Luận án Các tỉnh, thành ủy ở vùng duyên hải miền Trung lãnh đạo phát triển nhân lực khoa học - Công nghệ giai đoạn hiện nay

Tài liệu Luận án Các tỉnh, thành ủy ở vùng duyên hải miền Trung lãnh đạo phát triển nhân lực khoa học - Công nghệ giai đoạn hiện nay, ebook Luận án Các tỉnh, thành ủy ở vùng duyên hải miền Trung lãnh đạo phát triển nhân lực khoa học - Công nghệ giai đoạn hiện nay

pdf199 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 18/01/2022 | Lượt xem: 283 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Các tỉnh, thành ủy ở vùng duyên hải miền Trung lãnh đạo phát triển nhân lực khoa học - Công nghệ giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hà nước Mã số : 60 31 02 03 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1. PGS.TS Lâm Quốc Tuấn 2. PGS.TS Nguyễn Thế Tư HÀ NỘI - 2017  LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo đúng quy định. Tác giả Trần Văn Phương  MỤC LỤC MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................... 6 1.1. Những công trình nghiên cứu ở nước ngoài ..................................................... 6 1.2. Những công trình nghiên cứu ở trong nước .................................................. 10 1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình có liên quan và những vấn đề luận án sẽ tiếp tục nghiên cứu ............................................................................. 17 Chương 2: CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ............................................. 19 2.1. Các tỉnh, thành phố, tỉnh, thành uỷ ở vùng duyên hải miền Trung và nhân lực khoa học - công nghệ của các tỉnh, thành phố .................................................... 19 2.2. Các tỉnh thành ủy ở vùng duyên hải miền Trung lãnh đạo phát triển nhân lực khoa học - công nghệ - khái niệm, nội dung, phương thức và vai trò ....... 44 Chương 3: PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ VÀ CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG LÃNH ĐẠO PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM ...................................................................................... 58 3.1. Thực trạng phát triển nhân lực khoa học - công nghệ của các tỉnh, thành phố ở vùng duyên hải miền Trung ................................................................... 58 3.2. Các tỉnh, thành ủy ở vùng duyên hải miền Trung lãnh đạo phát triển nhân lực khoa học - công nghệ - thực trạng, nguyên nhân, kinh nghiệm ................. 65 Chương 4: PHƯƠNG HƯỚNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA CÁC TỈNH, THÀNH ỦY Ở VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG ĐỐI VỚI PHÁT TRIỂN NHÂN LỰC KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ ĐẾN NĂM 2025 ......................................................................................................... 97 4.1. Dự báo thuận lợi, khó khăn, thách thức và phương hướng tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở vùng duyên hải miền trung đối với phát triển nhân lực khoa học - công nghệ đến năm 2025 ................................................. 97 4.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở vùng duyên hải miền trung đối với phát triển nhân lực khoa học - công nghệ đến năm 2025 ......................................................................................... 108 KẾT LUẬN ...................................................................................................................... 154 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ................................................................................................ 156 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................... 157 PHỤ LỤC.....................................................................................................................................169  DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCH BTV CNH, HĐH Ban chấp hành Ban thường vụ Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DHMT Duyên hải miền Trung KH&CN KH-CN Khoa học và công nghệ Khoa học - công nghệ KT - XH Kinh tế - xã hội HTCT NC&PT NNL PTLĐ XHCN Hệ thống chính trị Nghiên cứu và phát triển Nguồn nhân lực Phương thức lãnh đạo Xã hội chủ nghĩa 1  MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay, vị trí, vai trò của các nguồn lực đối với sự phát triển được nhìn nhận, đánh giá đúng với sự đóng góp của nó, trong đó nguồn nhân lực (NNL) được coi là nguồn lực cơ bản quyết định sự phát triển của mọi quốc gia. Các lý thuyết tăng trưởng kinh tế gần đây chỉ ra rằng, một nền kinh tế muốn tăng trưởng nhanh và bền vững phải dựa trên ít nhất ba trụ cột cơ bản đó là áp dụng công nghệ tiên tiến, phát triển cơ sở hạ tầng hiện đại và NNL chất lượng cao. Trong đó yếu tố hàng đầu và cũng là động lực quan trọng nhất của tăng trưởng kinh tế bền vững chính là NNL, đặc biệt là NNL chất lượng cao. Việt Nam là một nước nông nghiệp đang đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) gắn với phát triển kinh tế tri thức và để thực hiện có kết quả cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, từ đó rút ngắn khoảng cách tụt hậu với các nước phát triển. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện mục tiêu trên, Việt Nam đang đối mặt với khó khăn, thách thức về NNL chất lượng thấp, khoa học và công nghệ (KH&CN) chậm phát triển, chưa đáp ứng được yêu cầu trong nước và hội nhập quốc tế. Vì thế, đẩy mạnh phát triển NNL, nhất là NNL chất lượng cao và phát triển KH&CN là nhiệm vụ cấp bách hiện nay. Nhận thức rõ vai trò tầm quan trọng và tính cấp bách của phát triển NNL, Đại hội XI của Đảng đã xác định đây là nhiệm vụ đột phá để gỡ nút thắt cho phát triển, trong đó nhấn mạnh “Đặc biệt coi trọng phát triển đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý giỏi, đội ngũ chuyên gia, quản trị doanh nghiệp giỏi, lao động lành nghề và cán bộ khoa học, công nghệ đầu đàn” [24, tr.130]. Vùng duyên hải miền Trung (DHMT) bao gồm chín tỉnh, thành phố từ Quảng Bình vào đến Khánh Hòa. Trước yêu cầu của phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) những năm qua cùng với đẩy mạnh thu hút, khai thác các nguồn lực khác, các tỉnh, thành ủy đã quan tâm lãnh đạo phát triển NNL (trong đó có nhân lực KH-CN). Nhiều nghị quyết, chủ trương, chương trình, đề án phát triển NNL đã và đang được triển khai thực hiện. Với những nỗ lực của các cấp ủy, chính quyền, của các tổ chức KH&CN và chính nhân lực KH-CN, nhờ đó nhân lực KH-CN của các tỉnh, thành phố trong vùng từng bước tăng về số lượng, chất lượng được nâng lên và đã có những đóng góp quan trọng cho sự phát triển của KH&CN và phát triển KT-XH của các địa phương. 2  Tuy nhiên, sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT đối với phát triển nhân lực KH-CN vẫn còn nhiều hạn chế, bấp cập. Thể hiện ở tầm nhìn còn hạn hẹp, tư duy nhiệm kỳ nên thiếu những chủ trương, chính sách có tính chiến lược trong phát triển nhân lực KH-CN và KH&CN. Việc lãnh đạo quán triệt, tổ chức thực hiện nghị quyết của Đảng và của tỉnh, thành ủy về phát triển NNL, nhân lực KH-CN và phát triển KH&CN còn chậm, chưa nghiêm túc và chưa đạt yêu cầu đề ra. Việc thể chế hóa, cụ thể hóa nghị quyết còn chậm, có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập nên có những nghị quyết chưa thực sự đi vào cuộc sống. Công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển nhân lực KH-CN còn nhiều hạn chế; một số cơ chế, chính sách cho phát triển nhân lực KH-CN và phát triển KH&CN chậm được đổi mới để phù hợp với kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa (XHCN) và hội nhập quốc tế. Chưa đánh giá đúng vị trí, vai trò của nhân lực KH-CN nên ứng xử chưa đúng và thực sự trọng dụng nhân lực KH-CN. Do còn nhiều hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, quản lý nên sự phát triển nhân lực KH-CN chưa đáp ứng được yêu cầu cả về số lượng, cơ cấu, chất lượng. Mặc dù số lượng nhân lực KH-CN có tăng nhưng tỉ lệ bình quân trên dân số vẫn còn thấp. Thiếu nhân lực KH-CN có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao, cán bộ khoa học đầu ngành, chuyên gia giỏi, nhân lực KH-CN ở các lĩnh vực công nghệ cao, cơ cấu và phân bố nhân lực KH-CN chưa hợp lý. Sau hơn 30 năm đổi mới, các tỉnh, thành phố vùng DHMT đã có nhiều đổi thay, trên một số lĩnh vực có sự phát triển đáng ghi nhận. Tuy nhiên, do điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan, đến nay nhiều tỉnh ở vùng DHMT vẫn còn nghèo, quy mô nền kinh tế còn nhỏ, KH&CN chậm phát triển chưa thực sự trở thành nền tảng và động lực quan trọng nhất để phát triển KT-XH. Thực hiện đường lối đổi mới toàn diện của Đảng, các tỉnh, thành phố vùng DHMT đang thể hiện quyết tâm đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập quốc tế để đi tắt, đón đầu đưa địa phương phát triển nhanh, bền vững. Tuy nhiên, bài toàn về NNL, nhất là nhân lực KH-CN là vấn đề cấp thiết đang đặt ra đòi hỏi các tỉnh, thành phố phải tập trung giải quyết. Bởi đó là nguồn lực có ý nghĩa quyết định để hiện thực hóa được mục tiêu trên. Trách nhiệm đó thuộc về hệ thống chính trị (HTCT) các cấp, các ngành, các thành phần kinh tế và toàn dân, trong đó các tỉnh, thành ủy giữ vai trò lãnh đạo. Với tư cách là cơ quan lãnh đạo giữa hai kỳ đại hội đảng bộ tỉnh, thành phố, các tỉnh, thành ủy có nhiệm vụ lãnh 3  đạo phát triển NNL (trong đó có nhân lực KH-CN) đáp ứng yều cầu về nhân lực cho phát triển KT-XH nhằm thực hiện các mục tiêu nghị quyết đại hội đảng bộ tỉnh, thành phố đề ra. Tiếp tục phát huy những kết quả, kinh nghiệm và khắc phục những hạn chế trong thời gian qua, lãnh đạo đẩy mạnh phát triển nhân lực KH-CN là nhiệm vụ trọng tâm của các tỉnh, thành ủy trong giai đoạn hiện nay. Kết quả thực hiện nhiệm vụ đột phá này là một tiêu chí quan trọng để đánh giá mức độ hoàn thành trách nhiệm chính trị trước Đảng, trước đảng bộ và nhân dân các địa phương, cũng là thước đo cơ bản phản ánh trình độ, năng lực và sự trưởng thành của đội ngũ ban chấp hành (BCH) các đảng bộ tỉnh, thành phố trong vùng. Từ những vấn đề đặt ra đó, việc nghiên cứu tìm giải pháp khả thi tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT đối với phát triển nhân lực KH-CN hiện nay thực sự là vấn đề rất cấp thiết. Để góp phần thực hiện vấn đề cấp thiết nêu trên, nghiên cứu sinh chọn và thực hiện đề tài luận án tiến sĩ: “Các tỉnh, thành ủy ở vùng duyên hải miền Trung lãnh đạo phát triển nhân lực khoa học - công nghệ giai đoạn hiện nay”. 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích của luận án Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN giai đoạn hiện nay, luận án đề xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT đối với phát triển nhân lực KH-CN đến năm 2025. 2.2. Nhiệm vụ của luận án - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. - Luận giải làm rõ một số vấn đề cơ bản lý luận và thực tiễn về các tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN giai đoạn hiện nay. - Khảo sát, đánh giá thực trạng phát triển nhân lực KH-CN và thực trạng lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN của các tỉnh, thành ủy vùng DHMT từ năm 2001 đến nay, chỉ ra ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và những kinh nghiệm. - Đề xuất phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT đối với phát triển nhân lực KH-CN đến năm 2025. 