Luận án Cặp thoại chứa hành động cầu khiến - Từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN VĂN ĐỒNG CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN - TỪ CHỐI TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NAM BỘ LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN NGHỆ AN - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH NGUYỄN VĂN ĐỒNG CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN - TỪ CHỐI TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NAM BỘ Chuyên ngành: Ngôn ngữ Việt Nam Mã số: 92.22.01.02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. ĐỖ THỊ KIM LIÊN TS. NGUYỄN HOÀI NGUYÊN

pdf172 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Cặp thoại chứa hành động cầu khiến - Từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGHỆ AN - 2018 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu nêu trong luận án là trung thực, mọi trích dẫn đều có chú thích rõ ràng. Những kết luận khoa học của luận án là của bản thân tôi, chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Nếu có gì sai sót tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm. Nghệ An, tháng 9 năm 2018 Tác giả luận án Nguyễn Văn Đồng LỜI CẢM ƠN Trước hết, chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới GS.TS. Đỗ Thị Kim Liên và TS. Nguyễn Hoài Nguyên đã trực tiếp hướng dẫn luận án cho chúng tôi. Chúng tôi cũng xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các cấp lãnh đạo, Ban chủ nhiệm và các giảng viên bộ môn Ngôn ngữ của viện Sư phạm xã hội, Phòng Sau đại học Trường Đại học Vinh đã tạo điều kiện giúp đỗ chúng tôi hoàn thành luận án này. Qua đây, chúng tôi xin chân thành cảm ơn gia đình, bạn bè và đồng nghiệp đã luôn động viên, khích lệ, tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Nghệ An, tháng 9 năm 2018 Tác giả luận án Nguyễn Văn Đồng MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài ............................................................................................. 1 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................................... 2 3. Đối tượng nghiên cứu và nguồn ngữ liệu ......................................................... 3 4. Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu .................................................................. 4 5. Đóng góp của luận án ...................................................................................... 5 6. Cấu trúc của luận án ........................................................................................ 5 Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI ................................................................................. 6 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu phát ngôn cầu khiến và phát ngôn từ chối ....... 6 1.1.1. Tình hình nghiên cứu phát ngôn cầu khiến............................................. 6 1.1.2. Tình hình nghiên cứu phát ngôn từ chối ............................................... 12 1.2. Cơ sở lý thuyết............................................................................................ 14 1.2.1. Khái quát về vấn đề giao tiếp ............................................................... 14 1.2.2. Lý thuyết hành động ngôn ngữ ............................................................ 15 1.2.3. Khái quát về vấn đề hội thoại............................................................... 18 1.2.3.4. Các đơn vị hội thoại .......................................................................... 22 1.2.4. Lý thuyết về hành động cầu khiến - từ chối .......................................... 25 1.2.5. Khái quát về phương ngữ và phương ngữ Nam Bộ............................... 28 1.3. Tiểu kết chương 1 ....................................................................................... 31 Chương 2. CẤU TẠO CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN - TỪ CHỐI TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NAM BỘ .............................. 33 2.1. Khái niệm cấu tạo ....................................................................................... 33 2.2. Cấu tạo của cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ............................................................................................. 33 2.2.1. Mô hình cấu tạo cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ ....................................................... 33 2.2.2. Miêu tả các thành tố cấu tạo cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ............................................ 43 2.3. Tiểu kết chương 2 ....................................................................................... 74 Chương 3. NGỮ NGHĨA CỦA CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN - TỪ CHỐI TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NAM BỘ ...... 76 3.1. Khái niệm ngữ nghĩa trong ngôn ngữ .......................................................... 76 3.1.1. Ý kiến của các tác giả đi trước ............................................................. 76 3.1.2. Phân biệt nghĩa, ý nghĩa, ngữ nghĩa ..................................................... 78 3.2. Thống kê miêu tả ngữ nghĩa cặp thoại cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ............................................................................................. 79 3.2.1. Thống kê định lượng ngữ nghĩa cặp thoại cầu khiến - từ chối .............. 79 3.2.2. Miêu tả các nhóm ngữ nghĩa trong cặp thoại cầu khiến - từ chối .......... 80 3.2.3. Đặc thù ngữ nghĩa cặp thoại cầu khiến – từ chối của người Nam Bộ.... 112 3.3. Sự tương tác ngữ nghĩa vai giao tiếp thể hiện quan hệ liên nhân giữa người cầu khiến và người từ chối..................................................................... 113 3.3.1. Quan hệ liên nhân theo vị thế giữa người cầu khiến và người từ chối............................................................................................... 113 3.3.2. Quan hệ liên nhân thể hiện qua cặp từ xưng hô .................................. 114 3.3.3. Quan hệ liên nhân thể hiện qua cách sử dụng hành động từ chối trực tiếp, gián tiếp .............................................................................. 115 3.4. Tiểu kết chương 3 ..................................................................................... 116 Chương 4. CHIẾN LƯỢC LỊCH SỰ TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NAM BỘ QUA CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN - TỪ CHỐI .......................................................................................................... 118 4.1. Tình hình nghiên cứu về lịch sự ................................................................ 118 4.1.1. Ở nước ngoài ..................................................................................... 118 4.1.2. Ở Việt Nam ....................................................................................... 120 4.2. Lịch sự trong hội thoại .............................................................................. 121 4.3. Vấn đề chiến lược lịch sự trong giao tiếp .................................................. 123 4.3.1. Khái niệm chiến lược......................................................................... 123 4.3.2. Chiến lược lịch sự.............................................................................. 124 4.3.3. Chiến lược lịch sự trong quan hệ với giảm lịch sự ............................. 125 4.3.4. Những nhân tố chi phối chiến lược lịch sự ......................................... 125 4.3.5. Vai giao tiếp và cách sử dụng phương tiện lịch sự ............................. 129 4.4. Biểu hiện chiến lược lịch sự trong giao tiếp của người Nam Bộ qua cặp thoại cầu khiến - từ chối............................................................................ 130 4.4.1. Biểu hiện chiến lược lịch sự qua hành động cầu khiến của người Nam Bộ ............................................................................................. 130 4.4.2. Biểu hiện chiến lược lịch sự qua hành động từ chối của người Nam Bộ ............................................................................................. 138 4.5. Những hành động cầu khiến - từ chối giảm lịch sự trong giao tiếp của người Nam Bộ .......................................................................................... 140 4.5.1. Một số hành động cầu khiến được xem là làm giảm lịch sự ............... 140 4.5.2. Một số hành động từ chối được xem là giảm lịch sự .......................... 143 4.6. Tiểu kết chương 4 ..................................................................................... 145 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 147 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ .............. 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 152 PHỤ LỤC BẢNG CHÚ THÍCH VIẾT TẮT TT Ký hiệu viết tắt Nội dung viết tắt 1 C Chủ vị 2 Đg Động, cụm động từ thực hiện hành động, trạng thái. 3 DT Danh từ 4 HĐCK Hành động cầu khiến 5 KCCV1 Kết cấu chủ - vị nêu lí do 6 KCCV2 Kết cấu chủ - vị cầu khiến ngược lại 7 KCCV3 Kết cấu chủ - vị nhằm hướng đến lùi thời gian thực hiện 8 KCCV4 Kết cấu chủ - vị đẩy vai thực hiện sang người khác 9 KCNpđ Kết cấu chủ - vị chứa hành động phủ định 10 PPđ Từ, cụm từ phủ định 11 Sp1 Chủ thể cầu khiến qua từ xưng ngôi thứ nhất 12 Sp2 Đối thể tiếp nhận nội dung cầu khiến 13 TT Thứ tự 14 TTTT Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn 15 V Vị ngữ DANH MỤC BẢNG BIỂU THỐNG KÊ Trang Bảng 2.1. Các nhóm cấu tạo tham thoại trao chứa hành động cầu khiến .............. 36 Bảng 2.2. Các dạng tham thoại có cấu tạo tỉnh lược ............................................ 38 Bảng 2.3. Các mô hình cấu tạo tham thoại chứa hành động từ chối ..................... 39 Bảng 2.4. Các tham thoại từ chối cấu tạo 1 thành tố ............................................ 39 Bảng 2.5. Các mô hình cấu tạo tham thoại từ chối là một kết cấu C - V .............. 40 Bảng 2.6. Các nhóm từ xưng hô .......................................................................... 45 Bảng 2.7. Các tiểu nhóm danh từ xưng hô chỉ Sp1 và Sp2 .................................. 45 Bảng 2.8. Danh từ thân tộc thuộc phương ngữ Nam Bộ ...................................... 47 Bảng 2.9. Các tiểu nhóm đại từ được dùng để xưng hô trong giao tiếp của người Nam Bộ............................................................................................... 51 Bảng 2.10. Các đại từ thuộc tiếng Việt toàn dân.................................................... 51 Bảng 2.11. Các đại từ thuộc thuộc phương ngữ Nam Bộ ....................................... 52 Bảng 2.12. Các tổ hợp từ được dùng để chỉ Sp1, Sp2 ............................................ 55 Bảng 2.13. Các nhóm tiểu từ tình thái ................................................................... 62 Bảng 2.14. Tiểu từ tình thái thuộc tiếng Việc toàn dân được sử dụng cuối các tham thoại cầu khiến người Nam Bộ ................................................... 63 Bảng 2.15. Tiểu từ tình thái thuộc phương ngữ ..................................................... 65 Bảng 2.16. Các thành tố cấu tạo tham thoại hồi đáp chứa hành động từ chối......... 68 Bảng 3.1. Các nhóm ngữ nghĩa trong cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối................................................................................................. 79 Bảng 3.2. Các nhóm nhóm hành động từ chối của nhóm hành động khiến .......... 