Luận án Các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo đại học giai đoạn hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 62 31 02 03 HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THỊ HỒNG HẠNH CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC GIAI ĐO

pdf184 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 370 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo đại học giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC CHÍNH TRỊ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 62 31 02 03 Người hướng dẫn khoa học : PGS,TS Nguyễn Minh Tuấn HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Hà Nội, ngày tháng năm 2017 Tác giả luận án Nguyễn Thị Hồng Hạnh MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1 Các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 6 1.2. Những giá trị khoa học của các công trình tổng quan và những vấn đề luận án cần làm rõ 26 Chương 2: CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC – NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 29 2.1. Đào tạo trình độ đại học và nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học ở Việt Nam 29 2.2. Các trường đại học công lập và các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội - đặc điểm, vai trò 46 2.3. Lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội – nội dung, phương thức lãnh đạo 53 Chương 3 CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ KINH NGHIỆM 65 3.1. Thực trạng lãnh đạo nâng cao chất lượng đào đạo trình độ đại học của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội 65 3.2. Nguyên nhân và những kinh nghiệm bước đầu 103 Chương 4 PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC CỦA CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI ĐẾN NĂM 2025 113 4.1. Dự báo những nhân tố tác động và phương hướng tăng cường lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học của các đảng bộ trường đại học công lập ở Hà Nội 113 4.2. Những giải pháp chủ yếu tăng cường lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội đến năm 2025 124 KẾT LUẬN 147 CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC Đà CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ 149 TÀI LIỆU THAM KHẢO 150 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BHXH Bảo hiểm xã hội CBQL Cán bộ quản lý CBVC Cán bộ viên chức CNH - HĐH Cộng nghiệp hóa - hiện đại hóa CNXH Chủ nghĩa xã hội DN Doanh nghiệp GD&ĐT Giáo dục và đào tạo GDĐH Giáo dục đại học GS Giáo sư GV Giáo viên HN Hà Nội KH&CN Khoa học và công nghệ NCKH Nghiên cứu khoa học NCS Nghiên cứu sinh Nxb Nhà xuất bản PGS Phó giáo sư ThS Thạc sỹ TS Tiến sĩ TSKH Tiến sĩ khoa học WTO Tổ chức thương mại thế giới XHCN Xã hội chủ nghĩa DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU TRONG PHỤ LỤC LUẬN ÁN Phụ lục 1: Danh sách các trường đại học, học viện công lập trên địa bàn hà nội Phụ lục 2 : Số liệu tổ chức các hội nghị Phụ lục 3 : Về công tác chuyên môn Phụ lục 4 : Đánh giá phân loại tổ chức cơ sở đảng Phụ lục 5: Số liệu về công tác phát triển đảng Phụ lục 6: Phân tích đội ngũ đảng viên Phụ lục 7: Công tác kiểm tra, giám sát Phụ lục 8: Phiếu trưng cầu ý kiến Phục lục 9: Tổng hợp kết quả trưng cầu ý kiến MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Giáo dục là quốc sách hàng đầu. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng của Việt Nam hiện nay, việc phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trở thành “sức mạnh mềm” quốc gia, là nhân tố quan trọng quyết định thành bại của tiến trình hội nhập. Nhận thức rõ điều này, trong những năm qua Đảng và Nhà nước luôn luôn quan tâm đến việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Đây là động lực mạnh mẽ và cũng là mục tiêu của công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội trên đất nước ta. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng đã nhấn mạnh: Phấn đấu trong những năm tới, tạo chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả giáo dục, đào tạo; đáp ứng ngày càng tốt hơn công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc và nhu cầu học tập của nhân dân [42, tr.115]. Giáo dục đại học, nhất là ở các trường đại học công lập có tính quyết định chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao. Giáo dục đại học trong các trường công lập ở Hà Nội lại càng có vai trò quan trọng, có tính dẫn dắt, định hướng đối với hệ thống giáo dục đại học cả nước. Bởi với vị thế là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật của cả nước, Thủ đô Hà Nội cũng đồng thời là trung tâm giáo dục đào tạo, tập trung 33 trường đại học công lập với gần 200 ngành đào tạo, là nơi học tập và rèn luyện thường xuyên cho hơn 300 nghìn sinh viên với số lượng gần 15 nghìn giảng viên. Đào tạo của các trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội là môi trường tốt để phát triển và bồi dưỡng nhân tài, nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ đắc lực và đáp ứng yêu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước. Do đó, chất lượng đào tạo đại học ở các trường đại học công lập thực sự là vấn đề đáng quan tâm và cũng chỉ đạt kết quả khi được sự lãnh đạo đúng đắn, trước hết của các đảng bộ trường đại học. Trong thời gian qua, các đảng bộ trường đại học công lập ở Hà Nội đã quan tâm đầu tư, xây dựng, phát triển và nâng cao chất lượng hệ đào tạo này, đạt kết quả đáng ghi nhận: mở rộng quy mô, nâng cao chất lượng, nội dung đào tạo, gắn đào tạo với việc cung ứng nhân lực chất lượng cao của thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, xứng tầm với vị trí là địa bàn trọng điểm. Tuy nhiên, chất lượng đào tạo trình độ đại học ở các trường này cũng vẫn còn nhiều hạn chế: nội dung giáo dục đào tạo chưa thật sự phong phú, đa dạng và đổi mới, phù hợp với sự phát triển đa ngành nghề, đa lĩnh vực khi hội nhập quốc tế; khâu đánh giá, kiểm tra chất lượng đào tạo chưa thật sự hữu hiệu, còn tồn tại tiêu cực, có nơi chạy theo thành tích; chưa có định hướng chiến lược lâu dài để có những bước đi phù hợp với nhu cầu trong từng giai đoạn của thị trường Nguyên nhân của những hạn chế nêu trên có thể kể đến công tác lãnh đạo của các đảng bộ trường: một số quyết định về vấn đề này của cấp uỷ còn chưa thật cụ thể, rõ ràng, cơ sở lý luận và thực tiễn của một số điểm chưa thật vững chắc nên tính khả thi thấp. Việc tổ chức thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước còn chậm. Trình độ, năng lực lãnh đạo, quản lý của khá nhiều cấp uỷ và cán bộ chủ chốt các trường còn nhiều hạn chế, bất cập. Việc phát huy vai trò của ban giám hiệu nhà trường trong lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo còn thiếu tính chủ động, nội dung, phương thức lãnh đạo của nhiều đảng bộ trường chưa được đổi mới mạnh mẽ, nhìn chung còn lúng túng. Trong giai đoạn hiện nay, đào tạo trình độ đại học ở nước ta nói chung, Hà Nội nói riêng đang trước nhu cầu hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, hội nhập quốc tế đang mang đến nhiều cơ hội, đồng thời cũng đặt ra những thách thức gay gắt cho các trường đại học trong quá trình phát triển và khẳng định chất lượng đào tạo, có nắm bắt và khai thác được những cơ hội đó, hay để nó trôi đi phụ thuộc chủ yếu vào tầm nhìn, chiến lược, phương thức điều hành của những nhà lãnh đạo, quản lý. Nếu không đổi mới tư duy, nhận thức, không thay đổi cách lãnh đạo, điều hành, quản lý giáo dục đại học theo kiểu thời bao cấp thì thách thức ngày càng lớn. Do đó, việc nghiên cứu, tìm giải pháp phát huy ưu điểm, khắc phục những yếu kém, tăng cường sự lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội đối với nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học đáp ứng yêu cầu sự nghiệp đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước thực sự là vấn đề rất cần thiết và cấp bách. Để góp phần giải quyết vấn đề nêu trên, nghiên cứu sinh đã chọn nghiên cứu đề tài:“Các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo đại học giai đoạn hiện nay” để thực hiện Luận án tiến sĩ khoa học Chính trị, chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Trên cơ sở làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học giai đoạn hiện nay, luận án đề xuất phương hướng, giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các đảng bộ trường đối với nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học đến năm 2025. 2.2. Nhiệm vụ Để đạt được mục đích trên, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau: - Tổng quan các công trình khoa học tiêu biểu trong nước và nước ngoài liên quan trực tiếp đến đề tài luận án. - Làm rõ những căn cứ lý luận và thực tiễn về các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học giai đoạn hiện nay. - Làm rõ vị trí, vai trò, đặc điểm của các trường đại học công lập, các đảng bộ trường đại học công lập ở Hà Nội hiện nay. Làm rõ các khái niệm công cụ: chất lượng đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, nội dung, phương thức lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học của các đảng bộ trường đại học công lập ở Hà Nội. - Khảo sát thực tiễn, đánh giá đúng thực trạng lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội từ năm 2010 đến nay, chỉ ra được ưu, khuyết điểm, nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm từ thực tiễn lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở Hà Nội. - Dự báo những nhân tố thuận lợi, những khó khăn, thách thức, xác định phương hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học đến năm 2025 của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng Đối tượng nghiên cứu của luận án là các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học giai đoạn hiện nay. 3.2. Phạm vi - Thời gian khảo sát: Luận án tập trung nghiên cứu, khảo sát sự lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội đối với nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học từ năm 2010 đến nay. Phương hướng và giải pháp được đề xuất trong luận án có giá trị đến năm 2025. - Không gian: Giáo dục đại học gồm các trình độ: cao đẳng, đại học, thạc sĩ, tiến sĩ. Luận án chỉ tập trung nghiên cứu, khảo sát sự lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội đối với nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học. Luận án tiến hành khảo sát sự lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học của 33 đảng bộ trường đại học công lập trên địa bàn Hà Nội với các số liệu từ năm 2010 đến nay, không nghiên cứu vấn đề này đối với các trường thuộc khối an ninh, cảnh sát và quân đội. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn - Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và các quan điểm, đường lối của Đảng về giáo dục - đào tạo.. - Cơ sở thực tiễn: Hoạt động đảm bảo và nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học ở các trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội dưới sự lãnh đạo của các đảng bộ trường đó. Luận án có sử dụng báo cáo tổng kết, báo cáo thống kê về công tác đào tạo của các trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp như: phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic, phân tích, tổng hợp, điều tra xã hội học, phỏng vấn sâu, phương pháp chuyên gia, thống kê, so sánh, tổng kết thực tiễn... 