BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ LAN ANH
CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP
XÃ CỦA CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
HÀ NỘI, NĂM 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
BỘ NỘI VỤ
HỌC VIỆN HÀNH CHÍNH QUỐC GIA
NGUYỄN THỊ LAN ANH
CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP
XÃ CỦA CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ
KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
Chuyên ngành: Quản lý công
206 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 333 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của các trường chính trị tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng Sông Hồng, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã số: 9 34 04 03
LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ CÔNG
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. TS. Hoàng Quang Đạt
2. TS. Nguyễn Văn Thắng
HÀ NỘI, NĂM 2021
i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, luận án "Chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
của các Trường Chính trị tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Hồng" là công
trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu, tư liệu sử dụng trong luận án là trung thực,
có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng và được ghi trong danh mục tài liệu tham khảo
Tác giả luận án
ii
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô giáo Học viện Hành chính
Quốc gia, Ban Đào tạo Sau đại học đã giảng dạy và trang bị cho tôi các kiến thức, kỹ
năng nghiên cứu trong suốt khóa học.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đối với TS. Nguyễn Văn Thắng và
TS. Hoàng Quang Đạt là những người đã tận tình giúp đỡ và hướng dẫn, đóng góp
các ý kiến quý báu cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án này.
Tôi cũng xin chân thành cảm ơn Lãnh đạo Trường Chính trị các tỉnh thành phố
khu vực đồng bằng sông Hồng, các chuyên gia, các đồng nghiệp và bạn bè đã giúp
đỡ, ủng hộ tôi hoàn thành luận án này.
Sau cùng tôi xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ, động viên của gia đình trong
suốt quá trình học tập và hoàn thành luận án.
Tác giả luận án
iii
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ............................................................................... vi
DANH MỤC BẢNG ............................................................................................ vii
DANH MỤC HÌNH ............................................................................................ viii
PHẦN MỞ ĐẦU .................................................................................................... 1
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ................................ 9
1.1. Một số nghiên cứu liên quan đến chất lượng bồi dưỡng nói chung .......... 9
1.2. Các nghiên cứu về chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức và cán bộ,
công chức cấp xã .............................................................................................. 17
1.2.1. Nghiên cứu về chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức nói chung ....... 17
1.2.2. Nghiên cứu về chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ............ 23
1.3. Nhận xét về các công trình nghiên cứu và các nội dung cần tiếp tục được
nghiên cứu của Luận án................................................................................... 27
1.3.1. Nhận xét về các công trình nghiên cứu ................................................. 27
1.3.2. Các nội dung cần tiếp tục được nghiên cứu của Luận án ....................... 29
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 .................................................................................... 30
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG CÁN BỘ,
CÔNG CHỨC CẤP XÃ CỦA TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ .... 31
2.1. Khái quát về cán bộ, công chức cấp xã .................................................... 31
2.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức cấp xã ..................................................... 31
2.1.2. Vai trò của cán bộ, công chức cấp xã .................................................... 32
2.1.3. Tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức cấp xã ........................................ 33
2.2. Bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của Trường Chính trị tỉnh ............ 34
2.2.1. Khái niệm về bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ............................... 34
2.2.2. Đặc điểm hoạt động bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của Trường Chính
trị tỉnh ............................................................................................................ 35
2.3. Chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của Trường Chính trị
tỉnh ................................................................................................................... 37
2.3.1. Khái niệm chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ................... 37
2.3.2. Yêu cầu về chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của Trường
Chính trị tỉnh .................................................................................................. 38
iv
2.3.3. Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
của Trường Chính trị tỉnh ............................................................................... 41
2.4. Các mô hình lý thuyết về đánh giá chất lượng bồi dưỡng và các tiêu chí
đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của Trường Chính
trị tỉnh ............................................................................................................... 45
2.4.1. Các mô hình lý thuyết đánh giá chất lượng bồi dưỡng .......................... 45
2.4.2. Các tiêu chí đánh giá chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của
Trường Chính trị tỉnh ..................................................................................... 51
2.5. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của
một số nước và địa phương khác ..................................................................... 54
2.5.1. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng bồi dưỡng công chức cấp xã ở nước
ngoài .............................................................................................................. 54
2.5.2. Kinh nghiệm nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ở
các địa phương khác ....................................................................................... 58
2.5.3. Bài học kinh nghiệm nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức
cấp xã của Trường Chính trị tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Hồng .. 62
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 .................................................................................... 63
CHƯƠNG 3: THỰC TRẠNG CLBD CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ CỦA
CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH, THÀNH PHỐ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG
SÔNG HỒNG ...................................................................................................... 65
3.1. Thực trạng cán bộ công chức cấp xã ở các tỉnh, thành phố khu vực đồng
bằng sông Hồng ................................................................................................ 65
3.1.1. Quy mô và cơ cấu cán bộ, công chức cấp xã ......................................... 65
3.1.2. Chất lượng cán bộ, công chức cấp xã .................................................... 68
3.2.1. Tình hình bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của các tỉnh, thành phố khu
vực đồng bằng sông Hồng .............................................................................. 72
3.2.2. Chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của Trường Chính trị tỉnh,
thành phố khu vực sông Hồng ........................................................................ 79
3.2.3. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức
cấp xã của Trường Chính trị tỉnh, thành phố khu vực sông Hồng ................... 84
v
3.2.4. Tác động của các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công
chức cấp xã của Trường Chính trị tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Hồng
....................................................................................................................... 97
3.3.1. Ưu điểm ............................................................................................. 103
3.3.2. Hạn chế .............................................................................................. 104
3.3.3. Nguyên nhân của ưu điểm, hạn chế .................................................... 105
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 .................................................................................. 109
CHƯƠNG 4: QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG BỒI
DƯỠNG CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ CỦA CÁC TRƯỜNG CHÍNH TRỊ
TỈNH, THÀNH PHỐ KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG .................... 111
4.1. Quan điểm nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của
các Trường Chính trị tỉnh thành phố khu vực đồng bằng sông Hồng ........ 111
4.2. Giải pháp nâng cao chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của
các Trường Chính trị tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Hồng ....... 113
4.2.1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm và tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo của
cấp ủy, chính quyền đến công tác bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã ........ 113
4.2.2. Đổi mới chương trình, nội dung bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã . 116
4.2.3. Xây dựng đội ngũ giảng viên có năng lực chuyên môn và phương pháp
giảng dạy hiện đại. ....................................................................................... 119
4.2.4. Tăng cường thực hiện đánh giá nhu cầu bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp
xã ................................................................................................................. 120
4.2.5. Tăng cường tự đánh giá các chương trình bồi dưỡng cán bộ, công chức
cấp xã của các Trường Chính trị tỉnh, thành phố ........................................... 122
4.2.6. Triển khai thực hiện tự đánh giá toàn diện chất lượng bồi dưỡng của trường
Chính trị tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng sông Hồng .............................. 128
KẾT LUẬN ........................................................................................................ 133
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 135
PHỤ LỤC ........................................................................................................... 142
vi
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
BD Bồi dưỡng
CB,CC Cán bộ, công chức
CQĐP Chính quyền địa phương
ĐBSH Đồng bằng sông Hồng
HĐND Hội đồng nhân dân
TCT Trường chính trị tỉnh, thành phố
UBND Uỷ ban nhân dân
vii
DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Tổng hợp các tiêu chí đánh giá CLBD ................................................... 51
Bảng 3.1: Số lượng CB,CC cấp xã khu vực đồng bằng sông Hồng ........................ 66
Bảng 3.2: Chất lượng CB,CC cấp xã theo trình độ chuyên môn ............................. 69
Bảng 3.3: Chất lượng CB,CC cấp xã ĐBSH theo trình độ lý luận chính trị ............ 70
Bảng 3.4: Chất lượng CB,CC cấp xã theo trình độ ngoại ngữ và tin học ................ 71
Bảng 3.5: Kết quả bồi dưỡng CB,CC cấp xã khu vực đồng bằng sông Hồng ......... 77
Bảng 3.6: Đánh giá về CTBD CB,CC xã của TCT tỉnh, thành phố khu vực ĐBSH 86
Bảng 3.7: Số lượng giảng viên, cán bộ quản lý và hỗ trợ của các TCT tỉnh, thành phố
khu vực ĐBSH ...................................................................................................... 88
Bảng 3.8: Trình độ giảng viên, cán bộ của các TCT tỉnh, thành phố khu vực
ĐBSH .................................................................................................................... 89
Bảng 3.9: Đánh giá về giảng viên tham gia bồi dưỡng CB,CC cấp xã của TCT tỉnh,
thành phố khu vực ĐBSH ...................................................................................... 91
Bảng 3.10: Đánh giá về CB,CC cấp xã tham gia chương trình, khoá bồi dưỡng của
TCT tỉnh, thành phố khu vực ĐBSH ...................................................................... 92
Bảng 3.11: Đánh giá về công tác tổ chức thực hiện bồi dưỡng CB,CC cấp xã của TCT
tỉnh, thành phố khu vực ĐBSH .............................................................................. 97
Bảng 3.12: Kết quả phân tích nhân tố khám phá (EFA) ......................................... 99
Bảng 3.13: Các nhóm nhân tố sau khi Cronbach Alpha và EFA ......................... 100
Bảng 3.14: Tổng hợp chỉ số phân tích hồi quy bội bộ thang đo ........................... 101
viii
DANH MỤC HÌNH
Hình 2.1: Mô hình đánh giá 4 cấp độ của Kirkpatrick ............................................ 46
Hình 2.2: Mô hình đánh giá CIPP .......................................................................... 47
Hình 2.3: Mô hình đánh giá CIRO ......................................................................... 49
Hình 2.4: Mô hình EFQM ..................................................................................... 50
Hình 3-1: CB,CC xã có tinh thần chủ động và tích cực hơn sau bồi dưỡng ............ 81
Hình 3-2: CB,CC xã có trách nhiệm cao hơn sau bồi dưỡng .................................. 82
Hình 3-3: CB,CC xã cải thiện năng lực hơn sau bồi dưỡng .................................... 82
Hình 3-4: Người dân và CB,CC liên quan hài lòng hơn với kết quả công việc của
CB,CC xã sau khi tham gia bồi dưỡng ở TCT tỉnh................................................. 83
Hình 3-5: Những thành công của chính quyền xã là kết quả công tác bồi dưỡng của
TCT tỉnh ................................................................................................................ 84
1
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bồi dưỡng cán bộ, công chức (BD CB,CC) luôn được coi là biện pháp quan
trọng để cải thiện năng lực đội ngũ CB,CC. Tổng quan các nghiên cứu về CLBD
CB,CC cho thấy các nghiên cứu thường đi theo hai hướng: (i) Nghiên cứu bản chất
của quá trình học và dạy trong bồi dưỡng (BD); (ii) Nghiên cứu các yếu tố và các mối
quan hệ liên quan đến chất lượng và hiệu quả bồi dưỡng. Các nghiên cứu theo hướng
thứ nhất thường được dựa trên các lý thuyết như: lý thuyết về nguyên tắc học tập
chung, lý thuyết thay đổi hành vi, lý thuyết động lực học tập, lý thuyết hệ thống,..
nhằm giải thích bản chất quá trình thay đổi hành vi, kiến thức, kỹ năng của người học
với các nội dung liên quan trong quá trình thực hiện BD. Các nghiên cứu theo xu
hướng thứ hai thường nhấn mạnh đến từng nội dung trong quá trình thực hiện BD từ
khâu xác định mục tiêu, đánh giá nhu cầu BD, thiết kế nội dung chương trình, đội
ngũ giảng viên, phương pháp BD, đánh giá kết quả BD,với mục tiêu cải thiện
CLBD CB,CC thông qua việc cải thiện các khâu trong quá trình thực hiện BD. Đáng
chú ý, mặc dù đã có nhiều công trình nghiên cứu, nhưng khái niệm CLBD với các
yếu tố ảnh hưởng đến CLBD, đánh giá và đo lường CLBD, đặc biệt là trong trường
hợp liên quan đến những người học cụ thể vẫn là những vấn đề bỏ ngỏ, cần được
nghiên cứu bổ sung.
Ở nước ta, BD CB,CC luôn có vai trò đặc biệt quan trọng trong công tác cán
bộ của Đảng và Nhà nước. Từ nhận thức “cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, Chủ
tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng”[1].
Trong những năm gần đây, với xu hướng phân cấp ngày càng tăng lên, công tác BD
đội ngũ CB,CC cấp xã ngày càng được chú trọng nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ
chính trị, xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền, bảo đảm đời sống kinh tế - xã hội,
an ninh, trật tự tại các chính quyền địa phương cấp xã. Khu vực đồng bằng sông Hồng
(ĐBSH) có 11 tỉnh thành phố, bao gồm: Hà Nội, Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Hải
Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thái Bình. Các
tỉnh, thành phố ở khu vực ĐBSH có 2.458 đơn vị hành chính cấp xã với số lượng
CB,CC cấp xã là 49.563 CB,CC, trong đó số cán bộ chuyên trách là 25.475 người và
số công chức là 24.088 người. Thống kê của các địa phương cho thấy, chất lượng
CB,CC theo trình độ chuyên môn của các địa phương khu vực ĐBSH khá cao, vượt
2
trội so với mặt bằng chung của cả nước. Đây là điều kiện thuận lợi cho công tác BD
CB,CC cấp xã khu vực ĐBSH. Theo đó, các Trường Chính trị (TCT) tỉnh, thành phố
với vai trò trung tâm ĐT,BD CBCC của địa phương đã thực hiện nhiều hình thức bồi
dưỡng như tập trung, vừa làm, vừa học với nhiều nội dung lồng ghép đa dạng, tạo
điều kiện thuận lợi cho đội ngũ CB,CC cấp xã tham gia học tập một cách phù hợp.
