VI ỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
TRỊNH MẠNH LINH
CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
rang bìa phụ
Hà Nội - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi, các số liệu
nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án chƣa từng
đƣợc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận án
TRỊNH MẠNH LINH
ii
MỤC LỤC
Lời cam đoan .............................
160 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 320 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Các công trình khoa học liên quan đến Đề tài luận án, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
................................................................................... ii
Mục lục ...................................................................................................................... iii
Danh mục các chữ viết tắt ........................................................................................... v
Danh mục các bảng .................................................................................................... vi
Danh mục các hình .................................................................................................... vii
Mở đầu ........................................................................................................................ 1
Chƣơng 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ....................................................................................................... 8
1.1. Nghiên cứu của nước ngoài về đặc khu kinh tế ................................................... 8
1.1.1. Khái niệm đặc khu kinh tế ................................................................................ 8
1.1.2. Các lý thuyết về phát triển đặc khu kinh tế ..................................................... 11
1.1.3. Nghiên cứu về thực tiễn phát triển đặc khu kinh tế ở Trung Quốc ................. 14
1.2. Nghiên cứu của Việt Nam về đặc khu kinh tế ................................................... 17
1.2.1. Nghiên cứu về đặc khu kinh tế trên thế giới và ở Trung Quốc ....................... 17
1.2.2. Nghiên cứu về khu kinh tế và đặc khu kinh tế của Việt Nam ......................... 19
1.3. Đánh giá khái quát các nghiên cứu trước ........................................................... 21
1.4. Các câu hỏi nghiên cứu của luận án ................................................................... 23
Chƣơng 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC ĐẶC
KHU KINH TẾ Ở TRUNG QUỐC ............................................................................ 24
2.1. Quan niệm và lý luận về phát triển các đặc khu kinh tế của Trung Quốc ......... 24
2.1.1. Quan niệm về đặc khu kinh tế ở Trung Quốc ................................................. 24
2.1.2. Một số lý luận của Trung Quốc về phát triển đặc khu kinh tế ........................ 25
2.2. Thực tiễn phát triển các đặc khu kinh tế trên thế giới trong thời gian gần đây . 31
2.2.1. Xu hướng phát triển các đặc khu kinh tế trên thế giới .................................... 31
2.2.2. Một số mô hình đặc khu kinh tế trên thế giới ................................................. 33
2.3. Các yếu tố tác động đến sự hình thành và phát triển của các đặc khu kinh tế ... 37
2.3.1. Quyết tâm chính trị .......................................................................................... 37
2.3.2. Vị trí địa-kinh tế .............................................................................................. 38
2.3.3. Thể chế kinh tế vượt trội ................................................................................. 39
2.3.4. Cơ cấu sản xuất và nguồn nhân lực................................................................. 41
2.3.5. Chính sách ưu đãi ............................................................................................ 43
2.3.6. Hỗ trợ ban đầu của chính phủ trong xây dựng kết cấu hạ tầng ....................... 44
2.3.7. Quy mô và lộ trình phát triển .......................................................................... 45
Chƣơng 3. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN ĐẶC KHU KINH TẾ CỦA TRUNG
QUỐC........................................................................................................................ 49
3.1. Tổng quan quá trình phát triển các đặc khu kinh tế của Trung Quốc ................ 49
3.1.1. Các giai đoạn phát triển của đặc khu kinh tế Trung Quốc .............................. 49
3.1.2. Kinh nghiệm của Trung Quốc đáp ứng những yếu tố mang lại sự phát triển