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án - Khái niệm chất lượng đào tạo trình độ đại học và các yếu tố cấu thành chất lượng đào tạo trình độ đại học; lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội. - Những kinh nghiệm thực tiễn bước đầu về sự lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội đối với công tác nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học từ 2010 đến nay. - Những giải pháp chủ yếu nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học dưới sự lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội đến năm 2025. 6. Ý nghĩa thực tiễn - Luận án có thể là tài liệu tham khảo cho các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội trong việc lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học từ nay đến năm 2025. - Luận án có thể làm tài liệu tham khảo phục vụ cho công tác nghiên cứu khoa học, giảng dạy và học tập môn Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước. 7. Kết cấu luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm 04 chương 9 tiết. Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án Chương 2: Các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố hà nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học - những vấn đề lý luận và thực tiễn Chương 3: Các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo Đại học - thực trạng, nguyên nhân và kinh nghiệm Chương 4: Phương hướng và giải pháp chủ yếu tăng cường lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ Đại học của các Đảng bộ trường Đại học công lập ở thành phố Hà Nội đến năm 2025 Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các công trình nghiên cứu của nước ngoài Giáo dục đại học và chất lượng đào tạo trình độ đại học là vấn đề được nhiều học giả nước ngoài quan tâm từ khá sớm. Các nghiên cứu về chất lượng giáo dục đi theo logic từ bản chất của khái niệm chất lượng, chất lượng giáo dục đến chất lượng giáo dục đại học. Thực tế, các nghiên cứu về chất lượng giáo dục đại học đưa ra những quan niệm khác nhau về chất lượng với nhiều góc độ tiếp cận. 1.1.1.1. Các công trình nghiên cứu về đào tạo trình độ đại học và chất lượng đào tạo trình độ đại học * Sách - Serbrenia J. Sims, Total Quality Management in Higher Education: Is it Working? why Or why Not?(Quản lý tổng hợp chất lượng giáo dục đại học: công việc cần thiết?) [131]. Nội dung cuốn sách nhấn mạnh tầm quan trọng của việc các trường đại học hiện nay cần xem xét nghiên cứu và thực hiện nghiêm túc về việc nâng cao chất lượng ở cả hai khâu: đào tạo và quản lý. Bên cạnh đó, tác giả cũng cho rằng nên xem xét để quản lý chất lượng đào tạo một cách toàn diện chính là một phương pháp quan trọng để đạt được những mục tiêu của đào tạo. Một chiến lược phát triển toàn diện và khả năng thích ứng với với môi trường đại học nói chung và các trường đại học cụ thể nói riêng là cần thiết để nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học. - John R. Dew, Molly McGowan Nearing, Continuous Quality Improvement in Higher Education (Tiếp tục cải thiện chất lượng giáo dục đại học) [143]. Nội dung cuốn sách đã khẳng định có một sự khác biệt rất lớn giữa các tổ chức giáo dục đại học thông thường và những đơn vị đã ứng dụng một loạt các phương pháp tiếp cận để cải tiến liên tục (CI). Hai tác giả của cuốn sách là Dew và Nearing đã thừa nhận rằng những định hướng sai lầm có thể tồn tại nhưng bài học từ những sai lầm đó có thể giúp các nhà quản lý giáo dục đại học trong việc cải cách để nâng cao chất lượng đào tạo với từng bối cảnh cụ thể tại từng trường đại học khác nhau. Cuốn sách cung cấp những thông tin cơ bản bằng cách đưa ra các quan điểm lịch sử về các tổ chức tiên phong trong cải tiến giáo dục đại học (CI). Ngoài ra, nó cũng cung cấp những hiểu biết về cách để có được thông tin phản hồi liên quan thông qua các cuộc khảo sát và nhóm tập trung. Các tác giả cũng đã đưa ra cách thức để giải quyết các vấn đề quy hoạch chiến lược từ một góc độ CI và bao gồm các khái niệm để cải thiện chương trình học. - Stephen J. Rosow, Thomas Kriger, Transforming Higher Education: Economy, Democracy, and the University (Cải cách giáo dục đại học: Từ góc độ tài chính, dân chủ và trường đại học) [132]. Nội dung cuốn sách đã khẳng định: Các trường đại học đang trong quá trình thay đổi và thậm chí là đang biến đổi. Các bài viết đã tập trung làm sáng tỏ những chuyển đổi đang diễn ra của giáo dục đại học và các khả năng biến đổi trong điều kiện hiện tại của nó. Chỉ bằng cách xem các trường đại học như một công trình có giá trị lịch sử chúng ta có thể đánh giá những nguy cơ và cơ hội trong những điều kiện mới của giáo dục đại học và xác định một tiến trình hợp lý cho tương lai. Các bài viết trong cuốn sách này đã đánh giá sự phát triển gần đây tại các trường đại học nói riêng và giáo dục đại học nói chung. - Svein Kyvik: The Dynamics of Change in Higher Education, Expansion and Contraction in an Organisational Field (Những động lực thay đổi trong giáo dục đại học: Mở rộng hay thu hẹp trong công tác tổ chức) [133]. Tác giả cuốn sách cho rằng: Tại hầu hết các nước Tây Âu, giáo dục đại học đang ngày càng khẳng định được vai trò quan trọng và phát triển với một tốc độ nhanh chóng. Một trong những hướng phát triển là mở thêm các trường đại học bên ngoài, một phần thông qua việc thành lập các viện nghiên cứu mới và một phần thông qua việc nâng cấp các trường chuyên nghiệp và dạy nghề thành trường cao đẳng hoặc cao hơn. Xu hướng chính tại các nước này là hình thành một hệ thống nhị phân với số lượng sinh viên ngày càng tăng lên cao hơn ở những khu vực đại học chuyên ngành (college) so với các trường đại học tổng hợp (university). Tuy nhiên, lại chưa có nhiều công trình nghiên cứu về sự khác biệt cũng như xu hướng phát triển này của giáo dục đại học. Vì vậy, mục đích của cuốn sách là để nâng cao sự hiểu biết của người đọc về các quá trình này, thông qua các khái niệm phát triển và quan điểm lý thuyết mà có thể cung cấp những hiểu biết mới về các hiện tượng phức tạp. Cuốn sách này được dựa trên một số lượng lớn các nghiên cứu về giáo dục đại học ở Na Uy và các nước Tây Âu khác. Tác giả Brubacher, J.S. trong nghiên cứu On the philosophy of higher education (Về triết lý của giáo dục đại học), San Francisco Jossey-Bass đã khẳng định: Chất lượng giáo dục đại học được thể hiện ở việc đạt được những trách nhiệm xã hội mà giáo dục đại học phải gánh vác. Đại học với ý nghĩa là trung tâm tri thức, trung tâm chuyển giao tri thức thì chất lượng giáo dục đại học chính là kết quả sáng tạo tri thức, chuyển giao tri thức, xây dựng và phát triển nguồn nhân lực của quốc gia. Chất lượng giáo dục đại học được hợp thành từ chất lượng của các trường đại học. Không thể có một nền giáo dục có chất lượng nếu chất lượng của đa số trường đại học ở mức thấp kém, không hoàn thành được sứ mệnh mà xã hội giao phó cho nó. [109] Tác giả Frazer Malcolm trong nghiên cứu “Quality in Higher Education: An International Perspective” (Chất lượng đại học: nhìn từ quan điểm quốc tế) in Diana Green, ed., What is quality in higher education?(Điều gì làm nên chất lượng giáo dục đại học) London: Society for research into higher education (chất lượng giáo dục đại học: một cách tiếp cận xã hội) [115] đã đưa ra quan niệm về chất lượng giáo dục đại học ở một góc độ khác. Tác giả quan niệm giáo dục đại học có trách nhiệm đào tạo, phát triển nguồn nhân lực để tạo ra mặt bằng chất lượng nguồn nhân lực chất lượng ngày càng cao trong phân công lao động toàn cầu. Chất lượng giáo dục đại học là chất lượng nguồn nhân lực của quốc gia. Tuy nhiên, điều này cũng không hoàn toàn phản ánh hết được các khía cạnh của chất lượng giáo dục đại học. Bởi lẽ, chất lượng nguồn nhân lực quốc gia phụ thuộc vào nhiều nhân tố. Mặt khác, bản thân nguồn nhân lực có trình độ đại học chỉ là một bộ phận của nguồn nhân lực quốc gia. Vì vậy, việc quan niệm chất lượng giáo dục đại học là chất lượng nguồn nhân lực quốc gia chưa thực sự là một cách tiếp cận phù hợp và đầy đủ. Tác giả Vương Nhất Bình quan niệm chất lượng giáo dục đại học thể hiện ở việc đảm bảo đáp ứng các tiêu chuẩn đặt ra đối với sinh viên tốt nghiệp đại học. Đó là việc đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn: đạo đức, kiến thức, năng lực, kỹ năng, khả năng, sức khoẻ, chỉ số IQ, EQ. Các tiêu chuẩn này được thể hiện ở những chỉ báo khác nhau. Đạo đức được thể hiện qua các tiêu chí: trách nhiệm xã hội, các giá trị văn hoá - đạo đức như sự khoan dung, trách nhiệm, ý thức công dân...; kiến thức thể hiện ở sự hiểu biết về cơ sở khoa học chung và chuyên ngành; năng lực thể hiện ở khả năng thu thập và đánh giá, lựa chọn và xử lý thông tin, năng lực phê phán và biện chứng, năng lực học tập suốt đời; kỹ năng được thể hiện ở khả năng vận dụng tri thức; khả năng gắn liền với các chỉ báo về khả năng giao tiếp, khả năng ngôn ngữ, tư duy tích luỹ tri thức... Tuy nhiên, cách tiếp cận về chất lượng giáo dục đại học này đi sâu vào tiêu chí đánh giá hơn là phản ánh quan niệm, cách nhìn của tác giả về chất lượng giáo dục đại học. Ở một góc tiếp cận theo triết lý phát triển, David Andrew Turner trong nghiên cứu “Quality in higher education” (Chất lượng giáo dục đại học), Sense Publishers [116] đã khẳng định: chất lượng giáo dục đại học là một khái niệm động và không ngừng biến đổi qua thời gian. Mục đích của trường đại học truyền thống từ đào tạo tinh hoa đã chuyển thành đại học đại chúng diện rộng. Tác giả quan niệm chất lượng giáo dục đại học được biểu hiện ở việc giáo dục đại học đáp ứng được nhu cầu của sinh viên trong mỗi thời điểm cụ thể và thúc đẩy tương lai của họ phát triển (“high quality education is education that meets the needs of the student at that particular moment, and promotes their future development”). Tác giả cũng làm rõ hơn quan niệm của mình bằng việc chỉ ra việc đáp ứng nhu cầu của người học được lượng hoá bằng nhu cầu về kiến thức, nhu cầu về kỹ năng nghề nghiệp, nhu cầu về khả năng thích ứng và nền tảng để phát triển trong tương lai. Có thể nhận thấy, quan niệm về chất lượng giáo dục đại học của tác giả là khá khái quát. Bản thân việc xác định đáp ứng nhu cầu của người học là một vấn đề không dễ lượng hoá bởi lẽ nhu cầu của mỗi người là không đồng nhất khi họ học đại học. Mặt khác, nhu cầu của cá nhân có sự thay đổi theo theo thời gian, vì vậy, việc đánh giá chất lượng giáo dục đại học qua việc đo lường mức độ đáp ứng nhu cầu không phải là một thước đo lúc nào cũng hiệu quả. Tuy nhiên, một điểm đáng lưu ý trong quan niệm của tác giả là cách tiếp cận vấn đề, chất lượng giáo dục đại học không phải là chất lượng do bản thân cơ sở giáo dục khẳng định hay tuyên bố mà phải được đánh giá từ chính người học, từ việc họ có đạt được mục tiêu của mình sau khi dự học và họ có cảm nhận thấy đào tạo trình độ đại học đã cho họ một tương lai. Ở một góc độ toàn diện và hệ thống, các tác giả Harvey và Green [116] đã hệ thống hoá các quan niệm về chất lượng giáo dục đại học. Theo các tác giả, trên thế giới có sáu quan niệm về chất lượng giáo dục đại học: chất lượng là sự vượt trội; chất lượng là sự hoàn hảo nhất quán; chất lượng là sự phù hợp với mục tiêu; chất lượng được đánh giá bằng chi phí tài chính; chất lượng được phản ánh ở giá trị chuyển đổi, tạo ra giá trị gia tăng. Giá trị gia tăng là một thước đo về chất lượng về việc trải nghiệm giáo dục thúc đẩy phát triển kiến thức, năng lực và kỹ năng của sinh viên đến mức độ nào. Tuy nhiên, bản thân quan niệm chất lượng là sự vượt trội hay sự hoàn hảo nhất quán mang ý nghĩa lý thuyết hơn là tính ứng dụng vì thiếu hệ thống đo lường. Việc đánh giá chất lượng giáo dục đại học phù hợp với mục tiêu cần phải làm rõ mục tiêu của người học, nhà trường, xã hội hay tất cả các chủ thể. Chi phí tài chính có thể là một thước đo nhưng việc so sánh hiệu quả tài chính với chất lượng giáo dục đại học không phải là một vấn đề đơn giản. Chất lượng tạo ra giá trị gia tăng nhưng cơ sở nào để đánh giá giá trị gia tăng đó đem đến những giá trị thực tiễn cho người học, nhà nước và cộng đồng xã hội cũng là một vấn đề cần tiếp tục được làm rõ. * Bài báo đăng trên các tạp chí khoa học - Darryl S.L. Jarvis, Regulating higher education: Quality assurance and neo- liberal managerialism in higher education - A critical introduction (Quản lý giáo dục đại học: Bảo đảm chất lượng và lý thuyết quản lý tự do mới trong giáo dục đại học - Sự gợi mở quan trọng) [112]. Tác giả đã luận giải việc xây dựng hệ thống cơ quan đảm bảo chất lượng (QA) đã và đang dần trở thành một trong những cách thức hiệu quả để quản lý chất lượng đào tạo giáo dục đại học trên thế giới. Theo một ước tính, gần một nửa các nước trên thế giới hiện nay có hệ thống đảm bảo chất lượng hoặc cơ quan quản lý QA cho giáo dục đại học. Tác giả bài viết cũng tập trung nghiên cứu về sự hình thành và phát triển hệ thống các cơ quan bảo đảm chất lượng như một cách thức hiệu quả để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo trình độ đại học. - Ulrich Teichler, Higher Education Research (Nghiên cứu Giáo dục Đại học) [128]. Nghiên cứu về đảm bảo chất lượng giáo dục và đào tạo trình độ đại học là một phần quan trọng trong nghiên cứu hệ thống giáo dục. Tác giả cho rằng: Nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học không chỉ là đào tạo về mặt lý luận mà còn là phấn đấu để đưa lý luận vào thực tiễn với yêu cầu đặt ra là đào tạo những kiến thức mang tính ứng dụng cao. Vì thế, việc cải cách chương trình và phương thức đào tạo trình độ đại học đang là vấn đề được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm. Mối quan tâm này đang ngày càng phổ biến nhưng mức độ tại mỗi quốc gia là chưa đồng đều. - Zaneta Simanaviciene, Vilda Giziene, Edmundas Jasinskas, Arturas Simanavicius, Assessment of Investment in Higher Education: State Approach (Đánh giá sự đầu tư trong giáo dục đại học: Nhìn từ phía nhà nước) [137]. Tác giả đã đánh giá những hạn chế và lợi ích của việc đầu tư ngân sách nhà nước vào công cuộc cải cách giáo dục đại học. Việc đầu tư cho cải cách giáo dục đại học đang phải đối mặt với những vấn đề chính sau đây: thiếu dữ liệu và sự chậm trễ của dữ liệu. Vì vậy, cần tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của nhà nước bởi vì một phần đầu tư không nhỏ ngân sách nhà nước được dùng để chi trả cho các nghiên cứu và thực hiện cải cách giáo dục. Câu hỏi lớn được tác giả đặt ra là “Liệu những đầu tư ngân sách nhà nước vào cải cách giáo dục đại học có đem lại những lợi ích như mong muốn?” Đồng thời bài viết cũng đề cập tới vấn đề chảy máu chất xám bởi những phương thức đào tạo thụ động mà một số trường đại học đang áp dụng. * Luận văn, luận án. - Connie L Copeland, Quality student assessment in higher education (Đánh giá chất lượng sinh viên đại học) [110]. Bằng việc kết hợp giữa nghiên cứu lý luận và khảo sát thực tế, kết quả luận văn đã đánh giá được thực trạng chất lượng quản lý và đào tạo trình độ đại học tại Đại học Samford. Với những nội dung nghiên cứu chính là: Đánh giá thực trạng vận hành của các phòng ban chức năng tại các trường đại học nói chung và tại Đại học Samford nói riêng; Làm sáng tỏ sự tương đồng và mối liên kết trong các hoạt động đào tạo giữa các tổ chức, các trường đại học và các đơn vị thuộc tổ chức (các phòng ban chức năng); Đưa ra một số giải pháp xây dựng chương trình đào tạo giáo dục đại học tại Đại học Samford theo mô hình đào tạo phát triển tài năng của Alexander Astin. 1.1.1.2. Các công trình nghiên cứu về lãnh đạo, quản lý đào tạo trình độ đại học và nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học * Sách - Alexander J Michaels, Higher Education Correspondence Study in the Soviet Union (Nghiên cứu chính sách giáo dục đại học ở Liên Xô) [105]. Nội dung chính của cuốn sách là nghiên cứu, điều tra và mô tả quá trình cải cách giáo dục đại học của Liên Xô và vai trò lãnh đạo, định hướng của Đảng Cộng sản Liên Xô trong suốt quá trình cải cách. Tác giả đã khẳng định, cùng với những định hướng lãnh đạo của Đảng, quá trình cải cách giáo dục đại học ở Liên Xô đã thu được những thành tựu đáng ghi nhận, đặc biệt trong việc đổi mới cách thức đào tạo và phương thức giảng dạy. - The leadership challenge (Thử thách của lãnh đạo) của James M.Kouzes, Barry Z.Posner [141]. Cuốn sách mô tả về những sáng tạo mà các nhà lãnh đạo đã làm chuyển đổi các thử thách thành những thành công đáng chú ý. Nội dung cuốn sách gồm 7 phần: các nhà lãnh đạo làm gì và các cử tri mong đợi những gì; phương pháp hiện đại; truyền cảm hứng cho một tầm nhìn chia sẻ; tiến trình của thách thức; cho phép những người khác hành động; khuyến khích sự nhiệt tình; tổ chức kỷ niệm các giá trị và chiến thắng; mọi người đều là nhà lãnh đạo. Đây là cuốn sách trình bày cách thức để các nhà lãnh đạo động viên những người khác muốn làm nên những điều phi thường trong các tổ chức. Cuốn sách trình bày về kỹ năng mà các nhà lãnh đạo thường chuyển đổi các giá trị thành các hành động, tầm nhìn thành hiện thực, những trở ngại thành sự đổi mới, sự chia rẽ thành đoàn kết, rủi ro thành thành tựu. Cuốn sách này có giá trị tham khảo trong quá trình tìm kiếm những giải pháp nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý. - Transforming public leadership for the 21st century - Transformational trends in governance and democracy (Sự biến đổi của lãnh đạo công ở thế kỷ 21- Sự biến đổi của các xu hướng quản trị và nền dân chủ) của Ricardo S.Morse, Terry F.Buss, C.Morgan Kinghorn [130]. Cuốn sách này là tập hợp rất nhiều bài nghiên cứu chung quanh chủ đề sự chuyển đổi của lãnh đạo công trong thế kỷ 21. Cuốn sách gồm 4 phần, được chia thành các vấn đề: chính trị, hành chính và lãnh đạo công; lãnh đạo khung; lãnh đạo và sự hợp tác; lãnh đạo sự thay đổi trong các bối cảnh khác nhau. Các tác giả của cuốn sách ...sát, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về giáo dục đại học. Luận án cũng trình bày thực trạng quản lý nhà nước về giáo dục đại học về xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, về tổ chức bộ máy, về tổ chức thực hiện văn bản pháp luật, về thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật. Trên cơ sở thực trạng này, tác giả đã đưa ra quan điểm, mục tiêu và giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về giáo dục đại học. Các giải pháp được đề cập đến bao gồm: đổi mới tư duy quản lý nhà nước về giáo dục đại học, kiện toàn bộ máy quản lý, nâng cao năng lực tổ chức thực hiện chính sách nhằm hướng đến thúc đẩy sự phát triển của giáo dục đại học. 1.2. NHỮNG GIÁ TRỊ KHOA HỌC CỦA CÁC CÔNG TRÌNH TỔNG QUAN VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ LUẬN ÁN CẦN LÀM RÕ 1.2.1. Những giá trị khoa học của các công trình tổng quan Những vấn đề liên quan đến giáo dục, giáo dục đại học, nâng cao chất lượng giáo dục đại học, Đảng lãnh đạo giáo dục nói chung được các nhà khoa học nghiên cứu công phu, đóng góp quan trọng về mặt học thuật, chứa đựng giá trị khoa học lớn. Điều đó cho thấy tầm quan trọng đặc biệt của giáo dục đại học đối với sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước. Hầu hết các công trình đều đã đạt được giá trị cả về lý luận và thực tiễn, tạo điều kiện thuận lợi cho tác giả luận án nghiên cứu các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học. Thông qua tổng quan tình hình nghiên cứu những vấn đề liên quan đến đề tài luận án, tác giả khái quát một số nội dung cơ bản sau: Một là, các công trình nghiên cứu đã hệ thống hóa một số cách tiếp cận về giáo dục đào tạo nói chung và đào tạo trình độ đại học nói riêng trên nhiều bình diện đa dạng và phong phú từ việc nhận thức, suy ngẫm về vấn đề đào tạo trình độ đại học hiện nay cho đến nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Các công trình còn bàn về vận dụng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh để giải quyết chính sách, tạo động lực và nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học trong thời kỳ đổi mới đất nước và hội nhập quốc tế. Bên cạnh phân tích những thành tựu, các tác giả còn chỉ ra những hạn chế, yếu kém trong chất lượng đào tạo trình độ đại học hiện nay. Nhiều bài viết đã phân tích xác đáng, mạnh dạn chỉ ra cơ hội, thách thức và những vấn đề đặt ra đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học trong tình hình hiện nay. Hai là, với phạm vi nghiên cứu ở nhiều góc độ khác nhau, các tác giả đã làm rõ chất lượng công tác đào tạo trình độ đại học, vai trò lãnh đạo của Đảng đối với sự nghiệp giáo dục nói chung và đối với đào tạo trình độ đại học nói riêng. Đặc biệt, thời gian gần đây, sự tác động mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ, của nền kinh tế tri thức đã đặt ra thách thức đối với Việt Nam về nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Qua đó các công trình đã đánh giá những thành tựu, chỉ ra những hạn chế, yếu kém của đào tạo trình độ đại học ở Việt Nam, đòi hỏi phải tăng cường hơn nữa vai trò lãnh đạo của Đảng, sự vào cuộc của các cấp, bộ, ngành đối với đào tạo trình độ đại học, góp phần nâng cao chất lượng của công tác đào tạo trình độ đại học. Ba là, cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu về các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học đầy đủ và hệ thống dưới góc độ của khoa học Xây dựng đảng thuộc chuyên ngành Xây dựng Đảng và Chính quyền nhà nước. Tuy nhiên, giá trị các công trình nghiên cứu nêu trên góp phần gợi mở và là hệ thống tài liệu tham khảo quan trọng để tác giả kế thừa có chọn lọc, định hướng những vấn đề khoa học và một số hướng tiếp cận mới cho tác giả, đặt ra những vấn đề cần tiếp tục làm sáng tỏ. 1.2.2. Những vấn đề cơ bản luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm rõ Thứ nhất, khái quát những căn cứ lý luận và thực tiễn về các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học giai đoạn hiện nay. Đặc biệt làm rõ vị trí, vai trò, đặc điểm của các trường đại học công lập, các đảng bộ trường đại học công lập ở Hà Nội hiện nay. Trình bày rõ các vấn đề về các đảng bộ trường đại học công lập lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học, những vấn đề có tính nguyên tắc về sự lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập đối với nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học ở Hà Nội. Thứ hai, khảo sát thực tiễn, đánh giá đúng thực trạng chất lượng đào tạo trình độ đại học và thực trạng lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội đối với nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học từ năm 2010 đến nay, chỉ ra được ưu, khuyết điểm, kết quả, nguyên nhân và rút ra một số kinh nghiệm đồng thời xác định những vấn đề đặt ra trong quá trình tiếp tục phát huy vai trò lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập đối với nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học. Thứ ba, từ những dự báo các nhân tố thuận lợi, khó khăn, thách thức đối với việc tăng cường sự lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội đối với nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học trong thời gian tới, đề xuất mục tiêu, phương hướng và những giải pháp chủ yếu tăng cường sự lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở thành phố Hà Nội đối với nâng cao chất lượng đào tạo trình độ đại học đến năm 2025. Chương 2 CÁC ĐẢNG BỘ TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở THÀNH PHỐ HÀ NỘI LÃNH ĐẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC - NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 2.1. ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM 2.1.1. Đào tạo trình độ đại học - khái niệm, đặc điểm, vai trò 2.1.1.1. Khái niệm đào tạo trình độ đại học * Đào tạo Khái niệm đào tạo được tiếp cận từ những khía cạnh khác nhau tùy thuộc góc độ nhìn nhận của mỗi nhà nghiên cứu. Có ý kiến cho rằng đào tạo là một hoạt động quan trọng trong nhà trường mà nội dung của nó được thực hiện theo thứ tự thời gian với những phương thức xác định nhằm đạt tới mục đích hình thành nên một mẫu nhân cách theo mục tiêu đã hướng đích. Từ điển Giáo dục học định nghĩa: Đào tạo là quá trình chuyển giao có hệ thống, có phương pháp những kinh nghiệm, những tri thức, những kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp, chuyên môn, đồng thời bồi dưỡng những phẩm chất đạo đức cần thiết và chuẩn bị tâm thế cho người học để họ sẵn sàng đi vào cuộc sống lao động tự lập, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước. [55, tr. 76]. Có thể thấy nội hàm của khái niệm đào tạo phản ánh những thuộc tính bản chất là tiến hành những tác động nhằm trang bị cho người học một hệ thống tri thức và kỹ năng, kỹ xảo nghề nghiệp nhất định, đồng thời rèn luyện tác phong, đạo đức và niềm say mê đối với nghề nghiệp, hình thành thái độ, hành vi trong thực hiện các hoạt động, quan hệ giao tiếp và rèn luyện phẩm chất đạo đức theo một mô hình nhân cách xác định. Điều này cũng có nghĩa là với các loại hình nhà trường khác nhau, dù cho mục tiêu và thời gian đào tạo không giống nhau thì đào tạo vẫn là quá trình thực hiện những tác động cải biến, hình thành, phát triển, hoàn thiện nhân cách của người học dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo và tổ chức thực hiện của tập thể sư phạm. Quá trình này diễn ra với mục tiêu, chương trình, phương pháp, quy trình cụ thể, gắn với từng bậc học (đào tạo trình độ đại học, đào tạo sau đại học), gắn với từng loại hình đào tạo cụ thể (đào tạo chính quy, đào tạo không chính quy). Sau khi hoàn thành quá trình đào tạo nghề nghiệp ở một trình độ nhất định, người học nhận được văn bằng tốt nghiệp tương ứng. * Đào tạo trình độ đại học Theo Ronald Barnett [123], có 4 khái niệm thông dụng nhất về giáo dục đại học: i) Giáo dục đại học là một dây chuyền sản xuất mà đầu ra là nguồn nhân lực đạt chuẩn. Theo quan điểm này, giáo dục đại học là một quá trình trong đó người học được quan niệm như những sản phẩm được cung ứng cho thị trường lao động. Giáo dục đại học trở thành “đầu vào” tạo nên sự phát triển và tăng trưởng của thương mại và công nghiệp; ii) Giáo dục đại học là đào tạo để trở thành nhà nghiên cứu. Theo cách nhìn này, giáo dục đại học là thời gian chuẩn bị để tạo ra những nhà khoa học và nhà nghiên cứu thực thụ, những người sáng tạo ra những kiến thức mới; iii) Giáo dục đại học là quản lý việc tổ chức giảng dạy một cách hiệu quả. Cách tiếp cận này nhấn mạnh đến chức năng cốt lõi của giáo dục đại học là giảng dạy kiến thức, kỹ năng cho người học; iv) Giáo dục đại học là mở rộng cơ hội trong cuộc sống cho người học . Theo cách tiếp cận này, giáo dục đại học được xem như một cơ hội để người học được tham gia vào quá trình phát triển bản thân bằng các thể thức học tập thường xuyên và linh hoạt. Có thể nói, ở đây có tính liên hoàn giữa bốn khái niệm này của giáo dục đại học; chúng liên quan và tích hợp với nhau để tạo ra bức tranh toàn cảnh về tính chất riêng biệt của giáo dục đại học (higher education). Luật Giáo dục đại học quy định rõ: “Đại học là cơ sở giáo dục đại học bao gồm tổ hợp các trường cao đẳng, trường đại học, viện nghiên cứu khoa học thành viên thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, tổ chức theo hai cấp, để đào tạo các trình độ của giáo dục đại học” [65, tr.8-9]. Theo Từ điển Giáo dục học, đào tạo trình độ đại học được hiểu là Bậc học đào tạo trình độ học vấn chuyên môn cao có mục tiêu đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương ứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tố quốc [55, tr.122]. Ở Việt Nam hiện nay, mặc dù chưa có định nghĩa chính thức về giáo dục đại học, nhưng có thể hiểu giáo dục đại học là hình thức tổ chức giáo dục cho các bậc học sau giai đoạn bậc phổ thông với các trình độ đào tạo: gồm trình độ cao đẳng, trình độ đại học, trình độ thạc sĩ và trình độ tiến sĩ. Đào tạo trình độ đại học tuy vẫn hướng tới việc cung cấp những kiến thức cơ bản làm nền tảng cho hiểu biết chung của con người, nhưng đó không phải là mục đích duy nhất. Đào tạo trình độ đại học còn phải cung cấp những kiến thức làm nền tảng cho việc tiếp cận chuyên môn sâu theo từng ngành nghề cụ thể, bên cạnh đó là những kiến thức theo từng chuyên ngành hẹp để biến những người được đào tạo thành những chuyên gia trong lĩnh vực đó. Bản chất của việc học tập ở bậc đại học là biến quá trình đào tạo thành quá trình tự đào tạo, theo đó người học phải chủ động trong việc tự mình tìm kiếm, chiếm lĩnh, làm chủ tri thức. Việc đào tạo vì thế cũng không nhằm mục đích khiến người được đào tạo ghi nhớ và lặp lại càng nhiều càng tốt những kiến thức được lĩnh hội, mà quan trọng hơn là tạo cho họ năng lực chuyển hóa, biến những tri thức thu nhận được thành sức mạnh nội tại, khả năng tự xử lý những tình huống nảy sinh trong thực tiễn cuộc sống. Quá trình đào tạo trình độ đại học cũng đồng thời phải tạo cho người học khả năng dựa trên nền kiến thức đã thu nhận được để sáng tạo nên tri thức mới, và sáng tạo ngay trong quá trình học tập tại trường đại học. Cho nên hoạt động đào tạo ở bậc đại học còn gắn với hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao ứng dụng khoa học công nghệ - đây được coi là hai chức năng chính của trường đại học. 2.1.1.2. Đặc điểm của đào tạo trình độ đại học Với tư cách là một cấp đào tạo, đào tạo trình độ đại học có các đặc điểm cơ bản sau: Một là, đào tạo trình độ đại học là một bậc đào tạo cao nhất trong hệ thống giáo dục quốc dân. Nó bao gồm các bậc sau trung học như cao đẳng, đại học và sau đại học, gồm cả một số cơ sở giáo dục bậc đại học hay cao đẳng như các trường huấn nghệ và trường kinh doanh có trao văn bằng học thuật hay cấp chứng chỉ chuyên nghiệp. Các cơ sở giáo dục đại học không chỉ bao gồm các trường đại học và viện đại học mà còn các trường chuyên nghiệp, trường sư phạm, trường cao đẳng, trường đại học công lập và tư thục hệ hai năm và các viện kỹ thuật. Điều kiện nhập học căn bản đối với hầu hết các cơ sở giáo dục đại học là phải hoàn thành giáo dục trung học với độ tuổi nhập học thông thường hiện nay là khoảng 18 tuổi. Đào tạo trình độ đại học bao gồm các hoạt động giảng dạy, nghiên cứu, thực tập (như trong các trường y khoa và nha khoa). Cụ thể là: giáo dục tổng quát, thường bao gồm đáng kể những yếu tố lý thuyết và trừu tượng cùng với những khía cạnh ứng dụng; giáo dục chú trọng đến các ngành khoa học xã hội bao gồm các ngành nhân văn, khoa học, nghệ thuật; giáo dục mang tính huấn luyện, kết hợp cả việc giảng dạy lý thuyết lẫn những kỹ năng thực hành; giáo dục chuyên nghiệp như trong các ngành kiến trúc, kinh doanh, luật, y khoa v.v... Hai là, đào tạo trình độ đại học có tính lịch sử - cụ thể. Hoạt động giáo dục đại học của trường đại học chịu ảnh hưởng bởi các quan điểm, ý chí chủ quan của người lãnh đạo, quản lý. Các yếu tố này tác động qua việc dành sự đầu tư cho hoạt động đào tạo trình độ đại học hay không, giải quyết các vấn đề nảy sinh trong quá trình đào tạo trình độ đại học ra sao. Ngoài ra, các yếu tố về trình độ phát triển kinh tế, khoa học công nghệ, văn hóa xã hội là các yếu tố tác động trực tiếp đến hoạt động của trường đại học qua nhu cầu sử dụng sinh viên được đào tạo, sử dụng các kết quả nghiên cứu của trường đại học, phát triển và bảo tồn các thành tựu văn hóa. Thực tế cho thấy, hoạt động đào tạo không tồn tại một cách độc lập mà chịu sự tác động qua lại, sự chi phối của từng yếu tố chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa cũng như mối quan hệ giữa các yếu tố trên với nhau. Mặt khác, cũng cần nhận thức rằng sản phẩm đào tạo chỉ có khả năng đáp ứng yêu cầu, kỳ vọng của xã hội tại một thời điểm cụ thể. Khi những yêu cầu của xã hội đối với sản phẩm đào tạo có sự thay đổi, điều chỉnh, tức là mục tiêu, nhiệm vụ đào tạo phải có những điều chỉnh, thay đổi theo, nếu không muốn bị tụt hậu, nếu không muốn sản phẩm đào tạo bị đánh giá thấp hay không được xã hội chấp nhận. Điều này cũng có nghĩa là tùy từng thời kỳ phát triển của đất nước, tùy thuộc yêu cầu kinh tế - xã hội đất nước trong thời kỳ đó mà đánh giá, xác định nhu cầu, kỳ vọng của xã hội đối với ngành học, lấy đó làm cơ sở để điều chỉnh mục tiêu đào tạo cho phù hợp, và chất lượng đào tạo của các trường phải luôn bám sát và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Mục tiêu chung của giáo dục đại học là cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Cho nên, tính hợp lý và hiệu quả của hoạt động đào tạo cũng có tính lịch sử - đáp ứng yêu cầu của từng thời kỳ lịch sử nhất định với những mục tiêu nhất định. Ba là, đào tạo trình độ đại học gắn liền với nghiên cứu khoa học. Đây là đặc điểm khác biệt lớn giữa đào tạo trình độ đại học và các bậc đào tạo khác, nghiên cứu khoa học có vai trò đặc biệt quan trọng trong giáo dục và hình thành tri thức mới. Đây được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, tạo ra nguồn nhân lực đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của xã hội. Nghiên cứu khoa học có tầm quan trọng đặc biệt trong giáo dục đại học vì không những góp phần nâng cao chất lượng đào tạo mà còn tạo ra những tri thức mới, sản phẩm mới phục vụ cho sự phát triển của nhân loại. Với tầm quan trọng như vậy, Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2, Ban Chấp hành Trung ương khóa VIII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã nêu rõ: Các trường đại học phải là các trung tâm nghiên cứu khoa học, công nghệ, chuyển giao và ứng dụng công nghệ vào sản xuất và đời sống. Để khoa học, công nghệ đáp ứng được nhu cầu phát triển của xã hội, các nhà nghiên cứu, những người làm công tác khoa học, nhất là giảng viên tại các trường đại học phải là lực lượng nòng cốt trong việc nghiên cứu và ứng dụng các kết quả nghiên cứu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội. Quyết định số 418/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ (11-4-2012) về Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011- 2020 chỉ rõ: "Phát triển khoa học công nghệ cùng với giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực then chốt để phát triển đất nước nhanh và bền vững" [90]. Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2-11-2005 của Chính phủ về Đổi mới cơ bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020 đã quy định “bố trí tối thiểu 1% ngân sách nhà nước hàng năm để các cơ sở giáo dục đại học thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ” [18], còn Điều 42 của Luật Giáo dục đại học yêu cầu xây dựng chính sách ưu tiên đầu tư phát triển khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học. Để kết hợp chặt chẽ đào tạo, đặc biệt là đào tạo sau đại học với nghiên cứu Nghị quyết 14 cũng “Quy định cụ thể nhiệm vụ nghiên cứu khoa học của giảng viên, gắn việc đào tạo nghiên cứu sinh với việc thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học và công nghệ. Có chính sách phù hợp để sinh viên, học viên cao học tích cực tham gia nghiên cứu khoa học” [18]. Bốn là, đào tạo trình độ đại học đề cao quá trình tự học, tự lĩnh hội tri thức của người học. Đây là tiêu chí về phẩm chất quan trọng cần tập trung phát huy khi dạy và học ở đại học. Bản chất của quá trình tự học là phát huy tính chủ động, tích cực, tự giác của người học nhằm làm chủ kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo, tạo điều kiện phát triển nhận thức và hoạt động thực tiễn. Tự học không những nâng cao hiệu quả học tập của người học khi còn ngồi trên ghế nhà trường mà còn rèn luyện cho sinh viên phương pháp, khả năng độc lập nghiên cứu và làm việc trong suốt cuộc đời. Tự học là yêu cầu, là cách học ở bậc trung học chuyên nghiệp, đó là phương thức dạy học lấy người học làm trung tâm, phát huy cao nhất khả năng phát hiện, giải quyết vấn đề một cách chủ động, sáng tạo của người học , giảng viên chỉ đóng vai trò định hướng và kích thích ý thức tự học của người học. Mặt khác, đây còn là yêu cầu đặt ra trong đào tạo trình độ đại học hiện nay - trong thời đại mà khoa học kĩ thuật phát triển nhanh chóng như hiện nay, nhà trường dù tốt đến mấy cũng không thể đáp ứng hết nhu cầu học tập của người học cũng như đòi hỏi ngày càng cao của đời sống xã hội. Vì vậy, bồi dưỡng năng lực tự học cho người học là một công việc có vị trí cực kì quan trọng trong các nhà trường đại học. Chỉ có tự học, tự bồi đắp tri thức bằng nhiều con đường, nhiều cách thức khác nhau mỗi người học mới có thể bù đắp được những thiếu khuyết về tri thức khoa học, về đời sống xã hội. Từ đó có được sự tự tin trong cuộc sống, công việc bởi năng lực toàn diện của mình. 2.1.1.3. Vai trò của đào tạo trình độ đại học Trong xã hội hiện đại công đào tạo trình độ đại học đóng vai trò là “hệ thống nuôi dưỡng” của mọi lĩnh vực trong đời sống, là nguồn cung cấp nhân lực tối cần thiết để phục vụ các công tác quản lý, quy hoạch, thiết kế, giảng dạy và nghiên cứu. Một quốc gia muốn phát triển về khoa học công nghệ và tăng trưởng về kinh tế thì nhất thiết phải có cả hai yếu tố: một hệ thống giáo dục đại học và một lực lượng lao động. Việc phát triển những ngành công nghệ bản địa cũng như năng lực trong lĩnh vực nông nghiệp, an toàn thực phẩm và các ngành công nghiệp khác của chúng ta chính là nhờ có một hạ tầng giáo dục đại học. Giáo dục đại học còn tạo ra các cơ hội cho học tập suốt đời, cho phép con người cập nhật các kiến thức và kỹ năng thường xuyên theo nhu cầu của xã hội. Với tư cách là một tập hợp các hoạt động, công tác đào tạo trình độ đại học có vai trò sau: Thứ nhất, công tác đào tạo trình độ đại học đóng vai trò quan trọng trong việc tìm kiếm và trau dồi tri thức mới, kiếm tìm chân lý, thường xuyên xem xét lại ý nghĩa của những kiến thức và niềm tin cũ dưới ánh sáng của những nhu cầu mới và khám phá mới. Thứ hai, công tác đào tạo trình độ đại học nắm giữ vai trò lãnh đạo phù hợp trong mọi lĩnh vực của đời sống, phát hiện những con người có tài năng và giúp họ phát triển tối đa tiềm năng của mình bằng cách trau dồi hiểu biết, phát triển năng lực trí tuệ, bồi dưỡng các mối quan tâm, các thái độ, các giá trị đạo đức cũng như giá trị tinh thần đúng đắn. Thứ ba, công tác đào tạo trình độ đại học cung cấp cho xã hội những con người được đào tạo trong các lĩnh vực nông nghiệp, nghệ thuật, y dược, khoa học và công nghệ cũng như những ngành nghề khác; những người này sẽ là những cá nhân đầy đủ năng lực và có ý thức trách nhiệm cao đối với cộng đồng. Thứ tư, đào tạo trình độ đại học luôn nuôi dưỡng và khích lệ ở cả giảng viên và sinh viên những thái độ và giá trị cần thiết cho sự phát triển bền vững, tốt đẹp của cá nhân và xã hội, và từ đó nhân rộng những thái độ và giá trị này ra cho cả cộng đồng. Kết quả của công tác đào tạo trình độ đại học đã góp phần thúc đẩy chất lượng sống và công bằng xã hội, giảm thiểu những khác biệt về văn hoá xã hội thông qua việc nâng cao chất lượng đào tạo. 2.1.2. Chất lượng đào tạo trình độ đại học - quan niệm, các yếu tố cấu thành và tiêu chí đánh giá 2.1.2.1. Quan niệm về chất lượng đào tạo trình độ đại học Như đã phân tích ở trên, đào tạo trình độ đại học có tính lịch sử cụ thể. Cũng vì vậy, quan niệm về chất lượng đào tạo trình độ đại học ở nước ta có sự thay đổi qua các thời kỳ. * Giai đoạn từ 1985 trở về trước: Chất lượng = Tuyển chọn khắt khe Giáo dục đại học Việt Nam cho đến giữa thập niên 1980 vẫn cơ bản là giáo dục tinh hoa.Vì vậy, trong giai đoạn này vấn đề chất lượng giáo dục đại học hầu như không được đặt ra. Có thể nói, trong một thời gian dài, hệ thống giáo dục đại học Việt Nam đã quan niệm quản lý chất lượng giáo dục đồng nghĩa với việc kiểm soát đầu vào thông qua các kỳ thi tuyển mang tính cạnh tranh cao độ. Trong thời gian này, đảm bảo chất lượng được thực hiện bằng phương pháp kiểm soát chất lượng (quality control). Ngoài việc kiểm soát đầu vào như đã nêu trên, chất lượng đầu ra cũng được kiểm soát thông qua hoạt động thi cử, công nhận tốt nghiệp và cấp phát văn bằng theo những quy định được áp đặt từ trên xuống. Bên cạnh đó, việc kiểm soát chất lượng hoạt động được thực hiện thông qua hệ thống thanh- kiểm tra nhằm giám sát những hoạt động cốt lõi. Tuy nhiên, tác động và hiệu quả của hệ thống thanh-kiểm tra không cao, vì chỉ nhấn mạnh việc phát hiện và xử phạt những hoạt động cố tình làm sai lệch những quy định và chuẩn mực sẵn có, mà không đặt ra mục tiêu tìm hiểu để cải thiện liên tục và toàn diện nhằm đáp ứng ngày càng cao những yêu cầu thay đổi của cuộc sống. Một hệ thống khép kín và có tính hướng nội cao độ như đã nêu, cho dù có dựa trên những con người thực sự lỗi lạc, cũng không thể đáp ứng được đầy đủ mọi yêu cầu của thực tế. Tuy nhiên, trong tình hình chính trị xã hội ít biến động do đóng cửa của giai đoạn trước 1985, việc thay đổi phương pháp quản lý trong giáo dục đại học không phải là một nhu cầu cấp bách. Mọi việc chỉ khởi động theo chiều hướng cách tân từ khi Việt Nam bắt đầu công cuộc đổi mới toàn diện, trong đó gồm cả đổi mới giáo dục đại học, từ giữa thập niên 1980. * Giai đoạn 1986-2003: Chất lượng = Nguồn lực đầy đủ Năm 1986 đánh dấu sự bắt đầu của công cuộc đổi mới giáo dục đại học tại Việt Nam, trong đó một trong những mục tiêu quan trọng của việc đổi mới giáo dục đại học tại Việt Nam là tăng cường “khả năng cung ứng” của các cơ sở giáo dục, mở rộng tối đa cơ hội tiếp cận cho người học. Để đạt mục tiêu này, trong vòng gần hai thập niên kể từ khi giáo dục đại học Việt Nam bắt đầu đổi mới, rất nhiều biện pháp đã được thực hiện để đạt được mục tiêu nói trên, mà kết quả là số lượng người học cũng như các cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam đã tăng lên một cách đột biến. Sự gia tăng về quy mô và số lượng đòi hỏi phải có hai điều kiện cơ bản là sự gia tăng tương ứng về nguồn lực (nhân lực, vật lực, tài lực), và một cơ chế quản lý mới đi kèm với năng lực lãnh đạo và quản lý phù hợp với quy mô mới để có thể duy trì - chứ chưa nói đến việc cải thiện - chất lượng của giáo dục đại học. Tuy nhiên, trong vòng gần hai thập niên đổi mới vừa qua, giáo dục đại học của Việt Nam đã chỉ chú trọng đến việc tăng cường nguồn lực (chủ yếu thông qua học phí do người học đóng góp và kinh phí cấp từ ngân sách nhà nước), mà chưa quan tâm đúng mức đến vai trò quan trọng của cơ chế và năng lực lãnh đạo và quản lý của toàn hệ thống. Quan điểm chất lượng đồng nghĩa với nguồn lực đầy đủ của giai đoạn này thể hiện rất rõ qua việc tăng cường cấp kinh phí từ ngân sách cho các đại học quốc gia và các trường được chọn vào danh sách “trọng điểm đầu tư”, trong khi chưa hề có các cơ chế hoàn chỉnh để giám sát và đánh giá hiệu quả của việc sử dụng nguồn lực để đạt được mục tiêu mong muốn. Chính vì quan điểm phiến diện này mà sau gần hai thập niên đổi mới với tỷ lệ ngân sách dành cho giáo dục tăng lên đều đặn, chất lượng giáo dục đã không những không tăng lên mà còn giảm sút. Tình trạng này cho thấy việc áp dụng những phương pháp quản lý mới để đảm bảo và nâng cao chất lượng giáo dục đại học đã trở thành một yêu cầu bức thiết trong giai đoạn hiện nay. * Giai đoạn từ 2004 đến nay: Chất lượng = Đáp ứng mục tiêu Năm 2004, một loạt các văn bản quản lý nhà nước ở tầm quốc gia đã khẳng định rõ chủ trương đổi mới quản lý bằng cách áp dụng kiểm định chất lượng, một cách làm xuất phát từ nền giáo dục đại học Hoa Kỳ và đang trở thành một phương thức quản lý chất lượng được áp dụng rộng rãi trên thế giới từ thập niên 1990 Nghị quyết số 37-2004/QH11 của Quốc hội khoá XI thông qua ngày 3-12-2004 đã chỉ rõ "Lấy việc quản lý chất lượng làm nhiệm vụ trọng tâm; thực hiện việc kiểm định chất lượng giáo dục hàng năm"[78] Ngày 02-8-2004 Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã ban hành Chỉ thị số 25/2004/CT- BGD&ĐT về nhiệm vụ ngành giáo dục trong năm học 2004- 2005, trong đó yêu cầu các cấp quản lý giáo dục, các trường đại học và cao đẳng trong toàn quốc "khẩn trương xây dựng và hoàn thiện về tổ chức, bộ máy và triển khai hoạt động của hệ thống khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục".[4] Ngày 04-5-2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Văn bản hợp nhất số 06/VBHN-BGDĐT ngày 04 -5 - 2014, Quyết định ban hành quy định về tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dục trường đại học. [10] Với quan niệm cho rằng chất lượng là sự đáp ứng tiêu chuẩn, chúng tôi cho rằng việc xác định và đánh giá chất lượng giáo dục đại học cũng phải dựa trên xuất phát điểm và căn cứ vào mục đích đào tạo ở bậc đại học. Mục đích chung của giáo dục đại học là cung cấp nguồn nhân lực được đào tạo nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Chính vì vậy, chất lượng đào tạo “liên quan chặt chẽ với yêu cầu kinh tế xã hội của đất nước. Sản phẩm đào tạo được xem là có chất lượng cao khi nó đáp ứng tốt mục tiêu đào tạo mà yêu cầu của kinh tế - xã hội đặt ra” [8]. Điều này có nghĩa là tùy từng giai đoạn phát triển của đất nước, tùy thuộc yêu cầu kinh tế - xã hội đất nước trong giai đoạn đó mà mục tiêu đào tạo của các trường cũng có sự biến đổi, điều chỉnh cho phù hợp, và chất lượng đào tạo của các trường phải luôn bám sát và đáp ứng yêu cầu kinh tế - xã hội đất nước. 2.1.2.2. Các yếu tố cấu thành chất lượng đào tạo trình độ đại học Chất lượng đào tạo trình độ đại học là kết quả của sự tương tác giữa nhiều yếu tố. Trong các nghiên cứu về chất lượng giáo dục, các yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục được tiếp cận theo những khía cạnh khác nhau. SEAMEO (1999) đưa ra mô hình các yếu tố tổ chức (Organizational Elements Model), chất lượng giáo dục đại học dựa trên 5 yếu tố để đánh giá như sau: Đầu vào (sinh viên, cán bộ trong trường, cơ sở vật chất, chương trình đào tạo, quy chế); quá trình đào tạo (phương pháp và quy trình đào tạo); kết quả đào tạo (mức độ hoàn thành khóa học, năng lực đạt được và khả năng thích ứng của sinh viên); đầu ra (sinh viên tốt nghiệp, kết quả nghiên cứu và các dịch vụ khác đáp ứng nhu cầu kinh tế và xã hội); hiệu quả (kết quả của giáo dục đại học và ảnh hưởng của nó đối với xã hội). Ở góc độ tiếp cận theo quy trình, chất lượng giáo dục đại học được nhìn nhận là kết quả của 3 yếu tố: đầu vào, quá trình đào tạo và đầu ra. Một số nền giáo dục đại học như Hoa Kỳ khi xây dựng các tiêu chí đánh giá chất lượng giáo dục đại học đã dựa trên cách tiếp cận quy trình này để đưa ra hệ thống tiêu chí đánh giá. Các phân tích trên cho thấy, cho dù có cách tiếp cận khác nhau nhưng nhìn chung, các cách tiếp cận đều nhấn mạnh đến những yếu tố cơ bản cấu thành nên chất lượng đào tạo trình độ đại học. Thứ nhất, yếu tố quản lý đào tạo. Công tác quản lý đào tạo bao gồm quản lý ở tầm vĩ mô và vi mô. Ở tầm vĩ mô, các chính sách quản lý, phát triển giáo dục đại học có ảnh hưởng trực tiếp đến sự vận hành của một nền giáo dục. Tư duy, cách tiếp cận quản lý nhà nước đối với giáo dục đại học sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng giáo dục đại học. Điều này được thể hiện ở các khía cạnh khác nhau. Thông qua thông tin về thị trường lao động, cơ quan quản lý nhà nước định hướng cho các cơ sở giáo dục đại học biết mình cần tập trung đào tạo nguồn nhân lực ở lĩnh vực nào và chất lượng như thế nào để đáp ứng yêu cầu của thị trường lao động...Với những thiết chế ràng buộc, nhà nước có thể tạo ra khuôn khổ pháp lý, điều kiện cần thiết để đảm bảo chất lượng giáo dục đại học đáp ứng yêu cầu theo các cấp độ khác nhau. Quản lý nhà nước về giáo dục đại học với cách tiếp cận phù hợp, thiết lập cơ chế quản lý chất lượng hiệu quả tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục đại học phát huy năng lực đào tạo, sẽ là nền tảng để bảo đảm chất lượng giáo dục đại học. Ở tầm vi mô, quản trị tại mỗi cơ sở giáo dục là nhân tố trực tiếp tác động đến chất lượng đào tạo. Nhà quản lý có tầm nhìn, xác định được mục tiêu của cơ sở giáo dục, hoạch định được đường hướng, phát triển, có biện pháp quản ...i học Kiến trúc Hà Nội Kiến trúc 17/9/1969 Quận Thanh Xuân 10 Trường Đại học Kiểm sát Hà Nội Kiểm sát viên 2013 Quận Hà Đông 11 Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Kinh tế - Kỹ thuật 1956 Quận Hai Bà Trưng 12 Trường Đại học Kinh tế quốc dân Kinh tế 25/1/1956 Quận Hai Bà Trưng 13 Trường Đại học Lao động – Xã hội Kinh tế, lao động, xã hội 2005 Quận Cầu Giấy 14 Trường Đại học Lâm nghiệp Đa ngành 1964 Huyện Chương Mỹ 15 Trường Đại học Luật Hà Nội Pháp luật 1979 Quận Đống Đa 16 Trường Đại học M ỏ địa chất Đa ngành 1966 Quận Bắc Từ Liêm 17 Trường Đại học Mỹ thuật công nghiệp Mỹ thuật 1949 Quận Đống Đa 18 Trường Đại học M ỹ thuật Việt Nam Mỹ thuật 27/10/1924 Quận Hai Bà Trưng 19 Trường Đại học Ngoại thương Kinh tế, thương mại 15/10/1960 Quận Đống Đa 20 Trường Đại học Nội vụ Hà Nội Nội vụ 2011 Quận Tây Hồ 21 Trường Đại học Sân khấu Điện ảnh Hà Nội Nghệ thuật 17/12/1980 Quận Cầu Giấy 22 Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Sư phạm 11/10/1951 Quận Cầu Giấy 23 Trường Đại học Sư phạm Nghệ thuật trung ương Nghệ thuật 1970 Quận Thanh Xuân 24 Trường Đại học Sư phạm Thể dục thể thao Hà Nội Thể dục thể thao 8/1961 Huyện Chương Mỹ 25 Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường Tài nguyên, môi trường 23/3/2010 Quận Bắc Từ Liêm 26 Trường Đại học Thương mại Thương mại 1960 Quận Cầu Giấy 27 Trường Đại học Thủy lợi Thủy lợi 1959 Quận Đống Đa 28 Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Văn hóa 26/3/1959 Quận Đống Đa 29 Trường Đại học Xây dựng Hà Nội Xây dựng 1966 Quận Hai Bà Trưng 30 Trường Đại học Y Hà Nội Y khoa 1902 Quận Đống Đa 31 Trường Đại học Răng Hàm Mặt Y khoa răng hàm mặt 15/10/2002 Quận Hoàn Kiếm 32 Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Đa ngành 6/1/1959 (lên đại học 2014) Quận Cầu Giấy 33 Trường Đại học Y tế Công cộng Y khoa 26/4/2001 Quận Ba Đình Cơ sở mới hoạt động từ 2016: Quận Bắc Từ Liêm PHỤ LỤC 2: THỐNG KÊ SỐ HỘI NGHỊ Đà TỔ CHỨC GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015 TỔNG NHIỆM KỲ HỘI NGHỊ Số lớp Lượt người tham dự Số lớp Lượt người tham dự Số lớp Lượt người tham dự Số lớp Lượt người tham dự Số lớp Lượt người tham dự Số lớp Lượt người tham dự Số lớp Lượt người tham dự Học tập quán triệt Nghị quyết TW 0 0 132 21.538 154 22.542 148 23.194 162 24.176 84 14.744 680 106.194 Học tập chuyên đề tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh 0 0 50 12.159 53 12.565 61 13.126 61 13.155 55 12.585 280 63.590 Nghe tình hình thời sự trong nước, quốc tế 24 5.648 55 13.825 50 13.218 60 15.457 55 15.067 42 8.337 286 71.552 (Nguồn tổng hợp từ Đảng ủy Khối và thống kê của tác giả) PHỤ LỤC 3: THỐNG KÊ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC GIAI ĐOẠN 2010 - 2015 STT NỘI DUNG NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015 1 Đề tài nghiên cứu cấp Nhà nước 45 47 104 179 130 155 2 Đề tài nghiên cứu cấp bộ, tương đương và cấp trường 1.274 1.325 1.265 1.389 1.115 1.318 3 Bài báo, công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành trong nước 1.379 1.394 1.954 1.982 1.229 1.894 4 Bài báo, công trình nghiên cứu đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành quốc tế 324 340 345 379 415 514 5 Dự án hợp tác, đào tạo liên kết với nước ngoài 12 22 31 37 57 47 6 Công trình hợp tác nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ với các trường Đại học và tổ chức quốc tế 12 21 34 31 47 20 7 Hội thảo khoa học quốc tế 5 14 28 34 33 50 8 Hội thảo liên kết giữa các trường 15 25 43 54 56 142 9 Hội thảo trao đổi giảng viên, sinh viên, học tập nghiên cứu với đối tác nước ngoài 15 34 54 36 46 84 (Nguồn tổng hợp từ Báo cáo của các trường) PHỤ LỤC 4: PHÂN LOẠI TỔ CHỨC CƠ SỞ ĐẢNG CÁCTRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Ở HÀ NỘI NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 NĂM 2015 CHỈ TIÊU Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ Tổng số Tỷ lệ A. Số tổ chức cơ sở Đảng có đến cuối năm 30 31 31 32 33 33 1 - Số TCCSĐ được đánh giá chất lượng: 30 30 30 30 31 33 Kết quả đánh giá: + Trong sạch, vững mạnh 20 66,67 22 73,33 22 73,34 20 64,52 23 69,70 Trong đó: Trong sạch, vững mạnh tiêu biểu 15 75,00 12 54,54 10 45,45 12 60,00 12 52,17 + Hoàn thành tốt nhiệm vụ 9 30,00 7 23,33 6 20,00 9 29,02 8 24,24 + Hoàn thành nhiệm vụ 1 3,33 1 3,33 1 3.33 1 3,23 1 3,03 + Yếu kém 1 3,33 1 3,23 1 3,03 2 - Số TCCSĐ chưa được đánh giá chất lượng do mới thành lập 0 1 0 1 2 0 B. Số chi bộ, đảng bộ bộ phận trực thuộc đảng bộ cơ sở 485 520 525 527 534 535 Kết quả đánh giá: + Trong sạch, vững mạnh 335 69,07 385 74,03 397 75,62 401 76,09 408 76,40 450 84,11 Trong đó: Trong sạch, vững mạnh tiêu biểu 165 49,25 186 48,31 211 53,14 225 56,10 211 51,72 285 63,33 + Hoàn thành tốt nhiệm vụ 130 26,81 115 22,11 102 19,43 112 21,25 115 21,54 62 11,59 + Hoàn thành nhiệm vụ 20 4,12 20 3,84 26 4,95 14 2,66 11 2,06 23 4,30 + Yếu kém (Nguồn tổng hợp từ Đảng ủy Khối và thống kê của tác giả) PHỤ LỤC 5: CÔNG TÁC PHÁT TRIỂN ĐẢNG TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tính từ năm 2010 đến năm 2015 I - Mở lớp bồi dưỡng lý luận chính trị 1. Lớp bồi dưỡng nhận thức Đảng + Số lớp mở 28 37 40 54 50 69 278 + Số lượng học viên 5.485 6.735 7.248 9.102 8.853 11.482 48.905 2 - Lớp bồi dưỡng Đảng viên mới + Số lớp mở 30 35 39 44 40 53 241 + Số lượng học viên 1.832 2.114 2.248 2.575 2.458 3.232 20.616 II - Đảng viên mới kết nạp 245 841 1.065 1.249 1.368 2.594 14.459 + Sinh viên, học sinh 140 507 657 880 962 1.587 4.733 + Cán bộ, giáo viên 105 334 408 369 406 1.007 2.629 III – Phân tích Đảng viên mới kết nạp 1. Tuổi đời: + Từ 18 - 30 tuổi 110 495 505 609 768 1.273 3.760 + Từ 31 - 40 tuổi 96 252 327 435 434 1.252 2.796 + Từ 41 - 50 tuổi 25 68 152 124 112 50 531 + Từ 51 tuổi trở lên 14 26 81 81 54 19 275 2. Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: + CN kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ 1 22 9 12 12 0 56 + Trung học chuyên nghiệp 1 16 15 25 23 5 141 + Cao đẳng 15 145 139 133 143 103 678 + Đại học 175 428 535 637 749 1.100 3.624 + Thạc sỹ 45 218 339 389 385 1.352 2.728 + Tiến sỹ 8 12 25 53 56 34 188 (Nguồn tổng hợp từ Đảng ủy Khối và thống kê của tác giả) PHỤ LỤC 6: PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG ĐỘI NGŨ ĐẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG LẬP CHỈ TIÊU Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 1. Đảng viên trong danh sách 6.252 6.828 7.300 8.261 8.873 9.622 II. Phân tích đội ngũ 1. Tuổi đời: + 18 – 30 tuổi 2.389 38,21 2.518 36,88 2.425 33,22 2.015 24,39 2.187 24,65 3.472 36,08 + 31 – 40 tuổi 2.047 32,76 2.475 36,25 2.358 32,30 2.636 31,91 3.521 39,68 2.748 28,56 + 41 – 50 tuổi 1.401 22,41 1.264 18,51 1.223 16,76 2.010 24,33 1.872 21,10 1.736 18,04 + 51- 60 tuổi 352 5,63 486 7,12 1.169 16,01 1.382 16,73 1.087 12,25 1.496 15,55 + 61 tuổi trở lên 63 1,01 85 1,24 125 1,71 218 2,64 206 2,32 170 1,77 2. Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ + CN kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ 154 2,46 150 2,19 132 1,81 152 1,85 145 1,63 105 1,09 + Trung học chuyên nghiệp 143 2,29 145 2,12 125 1,71 157 1,90 167 1,88 176 1,83 + Cao đẳng 676 10,81 650 9,52 374 5,12 304 3,68 326 3,67 308 3,20 + Đại học 2.807 44,90 2.247 32,91 2.848 39,01 4.135 50,05 3.749 42,26 2.369 24,62 + Thạc sĩ 1.456 23,29 2.434 35,65 2.635 36,10 2.168 26,24 3.205 36,12 5.327 55,36 + Tiến sỹ 1.016 16,25 1.202 17,61 1.186 16,25 1.345 16,28 1.281 14,44 1.337 13,90 3. Học hàm + Phó giáo sư 350 425 423 453 524 685 + Giáo sư 105 123 95 101 106 132 4. Trình độ lý luận chính trị + Sơ cấp 3090 3.436 3.193 3.469 3.176 3.131 + Trung cấp 2331 527 3.269 3.875 3.746 3.142 + Cao cấp, cử nhân 831 865 838 890 871 832 (Nguồn tổng hợp từ Đảng ủy Khối và thống kê của tác giả) PHỤ LỤC 7: CÔNG TÁC KIỂM TRA, GIÁM SÁT GIAI ĐOẠN 2011 - 2015 Nội dung Đơn vị tính Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Tổng số 1. Kiểm tra Đảng viên khi có dấu hiệu vi phạm - Tổng số Đảng viên được kiểm tra ĐV 3 7 15 4 5 34 - Số Đảng viên qua kiểm tra có vi phạm ĐV 1 3 6 1 1 12 - Số Đảng viên bị xử lý kỷ luật sau kiểm tra ĐV 1 3 6 1 1 12 2. Kiểm tra tổ chức Đảng cấp dưới thực hiện nhiệm vụ kiểm tra và thi hành kỷ luật - Đảng ủy Khối TCĐ 28 76 45 35 33 217 - UBKT Đảng ủy Khối TCĐ 15 8 12 12 16 63 - Cấp cơ sở TCĐ 358 389 415 547 435 2.144 3. Giám sát chuyên đề và giám sát thường xuyên tổ chức Đảng và Đảng viên GSCĐ với tổ chức Đảng TCĐ 125 176 218 123 216 858 GSCĐ với Đảng viên ĐV 130 294 316 368 285 1.393 GSTX với tổ chức Đảng TCĐ 598 684 1.145 1.434 1.124 4.985 GSTX với Đảng viên ĐV 2.734 3.545 3.864 3.778 2580 16.401 4. Thi hành kỷ luật Đảng - Đối với tổ chức Đảng TCĐ 0 1 0 0 0 1 - Đối với Đảng viên ĐV 13 25 19 11 10 78 5. Giải quyết tố cáo - ĐUK và UBKT ĐUK 0 0 1 2 1 4 - Cấp cơ sở 6 11 12 11 8 48 6. Giải quyết khiếu nại kỷ luật Đảng Số đơn thư khiếu nại được giải quyết Đơn/đơn 15 56 34 47 55 207 Kết quả giải quyết + Giữ nguyên hình thức kỷ luật ĐV 15 51 32 46 45 189 + Tăng hình thức kỷ luật ĐV 0 0 0 1 0 1 + Giảm hình thức kỷ luật ĐV 0 5 2 0 0 7 + Xóa hình thức kỷ luật ĐV 0 0 1 0 1 2 (Nguồn tổng hợp từ Đảng ủy Khối và thống kê của tác giả) 1 PHỤ LỤC 8 PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Đối với đảng viên là cán bộ quản lý cấp khoa, phòng, ban thuộc các trường đại học công lập) Đồng chí thân mến! Để góp phần nghiên cứu các giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của các đảng bộ trường đại học công lập ở Thành phố Hà Nội nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đại học giai đoạn hiện nay, chúng tôi muốn xin ý kiến đồng chí về một số vấn đề dưới đây. Mỗi vấn đề được chuẩn bị dưới dạng câu hỏi và các phương án trả lời. Đồng ý với phương án nào đồng chí hãy đánh dấu chéo (x) vào ô vuông ( F ) bên phải; với câu hỏi khác, đồng chí trả lời theo nội dung câu hỏi. Đồng chí không cần phải ghi tên và đơn vị của mình vào phiếu này. Xin cảm ơn đồng chí! Đồng chí cho biết cảm nhận của mình trong chấp hành nghị quyết lãnh đạo của tổ chức đảng nơi đồng chí sinh hoạt? Rất phấn khởi, tin tưởng nghị quyết và tự nguyện chấp hành …1 Cảm thấy bình thường, vì đó là nhiệm vụ …2 Cảm thấy bị áp đặt, không thật thoải mái, nhưng vẫn chấp hành …3 Cảm thấy không muốn chấp hành nghị quyết …4 1 Khó trả lời …5 Đồng chí đánh giá như thế nào về chất lượng nghị quyết lãnh đạo của tổ chức đảng nơi đồng chí sinh hoạt? Xác định đúng và trúng nhiệm vụ chính trị của đơn vị trong thời điểm cụ thể, có tính thuyết phục cao …1 Còn chung chung, hình thức, chưa sát hợp tình hình thực tiễn của đơn vị …2 Viển vông, xa rời thực tiễn …3 2 Không quan tâm …4 3. Xin đồng chí đánh giá về mức độ ảnh hưởng của đảng bộ trường đại học nơi đồng chí công tác đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học hiện nay? Mức độ đánh giá Nội dung đánh giá Ảnh hưởng lớn Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng Khó trả lời 1. Mức độ ảnh hưởng đến việc lãnh đạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ, công tác chuyên môn của nhà trường 2 2. Mức độ ảnh hưởng đến việc lãnh đạo cán bộ, giảng viên, sinh viên thực hiện giám sát hoạt động của nhà trường theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 3. Mức độ ảnh hưởng đến việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở đơn vị, phát huy quyền làm chủ của cán bộ, giảng viên, sinh viên, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực khác trong công tác đào tạo. 4. Mức độ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa đơn vị với cấp trên, đơn vị bạn và địa phương 5. Ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong đơn vị. Đoàn kết, bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ tài sản của Nhà nước nói chung và của nhà trường nói riêng 6. Ảnh hưởng đến xây dựng đảng bộ nhà trường trong sạch, vững mạnh, đảng bộ vững mạnh toàn diện Theo đồng chí, các yếu tố chủ yếu nào dưới đây của đảng bộ trường đại học nơi đồng chí công tác trực tiếp quyết định việc lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo? - Chất lượng của cấp uỷ, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên …1 - Chất lượng của đối tượng lãnh đạo …2 - Nguyên tắc, cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp …3 - Đặc điểm tổ chức, hoạt động, yêu cầu nhiệm vụ của đảng bộ nhà trường …4 - Sự lãnh đạo, chỉ đạo của đảng uỷ cấp trên …5 - Sự phối hợp giữa các nhà trường với địa phương …6 4 - Khó trả lời …7 Xin đồng chí cho biết ý kiến về sự cần thiết nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học nơi đồng chí công tác giai đoạn hiện nay? - Cấp bách …1 - Cần thiết, nhưng không cấp bách …2 - Bình thường, vì đó nhiệm vụ thường xuyên …3 - Không cần thiết vì đó chỉ là một trong số các nhiệm vụ chính trị của nhà trường …4 5 - Khó trả lời …5 6 Theo đồng chí, việc tăng cường sự lãnh đạo của đảng bộ trường đại học đồng 3 chí đang công tác đối với nâng cao chất lượng đào tạo đại học thể hiện ở nội dung nào? - Tiến hành thường xuyên liên tục trong hoạt động lãnh đạo và công tác xây dựng Đảng của đảng bộ nhà trường …1 - Nâng cao toàn diện sự lãnh đạo của đảng bộ nhà trường trên các nhiệm vụ, các mặt công tác, các lĩnh vực theo phạm vi chức năng, nội dung, quyền hạn của mỗi cấp ủy, tổ chức đảng. …2 - Chấp hành đúng nguyên tắc, Điều lệ Đảng, cơ chế lãnh đạo của Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp Nhà nước. …3 - Phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên, của các tổ chức trong lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo của đảng bộ. …4 - Khó trả lời …5 Theo đồng chí, để tăng cường sự lãnh đạo của đảng bộ trường đại học đồng chí đang công tác đối với nâng cao chất lượng đào tạo đại học cần tập trung vào những nội dung nào dưới đây? - Nâng cao chất lượng sinh hoạt (sinh hoạt lãnh đạo, sinh hoạt học tập, sinh hoạt tự phê bình và phê bình) của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp thuộc đảng bộ nhà trường …1 - Nâng cao chất lượng chấp hành nguyên tắc tổ chức, lãnh đạo và sinh hoạt đảng, quy chế, quy định, chế độ, hoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng. …2 - Nâng cao chất lượng quán triệt và tổ chức thực hiện nghị quyết của cấp trên và cấp mình sát với đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị. …3 - Nâng cao chất lượng kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. …4 7 - Nâng cao chất lượng đội ngũ cấp ủy viên, cán bộ, đảng viên, đặc biệt đội ngũ cán bộ chủ trì về đảng và chính quyền các cấp trong nhà trường. …5 Theo đồng chí sự lãnh đạo của đảng bộ trường đại học đồng chí đang công tác với việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học có những ưu điểm nào dưới đây? - Đã lãnh đạo nâng cao chất lượng cụ thể hóa chiến lược và chính sách phát triển giáo dục đại học của Đảng và Nhà nước thành mục tiêu, chiến lược và sứ mệnh đào tạo của nhà trường …1 - Đã lãnh đạo, định hướng nâng cao chất lượng nội dung, chương trình đào tạo, phương thức đào tạo …2 - Đã lãnh đạo nâng cao chất lượng công tác tổ chức - cán bộ; xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học có chất lượng cao …3 8 - Đã lãnh đạo nâng cao chất lượng công tác phối hợp giữa các tổ chức trong nhà trường; công tác phối hợp, chuyển giao công nghệ đào tạo với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước. …4 4 - Khó trả lời …6 Theo đồng chí, những ưu điểm trên bắt nguồn từ những nguyên nhân nào dưới đây? - Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện để đảng bộ trường tiếp thu, vận dụng vào lãnh đạo công tác đào tạo. …1 - Trường trong mấy năm qua đã phát triển khá vững mạnh và góp phần tích cực vào hiệu quả lãnh đạo của đảng bộ đối với công tác đào tạo. …2 - Sự lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi của cấp uỷ, các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc, các đơn vị, khoa phòng, các đoàn thể trong trường và chính quyền trên địa bàn thành phố đối với quá trình lãnh đạo công tác đào tạo của đảng bộ trường. …3 - Quá trình hội nhập với các trào lưu đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu, tạo cơ hội thuận lợi cho trường tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại …4 9 - Nguyên nhân khác (ghi cụ thể): …6 Theo đồng chí sự lãnh đạo của đảng bộ trường đại học đồng chí đang công tác đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học có những hạn chế nào dưới đây? - Cấp ủy, tổ chức đảng chưa làm tốt việc quán triệt, cụ thể hóa quan điểm, nghị quyết của Đảng, của cấp ủy cấp trên, nghị quyết lãnh đạo còn chung chung, chưa thật sát với đặc điểm, tính chất, nhiệm vụ của nhà trường. …1 - Đảng bộ trường còn lúng túng trong việc xác định xu hướng đào tạo của trường …2 - Kết quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị trung tâm của nhà trường chưa cao. …3 - Kết quả xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện có đơn vị chưa thật vững chắc, Chất lượng hoạt động của tổ chức chính trị xã hội còn hạn chế. …4 - Công tác xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở đảng bộ trường còn hạn chế nhất định, chưa đáp ứng tốt yêu cầu, mục tiêu xác định …5 10 - Khó trả lời …6 Theo đồng chí, những hạn chế trên bắt nguồn từ những nguyên nhân nào dưới đây? - Cấp uỷ đảng, nhà trường chưa nhận thức đầy đủ về chủ trương, đường lối của Đảng về giáo dục, đào tạo. …1 - Tổ chức bộ máy, cán bộ, giảng viên và chất lượng hoạt động của các đơn vị, phòng ban tham mưu ở trường chưa đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo. …2 11 - Đảng ủy chưa động viên và phát huy mạnh mẽ vai trò và trách nhiệm …3 5 của các tổ chức đoàn thể tham gia vào quá trình nâng cao chất lượng công tác đào tạo của nhà trường bằng những giải pháp đem lại hiệu quả cao. - Thách thức - yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. …4 - Nguyên nhân khác (ghi cụ thể): …7 Để tăng cường sự lãnh đạo của đảng bộ trường đại học đồng chí đang công tác đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học giai đoạn hiện nay, theo đồng chí cần thực hiện tốt những giải pháp nào dưới đây? - Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, trước hết là ban thường vụ, thường trực đảng ủy, cán bộ chủ chốt về vai trò lãnh đạo của đảng bộ trường đối với việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo đại học - Lãnh đạo tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên trường - Đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác trong trường đại học - Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác hợp tác và chuyển giao công nghệ đào tạo đại học - Chú trọng công tác phát triển đảng viên, phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng trong trường đại học 12 - Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ, đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác đào tạo đại học Xin đồng chí cho biết đôi nét về bản thân * Loại cán bộ Cấp ủy …1; Tham gia giảng dạy …3; * Trình độ Cử nhân …1; Thạc sĩ …2 ; Tiến sĩ …3; Phó Giáo sư …4 Giáo sư …5; * Thâm niên công tác tại trường Dưới 10 năm …1; Từ 10-15 năm …2; Từ 16-20 năm …3; Từ 21- 25 năm …4; Trên 25 năm …5 Một lần nữa xin chân thành cảm ơn đồng chí! 6 PHỤC LỤC 9 TỔNG HỢP KẾT QUẢ TRƯNG CẦU Ý KIẾN Tác giả luận án đã phát 236 phiếu điều tra cho đảng viên là cán bộ quản lý cấp khoa, phòng, ban thuộc các trường đại học công lập sau: TT Tên trường Số phiếu phát ra Số phiếu thu về Số phiếu hợp lệ 1 Đại học Bách khoa Hà Nội 116 109 107 2 Đại học Văn hóa 58 58 57 3 Đại học Công nghiệp Hà Nội 62 61 60 Tổng 236 228 224 Trong số 224 người trả lời, có 172 người tham gia cấp ủy (chiếm 76,8%), 181 người có tham gia công tác giảng dạy (chiếm 80,8%). Trình độ thạc sĩ có 26 người (chiếm 11,6%); tiến sĩ 198 người (88,4%). Có chức danh Phó Giáo sư: 76 người (34%), Giáo sư: 6 (0,26%). Thâm niên nghề nghiệp Dưới: 10 năm : 5 người; Từ 10-15 năm 74 người; Từ 16-20 năm: 32 người; Từ 21- 25 năm: 105 người; Trên 25 năm: 8 người Một lần nữa xin chân thành cảm ơn đồng chí! Kết quả xử lý phiếu như sau: Ý kiến về việc chấp hành nghị quyết lãnh đạo của tổ chức đảng nơi đồng chí sinh hoạt: Rất phấn khởi, tin tưởng nghị quyết và tự nguyện chấp hành 71=31,7% Cảm thấy bình thường, vì đó là nhiệm vụ 98=43,8% Cảm thấy bị áp đặt, không thật thoải mái, nhưng vẫn chấp hành 22=9,8% Cảm thấy không muốn chấp hành nghị quyết 0 1 Khó trả lời 33=14,7% Đánh giá về chất lượng nghị quyết lãnh đạo của tổ chức đảng nơi đồng chí sinh hoạt: Xác định đúng và trúng nhiệm vụ chính trị của đơn vị trong thời điểm cụ thể, có tính thuyết phục cao 153= 68,30% 2 Còn chung chung, hình thức, chưa sát hợp tình hình thực tiễn 55= 24,55% 7 của đơn vị Viển vông, xa rời thực tiễn 0 Không quan tâm 16=7,14% 3. Đánh giá về mức độ ảnh hưởng của đảng bộ trường đại học nơi đồng chí công tác đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học hiện nay: Mức độ đánh giá Nội dung đánh giá Ảnh hưởng lớn Ít ảnh hưởng Không ảnh hưởng Khó trả lời 1. Mức độ ảnh hưởng đến việc lãnh đạo xây dựng và thực hiện có hiệu quả các chủ trương, nhiệm vụ, công tác chuyên môn của nhà trường 123 = 54,91% 77 = 34,38% 2 = 0,89% 22 = 9,82% 2. Mức độ ảnh hưởng đến việc lãnh đạo cán bộ, giảng viên, sinh viên thực hiện giám sát hoạt động của nhà trường theo đúng đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước. 32 = 14,29% 154 = 68,75% 5 = 2,23% 33 = 14,73% 3. Mức độ ảnh hưởng đến việc xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở ở đơn vị, phát huy quyền làm chủ của cán bộ, giảng viên, sinh viên, đấu tranh chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực khác trong công tác đào tạo. 121 = 54,02% 64 = 28,57% 12= 5,36% 27 = 12,05% 4. Mức độ ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa đơn vị với cấp trên, đơn vị bạn và địa phương 15 187 11 11 5. Ảnh hưởng đến việc thực hiện nhiệm vụ quốc phòng toàn dân, giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trong đơn vị. Đoàn kết, bảo vệ chính trị nội bộ, bảo vệ tài sản của 28 = 12,50% 97 = 43,30% 81 = 36,16% 18 = 8,04% 8 Nhà nước nói chung và của nhà trường nói riêng 6. Ảnh hưởng đến xây dựng đảng bộ nhà trường trong sạch, vững mạnh, đảng bộ vững mạnh toàn diện 201 = 89,73% 23 = 10,27% 0 0 Các yếu tố trực tiếp quyết định việc lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo của đảng bộ trường đại học nơi đồng chí công tác: - Chất lượng của cấp uỷ, tổ chức đảng, đội ngũ cán bộ, đảng viên 43= 19,19% - Chất lượng của đối tượng lãnh đạo 38 = 16,96% - Nguyên tắc, cơ chế lãnh đạo của Đảng đối với các đơn vị hành chính, sự nghiệp 15 = 6,96% - Đặc điểm tổ chức, hoạt động, yêu cầu nhiệm vụ của đảng bộ nhà trường 47 = 20,98% - Sự lãnh đạo, chỉ đạo của đảng uỷ cấp trên 56 = 25% - Sự phối hợp giữa các nhà trường với địa phương 15 = 6,96% 4 - Khó trả lời 10 = 4,46% Ý kiến về sự cần thiết nâng cao chất lượng đào tạo của trường đại học nơi đồng chí công tác giai đoạn hiện nay: - Cấp bách 84= 37,50% - Cần thiết, nhưng không cấp bách 56 = 25% - Bình thường, vì đó nhiệm vụ thường xuyên 68 = 30,36% - Không cần thiết vì đó chỉ là một trong số các nhiệm vụ chính trị của nhà trường 0 5 - Khó trả lời 16 = 7,14% Về việc tăng cường sự lãnh đạo của đảng bộ trường đại học đồng chí đang công tác đối với nâng cao chất lượng đào tạo đại học thể hiện ở nội dung: - Tiến hành thường xuyên liên tục trong hoạt động lãnh đạo và công tác xây dựng Đảng của đảng bộ nhà trường 75 = 33,48% - Nâng cao toàn diện sự lãnh đạo của đảng bộ nhà trường trên các nhiệm vụ, các mặt công tác, các lĩnh vực theo phạm vi chức năng, nội dung, quyền hạn của mỗi cấp ủy, tổ chức đảng. 45 = 20,09% 6 - Chấp hành đúng nguyên tắc, Điều lệ Đảng, cơ chế lãnh đạo của Đảng, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, luật pháp Nhà nước. 42 = 18,75% 9 - Phát huy tốt vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, tổ chức đảng, của đội ngũ cán bộ, đảng viên, của các tổ chức trong lãnh đạo nâng cao chất lượng đào tạo của đảng bộ. 57 = 25,44% - Khó trả lời 5 = 2,23% Để tăng cường sự lãnh đạo của đảng bộ trường đại học đồng chí đang công tác đối với nâng cao chất lượng đào tạo đại học cần tập trung vào những nội dung: - Nâng cao chất lượng sinh hoạt (sinh hoạt lãnh đạo, sinh hoạt học tập, sinh hoạt tự phê bình và phê bình) của cấp ủy, tổ chức đảng các cấp thuộc đảng bộ nhà trường 46 =20,54% - Nâng cao chất lượng chấp hành nguyên tắc tổ chức, lãnh đạo và sinh hoạt đảng, quy chế, quy định, chế độ, hoạt động của cấp ủy, tổ chức đảng. 44 = 19,64% - Nâng cao chất lượng quán triệt và tổ chức thực hiện nghị quyết của cấp trên và cấp mình sát với đặc điểm, yêu cầu nhiệm vụ của đơn vị. 52 = 23,21% - Nâng cao chất lượng kiểm tra việc thực hiện nghị quyết, kịp thời giải quyết các vấn đề nảy sinh trong thực tiễn. 47 = 20,98% 7 - Nâng cao chất lượng đội ngũ cấp ủy viên, cán bộ, đảng viên, đặc biệt đội ngũ cán bộ chủ trì về đảng và chính quyền các cấp trong nhà trường. 35 = 15,63% Về sự lãnh đạo của đảng bộ trường đại học nơi đồng chí đang công tác với việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học có những ưu điểm: - Đã lãnh đạo nâng cao chất lượng cụ thể hóa chiến lược và chính sách phát triển giáo dục đại học của Đảng và Nhà nước thành mục tiêu, chiến lược và sứ mệnh đào tạo của nhà trường 43 = 19,19% - Đã lãnh đạo, định hướng nâng cao chất lượng nội dung, chương trình đào tạo, phương thức đào tạo 65 = 29,02% - Đã lãnh đạo nâng cao chất lượng công tác tổ chức - cán bộ; xây dựng đội ngũ giảng viên, cán bộ khoa học có chất lượng cao 58 = 25,89% - Đã lãnh đạo nâng cao chất lượng công tác phối hợp giữa các tổ chức trong nhà trường; công tác phối hợp, chuyển giao công nghệ đào tạo với các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước. 52 = 23,21% 8 - Khó trả lời 6 = 2,68% 9 Những ưu điểm trên bắt nguồn từ những nguyên nhân: 10 - Chiến lược phát triển giáo dục đào tạo của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện để đảng bộ trường tiếp thu, vận dụng vào lãnh đạo công tác đào tạo. 45 = 20,09% - Trường trong mấy năm qua đã phát triển khá vững mạnh và góp phần tích cực vào hiệu quả lãnh đạo của đảng bộ đối với công tác đào tạo. 67 = 29,91% - Sự lãnh đạo, chỉ đạo và tạo điều kiện thuận lợi của cấp uỷ, các tổ chức cơ sở đảng trực thuộc, các đơn vị, khoa phòng, các đoàn thể trong trường và chính quyền trên địa bàn thành phố đối với quá trình lãnh đạo công tác đào tạo của đảng bộ trường. 65 = 29,01% - Quá trình hội nhập với các trào lưu đổi mới mạnh mẽ trong giáo dục đang diễn ra ở quy mô toàn cầu, tạo cơ hội thuận lợi cho trường tiếp cận với các xu thế mới, tri thức mới, những mô hình giáo dục hiện đại 47 = 20,98% - Nguyên nhân khác (ghi cụ thể): 0 Về sự lãnh đạo của đảng bộ trường đại học đồng chí đang công tác đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học có những hạn chế: - Cấp ủy, tổ chức đảng chưa làm tốt việc quán triệt, cụ thể hóa quan điểm, nghị quyết của Đảng, của cấp ủy cấp trên, nghị quyết lãnh đạo còn chung chung, chưa thật sát với đặc điểm, tính chất,nhiệm vụ của nhà trường. 28 = 12,5% - Đảng bộ trường còn lúng túng trong việc xác định xu hướng đào tạo của trường 39 = 17,41% - Kết quả hoàn thành nhiệm vụ chính trị trung tâm của nhà trường chưa cao. 48 = 21,42% - Kết quả xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện có đơn vị chưa thật vững chắc, Chất lượng hoạt động của tổ chức chính trị xã hội còn hạn chế. 35 = 15,63% - Công tác xây dựng cấp ủy, tổ chức đảng, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên ở đảng bộ trường còn hạn chế nhất định, chưa đáp ứng tốt yêu cầu, mục tiêu xác định 44 = 19,64% 10 - Khó trả lời 30 = 13,39% Những hạn chế trên bắt nguồn từ những nguyên nhân: 11 - Cấp uỷ đảng, nhà trường chưa nhận thức đầy đủ về chủ trương, đường lối của Đảng về giáo dục, đào tạo. 15 = 6,69% 11 - Tổ chức bộ máy, cán bộ, giảng viên và chất lượng hoạt động của các đơn vị, phòng ban tham mưu ở trường chưa đáp ứng tốt yêu cầu đổi mới và nâng cao chất lượng công tác đào tạo. 75 = 33,48% - Đảng ủy chưa động viên và phát huy mạnh mẽ vai trò và trách nhiệm của các tổ chức đoàn thể tham gia vào quá trình nâng cao chất lượng công tác đào tạo của nhà trường bằng những giải pháp đem lại hiệu quả cao. 66 = 29,46% - Thách thức - yêu cầu ngày càng cao về chất lượng đào tạo trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. 57 = 25,45% - Nguyên nhân khác (ghi cụ thể): 11 = 4,91% Để tăng cường sự lãnh đạo của đảng bộ trường đại học đồng chí đang công tác đối với việc nâng cao chất lượng đào tạo đại học giai đoạn hiện nay, cần thực hiện tốt những giải pháp: - Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền, cán bộ, đảng viên, trước hết là ban thường vụ, thường trực đảng ủy, cán bộ chủ chốt về vai trò lãnh đạo của đảng bộ trường đối với việc nâng cao chất lượng công tác đào tạo đại học 75 = 33,48 % - Lãnh đạo tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ, giảng viên trường 58 = 25,89 % - Đổi mới, nâng cao chất lượng tổ chức bộ máy và mối quan hệ công tác trong trường đại học 65 = 29,02 % - Nâng cao chất lượng hiệu quả công tác hợp tác và chuyển giao công nghệ đào tạo đại học 48 = 21,43% - Chú trọng công tác phát triển đảng viên, phát huy vai trò của các tổ chức quần chúng trong trường đại học 54 = 24,11% 12 - Nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của đảng bộ, đổi mới phương thức lãnh đạo của cấp ủy đảng đối với công tác đào tạo đại học 85 = 37,95%

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cac_dang_bo_truong_dai_hoc_cong_lap_o_thanh_pho_ha_n.pdf
Tài liệu liên quan