VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM MINH ÁI
CÁI BI TRONG HỆ THỐNG PHẠM TRÙ MĨ HỌC,
BIỂU HIỆN VÀ GIÁ TRỊ THẨM MĨ CỦA NÓ
Chuyên ngành : Mĩ học
Mã số : 62.22.03.07
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Văn Huyên
HÀ NỘI - 2016
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
PHẠM MINH ÁI
CÁI BI TRONG HỆ THỐNG PHẠM TRÙ MĨ HỌC,
BIỂU HIỆN VÀ GIÁ TRỊ THẨM MĨ CỦA NÓ
Chuyên ngành : Mĩ
168 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 4
Tóm tắt tài liệu Luận án Cái bi trong hệ thống phạm trù mĩ học, biểu hiện và giá trị thẩm mĩ của nó, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĩ học
Mã số : 62.22.03.07
LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS. Nguyễn Văn Huyên
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi. Các nhận định và kết luận nêu trong luận án là trung thực và
chƣa từng đƣợc ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận án
PHẠM MINH ÁI
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................... 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI .......................................................................................................................... 6
1.1. Tình hình nghiên cứu về cái bi và mối quan hệ giữa cái bi với những phạm trù khác
trong hệ thống phạm trù mĩ học ....................................................................................... 6
1.2. Tình hình nghiên cứu về biểu hiện của cái bi trong đời sống và trong văn học
Việt Nam (sau năm 1975) ............................................................................................ 14
1.3. Tình hình nghiên cứu về giá trị thẩm mĩ của cái bi ................................................. 21
1.4. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và một số vấn đề đặt ra đối với luận án 23
Chƣơng 2. CÁI BI TRONG HỆ THỐNG PHẠM TRÙ MĨ HỌC ........................ 25
2.1. Bản chất và nội dung của cái bi ............................................................................ 25
2.2. Mối quan hệ giữa cái bi với những phạm trù mĩ học khác trong hệ thống ............... 55
Chƣơng 3. BIỂU HIỆN CỦA CÁI BI TRONG ĐỜI SỐNG VÀ TRONG VĂN HỌC
NGHỆ THUẬT ............................................................................................................ 68
3.1. Phƣơng thức biểu hiện của cái bi trong đời sống và trong nghệ thuật ................. 68
3.2. Biểu hiện của cái bi trong đời sống xã hội Việt Nam (sau năm 1975) ................. 71
3.3. Biểu hiện của cái bi trong văn học Việt Nam (sau năm 1975) ............................. 85
Chƣơng 4. GIÁ TRỊ THẨM MĨ CỦA CÁI BI ...................................................... 113
4.1. Giá trị thẩm mĩ của cái bi đối với sự phát triển của con ngƣời và xã hội ............. 113
4.2. Giá trị của sự phản ánh cái bi đối với văn học nghệ thuật .................................. 132
KẾT LUẬN ............................................................................................................... 148
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tình yêu cổ xƣa nhất và cũng vĩ đại nhất của con ngƣời chính là tình yêu cuộc
sống, yêu cái đẹp. Khát vọng chân chính của con ngƣời là vƣơn tới cuộc sống tốt đẹp.
Nhƣng vốn dĩ hành trình kiếm tìm hạnh phúc đi đến cuộc sống nhân văn là một cuộc đấu
tranh lâu dài và gian khổ mà không phải lúc nào chiến thắng cũng thuộc về những điều tốt
đẹp chân chính. Thực tế lịch sử loài ngƣời đã chứng minh cho tính biện chứng của sự phát
triển thông qua quá trình không ngừng giải quyết những xung đột, mâu thuẫn. Tất yếu
cuộc sống luôn là những xung đột nhƣng khi cuộc sống đã đặt ra những yêu cầu, nhiệm vụ
dù khó khăn đến đâu thì con ngƣời cũng sẽ nỗ lực tìm cách vƣợt qua. Cái bi và bi kịch vẫn
hiện hữu khách quan trong hành trình nỗ lực ấy khiến nhân loại vẫn không ngừng trăn trở
về nó.
Cái bi là một phạm trù cơ bản của mĩ học mang ý nghĩa nhân văn và triết lí sâu
sắc, một hiện tƣợng thẩm mĩ đặc biệt chỉ nảy sinh trong quá trình lao động và đấu
tranh cải tạo tự nhiên, xã hội của con ngƣời. Phạm trù cái bi cùng với cái đẹp, cái hài,
cái cao cả khái quát những mảng hiện thực thẩm mĩ cơ bản của con ngƣời. Từ thời
điểm thuật ngữ này ra đời, cho đến khi nó đƣợc thừa nhận là một phạm trù mĩ học
độc lập và đến tận ngày hôm nay, nội hàm của nó đã đƣợc nhiều học giả bàn đến với
những quan điểm khác nhau. Sự vận động ngày càng phức tạp của xã hội đòi hỏi
chúng ta cần nhìn nhận, xem xét biểu hiện cái bi trong cuộc sống và trong nghệ thuật
hết sức phong phú và đa dạng, đồng thời có cái nhìn mang tƣ duy phê phán với những
quan điểm khác nhau về phạm trù này. Vì vậy, nghiên cứu về cái bi - phạm trù cơ bản
của mĩ học là vấn đề cần đƣợc quan tâm đúng mức.
Dƣới sự lãnh đạo của Đảng, mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội, thực hiện dân
chủ, công bằng, bình đẳng là vô cùng tốt đẹp. Lâu nay, thƣờng tồn tại quan điểm phủ
nhận sự tồn tại của cái bi trong xã hội ta hoặc né tránh, không nói. Nhƣng nhƣ vậy không
có nghĩa là có thể thỏa mãn với hiện tại bởi lẽ vẫn còn những xung đột, mâu thuẫn,
những oan trái, đau khổ có thật của con ngƣời hiện diện trong xã hội hiện nay mà nếu ta
không dũng cảm và thẳng thắn thừa nhận, vạch ra để hành động thì hậu quả sẽ là khôn
lƣờng. Ngay trong Di chúc, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói đây là cuộc chiến đấu khổng lồ
chống lại những cái hƣ hỏng, kiến tạo những cái tốt đẹp. Con đƣờng đến mục tiêu lí
2
tƣởng ấy thật không bằng phẳng, dễ dàng, mà gập ghềnh, quanh co, nhiều rủi ro, bất
trắc; cũng không phải chỉ có thuận buồm xuôi gió mà phải trải qua không ít vấp váp,
sai lầm, lẽ phải và cái mới không phải bao giờ cũng chiến thắng dễ dàng, nhiều khi
phải trả giá bằng cay đắng. Vì lẽ đó, cùng với niềm vui thắng lợi, niềm tin về những
nhân tố mới mẻ, tốt tƣơi đang ngày càng nở rộ, chúng ta còn vô vàn trăn trở vì nhiều
điều cũ kĩ, hƣ hỏng vẫn đang tác oai tác quái trong đời sống xã hội. Chừng nào những
đấu tranh tốt - xấu, thiện - ác, chính - tà vẫn còn diễn ra gay gắt, thì chừng đó cái bi
vẫn còn cơ sở hiện diện. Vì thế nghiên cứu làm rõ về biểu hiện và giá trị của cái bi
trong cuộc sống và nghệ thuật là hết sức cần thiết.
Lí luận mĩ học Mác - Lênin đƣợc các học giả Liên Xô trƣớc đây xây dựng nên
đã trở thành khuôn mẫu, kim chỉ nam cho mĩ học và nghệ thuật nƣớc ta. Không thể
phủ nhận những tác động tích cực từ khối tri thức đồ sộ của lí luận mĩ học Liên Xô
đối với Việt Nam, đặc biệt là hệ thống thuật ngữ, khái niệm, phạm trù trong đó có cái
bi đã trở thành công cụ cho tƣ duy lí luận, nền tảng vững chắc cho nghiên cứu mĩ học.
Tuy nhiên “việc giới thiệu lí luận văn nghệ macxit của ta khá phiến diện đã làm tổn
hại đến một trào lưu lí thuyết về văn học nghệ thuật chứa đựng nhiều chân lí và sáng
tạo” [244, tr.643]. Khuynh hƣớng đối lập, khép kín, ít tiếp cận tƣ tƣởng học thuật
hiện đại, rập khuôn theo lí thuyết cũ, vận hành trong một khung tƣ duy khá chật hẹp
đã khiến sự giao lƣu lí thuyết và nghiên cứu mĩ học bị gián đoạn và dƣờng nhƣ không
đảm đƣơng nổi vai trò “đi trƣớc”, “phƣơng pháp luận” cho nghiên cứu văn học nghệ
thuật. Khung lí luận đó dƣờng nhƣ không bao chứa nổi những vấn đề thẩm mĩ của đời
sống đƣơng đại đặt ra. Vì vậy lí luận và nhận thức về cái bi trong lí luận mĩ học cần
có sự nỗ lực đổi mới và phát triển để đảm nhận đƣợc vai trò của mình.
Mảng văn học nghệ thuật phản ánh cái bi sau năm 1975 có một sự chuyển biến
rất mạnh mẽ trong phƣơng thức thể hiện. Sau chiến tranh, phản ánh cái bi trong văn
học là một yêu cầu chứa đầy tâm huyết và thử thách đối với các nghệ sĩ. Điều này do
văn học hoặc là chỉ phản ánh một chiều, máy móc, dung tục thực tại, phản ánh lại quan
niệm có sẵn; hoặc là việc dự báo tƣơng lai, dự báo những hiện tƣợng xấu, tiêu cực
trong xã hội thƣờng khiến cho nghệ sĩ bị buộc tội bôi đen, gieo rắc hoài nghi, mà chính
điều này đã khiến cho văn nghệ sĩ dè dặt, chƣa phát huy đƣợc sức sáng tạo dồi dào.
Phản ánh mảng thẩm mĩ cái bi trong văn học nhƣ thế nào là một vấn đề cần đƣợc giải
đáp về lí luận để giúp văn học hoàn thành sứ mệnh cao cả của mình, vừa giúp nhận
3
thức về hiện thực cuộc sống, vừa mang đến cho con ngƣời khát vọng Chân - Thiện -
Mĩ. Lịch sử nghệ thuật đã chứng minh rằng nền nghệ thuật của mỗi thời đại chịu ảnh
hƣởng rất lớn từ những thành tựu lí luận triết học và mĩ học. Bởi vậy nghiên cứu về cái
bi, làm rõ bản chất, biểu hiện và giá trị của nó trong nghệ thuật dƣới góc độ mĩ học là
điều cần thiết chỉ dẫn cho việc sáng tạo hình tƣợng cái bi mang tính thẩm mĩ cao.
Vấn đề cái bi không phải là mới. Đối với các nhà nghiên cứu trong và ngoài nƣớc,
cái bi đã đƣợc nghiên cứu nhiều ở cả phƣơng diện lí luận và thực tiễn. Tuy nhiên, ở nƣớc
ta lâu nay, nghiên cứu mĩ học phần lớn hƣớng về cái đẹp, cái cao cả, cái bi chƣa thực sự
đƣợc quan tâm đúng mức mà chủ yếu vấn đề chỉ đƣợc trình bày với một dung lƣợng nhỏ ở
hệ thống nguyên lí chung hay rải rác ở một số khía cạnh đan xen vào các vấn đề khác. Cái
bi trong hệ thống phạm trù mĩ học, biểu hiện và giá trị thẩm mĩ của nó chƣa trở thành đối
tƣợng nghiên cứu chuyên biệt và có hệ thống ở một luận văn, luận án nào.
Với những lí do trên, tác giả đã chọn vấn đề “Cái bi trong hệ thống phạm trù
mĩ học, biểu hiện và giá trị thẩm mĩ của nó” làm đề tài luận án của mình.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
* Mục đích:Luận án là làm sáng rõ hơn bản chất thẩm mĩ của cái bi thông qua
việc luận giải các nội dung trong cái bi và mối quan hệ giữa cái bi với các phạm trù
khác trong hệ thống nhƣ cái đẹp, cái cao cả, cái hài; nhận diện sự biểu hiện của cái bi
trong cuộc sống và trong văn học Việt Nam sau chiến tranh, từ đó rút ra những giá trị
thẩm mĩ của cái bi và đề xuất một số giải pháp nâng cao nhận thức về giá trị thẩm mĩ
của cái bi.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, phân tích một cách có
hệ thống các quan điểm về cái bi trong lịch sử mĩ học phƣơng Tây và phƣơng Đông,
trong đó có Việt Nam.
- Phân tích bản chất thẩm mĩ và các nội dung của cái bi và mối quan hệ giữa
cái bi với các phạm trù cơ bản khác trong hệ thống phạm trù mĩ học.
- Nhận diện và phân tích các biểu hiện cơ bản và sự chuyển biến, vận động
của cái bi với tƣ cách một hiện tƣợng thẩm mĩ trong đời sống và văn học nghệ thuật
Việt Nam sau chiến tranh.
- Khái quát một số giá trị thẩm mĩ của cái bi đối với con ngƣời, xã hội và văn
học nghệ thuật.
4
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
* Đối tượng nghiên cứu của luận án là phạm trù mĩ học cái bi và quan hệ của nó
với các phạm trù mĩ học khác cũng nhƣ những biểu hiện và giá trị của cái bi.
* Phạm vi nghiên cứu:
- Luận án tiếp cận đối tƣợng và giải quyết nhiệm vụ của luận án trên cơ sở triết
học và mĩ học Mác – Lênin. Hệ thống phạm trù mĩ học rất đa dạng, phong phú, luận án
chỉ đi vào phân tích các khía cạnh quan hệ của cái bi với các phạm trù khách thể cơ bản
của mĩ học là cái đẹp, cái cao cả, cái hài và một số phạm trù phái sinh.
- Biểu hiện của cái bi trong đời sống và nghệ thuật nói chung bao trùm một
phạm vi vô cùng rộng lớn cả về không gian, thời gian và lĩnh vực. Trong nghệ thuật
thì văn học là một loại hình nghệ thuật đặc biệt điển hình, dùng ngôn từ làm phƣơng
tiện sắc bén để đi sâu vào các ngóc ngách của cuộc sống và thân phận con ngƣời. Vì
vậy, tác giả chọn đi sâu nghiên cứu biểu biện và giá trị của cái bi trong phạm vi đời
sống và văn học Việt Nam sau chiến tranh (với mốc thời gian là từ 1975 trở lại đây).
4. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
Trên cơ sở phƣơng pháp luận biện chứng duy vật, đề tài sử dụng một số
phƣơng pháp sau:
- Phương pháp logic - lịch sử: Với phạm vi tƣ liệu trong suốt một tiến trình
lịch sử tƣ tƣởng triết học, mĩ học và nghệ thuật, ngƣời viết luôn ý thức đặt đối tƣợng
nghiên cứu trong cả cái nhìn lịch sử để thấy đƣợc logic vận động nội tại trong quan
niệm và biểu hiện của cái bi trong các thời kì lịch sử xã hội và văn học nghệ thuật.
