Luận án Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu long lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI VĂN NGHIấM Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông cửu long lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn hiện nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC CHUYấN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH BÙI VĂN NGHIấM Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông cửu long lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn hiện nay LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHÍNH TRỊ HỌC CHUYấN NGÀNH: X

pdf221 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 489 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu long lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC M· sè: 62 31 23 01 Người hướng dẫn khoa học: 1. PSG. TS ĐỖ NGỌC NINH 2. PGS. TS DƯƠNG TRUNG Ý Hµ NéI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu nêu trong luận án là trung thực và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng. Các kết quả nghiên cứu của luận án chưa được công bố trong bất cứ công trình khoa học nào. Tác giả luận án Bùi Văn Nghiêm MỤC LỤC MỞ ĐẦU ........................................................................................................ 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUANĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................. 7 1.1. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam.................................................... 7 1.2. Các công trình nghiên cứu nước ngoài................................................... 20 1.3. Kết quả đạt được và những vấn đề đặt ra luận án tiếp tục giải quyết...... 25 Chương 2: CÁC TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONGLÃNH ĐẠO CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀLÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN......... 29 2.1. Các tỉnh, tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long và kinh tế nông nghiệp của các tỉnh........................................................................................... 29 2.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Longlãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp - Khái niệm, nội dung, phương thức.......................................... 55 Chương 3: CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ CÁCTỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG LÃNH ĐẠOCHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP - THỰC TRẠNG,NGUYÊN NHÂN, KINH NGHIỆM......................... 75 3.1. Thực trạng chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long từ năm 2010 đến nay........................................... 75 3.2. Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp -Thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm......... 89 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾUTĂNG CƯỜNGSỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH ỦYỞ ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCHCƠ CẤUKINH TẾ NÔNG NGHIỆP ĐẾN NĂM 2025 ................................................. 123 4.1. Dự báo thuận lợi, khó khăn và phương hướng tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ......................................................... 123 4.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2025............................................................................ 131 KẾT LUẬN ................................................................................................ 169 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ............. 172 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................... 173 PHỤ LỤC................................................................................................... 186 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TRONG LUẬN ÁN ASXH : An sinh xã hội BCH : Ban Chấp hành BTVTU : Ban Thường vụ tỉnh ủy CCKT : Cơ cấu kinh tế CCKTNN : Cơ cấu kinh tế nông nghiệp CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CTQG : Chính trị quốc gia ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long GlobalGAP : Global Good Agricultural Practice HĐND : Hội đồng nhân dân HTCT : Hệ thống chính trị KH - CN : Khoa học và công nghệ MTTQ : Mặt trận Tổ quốc NXB : Nhà xuất bản PTLĐ : Phương thức lãnh đạo SXNN : Sản xuất nông nghiệp UBKT : Ủy ban kiểm tra UBND : Ủy ban nhân dân VietGAP : Vietnamese Good Agricultural Practice XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ở nước ta, nông nghiệp có vai trò đặc biệt quan trong đối với sự phát triển mọi mặt của đất nước. Trong giai đoạn hiện nay, nông nghiệp lại càng quan trọng đối với sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), xây dựng chủ nghĩa xã hộiở nước ta. Nhận thức sâu sắc điều này, trong thời kỳ đổi mới, Đảng đã xây dựng đường lối, ban hành các nghị quyết về phát triển toàn diện kinh tế nông nghiệp. Đặc biệt, Đảng đã ban hành Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 5 khóa IX về đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn thời kỳ 2001 - 2010. Tiếp đến là Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Trong các nghị quyết của Đảng về phát triển nông nghiệp, nông thôn thời kỳ đổi mới, vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp được Đảng ta rất coi trọng, nhất là những năm gần đây. Nghị quyết Đại hội lần thứ XI và Đại hội lần thứ XII của Đảng đều nhấn mạnh chủ trương: “chuyển dịchcơ cấu kinh tế nông nghiệp”; “đẩy nhanh cơ cấu lại ngành nông nghiệp”, “chủ động triển khai một bước các biện pháp thích ứng và đối phó với biến đổi khí hậu toàn cầu” Là địa bàn chiến lược về kinh tế, chính trị và quốc phòng, an ninh của cả nước,vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) có nhiều tiềm năng, thế mạnh phát triển kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp. Đây là nơi cư trú của khoảng 18 triệu người dân Việt Nam, đóng góp khoảng 18% GDP toàn quốc, với 90% tổng lượng gạo xuất khẩu, gần 60% kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và 70% sản lượng trái cây cả nước. Song, ĐBSCL đang đứng trước những khó khăn thách thức rất lớn. Trước hết, ngành nông nghiệp phải tập trung giải quyết ngaymột cách có hiệu quả vấn đề phát triển nông nghiệp vì sự sống còn của 18 triệu dân trong vùng, bảo đảm an ninh lương thực cả nước. Trong khi đó, biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, ngập mặn, sụt lún, 2 nguồn nước sông Mê Kông cạn kiệt trong khicơ cấu và phương thức sản xuất nông nghiệp chủ yếu là sản xuất lúa nước ngọt, giá lúa trên thế giới lại không cao Điều này, đòi hỏi Đảng, Nhà Nước, các cấp ủy, nhất là các tỉnh, thành ủy ở ĐBSCL phải tìm các giải pháp khả thi lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp (CCKTNN) ở từng tỉnh một cách có hiệu quả bền vững đểthích ứng tốt với những biến đổi, thách thức nêu trên. Thực hiện các chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước về chuyển dịch cơ cấu kinh tế, những năm vừa qua các tỉnh ủy vùng ĐBSCL đã tích cực chủ động lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN đạt kết quảbước đầu rất quan trọng. Nội dung lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN của các tỉnh được đổi mới. Các tỉnh ủyđã coi trọng lãnh đạo phát triển các ngành kinh tế nông nghiệp là thế mạnh, tiềm năng của tỉnh; phát triển các ngành dịch vụ nông nghiệp; cân đối giữa ngành trồng trọt, chăn nuôi gia súc, nuôi trồng và đánh bắt thủy sản Phương thức lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN của các tỉnh ủy có những cải tiến, đổi mới nhất trị:chất lượng các nghị quyết về chuyển dịch CCKTNN được nâng lên một bước; lãnh đạo thông qua chính quyền và các tổ chức trong hệ thống chính trị được phát huy; công tác kiểm tra, giám sát được coi trọng... Nhờ đó, CCKTNN ở nhiều tỉnh bước đầu chuyển dịch đúng hướng, sản xuất nông nghiệp chuyển khá nhanh sang sản xuất hàng hóa;cơ cấu ngành nghề, vật nuôi, cây trồng chuyển dịch khá mạnh;các khu chế xuất sản phẩm nông nghiệp, các loại hình dịch vụ nông nghiệp phát triển; đã hình thành các vùng kinh tế trọng điểm, mũi nhọn; vệ sinh an toàn sản phẩm nông nghiệp được coi trọng Tuy nhiên,việc lãnh đạo của các tỉnh ủy đối với chuyển dịch CCKTNN còn nhiều hạn chế. Nội dung lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN của một số tỉnh ủy còn chưa thực sự cụ thể, rõ ràng, chưa gắn kết chặt chẽ với chuyển dịch cơ cấu kinh tế (CCKT)tổng thể của tỉnh; nhiều giải pháp thực hiện còn chung chung, tính khả thi thấp; việc lãnh đạo chính quyền các cấp cụ thể hóa và tổ chức thực hiện nghị quyết của tỉnh ủy về chuyển dịch CCKTNN ở một số địa 3 phương còn lúng túng. Vai trò của khá nhiều tổ chức đảng, đảng viên trong chuyển dịch CCKTNN còn mờ nhạt; công tác kiểm tra, giám sát có lúc còn buông lỏngKết quả là, cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở các tỉnh chuyển dịch chậm; ở nhiều nơi còn mất cân đối giữa các ngành kinh tế nông nghiệp; một số ngành có biểu hiện phát triển tự phát và chưa gắn chặt với chuyển dịch CCKTtoàn tỉnh và CCKTNN tổng thể của toàn vùng ĐBSCL; chưa thể hiện rõ việc chuyển từ cơ cấu, phương thức sản xuất nông nghiệp trước đây sang mô hình mới; chưa thấy rõ những yếu tố thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng cao, sụt lún, cạn kiệt nguồn nước ngọt từ sông Mê Kông Bởi vậy, nghiên cứu một cách cơ bản, hệ thống, tìm giải pháp khả thi phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, tăng cường sự lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN của các tỉnh ủy ở ĐBSCL trong những năm tới thực sự là vấn đề rấtcấp thiết. Để góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết nêu trên tác giả chọn và thực hiện đề tài luận án tiến sĩ: “Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp giai đoạn hiện nay”. 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án * Mục đích: Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tỉnh ủy ở ĐBSCL lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN, luận án đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh ủy ở ĐBSCL đối với chuyển dịch CCKTNN đến năm 2025. * Nhiệm vụ: - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Luận giải, làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tỉnh ủy ở ĐBSCL lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN trong giai đoạn hiện nay. - Khảo sát, đánh giá thực trạng chuyển dịch CCKTNN và thực trạng các tỉnh ủy ởĐBSCL lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN những năm qua, chỉ rõ ưu, khuyết điểm, nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm. 4 - Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếutăng cường sự lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN của các tỉnh ủy ởĐBSCL đến năm 2025. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là sự lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN của các tỉnh ủy ở ĐBSCL giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Luận án nghiên cứu thực trạng chuyển dịch CCKTNN ở các tỉnh ĐBSCL và thực trạng các tỉnh ủy ở ĐBSCL lãnh đạo chuyển dịch CCKTNNtừ năm 2010 đến nay. - Phương hướng và những giải pháp chủ yếu đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2025. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về Đảng lãnh đạo phát triển kinh tế, chuyển dịch CCKT và về công tác xây dựng Đảng, nhất là trong nâng cao chất lượng lãnh đạo của các cấp ủy đảng. 4.2. Cơ sở thực tiễn Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng chuyển dịch CCKTNN và thực trạng các tỉnh ủy ở ĐBSCL lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN từ năm 2010 đến nay. 4.3. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênin và các phương pháp: lịch sử kết hợp với lôgic; phân tích kết hợp với tổng hợp;phương pháp thống kê, so sánh, khảo sát, điều tra xã hội học, phương pháp chuyên gia và tổng kết thực tiễn 5 5. Đóng góp mới về khoa học và ý nghĩa lý luận, thực tiễn của luận án 5.1. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Khái niệm:tỉnh ủy ở ĐBSCL lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN là toàn bộ hoạt động của tỉnh ủy từ việc đề ra chủ trương, xây dựng, ban hành các nghị quyết, chỉ thị của tỉnh ủy nhằm định hướng thay đổi cấu trúc, cơ cấu thành phần, số lượng, chất lượng và quan hệ tỷ lệ giá trị của các yếu tố kinh tế, xã hội liên quan đến sản xuất nông nghiệp. đến việc tổ chức thực hiện, tiến hành kiểm tra, giám sát để các nghị quyết, chỉ thị được thực hiện thắng lợi, làm cho CCKTNN của tỉnh ngày càng phù hợp với điều kiện của tỉnh, nông nghiệp phát triển nhanh, bền vững. - Kinh nghiệm lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN của các tỉnh ủy ở ĐBSCL từ năm 2010 đến nay:tăng cường vận động, thuyết phục nhân dân kết hợp với triển khai mạnh mẽ, có hiệu quả các mô hình kinh tế phù hợp điều kiện cụ thể địa phương và thích ứng với biến đổi khi hậu sẽ tạo nên sự thống nhất ý chí và hành động của cán bộ, đảng viên và nhân dân trong chuyển dịch CCKTNN. - Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của tỉnh ủy ở ĐBSCL đối với chuyển dịch CCKTNN đến năm 2025:Một là,lãnh đạo xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội trên cơ sở xác định đúng cơ cấu, tỷ trọng thành phần và định hướng chuyển dịch CCKTNN phù hợp với tiềm năng, thế mạnh của địa phương; Hai là, xây dựng chính quyền các cấp vững mạnh và đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý đáp ứng tốt yêu cầu thực hiện các nghị quyết, chủ trương của tỉnh ủy về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp; Ba là,lãnh đạo khai thác triệt để các nguồn lực, tiềm năng, thế mạnh của từng địa phương, tăng cường liên kết giữa nhà nông, nhà nước, nhà đầu tư, nhà khoa học và liên kết vùng trong chuyển dịch CCKTNN; 5.2. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án góp phần làm rõ cơ sở lý luận về sự lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN của các tỉnh ủy ở ĐBSCL trong giai đoạn hiện nay. 6 - Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được dùng làm tài liệu tham khảo trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch CCKTNN của các tỉnh ủy vùng ĐBSCL trong những năm tiếp theo. - Luận án cũng có thể dùng làm tài liệu tham khảo phục vụ nghiên cứu, giảng dạy, học tập tại Học viện Chính trị quốc gia (CTQG) Hồ Chí Minh và trường chính trị tỉnh, thành phố ởĐBSCL. 6. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương, 9 tiết. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾNĐỀ TÀI LUẬN ÁN Chuyển dịch CCKT nói chung và chuyển dịch CCKTNN nói riêng là một trong những vấn đề đặc biệt quan trọng được nhiều chính đảng, nhà nước trên thế giới quan tâm. Đối với nước ta, đây là chủ trương lớn trong thời kỳ đổi mới hiện nay, được Đảng và cấp ủy đảng địa phương luôn quan tâm lãnh đạo tổ chức thực hiện, đồng thời thu hút đông đảonhà khoa học nghiên cứu, đạt kết quả quan trọng. Kết quả nghiên cứu của nhiều công trình khoa học về vấn đề nêu trên đã được công bố trên sách, báo, tạp chí; được thể hiện trong các tham luận hội thảo khoa học, tổng quan đề tài khoa học; luận án tiến sĩ; luận văn thạc sĩ... liên quan trực tiếp đến đề tài luận án. Tiêu biểu là các công trình: 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở VIỆT NAM Đã có nhiều công trình nghiên cứu của các nhà khoa học trong nước nghiên cứu về lĩnh vực nông nghiệp nói chung và chuyển dịch CCKTNN nói riêng. Có thể phân chia thành các loại công trình sau: 1.1.1. Các công trình nghiên cứu về kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nông dân - Nguyễn Đức Minh, An ninh nông thôn trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ [59]. Công trình đưa ra khái niệm về an ninh nông thôn, trong đó nêu rõ “an ninh nông thôn là sự ổn định, an toàn và phát triển vững chắc về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội... đảm bảo sự hoạt động bình thường, có hiệu quả của các tổ chức Đảng, chính quyền, đoàn thể quần chúng, không để xảy ra các vụ việc phức tạp gây mất ổn định ở nông thôn”. Ổn định an ninh nông thôn là một trạng thái an toàn trong cấu trúc xã hội, thiết chế chính trị... mà những cấu trúc, thiết chế này 8 đã được xây dựng theo một mô hình nhất định, được vận hành, thử nghiệm trên thực tế, hoạt động bình thường, có hiệu quả, kỷ cương xã hội được mọi người chấp nhận, tôn trọng và nghiêm chỉnh thực hiện. Trên cơ sở phân tích thực trạng của vấn đề an ninh nông thôn, các tác giả đưa ra dự báo tình hình an ninh nông thôn, đề xuất các giải pháp cơ bản nhằm đảm bảo an ninh nông thôn trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH. Một trong những giải pháp mà các tác giả đề cập đến để giữ vững an ninh nông thôn là phải thường xuyên chăm lo xây dựng tổ chức đảng, chính quyền cơ sở trong sạch, vững mạnh. - Lâm Quang Huyên, Nông nghiệp, nông thôn Nam Bộ hướng tới thế kỷ XXI [52].Cuốn sách tạo dựng bức tranh sinh động về nông nghiệp, nông thôn khu vực ĐBSCL và khu vực Đông Nam Bộ. Những thành tựu về sản xuất, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật, quan hệ sản xuất mới, về xây dựng nông thôn mới ở Nam Bộ được tác giả đề cập tới. Trên cơ sở phân tích những thuận lợi và khó khăn, tác giả làm rõ vai trò và nhiệm vụ của nông nghiệp, nông thôn Nam Bộ trong quá trình thực hiện CNH, HĐH đất nước. - Nguyễn Sinh Cúc,Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam thời kỳ đổi mới [26]. Cuốn sách đề cập đến quá trình đổi mới, hoàn thiện chính sách nông nghiệp, nông thôn nước ta trong những năm đổi mới, thành tựu và những vấn đề đặt ra trong quá trình phát triển nông nghiệp, nông thôn, những vấn đề cần giải quyết để phát triển nông nghiệp, nông thôn nước ta. - Nguyễn Xuân Thảo, Góp phần phát triển bền vững nông thôn Việt Nam [98].Cuốn sách đề cập đến những vấn đề mang tính chiến lược về nông nghiệp, nông thôn như: vấn đề sử dụng đất đai, an ninh lương thực, quy hoạch các vùng kinh tế, việc làm ở nông thôn. - Lưu Văn Sùng, Một số kinh nghiệm điển hình về phát triển nông nghiệp nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa [91].Trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, vấn đề CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn được đặt lên hàng đầu, là con đường tất yếu của sự phát triển. Thực chất 9 CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn là quá trình phát triển nông thôn theo hướng tiến bộ về kinh tế - xã hội của một nước công nghiệp. CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn đòi hỏi phải phát triển toàn bộ các hoạt động, các lĩnh vực sản xuất, dịch vụ và đời sống văn hóa tinh thần ở nông thôn phù hợp với nền sản xuất công nghiệp ở nông thôn cả nước. - Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Văn Phú, Phát triển kinh tế vùng trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa [99]. Nội dung cơ bản của cuốn sách tập trung vào các vấn đề: tổng quan về một số quan niệm về vùng, phân vùng kinh tế, phát triển bền vững theo vùng, rút ngắn tiến trình CNH, HĐH theo vùng và kinh nghiệm phát triển vùng trong quá trình công nghiệp hóa ở một số nước; nghiên cứu, đánh giá vùng dưới góc cạnh khác nhau, từ đó rút ra những nhận định quan trọng về tính đa dạng và phân dị của các điều kiện và yếu tố phát triển vùng, mức độ và khả năng khai thác nguồn lực của từng vùng lãnh thổ; đánh giá thực trạng phát triển kinh tế - xã hội từng kiểu, loại vùng khác nhau, từ đó rút ra những nhận định về việc khơi dậy các tiềm năng, thế mạnh của từng vùng; xác định quan điểm phát triển vùng trong quá trình CNH, HĐH đến năm 2020. -Nguyễn Kế Tuấn,Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn ở Việt Nam - con đường và bước đi[112]. Cuốn sách là kết quả nghiên cứu của đề tài khoa học thuộc Chương trình cấp Nhà nước KX 02- 07 “Con đường, bước đi và các giải pháp chiến lược để thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn”. Thông qua lý giải tổng quát về con đường, bước đi và các giải pháp thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn ở nước ta, cuốn sách làm rõ về khái niệm, mục tiêu, nội dung, bước đi và các giải pháp thúc đẩy quá trình CNH, HĐH nông nghiệp và nông thôn; xác định con đường, cách đi nhanh nhất để đạt được mục tiêu. -Phạm Văn Bính, Nông nghiệp, nông thôn Việt Nam sau 20 năm đổi mới [20] . Tác giả đã đề cập đến những thành tựu của Việt Nam về xuất khẩu 10 gạo như là một trong những thành quả quan trọng của phát triển nông nghiệp, nông thôn trong 20 năm đổi mới, đồng thời chỉ ra những thuận lợi, khó khăn của phát triển nông nghiệp, nông thôn. -Lê Quang Phi,Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn thời kỳ đổi mới [73]. Tác giả đã phân tích nội dung cơ bản của CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn nước ta và những biện pháp cơ bản nhằm đẩy mạnh quá trình này trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó có vấn đề hội nhập các thị trường nông nghiệp nói chung, thị trường gạo quốc tế nói riêng. -Đặng Kim Sơn,Nông nghiệp, nông thôn và nông dân Việt Nam hôm nay và mai sau[87]. Tác giả đã làm rõ thực trạng nông nghiệp, nông thôn, nông dân ở Việt Nam trong hơn 20 năm đổi mới (1986 - 2007); thực trạng giải quyết vấn đề nông nghiệp, nông thôn, nông dân trong giai đoạn hiện nay; đề xuất những định hướng, kiến nghị những chính sách nhằm đưa nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam phát triển. -Hội đồng Lý luận Trung ương,Vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn - kinh nghiệm Việt Nam, kinh nghiệm Trung Quốc [48]. Cuốn sách là tài liệu tham khảo cho các nhà nghiên cứu khoa học, những người tham gia hoạch định chính sách liên quan đến vấn đề nông nghiệp, nông dân, nông thôn. -Nguyễn Văn Sánh,Nguyên lý phát triển "tam nông" và ứng dụng vào bối cảnh vùng đồng bằng sông Cửu Long [81]. Tác giả đề cập đến phát triển nông thôn thế giới, từ đó định hướng nghiên cứu phát triển tổng hợp nhằm tìm ra các cơ hội, giải pháp và ứng dụng phát triển nông thôn tại Việt Nam, đặc biệt cho vùng ĐBSCL. -Đỗ Ngọc Ninh, Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và Đảng Cộng sản Việt Nam về nông dân và công tác vận động nông dân [67].Tác giả đã hệ thống hóa quan điểm cơ bản của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin về nông dân và công tác vận động nông dân của Đảng Cộng sản, gồm: vai trò của 11 nông dân trong sự nghiệp cách mạng của Đảng Cộng sản; sự cần thiết vận động nông dân tham gia cách mạng giành chính quyền và xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhất là phát triển kinh tế nông nghiệp; nhấn mạnh: liên minh công nông, trí thức dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản là biện pháp đặc biệt quan trọng để vận động nông dân