Luận án Chất lượng công tác kiểm tra của đảng nhân dân cách mạng lào trong giai đoạn hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Đao Bua La Pha BA VễNG PHẾT CHẤT LƯỢNG CễNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYấN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH Đao Bua La Pha BA VễNG PHẾT CHấT LƯợNG CÔNG TáC KIểM TRA CủA ĐảNG NHÂN DÂN CáCH MạNG LàO TRONG GIAI ĐOạN HIệN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYấN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mó số: 62 3

pdf180 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 425 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Luận án Chất lượng công tác kiểm tra của đảng nhân dân cách mạng lào trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
31 02 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS. NGUYỄN VĂN GIANG 2. TS. LÊ TIẾN HÀO HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Đao Bua La Pha BA VÔNG PHẾT MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 1.1. Các công trình của các nhà khoa học nước ngoài 6 1.2. Các công trình nghiên cứu ở Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào 19 1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết 31 Chương 2: CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 33 2.1. Đảng Nhân dân cách mạng Lào và công tác kiểm tra của Đảng 33 2.2. Chất lượng công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào - khái niệm, tiêu chí đánh giá 54 Chương 3: CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 77 3.1. Thực trạng chất lượng công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay 77 3.2. Nguyên nhân của thực trạng và vấn đề đặt ra 113 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 121 4.1. Dự báo tình hình thuận lợi, khó khăn và phương hướng nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay 121 4.2. Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay 128 KẾT LUẬN 149 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 161 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Công tác kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: Lãnh đạo đúng nghĩa là: 1. Phải quyết định mọi vấn đề một cách cho đúng; 2. Phải tổ chức sự thi hành cho đúng; 3. Phải tổ chức sự kiểm soát [37, tr.285]. Như vậy kiểm tra là một khâu không thể thiếu trong hoạt động lãnh đạo của Đảng, nó đan xen vào tất cả các khâu, tạo nên sự hoàn thiện của quá trình lãnh đạo và đồng thời công tác kiểm tra còn là công việc hết sức quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Vai trò đó của công tác kiểm tra càng nổi bật lên trong giai đoạn hiện nay đối với sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và công tác xây dựng Đảng. Tình hình thế giới trong giai đoạn hiện nay có diễn biến phức tạp và khó lường, tình hình đó có cả những thuận lợi và khó khăn, thử thách đối với quá trình bảo vệ và xây dựng nước Lào, tác động rất lớn đến công tác xây dựng Đảng. Mặt khác, việc mở rộng quan hệ hợp tác hội nhập khu vực và quốc tế, thu hút sự đầu tư của nước ngoài đã tạo ra kẽ hở cho một số cán bộ, đảng viên lợi dùng chức quyền vi phạm điều lệ Đảng và pháp luật Nhà nước để thu lợi ích cho cá nhân và bộ phận. Nhận thức được điều đó, trong thời gian qua Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã quan tâm củng cố và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, ra nhiều nghị quyết và chỉ thị chuyên đề về công tác kiểm tra, lãnh đạo và chỉ đạo các cấp ủy củng cố và kiện toàn tổ chức bộ máy ban kiểm tra, coi trọng việc đào tạo cán bộ làm công tác kiểm tra chuyên trách và tiến hành kiểm tra theo thẩm quyền. Trên thực tế trong những năm qua, do các cấp ủy đã tiến hành công tác kiểm tra nghiêm túc, nên đã đạt được một số kết quả nhất định, góp phần quan trọng vào việc xây dựng Đảng theo hướng trong sạch, vững mạnh. Cấp ủy, ban kiểm tra các cấp phần lớn đã nghiên cứu, quán triệt và lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, xác định nội dung, 2 hình thức, phương pháp kiểm tra trong phạm vi quyền hạn lãnh đạo của cấp mình và tổ chức thực hiện khá tốt, sáng tạo, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của mỗi tổ chức và đạt được kết quả nhất định. Kết quả cuộc kiểm tra ấy đã đóng góp rất quan trọng cho việc củng cố và xây dựng toàn Đảng trong sạch vững mạnh. Tuy vậy trong thực tế đã có tình trạng sự giảm sút về ý chí cách mạng, sự suy thoái về đạo đức và tinh thần phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân của một số đảng viên, cán bộ lãnh đạo. Số cán bộ đó tuy không nhiều nhưng có ảnh hưởng rất tiêu cực đối với uy tín, việc nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu và sự cầm quyền của Đảng. Tình trạng ấy xảy ra có nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân là do công tác kiểm tra chưa đủ mạnh, vẫn còn một số tổ chức đảng, cấp ủy và ban kiểm tra nhận thức vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm tra chưa sâu và chưa đúng theo quan điểm của Đảng; thực hiện chưa tốt một số nội dung, hình thức, nguyên tắc kiểm tra. Trong tiến hành một cuộc kiểm tra còn có lúc, có nơi chưa thực hiện đồng bộ các phương pháp kiểm tra đã được Đảng quy định. Sự kiểm tra của cấp trên đối với cấp dưới, kiểm tra của tổ chức đối với đảng viên của từng cấp từng ngành chưa nghiêm theo nguyên tắc và quan điểm của Đảng; việc thi hành và xử lý kết luận kiểm tra chậm, chưa hiệu lực, hiện tượng tiêu cực trong bộ máy và đội ngũ cán bộ, đảng viên chưa được khắc phục và giải quyết tận gốc và dứt điểm; năng lực và hiệu quả kiểm tra của ban kiểm tra các cấp, các ngành chưa cao. Bộ máy tổ chức cơ quan ban kiểm tra của một số cấp ủy chưa được củng cố đúng theo hướng dẫn của Ban kiểm tra Trung ương; số lượng cán bộ làm công tác kiểm tra hiện nay còn hạn chế, kiến thức và năng lực chưa cao. Thực trạng chất lượng công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trên đây đang đặt ra nhiều vấn đề cần quan tâm giải quyết như: vấn đề xác định nội dung kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên; vấn đề xác định hình thức, phương pháp kiểm tra; vấn đề phối hợp công tác kiểm tra Đảng với thanh tra Nhà nước và các tổ chức khác; vấn đề ban kiểm tra cấp trên kiểm tra cấp ủy và ban kiểm tra cấp dưới; vấn đề về bộ máy cơ quan ban kiểm tra các cấp và kiến thức, năng lực cán bộ kiểm tra; vấn đề về thi hành và xử lý kết luận kiểm tra 3 Trước tình trạng đó và yêu cầu của nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn hiện nay, đòi hỏi phải nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của Đảng như Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ IX của Đảng Nhân dân cách mạng Lào khẳng định: Để xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, chúng ta phải quan tâm coi trọng đối với việc nâng cao chất lượng công tác kiểm tra cùng với nâng cao năng lực của cán bộ kiểm tra Muốn nâng cao chất lượng công tác kiểm tra theo tinh thần đó, đòi hỏi phải có lý luận chỉ dẫn một cách khoa học, phù hợp với thực tiễn sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong từng giai đoạn cách mạng cụ thể. Vì vậy, để góp phần giải quyết vấn đề cấp bách nêu trên, làm rõ về mặt lý luận và thực tiễn liên quan đến chất lượng công tác kiểm tra của Đảng, tôi chọn và thực hiện đề tài luận án tiến sĩ: “Chất lượng công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay”. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích của luận án Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn của chất lượng công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay, trên cơ sở đó, luận án đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay. 2.2.Nhiệm vụ của luận án - Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài. - Làm rõ những vấn đề lý luận về chất lượng công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay. - Đánh giá đúng thực trạng chất lượng công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong những năm qua; phân tích các nguyên nhân và vấn đề đặt ra. - Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu của luận án Chất lượng công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay. 4 3.2. Phạm vi nghiên cứu của luận án Luận án khảo cứu chất lượng công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào từ năm 2006 đến 2016. Phương hướng và những giải pháp nêu trong luận án có giá trị đến năm 2030. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận, thực tiễn Luận án được tiến hành nghiên cứu trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Mình, quan điểm của Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Việt Nam về xây dựng Đảng, về công tác kiểm tra; tiếp thu và phát triển những kết quả nghiên cứu lý luận về công tác kiểm tra, chất lượng công tác kiểm tra trong các công trình, đề tài, bài viết có liên quan. Cơ sở thực tiễn của luận án là thực tiễn công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong những năm qua, bao gồm quá trình lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện và những kết quả, hạn chế, nguyên nhân. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và sử dụng các phương pháp chuyên ngành, liên ngành, như: phân tích, tổng hợp, lôgic kết hợp với lịch sử; tổng kết thực tiễn, thống kê, so sánh 5. Những đóng góp mới về khoa học của luận án - Làm rõ khái niệm, tiêu chí đánh giá chất lượng công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay. - Đề xuất hai giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay là: củng cố bộ máy tổ chức của ban kiểm tra các cấp, các ngành và đào tạo đội ngũ cán bộ kiểm tra thành cán bộ chuyên môn nghiệp vụ chuyên nghiệp; tăng cường sự thống nhất, đồng bộ giữa công tác kiểm tra của Đảng với công tác thanh tra của Nhà nước và sự phối hợp với công tác kiểm tra chuyên môn của các ngành, của các tổ chức đoàn thể. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Luận án góp phần làm rõ những vấn đề lý luận về chất lượng công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nhất là làm rõ khái niệm, những yếu tố tác 5 động, tiêu chí đánh giá chất lượng công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, đề xuất hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của Đảng trong tình hình mới. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ cho việc nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của các cấp ủy đảng và Ban Kiểm tra Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Thanh tra Chính phủ Lào. - Kết qủa nghiên cứu của luận án còn có thể làm tài liệu tham khảo cho công tác nghiên cứu, giảng dạy môn công tác kiểm tra ở Học viện Chính trị và Hành chính Quốc gia Lào; các trường chính trị cấp tỉnh ở Lào. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục công trình nghiên cứu của tác giả đã công bố liên quan đến luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI Kiểm tra là một khâu rất quan trọng trong thực hiện vai trò lãnh đạo của Đảng, nó đan xen vào tất cả các khâu, tạo nên sự hoàn thiện của quá trình lãnh đạo và đồng thời công tác kiểm tra còn là công việc hết sức quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Công tác kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng. Bởi vậy, đây là vấn đề được nhiều nhà khoa học và hoạt động thực tiễn ở Việt Nam, Trung Quốc, Lào quan tâm nghiên cứu. Sau đây là những công trình khoa học đã công bố có những nội dung liên quan đến đề tài luận án “Chất lượng công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay” trong thời gian qua. 