- Phương pháp hệ thống: Phƣơng pháp này giúp tác giả có cách tiếp cận hợp lí
để nhận diện bản chất thẩm mĩ của cái bi đặt trong hệ thống các phạm trù cơ bản của
mĩ học. Phạm trù cái bi không tồn tại biệt lập mà có mối quan hệ biện chứng chặt chẽ
với các phạm trù mĩ học khác, vừa thống nhất vừa khác biệt.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp: Phƣơng pháp này cho phép phân tích để
khái quát các tƣ tƣởng về cái bi trong lịch sử, trên cơ sở đó tổng hợp tạo thành hệ
thống quan điểm để làm sáng tỏ vấn đề một cách toàn diện nhất.
- Phương pháp loại hình: Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng để nhận diện các
khuynh hƣớng trong các tác phẩm văn học sau chiến tranh, làm cơ sở cho việc phân
tích đặc điểm của cái bi biểu hiện trong văn học thời kì này.
- Phương pháp so sánh: Phƣơng pháp so sánh cho phép ngƣời viết nhận diện
sự tƣơng đồng và khác biệt trong quan niệm cũng nhƣ biểu hiện của cái bi ở phƣơng
5
Tây, phƣơng Đông và Việt Nam. Qua đó sẽ thấy những đặc thù trong quan niệm về
cái bi trong nền thẩm mĩ dân tộc. Phƣơng pháp này giúp làm rõ sự khác biệt của hai
lĩnh vực biểu hiện cơ bản của cái bi là trong cuộc sống và văn học nghệ thuật đồng
thời tìm ra sự tƣơng đồng và khác biệt về giá trị thẩm mĩ đem lại của cái bi trong
cuộc sống và trong nghệ thuật.
- Phương pháp liên ngành: Để thực hiện đề tài, ngƣời viết luôn có ý thức vận
dụng những thành tựu của triết học, mĩ học, lí luận và phê bình văn học nghệ thuật,
đạo đức học, tâm lí học và sử học để đạt đƣợc cái nhìn toàn diện nhất.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án:
- Với những kết quả nghiên cứu của mình, luận án góp phần làm phong phú,
hệ thống hóa quan niệm về cái bi, đánh giá, so sánh những quan niệm về cái bi ở
phƣơng Đông (Việt Nam) và phƣơng Tây. Trên cơ sở mĩ học Mác - Lênin và tiếp cận
một số thành tựu có giá trị của mĩ học đƣơng đại đƣa ra hệ thống lí luận về bản chất
và nội dung của phạm trù cái bi, cũng nhƣ mối quan hệ cuả cái nó với các phạm trù
khác trong hệ thống
- Luận án nỗ lực nhận diện và phân tích biểu hiện của cái bi trong đời sống và
văn học Việt Nam sau chiến tranh để thấy đƣợc sự vận động cũng nhƣ chuyển biến
của nó với tƣ cách là một hiện tƣợng thẩm mĩ cơ bản.
- Luận án cũng làm rõ đƣợc giá trị thẩm mĩ của cái bi trên hai phạm vi là sự
phát triển của xã hội và sự nâng cao nhận thức, hoàn thiện nhân cách con ngƣời.
Đồng thời, tác giả cũng phân tích những giá trị của sự phản ánh cái bi đối với văn học
nghệ thuật.
6. Ý nghĩa lí luận và thực tiễn của luận án
- Ý nghĩa lí luận: Với việc làm rõ bản chất, nội dung và vị trí của cái bi trong
hệ thống phạm trù mĩ học, nhất là biểu hiện và giá trị của nó trong đời sống và trong
văn học nghệ thuật, luận án đã làm sâu sắc và phong phú thêm lí thuyết phạm trù cái
bi nói riêng, mĩ học nói chung.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho những ngƣời
làm công tác nghiên cứu, giảng dạy mĩ học, triết học nghệ thuật, những ngƣời làm
công tác quản lí văn hóa nghệ thuật và những ai quan tâm đến lĩnh vực khoa học này.
7. Cơ cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm bao
gồm 4 chƣơng, 11 tiết.
6
Chƣơng 1
TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
1.1. Tình hình nghiên cứu về cái bi và mối quan hệ giữa cái bi với những
phạm trù khác trong hệ thống phạm trù mĩ học
1.1.1. Những công trình về bản chất thẩm mĩ và nội dung cuả cái bi
Phạm trù cái bi đƣợc nhắc đến trong hầu hết các sách mĩ học. Đây là một
phạm trù mĩ học cơ bản có giá trị thẩm mĩ cao. Bởi thế các học giả có nhiều tranh
luận xung quanh phạm trù này nhƣng họ đều thống nhất trong việc thừa nhận cái bi là
một phạm trù mĩ học cơ bản.
Những công trình về bản chất và nội dung của cái bi trong mĩ học phương Tây:
Trong lịch sử phát triển tƣ tƣởng mĩ học từ cổ đại đến hiện đại, hầu hết các
thời kì đều có những công trình mang dấu ấn về sự phát triển quan niệm về cái bi.
Tác phẩm đầu tiên cần đƣợc nhắc đến mang ý nghĩa đặt nền móng cho sự phát triển lí
luận về cái bi là Nghệ thuật thơ ca (Thi pháp). Trong tác phẩm này, Aritxtot thể hiện
những quan điểm sâu sắc về bản chất của cái bi mặc dù chỉ chủ yếu thông qua hình
thức nghệ thuật bi kịch.
Thời cận đại, tác phẩm Mĩ học của Heghen đƣợc coi là công trình nghiên cứu
toàn diện và sâu sắc về cái bi kể từ sau Nghệ thuật thơ ca của Aritxtot. Từ lí luận
xung đột, ông đã trình bày các xung đột bi kịch dƣới một hệ thống chặt chẽ và chiếm
một vị trí đặc biệt quan trọng trong lịch sử quan niệm về cái bi. Trong Hiện tượng
học tinh thần, Bài giảng lịch sử triết học, Mĩ học, Heghen gọi bi kịch là “ngôn ngữ
cao cấp”, là mặt trăng của nghệ thuật và thâu tóm nó trong toàn bộ nghệ thuật. Trong
tác phẩm Triết học về nghệ thuật, Ph.Senlinh bàn nhiều về bản chất, kết cấu nội tại
của cái bi xảy ra trong cuộc đấu tranh giữa tự do và tất yếu. Quan điểm của Heghen
và Senlinh tuy còn mang yếu tố duy tâm nhƣng cũng chứa đựng nhiều yếu tố biện
chứng. Trecnusepxki thể hiện quan điểm đối lập với Heghen thể hiện trong Luận án
tiến sĩ Quan hệ thẩm mĩ của nghệ thuật đối với hiện thực khi coi bi kịch không mang
tính tất yếu mà hoàn toàn là kết quả của cái ngẫu nhiên. Ở công trình này, Trecnusepxki
nêu quan điểm về cái đẹp là cực kì sâu sắc nhƣng về cái bi, ngoài ƣu điểm về tính nhân
dân thì dƣờng nhƣ lại mang nhiều hạn chế hơn so với quan niệm của Heghen.
7
Thời hiện đại, Karl Jaspers trong tác phẩm Bàn về cái bi đã thể hiện thực chất
của cái bi trong quan hệ thắng và bại của ông, chiến thắng không thuộc về kẻ thắng
mà thuộc về kẻ bại vì kẻ chiến thắng bề ngoài nhƣng hèn kém bên trong. Xét đến
cùng, thực chất không có gì chiến thắng thật sự khi so sánh với cái Siêu việt. Bi kịch -
dẫn nhập ngắn của Adrian Poole đã giải quyết đƣợc nhiều vấn đề phức tạp của cái bi,
nguồn gốc của cái bi. Sự ra đời của bi kịch của Nietzsche gợi mở con đƣờng đánh giá
các ý niệm về cái bi là phản ứng của hệ tƣ tƣởng tƣ sản trƣớc các mâu thuẫn xã hội
ngày càng trở nên gay gắt.
Triết học và mĩ học Phương Tây hiện đại (1992) của Nguyễn Hào Hải, Đỗ
Huy, Nguyễn Văn Huyên đã đề cập đến một số trào lƣu mĩ học phƣơng Tây hiện đại
để phát hiện ra những cái đƣợc và cái không đƣợc, cái cần tiếp thu và cái cần khƣớc
từ của các trào lƣu, khuynh hƣớng đó. Ở một góc độ nào đó thì công trình đã một
phần khắc phục đƣợc hai khuynh hƣớng cực đoan hoặc phủ nhận hoàn toàn hoặc tán
dƣơng thái quá trong nghiên cứu mĩ học phƣơng Tây hiện đại nói chung và cái bi
trong mĩ học phƣơng Tây hiện đại nói riêng. Cuốn Triết học hiện sinh của Trần Thái
Đỉnh (2005) và Triết học hiện sinh của Đỗ Minh Hợp (2010) khẳng định triết học
hiện sinh là sự phản ứng lại cuộc khủng hoảng nhân văn, dạy ta suy nghĩ về bi kịch
thân phận con ngƣời trong xã hội hiện đại.
Những công trình về bản chất và nội dung của cái bi trong mĩ học Phương Đông:
Cuốn Tư tưởng mĩ học Phật giáo của Thích Tâm Thiện cho rằng, Phật giáo
quan niệm về cái bi không quy ƣớc cho định mệnh hay chuyện số phận mà nó hiện ra
ở chỗ “Biết” và “Không biết”. Tác giả lí giải quan niệm đó qua câu chuyện “Đứa con
hoang” trong Kinh Pháp Hoa thể hiện mâu thuẫn khắc nghiệt giữa sự bần cùng và sự
giàu có - một mâu thuẫn rất điển hình dẫn đến những bi kịch trong xã hội Ấn Độ phân
chia đẳng cấp nặng nề. Bài viết Mĩ học của Phật giáo của Hoàng Thiệu Khang coi
Đức Phật là nhà mĩ học của thể nghiệm thẩm mĩ thông qua một chủ thể mang biện
chứng thẩm mĩ nội tại. Bài viết này đã tạo ra một cách tiếp cận mới với những vấn đề
xung đột bi kịch ở phƣơng Đông, đặc biệt trong mĩ cảm Phật giáo với những nét khác
biệt so với những quan niệm theo chuẩn của phƣơng Tây.
Trung Quốc có một nền lí luận mĩ học và văn học nghệ thuật cực kì phong phú
và đồ sộ không kém gì lĩnh vực sáng tác và ảnh hƣởng rất sâu sắc đến Việt Nam. Tuy
8
vậy, những tác phẩm ƣu tú của Trung Quốc nhƣ Nhạc kí của Công Tôn Ni Tử, Văn
phú của Lục Cơ, Văn tâm điêu long của Lƣu Hiệp, Thi phẩm của Chung Vinh, Tùy
viên thi thoại của Viên Mai còn ít đƣợc dịch ra tiếng Việt. Khâu Chấn Thanh - Lí
luận văn học, nghệ thuật cổ điển Trung Quốc là cuốn sách có tính phổ cập nhƣng
cũng không kém phần thú vị sâu sắc giới thiệu tƣơng đối có hệ thống về lí luận mĩ
học, văn học nghệ thuật Trung Quốc.
Bốn bài giảng mĩ học của Lí Trạch Hậu (2000) cũng có ít nhiều bàn về phạm
trù cái bi nhƣng còn mờ nhạt. Tác giả Chu Quang Tiềm trong hai cuốn sách Tâm lí
học bi kịch, Khoảng cách cuộc đời và bi kịch, hay tác giả Khấu Bằng Trình trong
cuốn Luận về tinh thần bi kịch của Trung Quốc cũng bàn về bản chất của phạm trù
cái bi. Những công trình này hình thành hai hƣớng nhận định khác nhau về sự tồn tại
của cái bi trong mĩ học và nghệ thuật Trung Quốc: Thứ nhất là quan điểm cho rằng
ngƣời Trung Quốc không có bi kịch đích thực vì khởi đầu thì bi kết thúc thì hoan hỉ,
đoàn tụ, thể hiện ở quan điểm của Vƣơng Quốc Duy trong Hồng lâu mộng bình luận
và tƣ tƣởng của Chu Quang Tiềm trong Tâm lí học bi kịch, Khoảng cách giữa cuộc
đời và bi kịch. Quan điểm này có những lí giải hợp lí nhƣng có phần cực đoan trong
kết luận. Thứ hai là quan điểm thừa nhận sự tồn tại cái bi trong mĩ học và nghệ thuật
Trung Quốc thể hiện qua tác giả Khấu Bằng Trình trong Luận về tinh thần bi kịch của
Trung Quốc. Quan điểm này thể hiện sự khách quan và toàn diện hơn trong đánh giá.
Các cuốn Giáo trình lịch sử văn học Trung Quốc (Tập II) của Trƣơng Chính; Lịch sử
mĩ học Trung Hoa thời phong kiến của Phạm Quang Trung đã hệ thống hóa lịch sử tƣ
tƣởng thẩm mĩ Trung Hoa thời phong kiến qua các trƣờng phái triết học - mĩ học cơ
bản, trong đó phân tích quan điểm về cái bi trong mĩ học Trung Quốc.
Trong các bài: Những quan niệm thẩm mĩ độc đáo về nghệ thuật của người Nhật
do Phong Vũ dịch (1996), bài Mĩ học Kawabata Yasunari của Khƣơng Việt Hà (2006), bài
Mĩ học Mono No Aware và văn chương Nhật Bản của Lê Thị Thanh Tâm (2012) đề cập
đến khái niệm “Aware” (bi cảm) và “mono no aware” (nỗi buồn của sự vật). Đây là những
khái niệm hàm chứa gần nhƣ đầy đủ những tinh hoa và nghịch lí trọng yếu của tâm hồn
Nhật Bản, là khái niệm đƣợc cắt nghĩa một cách phức tạp nhất bao hàm nhiều sự đối
nghịch, mâu thuẫn tạo ra nhiều tranh biện trong giới học thuật Nhật Bản và thế giới, đồng
thời là nhân tố góp phần tạo nên sự phong phú của hệ thống lí luận mĩ học phƣơng Đông.
9
Những công trình trên giúp tái hiện một bức tranh tƣ tƣởng thẩm mĩ về cái bi ở
cả phƣơng Tây và phƣơng Đông để tác giả có thể khái quát mạch nguồn phát triển
quan niệm về cái bi trong lịch sử tƣ tƣởng mĩ học của nhân loại.
Các công trình bàn về cái bi trong mĩ học Việt Nam:
Có quan điểm cho rằng trong nghệ thuật truyền thống Việt Nam không có cái
bi và cái hài hay bi kịch và hài kịch. Nhà nghiên cứu Trần Trí Trắc, khi bàn về cái bi,
cái hài trong nghệ thuật chèo cổ cho rằng, ở nghệ thuật truyền thống nói chung và
chèo cổ nói riêng “không thể có cái bi, cái hài theo đúng nguyên lí của mĩ học
phương Tây”, “ai gán ghép cho Chèo cổ thành loại hình có các thể tài bi kịch, hài
kịch là sai lầm, hoặc ở chèo cổ có sự kết hợp hài hòa đến tuyệt diệu giữa cái hài với
cái bi và thành một thuộc tính phẩm chất độc đáo của Chèo thì càng vô lí”. Ông đã
tìm cách lí giải cho vấn đề đó: “Cái sống và cái chết của người Đại Việt rất gần gũi
nhau trong văn hóa, cho nên, người Đại Việt... không xem cái chết là kẻ thù của cái
sống... mà là tìm thấy giá trị của cái chết trong cái sống, trong thực tại để được thăng
hoa cái chết của mình ở thế giới tâm linhNhư vậy, không thể có cái gọi là bi kịch,
hài kịch ở văn học nghệ thuật nói chung và ở Chèo cổ nói riêng...Ở Chèo cổ, không
có cái bi và cái hài, thậm chí, không có cả tính bi lẫn tính hài nữa. Vì không có cái bi
thì làm sao có tính bi, không có cái hài thì làm sao có tính hài?... Kết thúc có hậu đã
như một phương tiện phủ định quan niệm về cái bi với cái hài của Chèo cổ” (Trong
bài Bàn về cái bi cái hài trong chèo cổ đăng tải trên trang vnmusic.com.vn
ngày16/1/2013).