tham gia phát triển kinh tế, nhất là kinh tế nông nghiệp, xây dựng đời sống văn hóa nông thôn. Đồng thời, tác giả phân tích quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò của nông dân nước ta trong cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng, nhấn mạnh các quan điểm của Đảng về vai trò của nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới kiện nay; phân tích quan điểm của Đảng về mục tiêu, nhiệm vụ công tác vận động nông dân của Đảng hiện nay; phân tích các giải pháp do Đảng đề ra để tăng cường công tác vận động nông dân trong thời kỳ đổi mới, đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn, gồm: chăm lo lợi ích chính đảng của nông dân; tuyên truyền, giáo dục tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, xây dựng người nông dân mới; tổ chức các phong trào thi đua yêu nước, phát triển kinh tế - xã hội, nhất là phát triển nông nghiệp, xây dựng đời sống văn hóa, nông thôn; tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, đề cao trách nhiệm của chính quyền các cấp, Mặt trận Tổ quốc (MTTQ), các đoàn thể chính trị - xã hội, nhất là Hội Nông dân trong vận động nông dân phát triển kinh tế nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới. -Phạm Ngọc Dũng, Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn từ lý luận đến thực tiễn ở Việt Nam hiện nay[40]. Tác giả đãđề cập và làm rõ những vấn đề lý luận về CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn trong phát triển bền vững; đánh giá đúng thực trạng và chỉ rõ nguyên nhân nảy sinh vấn đề kinh tế, xã hội bức xúc trong thực hiện CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn ở nước ta hiện nay và đưa giải pháp hợp lý có tính thực tiễn cao nhằm 12 góp phần khắc phục tình hình kinh tế, xã hội bức xúc ở nông thôn Việt Nam trong phát triển bền vững. -Nguyễn Ngọc Hà,Đường lối phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986-2011) [41]. Tác giả đã làm rõ quá trình hình thành những quan điểm, chủ trương phát triển kinh tế nông nghiệp của Đảng trong thời kỳ đổi mới; nghiên cứu một cách toàn diện về kinh tế nông nghiệp; quá trình triển khai thực hiện đường lối đổi mới chính sách phát triển kinh tế nông nghiệp và những thành tựu đạt được. Đặc biệt, cuốn sách tập trung vào vấn đề trung tâm là Đảng lãnh đạo thực hiện đổi mới cơ chế quản lý trong nông nghiệp, giải phóng sức lao động, phát huy sự năng động, sáng tạo của người nông dân. -Đặng Kim Sơn, Trần Công Thắng, Đổi mới chính sách nông nghiệp Việt Nam, bối cảnh, nhu cầu và triển vọng [88]. Các tác giả đã phân tích tổng quan tình hình kinh tế nông nghiệp và nông thôn Việt Nam từ năm 2000 đến nay; đề cập đến việc cải cách chính sách về nông nghiệp trong thời gian qua; phân tích những thách thức và cơ hội cho phát triển nông nghiệp Việt Nam; đề xuất đổi mới chính sách nông nghiệp theo hướng phát triển bền vững ở nước ta. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp -Đề tài khoa học xã hội,Luận cứ khoa học và kiến nghị những giải pháp đồng bộ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành, vùng, thành phần trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa [37].Các tác giả cho rằng, đẩy mạnh xuất khẩu là phương hướng cơ bản và ưu tiên trong chuyển dịch CCKT trong quá trình CNH, HĐH, từ đó xây dựng các tiêu chí lựa chọn các ngành kinh tế trọng điểm và ngành kinh tế mũi nhọn trong giai đoạn 2000. -Học viện CTQG Hồ Chí Minh, Những phương hướng và biện pháp chủ yếu để chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và cơ cấu kinh tế nông 13 thôn, Đề tài khoa học cấp bộ[47]. Đề tài đã xác định nội dung phương hướng và đề xuất các biện pháp chủ yếu thúc đẩy nhanh hơn chuyển dịch CCKTNN theo hướng sản xuất hàng hóa gắn với công nghiệp chế biến và thị trường. -Đỗ Hoài Nam,Chuyển dịch cơ cấu kinh tế ngành và phát triển các ngành trọng điểm, mũi nhọn ở Việt Nam [61]. Cuốn sách đã phân tích sâu sắc một số vấn đề lý luận về chuyển dịch CCKT ngành. Nghiên cứu và chỉ ra những tiêu chí có tính chủ đạo để xác định ngành kinh tế mũi nhọn trong quá trình phát triển kinh tế, đó là những định hướng phát triển kỹ thuật, cộng nghệ hiện đại, định hướng xuất khẩu, định hướng sử dụng lợi thế so sánh. - Bùi Tất Thắng,Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam [94]. Các tác giả đã phân tích các nhân tố kinh tế quốc tế ảnh hưởng đến sự chuyển dịchCCKT trong quá trình công nghiệp hóa, các lợi thế so sánh và tác động của các nguồn lực đối với sự chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam. Nguyễn Tiến Thuận, Đặc điểm và giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn vùng đồng bằng sông Hồng[103].Tác giả hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về cơ cấu kinh tế, cơ cấu kinh tế nông nghiệp,chuyển dịch CCKTNN. Trình bày cách tiếp cận, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến cơ cấu kinh tế nông nghiệp phù hợp với điều kiện kinh tế mở. Làm sáng tỏ thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp, chuyển dịch CCKTNN vùng đồng bằng sông Hồng và đưa ra các giải pháp nhằm chuyển dịch CCKTNN ở vùng này, có hiệu quả. -Nguyễn Văn Cúc, Tác động của Nhà nước đối với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đề tài khoa học cấp bộ [27]. Bản tổng quan đề tài đã giành một mục bàn về đổi mới phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy đối với kinh tế”và khẳng định phải thay đổi phương thức ra nhiều nghị quyết bằng phương thức 14 lãnh đạo thực thi chính sách luật pháp. Dĩ nhiên, tỉnh ủy cũng cần ra nghị quyết về phát triển kinh tế, xã hội địa phương. Bên cạnh đó, phải đổi mới công tác chính trị tư tưởng của tỉnh ủy, công tác cán bộ, công tác kiểm tra. Sự lãnh đạo của tỉnh ủy (qua huyện ủy và đảng ủy trực thuộc) cần thay đổi phù hợp với thay đổi phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng cơ sở. Đổi mới phương thức lãnh đạo của tỉnh ủy có quan hệ với đổi mới quản lý của chính quyền và đổi mới phương thức lãnh đạo của tổ chức đảng cơ sở trong các loại hình doanh nghiệp. Quy trình lãnh đạo kinh tế của tỉnh ủy: chuẩn bị ra quyết định, ra quyết định, triển khai thực hiện, kiểm tra thực hiện và tổng kết đánh giá kết quả thực hiện. Hoàn thiện hệ thống tổ chức để thực hiện quy trình lãnh đạo của tỉnh ủy. -Lê Quốc Sử,Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và xu hướng phát triển kinh tế nông nghiệp Việt Nam theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa từ thế kỷ XX đến thế kỷ XXI của thời đại kinh tế tri thức [90].Tác giả nêu rõ lý luận cơ bản về “cơ cấu kinh tế nói chung”, “cơ cấu kinh tế nông nghiệp” nói riêng theo hướng CNH, HĐH trong thời đại kinh tế tri thức. Cuốn sách giới thiệu một khá khá toàn diện về chuyển dịch CCKTNNtheo hướng CNH, HĐH, chủ trương và chính sách phát triển nông nghiệp của Đảng từ năm 1975- 2001, qua khảo sát thực tiễn nghiên cứu về nông nghiệp, nông thôn ở ngoại thành thành phố Hồ Chí Minh. - Nguyễn Tiến Dũng,Đổi mới và hoàn thiện một số chính sách nhằm đẩy nhanh quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp [39].Tác giả nghiên cứu hệ thống chính sách tác động quá trình chuyển dịch CCKTNNvà quá trình đổi mới một số chính sách nông nghiệp và tác động của nó đối với sự chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp. Trên cơ sở đó, tác giả đề xuất phương hướng và giải pháp đổi mới và hoàn thiện các chính sách này nhằm thúc đẩy quá trình chuyển dịch CCKTNN. 15 -Đặng Văn Thắng...,Chuyển dịch cơ cấu kinh tế công- nông nghiệp ở đồng bằng sông Hồng - Thực tiễn và triển vọng [96].Các khía cạnh của CDCCKT công - nông nghiệp vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 1986 - 2000 được các tác giả đề cập tới. Cuốn sách làm rõ hơn thực trạng, kết quả, nguyên nhân của những hạn chế trong quá trình chuyển dịch CCKT; đưa ra những kiến nghị, những giải pháp nhằm thúc đẩy sự chuyển dịch CCKT của vùng đồng bằng sông Hồng đến năm 2010. -Đặng Kim Oanh,“Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp ở Vĩnh Phúc theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá”[69]. Tác giả đề cập đến chủ trương của Đảng và Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc đã vận dụng sáng tạo chủ trương của Đảng vào thực tiễn lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương; kết quả đạt được về chuyển dịch CCKTNN. Từ kết quả đạt được về chuyển dịch CCKTNN, tác giả đã đúc rút ra một số kinh nghiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng bộ tỉnh Vĩnh Phúc. -Bùi Tấ...ớc, góp 32 phần quan trọng vào việc xây dựng cả vùng ĐBSCL giàu mạnh, các mặt văn hóa- xã hội tiến kịp mặt bằng chung của cả nước; bảo đảm ổn định chính trị, an ninh - quốc phòng vững chắc; có tốc độ tăng trưởng GDP bình quân giai đoạn 2011- 2020 đạt 1,25 lần tốc độ tăng trưởng bình quân cả nước. GDP bình quân đầu người đạt khoảng 3.000 USD. Vùng kinh tế trọng điểm vùng ĐBSCL còn là trung tâm năng lượng lớn của cả nước với 3 trung tâm điện lực: Ô Môn, Cà Mau, Kiên Lương, với tổng công suất khoảng 9.000 - 9.400 MW và các mỏ khí đốt vùng biển Tây Nam đã và đang được tập trung đầu tư xây dựng và khai thác [3]. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, trong những năm gần đây, kinh tế các tỉnh ĐBSCL phát triển khá. Tốc độ GDP giai đoạn 2001- 2010 là 11,5%/năm. Năm 2012 đạt 10%, năm 2013 là 11,5%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng tích cực. Nếu năm 2000, CCKT nông - lâm - ngư nghiệp là 53,5% trong GDP, công nghiệp xây dựng là 18,5%GDP và dịch vụ 28% GDP, thì năm 2012, các con số tương ứng là: 38,26% GDP, 25,85%GDP và 35,89%GDP. Như vậy, tỷ trọng nông - lâm - thủy sản giảm xuống, tỷ trọng công nghiệp - xây dựng và dịch vụ tăng lên. Các vùng đã thể hiện vai trò trung tâm lớn về sản xuất lúa gạo, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản cả nước [109]. Tốc độ trưởng kinh tế (GDP) bình quân của vùng đạt trên 7% mỗi năm. Theo thống kê của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, tốc độ tăng GDP giai đoạn 2006 - 2010 đạt 10 -12%; giai đoạn 2011- 2013 đạt 10,63. Trong giai đoạn 2010 - 2015, tốc độ tăng trưởng kinh bình quân toàn vùng đạt 11,5%/năm. Vùng ĐBSCL có 3 đến 6 tỉnh trong nhóm 10 tỉnh, thành dẫn đầu hằng năm. Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ, năm 2015, tình hình sản xuất và tiêu thụ nông sản toàn vùng đã có chuyển biến tích cực, sản lượng lúa đạt 3,1 triệu tấn, thủy sản đạt 3,3 triệu tấn; xuất khẩu đạt 10,9 tỉ USD, thu ngân sách đạt khoảng hơn 70 ngàn tỉ đồng [25,tr.34]. 