thành công của các ĐKKT ........................................................................................ 56
3.2. Nghiên cứu trường hợp các đặc khu kinh tế ...................................................... 62
3.2.1. Đặc khu kinh tế Thâm Quyến ......................................................................... 62
3.2.2. Khu mới Phố Đông - Thượng Hải.................................................................. 73
3.2.3. Khu mới Tân Hải – Thiên Tân ........................................................................ 84
3.2.4. Đánh giá kinh nghiệm phát triển của các đặc khu kinh tế Thâm Quyến, Phố
Đông - Thượng Hải và Tân Hải – Thiên Tân ............................................................ 94
3.3. Triển vọng phát triển của các đặc khu kinh tế ......................................................... 103
3.3.1. Các cơ hội và thách thức trong bối cảnh phát triển mới ............................... 103
3.3.2. Xu thế phát triển của các đặc khu kinh tế Trung Quốc trong thời gian tới........ 105
Chƣơng 4. GỢI MỞ CHÍNH SÁCH CHO VIỆC PHÁT TRIỂN CÁC ĐẶC KHU
KINH TẾ TẠI VIỆT NAM ........................................................................................ 115
4.1. Tiềm năng và điều kiện phát triển ĐKKT ở Việt Nam .......................................... 115
4.1.1. Đánh giá tổng quan tiềm năng phát triển ĐKKT ở Việt Nam ............................ 115
4.1.2. Thực trạng phát triển khu kinh tế tại Việt Nam ................................................... 117
4.2. Những gợi mở chính sách cho việc phát triển các đặc khu kinh tế tại Việt Nam
tham chiếu kinh nghiệm của Trung Quốc ....................................................................... 124
4.2.1. Những điểm tương đồng và khác biệt trong bối cảnh xây dựng các đặc khu
kinh tế của hai nước ................................................................................................ 124
4.2.2. Các bài học kinh nghiệm từ Trung Quốc và khả năng vận dụng ở Việt Nam ... 127
4.3. Xác định khu kinh tế ưu thế để xây dựng đặc khu kinh tế .................................. 136
4.3.1. Tiêu chí đánh giá ............................................................................................... 136
4.3.2. Mức độ đáp ứng các tiêu chí của các khu kinh tế ven biển hiện nay .............. 138
Kết luận ................................................................................................................... 143
Tài liệu tham khảo ................................................................................................... 145
Tiếng Việt: ................................................................................................................... 145
Tiếng Anh .................................................................................................................... 146
Tiếng Trung Quốc..............................................................................................................152
Phụ lục........................................................................................................................ A
iv
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CNXH : Chủ nghĩa xã hội
ĐKKT : Đặc khu kinh tế
FTA : Hiệp định mậu dịch tự do (Free trade agreement)
FDI : Đầu tư trực tiếp nước ngoài (Foreign Direct Investment)
FEZ : Khu kinh tế tự do (Free Economic Zone)
GDP : Tổng sản phẩm quốc nội (Gross Domestic Product)
ILO : Tổ chức lao động quốc tế (International Labor Organization)
IMF : Quỹ tiền tệ quốc tế (International Monetary Fund)
KCN : Khu công nghiệp
KHCN : Khoa học công nghệ
KKT : Khu kinh tế
KKTM : Khu kinh tế mở
SEZ : Đặc khu kinh tế (Special Economic Zone)
UNIDO : Tổ chức phát triển công nghiệp Liên hợp quốc (United Nations
Industria Development Organization)
UNESCWA : Ủy ban kinh tế và xã hội Liên hợp quốc khu vực Tây Á (United
Nations Economic and Social Commission for Western Asia)
WTO : Tổ chức Thương mại thế giới (World Trade Organization)
WB : Ngân hàng thế giới (World Bank)
WEPZA : Hiệp hội các Khu chế xuất trên Thế giới (World Export
Processing Zones Association)
v
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Số lƣợng các mô hình ĐKKT trên thế giới ............................................ 32
Bảng 2.2. Số lƣợng các ĐKKT trên thế giới phân theo khu vực ........................... 33
Bảng 3.1. Tăng trƣởng GDP và GDP bình quân đầu ngƣời của Thâm Quyến .. 63
Bảng 3.2. So sánh GDP của Thâm Quyến và một số thành phố khác .................. 63
Bảng 3.3. So sánh số liệu của Thâm Quyến năm 1979 và năm 2014 ................... 70