Nhà nghiên cứu Mịch Quang đã thể hiện quan điểm đối lập với quan điểm trên
trong cuốn Khơi nguồn mĩ học dân tộc. Tác giả đã giới thiệu nền văn hóa nghệ thuật
của dân tộc ta qua việc liên kết chặt chẽ với các phạm trù: cái đẹp, cái bi, cái hài, cái
hậu, cái nhu, cái động. Đối tƣợng chính của công trình này là tƣ tƣởng mĩ học trong
nghệ thuật dân gian, chỉ lƣớt qua chứ không đi sâu vào mĩ học trong đời sống. Tác
giả rất quan tâm đến phạm trù cái bi trong các phạm trù mĩ học dân tộc và đặc biệt là
đã có những phát hiện sâu sắc về sự khác biệt giữa cái bi trong quan niệm thẩm mĩ
của văn hóa nghệ thuật dân gian dân tộc Việt Nam so với cái bi trong truyền thống mĩ
học phƣơng Tây. Tác giả đã đề cập tới sự vắng bóng cái bi tuyệt đối mà chỉ có cái bi
có hậu, bi hùng. Qua cách tiếp cận này, tác giả cũng đã nhắc nhở ngƣời nghiên cứu mĩ
học dân tộc tránh khỏi bị trói buộc bởi những tiêu chuẩn phƣơng Tây và cả những tiêu
10
chuẩn quá cụ thể của dân tộc phƣơng Đông khác. Tác giả Mịch Quang đã mạnh dạn
phác họa một nền mĩ học ẩn chứa trong truyền thống nghệ thuật dân tộc, đƣợc bắt
nguồn trong sáng tạo nghệ thuật của ngƣời dân Việt Nam từ thuở xa xƣa còn lƣu truyền
đến ngày nay. Ông nêu lên các phạm trù mĩ học dân tộc gồm cái đẹp bắt nguồn từ quan
niệm dân gian. Tác giả kết luận nền mĩ học dân tộc ta không tồn tại cái bi tuyệt đối mà
chỉ có cái bi có hậu hoặc bi hùng, bi hài.
Tư tưởng mĩ học Hồ Chí Minh của Cù Huy Chử là công trình khái lƣợc những
di sản nghệ thuật của Hồ Chí Minh, bƣớc đầu luận giải những quan điểm mĩ học
trong tƣ tƣởng Hồ Chí Minh từ đó nêu lên một số vấn đề lí luận về sự nghiệp xây
dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Sự khảo sát trên cho thấy, bàn về cái bi trong mĩ học dân tộc đã có một số
công trình, song vẫn là một khoảng trống cần đến những hƣớng đi sâu nghiên cứu.
Tác giả mong muốn có những đóng góp về mảng này trong luận án của mình.
Những công trình đề cập đến bản chất và nội dung của cái bi trên lập trường
mĩ học Mác – Lênin:
C.Mác và Ph.Ăngghen không để lại một tác phẩm nào có tính hệ thống bàn về
mĩ học. Tuy nhiên những quan điểm triết học và mĩ học của các ông đã làm cơ sở cho
các nhà mĩ học macxit xây dựng hệ thống của mình. Trong Bức thư gửi Latxan (1859),
bàn về vở bi kịch Phơrranxơ Phôn Dickinghen của Latxan, C.Mác và Ph.Ăngghen đã
thể hiện quan niệm về bản chất của bi kịch từ sự khái quát và giải thích theo quan điểm
duy vật lịch sử, nghiên cứu toàn diện các xung đột xã hội dẫn đến bi kịch và đƣa ra
những khuyến nghị về nguy cơ vi phạm những nguyên tắc căn bản của việc tôn trọng
hiện thực trong việc hoàn mĩ hóa các nhân vật trong những vở bi kịch cách mạng.
Phần lớn các công trình về mĩ học, giáo trình mĩ học của các nhà mĩ học
macxit của Liên Xô trƣớc đây đều dựa trên lập trƣờng chủ nghĩa duy vật lịch sử để
phân tích bản chất của cái bi. Trong đó đáng chú ý có: Nguyên lí mĩ học Mác - Lênin
của Viện Hàn lâm khoa học Liên Xô (1963), Những phạm trù mĩ học cơ bản của
Iu.B.Bôrep (1974), Nguyên lí mĩ học Mác-Lênin của UI.A.Lukin và
V.C.Xcacherosikop (1984), Tài liệu tham khảo mĩ học của B. Riwnicốp, M.B.
Khraptrenco (1984) với Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người, Cuốn Mĩ học cơ
bản và nâng cao, Mĩ học Mác-Lênin của M.F. Ôpxiannhicop (2001)
11
Những công trình trên đã trình bày nguồn gốc, bản chất của cái bi trong hệ thống
nguyên lí chung của mình, mặc dù có đôi nét khác nhau trong cách tiếp cận nhƣng phần
lớn là thống nhất trên quan điểm mĩ học Mác - Lênin. Đây là những tài liệu rất quý báu
để giới nghiên cứu mĩ học trong nƣớc kế thừa để xây dựng hệ thống phạm trù mĩ học của
mình. Tuy nhiên, với sự biến đổi nhanh chóng của đời sống và lí luận, chúng ta dễ dàng
nhận thấy hạn chế của những quan niệm trên. Có khi quá nhấn mạnh đến nội dung đấu
tranh giai cấp, ngay cả bi kịch của cá nhân cũng phải tìm cách quy về những nguyên
nhân của vấn đề giai cấp. Điểm nhìn này khiến nhiều mâu thuẫn trong nội bộ chính
chúng ta, những bi kịch cá nhân trong những thực thể ngƣời tốt xấu đan xen phức tạp
chƣa đƣợc lí giải đúng mức. Những đánh giá có phần thiếu công bằng, khách quan đối
với các thành tựu mĩ học phƣơng Tây hiện đại. Trong Những phạm trù mĩ học cơ bản,
Bôrep đã có những nhận xét phủ nhận hoàn toàn các giá trị của cái bi trong mĩ học hiện
sinh, coi đó là cái phi bi kịch - thói tán dƣơng cái chết, niềm tuyệt vọng, thuyết giáo về
sự vô nghĩa của cuộc sống. Ông chỉ thấy ở đó những tiêu cực, bi quan, sa đọa mà không
nhận thấy những xung đột giằng xé trong sâu thẳm lƣơng tri, khát vọng sống của con
ngƣời muốn phản kháng lại hiện thực còn nhiều đen tối, đặc biệt là hiện thực chiến tranh
quá khốc liệt. Sau này, Những nhận xét về mĩ học của chủ nghĩa hiện sinh của nhà
nghiên cứu Vectxman là công trình có giá trị thể hiện cách tiếp cận khá khách quan, công
bằng và thấu đáo những quan điểm mĩ học đặc biệt là quan điểm về cái bi của các nhà
triết học hiện sinh.
Về các giáo trình mĩ học ở trong nước: Có thể kể đến các công trình của các
tác giả nhƣ sau: Mĩ học đại cương (1996), Giáo trình Mĩ học Mác - Lênin (1985) của
Đỗ Văn Khang, Đỗ Huy; Giáo trình mĩ học của Hoài Lam (1991), Mĩ học và giáo dục
thẩm mĩ (1998), Mĩ học Mác - Lênin của Vũ Minh Tâm, Những nguyên lí cơ bản của mĩ
học Mác - Lênin của Nguyễn Văn Trung (1990), Giáo trình Mĩ học đại cương (2001)
của tác giả Nguyễn Văn Huyên và Đỗ Huy; Mĩ học - Khoa học về các quan hệ thẩm
mĩ của Đỗ Huy (2000); Giáo trình Mĩ học Mác - Lênin của Đỗ Huy, Vũ Trọng Dung
(2001); Mĩ học đại cương của Đào Duy Thanh (2002), Mĩ học Mác - Lênin (2003) của
Vĩnh Quang Lê, Mĩ học đại cương của Lê Ngọc Trà (2003), Giáo trình mĩ học Mác -
Lênin của Vũ Trọng Dung (2003); Mĩ học Mác - Lênin của Nguyễn Văn Đại (2006), Mĩ
học đại cương của Thế Hùng (2006), Mĩ học đại cương của Lê Văn Dƣơng (2007), Mĩ
học của Phạm Quang Trung (2010). Từ Giáo trình Đại cương về những khuynh hướng
12
cơ bản trong lịch sử Mĩ học, tác giả Đỗ Huy đã khái quát quá trình nghiên cứu mĩ học
trong đó có phạm trù cái bi ở những khuynh hƣớng mĩ học khác nhau trong lịch sử.
Lịch sử mĩ học của Đỗ Văn Khang cũng đã có những nét ...m nên sự tiến bộ của văn học Việt Nam đương đại của Đỗ Văn Khang.
Những công trình nghiên cứu về mặt lí luận và phê bình văn học này là một cơ sở quan
trọng để có thể định hình những giải pháp nâng cao giá trị thẩm mĩ của sự biểu hiện cái
bi trong văn học Việt Nam hiện nay.
1.4. Đánh giá chung về tình hình nghiên cứu và một số vấn đề đặt ra đối với
luận án
1. Không khó để chúng ta có thể nhận thấy các công trình nghiên cứu mĩ học về cái
bi ở phƣơng Đông khiêm tốn hơn rất nhiều so với ở phƣơng Tây hoặc bị ảnh hƣởng chủ
yếu bởi tƣ tƣởng phƣơng Tây. Luận án trên cơ sở hệ thống hóa các quan điểm về cái bi ở
24
phƣơng Đông và phƣơng Tây có sự phân tích, so sánh tìm ra đặc trƣng riêng trong quan
niệm về cái bi ở phƣơng Tây so với phƣơng Đông (trong đó có Việt Nam).
2. Cách tiếp cận về cái bi trong các sách mĩ học ở ta trƣớc đây và hiện nay vẫn
chủ yếu tiếp cận trên hệ hình của mĩ học macxit mà thực chất là trực tiếp của các học
giả Liên Xô trƣớc đây đang ngày càng thể hiện sự đơn giản, một chiều và chật hẹp do
nhiều lí do nhƣ: Thứ nhất, bản thân lí luận mĩ học macxit của ta (trong đó có cái bi)
chƣa tự hiện đại hóa, vận động mạnh mẽ để phát triển theo kịp đời sống, mà vẫn “lẽo
đẽo theo sau” chứ chƣa nói là dẫn đƣờng, mở ra ý nghĩa phƣơng pháp luận cho đời
sống thẩm mĩ nói chung, văn học nghệ thuật nói riêng. Cách tiếp cận và nội hàm khái
niệm chƣa đủ độ khái quát và chiều sâu để bao chứa những chiều kích của cuộc sống
rộng lớn, đa sự, phong phú của ngày hôm nay. Thứ hai, trong lí luận mĩ học của ta về
cái bi chƣa có sự giao lƣu và tiếp thu thực sự phổ biến và hiệu quả những giá trị của lí
luận mĩ học đƣơng đại, vẫn khá nghèo nàn và xơ cứng trong việc lí giải bản chất, nội
dung của cái bi (vẫn nhấn mạnh đến khía cạnh đấu tranh giai cấp, chƣa có những lí
giải sâu về bi kịch cá nhân, của bản thể cái tôi với nhiều góc khuất cần đƣợc đề cập
đến trong xã hội hiện đại).
3. Bản thân đời sống xã hội và đời sống văn học nghệ thuật thời kì đổi mới đang
có những chuyển biến mạnh mẽ, rất nhiều công trình lí luận và phê bình văn học
dùng cách tiếp cận triết học, mĩ học để nhìn nhận, đánh giá, lí giải các biểu hiện của
cái bi trong đời sống văn học hiện nay. Nhƣng rõ ràng là rất thiếu vắng các công
trình, tiếng nói của bản thân các nhà mĩ học dùng tƣ duy triết học nghệ thuật của
mình để nhận diện và định hƣớng về mặt thế giới quan, phƣơng pháp luận cho sự
phát triển mạnh mẽ của văn học nghệ thuật hiện nay.
Cái bi trong hệ thống phạm trù mĩ học, biểu hiện và giá trị thẩm mĩ của nó là
một lĩnh vực cũng thu hút đƣợc khá nhiều sự quan tâm nghiên cứu trong và ngoài
nƣớc ở nhiều khía cạnh, góc độ và từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Tuy nhiên so với các
phạm trù cơ bản khác của mĩ học thì cái bi vẫn chƣa có một vị trí xứng đáng và còn
nhiều cách hiểu cũng nhƣ tranh luận xung quanh phạm trù này. Vì vậy, tác giả mong
muốn có đƣợc một công trình mang tính hệ thống, tiếp thu những thành tựu đã có và
đứng trên quan điểm của mĩ học Mác - Lênin để làm rõ về phạm trù cái bi với tƣ cách
một phạm trù cơ bản trong hệ thống phạm trù mĩ học cũng nhƣ biểu hiện của nó trong
cuộc sống, văn học nghệ thuật Việt Nam và giá trị của nó.
25
Chƣơng 2
CÁI BI TRONG HỆ THỐNG PHẠM TRÙ MĨ HỌC
Ở mỗi một khoa học đều có hệ thống những khái niệm khoa học của mình. Nội
dung các khoa học này bộc lộ qua các khái niệm đó và việc nhận thức những phƣơng
diện nhất định của thực tại mà khoa học này nghiên cứu cũng diễn ra qua đó. Những
khái niệm khoa học cơ bản phản ánh các phƣơng diện, các quan hệ và thuộc tính
chung nhất đối với một khoa học nhất định đƣợc gọi là các phạm trù. Các phạm trù
mĩ học chính là những khái niệm mĩ học chung nhất phản ánh những tri thức khái
quát của con ngƣời về những hiện tƣợng thẩm mĩ đƣợc bộc lộ trong quan hệ thẩm mĩ
giữa con ngƣời đối với tự nhiên và xã hội. Cũng nhƣ mọi khoa học, mĩ học chỉ có thể
tồn tại trên cơ sở một hệ thống những phạm trù thẩm mĩ. Lịch sử mĩ học cũng chính
là lịch sử loài ngƣời đi xây dựng cho khoa học mĩ học của mình một hệ thống các
khái niệm, phạm trù càng ngày càng phong phú, chặt chẽ, sâu sắc và khái quát. Ðó
cũng là sự biểu hiện của việc mĩ học càng ngày càng tiếp cận đƣợc với đối tƣợng của
mình. Hệ thống các khái niệm, phạm trù của khoa học này vừa là công cụ để nhận
thức, vừa là phƣơng tiện để tƣ duy, mà cũng lại vừa là mục đích ta cần vƣơn tới. Vì
rằng, nắm đƣợc các khái niệm, phạm trù thì cũng thực chất là nắm đƣợc mĩ học.
