Luận án Các dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 (từ góc nhìn thể loại)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI ---------- CHU THỊ HUYỀN CÁC DẠNG CƠ BẢN CỦA TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1986 (từ góc nhìn thể loại) Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 9.22.01.21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGỮ VĂN Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Đặng Thu Thủy PGS.TS. Vũ Tuấn Anh HÀ NỘI - 2020 LỜI CẢM ƠN Trải qua quá trình học tập, nghiên cứu, thực hiện luận án tốt nghiệp, tôi xin trân trọng gửi lời cảm ơn tới: PGS.TS Đặng Thu Thủy, PGS.

pdf173 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 13/01/2022 | Lượt xem: 714 | Lượt tải: 5download
Tóm tắt tài liệu Luận án Các dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 (từ góc nhìn thể loại), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
.TS Vũ Tuấn Anh - Hai nhà khoa học - Hai người thầy mẫu mực, tâm huyết luôn cảm thông, chia sẻ những khó khăn của nghiên cứu sinh, khích lệ, động viên, nhiệt tình hướng dẫn cho tôi trong quá trình nghiên cứu luận án. Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Phòng Sau Đại học, Khoa Ngữ văn cùng với các thầy cô tham gia giảng dạy nghiên cứu sinh chuyên ngành Văn học Việt Nam hiện đại Khóa 34. Ủy ban nhân nhân thành phố Hải Dương, Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương, Ủy ban nhân nhân thành phố Hà Nội, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Ban Giám hiệu, giáo viên trường Trung học phổ thông Ninh Giang, Ban Giám hiệu, giáo viên trường Trung học phổ thông Trần Nhân Tông đã tạo những điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận án. Gia đình, bạn bè, đồng nghiệp luôn nhiệt tâm ủng hộ tôi trong suốt chặng đường đã qua. Tác giả luận án Chu Thị Huyền LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa có ai công bố trong bất kì công trình nghiên cứu khoa học nào khác. Tác giả luận án Chu Thị Huyền MỤC LỤC PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................. 1 1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1 2. Đối tượng nghiên cứu.................................................................................... 2 3. Phạm vi nghiên cứu và phạm vi khảo sát ..................................................... 2 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................................... 3 5. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................... 4 6. Những đóng góp mới của Luận án ................................................................ 4 7. Cấu trúc của luận án ....................................................................................... 5 NỘI DUNG ....................................................................................................... 6 CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1986 .............. 6 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu ........................................................ 6 1.1.1. Những công trình nghiên cứu chung và nghiên cứu những hiện tượng nổi bật về truyện ngắn Việt Nam sau 1986 ....................................................... 6 1.1.2. Những công trình, bài viết nghiên cứu các dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 ................................................................................. 15 1.1.3. Một số kết luận ...................................................................................... 21 1.2. Những vấn đề chung của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 ................. 22 1.2.1. Bối cảnh xã hội-văn hóa- văn học Việt Nam sau 1986 ......................... 22 1.2.2. Khái quát về các dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 .......... 26 1.2.3. Một số kết luận ...................................................................................... 34 Tiểu kết chương 1 ............................................................................................ 35 CHƢƠNG 2: TRUYỆN CỰC NGẮN ......................................................... 36 2.1. Lịch sử truyện cực ngắn Việt Nam ........................................................ 36 2.2. Đặc điểm cơ bản của truyện cực ngắn Việt Nam sau 1986 ................ 40 2.2.1. Rút gọn tối đa về dung lượng ................................................................ 40 2.2.2. Giản lược cốt truyện ............................................................................. 43 2.2.3 Giản lược tối đa nhân vật ...................................................................... 47 2.2.4. Chắt lọc chi tiết .................................................................................... 48 2.3. Một số dạng truyện cực ngắn Việt Nam sau 1986............................... 50 2.3.1. Truyện cực ngắn giàu chất ngụ ngôn.................................................... 52 2.3.2. Truyện cực ngắn giàu chất kịch ............................................................ 58 Tiểu kết chương 2 ............................................................................................ 69 CHƢƠNG 3: TRUYỆN NGẮN GIÀU CHẤT TRỮ TÌNH ...................... 70 3.1. Lịch sử truyện ngắn giàu chất trữ tình Việt Nam ................................. 70 3.2. Đặc điểm cơ bản của truyện ngắn giàu chất trữ tình Việt Nam sau 1986 75 3.2.1. Cốt truyện trữ tình ................................................................................. 75 3.2.2. Tình huống tâm trạng ............................................................................ 82 3.2.3. Kiểu nhân vật nội tâm ........................................................................... 89 3.2.4. Ngôn ngữ đậm chất thơ ......................................................................... 95 3.2.5. Giọng điệu cảm thương, chia sẻ ......................................................... 105 Tiểu kết chương 3 .......................................................................................... 107 CHƢƠNG 4: TRUYỆN NGẮN GIÀU CHẤT TIỂU THUYẾT ............ 108 4.1. Lịch sử truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết Việt Nam ........................ 108 4.2. Đặc điểm cơ bản của truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết Việt Nam sau 1986 ............................................................................................................... 111 4.2.1. Mở rộng tối đa sức chứa của truyện ngắn .......................................... 111 4.2.2. Kiểu nhân vật trải nghiệm, triết luận .................................................. 118 4.2.3. Cấu trúc phức hợp- lồng ghép ............................................................ 132 4.2.4. Sự đan cài nhiều lớp ngôn ngữ, kiểu cú pháp ..................................... 136 4.2.5. Sự đa dạng về giọng điệu .................................................................... 143 Tiểu kết chương 4 .......................................................................................... 147 KẾT LUẬN .................................................................................................. 148 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ ................................. 151 TÁC PHẨM KHẢO SÁT ........................................................................... 152 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 157 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Trong dòng chảy của văn xuôi Việt Nam hiện đại, truyện ngắn là một thể loại mạnh, có nhiều thành tựu. Đến với truyện ngắn Việt Nam sau 1986, các nhà nghiên cứu, phê bình không chỉ được đối thoại với những nhà văn xuất sắc của Việt Nam, được thưởng thức những truyện ngắn có giá trị mà còn thấy được quá trình vận động, biến đổi không ngừng của thể loại này. Từ sau 1986, nhất là những năm gần đây, truyện ngắn đã có sự chuyển dịch quan trọng về phía hiện đại, giao lưu và hội nhập với truyện ngắn nói riêng và văn xuôi thế giới nói chung. Chính sự đa dạng, nhiều màu sắc đó đã đưa truyện ngắn trở thành một đối tượng tiềm năng, hấp dẫn với độc giả và các nhà nghiên cứu. 1.2. Nhà lý luận phê bình, cây đại thụ lý luận của nước Nga, Bakhtin, đã từng khẳng định: “Lịch sử văn học trước hết là lịch sử hình thành, phát triển và tương tác giữa các thể loại”[105; 8]. Lịch sử văn học đã minh chứng điều đó. Sau 1986, độc giả đã chứng kiến quá trình vận động và biến đổi liên tục của thể loại truyện ngắn. Truyện ngắn (cùng với tiểu thuyết) là thể loại quan trọng cuả văn xuôi, thể hiện một lối tư duy riêng về đời sống. Truyện ngắn đã và đang có sự vận động, đổi thay về quy mô và dung lượng; truyện ngắn đang có xu hướng vươn tới, giao thoa với các thể loại khác như kịch, tiểu thuyết, thơ... Sự giao thoa, tương tác tạo nên một số dạng mới của truyện ngắn đồng thời thể hiện tinh thần dân chủ, hiện đại, sự nỗ lực, cách tân của thể loại truyện ngắn. 1.3. Truyện ngắn Việt Nam sau 1986 đến nay có nhiều thành tựu, phong phú, đa dạng, phức tạp, phân hướng, phân dòng Đây là nơi quy tụ nhiều thế hệ nhà văn. Có rất nhiều cây bút đã trở nên quen thuộc với độc giả như Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng... Họ vẫn chủ yếu tiếp nối dòng mạch văn chương truyền thống. Bên cạnh đó đã xuất hiện khá nhiều cây bút với cách viết mới, lạ, đa dạng về bút pháp như: Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Đoàn Lê, Nguyễn Quang Lập, Y Ban, Tạ Duy Anh, Nguyễn Quang Thiều. Từ thập 2 niên 90, Hòa Vang, Trần Đức Tiến, Hồ Anh Thái, Cao Duy Sơn đã trở thành những cây bút để lại nhiều tiếng vang. Cuối thập niên 90 tới những năm 2000, sự xuất hiện của những cây bút xuất sắc làm nên diện mạo mới của truyện ngắn như: Võ Thị Hảo, Trần Thùy Mai, Nguyễn Thị Thu Huệ, Lê Minh Khuê, Võ Thị Xuân Hà, Phan Thị Vàng Anh, Phan Triều Hải, Lưu Minh Sơn, Phạm Duy Nghĩa, Đỗ Bích Thúy, Nguyễn Ngọc Thuần, Đỗ Hoàng Diệu, Nguyễn Ngọc Tư... Nghiên cứu truyện ngắn Việt Nam sau 1986, chúng tôi nhận thấy: truyện ngắn đã và đang tiếp tục hình thành những dạng mới, độc đáo. Bên cạnh truyện ngắn truyền thống là sự xuất hiện đa dạng của các dạng truyện ngắn mới. Nhiều nhà văn có sự gặp gỡ trong quan điểm nghệ thuật, bút pháp thể hiện, tạo ra dạng truyện độc đáo, hấp dẫn. Điều này tạo nên sự đa dạng, phong phú cho bức tranh truyện ngắn Việt Nam sau 1986 cũng như khẳng định vị thế quan trọng của truyện ngắn trong dòng chảy văn xuôi đương đại Việt Nam. 1.4. Đã có không ít công trình khoa học chọn truyện ngắn Việt Nam sau 1986 làm đối tượng nghiên cứu. Những dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 đã bắt đầu được quan tâm, nghiên cứu trong những năm gần đây. Nhưng, đến nay vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách hệ thống và chuyên sâu nhận diện, phân loại các dạng cuả truyện ngắn sau 1986 từ góc nhìn thể loại. Cách tiếp cận này hứa hẹn sẽ cho nhiều kết quả thú vị và có nhiều ý nghĩa, không chỉ đối với việc nghiên cứu phê bình mà với cả hoạt động sáng tác. Từ những lí do trên, chúng tôi chọn Các dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 (từ góc nhìn thể loại) làm đề tài nghiên cứu của luận án. 2. Đối tƣợng nghiên cứu Luận án lựa chọn đối tượng nghiên cứu là các dạng cơ bản truyện ngắn Việt Nam sau 1986 từ góc nhìn thể loại. 3. Phạm vi nghiên cứu và phạm vi khảo sát 3.1. Phạm vi nghiên cứu Luận án tập trung nghiên cứu truyện ngắn Việt Nam sau 1986 từ góc độ thể loại, tập trung vào ba dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam sau 1986: truyện cực ngắn, truyện ngắn giàu chất trữ tình, truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết. 3 3.2. Phạm vi khảo sát Luận án tập trung khảo sát truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến năm 2019 . Do số lượng tác phẩm xuất bản hàng năm là rất lớn nên việc khảo sát cuả chúng tôi tập trung hướng tới các tác phẩm hoặc có chất lượng hoặc gây được dư luận và tất nhiên phải thể hiện được đặc điểm tiêu biểu của mỗi dạng truyện ngắn theo định hướng của luận án. Các tác phẩm được khảo sát là khá lớn, được luận án trình bày trong phần Tác phẩm khảo sát (cuối luận án). 4. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 4.1. Mục đích nghiên cứu - Luận án khảo sát, thống kê, phân loại, định danh, mô tả, phân tích các dạng tiêu biểu của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 như: truyện cực ngắn, truyện ngắn giàu chất trữ tình, truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết. - Từ đó tiến tới nhận diện đặc điểm, diện mạo và thành tựu của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 từ góc nhìn thể loại; đánh giá vai trò, vị trí của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn này trong mối tương quan với các thể loại khác của nền văn học; thấy được khát vọng cách tân thể loại, tính chất hiện đại và năng động của thể loại truyện ngắn. 4.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Với mục đích như trên, luận án hướng tới thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: Luận án khảo sát đối tượng nghiên cứu và lí giải những tiền đề xã hội, văn hóa làm nảy sinh các dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam sau 1986. Luận án phân loại, khảo sát, mô tả các dạng cơ bản nổi bật của truyện ngắn Việt Nam sau 1986: lịch sử truyện cực ngắn, đặc điểm cơ bản của dạng truyện cực ngắn; lịch sử truyện ngắn giàu chất trữ tình, đặc điểm nổi bật của dạng truyện ngắn giàu chất trữ tình; lịch sử truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết, đặc điểm cơ bản của truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết. Luận án lí giải, cắt nghĩa quá trình tiếp biến và phát triển của thể loại truyện ngắn trong sự giao thoa với các thể loại văn học. Luận án đưa ra một số đánh giá về thành tựu của từng dạng truyện ngắn, dự báo về dạng truyện có thiên hướng phát triển, chiếm ưu thế trong đời sống truyện ngắn Việt Nam thế kỉ XXI. 4 5. Phƣơng pháp nghiên cứu Thực hiện đề tài này, chúng tôi sử dụng, kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu song trong đó có những phương pháp chính sau: Thứ nhất, phương pháp loại hình là phương pháp quan trọng của luận án. Phương pháp loại hình được sử dụng nhằm phân chia đối tượng nghiên cứu thành những dạng tiêu biểu với những tiêu chí cụ thể, khu biệt các dạng truyện ngắn. Với phương pháp này, chúng tôi nhận diện những bình diện làm nên đặc trưng các dạng của truyện ngắn (tình huống, cốt truyện, kết cấu, nhân vật, ngôn ngữ, giọng điệu). Phương pháp phân tích tác phẩm theo đặc trưng thể loại là phương pháp thứ hai được sử dụng chủ yếu trong luận án. Đối tượng nghiên cứu của luận án là truyện ngắn Việt Nam sau 1986. Do vậy, chúng tôi sử dụng phương pháp này dựa vào những đặc trưng của thể loại truyện ngắn. Cũng từ phương pháp này, chúng tôi nhận ra những giao thoa, tương tác giữa truyện ngắn và các thể loại văn học. Thứ ba, luận án sử dụng phương pháp văn học sử. Phương pháp này được luận án sử dụng để nghiên cứu truyện ngắn trong mối tương quan với hoàn cảnh lịch sử- xã hội khi tác phẩm ra đời và được tiếp nhận, nghiên cứu theo giai đoạn văn học. Từ đó, luận án chỉ ra vị trí, vai trò của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 trong nền văn xuôi đương đại. Thứ tư, phương pháp so sánh được sử dụng để nhận diện sự khác nhau giữa các dạng; so sánh để chỉ ra sự kế thừa, đổi mới của truyện ngắn Việt Nam từ sau 1986 so với các giai đoạn trước, so với các dạng khác hoặc thể loại văn học khác. Ngoài ra, luận án sử dụng một số thao tác như: thống kê, phân loại, phân tích và tổng hợp. 6. Những đóng góp mới của Luận án - Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu, phân loại, định danh, miêu tả, phân tích các dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 (từ góc nhìn thể loại) một cách toàn diện và chuyên sâu. - Từ đây, luận án đã nhận diện những đặc điểm, diện mạo, đánh giá về vai trò, vị trí của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn này trong mối tương quan với các thể loại khác 5 để thấy được khát vọng cách tân thể loại, tính chất hiện đại và năng động của thể loại truyện ngắn; bước đầu dự báo về xu hướng vận động, phát triển của truyện ngắn trong tương lai. - Cho tới thời điểm này, đây là công trình có tính thời sự hơn cả vì nó đã tiệm cận với truyện ngắn Việt Nam ở thì “hiện tại” (phạm vi nghiên cứu từ 1986 đến năm 2019). - Luận án là tài liệu tham khảo hữu ích, đáng tin cậy cho những ai quan tâm nghiên cứu, giảng dạy truyện ngắn nói riêng cũng như Văn học Việt Nam hiện đại nói chung. 7. Cấu trúc của luận án Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, luận án bao gồm: Chƣơng 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và những vấn đề chung của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 Chƣơng 2: Truyện cực ngắn Chƣơng 3: Truyện ngắn giàu chất trữ tình Chƣơng 4: Truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết 6 NỘI DUNG CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG CỦA TRUYỆN NGẮN VIỆT NAM SAU 1986 1.1. Tổng quan về tình hình nghiên cứu Đến nay, ở Việt Nam, truyện ngắn đã và đang trở thành một thể loại không chỉ đạt đến “độ chín trong hình thức và nội dung” mà còn đang mở ra “những mũi thăm dò, khai thác”, mới mẻ về hướng phát triển thể loại. Ngoài một số bài mang tính ghi nhận, đánh giá sự đóng góp của một số truyện ngắn mới lạ, đã có một số công trình nghiên cứu bàn bạc, đề cập tới một vài phương diện cuả truyện ngắn Việt Nam hiện đại, nhất là từ sau 1986 đến nay. Trong khoảng ba mươi năm này, truyện ngắn đã trải qua những bước thăng trầm, phân hóa thành nhiều dạng. Sự nỗ lực đổi mới, cách tân với những tìm tòi, bứt phá cuả giới sáng tác tạo nên cả những đỉnh triều và những con sóng ngầm của thể loại. Song hành cùng sự biến chuyển của thể loại là sự phản hồi mạnh mẽ từ phía độc giả. Đến nay có thể tính đến đơn vị hàng trăm công trình, ý kiến bàn về truyện ngắn Việt Nam sau 1986. Có những ý kiến xoay quanh vấn đề thể loại, lí giải về những khúc ngoặt, ngả rẽ bất ngờ, thú vị của truyện ngắn Việt Nam sau 1986; có ý kiến bàn về sự tịnh tiến, độ lùi của thể loại; sự giao thoa, tương tác giữa truyện ngắn và các thể loại văn học khác; có nhiều ý kiến bàn về sự xuất hiện cuả những hiện tượng lạ, nổi bật của một cây bút mới, một nhóm sáng tác tạo nên tiếng vang trong đời sống truyện ngắn Xuất phát từ đề tài của mình, chúng tôi xin lược dẫn những ý kiến tiêu biểu theo hai nhóm: nhóm thứ nhất là những công trình, bài viết nghiên cứu chung và nghiên cứu những hiện tượng nổi bật về truyện ngắn; nhóm thứ hai là những công trình, bài viết nghiên cứu về các dạng truyện ngắn Việt Nam đương đại. 1.1.1. Những công trình nghiên cứu chung và nghiên cứu những hiện tượng nổi bật về truyện ngắn Việt Nam sau 1986 Một trong những công trình được đánh giá cao khi kiến giải về truyện ngắn đó là công trình Văn học Việt Nam hiện đại- Nhận thức và thẩm định của nhà 7 nghiên cứu Vũ Tuấn Anh. Tác giả công trình đã khẳng định về tiềm lực của thể loại, đồng thời thể hiện sự tin tưởng và kì vọng của mình: “Truyện ngắn mở ra những mũi thăm dò, khai thác và đặt ra nhiều vấn đề đạo đức thế sự nhanh chóng đạt đến cả độ chín cả trong hình thức và nội dung mà tiểu thuyết còn chưa kịp đạt đến” [98; 32]. Cùng khẳng định thành tựu chung của truyện ngắn Việt Nam, Nguyễn Thị Bích Thu trong Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975 cho rằng: “Trong một thời gian không dài truyện ngắn đã làm được nhiều vấn đề mà tiểu thuyết chưa kịp làm... Xét trong hệ thống chung cuả các loại hình văn xuôi, nghệ thuật truyện ngắn đã đạt được thành tựu đáng kể trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện, trong cách nhìn nghệ thuật về con người và trong sáng tạo ngôn từ”. Bên cạnh đó, khi lí giải về nguyên nhân dẫn đến sự được mùa, phát triển rực rỡ của thể loại truyện ngắn ở giai đoạn này, tác giả khẳng định: “Do những biến động khác nhau trong đời sống xã hội, yêu cầu của thời đại, tính chất phức tạp của cuộc sống, sự đa dạng trong tính cách con người, thị hiếu thẩm mĩ cuả công chúng đòi hỏi nhà văn phải tìm tòi những phương thức thể hiện nghệ thuật tương ứng với một thời kì đang chuyển biến” [245; 32-36]. Và truyện ngắn- một thể loại có tính công năng sẽ đáp ứng được yêu cầu đó của công chúng và người sáng tác. Đây là quan điểm có tính khoa học và thực tiễn cao. Điều này góp phần lí giải vì sao truyện ngắn Việt Nam từ sau chiến tranh (và nhất là khi bước vào thời kì Đổi mới) có sự phân hóa thành nhiều dạng khác nhau. Thực tiễn đã trở thành động lực cho sự sáng tạo và bứt phá cuả truyện ngắn Việt Nam. Trong cái nhìn so sánh, đối chiếu giữa các thời kì văn học, Phan Cự Đệ đã khẳng định trong cuốn Truyện ngắn Việt Nam- Lịch sử- Thi pháp- Chân dung: “Những truyện ngắn của các tác giả này (Nguyễn Khải, Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp) sáng tác trong thời đổi mới đều có những chuyển biến so với giai đoạn trước với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật. Các nhà văn đã bước một bước dài từ khuynh hướng sử thi- lãng mạn sang khuynh hướng thế sự- đời tư” [131; 366]. Có thế thấy, công trình trước hết đã cung cấp một cái nhìn toàn cảnh về bức tranh truyện ngắn Việt Nam qua các giai đoạn phát triển, các tác giả 8 tiêu biểu của từng giai đoạn, thời kì. Cũng như vậy, Phan Cự Đệ lí giải về tính chất hợp quy luật của sự phát triển ở thể loại truyện ngắn: “Truyện ngắn và tiểu thuyết thời kì Đổi mới (1986-2000) phát triển hết sức mạnh mẽ. Điều đó hoàn toàn phù hợp với quy luật. Các thể loại văn xuôi là sự hiện thân của sự uyển chuyển, xét về bản chất dường như không có tính quy phạm. Đó là những thể loại được xây dựng trong khu vực tiếp xúc trực tiếp với hiện thực đang vận động và phát triển” [131; 369]. Văn học Việt Nam sau 1975- Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy là công trình tập hợp các bài viết của các nhà nghiên cứu tham gia Hội thảo Văn học Việt Nam sau 1975 do Trường Đại học Sư phạm tổ chức nhân dịp kỉ niệm ba mươi năm cuộc kháng chiến chống Mĩ toàn thắng có ý nghĩa thiết thực, thúc đẩy việc nghiên cứu văn học sau 1975. Trong bài Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam từ sau 1975, nhà nghiên cứu Nguyễn Văn Long viết: “Với truyện ngắn, văn học Việt Nam đang tiệm cận văn học thế giới ở tư duy thể loại [...]