Luận án Cạnh tranh địa chiến lược nga - Mỹ dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực: Trường hợp khủng hoảng tại ukraine

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ------------------- PHAN THỊ THU DUNG CẠNH TRANH ĐỊA CHIẾN LƢỢC NGA - MỸ DƢỚI GÓC NHÌN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC: TRƢỜNG HỢP KHỦNG HOẢNG TẠI UKRAINE LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH QUAN HỆ QUỐC TẾ MÃ SỐ: 9310206 HÀ NỘI – 2020 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ NGOẠI GIAO HỌC VIỆN NGOẠI GIAO ------------------- PHAN THỊ THU DUNG CẠNH TRANH ĐỊA CHIẾN LƢỢC NGA - MỸ DƢỚI GÓC NHÌN CỦA CHỦ NGHĨA HIỆN THỰC: TRƢỜNG HỢP KHỦNG H

pdf178 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 685 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Luận án Cạnh tranh địa chiến lược nga - Mỹ dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực: Trường hợp khủng hoảng tại ukraine, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
OẢNG TẠI UKRAINE Chuyên ngành: Quan hệ quốc tế Mã số: 9310206 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. VŨ DƢƠNG HUÂN HÀ NỘI – 2020 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan Luận án Tiến sĩ “Cạnh tranh địa chiến lược Nga - Mỹ dưới góc nhìn của Chủ nghĩa Hiện thực: Trường hợp khủng hoảng tại Ukraine” là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số liệu, tài liệu trong Luận án Tiến sĩ là trung thực, khách quan. Kết quả nghiên cứu của Luận án Tiến sĩ chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 NGHIÊN CỨU SINH Phan Thị Thu Dung LỜI CẢM ƠN Hoàn thành Luận án Tiến sĩ này, ngoài sự nỗ lực cố gắng của bản thân, Nghiên cứu sinh đã nhận được sự quan tâm sâu sắc, sự giúp đỡ chân thành, sự hướng dẫn tận tình của nhiều thầy giáo, cô giáo, lãnh đạo, cán bộ quản lý giáo dục, bạn bè và người thân. Nghiên cứu sinh xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành nhất đến người hướng dẫn khoa học đã tận tâm hướng dẫn, luôn ủng hộ và động viên Nghiên cứu sinh vượt qua mọi trở ngại để hoàn thành công trình này. Nghiên cứu sinh đặc biệt biết ơn người Cha, người Mẹ, người Chị gái cùng Gia đình Nhỏ của mình đã luôn đồng hành bên mọi khúc quanh của cuộc sống, những lúc căng thẳng sau sinh chăm con nhỏ mà lòng thì luôn canh cánh, mong mỏi bước đến cuối chặng đường đang dang dở. Lời yêu thương chân ái nhất - xin cảm ơn thiên thần nhỏ của tác giả - động lực to lớn nhất đã đồng hành từ thời kỳ thai nghén với những định hình ý tưởng sơ khai của bản dự thảo Luận án cho đến khi chào đời đánh dấu kỉ niệm vòng bảo vệ đầu tiên để đến hôm nay Nghiên cứu sinh có được kết quả này. Hà Nội, ngày tháng năm 2020 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN LỜI CẢM ƠN MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC HÌNH MỞ ĐẦU ..................................................................................................................1 CHƢƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CẠNH TRANH ĐỊA CHIẾN LƢỢC NGA – MỸ DƢỚI GÓC NHÌN HIỆN THỰC ....................... 17 1.1. Cơ sở lý luận và khuôn khổ phân tích ..................................................... 17 1.1.1. Lý luận về cạnh tranh địa chiến lược giữa các cường quốc theo thuyết Hiện thực .......................................................................................................................17 1.1.1.1. Khái niệm địa chính trị, địa chiến lược và cạnh tranh địa chiến lược ...17 1.1.1.2. Quan điểm của thuyết Hiện thực về cạnh tranh địa chiến lược giữa các cường quốc ............................................................................................ 22 1.1.2. Khuôn khổ phân tích: cách tiếp cận hệ thống và cấu trúc phân bổ quyền lực của hệ thống ...............................................................................................31 1.1.3. Khung phân tích cạnh tranh địa chiến lược giữa các cường quốc từ góc nhìn của Chủ nghĩa Hiện thực ..................................................................................33 1.2. Cơ sở thực tiễn ........................................................................................... 38 1.2.1. Khái quát quan hệ cạnh tranh chiến lược Nga – Mỹ từ sau Chiến tranh Lạnh đến 2013 ..............................................................................................................38 1.2.2. Tình hình thế giới và khu vực ........................................................................39 1.2.3. Chính sách đối ngoại của Nga và Mỹ trong thế kỷ XXI ...........................42 1.2.3.1. Chính sách đối ngoại của Mỹ ......................................................... 43 1.2.3.2. Chính sách đối ngoại của Nga ........................................................ 45 1.2.4. Tương quan so sánh thế và lực Nga – Mỹ ...................................................47 1.3. Thực tiễn cạnh tranh địa chiến lƣợc Nga – Mỹ từ 2013 đến nay từ góc nhìn Hiện thực................................................................................................... 48 1.3.1. Tiếp cận cạnh tranh địa chiến lược Nga – Mỹ từ góc nhìn Hiện thực ...48 1.3.2. Nguyên nhân, động cơ, mục đích của cạnh tranh địa chiến lược Nga–Mỹ .........................................................................................................................50 1.3.3. Không gian .........................................................................................................56 1.3.4. Biện pháp cạnh tranh .......................................................................................58 Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................................. 64 CHƢƠNG 2: CẠNH TRANH ĐỊA CHIẾN LƢỢC NGA – MỸ QUA CUỘC KHỦNG HOẢNG UKRAINE 2013-2014 .......................................................... 67 2.1. Tổng quan về cuộc khủng hoảng Ukraine ............................................... 67 2.1.1. Ý nghĩa địa chiến lược của Ukraine ..............................................................67 2.1.1.1. Đối với Nga ..................................................................................... 67 2.1.1.2. Đối với Mỹ ....................................................................................... 70 2.1.2. Diễn biến .............................................................................................................72 2.1.3. Nguyên nhân, bản chất ....................................................................................75 2.2. Chính sách, biện pháp Nga cạnh tranh với Mỹ ...................................... 78 2.2.1. Các biện pháp Nga tiến hành tại Ukraine ...................................................78 2.2.1.1. Nga sáp nhập Crimea ..................................................................... 78 2.2.1.2. Ủng hộ toàn diện lực lượng ly khai tại miền Đông Ukraine .......... 80 2.2.1.3. Thực hiện các biện pháp răn đe quân sự đối với Ukraine.............. 82 2.2.2. Điều chỉnh các học thuyết quân sự, chiến lược an ninh quốc gia, coi NATO, Mỹ và phương Tây là mối đe dọa an ninh chính....................................84 2.2.3. Đẩy mạnh tập hợp lực lượng với Trung Quốc, Ấn Độ chống lại sức ép từ Mỹ và phương Tây .................................................................................................86 2.2.4. Tăng cường tuyên truyền chống Mỹ, phương Tây ....................................89 2.3. Chính sách, biện pháp Mỹ cạnh tranh với Nga ...................................... 90 2.3.1. Ủng hộ lực lượng đối lập giành chính quyền, ủng hộ và hỗ trợ toàn diện cho chính quyền mới ở Kiev ......................................................................................90 2.3.2. Tăng cường sức ép đối với Nga ......................................................................92 2.3.2.1. Tiến hành các biện pháp cấm vận và cô lập Nga ........................... 92 2.3.2.2. Tăng cường sức ép đối với Nga qua NATO .................................... 95 2.3.2.3. Đẩy mạnh tập hợp các nước phương Tây chống Nga .................... 98 2.3.3. Tăng cường tuyên truyền chống Nga ...........................................................99 2.4. Một số nhận xét về cạnh tranh địa chiến lƣợc Nga – Mỹ qua cuộc khủng hoảng Ukraine từ góc độ hiện thực ................................................... 101 Tiểu kết chƣơng 2 ............................................................................................... 105 CHƢƠNG 3: TÁC ĐỘNG CỦA CẠNH TRANH ĐỊA CHIẾN LƢỢC NGA – MỸ QUA KHỦNG HOẢNG UKRAINE 2013-2014 VÀ XU HƢỚNG VẬN ĐỘNG CẠNH TRANH ĐỊA CHIẾN LƢỢC NGA – MỸ ĐẾN NĂM 2024 107 3.1. Tác động của cạnh tranh địa chiến lƣợc Nga – Mỹ qua khủng hoảng Ukraine 2013-2014 .......................................................................................... 107 3.1.1. Thế giới ............................................................................................................ 108 3.1.1.1. Đối với luật pháp quốc tế và các cơ chế đa phương .................... 108 3.1.1.2. Đối với an ninh thế giới ................................................................ 112 3.1.1.3. Đối với quan hệ các nước lớn ....................................................... 117 3.1.2. Khu vực ............................................................................................................ 122 3.1.2.1. Đối với an ninh và nội bộ châu Âu ............................................... 122 3.1.2.2. Đối với không gian hậu Xô Viết .................................................... 124 3.1.3. Quốc gia ........................................................................................................... 126 3.1.3.1. Đối với Nga ................................................................................... 126 3.1.3.2. Đối với Mỹ ..................................................................................... 127 3.2. Xu hướng vận động cạnh tranh địa chiến lược Nga – Mỹ đến năm 2024 ... 128 3.2.1. Cơ sở dự báo ................................................................................................... 128 3.2.1.1. Thuận lợi ....................................................................................... 129 3.2.1.2. Thách thức ..................................................................................... 130 3.2.2. Các kịch bản dự báo ...................................................................................... 134 3.3. Kiểm chứng lý thuyết .............................................................................. 135 3.4. Hàm ý đối với Việt Nam .......................................................................... 139 Tiểu kết chƣơng 3 ............................................................................................... 145 KẾT LUẬN ......................................................................................................... 147 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ...................... