạn hiện nay. Khảo sát, đánh giá đúng thực trạng chất lượng công tác KT của UBKT huyện ủy ở miền ĐNB từ 2010 đến năm 2015, chỉ ra những ưu điểm, khuyết điểm, nêu nguyên nhân và những vấn đề thực tiễn đang đặt ra. Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công tác KT của UBKT huyện ủy ở miền ĐNB đến năm 2025. 3. Đ i tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Nghiên cứu về chất lượng công tác KT của UBKT huyện ủy ở miền ĐNB giai đoạn hiện nay. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu Khảo sát, nghiên cứu thực trạng chất lượng công tác KT của 40 UBKT huyện ủy ở các tỉnh, thành miền ĐNB, gồm 6 tỉnh, thành: Tây Ninh, Bình Phước, Bình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và thành phố Hồ Chí Minh. Thời gian khảo sát thực tiễn từ năm 2010 đến năm 2015. Phương hướng và giải pháp đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2025. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Cơ sở lý luận của đề tài là những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng ta về công tác kiểm tra của Đảng. 4.2. Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của đề tài là những tổng kết của Đảng ta, các báo cáo sơ kết, tổng kết về công tác kiểm tra của các tỉnh, thành uỷ và các huyện uỷ ở miền ĐNB. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin và các phương pháp: phân tích, tổng hợp, lôgíc kết hợp với lịch sử, điều tra xã hội học, tổng kết thực tiễn, thống kê, chuyên gia. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Luận án đã luận giải làm sâu sắc hơn lý luận về công tác KT, chất lượng công tác KT của Đảng nói chung, của UBKT huyện uỷ ở miền ĐNB nói riêng. Trên cơ sở đánh giá đúng thực trạng chất lượng công tác KT của UBKT huyện uỷ ở miền ĐNB đã xác định rõ những vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao chất lượng công tác KT của UBKT huyện uỷ ở miền ĐNB hiện nay và trong những năm tới. Đã đề xuất được hai nội dung, biện pháp đặc thù có tính khả thi như: Một là, tiếp tục đổi mới nội dung, hình thức và phương pháp KT; thực hiện nghiêm các nguyên tắc, quy trình KT và thi hành kỷ luật trong Đảng; Hai là, kiện toàn tổ chức bộ máy, xây dựng đội ngũ cán bộ KT hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của của luận án góp phần tổng kết thực tiễn, cung cấp những luận cứ khoa học cho các huyện uỷ ở miền ĐNB nghiên cứu, tham khảo để xác định các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác KT của UBKT huyện ủy ở miền ĐNB. 5 Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo phục vụ công tác nghiên cứu, giảng dạy, học tập môn Xây dựng Đảng ở các Trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, trường chính trị các tỉnh, thành ở miền ĐNB. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết. 6 Chƣơng 1 TỔN QUAN TÌNH HÌNH N HI N CỨU LI N QUAN ĐẾN ĐỀ T I 1.1. CÁC CÔN TRÌNH N HI N CỨU Ở TRON NƢỚC Trong những năm qua, vấn đề công tác KT, GS đã được các cấp ủy, UBKT các cấp và nhiều nhà nghiên cứu lý luận và hoạt động thực tiễn quan tâm nghiên cứu, trao đổi. Trên các sách, báo, tạp chí, đề tài khoa học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ đã có nhiều tác giả viết về vấn đề này. 1.1.1. Sách và các đề tài khoa học Nguyễn Thị Doan, Đổi mới công tác kiểm tra, kỷ luật nhằm nâng cao sức chiến đấu của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới [17]. Cuốn sách gồm 4 chương, theo tác giả: KT là một tất yếu khách quan; KT và giữ gìn kỷ luật của Đảng là nhiệm vụ của toàn Đảng. Cấp uỷ các cấp phải nắm vững quan điểm KT là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng đảng. Cần nhận thức thống nhất và xuyên suốt là: Việc KT chấp hành và thực hiện Cương lĩnh chính trị, Điều lệ Đảng, nghị quyết, chỉ thị của Đảng là nhiệm vụ thường xuyên, trực tiếp và trọng tâm của UBKT các cấp. Uỷ ban KT các cấp phải nắm vững nhiệm vụ của UBKT để thực hiện đứng chức năng và phạm vi trách nhiệm của mình. Công tác KT của Đảng cũng như của UBKT các cấp phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị và công tác xây dựng đảng và nhằm thực hiện thắng lợi những nhiệm vụ và công tác đó. Sự lãnh đạo, chỉ đạo thường xuyên của cấp uỷ đảng đối với công tác KT và UBKT phải nghiêm chỉnh chấp hành sự lãnh đạo, chỉ đạo đó. Nắm vững và thực hiện tốt phương pháp cơ bản có tính nguyên tắc của công tác KT. Luôn quan tâm xây dựng đội ngũ cán bộ KT có đủ phẩm chất và năng lực đáp ứng yêu cầu công tác KT. Nắm vững tư tưởng chỉ đạo của công tác KT là “chủ động, chiến đấu, giáo dục, hiệu quả”; phương châm thi hành kỷ luật (THKL) đảng là “công minh, chính xác, kịp thời” và triển khai thực hiện tốt vào hoạt động thực tiễn. Trong điều kiện một đảng duy nhất cầm quyền thì việc tăng cường KT từ dưới lên, mà nội dung bao hàm cả vấn đề nhân dân giám sát tổ chức và đảng viên có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Trong tình trạng tham nhũng không giảm, ngày càng phổ 7 biến với mức độ ngày càng nghiêm trọng như hiện nay, cần phân định rành mạch giữa nội dung, đối tượng KT của Đảng với nội dung, đối tượng KT, điều tra của các cơ quan bảo vệ pháp luật. Giải quyết tốt mối quan hệ biện chứng giữa khen thưởng và THKL trong Đảng. Khi KT kết luận được tổ chức đảng, đảng viên vi phạm đến mức phải xử lý kỷ luật thì phải kỷ luật; phát hiện được những nhân tố mới tích cực, có thành tích phải biểu dương, khen thưởng. Đây cũng là một đặc trưng của công tác KT đảng: không chỉ phát hiện vi phạm để ngăn ngừa mà còn phát hiện nhân tố mới, tích cực, biểu dương, khen thưởng để nhân rộng, tạo nên phong trào thi đua mới. Qua công trình trên cho thấy, một trong những nội dung rất quan trọng trong việc nâng cao chất lượng công tác KT của UBKT các cấp là phải đặc biệt quan tâm đến đội ngũ cán bộ KT của UBKT và cơ quan UBKT. Song song đó, trong lúc tiến hành KT, phải luôn nắm vững tư tưởng chỉ đạo, phương châm THKL đảng, phân định rõ giữa KT của Đảng với thanh tra của Nhà nước; đồng thời hết sức chú ý đến việc thưởng, phạt kịp thời, đúng người, đúng việc. Đây là những vấn đề tác giả sẽ kế thừa và tiếp tục nghiên cứu để đưa vào luận án trong phần các giải pháp. Lê Văn Giảng, Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giám sát của Uỷ ban Kiểm tra các cấp [42]. Tác giả đã đưa ra khái niệm, đặc trưng, vị trí, vai trò của công tác giám sát. Qua phân tích thực trạng, tác giả đã đề ra 10 giải pháp để nâng cao chất lượng công tác giám sát của UBKT các cấp. Tại giải pháp thứ ba, tác giả đề nghị UBKT phải chủ động tham mưu giúp cấp uỷ ban hành các văn bản về công tác KT,GS, kỷ luật đảng theo thẩm quyền để có cơ sở pháp lý thực hiện nhiệm vụ tại đơn vị mình. Theo đó, UBKT các cấp tham mưu giúp cấp uỷ cấp mình ban hành và chỉ đạo thực hiện nghiêm túc quy chế phối hợp giữa UBKT với các tổ chức đảng trong các cơ quan Mặt trận Tổ quốc các cấp trong việc trao đổi, cung cấp thông tin về cán bộ, đảng viên, tổ chức đảng để phục vụ công tác KT,GS của UBKT các cấp có hiệu quả. Ở giải pháp thứ tư, UBKT phải xác định rõ phạm vi, chủ thể, đối tượng, nội dung, hình thức, phương pháp, thẩm quyền, trách nhiệm giám sát của mình. Trong giải pháp năm, UBKT phải căn cứ vào phương hướng, nhiệm vụ của cấp trên và tình hình thực tế của địa phương để chủ động xây dựng phương hướng, nhiệm vụ, chương trình, kế hoạch cho phù hợp và tổ chức phối hợp thực hiện có hiệu quả. Tại giải pháp thứ bảy, UBKT phải nắm vững tâm lý của chủ thể giám sát và đối tượng giám sát để vận dụng thực hiện tốt nhiệm vụ theo chức trách, nhiệm vụ và quyền hạn của mình. 8 Đây là một trong những công trình có nhiều điểm tương đồng với luận án mà tác giả đang nghiên cứu. Các giải pháp mà công trình này đề ra có những nội dung làm nền tảng giúp cho tác giả nghiên cứu kỹ và chọn lọc cho phù hợp với đặc thù phạm vi mà luận án đang nghiên cứu. Đặng Đình Phú, Trần Duy Hưng, Công tác giám sát trong Đảng giai đoạn hiện nay [75]. Trên cơ sở khái quát có hệ thống những quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam, những vấn đề lý luận về giám sát và xác định phạm vi, đối tượng giám sát trong Đảng. Khẳng định giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, không có giám sát thì sẽ không có lãnh đạo. Mục đích giám sát trong Đảng để chủ động phòng ngừa, ngăn chặn vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên, phát hiện và khắc phục những khuyết điểm, thiếu sót khi mới manh nha, bảo đảm kiên định về chính trị, vững vàng về đường lối, trong sạch trong nội bộ Đảng và của từng đảng viên. Trên cơ sở thực tiễn đánh giá thực trạng, vạch rõ nguyên nhân, rút ra bài học kinh nghiệm về công tác giám sát trong Đảng thời gian qua, trên cơ sở đó đề ra phương hướng, những giải pháp chủ yếu tăng cường giám sát trong Đảng. Lê Hồng Liêm, Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, trở ngại của Uỷ ban Kiểm tra các cấp trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm [55]. Tác giả đã làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của nhiệm vụ KT tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của UBKT các cấp, đồng thời cũng đã nêu lên được những khó khăn, trở ngại khi thực hiện nhiệm vụ KT tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên có dấu hiệu vi phạm của UBKT các cấp. Trong 7 bài học kinh nghiệm mà các tác giả đã rút ra thì có đến 04 bài học kinh nghiệm liên quan đến UBKT như sau: Một là, UBKT phải chủ động thực hiện nhiệm vụ KT tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. UBKT cấp trên thường xuyên quan tâm, tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, giúp đỡ, hỗ trợ UBKT cấp dưới thực hiện nhiệm vụ KT tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm. Hai là, UBKT các cấp phải chủ động làm tốt công tác tư tưởng đối với đối tượng KT, vừa nêu cao ý thức tự phê bình và phê bình, coi trọng công tác thẩm tra, xác minh để việc KT tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm đạt chất lượng, hiệu quả. Ba là, UBKT phải chủ động thực hiện tốt công tác giám sát, phục vụ đắc lực cho KT khi có dấu hiệu vi phạm. Bốn là, UBKT phải 