33 Cùng với phát triển nông nghiệp, công nghiệp được chú trọng phát triển, dần đi vào khai thác các thế mạnh của vùng về công nghiệp chế biến nông sản. Toàn vùng đã hình thành các khu công nghiệp tập trung tầm cỡ quốc gia như trung tâm Khí - Điện - Đạm (Cà Mau), trung tâm nhiệt điện Ô Môn (Cần Thơ), nhà máy điện Duyên Hải 1 (Trà Vinh), nhà máy nhiệt điện Long Phú (Sóc Trăng),ĐBSCLcó 1.305 xã, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới, toàn vùng có 236/260 xã đạt tiêu chí nông thôn mới [4, tr. 19]. Tuy nhiên, kinh tế của ĐBSCL phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch chậm, nông - lâm - ngư nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn (32%). Nhiều sản phẩm nông nghiệp có giá thành cao, khó tiêu thụ như cá tra và các mặt hàng nông sản khác. Việc xuất khẩu gạo cũng gặp khó khăn, năm 2014, toàn vùng xuất khẩu được 5,9 triệu tấn gạo, giảm 5% so với năm 2013, kim ngạch xuất khẩu gạo đạt 2,58 tỷ USD, giảm 3,6%. Việc liên kết vùng, tái cơ cấu ngành nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới, việc thu hút đầu tư còn nhiều khó khăn, hạn chế. Do quá trình đô thị hóa diễn ra khá nhanh nên nhiều diện tích đất sản xuất của vùng bị thu hẹp và trong những năm tới dự đoán sẽ còn giảm nhiều hơn do ảnh hưởng đô thị hóa, chuyển đổi sử dụng đất không đúng mục đích. Thêm vào đó, ĐBSCL còn phải đối mặt với hiện tượng biến đổi khí hậu. Theo dự đoán tác động biến đổi khí hậu, đến năm 2050 có khoảng 26,7% dân số và khoảng 31% đất của vùng bị ảnh hưởng. Việc xâm nhập mặn, hạn hán và lũ lụt, mất đất nông nghiệp sẽ làm giảm khả năng sản xuất nông nghiệp, thủy sản, ảnh hưởng đến nguồn sinh kế người dân. Điều này trong tương lai sẽ đe dọa an ninh lương thực quốc gia và tiềm năng sản xuất nông nghiệp, thủy sản của vùng. * Đặc điểm văn hóa - xã hội: Các tỉnh ở ĐBSCL là nơi quần cư của nhiều dân tộc, trong đó có 4 dân tộc chính là: Kinh, Hoa, Khmer và Chăm. Dân tộc Kinh (Việt) chiếm 92,2% tổng số dân toàn vùng, sống ở hầu hết các nơi trong vùng. Người Hoa có 34 khoảng 210.000 người, chiếm 6,1%, tập trung nhiều ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng. Dân tộc Khmercó khoảng 1,3 triệu người, chiếm 6,3%,sống ở các tỉnh Trà Vinh, Sóc Trăng, An Giang. Các tỉnh khác đều có đồng bào Khmer sinh sống. Người Khmer đã cùng người Việt đoàn kết trong đời sống sinh hoạt, trong lao động sản xuất và đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc. Người Hoa có khoảng 210.000 người, chiếm 1,2%, tập trung nhiều ở các tỉnh Bạc Liêu, Cà Mau, Sóc Trăng. Ngày nay, người Hoa đã kết hôn với người Việt, điều này trước đây chưa từng có.Người Chăm có khoảng 14.000 người sống chủ yếu ở An Giang. Ở vùng ĐBSCL có 6 tôn giáo lớn là: Phật giáo, Công giáo, Tin Lành, Phật giáo Hòa Hảo, Cao Đài và Hồi giáo. Đạo Phật và đạo Hòa Hảo là hai tôn giáo chính trong vùng ĐBSCL, khoảng 4,5 triệu phật tử[4, tr. 19]. Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, nhất là trong những năm gần đây, cuộc sống của đồng bào Chăm ngày càng được cải thiện, định cư, làm ăn. Việc học tập của con em đồng bào Chăm được quan tâm, chú trọng hơn. Trong những năm gần đây, ở tỉnh An Giang có hàng chục con em người dân tộc Chăm đang theo học tại các trường đại học[3].Khối đoàn kết các dân tộc Việt - Khmer- Hoa, ngày càng bền chặt hơn trong lao động sản xuất và đấu tranh chống ngoại xâm bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước. Đây là vùng diễn ra quá trình giao thoa văn hóa giữa các tộc người, tạo nên nét đặc trưng văn hóa ở các tỉnh vùng ĐBSCL, đó là sự dung hợp văn hóa của nhiều tộc người (Việt - Hoa - Chăm - Khmer) với cộng đồng dân cư vừa đậm đà bản sắc văn hóa địa phương, vừa gắn với nền văn hóa chung của dân tộc Việt Nam. Vùng này có sắc thái địa - văn hóa tiêu biểu của vùng ĐBSCL. Đó là văn hóa hồ - rừng, người dân đã dùng rừng làm hồ chứa nước (U Minh Hạ, Đồng Tháp Mười, Tứ giác Long Xuyên) để canh tác vào mùa khô. Bên cạnh đó là văn hóa làng nghề ngày càng được khôi phục và phát triển. 35 Như vậy, môi trường tự nhiên, hệ sinh thái của vùng ĐBSCL mang những nét đặc trưng riêng, trong môi trường đó, cư dân ĐBSCL đã thích ứng và tác động để tạo dựng nên môi trường sống cho mình, tạo nên những tập quán canh tác, sản xuất đặc thù cũng như các phong tục phù hợp trong đời sống cộng đồng các dân tộc. Cộng đồng các dân tộc đoàn kết, đùm bọc, tương trợ lẫn nhau, hòa hợp và giúp đỡ nhau, trở thành cộng đồng dân tộc, đoàn kết xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, bảo vệ quê hương, đất nước. * Đặc điểm về an ninh - quốc phòng: Đồng bằng sông Cửu Longlà vùng có biên giới đất liền giáp Campuchiacó chiều dài gần 400 km thuộc 4 tỉnh của Việt Nam (Long An, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang) và 5 tỉnh của Campuchia, có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng về quốc phòng - an ninh của đất nước. Trước đây, miền Tây Nam Bộ (ĐBSCL) được coi là áo giáp phía Tây bảo vệ Sài Gòn, chính quyền Sài Gòn đã xác định các tỉnh miền Tây Nam Bộ thuộc vùng 4 chiến thuật, bảo vệ vững chắc chế độ Mỹ Ngụy. Ở nơi đây, Mỹ- ngụy áp dụng nhiều chính sách thực dân kiểu mới rất hà khắc, xây dựng nhiều “Khu dinh điền”, “Ấp chiến lược”, “Khu trù mật”; là nơi thực hiện nhiều chiến dịch quân sự trong chiến lược “chiến tranh Cục bộ” và “Việt Nam hóa chiến tranh” nhằm tiêu diệt lực lượng cách mạng. Với 340 km biên giới đất liền giáp với Campuchia trải dài từ Long An, Đồng Tháp, An Giang đến Kiên Giang, lại có hải phận liền kề với vịnh Thái Lan, có bờ biển dài bao bọc cả ba phần Đông, Nam, Tây, hải phận rộng lớn tiếp giáp với nhiều nước ĐBSCL có vị trí rất quan trọng về quốc phòng, an ninh quốc gia. ĐBSCL cùng với Thành phố Hồ Chí Minh, miền Đông Nam Bộ, Nam Trung Bộ, Nam Tây Nguyên và hệ thống vòng cung đảo, quần đảo tiền tiêu như: Phú Quốc, Thổ Chu, Côn Đảo và Trường Sa tạo nên thế chiến lược an ninh, quốc phòng đặc biệt quan trọng của đất nước. huyện đảo Phú 36 Quốc thuộc tỉnh Kiên Giang được coi là một chiến hạm án ngữ, phòng thủ phía Tây Nam của Tổ quốc. Đồng bằng sông Cửu Longđã và vẫn là một trong những trọng điểm tấn công phá hoại chế độ ta của các thế lực thù địch, nằm trong tổng thể chiến lược "ba Tây" của bọnchúng hòng phá hoại và lật đổ chế độ ta.Các thế lực thù địch đã lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc và lịch sử hình thành của vùng đất Nam Bộ để kích động gây thù hằn dân tộc nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân. Tuyến biên giới Việt Nam - Campuchia đã được phân định, cắm mốc công khai, minh bạch, song vẫn là tâm điểm lợi dụng để chống phá của bọn chúng. Trong thời kỳ đổi mới các cấp chính quyền ở các địa phương phối hợp với các lực lượng chức năng thường xuyên nắm và giải quyết các vấn đề trên địa bàn vùng, kịp thời phát hiện đấu tranh ngăn chặn có hiệu quả các hoạt động phá hoại của các thế lực thù địch, không để hình thành điểm nóng, phức tạp về an ninh trật tự. Các tỉnh giáp biên giới đã triển khai đồng bộ và có sự phối hợp chặt chẽ giữa các tỉnh, thành phố trong tấn công, trấn áp các loại tội phạm; mở rộng công tác đối ngoại, nâng cao hiệu quả hợp tác về quốc phòng - an ninh. Bên cạnh đó, chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động của hệ thống chính trị (HTCT) cơ sở trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số; phát huy vai trò nòng cốt của các sư sãi, chức sắc tôn giáo trong bảo vệ an ninh trật tự ở địa phương; giải quyết tốt việc khiếu kiện của công dân; xử lý kịp thời, có hiệu quả các vụ việc phát sinh ngay từ cơ sở; đấu tranh phòng chống có hiệu quả các loại tội phạm ma túy, buôn lậu trên biên giới. Đồng thời, cấp ủy, chính quyền địa phương tăng cường củng cố, xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân nơi biên giới, góp phần giữ vững và ổn định an ninh - quốc phòng trên toàn tuyến biên giới. 37 Tuy nhiên, tình hình an ninh - quốc phòng trong vùng vẫn tiềm ẩn nhiều yếu tố mất ổn định. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục lợi dụng vấn đề tôn giáo, dân tộc để thực hiện âm mưu “diễn biến hòa bình”, kích động “tự diễn biến” trong nội bộ; lợi dụng những vấn đề nhạy cảm trong xã hội để kích động, gây mâu thuẫn nội bộ, làm giảm lòng tin của nhân dân đối với Đảng và Nhà nước ta. Tình hình tội phạm, tai nạn giao thông và các tệ nạn xã hội khác vẫn diễn biến phức tạp. Việc khiếu kiện, khiếu nại đông người, vượt cấp, nghỉ việc tập thể còn xảy ra ở nhiều địa phương, chưa được giải quyết dứt điểm. 2.1.1.2. Các tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long - chức năng, nhiệm vụ, vai trò và đặc điểm Trong 13 tỉnh ở ĐBSCL có tương ứng 13 đảng bộ tỉnh và 13 tỉnh ủy, gồm 135 đảng bộ cấp huyện, 1634 đảng bộ cấp xã [xem Phụ lục 1]. * Chức năng của tỉnh ủy Điều lệ Đảng thông qua tại Đại hội lần thứ XI quy định: “Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là Ban Chấp hành Trung ương, ở mỗi cấp là ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy)” [31, tr.17]. “Cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là tỉnh ủy, thành ủy)”[31, tr.33]. Như vậy, ban chấp hành đảng bộ tỉnh gọi tắt là tỉnh ủy, là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ tỉnh giữa hai kỳ đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, do đại hội bầu ra. Tỉnh ủy có bí thư, các phó bí thư tỉnh ủy (phó bí thư thường trực, phó bí thư kiêm chủ tịch ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh, phó bí thư phụ trách công tác xây dựng Đảng do Trung ương luân chuyển ở một số tỉnh), Ban Thường vụ Tỉnh ủy (BTVTU), thường trực tỉnh ủy và có các cơ quan tham mưu, giúp việc như: Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo, Ban Nội chính, Ban Dân vận, cơ quan Ủy ban kiểm tra (UBKT), văn phòng tỉnh ủy, trường chính trị tỉnh. Một số tỉnh ủy có ban bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ. Từ quy định của Điều lệ Đảng thấy rằng, chức năng của tỉnh ủy ở ĐBSCL là lãnh đạo. Tỉnh ủy lãnh đạo các tổ chức đảng, đội ngũ đảng viên 38 trong đảng bộ tỉnh; các tổ chức trong HTCT từ tỉnh đến cơ sở, các tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội và nhân dân trên địa bàn tỉnh;lãnh đạo các lĩnh vực đời sống xã hội như kinh tế (trong đó có kinh tế nông nghiệp), văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, cải cách hành chính, phòng chống tham nhũng, lãng phí, xây dựng nông thôn mới, ứng phó với biến đổi khí hậu,... Tỉnh ủy còn có chức năng thực hiện công tác xây dựng đảng bộ tỉnh vững mạnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức và đạo đức đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới trên địa bàn tỉnh, trước hết là thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị của đảng bộ tỉnh. Tỉnh ủy có chức năng và trách nhiệm đóng góp ý kiến vào sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và các Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng. Như vậy, có thể xác định chức năng của các tỉnh ủy ở ĐBSCL gồm: Một là,tỉnh ủy lãnh đạo HTCT và các lĩnh vực đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh. Sự lãnh đạo của các tỉnh ủy đối với các hoạt động nêu trên là lãnh đạo chính trị và lãnh đạo toàn diện, tức là các tỉnh ủy đề ban hành các nghị quyết, quyết định theo quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lãnh đạo cụ thể hóa các nghị quyết, quyết định đó, lãnh đạo tổ chức thực hiện, kiểm tra, giám sát các tổ chức đảng, đảng viên trong thực hiện các nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy và sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm. Mỗi tổ chức, mỗi lĩnh vực đời sống xã hội có đặc điểm riêng, mỗi tổ chức lại có chức năng nhiệm vụ khác nhau. Sự lãnh đạo của tỉnh ủy đối với từng tổ chức, từng lĩnh vực đời sống xã hội có nội dung và phương thức khác nhau. Tỉnh ủy không can thiệp quá sâu, không bao biện, làm thay công việc cụ thể của chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội tỉnh. Một trong những trọng tâm lãnh đạo của tỉnh ủy là phát huy vai trò, chủ động sáng tạo của các 39 tổ chức trong HTCT thực hiện thắng lợi các nghị quyết, quyết định của tỉnh ủy và nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh trong các nhiệm kỳ. Trong lãnh đạo kinh tế - xã