81 Bảng 3.3. Các nhóm từ chối của nhóm cầu.......................................................... 88 Bảng 3.4. Các nhóm từ chối của hành động rủ .................................................... 91 Bảng 3.5. Các nhóm từ chối của hành động vay mượn ........................................ 94 Bẳng 3.6. Các nhóm từ chối của hành động xin................................................... 96 Bảng 3.7. Các nhóm từ chối của nhóm mệnh lệnh ............................................... 99 Bảng 3.8. Các tiểu nhóm ngữ nghĩa thuộc nhóm nhắc nhở ................................ 101 Bảng 3.9. Ngữ nghĩa các nhóm từ chối của hành động nhắc nhở ....................... 103 Bảng 3.10. Các nhóm từ chối của hành động mời ............................................... 106 Bảng 3.11. Các tiểu nhóm thuộc nhóm hành động khuyên .................................. 109 Bảng 3.12. Các tiểu nhóm ngữ nghĩa từ chối của hành động khuyên ................... 110 Bảng 3.13. Cặp thoại cầu khiến - từ chối theo vị thế ........................................... 113 Bảng 3.14. Sự xuất hiện của các cặp từ xưng hô ................................................. 114 Bảng 3.15. Hành động từ chối trực tiếp, gián tiếp dựa vào mối quan hệ liên nhân... 116 Bảng 4.1. Các chiến lược cầu khiến lịch sự trong giao tiếp của người Nam Bộ ... 131 Bảng 4.2. Tiểu từ tình thái phương ngữ được dùng cuối phát ngôn để thực hiện chiến lược lịch sự .............................................................................. 132 Bảng 4.3. Từ ngữ xưng hô thuộc phương ngữ Nam Bộ được dùng cho chiến lược lịch sự khi cầu khiến ......................................................................... 134 Bảng 4.4. Một số hành động cầu khiến giảm tính lịch sự................................... 141 Bảng 4.5. Một số hành động từ chối giảm lịch sự.............................................. 143 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Hội thoại là đối tượng nghiên cứu của một số ngành khoa học, trong đó có ngữ dụng học. Trong hội thoại, sự tương tác giữa cặp thoại luôn diễn ra một cách chặt chẽ. Mục đích của mỗi cặp thoại, xét cho cùng là hướng tới hiệu quả giao tiếp cao nhất mà người nói muốn đạt được. Điều này đúng với các cặp thoại chứa bất cứ hành động ngôn ngữ nào. Dùng ngôn ngữ tác động đến đối thể và muốn được đáp ứng một cách tối đa là nhu cầu của mọi cá nhân thể hiện trong hoạt động giao tiếp. Do vậy, trong số các hành động ngôn ngữ mà con người sử dụng, hành động cầu khiến xuất hiện khá thường xuyên, giữ vai trò quan trọng. Trước một hành động cầu khiến được người đối thoại đưa ra, sẽ có nhiều khả năng đáp lại, trong đó có hành động từ chối. Nghĩa là, không phải lời cầu khiến nào cũng được người tham gia cuộc thoại đáp ứng một cách đầy đủ. Mặt khác, từ chối cũng có nhiều cách thức khác nhau, với những biểu hiện hết sức phong phú, tùy vào nhân vật, hoàn cảnh, văn hóa ứng xử, nội dung, mục đích giao tiếp. Như vậy, tương tác giữa hành động cầu khiến và hành động từ chối trong hai cặp thoại đối ứng là một vấn đề rất đáng được tìm hiểu thấu đáo. 1.2. Trong Việt ngữ học từ trước đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu về câu cầu khiến, hành động cầu khiến, hành động từ chối cũng như nhiều hành động ngôn ngữ khác. Nhờ vận dụng lý thuyết ngữ dụng học mà các tác giả đã có những kiến giải sâu sắc và thỏa đáng về cấu trúc, ngữ nghĩa, cách thức sử dụng, biểu hiện văn hóa của nhân vật giao tiếp qua việc thực hiện các hành động ngôn ngữ ấy. Tuy nhiên, phần lớn các công trình nghiên cứu chỉ quan tâm xét các hành động nêu trên trong sự tồn tại đơn lẻ, biệt lập của chúng. Như vậy, thêm một lý do để ta thấy sự cần thiết phải khảo sát, phân tích hành động cầu khiến - ơừ chối trong thế tương tác giữa hai cặp thoại. 1.3. Ngữ dụng học cho phép ta thấu hiểu hơn về ngôn ngữ trong hành chức, đồng thời qua hành chức, nhận ra những yếu tố văn hóa, cách ứng xử của con người - không phải con người chung chung, mà là con người thuộc một vùng miền cụ thể. Trong thực tế, người Việt ở một vùng miền nào đó, khi giao tiếp với nhau không 2 phải dùng một thứ tiếng Việt toàn dân như một thứ ngôn ngữ văn hóa chung, mà sẽ nói thứ ngôn ngữ mang màu sắc địa phương. Cũng là hành động cầu khiến - từ chối, nhưng người ở vùng phương ngữ này có cách thức thể hiện không hoàn toàn giống với vùng phương ngữ khác. Ở đây, ta sẽ thấy sự tác động hai chiều rất biện chứng: cách thức giao tiếp của con người góp phần tạo nên bản sắc văn hóa vùng miền, đồng thời, chính văn hóa vùng miền lại chi phối sâu sắc cách thức giao tiếp của con người trong từng trường hợp cụ thể. Chính điều này dẫn đến hệ quả: hành động cầu khiến - từ chối của người giao tiếp bao giờ cũng diễn ra dưới áp lực vô hình của một thiết chế văn hóa, ngược lại, qua cách cầu khiến - từ chối, chúng ta cũng nhận thấy sự hiển thị của những biểu hiện văn hóa. 1.4. Trong bức tranh Việt ngữ, phương ngữ Nam Bộ có một vị trí riêng, màu sắc riêng không thể lẫn lộn. Màu sắc riêng đó thể hiện qua các yếu tố ngữ âm, hệ thống từ vựng, cú pháp, cách thức nói năng, văn hóa ứng xử trong giao tiếp. Có thể nói, khảo sát bất cứ khía cạnh nào, ta cũng có thể nhận ra những nét đặc thù đó. Đã từng có nhiều công trình nghiên cứu các bình diện của phương ngữ Nam Bộ rất có giá trị, và nhờ vậy, bản sắc văn hóa của con người ở đây ngày càng được nhận thức rõ nét hơn. Trong tình hình ấy, đặt vấn đề nghiên cứu cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ, chúng tôi không chỉ nhằm làm sáng tỏ những khía cạnh của đối tượng ở bình diện ngôn ngữ học, mà còn muốn từ đó, nhận diện thêm một số nét văn hóa, nhất là cách thức thể hiện lịch sự trong giao tiếp của con người ở vùng đất này. Đó là những lý do thúc đẩy chúng tôi chọn đề tài: Cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ để nghiên cứu. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích nghiên cứu Đề tài Cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ có mục đích: làm sáng tỏ về cách ứng xử trong giao tiếp của người Nam Bộ khi thực hiện hành động cầu khiến - từ chối. Đồng thời qua đề tài này góp phần làm rõ lí thuyết hành động ngôn ngữ - cụ thể là hành động cầu khiến - từ chối phù hợp với phương châm hội thoại và nét riêng của người Nam Bộ khi thực hiện hành động này. 3 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi đặt ra các nhiệm vụ cơ bản như sau: - Giới thuyết một số vấn đề lý thuyết ngôn ngữ học thuộc phạm vi nghiên cứu của đề tài. - Phân tích miêu tả các mô hình cấu tạo và ngữ nghĩa của cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ. - Qua cặp thoại cầu khiến - từ chối chúng tôi rút ra chiến lược lịch sự trong giao tiếp của người Nam Bộ khi thực hiện hành động cầu khiến - từ chối. 3. Đối tượng nghiên cứu và nguồn ngữ liệu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ, ở các mối quan hệ: quan hệ thân tộc: vợ - chồng, cha mẹ - con cái, ông bà - cháu chắt,; quan hệ xã hội: người mua - người bán, bạn bè thân - sơ, đồng nghiệp - đồng nghiệp: thầy (cô) - học sinh. Về độ tuổi của đối tượng khảo sát, chúng tôi giới hạn từ 18 tuổi trở lên là người bản địa hoặc sinh ra và lớn lên trên vùng đất Nam Bộ. Các cặp thoại được khảo sát trong thời gian thực hiên luận án. 3.2. Nguồn ngữ liệu Nguồn ngữ liệu được sử dụng trong luận án là ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của người dân Nam Bộ thuộc 13 tỉnh thành Tây Nam Bộ (khu vực đồng bằng Sông Cửu Long, người Nam Bộ gọi tắt là miền tây) và Đông Nam Bộ gồm 4/6 tỉnh thành là Thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Phước và Tây Ninh. Trên tổng số 17 tỉnh thành ở Tây Nam Bộ và Đông Nam Bộ, bằng cách thức ghi âm, ghi chép trực tiếp trong suốt thời gian thực hiện đề tài này, chúng tôi thu được 2400 cặp thoại tương tác cầu khiến - từ chối. Để thực hiện công việc này, chúng tôi sử dụng máy ghi âm để ghi âm và ghi chép trực tiếp. Địa điểm để thực hiện, chúng tôi chọn chợ, trường học, bến xe và trong gia đình. Cách thức ghi âm, ghi chép: Ở nơi công cộng như chợ, bến xe, trường học chúng tôi ghi âm, nghi chép một cách tự nhiên, không báo trước cho đối tượng; ở trong gia đình, chúng tôi nhờ một thành viên trong gia đình ghi âm, ghi chép lại nhưng không để các thành viên khác biết. Vì vậy, nguồn ngữ liệu chúng tôi ghi âm, ghi chép là những lời thoại diễn ra tự nhiên trong cuộc sống sinh hoạt. 4 4. Phương pháp, thủ pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp điều tra điền dã hội thoại Chúng tôi tiến hành thu thập ngữ liệu bằng hai cách: ghi âm và ghi chép trực tiếp các cuộc thoại trong cuộc sống hàng ngày của những đối tượng được khoanh vùng nghiên cứu là người Nam Bộ theo những tiêu chí sau:1/ Giới tính: nam - nữ, 2/ Quan hệ: gia đình, bạn bè, đồng nghiệp, hàng xóm, người bán người mua, 3/ Độ tuổi: từ 18 tuổi trở lên là người bản xứ hoặc sinh ra và lớn lên trên vùng đất Nam Bộ, 4/ Hoàn cảnh phát ngôn: các cuộc giao tiếp tự nhiên diễn ra trong gia đình và ngoài xã hội, 5/ Nội dung phát ngôn: là những nội dung diễn ra trong cuộc sống như tình cảm gia đình, bạn bè, công việc, Từ tư liệu ghi âm, ghi chép được, chúng tôi ghi lại bằng văn bản các cặp thoại có xuất hiện hành động cầu khiến - từ chối. 4.2. Phương pháp phân tích diễn ngôn Sử dụng phương pháp này, chúng tôi luôn luôn gắn việc phân tích những cặp thoại, tham thoại cầu khiến - từ chối cụ thể với những yếu tố trước và sau nó; với bối cảnh không gian, thời gian với nhân vật giao tiếp để thấy được vai trò của phát ngôn trong hành chức. 4.3. Phương pháp phân tích cấu tạo cặp thoại Chúng tôi sử dụng phương pháp này để phân tích cấu tạo, cách thức, sự tương tác của các cặp thoại có hành động cầu khiến - từ chối của người Nam Bộ, đồng thời, tổng hợp lại quá trình nghiên cứu để từ đó đưa ra những kết luận có giá trị thực tiễn phù hợp với mục đích nghiên cứu của luận án. 4.4. Phương pháp phân tích ngữ nghĩa cặp thoại Phương pháp này được sử dụng trong quá trình chúng tôi đi sâu phân tích tương tác ngữ nghĩa của cặp thoại cầu khiến - từ chối trong những tình huống giao tiếp cụ thể; nghĩa liên nhân giữa các vai giao tiếp khi thực hiện hành động cầu khiến - từ chối. Bên cạnh các phương pháp nêu trên, luận án chúng tôi còn sử dụng một số thủ pháp sau: - Thủ pháp so sánh: Chúng tôi sử dụng thủ pháp này để so sánh, đối chiếu các cách thức cầu khiến - từ chối; so sánh hành động cầu khiến - từ chối của người Nam Bộ với các 5 vùng miền khác để từ đó tìm ta những nét tương đồng, nét khác biệt của người Nam Bộ khi sử dụng hành động cầu khiến - từ chối. - Thủ pháp mô hình hoá: Chúng tôi sử dụng thủ pháp này để khái quát hoá các mô hình cấu tạo tham thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ. 5. Đóng góp của luận án Luận án là công trình đầu tiên nghiên cứu hành động cầu khiến - từ chối và sự tương tác giữa chúng trong giao tiếp của người Nam Bộ. Các kết quả nghiên cứu góp phần làm nổi bật đặc trưng vùng miền qua việc sử dụng cặp thoại cầu khiến - từ chối trong giao tiếp. 6. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung Luận án được triển khai thành 4 chương: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết của đề tài Chướng 2: Cấu tạo cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ Chương 3: Ngữ nghĩa của cặp thoại cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ Chương 4: Chiến lược lịch sự trong giao tiếp của người Nam Bộ qua hành động cầu khiến - từ chối 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu phát ngôn cầu khiến và phát ngôn từ chối 1.1.1. Tình hình nghiên cứu phát ngôn cầu khiến Điểm lại lịch sử nghiên cứu câu, phát ngôn cầu khiến trong và ngoài nước, chúng tôi thấy có 3 hướng tiếp cận sau đây: 1.1.1.1. Hướng nghiên cứu của các nhà ngữ pháp truyền thống về câu cầu khiến a. Ở ngữ pháp tiếng nước ngoài Nghiên cứu câu cầu khiến, ở nước ngoài, có một số tác giả, công trình nghiên cứu sau: Các tác giả trong Ngữ pháp tiếng Nga (1960) quan niệm “Câu cầu khiến biểu thị sắc thái, mệnh lệnh đến yêu cầu và khuyên bảo” [Dẫn theo 103, tr.9]. Tiếp đến, trong Ngữ pháp tiếng Nga (1980) và Ngữ pháp tiếng Nga (1990) cho rằng, trong hệ thống câu phân loại theo mục đích (tức hệ thống lời nói) cần tính đến câu mong muốn, một loại câu có hình thức và nội dung riêng, độc lập, phân lập với câu cầu khiến và câu tường thuật. Ba lớp câu trên (cầu khiến, tường thuật và cầu mong) được coi là đối lập với câu nghi vấn và tạo thành loại câu không nghi vấn. “Sự khác nhau của hai loại câu trên là ở chỗ: câu không nghi vấn chứa thông báo hướng đến người nghe; người nói (hay người viết) nắm được thông tin và truyền đạt nó cho người khác; người ta thuật lại hiện thực hoặc phi hiện thực nào đó, thể hiện nguyện vọng của nó, đòi hỏi hoặc yêu cầu. Câu hỏi với chức năng cơ bản nhất của mình là một sự tìm kiếm thông báo: người nói chuyển đi một thông điệp là người ta muốn nhận thông tin từ người khác” [Dẫn theo 103, tr.9]. Có thể kể đến một số công trình [160; 161; 163]. Cũng thời kỳ ấy, ngữ pháp tiếng Anh, tác giả R. Quirk (1972) cho rằng: “Câu cầu khiến là câu trong đó người nói biểu thị ý chí, nguyện vọng của mình nhằm yêu cầu người nghe thực hiện một hành động nào đó. Nó có thể là mệnh lệnh, đòi hỏi, đề nghị, yêu cầu, lời kêu gọi, lời khuyên, lời cảnh cáo” [150, tr.129]. Như vậy có thể thấy quan niệm của R. Quirk đã chỉ rõ hơn bản chất của câu cầu khiến, gồm các nhân tố: 1) người nghe, 2) người nói là chủ thể cầu khiến, 3) ý 7 muốn, 4) nguyện vọng của người nói chính là nội dung thường trực trong câu; nội dung của ý muốn chính là hành động mà người nói đưa ra. Bốn yếu tố này cũng được xem là điều kiện để nhận diện câu cầu khiến của ngữ pháp cấu trúc. R.E. Asher trong công trình có tính tổng hợp đã đề cập đến hai hệ thống phân loại khác nhau: phân loại theo hình thức và phân loại theo chức năng. Hệ thống thứ nhất bao gồm: trình bày (declaratives), nghi vấn (introgatives), mệnh lệnh (imperatives); Hệ thống thứ hai bao gồm: trần thuật (statement), hỏi (inquiry), cầu khiến (directive) [126, tr.3845]. Đây là quan điểm khá triệt để khi phân chia các kiểu câu. Rõ ràng, nếu xét về mặt chức năng giao tiếp thì câu cầu khiến và câu nghi vấn cũng có khản năng đảm nhận vai trò cầu khiến. b. Nhữ pháp tiếng Việt Ở Việt Nam, không kể trước đó câu cầu khiến được nghiên cứu năm 1948 trong cuốn Le Vietnamien của Lê Văn Lý. Sau đó có các tác giả như: Trương Văn Chình (1963), Nguyễn Kim Thản (1964), Lê Văn Lý (1968), tập thể tác giả ngữ pháp tiếng Việt UBKHXH (1983), Hoàng Trọng Phiến (1980), Diệp Quang Ban (1999), Hồ Lê cũng đã có đề cập đến, cụ thể như sau: Nguyễn Kim Thản (1964) trong Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, trong phần phân loại câu theo mục đích nói đã chú ý đến loại câu nghi vấn và cầu khiến. Trong câu cầu khiến tác giả chia ra: câu cầu khiến trực tiếp và câu cầu khiến gián tiếp. Trong câu nghi vấn, tác giả phân biệt loại câu nghi vấn chân chính với các loại câu nghi vấn khác như câu nghi vấn tu từ học, câu nghi vấn khẳng định, câu nghi vấn phủ định, câu nghi vấn cầu khiến. Trong công trình này, tác giả đã nhận diện các động từ khi chúng mang ý nghĩa mệnh lệnh thì chúng thể hiện lời yêu cầu, đề nghị hay mệnh lệnh của người nói (người viết) hướng tới người nghe (người đọc) [107, tr.261]. Trong Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam (1968), Lê Văn Lý chia câu tiếng Việt ra làm 13 loại: câu danh từ, câu động từ, câu khẳng định, câu phủ định, câu nghi vấn, câu khuyến lệnh, câu biểu cảm, câu tự loại, câu đơn giản, câu đặt cạnh nhau, câu liên kết, câu phụ thuộc và câu phức tạp. Như vậy, Lê Văn Lý gọi câu cầu khiến là câu khuyến lệnh, loại câu mà người nói dùng để bộc lộ ý muốn của mình. Tập thể tác giả ngữ pháp tiếng Việt UBKHXB (Viện ngôn ngữ) (1983), quan niệm: Câu cầu khiến là nói chung về các trường hợp yêu cầu, chúc tụng, sai bảo [120, tr.204]. 8 Hoàng Trọng Phiến (1980), trong Ngữ pháp tiếng Việt đã phân loại câu tiếng Việt thành 4 loại: câu kể, câu cầu khiến, câu hỏi và câu than gọi. Về mặt hình thức, câu cầu khiến được nhận diện bằng một số phương tiện hư từ và ngữ điệu. Về mặt nội dung, câu cầu khiến nói lên ý muốn của chủ thể phát ngôn và yêu cầu người nghe đáp lại bằng hành động [92, tr.228]. Hồ Lê, trong Cú pháp tiếng Việt (1991), phần phân loại câu theo mục đích nói cho rằng, mỗi câu phát ra đều thuộc một trong bốn nhóm: trần thuật, nghi vấn, cầu khiến và cảm thán. Đối với câu cầu khiến, người nghe phải nhận ra điểm cầu khiến trong câu và chuẩn bị cho hành động phản ứng [72]. Trong câu cầu khiến, dựa vào đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ pháp của câu, tác giả lại chia câu cầu khiến ra làm bốn tiểu nhóm: cầu khiến mệnh lệnh; cầu khiến yêu cầu, cầu khiến khuyên răn và cầu khiến dặn dò [72]. Đỗ Thị Kim Liên (1999) trong Ngữ pháp tiếng Việt cũng chia ra bốn kiểu câu theo mục đích nói là: câu trần thuật; câu nghi vấn; câu mệnh lệnh - cầu khiến và câu cảm thán [77, tr.131]. Trong cuốn Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2 (1998), Diệp Quang Ban đã phân câu tiếng Việt thành 4 loại: câu tường thuật, câu nghi vấn, câu mệnh lệnh và câu cảm thán. Tác giả cho rằng, câu cầu khiến bày tỏ ý muốn nhờ hay bắt buộc người nghe thực hiện điều được nêu lên trong câu. Loại câu này có những hình thức phụ từ mệnh lệnh đứng trước vị từ và ngữ điệu mệnh lệnh [9, tr.424]. 1.1.1.2. Hướng nghiên cứu của các nhà ngữ pháp chức năng a. Ở nước ngoài Theo hướng ngữ pháp chức năng, trước hết phải kể đến tác giả M. Halliday (1985). M. Halliday đã chỉ ra rằng, phát ngôn cầu khiến và phát ngôn nghi vấn đều hướng yêu cầu của mình đến người nghe (đọc) và đòi hỏi anh ta đáp lại bằng hành động. Song, chúng khác nhau ở nội dung yêu cầu: Phát ngôn nghi vấn đòi hỏi thông tin, còn phát ngôn cầu khiến đòi hỏi phục vụ (tức đòi hỏi đáp lại bằng hành động) [51, tr.68-69]. Như vậy, quan điểm của Halliday đã phân biệt sự khác nhau của hành động hỏi và cầu khiến là: hỏi thì hướng đến đòi hỏi thông tin hành động đáp lại cho hành động hỏi vì muốn đáp lại thông tin; còn cầu khiến thì đòi hỏi phục vụ - đòi hỏi người nghe thực hiện một hành động nào đó. Như vậy, đóng góp lớn nhất của M. Hallday khi nghiên cứu về hành động cầu khiến là đã chỉ rõ hơn bản chất của phát ngôn cầu khiến qua việc xác định mối quan hệ trao đáp của loại phát ngôn này. Tuy 9 có đề cập đến phát ngôn cầu khiến - hồi đáp, nhưng ông chưa đi sâu nghiên cứu cặp hành động này như một chuyên khảo. Ngoài ra, có thể kể đến các tác giả nghiên cứu về phát ngôn cầu khiến theo hướng ngữ pháp chức năng như: Morris (1938) [147], D. Hines ...hành vận động thứ ba. Bằng vận động trao lời và trao đáp, các nhân vật hội thoại sẽ hòa phối để thực hiện sự liên hòa phối. Đó là cốt lõi của vận động tương tác. 1.2.3.3. Các quy tắc hội thoại Trong hoạt động giao tiếp, mỗi chúng ta thường phải lựa chọn một cách nói nào đó đem lại hiệu quả giao tiếp cao nhất. Tuỳ thuộc vào thói quen, phong tục, tập quán,... mỗi vùng miền, mỗi quốc gia làm thành quy ước xã hội mà mỗi cá nhân đều cố gắng tuân theo. Những quy ước này giữ gìn và tạo độ cân bằng trong cuộc thoại, 22 giúp duy trì cuộc thoại, đem lại hiệu quả giao tiếp. Những quy ước mang tính nghi thức này được quy định theo một trình tự chặt chẽ với những hành vi cụ thể mà mỗi bên tham gia cuộc thoại cần tuân theo ở mỗi loại hội thoại xác định. Những quy ước này được cộng đồng chấp nhận và sử dụng lâu dần thành thói quen, được xem như các quy tắc mà chúng ta gọi là quy tắc hội thoại. Bàn về quy tắc hội thoại, tác giả Orecchioni chia quy tắc hội thoại thành ba nhóm: - Các quy tắc điều hành sự luân phiên lượt lời. - Những quy tắc chi phối cấu trúc của hội thoại. - Những quy tắc chi phối quan hệ liên cá nhân trong hội thoại [21, tr.225]. Đỗ Thị Kim Liên đưa ra 6 quy tắc: Quy tắc thương lượng; Quy tắc luân phiên lượt lời; Quy tắc liên kết; Quy tắc tôn trọng thể diện người nghe; Quy tắc khiêm tốn về phía người nói và Quy tắc cộng tác [78, tr.2013-225]. 1.2.3.4. Các đơn vị hội thoại a. Cuộc thoại (cuộc tương tác - conversation, interaction) Nói đến cuộc thoại là nói đến đơn vị hội thoại lớn nhất bao trùm, tính từ khi các thoại nhân gặp nhau, khởi đầu nói cho đến lúc chấm dứt. Theo C.K. Orecchioni: “Để có một và chỉ một cuộc thoại, điều kiện cần và đủ là có một nhóm nhân vật có thể thay đổi nhưng không đứt quảng, nói về một số vấn đề có thể thay đổi nhưng không đứt quảng” [19, tr.313]. Nguyễn Đức Dân cho rằng: “Cuộc thoại là một lần nói chuyện, trao đổi giữa những cá nhân (ít nhất là hai) trong một xã hội” [32, tr. 97]. Theo Đỗ Hữu Châu “toàn bộ hoạt động ngôn ngữ của con người là một chuỗi dằng dặc những lời đối đáp. Việc phải tách ra trong chuỗi dằng dặc những lời đối đáp của con người những đơn vị gọi là cuộc thoại là cần thiết đề nghiên cứu” [21, tr. 312]. Khi xác định cuộc thoại, ta có thể dựa vào ba nhân tố sau: - Nhân vật hội thoại: Một cuộc thoại được xác lập khi có ít nhất hai nhân vật trở lên tham gia. - Tính thống nhất về không gian (địa điểm) và thời gian diễn ra cuộc thoại: không gian có thể là ga tàu, bến xe, bến đò sân bay, chợ búa, trong nhà, trong lớp học,... thời gian có thể là buổi sáng sớm, buổi trưa, buổi chiều, đêm khuya, hay bất cứ một thời điểm nào trong ngày. Thời gian và không gian diễn ra hội thoại là do nhân vật tham gia hội thoại quyết định. - Tính thống nhất về đề tài diễn ngôn: một cuộc thoại phải diễn ra theo một 23 hướng nhất định. Phải có tính thống nhất về đề tài, chủ đề giữa các nhân vật giao tiếp, có thời điểm bắt đầu và kết thúc. Tóm lại, một cuộc thoại bao giờ cũng có ít nhất một cặp trao đáp trở lên, có sự thống nhất về đề tài, chủ đề và nội dung. Cuộc thoại được diễn ra trong một thời gian và không gian nhất định. Tuy nhiên, sự thay đổi về không gian, thời gian là do nhân vật tham gia hội thoại quyết định. b. Đoạn thoại (sequence) Đoạn thoại là đơn vị do một hoặc một số cặp thoại liên kết tạo thành. Trong đoạn thoại có sự liên kết về đề tài, nội dung giao tiếp tạo thành một đoạn thoại hoàn chỉnh để cùng các đoạn thoại khác liên kết thành cặp thoại. Hay nói cách khác, một đoạn thoại là một lập luận bộ phận góp phần vào lập luận chung của một cuộc thoại. Trong giao tiếp chúng ta thấy ranh giới giữa đoạn thoại và cuộc thoại nhiều khi không rõ ràng. Tuy nhiên,cuộc thoại có thể bao gồm nhiều đoạn thoại nghĩa là cuộc thoại bao hàm đoạn thoại. Trong những cuộc thoại nghi thức và chuẩn mực thì cuộc thoại do các đoạn thoại tạo nên, gồm: đoạn thoại mở đầu (mở thoại), đoạn thoại thân cuộc thoại (thân thoại), đoạn thoại kết thúc (kết thoại). Thông thường, đoạn mở thoại và kết thoại thường không có những biến đổi về cấu trúc, dễ nhận ra hơn