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH CỦA CÁC NHÀ KHOA HỌC NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Các công trình của các nhà khoa học Việt Nam Ở nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã có nhiều nhà khoa học nghiên cứu về công tác kiểm tra trong nhiều khía cạnh và nhiều góc độ. Việt Nam và Lào là hai nước láng giềng, có nhiều điểm tương đồng về vị trí, địa lý, chế độ chính trị và xã hội, do vậy những kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học Việt Nam liên quan đến đề tài, là nguồn tư liệu quan trọng cho sự tiếp thu, kế thừa và chọn lọc để viết luận án này. Một số công trình khoa học liên quan đến công trình nghiên cứu của đề tài này gồm những các đề tài như sau: 1.1.1.1. Sách - Nguyễn Anh Liên, “Cơ sở lý luận, thực tiễn đổi mới và nâng cao hiệu quả thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra của Đảng” [34]. Tác giả cuốn sách đã trình bày hệ thống những vấn đề lý luận và thực tiễn của thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra của Đảng, từ đó trình bày những vấn đề cần thiết đổi mới và nâng cao hiệu quả thẩm tra, xác minh các vụ việc có dấu hiệu vi phạm kỷ luật Đảng. 7 - Nguyễn Thị Doan, “Đổi mới công tác kiểm tra, kỷ luật nhằm nâng cao sức chiến đấu của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới” [7]. Sách đề cập những luận cứ khoa học của đổi mới công tác kiểm tra kỷ luật của Đảng, gồm: khái niệm, đặc điểm, quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác kiểm tra; yêu cầu của giai đoạn cách mạng mới đòi hỏi phải đổi mới công tác kiểm tra, kỷ luật Đảng; đánh giá thực trạng công tác kiểm tra kỷ luật Đảng từ năm 1986 đến năm 2003. Trong cuốn sách nêu ra quan điểm, định hướng, yêu cầu và giải pháp chủ yếu đổi mới công tác kiểm tra, kỷ luật Đảng trong giai đoạn cách mạng mới. - Lê Hồng Liêm, “Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn trở ngại của ủy ban kiểm tra các cấp trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm” [33]. Trong cuốn sách đã trình bày khá rõ khái niệm kiểm tra và kiểm tra của Đảng, dấu hiệu vi phạm và kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, khó khăn trở ngại trong kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm. Cuốn sách nêu lên quan điểm và tư tưởng chỉ đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam về công tác kiểm tra và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra trong Văn kiện Đại hội Đảng và các Nghị quyết của Đảng; phân tích thực tiễn những khó khăn trở ngại của ủy ban kiểm tra các cấp trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm và đã đề xuất 4 giải pháp cơ bản tháo gỡ. - Cao Văn Thống, “Đổi mới phương thức kiểm tra, giám sát của Đảng giai đoạn hiện nay” [49]. Đây là một trong những tài liệu có giá trị về công tác kiểm tra và nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của Đảng Cộng sản Việt Nam hiện nay và chính là tư liệu quan trọng có nhiều gợi ý cả về lý luận và thực tiễn cho luận án. Cuốn sách đã trình bày khá công phu những vấn đề về phương thức kiểm tra, giám sát, về xây dựng cơ quan kiểm tra và đổi ngũ cán bộ kiểm tra của Đảng. Những quan điểm được phân tích sâu bao gồm: cấp ủy đảng các cấp phải có sự lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, giám sát một cách khoa học, thận trọng, chặt chẽ theo đúng nguyên tắc, phương pháp; thực hiện cả kiểm tra, giám sát trực tiếp (kể cả kiểm tra, giám sát lưu động) và kiểm tra, giám sát gián tiếp; kết hợp cả kiểm tra, giám sát từ trên xuống và từ dưới lên, từ trong ra và từ ngoài vào; phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, tổ chức với phát huy vai trò, 8 trách nhiệm của công dân, nhân dân trong công tác kiểm tra, giám sát để tạo ra sức mạnh tổng hợp, đạt kết quả cao nhất. Phải công khai hóa công tác kiểm tra, giám sát; xây dựng cơ quan kiểm tra chuyên trách khoa học, tương xứng, ngang tầm; cán bộ kiểm tra đảm bảo phẩm chất, năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng nghiệp vụ, đủ sức thực hiện tốt nhiệm vụ kiểm tra, giám sát; cán bộ làm công tác kiểm phải thật sự là những người mẫu mực nhất “không thể chê trách được”, họ phải có kiến thức lý luận, công tác đảng, công tác tổ chức, quản lý nhà nước, pháp luật, nghiệp vụ chuyên môn; phải có và thực hiện tốt chế độ đãi ngộ đối với cán bộ kiểm tra để tạo điều kiện cho họ toàn tâm, toàn lực thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. Trong cuốn sách này tác giả đã căn cứ vào tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam trình bày vấn đề lý luận, thực tiễn và đưa ra những giải pháp để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, giám sát của Đảng. Giải pháp ấy bao gồm: nâng cao nhận thức cho các cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra các cấp và cán bộ, đảng viên về vị trí, vai trò, mục đích, ý nghĩa, tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát của Đảng; cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát của cấp ủy các cấp nhằm tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng; đổi mới nội dung, phạm vi kiểm tra, giám sát trong đó phải tập trung kiểm tra, giám sát cả nhận thức, năng lực cụ thể hóa, tổ chức thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách và pháp luật, cả về phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống của cán bộ, đảng viên; phải xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nội dung, đối tượng, phạm vi kiểm tra, giám sát của cấp ủy, tổ chức đảng và ủy ban kiểm tra các cấp; chủ động phối hợp với cơ quan liên quan trong thực hiện công tác kiểm tra, giám sát; phải xây dựng tổ chức bộ máy ủy ban kiểm tra các cấp tương xứng và phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền theo quy định của Điều lệ Đảng. - Cao Văn Thống, “Nâng cao chất lượng công tác tham mưu của ủy ban kiểm tra trong tình hình hiện nay” [50]. Nội dung của cuốn sách này là tư liệu khoa học về nâng cao chất lượng trong việc thực hiện chức năng tham mưu cho 9 cấp ủy của ủy ban kiểm tra các cấp ở Việt Nam. Cuốn sách có trình bày khái niệm về tham mưu và công tác tham mưu về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng của ủy ban kiểm tra; nêu ra và phân tích các tiêu chí đánh giá chất lượng và các nhân tố tác động đến chất lượng công tác tham mưu về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng. Cuốn sách còn phân tích thực trạng công tác tham mưu về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng của Ủy ban Kiểm tra Trung ương và ủy ban kiểm tra các tỉnh, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Trung ương từ 2001 - 2009, đề xuất một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác tham mưu về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật đảng của ủy ban kiểm tra trong tình hình hiện nay. 1.1.1.2. Các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí khoa học Đã có nhiều bài báo khoa học bàn về công tác kiểm tra của Đảng Cộng sản Việt Nam như: Phạm Văn Trà, “Tăng cường công tác kiểm tra của Đảng, thiết thực nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ Quân đội trong tình hình mới” [52]; Trần Đình Hoan, “Tăng cường mối quan hệ giữa công tác tổ chức cán bộ với công tác kiểm tra trong xây dựng Đảng hiện nay” [21]; Nguyễn Cao Huy, “Bác Hồ với công tác kiểm tra và kỷ luật trong Đảng” [23]; Đặng Xuân Tỉnh, “Công tác phối hợp kiểm tra ở Đảng bộ Quân khu 2” [51]; Đỗ Hữu Cường, “Kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm” [5]; Lê Hữu Đức, “Trích tham luận Hội nghị kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm tạo bước chuyển biến mới trong công tác xây dựng Đảng ở thành phố Hồ Chí Minh” [17]; Hữu Hà, “Công tác kiểm tra với việc khắc phục sự suy thoái trong cán bộ đảng viên” [19]. Nội dung đề cập đến công tác kiểm tra với mục đích khắc phục sự suy thoái trong cán bộ đảng viên; Trần Nam, Lê Quang Giản, “Công tác kiểm tra góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh” [42]; Thiên Lương, “Tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm của các cấp ủy đối với công tác kiểm tra” [36]. Các bài báo nêu trên đây đều có trình bày vấn đề lý luận về vai trò quan trọng của công tác kiểm tra đối với sự lãnh đạo của Đảng và xây dựng nội bộ đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam, đánh giá thực trạng thực hiện công tác kiểm tra của cấp ủy, tổ chức đảng, ủy ban kiểm tra theo chủ đề của từng bài và đưa ra các giải pháp. Nội dung chung nhất của các bài báo trên có liên 10 quan đến đề tài nghiên cứu của luận án này là vấn đề vai trò quan trọng của công tác kiểm tra đối với thực hiện chức năng lãnh đạo của Đảng và công tác xây dựng Đảng. Còn các giải pháp bài báo đề ra thì mỗi bài báo đều có một số vấn đề liên quan đến đề tài của luận án. Ngoài các bài báo nêu trên thì có một số bài báo sau đây bàn sâu và hệ thống về công tác kiểm tra của Đảng Cộng sản Việt Nam như: - Nguyên Văn Chi, “Công tác kiểm tra của Đảng qua 20 năm đổi mới” [4]. Nội dung đã tổng kết những kết quả hoạt động kiểm tra trong 20 năm (giai đoạn từ năm 1986 đến năm 2005), chỉ ra thành tựu đạt được, những mặt hạn chế, nguyên nhân và bài học kinh nghiệm; đề xuất giải pháp tăng cường công tác kiểm tra trong giai đoạn mới như: 1. Công tác kiểm tra phải góp phần giữ vững nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt đảng, giữ nghiêm kỷ luật và sự thống nhất trong Đảng, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng; 2. Công tác kiểm tra phải đạt được yêu cầu: là một chức năng lãnh đạo của Đảng, một bộ phận quan trọng trong toàn bộ công tác xây dựng Đảng, là nhiệm vụ trực tiếp, thường xuyên của tổ chức đảng các cấp; 3. Nâng cao nhận thức cho toàn Đảng về vị trí, vai trò, mục đích, ý nghĩa, tác dụng của công tác kiểm tra, kỷ luật đảng; 4. Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, nội dung, đối tượng, phạm vi kiểm tra, giám sát của cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp; 5. Tăng cường sự lãnh đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ kiểm tra của cấp ủy các cấp. Các cấp ủy, tổ chức đảng phải trực tiếp và thường xuyên tiến hành công tác kiểm tra; 6. Công tác kiểm tra của ủy ban kiểm tra các cấp phải đi vào trọng tâm, trọng điểm. Đầu tư đẩy mạnh công tác nghiên cứu, vận dụng có hiệu quả các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn xảy ra vi phạm của tổ chức đảng và đảng viên; 7. Kiện toàn tổ chức bộ máy ủy ban kiểm tra các cấp phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thẩm quyền theo quy định của Điều lệ Đảng. - Ngô Văn Dụ, “Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng” [8]. Nội dung đã nêu lên quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh về công tác kiểm tra, xác định kiểm tra, giám sát là một trong những chức năng lãnh đạo của Đảng, một bộ phận quan trọng trong công tác xây dựng 11 Đảng. Trong điều kiện Đảng cầm quyền, việc tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các tổ chức đảng và đảng viên trong hệ thống chính trị về chấp hành và thể chế hóa chủ trương, nghị quyết, chỉ thị và các quy định của Đảng bằng hệ thống quy chế, quy định, quy trình thực hiện cụ thể để thực hiện Điều lệ Đảng là đòi hỏi tất yếu khách quan và cần thiết phải nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra; đã nêu lên thực trạng hoạt động kiểm tra của ủy ban kiểm tra các cấp trong năm 2013 và từ thực trạng ấy, để nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng thì đã đưa ra 5 vấn đề cần tập trung thực hiện như: 1. Tiếp tục nâng cao nhận thức của các cấp ủy, tổ chức đảng về vị trí, vai trò, ý nghĩa, tác dụng của công tác kiểm tra, giám sát theo Đảng đã khẳng định: “Lãnh đạo mà không kiểm tra thì coi như không có lãnh đạo”. Lãnh đạo đến đâu thì kiểm tra đến đó, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng phải đích thân lãnh đạo và tiến hành công tác kiểm tra, giám sát; 2. Cấp ủy và ủy ban kiểm tra các cấp cần tổ chức thực hiện toàn diện các nhiệm vụ do Điều lệ Đảng quy định và nhiệm vụ cấp ủy giao, nhưng cần tập trung kiểm tra, giám sát và xử lý đảng viên và tổ chức đảng vi phạm kỷ luật đảng trong các lĩnh vực: tư tưởng chính trị, công tác tổ chức cán bộ, trách nhiệm người đứng đầu các tổ chức đảng, nhà nước, đoàn thể chính trị, xã hội, trong quản lý và sử dụng đất đai, tài nguyên, khoáng sản, quản lý, sử dụng ngân sách, vốn, xây dựng cơ bản, lĩnh vực ngân hàng, các hoạt động tư pháp; 3. Hằng năm, mỗi cấp ủy, tổ chức đảng phải xây dựng và tổ chức thực hiện nghiêm túc các chương trình, kế hoạch kiểm tra, giám sát. Các chương trình kiểm tra, giám sát cần thiết thực, vừa đảm bảo tính toàn diện; đồng thời tập trung vào một số vấn đề then chốt, đặc biệt những vấn đề xã hội quan tâm, những vấn đề bức xúc của xã hội tại địa phương, cơ quan, đơn vị; 4. Ủy ban kiểm tra các cấp phải chủ động kiểm tra dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên, thực sự coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, xuyên suốt của mình. Phải tìm hiểu, nghiên cứu, chọn lọc thông tin qua nhiều kênh (qua tự phê bình và phê bình trong nội bộ, qua đơn thư tố cáo, qua báo chí, qua nhận xét, đánh giá có căn cứ của cán bộ theo dõi...) để chủ động, phát hiện dấu hiệu vi phạm của tổ chức đảng, đảng viên mà tiến hành kiểm tra; 5. Các cấp ủy đảng thường xuyên quan tâm kiện toàn tổ chức bộ máy và tăng cường cán bộ 12 kiểm tra bảo đảm tương xứng với chức năng, nhiệm vụ được giao; tạo điều kiện thuận lợi và phát huy đầy đủ vai trò của ủy ban kiểm tra trong tham mưu, giúp cấp ủy lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện công tác kiểm tra, giám sát; chỉ đạo sự phối hợp chặt chẽ, đồng bộ, thống nhất giữa công tác kiểm tra, giám sát của Đảng với công tác thanh tra, điều tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội. - Đới Văn Tặng, “Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới - thực trạng và những vấn đề đặt ra” [47]. Nội dung đã nêu lên vai trò quan trọng của công tác kiểm tra đối với công tác xây dựng Đảng và thực hiện thắng lợi nhiệm vụ của cách mạng, nêu ra sự tác động của kinh tế thị trường, mở cửa, hội nhập cả tích cực và tiêu cực đối với cán bộ, đảng viên. Tình hình đó càng chỉ ra vai trò đặc biệt quan trọng của công tác kiểm tra và đã đặt ra nhiều vấn đề cần giải quyết để tăng cường công tác kiểm tra, giám sát; đã đánh giá thực trạng hoạt động của ủy ban kiểm tra các cấp trong nhiệm kỳ Đại hội X của Đảng Cộng sản Việt Nam và đã đưa ra vấn đề cần quan tâm luận giải để nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát trong Đảng như: 1. Về mô hình tổ chức bộ máy: nên tổ chức nghiên cứu trên quy mô lớn, tổng kết và triển khai tư tưởng của V.I.Lênin việc hợp nhất ủy ban kiểm tra của Đảng với cơ quan thanh tra nhà nước; 2. Có chủ trương, giải pháp khả thi tạo bước chuyển biến mạnh mẽ về công tác giám sát và hướng dẫn thực hiện một cách cụ thể, chi tiết; 3. Về sự phối hợp giữa ủy ban kiểm tra với các cơ quan liên quan trong công tác kiểm tra, giám sát cần chặt chẽ hơn và phải có quy chế phối hợp một cách cụ thể, chi tiết và cần bổ sung hoàn thiện quy chế hiện tại; 4. Tăng cường kiểm tra, thanh tra trong xử lý mối quan hệ lợi ích, Ủy ban Kiểm tra Trung ương và Thanh tra Chính phủ cần phải hoàn thiện quy trình, thủ tục sớm sửa đổi, bổ sung các quy định pháp lý cũng như quy chế phối hợp của các ngành chức năng trong xử lý vấn đề này. - Lê Lục, “Cán bộ kiểm tra phải có tinh thần trách nhiệm cao” [35]. Nội dung đã nêu lên vai trò công tác kiểm tra liên quan mật thiết đến sinh mạng chính trị của cán bộ, đảng viên. Vì vậy yêu cầu cán bộ làm công tác kiểm tra phải nêu cao tinh thần trách nhiệm trong khi thực hiện công việc được giao. Nâng cao tinh 13 thần trách nhiệm thể hiện ở việc như: tìm hiểu nghiên cứu kỹ các thông tin liên quan và tìm cho được điểm mẫu chốt cần làm rõ; nắm vững những quy định về công tác xây dựng Đảng và công tác kiểm tra; phải xây dựng kế hoạch thật cụ thể để xem xét, giải quyết và xác định nội dung cần làm rõ, xác định đối tượng chính và đối tượng có liên quan; phải có tính trung thực, khách quan, quan điểm lập trường vững vàng toàn diện; khi tiếp xúc làm việc với cán bộ, đảng viên phải thật sự dân chủ, lắng nghe họ Các bài báo khoa học nêu trên, từ các góc độ, mối quan tâm của từng tác giả đã bàn nhiều vấn đề lý luận; đánh giá tình hình nhiều mặt của công tác kiểm tra và đề xuất nhiều giải pháp có tính thực tiễn cao để làm tốt công tác kiểm tra của Đảng Cộng sản Việt Nam. Đó là những kết quả nghiên cứu có giá trị tham khảo, gợi ý rất tốt cho luận án. 1.1.1.3. Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ - Trương Thị Thông, “Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra chuyên trách của Đảng trong tình hình hiện nay” [48]. Tác giả đã trình bày hệ thống những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về tầm quan trọng, vai trò, mục đích của công tác kiểm tra đối với việc thực hiện chức năng lãnh đạo của Đảng và công tác xây dựng Đảng; vị trí, vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ kiểm tra chuyên trách của Đảng; phân tích cơ sở khoa học của quan niệm mới về tiêu chuẩn phẩm chất và năng lực của người cán bộ kiểm tra chuyên trách từ Trung ương đến cấp tỉnh, thành phố, quận, huyện và tương đương; đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra chuyên trách trong tình hình hiện nay. Nội dung chính của luận án này là nghiên cứu, phân tích về vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ chuyên trách làm công tác kiểm tra. Chất lượng của đội ngũ cán bộ này có tác động nhất định đến chất lượng công tác kiểm tra và từ đó tác giả dựa trên cơ sở khoa học đã đưa ra tiêu chuẩn về phẩm chất chính trị và năng lực đòi hỏi cán bộ kiểm tra chuyên trách phải có. Năm giải pháp tác giả đề ra, toàn liên quan đến việc giải quyết vấn đề chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra thể 14 hiện: thống nhất nhận thức, quan điểm và khẩn trương tiêu chuẩn hóa đội ngũ cán bộ kiểm tra chuyên trách; khẩn trương xây dựng chiến lược về tạo nguồn đào tạo - bồi dưỡng cán bộ kiểm tra chuyên trách; từng thời kỳ cần rà soát, đánh giá lại để kịp thời đào tạo lại, tuyển chọn, sử dụng hợp lý đội ngũ cán bộ kiểm tra chuyên trách; có chính sách đãi ngộ theo hướng ưu đãi đội ngũ cán bộ kiểm tra chuyên trách, tăng cường quản lý và thiết lập cơ chế bảo đảm an toàn cho đội ngũ cán bộ kiểm tra; đổi mới cơ chế hoạt động của ủy Ban Kiểm tra các cấp theo tư tưởng của Lênin. Từ những nội dung chính nêu trên, có thể khẳng địn...ề xuất phương hướng và giải pháp nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của Đảng bộ tỉnh Ắt ta pư nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Luận văn này đã trình bày khái niệm kiểm tra, nhưng chưa đề cập đến khái niệm công tác kiểm tra; trình bày chất lượng công tác kiểm tra như là chất lượng của một cuộc kiểm tra. Vì vậy, chất lượng công tác kiểm tra trong luận văn này cũng chưa bao trùm được hết theo đúng nghĩa chất lượng công tác kiểm tra của đảng và mặt khác chỉ trong phạm vi của tỉnh và ở trình độ thạc sĩ. - Xổmlon Bunnạvông, “Kiểm tra cán bộ diện Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý” [116]. Tác giả đã phân tích vấn đề lý luận và thực tiễn về cán bộ diện Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý và về kiểm tra đội ngũ cán bộ đó; luận văn đã làm rõ khái niệm kiểm tra và kiểm tra cán bộ diện Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý, vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc kiểm tra cán bộ diện Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý; đánh giá mặt ưu điểm, khuyết điểm của việc kiểm tra cán bộ diện Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý từ năm 2006 đến năm 2010 và đưa ra phương hướng, giải pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra cán bộ diện Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý. - Yênphon Bavôngphết, “Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra trong điều kiện Đảng cầm quyền” [115]. Trên cơ sở lý luận Mác - Lênin, quan niệm của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, tác giả đã phân tích nêu ra khái niệm kiểm tra, công tác kiểm tra, chất lượng công tác kiểm tra; đã luận chứng khoa học về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng công tác kiểm tra trong điều kiện Đảng cầm quyền; nêu ra quan điểm của Đảng, chính sách của Nhà nước Lào về yêu cầu nâng cao chất lượng công tác kiểm tra; đánh giá và phân tích thực trạng ưu điểm, khuyết điểm công tác kiểm tra của Đảng trong phạm vi cả nước từ năm 2006 đến năm 2011 và chỉ ra 7 vấn đề đặt ra cần quan tâm giải quyết như: 1. 