Luận án Các đảng bộ học viện quân đội nhân dân lào lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị giai đoạn hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHU VY KẸO PANG KHĂM CÁC ĐẢNG BỘ HỌC VIỆN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUYỀN NHÀ NƯỚC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH PHU VY KẸO PANG KHĂM CÁC ĐẢNG BỘ HỌC VIỆN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ GIAI ĐOẠN HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: XÂY DỰNG ĐẢNG VÀ CHÍNH QUY

pdf188 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 495 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Các đảng bộ học viện quân đội nhân dân lào lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
YỀN NHÀ NƯỚC Mã số: 62 31 02 03 Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS, TS. PHẠM VĂN THẮNG 2. PGS, TS. PHAN HỮU TÍCH HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ÐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học trong luận án chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả luận án Phu Vy Kẹo Pang Khăm MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 1.1. Các công trình nghiên cứu ở Lào 6 1.2. Các công trình nghiên cứu ở Việt Nam 16 1.3. Khái quát kết quả nghiên cứu của các công trình khoa học đã công bố có liên quan và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết 25 Chương 2: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC ĐẢNG BỘ HỌC VIỆN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ 30 2.1. Các học viện và đảng bộ học viện Quân đội nhân dân Lào 30 2.2. Nhiệm vụ chính trị của các học viện, khái niệm, nội dung, phương thức, những vấn đề có tính nguyên tắc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của các đảng bộ học viện Quân đội nhân dân Lào 47 Chương 3: CÁC ĐẢNG BỘ HỌC VIỆN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ - THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ MỘT SỐ KINH NGHIỆM 69 3.1. Thực trạng các đảng bộ học viện Quân đội nhân dân Lào lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị 69 3.2. Nguyên nhân và một số kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của các đảng bộ học viện Quân đội nhân dân Lào 90 Chương 4: PHƯ NG HƯỚNG, YÊU CẦU VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ CỦA CÁC ĐẢNG BỘ HỌC VIỆN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN HIỆN NAY 102 4.1. Yếu tố tác động, phương hướng, yêu cầu tăng cường lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của các đảng bộ học viện Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay 102 4.2. Những giải pháp tăng cường lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của các đảng bộ học viện Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay 120 KẾT LUẬN 149 CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BCHTƯ : Ban Chấp hành Trung ương BQP : Bộ Quốc phòng BVTQ : Bảo vệ Tổ quốc CB, ĐV : Cán bộ, đảng viên CHDCND : Cộng hòa Dân chủ Nhân dân CNXH : Chủ nghĩa xã hội CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa CTĐ, CTCT : Công tác Đảng, công tác chính trị ĐNDCM : Đảng Nhân dân Cách mạng ĐUBQP : Đảng ủy Bộ Quốc phòng ĐUHV : Đảng ủy Học viện GD-ĐT : Giáo dục - đào tạo HV : Học viện KT-XH : Kinh tế - xã hội NCKH : Nghiên cứu khoa học QĐND : Quân đội nhân dân TCCSĐ : Tổ chức cơ sở Đảng TCCT : Tổng cục Chính trị TSVM : Trong sạch vững mạnh VMTD : Vững mạnh toàn diện XHCN : Xã hội chủ nghĩa 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Các đảng bộ học viện Quân đội nhân dân Lào là các tổ chức đảng cấp trên cơ sở trực thuộc Đảng bộ Bộ Quốc phòng. Các đảng bộ học viện (HV) Quân đội nhân dân (QĐND) Lào có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng trong thực hiện sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng (ĐNDCM) Lào, sự quản lý của Nhà nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân (CHDCND) Lào, đối với sự nghiệp nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ sĩ quan QĐND Lào. Sự lãnh đạo của ĐNDCM Lào, Đảng ủy Bộ Quốc phòng (BQP) Lào đối với các HV phụ thuộc rất lớn vào năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của các đảng bộ HV. Sự lãnh đạo của các đảng bộ HV QĐND Lào là một trong những nhân tố cơ bản, quan trọng đối với thực hiện nhiệm vụ chính trị của các HV, củng cố quốc phòng, xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH), xây dựng chủ nghĩa xã hội (CNXH) và bảo vệ Tổ quốc (BVTQ). Các HV QĐND Lào là những trung tâm đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, đồng thời còn là những trung tâm nghiên cứu khoa học (NCKH) của quốc gia và của quân đội. Nhiệm vụ chính trị của các HV QĐND Lào là chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; tổ chức các hoạt động giáo dục - đào tạo (GD-ĐT), bồi dưỡng, rèn luyện đội ngũ cán bộ, sĩ quan cho QĐND Lào; tổ chức các hoạt động NCKH quân sự cung cấp luận cứ khoa học cho Đảng, Nhà nước, Đảng ủy BQP xác định đường lối, chủ trương xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, BVTQ; xây dựng chính quy, chấp hành điều lệnh quân đội; huấn luyện quân sự, trực ban sẵn sàng chiến đấu; sản xuất; công tác. Lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị là chức năng, nhiệm vụ trọng yếu của các đảng bộ HV QĐND Lào. Thực tiễn xây dựng, hoạt động, thực hiện nhiệm vụ chính trị của các HV 2 QĐND Lào thời gian qua đã khẳng định vị trí, vai trò lãnh đạo của các đảng bộ này. Trong những năm qua, các đảng bộ HV QĐND Lào đã tích cực quán triệt, cụ thể hóa đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, nghị quyết của đảng ủy BQP, chỉ thị của thủ trưởng BQP, xác định đúng nhiệm vụ chính trị và thường xuyên lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị được giao. Đặc biệt là nhiệm vụ GD-ĐT, NCKH, xây dựng đảng bộ trong sạch vững mạnh (TSVM), xây dựng HV vững mạnh toàn diện (VMTD) đã được các đảng bộ HV lãnh đạo thực hiện và thu được nhiều thành tựu. Nội dung, phương thức lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị không ngừng đổi mới, hoàn thiện. Các cấp ủy, tổ chức đảng ở các HV đã phấn đấu đạt TSVM. Đội ngũ CB, ĐV ở các HV được chăm lo xây dựng, chất lượng ngày càng nâng cao. Tuy nhiên, một số tổ chức đảng thuộc các đảng bộ HV còn bộc lộ những hạn chế, khuyết điểm, trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị. Chất lượng, hiệu quả thực hiện nhiệm vụ chính trị của một số HV còn hạn chế, bất cập. Nội dung, phương thức lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của một số cấp ủy, tổ chức đảng chậm đổi mới, chưa ngang tầm với sự phát triển nhanh chóng, phức tạp của yêu cầu, nhiệm vụ. Một số tổ chức cơ sở Đảng (TCCSĐ) trực thuộc các đảng bộ HV chưa đạt tiêu chuẩn TSVM. Một bộ phận CB, ĐV trong các đảng bộ HV có biểu hiện suy thoái về phẩm chất, đạo đức, lối sống, thiếu tiên phong, gương mẫu, đặc quyền, đặc lợi, tham nhũng, tiêu cực, vi phạm kỷ luật Đảng, điều lệnh quân đội, pháp luật Nhà nước. Năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của một số tổ chức đảng còn hạn chế. Sự nghiệp đổi mới, xây dựng CNXH BVTQ của ĐNDCM Lào và Nhân dân các bộ tộc Lào, đang phát triển nhanh chóng, diễn biến ngày càng phức tạp, thời cơ, thuận lợi đan xen với những nguy cơ thách thức. Kinh tế - xã hội chưa thoát khỏi tình trạng suy thoái, quốc phòng - an ninh ở Lào nảy sinh nhiều vấn đề phức tạp. Đời sống của cán bộ, viên chức và các tầng lớp nhân 3 dân lao động ở nước Lào còn gặp nhiều khó khăn. Cán bộ, chiến sĩ ở các HV QĐND Lào cũng trong tình trạng đó. Sự phân hóa giàu nghèo tạo ra khoảng cách ngày càng xa ngay từ trong nội bộ quân đội và các HV QĐND Lào. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù địch đang sử dụng nhiều âm mưu, thủ đoạn rất tinh vi, xảo quyệt để chống phá Đảng, Nhà nước, quân đội và sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước Lào. Nhiệm vụ xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, BVTQ đã có bước phát triển mới, yêu cầu ngày càng cao. Nhiệm vụ chính trị của các đảng bộ HV QĐND Lào ngày càng nặng nề, phức tạp, đang đặt ra đòi hỏi cấp thiết phải nâng cao năng lực lãnh đạo ngang tầm với tình hình nhiệm vụ của các đảng bộ HV QĐND Lào. Vì vậy, nghiên cứu sinh chọn vấn đề: "Các đảng bộ Học viện Quân đội nhân dân Lào lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị giai đoạn hiện nay" làm đề tài luận án tiến sĩ khoa học chính trị. Đây là vấn đề cơ bản, cấp thiết, có ý nghĩa lý luận, thực tiễn sâu sắc. 2. Mục đích, nhiệm vụ của luận án 2.1. Mục đích Nghiên cứu làm rõ những vấn đề lý luận và thực tiễn về các đảng bộ HV QĐND Lào lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, trên cơ sở đó, đề xuất những giải pháp tăng cường lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của các đảng bộ HV QĐND Lào đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ giai đoạn hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ Một là, tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài. Hai là, làm rõ quan niệm, nội dung, phương thức, nguyên tắc lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của các đảng bộ HV QĐND Lào. Ba là, đánh giá đúng thực trạng, chỉ rõ nguyên nhân, rút ra những kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của các đảng bộ HV QĐND Lào. Bốn là, xác định phương hướng, yêu cầu và đề xuất những giải pháp tăng cường lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của các đảng bộ HV QĐND Lào giai đoạn hiện nay. 4 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của các đảng bộ HV QĐND Lào. 3.2. Phạm vi nghiên cứu: Luận án tập trung nghiên cứu hoạt động lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của các đảng bộ HV QĐND Lào, bao gồm, Đảng bộ Học viện Quốc phòng Cay Sỏn Phôm Vi Hản; Đảng bộ HV Chỉ huy - Tham mưu; Đảng bộ HV Lục quân Côm Mạ Đăm và Đảng bộ Học viện Kỹ thuật quân sự, từ năm 2005 đến nay, phương hướng, mục tiêu, giải pháp có giá trị ứng dụng đến năm 2025. 