Luận án Câu có ý nghĩa nhân quả trong Tiếng Việt

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI  NGUYỄN THỊ THU HÀ CÂU CÓ Ý NGHĨA NHÂN QUẢ TRONG TIẾNG VIỆT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC HÀ NỘI – 2016 i VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI  NGUYỄN THỊ THU HÀ CÂU CÓ Ý NGHĨA NHÂN QUẢ TRONG TIẾNG VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 62.22.02.40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Văn Lộc

pdf171 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 416 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Câu có ý nghĩa nhân quả trong Tiếng Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
c HÀ NỘI – 2016 ii LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Hà iii LỜI CẢM ƠN Luận án này được hoàn thành tại Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam với sự giúp đỡ của nhiều tập thể và cá nhân. Trước tiên, tôi xin gửi lời tri ân sâu sắc nhất tới PGS.TS Nguyễn Văn Lộc, người đã luôn quan tâm, khích lệ, tận tình hướng dẫn, truyền nhiệt huyết cho tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu; giúp tôi hình thành, hoàn thiện luận án và sự trưởng thành trong khoa học. Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy giáo, cô giáo Khoa Ngôn ngữ học - Học viện Khoa học Xã hội, Viện Ngôn ngữ học, Viện Từ điển & Bách khoa thư, Khoa Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên và các nhà khoa học đã trang bị kiến thức, chỉ bảo cho tôi trong quá trình học tập, nâng cao chất lượng đề tài nghiên cứu. Tôi đặc biệt biết ơn Ban Giám hiệu - Lãnh đạo Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên, Khoa Giáo dục Tiểu học, Bộ môn Khoa học Xã hội và đồng nghiệp đã động viên, giúp đỡ và chia sẻ với tôi về mọi mặt trong suốt chương trình học tập Nghiên cứu sinh. Tôi ghi nhớ và trân trọng tình cảm, sự nhiệt tình của anh chị em Nghiên cứu sinh, bạn bè đã cùng tôi vượt qua nhiều thử thách, góp ý cho tôi để kết quả nghiên cứu được trọn vẹn. Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới bố mẹ, chồng và các con, cùng toàn thể gia đình - những người luôn yêu thương, ủng hộ, chia sẻ, gánh vác, sát cánh bên tôi trong những năm tháng nghiên cứu và phấn đấu. Trân trọng! Hà Nội, tháng 7 năm 2016 Tác giả luận án Nguyễn Thị Thu Hà iv MỤC LỤC Trang phụ bìa............................................................................................. i Lời cam đoan............................................................................................. ii Lời cảm ơn................................................................................................. iii Mục lục...................................................................................................... iv Danh mục các ký hiệu viết tắt................................................................... vi Danh mục các bảng.................................................................................... vii Mở đầu...................................................................................................... 1 Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết.......... 4 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu......................................................... 4 1.1.1. Tình hình nghiên cứu câu nhân quả trên thế giới............................ 4 1.1.2. Tình hình nghiên cứu câu nhân quả ở Việt Nam............................. 10 1.2. Cơ sở lý thuyết.................................................................................... 17 1.2.1. Lý thuyết về các bình diện của câu.................................................. 17 1.2.2. Quan điểm của luận án về câu nhân quả......................................... 52 1.3. Tiểu kết............................................................................................... 58 Chương 2: Câu có ý nghĩa nhân quả xét trên bình diện cú pháp........ 59 2.1. Dẫn nhập............................................................................................. 59 2.2. Câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ................ 60 2.2.1. Vài nét về quan hệ từ....................................................................... 60 2.2.2. Khái niệm câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ. 62 2.2.3. Đặc điểm ngữ pháp của thành tố nguyên nhân............................... 63 2.2.4. Đặc điểm ngữ pháp của thành tố kết quả......................................... 72 2.2.5. Tính chất mối quan hệ cú pháp giữa thành tố nguyên nhân và thành tố kết quả......................................................................................... 79 2.2.6. Về việc xếp loại theo cấu trúc ngữ pháp câu nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ.................................................................................. 88 2.3. Câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng động từ gây khiến..... 90 2.3.1. Dẫn nhập.......................................................................................... 90 2.3.2. Đặc điểm của các động từ gây khiến làm, khiến............................. 91 v 2.3.3. Đặc điểm của chủ ngữ bên các động từ làm, khiến......................... 94 2.3.4. Đặc điểm của bổ ngữ bên các động từ làm, khiến.......................... 99 2.4. Mối quan hệ giữa hai kiểu câu có ý nghĩa nhân quả........................... 103 2.4.1. Những điểm tương đồng.................................................................. 103 2.4.2. Những điểm khác biệt..................................................................... 103 2.4.3. Khả năng cải biến giữa hai kiểu câu............................................... 104 2.5. Tiểu kết............................................................................................... 105 Chương 3: Câu có ý nghĩa nhân quả xét trên bình diện nghĩa biểu hiện 106 3.1. Dẫn nhập............................................................................................. 106 3.2. Các hằng tố tham gia tổ chức ngữ nghĩa của câu có ý nghĩa nhân quả 112 3.2.1. Nhận xét chung................................................................................ 112 3.2.2. Hằng tố quan hệ K........................................................................... 113 3.2.3. Hằng tố nguyên nhân....................................................................... 121 3.2.4. Hằng tố kết quả................................................................................ 125 3.3. Một số đặc điểm của sự tình nhân quả............................................... 129 3.3.1. Tính phức tạp của sự tình nhân quả................................................ 129 3.3.2. Mối quan hệ giữa các chủ thể ri, rj.................................................. 130 3.3.3. Tính tác động có hiệu quả của sự tình nguyên nhân và tính bị tác động, tính hệ quả của sự tình kết quả....................................................... 135 3.3.4. Tính phù hợp với logic, lẽ thường của mối quan hệ giữa sự tình nguyên nhân và sự tình kết quả................................................................. 138 3.3.5. Tính trình tự thời gian của mối quan hệ giữa sự tình nguyên nhân và sự tình kết quả...................................................................................... 139 3.3.6. Tính hiện thực ( tính tất yếu) của sự tình nhân quả........................ 140 3.3.7. Một số đặc điểm khác của sự tình nguyên nhân........................... 142 3.4. Tiểu kết............................................................................................... 145 Kết luận..................................................................................................... 146 Công trình của các giả có liên quan đến luận án.................................. 151 Tài liệu tham khảo.................................................................................. 152 Nguồn ngữ liệu........................................................................................ 156 vi DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VIẾT TẮT N Danh từ, cụm danh từ V Vị từ, cụm vị từ SP Cụm chủ vị Dấu (+) Chỉ ra tính hiện thực của cấu trúc Dấu (-) Chỉ ra tính không hiện thực của cấu trúc TTNN Thành tố nguyên nhân TTKQ Thành tố kết quả QHT Quan hệ từ QHTNN Quan hệ từ nguyên nhân QHTKQ Quan hệ từ kết quả vii DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1. Các kiểu cấu trúc sự tình nhân quả của V.P.Nedjalkov và G.G.Silniskij................................................................................................ 9 Bảng 1.2. Phân loại sự tình của S.Dik........................................................ 19 Bảng 2.1. Thống kê tần suất xuất hiện của các QHTNN............................ 65 Bảng 2.2. Thống kê tần suất xuất hiện của TTNN được dẫn nối và không được dẫn nối bởi QHT............................................................................... 66 Bảng 2.3. Cấu tạo của thành tố nguyên nhân.............................................. 66 Bảng 2.4. Vị trí của thành tố nguyên nhân.................................................. 71 Bảng 2.5. Thống kê tần suất xuất hiện của các quan hệ từ chỉ kết quả ...... 75 Bảng 2.6. Thống kê tấn suất xuất hiện của các động từ làm, khiến ........... 91 viii MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1. Trong những năm gần đây, với sự phát triển của khuynh hướng ngữ pháp chức năng, lý thuyết ba bình diện đã được dùng để soi sáng các hiện tượng ngôn ngữ ở bình diện ngữ pháp, trong đó được chú ý nhiều nhất là cấp độ câu, bởi “câu là đơn vị nhỏ nhất của ngôn từ trong đó cả ba bình diện đều được thể hiện” [37, 19]. Với lý thuyết này, không chỉ mặt ngữ pháp mà cả mặt ngữ nghĩa và ngữ dụng của câu đã trở thành đối tượng nghiên cứu quan trọng và ngày càng thu hút sự quan tâm đặc biệt của các nhà ngôn ngữ học. Điều này có thể thấy rõ qua một số công trình nghiên cứu về ngữ pháp theo khuynh hướng chức năng được công bố gần đây. Tuy nhiên, đến nay, việc vận dụng lý thuyết về các bình diện này để nghiên cứu các kiểu câu cụ thể trong đó câu có ý nghĩa nhân quả trong tiếng Việt vẫn chưa thực sự được chú ý. 1.2. Câu có ý nghĩa nhân quả (câu nhân quả) là kiểu câu có những đặc điểm cú pháp, ngữ nghĩa khá phức tạp và được dùng phổ biến trong các loại văn bản. Nhiều khía cạnh của phạm trù câu nhân quả chưa được quan tâm đầy đủ ( chẳng hạn, khái niệm câu nhân quả, phạm vi của kiểu câu này, các kiểu câu nhân quả, đặc điểm tổ chức ngữ nghĩa của câu nhân quả). Điều này đã ảnh hưởng nhất định đến chất lượng, hiệu quả dạy học ngữ pháp tiếng Việt nói chung và dạy học câu nói riêng. 1.3. Nghiên cứu câu nhân quả trên bình diện cú pháp và nghĩa biểu hiện thực chất là việc tìm hiểu sự vận động và kết quả hoạt động tư duy (sự lập luận theo quan hệ nhân quả) của con người được biểu hiện bằng các phương tiện ngôn ngữ. Việc nghiên cứu kiểu câu này sẽ giúp thấy được nét đặc thù trong cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả trong tiếng Việt, mối tương quan giữa mặt hình thức và mặt nội dung trong tiếng Việt nói riêng và trong ngôn ngữ nói chung, qua đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả của việc dạy học ngữ pháp tiếng Việt. Với những lý do trên, chúng tôi đã lựa chọn vấn đề Câu có ý nghĩa nhân quả trong tiếng Việt làm đề tài luận án tiến sĩ của mình. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là vận dụng lý thuyết ngữ pháp chức năng hiện đại, đặc biệt là lý thuyết về bình diện ngữ pháp và ngữ nghĩa của câu và quan niệm về tổ chức cú pháp, ngữ nghĩa của câu nhân quả ở một số tác giả trong và ngoài nước; nghiên cứu làm rõ đặc điểm về ngữ pháp, ngữ nghĩa của câu nhân quả qua đó, góp phần nâng cao chất lượng dạy học, nghiên cứu về câu tiếng Việt nói riêng và ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt nói chung. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để đạt được mục đích trên đây, luận án sẽ thực hiện các nhiệm vụ sau: - Hệ thống hóa những vấn đề cơ bản trong lí thuyết ba bình diện của câu (kết học, nghĩa học và dụng học) để làm cơ sở lí luận cho đề tài. - Xác định, làm rõ các khái niệm cú pháp, ngữ nghĩa cơ bản liên quan đến việc nghiên cứu câu nhân quả về cú pháp và nghĩa biểu hiện. - Phân tích, miêu tả đặc điểm cú pháp và ngữ nghĩa (nghĩa biểu hiện) của câu nhân quả trong tiếng Việt. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là câu nhân quả trong tiếng Việt hiện đại. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu câu nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ và động từ gây khiến trong tiếng Việt hiện đại trên bình diện cú pháp và ngữ nghĩa (nghĩa biểu hiện). 4. Phương pháp nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 4.1. Phương pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi chủ yếu sử dụng phương pháp miêu tả nhằm làm nổi bật đặc điểm về cấu trúc cú pháp và cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu nhân quả. 2 Phù hợp với phương pháp trên đây, luận án sử dụng các thủ pháp thống kê, phân loại và một số thủ pháp hình thức như bổ sung, lược bỏ, thay thế yếu tố, cải biến cấu trúc và mô hình hóa để làm nổi bật các đặc điểm về ngữ pháp và ngữ nghĩa của câu nhân quả. 4.2. Nguồn ngữ liệu Chúng tôi thu được 1151 câu nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ và 1650 câu nhân quả được biểu hiện bằng động từ gây khiến làm, khiến được thống kê từ một số tác phẩm văn học Việt Nam. Kết quả này là cơ sở giúp chúng tôi nhận diện, phân tích và miêu tả các kiểu cấu trúc của câu nhân quả về cú pháp và ngữ nghĩa đạt hiệu quả cao. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu một cách có hệ thống và chuyên sâu về 2 kiểu câu có ý nghĩa nhân quả: câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ và câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng động từ gây khiến trên bình diện ngữ pháp và bình diện ngữ nghĩa (nghĩa biểu hiện) qua đó bổ sung và làm sâu sắc thêm lý thuyết về câu nhân quả nói chung và câu nhân quả tiếng Việt nói riêng. 6. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu của luận án đã góp phần: - Làm rõ một số khía cạnh lý thuyết về cú pháp và ngữ nghĩa của câu nói chung. - Bổ sung làm rõ thêm cách hiểu về khái niệm câu nhân quả và câu nhân quả trong tiếng Việt. - Miêu tả làm rõ đặc điểm cú pháp của câu nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ và động từ gây khiến. - Miêu tả làm rõ đặc điểm tổ chức ngữ nghĩa của câu nhân quả qua việc phân tích đặc điểm cấu tạo của các hằng tố, mối quan hệ tương tác và vai trò ngữ nghĩa của chúng đối với tổ chức ngữ nghĩa của câu. 3 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể ứng dụng vào việc nghiên cứu các kiểu câu trong tiếng Việt cũng như sử dụng vào việc biên soạn các tài liệu phục vụ việc dạy ngữ pháp, ngữ nghĩa tiếng Việt nói chung, câu tiếng Việt nói riêng. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Danh mục nguồn ngữ liệu, nội dung chính của luận án được trình bày trong 3 chương. Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết Chương 2. Câu có ý nghĩa nhân quả trong tiếng Việt xét trên bình diện cú pháp Chương 3. Câu có ý nghĩa nhân quả trong tiếng Việt xét trên bình diện nghĩa biểu hiện 4 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Tình hình nghiên cứu câu (cấu trúc) nhân quả trên thế giới Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ học như L.Alterberg, George Lakoff, L.Talmy, R.Jackendoff, V.P.Nedjalkov và G.G.Silniskij... đã có những công trình nghiên cứu về quan hệ nhân quả và cấu trúc nhân quả trong các loại văn bản. a. L.Alterberg (1984) trong công trình Causal linking in spoken and written English (Nhân quả liên kết trong văn nói và viết tiếng Anh) đã xác định trên thực tế gần một trăm liên kết rõ ràng nhất có thể cho mã hóa một mối quan hệ nhân quả giữa hai mệnh đề, trong đó, ông đặc biệt chú ý đến việc phân loại các kết từ nguyên nhân - hệ quả. L.Alterberg đã chia các kết từ thành bốn loại chính: i. Kết từ trạng ngữ như so, hence, therefore (như vậy, do đó, do đó) ii. Kết từ giới từ như because of, on account of (vì, trên sự mô tả của) iii. Kết từ như because as, since (bởi vì như, kể từ) iv. Kết từ hợp nhất mệnh đề như that’s why, the result was (đó là lý do tại sao, kết quả là) [111]. b. George Lakoff (1987) trong công trình Women, Fire, and Dangerous Things (Đàn bà, lửa và những điều nguy hiểm) cho rằng quan hệ nhân quả nguyên mẫu được đặc trưng bởi nhóm 10 tính chất tác động qua lại giữa tác nhân và khách thể sau đây: i. There is an agent that does something. (Có một tác nhân thực hiện một việc gì đó.) ii. There is a patient that undergoes a change to a new state. (Có một khách thể (hay bị thể) trải qua một sự thay đổi đến trạng thái mới.) iii. Properties 1 and 2 constitute a single event; they overlap in time and space; the agent comes in contact with the patient. (Tính chất 1 và 2 tạo nên một sự kiện đơn, chúng diễn ra trong cùng một thời gian và không gian, tác nhân tiếp xúc với khách thể.) 5 iv. Part of what the agent does (either the motion or the exercise of will) precedes the change in the patient. (Một phần của những gì mà tác nhân thực hiện (hoặc là chuyển động hoặc là ý chí) xảy ra trước sự thay đổi của khách thể.) v. The agent is the energy source; the patient is the energy goal; there is a transfer of energy from agent to patient. (Các tác nhân là nguồn năng lượng; khách thể là mục tiêu năng lượng; có một sự chuyển giao năng lượng từ tác nhân đến khách thể.) vi. There is a single definite agent and a single definite patient. (Có một tác nhân xác định duy nhất và một khách thể xác định duy nhất.) vii. The agent is human. (Tác nhân là con người.) viii. - The agent wills his action. (Tác nhân quyết định hành động của mình.) - The agent is in control of his action. (Tác nhân tự kiểm soát hành động của mình.) - The agent bears primary responsibility for both his action and the change. (Tác nhân chịu trách nhiệm chính cho cả hành động của mình và sự thay đổi.) ix. The agent uses his hands, body, or some instrument. (Tác nhân sử dụng đôi tay, cơ thể của mình, hoặc một số thiết bị.) x. The agent is looking at the patient, the change in the patient is perceptible, and the agent perceives the change. (Các tác nhân đang hướng vào khách thể, sự thay đổi ở khách thể là có thể nhận thức được, và tác nhân nhận thấy sự thay đổi.) [114] c. Masayoshi Shibatani (1976) đã đề xuất ý niệm của “because” có thể được phân tích theo cấu trúc tương tác và phủ định như sau: “nếu sự kiện X không xảy ra thì sự kiện Y cũng không xảy ra”. Mối quan hệ giữa hai sự kiện X 6 và Y được hiểu theo cách lập luận “sự kiện Y xảy ra vì sự kiện X đã xảy ra”. [115] d. Leonard Talmy (2003) trong công trình Toward a Cognitive Semantics (Hướng tới một ngữ nghĩa tri nhận) đã phân loại được 9 kiểu quan hệ gây khiến theo mô hình từ vựng hóa - hầu hết là “các loại gây khiến khác nhau kết hợp với gốc của động từ”. Để giải thích cho các loại gây khiến theo mô hình từ vựng hóa, ông sử dụng các động từ broke (gãy), walk (đi), sent (bảo). i. Các tình huống độc lập- không gây khiến. Ví dụ: The vase broke. (Cái lọ vỡ.) ii. Gây khiến kết quả - tình huống Ví dụ: The vase broke from a ball’s rolling into it. (Cái lọ vỡ vì quả bóng lăn vào nó.) iii. Gây khiến nguyên nhân - tình huống Ví dụ: A ball’s rolling into it broke the vase. (Một quả bóng lăn động vào làm cái lọ vỡ.) iv. Gây khiến công cụ Ví dụ: A ball broke the vase. (Một quả bóng làm vỡ cái lọ.) v. Tác thể gây khiến - không chủ ý Ví dụ: I broke the vase in rolling a ball into it. (Tôi làm vỡ chiếc lọ khi lăn quả bóng vào nó.) vi. Tác thể gây khiến có chủ ý Ví dụ: I broke the vase by rolling a ball into it. (Tôi làm vỡ chiếc lọ bằng cách lăn một quả bóng vào nó.) vii. Tình huống bị thể - không gây khiến Ví dụ: My arm broke when I fell. (Cánh tay tôi bị gãy khi tôi ngã.) viii. Gây khiến tự tác thể Ví dụ: I walked to the store. (Tôi đi đến cửa hiệu.) ix. Gây khiến tác động quy nạp Ví dụ: I sent him to the store. (Tôi bảo nó đến cửa hiệu.) [116] 7 e. Cliff Goddard (1998) trong công trình Semantic analysis: A practical introduction (Phân tích ngữ nghĩa: Dẫn luận thực hành) đề cập đến vai trò của từ because (bởi vì) trong việc giải thích cấu trúc gây khiến - kết quả với những động từ make (làm), have (bảo), break (vỡ/làm vỡ/làm gãy), clean (lau), kill (giết chết)[113]. f. R.Jackendoff (1995) trong công trình The English resultative as a family of constructions (Các cấu trúc nhân quả trong tiếng Anh như một tập hợp có tính kiến tạo) đã đề cập đến các cấu trúc chỉ nguyên nhân, trong đó đề cao vai trò của động từ trong các cấu trúc nhân quả. Trong công trình này, những động từ như giết, ném, chặt, vỡ, mở, thực hiện, gây ra hoặc có đều được coi là những động từ chỉ nguyên nhân, cho dù thuộc động từ hay biến tố, vị ngữ chỉ nguyên nhân áp đặt hình ảnh trên thân động từ hoặc động từ nguyên thể mô tả quá trình phát động: đó là hành động nguyên nhân. Theo R.Jackendoff, chủ ngữ của V luôn luôn là tân ngữ của động từ chỉ nguyên nhân trong trường hợp V là nội động từ, nhưng khi V là ngoại động từ, thì tân ngữ của V sẽ trở thành tân ngữ của động từ chỉ nguyên nhân, chủ ngữ của V được biểu hiện bằng một bổ ngữ gián tiếp (thường là một tân ngữ gián tiếp). Ví dụ: (a) I will make the witness cry. (Tôi sẽ làm cho nhân chứng khóc.) (b) I will make the lawyer question the witness. (Tôi sẽ làm cho luật sư hỏi cung nhân chứng.) Trong câu (a), "nhân chứng" được hiểu như là "chủ thể theo lôgic" của nội động từ "khóc", và hiển nhiên là tân ngữ trực tiếp của cụm động từ chỉ nguyên nhân “sẽ làm”. Trong câu (b) "nhân chứng" là tân ngữ trực tiếp của động từ “hỏi cung”, trong khi "luật sư" là chủ thể logic của "hỏi cung" nhưng lại là tân ngữ gián tiếp của cả câu [112]. g. V.P.Nedjalkov và G.G.Silniskij (1969) trong công trình Tunoлогuя кayзаmuвных консmpyкцuй (Loại hình học các cấu trúc nhân quả), đặc biệt chú ý xác định và miêu tả các hằng tố (константы) tham gia tổ chức nghĩa biểu hiện câu. 8 Theo các tác giả của công trình này, hiện thực có thể được xem như một tập hợp các sự kiện hoặc sự tình. Sự tình được chia thành: sự tình đơn giản và sự tình phức tạp. Sự tình đơn giản (sự tình tối thiểu) được hiểu là sự tình gồm hai hằng tố. Ví dụ: Cветит сольце. (Mặt trời chiếu sáng) biểu thị một sự tình đơn giản trong đó một hằng tố biểu thị sự vật mang thuộc tính (được kí hiệu là r) và một hằng tố biểu thị thuộc tính (hành động, trạng thái, đặc điểm của sự vật, được kí hiệu là s). Cụ thể, trong câu được dẫn trên đây, sự vật được biểu thị bằng danh từ (сольце - mặt trời) còn trạng thái được biểu thị bằng светит (chiếu sáng). Sự tình phức tạp là sự tình gồm tối thiểu hai sự tình đơn giản trở lên. Ví dụ: Oн видит, как она пьет воду. (Nó thấy cô ấy uống nước.) Мы вернулись, так как погода испортилась. (Chúng tôi quay lại vì thời tiết xấu). Sự tình được biểu thị bởi câu trên đây được gọi là sự tình nhân quả. Trong công trình này, các tác giả đã đưa ra 15 mẫu cấu trúc về sự tình nhân quả. Bảng 1.1. Các kiểu cấu trúc nhân quả của V.P.Nedjalkov và G.G Silniskij Kiểu Kiểu Chiết Hệ từ Chiết cấu Chiết Hệ từ Chiết cấu trúc đoạn nhân đoạn trúc đoạn nhân đoạn nhân bậc 1 quả bậc 2 nhân bậc 1 quả bậc 2 quả quả T1 c Giới từ a T9 x "SiK" c T2 c Liên từ c T10 x "SiK" a T3 x Tính từ a T11 x "SiK" H T4 a Danh từ a T12 a "K" a T5 x Danh từ a T13 a "K" H T6 x "SikSj" x T14 x "K" a T7 x "SikSj" H T15 x "K" H T8 a "KSj" x Ghi chú: a. Cấu trúc thuộc ngữ; c: Cấu trúc chủ vị x: Danh từ (đại từ); H: Cấu trúc gián tiếp (hai thành tố không có quan hệ cú pháp trực tiếp mà chỉ có quan hệ ý nghĩa. 