HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
ĐÀO THANH LƯỠNG
CÁC TỈNH ỦY Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG DẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
HÀ NỘI - 2018
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
ĐÀO THANH LƯỠNG
CÁC TỈNH ỦY Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ
CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC
192 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 380 | Lượt tải: 1
Tóm tắt tài liệu Luận án Các tỉnh ủy ở vùng đồng bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng nông thôn mới giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mã số: 62 31 02.03
Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS TRẦN KHẮC VIỆT
2. PGS, TS NGUYỄN VŨ TIẾN
HÀ NỘI - 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng
tôi, các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn
gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định.
Tác giả luận án
Đào Thanh Lưỡng
BẢNG CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN
BCHTW: Ban Chấp hành Trung ương
CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
CTQG: Chính trị quốc gia
CT-XH: Chính trị - xã hội
ĐCSVN: Đảng Cộng sản Việt Nam
ĐBSH: Đồng bằng sông Hồng
HTCT: Hệ thống chính trị
KT-XH: Kinh tế - xã hội
MTTQ: Mặt trận Tổ quốc
NTM: Nông thôn mới
Nxb: Nhà xuất bản
QP, AN: Quốc phòng, an ninh
UBND: Ủy ban nhân dân
XHCN: Xã hội chủ nghĩa
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................ 1
Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ
TÀI LUẬN ÁN .................................................................................................. 6
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC ........................................ 6
1.2. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI ................................... 21
1.3. KẾT QUẢ CỦA CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC ĐÃ
CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN TIẾP TỤC
NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 25
Chương 2: CÁC TỈNH ỦY Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH
ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN HIỆN NAY – NHỮNG
VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN........................................ 28
2.1. CÁC TỈNH, TỈNH ỦY Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở CÁC TỈNH VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG HIỆN NAY . 28
2.2. CÁC TỈNH ỦY Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI - KHÁI NIỆM, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG THỨC ...................... 52
Chương 3: XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI VÀ CÁC TỈNH ỦY Ở VÙNG
ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI -
THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM ............................... 64
3.1. THỰC TRẠNG XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI Ở CÁC TỈNH VÙNG ĐỒNG
BẰNG SÔNG HỒNG .............................................................................................. 64
3.2. CÁC TỈNH ỦY Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG LÃNH ĐẠO XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM ......... 74
Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG
CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG
HỒNG ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ĐẾN NĂM 2025 ............ 106
4.1. DỰ BÁO NHỮNG NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG VÀ PHƯƠNG HƯỚNG TĂNG
CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦY Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI ............................................................. 106
4.2. NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC
TỈNH ỦY Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG ĐỐI VỚI XÂY DỰNG NÔNG
THÔN MỚI ĐẾN NĂM 2025 ................................................................................ 117
KẾT LUẬN ................................................................................................... 144
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ .................................... 146
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 147
PHỤ LỤC ..................................................................................................... 162
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Từ khi giành được chính quyền, Đảng ta luôn coi việc lãnh đạo xây dựng
và phát triển kinh tế nông nghiệp, phát huy vai trò to lớn của nông dân, chăm lo
đời sống vật chất và tinh thần của nông dân là nhiệm vụ quan trọng của Đảng,
Nhà nước. Trong giai đoạn hiện nay, Đảng ta khẳng định:
Nông nghiệp, nông dân, nông thôn có vị trí chiến lược trong sự
nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, là cơ
sở và lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ
vững ổn định chính trị, đảm bảo an ninh, quốc phòng; giữ gìn, phát huy
bản sắc văn hóa dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước [61,
tr. 123-124].
Sau hơn 30 năm thực hiện đường đối đổi mới, dưới sự lãnh đạo của Đảng,
nông nghiệp, nông dân, nông thôn nước ta đã đạt được thành tựu khá to lớn và
toàn diện. Tuy nhiên, Đảng ta cũng khẳng định, những thành tựu đạt được về
phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn và cải thiện đời sống nông dân chưa
tương xứng với tiềm năng, lợi thế và chưa đồng đều giữa các vùng. Thực hiện
Nghị quyết số 26-NQ/TW ngày 05-8-2008 của Ban Chấp hành Trung ương
(BCHTW) khóa X “về nông nghiệp, nông dân và nông thôn”, Chính phủ đã ra
Nghị quyết số 24/NQ-CP ngày 28-10-2008 ban hành “Chương trình hành động
của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung
ương khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn”, trong đó xác định rõ các
mục tiêu chủ yếu cần đạt được, trong đó xây dựng nông thôn mới (NTM) bền
vững theo hướng văn minh, giàu đẹp, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn bản
sắc văn hóa dân tộc Tiếp đó, ngày 16-4-2009 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết
định số 491/QĐ-TTg “Ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới”; ngày
04-6-2010 Thủ tướng Chính phủ đã ra Quyết định số 800/QĐ-TTg “Ban hành
Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM giai đoạn 2010-2020”; ngày
05-4-2016 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 558/QĐ-TTg về việc ban
hành Tiêu chí huyện nông thôn mới và Quy định thị xã, thành phố trực thuộc
2
cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020;
ngày 17-10-2016 Thủ tướng Chính phủ ký Quyết định số 1980/QĐ-TTg về việc
ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới; ngày 16-8-2016 Thủ tướng
Chính phủ ký Quyết định số 1600/QĐ-TTg phê duyệt chương trình mục tiêu
quốc gia, xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2016-2020. Có thể nói, đến nay,
vấn đề xây dựng NTM được đề cập một cách cơ bản, toàn diện và sâu sắc, đáp
ứng mong muốn của nhân dân và yêu cầu chiến lược sớm xây dựng đất nước ta
cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020. Xây dựng
NTM là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của sự nghiệp đẩy
mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước ta hiện nay.
Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) là một vùng đồng bằng lớn nhất ở phía
Bắc nước ta, gồm 2 thành phố (Hà Nội, Hải Phòng) và 9 tỉnh trực thuộc Trung
ương (Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Quảng Ninh,
Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình). Đây là vùng lãnh thổ có vị trí, vai trò đặc
biệt quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh (QP, AN)
của cả nước. Đây cũng là một trong những đồng bằng, vựa lúa lớn của cả nước, là
trung tâm của nền văn hóa Việt và là một trong những trọng điểm Đảng, Nhà nước
đang triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.
Với vai trò, chức năng là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội đại hội đại
biểu đảng bộ tỉnh, các tỉnh ủy ở ĐBSH có chức năng, nhiệm vụ lãnh đạo toàn
diện các lĩnh vực phát triển KT-XH, QP, AN trên địa bàn tỉnh, trong đó có lĩnh
vực xây dựng NTM. Sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH là nhân tố quan
trọng hàng đầu, quyết định sự nghiệp xây dựng NTM ở từng trong vùng. Thực
hiện các nghị quyết của BCHTW và các quyết định của Chính phủ về xây dựng
NTM, những năm qua, các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH đã sớm thành lập ban chỉ đạo
và tiến hành chọn các xã điểm (riêng tỉnh Quảng Ninh chỉ đạo và tiến hành đồng
loạt ở tất cả các xã) trong tỉnh triển khai xây dựng mô hình NTM giai đoạn
2010-2020. Qua 6 năm triển khai thực hiện Chương trình, bước đầu thu được kết
quả quan trọng về nhiều mặt. Sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ngày càng đi vào
chiều sâu, đem lại hiệu quả tích cực. Tuy nhiên, sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở
3
vùng ĐBSH đối với sự nghiệp xây dựng NTM còn nhiều hạn chế. Một số nhiệm
vụ của chương trình xây dựng NTM được cấp ủy, chính quyền các tỉnh ở vùng
ĐBSH triển khai chậm, nhất là công tác quy hoạch xã NTM, công tác giải ngân
vốn Lãnh đạo xây dựng quy hoạch xây dựng NTM chậm, quy hoạch chưa thật
khoa học và hợp lý. Chưa huy động được các nguồn lực, chưa phát huy tốt tiềm
năng, thế mạnh của địa phương trong xây dựng NTM. Lãnh đạo chuyển dịch cơ
cấu kinh tế nông nghiệp chưa hiệu quả, chậm cải thiện mức thu nhập của nông
dân. Lãnh đạo phát triển giáo dục, y tế, văn hóa, môi trường sinh thái chưa
đáp ứng yêu cầu đề ra. HTCT cơ sở nông thôn, QP, AN, trật tự, an toàn xã hội
ở nông thôn chưa thật vững chắc. Về phương thức lãnh đạo, một số tỉnh ủy còn
hạn chế trong lãnh đạo tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết, chủ trương về
xây dựng NTM; chất lượng, hiệu quả công tác tuyên truyền, vận động cán bộ,
đảng viên và nhân dân tham gia xây dựng NTM của một số tỉnh ủy chưa cao;
hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo chương trình xây dựng NTM các cấp chưa
rõ nét, một số tổ chức trong HTCT ở các cấp trong tỉnh chưa tích cực tham gia
chương trình; việc lãnh đạo xây dựng các mô hình thí điểm, các điển hình NTM,
sơ kết, tổng kết và nhân rộng điển hình tiên tiến còn hình thức; chưa phát huy tốt
tính tiền phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên trong tham gia xây dựng
NTM; công tác kiểm tra, giám sát của các cấp ủy đảng đối với quá trình xây
dựng NTM còn nhiều hạn chế.
Xuất phát từ tình hình trên, tác giả chọn vấn đề “Các tỉnh ủy ở vùng đồng
bằng sông Hồng lãnh đạo xây dựng nông thôn mới trong giai đoạn hiện nay”
làm đề tài luận án tiến sĩ chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Mục đích
Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn các tỉnh ủy ở vùng
ĐBSH lãnh đạo xây dựng NTM, luận án đề xuất phương hướng và những giải
pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH đối với xây
dựng NTM đến năm 2025.
4
2.2. Nhiệm vụ
- Tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu liên quan đến đề tài luận án.
- Xác lập và luận giải khái niệm NTM và xây dựng NTM ở các tỉnh vùng
ĐBSH; khái niệm, nội dung, phương thức lãnh đạo xây dựng NTM của các tỉnh
ủy ở vùng ĐBSH.
- Đánh giá đúng thực trạng xây dựng NTM và thực trạng các tỉnh ủy vùng
ĐBSH lãnh đạo xây dựng NTM, rút ra nguyên nhân, đúc kết những kinh nghiệm
lãnh đạo xây dựng NTM của các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH.
- Dự báo những nhân tố tác động, xác định mục tiêu, phương hướng và đề
xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường lãnh đạo xây dựng NTM của các tỉnh
ủy ở vùng ĐBSH đến năm 2025.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH lãnh đạo xây
dựng NTM giai đoạn hiện nay.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: vùng ĐBSH gồm 11 tỉnh, thành phố, luận án chỉ
nghiên cứu 9 tỉnh, gồm Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương,
Quảng Ninh, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.
Phạm vi thời gian: Luận án nghiên cứu sự lãnh đạo của các tỉnh ủy vùng
ĐBSH đối với xây dựng NTM từ năm 2008 đến nay; phương hướng, giải pháp
luận án đề xuất có giá trị đến năm 2025.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu
4.1. Cơ sở lý luận
Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác -
Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, chủ trương hiện nay của Đảng
Cộng sản Việt Nam (ĐCSVN) về sự lãnh đạo, nội dung và phương thức
lãnh đạo của Đảng.
5
4.1. Cơ sở thực tiễn
Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng xây dựng NTM và thực trang các
tỉnh ủy ở vùng ĐBSH lãnh đạo xây dựng NTM từ năm 2008 đến nay.
4.3. Phương pháp nghiên cứu
Luận án được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác
- Lênin, đồng thời sử dụng các phương pháp chuyên ngành, liên ngành như: lịch
sử - lôgic, phân tích, tổng hợp, khảo sát, thống kê, tổng kết thực tiễn.
5. Những đóng góp mới của luận án
- Khái niệm tỉnh ủy lãnh đạo xây dựng NTM; xác định nội dung, phương
thức lãnh đạo xây dựng NTM của các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH.
- Năm kinh nghiệm lãnh đạo xây dựng NTM của các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH.
- Đề xuất hai giải pháp mang tính đột phá: tăng cường lãnh đạo phát huy
vai trò của cán bộ, đảng viên và lãnh đạo phát huy vai trò của nông dân, hội
nông dân các cấp ở các tỉnh vùng ĐBSH trong xây dựng NTM.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
6.1. Ý nghĩa lý luận của luận án
Luận án góp phần làm rõ hơn những vấn đề lý luận và thực tiễn về tỉnh ủy
lãnh đạo xây dựng NTM; kinh nghiệm về lãnh đạo xây dựng NTM trong thời
gian qua; những giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH
đối với xây dựng NTM đến năm 2025.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án
Luận án có thể được dùng làm tài liệu để các tỉnh ủy, thành ủy trong toàn quốc
tham khảo trong quá trình lãnh đạo xây dựng NTM; làm tài liệu tham khảo phục vụ
giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học trong toàn Học viện Chính trị quốc gia
(CTQG) Hồ Chí Minh, các trường chính trị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương và các trung tâm bồi dưỡng chính trị huyện, thị xã, thành phố trong toàn quốc.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình củatác giả dã công
bố liên quan đến đề tài luận án, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án
gồm 4 chương, 9 tiết.
6
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU TRONG NƯỚC
1.1.1. Sách
- Nguyễn Trung Quế (1995), “Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vùng
đồng bằng sông Hồng” [115]. Các tác giả cuốn sách đã đề cập những vấn đề lý
luận về cơ cấu kinh tế và chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn; thực trạng,
phương pháp xác định cơ chế kinh tế nông nghiệp nông thông ĐBSH và trình
bày đôi nét về cơ cấu kinh tế huyện Gia Lâm (Hà Nội), Thuận Thành (Hà Bắc),
Tiên Lãng (Hải Phòng), Vĩnh Lạc (Vĩnh Phú).