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 153 DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TT Từ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt 1 ADB Asian Development Bank Ngân hàng Phát triển châu Á 2 ADMM+ ASEAN Defence Ministerial Meeting Plus Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng ASEAN mở rộng 3 AIIB The Asian Infrastructure Investment Bank Ngân hàng Phát triển hạ tầng châu Á 4 ANQG An ninh quốc gia 5 ARIA The Asia Reassurance Initiative Act Đạo luật sáng kiến tái đảm bảo châu Á 6 ARF Asian Regional Forum Diễn đàn Khu vực Châu Á 7 ASEAN Association of Southeast Asian Nations Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á 8 ASEAN + ASEAN plus Hội nghị ASEAN với các đối tác 9 ASEAN+1 ASEAN plus One Hội nghị ASEAN và từng bên đối thoại 10 ASEAN+3 ASEAN plus Three Hội nghị ASEAN và Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc 11 ASEM The Asia-Europe Meeting Hội nghị thượng đỉnh Á – Âu 12 ÂĐD-TBD Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương 13 BRICS Brazil, Russia, India, China, South Africa. Khối bao gồm các nền kinh tế mới nổi Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi 14 CA - TBD Asia Pacific Châu Á - Thái Bình Dương 15 CNHT Chủ nghĩa Hiện thực 16 CTQT Chính trị quốc tế 17 CPTPP Comprehensive and Progressive Agreement for Trans - Pacific Partnership Hiệp định Đối tác toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương 18 CSĐN Chính sách đối ngoại 19 CTL Chiến tranh Lạnh 20 ĐCL Địa chiến lược 21 EAMF Expanded ASEAN Maritime Forum Diễn đàn Biển ASEAN mở rộng 22 EAS East Asia Summit Hội nghị Cấp cao Đông Á 23 EU European Union Liên minh Châu Âu 24 FTA Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại tự do 25 HĐBA Hội đồng Bảo an 26 IMF International Monetary Fund Quỹ tiền tệ quốc tế 27 INF Intermediate-Range Nuclear Forces Treaty Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung 28 IS Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng 29 LHQ Liên Hợp quốc 30 NAFTA North American Free Trade Agreement Hiệp định Thương mại Tự do Bắc Mỹ 31 NATO North Atlantic Treaty Organization Hiệp ước Quân sự Bắc Đại Tây Dương 32 NDB New Development Bank Ngân hàng Phát triển mới 33 NDT Nhân dân tệ 34 NRF NATO Response Force Lực lượng phản ứng nhanh của NATO 35 NXB Nhà xuất bản 36 QHQT Quan hệ quốc tế 37 SCO Shanghai Cooperation Organization Tổ chức hợp tác Thượng Hải 38 Shangri-la Hội nghị thượng đỉnh an ninh châu Á 39 SNG Commonwealth of Independent States (CIS) Cộng đồng các Quốc gia Độc lập 40 TPP Trans - Pacific Partnership Agreenment Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương 41 UNESCO United Nations Educational Scientific and Cultural Organization Tổ chức Văn hóa, Giáo dục và Khoa học Liên hợp quốc 42 UNSC United Nations Security Council Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc 43 USD Đồng Đô la Mỹ 44 WB World Bank Ngân hàng Thế giới 45 WTO World Trade Organization Tổ chức thương mại thế giới DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1: Khung phân tích cạnh tranh địa chiến lược giữa các cường quốc từ góc nhìn của Chủ nghĩa Hiện thực ............................................................................... 38 Hình 1.2: Mô hình cạnh tranh địa chiến lược Nga – Mỹ từ 2013 đến nay từ góc nhìn Hiện thực ........................................................................................................ 50 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh (CTL), thuật ngữ địa chiến lược (ĐCL) được phản ánh khá rõ nét trong “chiến lược ngăn chặn” về quân sự và ý thức hệ chính trị - tư tưởng giữa Mỹ và Liên Xô. Tư tưởng và hành động ĐCL từ đó được sử dụng khá phổ biến, bao trùm gần như toàn bộ chủ đề nghiên cứu trọng tâm về quan hệ quốc tế (QHQT) trong thế kỷ 20 cho đến những năm 1990 – 1991. Tuy nhiên, khoảng thời gian từ sau khi kết thúc CTL, đặc biệt cho đến tận thời điểm xảy ra cuộc khủng hoảng Ukraine - giai đoạn mà địa chính trị, ĐCL được cho rằng bị suy thoái phần nào khi mà giới nghiên cứu QHQT không bàn nhiều đến vai trò cũng như tầm quan trọng của nó nữa một phần do sự phụ thuộc lẫn nhau ngày càng cao, sự gia tăng của các công cụ quyền lực mềm, sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật khiến cho khái niệm địa lý cũng như tầm quan trọng của nó bị giảm dần. Nhiều người cho rằng, không nhất thiết phải kiểm soát trực tiếp vùng lãnh thổ, không gian địa vật lý hoặc vùng đệm nữa mà có thể tận dụng ưu thế của công nghệ tiên tiến để thay thế. Tuy nhiên, thập niên gần đây, chính sự trỗi dậy của Trung Quốc với “Sáng kiến Vành đai và Con đường” nhằm ý chí hiện thực hóa “Giấc mơ Trung Hoa” cùng với một số hành động của Trung Quốc trên Biển Đông, cạnh tranh chiến lược nước lớn ở Trung Đông đặc biệt từ sau sự kiện khủng hoảng Ukraine manh nha vào cuối năm 2013, bùng phát vào đầu năm 2014 (gọi tắt là cuộc khủng hoảng Ukraine 2013 - 2014) chứng kiến sự cạnh tranh ĐCL quyết liệt giữa Nga và Mỹ đã đánh dấu sự quay trở lại mạnh mẽ hơn của lý thuyết ĐCL trong ngành nghiên cứu QHQT. Chính khủng hoảng Ukraine là một trong những dấu mốc quan trọng đánh dấu sự quay trở lại của tư duy địa chính trị, ĐCL nhưng không phải mang dáng dấp của hình thù cũ mà đã có một diện mạo mới cùng với sự bổ sung về tầm quan trọng của ĐCL không gian mạng – một phiên bản 2.0 của thế kỷ 211. Do tầm quan trọng ngày càng tăng của không gian mạng, gần đây nhiều quốc gia đã bổ sung nội dung này vào chiến lược An ninh quốc gia (ANQG). Đây là địa bàn tác chiến thứ 5 cùng với đất, biển, trời và vũ trụ [160]. 1 Địa chính trị, ĐCL đã có những nội hàm mới, không chỉ đơn thuần bao hàm vai trò của yếu tố địa vật lý trong tư duy chiến lược và chính sách đối ngoại của quốc gia mà nó còn được biến thành nghệ thuật, một logic quản trị và chi phối hoạch định chính sách đối ngoại. Bên cạnh đó, địa chính trị, ĐCL 2.0 bổ sung thêm một nội hàm mới là không gian mạng – yếu tố về khoa học kỹ thuật tác động đến tư duy hoạch định chiến lược đối ngoại của các chủ thể QHQT. (Xem thêm: Đỗ Thị Thủy (2018), Chính trị quốc tế hiện đại, Nxb Lao động Xã hội, Hà Nội, tr. 173-187). 2 Quan hệ Mỹ - Nga là một trong những cặp quan hệ đóng vai trò quyết định trong các vấn đề quốc tế và định hình trật tự thế giới. Từ sau CTL đến nay, mối quan hệ này đã trải qua nhiều giai đoạn thăng trầm giữa đối đầu và hòa hoãn, tuy khác nhau về mức độ nhưng bản chất vẫn là cạnh tranh chiến lược và đối kháng lợi ích, sự mở rộng ảnh hưởng của nước này, trong cách tiếp cận của bên còn lại, sẽ thu hẹp lợi ích của bên kia. Mỹ có mục tiêu chiến lược không đổi là duy trì vai trò lãnh đạo toàn cầu và một trật tự quốc tế có lợi cho Mỹ, kiềm chế và không cho Nga nổi lên thách thức vị thế của Mỹ. Trong khi đó, Nga tìm cách vươn lên trở thành một trung tâm quyền lực quan trọng, xây dựng một trật tự thế giới đa cực mới, đối trọng và cạnh tranh trực diện với Mỹ. Cạnh tranh ĐCL là một khía cạnh nổi bật trong tổng thể mối quan hệ cạnh tranh chiến lược Nga – Mỹ hiện nay với mục tiêu chủ đạo là cạnh tranh việc kiểm soát không gian quyền lực trên một số chiến tuyến chủ yếu. Ukraine là một trong những “chiến trường” chính điển hình cho cạnh tranh ĐCL giữa Nga – Mỹ hiện nay. Với vị trí địa chiến lược quan trọng, vùng đệm giữa Nga và phương Tây, Ukraine luôn là mục tiêu tranh giành ảnh hưởng giữa Đông và Tây. Cả Nga với Mỹ/phương Tây đã thực hiện nhiều biện pháp và chính sách nhằm giành giật ảnh hưởng tại Ukraine từ trước, trong và sau khi cuộc khủng hoảng diễn ra. Cuộc khủng hoảng tại Ukraine 2014 trở thành tâm điểm của đời sống chính trị quốc tế, nó chứng kiến sự cọ xát lợi ích trực tiếp, gay gắt nhất giữa Nga với Mỹ/phương Tây kể từ sau Chiến tranh Lạnh. CTL đã đi qua được gần ba thập kỷ song những tàn dư của nó vẫn còn tồn tại đến ngày hôm nay, và cuộc khủng hoảng Ukraine là một minh chứng cho sự đối đầu Đông - Tây trong giai đoạn hiện nay. Cuộc khủng hoảng đã khắc họa rõ nét những mâu thuẫn và cuộc chiến giành giật lợi ích chiến lược giữa Nga và Mỹ tại quốc gia Đông Âu này. 1.2. Là một trong những lý thuyết CTQT lâu đời và có ảnh hưởng nhất trên thế giới, thuyết Hiện thực bộc lộ khả năng ưu việt khi tiếp cận để phân tích, lý giải và gợi ý định hướng tư duy về vấn đề cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn. Với những luận điểm của phái Hiện thực cấu trúc mà đại diện tiêu biểu là Kenneth Waltz về cách tiếp cận hệ thống khi phân tích QHQT, cấu trúc phân bổ quyền lực và phái Hiện thực tấn công mà đại diện tiêu biểu là John Mearsheimer về vai trò của địa chính trị, nhân tố địa lý (vị trí quốc gia, phạm vi ảnh hưởng: vùng đệm, vùng sân sau) đối với cấu trúc quyền lực [126, tr.82-93], [55, tr.303-308], thế lưỡng nan về an ninh, mục tiêu bá quyền và cân bằng quyền lực để đảm bảo 3 ANQG [62, tr.44], thuyết Hiện thực được nhiều học giả trên thế giới vận dụng để phân tích cạnh tranh ĐCL giữa các nước lớn, giữa Nga và Mỹ. Thông qua những luận điểm đã được lịch sử kiểm chứng, thuyết Hiện thực sẽ góp phần làm rõ nhiều khía cạnh thuộc bản chất của cuộc cạnh tranh ĐCL Nga - Mỹ qua cuộc khủng hoảng Ukraine 2013 - 2014. Đồng thời, qua nghiên cứu bản chất, phương thức cạnh tranh ĐCL Nga - Mỹ tại Ukraine sẽ làm sáng tỏ đặc điểm, xu thế quan hệ giữa các cường quốc. Từ đó chúng ta có thể hiểu rõ hơn hệ thống QHQT, sự chi phối của chính trị cường quyền, luật chơi của trật tự thế giới hiện nay - một nhân tố quan trọng ảnh hưởng chi phối đến chính sách đối ngoại (CSĐN) của các quốc gia. Bên cạnh đó, như các cuộc tranh luận học thuật hiện nay cho thấy, thuyết Hiện thực không phải là lý thuyết QHQT tối ưu và duy nhất giải thích mọi góc độ của đời sống CTQT hiện nay vì vẫn có những mặt hạn chế nhất định; việc sử dụng những công cụ tiếp cận phân tích khác trong hệ thống lý thuyết về QHQT có thể giúp bổ sung phân tích, dự báo một cách toàn diện hơn về cuộc cạnh tranh ĐCL giữa Nga – Mỹ. Mối quan hệ giữa hai cường quốc thế giới Nga - Mỹ đã, đang và sẽ tiếp tục có những ảnh hưởng, chi phối lớn đến hệ thống QHQT, tác động không nhỏ đến quá trình hoạch định và triển khai CSĐN của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam. Việc phân tích và nghiên cứu cạnh tranh ĐCL giữa Nga và Mỹ tại Ukraine qua cuộc khủng hoảng năm 2014 dưới lăng kính của Chủ nghĩa Hiện thực (CNHT) sẽ góp phần làm rõ bản chất của cuộc cạnh tranh Nga - Mỹ cũng như vấn đề hợp tác và cạnh tranh giữa các nước lớn trên thế giới trong giai đoạn hiện nay, bản chất của hệ thống QHQT, mối quan hệ giữa các quốc gia cũng như về vấn đề xung đột và hợp tác trong nền CTQT đồng thời là cơ sở để dự báo xu thế vận động của cạnh tranh Nga - Mỹ trên thế giới trong thời gian tới. 1.3. Việt Nam đang hội nhập ngày càng sâu rộng với khu vực và thế giới, đồng thời có mối quan hệ tốt đẹp với hầu hết các cường quốc trên thế giới. Do vậy, mọi sự biến động ở khu vực và thế giới cũng như sự biến đổi trong quan hệ giữa các nước lớn đều trực tiếp hoặc gián tiếp tác động đến nước ta đòi hỏi phải có sự điều chỉnh CSĐN cho phù hợp, do đó việc nghiên cứu về cạnh tranh ĐCL Nga – Mỹ qua lăng kính của CNHT sẽ góp phần định hướng chính sách của Việt Nam để phù hợp với tình hình. Hơn nữa, Nga là đối tác chiến lược toàn diện của Việt Nam, còn Mỹ là đối tác toàn diện của Việt Nam. Nga, Mỹ đều là những đối tác chủ chốt có ảnh hưởng lớn đến an ninh và phát triển của Việt Nam, qua nghiên cứu đề tài 4 chúng ta sẽ hiểu đối tác của chúng ta hơn, đặc biệt là chính sách, phương thức can thiệp của họ đối với các nước nhỏ khi có bùng nổ vấn đề nội bộ. Qua đây chúng ta cũng có thể rút ra những kinh nghiệm nhất định trong ứng xử đối với các cường quốc. Bên cạnh đó, việc dự báo về xu thế vận động cạnh tranh ĐCL Nga - Mỹ trên thế giới sẽ góp phần định hướng CSĐN của Việt Nam, nhất là đối với các nước lớn, phục vụ cho công tác tham mưu và định hướng cho quá trình hoạch định chính sách của Việt Nam phù hợp với những xu thế chung của thế giới và điều kiện, hoàn cảnh riêng biệt của nước ta. Vì vậy, việc vận dụng lý thuyết Hiện thực để phân tích và lý giải những biểu hiện của cuộc cạnh tranh ĐCL Nga - Mỹ trong giai đoạn hiện nay qua cuộc khủng hoảng tại Ukraine không chỉ là vấn đề có tính cấp thiết mà còn có ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn nhất định. Do đó, tác giả đã lựa chọn “Cạnh tranh địa chiến lược Nga - Mỹ dưới góc nhìn của Chủ nghĩa Hiện thực: Trường hợp khủng hoảng tại Ukraine” làm đề tài Luận án của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Liên quan đến nội dung nghiên cứu của Luận án, kết quả khảo sát cho thấy đến nay đã có nhiều công trình khoa học đáng chú ý đề cập, luận giải về cạnh tranh ĐCL giữa Nga và Mỹ tại Ukraine ở những phạm vi và mức độ khác nhau, có thể khái quát thành 03 nhóm vấn đề chủ yếu với những công trình tiêu biểu sau: 2.1. Các công trình nghiên cứu về “Vận dụng lý thuyết để phân tích cạnh tranh địa chiến lược giữa các nước lớn” Đầu tiên phải kể đến cuốn “Handbook of International Relations” (Cẩm nang về QHQT) của các tác giả Walter Carlsnaes, Thomas Risse, Beth A. Simmons do NXB SAGE xuất bản năm 2002, tái bản năm 2013, tập hợp 33 bài viết chất lượng của những học giả uy tín hàng đầu trên lĩnh vực QHQT đã giúp người đọc có một định hướng tương đối toàn diện và đa chiều khi tiếp cận các nội dung cơ bản của lý thuyết QHQT nói chung và đặc biệt là CNHT nói riêng để làm khung phân tích cho vấn đề cạnh tranh địa chiến lược trong QHQT. Cuốn “Introduction to International Relations: Theories and Approaches” (Nhập môn QHQT: Lý thuyết và cách tiếp cận) là công trình nghiên cứu tiêu biểu của Robert Jackson và George Sørensen đã được NXB Đại học Oxford tái bản lần thứ 6 vào cuối năm 2015. Cuốn sách đã giới thiệu đến độc giả các lý thuyết quan trọng nhất về QHQT đặt dưới nhiều góc nhìn và cách tiếp cận khác nhau, từ đó cho phép người đọc có thể hình dung ra được thế mạnh và hạn chế của từng trường phái. 5 Đây là một tài liệu tham khảo rất hữu ích đối với tác giả trong quá trình nghiên cứu, làm cơ sở để giải thích các vấn đề về xung đột, cạnh tranh quyền lực trong QHQT. Bên cạnh những công trình cung cấp nền tảng lý thuyết cho Luận án, tác giả cũng tham khảo thêm 02 nguồn tư liệu vô cùng bổ ích sau: (1) Bài viết “The Case for Offshore Balancing: A Superior U.S. Grand Strategy” (“Cân bằng Khơi xa”: Đại chiến lược ưu việt của Hoa Kỳ) của hai tác giả John Mearsheimer và Stephen M. Walt đăng trên Foreign Affairs ngày 13/6/2016 đã giúp tác giả cập nhật thêm những lập luận, quan điểm của phái Hiện thực tấn công thời gian gần đây có thể vận dụng để luận giải, đánh giá về cạnh tranh địa chiến lược giữa Nga và Mỹ trong trường hợp khủng hoảng tại Ukraine 2014 từ góc độ Hiện thực. Trong đó, tác giả bài viết cho rằng Mỹ nên sử dụng chiến lược “Cân bằng khơi xa”, khai thác vị trí địa lý ưu thế và tính đến động cơ mạnh mẽ của các quốc gia khác trong việc cân bằng các nước láng giềng hùng mạnh hay tham vọng, nên giao trả nhiệm vụ bảo vệ an ninh châu Âu cho người châu Âu, chỉ “cập bờ” (can thiệp) khi thực sự cần thiết; đồng thời chỉ ra những điểm hạn chế của “Bá quyền tự do” mà Mỹ theo đuổi trong nhiều năm qua khi không ngừng mở rộng NATO, phớt lờ các lợi ích của Nga khiến Nga sáp nhập Crimea và xích lại gần Trung Quốc; (2) Bài viết “The Security Dilemma and Ethnic Conflict” (Thế lưỡng nan an ninh và xung đột sắc tộc) của tác giả Barry A. Posen đăng trên Survival, tập 35, số 01 Mùa Xuân năm 1993 đã giúp Nghiên cứu sinh tham khảo việc áp dụng khái niệm cơ bản “thế lưỡng nan an ninh” của CNHT vào việc luận giải, đánh giá về cạnh tranh ĐCL Nga – Mỹ dưới góc nhìn của CNHT từ việc tác giả dùng “thế lưỡng nan an ninh” phân tích mối quan hệ Nga – Ukraine để minh họa cho tính hữu dụng của khái niệm này vào những trường hợp buộc phải ra sức đảm bảo an ninh cho chính mình. Ở trong nước, trong các công trình chuyên khảo liên quan đến lý thuyết QHQT, trước hết phải kể đến cuốn “Lý thuyết Quan hệ quốc tế” do GS.TS Hoàng Khắc Nam chủ biên được NXB Thế giới phát hành năm 2017. Cuốn sách đã tập hợp, hệ thống lại các lý thuyết cơ bản cũng như những vấn đề lý luận chủ yếu của QHQT hiện nay. Cuốn sách thực sự là một tài liệu chuyên khảo hữu ích đối với công tác nghiên cứu, học tập trên lĩnh vực QHQT và đối ngoại, đặc biệt nghiên cứu về nền tảng lý luận khi giải thích các sự kiện quốc tế. Trong cuốn “Ba mô hình lý thuyết và quan điểm của Đảng ta hiện nay về Quan hệ quốc tế” (NXB Chính trị quốc gia, 2013), tác giả Vũ Thế Hiệp đã giới thiệu một cách khái quát ba mô hình lý thuyết nền tảng trong đó có CNHT, sau đó 6 đi sâu phân tích những nội dung cốt lõi trong tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta hiện nay về QHQT. Cuốn sách không chỉ cung cấp những nhận thức cơ bản về QHQT mà còn giúp nghiên cứu sinh có thêm những cơ sở quan trọng trong quá trình nghiên cứu, xây dựng các đề xuất, kiến nghị về CSĐN của Việt Nam trước tác động của cạnh tranh giữa các nước lớn. Liên quan đến CNHT để giải thích vấn đề cạnh tranh quyền lực trong QHQT phải kể đến cuốn sách chuyên khảo “Quyền lực trong Quan hệ quốc tế: Lịch sử và vấn đề” của tác giả GS.TS Hoàng Khắc Nam được NXB Văn hóa – Thông tin xuất bản năm 2011. Thông qua cuốn sách này, tác giả có thêm cách tiếp cận từ nguồn gốc của vấn đề cạnh tranh, trong đó liên kết giữa vấn đề cạnh tranh địa chiến lược và cạnh tranh quyền lực giữa các nước lớn để đạt được mục tiêu chiến lược dưới góc nhìn của CNHT. Bên cạnh đó, đối với Việt Nam, cả trên phương diện vĩ mô lẫn vi mô, cuốn sách là rất cần thiết bởi giúp nó giúp người đọc có cái nhìn tổng thể khi tham gia hoạch định chiến lược bởi quyền lực gắn bó chặt chẽ với lợi ích chính trị và an ninh của đất nước. Liên quan đến cách tiếp cận về nhận thức và ý nghĩa thực tiễn của một số khái niệm: “Chiến lược”, “Địa chiến lược”, “Địa chính trị”, “Lợi ích quốc gia” phải kể đến 05 nguồn tham khảo vô cùng bổ ích đó là: (1) Cuốn sách chuyên khảo “Chính trị quốc tế hiện đại” của tác giả TS. Đỗ Thị Thủy (chủ biên) do Nhà xuất bản Lao động xã hội xuất bản năm 2018, trong đó có bài dịch với tiêu đề “Các cường quốc đang lên và sự trở lại của địa chính trị” (trang 173); (2) Cuốn sách “Địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia” của tác giả PGS. TS Nguyễn Văn Dân, do NXB Chính trị quốc gia – Sự thật xuất bản năm 2014; (3) Bài viết “Bàn về phạm trù và định nghĩa về địa chiến lược” của tác giả PGS.TSKH Trần Khánh đăng tại Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 4 (119) – 2019; (4) Bài viết “Bàn về chiến lược, sách lược đối ngoại” do tác giả GS.TS Vũ Dương Huân đăng trên Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 4 (103), tháng 12/2015; (5) Cuốn sách “Một số vấn đề Quan hệ quốc tế, chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam (Tập 1)”, (NXB Chính trị - Hành chính, Hà Nội, 2009) tập hợp, lưu giữ những ấn phẩm của tác giả GS.TS Vũ Dương Huân đã được công bố, trong đó có bài viết “Bàn về lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia trong Quan hệ quốc tế” (trang 152). Những nguồn tham khảo trên đã giúp tác giả có nhận thức cơ bản cũng như cách tiếp cận đối với những khái niệm quan trọng trong Luận án để từ đó phát triển, phân tích những vấn đề chính yếu của Luận án. 7 Liên quan đến góc độ lý luận, bên cạnh tiếp cận vấn đề cạnh tranh từ CNHT, tác giả còn tham khảo 02 nguồn tư liệu vô cùng hữu ích, đó là: (1) Bài viết “Bàn về các luận thuyết liên quan đến địa chiến lược” của tác giả PGS.TSKH Trần Khánh đăng tại Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7 – năm 2019; (2) Bài viết “Cuộc đảo chính ở Ucraina nhìn từ một học thuyết chính trị của Mỹ” của tác giả Đại tá Lê Thế Mẫu đăng trên Tạp chí Cộng sản điện tử, số ra ngày 05-3-2014. Ngoài các nguồn tư liệu trên, nghiên cứu sinh còn khảo sát và nghiên cứu nhiều bài viết chuyên sâu của các học giả trong nước và quốc tế trên những tạp chí, website uy tín như “Theorizing the Political Relevance ...quốc gia. Hay nói một cách khác đây là các học thuyết về sự vận động của không gian quyền lực dưới tác động của nhân tố địa lý và chính trị trong QHQT. Các học thuyết “Vùng đất vành đai”, “Vùng đất trái tim”, không chỉ giải thích sự minh định của địa lý, công cụ bành trướng không gian, mà còn là cơ sở, định hướng thực hành trong CSĐN của các cường quốc, trước hết là của Mỹ, Anh trong việc tiếp cận, thiết lập các “trục”, cấp độ sức mạnh quyền lực của khu vực và thế giới. Nhiều học giả chuyên nghiên cứu về địa chính trị, ĐCL trên thế giới đã đưa ra cách hiểu về địa chính trị, có thể kể đến: Trong cuốn “Địa chính trị, một lịch sử lâu dài” (2006) của Yves Lacoste – một học giả Pháp cho rằng, “Địa chính trị được dùng để chỉ tất cả những gì có liên quan đến sự cạnh tranh quyền lực hoặc ảnh hưởng đối với những vùng lãnh thổ và dân chúng sống trên đó” [10, tr.29]. Còn trong cuốn “Introduction to Geopolitics” (Nhập môn địa chính trị) của tác giả Colin Flint thì cho rằng “Địa chính trị, với tư cách là cuộc đấu tranh nhằm kiểm soát không gian và địa điểm, tập trung chú ý vào quyền lực” [10, tr.30]. Nhà địa chính trị, ĐCL Nga A. Dugin cho rằng “Địa chính trị - đó là thế giới quan của chính quyền, của quyền lực, là khoa học về quyền lực và để giành quyền lực, đó là 20 khoa học về cai trị, quyền lực” [48, tr.23]. Phần lớn các nhà nghiên cứu cho rằng địa chính trị là một cách tiếp cận khá đặc thù của khoa học chính trị, nghiên cứu về sự vận động không gian quyền lực của một thực thể dưới tác động của nhân tố địa lý và chính trị trong QHQT. Xét về mặt lý thuyết, địa chính trị nghiên cứu ảnh hưởng của địa lý đến các mối quan hệ quyền lực trong CTQT. Về mặt thực hành, địa chính trị nghiên cứu mưu lược, kế sách hành động, nghệ thuật kiểm soát không gian của giới cầm quyền dựa trên yếu tố địa lý và chính trị nhằm thực hiện mục tiêu quốc gia, trước hết là mục tiêu quyền lực trong không gian. Khía cạnh thực hành này của địa chính trị thường được nhiều người gọi là “Địa chiến lược” [46, tr.49-51]. Thứ hai, các luận thuyết bàn luận nhiều đến mở rộng không gian sinh tồn như thuyết “Không gian sinh tồn” của trường phái Đức đã đặt nền móng cho phân loại, hệ thống hóa các khái niệm, phạm trù cơ bản về “không gian”, “biên giới”, “lãnh thổ”, “vị trí địa lý” quốc gia cũng như mối liên hệ, vai trò, vị trí của chúng trong bành trướng lãnh thổ. Trong các luận thuyết này không chỉ bàn luận về mặt lý thuyết về cuộc đấu tranh giành không gian của “Nhà nước hữu cơ”, mà còn gợi ý các mưu lược, kế sách hành động về quân sự, kinh tế và văn hóa – tư tưởng trong thực hiện mục tiêu địa chính trị của nhà nước. Đây là một trong những lý luận quan trọng cho cách tiếp cận nghiên cứu về ĐCL và của nhiều chiến lược khác liên quan đến kinh tế đối ngoại, phòng thủ và ngoại giao văn hóa của một quốc gia như địa kinh tế, địa quân sự và CSĐN. Nhiều học giả chuyên nghiên cứu về địa chính trị, ĐCL trên thế giới đã đưa ra cách hiểu về ĐCL. Tuy nhiên, để phục vụ mục tiêu nghiên cứu của Luận án, tác giả đã tiếp cận, tham khảo kỹ lưỡng nhất quan điểm về ĐCL của Zbigniew Brzezinski – một lý thuyết gia thuộc trường phái CNHT trong ngành QHQT, đồng thời là một nhà địa chính trị, địa chiến lược nổi tiếng từ thời CTL. Trong cuốn sách “Bàn cờ lớn” (The Grand Chessboard) xuất bản năm 1997, ông chia địa chính trị Á – Âu ra làm 4 khu vực, đó là: (1) Các nước dân chủ ở châu Âu; (2) Nước Nga và các nước thù địch, các nước này được ông gọi là các nước hố đen (Black – hole countries); (3) Các nước Trung Đông và vùng Ban Căng; (4) Các nước Viễn Đông của châu Á. Trong cuốn sách tiếp theo “Sự lựa chọn: Thống trị toàn cầu hay lãnh đạo toàn cầu” (The Choice: Global Domination or Global Leadership) xuất bản năm 2004, ông đã cập nhật quan điểm của mình về địa chính trị thế giới và các cách thức để thực hiện mục tiêu của Mỹ, trong đó đề cập nhiều 21 đến quá trình toàn cầu hóa, sự kiện 11/9/2001 và những biến động của tình hình thế giới kể từ khi ông xuất bản cuốn “Bàn cờ lớn” [48, tr.19]. Trong công trình “Kế hoạch cho một cuộc chơi: Khuôn khổ ĐCL để triển khai tranh giành quyền lực Mỹ - Xô” (1996), Z. Brzezinski cho rằng “Các thuật ngữ địa chính trị, chiến lược, ĐCL được sử dụng để diễn tả các nội hàm khác nhau. Địa chính trị phản ánh sự kết hợp giữa yếu tố địa lý và chính trị trong xây dựng vị thế quốc gia hay khu vực, nhấn mạnh những ảnh hưởng của địa lý đối với chính trị. Chiến lược chỉ việc áp dụng một cách toàn diện, có kế hoạch và đưa ra các biện pháp nhằm đạt được một mục tiêu cốt lõi hoặc đối với các cơ sở quân sự quan trọng. ĐCL là sự kết hợp những tính toán chiến lược với những cân nhắc về địa chính trị” [174, tr.14]. Như vậy, Brzezinski không coi ĐCL là sự kéo dài hay là một bộ phận của địa chính trị, mà là sự kết hợp giữa kế hoạch tổng thể có tầm chiến lược của một quốc gia với mục tiêu xác lập trật tự quyền lực trong một không gian địa lý được xác định của quốc gia đó. Đây là một cách tiếp cận khá rạch ròi hai khái niệm địa chính trị và ĐCL, đồng thời quan điểm này cũng được nhiều người đồng tình. Trong khi đó, nhiều học giả khác cho rằng, ĐCL là dùng để chỉ việc nghiên cứu giá trị chiến lược của các nhân tố địa lý trong CSĐN của một quốc gia và trong quan hệ của nó với các quốc gia khác ĐCL là một bộ phận thực hành quan trọng của địa chính trị [10]. Quan điểm này tương đối phổ biến trong giới học giả hiện nay. Từ cơ sở lý luận của các học thuyết nền tảng và các quan niệm khác nhau của các học giả trên thế giới, có thể rút ra một số nhận xét sau và đưa ra định nghĩa về hai thuật ngữ trên để làm tiền đề cho việc triển khai một cách đồng nhất nội dung của Luận án. Thứ nhất, địa chính trị và ĐCL có mối quan hệ chặt chẽ, gần gũi với nhau, tuy nhiên không đồng nhất toàn bộ nội hàm cũng như không phải là bộ phận kéo dài của nhau. ĐCL không chỉ nghiên cứu giá trị chiến lược của nhân tố địa lý trong CSĐN mà còn đưa ra cân nhắc chiến lược dựa trên yếu tố không gian địa vật lý truyền thống - không gian mạng (gọi tắt là không gian) và cách thức, thao tác thực hiện chúng dựa trên tư duy chiến lược2 tổng thể nhằm thực hiện mục tiêu quốc gia. Thứ hai, các luận thuyết và nhiều định nghĩa của các học giả trên thế giới đều gắn địa chính trị và ĐCL với mục tiêu quyền lực, do đó có thể thấy đều nhìn từ góc 2 Là cách đặt vấn đề bao quát, logic, hợp lý, nhiều tầng nấc, sáng tạo nhằm đạt được kết quả lớn, có tác động đáng kể, lâu dài. (Theo: Lê Đình Tĩnh, “Bàn về tư duy chiến lược: Lý thuyết, thực tiễn và trường hợp Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 4 (111), 12/2017, tr.8. 22 độ lý luận tâm điểm của CNHT để phân tích, đánh giá các yếu tố khác nhau, từ cấp độ địa phương, quốc gia đến quốc tế, từ điều kiện tự nhiên, xã hội đến không gian chiến lược bên trong và bên ngoài của Nhà nước để xây dựng, lựa chọn các chiến lược nhằm tối ưu hóa lợi ích quốc gia trong hợp tác và cạnh tranh quốc tế. Có thể rút ra định nghĩa như sau: Địa chính trị nghiên cứu về tác động, mối quan hệ qua lại giữa các nhân tố không gian, chính trị đối với mục tiêu quyền lực trong QHQT và cả những tương tác phát sinh từ sự kết hợp giữa chúng với nhau. Địa chiến lược là việc áp dụng các chiến thuật, mưu lược, kế sách hành động dựa trên tư duy chiến lược về không gian và mục tiêu quyền lực trong CTQT tại những địa bàn chiến lược chứa đựng mục tiêu cốt lõi (trước hết là mục tiêu về an ninh quốc gia) hoặc đối với các cơ sở quân sự quan trọng. Trong CTQT, khái niệm cạnh tranh được hiểu là tranh đua quyền lực chính trị Kết quả của kiểu cạnh tranh này thường dẫn đến tình trạng căng thẳng trên toàn thế giới và đôi khi có thể biến thành một cuộc chiến tranh [94]. Từ những dẫn giải trên, có thể hiểu “Cạnh tranh địa chiến lược” trong QHQT là sự ganh đua, đấu tranh quyền lực của một nước hoặc liên minh các nước với đối thủ của mình về việc áp dụng các chiến thuật, mưu lược, kế sách hành động được hoạch định trong một khoảng thời gian nhất định tại những địa bàn chiến lược cốt lõi nhằm xác lập và duy trì lợi ích trên toàn phương diện (trước hết là mục tiêu đảm bảo an ninh quốc gia) trong CTQT. 1.1.1.2. Quan điểm của thuyết Hiện thực về cạnh tranh địa chiến lược giữa các cường quốc CNHT là trường phái tư tưởng có ảnh hưởng lớn nhất trong nghiên cứu về QHQT, có tiến trình lịch sử phát triển lâu đời xuất phát từ các tài liệu của Thucydides về cuộc chiến tranh Peloponese thời Hy Lạp cổ đại. Lịch sử hình thành và tiến trình phát triển của CNHT có thể được chia thành ba giai đoạn chính. Giai đoạn phát triển đầu tiên kéo dài từ thời cổ đại đến trước Chiến tranh thế giới thứ Hai, đây là thời kỳ xuất hiện những quan điểm đầu tiên và đặt nền móng cho sự phát triển mạnh mẽ của lý thuyết Hiện thực trong các giai đoạn sau này. Đại diện cho giai đoạn này là các nhà tư tưởng quan trọng như Thucydides, Nicollo Machiavelli và Thomas Hobbes. Giai đoạn thứ hai từ Chiến tranh thế giới thứ Hai đến cuối những năm 1970, là giai đoạn CNHT phát triển và trở thành một lý thuyết về QHQT. Nổi bật trong số các học giả trong giai đoạn này là Hans 23 Morgenthau và Edward Carr, với nhiều công trình nghiên cứu quan trọng và được biết đến rộng rãi. Với công trình “Lý thuyết về CTQT” năm 1979, Kenneth Waltz đã đánh dấu một giai đoạn phát triển mới của lý thuyết Hiện thực với sự ra đời của CNHT mới. CTL kết thúc, thuyết Hiện thực mới tiếp tục được bổ sung thêm nhiều luận điểm quan trọng, và xuất hiện nhiều biến thể mới như CNHT tấn công, CNHT phòng thủ và CNHT tân cổ điển. CNHT cho rằng thế giới được đặc trưng bởi tình trạng vô chính phủ. Để tồn tại được trong một môi trường vô chính phủ, các quốc gia phải có quyền lực và luôn theo đuổi quyền lực, điều đó sẽ giúp quốc gia đảm bảo được an ninh và sự tồn tại của mình, giữ vững được chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của quốc gia, và thực hiện được lợi ích quốc gia trong QHQT. Quyền lực trở thành mục đích cơ bản của CSĐN, đồng thời là động cơ chi phối mọi hành vi đối ngoại của quốc gia. Các nhà Hiện thực mô tả cuộc đấu tranh giành quyền lực giữa các quốc gia có mô hình giống với trò chơi có tổng bằng không. Theo đó, một quốc gia cố gắng tăng cường quyền lực của mình đồng nghĩa với sự suy giảm quyền lực của những quốc gia khác. Việc cố gắng theo đuổi quyền lực khiến các quốc gia rơi vào thế lưỡng nan về an ninh. Các quốc gia muốn tăng cường quyền lực để đảm bảo an ninh thì nguy cơ đe dọa đến an ninh của chính họ càng gia tăng. Tình trạng lưỡng nan về an ninh buộc các quốc gia phải luôn tìm cách tăng cường quyền lực của mình hơn nữa. CTQT là cuộc đấu tranh giành quyền lực liên tục và không có điểm dừng giữa các quốc gia. Quyền lực vừa là mục tiêu vừa là phương tiện để triển khai và đạt được lợi ích quốc gia. Tình trạng vô chính phủ khiến cho các quốc gia mất lòng tin, nghi kỵ lẫn nhau, luôn cảm thấy bất an với toan tính và ý định của các quốc gia khác. Để đảm bảo an ninh cho mình, các quốc gia không ngừng tăng cường tiềm lực quân sự và thiết lập quan hệ liên minh với các nước khác để cân bằng lại các mối đe dọa tiềm tàng. Các nhà Hiện thực không loại trừ khả năng các cường quốc đối địch hợp tác với nhau trong những vấn đề an ninh mang đến lợi ích chung, nhưng họ cho rằng sự hợp tác rất khó có thể đạt được. Bởi thứ mà các quốc gia quan tâm trong hợp tác là lợi ích tương đối tức ai sẽ được hưởng lợi nhiều hơn, và cũng không có gì để đảm bảo rằng bên còn lại sẽ không bội ước. Hệ thống quốc tế là yếu tố khách quan tác động từ bên ngoài đến QHQT, được cấu thành từ các quốc gia có chủ quyền và sự tương tác lẫn nhau giữa các chủ thể này. Hành vi của các quốc gia trong QHQT cũng như mối quan hệ giữa các quốc gia chịu sự tác động và chi phối rất lớn từ hệ thống quốc tế. Trong hệ 24 thống quốc tế, cấu trúc của hệ thống hay sự phân bổ quyền lực giữa các quốc gia trong hệ thống là yếu tố quan trọng nhất. Các nhà Hiện thực cấu trúc cho rằng, hệ thống quốc tế được đặc trưng bởi tình trạng vô chính phủ, do đó lợi ích quốc gia là tối đa hóa quyền lực nhằm đảm bảo sự tồn tại của mình. Vì hệ thống quốc tế là vô chính phủ nên các quốc gia có xu hướng hành động giống nhau trong QHQT, đều tìm cách đảm bảo ANQG thông qua việc tối đa hóa quyền lực của mình. Có thể tóm lược nội dung cơ bản của CNHT như sau: Sống trong môi trường vô chính phủ, các quốc gia buộc phải mưu tìm quyền lực để cạnh tranh nhằm đảm bảo an ninh cho mình. Vì thế, xung đột sẽ là thường xuyên trong QHQT. Kết hợp cả CNHT mới, thì công thức đầy đủ đúc kết được tóm lược sẽ là Quốc gia – Quyền lực – Hệ thống – Xung đột [63, tr.44].  Những lập luận tổng quát từ quan điểm của Chủ nghĩa Hiện thực về cạnh tranh địa chiến lược giữa các cường quốc Nội dung chính của CNHT đó là: lợi ích là yếu tố căn bản trong QHQT và đảm bảo bằng quyền lực. QHQT được mô tả như một cuộc cạnh tranh giành quyền lực giữa các nước theo đuổi lợi ích quốc gia, xung đột là bản chất của QHQT, đấu tranh giành quyền lực là không tránh khỏi do quyền lực nằm trong trò chơi tổng số bằng 0 (Zero Sum Game) và sự tồn tại của tình trạng lưỡng nan về an ninh (Security Dilemma) [63, tr.38]. Trong đời sống CTQT, không phải tất cả các quốc gia đều bình đẳng như nhau, mà các nước lớn thường nắm vai trò chi phối, định đoạt. Nước lớn luôn có thiên hướng chi phối không gian chiến lược xung quanh họ, trong khi nước nhỏ luôn tìm cách thích nghi và trong nhiều trường hợp phải chấp nhận, cam chịu [77, tr.108]. Trong các cuộc xung đột, các quốc gia có thể có lợi ích nhất định nhưng tất cả sẽ thay đổi một khi tương quan so sánh lực lượng thay đổi và xung đột chấm dứt theo hướng có lợi cho họ. Liên minh của các quốc gia không bền vững, hôm nay có thể là bạn bè nhưng ngày mai có thể trở thành đối thủ, thậm chí là kẻ thù và ngược lại chỉ vì lợi ích khác biệt. Những khác biệt về lợi ích chính là nguyên nhân dẫn đến xung đột, cạnh tranh giữa các nước nhất là các nước lớn. Lý thuyết Hiện thực đã đưa ra những lý giải về cạnh tranh, va chạm, xung đột giữa các nước lớn, ảnh hưởng của nó đến quyền tự quyết dân tộc của các nước nhỏ. Trong môi trường cạnh tranh của các nước lớn vẫn có thể tìm thấy cơ hội hợp tác nếu như có điểm tương đồng về lợi ích và đạt được sự tin tưởng lẫn nhau [64, tr.14]. Cạnh tranh ĐCL cũng đều nhìn từ góc độ lý luận của CNHT để phân tích, đánh giá các yếu tố khác nhau, từ cấp độ địa phương, quốc gia đến quốc tế, từ điều 25 kiện tự nhiên, xã hội đến không gian chiến lược bên trong và bên ngoài của Nhà nước để