9 Dưới đây là sự minh họa cụ thể về từng kiểu cấu trúc nhân quả. T1: Мы вернулись из-за болезни брата. (Chúng tôi quay lại vì bệnh tình của người anh) Ở câu này, Мы вернулись là chiết đoạn bậc 1 (là cấu trúc chủ vị); из-за là giới từ; болезни брата là cấu trúc thuộc ngữ. Я знаю это благодаря его сообщению. (Tôi biết điều đó nhờ sự thông báo của anh ấy.) T2: Начался дождь поэтому мы вернулись. (Đã bắt đầu mưa cho nên chúng tôi quay lại). Мы вернулись так как начался дождь. (Chúng tôi quay lại vì bắt đầu mưa.) T3: Ты виноват в её смерти. (Anh có lỗi trong cái chết của cô ấy.) T4: Твоя ощибка - причина нашего поражения. (Sai lầm của anh là nguyên nhân thất bại của chúng ta.) T5: Ты виновник в её смерти. (Anh là thủ phạm trong cái chết của cô ấy.) T6: Он подозвал меня. (Anh ta gọi tôi đến.) T7: Они избрали его секретарем. (Họ bầu anh ấy làm thư kí.) Они назвали сына Иваном. (Họ đặt tên đứa con trai là Ivan.) T8: Его рассказ расспешил меня. (Câu chuyện của anh ấy khiến tôi bật cười.) T9: Он приказал (ей) чтобы она ушла. (Anh ấy ra lệnh cho cô ta ra đi.) T10: Он разрешил наш отъезд. (Ông ấy cho phép (ủng hộ) chuyến đi của chúng tôi.) T11: Я разрешил ему уйти. (Tôi cho phép anh ta ra đi.) Я попросил его о помощи. (Tôi yêu cầu anh ấy giúp đỡ.) T12: Его появление вызвало всеобщий переполох. (Sự xuất hiện của anh ta khiến mọi người sợ hãi.) T13: Его появление впнудило нас удалиться. (Sự xuất hiện của anh ta buộc chúng tôi phải tránh đi.) Его cлова полкнули её на преступление. (Những lời nói của anh ta đẩy cô ấy đến tội lỗi.) Т14. Я добился его cогласия. (Tôi đã đạt được sự đồng ý của ông ấy.) T15: Он оставил меня в покое. (Anh ta đã để tôi được yên.) 10 Như các ví dụ trên cho thấy, một vài động từ nhân quả có thể dùng để cấu tạo cấu trúc nhân quả các kiểu khác nhau (xem những ví dụ về các kiểu cấu trúc T10 và T11) [118]. Như vậy, đến nay, câu hay cấu trúc có ý nghĩa nhân quả đã nhận được rất nhiều sự quan tâm của các nhà ngôn ngữ học trên thế giới. Các tác giả đã tiến hành nghiên cứu kiểu câu hay cấu trúc này theo những hướng khác nhau với những ngữ liệu phong phú. Dù các kết quả nghiên cứu được nhắc đến trên đây còn nhiều điều phải bàn thêm nhưng những nghiên cứu này đã có đóng góp rất quan trọng cho việc nghiên cứu câu có ý nghĩa nhân quả và là cơ sở cho những nghiên cứu tiếp theo. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu câu nhân quả ở Việt Nam Ở Việt Nam, câu (cấu trúc) nhân quả và mối quan hệ nguyên nhân - kết quả, điều kiện - hệ quả và động từ gây khiến đã được một số nhà nghiên cứu quan tâm, như Hoàng Trọng Phiến (1980), Tập thể tác giả của Ủy ban Khoa học Xã hội Việt Nam (1983), Trần Ngọc Thêm (1985, 2006), Cao Xuân Hạo (1991), Hồ Lê (1992), Nguyễn Thị Quy (1995), Diệp Quang Ban (1996, 2009), Lê Biên (1996), Nguyễn Đức Dân (1998, 2004), Nguyễn Văn Lộc (2004), Nguyễn Thị Kim Quyên (2007), Nguyễn Khánh Hà (2008), Nguyễn Thị Thu Hà (2008), Lê Thị Minh Hằng (2009), Nguyễn Văn Hiệp (2009), Nguyễn Thị Thu Hương (2010), Nguyễn Văn Thành (2013). a. Hoàng Trọng Phiến đã xếp câu nhân quả vào câu ghép qua lại hai chiều. “Các vế của câu biểu thị quan hệ nguyên nhân và kết quả, quan hệ lý do và kết luận” [71, 210]. Tác giả đã tổng kết được 81 mô hình câu nhân quả với 19 tiểu nhóm, hoàn toàn theo tiêu chí hình thức [71, 245 - 248]. Khi nghiên cứu về các thành phần câu và tổ chức của câu nhân quả, Hoàng Trọng Phiến còn đề cập đến trạng ngữ chỉ nguyên nhân: “Chỉ sự duyên cớ may rủi của sự việc được chủ ngữ và vị ngữ nêu ra” [71, 131] . Về vị trí, trạng ngữ chỉ nguyên nhân ở cuối câu có thể chuyển vào giữa kết cấu chủ vị hoặc lên đầu câu. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân ở cuối câu có cách cấu tạo thêm là trước phần chỉ nguyên nhân. Trạng ngữ chỉ nguyên nhân bao giờ cũng có những giới từ vì, do, bởi, tại làm tín hiệu [71, 131]. 11 Hoàng Trọng Phiến cũng xếp những câu có chứa động từ khiến vào nhóm câu trung gian giữa câu đơn và câu ghép, ông gọi đó là sự phức tạp hoá câu đơn, hay còn gọi là kiểu câu móc xích. Kiểu câu này có mô hình tương ứng như sau: D1Đ1D2Đ2. b. Các tác giả thuộc Uỷ ban khoa học xã hội trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt đã phân loại, miêu tả một cách cụ thể cấu tạo của câu ghép, trong đó, câu ghép được chia thành câu ghép song song và câu ghép qua lại. Theo các tác giả, “đặc điểm quan trọng của nòng cốt - nòng cốt đơn hay nòng cốt ghép - là khả năng độc lập về ngữ pháp, tức là khả năng làm thành câu - câu đơn hay câu ghép. Khi đứng độc lập làm thành phần câu, nòng cốt đơn có vai trò biểu thị một quá trình tư duy và thông báo hoàn chỉnh” [110, 217]. c. Cao Xuân Hạo áp dụng lý thuyết ngữ pháp chức năng để khảo sát câu tiếng Việt trong đó có câu nhân quả. Khi đề cập đến khung đề của câu, Cao Xuân Hạo cho rằng, những loại trạng ngữ chỉ phương thức, chỉ mức độ, chỉ tương quan so sánh, chỉ nguyên nhân, chỉ thời hạn, chỉ thời gian không xác định, chỉ mục đích, chỉ sự nhượng bộ dù có đưa ra phía trước cũng không thể coi là khung đề được, bởi đó không phải là những “điều kiện trong đó những điều nói sau có hiệu lực”, không phải là “phạm vi ứng dụng của phần Thuyết” [37, 164 - 165]. Như vậy, theo Cao Xuân Hạo thành tố chỉ nguyên nhân trong câu nhân quả không thể là khung đề trong tổ chức cú pháp của câu. d. Hồ Lê dựa vào tính chất của mối quan hệ ngữ nghĩa để phân loại câu điều kiện - hệ quả. Theo đó, bốn dạng câu cụ thể sau đây thuộc về hai lớp khác nhau của kiểu chung là “câu điều kiện - hệ quả”. i. Câu điều kiện - hệ quả có điều kiện giả định thuận với hệ quả: nếu... thì..., hễ... thì..., giá mà..., phải chi..., giả sử... ii. Câu điều kiện - hệ quả có điều kiện giả định nghịch với hệ quả: dù cho..., cho dù..., dù..., dầu... iii. Câu điều kiện - hệ quả có điều kiện thực thuận với hệ quả: vì... nên..., do..., tại...., hèn chi... iv. Câu điều kiện - hệ quả có điều kiện thực nghịch với hệ quả: mặc dù... nhưng..., tuy... nhưng... [57]. 12 Như vậy, theo Hồ Lê, câu có ý nghĩa nhân quả (kiểu iii) thuộc loại chung hơn là câu điều kiện - hệ quả và thuộc kiểu câu điều kiện - hệ quả có điều kiện thực thuận với hệ quả. e. Diệp Quang Ban trong công trình Ngữ pháp Việt Nam, phần Câu, gọi câu nhân quả có vị ngữ là các động từ gây khiến ( làm cho, khiến cho) là “câu chứa chủ ngữ nguyên nhân”. V...hĩa hay yếu tố biểu thị lõi sự tình (còn được gọi là phần chỉ sự thể [5,24], hoặc vị tố [48,38-39]) trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu và phân biệt nó với hạt nhân ngữ pháp của câu. Trong ngôn ngữ học nước ngoài, một trong những tác giả đề cập một cách tương đối cụ thể, rõ ràng đến khái niệm hạt nhân (nucléus) với tư cách là trung tâm cú pháp và ngữ nghĩa của câu là L.Tesnière. Theo L.Tesnière “hạt nhân là hợp thể mà tham gia vào đó, bên cạnh yếu tố là trung tâm thuần cú pháp, còn có các yếu tố giữ vai trò trung tâm về ngữ nghĩa mà nhờ chúng, hạt nhân được nối kết bởi mối quan hệ ngữ nghĩa với các yếu tố khác trong câu” [121, 56]. Nói cách khác, hạt nhân, theo L.Tesnière, là yếu tố vừa giữ vai trò trung tâm về cú pháp (cấu trúc), vừa giữ vai trò trung tâm về ngữ nghĩa của câu. Hạt nhân có hai vai trò chính: vai trò cấu tạo nút (vai trò cấu trúc) và vai trò ngữ nghĩa (là trung tâm ngữ nghĩa của câu [121, 56]). Hạt nhân được phân biệt với trung tâm thuần cú pháp (thành tố chính về cú pháp) của nút (noeut) vì trung tâm thuần cú pháp của nút có thể chỉ là một phần của hạt nhân [121, 56]. Hai vai trò chính (cấu trúc và ngữ nghĩa) của hạt nhân có thể 27 được thực hiện bởi một từ (parle (nói) trong câu: Alfred parle (Alfred nói) nhưng cũng có thể được thực hiện bởi các từ khác nhau. Trong trường hợp thứ hai, theo L.Tesnière, ta sẽ có hạt nhân tách biệt (nucléus dissocié) [121, 58]. Mỗi hạt nhân tách biệt bao gồm tối thiểu hai từ mà một trong chúng thực hiện vai trò cấu trúc (cú pháp), còn một thực hiện vai trò ngữ nghĩa [121, 58]. Ví dụ điển hình về hạt nhân tách biệt, theo L.Tesnière, là tổ hợp gồm hai động từ mà một trong chúng được gọi là trợ động từ (auxiliaire) thực hiện vai trò cấu trúc, còn động từ thứ hai được gọi là động từ thực (auxilié) thực hiện vai trò ngữ nghĩa [121, 58]. Chẳng hạn, trong câu: Alfred est arrivé (Alfred đã đến), hạt nhân gồm hai từ: est và arrivé trong đó est thực hiện vai trò cấu trúc (cú pháp), còn arrivé thực hiện vai trò ngữ nghĩa [121, 58]. Một dạng khác của hạt nhân tách biệt là tổ hợp gồm trợ động từ và tính từ trong những câu kiểu như: Alfred est grand (Alfred to lớn). Ở câu này, est thực hiện vai trò cú pháp còn grand thực hiện vai trò ngữ nghĩa. Trong ngữ pháp chức năng, vấn đề cấu trúc ngữ nghĩa (cấu trúc nghĩa biểu hiện) của câu đã được đề cập trong nhiều công trình của các tác giả khác nhau trong đó, đáng chú ý là các cuốn Dẫn luận ngữ pháp chức năng của M. A K. Haliday và cuốn Ngữ pháp chức năng của Simon C. Dik. Xem xét cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu (trong mục 5. Cú như là sự thể hiện), M. Halliday xác định ba kiểu quá trình (sự tình) chính là: quá trình vật chất, quá trình tinh thần, quá trình quan hệ [34, 206]. Hệ thống quá trình quan hệ trong tiếng Anh, theo M. Halliday, gồm ba kiểu chính: 1) quan hệ sâu (intensive),: x là a: 2) quan hệ chu cảnh (circumstantial): x ở a; 3) quan hệ sở hữu: x có a. Mỗi kiểu quá trình này đều xuất hiện dưới hai phương thức tách biệt: a) định tính (atributive) và b) đồng nhất (identifying) [34, 223]. Chẳng hạn, các cú biểu thị quá trình quan hệ sâu gồm: cú định tính: Sara is wise (Sara thông thái ). Paula is a poet (Paula là nhà thơ) và cú đồng nhất: Tom is the leader (Tom là thủ lĩnh). Alice is the clever est one (Alice là người thông minh nhất). Trong các cú biểu thị quá trình sâu định tính trên đây, động từ hiện thực hóa quá trình (biểu thị lõi sự tình) là be (được xếp vào lớp động từ quy gán); còn các tham thể hay vai nghĩa lần lượt là Sara, Paula (được gọi là 28 đương thể- Carrier) và wise, a poet (được gọi là thuộc tính -Attribute) [34, 224]. Trong các cú biểu thị quá trình sâu đồng nhất trên đây, động từ hiện thực hóa quá trình cũng là be (được xếp vào lớp động từ đẳng thức); còn các tham thể lần lượt là Tom, Alice (được gọi là bị đồng nhất thể) và the leader, the clever est one (được gọi là đồng nhất thể). Ở Simon C. Dik, các sự tình của câu được chia thành bốn loại chính: hành động, quá trình (thuộc sự tình động hay sự kiện), tư thế, trạng thái (thuộc sự tình tĩnh hay tình huống). Đáng chú ý là những câu có chứa động từ chỉ quan hệ (be) kiểu như: Roses are red (Hoa hồng đỏ). That man is the killer (Người đàn ông ấy là kẻ sát nhân) mà M. Halliday xếp vào cú quan hệ được Simon C. Dik xếp vào câu chỉ sự tình trạng thái (Stater) với một hoặc hai tham tố (vai nghĩa) “có chức năng ngữ nghĩa zero” [25, 50 -56]. Như vậy, có thể thấy cùng một kiểu câu biểu thị cùng một loại sự tình (quá trình) nhưng ở các tác giả khác nhau, nó được xếp vào những kiểu khác nhau. Mặt khác, trong việc xác định hạt nhân ngữ nghĩa và các tham thể ngữ nghĩa ý kiến của các tác giả cũng không có sự thống nhất. Trong Việt ngữ học, vấn đề cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu và việc xác định các thành tố trong nó đã được đề cập đến khá nhiều. Đáng chú ý là ý kiến của Cao Xuân Hạo, Diệp Quang Ban và Nguyễn Văn Hiệp. Khi phân loại câu theo nghĩa biểu hiện, Cao Xuân Hạo chia câu tiếng Việt thành ba loại chính: câu tồn tại, câu chỉ sự tình động hay sự việc, biến cố (gồm câu chỉ hành động và câu chỉ quá trình), câu chỉ sự tình tĩnh hay tình hình (gồm câu chỉ trạng thái và câu chỉ quan hệ) [37, 232]. Phân tích các kiểu câu chỉ hành động, quá trình và trạng thái, tác giả xác định rõ các thành tố nghĩa trong chúng gồm hạt nhân ngữ nghĩa (chỉ các loại sự tình như: hành động, quá trình, trạng thái) và các tham thể ngữ nghĩa (hành thể, tác thể, động thể, đích, lực, nghiệm thể) [37, 234-240]. Tuy nhiên, riêng ở câu chỉ quan hệ (ví dụ: Napoléon đệ Nhất là chú của Napoléon đệ Tam), không thấy tác giả chỉ ra cụ thể hạt nhân ngữ nghĩa hay yếu tố biểu thị lõi sự tình và các tham thể ngữ nghĩa. 