- GS, TS Lương Xuân Quỳ (1996), “Những biện pháp kinh tế tổ chức và
quản lý để phát triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa và đổi mới cơ cấu kinh tế
nông thôn Bắc bộ” [116]. Trên cơ sở phân tích rõ những luận cứ khoa học của
phương hướng tổ chức lại và xây dựng cơ chế quản lý mới đối với các cơ sở
kinh tế thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trong nông nghiệp, nông thôn,
tác giả đã xác định phương hướng và các biện pháp cụ thể về kinh tế, tổ chức và
quản lý để thúc đẩy chuyên môn hóa, tập trung hóa, công nghiệp hóa nhằm phát
triển kinh tế nông nghiệp hàng hóa và đổi mới cơ cấu kinh tế nông thôn ở các
vùng khác nhau thuộc Bắc bộ. Theo đó, một nền nông nghiệp hàng hóa phát
triển còn phản ánh một cơ cấu sản xuất và kinh doanh hợp lý - một cơ cấu tăng
dần tỷ lệ giá trị sản phẩm công nghiệp và dịch vụ, tỷ lệ giá trị sản phẩm thuần
nông giảm dần. Điều đó tất yếu dẫn đến hệ quả là yếu tố lao động sống trong
cấu thành giá trị sản phẩm đã qua chế biến có nguồn gốc nguyên liệu nông sản
giảm cả tuyệt đối và tương đối.
- TS Nguyễn Văn Bích - KS Chu Tiến Quang (1996), “Chính sách kinh tế
và vai trò của nó đối với phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn Việt Nam”
[18]. Tác giả đã đề cập một cách khá toàn diện những vấn đề chính sách kinh tế
phát triển nông nghiệp, nông thôn. Thông qua việc phân tích, đánh giá vai trò của
các chính sách kinh tế đó, bức tranh về quá trình phát triển nông nghiệp, nông
7
thôn Việt Nam được tái hiện với tất cả những thành tựu và hạn chế, khiếm khuyết,
những thách thức và mâu thuẫn, những tiềm năng dự báo và giới hạn phát triển,
những vấn đề đang đặt ra và hướng xử lý các chính sách và giải pháp lớn
- Vũ Thị Ngọc Trân (1997), “Phát triển kinh tế nông hộ sản xuất hàng
hoá ở vùng đồng bằng sông Hồng” [41]. Cuốn sách đã đề cập vai trò của sản
xuất hàng hóa và sự cần thiết phải chuyển kinh tế nông hộ nông dân lên sản xuất
hàng hóa; thực trạng, kết quả và phương hướng phát triển kinh tế hộ nông dân
sản xuất hàng hóa ở vùng ĐBSH.
- TS Nguyễn Văn Trung (1998), “Phát triển nguồn nhân lực trẻ ở nông
thôn, để công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, nông nghiệp nước ta” [154].
Nội dung cuốn sách gồm ba phần, đề cập ba vấn đề lớn: vị trí, vai trò của nông
thôn và chuyển dịch cơ cấu kinh tế thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông
thôn nước ta; thực trạng nghề nghiệp, việc làm của thanh niên nông thôn và vai
trò của họ trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế, xây dựng NTM; một số mô hình,
kinh nghiệm và chính sách phát triển thanh niên nông thôn hiện nay.
- GS, TS Lưu Văn Sùng (2004), “Một số kinh nghiệm điển hình về phát
triển nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa” [128]. Tác giả
cho rằng, nước ta là một nước có đa số dân cư sống bằng nghề nông, nên vấn đề
CNH, HĐH nông nghịêp, nông thôn được đặt lên hàng đầu trong sự nghiệp
CNH, HĐH đất nước. CNH, HĐH nông nghịêp, nông thôn là quá trình xây dựng
cơ sở vật chất - kỹ thuật và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn
theo hướng sản xuất hàng hóa lớn, hiện đại; gắn nông nghiệp với công nghiệp và
dịch vụ, cho phép phát huy có hiệu quả cao mọi nguồn lực và lợi thế của nền
nông nghiệp, mở rộng giao lưu trong nước và quốc tế. Thực chất của CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình phát triển nông thôn theo hướng tiến
bộ về KT-XH của một nước công nghịêp. Điều đó có nghĩa là, không chỉ phát
triển công nghiệp, mà còn bao gồm cả việc phát triển toàn bộ các hoạt động, các
lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và đời sống văn hóa, tinh thần ở nông thôn phù hợp
với nền sản xuất công nghiệp ở nông thôn cả nước nói chung. Từ đa dạng hóa
8
sản xuất, tạo ra nhiều loại sản phẩm nông nghiệp đến phát triển công nghiệp chế
biến là bước đi tất yếu của phát triển nông nghiệp trong thời kỳ CNH, HĐH.
- PGS, TS Vũ Năng Dũng (2004), “Cơ sở khoa học để xây dựng tiêu chí,
bước đi, cơ chế, chính sách trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông
nghiệp, nông thôn”[50]. Cuốn sách được biên soạn dựa trên cơ sở kết quả nghiên
cứu đề tài khoa học - công nghệ cấp Nhà nước KC.07.02. Cuốn sách nghiên cứu,
trình bày cơ sở lý luận, quan điểm, mô hình, phương thức của CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn nước ta.
- GS, TS Hoàng Chí Bảo (2005), "Hệ thống chính trị ở cơ sở nông thôn
nước ta hiện nay” [17]. Tác giả cho rằng, HTCT ở cơ sở nông thôn có vai trò rất
quan trọng trong việc tổ chức và điều hành nhân dân thực hiện đường lối, chính
sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, tăng cường đại đoàn kết toàn dân, huy
động mọi khả năng phát triển KT-XH, tổ chức cuộc sống của cộng đồng dân cư.
Do vậy, xây dựng HTCT cơ sở nông thôn vững mạnh là nhiệm vụ đặc biệt quan
trọng trong giai đoạn hiện nay.
- TS Đặng Kim Sơn (2008), “Nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt
Nam hôm nay và mai sau” [124]. Với hệ thống tư liệu, số liệu phong phú, cuốn
sách đã làm rõ thực trạng nông nghiệp, nông thôn, nông dân ở Việt Nam trong
hơn 20 năm đổi mới (1986-2007) và thực trạng giải quyết vấn đề nông nghiệp,
nông thôn, nông dân trong giai đoạn hiện nay. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề xuất
những định hướng, kiến nghị những chính sách nhằm đưa nông nghiệp, nông
dân, nông thôn Việt Nam phát triển.
- PGS, TS Ngô Huy Tiếp (2010), “Đảng lãnh đạo xây dựng giai cấp nông
dân trong giai đoạn hiện nay” [130]. Công trình này đã phân tích vai trò quan
trọng của giai cấp nông dân trong lịch sử dân tộc cũng như trong sự nghiệp đổi
mới và CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn; phân tích những đặc điểm cơ bản
của giai cấp nông dân Việt Nam hiện nay. Đặc biệt, công trình đã nêu và phân
tích khái niệm sự lãnh đạo của Đảng đối với xây dựng giai cấp nông dân Việt
Nam là quá trình Đảng đề ra các quan điểm, chủ trương, đường lối, chính sách,
9
biện pháp xây dựng giai cấp nông dân; tổ chức thực hiện và kiểm tra, giám sát
việc thực hiện các chủ trương chính sách đó, cũng như tiến hành các hoạt động
khác có liên quan nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình xây dựng giai cấp
nông dân diễn ra đúng quan điểm, mục tiêu và đường lối đã đề ra. Các tác giả đã
làm rõ nội dung và phương thức Đảng lãnh đạo xây dựng giai cấp nông dân,
phân tích thực trạng giai cấp nông dân Việt Nam hiện nay; nêu lên những bức
xúc chủ yếu của nông dân. Trên cơ sở phân tích thực trạng về nội dung và
phương thức lãnh đạo của Đảng trong xây dựng giai cấp nông dân, các tác giả đã
đề xuất mục tiêu, quan điểm và giải pháp nhằm xây dựng giai cấp nông dân Việt
Nam trong giai đoạn hiện nay. Theo các tác giả, cần thực hiện đồng bộ các giải
pháp từ công tác tư tưởng, công tác tổ chức thực hiện đường lối xây dựng giai
cấp nông dân đến những giải pháp cụ thể về lãnh đạo nâng cao đời sống vật chất
và tinh thần của nông dân. Trong hệ thống các giải pháp đó, các tác giả coi trọng
giải pháp đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của các tổ chức đảng ở
nông thôn.
- PGS, TS Tô Huy Rứa - PGS, TS Nguyễn Cúc - PGS, TS Trần Khắc
Việt (2003), “Giải pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị ở các tỉnh
miền núi nước ta hiện nay” [118]. Cuốn sách là tập hợp các bài tham luận được
tuyển chọn từ các hội thảo của đề tài khoa học độc lập cấp Nhà nước “Các giải
pháp đổi mới hoạt động của hệ thống chính trị ở các tỉnh miền núi nước ta hiện
nay”. Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn hoạt động của HTCT các
tỉnh miền núi nước ta những năm qua, các tác giả đề xuất quan điểm, giải pháp tiếp
tục đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của từng tổ chức thành
viên và toàn bộ HTCT từng cấp ở các tỉnh miền núi trong thời kỳ đẩy mạnh CNH,
HĐH đất nước phù hợp với điều kiện cụ thể của từng địa phương.
- TS Mai Ngọc Anh (2010), “An sinh xã hội đối với nông dân trong nền
kinh tế thị trường ở Việt Nam”[1]. Tác giả khẳng định: an sinh xã hội là một vấn
đề hết sức quan trọng, vì nó không chỉ bảo đảm đời sống cho người dân, mà còn
góp phần ổn định kinh tế, chính trị, tạo điều kiện phát triển kinh tế đất nước một
10
cách bền vững. Ở Việt Nam, số đông dân cư sống ở khu vực nông thôn, phần
lớn vẫn chịu cảnh nghèo nàn, lạc hậu, sản xuất nông nghiệp còn phải chịu nhiều
rủi ro. Mặc dù Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách để giải
quyết những khó khăn trên, song tình trạng thất nghiệp, thiếu công ăn việc làm
cho người lao động vẫn còn khá phổ biến; khoảng cách thu nhập giữa người lao
động, giữa các vùng, miền chưa được thu hẹp; tình trạng đói nghèo và tái nghèo
vẫn chưa được giải quyết một cách bền vững. Bên cạnh đó, người nông dân
hằng ngày vẫn phải đối mặt với những rủi ro như ốm đau, bệnh tật, thiên tai, bão
lụt Do đó, hệ thống an sinh xã hội càng có vai trò quan trọng hơn đối với
người nông dân. Cuốn sách còn đề cập đến một số vấn đề đang được đặt ra
trong thực tiễn nước ta lien quan đến vấn đề an sinh xã hội trong nông thôn,
nông dân ở nước ta. Cuốn sách tập trung làm rõ những vấn đề lý luận và thực
tiễn; phân tích thực trạng để chỉ ra những thành tựu, hạn chế và những vấn đề
đặt ra đối với việc xây dựng hệ thống an sinh xã hội đối với nông dân nước ta
từ khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng XHCN. Trên cơ sở đó,
tác giả đã đề xuất phương hướng, các giải pháp xây dựng và hoàn thiện hệ
thống an sinh xã hội đối với nông dân ở nước ta những năm tới.
- TS Phạm Ngọc Dũng (2011), “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
nông nghiệp, nông thôn từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay” [50]. Cuốn
sách bao gồm 3 chương: chương I - Cơ sở lý luận và thực tiễn xem xét, đánh giá
kinh tế, xã hội trong thực tiễn CNH, HĐH ở nông thôn; chương II - Thực trạng
kinh tế, xã hội ở nông thôn Việt Nam trong quá trình thực hiện CNH, HĐH;
chương III - Một số quan điểm, giải pháp phát triển kinh tế, xã hội nông thôn Việt
Nam theo hướng CNH, HĐH bền vững. Nội dung cuốn sách làm rõ hơn về vai
trò quan trọng của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong quá trình CNH,
HĐH đất nước; làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn trong phát triển bền vững; đánh giá đúng thực trạng KT-XH ở
nông thôn nước ta cũng như nguyên nhân nảy sinh vấn đề kinh tế, xã hội bức
xúc trong quá trình CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay; đưa
11
ra các giải pháp hợp lý, có tính thực tiễn cao nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu
tổng quát và lâu dài của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là xây dựng một
nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, hiệu quả và bền vững, có năng suất,
chất lượng và sức cạnh tranh cao trên cơ sở ứng dụng các thành tựu khoa học,
công nghệ tiên tiến, đáp ứng nhu cầu trong nước và xuất khẩu; xây dựng nông
thôn ngày càng giàu đẹp, có cơ cấu kinh tế hợp lý, quan hệ sản xuất phù hợp, kết
cấu hạ tầng KT-XH phát triển ngày càng hiện đại.
1.1.2. Đề tài khoa học
- PGS, TS Lưu Văn Sùng (1999), “Sự lãnh đạo kinh tế của các tỉnh ủy
trong điều kiện hiện nay” [127]. Công trình này đã chỉ rõ sự lãnh đạo kinh tế của
tỉnh ủy trong phạm vi một tỉnh vừa thực hiện nhiệm vụ của Trung ương trên địa
bàn tỉnh, vừa phát triển kinh tế địa phương, đồng thời thông qua các huyện ủy,
đảng ủy trực thuộc chỉ đạo đến cơ sở. Tỉnh ủy lãnh đạo thực hiện bố trí chiến lược
kinh tế của Trung ương trên địa bàn tỉnh; lãnh đạo việc thực thi chính sách, pháp
luật của Nhà nước trên địa bàn tỉnh; khai thác nguồn lực địa phương, phát huy nội
lực, tranh thủ các nguồn lực đầu tư từ bên ngoài, góp phần thực hiện CNH, HĐH
trên địa bàn tỉnh; phát hiện nhân tố mới, nghiên cứu triển khai, thí điểm, tổng kết
và kiến nghị để có thể trở thành chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước.
- Nguyễn Đức Minh (2000), “An ninh nông thôn trong chiến lược phát
triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay” [99]. Các tác giả phân tích thực trạng
an ninh nông thôn, dự báo tình hình an ninh nông thôn, đề xuất các giải pháp cơ
bản đảm bảo an ninh nông thôn trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Một
trong những giải pháp mà các tác giả đề cập đến để giữ vững an ninh nông thôn
là phải thường xuyên chăm lo xây dựng tổ chức đảng, chính quyền cơ sở trong
sạch, vững mạnh.
1.1.3. Luận án, luận văn
* Luận án tiến sĩ:
- Phạm Công Khâm (2000), “Xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã
vùng nông thôn đồng bằng sông Cửu Long hiện nay” [84]. Tác giả luận án đã
12
làm rõ thêm cơ sở khoa học, nét đặc thù về vị trí, vai trò cấp xã và của đội ngũ
cán bộ chủ chốt cấp xã nói chung và ở đồng bằng sông Cửu Long nói riêng
trong thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH. Trên cơ sở phân tích thực trạng đội ngũ cán
bộ chủ chốt và công tác cán bộ, tác giả chỉ rõ mục tiêu, quan điểm và các giải
pháp khả thi để xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt cấp xã đáp ứng được yêu cầu,
nhiệm vụ.