các đoạn thoại tạo nên thân thoại. Đoạn mở thoại thường có tính công thức và đưa đẩy, nhằm mục đích tạo lập quan hệ là cơ bản. Đoạn thân thoại có thể chỉ một đoạn thoại hoặc một số đoạn thoại. Mỗi một đoạn thoại có sự thống nhất về chủ đề, phạm vi hiện thực. Tuy nhiên, trong một cuộc thoại có nhiều đoạn thoại, thì mỗi đoạn thoại có thể có những chủ đề nhỏ, phản ánh những mặt, những khía cạnh, bình diện khác nhau nhằm làm sáng tỏ chủ đề lớn. Đoạn kết thoại thường là tổng kết cuộc thoại, kết luận về một đề tài kèm theo lời cảm ơn, lời chúc, từ biệt... Nhìn chung, đoạn mở thoại và đoạn kết thoại phụ thuộc nhiều vào yếu tố như: hoàn cảnh giao tiếp, nền văn hóa của dân tộc, mục đích giao tiếp cũng như tính chất của cuộc thoại. c. Tham thoại (participants) Theo Đỗ Hữu Châu: “Tham thoại là phần đóng góp của từng nhân vật hội thoại vào một cặp thoại nhất định” [19, tr.316]. Tham thoại được tính từ khi bắt đầu nói đến khi kết thúc một lượt lời. Tham thoại là đơn vị trực tiếp cấu thành cặp thoại. Tham thoại là đơn vị trùng với một lượt lời. Là phần đóng góp của từng nhân vật hội thoại vào một cặp thoại nhất định. 24 Về cấu tạo, dựa vào các đơn vị cấu tạo có thể chia thành tham thoại đơn và tham thoại phức. + Tham thoại đơn là tham thoại chỉ có một hành động ngôn ngữ tạo nên (cũng đồng thời là hành động chính). Ví dụ: A: Lấy cho ba ly nước. B: Tay con đang dơ (bẩn). + Tham thoại phức là tham thoại có từ hai hành động trở lên. Các hành động trong một tham thoại phức được chia thành hành động chủ hướng và có thể có một hoặc một số hành động phụ thuộc. Ví dụ: - Trời lại mưa rồi, lấy cho ba cái áo mưa coi mấy nhỏ. Ở tham thoại trên có hai hành động là thông báo và cầu khiến, trong đó hành động cầu khiến được xem là hành động chủ hướng, còn hành động thông báo tuy đứng trước nhưng lại là hành động phụ thuộc. Như vậy, hành động chủ hướng có chức năng trụ cột, quyết định hướng của tham thoại và quyết định hành động đáp lời thích hợp của người đối thoại, còn hành động phụ thuộc có nhiều chức năng khác nhau. Ở đây chúng tôi căn cứ vào hành động chủ hướng để xác định tham thoại chứa hành động cầu khiến và tham thoại chứa hành động từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ. d. Cặp thoại (cặp trao đáp - exchange) Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại tối thiểu nhưng chưa phải là đơn vị nhỏ nhất. Nó là cặp thoại kế cận, nằm ở vị trí trung gian giữa tham thoại, đơn vị bậc dưới và đoạn thoại, đơn vị bậc trên. Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại nhỏ nhất của cuộc thoại do các tham thoại tạo nên” [19, tr.320]. Luận án của chúng tôi tiếp thu quan điểm của tác giả Đỗ Hữu Châu để đi vào nghiên cứu cặp thoại cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ Dựa vào số lượng các đơn vị cấu tạo cặp thoại (tham thoại), có thể chia ra: - Cặp thoại một tham thoại (còn gọi là cặp thoại hẫng): Là trường hợp tham thoại của người nói Sp1 không được người nghe Sp2 hưởng ứng hồi đáp, nghĩa là chỉ có một tham thoại dẫn nhập của Sp1 còn Sp2 không có hành động ngôn ngữ tương tác. - Cặp thoại hai tham thoại (còn gọi là cặp thoại đôi): Tham thoại thứ nhất được gọi là tham thoại dẫn nhập (initiative), tham thoại thứ hai là tham thoại hồi đáp (resactive). Cặp thoại này được xem là cặp thoại điển hình cho mọi hành động 25 ngôn ngữ. Ở cặp thoại cầu khiến - từ chối thì hành động cầu khiến nằm ở tham thoại dẫn nhập còn hành động từ chối nằm ở tham thoại hồi đáp. Ví dụ: A: Nấu cơm giùm mẹ đi con. B: Con mắc làm bài tập rồi. Hành động dẫn nhập là A, cũng chính là hành động cầu khiến của Sp1. Hành động hồi đáp là B, cũng chính là hành động từ chối. Đây là trật từ bất biến đối với cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối. Ngoài ra, còn có một số cách phân loại khác, đó là: a) dựa vào vai trò của cặp thoại trong sự kiện lời nói, có thể chia ra cặp thoại chủ hướng và cặp thoại phụ thuộc (cặp thoại củng cố, cặp thoại sửa chữa); b) dựa vào vị trí trong tổ chức đoạn thoại, có thể chia ra: cặp thoại mở đầu - các cặp thoại triển khai - cặp thoại kết thúc,... Trong đề tài này, chúng tôi tập trung nghiên cứu là cặp thoại cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ. 1.2.4. Lý thuyết về hành động cầu khiến - từ chối 1.2.4.1. Khái niệm và điều kiện nhận diện hành động cầu khiến a. Khái niệm hành động cầu khiến a1. Quan điểm của các nhà ngữ dụng học Theo J. Searle, hành động cầu khiến là: “Những cố gắng của SP1 sao cho SP2 thực hiện một việc gì đó. Nó có thể là những cố gắng ở mức độ thấp ví như khi ta gợi ý một ai đó làm một việc gì, nhưng cũng có khi là những cố gắng ở mức độ cao (cương quyết) như khi ta tỏ rõ là nhất thiết ai đó phải làm một việc cụ thể nào đấy” [9, tr.5]. Tác giả Jonh Lyons trong Ngữ nghĩa học, phân biệt cầu khiến với thỉnh cầu: “Khi cầu khiến người nói không phải cam kết về tính chân thực hay thực hữu của mệnh đề mà về tính tất yếu của việc thực hiện hành động. Nói theo cách truyền thống hơn thì người nói biểu thị thì xác tín của họ không phải về một điều gì đó mà là ý muốn của họ mong muốn điều gì đó xẩy ra. Khi thỉnh cầu (chứ không phải nêu mệnh lệnh hoặc ra lệnh), người nói biểu thị ý của họ muốn điều gì đó xẩy ra, nhưng họ cũng thừa nhận một cách rõ ràng rằng người nghe có quyền không tuân theo. Trong khía cạnh này, thỉnh cầu giống với câu hỏi trung hoà, loại câu hỏi được gọi là câu hỏi dẫn dắt hay có định hướng những câu hỏi như: Cái cửa sổ mở phải không?” [145, tr.162]. Còn George Yule gọi hành động cầu khiến là hành động điều khiển (directives): 26 “Điều khiển là những hành động mà người nói dùng để làm cho một người nào đó khác làm một cái gì đó. Chúng bộc lộ điều mà người nói muốn. Đó là những yêu cầu, những gợi ý, chúng có thể là tích cực hoặc tiêu cực” [125, tr. 107-108]. Một số tác giả Việt Nam, khi nghiên cứu hành động cầu khiến, cũng đưa ra cách hiểu như sau: Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Cầu khiến là hành động mà người nói sử dụng để khiến người nghe làm cái gì đó. Hành động này được thể hiện ở những câu mà nhờ chúng mà người nói khiến cho người nghe làm một việc gì” [46, tr.48]. Theo Đỗ Thị Kim Liên: “Hành động cầu khiến là hành động được sử dụng khi người nói đưa ra một phát ngôn về một yêu cầu nào đó, mong muốn người nghe thực hiện” [78, tr.118]. Trong bài viết Chiến lược lịch sự thay đổi mức độ lợi - thiệt trong lời cầu xin tiếng Việt, Vũ Thị Thanh Hương khẳng định: “Cầu khiến là loại hành vi ngôn từ được người nói sử dụng nhằm điều khiển người nghe hành động theo chủ ý của mình. Tuỳ theo lực ngôn trung và hiệu lực riêng của chúng, các hành vi cầu khiến có thể có những tác động tích cực (làm lợi) hay tiêu cực (làm thiệt) khác nhau cho người nói và người nghe” [61, tr.39]. Lê Đình Tường cho rằng: “Hành vi cầu khiến là hành vi được thực hiện ngay trong lời nói với nội dung: tôi nói là tôi muốn anh (hoặc anh cùng tôi) thực hiện (hoặc không thực hiện) một hành động p nào đó và hiệu quả của nó là anh (hoặc anh cùng tôi) thực hiện (hoặc không thực hiện) hành động p vì một lợi ích” [101, tr. 36]. a2. Quan điểm của tác giả luận án Tiếp nhận quan điểm của các nhà khoa học về hành động cầu khiến, chúng tôi quan niệm như sau: Hành động cầu khiến được thực hiện khi người nói (Sp1) đưa ra nội dung mệnh đề phản ánh nhu cầu, nguyện vọng muốn người nghe (Sp2) thực hiện việc gì đó, nhằm một đích nhất định (có lợi cho mình hoặc vai giao tiếp). Từ quan điểm đó, chúng tôi đi sâu phân tích hành động cầu khiến trong giao tiếp hàng ngày của người Nam Bộ. b. Điều kiện nhận diện hành động cầu khiến b1. Nội dung mệnh đề: do Sp1 đưa ra hướng đến người nghe (Sp2) thực hiện - thường thể hiện theo mô hình mệnh đề: Sp2 - thực hiện hành động (C - V). Ví dụ: - Chép bài giúp em nha chị hai!  Sp2 (chị) - V (chép bài) - Chú đẩy chiếc xe ra giùm con nha chú!  Sp2 (chú) - V (đẩy chiếc xe ra) 27 b2. Quy tắc chuẩn bị: Sp1 nghĩ, cho, tin rằng Sp2 có khả năng thực hiện hành động: với nội dung nói ra trên bề mặt phát ngôn, trước khi nói, Sp1 (em) nghĩ rằng Sp2 (chị) làm được. b3. Quy tắc chân thành: Sp1 chân thành, thực sự mong muốn Sp2 thực hiện. b4. Quy tắc căn bản: Sp1 không nói ra thì chưa chắc Sp2 sẽ thực hiện. 1.2.4.2. Khái niệm và Điều kiện nhận diện hành động từ chối trong quan hệ tương tác với hành động cầu khiến a. Khái niệm hành động từ chối Từ chối là một hành động ngôn ngữ thuộc nhóm hành động đe doạ thể diện của người nói (cầu khiến, khuyên nhủ, mời, thỉnh cầu,). Tuy nhiên, trong cuộc sống hàng ngày, có lúc, người nghe cũng phải từ chối. Chính vì vậy, sử dụng hành động từ chối trong giao tiếp cũng là một nghệ thuật giao tiếp. Người nói có thể biểu đạt hành động từ chối hoặc bằng các phương tiện từ vựng, theo một kiểu cấu trúc cú pháp để từ chối. Theo Từ điển học bậc cao Oxford (Oxford Advanced Learner’s Dictionary), từ chối là “nói rằng bạn không muốn điều gì đó dành cho bạn” [139, tr.1068]. A. Wierzibicka nhấn mạnh: “Từ chối có nghĩa là “không, tôi sẽ không làm việc đó” khi trả lời một phát ngôn của một người khác mà trong phát ngôn này anh ta đã thông báo cho chúng ta biết rằng anh ta muốn chúng ta làm một việc gì đó và rằng anh ta chờ đợi chúng ta làm việc đó” [Dẫn theo Nguyễn Phương Chi 26, tr. 40]. Ở Việt Nam, tác giả Đỗ Thị Kim Liên cho rằng: “Hành động từ chối cũng gần giống với hành động bác bỏ là hành động bác bỏ được thực hiện khi có lời trao. Nhưng chúng khác nhau ở chỗ, hành động từ chối là hành động được tạo lập với điều kiện: a) Phải có người đưa ra lời trao, nhưng lời trao đó không thuộc nhóm hành động miêu tả, tường thuật hay nghi vấn mà thuộc nhóm đề nghị cầu khiến, rủ, nhờ. b) Người nghe sử dụng hành động đáp lời nhưng bản chất là không thực hiện hành động theo đề nghị của người nói hoặc trì hoãn việc thực hiện một hành động đề nghị nào đó nên sự từ chối đã phần nào làm giảm mối quan hệ hợp tác thân thiện giữa người nói và người nghe” [78, tr.127-128]. Từ quan niệm của hai tác giả A. Wierzibicka và Đỗ Thị Kim Liên, chúng tôi xem xét hành động từ chối luôn đặt trong sự tương tác trực tiếp với hành động cầu khiến. Vậy, hành động từ chối là hành động đáp lời mà bản chất (đích) là không 28 thực hiện hành động theo đề nghị của người nói; hoặc tuỳ thuộc vào bối cảnh giao tiếp mà từ chối nhằm mục đích trì hoãn việc thực hiện bằng cách đưa ra một lí do hoặc một lời đề nghị ngược lại liên quan đến đề nghị của lời trao. b. Điều kiện nhận diện hành động từ chối (trong mối quan hệ với hành động cầu khiến) Để xác định hành động từ chối của người Nam Bộ trong mối tương quan với hành động cầu khiến, chúng tôi dựa vào 4 tiêu chí sau: a) Nội dung mệnh đề: bị ràng buộc bởi nội dung mệnh đề của hành động cầu khiến nhưng theo chiều phủ định. Ví dụ: A: Em về đi nghe! B: Chưa, em chưa về được. b) Điều kiện chuẩn bị: Sp2 có quan hệ thân cận, hoặc quan hệ xã hội nào đó (thân tộc, bạn bè, thầy cô,) trong một khoảng không gian - thời gian vừa phải để có thể thực hiện hành động cầu khiến của Sp1 (trừ trường hợp cầu khiến gián tiếp: Hãy sáng lên các vì sao! - không có câu trả lời). c) Điều kiện chân thành: Sp2 (trở thành người đáp - Sp1) chân thành không muốn thực hiện hành động của sp1. d) Điều kiện căn bản: Sau khi từ chối ràng buộc trách nhiệm giữa Sp1 và Sp2 (Sp2 làm mất lòng, mất thể diện của Sp1). 