Trong số các phạm trù mĩ học, phạm trù rộng nhất là cái thẩm mĩ, trong nó bao gồm
các phạm trù khách thể cơ bản: cái đẹp, cái cao cả, cái bi, cái hài.
2.1. Bản chất và nội dung của cái bi
2.1.1. Quan niệm về cái bi trong các hệ thống mĩ học phương Tây và
phương Đông
2.1.1.1. Quan niệm về cái bi trong hệ thống mĩ học phương Tây
Nói về mĩ học phƣơng Tây Cổ đại thực chất là nói về nền mĩ học Hi Lạp -
nền tảng quan trọng của mĩ học phƣơng Tây nói chung, mĩ học hiện đại nói riêng.
Thời Cổ đại, những nguyên tắc dân chủ tiến bộ, độc đáo đầu tiên của Hi Lạp đã
góp phần quan trọng vào khẳng định về tầm vóc, trí tuệ và tâm hồn, do đó tạo ra
bản lĩnh cho con ngƣời Hi Lạp. Bản lĩnh ấy đem đến một niềm thích thú ngợi ca.
Và cái đáng ngợi ca nhất là vẻ đẹp của con ngƣời. Ở đây, lần đầu tiên, vẻ đẹp toàn
diện của con ngƣời trở thành nguồn cảm hứng chủ yếu của văn học nghệ thuật và
lí tƣởng thẩm mĩ trong sáng. Đây chính là mảnh đất gieo mầm cho sự phát triển
của lí luận về cái bi mà trƣớc hết là của loại hình bi kịch.
26
Lí luận về cái bi thời Hi Lạp cổ đại gắn với tên tuổi của một số triết gia trong
đó tiêu biểu là Aritxtot và Platon với những quan điểm khác biệt. Mĩ học duy tâm của
Platon (427 - 347 TCN) cho rằng nhân loại khi đã không biết dùng lí trí để chế ngự
những đắm say của mình và để sống hạnh phúc, thì chớ nên để tăng lên gấp bội
những thống khổ của mình bằng những cảnh bi kịch trên sân khấu. Bi kịch chẳng
những không đem lại niềm thích thú, mà còn một tai ƣơng hiểm họa cho con ngƣời.
Vì lợi ích của giai cấp quý tộc, Platon đòi bãi bỏ cả bi kịch vì theo ông bi kịch làm
cho con ngƣời trở nên mềm yếu, không góp phần cho sự nghiệp giáo dục công dân.
Platon cho rằng bi kịch khơi dậy mọi loại đam mê nguy hiểm.
Trái ngƣợc quan điểm với ngƣời thầy của mình, Aritxtot (384 - 322 TCN) là
ngƣời có công đầu trong việc đánh giá đúng mức vị trí và đặt nền móng lí luận sâu sắc
về cái bi thẩm mĩ và nghệ thuật bi kịch. Trong tác phẩm Nghệ thuật thi ca, Aritxtot đã
đƣa ra định nghĩa nổi tiếng về bi kịch: “Bi kịch là sự bắt chước các hành động nghiêm
túc và cao thượng, hành động này có một quy mô nhất định, (sự bắt chước) đó nhờ
ngôn ngữ, các phần riêng của bi kịch được phân biệt với nhau bằng bài trí. Nhờ hành
động chứ không phải do câu chuyện, bi kịch làm trong sạch hóa những cảm xúc tương
tự qua cách khêu gợi sự xót thương và khủng khiếp” [5, tr.190]. Định nghĩa này của
Aritxtot mặc dù khoanh vùng trong cái bi kịch với tƣ cách một loại hình nghệ thuật
nhƣng chứa đựng trong đó nhiều hạt nhân lí luận về cái bi cho mĩ học sau này. Ông đã
khái quát các vấn đề cái bi từ cuộc sống và đặc biệt là từ nghệ thuật của thời ông để nêu
lên lí luận về cái bi. Aritxtot cho rằng, bi kịch có cơ sở khách quan là nỗi đau khổ và
chết chóc của con ngƣời, nhƣng là nỗi đau khổ và chết chóc của những con ngƣời tốt,
nghiêm túc và cao thƣợng. Tác dụng thanh lọc của bi kịch là nó làm trong sạch những
cảm xúc tƣơng tự qua cách khêu gợi sự xót thƣơng và đồng cảm.
Đến thời kì Trung cổ, hệ tƣ tƣởng tôn giáo, bằng cách này hay cách khác,
thƣờng tìm cách phá hủy cơ sở tồn tại của cái bi thẩm mĩ chân chính, cả loại hình
bi kịch và cảm xúc bi kịch. Dƣới ảnh hƣởng của tôn giáo, con ngƣời đánh mất cá
tính và bị hòa tan trong bản chất của tôn giáo. Bản thân điều đó là một bi kịch lớn
của con ngƣời nhƣng chính niềm tin tôn giáo đã khiến họ không quan tâm đến việc
suy tƣ về bản chất cuộc sống thực tại. Họ không phải là những thực thể tự ý thức
và tự chịu trách nhiệm về cuộc sống của mình. Những nỗi đau khổ của cuộc đời
đƣợc con ngƣời thời này tin là hợp lí, theo ý chí của Chúa. Bi kịch thực sự của
cuộc sống bị biến thành phi bi kịch. Những nhà tƣ tƣởng thời kì này không quan
27
tâm đến bi kịch thực sự. Sự ngoan lành nhẫn nhịn đƣợc xem là phƣơng tiện để
thoát khỏi những khổ đau, tội lỗi.
Nguyên nhân của sự vắng mặt lí luận về cái bi trong thời kì này là ở chỗ lực
lƣợng tƣ tƣởng ngự trị của xã hội phong kiến nhà thờ Thiên chúa giáo - ngay từ lúc mới
xuất hiện đã tỏ ra thù địch gay gắt với nghệ thuật bi kịch. Trong tác phẩm Về những trò
diễn của Tertulian đã lên án nghệ thuật bi kịch là thứ ngu xuẩn trong con mắt của Chúa.
Ông phủ nhận nghệ thuật vì cho rằng nó rất xa với sự thật, chỉ đem lại “một giọt mật tẩm
đầy những mật cóc” và “khêu gợi những kích động không mong muốn. Thay cho sự bình
yên rất cần thiết để giao hòa với tinh thần của Chúa, thì kịch lại khêu gợi những kích
động tinh thần không lành mạnh” [4, tr.140]. Nguyên lí này càng phát triển trong học
thuyết của Augustin (354 - 430), một trong những cha đạo nổi tiếng khi ông lên án nghệ
thuật bi kịch ở tính chất phản tự nhiên và độc hại của nó. Nói chung, thế giới do Chúa
sáng tạo ra là hoàn thiện và hài hòa, cả những đau khổ cũng là hợp lí. Tính chất kinh viện
của tƣ duy đã không mở đƣờng cho việc nghiên cứu những vấn đề cụ thể. Những lí luận
mĩ học thời trung cổ tồn tại dƣới trạng thái những xét đoán hết sức trừu tƣợng, tách rời
cuộc sống và nghệ thuật và hoàn toàn xuất phát từ chủ nghĩa kinh viện.
Sang thời đại Phục hƣng nhƣ Ăngghen vạch rõ là cuộc chuyển biến tiến bộ vĩ
đại nhất so với những cuộc chuyển biến trƣớc đó. Chính trong thời đại đó, nghệ thuật
đã đạt đƣợc mức độ phồn vinh chƣa từng thấy, đã tỏ rõ là một ánh hồi quang của thời
đại cổ điển, và về sau nghệ thuật khó có thể tự đƣa mình lên đến đỉnh cao ấy. Trong
thời Phục hƣng, những công trình lí luận trƣớc hết đều do bản thân những ngƣời nghệ
sĩ tiến hành. Họ dƣờng nhƣ không phân biệt giữa các khái niệm thẩm mĩ và các khái
niệm đạo đức. Phục hƣng có đặc điểm là đã không tạo ra những nhà lí luận mĩ học,
ngƣợc lại nó tạo ra những nhà mĩ học hành động. Với ý nghĩa đó, mĩ học Phục hƣng
lại nằm trong tƣ tƣởng của chính các văn nghệ sĩ. Họ nhìn thấu vào những ngóc
ngách sâu kín, những mâu thuẫn, những nỗi đau có thật của con ngƣời, cảm nhận và
trân trọng những nỗ lực cao quý của con ngƣời vƣơn tới Chân - Thiện - Mĩ dù nó có
phải chịu khó khăn, khổ đau hay thậm chí là hi sinh mất mát. Lí luận mĩ học thời kì
này về cái bi tỏ ra không thật sự xuất sắc nhƣ chính thực tiễn nghệ thuật thời kì này
mà đỉnh cao là các vở bi kịch xuất sắc của nhà soạn kịch vĩ đại W. Secxpia.
Khoảng giữa thế kỉ XVII, Boalo là ngƣời phát ngôn cho những quan điểm mĩ
học của chính thể chuyên chế Pháp, là nhà lí luận của chủ nghĩa cổ điển Pháp. Mĩ học
của Boalo thấm sâu tinh thần qui tắc hóa, chủ nghĩa duy lí và chủ nghĩa qui phạm
28
nghiêm ngặt. Quan điểm đó đã đƣợc khúc xạ một cách đặc thù qua sự xung đột bi kịch
trung tâm giữa tình cảm cá nhân và nghĩa vụ xã hội. Đối với ông, bi kịch là bi kịch của
sự đồng cảm và chính sự đồng cảm với những nỗi thống khổ của nhân vật mà hành
động đƣợc xác định về mặt đạo đức, là cơ sở mà nhờ đó bi kịch phát huy tác dụng thẩm
mĩ của nó “hấp dẫn chúng ta, buộc chúng ta phải khóc nức nở” [9, tr.114].
Chủ nghĩa Khai sáng ở Pháp đã mở màn cho cách mạng tƣ sản và chuẩn bị về
mặt tƣ tƣởng cho cuộc cách mạng này. Vonte (1694-1778) là ngƣời mở đầu thời kì
này ở Pháp. Ông đã nhận thấy ở nghệ thuật bi kịch một biện pháp và phƣơng tiện
giáo dục đạo đức: “Bi kịch chân chính là trường học đức hạnh. Sự khác nhau giữa bi
kịch và những sách dạy đạo đức là ở chỗ bi kịch dạy bằng hành động” [9, tr.122].
Didoro cũng đề xuất và nghiên cứu sâu vấn đề cái bi kịch.
Heghen (1770 - 1831) là ngƣời đặt những dấu ấn lớn trong những tƣ tƣởng sâu
sắc về cái bi đặc biệt là trong nghệ thuật bi kịch bởi ông xuất phát từ quan điểm đề
cao tuyệt đối thế giới nghệ thuật trong lĩnh vực thẩm mĩ. Có thể tóm tắt bi kịch theo
quan điểm của Heghen: đó là hành động tự do của con người làm rối loạn tiến trình
bình thường của tự nhiên. Ông bàn tới nội dung xã hội của bi kịch và đặt ra một cách
sâu sắc vấn đề điều kiện để nảy sinh xung đột bi kịch và xuất hiện cái bi. Chỉ ở đâu
có khả năng đảm bảo cho cá nhân một hình thức tồn tại khác trong xã hội sau cái chết
của mình về thể chất thì ở đó mới có điều kiện cho cái bi nảy sinh. Vấn đề bi kịch dựa
vào vấn đề tính bất tử của con ngƣời về mặt xã hội. Cái bi trong mĩ học Hghen phản
ánh tính thiếu sót về đạo đức và yêu cầu bổ sung những thiếu sót về đạo đức. Theo
ông, đối tƣợng của cái bi không phải là cái đẹp tuyệt đối hoàn chỉnh mà là cái đẹp, cái
thiện thiếu sót phiến diện. Theo ông, xung đột bi kịch là sự xung đột cá nhân, đạo đức
cá nhân và tinh thần, luân lí phổ biến. Luân lí là sự phân thân của tinh thần pháp luật.
Tự nhiên và các quy luật của nó phản kháng lại và kết quả là đem lại sự chết chóc và
đau khổ cho con ngƣời chống lại tự nhiên và quy luật của nó. Bi kịch nảy sinh khi
không thể biến đổi đƣợc hoàn cảnh, còn con ngƣời cũng không thể hòa giải đƣợc với
hoàn cảnh nếu không biến đổi chính bản thân mình và không phủ nhận chính bản
thân mình. Khi bàn về bi kịch, ông cho rằng chỉ những anh hùng, những con ngƣời
cao cả, có đẳng cấp cao quý với những xung đột tinh thần có tầm vóc, thể hiện những
mối liên hệ mang tính tất yếu mới xứng đáng đƣợc thể hiện là nhân vật bi kịch, còn
khổ đau của những con ngƣời thuộc tầng lớp bình dân, của con ngƣời nhỏ bé, Heghen
cho là không xứng đáng với bi kịch. Heghen cho rằng con ngƣời tự họ cũng có lỗi
29
trong những đau khổ và mất mát của mình và gọi đó là lỗi lầm bi kịch nhƣng dƣờng
nhƣ lại là quan tòa tuyên trắng án cho họ khi coi đó là những lỗi lầm vô tội.
Trái ngƣợc với quan điểm của Heghen, các nhà dân chủ cách mạng Nga đã
thấy rõ bi kịch của những ngƣời bình dân và họ coi nguyên nhân của bi kịch là sự tổ
chức cuộc sống không đúng đắn, là chế độ sống giả tạo, là sự thống trị của bọn quý
tộc và ăn bám, là sự tồn tại của vƣơng quốc đen tối. Lần đầu tiên ngƣời ta tuyên bố
hùng hồn tƣ tƣởng cho rằng có thể trừ bỏ hay ít nhất cũng giảm bớt những nỗi đau
khổ của con ngƣời. Muốn làm việc đó cần phải biến đổi cuộc sống, thay đổi chế độ
hiện hành. Những tƣ tƣởng của các nhà dân chủ cách mạng Nga về cái bi mang tính
nhân đạo rất cao, mang tính nhân dân và khát vọng cải thiện cuộc sống của họ. Họ
không hề quay lƣng lại với những đau khổ của nhân dân. Nhƣng bằng cách nào để có
thể trừ bỏ quyền lực của bọn ăn bám và quý tộc thì họ lại chƣa giải thích đƣợc một
cách triệt để và không hiểu đƣợc đến ngọn nguồn thực sự của bi kịch. Và khi tranh
luận với Heghen, vô tình họ lại rơi vào một cực đoan khác. Nếu nhƣ Heghen coi bi
kịch trong những điều kiện nhất định là không thể tránh khỏi thì họ lại có xu hƣớng
coi đó là ngẫu nhiên.