- Bùi Văn Khoa (2005), “Xây dựng đội ngũ đảng viên ở nông thôn đồng
bằng sông Cửu Long trong giai đoạn hiện nay” [85]. Tác giả luận án đánh giá
thực trạng đội ngũ đảng viên và công tác xây dựng đội ngũ đảng viên ở nông
thôn đồng bằng Sông Cửu Long, đề xuất các giải pháp khả thi góp phần xây
dựng đội ngũ đảng viên ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long. Những giải
pháp mà tác giả luận án đề xuất có giá trị tham khảo trong quá trình phát huy
tính tiền phong gương mẫu của người đảng viên trong phong trào xây dựng
NTM hiện nay.
- Lê Tấn Lập (2007), “Sự lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng trong việc thực
thi quyền lực của nhân dân ở nông thôn đồng bằng sông Cửu Long” [86]. Tác
giả luận án đã nghiên cứu về quyền lực của nhân dân, những đặc trưng quyền
lực của nhân dân, sự lãnh đạo của Đảng và đề xuất những giải pháp nâng cao
hiệu quả lãnh đạo của tổ chức cơ sở đảng ở nông thôn đồng bằng sông Cửu
Long. Đặc biệt, luận án này làm rõ mối quan hệ giữa vai trò lãnh đạo của tổ
chức cơ sở đảng với việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân ở nông thôn
đồng bằng sông Cửu Long. Những kết quả của luận án có giá trị tham khảo tốt
đối với quá trình nghiên cứu về sự lãnh đạo của các tỉnh ủy trong sự nghiệp xây
dựng NTM hiện nay.
- Nguyễn Dương Hùng (2008), “Kiện toàn hệ thống chính trị ở xã nhằm
thực hiện quyền làm chủ của nhân dân vùng đồng bằng sông Hồng hiện nay”
[82]. Luận án đã nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn quá trình kiện
toàn HTCT ở cấp xã vùng ĐBSH; mối quan hệ giữa việc kiện toàn HTCT ở cấp
13
xã với việc phát huy quyền làm chủ của nhân dân trong khu vực. Luận án đã đưa
ra giải pháp để kiện toàn HTCT cấp xã vùng ĐBSH.
- Nguyễn Thị Tố Uyên (2012), “Các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng
lãnh đạo đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai
đoạn hiện nay” [157]. Luận án đã tổng quan được các công trình khoa học tiêu
biểu liên quan đến đề tài; phân tích, làm rõ được các khái niệm liên quan; khái
quát được chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của các tỉnh ủy vùng ĐBSH; tỉnh
ủy lãnh đạo đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn – khái niệm, nội
dung, phương thức lãnh đạo. Luận án cũng đánh giá được thực trạng CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn vùng ĐBSH; thực trạng các tỉnh ủy vùng ĐBSH
lãnh đạo đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Những ưu, khuyết
điểm được tác giả đánh giá khá công phu, sát thực tế, phân tích sâu sắc nguyên
nhân của ưu, khuyết điểm, khái quát được 06 kinh nghiệm có giá trị lý luận và
thực tiễn cao. Luận án đã đề xuất được mục tiêu, phương hướng và 07 giải pháp
tăng cường sự lãnh đạo các các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH lãnh đạo đẩy nhanh CNH,
HĐH nông nghiệp, nông thôn đến năm 2020.
* Luận văn thạc sĩ:
- Hồ Thái Sơn (2007), “Đảng bộ tỉnh Hà Tĩnh lãnh đạo xây dựng nông
thôn mới từ năm 1996 đến năm 2005”[126]. Trong công trình này, tác giả đã
làm rõ chủ trương xây dựng NTM của Tỉnh ủy Hà Tĩnh qua hai giai đoạn:
1996-2001 và 2001-2005 nhằm mục tiêu xây dựng nông thôn có cuộc sống ấm
no, hạnh phúc, văn minh, có nền sản xuất hàng hóa phát triển bền vững theo
hướng CNH, HĐH; có kết cấu hạ tầng phát triển; đảm bảo dân chủ, công bằng
xã hội, ổn định chính trị, QP, AN vững mạnh. Tác giả làm rõ quá trình tổ chức
triển khai thực hiện chủ trươn...vùng Đông Bắc
với vùng Tây Bắc, giữa vùng núi phía Bắc với miền Trung. Vùng này có địa
hình đa dạng, bao gồm đồng bằng, đồi núi, biển và rừng; có hệ thống sông ngòi
đa dạng chảy ra vịnh Bắc Bộ, phía Đông và Đông Nam là vùng biển rộng lớn.
ĐBSH là một trong hai đồng bằng lớn nhất cả nước. Hầu hết các tỉnh, thành phố
(trừ tỉnh Thái Bình và tỉnh Hưng Yên) thuộc vùng ĐBSH đều có đồi núi xen kẽ
châu thổ, thung lũng với những vùng đất trũng: Nho Quan (Ninh Bình), Chương
Mỹ, Mỹ Đức (Hà Nội), Bình Lục (Hà Nam) Vùng này có nguồn tài nguyên
khá đa dạng, khí hậu thuận lợi, kết cấu hạ tầng khá phát triển tạo ra những
điều kiện thuận lợi để phát triển KT-XH.
Về khí hậu, các tỉnh vùng ĐBSH có khí hậu nhiệt đới, cận nhiệt đới, nhiệt
độ không khí trung bình năm khoảng 22,5-23,5°C, lượng mưa trung bình năm
1.400-2.000 mm. Điều kiện khí hậu rất thuận lợi cho việc gieo trồng lúa nước,
các cây nhiệt đới khác, các cây ngắn ngày á nhiệt đới và ôn đới, làm cho cơ cấu
29
cây trồng ở vùng này rất đa dạng, phong phú, nhiều loại cây có giá trị cao. Bên
cạnh đó, mạng lưới sông ngòi dày đặc, chế độ thủy văn khá ổn định rất thuận lợi
cho tưới, tiêu, nuôi, trồng thủy sản.
Về đất đai, thổ nhưỡng, vùng ĐBSH có nguồn tài nguyên đất đai nông
nghiệp với trữ lượng phù sa lớn do hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình bồi
đắp. Vùng có diện tích trồng cây lương thực đứng thứ hai trong cả nước, với
diện tích đạt 1242,9 nghìn ha. Khả năng mở rộng diện tích của đồng bằng vẫn
còn khoảng 137 nghìn ha. Quá trình mở rộng diện tích gắn liền với quá trình
chinh phục biển thông qua sự bồi tụ và thực hiện các biện pháp quai đê lấn biển
theo phương thức “lúa lấn cói, cói lấn sú vẹt, sú vẹt lấn biển”. Tài nguyên sinh
vật các tỉnh trong vùng khá phong phú, với nhiều động, thực vật quý hiếm đặc
trưng cho giới sinh vật của Việt Nam. Mặc dù các tỉnh trong vùng có các khu
dân cư và đô thị phân bố dầy đặc, nhưng giới sinh vật vẫn được bảo tồn ở các
vườn quốc gia Ba Vì, Cát Bà, Cúc Phương, Quất Lâm.
Về tài nguyên khoáng sản, đáng kể nhất là tài nguyên đất sét, đặc biệt là
đất sét trắng ở Hải Dương, đá vôi, than nâu, khí đốt Tài nguyên đất sét trắng ở
Hải Dương phục vụ cho phát triển sản xuất các sản phẩm sành sứ. Tài nguyên đá
vôi ở Thủy Nguyên (Hải Phòng) đến Kim Môn (Hải Dương), dải đá vôi từ Hà
Tây (cũ) đến Ninh Bình chiếm 5,4% trữ lượng đá vôi cả nước, phục vụ cho phát
triển ngành công nghiệp vật liệu xây dựng. Tài nguyên than nâu ở độ sâu 200 m
đến 2.000 m có trữ lượng hàng chục tỷ tấn, đứng hàng đầu cả nước, hiện chưa
có điều kiện khai thác. Ngoài ra, các tỉnh vùng còn có tiềm năng về khí đốt.
Nhìn chung, khoáng sản của vùng ĐBSH không nhiều chủng loại và có trữ
lượng vừa và nhỏ, nên việc phát triển công nghiệp phụ thuộc nhiều vào nguồn
nguyên liệu từ bên ngoài.
Về vùng biển, ĐBSH có một vùng biển rộng lớn, với bờ biển kéo dài từ
Thủy Nguyên (Hải Phòng) đến Kim Sơn (Ninh Bình). Bờ biển có bãi triều rộng
và phù sa dày là cơ sở nuôi, trồng thủy, hải sản, nuôi rong câu và chăn vịt ven
bờ. Ngoài ra, một số bãi biển, đảo có thể phát triển thành khu du lịch như bãi
30
biển Bãi Cháy, Đồ Sơn, huyện đảo Cát Bà, đảo Bạch Long Vĩ, đảo Cô Tô.... Bên
cạnh đó, các tỉnh vùng này còn có cảng biển lớn Hải Phòng, cảng nước sâu Cái
Lân và một số cảng ở các tỉnh ven biển.
Bên cạnh sự ưu đãi của thiên nhiên, ĐBSH cũng thường xuyên chịu ảnh
hưởng của thiên tai như bão, lũ lụt, hạn hán, dịch bệnh Theo dự báo, trong
những năm tới, ĐBSH sẽ chịu ảnh hưởng nặng nề của biến đổi khí hậu, nhất là
vùng ven biển, đất sản xuất bị xâm nhập mặn gây ra những khó khăn không
nhỏ đối với sản xuất và đời sống của nhân dân.
2.1.2. Đặc điểm kinh tế các tỉnh ở vùng đồng bắng sông Hồng
Kinh tế các tỉnh vùng này đang chuyển dịch khá mạnh từ chủ yếu là sản
xuất nông nghiệp phục vụ nhu cầu lương thực của địa phương sang sản xuất
nông nghiệp hàng hóa, hàng hóa chất lượng cao và phát triển công nghiệp - xây
dựng, dịch vụ. Xu hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế của các tỉnh trong vùng thể
hiện khá rõ nét: tỷ trọng giá trị công nghiệp - xây dựng và dịch vụ trong tổng
GDP ở các tỉnh, nhất là ở các thành phố và các tỉnh gần Thủ đô Hà Nội, gần các
khu công nghiệp trọng điểm, ngày càng tăng. Ở nhiều tỉnh, tỷ trọng giá trị nông
nghiệp trong tổng GDP đang giảm mạnh, lao động nông nghiệp ngày càng giảm
và có xu hướng chuyển dịch sang ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ.
Vùng ĐBSH có diện tích trồng cây lương thực và tổng sản lượng lương
thực chỉ đứng sau vùng đồng bằng sông Cửu Long. Tính chung trong cả nước,
năng suất nông nghiệp của các tỉnh vùng ĐBSH là cao nhất, vì các tỉnh vùng
này có trình độ thâm canh cao. Bên cạnh lúa nước, hầu hết các tỉnh vùng này
đều trồng một số cây ưa lạnh, như: cây ngô đông, khoai tây, suhào, bắp cải, cà
chua và trồng hoa xen canh. Ở một số địa phương, vụ đông đã được trở thành vụ
chính, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các
tỉnh trong vùng, cây lương thực luôn giữ địa vị hàng đầu với diện tích cây lương
thực khoảng gần một triệu ha, chiếm khoảng 14% diện tích cây lương thực của
cả nước. Sản lượng lương thực chiếm gần 20% sản lượng lương thực toàn quốc.
Nhìn chung, các tỉnh vùng ĐBSH tự đáp ứng được nhu cầu lương thực và đang
31
đẩy mạnh xuất khẩu. Tuy nhiên, việc đảm bảo an ninh lương thực của vùng chưa
vững chắc.
Trong những năm gần đây, giá trị công nghiệp của các tỉnh trong vùng
tăng mạnh, trọng điểm là công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm, sản xuất
hàng tiêu dùng, vật liệu xây dựng và công nghiệp cơ khí. Những sản phẩm công
nghiệp tiểu biểu của các tỉnh trong vùng là máy công cụ, động cơ điện, phương
tiện giao thông, thiết bị điện tử, hàng dệt kim, giấy viết, vật liệu xây dựng...
Công nghiệp phát triển đã đẩy mạnh các hoạt động dịch vụ phục vụ các khu
công nghiệp, khu chế xuất và ven đô, thành phố lớn, góp phần quan trọng vào
việc phát triển KT-XH, tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện đời sống nhân dân.
Cùng với sự phát triển của công nghiệp, các ngành tiểu thủ công nghiệp
cũng phát triển khá mạnh mẽ, đa dạng, phục vụ nhu cầu sản xuất và đời sống
của nhân dân. Các sản phẩm tiểu thủ công nghiệp ngày càng nhiều chủng loại và
có chất lượng, có sức hấp dẫn không chỉ nội vùng, mà còn ở những vùng khác
trong cả nước, đem lại nguồn thu đáng kể cho nhân dân và địa phương. Một
trong những đặc điểm nổi bật của vùng ĐBSH là có nhiều làng nghề truyền
thống với những sản phẩm nổi tiếng trong nước và trên thế giới, tiêu biểu như:
đúc đồng ở Vụ Bản (Nam Định) và ở Đại Bái, huyện Gia Bình (Bắc Ninh); rèn ở
Đa Hội, Tiên Du (Bắc Ninh); dệt lụa, xây dựng ở Nội Duệ (Bắc Ninh); sản xuất
đồ gỗ ở La Xuyên, huyện Ý Yên (Nam Định); chiếu cói ở Phát Diệm, huyện
Kim Sơn (Ninh Bình); gốm, sứ ở Bát Tràng, huyện Gia Lâm (Hà Nội) Hiện
nay, các làng nghề truyền thống trong vùng có nhiều điều kiện thuận lợi để mở
rộng quy mô sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm, nâng cao năng lực cạnh
tranh, khẳng định thương hiệu ở thị trường trong nước và trên thế giới.
Kinh tế du lịch của vùng ĐBSH đang có chiều hướng phát triển tốt, trở
thành một trong thế mạnh đặc biệt trong quá trình phát triển KT-XH. Các tỉnh
trong vùng có nhiều tiềm năng, thế mạnh về du lịch cảnh quan thiên nhiên, du
lịch di tích lịch sử, văn hóa, du lịch tín ngưỡng, tôn giáo, du lịch sinh thái
Trên cơ sở đó, có thể xây dựng, phát triển các tuyến du lịch liên vùng.