Kết quả BD của các TCT đã góp phần nâng cao năng lực đội ngũ CB,CC cấp xã, góp
phần thực hiện tốt các nhiệm vụ của chính quyền địa phương cấp xã ở khu vực ĐBSH.
Bên cạnh các kết quả đạt được, công tác BD CB,CC của các TCT khu vực ĐBSH vẫn
còn có những hạn chế. Báo cáo thi đua của các TCT khu vực ĐBSH (2017, 2018) cho
thấy công tác bồi dưỡng tuy có đổi mới nhưng còn nặng về tính lý thuyết, thời gian
kéo dài, chưa chú trọng nhiều đến kỹ năng xử lý tình huống thực hiện nhiệm vụ, nên
khi vận dụng vào thực tiễn còn gặp nhiều khó khăn, hạn chế, chưa có xác định các
tiêu chí cụ thể trong đánh giá CLBD CB,CC cấp xã, Vì vậy, đòi hỏi cần có các
nghiên cứu đi sâu làm cơ sở xác định các giải pháp cải thiện CLBD CBCC cấp xã
của các TCT ở khu vực ĐBSH.
Xuất phát từ tổng quan các công trình nghiên cứu đi trước và yêu cầu của thực
tiễn, tác giả lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức
cấp xã của các Trường Chính trị tỉnh, thành phố khu vực đồng bằng Sông Hồng” làm
đề tài luận án tiến sĩ của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích nghiên cứu
Luận án nghiên cứu CLBD CB,CC cấp xã của các TCT khu vực ĐBSH nhằm
mục đích là sáng tỏ nội dung CLBD CB,CC, đánh giá CLBD và các yếu tố ảnh hưởng
đến CLBD CB,CC cấp xã của các TCT, từ đó đề xuất các giải pháp nhằm cải thiện
CLBD của các TCT, góp phần nâng cao năng lực đội ngũ CB,CC cấp xã ở khu vực
ĐBSH.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Xác định các nội dung phản ánh CLBD CB,CC cấp xã
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến CLBD CB,CC cấp xã
- Tổng hợp các kinh nghiệm BD CB,CC cấp xã trong và ngoài nước.
- Đánh giá CLBD và các yếu tố ảnh hưởng đến CLBD CB,CC cấp xã của các
TCT khu vực ĐBSH hiện nay.
3
- Đề xuất giải pháp cải thiện CLBD CB,CC cấp xã của các TCT khu vực
ĐBSH.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là nội dung CLBD CB,CC cấp xã
(được phản ánh thông qua mức độ đáp ứng nhu cầu của các bên liên quan đến công
tác BD CB,CC cấp xã) và các yếu tố ảnh hưởng (các khâu trong quá trình tổ chức,
thực hiện bồi dưỡng) đến CLBD CB,CC cấp xã của các TCT.
Về phạm vi nghiên cứu, luận án phân tích các kết quả và hạn chế trong BD
CB,CC cấp xã của các TCT ở 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSH, bao gồm: Hà Nội,
Bắc Ninh, Hà Nam, Nam Định, Hải Phòng, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh,
Vĩnh Phúc, Ninh Bình, Thái Bình với thời gian từ năm 2016 đến nay. Dữ liệu sử dụng
phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến CLBD CB,CC cấp xã được thu thập từ khảo sát
chọn mẫu ở cả 11 tỉnh, thành phố nói trên.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp luận
Nghiên cứu sinh sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng,
lấy học thuyết Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và chính
sách của Nhà nước, các thành tựu của các công trình nghiên cứu đi trước để xây dựng
cơ sở lý luận. Bên cạnh đó, sử dụng một số phương pháp nghiên cứu cụ thể: thống
kê, phân tích tổng hợp, so sánh,... Cách thực hiện nghiên cứu đề tài của nghiên cứu
sinh được mô tả như sau:
4
Tổng quan nghiên cứu:
CLBD CB,CC cấp xã và các yếu
tố ảnh hưởng đến CLBDCB,CC
cấp xã
Vấn đề nghiên cứu: CLBD, các yếu
tố ảnh hưởng đến CLBD CB,CC xã
của TCT khu vực ĐBSH
Nghiên cứu, tổng kết lý thuyết
và thực tiễn: Chất lượng, các
yếu tố ảnh hưởng CLBD CB,CC;
đánh giá CLBD CB,CC; kinh
nghiệm bồi dưỡng CB,CC cấp xã
Xây dựng cơ sở lý luận: Khái niệm,
các yếu tố ảnh hưởng, khung đánh
giá CLBD CB,CC cấp xã của TCT
tỉnh, thành phố; Bài học kinh nghiệm
bồi dưỡng CB,CC cấp xã
Tổng hợp tài liệu thứ cấp: Báo
cáo địa phương, các bài nghiên
cứu, dữ liệu địa phương
Đánh giá thực trạng: kết quả bồi
dưỡng CB,CC cấp xã của TCT tỉnh
khu vực ĐBSH
Báo cáo địa phương, các bài nghiên
Phỏng vấn sâu: Giảng viên TCT
tỉnh, CB,CC cấp xã, huyện và
chuyên gia.
Xây dựng bảng hỏi điều tra: Mô tả
tiêu chí CLBD CB,CC cấp xã của
TCT tỉnh
Điều tra khảo sát: 495 CB,CC
cấp xã, huyện, giảng viên tại 11
tỉnh khu vực ĐBSH
Dữ liệu khảo sát CLBD CB,CC
cấp xã của TCT tỉnh khu vực ĐBSH
Đánh giá độ tin cậy thang đo:
Hệ số Cronbach Alpha và hệ số
tương quan tổng
Xác định các thang đo các yếu tố
(loại bỏ các thang đo kém giá trị)
Phân tích nhân tố khám phá
(EFA) với các kiểm định
Xác định lại các yếu tố với các
thang đo phản ánh chính xác hơn
Phân tích hồi quy bội
Xác định tác động của các yếu tố
đến CLBD CCC xã
So sánh, đối chiếu lý thuyết và
kinh nghiệm thực tiễn
Ưu điểm, hạn chế, nguyên nhân
hạn chế về CLBD CB,CC xã khu
vực ĐBSH
Đề xuất giải pháp cải thiện CLBD CB,CC xã của TCT tỉnh khu vực ĐBSH
5
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án, nghiên cứu sinh đã
sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: là phương pháp phân tích tài liệu được
sử dụng xuyên suốt trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận án để giải quyết
các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ nghiên cứu như: các quan niệm về CB,CC cấp xã,
CLBD công chức, tiêu chí đánh giá CLBD CB,CC cấp xã của TCT; đánh giá thực
trạng và chỉ ra ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của các hạn chế về CLBD CB,CC
cấp xã của TCT khu vực ĐBSH.
- Phương pháp so sánh được sử dụng để có sự so sánh, đối chiếu giữa lý thuyết
và thực tiễn về CLBD CB,CC, sự ảnh hưởng của các yếu tố đến CLBD CB,CC.
- Phương pháp phỏng vấn chuyên gia: được sử dụng để xác định sơ bộ ban đầu
các khía cạnh phản ánh CLBD và các yếu tố ảnh hưởng đến CLBD CB,CC cấp xã
của TCT khu vực ĐBSH.
- Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi: Trong quá trình khảo sát thực tế, tác
giả đã sử dụng phiếu khảo sát được diễn đạt trong phần Phụ lục của luận án. Trong
đó, đã khảo sát 495 CB,CC cấp xã, huyện, TCT tại 11 tỉnh, thành phố khu vực ĐBSH.
- Phương pháp kiểm định độ tin cậy thang đo của các khái niệm nghiên cứu
với hệ số Cronbach Alpha và hệ số tương quan tổng nhằm loại các biến không phù
hợp vì các biến rác này có thể tạo ra các yếu tố tác động/ảnh hưởng giả. Hệ số tin cậy
Cronbach’s Alpha chỉ cho biết các đo lường có liên kết với nhau hay không; nhưng
không cho biết biến quan sát nào cần bỏ đi và biến quan sát nào cần giữ lại. Khi đó,
việc tính toán hệ số tương quan giữa biến - tổng sẽ giúp loại ra những biến quan sát
nào không đóng góp nhiều cho sự mô tả của khái niệm cần đo (Hoàng Trọng & Chu
Nguyễn Mộng Ngọc, 2005).
- Phương pháp phân tích nhân tố khám phá (EFA): dùng để rút gọn các biến
sát thành một tập kết hợp các nhân tố có ý nghĩa hơn. Các nhân tố được rút gọn này
sẽ có ý nghĩa hơn nhưng vẫn chứa đựng hầu hết nội dung thông tin của tập biến quan
sát ban đầu (Hair, Anderson, Tatham và Black; 1998). Phương pháp phân tích nhân
tố khám phá EFA được dùng để kiểm định giá trị khái niệm của thang đo. Trong phân
tích nhân tố, phương pháp trích Pricipal Components Analysis đi cùng với phép xoay
Varimax là cách thức được sử dụng phổ biến nhất.
6
- Phương pháp hồi quy bội: dùng để xác định mức độ ảnh hưởng của các yếu
tố đến CLBD CB,CC cấp xã của TCT khu vực ĐBSH. Các kiểm định mô hình hồi
quy cũng được thực hiện kèm theo.
5. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết khoa học của luận án
5.1. Câu hỏi nghiên cứu
Trên góc độ lý thuyết, nhiều mô hình lý thuyết đã cung cấp khung đánh giá
các CTBD. Về thực tiễn ở Việt Nam, Thông tư số 10/2017/TT-BNV đã hướng dẫn
đánh giá chất lượng CTBD CB,CC. Tuy nhiên, để có những tiêu chí cụ thể đánh giá
CLBD CB,CC cấp xã của các TCT tỉnh thì cần có những sự điều chỉnh thích hợp với
bối cảnh cụ thể. Vì vậy, Luận án được thực hiện với các câu hỏi nghiên cứu sau:
- CLBD CB,CC cấp xã của TCT được thể hiện thông qua các tiêu chí nào?
- Các yếu tố nào trong quá trình tổ chức, thực hiện BD có ảnh hưởng đến
CLBD CB,CC cấp xã của TCT?
- Thực trạng chất lượng và các yếu tố tác động đến CLBD CB,CC cấp xã của
các TCT khu vực ĐBSH và giải pháp nào để cải thiện CLBD CB,CC cấp xã của các
TCT khu vực ĐBSH?
5.2. Giả thuyết khoa học của luận án
Với quan niệm CLBD là kết quả thay đổi về năng lực của CB,CC cấp xã và
thay đổi về chất lượng công việc của chính quyền xã thông qua quá trình bồi dưỡng.
Vì vậy các kiến thức, kỹ năng mong đợi mà CB,CC cấp xã đạt được sau khi bồi dưỡng
và việc ứng dụng các kiến thức, kỹ năng đó vào thực tiễn công việc cũng như là sự
thay đổi thái độ CB,CC xã theo hướng tích cực có thể đại diện, phản ánh CLBD
CBCC cấp xã của TCT. Theo đó, giả thuyết ban đầu về CLBD CB,CC cấp xã là:
H1: CLBD CB,CC cấp xã của TCT được phản ánh thông qua: các kiến thức,
kỹ năng mới mà CB,CC cấp xã đã nhận được thông qua bồi dưỡng ; mức độ ứng
dụng các kiến thức, kỹ năng đã được học vào công việc; sự thay đổi về thái độ mang
tính tích cực của CB,CC cấp xã trong công việc.
Về các yếu tố có ảnh hưởng đến CLBD CB,CC cấp xã của TCT. Các lý thuyết
về quá trình học tập của con người như thuyết tăng cường tích cực (Reinforcement
Theory), thuyết hoà hợp (Congruity Theory), thuyết hoà hợp với niềm tin (Belief
Congruence Theory) cho thấy, người học cải thiện năng lực phụ thuộc vào việc được
rèn luyện như thế nào trong quá trình học. Nói cách khác, nội dung chương trình có
7
ảnh hưởng đến CLBD, vì vậy, giả thuyết đầu tiên là:
H2: Nội dung CTBD CB,CC cấp xã phù hợp, mang tính rèn luyện cao có tác
động tích cực đến CLBD CB,CC cấp xã của TCT khu vực ĐBSH.
Tương tự như nội dung chương trình, lý thuyết học tập chuyển giao và các
nghiên cứu của Alliger và cộng sự (1997), nghiên cứu của Mathieu, Tannenbaum và
Salas (1992) cũng cho thấy, CLBD phụ thuộc và biện pháp dạy và học, theo đó, giảng
viên tham gia bồi dưỡng có vai trò quan trọng trong quá trình thực hiện. Vì vậy, giả
thuyết tiếp theo của chúng tôi là:
H3: Giảng viên có kiến thức, thái độ và phương pháp dạy học tốt có tác động
tích cực đến CLBD CB,CC cấp xã của TCT khu vực ĐBSH.
Các nghiên cứu về động lực học tập cũng chỉ ra đặc điểm của người học, động
cơ của người học sẽ có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả học tập, từ đó có ảnh hưởng
đến CLBD, theo đó giả thuyết thứ ba là:
H4: CB,CC cấp xã chủ động, có khả năng tự học, tự rèn luyện và có động cơ
học tập tích cực từ các chính sách BD CB,CC hiện nay có tác động tích cực đến
CLBD CB,CC cấp xã của TCT khu vực ĐBSH.
Các “nguyên tắc chung” về bồi dưỡng cũng cho thấy, các điều kiện về cơ sở
vật chất, xây dựng và việc điều chỉnh nội dung chương trình cho phù hợp, tài liệu học
tập, kiểm tra đánh giá, có tác động đến CLBD. Giả thuyết cuối của chúng tôi là:
H5: công tác tổ chức thực hiện các khoá bồi dưỡng (Cơ sở vật chất, lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện, kiểm tra đánh giá, tài liệu học tập) có tác động tích cực đến
CLBD CB,CC cấp xã của TCT tỉnh, thành phố khu vực ĐBSH.