Bảng 3.4. Thống kê kinh tế của Khu mới Phố Đông (1990 - 2014) ...................... 76
Bảng 3.5. Tốc độ tăng trƣởng kim ngạch xuất khẩu của Tân Hải ........................ 85
Bảng 3.6. Tình hình thu hút đầu tƣ nƣớc ngoài của Tân Hải - Thiên Tân ........... 86
Bảng 3.7. Cơ cấu GDP và cơ cấu lao động của khu mới Tân Hải ....................... 89
Bảng 3.8. Tỷ trọng của các ngành công nghiệp của Tân Hải ............................... 89
Bảng 3.9: Đột phá về tầm nhìn và mục tiêu phát triển của Thâm Quyến, Phố
Đông - Thƣợng Hải và Tân Hải - Thiên Tân.......................................................... 99
Bảng 3.10. Tóm tắt quan điểm của các lý luận truyền thống về các yếu tố thành
công của ĐKKT ...................................................................................................... 108
vi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Nền tảng lý luận truyền thống cho sự phát triển các ĐKKT của Trung
Quốc .......................................................................................................................... 31
Hình 2.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát triển của các Đặc khu kinh tế ........... 46
Hình 3.1. Tốc độ tăng trƣởng GDP của Phố Đông - Thƣợng Hải (tỷ NDT) ............ 75
Hình 3.2. Tốc độ tăng trƣởng GDP của Tân Hải - Thiên Tân (tỷ NDT) .................. 85
Hình 3.3. Cơ cấu ngành nghề của 03 ĐKKT .......................................................... 101
Hình 3.4. Thay đổi trong tƣ duy và phƣơng thức phát triển của các ĐKKT ở Trung
Quốc ........................................................................................................................ 111
vii
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việc phát triển các loại hình khu kinh tế (KKT) là điểm nhấn nổi bật trong
tiến trình cải cách, hội nhập của Việt Nam qua 30 năm đổi mới. Năm 1991, Thủ
tướng Chính phủ cấp giấy phép thành lập khu chế xuất Tân Thuận, có thể được
xem là một dạng KKT đầu tiên ở Việt Nam. Năm 1996, Việt Nam thành lập KKT
cửa khẩu đầu tiên tại Móng Cái, tỉnh Quảng Ninh. Năm 2003, Khu kinh tế mở
Chu Lai ra đời, là KKT ven biển đầu tiên của Việt Nam. Đến nay Việt Nam có 16
khu kinh tế ven biển, 28 khu kinh tế cửa khẩu, 3 khu công nghệ cao và 293 Khu
công nghiệp, Khu chế xuất.
Bên cạnh những thành tựu đạt được, thực tiễn phát triển của các KKT tại
Việt Nam hiện nay bộc lộ một số hạn chế. Thể chế của các KKT chưa đủ mạnh,
các KKT chưa có luật riêng nên còn bị điều chỉnh bởi các luật, nghị định chuyên
ngành. Mức độ “tự do” và “tự chủ” của các KKT Việt Nam hiện thấp hơn nhiều
so với hệ thống thể chế mang tính tự do và tự chủ cao của các KKT tự do trong
khu vực. Những cơ chế chính sách ưu đãi không còn đủ sức cạnh tranh để thu
hút đầu tư nhưng cũng không thể vận dụng linh hoạt do các quy định cứng của
pháp luật hiện hành; bộ máy quản lý hiệu lực hiệu quả chưa cao, thủ tục hành
chính chưa thông thoáng thuận lợi; cơ sở hạ tầng và nguồn nhân lực chưa đáp
ứng yêu cầu; nhiều khu ở vị trí không thuận lợi... làm cho sức cạnh tranh thấp,
không thu hút được nhiều tập đoàn đa quốc gia nên phát triển chưa tương xứng
với tiềm năng, chưa đạt mục tiêu đề ra. Thực trạng này đặt ra yêu cầu phải tìm
kiếm, xây dựng những mô hình KKT mới, có khả năng để tạo ra động lực phát
triển mới cho nền kinh tế. Một trong những mô hình đó là các đặc khu kinh tế.
Chủ trương phát triển đặc khu kinh tế (ĐKKT) đã được Đảng ta xác định
tại Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa VIII: "...nghiên cứu xây dựng vài
đặc khu kinh tế, khu kinh tế tự do ở những địa bàn ven biển có đủ điều kiện..."1.
1 Đảng Cộng sản Việt Nam (1997). Nghị quyết Hội nghị lần thứ tư Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa
VIII. Văn phòng Trung ương Đảng, Hà Nội.
1
Đến Đại hội X (2006) Đảng ta tiếp tục khẳng định "... phát triển một số khu kinh
tế mở và Đặc khu kinh tế...". Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020
được Đại hội XI (2011) thông qua cũng xác định "...lựa chọn một số địa bàn có
lợi thế vƣợt trội, nhất là ở ven biển để xây dựng một số Khu kinh tế làm đầu tàu
phát triển..."2. Đến Đại hội XII nhấn mạnh: “Xây dựng một số đặc khu kinh tế để
tạo cực tăng trƣởng và thử nghiệm thể chế phát triển vùng có tính đột phá”.3
Nghị quyết số 05 của Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về đổi mới mô hình tăng
trưởng: “Nghiên cứu, xây dựng thể chế vƣợt trội cho những địa phƣơng, vùng
kinh tế động lực, khu hành chính – kinh tế đặc biệt để thực hiện tốt vai trò đầu
tàu, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội”.