29 Diệp Quang Ban quan niệm: “cấu trúc nghĩa biểu hiện gồm có phần nêu đặc trưng hay quan hệ, gọi gọn là sự thể, và các vai nghĩa, chúng hợp lại tạo nên sự thể của câu (sự việc được phản ánh). Về cú pháp, sự thể do vị tố diễn đạt, các vai nghĩa do các bổ ngữ (hiểu rộng) đảm nhiệm” [5, 23]. Khi xác định các thành tố ngữ nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu chỉ quan hệ với từ là (Anh này là thợ mộc giỏi nhất vùng này), tác giả cho rằng ở kiểu câu này, từ là là “phần chỉ sự thể” hay vị tố (tức là “yếu tố chính của câu về cả phương diện nghĩa biểu hiện (chỉ sự việc) và phương diện cú pháp”[5, 55]); còn các ngữ danh từ ở trước và sau là là các tham thể ngữ nghĩa (Bị đồng nhất thể và Đồng nhất thể) [5, 26]. Cách phân tích này tương tự như cách phân tích của M.Halliday như đã chỉ ra trên đây nhưng khác với cách phân tích của một số tác giả khác. Xem xét cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu, Nguyễn Văn Hiệp cho rằng “Mỗi câu có một vị từ làm cốt lõi và quây quần xung quanh là những tham thể biểu thị những vai nghĩa nào đó” [47, 36]. Khái niệm vị từ được hiểu không phải theo cách truyền thống mà vị từ được xác định thông qua khái niệm vị tố (predicator), theo đó, “vị từ là những từ có thể làm vị tố” [47, 39]. Chẳng hạn, câu: Nó là sinh viên sẽ có vị tố là sinh viên, là trung tâm tổ chức của câu; còn câu: Ông ấy là bố nó sẽ có vị từ trung tâm là bố, hai diễn tố là ông ấy và nó [47, 59]. Qua ý kiến của một số tác giả được giới thiệu khái quát trên đây, có thể thấy vấn đề xác định hạt nhân ngữ nghĩa (phần chỉ sự thể, vị tố) trong một số kiểu câu chưa được chú ý xem xét thấu đáo hoặc không được nhìn nhận, giải quyết một cách thống nhất (và kéo theo điều đó là sự không thống nhất trong cách hiểu về các tham thể có quan hệ với nó). Chẳng hạn, ở Cao Xuân Hạo, như đã chỉ ra trên đây, câu chỉ quan hệ không được phân tích cụ thể thành hạt nhân ngữ nghĩa (biểu thị lõi sự tình) và các tham thể ngữ nghĩa. Ở Diệp Quang Ban, câu chỉ quan hệ có “phần chỉ sự thể” hay vị tố là từ là còn các ngữ danh từ ở trước và sau là đều là tham thể. Ở Nguyễn Văn Hiệp, câu chỉ quan hệ lại có vị tố (hạt nhân ngữ nghĩa hay “trung tâm tổ chức của câu”) là danh từ ở sau là. 30 Như vậy, có thể thấy trong việc phân tích cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu, bên cạnh những điểm chung, vẫn còn những điểm chưa thống nhất, cụ thể là: 1) cách xác định các kiểu quá trình (sự tình, sự thể), (chẳng hạn, một số tác giả xác định sự tình quan hệ ứng với vị tố là (trong tiếng Anh là be), trong khi ở Simon C. Dik, trong bốn loại sự tình được xác định không có loại sự tình này); 2) việc xác định số lượng và danh sách các tham thể và vai nghĩa cụ thể. Có liên quan đến hai vấn đề chính chưa thống nhất trên đây là một số vấn đề cụ thể khác. Chẳng hạn, đó là vấn đề bản chất, vai trò ngữ nghĩa của các động từ trống nghĩa như: là, dùng, trở nên, được, bị, làm, khiến trong cấu trúc ngữ nghĩa của câu. (Chúng là hạt nhân ngữ nghĩa biểu thị sự tình quan hệ hay là các yếu tố chỉ có chức năng biểu thị quan hệ ngữ nghĩa giữa các thực từ?). Việc làm rõ vấn đề này lại liên quan đến việc xác định các loại sự tình và việc phân loại, miêu tả câu theo nghĩa biểu hiện dựa vào các kiểu sự tình. Dưới đây, chúng tôi sẽ đưa ra cách hiểu về các khái niệm nghĩa biểu hiện, cấu trúc nghĩa biểu hiện; trên cơ sở đó, sẽ xác định các thành tố ngữ nghĩa thuộc cấu trúc nghĩa biểu hiện (hạt nhân ngữ nghĩa và các vai nghĩa). 3) Quan niệm của luận án về nghĩa biểu hiện, cấu trúc nghĩa biểu hiện, hạt nhân ngữ nghĩa và các vai nghĩa a) Khái niệm nghĩa biểu hiện của câu Chúng tôi tán thành cách hiểu nghĩa biểu hiện (nghĩa miêu tả, nghĩa sâu) là loại nghĩa phản ánh sự tri nhận, kinh nghiệm của con người về hiện thực khách quan [64, 9], [47, 36]. Đây chính là loại nghĩa mà M.A.K Haliday đề cập trong cấu trúc của cú như là sự thể hiện và bao gồm các khái niệm chính như: quá trình, tham thể, chu cảnh là “những phạm trù ngữ nghĩa giải thích một cách khái quát nhất các hiện tượng của thế giới hiện thực” [34, 207-208]. Nghĩa biểu hiện, theo cách hiểu trên đây, một mặt, được phân biệt với nghĩa chủ đề [34, 108-111], [5, 63-67] mặt khác, được phân biệt với nghĩa cú pháp hay nghĩa ngữ pháp quan hệ vốn đặc trưng cho các thành phần cú pháp của câu như Nguyễn Văn Lộc đã chỉ ra [64, 11-13]. 31 b) Khái niệm cấu trúc nghĩa biểu hiện Khái niệm cấu trúc nghĩa biểu hiện (nghĩa miêu tả) của câu được hiểu tương đương với khái niệm cấu trúc ngữ nghĩa (семантическая структура) thường được đề cập trong nhiều công trình ngôn ngữ nước ngoài. Theo I.P.Raspopov, “trong phần lớn các công trình nghiên cứu theo chủ đề ngữ nghĩa của câu, cấu trúc ngữ nghĩa thường được hiểu là cấu trúc cơ sở có tính khái quát thống nhất một loạt cấu trúc cú pháp cụ thể khác nhau nhưng phản ánh cùng một sự tình (sự kiện, sự việc)” [77, 24]. Đó là những lược đồ (công thức) logic trừu tượng được khái quát từ những cấu trúc khác nhau có cùng nội dung ngữ nghĩa [77, 25-26]. Cấu trúc ngữ nghĩa của câu theo cách hiểu này thường được đồng nhất với cấu trúc sâu (глубинная структура) [77, 26]. Trên cơ sở cách hiểu khái niệm nghĩa biểu hiện như trên đây và tiếp thu (có bổ sung) ý kiến của I.P.Raspopov, chúng tôi hiểu cấu trúc nghĩa biểu hiện (cấu trúc ngữ nghĩa) của câu là một hệ thống (chỉnh thể) bao gồm các thành tố ngữ nghĩa và mối quan hệ nối kết giữa chúng. Các thành tố ngữ nghĩa (các thành tố mang nghĩa biểu hiện) trong cấu trúc nghĩa biểu hiện về nguyên tắc, phải là thực từ và bao gồm hạt nhân ngữ nghĩa (thường được biểu hiện bằng vị từ - thực từ) và các vai nghĩa hay các tham thể ngữ nghĩa (gồm tham thể cơ sở và tham thể mở rộng). Mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các thành tố mang nghĩa có thể được biểu hiện bằng các phương tiện ngữ pháp thuần tuý như trật tự từ (so sánh: mua cam- cam mua), hư từ (so sánh: ăn ở hiệu, ăn bằng đũa, chết vì bệnh, hy sinh vì (cho) Tổ quốc) hoặc bằng phương tiện từ vựng -ngữ pháp, cụ thể bằng các bán thực từ (là, trở nên, bị, được, dùng, làm, khiến). Mối quan hệ giữa các thành tố ngữ nghĩa (thành tố mang nghĩa biểu hiện) trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu thực chất là mối quan hệ giữa các ý nghĩa từ vựng của từ, tức là mối quan hệ giữa các từ với tư cách là đơn vị từ vựng hay đại diện cho nhóm chủ đề chứ không phải với tư cách là đơn vị ngữ pháp (với tư cách là đại diện của từ loại, tiểu loại). Mối quan hệ ngữ nghĩa giữa các từ hay thành tố ngữ nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu có thể là đơn giản, trực tiếp (quan hệ ngữ nghĩa giữa hai từ) hoặc phức tạp, gián tiếp (quan hệ ngữ nghĩa giữa từ và cụm từ 32 hoặc giữa hai cụm từ trong đó, các yếu tố phụ chỉ có quan hệ gián tiếp với yếu tố ngoài cụm). Như đã trình bày ở trên, trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu thì hạt nhân ngữ nghĩa thường được biểu hiện bằng vị từ - thực từ (là yếu tố biểu thị lõi sự tình của câu). Xoay xung quanh hạt nhân ngữ nghĩa là các tham thể (argument), mỗi tham thể đảm nhiệm một chức năng ngữ nghĩa hay một vai nghĩa (semantic role) nhất định. Nội dung của việc nghiên cứu câu theo bình diện ngữ nghĩa chính là xác định, miêu tả hạt nhân ngữ nghĩa (biểu thị lõi sự tình) và các tham thể tham gia vào sự tình. c) Hạt nhân ngữ nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu Chúng tôi hiểu hạt nhân ngữ nghĩa là thành tố có vai trò quan trọng nhất về ngữ nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu. Vai trò chính hay vai trò quan trọng nhất về ngữ nghĩa của hạt nhân ngữ nghĩa thể hiện ở những đặc điểm sau: - Hạt nhân ngữ nghĩa là thành tố có tính thường trực cao nhất trong câu. Trừ trường hợp đối thoại hoặc một vài trường hợp đặc biệt, hạt nhân ngữ nghĩa thường không thể vắng mặt. Vì việc lược bỏ nó không chỉ ảnh hưởng đến tính rõ ràng, xác định, tính trọn vẹn về nghĩa của câu mà còn dẫn đến sự phá vỡ tổ chức ngữ nghĩa của câu. Chẳng hạn, ở câu: Giáp tặng Tị cuốn sách, việc lược bỏ một trong các tham thể nào đó vẫn không phá vỡ cấu trúc ngữ nghĩa của câu (mối quan hệ giữa hạt nhân ngữ nghĩa (tặng) và các tham thể còn lại vẫn được duy trì); còn việc lược bỏ hạt nhân ngữ nghĩa (tặng) sẽ phá vỡ hoàn toàn cấu trúc ngữ nghĩa của câu. - Hạt nhân ngữ nghĩa là thành tố quy định bản chất nghĩa biểu hiện của câu. Chính do đặc điểm này mà có thể dựa vào nghĩa biểu hiện của từ giữ vai trò hạt nhân ngữ nghĩa để phân loại câu theo nghĩa biểu hiện thành những kiểu cụ thể (câu chỉ hành động, câu chỉ trạng thái, câu chỉ đặc điểm). - Hạt nhân ngữ nghĩa là đầu mối của các quan hệ ngữ nghĩa chính trong câu. Các kiểu quan hệ ngữ nghĩa quan trọng nhất thường được nói đến trong câu (kiểu như: hành thể-hành động, tác thể-hành động, nghiệm thể-trạng thái, hành động-đối thể, hành động-tiếp thể) đều là mối quan hệ giữa hạt nhân 33 ngữ nghĩa và các kiểu tham thể khác nhau. Hạt nhân cũng chính là thành tố tham gia quan hệ ngữ nghĩa với các thành tố nghĩa chỉ cảnh huống (do các chu tố biểu thị). - Hạt nhân ngữ nghĩa là thành tố chi phối tổ chức ngữ nghĩa của câu; cụ thể nó quy định số lượng và đặc điểm ngữ nghĩa của các tham thể ngữ nghĩa có thể có trong câu. Chẳng hạn, động từ tặng với tư cách là hạt nhân ngữ nghĩa luôn đòi hỏi xung quanh nó phải có ba tham thể với các nghĩa cụ thể do nó quy định: a) Chủ thể hành động (hành thể) được biểu thị bởi danh từ chỉ người hay tổ chức. b) Đối thể (đích thể) của hành động thường được biểu thị bởi danh từ chỉ vật. c) Kẻ nhận (tiếp thể) thường được biểu thị bởi danh từ chỉ người. Với vai trò, đặc điểm quan trọng về ngữ nghĩa như chỉ ra trên đây, hạt nhân ngữ nghĩa, nói chung, phải do thực từ, tức là những từ có ý nghĩa cụ thể, chân thực đảm nhiệm. Hạt nhân ngữ nghĩa có thể trùng hoặc không trùng với hạt nhân cú pháp của câu. (Xem sự phân tích cụ thể ở dưới đây.). Những đặc điểm đã chỉ ra trên đây của hạt nhân ngữ nghĩa có thể coi là tiêu chí được dùng để xác định thành tố này, phân biệt nó với hạt nhân cú pháp và các tham thể ngữ nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu. Dựa vào quan niệm của L.Tesnière về hạt nhân, tiếp thu (có điều chỉnh, bổ sung) ý kiến của một số tác giả khác, dưới đây, chúng tôi sẽ nêu một số đề xuất nhằm góp phần làm rõ cách xác định hạt nhân ngữ nghĩa của một số kiểu câu với vị ngữ là các động từ trống nghĩa qua việc xem xét cụ thể ba kiểu câu thường gặp thuộc loại này: câu chỉ quan hệ với vị ngữ là động từ là; câu bị động với vị ngữ là các động từ được, bị; câu nhân quả với vị ngữ là các động từ làm, khiến. Chúng tôi cho rằng việc làm rõ vấn đề hiện còn có ý kiến tranh luận này có ý nghĩa lí thuyết quan trọng và cũng tạo tiền đề cần thiết cho việc phân tích cấu trúc ngữ nghĩa của câu nói chung và câu nhân quả nói riêng. - Đối với câu với vị ngữ là động từ “là”: Câu chỉ quan hệ với động từ là thường được phân tích theo hai cách: a) Coi là là phần chỉ sự thể (sự tình, quá trình) hay vị tố (được hiểu là yếu tố chính cả về nghĩa biểu hiện lẫn về cú pháp); b) Coi thực từ ở sau là là vị tố (yếu tố biểu thị lõi sự tình). 