28 Phải làm cho cấp ủy các cấp và đảng viên trong toàn Đảng có nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của công tác kiểm tra; 2. Các cấp, các ngành phải thể chế hóa các văn bản, quy chế, quy định của cấp trên thành của cấp mình để làm căn cứ cho công tác lãnh đạo, quản lý cụ thể trong phạm vi, quyền hạn và đó là vừa làm căn cứ để tiến hành kiểm tra việc chấp hành và tổ chức thực hiện; 3. Về bộ máy tổ chức cơ quan ban kiểm tra các cấp phải được củng cố kiện toàn để đáp ứng thực hiện nhiệm vụ kiểm tra trong giai đoạn mới; 4. Cần tăng cường số lượng cán bộ kiểm tra và coi trọng việc nâng cao chất lượng của đội ngũ cán bộ đó; 5. Cần tạo điều kiện thuận lợi về tinh thần và vật chất cho ban kiểm tra và cơ quan ban kiểm tra có khả năng hoạt động thực hiện nhiệm vụ; 6. Cấp ủy, ban kiểm tra và cán bộ được giao nhiệm vụ đi kiểm tra cần nắm chắc và sử dụng đúng nguyên tắc kiểm tra của Đảng; 7. Cần thực hiện tốt mối quan hệ thường xuyên giữa cấp ủy và ban kiểm tra, giữa ban kiểm tra trên và dưới. Tác giả đã đề xuất phương hướng và 7 giải pháp nhằm nâng cao chất lượng công tác kiểm tra trong điều kiện Đảng cầm quyền. Bảy giải pháp luận văn đề xuất bao gồm: thứ nhất là, tạo ra tư duy mới về công tác kiểm tra của Đảng, phù hợp với đường lối đổi mới một cách toàn diện và có nguyên tắc; thứ hai là, xây dựng, hoàn thiện các văn bản làm căn cứ cho hoạt động kiểm tra của Đảng ngày càng đầy đủ, đồng bộ và phù hợp với thực tế trong từng giai đoạn; thứ ba là, củng cố bộ máy tổ chức cơ quan ban kiểm tra các cấp, các ngành có sự vững mạnh; thứ tư là, tăng cường đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra đạt tiêu chuẩn cán bộ kiểm tra theo quy định của Đảng; thứ năm là, cấp ủy và chính quyền các cấp tạo điều kiện thuận lợi, ứng ngân sách, bố trí công cụ và phương tiện cho cơ quan ban kiểm tra một cách thích hợp; thứ sáu là, nắm vững và sử dụng đúng các nguyên tắc, hình thức, phương pháp kiểm tra Đảng và phối kết hợp giữa kiểm tra Đảng với thanh tra và kiểm tra của các tổ chức trong hệ thống chính trị và thứ bảy là, tăng cường mối quan hệ giữa ban kiểm tra với cấp ủy cùng cấp và giữa ban kiểm tra cấp trên với ban kiểm tra cấp dưới. Luận văn đã phân tích tương đối rõ khái niệm kiểm tra, chất lượng công tác kiểm tra trong điều kiện Đảng cầm quyền, các yếu tố hợp thành chất lượng công 29 tác kiểm tra. Phương hướng và giải pháp luận văn đề ra đã trình bày rất phong phú, đúng với thực tiễn để giải quyết vấn đề đặt ra. Nhưng nội dung của phương hướng, giải pháp có một số mặt chưa sâu. Mặt khác, với mức độ nghiên cứu cấp thạc sĩ, việc phân tích vấn đề liên quan cũng chưa sâu. Vì vậy, luận án này sẽ tiếp tục khai thác và triển khai các vấn đề ấy sâu hơn. - Sỉphăn Hươngkhămmạni, “Tăng cường vai trò của công tác kiểm tra ở Bộ An ninh” [107]. Luận văn đã phân tích và nêu vai trò của công tác kiểm tra đối với sự lãnh đạo của Đảng bộ Bộ an ninh và việc xây dựng lực lượng công an vững mạnh, có phong cách hiện đại; nêu ra quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước Lào về tăng cường công tác kiểm tra - thanh tra; đánh giá và phân tích thực trạng hoạt động kiểm tra trong phạm vi lãnh đạo của Đảng ủy Bộ từ năm 2006 đến năm 2012; đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường vai trò của công tác kiểm tra ở Bộ an ninh. Luận văn này đã nghiên cứu, giải quyết về vai trò của công tác kiểm tra đối với sự lãnh đạo của cấp ủy các cấp trực thuộc đảng bộ Bộ An ninh, vai trò của công tác kiểm tra đối với việc xây dựng lực lượng công an đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ chính trị giai đoạn mới. Do vậy, những nội dung của luận văn này mới nghiên cứu giải quyết một số khía cạnh của công tác kiểm tra và chỉ trong phạm vi của một bộ. - Pâukẹo Phumsạvăn, “Tăng cường công tác kiểm tra để phòng chống các hiện tượng tiêu cực và tham nhũng ở tỉnh Bò kẹo” [103]. Tác giả đã phân tích, giải quyết vấn đề lý luận về công tác kiểm tra và vai trò của công tác kiểm tra trong phòng chống hiện tượng tiêu cực và tham nhũng trong tổ chức và đội ngũ cán bộ đảng viên; nêu ra quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước Lào về tăng cường công tác kiểm tra để phòng chống các hiện tượng tiêu cực và tham nhũng; đánh giá và phân tích thực trạng ưu - khuyết điểm công tác kiểm tra ở tỉnh Bò kẹo từ năm 2006 đến năm 2012. Từ đó, tác giả đề xuất phương hướng và giải pháp tăng cường công tác kiểm tra để phòng chống các hiện tượng tiêu cực và tham nhũng ở tỉnh Bò kẹo. - Sỉnay Miênglavăn, “Tăng cường công tác kiểm tra của cấp ủy các bộ trong giai đoạn mới” [106]. Tác giả đã phân tích, giải quyết vấn đề lý luận về 30 công tác kiểm tra; trình bày vị trí, vai trò, sự quan trọng của việc tăng cường công tác kiểm tra của đảng ủy các bộ trong giải đoạn mới; đã nêu ra nội dung tăng cường công tác kiểm tra của đảng ủy các bộ; nêu ra quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước Lào về tăng cường công tác kiểm tra trong điều kiện mới; nêu lên đặc điểm tổ chức đảng và đặc điểm bộ máy tổ chức làm công tác kiểm tra của các bộ và cơ quan ngang bộ; đánh giá và phân tích thực trạng ưu - khuyết điểm công tác kiểm tra của đảng ủy các bộ trong khoảng thời gian từ năm 2006 đến năm 2013. Từ đó, tác giả đề xuất phương hướng và 7 giải pháp tăng cường công tác kiểm tra của đảng ủy các bộ như: thứ nhất là, tổ chức phổ biến, tuyên truyền các văn bản, quy định, quy chế của Đảng và Nhà nước về công tác kiểm tra - thanh tra cho sâu, rộng đến tới tất cả các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên trong phạm vi quyền hạn lãnh đạo, quản lý; thứ hai là, tích cực rà soát lại các văn bản, quy chế, quy định đã có của Đảng và Nhà nước và các ngành liên quan để sửa đổi những điểm không phù hợp, bổ sung những điểm thiếu sót chưa đẩy đủ và ra thêm cái mới cho phù hợp với tình hình cụ thể của giai đoạn mới để làm căn cứ cho việc kiểm tra; thứ ba là, quan tâm nhiều hơn nữa việc nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và năng lực thực hiện nhiệm vụ của đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra ở đảng ủy các bộ; thứ tư là, đảng ủy các bộ tăng cường trách nhiệm nhiều hơn nữa trong lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra trong phạm vi của bộ; thứ năm là, cấp ủy, ban kiểm tra, lãnh đạo vụ kiểm tra và cán bộ kiểm tra của các bộ nghiên cứu, nắm vững thực hiện đúng nguyên tắc kiểm tra trong thi hành nhiệm vụ kiểm tra; thứ sáu là, phát động và sử dụng sức mạnh tổng hợp của tất cả các tổ chức trong cơ quan của bộ và bộ phận liên quan tham gia vào công tác kiểm tra trong bộ và thứ bảy là, tăng cường và thực hiện tốt mối quan hệ theo chiều dọc và chiều ngang giữa Đảng ủy bộ và ban kiểm tra, vụ kiểm tra của bộ, giữa Đảng ủy bộ, ban kiểm tra bộ, vụ kiểm tra bộ với Ban Kiểm tra Trung ương. Luận văn này, chủ yếu đã phân tích tương đối sâu về tăng cường công tác kiểm tra cấp bộ, trong đó có đề cập đến một số nội dung về chất lượng công tác kiểm tra, nhưng chỉ trong phạm vi của cấp bộ. 31 Các công trình nghiên cứu khoa học trên đã giải quyết cơ sở lý luận và thực tiễn về các vấn đề có liên quan đến công tác kiểm tra và chất lượng công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong lĩnh vực ngành, cấp, địa phương khác nhau và ở mức độ rộng, hẹp, chiều sau khác nhau, và đây là cơ sở gợi mở cho tác giả trong quá trình nghiên cứu, triển khai đề tài luận án này một cách có hệ thống, rộng và sâu hơn. 1.3. KHÁI QUÁT KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TẬP TRUNG GIẢI QUYẾT 1.3.1. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan đến đề tài luận án Các công trình khoa học ở Việt Nam, Trung Quốc và Lào đã nghiên cứu và luận giải khá rõ nhiều vấn đề lý luận và thực tiễn về công tác kiểm tra, trong đó đã nêu, trình bày khái niệm kiểm tra; vị trí, vai trò, mục đích, ý nghĩa, tác dụng của công tác kiểm tra đối với sự lãnh đạo của Đảng và công tác xây dựng Đảng, phân tích các nhân tố góp thành công tác kiểm tra và chất lượng công tác kiểm tra với nhiều mức độ khác nhau theo sự xác định mục đích và phạm vi của từng đề tài; đánh giá thực trạng ưu - khuyết điểm, những vấn đề đặt ra và đưa ra những giải pháp củng cố, tăng cường công tác kiểm tra, nâng cao chất lượng công tác kiểm tra. Kết quả các công trình nghiên cứu khoa học trên rất phong phú, đã giải quyết nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn có liên quan đến công tác kiểm tra và chất lượng công tác kiểm tra của Đảng Cộng sản Việt Nam, Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đảng Nhân dân cách mạng Lào ở nhiều lĩnh vực, phạm vi và mức độ khác nhau. Kết quả các công trình khoa học ấy rất có ích cho luận án mới này tiếp thu và phát triển ở trình độ sâu hơn. Những nội dung của các công trình đã gợi ý cho tác giả luận án mới phải tiếp tục nghiên cứu làm rõ thêm trong hoàn cảnh công tác xây dựng Đảng và nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào giai đoạn hiện nay. 32 Tuy nhiên, đến nay chưa có công trình khoa học nào chuyên sâu nghiên cứu hệ thống về chất lượng công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay. 1.3.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết Qua khảo cứu các công trình đã trình bày ở phần trên, luận án này sẽ tập trung nghiên cứu, giải quyết một số vấn đề chủ yếu sau: Một là, khái quát về Đảng Nhân dân cách mạng Lào; quá trình thành lập, đặc điểm bộ máy tổ chức và sự phát triển cơ quan ban kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Hai là, làm rõ khái niệm công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào; khái niệm và tiêu chí đánh giá chất lượng công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Ba là, đánh giá thực trạng chất lượng công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn từ năm 2006 đến hết năm 2016 về những ưu điểm, kết quả đạt được; nhược điểm, yếu kém theo tiêu chí đánh giá chất lượng công tác kiểm tra đã phân tích ở phần trước; phân tích các nguyên nhân của ưu điểm, nguyên nhân của khuyết điểm và xác định những vấn đề đặt ra đối với chất lượng công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay. Bốn là, dự báo tình hình có liên quan đến chất lượng công tác kiểm tra trong thời gian tới, qua đó xác định phương hướng nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào. Năm là, đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay. 33 Chương 2 CHẤT LƯỢNG CÔNG TÁC KIỂM TRA CỦA ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. ĐẢNG NHÂN DÂN CÁCH MẠNG LÀO VÀ KIỂM TRA CỦA ĐẢNG 2.1.1. Khái quát về Đảng Nhân dân cách mạng Lào và quá trình thành lập và phát triển cơ quan kiểm tra của Đảng 2.1.1.1. Khái quát về Đảng Nhân dân cách mạng Lào Đảng Nhân dân cách mạng Lào được thành lập ngày 22 tháng 3 năm 1955 do sự kết hợp nhuần nhuyễn phong trào yêu nước của nhân dân các bộ tộc Lào với chủ nghĩa Mác-Lênin do chủ tịch Hồ Chí Minh là người truyền bá vào Đông Dương. Đảng Nhân dân cách mạng Lào là người kế thừa sự nghiệp vẻ vang của Đảng Cộng sản Đông Dương, trong bản báo cáo thành lập Đảng đã chỉ rõ: Đảng Nhân dân cách mạng Lào là Đảng được hình thành trong nước nông nghiệp lạc hậu, số đông nhân dân là nông dân, nhưng là Đảng đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin, là Đảng kế thừa sự nghiệp của Đảng Cộng sản Đông Dương, là đại diện thực sự của giai cấp công nhân và nhân dân lao động; kiên quyết bảo vệ quyền và lợi ích của nhân dân các bộ tộc, của tầng lớp người trong toàn quốc [90, tr.96]. Về thực chất của Đảng, từ ngày thành lập đến nay, Đảng Nhân dân cách mạng Lào là đảng mác-xít-lê-nin-nít của giai cấp công nhân Lào, là đội tiên phong và là tổ chức chính trị cao nhất của giai cấp công nhân Lào, là đại diện trung thành với quyền và lợi ích của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động Lào yêu nước và của toàn dân tộc Lào. Bằng bản chất cách mạng và khoa học, từ ngày hình thành đến nay Đảng Nhân dân cách mạng Lào lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và truyền thống tốt đẹp của Đảng làm nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam cho tổ chức và hành động, phát huy chủ nghĩa yêu nước chân chính kết hợp với chủ nghĩa quốc tế trong sáng của giai cấp công nhân, tiếp thu tinh hoa trí tuệ của nhân loại để đề ra chủ trương, đường lối và nâng cao năng lực, chất lượng lãnh đạo của Đảng. Đảng đã thực hiện chức năng, vai trò lãnh đạo của mình xứng đáng với niềm tin của 34 nhân dân các bộ tộc, luôn nâng cao tinh thần đấu tranh anh dũng, kiên quyết đấu tranh bất khuất với kẻ thù, trung thành với lợi ích của giai cấp và Tổ quốc, biết nghiên cứu và vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin và kinh nghiệm của các đảng anh em để giải quyết những vấn đề cách mạng phù hợp với tình hình thực tế mọi mặt của đất nước và