Trên thế giới việc xây dựng các KKT tự do theo hướng ĐKKT đã và đang
là một xu hướng mạnh mẽ, là tất yếu, có tính quy luật, nhiều nước đã thu được
thành công. Từ mô hình ĐKKT đầu tiên được thành lập tại Puerto Rico năm 1942
đến nay đã có hơn 3.500 đặc khu ở 135 quốc gia trên thế giới. Sự phát triển của
các ĐKKT đã góp phần quan trọng thúc đẩy thương mại toàn cầu, thu hút hàng
nghìn tỷ USD, tạo được trên 70 triệu việc làm trực tiếp và hơn 500 tỷ USD doanh
thu thông qua hoạt động thương mại4. Từ cuối thập kỷ 60 thế kỷ XX, ĐKKT được
phát triển mạnh ở nhiều quốc gia châu Á. Tại Trung Quốc, sau thế hệ ĐKKT đầu
tiên, nhiều mô hình khác nhau được áp dụng một cách phong phú, đa dạng (như
ĐKKT, khu khai phát trọng điểm, khu thương mại tự do...). Chiến lược phát triển
các ĐKKT của Trung Quốc đã được thế giới đánh giá là khá thành công và mô
hình các ĐKKT này được nhiều nước đi sau nghiên cứu, học tập.
Trong bối cảnh đó, việc xây dựng và phát triển các ĐKKT ở Việt Nam phải
đối mặt với rất nhiều khó khăn, thách thức và cạnh tranh quốc tế gay gắt. Bên
cạnh hạn chế trong thực tiễn phát triển của các KKT tại Việt Nam hiện nay, thì
2 Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020. Văn phòng Trung ương
Đảng, Hà Nội.
3 Đảng Cộng Sản Việt Nam (2016). Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII. Văn phòng Trung ương
Đảng, Hà Nội.
4 FIAS, The Multi-donor Investment Climate Advisory Service). (2008). Khu kinh tế đặc biệt: hoạt động, bài
học kinh nghiệm và đề xuất đối với phát triển vùng [Special Economic Zones: performance, lessons learned,
and implications for zone development]. USA: World Bank.
2
nhiều quốc gia trong khu vực đã có kinh nghiệm phát triển ĐKKT thành công với
nhiều cơ chế chính sách ưu đãi vượt trội, và đang tiếp tục điều chỉnh theo hướng
ngày càng ưu đãi cao hơn. Bên cạnh đó, trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
ngày sâu rộng với những cam kết có tiêu chuẩn và độ mở thị trường rất cao được
áp dụng chung cho cả nền kinh tế, Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn khi ban hành
các cơ chế, chính sách ưu đãi vượt trội cho các ĐKKT.
Do vậy, để xây dựng mô hình ĐKKT ở Việt Nam đòi hỏi không chỉ tổng
kết lại quá trình hoạt động của các KKT trong nước thời gian qua mà còn phải
biết vận dụng hợp lý kinh nghiệm các nước, nhất là kinh nghiệm thành công của
Trung Quốc có thể chế chính trị, kinh tế và điều kiện phát triển khá tương đồng
với Việt Nam về xây dựng mô hình ĐKKT. Nhất là hiện nay, Đảng và Nhà nước
ta thể hiện quyết tâm rất cao trong việc nghiên cứu xây dựng mô hình ĐKKT,
nhằm tạo thêm động lực, góp phần thúc đẩy quá trình hội nhập quốc tế, cải cách
thể chế và tái cơ cấu nền kinh tế. Xét theo những yếu tố trên, luận án này có ý
nghĩa thiết thực cả về lý luận và thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
* Mục đích: Đề tài tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn
phát triển các ĐKKT ở Trung Quốc; từ đó rút ra các bài học kinh nghiệm và gợi
ý chính sách để xây dựng một số ĐKKT tại Việt Nam.