34 Đối với kiểu câu này, chúng tôi nghiêng về cách phân tích thứ hai. Cơ sở là: +) Về nghĩa: Theo sự thừa nhận chung, là (trong: Nó là sinh viên) tương đối trống nghĩa từ vựng, thậm chí có tác giả coi là là từ “không có ý nghĩa từ vựng”[104, 148]. Nó không phải là “yếu tố mang gánh nặng từ vựng” như Nguyễn Văn Hiệp đã chỉ ra [48, 38-39]. Do sự trống nghĩa của là mà một số tác giả coi nó là hư từ [104, 148], [91, 91]. Chúng tôi vẫn coi là là động từ [61, 23-24] nhưng gọi nó là động từ ngữ pháp để phân biệt nó với động từ - thực từ đích thực. Do trống nghĩa từ vựng, là không giữ vai trò hạt nhân ngữ nghĩa (vị tố) của câu. +) Về đặc điểm hoạt động ngữ pháp:  Là hầu như không có khả năng độc lập làm thành tố cú pháp. Bổ ngữ sau là rất khó lược bỏ (Chẳng hạn, chỉ nói: “Nó ngủ. Nó ăn. Nó đọc.” chứ hầu như không nói: “Nó là.”). Việc hầu như không thể lược bỏ bổ ngữ là thực từ ở sau là (thậm chí, ngay cả trong trường hợp đối thoại) chứng tỏ vai trò quan trọng về ngữ nghĩa của bổ ngữ đó.  Vì là không giữ vai trò quan trọng về nghĩa nên trong một số trường hợp, có thể dễ dàng lược bỏ nó mà không làm ảnh hưởng cơ bản đến nghĩa biểu hiện của câu. Ví dụ: Cậu Vàng Ø người xóm Đông. (Dẫn theo [101, 51-52]) Nó vẫn Ø lớp trưởng. (Dẫn theo [106, 148]) Anh Sản cũng Ø người Quảng Yên phải không? (Nguyễn Đình Thi) Nhà nó cũng Ø nhà gạch hẳn hoi. (Nam Cao) Câu quan hệ với từ là gồm nhiều biến thể cụ thể đòi hỏi khi phân tích cấu trúc nghĩa biểu hiện của nó, cần xem xét từng trường hợp cụ thể. Tóm lại, trong câu quan hệ với động từ là, là chỉ là hạt nhân cú pháp (vị ngữ), còn hạt nhân ngữ nghĩa là thực từ chỉ đặc điểm (thuộc tính) giữ vai trò bổ ngữ ở sau là. - Đối với câu bị động: Tán thành ý kiến của một số tác giả, chúng tôi coi câu bị động (Nó được mẹ khen) là câu khác về cú pháp nhưng có cùng nghĩa biểu hiện với câu chủ động tương ứng (Mẹ khen nó). Nói cách khác, ở câu bị động cũng như ở câu chủ động tương ứng trên dây chỉ có một sự tình 35 (hành động) với lõi sự tình được biểu thị bởi từ giữ vai trò hạt nhân ngữ nghĩa là khen và hai tham thể ngữ nghĩa là mẹ (tác thể) và nó (đối thể). Sự thừa nhận điều này có nghĩa là thừa nhận được (bị) trong câu bị động là những từ trống nghĩa (đã ngữ pháp hóa ở mức độ nhất định) [5, 158-159], [27, 139]. Diệp Quang Ban coi được (bị) trong câu bị động là những yếu tố “có tư cách của trợ động từ (auxiliary), với tính chất hư cao nhất” [5,159]. Đinh Văn Đức coi được, bị trong câu bị động là các động từ trống nghĩa và xếp chúng vào nhóm động từ tình thái - ngữ pháp [27, 139]. V.S.Panfilov coi được (bị) trong câu bị động là các “tác tử của phép cải biến bị động” [70, 247] và luận giải chúng như là các “chỉ tố của hình thái phân tích tính của động từ” [70, 247]. Chúng tôi coi được, bị trong câu bị động là động từ gây khiến (có tính chất bán thực từ). Với đặc điểm trống nghĩa từ vựng, được, bị trong câu bị động được dùng với tư cách là phương tiện cải biến và sự có mặt của chúng không làm thay đổi về cơ bản nghĩa biểu hiện của câu (so với nghĩa của câu chủ động tương ứng). Do đó, câu bị động được coi là dạng cải biến của câu chủ động tương ứng. Là động từ, được, bị trong câu bị động vẫn chỉ hoạt động khái quát (hoạt động hiểu theo nghĩa ngữ pháp), vẫn bảo lưu khả năng kết hợp với các phó từ thời thể và khả năng giữ vai trò hạt nhân ngữ pháp (vị ngữ) của câu. Tuy nhiên, vì trống nghĩa từ vựng nên chúng không thể giữ vai trò hạt nhân ngữ nghĩa hay yếu tố biểu thị lõi sự tình của câu. Hạt nhân ngữ nghĩa hay yếu tố biểu thị lõi sự tình trong câu bị động, theo chúng tôi, là các động từ đứng sau được, bị (ở câu trên đây là khen). Cách xác định hạt nhân ngữ nghĩa của câu với vị ngữ là các động từ ngữ pháp là, được, bị tạo cơ sở để xem xét cách xác định hạt nhân ngữ nghĩa của câu nhân quả với vị ngữ là các động từ gây khiến làm, khiến. - Đối với câu nhân quả có vị ngữ là các động từ “làm”, “khiến”, chúng tôi quan niệm trong câu nhân quả với vị ngữ là các động từ làm, khiến (Tiếng nổ làm (khiến) mọi người giật mình. Sự vắng mặt của anh làm (khiến) mẹ lo lắng), làm, khiến cũng như được, bị, đã ngữ pháp hóa ở mức độ nhất định và 36 về cơ bản, có tính chất của động từ gây khiến (động từ bán thực từ) [70, 12- 15]. Làm, khiến trong câu nhân quả kiểu trên đây cần được phân biệt với làm, khiến là động từ - thực từ đích thực (trong: Ăn có mời, làm có khiến. Chim làm tổ. Ông ấy làm nhà. Ai khiến mày?). Theo cách hiểu trên đây, chúng tôi cho rằng có thể xác định cấu trúc cú pháp và cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu nhân quả với các động từ làm, khiến như sau: - Hạt nhân ngữ pháp (vị ngữ) của câu là các động từ làm, khiến. - Hạt nhân ngữ nghĩa (biểu thị lõi sự tình) là các động từ chỉ trạng thái (kết quả) ở sau làm, khiến (giật mình, lo lắng). - Các danh từ (ngữ danh từ) giữ vai trò chủ ngữ của cụm chủ vị làm bổ ngữ (mọi người, mẹ) thuộc vai nghĩa (nghĩa biểu hiện, nghĩa sâu) nghiệm thể (kẻ mạng trạng thái); còn các ngữ danh từ là chủ ngữ của câu (tiếng nổ, sự vắng mặt của anh) thuộc vai nghĩa (nghĩa biểu hiện, nghĩa sâu) nguyên nhân. Cấu trúc cú pháp và cấu trúc ngữ nghĩa (nghĩa biểu hiện) của câu nhân quả với vị ngữ là các động từ gây khiến làm, khiến sẽ được luận án xem xét cụ thể và làm rõ ở các Chương 2 và Chương 3. Như vậy, trong những câu với vị ngữ (hạt nhân ngữ pháp) là các động từ trống nghĩa (trong đó có động từ gây khiến), hạt nhân ngữ pháp và hạt nhân ngữ nghĩa không trùng nhau. Chẳng hạn, ở ba kiểu câu được khảo sát trên đây, hạt nhân ngữ pháp là các động từ trống nghĩa (là, được, bị, làm, khiến); còn hạt nhân ngữ nghĩa là các thực từ đứng sau chúng (sinh viên, khen, giật mình, lo lắng). Ở đây, cần nói thêm rằng trong trường hợp vừa chỉ ra, từ giữ vai trò hạt nhân ngữ nghĩa chỉ có mối quan hệ thuần ngữ nghĩa (không có quan hệ cú pháp) với từ ngữ đảm nhiệm vai trò tham thể ngữ nghĩa hay vai nghĩa nào đó. Chẳng hạn, ở câu chỉ quan hệ với động từ là, từ giữ vai trò hạt nhân ngữ nghĩa (sinh viên) chỉ có quan hệ thuần ngữ nghĩa với từ giữ vai trò tham thể kẻ mang đặc điểm (nó) nêu ở chủ ngữ. Ở câu bị động, từ giữ vai trò hạt nhân ngữ nghĩa (khen), chỉ có quan hệ thuần ngữ nghĩa (quan hệ hoạt động- đối thể hay đích thể) với từ giữ vai trò tham thể đối thể hay đích thể (nó) nêu ở chủ ngữ. Ở câu nhân quả, từ giữ vai trò hạt nhân ngữ nghĩa (giật mình, lo lắng), chỉ có quan hệ 37 thuần ngữ nghĩa (quan hệ nhân quả) với từ đảm nhiệm vai nghĩa nguyên nhân và giữ chức năng cú pháp chủ ngữ (tiếng nổ, sự vắng mặt của anh). d) Các tham thể ngữ nghĩa (các vai nghĩa) - Các loại tham thể ngữ nghĩa Trong công trình Ngữ pháp chức năng (Functional Grammar), S.Dik đã trình bày khái niệm vị ngữ hạt nhân (nuclear predication) và vị ngữ mở rộng (extended predication): “Căn cứ vào kết cấu vị ngữ hạt nhân xác định một tập hợp các sự tình, chúng ta có thể tạo thành một kết cấu vị ngữ mở rộng bằng cách thêm vào một hay nhiều chu tố cho kết cấu vị ngữ hạt nhân đó.” [25, 39]. Trong khung vị ngữ, các tham thể nêu đặc trưng bằng các chức năng nghĩa trong mối quan hệ với vị từ. Do đó, các tham thể còn được gọi là các vai nghĩa. Trên cơ sở xác định các chức năng nghĩa của các tham thể đối với các loại vị từ mà các tác giả đã đưa ra một danh sách gồm các tham thể: thể hành động, thể (chịu) quá trình, thể (trong) tư thế, thể (trong) trạng thái, lực, thể vị trí, thể đích, thể được lợi, thể bị hại, thể liên đới, tham thể không gian, thời gian, công cụ, phương tiện, nguyên nhân, điều kiện, nghịch đối, mục đích, kết quả[25]. Các tham thể trên được các nhà nghiên cứu khái quát thành hai loại: tham thể cơ sở và tham thể mở rộng (thuật ngữ của Diệp Quang Ban). Trong luận án này, tán thành ý kiến của S.Dik, chúng tôi hiểu tham thể ngữ nghĩa là các chức năng ngữ nghĩa (các vai nghĩa), tức là các yếu tố có chức năng bổ sung làm rõ nghĩa cho hạt nhân ngữ nghĩa. Như vậy, về nguyên tắc, các tham thể ngữ nghĩa cần được xác định trong mối quan hệ với hạt nhân ngữ nghĩa. Chẳng hạn, ở câu Nó được mẹ khen, tham thể nó cần được xác định trong mối quan hệ với khen là hạt nhân ngữ nghĩa (chứ không phải hạt nhân cú pháp). Tham thể ngữ nghĩa (vai nghĩa) bao gồm tham thể cơ sở và tham thể mở rộng. Tham thể cơ sở là những vai nghĩa xuất hiện xung quanh hạt nhân ngữ nghĩa (thường là vị từ) mà sự có mặt của chúng là do hạt nhân ngữ nghĩa (vị từ) đòi hỏi, hay nói cách khác, tham thể cơ sở là “các thành phần cố hữu trong quá trình” (Dẫn theo [1, 34]). Xét về mặt nghĩa, tham thể cơ sở là những vai nghĩa tất yếu do bản thân vị từ giữ vai trò hạt nhân ngữ nghĩa quy định. Nó 38 luôn luôn được giả định trong ý nghĩa của các từ chỉ đặc trưng, thuộc tính, mặc dù trong thực tế sử dụng ngôn ngữ, tùy thuộc vào tình huống giao tiếp và ngữ cảnh giao tiếp, chúng có thể hiện diện hay không hiện diện. Việc thay đổi số lượng các tham thể cơ sở sẽ gắn liền với sự thay đổi của sự tình chứa nó. Đây chính là điểm khác biệt cơ bản giữa tham thể cơ sở và tham thể mở rộng. Tham thể mở rộng là những thực thể xuất hiện trong sự tình, song sự có mặt của chúng không do vị từ hạt nhân đòi hỏi mà do sự chi phối của tình huống, hoàn cảnh. Chúng là các yếu tố thời gian, không gian, về nguyên nhân, mục đích, cách thức, phương tiện... có mặt trong sự tình, làm cho sự tình được đầy đủ hơn. Đúng như Hoàng Văn Vân đã nhận xét: “Chúng không phải là những thành phần thiết yếu để tạo dựng một phán đoán thỏa mãn về mặt logic. Tuy nhiên, chúng có tầm quan trọng trong việc cung cấp hậu cảnh hay tình huống mà thiếu chúng thì nội dung phán đoán sẽ trần trụi hay mất đi vẻ thú vị” (dẫn theo [1, 35]). Trong câu, tham thể cơ sở thường được biểu hiện bằng danh từ, cụm danh từ hay đại từ, còn tham thể mở rộng được biểu hiện bằng danh từ (cụm danh từ), động từ (cụm động từ), tính từ (cụm tính từ). Sự phân biệt giữa tham thể cơ sở và tham thể mở rộng là điều hết sức cần thiết trong việc xác định rõ vai trò của các