1.2.5. Khái quát về phương ngữ và phương ngữ Nam Bộ 1.2.5.1. Khái niệm phương ngữ Theo Hoàng Thị Châu, chuyên gia về phương ngữ, cho rằng: “Phương ngữ là một thuật ngữ ngôn ngữ học để chỉ sự biểu hiện của ngôn ngữ toàn dân ở một địa phương cụ thể với những những nét khác biệt của nó so với ngôn ngữ toàn dân hay với một phương ngữ khác” [22, tr.24]. Trong Sổ tay phương ngữ Nam Bộ, Nguyễn Văn Ái nhận định: “Có thể nói một cách nôm na phương ngữ là một chuỗi các nét biến dạng phương ngữ của một ngôn ngữ chung toàn dân, do những tác động về địa lí xã hội mà dần dần hình thành” [1, tr.9]. Còn theo các tác giả Từ điển đối chiếu địa phương: “Phương ngữ hay còn gọi là tiếng địa phương là hình thức ngôn ngữ được sử dụng trong cộng đồng dân cư tại một vùng, miền nhất định trên một lãnh thổ một nước” [123, tr.3]. Như vậy, tuy chưa có cách hiểu thống nhất ở các nhà nghiên cứu về phương ngữ song chúng tôi cho rằng: phương ngữ là tiếng nói riêng của một vùng lãnh thổ, 29 một khu vực địa phương. Phương ngữ là biến thể của ngôn ngữ toàn dân, chúng có nét khác biệt so với ngôn ngữ toàn dân về các mặt ngữ âm, từ vựng - ngữ nghĩa, ngữ pháp và cách hành chức. 1.2.5.2. Phương ngữ Nam Bộ Có thể nói, sự khác biệt của phương ngữ Nam Bộ so với phương ngữ các vùng miền khác được thể hiện qua những điểm sau: a. Về mặt ngữ âm - Thanh điệu: Nếu như tiếng Việt có sáu thanh thì phương ngữ Nam Bộ chỉ có năm thanh: thanh ngang, thanh huyền, thanh hỏi, thanh sắc, thanh nặng; thanh ngã nhập với thanh hỏi. Đặc biệt, những nghiên cứu thực nghiệm còn cho thấy hai thanh hỏi, nặng của phương ngữ Nam Bộ còn phát âm gằn, nặng, nghẹn và rung mạnh thanh đới, tạo nên màu sắc âm thanh khác với cách phát âm ở vùng phương ngữ Bắc Bộ. - Âm đầu: Nếu tiếng Việt có 21 âm đầu thì nhìn chung, phương ngữ Nam Bộ không có sự phân biệt đầy đủ. Về hệ thống âm đầu, phương ngữ Nam Bộ có hai nét đặc trưng nổi bật phân biệt với những phương ngữ khác. Thứ nhất, dãy các âm đầu là phụ âm xát hữu thanh /v, z, ʐ/ (v, d/gi, r) được phát âm thành [j] là phụ âm mặt lưỡi - ngạc, hữu thanh. Thứ hai, âm đầu là các phụ âm /k, ŋ, h/ trong các âm tiết có âm đệm (và do tác động của âm đệm -w-) phát âm thành bán âm [w-]. Như vậy, hệ thống âm đầu của phương ngữ Nam Bộ có bán âm w; đây là nét khác biệt đặc hữu của phương ngữ Nam Bộ so với các phương ngữ khác. - Phần vần: Do phát âm lược bỏ âm đệm, cùng với sự tác động giữa nguyên âm đỉnh vần và các yếu tố (phụ âm, bán âm) kết vần làm cho hệ thống vần trong phương ngữ Nam Bộ có sự khác biệt cả về số lượng lẫn chất lượng. Phương ngữ Nam Bộ có số lượng vần giảm hẳn so với phương ngữ Bắc và phương ngữ Trung do khá nhiều vần trùng nhau. Chẳng hạn: các vần iu, êu, iêu, ưu, ươi đều phát âm thành [i: w]; các vần ưi, ươi đều phát âm thành [ɯ: j]; các vần ui, uôi đều phát âm thành [u: j], các vần im, êm, iêm đều phát âm thành [i:m]; các vần ươm, uôm đều phát âm thành [ɯ: m], v.v.. Như vậy, nét riêng về mặt ngữ âm trong phương ngữ Nam Bộ là dễ nhận thấy so với các phương ngữ khác. Thế nhưng, việc phân định ngôn ngữ giữa các tỉnh trong vùng lại không dễ, bởi lẽ, diện mạo ngữ âm của vùng Nam Bộ mang tính 30 thống nhất cao, ít có “thổ âm”; qua phát âm không thể phân biệt được ở tỉnh nào hay vùng nào mà chỉ có cảm nhận chung là tiếng nói hay giọng nói Nam Bộ mà thôi. Đây cũng là nét riêng, sự khác biệt của vùng đồng bằng Nam Bộ. b. Về mặt từ vựng Ngoài những khác biệt về ngữ âm, khi tìm hiểu vốn từ vựng mà người Nam Bộ sử dụng, chúng tôi thấy có rất nhiều từ ngữ mang sắc thái địa phương được dùng để định danh cây cỏ, hoa trái, cầm thú; công cụ, phương tiện sinh hoạt và lao động; địa hình; từ xưng hô; từ chỉ không gian, thời gian; từ ngữ liên quan đến sông nước; tiếng lóng, Sự đa dạng về vốn từ đó vừa được hình thành từ sự hình thành vùng đất Nam Bộ, đồng thời còn được hình thành do vay mượn từ gốc khác. Tìm hiểu sơ bộ về hệ thống vốn từ trong phương ngữ Nam Bô, chúng tôi thấy nổi lên một số đặc điểm cơ bản sau: - Có một hệ thống vốn từ vay mượn vô cùng đa dạng, phong phú được người Nam Bộ sử dụng như chính phương ngữ riêng của mình. Cư dân Nam Bộ được hình thành chủ yếu do quá trình cộng cư các dân tộc Kinh, Hoa (Quảng Đông và Triều Châu), Khơme nên có hiện tượng vay mượn ngôn ngữ của nhau. Hệ thống vốn từ mượn gốc Khơme như: lâm thôn (một loại hình múa tập thể), phum (xóm, làng), xà rông (váy), vàm (cửa sông), cà ròn (bao bằng bàng), Riêng các từ bò hóc (mắm cá), dù kê (hát cải lương Khơme), ên (một mình), nóp (vật dùng để ngủ), tà (ông), [114; tr.39], được tác giả Trần Thị Ngọc Lang xếp vào những từ mượn chỉ dùng ở phạm vi khẩu ngữ. Từ mượn gốc Quảng Châu, Triều Châu: chế (chị), hia (anh), củ (cậu), tía (cha), ỷ (dì),; các từ gọi tên một số món ăn đã đi vào tiếng Việt phổ thông như: bánh bao, hoành thánh, hủ tiếu, lạp xưởng, xá xíu, tàu hủ,, bên cạnh đó có những từ chỉ dùng trong phạm vi phương ngữ Nam Bộ như: xí muội, há cảo, hủ tiếu, bò bía, xương xáo.; các từ dùng trong quan hệ thương mại: xì thầu (chủ tiệm), tào kê (người chủ nhà); các từ dùng trong các trò chơi cờ bạc: xí ngầu lắc, xì dách, xập xám, chướng, - Hệ thống vốn từ mang sắc thái riêng của Nam Bộ Hệ thống vốn từ dùng để gọi tên những sự vật, hiện tượng, chỉ bắt gặp trong thiên nhiên, sinh hoạt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội,... ở vùng Nam Bộ như: tràm, đước, tầm vông, thao lao, sầu riêng, măng cụt, ghe, suồng, Những tính từ chỉ mức độ chỉ có ở phương ngữ Nam Bộ như: (cao) nhòng, (nhẹ) hều, (dài) ngoằng, (bự) chà bá, Từ chỉ hành động như: rước (đón), mướn (thuê), hò (nôn, mửa) 31 c. Về mặt ngữ pháp - Hàng loạt các yếu tố trong phương ngữ Nam Bộ có xu thế đơn âm hóa. Các yếu tố này trong phương ngữ Nam Bộ được dùng một cách độc lập. Chẳng hạn: chế (châm chế), kênh (kênh kiệu), khi (khinh khi), nạnh (tị nạnh), ganh (ganh tị), ưng (ưng thuận), vị (vị nể) nài (nài nỉ), nôn (nôn nóng) lẹ (mau lẹ), bộn (bề bộn), ngộ (ngộ nghĩnh), - Hiện tượng tỉnh lược từ, cụm từ, câu. Tỉnh lược là một thủ pháp quen thuộc trong tiếng Việt, nhưng, sự khác biệt của phương ngữ Nam Bộ, đó là sự tỉnh lược được thực hiện ở mức tối ưu nhất và bằng một cách thức riêng: Vừa tỉnh lược vừa biến đổi thanh điệu; chẳng hạn: anh ấy  ảnh, ông ấy  ổng, ngoài ấy  ngoải Qua các ví dụ trên, chúng ta thấy, ngoài các yếu tố bị tỉnh lược còn có sự biến đổi thanh điệu, từ thanh không, thanh huyền, thanh sắc sang thanh hỏi. Vừa tỉnh lược vừa đảo trật tự; chẳng hạn: kéo cái rẹt (kéo nghe rẹt một cái), tát cái bốp (tát nghe đánh bốp một cái), bao cao (cao bao nhiêu), Tĩnh lược và thêm không, không hà hoặc không thôi; chẳng hạn: Trái cây toàn sâu là sâu  sâu không hà. - Trong sử dụng Trong sử dụng, người Nam Bộ thể hiện tư duy phóng khoáng, nặng nghĩa tình nhưng không nặng quy tắc, khuôn luật. Chẳng hạn, khi xưng gọi thường kết hợp giữa thứ bậc và tên riêng như: Hai Giang, Ba Dương, hoặc xưng gọi trong gia tộc có tính tới quan hệ thân tộc, nhưng chừng mực và không nặng nghi thức, chẳng hạn, người lớn tuổi nhất chỉ gọi bằng ông , không phân biệt với cụ, cố, 1.3. Tiểu kết chương 1 Qua nội dung trình bày ở chương 1, chúng tôi rút ra một số tiểu kết như sau: a. Về lịch sử nghiên cứu phát ngôn cầu khiến của các tác giả trong và ngoài nước, có thể chia làm ba hướng: hướng nghiên cứu của các nhà ngữ pháp truyền thống về câu cầu khiến, hướng nghiên cứu của các nhà ngữ pháp chức năng và hướng nghiên cứu hành động ngôn ngữ của các nhà ngữ dụng học. Theo hướng nghiên cứu hành động ngôn ngữ của các nhà ngữ dụng học, hiện đã có nhiều công trình trong và ngoài nước nghiên cứu về hành động cầu khiến và từ chối. Tuy nhiên, chưa có một công trình nào nghiên cứu hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ đặt trong sự tương tác. b. Về những khái niệm lí thuyết cơ bản liên quan đến đề tài, có thể nhận thấy: 32 b1. Khái niệm hành động cầu khiến - từ chối trong tiếng Việt nói chung, trong hoạt động giao tiếp của người Nam Bộ nói riêng là khái niệm cốt lõi được chúng tôi đề cập đến, đây là loại hành động ngôn ngữ gắn liền với quá trình giao tiếp, thể hiện qua lời hội thoại của các nhân vật gắn với vai giao tiếp cụ thể. Vì thế, ở luận án này, chúng tôi trình bày những vấn đề giao tiếp có liên quan đến hội thoại và hành động ngôn ngữ b2. Hành động cầu khiến, cho đến nay, đã được các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước quan tâm. Ở chương 1 này chúng tôi đã điểm lại một số quan niệm về cầu khiến của các nhà nghiên cứu đi trước và đề xuất các căn cứ để xác định hành động này. Hành động từ chối chỉ xuất hiện trong sự tương tác với hành động cầu khiến. Chính vì vậy, hiệu lực ở lời của hành động này là rất quan trọng. Từ đó, chúng tôi điểm lại các lý thuyết liên quan hành động từ chối cũng như tiêu chí nhận diện chúng. c. Về đặc điểm của phương ngữ, ngoài những điểm tương đồng với ngôn ngữ toàn dân, phương ngữ Nam Bộ còn có sự khác biệt ở các phương diện ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và trong sử dụng, cụ thể trong giao tiếp, thể hiện qua cặp thoại cầu khiến - từ chối. Trong đó, điểm khác biệt của phương ngữ Nam Bộ so với ngôn ngữ toàn dân, chúng tôi sẽ phân tích ở chương 2, chương 3. 33 Chương 2 CẤU TẠO CẶP THOẠI CHỨA HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN - TỪ CHỐI TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI NAM BỘ 2.1. Khái niệm cấu tạo Cấu tạo được hiểu với hai nghĩa: 1) (Động từ). Làm ra, tạo ra bằng cách kết hợp nhiều bộ phận lại. Cách cấu tạo một bài văn. Nguyên lí cấu tạo máy. 2) Thành phần và cách sắp xếp, tổ chức các thành phần của một chỉnh thể. Cấu tạo của đồng hồ. Cấu tạo địa chất [91, tr.161]. Như vậy, cấu tạo được hiểu với hai nghĩa: a). Làm ra bằng cách kết hợp nhiều bộ phận; b). Cách sắp xếp, tổ chức các bộ phận thành một chỉnh thể. Vậy là, khái niệm cấu tạo gần với khái niệm cấu trúc trong ngôn ngữ học. Theo các nhà ngữ học, cấu trúc là thuộc tính của hệ thống. I.U. Xtepanop khẳng định, cấu trúc là sự tổng hợp các mối quan hệ trong hệ thống: “Tổng thể các quan hệ giữa các yếu tố tạo nên hệ thống. Còn tập hợp các mối quan hệ giữa các yếu tố của hệ thống được gọi là quan hệ cấu trúc của hệ thống” [121, tr.230]. Tương tự, Kasevích cũng cho rằng “Nếu hệ thống là tập hợp các yếu tố liên kết với nhau bằng những quan hệ nhất định, thì cấu trúc là kiểu những quan hệ này, là phương thức tổ chức hệ thống” [66, tr.27]. Nguyễn Thiện Giáp: “Mô hình riêng biệt, sẵn có trong một ngôn ngữ để kiến tạo một đơn vị ngôn ngữ, tức là toàn bộ quá trình cấu tạo bên trong của một đơn vị ngôn ngữ” [49, tr.116]. Ngoài ra, Mai Ngọc Chừ, Hoàng Trọng Phiến, Vũ Đức Nghiệu cũng đặt cấu trúc trong mối quan hệ với hệ thống: “Cấu trúc là tổng thể các mối quan hệ trong hệ thống, là phương thức tổ chức của hệ thống. Nếu hiểu được tổ chức bên trong của hệ thống như thế nào là ta hiểu được cấu trúc của nó” [30, tr.25]. Như vậy, cấu tạo và cấu trúc không hoàn toàn được hiểu như nhau. Trong chương này, chúng tôi sử dụng thuật ngữ cấu tạo với nghĩa các bộ phận sắp xếp, tổ chức thành đơn vị lớn hơn (tham thoại). 