6. Những đóng góp của luận án
6.1. Về lý luận
Luận án đã giải thích rõ nội dung CLBD CB,CC cấp xã và các yếu tố ảnh
hưởng đến CLBD CB,CC cấp xã của TCT. Luận án đã có những đóng góp lý luận
mới về CLBD CB,CC:
(i) Xác định các tiêu chí đánh giá CLBD CB,CC cấp xã;
(ii) Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến CLBD CB,CC cấp xã và bổ sung thêm
yếu tố ảnh hưởng đến CLBD CB,CC (yếu tố tổ chức thực hiện của đơn vị cung cấp
bồi dưỡng) so với các mô hình đánh giá CLBD hiện nay.
8
6.2. Về thực tiễn
Luận án có một số đóng góp nâng cao CLBD CB,CC nói chung và CB,CC cấp
xã nói riêng của TCT tỉnh, thành phố, đó là:
- Việc cải thiện công tác tổ chức thực hiện bồi dưỡng của TCT có tác động
mạnh nhất đến CLBD CB,CC cấp xã. Trong đó, cần chú ý đến: (i) điều chỉnh nội
dung bồi dưỡng dựa trên nhu cầu của học viên; (ii) công tác tổng kết, đánh giá chất
lượng sau bồi dưỡng.
- Cải thiện nội dung CTBD theo hướng học viên được rèn luyện, thực hành
ngay trên lớp và bồi dưỡng nâng cao năng lực giảng viên tham gia bồi dưỡng có ý
nghĩa quan trọng trong việc cải thiện CLBD CB,CC cấp xã của các TCT khu vực
ĐBSH.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án
kết cấu thành 4 chương, bao gồm:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu.
Chương 2: Cơ sở khoa học về CLBD CB,CC cấp xã của TCT tỉnh, thành phố.
Chương 3: Thực trạng CLBD CB,CC cấp xã của các TCT tỉnh, thành phố khu
vực ĐBSH.
Chương 4: Quan điểm và giải pháp nâng cao CLBD CB,CC cấp xã của các
TCT tỉnh, thành phố khu vực ĐBSH
9
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
Khi nghiên cứu về bồi dưỡng nói chung và bồi dưỡng CB,CC nói riêng, các
nghiên cứu thường được tiếp cận theo các lý thuyết liên quan như: các nguyên tắc
học tập, các lý thuyết về thay đổi hành vi, các lý thuyết về động lực học tập hay lý
thuyết hệ thống. Bên cạnh đó, khi bàn về kết quả, chất lượng và hiệu quả của các
CTBD, các nghiên cứu thường đề cập đến các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng hay
hiệu quả của bồi dưỡng ở cả cấp độ cá nhân người học và ở cấp độ tổ chức (nơi người
học làm việc).
Các nghiên cứu bồi dưỡng CB,CC ở Việt Nam nói riêng cũng đi theo hướng
này, thường tập trung nghiên cứu các yếu tố có tác động đến chất lượng hay hiệu quả
của bồi dưỡng. Chương này trình bày tổng quan các nghiên cứu đi trước (đặc biệt là
các nghiên cứu phân tích tổng hợp) liên quan đến hoạt động bồi dưỡng nói chung và
bồi dưỡng CB,CC nói riêng lần lượt theo các nội dung: các nghiên cứu liên quan đến
hoạt động bồi dưỡng nói chung, các nghiên cứu liên quan đến lý thuyết thay đổi hành
vi, lý thuyết về động lực học tập, các nghiên cứu về kết quả, chất lượng, hiệu quả và
đánh giá hoạt động bồi dưỡng, các nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến chất
lượng, hiệu quả bồi dưỡng CB,CC ở Việt Nam. Những phát hiện từ nghiên cứu tổng
quan sẽ là cơ sở để phát triển nghiên cứu đề tài này trong những chương sau.
1.1. Một số nghiên cứu liên quan đến chất lượng bồi dưỡng nói chung
Các “nguyên tắc học tập” chung trong bồi dưỡng
Các nghiên cứu liên quan đến hoạt động bồi dưỡng và đặc biệt là thiết kế các
CTBD thường được dựa trên nền tảng khung lý thuyết về các “nguyên tắc học tập”
chung. Theo đó, có bốn “nguyên tắc” hay bốn yếu tố trong hoạt động bồi dưỡng -
chuyển giao kỹ năng là: nguyên tắc về các yếu tố môi trường đồng nhất; các nguyên
tắc chung trong giảng dạy; nguyên tắc các yếu tố thúc đẩy; nguyên tắc về điều kiện
làm việc. Các nguyên tắc này đặc biệt có vai trò và ý nghĩa khi nghiên cứu,...được
các nghiên cứu chỉ ra là: Mức độ trùng lặp của các chương trình là khá phổ biến; nội
dung chương trình, tài liệu còn nặng về lý thuyết, thiếu thực hành, thiếu các kỹ năng
thao tác công việc, thiếu các bài tập tình huống và kinh nghiệm xử lý công việc tại
công sở, chủ yếu truyền đạt kiến thức theo phương pháp giảng dạy truyền thống, khó
áp dụng phương pháp giảng dạy mới nhất là sử dụng sự trợ giúp của các trang thiết
bị hiện đại. Các CTBD dành cho CB,CC hiện nay được xây dựng trên cơ sở chủ quan
22
của người viết, xuất phát từ khả năng “cung” nhiều hơn là xuất phát từ nhu cầu của
người học (Nguyễn Ngọc Vân, 2008) [39]. Khi xây dựng CTBD cho những đối tượng
cụ thể cần: làm rõ các quan điểm của Đảng, Nhà nước về công tác BD đối với nhóm
cán bộ mục tiêu; nên xây dựng các CTBD riêng cho từng đối tượng.
Nghiên cứu của Bùi Văn Hà (2017) về đổi mới chương trình, tài liệu bồi dưỡng
công chức, viên chức đã đề xuất xem xét nội dung BD đối với từng đối tượng cụ thể
hoặc vị trí cụ thể; trong đó: Đối với chương trình, tài liệu bồi dưỡng công chức cần
tổ chức rà soát toàn bộ nội dung chương trình, tài liệu để phát hiện những nội dung
không còn phù hợp với chính sách, pháp luật hiện hành; CTBD năng lực, kỹ năng
lãnh đạo, quản lý; chương trình bắt buộc cập nhật kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp
chuyên ngành hàng năm. Các chương trình, tài liệu biên soạn căn cứ vào tiêu chuẩn
chức danh lãnh đạo, quản lý và yêu cầu thực tiễn từng giai đoạn.
- Nghiên cứu về cơ sở BD, giảng viên và phương pháp BD: Huỳnh Minh Đoàn
(2007) với bài viết: “Phương hướng xây dựng TCT tỉnh ngang tầm yêu cầu, nhiệm
vụ mới” đã nhấn mạnh tầm quan trọng của TCT tỉnh trong BD đội ngũ cán bộ của
tỉnh, từ đó đặt ra yêu cầu cần xây dựng TCT tỉnh xứng đáng hơn với chức trách và
nhiệm vụ được giao. Tác giả chỉ ra những nội dung cần quan tâm: cần có quyết tâm
mới, trách nhiệm mới để nâng cao CLBD, xứng đáng vị thế của TCT. Tăng cường
công tác nghiên cứu khoa học, tổng kết thực tiễn góp phần phát triển lý luận, đáp ứng
yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới. Tập trung xây dựng trường, lớp khang trang,
kiểu mẫu, xây dựng môi trường sư phạm chuẩn mực, tiêu biểu [11].
Luận án tiến sĩ của Bùi Đức Thịnh (2019) về: “ĐT,BD cho CB,CC của Bộ Lao
động, Thương binh và Xã hội” cũng đã chỉ ra các yếu tố ảnh huởng đến CLBD, trong
đó nhấn mạnh đến vai trò của giảng viên, đến CTBD. Nghiên cứu đã sử dụng phương
pháp định lượng, phân tích các nhân tố ảnh hưởng theo mô hình EFA để đánh giá các
yếu tố ảnh hưởng đến BD CB,CC của Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, trên cơ
sở phân tích định lượng, luận án đã nghiên cứu 6 yếu tố ảnh hưởng gồm: cơ chế chính
sách, CTBD, tài liệu, giảng viên, người học và cơ sở vật chất. Theo đó, tác giả đề
xuất các biện pháp nhằm cải thiện công tác ĐT CB,CC của Bộ Lao động, Thương
binh và Xã hội [30].
- Các nghiên cứu về đánh giá hoạt động BD: Bùi Đức Kháng (2014) đã đề cao
vai trò, trách nhiệm của cơ quan và thủ trưởng cơ quan sử dụng CB,CC trong hình
23
thức BD theo nhu cầu công việc. Vai trò, trách nhiệm của họ thể hiện ở việc xác định
chính xác nhu cầu cần được BD và tham gia đánh giá hiệu quả các khoá học. Thực tế
cho thấy, chỉ có chính học viên và thủ trưởng trực tiếp của cơ quan sử dụng công
chức mới biết được người công chức đang yếu về mặt gì và cần được trang bị thêm
những kiến thức và kỹ năng nào. Bên cạnh đó, việc tham gia đánh giá năng lực công
chức sau khi đã được bồi dưỡng sẽ góp phần giúp đơn vị tổ chức lớp học không ngừng
hoàn thiện chương trình, nâng cao chất lượng giảng dạy; qua đó buộc cơ sở bồi dưỡng
có trách nhiệm hơn đối với chất lượng “sản phẩm đầu ra” của mình [19].
Nghiên cứu của Nguyễn Văn Trung (2009) về kinh nghiệm BD công chức của
các nước đã cho thấy công tác BD được tiến hành triển khai từ khâu xây dựng nội dung,
chương trình đến khâu tổ chức thực hiện và đánh giá kết quả BD. Trên cơ sở phân tích,
đánh giá kết quả công chức sẽ giúp cải tiến chương trình, nâng cao CLBD [36].
Nghiên cứu của Ngô Thành Can (2014) cũng nhấn mạnh đến công tác đánh
giá hoạt động BD trong quy trình 4 bước BD CB,CC (xác định nhu cầu đào tạo, lập
kế hoạch, thực hiện kế hoạch, đánh giá BD); có 4 cấp độ đánh giá CTBD như sau:
(1) Đánh giá phản ứng của người học; (2) Đánh giá kết quả học tập; (3) Đánh giá
những thay đổi trong công việc; (4) Đánh giá tác động, hiệu quả của tổ chức. Tùy
theo các cấp độ đánh giá mà người ta sử dụng các phương pháp đánh giá khác nhau
để xem xem CLBD. Trong thời gian qua, việc thực hiện đánh giá BD chưa được chú
trọng. Đánh giá BD chỉ mới tập trung vào số lượng các lớp được tổ chức, số lượt học
viên qua BD, kết quả thi của học viên mà chưa đánh giá được thực sự học viên đã đạt
được những kiến thức, kỹ năng gì, các kiến thức, kỹ năng này được học viên sử dụng
trong công việc như thế nào và tác động của nó đến cơ quan làm việc của học viên.
Theo đó, cần đảm bảo thực hiện tốt quy trình gồm 4 bước cơ bản: xác định nhu cầu,
lập kế hoạch, thực hiện kế hoạch và đánh giá BD kết hợp với phát triển đội ngũ giảng
viên có kiến thức và năng lực phù hợp với nội dung BD [7].
1.2.2. Nghiên cứu về chất lượng bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
Các nghiên cứu về BD CB,CC cấp xã cũng thường được thực hiện theo xu
hướng nghiên cứu về BD CB,CC nói chung nhưng thường được phân tích trong bối
cảnh cấp xã là cấp chính quyền thấp nhất trong hệ thống hành chính các nước. Theo
đó, các nghiên cứu thường đánh giá thực trạng CLBD CB,CC cấp xã, phân tích các
24
yếu tố có liên quan đến CLBD CB,CC cấp xã, từ đó đề xuất các giải pháp cải thiện
CLBD CB,CC cấp xã. Một số nghiên cứu của nước ngoài về BD CB,CC cấp xã như:
Nghiên cứu của Julieth Jonathan Kakolaki (2013) về kết quả của hoạt động
bồi dưỡng đến thực hiện công việc của công chức, nghiên cứu ở cấp xã Kinodomy ở
Tazania. Nghiên cứu này đã chỉ ra rằng, công tác bồi dưỡng có tác động tích cực đến
hiệu quả cung cấp dịch vụ công của các công chức cấp xã. Các công chức sau khi
được bồi dưỡng có nhiều kỹ năng và kinh nghiệm hơn, qua đó thực hiện công việc dễ
dàng hơn [62].
Nghiên cứu của Mthokozisi Mpofu, Clifford Kendrick Hlatywayo (2015) về
“Bồi dưỡng và phát triển như là công cụ cải thiện cung cấp dịch vụ công: nghiên cứu
ở một số xã được lựa chọn”. Nghiên cứu cho thấy cải thiện chất lượng công tác bồi
dưỡng sẽ giúp cải thiện chất lượng cung cấp dịch vụ công. Các nhà quản lý cần tăng
cường hoạt động bồi dưỡng cho các nhân viên bằng cách tạo động cơ học tập thông
qua các biện pháp khuyến khích. Các biện pháp khuyến khích như lương, thưởng hay
thăng tiến trên con đường chức nghiệp [66].