4  3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án nghiên cứu sự lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN của các tỉnh, thành ủy ở các tỉnh, thành phố vùng DHMT gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, thành phố Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên và Khánh Hòa. Thời gian nghiên cứu, khảo sát thực tế từ năm 2001 đến nay. Phương hướng và giải pháp được đề xuất có giá trị đến năm 2025. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn Cơ sở lý luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quan điểm của Đảng ta về KH&CN, NNL, nhân lực KH-CN, công tác cán bộ. Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng phát triển nhân lực KH-CN và thực trạng lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN của các tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT từ năm 2001 đến nay. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa Mác - Lênnin và các phương pháp: phương pháp logic kết hợp lịch sử, phân tích kết hợp tổng hợp, tổng kết thực tiễn, phương pháp thống kê, so sánh và phương pháp chuyên gia. 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án - Khái niệm: tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN là toàn bộ các hoạt động đề ra nghị quyết, chủ trương về phát triển nhân lực KH-CN; tổ chức thực hiện nghị quyết, chủ trương đã đề ra và kiểm tra, giám sát bảo đảm cho nghị quyết, chủ trương được thực hiện thắng lợi nhằm xây dựng đội ngũ nhân lực KH- CN có số lượng và cơ cấu hợp lý, có chất lượng cao theo yêu cầu của chiến lược phát triển KH&CN, đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển KT - XH và hội nhập quốc tế. - Kinh nghiệm lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN của các tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT từ 2001 đến nay: Một là, xây dựng, nâng cao chất lượng tổ chức đảng trong các tổ chức KH&CN thực sự là hạt nhân chính trị lãnh đạo cơ quan, đơn vị thực 5  hiện chủ trương, nghị quyết về phát triển nhân lực KH-CN. Hai là, trọng dụng nhân tài, đầu tư có trọng điểm cho đào tạo nhân lực KH-CN chất lượng cao. - Giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT đối với phát triển nhân lực KH - CN đến năm 2025: Một là, đổi mới việc xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các nghị quyết của tỉnh ủy, thành ủy về phát triển nhân lực KH-CN; nâng cao chất lượng các cơ quan tham mưu, giúp việc cho tỉnh ủy, thành ủy đáp ứng yêu cầu lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN. Hai là, xây dựng các cấp chính quyền trong sạch, vững mạnh, phát huy mạnh mẽ vai trò, trách nhiệm của các cấp chính quyền; của cấp ủy, thủ trưởng tổ chức khoa học và công nghệ; đề cao tự học, tự nghiên cứu của nhân lực KH-CN. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án góp phần làm rõ một số vấn đề lý luận về các tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN giai đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể sử dụng làm tài liệu nghiên cứu, tham khảo cho các cấp ủy đảng ở các tỉnh, thành phố vùng DHMT trong lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN những năm tới. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng có thể làm tư liệu tham khảo phục vụ giảng dạy, học tập môn Xây dựng Đảng ở Học viện chính trị khu vực, các trường chính trị tỉnh, thành phố vùng DHMT. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án được kết cấu gồm 4 chương, 9 tiết. 6  Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở NƯỚC NGOÀI 1.1.1. Những nghiên cứu về sự lãnh đạo, cầm quyền của Đảng 1.1.1.1. Sách - Kiên trì và hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng của tác giả Tô Tu Nghệ và Lý Luyện Chung [64]. Trong cuốn sách này, các tác giả đã nghiên cứu những vấn đề nhằm hoàn thiện sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Trung Quốc gồm: tăng cường xây dựng tư tưởng, chính trị, kiện toàn chế độ tập trung dân chủ; kiện toàn tổ chức cơ sở đảng; xây dựng đội ngũ cán bộ và quản lý chỉnh đốn tác phong Đảng. - Bàn về công tác xây dựng năng lực cầm quyền của Đảng của Lưu Chấn Hoa [40]. Tác giả đã nghiên cứu về nội dung cầm quyền, thể chế cầm quyền và chủ thể cầm quyền. Tác giả khẳng định nâng cao ý thức lãnh đạo của Đảng gắn với củng cố vững chắc nền tảng cầm quyền trên các vấn đề: quần chúng, chính trị, tổ chức, vật chất, lý luận, giai cấp. Khi bàn về phương thức cầm quyền của Đảng, tác giả đề cập đến việc chuẩn hóa quan hệ giữa Đảng với hệ thống chính quyền; xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của cấp ủy đảng với đại hội đại biểu nhân dân, ủy ban nhân dân (UBND), chính hiệp và các tổ chức quần chúng; các cấp ủy đảng phải thông qua tổ chức đảng và đảng viên trong các cơ quan nhà nước và đoàn thể quần chúng để thực hiện vai trò hạt nhân lãnh đạo; tiếp tục chuẩn hóa về mặt chế độ, cơ chế đối với mối quan hệ giữa cấp ủy đảng với đại hội đại biểu nhân dân, UBND, chính hiệp và các đoàn thể quần chúng. Tác giả nêu lên yêu cầu Đảng phải nâng cao nhận thức về quy luật cầm quyền của Đảng Cộng sản, đồng thời nhấn mạnh Đảng phải cầm quyền một cách khoa học, dân chủ và theo hiến pháp, pháp luật. - Cầm quyền khoa học của Hoàng Văn Hổ [41]. Trong cuốn sách tác giả đã bàn đến quan điểm cầm quyền, phân tích làm rõ ý nghĩa, bản chất của cầm quyền khoa học, mối quan hệ tương hỗ cầm quyền khoa học, cầm quyền dân chủ, cầm quyền theo pháp luật, kinh nghiệm vận dụng cầm quyền khoa học... Tác giả chỉ ra các yếu tố cơ bản tạo nên năng lực cầm quyền khoa học gồm: năng lực học tập đổi mới, năng lực điều tiết lợi ích, năng lực tích hợp tài nguyên, năng lực cầm quyền theo pháp luật, năng lực tự thanh lọc. Phương pháp nâng cao năng lực cầm quyền khoa học là tăng cường trang bị lý luận, hoàn thiện cơ chế tuyển chọn, bổ nhiệm cán bộ, tăng cường đào tạo cán bộ. 7  1.1.1.2. Luận án tiến sĩ - Đổi mới phương thức lãnh đạo nhà nước ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay của Xổm Nức Xổm Vi Chít [165]. Luận án trình bày cơ sở lý luận về đổi mới PTLĐ của Đảng đối với Nhà nước, phân tích thực trạng đổi mới phương thức Đảng lãnh đạo Nhà nước ở Lào. Tác giả đề xuất một số giải pháp đổi mới PTLĐ đối với Nhà nước góp phần đổi mới chính trị nói chung và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân cách mạng Lào nói riêng. - Đổi mới hệ thống chính trị cấp tỉnh ở nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay của Sổm Lít Pước Kẹo [72]. Luận án nghiên cứu làm rõ vị trí của HTCT, trên cơ sở đó đi sâu phân tích thực trạng HTCT và đề xuất quan điểm, phương hướng và giải pháp đổi mới HTCT cấp tỉnh ở Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay. 1.1.1.2. Hội thảo khoa học - Tăng cường xây dựng đảng ủy địa phương, phát huy đầy đủ vai trò hạt nhân lãnh đạo của Triệu Gia Kỳ [61]. Tác giả nghiên cứu làm rõ vị trí, vai trò hạt nhân lãnh đạo toàn diện của đảng ủy địa phương và khẳng định sự vững mạnh của ban lãnh đạo đảng ủy địa phương trực tiếp liên quan đến việc quán triệt thực hiện đường lối, phương châm và chính sách của Đảng, liên quan đến đại cục cải cách, phát triển và ổn định của địa phương, liên quan đến hạnh phúc của quần chúng địa phương. Tác giả tập trung phân tích làm rõ những thành quả đạt được của thành ủy Bắc Kinh trong quá trình thực hiện vai trò hạt nhân lãnh đạo ở địa phương. - Không ngừng nâng cao trình độ lãnh đạo và trình độ cầm quyền, tăng cường năng lực chống tha hóa, phòng biến chất và chống rủi ro của Hạ Quốc Cường [61]. Tác giả bàn về PTLĐ, phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc. Để tăng cường năng lực chống tha hóa, phòng chống biến chất, chống rủi ro, tác giả khẳng định phải tăng cường và cải tiến toàn diện việc xây dựng tác phong của Đảng, nhất là xây dựng sự liêm chính và đấu tranh chống tham nhũng. Tác giả chỉ ra và phân tích làm rõ nội dung tăng cường xây dựng chế độ, kiên trì đẩy mạnh cải cách chế độ trong Đảng nhằm thúc đẩy và bảo đảm cho công tác xây dựng Đảng. - Cầm quyền mang tính khoa học và dân chủ, cầm quyền theo pháp luật - yêu cầu thời đại về tính hợp pháp của đảng cầm quyền của Dương Tiểu Cường và Tào Tuyết Phong [61]. Bài viết đã đề cập đến nội dung, tính chất của phương thức cầm quyền của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong điều kiện mới. Các tác giả cũng lý giải 8  về vấn đề không ngừng đổi mới PTLĐ, phương thức cầm quyền theo hướng phù hợp với những yêu cầu của thời đại, cầm quyền vừa mang tính khoa học, vừa bảo đảm dân chủ và tuân theo quy định của pháp luật. 1.1.2. Những nghiên cứu về nguồn nhân lực 1.1.2.1. Sách - Nhân sự - chìa khoá của thành công của Matsushita Konouke [57]. Tác giả nghiên cứu làm rõ vai trò của yếu tố con người, cách chọn người, sử dụng người trong công tác quản lý. - Human resource planing: Aproach needs assessments and priorities in manpower planing (Lập kế hoạch nhân sự: tiếp cận đánh giá nhu cầu và ưu tiên trong kế hoạch nhân lực) của Stivastava M.P [168]. Trong công trình này tác giả nêu lên quan niệm về NNL: là toàn bộ vốn nhân lực; vốn nhân lực là con người được nhìn nhận dưới dạng là một nguồn vốn đặc biệt của quá trình sản xuất, là một dạng của cải có thể làm gia tăng sự giàu có của kinh tế. Nguồn vốn nhân lực gồm: kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm mà người đó tích lũy được nhờ vào quá trình lao động sản xuất. Tác giả chỉ ra các lợi ích thiết thực của NNL: 1. Vốn nhân lực là loại vốn đặc biệt, có khả năng sản sinh ra các nguồn thu nhập trong tương lai, cho nên đầu tư vào NNL sẽ có tỷ lệ thu hồi vốn cao, hơn nữa khi nguồn vốn này càng được sử dụng nhiều thì giá trị gia tăng càng lớn, càng tạo ra nhiều của cải, mang đến sự phồn thịnh cho xã hội. 2. Vốn nhân lực không mang đặc điểm có tính quy luật như các nguồn vốn khác: khấu hao vốn đã đầu tư vào các tài sản và loại hình vật chất khác; vốn nhân lực sau khi đã đầu tư thì nó sẽ tự duy trì và phát triển mà không tạo ra áp lực về khối lượng vốn cần huy động trong khoảng thời gian ngắn; là loại vốn có kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm và khả năng sáng tạo cao. Do đó, nếu đầu tư vào vốn nhân lực thì hiệu ứng lan tỏa sẽ rất lớn mà không có nguồn vốn nào có thể sánh kịp. - Lao động, việc làm và NNL ở Việt Nam 15 năm đổi mới của Nolwen Henaff, Jeen- Yves biên tập khoa học [59]. Cuốn sách tập hợp nhiều bài viết xung quanh những vấn đề: chính sách giáo dục, việc làm, phát triển NNL của các tác giả: TS.Nolwen Henaff, TS.Jeen-Yves Martin, GS.Geoffrey B.Hainsworth, TS.Fiona Howell, TS.Nguyễn Hữu Dũng, TS.Trần Khánh Đức, PGS. Võ Đại Lược, . Trong các nghiên cứu của các tác giả trên, đáng chú ý là bài viết của GS.Geoffrey B.Hainsworth “Phát triển NNL đáp ứng với những thách thức của quá trình toàn cầu hóa mạnh mẽ và một nền kinh tế dựa trên những hiểu biết mới”. Trong nghiên cứu của mình tác giả có cách 9  tiếp cận độc đáo khi đặt các câu hỏi: Làm thế nào để mở rộng sự lựa chọn nghề nghiệp và viễn cảnh cuộc sống dân cư nông thôn- những người đang nắm giữ những nguồn lực to lớn nhất và chưa được phát huy của quốc gia ? Làm cách nào để họ hiển nhiên nhận được sự quan tâm đặc biệt của những nhà hoạch định chính sách và nhà tài trợ ? Từ đó tác giả phân tích 3 vấn đề để tìm câu trả lời: 1. Về phạm vi giáo dục, đào tạo nghề. Tác giả khẳng định, nền văn hóa Việt Nam luôn có truyền thống tôn trọng học vấn, trước thời kỳ đổi mới mặc dù gặp nhiều khó khăn Việt Nam vẫn đạt được mức độ biết chữ và bình đẳng về giới rất đặc biệt, nhưng khi chuyển sang nền kinh tế thị trường thì tỷ lệ bỏ học cao ở cấp trung học. Từ đó tác giả đưa ra lập luận: mức học phí, sự thiếu hụt kinh niên số giáo viên mới vào nghề ở mỗi cấp học, tiền lương thấp so với các ngành nghề khác làm hạn chế phạm vi giáo dục - đào tạo nghề. 2. Về tăng cường sử dụng lực lượng lao động và mở rộng sự lựa chọn nghề nghiệp. Tác giả nhận định, mặc dù tỷ trọng GDP tương đối của ngành nông nghiệp giảm so với công nghiệp và dịch vụ nhưng sự thay đổi cơ cấu trong sử dụng lao động hầu như không biến động về mặt việc làm. Vì vậy, theo tác giả cần thực hiện cải cách chương trình đào tạo và các cải cách giáo dục khác bao gồm tăng số lượng phòng học, tăng số lượng giáo viên, nâng cao trang thiết bị phục vụ giảng dạy, tăng tiền lương. 