tình hình của quốc tế, đưa cách mạng từng bước tiến lên một cách vững chắc. Từ ngày thành lập nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (ngày 2 tháng 12 năm 1975) đến nay, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đã trở thành Đảng duy nhất cầm quyền. Đảng là hạt nhân lãnh đạo các tổ chức trong hệ thống chính trị của chế độ dân chủ nhân dân, đảm bảo quyền làm chủ của nhân dân; Đảng là người lãnh đạo và đưa ra đường lối, chính sách, phương hướng phát triển của đất nước phù hợp với quy luật phát triển của xã hội và xu thế của thời đại, đáp ứng nguyện vọng của nhân dân các bộ tộc Lào, đảm bảo sự đoàn kết thống nhất của toàn dân tộc; Đảng là người lãnh đạo phát huy vai trò và hiệu lực quản lý của Nhà nước, sự chủ động của các tổ chức đoàn thể và các tổ chức xã hội; Đảng tôn trọng và hoạt động trong khuôn khổ Hiến pháp và pháp luật. Sau khi đã trở thành Đảng cầm quyền đến nay, Đảng đã trải qua 8 kỳ đại hội (nhiệm kỳ 5 năm): Đại hội III (1982), Đại hội IV (1986), Đại hội V (1991), Đại hội VI (1996), Đại hội VII (2001), Đại hội VIII (2006), Đại hội IX (2011) và Đại hội X (2016). Trong công tác xây dựng và củng cố Đảng, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào thực hiện theo 5 nguyên tắc và 3 phương châm như sau: 5 nguyên tắc bao gồm: (1) kiên trì chủ nghĩa Mác-Lênin làm nền tảng tư tưởng lý luận của Đảng, phát huy tính tiên phong, tính chiến đấu của giai cấp công nhân, xây dựng và củng cố Đảng cho trong sạch vững mạnh. (2) Tổ chức theo nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, có kỷ luật nghiêm. (3) Lấy khối đoàn kết là nguyên tắc cơ bản để đảm bảo sự thống nhất về chính trị, tư tường tổ chức và hành động của Đảng. (4) Lấy dân làm gốc, trung thành phục vụ nhân dân, hoạt động theo đường lối quần chúng của Đảng, dựa vào quần chúng và thông qua phong trào 35 cách mạng của quần chúng để xây dựng và phát triển Đảng. (5) Lấy tự phê bình, phê bình là quy luật tồn tại và phát triển của Đảng [94, tr.4-5]. 3 phương châm bao gồm: (1) Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và lề lối lãnh đạo. (2) Lấy chất lượng làm gốc trong xây dựng và củng cố Đảng, kết nạp những người xuất sắc có đủ tiêu chuẩn và đủ điều kiện vào Đảng, kiên quyết đưa ra khỏi Đảng đối với những người thoái hóa biến chất, Đảng không ngừng tự kiện toàn và phát triển để tương xứng với yêu cầu lãnh sự đạo của Đảng trong từng giai đoạn. (3) Kết hợp chặt chẽ giữa tăng cường sự lãnh đạo của Đảng với nâng cao hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy vai trò làm chủ của Mặt trận xây dựng Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể quần chúng và xã hội [94, tr.6]. Thực hiện theo nguyên tắc và phương châm xây dựng Đảng nêu trên, từ ngày thành lập đến nay, Đảng Nhân dân Cách mạng Lào không ngừng lớn mạnh về mặt tổ chức, thể hiện bằng con số phát triển tổ chức đảng và đảng viên. Trong báo cáo trước Đại hội thành lập Đảng ngày 22 tháng 3 năm 1955, toàn quốc có 400 đảng viên [90, tr.96]; đến Đại hội VIII của Đảng (năm 2006), toàn quốc có 11.784 chi bộ đảng, và 153.572 đảng viên [70, tr.29, 31]; và đến Đại hội X (2016), toàn quốc đã có 19.284 tổ chức cơ sở đảng, 268.431 đảng viên [71, tr.76]. Cùng với số lượng, thì về chất lượng của tổ chức đảng và đảng viên cũng được nâng lên không ngừng tương xứng với yêu cầu của nhiệm vụ lãnh đạo phát triển đất nước của mỗi nhiệm kỳ Đại hội Đảng. Đến nay, mọi cấp, mọi ngành trong hệ thống tổ chức chính quyền Nhà nước đều có đảng viên và tổ chức đảng lãnh đạo. Sự lớn mạnh của Đảng đã nêu trên, đáp ứng được vai trò lãnh đạo toàn hệ thống chính trị và toàn dân Lào bảo vệ và xây dựng đất nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào, nhất là trong giai đoạn 30 năm bảo vệ và xây dựng phát triển đất nước theo đường lối đổi mới (1985-2015), đã tạo ra được sự tin cậy đối với nhân dân các bộ tộc Lào và bạn bè quốc tế. Uy tín của Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào đối với khu vực và quốc tế 36 ngày càng nổi bật lên. Sự phát triển kinh tế - xã hội của Lào đã đạt được thành tựu quan trọng và có bước phát triển liên tiếp, vững chắc. Con số sự tăng trưởng kinh tế: Sự tăng trường của tổng sản phẩm quốc nội trong từng giai đoạn: 1986-1990 là 4.8%/năm, 1991-1995 là 6,4%/năm, 1996-2005 là 6,2%/năm, 2006-2010 là 7,9%/năm, và năm khóa 2012-2013 là 8,0%/năm. Về thu nhập bình quân đầu người đã không ngừng tăng lên: năm 1985 là 114 đôla Mỹ, năm 1995 là 380 đôla Mỹ, năm 2006 là 534 đôla Mỹ, năm 2012 là 1.355 đôla Mỹ, năm 2013 là 1.534 đôla Mỹ [71, tr.6], và năm 2014-2015 là 1.970 đôla Mỹ [99, tr.12]. Từ ngày thành lập đến nay, Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã kiên định thực hiện tốt 5 nguyên tắc xây dựng Đảng như: trung thành và kiên định tư tưởng - lý luận Mác - Lênin và mục tiêu xã hội chủ nghĩa, không giáo điều, nhưng rất chủ động sáng tạo trong vận dụng lý luận và những kinh nghiệm vào điều kiện cụ thể và tình hình, đặc điểm của đất nước; đã kiên định thực hiện các nguyên tắc cơ bản về tổ chức và hoạt động của Đảng, đó là nguyên tắc tập trung dân chủ, phát huy sự đoàn kết thống nhất trên cơ sở chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, tập thể lãnh đạo, có sự phân công cho cá nhân phụ trách, coi trọng việc phát huy dân chủ đi đôi thực hiện nghiêm điều lệ và chế độ sinh hoạt chính trị, tự phê bình và phê bình, chống chủ nghĩa quan liêu gia trưởng và dân chủ vô nguyên tắc; đã kiên định bản chất giai cấp công nhân và trung thành với lợi ích chung của đất nước, của nhân dân, coi sự ủng hộ của nhân dân là cái quyết định vai trò lãnh đạo và cầm quyền của Đảng; không ngừng nâng cao tính tiên phong của Đảng và sự nêu gương của đảng viên, kiên quyết khắc phục và xử lý nghiêm các hiện tượng tiêu cực, chủ động tự củng cố, tư đổi mới bản thân Đảng, quan tâm và coi trọng đào tạo bồi dưỡng đội ngũ đảng viên; kiên định tinh thần độc lập tự chủ, tự lực, tự cường, phát huy sức mạnh trong nước kết hợp với sự hợp tác giúp đỡ của các nước bạn và quốc tế. Trong thực hiện nguyên tắc xây dựng Đảng, Đảng coi công tác kiểm tra là một trong những chức năng lãnh đạo, là một công tác quan trọng trong công tác xây dựng Đảng. Ngay từ khi có tổ chức Đảng, thì có hoạt động kiểm tra, và theo sự trường thành lớn mạnh của Đảng, thì tổ chức ban kiểm tra và bộ máy tổ chức cơ quan của ban kiểm tra đã được thành lập và có sự trường thành, phát triển tương ứng. 37 2.1.1.2. Quá trình thành lập và phát triển cơ quan kiểm tra của Đảng Ngay từ khi được thành lập, Đảng Nhân dân Lào (Đảng Nhân dân cách mạng Lào hiện nay) đã coi công tác kiểm tra gắn chặt với hoạt động lãnh đạo của Đảng. Nhưng do điều kiện lúc ấy còn nhiều khó khăn thì chưa thành lập Ban Kiểm tra được. Đến Đại hội II đã có quy định về ban kiểm tra là: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Tổng bí thư và Ban Kiểm tra Trung ương. Ban Chấp hành Trung ương, tỉnh và cấp tương đương lựa chọn một số cấp ủy viên để tổ chức thành ban kiểm tra của cấp mình, có thể chọn lấy cán bộ không phải là ủy viên ban chấp hành cũng được tham gia trong ban kiểm tra. ở cấp huyện phải phân công cho một đồng chí cấp ủy viên phụ trách công tác kiểm tra [86]. Sau khi giải phóng, Đảng đã trở thành Đảng cầm quyền, thì đồi hỏi phải tăng cường công tác kiểm tra với trình độ mới và ban kiểm tra các cấp phải có cơ quan chuyên trách giúp việc. Vì vậy, trong nghị quyết hội nghị lần thứ 8 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa II có quy định: “Phải thành lập ngay ban kiểm tra để giúp Trung ương Đảng, chính phủ và Hội đồng nhân dân tối cao kiểm tra về thực hiện pháp luật, các quy định của Nhà nước” [59, tr.354]. Căn cứ vào quan điểm đó, trước Đại hội III (Đại hội III được tổ chức ngày 27 tháng 4 năm 1982), Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Thường vụ Hội đồng nhân dân tối cao và Hội đồng bộ trưởng đã ra Nghị định chung số 2, ngày 16 tháng 2 năm 1982 về tăng cường kiểm tra và thanh tra việc tổ chức thực hiện nghị quyết, chỉ thị của Đảng và chính phủ, trong đó có quy định: “Thành lập cơ quan của ủy ban kiểm tra và thanh tra các cấp. Tất cả các tổ chức đó hình thành một hệ thống cơ quan kiểm tra và thanh tra của Cộng hòa dân chủ Nhân dân Lào” [113, tr.100]. Căn cứ vào Nghị định đã nêu trên, thì cơ quan Ủy ban Kiểm tra - thanh tra trung ương đã được thành lập, và sau đó ủy ban kiểm tra - thanh tra các cấp lần lượt được thành lập. Tại Đại hội III Đảng đã có quan điểm chỉ đạo: “Phải xây dựng và củng cố, kiện toàn cơ quan kiểm tra - thanh tra của cấp ủy và chính quyền các cấp” [87, tr.84]. Trong nhiều nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa III đã có quan điểm chỉ đạo về xây dựng và củng cố bộ máy ủy ban kiểm tra như: Nghị quyết 3 38 có xác định: “Phải xây dựng, kiện toàn hệ thống kiểm tra - thanh tra, ra quy định về chức năng, mối quan hệ và quy chế lề lối làm việc của ngành nay”; Nghị quyết 5 có xác định: “Tiếp tục kiện toàn cơ quan kiểm tra của đảng các cấp và các ngành cả về mặt tổ chức, phương thức và lề lối làm việc, có kế hoạch bồi dưỡng và nâng cao trình độ chuyên môn, đạo đức cho đội ngũ cán bộ kiểm tra” Dựa vào quan điểm chỉ đạo trên, từ ngày thành lập đến nay, bộ máy tổ chức của ủy ban kiểm tra các cấp đã được củng cố, kiện toàn cho phù hợp với tình hình phát triển của bộ máy tổ chức Đảng, Nhà nước, kinh tế - xã hội và theo nhiệm kỳ của các kỳ Đại hội Đảng. Do đặc điểm riêng của thể chế lãnh đạo và quản lý của Lào là nhất thể hóa bí thư cấp ủy và người đứng đầu cơ quan đảng, chính quyền, Mặt trận, các tổ chức đoàn thể các cấp, các ngành, thì từ ngày thành lập đến nay bộ máy tổ chức ban kiểm tra - thanh tra của Lào xét trong toàn hệ thống là một cơ quan hợp nhất, chỉ riêng bộ máy tổ chức ở cấp trung ương có 2 giai đoạn thì tách cơ quan kiểm tra và thanh tra thành 2 cơ quan, đó là giai đoạn 1992 - 1996 và 2002-2006. Theo phạm vi nghiên cứu của luận án là thời gian từ năm 2006 đến nay, thì bộ máy tổ chức của Ban Kiểm tra các cấp, các ngành đã được củng cố theo quy định trong điều lệ Đảng khóa VIII, IX và khóa X. Về tên gọi từ khóa III, năm 1982 đến hết khóa VIII tháng 3 năm 2011 là ủy ban kiểm tra, đến khóa IX, năm 2011 đến nay là ban kiểm tra. - Giai đoạn 2006 - 2011, nhiệm kỳ Đại hội VIII của Đảng. cấp ủy các cấp, các ngành đã củng cố bộ máy tổ chức kiểm tra về các mặt như: + Về nhân sự, ủy ban kiểm tra các cấp bao gồm chủ nhiệm, phó chủ nhiệm và một số ủy viên là ủy viên cấp ủy và còn một số không phải là ủy viên cấp ủy; chủ nhiệm và phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra các cấp là do hội nghị lần thứ nhất ban chấp hành đảng ủy cùng cấp bầu; ủy viên ủy Ban Kiểm tra cấp trung ương do Bộ Chính trị bổ nhiệm; ủy viên ủy ban kiểm tra cấp nào là do thường vụ cấp ủy cấp đó bổ nhiệm; ở tổ chức cơ sở Đảng đã bổ nhiệm người làm kiểm tra hoặc lập đội kiểm tra. Điểm mới được củng cố thêm ở đây là chủ nhiệm và phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra các cấp là do hội nghị ban chấp hành đảng ủy bầu ra, mà các khóa trước, hội nghị ban chấp hành đảng ủy chỉ bầu chủ nhiệm, còn phó chủ nhiệm và 39 ủy viên ủy ban kiểm là do thường vụ đảng ủy bổ nhiệm. So với các khóa trước, số lượng ủy ban kiểm tra các cấp đã được bổ sung như: 1) Ủy ban Kiểm tra Trung ương có một chủ nhiệm, 3 phó chủ nhiệm và 4 ủy viên (không có ủy viên kiêm nhiệm). Các khóa trước có 1 chủ nhiệm, 2 phó chủ nhiệm, có một số ủy viên và trong đó, ủy viên kiêm nhiệm là phần lớn. Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra khóa VIII là ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, phó Thủ tướng Chính phủ. 2) Ở cấp ủy các cấp cũng có tăng cường số lượng ủy ban kiểm tra tương tự ở cấp trung ương, chủ nhiệm ủy ban kiểm tra của cấp ủy là phó bí thư chiếm 15%, thường vụ là 80 % và cấp ủy viên là 5%. Số lượng ủy ban kiểm tra của các bộ là từ 5 - 9 đồng chí (trước đây chỉ 3 - 5), cấp thủ đô và tỉnh là từ 7 - 9 đồng chí (trước đây chỉ 5 - 7), cấp huyện là 3 - 5 đồng chí (trước đây chỉ 3). + Về chế độ làm việc, ủy ban kiểm tra làm việc theo nguyên tắc tập thể lãnh đạo, dưới sự chỉ đạo trực tiếp của ban chấp hành đảng ủy cùng cấp và ủy ban kiểm tra cấp trên trực tiếp. + Về chức năng, ủy ban kiểm tra các cấp có trách nhiệm làm tham mưu cho cấp ủy về công tác kiểm tra; lập kế hoạch, phương thức, biện pháp hoạt động kiểm tra của cấp ủy vả của cơ quan kiểm tra; chỉ đạo hoạt động kiểm tra, củng cố bộ máy tổ chức, đạo tạo bồi dưỡng cán bộ kiểm tra thuộc phạm vi của cấp mình. + Về nhiệm vụ và quyền hạn của ủy ban kiểm tra các cấp: kiểm tra đảng viên (kể cả cấp ủy viên cùng cấp) khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong thực hiện nhiệm vụ của đảng viên; kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, điều lệ, nguyên tắc tổ chức của Đảng, về thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và xử lý kỷ luật trong đảng; đánh giá, kết luận các vụ việc vi phạm kỷ luật của đảng, đề xuất cấp ủy xử lý kỷ luật và giáo dục đảng viên thực hiện nghiêm điều lệ Đảng; kiểm tra tài chính của cấp ủy cấp dưới và tài chính của cấp ủy cùng cấp; giải quyết tố cáo đối với tổ chức đảng và đảng viên; giải quyết khiếu nại về thi hành kỷ luật của đảng; có quyền yêu cầu tổ chức đảng cấp dưới và đảng viên cung cấp tài liệu, số liệu liên quan đến nội dung kiểm tra; ủy ban kiểm tra cấp trên có quyền kiểm tra về quyết định thi hành kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng 40 viên cấp dưới đã vi phạm Điều lệ Đảng và có quyền xóa bỏ quyết định kỷ luật của cấp dưới nếu thấy không đúng Điều lệ Đảng; ủy ban kiểm tra cấp trên có quyền kiểm tra, củng cố hoạt động của ủy ban kiểm tra cấp dưới. Điểm đã được củng cố, xác định mới trong nhiệm vụ của ủy ban kiểm tra các cấp so với các nhiệm kỳ trước là kiểm tra đảng viên (kể cả cấp ủy viên cùng cấp) khi có dấu hiệu vi phạm tiêu chuẩn đảng viên, tiêu chuẩn cấp ủy viên và trong thực hiện nhiệm vụ của đảng viên; kiểm tra tổ chức đảng cấp dưới khi có dấu hiệu vi phạm chủ trương, đường lối, chính sách, nghị quyết, chỉ thị, điều lệ, nguyên tắc tổ chức của đảng, về thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và xử lý kỷ luật trong đảng. + Về cơ cấu bộ máy của cơ quan ủy ban kiểm tra các cấp 1) Bộ máy tổ chức của cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương được củng cố theo nghị quyết của Bộ Chính trị số 97/ BCT, ngày 28 tháng 7 năm 2006 về việc củng cố bộ máy tổ chức của cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương, nhập lại cơ quan Thanh tra chính phủ vào Ủy ban Kiểm tra Trung ương. Bộ máy bao gồm 7 vụ và 1 văn phòng như: văn phòng ủy ban, vụ nghiên cứu tổng hợp, vụ nghiên cứu đơn thư khiếu tố, vụ kiểm tra đảng ở cơ quan trung ương, vụ kiểm tra đảng ở địa phương, vụ thanh tra hành chính, vụ thanh tra kinh tế và vụ thanh tra chống tham nhũng. So với khóa trước đã tăng thêm 3 vụ. Biến chế cán bộ của cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương là 129 người. 2) Ở các bộ, trong nhiệm kỳ Đại hội VIII hậu hết cấp ủy của các bộ đã thành lập cơ quan của ủy ban kiểm tra cấp mình thành vụ kiểm tra - thanh tra. Cơ cấu tổ chức của vụ kiểm tra - thanh tra bao gồm: văn phòng hành chính - tổng hợp, phòng kiểm tra đảng, phòng thanh tra hành chính, phòng thanh tra chống tham nhũng và nghiên...ng, kế hoạch công tác kiểm tra; việc thực hiện nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra và kết quả công tác kiểm tra của Đảng. Tiêu chí chủ yếu đánh giá chất lượng công tác kiểm tra của của Đảng Nhân dân cách mạng Lào là: sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác kiểm tra; việc xây dựng và tổ chức thực hiện chương trình, kế hoạch kiểm tra, nội dung kiểm tra; việc thực hiện nội dung, hình thức, phương pháp, nguyên tắc và quy trình kiểm tra của Đảng; sự phối hợp của các cơ quan chức năng và sự tham gia của các tổ chức chính trị - xã hội vào công tác kiểm tra của Đảng; kết quả tiến hành kiểm tra. 2. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác kiểm tra, Đảng Nhân dân cách mạng Lào đã rất quan tâm làm tốt công tác kiểm tra. Căn cứ vào các văn bản về công tác kiểm tra đã có, tổ chức đảng, cấp ủy, ban kiểm tra các cấp phần lớn đã nghiên cứu, quán triệt và lãnh đạo, chỉ đạo triển khai, xác định nội dung, hình thức, phương pháp kiểm tra trong phạm vi quyền hạn lãnh đạo của cấp mành và tổ chức thực hiện khá tốt, sáng tạo, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyển hạn, hoàn cảnh, điều kiện cụ thể của mỗi tổ chức và đạt được kết quả nhất định. Kết quả cuộc kiểm tra ấy đã đóng góp rất quan trọng cho việc củng cố và xây dựng toàn Đảng trong sạch vững mạnh. Tuy nhiên, so với yêu cầu, chất 150 lượng công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào vẫn còn những hạn chế, bất cập. Một số tổ chức đảng, cấp ủy và ban kiểm tra thực hiện chưa tốt một số nội dung, hình thức, nguyên tắc kiểm tra. Trong tiến hành một cuộc kiểm tra còn có lúc, có nơi chưa thực hiện đồng bộ các phương pháp kiểm tra đã được Đảng quy định. Điều này, được thể hiện ở chỗ hiệu quả của một số cuộc kiểm tra không cao, sau kiểm tra có nhiều hiện tượng tiêu cực không phát hiện và không được xử lý. Nguyên nhân khuyết điểm này có cả khách quan và chủ quan. 3. Để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào đáp ứng yêu cầu của tình hình, nhiệm vụ hiện nay, cấp ủy và ban kiểm tra các cấp cần nắm vững những yếu tố tác động, mục tiêu, phương hướng của Đảng về công tác kiểm tra và thực hiện tốt, đồng bộ các giải pháp chủ yếu: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm về nâng cao chất lượng công tác kiểm tra, tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy đối với công tác kiểm tra; cụ thể hóa các chế độ, nội quy, quy định trong Đảng, của cơ quan nhà nước thành những văn bản cụ thể, chi tiết về công tác kiểm tra; củng cố bộ máy tổ chức của ban kiểm tra các cấp, các ngành và đào tạo đội ngũ cán bộ kiểm tra thành cán bộ chuyên môn nghiệp vụ; tăng cường sự thống nhất, đồng bộ giữa công tác kiểm tra của Đảng với công tác thanh tra của Nhà nước và sự phối hợp với công tác kiểm tra chuyên môn của các ngành, của các tổ chức đoàn thể; xử lý nghiêm, đầy đủ, chính xác, kịp thời những vấn đề vi phạm đã phát hiện qua từng đối tượng kiểm tra; mở rộng quan hệ đối ngoại để học hỏi kinh nghiệm và tranh thủ sự giúp đỡ của quốc tế trong công tác kiểm tra. 4. Nhân tố quyết định chất lượng và sự thành công của công tác kiểm tra là sự quan tâm của cơ quan lãnh đạo các cấp của Đảng, nhất là Bộ Chính trị, Ban Chấp hành Trung ương Đảng; sự trong sạch, vững mạnh và trí tuệ của các cơ quan kiểm tra của Đảng. 151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Đao Bua La Pha BA VÔNG PHẾT (2012), “Quán triệt, nắm vững và thực hiện đúng tư tưởng chỉ đạo của Chủ tịch Caysỏn Phômvịhản về công tác kiểm tra” Tạp chí Xây dựng Đảng, tr.31-35 (Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào). 2. Đao Bua La Pha BA VÔNG PHẾT (2015), “Tăng cường giám sát, kiểm tra sự chấp hành và thực hiện Điều lệ Đảng là nhân tố bảo đảm cho Đảng mạnh về tổ chức và kỷ luật”, Tạp chí Kiểm tra, tr.15-20 (Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào). 3. Đao Bua La Pha BA VÔNG PHẾT (2015), “Để nâng cao chất lượng công tác kiểm tra trong giai đoạn mới cần quan tâm đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ kiểm tra”, Tạp chí Xây dựng Đảng, tr.31-35 (Ban Tổ chức Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào). 4. Đao Bua La Pha BA VÔNG PHẾT (2015), “Bộ máy tổ chức Cơ quan Ban Kiểm tra Đảng Nhân dân Cách mạng Lào - thuận lợi và khó khăn”, Tạp chí Kiểm tra, tr.59-61 (Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam). 5. Đao Bua La Pha BA VÔNG PHẾT (2016), “Đảng Nhân dân Cách mạng Lào đào tạo bồi dưỡng cán bộ kiểm tra”, Tạp chí Xây dựng Đảng, tr.61-63 (Ban Tổ chức Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam). 6. Đao Bua La Pha BA VÔNG PHẾT (2016), “Về thực hiện nguyên tắc kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào”, Tạp chí Kiểm tra, tr.58-60 (Ủy ban Kiểm tra Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam). 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO * Tài liệu tiếng Việt 1. Lê Đức Bình (2002), Mấy vấn đề về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 2. Bộ Tư pháp (1999), Từ điển Luật học, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 3. Chănsỉ Sẻngxổmphu (2001), Nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra tỉnh Phông xa li hiện nay, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 4. Nguyên Văn Chi (2006), “Công tác kiểm tra của Đảng qua 20 năm đổi mới”, Tạp chí Kiểm tra, (1+2), tr.4-5. 5. Đỗ Hữu Cường (2003), “Kiểm tra đảng viên có dấu hiệu vi phạm”, Tạp chí Kiểm tra, (3) tr.22. 6. Huỳnh Quốc Cường (2005), Công tác kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của Ủy ban Kiểm tra quận, huyện, Thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 7. Nguyễn Thị Doan (2006), Đổi mới công tác kiểm tra, kỷ luật nhằm nâng cao sức chiến đấu của Đảng trong giai đoạn cách mạng mới, Mã số 3KV4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 8. Ngô Văn Dụ (2013), “Nâng cao hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát của Đảng” tại trang [truy cập ngày 20/2/2016]. 9. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Điều lệ Đảng (Khóa X), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 10. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Đảng Cộng sản Việt Nam (2007), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 (Khóa X) Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 153 12. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Điều lệ Đảng (Khóa XI), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 13. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 14. Đảng Cộng sản Việt Nam (2012), Văn kiện Hội nghị lần thứ 4 (Khóa XI) Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 15. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Quy định của Ban Chấp hành Trung ương số 30-QĐ/TW ngày 26 tháng 7 năm 2016 về thi hành chương VII và chương VIII Điều lệ Đảng về công tác kiểm tra, giám sát, kỷ luật Đảng, Hà Nội. 17. Lê Hữu Đức (2004), “Trích tham luận Hội nghị kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm tạo bước chuyển biến mới trong công tác xây dựng Đảng ở thành phố Hồ Chí Minh”, Tạp chí Kiểm tra, (3), tr.5. 