9 đổi mới phương pháp công tác lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ trọng tâm này; cán bộ KT phải cải tiến, đổi mới phong cách, lề lối làm việc theo hướng bám sát cơ sở, nắm chắc tình hình, Năm là, tăng cường đủ cán bộ, đảm bảo chất lượng; chú trọng tiếp nhận cán bộ có trình độ chuyên môn giỏi ở các lĩnh vực; tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên sâu để cán bộ KT có nhận thức đúng, đầy đủ và nắm vững nguyên tắc, phương pháp, quy trình nghiệp vụ, kỹ năng thực hành, thực hiện nhiệm vụ KT tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm đúng quy định, đạt chất lượng, hiệu quả cao. Lê Hồng Liêm, Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với phòng, chống tham nhũng ở nước ta hiện nay [56]. Trong phần II của chương I, tác giả trình bày về vị trí, vai trò, tác dụng của tác KT, GS của Đảng đối với việc phòng, chống tham nhũng và khẳng định đây là công tác có vị trí, vai trò quan trọng trong phòng, chống tham nhũng. Đồng thời, đây cũng là “một trong những phương thức phát hiện nhanh và hiệu quả các vụ tham nhũng. Thông qua công tác giám sát có thể phát hiện được các dấu hiệu tham nhũng để tiến hành KT, kết luận và xử lý” [56, tr.35]. Tại phần III, IV tác giả trình bày khá cụ thể về mối quan hệ giữa công tác KT,GS với phòng, chống tham nhũng, đồng thời cũng đưa ra các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KT,GS của Đảng đối với việc phòng, chống tham nhũng. Mọi cán bộ, đảng viên dù ở cương vị nào cũng chịu sự KT,GS của Đảng. Luật pháp, chính sách của Nhà nước là sự cụ thể hoá Cương lĩnh, đường lối của Đảng, do đó, cán bộ, đảng viên vi phạm pháp luật, các quy định của các đoàn thể chính trị - xã hội cũng là vi phạm kỷ luật của Đảng. Vì vậy, KT,GS của Đảng góp phần phòng, chống tham nhũng có hiệu quả [56, tr.39]. Trong chương III, sau khi dự báo tình hình, đề ra mục tiêu và những yêu cầu về đổi mới, tăng cường công tác KT,GS phòng, chống tham nhũng. Tác giả đề ra 3 nhóm giải pháp lớn, đặc biệt tại nhóm giải pháp thứ ba về tổ chức bộ máy, cán bộ và phối hợp trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Tác giả đề nghị phải: Kiện toàn tổ chức bộ máy cơ quan UBKT và tăng cường đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác KT,GS, kể cả nghiệp vụ đấu tranh phòng, chống tham nhũng. Đồng thời cũng phải: “Tăng cường KT,GS đối với UBKT trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao để ngăn ngừa tham nhũng. Kiên 10 quyết xử lý cán bộ kiểm tra kém phẩm chất, có sai phạm, làm cho hệ thống ngành Kiểm tra thật sự mẫu mực, trong sạch, vững mạnh” [56, tr.202]. Qua hai công trình của tác giả Lê Hồng Liêm nêu trên cho thấy: dù nội dung đi vào những vấn đề rất cụ thể nhưng có rất nhiều điểm, nội dung thiết thực giúp cho tác giải luận án tham khảo từ đó chắt lọc, bổ sung thêm những vấn đề chưa đề cập vào luận án một cách hợp lý trong quá trình nghiên cứu thực tế tại miền ĐNB. Cao Văn Thống, Những vấn đề cơ bản về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng [84]. Các tác giả đã trình bày một cách tổng quát và khá đầy đủ về công tác KT,GS và kỷ luật của Đảng ta. Cuốn sách gồm 9 chương và sắp xếp thành bốn phần cơ bản: phần thứ nhất trình bày về cơ sở lý luận và nguyên lý chung về công tác KT, GS và kỷ luật đảng; phần thứ hai xoay quanh các phương pháp cơ bản trong công tác KT, GS và kỷ luật đảng; phần thứ ba trình bày một số nội dung về công tác KT, GS và kỷ luật đảng và phần thứ tư nêu ra một số văn bản của Đảng về công tác KT, GS và kỷ luật đảng. Ở chương 4, phần V trình bày về chất lượng và hiệu quả của công tác KT, GS, kỷ luật đảng. Theo các tác giả, chất lượng công tác KT,GS, kỷ luật đảng được thể hiện qua các nội dung chủ yếu sau: Đầu tiên là qua chất lượng đội ngũ cán bộ KT. Họ phải có bản lĩnh chính trị vững vàng, có phẩm chất đạo đức tốt, có khả năng và năng lực tham mưu và giải quyết vấn đề, hết lòng phục vụ Đảng và nhân dân. Hai là, hoạt động có chương trình, kế hoạch, có nền nếp, thành chế độ. Ba là, hoạt động công tác KT,GS, THKL đảng phải tiến hành toàn diện trên các mặt công tác KT, GS, ở tất cả các cấp trong Đảng. Bốn là, phải đảm bảo bám sát yêu cầu nhiệm vụ chính trị, công tác xây dựng Đảng, đúng trọng tâm, trọng điểm trong từng thời kỳ, tình hình thực tế của toàn Đảng, phù hợp với đặc điểm từng địa phương, đơn vị. Năm là, tiến hành giải quyết tốt các mặt công tác KT,GS, THKL đảng do yêu cầu thực tiễn đặt ra; tiến hành với số lượng phù hợp với các vụ việc phát sinh, tương xứng với thực trạng khuyết điểm, vi phạm kỷ luật, tình hình tố cáo, khiếu nại kỷ luật trong Đảng. Sáu là, thực hiện hoàn thành, toàn diện các mặt công tác KT,GS, kỷ luật đảng với chất lượng cao. Bảy là, định kỳ có sơ, tổng kết rút kinh nghiệm. Tám là, các điều kiện, phương tiện phục vụ cho công tác KT,GS phải đầy đủ, đồng bộ và có chất lượng. Chín là, kết quả công tác KT,GS, THKL đảng phải có tác dụng tích cực trong việc tạo chuyển biến tình hình, thúc đẩy thực hiện nhiệm vụ chính trị và 11 công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ. Đóng góp kinh nghiệm vào các mặt công tác xây dựng Đảng. Nội dung các tiêu chí nêu trên chính là những gợi mở rất hữu ích giúp cho tác giả tham khảo để xây dựng hệ thống tiêu chí của luận án trong quá trình nghiên cứu. Cao Văn Thống, Nâng cao chất lượng công tác tham mưu của Uỷ ban Kiểm tra trong tình hình hiện nay [87]. Trong chương II, phần một số kinh nghiệm, các tác giả khẳng định: UBKT các cấp phải nhận thức đúng vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của mình và thực hiện nhiệm vụ KT,GS, kỷ luật đảng theo quy định của Điều lệ Đảng, thực hiện chức năng tham mưu, giúp cấp uỷ và nhiệm vụ cấp uỷ giao. Song song đó, phát huy vai trò, trách nhiệm của cơ quan KT,GS trong việc giúp UBKT tham mưu giúp cấp uỷ thực hiện tốt việc lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác KT,GS, kỷ luật đảng, vừa thực hiện đầy đủ, đồng bộ, toàn diện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của UBKT để công tác KT,GS của Đảng nhanh chóng đi vào cuộc sống. Qua nghiên cứu nội dung này, tác giải có thể chắt lọc và kế thừa một số nội dung để đưa vào giải pháp của luận án. Đỗ Hùng Cường, Ngăn chặn, phòng ngừa sai phạm về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Đảng [14]. Ở chương II: về thực trạng biểu hiện sai phạm về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Đảng, tại nội dung thứ ba trong phần khái quát thực trạng nhận thức về tố cáo và giải quyết tố cáo, tác giả đã chỉ ra các hình thức biểu hiện sai phạm về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Đảng. Và những biểu hiện sai phạm về giải quyết tố cáo trong Đảng gồm: trả thù, trù dập người tố cáo; dìm bỏ đơn tố cáo; đùn đẩy, chuyển đơn tố cáo lòng vòng; tiết lộ tên, địa chỉ, bút tích người tố cáo; tiết lộ nội dung tố cáo, nội dung làm việc hoặc tài liệu, thông tin liên quan đến việc tố cáo và giải quyết tố cáo cho tổ chức, cá nhân không có trách nhiệm biết; tìm cách vận động hoặc yêu cầu người tố cáo rút đơn tố cáo không đúng quy định; sai phạm trong thẩm tra, xác minh để giải quyết tố cáo; nhận là chủ trương, nghị quyết của tập thể để xoá tội cho người bị tố cáo; chuyển nội dung đơn tố cáo có tên sang KT khi có dấu hiệu vi phạm; kết thúc đơn tố cáo sau khi sơ bộ nắm tình hình và xuất hiện “lợi ích nhóm” trong giải quyết tố cáo. Ở chương IV, phần giải pháp ngăn chặn, phòng ngừa sai phạm về tố cáo và giải quyết tố cáo trong Đảng. Trong nội dung c của mục 2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người tố cáo, người bị tố cáo, trách nhiệm giải quyết tố cáo của tổ chức đảng 12 có thẩm quyền. Tác giả đề nghị lưu ý 5 nội dung, trong đó có 3 nội dung liên quan trực tiếp đến UBKT các cấp: Một là, cấp uỷ, UBKT các cấp phải nhận thức tố cáo và giải quyết tố cáo có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng, là trách nhiệm của cấp uỷ, BTV vụ cấp uỷ và UBKT các cấp. Hai là, cấp uỷ, tổ chức đảng, UBKT giải quyết tố cáo phải biết lắng nghe người bị tố cáo giải trình, tránh áp đặt. Ba là, nâng cao trách nhiệm của cấp uỷ, tổ chức đảng trong việc giải quyết tố cáo, cần nâng cáo trách nhiệm tiếp đảng viên và công dân của cấp uỷ, tổ chức đảng và UBKT các cấp. Nguyễn Anh Liên, Cơ sở lý luận, thực tiễn đổi mới và nâng cao hiệu quả thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra của Đảng [57]. Đề tài đã làm rõ các khái niệm, nhất là khái niệm thẩm tra, xác minh trong công tác KT của Đảng. Từ đó đề xuất các giải pháp, quy trình để nâng cao chất lượng thẩm tra, xác minh trong công tác KT của Đảng. Nội dung của các công trình này tuy bàn về một vấn đề cụ thể, nhưng giúp tác giả luận án tham khảo, để nâng cao chất lượng luận án. Phạm Thị Ngạn, Hệ thống kỹ năng nghiệp vụ trong công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng [64], đã phân tích cụ thể hệ thống kỹ năng nghiệp vụ KT, bao gồm: các kỹ năng chung của công tác KT, kỷ luật đảng và các kỹ năng thực hiện nhiệm vụ KT theo quy định tại Điều 32 Điều lệ Đảng. Trong các kỹ năng chung có: Kỹ năng giao tiếp; kỹ năng vận động, thuyết phục và cảm hóa con người; kỹ năng phối hợp nhóm; kỹ năng thu thập và xử lý thông tin; Tô Quang Thu, Thực trạng và giải pháp nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ kiểm tra trong giai đoạn mới [91], đã đề xuất các nhóm giải pháp nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ KT, trong đó có kỹ năng thẩm tra, xác minh, qua việc đào tạo, bồi dưỡng và tự đào tạo, bồi dưỡng (về nghiệp vụ) và việc rèn luyện trong thực tiễn (trong quá trình giải quyết vụ việc của các đoàn kiểm tra; rèn luyện phương pháp tư duy, phương pháp làm việc khoa học; tổng kết kinh nghiệm,). Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác kiểm tra tài sản đảng hiện nay [105]. Từ thực trạng công tác KT tài sản đảng từ Đại hội IX đến năm 2013, đề tài đã đưa ra 06 giải pháp cơ bản nhằm nâng cao hiệu quả công tác KT tài chính đảng, KT tài sản đảng trong thời gian tới (2020). Trong đó lưu ý vấn đề quan trọng nhất là phải nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp uỷ đảng, của lãnh đạo UBKT các cấp. Đồng thời phải tăng cường công tác giáo dục, bồi dưỡng ý thức phục vụ Nhân dân, hạn chế tối đa những yếu tố làm nảy sinh chủ nghĩa cá nhân. 13 Đặng Đình Phú, Công tác kiểm tra, giám sát của Thành uỷ Hà Nội trong phòng, chống tham nhũng hiện nay [74], qua khảo sát thực tế tại địa phương, đề tài đã đề xuất 06 giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng công tác KT,G... nguyên tắc công khai: công khai quá trình khảo sát kiểm tra, kết quả khảo sát và kết quả xử trí. 3- Kiên trì nguyên tắc tính quần chúng: KT kỷ luật là đánh giá tình hình cán bộ giữ gìn kỷ luật Đảng. Và sự đánh giá này cần có sự tham gia của đông đảo đảng viên và quần chúng. 4- Kiên trì nguyên tắc thực sự cầu thị: chỉ có dựa vào sự thật, lấy khảo sát làm tiêu chuẩn và kỷ luật của Đảng làm chuẩn mực, mới có thể đánh giá công bằng nhất đối với cán bộ, mới có thể phát huy thật sự tác dụng của công tác khảo sát và công tác KT kỷ luật. Trong công tác khảo sát và KTcủa Đảng đứng trước tình hình mới, muốn phát huy tác dụng của nó cần chú ý một số điểm. Theo đó, công tác KT kỷ luật cán bộ của Đảng cần phải dựa vào phương châm xử lý nghiêm của Đảng, luôn luôn lấy việc KT, xử lý những vụ án vi phạm kỷ luật làm khâu trung tâm thực hiện nghiêm túc kỷ luật Đảng, kiên quyết trừng trị thối nát, xây dựng và hoàn thiện cơ chế ràng buộc ngăn ngừa những hành động dùng quyền mưu lợi riêng,Công tác KT kỷ luật cán bộ đảng cần căn cứ tình hình mới và vấn đề mới, vạch rõ ranh giới vi phạm kỷ luật và không vi phạm kỷ luậtĐồng thời, cần bảo đảm xử trí nghiêm đối với kẻ vi phạm kỷ luật. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc XÂY DỰNG ĐẢNG CẦM QUYỀN - Kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc [67], tác giả Chu Húc Đông với bài tham luận: “Kiên trì phương châm quản lý Đảng nghiêm minh, triển khai cuộc xây dựng Đảng phong liêm chính và đấu tranh chống tham nhũng” đã xác định: việc kiên trì phương châm quản lý Đảng nghiêm minh, triển khai cuộc xây dựng Đảng phong liêm chính và đấu tranh chống tham nhũng là nhiệm vụ quan trọng của Đảng Cộng sản Trung Quốc nhằm tăng cường xây dựng bản thân mình. Và kiên quyết trước sau làm tốt công tác xây dựng Đảng phong liêm chính và chống tham nhũng, luôn giữ mối liên hệ máu thịt giữa Đảng với nhân dân, đảm bảo cho công cuộc xây dựng hiện đại hoá xã hội chủ nghĩa được thuận lợi. Trong bài viết của mình, tác giả đã chỉ ra 5 nguyên nhân chủ yếu dẫn tới hiện tượng tham nhũng dễ nảy sinh và nảy sinh nhiều trên một số lĩnh vực trong giai đoạn hiện nay ở Trung Quốc, đó là: Thứ 26 nhất, sự thay đổi về cơ sở kinh tế; Thứ hai, sự biến đổi của đạo đức văn hoá; Thứ ba, cơ chế ràng buộc quyền lực; Thứ tư, khuyết điểm tồn tại trong công tác; Thứ năm, tiến trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế. Sau khi chỉ rõ và phân tích các nguyên nhân trên, ông cũng đã nêu lên 6 biện pháp chính và hiệu quả triển khai xây dựng Đảng phong liêm chính và đấu tranh chống tham nhũng như sau: Một là, đẩy mạnh xây dựng tư tưởng chính trị; không ngừng tăng cường tính tự giác của cán bộ lãnh đạo, đảng viên về hành chính liêm khiết; Hai là, điều tra và xử lý các vụ án lớn và án quan trọng, chỉnh đốn nghiêm túc kỷ luật Đảng và luật pháp Nhà nước, xử lý nghiêm theo pháp luật một loạt kẻ tham nhũng; Ba là, uốn nắn tác phong không lành mạnh, tác phong làm việc của một số cơ quan và ngành nghề bắt đầu tốt lên; Bốn là, tăng cường xây dựng văn bản pháp quy và quy chế liêm chính, đảm bảo việc chống tham nhũng được thực hiện theo pháp luật và có trật tự; Năm là, tăng cường công tác chữa trị từ đầu nguồn, từng bước xoá bỏ mảnh đất nảy sinh tham nhũng; Sáu là, tăng cường giám sát dân chủ, thúc đẩy quyền lực vận hành theo nền nếp quy phạm hoá. Đặc biệt, trong biện pháp thứ sáu, Trung Quốc tập trung cải cách và hoàn thiện thể chế KT kỷ luật của Đảng, xây dựng và kiện toàn chế độ đi KT thị sát, tăng cường quản lý thống nhất đối với các cơ quan đại diện của kiểm tra, thanh tra; xây dựng và kiện toàn chế độ cán bộ lãnh đạo báo cáo công tác và tình hình liêm khiết của mình. Hội đồng Lý luận Trung ương, Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc [48]. Lưu Kỳ Bảo viết bài “Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc”, tác giả đã đề cập đến 6 cách làm và kinh nghiệm chủ yếu về xây dựng tác phong đảng liêm chính của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Tại nội dung thứ hai: Kiên trì nắm chắc xây dựng hệ thống trừng trị và phòng ngừa, dựng lên bức bình phong chiến lược toàn diện chống tham nhũng, đề xướng liêm khiết. Theo tác giả, thời gian qua Đảng Cộng sản Trung Quốc “đã kiên trì trị cả ngọn lẫn gốc, vừa chữa “bệnh tật đã có”, lại phải chữa “bệnh tật chưa có”, thực hiện xử lý có hệ thống, chú trọng phòng ngừa, giảm hiện tượng tham nhũng đến mức thấp nhất” và “thường xuyên tăng cường KT sát hạch, kiện toàn cơ chế sử dụng kết quả sát hạch, thúc đẩy thực hiện các nhiệm vụ” [48, tr.26]. Trong nội dung thứ năm: kiên trì nắm chắc giám sát và ràng buộc, đem quyền lực nhốt vào trong chiếc lồng 27 chế độ. Tại nội dung này, Trung Quốc chú trọng vấn đề công khai về quyền lực, công khai công việc của Đảng, của chính quyền, công khai tư pháp và trên các lĩnh vực. Đồng thời, luôn “tăng cường giám sát trong Đảng, giám sát dân chủ, giám sát pháp luật, giám sát của dư luận, để nhân dân giám sát quyền lực, để quyền lực được vận hành dưới ánh sáng mặt trời” [48, tr.31]. Hội đồng Lý luận Trung ương, Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc [48]. Bành Lập Binh với bài tham luận “Tăng cường xây dựng tác phong cán bộ thiết thực thực hiện vì dân, thực tế, thanh liêm” [48, tr.133 - 146] , tác giả trình bày 3 nội dung lớn. Ở nội dung thứ ba: Lấy hoạt động thực tiễn giáo dục đường lối quần chúng làm cơ hội, tăng cường hơn nữa xây dựng tác phong cán bộ thiết thực thực hiện vì dân, thực tế, thanh liêm, thì một trong những vấn đề quan trọng là phải “giám sát cán bộ cần có nội dung ràng buộc tác phong” và tăng cường việc giám sát tác phong cán bộ từ những việc, chế độ cụ thể, đồng thời phát huy vai trò giám sát của xã hội, giám sát của quần chúng, coi trọng và quy phạm giám sát qua mạng, hình thành sự hợp lực lớn mạnh của giám sát. Hội đồng Lý luận Trung ương, Xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh trong tình hình mới - Kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc [48]. Tạng Thắng Nghiệp viết bài “Tăng cường xây dựng kỷ luật, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất của Đảng” [48, tr.239], Tác giả đã trình bày những trải nghiệm và nhận thức của mình về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của việc tăng cường xây dựng kỷ luật, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất của Đảng. Nội dung tập trung vào các vấn đề sau: 1- Tăng cường xây dựng kỷ luật là đảm bảo quan trọng để giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất của Đảng. Đối với chính đảng hiện nay, đó là yêu cầu cơ bản; kỷ luật nghiêm minh là truyền thống vẻ vang và là ưu thế độc đáo của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Điều lệ Đảng được thông qua tại Đại hội toàn quốc lần thứ VIII năm 1956 đã nêu rõ: “Không có kỷ luật, Đảng không thể lãnh đạo đất nước và nhân dân chiến thắng kẻ địch lớn mạnh để thực hiện chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản”, đến tháng 12- 2003 Trung Quốc đã chính thức công bố “Điều lệ xử lý kỷ luật Đảng Cộng sản Trung Quốc” và đưa công tác kỷ luật đảng bước vào quỹ đạo chế độ hoá, quy phạm hoá; tình hình càng phức tạp, nhiệm vụ càng nặng nề, càng phải tăng cường xây dựng kỷ luật Đảng. Báo cáo Đại hội lần thứ 28 XVIII của Đảng Cộng sản Trung Quốc lần đầu tiên đưa ra khái niệm “xây dựng kỷ luật” và trong phát biểu tại Hội nghị toàn thể lần thứ hai của UBKT Kỷ luật Trung ương, Tổng Bí thư Tập Cận Bình đã nhấn mạnh, tình hình mà Đảng phải đối mặt, nhiệm vụ phải gánh vác càng nặng nề thì càng phải tăng cường xây dựng kỷ luật, càng phải giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng. 2- Tăng cường xây dựng kỷ luật, điều quan trọng hàng đầu là giữ nghiêm kỷ luật chính trị trong Đảng. 3- Ra sức thúc đẩy xây dựng kỷ luật Đảng, công tác trọng điểm trước mắt cần làm tốt. Tại mục 3.3 nội dung này, tác giả đề nghị phải “Tăng cường kiểm tra, giám sát tình hình chấp hành kỷ luật”. Tác giả đề nghị: “cơ quan KT kỷ luật các cấp phải phát huy đầy đủ vai trò, chức năng, phối hợp với đảng uỷ và chính quyền làm tốt việc KT,GS tình hình chấp hành kỷ luật, kịp thời phát hiện và kiên quyết uốn nắn mọi vấn đề có tính manh nha, tính khuynh hướng liên quan đến vi phạm kỷ luật của Đảng”. Đồng thời, “phải tập hợp các nguồn lực giám sát như giám sát trong Đảng, giám sát của đại hội đại biểu nhân dân, giám sát hành chính, giám sát dân chủ, giám sát tư pháp, giám sát của quần chúng và giám sát của dư luận, xây dựng sân chơi giám sát, hình thành nên hợp lực giám sát”. Chu Kiến Quốc, Trí tuệ Mao Trạch Đông và nghệ thuật lãnh đạo đương đại [77]. Quyển sách gồm XIII chương. Tại phần II của chương VII với nội dung Trừng phạt nghiêm khắc phần tử sa đoạ, Mao Trạch Đông đã nhận định về sự kiêu ngạo của những người có công lại không tiếp tục phấn đấu, ham hưởng lạc, thích sống hưởng thụ,, đối với những người như vậy phải bị xử lý nghiêm minh để làm gương răn đe kẻ khác. Dù rất đau lòng nhưng Mao Trạch Đông cũng đã xử một số cán bộ lão thành có công lao lớn với cách mạng như Lưu Thanh Sơn, Trương Tử Thiện, họ đã bị tha hoá, biến chất trước lợi ích vật chất, tham ô, hối lộ, trở thành kẻ tội đồ trước nhân dân. Mao Trạch Đông đã chỉ ra rằng: Chính vì hai người bọn họ có địa vị cao, công trạng nhiều, ảnh hưởng lớn nên mới phải quyết tâm xử lý họ. Tính đến tháng 1- 1952, cả nước điều tra được hơn 100.000 người phạm tội tham ô, đã xử phạt 9.942 người chịu án tù, 67 người bị tù chung thân, 42 người bị tử hình. Cơn bão chỉnh đốn tác phong này đã khiến hành vi nhận hối lộ trong thời gian