hội, tỉnh ủy có chức năng lãnh đạo kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn. Đây là một lĩnh vực trọng yếu trong sự lãnh đạo của tỉnh ủy, một lĩnh vực đang đem lại thu nhập cao và chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu kinh tế của vùng ĐBSCL. Hai là,tỉnh ủy thực hiện chức năng xây dựng Đảng và xây dựng đảng bộ tỉnh. Tỉnh ủy trực tiếp tiếp nhận các nghị quyết, quyết định của Đảng về công tác xây dựng Đảng, cụ thể hóa và lãnh đạo tổ chức thực hiện các nghị quyết ấy trong đảng bộ tỉnh. Trên cơ sở tình hình thực tế của đảng bộ tỉnh, yêu cầu thực hiện nhiệm vụ chính trị của đảng bộ tỉnh, tỉnh ủy xây dựng, ban hành và lãnh đạo thực hiện các nghị quyết xây dựng đảng bộ tỉnh về chính trị, tư tưởng, tổ chức, đạo đức nhằm xây dựng đảng bộ tỉnh trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao đáp ứng yêu thực hiện thắng lợi cầu nhiệm vụ chính trị của đảng bộ tỉnh. Ba là,tỉnh ủy đề xuất với Đảng, Nhà nước các ý kiến xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các hội nghị tỉnh ủy thường có những ý kiến đề xuất với Đảng, Nhà nước để đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước hoàn chỉnh, khả thi hơn. Đồng thời, qua các hội nghị này tỉnh ủy đề xuất giải pháp góp phần để Đảng, Nhà nước xây dựng, ban hành các chủ trương, chính sách giải quết những vấn đề phức tạp nảy sinh trong thực tiễn. Trong tỉnh ủy, thường có một đồng chí là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng (phần lớn Bí thư tỉnh ủy là ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng). Những cán bộ này sẽ trực tiếp đề xuất với Đảng, Nhà nước các ý kiến tham gia xây dựng đường lối, chủ trương của Đảng. Trong tỉnh ủy thường có 40 một số đồng chí là đại biểu Quốc hội, sẽ tham dự các kỳ họp Quốc hội và trực tiếp tham gia xây dựng chính sách, pháp luật của Nhà nước. Những chức năng nêu trên của tỉnh ủy ở ĐBSCL quan hệ mật thiết với nhau. Thực hiện tốt ba chức năng đó, bảo đảm cho tỉnh ủy đó có chất lượng tốt đáp ứng yêu cầu lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh. * Nhiệm vụ của các tỉnh ủy Điều lệ Đảng quy định: “Cấp ủy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi tắt là Tỉnh ủy, Thành ủy),...lãnh đạo thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu, nghị quyết, chỉ thị của cấp trên” [31, tr.33]. Từ quy định của Điều lệ Đảng, hướng dẫn của Ban Tổ chức Trung ương Đảng, và từ chức năng của tỉnh ủy ở ĐBSCL nêu trên, thấy rằng, các tỉnh ủy ở ĐBSCL có những nhiệm vụ: Một là,quán triệt đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết của đại hội đảng bộ tỉnh trong nhiệm kỳ, xây dựng, ban hành các nghị quyết của tỉnh ủyvà lãnh đạo tổ chức thực hiện. Tỉnh ủy thực hiện nhiệm vụ nêu trên nhằm thực hiện thắng lợi nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, chính sách, pháp luật của Nhà nước và Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh. Hai là, lãnh đạo chính quyền tỉnh cụ thể hóa và triển khai thực hiện các nghị quyết của tỉnh ủy, BTVTU về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh. Tỉnh ủy chỉ đạo và thông qua phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh, quốc phòng 6 tháng, hàng năm và kế hoạch 5 năm của tỉnh. tỉnh ủy xem xét, xác định các cụm công trình trọng điểm toàn khóa và từng năm; chủ trương điều chỉnh quy hoạch tổng thể; điều chỉnh chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; cho chủ trương triển khai một số dự án đầu tư lớn và cơ chế chính sách đặc biệt quan trọng (có ảnh 41 hưởng lớn đến kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng và đối ngoại) và một số đề án quan trọng thuộc các lĩnh vực công tác do BTV TU đề nghị. Ba là, lãnh đạo công tác tài chính đảng, thảo luận và quyết định các báo cáo định kỳ hàng năm và báo cáo bất thường của UBKT tỉnh ủy trong các hội nghị tỉnh ủy; nghe BTVTU báo cáo những quyết định quan trọng của BTVTU giữa hai kỳ hội nghị. Bốn là, tỉnh ủy lãnh đạo, tổ chức thực hiện nhiệm vụ xây dựng Đảng. Tỉnh ủy lãnh đạo quán triệt, cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư về công tác xây dựng Đảng, công tác tổ chức và cán bộ cho phù hợp với điều kiện của tỉnh; xây dựng chương trình, kế hoạch thực hiện, lãnh đạo, chỉ đạo, các tổ chức đảng cấp dưới thực hiện; phê duyệt quy hoạch cán bộ của cấp dưới theo phân cấp quản lý cán bộ. Tỉnh ủy xây dựng quy chế làm việc của tỉnh ủy, BTVTU và thường trực tỉnh ủy: phân công nhiệm vụ, xác định quyền hạn và trách nhiệm công tác cho các cấp bộ đảng trực thuộc; cho các đồng chí lãnh đạo trong ban chấp hành đảng bộ (tỉnh ủy viên, ủy viên BTVTU); xác định các mối quan hệ công tác giữa tỉnh ủy với các đảng bộ và tổ chức đảng trực thuộc; với Bộ Chính trị, Ban Bí thư; với chính quyền, MTTQ và các đoàn thể chính trị - xã hội của tỉnh Tỉnh ủy quyết định trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư dự kiến nhân sự giới thiệu ứng cử, đề cử hoặc rút khỏi các chức danh: Ủy viên Trung ương Đảng, bí thư tỉnh ủy, chủ tịch hội đồng nhân dân (HĐND), UBND tỉnh; nhân sự bổ sung hoặc rút khỏi ban chấp hành đảng bộ tỉnh. Xem xét quyết định những vấn đề kỷ luật đối với tổ chức đảng và đảng viên theo quy định của Điều lệ Đảng. Trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư về chủ trương thành lập, sát nhập, chia tách, giải thể các ban đảng của tỉnh. 42 Tỉnh ủy lãnh đạo sơ kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ giữa nhiệm kỳ và quyết định các nhiệm vụ, chủ trương, biện pháp thực hiện nghị quyết nửa cuối nhiệm kỳ. Thảo luận và quyết định những vấn đề cần thiết khi có trên 1/3 số ủy viên ban chấp hành đảng bộ tỉnh yêu cầu. Năm là,tỉnh ủy lãnh đạo công tác kiểm tra, giám sát và thực hiện nhiệm vụ kiểm tra, giám sát. Tỉnh ủy thực hiện nhiệm vụ nêu trên đối với hoạt động của các tổ chức đảng, đảng viên trong đảng bộ tỉnh, trước hết là các tổ chức đảng trực thuộc và những đảng viên là cán bộ thuộc diện BTVTU quản lý theo quy định của Điều lệ Đảng và hướng dẫn của Đảng. Sáu là, tuyên truyền, vận động MTTQ, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội và nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh, các nghị quyết của tỉnh ủy BTVTU. Tỉnh ủy lãnh đạo việc tuyên truyền, vận động MTTQ, các đoàn thể chính trị - xã, các tổ chức xã hội và nhân dân trong tỉnh tạo sự đồng thuậnthực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước và nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh, các nghị quyết của tỉnh ủy BTVTU. Bảy là, chuẩn bị báo cáo chính trị, nhân sự tỉnh ủy, BTVTU nhiệm kỳ tới và tổ chức đại hội đảng bộ tỉnh. Tỉnh ủy lãnh đạo và trực tiếp chuẩn bị các dự thảo văn kiện trình đại hội và quyết định triệu tập đại hội đảng bộ tỉnh nhiệm kỳ, hoặc đại hội Đảng bộ bất thường (nếu có): thảo luận và thông qua các dự thảo; tiêu chuẩn, số lượng, cơ cấu đại biểu; danh sách bầu cử ban chấp hành đảng bộ trong đại hội; danh sách đại biểu đi dự Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng để đại hội quyết định. * Vai tròcủa các tỉnh ủy 43 Thứ nhất, các tỉnh ủy ở ĐBSCL bảo đảm thực hiện thắng lợi công cuộc đổi mới ở từng tỉnh, sự phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninhtrên địa bàn tỉnh. Vai trò đặc biệt quan trọng và quyết định của tỉnh ủy đối với thắng lợi của sự nghiệp cách mạng trên địa bàn tỉnh đã được thực tiễn kiểm nghiệm và chứng minh trong các thời kỳ cách mạng dưới sự lãnh đạo của Đảng. Trong công cuộc đổi mới hiện nay, vai trò đó ngày càng trở nên quan trọng hơn. Chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước trong công cuộc đổi mới có đến được với nhân dân, có được thực hiện và thành hiện thực ở tỉnh hay không, được quyết định chủ yếu bởi sự lãnh đạo của tỉnh ủy. Công cuộc đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH hội nhập sâu rộng quốc tế, đúng định hướng XHCN hay không, được quyết định chủ yếu bởi sự lãnh đạo đúng đắn của tỉnh ủy. Đảm bảo những hoạt động đó đi đúng hướng. Thứ hai, tỉnh ủy là cầu nối giữa Trung ương với cấp ủy cấp huyện, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến cơ sở. Xuất phát từ vị trí, vai trò của cấp tỉnh, tỉnh ủy có vai trò là cầu nối giữa Trung ương với cấp ủy cấp huyện, đảm bảo sự lãnh đạo tập trung, thống nhất, thông suốt từ Trung ương đến cơ sở. Tỉnh ở vùng ĐBSCL là cấp thứ hai trong hệ thống hành chính bốn cấp của Nhà nước ta sau Trung ương; quản lý một khu vực lãnh thổ rộng lớn, dân cư tương đối đông so với các tỉnh khác; có vai trò rất quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh đối với đất nước. Tỉnh ủy tiếp nhận từ Trung ương những chủ trương, đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và tổ chức thực hiện ở tỉnh. Thông qua chính quyền tỉnh và các tổ chức trong hệ thống chính trị, tỉnh ủy có thể huy động số lượng lớn sức người, sức của để tiến hành một nhiệm vụ trọng tâm hoặc một dự án phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh quan trọng cần có chiến lược giành thắng lợi. 44 Tỉnh ủy có khả năng quan hệ, liên kết, phối hợp với các tỉnh, thành ủy, các cơ quan Trung ương và cả nước; chính quyền và các tổ chức trong HTCT cấp tỉnh - dưới sự lãnh đạo của tỉnh ủy - có thể quan hệ, liên kết, hợp tác với các tổ chức nước ngoài theo đường lối đối ngoại của Đảng và Nhà nước để thực hiện các nhiệm vụ kinh tế - xã hội của tỉnh. Tỉnh ủy là cơ quan lãnh đạo, cấp trên trực tiếp của các huyện ủy, thành ủy, thị ủy, đảng ủy trực thuộc, đề ra các chủ trương, giải pháp về công tác xây dựng Đảng của Đảng bộ tỉnh và trực tiếp chỉ đạo thực hiện, nhằm xây dựng đảng bộ tỉnh trong sạch, vững mạnh, có năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu cao, hoàn thành chức năng, nhiệm vụ; kiểm tra, giám sát các hoạt động lãnh đạo của các cấp ủy trực thuộc đối với tổ chức trong hệ thống chính trị, các lĩnh vực đời sống xã hội và hoạt động của những cán bộ thuộc diện ban thường vụ tỉnh ủy quản lý; trực tiếp uốn nắn những lệch lạc trong hoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng và những cán bộ do ban thường vụ tỉnh ủy quản lý. Thứ ba, tỉnh ủy là người lãnh đạo, người chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân tỉnh, chịu trách nhiệm cao nhất về đời sống của nhân dân và an ninh trật tự trên địa bàn tỉnh. Hoạt động đúng đắn, hiệu quả của tỉnh ủy bảo đảm cho nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh, các nghị quyết của tỉnh ủy BTVTU được thực hiện thắng lợi, bảo đảm sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng cao đời sống nhân dân và đóng vào ngân sách nhà nước. Thứ tư, các tỉnh ủy ở ĐBSCL góp phần quan trọng vào việc xây dựng chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Các tỉnh ủy ở ĐBSCL tham gia đóng góp ý kiến vào các dự thảo đường lối, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; cung cấp cho Đảng những kinh nghiệm hay, cách làm phù hợp, hiệu quả về phát triển kinh tế - xã hội, công tác xây dựng Đảng, chính quyền, đoàn thể. Qua đó, Đảng, Nhà nước nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung chủ trương, chính sách và xây dựng, 45 ban hành chủ trương chính sách mới đúng đắn, phù hợp hơn, đem lại hiệu quả cao hơn. * Đặc điểm của các tỉnh ủy ở ĐBSCL Một là, các tỉnh ủy ở ĐBSCL qua các nhiệm kỳ gần đây đã có sự phát triển quan trọng về số lượng, cơ cấu, trình độ mọi mặt, phẩm chất và năng lực lãnh đạo, quản lý: Số lượng tỉnh ủy viên của các tỉnh ủy ở ĐBSCL