2.2. Cấu tạo của cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ 2.2.1. Mô hình cấu tạo cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ 2.2.1.1. Xác định dạng cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ Như chúng tôi đã trình bày ở chương 1, cặp thoại là đơn vị lưỡng thoại tối 34 thiểu nhưng chưa phải là đơn vị nhỏ nhất. Dựa vào số lượng các đơn vị cấu tạo cặp thoại (tham thoại), có thể chia ra: Cặp thoại một tham thoại (cặp thoại hẫng) và cặp thoại hai tham thoại. Phân tích cấu tạo cặp thoại cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ, chúng tôi chỉ đi vào phân tích cặp thoại có hai tham thoại, trong đó tham thoại thứ nhất là tham thoại dẫn nhập (tham thoại chứa hành động cầu khiến), tham thoại thứ hai là tham thoại hồi đáp (chứa hành động trừ chối). Để xác định dạng cặp thoại trao chứa hành động cầu khiến - từ chối trong gioa tiếp của người Nam Bộ, chúng tôi thấy có thể dựa vào: - Các thành tố cấu tạo tham thoại cầu khiến: + Động từ ngữ vi mang ý nghĩa cầu khiến: những tham thoại có sự xuất hiện của động từ ngữ vi được chúng tôi gọi là tham thoại chứa hành động cầu khiến tường minh, còn tham thoại không có sự xuất hiện của động từ ngữ vi là tham thoại chứa hành động cầu khiến nguyên cấp. Với 2400 cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ, chúng tôi chưa bắt gặp sự xuất hiện của động từ ngữ vi. Vì vậy, theo tiêu chí này, chúng tôi xem hành động cầu khiến trong giao tiếp của người Nam Bộ là cầu khiến nguyên cấp. + Chủ thể cầu khiến thể hiện qua từ xưng hô ngôi thứ nhất (ký hiệu Sp1). + Đối thể tiếp nhận nội dung cầu khiến (Ký hiệu Sp2). + Thực hiện hành động, trạng thái do Sp1 khiến/cầu (do vị từ, cụm vị từ thể hiện). + Các tiểu từ tình thái cuối phát ngôn thể hiện sắc thái tình cảm của hành động nói (ký hiệu TTTT). - Các thành tố tham gia cấu tạo tham thoại từ chối: + Từ, cụm từ1 phủ định đứng đầu tham thoại (ký hiệu Ppđ). + Thành tố phủ định là một kết cấu chủ - vị (ký hiệu là KCCV). Ở thành tố này, chúng tôi bắt gặp năm dạng kết cấu: kết cấu chủ - vị chứa nòng cốt phủ định (ký hiệu KCVpđ); kết cấu chủ - vị nêu lí do (ký hiệu KCCV1); kết cấu chủ - vị cầu khiến ngược lại (ký hiệu KCCV2); kết cấu chủ - vị nhằm hướng đến lùi thời gian thực hiện (ký hiệu KCCV3); kết cấu chủ - vị đẩy vai thực hiện hành động cầu khiến sang người khác (Sp3) (ký hiệu KCCV4). Với những tiêu chí cụ thể trong cặp thoại cầu khiến - từ chối, chúng tôi thống kê được 2400 cặp thoại: 1 Cụm từ (hay còn gọi là ngữ) được chúng tôi sử dụng: Là đơn vị lớn nhỏ hơn câu, có nhiều từ mà giữa các từ có quan hệ chính - phụ. Ví dụ: - Những con gà này → Cụm danh từ (ngữ danh từ); - Không ăn đâu má → Cụm động từ (ngữ động từ); - Khoan, từ từ con  Cụm tính từ ( ngữ tính từ) 35 (1) A: Mai con ra bán hành với bác nghe. B: Không được rồi bác hai2 ơi, ngày mai con đi học. (2) A: Chị đi chợ với em nha? B: Không, chị bận rồi. (3) A: Kìa kìa, đưa cho anh coi đi con, bảo đảm luôn. Mua nửa ký ăn thử heng. B: Thôi, mặn quá à. (4) A: Anh ơi sửa giùm em máy tính đi. B: Không được, anh mắc công chuyện rồi. (5) A: Mua cái ... Tham thoại (258) được xem là chiến lược từ chối trực tiếp, tuy nhiên, khác với tham thoại (257) là không sử dụng các từ phủ định mang ý nghĩa từ chối mà lặp lại một số nội dung ở tham thoại cầu khiến là “tiền”. Cách thức từ chối này đe doạ mạnh tới thể diện của Sp1 và làm giảm đi tính lịch sự cho hoạt động giao tiếp. Như vậy, so với những cách thức cầu khiến được xem là giảm tính lich sự, các tham thoại từ chối được xem là giảm tính lịch sự chiếm số lượng không nhiều. Trong giao tiếp, khi thực hiện hành động từ chối, người Nam Bộ ít chọn cách từ chối trực tiếp, thay vào đó là cách thức từ chối gián tiếp chiếm tỉ lệ cao. Vì vậy, cách thức từ chối của Nam Bộ nhìn chung ít đe dọa tới thể diện của người nghe, đảm bảo được tính lịch sự cho hoạt động giao tiếp. 4.6. Tiểu kết chương 4 Ở chương 4, chúng tôi rút ra một số tiểu kết sau: a. Trong giao tiếp, lịch sự có vai trò quan trọng, có thể gây hiệu lực đưa cuộc thoại đi đến thành công hay thất bại. b. Cặp thoại trao đáp cầu khiến - từ chối giữa hai nhân vật chịu sự chi phối rất lớn của quy tắc lịch sự do giữa hai nhân vật có mối quan hệ liên nhân cụ thể. Để tạo tính lịch sự cho hành động cầu khiến - từ chối đòi hỏi các nhân vật phải vận dụng các chiến lược lịch sự trong giao tiếp. Vì vậy, ở chương này chúng tôi đã điểm lại lịch sử nghiên cứu về lịch sự trong ngôn ngữ, trong đó có các chiến lược lịch sự. c. Khi thực hiện hành động cầu khiến, để tạo tính lịch sự cho hành động có sự đe dọa đến thể diện của vai giao tiếp, người Nam Bộ sử dụng 6 chiến lược lịch sự, đó là: chiến lược dùng các tiểu từ tình thái cuối phát ngôn; chiến lược sử dụng từ xưng hô; chiến lược dùng các trợ động từ có ý nghĩa bổ trợ cho động từ cầu khiến; chiến lược dùng thành phần hô gọi đứng trước phát ngôn cầu khiến; chiến lược dùng thành phần cảm than đứng trước phát ngôn cầu khiến và chiến lược dùng thành phần nêu lí do đứng trước phát ngôn cầu khiến. Ở hành động từ chối, để tăng tính lịch sự cho hành động này, người Nam Bộ sử dụng 3 chiến lược, đó là: dùng thành phần cảm thán đứng đầu phát ngôn từ chối; từ chối bằng cách nêu lí do 146 từ phía Sp2 đứng sau hành động từ chối trực tiếp (không); và chiến lược dùng cách thức từ chối gián tiếp. d. Bên cạnh chiến lược lịch sự, trong giao tiếp, người Nam Bộ còn sử dụng hành động cầu khiến - từ chối được xem là có tính lịch sự thấp hoặc thậm chí là bất lịch sự như: cầu khiến thẳng thắn đi thẳng vào vấn đề mà không cần rào đón; dùng các yếu tố cảm thán mang tính tiêu cực (lời chửi thề); tỉnh lược các từ xưng hô thể hiện vai giao tiếp. Một số hành động từ chối được xem là bất lịch sự như: từ chối trực tiếp mà không có thành phần mở rộng đi kèm; từ chối trực tiếp bằng cách lặp lại một phần nội dung của hành động cầu khiến. 147 KẾT LUẬN Qua việc thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu đặt ra ở đề tài Cặp thoại có chứa hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ, chúng tôi rút ra một số kết luận chính sau: 1. Từ khi ra đời đến nay, lý thuyết ngữ dụng học thực sự là một công cụ hữu hiệu cho việc nghiên cứu ngôn ngữ trong hành chức. Ngữ dụng học đặc biệt quan tâm đến hội thoại, các hành động ngôn ngữ. Trong hội thoại, thông qua các hành động ngôn ngữ, một thứ tiếng, một phương ngữ mới có điều kiện biểu hiện rõ nhất những nét đặc thù của nó về ngữ âm, từ vựng, cú pháp, cách diễn đạt, lối ứng xử, sắc màu văn hóa Các hành động ngôn ngữ được thể hiện ở lời hội thoại cũng rất phong phú, trong đó có hành động cầu khiến, hành động chấp nhận, hành động từ chối. Chấp nhận hay từ chối một lời thỉnh cầu, khuyến nghị nào đó là một thái độ, một cách ứng xử của nhân vật giao tiếp. Tuy nhiên, xét ở góc độ ngữ dụng, nó có những quy tắc nhất định. Các quy tắc đó càng trở nên rõ ràng hơn nếu ta đặt chúng trong sự tác động qua lại lẫn nhau. Luận án đã chỉ ra rằng, nghiên cứu hành động cầu khiến và hành động từ chối trong sự tương tác ở các cặp thoại đối ứng là một hướng nghiên cứu có ý nghĩa khoa học. Những điều rút ra từ đó sẽ có sức thuyết phục hơn so với khảo sát từng hành động độc lập trong chuỗi lời nói. 2. Để có được ngữ liệu cần thiết cho việc triển khai đề tài, chúng tôi đã tiến hành khảo sát, thu thập các cuộc thoại của người dân hiện đang sinh sống, làm việc ở 13 tỉnh thành thuộc miền Tây Nam Bộ vả 4 tỉnh thành thuộc Đông Nam Bộ (gồm các đối tượng từ 18 tuổi trở lên, không phân biệt giới tính, địa vị xã hội). Luận án tiến hành khảo sát bằng cách ghi âm và ghi chép trực tiếp từ lời nói trong cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của họ. Chính nhờ sự khách quan, chúng tôi có được những ngữ liệu đáng tin cậy, là cơ sở cho các luận điểm và kết luận được rút ra trong các chương sau của luận án. Trong khối lượng lớn và bề bộn các cuộc thoại thu thập được, chúng tôi đã tách ra để nhận diện 2400 cặp thoại có chứa hành động cầu khiến - từ chối, theo hướng nghiên cứu mà đã đề tài xác định. 3. Xét về mô hình cấu tạo, chúng tôi thấy cặp thoại cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ đa dạng, mỗi cặp được tạo nên bởi hai tham thoại trao và đáp. Giữa tham thoại trao và tham thoại đáp có sự liên kết chặt chẽ về mặt hình thức 148 để tạo lên cặp thoại cấu tạo cầu khiến - từ chối hoàn chỉnh. Trong đó, cấu tạo của tham thoại từ chối luôn bị chi phối bởi tham thoại cầu khiến, mà thành tố đóng vai trò quyết định cho cấu tạo của tham thoại từ chối chính là vị thế của vai cầu khiến. Trong mô hình cấu tạo của tham thoại cầu khiến có hai dạng cơ bản: dạng đầy đủ và dạng tỉnh lược. Dạng cấu tạo đầy đủ là dạng có sự tham gia của bốn yếu tố: vai trao (Sp1); vai nhận (Sp2); động, cụm động từ (Đg) và tiểu từ tình thái (TTTT). Dạng có cấu tạo tỉnh lược là dạng khuyết vắng một trong bốn yếu tố trong dạng đầy đủ, gồm các dạng cấu tạo: tỉnh lược vai trao (Sp1); tỉnh lược TTTT; tỉnh lược vai nhận (Sp2); tỉnh lược cả vai trao (Sp1) và vai nhận (Sp2); tỉnh lược vai nhận (Sp2) và TTTT, tỉnh lược vai trao (Sp1) và động từ, cụm động từ (Đg). Trong các dạng tỉnh lược thì tỉnh lược vai giao tiếp là phổ biến nhất trong giao tiếp của người Nam Bộ. Giữa dạng tỉnh lược và dạng đầy đủ, dạng tỉnh lược được sử dụng nhiều hơn, điều này góp phần hình thành lối nói bộc trực, ngắn gọn của con người nơi đây. Ở mô hình cấu tạo, tham thoại từ chối đầy đủ được cấu tạo bởi hai thành tố: từ, cụm từ phủ định (PPĐ) và một kết cấu chủ - vị (KCCV). Trong kết cấu chủ - vị (KCCV) có 5 dạng kết cấu chính: Kết cấu chủ - vị chứa nòng cốt phủ định (KCPĐ); Kết cấu chủ - vị nêu lí do (KCCV1); Kết cấu chủ - vị cầu khiến ngược lại (KCcv2); Kết cấu chủ - vị hướng đến đẩy lùi thời gian thực hiện (CKcv3) và kết cấu chủ - vị đẩy vai thực hiện hành động cầu khiến sang người khác (SP3) (CKCV4). Các thành tố này tạo thành ba dạng cấu tạo cơ bản, gồm: dạng cấu tạo một thành tố, dạng cấu tạo hai thành tố và dạng cấu tạo ba thành tố; trong đó, dạng có cấu tạo một thành tố được người Nam Bộ sử dụng nhiều nhất. Cấu tạo của tham thoại từ chối nó không hình thành do quá trình phát triển tự thân, mà chỉ hình thành khi có tham thoại trao lời diễn ra và bị chi phối bởi các thành tố của tham thoại trao. Do tính chất động, lỏng, biến đổi không ngừng trong từng tình huống giao tiếp mà cấu tạo của các cặp thoại phức tạp hơn nhiều so với cấu tạo từ, cấu tạo câu, cấu tạo đoạn văn. Tuy nhiên, trong phạm vi ngữ liệu có thể bao quát được, luận án đã cố gắng tối đa trong việc mô hình hóa, nhất là mô hình hóa từng tham thoại trong tác động qua lại lẫn nhau. 4. Trong ngôn ngữ, một dạng thức cấu tạo nào đó bao giờ cũng hướng tới mục đích biểu đạt ý nghĩa. Nói cách khác, cấu tạo tất yếu gắn với ngữ nghĩa. Các cặp thoại cầu khiến - từ chối không phải là ngoại lệ. 149 Một tham thoại hay một cuộc thoại đều có ý nghĩa cụ thể của nó. Nhờ đó, hội thoại mới có được sự vận động hướng đích. Tuy nhiên, trong nghiên cứu, chúng ta không thể đi phân tích ý nghĩa từng cuộc thoại cũng như ý nghĩa của từng tham thoại, mà phải khái quát thành từng nhóm ngữ nghĩa, từ đó, thấy được những yếu tố chung, có tính “cộng đồng”. Về mặt ngữ nghĩa, với 2400 cặp thoại cầu khiến-từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ, luận án đã nêu và phân tích rõ chín nhóm ngữ nghĩa cầu khiến và hành động từ chối tương ứng đặt trong sự tương tác, bao gồm: hành động khiến, hành động cầu, hành động rủ, hành động vay mượn, hành động xin, hành động mệnh lệnh, hành động nhắc nhở, hành động mời, hành động khuyên. Nội dung của các hành động cầu khiến là những hành động gắn với cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người Nam Bộ. Ngữ nghĩa của nhóm hành động cầu khiến chi phối ngữ nghĩa từ chối tạo thành từng cặp có sự tương tác chặt chẽ về ngữ nghĩa mà không thể tách rời. Cặp thoại chứa hành động cầu khiến - từ chối còn thể hiện rõ chức năng liên nhân, nghĩa liên nhân khi giao tiếp. Khi xem xét sự sương tác cặp thoại dựa vào mối quan hệ liên nhân, luận án xác lập ra ba nhóm dựa trên vị thế và tuổi tác: nhóm trên - dưới (người cầu khiến có vị thế cao hơn người từ chối); nhóm dưới - trên (người cầu khiến có vị thế thấp hơn người cầu khiến) và nhóm ngang hàng (người cầu khiến và người từ chối có vị thế ngang bằng nhau). Dựa trên các nhóm tương tác này, chúng tôi chúng tôi xác định được: - Nhóm vai trao có vị thế cao hơn hoặc ngang bằng thì sử dụng cách thức tỉnh lược vai giao tiếp cao hơn nhóm ngược lại. Ở đặc điểm này, không có sự khác biệt so với hành động cầu khiến - từ chối trong tiếng Việt toàn dân. - Nhóm vai nhận có vị thế thấp hơn hoặc ngang bằng lại sử dụng cách thức từ chối trực tiếp cao hơn nhóm từ chối gián tiếp. Đây chính là điểm khác biệt giữa cặp thoại cầu khiến - từ chối trong phương ngữ Nam Bộ với cặp thoại cầu khiến - từ chối trong tiếng Việt toàn dân và các vùng miền khác. Như vậy, nhân vật giao tiếp đóng vai trò quyết định, chi phối mọi tương tác trong cặp thoại cầu khiến - từ chối cả về mặt cấu tạo và ngữ nghĩa. 