Luận án tiến sĩ của Rochelle Wessels (2018) về xây dựng khung bồi dưỡng kỹ
năng và phát triển cho các nhân viên tiếp xúc với khách của chính quyền địa phương,
nghiên cứu ở trường hợp thành phố của chính quyền địa phương ở Nam Phi. Các phát
hiện chính của nghiên cứu là: (1) người dân không hài lòng với việc cung cấp dịch vụ
của chính quyền thành phố; (2) có sự thiếu hụt trong kỹ năng tư vấn chăm sóc khách
hàng; (3) Cải thiện kỹ năng tư vấn chăm sóc khách hàng thông qua bồi dưỡng; (4) Các
kỹ năng, kiến thức và năng lực cần đạt được phải xuất phát từ công việc; (5) Khuyến
khích bồi dưỡng liên tục; (6) Cần cải thiện động cơ của người học; (7) thiếu hụt các
nguồn lực trong bồi dưỡng; (8) có mối quan hệ ngược chiều giữa người lãnh đạo và
nhân viên. Trên cơ sở đó, nghiên cứu cũng đã đề xuất một khung bồi dưỡng phát
triển các kỹ năng cho các nhân viên tiếp xúc với khách của chính quyền địa phương
và đưa ra các khuyến nghị về chính sách nhằm cải thiện hoạt động bồi dưỡng [81].
Tại Việt Nam, các nghiên cứu về CLBD CB,CC cấp xã cũng tương tự, cụ thể:
Luận án tiến sĩ của Phạm Công Khâm (2000) về: "Đổi mới giáo dục lý luận
chính trị cho cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp xã các tỉnh khu vực Nam
Bộ"; Luận án tiến sĩ của Lê Hanh Thông (2003) về "Đổi mới giáo dục lý luận chính
trị cho cán bộ chủ chốt trong hệ thống chính trị cấp xã các tỉnh khu vực Nam Bộ";
25
các nghiên cứu trình bày trong Kỷ yếu hội thảo khoa học “Về nâng cao chất lượng
đào tạo CB,CC xã, phường, thị trấn năm 2013” của TCT tỉnh Sóc Trăng đã tập trung
nghiên cứu về các CTBD cho đối tượng là cán bộ xã, phường, thị trấn trên các địa
bàn khác nhau và đều đề xuất phải đổi mới chương trình, giáo trình sao cho phù hợp
với từng đối tượng và chương trình học tập khác nhau [20], [31].
Luận án tiến sĩ của Cầm Thị Lai (2012) với đề tài: “ĐT,BD lý luận chính trị -
hành chính cho đội ngũ cán bộ chuyên trách cấp xã ở các tỉnh Tây Bắc giai đoạn hiện
nay” đã khẳng định nội dung CTBD có quyết định quan trọng đến quá trình trang bị kiến
thức cơ bản và cập nhật, bổ sung những kiến thức mới cho những cán bộ chuyên trách
cấp xã, nhằm nâng cao trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý điều hành và thực thi công
vụ, hoàn thành chức trách, nhiệm vụ được giao, từng bước xây dựng đội ngũ cán bộ
chuyên trách cấp xã chuyên nghiệp, có phẩm chất và năng lực đáp ứng tốt yêu cầu phát
triển KT-XH của địa phương. Từ đó, tác giả rút ra 4 kinh nghiệm và đề cập 2 giải pháp
quan trọng đẩy mạnh BD đội ngũ cán bộ chuyên trách xã ở các tỉnh Tây Bắc đến
năm 2020: một là, có chủ trương, chính sách và tạo môi trường thuận lợi cho công tác
BD cho cán bộ ở các tỉnh Tây Bắc, gồm: bảo đảm kinh phí và cơ sở vật chất phục vụ
cho công tác BD cán bộ chuyên trách cấp xã; nâng cao chất lượng của đội ngũ giảng
viên ở các TCT tỉnh; thực hiện đồng bộ các chế độ, chính sách đối với đội ngũ
cán bộ chuyên trách xã; hai là, đề cao việc tự BD, rèn luyện của mỗi CB,CC cấp
xã gồm: đẩy mạnh phong trào tự học tập nâng cao trình độ, năng lực và rèn luyện
đạo đức cách mạng trong đội ngũ CB,CC cấp xã; phát huy vai trò tiền phong, gương
mẫu của đội ngũ cán bộ, đảng viên về tự học tập, tu dưỡng, rèn luyện gắn với cuộc
vận động học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh [13].
Luận án của Đỗ Thị Ngọc Oanh (2013) về: “Quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ
hành chính cho cán bộ chính quyền cấp xã trong bối cảnh hiện nay” đã làm rõ được
các nội dung của quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ hành chính cho cán bộ chính quyền cấp
xã theo quan điểm tăng cường năng lực. Luận án đánh giá thực trạng các nội dung
quản lý BD nghiệp vụ hành chính cho cán bộ chính quyền cấp xã, chỉ rõ những nguyên
nhân của sự yếu kém, từ đó đề xuất những giải pháp quản lý bồi dưỡng nghiệp vụ
hành chính cho cán bộ chính quyền cấp xã trong bối cảnh hiện nay theo quan điểm
tăng cường năng lực thực hiện [21].
26
Luận án tiến sĩ của Trần Thanh Sang (2018) về: “Công tác ĐT,BD cán bộ cấp
xã ở đồng bằng sông Cửu Long giai đoạn hiện nay” cũng đã làm rõ các khái niệm có
liên quan đến công tác BD CB,CC cấp xã ở đồng bằng sông Cửu Long; chỉ ra tính
đặc thù trong công tác BD CB,CC cấp xã ở đồng bằng sông Cửu Long. Đề xuất hai
giải pháp mang khả thi góp phần nâng cao chất lượng công tác BD CB,CC cấp xã ở
đồng bằng sông Cửu Long: (i) Đổi mới cách thức tổ chức, quản lý BD CB,CC cấp xã
ở đồng bằng sông Cửu Long; (ii) Nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, báo cáo
viên làm nhiệm vụ BD CB,CC cấp xã [24].
Bên cạnh vai trò của người giảng viên, phương pháp bồi dưỡng, học tập cũng
là một yếu tố quan trọng trong việc đảm bảo CLBD CB,CC. Nghiên cứu của Phạm
Thị Hồng Thắm (2016) cho rằng, đối với các CTBD kỹ năng cho các chức danh cụ
thể như Chủ tịch xã, công chức Văn phòng-Thống kê cấp xã, lãnh đạo cấp huyện,,
nội dung giảng dạy sẽ xuất phát từ yếu tố người học, từ vị trí và công việc mà họ đảm
nhận. Trên cơ sở đó, phương pháp giảng dạy cũng gắn với yếu tố người học trên cơ
sở lấy người học làm trung tâm. Việc ứng dụng các phương pháp giảng dạy như
phương pháp dạy học theo nhóm, phương pháp thảo luận, sẽ đem lại CLBD cao
hơn và góp phần tăng hiệu quả bồi dưỡng. Nhìn chung, hầu hết các nghiên cứu đều
có quan điểm chung là đội ngũ giảng viên có vai trò quan trọng trong việc bảo đảm
CLBD. Do đó, cần xây dựng một đội ngũ giảng viên đủ về số lượng, chất lượng; có
phẩm chất đạo đức và trách nhiệm nghề nghiệp; có phương pháp giảng dạy chuyên
nghiệp, hiện đại; đủ khả năng cập nhật và thực hiện những đổi mới trong CTBD; có
trình độ ngoại ngữ, tin học đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học phục vụ bồi dưỡng.
Bên cạnh các công trình nghiên cứu trực tiếp về CLBD CB,CC cấp xã, có một
số công trình cũng có liên quan, khá gần với vấn đề CLBD như chính sách tạo động
lực, kết quả thực hiện nhiệm vụ, năng lực của CB,CC cấp xã. Cụ thể:
Luận án tiến sĩ của Lê Đình Lý (2010) với đề tài: “Chính sách tạo động lực
cho CB,CC cấp xã (nghiên cứu trên địa bàn tỉnh Nghệ An)” đã chỉ ra những hạn chế
của các chính sách chưa tạo động lực cho CB,CC cấp xã: (i) chính sách bố trí, sử
dụng, chưa phát huy tốt năng lực, sở trường của từng CB,CC; (ii) chính sách đánh giá
cán bộ chưa chú trọng đúng mức thành tích, kết quả công tác và mức độ hoàn thành
nhiệm vụ của CB,CC; (iii) chính sách đào tạo và phát triển, chưa tạo được nhiều cơ hội
cho CB,CC cấp xã được đào tạo và phát triển; (iv) chính sách khen thưởng, chưa căn cứ
27
nhiều vào kết quả và thành tích công tác của CB,CC; (v) chính sách tiền lương chưa
căn cứ vào khối lượng và chất lượng công việc thực hiện của CB,CC, mức lương thấp;
(v) điều kiện, môi trường làm việc chưa được quan tâm đúng mức. Những hạn chế, bất cập
của các chính sách nêu trên chính là nguyên nhân không tạo đông lực làm việc cho
CB,CC cấp xã [16].
Luận án tiến sĩ Quản lý công của Nguyễn Văn An (2017) về: “Nâng cao chất
lượng đội ngũ CB,CC cấp xã người dân tộc thiểu số ở tỉnh Điện Biên trong điều kiện
mới” mặc dù không trực tiếp đánh giá kết quả hoạt động bồi dưỡng CB,CC cấp xã
nhưng cũng đã chỉ ra các tiêu chí đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ của CB,CC
cấp xã [1].
Đáng chú ý đến Luận án tiến sĩ của Đỗ Quốc Đạt (2018) về: “Năng lực lãnh
đạo của chính quyền cấp xã khu vực miền núi - nghiên cứu từ tỉnh Sơn La” cũng đưa
ra các tiêu chí đánh giá kết quả lãnh đạo của chính quyền cấp xã ở tỉnh Sơn La và đã
kiểm định các tiêu chí đánh giá kết quả lãnh đạo này theo mô hình EFA và phân tích
hồi quy tác động của năng lực lãnh đạo đến kết quả lãnh đạo của chính quyền cấp xã
trong địa bàn nghiên cứu Sơn La, [10].
1.3. Nhận xét về các công trình nghiên cứu và các nội dung cần tiếp tục được
nghiên cứu của Luận án
1.3.1. Nhận xét về các công trình nghiên cứu
Tổng quan các công trình nghiên cứu về lý thuyết liên quan đến CLBD nói
chung và bồi dưỡng CB,CC cấp xã nói riêng cho thấý các công trình đã đạt được các
kết quả như sau:
Thứ nhất, CLBD nói chung chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố hay còn gọi là
các “nguyên tắc học tập” như: yếu tố môi trường học tập, các nguyên tắc chung trong
giảng dạy, các yếu tố thúc đẩy, điều kiện làm việc.
Thứ hai, có nhiều cách tiếp cận khi xem xét hoạt động BD với mục tiêu thay
đổi hành vi hay xem BD với tư cách là hệ thống. Theo đó các hoạt động BD được
thực hiện nhằm cải thiện năng lực người học.
Thứ ba, CLBD liên quan đến sự hài lòng của cá nhân người học, của tổ chức
quản lý và sử dụng người học, liên quan đến quá trình BD, thay đổi năng lực, hành vi
của người học. Kết quả của hoạt động BD là thành quả được chuyển giao từ người dạy
28
sang người học. Kết quả BD có thể tác động đến một khía cạnh nào đó của năng lực
người học và được phản ánh ở các mức độ khác nhau trong công việc của người học.
Thứ tư, có nhiều nghiên cứu định lượng về các yếu tố ảnh hưởng đến CLBD
như chính sách BD, quy trình BD, thiết kế CTBD, động cơ học tập, tài chính, kiểm
soát chất lượng, nhưng mức độ tác động là khác nhau giữa các yếu tố và phụ thuộc
vào bối cảnh cụ thể mà hoạt động BD thực hiện.
Thứ năm, các nghiên cứu ở Việt Nam đã cho thấy các bức tranh khá toàn diện
về BD CB,CC cấp xã tại các địa phương khác nhau ở những thời điểm hay giai đoạn
khác nhau. Các hạn chế liên quan đến CLBD CB,CC cấp xã cũng được phân tích kỹ
lưỡng và trên cơ sở đó xây dựng, đề xuất các giải pháp phù hợp với các địa phương
nghiên cứu. Các giải pháp chủ yếu tập trung vào: đổi mới chương trình tài liệu; cải
thiện chủ trương, chính sách và tạo môi trường thuận lợi cho công tác BD; đề cao việc
tự BD, rèn luyện của mỗi CB,CC cấp xã; đổi mới cách thức tổ chức, quản lý BD
CB,CC cấp xã; nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên, báo cáo viên; bảo đảm kinh
phí và cơ sở vật chất; thực hiện đồng bộ các chế độ, chính sách đối với đội ngũ
CB,CC xã.
Bên cạnh các kết quả đạt được, các công trình nghiên cứu liên quan đến CLBD
CB,CC cấp xã còn có một số vấn đền cần làm rõ thể, cụ thể như sau:
Một là, chưa làm sáng tỏ nội dung CLBD CB,CC. Các nghiên cứu hầu như chỉ
giải thích về kết quả BD CB,CC nói chung và kết quả BD CB,CC cấp xã mà chưa
làm rõ nội dung CLBD. Theo đó các chưa giải thích được mối quan hệ giữa CLBD
với kết quả hay hiệu quả BD. Điều này làm cho các nhận định về CLBD CB,CC cấp
xã chưa thực sự rõ ràng.
Hai là, các mô hình đánh giá BD CB,CC cấp xã cũng mới chỉ đề cập các kết
quả BD mà chưa làm rõ các yếu tố ảnh hưởng đến CLBD CB,CC cấp xã. Việc chưa
làm rõ này làm cho các đề xuất cải thiện CLBD thiếu đi cơ sở vững chắc trong khi
đây là những yêu cầu cần thiết trong thực tiễn.