dài gần như biến mất. Nhận xét: có thể nhận ra rằng, các công trình nghiên cứu nêu trên dù không trực tiếp bàn đến chất lượng công tác KT của cơ quan KT hay của UBKT đảng, nhưng các nội dung các tác giả đã nghiên cứu lại là những nhân tố rất quan trọng 29 tạo ra chất lượng công tác KT của UBKT đảng các cấp, đồng thời giúp cho tác giả có được nhiều gợi mở trong quá trình nghiên cứu đề tài luận án của mình. 1.2.2. Các công trình nghiên cứu của Lào Phu-thắc Phít-tha-nu-son với đề tài: “Công tác kiểm tra của Đảng nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay” [72]. Tác giả đã tập trung phân tích đánh giá thực trạng và nguyên nhân, bài học kinh nghiệm công tác KT của Đảng và Nhà nước và đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác KT của Đảng trong giai đoạn hiện nay gồm: Một là, tăng cường trách nhiệm của các cấp ủy đảng đối với việc chỉ đạo, lãnh đạo công tác kiểm tra; Hai là, kiện toàn bộ máy UBKT và đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ KT của Đảng; Ba là, thực hiện đúng việc dân chủ hóa và công khai hóa công tác kiểm tra; Bốn là, nắm vững và thực hiện tốt tư tưởng chỉ đạo, lựa chọn và kết hợp các hình thức kiểm tra, phát huy sức mạnh tổng hợp của các ban, ngành trong công tác kiểm tra. Khăm-phăn Mi-la-vông với đề tài: “Xây dựng đội ngũ cán bộ KT của Đảng (cấp tỉnh) ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào hiện nay” [59]. Tác giả đã đi sâu phân tích đánh giá thực trạng chất lượng công tác xây dựng đội ngũ cán bộ KT Đảng và Nhà nước Lào, đồng thời xác định một số nguyên nhân, kinh nghiệm và đề xuất những giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác xây dựng đội ngũ cán bộ KT trong giai đoạn hiện nay như sau: Một là, cần cụ thể hóa tiêu chuẩn chức danh cán bộ KT của Đảng cấp tỉnh; Hai là, đổi mới công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ KT của Đảng cấp tỉnh; Ba là, đổi mới quan điểm đánh giá, tuyển chọn, sử dụng đội ngũ cán bộ KT của Đảng cấp tỉnh; Bốn là, đổi mới chính sách, chế độ đãi ngộ, đội ngũ cán bộ KT của Đảng cấp tỉnh; Đổi mới công tác quản lý và bảo vệ đội ngũ cán bộ KT của Đảng cấp tỉnh; Năm là, củng cố lại tổ chức bộ máy cơ quan KT Đảng cấp tỉnh; Sáu là, tăng cường phối hợp giữa các ngành các cấp có liên quan trong việc xây dựng đội ngũ cán bộ KT của Đảng cấp tỉnh; Bảy là, tăng cường sự lãnh đạo và KT của cấp trên đối với việc xây dựng đội ngũ cán bộ KT của Đảng cấp tỉnh. Chăn-sy Seng-sôm-phu với đề tài: “Chất lượng công tác KT của UBKT Đảng và Nhà nước cấp tỉnh ở các tỉnh phía Bắc nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay” [81]. Trên cơ sở tổng lược về những quan điểm của Mác – Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng nhân dân cách mạng Lào về 30 công tác KT; về vai trò, đặc điểm của UBKT Đảng và Nhà nước cấp tỉnh ở các tỉnh phía Bắc Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào, tác giả đã nêu lên quan niệm và 2 nhóm tiêu chí đánh giá về chất lượng công tác KT của UBKT Đảng và Nhà nước cấp tỉnh ở các tỉnh phía Bắc nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào. Từ cơ sở lý luận trên, tác giả đã đi sâu vào việc phân tích thực trạng những kết quả, ưu điểm - những hạn chế, khuyết điểm và đề ra 6 bài học kinh nghiệm. Trên cơ sở mục tiêu, phương hướng và từ thực trạng đã phân tích, tác giả Chăn - sy Seng - sôm - phu đã đề ra 5 nhóm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác KT của UBKT Đảng và Nhà nước cấp tỉnh ở các tỉnh phía Bắc nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay, gồm: Một là, đổi mới về nhận thức và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của các tỉnh uỷ ở các tỉnh phía bắc Lào; Hai là, phát huy vai trò của UBKT Đảng và Nhà nước các cấp, xây dựng đội ngũ cán bộ KT vững mạnh; đồng thời nâng cao vai trò, tính tích cực của quần chúng; Ba là, nắm vững và thực hiện tốt phương pháp, nguyên tắc, hình thức KT, thực hiện dân chủ hoá, công khai hoá công tác kiểm tra; Bốn là, chủ động phối hợp với các ngành có liên quan để tiến hành hoạt động KT. Xây dựng và thực hiện tốt chế độ, chính sách khen thưởng, đãi ngộ đối với cán bộ KT; Năm là, tiếp tục hoàn thiện hệ thống cơ chế, pháp luật làm cơ sở chuẩn mực cho KT, đánh giá cán bộ, đảng viên và tổ chức đảng. Chăn-sy Seng-sôm-phu với đề tài: “Nâng cao chất lượng hoạt động của UBKT đảng và Nhà nước cấp tỉnh ở Phông Sa Lỳ hiện nay” [80], đã đi sâu phân tích thực trạng chất lượng hoạt động của UBKT Đảng và Nhà nước ở tỉnh Phong Sa Lỳ và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của UBKT Đảng và Nhà nước ở tỉnh Phông Sa Lỳ như sau: Một là, đổi mới về nhận thức và tăng cường sự chỉ đạo của cấp ủy tỉnh đối với UBKT Đảng và Nhà nước; Hai là, phát huy vai trò UBKTcác cấp, đội ngũ cán bộ KT vững mạnh, đồng thời cần phải nâng cao vai trò của quần chúng; Ba là, cần nắm vững và thực hiện tốt phương pháp, nguyên tắc hình thức kiểm tra; Bốn là, thực hiện dân chủ hóa, công khai hóa trong công tác KT Đảng và Nhà nước, góp phần xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh toàn diện và hoàn thiện hệ thống pháp luật của Nhà nước; Năm là, chủ động phối hợp với các ngành có liên quan để tiến hành hoạt động kiểm tra; Sáu là, chế độ chính sách khen thưởng, đãi ngộ đối với UBKTcác cấp, về công cụ, phương 31 tiện và đi thăm quan thực tế các tỉnh khác và nước ngoài; Bảy là, tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của UBKT Trung ương đối với UBKT Đảng và Nhà nước tỉnh Phông Sa Lỳ; Tám là, hoàn thành hệ thống cơ chế, pháp luật, hướng dẫn cụ thể, chi tiết, thực hiện Điều lệ Đảng... làm cơ sở chuẩn mực cho kiểm tra, đánh giá. Phon-xa-mảy Miêng-la-văn với đề tài: “Chất lượng công tác kiểm tra của Đảng bộ tỉnh At Ta Pư, Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay” [60]. Tác giả đã đi sâu phân tích thực trạng, chất lượng công tác KT của Đảng bộ tỉnh At Ta Pư và những vấn đề cơ bản về kinh tế - xã hội. Trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp: Một là, nâng cao nhận thức, trách nhiệm cho các cấp ủy đảng và đảng viên về công tác KT; Hai là, tăng cường tính chủ động của các cấp ủy trong việc tự KT và chú trọng lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, cấp dưới trong việc tiến hành KT; Ba là, thường xuyên kiện toàn nâng cao chất lượng bộ máy và cơ quan giúp việc ủy ban KT các cấp và đội ngũ cán bộ làm công tác KT; Bốn là, thực hiện tốt sự phối hợp các hình thức, phương pháp cơ bản công tác KT; Năm là, tranh thủ sự lãnh đạo, chỉ đạo, KT của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ chính trị, UBKT Trung ương, của các ban Trung ương Đảng; Sáu là, phát động và lôi cuốn phong trào của các tổ chức đoàn thể và quần chúng tham gia công tác KT; Bảy là, từng bước hoàn thiện hệ thống cơ chế pháp luật, bảo đảm hiệu lực cho hoạt động và xử lý kết quả công tác KT. Tóm lại, các công trình nghiên cứu của Lào có những nội dung rất gần với đề tài luận án mà tác giả đang nghiên cứu. Hệ thống các giải pháp được nêu trên đa phần tập trung vào các vấn đề như: cần nâng cao nhận thức trong toàn Đảng về công tác KT đảng; về việc xây dựng đội ngũ cán bộ KT và cơ quan KT đảng vững mạnh; Phải đảm bảo quy trình, phương pháp trong lúc tiến hành KT; Cần dân chủ, công khai hoá công tác KT trong toàn Đảng và trong xã hội; Quan tâm đến công tác phối kết hợp với các ngành liên quan trong lúc tiến hành KT và vấn đề tạo cơ chế, chính sách thuận lợi cho ngành KT thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. Những vấn đề trên có ý nghĩa rất thiết thực và giúp cho tác giả xác định rõ hơn các nội dung, từ đó chắt lọc vận dụng đưa vào phần giải pháp của luận án một cách phù hợp. 32 1.3. KHÁI QUÁT CÁC KẾT QUẢ N HI N CỨU V NHỮN VẤN ĐỀ LUẬN ÁN SẼ TẬP TRUN N HI N CỨU 1.3.1. Khái quát các kết quả nghiên cứu Qua tổng quan nghiên cứu cho thấy, các công trình nghiên cứu liên quan đến công tác KT, kỷ luật đảng nói chung và chất lượng công tác KT của UBKT đảng nói riêng đã được các đảng cầm quyền luôn quan tâm và có những đầu tư nhất định cả trong nghiên cứu về lý luận và trong thực tiễn. Có thể rút ra một số vấn đề như sau: Đối với các công trình nghiên cứu ở trong nước, qua tổng quan cho thấy, bên cạnh những công trình nghiên cứu trực tiếp đến chất lượng công tác KT của UBKT thì các nhà khoa học cũng tập trung khá cụ thể vào các vấn đề chủ yếu sau: Thứ nhất, các công trình bàn về vai trò, tác dụng của công tác KT,GS trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng ta; Thứ hai, các công trình khoa học của các tác giả phần lớn công tác trong ngành kiểm tra đã phân tích, đề cập đến công tác KT,GS đảng viên và tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm; Thứ ba, các tác giả đi sâu nghiên cứu phương pháp thẩm tra, xác minh đảng viên và tổ chức đảng; Thứ tư, liên quan đến vấn đề tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ của UBKT các cấp và Thứ năm, đề cập đến vai trò, tính tất yếu, nội dung, cơ chế phối hợp giữa các ban, ngành có liên quan, tạo điều kiện cho UBKT các cấp hoàn thành nhiệm vụ. Tóm lại, các công trình trên, dù không trực tiếp bàn về chất lượng công tác KT của UBKT các cấp nhưng đã phác họa, làm rõ vai trò, vị trí của công tác KT, với tư cách là kiến thức nền, gián tiếp và liên quan chặt chẽ đến công tác KT. Cũng qua các công trình trên, đã đặt ra rất nhiều vấn đề cần phải tiếp tục nghiên cứu nhằm góp phần nâng cao chất lượng công tác KT của UBKT các cấp trong giai đoạn hiện nay. Qua các công trình nghiên cứu nêu trên, đã thể hiện được tâm huyết của các nhà khoa học, nhà nghiên cứu trong và ngoài nước liên quan đến công tác KT của Đảng. Có thể thấy rằng, công tác KT và thi hành kỷ luật đảng đã và đang được đảng cầm quyền các nước như: Việt Nam, Trung Quốc, Lào và các nước tư bản rất quan tâm, đều khẳng định công tác KT và thi hành kỷ luật đảng là một trong những nhiệm vụ quan trọng, không thể thiếu trong suốt quá trình lãnh đạo của đảng cầm quyền. 