3. Về cơ cấu ngành nghề, lựa chọn công nghệ và sở hữu doanh nghiệp. Tác giả cho rằng, đối với một nước mới thực hiện CNH như Việt Nam nên phát triển ngành chế tạo, chế biến và các dịch vụ đi kèm, đồng thời không thể lựa chọn công nghệ cao mà cần lựa chọn công nghệ phù hợp như công nghệ phần mềm, nghiên cứu cơ bản. Ngoài ra còn có bài viết “Kinh nghiệm Nhật Bản về Phát triển NNL”(HRD) của Yasuhiko Inoue [167]. Nghiên cứu của tác giả tập trung làm rõ ba vấn đề: thứ nhất, khẳng định vai trò quyết định của yếu tố con người trong việc cải tiến năng suất xã hội; thứ hai, tác giả đưa ra một cách nhìn về chất lượng NNL, cùng với kỹ năng công việc, người lao động được khuyến khích làm việc và sự thích nghi với những thay đổi liên tục trong môi trường sản xuất; thứ ba, tác giả đưa ra các cách thức quản lý NNL để phát triển NNL đó là: đối xử với mỗi cá nhân người lao động như đối xử với một con người có trí óc, chứ không được coi họ như là một phần của máy móc và hãy để cho người công nhân tự do trình bày những nhận định và những ý tưởng cải tiến tại nơi làm việc. Để người lao động có thể thể hiện được khả năng của mình, công ty phải ủng hộ, hỗ trợ người lao động theo những cách khác nhau. 10  1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở TRONG NƯỚC 1.2.1. Những nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng nói chung và cấp ủy đảng các cấp lãnh đạo đối với lĩnh vực, đối tượng 1.2.1.1. Sách - Sự lãnh đạo của Đảng trong một số lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội nước ta do PGS. Lê Văn Lý chủ biên [51]. Trong cuốn sách những vấn đề đã được tác giả nghiên cứu và trình bày: cơ sở lý luận, thực tiễn xác định nội dung, PTLĐ của Đảng trên một số lĩnh vực trọng yếu của đời sống xã hội; đặc điểm, nội dung, PTLĐ của Đảng trên các lĩnh vực như: tư tưởng; lý luận; kinh tế; quốc phòng; an ninh - trật tự và lĩnh vực văn học - nghệ thuật. - Đổi mới, hoàn thiện PTLĐ của Đảng Cộng sản Việt Nam do GS,TS Phạm Ngọc Quang chủ biên [68]. Tác giả làm rõ khái niệm PTLĐ của Đảng; nghiên cứu về PTLĐ của Đảng đối với Quốc hội, Chính phủ, Tòa án, Viện Kiểm sát nhân dân và PTLĐ của Đảng đối với một số tổ chức chính trị- xã hội; PTLĐ của cấp ủy đảng đối với chính quyền, mặt trận, đoàn thể cấp tỉnh. Tác giả đề xuất những giải pháp vĩ mô tiếp tục đổi mới PTLĐ của Đảng trong giai đoạn hiện nay. Những vấn đề mà tác giả bàn đến trong cuốn sách chủ yếu là những vấn đề lớn, những vấn đề chung chứ chưa đi vào một địa phương, hay một vùng cụ thể. Tuy nhiên, nhiều vấn đề lý luận chung về PTLĐ của Đảng đã được tác giả nghiên cứu nghiên cứu sinh có thể kế thừa để xây dựng khung lý thuyết của luận án. - Đổi mới PTLĐ của Đảng đối với trí thức nước ta hiện nay do TS.Ngô Huy Tiếp chủ biên [91]. Tác giả làm rõ quan niệm, phân tích vai trò, đặc điểm của đội ngũ trí thức; quan niệm về PTLĐ, đổi mới PTLĐ của Đảng đối với đội ngũ trí thức. Tác giả đề xuất một số giải pháp đổi mới PTLĐ của Đảng đối với đội ngũ trí thức như: đổi mới nhận thức, công tác tư tưởng; xây dựng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý trong lĩnh vực KH- CN; đổi mới chính sách giáo dục và đào tạo; xây dựng chính sách thu hút và sử dụng, đãi ngộ và tôn vinh. Ở đây tác giả nghiên cứu về sự lãnh đạo của Đảng đối với đội ngũ trí thức ở phạm vi vĩ mô. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của tác giả về những vấn đề lý thuyết về PTLĐ gợi mở hướng tiếp cận để làm rõ PTLĐ của các tỉnh, thành ủy đối với phát triển nhân lực KH-CN. - Đảng cộng sản Việt Nam cầm quyền - Nội dung và phương thức cầm quyền của Đảng do GS,TS Nguyễn Văn Huyên chủ biên [44]. Trong công trình này, tác 11  giả đã đề cập đến một số vấn đề về nội dung và PTLĐ của cấp ủy đảng đối với chính quyền địa phương. - Đảng lãnh đạo Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay do Nguyễn Văn Vĩnh chủ biên [164]. Các tác giả đã nghiên cứu những vấn đề về nội dung lãnh đạo và PTLĐ, phân tích làm rõ mối quan hệ giữa nội dung lãnh đạo và PTLĐ của Đảng đối với Nhà nước. Nêu lên những định hướng lớn có tính nguyên tắc về Đảng lãnh đạo Nhà nước hiện nay và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao vai trò lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa (XHCN) hiện nay. Nghiên cứu của các tác giả đã luận giải sâu sắc về phân định chức năng lãnh đạo của Đảng và chức năng quản lý xã hội của Nhà nước. 1.2.1.2. Luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ - Các tỉnh ủy vùng Đồng bằng Sông Hồng lãnh đạo đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn hiện nay của Nguyễn Thị Tố Uyên [161]. Luận án đã nghiên cứu làm rõ những vấn đề: chức năng, nhiệm vụ và đặc điểm của tỉnh ủy vùng Đồng bằng Sông Hồng; khái niệm, nội dung, phương thức tỉnh ủy Đồng bằng Sông Hồng lãnh đạo đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn. Từ thực trạng, luận án đề xuất các giải pháp tăng cường sự lãnh đạo đẩy nhanh CNH, HĐH nông nghiệp, nông thôn của tỉnh ủy vùng Đồng bằng Sông Hồng đến năm 2020. - Thành ủy thành phố Hồ Chí Minh lãnh đạo cải cách hành chính nhà nước trong giai đoạn hiện nay của Nguyễn Hữu Nhân [62]. Luận án đã nghiên cứu làm rõ những vấn đề: chức năng, nhiệm vụ của thành ủy thành phố Hồ Chí Minh; khái niệm, nội dung, PTLĐ cải cách hành chính nhà nước của thành ủy. Trên cơ sở phân tích thực trạng, tác giả đề xuất các giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo cải cách hành chính nhà nước của thành ủy đến năm 2020. - Tỉnh ủy Cà Mau lãnh đạo khoa học và công nghệ trong giai đoạn hiện nay của Đoàn Duy Trình [133]. Những vấn đề đã được tác giả nghiên cứu làm rõ trong luận văn: đặc điểm, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của tỉnh ủy Cà Mau; quan niệm, nội dung, phương thức và quy trình lãnh đạo của tỉnh ủy Cà Mau đối với lĩnh vực KH&CN. Những kinh nghiệm trong lãnh đạo KH&CN và những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của tỉnh ủy Cà Mau đối với KH&CN đến năm 2020. Tuy nhiên, khi bàn về nội dung tỉnh ủy lãnh đạo lĩnh vực KH&CN, một nội dung hết sức trọng tâm là lãnh đạo xây dựng và hành cơ chế, chính sách để phát triển KH&CN chưa được tác giả bàn đến. 12  - Tỉnh ủy Bắc Giang lãnh đạo báo chí địa phương giai đoạn hiện nay của Nguyễn Thế Dũng [21]. Luận văn đã nghiên cứu làm rõ một số vấn đề: vai trò, nội dung, PTLĐ báo chí của tỉnh ủy Bắc Giang, kinh nghiệm trong lãnh đạo báo chí của tỉnh ủy Bắc Giang. Tác giả đề xuất một số giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của tỉnh ủy Bắc Giang đối với báo chí địa phương. Tuy nhiên, một số vấn đề chưa được tác giả nghiên cứu, giải q...ên môn: Đại học: 256 đồng chí (chiếm 53,3%), giảm 97 đồng chí so với nhiệm kỳ 2010 - 2015; thạc sĩ: 172 đồng chí (chiếm 35,8%), tăng 81 đồng chí so với nhiệm kỳ 2010 - 2015; tiến sĩ: 52 đồng chí (chiếm 10,9%), tăng 8 đồng chí so với nhiệm kỳ 2010 - 2015. Về trình độ lý luận chính trị: Cao cấp, cử nhân: 479 đồng chí (chiếm 99,6%); trung cấp: 2 đồng chí (chiếm 0,4%), giảm 02 đồng chí so với nhiệm kỳ 2010 - 2015. Về độ tuổi: Dưới 40 tuổi: 42 đồng chí (chiếm 8,8%), tăng 17 đồng chí so với nhiệm kỳ 2010 - 2015; từ 40 - 50 tuổi: 149 đồng chí (chiếm 31%), giảm 47 đồng chí so với nhiệm kỳ 2010 - 2015; trên 50 tuổi: 290 đồng chí (chiếm 60,3%), tăng 16 đồng chí so với nhiệm kỳ 2010 - 2015. Cấp ủy viên nữ: có 49 đồng chí (chiếm 10%), tăng 10 đồng chí so với nhiệm kỳ 2010 - 2015. Cấp ủy viên là người dân tộc thiểu số: có 18 đồng chí (chiếm 3,8%), tăng 4 đồng chí so với nhiệm kỳ 2010 - 2015 [Phụ lục 7]. * Chức năng của tỉnh, thành ủy ở vùng duyên hải miền Trung Điểm 2, Điều 9, Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (khóa XI) quy định: “Cơ quan lãnh đạo ở mỗi cấp là đại hội đại biểu hoặc đại hội đảng viên. Giữa hai kỳ đại hội, cơ quan lãnh đạo của Đảng là BCH Trung ương, ở mỗi cấp là BCH đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy)” [25, tr.17]. Như vậy, theo quy định của Điều lệ Đảng, tỉnh, thành ủy là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ tỉnh, thành phố giữa hai kỳ đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, thành phố. Tỉnh, thành ủy có Bí thư, các Phó bí thư, ban thường vụ (BTV), Thường trực, các ủy viên BCH và các cơ quan tham mưu giúp việc như: Ban Tổ chức, Ban Tuyên giáo, Ban Nội chính, Ban Dân vận, (một số nơi có Ban Kinh tế), Cơ quan ủy ban kiểm tra, Văn phòng tỉnh, thành ủy. Từ quy định của Điều lệ Đảng cho thấy, tỉnh, thành ủy có chức năng lãnh đạo. Sự lãnh đạo của tỉnh, thành ủy được thể hiện trên các mặt: lãnh đạo các tổ chức đảng, đội ngũ đảng viên của đảng bộ tỉnh, thành phố; lãnh đạo các tổ chức trong HTCT, các tổ chức kinh tế, xã hội và lãnh đạo các lĩnh vực của đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh, thành phố. Tỉnh, thành ủy lãnh đạo thông qua việc ban hành các chủ trương, nghị quyết; lãnh 25  đạo chính quyền cụ thể hóa thành các chương trình, kế hoạch, các quyết định và tổ chức thực hiện; lãnh đạo bằng công tác tổ chức, cán bộ, công tác tư tưởng, kiểm tra, giám sát và định kỳ nghe báo cáo, cho ý kiến chỉ đạo, sơ kết, tổng kết rút kinh nghiệm. Sự lãnh đạo của tỉnh, thành ủy nhằm bảo đảm cho mọi hoạt động của các tổ chức và các lĩnh vực đời sống xã hội trên địa bàn theo đúng quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của tỉnh, thành ủy. * Nhiệm vụ của tỉnh, thành ủy ở vùng duyên hải miền Trung Tỉnh, thành ủy là cơ quan lãnh đạo của đảng bộ tỉnh, thành phố giữa hai kỳ đại hội đại biểu của đảng bộ, có những nhiệm vụ cụ thể sau đây: Lãnh đạo thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, nghị quyết của BCH Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và nghị quyết của Đại hội đảng bộ tỉnh, thành phố trên địa bàn. Quyết định những vấn đề chiến lược, các chương trình, kế hoạch, đề án quan trọng trên các lĩnh vực công tác của địa phương. Thông qua các phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu về phát triển KT-XH, bảo đảm quốc phòng, an ninh 6 tháng, hàng năm và kế hoạch 5 năm của tỉnh, thành phố. Quyết định điều chỉnh các chỉ tiêu phát triển KT-XH của tỉnh, thành phố; cho chủ trương đối với việc điều chỉnh quy hoạch tổng thể, triển khai các dự án đầu tư lớn trên địa bàn và các cơ chế, chính sách quan trọng có ảnh hưởng lớn đến phát triển KT-XH, an ninh, quốc phòng và đối ngoại của tỉnh, thành phố. Thảo luận và quyết định các báo cáo định kỳ hàng năm và báo cáo bất thường của ủy ban kiểm tra trong các hội nghị tỉnh, thành ủy; nghe BTV tỉnh, thành ủy báo cáo những quyết định quan trọng của BTV giữa hai kỳ hội nghị. Lãnh đạo tổng kết đánh giá việc thực hiện nghị quyết đại hội đảng bộ giữa nhiệm kỳ, đồng thời quyết định các chủ trương, nhiệm vụ, biện pháp thực hiện nghị quyết trong nửa cuối nhiệm kỳ còn lại. Lãnh đạo chính quyền, mặt trận và các tổ chức chính trị - xã hội tỉnh, thành phố; các cấp ủy, tổ chức đảng trực thuộc thực hiện chủ trương, nghị quyết của tỉnh, thành ủy đề ra. Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết của tỉnh, thành ủy. Kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên trong đảng bộ, trước hết là các tổ chức đảng trực thuộc và những đảng viên là cán bộ thuộc diện BTV tỉnh, thành ủy quản lý. 26  Lãnh đạo công tác chuẩn bị và quyết định triệu tập đại hội đảng bộ theo nhiệm kỳ hoặc đại hội bất thường (nếu có). Chuẩn bị nội dung văn kiện và nhân sự cho đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, thành phố nhiệm kỳ tới. Lãnh đạo xây dựng quy chế làm việc của BCH, BTV và thường trực tỉnh, thành ủy; thảo luận và quyết định chương trình công tác của tỉnh, thành ủy cho cả nhiệm kỳ, hằng năm, hằng quý. * Đặc điểm của các tỉnh, thành ủy ở vùng duyên hải miền Trung Một là, trong tỉnh, thành ủy các tỉnh, thành phố vùng DHMT có một số tỉnh ủy, thành ủy viên đã tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước. Vùng DHMT là cái nôi của chiến tranh cách mạng. Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ, các tỉnh DHMT là vùng đất của khói lửa chiến tranh, địa bàn mà Mỹ, Ngụy trực tiếp đóng quân, giữa ta và địch giành nhau từng tấc đất. Sinh ra và lớn lên trong hoàn cảnh quê hương, đất nước có chiến tranh, theo tiếng gọi của Tổ quốc thế hệ thanh niên các tỉnh, thành phố vùng DHMT đã tham gia cuộc kháng chiến chống Mỹ, người làm giao liên, người trực tiếp cầm súng ra chiến trường. Sau ngày đất nước được giải phóng, nhiều người tiếp tục con đường học tập để xây dựng lại quê hương, đất nước. Trải qua thực tiễn công tác ở địa phương, kinh qua nhiều cương vị khác nhau, một số đồng chí đã được bầu vào BCH đảng bộ tỉnh, thành phố. Đã trực tiếp tham gia cuộc kháng chiến ác liệt, trải qua nhiều thử thách, gian nan đã rèn luyện cho các đồng chí tỉnh ủy, thành ủy viên bản lĩnh chính trị vững vàng, nhiệt tình cách mạng, ý chí quyết tâm và gắn bó mật thiết với nhân dân; những phẩm chất của anh bộ đội cụ Hồ tiếp tục được phát huy trong quá trình thực hiện nhiệm vụ lãnh đạo, quản lý. Tuy nhiên, sinh ra trong điều kiện đất nước có chiến tranh, lại phải trực tiếp tham gia kháng chiến nên các đồng chí không được đào tạo bài bản, các đồng chí đã trải qua trường học thực tiễn nhưng đó là thực tiễn của thời kỳ chiến tranh. Vì thế trong quá trình giữ cương vị lãnh đạo, quản lý trong bối cảnh đất nước và thế giới đang diễn biến nhanh chóng, đất nước đang thực hiện công cuộc đổi mới toàn diện, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng XHCN, xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN và hội nhập quốc tế. Các lĩnh vực của đời sống xã hội phải lãnh đạo, quản lý rất phong phú, phức tạp, những cán bộ này có nhiệt tình cách mạng cao nhưng lại thiếu tri thức lý luận, khoa học lãnh đạo quản lý, vẫn chịu ảnh hưởng của cơ chế quản lý hành chính, tập trung bao cấp trước đây. Trong lãnh đạo những cán bộ này thường nặng về kinh nghiệm, có khi còn 27  chủ quan, phiến diện, thiếu tư duy đồng bộ, hệ thống. Điều này ảnh hưởng nhất định đến tầm nhìn trong quá trình thực hiện chức trách, nhiệm vụ, nhất là trong lãnh đạo phát triển KT-XH nói chung và lãnh đạo phát triển KH&CN, nhân lực KH-CN nói riêng. Hai là, trình độ học vấn của các tỉnh ủy viên, thành ủy viên ở vùng DHMT tương đối cao hơn so với các vùng trong cả nước. Kết quả thống kê trình độ học vấn của ủy viên BCH các đảng bộ tỉnh, thành phố trong cả nước cho thấy, ở vùng DHMT số ủy viên BCH và ủy viên BTV tỉnh, thành ủy có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ chiếm tỷ lệ cao hơn so với các vùng khác. Nhiệm kỳ 2010 - 2015, ủy viên BCH đảng bộ tỉnh, thành phố vùng DHMT trình độ thạc sĩ có 91 đồng chí (chiếm 18%); có 44 tiến sĩ (chiếm 8,9%). Các tỉnh ở Tây Nguyên, có 27 ủy viên BCH trình độ thạc sĩ (chiếm 12%) và 7 tiến sĩ (chiếm 3%). Ủy viên BTV tỉnh ủy, thành ủy vùng DHMT trình độ thạc sĩ có 26 đồng chí (chiếm 20%); có 17 tiến sĩ (chiếm 13%). Các tỉnh ở Tây Nguyên, có 9 ủy viên BTV trình độ thạc sĩ (chiếm 16%) và 2 tiến sĩ (chiếm 3,6%). Nhiệm kỳ 2015 - 2020, ủy viên BCH đảng bộ tỉnh, thành phố vùng DHMT trình độ thạc sĩ có 172 đồng chí (chiếm 36%); có 52 tiến sĩ chiếm (11%). Các tỉnh Tây Nguyên, có 58 ủy viên BCH trình độ thạc sĩ (chiếm 27%) và 12 tiến sĩ (chiếm 5,6%); 28 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc có 120 ủy viên BCH trình độ tiến sĩ (chiếm 7,8%); 21 tỉnh, thành phố khu vực miền Nam có 51 ủy viên BCH trình độ tiến sĩ (chiếm 4,6%). Ủy viên BTV tỉnh ủy, thành ủy vùng DHMT trình độ thạc sĩ có 49 đồng chí (chiếm 36%); có 21 tiến sĩ (chiếm 16%). Các tỉnh ở Tây Nguyên, có 15 ủy viên BTV trình độ thạc sĩ (chiếm 26%) và 2 tiến sĩ (chiếm 3,6%); 28 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc có 47 ủy viên BTV trình độ tiến sĩ (chiếm 11%); 21 tỉnh, thành phố khu vực miền Nam có 21 ủy viên BTV trình độ tiến sĩ (chiếm 6,7%) [Phụ lục 9]. Như vậy, với một tỷ lệ tương đối khá cao ủy viên BCH, ủy viên BTV tỉnh ủy, thành ủy có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ đây là điều kiện, tiền đề quan trọng để các tỉnh, thành ủy vùng DHMT lãnh đạo phát triển nhân lực KH-CN. Ba là, phần lớn tỉnh ủy viên, thành ủy viên và ủy viên BTV tỉnh, thành ủy tuổi cao, tỷ lệ cán bộ nữ, người dân tộc thiểu số thấp. Kết quả thống kê cho thấy, nhiệm kỳ 2010 - 2015 ủy viên BCH đảng bộ tỉnh, thành phố vùng DHMT độ tuổi trên 50 có 274 đồng chí, (chiếm 55,3%), ủy viên BTV trên 50 tuổi có 93 đồng chí (chiếm 70%) [Phụ lục 5, 6]. Nhiệm kỳ 2015 - 2020, ủy viên 28  BCH trên 50 tuổi có 290 đồng chí (chiếm 60,2%); ủy viên BTV trên 50 tuổi có 96 đồng chí (chiếm 71%) [Phụ lục 7, 8]. Trong khi đó, nhiệm kỳ 2010 - 2015, ủy viên BCH dưới 40 tuổi chỉ có 25 đồng chí (chiếm 5%), ủy viên BTV có 3 đồng chí (chiếm 2,3%); nhiệm kỳ 2015 - 2020, ủy viên BCH dưới 40 tuổi có 42 đồng chí (chiếm 8,8%), ủy viên BTV dưới 40 tuổi có 4 đồng chí (chiếm 2,3%). Ủy viên BCH đảng bộ tỉnh, thành phố vùng DHMT là nữ: nhiệm kỳ 2010 - 2015 có 39 đồng chí (chiếm 7,9%), ủy viên BTV có 7 đồng chí (chiếm 5,2%) [Phụ lục 5, 6]; nhiệm kỳ 2015 - 2020, có 49 đồng chí (chiếm 10%), ủy viên BTV có 11 đồng chí (chiếm 8,1%) [Phụ lục 7, 8]. Nếu so sánh với khu vực miền Bắc cho thấy có sự chênh lệch khá lớn, cụ thể: 28 tỉnh, thành phố ở khu vực miền Bắc, ủy viên BCH đảng bộ tỉnh, thành phố là nữ chiếm 14%. [Phụ lục 10]. Ủy viên BCH đảng bộ tỉnh, thành phố vùng DHMT là người dân tộc thiểu số: nhiệm kỳ 2010 - 2015: ủy viên BCH có 14 đồng chí (chiếm 2,9%), ủy viên BTV có 3 đồng chí (chiếm 2,3%). Nhiệm kỳ 2015 - 2020, ủy viên BCH có 18 đồng chí (chiếm 3,8%), ủy viên BTV có 4 đồng chí (chiếm 2,3%). Trong khi đó, 28 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc, ủy viên BCH là người dân tộc thiểu số chiếm đến 20,4% và 21 tỉnh, thành phố khu vực miền Nam, ủy viên BCH là dân tộc thiểu số chiếm 13% [Phụ lục 10]. Với đặc điểm trên ít nhiều có ảnh hưởng đến tiếng nói của cán bộ nữ và cán bộ người dân tộc thiểu số trong BCH trong các quyết định lãnh đạo. Bốn là, đa số tỉnh ủy viên, thành ủy viên và ủy viên BTV tỉnh, thành ủy là người địa phương. Đặc điểm này vừa mang lại những thuận lợi, vừa có những khó khăn, trở ngại trong quá trình lãnh đạo của các tỉnh, thành ủy. Mặt thuận lợi, là người địa phương nên các đồng chí ủy viên BCH có điều kiện am hiểu sâu tình hình, đặc điểm về văn hóa, con người, truyền thống, phong tục tập quán, điều kiện tự nhiên, những tiềm năng lợi thế.v.v.. của địa phương, từ đó có cơ sở để đề ra các chủ trương, chính sách, các giải pháp sát với thực tiễn. Mặt khác, đặc điểm này cũng là điều kiện thuận lợi trong quá trình tiến hành công tác tư tưởng, công tác dân vận. Tuy nhiên, là người địa phương thường có các mối quan hệ làng xã, dòng họ, thân quen.v.v.. nên không tránh khỏi có những lúc, những nơi đã chi phối đến hoạt động lãnh đạo, quản lý làm ảnh hưởng đến chất lượng, hiệu quả công việc. Năm là, các tỉnh ủy viên, thành ủy viên có phong cách giản dị, gần gủi với quần chúng nhân dân. 29  Trong công tác quan hệ giữa cấp trên với cấp dưới, giữa cán bộ với nhân dân, người cán bộ lãnh đạo, quản lý rất gần gũi, dân dã, thật lòng, tính cách bộc trực, thẳng thắn. Tuy nhiên, trong lãnh đạo, quản lý nhiều khi quá cứng nhắc, thiếu sự mềm dẻo, linh hoạt. Tư duy lãnh đạo thích ổn định, giữ nguyên trạng, có khi bảo thủ vì thế thiếu sự đột phá, sáng tạo. Sáu là, các tỉnh, thành ủy ở vùng DHMT đang lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh gắn liền với vùng Biển Đông rộng lớn. Đặc điểm của vùng DHMT là tất cả các tỉnh, thành phố đều tiếp giáp với Biển Đông, hơn nữa một số đảo, quần đảo còn thuộc đơn vị hành chính của địa phương. Với gần 1.000 km bờ biển, là cửa ngõ chính ra Biển Đông đây là điều kiện thuận lợi để các tỉnh, thành ủy lãnh đạo khai thác tiềm năng, thế mạnh phát triển KT-XH, KH&CN và phát triển nhân lực KH-CN. Tuy nhiên, tiếp giáp với vùng Biển Đông rộng lớn, trong quá trình lãnh đạo các tỉnh, thành ủy gặp phải không ít những khó khăn, thách thức như: ảnh hưởng của bão, nước biển dâng, sạt lở ven biển, ô nhiễm môi trường, nhất là vấn đề tranh chấp về chủ quyền biển, đảo trên Biển Đông đe dọa đến hòa bình, ổn định, an ninh, an toàn hàng hải. Tất cả những khó khăn, thách thức đó tác động đến quá trình lãnh đạo phát triển kinh tế, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, bảo vệ chủ quyền biển, đảo. Làm thế nào để khai thác tiềm năng, thế mạnh kinh tế biển, nhất là để phát triển một nền kinh tế biển vững chắc, lâu dài mang tầm chiến lược; làm thế nào để bảo vệ, giữ vững an ninh, quốc phòng vùng biển, đảo trong tình hình Biển Đông hết sức phức tạp. Tất cả những vấn đề đó cần được các tỉnh, thành ủy đặt trong tổng thể chiến lược phát triển NNL, trong đó có phát triển nhân lực KH-CN của các tỉnh, thành phố. 2.1.2. Nhân lực khoa học - công nghệ ở các tỉnh, thành phố vùng duyên hải miền Trung - khái niệm, vai trò và đặc điểm 2.1.2.1. Khái niệm khoa học - công nghệ và nhân lực khoa học - công nghệ * Khái niệm khoa học - công nghệ Khoa học - công nghệ là hai khái niệm khác nhau, nhưng chúng có mối quan hệ chặt chẽ, tương tác, hỗ trợ lẫn nhau trong mối quan hệ cộng sinh, nương tựa lẫn nhau. Chính vì vậy người ta thường sử dụng trong một khái niệm kép “khoa học và công nghệ” hay “khoa học-công nghệ” và thường gọi tắt bằng từ khoa học. Thuật ngữ “khoa học-công nghệ” hay “khoa học và công nghệ” có nội hàm giống nhau, liên từ “và” và 30  dấu gạch nối (-) thể hiện mối quan hệ hữu cơ giữa KH&CN. Trong các nghị quyết của Đảng