Ba là, chưa có một công trình nghiên cứu nào trình bày một cách có hệ thống
lý luận và thực tiễn về CLBD đối với đội ngũ CB,CC cấp xã của các TCT cũng như
là các yếu tố ảnh hưởng đến CLBD CB,CC của các TCT.
Bốn là, mặc dù cũng có một số nghiên cứu về BD CB,CC cấp xã ở các khu
vực miền núi, đồng bằng sông Cửu Long và ở một số tỉnh riêng biệt, nhưng chưa có
29
nghiên cứu nào nghiên cứu về CLBD đối với CB,CC cấp xã ở khu vực ĐBSH – nơi
có trình độ phát triển kinh tế và năng lực CB,CC cấp xã được đánh giá cao so với mặt
bằng chung của cả nước.
1.3.2. Các nội dung cần tiếp tục được nghiên cứu của Luận án
Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu đi trước có liên quan đến
CLBD CB,CC cấp xã, tác giả nhận thấy có một số nội dung cần tiếp tục được nghiên
cứu trong quá trình thực hiện đề tài luận án này như sau:
- Xác định nội dung CLBD CB,CC cấp xã của các TCT.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng đến CLBD CB,CC cấp xã của các TCT.
- Phân tích đánh giá CLBD CB,CC cấp xã của các TCT và đề xuất phương
hướng, giải pháp nâng cao CLBD CB,CC cấp xã của các TCT ở khu vực ĐBSH.
Đây là một số vấn đề đặt ra trong quá trình nghiên cứu tổng quan của luận án
mà nghiên cứu sinh xác định cần phải tiếp tục nghiên cứu, làm sáng tỏ hơn, đồng thời
xác định đây cũng là nhiệm vụ của đề tài luận án, góp phần làm rõ sự khác biệt về đối
tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án so với những công trình khoa học trước đó.
30
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Chương 1 nghiên cứu tổng quan các nghiên cứu đi trước có liên quan đến đề
tài: “CLBD cán bộ, công chức cấp xã tại các Trường Chính trị tỉnh, thành phố khu
vực đồng bằng sông Hồng hiện nay”. Kết quả của các nghiên cứu đi trước được trình
bày trong chương 1 sẽ góp phần làm cơ sở xây dựng khung lý thuyết trong chương 2
và khung phân tích thực trạng và đề xuất các giải pháp cải thiện CLBD CB,CC cấp
xã tại các TCT tỉnh, thành phố khu vực ĐBSH trong chương 3.
Liên quan đến hoạt động BD nói chung và BD CB,CC nói riêng, có nhiều
nghiên cứu lý thuyết liên quan về các cơ chế vận hành hay truyền dẫn kiến thức trong
BD chuyển giao, cũng như nhiều mô hình đánh giá nhằm giải thích CLBD. Các
nghiên cứu về hoạt động BD CB,CC ở một quốc gia cụ thể, trong đó có Việt Nam
thường có xu hướng đánh giá hiện trạng hoạt động BD và đề xuất các biện pháp cải
tiến. Việc phân tích, đánh giá thường được thực hiện theo các khía cạnh cụ thể của
hoạt động BD, có thể theo quá trình thực hiện hoạt động BD hay theo các yếu tố có
ảnh hưởng đến CLBD.
Trên cơ sở tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến CLBD
CB,CC cấp xã, nghiên cứu sinh đã xác định được bốn vấn đề còn chưa được giải thích
rõ trong các nghiên cứu đi trước là: (i) CLBD CB,CC; (ii) các yếu tố ảnh hưởng đến
BD CB,CC cấp xã; (iii) chưa có nghiên cứu nào bàn về CLBD CBCC cấp xã của TCT
và (iv) nghiên cứu trong bối cảnh khu vực ĐBSH là các địa phương phát triển cao so
với mặt bằng chung cả nước. Theo đó, các nội dung cần tiếp tục được nghiên cứu của
luận án bao gồm: (1) Xác định nội dung CLBD CB,CC cấp xã của các TCT; (2) Xác
định các yếu tố ảnh hưởng đến CLBD CB,CC cấp xã của các TCT; (3) Phân tích đánh
giá CLBD CB,CC cấp xã của các TCT; (4) Đề xuất phương hướng, giải pháp nâng
cao CLBD CB,CC cấp xã của các TCT ở khu vực ĐBSH.
31
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ KHOA HỌC VỀ CHẤT LƯỢNG BỒI DƯỠNG
CÁN BỘ, CÔNG CHỨC CẤP XÃ CỦA TRƯỜNG CHÍNH TRỊ TỈNH,
THÀNH PHỐ
Chất lượng nói chung và CLBD là khái niệm có nhiều cách tiếp cận khác nhau.
Theo đó việc luận giải rõ ràng CLBD và đặc biệt là CLBD CB,CC xã là đặc biệt cần
thiết, làm cơ sở cho việc đánh giá và cải tiến CLBD của các TCT tỉnh. Chương 2 tập
trung làm rõ các nội dung: CLBD CB,CC cấp xã, các yếu tố ảnh hưởng đến BD
CB,CC cấp xã của TCT tỉnh, đánh giá CLBD CB,CC cấp xã. Nội dung của chương
2 sẽ là cơ sở cho các chương tiếp theo của Luận án.
2.1. Khái quát về cán bộ, công chức cấp xã
2.1.1. Khái niệm cán bộ, công chức cấp xã
CB,CC là một khái niệm chung được sử dụng phổ biến nhiều quốc gia trên thế
giới để chỉ những công dân được tuyển dụng vào làm việc thường xuyên trong cơ
quan nhà nước, do tính chất đặc thù của mỗi quốc gia, khái niệm công chức của các
nước cũng không hoàn toàn đồng nhất. Có nước chỉ giới hạn công chức trong phạm
vi những người hoạt động quản lý nhà nước. Một số nước khác có quan niệm rộng
hơn, công chức không chỉ bao gồm những người thực hiện trực tiếp các hoạt động
quản lý nhà nước mà còn bao gồm cả những người làm việc trong các cơ quan có tính
chất công cộng.
Ở Việt Nam, chính quyền địa phương (CQĐP) ở xã, phường, thị trấn (sau đây
gọi chung là CQĐP ở xã) là cấp chính quyền thấp nhất trong hệ thống CQĐP. Theo
nghĩa rộng, CB,CC cấp xã được hiểu là toàn bộ những người đang đảm nhận các chức
danh, chức vụ trong các tổ chức thuộc hệ thống chính trị ở cấp xã, bao gồm Đảng ủy,
HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội
ở cấp xã.
Điều 4, Luật CB,CC năm 2008 quy định: Cán bộ xã, phường, thị trấn (sau đây
gọi chung là cấp xã) là công dân Việt Nam, được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ
trong Thường trực HĐND, UBND, Bí thư, Phó Bí thư Đảng ủy, người đứng đầu tổ
chức chính trị - xã hội. Công chức cấp xã là công dân Việt Nam được tuyển dụng giữ
một chức danh chuyên môn, nghiệp vụ thuộc UBND cấp xã, trong biên chế và hưởng
lương từ ngân sách nhà nước. Theo đó, cán bộ và công chức cấp xã có những tiêu chí
chung là: công dân Việt Nam; giữ một công vụ, nhiệm vụ thường xuyên; hưởng lương
32
từ ngân sách nhà nước. Bên cạnh đó, giữa cán bộ và công chức cấp xã cũng được
phân định rõ theo tiêu chí riêng, gắn với cơ chế hình thành. Cụ thể, cán bộ cấp xã gắn
với cơ chế bầu cử, phê chuẩn, bổ nhiệm giữ chức vụ, chức danh theo nhiệm kỳ, làm
việc trong các cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội cấp xã. Công
chức cấp xã là những người được tuyển dụng giữ một chức danh chuyên môn, nghiệp
vụ thuộc Ủy ban nhân dân cấp xã, trong biên chế.
Trong khuôn khổ đề tài này, thuật ngữ CB,CC cấp xã được hiểu là những
người được bầu cử giữ chức vụ theo nhiệm kỳ hay được tuyển dụng giữ một chức
danh chuyên môn, nghiệp vụ làm việc ở chính quyền cấp xã, hưởng lương từ ngân
sách nhà nước.
CB,CC cấp xã có các đặc điểm như sau [30, tr.12]:
Thứ nhất, đội ngũ CB,CC cấp xã là những người gần dân, sát dân, đa số là người
địa phương tại nơi công tác, thậm chí họ còn có mối quan hệ gắn bó họ hàng, làng xóm
với nhân dân trong xã; do đó, CB,CC cấp xã thường bị chi phối bởi, phong tục tập quán,
quan hệ dòng tộc, mối quan hệ làng xóm. Những đặc điểm này tác động, ảnh hưởng đến
vai trò của CB,CC cấp xã trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ ở địa phương.
Thứ hai, CB,CC cấp xã chính là những người trực tiếp triển khai đường lối,
chính sách pháp luật của Nhà nước tới tổ chức và công dân, nhân danh nhà nước để
thực thi công vụ tại CQĐP ở xã, là cầu nối giữa Nhà nước với nhân dân. Từ đặc điểm
này yêu cầu đối với CB,CC cấp xã phải có trình độ hiểu biết, có kỹ năng làm việc
thuần thục trên lĩnh vực mà họ đảm nhiệm và đặc biệt là các kỹ năng giao tiếp, làm
việc với nhân dân.
Thứ ba, CC xã có tính ổn định không cao, do cán bộ xã được bầu cử giữ chức vụ theo
nhiệm kỳ. Đội ngũ CB,CC cấp xã cũng thường xuyên biến động, không ổn định. Sau mỗi
nhiệm kỳ có một số cán bộ thay đổi vị trí công tác hoặc không trúng cử phải nghỉ việc, ngược
lại có không ít trường hợp CB,CC hay những người thuộc lực lượng vũ trang sau khi về nghỉ
hưu lại được bầu làm CB,CC cấp xã, đặc biệt ở các vị trí cán bộ là trưởng các tổ chức chính
trị xã hội cấp xã . Theo đó, công tác bồi dưỡng cần tính đến độ tuổi, kinh nghiệm công tác
và yêu cầu của từng chức danh CB,CC cấp xã để xây dựng và thực hiện các CTBD, đáp ứng
yêu cầu của từng địa phương.
2.1.2. Vai trò của cán bộ, công chức cấp xã
Chính quyền địa phương ở xã là cấp trực tiếp thực hiện mọi chủ trương, đường
lối của Nhà nước. CB,CC cấp xã là người trực tiếp quản lý, điều hành đảm bảo mọi
33
hoạt động chính trị, KTXH, quốc phòng và an ninh ở địa phương. Bên cạnh đó,
CB,CC cấp xã là những người gần dân nhất, trực tiếp tiếp xúc với nhân dân, hàng
ngày triển khai, hướng dẫn, vận động nhân dân thực hiện mọi chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Họ là những người đại diện cho ý chí
nguyện vọng và quyền lợi của nhân dân địa phương, trực tiếp lắng nghe, giải quyết
hoặc kiến nghị lên chính quyền cấp trên những kiến nghị, ý kiến, nguyện vọng của
nhân dân, đấu tranh bảo vệ các quyền lợi chính đáng của người dân khi bị vi phạm.
Vai trò của CB,CC cấp xã thể hiện trên một số khía cạnh như: CB,CC xã là
người giữ vai trò hiện thực hoá sự lãnh đạo Đảng và quản lý của Nhà nước về mọi
mặt của đời sống kinh tế - xã hội ở cơ sở. Tổ chức thực hiện mọi quyết định của cấp
uỷ cấp trên, cấp uỷ cùng cấp và mọi chủ trương, kế hoạch, sự chỉ đạo của chính quyền
cấp trên, cũng như mọi chương trình, kế hoạch của CQĐP ở xã. CB,CC xã là cầu nối
quan trọng nhất giữa Đảng, nhà nước với nhân dân; xây dựng và thúc đẩy phong trào
cách mạng của quần chúng ở cơ sở.
Có thể nói, CB,CC cấp xã có vai trò quan trọng trong CQĐP ở xã nói riêng và
trong hệ thống chính quyền nhà nước nói chung. Xây dựng CB,CC cấp xã có đủ năng
lực và phẩm chất là yêu cầu quan trọng nhất trong việc xây dựng và củng cố CQĐP
ở xã vững mạnh.
2.1.3. Tiêu chuẩn đối với cán bộ, công chức cấp xã
Trong tiến trình cải cách, các yêu cầu đối với CB,CC cấp xã ngày càng được
nâng cao và chuẩn hóa. Tại Nghị định số 112/2011/NĐ-CP của Chính phủ về công
chức xã, phường, thị trấn cũng đã quy định về tiêu chuẩn chung đối với công chức
xã, phường, thị trấn như:
- Đối với các công chức Văn phòng - thống kê, Địa chính - xây dựng - đô thị
và môi trường (đối với phường, thị trấn) hoặc Địa chính - nông nghiệp - xây dựng và
môi trường (đối với xã), Tài chính - kế toán, Tư pháp - hộ tịch, Văn hóa - xã hội:
+ Hiểu biết về lý luận chính trị, nắm vững quan điểm, chủ trương, đường lối
của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
+ Có năng lực tổ chức vận động nhân dân ở địa phương thực hiện có hiệu quả
chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước;
+ Có trình độ văn hóa và trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp yêu cầu nhiệm
vụ, vị trí việc làm, có đủ năng lực và sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao;
34
+ Am hiểu và tôn trọng phong tục, tập quán của cộng đồng dân cư trên địa bàn
công tác.