4. Cơ sở lý luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận: Luận án được thực hiện trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm Cay Sỏn Phôm Vi Hản, của ĐNDCM Lào, các nghị quyết, chỉ thị, hướng dẫn của Đảng ủy BQP, của Tổng cục Chính trị QĐND Lào về xây dựng và hoạt động của đảng bộ QĐND Lào. 4.2. Cơ sở thực tiễn: Là thực tiễn hoạt động của các đảng bộ HV QĐND Lào lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị trong giai đoạn hiện nay; sự lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy Bộ Quốc phòng (ĐUBQP) và Tổng cục Chính trị QĐND Lào; các báo cáo tổng kết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của các đảng bộ; kết quả điều tra, khảo sát tổng kết thực tiễn cùng với kinh nghiệm công tác của tác giả. 4.3. Phương pháp nghiên cứu: Dựa trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác-Lênin, luận án sử dụng các phương pháp NCKH chuyên ngành và liên ngành, đặc biệt là phương pháp lô-gic và lịch sử; phân tích và tổng hợp; so sánh, quan sát, trao đổi, tọa đàm, điều tra, khảo sát tổng kết thực tiễn và phương pháp chuyên gia. 5. Những đóng góp mới về mặt khoa học của luận án - Nghiên cứu, xây dựng khái niệm, xác định nội dung, phương thức lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của các đảng bộ HV QĐND Lào. 5 - Tổng kết một số kinh nghiệm lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của các đảng bộ HV QĐND Lào. - Nghiên cứu, đề xuất giải pháp tiếp tục thực hiện đầy đủ, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm các nội dung; đổi mới, hoàn thiện quy chế làm việc, phương pháp, phong cách lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của các đảng bộ HV QĐND Lào giai đoạn hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ cung cấp thêm cơ sở khoa học cho Đảng ủy BQP, các đảng bộ HV QĐND Lào xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị giai đoạn hiện nay. Kết quả nghiên cứu của luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo, phục vụ cho công tác nghiên cứu, giảng dạy môn xây dựng đảng ở các HV, nhà trường trong QĐND Lào. 7. Kết cấu của luận án Gồm: Phần mở đầu, chương tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài, 3 chương, với 9 tiết, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU Ở LÀO 1.1.1. Đề tài khoa học - Học viện Quốc phòng Cay Sỏn Phôm Vi Hản, ''Kết hợp xây dựng TCCSĐ TSVM với xây dựng đơn vị cơ sở VMTD trong quân đội ta hiện nay'' [94]. Đề tài được kết cấu thành 2 phần. Phần 1, nhóm tác giả đã trình bày tính tất yếu của việc kết hợp xây dựng TCCSĐ TSVM với xây dựng đơn vị cơ sở VMTD. Đánh giá thực trạng và nguyên nhân của thực trạng kết hợp xây dựng TCCSĐ TSVM với xây dựng đơn vị cơ sở VMTD. Xác định một số yêu cầu kết hợp xây dựng TCCSĐ TSVM với xây dựng đơn vị cơ sở VMTD. Ở phần 2, nhóm tác giả đã đề xuất và luận giải các giải pháp cơ bản kết hợp xây dựng TCCSĐ TSVM với xây dựng đơn vị cơ sở VMTD, bao gồm: Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các tổ chức, các lực lượng trước hết là cho cấp ủy đảng, đội ngũ CB, ĐV về sự kết hợp xây dựng TCCSĐ TSVM với xây dựng đơn vị cơ sở VMTD; xây dựng TCCSĐ TSVM và đơn vị cơ sở VMTD phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của đơn vị, lấy đội ngũ CB, ĐV làm nòng cốt trong thực hiện thắng các nhiệm vụ chính trị, kết hợp nâng cao năng lực lãnh đạo của TCCSĐ với xây dựng và phát huy sức mạnh của các tổ chức trong đơn vị; giải quyết tốt các mối quan hệ, trước hết là quan hệ giữa lãnh đạo với chỉ huy ở cơ sở; nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên kết hợp chặt chẽ với xây dựng đội ngũ cán bộ ở cơ sở; phát huy đầy đủ trách nhiệm lãnh đạo, chỉ đạo của cấp trên với sự nỗ lực chủ quan của bản thân cơ sở trong việc kết hợp xây dựng TCCSĐ TSVM với xây dựng đơn vị cơ sở VMTD. - Tổng cục Chính trị QĐND Lào, ''Xây dựng TCCSĐ trong sạch, vững mạnh gắn với xây dựng đơn vị cơ sở VMTD trong giai đoạn cách mạng mới'' [105]. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài là TCCSĐ và đơn vị cơ sở trong toàn quân. Kết cấu của đề tài gồm hai phần. Phần thứ nhất: Những luận 7 cứ khoa học và sự cần thiết phải xây dựng TCCSĐ TSVM gắn với xây dựng đơn vị cơ sở VMTD. Phần thứ hai: Những yêu cầu và giải pháp cơ bản nâng cao hiệu quả xây dựng TCCSĐ TSVM gắn với xây dựng đơn vị cơ sở VMTD trong giai đoạn cách mạng mới. Trong phần thứ nhất, tập thể tác giả đã phân tích cơ sở lý luận, thực tiễn của xây dựng TCCSĐ TSVM gắn với xây dựng đơn vị cơ sở VMTD. Tác giả cũng đã trình bày thực trạng và chỉ ra nguyên nhân của ưu điểm và hạn chế đối với việc xây dựng TCCSĐ TSVM gắn với xây dựng đơn vị cơ sở VMTD trong đảng bộ quân đội thời gian qua. Phần thứ hai, đề tài đã xác định các yêu cầu gắn xây dựng TCCSĐ TSVM với xây dựng đơn vị cơ sở VMTD trong giai đoạn cách mạng mới. Đồng thời đề xuất những giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả xây dựng TCCSĐ TSVM gắn với xây dựng đơn vị cơ sở VMTD trong giai đoạn cách mạng mới. - Đuông Chay Phi Chít, ''Giữ vững an ninh chính trị, kiên trì đường lối đổi mới mà Đảng ta lựa chọn trong quá trình tham gia tổ chức thương mại quốc tế'' [89]. Đề tài đã nghiên cứu, luận giải làm sáng tỏ: Việc mở cửa và hội nhập kinh tế quốc tế nói chung, việc tham gia tổ chức thương mại quốc tế nói riêng là quá trình quan trọng và bước tiến rất phức tạp, tạo điều kiện cho nước Lào có chỗ đứng vững chắc trên trường quốc tế. Ngay từ khi đất nước có sự đổi mới, mở cửa hợp tác và hội nhập quốc tế, ĐNDCM Lào đã kiên trì mục tiêu lãnh đạo đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa (XHCN), làm cho dân giàu, đất nước vững mạnh, xã hội công bằng, dân chủ và thịnh vượng. Mọi hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa khoa học kỹ thuật, quốc phòng, an ninh, đối ngoại, tham gia tổ chức thương mại quốc tế cũng đều phải nhằm phục vụ mục tiêu đó. Đây là những vấn đề có giá trị tham khảo đối với luận án như sau: Một là, về tổ chức đảng ở đơn vị cơ sở và xây dựng đơn vị cơ sở VMTD trong QĐND Lào và vận dụng sáng tạo, liên hệ thực tế lãnh đạo của các đảng bộ HV QĐND Lào. Hai là, về sự cần thiết phải xây dựng TCCSĐ và đơn vị cơ sở; những 8 yêu cầu, giải pháp tăng cường lãnh đạo của các đảng bộ HV QĐND Lào giai đoạn hiện nay. Ba là, kiên trì đường lối đổi mới của ĐNDCM Lào theo định hướng XHCN nói chung và lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của các đảng bộ HV QĐND Lào nói riêng. 1.1.2. Sách - Quân đội nhân dân Lào, ''Hội nghị công tác chính trị - tư tưởng toàn quân lần thứ IV'' [96]. Trong cuốn sách này Tổng cục Chính trị (TCCT) QĐND Lào đã tổng kết, đánh giá kết quả lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy BQP, các cấp ủy, tổ chức đảng, cơ quan chính trị, đội ngũ cán bộ chính trị các cấp ở các đơn vị, HV, nhà trường đối với công tác chính trị, tư tưởng. Đánh giá rõ ưu điểm, hạn chế, khuyết điểm; xác định nguyên nhân khách quan, nguyên nhân chủ quan; tổng kết một số kinh nghiệm lãnh đạo, chỉ đạo công tác chính trị - tư tưởng của cấp ủy, cơ quan chính trị, đội ngũ cán bộ chính trị ở các cơ quan, đơn vị, nhà trường QĐND Lào. Tổng Cục chính trị QĐND Lào quán triệt, phổ biến chương trình, kế hoạch công tác chính trị - tư tưởng trong QĐND Lào giai đoạn 2005-2010; hướng dẫn cho các cấp ủy, cơ quan chính trị các cấp xây dựng, triển khai thực hiện kế hoạch, chương trình công tác chính trị-tư tưởng ở cơ quan, đơn vị mình. Đây là tài liệu có ý nghĩa định hướng, chỉ đạo, làm cơ sở cho các đảng bộ HV QĐND Lào xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, trong đó có công tác chính trị-tư tưởng trong thực hiện nhiệm vụ chính trị của các HV QĐND Lào. - Bộ Chính trị, Ban Tuyên huấn Trung ương ĐNDCM Lào, ''Tổng kết thế trận chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng Nhân dân Cách mạng Lào 1945-1975'' [53]. Cuốn sách được thực hiện dưới sự chỉ đạo của đồng chí Ô Xa Cặn Thăm Ma Thê Va - Ủy viên Bộ Chính trị, Trưởng ban Tuyên giáo trung ương. Nội dung cuốn sách đã tổng kết một cách khoa học quá trình tiến hành chiến tranh nhân dân dưới sự lãnh đạo của ĐNDCM Lào. Thông qua việc phân tích hoàn cảnh lịch sử, thực trạng tiến hành chiến tranh nhân dân các tác giả đã đúc rút được 3 tính chất, 4 đặc điểm và 8 bài học của 9 chiến tranh nhân dân Lào. Nội dung xuyên suốt của cuốn sách đã tổng kết toàn bộ quá trình lãnh đạo của ĐNDCM Lào để huy động sức mạnh tổng hợp của nhân dân các bộ tộc Lào trong sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước thời kỳ chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược; chỉ rõ và nhấn mạnh bản chất, truyền thống, giá trị của việc thường xuyên tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, xây dựng phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc; mối quan hệ chặt chẽ giữa Đảng với nhân dân, giữa nhân dân với quân đội là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng trong từng thời kỳ. Đây là một tài liệu quan trọng trong công tác giáo dục CB, ĐV và các tầng lớp nhân dân nhằm nâng cao nhận thức về chiến tranh nhân dân ở Lào hiện nay. - Cục Khoa học - Lịch sử quân sự BQP nước CHDCND Lào, ''Lịch sử Quân đội nhân dân Lào (1945-1995)'' [67]. Cuốn sách đã tổng hợp những bài học kinh nghiệm Đảng lãnh đạo nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền, vận động tổ chức xây dựng lực lượng QĐND Lào vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức. Quân đội nhân dân Lào là lực lượng vũ trang cách mạng của Đảng, Nhà nước, của nhân dân các bộ tộc Lào. Quân đội nhân dân Lào là quân đội của dân, do dân và vì dân, từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu. Quân đội nhân dân Lào đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng NDCM Lào. Những thành tích to lớn và truyền thống vẻ vang của QĐND Lào là thành tích chung của Đảng, Nhà nước và của nhân dân các bộ tộc Lào, được bắt nguồn từ tinh thần đại đoàn kết, mối quan hệ chặt chẽ giữa quân đội và nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Đó là nhân tố quyết định mọi sự thắng lợi của sự nghiệp cách mạng nói chung, của QĐND Lào nói riêng. - Cục Khoa học - Lịch sử quân sự, Phòng Nghiên cứu lịch sử BQP, ''Tổng kết chiến tranh'' [69]. Cuốn sách đã tổng kết, tập hợp lại các sự kiện xảy ra trong các mặt trận lớn, nhỏ; thu thập các số liệu thông tin đáng tin cậy trong thời kỳ tiến hành chiến tranh giải phóng dân tộc; đồng thời tổng kết những đóng góp to lớn của các tầng lớp nhân dân cả về vật chất lẫn tinh thần để viện trợ, tiếp tế lương thực, thực phẩm ra tiền tuyến... Khẳng định vai trò, tầm quan trọng của sự lãnh đạo của Đảng là nhân tố quyết định thắng lợi của từng chiến 10 trường. Cuốn sách đã nêu lên một số kinh nghiệm lãnh đạo của ĐNDCM Lào đối với quân đội tiến hành chiến tranh nhân dân giải phóng dân tộc. - Cục Khoa học - Lịch sử quân sự BQP nước CHDCND Lào, ''Lịch sử đấu tranh của quân đội và nhân dân các bộ tộc Lào chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975)'' [68]. Trong cuốn sách này Cục khoa học - Lịch sử quân sự đã hệ thống lại các tư liệu, sự kiện lịch sử xây dựng, chiến đấu, trưởng thành, truyền thống oanh liệt của QĐND Lào, các đơn vị của QĐND Lào, trong đó có lịch sử, truyền thống xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sĩ quan của các HV QĐND Lào. Đây là tài liệu cơ bản, các HV QĐND Lào tổ chức nghiên cứu, xây dựng, biên soạn lịch sử, truyền thống của HV mình; đồng thời là cơ sở, kinh nghiệm thực tiễn cho các đảng bộ HV QĐND Lào nghiên cứu, vận dụng, xác định chủ trương biện pháp lãnh đạo, xây dựng tổ chức, bộ máy, lực lượng thực hiện nhiệm vụ NCKH của các HV QĐND Lào. - Chủ tịch Cay Sỏn Phôm Vi Hản, "Xây dựng cơ sở vững chắc để đưa đất nước vững bước tiến lên theo con đường chủ nghĩa xã hội'' [66]. Nội dung xuyên suốt của cuốn sách đã luận giải và làm sáng tỏ vị trí, vai trò, mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ chiến lược cơ bản lâu dài, về chủ trương, chính sách, xây dựng cơ sở vững chắc của CNXH. Chủ tịch đã đặt ra nhiều vấn đề quan trọng về mục tiêu, yêu cầu, nội dung, hình thức xây dựng cơ sở toàn diện của CNXH, trong đó nhấn mạnh xây dựng hệ thống chính trị và nền dân chủ XHCN. Tăng cường công tác giáo dục tuyên truyền vận động các tầng lớp nhân dân về quyền và nghĩa vụ công dân trong xây dựng và BVTQ, từng bước bảo đảm sự ổn định về chính trị, trật tự an toàn xã hội... - Bộ Chính trị, Ban Tuyên huấn Trung ương ĐNDCM Lào, ''Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào 30 năm (1975-2005)'' [54]. Cuốn sách đã tổng kết và rút ra bài học kinh nghiệm lãnh đạo của ĐNDCM Lào từ năm 1975-1989, tổng kết những thắng lợi to lớn của dân tộc dưới sự lãnh đạo của ĐNDCM Lào trong suốt tiến trình cách mạng đấu tranh chống bọn tay sai, phản động, lưu vong trong và ngoài nước; đồng thời khắc phục hậu quả chiến tranh; xây 11 dựng, củng cố hệ thống chính quyền cách mạng của dân, do dân và