và nhiều công trình khoa học hai khai niệm này được sử dụng thay thế lẫn nhau. Khái niệm khoa học: có thể được định nghĩa theo nhiều cách tiếp cận tùy thuộc mục đích sử dụng. Ở đây “khoa học” được hiểu là hệ thống tri thức được khái quát từ thực tiễn và được thực tiễn kiểm nghiệm, phản ánh bản chất, quy luật tồn tại và phát triển của sự vật, hiện tượng, xã hội và tư duy. Khái niệm công nghệ: hiện còn có nhiều quan niệm khác nhau. Tác giả thống nhất với cách hiểu: Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí quyết kỹ thuật có kèm theo hoặc không kèm theo công cụ, phương tiện dùng để biến đổi nguồn lực thành sản phẩm [69]. Nói đến công nghệ các nhà khoa học cho rằng gồm có 4 thành phần cơ bản tác động qua lại với nhau: (1) Phần thiết bị bao gồm các thiết bị máy móc, khí cụ, nhà xưởng; (2) Phần con người là yếu tố then chốt của công nghệ, bao gồm kiến thức nghề nghiệp, kỹ năng, kinh nghiệm, khả năng tiếp thu và vận dụng, ý thức tổ chức kỷ luật; (3) Phần thông tin gồm các bí quyết, các quy trình, các phương pháp, các dữ liệu, các bản thiết kế; (4) Phần tổ chức gồm bố trí, sắp xếp điều phối, quản lý, tiếp thị Bốn thành phần của công nghệ liên quan chặt chẽ và tương tác với nhau, trong đó con người đóng vai trò trung tâm. Mối quan hệ giữa khoa học và công nghệ Một thời kỳ dài trong lịch sử giữa KH&CN có sự tách biệt, khá độc lập với nhau. Bằng chứng là ở thời Hy Lạp và La Mã cổ đại có rất nhiều công nghệ trong nông nghiệp, luyện kim, kiến trúc, hàng hải nhưng các nhà khoa học cho rằng thì sự ra đời của các công nghệ đó có rất ít sự đóng góp của khoa học. Trong khi đó, cũng có nhiều lý luận độc lập về thế giới tự nhiên được hình thành từ các nguyên tắc lý tưởng hơn là dựa trên các trải nghiệm thực tế. Các sáng chế vĩ đại của người Trung Hoa như La Bàn, thuốc súng, giấy viết, nghề in hoặc đồng hồ cát ra đời dường như độc lập với các khoa học và triết học. Cùng với sự phát triển của nền văn minh nhân loại, sự phát triển của KH&CN đã có sự tương tác, bổ sung cho nhau. Chính công nghệ đã cung cấp các phương tiện, công cụ cho nghiên cứu khoa học và trong quá trình sáng tạo ra các phương pháp mới trong công nghệ lại thúc đẩy nhu cầu nghiên cứu khoa học để tìm ra các lý thuyết khoa học mới. Ngược lại, tri thức khoa học là nguồn cung cấp để hình thành các tri thức công nghệ. 31  Ngày nay, khoảng cách giữa KH&CN ngày càng được rút ngắn, thời gian để đi từ lý thuyết khoa học đến nghiên cứu ứng dụng tạo ra các sản phẩm công nghệ có thể tính bằng năm thay vì phải mất vài thập kỷ, thậm chí là vài thế kỷ như trong lịch sử trước đây. Như vậy, KH&CN có mối quan hệ tương tác, hỗ trợ lẫn nhau và nhờ đó chúng ngày càng phát triển. Khoa học phải dựa vào công nghệ để khám phá những chân trời mới của tự nhiên, xã hội và tư duy. Ngược lại công nghệ phải được sản sinh từ khoa học. Nếu khoa học không có công nghệ thì chỉ là “khoa học tháp ngà” và công nghệ không có khoa học thì chỉ là “công nghệ hạ tầng”. * Khái niệm nhân lực khoa học - công nghệ Đại từ điển Tiếng Việt định nghĩa “nhân lực: sức người dùng trong sản xuất: huy động nhân lực, sử dụng nhân lực hợp lý” [166, tr.1239]. Như vậy, nhân lực chính là sức người được huy động vào trong lao động sản xuất để tạo ra các giá trị vật chất và tinh thần cho xã hội. Hiện nay, khái niệm nhân lực KH-CN đang có nhiều cách hiểu khác nhau. Trên thế giới có 2 cách tiếp cận phổ biến về nhân lực KH-CN. Nhân lực KH-CN được mô tả trong cuốn “Cẩm nang về đo lường nguồn nhân lực khoa học và công nghệ”, của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD), xuất bản năm 1995 tại Paris cho rằng, nhân lực KH-CN gồm những người đáp ứng được một trong những điều kiện như: đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng về một lĩnh vực KH&CN; tuy chưa đạt được điều kiện trên, nhưng làm việc trong một lĩnh vực KH&CN đòi hỏi phải có trình độ tương đương. Đây là khái niệm nhân lực KH-CN theo nghĩa rộng, có thể hiểu nhân lực KH - CN bao gồm những người: Một là, đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng và làm việc trong một ngành KH&CN; Hai là, đã tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng nhưng không làm việc trong một ngành KH&CN nào; Ba là, chưa tốt nghiệp đại học hoặc cao đẳng, nhưng làm một công việc trong một lĩnh vực KH&CN đòi hỏi trình độ tương đương. Ngoài khái niệm trên, các nước thường sử dụng khái niệm hẹp hơn là nhân lực nghiên cứu và phát triển (NC&PT) để thể hiện lực lượng lao động KH&CN. Nhân lực NC&PT gồm những người trực tiếp tham gia vào hoạt động NC&PT hoặc trực tiếp hỗ trợ hoạt động NC&PT. Nhân lực NC&PT được chia thành 3 nhóm: Nhóm thứ nhất, gồm cán bộ nghiên cứu (nhà nghiên cứu, nhà khoa học, kỹ sư nghiên cứu): là những cán bộ chuyên nghiệp có trình độ cao đẳng, đại học, thạc 32  sĩ, tiến sĩ hoặc không có văn bằng chính thức, song làm các công việc tương đương như nhà nghiên cứu, nhà khoa học tham gia vào quá trình sáng tạo ra tri thức, sản phẩm và quy trình mới, tạo ra phương pháp và hệ thống mới. Nhóm thứ hai, gồm nhân viên kỹ thuật và tương đương: nhóm này bao gồm những người thực hiện những công việc đòi hỏi phải có kinh nghiệm và hiểu biết kỹ thuật trong những lĩnh vực KH&CN. Họ tham gia vào NC&PT bằng việc thực hiện những nhiệm vụ khoa học và kỹ thuật có áp dụng những khái niệm và phương pháp vận hành dưới sự giám sát của các nhà nghiên cứu. Nhóm thứ ba, gồm nhân viên phụ trợ trực tiếp NC&PT: bao gồm nhân viên hành chính, văn phòng tham gia vào các dự án NC&PT. Trong nhóm này gồm có cả những người làm việc liên quan đến nhân sự, tài chính và hành chính trực tiếp phục vụ công việc NC&PT của tổ chức NC&PT. Như vậy, nhân lực KH-CN và nhân lực NC&PT sẽ khác nhau về mặt số lượng. Nhân lực NC&PT bị giới hạn hơn so với nhân lực KH-CN, bởi vì nó loại trừ những người ở thời điểm hiện tại không tham gia vào các hoạt động NC&PT. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên Hiệp Quốc (UNESCO) cũng đưa ra khái niệm liên quan đến nhân lực trong lĩnh vực KH&CN là: “tổng số nhân lực có trình độ” và “số nhân lực có trình độ hiện đang công tác”. Theo UNESCO “tổng số nhân lực có trình độ” được xem xét như một đại lượng đo lường nhân lực KH-CN, bởi vì qua đó có thể biết được tổng số những người được đào tạo để có năng lực trở thành nhà khoa học và kỹ sư, bất kể hiện tại họ có làm việc theo năng lực này hay không. Nói cách khác, đại lượng này thể hiện cho tiềm năng về nhân lực KH-CN của một quốc gia. Còn thống kê “số nhân lực có trình độ hiện đang công tác” phản ánh số lượng cán bộ thực sự đang làm việc theo năng lực của họ (có hoặc không làm trong lĩnh vực KH&CN) và đang đóng góp cho các hoạt động kinh tế của một đất nước. Trên cơ sở này, UNESCO đã đưa ra sự phân biệt tương đối giữa các khái niệm nhân lực trong lĩnh vực KH&CN đó là: nhân lực trong lĩnh vực KH&CN không đơn giản là phép tính cộng tổng đầu người, mà bên cạnh việc đếm đầu người cần phải tính đến yếu tố khác như: quy đổi thời gian làm việc và các đặc trưng lao động của họ. Khuyến nghị của OECD và UNESCO được nhiều quốc gia áp dụng để chỉ lực lượng lao động KH-CN của nước mình và thực hiện các chính sách đối với lực lượng này. 33  Các nghiên cứu ở Việt Nam đang có nhiều quan niệm khác nhau về nhân lực KH-CN. Tựu trung lại có thể phân thành hai loại ý kiến. Một số quan niệm cho rằng, nhân lực KH-CN là toàn bộ những người được đào tạo để có năng lực tiến hành các hoạt động KH&CN bất kể hiện tại họ có thực hiện hoạt động này hay không. Một số quan niệm khác lại cho rằng, nhân lực KH-CN là những người trực tiếp tham gia vào các hoạt động KH&CN. Có thể đơn cử một số quan niệm sau đây: Theo cuốn Sách Khoa học và Công nghệ Việt Nam 1999-2000, nhân lực KH- CN được hiểu là toàn bộ lực lượng lao động xã hội trực tiếp góp phần tạo ra sự tiến bộ của KH&CN, nhằm thúc đẩy phát triển sản xuất, đời sống và tiến bộ xã hội. Đội ngũ nhân lực KH-CN gồm các loại nhân lực tham gia vào các hoạt động KH&CN như: nghiên cứu sáng tạo; giảng dạy khoa học công nghệ; quản lý; khai thác và sử dụng công nghệ; trực tiếp tác nghiệp, vận hành thiết bị, máy móc [9, tr.49] TS. Phạm Văn Mợi cho rằng: nhân lực KH&CN là toàn bộ người lao động tham gia hoặc có khả năng tham gia vào các hoạt động KH&CN mà trực tiếp nhất là những người tham gia nghiên cứu khoa học, sáng tạo, ứng dụng, chuyển giao công nghệ phục vụ sự nghiệp phát triển đất nước [58, tr.36]. Đồng quan điểm với quan niệm trên, Phạm Văn Quý và TS.Trần Xuân Định cho rằng: nhân lực KH&CN là tập hợp những nhóm người tham gia (hoặc có khả năng tham gia) vào các hoạt động KH&CN với các chức năng nghiên cứu, sáng tạo, giảng dạy, quản lý, khai thác, sử dụng và tác nghiệp [70, tr.35]. Đặng Bá Lãm và Trần Khánh Đức cho rằng: Theo cách hiểu chung nhất, nhân lực KH-CN là bộ phận của lực lượng lao động xã hội được đào tạo ở những trình độ chuyên môn nghiệp vụ nhất định và tham gia trực tiếp (hay gián tiếp) vào các hoạt động KH-CN từ nghiên cứu, triển khai đến đào tạo, quản lý và vận hành các hệ thống công nghệ. Đội ngũ nhân lực KH-CN có nhiều mức trình độ đào tạo khác nhau từ công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ đến đội ngũ kỹ sư, kỹ thuật viên, chuyên gia có trình độ đại học và sau đại học [47, tr.9]. Theo Bộ Khoa học và Công nghệ, các lực lượng tham gia hoạt động KH&CN nước ta gồm 5 thành phần chủ yếu: cán bộ nghiên cứu trong các viện, trường đại học; cán bộ kỹ thuật, công nghệ (kỹ thuật viên, kỹ sư, kỹ sư trưởng, tổng công trình sư) làm việc trong các doanh nghiệp; các cá nhân thuộc mọi tầng lớp xã hội yêu thích khoa học 34  kỹ thuật, có sáng kiến cải tiến, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào đời sống; cán bộ quản lý các cấp (kể cả quản lý doanh nghiệp) tham gia hoặc chỉ đạo công việc nghiên cứu phục vụ hoạch định các quyết sách, quyết định quan trọng trong thẩm quyền của mình; trí thức người Việt Nam ở nước ngoài và các chuyên gia nước ngoài làm việc tại Việt Nam. Như vậy, có thể thấy về mặt khái niệm nhân lực KH-CN chưa có sự thống nhất cao. Song, qua quá trình nghiên cứu tác giả luận án đưa ra quan niệm: nhân lực khoa học-công nghệ của một địa phương, vùng lãnh thổ hay của một quốc gia là toàn bộ những người tham gia (hoặc có khả năng tham gia) vào các hoạt động khoa học và công nghệ với các chức năng nghiên cứu, sáng tạo, giảng dạy, quản lý, khai thác, sử dụng và tác nghiệptạo ra những thành tựu khoa học và công nghệ. Nhân lực KH-CN là một bộ phận của NNL của một quốc gia hay địa phương. Đây là lực lượng lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ thuật tay nghề cao; có khả năng nghiên cứu, sáng tạo ra những sản phẩm KH&CN; cải tiến, ứng dụng công nghệ; khai thác, sử dụng các máy móc, thiết bị, phương tiện kỹ thuật để thực hiện những nhiệm vụ được giao đảm nhận. Hoạt động KH&CN là hoạt động nghiên cứu khoa học, nghiên cứu và triển khai thực nghiệm, phát triển công nghệ, ứng dụng công nghệ, dịch vụ KH&CN, phát huy sáng kiến và hoạt động sáng tạo khác nhằm phát triển KH&CN. Nghiên cứu khoa học là hoạt động khám phá, phát hiện, tìm hiểu bản chất, quy luật của sự vật, hiện tượng tự nhiên, xã hội và tư duy; sáng tạo giải pháp nhằm ứng dụng vào thực tiễn. Phát triển công nghệ là hoạt động sử dụng kết quả nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu ứng dụng, thông qua việc triển khai thực nghiệm và sản xuất thử nghiệm để hoàn thiện công nghệ hiện có, tạo ra công nghệ mới. Dịch vụ KH&CN là hoạt động phục vụ, hỗ trợ kỹ thuật cho việc nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ; hoạt động liên quan đến sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, đo lường, chất lượng sản phẩm, hàng hóa, an toàn bức xạ, hạt nhân và năng lượng nguyên tử; dịch vụ về thông tin, tư vấn, đào tạo, bồi dưỡng, phổ biến, ứng dụng thành tựu KH&CN trong các lĩnh vực KT-XH [69]. * Phân loại nhân lực khoa học - công nghệ Căn cứ vào lĩnh vực hoạt động KH&CN, có thể thấy nhân lực KH-CN gồm 5 nhóm chính: nhân lực khoa học tự nhiên, nhân lực khoa học kỹ thuật và công nghệ, nhân lực khoa học xã hội và nhân văn, nhân lực khoa học y - dược, nhân lực khoa học nông nghiệp. 