- Đối với công chức Chỉ huy trưởng Quân sự cấp xã và Trưởng Công an xã:
ngoài những tiêu chuẩn quy định nêu trên còn phải có khả năng phối hợp với các đơn
vị Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và lực lượng khác trên địa bàn tham gia xây
dựng nền quốc phòng toàn dân và thực hiện một số nhiệm vụ phòng thủ dân sự; giữ
gìn an ninh, chính trị, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ Đảng, chính quyền, bảo vệ tính
mạng, tài sản của nhân dân, tài sản của Nhà nước.
Đối chiếu với các tiêu chuẩn trên, Bộ Nội vụ ban hành Thông tư số
06/2012/TT-BNV hướng dẫn về chức trách, tiêu chuẩn cụ thể và nhiệm vụ của công
chức xã, phường, thị trấn cũng đã quy định các tiêu chuẩn cụ thể đối với từng chức
danh công chức cấp xã. Căn cứ vào các tiêu chuẩn cụ thể của CB,CC cấp xã đã được
quy định, các địa phương thực hiện công tác quy hoạch, tạo nguồn, tuyển dụng, sử
dụng, đào tạo bồi dưỡng, đánh giá, xếp lương, nâng bậc lương và thực hiện các chế
độ, chính sách khác đối với CB,CC cấp xã.
Bên cạnh các yêu cầu mang tính quy định "cứng" nêu trên, trong quá trình cải
cách hành chính, nâng cao chất lượng phục vụ nhân dân, các yêu cầu cụ thể về năng
lực, đặc biệt là các kiến thức và kỹ năng quản lý nhà nước của đội ngũ CB,CC ngày
càng được coi trọng theo nhu cầu phát triển của từng địa phương.
2.2. Bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã của Trường Chính trị tỉnh
2.2.1. Khái niệm về bồi dưỡng cán bộ, công chức cấp xã
Hiện nay, thuật ngữ BD hay đào tạo thường được sử dụng phổ biến, song cần
phân định rõ thế nào là đào tạo, thế nào là BD để có cách hiểu thống nhất.
Đào tạo là quá trình làm cho người học trở thành người có năng lực theo các
tiêu chuẩn nhất định. Đào tạo đề cập đến việc dạy các kỹ năng thực hành, nghề nghiệp
hay kiến thức liên quan đến một lĩnh vực cụ thể, giúp người học có thể thích nghi với
cuộc sống và khả năng đảm nhận được một công việc nhất định. Khái niệm đào tạo
thường có nghĩa hẹp hơn khái niệm giáo dục. Đào tạo đề cập đến giai đoạn sau, khi
một người đã đạt đến một độ tuổi nhất định, có một trình độ nhất định.
BD được coi là các hoạt động nhằm bổ sung hay làm tốt hơn các năng lực,
...0
-
.09
2
-
.07
6
.03
5
-
.24
8
.18
3
-
.28
8
.02
3
.04
6
.53
4
.36
1
.24
3
.29
3
-
.05
5
-
.47
6
-
.04
8
-
.10
1
-
.00
6
12
-
.02
5
-
.09
9
-
.15
8
-
.15
6
.60
4
-
.17
2
-
.12
4
-
.11
7
.20
6
.02
9
-
.19
2
.55
9
.10
8
.06
8
-
.08
4
.04
9
.26
2
-
.17
1
13
-
.01
8
-
.07
7
.04
5
-
.07
1
-
.00
4
-
.12
1
-
.14
9
-
.09
8
-
.39
8
.13
6
.09
3
.20
4
.37
9
.36
6
.58
6
-
.08
5
-
.25
3
.14
6
14
.02
6
.02
3
.17
7
.42
4
-
.16
6
-
.30
7
-
.25
6
-
.26
0
.47
1
-
.12
7
-
.01
7
.05
8
-
.02
7
.03
1
.10
4
-
.32
1
-
.28
6
-
.30
6
15
-
.00
5
.00
0
.10
1
-
.10
6
-
.05
6
.41
3
.02
2
-
.07
1
-
.16
7
.19
3
-
.11
8
-
.07
6
-
.05
0
.05
0
.16
3
-
.52
0
.37
7
-
.52
0
16
.01
0
-
.08
2
-
.20
0
-
.01
2
-
.03
2
-
.13
2
.24
5
.19
7
.02
6
-
.08
4
.23
0
-
.18
4
.34
8
.08
0
.05
1
.38
9
-
.07
8
-
.67
4
17
-
.04
1
.04
5
-
.04
0
.45
9
-
.01
7
.18
3
-
.48
1
.07
4
-
.23
7
-
.08
0
-
.18
4
-
.05
1
-
.17
7
.43
8
-
.10
5
.36
9
.18
9
-
.09
5
18
-
.03
0
.10
5
-
.29
5
.05
8
.42
0
-
.07
0
.02
2
.24
4
-
.11
7
.31
9
.14
1
-
.12
5
-
.47
9
.11
6
-
.01
4
-
.21
2
-
.45
0
-
.12
1
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
172
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ LẦN 2
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .950
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square 13949.919
df 1275
Sig. .000
Communalities
Initial Extraction
CTMT1 1.000 .535
CTMT2 1.000 .563
CTPH1 1.000 .576
CTPH5 1.000 .511
CTKH2 1.000 .619
CTUD6 1.000 .547
CTKH4 1.000 .631
CTKH5 1.000 .696
CTKH6 1.000 .585
CTCD1 1.000 .492
CTCD2 1.000 .548
HVDC4 1.000 .449
HVPP1 1.000 .597
HVPP2 1.000 .719
HVPP3 1.000 .664
HVPP4 1.000 .729
HVTD1 1.000 .680
HVTD2 1.000 .688
HVTD3 1.000 .645
HVDC5 1.000 .666
GVKT1 1.000 .618
GVKT2 1.000 .602
GVKT3 1.000 .534
GVDD1 1.000 .714
GVDD2 1.000 .708
GVTN1 1.000 .707
GVTN2 1.000 .709
GVTN3 1.000 .688
GVPP1 1.000 .665
GVPP2 1.000 .738
GVPP3 1.000 .659
GVPP4 1.000 .628
GVPP5 1.000 .563
173
KTDG2 1.000 .532
CBQL4 1.000 .421
CSVCHT3 1.000 .654
CSVCHT4 1.000 .570
TLHT1 1.000 .536
TLHT3 1.000 .606
CNTT3 1.000 .537
CNTT4 1.000 .551
CSVC3 1.000 .420
KQ4 1.000 .639
KQ5 1.000 .621
KQ6 1.000 .752
KQ7 1.000 .771
KQ10 1.000 .618
TCTH3 1.000 .651
TCTH4 1.000 .467
TCTH6 1.000 .508
TCTH7 1.000 .634
Extraction Method: Principal
Component Analysis.
Total Variance Explained
Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared
Loadings
Rotation Sums of Squared
Loadings
Total % of
Variance
Cumulative
%
Total % of
Variance
Cumulative
%
Total % of
Variance
Cumulative
%
1 17.441 34.198 34.198 17.441 34.198 34.198 8.898 17.446 17.446
2 4.254 8.340 42.538 4.254 8.340 42.538 5.984 11.733 29.179
3 2.467 4.838 47.376 2.467 4.838 47.376 4.347 8.523 37.702
4 1.871 3.668 51.045 1.871 3.668 51.045 3.304 6.479 44.181
5 1.478 2.898 53.943 1.478 2.898 53.943 3.041 5.964 50.145
6 1.357 2.660 56.603 1.357 2.660 56.603 1.957 3.838 53.983
7 1.164 2.282 58.886 1.164 2.282 58.886 1.889 3.704 57.687
8 1.131 2.218 61.104 1.131 2.218 61.104 1.742 3.416 61.104
9 .998 1.957 63.061
10 .945 1.852 64.913
11 .902 1.769 66.682
12 .853 1.672 68.354
13 .792 1.553 69.908
14 .740 1.451 71.358
15 .708 1.388 72.746
16 .674 1.322 74.068
17 .662 1.297 75.365
174
18 .644 1.263 76.628
19 .623 1.221 77.849
20 .613 1.202 79.052
21 .592 1.162 80.213
22 .545 1.069 81.283
23 .529 1.038 82.320
24 .516 1.012 83.332
25 .475 .931 84.264
26 .469 .919 85.183
27 .463 .909 86.091
28 .445 .873 86.965
29 .443 .869 87.833
30 .413 .809 88.642
31 .404 .791 89.434
32 .391 .766 90.200
33 .376 .737 90.937
34 .356 .699 91.636
35 .331 .648 92.285
36 .327 .640 92.925
37 .316 .619 93.544
38 .312 .612 94.157
39 .299 .587 94.744
40 .285 .559 95.303
41 .281 .550 95.853
42 .267 .523 96.376
43 .253 .495 96.871
44 .243 .476 97.348
45 .230 .450 97.798
46 .222 .436 98.234
47 .204 .400 98.634
48 .193 .378 99.012
49 .179 .350 99.362
50 .169 .332 99.694
51 .156 .306 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6 7 8
GVDD1 .698 -.422
KTDG2 .687
GVDD2 .686 -.448
GVTN2 .680 -.436
175
GVTN1 .680 -.430
GVKT1 .668 -.338
GVPP5 .656 -.326
GVPP2 .648 -.480
GVKT2 .647 -.378
GVTN3 .639 -.451
HVTD2 .637 .397
GVPP4 .635 -.418
GVPP1 .632 -.488
HVDC5 .628 .386
GVKT3 .627 -.326
CTKH2 .627 -.328
GVPP3 .626 -.435
CTKH4 .614
CTPH5 .604
CBQL4 .594
HVTD3 .590 .421
CTMT2 .586 -.327
HVTD1 .585 .467 -.301
HVPP4 .585 .480 -.305
CTUD6 .584
TLHT3 .581 .343 -.351
KQ10 .570 .350
CTKH6 .568 .304 -.312
TLHT1 .568 -.330
CTMT1 .566 .321
HVPP3 .565 .478 -.316
CSVC3 .564
TCTH4 .561
HVPP2 .557 .451 -.400
TCTH6 .551
TCTH7 .551 .320 .302
TCTH3 .549 -.316 .328
CTCD2 .547
CTCD1 .545
CTKH5 .537 -.345
CNTT4 .535 -.328
KQ5 .532 .391 -.300
CSVCHT3 .531 .504
CTPH1 .524 -.359 .324
CSVCHT4 .523 .452
CNTT3 .523 -.355
KQ4 .505 .435 -.325
HVPP1 .487 .430 -.360
KQ7 .437 .321 .614
176
KQ6 .486 .329 .543
HVDC4 .304 .382
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 8 components extracted.
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6 7 8
GVPP2 .797
GVTN2 .792
GVPP1 .782
GVDD2 .776
GVDD1 .768
GVTN3 .766
GVTN1 .762
GVPP3 .745
GVPP4 .740
GVKT1 .697
GVKT2 .690
GVPP5 .673
GVKT3 .645
KTDG2 .522 .322
HVPP2 .815
HVPP4 .798
HVTD1 .766
HVPP3 .757
HVDC5 .733
HVTD3 .720
HVTD2 .720
HVPP1 .707
CTKH5 .763
CTKH4 .682
CTKH6 .669
CTUD6 .640
CTKH2 .311 .630
CTCD2 .491 .404
CTPH5 .471
KQ4 .729
KQ5 .683
KQ10 .674
TCTH6 .506 .313
TCTH4 .442
CBQL4 .310 .321
177
TLHT3 .640
CSVCHT3 .637 .314
CSVCHT4 .332 .574
TLHT1 .563
CTCD1 .408 .480
CNTT4 .398
CNTT3 .393 .349
CSVC3 .386
CTPH1 .396 .559
CTMT1 .512
CTMT2 .435 .455
HVDC4 .392 .376
TCTH3 .658
TCTH7 .319 .631
KQ7 .816
KQ6 .774
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 10 iterations.
Component Transformation Matrix
Component 1 2 3 4 5 6 7 8
1 .606 .441 .387 .314 .312 .173 .190 .163
2 -.733 .625 .196 .097 .138 .017 .034 .060
3 -.262 -.567 .497 .547 -.022 -.055 .172 .173
4 .011 .096 -.622 .395 .027 -.415 .375 .367
5 -.157 -.274 -.270 -.088 .763 .452 .179 -.015
6 -.041 .060 -.231 .229 -.514 .768 .085 .166
7 -.001 -.058 .042 -.196 .096 .017 -.507 .830
8 -.026 -.041 .223 -.581 -.162 -.008 .704 .298
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
178
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ LẦN 3
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .945
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square 10540.277
df 666
Sig. .000
Communalities
Initial Extraction
CTMT1 1.000 .377
CTKH2 1.000 .609
CTUD6 1.000 .601
CTKH4 1.000 .669
CTKH5 1.000 .687
CTKH6 1.000 .622
HVPP1 1.000 .595
HVPP2 1.000 .719
HVPP3 1.000 .661
HVPP4 1.000 .717
HVTD1 1.000 .675
HVTD2 1.000 .702
HVTD3 1.000 .635
HVDC5 1.000 .685
GVKT1 1.000 .609
GVKT2 1.000 .590
GVKT3 1.000 .552
GVDD1 1.000 .723
GVDD2 1.000 .710
GVTN1 1.000 .685
GVTN2 1.000 .712
GVTN3 1.000 .637
GVPP1 1.000 .664
GVPP2 1.000 .688
GVPP3 1.000 .626
GVPP4 1.000 .627
GVPP5 1.000 .579
CSVCHT3 1.000 .567
TLHT1 1.000 .595
TLHT3 1.000 .708
KQ4 1.000 .711
KQ5 1.000 .672
KQ6 1.000 .783
KQ7 1.000 .792
KQ10 1.000 .633
TCTH3 1.000 .745
TCTH7 1.000 .717
179
Extraction Method: Principal
Component Analysis.