33 Các công trình trên nghiên cứu nhiều khía cạnh khác nhau của công tác KT của Đảng. Tuy nội dung rất phong phú, đa dạng nhưng điểm chung là thể hiện rõ sự quan tâm của các tác giả đến công tác KT và THKL trong Đảng nói chung. Đây là nguồn tài liệu rất quan trọng để tác giả tham khảo, kế thừa trong quá trình nghiên cứu của mình. Đó sẽ là những ý tưởng, gợi mở cho tác giả luận án tiếp thu có chọn lọc những nghiên cứu của các nhà khoa học, các tác giả có liên quan để tiếp tục tiến hành nghiên cứu vấn đề mà nhiệm vụ của luận án đã đặt ra. Đối với các công trình nghiên cứu ở nước ngoài. Đối với Trung Quốc, những vấn đề thường được tập trung nghiên cứu là: Tình hình quán triệt và chấp hành đường lối, chính sách của Đảng trong đội ngũ cán bộ, đảng viên; quá trình kiểm tra cần thực hiện tốt phương châm “bảo vệ, xử trí, giám sát, giáo dục”cán bộ; trong quá trình tiến hành KT, cơ quan kiểm tra có bị chịu sự tác động, can thiệp từ ngoài hay không. Việc phát huy vai trò của cơ quan kiểm tra trong việc phối hợp với các ngành khác để làm tốt công tác KT theo quy định và kiên quyết uốn nắn mọi vấn đề liên quan đến sai phạm của cán bộ, đảng viên ngay từ lúc mới manh nha, phát sinh và đối với các phần tử sa đoạ, biến chất phải trừng trị nghiêm khắc. Đối với Lào, các công trình nghiên cứu có những nội dung rất gần với đề tài luận án mà tác giả đang nghiên cứu như: công tác KT của Đảng nhân dân cách mạng Lào; vấn đề xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra đảng cấp tỉnh của Lào; chất lượng công tác KT của UBKT Đảng và Nhà nước cấp tỉnh; chất lượng công tác KT của Đảng bộ cấp tỉnh của Lào, Trên cơ sở lý luận và từ thực trạng qua phân tích, các tác giả đề ra các giải pháp đa phần tập trung vào các vấn đề như: cần nâng cao nhận thức trong toàn Đảng về công tác KT đảng; về việc xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra và cơ quan kiểm tra đảng vững mạnh; Phải đảm bảo quy trình, phương pháp trong lúc tiến hành kiểm tra; Cần dân chủ, công khai hoá công tác KT trong toàn Đảng và trong xã hội; Quan tâm đến công tác phối kết hợp với các ngành liên quan trong lúc tiến hành kiểm tra và vấn đề tạo cơ chế, chính sách thuận lợi cho ngành kiểm tra thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của mình. 1.3.2. Những vấn đề luận án sẽ tập trung nghiên cứu Kế thừa các kết quả của những công trình đi trước, Luận án sẽ tiếp tục tập trung nghiên cứu làm rõ những vấn đề mà các tác giả trên chưa đề cập đến, cụ thể như sau: 34 Về mặt lý luận, luận án sẽ tập trung làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về chất lượng công tác KT của UBKT huyện uỷ ở miền ĐNB giai đoạn hiện nay. Trong đó, làm rõ một số vấn đề như: đặc điểm tự nhiên, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh của các huyện ở miền ĐNB; về tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của đảng bộ các huyện; chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm của UBKT các huyện uỷ ở miền ĐNB giai đoạn hiện nay; xây dựng khái niệm về chất lượng công tác KT của UBKT huyện uỷ ở miền ĐNB và hệ tiêu chí đánh giá chất lượng công tác KT của UBKT huyện uỷ ở miền ĐNB hiện nay. Về mặt thực tiễn, luận án khảo sát, phân tích đánh giá đúng thực trạng chất lượng công tác KT của UBKT huyện uỷ ở miền ĐNB giai đoạn từ năm 2010 đến năm 2015, từ đó đề ra các nguyên nhân và những vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao chất lượng công tác KT của UBKT huyện uỷ ở miền ĐNB giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở dự báo những thuận lợi, khó khăn tác động đến việc nâng cao chất lượng công tác KT của UBKT huyện uỷ ở miền ĐNB giai đoạn hiện nay. Luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng công tác KT của UBKT huyện uỷ ở miền ĐNB đến năm 2025. 35 Chƣơng 2 CHẤT LƢỢN CÔN TÁC KIỂM TRA CỦA UỶ BAN KIỂM TRA HUYỆN UỶ Ở MIỀN ĐÔN NAM BỘ HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN V THỰC TIỄN 2.1. KHÁI QUÁT VỀ CÁC HU ỆN, ĐẢNG BỘ HUYỆN, UỶ BAN KIỂM TRA HUYỆN UỶ V CÔN TÁC KIỂM TRA CỦA UỶ BAN KIỂM TRA HUYỆN UỶ Ở MIỀN ĐÔN NAM BỘ 2.1.1. Khái quát về các huyện, đảng bộ huyện, uỷ ban kiểm tra huyện uỷ ở miền Đông Nam Bộ 2.1.1.1. Khái quát về các huyện ở miền Đông Nam Bộ * Về điều kiện tự nhiên [12] Đông Nam Bộ có 05 tỉnh và 01 thành phố: Bà Rịa-Vũng Tàu; Bình Dương; Bình Phước; Đồng Nai; Tây Ninh; Thành phố Hồ Chí Minh. Diện tích tự nhiên 23.580 km2, chiếm 7,3 % diện tích cả nước. Các tỉnh, thành miền Đông Nam Bộ có 72 đơn vị hành chính cấp huyện, gồm: 5 thành phố trực thuộc tỉnh, 8 thị xã, 19 quận và 40 huyện. Bảng 2.1. Diện tích và dân s miền Đông Nam Bộ [2]. Stt Đơn vị Thành ph Quận Thị x Huyện Diện tích (km²) Dân s (2014) (ngƣời) 1 TP. Hồ Chí Minh 19 00 5 2.095 8.244.400 2 Bà Rịa - Vũng Tàu 02 00 00 6 1.982,2 1.059.800 3 Bình Dương 01 00 04 4 2.695,5 1.802.500 4 Bình Phước 00 00 03 8 6.857,3 905.300 5 Đồng Nai 01 00 01 9 5.907,2 2.768.700 6 Tây Ninh 01 00 00 8 4.029,6 1.104.237 Tổng cộng 05 19 08 40 23.580 14.780.700 (Thành phố*: Thành phố trực thuộc tỉnh) Diện tích tự nhiên của 40 huyện là 19.397,78 km2, chiếm 82,32% diện tích cả vùng. Với hơn 5.178.540 người đang sinh sống. Cụ thể 40 huyện được phân bố như 36 sau: Bà Rịa - Vũng Tàu: 06 huyện, Đồng Nai: 09 huyện, Bình Dương: 04 huyện, Bình Phước: 08 huyện, Tây Ninh: 8 huyện và Thành phố Hồ Chí Minh: 05 huyện. Trong 40 huyện, có 02 huyện mới thành lập là: Một là, huyện Bắc Tân Uyên (gồm 10 xã), tỉnh Bình Dương, được thành lập theo Nghị quyết số 136/NQ-CP ngày 29/12/2013 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Tân Uyên để thành lập thị xã Tân Uyên và huyện Bắc Tân Uyên. Huyện chính thức bắt đầu hoạt động từ ngày 01/4/2014. Hai là, Huyện Phú Riềng (gồm 10 xã), tỉnh Bình Phước, được thành lập và đi vào hoạt động trên cơ sở Nghị quyết số 931/NQ- UBTVQH ngày 15/5/2015 của Ủy Ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Bù Gia Mập. Về địa lý: Đông Nam Bộ là vùng đất mới trong lịch sử phát triển của đất nước, khu vực tập trung nhiều đô thị nằm giữa các tỉnh Nam Trung Bộ và Nam Tây Nguyên là những vùng giàu tài nguyên đất đai, rừng và khoáng sản. Phía tây và tây - nam giáp đồng bằng sông Cửu Long nơi có tiềm năng lớn về nông nghiệp, là vựa lúa lớn nhất nước ta; phía đông và đông nam giáp biển Đông, giàu tài nguyên hải sản, dầu mỏ và khí đốt và thuận lợi xây dựng các cảng biển tạo ra đầu mối liên hệ kinh tế thương mại với các nước trong khu vực và quốc tế; phía tây bắc giáp với Campuchia có cửa khẩu Tây Ninh tạo mối giao lưu rộng rãi với Campuchia, Thái Lan, Lào, Mianma. Với vị trí này, các huyện ở miền ĐNB là đầu mối giao lưu quan trọng của các tỉnh phía Nam với cả nước và quốc tế. Về địa hình: Đông Nam Bộ nói chung và các huyện của miền ĐNB nói riêng nằm trên vùng đồng bằng và bình nguyên rộng, chuyển tiếp từ cao nguyên Nam Trung Bộ đến Đồng bằng sông Cửu Long. Độ cao địa hình thay đổi từ 200 đến 200 mét, rải rác có một vài ngọn núi trẻ nên có thể chia thành các loại hình như sau: Thứ nhất, gồm các huyện có đặc điểm của địa hình miền núi, trung du (các huyện Thống Nhất, Định Quán, Tân Phú, Xuân Lộc của tỉnh Đồng Nai), huyện biên giới (các huyện Lộc Ninh, Bù Đốp, Bù Gia Mập của tỉnh Bình Phước và các huyện Tân Châu, Tân Biên, Châu Thành, Bến Cầu, Trảng Bàng của tỉnh Tây Ninh). Thứ hai: gồm các huyện có đặc điểm địa hình đồng bằng và ven biển (huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh, huyện Đất Đỏ, Long Điền, Tân Thành, Xuyên Mộc của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu), huyện đảo (Côn Đảo của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu). 37 Nhìn chung, địa hình của các huyện ở miền ĐNB tạo thuận lợi cho phát triển nông nghiệp, phát triển công nghiệp và đô thị, xây dựng hệ thống giao thông vận tải,... Khí hậu: các huyện ở miền ĐNB nằm trong miền khí hậu phía Nam, có đặc điểm của vùng khí hậu cận xích đạo với nền nhiệt độ cao và hầu như không thay đổi trong năm. Đặc biệt có sự phân hoá sâu sắc theo mùa, phù hợp với hoạt động của gió mùa. Lượng mưa dồi dào trung bình hằng năm khoảng 1.500 – 2.000 mm. Khí hậu tương đối điều hoà, ít có thiên tai. Tuy nhiên về mùa khô, lượng mưa thấp gây khó khăn cho sản xuất và sinh hoạt. Đất đai: Đất nông nghiệp là một thế mạnh của các huyện ở miền ĐNB. Trong tổng quỹ đất có 27,1% đang được sử dụng vào mục đích nông nghiệp. Có 12 nhóm đất với 3 nhóm đất rất quan trọng là đất nâu đỏ trên nền bazan, đất nâu vàng trên nền bazan, đất xám trên nền phù sa cổ. Ba nhóm đất này có diện tích lớn và chất lượng tốt thuận lợi cho nhiều loại cây trồng phát triển như cao su, cà phê, điều, lạc, mía, đỗ tương và cây lương thực. Tài nguyên rừng: Diện tích rừng của các huyện ở miền ĐNB không lớn, còn khoảng 532.200 ha chiếm 2,8% diện tích rừng cả nước và phân bố không đều ở các tỉnh. Rừng trồng tập trung ở Bình Dương, Bình Phước với 15,2 nghìn ha; Bà Rịa - Vũng Tàu 14,3 nghìn ha. Với diện tích rừng như trên có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp gỗ dân dụng, phòng hộ cho cây công nghiệp, giữ nước, cân bằng sinh thái cho toàn vùng. Đặc biệt rừng quốc gia Cát Tiên là một cơ sở cho nghiên cứu lâm sinh và thắng cảnh. Tài nguyên khoáng sản: Dầu khí có trữ lượng dự báo là 4-5 tỷ tấn dầu và 485 - 500 tỷ m3 khí có ý nghĩa quan trọng đối với nền kinh tế vùng và kinh tế quốc dân. Quặng bôxit trữ lượng khoảng 420 triệu tấn phân bố ở Bình Phước, Bình Dương. Các khoáng sản khác như đá ốp lát (chiếm 27% giá trị khoáng sản trên đất liền) phân bố ở Phú Túc (Đồng Nai), cao lanh trữ lượng xấp xỉ 130 triệu tấn phân bố ở Bình Dương, Bình Phước; mỏ cát thuỷ tinh phân bố ở Bình Châu (Bà Rịa - Vũng Tàu) cung cấp nguyên liệu cho nhà máy thuỷ tinh Biên Hoà và cho xuất khẩu... Tài nguyên nước và thuỷ năng: hệ thống sông Đồng Nai có quy mô lớn thứ ba ở Việt Nam (sau hệ thống sông Hồng - Thái Bình và sông Mê Kông). Ngoài ra còn có một số hồ ở phía đông, tổng dung tích khoảng 300 triệu m3. Với lượng nước mặt này đủ cung cấp nước cho vùng bao gồm cả cho phát triển công nghiệp. Đây là nguồn 38 thuỷ năng cho phép phát triển mạnh mẽ công nghiệp điện phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá của vùng và cả nước. Tài nguyên biển: Bờ biển dài 171 km, Bà Rịa - Vũng Tàu là một trong bốn ngư trường trọng điểm của nước ta với trữ lượng cá khoảng 290-704 nghìn tấn chiếm 40% trữ lượng cá của vùng biển phía Nam. Diện tích có khả năng nuôi trồng thuỷ sản là khoảng 11,7 nghìn ha. Khu vực ven biển này có nhiều bãi biển đẹp là khu nghỉ mát nổi tiếng như: bãi biển Vũng Tàu, Long Hải.. Vùng biển ấm, ngư trường rộng, hải sản phong phú phát triể...b Chính trị quốc gia, Hà Nội 63. Hồ Chí Minh, (2011), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 64. Phạm Thị Ngạn (chủ nhiệm), (2007), Hệ thống kỹ năng nghiệp vụ trong công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật đảng, Đề tài khoa học cấp Bộ, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Hà Nội. 65. Phạm Thị Ngạn, (2011), “Bảo vệ người đấu tranh chống tiêu cực phục vụ công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật Đảng”, Tạp chí Kiểm tra, (7), tr. 35 – 37. 