32
Cơ cấu kinh tế của các tỉnh trong vùng ĐBSH đang có sự chuyển dịch
đúng hướng, công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, du lịch, dịch vụ đang trên đà
phát triển và có triển vọng tốt. Bên cạnh đó, vùng ĐBSH vẫn còn một số mặt
hạn chế và đang đứng trước những thách thức lớn: KT-XH phát triển chưa tương
xứng với tiềm năng; quy mô còn nhỏ, các ngành sản xuất với công nghệ hiện đại
chiếm tỷ lệ thấp, chưa tạo ra được tiền đề cho sự phát triển nhanh, bền vững.
Một số loại thị trường hình thành chậm và chưa đồng bộ. Kết cấu hạ tầng KT-
XH còn bất cập. Công nghiệp, đô thị phát triển khá, nhưng còn mang tính tự
phát; môi trường bị ô nhiễm nặng. Chưa hình thành được các vùng sản xuất
nông sản hàng hóa tập trung cho xuất khẩu, giá trị thu nhập trên đơn vị diện tích
chưa cao. Tỷ lệ lao động nông nghiệp thiếu việc làm còn lớn. Đời sống của một bộ
phận nhân dân ở nhiều vùng nông thôn còn khó khăn. Trình độ phát triển giữa các
địa phương trong vùng, giữa các tiểu vùng còn có sự chênh lệch đáng kể.
Nhìn chung, vùng ĐBSH là một vùng kinh tế động lực quan trọng của cả
nước, bởi các hoạt động hoạt động tài chính, ngân hàng, xuất nhập khẩu, du lịch,
thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ... có ảnh hưởng đến mạnh mẽ đối với các
tỉnh, thành phố phía Bắc, thậm chí lan tỏa trong phạm vi cả nước (Phụ lục 2).
2.1.3. Đặc điểm chính trị các tỉnh ở vùng đồng bắng sông Hồng
Ở các tỉnh vùng ĐBSH, từ cấp tỉnh đến cấp xã đã hình thành HTCT đầy
đủ, bao gồm cả các tổ chức đảng, cơ quan chính quyền, MTTQ và các tổ chức
CT-XH.
Nhân dân ở các tỉnh vùng ĐBSH có truyền thống yêu nước, hiếu học,
anh dũng, sáng tạo trong chiến đấu và lao động sản xuất. Những truyền thống
tốt đẹp đó đang được phát huy mạnh mẽ trong công cuộc đổi mới nhằm từng
bước tiến đến mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Nhân dân vùng này tin tưởng vào vai trò và năng lực lãnh đạo của các cấp ủy
đảng, gắn bó mật thiết với Đảng. Sự gắn bó đó được thử thách, kiểm nghiệm
và khẳng định qua biết bao khó khăn, gian khổ, thách thức quyết liệt để đi
đến thắng lợi. Tuy xảy ra một số "điểm nóng" về chính trị - xã hội (CT-XH) ở
33
nơi này nơi khác, vào thời điểm này, thời điểm khác, nhưng nhìn chung, nhân
dân vùng này vẫn gắn bó mật thiết với Đảng. Nhân dân tích cực tham gia xây
dựng Đảng thông qua các tổ chức CT-XH, cùng với Đảng đấu tranh kiên
quyết với những cán bộ, đảng viên không giữ vững được tư cách, phẩm chất
của người cộng sản; góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của các cấp ủy đảng, tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ đảng viên của các tỉnh ở
vùng này.
2.1.4. Đặc điểm văn hóa, xã hội các tỉnh ở vùng đồng bắng sông Hồng
Với bề dày lịch sử văn hóa hàng nghìn năm, nơi đây được coi là một trong
những cái nôi văn hóa của cả nước. Sinh hoạt văn hóa của các tỉnh vùng này khá
phong phú. Trước hết, là các loại hình nghệ thuật dân gian như chèo, tuồng, múa
rối nước, hát ả đào và đặc biệt là các loại dân ca như hát ví, trống quân, quan họ.
Tiêu biểu nhất, tạo nên sắc thái độc đáo nhất của văn hóa truyền thống trong
vùng chính là dân ca quan họ tại các làng, xã ở Bắc Ninh, trở thành vốn văn hóa
vô cùng quý báu không chỉ của vùng, mà của cả nước. Một hình thức khác tiêu
biểu cho sinh hoạt văn hóa dân gian của khu vực này là các lễ hội. Có thể nói,
đây là nơi tập trung nhiều lễ hội nhất của cả nước, với nhiều hoạt động vừa có ý
nghĩa, vừa thú vị và sôi nổi. Lễ hội tương đối đa dạng. Có những lễ hội liên
quan đến sản xuất nông nghiệp, có những lễ hội liên quan đến các danh nhân và
di tích lịch sử, lại có những lễ hội gắn với sinh hoạt văn hóa của người dân và
những lễ hội gắn với đời sông tâm linh, tín ngưỡng. Quy mô của các lễ hội cũng
thay đổi đa dạng, từ thu hút cả một vùng đến một vài làng hoặc thậm chí chỉ
người dân trong một làng (hội làng). Hầu như bất kỳ một làng quê nào trong tiểu
vùng cũng có lễ hội. Lễ hội (đặc biệt là hội làng) là một sinh hoạt cộng đồng tiêu
biểu, nhằm biểu dương và làm tăng thêm sức mạnh cộng đồng trong việc giữ
làng, giữ nước.
Theo điều tra dân số vào thời điểm ngày 01-4-2011, dân số của toàn vùng
ĐBSH là 19.883.325 người, chiếm 22,7% dân số cả nước. Ở nơi đây có nhiều
dân tộc sinh sống, trong đó người Việt (Kinh) là chủ yếu, ngoài ra còn có các
34
dân tộc thiểu số như: Dao, Cao Lan, Sán Dìu, Tày, Nùng, Hoa, Mường... Người
dân tộc thiểu số chiếm tỷ rất nhỏ so với tổng số dân toàn vùng và so với người
Kinh. Đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống tập trung ở các huyện như: Lập
Thạch (Vĩnh Phúc), Hải Hà (Quảng Ninh), Nho Quan (Ninh Bình)... Trong
những năm qua, mặc dù tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trong vùng giảm mạnh, nhưng
mật độ dân số vẫn cao nhất nước (934 người/km2), gấp 3,7 lần so với bình quân
cả nước, gấp 2,14 lần so với vùng đồng bằng sông Cửu Long, gấp 8 lần so với
các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc và gấp hơn 10 lần so với Tây Nguyên.
Dân cư đông, một mặt là lợi thế đặc biệt của vùng này, bởi vừa tạo ra thị trường
sức mua lớn, vừa tạo ra nguồn lao động dồi dào, có chất lượng tốt, nhưng mặt
khác, làm cho diện tích đất canh tác bình quân đầu giảm dần (hiện chưa đạt 450
m2/người).
Nguồn nhân lực dồi dào, phong phú và có chất lượng cao hơn so với các
vùng khác là một trong những đặc điểm nổi bật của các tỉnh vùng ĐBSH. Ở
vùng này, tập trung nhiều trường đại học, cao đẳng, các cơ sở nghiên cứu khoa
học. Trình độ dân trí của vùng ngày càng được nâng cao, chất lượng nguồn nhân
lực ngày càng được cải thiện, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển KT-XH của
các tỉnh trong vùng.
Trong tiến trình đổi mới, đời sống nhân dân trong vùng ngày càng được
cải thiện, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhanh và giảm đáng kể. Bên cạnh đó, một bộ
phận dân cư thuộc vùng sâu, vùng miền núi, hải đảo, dân tộc ít người còn gặp
khó khăn về đời sống vật chất và tinh thần. Mặt khác, khoảng cách giàu, nghèo
giữa các bộ phận nhân dân có xu hướng gia tăng, nhất là giữa cư dân thành thị
và cư dân nông thôn.
Về tình hình tôn giáo, tín ngưỡng, vùng ĐBSH là nơi phát triển nhiều tôn
giáo lớn ở nước ta như đạo Phật, Công giáo, đi theo là các công trình đình, chùa,
nhà thờ - đây vừa là nơi sinh hoạt tôn giáo vừa là điểm du lịch văn hóa Ở
nhiều địa phương, tỷ lệ dân cư theo Công giáo rất đông như ở Nghĩa Hưng
(Nam Định), Kim Sơn (Ninh Bình).
35
2.1.5. Đặc điểm quốc phòng, an ninh các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng
ĐBSH là địa bàn có vị trí chiến lược quan trọng về chính trị, kinh tế, xã
hội, ngoại giao, QP, AN của cả nước, nơi tập trung nhiều trung tâm lớn của phía
Bắc và cả nước như: Thủ đô Hà Nội - trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của
cả nước; thành phố cảng Hải Phòng, cửa chính ra biển của các tỉnh phía Bắc;
thành phố du lịch Hạ Long. Vùng ĐBSH bao quanh Thủ đô, địa hình đa dạng,
có đồng bằng, đồi núi, duyên hải với 425 km bờ biển, hơn 3.000 đảo lớn nhỏ án
ngữ hướng biển Đông và Đông Bắc Tổ quốc, có điều kiện xây dựng thế trận che
chắn, hỗ trợ nhau. ĐBSH có vị trí, vai trò rất quan trọng về an ninh, quốc phòng.
Vùng này là địa bàn chiến lược của cách mạng, nơi bảo đảm an toàn cho các cơ
quan lãnh đạo cấp cao của Đảng. Vùng ĐBSH là nơi tập trung nhiều cơ quan
đầu não, cơ quan ngoại giao, tổ chức quốc tế, nhiều khu công nghiệp, nên số
lượng mục tiêu cần bảo vệ nhiều, tính chất phức tạp, yêu cầu bảo vệ rất cao. Nơi
đây là một trọng điểm trong chiến lược “diễn biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của
các thế lực thù địch. Bên cạnh đó, các nhóm đối tượng cơ hội chính trị ở Hải
Phòng, Hà Nội kết hợp với các nơi khác và lực lượng bên ngoài lợi dụng khiếu
kiện, đình công và các mâu thuẫn nội bộ khác để tuyên truyền, xuyên tạc, kích
động, chia rẽ chống phá sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Nhìn chung, tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở các tỉnh
vùng ĐBSH tuy được đảm bảo, song vẫn còn tiềm ẩn những yếu tố có thể gây
phức tạp xuất phát từ việc đền bù, giải phóng mặt bằng; tốc độ đô thị hóa khá
nhanh, tệ cờ bạc, rượu chè, các tệ nạn xã hội khác; thanh thiếu niên hư; hoạt
động của các thế lực lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng; tệ quan liêu, tham nhũng,
sách nhiễu dân của một bộ phận cán bộ, đảng viên
2.1.2. Các tỉnh ủy ở vùng đồng bằng sông Hồng - chức năng, nhiệm
vụ, đặc điểm và vai trò
Theo Điều lệ ĐCSVN, tỉnh ủy là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ tỉnh giữa
hai kỳ đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh. Ban thường vụ tỉnh ủy tổ chức thực hiện
36
các nhiệm vụ được cấp ủy giao; thay mặt tỉnh ủy thực hiện công tác cán bộ của
toàn đảng bộ.
Khoản 2, điều 9, chương II Điều lệ ĐCSVN (khóa XI) ghi rõ: Cơ quan
lãnh đạo cao nhất của Đảng là Đại hội đại biểu toàn quốc. Cơ quan lãnh đạo ở
mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ
quan lãnh đạo của Đảng là BCHTW, ở mỗi cấp là Ban Chấp hành đảng bộ,
chi bộ (gọi tắt là cấp ủy). Khoản 1, điều 19, chương IV của Điều lệ Đảng ghi:
Cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là tỉnh ủy, thành ủy)
Điều 20 Điều lệ Đảng ghi: Hội nghị tỉnh ủy, thành ủy, huyện ủy, quận ủy,
thị ủy bầu ban thường vụ; bầu bí thư và phó bí thư trong số ủy viên thường vụ;
bầu ủy ban kiểm tra; bầu chủ nhiệm ủy ban kiểm tra trong số ủy viên ủy ban
kiểm tra; số lượng ủy viên ban thường vụ và ủy viên ủy ban kiểm tra do cấp ủy
quyết định theo hướng dẫn của BCHTW và ban thường vụ cấp ủy lãnh đạo và
kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết của đại hội đại biểu, nghị quyết, chỉ
thị của cấp ủy cùng cấp và cấp trên; quyết định những vấn đề về chủ trương, tổ
chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của cấp ủy.
Thường trực cấp ủy gồm bí thư, các phó bí thư, chỉ đạo kiểm tra thực hiện nghị
quyết, chỉ thị của cấp ủy, của ban thường vụ và cấp ủy cấp trên; giải quyết công
việc hằng ngày của đảng bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ
họp của ban thường vụ.
2.1.2.1. Chức năng của tỉnh ủy
Tỉnh ủy có chức năng lãnh đạo mọi hoạt động của HTCT và nhân dân
trên địa bàn tỉnh. Là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ tỉnh giữa hai kỳ đại hội đại
biểu đảng bộ tỉnh, tỉnh ủy lãnh đạo các các lĩnh vực đời sống xã hội, trên địa
bàn tỉnh đảm bảo cho các lĩnh vực đó phát triển tốt, đạt kết quả cao theo đúng
cương lĩnh, đường lối, quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp
luật của Nhà nước, đúng định hướng XHCN. Tỉnh ủy chỉ đạo tổ chức hoạt
động xây dựng Đảng, lãnh đạo xây dựng chính quyền, MTTQ và các tổ chức
CT-XH, các lực lượng vũ trang, các tổ chức xã hội - nghề nghiệp của tỉnh có
chất lượng, tổ chức hoạt động có hiệu quả. Tỉnh ủy đề xuất với Trung ương về
37
các chủ trương, biện pháp tổ chức thực hiện Cương lĩnh, đường lối, chính sách,
pháp luật ở địa phương.
Tỉnh ủy đề ra chủ trương, định hướng, quyết định và cụ thể hóa các chủ
trương, quyết định đó; chỉ đạo, tổ chức thực hiện các quyết định, chủ trương;
kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng viên trong quá trình thực hiện các
chủ trương, quyết định của tỉnh ủy; sơ kết, tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm
để bổ sung, hoàn thiện các chủ trương, nghị quyết đó.