. Dư luận đánh giá cao nhiều tác phẩm của Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, Nguyễn Thị Thu Huệ, Y Ban, Phan Thị Vàng Anh, Phạm Thị Hoài, Hòa Vang, Nguyễn Bản, Trang Thế Hy, Phan Việt, Ngô Tự Lập, Nguyễn Quang Thân, Trần Thùy Mai, Dạ Ngân, Nguyễn Ngọc Tư. Ưu thế truyện ngắn nói chung thuộc về các tác giả trẻ. Họ trăn trở rất nhiều đến cách viết”. Theo tác giả, văn học thời kì đổi mới có thể được chia làm hai chặng: từ 1986 đến đầu những năm 90 văn học gắn liền với chặng đầu của công cuộc đổi mới đất nước; sang chặng thứ hai từ giữa những năm 90 trở đi, văn học trở lại với những quy luật bình thường. Nhà nghiên cứu nhấn mạnh: văn học tiếp tục “với hướng tiếp cận đời sống trên bình diện thế sự- đời tư đã mở ra từ những năm 80, nhiều cây bút đã đi vào thể hiện ở mọi khía cạnh của đời sống cá nhân và những quan hệ thế sự đan dệt nên cuộc sống đời thường phồn tạp và vĩnh hằng” [182;183]. Công trình của Tiến sĩ Lê Thị Hường (1995), Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1995 nghiên cứu truyện ngắn giai đoạn 1975- 1995 trong đó có những kiến giải quí báu về truyện ngắn Việt Nam sau 1986. Luận án phân tích những đổi mới của truyện ngắn giai đoạn này trong các 9 lĩnh vực: cốt truyện, kết cấu, thời gian nghệ thuật, nhân vật và ngôn ngữ. Theo ý kiến của tác giả, truyện ngắn giai đoạn này có xu hướng giảm nhẹ cốt truyện bên ngoài, gia tăng cốt truyện bên trong, tăng phân tích triết luận, vận dụng các motip folklore để xây dựng cốt truyện. Đánh giá về nhân vật, nhà nghiên cứu cho rằng: “Quan niệm con người cá thể có sự hài hòa giữa cá nhân và cộng đồng, nhân vật là con người đời thường, có sự hòa hợp giữa con người tự nhiên, con người xã hội và con người tâm linh... Các nhà văn mượn lại tên nhân vật trong một số truyện cổ để đặt tên cho nhân vật cuả mình để thực hiện những mục đích sáng tạo mới” [164; 43]. Lê Thị Hường khẳng định về thành tựu của truyện ngắn: “Truyện ngắn hôm nay trở thành một thể loại độc lập, có bản sắc” [164; 45]. Trăn trở về sự dịch chuyển của truyện ngắn từ truyền thống đến hiện đại, Luận án Đặc điểm thi pháp truyện ngắn sau 1975 của Tiến sĩ Đặng Thị Mây là một công trình có giá trị, đã chỉ ra những nguyên nhân (bối cảnh xã hội, sự tương tác giữa các thể loại) tạo nên sự ổn định và biến đổi cuả thể loại truyện ngắn. Nhìn từ thi pháp thể loại, tác giả khẳng định sự đổi mới để phát triển là xu thế tất yếu của truyện ngắn trong sự nỗ lực cách tân về nội dung và hình thức thể loại. Nhà nghiên cứu nhấn mạnh đến tính dân chủ và sự đối thoại của truyện ngắn. Theo ý kiến của tác giả, việc “phá vỡ sự đơn nhất về cấu trúc nghệ thuật chính là một trong những lí do trọng yếu để tạo nên tính dân chủ và đối thoại của truyện ngắn Việt Nam sau 1975. Đây cũng chính là tính trội của truyện ngắn Việt Nam sau 1975” [192; 16]. Sự vận động, giao thoa của thể loại truyện ngắn đương đại Việt Nam là một trong những hướng nghiên cứu mới. Trước hết, chúng ta phải kể đến luận án của tiến sĩ Nguyễn Thị Bích- Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975 (Qua truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải, Ma Văn Kháng). Lí giải về việc lựa chọn ba nhà văn trên thành đối tượng trong nghiên cứu cuả mình, Nguyễn Thị Bích đã viết: họ là “những đại biểu tinh anh của phong trào đổi mới sau 1975. Họ là những cây bút trưởng thành trong chiến tranh và trở về từ chiến tranh nhưng trong bối cảnh đổi mới, họ vẫn là những tác giả có nhiều bạn đọc” [111; 37]. Với hướng tiếp cận từ tự sự học, Luận án triển khai trên các phương diện chính như ngôi kể, điểm nhìn trần thuật và giọng điệu trần 10 thuật. Tác giả đã chứng minh lý thuyết đó qua truyện ngắn của ba cây “gạo cội” Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Khải và Ma Văn Kháng. Từ cơ sở đó, luận án chỉ ra sự vận động, chuyển đổi của thể loại truyện ngắn đương đại. Nghiên cứu, đối sánh các tác giả văn học theo vùng miền để nhận diện, đánh giá sự chuyển biến của truyện ngắn là hướng nghiên cứu có ý nghĩa khoa học. Trần Mạnh Hùng trong luận án Khảo sát đặc điểm truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ 1975 đến nay [160] đã mở ra một cái nhìn bao quát về những gương mặt tiêu biểu của vùng đồng bằng này. Lấy trọng tâm là sự vận động cuả truyện ngắn và một số phương tiện nghệ thuật cơ bản của truyện, tác giả đã chỉ ra những đóng góp không nhỏ của các nhà văn vùng sông nước Nam Bộ làm nên sự phong phú truyện ngắn Việt Nam. Luận án đã khẳng định sự mới lạ trong cách nhìn, cách cảm, cách thể hiện của các nhà văn hôm nay trước bức tranh muôn màu của cuộc sống, đã sáng tạo nên những hình thức biểu hiện mới của tư duy nghệ thuật hiện đại, góp phần không nhỏ tạo nên diện mạo truyện ngắn Việt Nam sau 1986. Ngoài các công trình tiêu biểu chúng tôi lược trích, còn có nhiều bài viết, ý kiến có giá trị khác. Mỗi bài viết nhìn từ góc độ riêng song đều thể hiện sự quan tâm, trăn trở của các nhà văn, nhà nghiên cứu về văn xuôi sau Đổi mới nói chung trong đó đặc biệt là thể loại truyện ngắn. Chẳng hạn: Thời hiện tại chưa hoàn thành của truyện ngắn (Lê Lưu Oanh, Trích Tự sự học, 2004) [217; 369-378]; Truyện ngắn hôm nay (Bùi Việt Thắng, Tạp chí Nghiên cứu Văn học số 1, 2004) [238]; Một thoáng nhìn văn học 5 năm đầu thế kỉ (Trần Thanh Đạm, Báo Văn nghệ, số 45, 2004) [153; 6]; Nghĩ tiếp về đặc điểm truyện ngắn hiện đại (Phùng Ngọc Kiếm, Kỉ yếu Hội thảo khoa học những nhà nghiên cứu Ngữ văn trẻ, lần 2, 2004) [171; 221]; Tri thức đọc hiểu truyện ngắn hiện đại (Nguyễn Thanh Hùng, Báo Văn nghệ, số 28, 2005) [159; 15]... Khảo sát truyện ngắn trong vòng ba thập kỉ, chúng tôi thấy đã có hàng trăm bài viết cuả các nhà nghiên cứu, phê bình về tác giả, những hiện tượng nổi bật trong truyện ngắn Việt Nam sau 1986. Do số lượng là rất lớn, nên trong luận án này chúng tôi xin lược trích những bài viết tiêu biểu, có giá trị và liên quan mật thiết tới đề tài của mình. 11 Từ giữa thập kỉ tám mươi đến nay đã từng dấy lên nhiều cuộc tranh luận về những hiện tượng nổi bật trong lĩnh vực truyện ngắn. Trước tiên, chúng ta phải kể đến hiện tượng truyện ngắn sau 1975 của Nguyễn Minh Châu. Nhiều bài viết đánh giá cao những cách tân nghệ thuật và khẳng định sự đóng góp của nhà văn. Tôn Phương Lan và Lại Nguyên Ân nhận xét: “Các truyện ngắn từ đầu những năm 80 dường như trình diện một Nguyễn Minh Châu khác trước. Những sáng tác này lại trở thành một trong những tiêu điểm chú ý của dư luận”. Theo thống kê của nhà nghiên cứu Tôn Phương Lan từ năm 1976 đến năm 1991 có 82 bài viết lớn luận bàn về truyện Nguyễn Minh Châu. Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu chính là công trình công phu của Tôn Phương Lan về Nguyễn Minh Châu. Bên cạnh đó, tác giả Mai Hương đã sưu tầm tuyển chọn 59 bài viết trong cuốn sách mang tên Nguyễn Minh Châu tài năng và sáng tạo nghệ thuật. Trong cuốn sách, các bài viết quan tâm đến quan niệm nghệ thuật về con người, thế giới xây dựng nhân vật, tình huống truyện hay nghệ thuật xây dựng nhân vật... Ngoài ra, trong số rất nhiều bài viết luận bàn xoay quanh hiện tượng nổi bật truyện ngắn Nguyễn Minh Châu, chúng ta không thể không kể tới ý kiến của tác giả Đỗ Đức Hiểu. Trong bài viết Đọc Phiên chợ Giát của Nguyễn Minh Châu, tác giả chỉ ra nét độc đáo trong cốt truyện. Bốn mạch truyện trong truyện ngắn này: mạch truyện thứ nhất có chiều dài lịch sử của một đời người; mạch truyện thứ hai dừng lại rất lâu ở cái chết oan khuất của Dũng trên đất Campuchia; mạch truyện thứ ba dành cho hồi ức về lịch sử ông Bí thứ huyện, nhà lãnh đạo; mạch truyện thứ tư là giấc mơ khủng khiếp- ông Khúng hóa thân thành con bò, bị đánh vào đầu bằng búa tạ. Trong cái nhìn của các nhà nghiên cứu, Nguyễn Minh Châu xứng đáng là “người mở đường tinh anh và tài năng” của văn học thời kì Đổi mới. Sự xuất hiện của Nguyễn Huy Thiệp với hàng loạt truyện ngắn mang phong cách mới lạ đã tạo nên “hội chứng Nguyễn Huy Thiệp”. Hiện diện vào giữa những năm 80 của thế kỉ XX, Nguyễn Huy Thiệp lập tức gây chú ý cho bạn đọc, “làm văn đàn lần nữa sôi động sau Nguyễn Minh Châu”. Sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp đã dấy lên những cuộc tranh luận trên văn đàn. 12 Sau khi tác phẩm Tướng về hưu được xuất bản khoảng một năm thì cuốn Nguyễn Huy Thiệp- Tác phẩm và dư luận hiện diện. Và khoảng mười năm sau, tập sách Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp [254] do tác giả Phạm Xuân Nguyên tập hợp ý kiến của các nhà nghiên cứu, phê bình, độc giả trình làng như một minh chứng cho cơn chấn động văn đàn mà Nguyễn Huy Thiệp đã tạo ra. Tập sách bao gồm 54 bài viết, được coi là câu chuyện “Người đương thời Nguyễn Huy Thiệp bàn về Nguyễn Huy T...đồng mà còn là đời sống hàng ngày, cái thường ngày với các quan hệ thế sự và đời tư vốn bị lãng quên hơn nửa thế kỉ. Sự thật nghiệt ngã cuả thời chiến, cuộc sống đa đoan, lắt léo của thời hậu chiến, những day dứt của con người về cuộc sống, về bản thể hiện lên chân thực, sinh động. Hiện thực được phản ánh, tái hiện, soi chiếu, nhận thức lại, lí giải thấu đáo, toàn diện. Phản ánh hiện thực trong văn học trở thành phương tiện nghệ thuật chứ không chỉ là mục đích của nghệ thuật. Mỗi nhà văn đều có quyền thể nghiệm, tìm tòi cách lí giải hiện thực riêng. Tinh thần dân chủ cho phép văn học khám phá đời sống linh hoạt, phong phú hơn. Nhà văn phát huy sự sáng tạo đồng thời phát huy vai trò của người đọc, quan tâm nhiều hơn tới nhu cầu đọc của độc giả. Chính điều này đã góp phần phá vỡ biên độ thuần khiết của thể loại, làm nên sự trở lại hoặc xuất hiện đồng loạt những dạng truyện ngắn mới như truyện ngắn truyền thống, truyện cực ngắn, truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết, truyện ngắn giàu chất trữ tình Thế hệ viết truyện ngắn hôm nay về cơ bản vẫn quan niệm “Tiểu thuyết là một đoạn cuả dòng đời thì truyện ngắn là một cái mặt cắt cuả dòng đời” [94], nhưng mặt khác, cái mặt cắt ấy biến hóa, đầy sắc màu thông qua những sáng tạo của cách viết. Phạm Thị Hoài cho rằng “văn chương là một trò chơi vô tăm tích” và quy luật sáng tạo lớn nhất là tưởng tượng” [63]. Thùy Linh khẳng định: truyện ngắn là viết những gì trải nghiệm, viết như một cách bày tỏ thái độ sống, quan niệm sống, một cách chia sẻ những nỗi đau trên đường đời mình với một số người tri âm”. Nguyễn Vĩnh 26 Nguyên cho rằng viết truyện ngắn là một “trò chơi trốn tìm”, “đi tìm và xác lập những giá trị mới”. Quan niệm về con người của các nhà văn cũng có sự thay đổi. Chống lại nguyên tắc mô tả con người theo một chuẩn mực giá trị đơn nhất, văn học đặt con người trên nhiều phương diện, nhiều tọa độ, nhiều thang bậc giá trị. Con người được khám phá ở cả bình diện vô thức và ý thức, cả phía cộng đồng, dòng tộc và tính nhân loại phổ quát. Điều này hiện lên như những nét cắt sắc sảo, đôi khi như một vết thương ám ảnh trong sáng tác của Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Hồ Anh Thái, Y Ban, Võ Thị Hảo, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Tư Tóm lại, sự chuyển biến trong đời sống- văn hóa- xã hội đã tác động rất lớn, làm lên sự thay đổi trong đời sống văn học (trong đó có thể loại truyện ngắn). Khi cánh cửa hội nhập được mở rộng, tính dân chủ đã kích thích sự tìm tòi, khám phá và sáng tạo thể loại. Sự sôi động của đời sống văn học trong nước, sự đổi mới tư duy về truyện ngắn, cách lí giải, khám phá mới về con người trong một bầu không khí văn chương của thời mở cửa làm nên sự đa dạng về các dạng truyện ngắn Việt Nam sau 1986. Không còn mô hình truyện ngắn duy nhất, không có những khuôn mẫu cứng nhắc cho thể loại truyện ngắn, các nhà văn có khát vọng đa dạng hóa ngòi bút và những con chữ của mình. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật lịch sử, xã hội, văn học và thể loại. Từ đó, truyện ngắn đã khẳng định vị thế quan trọng về thể loại của mình trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. 