5. Ngôn ngữ không chỉ là cấu tạo, ngữ nghĩa. Qua ngôn ngữ, ta còn thấy đặc điểm tư duy, thói quen, nếp sống tình thần, cách ứng xử của cộng đồng. Xuất phát từ tiền đề lý luận ấy, ở chương cuối, luận án đã đi sâu tìm hiểu cách thức 150 biểu hiện lịch sự - một biểu hiện của văn hóa - trong cầu khiến - từ chối của người Nam Bộ. Qua việc tìm hiểu cặp thoại cầu khiến - từ chối của người Nam Bộ, đồng thời đối chiếu, so sánh với hành động cầu khiến - từ chối trong tiếng Việt toàn dân và các phương ngữ khác, luận án đã nêu lên một số thói quen ngôn ngữ trong văn hoá ứng xử của người Nam Bộ. Đó là lối nói ngắn gọn, suồng sã, bộc trực, không thích lối nói rào trước đón sau. Tuy nhiên, cách thức sử dụng ngôn ngữ như từ xưng hô, tiểu từ tình thái, trợ động từ giùm giúp, làm cho hành động cầu khiến - từ chối vốn ngắn gọn nhưng lại không cứng nhắc, lối nói thẳng không rào đón nhưng lại không mang tính áp đặt, ít đe doạ thể diện người tham gia, làm tăng tính lịch sự trong giao tiếp. Những luận điểm được trình bày trên đây được chúng tôi rút ra từ sự phân tích ngữ liệu đã thu thập được trong thực tế điều tra điền dã. Đó dĩ nhiên là kết quả của một điểm nhìn trong nghiên cứu. Để hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn các khía cạnh trong phương ngữ Nam Bộ cũng như bản sắc văn hóa của cư dân nơi đây thể hiện trong giao tiếp, đòi hỏi phải hướng tới nhiều nội dung phong phú khác. Hy vọng chúng ta sẽ được tiếp xúc với những vấn đề ấy trong các công trình nghiên cứu về phương ngữ trong tương lai. 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ 1. Nguyễn Văn Đồng (2014), “Hành động cầu khiến trong ca dao Nam Bộ”, Tạp chí khoa học, Trường Đại học Vinh, Tập 43, số 2B, tr 20 - 27. 2. Nguyễn Văn Đồng (2015), “Nét văn hoá trong giao tiếp của người Nam Bộ qua cặp thoại Cầu khiến - từ chối”, Kỷ yếu hội thảo ngôn ngữ học toàn quốc 2015, Nxb Dân trí, Hà Nội. 3. Nguyễn Văn Đồng (2017), “Cấu trúc hành động cầu khiến trong giao tiếp của người Nam Bộ”, Kỷ yếu hội thảo ngữ học toàn quốc 2017, Nxb Dân trí, Hà Nội. 4. Nguyễn Văn Đồng (2018), “Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn cầu khiến trong giao tiếp của người Nam Bộ”, Tạp chí Ngôn ngữ - Đời sống, số 5, tr 38 - 44. 5. Nguyễn Văn Đồng (2018), “Từ xưng ngữ xung hô trong giao tiếp của người Nam Bộ (Qua tham thoại trao chứa hành động cầu khiến), Tạp chí Ngôn ngữ, số 6, tr 71 - 80. 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Bằng tiếng Việt 1. Nguyễn Văn Ái (1987), Sổ tay phương ngữ Nam Bộ, Nxb Cửu Long. 2. Nguyễn Văn Ái (chủ biên) (1994), Từ điển phương ngữ Nam Bộ, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh. 3. Chu Thị Thuỷ An (2002), Câu cầu khiến tiếng Việt, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội. 4. Đào Duy Anh (1938), Việt Nam văn hóa sử cương, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 5. Đỗ Ảnh (1990), “Thử vận dụng quan điểm cấu trúc chức năng để nhận diện miêu tả câu cầu khiến tiếng Việt” Ngôn ngữ, (2), trang 53 - 55. 6. Diệp Quang Ban (2001), “Ứng dụng cách dùng dụng học vào việc giải thích một số yếu tố có mặt trong câu - phát ngôn”, Ngôn ngữ, số 7. 7. Diệp Quang Ban (Chủ biên), Hoàng Văn Thung (2002), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Diệp Quang Ban (2009), Giáo trình diễn ngôn và cấu tạo của văn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 9. Diệp Quang Ban (1998), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 10. Diệp Quang Ban (2010), Từ điển thuật ngữ ngôn ngữ học (sơ khảo), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 11. Trần Thị Mỹ Bình (2002), Hành vi từ chối trong hội thoại tiếng Việt, Khóa luận tốt nghiệp, ĐHKHXH và NV, Hà Nội. 12. Nguyễn Thị Thanh Bình (2000), “Quan hệ “quyền” và hành động ngôn từ “cầu khiến” ở gia đình nông dân Việt”, Ngôn từ, giới và nhóm xã hội từ thực tiễn tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 13. Brow G., Yule G. (1983), Phân tích diễn ngôn, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 14. Hoàng Trọng Canh (2009), Từ địa phương Nghệ Tĩnh - về một khía cạnh ngôn ngữ văn hoá, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 15. Nguyễn Huy Cẩn (Chủ biên) (2002), Ngôn ngữ văn hoá giao tiếp, Thông tin Khoa học Xã hội, Hà Nội. 153 16. Nguyễn Huy Cẩn (Chủ biên) (2005), Việt ngữ học dưới ánh sáng các lý thuyết hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 17. Đỗ Hữu Châu (1986), Cơ sở ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 18. Đỗ Hữu Châu (1992), “Ngữ pháp chức năng dưới ánh sáng của dụng học hiện nay”, Ngôn ngữ, số 2. 19. Đỗ Hữu Châu (1993), Đại cương ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 20. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở ngữ dụng học, Nxb Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội. 21. Đỗ Hữu Châu (2009), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2, Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 22. Hoàng Thị Châu (1989), Tiếng Việt trên các miền đất nước, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 23. Hoàng Thị Châu (2004), Phương ngữ học tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 24. Nguyễn Thị Hoàng Chi (1998), Khảo sát hoạt động của ác hư từ biểu thị tình thái cầu khiến trong tiếng Việt, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội. 25. Nguyễn Phương Chi (2004), Một số đặc điểm ngôn ngữ văn hoá ứng xử của hành vi từ chối trong tiếng Việt (có sự đối chiếu với tiếng Anh), Luận án tiến sĩ khoa học Ngữ văn, Viện Ngôn ngữ học, Hà Nội. 26. Nguyễn Phương Chi (1997), “Từ chối hành vi ngôn ngữ tế nhị”, Ngôn ngữ và đời sống, số 11 tr 12 - 13. 27. Nguyễn Văn Chiến (1993), Từ xưng hô trong tiếng Việt (nghiên cứu dụng học và dân tộc học giao tiếp), Đại học Sư phạm, Hà Nội. 28. Trương Văn Chình, Nguyễn Hiếu Lê (1963), Khảo luận về ngôn ngữ Việt Nam, Huế. 29. Nguyễn Hữu Chỉnh (1993), Giáo trình dẫn luận Ngôn ngữ học, Trường Đại học Cần Thơ. 30. Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến (2000), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt (tái bản lần 3), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 31. Trần Văn Cơ (2014), Ẩn dụ tri nhận, Nxb Lao động - Xã hội, Hà Nội. 32. Nguyễn Đức Dân (1998), Ngữ dụng học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 154 33. Nguyễn Đức Dân (1998), Logic và tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 34. Trương Thị Diễm (2002), Từ xưng hô có nguồn gốc danh từ thân tộc trong giao tiếp tiếng Việt, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Vinh. 35. Dik Geeraerts (2004), Các lí thuyết ngữ nghĩa học từ vựng, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. (Phạm Văn Lam dịch). 36. Hữu Đạt (2009), Đặc trưng ngôn ngữ và văn hoá giao tiếp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 37. Nguyễn Văn Độ (1999), Các phương tiện ngôn ngữ biểu hiện hành động thỉnh cầu trong tiếng Anh và tiếng Việt, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, ĐHKHXHNV - VN, Đại học Quốc gia Hà Nội. 38. Nguyễn Văn Độ (2004), Tìm hiểu mối liên hệ ngôn ngữ và văn hoá, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 39. Nguyễn Thị Hương Giang (2006), Phương thức thể hiện hành động từ chối lời cầu khiến trong truyện ngắn Nguyễn Thị Thu Huệ, Luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh. 40. Lê Đông, Nguyễn Văn Hiệp (2003), “Khái niệm tình thái trong ngôn ngữ học”, Ngôn ngữ, số 7 - 8. 41. Trịnh Hoài Đức (1998), Gia Định thành thông chí (Đỗ Mộng Khương, Nguyễn Ngọc Tích dịch (Đào Duy Anh hiệu đính và chú thích), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 42. Đinh Văn Đức (1986), Ngữ pháp tiếng Việt (từ loại), ĐH và THCN, Hà Nội. 43. Nguyễn Thiện Giáp (1998), Từ vựng học tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 44. Nguyễn Thiện Giáp (1999), Ngữ cảnh và giao tiếp, Viện Khoa học Xã hội, Hà Nội. 45. Nguyễn Thiện Giáp (1999), Phân tích hội thoại, Viện Khoa học Xã hội, Hà Nội. 46. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. 47. Nguyễn Thiện Giáp (2006), Những lĩnh vực ứng dụng của Việt ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 48. Nguyễn Thiện Giáp (2010), Các phương pháp nghiên cứu ngôn ngữ, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 49. Nguyễn Thiện Giáp (2010), 777 khái niệm ngôn ngữ học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 155 50. Hoàng Thuý Hà (2008), Tiểu từ tình thái cuối phát ngôn trong giáo tiếp của người Nghệ Tĩnh, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Vinh. 51. Halliday M.A.K (1995), Dẫn luận ngữ pháp chức năng (Hoàng Văn Vân dịch, 2001), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 52. Dương Tuyết Hạnh (1999), Cấu trúc của tham thoại, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 53. Nguyễn Thị Hai (2001), “Hành động từ chối trong tiếng Việt hội thoại”, Ngôn ngữ, số 1. 54. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt - Sơ thảo ngữ pháp chức năng, Nxb Khoa học Xã hội, Thành phố Hồ Chí Minh. 55. Cao Xuân Hạo (chủ biên), (1991), Ngữ pháp chức năng tiếng Việt, (quyển 1: Câu trong tiếng Việt), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 56. Nguyễn Văn Hiệp (2001) “Hướng đến một cách miêu tả và phân loại tiểu từ tình thái cuối câu tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 5. 57. Nguyễn Văn Hiệp (2012), Cơ sở ngữ nghĩa phân tích cú pháp, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 58. Nguyễn Hoà (1999), “Lực ngôn trung và các kiểu câu”, trong Những vấn đề ngữ dụng học, Trường ĐHNN - ĐHQGHN và Hội NNH, Hà Nội. 59. Bùi Mạnh Hùng (2003), “Bàn thêm về vấn đề phân loại câu theo mục đích phát ngôn”, Ngôn ngữ, số 2. 60. Vũ Thị Thanh Hương (1999), “Gián tiếp và lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt”, Ngôn ngữ, (1), tr. 43 - 48. 61. Vũ Thị Thanh Hương (2000), “Chiến lược lịch sự thay đổi mức lợi - thiệt trong lời cầu khiến tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 10. 62. Lương Văn Hy (chủ biên) (2000), Ngôn từ giới và nhóm xã hội từ thực tiễn tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, H à Nội. 63. Nguyễn Văn Khang (chủ biên) (1996), Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt, Nxb Văn hoá - Thông tin, Hà Nội. 64. Nguyễn Văn Khang (2003), “Ngôn ngữ tự nhiên và vấn đề chuyển mã trong giao tiếp hội thoại (trên cơ sở tư liệu trạng thái đa ngữ xã hội ở Việt Nam)”, Ngôn ngữ, số 1. 