Sự lãnh đạo của tỉnh ủy đối với từng tổ chức, từng lĩnh vực đời sống xã
hội có nội dung và phương thức riêng, phù hợp với đặc điểm, chức năng,
nhiệm vụ của mỗi tổ chức, mỗi lĩnh vực đời sống xã hội. Sự lãnh đạo của tỉnh
ủy là lãnh đạo chính trị, tức là tỉnh ủy lãnh đạo các tổ chức trong HTCT, các
lĩnh vực đời sống xã hội chủ yếu bằng chủ trương, định hướng, cho ý kiến chỉ
đạo đảm bảo cho các tổ chức, lĩnh vực đó hành động theo đúng định hướng của
Đảng, đạt hiệu quả cao.
2.1.2.2. Nhiệm vụ của tỉnh ủy
Theo Điều lệ Đảng và hướng dẫn của Trung ương, ban chấp hành đảng
bộ tỉnh có các nhiệm vụ sau:
Thứ nhất, quyết định chương trình làm việc toàn khóa (hoặc nửa khóa)
của tỉnh ủy; chương trình kiểm tra, giám sát của tỉnh ủy; quy chế làm việc của
tỉnh ủy, ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy và quy chế làm việc của ủy ban
kiểm tra tỉnh ủy.
Thứ hai, quyết định những chủ trương, kế hoạch, biện pháp nhằm cụ thể
hóa và thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, nghị quyết
đại hội đảng bộ tỉnh và các nghị quyết của Trung ương.
Thứ ba, quyết định phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu về phát triển KT-
XH hằng năm; những đề án quan trọng trên các lĩnh vực KT-XH, QP, AN, đối
ngoại, xây dựng Đảng và HTCT, công tác vận động nhân dân.
Thứ tư, quyết định những chủ trương, quan điểm chỉ đạo về công tác tư
tưởng, lý luận, phát triển văn hóa. Định hướng về bầu cử hội đồng nhân dân
(HĐND); quyết định nhân sự ứng cử, đề cử hoặc rút khỏi các chức danh bí thư,
38
phó bí thư tỉnh ủy; chủ tịch HĐND, chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND); nhân
sự bổ sung vào tỉnh ủy và các chức danh do tỉnh ủy bầu để trình Bộ Chính trị,
Ban Bí thư chuẩn y, quyết định.
Thứ năm, quyết định kỷ luật đảng đối với tỉnh ủy viên theo quy định của
Điều lệ Đảng hiện hành.
Thứ sáu, xem xét về công tác tài chính đảng.
Thứ bảy, xem xét và cho ý kiến các báo cáo của ban thường vụ, thường trực
tỉnh ủy về lãnh đạo thực hiện nghị quyết đại hội, nghị quyết của tỉnh ủy; những
công việc quan trọng do ban thường vụ giải quyết giữa hai kỳ hội nghị tỉnh ủy và
những vấn đề ban thường vụ tỉnh ủy sẽ bàn và quyết định trong thời gian tới.
Thứ tám, xem xét báo cáo năm, giữa nhiệm kỳ và cuối nhiệm kỳ, báo
cáo bất thường của ủy ban kiểm tra tỉnh ủy về công tác kiểm tra, giám sát và
thi hành kỷ luật trong đảng; về hoạt động của ủy ban kiểm tra tỉnh và ủy ban
kiểm tra các cấp.
Thứ chín, chuẩn bị và triệu tập đại hội nhiệm kỳ, đại hội bất thường (nếu
có); thảo luận và thông qua các văn kiện trình hội nghị; giới thiệu đại hội về
nhân sự ứng cử, đề cử vào tỉnh ủy, đoàn chủ tịch, đoàn thư ký và ban thẩm tra
tư cách đại biểu đại hội và đoàn đại biểu đảng bộ tỉnh dự Đại hội đại biểu toàn
quốc của Đảng.
2.1.2.3. Đặc điểm tổ chức và hoạt động của các tỉnh ủy ở vùng đồng
bằng sông Hồng
Một là, số lượng, cơ cấu tỉnh ủy viên và tổ chức bộ máy tham mưu, giúp
việc của tỉnh ủy thường xuyên được củng cố, kiện toàn đáp ứng yêu cầu lãnh
đạo toàn diện HTCT cấp tỉnh và các lĩnh vực trọng yếu của đời sống chính trị
trên địa bàn tỉnh
Các đại hội đại biểu đảng bộ của 9 tỉnh vùng ĐBSH khóa 2010-2015 bầu
được 484 tỉnh ủy viên, bình quân mỗi ban chấp hành đảng bộ tỉnh có 53,7 tỉnh ủy
viên; số tỉnh ủy viên là người địa phương chiếm gần 98% (Phụ lục 3). Các ban
chấp hành đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ 2010-2015 đã bầu được 124 ủy viên ban thường
39
vụ tỉnh ủy, bình quân mỗi ban thường vụ tỉnh ủy có 13,8 ủy viên (Phụ lục 4). Các
ủy viên ban thường vụ tỉnh ủy được phân công đảm nhiệm các chức danh: bí thư
tỉnh ủy, phó bí thư thường trực tỉnh ủy, phó bí thư - chủ tịch UBND tỉnh; các
trưởng ban đảng, giám đốc Công an tỉnh, chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh,
Chủ tịch Ủy MTTQ tỉnh; một số phó chủ tịch HĐND và phó chủ tịch UBND tỉnh;
bí thư thành ủy thành phố trực thuộc tỉnh.
Về trình độ chuyên môn, 99,6% ủy viên ban chấp hành đảng bộ tỉnh có trình
độ đại học trở lên, đạt chuẩn về trình độ cán bộ theo quy định, trong đó có 166
đồng chí đạt trình độ thạc sĩ, tiến sĩ, chiếm 34,3%. Về trình độ lý luận chính trị, 421
ủy viên ban chấp hành đảng bộ tỉnh đã tốt nghiệp chương trình cử nhân chính trị
hoặc chương trình cao cấp lý luận chính trị, chiếm 99,3%. Đặc điểm này cho thấy,
trình độ chuyên môn và trình độ lý luận chính trị của đội ngũ tỉnh ủy viên các tỉnh
vùng ĐBSH là rất cao; tuy vậy, vẫn còn có một số ít tỉnh ủy viên chưa được đào
tạo, bồi dưỡng theo quy định.
Về giới tính, số tỉnh ủy viên là nữ ở các tỉnh vùng ĐBSH chỉ có 56 đồng chí,
chiếm 13%. Tỉnh ủy Hải Dương có số nữ tỉnh ủy viên cao nhất là 09 đồng chí,
chiếm 19,5%.
Về độ tuổi, các tỉnh ủy viên có tuổi đời từ 55 đến 60 là 265; từ 45 đến 54
tuổi là 188; từ 35 đến 44 tuổi chỉ có 21. Tính đến tháng 7-2014, số tỉnh ủy viên có
tuổi đời từ 55 tuổi trở lên chiếm 54,7% tổng số. Đặc điểm này cho thấy, một số
lượng lớn tỉnh ủy viên hết tuổi hoặc gần hết tuổi để được các đại hội đại biểu đảng
bộ tỉnh nhiệm kỳ 2015-2020 bầu lại vào ban chấp hành khóa mới.
Ban chấp hành đảng bộ tỉnh của 9 tỉnh ĐBSH nhiệm kỳ 2015-2020 có đủ số
lượng theo quy định, với cơ cấu hợp lý. Cơ cấu, chất lượng của đội ngũ tỉnh ủy
viên ở các tỉnh vùng ĐBSH có xu hướng ngày càng được nâng lên rõ rệt. Đại hội
đại biểu Đảng bộ tỉnh Ninh Bình nhiệm kỳ 2015-2020 bầu được 51 tỉnh ủy viên,
trong đó tỷ lệ tỉnh ủy viên là nữ khá cao: 15.69%; tỷ lệ tỉnh ủy viên có độ tuổi từ
35-45 là 23,53%; 100% tỉnh ủy viên có trình độ cử nhân chính trị hoặc cao cấp lý
luận chính trị; 66,67% tỉnh ủy viên có trình độ chuyên môn từ thạc sĩ trở lên. Đại
40
hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc nhiệm kỳ 2015-2020 bầu được 52 tỉnh ủy
viên, trong đó tỷ lệ tỉnh ủy viên là nữ chiếm khoảng 9,62% (có 01 đồng chí nữ là bí
thư tỉnh ủy); tỷ lệ tỉnh ủy viên có độ tuổi 35-45 là 21,15%; 100% tỉnh ủy viên có
trình độ cử nhân chính trị hoặc cao cấp lý luận chính trị; 71,15% tỉnh ủy viên có
trình độ chuyên môn từ thạc sĩ trở lên (Phụ lục 5).
Các cơ quan tham mưu, giúp việc của các tỉnh ủy vùng ĐBSH gồm: ban tuyên
giáo, ban tổ chức, ban dân vận, cơ quan ủy ban kiểm tra, ban nội chính (mới được
thành lập lại) và văn phòng tỉnh ủy. Các cơ quan tham mưu, giúp việc của các tỉnh
ủy vùng ĐBSH thường xuyên được củng cố, kiện toàn về tổ chức bộ máy đảm bảo
đúng theo Quy định số 219-QĐ/TW ngày 27-12-2013 của Ban Bí thư Trung ương
Đảng về chức năng, nhiệm vụ, tổ chức bộ máy cơ quan chuyên trách tham mưu, giúp
việc tỉnh ủy, thành ủy. Tổ chức, bộ máy các cơ quan tham mưu, giúp việc của tỉnh ủy
được củng cố, kiện toàn theo hướng tinh gọn, hợp lý, hoạt động có hiệu quả. Các cơ
quan này ngày càng thực hiện tốt các chức năng, nhiệm vụ: nghiên cứu, đề xuất;
hướng dẫn thực hiện; kiểm tra, giám sát; thẩm định, thẩm tra; phối hợp công tác;
thực hiện một số nhiệm vụ khác do ban thường vụ, thường trực tỉnh ủy giao.
Hai là, các tỉnh ủy vùng ĐBSH phải lãnh đạo thực hiện việc thu hồi đất
đai, giải phóng mặt bằng với quy mô lớn phục vụ xây dựng kết cấu hạ tầng, các
khu công nghiệp.
Trong giai đoạn hiện nay, các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH tập trung lãnh đạo
phát triển KT-XH, trọng tâm là thực hiện thắng lợi mục tiêu CNH, HĐH, nhất
là thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, trước mắt là thực hiện xây
dựng NTM. So với các tỉnh ở các vùng khác trong cả nước, các tỉnh ở vùng
ĐBSH có quy mô thu hồi đất đai, giải phóng mặt bằng phục vụ việc xây dựng
kết cấu hạ tầng, các khu công nghiệp lớn nhất. Đây là một nhiệm vụ khó
khăn, phức tạp, liên quan đến nhiều lĩnh vực. Do đó, các tỉnh ủy ở vùng
ĐBSH phải không ngừng nâng cao năng lực lãnh đạo để thực hiện tốt chức
năng, nhiệm vụ thu hồi đất đai, giải phóng mặt bằng, xây dựng kết cấu hạ
tầng, các khu công nghiệp, phục vụ xây dựng NTM.
41
Ba là, các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH hoạt động trong điều kiện vừa có thuận
lợi cơ bản, vừa có những khó khăn, thách thức.
Các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH có những điều kiện thuận lợi để triển khai và tổ
chức thực hiện đường lối, chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật
của Nhà nước cũng như nghị quyết của đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, của tỉnh ủy.
Đội ngũ cán bộ, đảng viên có trình độ cao, có năng lực công tác, có kỹ năng,
phương pháp làm việc hiệu quả, năng động, sáng tạo, nhạy bén với cái mới. Nhân
dân các tỉnh vùng ĐBSH có truyền thống cách mạng, tinh thần đoàn kết, đức tính
cần cù lao động, tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng. Các tỉnh vùng ĐBSH có vị trí
địa lý, địa hình, đất đai, khí hậu, tài nguyên thiên nhiên phong phú tác động thuận
lợi đối với quá trình tỉnh ủy lãnh đạo phát triển KT-XH trên địa bàn tỉnh.
Bên cạnh đó, trong quá trình lãnh đạo thực hiện sự nghiệp xây dựng và
phát triển KT-XH, các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH gặp không ít những khó khăn, trở
ngại như: vị thế, uy tín lãnh đạo của các cấp ủy đảng trong tỉnh có phần giảm
sút; một bộ phận cán bộ, đảng viên suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối
sống; quá trình CNH, HĐH nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp; tình hình thế giới
diễn biến nhanh chóng, phức tạp, khó lường ảnh hưởng đến tư tưởng, tâm trạng
của một bộ phận cán bộ, đảng viên và nhân dân; v.v..
Bốn là, chất lượng đội ngũ tỉnh ủy viên của các tỉnh ở vùng ĐBSH ngày
một nâng cao, tạo thuận lợi cho hoạt động lãnh đạo CNH, HĐH nông nghiệp,
nông thôn, xây dựng NTM.
Nhìn chung, trình độ mọi mặt của đội ngũ đội ngũ tỉnh ủy viên ở các tỉnh
vùng ĐBSH vào loại cao nhất trong cả nước. Công tác xây dựng đội ngũ cán
bộ này luôn được chú trọng đổi mới, kiện toàn, nên trình độ lý luận chính trị và
chuyên môn được nâng lên qua các kỳ đại hội và nhất là qua đại hội nhiệm kỳ
2010-2015, 2015-2020.
Các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH nhận thức sâu sắc, quán triệt và triển khai thực
hiện có hiệu quả các quan điểm xây dựng đội ngũ cán bộ của Đảng trong thời kỳ
mới để xây dựng đội ngũ tỉnh ủy viên với lộ trình và bước đi cụ thể. Tất cả các
42
khâu trong công tác xây dựng đội ngũ tỉnh ủy viên đều được các tỉnh ủy nghiêm
túc thực hiện, nhất là khâu tạo nguồn, quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ
trong diện quy hoạch. Do đó, trình độ, năng lực công tác, phong cách lãnh đạo
của đội ngũ tỉnh ủy viên được nâng lên rõ rệt, thực hiện tốt chức trách, nhiệm vụ
lãnh đạo, quản lý. Đội ngũ tỉnh ủy viên có chất lượng tốt góp phần quyết định
vào việc nâng cao hiệu quả lãnh đạo phát triển KT-XH của tỉnh ủy, trong đó có
hiệu quả lãnh đạo xây dựng NTM.
Năm là, qua hơn 30 năm đổi mới, các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH trưởng thành
nhanh chóng, tích lũy được những kinh nghiệm lãnh đạo quan trọng.