vai nghĩa trong sự tình. Sự phân biệt này, một mặt, căn cứ vào bản thân nghĩa của chúng, mặt khác căn cứ vào vị trí của chúng trong cấu trúc nghĩa biểu hiện và cấu trúc cú pháp của câu. - Danh mục các tham thể Fillmore đã giới thiệu những cách hay vai nghĩa sau đây: Agentive (Tác cách), Instrumental (Công cụ cách), Dative (Tặng cách), Factitive (Tạo cách), Locative (Địa điểm), Objectice (Đối thể). [29]. Trong các công trình tiếp theo, Fillmore (1971 và 1977) dần bổ sung thêm một số cách “cách”, tức là các “vai nghĩa”, khác: Source (Nguồn), Experiencer (Kẻ thể nghiệm hay Nghiệm thể), Undergoer (Người/Vật trải qua sự biến). Danh sách các vai nghĩa đã được nhiều nhà ngôn ngữ học bổ sung trong nhiều công trình khác nhau. 39 M.A.K Halliday chú ý đến chức năng động, đến quá trình nên ông đã chia nghĩa câu thành sáu quá trình, về sau ông gọi là các kiểu quá trình mà “phương thức phản ánh được thể hiện là hệ thống chuyển tác”: Quá trình vật chất, quá trình tinh thần, quá trình quan hệ, quá trình ứng xử, quá trình nói năng, quá trình tồn tại [34]. Khi xem xét ba loại kết cấu nghĩa lấy vị từ làm trung tâm là: trạng thái, quá trình và hành động, W.Chafe phát hiện thêm một số quan hệ nghĩa khác như: kết quả làm thay đổi trạng thái, gây ra quá trình làm thay đổi trạng thái, tuyệt đối hóa trạng thái tương đối... Từ sự đánh giá trên, W.Chafe mới đề nghị danh sách các vai nghĩa như người hành động, người chịu đựng, người nghiệm thể, người hưởng lợi, công cụ, đối tượng, nơi chốn. [15] Trong “Câu chủ - vị tiếng Việt” [88], Lê Xuân Thại đã xác định các vai nghĩa có thể đứng vị trí chủ ngữ trong câu tiếng Việt: 1) Kẻ hoạt động; 2) Đối tượng của hoạt động; 3) Kẻ tiếp nhận; 4) Công cụ của hoạt động; 5) Vị trí. Lê Xuân Thại cũng cho rằng việc các vai nghĩa trên (trừ vai kẻ hoạt động) đứng ở vị trí chủ ngữ thì “kéo theo sự thay đổi ý nghĩa và cấu tạo của vị ngữ so với vị ngữ khi kẻ hoạt động đứng làm chủ ngữ và cũng từ đó mà ý nghĩa của câu cũng có chỗ thay đổi” [90, 152]. Diệp Quang Ban cho rằng các tham thể thường gặp là động thể, đắc lợi thể, bị đồng nhất thể, thuộc tính thể,đương thể, cảm thể, phát ngôn thể, đích thể, tiếp thể [9, 36]. Hoàng Văn Vân đã thuyết minh cho quan điểm mà Halliday [1985, 1994] gọi là “hệ thống tính” trong cách phân tích ngữ pháp của các ngôn ngữ trên thế giới dựa trên quan điểm chức năng, đặc biệt là cách phân tích câu. Theo Hoàng Văn Vân, các vai nghĩa sau đây có trong tiếng Việt: Hành thể, Đích thể, Lợi thể, Tiếp thể, Khách thể, Khiến thể, Cảm thể, Hiện tượng, Đương thể, Thuộc tính, Tạo thuộc tính thể, Giá trị, Biểu hiện, Bị đồng nhất thể, Đồng nhất thể, Hiện hữu thể, Phát ngôn thể, Tiếp ngôn thể, Hiện hữu thể, Ngôn thể, Dung môi, Cương vực, Ứng thể, Chu cảnh gồm Phạm vi, Định vị, Phong cách, Nguyên nhân, Đồng hành, Vấn đề, Vai diễn và Quan điểm [108]. 40 N...g. (Nguyễn Minh Châu) (167) Vả lại, cũng do chúng ta lần chần mà xe đến đây chậm. (Nguyễn Minh Châu) 145 Trong những câu trên đây, có thể thay vì, do bằng tại. Những câu nhận được về cơ bản, không thay đổi về nghĩa; tuy nhiên, ở những câu dùng tại trước thành tố chỉ nguyên nhân, sắc thái ý nghĩa có hại có phần rõ ràng hơn và được nhấn mạnh hơn. 3.4. Tiểu kết 3.4.1. Tham gia tổ chức ngữ nghĩa của câu nhân quả trong tiếng Việt gồm 3 hằng tố: hằng tố quan hệ (K), hằng tố nguyên nhân và hằng tố kết quả. Hằng tố quan hệ trong hai kiểu câu nhân quả mà luận án xem xét do hai phương tiện chủ yếu đảm nhận: quan hệ từ và động từ gây khiến. Hằng tố nguyên nhân (thành tố nguyên nhân) là một trong hai hằng tố nghĩa trực tiếp tạo nên câu nhân quả. Về bản chất ý nghĩa, hằng tố nguyên nhân luôn chỉ sự tình bất chấp cách biểu hiện hình thức của nó (là danh từ, cụm danh từ hay vị từ, cụm vị từ). Hằng tố này gồm hai hằng tố bộ phận: hằng tố hạt nhân biểu thị lõi sự tình nguyên nhân (si) và hằng tố chỉ chủ thể của sự tình nguyên nhân (ri). Hằng tố kết quả (thành tố kết quả) là hằng tố trực tiếp thứ hai của sự tình nhân quả và cũng gồm hai hằng tố bộ phận: hằng tố hạt nhân biểu thị lõi sự tình kết quả (sj) và hằng tố chỉ chủ thể của sự tình kết quả (rj). 3.4.2. Sự tình nguyên nhân và sự tình nhân quả trong câu có ý nghĩa nhân quả có những đặc điểm đáng chú ý sau: Mối quan hệ về mặt nào đó giữa các chủ thể ri và rj là một điều kiện cần thiết để xác lập mối quan hệ ngữ nghĩa phù hợp giữa sự tình nguyên nhân và sự tình kết quả; Tính tác động có hiệu quả của sự tình nguyên nhân và tính bị tác động, tính hệ quả của sự tình kết quả; Tính phù hợp với logic và lẽ thường của mối quan hệ giữa sự tình nguyên nhân và sự tình kết quả; Tính trình tự thời gian của mối quan hệ giữa sự tình nguyên nhân và sự tình kết quả; Tính hiện thực của sự tình nhân quả. 146 KẾT LUẬN Việc nghiên cứu câu tiếng Việt trên ba bình diện: kết học, nghĩa học và dụng học đã được đề cập đến trong các công trình nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt. Luận án này là công trình đầu tiên nghiên cứu có hệ thống chuyên sâu về câu có ý nghĩa nhân quả trong tiếng Việt trên hai phương diện: kết học (cú pháp) và nghĩa học (nghĩa biểu hiện). Vận dụng lí luận của ngữ pháp chức năng về ba bình diện của câu, đặc biệt là về bình diện cú pháp và bình diện nghĩa biểu hiện và dựa vào tư liệu được khảo sát (1511 phiếu tư liệu về câu nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ và 1650 phiếu tư liệu về câu nhân quả được biểu hiện bằng động từ gây khiến trong văn bản tiếng Việt hiện đại), luận án đã phân tích, miêu tả làm rõ đặc điểm cú pháp và ngữ nghĩa (nghĩa biểu hiện) của câu có ý nghĩa nhân quả trong tiếng Việt. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu theo các nội dung trên đây, luận án rút ra những kết luận chính sau: 1. Câu có ý nghĩa nhân quả được dùng rất phổ biến cả trong các loại văn bản lẫn lời nói hằng ngày. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của kiểu cấu trúc này đối với việc biểu thị mối quan hệ nhân quả trong tiếng Việt. Trên cơ sở cách hiểu về sự tình nhân quả, câu nhân quả là những câu được trực tiếp tạo nên từ cấu trúc nhân quả. Câu có ý nghĩa nhân quả tiếng Việt gồm nhiều kiểu cụ thể, trong đó đáng chú ý là: câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ và câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng động từ gây khiến. 2. Về mặt cú pháp, câu nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ có những đặc điểm đáng chú ý là: a) Về phương tiện biểu thị mối quan hệ nhân quả là quan hệ từ: Các quan hệ từ dẫn nối thành tố nguyên nhân gồm 8 từ, trong đó có 5 quan hệ từ có cấu tạo đơn (vì, do, nhờ, bởi, tại) và 3 quan hệ từ có cấu tạo ghép (bởi vì, bởi chưng, tại vì). Các quan hệ từ dẫn nối thành tố kết quả gồm 4 từ, trong đó có 2 từ đơn (nên, mà) và 2 từ ghép (cho nên, sở dĩ). Về cách dùng, quan hệ từ nguyên nhân xuất hiện phổ biến hơn nhiều và cũng khó lược bỏ hơn nhiều so với quan hệ từ kết quả. b) Về cấu tạo và vị trí của thành tố nguyên nhân và thành tố kết quả: 147 Thành tố nguyên nhân thường được dẫn nối bởi các quan hệ từ chỉ nguyên nhân và có dạng cấu tạo là danh từ, cụm danh từ hoặc vị từ, cụm vị từ, trong đó, dạng cấu tạo là vị từ, cụm vị từ có thể coi là dạng cơ bản (điển hình, điển thể), dạng cấu tạo là danh từ (cụm danh từ) về thực chất, là biến thể không điển hình của thành tố nguyên nhân và về mặt ngữ nghĩa luôn gắn với việc biểu thị sự tình. Về vị trí, dạng phổ biến của thành tố nguyên nhân là ở sau thành tố kết quả (958/1151 trường hợp, chiếm 83,2%). Khác với thành tố nguyên nhân, thành tố kết quả luôn được biểu hiện bằng vị từ, cụm vị từ (cụm chủ vị) và trong nhiều trường hợp, không nhất thiết phải được dẫn nối bởi quan hệ từ (khi thành tố chỉ kết quả đứng trước thành tố nguyên nhân thì sự vắng mặt của quan hệ từ là bắt buộc, trừ quan hệ từ sở dĩ, khi thành tố kết quả đứng sau, khả năng lược bỏ quan hệ từ dẫn nối nó cũng rất lớn). Điều này cho thấy vai trò, đặc điểm ngữ pháp rất khác nhau giữa TTNN và TTKQ trong câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ. c) Tính chất của mối quan hệ cú pháp giữa TTNN và TTKQ trong câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ (khi TTNN được dẫn nối bởi QHT) là tính chất phụ thuộc. d) Về việc phân loại câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ, chúng có thể thuộc câu đơn hoặc câu phức (câu ghép nhân quả). 3. Câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng động từ gây khiến, có những nét đáng chú ý sau: a) Các động từ gây khiến làm, khiến về bản chất, là những bán thực từ, tức là có đặc tính trung gian giữa thực từ và hư từ. Với đặc tính trung gian của mình, làm, khiến có những đặc điểm rất đáng chú ý về ý nghĩa và kết trị. Do sự chi phối của làm, khiến với vai trò vị ngữ, chủ ngữ và bổ ngữ bên chúng cũng có những nét độc đáo, sự khác biệt quan trọng so với chủ ngữ, bổ ngữ bên động từ thuộc các nhóm khác: Chủ ngữ bên làm, khiến trong nhiều trường hợp, có thể là vị từ, cụm vị từ (cụm chủ vị); còn bổ ngữ bên làm, khiến luôn là vị từ, cụm vị từ (cụm chủ vị). b) Kết quả nghiên cứu về câu nhân quả với vị ngữ được biểu hiện bằng các động từ gây khiến làm, khiến không chỉ giúp soi sáng thêm đặc điểm của câu 148 nhân quả nói chung, phương thức biểu thị quan hệ nhân quả trong tiếng Việt mà còn cho phép có cái nhìn tổng thể về loại câu có vị ngữ được biểu hiện bằng động từ gây khiến (động từ quan hệ), đồng thời, cũng góp phần bổ sung những cứ liệu cần thiết, bổ ích cho việc nghiên cứu cấu trúc nhân quả từ góc độ loại hình học. 4. Mặc dù là hai kiểu câu khác nhau về ngữ pháp nhưng giữa câu nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ và câu nhân quả được biểu hiện bằng động từ gây khiến có những điểm chung về nghĩa, cụ thể: Chúng đều biểu hiện sự tình nhân quả. Chúng có mối quan hệ cải biến với nhau, trong đó, có thể coi câu nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ là dạng gốc (dạng xuất phát), còn câu nhân quả được biểu hiện bằng động từ gây khiến là dạng cải biến (là đơn vị hậu kì) mà phương tiện cải biến (chỉ tố cải biến) ở đây là các động từ gây khiến làm, khiến. 