66. Phạm Thị Ngạn, (2011), “Một số giải pháp xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra vững mạnh”, Tạp chí Kiểm tra, (3), tr.32 – 33. 67. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, (2004), Hội thảo lý luận giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Trung Quốc XÂY DỰNG ĐẢNG CẦM QUYỀN kinh nghiệm của Việt Nam, kinh nghiệm của Trung Quốc, Hà Nội. 68. Nhà xuất bản Chính trị quốc gia, (2004), Sách tra cứu các mục từ về tổ chức, Hà Nội 69. Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, Nhà xuất bản Tư pháp, (2006), Từ điển Luật học, Hà Nội. 70. Nguyễn Văn Nhân, (2016), “Tăng cường kiểm tra, giám sát của UBKT đối với các đoàn kiểm tra, giám sát”, Tạp chí Kiểm tra, (5), tr. 32. 71. Phạm Đình Phi, (2010), “Kinh nghiệm thẩm tra, xác minh trong giải quyết khiếu nại kỷ luật đảng”, Tạp chí Kiểm tra, (8), tr.39. 72. Phu - thắc Phít - tha - nu – son, (2003), Công tác kiểm tra Đảng nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay, luận án Tiến sĩ khoa học Chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 73. Võ Phan Anh Phong, (2014), Công tác kiểm tra tài chính đảng của Uỷ ban Kiểm tra huyện, thị, thành uỷ ở tỉnh Đồng Tháp giai đoạn hiện nay, luận văn 158 Thạc sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, bảo vệ tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 74. Đặng Đình Phú (chủ nhiệm), (2013), Công tác kiểm tra, giám sát của Thành uỷ Hà Nội trong phòng, chống tham nhũng hiện nay, đề tài cấp cơ sở, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 75. Đặng Đình Phú, Trần Duy Hưng, (2008), Công tác giám sát trong Đảng giai đoạn hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 76. Thang Văn Phúc, Nguyễn Minh Phương, (2007), Đổi mới tổ chức và hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị-xã hội ở nước ta hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 77. Chu Kiến Quốc, (2013), Trí tuệ Mao Trạch Đông và nghệ thuật lãnh đạo đương đại, Đỗ Lan Phương – Tạ Ngọc Ái dịch, Nxb Văn hoá thông tin, Hà Nội. 78. Lương Trọng Quyền, (2012), Chất lượng công tác kiểm tra của Uỷ ban Kiểm tra huyện uỷ ở Đảng bộ tỉnh Cà Mau giai đoạn hiện nay, luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 79. Nguyễn Văn Quyết, (2016), “Chủ động nắm tình hình, đề xuất kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm”, Tạp chí Kiểm tra, (3), tr. 35. 80. Chăn-sy Seng-sôm-phu, (2001), Nâng cao chất lượng hoạt động của Ủy ban kiểm tra đảng và Nhà nước cấp tỉnh ở Phông Sa Lỳ hiện nay, luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 81. Chăn-sy Seng-sôm-phu, (2011), Chất lượng công tác kiểm tra của Ủy ban kiểm tra Đảng và Nhà nước cấp tỉnh ở các tỉnh phía Bắc nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay, luận án Tiến sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 82. Thành uỷ Thành phố Hồ Chí Minh, (2016), Báo cáo kết quả thực hiện Kết luận số 72-KL/TW ngày 17-5-2010 của Bộ Chính trị khoá X về Chiến lược công tác kiểm tra, giám sát của Đảng đến năm 2020, thành phố Hồ Chí Minh. 83. Bùi Văn Thể, (2009), Tự phê bình và phê bình trong công tác kiểm tra, kỷ luật Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 159 84. Cao Văn Thống (chủ biên), (2011), Những vấn đề cơ bản về công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật Đảng, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 85. Cao Văn Thống và các cộng sự, (2011), Công tác giám sát góp phần ngăn ngừa nguy cơ của Đảng cầm quyền, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 86. Cao Văn Thống, (2011), “Giải pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát cán bộ, đảng viên về chính trị, tư tưởng”, Tạp chí Xây dựng Đảng, (9), tr. 42, 44 ,68. 87. Cao Văn Thống, (2012), Nâng cao chất lượng công tác tham mưu của Uỷ ban Kiểm tra trong tình hình hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 88.Cao Văn Thống, (2016), “Tăng cường kiểm tra, giám sát đảng viên trong giai đoạn mới”, Tạp chí Kiểm tra, (3), tr. 26. 89. Cao Văn Thống, Đỗ Xuân Tuất, (2013), Nâng cao hiệu lực, hiệu quả phòng, chống tham nhũng góp phần ngăn ngừa nguy cơ của đảng cầm quyền, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 90. Trương Thị Thông, (1996), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra chuyên trách của Đảng trong tình hình hiện nay, luận án phó tiến sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 91. Tô Quang Thu (chủ nhiệm), (2008), Thực trạng và giải pháp nâng cao kỹ năng nghiệp vụ cho cán bộ kiểm tra trong giai đoạn mới, Đề tài khoa học cấp Bộ, Uỷ ban Kiểm tra Trung ương, Hà Nội. 92. Thủ tướng Chính phủ, (2012), Quyết định số 943/QĐ-TTg, ngày 20 tháng 7 năm 2012, của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội vùng Đông Nam Bộ đến năm 2020, Hà Nội. 93. Hà Quốc Trị, (2016), “Bàn về văn hóa kiểm tra của Đảng”, Tạp chí Kiểm tra, (7), tr. 11. 94. Trần Thanh Trí, (2008), Công tác giám sát của Ủy ban kiểm tra tỉnh ủy Cà Mau giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 95. Nguyễn Phú Trọng, (2012), Xây dựng chỉnh đốn Đảng - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 160 96. Nguyễn Thế Tư, (2005), Nâng cao chất lượng kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của uỷ ban kiểm tra huyện uỷ ở các tỉnh duyên hải miền Trung hiện nay, luận án Tiến sĩ chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 97. Bùi Anh Tuấn, (2015), Thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra của Đảng giai đoạn hiện nay, luận án Tiến sĩ khoa học Chính trị học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 98. Ủy ban Kiểm tra tỉnh uỷ Bình Dương, (2015), Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, gám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng; việc thực hiện quy chế làm việc của UBKT nhiệm kỳ 2010 – 2015, Bình Dương. 99. Ủy ban Kiểm tra thành uỷ thành phố Hồ Chí Minh, (2015), Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, gám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng; việc thực hiện quy chế làm việc của Uỷ ban Kiểm tra nhiệm kỳ 2010 – 2015, thành phố Hồ Chí Minh. 100. Ủy ban Kiểm tra tỉnh uỷ Đồng Nai, (2015), Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, gám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng; việc thực hiện quy chế làm việc của Uỷ ban Kiểm tra nhiệm kỳ 2010 – 2015, Đồng Nai. 101. Ủy ban Kiểm tra tỉnh uỷ Tây Ninh, (2015), Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, gám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng; việc thực hiện quy chế làm việc của Uỷ ban Kiểm tra nhiệm kỳ 2010 – 2015, Tây Ninh. 102. Ủy ban Kiểm tra tỉnh uỷ Bình Phước, (2015), Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, gám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng; việc thực hiện quy chế làm việc của Uỷ ban Kiểm tra nhiệm kỳ 2010 – 2015, Bình Phước. 103. Ủy ban Kiểm tra tỉnh uỷ Bà Rịa – Vũng Tàu, (2015), Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, gám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng; việc thực hiện quy chế làm việc của Uỷ ban Kiểm tra nhiệm kỳ 2010 – 2015, Bà Rịa – Vũng Tàu. 104. Ủy ban Kiểm tra Trung ương, (2012), Công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng (Tài liệu hướng dẫn nghiệp vụ), Nxb Tài chính, Hà Nội. 161 105. Ủy ban Kiểm tra Trung ương, (2013), Một số giải pháp chủ yếu nhằm tăng cường công tác kiểm tra tài sản của Đảng hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ, KHBĐ - 19, Hà Nội. 106. Uỷ ban kiểm tra Trung ương, (2015), Báo cáo tổng kết công tác kiểm tra, giám sát và thi hành kỷ luật trong Đảng, nhiệm kỳ Đại hội XI của Đảng, Hà Nội. 107. Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, (2007), Pháp lệnh số 34/2007/PL-UBTVQH11 ngày 20 tháng 4 năm 2007 về thực hiện dân chủ ở xã, phường, thị trấn, Hà Nội. 108. V.I. Lênin, (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva 109. V.I. Lênin, (1978), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 110. V.I. Lênin, (1978), Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 111. V.I. Lênin, (1981), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 112. V.I.Lênin, (1998), Bàn về kiểm kê, kiểm soát, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 113. Vũ Nguyễn Hoàng Vũ, (2015), Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy Vĩnh Long kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm giai đoạn hiện nay, luận văn Thạc sĩ Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 114. Ý Nguyễn Như Ý (Chủ biên), (1998), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 162 PHỤ LỤC 1 KIỂM TRA ĐẢN VI N KHI CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM CỦA UỶ BAN KIỂM TRA HUYỆN UỶ Ở MIỀN ĐÔN NAM BỘ NHIỆM KỲ 2010 - 2015 * Đơn vị tính: đảng viên. STT NỘI DUNG TP. HCM (5 HU) BR – VT (6 HU) Đ. NAI (9 HU) T NINH (8 HU) B. DƢƠN (4 HU) B. PHƢỚC (8 HU) TỔNG CỘNG 1 Tổng s đảng viên đƣợc kiểm tra 115 106 231 562 70 147 1231 2 Uỷ viên các cấp 49 64 175 276 41 49 654 -Huyện uỷ viên 16 17 21 95 12 09 170 -Đảng uỷ viên 19 20 92 102 14 28 275 -Chi uỷ viên 14 27 62 79 15 12 209 3 Nội dung kiểm tra -Chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ 10 17 19 83 09 22 160 -Việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống 10 04 45 149 02 31 241 -Giữ gìn đoàn kết nội bộ 05 03 12 11 07 04 42 -Những điều đảng viên không được làm 09 20 38 05 28 22 122 Chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình 00 01 00 01 01 02 05 -Tham nhũng, cố ý làm trái 10 16 38 20 04 00 88 -Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo 31 20 46 243 08 40 388 Đất đai, tài nguyên,.. 