* Nhiệm vụ nghiên cứu:
- Tổng kết các quan điểm lý thuyết chủ yếu liên quan đến sự phát triển
các ĐKKT của Trung Quốc, chỉ ra các yếu tố tác động đến sự phát triển của các
ĐKKT này.
- Phân tích, đánh giá thực trạng phát triển các ĐKKT ở Trung Quốc; từ đó
rút ra những bài học kinh nghiệm thành công cũng như chưa thành công có ý
nghĩa tham khảo đối với Việt Nam.
- Đưa ra các gợi mở chính sách để xây dựng, phát triển một số ĐKKT ở
Việt Nam.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của luận án
3
* Đối tƣợng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu là các ĐKKT ở Trung Quốc; các KKT ven biển của
Việt Nam có khả năng phát triển trở thành những ĐKKT.
* Phạm vi nghiên cứu:
Về thời gian, từ năm 1978 khi Trung Quốc bắt đầu chủ trương thành lập
các ĐKKT đến nay.
Về không gian, các ĐKKT của Trung Quốc, trong đó tập trung nghiên cứu
sâu ba trường hợp: ĐKKT Thâm Quyến, Khu thương mại tự do Phố Đông -
Thượng Hải, Khu mới Tân Hải - Thiên Tân.
Ở Việt Nam là các KKT ven biển có khả năng phát triển thành các ĐKKT.
Các khu công nghiệp, khu chế xuất, các thành phố mở, khu khai phát không thuộc
phạm vi nghiên cứu của luận án, trừ trường hợp các loại hình này là một bộ phận
nằm trong các ĐKKT nói trên.
Về nội dung, là kinh nghiệm xây dựng, vận hành các ĐKKT với các chính
sách, thể chế đặc thù.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu của luận án
* Sử dụng phương pháp phân tích định tính:
- Phương pháp tổng thuật, hệ thống hóa các tài liệu nghiên cứu.
- Phân tích lịch sử: Tiến trình phát triển của các thế hệ ĐKKT của Trung
Quốc, từ việc phân chia các giai đoạn phát triển các ĐKKT của Trung Quốc,
luận án phân tích tìm ra quy luật phát triển chung của các ĐKKT này.
- Nghiên cứu trường hợp và so sánh: Luận án nghiên cứu sâu một số mô
hình ĐKKT của Trung Quốc là: ĐKKT Thâm Quyến, Khu thương mại tự do
Thượng Hải, Khu khai phát Tân Hải – Thiên Tân. Đây là những thế hệ mô hình
ĐKKT ở các giai đoạn phát triển khác nhau của Trung Quốc. Mỗi mô hình
ĐKKT có những điều kiện hình thành, phát triển và những thể chế tương đối đặc
thù, đồng thời chịu nhiều yếu tố tác động. Từ việc làm rõ và so sánh những đặc
trưng cụ thể của từng mô hình, luận án tổng kết, đánh giá kinh nghiệm của Trung
Quốc trong việc phát triển cụ thể từng loại hình ĐKKT qua các giai đoạn khác
4
nhau. Từ kinh nghiệm của Trung Quốc, luận án sẽ phân tích rõ các nguyên nhân
vì sao các loại hình KKT hiện nay ở Việt Nam chưa thành công như mong
muốn, đồng thời chỉ rõ những bài học, kinh nghiệm của Trung Quốc mà Việt
Nam có thể tham khảo trong quá trình xây dựng, phát triển một số ĐKKT.
- Luận án sử dụng dữ liệu thứ cấp là thông tin, dữ liệu từ các nghiên cứu
hiện có của các học giả và các tổ chức uy tín trong và ngoài nước.
* Phương pháp phân tích định lượng: Luận án sử dụng các phương pháp
thống kê đơn giản như thống kê tần suất và tỷ lệ, phân tích trung bình để mô tả,
phân tích số liệu thu thập được.
Các bƣớc phân tích của Luận án:
* Bước 1: Xây dựng khung lý thuyết nghiên cứu. Dựa vào các lý thuyết
phát triển các ĐKKT của thế giới và được vận dụng ở Trung Quốc (chủ yếu
dưới góc độ quản lý kinh tế), xác định các yếu tố cơ bản tác động đến sự phát
triển của các ĐKKT của Trung Quốc.