xây dựng, lựa chọn các chiến lược nhằm tối ưu hóa lợi ích quốc gia trong hợp tác và cạnh tranh quốc tế. Mối quan hệ thứ bậc và trật tự quyền lực trong hệ thống quốc tế và nhân tố địa lý luôn được tính đến trong hoạch định và thực thi chiến lược kiểm soát không gian [183]. Để cạnh tranh quyền lực, tạo ảnh hưởng đối với các vùng địa lý có ý nghĩa chiến lược, các nhà cầm quyền các nước lớn có thể tạo ra hay huy động, tham gia các luật chơi của nước khác để xây dựng nên những thể chế, sức mạnh có lợi cho mình và hạn chế sự lựa chọn của chủ thể khác về các quyết định có thể được tiến hành nhằm đạt các mục tiêu khác nhau, trong đó có việc duy trì quyền lực về chính trị, quân sự và kinh tế trong QHQT. Nhiều quốc gia, nhất là các nước lớn đã sử dụng khái niệm lợi ích cốt lõi của mình mỗi khi đơn phương áp đặt ý chí chính trị của họ lên một vùng lãnh thổ nào đó trên địa cầu. Chính vì vậy, tham vọng có một quyền lực lớn hay cạnh tranh không gian quyền lực vì lợi ích quốc gia – dân tộc thông qua sức mạnh nội tại và tương tác với thế giới bên ngoài để chuyển hóa, tạo thêm vị thế của mình trong QHQT là một hằng số, bản chất cốt lõi của CTQT3 và thực hiện lợi ích quốc gia là tối đa hóa quyền lực trên một vùng lãnh thổ có ý nghĩa chiến lược là một trong những nhân tố hàng đầu (chiến lược địa lý) tạo nên không gian chiến lược có lợi cho các nước lớn có tham vọng bá quyền. Lợi ích quốc gia có thể gia tăng hay giảm đi và chúng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong đó có nguồn lực từ không gian địa lý và mối quan hệ với thế giới bên ngoài. Tính đặc thù của địa lý, tình hình chính trị nội bộ, tình hình kinh tế - xã hội, đặc điểm văn hóa dân tộc và nền văn minh, thẩm quyền trong cộng đồng thế giới – tất cả các yếu tố này vừa là thành tố cấu thành chiến lược, vừa là nội dung của lợi ích quốc gia. Mở rộng lợi ích quốc gia trong đó có mở rộng lãnh thổ, bành trướng lãnh thổ và mở rộng không gian sinh tồn cũng thuộc phạm trù lợi ích quốc gia, và để đạt được mục tiêu đó thì cạnh tranh, xung đột là điều tất yếu giữa các quốc gia (đặc biệt giữa các cường quốc) nhằm mục tiêu cạnh tranh vị thế, ảnh hưởng tại các địa bàn chiến lược, nhằm làm suy yếu sức mạnh của đối thủ để giảm bớt nguy cơ, mối đe dọa và gia tăng quyền lực của mình. Theo CNHT, có nhiều cơ chế cạnh tranh để duy trì lợi ích ở không gian quyền lực, để chống lại xâm lược từ bên ngoài hay mở rộng lãnh thổ, chinh phục 3 Quan điểm của nhà lý luận tiêu biểu thuộc trường phái CNHT – Hans J. Morgenthau. 26 kẻ khác thì lực lượng quân sự, các biện pháp sức mạnh cứng được ưu tiên và là công cụ chính để thực hiện. Cạnh tranh ĐCL từ góc độ hiện thực nói chung không nằm ngoài mục tiêu tối đa hóa quyền lực tại khu vực ảnh hưởng, nhiều trường hợp trong số đó “mở rộng không gian sinh tồn”, bành trướng lãnh thổ nhằm mục đích (1) tạo ra một quyền lực lớn hơn với không gian địa lý rộng lớn hơn để chiếm thế áp đảo các quốc gia khác, giảm thiểu nguy cơ bị đe dọa về an ninh hoặc (2) phòng thủ quốc gia, chống lại sự tấn công, tiến sâu vào biên giới quốc gia từ mối đe dọa bên ngoài, đảm bảo sự tồn vong của quốc gia mình. Do đó, xét một cách tổng thể thì CNHT nhìn vấn đề cạnh tranh ĐCL giữa các cường quốc dưới góc độ mục tiêu ANQG, cạnh tranh không gian quyền lực suy cho cùng là giành ưu thế quyền lực để đảm bảo an ninh cũng như lợi ích một cách hiệu quả nhất trong từng vấn đề, trường hợp, bối cảnh cụ thể. Thuyết Hiện thực đưa ra những gợi ý cụ thể sau về ý đồ và hành vi quốc gia trong cạnh tranh ĐCL giữa các cường quốc trên cơ sở xem xét các thuộc tính của hệ thống quốc tế: Một là, bảo vệ lợi ích quốc gia là mục tiêu lớn nhất, trong đó lợi ích quốc gia là tối đa hóa quyền lực nhằm đảm bảo sự tồn tại của mình. Vì thế, quốc gia luôn quan tâm tới việc bảo đảm chủ quyền quốc gia và đấu tranh thực hiện lợi ích quốc gia của chính mình và bằng chính thực lực của mình. Các nước vận hành trong thế giới tự cứu hầu như luôn căn cứ vào lợi ích của mình và không đặt lợi ích của mình dưới lợi ích của nước khác, hoặc dưới lợi ích của cái gọi là cộng đồng quốc tế. Lý do rất đơn giản: Chí có ích kỷ mới sống được trong một thế giới tự cứu [42, tr.52]. Các chính quyền quốc gia trong khi thừa nhận tầm quan trọng của chủ quyền, vẫn thường hay vi phạm những lý tưởng và nguyên tắc đã được đưa vào nền tảng Hiến chương Liên hợp quốc (LHQ). Cuộc tấn công Iraq của Mỹ năm 2003 là một ví dụ về sự sẵn sàng xâm phạm chủ quyền quốc gia của một nước khác trong khi đồng thời nhấn mạnh ý nghĩa của sự toàn vẹn chủ quyền lãnh thổ và ANQG. Bên cạnh đó, các quốc gia trong hệ thống quốc tế cùng có động cơ, mục đích đảm bảo sự tồn vong của mình. Do đó, các nước khác là mối đe dọa tiềm tàng, và do không có một quyền lực cao hơn để có thể kêu cứu khi bị đe dọa, các nước không thể trông vào các nước khác để đảm bảo an ninh của mình. Mỗi nước đều coi mình dễ bị tổn thương, đơn độc và do đó phải tự cứu. Điểm nhấn về tự cứu không loại trừ khả năng các nước lập liên minh [21, tr.199-202]. Nhưng liên minh chỉ có tính tạm thời kiểu hôn nhân vụ lợi: thành viên trong liên minh hôm nay có 27 thể là kẻ thù của nhau trong tương lai, và kẻ thù ngày hôm nay có thể ngày mai trở thành bạn. Trong dài hạn, mọi quá trình hợp tác, thậm chí kể cả những hình thức đối tác cao nhất như liên minh, đồng minh, đối tác chiến lược đều có thể bị điều chỉnh, thay đổi hoặc chấm dứt do sự chi phối của sự thay đổi lợi ích. Mỹ cùng Trung Quốc và Liên Xô chống Đức và Nhật trong Chiến tranh thế giới thứ Hai, nhưng sau đó, bạn thù thay đổi và Mỹ lại liên minh với Tây Đức và Nhật chống lại Trung Quốc và Liên Xô trong CTL. Có thể thấy, đặc tính vô chính phủ của hệ thống quốc tế luôn tạo ra nguy cơ các quốc gia từ bỏ các cam kết với các quốc gia khác, các nguyên tắc, lý tưởng chính họ tự đưa ra. CNHT coi tranh giành quyền lực để đạt địa vị bá quyền giữa các cường quốc là nguyên nhân cơ bản dẫn đến chiến tranh và xung đột trong QHQT. Quốc gia sống trong môi trường vô chính phủ nên phải cạnh tranh với nhau. Vì phải cạnh tranh nên luôn tồn tại những mối đe dọa từ bên ngoài đối với sự tồn vong của quốc gia. Môi trường vô chính phủ là bất biến nên tình trạng xung đột là thường xuyên trong QHQT. Vì thế, quốc gia phải thường xuyên tìm cách nâng cao ANQG để đảm bảo cho sự tồn vong của mình. ANQG trở thành sự quan tâm lớn nhất của quốc gia và trở thành lợi ích sống còn của quốc gia. Các nước lớn nhận ra rằng cách tốt nhất đảm bảo an ninh của mình là trong hiện tại phải đạt tới địa vị bá quyền, để có thể triệt tiêu mọi khả năng bị một nước lớn khác thách thức. Chẳng có nước nào lại bỏ qua cơ hội trở thành bá quyền bởi vì cho rằng đã có đủ sức mạnh để tồn tại [32, tr.55]. Nhưng thậm chí một nước lớn không đủ khả năng để đạt được địa vị bá quyền thì nước đó cũng vẫn hành động theo hướng tấn công để tích tụ sức mạnh càng nhiều càng tốt, bởi vì các nước đều mạnh hơn khi có nhiều quyền lực/sức mạnh. Suy cho cùng, các nước đều quan tâm đến cả phòng thủ lẫn tấn công. Điều này dẫn tới một thế giới của sự cạnh tranh an ninh thường xuyên. Bên cạnh đó, tình trạng lưỡng nan về an ninh sẽ khiến cho các nước không cảm thấy an toàn tuyệt đối trong thế giới của các nước cạnh tranh nhau, sự cạnh tranh nhau xảy ra, vòng luẩn quẩn giữa lo lắng về an ninh và tích tụ sức mạnh cứ thế mà quay [32, tr.56]. Hai là, tầm quan trọng của phạm vi ảnh hưởng đối với mục tiêu bá quyền đã được John Mearsheimer đề cập trong “Vô chính phủ và cuộc đấu tranh vì quyền lực”, các nước lớn đều nuôi tham vọng trở thành bá quyền khu vực và quốc tế, dùng “khu vực sân sau” làm bàn đạp để tiến xa hơn. Khi giành được vị trí bá quyền, nước lớn tìm cách ngăn không cho các nước lớn khác xâm nhập vào vùng 28 ảnh hưởng của mình. Nếu một nước có khả năng làm bá quyền xuất hiện, mà các nước lớn trong khu vực không có khả năng kiềm chế, nước bá quyền ngoài khu vực sẽ sử dụng các biện pháp thích hợp để xử lý nước mới nổi lên đó [32, tr.63]. Để hiện thực hóa mục tiêu quyền lực trong cạnh tranh ĐCL, không gian địa lý được các quốc gia khai thác tối đa giá trị chiến lược của chúng đối với thực thi chiến lược cạnh tranh quyền lực. Theo thuyết Hiện thực, để đạt được lợi ích quốc gia bằng cách tối đa hóa quyền lực ở những khu vực địa lý (1) vành đai an ninh, vùng đệm; (2) những khu vực ảnh hưởng truyền thống, khu vực “sân sau”; (3) những khu vực, vùng đất, lãnh thổ mới cần chinh phục, thiết lập và mở rộng ảnh hưởng. Những ý tưởng và thực hành gắn liền với chủ quyền là rất quan trọng đối với sự định hình các kiến trúc “Địa chính trị - ĐCL” trên cơ sở các nhà nước, biên giới và lãnh thổ quốc gia. Để đạt được thành công cho một mình sống sót trong các hoàn cảnh đầy thử thách, các nhà nước phải giành lấy lãnh thổ và tài nguyên [50, tr.60]. Các kế hoạch của Hitler làm bá chủ toàn cầu được miêu tả và lý giải bằng cách tham khảo những tấm bản đồ (của Mackinder) và câu cách ngôn nổi tiếng: “Ai làm chủ Đông Âu thì sai khiến được Đất Trung tâm. Ai làm chủ Đất Trung tâm thì sai khiến được Đảo Thế giới. Ai làm chủ Đảo Thế giới thì sai khiến cả Thế giới”. Muốn có quyền lực lớn tương đối áp đảo đối phương, hành động theo phương thức bá quyền khu vực, thế giới thì phải làm chủ không gian địa lý lãnh thổ rộng lớn – tương xứng với sức mạnh cường quốc; an ninh biên giới quốc gia được đảm bảo vững chắc hoặc kiểm soát được vùng “phên giậu”, vùng đệm an ninh chiến lược của đối thủ, áp sát biên giới, vô hiệu hóa ANQG để làm suy yếu “nhà nước hữu cơ”. Một nhà nước mạnh mẽ, thành công sẽ không bao giờ thỏa mãn với những giới hạn đang có, và sẽ tìm cách bành trướng về lãnh thổ và bảo đảm “không gian sinh tồn”. Cạnh tranh ĐCL cũng đều hướng tới mục tiêu quyền lực, hướng tới địa vị bá quyền. Không phải ngẫu nhiên mà bên cạnh CNHT, nhiều trường phái QHQT khác cũng có một số đánh giá tương tự ở một góc độ nào đó. Các nhà lý luận Macxit thường cho rằng, tư tưởng địa chính trị, ĐCL chỉ là những từ hào nhoáng đưa ra để biện hộ cho hành động xâm lược và bành trướng của chủ nghĩa đế quốc [45, tr.39], nhiều nhà nghiên cứu về QHQT cũng chung quan điểm và nhận định ĐCL tạo nên sự phân cấp của hệ thống chính trị thế giới dựa trên chính trị cường quyền [45, tr.39]. Thực tiễn về thực hành ĐCL đã được thể hiện ở chủ nghĩa Đức Quốc xã, tư tưởng “anh cả da vàng” của người Nhật trong Thế chiến thứ 2, khái 29 niệm “Thiên hạ”4 của Trung Quốc từ thời cổ đại cũng như “giấc mộng Trung Hoa”5 của Trung Quốc ngày nay [48, tr.20]. Ba là, trong quá trình cạnh tranh, các cường quốc cân nhắc, triển khai, thực hiện các biện pháp chiến lược, sử dụng các cơ chế cạnh tranh để hiện thực hóa mục tiêu quyền lực của mình tại những địa bàn chiến lược cốt lõi. Các quốc gia không chỉ hướng tới sự độc lập, tự chủ, quay về bên trong mà còn tìm cách mở rộng ảnh hưởng hướng ra bên ngoài, liên minh hợp tác... Lợi ích ANQG sẽ được đảm bảo tốt hơn nếu quốc gia đó có ảnh hưởng trên trường quốc tế. Để thực hiện mục tiêu chiến lược, các nước lớn cạnh tranh ảnh hưởng với nhau ở nhiều không gian chiến lược. Các nhà hiện thực cho rằng “tấn công là cách phòng thủ tốt nhất” bởi việc tạo dựng ảnh hưởng bên ngoài chính là khiên chắn từ xa [170, tr.114]. Để tăng cường an ninh, thuyết Hiện thực đưa ra hai phương thức (cân bằng bên trong và cân bằng bên ngoài) [63, tr.42]: một mặt, các quốc gia luôn cố gắng bảo vệ và nếu