1.2.2. Khái quát về các dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 1.2.2.1. Các tiêu chí phân loại truyện ngắn Trong quá trình nghiên cứu và phân loại các dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam sau 1986, chúng tôi xuất phát từ lý thuyết thể loại. Trong đó, đặc trưng của truyện ngắn chính là tiền đề để phân chia các dạng cơ bản truyện ngắn Việt Nam sau 1986 của luận án. Nói đến truyện ngắn là chúng ta nhắc tới loại hình tác phẩm tự sự cỡ nhỏ. Theo Từ điển thuật ngữ văn học, truyện ngắn “là tác phẩm tự sự cỡ nhỏ, cái độc đáo của nó là ngắn” [219; 252]. Theo Gulaiep, truyện ngắn “một hình thức tự sự cỡ nhỏ. Nó khác với truyện vừa ở dung lượng nhỏ hơn, tập trung mô tả ở một sự 27 kiện nào đó thường xảy ra trong đời một nhân vật, hơn nữa bộc lộ một nét nào đó của nhân vật” [141; 258]. Với nhà nghiên cứu Vương Trí Nhàn, “cái đặc điểm duy nhất mà cũng rõ nhất của truyện ngắn là nằm trong chính sự ngắn gọn của nó, với điều kiện là sự ngắn gọn này đủ sức tạo nên một hiệu quả nhất định” [205; 48]. Tính chất ngắn gọn của truyện ngắn được thể hiện trên ba phương diện cơ bản. Trước hết, thế giới nghệ thuật trong truyện ngắn được thu hẹp trong một khoảng thời gian và không gian nhất định. Truyện ngắn không phản ánh cả quá trình đời sống diễn ra trong một thời gian dài mà thường tập trung vào một thời điểm tiêu biểu, có ý nghĩa. Đó là một tình huống, “một lát cắt đời sống”. Truyện ngắn thường khám phá đời sống ở một phạm vi hẹp, gắn với một địa điểm cụ thể. Số lượng nhân vật xuất hiện trong tác phẩm ít và tính cách nhân vật không phức tạp. Tính cách của nhân vật trong truyện ngắn không phải là số cộng của những tính cách đơn lẻ hay phức hợp. Nhân vật thường mang tính đơn nhất trong tính cách. Thứ hai, với một dung chứa đời sống có hạn nên truyện ngắn không đặt ra và giải quyết nhiều vấn đề khác nhau của đời sống. Nguyễn Công Hoan khẳng định: “muốn là một truyện ngắn, chỉ nên lấy một ý chính làm chủ đề cho truyện Mỗi truyện cần có một ý, một ý thôi. Ý ấy là ý chính của truyện”. Trong truyện ngắn, số lượng xung đột thường có hạn. Cốt truyện thường đơn giản, ít sự kiện và hành động, sự kiện biến đổi để trở thành các sự cố, bước ngoặt lớn. Cốt truyện có đầy đủ các thành phần: trình bày, thắt nút, phát triển, đỉnh điểm, mở nút. Mỗi thành phần có thể là một sự kiện, được xâu chuỗi theo thời gian. Thứ ba, cái ngắn của truyện được thể hiện rất rõ ở qua dung lượng của tác phẩm (số trang, số chữ, thời gian tiếp nhận tác phẩm). Đây không chỉ là hình thức mà có ý nghĩa nhất định trong việc xác định đường biên của truyện ngắn so với các thể loại văn học khác (chẳng hạn như tiểu thuyết). Một trong những đặc điểm dễ nhận thấy của truyện ngắn là dung lượng- số trang. Với khổ 13* 19, số trang trung bình của một truyện ngắn thường từ 7- 10 trang và dài khoảng 25- 30 trang (“trong vòng bảy, tám trang đến mười lăm, hai mươi, thậm chí ba bốn chục trang cũng vẫn được coi là truyện ngắn” - Vương Trí Nhàn). Như vậy số chữ trung bình của một truyện ngắn là khoảng 10.000 đến 12.000 chữ. 28 Như vậy, loại hình tác phẩm tự sự cỡ nhỏ vốn là đặc trưng của thể loại truyện ngắn. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, truyện ngắn đã có sự biến đổi, phù hợp với quy luật tất yếu của lịch sử, đời sống thể loại. Truyện ngắn trở thành tác phẩm tự sự hiện đại. Về cơ bản, truyện ngắn hiện đại một mặt kế thừa những đặc trưng cơ bản của truyện ngắn truyền thống song mặt khác đã thay đổi, khác biệt. Sự biến đổi này do quá trình tương tác, giao thoa giữa truyện ngắn với các thể loại văn học khác như tiểu thuyết, kịch, thơ... Là một dạng của tác phẩm tự sự hiện đại, truyện ngắn phản ánh đời sống theo tư duy của tiểu thuyết. Thế giới đời sống mà nó khám phá, phản ánh không phải thế giới của quá khứ, hoàn kết (như truyện ngắn truyền thống) mà chủ yếu là đời sống đương đại. Nó khiến người đọc có cảm giác đang được chứng kiến, được sống với hiện thực đang diễn ra chứ không chỉ là nhìn lại quá khứ. Câu chuyện được kể phần lớn là người chứng kiến, người tham gia trực tiếp, là nhân vật “tôi” trong tác phẩm và có sự luân phiên, đan xen trong ngôi kể. Sự xóa bỏ khoảng cách giữa người trần thuật với nội dung trần thuật đưa truyện ngắn hiện đại là một trong những thể loại dân chủ. Lời văn trong tác phẩm vì thế không chỉ mang giá trị thông báo, mô tả mà có khả năng phân tích, lí giải và đối thoại. Nhân vật trong truyện ngắn hiện đại thường đa dạng, phức tạp, đầy mâu thuẫn. Nó “cao lớn hơn thân phận mình hoặc có thể nhỏ bé hơn tính người của mình. Nó không hoàn toàn rốt cuộc chỉ là một viên chức, một địa chủ, một lái buôn, một vị hôn phu, một kẻ cả ghen, một người cha Con người không thể hóa thân đến cùng với cái thân xác xã hội lịch sử hiện hữu” (Bakhtin). Con người trong truyện ngắn hiện đại không trùng khít với nó. Không còn tồn tại (hoặc nếu có thì rất ít) kiểu con người với tính cách đơn nhất, thay vào đó là con người phức hợp, con người tâm lí phức tạp, bất ổn. Cốt truyện trong truyện ngắn hiện đại hoàn toàn phá vỡ các thành phần của truyện ngắn truyền thống: không phân định rõ ràng các thành phần, mở rộng, khuyếch đại thành phần, mở rộng chi tiết của từng phần có khi lược bớt đến tối đa. Với truyện ngắn truyền thống, những vấn đề mà tác phẩm đặt ra thường được 29 giải quyết triệt để, nhưng với truyện ngắn hiện đại thì khác, truyện ngắn hiện đại có xu hướng lựa chọn lối kể chuyện không hoàn kết. Trong truyện hiện đại, lời văn có sự gia tăng “lời chủ quan”, chứa đựng thái độ, đánh giá của người trần thuật. Chi tiết trong truyện rất phong phú: có chi tiết mô tả nhân vật (tiểu sử, ngoại hình, nội tâm, ngôn ngữ); có chi tiết mô tả cảnh vật (cây cối, chim muông, núi non), có chi tiết xuất hiện để thể hiện triết lí (về cuộc đời, con người, về nhân thế, các thang bậc giá trị của cuộc sống...). Có thể thấy rõ: trong truyện ngắn hiện đại, cốt truyện, nhân vật và thế giới bao quanh nhân vật đều được dựng xây bằng nhiều lớp chi tiết mang hơi thở cuộc sống, tạo nên sự phong phú về các lớp nghĩa cho truyện ngắn. Khi nghiên cứu truyện ngắn, chúng ta có thể phân chia theo nhiều tiêu chí khác nhau và cách định danh để có thể nhận diện những biến đổi của thể loại năng động này. Chúng tôi lựa chọn nghiên cứu truyện ngắn Việt Nam sau 1986 từ góc nhìn thể loại với cách định danh: các dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam. “Dạng” (Typical Types, Modality) là khái niệm được sử dụng chung cho các ngành khoa học, nghệ thuật song gần đây được nhắc đến trong lĩnh vực văn học. Chúng ta thường sử dụng cụm từ này khi kết hợp với các từ, ngữ khác như: dạng thức sáng tác, dạng tiểu thuyết, dạng truyện ngắn Trong Từ điển Tiếng Việt, dạng là “hình thức, kiểu tồn tại của sự vật, hiện tượng” [257; 214]. Truyện ngắn là một thể loại năng động. Trong quá trình phát triển, truyện ngắn tương tác, giao thoa với các thể loại khác. Truyện ngắn có khả năng tiếp thu tinh hoa của các thể loại khác, từ đó tạo ra sự phá vỡ biên độ của thể loại, phân hóa thành nhiều dạng truyện ngắn. Dạng truyện ngắn là cách dùng để gọi tên một tiểu loại truyện ngắn. Chẳng hạn như: dạng truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết, dạng truyện ngắn giàu chất trữ tình, dạng truyện cực ngắn... Ngoài những đặc điểm chung của truyện ngắn, các dạng truyện ngắn mới có những đặc điểm riêng trong dung lượng, cách tổ chức cốt truyện, xây dựng tình huống, tạo dựng nhân vật, cách sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu và nhất là các thủ pháp nghệ 30 thuật cơ bản của dạng. Mỗi dạng thường quy tụ nhiều tác giả, tác phẩm, trong đó có sự xuất hiện của những đỉnh triều góp phần khẳng định vị thế và nội lực của từng dạng truyện ngắn. Từ đó làm nên sức sống của thể loại, tạo nên lực hút, sức hấp dẫn đối với độc giả phổ thông cũng như giới nghiên cứu, phê bình. Trước đây, khi nhận diện, phân loại truyện ngắn Việt Nam, các nhà nghiên cứu có những cách định danh và xuất phát từ nhiều góc nhìn khác. Chúng tôi xin khái quát lại các cách phân loại tiêu biểu của các nhà nghiên cứu về truyện ngắn. Điều góp phần lí giải việc chúng tôi lựa chọn các dạng cơ bản của truyện ngắn là một góc nhìn mới, khoa học và phù hợp khi nghiên cứu truyện ngắn Việt Nam sau 1986. Khi phân chia truyện ngắn căn cứ vào chủ đề và cảm hứng, truyện ngắn Việt Nam sau 1986 nổi bật với ba khuynh hướng: khuynh hướng nhận thức lại hiện thực, khuynh hướng đạo đức thế sự và khuynh hướng triết luận. Khuynh hướng nhận thức lại hiện thực lấy quá khứ làm đối tượng phản ánh, phân tích. Đó không phải toàn bộ quá khứ mà là những phần khuất lấp, những vấn đề mà truyện ngắn trước đó chưa đề cập hoặc đề cập chưa đúng mức. Những sự kiện lịch sử (chuyện của ngày hôm qua) vẫn làm nền cho câu chuyện hôm nay nhưng trung tâm soi ngắm của tác giả là số phận con người. Theo tinh thần này, một số góc diện của quá khứ, của chiến tranh được nhận thức lại, được đánh giá qua cái nhìn của thời hậu chiến. Những chiến công hiển hách, niềm tự hào kiêu hãnh về dân tộc, quá khứ vàng son, những số phận thiệt thòi, bất hạnh, niềm bi thương, sự mất mát do chiến tranh để lại tất cả được trở lại làm nên những câu chuyện bất tận về chiến tranh. Nguyễn Minh Châu, Nguyễn Huy Thiệp, Bảo Ninh, Võ Thị Hảo là những nhà văn đi đầu trong việc nhận thức lại lịch sử. Họ thể hiện nỗi niềm của con người hậu chiến với sự trăn trở, băn khoăn và khát vọng “giải mã”, “đối chứng”, “tự vấn’’ Khuynh hướng thứ hai là khuynh hướng thế sự - đời tư. Khi chiến tranh đi qua, con người trở về với đời thường, phải đối mặt với những lo toan thường nhật của cuộc sống. Mọi vấn đề- từ cuộc sống lam lũ vất vả của những người 31 nông dân sau lũy tre làng đến những cư dân nghèo ven thị, từ cuộc sống của những con người nơi núi non hẻo lánh đến cuộc sống tấp nập nơi thị thành, muôn người, muôn cảnh, muôn nỗi đa đoan đều hiện diện trong truyện ngắn thời kì này. Trong vòng ba thập kỉ, truyện ngắn như một cuốn tiểu thuyết thu nhỏ mọi sự thực ở đời. Điều đặc biệt, khác lạ trong cách thể hiện câu chuyện cuộc sống ở khuynh hướng này là các nhà văn không chỉ miêu tả cái hiện thực bề ngoài mà khơi sâu vào đời sống tinh thần của con người trước xã hội đầy biến động. Con người trong truyện ngắn hôm nay không còn là kiểu đơn trị mà là nhân vật đa trị, lưỡng diện. Con người được nhà văn khám phá ở nhiều tầng bậc: đời sống tự nhiên, con người tình cảm, khát vọng cao cả và dục vọng tầm thường, con người trong tính cá biệt và con người phổ quát Không thần thánh hóa con người, các tác giả đưa họ về với cuộc sống thường nhật với những giá trị đời thường muôn thuở. Khuynh hướng thứ ba là khuynh hướng tự sự- triết lí. Trước 1986, cảm hứng triết luận gắn liền với các vấn đề chính trị, thời sự. Đến thời kì này, nhu cầu triết luận hướng tới các quy luật nhân sinh, triết luận về con người, về lịch sử, về thời đại, về tự nhiên về thế giới tâm linh Có thể thấy, hầu hết các tác phẩm đều có tính triết lí song những nhà văn có tầm ảnh hưởng lớn trong khuynh hướng là truyện của tác giả Nguyễn Minh Châu, Ma Văn Kháng, Nguyễn Huy Thiệp, Nguyễn Thị Thu Huệ, Võ Thị Hảo, Y Ban, Tạ Duy Anh, Nguyễn Ngọc Tư Căn cứ theo đặc trưng thi pháp và thể loại, truyện ngắn nổi lên với nhiều kiểu, loại và dạng thức khác nhau. Chẳng hạn, Lê Huy Bắc khi nghiên cứu Hemingway đã phân chia truyện ngắn của nhà văn này thành các kiểu: truyện ngắn dòng ý thức, truyện ngắn- thư, truyện ngắn- kịch, truyện ngắn mini, truyện ngụ ngôn hiện đại, truyện triết lí [107]. Nhà nghiên cứu Đặng Anh Đào phân chia truyện ngắn thành: truyện lịch sử- giả, truyện cổ tích- giả, truyện ngụ ngôn- giả [126]. Đối với nhà nghiên cứu Bùi Việt Thắng, ông phân chia truyện ngắn thành năm kiểu chính: cổ điển, kỳ ảo, trữ tình, rất ngắn và liên hoàn [237]. 