Total Variance Explained
Componen
t
Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared
Loadings
Rotation Sums of Squared
Loadings
Total % of
Variance
Cumulative
%
Total % of
Variance
Cumulative
%
Total % of
Variance
Cumulative
%
1 13.408 36.238 36.238 13.408 36.238 36.238 8.289 22.401 22.401
2 3.991 10.787 47.025 3.991 10.787 47.025 5.491 14.841 37.243
3 2.149 5.809 52.834 2.149 5.809 52.834 3.203 8.657 45.900
4 1.466 3.961 56.796 1.466 3.961 56.796 2.269 6.133 52.033
5 1.152 3.115 59.910 1.152 3.115 59.910 1.868 5.047 57.080
6 1.113 3.007 62.917 1.113 3.007 62.917 1.627 4.397 61.477
7 1.004 2.713 65.630 1.004 2.713 65.630 1.537 4.153 65.630
8 .888 2.400 68.030
9 .770 2.081 70.112
10 .698 1.887 71.999
11 .651 1.759 73.758
12 .629 1.701 75.459
13 .615 1.661 77.120
14 .586 1.584 78.704
15 .570 1.541 80.245
16 .506 1.369 81.614
17 .483 1.306 82.920
18 .472 1.275 84.194
19 .456 1.233 85.427
20 .444 1.201 86.628
21 .418 1.129 87.757
22 .408 1.103 88.861
23 .386 1.043 89.904
24 .370 .999 90.902
25 .357 .965 91.867
26 .329 .888 92.755
27 .302 .816 93.572
28 .296 .801 94.373
29 .289 .782 95.156
30 .275 .743 95.898
31 .266 .719 96.617
32 .250 .674 97.291
33 .231 .625 97.917
34 .212 .572 98.489
35 .207 .561 99.050
36 .183 .496 99.546
37 .168 .454 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis.
180
Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6 7
GVDD1 .726 -.361
GVTN2 .718 -.372
GVDD2 .718 -.395
GVTN1 .709 -.374
GVKT1 .695
GVPP5 .688
GVPP2 .683 -.424
GVTN3 .681 -.397
GVPP4 .679 -.357
GVKT2 .672 -.317
GVPP1 .671 -.431
GVPP3 .669 -.377
GVKT3 .652
HVTD2 .630 .458
CTKH2 .622 .330 -.300
HVDC5 .622 .449
CTKH4 .599 .342 -.370
HVTD3 .582 .472
CTUD6 .579 .340 -.351
HVTD1 .577 .533
HVPP4 .574 .557
TLHT3 .558 .557
HVPP2 .555 .532 -.316
CTMT1 .550
CTKH6 .549 .367 -.377
KQ10 .549 .375
TLHT1 .547 .506
TCTH7 .536 .316 -.463
TCTH3 .526 -.478
KQ5 .520 .446
CTKH5 .517 .325 -.409
CSVCHT3 .498 .414
KQ4 .488 .473 -.359
HVPP3 .547 .549
HVPP1 .483 .494
KQ6 .476 .487 .484
KQ7 .432 .453 .566
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 7 components extracted.
181
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6 7
GVTN2 .808
GVDD2 .796
GVPP1 .790
GVPP2 .787
GVTN1 .787
GVDD1 .778
GVTN3 .755
GVPP4 .741
GVPP3 .732
GVKT1 .721
GVKT2 .691
GVPP5 .683
GVKT3 .646
CTMT1 .337
HVPP2 .812
HVPP4 .793
HVTD1 .776
HVPP3 .770
HVDC5 .754
HVTD2 .743
HVTD3 .727
HVPP1 .721
CTKH5 .767
CTKH4 .709
CTKH6 .702
CTUD6 .679
CTKH2 .341 .649
KQ4 .773
KQ5 .720
KQ10 .680
TLHT3 .729
TLHT1 .641
CSVCHT3 .319 .605
KQ7 .834
KQ6 .800
TCTH3 .751
TCTH7 .728
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.
182
Component Transformation Matrix
Component 1 2 3 4 5 6 7
1 .690 .463 .353 .259 .242 .166 .176
2 -.653 .725 .176 .055 .085 .063 .046
3 -.285 -.465 .549 .544 -.003 .224 .234
4 -.024 .053 -.676 .339 -.038 .558 .336
5 -.116 -.174 -.108 -.184 .866 -.168 .365
6 -.021 -.100 .222 -.521 .151 .761 -.259
7 -.025 -.018 -.162 .462 .401 .017 -.774
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
183
KẾT QUẢ PHÂN TÍCH NHÂN TỐ KHÁM PHÁ LẦN 4
KMO and Bartlett's Test
Kaiser-Meyer-Olkin Measure of Sampling Adequacy. .944
Bartlett's Test of Sphericity
Approx. Chi-Square 10252.035
df 595
Sig. .000
Communalities
Initial Extraction
CTKH2 1.000 .603
CTUD6 1.000 .607
CTKH4 1.000 .671
CTKH5 1.000 .676
CTKH6 1.000 .630
HVPP1 1.000 .585
HVPP2 1.000 .713
HVPP3 1.000 .662
HVPP4 1.000 .701
HVTD1 1.000 .677
HVTD2 1.000 .683
HVTD3 1.000 .635
HVDC5 1.000 .684
GVKT1 1.000 .613
GVKT2 1.000 .588
GVKT3 1.000 .540
GVDD1 1.000 .708
GVDD2 1.000 .708
GVTN1 1.000 .681
GVTN2 1.000 .716
GVTN3 1.000 .638
GVPP1 1.000 .661
GVPP2 1.000 .695
GVPP3 1.000 .627
GVPP4 1.000 .610
GVPP5 1.000 .557
TLHT1 1.000 .536
TLHT3 1.000 .529
KQ4 1.000 .720
KQ5 1.000 .653
KQ6 1.000 .779
KQ7 1.000 .792
KQ10 1.000 .635
TCTH3 1.000 .583
TCTH7 1.000 .578
Extraction Method: Principal
Component Analysis.
184
Total Variance Explained
Component Initial Eigenvalues Extraction Sums of Squared
Loadings
Rotation Sums of Squared
Loadings
Total % of
Variance
Cumulative
%
Total % of
Variance
Cumulative
%
Total % of
Variance
Cumulative
%
1 12.818 36.623 36.623 12.818 36.623 36.623 8.155 23.301 23.301
2 4.068 11.622 48.245 4.068 11.622 48.245 5.435 15.530 38.831
3 2.144 6.126 54.371 2.144 6.126 54.371 3.213 9.180 48.011
4 1.483 4.236 58.607 1.483 4.236 58.607 2.153 6.153 54.164
5 1.114 3.184 61.791 1.114 3.184 61.791 2.084 5.953 60.117
6 1.045 2.987 64.778 1.045 2.987 64.778 1.632 4.662 64.778
7 .957 2.736 67.514
8 .808 2.309 69.823
9 .710 2.028 71.851
10 .641 1.832 73.683
11 .619 1.770 75.453
12 .598 1.709 77.162
13 .584 1.668 78.830
14 .520 1.485 80.315
15 .491 1.403 81.717
16 .472 1.349 83.067
17 .461 1.317 84.384
18 .451 1.289 85.672
19 .423 1.207 86.879
20 .415 1.186 88.066
21 .404 1.154 89.220
22 .371 1.059 90.279
23 .356 1.017 91.296
24 .335 .958 92.254
25 .306 .873 93.127
26 .295 .844 93.972
27 .289 .826 94.797
28 .283 .809 95.606
29 .271 .774 96.380
30 .249 .713 97.093
31 .235 .671 97.763
32 .220 .629 98.393
33 .208 .593 98.986
34 .185 .529 99.515
35 .170 .485 100.000
Extraction Method: Principal Component Analysis
185
Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6
GVDD1 .723 -.371
GVTN2 .717 -.381
GVDD2 .713 -.404
GVTN1 .704 -.384
GVPP5 .692
GVKT1 .690
GVPP2 .688 -.427
GVTN3 .683 -.402
GVPP4 .681 -.362
GVPP3 .672 -.378
GVKT2 .670 -.325
GVPP1 .669 -.438
GVKT3 .653
HVTD2 .625 .455
HVDC5 .620 .449
CTKH2 .620 .338
CTKH4 .599 .342 -.370
HVTD3 .580 .470
CTUD6 .577 .348 -.354
HVTD1 .573 .531
HVPP4 .572 .556
HVPP2 .556 .528 -.338
TLHT3 .552 -.372
CTKH6 .549 .374 -.376
KQ10 .547 .356 .307 -.314
TLHT1 .542 -.331 .326
TCTH7 .536 .307
TCTH3 .528 -.337
KQ5 .525 .433 -.380
CTKH5 .520 .330 -.418
KQ4 .489 .447 -.407
HVPP3 .545 .546
HVPP1 .479 .491 -.302
KQ6 .476 .490 .446
KQ7 .432 .461 .484
Extraction Method: Principal Component Analysis.
a. 6 components extracted.
186
Rotated Component Matrixa
Component
1 2 3 4 5 6
GVTN2 .812
GVDD2 .803
GVTN1 .795
GVDD1 .793
GVPP1 .791
GVPP2 .787
GVTN3 .762
GVPP4 .737
GVKT1 .729
GVPP3 .728
GVKT2 .695
GVPP5 .667
GVKT3 .660
HVPP2 .809
HVPP4 .789
HVTD1 .780
HVPP3 .772
HVDC5 .762
HVTD2 .755
HVTD3 .734
HVPP1 .721
CTKH5 .763
CTKH6 .722
CTKH4 .711
CTUD6 .687
CTKH2 .329 .649
KQ4 .777
KQ5 .696
KQ10 .681
TCTH3 .635
TCTH7 .622
TLHT1 .602
TLHT3 .583
KQ7 .835
KQ6 .800
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
a. Rotation converged in 6 iterations.
187
Component Transformation Matrix
Component 1 2 3 4 5 6
1 .697 .467 .358 .250 .276 .170
2 -.659 .714 .194 .068 .097 .071
3 -.273 -.504 .553 .515 .216 .230
4 -.037 .025 -.683 .381 .240 .574
5 .048 .031 .212 -.177 -.694 .662
6 -.049 -.129 .129 -.701 .573 .381
Extraction Method: Principal Component Analysis.
Rotation Method: Varimax with Kaiser Normalization.
188
PHỤ LỤC 11: KIỂM ĐỊNH TƯƠNG QUAN CÁC NHÂN TỐ
Correlations
KQ GV HV CT TCTH
KQ
Pearson Correlation 1 .443** .404** .500** .550**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000
N 495 495 495 495 495
GV
Pearson Correlation .443** 1 .366** .464** .510**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000
N 495 495 495 495 495
HV
Pearson Correlation .404** .366** 1 .518** .469**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000
N 495 495 495 495 495
CT
Pearson Correlation .500** .464** .518** 1 .550**
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000
N 495 495 495 495 495
TCTH
Pearson Correlation .550** .510** .469** .550** 1
Sig. (2-tailed) .000 .000 .000 .000
N 495 495 495 495 495
**. Correlation is significant at the 0.01 level (2-tailed).
189
PHỤ LỤC 12: CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU
- Ông/Bà hãy cho biết cách diễn tả tốt nhấn các nội dung sau của công tác bồi
dưỡng CB,CC cấp xã của Trường Chính trị tỉnh, thành phố
1. Về CTBD
- Tính khoa học của chơơng trình bồi dưỡng
- Tính phù hợp của chơơng trình bồi dưỡng
- Tính cân đối của chơơng trình bồi dưỡng
- Tính ứng dụng của chơơng trình bồi dưỡng
2. Về giảng viên
- Kiến thức của giảng viên
- Trách nhiệm của giảng viên
- Đạo đức nghề nghiệp của giảng viên
- Phương pháp giảng dạy của giảng viên
3. Về học viên
- Kiến thức học viên
- Phương pháp học tập
- Thái độ học tập
- Động cơ học tập
4. Về cơ sở vật chất
5. Về kiểm tra đánh giá
6. Về công tác tổ chức thực hiện
7. Về CLBD
190
PHỤ LỤC 13: PHIẾU ĐÁNH GIÁ KHÓA BỒI DƯỠNG CB,CC XÃ
(Dành cho các khoá bồi dưỡng thực hiện theo nhu cầu)
Kính chào Ông/Bà!
Nhằm đánh giá CLBD CB,CC xã, chúng tôi tiến hành lấy ý kiến phản hồi của Ông/Bà
cho các nội dung liên quan đến chất lượng chương trình, khóa bồi dưỡng thông qua
việc trả lời các câu hỏi trong phiếu hỏi dưới đây. Các thông tin của Ông/Bà sẽ góp
phần tích cực nâng cao chất lượng chương trình, khóa bồi dưỡng.
Xin trân trọng cảm ơn!
Câu 1. Ông/Bà hãy cho biết một số thông tin cá nhân
- Vị trí công tác:
o Lãnh đạo xã (Bí thư, phó BT, Chủ tịch, phó CT HĐND, UBND xã)
o Công chức xã
o Cán bộ xã (Trưởng các đoàn thể xã)
o Giảng viên Trường Chính trị tỉnh, thành phố
o Công chức cấp huyện có liên quan đến công tác bồi dưỡng CB,CC cấp
xã
- Giới tính:
o Nam
o Nữ
- Trình độ chuyên môn:
o Chưa được đào tạo
o Trung cấp
o Cao đẳng
o Đại học
o Sau đại học
- Trình độ lý luận chính trị:
o Chưa được đào tạo
o Sơ cấp
o Trung cấp
o Cao cấp/ đại học
- Số năm công tác:
o Dưới 5 năm
o Từ 5 đến 10 năm
o Từ 10 đến 15 năm
o Trên 15 năm
- Khoá bồi dưỡng CB,CC xã, Anh/Chị vừa
học xong, hoặc vừa tham gia giảng dạy,
hoặc quản lý:
o Bồi dưỡng Bí thư, phó bí thư và trưởng
các đoàn thể xã
o Bồi dưỡng theo vị trí chức danh
o Bồi dưỡng QLNN ngạch chuyên viên
o Bồi dưỡng khác theo chủ đề
- Địa phương:
o Hà Nội
o Bắc Ninh
o Hà Nam
o Hải Dương
o Hải Phòng
o Hưng Yên
:
o Nam Định
o Ninh Bình
o Thái Bình
o Vĩnh Phúc
o Quảng Ninh
191
Câu 2. Ông/Bà hãy lựa chọn mức đánh giá vào ô mà mình thấy phù hợp nhất
về từng nội dung liên quan, đánh dấu X hoặc vào ô số đó.