Cùng với quá trình đổi mới, các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH đã trưởng thành rõ rệt
về mọi mặt. Các tỉnh ủy đều quan tâm, chú trọng công tác sơ kết, tổng kết rút kinh
nghiệm lãnh đạo phát triển KT-XH, giáo dục, văn hóa, QP, AN, đối ngoại, nhất là
những kinh nghiệm trong lãnh đạo đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn.
Công cuộc xây dựng NTM được triển khai thực hiện rộng khắp trên địa bàn
các tỉnh ủy ở vùng ĐBSH, diễn ra trong nhiều năm và thu được nhiều kết quả quan
trọng. Trong thời gian qua, các tỉnh ủy vùng ĐBSH đã xác định và thực hiện nhiều
chủ trương, biện pháp lãnh đạo phát triển KT–XH, đẩy mạnh CNH, HĐH nông
nghiệp, nông thôn, xây dựng NTM. Nhiều xã, thị trấn, nhiều huyện thuộc các tỉnh ở
ĐBSH đã đạt chuẩn NTM. Dưới sự lãnh...980/QĐ-TTg ngày 17-10-
2016 về việc ban hành Bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, Hà Nội.
145. Nguyễn Hữu Tiến (1996), Tổ chức hợp tác xã ở một số nước châu Á, Nxb
Nông nghiệp, Hà Nội.
146. Trương Thị Tiến (1996), Đổi mới cơ chế quản lý kinh tế ở Việt Nam, Nxb
CTQG, Hà Nội.
160
147. Ngô Đức Tính (1994), Công tác đảng ở cơ sở, Nxb CTQG, Hà Nội.
148. Vũ Thị Ngọc Trân (1997), Phát triển kinh tế nông hộ sản xuất hàng hóa ở
vùng đồng bằng sông Hồng, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội
149. Phạm Thế Tri (2003), Phát triển nguồn lực lao động ở vùng đồng bằng
sông Cửu Long phục vụ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, luận án tiến sĩ
kinh tế, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội.
150. Nguyễn Đức Triều - Vũ Tuyên Hoàng - Trần Thanh Cảnh (2001), Nông
dân, nông nghiệp và nông thôn Việt Nam, Nxb Nông nghiệp, Hà Nội.
151. Nguyễn Phú Trọng (2011), Bảo đảm sự phát triển toàn diện và bền vững
của nông nghiệp, nông dân, nông thôn, www.cpv.org.vn .
152. Nguyễn Phú Trọng (2011), Cần giải quyết đồng bộ các vấn đề nông
nghiệp, nông dân, nông thôn, www. chinhphu.vn.
153. GS, TS Nguyễn Phú Trọng - PGS, TS Tô Huy Rứa - PGS, TS Trần Khắc
Việt (2004, đồng chủ biên), Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu
của Đảng trong thời kỳ mới, Nxb CTQG, Hà Nội.
154. Nguyễn Văn Trung (1998), Phát triển nguồn nhân lực trẻ ở nông thôn để
công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông thôn, nông nghiệp ở nước ta, Nxb
CTQG, Hà Nội.
155. GS, TS Đào Thế Tuấn (2005), Cơ sở khoa học của sự phát triển nông
nghiệp và nông thôn lưu vực sông Hồng, Viện Khoa học kỹ thuật nông
nghiệp Việt Nam, Hà Nội.
156. Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Bình (2014), Báo cáo Kết quả phong trào thi
đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2010-
2014,Thái Bình.
157. Nguyễn Thị Tố Uyên (2012), Các tỉnh ủy vùng đồng bằng sông Hồng lãnh
đạo đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn
hiện nay, luận án tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng
Cộng sản Việt Nam, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí
Minh, Hà Nội.
161
158. Cao Thị Thanh Vân (2002), Nâng cao chất đảng viên ở nông thôn đồng
bằng sông Hồng trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa
đất nước, luận án tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành Lịch sử Đảng
Cộng sản Việt Nam, Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội.
159. Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn - kinh nghiệm Việt Nam, kinh
nghiệm Trung Quốc (2009), sách tham khảo, Nxb CTQG, Hà Nội.
160. PGS, TS Lê Kim Việt (2002), Công tác vận động nông dân của Đảng trong
thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, luận án tiến sĩ
khoa học chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam,
Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Hà Nội.
161. Nguyễn Thế Vĩnh (2006), Hà Nam nâng cao chất lượng tổ chức đảng và
đảng viên gắn với củng cố chính quyền thôn, xóm, Tạp chí Cộng sản điện
tử, ngày 18-01,
162. Đình Vũ (2010), Những vấn đề đặt ra đối với nông nghiệp, nông thôn trong
quá trình phát triển khu công nghiệp ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu
Long, www.tapchicongsan.org.vn.
163. Lê Hữu Xanh (1994), Nâng cao vai trò nhân tố chủ quan trong việc
xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở nông thôn nước ta hiện nay,
luận án phó tiến sĩ khoa học triết học, Học viện CTQG Hồ Chí Minh,
Hà Nội.
164. Lítthiđệt Xaynhạchắc (2009), Công tác phát triển đảng viên ở nông thôn
đồng bằng các tỉnh miền Trung của Lào trong giai đoạn hiện nay, luận án
tiến sĩ khoa học chính trị, chuyên ngành xây dựng Đảng Cộng sản Việt Nam,
Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
165. Nguyễn Như Ý (chủ biên), (1999), Đại từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa -
Thông tin, Hà Nội.
162
PHỤ LỤC
Phụ lục 1: THỐNG KÊ DIỆN TÍCH, DÂN SỐ, ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH
CÁC TỈNH Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG
TT Tỉnh Dân số Mật độ Thành
Diện tích (nghìn người) dân số phố, thị Huyện, Phường, Xã
(km2) (km2/người) xã quận thị trấn
1 Bắc Ninh 822,7 1131,2 1375 2 6 26 100
2 Hà Nam 862,0 799,3 927 1 5 13 103
3 Hải Dương 1656,0 1763,2 1065 2 10 38 227
4 Hưng Yên 926,0 1158,0 1252 1 9 16 145
5 Nam Định 1653,2 1845,5 1119 1 9 35 194
6 Ninh Bình 1377,5 935,8 679 2 6 23 122
7 Thái Bình 1570,9 1788,7 1139 1 7 19 267
8 Quảng Ninh 6102,3 1218,9 197 5 9 71 115
9 Vĩnh Phúc 1237,5 1041,9 842 2 7 25 112
Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh ở vùng ĐBSH, năm 2014.
163
Phụ lục 2: TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC TỈNH
Ở VÙNG ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG 2010-2014
Đơn vị tính: %
TT TỈNH 2010 2011 2012 2013 2014
1 Bắc Ninh 17.86 16.20 12.30 10.20 16.20
2 Hà Nam 17.70 14.50 15.00 12.00 13.15
3 Ninh Bình 15.60 11.50 10.90 11.00 9.80
4 Hải Dương 12.70 9.80 6.80 9.20 7.70
5 Quảng Ninh 12.60 11.90 7.00 7.10 8.80
6 Hưng Yên 12.50 12.40 8.20 7.30 7.55
7 Nam Định 12.50 8.30 10.70 11.50 12.50
8 Thái Bình 7.50 7.20 7.30 8.20 7.83
9 Vĩnh Phúc 6.78 5.89 5.03 7.60 6.11
Nguồn: Niên giám thống kê các tỉnh vùng ĐBSH, năm 2014.
164
Phụ lục 3: TỔNG HỢP VỀ ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ
TỈNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG NHIỆM KỲ 2010-2015
(Tính đến tháng 8 năm 2015)
SỐ TUỔI TRÌNH ĐỘ TRÌNH ĐỘ
LƯỢNG CHUYÊN MÔN LÝ LUẬN
BAN CHẤP
HÀNH ĐẢNG BỘ
STT
TỈNH
Nam Nữ 35 45 55 Đại Sau Cử nhân Cao cấp
đến đến đến học đại chính trị lý luận
44 54 60 học
1 BẮC NINH 48 5 2 20 31 20 33 22 31
2 HÀ NAM 46 5 1 18 30 40 10 22 29
3 HẢI DƯƠNG 46 9 2 24 29 14 40 46 8
4 HƯNG YÊN 48 7 5 21 27 45 10 45 10
5 NAM ĐỊNH 49 6 4 17 32 46 9 33 22
6 NINH BÌNH 48 6 2 20 30 34 20 25 27
7 QUẢNG NINH 47 8 2 19 34 45 10 31 24
8 THÁI BÌNH 47 5 1 24 26 43 9 23 29
9 VĨNH PHÚC 49 5 2 25 26 29 25 35 19
10 TỔNG 428 56 21 188 265 316 166 282 199
Nguồn: Ban Tổ chức Trung ương.
165
Phụ lục 4: TỔNG HỢP VỀ ỦY VIÊN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY
Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG NHIỆM KỲ 2010-2015
(Tính đến tháng 8 năm 2015)
SỐ TUỔI TRÌNH ĐỘ TRÌNH ĐỘ
BAN LƯỢNG CHUYÊN MÔN LÝ LUẬN
THƯỜNG
VỤ
TỈNH ỦY
S Nam Nữ 35 45 55 Đại Sau Cử nhân Cao
T đến đến đến học đại chính trị cấp lý
T 44 54 60 học luận
1 HẢI DƯƠNG 14 0 0 4 10 6 8 12 2
2 HƯNG YÊN 14 1 1 5 9 11 4 15 0
3 NAM ĐỊNH 14 0 0 4 10 10 4 10 4
4 QUẢNG NINH 14 2 0 5 11 12 4 12 4
5 NINH BÌNH 13 1 0 2 12 10 4 7 7
6 THÁI BÌNH 13 0 0 6 7 10 3 4 9
7 BẮC NINH 13 0 0 3 10 3 10 10 3
8 HÀ NAM 13 1 0 5 9 9 5 7 7
9 VĨNH PHÚC 9 2 0 6 5 5 6 11 0
TỔNG 117 7 1 40 93 76 48 88 36
Nguồn: Ban Tổ chức Trung ương.
166
Phụ lục 5: TỔNG HỢP VỀ ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ
TỈNH Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG NHIỆM KỲ 2015-2020
(Tính đến tháng 10 năm 2015)
SỐ TUỔI TRÌNH ĐỘ TRÌNH ĐỘ
BAN CHẤP LƯỢNG CHUYÊN MÔN LÝ LUẬN
HÀNH ĐẢNG BỘ
TỈNH
STT
Nam Nữ 35 46 56 Đại Sau Cử nhân Cao cấp
đến đến trở học đại chính trị lý luận
45 55 lên học
1 HÀ NAM 47 4 18 24 9 27 34 22 29
2 NINH BÌNH 43 8 12 29 10 17 37 15 34
3 THÁI BÌNH 51 3 12 34 8 35 19 24 30
4 QUẢNG NINH 46 10 13 29 12 21 35 18 37
5 VĨNH PHÚC 47 5 11 34 7 15 37 23 29
Nguồn: Tổng hợp từ các ban tổ chức tỉnh ủy ở vùng ĐBSH.