35  Nhân lực khoa học tự nhiên: gồm những người được đào tạo chuyên môn đang hoạt động hoặc những cá nhân có năng lực tham gia làm việc trong lĩnh vực toán học, lý học, hóa học, sinh học như giảng viên đào tạo các môn khoa học tự nhiên, các nhà nghiên cứu về các lĩnh vực khoa học tự nhiên, các kỹ sư hóa học, vật lý học Nhân lực khoa học kỹ thuật và công nghệ: gồm những người được đào tạo chuyên môn hoặc có năng lực tương đương trong lĩnh vực cơ khí, kỹ thuật chế tạo, điện tử, xây dựng, kiến trúc Như các kỹ sư chế tạo máy, kiến trúc sư. Đây là lực lượng chính nghiên cứu, sáng tạo, vận hành các loại máy móc, trang thiết bị kỹ thuật, cải tiến máy móc công nghiệp. Nhân lực khoa học xã hội và nhân văn: gồm những cá nhân được đào tạo chuyên môn hoặc năng lực tương đương đang tham gia làm việc hoặc có khả năng làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu như: tâm lý học, báo chí, ngôn ngữ, triết học, lịch sử, địa lý Nhân lực khoa học y - dược: gồm những cá nhân được đào tạo chuyên môn đang tham gia làm việc và có khả năng làm việc trong lĩnh vực y học, dược học như: các bác sĩ, y tá, các chuyên viên bào chế thuốc, dược sĩ, những cá nhân được đào tạo chuyên môn tại các trường học về y, dược Nhân lực khoa học nông nghiệp: gồm những người đã qua đào tạo chuyên môn hoặc có năng lực tương đương tham gia các hoạt động nghiên cứu, sáng tạo, triển khai trong lĩnh vực nông nghiệp nhằm tạo ra những giống cây trồng, vật nuôi, phát minh và đưa những cải tiến về máy móc nông nghiệp mới vào hoạt động, nâng cao năng suất và chất lượng cho nông sản. Bên cạnh năm lĩnh vực KH&CN chính, hiện nay còn xuất hiện một số lĩnh vực KH&CN mới: khoa học năng lượng, khoa học vật liệu mới, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học các lĩnh vực KH&CN này là sự giao thoa của các lĩnh vực KH&CN cơ bản nói trên. Nhân lực KH-CN bao gồm nhiều lực lượng, trong đó bộ phận đầu tàu, có vai trò rất quan trọng đối với nền KH&CN của nước nhà cũng như từng tổ chức KH&CN là các chuyên gia KH-CN, nhà khoa học đầu ngành. Chuyên gia khoa học - công nghệ: là người có hiểu biết sâu rộng và kinh nghiệm nghiên cứu trong một hoặc nhiều lĩnh vực KH&CN, đáp ứng các tiêu chí theo quy định tại Quyết định số 588/QĐ-BKHCN, ngày 31/3/2014 của Bộ Khoa học và Công nghệ về việc xây dựng, quản lý và sử dụng cơ sở dữ liệu chuyên gia. 36  Nhà khoa học đầu ngành: là những người đáp ứng đồng thời các tiêu chuẩn được quy định tại Nghị định số 40/2014/NĐ-CP ngày 12/5/2014 của Chính phủ Quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động KH&CN. 2.1.2.2. Vai trò của nhân lực khoa học - công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh, thành phố vùng duyên hải miền Trung Nhân lực KH-CN có vai trò hết sức quan trọng đối với sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH, phát triển KT-XH và hội nhập quốc tế của các tỉnh, thành phố vùng DHMT. Nhân lực KH-CN và tri thức khoa học không chỉ thiết yếu đối với phát triển của KH&CN mà còn là vốn trí tuệ quý báu, sức mạnh của một quốc gia, địa phương trong hội nhập quốc tế. Bởi suy đến cùng tất cả các lĩnh vực trong đời sống xã hội đều cần đến ... 129. Thành ủy Đà Nẵng, Quyết định số 922-QĐ/QU ngày 11/2/2011 Về việc ban hành Đề án Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. 130. Thành ủy Đà Nẵng, Báo cáo tổng kết công tác phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thành phố Đà Nẵng từ năm 1998 đến nay. 131. Thủ tướng chính phủ, Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011-2020, ban hành theo Quyết định số 418/QĐ-TTg, ngày 11/4/2012. 132. Nguyễn Văn Thắng (2011), “Lạm bàn về nguồn nhân lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình”, Thông tin khoa học - công nghệ tỉnh Quảng Bình. 133. Đoàn Duy Trình (2010), Tỉnh ủy Cà Mau lãnh đạo khoa học và công nghệ trong giai đoạn hiện nay, luận văn Khoa học chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 166  134. Nguyễn Duy Trình, (2009) Đánh giá chính sách phát triển nguồn nhân lực ở thành phố Đà Nẵng hiện nay, luận văn thạc sĩ Khoa học chính trị, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. 135. Phạm Chí Trung (2013), Đổi mới cơ chế hoạt động của các tổ chức nghiên cứu và phát triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học và Xã hội, Hà Nội. 136. UBND tỉnh Quảng Bình, Quyết định số 35/2009/QĐ-UBND, ngày 22/12/2009 Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Bình đến năm 2020. 137. UBND tỉnh Quảng Bình, Quyết định số 17/2011/QĐ-UBND ngày 10/11/2011 Quyết định về việc ban hành chính sách thu hút, đào tạo nhân tài tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015. 138. UBND tỉnh Quảng Bình, Quyết định số 1665/QĐ-UBND ngày 15/7/2011 ban hành chương trình hành động phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Bình giai đoạn 2011-2015. 139. UBND tỉnh Quảng Bình, Báo cáo số 135/BC-UBND ngày 22/8/2013 Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Chương trình hành động phát triển nguồn nhân lực giai đoạn 2011-2015. 140. UBND tỉnh Quảng Trị, Đề án phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2015-2020. 141. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định số 1104/QĐ-UBND ngày 20/6/2012 Quyết định về việc ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết Hội nghị tỉnh ủy lần thứ V về xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm khoa học - công nghệ của cả nước (giai đoạn từ nay đến 2020). 142. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định số 898/QĐ-UBND ngày 13/5/2013 Quyết định phê duyệt đề án “Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành một trong những trung tâm khoa học - công nghệ của cả nước. 143. UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Quyết định số 2711/ QĐ-UBND ngày 28/12/2011 Quyết định phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2011-2020. 144. UBND thành phố Đà Nẵng, Chiến lược phát triển Khoa học và Công nghệ thành phố Đà Nẵng đến năm 2010 và 2015, ban hành theo Quyết định số 29/2005/QĐ- UB ngày 3/3/2005. 167  145. UBND thành phố Đà Nẵng, Quyết định số 8825/QĐ-UBND ngày 5/11/2007 Ban hành kế hoạch đào tạo nhân lực công nghệ sinh học của thành phố. 146. UBND thành phố Đà Nẵng, Quyết định số 6211/QĐ-UBND ngày 18/8/2010 Quyết định phê duyệt quy hoạch tổng thể ngành khoa học và công nghệ thành phố Đà Nẵng đến năm 2020. 147. UBND Thành phố Đà Nẵng, Đề án Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2011-2020, ban hành theo Quyết định số 5882/QĐ- UBND, ngày 23/7/2012. 148. UBND tỉnh Quảng Ngãi, Quyết định số 41/2007/QĐ-UBND gày 31/12/2007 Phê duyệt Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2007- 2010 và định hướng đến năm 2015. 149. UBND tỉnh Quảng Ngãi, Đề án phát triển nguồn nhân lực tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020. 150. UBND tỉnh Quảng Ngãi, Quyết định số 89/QĐ-UBND ngày 29/5/2012 Quyết định ban hành Đề án đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ và thu hút nhân lực có trình độ cao giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến năm 2020. 151. UBND tỉnh Quảng Ngãi, Quyết định số 2037/QĐ-UBND ngày 20/12/2011 Về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển nhân lực tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2011-2020. 152. UBDN tỉnh Quảng Ngãi, Quyết định số 739/QĐ-UBND ngày 11/4/2007 Quyết định phê duyệt kế hoạch khoa học và công nghệ giai đoạn 2006-2010. 153. UBND tỉnh Bình Định, Quyết định số 154/2002/QĐ-UB ngày 30/10/2002 ban hành quy định về một số biện pháp khuyến khích phát triển khoa học, công nghệ và nhân lực có trình độ cao. 154. UBND tỉnh Bình Định, Quyết định số 45/2007/QĐ-UBND ngày 17/12/2007 về việc ban hành quy định một số chính sách đào tạo cán bộ KH-CN trình độ cao tỉnh Bình Định. 155. UBND tỉnh Bình Định, Quyết định số 27/2007/QĐ-UBND ngày 24/8/2007 về việc ban hành Quy định một số chính sách phát triển khoa học, công nghệ và nhân lực có trình độ. 156. UBND tỉnh Phú Yên, Kế hoạch số 28/KH-UBND ngày 11/7/2007 Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 08 của tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực tỉnh Phú Yên giai đoạn 2006-2010. 168  157. UBND tỉnh Phú Yên, Kế hoạch số 51/KH-UBND ngày 8/10/2009 Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động số 38-Ctr/TU của Ban Thường vụ tỉnh ủy về phát triển KH&CN từ nay tới năm 2020. 158. UBND tỉnh Phú Yên, Kế hoạch số 52/KH-UBND ngày 22/7/2011 Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động của Tỉnh ủy về phát triển nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp CNH, HĐH tỉnh Phú Yên giai đoạn 2011-2015. 159. UBND tỉnh Khánh Hòa, Báo cáo số 103/BC-UBND ngày 13/7/2012 Báo cáo về Hiện trạng, nhu cầu và đề xuất kiến nghị cơ chế, chính sách đào tạo, thu hút, sử dụng nhân lực khoa học và công nghệ trình độ cao tỉnh Khánh Hòa 160. UBND tỉnh Khánh Hòa, Quyết định Phê duyệt Quy hoạch phát triển khoa học và công nghệ tỉnh Khánh Hòa đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030, ban hành theo quyết định số 743/QĐ-UBND, ngày 28/3/2014 161. Nguyễn Thị Tố Uyên (2012), Các tỉnh ủy vùng đồng bằng Sông Hồng lãnh đạo đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn giai đoạn hiện nay, luận án tiến sĩ Khoa học chính trị, Hà Nội. 162. Viện Nghiên cứu và Phát triển vùng (2011), Điều tra, đánh giá thực trạng, nghiên cứu xây dựng đề án phát triển tiềm lực khoa học và công nghệ tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2020. 163. Hồ Đức Việt (2010), Xây dựng, phát triển thị trường Khoa học và Công nghệ trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 164. Nguyễn Văn Vĩnh (2007), Đảng lãnh đạo nhà nước trong điều kiện xây dựng Nhà nước pháp quyền ở Việt Nam hiện nay, Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội. 165. Xôm Nức Xổm Vi Chít (2008), Đổi mới phương thức lãnh đạo nhà nước ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay, luận án tiến sĩ Chính trị học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 166. Nguyễn Như Ý, (Chủ biên) (1998), Đại từ điển tiếng Việt, Nxb Văn hóa- Thông tin, Hà Nội. 167. Yasuhiko Inoue (2012), Kinh nghiệm Nhật Bản về phát triển nguồn nhân lực (HRD). ngày 22/12/2013. 