Tiêu chí/ Chỉ báo
Không
đồng ý
Ít đồng
ý
Bình
thường
Đồng
ý
Rất
đồng
ý
PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ VỀ CHẤT LƯỢNG NỘI DUNG CTBD CÁN BỘ CẤP XÃ
2.1. Anh/chị đồng ý như thế nào với các nhận định dưới đây VỀ MỤC TIÊU của CTBD
CB,CC cấp xã của Trường Chính trị tỉnh?
Mục tiêu khóa bồi dưỡng được xác định rõ ràng
Mục tiêu của chương trình thiết thực, đáp ứng
được nhu cầu về công việc của CB,CC cấp xã
2.2 Anh/chị đồng ý như thế nào với các nhận định dưới đây VỀ TÍNH PHÙ HỢP của
NỘI DUNG CTBD CB,CC cấp xã của Trường Chính trị tỉnh?
Nội dung chương trình rất phù hợp với mục tiêu
bồi dưỡng
Nội dung chương trình rất phù hợp với yêu cầu
công việc của CB,CC cấp xã
Thời gian thực hiện chương trình rất phù hợp với
CB,CC cấp xã
CB,CC cấp xã thu nhận nhiều kiến thức mới từ
khoá học
CB,CC cấp xã được rèn luyện kỹ năng làm việc
từ khoá học
CB,CC cấp xã thay đổi thái độ từ khoá học
Nói chung, nội dung khoá học rất phù hợp với
CB,CC cấp xã
2.3. Anh/chị đồng ý như thế nào với các nhận định dưới đây VỀ TÍNH KHOA HỌC của
NỘI DUNG CTBD CB,CC cấp xã của Trường Chính trị tỉnh?
Nội dung chương trình có tính chính xác cao
Nội dung chương trình có tính cập nhật cao
Các bài tập, tình huống thảo luận sát với thực tiễn
công việc của CB,CC cấp xã
Cách thức đánh giá kết quả học tập phù hợp với
nội dung chương trình
Nội dung chương trình khuyến khích học viên
tương tác, thảo luận với nhau
Nhìn chung, nội dung chương trình rất khoa học
2.4. Anh/chị đồng ý như thế nào với các nhận định dưới đây VỀ TÍNH CÂN ĐỐI của
NỘI DUNG CTBD CB,CC cấp xã của Trường Chính trị tỉnh?
192
Nội dung chương trình rất cân đối với thời gian
khóa bồi dưỡng
Dung lượng từng chuyên đề là rất cân đối với
nhau
Nội dung lý thuyết rất cân đối với các nội dung
về kỹ năng
Thời lượng nội dung kỹ năng phù hợp với mục
tiêu khoá bồi dưỡng
Nhìn chung, nội dung chương trình rất cân đối
2.5. Anh/chị đồng ý như thế nào với các nhận định dưới đây VỀ TÍNH ỨNG DỤNG của
NỘI DUNG CTBD CB,CC cấp xã của Trường Chính trị tỉnh?
Các kiến thức trong chương trình rất phù hợp với
công việc của CB,CC xã
Các kỹ năng trong chương trình rất phù hợp với
công việc của CB,CC xã
CB,CC xã đã ứng dụng các kiến thức được học
vào công việc
CB,CC xã đã ứng dụng các kỹ năng được học vào
ông việc
CB,CC xã đã thay đổi thái độ tích cực hơn sau khi
học xong
Nhìn chung, CTBD rất có ích cho công việc của
CB,CC xã
PHẦN 3: ĐÁNH GIÁ VỀ CÁN BỘ CÔNG CHỨC XÃ THAM GIA CTBD
3.1. Anh/chị đồng ý như thế nào với các nhận định dưới đây VỀ MỤC TIÊU và ĐỘNG
CƠ HỌC TẬP của cán bộ công chức (CB,CC) xã
CB,CC xã học tập là để cải thiện chất lượng công
việc
CB,CC xã đi học chỉ là để có được chứng chỉ theo
yêu cầu
CB,CC xã tham gia khoá học là vì được cử đi
Nhìn chung, CB,CC xã có động cơ để học tập đạt
kết quả tốt
Chính sách hỗ trợ tài chính, thời gian,.. cho học
viên khi tham gia bồi dưỡng hiện nay có tác động
mạnh đến động cơ học tập của CB,CC xã
Chính sách đánh giá CB,CC cấp xã hiện nay có
tác động mạnh đến động cơ học tập của CB,CC
xã
Chính sách khen thưởng CB,CC cấp xã hiện nay
có tác động mạnh đến động cơ học tập của
CB,CC xã
193
3.2. Anh/chị đồng ý như thế nào với các nhận định dưới đây VỀ PHƯƠNG PHÁP HỌC
TẬP của cán bộ công chức (CB,CC) xã
Học viên có khả năng tự học, tự nghiên cứu
Học viên luôn vận dụng được thực tiễn vào quá
trình học tập
Học viên luôn tham gia xây dựng bài trong giờ
học
Nhìn chung, học viên có phương pháp học tốt
3.3. Anh/chị đồng ý như thế nào với các nhận định dưới đây VỀ THÁI ĐỘ HỌC TẬP
của cán bộ công chức (CB,CC) xã
Học viên luôn chủ động trong quá trình học tập
Học viên luôn sẵn sàng học hỏi trong quá trình
học tập
Học viên luôn thực hiện đầy đủ, nghiêm túc các
quy định của giảng viên và cơ sở ĐT,BD
Nhìn chung, học viên có thái độ học tập tốt
PHẦN 4: ĐÁNH GIÁ VỀ GIẢNG VIÊN THAM GIA CTBD CB,CC XÃ
4.1. Anh/chị đồng ý như thế nào với các nhận định dưới đây về KIẾN THỨC của
GIẢNG VIÊN tham gia giảng dạy khoá bồi dưỡng CB,CC xã
Giảng viên có kiến thức chuyên môn tốt
Giảng viên có hiểu biết về thực tiễn công việc của
cán bộ xã
Nhìn chung giảng viên có chuyên môn tốt và đáp
ứng yêu cầu khoá bồi dưỡng
4.2. Anh/chị đồng ý như thế nào với các nhận định dưới đây về ĐẠO ĐỨC NGHỀ
NGHIỆP của GIẢNG VIÊN
Giảng viên tuân thủ tốt các nội quy, quy định của
trường
Giảng viên có thái độ ứng xử phù hợp với học
viên
4.3. Anh/chị đồng ý như thế nào với các nhận định dưới đây về TRÁCH NHIỆM của
GIẢNG VIÊN
Giảng viên hiểu rõ mục đích, yêu cầu của khóa
bồi dưỡng
Giảng viên biên soạn bài giảng phục vụ giảng dạy
Giảng viên tư vấn, hỗ trợ hoạt động học tập cho
học viên
4.4. Anh/chị đồng ý như thế nào với các nhận định dưới đây về PHƯƠNG PHÁP
GIẢNG DẠY của GIẢNG VIÊN
Giảng viên sử dụng linh hoạt các phương pháp
giảng dạy
194
Giảng viên truyền đạt nội dung các chuyên đề đầy
đủ, dễ hiểu
Giảng viên luôn liên hệ bài học với thực tiễn
Giảng viên sử dụng tốt các phương tiện hỗ trợ
giảng dạy
Nhìn chung, giảng viên có phương pháp giảng
dạy hiện đại và phù hợp với học viên
4.5. Anh/chị đồng ý như thế nào với các nhận định dưới đây về PHƯƠNG PHÁP KIỂM
TRA, ĐÁNH GIÁ
Phương pháp và hình thức kiểm tra, đánh giá phù
hợp với học viên
Nội dung thi/kiểm tra phù hợp với nội dung học
tập
Kiểm tra/đánh giá rất chính xác, khách quan
Nhà trường phản hồi kịp thời về kết quả kiểm
tra/đánh giá
Nhìn chung, hoạt động kiểm tra, đánh giá kết quả
học tập là rất tốt
4.6. Anh/chị đồng ý như thế nào với các nhận định dưới đây về CÁN BỘ QUẢN LÝ,
PHỤC VỤ KHOÁ HỌC
Cán bộ quản lý, phục vụ luôn sẵn sàng hỗ trợ học
viên
Cán bộ quản lý, phục vụ luôn có thái độ nhã nhặn
khi tiếp xúc với học viên
Cán bộ quản lý, phục vụ không gây nhũng nhiễu,
phiền hà cho học viên
Nhìn chung, cán bộ quản lý phục vụ rất tốt cho
khoá học
PHẦN 5: ĐÁNH GIÁ VỀ CƠ SỞ VẬT CHẤT
5.1. Anh/chị đồng ý như thế nào với các nhận định dưới đây về PHÒNG HỌC
Diện tích phòng học bảo đảm cho việc dạy và học
Chất lượng trang thiết bị bàn, ghế rất tốt
Các trang thiết bị phục vụ giảng dạy và học tập
(projector, micro...) tốt
Nhìn chung cơ sở vật chất trong phòng học rất tốt
5.2. Anh/chị đồng ý như thế nào với các nhận định dưới đây về TÀI LIỆU HỌC
Tài liệu phục vụ học tập đảm bảo số lượng, chất
lượng
Tài liệu học tập phù hợp phục vụ khóa bồi dưỡng
Nhìn chung, tài liệu phục vụ khoá học là rất tốt
195
5.3. Anh/chị đồng ý như thế nào với các nhận định dưới đây về ỨNG DỤNG CÔNG
NGHỆ THÔNG TIN trong nhà trường
Nhà trường sử dụng công nghệ thông tin phục vụ
hoạt động giảng dạy, học tập và nghiên cứu
Mạng internet của nhà trường rất tốt
Giảng viên thường xuyên sử dụng internet để trao
đổi với học viên
Nhìn chung, nhà trường ứng dung công nghệ
thông tin tốt trong dạy và học
5.4. Anh/chị đồng ý như thế nào với các nhận định dưới đây về CƠ SỞ VẬT CHẤT
NGOÀI GIỜ HỌC
Khu ký túc xá sạch sẽ, đáp ứng nhu cầu học viên
Khu vui chơi, thể thao ngoài giờ học đáp ứng nhu
cầu học viên
Khu bếp ăn, sinh hoạt chung đáp ứng nhu cầu học
viên
Nhìn chung cơ sở vật chất phục vụ các hoạt động
ngoài giờ học là rất tốt
PHẦN 6: ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ KHOÁ BỒI DƯỠNG CB,CC XÃ CỦA TRƯỜNG
CHÍNH TRỊ
6.1. Anh/chị đồng ý như thế nào với các nhận định dưới đây về CLBD của Trường Chính
trị tỉnh, thành phố
Học viên rất hài lòng với kết quả đạt được
Chi phí (tiền bạc, thời gian) cho khoá học là phù
hợp
Học viên gặt hái được các kiến thức mới từ khoá
bồi dưỡng
Học viên được rèn luyện các kỹ năng, nghiệp vụ
mới từ khoá bồi dưỡng
Học viên có kỹ năng nghiệp vụ mới từ bồi dưỡng
Cán bộ công chức xã có tinh thần chủ động, tích
cực hơn sau khi học tập
Cán bộ công chức xã có trách nhiệm cao hơn sau
khi được học tập
Nói chung, năng lực CB,CC xã được cải thiện
đáng kể sau bồi dưỡng
Học viên xử lý công việc chuyên môn tốt hơn sau
khi học tập
Học viên có khả năng xử lý vấn đề nảy sinh tốt
hơn
196
Học viên ứng dụng được những kiến thức, kỹ
năng đã học vào thực tiễn
Chất lượng công việc của cán bộ công chức được
cải thiện sau khoá học
Người dân và cán bộ công chức liên quan hài
lòng hơn về kết quả công việc của học viên sau
khi được bồi dưỡng
Những thành công của chính quyền xã là kết quả
của công tác bồi dưỡng cán bộ công chức của
Trường Chính trị tỉnh
Nhìn chung, CLBD của Trường Chính trị là rất
tốt
6.2. Anh/chị đồng ý như thế nào với các nhận định dưới đây về CÁCH THỰC HIỆN
khoá bồi dưỡng
Nhà trường luôn thực hiện đánh giá nhu cầu bồi
dưỡng để xây dựng, điều chỉnh khoá bồi dưỡng
phù hơp
Kế hoạch tổ chức tổ chức khóa bồi dưỡng được
xây dựng rõ ràng, đầy đủ
Nhà trường luôn lấy ý kiến phản hồi của các bên
liên quan về chương trình
Nhà trường luôn kiểm soát chặt chẽ thời gian dạy
và học
Nhà trường luôn sẵn sàng điều chỉnh hoạt động
dạy và học theo ý kiến đóng góp của học viên
Phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập
phù hợp
Nhà trường thực hiện đầy đủ việc đánh giá CLBD
Nhà trường luôn đảm bảo tiến độ và nội dung bồi
dưỡng như kế hoạch đã công bô
Câu 3. Những ý kiến đóng góp khác của Ông/Bà để nâng cao chất lượng khóa bồi
dưỡng
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
XIN CẢM ƠN SỰ HỢP TÁC CỦA ÔNG/BÀ!