* Bước 2: Phân tích thực trạng phát triển các ĐKKT của Trung Quốc;
kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đáp ứng những yếu tố mang lại sự phát
triển thành công của các ĐKKT.
* Bước 3: Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng về phát triển ĐKKT của Việt
Nam, phân tích thực trạng phát triển các KKT ven biển của Việt Nam, trên cơ sở
tham chiếu với các yếu tố tác động và kết hợp với bài học kinh nghiệm từ Trung
Quốc để rút ra một số gợi mở trong việc xây dựng, phát triển một số ĐKKT ở
Việt Nam.
Khung phân tích của luận án:
Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc Cơ sở lý luận và thực tiễn cho việc
phát triển các ĐKKT của Trung phát triển các ĐKKT của Trung
Quốc thời kỳ đầu Quốc hiện nay và trong thời gian tới
Lý luận Đặng Thực tiễn phát triển Tư duy cải Bối cảnh quốc tế sau
Tiểu Bình của các ĐKKT trên cách mới của khủng hoảng tài
Các lý luận thế giới Trung Quốc chính và suy thoái
truyền thống ở Bối cảnh phát triển về chuyển đổi kinh tế toàn cầu (vai
5
Trung Quốc: của Trung Quốc: giai sang cơ chế thị trò của đổi mới sáng
cực tăng đoạn mới tiến hành trường, vai trò tạo, TNCs và kết nối
trưởng, phát cải cách, hội nhập của chính phủ vào mạng sản xuất
triển không cân chưa sâu, tiềm lực Các lý luận và chuỗi giá trị)
bằng trong thời chưa lớn mới về mạng Bối cảnh của Trung
kỳ chuyển đổi, Thực tiễn và yêu cầu sản xuất toàn Quốc: kinh tế suy
vùng thử phát triển của các cầu, đô thị giảm, các vấn đề xã
nghiệm, đại ĐKKT ở Trung Quốc quốc tế, đổi hội, môi trường
tuần hoàn quốc trong giai đoạn mới mới sáng tạo, Yêu cầu phát triển
tế, hiện đại hóa hình thành: cần sự hỗ văn minh sinh các ĐKKT ở Trung
trợ của chính phủ thái Quốc giai đoạn mới
Luận điểm phát triển chính: Chính phủ Luận điểm phát triển chính: Thị
làm trung tâm trƣờng làm trung tâm
Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát Các yếu tố ảnh hƣởng đến sự phát
triển các ĐKKT triển các ĐKKT
Quyết tâm chính trị Sức cạnh tranh toàn cầu dựa trên đổi
Vị trí địa kinh tế mới sáng tạo
Thể chế kinh tế vượt trội so với trong Kết nối vào mạng sản xuất, chuỗi giá
nước trị của các TNCs
Cơ cấu sản xuất và nguồn nhân lực Thể chế hiện đại, đẳng cấp quốc tế
Chính sách ưu đãi
Hỗ trợ ban đầu của chính phủ trong xây
dựng cơ sở hạ tầng
Quy mô và lộ trình phát triển
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
- Chỉ ra 7 yếu tố quyết định đến sự thành công của ĐKKT.
- Nêu ra kinh nghiệm của Trung Quốc trong việc đáp ứng các yếu tố mang
lại sự phát triển thành công của các ĐKKT.
- Luận án cho rằng: các ĐKKT ở Trung Quốc ngày nay đang trong quá
trình cải cách, chuyển đổi mô hình phát triển theo hướng trở thành những thành
phố tự do toàn cầu (với các nhà đầu tư chiến lược toàn cầu; thể chế có tính cạnh
6
tranh, vượt trội toàn cầu; công dân, người lao động dịch chuyển ở phạm vi quốc
tế; tham gia vào mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu).
- Xác định được những khu vực phù hợp nhất xây dựng ĐKKT ở Việt
Nam và mô hình ĐKKT phù hợp trong từng trường hợp.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
Luận án phân tích toàn diện quá trình phát triển của ĐKKT Trung Quốc từ
thế hệ đầu tiên cho đến thời điểm hiện nay, trong đó phân tích 03 trường hợp cụ
thể có tính đại diện của ba giai đoạn phát triển ĐKKT từ 1978 đến nay. Luận án
tổng kết kinh nghiệm phát triển của các ĐKKT trên thế giới và ở Trung Quốc,
chỉ ra những yếu tố chủ yếu quyết định đến sự thành công của ĐKKT. Từ đó,
tham chiếu các KKT ven biển hiện có của Việt Nam nhằm xác định KKT nào có
lợi thế và phù hợp nhất để xây dựng ĐKKT.