24 21 08 12 06 05 76 -Tài chính, xây dựng cơ bản 06 02 09 07 01 03 28 -Khác 04 02 16 31 04 18 81 3 Kết luận có vi phạm 78 46 172 432 46 121 895 -Phải thi hành kỷ luật 29 27 79 117 27 89 368 -Đã thi hành kỷ luật 29 27 79 115 27 89 366 Nguồn: [98,99,100,101,102,103]. 163 PHỤ LỤC 2 KIỂM TRA TỔ CHỨC ĐẢN KHI CÓ DẤU HIỆU VI PHẠM CỦA UỶ BAN KIỂM TRA HUYỆN UỶ Ở MIỀN ĐÔN NAM BỘ NHIỆM KỲ 2010 - 2015 * Đơn vị tính: tổ chức đảng. Stt NỘI DUNG TP. HCM (5 HU) BR – VT (6 HU) Đ. NAI (9 HU) T. NINH (8 HU) B. DƢƠN (4 HU) B. PHƢỚC (08 HU) TỔNG CỘNG 1 Tổ chức đƣợc kiểm tra 68 08 19 223 08 38 364 -Đảng uỷ, Ban thường vụ đảng uỷ cơ sở 05 02 07 72 01 11 98 -Chi bộ, chi uỷ cơ sở 63 06 12 151 07 27 266 2 Nội dung kiểm tra -Chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của Đảng 07 01 02 60 02 03 75 -Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước 08 02 02 33 01 05 51 -Thực hiện quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ, đoàn kết nội bộ 20 02 05 58 03 19 107 -Công tác cán bộ 08 01 02 22 01 06 40 -Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 06 01 04 15 00 03 29 -Giải quyết khiếu nại, tố cáo 06 01 02 20 01 00 30 -Khác 13 00 02 15 00 02 32 3 Kết luận -Có vi phạm 49 06 17 43 02 32 149 -Phải thi hành kỷ luật 14 01 02 06 01 08 32 -Đã thi hành kỷ luật 14 01 02 06 01 08 32 Nguồn: [98,99,100,101,102,103]. 164 PHỤ LỤC 3 KIỂM TRA TỔ CHỨC ĐẢNG CẤP DƢỚI THỰC HIỆN NHIỆM VỤ KIỂM TRA, IÁM SÁT CỦA UỶ BAN KIỂM TRA HUYỆN UỶ Ở MIỀN ĐÔN NAM BỘ NHIỆM KỲ 2010 – 2015 * Đơn vị tính: tổ chức đảng. Stt NỘI DUNG TP. HCM (5 HU) BR – VT (6 HU) Đ. NAI (9 HU) T. NINH (8 HU) B. DƢƠN (4 HU) B. PHƢỚC (8 HU) TỔNG CỘNG 1 Tổng s tổ chức đảng đƣợc kiểm tra 229 271 415 363 216 262 1756 2 Tổ chức đảng đƣợc kiểm tra -Đảng uỷ, Ban thường vụ đảng uỷ cơ sở 96 86 116 112 91 95 596 Ủy Ban kiểm tra đảng uỷ cơ sở 60 51 114 75 55 64 344 -Chi bộ, chi uỷ cơ sở 73 134 185 176 70 103 741 2 Kết luận Số tổ chức đảng làm tốt nhiệm vụ KT, GS 211 252 361 320 203 229 1576 89,75% Số tổ chức đảng chưa làm tốt nhiệm vụ KT, GS 18 19 54 42 13 33 180 10,25% Nguồn: [98,99,100,101,102,103]. 165 PHỤ LỤC 4 KIỂM TRA VIỆC THI H NH KỶ LUẬT (THKL) CỦA TỔ CHỨC ĐẢNG CẤP DƢỚI CỦA UỶ BAN KIỂM TRA HUYỆN UỶ Ở MIỀN ĐÔN NAM BỘ NHIỆM KỲ 2010 – 2015 * Đơn vị tính: tổ chức đảng. STT NỘI DUNG TP. HCM (5 HU) BR – VT (6 HU) Đ. NAI (9 HU) T. NINH (8 HU) B. DƢƠN (4 HU) B. PHƯỚC (8 HU) TỔNG CỘNG 1 Tổng s tổ chức đƣợc kiểm tra 164 137 312 223 105 196 1137 2 Tổ chức đảng đƣợc kiểm tra -Đảng uỷ, Ban thường vụ đảng uỷ cơ sở 58 76 102 97 39 88 460 -Ủy Ban kiểm tra đảng uỷ cơ sở 59 41 115 96 54 93 458 -Chi bộ, chi uỷ cơ sở 47 20 104 31 12 15 229 Nguồn: [98,99,100,101,102,103]. 166 PHỤ LỤC 5 GIẢI QUYẾT TỐ CÁO ĐẢN VI N CỦA UỶ BAN KIỂM TRA HUYỆN UỶ Ở MIỀN ĐÔN NAM BỘ NHIỆM KỲ 2010 – 2015 * Đơn vị tính: đảng viên Stt NỘI DUNG TP. HCM (5 HU) BR – VT (6 HU) Đ. NAI (9 HU) T NINH (8 HU) B. DƢƠN (4 HU) B. PHƢỚC (8 HU) TỔNG CỘNG 1 Tổng s đơn 75 49 95 42 26 40 654 2 -Uỷ viên các cấp. Trong đó: 33 11 43 22 11 08 128 +Huyện uỷ viên 08 04 10 06 06 04 38 +Đảng uỷ viên 13 02 17 09 03 01 45 +Chi uỷ viên 12 05 16 07 02 03 45 3 Đ giải quyết 75 49 95 42 26 40 654 4 Nội dung t cáo đảng viên -Chấp hành nguyên tắc tập trung dân chủ 12 03 01 03 03 02 24 -Việc giữ gìn phẩm chất đạo đức, lối sống 05 15 17 03 09 11 60 -Giữ gìn đoàn kết nội bộ 11 03 07 02 02 03 28 -Những điều đảng viên không được làm 08 04 08 10 03 02 35 -Chính sách dân số kế hoạch hóa gia đình 00 00 00 01 01 02 04 -Tham nhũng, cố ý làm trái 05 00 12 03 01 01 22 -Thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo 07 10 10 06 01 03 37 Đất đai, tài nguyên,.. 10 05 06 07 01 05 34 167 Stt NỘI DUNG TP. HCM (5 HU) BR – VT (6 HU) Đ. NAI (9 HU) T NINH (8 HU) B. DƢƠN (4 HU) B. PHƢỚC (8 HU) TỔNG CỘNG -Tài chính, xây dựng cơ bản 06 00 08 02 00 01 17 -Khác 11 09 25 05 04 10 64 5 Kết luận -Chưa có cơ sở kết luận 05 11 10 11 04 06 47 -Tố sai 22 10 20 05 09 13 69 -Tố đúng và đúng một phần 48 25 65 27 13 21 199 + Đúng có vi phạm 48 15 60 19 09 09 160 + Phải thi hành kỷ luật 06 06 18 13 04 06 53 + Đã thi hành kỷ luật 06 05 18 09 04 06 48 Nguồn: [98,99,100,101,102,103]. 168 PHỤ LỤC 6 GIẢI QUYẾT TỐ CÁO TỔ CHỨC ĐẢNG CỦA UỶ BAN KIỂM TRA HUYỆN UỶ Ở MIỀN ĐÔN NAM BỘ NHIỆM KỲ 2001 – 2015 *Đơn vị tính: tổ chức đảng Stt NỘI DUNG TP. HCM (5 HU) BR – VT (6 HU) Đ. NAI (9 HU) T NINH (8 HU) B. DƢƠN (4 HU) B. PHƢỚC (8 HU) TỔNG CỘNG 1 Tổng s tổ chức bị t cáo 07 06 00 01 02 04 20 -Đảng uỷ, Ban thường vụ đảng uỷ cơ sở 01 01 00 00 01 02 5 -Chi uỷ, chi bộ cơ sở 06 05 00 01 01 02 15 2 Nội dung t cáo tổ chức đảng -Chấp hành nghị quyết, chỉ thị, quy định, kết luận của Đảng 01 00 00 00 00 00 01 -Chấp hành chính sách, pháp luật của Nhà nước 00 00 00 00 00 00 00 -Thực hiện quy chế làm việc, nguyên tắc tập trung dân chủ, đoàn kết nội bộ 04 03 00 01 01 02 11 -Công tác cán bộ 03 00 00 00 00 01 04 -Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 00 00 00 00 01 01 02 -Giải quyết khiếu nại, tố cáo 00 00 00 00 00 00 00 -Khác 00 03 00 00 00 00 03 3 Kết luận -Chưa có cơ sở kết luận 01 01 00 00 01 01 04 -Tố sai 05 00 00 00 00 01 06 -Tố đúng và đúng một phần 02 05 00 01 01 02 11 + Đúng có vi phạm 02 01 00 01 01 02 07 + Phải thi hành kỷ luật 00 01 00 00 01 02 04 + Đã thi hành kỷ luật 00 01 00 00 01 02 04 Nguồn: [98,99,100,101,102,103]. 169 PHỤ LỤC 7 GIẢI QUYẾT KHIẾU NẠI KỶ LUẬT CỦA ĐẢN VI N CỦA UBKT HUYỆN UỶ Ở MIỀN ĐÔN NAM BỘ NHIỆM KỲ 2010 – 2015 * Đơn vị tính: đảng viên. STT NỘI DUNG TP. HCM (5 HU) BR – VT (6 HU) Đ. NAI (9 HU) T NINH (8 HU) B. DƢƠN (4 HU) B. PHƢỚC (8 HU) TỔNG CỘNG 1 Tổng s đơn 16 03 10 05 02 05 41 2 Thẩm quyền giải quyết Ban thường vụ huyện uỷ 01 00 03 01 01 01 07 Ủy Ban kiểm tra huyện 15 03 07 04 01 04 34 3 Giải quyết xong 16 03 10 05 02 05 41 4 Nội dung khiếu nại -Về nội dung vi phạm 07 00 06 02 00 01 16 -Về hình thức kỷ luật 09 02 04 03 01 04 23 -Về nguyên tắc, thủ tục, quy trình 00 01 00 00 00 00 01 5 Kết luận -Giữ nguyên hình thức kỷ luật 12 02 07 05 01 01 28 -Thay đổi hình thức kỷ luật 04 01 03 00 00 03 11 + Thay đổi Tăng hình thức kỷ luật 03 00 01 00 00 02 06 + Giảm hình thức kỷ luật 01 01 02 00 00 01 05 -Xoá kỷ luật 00 00 01 00 00 01 02 Nguồn: [98,99,100,101,102,103]. 170 PHỤ LỤC 8 KIỂM TRA T I CHÍNH ĐẢNG CỦA UỶ BAN KIỂM TRA HUYỆN UỶ Ở MIỀN ĐÔN NAM BỘ NHIỆM KỲ 2001 – 2015 * Đơn vị tính: lượt kiểm tra. STT NỘI DUNG TP. HCM (5 HU) BR – VT (6 HU) Đ. NAI (9 HU) T NINH (8 HU) B. DƢƠN (4 HU) B. PHƢỚC (8 HU) TỔNG CỘNG I VỀ THU, CHI N N SÁCH 1 Tổng s lƣợt kiểm tra 41 58 224 193 37 91 644 - Cơ quan tài chính huyện uỷ và tương đương 05 6 09 08 04 08 40 - Đảng uỷ cơ sở 17 25 98 84 13 45 282 - Chi bộ trực thuộc 19 27 117 101 20 38 322 2 Kết luận - Có sai phạm 05 00 09 06 04 07 31 - Phải thi hành kỷ luật 01 00 00 00 00 00 01 - Số tiền truy thu 98.254.000đ 00 125.416.000đ 10.452.000đ 10.700.000đ 6.157.000đ 250.979.000đ II VỀ THU, NỘP, QUẢN LÝ, SỬ DỤN ĐẢN PHÍ 1 Tổng s lƣợt kiểm tra 242 135 473 347 115 464 1776 - Cơ quan tài chính huyện uỷ và tương đương 05 12 10 16 07 16 66 - Đảng uỷ cơ sở 51 67 119 123 47 235 714 - Chi bộ, đảng bộ trực thuộc 182 56 272 208 61 213 992 2 Kết luận (đơn vị tính: tổ chức đảng) - Có sai phạm 07 02 18 21 08 04 56 - Phải thi hành kỷ luật 00 00 00 00 00 00 00 - Số tiền truy thu (triệu đồng) 40.432.000đ 400.000đ 11.677.00đ 37.161.000đ 2.098.299đ 9.364.000đ 101.123.299đ Nguồn: [98,99,100,101,102,103]. 171 PHỤ LỤC 9 THI H NH KỶ LUẬT ĐẢN VI N CỦA HUYỆN UỶ Ở MIỀN ĐÔN NAM BỘ NHIỆM KỲ 2010 - 2015 * Đơn vị tính: đảng viên. STT NỘI DUNG TP. HCM (5 HU) BR – VT (6 HU) Đ. NAI (9 HU) T NINH (8 HU) B. DƢƠN (4 HU) B. PHƢỚC (8 HU) TỔNG CỘNG 1 Tổng s đảng viên bị thi hành kỷ luật 198 176 215 227 87 201 1.104 2 Là cấp uỷ viên các cấp 72 63 63 68 37 98 401 -Huyện uỷ viên 11 09 03 08 03 23 57 -Đảng uỷ viên 32 27 25 32 15 34 165 -Chi uỷ viên 29 30 35 28 19 41 182 3 Hình thức kỷ luật Khiển trách 133 94 101 121 40 127 616 Cảnh cáo 38 54 66 67 23 35 283 Cách chức 05 11 21 14 03 20 74 Khai trừ 22 17 27 25 20 19 130 Nguồn: [98,99,100,101,102,103]. 172 PHỤ LỤC 10 THI H NH KỶ LUẬT TỔ CHỨC ĐẢNG CỦA HUYỆN UỶ Ở MIỀN ĐÔN NAM BỘ NHIỆM KỲ 2010 - 2015 * Đơn vị tính: tổ chức đảng. Stt NỘI DUNG TP. HCM (5 HU) BR – VT (6 HU) Đ. NAI (9 HU) T. NINH (8 HU) B. DƢƠN (4 HU) B. PHƢỚC (08 HU) TỔNG CỘNG 1 Tổng s tổ chức bị kỷ luật 14 01 02 06 01 08 32 -Đảng uỷ, Ban thường vụ đảng uỷ cơ sở 04 00 00 02 00 02 09 -Chi uỷ, chi bộ bộ 09 01 02 04 01 06 23 2 Hình thức kỷ luật Khiển trách 14 01 02 06 01 07 31 Cảnh cáo 00 00 00 00 00 01 01 Giải tán 00 00 00 00 00 00 00 Nguồn: [98,99,100,101,102,103]. 173 PHỤ LỤC 11 CÔN TÁC Đ O TẠO, BỒI DƢỠN CÁN BỘ KIỂM TRA CỦA UBKT HUYỆN UỶ Ở MIỀN ĐÔN NAM BỘ NHIỆM KỲ 2010 - 2015 * Đơn vị tính: người. Stt NỘI DUNG TP. HCM (5 HU) BR – VT (6 HU) Đ. NAI (9 HU) T. NINH (8 HU) B. DƢƠN (4 HU) B. PHƢỚC (08 HU) TỔNG CỘNG 1 Tập huấn, bồi dƣỡng chuyên môn nghiệp vụ Số lớp 15 16 27 49 04 14 125 Số lượt tham dự 1.117 1.138 1.962 4.079 927 978 10.201.000 2 Nâng cao trình độ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ 35 08 24 30 07 18 122 Nguồn: [98,99,100,101,102,103]. 