vì dân. Từ năm 1990-2005 ĐNDCM Lào lãnh đạo và vận động nhân dân các bộ tộc Lào đẩy mạnh thực hiện công cuộc đổi mới đất nước và đạt được những thành tích quan trọng, có nhiều chuyển biến tích cực về phát triển kinh tế, xã hội và an ninh - quốc phòng... Đây là những cuốn sách có giá trị tham khảo đối với luận án như sau: Một là, lãnh đạo, chỉ huy, cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân nói chung và các đảng bộ HV QĐND Lào nói riêng, phải học và làm theo tấm gương, đạo đức của Chủ tịch Cay Sỏn Phôm Vi Hản, để lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị có hiệu quả cao hơn. Hai là, nội dung, phương thức lãnh đạo của ĐNDCM Lào nói chung và các đảng bộ HV QĐND Lào nói riêng. Ba là, những kinh nghiệm lãnh đạo nhiệm vụ chính trị, tuyên truyền, vận động quần chúng của ĐNDCM Lào nói chung và các đảng bộ HV QĐND Lào lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị nói riêng. Bốn là, sự lãnh đạo của ĐNDCM Lào quyết định sự thành bại của từng chiến trường, lãnh đạo QĐND Lào tiến hành chiến tranh nhân dân, giải phóng dân tộc và BVTQ. 1.1.3. Các bài báo khoa học đăng trên các tạp chí - Khởi Mương Xăm, "Nâng cao chất lượng TCCSĐ trong sạch và vững mạnh" [95, tr.18-21]. Tác giả đã phân tích những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân thực trạng xây dựng TCCSĐ TSVM trong thời gian qua, trên cơ sở đó đưa ra một số giải pháp tiếp tục xây dựng TCCSĐ TSVM như: Sự quan tâm của các cấp đối với xây dựng TCCSĐ TSVM; gắn xây dựng TCCSĐ TSVM với xây dựng bản phát triển, bản văn hóa; cần đầu tư nhiều cơ sở vật chất, phương tiện cho xây dựng TCCSĐ TSVM. - Chủ tịch Cay Sỏn Phôm Vi Hản, "Xây dựng cơ sở vững chắc để đưa đất nước tiến lên XHCN" [66]. Đây là nội dung bài phát biểu quan trọng của Chủ tịch có liên quan đến lãnh đạo nhiệm vụ chính trị tại Hội nghị Quốc hội nhân dân tối cao ngày 26/12/1979. Trong bài phát biểu này, Chủ tịch đã chỉ 12 rõ: Nhiệm vụ tăng cường công tác bảo vệ quốc phòng và an ninh là hai nhiệm vụ lớn. Bộ Quốc phòng và Bộ An ninh phải có kế hoạch cụ thể xây dựng lực lượng cũng như chống lại các đối tượng thù địch, nhưng phải nắm chắc quan điểm quốc phòng-an ninh toàn dân. Nhiệm vụ nêu trên được thực hiện trong điều kiện lịch sử đặc biệt, các lực lượng thù địch nguy hiểm trực tiếp cấu kết với chủ nghĩa đế quốc và bọn phản động lưu vong, phản động trong và ngoài nước Cuộc đấu tranh giữa ta và địch để bảo vệ đất nước là cuộc đấu tranh phức tạp, kéo dài và quyết liệt. Do đó, yêu cầu phải tìm hiểu, nắm chắc các quy luật hoạt động của địch, phát huy sức mạnh của Đảng, của chính quyền, của các tổ chức quần chúng, tăng cường đoàn kết vững chắc giữa các dân tộc trong đại gia đình các bộ tộc Lào. - Săn Nha Hắc Phôm Vi Hản (2009), "Xây dựng thế trận bảo vệ toàn dân cho vững mạnh để góp phần giữ vững đất nước trong hội nhập kinh tế quốc tế" [97, tr.6-9]. Tác giả đi sâu nghiên cứu xây dựng thế trận chiến tranh nhân dân ở Lào và cho rằng trong quá trình hội nhập quốc tế cần phải thực hiện các phương pháp chủ yếu: Tăng cường tuyên truyền quán triệt, nâng cao nhận thức trong toàn Đảng, toàn dân, toàn quân về cơ hội và thách thức khi tham gia hội nhập kinh tế quốc tế; xây dựng nền quốc phòng toàn dân cho vững mạnh, góp phần giữ vững đất nước trong giai đoạn đổi mới; nâng cao ý thức cảnh giác cách mạng, sẵn sàng đối mặt với những thử thách; tăng cường nghiên cứu nắm chắc tình hình, đề ra đường lối, chủ trương và phương pháp giải quyết cho phù hợp với thực tế - Sôm Phon Sỉ Su Văn Na, "Công tác vận động quần chúng trong xây dựng, củng cố sự ổn định về chính trị, yếu tố đảm bảo cho sự ổn định của Tổ quốc" [99, tr.29-34]. Bài viết đã nhấn mạnh về tính tất yếu khách quan phải xây dựng, củng cố sự ổn định về chính trị; khẳng định vị trí, vai trò quan trọng của sự ổn định về chính trị coi đó là yếu tố đảm bảo và quyết định sự tồn tại và phát triển của đất nước, của chế độ. Đồng thời nêu rõ mục tiêu yêu cầu, nội dung và cách thức tiến hành công tác vận động quần chúng xây dựng, củng cố sự ổn định về chính trị. 13 - Sụ Băn Hủn Nạ Chăm Pa, ''Công tác vận động tuyên truyền của QĐND Lào trong tham gia xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh, bảo đảm cho sự ổn định toàn diện của Tổ quốc'' [101, tr.21-28]. Tác giả đã khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng, tầm quan trọng chiến lược lâu dài của công tác vận động tuyên truyền, vai trò, bản chất, truyền thống của QĐND Lào nói chung, đội ngũ cán bộ đảng viên trong quân đội nói riêng là lực lượng chủ chốt trong vận động tuyên truyền tham gia xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh; đồng thời chỉ rõ đó là chức năng, nhiệm vụ và trách nhiệm của QĐND Lào trong sự nghiệp xây dựng và BVTQ. - Sẻnh Nuôn Xay Nha Lạt, "Về tiêu chuẩn cán bộ cấp chiến lược trong Quân đội nhân dân Lào hiện nay'' [98, tr.15-25]; Thong Xien Su Na Khên, "Quy hoạch cán bộ là công việc quan trọng trong xây dựng cán bộ kế thừa" [104, tr.28-32]; Ban Tổ chức Trung ương ĐNDCM Lào, "Phương hướng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chủ chốt và kế thừa từ nay đến năm 2020" [49, tr.1]; Sỷ Sú Phăn Bun Sa Mơ, ''Vai trò và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở nước CHDCND Lào trong giai đoạn hiện nay" [103, tr.16-17 và 48]; Tổng cục Chính trị QĐND Lào, "Tiêu chuẩn củng cố xây dựng lực lượng QĐND Lào" [106, tr.57-61]. Những nội dung đề cập trong các công trình khoa học này có giá trị tham khảo đối với luận án như sau: Một là, những thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của việc xây dựng TCCSĐ, và đưa ra một số giải pháp tiếp tục xây dựng TCCSĐ TSVM. Hai là, khẳng định vai trò quan trọng của Đảng, sự lãnh đạo của ĐNDCM Lào là yếu tố đảm bảo sự tồn tại và phát triển đất nước; đây là một bài học kinh nghiệm cho các đảng bộ HV QĐND Lào nghiên cứu, vận dụng xác định chủ trương, biện pháp lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị. Ba là, muốn lãnh đạo, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chính trị các đảng bộ HV QĐND Lào phải hết sức coi trong thực hiện nghiêm túc nguyên tắc tập trung dân chủ, tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, tự phê bình và phê bình. Đây là yếu 14 tố quan trọng hàng đầu, quyết định năng lực lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của các đảng bộ HV QĐND Lào hiện nay và tương lai. 1.1.4. Các luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đã bảo vệ - Văn Na Vông Suk Sẻng A Lun, "Phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ Quân đội tham gia xây dựng cơ sở chính trị ở trung Lào trong giai đoạn hiện nay" [41]. Tác giả đã xác định rõ tính cấp thiết, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, phạm vi, phương pháp nghiên cứu đề tài; vai trò của đội ngũ cán bộ quân đội và việc phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ quân đội trong công tác dân vận của các đơn vị quân đội; những yếu tố tác động; phương hướng; giải pháp phát huy vai trò của đội ngũ cán bộ quân đội trong tham gia xây dựng cơ sở chính trị ở vùng trung Lào trong giai đoạn hiện nay. - Bun Phêng Sỉ Pa Xợt, "Chất lượng TCCSĐ ở các sư đoàn bộ binh QĐND Lào" [2]. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu của đề tài luận án là: TCCSĐ ở các sư đoàn bộ binh QĐND Lào. Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung đề tài, tác giả cố gắng nghiên cứu khá công phu, phân tích rõ tính đặc thù, làm rõ thêm những vấn đề cơ bản về chất lượng TCCSĐ ở các sư đoàn bộ binh QĐND Lào, phân tích, đánh giá đúng thực trạng, xác định rõ nguyên nhân và những yêu cầu mới về chất lượng TCCSĐ ở các sư đoàn bộ binh; đề xuất những giải pháp cơ bản nâng cao chất lượng TCCSĐ ở các sư đoàn bộ binh, như: Nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên, chất lượng cấp ủy ở đảng bộ, chất lượng sinh hoạt và năng lực tổ chức thực tiễn của chi bộ, phát huy vai trò chỉ đạo của đảng ủy, cơ quan chính trị cấp trên và sự tham gia nâng cao chất lượng của các tổ chức đoàn thể quần chúng trong đơn vị, ở các sư đoàn bộ binh QĐND Lào. - Phon Chay Kham Bun My, "Vai trò của Quân đội nhân dân Lào trong đấu tranh chống chiến lược "diễn biến hòa bình" ở nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào hiện nay" [28]. Trên cơ sở xây dựng bố cục nghiên cứu hợp lý, tác..., ứng dụng trong lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới. Các công trình khoa học nêu ở trên đã đề cập đến các khía cạnh khác nhau về vấn đề lãnh đạo của Đảng, xây dựng hệ thống các tổ chức đảng các cấp trong quân đội. Song, ở Việt Nam và Lào, vấn đề các đảng bộ HV QĐND Lào lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị thì chưa có công trình, đề tài, bài viết nào đề cập và giải quyết cụ thể. Vì vậy nghiên cứu về vấn đề "Các đảng bộ học viện Quân đội nhân dân Lào lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị giai đoạn hiện nay" vừa là đòi hỏi cấp bách, vừa là giải pháp chủ yếu nhằm lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của các đảng bộ HV QĐND Lào giai đoạn hiện nay mà nghiên cứu sinh cần đi sâu, làm rõ. Tên đề tài, hướng nghiên cứu phù hợp với chuyên ngành Xây dựng Đảng và chính quyền Nhà nước, không trùng lặp với những luận án tiến sĩ, luận văn thạc sĩ đã bảo vệ và những công trình NCKH đã nghiệm thu. 30 Chương 2 NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ CÁC ĐẢNG BỘ HỌC VIỆN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO LÃNH ĐẠO THỰC HIỆN NHIỆM VỤ CHÍNH TRỊ 2.1. CÁC HỌC VIỆN VÀ ĐẢNG BỘ HỌC VIỆN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO 2.1.1. Các học viện Quân đội nhân dân Lào 2.1.1.1. Học viện Quốc phòng Cay Sỏn Phôm Vi Hản - Lịch sử, hình thành, phát triển Học viện Quốc phòng Cay Sỏn Phôm Vi Hản QĐND Lào có truyền thống vẻ vang gắn liền với truyền thống của QĐND Lào. Sau khi đất nước được giải phóng (ngày 02/12/1975), để đáp ứng yêu cầu thực hiện của hai nhiệm vụ chiến lược xây dựng và BVTQ Lào trong giai đoạn mới, Thủ tướng Chính phủ đã ra Nghị định số 156/CP về việc thành lập HV Quốc phòng Cay Sỏn Phôm Vi Hản (ngày 24/08/1996). Ngày 13/12/1996, BQP, chủ trì tổ chức tuyên bố thành lập HV Quốc phòng. Từ năm 1996-2000 HV Quốc phòng Cay Sỏn Phôm Vi Hản đã đào tạo được 5 khóa cán bộ quân sự - chính trị, ngoại ngữ. Đã có 281 học viên tốt nghiệp, tổ chức tập huấn cán bộ, sĩ quan chỉ huy với 118 học viên. Đào tạo cán bộ, sĩ quan được 3 khóa có 138 học viên; 3 khóa tập huấn tiếng Việt với 168 học viên, tiếng Hàn Quốc 1 khóa với 40 học viên, tiếng Anh có 32 học viên, 140 học viên (khóa học 2 năm), 48 học viên (khóa học 4 năm) Từ năm 2000 đến nay, HV Quốc phòng Cay Sỏn Phôm Vi Hản đã tiếp tục nghiên cứu bổ sung tài liệu nghiên cứu giảng dạy. Học viện đã biên soạn được các giáo trình giảng dạy bậc đại học và sau đại học; giáo trình đào tạo cán bộ chỉ huy tham mưu binh chủng cấp trung sư đoàn (hệ đào tạo 1 năm); giáo trình đào tạo cán bộ cao cấp trong QĐND Lào (ngắn hạn 1 tháng); giáo trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng-an ninh cho cán bộ cao cấp của Đảng, Nhà nước (ngắn hạn 1 tháng); giáo trình đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cấp chiến dịch - chiến lược (hệ đào tạo 1 năm); giáo trình học tập cho cán bộ cao cấp trong QĐND Lào 31 (ngắn hạn 1 tháng); giáo trình đào tạo tiếng Trung Quốc, cho cán bộ sĩ quan trẻ (hệ đào tạo 1 năm); giáo trình đào tạo tiếng Anh cho cán bộ đầu ngành. Học