Từ thực tiễn phát triển ĐKKT của Trung Quốc, luận án cho rằng: Lý luận
truyền thống về các ĐKKT của Trung Quốc tập trung nhấn mạnh tầm quan trọng
của nhiều yếu tố như: vị trí địa lý, thể chế, đặc biệt là vai trò của Chính phủ. Tuy
nhiên, giai đoạn phát triển mới của các ĐKKT và sự thay đổi trong tư duy phát
triển hiện nay ở Trung Quốc đã hình thành quan niệm: quá trình phát triển của
các ĐKKT phải dựa vào thị trường và do thị trường thúc đẩy; thể chế của các
ĐKKT không chỉ mang tính vượt trội bên trong quốc gia mà ở cả tầm khu vực
và toàn cầu, đáp ứng chuẩn mực của mô hình các thành phố tự do toàn cầu.
7. Kết cấu của luận án
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, Luận án gồm 4 chương như sau:
Chƣơng 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
luận án.
Chƣơng 2: Cơ sở lý luận và thực tiễn của việc phát triển các đặc khu kinh
tế ở Trung Quốc.
Chƣơng 3: Kinh nghiệm phát triển đặc khu kinh tế của Trung Quốc.
Chƣơng 4: Gợi mở chính sách cho việc phát triển các đặc khu kinh tế
tại Việt Nam.
7
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Nghiên cứu của nƣớc ngoài về ĐKKT
1.1.1. Khái niệm ĐKKT
Đặc khu kinh tế (Special Economic Zone – SEZ) đã có lịch sử phát triển
hàng trăm năm nhưng tùy vào thể chế kinh tế, chính trị của mỗi nước, các học
giả có cách định nghĩa và lý giải riêng và vẫn chưa đưa ra được một định nghĩa
thống nhất. Hiện nay, ĐKKT có nhiều tên gọi và loại hình khác nhau, như Khu
tự do (Free Zone), Khu phi thuế quan (Duty Free Zone), Khu Thƣơng mại Tự do
(Free Trade Zone), Khu Chế xuất (Export Processing Zone), Khu kinh tế đặc biệt
(hay đặc khu kinh tế), Khu kinh tế mở, hay đơn giản chỉ là khu kinh tế v.v...
Có thể nêu ra một số quan niệm tiêu biểu như sau:
Quan niệm của một số học giả:
- Khu kinh tế là “một khu vực địa lý xác định mà các hoạt động kinh tế
trong đó không phải áp dụng những quy định điều tiết và thuế của chính phủ như
đang áp dụng chung cho toàn nền kinh tế quốc dân” (Grubel, 1984: 43).
- Khu kinh tế là một khu vực khép kín, có ranh giới rõ ràng như là một
khu vực thuế quan, có các lợi thế về địa lý, có các hệ thống cơ sở hạ tầng phù
hợp cho các hoạt động thương mại và công nghiệp và có các nguyên tắc về thuế
khoá đặc thù (Madani, 1999).
- Khu kinh tế là một vùng công nghiệp có ranh giới rõ ràng, bao gồm một
khu vực tự do thương mại nằm trong cơ chế về thương mại và thuế quan chung
của một quốc gia, các công ty nước ngoài ở đây chủ yếu sản xuất để xuất khẩu
và được hưởng ưu đãi về tài chính và thuế khoá (Kusago và Tzannatos, 1998).
- Khu kinh tế là vùng công nghiệp được hưởng một số chính sách ưu đãi
đặc biệt nhằm “sản xuất hướng ra xuất khẩu” (Aggarwal, 2010: 2).
Quan niệm của một số tổ chức quốc tế:
8
- Khu kinh tế là khu công nghiệp khép kín, chuyên sản xuất để xuất khẩu
và tạo cho các công ty ở đây những điều kiện về tự do thương mại và môi trường
pháp lý tự do (WB, 1992; UNIDO, 1995).