167
Phụ lục 6: BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA VỀ XÃ NÔNG THÔN MỚI
GIAI ĐOẠN 2016-2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1980/QĐ-TTg ngày 17 tháng 10 năm 2016
của Thủ tướng Chính phủ)
I. QUY HOẠCH
Chỉ tiêu theo vùng
Tên Chỉ Duyên Đồng
Trung
TT tiêu Nội dung tiêu chí tiêu Bắc hải Đông bằng
du miền Tây
chí chung ĐBSHTrung Nam Nam sông
núi phía Nguyên
Bộ Trung Bộ Cửu
Bắc
Bộ Long
1.1. Có quy hoạch chung
xây dựng xã[1] được phê
duyệt và được công bố Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
công khai đúng thời hạn
Quy
1
hoạch 1.2. Ban hành quy định
quản lý quy hoạch chung
xây dựng xã và tổ chức Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
thực hiện theo quy
hoạch
II. HẠ TẦNG KINH TẾ - XÃ HỘI
Chỉ tiêu theo vùng
Tên Chỉ Duyên Đồng
Trung
TT tiêu Nội dung tiêu chí tiêu Bắc hải Đông bằng
du miền Tây
chí chung ĐBSHTrung Nam Nam sông
núi phía Nguyên
Bộ Trung Bộ Cửu
Bắc
Bộ Long
2.1. Đường xã và
đường từ trung tâm
xã đến đường huyện
được nhựa hóa hoặc
bê tông hóa, đảm bảo
ô tô đi lại thuận tiện
UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với quy hoạch,
Giao quanh năm
2 điều kiện thực tế, nhu cầu phát triển KT-XH, đảm bảo tính
thông
kết nối của hệ thống giao thông trên địa bàn
2.2. Đường trục thôn,
bản, ấp và đường liên
thôn, bản, ấp ít nhất
được cứng hóa, đảm
bảo ô tô đi lại thuận
tiện quanh năm
168
2.3. Đường ngõ, xóm
sạch và không lầy lội
vào mùa mưa
2.4. Đường trục
chính nội đồng đảm
bảo vận chuyển hàng
hóa thuận tiện quanh
năm
3.1. Tỷ lệ diện tích
UBND cấp tỉnh quy định cụ thể theo hướng đảm bảo mục
đất sản xuất nông
tiêu tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí
nghiệp được tưới và
hậu và hình thành các vùng sản xuất nông sản hàng hóa phát
tiêu nước chủ động
triển bền vững
đạt từ 80% trở lên
Thủy
3
lợi
3.2. Đảm bảo đủ điều
kiện đáp ứng yêu cầu
dân sinh và theo quy Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
định về phòng chống
thiên tai tại chỗ
4.1. Hệ thống điện
Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
đạt chuẩn
4 Điện
4.2. Tỷ lệ hộ sử dụng
điện thường xuyên, ≥98% ≥95% ≥99% ≥98% ≥98% ≥98% ≥99% ≥98%
an toàn từ các nguồn
Tỷ lệ trường học các
cấp: mầm non, mẫu
giáo, tiểu học, trung
Trường
5 học cơ sở có cơ ≥80% ≥70% 100% ≥80% ≥80% ≥70% 100% ≥70%
học
sở vật chất và thiết bị
dạy học đạt chuẩn
quốc gia
6.1. Xã có nhà văn
hóa hoặc hội trường
đa năng và sân thể
Cơ sở thao phục vụ sinh
vật hoạt văn hóa, thể UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với điều kiện
6 chất thao của toàn xã thực tế, nhu cầu của cộng đồng và đặc điểm văn hóa từng
văn 6.2. Xã có điểm vui dân tộc
hóa chơi, giải trí và thể
thao cho trẻ em và
người cao tuổi theo
quy định[2]
169
6.3. Tỷ lệ thôn, bản,
ấp có nhà văn hóa
hoặc nơi sinh hoạt 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
văn hóa, thể thao
phục vụ cộng đồng
Cơ sở
hạ tầng
Xã có chợ nông thôn UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với quy hoạch,
thương
7 hoặc nơi mua bán, điều kiện thực tế, nhu cầu phát triển KT-XH và đặc điểm văn
mại
trao đổi hàng hóa hóa từng dân tộc
nông
thôn
8.1. Xã có điểm phục
vụ bưu chính
8.2. Xã có dịch vụ
viễn thông, internet
Thông
tin và 8.3. Xã có đài truyền UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với điều kiện
8
Truyền thanh và hệ thống loa thực tế, nhu cầu của các tổ chức và cộng đồng từng xã
thông đến các thôn
8.4. Xã có ứng dụng
công nghệ thông tin
trong công tác quản
lý, điều hành
9.1. Nhà tạm, dột nát Không Không Không KhôngKhông Không Không Không
Nhà ở
9
dân cư 9.2. Tỷ lệ hộ có nhà
ở đạt tiêu chuẩn theo ≥80% ≥75% ≥90% ≥80% ≥80% ≥75% ≥90% ≥70%
quy định
III. KINH TẾ VÀ TỔ CHỨC SẢN XUẤT
Chỉ tiêu theo vùng
Trung
Tên Chỉ Duyên Đồng
du
TT tiêu Nội dung tiêu chí tiêu Bắc hải Đông bằng
miền Tây
chí chung ĐBSH Trung Nam Nam sông
núi Nguyên
Bộ Trung Bộ Cửu
phía
Bộ Long
Bắc
Thu Thu nhập bình quân đầu
10 ≥45 ≥36 ≥50 ≥36 ≥41 ≥41 ≥59 ≥50
nhập người khu vực nông
thôn đến năm 2020
170
(triệu đồng/người)
Hộ Tỷ lệ hộ nghèo đa chiều
11 ≤6% ≤12% ≤2% ≤5% ≤5% ≤7% ≤1% ≤4%
nghèo giai đoạn 2016-2020
Lao
Tỷ lệ người có việc làm
động
trên dân số trong độ tuổi
12 có ≥90% Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
lao động có khả năng
việc
tham gia lao động
làm
13.1. Xã có hợp tác xã
hoạt động theo đúng quy
Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
định của Luật Hợp tác
Tổ xã năm 2012
chức
13
sản
xuất 13.2. Xã có mô hình liên
kết sản xuất gắn với tiêu
Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
thụ nông sản chủ lực
đảm bảo bền vững
IV. VĂN HÓA - XÃ HỘI - MÔI TRƯỜNG
Chỉ tiêu theo vùng
Trung
Chỉ Duyên Đồng
Tên Nội dung tiêu du
TT tiêu Bắc hải Đông bằng
tiêu chí chí miền Tây
chung ĐBSH Trung Nam Nam sông
núi Nguyên
Bộ Trung Bộ Cửu
phía
Bộ Long
Bắc
14.1. Phổ cập
giáo dục mầm
non cho trẻ 5
tuổi, xóa mù
chữ, phổ cập Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
giáo dục tiểu học
đúng độ tuổi;
Giáodục phổ cập giáo dục
14 và Đào trung học cơ sở
tạo
14.2. Tỷ lệ học
sinh tốt nghiệp
trung học cơ
sở được tiếp tục ≥85% ≥70% ≥90% ≥85% ≥85% ≥70% ≥90% ≥80%
học trung học
(phổ thông, bổ
túc, trung cấp)
171
14.3. Tỷ lệ lao
động có việc làm ≥40% ≥25% ≥45% ≥40% ≥40% ≥25% ≥45% ≥25%
qua đào tạo
15.1. Tỷ lệ người
dân tham gia bảo ≥85% Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
hiểm y tế
15.2. Xã đạt tiêu
chí quốc gia về y Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
tế
15 Y tế
15.3. Tỷ lệ trẻ
em dưới 5 tuổi bị
suy dinh dưỡng
≤21,8%≤26,7%≤13,9% ≤24,2%≤24,2% ≤31,4% ≤14,3%≤20,5%
thể thấp còi
(chiều cao theo
tuổi)
Tỷ lệ thôn, bản,
ấp đạt tiêu chuẩn
16 Văn hóa ≥70% Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
văn hóa theo quy
định
17.1. Tỷ lệ hộ ≥95% ≥90% ≥98% ≥98% ≥95% ≥95% ≥98% ≥95%
được sử dụng
nước hợp vệ sinh (≥60% (≥50% (≥65% (≥60% (≥60% (≥50% (≥65% (≥65%
và nước sạch nước nước nước nước nước nước nước nước
theo quy định sạch) sạch) sạch) sạch) sạch) sạch) sạch) sạch)
17.2. Tỷ lệ cơ sở
sản xuất - kinh
doanh, nuôi
Môi trồng thủy sản,
100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
trường làng nghề đảm
và an
17 bảo quy định về
toàn bảo vệ môi
thực trường
phẩm
17.3. Xây dựng
cảnh quan, môi
trường xanh - Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
sạch - đẹp, an
toàn
17.4. Mai táng UBND cấp tỉnh quy định cụ thể để phù hợp với điều kiện thực
phù hợp với quy tế và đặc điểm văn hóa từng dân tộc
định và theo quy
172
hoạch
17.5. Chất thải
rắn trên địa bàn
và nước thải khu
dân cư tập trung,
Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
cơ sở sản xuất -
kinh doanh được
thu gom, xử lý
theo quy định
17.6. Tỷ lệ hộ có
nhà tiêu, nhà
tắm, bể chứa
nước sinh hoạt ≥85% ≥70% ≥90% ≥85% ≥85% ≥70% ≥90% ≥70%
hợp vệ sinh và
đảm bảo 3
sạch[3]
17.7. Tỷ lệ hộ
chăn nuôi có
chuồng trại chăn ≥70% ≥60% ≥80% ≥70% ≥75% ≥60% ≥80% ≥70%
nuôi đảm bảo vệ
sinh môi trường
17.8. Tỷ lệ hộ
gia đình và cơ sở
sản xuất, kinh
doanh thực phẩm
100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
tuân thủ các quy
định về đảm bảo
an toàn thực
phẩm
V. HỆ THỐNG CHÍNH TRỊ
Chỉ tiêu theo vùng
Trung
Tên Chỉ Duyên
du Đồng
TT tiêu Nội dung tiêu chí tiêu Bắc hải Đông
miền Tây bằng
chí chung ĐBSH Trung Nam Nam
núi Nguyên sông Cửu
Bộ Trung Bộ
phía Long
Bộ
Bắc
18.1. Cán bộ, công
HTCT Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
và chức xã đạt chuẩn
18 tiếp
cận 18.2. Có đủ các tổ Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
pháp chức trong HTCT
173
luật cơ sở theo quy
định
18.3. Đảng bộ,
chính quyền xã đạt
Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
tiêu chuẩn "trong
sạch, vững mạnh"
18.4. Tổ chức CT-
XH của xã đạt loại 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100% 100%
khá trở lên
18.5. Xã đạt chuẩn
tiếp cận pháp luật Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
theo quy định
18.6. Đảm bảo
bình đẳng giới và
phòng chống bạo
lực gia đình; bảo
vệ và hỗ trợ những
Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
người dễ bị tổn
thương trong các
lĩnh vực của gia
đình và đời sống
xã hội
19.1. Xây dựng
lực lượng dân
quân “vững mạnh,
Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
rộng khắp” và
hoàn thành các chỉ
tiêu quốc phòng
19.2. Xã đạt chuẩn
an toàn về an ninh,
Quốc trật tự xã hội và
phòng
19 đảm bảo bình yên:
và An không có khiếu
ninh kiện đông người
kéo dài; không để
xảy ra trọng án; Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt Đạt
tội phạm và tệ nạn
xã hội (ma túy,
trộm cắp, cờ bạc,
nghiện hút) được
kiềm chế, giảm
liên tục so với các
năm trước
174
[1] Quy hoạch chung xây dựng xã phải đảm bảo thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp gắn với ứng phó với
biến đổi khí hậu, quá trình đô thị hóa của các xã ven đô và đảm bảo tiêu chí môi trường nông thôn.
[2] Điểm vui chơi, giải trí và thể thao cho trẻ em của xã phải đảm bảo điều kiện và có nội dung hoạt động chống
đuối nước cho trẻ em.
[3] Đảm bảo 3 sạch, gồm: Sạch nhà, sạch bếp, sạch ngõ (theo nội dung cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5
không, 3 sạch” do Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phát động).
175
Phụ lục 7: SỬA ĐỔI MỘT SỐ TIÊU CHÍ CỦA BỘ TIÊU CHÍ QUỐC GIA
VỀ NÔNG THÔN MỚI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 342/QĐ-TTg ngày 20-02-2013
của Thủ tướng Chính phủ)
Sửa đổi 05 tiêu chí của Bộ tiêu chí quốc gia về NTM ban hành tại Quyết
định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ tướng Chính phủ như sau:
1. Tiêu chí số 07 về chợ nông thôn được sửa đổi như sau:
“Chợ theo quy hoạch, đạt chuẩn theo quy định”.
2. Tiêu chí số 10 về thu nhập được sửa đổi như sau:
a) Nội dung tiêu chí: Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn
(triệu đồng/người).
b) Chỉ tiêu chung cho cả nước:
- Năm 2012: Đạt 18 triệu đồng/người;
- Đến năm 2015: Đạt 26 triệu đồng/người;
- Đến năm 2020: Đạt 44 triệu đồng/người.
c) Chỉ tiêu cụ thể cho các vùng (theo phụ lục đính kèm). Chỉ tiêu cụ thể đạt
chuẩn theo từng năm giữa các giai đoạn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn phối hợp cùng với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chi tiết.
d) Các xã thuộc Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP được áp dụng mức của vùng
Trung du miền núi phía Bắc.
đ) Các xã đạt chuẩn phải có tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người của
xã không thấp hơn tốc độ tăng thu nhập bình quân đầu người tối thiểu khu vực
nông thôn của vùng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp cùng
với Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn chi tiết và công bố.
3. Tiêu chí số 12 về cơ cấu lao động được sửa đổi như sau:
a) Tên tiêu chí: Tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên;
b) Nội dung tiêu chí: Tỷ lệ người làm việc trên dân số trong độ tuổi lao động.
c) Chỉ tiêu chung và từng vùng: đạt từ 90% trở lên;
4. Tiêu chí số 14 về giáo dục được sửa đổi như sau:
176
“14.1 Phổ cập giáo dục trung học cơ sở”.
5. Tiêu chí số 15 về y tế được sửa đổi như sau:
a) Nội dung: “15.1 Tỷ lệ người dân tham gia Bảo hiểm y tế”
b) Chỉ tiêu chung cho cả nước: đạt từ 70% trở lên;
c) Chỉ tiêu cụ thể cho các vùng: Đạt.
177
Phụ lục 8: TIÊU CHÍ HUYỆN, THỊ XÃ, THÀNH PHỐ THUỘC TỈNH
NÔNG THÔN MỚI GIAI ĐOẠN 2016- 2020
(Ban hành kèm theo Quyết định số 558/QĐ-TTg, ngày 05 tháng 4 năm 2016
của Thủ tướng Chính phủ)
Huyện được công nhận là huyện NTM phải có: 100% số xã trong huyện
đạt chuẩn NTM; 9 tiêu chí sau đạt chuẩn theo quy định gồm: 1- Quy hoạch; 2-
Giao thông; 3- Thủy lợi; 4- Điện; 5- Y tế - Văn hóa - Giáo dục; 6- Sản xuất; 7-
Môi trường; 8- An ninh, trật tự xã hội ; 9- Chỉ đạo xây dựng NTM.
Trong đó, với tiêu chí Y tế - Văn hóa - Giáo dục, Bệnh viện huyện đạt tiêu
chuẩn bệnh viện hạng 3; Trung tâm y tế huyện đạt chuẩn quốc gia; Trung tâm
Văn hóa - Thể thao huyện đạt chuẩn, có nhiều hoạt động văn hóa - thể thao kết
nối với các xã có hiệu quả; tỷ lệ trường Trung học phổ thông đạt chuẩn ≥ 60%.
Về tiêu chí sản xuất, phải hình thành vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa
tập trung; hoặc có mô hình sản xuất theo chuỗi giá trị, tổ chức liên kết từ sản
xuất đến tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của huyện.
Về tiêu chí môi trường, hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn trên địa bàn
huyện đạt tiêu chuẩn; 100% cơ sở sản xuất, chế biến, dịch vụ (công nghiệp, làng
nghề, chăn nuôi, chế biến lương thực - thực phẩm) thực hiện đúng các quy định
về bảo vệ môi trường.
Thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh hoàn thành nhiệm vụ xây dựng
NTM giai đoạn 2016 -2020 phải có 100% số xã trên địa bàn được công nhận đạt
chuẩn NTM.
178
Phụ lục 9: CÁC ĐỊA PHƯƠNG ĐƯỢC TRUNG ƯƠNG CHỌN
LÀM ĐIỂM CHỈ ĐẠO XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI
- 05 tỉnh được chọn làm điểm chỉ đạo: Phú Thọ, Thái Bình, Hà Tĩnh,
Bình Phước, An Giang.
- 05 huyện được chọn làm điểm chỉ đạo: Nam Đàn (Nghệ An), Hải Hậu (Nam
Định), Phước Long (Bạc Liêu), Phú Ninh (Quảng Nam), K’Bang (Gia Lai).
- 11 xã được chọn làm điểm chỉ đạo: Thanh Chăn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện
Biên), Tân Thịnh (Lạng Giang - Bắc Giang), Hải Đường (Hải Hậu - Nam Định), Gia
Phổ (Hương Khê - Hà Tĩnh), Tam Phước (Phú Ninh - Quảng Nam), Tân Hội (Đức
Trọng - Lâm Đồng), Tân Lập (Đồng Phú - Bình Phước), Định Hòa (Gò Quao - Kiên
Giang), Mỹ Long Nam (Cầu Ngang - Trà Vinh), Tân Thông Hội (Củ Chi - TPHCM)
và Thụy Hương (Chương Mỹ - Hà Nội).