Trecnusepxki (1828 - 1889) cho rằng chỉ cần định nghĩa cái bi nhƣ sau: “Cái bi
hoặc là bi kịch chỉ là nỗi đau khổ và chết chóc của người ta, bi kịch là cái khủng
khiếp trong đời người” [217, tr.56]. Ông cho rằng, cái bi là tồn tại khách quan, cái bi
không phải lúc nào cũng bắt nguồn từ mâu thuẫn. Theo ông, bi kịch không có nguồn
gốc từ xung đột, từ cái tất yếu, từ “quy luật vũ trụ”, mà nó gắn với cái ngẫu nhiên. Bi
kịch, cái bi chỉ là nỗi đau khổ và chết chóc, là cái khủng khiếp trong đời ngƣời, định
nghĩa này theo ông có thể coi là định nghĩa hoàn toàn đầy đủ về bi kịch trong cuộc
sống và trong nghệ thuật.
Mĩ học phƣơng Tây hiện đại tồn tại nhƣ một hiện thực có tầm quốc tế. Có thể
nói thế kỉ XX mĩ học phƣơng Tây là một hệ thống cực kì phong phú, thay đổi nhanh
chóng và thay thế lẫn nhau để thích ứng. Sự chuyển biến của mĩ học phƣơng Tây hiện
đại ngày càng tạo ra nhiều trào lƣu phi duy lí mới. Một hệ vấn đề lớn về số phận con
ngƣời và số phận mỗi dân tộc đã đƣợc đặt ra. Trong suốt thế kỉ XX, sau chiến tranh
thế giới thứ hai, vấn đề cái bi lại nổi lên trong quan hệ thẩm mĩ của nhiều dân tộc. Vấn
đề số phận con ngƣời trong các xã hội tƣ sản, vấn đề chiến tranh và hòa bình tạo nên
mối quan tâm thƣờng xuyên của con ngƣời về số phận bi đát của con ngƣời và cuộc
đấu tranh anh hùng của các dân tộc. Ở trong các nƣớc tƣ sản, nỗi chán chƣờng lan
30
rộng, nổi lên sự mất định hƣớng lí tƣởng. Họ đã suy tƣ về cuộc sống và cái chết, về
những nỗi cô đơn của con ngƣời trong xã hội. Các nhà hiện sinh đƣa lí thuyết phi mâu
thuẫn vào số phận con ngƣời để giải quyết vấn đề phi bi kịch: “Chủ đề u ám, gần với
một điều ngược đời khó hiểu “chỉ mặt giáp mặt với cái chết thì cuộc sống mới có được
ý nghĩa sâu xa nhất” vẫn hợp nhất tất cả những người hiện sinh chủ nghĩaĐây
không có nghĩa là định mệnh luận, là tính thụ động. Trái lại, con người chỉ trở thành
chính mình trong hành động, khi anh ta “ánh xạ mình vào tương lai” [225, tr.3]. Các
nhà triết học mĩ học hiện sinh luôn quan tâm đến thân phận con ngƣời trong xã hội tƣ
sản. Con ngƣời khác tồn tại trong cá nhân mình. Điều đó khiến con ngƣời bất lực, làm
cho sự tha hóa nảy sinh trong con ngƣời, làm cho sự tuyệt vọng trong con ngƣời dâng
cao. Cái bi trong quan niệm thẩm mĩ của triết học phƣơng Tây hiện đại đã phản ánh hơi
thở của thời đại, những vấn đề trăn trở của một thời đại với những biến động nhanh
chóng và phức tạp mà Cơratsơ phản ánh là: “không thể thuật chuyện về sự sụp đổ của
con người cao quý được nữa, vì chúng ta không tin ở sự tồn tại của những con người
cao quý” [108, tr.151]. Dinic thì tìm cách bào chữa rằng chỉ còn một khả năng bi kịch
nữa thôi - bi kịch vì mất niềm tin.
2.1.1.2. Quan niệm về cái bi trong hệ thống mĩ học phương Đông
Có quan điểm cho rằng văn hóa phƣơng Đông không phải là mảnh đất của
bi kịch và tƣ tƣởng về cái cái bi thẩm mĩ. Tiêu biểu là ý kiến của Heghen dựa trên
những tiêu chuẩn của quan niệm phƣơng Tây về cái bi: “Thế giới quan phương
Đông không cho phép có một sự phát triển thật sự của kịch thơ. Để có thể có hành
động bi kịch thực sự, nguyên lí về sự tự do và độc lập cá nhân phải được đánh
thức sẵn. Con người phải biết tự mình quyết định một cách tự do, phải gánh lấy
trách nhiệm về những hành vi của mình và những hậu quả của chúng. Ý thức về
tính chủ quan tự do ấy và về các quyền của nó phải được biểu hiện ở một mức độ
cao hơn. Thế nhưng điều đó đã không xảy ra với cả bi kịch và hài kịch ở phương
Đông... Sự độc lập cá nhân đã bộc lộ mạnh mẽ ở đó, nhưng vẫn còn rất xa với mọi
ý định biểu hiện thành kịch” [59; tr.211].
Nói trong mĩ học phƣơng Đông không có chỗ cho cái bi là nhận định mang tính
chủ quan và có phần áp đặt. Bởi lẽ, ở đâu có con ngƣời, có cuộc đấu tranh thực hiện khát
vọng vƣơn lên Chân - Thiện - Mĩ thì ở đó có bóng dáng của cái bi thẩm mĩ dƣới một
hình thức nào đó. Quan niệm về cái bi trong mĩ học phƣơng Đông không tồn tại dƣới
một hệ thống lí luận chặt chẽ nhƣ ở phƣơng Tây nhƣng lại thể hiện chiều sâu của sự cảm
31
nghiệm nội tâm và sự phong phú của đời sống tình cảm, tâm linh của con ngƣời. Nếu
nhƣ quan niệm về cái bi trong mĩ học phƣơng Tây nhấn mạnh ở những xung đột trực
diện giữa cái đẹp và cái xấu nhƣ những thực thể tách rời nhau tƣơng đối thì ở phƣơng
Đông lại nhấn mạnh ở xung đột nội tâm, đan xen tốt xấu, thiện ác trong bản thân một
thực thể. Điều này cũng là có thể lí giải bằng những đặc trƣng khác biệt của văn hóa
Đông - Tây. Phƣơng Tây với đặc trƣng hƣớng ngoại luôn là mảnh đất phù hợp cho
những sự thể hiện của cái bi một cách mạnh mẽ, quyết liệt trong nỗ lực chinh phục và cải
tạo tự nhiên, xã hội. Còn phƣơng Đông với đặc trƣng coi trọng chữ hòa trong cả mối
quan hệ với tự nhiên và xã hội nên cái bi trong mĩ học phƣơng Đông không đƣợc nhấn
mạnh ở khía cạnh phản kháng hay đấu tranh giai cấp quyết liệt mà lại ở chính những trăn
trở nội tâm sâu sắc về bản tính con ngƣời. Mỗi một nền mĩ học đều có những thế mạnh
riêng tạo nên sự hấp dẫn và những giá trị đặc sắc trong bức tranh tƣ tƣởng thẩm mĩ.
Phật giáo là một trƣờng phái triết học tôn giáo lớn ở phƣơng Đông, có ảnh hƣởng
mạnh mẽ ở nhiều quốc gia trên thế giới và Việt Nam. Có rất nhiều công trình nghiên cứu
Phật giáo dƣới những góc độ khác nhau song vẫn còn những vấn đề còn bỏ ngỏ cần
nghiên cứu thêm để khám phá những vẻ đẹp tiềm ẩn của Phật giáo trong đó có lĩnh vực
thẩm mĩ. Khác với những quan niệm hay cách hiểu thông thƣờng về cái bi đặc biệt là
quan niệm trong mĩ học phƣơng Tây, cái bi trong mĩ cảm Phật giáo mang một sắc thái
rất riêng biệt và thể hiện một cách cảm hết sức độc đáo về con ngƣời và cuộc sống mang
đậm màu sắc triết lí nhân sinh suy tƣ hƣớng nội của phƣơng Đông. Nhìn nhận con ngƣời
và cuộc đời không phải bằng lí trí thông thƣờng của hơn - thua, đƣợc - mất, mĩ cảm Phật
giáo chính là cách nhìn nhận thế giới bằng sợi dây liên hệ hết sức tinh tế trong tâm hồn
của suy tƣởng về chân tâm, thiện tính. Dù nghèo hèn hay cao sang thì con ngƣời vẫn
ngập trong kiếp khổ khi không dám sống thật, đối diện với chân tâm của chính mình:
“Cái độc đáo ấy là ở chỗ từ vô minh đi tìm về nguồn gốc bản thể” [187, tr.39].
Một điểm thú vị có thể nhận thấy có sự bắt gặp trong quan niệm về cái bi giữa
triết lí Phật giáo với quan niệm của Aritxtot, Heghen hay C.Mác chính là sự xuất phát
từ cảm nghiệm về những mối mâu thuẫn, xung đột. Nhƣng sự lí giải về những mâu
thuẫn ấy trong mĩ cảm Phật giáo lại rất khác. Phật giáo đã trình bày phạm trù thẩm mĩ
này nhƣ là một cấu trúc mâu thuẫn, mâu thuẫn giữa con ngƣời với hoàn cảnh, mâu
thuẫn nội tại trong một cá thể ngƣời chƣa giác ngộ. Trong mĩ cảm Phật giáo, nguồn
gốc của cái bi không nhấn mạnh là cuộc đấu tranh giữa cái tốt và cái xấu nhƣ hai thực
thể tách rời nhau mà nó nằm chính trong một thực thể, ở cuộc đấu tranh giữa cái tâm
32
trong sáng, thánh thiện với sự che mờ của ái dục và tham muốn tạo nghiệp. Chính
bóng mờ của cái tâm tham tối đã che khuất con đƣờng chân chính đến với sự giải
thoát của kiếp nhân sinh. Cái bi không nằm ở sự qui ƣớc cho định mệnh, số phận hay
do một lực lƣợng siêu nhiên nào cái bi diễn ra ở chính chỗ biết và không biết, vô
minh và giác ngộ. Khổ, vui từ nơi nhận thức mà có. Ngƣời đời sống trong lo toan,
chết trong sợ hãi vì ngộ nhận.
Cảm thức về cái bi trong giáo lí Phật giáo thể hiện rõ trong Khổ đế và Tập đế.
Có thể nói hiếm có một triết lí nào chiêm nghiệm về nỗi khổ của con ngƣời thâm trầm
sâu sắc và tha thiết nhƣ triết lí Phật giáo. Thoáng qua cái nhìn của Phật giáo về vô
thƣờng, vô ngã, cuộc đời là bể khổ trầm luân, ngƣời ta thƣờng ngộ nhận Phật giáo
nhƣ một thuyết giáo về sự bi quan. Cảm quan về cái bi trong Phật giáo không phải là
sự bi quan tiêu cực mà chính là sự thể hiện sâu sắc ƣớc vọng lạc quan, an nhiên vƣơn
tới cái đẹp của tâm trong sáng, thánh thiện. Đằng sau những quan niệm về nỗi khổ
của nhân gian là niềm tin mãnh liệt vào sức mạnh của ý hƣớng thiện tâm của con
ngƣời, vào sự tất thắng của trí tuệ bát nhã vƣợt lên trên mọi mê lầm. Con đƣờng đi
đến Niết bàn chính là sự giải phóng triệt để nguyên nhân dẫn đến cái bi trong mĩ cảm
Phật giáo. Điểm quý báu của con đƣờng này là sự xác thực của nó, không cầu mong
vào sự cứu vớt của bất kì một đấng siêu linh nào nhƣ ở các tôn giáo thƣờng thấy mà
nó nằm ở chính sức mạnh của bản thân mỗi ngƣời, nằm ở khát vọng hƣớng thiện
mạnh mẽ trong mỗi thực thể đƣợc gọi là con ngƣời. Trƣớc triết lí nhân sinh Phật giáo
trong đó có mĩ cảm về cái bi, chúng ta cần có thêm những khoảng lắng lòng để thấu
hiểu và thể nghiệm trên hành trình trần thế còn chứa đựng muôn vàn thử thách.
Nhật Bản từ thời xa xƣa đã là một dân tộc duy mĩ. Theo dòng lịch sử, các quan
niệm thẩm mĩ lại đƣợc hình thành và phát triển. Con ngƣời Nhật Bản yêu cái đẹp,
nhƣng hiện thân của cái đẹp lại phù du, chỉ là khoảnh khắc, vô thƣờng. Vẻ đẹp đang
hình thành cũng đồng thời nói lời li biệt âm thầm với cuộc sống. Yếu tố chủ đạo ở các
tác phẩm nghệ thuật là nỗi buồn chứ không phải niềm vui, là nƣớc mắt chứ không phải
nụ cƣời, bởi thế mà văn học Nhật Bản hƣớng tới những mƣu cầu mang tính trữ tình của
nội tâm cá nhân hơn là đối diện với các yếu tố mang tính lịch sử, xã hội.
Aware (bi cảm) và mono no aware (nỗi buồn sự vật) là phạm trù quan trọng
của mĩ học Nhật Bản, hàm chứa trong nó quan niệm về cái bi của ngƣời Nhật. Ban
đầu aware có nghĩa là tất cả những cảm xúc sâu sắc trong trái tim con ngƣời. Thời
gian sau đó, aware thƣờng chỉ cảm xúc buồn, thậm chí cả những xúc cảm bi thƣơng.
33
Ngay từ thuở bình minh của văn học xứ Phù Tang, aware đã đƣợc thể hiện rõ nét
trong các tác phẩm cổ đại dƣới dạng những xúc cảm nguyên sơ và rất đỗi hồn nhiên,
chân thành, trở thành “nỗi buồn dịu dàng trƣớc sự mong manh, phù du của cái đẹp”.
Ngƣời Nhật cho rằng, trái tim là một trong những thứ có thể thấu cảm aware, song
khả năng ấy chỉ ở dạng tiềm năng, là một cảm tình đã đƣợc nâng cao, thuần tuý hoá,
gần với điều sâu thẳm nhất của trái tim con ngƣời và tự nhiên. Do đó, cùng với đẹp
ngắn ngủi phù du thì cái tâm biết nuôi dƣỡng, làm phong phú thêm cái cảm nhận thấu
hiểu về cái đẹp phù du đó là điều rất quan trọng.
Nền văn hóa Trung Hoa tồn tại những quan điểm khác nhau quan tâm đến cái
bi trong thực tiễn nghệ thuật lâu đời của mình. Những quan điểm của những nghệ sĩ
gần với dân không chỉ phản ánh lạc cảm mà cả bi cảm. Bạch Cƣ Dị trong Thư gửi
Nguyên Cửu, Gửi Đường Sinh đã nêu ra một cách rõ ràng tuyên ngôn sáng tác của mình
là: Chỉ viết về những nỗi thống khổ của nhân dân, vạch trần những hắc ám của xã hội,
đứng về phía những nỗi đau khổ của nhân dân. Các tác phẩm của ông đã thực hiện đúng
chủ trƣơng đó, “mỗi bài buồn một việc” (nhất ngâm bi nhất sự) gửi gắm sự đồng cảm sâu
sắc với những thảm cảnh của con ngƣời, nỗi thống khổ của nhân dân chịu sƣu cao thuế
nặng, chiến tranh liên miên.