5. Về mặt ngữ nghĩa (nghĩa biểu hiện), trong câu nhân quả tiếng Việt, tham gia tổ chức ngữ nghĩa của câu gồm 3 hằng tố (thành tố) chính: hằng tố quan hệ (K), hằng tố nguyên nhân và hằng tố kết quả. 5.1. Hằng tố quan hệ trong hai kiểu câu nhân quả được xem xét được biểu hiện bằng hai phương tiện chủ yếu: quan hệ từ và động từ gây khiến. Mặc dù khác nhau về bản chất ngữ pháp nhưng hai phương tiện này có chức năng ngữ nghĩa giống nhau là đều biểu thị quan hệ nhân quả. 5.2. Hằng tố nguyên nhân là một trong hai hằng tố nghĩa trực tiếp tạo nên cấu trúc ngữ nghĩa của câu nhân quả. Hằng tố này gồm hai hằng tố bộ phận: hằng tố hạt nhân biểu thị lõi sự tình nguyên nhân (si) và hằng tố chỉ chủ thể của sự tình nguyên nhân (ri). Hằng tố si, với vai trò là hạt nhân ngữ nghĩa của hằng tố nguyên nhân, về mặt nghĩa từ vựng, bất chấp cách biểu hiện của mình, luôn chỉ hành động, trạng thái hay đặc điểm của sự vật là kẻ gây ra hệ quả nêu ở hằng tố kết quả. Phù hợp với đặc điểm ý nghĩa vừa chỉ ra, Si thường được biểu thị bằng vị từ, cụm vị từ (cụm chủ vị) hoặc các danh từ có nguồn gốc vị từ. Ri là hằng tố chỉ chủ thể của sự tình nguyên nhân, giữ vai trò tham thể cơ sở của sự tình này. Trong câu, ri thường được biểu hiện bằng danh từ, ngữ danh từ với các chức năng chủ ngữ, định ngữ. 149 5.3. Hằng tố kết quả là hằng tố trực tiếp thứ hai của sự tình nhân quả và cũng gồm hai hằng tố bộ phận: hằng tố hạt nhân biểu thị lõi sự tình kết quả (sj) và hằng tố chỉ chủ thể của sự tình kết quả (rj). Sj vừa là hạt nhân ngữ nghĩa biểu thị lõi sự tình của sự tình kết quả, vừa là hạt nhân ngữ nghĩa biểu thị lõi sự tình nhân quả nói chung. Sj luôn biểu thị hoạt động, trạng thái, đặc điểm của sự vật là kẻ mang hệ quả và luôn được biểu hiện bằng vị từ với vai trò vừa là hạt nhân ngữ pháp vừa là hạt nhân ngữ nghĩa của cụm vị từ (cụm chủ vị). Rj là hằng tố chỉ chủ thể của sự tình kết quả, giữ vai trò tham thể cơ sở của sự tình kết quả, thường được biểu hiện bằng danh từ (đại từ), ngữ danh từ với chức năng chủ ngữ. 5.4. Sự tình nhân quả được biểu thị bởi câu có ý nghĩa nhân quả có những đặc điểm chung đáng chú ý sau: 5.4.1. Về bản chất, sự tình nhân quả là loại sự tình phức tạp mà ở dạng tối giản, nó bao gồm 2 sự tình đơn giản, ở dạng phức tạp, số lượng sự tình đơn giản có thể là ba, bốn thậm chí lớn hơn. Tính phức tạp của sự tình nhân quả còn thể hiện ở tính đa dạng phức tạp của mối quan hệ giữa các hằng tố. 5.4.2. Về nguyên tắc, hạt nhân ngữ nghĩa của sự tình (sj) không bao giờ vắng mặt, còn các hằng tố khác có thể vắng mặt do kết quả của hiện tượng tỉnh lược ngữ nghĩa hoặc hiện tượng tỉnh lược cả ngữ pháp lẫn ngữ nghĩa. 5.4.3. Một trong những đặc điểm quan trọng của sự tình nhân quả là tính logic, hiện thực của mối quan hệ giữa sự tình nguyên nhân và sự tình kết quả. Đặc điểm này thể hiện ở các mặt sau: Mối quan hệ giữa các chủ thể ri và rj là một điều kiện cần thiết để xác lập mối quan hệ phù hợp giữa sự tình nguyên nhân và sự tình kết quả; Tính tác động có hiệu quả của sự tình nguyên nhân và tính bị tác động, tính hệ quả của sự tình kết quả; Tính phù hợp với logic và lẽ thường của mối quan hệ giữa sự tình nguyên nhân và sự tình kết quả; Tính trình tự thời gian của mối quan hệ giữa sự tình nguyên nhân và sự tình kết quả; Tính hiện thực của sự tình nhân quả. 150 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Thị Thu Hà (2008), Cách biểu hiện mối quan hệ nhận quả trong câu tiếng Việt bằng động từ quan hệ, T/c Khoa học &Công nghệ Đại học Thái Nguyên, số 2, tr 15-18. 2. Nguyễn Thị Thu Hà (2009), Cách biểu hiện mối quan hệ nhân quả bằng quan hệ từ trong câu tiếng Việt, T/c Ngôn ngữ & Đời sống, số 8, tr 1-7. 3. Nguyễn Thị Thu Hà (2009), Vấn đề phân tích ngữ pháp kiểu câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ, Kỷ yếu Hội thảo Ngữ học toàn quốc, tr 79 – 86. 4. Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Thị Thu Hà (2014), Câu nhân quả với vị ngữ được biểu hiện bằng động từ gây khiến trong tiếng Việt, T/c Ngôn ngữ, số 5, tr 11 – 21. 5. Nguyễn Thị Thu Hà (2015), Câu có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ trên bình diện kết học, nghĩa học và dụng học, Đề tài KH&CN cấp Đại học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Thái Nguyên (đã nghiệm thu). 6. Nguyễn Thị Thu Hà (2015), Một số đặc điểm của cấu trúc có ý nghĩa nhân quả được biểu hiện bằng quan hệ từ (khảo sát trong Truyện đọc tiểu học), T/c Ngôn ngữ & Đời sống, tr 24 – 28. 7. Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Thị Thu Hà (2015), Góp thêm một số ý kiến về việc xác định hạt nhân ngữ nghĩa trong cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu, T/c Ngôn ngữ, số 10, tr 14 - 26. 8. Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Thị Thu Hà (2016), Về đặc điểm ngữ nghĩa của thành tố nguyên nhân trong câu nhân quả tiếng Việt, T/c Ngôn ngữ, số 5, tr 23 - 37. 9. Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Thị Thu Hà (2016), Về tính chất của mối quan hệ cú pháp giữa thành tố nguyên nhân và thành tố kết quả trong câu ghép nhân quả , T/c Ngôn ngữ & Đời sống, số 5, tr 1 - 6. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. TIẾNG VIỆT 1. Lê Thị Lan Anh (2006), Sự tình quan hệ và câu quan hệ tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 2. Diệp Quang Ban (1984), Cấu tạo câu đơn tiếng Việt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội I. 3. Diệp Quang Ban (1989), Khả năng xác lập mối liên hệ giữa phân đoạn ngữ pháp và phân đoạn thực tại câu tiếng Việt, Ngôn ngữ. 4. Diệp Quang Ban (2000), Ngữ pháp tiếng Việt, sách Cao đẳng Sư phạm, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 5. Diệp Quang Ban (2005), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 6. Diệp Quang Ban (2005), Văn bản và liên kết trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 7. Diệp Quang Ban (2010), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học (Sơ thảo), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Diệp Quang Ban (2008), Lí thuyết khung cho một ngữ pháp Việt Nam, Trong Ngữ pháp tiếng Việt - Những vấn đề lí luận, Nxb KHXH, Hà Nội. 9. Diệp Quang Ban (2009), Ngữ pháp tiếng Việt, phần câu, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 10. Lê Biên (1996), Từ loại tiếng Việt hiện đại, Trường Đại học Sư phạm Đại học Quốc gia Hà Nội. 11. Dương Hữu Biên (1998), Quan hệ nghĩa học – chức năng: một phạm trù cần yếu cho việc phân tích nghĩa của câu. Tạp chí Ngôn ngữ, số 5. 12. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Đại học & Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội. 13. Nguyễn Hồng Cổn (2005), Cấu trúc thông tin của câu tiếng Việt, Đề tài NCKH cấp Đại học Quốc gia, Hà Nội. 14. Nguyễn Hồng Cổn (2005), Tiêu điểm tương phản trong câu tiếng Việt, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế Ngôn ngữ học Liên Á, Hà Nội 152 15. Wallace L. Chafe (1998), Ý nghĩa và cấu trúc của ngôn ngữ, Nxb Giáo dục (bản dịch của Nguyễn Văn Lai) 16. Đỗ Hữu Châu, Bùi Minh Toán (2001), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 17. Đỗ Hữu Châu (2002), Cơ sở ngữ dụng học, tập 1, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội 18. Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê (1963), Khảo luận về Ngữ pháp Việt Nam, Nxb Đại học Huế, Huế. 19. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2000), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội 20. Nguyễn Đức Dân (1987), Logic – Ngữ nghĩa – Cú pháp, Nxb Đại học và Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội 21. Nguyễn Đức Dân (1990), Logic và hàm ý trong câu trỏ quan hệ nhân quả, Ngôn ngữ, số 1. 22. Nguyễn Đức Dân (1998), Logic và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 23. Nguyễn Đức Dân (2000), Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh. 24. Nguyễn Đức Dân (2004), Nhập môn logic hình thức và logic phi hình thức, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 25. S.C Dik (2005), Ngữ pháp chức năng, Nxb ĐHQG TP Hồ Chí Minh (Bản dịch của Nguyễn Văn Phổ, Trần Thủy Vịnh, Nguyễn Hoàng Trung, Đào Mục Đích, Nguyễn Thanh Phong) 26. Lâm Quang Đông (2008), Cấu trúc nghĩa biểu hiện của câu với nhóm vị từ trao/tặng (trong tiếng Anh và tiếng Việt), Nxb KHXH, Hà Nội. 27. Đinh Văn Đức (1978), Về cách hiểu ý nghĩa từ loại, Ngôn ngữ, số 2. 28. Đinh Văn Đức (2001), Ngữ pháp tiếng Việt – Từ loại, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 29. Ch. Fillmore (1968), The Case for Case (Bản dịch của Hồ Hải Thụy) 30. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 31. Nguy ễn Thiện Giáp, Nguyễn Minh Thuyết, Đoàn Thiện Thuật (2010), 153 tái bản lần thứ mười lăm), Dẫn luận Ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 32. Nguyễn Khánh Hà (2008), Câu điều kiện trong tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 33. Nguyễn Khánh Hà (2009), Câu điều kiện tiếng Việt nhìn từ góc độ ngôn ngữ học tri nhận, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 34. M.A.K Halliday (2001), Dẫn luận ngữ pháp chức năng, Nxb ĐHQG Hà Nội (Bản dịch của Hoàng Văn Vân), Hà Nội. 35. Cao Thị Hảo (1998), Phân loại động từ theo kết trị, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 36. Cao Xuân Hạo (1988), Đi bao giờ và Bao giờ đi in trong “Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội. 37. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt - Sơ thảo Ngữ pháp chức năng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 38. Cao Xuân Hạo (1998), Mấy vấn đề về ngữ pháp – ngữ âm – ngữ nghĩa, Nxb Giáo dục, TP. Hồ Chí Minh 39. Cao Xuân Hạo (2003), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt quyển 1, Câu trong tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh. 40. Cao Xuân Hạo, Hoàng Dũng (2004), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học đối chiếu Anh Việt – Việt Anh, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội 41. Cao Xuân Hạo (2005), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt quyển 2, Ngữ đoạn và từ loại, Nxb Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh. 42. Vũ Bội Hằng (2005), Phát hiện quan hệ ngữ nghĩa nguyên nhân – kết quả từ các văn bản, Luận văn Thạc sĩ Công nghệ thông tin, Trường Đại học Công nghệ Hà Nội. 43. Lê Thị Minh Hằng (2005), Câu điều kiện trong tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, TP. Hồ Chí Minh. 44. Lê Thị Minh Hằng (2009), Quan hệ nhân quả và câu điều kiện,Tạp chí Ngôn ngữ, số 8. 45. Phạm Thị Hiền (1998), Động từ gây khiến trong tiếng Việt, Khóa luận 154 tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 46. Nguyễn Văn Hiệp (2003), Cấu trúc câu tiếng Việt nhìn từ góc độ ngữ nghĩa, Ngôn ngữ, số 2. 47. Nguyễn Văn Hiệp (2008), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 48. Nguyễn Văn Hiệp (2009), Cú pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 49. Phan Văn Hòa (2008), Hệ thống từ nối biểu hiện quan hệ logic – ngữ nghĩa trong tiếng Anh và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội 50. Hoàng Thị Thanh Huyền (2015), Câu ghép tiếng Việt: cấu trúc ngữ nghĩa - cấu trúc lập luận - cấu trúc thông tin, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Học viện Khoa học Xã hội, Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam 51. Nguyễn Thị Thu Hương (2010), Cấu trúc gây khiến – kết quả trong tiếng Anh và tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Lý luận Ngôn ngữ, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội. 52. Kasneson S.D (1988), Nhận xét về lý thuyết cách của Fillmore Ch, V.Ja, số 1. 53. Đào Thị Hồng Lan (2001), Khảo sát đặc điểm cấu trúc, ngữ nghĩa của cấu trúc gây khiến – kết quả trong tiếng Việt, Khóa luận tốt nghiệp, Khoa Ngôn ngữ học, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn Hà Nội. 54. Đà o Thanh Lan (1994), Phân tích câu đơn hai thành phần tiếng Việt theo cấu trúc đề - thuyết, Luận án Phó Tiến sĩ khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. 55. Lưu Vân Lăng (1970), Nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt trên quan điểm ngữ đoạn tầng bậc có hạt nhân, Ngôn ngữ, số 3. 56. Lưu Vân Lăng (1994), Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội. 57. Hồ Lê (1992), Cú pháp tiếng Việt, quyển 2, Cú pháp cơ sở, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 58. Lyons, J (2006), Ngữ nghĩa học dẫn luận (Bản dịch của Nguyễn Văn Hiệp), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 59. Đỗ Thị Kim Liên (2009), Giáo trình ngữ dụng học, Nxb Đại học Quốc 155 gia Hà Nội. 60. Nguyễn Văn Lộc (1995), Kết trị của động từ tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 61. Nguyễn Văn Lộc (2003), Thử nêu một định nghĩa về chủ ngữ trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 3. 