viện đã đào tạo được 115 cán bộ chiến lược với 5 khóa học; tổ chức 5 khóa tập huấn cho cán bộ cao cấp QĐND Lào với 150 học viên; bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho 90 cán bộ lãnh đạo Đảng - Nhà nước ở Trung ương [93, tr.45-50]. - Địa điểm đóng quân Học viện Quốc phòng Cay Sỏn Phôm Vi Hản nằm ở phía tây nam của thủ đô Viêng Chăn, thuộc huyện Sỉ Sắt Tạ Nạc. Hướng bắc giáp với Bản Xay Sạ Thản, hướng nam giáp với bản Chom Phệt Nam và bản Phôn Sạ Vàng, hướng đông giáp bản Chom Phệt Bắc và có đường Thà Đừa chạy qua, hướng tây giáp với sông Mê Công, tỉnh Noỏng Khai (Thái Lan). - Về cơ cấu, tổ chức Nghị định số 90/CP ngày 30/06/2000 của Thủ tướng Chính phủ chỉ rõ về "Tổ chức và hoạt động của Học viện Quốc phòng Cay Sỏn Phôm Vi Hản" như sau: Ban Giám đốc HV 3 đồng chí, cơ quan chức năng gồm: Văn phòng, Cục Huấn luyện - Đào tạo, Cục Chính trị, Cục Hậu cần - Kỹ thuật, Cục NCKH và lịch sử, 16 khoa giáo viên, 3 đơn vị quản lý học viên. - Đối tượng đào tạo Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo - chỉ huy cao cấp (chiến dịch, chiến lược và công tác quân sự địa phương); đào tạo, bồi dưỡng giáo viên, cán bộ lãnh đạo cấp trung sư đoàn, cán bộ NCKH quân sự - chính trị và ngoại ngữ. Bồi dưỡng lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, đường lối chính trị, quân sự của Đảng, Nhà nước cho cán bộ lãnh đạo, chỉ huy đơn vị, phòng, khoa cho toàn quân, hệ 1 năm và 5 tháng. Đào tạo cán bộ, sĩ quan lãnh đạo - chỉ huy từ đại học đến cao học về chính trị và quân sự; đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quân sự địa phương tỉnh, thành phố, huyện. Bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh cho cán bộ cấp cao của Đảng, Nhà nước ở Trung ương và địa phương trong toàn quốc. 2.1.1.2. Học viện Chỉ huy - Tham mưu - Lịch sử hình thành, phát triển 32 Học viện Chỉ huy - Tham mưu (Trường Hậu cần) đầu tiên có tên gọi là Trường Kế toán của QĐND Lào và được thành lập từ ngày 15/06/1956 ở huyện Viêng Xay, tỉnh Hủa Phăn. Khi đó Trường Kế toán có 3 nhiệm vụ lớn: Giảng dạy cho học viên toàn quân, vừa tham gia chiến đấu và làm công tác dân vận quần chúng nhân dân. Năm 1965-1968 Mỹ và tay sai tập trung tấn công mạnh vào khu giải phóng làm cho trường học tạm dừng hoạt động. Đến năm 1973, Trường Kế toán đã chuyển sang địa điểm tại huyện Mương Nga, tỉnh Húa Phăn. Từ năm 1977-1981, Trường đã đào tạo được 6 khóa học với 237 học viên và mở được 7 khóa bổ túc văn hóa với 3000 học viên. Ngày 25/12/1982 Đảng ủy BQP ra chỉ thị cơ cấu lại thành trường trung cấp theo Quyết định số 1712/BQP của BQP. Những năm 1987-1988 trường Hậu Cần đã tiếp tục bổ sung nội dung chương trình đào tạo, đề nghị BQP xin chuyên gia Việt Nam sang giúp đỡ về nội dung, chương trình học tập. Năm 1990-1995 Trường Hậu cần đã đào tạo 508 cán bộ, sĩ quan hậu cần với 6 khóa học. Đến năm 1996, BQP có chỉ thị chuyển trường Hậu cần ở Bản Hạt Đưa, huyện Kẹo Ụ Đôm, tỉnh Viêng Chăn sang đóng quân tại Nặm Hụm huyện Na Xai Thong, Thủ đô Viêng Chăn. Ngày 29/06/1996 Thủ tướng Chính phủ đã ra Nghị định số 163/CP về việc đổi tên Trường Hậu cần thành "HV Hậu cần Quân đội". Thời gian này HV Hậu cần đã đào tạo 83 cán bộ, học viên với 5 khóa học. Từ năm 1999-2001 trường đã đào tạo 5 khóa học với 232 học viên. Từ năm 2001-2005 đã đào tạo được 664 học viên. Do yêu cầu khách quan của nhiệm vụ chính trị của Quân đội, ngày 08/09/2005 Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định số 280/NĐ đổi tên HV Hậu cần thành HV Chỉ huy - Tham mưu. Từ 2005-2014 HV Chỉ huy - Tham mưu đã tập huấn được 55 khóa với 905 học viên, đào tạo được 25 khóa với 732 học viên. Học viện Chỉ huy - Tham mưu có sự phát triển nhanh về công tác giáo dục đào tạo; cán bộ học viên từ khi thành lập đến nay từng bước trưởng thành và lớn lên cùng với sự phát triển của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân [90, tr.30-40]. 33 - Địa điểm đóng quân Học viện Chỉ huy - Tham mưu đóng quân trên địa bàn trọng yếu có giá trị chiến lược về quốc phòng-an ninh, nằm ở phía bắc Thủ đô Viêng Chăn thuộc huyện Na Xai Thong, hướng bắc giáp với Bản Na Thòn, hướng nam giáp với bản Huổi Nặm Dền, hướng tây giáp với Nặm Hủm và dãy núi Phu Phạ Năng, hướng đông giáp với bản Àng Nặm Hủm và có đường số 13 chạy qua. - Cơ cấu tổ chức: Học viện Chỉ huy - Tham mưu qua nhiều lần điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi tổ chức biên chế cho phù hợp với nhiệm vụ trong từng giai đoạn, đến nay cơ cấu tổ của HV Chỉ huy - Tham mưu có Ban Giám đốc gồm có 5 đồng chí, cơ quan giúp việc cho Ban Giám đốc gồm: Văn phòng, Phòng Chính trị, Phòng Huấn luyện - Đào tạo, Phòng NCKH và lịch sử, Phòng Hậu cần, Phòng Kỹ thuật, 12 khoa giảng viên, 2 tiểu đoàn quản lý học viên. - Đối tượng, mục tiêu, mô hình đào tạo Học viện đào tạo cán bộ chỉ huy tham mưu, cán bộ hậu cần bậc đại học cho toàn quân, cán bộ sĩ quan - chỉ huy cấp tiểu đoàn, trung đoàn; đào tạo sĩ quan chuyên ngành tham mưu - hậu cần, quân nhu, xăng dầu, kỹ sư, tài chính, vận tải, quản lý xe và vũ khí - khí tài. Hệ đào tạo ngắn hạn từ 5-10 tháng và dài hạn từ 2-3 năm. 2.1.1.3. Học viện Lục quân Côm Mạ Đăm - Lịch sử hình thành, phát triển Quá trình hình thành và phát triển của HV Lục quân Côm Mạ Đăm gắn liền với sự phát triển của QĐND Lào dưới sự lãnh đạo của ĐNDCM Lào và Chủ tịch Cay Sỏn Phôm Vi Hản. Theo yêu cầu của sự nghiệp cách mạng và nhiệm vụ chính trị ngày càng cao HV Lục quân Côm Mạ Đăm QĐND Lào được thành lập ngày 18/06/1955, tại bản Càng Mông, huyện Mương Xối, tỉnh Hua Phăn, lấy tên vĩ nhân của dân tộc lúc đó có tên gọi là "Trường Côm Mạ Đăm". Năm 1957 Hiệp ước Viêng Chăn về thành lập chính phủ liên hiệp lâm thời; khi đó tình hình trong nước có sự thay đổi. Để chuẩn bị lực lượng cho phía Pa Thết Lào (Quân đội giải phóng nhân dân Lào), vào phối hợp với quân 34 đội Vương quốc Lào (Quân đội quốc gia Lào), cho nên cấp trên chỉ thị cho nhà trường tạm thời dừng hoạt động. Đến năm 1961 tình hình chính trị, quân sự, ngoại giao phát triển phức tạp, Trung ương Đảng cho phép Trường Côm mạ Đăm củng cố lại tổ chức biên chế và chuyển sang Khăng Mạ Nô, tỉnh Xiêng Khoảng và đào tạo được hai khóa. Những năm 1974 đến năm 1977, Trung ương Đảng và Đảng ủy BQP đã chỉ đạo trường Côm Mạ Đăm tiếp tục đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cho toàn quân. Sau khi đất nước được giải phóng năm 1977, theo chỉ đạo của BQP, Trường Côm Mạ Đăm đã chia làm 2 bộ phận như sau: - Bộ phận 1: Chuyển từ tỉnh Hủa Phăn sang đóng quân ở bản Sạ Ngậu huyện Văng Viêng, tỉnh Viêng Chăn và củng cố lại tổ chức biên chế. Từ năm 1977- 1983, Bộ phận 1 Trường Côm Mạ Đăm, đã đào tạo được 750 học viên với 6 khóa học. Đến ngày 20/07/1984 trường Côm Mạ Đăm đã chuyển sang bản Đàn Muồng (Nặm Xuông), huyện Phôn Hông, tỉnh Viêng Chăn có tên gọi là Trường Sĩ quan binh chủng hợp thành sơ cấp. - Bộ phận 2: Năm 1977 chuyển từ tỉnh Hủa Phăn sang đóng quân ở Chì Nai Mổ, huyện Sỉ Sắt Tạ Nạc, thủ đô Viêng Chăn. Để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ giáo dục đào tạo BQP ra Quy định số 162/BQP (ngày 29/08/1996) thay đổi tên và chức năng, nhiệm vụ của Trường sĩ quan trung cấp binh chủng hợp thành thành HV Quân sự - Chính trị. Ngày 15/06/2004 BQP ra Quy định số 954/BQP về việc đổi tên HV Quân sự - Chính trị thành HV Sĩ quan Lục quân. Từ năm 1955-2010 HV Sĩ quan Lục quân Com Mạ Đăm đã đào tạo cán bộ như sau: Năm 1955-1957 mở được 3 khóa với 90 học viên. Năm 1961- 1966 mở được 7 khóa với 510 học viên. Năm 1969-1973 mở được 7 khóa với 750 học viên. Năm 1981-2010 mở được 40 khóa với 7966 học viên. Đến 2014 theo Quy định số 2377/BQP của BQP ra ngày 25/04/2014 đổi tên từ "HV Lục quân thành Học viện Côm Mạ Đăm" [92, tr.40-51]. - Địa điểm đóng quân Học viện Côm Mạ Đăm nằm ở phía nam của huyện Phôn Hông, tỉnh Viêng Chăn, cách thủ đô Viêng Chăn đi miền Bắc khoảng 50 km, có diện tích khoảng 35 2,1km2, và giáp các hướng như sau: Phía bắc giáp với bản Nong Pùng, Phôn Khỏng, Na Làu và bản Lắc 52. Phía nam giáp với bản Na Thệp và Nẳm Xuông. Hướng đông giáp với bản Chẻnh Sạ Vàng, bản Phôn Xay và có đường số 13 miền Bắc chạy qua. Hướng Tây giáp với Nẳm Xuông và núi Phu Phạ Năng cho đến Thủ đô Viêng Chăn. Nói chung HV Lục quân nằm ở giữa của hai giây núi như: Hướng đông giáp núi Khấu Khoai và hướng tây giáp núi Phạ Năng. - Tổ chức, biên chế Học viện Côm Mạ Đăm có Ban Giám đốc gồm 5 đồng chí và các phòng ban giúp việc như: Phòng Huấn luyện, Phòng Chính trị, Phòng NCKH và lịch sử, Phòng Hậu cần - Kỹ thuật, Văn phòng HV, 15 tổ bộ môn và 8 khoa giáo viên, 6 tiểu đoàn quản lý học viên và 1 tiểu đoàn bảo đảm. 2.1.1.4. Học viện Kỹ thuật quân sự - Lịch sử hình thành, phát triển Học viện Kỹ thuật quân sự được thành lập theo Quy định số 30/BQP ra ngày 13/10/1976 của BQP, khi đó có tên gọi là "Trường Kỹ thuật quân sự trung cấp", đóng quân ở Lạt Huồng, huyện Mương Phệnh, tỉnh Xiêng Khoảng. Từ ngày thành lập đến năm 1994 trường đã đào tạo được 8 khóa, với số lượng học viên tốt nghiệp là 1057 đồng chí. Theo yêu cầu phát triển nhiệm vụ chính trị của QĐND Lào, năm 2008 BQP ra Quy định số 261/BQP về việc chuyển trường Trung cấp kỹ thuật quân sự thành "Học viện Kỹ thuật quân sự" [91, tr.25-30]. - Địa điểm đóng quân Học viện Kỹ thuật quân sự, nằm ở phía đông của thủ đô Viêng Chăn thuộc huyện Xai Tha Ni, có giá trị chiến lược về quốc phòng - an ninh, phía bắc giáp với bản Đồng Bằng và Na Môn, phía nam giáp với bản Thà Nạc và bản Xai Sổm Bun, phía đông giáp với bản Phô Khăm và phía tây giáp với bản Khộc Sỉ Ví Lai, có đường số 13 chạy qua. - Tổ chức, biên chế Theo Quy định của BQP số 391/BQP, HV Kỹ thuật quân sự có tổ chức biên chế như sau: Ban giám đốc gồm 6 đồng chí; các cơ quan: Phòng Huấn 36 luyện - Đào tạo, Phòng Chính trị, Phòng Hậu cần, Phòng Kỹ thuật, Văn phòng HV, Phòng NCKH và Lịch sử; 2 tiểu đoàn quản lý học viên, 7 đơn vị trực thuộc; 6 khoa: Khoa Cơ sở khoa học (có 5 tổ bộ môn); Khoa Chính trị (có 2 tổ bộ môn), Khoa Quân sự (có 4 tổ bộ môn), Khoa cơ sở chuyên ngành (có 4 tổ bộ môn), Khoa xe ô tô quân sự (có 3 tổ bộ môn), Khoa khí tài (có 3 tổ bộ môn) và Trung tâm thử nghiệm và thực tập. - Đối tượng đào tạo Học viện Kỹ thuật quân sự đào tạo hạ sĩ quan thành sĩ quan chuyên nghiệp và sĩ quan kỹ thuật, có tiêu chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức cách mạng. Là một HV trực thuộc BQP, Học viện Kỹ thuật quân sự là nơi GD-ĐT và bồi dưỡng cán bộ khoa học kỹ thuật quân sự bậc đại học, tiến lên đào tạo cao học và nghiên cứu sinh trong tương lai. 2.1.2. Vai trò các học viện Quân đội nhân dân Lào Một là, các HV QĐND Lào có vai trò đặc biệt quan trọng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sĩ quan cho QĐND Lào. Các HV QĐND Lào chính là trung tâm giáo dục đào tạo, NCKH của quân đội và quốc gia, có vai trò đặc biệt quan trọng trong đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sĩ quan cho QĐND Lào. Với bề dày lịch sử và truyền thống vẻ vang, các HV đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng, rèn luyện hàng chục nghìn cán bộ, sĩ quan cho QĐND Lào. Các HV QĐND Lào giữ vai trò quan trọng trong việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sĩ quan có trình độ đại học; đào tạo chuyển loại cán bộ; đào tạo giáo viên khoa học quân sự các cấp; đào tạo sĩ quan dự bị, NCKH quân sự và sẵn sàng nhận, hoàn thành các nhiệm vụ khác. Các HV QĐND không chỉ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sĩ quan các cấp, giảng viên, cán bộ NCKH quân sự mà còn bồi dưỡng kiến thức quốc phòng an ninh cho cán bộ chủ trì của các bộ, ban, ngành và các đoàn thể Trung ương, bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ cao cấp QĐND Lào. Qua hơn 60 năm thực hiện nhiệm vụ GD-ĐT, các HV QĐND Lào đã giữ vai trò vô cùng quan trọng trong việc bồi dưỡng cán bộ, sĩ quan cho 37 QĐND Lào. Hầu hết học viên do các HV đào tạo, bồi dưỡng qua thực tế công tác đều phát huy tốt phẩm chất, năng lực, theo đúng mục tiêu, yêu cầu đào tạo, "vừa hồng, vừa chuyên", làm nòng cốt để xây dựng và thực hiện nhiệm vụ chính trị của QĐND Lào. Với sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy, thủ trưởng BQP; sự quan tâm tạo điều kiện thuận lợi của các cơ quan chức năng; các HV QĐND Lào đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm GD-ĐT cán bộ, sĩ quan quân đội trong nhiều năm. Tuyệt đại đa số cán bộ, giảng viên, nhân viên của các HV có động cơ phấn đấu tích cực, có tinh thần và trách nhiệm chính trị cao, có sự trưởng thành về nhiều mặt, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, sĩ quan QĐND Lào. Hiện nay các HV QĐND Lào luôn coi trọng đổi mới, nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo bồi dưỡng cán bộ, sĩ quan đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn xây dựng và hoạt động của quân đội. Quá trình đổi mới nội dung, chương trình, phương pháp giảng dạy, các HV đã chú trọng bám sát chiến lược BVTQ trong thời kỳ mới và những động thái mới trong lĩnh vực quân sự, quốc phòng thế giới, đặc biệt là yêu cầu tác chiến trong điều kiện chiến tranh có sử dụng vũ khí công nghệ cao... Cùng với việc tập trung nâng cao chất lượng, hiệu quả GD-ĐT, các HV luôn coi trọng chuẩn hóa đồng bộ đội ngũ cán bộ, giảng viên về trình độ học vấn, phương pháp sư phạm và tích lũy kinh nghiệm thực tiễn đáp ứng sự phát triển của tình hình mới. Hai là, các HV QĐND Lào là những trung tâm đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp xây dựng CNXH và BVTQ. Hệ thống các HV QĐND Lào có vai trò trọng trách giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực chất lượng cao và nhân tài cho phát triển KT-XH, củng cố quốc phòng, BVTQ. Để hoàn thành mục tiêu xây dựng CNXH, đòi hỏi Đảng và Nhà nước Lào phải có nguồn nhân lực chất lượng cao về tri thức, trí tuệ và nhân cách. Đội ngũ ấy phải là những tấm gương sáng về lập trường chính trị và đạo đức 38 cách mạng; có tri thức hiện đại và trình độ khoa học kỹ thuật cao; có tư duy và tầm nhìn chiến lược; có năng lực hoạt động thực tiễn và lãnh đạo, quản lý phát triển KT-XH, quốc phòng, an ninh, xây dựng, quản lý xã hội. Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc" mọi việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém; "huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng" [19, tr.269]. Đội ngũ cán bộ QĐND Lào là một bộ phận đội ngũ cán bộ của ĐNDCM Lào. Chăm lo xây dựng, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, sĩ quan là một nhân tố cơ bản có ý nghĩa quyết định đến sự trưởng thành và chiến thắng của QĐND Lào. Xây dựng đội ngũ sĩ quan, cán bộ chuyên môn kỹ thuật và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho lực lượng vũ trang nhân dân là nhiệm vụ trọng tâm, có ý nghĩa chiến lược đối với các HV QĐND Lào. Mục tiêu giáo dục đội ngũ sĩ quan, cán bộ chuyên môn kỹ thuật của QĐND là đáp ứng các yêu cầu xây dựng QĐND cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại. Sĩ quan và cán bộ chuyên môn kỹ thuật của quân đội phải có bản lĩnh chính trị và ý chí chiến đấu cao, có năng lực chỉ huy bộ đội và tác chiến trong điều kiện chiến tranh công nghệ cao. Họ phải là những con người được giáo dục và rèn luyện toàn diện cả về chính trị, tư tưởng, đạo đức, tác phong, năng lực và trình độ học vấn. Hệ thống HV, nhà trường của Quân đội có vị trí, vai trò rất lớn trong đào tạo sĩ quan, nhân viên kỹ thuật, hậu cần quân sự theo hướng chuyên sâu, mở rộng liên kết với các bộ, ngành khác, nâng cao hiệu quả đào tạo, nguồn nhân lực chất lượng cao đáp ứng yêu cầu của lực lượng vũ trang, sự nghiệp xây dựng CNXH và BVTQ Lào XHCN. Mặt khác, các HV, nhà trường trong QĐND Lào có vai trò, chức năng, nhiệm vụ chuẩn bị vốn kiến thức cần thiết về các mặt chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, pháp luật, kỹ thuật, công nghệ, quản lý... cho đội ngũ sĩ quan, cán bộ chuyên môn hậu cần kỹ thuật để họ dễ dàng hòa nhập vào đời sống KT- XH, sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. Ba là, các HV QĐND Lào là lực lượng then chốt quán triệt, thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào, nghị quyết, chỉ thị của Đảng ủy BQP, nhiệm vụ chính trị của QĐND Lào. 39 Các HV QĐND Lào là trung tâm giáo dục và đào tạo, NCKH của Quân đội và Nhà nước Lào, có chức năng, nhiệm vụ quán triệt, cụ thể hóa đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước Lào, Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng ủy BQP về hoạt động giáo dục, đào tạo, khoa học, công nghệ, thành nhiệm vụ chính trị của các HV QĐND Lào. Trên cơ sở quán triệt các đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước Lào, nghị quyết, chỉ thị của Đảng ủy, BQP; bám sát tình hình, nhiệm vụ, thực tiễn của Quân đội, đất nước và chức năng, nhiệm vụ được giao, các HV QĐND Lào đẩy mạnh đổi mới toàn diện các mặt công tác; coi đây là vấn đề cơ bản, then chốt để nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, NCKH, góp phần thực hiện thắng lợi đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nghị quyết, chỉ thị của Đảng ủy BQP Lào. Những năm qua, các HV QĐND Lào luôn coi trọng và làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Lào, trang bị cho CB, ĐV, quần chúng thế giới quan khoa học, niềm tin cộng sản, phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống; tổ chức thực hiện thắng lợi đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước Lào, nhiệm vụ của Quân đội, của Nhà trường; thông tin kịp thời những sự kiện diễn ra trong nước và trên thế giới; xây dựng, củng cố bản lĩnh chính trị, ý chí quyết tâm cho bộ đội, xây dựng các tổ chức vững mạnh, môi trường văn hóa lành mạnh; định hướng dư luận, cổ vũ, động viên CB, ĐV khắc phục mọi khó khăn, phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ. Nhờ thường xuyên bám sát đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, quán triệt và chấp hành tốt nghị quyết, chỉ thị của Đảng ủy BQP, hệ thống HV QĐND Lào đã nỗ lực, khắc phục khó khăn, chủ động đào tạo đội ngũ cán bộ, sĩ quan đủ về số lượng, có cơ cấu hợp lý, phẩm chất, năng lực đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng quân đội và thường xuyên đáp ứng kịp thời nhu cầu về cán bộ cho nhiệm vụ xây dựng và BVTQ. Bốn là, các HV QĐND Lào có vị trí, vai trò then chốt nghiên cứu, phát triển khoa học, nghệ thuật quân sự của Đảng, Nhà nước và quân đội Lào. Các HV QĐND Lào giữ vai trò quan trọng trong nghiên cứu, phát triển khoa học nghệ thuật quân sự của Đảng, Nhà nước và QĐND Lào. 40 Các HV QĐND Lào là những trung tâm nghiên cứu qui luật chiến tranh, xác định các nguyên tắc, biện pháp tổ chức, sử dụng lực lượng, điều hành tác chiến chiến lược, nhằm đánh bại các biện pháp tác chiến chiến lược của địch, nhanh chóng giành thắng lợi trong chiến tranh. Nghiên cứu, dự báo sự phát triển của phương thức tác chiến chiến lược, dự báo các tình huống gây nguy hại đến đất nước. Từ đó, dự kiến các tình huống và xây dựng phương án phù hợp, bảo đảm chủ động phòng ngừa là chính nhưng khi xảy ra tình huống cụ thể phải xử lý kiên quyết, kịp thời. Trên cơ sở dự kiến các tình huống, chiến lược, tập trung nghiên cứu điều chỉnh bố trí lực lượng chủ lực cơ động trên các địa bàn chiến lược và nghệ thuật tạo lập thế trận trong chiến tranh BVTQ, bảo đảm phát huy khả năng tác chiến phòng thủ quân khu, quân chủng, binh đoàn. Chú trọng nghiên cứu, phát triển lý luận chiến dịch trong các loại hình tác chiến chiến lược; nghệ thuật tổ chức, điều hành chiến dịch trong chiến tranh BVTQ; các loại hình nghệ thuật chiến dịch tiến công, phản công, phòng ngự...; về tạo lập thế trận chiến dịch, nghệ thuật xác định và đánh trận then chốt quyết định; về phối hợp tác chiến giữa các binh đoàn chủ lực cơ động với lực lượng vũ trang địa phương; hiệp đồng tác chiến quân binh chủng... Nghiên cứu các hình thức chiến thuật; nghệ thuật vận dụng các biện pháp, thủ đoạn chiến đấu như đột phá, thọc sâu, vu hồi, chia cắt, nghi binh..., phương pháp phòng tránh, đánh trả khi địch sử dụng vũ khí, công nghệ cao... Cùng với các nội dung đó, các HV QĐND Lào còn có vai trò đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu tổng kết lịch sử nghệ thuật quân sự truyền thống của nước Lào và tiếp thu khoa học nghệ thuật quân sự của các nước bạn, nhất là Việt Nam. Việc nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn của các HV QĐND Lào thiết thực, góp phần phát triển, hoàn thiện lý luận quân sự, quốc phòng, xây dựng và hoạt động của QĐND Lào trong sự nghiệp xây dựng và BVTQ Lào XHCN. Đi đôi với sự phát triển khoa học quân sự, các HV QĐND Lào cũng đang phát huy vai trò chủ động, sáng tạo, tự lực, tự cường trong nghiên cứu - phát triển và ứng dụng, những thành tựu cách mạng khoa học công nghệ hiện 41 đại trong huấn luyện và đào tạo cán bộ, để đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, chuẩn bị và tiến hành chiến tranh nhân dân BVTQ trong điều kiện đối phương sử dụng vũ khí công nghệ cao. Ngày nay, trong điều kiện, hoàn cảnh mới, khoa học quân sự Lào được các HV QĐND Lào tiếp tục bổ sung lý luận về xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, xây dựng nền quốc phòng toàn dân trong thời bình. Khoa học quân sự của Lào được các HV QĐND Lào xây dựng từ cơ sở thực tiễn và lý luận quân sự Lào, đồng thời tiếp thu những tinh hoa của khoa học quân sự thế giới và áp dụng phù hợp với hoàn cảnh cụ thể của nước CHDCND Lào, đặc biệt là những vấn đề liên quan đến những nhân tố mới do tác động của cuộc cách mạng khoa học - công nghệ trong lĩnh vực quân sự. Năm là, các HV QĐND Lào là lực lượng quan trọng xây dựng QĐND Lào, xây dựng Đảng và Nhà nước Lào. Các HV QĐND là một bộ phận cấu thành QĐND Lào, có vị trí, vai trò rất quan trọng trong sự nghiệp xây dựng QĐND cách mạng chính quy tinh nhuệ và từng bước hiện đại, xây dựng Đảng và Nhà nước Lào vững mạnh. Các HV QĐND Lào giữ vai trò then chốt trong đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu xây dựng quân đội cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại trong tình hình mới. Xây dựng đội ngũ cán bộ chính trị, quân sự, chuyên môn, kỹ thuật có phẩm chất chính trị, đạo đức, lối sống thực sự tiền phong, gương mẫu, xứng đáng là lực lượng nòng cốt trong xây dựng quân đội, củng cố quốc phòng, xây dựng Đảng và Nhà nước Lào. Hệ thống các HV có vị trí, vai trò đặc biệt quan trọng góp phần giác ngộ sâu sắc mục tiêu, lý tưởng chiến đấu, niềm vinh dự tự hào của người chiến sĩ cách mạng được cầm súng BVTQ, bảo vệ nhân dân. Sự giác ngộ chính trị cao không chỉ là yêu cầu cơ bản trong xây dựng quân đội về chính trị, mà còn là điều kiện để cán bộ, sĩ quan quân đội cống hiến sức mình cho sự nghiệp xây dựng quân đội, BVTQ, xây dựng, bảo vệ Đảng, Nhà nước và nhân dân, làm nòng cốt cho toàn dân thực hiện sự nghiệp củng cố quốc phòng, BVTQ; bảo đảm môi trường ổn định, hòa bình, thuận lợi cho công cuộc đổi 42 mới đất