18. Phạm Huy Giáp (2006), Chất lượng công tác kiểm tra của Ủy ban Kiểm tra quận, huyện ủy ở Thành phố Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 19. Hữu Hà (2004), “Công tác kiểm tra với việc khắc phục sự suy thoái trong cán bộ đảng viên”, Tạp chí Kiểm tra, (7), tr.9. 20. Lê Tiến Hào (2004), Công tác kiểm tra của Thành ủy Hà Nội trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 21. Trần Đình Hoan (2003), “Tăng cường mối quan hệ giữa công tác tổ chức cán bộ với công tác kiểm tra trong xây dựng Đảng hiện nay”, Tạp chí Kiểm tra, (10), tr.5. 22. Huỳnh Văn Hồng (2005), Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra của Đảng bộ huyện Đình Quán, tỉnh Đồng Nai hiện nay - thực trạng và giải pháp, Luận văn thạc sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 154 23. Nguyễn Cao Huy (2003), “Bác Hồ với công tác kiểm tra và kỷ luật trong Đảng”, Tạp chí Kiểm tra, (9), tr.2. 24. Khămphăn Milavông (2005), Xây dựng đội ngũ cán bộ kiểm tra của Đảng (cấp tỉnh) ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 25. V.I. Lênin (1975), Toàn tập, tập 6, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 26. V.I.Lênin (1976), Toàn tập, tập 33, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 27. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 36, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 28. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 39, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 29. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 30. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 43, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 31. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 32. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 45, Nxb Tiến bộ, Mátxcơva. 33. Lê Hồng Liêm (2010), Một số giải pháp tháo gỡ khó khăn trở ngại của Ủy ban Kiểm tra các cấp trong thực hiện nhiệm vụ kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 34. Nguyễn Anh Liên (2001), Cơ sở lý luận, thực tiễn đổi mới và nâng cao hiệu quả thẩm tra, xác minh trong công tác kiểm tra của Đảng, Đề tài khoa học, mã số KHBĐ 0015. 35. Lê Lục (2016), Cán bộ kiểm tra phải có tinh thần trách nhiệm cao”, Tạp chí Kiểm tra, (11), tr.50. 36. Thiên Lương (2006), “Tư tưởng Hồ Chí Minh về trách nhiệm của các cấp ủy đối với công tác kiểm tra”, Tạp chí Kiểm tra, (2), tr.8. 37. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 38. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 6, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 40. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 8, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 41. Hồ Chí Minh (2002) Toàn tập, tập 11, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 42. Trần Nam, Lê Quang Giản (2005), “Công tác kiểm tra góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh”, Tạp chí Kiểm tra, (10). 155 43. Hoàng Phê (Chủ biên) (2000), Từ điển Tiếng Việt (2000), Nxb Đà Nẵng. 44. Phonxạmáy Miênglavăn (2004), Chất lượng công tác kiểm tra của Đảng bộ tỉnh Ắt ta pư nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 45. Phuthăc Phítthạnusỏn (2003), Công tác kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 46. Sẻngkhămdoong Phômmạpănnha (2010), Chất lượng công tác kiểm tra của Đảng bộ Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 47. Đới Văn Tặng (2014), “Công tác kiểm tra, giám sát của Đảng Cộng sản Việt Nam thời kỳ đổi mới - thực trạng và những vấn đề đặt ra”, Tạp chí Kiểm tra Lào, (13), tr.52. 48. Trương Thị Thông (1996), Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ kiểm tra chuyên trách của Đảng trong tình hình hiện nay, Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 49. Cao Văn Thống (2012), Đổi mới phương thức kiểm tra, giám sát của Đảng giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 50. Cao Văn Thống (2012), Nâng cao chất lượng công tác tham mưu của Ủy ban Kiểm tra trong tình hình hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 51. Đặng Xuân Tỉnh (2003), “Công tác phối hợp kiểm tra ở Đảng bộ Quân khu 2”, Tạp chí Kiểm tra, (9), tr.3. 52. Phạm Văn Trà (2001), “Tăng cường công tác kiểm tra của Đảng, thiết thực nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của Đảng bộ Quân đội trong tình hình mới”, Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (05), tr.1. 53. Trung tâm Biên soạn Từ điển Bách khoa Việt Nam (1995), Từ điển Bách khoa Việt Nam, Tập 1, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 156 54. Nguyễn Thế Tư (2005), Nâng cao chất lượng kiểm tra đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm của Ủy ban Kiểm tra huyện ủy ở các tỉnh duyên hải miền Trung giai đoạn hiện nay, Luận án tiến sĩ, chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 55. Viện Ngôn Ngữ (1998), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa - Thông tin, Hà Nội. 56. Viện Ngôn ngữ học (2005), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng, Trung tâm Từ điển học. 57. Viện Xây dựng Đảng (2003), Giáo trình Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. * Tài liệu tiếng Lào đã dịch sang tiếng Việt 58. Ban Bí thư Trung ương Đảng, Quy định số 02, ngày 26 tháng 6 năm 2012 về công tác giám sát của cấp ủy đối với tổ chức Đảng và đảng viên, Viêng Chăn. 59. Ban Chấp hành Trung ương Đảng (1980), Nghị quyết hội nghị lần thứ 8 khóa II, Văn phòng Thủ tướng, Viêng Chăn. 60. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2012), Nghị quyết số 02, ngày 31 tháng 5 năm 2012 về tăng cường công tác giám sát, kiểm tra, phòng chống tham nhũng trong điều kiện mới, Viêng Chăn. 61. Ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ Tài chính (2016), Bản báo cáo tại Hội nghị công tác kiểm tra toàn quốc lần thứ 3, ngày 18/7/2016, Viêng Chăn. 62. Ban Kiểm tra Trung ương (2011), Quy định số 1015, Ngày 14tháng 9 năm 2011 về quy chế làm việc của Ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Viêng Chăn. 63. Ban Kiểm tra Trung ương (2012), Tổng kết công tác kiểm tra toàn quốc giai đoạn 2006-2011, số 226, ngày 15/5/2012, Viêng Chăn. 64. Ban Kiểm tra Trung ương (2013), Tổng kết công tác kiểm tra toàn quốc năm 2012, số 42, ngày 25/1/2013, Viêng Chăn. 65. Ban Kiểm tra Trung ương (2014), Tổng kết công tác kiểm tra toàn quốc năm 2013, số 15, ngày 16/1/2014, Viêng Chăn. 157 66. Ban Kiểm tra Trung ương (2015), Tổng kết công tác kiểm tra toàn quốc năm 2014, số 34, ngày 26/1/2015, Viêng Chăn. 67. Ban Kiểm tra Trung ương (2016), Tổng kết công tác kiểm tra toàn quốc năm 2015, số 21, ngày 26/1/2016, Viêng Chăn. 68. Ban Kiểm tra Trung ương (2016), Tổng kết công tác kiểm tra toàn quốc giai đoạn 2011-2015, số 330, ngày 10/8/2016, Viêng Chăn. 69. Ban Kiểm tra Trung ương (2017), Tổng kết công tác kiểm tra toàn quốc năm 2016, số 23 ngày 30/1/2017, Viêng Chăn. 70. Ban Tổ chức Trung ương (2009), Sách tổng hợp nội dung quan trọng của hội nghị tổ chức toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 71. Ban Tuyên huấn Trung ương, Tài liệu hội thảo kỷ niệm 60 năm ngày thành lập Đảng Nhân dân cách mạng Lào 22/3/1955-22/3/2015, Nxb Quốc gia Lào, Viêng Chăn. 72. Bộ Chính trị Trung ương Đảng (2004), Nghị quyết số 27, ngày 8 tháng 6 năm 2004 về công tác kiểm tra giai đoạn năm 2003 - 2010, Viêng Chăn. 73. Bộ Chính trị Trung ương Đảng (2006), Nghị quyết số 98, ngày 15 tháng 8 năm 2006 về tổ chức và hoạt động của Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Viêng Chăn. 74. Bộ Chính trị Trung ương Đảng (2007), Chỉ thị số 09, ngày 17 tháng 12 năm 2007 về tăng cường trách nhiệm của cấp ủy đối với công tác kiểm tra, Viêng Chăn. 75. Bộ Chính trị Trung ương Đảng (2011), Nghị quyết số 28, ngày 25 tháng 8 năm 2011 về tổ chức và hoạt động của Ban Kiểm tra Trung ương Đảng, Viêng Chăn. 76. Bộ Chính trị Trung ương Đảng (2012), Quy định số 02, ngày 26 tháng 6 năm 2012 về những điều đảng viên không được làm, Viêng Chăn. 77. Bộ Chính trị Trung ương Đảng (2012), Quy định số 03, ngày 26 tháng 6 năm 2012 về trách nhiệm của cán bộ lãnh đạo - quản lý trong thực hiện nhiệm vụ chính trị, Viêng Chăn. 158 78. Bun nhăng Vo la chit (2016), Bài phát biểu tại Hội nghị công tác kiểm tra toàn quốc lần thứ III ngày 20 tháng 7 năm 2016, Viêng Chăn. 79. Caysỏn Phômvịhản (1985), Tuyển tập, tập 1, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 80. Caysỏn Phômvịhản (1986), Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng trước Đại hội IV của Đảng, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 81. Caysỏn Phômvịhản (1997), Tuyển tập, tập 3, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 82. Caysỏn Phômvịhản (2006), Tuyển tập, tập 4, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 83. Caysỏn Phômvịhản, Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX trước Đại hội X, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 84. Chummaly Xaynhạxỏn (2012), “Nâng cao vai trò lãnh đạo bằng cách phối hợp giữa đề ra đường lối, bố trí cán bộ và kiểm tra”, Tạp chí A lun mày, (2), tr.11. 85. Chum ma ly Xay Nhạ Xỏn (2012), Bài phát biểu tại hội nghị công tác kiểm tra toàn quốc lần thứ 2, thủ đô Viêng Chăn, ngày 28/3/2012, Viêng Chăn. 86. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1972), Điều lệ Đảng khóa II, Viêng Chăn. 87. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1982), Văn kiện Đại hội III, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 88. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1986), Văn kiện Đại hội IV của Đảng, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 89. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1996), Văn kiện Đại hội VI của Đảng, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 90. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (1997), Lịch sử Đảng khái quát, Nxb Thủ đô Viêng Chăn. 91. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2001), Văn kiện Đại hội VII, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 92. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2006), Điều lệ Đảng khóa VIII, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 93. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2006), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VIII của Đảng, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 94. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2011), Điều lệ đảng khóa IX, Nxb Thanh niên, Thủ đô Viêng Chăn. 159 95. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 96. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2013), Văn kiện Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng (Khóa IX), Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 97. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2016), Điều lệ Đảng (Khóa X), Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 98. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2016), Nghị quyết hội nghị Ban Chấp hành Trung ương 3 khóa X, Viêng Chăn. 99. Đảng Nhân dân cách mạng Lào (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 100. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2017), Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương số 022, ngày 13/1/2017 về giải quyết bệnh quan liêu và tham nhũng, Viêng Chăn. 101. Jiang Wenpeng (2016), Tăng cường giám sát, kiểm tra trong đảng cần thiết phải xây dựng mạng lưới giám sát, kiểm tra dày rộng, Tài liệu hội thảo lý luận lần thứ V giữa Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Viện Khoa học xã hội quốc gia Lào, Thủ đô Viêng Chăn. 102. Li zhiyong (2017), Giám sát, kiểm tra đảm bảo cho việc thực thi quyền lực đúng theo quy định, vừa là biện pháp quan trọng trong tăng cường và xây dựng trật tự cho sinh hoạt chính trị trong nội bộ đảng, Báo cáo tại cuộc họp trao đổi kinh nghiệm giữa Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Thủ đô Viêng chăn. 103. Pâukẹo Phumsạvăn (2013), Tăng cường công tác kiểm tra để phòng chống các hiện tượng tiêu cực và tham nhũng ở tỉnh Bò kẹo, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Chính trị học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào. 104. Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2007), Luật Thanh tra, Thủ đô Viêng Chăn. 105. Quốc hội nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2012), Luật Phòng chống tham nhũng, Thủ đô Viêng Chăn. 160 106. Sỉnay Miênglavăn (2013), Tăng cường công tác kiểm tra của cấp ủy các bộ trong giai đoạn mới, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào. 107. Sỉphăn Hươngkhămmạni (2013), Tăng cường vai trò của công tác kiểm tra ở Bộ An ninh, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào. 108. Thongkhăm ÒnMạNiSỏn (1972), Từ điển Tiếng Lào, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 109. Thủ tướng Chính phủ (2006), Nghị định số 195, ngày 21 tháng 8 năm 2006 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Chính phủ, Thủ đô Viêng Chăn. 110. Thủ tướng Chính phủ (2011), Nghị định số 249, ngày 16 tháng 8 năm 2011 về tổ chức và hoạt động của Thanh tra Chính phủ, Thủ đô Viêng Chăn. 111. Thủ tướng Chính phủ (2012), Chiến lược chống tham nhũng từ năm 2012 đến năm 2020 số 02, ngày 4 tháng 12 năm 2012, Thủ đô Viêng Chăn. 112. Uthoon Maxỉxônxay (2013), “Tăng cường đào tạo đội ngũ cán bộ làm công tác kiểm tra đáp ứng tình hình mới”, Tạp chí Kiểm tra, (6), tr.16. 113. Ủy ban Kiểm tra - Thanh tra trung ương (1987), Sách cẩm nang về công tác kiểm tra, Nxb Văn phòng Hội đồng Bộ trưởng. 114. Vănxay Xôngxagiu (2014), “Nâng cao chất lượng và năng lực của cán bộ kiểm tra”, Tạp chí Kiểm tra, (14), tr.5. 115. Xie Chuntao (2016), Tăng cường mạnh mẽ trong xây dựng đảng là sự đảm bảo cơ bản cho sự kiên trì và phát triển xã hội chủ nghĩa theo đặc điểm của Trung Quốc, Tài liệu hội thảo lý luận lần thứ V giữa Đảng Nhân dân cách mạng Lào và Đảng Cộng sản Trung Quốc, Viện Khoa học xã hội quốc gia Lào, Thủ đô Viêng Chăn. 116. Xổmlon Bunnạvông (2010), Kiểm tra cán bộ diện Ban Bí thư Trung ương Đảng quản lý, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn. 117. Yênphon Bavôngphết (2012), Nâng cao chất lượng công tác kiểm tra trong điều kiện Đảng cầm quyền, Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Lào, Viêng Chăn. 161 PHỤ LỤC Phụ lục 1 Sơ đồ hệ thống cơ quan lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào (Giai đoạn 2001 - nay) Nguồn: [88] Ban Chấp hành Trung ương Đảng Ban Chấp hành đảng ủy Bộ, cơ quan ngang Bộ Ban Chấp hành tỉnh ủy, thành ủy Đảng ủy vụ Ban Chấp hành huyện ủy Chi ủy vụ Chi ủy vụ Đảng ủy sở Chi ủy Chi ủy Ban Chấp hành đảng ủy Bộ Quốc phòng, Bộ An ninh Chi ủy phòng trực thuộc huyện ủy Đảng ủy cơ sở cụm bản Chi ủy bản Chi ủy bản Đảng ủy Tổng cục Đảng ủy Cục Đảng ủy cục, các học viện Chi ủy Chi ủy 162 Phụ lục 2 Sơ đồ hệ thống tổ chức Ủy ban kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào (khóa VIII 2006 - 2011) Nguồn: [60] Ủy ban Kiểm tra Trung ương Ủy ban Kiểm tra đảng ủy Bộ, cơ quan ngang Bộ Ủy ban Kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy vụ Ủy ban Kiểm tra huyện ủy Ủy ban Kiểm tra hoặc người phụ trách kiểm tra Chi ủy vụ Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy sở Người phụ trách kiểm tra chi ủy Người phụ trách kiểm tra chi ủy Ủy ban Kiểm tra hoặc người phụ trách kiểm tra chi ủy phòng Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy cụm bản Người phụ trách kiểm tra chi ủy bản Ủy ban Kiểm tra hoặc người phụ trách kiểm tra chi ủy bản Ủy ban Kiểm tra của đảng ủy Bộ Quốc phòng, Bộ An ninh Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Tổng cục Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Cục Ủy ban Kiểm tra Đảng ủy Cục Ủy ban Kiểm tra hoặc người phụ trách kiểm tra chi ủy Ủy ban Kiểm tra hoặc người phụ trách kiểm tra chi ủy 163 Phụ lục 3 Hệ thống tổ chức Ban kiểm tra của Đảng Nhân dân cách mạng Lào Khóa IX-X (2011 - nay) Nguồn: [65] Ban Kiểm tra Trung ương Ban Kiểm tra Đảng ủy Bộ - Cơ quan ngang Bộ Ban Kiểm tra tỉnh ủy, thành ủy Ban Kiểm tra Đảng ủy vụ Ban Kiểm tra hoặc người phụ trách kiểm tra chi ủy vụ Người phụ trách kiểm tra chi ủy trực thuộc Đảng ủy vụ Ban Kiểm tra huyện ủy Ban Kiểm tra Đảng ủy sở Người phụ trách kiểm tra chi ủy Ban Kiểm tra hoặc người phụ trách kiểm tra chi ủy Ban Kiểm tra hoặc người phụ trách kiểm tra chi ủy bản Ban Kiểm tra Đảng ủy cơ sở cụm bản Ban Kiểm tra hoặc người phụ trách kiểm tra chi ủy bản 164 Phụ lục 4 Cơ cấu bộ máy tổ chức cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương (Khóa VIII năm 2006 - 2011) Nguồn: [60] Ủy ban Kiểm tra Trung ương Văn phòng Ủy ban Vụ Nghiên cứu - Tổng hợp Vụ Kiểm tra Đảng ở cơ quan trung ương Vụ Kiểm tra Đảng địa phương Vụ Nghiên cứu đơn khiếu tố Vụ Thanh tra hành chính Vụ Thanh tra chống tham nhũng Vụ Thanh tra kinh tế 165 Phụ lục 5 Cơ cấu bộ máy tổ chức cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương (Khóa IX năm 2011 đến nay) Nguồn: [65] Ban Kiểm tra Trung ương Vụ Đối ngoại Vụ Nghiên cứu - Tạp chí Vụ Nghiên cứu khiếu tố Vụ Kiểm tra Đảng ở cơ quan trung ương Vụ Kiểm tra Đảng địa phương Vụ Thanh tra cơ quan trung ương Vụ Thanh tra địa phương Vụ Thanh tra chống tham nhũng Văn phòng Ban Vụ Tổ chức - Cán bộ Vụ Điều tra tham nhũng Vụ Giám sát - Kiểm tra tổ chức thực hiện kết luận kiểm tra - thanh tra 166 Phụ lục 6 Cơ cấu bộ máy tổ chức cơ quan Ban Kiểm tra Bộ - cơ quan ngang Bộ (Giai đoạn 2011 - nay) Nguồn: [65] Ban Kiểm tra Bộ, cơ quan ngang Bộ Phòng Hành chính - Tổng hợp Phòng Kiểm tra Đảng Phòng Nghiên cứu đơn thư Phòng Thanh tra hành chính và chống tham nhũng Vụ Kiểm tra - Thanh tra 167 Phụ lục 7 Cơ cấu bộ máy tổ chức cơ quan Ban Kiểm tra tỉnh ủy - thành ủy (Giai đoạn 2011 - nay) Nguồn: [65] Văn phòng Ban Phòng Kiểm tra Đảng Phòng Nghiên cứu đơn khiếu tố Phòng Thanh tra hành chính - kinh tế Ban Kiểm tra tỉnh ủy - thành ủy Phòng Thanh tra chống tham nhũng - kinh tế 168 Phụ lục 8 Cơ cấu bộ máy tổ chức cơ quan Ban Kiểm tra huyện ủy (Giai đoạn 2011 - nay) Nguồn: [65] Văn phòng Ban Đơn vị thanh tra hành chính và chống tham nhũng Ban Kiểm huyện ủy Đơn vị Kiểm tra Đảng 169 Phụ lục 9 THỐNG KÊ KẾT QUẢ CUỘC KIỂM TRA TOÀN KHÓA VIII (2006 - 2011) Số đối tượng kiểm tra Xử lý kỷ luật đối với đảng viên qua kiểm tra Tổ chức tiến hành kiểm tra Chi bộ Đảng viên Khiển trách Cảnh cáo Cách chức Tạm đình chỉ sinh hoạt Đảng Khai trừ ra khỏi Đảng Cấp ủy các cấp 6.427 172. 291 40 29 30 60 210 Ban kiểm tra các cấp 4.171 72.768 28 17 20 39 124 Tổng cộng 10.598 172.291 68 46 50 89 334 (Không có kỷ luật đối với tổ chức đảng) Nguồn: [60] 170 Phụ lục 10 THỐNG KÊ KẾT QUẢ KIỂM TRA TRONG NĂM 2012 Số đối tượng được kiểm tra Xử lý kỷ luật đối với đảng viên qua kiểm tra Tổ chức tiến hành kiểm tra Chi bộ Đảng viên Khiển trách Cảnh cáo Cách chức Tạm đình chỉ sinh hoạt Đảng Khai trừ ra khỏi Đảng Cấp ủy các cấp 7.319 115.325 13 29 18 29 130 Ban kiểm tra các cấp 4.402 51.690 8 20 5 9 73 Tổng cộng 11.721 164.015 21 49 23 38 203 Trong số bị thi hành kỷ luật có đảng viên ở cơ quan trung ương 53, ở các tỉnh 281; trong này có 10 huyện ủy viên, 36 chi ủy viên - 4 huyện ủy viên bị khiển trách - 5 huyện ủy viên bị cảnh cáo - 1 huyện ủy viên bị cách chức Nguồn: [61] 171 Phụ lục 11 THỐNG KÊ KẾT QUẢ KIỂM TRA TRONG NĂM 2013 Số đối tượng kiểm tra Xử lý kỷ luật qua kiểm tra Đảng viên Tổ chức tiến hành kiểm tra Chi bộ Đảng viên Tổ chức Khiển trách Cảnh cáo Cách chức Tạm đình chỉ sinh hoạt Đảng Khai trừ ra khỏi Đảng Cấp ủy các cấp 7.231 113.589 29 32 10 31 129 Ban kiểm tra các cấp 1 Ban Chấp hành tỉnh ủy 5.420 72.411 Khiển trách 1 tập thể tỉnh ủy 11 23 8 18 50 Tổng cộng 12.651 185.990 Khiển trách 1 tập thể tỉnh ủy 40 55 18 49 179 (Trong mức khiển trách 40 đảng viên có 6 huyện ủy viên) Nguồn: [62] 172 Phụ lục 12 THỐNG KÊ KẾT QUẢ KIỂM TRA TRONG NĂM 2014 Số đối tượng được kiểm tra Xử lý kỷ luật qua kiểm tra Tổ chức tiến hành kiểm tra Chi bộ Đảng viên Khiển trách Cảnh cáo Cách chức Tạm đình chỉ sinh hoạt Đảng Khai trừ ra khỏi Đảng Cấp ủy các cấp 7.341 139.095 10 5 3 28 100 Ban kiểm tra các cấp 6.446 93.062 16 10 6 41 95 Tổng cộng 13.787 232.157 26 15 9 69 195 - Trong khiển trách 26: có 1 phó bí thư tỉnh ủy, 1 thường vụ tỉnh ủy, 9 tỉnh ủy viên - Trong cảnh cáo 15: có 1 bí thư tỉnh ủy, 1 bí thư chi bộ - Trong cách chức 9: có 1 thường vụ tỉnh ủy, 1 tỉnh ủy viên, 1 phó bí thư huyện ủy, 2 huyện ủy viên Nguồn: [63] 173 Phụ lục 13 THỐNG KÊ KẾT QUẢ KIỂM TRA TRONG NĂM 2015 Số đối tượng được kiểm tra Xử lý kỷ luật qua kiểm tra Tổ chức tiến hành kiểm tra Chi bộ Đảng viên Khiển trách Cảnh cáo Cách chức Tạm đình chỉ sinh hoạt Đảng Khai trừ ra khỏi Đảng Cấp ủy các cấp 8.572 104.203 30 59 2 38 201 Ban kiểm tra các cấp 5.384 97.539 37 53 12 40 105 Tổng cộng 14.456 201.742 67 102 14 78 306 - Trong khiển trách 67: có 5 phó bí thư huyện ủy, 1 huyện ủy viên - Trong cảnh cáo 102: có 16 bí thư và 3 phó bí thư chi bộ - Trong cách chức 14: có 11 huyện ủy viên - Trong khai trừ 306 có 1 huyện ủy viên Nguồn: [64] 174 Phụ lục 14 THỐNG KÊ PHÂN LOẠI CHI BỘ VÀ ĐẢNG VIÊN QUA KIỂM TRA (Từ năm 2012 - 2015) - Trong khiển trách 26: có 1 phó bí thư tỉnh ủy Chi bộ đảng Đảng viên Năm Số được kiểm tra Vững mạnh biết lãnh đạo toàn diện Mạnh Trung bình Kém Số được kiểm tra Mạnh biết lãnh đạo toàn diện Mạnh Trung bình Kém Sa sút phẩm chất 2012 11.721 6.249 3.691 1.672 109 164.015 56.388 73.918 31.827 1.776 106 2013 12.651 7.332 2.129 3.089 101 185.990 151.725 33.175 1.019 71 2014 13.787 7.288 3.338 916 5 323.157 163.456 23.204 1.007 69 2015 14.456 9.064 4.312 1.043 32 201.742 175.624 24.725 1.114 79 Nguồn: [65] 175 Phụ lục 15 Thống kê số cán bộ kiểm tra chuyên trách của Đảng Nhân dân cách mạng Lào từ khóa VIII - X (2006 - 1/2016) Sự phân bố Năm Tổng số toàn quốc Ở cơ quan Ban Kiểm tra Trung ương Ở cơ quan Ban kiểm tra Bộ - cơ quan ngang Bộ Cấp tỉnh Huyện 2006 967 96 238 275 367 2011 1.211 129 251 288 543 2016 2.499 239 623 489 1.148 Nguồn: [65] 176 Phụ lục 16 Thống kê trình độ chuyên môn nghiệp vụ và lý luận chính trị của đội ngũ cán bộ kiểm tra chuyên trách (Giai đoạn 2006 - 2016) Trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tỷ lệ % của tổng số Trình độ lý luận chính trị tỷ lệ % Năm Tổng số Trên đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Sơ cấp Cao cấp Trung cấp Sơ cấp 2006 967 5% 38% 41% 12% 4% 15% 28% 30% 2011 1.211 9% 45% 37% 7% 2% 25% 32% 35% 2016 2.499 11% 47% 35% 6% 1% 38% 41% 15% Nguồn: [65]

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_chat_luong_cong_tac_kiem_tra_cua_dang_nhan_dan_cach.pdf
  • pdfTrang thong tin Daobualapha Bavongphet.pdf
  • pdfTT Daobuala _nop QD.pdf
Tài liệu liên quan