62. Nguyễn Văn Lộc (2004), Động từ gây khiến trong tiếng Việt, Đề tài NCKH cấp Bộ. 63. Nguyễn Văn Lộc (2005), Cần chú ý hiện tượng đồng hình khi dạy cú pháp tiếng Việt, Tạp chí Giáo dục, số 3 64. Nguyễn Văn Lộc (2013), Bàn thêm về bình diện cú pháp và nghĩa cú pháp, Ngôn ngữ, số 6. 65. Nguyễn Văn Lộc, Nguyễn Mạnh Tiến (2014), Hệ thống thành phần câu tiếng Việt nhìn từ góc độ kết trị của từ, Ngôn ngữ, số 9. 66. Nguyễn, Thị Lương (2006), Câu tiếng Việt, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 67. Võ Huỳnh Mai (1975), Về trạng ngữ trong tiếng Việt, bản tóm tắt luận văn. 68. Lương Thị Hồng Nhung (1998), Vai trò của các thủ pháp hình thức trong việc nghiên cứu ngữ pháp tiếng Việt, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 69. Panfilov V.S (2008), Cơ cấu ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục (Bản dịch của Nguyễn Thủy Minh), Hà Nội. 70. Hoàng Phê (2004), (chủ biên) Từ điển tiếng Việt, NXB Đà Nẵng và Trung tâm Từ điển học. 71. Hoàng Trọng Phiến (1981), Ngữ pháp tiếng Việt, Câu, Nxb Đại học & Trung học Chuyên nghiệp, Hà Nội. 72. Hoàng Trọng Phiến (2008), Từ điển giải thích hư từ tiếng Việt, Nxb Tri thức. 73. Nguyễn Thị Hạnh Phương (1999), Các đơn vị ngữ pháp có đặc tính trung gian trong tiếng Việt, Khóa luận tốt nghiệp, Trường Đại học Sư phạm Thái Nguyên. 74. Nguyễn Thị Quy (1995), Vị từ hành động tiếng Việt và các tham tố của nó (so sánh với tiếng Nga và tiếng Anh), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 156 75. Nguyễn Thị Kim Quyên (2007), Vị từ gây khiến trong tiếng Việt, Luận án Thạc sĩ Khoa học Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn, TP Hồ Chí Minh. 76. Nguyễn Hữu Quỳnh (1980), Ngữ pháp tiếng Việt hiện đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 77. Raspopov. I.R (1981), Một vài nhận xét về cái gọi là cấu trúc ngữ nghĩa của câu, V.Ja, số 4. 78. Solsneva V.N. (1980), Một số vấn đề về lí thuyết nghĩa (hay ngữ nghĩa), Ngôn ngữ, số 2. 79. Solsneva V.N. (1992), Sự chi phối của tác thể với động từ, Ngôn ngữ, số 1. 80. Văn Tân (1997), Từ điển Tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội. 81. Nguyễn Mạnh Tiến (2013), Góp thêm một số ý kiến về việc phân biệt quan hệ cú pháp với quan hệ ngữ nghĩa, Ngôn ngữ, số 11. 82. Nguyễn Mạnh Tiến (2012), Xác định thành tố chính của cụm chủ - vị và thành phần chính của câu dựa vào thuộc tính kết trị của từ, Ngôn ngữ, số 2. 83. Nguyễn Mạnh Tiến (2014), Về mối quan hệ cú pháp giữa trạng ngữ và bộ phận còn lại của câu nhìn từ góc độ kết trị của vị từ, Ngôn ngữ, số 2. 84. Nguyễn Mạnh Tiến (2014), Đối lập giữa chủ ngữ và bổ ngữ trong tiếng Việt nhìn từ góc độ kết trị của vị từ, Ngôn ngữ, số 5. 85. Nguyễn Mạnh Tiến, Nguyễn Văn Lộc (2013), Một số khó khăn, hạn chế của việc vận dụng cách định nghĩa chủ ngữ, vị ngữ theo quan niệm truyền thống vào việc dạy học ngữ pháp, Ngôn ngữ, số 8. 86. Nguyễn Mạnh Tiến (2015), Về vị trí cơ bản của trạng ngữ trong câu xét trong mối quan hệ kết trị với vị từ, Ngôn ngữ, số 7. 87. Bùi Đức Tịnh (1952), Văn phạm Việt Nam, Sài Gòn, 88. Hoàng Tuệ, Lê Cận, Cù Đình Tú (1962), Giáo trình về Việt ngữ, Tập 1, ĐHSP Hà Nội. 89. Lê Xuân Thại (1977), Một số vấn đề về mối quan hệ chủ vị trong tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 4 90. Lê Xuân Thại (1994), Câu chủ - vị tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội. 157 91. Nguyễnn Kim Thản (1977), Động từ trong tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội. 92. Nguyễn Kim Thản (1969), Một số vấn đề về biên soạn một cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, Ngôn ngữ, số 1. 93. Nguyễn Kim Thản (1964), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb KHXH, Hà Nội. 94. Nguyễn Kim Thản (1981), Cơ cấu ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Tổng hợp, TP Hồ Chí Minh. 95. Nguyễn Văn Thành (2013), Phương thức biểu thị quan hệ nhân quả trong văn bản tiếng Anh và tiếng Việt, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn TP Hồ Chí Minh. 96. Lý Toàn Thắng (1981), Giới thiệu Lý thuyết phân đoạn thực tại câu, Ngôn ngữ, số 1. 97. Lý Toàn Thắng (2000), Về cáu trúc ngữ nghĩa của câu, Ngôn ngữ, số 5. 98. Lý Toàn Thắng (2002), Mấy vấn đề Việt ngữ học và Ngôn ngữ học Đại cương, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 99. Lý Toàn Thắng (2005), Ngôn ngữ học tri nhận - từ lý thuyết đại cương đến thực tiễn tiếng Việt, Nxb Phương Đông, Hà Nội. 100. Trần Ngọc Thêm (1985), Hệ thống liên kết văn bản tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 101. Lê Quang Thiêm (2008), Ngữ nghĩa học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 102. Nguyễn Thị Thìn (2003), Câu tiếng Việt và nội dung dạy – học câu ở trường phổ thông, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 103. Nguyễn Minh Thuyết (1982), Chủ ngữ trong tiếng Việt, Tóm tắt luận văn Phó Tiến sĩ, Leningrad. 104. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (1998), Lí thuyết thành phần câu và thành phần câu tiếng Việt, Nxb ĐHQG Hà Nội. 105. Nguyễn Minh Thuyết, Nguyễn Văn Hiệp (2004), Thành phần câu tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 106. Bùi Minh Toán, Nguyễn Ngọc San (1999), Tiếng Việt tập 3, Giáo trình Cao đẳng sư phạm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 158 107. Nguyễn Đức Tồn (2010 - tái bản có chỉnh lý và bổ sung), Đặc trưng văn hóa - dân tộc của ngôn ngữ và tư duy, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 108. Hoàng Văn Vân (2002), Ngữ pháp kinh nghiệm cú tiếng Việt mô tả theo quan điểm chức năng hệ thống, Nxb KHXH, Hà Nội. 109. Nguyễn Như Ý (Chủ biên) (1997), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 110. Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia (2002), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb KHXH, Hà Nội. B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH 111. Altenberg, B. (n.d.). Causal Linking In Spoken And Written English. Studia Linguistica, 20 - 69. 112. Goldberg, A., & Jackendoff, R. (n.d.). The English Resultative as a Family of Constructions. Language, 532 - 568. 113. Goddard, C. (1998), Semantic analysis: A practical introduction. Oxford: Oxford university press. 114. Lakoff, G. (1987). Women, fire, and dangerous things: What categories reveal about the mind. Chicago: University of Chicago Press. 115. Shibatani, M. (1976b), Syntax and semantic: The grammar of causative constructions, volume 6. New York: Academic press. 116. Talmy, L. (2000a). Toward a cognitive semantics: Volume I. Cambridge (Mass.: the MIT Press). C. TÀI LIỆU TIẾNG NGA 117. Быстров. И.C., Hґуен Тай Қан, H.B.Cтанкевиҹ (1975), Граммаmuка вьеmнамскогo языка, Изд. ленинградского унивеситета, Ленинград. 118. Heдялков B.П., Cильницкuй, Ґ.Ґ, (1969), Tunoлогuя кayзаmuвных консmpyкцuй (B кнuге: Tunoлогuя кayзаmuвных консmpyкцuй), Изд. “Hayка”, Ленинград. 119. Панфилов B.C. (1993), Граммаmuчекưй cmpoй вьеmнамскогo языка, 159 Санкт-Петербург. 120. Coлнцева H.B. (1971), Cmpoй Ґлaгoльного npeдложенuя в кumaйском языке (Языкu Кumaя u юго-восmoчной Aзuu - npoблемы cuнmaксuca, Изд. “Hayка”, Ленинград. 121. Тяпкина Н. И. (1971), Прuнцunax aналuза u классuфuкацuu npocmыx npeбложенuй в кumaйском языке (Языкu Қumaя u юго- восmoчной Aзии - проблемы синmaксиса, Изд. “Hayка”, Mocква. 122. Ч.Н.Ли, С.А.Томпсон (1982), Подлежащее u monuк: Новaя munoлогuя языков (Новое в зарyбежной лuнгвuсmuке. Выnyск XI, Изд. «Прогресс», Москва. 160 NGUỒN NGỮ LIỆU TRÍCH DẪN 1. Nguyễn Nhật Ánh (2005), Bàn có năm chỗ ngồi, Nxb Trẻ, TP HCM. 2. Nguyễn Nhật Ánh (2009), Cô gái đến từ hôm qua, Nxb Trẻ, TP HCM. 3. Nguyễn Nhật Ánh (2012), Phòng trọ ba người, Nxb Trẻ, TP HCM. 4. Nguyễn Nhật Ánh (2011), Chuyện cổ tích dành cho người lớn, Nxb Trẻ, TP HCM. 5. Nguyễn Nhật Ánh (2013), Chú bé rắc rối, Nxb Trẻ, TP HCM. 6. Nguyễn Nhật Ánh (2008), Nữ sinh, Nxb Trẻ, TP HCM. 7. Nguyễn Nhật Ánh (2012), Thiên thần nhỏ của tôi, Nxb Trẻ, TP HCM. 8. Nguyễn Nhật Ánh (2012), Bồ câu không đưa thư, Nxb Trẻ, TP HCM. 9. Nguyễn Nhật Ánh (2008), Những chàng trai xấu tính, Nxb Trẻ, TP HCM. 10. Báo An ninh Thế giới (2005) 11. Báo Nhân dân 12. Nam Cao (2003), Những tác phẩm tiêu biểu trước 1945, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 13. Nam Cao (2001), Sống mòn - Tác phẩm và dư luận, Nxb Văn học, Hà Nội. 14. Hồ Biểu Chánh (2005), Bỏ chồng, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 15. Hồ Biểu Chánh (2005), Bỏ vợ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 16. Hồ Biểu Chánh (2005), Cay đắng mùi đời, Nxb Văn hóa Sài Gòn, TP HCM. 17. Hồ Biểu Chánh (2005), Khóc thầm, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 18. Hồ Biểu Chánh (2005), Nhân tình ấm lạnh, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 19. Hồ Biểu Chánh (2005), Thầy thông ngôn, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 20. Nguyễn Minh Châu (2009), Tác phẩm chọn lọc, Nxb Giáo dục Việt Nam, Hà Nội. 21. Nguyễn Dữ (1975), Chuyện chức phán sự Đền Tản Viên, Nxb Văn hóa HN, Hà Nội. 161 22. Anh Đức (2006), Hòn đất, Nxb Văn học, Hà Nội. 23. Anh Đức (2007), Một chuyện chép ở bệnh viện – Văn chương một thời để nhớ, Nxb Văn học, Hà Nội. 24. Tô Hoài (2006), Ba người khác, Nxb Đà Nẵng, Hà Nội. 25. Tô Hoài (2004), Tạp văn, Truyện ngắn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 26. Tô Hoài (2003), Dế Mèn phiêu lưu ký, Nxb Văn học, Hà Nội. 27. Nguyễn Công Hoan (2004), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Văn học, Hà Nội. 28. Nguyên Hồng (2005), Bỉ vỏ - Những ngày thơ ấu, Nxb Văn học, Hà Nội. 29. Nguyễn Thị Thu Huệ (2004), 37 truyện ngắn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 30. Khái Hưng, Nhất Linh (2001), Đời mưa gió, Nxb Văn nghệ TP HCM 31. Khái Hưng, Nhất Linh (2006), Gánh gàng hoa, Nxb Đồng Nai 32. Khái Hưng, Nhất Linh (2007), Nửa chừng xuân, Nxb Văn hóa Sài Gòn, TP HCM. 33. Nguyễn Khải (2006), Truyện ngắn – Văn chương một thời để nhớ, Nxb Văn học, Hà Nội. 34. Ma Văn Kháng (2003), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 35. Thạch Lam (2004), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội. 36. Ngô Tự Lập (2008), Mộng du và những chuyện khác, Nxb Văn học, Hà Nội. 37. Tôn Thảo Miên (tuyển chọn - 2004), Tuyển tập truyện ngắn Vũ Trọng Phụng, Nxb Văn học, Hà Nội. 38. Vũ Tú Nam (2010), Truyện ngắn chọn lọc, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 39. Lữ Huy Nguyên (2000), Tuyển tập Nguyễn Tuân, Nxb Văn học, Hà Nội. 40. Hoàng Phê (2004), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 41. Vũ Trọng Phụng (2002), Số đỏ, Nxb Văn học 162 42. Vũ Trọng Phụng (2003), Giông tố, Nxb Văn học, Hà Nội. 43. Văn Tân (1997), Từ điển tiếng Việt, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 44. Ngô Tất Tố (2005), Tắt đèn, Nxb Văn học, Hà Nội. 45. Nguyễn Ngọc Tư (2004), Tập truyện ngắn Giao thừa, Nxb Trẻ, TP HCM. 46. Nguyễn Ngọc Tư (2005), Cánh đồng bất tận, Nxb Trẻ, TP HCM. 47. Nguyễn Đình Thi (2001), Truyện, Nxb Văn học, Hà Nội. 48. Nguyễn Huy Thiệp (2006), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn hóa Sài Gòn, TP HCM. 49. Nhiều tác giả (2009), Hà Nội - 36 truyện ngắn đặc sắc của các nhà văn nữ, Nxb Lao động, Hà Nội. 163

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cau_co_y_nghia_nhan_qua_trong_tieng_viet.pdf
Tài liệu liên quan