có thể nâng cao tính tự chủ, tức là sự độc lập trên thực tế khỏi các quốc gia khác. Họ sẽ tìm cách ngăn chặn ý đồ gây ảnh hưởng quá mức hoặc kiểm soát của các quốc gia khác. Mặt khác, dựa vào các nguồn lực bổ sung để tăng cường an ninh. Một trong những nguồn lực đó là ảnh hưởng quốc tế. Một quốc gia có thể tìm cách gây ảnh hưởng lên quốc gia khác một cách trực tiếp (song phương) hoặc gián tiếp thông qua các thể chế đa phương hoặc liên minh, hợp tác với các quốc gia khác. Tuy nhiên hợp tác chỉ là tương đối vì lo lắng về lợi ích tương đối và lừa lọc. Các nước lớn không tích cực tham gia hợp tác vì lo sợ rằng đối phương sẽ đánh lừa mình và giành lợi thế. Lo ngại này ảnh hưởng rất lớn trong lĩnh vực quân sự, bởi vì bản chất của vũ khí tạo ra sự thay đổi nhanh trong cân bằng lực lượng [7, tr.14]. Logic cân bằng quyền lực thường dẫn tới việc hình thành liên minh giữa các nước và hợp tác chống kẻ thù chung. Hợp tác xảy ra khi nó phản ánh sự phân chia quyền lực và dẹp yên được sự lo ngại về lừa lọc. Hợp tác có thể diễn ra trong một thế giới có bản chất cạnh tranh – nơi các nước có động cơ giành giật lợi thế so với nước khác. Mỹ và Liên Xô cũng hợp tác với nhau trong Chiến tranh thế giới thứ hai, nhưng sự hợp tác đó không ngăn cản CTL bùng nổ ngay sau khi Đức và Nhật bị đánh bại. Hợp tác dù tốt đến đâu cũng không thể loại bỏ được logic chủ đạo về cạnh tranh an ninh. 4 Xuất hiện từ rất sớm, ít nhất từ thời “Xuân Thu chiến quốc”, trong đó coi Trung Quốc nằm ở vị trí trung tâm, là thiên triều thượng quốc có nền văn hóa ưu việt tuyệt đối, còn các vùng, nước khác xung quanh là chư hầu lạc hậu. Các nước xung quanh phải “thân phục” vương quốc trung tâm. 5 Được coi như một phần của khái niệm “Thiên hạ” – một học thuyết địa chính trị của Trung Quốc trong bối cảnh mới. 30 Để đạt được địa vị bá quyền, có các “cơ chế hiện thực hóa lợi ích quốc gia”, là sự cân nhắc các nguyên tắc, quy tắc của pháp luật, đạo đức, hành vi chính trị, các công cụ, phương tiện vật chất khác nhau để lựa chọn, ưu tiên trong việc cạnh tranh không gian quyền lực. Để chống lại xâm lược từ bên ngoài hay mở rộng lãnh thổ, chinh phục kẻ khác thì lực lượng quân sự được ưu tiên. Thuyết Hiện thực cho rằng, trong cạnh tranh quyền lực nói chung và cạnh tranh không gian quyền lực nói riêng, sử dụng các biện pháp sức mạnh cứng, trong đó các công cụ quân sự và kinh tế luôn có tầm quan trọng chiến lược và thiết lập cán cân quyền lực. Biện pháp “Chia để trị”: (1) Giảm sức mạnh của bên đối thủ: áp đặt các điều kiện khắc nghiệt, xúi giục sự nổi loạn hoặc cách mạng trong nước. Biện pháp này đã được nhiều nước sử dụng để làm cho đối thủ của mình bị suy yếu bằng cách chia rẽ hoặc giữ nguyên tình trạng bị chia rẽ ở các nước đối thủ; (2) Tăng sức mạnh cho nước yếu: Hoặc nước B tăng sức mạnh của mình để cân đối lại sức mạnh của nước A hoặc ngược lại; và B có thể hợp lực với các nước khác đang theo đuổi chống nước A, và nước B cũng hợp lực với các nước khác có chính sách giống chính sách của nước A với B. Cách thứ nhất thể hiện trong chính sách tăng cường chạy đua vũ trang/giải trừ quân bị, và cách thứ hai thể hiện trong chính sách liên minh. Biện pháp sức mạnh cứng: Trong các thành tố của năng lực quốc gia, các yếu tố vật chất (sức mạnh quân sự, kinh tế, tài nguyên, dân số, vị trí địa lý) đóng vai trò chủ đạo. Sau nhiều cuộc tranh luận, Joseph Nye – tác giả của khái niệm “sức mạnh mềm” cũng thừa nhận “sức mạnh cứng” vẫn có ý nghĩa quyết định hơn. Các cuộc chạy đua kinh tế hay chạy đua quân sự đều nhằm mục đích nâng cao năng lực quốc gia so với các quốc gia khác. Lịch sử thăng trầm của các cường quốc đều gắn với các công cụ kinh tế và quân sự. Sự bổ sung của Nye làm phong phú hơn cách nhìn về sức mạnh và mục tiêu quốc gia, về các biện pháp cạnh tranh ...đối tác nói chung tiếp tục là tuân thủ đường lối chính sách độc lập tự chủ, tôn trọng LPQT, linh hoạt và có tính đến lợi ích và quan hệ của ta với các đối tác quan trọng nhằm đảm bảo tối đa lợi ích quốc gia trong QHQT. 151 DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 1. Phan Thị Thu Dung (2016), “Triển khai chính sách châu Á – Thái Bình Dương trong chiến lược cân bằng Á – Âu của Liên bang Nga”, Nghiên cứu châu Âu, Số 06(189), Tháng 8/2016. 2. Phan Thị Thu Dung (2017), “Chính sách kinh tế Modinomics của Ấn Độ và sự tác động tới cục diện châu Á – Thái Bình Dương”, Tạp chí Cộng sản, Số 896, Tháng 6/2017. 3. Phan Thị Thu Dung (2018), “Địa chính trị Ukraina và cạnh tranh giữa hai đầu chiến lược”, Nghiên cứu Châu Âu, Số 7 (214), Tháng 7/2018. 4. Phan Thị Thu Dung (2018), “Vai trò của các cơ chế hợp tác an ninh đa phương tại châu Á – Thái Bình Dương trong việc giải quyết các vấn đề an ninh khu vực”, Tạp chí Cộng sản (Chuyên đề Cơ sở), Số 140, Tháng 8/2018. 5. Phan Thị Thu Dung (2018), “Hội nghị Diễn đàn kinh tế thế giới về ASEAN năm 2018 và dấu ấn Việt Nam”, Tạp chí Cộng sản, Số 912, Tháng 10/2018. 6. Phan Thị Thu Dung (2018), “Tìm hiểu cạnh tranh quyền lực qua một số lý thuyết quan hệ quốc tế”, Nghiên cứu Châu Âu, Số 11 (218), Tháng 11/2018. 7. Phan Thị Thu Dung (2019), “Tác động của cạnh tranh địa – chiến lược Nga – Mỹ đối với khu vực châu Á – Thái Bình Dương và một vài dự báo”, Tạp chí Cộng sản, Số 919, Tháng 5/2019. 8. Phan Thị Thu Dung (2019), “Lợi ích quốc gia trong cạnh tranh quyền lực theo thuyết Hiện thực”, Nghiên cứu Châu Âu, Số 5 (224), Tháng 5/2019. 9. Phan Thị Thu Dung (2019), “Những nhân tố cần tính đến trong hoạch định và thực thi chính sách đối ngoại của Việt Nam thời kỳ hội nhập quốc tế”, Tạp chí Cộng sản, Số 921, Tháng 7/2019. 10. Phan Thị Thu Dung (2020), “Xu hướng vận động cạnh tranh địa chiến lược Nga – Mỹ”, Tạp chí Cộng sản, Số 952, Tháng 10/2020. 152 11. Phan Thị Thu Dung (2019), “Đôi nét về bức tranh an ninh – chính trị thế giới năm 2018”, Tạp chí Cộng sản Điện tử, Số 413, Tháng 03/2019, kien/2019/54391/Doi-net-ve-buc-tranh-an-ninh-chinh-tri-the-gioi.aspx 12. Phan Thị Thu Dung (2017), “Một số dự báo về chính sách đối ngoại của Mỹ đối với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương”, Tạp chí Cộng sản Điện tử, Số 370, Tháng 5/2017, kien/2017/44924/Mot-so-du-bao-ve-chinh-sach-doi-ngoai-cua-My-doi.aspx 13. Phan Thị Thu Dung (2016), “Ấn Độ hướng tới vai trò cân bằng quyền lực tại châu Á”, Tạp chí Cộng sản Điện tử, Số 355, Tháng 10/2016, huong-toi-vai-tro-can-bang-quyen-luc-tai-chau.aspx 153 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tiếng Việt 1. Alfred Thayer Mahan (2012), Ảnh hưởng của sức mạnh trên biển đối với lịch sử 1660-1783, Nxb Trí thức, Hà Nội. 2. Thùy Anh (2014), “Nga: Vận chuyển khí đốt sang châu Âu phụ thuộc vào Ukraine”, Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam, https://vov.vn/kinh-te/nga- van-chuyen-khi-dot-sang-chau-au-phu-thuoc-vao-ukraine-327623.vov, truy cập ngày 4/4/2019. 3. Nguyên Bảo (2015), “Ngoại giao công chúng Nga: Trên đường tìm sự công nhận”, Báo Thế giới & Việt Nam, chung-nga-tren-duong-tim-su-cong-nhan-1053.html, truy cập ngày 5/5/2019. 4. Bộ Ngoại giao (Ban Nghiên cứu Lịch sử Ngoại giao) (2008), Bác Hồ và hoạt động ngoại giao - Một vài kỷ niệm về Bác, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 5. Đỗ Minh Cao (2015), “Hiện đại hóa quân sự Nga đương đại”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 1. 6. Hùng Cường (2014), “Nga chỉ trích gay gắt Nghị quyết về Crimea của LHQ”, Báo Điện tử Đài tiếng nói Việt Nam, gat-nghi-quyet-ve-crimea-cua-lien-hop-quoc-317946.vov, truy cập 22/6/2019. 7. Charles Lipson (1984), “Hợp tác quốc tế trong các vấn đề về kinh tế và an ninh”, World Politics, tập 37, số 1, (10/1984). 8. Vương Dật Châu (1998), Chính trị học quốc tế phương Tây: Lịch sử và lý luận, Nxb Nhân dân Thượng Hải, Thượng Hải. 9. Nguyễn Anh Cường, Nguyễn Văn Trung (2016), “Cuộc khủng hoảng Ukraine, cuộc tranh chấp quyền lực của Mỹ - EU và Nga”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 4 (187). 10. Nguyễn Văn Dân (2014), Địa chính trị trong chiến lược và chính sách phát triển quốc gia, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội. 11. Phan Anh Dũng (2014), “Bầu cử quốc hội trước hạn Ucraina: Thách thức và triển vọng”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số11/2014. 154 12. Lê Xuân Dương (2015), “Sự điều chỉnh chính sách đối ngoại của Mỹ, Nga, EU, Trung Quốc nhìn từ cuộc khủng hoảng chính trị tại Ukraine”, Tạp chí Quốc phòng, số 29. 13. Thùy Dương (2010), “Chấm dứt giai đoạn nguội lạnh trong quan hệ giữa Nga và U-crai-na”, Tạp chí Cộng sản điện tử, giai-doan-nguoi-lanh-trong-quan-he-giua-Nga-va.aspx, truy cập ngày 4/4/2019. 14. Đại sứ quán Liên bang Nga tại Việt Nam (2016), Chiến lược ANQG Liên bang Nga, nam.ru/Chien_luoc_an_ninh_quoc_gia_Lien_bang_Nga.pdf. 15. Đảng Cộng Sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội. 16. Đảng Cộng sản Việt Nam (2013), Văn kiện Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương khóa XI, Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội. 17. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 18. Quang Đào (2020), “Mỹ rút khỏi Hiệp ước Bầu trời Mở: Tương lai ảm đạm cho những nỗ lực kiểm soát vũ khí”, Thế giới và Việt Nam, https://baoquocte.vn/my-rut-khoi-hiep-uoc-bau-troi-mo-tuong-lai-am-dam- cho-nhung-no-luc-kiem-soat-vu-khi-116504.html, truy cập ngày 24/8/2020. 19. Vũ Văn Đạt (2014), “Nhìn lại những nguyên nhân cuộc khủng hoảng Ukraine hiện nay”, Báo Nghệ An, nguyen-nhan-cuoc-khung-hoang-ukraine-hien-nay-63079.html, truy cập ngày 4/4/2019. 20. Đặng Minh Đức (2017), Sự điều chỉnh chiến lược và phương thức phát triển của Trung Quốc và tác động tới Liên bang Nga, Viện hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam, Hà Nội. 155 21. Frederick Schuman (1933), Chính trị quốc tế: Giới thiệu về hệ thống quốc gia phương Tây, New York: McGraw-hill. 22. Nguyễn An Hà (2011), Liên bang Nga hai thập niên đầu thế kỷ 21, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 23. Nguyễn An Hà (2014), “Khủng hoảng tại Ukraine và phản ứng của Nga, Mỹ và Liên minh châu Âu”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 3. 24. Nguyễn An Hà (2014), “Học thuyết quân sự mới của Liên bang Nga năm 2014 và một số tác động”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 12. 25. Nguyễn An Hà (2015), “Quan hệ Nga – Mỹ: một năm nhìn lại”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 12. 26. Vũ Thế Hiệp (2013), Ba mô hình lý thuyết và quan điểm của Đảng ta hiện nay về quan hệ quốc tế, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 27. Trung Hiếu (2017), “Xung đột Ukraine đứng trước nguy cơ bùng phát nguy hiểm”, Báo Điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam, https://vov.vn/the-gioi/ho- so/xung-dot-ukraine-dung-truoc-nguy-co-bung-phat-nguy-hiem-654715.vov, truy cập ngày 16/8/2019. 28. Trung Hiếu (2019), “Xuất hiện cực Nga-Trung Quốc đối phó NATO và Mỹ trong quan hệ quốc tế”, Báo điện tử Đài Tiếng nói Việt Nam, cập nhật ngày 20/01/2019. 29. Liên Hoa (2015), “Lý do để Nga đưa ra Học thuyết quân sự mới”, Tạp Chí Cộng sản Điện tử, Nga-dua-ra-Hoc-thuyet-quan-su-moi.aspx, truy cập ngày 8/4/2019. 30. Phương Hoa (2019), Nga và Ukraine đẩy nhanh thỏa thuận trao đổi tù nhân, https://www.msn.com/vi-vn/sports/news/nga, truy cập ngày 15/07/2019. 