Vƣơng Quốc Duy trong cuốn Hồng Lâu Mộng bình luận cho rằng: Ngƣời
Trung Quốc không có bi kịch đích thực, khởi đầu thì bi, kết thúc thì hoan; khởi đầu
thì ly tán, kết thúc thì đoàn tụ; khởi đầu thì đau khổ, kết thúc thì hanh thông. Đây là
quan niệm đầu tiên và là quan niệm có tầm ảnh hƣởng lớn nhất trong lịch sử nghiên
cứu bi kịch Trung Quốc. Vƣơng Quốc Duy xem tất cả bi kịch chứa đựng tinh thần kết
thúc bi quan mới là bi kịch chân chính, xem tất cả những bi kịch phù hợp với lí luận
bi kịch của phƣơng Tây là bi kịch đích thực, đồng thời tạo nên một kết luận rằng:
Trung Quốc không có bi kịch đích thực. Thực ra quan điểm này mang nặng tính chất
máy móc, áp đặt chuẩn phƣơng Tây cho Trung Quốc vì nhìn vào những tác phẩm văn
học nghệ thuật Trung Quốc, chúng ta sẽ thấy rất rõ cái bi nhân sinh ẩn chứa nhiều
tầng dƣới những cái kết có vẻ nhƣ đoàn tụ, vui vẻ.
Quan niệm cho rằng trong đời sống thẩm mĩ của ngƣời Việt Nam không có đất
cho phạm trù cái bi là cách nhìn khiên cƣỡng và có phần cứng nhắc khi dùng những
tiêu chuẩn Phƣơng Tây để nhận định những giá trị văn hóa Phƣơng Đông và dân tộc.
Đó chính là sự phủ nhận những giá trị của bản thân mình và không thể thấy hết cái
hay cái đẹp cũng nhƣ những giá trị đích thực của nghệ thuật dân tộc. Phạm trù cái bi
34
trong mĩ học dân tộc Việt Nam có những nét đặc thù khác biệt so với quan niệm về
cái bi trong mĩ cảm phƣơng Tây hay các dân tộc phƣơng Đông khác.
Ở đây, chúng ta phải tiếp cận theo phƣơng pháp luận Chủ tịch Hồ Chí Minh
đã chỉ ra. Ngƣời nêu cao việc phát huy các giá trị truyền thống, coi “chủ nghĩa dân
tộc là một động lực lớn của đất nước” [127, tr.465]. Phƣơng Tây không phải toàn
thế giới, không nên dùng chuẩn phƣơng Tây để áp đặt cho cả thế giới. Muốn thấy
hết cái hay cái đẹp của nghệ thuật dân tộc thì phải đánh giá theo tiêu chuẩn của ta:
“Mác đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lí nhất định... lịch sử châu
Âu. Mà châu Âu là gì, đó chưa phải là toàn thể nhân loại” [127, tr.466]. Trong
nghiên cứu mĩ học dân tộc cần luôn bám sát tƣ tƣởng Hồ Chí Minh về văn hóa dân
tộc: “Muốn thấy hết cái hay cái đẹp của nghệ thuật dân tộc ta, thì phải đừng bị
trói buộc bởi những tiêu chuẩn này nọ của nghệ thuật phương Tây, phải dựa trên
tiêu chuẩn của ta... Tiêu chuẩn ấy là gì? Đó là nền mĩ học ẩn chứa trong thực tiễn
truyền thống nghệ thuật dân gian” [165, tr.8]. Cha ông ta từ ngàn đời đã gửi cái
“bi” của thân phận mình, thân phận dân tộc mình vào các loại hình nghệ thuật, đặc
biệt là các loại hình truyện cổ dân gian, kịch hát dân tộc, thơ văn,... Mọi thế hệ ngƣời
Việt Nam yêu nghệ thuật truyền thống của tiền nhân, tổ tiên mình, đều hiểu và có
những cung bậc tình cảm rung động theo cái “bi” mà cha ông ta gửi vào tác phẩm.
Do nhiều nguyên nhân xã hội và lịch sử, nhìn chung trong đời sống tƣ tƣởng của
ngƣời Việt, tâm thức duy cộng đồng luôn luôn chiếm ƣu thế đối với tâm thức duy cá
nhân (tuy nhiên, vẫn có sự hình thành của con ngƣời cá nhân). Con ngƣời cá nhân ở
các nƣớc phƣơng Đông, trong đó có Việt Nam, luôn phụ thuộc vào cộng đồng.. Tuy
vậy, trong nghệ thuật, cái tôi cá thể đã đƣợc đề cập đến, và cái tôi cá nhân đã lên tiếng,
trăn trở, đòi hỏi hạnh phúc riêng tƣ cho bản thân mình. Trong sân khấu truyền thống,
không chỉ có hình tƣợng những ngƣời phụ nữ vì tình nghĩa, biết chịu đựng, mà còn có
những nhân vật mang tính cách bùng nổ, sẵn sàng trỗi dậy, vùng thoát khỏi sự trói buộc
của lễ giáo phong kiến, để giành quyền sống, quyền yêu đƣơng cho mình. Đó là nhân
vật Thị Mầu táo bạo, thách thức mọi dƣ luận trong ngọn lửa khát vọng yêu đƣơng của
mình, là Xúy Vân bất hạnh bị chồng ruồng bỏ để đi tìm công danh, phú quý, đã vùng
dậy, giả dại để thoát khỏi nhà chồng. Sa vào cạm bẫy của một xã hội đen tối, bế tắc và
cô đơn, Xúy Vân đã phá phách, nhƣ muốn đảo ngƣợc lại trật tự xã hội, và đã kết thúc
số phận mình bằng một cái chết đầy...ức vô cùng sáng tạo và độc đáo
thông qua những hình tƣợng nghệ thuật. Bởi vậy cái bi trong nghệ thuật cũng là sự
phản ánh cái bi trong cuộc sống qua các hình tƣợng nghệ thuật bằng những phƣơng
thức riêng có của nó. Có thể nói cái bi là một mảng thẩm mĩ cơ bản trong hiện thực
đời sống xã hội Việt Nam cả trong và sau chiến tranh. Thế kỉ XX, dân tộc nhỏ bé của
chúng ta đã phải đối mặt với hai cuộc chiến tranh chống lại hai kẻ thù rất lớn mạnh.
Những nỗi đau, mất mát, hi sinh của cả dân tộc và mỗi ngƣời dân Việt Nam trong
chiến tranh là không thể đong đếm. Ngay cả khi đã im tiếng súng, những bi kịch do
149
chiến tranh gây ra vẫn tiếp tục hiện diện dai dẳng trên mảnh đất hình chữ S này. Nó
đã cƣớp đi bao giá trị tốt đẹp, lƣơng thiện, chân chính và để lại những vết thƣơng
không biết đến bao giờ mới có thể hàn gắn hoàn toàn. Sau chiến tranh, bƣớc vào cuộc
sống hòa bình, chúng ta đã, đang và vẫn sẽ phải đối mặt với không ít những bi kịch
trong hành trình tiến đến những mục tiêu cao đẹp đã đặt ra. Quá trình phát triển xã
hội hiện tại không chỉ có một chiều tiến lên mà còn chứa đựng đầy những mâu thuẫn,
xung đột, trong đó có những xung đột bi kịch trong mối quan hệ giữa con ngƣời với
tự nhiên, con ngƣời với xã hội và chính mình. Những bi kịch trong những ngóc ngách
cuộc sống nhân sinh con ngƣời vẫn còn vô vàn những biểu hiện cần đƣợc nhận thức
và tìm cách nỗ lực giảm thiểu những lực lƣợng đối lập, những cái xấu xa, tham ác
đang hủy hoại con ngƣời và nâng lên thật nhiều thêm những nỗ lực không mệt mỏi
của con ngƣời đấu tranh vì những mục tiêu nhân văn và phẩm giá con ngƣời.
Phản ánh những biến chuyển của cuộc sống và mang hơi thở thời đại, cái bi
trong văn học Việt Nam trong và sau chiến tranh có những sự vận động thay đổi đáng
kể. Từ hơi hƣớng của chủ nghĩa anh hùng, cái bi trong sắc thái bi hùng, bi tráng
(thƣờng thì cái hùng, cái tráng nổi trội hơn) là sắc thái cơ bản trong mảng văn học
phản ánh những hi sinh to lớn nhƣng cũng đầy tự hào của dân tộc trong hai cuộc
kháng chiến. Nhƣng văn học sau chiến tranh (sau 1975) đã có những thay đổi đáng kể
trong việc thể hiện mảng thẩm mĩ cái bi. Trái với những dự đoán của giới mĩ học về
việc cái anh hùng sẽ dần thay thế cái bi, mảng văn học Việt Nam sau chiến tranh
dƣờng nhƣ lại thể hiện một thực tế ngƣợc lại. Hơn bao giờ, những cảm nghiệm về nỗi
đau chiến tranh và hậu chiến bằng cái nhìn trực diện, chân thật về thân phận cá nhân
với một độ lùi nhất định về thời gian đã khiến những bi kịch chiến tranh hiện rõ hơn
bất cứ lúc nào. Thêm vào đó, những trăn trở xót xa của con ngƣời về những bi kịch
nhân sinh trong sự biến chuyển khôn lƣờng của chặng đƣờng phát triển mới chứa
đựng vô số những mâu thuẫn, xung đột mà thật giả, trắng đen, thiện ác lẫn lộn khiến
những bi kịch diễn ra với mức độ không kém phần gay gắt và phức tạp. Bằng ý thức
trách nhiệm nghề nghiệp, lƣơng tâm ngƣời cầm bút, sự thôi thúc từ chính nhu cầu
phản ánh hiện thực đa chiều của các nghệ sĩ đã khiến cho bức tranh văn học sau chiến
tranh đã có những thành tựu đáng kể trong việc thể hiện mảng thẩm mĩ cái bi.
Phạm trù cái bi thẩm mĩ chứa đựng những giá trị rất lớn lao và sâu sắc đối với
sự phát triển của xã hội và quá trình hoàn thiện nhân cách con ngƣời với tƣ cách là
150
chủ thể thẩm mĩ. Tuy nhiên, nhận thức về giá trị thẩm mĩ của cái bi vẫn còn vƣớng
mắc và thiên lệch cần đến những biện pháp để những nhận thức này trở nên đúng đắn
hơn, giúp con ngƣời đặc biệt là thế hệ trẻ lựa chọn giá trị và định hƣớng giá trị. Đánh
giá về giá trị thẩm mĩ của mảng văn học phản ánh cái bi hiện nay vẫn còn nhiều vấn
đề và cả những thách thức với ngƣời nghệ sĩ. Sự phản ánh cái bi đem đến nhiều giá trị
đối với sự phát triển của văn học nghệ thuật, góp phần tạo ra và phát huy tinh thần
dân chủ, khoan dung cởi mở trong đời sống văn học, tăng cƣờng nền tảng triết học,
mĩ học cho văn học để có thể có đƣợc những tác phẩm phản ánh mảng cái bi xứng
tầm thời đại, mang hơi thở cuộc sống. Mảng văn học nghệ thuật phản ánh cái bi cũng
giúp nâng cao văn hóa tiếp nhận của ngƣời đọc, ngƣời thƣởng thức các tác phẩm, từ
đó sẽ góp phần nâng cao phông văn hóa nói chung. Để có đƣợc điều đó thì bản thân
mĩ học phải không ngừng đổi mới trên nền tảng vững chắc của mĩ học Mác - Lênin
nhƣng có sự tiếp thu hiệu quả những thành tựu lí luận mĩ học khác để có thể đảm
đƣơng vai trò dẫn đƣờng cho hoạt động nhận thức và thực tiễn thẩm mĩ hiện nay.
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ
LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN
1. Phạm Minh Ái (2013), Giáo dục thẩm mĩ thông qua nghệ thuật bi kịch Hi Lạp
cổ đại, Tạp chí Giáo dục (số 10).
2. Phạm Minh Ái (2014), Cái bi trong mĩ cảm Phật giáo, Tạp chí Khoa học Đại
học Sƣ phạm Hà Nội (số 5).
3. Phạm Minh Ái (2014), Vấn đề phụ nữ trong một số tác phẩm bi kịch Hi Lạp cổ
đại, Tạp chí Khoa học Đại học Sƣ phạm Hà Nội (số 6).
4. Phạm Minh Ái (2014), Quan hệ giữa tất yếu và ngẫu nhiên trong cái bi của mĩ
học phương Tây từ cổ đại đến cận đại, Tạp chí Triết học (số 12).
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phạm Tuấn Anh (2008), Cái bi trong văn xuôi Việt Nam sau năm 1975, Tạp chí
Khoa học, Đại học Sƣ phạm Hà Nội (số 6).
2. Phạm Tuấn Anh (2009), Sự đa dạng thẩm mĩ của văn xuôi Việt Nam sau 1975,
Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Hà Nội.
3. Vũ Tuấn Anh (2006), Đổi mới văn học và tinh thần nhân văn trong sự hội nhập
ý thức toàn cầu, Tạp chí Nghiên cứu văn học (số 12).
4. Anhikist (2000), Lí luận kịch từ Aritxot đến Lessin, Tất Thắng dịch, Nxb Văn
học, Hà Nội.
5. Arixtôrơ (1964), Nghệ thuật thơ ca, Nxb Văn hoá nghệ thuật, Hà Nội.
6. Lại Nguyên Ân (1999), 150 thuật ngữ Văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
7. Nguyễn Duy Bắc (2000), Những sắc thái của cái bi trong văn học Việt Nam giai
đoạn 1945 - 1960, Thông báo Khoa học, Đại học Sƣ phạm (số 5).
8. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới của văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau
1975, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Hà Nội.
9. Iu.B.Bôrep (1974), Những phạm trù mĩ học cơ bản, Trƣờng Đại học Tổng hợp Xb,
Hà Nội.
10. Lê Nguyên Cẩn (2009), Giáo trình Văn học Phương Tây cổ đại Hy Lạp đến thế
kỷ XV, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
11. Albert Camus (1998), Về tương lai bi kịch, Tạp chí Văn học (số 3).
12. Cornay (1987), Tuyển tập kịch, Nxb Sân khấu, Hà Nội.
13. Nguyễn Minh Châu (1977), Miền cháy, Nxb Quân đội nhân dân, Hà Nội.
14. Nguyễn Minh Châu (1978), Viết về chiến tranh, Tạp chí Văn nghệ quân đội (số 11).
15. Nguyễn Minh Châu (1985), Bến quê, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội
16. Nguyễn Minh Châu (1987), Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn văn học minh
họa, Báo Văn nghệ (số 49 – 50).
17. Nguyễn Minh Châu (1993), Trang giấy trước đèn, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
18. Phạm Thị Chiên (2013), Bi kịch trong văn học Việt Nam hiện đại qua một số tác
phẩm tiêu biểu, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Hà Nội.
19. Nhật Chiêu (2003), Văn học Nhật Bản từ khởi thủy đến 1868, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
20. Trƣơng Chính (1962), Giáo trình lịch sử văn học Trung Quốc (Tập II), Nxb
Giáo dục, Hà Nội.
21. Chính sách "đốt sạch, phá sạch, giết sạch" của đế quốc Mĩ ở miền Nam Việt
Nam: Cuốn sách đen tập ba (1967), Nxb Sự thật, Hà Nội.