32 Truyện ngắn Việt Nam từ sau 1986 được cấu thành từ nhiều dạng truyện ngắn. Trong đó có dạng kế thừa, phát triển của dạng truyện ngắn giai đoạn trước, có những dạng mới ra đời theo quy luật tất yếu cuả thể loại. Việc phân loại một cách rành mạch, rõ ràng truyện ngắn Việt Nam từ sau 1986 theo các tiêu chí nhất định là chuyện không dễ. Tiêu chí nghệ thuật của thể loại về cơ bản tương đối ổn định song có sự dịch chuyển thay đổi theo thời gian, phù hợp với quy luật sinh thành, phát triển. Cho nên, việc phân loại như đã nói ở trên về cơ bản chỉ là sự tương đối, phụ thuộc vào điểm nhìn và các tiêu chí phân loại. Điều đó cũng chỉ ra những khó khăn khi chúng ta muốn vạch ra những đường biên phân chia thể loại. Trong quá trình nhận dạng, các tiêu chí về cơ bản được đưa ra tương đối ổn định song cũng cần có sự linh hoạt. Nói cách khác, đối với chúng tôi, tìm hiểu đặc trưng dạng truyện ngắn tập trung vào những yếu tố cơ sở như cốt truyện, tình huống truyện, nghệ thuật trần thuật, nhân vật, một số bút pháp nghệ thuật, ngôn ngữ và giọng điệu nghệ thuật. Căn cứ vào thực tế đời sống truyện ngắn, căn cứ vào những tiêu chí nền tảng của truyện ngắn truyền thống, luận án sẽ trình bày những dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 từ góc nhìn thể loại. 1.2.2.2. Các dạng truyện ngắn Việt Nam sau 1986 Truyện ngắn Việt Nam sau 1986 nổi bật với hai xu hướng: thứ nhất là những dạng kế thừa hoàn toàn truyện ngắn giai đoạn trước 1986; thứ hai là những dạng hoàn toàn mới hoặc tiếp biến các kiểu truyện ngắn trước 1986. Sau đây, chúng tôi xin sơ lược về những dạng tiêu biểu của từng xu hướng. Xu hướng thứ nhất bao gồm những truyện tuân thủ những tiêu chí của một truyện ngắn thông thường. Truyện ngắn truyền thống, hay còn được gọi là truyện ngắn cổ điển vẫn có một vị trí nhất định trong đời sống truyện ngắn Việt Nam sau 1986. Dạng truyện này tuy không mới song nó chưa bao giờ cũ đối với các cây bút có nghề trong truyện ngắn. Những nét đặc sắc trong nghệ thuật tạo tình huống, cái duyên thầm của người kể chuyện, cái sinh sắc của những chi tiết nghệ thuật vẫn lôi cuốn người đọc và sức hấp dẫn với người cầm bút. Xu hướng thứ hai phân hóa khá đa dạng, phức tạp với những tiểu loại, tên gọi, cách định danh khác nhau. Có thể kể tên một số dạng truyện sau: 33 Trước hết là dạng truyện phá vỡ hình thức cổ điển, quen thuộc từ khi hình thành thể loại này trong văn học hiện đại để tạo nên truyện cực ngắn. Dạng truyện này không chỉ là truyện ngắn rút ngắn lại mà đã hình thành một kiểu tư duy nghệ thuật và thi pháp riêng. Với cách dồn nén thông tin trong khuôn khổ mini, truyện cực ngắn được khẳng định là dạng truyện mới, lạ, độc đáo cuả kỉ nguyên trí tuệ và công nghệ số. Truyện ngắn giàu chất trữ tình là dạng thứ hai tiếp tục được kế thừa và phát triển ở giai đoạn sau 1986. Truyện ngắn giàu chất trữ tình phối hợp giữa việc biểu đạt sự việc và cảm xúc trữ tình. Truyện ngắn giàu chất trữ tình thường là một sự nhận thức về các quy luật của cuộc sống, sự bừng tỉnh của lí trí, cảm xúc. “Chủ quan hóa”, nội cảm hóa” đời sống là đặc trưng của truyện ngắn giàu chất trữ tình. Có một sự vận động ngược chiều so với truyện cực ngắn đó là truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết. Truyện cực ngắn có xu hướng ngắn lại, cô đọng, giản lược cốt truyện và nhân vật (khó tìm thấy trên tiểu thuyết dài, trường thiên) thì truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết lại có xu hướng kéo dài ra, nới rộng không gian, thời gian, dõi theo những thăng trầm biến cố của nhân vật. Đây là dạng truyện có hình thức kéo dài truyện, chuyện này kéo sang chuyện kia, xếp lên nhau thành các lớp truyện hoặc chuỗi chuyện. Xét về câu chữ, dung lượng, tầm bao quát truyện ngắn hôm nay, ta nhận ra xu hướng tiểu thuyết hóa của nó. Truyện ngắn được phân chia thành nhiều mục giống như những chương nhỏ trong một cuốn tiểu thuyết. Điều quan trọng thứ hai làm nên chất tiểu thuyết của truyện ngắn đó là phạm vi, quy mô hiện thực và chiều sâu, sức phản ánh của tác phẩm (không kém các tác phẩm tiểu thuyết thực sự). Chính điều này đã mở ra những đặc tính mới của truyện ngắn mà chúng tôi gọi là truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết. Dạng truyện ngắn giả thể loại như giả ngụ ngôn, giả cổ tích, giả truyền thuyết hay truyện ngắn kì ảo bước đầu có vị trí trên văn đàn. Một số cây bút mượn hình thức dân gian, sử dụng yếu tố hoang đường, kì ảo để làm mới câu chuyện mình định kể. Một số truyện hấp dẫn người đọc về những câu chuyện 34 lịch sử (mà chúng ta đều biết) bằng cái nhìn của người trong cuộc, khơi ra những phần khuất lấp để hoàn thiện con người của ngày hôm qua. Một số truyện thể hiện khả năng kết nối thế giới thực và thế giới phi thực; vừa mang yếu tố hiện thực vừa mang màu sắc kinh dị, tạo sự bất an, li kì cho người đọc. Ngoài ra, trong xu thế phát triển, truyện ngắn trong sự tương tác với các thể loại khác tạo ra truyện ngắn- kịch, truyện ngắn- thư Những dạng này bước đầu nhận được những phản ứng tích cực từ độc giả. Truyện ngắn Việt Nam sau 1986, nhất là từ năm 2000 trở về đây dự báo “những hình hài đột biến”. Điều đó không hề lạ đối với một giai đoạn văn học khá dài- hơn ba thập niên, khi truyện ngắn đã, đang và tiếp tục là tâm điểm của giới sáng tác, nghiên cứu và phê bình văn học. 1.2.3. Một số kết luận Nhận diện, phân lập các khu vực (khuynh hướng, trào lưu, đặc điểm) của truyện ngắn đã được các nhà nghiên cứu chú ý. Các cách phân loại khác, kể cả phân chia truyện ngắn Việt Nam sau 1986 theo những kiểu, loại đã được chúng tôi tiếp nhận, lĩnh hội. Tuy nhiên, truyện ngắn như một dòng chảy mạnh mẽ, cần có một cái nhìn như một xu hướng, như sự vận động tất yếu để đạt được thành tựu, xứng đáng ghi nhận những đổi mới của văn học. Với tinh thần đó, chúng tôi nhận diện, phân loại, định danh ba dạng cơ bản làm nên diện mạo của truyện ngắn Việt Nam sau 1986: truyện cực ngắn, truyện ngắn giàu chất trữ tình và truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết. 35 Tiểu kết chương 1 Truyện ngắn Việt Nam sau 1986 là một thế mạnh của văn xuôi, trong những năm qua đã thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu. Việc phân loại, mô tả, khái quát truyện ngắn trong vòng ba thập niên này vẫn là một lối ngỏ cần được lấp đầy bằng những công trình nghiên cứu, những chuyên luận khoa học chuyên ngành. Truyện ngắn Việt Nam từ sau 1986 đã phát triển rực rỡ dưới tác động của đời sống, kinh tế, văn hóa và xã hội. Thể loại truyện ngắn có những chặng đường đạt tới độ chín về cả nội dung và hình thức nghệ thuật. Sự xuất hiện, hội tụ của nhiều thế hệ nhà văn cùng sự thay đổi về quan niệm sáng tác, phạm vi phản ánh hiện thực và kĩ thuật truyện ngắn đã làm nên diện mạo mới cho truyện ngắn Việt Nam thời kì Đổi mới từ sau 1986. Căn cứ theo đặc trưng thi pháp và thể loại, ba dạng: truyện cực ngắn, truyện ngắn giàu chất trữ tình và truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết là những dạng cơ bản của truyện ngắn Việt Nam sau 1986. Nhìn từ ba dạng cơ bản này, chúng ta sẽ thấy được sự chuyển động tích cực của thể loại truyện ngắn trong sự vận động, tương tác không ngừng của các thể loại khác, nhận diện được tiềm năng, triển vọng, tầm quan trọng của truyện ngắn Việt Nam sau 1986 trong thành tựu cuả văn xuôi hiện đại Việt Nam. 36 CHƢƠNG 2: TRUYỆN CỰC NGẮN 2.1. Lịch sử truyện cực ngắn Việt Nam Trong dòng chảy của thể loại truyện ngắn, truyện cực ngắn đã và đang phát triển mạnh mẽ. Loại hình tự sự mini này tồn tại dưới nhiều danh hiệu, nhiều cách gọi khác nhau như: truyện ngắn/ truyện thật ngắn (short-short story/ very short story); truyện mini (minite fiction); truyện nhanh (fast fiction), truyện vội (quick fiction), truyện bất ngờ (sudden fiction), truyện bưu thiếp (postcard fiction), truyện hỏa tốc (furious fiction), truyện mỏng (skinny fiction), truyện selfphone, truyện smartphone Ở Pháp, người ta dùng thuật ngữ “nouvelles” để chỉ dạng thức truyện cực ngắn. Ở Trung Hoa, các nhà nghiên cứu gọi là “vi hình tiểu thuyết”, “truyện bỏ túi”, “truyện trong lòng bàn tay”, “truyện chớp” vì nó lóe lên như một tia chớp bừng ngộ trong cảm xúc và nhận thức của con người. Ở Việt Nam, các nhà nghiên cứu có nhiều cách gọi khác nhau song số đông đều gọi là truyện cực ngắn. Cách gọi này xuất phát từ đặc điểm của thể loại: những truyện có dung lượng ngắn, không thể rút gọn hơn từ cấu trúc bên ngoài lẫn cấu trúc bên trong của tác phẩm. Trên thế giới, truyện cực ngắn đã có lịch sử vài thế kỉ. Theo tác giả Đặng Anh Đào: truyện cực ngắn xuất phát từ “tin vặt” đăng trên các báo chí. Đây những mục thông tin nhanh gọn, chủ yếu đưa tin và chú ý các sự kiện. Những truyện ngắn có hàm lượng tin lớn và tốc độ trần thuật nhanh có lẽ bắt nguồn từ những tin vặt này. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu cũng chỉ ra truyện cực ngắn xuất phát từ những châm ngôn, sấm truyền, là hồi quang của các tích truyện dân gian. Hình thức truyện cực ngắn đã tồn tại trong ngụ ngôn Aesop, ngụ ngôn dân gian, các truyện trong Kinh Thánh, trong sách của Khổng Tử, Trang Tử, Kinh Phật Từ những năm 80 của thế kỉ XX, ở Mĩ, số lượng các tuyển tập, các hợp tuyển truyện cực ngắn cùng với những cuốn sách sưu tầm truyện vỉa hè được bán trên thị trường đã lên tới khoảng một triệu bản. Rất nhiều diễn viên truyền hình cũng như diễn viên điện ảnh đã từng đọc trực tiếp cho công chúng nghe các mẩu 37 truyện cực ngắn trên sân khấu Broadway. Không chỉ thế, nó còn được ghi âm lại để sau đó phát sóng chuyên mục “truyện ngắn tuyển chọn” (Selected Shorts) trên Đài phát thanh công cộng Quốc gia. Các Hội thảo quốc tế về chuyên đề “Truyện Mini” (Minifiction) cũng đã được tổ chức ở Thụy Sĩ, Tây Ban Nha, Argentina và nhiều quốc gia khác. Đặc biệt hơn, ở Anh, người ta quyết định lựa chọn riêng một ngày để làm Ngày truyện cực ngắn toàn quốc- National Flash Fiction Day (sự kiện này được ghi trên tờ Người bảo vệ- The Guradian. Ngoài ra, đầu thế kỉ XX, thế giới đã biết đến các cây bút tài hoa viết truyện cực ngắn như: Guy de Maupassant, Anton Chekhov, O. Henry, Franz Kafka, Italo Calvino, Alexander Sonistyn, J.L.Borges, Julio Cortazar Kapka đã viết những truyện ngắn khoảng dưới 500 từ trong đó có những truyện dưới 100 từ. Ở Việt Nam, tiền thân của truyện cực ngắn là truyện cười trong văn học dân gian. Nhà văn Nguyễn Tuân trong bài tham luận đọc tại Đại hội Nhà văn Việt Nam lần thứ hai (1963), trong bài “Cần cười”, tác giả nhấn mạnh: “Tìm ở tiếu lâm một cái gì có tính chất kĩ thuật và nghệ thuật viết truyện ngắn thật ngắn nữa. Nhiều truyện tiếu lâm chỉ ngắn không tới mười dòng Đứng về phía nghề nghiệp mà bàn về tiếu lâm, thì đó là một số kinh nghiệm thành công về kĩ thuật và nghệ thuật truyện ngắn, rất kiệm lời và ý ở ngoài lời thì rất nhiều” [254; 39]. Theo Lê Dục Tú, trong truyện truyền kì Việt Nam từ thế kỉ XV- XVI có rất nhiều truyện ngắn, có truyện khoảng 100 từ như: Bà đồng, Cá thần, Con hổ nghĩa hiệp Khi khảo sát về truyện cực ngắn Việt Nam sau 1986, chúng tôi đã nhận thấy có nhiều lí do quan trọng dẫn đến sự xuất hiện, hưng thịnh, giảm sút và trở lại của thể loại này. Truyện cực ngắn trước hết là sản phẩm sáng tạo nghệ thuật mới của thời đại thông tin và công nghệ hiện đại. Cuối thế kỉ XX, con người được chứng kiến và tận hưởng thành tựu của khoa học công nghệ. Sang đầu thế kỉ XX, nhân loại được sống trong kỉ nguyên số. Trong một giây, hàng ngàn phép tính, hàng trăm sản phẩm được tạo ra từ computer và con người. Tốc độ nhanh, nhạy bén của máy móc, công nghệ số cũng là một trong những cơ sở làm nên 38 nếp nghĩ, nếp tiếp nhận, nếp sáng tạo của con người tăng tốc hơn, gấp gáp hơn. Trong giao tiếp, mọi nghi thức rườm rà, câu lệ dần dần bị xóa bỏ, thay thế vào đó là cách truyền tin ngắn, gọn, nhanh, tổng hợp, khái quát mang lại hiệu quả giao tiếp cao. Ngôn ngữ kiểu điện tín đã trở thành ngôn ngữ phổ thông trong giao tiếp của con người thời đại số. Sự ra đời của truyện cực ngắn nằm trong sự vận hành khách quan của thời đại. Thứ hai, truyện cực ngắn ra đời đáp ứng nhu cầu mới của sáng tạo và tiếp nhận văn học. Truyện cực ngắn là một phương thức thể nghiệm và kiến tạo mới cuả người viết. Các nhà văn hôm nay mong muốn tái hiện tinh vi mạch đời sống, nén vào trong một hình thức mini. Hơn thế, nhu cầu hội nhập, giao lưu với văn học thế giới cũng là nguyên nhân, là cơ hội để các cây bút truyện ngắn trở mình cho ra đời truyện cực ngắn. Nguyễn Quang Sáng từng chia sẻ: “Cô đúc lại, ngắn lại, đó cũng là một cách để chúng ta đưa văn học Việt Nam ngày hôm nay ra với thế giới quanh ta nếu chúng ta có được một tập truyện rất ngắn tiêu biểu cho văn học của chúng ta, tôi nghĩ, ta dịch ra và đưa ra nước ngoài tiện hơn”. Giao lưu, hội nhập đã không chỉ dừng lại một chiều từ nước ngoài nhập vào, chỉ có chúng ta biết đến văn học nước ngoài mà cần có sự tương tác trở lại. Đây cũng là một cách để đưa truyện cực ngắn Việt Nam gần hơn với truyện cực ngắn trên thế giới. Xét từ phương diện tiếp nhận văn học, truyện cực ngắn đáp ứng, phù hợp với thói quen đọc cuả độc giả thời đại công nghệ số. Tính nhạy bén về thông tin khiến độc giả ngày nay thích lướt trên máy tính, Ipat, điện thoại trong một vài phút để đọc hoặc nghe truyện cực ngắn (những video sách nói). So với một cuốn tuyển truyện ngắn truyền thống, độc giả dành ưu tiên cho truyện cực ngắn- khuôn khổ nhỏ nhẹ hơn, giá thành vừa phải và sự tiện ích. Độc giả có thể bỏ trong balo, túi xách và đọc trong bất cứ thời gian rảnh nào. Thiết nghĩ, truyện cực ngắn có tiền thân từ trước 1986, song từ sau 1986 phát triển rực rỡ. Điều này hoàn toàn phù hợp với quy luật sáng tạo mới của thời đại thông tin và công nghệ hiện đại; đáp ứng nhu cầu mới của sáng tạo và tiếp nhận văn học; đáp ứng nhu cầu hội nhập giao lưu với truyện cực ngắn thế giới nói riêng và truyện ngắn nói chung. 