174 PHỤ LỤC 12 THỐN K VỀ TH NH VI N UBKT CÁC HU ỆN UỶ Ở MIỀN ĐÔN NAM BỘ NHIỆM KỲ 2010 – 2015 Stt NỘI DUNG TP. HCM Bà Rịa – Vũng Tàu Đồng Nai Tây Ninh Bình Dƣơng Bình Phƣớc Tổng s Tỉ lệ % 1 Tổng s thành viên Ủy Ban kiểm tra 45 35 54 51 24 37 246 100% -Nam 27 25 38 40 18 33 181 73,58 -Nữ 18 10 16 11 06 04 65 26,42 2 S ủy viên chuyên trách 35 23 38 36 16 23 171 69,51 3 S ủy viên kiêm chức 10 12 16 15 08 14 75 30,49 4 Tổng s chủ nhiệm 05 06 09 08 04 08 40 5 Tổng s phó chủ nhiệm 11 07 15 16 07 10 66 100% S phó chủ nhiệm là huyện ủy viên 06 04 09 08 04 05 36 54,54% 6 Tuổi đời - Dưới 30 tuổi 07 01 00 02 00 00 10 4,07% - Từ 30 – 35 tuổi 14 06 07 06 06 01 40 16,26% - Từ 36 – 45 tuổi 18 14 23 13 12 13 93 37,8% - Từ 46 – 55 tuổi 06 14 15 23 02 19 79 32,12% - Trên 55 tuổi 00 00 09 07 04 04 24 9,75% 175 Stt NỘI DUNG TP. HCM Bà Rịa – Vũng Tàu Đồng Nai Tây Ninh Bình Dƣơng Bình Phƣớc Tổng s Tỉ lệ % 7 Học vấn - Phổ thông trung học 45 35 54 51 24 37 246 100% - Cao đẳng, đại học 35 26 49 50 03 37 200 81,3% - Sau đại học 10 00 05 01 00 00 16 6,5% 8 Lý luận Chính trị - Sơ cấp 00 00 00 00 00 02 02 0,81% - Trung cấp 08 11 11 12 05 02 49 19,92% - Cao cấp, cử nhân 37 24 43 39 19 33 195 79,27% Nguồn: [98,99,100,101,102,103]. 176 PHỤ LỤC 13 THỐN K VỀ CÁN BỘ CƠ QUAN UBKT CÁC HU ỆN UỶ MIỀN ĐÔN NAM BỘ (tính đến tháng 12 năm 2015) STT NỘI DUNG TP. HCM Bà Rịa – Vũng Tàu Đồng Nai Tây Ninh Bình Dƣơng Bình Phƣớc Tổng cộng Tỉ lệ % 1 Tổng số 35 29 51 47 21 36 219 100 -Nam 20 22 37 30 14 25 148 67,58 -Nữ 15 07 14 17 07 11 71 32,42 2 Tuổi đời - Dưới 30 tuổi 07 01 03 04 02 05 22 10,05 - Từ 30 – 35 tuổi 10 10 11 10 07 07 55 25,11 - Từ 36 – 45 tuổi 12 07 21 10 08 09 67 30,6 - Từ 46 – 55 tuổi 06 07 10 21 02 12 58 26,48 - Trên 55 tuổi 00 04 06 02 02 03 17 7,76 3 Học vấn - PTTH 35 29 51 47 21 36 219 100 - Cao đẳng, ĐH 27 28 48 46 19 36 204 93,15 - Sau ĐH 08 01 03 01 02 00 15 6,85 4 Lý luận Chính trị - Sơ cấp 00 02 01 02 01 15 21 9,57 - Trung cấp 08 10 18 18 06 02 62 28,33 - Cao cấp, cử nhân 27 17 32 27 14 19 136 62,1 Nguồn: [98,99,100,101,102,103]. 177 PHỤ LỤC 14 KẾT QUẢ TỔNG HỢP PHIẾU ĐIỀU TRA Ã HỘI HỌC (Tổng số 473 phiếu) Kính thưa đồng chí! Nhằm góp phần nghiên cứu một cách có hệ thống các vấn đề về kiểm tra và chất lượng công tác kiểm tra của Uỷ ban Kiểm tra các huyện uỷ ở miền Đông Nam Bộ. Từ đó, đề xuất các giải pháp thiết thực nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm tra Đảng của Uỷ ban Kiểm tra huyện uỷ ở miền Đông Nam Bộ trong thời gian tới. Xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về các vấn đề nêu ra trong bảng hỏi này. Thông tin do đồng chí cung cấp hoàn toàn nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học và đảm bảo tính khuyết danh. Xin chân thành cảm ơn! Đồng chí vui lòng đánh dấu (x) vào câu đã chọn Câu 1 Xin đồng chí vui lòng cho biết một số thông tin về cá nhân 1/ Giới tính Số phiếu Tỉ lệ (100%) -Nam 337 71,24 -Nữ 136 28,76 2/ Dân tộc Số phiếu Tỉ lệ (100%) Kinh 431 91,12 Khác 42 8,88 3/ Độ tuổi Số phiếu Tỉ lệ (100%) - Dưới 30 38 8,03 - Từ 30 – 40 387 81,82 - Từ 41 - 50 37 7,82 - Trên 50 11 2,32 4/ Trình độ học vấn, chuyên môn Số phiếu Tỉ lệ (100%) - Trung học phổ thông 00 00 178 - Trung cấp chuyên nghiệp 11 2,32 - Cao đẳng, đại học 445 94,08 - Sau đại học 17 3,67 5/ Số năm công tác Số phiếu Tỉ lệ (100%) - Dưới 5 năm 45 9,53 - Từ 5 – 10 năm 251 53,06 - Từ 10 – 15 năm 139 29,38 - Trên 15 năm 38 8,03 6/ Cấp công tác Số phiếu Tỉ lệ (100%) - Cấp tỉnh 99 20,93 - Cấp huyện 298 63,01 - Cấp xã 76 16,06 Câu 2: Theo đồng chí, tình hình vi phạm của đảng viên trên địa bàn diễn ra như thế nào với các nội dung sau: 2.1. Nguyên tắc Tập trung – dân chủ Số phiếu Tỉ lệ (100%) - Nhiều 241 50,95 - Ít 193 40,81 - Không có 12 2,53 - Không rõ 27 5,71 2.2. Chấp hành nghị quyết, chỉ thị của Đảng, chính sách Pháp luật của Nhà nước Số phiếu Tỉ lệ (100%) -Nhiều 80 16,91 -Ít 326 68,92 -Không có 31 6,55 -Không rõ 36 7,62 2.3 Mất Đoàn kết nội bộ Số phiếu Tỉ lệ (100%) -Nhiều 146 30,86 179 -Ít 279 58,98 -Không có 16 3,40 -Không rõ 32 6,76 2.4. Thiếu tinh thần trách nhiệm Số phiếu Tỉ lệ (100%) -Nhiều 293 61,95 -Ít 151 31,93 -Không có 14 2,95 -Không rõ 15 3,17 2.5. Tài chính, xây dựng cơ bản Số phiếu Tỉ lệ (100%) -Nhiều 369 78,02 -Ít 69 14,58 -Không có 00 00 -Không rõ 35 7,4 2.6. Tham nhũng, lãng phí Số phiếu Tỉ lệ (100%) -Nhiều 288 60,88 -Ít 94 19,87 -Không có 13 2,75 -Không rõ 78 16,50 2.7. Quản lý và sử dụng đất đai Số phiếu Tỉ lệ (100%) -Nhiều 312 65,95 -Ít 132 27,90 -Không có 00 00 -Không rõ 29 6,15 2.8. Phẩm chất đạo đức, lối sống Số phiếu Tỉ lệ (100%) -Nhiều 241 50,95 -Ít 189 39,96 -Không có 12 2,54 -Không rõ 31 6,55 180 Câu 3: Theo đồng chí, nguyên nhân của tình trạng vi phạm trên là do (Có thể chọn nhiều đáp án) Nội dung S phiếu Tỉ lệ (100%) - Cơ chế, chính sách, pháp luật còn sơ hở 249 52,64 - Tác động của mặt trái cơ chế thị trường, toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế 152 32,13 - Tác động của âm mưu „Diễn biến hòa bình” 32 6,76 - Tổ chức xem nhẹ công tác giáo dục 218 46,08 - Tổ chức buông lỏng công tác quản lý 173 36,57 - Bản thân cán bộ, đảng viên S phiếu Tỉ lệ (100%) + Thiếu tu dưỡng, rèn luyện 220 46,52 + Không am hiểu công việc 163 34,46 + Năng lực hạn chế 90 19,02 Câu 4: Theo đồng chí, công tác tuyên truyền, quán triệt, phổ biến các văn bản, nội dung liên quan đến công tác kiểm tra Đảng trong đảng bộ thời gian qua như thế nào? Nội dung S phiếu Tỉ lệ (100%) -Kịp thời 379 80,13 -Chưa kịp thời 81 17,12 -Không rõ 13 2,75 Câu 5: Theo đồng chí, công tác tham mưu của ủy ban kiểm tra huyện ủy cho Ban thường vụ, ban chấp hành đảng bộ thời gian qua như thế nào? Nội dung S phiếu Tỉ lệ (100%) -Kịp thời 359 75,91 -Chưa kịp thời 108 22,83 -Không rõ 6 1,26 181 Câu 6: Theo đồng chí, việc thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên trên địa bàn huyện thời gian qua như thế nào? Nội dung S phiếu Tỉ lệ (100%) -Kịp thời 327 69,13 -Chưa kịp thời 111 23,46 -Không rõ 35 7,41 Câu 7: Theo đồng chí, công tác kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm được tổ chức cơ sở Đảng triển khai thực hiện như thế nào trong thời gian qua? Nội dung S phiếu Tỉ lệ (100%) - Tốt 234 49,47 - Bình thường 173 36,57 - Chưa tốt 66 13,96 Câu 8: Theo đồng chí, quá trình triển khai thực hiện công tác kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm ở huyện còn có những hạn chế nào? Nội dung S phiếu Tỉ lệ (100%) -Kế hoạch, nội dung kiểm tra không cụ thể 232 49,04 -Phương pháp, kỹ năng tổ chức thực hiện 48 10,14 -Thời gian giải quyết theo quy định quá ngắn 224 47,35 -Nghiệp vụ của cán bộ ủy ban kiểm tra chưa vững 73 15,43 Tâm lý ngại va chạm 228 48,2 182 Câu 9: Theo đồng chí, trong lúc tiến hành kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm thì những khó khăn thường gặp là gì? Nội dung S phiếu Tỉ lệ (100%) -Nhận thức chưa đúng của cán bộ, đảng viên về tên gọi “Kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm”, “kiểm tra tổ chức đảng khi có dấu hiệu vi phạm” 44 9,3 -Sự tác động, can thiệp của lãnh đạo (thư tay, điện thoại) 71 15,01 -Bị đe dọa 38 8,04 -Đối tượng là những người có chức, quyền 137 28,96 -Sự bất hợp tác của đối tượng được kiểm tra 152 32,14 -Sự bao che của cấp ủy, chi bộ 31 6,55 Câu 10 Đánh giá của đồng chí về các quy định hiện nay của Đảng về công tác kiểm tra và thi hành kỷ luật Đảng hiện nay như thế nào? 10.1. Kiểm tra của Đảng Số phiếu Tỉ lệ (100%) -Đầy đủ, đồng bộ 66 13,95 -Tương đối đầy đủ, đồng bộ 266 56,23 -Chưa đầy đủ, đồng bộ 119 25,16 -Không rõ 22 4,65 10.2. Thi hành kỷ luật của Đảng Số phiếu Tỉ lệ (100%) -Đầy đủ, đồng bộ 81 17,12 -Tương đối đầy đủ, đồng bộ 243 51,37 -Chưa đầy đủ, đồng bộ 123 26,00 -Không rõ 26 5,51 183 Câu 11: Theo đồng chí, công tác phối kết hợp giữa UBKT huyện ủy với các ngành chức năng liên quan thời gian qua như thế nào? Nội dung S phiếu Tỉ lệ (100%) -Tốt 312 65,96 -Bình thường 127 26,86 -Chưa tốt 34 7,18 Câu 12 Đồng chí đánh giá về bộ máy cơ quan ủy ban kiểm tra huyện ủy hiện nay như thế nào? 12.1. Về số lượng (định biên) cán bộ Số phiếu Tỉ lệ (100%) - Đủ 407 86,1 - Chưa đủ 66 13,9 12.2. Về cán bộ (mức độ phù hợp với yêu cầu công việc) 12.2.1.Phẩm chất chính trị S phiếu Tỉ lệ (100%) +Tốt 421 89,00 +Khá 37 7,83 +Trung bình 15 3,17 +Yếu 00 00 12.2.2. Đạo đức, lối sống S phiếu Tỉ lệ (100%) +Tốt 406 85,84 +Khá 67 14,16 +Trung bình 00 00 +Yếu 00 00 12.2.3. Chuyên môn nghiệp vụ S phiếu Tỉ lệ (100%) +Tốt 249 52,64 +Khá 188 39,75 +Trung bình 36 7,61 +Yếu 00 00 12.2.4. Năng lực công tác S phiếu Tỉ lệ (100%) 184 +Tốt 274 57,93 +Khá 199 42,07 +Trung bình 00 00 +Yếu 00 00 12.2.5. Uy tín trong công tác S phiếu Tỉ lệ (100%) + Tốt 308 65,12 + Khá 137 28,96 + Trung bình 28 5,92 + Yếu 00 00 12.2.6. Phương pháp làm việc S phiếu Tỉ lệ (100%) +Tốt 251 53,06 +Khá 208 43,98 +Trung bình 14 2,96 +Yếu 00 00 Câu 13 Theo đồng chí, vấn đề xây dựng, kiện toàn ủy ban kiểm tra huyện ủy và cơ quan UBKT huyện ủy thời gian qua như thế nào? Nội dung S phiếu Tỉ lệ (100%) -Kịp thời 269 56,87 -Chưa kịp thời 194 41,01 -Không rõ 10 2,12 Câu 14: Theo đồng chí, những chính sách đãi ngộ đối với cán bộ làm công tác kiểm tra Đảng hiện nay như thế nào? Nội dung S phiếu Tỉ lệ (100%) -Rất tốt 100 21,14 -Tốt 217 45,88 -Chưa tốt 156 32,98 185 Câu 15: Theo đồng chí, trong những năm tới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm tra nên theo hướng nào? Nội dung S phiếu Tỉ lệ (100%) -Nên đào tạo cử nhân kiểm tra 238 50,31 -Bồi dưỡng tập huấn hàng năm 284 60,04 -Có khi có văn bản mới 96 20,29 -Theo chuyên đề 117 24,73 Câu 16: Theo đồng chí, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ kiểm tra cần tập trung những nội dung nào? Nội dung S phiếu Tỉ lệ (100%) -Nghiệp vụ kiểm tra 464 98,09 -Xây dựng Đảng 330 69,76 -Pháp luật 321 69,13 -Tài chính 218 46,08 -Quản lý kinh tế 181 38,26 -Quản lý đô thị, xây dựng 138 29,17 -Tâm lý học 29 44,18 -Kỹ năng: tuyên truyền, thuyết phục, ra quyết định, giao tiếp, làm việc nhóm 379 80,2 Câu 18: Theo đồng chí, các thành viên ủy ban kiểm tra nên do cấp ủy bầu hay để đại hội bầu? Nội dung S phiếu Tỉ lệ (100%) -Cấp ủy bầu (như quy định hiện nay) 152 32,14 -Đại hội bầu 321 67,86 Xin chân thành cảm ơn đồng chí về những thông tin trên.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chat_luong_cong_tac_kiem_tra_cua_uy_ban_kiem_tra_huy.pdf
  • pdfTOM TAT LA dich TIENGANH.pdf
  • pdfTOM TAT-LOI-ANH.pdf
  • pdfTrang thong tin Phan Ngoc Loi.pdf
Tài liệu liên quan