22. Cù Huy Chử (1995), Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn học và mĩ học, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
23. Phạm Vĩnh Cƣ (2000), Bàn thêm về bi kịch Vũ Như Tô, Tạp chí Văn học (số 7).
24. Phạm Vĩnh Cƣ (2001), Thể loại bi kịch trong văn học Việt Nam thế kỷ XX, Tạp
chí Văn học (số 4 và số 5).
25. Phạm Vĩnh Cƣ (2007), Sáng tác và giao lưu, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
26. Nguyễn Duy Cƣờng (2013), Bản chất thẩm mĩ của cái bi trong khoa học mĩ học,
Nxb Thông tin và Truyền thông, Hà Nội.
27. Nguyễn Văn Dân (2000), Văn học phi lí - một đóng góp đáng ghi nhận cho lịch
sử văn học nhân loại, Tạp chí Văn học số 4.
28. Nguyễn Văn Dân (2009), Vấn đề mối quan hệ giữa văn nghệ với chính trị, Tạp
chí Nghiên cứu văn học (số 4).
29. Trƣơng Đăng Dung (2006), Những khả năng và giới hạn của văn học nghệ
thuật trong bối cảnh giao lưu văn hóa khu vực và quốc tế, Tạp chí Nghiên
cứu văn học.
30. Trƣơng Đăng Dung (2009), Từ văn bản đến tác phẩm văn học và giá trị thẩm
mĩ, Tạp chí Văn học nƣớc ngoài (số 6).
31. Vũ Thị Kim Dung (2003), Về sự biến đổi của chuẩn mực đánh giá thẩm mĩ
trong thời kì đổi mới ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
32. Nguyễn Hồng Dũng (2006), Chiến tranh Việt Nam trong văn học Mĩ từ sự chân
thật đến tác phẩm, Tạp chí Sông Hƣơng (số 205).
33. Đinh Xuân Dũng (1995), Văn xuôi về chiến tranh - hai giai đoạn của sự phát
triển, Tạp chi Văn nghệ quân đội (số 7).
34. Vƣơng Quốc Duy (2001), Hồng lâu mộng bình luận, Tƣ liệu Viện Văn học, Hà Nội.
35. Nguyễn Văn Đại (2006), Mĩ học Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
36. Hoàng Hữu Đản (1962), Bi kịch cổ đại Hy Lạp, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
37. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ 5 Ban chấp hành
trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
38. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Về lãnh đạo quản lí văn học nghệ thuật trong
công cuộc đổi mới, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
39. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
X, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
40. Đặng Anh Đào (1999), Văn học phương Tây, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
41. Trịnh Bá Đĩnh (chủ biên) (1997), Phương Đông và phương Tây - những vấn đề
triết học, triết học lịch sử, văn học Đông và Tây, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
42. Trần Thái Đỉnh (2005), Triết học hiện sinh, Nxb Văn học, Hà Nội.
43. Phạm Văn Đồng (1983), Tổ quốc ta, nhân dân ta, sự nghiệp ta và người nghệ sĩ,
Nxb Văn học, Hà Nội.
44. Hà Minh Đức (1995), C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin và một số vấn đề lí luận
văn nghệ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
45. Eagleton (2009), Chủ nghĩa Mác và phê bình văn học, Nxb Tri thức, Hà Nội.
46. Rita Felski (2011), Bi kịch tìm hiểu lại, Trần Hải Yến dịch, Tƣ liệu Viện Văn học,
Hà Nội.
47. Nguyễn Hƣơng Giang (2001), Người lính sau hòa bình trong tiểu thuyết chiến
tranh thời kì đổi mới, Tạp chí Văn nghệ quân đội (số 4).
48. Lƣơng Lê Giang (2005), Tình yêu và chiến tranh: thực trạng tàn khốc của cuộc
sống, Tạp chí Sân khấu (số 6).
49. Eren Groxx (1984), Mĩ học - khoa học diệu kì, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
50. N.A.Gulaiep (1974), Lí luận văn học trong mối liên hệ với những vấn đề mĩ học,
Tổ tƣ liệu trƣờng Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
51. Khƣơng Việt Hà (2006), Mĩ học Kawabata Yasunari, Tạp chí Nghiên cứu văn
học (số 6).
52. Nam Hà (1992), Sự thật chiến tranh và những tác phẩm viết về chiến tranh, Tạp
chí Văn nghệ quân đội (số 2).
53. Nguyễn Hà (2000), Cảm hứng bi kịch nhân văn trong tiểu thuyết Việt Nam nửa
sau thập niên 80, Tạp chí Văn học (số 3).
54. Nguyễn Ngọc Hà (2010), Mâu thuẫn giữa người với người: một số nội dung cơ
bản, Tạp chí triết học (số 10).
55. Nguyễn Thị Hạnh (2005), Nhân vật Hamlet của Shakespeare và phạm trù mĩ
học cái bi, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
56. Trần Thị Hạnh (2012), Yếu tố trào lộng trong tiểu thuyết Việt Nam đương đại,
Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Hà Nội.
57. Nguyễn Văn Hạnh (1987), Đổi mới tư duy khẳng định sự thật trong văn học
nghệ thuật, Tạp chí Văn nghệ (số 33).
58. Lý Trạch Hậu (2002), Bốn bài giảng m học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
59. Heghen (1968), Mĩ học - Những văn bản chọn lọc, Minh Hải dịch, Nxb Mũi
Cà Mau.
60. Heghen (2000), Mĩ học, Phan Ngọc dịch, Nxb Văn học, Hà Nội.
61. Trần Đắc Hiến (2008), Vấn đề mâu thuẫn xã hội ở nông thôn Việt Nam hiện nay,
Luận án tiến sĩ Triết học.
62. Hoàng Ngọc Hiến (1995), Những nghịch lí chiến tranh, Báo Văn nghệ (số 15)
63. Hoàng Ngọc Hiến (1998), Văn học và tác dụng chiều sâu trong việc xây dựng
nhân cách văn hóa con người, Tạp chí Văn học (số 6).
64. Hoàng Ngọc Hiến (1999), Năm bài giảng về thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
65. Hoàng Ngọc Hiến (2009), Tiếp cận những cách tân của chủ nghĩa hiện đại và hậu
hiện đại, Tạp chí Hồng Lĩnh (số 51).
66. Ðỗ Ðức Hiểu (1997), Bi kịch Vũ Như Tô, Tạp chí Văn học (số 10).
67. Cao Thị Hồng (2011), Lí luận văn học Việt Nam từ 1986 đến nay (một số vấn đề
căn bản), Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Hà Nội.
68. Đỗ Minh Hợp (2010), Triết học hiện sinh, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
69. Thế Hùng (2006), Mĩ học đại cương, Nxb Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
70. Nguyễn Tấn Hùng, Lê Hữu Ái (2008), Thực hiện công bằng xã hội ở Việt Nam:
mâu thuẫn và phương pháp giải quyết, Tạp chí Triết học (số 4).
71. Đỗ Huy (1987), Giáo dục thẩm mĩ - một số vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb
Thông tin lí luận, Hà Nội.
72. Đỗ Huy (1996), M học với tư cách là một khoa học, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
73. Đỗ Huy (2002), Đạo đức học- m học và đời sống văn hoá nghệ thuật, Nxb
Khoa học Xã hội, Hà Nội.
74. Đỗ Huy (2002), Cơ sở triết học của văn hoá nghệ thuật Việt Nam, Nxb Văn hoá
Thông tin và Viện Văn hoá, Hà Nội.
75. Đỗ Huy, Vũ Trọng Dung (Đồng chủ biên, 2011), Giáo trình đại cương về những
khuynh hướng cơ bản trong lịch sử Mĩ học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
76. Đỗ Huy (2003), Giáo trình mĩ học Mác - Lênin, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
77. Nguyễn Văn Huyên (1978), Một số vấn đề giáo dục thẩm mĩ cho thanh niên,
Tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật (số 4).
78. Nguyễn Văn Huyên (1987), Cấu trúc của hình tượng nghệ thuật và sự gợi mở
của nó đối với các tiềm năng sáng tạo, Tạp chí Triết học (số 4).
79. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) (2001), Văn hóa thẩm mĩ và sự phát triển con người
Việt Nam trong thế kỷ mới, Viện văn hóa và Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
80. Nguyễn Văn Huyên (chủ biên) (2004), Giáo trình mĩ học đại cương, Nxb Chính
trị Quốc gia, Hà Nội.
81. Bùi Thị Hƣơng (2004), Cảm hứng bi kịch trong một số tiểu thuyết tiêu biểu về chiến
tranh sau 1975, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
82. Lê Thị Hƣờng (2004), Quan niệm về con người cô đơn trong truyện ngắn hiện nay,
Tạp chí Văn học (số 2).
83. Karl Jasper (2011), Bàn về cái bi, Bùi Văn Nam Sơn dịch, Viện Văn học Hà Nội.
84. Nguyễn Khải (1998), Nghề văn, nhà văn và Hội nhà văn, Báo Văn nghệ số ra
ngày 30/4
85. Đỗ Văn Khang, Đỗ Huy (1985), Mĩ học Mác - Lênin, Nxb Đại học và trung học
chuyên nghiệp, Hà Nội.
86. Đỗ Văn Khang (chủ biên) (1997), Mĩ học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
87. Đỗ Văn Khang, Đỗ Thị Minh Thảo (2001), Nghệ thuật học, Nxb Đại học Quốc
gia, Hà Nội.
88. Đỗ Văn Khang (2010) (chủ biên), Giáo trình Lịch sử mĩ học, Nxb Giáo dục Việt
Nam, Hà Nội.
89. Hoàng Thiệu Khang (1987), Tuổi trẻ thẩm mĩ, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh
90. Vũ Khiêu (1972), Anh hùng và nghệ sĩ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
91. M.B. Khraptrenco (1982), Giá trị thẩm mĩ và giá trị nghệ thuật, Tạp chí Nghiên
cứu nghệ thuật (số 4).
92. M.B. Khraptrenco (1984), Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người, Nxb Khoa
học xã hội, Hà Nội.
93. Lƣơng Quỳnh Khuê (1995), Văn hóa thẩm mĩ và nhân cách, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
94. Kinh Pháp hoa: Diệu pháp liên hoa (2006), Thích Trí Tịnh dịch, Nxb Tôn giáo,
Hà Nội.
95. Chu Lai (1987), Vài suy nghĩ về phản ánh sự thật trong chiến tranh, Tạp chí
Văn nghệ quân đội (số 4).
96. Chu Lai (2004), Ăn mày dĩ vãng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
97. Chu Lai (21/12/2004), Viết về chiến tranh cần chân thực, nguồn:
98. Tôn Phƣơng Lan (1980), Tiểu thuyết viết về chiến tranh sau năm 1975, Tạp chí
Văn học (số 5).
99. Andrey Langlay, (2007), Thời Phục hưng, Nxb Kim Đồng, Hà Nội
100. Hoài Lam (1991), Về biện chứng của đời sống thẩm mĩ và nghệ thuật, Nxb Trẻ,
Tp Hồ Chí Minh.
101. Hoài Lam (chủ biên) (1995), Mĩ học: Giáo trình đại học, Nxb Văn hoá thông
tin, Hà Nội.
102. Phong Lê (1984), Văn học Việt Nam và đề tài chiến tranh, Tạp chí Văn nghệ
quân đội số 8.
103. Phong Lê (1990), Văn học và hiện thực, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
104. Phong Lê (1994), Văn học và công cuộc đổi mới, Nxb Hội Nhà Văn, Hà Nội.
105. Phong Lê (2008), Về mối quan hệ văn nghệ và chính trị, Tạp chí Sông Lam (số 87).
106. Văn Lê (2008), Mùa hè giá buốt, Nxb Văn hóa Sài Gòn.
107. Nguyễn Thị Mĩ Lộc (1972), Sự vận động của thể loại bi kịch (từ cổ đại Hy Lạp
đến thời đại Phục hưng), Tạp chí Khoa học Đại học Huế (số 3).
108. Iu.A.Lukin, V.C. Xcacherosicop (1984), Nguyên lí mĩ học Mác - Lênin, Nxb
Sách giáo khoa Mác - Lênin, Hà Nội.
109. Trƣờng Lƣu (2007), Từ lí luận văn học Mác - Lênin đến di sản lí luận văn học
dân tộc và nhân loại, Tạp chí Nghiên cứu văn học (số 9).
110. Phƣơng Lựu (2004), Lí luận phê bình văn học, Nxb Đà Nẵng.
111. Phƣơng Lựu (2006), Gặp gỡ giữa Schopenhauer với Trang Tử về tư tưởng bi
kịch nhân sinh, Tạp chí Văn học (số 1).
112. Phƣơng Lựu (2007), Tư tưởng văn hóa văn nghệ của chủ nghĩa Mác phương
Tây, Nxb Thế giới, Hà Nội.
113. C.Mác và Ph.Ăngghen (1958), Về văn học và nghệ thuật, Nxb Sự thật, Hà Nội.
114. C.Mác - Ph.Ăngghen - V.I.Lênin (1977), Về văn học nghệ thuật, NXB Sự thật,
Hà Nội.
115. C.Mác và Ph.Ăngghen (1962), Một số thư về chủ nghĩa duy vật lịch sử, NXB Sự
thật, Hà Nội.
116. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995): Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
117. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995): Toàn tập, t.20, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
118. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995): Toàn tập, t.21, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
119. Bacaru Macxen (1982), Cảm xúc nghệ thuật, giá trị mĩ học, ý nghĩa con người,
Tạp chí Nghiên cứu nghệ thuật (số 4).
120. Hồng Mai (1983), Giáo dục thẩm mĩ và việc định hướng nhu cầu thẩm mĩ, Tạp
chí Triết học (số 3).
121. Hồng Mai (1996), Cái nhìn song đôi trong việc bình giá tác phẩm nghệ thuật,
Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (số 9).
122. Đặng Thai Mai (1977), Mấy điều tâm đắc - Thơ văn Lí Trần, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
123. Nguyễn Thị Mai (2010), Cái bi trong tiểu thuyết của Lan Khai, Luận văn thạc
sĩ, Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
124. Nhâm Thị Thanh Mai (2012), Cái bi trong truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi
mới, Luận văn thạc sĩ, Đại học Sƣ phạm Hà Nội.
125. Robert S. McNamara (1995), Nhìn lại quá khứ - tấn thảm kịch và những bài học
về Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
126. Tôn Thảo Miên (Tuyển chọn và giới thiệu) (2001), Nguyễn Huy Tưởng tác gia
và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
127. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, t.1, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
128. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, t.5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
129. Numano Mitsuyoshi (2009), Văn học Nhật Bản: lịch sử và đặc trưng từ mono no
aware đến kawaii, Lƣơng Việt Dũng dịch, Kỉ yếu hội thảo Văn học Nhật Bản,
Trƣờng Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn, Tp Hồ Chí Minh.
130. Môcunxki (1977), Lịch sử sân khấu thế giới, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
131. Lê Thuý Mùi, (1997), Tìm hiểu cuộc cách mạng trong nhận thức về con
người và vũ trụ trong phong trào văn hoá Phục hưng ở Tây Âu thế kỷ XIV-
XVI, Nxb Đại học Sƣ phạm, Hà Nội.
132. Đỗ Mƣời (1997), Xây dựng Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, mãi mãi là
đảng Cộng sản Việt Nam quang vinh, Tạp chí Cộng sản (số 14).