39 Với những độc giả thuộc thế hệ 7X, 8X trở về trước, truyện cực ngắn của Tạp chí Thế giới mới đã trở thành món ăn tinh thần. Ngay từ những ngày đầu xuất hiện, Tạp chí đã nhận được sự hưởng ứng và ưu ái đặc biệt của độc giả. Ban biên tập đã quyết định từ số thứ 2 trở đi sẽ tăng kì từ nguyệt san lên bán nguyệt san. Trước sự đón nhận nồng nhiệt của độc giả, nhất là đối với thể loại truyện cực ngắn, Thế giới mới đã tăng lên 10 ngày/ấn phẩm và trở thành Tạp chí xuất bản theo tuần. Tuy nhiên, Thế giới mới đã không giữ mãi được phong độ đỉnh cao của mình, đặc biệt, theo nhận xét của nhiều độc giả, từ khi Tạp chí này đổi từ khổ A5 sang khổ A4 vào tháng 4 năm 2009 thì lượng bạn đọc gắn bó đã giảm sút rất nhiều và phát hành của báo rơi vào chu kỳ đi xuống. Điều này cũng lí giải về sự hoàng kim của truyện cực ngắn- một thể loại chiếm vị trí nòng cốt của Tạp chí và sự vắng bóng, thưa nhạt của nó trong vòng năm năm (từ 2013 đến 2017). Tuy vậy, truyện cực ngắn vẫn còn tiếp tục được xuất bản vài năm sau đó và không hề đứt đoạn trong lòng độc giả. Trước sự vận động tất y...“nội cảm hóa”. Truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết mở ra một không gian đa chiều hướng tới mở rộng dung chứa tối đa cho truyện ngắn. Truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết hiện diện với hệ thống nhân vật đa dạng song khơi sâu hình ảnh“con người nếm trải”, con người biến đổi, trưởng thành do va đập với cuộc đời- kiểu nhân vật trải nghiệm, triết luận. Để làm nổi bật tư tưởng, chủ đề của truyện, cấu trúc phức hợp, sự đan cài nhiều lớp ngôn ngữ, kiểu cú pháp, đa dạng về giọng điệu được vận dụng mang lại hiệu quả thẩm mĩ cao. Chính những ưu việt đó đã đưa truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết mở rộng vùng biên của mình, mỗi truyện là một cuốn tiểu thuyết thu nhỏ. Làm nên sức vang của truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết là sự cống hiến của rất nhiều thế hệ nhà văn, từ những cây gạo cội trong làng văn cho tới những nhà văn trẻ cả tuổi đời lẫn tuổi nghề. Truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết chắc chắn sẽ có khả năng sống mãi với thời gian, có giá trị vĩnh hằng. 3. Nhìn lại lộ trình cuả truyện ngắn Việt Nam sau 1986, truyện cực ngắn, truyện ngắn giàu chất trữ tình; truyện ngắn giàu chất tiểu thuyết là ba dạng cơ bản. Ba dạng truyện đó là góp phần khẳng định sự “năng động”, sáng tạo không ngừng trên hành trình phát triển của truyện ngắn Việt Nam đương đại. Cả ba dạng đã chứng minh sức sống thể loại, sức nặng nghệ thuật và triển vọng của nó. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cố gắng định danh, mô tả những dạng truyện ngắn này. Trong thực tế còn phong phú, đa dạng và phức tạp hơn thế. Chúng tôi hy vọng trong tương lai nếu còn được nghiên cứu, những dạng này sẽ có những kiến giải mới mẻ hơn, sâu sắc hơn. 4. Thế kỉ XXI, với tốc độ phát triển của công nghệ số, có một vài dạng truyện ngắn sẽ có tương lai. Sự hưởng ứng, đón nhận ngày càng cởi mở cuả độc giả thời đại 4.0, chúng ta có thể hy vọng truyện cực ngắn có thể trở thành một trong những dạng ngày càng phát triển trong thời đại số hóa toàn cầu này với vai trò xung kích của mình. 150 5. Nhìn lại quá trình vận động, phát triển của truyện ngắn Việt Nam sau 1986, chúng tôi rút ra: quy luật của sự sáng tạo chính là luôn luôn vận động, biến đổi và phát triển. Đổi mới truyện ngắn có thể là sự tiếp nối, kế thừa truyền thống hoặc đổi mới toàn diện để phát triển. Các nhà văn Việt Nam sau 1986 luôn trăn trở, nỗ lực cố gắng và thời gian đã ghi nhận điều đó. Khát vọng vươn tới tính hiện đại, hội nhập với truyện ngắn thế giới ở tư duy thể loại- đó là thành tựu của truyện ngắn Việt Nam sau 1986. Cùng với tiểu thuyết, truyện ngắn giữ vai trò quan trọng trong văn xuôi Việt Nam. Nó hoàn thành sứ mệnh là mắt xích chắc chắn và đầy tin cậy kết nối những thời đại, những thể kỉ văn học. 151 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 1. Chu Thị Huyền (2009), Bùi Hiển văn và đời, Trích Tuyển tập truyện ngắn Bùi Hiển, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội, tr 456. 2. Chu Thị Huyền (2014), Truyện ngắn Bùi Hiển- cái nhìn trìu mến và tin yêu với con người, Tạp chí Khoa học liên ngành, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội, (6), tr 56-62. 3. Chu Thị Huyền (2018), Khuynh hướng truyện ngắn- tiểu thuyết hóa trong dòng chảy của truyện ngắn Việt Nam sau 1986, Tạp chí Khoa học xã hội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội, (63), tr 27-34. 4. Chu Thị Huyền (2018), Sức trẻ của khuynh hướng truyện cực ngắn sau 1986, Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam, (284), 9/2018, tr 6-11. 5. Chu Thị Huyền (2018), Loại hình truyện ngắn kì ảo trong văn xuôi Việt Nam từ sau 1986, Tạp chí của Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật Trung ương, số 26/2018, tr 80-83. 152 TÁC PHẨM KHẢO SÁT 1. Y Ban (1995), Người đàn bà sinh ra trong bóng đêm, tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ Việt Nam, Hà Nội. 2. Y Ban (2006), I am đàn bà, tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ, 2019, Hà Nội. 3. Nguyễn Thanh Bình (tuyển chọn, 2013), Truyện ngắn hay 2013, Nxb Văn học, Hà Nội. 4. Trần Thanh Cảnh (2015), Kì nhân làng Ngọc, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 5. Nguyễn Minh Châu (2018), Nguyễn Minh Châu tuyển tập, Nxb Văn học, Hà Nội. 6. Nhật Chiêu (2011), Lời tiên tri của giọt sương, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 7. Đỗ Chu (2006), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 8. Trần Chiến (2015), Truyện ngắn Trần Chiến, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 9. Đỗ Hoàng Diệu (2005), Bóng đè, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng. 10. Đỗ Hoàng Diệu (2010), Những người mang đôi mắt buồn, tập truyện ngắn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 11. Thùy Dương (2003), Truyện ngắn Thùy Dương, Nxb Văn học, Hà Nội. 12. Lê Minh Hà (2002), Những giọt trầm, tập truyện ngắn, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 13. Lê Minh Hà (2007), Cổ tích cho ngày mới, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 14. Phan Triều Hải (2018), Phan Triều Hải truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội. 15. Võ Thị Hảo (2005), Góa phụ đen, tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 16. Võ Thị Hảo (2005), Hồn trinh nữ, tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 17. Võ Thị Hảo (2005), Người sót lại của rừng cười, tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 18. Nguyễn Thị Thu Hiền (2006), 29 truyện rất ngắn, Nxb Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 153 19. Phạm Thị Hoài (1989), Tập truyện ngắn Phạm Thị Hoài, Nxb Phú Khánh. 20. Phạm Thị Hoài (1995), Man Nương, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 21. Phạm Sông Hồng (1993), Vùng lặng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 22. Phạm Sông Hồng (1993), Tiếng đáy, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 23. Phạm Sông Hồng (2011), Truyện ngắn Phạm Sông Hồng, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 24. Nguyễn Thị Thu Huệ (1992), Cát đợi, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 25. Nguyễn Thị Thu Huệ (1994), Hậu thiên đường, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 26. Nguyễn Thị Thu Huệ (2006), 37 truyện ngắn chọn lọc, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 27. Nguyễn Thị Thu Huệ (2012), Thành phố đi vắng, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 28. Nguyễn Khải (2014), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 29. Ma Văn Kháng (1996), Tuyển tập truyện ngắn, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 30. Lê Minh Khuê (2017), Một chiều xa thành phố, tập truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 31. Lê Minh Khuê (2017), Truyện ngắn Lê Minh Khuê, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 32. Nguyễn Quang Lập (2013), Hạnh phúc mong manh, Nxb Văn học, Hà Nội. 33. Nguyễn Quang Lập (2013), 49 cây cơm nguội, Nxb Văn học, Hà Nội. 34. Nguyễn Hữu Hồng Minh (2011), Ổ thiên đường, Nxb Văn học. 35. Sương Nguyệt Minh (2009), Dị hương, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 36. Sương Nguyệt Minh (tuyển chọn, 2007), Truyện ngắn nữ đầu thế kỉ, Nxb Văn học, Hà Nội. 37. Bảo Ninh (1987), Trại bảy chú lùn (tập truyện), Nxb Hà Nội. 38. Bảo Ninh (2001), Ba một lẻ trích Tác phẩm chọn lọc, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 39. Bảo Ninh (2002), Truyện ngắn Bảo Ninh, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội. 154 40. Dạ Ngân (1997), Vòng tròn im lặng, tập truyện ngắn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 41. Nhiều tác giả (1994), 40 truyện rất ngắn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 42. Nhiều tác giả (1995), 45 truyện rất ngắn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 43. Nhiều tác giả (1997), Tổng tập truyện ngắn năm 2000: Tạp chí Văn nghệ Quân đội, Nxb Văn học, Hà Nội. 44. Nhiều tác giả (2000), (Tuyển chọn) Truyện ngắn Việt Nam tập 1, Nxb Hà Nội, Hà Nội. 45. Nhiều tác giả (2001), Truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 46. Nhiều tác giả (2002), Truyện ngắn bốn cây bút nữ, Nxb Văn học, Hà Nội. 47. Nhiều tác giả (2002), Truyện ngắn hay và đạt giải Tạp chí văn nghệ Quân đội 2001-2002, Nxb Văn học, Hà Nội. 48. Nhiều tác giả (2003), Truyện ngắn hay 2003, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 49. Nhiều tác giả (2003), Truyện ngắn nữ chào thiên niên kỉ, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 50. Nhiều tác giả (2003), Hồn hoa trở lại, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 51. Nhiều tác giả (2005), Văn mới 2004-2005, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 52. Nhiều tác giả (2005), Truyện ngắn trẻ ba miền chọn lọc, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 53. Nhiều tác giả (2005), Văn mới 5 năm đầu thế kỉ, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 54. Nhiều tác giả (2005), Hồn hoa bên tháp cổ, Nxb Hội nhà văn- DONGA DC. 55. Nhiều tác giả (2006), 108 truyện cực ngắn, Nxb Văn hóa Sài Gòn, Tạp chí Thế giới mới, Hà Nội. 56. Nhiều tác giả (2006), Tổng tập truyện ngắn Việt Nam 1945-2005, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội. 57. Nhiều tác giả (2007), Truyện ngắn nữ đầu thế kỉ 21, Nxb Văn học, Hà Nội. 58. Nhiều tác giả (2009), Truyện ngắn hay Bắc- Trung- Nam, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 155 59. Nhiều tác giả (2010), Truyện ngắn 10 năm đầu thế kỉ XXI, tập 1, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 60. Nhiều tác giả (2010), Truyện ngắn 10 năm đầu thế kỉ XXI, tập 2, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 61. Nhiều tác giả (2011), Truyện ngắn bảy cây bút nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 62. Nhiều tác giả (2013), Truyện ngắn hay 2013, Nxb Văn học, Hà Nội. 63. Nhiều tác giả (2013), Truyện ngắn đầu tay của các cây bút trẻ, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 64. Nhiều tác giả (2014), Truyện cực ngắn đương đại Việt Nam, Nxb Văn học, Hà Nội. 65. Nhiều tác giả (2014), Truyện ngắn nữ đặc sắc Việt Nam từ 1986 đến nay, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 66. Nhiều tác giả (2015), Truyện mini đặc sắc, Nxb Văn học, Hà Nội. 67. Nhiều tác giả (2015), Văn mới 2011-2015, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 68. Nhiều tác giả (2016), Văn mới 2015-2016, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 69. Nhiều tác giả (2016), Truyện ngắn đặc sắc Việt Nam về lịch sử từ năm 1986 đến nay, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 70. Nhiều tác giả (2016), Tuyển tập truyện ngắn hay 2000- 2016, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 71. Nhiều tác giả (2017), Tuyển tập 60 năm Văn nghệ Quân đội, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 72. Cao Duy Sơn (2008), Ngôi nhà xưa bên suối, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 73. Cao Duy Sơn (2015), Cao Duy Sơn tác phẩm, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 74. Lưu Minh Sơn (2002), Mưa sâm cầm, tập truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội. 75. Hồ Anh Thái (2014), Mảnh vỡ của đàn ông, tập truyện ngắn, Nxb Trẻ, Hồ Chí Minh. 156 76. Hồ Anh Thái (2014), Tiếng thở dài qua rừng kim tước, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 77. Hồ Anh Thái (2014), Tự sự 265 ngày, tập truyện ngắn, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 78. Hồ Anh Thái (tuyển chọn, 2015), Văn mới 2014-2015, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 79. Nguyễn Thị Minh Thái, Nguyễn Thị Hậu (2018), Ngắn và rất ngắn, tập truyện, Nxb Văn hóa Văn nghệ, Thành phố Hồ Chí Minh. 80. Nguyễn Huy Thiệp (2007), Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nxb Đông A, Hà Nội. 81. Nguyễn Văn Thọ (2013), Sẫm Violet, Nxb Văn học, Hà Nội. 82. Đỗ Bích Thúy (2005), Tiếng đàn môi sau bờ rào đá, tập truyện ngắn, Nxb Công an Nhân dân, Hà Nội. 83. Đỗ Bích Thúy (2011), Mèo đen, tập truyện ngắn, Nxb Thời đại, Hà Nội. 84. Đỗ Bích Thúy (2013), Đàn bà đẹp, tập truyện ngắn, Nxb Văn học, Hà Nội. 85. Trần Đức Tiến (2015), Lỏng và tuột, Nxb Hội Nhà văn. 86. Nguyễn Trí (2013), Bãi vàng, đá quý, Trầm hương, tập truyện ngắn, Nxb Trẻ. 87. Nguyễn Ngọc Tư (2007), Cánh đồng bất tận, tập truyện ngắn, Nxb Trẻ, Thành phố Hồ Chí Minh. 88. Bão Vũ (1998), Biển nổi giận, tập truyện ngắn, Nxb Hải Phòng. 89. Bão Vũ (1999), Mây núi Thái Hàng, tập truyện ngắn, Nxb Hội Nhà văn, Hà Nội. 90. Bão Vũ (2003), Bữa thịt dê trên núi, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 91. Bão Vũ (2003), Hoang đường, tập truyện ngắn, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 92. Đào Vũ (2013), Khách thương hồ, Nxb Văn học, Hà Nội. 157 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt 93. Huỳnh Phan Anh (1995), Ghi nhận về thế giới truyện ngắn Phan Thị Vàng Anh, Báo Văn nghệ, số 1. 94. Tạ Duy Anh (tuyển chọn, 2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí. Nxb Thanh niên, Hà Nội. 95. Vũ Tuấn Anh (1992), Thạch Lam văn chương và cái đẹp, Tạp chí Văn học số 6. 96. Vũ Tuấn Anh (1995), Đổi mới văn học vì sự phát triển, Tạp chí Văn học, số 4. 97. Vũ Tuấn Anh (1996), Quá trình văn học đương đại nhìn từ phương diện thể loại, Tạp chí Văn học, số 9. 98. Vũ Tuấn Anh (2001), Văn học Việt Nam hiện đại- Nhận thức và thẩm định, Nxb Khoa học Xã hội. Hà Nội. 99. Vũ Tuấn Anh- Lê Dục Tú (Tuyển chọn và giới thiệu, 2006): Thạch Lam về tác gia và tác phẩm, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 100. Antônôp (1956), Viết truyện ngắn, Nxb Văn nghệ, Hà Nội. 101. Arnauđôp, M (1978), Tâm lí học sáng tạo văn học, (Hoài Lam và Hoài Ly dịch) Nxb Văn học, Hà Nội. 102. Lại Nguyên Ân (1984), Văn học và phê bình, Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 103. Lại Nguyên Ân (1987), Sáng tác truyện ngắn gần đây của Nguyễn Minh Châu, Tạp chí Văn học, số 3. 104. Bakhtin. M (1992), Lí luận và thi pháp tiểu thuyết (Phạm Vĩnh Cư dịch và giới thiệu), Trường viết văn Nguyễn Du, Hà Nội. 105. Bakhtin. M (1998), Những vấn đề thi pháp Đôtxtôiepxki, (Trần Đình Sử, Lại Nguyên Ân, Vương Trí Nhàn dịch), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 106. Lê Huy Bắc (2002), Truyện ngắn, nguồn gốc và khái niệm, Tạp chí Văn học, số 9. 158 107. Lê Huy Bắc (2003), Truyện ngắn hậu hiện đại thế giới, Nxb Hội Nhà văn. 108. Lê Huy Bắc (2004), Truyện ngắn: lí luận, tác gia và tác phẩm (tập 1) Nxb Giáo dục, Hà Nội. 109. Ban chấp hành Hội nhà văn Việt Nam (1990), Hội thảo về tình hình văn xuôi hiện nay, Tạp chí Văn nghệ số 14-15. 110. Mai Huy Bích (1998), Đề tài gia đình trong văn xuôi những năm gần đây, Báo Văn nghệ, số 23. 111. Nguyễn Thị Bích (2014), Nghệ thuật tự sự trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Thái Nguyên. 112. Nguyễn Thị Bình (1996), Những đổi mới văn xuôi nghệ thuật Việt Nam sau 1975, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 113. Nguyễn Thị Bình (2007), Văn xuôi Việt Nam 1975-1995, Những đổi mới cơ bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 114. Trần Văn Bính, Nguyễn Xuân Nam, Hà Minh Đức (1973), Cơ sở lý luận văn học, tập III: Loại thể văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 115. Nguyễn Minh Châu (1987), Hãy đọc lời ai điếu cho một giai đoạn Văn nghệ minh họa, Văn nghệ, số 45 và 50, Hà Nội. 116. Nguyễn Minh Châu (1989), Trang giấy trước đèn, Tạp chí Văn học, số 4. 117. Văn Chinh, (2009), Ngồi với Đỗ Chu một chiều Hà Nội, nguồn Van Chinh. Net 118. Đỗ Chu (1980), Một công việc rất thiêng liêng, in trong Sổ tay truyện ngắn, Vương Trí Nhàn (sưu tầm, dịch), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 119. Nguyễn Thị Kim Cúc (1993), Dưới 1000? Có sao đâu!, Tạp chí Thế giới mới, số 9. 120. Võ Tấn Cường (2004), Đi tìm "chân dung" truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long, 121. Đào Đức Doãn (2016), Tiểu thuyết tâm lí Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX (Những dạng cơ bản), Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội. 122. Đinh Xuân Dũng (1990), Hiện thực, chiến tranh và sáng tạo văn học, Quân đội Nhân dân, Hà Nội. 159 123. Đinh Trí Dũng (2016), Truyện ngắn Việt Nam sau 1986 và sự mở rộng đường biên thể loại, 124. Trần Thanh Đạm (1989), Nghĩ về một xu thế đổi mới trong đời sống văn chương hiện nay, Văn nghệ, số 1. 125. Trần Thanh Đạm (2004), Một thoáng nhìn văn học 5 năm đầu thế kỉ, Báo Văn nghệ, số 45 (6/11/ 2004), tr 6. 126. Đặng Anh Đào (1991), Một hiện tượng mới trong hình thức kể chuyện hiện nay, Tạp chí Văn học, số 6. 127. Đặng Anh Đào (1995), Đổi mới nghệ thuật tiểu thuyết, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 128. Đặng Anh Đào (2001), Biển không có thủy thần- Tài năng và người thưởng thức, Nxb Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh. 129. Nguyễn Văn Đấu (2011), Các loại hình cơ bản của truyện ngắn hiện đại, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm, Hà Nội. 130. Phan Cự Đệ (1986), Mấy vấn đề lí luận cuả văn học hiện nay, Tạp chí Văn học số 5. 131. Phan Cự Đệ (2005), Truyện ngắn Việt Nam- Lịch sử- Thi pháp- Chân dung, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 132. Trần Thanh Địch (1988), Tìm hiểu truyện ngắn, Nxb Tác phẩm mới, Hội Nhà văn. 133. Nguyễn Đăng Điệp (2003), Cuốn theo chiều văn Nguyễn Huy Thiệp, in trong Vọng từ con chữ, Nxb Văn học, Hà Nội. 134. Nguyễn Đăng Điệp (2007), Ý thức phái tính và âm hưởng nữ quyền trong Văn học Việt Nam đương đại, Tham luận tại Hội thảo Văn học Việt Nam trong bối cảnh giao lưu văn hóa quốc tế tại khu vực, in lại trong Thông báo khoa học Đại học Sư phạm Hà Nội 2, số 2. 135. Trần Phòng Điều (2006), Thị hiếu thẩm mỹ trong truyện ngắn Nguyễn Ngọc Tư, Văn nghệ Quân đội, số 647. 136. Hà Minh Đức (1999), Lí luận văn học, (Tái bản lần thứ 5), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 160 137. Frank Proschan (chủ biên, 2005), Folklore thế giới- Một số công trình nghiên cứu cơ bản, (Phạm Lan Hương, Đỗ Trọng Quang, Vũ Thị Thanh Hương, Đoàn Đức Lưu, Hồ Hải Thụy dịch), Nxb Khoa học Xã Hội, Hà Nội. 138. Văn Giá (1989), Những bước đi ban đầu của cây bút Phạm Thị Hoài, Thông báo khoa học Trường Đại học Sư phạm, số 4b. 139. Văn Giá (2006), Hòa Vang- một hồn văn cổ tích. Evan.com.vn (Nguồn: Văn nghệ, số 14/2006) 140. Greg Lockhart (1989), Tại sao tôi dịch truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp?, Tạp chí Văn học, số 4. 141. Gulaiep. N.A (1982), Lý luận văn học, Nxb Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội. 142. Phạm Minh Hạnh (1993), Truyện ngụ ngôn Việt Nam và thế giới: Thể loại và triển vọng, Nxb Khoa học Xã Hội, Hà Nội. 143. Hoàng Ngọc Hiến (1993), Truyện cực ngắn hiện đại dễ viết ngắn, Tạp chí Thế giới mới. 144. Hoàng Ngọc Hiến (1998), Năm bài giảng về thể loại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 145. Đỗ Đức Hiểu (1990), Đọc Phạm Thị Hoài, Báo Văn nghệ 10/3/1990. 146. Đỗ Đức Hiểu (2000), Thi pháp hiện đại, Nxb Hội Nhà văn. 147. Đỗ Đức Hiểu (2011), Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, Tạp chí sông Hương, số 136. 148. Nguyễn Trọng Hiếu (2017), Truyện ngắn của các nhà văn nữ Việt Nam đương đại từ góc nhìn phân tâm học, Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội. 149. Hiền Hòa (2003), Võ Thị Xuân Hà: Viết để đỡ đau hơn khi nhìn thực tế, Vietbao.com 150. La Khắc Hòa (2007), Những dấu hiệu của chủ nghĩa Hậu hiện đại trong Văn học Việt Nam qua sáng tác của Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 2. 161 151. Nguyễn Thái Hòa (2000), Những vấn đề thi pháp của truyện, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 152. Phạm Hoa (1995), Đọc Cát đợi của Nguyễn Thị Thu Huệ, Tạp chí Văn nghệ Quân đội, số 5. 153. Phương Hoa (thực hiện, 9/2002), Nguyễn Thị Thu Huệ trả lời phỏng vấn: “Tôi không ép nhân vật của mình thế này hay thế khác”, Báo Thanh niên số 248. 154. Nguyễn Thị Năm Hoàng (2007), Truyện ngắn Việt Nam sau 1975 – nhìn từ góc độ thể loại, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Quốc gia Hà Nội. 155. Vũ Hồng (2006), Bài học văn chương từ Cánh đồng bất tận, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 7. 156. Nguyễn Trí Huân (2005), Báo cáo kết quả công tác xét giải thưởng văn học 2004 và nhận xét chung về văn học 2004 ở những thể loại: thơ, tiểu thuyết, truyện ngắn, kí, Báo Văn nghệ, số 8. 157. Lại Văn Hùng (2001), Truyện ngắn nhìn trong nguồn mạch, Tạp chí Văn học số 2. 158. Nguyễn Thanh Hùng (1994), Ánh kim sa trong truyện ngắn (in trong Văn học và Nhân cách), Nxb Văn học, Hà Nội. 159. Nguyễn Thanh Hùng (2005), Tri thức đọc hiểu truyện ngắn hiện đại, Báo Văn nghệ, số 28. 160. Trần Mạnh Hùng (2011), Khảo sát đặc điểm truyện ngắn đồng bằng sông Cửu Long từ 1975 đến nay, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh. 161. Lê Quang Hưng (2012), Khóc, cười cùng nhân vật (Tiếp nhận văn học nghệ thuật), Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 162. Lê Quang Hưng (2012), Những giật mình, vỡ lẽ khi đến với Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu, Tạp chí Văn học tuổi trẻ, số 10-11, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 163. Mai Hương (1995), Nguyễn Minh Châu, tài năng sáng tạo và nghệ thuật, Tạp chí Văn học số 4. 