hai nhiệm kỳ 2010 - 2015 và 2015-2020 từ 51 - 55 đồng chí. Cơ cấu độ tuổi trung bình 50,5; giới tính nữ chiếm 13,5%; dân tộc 5,7%; trìnhđộ văn hóa 12/12: 100%; lý luận chính trị cao cấp và tương đương 100%; quản lý nhà nước: chuyên viên chính và tươngđương trở lên, 100%; trình độ chuyên môn: 100% đại học trở lên [xem Phụ lục 3, 4]. Tuyệt đại đa số các tỉnh ủy viên ở các tỉnh có bản lĩnh chính trị, lập trường tư tưởng vững vàng, tuyệt đối trung thành với mục đích, lý tưởng cách mạng của Đảng, phấn đấu thực hiện có kết quả đường lối của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước. Nhiều tỉnh ủy viên có năng lực, có tư duy đổi mới, sáng tạo, khả năng tiếp cận, nắm bắt, xử lý có hiệu quả những vấn đề mới phát sinh; đoàn kết, quy tụ đội ngũ cán bộ; có phong cách công tác khoa học, dân chủ, sâu sát, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm. Hai là, số lượng tỉnh ủy viên là nữ nhiệm kỳ 2015 - 2020 tuy được cải thiện, song vẫn còn thấp; tỉnh ủy viên là người dân tộc thiểu số chiếm tỷ lệ rất thấp, nhiều tỉnh không có tỉnh ủy viên là người dân tộc thiểu số. Ở 13 tỉnh thuộc ĐBSCL nhiều tỉnh chỉ có 2-3 tỉnh ủy viên là nữ, trong khi quy định tối thiểu từ 10-15% tỉnh ủy viên là nữ. Mặc dù so với nhiệm kỳ 2010 - 2015, số tỉnh ủy viên là nữ của các tỉnh nhiệm kỳ 2015 - 2020 đã được cải thiện, song vẫn rất thấp, phần lớn các tỉnh có 3-4 tỉnh ủy viên là nữ. Ở tất cả các tỉnh thuộc ĐBSCL đều có số lượng khá lớn đồng bào dân tộc thiểu số, song nhiệm kỳ 2010 2015 vẫn còn 6 tỉnh không có tỉnh ủy viên là người dân 46 tộc thiểu số. Đến nhiệm kỳ 2015 - 2020 vẫn còn 5 tỉnh không có tỉnh ủy viên là người dân tộc thiểu số [xem Phụ lục 3, 4]. Ba là, các tỉnh ủy ở ĐBSCL có truyền thống đoàn kết, kế thừa truyền thống cách mạng kiên cường, bất khuất, khắc phục khó khăn, năng động, sáng tạo trong phát triển kinh tế, xây dựng quê hương, đất nước của các thế hệ tỉnh ủy các nhiệm kỳ trước. Thế hệ cán bộ các nhiệm kỳ trước của các tỉnh ủy ở ĐBSCL là một trong những vùng khó khăn, gian khổ, chiến tranh diễn ra ác liệt trong các cuộc chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược trước đây. Các tế hệ tỉnh ủy viên ở các tỉnh vùng này, đã kiên cường bám trụ xây dựng lực lượng cách mạng và lãnh đạo nhân dân chống lại quân xâm lược, lập nên những chiến công hiển hách. Các thế hệ tỉnh ủy ấy, đã để lại cho các tỉnh ủy hiện nay di sản tinh thần vô giá là truyền thống đoàn kết, kiên cường, sáng tạo, không sợ gian khổ, hy sinh trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị. Những thế hệ tỉnh ủy viên trong thời kỳ đổi mới, đã không chịu bó tay trước khó khăn, gian khổ, năng động, sáng tạo, tìm tòi các giải pháp chuyển đổi mạnh mẽ cơ chế quản lý cũ sang cơ chế quản lý mới, đạt kết quả quan trọng. Khá nhiều cách làm đem lại hiệu quả cao xuất hiện ở ĐBSCL dưới sự lãnh đạo của các tỉnh ủy, trở thành phổ biến trong cả nước, được nhân dân ngưỡng mộ. Các tỉnh ủy ở ĐBSCL hiện nay, được kế thừa những đức tính tốt đẹp của các thế hệ tỉnh ủy tiền nhiệm, đã và đang thể hiện, phát huy những đức tính ấy, trong thực hiện chức trách, nhiệm vụ được giao. Bốn là, các tỉnh ủy viên ở ĐBSCLchịu tác động bởi những tính cách riêng của cư dân ĐBSCL, thể hiện trong công việc và trong cuộc sống. Cư dân ĐBSCL hình thành từ nhiều nguồn khác nhau. Trải qua quá trình khẩn hoang, dưới tác động của điều kiện tự nhiên, phương thức sản xuất, và quá trình biến đổi đời sống văn hóa đã hình thành ở người dân ĐBSCL 47 những tính cách riêng biệt. Những tính cách đó, gồm: sống bao dung, chung sống hài hòa giữa các dân tộc Kinh, Hoa, Chăm, Khmer; rất năng động, dễ thay đổi cách sống, chỗ ở, nghề nghiệp, mở rộng giao tiếp, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn tiếp thu cái mới, nhạy bén với thị trường, năng động trong cách làm ăn; Họ rất quý trọng tình nghĩa, coi nhẹ tiền tài, của cải vật chất; hiếu khách, thẳng thắn, bộc trực, nghĩ sao nói vậy, không quá giữ kẽ, không quanh co úp mở, vòng vo; ăn, mặc, ở, tư duy... đều rất mộc mạc, giản dị, thiết thực; trọng nội dung hơn hình thức, không cầu kỳ. Trong giao tiếp thích diễn đạt một cách cụ thể, sinh động và giàu hình ảnh, thích hài hước, nhẹ nhàng hơn triết lý sâu xa, thích sinh hoạt cộng đồng Những tính cách đặc trưng nêu trên,tác động sâu sắc đến các tỉnh ủy viên thể hiện trong quá trình làm việc rất nhiệt tình, năng động, quyết đoán, có trách nhiệm, sẵn sàng chấp nhận gian khổ, biết đặt lợi ích chung lên trên lợi ích riêng, trung thành với Đảng, với cách mạng, quý trọng tình đồng chí, thật thà đoàn kết nội bộ. Tuy nhiên, ở chừng mực nhất định những tác động tiêu cực của một số tính cách nêu trên...ển kinh tế - xã hội ở nông thôn Lào từ 1975 đến 2000, Luận án Tiến sĩ Kinh tế, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 186 PHỤ LỤC Phụ lục 1 DIỆN TÍCH, DÂN SỐ, ĐƠN VỊ HÀNH CHÍNH, LAO ĐỘNG NÔNG NGHIỆP CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG ĐẾN NĂM 2016 Lao động Diện tích Dân số Mật độ dân số Thành Phường, thị STT Tỉnh Huyện Xã nông nghiệp (km2) (Nghìn người) (người/km2) phố, thị xã trấn (người) 1 Vĩnh Long 1,525.73 1,048.63 687 2 6 15 94 289,223 2 Sóc Trăng 3,311.87 1,312.49 396 3 8 29 80 672,955 3 An Giang 3,536.68 2,159.86 611 3 8 37 119 928,675 4 Cần Thơ 1,438.96 1,262.57 877 5 4 49 36 355,233 5 Long An 4,494.94 1,490.65 332 2 13 26 166 732,800 6 Cà Mau 5,221.19 1,222.58 234 1 8 19 82 430,155 7 Bạc Liêu 2,669.00 891.64 334 2 5 15 49 366,575 8 Kiên Giang 6,348.78 1,776.73 280 2 13 27 118 955,388 9 Đồng Tháp 3,378.00 1,687.29 500 3 9 25 119 866,780 10 Tiền Giang 2,510.50 1,740.14 693 3 8 29 144 980,366 11 Bến Tre 2,394.80 1,265.22 528 1 8 17 147 456,389 12 Hậu Giang 1,621.71 772.23 476 3 5 22 54 364,756 13 Trà Vinh 2,358.26 1,040.50 441 2 7 21 85 282,006 Nguồn: Các Cục Thống kê ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 185 Phụ lục 2 TỐC ĐỘ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ CỦA CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2010 -2016 STT Tỉnh 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 1 Vĩnh Long 15.02 8.35 6.40 6.57 6.69 7.13 5.10 2 Sóc Trăng 9.15 10.49 4.89 6.41 6.72 4.69 5.63 3 An Giang 5.15 4.9 4.67 4.73 4.87 5.04 4.47 4 Cần Thơ 14.8 13.14 9.1 11.55 12.22 10.09 8.21 5 Long An 13.33 12.8 7.8 7.8 8.9 9.1 9.2 6 Cà Mau 7.9 6.93 5.76 6.1 6.25 5.02 5.15 7 Bạc Liêu 6.1 5.24 5.03 5.68 5.5 5.4 5.38 8 Kiên Giang 12.3 11.7 10.58 9.4 9.03 9.56 6.57 9 Đồng Tháp 8.7 9.74 6.6 5.49 5.64 6.07 6.38 10 Tiền Giang 8.9 6.4 7.1 7.4 7.9 6.3 8.4 11 Bến Tre 5.8 5.4 6.5 5.8 5.7 6.6 4.6 12 Hậu Giang 10.5 9.4 8.01 5.37 6.23 6.18 6.6 13 Trà Vinh 9.6 8.2 8.7 8.5 8.6 8.5 10.3 Nguồn: Các Cục Thống kê ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 186 Phụ lục 3 SỐ LƯỢNG, GIỚI TÍNH, TUỔI ĐỜI, TRÌNH ĐỘ TỈNH ỦY VIÊN, ỦY VIÊN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NHIỆM KỲ 2010 - 2015 Độ tuổi Trình độ Lý luận Chuyên môn Tổng số Giới chính trị Dân STT Đơn vị cấp ủy UVTV tính Dưới 41 đến 46 đến Trên Trung Chuyên VH tộc viên nữ 40 45 50 50 bình Thạc Tiến ngành Cao Cử ĐH sỹ sỹ nông cấp nhân nghiệp 1 An Giang 53 15 7 3 8 14 28 50.15 53 44 5 4 6 11 42 1 2 Bến Tre 52 15 8 2 8 13 29 51.48 52 37 11 0 6 22 30 0 3 Bạc Liêu 54 15 4 3 11 13 27 50.22 54 45 5 3 4 34 20 1 4 Cà Mau 56 15 5 2 7 14 23 50.18 56 40 15 1 5 30 26 1 5 Cần Thơ 55 15 6 3 7 15 30 51.16 55 36 13 6 6 25 30 0 6 Đồng Tháp 53 15 7 3 5 16 29 50.46 53 42 7 4 7 28 35 0 7 Hậu Giang 55 15 6 3 6 16 30 51.06 55 48 4 3 4 36 19 0 8 Kiên Giang 55 15 9 4 6 14 31 51.38 55 40 11 4 6 29 25 2 9 Long An 55 15 2 3 8 14 30 50.56 55 41 14 0 5 31 24 0 187 10 Sóc Trăng 55 15 6 3 6 3 33 51.85 55 49 3 3 4 24 30 5 11 Tiền Giang 51 15 3 2 5 14 30 50.75 51 43 4 4 5 22 29 0 12 Trà Vinh 51 15 6 2 7 13 29 51.08 51 47 3 1 5 31 20 6 13 Vĩnh Long 55 13 6 6 3 15 30 50.24 55 38 6 3 7 29 25 1 Nguồn: Các Ban Tổ chức Tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long 188 Phụ lục 4 SỐ LƯỢNG, GIỚI TÍNH, TUỔI ĐỜI, TRÌNH ĐỘ TỈNH ỦY VIÊN, ỦY VIÊN BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NHIỆM KỲ 2015 - 2020 Độ tuổi Trình độ Tổng Lý luận chính số UV Giới Chuyên môn Đơn vị 41 46 trị Dân tộc cấp ủy TV tính nữ Dưới Trên Trung đến đến VH Chuyên viên 40 50 bình Thạc Tiến Cao Cử 45 50 ĐH ngành nông sỹ sỹ cấp nhân nghiệp An Giang 55 15 4 4 9 18 24 43.56 55 40 10 3 5 19 34 1 Bến Tre 52 16 8 5 10 15 22 42.53 52 41 11 0 7 30 22 0 Bạc Liêu 46 16 4 3 13 12 18 43.74 46 35 9 2 5 29 17 1 Cà Mau 52 15 4 4 11 17 20 43.18 52 33 18 1 6 33 19 1 Cần Thơ 53 16 8 5 11 18 19 42.33 53 23 24 6 4 34 19 0 Đồng Tháp 54 15 5 6 8 14 26 43.55 54 26 25 3 6 37 17 0 Hậu Giang 52 16 7 4 12 16 20 42.06 52 42 8 2 2 34 18 1 Kiên Giang 56 16 14 6 13 15 22 41.98 56 37 15 3 3 40 16 3 Long An 54 15 2 3 11 14 26 43.89 54 38 15 1 3 39 15 0 Sóc Trăng 54 16 7 5 9 15 25 42.67 54 45 7 2 5 32 11 6 Tiền Giang 49 14 7 3 8 14 24 43.29 49 36 10 3 4 25 24 0 Trà Vinh 55 15 7 5 9 16 25 42.55 55 47 5 3 6 35 25 6 Vĩnh Long 51 15 6 6 5 13 27 43.38 51 21 26 4 5 31 20 1 Nguồn: Các Ban Tổ chức Tỉnh ủy ở đồng bằng sông Cửu Long 189 Phụ lục 5 CƠ CẤU KINH TẾ CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2010 - 2016 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 STT Tỉnh KV KV KV KV KV KV KV KV KV KV KV KV I KV I KV I KV II KV I KV I KV II KV I KV II KV I II III II III III II III III III II III 1 Vĩnh Long 38.97 18.57 42.46 41.45 18.21 40.34 36.90 19.81 43.29 35.14 20.05 44.81 34.55 21.32 44.13 33.02 21.77 45.21 30.98 22.77 46.25 2 Sóc Trăng 50.38 14.15 35.47 49.50 15.11 35.39 48.06 15.35 35.59 47.40 14.73 37.87 46.56 16.11 37.33 45.14 16.70 38.16 44.20 17.90 37.90 3 An Giang 39.52 13.27 47.21 42.01 13.62 44.37 38.31 13.99 47.70 36.37 14.20 49.43 35.58 14.17 50.25 34.90 13.99 51.11 33.50 13.95 52.55 4 Cần Thơ 15.73 35.40 48.87 14.79 32.60 52.61 14.15 30.70 55.15 11.90 33.50 54.60 12.50 32.60 54.90 11.13 33.15 55.72 10.21 34.55 55.24 5 Long An 30.70 34.30 35.00 30.70 36.80 32.50 26.90 39.70 33.40 26.00 40.80 33.20 24.90 41.40 33.70 23.30 43.30 33.40 21.90 44.90 33.20 6 Cà Mau 39.24 36.62 24.14 38.77 36.73 24.50 37.86 36.71 25.43 33.93 29.30 33.18 32.29 29.57 34.52 34.82 29.12 36.06 30.16 27.70 38.33 7 Bạc Liêu 49.23 12.66 38.11 48.78 13.99 37.23 49.00 12.81 38.19 47.35 13.49 39.16 47.74 14.16 38.10 46.74 14.36 38.90 54.30 15.25 39.45 8 Kiên Giang 39.15 22.55 38.30 38.70 25.25 36.08 39.60 23.90 36.50 38.68 24.17 37.15 38.37 23.89 37.74 37.41 26.06 36.53 34.60 26.65 38.75 9 Đồng Tháp 42.53 19.20 38.27 44.56 20.41 35.03 40.55 21.67 37.78 39.81 22.06 38.13 39.57 22.55 37.88 38.60 23.27 38.13 37.27 23.01 39.72 10 Tiền Giang 47.84 19.86 32.30 50.32 19.34 30.34 47.64 20.89 31.47 45.45 22.50 32.05 45.38 23.72 30.90 44.72 24.97 30.31 43.40 26.50 30.10 11 Bến Tre 41.98 14.29 43.73 45.81 14.28 39.91 42.14 16.03 41.83 40.90 16.34 42.76 40.18 18.51 41.31 39.65 19.32 41.03 38.13 19.94 41.93 12 Hậu Giang 43.76 15.13 41.11 40.50 17.35 42.15 39.74 18.16 42.10 36.96 19.37 43.67 34.84 21.64 43.52 35.12 20.96 43.92 32.47 21.52 46.01 13 Trà Vinh 56.75 16.15 27.10 55.39 16.30 28.31 53.93 16.72 29.35 52.19 16.21 31.60 49.33 16.02 34.64 45.77 18.48 35.75 44.63 17.87 37.50 Khu vực I: Nông, lâm nghiệp và thủy sản Khu vực II: Công nghiệp và xây dựng Khu vực III: Dịch vụ Nguồn: Các Cục Thống kê ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 190 