nước theo định hướng XHCN. Ngày nay, các thế lực thù địch đang ráo riết thực hiện âm mưu "phi chính trị hóa" quân đội, nhằm tách quân đội khỏi sự lãnh đạo của ĐNDCM Lào, làm cho quân đội ta mất phương hướng và mục tiêu chiến đấu, vô hiệu hóa công cụ bạo lực sắc bén và lực lượng chính trị tin cậy của Đảng. Với chức năng của mình, các HV QĐND Lào đã góp phần xây dựng quân đội đủ mạnh, thực sự tinh nhuệ, vừa có khả năng ngăn chặn, làm thất bại mọi âm mưu, hành động phá hoại của các thế lực thù địch, đẩy lùi mọi nguy cơ chiến tranh; vừa phải có đủ sức mạnh và trình độ để chiến thắng địch trong điều kiện chiến tranh, cả chiến tranh thông thường và chiến tranh có sử dụng vũ khí công nghệ cao. Thông qua hoạt động giáo dục đào tạo, các HV QĐND Lào đã giúp cán bộ, chiến sĩ quân đội nhận thức đúng rõ hơn rằng, ngoài lợi ích của Tổ quốc, của Đảng, của nhân dân, QĐND Lào không có mục đích tự thân nào khác. Sự nghiệp BVTQ trong tình hình mới đang đặt ra yêu cầu mới ngày càng cao đối với việc xây dựng quân đội vững mạnh, có sức chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ xây dựng và BVTQ. Quân đội càng tiến lên chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, nhiệm vụ ngày càng nặng nề thì càng cần phải phát huy vai trò của các HV QĐND Lào trong quán triệt sâu sắc và thực hiện triệt để nguyên tắc xây dựng quân đội vững mạnh về mọi mặt, làm cho quân đội tuyệt đối trung thành với Đảng, với Tổ quốc và nhân dân, hoàn thành thắng lợi mọi nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó. 2.1.2. Các đảng bộ học viện Quân đội nhân dân Lào 2.1.2.1. Đảng bộ Học viện Quốc phòng Cay Sỏn Phôm Vi Hản * Hệ thống tổ chức của đảng bộ: Đảng ủy HV Quốc phòng Cay Sỏn Phôm Vi Hản có 9 đảng ủy viên, với 7 đảng bộ cơ sở trực thuộc gồm: Đảng bộ Cục Chính trị có 3 chi bộ, Đảng bộ Cục Huấn luyện - Đào tạo có 3 chi bộ, Đảng bộ Cục Hậu cần - Kỹ thuật có 3 chi bộ, Đảng bộ Văn phòng có 3 chi bộ, Đảng bộ Ban quản lý học viên hệ bổ túc có 4 chi bộ, Đảng bộ Ban quản lý học viên hệ đào tạo có 3 chi bộ, Đảng bộ Ban quản lý học viên hệ Ngoại ngữ có 6 chi bộ. Có 4 chi bộ cơ sở trực thuộc ĐUHV gồm: Chi bộ Cục Nghiên 43 cứu Lịch sử và Khoa học, chi bộ giáo viên Chính trị, chi bộ giáo viên Quân sự, chi bộ giáo viên binh chủng [72, tr.50]. Từ năm 2014 đến nay cơ cấu của ĐUHV gồm có các đảng ủy viên: Đồng chí Thiếu tướng Thong Loi Sỉ Lị Vông, Ủy viên Trung ương Đảng, Thường trực Đảng ủy BQP, Bí thư Đảng ủy HV Quốc phòng Cay Sỏn Phôm Vị Hản; đồng chí Đại tá Khăm Lả Phăn Xai Nhạ Xúc, Phó Bí thư; đồng chí Đại tá Kẹo Sụ Văn In Thạ Vông, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra; đồng chí Đại tá Bun Chờ Khăm Mạ Vông, Ủy viên; đồng chí Đại tá Khăm Phải Sạ Phăng Nửa, Ủy viên; đồng chí Trung tá Vị Lạ Phăn Đuông Mạ Ni, Ủy viên; đồng chí Đại tá Sổm Phon Sỉ Sụ Văn Nạ, Ủy viên; đồng chí Trung tá Tiến sĩ Khăm Phai Phong Đa La, Ủy viên; đồng chí Trung tá Tiến sĩ Sổng Ka Bun Khùn, Ủy viên. Toàn Đảng bộ HV có 4 chi bộ cơ sở, 7 đảng bộ cơ sở với 23 chi bộ trực thuộc và 645 đảng viên [72, tr.50, 51]. * Đặc điểm nhiệm vụ, tổ chức và hoạt động của đảng bộ + Về nhiệm vụ: Đảng bộ HV Quốc phòng Cay Sỏn Phôm Vi Hản là đảng bộ cấp trên cơ sở, dưới sự lãnh đạo trực tiếp của Đảng ủy BQP, sự chỉ đạo của TCCT QĐND Lào. Nhiệm vụ trung tâm của Đảng bộ là lãnh đạo HV Quốc phòng Cay Sỏn Phôm Vi Hản thực hiện nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cao cấp của Quân đội; NCKH quân sự và xây dựng HV Quốc phòng Cay Sỏn Phôm Vi Hản VMTD, chính quy, mẫu mực. + Về tổ chức: Hệ thống tổ chức của Đảng bộ được thiết lập song song với tổ chức chỉ huy, quản lý ở tất cả các cơ quan, đơn vị trong toàn HV Quốc phòng Cay Sỏn Phôm Vi Hản lập thành hệ thống tổ chức lãnh đạo chặt chẽ, xuyên suốt, toàn diện các mặt công tác của HV Quốc phòng Cay Sỏn Phôm Vi Hản. + Về đội ngũ cán bộ đảng viên trong Đảng bộ: Đa số cán bộ, giảng viên, học viên, công nhân viên của HV Quốc phòng đều là đảng viên, trong đó các học viên ở các hệ đào tạo, bồi dưỡng cán bộ cao cấp, cán bộ cơ quan, cán bộ, giảng viên trực tiếp tham gia đào tạo là đảng viên cốt cán, là những cán bộ cao cấp của Quân đội. 44 2.1.2.2. Đảng bộ học viện Chỉ huy - Tham mưu * Hệ thống tổ chức của đảng bộ: Đảng ủy của HV Chỉ huy - Tham mưu có 9 đồng chí. Cơ cấu tổ chức của Đảng bộ HV Chỉ huy - Tham mưu gồm 1 chi bộ cơ sở, 6 đảng bộ cơ sở với 28 chi bộ t...n Phôm Vi Hản (1987), Tuyển tập, tập 2, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 64. Cay Sỏn Phôm Vi Hản (1997), Tuyển tập, tập 3, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 65. Cay Sỏn Phôm Vi Hản (1984), Bản nói chuyện trước Hội nghị Tổ chức toàn quốc lần thứ 6, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 66. Chủ tịch Cay Sỏn Phôm Vi Hản (1980), Xây dựng cơ sở vững chắc để đưa đất nước vững bước tiến lên theo con đường chủ nghĩa xã hội, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 67. Cục Khoa học - Lịch sử quân sự Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (1998), Lịch sử Quân đội nhân dân Lào (1945- 1995), Nxb Quân đội nhân dân Lào, Viêng Chăn. 68. Cục Khoa học - Lịch sử quân sự Bộ Quốc phòng nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (2005), Lịch sử đấu tranh của quân đội và nhân dân các bộ tộc Lào chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược (1945-1975), Nxb Quân đội nhân dân Lào, Viêng Chăn. 69. Cục Khoa học - Lịch sử quân sự, Phòng Nghiên cứu lịch sử Bộ Quốc phòng (2008), Tổng kết chiến tranh, Nxb Quân đội nhân dân Lào, Viêng Chăn. 70. Đảng bộ Học viện Chỉ huy - Tham mưu (2010), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ học viện lần thứ III, Viêng Chăn. 71. Đảng bộ Học viện Kỹ thuật quân sự (2013), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ học viện lần thứ I, Viêng Chăn. 72. Đảng bộ Học viện Quốc phòng Cay Sỏn Phôm Vi Hản (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ học viện lần thứ IV, Viêng Chăn. 73. Đảng bộ Học viện Lục quân Côm Mạ Đăm (2015), Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ học viện lần thứ IV, Viêng Chăn. 74. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2001), Báo cáo chính trị trước Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VII, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 75. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2006), Điều lệ Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 159 76. Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (2006), Báo cáo chính trị trước Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII, Nxb Quốc gia, Viêng Chăn. 77. Đảng ủy Bộ Quốc phòng (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quân lần thứ III, Nxb Quân đội nhân dân Lào, Viêng Chăn. 78. Đảng ủy Học viện Chỉ huy Tham mưu (2010), Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, Viêng Chăn. 79. Đảng ủy Học viện Chỉ huy Tham mưu (2014), Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, Viêng Chăn. 80. Đảng ủy Học viện Kỹ thuật quân sự (2013), Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, Viêng Chăn. 81. Đảng ủy Học viện Kỹ thuật quân sự (2014), Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, Viêng Chăn. 82. Đảng ủy Học viện Lục quân Côm Mạ Đăm (2010), Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, Viêng Chăn. 83. Đảng ủy Học viện Lục quân Côm Mạ Đăm (2014), Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, Viêng Chăn. 84. Đảng ủy Học viện Quốc phòng Cay Sỏn Phôm Vi Hản (2010), Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, Viêng Chăn. 85. Đảng ủy Học viện Quốc phòng Cay Sỏn Phôm Vi Hản (2011), Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, Viêng Chăn. 86. Đảng ủy Học viện Quốc phòng Cay Sỏn Phôm Vi Hản (2012), Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, Viêng Chăn. 87. Đảng ủy Học viện Quốc phòng Cay Sỏn Phôm Vi Hản (2013), Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, Viêng Chăn. 88. Đảng ủy Học viện Quốc phòng Cay Sỏn Phôm Vi Hản (2014), Nghị quyết lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị, Viêng Chăn. 89. Đuông Chay Phi Chít (2009), Giữ vững an ninh chính trị, kiên trì đường lối đổi mới mà Đảng ta lựa chọn trong quá trình tham gia tổ chức thương mại quốc tế, Đề tài cấp Bộ, Viêng Chăn. 160 90. Học viện Chỉ huy Tham mưu (1994), Lịch sử truyền thống Học viện, Viêng Chăn. 91. Học viện Kỹ thuật quân sự (2000), Lịch sử truyền thống Học viện, Viêng Chăn. 92. Học viện Lục quân Côm Mạ Đăm (1995), Lịch sử truyền thống Học viện, Viêng Chăn. 93. Học viện Quốc phòng Cay Sỏn Phôm Vi Hản (1990), Lịch sử truyền thống Học viện, Viêng Chăn. 94. Học viện Quốc phòng Cay Sỏn Phôm Vi Hản (1997), Kết hợp xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch vững mạnh với xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện trong quân đội ta hiện nay, Đề tài khoa học cấp cơ sở, Viêng Chăn. 95. Khởi Mương Xăm (2007), "Nâng cao chất lượng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch và vững mạnh", Tạp chí Kor Sang Phak, (74), Viêng Chăn. 96. Quân đội nhân dân Lào (2003), Hội nghị công tác chính trị - tư tưởng toàn quân lần thứ IV, Nxb Tổng cục Chính trị, Viêng Chăn. 97. Săn Nha Hắc Phôm Vi Hản (2009), "Xây dựng thế trận bảo vệ toàn dân cho vững mạnh để góp phần giữ vững đất nước trong việc hội nhập kinh tế quốc tế", Tạp chí Nghiên cứu quân sự quốc tế, (9), Viêng Chăn. 98. Sẻnh Nuôn Xay Nha Lạt (2012), "Về tiêu chuẩn cán bộ cấp chiến lược trong Quân đội nhân dân Lào hiện nay", Tạp chí Quốc phòng, (38), Viêng Chăn. 99. Sôm Phon Sỉ Su Văn Na (2010), "Công tác vận động quần chúng trong xây dựng, củng cố sự ổn định về chính trị, yếu tố đảm bảo cho sự ổn định của Tổ quốc", Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (4), Viêng Chăn. 100. Sổm Chăn Vô La Chít (2011), Bồi dưỡng năng lực công tác cho đội ngũ cán bộ cơ quan chính trị ở các học viện Quân đội nhân dân Lào giai đoạn hiện nay, Luận văn thạc sĩ Xây dựng Đảng, Học viện Quốc phòng Cay Sỏn Phôm Vi Hản, Viêng Chăn. 161 101. Sụ Băn Hủn Nạ Chăm Pa (2010), ''Công tác vận động tuyên truyền của Quân đội nhân dân Lào trong tham gia xây dựng cơ sở địa phương vững mạnh, bảo đảm cho sự ổn định toàn diện của Tổ quốc'', Tạp chí Quốc phòng toàn dân, (4), Viêng Chăn. 102. Súc Sổm Bắt Thạ Chắc (2008), Bồi dưỡng phương pháp, tác phong công tác cho cán bộ chính trị ở đơn vị cơ sở Quân đội nhân dân Lào hiện nay, Luận văn thạc sĩ Xây dựng Đảng, Học viện Quốc phòng Cay Sỏn Phôm Vi Hản, Viêng Chăn. 103. Sỷ Sú Phăn Bun Sa Mơ (2013), "Vai trò và tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cán bộ ở nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào trong giai đoạn hiện nay", Tạp chí Xây dựng Đảng, (144), Viêng Chăn. 104. Thong Xiên Su Na Khên (2012), "Quy hoạch cán bộ là công việc quan trọng trong xây dựng cán bộ kế thừa", Tạp chí Xây dựng Đảng, (131), Viêng Chăn. 105. Tổng cục Chính trị (2000), Xây dựng tổ chức cơ sở Đảng trong sạch, vững mạnh gắn với xây dựng đơn vị cơ sở vững mạnh toàn diện trong giai đoạn cách mạng mới, Đề tài khoa học cấp Bộ, Viêng Chăn. 106. Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Lào (2014), "Tiêu chí củng cố, xây dựng lực lượng Quân đội nhân dân Lào", Tạp chí Quốc phòng, (44),Viêng Chăn. PHỤ LỤC Phụ lục 1: PHIẾU TRƯNG CẦU Ý KIẾN (Dùng cho cán bộ, sĩ quan đang công tác ở cơ quan các hock viện QĐND Lào) Đồng chí thân mến ! Để giúp cho chúng tôi thực hiện đề tài "Đảng bộ các học viện QĐND Lào lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị giai đoạn hiện nay", Rất mong được sự góp ý trực tiếp của đồng chí vào nội dung dưới đây. Nhất trí với nội dung nào, đồng chí đánh dấu (X) vào ô vuông () hoặc cột tương ứng. Đồng chí không phải ghi tên của mình vào phiếu này. 1. Đồng chí đánh giá kết quả hoạt động thực hiện nhiệm vụ chính trị của cơ quan học viện hiện nay như thế nào? Tốt Bình thường Còn có mặt chưa tốt Khó đánh giá 2. Đồng chí cho biết ý kiến của mình về kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của đảng bộ học viện hiện nay? Trung Khó Nội dung đánh giá Tốt Khá bình đánh giá 2.1. Nhiệm vụ chính trị của cơ quan 2.2. Công tác tư tưởng trong cơ quan 2.3. Công tác cán bộ trong cơ quan 2.4. Quản lý trang bị, cơ sở vật chất 2.5. Lãnh đạo các tổ chức quần chúng 2.6. Công tác xây dựng Đảng trong cơ quan 3. Nhận xét của đồng chí về thực hiện các nguyên tác tổ chức và sinh hoạt đảng của tập thể Đảng bộ (Chi bộ) cơ quan Học viện hiện nay? Trung Khó Nội dung nhận xét Tốt Khá bình đánh giá 3.1. Nề nếp sinh hoạt đảng bộ, tổ chức đảng 3.2. Đoàn kết, thống nhất trong cấp ủy 3.3. Việc xây dựng và thực hiện quy chế làm việc của cấp ủy 3.4. Thực hiện tự phê bình và phê bình trong cấp ủy và tổ chức đảng 3.5. Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trong cấp ủy 3.6. Mối quan hệ giữa tập thể cấp ủy với thủ trưởng cơ quan Học viện 4. Đánh giá của đồng chí về đạo đức, lối sống; năng lực lãnh đạo và phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cấp ủy viên cơ quan Học viện hiện nay? Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá Ý kiến - Trung thành, kiên định, vững vàng 4.1. Về phẩm chất - Còn có lúc băn khoăn, thiếu tin chính trị - Chưa thật vững vàng - Trong sạch, lành mạnh, gương mấu 4.2. Về đạo đức lối - Một số chưa thật gương mẫu về đạo đức, lối sống sống - Một số đạo đức, lối sống không trong sạch, lành mạnh - Đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ 4.3. Về năng lực lãnh - Dáp ứng nhưng còn gặp khó khăn đạo Chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ 4.4. Việc chấp hành - Giữ vững nguyên tắc nguyên tắc, chế độ - Có dấu hiệu vi phạm nguyên tắc sinh hoạt đảng - Vi phạm nguyên tắc 5. Đánh giá của đồng chí về phẩm chất, năng lực và uy tín lãnh đạo của đồng chí Bí thư, Phó bí thư Đảng ủy (Chi ủy) cơ quan Học viện hiện nay? Trung Khó Đối tượng đánh giá Nội dung đánh giá Tốt Khá bình đ/giá - Đồng chí Bí thư cấp + Về phẩm chất chính trị ủy: + Về đạo đức, lối sống + Về năng lực + Về uy tín - Đồng chí Phó bí thư + Về phẩm chất chính trị cấp ủy: + Về đạo đức, lối sống + Về năng lực + Về uy tín 6. Cấp ủy cơ quan Học viện của đồng chí còn có những hạn chế, khuyết điểm nào dưới đây? Nội dung các hạn chế, khuyết điểm Ý kiến 6.1. Tập thể cấp ủy chưa thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động lãnh đạo 6.2. Đoàn kết, thống nhất trong nội bộ cấp ủy chưa cao 6.3. Duy trì các chế độ, nề nếp sinh hoạt của cấp ủy chưa thường xuyên 6.4. Đấu tranh tự phê bình và phê bình trong nội bộ cấp ủy còn hạn chế 6.5. Quán triệt và chấp hành quy chế làm việc do chấp ủy đặt ra chưa đầy đủ 6.6. Năng lực, kinh nghiệm CTĐ, CTCT của một số đồng chí cấp ủy viên chưa đáp ưý 6.7. Tính tích cực, chủ động, sáng tạo, nhạy bén trong công việc của một số cấp ủy viên còn hạn chế 7. Sự quan tâm, chăm lo của Đảng bộ Học viện (Thường vụ) và của Chính ủy, Phó chính ủy Học viện đối với việc lãnh đạo Học viện xây dựng cơ quan TSVM và xây dựng Học viện VMTD Mức độ quan tâm Ý kiến - Rất quan tâm - Quan tâm - Ít quan tâm 8. Theo đồng chí, để xây dựng Đảng bộ (Chi bộ) cơ quan Học viện trong sạch vững mạ, nh, cần thực hiện tốt những biện pháp nào dưới đây? Các biện pháp xây dựng Ý kiến 8.1. Nâng câo nhận thức, trách nhiệm của mọi tổ chức, mọi lực lượng, trước hết là Đảng bộ, Chính ủy, Chỉ huy học viện đối với việc xây dựng cơ quan Học viện TSVM 8.2. Thường xuyên củng cố, kiện toàn cấp ủy gắn với xây dựng đội ngũ cán bộ chủ chốt (Cục, phòng, ban, ngành) trong cơ quan học viện 8.3. Bổ sung, hoàn thiện và thực hiện tốt quy chế làm việc; tích cực đổi mới phong cách lãnh đạo của cấp ủy cơ quan Học viện 8.4. Coi trọng bồi dưỡng, nâng cao của cấp ủy, Chính ủy học viện; phát huy vai trò các tổ chức, các lực lượng trong Học viện tham gia xây dựng cơ quan Học viện 8.5. Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo cuả Đảng bộ, Chính ủy Học viện; phát huy vai trò các tổ chức, các lực lượng toàn Học viện tham gia xây dựng cấp ủy cơ quan Học viện - Các giải pháp khác, đề nghị đồng chí kể ra: Phụ lục 2: TỔNG HỢP KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC (Tỷ lệ trên số người được hỏi) - Tổng số phiếu điều tra: 160 phiếu. - Đối tượng điều tra: Đội ngũ cán bộ, đảng viên của các học viện. - Đơn vị điều tra: 4 Học viện (Học viện Quốc phòng 40 phiếu; Học viện Chỉ huy Tham mưu 40 phiếu; Học viện Côm Mạ Đăm 40 phiếu; Học viện Ký thuật Quân sự 40 phiếu). - Thời gian điều tra: Tháng 11 + 12 năm 2015. % Số ý kiến trả lời của từng Học viện Tổng số Nội dung điều tra HVQP HVCHTM HVCMĐ HVKTQ Tỷ lệ % TT ý kiến S (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) * Tổng số phiếu điều tra ở từng học viện: 40 40 40 40 160 1 Đánh giá kết quả hoạt động xây dựng đảng ở Học viện hiện nay % % % % Người % - Tốt: - Bình thường: 100,0 100,0 82,0 66,6 100 62,5% - Còn có mặt chưa tốt: 6,0 33,4 30 18,75% - Khó đánh giá: 12,0 10 6,25% 2 Đánh giá kết quả lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ Học viện 2.1. Việc nhiệm vụ chính trị của cơ quan - Tốt: 90,0 95,0 90,0 90,0 144 90% - Khá: 10,0 5,0 10,0 10,0 16 10% - Trung bình: - Khó đánh giá: 2.2. Công tác tư tưởng trong cơ quan - Tốt: 80,0 70,0 75,0 80,0 122 76,25% - Bình thường: 20,0 30,0 25,0 20,0 38 23,75% - Còn có mặt chưa tốt: - Khó đánh giá: (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 2.3. Công tác cán bộ trong cơ quan - Tốt: 80,0 70,0 75,0 70,0 118 73,75% - Bình thường: 20,0 30,0 25,0 20,0 38 23,75% - Còn có mặt chưa tốt: 10,0 04 2,5% - Khó đánh giá: 2.4. Quản lý trang bị, cơ sở vật chất - Tốt: 60,0 50,0 50,0 50,0 84 52,5% - Bình thường: 40,0 50,0 40,0 35,0 66 41,25% - Còn có mặt chưa tốt: 10,0 15,0 10 6,25% - Khó đánh giá: 2.5. Lãnh đạo các tổ chức quần chúng - Tốt: 50,0 50,0 40,0 45,0 74 46,25% - Bình thường: 40,0 35,0 40,0 40,0 62 38,75% - Còn có mặt chưa tốt: 10,0 15,0 15,0 10,0 20 12,5% - Khó đánh giá: 5,0 5,0 04 02,5% 2.6. Công tác xây dựng Đảng trong cơ quan - Tốt: 95,0 90,0 85,0 80,0 140 87,5% - Bình thường: 5,0 10,0 15,0 15,0 18 11,25% - Còn có mặt chưa tốt: 5,0 02 1,25% - Khó đánh giá: 3 Đánh giá thực hiện nguyên tác tổ chức và sinh hoạt đảng của tập thể Đảng bộ Học viện 3.1. Nề nếp sinh hoạt đảng bộ, tổ chức đảng - Tốt: 90,0 85,0 80,0 75,0 132 82,5% - Bình thường: 10,0 10,0 15,0 20,0 22 13,75% - Còn có mặt chưa tốt: 5,0 5,0 5,0 06 3,75% - Khó đánh giá: 3.2. Đoàn kết, thống nhất trong cấp ủy - Tốt: 95,0 95,0 90,0 90,0 148 92,5% - Bình thường: 5,0 5,0 10,0 10,0 12 7,5% - Còn có mặt chưa tốt: - Khó đánh giá: 3.3. Việc xây dựng và thực hiện quy chế làm việc của cấp ủy - Tốt: 85,0 80,0 75,0 70,0 124 77,5% - Bình thường: 15,0 20,0 25,0 30,0 36 22,5% - Còn có mặt chưa tốt: - Khó đánh giá: 3.4. Thực hiện tự phê bình và phê bình trong cấp ủy và tổ chức đảng - Tốt: 70,0 65,0 60,0 55,0 100 62,5% - Bình thường: 20,0 20,0 20,0 35,0 38 23,75% - Còn có mặt chưa tốt: 10,0 15,0 15,0 10,0 20 12,5% - Khó đánh giá: 5,0 02 1,25% 3.5. Thực hiện nguyên TTDC; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách trong cấp ủy - Tốt: 100,0 95,0 90,0 85,0 148 92,5% - Bình thường: 5,0 10,0 10,0 10 6,25% - Còn có mặt chưa tốt: 5,0 02 1,25% - Khó đánh giá: 3.6. Mối quan hệ giữa tập thể cấp ủy với thủ trưởng cơ quan Học viện - Tốt: 90,0 95,0 90,0 85,0 144 90% - Bình thường: 10,0 5,0 10,0 15,0 16 10% - Còn có mặt chưa tốt: - Khó đánh giá: 4 Đánh giá đạo đức, lối sống; năng lực lãnh đạo và phương pháp, tác phong công tác của đội ngũ cấp ủy viên của Học viện 4.1. Về phẩm chất chính trị - Trung thành, kiên định, vững vàng - Còn có lúc băn khoăn, thiếu tin 100,0 100,0 100,0 95,0 158 98,75% - Chưa thật vững vàng 5,0 02 1,25% 4.2. Về đạo đức lối sống - Trong sạch, lành mạnh, gương mấu - Một số chưa thật gương mẫu về đạo đức, lối sống 100,0 100,0 100,0 95,0 158 98,75% - Một số đạo đức, lối sống không trong sạch, lành mạnh 5,0 02 1,25% 4.3. Về năng lực lãnh đạo - Đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ - Dáp ứng nhưng còn gặp khó khăn - Chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ 4.4. Việc chấp hành nguyên tắc, chế độ sinh hoạt đảng 90,0 85,0 90,0 80,0 138 86,25% - Giữ vững nguyên tắc 10,0 15,0 10,0 20,0 22 13,75% - Có dấu hiệu vi phạm nguyên tắc - Vi phạm nguyên tắc 100,0 100,0 100,0 95,0 158 98,75% 5,0 02 1,25% 5 Đánh giá phẩm chất, năng lực và uy tín lãnh đạo của đồng chí BT, PBT cấp ủy Học viện 5.1. Đồng chí Bí thư cấp ủy - Về phẩm chất chính trị + Tốt + Khá 100,0 100,0 100,0 100,0 160 100% +Trung bình + Khó đánh giá - Về đạo đức, lối sống + Tốt +Khá 100,0 100,0 100,0 95,0 158 98,75% + Trung bình 5,0 02 1,25% + Khó đánh giá - Về năng lực + Tốt + Khá 80,0 80,0 75,0 70,0 122 76,25% + Trung bình 20,0 20,0 25,0 30,0 38 23,75% + Khó đánh giá - Về uy tín + Tốt + Khá 90,0 90,0 85,0 80,0 138 86,25% + Trung bình 10,0 10,0 15,0 20,0 22 13,75% + Khó đánh giá 5.2. Đồng chí Phó bí thư cấp ủy - Về phẩm chất chính trị + Tốt + Khá 100,0 100,0 100,0 100,0 160 100% + Trung bình + Khó đánh giá - Về đạo đức, lối sống + Tốt + Khá 100,0 100,0 100,0 95,0 158 98,75% + Trung bình 5,0 02 1,25% + Khó đánh giá - Về năng lực + Tốt + Khá 85,0 80,0 80,0 75,0 128 80% + Trung bình 15,0 20,0 20,0 25,0 32 20% + Khó đánh giá - Về uy tín + Tốt + Khá 95,0 90,0 90,0 90,0 146 91,25% + Trung bình 5,0 10,0 10,0 10,0 14 8,75% + Khó đánh giá 6 Đánh giá về những hạn chế, khuyết điểm hiện nay của của cấp ủy Học viện 6.1. Tập thể cấp ủy chưa thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ trong hoạt động lãnh đạo 5,0 02 1,25% (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) 6.2. Đoàn kết, thống nhất trong nội bộ cấp ủy chưa cao 6.3. Duy trì các chế độ, nề nếp sinh hoạt của cấp ủy chưa thường 10,0 5,0 15,0 20,0 02 1,25% xuyên 6.4. Đấu tranh tự phê bình và phê bình trong nội bộ cấp ủy còn 5,0 10,0 20,0 25,0 22 13,75% hạn chế 6.5. Quán triệt và chấp hành quy chế làm việc do chấp ủy đặt ra 10,0 10,0 25,0 30,0 24 15% chưa đầy đủ 6.6. Năng lực, kinh nghiệm CTĐ, CTCT của một số đồng chí cấp 15,0 15,0 30,0 30,0 32 20% ủy viên chưa đáp ưý 6.7. Tính tích cực, chủ động, sáng tạo, nhạy bén trong công việc 20,0 20,0 35,0 38 23,75% của một số cấp ủy viên còn hạn chế 40,0 30,0 50 31,25% 7 Sự quan tâm, chăm lo của Đảng ủy Học viện (Thường vụ) và Chính ủy, Phó chính ủy Học viện đối với việc lãnh đạo xây dựng Học viện vững mạnh toàn diện - Rất quan tâm - Quan tâm 80,0 75,0 80,0 70,0 122 76,25% - Ít quan tâm 20,0 25,0 20,0 30,0 38 23,75% 8 Đánh giá về xây dựng Đảng bộ (Chi bộ) cơ quan Học viện trong sạch vững mạnh - Nâng câo nhận thức, trách nhiệm của mọi tổ chức, mọi lực lượng, trước hết là Đảng bộ, Chính ủy, Chỉ huy học viện đối với 95,0 95,0 90,0 85,0 146 91,25% việc xây dựng cơ quan Học viện trong sạch vững mạnh - Thường xuyên củng cố, kiện toàn cấp ủy gắn với xây dựng đội 100,0 95,0 95,0 90,0 152 95% ngũ cán bộ chủ chốt (Cục, phòng, ban, ngành) trong cơ quan