156 65. Nguyễn Văn Khang (2014), Ngôn ngữ học xã hội, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 66. Lưu Quý Khương (2009), “Nghiên cứu hành vi lời nói từ chối gián tiếp lời mời tiếng Anh và tiếng Việt”, Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng, số 2. 67. Đào Thanh Lan, (2002), Câu cầu khiến tiếng Việt, Đề tài NCKH cấp quốc gia. 68. Đào Thanh Lan, (2005), “Cách biểu hiện hành động cầu khiến gián tiếp bằng câu hỏi - cầu khiến”, Ngôn ngữ, số 11. 69. Đào Thanh Lan, (2007), Nhận diện hành động ngôn ngữ từ gián tiếp trên tư liệu lời hỏi, cầu khiến tiếng Việt, Tạp chí Ngôn ngữ (11). 70. Trần Thị Ngọc Lang (1995), Phương ngữ Nam Bộ (những khác biệt về từ vựng ngữ nghĩa giữa phương ngữ Nam Bộ và phương ngữ Bắc Bộ), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 71. Hồ Lê, Thịnh Phương, Huỳnh Lưu, Nguyễn Quang Vinh (1992), Văn hoá dân gian Việt Nam ở Nam Bộ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 72. Hồ Lê (1991), Cú pháp tiếng Việt, tập 1, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 73. Hồ Lê (1991), Cú pháp tiếng Việt, tập 2, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 74. Hồ Lê (1991), Cú pháp tiếng Việt, tập 3, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 75. Hồ Lê (1992), Văn hoá dân gian người Việt ở Nam Bộ, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 76. Đỗ Thị Kim Liên (1999), Ngữ nghĩa lời hội thoại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 77. Đỗ Thị Kim Liên (1999), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 78. Đỗ Thị Kim Liên (2005), Giáo trình ngữ dụng học, Nxb Đại học quốc gia, Hà Nội. 79. Lyons J, “Các hành động ngôn từ và lực ngôn trung”, (Nguyễn Văn Hiệp dịch), Ngôn ngữ, số 15/2001 và số 1/2002. 80. Nguyễn Thị Lương (1995), “Một số tiểu từ tình thái dứt câu tiếng Việt với phép lịch sự trong giao tiếp”, Ngôn ngữ, số 2. 81. Lê Văn Lý (1972), Sơ thảo ngữ pháp tiếng Việt, Sài Gòn. 82. Lyons, J. (2006), Ngữ nghĩa học dẫn luận (Người dịch: Nguyễn Văn Hiệp), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 83. Trần Chi Mai (2005), Phương thức biểu hiện hành vi từ chối lời cầu khiến trong tiếng Anh (liên hệ với tiếng Việt), Luận án tiến sĩ ngôn ngữ học. 157 84. Nhiều tác giả (1994), Hồ Chí Minh toàn tập (tập 12), Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 85. Sơn Nam (2014), Nói về miền Nam, Cá tính miền Nam và Thuần phong mỹ tục Việt Nam (biên khảo), Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 86. Đàm Thị Ngọc Ngà (2016), Cặp thoại hỏi - trả lời, cầu khiến - hồi đáp trong kịch Lưu Quang Vũ, Luận án tiến sĩ, Trường Đại học Vinh. 87. Phan Ngọc (2000), Thử xét văn hóa - Văn học bằng ngôn ngữ học, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 88. Trần Thị Tuyết Nhung (2004), Khảo sát phong cách ngôn ngữ nữ tính qua hành vi cầu khiến (trên lời thoại nhân vật trong truyện ngắn Nam Cao trước năm 1945), Luận văn thạc sĩ, Đại học Vinh. 89. Hoàng Phê (1973), “Ý kiến về một vấn đề nhỏ ưu hay iu?”, Ngôn ngữ, số 4. 90. Hoàng Phê (1984), “Toán tử logic tình thái”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 4. 91. Hoàng Phê (chủ biên) (2009), Từ điển tiếng Việt, Nxb Đà Nẵng. 92. Hoàng Trọng Phiến (1982), Ngữ pháp tiếng Việt, câu, ĐH và THCN, Hà Nội. 93. Nguyễn Văn Phổ (2005), “Ngữ cảnh và lời dẫn trong hội thoại nhìn từ lí thuyết quan yếu”, Ngôn ngữ, số 4. 94. Đào Nguyên Phúc (2013), Lịch sự trong giao tiếp tiếng Việt, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 95. Nguyễn Quang (1980), “Việc chọn và giải thích từ ngữ miền Nam trong một số từ điển tiếng Việt loại phổ thông”, Ngôn ngữ, số 1. 96. Nguyễn Quang (2002), “Các chiến lược lịch sự dương tính trong giao tiếp”, Tạp chí Ngôn ngữ, số 11, 13. 97. Nguyễn Anh Quế (1988), Hư từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 98. I.U.R. Rozdjestvenxki (1999), Những bài giảng về ngôn ngữ học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 99. Huỳnh Công Tín (2009), Từ điển từ ngữ Nam Bộ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 100. Phạm Văn Tình (2003), “Tỉnh lược và văn hoá giao tiếp”, Tạp chí Ngôn ngữ và đời sống, số 4. 101. Lê Đình Tường (2003), “Đặc trưng ngữ nghĩa của nội dung mệnh đề trong phát ngôn cầu khiến trực tiếp”, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Vinh, số 2B. 158 102. Lê Đình Tường (2002), Các yếu tố ngữ nghĩa của phát ngôn cầu khiến đích thực (trên tư liệu tiếng Nga và tiếng Việt), Luận án tiến sĩ, Đại học Vinh. 103. Nguyễn Bạt Tuỵ (1961), “Ngữ Việt trên đất Việt”, Văn hoá nguyệt san. 104. Lê Xuân Thại (1997), Câu chủ vị tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 105. Nguyễn Kim Thản (1964), “Thử bàn về một vài dặc điểm của phương ngữ Nam Bộ”, Văn học, số 8. 106. Nguyễn Kim Thản (1963), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt (tập 1), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 107. Nguyễn Kim Thản (1964), Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt (tập 2), Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 108. Nguyễn Kim Thản (1977), Động từ trong tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 109. Võ Thị Thảo (2009), Hành động cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Hà Tĩnh, Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Vinh. 110. Phạm Văn Thấu (1997), “Cặp thoại - đơn vị cấu trúc của hội thoại”, Ngữ học trẻ, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Hà Nội. 111. Bùi Khánh Thế (chủ nhiệm) và nhóm tác giả (2001), Mấy vấn đề tiếng Việt hiện đại, ĐHQG TPHCM, TPHCM. 112. Trần Ngọc Thêm (2001), Giáo trình cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh. 113. Trần Ngọc Thêm (2001), Tìm về bản sắc văn hoá Việt Nam, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 114. Trần Ngọc Thêm (chủ biên) (2013), Văn hoá người Việt vùng tây Nam Bộ, Nxb Văn hoá - Văn nghệ, Tp. Hồ Chí Minh. 115. Lê Quang Thiêm (1993), Ngữ nghĩa học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 116. Lê Quang Thiêm, (2014), Sự phát triển nghĩa từ vựng tiếng Việt từ 1945 đến 2006, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 117. Trần Thuần (2014), Vài nét Nam Bộ lịch sử - văn hoá, Nxb Văn hoá - Văn nghệ. 118. Phạm Hùng Việt (2003), Trợ từ trong tiếng Việt hiện đại, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 119. Trần Quốc Vượng (2009), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 159 120. Uỷ ban KHXH Việt Nam (1974), Ngữ pháp tiếng Việt, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. 121. Xtepanop, Ju. (1977), Những cơ sở ngôn ngữ học đại cương, Nxb ĐH & THCN, Hà Nội. 122. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 123. Nguyên Như Ý (chủ biên), (2001), Từ điển đối chiếu từ địa phương, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 124. Nguyễn Như Ý (chủ biên), (2007), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. 125. G. Yule (1997), Dụng học - Một số dẫn luận nghiên cứu ngôn ngữ, Đại học tổng hợp Oxford, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội. B. Bằng tiếng Anh 126. Asher, R.E. (1996), The Encyclopendia of Language and Linguistics, volume.7, Pergramon Press. 127. Austin, J.L. (1962), How to Do Things with Words, Oxford University Press, Oxford - New York. 128. Back, K.& Harnish, M. (1984), Linguistic Communicational Speech Acts, Library of Congress Cataloging in Publication Data. 129. Bates, D.C.F (1990), Cultural Anthropology, New York - Mc Graw - Hill 130. Brown & Levinson (1987), Politeness: Some Universals in Language Usage, Cambridge University Press. 131. Brown, G. Yule, (1989), Discours Analysis, Cambridge University Press, Cambridge. 132. Brown, H.D.V. (1986), Learning a Second Culture in Culture bound - edited by Joyce Merrill Vaddes, Cambridge University Press. 133. Dik, C.S. (1989), The Theory of Functional Grammar, park I, “The structure of the Clause”, Foris Publication, Dordrecht. 134. Emmit, M. & Pollock, J. (1990). Language and Learning, Oxford University Press. Oxford. 160 135. Green, A.J. (1989), Pragmatics and natural and Language Understanding, LEA. 136. Goffman E. (1972), On face work: an analysis of ritual elements in social interaction, in Laver and Hutcheson. 137. Grice H. P. (1975), Logic and conservation, in Cole and Morgan. 138. Hatch, E. (1992), Discourse and Language Education, Cambridge University Press, Cambridge-New York-Port Chester-Sydney. 139. Hornby, A. S (2003), Oxford Advanced Learner’s Dictionary, Oxford University Press 140. Hiner. D (1974), Foundations of Cognitive grammas (vol.1), Standford, California: Standford Universitypress. 141. Lakoff R.T. (1973), The logic of politeness; or minding your p´s and q´s, papers. 142. Leech G. N. (1983), Principles of pragmatics, Longman, London. 143. Lock, G. (1996), Functional English Grammar, Cambridge University Press, Cambridge. 144. Lyons, J, (1981), Language and Linguistics, Cambridge University Press, Cambridge. 145. Lyons, J. (1997), Semantics, V. I, Cambridge University Press, Cambridge. 146. Lyons, J. (1997), Semantics, V. II, Cambridge University Press, Cambridge. 147. Morris. Ch. W (1938), Fondation of the Theory of Sins in International Encyclopendia of United Scienie, vol 1, No2 Chicago Pess. 148. Palmer, F.R. (1986), Mood and Modality, Cambridge University Press, Cambridge. 149. Palmer, F.R. (1990), Modality and the English Modals, Longman, London and New York. 150. Quirk, R. (1972), A Grammar of Contemporary English, Longman, London. 151. Sapir, E. (1991), Language, Harcourt, NewYork. 152. Searle, J.R. (1969), Speech Acts, Cambridge University Press, Cambridge. 153. Searle, J.R. (1976), “A classsification illocutionary acts”, Language in society, 5 (1), pp. 1- 23. 154. Searle, J.R. (1979), Expression and Meaning, Cambridge University Press, New York. 161 155. Siewierska, A. (1991), Functional Grammar, Routledge, London & New York. 156. Wardhaugh R (1991) How conversation works, Basil Blackwell, UK. 157. Wierzbicka, A. (1987), English Speech Act Verbs, Academic Press Autralia, Marrickville. 158. Yule, G. (1996), Pragmatics, Oxford University Press, Oxford. 159. Yule G. (2002), Pragmatics, OUP C. Bằng tiếng Nga 160. Aкадeмия наук укрaиновcкой CCP, 1966, исcледoвaния no граммaтикe и лекcикологии, Kиeb, 203 cmp. 161. O.C. Aхманова, 1969, Cловaрь лингвистической терминов, M, Советскaя знциклопeдия, 605 cmp. 162. B. B. Bинoгpaдoв, 1978, исmopия Pусскиx лингвистическиx yчении, M “BыcШaя ШKoлa”, 270 cmp. 163. A.B. Kлeнинa, 1989, nрocтoe npeдложениe в coвpeмeннoм русском языкe, M, “русскии язык”, 268 cmp. 164. A.M. Myxин, 1976, лингвистическии aнaлиз. Teopemическиe и мemoдoлогическиe npoблeмы, лен, 280 cmp. 162 PHỤ LỤC Phụ lục là kết quả khảo sát 2400 cặp thoại cầu khiến - từ chối trong giao tiếp của người Nam Bộ. Tuy nhiên, do phần phụ lục có số lượng trang nhiều nên tác giả luận án đóng thành quyển riêng.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cap_thoai_chua_hanh_dong_cau_khien_tu_choi_trong_gia.pdf
  • docxNHỮNG ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN.docx
  • docTóm tắt luận án tiếng anh.doc
  • docTóm tắt luận án tiếng Việt (CS).doc
  • doctrích yếu tiếng anh.doc
  • doctrích yếu tiếng Việt.doc
Tài liệu liên quan