Phụ lục 6 CƠ CẤU GIÁ TRỊ SẢN XUẤT NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO GIÁ HIỆN HÀNH PHÂN THEO NGÀNH KINH TẾ CỦA CÁC TỈNH ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NĂM 2010 -2016 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2016 Dịch Dịch Dịch Dịch Dịch Dịch Dịch vụ vụ và vụ và vụ và vụ và vụ và vụ và và STT Tỉnh Trồng Chăn Trồng Chăn các Trồng Chăn các Trồng Chăn các Trồng Chăn các Trồn Chăn các Trồng Chăn các các trọt nuôi trọt nuôi hoạt trọt nuôi hoạt trọt nuôi hoạt trọt nuôi hoạt g trọt nuôi hoạt trọt nuôi hoạt hoạt động động động động động động động khác khác khác khác khác khác khác 1 Vĩnh Long 70.92 24.09 4.99 71.39 24.02 4.59 69.62 24.61 5.77 70.21 23.99 5.80 68.49 25.86 5.65 67.78 26.46 5.76 67.50 26.81 5.69 2 Sóc Trăng 87.10 10.62 2.28 82.72 13.50 3.78 76.87 15.21 7.92 78.71 14.28 7.01 77.29 16.53 6.18 74.08 15.91 10.01 77.46 13.73 8.81 3 An Giang 86.12 8.11 5.77 85.70 6.40 7.90 83.80 6.90 9.30 83.50 6.50 10.00 83.30 7.60 9.10 82.40 7.50 10.10 83.00 6.60 10.40 4 Cần Thơ 87.07 7.75 5.18 86.75 9.91 3.34 82.69 10.66 6.65 83.29 9.72 6.99 81.58 11.09 7.33 81.70 10.53 7.77 81.13 10.85 8.02 5 Long An 79.20 15.60 5.20 80.90 14.30 4.80 80.10 14.20 5.70 80.70 13.60 5.70 79.20 15.00 5.80 79.10 14.90 6.00 78.90 15.30 5.90 6 Cà Mau 67.73 25.19 7.08 63.93 30.19 5.88 61.12 23.15 15.73 61.08 23.35 15.57 64.95 17.17 17.88 67.98 24.16 7.86 67.10 24.32 8.58 7 Bạc Liêu 75.33 16.12 8.25 79.59 13.74 6.67 70.77 23.63 5.60 70.77 23.63 5.60 64.46 24.92 10.63 68.20 18.58 13.22 70.36 19.41 10.22 8 Kiên Giang 81.25 8.13 10.62 81.11 7.85 11.04 80.94 8.98 10.08 80.56 9.48 9.96 78.07 10.83 11.10 78.24 10.33 11.43 76.72 10.63 12.65 9 Đồng Tháp 77.72 9.54 12.74 85.72 9.49 4.79 81.99 9.48 8.53 82.20 8.53 9.27 80.38 10.01 9.61 81.21 8.69 10.10 81.39 8.67 9.94 10 Tiền Giang 72.20 19.10 8.70 72.80 19.70 7.50 73.20 19.00 7.80 74.10 18.80 7.10 73.60 19.90 6.50 72.90 20.30 6.80 74.10 19.90 6.00 11 Bến Tre 61.80 29.30 8.90 63.00 29.10 7.90 57.80 34.50 7.70 56.50 35.50 8.00 57.30 35.80 6.90 55.80 38.00 6.20 53.20 41.30 5.50 191 12 Hậu Giang 82.76 12.35 4.89 81.26 10.12 8.62 81.97 13.92 4.11 83.19 13.33 3.48 82.33 14.42 3.25 81.34 12.12 6.54 78.98 14.32 6.70 13 Trà Vinh 71.13 20.78 8.09 70.22 21.35 8.43 72.21 17.15 10.64 72.07 16.69 11.24 71.53 17.20 11.27 71.03 17.32 11.65 68.78 18.54 12.68 Nguồn: Các Cục Thống kê ở các tỉnh đồng bằng sông Cửu Long 192 Phụ lục 7 ĐẢNG ỦY VIÊN ĐẢNG BỘ VÀ GIÁM ĐỐC, PHÓ GIÁM ĐỐC SỞ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG NHIỆM KỲ 2015-2020 I. Về thành viên Ban Chấp hành Đảng bộ Sở Nông nghiệp&Phát triển nông thôn Độ tuổi Trình độ Sở Tổng số Chuyên môn Số lượng Giới 41 46 NN&PTTN cấp ủy Dưới Trên Trung VH UVTVĐUS tính nữ đến đến Trong đó, tỉnh/TP viên 40 50 bình 12/12 Thạc Tiến 45 50 ĐH chuyên ngành sĩ sĩ nông nghiệp (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) Long An 15 5 2 3 1 2 9 49.6 100% 11 4 0 14 Tiền Giang 15 5 4 1 1 3 10 51 100% 12 2 1 11 Vĩnh Long 15 5 2 1 1 3 10 50 100% 7 7 1 14 Trà Vinh 15 5 5 1 2 2 10 51 100% 10 5 0 10 Bến Tre 14 5 9 1 2 1 10 52 100% 10 3 1 8 Đồng Tháp 15 5 4 1 1 3 10 52 100% 11 3 1 11 Kiên Giang 13 5 1 2 1 0 10 51.2 100% 5 6 2 13 An Giang 15 5 3 1 3 6 5 48.33 100% 8 7 0 14 Cần Thơ 14 5 4 0 3 4 7 51 100% 8 6 0 7 193 Hậu Giang 15 5 6 1 3 2 9 52 100% 10 5 0 10 Sóc Trăng 14 4 2 1 1 0 12 52.3 100% 10 4 0 12 Bạc Liêu 14 5 1 1 0 1 12 53 100% 12 2 0 13 Cà Mau 15 5 1 1 0 2 12 52 100% 10 5 0 11 II. Về thành viên Ban giám đốc Sở NN & PTNT Độ tuổi Trình độ Tổng số Sở Số thành Chuyên môn thành Giới tính 41 46 NN&PTTN viên là Dưới Trên Trung VH viên nữ đến đến Trong đó, tỉnh/TP UVTVĐUS 40 50 bình 12/12 Thạc Tiến BGĐ ĐH chuyên ngành 45 50 sĩ sĩ nông nghiệp (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) (12) (13) (14) Long An 4 3 1 1 3 51.5 100% 3 1 4 Tiền Giang 4 2 0 1 3 55 100% 2 2 4 Vĩnh Long 5 4 1 5 56 100% 4 1 4 Trà Vinh 4 3 1 1 1 2 49 100% 3 1 4 Bến Tre 5 5 1 1 4 52 100% 4 1 4 Đồng Tháp 4 3 0 1 3 53 100% 3 1 4 Kiên Giang 4 3 0 0 1 0 3 49.3 100% 1 2 1 3 An Giang 4 4 1 0 2 2 52.75 100% 2 2 3 Cần Thơ 3 2 1 3 53 100% 1 2 2 194 Hậu Giang 4 4 0 2 2 50 100% 3 1 4 Sóc Trăng 3 2 0 0 0 0 3 55 100% 2 1 0 3 Bạc Liêu 4 2 1 2 2 52 100% 4 3 Cà Mau 5 3 1 4 53 100% 4 1 4 Ghi chú: 14: số người có chuyên ngành (đại học, thạc sĩ, tiến sĩ) liên quan đến nông nghiệp (một trong các lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, kinh tế nông nghiệp, phát triển nông thôn). Nguồn: Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ở đồng bằng sông Cửu Long. 195 Phụ lục 8 DIỆN TÍCH LÚA CẢ NĂM PHÂN THEO ĐỊA PHƯƠNG Đơn vị tính: Nghìn ha Tỉnh, thành phố 2010 2011 2012 2013 2014 Sơ bộ 2015 Long An 471,1 484,2 499,6 527,7 519,2 525,1 Tiền Giang 244,0 241,8 241,4 235,6 230,6 224,7 Bến Tre 80,2 76,9 75,8 72,2 66,6 63,0 Trà Vinh 232,7 233,0 227,4 235,6 235,8 237,3 Vĩnh Long 170,0 181,5 185,9 181,9 180,2 180,5 Đồng Tháp 465,1 501,1 487,6 541,8 528,6 546,0 An Giang 586,6 607,6 625,1 641,4 625,8 644,2 Kiên Giang 642,7 686,9 725,1 770,4 753,6 769,5 Cần Thơ 209,4 224,7 228,2 236,6 232,3 237,9 Hậu Giang 210,7 212,7 214,1 212,0 205,3 207,0 Sóc Trăng 349,6 349,0 365,9 373,5 363,9 367,0 Bạc Liêu 158,3 164,3 178,7 181,8 180,2 180,8 Cà Mau 125,5 130,2 129,2 129,8 127,4 125,5 Nguồn: Tổng cục Thống kê [109] 196 Phụ lục 9 SẢN LƯỢNG LÚA CẢ NĂM PHÂN THEO ĐỊA PHƯƠNG Đơn vị tính: Nghìn tấn Tỉnh, thành phố 2010 2011 2012 2013 2014 Sơ bộ 2015 Vĩnh Long 928,9 1.032,3 1.079,6 1.063,7 1.087,2 1.094,7 Đồng Tháp 2.807,0 3.100,2 3.051,8 3.327,0 3.300,0 3.394,2 An Giang 3.653,1 3.856,8 3.941,6 4.021,4 4.022,9 4.078,0 Kiên Giang 3.497,1 3.921,1 4.287,1 4.471,8 4.532,2 4.662,6 Cần Thơ 1.196,7 1.289,7 1.319,8 1.370,3 1.367,7 1.405,3 Hậu Giang 1.090,2 1.128,5 1.179,9 1.191,3 1.204,6 1.277,5 Sóc Trăng 1.966,6 2.090,6 2.251,8 2.220,0 2.265,3 2.294,7 Bạc Liêu 809,5 908,9 986,7 1.017,9 1.037,0 1.056,8 Cà Mau 498,3 540,4 556,0 566,5 552,0 534,7 Nguồn: Tổng cục Thống kê [109]. 197 Phụ lục 10 SỐ LƯỢNG GIA CẦM TẠI THỜI ĐIỂM 1/10 HÀNG NĂM PHÂN THEO ĐỊA PHƯƠNG Đơn vị tính: Nghìn con Tỉnh, thành phố 2010 2011 2012 2013 2014 Sơ bộ 2015 Long An 10.736,0 12.794,0 10.516,0 8.572,0 8.119,0 7.043,0 Tiền Giang 6.148,0 6.308,0 5.866,0 5.931,0 6.310,0 7.175,0 Bến Tre 4.703,0 5.410,0 4.945,0 5.046,0 4.997,0 4.748,0 Trà Vinh 5.393,0 6.374,0 5.431,0 5.176,0 4.678,0 4.457,0 Vĩnh Long 4.709,0 5.772,0 5.702,0 5.921,0 6.106,0 6.201,0 Đồng Tháp 5.605,0 5.691,0 5.635,0 5.181,0 4.612,0 4.715,0 An Giang 4.067,0 4.119,0 3.795,0 3.880,0 4.042,0 4.322,0 Kiên Giang 5.916,0 5.358,0 5.271,0 5.116,0 5.217,0 5.281,0 Cần Thơ 1.895,0 1.968,0 1.912,0 1.797,0 1.910,0 1.863,0 Hậu Giang 3.572,0 3.688,0 3.727,0 3.596,0 3.614,0 3.585,0 Sóc Trăng 4.494,0 4.994,0 4.714,0 4.467,0 4.658,0 5.023,0 Bạc Liêu 1.994,0 2.230,0 2.211,0 2.333,0 2.378,0 2.505,0 Cà Mau 1.469,0 1.654,0 1.602,0 1.687,0 1.604,0 1.541,0 Nguồn: Tổng cục Thống kê [109]. 198 Phụ lục 11 SỐ LƯỢNG LỢN TẠI THỜI ĐIỂM 1/10 HÀNG NĂM PHÂN THEO ĐỊA PHƯƠNG Đơn vị tính: Nghìn con Tỉnh, thành phố 2010 2011 2012 2013 2014 Sơ bộ 2015 Long An 274,2 266,9 254,0 253,2 258,7 258,3 Tiền Giang 553,4 565,1 571,5 564,2 585,1 601,6 Bến Tre 431,6 446,5 430,9 431,1 450,2 470,0 Trà Vinh 421,8 430,2 438,3 403,8 328,7 339,2 Vĩnh Long 402,0 308,0 305,7 308,5 312,0 338,3 Đồng Tháp 272,6 274,1 274,5 252,6 226,0 232,9 An Giang 170,8 177,9 170,3 151,3 105,0 106,8 Kiên Giang 319,4 327,8 322,8 326,7 334,6 339,7 Cần Thơ 121,0 126,2 125,3 107,9 112,5 118,4 Hậu Giang 129,6 117,7 115,5 115,5 118,5 123,6 Sóc Trăng 267,0 280,0 279,2 278,5 290,5 297,9 Bạc Liêu 217,9 226,8 221,3 210,1 215,2 223,9 Cà Mau 217,6 225,3 213,6 192,2 133,4 138 Nguồn: Tổng cục Thống kê [109]. 199 Phụ lục 12 SỐ LƯỢNG TRÂU TẠI THỜI ĐIỂM 1/10 HÀNG NĂM PHÂN THEO ĐỊA PHƯƠNG Đơn vị tính: Nghìn con Tỉnh, thành phố 2010 2011 2012 2013 2014 Sơ bộ 2015 Long An 15,5 14,9 13,5 13,2 13,0 13,1 Tiền Giang 0,4 0,3 0,3 0,3 0,3 0,3 Bến Tre 1,8 1,8 1,5 1,2 1,1 0,9 Trà Vinh 2,2 2,2 1,6 1,3 1,1 1,0 Vĩnh Long 0,3 0,2 0,3 0,3 0,2 0,2 Đồng Tháp 1,2 2,1 2,4 2,5 2,4 2,5 An Giang 5,7 5,1 5,1 4,3 4,2 4,0 Kiên Giang 9,3 9,1 7,8 7,0 6,3 6,0 Cần Thơ 0,5 0,5 0,4 0,3 0,3 0,2 Hậu Giang 1,9 2,0 1,9 1,7 1,6 1,5 Sóc Trăng 3,3 3,4 3,7 3,2 2,7 2,8 Bạc Liêu 1,9 1,9 1,8 1,5 1,5 1,2 Cà Mau 0,4 0,4 0,4 0,3 0,3 0,2 Nguồn: Tổng cục Thống kê [109]. 200 Phụ lục 13 SỐ LƯỢNG BÒ TẠI THỜI ĐIỂM 1/10 HÀNG NĂM PHÂN THEO ĐỊA PHƯƠNG Đơn vị tính: Nghìn con Tỉnh, thành phố 2010 2011 2012 2013 2014 Sơ bộ 2015 Long An 81,7 78,8 79,0 80,3 84,3 86,0 Tiền Giang 72,7 72,4 71,1 76,5 78,4 80,3 Bến Tre 166,5 157,4 152,0 152,4 158,8 155,6 Trà Vinh 152,4 150,1 122,2 131,4 140,1 141,0 Vĩnh Long 67,2 67,3 65,5 53,8 57,3 60,0 Đồng Tháp 20,5 18,2 19,0 20,6 21,8 23,2 An Giang 75,3 75,7 79,3 88,2 95,1 100,7 Kiên Giang 13,8 12,2 10,7 9,6 9,8 10,1 Cần Thơ 4,6 3,4 3,5 3,5 3,6 3,6 Hậu Giang 2,6 1,7 1,5 1,3 1,6 1,6 Sóc Trăng 31,6 26,6 23,6 24,7 25,6 25,5 Bạc Liêu 1,7 1,4 1,3 1,2 1,2 1,2 Cà Mau 0,5 0,5 0,4 0,4 0,3 0,3 Nguồn: Tổng cục Thống kê [109]. 201 Phụ lục 14 SẢN LƯỢNG THỦY SẢN NUÔI TRỒNG PHÂN THEO ĐỊA PHƯƠNG Đơn vị tính: Nghìn tấn Tỉnh/năm 2010 2011 2012 2013 2014 Sơ bộ 2015 Long An 30.510 32.194 29.665 30.416 31.344 42.253 Tiền Giang 120.188 126.014 135.222 136.602 137.957 144.992 Bến Tre 166.671 195.029 226.256 230.641 243.576 242.483 Trà Vinh 78.834 89.709 72.213 88.361 95.328 91.899 Vĩnh Long 132.782 135.445 133.755 122.154 105.083 105.686 Đồng Tháp 345.373 376.818 424.263 413.988 461.415 460.515 An Giang 296.273 295.216 300.837 293.500 305.738 321.565 Kiên Giang 90.232 106.506 127.033 135.011 170.335 183.380 Cần Thơ 172.360 188.808 191.753 173.862 173.769 156.326 Hậu Giang 44.424 50.616 62.814 59.014 58.246 57.333 Sóc Trăng 124.550 122.045 124.927 138.479 148.163 149.542 Bạc Liêu 150.003 154.979 158.388 160.436 178.095 190.984 Cà Mau 234.356 255.577 269.763 276.410 294.282 303.318 Nguồn: Tổng cục Thống kê [109]. 202 Phụ lục 15 SẢN LƯỢNG CÁ BIỂN KHAI THÁC PHÂN THEO ĐỊA PHƯƠNG Đơn vị tính: Nghìn tấn Tỉnh, thành phố 2010 2011 2012 2013 2014 Sơ bộ 2015 Long An 1,9 2,1 2,4 2,5 3,0 3,0 Tiền Giang 53,6 55,1 56,2 57,9 56,0 58,9 Bến Tre 101,5 112,4 116,2 119,4 118,4 127,0 Trà Vinh 24,0 22,9 22,6 19,8 22,8 23,0 Kiên Giang 252,7 260,0 277,6 296,8 299,1 311,3 Cần Thơ .. .. .. .. .. .. Sóc Trăng 24,7 31,7 35,0 37,0 40,1 40,6 Bạc Liêu 60,9 65,4 69,5 65,7 66,8 70,0 Cà Mau 108,2 104,0 103,0 121,0 129,5 131,2 Nguồn: Tổng cục Thống kê [109]. 