31. Thanh Hòa (2019), “Quan hệ Nga – NATO: Những mâu thuẫn khó dung hòa”, Tạp chí Cộng sản điện tử, https://tapchicongsan.org.vn/web/guest/thong-tin-ly-luan/-/2018/54731/quan- he-nga---nato--nhung-mau-thuan-kho-dung-hoa.aspx, truy cập ngày 6/11/2020. 156 32. Học viện Quan hệ quốc tế (Quyển 1) (2007), Lý luận Quan hệ quốc tế, Nhà in Đại học quốc gia Hà Nội, Hà Nội. 33. Đào Minh Hồng, Lê Hồng Hiệp (2013), Sổ tay Thuật ngữ Quan hệ quốc tế, Khoa Quan hệ quốc tế, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn, Thành phố Hồ Chí Minh. 34. Vũ Dương Huân (2007), “Bàn về lợi ích dân tộc, lợi ích quốc gia trong quan hệ quốc tế”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 2 (69), 6/2007. 35. Vũ Dương Huân (2009), Một số vấn đề quan hệ quốc tế, chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam (Tập 1, 2, 3), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 36. Vũ Dương Huân (2016), “Nhận diện quan điểm của Nga trong hợp tác kinh tế, đầu tư, thương mại của Trung Quốc ở vùng Viễn Đông nói riêng, nước Nga và hàm ý cho Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 12/2016. 37. Vũ Dương Huân (2017), “Học thuyết đối ngoại mới của Liên bang Nga năm 2016”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 7/2017. 38. Vũ Dương Huân (2018), “Bầu cử Tổng thống Nga 2018”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 3/2018. 39. Vũ Dương Huân (2018), Một số vấn đề quan hệ quốc tế, chính sách đối ngoại và ngoại giao Việt Nam (Tập 4, 5), Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 40. Đức Hùng (2014), “Mỹ tạm dừng đàm phán chương trình phòng thủ tên lửa với Nga”, Báo An ninh Thủ đô, chuong-trinh-phong-thu-ten-lua-voi-nga/544578.antd, truy cập ngày 18/4/2019. 41. Hà Mỹ Hương (2012), “Quyền lực và cạnh tranh quyền lực trong QHQT - Một số vấn đề lý thuyết”, Hội thảo QHQT: “Trật tự thế giới từ năm 2001 đến năm 2012”, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, ngày 7-12-2012, Tạp chí Cộng sản Điện tử, luan/2013/19728/Hoi-thao-quan-he-quoc-te-Trat-tu-the-gioi-tu-nam.aspx 42. John Mearsheimer (2007), “Vô chính phủ và cuộc đấu tranh vì quyền lực”, Lý luận Quan hệ quốc tế, Học viện Quan hệ quốc tế, Hà Nội, 2007, tr.52. 43. Lương Văn Kế (2014), “Tính chất địa chính trị của cuộc khủng hoảng Ukraine”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 4 (163)/2014. 44. Kim Chinh Côn (1999) (bản dịch của Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn), Đại cương ngoại giao học hiện đại, Nxb Đại học nhân dân Trung Quốc, Bắc Kinh. 157 45. Trần Khánh (2015), “Khái niệm địa chiến lược”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 9 (94) – 2015. 46. Trần Khánh (2018), “Bàn về khái niệm địa chính trị”, Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, 10/2018. 47. Trần Khánh (2019), “Bàn về các luận thuyết liên quan đến địa chiến lược”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, số 7, 2019. 48. Trần Khánh (2019), “Bàn về khái niệm địa chính trị”, Những vấn đề lý luận, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Số 1 (2019), tr.20. 49. Trần Khánh (2019), “Bàn về phạm trù và định nghĩa về địa chiến lược”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 4 (119), 12-2019, tr.200. 50. Klaus Dodds (Nguyễn Nguyên Hy dịch) (2017), Địa chính trị, Nxb Tri thức, Hà Nội. 51. Tùng Lâm (2014), “Khủng hoảng Ukraine: Nhìn từ góc độ địa - chính trị”, Thế giới toàn cảnh, số 5/2014. 52. Ngô Di Lân (2018), “Ba cấp độ của chiến lược: Khi quá trình quyết định kết quả”, Nghiên cứu Quốc tế, số 2(113), 6/2018. 53. An Linh (2020), “Nước cờ mạo hiểm”, Báo Nhân dân điện tử, https://nhandan.com.vn/baothoinay-quocte-tieudiem/nuoc-co-mao-hiem- 609424, truy cập ngày 25/8/2020. 54. Uông Minh Long (2012), Công cuộc bảo vệ và củng cố độc lập dân tộc của cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trên lĩnh vực đối ngoại từ năm 1975 đến năm 2010, Luận án Tiến sĩ, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh. 55. Vũ Quảng Lợi (2014), “Phân tích cuộc khủng hoảng chính trị tại Ucraina và các vấn đề rút ra”, Tạp chí Quan hệ quốc phòng, số 26 Quý II/2014. 56. Chu Duy Ly (2013), “Giá trị tác phẩm “Nhà hiện thực hồi đáp” của John J. Mearsheimer và chủ nghĩa hiện thực tấn công trong nghiên cứu lý thuyết quan hệ quốc tế”, Tập san Khoa học Xã hội & Nhân văn, ĐHKHXH&NV – ĐHQG HCM, 60 (12), tr.303-308. 57. Phạm Bình Minh (chủ biên) (2010), Cục diện thế giới đến năm 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 158 58. Phạm Bình Minh (2020), “Tư tưởng Ngoại giao Hồ Chí Minh trong đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước ta”, Báo Nhân dân điện tử, https://nhandan.com.vn/tin-tuc-su-kien/tu-tuong-ngoai-giao-ho-chi-minh- trong-duong-loi-doi-ngoai-cua-dang-va-nha-nuoc-ta-458553, truy cập ngày 28/7/2020. 59. Lê Thế Mẫu (2014), “Cuộc đảo chính ở Ucraina nhìn từ một học thuyết chính trị của Mỹ”, Tạp chí Cộng sản Điện tử, số ra ngày 05/3/2014. 60. Lê Thế Mẫu (2014), “Ukraine: Ván cờ địa chính trị Mỹ - Nga”, Tạp chí Tuyên giáo, số 4/2014. 61. Lê Thế Mẫu (2017), Mỹ - Nga: Chiến tranh Lạnh chưa kết thúc, Nxb Chính trị quốc gia sự thật, Hà Nội. 62. Hoàng Khắc Nam (2011), Quyền lực trong quan hệ quốc tế: Lịch sử và vấn đề, Nxb Văn hóa – thông tin, Hà Nội. 63. Hoàng Khắc Nam (2017), Lý thuyết quan hệ quốc tế, Nxb Thế giới, Hà Nội. 64. Trần Thị Quỳnh Nga (2010), Va chạm Mỹ - Trung trên Biển Đông và tác động đối với khu vực, Luận văn Thạc sỹ Quan hệ Quốc tế, Học viện Ngoại giao, Hà Nội. 65. Lê Ngọc (2020), Quan hệ Mỹ - Nga và “chiến tranh lai”, truy cập ngày 29/5/2020. 66. Nguyễn Nguyên (2019), “NATO liệu có vượt qua thách thức?”, Tạp chí Cộng sản điện tử, truy cập ngày 24/9/2019. 67. Nguyễn Nhâm (2014), “Ukraine – sự đối đầu của hai chiến lược”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 5 (164)/2014. 68. Nguyễn Nhâm (2014), “Mỹ và phương Tây đạo diễn chính cuộc khủng hoảng ở Ukraine?”, Báo Điện tử Đài tiếng nói Việt Nam, https://vov.vn/the- gioi/quan-sat/my-va-phuong-tay-dao-dien-chinh-cuoc-khung-hoang-o- ukraine-313406.vov, truy cập ngày 16/4/2019. 69. Nguyễn Nhâm (2019), “An ninh toàn cầu năm 2019: Từ góc nhìn dự báo”, Tạp chí Cộng sản điện tử, truy cập ngày 14/9/2019. 159 70. An Nhiên (2020), “Phương Tây chia rẽ vì căng thẳng Nga – Ukraine?”, Báo Điện tử Công an nhân dân, https://cand.com.vn/The-gioi-24h/Phuong-tay- chia-re-vi-cang-thang-Nga-Ukraine-522658, truy cập ngày 25/8/2020. 71. Hà Phương (2020), “Ngoại giao Covid-19 làm ấm quan hệ Nga-Mỹ”, Thế giới và Việt Nam, https://baoquocte.vn/ngoai-giao-covid-19-lam-am-quan- he-nga-my-116894.html, truy cập ngày 30/8/2020. 72. Nguyễn Hồng Quân (2014), “Từ khủng hoảng ở Ucraina, suy ngẫm về sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 5/2014. 73. Hồng Quân (2019), “Tín hiệu tích cực bất ngờ trong quan hệ Nga - Mỹ”, Báo Tin tức điện tử, truy cập ngày 15/9/2019. 74. Robert D. Kaplan (2019), Sự minh định của Địa lý (Đào Đình Bắc dịch), Nhà xuất bản Hội nhà văn, số 7 (2019), tr.64. 75. Nguyễn Xuân Sơn – Nguyễn Văn Du (2006), Chiến lược đối ngoại của các nước lớn và quan hệ với Việt Nam trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 76. Đỗ Thị Thủy (2018), Chính trị quốc tế hiện đại, Nxb Lao động xã hội, Hà Nội. 77. Lê Đình Tĩnh (2012), “Thử tiếp cận hệ thống đối với chính sách đối ngoại Mỹ dưới chính quyền Obama”, Tạp chí Nghiên cứu quốc tế, số 3/2012. 78. Lê Đình Tĩnh (2013), Chính sách đối ngoại Mỹ từ góc nhìn Hiện thực mới: Trường hợp đối với Việt Nam kể từ khi bình thường hóa quan hệ, Luận án Tiến sĩ Quan hệ quốc tế, Học viện Ngoại giao. 79. Lê Đình Tĩnh (2017), “Bàn về tư duy chiến lược: Lý thuyết, thực tiễn và trường hợp Việt Nam”, Nghiên cứu Quốc tế, số 4 (12/2017). 80. Thông tấn xã Việt Nam (2017), “Việt Nam qua cái nhìn của học giả Trung Quốc và quan hệ Việt – Trung”, Tài liệu Tham khảo đặc biệt, ngày 02-12-2017. 81. Anh Thư (2019), “Nỗ lực “tháo ngòi nổ””, Báo Nhân dân điện tử, truy cập ngày 29/06/2019. 82. Tô Anh Tuấn (2019), Tác động của các nhân tố nội bộ đối với chính sách đối ngoại của Mỹ dưới thời Donald Trump, Nxb Chính trị Quốc gia sự thật, Hà Nội. 160 83. Trần Tuấn (2019), Lý do khiến Nga Trung bắt tay chống sức ép từ Mỹ, https://vietnamnet.vn/vn/the-gioi/binh-luan-quoc-te/nga-trung-cung-hop-tac- chong-lai-ap-luc-tu-phia-my-539375.html, truy cập ngày 06/06/2019. 84. Nguyễn Vũ Tùng, Nguyễn Hoàng Như Thanh (Đồng chủ biên) (2017), Lý luận Quan hệ quốc tế, Nxb Lao động – Xã hội, Hà Nội. 85. Nguyễn Vũ Tùng (2019), “Thể chế quốc tế và những vấn đề đặt ra cho Việt Nam”, dat-ra-cho-viet-nam.html, truy cập ngày 19/10/2019. 86. Trung tâm Từ điển học (1997), Từ điển tiếng Viêt, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 87. Trung tâm Từ điển bách khoa quân sự Bộ Quốc phòng (1996), Từ điển Bách khoa quân sự Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội. 88. Hoàng Xuân Trường (2016), “Nga - Ấn Độ thúc đẩy hợp tác tại Trung Á thời kỳ sau Chiến tranh Lạnh”, Tạp chí Nghiên cứu châu Âu, số 12/2016. 89. Thế Việt (2020), Mỹ công bố đề xuất ngân sách năm 2021, tăng chi tiêu quốc phòng, cắt giảm chi tiêu trong nước (theo Reuters), my-cong-bo-de-xuat-ngan-sach-năm-2020-tang-chi-tieu-quoc-phong-cat- giam-chi-tieu-trong-nuoc-109269.html, truy cập ngày 28/5/2020. 90. Viettimes (2019), “AIIB, nước chiếu bí chính trị của Trung Quốc trên bài cờ tiền tệ thế giới”, cua-trung-quoc-tren-bai-co-tien-te-the-gioi-8241.html, truy cập ngày 18/9/2019. 91. William W. Burke-White (2019), “Crimea và trật tự pháp lý quốc tế”, Nghiên cứu quốc tế, ly-quoc-te/ truy cập ngày 09/9/2019. Tiếng Anh 92. Adrian Croft, Sabine Siebold (2014), NATO suspends cooperation with Russia over Ukraine crisis, Reuters, https://www.reuters.com/article/us- ukraine-crisis-nato/nato-suspends-cooperation-with-russia-over-ukraine- crisis-idUSBREA2U1UF20140402, truy cập ngày 18/6/2019. 161 93. Alexander Lukin (2015), “Consolidation of the non-Western World during the Ukrainian crisis: Russia and China, SCO and BRICS”, International Affairs. 94. Almon Leroy Way, Political Competition, PS201H-1D1. htttp://www.proconservative.net/CUNAPolSci201PartOne.shtml 95. Andrew Wilson (2014), The Ukraine Crisis: What It Means for the West, Yale University Press, New Haven and London. 96. Anthony Cordesman (2017), Russian exercises and NATO force planning: The need for a real strategy to deal with Russia, Center for Strategic & International Studies, https://www.csis.org/analysis/russian-exercises-and- nato-force-planning-need-real-strategy-deal-russia, truy cập ngày 18/6/2019. 97. Arie Bloed (2014), “Ukraine crisis: International law seriously undermined”, Security and Human Rights. 98. Baltic Defence College (2013), “Introduction to Geopolitics”, 99. Barry A. Posen (1993), “The Security Dilemma and Ethnic Conflict”, Survival, Vol. 35, No.1 (Spring), pp. 27-47. 100. Boris N. Mamlyuk (2015), “The Ukraine crisis, Cold War II, and international law”, German Law Journal. 101. CBS News (2015), U.S. sending arms to answer “Russia's provocations”, https://www.cbsnews.com/news/ash-carter-heavy-weapons-eastern-nato- russia-nuclear-provocations-ukraine/, truy cập ngày 18/4/2018. 102. Cheryl Pellerin (2015), U.S. Troops Resuming Atlantic Resolve Training in Eastern Europe, DoD News, https://www.army.mil/article/141091/us_troops_resume_atlantic_resolve_tra ining_in_eastern_europe, truy cập ngày 18/4/2019. 