179
Phụ lục 10: TỔNG HỢP KẾT QUẢ THỰC HIỆN XÂY DỰNG
NÔNG THÔN MỚI Ở TỈNH QUẢNG NINH
1.1- Theo các nhóm tiêu chí NTM:
(1) Về quy hoạch NTM:
Tiêu chí số 1 về quy hoạch: có 100% số xã đạt.
(2) Nhóm tiêu chí về hạ tầng KT-XH:
Tiêu chí số 2 về giao thông: có 58,26% số xã đạt.
Tiêu chí số 3 về thủy lợi: có 76,52% số xã đạt.
Tiêu chí số 4 về điện: có 89,57% số xã đạt.
Tiêu chí số 5 trường học: có 66,96% số xã đạt.
Tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa: có 44,35% số xã đạt.
Tiêu chí số 7 về chợ nông thôn: có 76,52% số xã đạt.
Tiêu chí số 8 về bưu điện: có 93,09% số xã đạt.
Tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư: có 60,87% số xã đạt.
(3) Nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức sản xuất:
Tiêu chí số 10 về thu nhập: có 75,65% số xã đạt.
Tiêu chí số 11 về hộ nghèo: có 77,39% số xã đạt.
Tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có việc làm: có 93,04% số xã đạt.
Tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất: có 80,87% số xã đạt.
(4) Nhóm tiêu chí về Văn hóa - Xã hội - Môi trường:
Tiêu chí số 14 về giáo dục: có 80,00% số xã đạt.
Tiêu chí số 15 về y tế: có 78,26% số xã đạt.
Tiêu chí số 16 về văn hóa: có 60,87% số xã đạt.
Tiêu chí số 17 về môi trường: có 64,35% số xã đạt.
(5) Nhóm tiêu chí về HTCT:
Tiêu chí số 18 về hệ thống tổ chức CT-XH vững mạnh: có 64,35% số xã đạt.
Tiêu chí số 19 về an ninh trật tự xã hội: có 97,39% số xã đạt.
1.2- Theo tiêu chí xã NTM
180
Đến nay toàn tỉnh có 66 xã cơ bản đạt tiêu chí xã NTM, cụ thể: (a) Có 17
xã đã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM: thành phố Uông Bí có 02/02
xã; thị xã Đông Triều có 15/19 xã; (b) Có 28 xã đã được UBND tỉnh công nhận
cơ bản đạt tiêu chí xã NTM: thành phố Cẩm Phả có 03/03 xã; thành phố Móng
Cái có 03/09 xã; thị xã Quảng Yên có 13/18 xã (trong đó có 10 xã cơ bản đạt đã
lên phương); thị xã Đông Triều có 02/19 xã; huyện Hoành Bồ có 01/12 xã;
huyện Vân Đồn có 02/11 xã; huyện Cô Tô có 02/02 xã; huyện Hải Hà có 02/14
xã; (c) Có 21 xã đã gửi hồ sơ đề nghị công nhận xã cơ bản đạt NTM; theo kết
quả thẩm tra của Tổ thư ký các xã đủ điều kiện công nhận nhưng thiếu một số
thành phần hồ sơ, hiện các địa phương đang bổ sung1.
1.3- Theo tiêu chí huyện NTM
Toàn tỉnh đến nay đã có 04 huyện, thị xã, thành phố cơ bản đạt tiêu chí
NTM (có trên 75% số xã đạt tiêu chí NTM)2, trong đó: (a) Thị xã Đông Triều là
địa phương đầu tiên của khu vực phía Bắc được Thủ tướng Chính phủ công
nhận huyện đạt chuẩn NTM; (b) Thành phố Uông Bí đã được Tổ công tác Văn
phòng Điều phối Trung ương Chương trình MTQG xây dựng NTM đã tiến hành
thẩm tra hồ sơ, kiểm tra thực tế và đã báo cáo Ban Chỉ đạo Trung ương. Tuy
nhiên, do số xã ít (02xã /11 xã, phường) nên Ban Chỉ đạo Trung ương chưa
thống nhất tên khi công nhận (cùng với thị xã Châu Đốc, tỉnh Kiên Giang có 02
xã/07 xã, phường; thành phố Vĩnh Yên, tỉnh Vĩnh Phúc có 02 xã/10 xã,
phường), sẽ tổ chức thẩm định, công nhận sau. (c) Huyện đảo Cô Tô, thành phố
Cẩm phả đã cơ bản đạt, sẽ phấn đấu và đề nghị Ban Chỉ đạo Trung ương công
nhận đạt chuẩn.
Nguồn: Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Quảng Ninh, năm 2015.
1 Có 21 xã đã gửi hồ sơ bao gồm: 02 xã; thị xã Quảng Yên: 03 xã; huyện Hoành Bồ: 05
xã; huyện Tiên Yên: 03 xã; huyện Đầm Hà: 03 xã; huyện Hải Hà: 05 xã; Do thành phần hồ sơ
còn thiếu, Ban Xây dựng NTM đang đề nghị các địa phương bổ sung.
2 Các địa phương cơ bản đạt tiêu chí NTM: thành phố Uông Bí có 02/02 xã đạt chuẩn
NTM; thành phố Cẩm Phả có 03/03 xã cơ bản đạt tiêu chí NTM; thị xã Đông Triều có 15/19
xã đạt chuẩn NTM, có 02/19 xã cơ bản đạt tiêu chí NTM; huyện Cô Tô: có 02/02 xã cơ bản
đạt tiêu chí NTM;
181
Phụ lục 11: BẢNG TỔNG HỢP CÁC XÃ CƠ BẢN ĐẠT VÀ ĐẠT
TIÊU CHÍ NÔNG THÔN MỚI TỈNH QUẢNG NINH
Năm
Huyện, thị xã, thành
TT Xã công Số Quyết định
phố
nhận
1 Xã Thượng Yên Công Thành phố Uông Bí 2013 Quyết định số
2 Xã Điền Công Thành phố Uông Bí 2012 223/QĐ-UBND
ngày 26-01-2015
của UBND tỉnh
3 Xã Kim Sơn Huyện Đông Triều 2012
4 Xã Việt Dân Huyện Đông Triều 2013
5 Xã Đức Chính Huyện Đông Triều 2013
6 Xã Hồng Phong Huyện Đông Triều 2012
Quyết định số
7 Xã Hưng Đạo Huyện Đông Triều 2013
824/QĐ-UBND
8 Xã Xuân Sơn Huyện Đông Triều 2013
ngày 29-4-2014 của
9 Xã Bình Khê Huyện Đông Triều 2013
UBND tỉnh
10 Xã Nguyễn Huệ Huyện Đông Triều 2013
11 Xã Hoàng Quế Huyện Đông Triều 2013
12 Xã Yên Thọ Huyện Đông Triều 2013
13 Xã Bình Dương Huyện Đông Triều 2013
14 Xã Thủy An Huyện Đông Triều 2014 Quyết định số
15 Xã Tân Việt Huyện Đông Triều 2014 223/QĐ-UBND
16 Xã Tràng An Huyện Đông Triều 2014 ngày 26-01-2015
17 Xã Hồng Thái Đông Huyện Đông Triều 2014 của UBND tỉnh
18 Xã Hà An Thị xã Quảng Yên 2012
19 Xã Phong Cốc Thị xã Quảng Yên 2012
20 Xã Yên Giang Thị xã Quảng Yên 2012
Các xã thuộc thị xã
21 Xã Cộng Hòa Thị xã Quảng Yên 2012
Quảng Yên lên
22 Xã Nam Hòa Thị xã Quảng Yên 2012
phường nên không
23 Xã Minh Thành Thị xã Quảng Yên 2012
có Quyết định công
24 Xã Đông Mai Thị xã Quảng Yên 2012
nhận.
25 Xã Tân An Thị xã Quảng Yên 2012
26 Xã Yên Hải Thị xã Quảng Yên 2012
182
27 Xã Phong Hải Thị xã Quảng Yên 2012
28 Xã Hiệp Hòa Thị xã Quảng Yên 2014
29 Xã Hoàng Tân Thị xã Quảng Yên 2014
30 Xã Sông Khoai Thị xã Quảng Yên 2014
Quyết định số
31 Xã Cộng Hòa Thành phố Cẩm Phả 2014
221/QĐ-UBND
32 Xã Bằng Cả Huyện Hoành Bồ 2014
ngày 26-01-2015
33 Xã Hạ Long Huyện Vân Đồn 2014
của UBND tỉnh
34 Xã Đoàn Kết Huyện Vân Đồn 2014
35 Xã An Sinh Huyện Đông Triều 2014
36 Xã Yên Đức Huyện Đông Triều 2014
37 Xã Cẩm Hải Thành phố Cẩm Phả 2013
38 Xã Dương Huy Thành phố Cẩm Phả 2013
39 Xã Hải Xuân Thành phố Móng Cái 2013
Quyết định số
40 Xã Hải Tiến Thành phố Móng Cái 2013
2401/QĐ-UBND
41 Xã Hải Đông Thành phố Móng Cái 2013
ngày 22-10-2014
42 Xã Thanh Lân Huyện Cô Tô 2013
của UBND tỉnh
43 Xã Đồng Tiến Huyện Cô Tô 2013
44 Xã Quảng Trung Huyện Hải Hà 2013
45 Xã Phú Hải Huyện Hải Hà 2013
Nguồn: Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Quảng Ninh, năm 2015.
183
Phụ lục 12: ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ ĐẠT CHUẨN CÁC TIÊU CHÍ
NÔNG THÔN MỚI TỈNH QUẢNG NINH
(Theo số liệu báo cáo đến hết ngày 31-3-2015 của các địa phương)
So sánh
Bình Bình
với bình
quân quân
Tiêu chí quân
chung chung cả
chung cả
của tỉnh nước
nước
(1) Về quy hoạch NTM:
Tiêu chí số 1 về Quy hoạch 100% 97,4% 2,60%
(2) Nhóm tiêu chí về hạ tầng KT-XH:
Tiêu chí số 2 về giao thông 58,26% 23,3% 34,96%
Tiêu chí số 3 về thủy lợi 76,52% 44,7% 31,82%
Tiêu chí số 4 về điện 89,57% 75,5% 14,07%
Tiêu chí số 5 trường học 66,96% 30,7% 36,26%
Tiêu chí số 6 về cơ sở vật chất văn hóa 44,35% 17,9% 26,45%
Tiêu chí số 7 về chợ nông thôn 76,52% 45,0% 31,52%
Tiêu chí số 8 về bưu điện 93,09 86,2% 6,89%
Tiêu chí số 9 về nhà ở dân cư 60,87 50,5% 10,37%
(3) Nhóm tiêu chí về kinh tế và tổ chức
sản xuất:
Tiêu chí số 10 về thu nhập 75,65% 44,6% 31,05%
Tiêu chí số 11 về hộ nghèo 77,39% 36,7% 40,69%
Tiêu chí số 12 về tỷ lệ lao động có việc 93,04% 72,4% 20,64%
làm
Tiêu chí số 13 về hình thức tổ chức sản xuất 80,87% 65,9% 14,97%
(4) Nhóm tiêu chí về Văn hóa - xã hội -
môi trường:
Tiêu chí số 14 về giáo dục 80,00% 62,0% 18,00%
184
Tiêu chí số 15 về y tế 78,26% 55,0% 23,26%
Tiêu chí số 16 về văn hóa 60,87% 56,5% 4,37%
Tiêu chí số 17 về Môi trường 64,35% 27,0% 37,35%
(5) Nhóm tiêu chí về HTCT:
Tiêu chí số 18 về hệ thống tổ chức CT-XH 64,35% 68,1% -3,75%
vững mạnh
Tiêu chí số 19 về an ninh trật tự xã hội 97,39% 91,2% 6,19%
Nguồn: Ban chỉ đạo xây dựng NTM tỉnh Quảng Ninh, năm 2015.
185
Phụ lục 13: DANH SÁCH CÁC XÃ ĐẠT CHUẨN NÔNG THÔN MỚI
TỈNH NINH BÌNH
(Tính đến tháng 12-2015)
TT Tên huyện, xã Quyết định công nhận của Năm đạt chuẩn
UBND tỉnh
Số Ngày
I Huyện Gia Viễn
1 Gia Lập 622 19-12-2014 2014
2 Gia Sinh 620 19-12-2014 2014
3 Gia Tân 478 15-9-2015 2015
4 Gia Thanh 479 15-9-2015 2015
5 Gia Vân 480 15-9-2015 2015
II Huyện Hoa Lư
1 Ninh Giang 564 12-11-2014 2014
2 Ninh An 472 15-9-2015 2015
3 Ninh Thăng 473 15-9-2015 2015
4 Ninh Vân 474 15-9-2015 2015
5 Trường Yên 475 15-9-2015 2015
6 Ninh Hải 496 03-02-2015 2015
7 Ninh Mỹ 499 03-02-2015 2015
III Huyện Kim Sơn
1 Thượng Kiệm 623 19-12-2014 2014
186
2 Kim Đông 621 19-12-2014 2014
3 Quang Thiện 476 15-9-2015 2015
4 Yên Mật 477 15-9-2015 2015
5 Tân Thành 598 03-02-2015 2015
6 Yên Lộc 597 03-02-2015 2015
IV Huyện Nho Quan
1 Đông Phong 562 12-11-2014 2014
2 Lạng Phong 468 22-8-2014 2014
3 Phú Lộc 619 19-12-2014 2014
4 Quỳnh Lưu 402 7-8-2015 2015
5 Gia Lâm 592 03-02-2015 2015
6 Văn Phú 593 03-02-2015 2015
7 Yên Quang 595 03-02-2015 2015
V Huyện Yên Khánh
1 Khánh Phú 537 12-12-2013 2013
2 Khánh Thiện 539 13-12-2013 2013
3 Khánh Thành 536 12-12-2013 2013
4 Khánh Cường 563 12-11-2014 2014
5 Khánh Hải 560 12-11-2014 2014
6 Khánh Nhạc 561 12-11-2014 2014
7 Khánh An 468 15-9-2015 2015
187
8 Khánh Cư 469 15-9-2015 2015
9 Khánh Thủy 470 15-9-2015 2015
10 Khánh Chung 471 15-9-2015 2015
VI Huyện Yên Mô
1 Yên Thắng 618 19-12-2014 2014
2 Yên Thái 481 15-9-2015 2015
3 Yên Hòa 482 15-9-2015 2015
4 Yên Từ 594 03-02-2015 2015
VII Thành phố Tam Điệp
1 Yên Bình 467 22-8-2014 2014
Tổng cộng: 40 xã
Nguồn: Văn phòng điều phối xây dựng NTM tỉnh Ninh Bình.