học viện 95,0 - Bổ sung, hoàn thiện và thực hiện tốt quy chế làm việc; tích cực 90,0 90,0 85,0 144 90% đổi mới phong cách lãnh đạo của cấp ủy cơ quan Học viện - Coi trọng bồi dưỡng, nâng cao của cấp ủy, Chính ủy học viện; phát huy vai trò các tổ chức, các lực lượng trong Học viện tham 100,0 95,0 95,0 95,0 154 96,25% gia xây dựng cơ quan Học viện - Tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo cuả Đảng bộ, Chính ủy Học 95,0 100,0 90,0 90,0 150 93,75% viện; phát huy vai trò các tổ chức, các lực lượng toàn Học viện tham gia xây dựng cấp ủy cơ quan Học viện 9 Trình độ học vấn và cương vị thực tế lãnh đạo, chỉ huy của đội ngũ cán bộ, cấp ủy, chính ủy học viện + GS, PGS: + Tiến sĩ: 3,2 2,0 1,6 6,8 0,38% + Thạc sĩ: 6,1 6,5 5,5 4,2 22,3 1,24% + Đại học: 32,3 23,7 25,1 19,8 100 5,59% + Cao đẳng: 24,2 17,8 23,9 25,5 91,4 5,11% + Trung cấp: 16,3 22,2 22,9 28,4 89,8 5,02% + Sơ cấp: 17,6 27,5 18,4 21,8 85,3 4,77% + Qua đào tạo sĩ quan: 33,9 49,7 41,3 50,2 175 9,76% + Qua đào tạo cấp tiểu đoàn: 56,5 41,5 49,0 45,3 192 10,7% + Qua đào tạo cấp e, f: 6,1 6,5 5,5 4,2 22,3 1.24% + Qua đào tạo cấp chiến dịch, chiến lược: 3,2 2,0 1,6 6,8 0,38% Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra của nghiên cứu sinh. Phụ lục 3: KẾT QUẢ ĐÀO TẠO, BỒI DƯỠNG ĐỘI NGŨ CÁN BỘ, SĨ QUAN CỦA CÁC HỌC VIỆN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2010-2015 - Thời điểm lấy số liệu: tháng 6 năm 2016. Kết quả 2011 Kết quả 2012 Kết quả 2013 Kết quả 2014 Kết quả 2015 STT Tên học viện, đối tượng đào tạo Tổng Tổng Tổng Tổng Tổng Giỏi Khá TB Giỏi Khá TB Giỏi Khá TB Giỏi Khá TB Giỏi Khá TB số số số số số A Học viện Quốc phòng Cay Sỏn Phôm Vi Hản 1 Đào tạo cán bộ cấp chiến dịch, chiến lược 35 10 15 10 35 10 15 5 35 15 16 4 35 15 16 4 30 12 20 3 Bồi dưỡng kỹ thuật quốc phòng, an ninh cho đối 2 30 10 15 5 35 7 20 8 35 15 9 11 30 15 10 5 30 16 8 6 tượng 1 3 Đào tạo sau đại học 20 7 10 3 20 8 9 3 20 8 9 3 20 8 10 2 20 10 8 2 4 Đào tạo sĩ quan ngoại ngữ 60 20 30 10 60 22 35 3 55 20 30 5 55 22 28 5 55 25 20 10 B Học viện Lục quân Côm Mạ Đăm Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ quân sự cấp chiến thuật 1 30 10 15 5 25 7 10 8 25 10 12 3 25 9 10 6 25 10 11 4 - chiến dịch Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ chính trị cấp chiến thuật 2 30 15 10 5 25 5 15 5 25 7 10 8 25 8 11 6 25 9 10 6 - chiến dịch 3 Đào tạo sĩ quan cấp phân đội 30 14 11 5 30 15 10 5 30 10 15 5 30 14 11 5 30 12 15 3 4 Đào tạo sĩ quan chính trị cấp phân đội 30 13 12 5 30 14 12 4 30 15 10 5 30 15 10 5 30 13 15 2 C Học viện Chỉ huy tham mưu Đào tạo, bồi dưỡng cán bộ tham mưu hành chính 1 30 10 15 5 26 6 12 8 30 10 15 5 30 13 15 2 30 14 14 2 cấp chiến thuật - chiến dịch 2 Đào tạo sĩ quan hậu cần cấp phân đội 30 11 16 6 25 12 10 3 30 12 10 8 30 14 10 6 30 13 14 3 D Học viện Kỹ thuật quân sự 1 Đào tạo trung cấp kỹ thuật quân sự 30 12 15 3 30 10 12 8 30 12 15 3 30 12 15 3 30 12 15 3 2 Đào tạo sơ, trung cấp kỹ thuật xe máy 25 8 10 2 30 12 14 4 30 14 14 2 30 13 14 3 30 14 12 4 3 Đào tạo cao đẳng kỹ thuật quân sự 10 4 4 2 15 7 6 2 20 10 7 3 20 9 8 3 20 10 5 5 4 Đào tạo đại học kỹ thuật quân sự 10 9 7 4 20 8 8 4 20 8 9 3 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra của nghiên cứu sinh. Phụ lục 4: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA CÁC HỌC VIỆN QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN LÀO GIAI ĐOẠN 2010-2015 - Thời điểm lấy số liệu: tháng 6 năm 2016. Kết quả 2011 Kết quả 2012 Kết quả 2013 Kết quả 2014 Kết quả 2015 STT Tên học viện, đối tượng đào tạo Tổng Tổng Tổng Tổng Tổng Giỏi Khá TB Giỏi Khá TB Giỏi Khá TB Giỏi Khá TB Giỏi Khá TB số số số số số A Học viện Quốc phòng Cay Sỏn Phôm Vi Hản 1 Đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước 2 1 1 2 1 1 2 1 1 1 1 3 2 1 2 Đề tài cấp ngành, cấp học viện 1 1 1 4 3 1 4 3 1 3 3 4 3 1 3 Đề tài cấp cơ sở 13 12 1 15 14 1 14 10 4 16 15 1 16 13 3 4 Đề tài khoa học lịch sử quân sự 1 1 B Học viện Lục quân Côm Mạ Đăm 1 Đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước 2 1 1 2 2 1 1 3 2 1 2 Đề tài cấp ngành, cấp học viện 2 1 1 2 2 3 2 1 2 2 4 3 1 3 Đề tài cấp cơ sở 13 12 1 13 12 1 14 13 1 13 12 1 18 16 2 4 Đề tài khoa học lịch sử quân sự 1 1 C Học viện Chỉ huy tham mưu 1 Đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước 1 1 2 1 1 1 1 1 1 2 2 2 Đề tài cấp ngành, cấp học viện 2 2 2 2 2 2 2 2 3 2 1 3 Đề tài cấp cơ sở 13 12 1 12 11 1 13 12 1 13 12 1 14 13 1 4 Đề tài khoa học lịch sử quân sự 1 1 D Học viện Kỹ thuật quân sự 1 Đề tài cấp Bộ, cấp Nhà nước 1 1 2 1 1 1 1 1 1 2 1 1 2 Đề tài cấp ngành, cấp học viện 2 1 1 2 2 1 1 1 1 2 2 3 Đề tài cấp cơ sở 12 12 12 11 1 12 11 1 12 12 13 12 1 4 Đề tài khoa học lịch sử quân sự 1 1 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra của nghiên cứu sinh. Phụ lục 5: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG ĐẢNG VIÊN CÁC HỌC VIỆN TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015 Tính theo t lệ - Thời điểm lấy số liệu: Tháng 11 12/ 2015. MỨC Đ N VỊ TT PHÂN T CH H/VI N H/VI N H/VI N H/VI N QP CHTM CMĐ KTQS Hoàn thành tốt nhiệm vụ 95,0 90,20 90,05 80,05 NĂM 2011 Hoàn thành nhiệm vụ 4,5 9,12 9,50 18,98 Vi phạm chính trị 0,5 0,68 0,45 0,96 Hoàn thành tốt nhiệm vụ 96,0 85,98 89,6 85,5 NĂM 2012 Hoàn thành nhiệm vụ 4,0 13,50 9,8 14,12 Vi phạm chính trị 0 0,52 0,6 0,38 Hoàn thành tốt nhiệm vụ 98,50 94,50 95,05 89,6 NĂM 2013 Hoàn thành nhiệm vụ 1,50 5,40 4,3 9,8 Vi phạm chính trị 0 0,1 0,65 0,6 Hoàn thành tốt nhiệm vụ 98,87 95,4 98,5 90,4 NĂM 2014 Hoàn thành nhiệm vụ 1,13 4,60 1,50 8,9 Vi phạm chính trị 0 0 0 0,7 Hoàn thành tốt nhiệm vụ 98,88 96,5 98,6 95,4 NĂM 2015 Hoàn thành nhiệm vụ 1,12 3,5 1,4 4,6 Vi phạm chính trị 0 0 0 0 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra của nghiên cứu sinh. Phụ lục 6: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG ĐẢNG BỘ CÁC HỌC VIỆN QĐND LÀO TỪ NĂM 2011 ĐẾN NĂM 2015 Tính theo t lệ - Thời điểm lấy số liệu: Tháng 11 12/2015 MỨC Đ N VỊ TT PHÂN T CH H/VI N H/VI N H/VI N H/VI N QP CHTM CMĐ KTQS Trong sạch vững mạnh 95,5 95,20 99,5 95,2 NĂM 2011 Hoàn thành nhiệm vụ 4,5 4,80 0,50 4,80 Yếu, kém 0 0 0 0 Trong sạch vững mạnh 96,0 90,8 98,7 90,5 NĂM 2012 Hoàn thành nhiệm vụ 4,0 9,20 1,30 9,50 Yếu, kém 0 0 0 0 Trong sạch vững mạnh 100,00 100,00 100,00 96,5 NĂM 2013 Hoàn thành nhiệm vụ 0 0 0 3,4 Yếu, kém 0 0 0 0,10 Trong sạch vững mạnh 100,00 98,5 100,00 98,4 NĂM 2014 Hoàn thành nhiệm vụ 0 1,50 0 1,60 Yếu, kém 0 0 0 0 Trong sạch vững mạnh 100,0 99,02 100,0 98,05 NĂM 2015 Hoàn thành nhiệm vụ 0 0,98 0 1,95 Yếu, kém 0 0 0 0 Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra của nghiên cứu sinh. Quản lý HV nghoại ngữ Quản lý HV đào tạo CBBQLHV Quản lý HV bổ túc Khoa Trinh sát Khoa Thông tin C PHÒNG C Khoa Công binh Ố Khoa Pháo binh CBGVBC N QU N Ệ Khoa Phòng không Ủy ban Kiểm tra ban Kiểm Ủy C VI C Ọ Khoa Địa phương Y H Y Ủ Khoa Tham mưu NG NG Ả Khoa Chiến dịch O Đ CBGVQS Khoa Chiến lược Ạ c phòng ố Khoa Chiến Thuật Qu LÃNH Đ LÃNH Đảng ủy Học viện viện Học Đảng ủy Khoa Lịch sử Đảng C Ứ 12/2015 - Khoa Tâm lý học CH Ổ Khoa Xã hội học u sinh. ứ Khoa Kinh tế Chính trị u: Tháng 11 u: Tháng ệ li CB giảng viên CT giảng CB ố : KHUNG T : KHUNG Khoa Triết học 7 a nghiên c a nghiên y s y c ủ ấ ụ l Khoa CTĐ-CTCT p c m l m ụ ợ ể Ph CB Cục NC Khoa học-Lịch sử i đi i ng h ng ờ ổ Th ĐB Cục Hậu cần-Kỹ thuật - n: T ĐB Cục Huấn luyện-đào tạo ồ Ngu ĐB các phòng các ĐB ĐB Cục Chính trị ĐB Văn phòng Phụ lục 8: KHUNG TỔ CHỨC CHỈ HUY HỌC VIỆN QUỐC PHÒNG - Thời điểm lấy số liệu: Tháng 11-12/2015 Ban Giám đốc Học viện Các cục-Phòng Giảng viên Chính trị G/viên Quân sự G/v Binh chủng Các Ban Quản lý HV Quản HV lý bổ túc Quản HV lý đào tạo Quản Cục NC Khoa học Cục Huấn luyện Khoa Kinh Chínhtế trị Cục Hậu cần Khoa Lịch Khoa Khoa Khoa CTĐ Khoa Khoa Tâm lý học Khoa Khoa Xã hội học Khoa Khoa Khoa Khoa Khoa lý HVlý nghoại ngữ Khoa Khoa Triết học Cục Chính trị Văn phòngVăn Phòng không Chiến Thuật Địa phương Chiến lược Chiến dịch Tham mưu Công binh Pháo binh Thông tin Trinh sát sử Đảngsử - - CTCT Kỹ thuật - - đào tạo Lịch sử Lịch Nguồn: Tổng hợp của nghiên cứu sinh. Phụ lục 9: KHUNG TỔ CHỨC LÃNH ĐẠO ĐẢNG ỦY HỌC VIỆN CHỈ HUY THAM MƯU - Thời điểm lấy số liệu: Tháng 11-12/2015 Đảng ủy Học viện Chỉ huy Ủy ban Kiểm tra Tham mưu Đảng bộ các Đẩng bộ các tiểu phòng đoàn QL học viên Chi bộ Đảng bộ Đảng bộ Đảng bộ Đảng bộ Đảng bộ Đảng bộ Văn Phòng Phòng Phòng Phòng Tiểu đoàn tiểu đoàn Phòng Chính trị Huấn Nghiên cứu Hậu cần 1 2 luyện Khoa học- Kỹ thuật Lịch sử Có 3 chi bộ Có 3 chi bộ Có 3 chi bộ Có 3 chi bộ Có 9 chi bộ Có 8 chi bộ Nguồn: Tổng hợp của nghiên cứu sinh. Phụ lục 10: KHUNG TỔ CHỨC CHỈ HUY HỌC VIỆN CHỈ HUY THAM MƯU - Thời điểm lấy số liệu: Tháng 11-12/2015 Ban Giám đốc Học viện Các phòng Các tiểu đoàn QL học viên Phòng Hậu cần Phòng Huấn luyện Phòng Nghiên cức Khoa học Phòn Tiiểu đoàn 1 Tiệu đoànTiệu 2 Văn Phòng g Chính trị thuật - Lịch sử Lịch - Kỹ Có 13 khoa Có 17 khoa Có 11 khoa Có 8 khoa Có 6 khoa Có 3 Đại Có 3 Đại đội đội Nguồn: Tổng hợp của nghiên cứu sinh. Phụ lục 11: KHUNG TỔ CHỨC LÃNH ĐẠO ĐẢNG ỦY HỌC VIỆN CÔM MẠ ĐĂM - Thời điểm lấy số liệu: Tháng 11-12/2015 Đảng ủy Học viện Côm Ủy ban Kiểm tra Mạ Đăm Đảng bộ các phòng Đảng bộ các Tiểu đoàn quản lý học viên Đảng bộ Phòng Huấn luyện có 21 chi bộ Đảng bộ bPhòng Chính trị có 4 chi bộ Phòng Ng Đảng bộ Tiểu đoàn 1Có 4 chi bộ Đảng bộ Văn Phòng Có 4 chi bộ Chi bộ Tiểu đoàn 2 Có 4 chi bộ Chi bộ Tiểu đoàn 3 Có 4 chi bộ Chi bộ Tiểu đoàn Chi bộ Tiểu đoàn 5 Chi bộ Tiểu đoàn 7 hiên Cứu Khoa học - 6 - Lịch sửLịch Nguồn: Tổng hợp của nghiên cứu sinh. .Phụ lục 12: KHUNG TỔ CHỨC CHỈ HUY HỌC VIỆN CÔM MẠ ĐĂM - Thời điểm lấy số liệu: Tháng 11-12/2015 Ban Giám đốc Học viện Các Tiểu đoàn quản lý Các phòng học viên Phòng Nghiên Phòng Cứu Phòng HậuPhòng cần Phòng HuấnPhòng luyện Khoa học Phòng Chính trị Chính Phòng Văn Phaongf Tiểu đoN 4 Tiểu đoàn 1 Tiểu đoàn 2 Tiểu đoàn 3 Tiểu đoàn 5 Tiểu đoàn 6 Tiểu đoàn 7 thuật - Lịch sử - Kỹ Có 3 đạiCó đội Có 3 đạiCó đội 3 đạiCó đội Có 3 đại Có đội Có 3 ĐạiCó đội 3 đạiCó đội 3 đạiCó đội Có 10 khoa Có 6 khoa Có Có 8 khoa Có 13 khoa Có 20 khoa Có Nguồn: Tổng hợp của nghiên cứu sinh. Phụ lục 13: KHUNG TỔ CHỨC LÃNH ĐẠO ĐẢNG ỦY HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ - Thời điểm lấy số liệu: Tháng 11-12/2015. Đảng ủy Học viện Ủy ban kiểm tra ĐB Các phòng Các Tiểu đoàn CB các khoa quản lý học viên giáo viên CB đoàn Tiểu 2 CB Văn CB Phóng ĐB Phóng Chính trị CB Phòng Huấn luyện ĐB Phòng Hậu cần CB Phòng Kỹ Thuật Khoa hoc CB Phò CB đoàn Tiểu 1 CB Khoa Chính trị CB Khoa Khoa học Cơ sở CB Khoa Quân sự CB Khoa Chuyên môn cơ sở CB Khoa Vũ Khí Khí tài CB Trung tâm Thựcnhiêm CB Khoa Xe ô tô Quân sự ng N/C Lịch sử Nguồn: Tổng hợp của nghiên cứu sinh. Phụ lục 14: KHUNG TỔ CHỨC CHỈ HUY HỌC VIỆN KỸ THUẬT QUÂN SỰ - Thời điểm lấy số liệu: Tháng 11-12/2015. Ban Giám đốc Học viện Các phòng Các Tiểu đoàn Các khoa giáo quản lý học viên viên Phòng Kỹ Thuật Trung tâm Thựcnhiêm Văn Phòng Phòng Chính trị Phòng Huấn luyện Phòng Hậu cần Khoa hoc Phòng Nghiên cứu Lịch sử đoànTiểu 1 Khoa Chính Khoa Khoa học Cơ sở Khoa Quân sự Khoa Chuyên Khoa Xe ô tô Quân sự Khoa Vũ Khí Khí tài Tiểu đoànTiểu 2 trị môn cơ sở Nguồn: Tổng hợp của nghiên cứu sinh.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_cac_dang_bo_hoc_vien_quan_doi_nhan_dan_lao_lanh_dao.pdf
Tài liệu liên quan