103. Colin Elamn, Realism, Martin Griffths (editor) (2007), International Relations Theory for Twenty-first Century, Routhled, New York, pp.13-17. 104. Dimitri Simes (2014), “An interview with Sergey Glazyev”, The National Interest, truy cập ngày 16/4/2019. 162 105. Dmitri Trenin (2014), The Ukraine Crisis and Resumption of Great – power Rivalry, Carnegie Moscow Centre, Temmuz, July 2014. 106. Dmitri Trenin (2015), From Greater Europe to Greater Asia? The Sino- Russian Entente, Carnegie Moscow Center, Russia. 107. Edward W. Walker (2015), “Between East and West: NATO Enlargement and the Geopolitics of the Ukraine crisis”, Ukraine and Russia: People, Politics, Propaganda and Perspectives, E-International Relations, Briston, UK. 108. Eleonora Tafuro (2014), Fatal attraction? Russia’s soft power in its neighbourhood - Analysis, FRIDE, 109. European Parliament (2017), Russia’s national security strategy and military doctrine and their implications for the EU, DA%282017%29578016_EN.pdf. 110. F. Stephen Larrabee, Stephanie Pezard, Andrew Radin, Nathan Chandler, Keith Crane, Thomas S. Szayna (2017), Russia and the West after the Ukrainian crisis: European vulnerabilities to Russian pressures, California: RAND Corporation. 111. Felix Berenskoetter & M.J. William (2007), Power in World Politics, London and New York: Routledge, page 7-8. 112. Franklin Holcomb (2017), The Kremlin’s Irregular Army: Ukrainian Separatists Order of Battle, Institute for the Study of War, Washington, DC. 113. Frederick Schuman (1933), Chính trị quốc tế: Giới thiệu về hệ thống quốc gia phương Tây, New York: McGraw-hill, 1933, tr. 199-202. 114. Goonews Magazine, father-of-nonviolent-revolution. 115. Halford J. Mackinder (1942), Democratic Ideals and Reality, Henry Holt and Company, New York. 116. Hans Morgenthau (1948), “Political Power”, Politics among Nations: The Struggle for Power and Peace, New York, NY: Alfred A. Knopf, pape 13. 163 117. Hans J. Morgenthau (1952), “Another „Great Debate‟: The National Interest of the United States”, The American Political Science Review, XLVI. 118. Hans J. Morgenthau (1967), Politics among Nations, 4th ed., New York: Alfred A. Knopf. 119. Haslam, Jonathan (2002), No Virtue Like Necessity: Realist Thought in International Relations Since Machiavelli, New Haven, CT: Yale University Press. 120. Henry A. Kissinger (2014), “How the Ukraine crisis ends”, The Washington Post, March, 2014. 121. Hiski Haukkala (2016), “A perfect storm; Or what went wrong and what went right for the EU in Ukraine”, Europe - Asia Studies, June 2016. 122. Interfax (2015), Shoigu: Information becomes another armed forces component, truy cập 5/5/2019. 123. International Crisis Group (2016), Russia and the Separatist in Eastern Ukraine, Crisis Group Europe and Central Asia Briefing, No. 79. 124. International Security Advisory Board (2014), Report on U.S.-Russia Relations, U.S. Department of State, Washington DC, https://www.state.gov/documents/organization/235118.pdf. 125. Johan Norberg (2014), “The use of Russia‟s military in the Crimean crisis”, Carnegie Endowment for International Peace, https://carnegieendowment.org/2014/03/13/use-of-russia-s-military-in- crimean-crisis-pub-54949, truy cập ngày 8/4/2019. 126. John J. Mearsheimer (1995), A Realist Reply, International Security, vol 20, No.1, Summer 1995, MA: MIT Press, page 82-93. 127. John J. Mearsheimer (2001), The Tragedy of Great Power Politics, W.W. Norton & Company, New York. 128. John J. Mearsheimer (2014a), “Getting Ukraine Wrong”, The New York Times, March 2014. 129. John J. Mearsheimer (2014b), “Why the Ukraine crisis is the West‟s fault”, Foreign Affairs, August 2014. 164 130. John J. Mearsheimer (2015), “Don‟t arm Ukraine”, The New York Times, February 2015. 131. John J. Mearsheimer & Stephen M. Walt (2016), “The Case for Offshore Balancing: A Superior U.S. Grand Strategy”, Foreign Affairs, June 2016. 132. Joseph S. Nye (2004), Soft Power: The Means to Success in World Politics, New York: Public Affairs. 133. Kenneth Neal Waltz (1979), Theory of International Politics, Random House, New York. 134. Kevin T. Thomas (2016), Analyzing the rationales behind Russia’s intervention in Ukraine, Naval Post-graduate School, Montery, California, 2016. 135. Kremlin, President of Russia, “Address by President of the Russian Federation”, truy cập ngày 09/9/2019. 136. Kristin Archick, Derek E. Mix (2015), U.S.-EU Cooperation on Ukraine and Russia, CRS Insights, IN10129, https://fas.org/sgp/crs/row/IN10129.pdf. 137. Laure Delcour, Hrant Kostanyan (2014), Towards a fragmented neighbourhood: Policies of the EU and Russia and their consequences for the area that lies in between, CEPS Essay, Centre for European Policy Studies, October 2014. 138. Liubov Nepop (2016), “Why Ukraine is important for the European Union and the US”, Global Ambassador’s Journal, Vol. 1, Issue 2. 139. Nadia A. Arbatova (2015), “Security relations in the Black Sea region: Russia and the West after the Ukrainian crisis”, Southeast European and Black Sea Studies, August 2015. 140. Nicholas Redman (2014), “Russia‟s Breaking Point”, Survival: Global Politics and Strategy, Vol. 56, No. 2. 141. North Atlantic Treaty Organization (2016), NATO’s Readiness Action Plan, Fact Sheet, https://www.nato.int/nato_static_fl2014/assets/pdf/pdf_2016_07/20160627_1 607-factsheet-rap-en.pdf. 165 142. North Atlantic Treaty Organization (2014), Allied leaders pledge to reverse defence cuts, reaffirm transatlantic bond, https://www.nato.int/cps/en/natohq/news_112461.htm?, truy cập ngày 18/4/2018. 143. North Atlantic Treaty Organization (2016), NATO’s Readiness Action Plan, Fact Sheet, https://www.nato.int/nato_static_fl2014/assets/pdf/pdf_2016_07/20160627_1 607-factsheet-rap-en.pdf. 144. Mazur E. and Urbanek J (1983), “Spece in geopraphy”, GeoJournal, Vol.7, No.2. 145. Obama: Russia's actions in Ukraine put Putin on the “wrong side of history”, https://www.theguardian.com/world/2014/mar/03/russian-sanctions-likely- putin-ukraine-crimea, access on 18/8/2019. 146. Olga Oliker (2016), “Unpacking Russia‟s new National Security Strategy”, Center for Strategic and International Studies, https://www.csis.org/analysis/unpacking-russias-new-national-security- strategy, truy cập ngày 8/4/2019. 147. Panagiota Manoli (2015), “Global and regional repercussions of the Ukrainian crisis: an introduction”, Southeast European and Black Sea Studies, August 2015. 148. Peter Rutland (2015), “An unnecessary war: The geopolitical roots of the Ukraine crisis”, in Agnieszka Pikulicka - Wilczewska & Richard Sakwa (ed.), Ukraine and Russia: People, Politics, Propaganda and Perspectives, Bristol: E - International Relations. 149. Rajan Melon and Eugene B. Rumer (2015), The Crisis in Ukraine: The Unwinding of the Post-Cold War Order, The Boston Review Originals. 150. Rein Müllerson (2014), “Ukraine: Victim of Geopolitics”, Chinese Journal of International Law, March 2014. 151. Riccardo Alcaro (2015), West - Russia relations in the light of the Ukraine crisis, Edizioni Nuova Cultura, Roma. 166 152. Richard Kraemer và Maia Otarashivili (2014), Geopolitical implications of the Ukraine crisis, Foreign Policy Research Institute, May 2014. 153. Richard Sakwa (2015), Frontline Ukraine: Crisis in the Borderlands, I.B.Tauris, February 2015. 154. Robert E. Norris, L. Lloyd Haring (1980), Political Geography, published by Columbus: Charles E. Merrill Publishing Co. A Bell & Howell Company, Ohio. 155. Robert Jackson and George Sorensen (2015), Introduction to International Relations: Theories and Approaches, Oxford University. 156. Robin Emmott (2016), “NATO looks to combat Russia‟s “information weapon”: document”, Reuters, https://www.reuters.com/article/us-nato- reform-idUSKCN0V51RU, truy cập ngày 5/5/2019. 157. Sergey Saluschev (2014), “Annexation of Crimea: Causes, Analysis & Global Implication”, Global Societies Journal, Vol.2. 158. Sertif Demir (2014), The effect of Ukrainian Crisis on global security, Wise Men Center for Strategic Studies, September 2014. 159. Steven Pifer (2015), Russian aggression against Ukraine and the West’s policy respond, Statement for the Record, https://www.foreign.senate.gov/imo/media/doc/030415_Pifer_Testimony.pdf. 160. The Embassy of the Russian Federation to the United Kingdom of Great Britain and Northern Ireland (2015), The Military Doctrine of the Russian Federation, https://rusemb.org.uk/press/2029, truy cập ngày 11/4/2018. 161. The Economist (2010), War in the fifth domain, 21/7/2010, 162. The Kremlin (2014), Address by President of the Russian Federation, truy cập ngày 4/4/2019. 163. Thomas Grove, Warren Strobel (2014), “Special Report: Where Ukraine‟s Separatists get theirs weapons”, Reuters, https://www.reuters.com/article/us-ukraine-crisis-arms-specialreport/special- report-where-ukraines-separatists-get-their-weapons- idUSKBN0FY0UA20140729, truy cập ngày 6/4/2019. 167 164. U.S. Department of State (2014), “Russia‟s continuing support for armed separatists in Ukraine and Ukraine‟s efforts towards peace, unity, and stability”, Press Release, July 2014, https://2009-2017.state.gov/r/pa/prs/ps/2014/07/229270.htm, truy cập ngày 6/4/2018. 165. U.S. Department of State (2015), Testimony on Ukraine Before the House Foreign Affairs Committee, https://2009-2017.state.gov/p/eur/rls/rm/2015/mar/238147.htm, truy cập ngày 5/5/2019. 166. Valdai Discussion Club (2014), The Crisis in Ukraine: Root Causes and Scenarios for the future, Valdai Discussion Club Report, Moscow. 167. Vasif Huseynov (2016), “Soft power geopolitics: how does the diminishing utility of military power affect the Russia - West confrontation over the “Common Neighbourhood””, Eastern Journal of European Studies, Vol. 7, Issue 2. 168. Vincent L. Morelli (2017), “Ukraine: Current Issues and U.S. Policy”, Congressional Research Service Report, RL33460. 169. Walter Carlsnaes, Thomas Risse, Beth A. Simmons (2002), Handbook of International Relations, Sage. 170. Waltz, Kenneth N. (1979), Theory of International Politics, McGraws-Hill, New York. 171. Walter Russell Mead (2014), “The return of Geopolitics”, Foreign Affairs, May 2014. 172. Warren Strobel (2015), U.S. losing “information war” to Russia, other rivals: study, Reuters, https://www.reuters.com/article/us-usa-broadcasting- idUSKBN0ML1MN20150325, truy cập ngày 5/5/2019. 173. Zbigniew Brzezinski (1994), “The Premature Partnership”, Foreign Affairs, Vol. 73, No. 2 (Mar. - Apr., 1994). 174. Zbigniew Brzezinski (1996), Game Plan: A Geostrategic Framework for the Cunduct of US-Soviet Contest, Boston: The Atlantic Monthly Press. 175. Zhongming, Liu (2008), “The Question of Sea Power”, Geopolitical Theory, Part 1-3, Ocean World. 168 Tiếng Nga 176. Прямая линия с Владимиром Путиным, https://ria.ru/politics/20170615/1496534721.html Trang Web bổ trợ 177. 178. www.kmu.gov.ua 179. www.mfa.gov.ua 180. www.korrespondent.net 181. www.rbc.ua 182. www.president.gov.ua 183. “What means Geopolitics & Geostrategy?”, geostrategy/ 184. Carnegie Moscow Center,

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_canh_tranh_dia_chien_luoc_nga_my_duoi_goc_nhin_cua_c.pdf
  • doc3.Trang thông tin luận án - Phan Dung NCS7.doc
  • pdfTóm tắt luận án tiến sĩ_NCS Phan Thị Thu Dung.pdf
Tài liệu liên quan