133. Nguyễn Việt Nga (1993), Vài nét về tác dụng của văn hóa nghệ thuật trong việc
hình thành và phát triển nhân cách văn hóa văn nghệ, Tạp chí Triết học (số 3).
134. Tôn Gia Ngàn (1978), Bi kịch cổ điển Pháp, Nxb Văn hoá, Hà Nội.
135. Lê Thành Nghị (1995), Tiểu thuyết viết về chiến tranh - mấy ý kiến góp bàn, Tạp
chí Văn nghệ quân đội số 7.
136. Lê Hữu Nghĩa (1992), Mâu thuẫn và quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở
nước ta, Tạp chí Triết học số 1.
137. Nguyên Ngọc (2009), Đôi ý kiến về văn học hiện nay, Tạp chí nghệ thuật biểu
diễn (số 1).
138. Nhiều tác giả (1975), Cái anh hùng một phạm trù cơ bản của mĩ học Mác -Lênin:
Kỷ yếu hội nghị, Trƣờng Lí luận và nghiệp vụ Bộ văn hoá Xb, Hà Nội.
139. Nhiều tác giả (1992), Triết học và Mĩ học phương Tây hiện đại, Nxb Văn hoá,
Hà Nội.
140. Nhiều tác giả (1996), Năm mươi năm văn học Việt Nam sau cách mạng tháng
Tám, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
141. Nhiều tác giả (1997), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội.
142. Nhiều tác giả (1998), Văn học phương Tây, Nxb Giáo dục, Hà Nội
143. Nhiều tác giả (2001), Về lãnh đạo, quản lí văn học nghệ thuật trong công cuộc
đổi mới, Nguyễn Duy Bắc tuyển chọn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
144. Nhiều tác giả (2003), Lí luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
145. Nhiều tác giả (2003), Văn học hậu hiện đại thế giới, Nxb Hội nhà văn.
146. Nhiều tác giả (2006), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
147. Nhiều tác giả (2009), Văn học Việt Nam sau 1975 - những vấn đề nghiên cứu và
giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
148. Nietzsche, Sự ra đời của bi kịch, Tƣ liệu viện Văn học, Hà Nội.
149. Bảo Ninh (2002), Thân phận của tình yêu, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
150. Lƣơng Ninh (1999), Lịch sử thế giới cổ đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
151. Thái Ninh (1987), Triết học Hi Lạp cổ đại, Nxb SGK Mác - Lênin.
152. V.Otrinnikov (1996), Những quan niệm thẩm mĩ độc đáo về nghệ thuật của người
Nhật Bản, Phong Vũ dịch, Tạp chí Văn học (số 5).
153. M.F. Ôpxiannhicop (1987), Mĩ học Mác - Lênin, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
154. M.F. Ôpxiannhicop (2001), Mĩ học cơ bản và nâng cao, Nxb Văn hóa thông tin,
Hà Nội.
155. Alan Pearson (2007), Hi Lạp cổ đại, Nxb Kim Đồng, Hà Nội.
156. Đỗ Hải Phong (2009), Thế giới phi lí và nỗi lo âu, hi vọng trong tiếng cười hài
kịch của Gogol, Tạp chí Nghiên cứu văn học (số 5).
157. Nguyễn Văn Phúc (1996), Quan hệ giữa cái thẩm mĩ và cái đạo đức trong cuộc
sống và trong nghệ thuật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
158. Hồ Phƣơng (1991), Những tìm tòi không mệt mỏi, Tạp chí Văn nghệ quân đội (số 9).
159. Huỳnh Nhƣ Phƣơng (1991), Văn xuôi những năm 80 và vấn đề dân chủ hóa của
nền văn học, Tạp chí Văn học (số 4).
160. Platon, Phedro (hay là Bàn về cái đẹp), T.276, Tƣ liệu của Viện Văn học, Hà Nội.
161. Adrian Poole (2012), Bi kịch - Dẫn nhập ngắn, Nxb Tri thức, Hà Nội.
162. GN. Pospeplov (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, t.1, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
163. Đình Quang (1993), Văn học nghệ thuật với việc xây dựng con người và phát
triển xã hội, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (số 3).
164. Đình Quang (1997), Văn học nghệ thuật với sự hình thành nhân cách và phát
triển xã hội, Tạp chí Văn hóa nghệ thuật (số 6).
165. Mịch Quang (2004), Khơi nguồn mĩ học dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
166. Phạm Ngọc Quang (2005), Công cuộc đổi mới ở Việt Nam hiện nay - nhìn từ giác độ
mâu thuẫn của quá trình phát triển, Tạp chí Triết học (số 10).
167. Nguyễn Ái Quốc (2008), Bản án chế độ thực dân Pháp, Nxb Chính trị Quốc gia,
Hà Nội.
168. Ph. Senlinh (1966), Triết học về nghệ thuật (trích dịch từ phần 1 chương 2) Nxb
Tƣ tƣởng, Matxcova.
169. Trần Đăng Suyền (2002), Nhà văn, hiện thực đời sống và cá tính sáng tạo, Nxb
Văn học, Hà Nội.
170. Trần Đình Sử (1996), Lí luận và phê bình văn học, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội.
171. Trần Đình Sử (1997), Bạn đọc và tiếp nhận văn học, Lí luận văn học, Nxb Giáo
dục, Hà Nội.
172. Trần Đình Sử (2009), Nghiên cứu Văn học nghệ thuật từ đối lập đến hội nhập,
Tạp chí Sông Lam (số 9 và số 10).
173. Trần Đình Sử (2010), Văn học và hiện thực trong tầm nhìn hiện đại, Tạp chí
Sông Hƣơng (số 259).
174. Trần Hữu Tá (1980), Đọc Năm 1975 họ đã sống như thế, tạp chí Văn nghệ quân
đội (số 12).
175. Lê Thị Thanh Tâm (2012), Mĩ học Mono No Aware và văn chương Nhật Bản,
Tạp chí Nghiên cứu văn học (số 2).
176. Phan Văn Tân (2001), Xung đột xã hội về đất đai ở nông thôn thời kì đổi mới,
Luận án tiến sĩ Xã hội học.
177. Lê Hữu Tầng (chủ biên) (2003), Chủ nghĩa xã hội: từ lí luận đến thực tiễn. Những
bài học kinh nghiệm chủ yếu, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
178. Chiêm Tế (1980), Lịch sử thế giới cổ đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
179. Đào Duy Thanh (2002), Mĩ học đại cương, Nxb Tp Hồ Chí Minh.
180. Khâu Chấn Thanh (1994), Lí luận văn học, nghệ thuật cổ điển Trung quốc: (100
điều), Nxb Giáo dục, Hà Nội.
181. Nguyễn Thị Thanh (2012), Tiểu thuyết về chiến tranh trong Văn học Việt Nam sau
1975 - những khuynh hướng và sự đổi mới nghệ thuật, Luận án tiến sĩ Ngữ văn.
182. Ngô Thảo (2000), Văn học với đời sống - đời sống “văn học”, Nxb Văn học,
Hà Nội.
183. Đinh Ngọc Thạch (1999), Triết học Hi Lạp cổ đại, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
184. Võ Văn Thắng (2005), Một số mâu thuẫn nảy sinh trong quá trình xây dựng lối
sống mới ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học (số 8).
185. Bùi Việt Thắng (1994), Một cách tái hiện chiến tranh, Tạp chí Văn nghệ
quân đội (số 10).
186. Phùng Gia Thế (2012), Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong văn
xuôi Việt Nam sau 1975, Luận án tiến sĩ Ngữ văn.
187. Thích Tâm Thiện (1996), Tư tưởng mĩ học Phật giáo, Thành Hội Phật giáo
Thành phố Hồ Chí Minh Xb.
188. Nguyễn Huy Thiệp (2003), Giăng lưới bắt chim, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội.
189. Xuân Thiều (1994), Điểm qua các tác phẩm được giải về đề tài chiến tranh
cách mạng và lực lượng vũ trang của Hội nhà văn Việt Nam, Tạp chí Văn nghệ
quân đội (số 5).
190. Đỗ Đức Thịnh (2005), Lịch sử Châu Âu, Nxb Thế giới, Hà Nội.
191. Hồ Văn Thông, (1991), Vấn đề con người trong các sách triết học của chúng ta,
Tạp chí Triết học (số 1).
192. Nguyễn Ngọc Thu (1996), Phân tích mĩ học về những bí mật của sáng tạo nghệ
thuật, Tạp chí Triết học (số 2).
193. Lộc Phƣơng Thủy (2007), Lí luận - Phê bình văn học thế giới thế kỉ XX, tập 2,
Nxb Giáo dục, Hà Nội.
194. Nguyễn Tài Thƣ (1997), Mấy nét về tình hình nghiên cứu mĩ học ở Trung Quốc
hiện nay, Tạp chí Triết học (số 4).
195. Lƣơng Duy Thứ (1991), Mấy vấn đề tranh luận về mĩ học ở Trung Quốc hiện
nay, Tạp chí Nghiên cứu Văn học nghệ thuật (số 3).
196. Thuật ngữ Văn học - mĩ học Nga - Pháp - Việt (1969), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
197. Phạm Trọng Thƣởng (2005), Đổi mới, phát triển lí luận văn học và mĩ học phù
hợp với thực tiễn lịch sử và thực tiễn nghệ thuật mới, Tạp chí Cộng sản (số 3).
198. Chu Quang Tiềm (2011), Khoảng cách giữa cuộc đời và bi kịch, Lê Thời Tân
dịch, Tƣ liệu Viện Văn học, Hà Nội.
199. Chu Quang Tiềm (2011), Tâm lí học bi kịch, Lê Thời Tân dịch, Tƣ liệu Viện
Văn học, Hà Nội.
200. Nguyễn Thị Kim Tiến (2012), Con người trong tiểu thuyết Việt Nam thời kì đổi
mới, Luận án tiến sĩ Ngữ văn.
201. Nguyễn Chí Tình (2000), Văn học phương Tây và chiến tranh: vấn đề số phận
con người, Tạp chí Văn nghệ quân đội (số 1).
202. Nguyễn Thị Toan (2013), Ảnh hưởng của chủ nghĩa hiện sinh và nhân sinh quan
Phật giáo trong âm nhạc Trịnh Công Sơn, Tạp chí Khoa học, Đại học Sƣ phạm
Hà Nội (số 6).
203. Tội ác khủng bố, tra tấn, tù đày của đế quốc Mĩ và tay sai đối với nhân dân miền nam Việt
Nam: Cuốn sách thứ 5 tố cáo tội ác (1968), Nxb Sự Thật, Hà Nội.
204. P.S. Tơrôphimốp (1958), Mĩ học Mác - Lênin là một khoa học, Nxb Sự thật, Hà Nội
205. P.S. Tơrôphimốp (1960), Phê phán những khuynh hướng chủ yếu trong nghệ
thuật và mĩ học phản động tư sản hiện nay, Nxb Sự thật, Hà Nội.
206. Lê Anh Trà (1982), Giáo dục thẩm mĩ và xây dựng con người mới Việt Nam,
Nxb Sự thật, Hà Nội.
207. Lê Ngọc Trà (1988), Về vấn đề văn học phản ánh hiện thực, Báo Văn nghệ (số 20).
208. Lê Ngọc Trà (chủ biên) (1994), Mĩ học đại cương, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội.
209. Lê Ngọc Trà (2005), Lí luận và văn học, Nxb Trẻ Thành phố Hồ Chí Minh.
210. Lê Ngọc Trà (2007), Văn chương thẩm mĩ và văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
211. Trần Trí Trắc (2011), Cơ sở triết học, văn hóa học và mĩ học của chèo cổ, Nxb Sân
khấu, Hà Nội.
212. Hoàng Trinh, Từ bi kịch thời trước đến kịch anh hùng thời nay, Tạp chí Nghiên
cứu văn học, Hà Nội.
213. Khấu Bằng Trình (2011), Luận về tinh thần bi kịch của Trung Quốc, Tƣ liệu
Viện Văn học, Hà Nội.
214. Lê Quang Trung (1991), Vài nét về thân phận người phụ nữ đi qua chiến tranh,
Tạp chí Văn nghệ quân đội (số 3).
215. Phạm Quang Trung (2010), Mĩ học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
216. Bùi Quang Trƣờng (2012), Văn xuôi viết về nông thôn trong văn học Việt Nam
sau 1975, Luận án tiến sĩ Ngữ văn.
217. Trecnusepxki (1962), Quan hệ thẩm mĩ của nghệ thuật đối với hiện thực, Nxb
Văn hóa nghệ thuật, Hà Nội.
218. Nguyễn Thanh Tú (2014), Tiểu thuyết và chiến tranh, Nxb Quân đội nhân dân,
Hà Nội.
219. Nick Turse (2013), Mệnh lệnh lưỡi lê: Sự thật về cuộc chiến của Mĩ ở Việt Nam,
Dịch: Lê Thuỳ Giang, Đặng Thành Đạt, Nxb Trẻ, Tp Hồ Chí Minh.
220. Tuyển tập kịch Sêchxpia (1995), Nxb Sân khấu, Hà Nội.
221. Từ điển triết học (1986), Nxb Tiến bộ, Matxcơva.
222. Từ điển triết học giản yếu (1987), Nxb Đại học và trung học chuyên nghiệp,
Hà Nội.
223. Nguyễn Đình Tƣờng (2002), Một số biểu hiện của sự biến đổi giá trị đạo đức
trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay và giải pháp khắc phục, Tạp
chí Triết học (số 6).
224. Thế Văn (1986), Nâng cao hiệu quả giáo dục của nghệ thuật, Tạp chí Nghiên
cứu nghệ thuật (số 1).
225. Vectxman, Những nhận xét về mĩ học của chủ nghĩa hiện sinh, Tƣ liệu Thƣ viện
Quốc gia, Hà Nội.
226. Về mĩ học và văn học kịch: Theo các tác giả phương Tây (2003), Nxb Sân khấu,
Hà Nội.
227. Viện hàn lâm khoa học Liên Xô (1963), Nguyên lí mĩ học Mác - Lênin Phần 3,
Nxb Sự Thật, Hà Nội
228. Viện Triết học (1983), Mấy vấn đề đạo đức và thẩm mĩ trong thời kì quá độ ở
nước ta, Hà Nội.
229. Viện Văn học (2005), Lí luận và phê bình văn học đổi mới và phát triển, Kỉ yếu
hội thảo khoa học, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
230. Võ Khánh Vinh (2010), Xung đột xã hội: Một số vấn đề lí luận và thực tiễn ở
Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
231. Lê Quang Vinh (1996), Giáo dục thẩm mĩ thông qua các phạm trù mĩ học, Tạp
chí Văn học nghệ thuật (số 12).
232. Nguyễn Hữu Vui (2008), Lịch sử triết học, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
233. L.X. Vƣgốtxki (1981), Tâm lí học nghệ thuật, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
234. David Zierler (2012), Con đường da cam, Bùi Phƣơng Thảo dịch, Nxb Trẻ,
Tp Hồ Chí Minh.
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_cai_bi_trong_he_thong_pham_tru_mi_hoc_bieu_hien_va_g.pdf