168. Stivastava M.P (1997), Human resource planing: Aproach needs assessments and priorities in manpower planing, Manak New Delhi. PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG DHMT GIAI ĐOẠN 2011-2015 Địa phương Tổng sản phẩm bình quân 2011-2015 Cơ cấu kinh tế đến 2015 Thu nhập bình quân đầu người đến 2015 Thu ngân sách nhà nước 2011-2015 Tổng vốn đầu tư phát triển toàn xã hội 2011- 2015 Quảng Bình 6,5% Nông, lâm & thủy sản: 24,6%; CN-XD: 24,9%; DV:50,5 28 triệu đồng 11.180 tỷ đồng 31.759 tỷ đồng Quảng Trị 7,4% Nông, lâm & thủy sản: 22,5%; CN-XD: 37,9%; DV: 39,6% 34 triệu đồng 9.149 tỷ đồng 41.258 tỷ đồng T.T. Huế 9% Nông, lâm & thủy sản: 9,6%; CN-XD: 34,7%; DV: 55,7% 44 triệu đồng 23.645 tỷ đồng 68.220 tỷ đồng Đà Nẵng 9,7% Nông nghiệp: 2,1%; CN-XD: 35,3%; DV:62,6% 62,65 triệu đồng 58.233 tỷ đồng 159.170 tỷ đồng Quảng Nam 9,92% Nông nghiệp: 16%; CN-XD: 42%; DV: 42% 24,8 triệu đồng 41.069 tỷ đồng 76.700 tỷ đồng Quảng Ngãi 7,2% Nông nghiệp: 14%; CN-XD: 62%; DV: 24% 54,670 triệu đồng 128.189 tỷ đồng 66.893 tỷ đồng Bình Định 9,2% Nông, lâm & thủy sản: 27,7%; CN-XD: 30,4%; DV: 41,9% 40,1 triệu đồng 24.178 tỷ đồng 100.386 tỷ đồng Phú Yên 11,5% Nông, lâm &thủy sản: 20,9%; CN-XD: 37,1%; DV: 40,2% 33 triệu đồng 9.640 tỷ đồng 103,567 tỷ đồng Khánh Hòa 6,06% Nông, lâm & Thủy sản: 11,28%; CN-XD: 41,42% 58,3 triệu đồng 59.817 tỷ đồng 110.000 tỷ đồng Toàn Vùng 8,4% Nông, lâm & thủy sản:16,52%; CN-XD: 38,41%; DV: 44,8% 42,168 triệu đồng 365,1 tỷ đồng 757.953 tỷ đồng. Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo chính trị đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh, thành phố nhiệm kỳ 2015 - 2020 và Báo cáo kinh tế - xã hội của UBND tỉnh, thành phố vùng DHMT PHỤ LỤC 2 SỐ LƯỢNG TỔ CHỨC ĐẢNG VÀ ĐẢNG VIÊN CỦA CÁC ĐẢNG BỘ TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG DHMT CUỐI NĂM 2015 TT Địa phương Tổ chức đảng trực thuộc tỉnh, thành ủy Tổ chức cơ sở đảng Số lượng đảng viênTổng số Trong đó Đảng bộ cơ sở Chi bộ cơ sở 1 Quảng Bình 13 609 315 294 67.847 2 Quảng Trị 16 578 256 322 40.338 3 TT Huế 18 692 344 348 47.194 4 Đà Nẵng 20 619 264 355 51.845 5 Quảng Nam 23 1.189 404 785 61.007 6 Quảng Ngãi 20 904 300 604 47.388 7 Bình Định 17 652 333 319 60.417 8 Phú Yên 14 473 240 233 35.074 9 Khánh Hòa 14 599 273 286 36.217 Tổng cộng 155 6.275 2.729 3.546 447.327 Nguồn: Vụ địa phương II - Ban Tổ chức Trung ương PHU LỤC 3 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI CHẤT LƯỢNG TCCSĐ VÀ ĐẢNG VIÊN CỦA CÁC ĐẢNG BỘ TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG DHMT (NĂM 2010) TT Địa phương Đánh giá chất lượng TCCSĐ Đánh giá chất lượng đảng viên Tổng số Được đánh giá Trong đó Tổng số Được đánh giá Trong đó TSVM TSVM tiêu biểu Hoàn thành tốt Hoàn thành Yếu kém Hoàn thành xuất sắc Hoàn thành tốt Hoàn thành Không hoàn thành 1 Quảng Bình 603 598 452 60 101 41 4 58.484 52.531 6.715 38.653 6.940 223 2 Quảng Trị 642 641 501 108 110 26 4 31.988 29.634 4.152 21.851 3.419 212 3 T.T. Huế 696 688 550 134 113 24 1 36.369 33.905 4.681 26.170 2.932 122 4 Đà Nẵng 669 659 562 116 69 27 1 40.444 37.600 4.693 29.073 3.692 142 5 Quảng Nam 1.108 1.102 844 172 196 60 2 47.532 44.113 6.466 30.505 6906 233 6 Q.Ngãi 837 830 587 144 168 67 8 38.599 35.343 4.151 25.829 5.223 140 7 Bình Định 886 885 646 134 166 67 6 47.769 42.948 5.318 31.659 5.762 209 8 Phú Yên 601 599 437 91 137 25 0 25.161 23.679 3.569 17.771 2.196 143 9 Khánh Hòa 706 702 595 176 78 26 3 26.566 24.542 3.809 18.118 2.515 100 Tổng cộng 6.748 6.704 5.174 1.135 1.138 363 29 352.192 324.295 43.554 239.629 39.585 1.524 Tỉ lệ % 99,4% 77,1% 22% 17% 6% 0,4% 92% 13,4% 74% 12,2% 0,5% Nguồn: Vụ địa phương II - Ban Tổ chức Trung ương PHỤ LỤC 4 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ, PHÂN LOẠI TCCSĐ VÀ ĐẢNG VIÊN CỦA CÁC ĐẢNG BỘ TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG DHMT (NĂM 2015) TT Địa phương Đánh giá chất lượng TCCSĐ Đánh giá chất lượng đảng viên Tổng số Được đánh giá Trong đó Tổng số Được đánh giá Trong đó TSVM TSVM tiêu biểu Hoàn thành tốt Hoàn thành Yếu kém Hoàn thành xuất sắc Hoàn thành tốt Hoàn thành Không hoàn thành 1 Quảng Bình 609 609 309 89 265 32 3 67.847 60.007 10.708 42.436 6.516 347 2 Quảng Trị 578 578 446 96 102 29 1 40.338 36.651 4.593 28.287 3.591 180 3 T.T. Huế 692 676 349 75 284 38 2 47.194 43.616 5.232 33.819 4.402 164 4 Đà Nẵng 619 612 321 63 262 29 0 51.845 47.249 6.193 36.744 4.179 133 5 Quảng Nam 1.189 1.185 858 167 269 55 3 61.007 55.053 6.601 42.051 6.108 293 6 Q.Ngãi 904 892 449 108 370 69 4 47.388 42.947 4.360 33.305 5.087 195 7 Bình Định 652 638 381 89 220 36 1 60.417 53.362 5.937 41.393 5.853 179 8 Phú Yên 473 472 244 54 179 45 4 35.074 31.760 2.990 24.338 4.253 179 9 Khánh Hòa 559 547 291 88 179 34 0 36.217 32.716 4.112 25.238 3.300 66 Tổng cộng 6.275 6.209 3.648 829 2.130 367 8 447.327 403.362 50.726 307.611 43.289 1.736 Tỉ lệ % 99% 59% 23% 34,3% 6% 0,3% 90,1% 13% 76,2% 11% 0,4% Nguồn: Vụ địa phương II - Ban Tổ chức Trung ương PHỤ LỤC 5 BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (Nhiệm kỳ 2010 - 2015) T Địa phương Tổng số Cơ cấu nữ, dân tộc thiểu số Độ tuổi Lý luận chính trị Chuyên môn nghiệp vụ Nữ DTTS Dưới 40 Từ 40 - 50 Trên 50 Cử nhân, cao cấp Trung cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học Trên đại học Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượn g Tỷ lệ % Số lượn g Tỷ lệ % Số lượn g Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượn g Tỷ lệ % Số lượn g Tỷ lệ % 1 Q.Bình 55 3 5.45 0 0.00 4 7.27 26 47.27 25 45.45 55 100 0 0.00 0 0.00 29 52.73 26 47.27 2 Quảng Trị 55 4 7.27 0 0.00 3 5.45 22 40.00 30 54.55 54 98.18 1 1.82 1 1.82 51 92.73 3 5.45 3 T.T. Huế 55 4 7.27 0 0.00 3 5.45 14 25.45 38 69.09 54 98.18 1 1.82 0 0.00 34 61.82 21 38.18 4 Đà Nẵng 55 4 7.27 0 0.00 3 5.45 20 36.36 32 58.18 53 96.36 2 3.64 0 0.00 26 47.27 29 52.73 5 Q.Nam 55 3 5.45 5 9.09 4 7.27 20 36.36 31 56.36 55 100 0 0.00 0 0.00 41 74.55 14 25.45 6 Q.Ngãi 55 7 12.73 4 7.27 1 1.82 23 41.82 31 56.36 55 100 0 0.00 3 5.45 46 83.64 6 10.91 7 BìnhĐịnh 55 4 7.27 2 3.64 2 3.64 22 40.00 31 56.36 55 100 0 0.00 2 3.64 39 70.91 14 25.45 8 Phú Yên 55 4 7.27 1 1.82 4 7.27 22 40.00 29 52.73 55 100 0 0.00 0 0.00 46 83.64 9 16.36 9 K. Hòa 55 6 10.91 2 3.64 1.82 27 49.09 27 49.09 55 100 0 0.00 1.82 41 74.55 13 23.64 Tổng cộng 495 39 14 24 196 274 491 4 6 353 135 Tỷ lệ % 7,9% 2,9% 5% 40% 55,3 % 99,2 % 0,8% 1,2% 71,3 % 27,2 % Nguồn: Vụ địa phương II - Ban Tổ chức Trung ương PHỤ LỤC 6 BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY, THÀNH ỦY Ở VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (NHIỆM KỲ 2010 - 2015) T T Địa phương Tổng số Cơ cấu nữ, dân tộc thiểu số Độ tuổi Lý luận chính trị Chuyên môn nghiệp vụ Nữ DTTS Dưới 40 Từ 40 đến 50 Trên 50 Cử nhân, cao cấp Trung cấp Trung cấp Cao đẳng Đại học Trên đại học Số lượng Tỷ lệ % Số lượn g Tỷ lệ % Số lượn g Tỷ lệ % Số lượn g Tỷ lệ % Số lượn g Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượn g Tỷ lệ % Số lượn g Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Quảng Bình 15 1 6.67 0 0.00 0 0.00 7 46.67 8 53.33 15 100 0 0.00 0 0.00 7 46.67 8 53.33 2 Quảng Trị 14 0 0.00 0 0.00 0 0.00 1 7.14 13 92.86 14 100 0 0.00 1 7.14 10 71.43 3 21.43 3 TT Huế 15 1 6.67 0 0.00 0 0.00 3 20.00 12 80.00 15 100 0 0.00 0 0.00 7 46.67 8 53.33 4 Đà Nẵng 15 0 0.00 0 0.00 1 6.67 2 13.33 12 80.00 15 100 0 0.00 0 0.00 7 46.67 8 53.33 5 Q.Nam 15 1 6.67 0 0.00 0 0.00 3 20.00 12 80.00 15 100 0 0.00 0 0.00 10 66.67 5 33.33 6 Q.Ngãi 15 1 6.67 1 6.67 0 0.00 4 26.67 11 73.33 15 100 0 0.00 2 13.33 11 73.33 2 13.33 7 Bình Định 15 1 6.67 1 6.67 0 0.00 6 40.00 9 60.00 15 100 0 0.00 0 0.00 12 80.00 3 20.00 8 Phú Yên 15 1 6.67 1 6.67 2 13.33 5 33.33 8 53.33 15 100 0 0.00 0 0.00 13 86.67 2 13.33 9 K.Hòa 14 1 7.14 0 0.00 0 0.00 6 42.86 8 57.14 14 100 0 0.00 0 0.00 10 71.43 4 28.57 Tổng cộng 133 7 3 3 37 93 133 3 87 43 Tỷ lệ % 5,2% 2,3 % 2,3 % 28 % 70 % 100 2,3 % 66 % 32,3 % Nguồn: Vụ địa phương II – Ban Tổ chức Trung ương PHỤ LỤC 7 BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (NHIỆM KỲ 2015 - 2020) T T Địa phương Tổ ng số Cơ cấu nữ, dân tộc thiểu số Độ tuổi Lý luận chính trị Chuyên môn nghiệp vụ Nữ DTTS Dưới 40 Từ 40 - 50 Trên 50 Cử nhân, cao cấp Trung cấp Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ Số lượn g Tỷ lệ % Số lượ ng Tỷ lệ % Số lượ ng Tỷ lệ % Số lượ ng Tỷ lệ % Số lượ ng Tỷ lệ % Số lượ ng Tỷ lệ % Số lượn g Tỷ lệ % Số lượ ng Tỷ lệ % Số lượ ng Tỷ lệ % Số lượn g Tỷ lệ % 1 Quảng Bình 52 4 7.69 0 0.00 4 7.69 18 34.62 30 57.69 51 98.00 1 2.00 14 26.92 30 57.69 8 15.38 2 Quảng Trị 53 6 11.32 2 3.77 3 5.66 20 37.74 30 56.60 53 100 0 0.00 31 58.49 18 33.96 4 7.55 3 TT Huế 53 8 15.09 2 3.77 5 9.43 16 30.19 32 60.38 53 100 0 0.00 26 49.06 18 33.96 9 16.98 4 Đà Nẵng 52 7 13.46 0 0.00 7 13.46 12 23.08 33 63.46 52 100 0 0.00 14 26.92 28 53.85 10 19.23 5 Q. Nam 56 4 7.14 5 8.93 6 10.71 19 33.93 31 55.36 56 100 0 0.00 33 58.93 19 33.93 4 7.14 6 Q.Ngãi 56 6 10.71 3 5.36 4 7.14 22 39.29 30 53.57 56 100 0 0.00 37 66.07 16 28.57 3 5.36 7 Bình Định 55 3 5.45 2 3.64 4 7.27 18 32.73 33 60.00 54 98.1 1 1.9 28 50.91 19 34.55 7 12.73 8 Phú Yên 52 9 17.31 2 3.85 6 11.54 14 26.92 32 61.54 52 100 0 0.00 38 73.08 12 23.08 2 3.85 9 K.Hòa 52 2 3.85 2 3.85 3 5.77 10 19.23 39 75.00 52 100 0 0.00 35 67.31 12 23.08 5 9.62 Tổng cộng 481 49 18 42 149 290 479 2 256 172 52 Tỷ lệ % 10% 3,8 % 8,8 % 31 % 60,2 % 99,6 % 0,4% 53,3 % 35,8 % 10,9 % Nguồn: Vụ địa phương II - Ban Tổ chức Trung ương PHỤ LỤC 8 BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY, THÀNH ỦY Ở VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG (NHIỆM KỲ 2015 - 2020) TT Địa phương Tổng số Cơ cấu nữ, dân tộc thiểu số Độ tuổi Lý luận chính trị Chuyên môn nghiệp vụ Nữ DTTS Dưới 40 Từ 40 - 50 Trên 50 Cử nhân, cao cấp Trung cấp Đại học Thạc sĩ Tiến sĩ Số lượ ng Tỷ lệ % Số lượ ng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượ ng Tỷ lệ % Số lượ ng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 1 Quảng Bình 15 1 6.67 0 0.00 0 0.00 5 33.33 10 66.67 15 100 0 0.00 4 26.67 6 40.00 5 33.33 2 Quảng Trị 15 2 13.33 0 3.77 0 0.00 4 26.67 11 73.33 15 100 0 0.00 7 46.67 6 40.00 2 13.33 3 TT Huế 14 1 7.14 0 3.77 0 0.00 2 14.29 12 85.71 14 100 0 0.00 7 50.00 6 42.86 1 7.14 4 Đà Nẵng 15 2 13.33 0 0.00 1 6.67 2 13.33 12 80.00 15 100 0 0.00 4 26.67 7 46.67 4 26.67 5 Q.Nam 15 1 6.67 1 6.67 1 6.67 3 20.00 11 73.33 15 100 0 0.00 6 40.00 7 46.67 2 13.33 6 Quảng Ngãi 16 2 12.50 1 6.25 0 0.00 6 37.50 10 62.50 16 100 0 0.00 11 68.75 4 25.00 1 6.25 7 Bình Định 15 0 0.00 1 6.67 0 0.00 5 33.33 10 66.67 15 100 0 0.00 8 53.33 4 26.67 3 20.00 8 Phú Yên 16 2 12.50 1 6.25 1 6.25 4 25.00 11 68.75 16 00 0 0.00 9 56.25 7 43.75 0 0.00 9 Khánh Hòa 14 0 0.00 0 0.00 1 7.14 4 28.57 9 64.29 14 100 0 0.00 9 64.29 2 14.29 3 21.43 Tổng cộng 135 11 4 4 32 96 135 0 65 49 21 Tỷ lệ % 8,1% 2,3 % 2,3% 24 % 71 % 100 % 48,1 % 36,3% 16% Nguồn: Vụ địa phương II - Ban Tổ chức Trung ương PHỤ LỤC 9 TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC CỦA BAN CHẤP HÀNH, BAN THƯỜNG VỤ CÁC ĐẢNG BỘ, TỈNH THÀNH PHỐ TT Địa phương Ban chấp hành Trình độ đào tạo Ban Thường vụ Trình độ đào tạo Ths TS Ths TS NHIỆM KỲ 2010 - 2015 9 tỉnh, thành phố vùng duyên hải miền Trung 1 Quảng Bình 55 19 7 15 4 4 2 Quảng Trị 55 2 1 14 2 1 3 Thừa Thiên Huế 55 14 7 15 7 1 4 Đà Nẵng 55 19 10 15 4 4 5 Quảng Nam 55 9 5 15 2 3 6 Quảng Ngãi 55 3 3 15 