162 164. Lê Thị Hường (1995), Những đặc điểm cơ bản của truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1975-1995, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 165. Nguyễn Văn Kha (2006), Đổi mới quan niệm về con người trong truyện ngắn Việt Nam 1975-2000, Nxb Đại học thành phố Hồ Chí Minh. 166. Nguyễn Khải (1993), Truyện rất ngắn ăn ngọt vào bộ nhớ, Tạp chí Thế giới mới, số 61. 167. Trần Đăng Khoa (1998), Chân dung và đối thoại, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 168. Khrapchenkô. M.B (1978), Cá tính sáng tạo của nhà văn và sự phát triển của văn học (Lê Sơn- Nguyễn Minh dịch), Nxb Tác phẩm mới, Hà Nội. 169. Khrapchenkô. M.B (1985), Sáng tạo nghệ thuật, hiện thực, con người, tập II (Nguyễn Hải Hà, Lại Nguyên Ân, Duy Lập dịch), Nxb Khoa học Xã Hội, Hà Nội. 170. Thụy Khuê, Phạm Thị Hoài trên sinh lộ mới của văn học- www. talawas.org. 171. Phùng Ngọc Kiếm (2004), Nghĩ tiếp về đặc điểm truyện ngắn hiện đại, Kỉ yếu Hội thảo khoa học những nhà nghiên cứu Ngữ văn trẻ, (in lần 2). 172. Phùng Ngọc Kiếm (2004), Trần thuật trong truyện rất ngắn (in trọng Tự sự học, một số vấn đề lí thuyết và lịch sử), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 173. Nguyễn Kiên (1993), Truyện rất ngắn: tính đột phá đẩy tới bùng nổ, Tạp chí Thế giới mới, số 62. 174. Lê Đình Kỵ (2006), Phê bình nghiên cứu văn học (tái bản lần thứ hai), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 175. Đinh Trọng Lạc (1994), Phong cách học văn bản, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 176. Tôn Phương Lan (1999), Phong cách nghệ thuật Nguyễn Minh Châu, Nxb Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội. 163 177. Tôn Phương Lan (2004), Truyện ngắn chiến tranh nhìn từ sự vận động của thể loại, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 11. 178. Mai Quốc Liên (2011), Đọc truyện ngắn Bảo Ninh, 179. Mai Quốc Liên (1998), Phê bình và tranh luận văn chương, Nxb Văn học, Hà Nội. 180. Hoàng Long, Vài ý nghĩ về truyện cực ngắn, www.Tienve.org 181. Nguy ễn Văn Long (1985), Văn xuôi viết những năm 1975- 1985 viết về cuộc kháng chiến chống xâm lược Mỹ, Văn nghệ Quân đội số 4. 182. Nguyễn Văn Long (2006), Một số vấn đề cơ bản trong nghiên cứu lịch sử văn học Việt Nam từ sau 1975 (Văn học Việt Nam sau 1975- Những vấn đề nghiên cứu và giảng dạy, Nxb Giáo dục, Hà Nội. tr183. 183. Phạm Quang Long (1996), Thái độ của Nguyễn Minh Châu đối với con người; niềm tin và những lo âu, Tạp chí văn học số 9. 184. Thế Lữ (1943), Tính cách tạo tác của Thạch Lam, Thanh Nghị số 39. 185. Phương Lựu (chủ biên), Nguyễn Nghĩa Trọng- La Khắc Hòa- Lê Lưu Oanh (2012), Lí luận văn học, tập 1, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 186. Phương Lựu (2011), Lí thuyết văn học hậu hiện đại, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 187. Hoàng Như Mai (1993), Truyện của thời đại tốc độ và thông tin, Tạp chí Thế giới mới, số 66, tr90. 188. Nguyễn Đăng Mạnh (1992), Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp vài cảm nghĩ, Tạp chí Cửa Việt số 16. 189. Nguyễn Đăng Mạnh (1996), Con đường đi vào thế giới nghệ thuật của nhà văn, Nxb Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh. 190. Nguyễn Đăng Mạnh (2000), Nhà văn Việt Nam hiện đại chân dung và phong cách, Nxb Trẻ, Hà Nội. 191. Nguyễn Đăng Mạnh (1992), Thảo luận về truyện ngắn, Tạp chí Tác phẩm mới, số 2. 164 192. Đặng Thị Mây (2002), Đặc điểm thi pháp truyện ngắn sau 1975, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm, Hà Nội. 193. Nguyễn Đăng Na (1999), Văn xuôi tự sự Việt Nam thời trung đại, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 194. Nguyễn Xuân Nam (1993), 1000 âm tiết đủ để sâu sắc, sáng tạo, hiện đại, Tạp chí Thế giới mới số 68. 195. Vũ Tú Nam (1993), Truyện rất ngắn đang được thể nghiệm, Tạp chí Thế giới mới, số 52. 196. Võ Khắc Nghiêm (1994), Các nguồn rọi vào một điểm, Tạp chí Thế giới mới, số 97. 197. Nguyên Ngọc (1992), Truyện ngắn hiện nay sức mạnh và hạn chế, Tạp chí Thế giới mới, số 2. 198. Nguyên Ngọc (1993), Chấm phá mà bao la, Tạp chí Thế giới mới. 199. Lã Nguyên (1989), Nguyễn Minh Châu và những trăn trở trong đổi mới tư duy nghệ thuật, Tạp chí Văn học, số 2. 200. Lã Nguyên (2007), Những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong Văn học Việt Nam qua sáng tác cuả Nguyễn Huy Thiệp và Phạm Thị Hoài, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 1. 201. Phạm Xuân Nguyên (1994), Truyện ngắn và cuộc sống hôm nay, Tạp chí Văn học số 2. 202. Phạm Xuân Nguyên (2001), Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 203. Phạm Xuân Nguyên (2004), Khi cánh đồng mở ra, Báo Văn nghệ (15/4/2004). 204. Châu Thành Nguyễn (1993), Phút 89 đầy kịch tính, Tạp chí Thế giới mới. 205. Vương Trí Nhàn (2001), Sổ tay truyện ngắn (Tái bản lần thứ hai), Nxb Giáo dục, Hà Nội. 206. Vương Trí Nhàn (2002), Phụ nữ và sáng tác văn chương, Tạp chí Văn học, số 06. 165 207. Nhiều tác giả, Chuyên đề Truyện cực ngắn, www.tienve.org. 208. Nhiều tác giả (1998), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 209. Nhiều tác giả (1999), Từ điển thuật ngữ văn học, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 210. Nhiều tác giả, (2000), Nghệ thuật viết truyện ngắn và kí, Nxb Thanh niên, Hà Nội. 211. Nhiều tác giả (2004), Nguyễn Minh Châu, tác giả và tác phẩm, Nxb Hà Nội. 212. Nhiều tác giả 2004), Từ điển Văn học, Nxb Thế giới. 213. Nhiều tác giả (2006), Lý luận phê bình văn học đổi mới và phát triển, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 214. Nhiều tác giả (2010), Giáo trình Văn học Việt Nam hiện đại, tập II, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 215. Nguyễn Minh Nhựt, Lời giới thiệu Tuyển truyện ngắn đạt giải cao 30 năm đổi mới 1986-2016, Nxb Trẻ, 2017. 216. Lê Lưu Oanh (1998), Thơ trữ tình Việt Nam 1975-1990, Nxb Đại học Quốc Gia, Hà Nội. 217. Lê Lưu Oanh (2004), Thời hiện tại chưa hoàn thành của truyện ngắn (in trong Tự sự học), Nxb ĐHSP, Hà Nội. 218. Lê Thị Phượng (2004), Một số phương diện đặc sắc trong nghệ thuật kết cấu truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, ĐHSP Hà Nội. 219. Pospelop. G.N (chủ biên) (1985), Dẫn luận nghiên cứu văn học, tập II, Nxb Giáo dục. 220. Nguyễn Hưng Quốc, Vài ý nghĩa ngắn, thật ngắn về truyện cực ngắn, web: tienve.org.vn 221. Nguyễn Quang Sáng (1993), Cuộc chạy 100 m của người viết văn, Tạp chí Thế giới mới, số 59. 222. Nguyễn Khắc Sính (2006), Phong cách thời đại nhìn từ thể loại văn học, Nxb Văn học, Hà Nội. 166 223. Chu Văn Sơn- Đỗ Ngọc Thống (1993), Trao đổi mini về truyện ngắn mini, Báo Văn nghệ, số 40. 224. Nguyễn Thanh Sơn- Đọc và đọc lại “Thiên sứ” cuả Phạm Thị Hoài- www.talawas.org. 225. Nguyễn Thanh Sơn (2001), Đọc truyện Nguyễn Huy Thiệp- Đi tìm Nguyễn Huy Thiệp, Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 226. Tr ần Đình Sử - Phương Lựu- Nguyễn Xuân Nam (1987), Lí luận văn học, tập II, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 227. Trần Đình Sử (2008), Tự sự học, Một số vấn đề lí luận và lịch sử, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 228. Trần Đăng Suyền, Nguyễn Văn Long, Lê Quang Hưng, Trịnh Thu Thuyết (1993), Giáo trình văn học Việt Nam hiện đại, tập I, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 229. Trần Đăng Suyền (1993), Một cách nhìn cuộc sống hiện nay, Báo Văn nghệ, số 15. 230. Trần Đăng Suyền (2014), Phương pháp nghiên cứu tác phẩm Văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 231. Trần Đăng Suyền (2019), Tư tưởng và phong cách nhà văn, Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb Đại học Sư Phạm, Hà Nội. 232. Phạm Xuân Thạch (2005), Tiểu thuyết Việt Nam đương đại, suy nghĩ từ những tác phẩm mang chủ đề lịch sử, 233. Trần Duy Thanh (2008), Truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Báo Nhân Dân ra ngày 26/6/2008. 234. Ngô Thảo (1995), Bốn thế hệ nhà văn, Tạp chí Văn học, số 9. 235. Nguyễn Quang Thân (1992), Sự trói buộc cuả truyện ngắn, Văn nghệ Quân đội, số 7. 236. Bùi Việt Thắng (1987), Nhìn lại truyện ngắn 1986, Tạp chí Văn học số 3. 237. Bùi Việt Thắng (2000), Truyện ngắn- Những vấn đề lý thuyết và thực tiễn thể loại, NXB ĐHQG, Hà Nội. 167 238. Bùi Việt Thắng (2004), Truyện ngắn hôm nay, Tạp chí Nghiên cứu văn học số 1. 239. Bùi Việt Thắng (2006), Bài học văn chương từ Cánh đồng bất tận, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7. 240. Trần Văn Thắng (2012), Khuynh hướng thế sự trong truyện ngắn Việt Nam thời kì đổi mới (1986-2000), Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn thành phố Hồ Chí Minh. 241. Nguyễn Thành Thi (2010), Ám ảnh hiện sinh trong truyện ngắn Nguyễn Huy Thiệp, Nghiên cứu văn học số 5. 242. Trần Viết Thiện (2012), Sự tương tác thể loại trong văn xuôi Việt Nam từ 1986 đến 2012, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm thành phố hồ Chí Minh. 243. Nguyễn Thị Bích Thu (1996), Những thành tựu của truyện ngắn sau 1975, Tạp chí văn học, số 9. 244. Nguyễn Thị Bích Thu (2007), Truyện ngắn Việt Nam giai đoạn 1945- 1975 (nhìn từ góc độ thi pháp thể loại), Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Viện Văn học, Hà Nội. 245. Lê Thị Hương Thủy (2013), Truyện ngắn Việt Nam từ 1986 đến nay (nhìn từ góc độ thể loại), Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Khoa học Xã hội, Hà Nội. 246. Nguyễn Thị Thu Thủy (2003), Ngôn ngữ kể chuyện trong truyện ngắn Việt Nam sau 1975, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm, Hà Nội. 247. Hỏa Diệu Thúy (2006), Truyện ngắn Việt Nam 1945-1975, diện mạo lịch sử thể loại, Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Đại học Sư phạm, Hà Nội. 248. Phạm Toàn (2004), Sự gần gũi giữa thơ và truyện ngắn, Báo Văn nghệ số 14. 249. Todorov, Tz (2004), Thi pháp văn xuôi (Đặng Anh Đào, Lê Hồng Sâm dịch), Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 250. Lê Ngọc Trà (1993), Chất thơ trong truyện rất ngắn, Tạp chí Thế giới mới, số 64. 168 251. Nguyễn Nghĩa Trọng (2003), Văn hóa văn nghệ trong đổi mới: Những vấn đề lí luận và thực tiễn, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. 252. Bùi Thanh Truyền (2008), Song đề truyền thống- hiện đại trong điểm nhìn nghệ thuật của truyện giả cổ tích và truyện cũ viết lại thời đổi mới, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 2. 253. Lê Dục Tú (2007), Thể loại truyện rất ngắn trong đời sống văn học đương đại, Tạp chí văn học, số 2. 254. Nguyễn Tuân (1963), Cần cười, Báo Văn nghệ số 239. 255. Lê Trí Viễn (1994), Nói về truyện rất ngắn, Tạp chí Thế giới mới, số 98. 256. Nguyễn Anh Vũ (2005), Đọc truyện ngắn nữ của ba tác giả đồng bằng sông Cửu Long, Báo Văn nghệ, số 27. 257. Nguyễn Như Ý (1998), Từ điển Tiếng Việt, Nxb Giáo dục, Hà Nội. 258. Phạm Thu Yến (chủ biên, 2009), Giáo trình Văn học dân gian, Nxb Đại học Sư phạm, Hà Nội. Tài liệu Tiếng Anh 259. Abram. M H, A glossary of literary term, H.B.Jovannovich, USA, 1993 260. Ann Charters, The Story and Its Writer, Bedford Book, Boston, 1995. 261. Jacques Derrida, Writing and difference, Trans, Alan Bass, University of Chicago Press, Chicago, 198.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cac_dang_co_ban_cua_truyen_ngan_viet_nam_sau_1986_tu.pdf
  • docxLuận án Tiến sĩ- Chu Huyền cấp trương.docx
  • docxTóm tắt Luận án Tiếng Anh cấp trường- Chu Huyền.docx
  • pdfTóm tắt Luận án Tiếng Anh cấp trường- Chu Huyền.pdf
  • docxTóm tắt luận án Tiếng Việt cấp trường- Chu Huyền.docx
  • pdfTóm tắt luận án Tiếng Việt cấp trường- Chu Huyền.pdf
  • docTóm tắt những kết luận mới Tiếng Việt- Luận án Chu Huyền.doc
  • pdfTóm tắt những kết luận mới Tiếng Việt- Luận án Chu Huyền.pdf
Tài liệu liên quan