203 Phụ lục 16 PHIẾU KHẢO SÁT Ý KIẾN VỀ VAI TRÒLÃNH ĐẠO CỦA TỈNH ỦY ĐỐI VỚI CHUYỂN DỊCH CƠ CẤU KINH TẾ NÔNG NGHIỆP (Dành cho cán bộ các cơ quan tỉnh) Thưa đồng chí! Để có những thông tin cần thiết làm cơ sở đánh giá thực trạng sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của địa phương trong những năm qua và đề xuất giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh, xin đồng chí vui lòng cho biết ý kiến của mình về những vấn đề được hỏi trong phiếu khảo sát dưới đây. Xin đồng chí đánh dấu nhân (X) vào ô□bên cạnh, hoặc dấu nhân (X) vào dòng, cột trong biểu, bảng tương ứng nội dung phù hợp với ý kiến của đồng chí, xếp thứ tự vấn đề theo mức độ quan trọng hoặc ghi thêm ý kiến khác vào chỗ trống (..) trong biểu, bảng của câu hỏi. Câu 1: Đồng chí cho biết nội dung Tỉnh ủy lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh như thế nào? Đạt yêu Yếu Tốt TT Nội dung lãnh đạo cầu kém (%) (%) (%) Lãnh đạo xây dựng quy hoạch phát triển kinh tế 1 nông nghiệp trong tổng thể cơ cấu kinh tế trên 60 38 2 địa bàn tỉnh. Lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu, thay đổi tỷ trọng 2 giữa trồng trọt và chăn nuôi, lâm nghiệp và ngư 40 56,5 3,5 nghiệp trên địa bàn tỉnh một cách phù hợp Lãnh đạo xây dựng, phát huy các nguồn lực đầu 3 tư, phục vụ chuyển dịch cơ cấu, phát triển kinh 38,5 52,5 9 tế nông nghiệp Lãnh đạo đẩy mạnh áp dụng, chuyển giao khoa 4 học kỹ thuật, công nghệ, bảo vệ môi trường sinh 35,5 48,5 16 thái trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Lãnh đạo đảm bảo an sinh xã hội, giữ vững an 5 ninh, trật tự phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế 44 51 5 nông nghiệp Lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy cấp huyện thực 6 hiện nghị quyết của Tỉnh ủy về chuyển dịch cơ 44 54 2 cấu kinh tế nông nghiệp. Các nội dung lãnh đạo khác: Câu 2: Theo đồng chí, thực trạng cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh như thế nào? Rất Hợp Chưa hợp lý lý hợp lý TT Nội dung (%) (%) (%) 1 Tỷ trọng trồng trọt 14,5 63,5 22 2 Tỷ trọng chăn nuôi 13 59 28 3 Tỷ trọng lâm nghiệp 7 52,5 40,5 4 Tỷ trọng ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản 14,5 57 28,8 5 Tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ trong lĩnh vực nông nghiệp 9,5 50 40,5 6 Cơ cấu lao động trong lĩnh vực nông nghiệp 9,5 50 40,5 7 Quy mô phát triển nông nghiệp công nghệ cao 9,5 36 54,5 8 Cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp 7,5 59 33,5 Việc khai thác, sử dụng diện tích mặt nước phục vụ 9 10,5 58,5 31 sản xuất nông nghiệp 10 Mức độ phong phú của nông sản hàng hóa 12,5 52,5 35 Câu 3: Đồng chí đánh giá như thế nào về thực trạng tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh? Nhanh Bình thường Chậm TT Nội dung (%) (%) (%) Sự thay đổi tỷ trọng của chăn 26 59 15 1 nuôi Sự thay đổi tỷ trọng của trồng 31 46,5 22,5 2 trọt Sự thay đổi tỷ trọng của lâm 6 55,5 38,5 3 nghiệp Sự thay đổi tỷ trọng của ngư 25,5 57 17,5 4 nghiệp, nuôi trồng thủy sản Sự thay đổi tỷ trọng công nghiệp, 15,5 48 36,5 5 dịch vụ nông nghiệp Sự thay đổi cơ cấu lao động 15 53 32 6 trong nông nghiệp - Ý kiến khác: .. ... Câu 4: Đồng chí đánh giá như thế nào về hiệu quả các ngành nghề trong cơ cấu kinh tế nông nghiệp của tỉnh? Hiệu quả Không hiệu Hiệu quả cao quả TT Nội dung (%) (%) (%) 1 Ngành chăn nuôi 23 61,5 15,5 2 Ngành trồng trọt 29,5 53 17,5 3 Ngành lâm nghiệp 3 46,5 50,5 4 Ngành ngư nghiệp, nuôi trồng thủy sản 21 63 16 5 Ngành công nghiệp, dịch vụ nông nghiệp 11,5 61 18 6 Giá trị lao động trong lĩnh vực nông nghiệp 5,5 68 26,5 - Ý kiến khác: .. Câu 5: Đồng chí cho biết mức độ triển khai thực hiện nghị quyết về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trên địa bàn tỉnh? Nhanh, tích Bình thường Chậm TT Nội dung cực (%) (%) (%) 1 Hội đồng nhân dân 55 46,5 1,5 2 Ủy ban nhân dân 61,5 35,5 3 3 Mặt trận Tổ quốc 36,5 49 14,5 4 Hội Nông dân 43,5 42 14,5 5 Hội Liên hiệp phụ nữ 32 51,5 16,5 6 Đoàn Thanh niên 31,5 53 15,5 7 Hội Cựu chiến binh 21 60 19 - Ý kiến khác: .. Câu 6: Theo đồng chí, các yếu tố nào sau đây ảnh hưởng đến kết quả lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Tỉnh ủy? Ảnh Khó Ảnh hưởng xác TT Các yếu tố hưởng lớn định (%) (%) (%) Chủ trương, nghị quyết của Tỉnh ủy về chuyển 1 77,5 19,5 3 dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Các quy định, quy chế làm việc của Ban Chấp 2 hành Đảng bộ tỉnh, Ban thường vụ, thường trực 46,5 41,5 12 Tỉnh ủy 3 Khả năng lãnh đạo cụ thể hóa chủ trương, nghị 58,5 38 3,5 quyết của Tỉnh ủy đối với chính quyền Năng lực tổ chức thực hiện nghị quyết của chính 4 59,5 36 4,5 quyền các cấp Trình độ dân trí, đặc điểm phong tục, tập quán sản 5 41 48,5 10,5 xuất Chất lượng hoạt động, năng lực các cơ quan tham 6 52,5 38 9,5 mưu, giúp việc cho Tỉnh ủy 7 Vai trò của người đứng đầu Tỉnh ủy 72 24,5 3,5 Phong cách, lề lối làm việc của đội ngũ cán bộ 8 49,5 38 12,5 đảng viên là cán bộ lãnh đạo, quản lý 9 Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội đặc thù của tỉnh 41,5 48,5 10 10 Sự quan tâm, ủng hộ, giúp đỡ của Trung ương 34 53,5 12,5 - Ý kiến khác: 11 Câu 7: Xin đồng chí cho biết tình hình thực hiện các phương thức lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Tỉnh ủy thời gian qua? Hiệu Hiệu Không quả quả hiệu TT Các phương thức cao thấp quả (%) (%) (%) Bằng việc đề ra các nghị quyết, chương trình, kế 1 72,5 25 2,5 hoạch, chỉ thị của Tỉnh ủy, Ban thường vụ Tỉnh ủy 2 Bằng công tác tư tưởng, tuyên truyền, cổ động 52,5 42,5 5 3 Bằng công tác tổ chức, cán bộ 46 42,5 11,5 4 Thông qua bộ máy chính quyền các cấp 55 37 8 5 Bằng công tác kiểm tra, giám sát 50 39 11 Thông qua tính tiền phong, gương mẫu của đảng 6 viên, nhất là đảng viên là cán bộ chủ chốt các cấp 49,5 40 10,5 trong tỉnh Thông qua vai trò, trách nhiệm của Bí thư Tỉnh ủy 7 đồng thời phát huy vai trò, trách nhiệm của người 74 22,5 3,5 đứng đầu trong các cơ quan thuộc chính quyền tỉnh Thông qua việc phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị xã hội cấp tỉnh và nhân 8 51 42,5 6,5 dân tham gia tham thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Các phương thức khác: .. .. .. .. .. .. 9 .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. .. Câu 8: Theo đồng chí, hạn chế trong quá trình lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp của Tỉnh ủy do những nguyên nhân chủ yếu nào? Xếp thứ tự theo chiều quan trọng giảm dần? Xếp thứ Đồng ý TT Các nguyên nhân tự (%) (%) Tỉnh ủy chưa có chủ trương, nghị quyết đúng đắn, 1 có tầm nhìn xa trong lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu 64,5 7 kinh tế nông nghiệp Khả năng dự báo, chất lượng tham mưu của các cơ 2 quan tham mưu, giúp việc Tỉnh ủy chưa đáp ứng 75 1 yêu cầu Tỉnh ủy chưa thật quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo huy 3 động các nguồn lực đầu tư thỏa đáng cho phát 60 8 triển kinh tế nông nghiệp 4 Chất lượng, năng lực tổ chức thực hiện nghị quyết 73 2 của đội ngũ cán bộ, đảng viên còn hạn chế Năng lực tổ chức thực hiện chủ trương, nghị quyết 5 của Tỉnh ủy về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông 69 5 nghiệp của chính quyền các cấp còn hạn chế 6 Do ảnh hưởng của thiên tai, biến đổi khí hậu 67 6 Việc ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ, nhất 7 71 4 là công nghệ sinh học còn chậm, chưa hiệu quả Chưa phát huy tốt vai trò của nhân dân tham gia 8 71,5 3 xây chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Ý kiến khác: . . . ..... 9 . .. . . . ..... . .. Câu 9: Theo đồng chí, để tăng cường sự lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp cần thực hiện các giải pháp nào? Xếp Đồng ý TT Các giải pháp thứ tự (%) (%) Nâng cao nhận thức, vai trò, trách nhiệm của các cấp 1 ủy đảng và cán bộ, đảng viên trong lãnh đạo chuyển 73 4 dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Nâng cao chất lượng hoạt động các cơ quan tham mưu 2 của Tỉnh ủy và cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh 76 1 để Tỉnh ủy có chủ trương, nghị quyết lãnh đạo đúng đắn Đổi mới nội dung, xác định đúng cơ cấu kinh tế nông 3 nghiệp và tập trung lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu kinh 75 2 tế nông nghiệp của Tỉnh ủy Đổi mới phương thức lãnh đạo chuyển dịch cơ cấu 4 kinh tế nông nghiệp của Tỉnh ủy, tăng cường lãnh 75 2 đạo chính quyền thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý các cấp 5 đáp ứng yêu cầu thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy về 74,5 3 chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể 6 chính trị xã hội, tổ chức kinh tế và nhân dân tham gia 71,5 6 chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, coi trọng sơ 7 kết, tổng kết việc thực hiện nghị quyết của Tỉnh ủy về 72,5 5 chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, tạo thuận lợi của các 8 bộ, ngành Trung ương đối với sự lãnh đạo chuyển dịch 68,5 7 cơ cấu kinh tế nông nghiệp của các Tỉnh ủy - Các giải pháp khác: . . . Câu 10: Theo đồng chí, để tăng cường vai trò lãnh đạo của Tỉnh ủy đối với chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, cần đề xuất gì với Trung ương? (tỷ lệ %) Tỷ lệ (%) Bộ Chính trị quy định rõ thẩm quyền, trách nhiệm của các Tỉnh ủy, thường trực, thường vụ và bí thư Tỉnh ủy trong lãnh đạo các lĩnh vực 57 đời sống xã hội nói chung, phát triển kinh tế nói riêng Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ đạo tổng kết 10 năm thực hiện Nghị 81 quyết 26 khóa X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn. Chính phủ chỉ đạo xây dựng và phê duyệt quy hoạch tổng thể phát 81 triển kinh tế, trong đó kinh tế nông nghiệp của các địa phương. Bộ Chính trị, Ban Bí thư tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy đối với lĩnh vực kinh tế nói chung, 75,5 kinh tế nông nghiệp nói riêng. Chính phủ có giải pháp chỉ đạo huy động các nguồn lực đầu tư cho phát triển kinh tế nông nghiệp, có chính sách hỗ trợ các nhà đầu tư, 94 nhà khoa học, các doanh nghiệp và nông dân về vốn, công nghệ trong chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp. Chính phủ, các bộ, ngành liên quan có giải pháp thiết thực giúp nông dân trong việc tiếp cận, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong 87,5 nước và quốc tế. Ý kiến khác: 0 Xin đồng chí vui lòng cho biết một số thông tin về cá nhân: (tỷ lệ %) a. Giới tính - Nam : 62 % - Nữ : 38 % b. Tuổi - Dưới 30 : 15,5 % - Từ 31 - 50 : 66,5 % - Từ 51 trở lên : 18 % c. Trình độ chuyên môn - Trung cấp : 0 % - Đại học : 72 % - Sau đại học : 28 % d. Đồng chí đang công tác ở cơ quan nào? - Cơ quan đảng : 25 % - Cơ quan nhà nước : 62,5 % - Đoàn thể CT - XH : 12,5 % - Cơ quan khác : 0% Phụ lục 17 SỐ TRANG TRẠI PHÂN THEO LĨNH VỰC SẢN XUẤT VÀ PHÂN THEO ĐỊA PHƯƠNG 2012 2013 2014 2015 Tổng Trồng Chăn Thuỷ Khác Tổng Trồng Chăn Thuỷ Khác Trồng Chăn Thuỷ Khác Tổng Trồng Chăn Thuỷ Khác Tổng số số trọt nuôi sản (*) số trọt nuôi sản (*) trọt nuôi sản (*) số trọt nuôi sản (*) Long An 807 433 364 10 .. 731 438 284 9 .. 937 552 373 7 5 965 564 383 10 8 Tiền Giang 297 13 220 64 .. 283 11 232 39 1 370 18 306 46 .. 410 18 352 .. 40 Bến Tre 318 3 269 46 .. 279 4 231 44 .. 410 4 360 46 .. 550 4 501 45 .. Trà Vinh 63 6 10 46 1 70 5 19 45 1 96 6 25 64 1 108 6 40 61 1 Vĩnh Long 37 8 26 3 .. 40 8 29 3 .. 87 4 80 1 2 99 7 89 1 2 Đồng Tháp 229 167 12 44 6 224 161 18 39 6 361 280 39 38 4 370 274 59 33 4 An Giang 571 533 8 30 .. 539 510 10 19 .. 758 715 17 26 .. 697 653 18 26 .. Kiên Giang 576 516 8 26 26 608 542 16 35 15 625 566 8 50 1 634 575 8 50 1 Cần Thơ 36 .. 7 29 .. 36 .. 8 28 .. 39 .. 14 25 .. 35 .. 15 20 .. Hậu Giang 4 1 1 .. 2 3 1 1 .. 1 11 2 7 1 1 11 2 7 1 1 Sóc Trăng 328 215 61 52 .. 380 222 77 80 1 370 213 72 68 17 452 194 65 169 24 Bạc Liêu 3.589 412 19 2.959 199 3.536 438 16 2.917 165 3.479 481 21 2.927 50 2.953 463 21 2.414 55 Cà Mau 37 .. 3 34 .. 37 .. 1 36 .. 56 .. 2 54 .. 63 .. 2 61 .. Chú thích (*) Bao gồm: Trang trại lâm nghiệp và trang trại tổng hợp Nguồn: Tổng cục Thống kê [109]. 213

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cac_tinh_uy_o_dong_bang_song_cuu_long_lanh_dao_chuye.pdf
  • pdfTom tat Luan an anh Nghiem - Tieng Viet.pdf
  • pdfTom tat tieng anh.pdf
  • pdfTrang thong tin Bui Van Nghiem.pdf
Tài liệu liên quan