1 1 7 Bình Định 55 10 4 15 2 1 8 Phú Yên 55 7 2 15 2 0 9 Khánh Hòa 55 8 5 14 2 2 Tổng cộng 495 91 44 133 26 17 Tỷ lệ % 18% 8,9% 20% 13% 4 tỉnh Tây Nguyên 1 Kon Tum 55 7 4 15 3 2 2 Gia Lai 55 6 1 14 2 0 3 Đắk Lắk 55 5 2 15 2 0 4 Đắk Nông 55 9 0 12 2 0 Tổng cộng 220 27 7 56 9 2 Tỷ lệ % 12% 3% 16% 3,6% NHIỆM KỲ 2015 - 2020 9 tỉnh, thành phố vùng duyên hải miền Trung 1 Quảng Bình 52 30 8 15 6 5 2 Quảng Trị 53 18 4 15 6 2 3 Thừa Thiên Huế 53 18 9 14 6 1 4 Đà Nẵng 52 28 10 15 7 4 5 Quảng Nam 56 19 4 15 7 2 6 Quảng Ngãi 56 16 3 16 4 1 7 Bình Định 55 19 7 15 4 3 8 Phú Yên 52 12 2 16 7 0 9 Khánh Hòa 52 12 5 14 2 3 Tổng cộng 481 172 52 135 49 21 Tỷ lệ % 36% 11% 36% 16% 4 tỉnh Tây Nguyên 1 Kon Tum 54 13 4 15 4 1 2 Gia Lai 55 15 2 14 2 0 3 Đắk Lắk 56 18 5 14 4 1 4 Đắk Nông 51 12 1 14 5 0 Tổng cộng 216 58 12 57 15 2 Tỷ lệ % 27% 5,6% 26% 3,6% 28 tỉnh, thành phố khu vực miền Bắc 1 Hòa Bình 54 1 15 1 2 Ninh Bình 51 3 15 2 3 Hà Nam 51 7 14 3 4 Lào Cao 51 4 15 2 5 Nam Định 55 2 15 0 6 Thái Bình 51 6 15 3 7 Thanh Hóa 71 11 18 5 8 Sơn La 55 3 14 1 9 Bắc Ninh 51 10 15 5 10 Phú Thọ 55 1 15 0 11 Hà Giang 54 3 15 2 12 Yên Bái 51 0 15 0 13 Bắc Giang 53 5 15 2 14 Hưng Yên 53 1 14 0 15 Nghệ An 71 5 15 4 16 Lai Châu 50 0 16 0 17 Điện Biên 52 0 16 0 18 Quảng Ninh 56 9 15 3 19 Vĩnh Phúc 52 6 11 3 20 Cao Bằng 55 0 15 0 21 Hà Tĩnh 55 3 15 2 22 Bắc Kạn 50 2 15 0 23 Lạng Sơn 54 2 14 1 24 Tuyên Quang 51 1 14 0 25 TP Hải Phòng 56 10 11 2 26 TP Hà Nội 74 17 16 5 27 Hải Dương 55 4 15 0 28 Thái Nguyên 53 4 16 1 Tổng cộng 1.543 120 414 47 Tỷ lệ % 7,8% 11% 21 tỉnh, thành phố khu vực miền Nam 1 Cà Mau 52 0 15 0 2 Ninh Thuận 50 5 15 1 3 TP Cần Thơ 53 6 16 1 4 Đồng Nai 52 3 14 2 5 Bình Thuận 50 0 15 0 6 Long An 54 1 14 0 7 Bến Tre 52 0 16 0 8 Trà Vinh 51 3 15 1 9 Tây Ninh 51 0 15 0 10 Hậu Giang 52 1 16 0 11 TP Hồ Chí Minh 69 7 15 2 12 Kiên Giang 56 2 16 2 13 Tiền Giang 50 2 15 1 14 Vĩnh Long 51 4 15 4 15 An Giang 53 3 15 2 16 Đồng Tháp 54 3 15 0 17 Bà Rịa Vũng Tàu 52 2 15 0 18 Bình Phước 55 1 16 0 19 Bình Dương 52 3 14 2 20 Sóc Trăng 54 3 16 3 21 Bạc Liêu 46 2 14 0 Tổng cộng 1.109 51 317 21 Tỷ lệ % 4,6% 6,7% Nguồn: Vụ địa phương II - Ban Tổ chức Trung ương PHỤ LỤC 10 ỦY VIÊN BAN CHẤP HÀNH LÀ NỮ VÀ NGƯỜI DÂN TỘC THIỂU SỐ CỦA CÁC ĐẢNG BỘ TỈNH, THÀNH PHỐ TRONG CẢ NƯỚC (Nhiệm kỳ 2015 - 2020) TT Đảng bộ Tổng số cấp ủy viên được bầu Cấp ủy viên là nữ Dân tộc thiểu số Số lượng Tỷ lệ % Số lượng Tỷ lệ % 28 tỉnh, thành phố khu vực phía Bắc 1 Hòa Bình 54 5 9.26 38 70.37 2 Ninh Bình 51 8 15.69 0 0.00 3 Hà Nam 51 7 13.73 0 0.00 4 Lào Cai 52 8 15.69 17 33.33 5 Nam Định 55 8 14.55 0 0.00 6 Thái Bình 54 3 5.56 0 0.00 7 Thanh Hóa 71 7 9.86 9 12.68 8 Sơn La 55 12 21.82 24 43.64 9 Bắc Ninh 51 8 15.69 0 0.00 10 Phú Thọ 55 8 14.55 5 9.09 11 Hà Giang 54 7 12.96 23 42.59 12 Yên Bái 51 9 17.65 14 27.45 13 Bắc Giang 53 8 15.09 4 7.55 14 Hưng Yên 54 9 16.98 0 0.00 15 Nghệ An 71 8 11.27 7 9.86 16 Lai Châu 51 7 14.00 16 32.00 17 Điện Biên 54 6 11.54 19 36.54 18 Quảng Ninh 56 10 17.86 1 1.79 19 Vĩnh Phúc 52 5 9.62 0 0.00 20 Cao Bằng 55 12 21.82 42 76.36 21 Hà Tĩnh 55 5 9.09 0 0.00 22 Bắc Kạn 51 7 14.00 36 72.00 23 Lạng Sơn 54 9 16.67 29 53.70 24 Tuyên Quang 51 14 27.45 22 43.14 25 TP Hải Phòng 56 5 8.93 0 0.00 26 TP Hà Nội 76 9 12.16 0 0.00 27 Hải Dương 55 8 14.55 0 0.00 28 Thái Nguyên 53 6 11.32 8 15.09 Tổng cộng 1.543 216 14 314 20,4% 9 tỉnh, thành phố khu vực duyên hải miền Trung 1 Quảng Bình 52 4 7.69 0 0.00 2 Quảng Trị 53 6 11.32 2 3.77 3 Thừa Thiên Huế 53 8 15.09 2 3.77 4 TP Đà Nẵng 52 7 13.46 0 0.00 Quảng Nam 56 4 7.14 5 8.93 6 Quảng Ngãi 56 6 10.71 3 5.36 7 Bình Định 55 3 5.45 2 0.00 8 Phú Yên 52 9 17.31 2 3.85 9 Khánh Hòa 52 2 3.85 2 3.85 Tổng cộng 481 49 10 18 3,8% 21 tỉnh, thành phố khu vực phía Nam 1 Cà Mau 52 4 7.79 2 Ninh Thuận 51 5 10.00 3 Tp Cần Thơ 53 8 15.09 4 Đồng Nai 55 9 17.31 5 Bình Thuận 54 6 12.00 6 Long An 56 2 3.70 7 Bến Tre 52 8 15.38 8 Trà Vinh 51 7 13.73 9 Tây Ninh 51 8 15.69 10 Hậu Giang 52 7 13.46 11 TP HCM 70 15 21.74 12 Kiên Giang 56 14 25.00 13 Tiền Giang 54 7 14.00 14 Vĩnh Long 51 6 11.76 11 An Giang 53 4 7.55 16 Đồng Tháp 54 5 9.26 11 Bà Rịa Vũng Tàu 52 5 9.62 18 Bình Phước 56 12 21.82 21 Bình Dương 52 7 13.46 20 Sóc Trăng 54 7 12.96 21 Bạc Liêu 51 4 8.70 Tổng cộng 1.109 138 13% Nguồn: Vụ địa phương II - Ban Tổ chức Trung ương PHỤ LỤC 11 NHÂN LỰC KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG DHMT NĂM 2002 VÀ 2015 TT Địa phương Số lượng Năm 2002 Năm 2015 1 Quảng Bình 11.685 31.235 2 Quảng Trị 8.219 23.224 3 T.T.Huế 21.929 48.864 4 Đà Nẵng 32.394 78.036 5 Quảng Nam 15.185 43.704 6 Quảng Ngãi 14.862 36.836 7 Bình Định 17.746 51.547 8 Phú Yên 9.446 28.109 9 Khánh Hòa 22.746 49.316 Toàn vùng 154.212 390.871 Toàn quốc 1.477,770 4.012,000 Nguồn: Sở Khoa học và công nghệ các tỉnh, thành phố vùng DHMT PHỤ LỤC 12 NHÂN LỰC KHOA HỌC - CÔNG NGHỆ TRỰC TIẾP THAM GIA HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG DHMT TT Địa phương Nhân lực KH – CN Dân số năm 2015 Nhân lực KH- CN / 1 vạn dân năm 2015 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1 T. T. Huế 1.554 2.133 2.619 5.293 1.143.572 46 2 Đà Nẵng 1.686 3.437 4.195 8.560 1.029.110 83 3 Bình Định 1.246 1.406 2.849 4.444 1.519.600 29 4 Khánh Hòa 2.764 3.039 3.153 3.313 1.205.700 27 Tổng cộng 7.250 10.015 12.816 21.610 4.897.982 44 Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố vùng DHMT PHỤ LỤC 13 CƠ CẤU NHÂN LỰC KH - CN TRỰC TIẾP THAM GIA HOẠT ĐỘNG KH&CN CỦA MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG DHMT (Năm 2015) TT Địa phương Tổng số Giới tính Dân tộc Độ tuổi Lĩnh vực đào tạo Nam Nữ Kinh Dân tộc thiểu số Đến 35 tuổi Từ 35 – 55 tuổi Từ 56– 60 tuổi Từ 61 – 65 tuổi Trên 65 tuổi Khoa học tự nhiên Khoa học kỹ thuật và công nghệ Khoa học y, dược Khoa học nông nghiệp Khoa học xã hội & nhân văn 1 Quảng Trị 1.060 663 397 1.057 3 320 510 230 0 0 228 160 134 216 322 2 T.T Huế 5.293 3.679 1.614 5.246 47 1.867 2.653 739 30 4 532 682 1.520 431 2.128 3 Đà Nẵng 8.560 5.228 3.332 8.545 15 3.886 3.771 873 29 1 975 1.638 2.730 359 2.858 4 Bình Định 4.444 2.884 1.560 4.416 28 1.242 2.698 504 0 0 870 968 727 450 1.429 5 Khánh Hòa 3.313 1.978 1.335 3.291 22 1.586 1.436 285 5 1 323 668 1.261 274 787 Tổng cộng 22.670 14.432 8.238 22.555 115 8.901 11.068 2.631 64 6 2.928 4.116 6.372 1.730 7.524 Tỷ lệ % 64% 36% 99,5% 0,5% 39% 49% 12% 0,2% 0,02% 13% 18% 28% 7,7% 33% PHỤ LỤC 14 CƠ CẤU NHÂN LỰC KH - CN TRỰC TIẾP THAM GIA HOẠT ĐỘNG KH&CN CỦA MỘT SỐ TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG DHMT (Năm 2015) TT Địa Phương Tổng số Trình độ chuyên môn Loại hình tổ chức Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Cao đẳng Trung cấp Khác Giáo sư Phó giáo sư Trường đại học, cao đẳng, học viện Tổ chức nghiên cứu và phát triển Tổ chức dịch vụ KH&CN Doanh nghiệp Cơ quan quản lý nhà nước 1 Quảng Trị 1.060 43 235 671 22 48 41 0 0 224 44 547 2 T.T Huế 5.293 516 1.253 2.084 246 225 766 13 190 2.225 402 40 607 2.019 3 Đà Nẵng 8.560 352 1.541 3.131 329 1.778 1.359 3 67 3.977 385 55 352 3.791 4 Bình Định 4.444 135 729 1.537 306 1.233 483 0 21 1.896 652 70 202 1.624 5 Khánh Hòa 3.313 81 536 1.353 269 623 437 3 11 820 408 99 108 1.878 Tổng cộng 22.670 1.127 4.294 8.776 1.172 3.907 3.086 19 289 9.142 1.891 264 1.269 9.859 Tỉ lệ % 5% 19% 39% 5,1% 17,2% 14% 0,09% 1,3% 40,3% 8% 1,2% 6% 44% Nguồn: Sở Khoa học và Công nghệ các tỉnh, thành phố vùng DHMT PHỤ LỤC 15 TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO CỦA NHÂN LỰC KHOA HỌC – CÔNG NGHỆ CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG DHMT NĂM 2002 VÀ 2015 TT Địa phương Năm 2002 Năm 2015 Cao đẳng Đại học trở lên Cao đẳng Đại học trở lên 1 Quảng Bình 5.109 6.576 10.898 20.337 2 Quảng Trị 2.532 5.687 7.198 16.026 3 Thừa Thiên Huế 5.430 16.499 10.868 37.996 4 Đà Nẵng 6.226 26.168 15.297 62.739 5 Quảng Nam 7.549 7.636 17.830 25.874 6 Quảng Ngãi 6.624 8.238 13.518 23.318 7 Bình Định 5.042 12.704 9.420 42.127 8 Phú Yên 3.393 6.053 10.909 17.200 9 Khánh Hòa 7.121 15.625 13.804 35.512 Tổng cộng 49.026 105.186 109.742 281.129 Nguồn: Sở Khoa học và công nghệ của các tỉnh, thành phố vùng DHMT PHỤ LỤC 16 BÌNH QUÂN NHÂN LỰC KH-CN/1 VẠN DÂN CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG DHMT NĂM 2002 VÀ 2015 Địa phương Năm 2002 Năm 2015 Dân số Nhân lực KH-CN Nhân lực KH-CN/ 1 vạn dân Dân số Nhân lực KH-CN Nhân lực KH-CN/1 vạn dân Quảng Trị 583.866 8.219 140 616.400 23.224 376 Quảng Bình 814.777 11.685 143 872.925 31.235 357 T.T. Huế 1.044.875 21.929 209 1.143.572 48.864 427 Đà Nẵng 700.000 32.394 462 1.029.110 78.036 758 Quảng Nam 1.373.687 15.185 110 1.480.790 43.704 295 Quảng Ngãi 1.200.600 14.862 123 1.246.165 36.836 295 Bình Định 1.470.700 17.746 120 1.519.600 51.547 339 Phú yên 787.282 9.446 119 883.200 28.109 318 Khánh Hòa 1.031.390 22.746 220 1.205.700 49.316 409 Toàn Vùng 9.007.177 154.212 171 9.997.462 390.871 390 PHỤ LỤC 17 GIẢI THƯỞNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA TỈNH THỪA THIÊN HUẾ (Năm 2011) Đơn vị tính: % Loại giải thưởng Có Không Giải thưởng khoa học quốc tế 2.94 97.06 Giải thưởng Nhà nước về KH&CN 2.86 97.14 Giải thưởng Hồ Chí Minh về KH&CN 0.00 100.00 Nguồn: Điều tra, khảo sát về phát triển KH&CN ở Thừa Thiên Huế của Viện nghiên cứu Kinh tế và Phát triển, trường Đại học kinh tế quốc dân, năm 2011 PHỤ LỤC 18 GIẢI THƯỞNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ (Năm 2014 và 2015) Nguồn: Sở Khoa học và công nghệ của các tỉnh, thành phố Địa phương Tổng số Năm 2014 Tổng số Năm 2015 Giải thưởng Hồ Chí Minh Giải thưởng Nhà nước Giải thưởng Bộ/Ngành Giải thưởng cấp tỉnh Giải thưởng khác Giải thưởng quốc tế Giải thưởng Hồ Chí Minh Giải thưởng Nhà nước Giải thưởng Bộ/Ngành Giải thưởng tỉnh/TP Giải thưởng khác Giải thưởng quốc tế Quảng Trị 2 0 0 0 2 0 0 7 0 1 1 4 1 0 T.T.Huế 9 0 0 0 8 1 0 9 0 0 9 0 0 0 Đà Nẵng 7 0 0 3 2 0 2 57 0 0 21 3 6 0 0 Khánh Hòa 7 0 0 4 3 0 0 Tổng cộng 18 70 PHỤ LỤC 19 KẾT QUẢ ĐÀO TẠO CÁN BỘ, CÔNG CHỨC, VIÊN CHỨC TRÌNH ĐỘ SAU ĐẠI HỌC CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG DHMT TT Địa phương Thời gian Trình độ đào tạo (Ths,TS, chuyên khoa I và II) 1 Quảng Trị 2003-2012 416 2 Thừa Thiên Huế 2008-2011 444 3 Đà Nẵng 2006-2014 776 4 Quảng Nam 2007-2014 408 5 Quảng Ngãi 2007-2014 773 6 Bình Định 2006-2014 775 7 Phú Yên 2006-2014 468 8 Khánh Hòa 2006-2014 734 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của các tỉnh, thành phố vùng DHMT PHỤ LỤC 20 KẾT QUẢ THU HÚT NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO CỦA CÁC TỈNH, THÀNH PHỐ VÙNG DHMT ĐẾN NĂM 2015 Nguồn: Tổng hợp từ báo cáo của Sở Nội vụ các địa phương vùng DHMT TT Địa phương Số lượng nhân lực thu hút được Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học loại giỏi, xuất sắc Bác sĩ, bác sĩ nội trú 1 Quảng Bình 34 1 27 6 2 Quảng Trị 176 49 95 32 3 Đà Nẵng 1.043 13 224 806 4 Quảng Nam 154 1 53 100 5 Quảng Ngãi 139 2 30 6 101 6 Bình Định 106 1 18 87 7 Phú Yên 131 55 49 27 8 Khánh Hòa 40 4 22 14 Toàn vùng 1.823 22 478 1.063 260

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cac_tinh_thanh_uy_o_vung_duyen_hai_mien_trung_lanh_d.pdf
  • pdf2.TOMTATLUANANtiengviet.pdf
  • pdf3.TomtattiengAnh.pdf
  • pdfTrang thong tin mang Tran Van Phuong.pdf
Tài liệu liên quan