- Khu kinh tế là khu công nghiệp có những ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút
đầu tư nước ngoài, các nguyên vật liệu nhập khẩu vào KKT được qua một số
công đoạn chế biến trước khi được tái xuất khẩu (ILO, 1998).
- Khu kinh tế là khu vực được quy hoạch không phải áp dụng các mức
thuế quan và kiểm soát nhập khẩu nhằm tạo một môi trường hấp dẫn đầu tư,
công nghệ, xúc tiến xuất khẩu và cơ hội việc làm” (UNESCWA, 1995).
Quan niệm trong luật pháp của một số nƣớc:
- Theo Luật Thuế của Liên bang Nga năm 1993: Khu kinh tế tự do là các
hệ thống chế độ thuế trong đó hàng nước ngoài được lưu kho và sử dụng trong
ranh giới các vùng lãnh thổ hay khu nhà xác định mà không chịu thuế quan, các
sắc thuế, và hàng hoá của Nga được lưu kho và sử dụng theo các điều kiện áp
dụng cho hàng hoá xuất khẩu theo quy định của chế độ hải quan hàng xuất khẩu.
- Theo Luật về Cơ sở hình thành Khu Kinh tế Tự do của Lítva ban hành
năm 1995, khu kinh tế là một vùng lãnh thổ được quy hoạch cho các hoạt động
kinh tế và tài chính, trong đó áp dụng các điều kiện pháp lý và kinh tế đặc biệt về
hoạt động của các chủ thể kinh tế
- Theo quan niệm của Chính phủ Hàn Quốc, Khu Kinh tế đặc biệt là một
vùng địa lý cụ thể (của quốc gia) có luật pháp kinh tế khác và tự do hơn so với
các luật pháp kinh tế áp dụng chung cho quốc gia đó.5
- Trong Luật về Khu kinh tế đặc biệt, Philippin quan niệm Đặc khu kinh tế
“là các khu kinh tế, các lãnh thổ được lựa chọn, đã từng là hoặc có khả năng trở
thành các trung tâm công – nông nghiệp, du lịch, vui chơi giải trí, thương mại,
ngân hàng, đầu tư và tài chính, một khu kinh tế đặc biệt có thể bao gồm một
5 FEZ Planning Office, Goverment of Korea,
9
hoặc nhiều thành tố sau: khu công nghiệp, khu chế xuất, khu mậu dịch tự do,
trung tâm du lịch, khu vui chơi giải trí”.
ĐKKT là một loại hình KKT và cũng có nhiều quan niệm khác nhau. Jean
Germain Gros, Chao Paul6 nhận định: ĐKKT là khu vực thử nghiệm được ngăn
cách với các khu vực khác. Jean Germain Gros (2005) 7cho rằng: ĐKKT là một
vùng thử nghiệm thị trường tự do, chỉ bị chính phủ can thiệp ở mức độ hạn chế.
Nhiều nghiên cứu cũng chia sẻ quan niệm rằng, ĐKKT là một khu vực được
phân định ranh giới địa lý rõ ràng và được ngăn cách với khu vực bên ngoài bằng
hàng rào cứng; có cơ chế quản lý và hành chính riêng biệt; là khu vực được
hưởng các ưu đãi vượt trội về thuế, hải quan và có các đặc quyền cụ thể (FIAS,
2008; WB, 2010; Thomas, 2011). Herbert Grubel cho rằng ĐKKT là “một khu
vực địa lý xác định mà các hoạt động kinh tế trong đó không phải áp dụng những
quy định điều tiết và thuế của chính phủ như đang áp dụng chung cho toàn nền
kinh tế quốc dân” 8. Kinh tế gia Dorsati Madani cho rằng, ĐKKT là một khu vực
khép kín, có ranh giới rõ ràng như là một khu vực thuế quan, có các lợi thế về
địa lý, có các hệ thống cơ sở hạ tầng phù hợp cho các hoạt động thương mại và
công nghiệp và có các nguyên tắc về thuế khóa đặc thù.9 B.Koroso Kop cho
rằng: “Đặc khu kinh tế chính là cửa sổ về kỹ thuật, tri thức, quản lý và đối ngoại,
mà còn là một cánh cửa về cải cách” 10. Cho dù không có một định nghĩa duy
nhất cho ĐKKT, nội hàm khái niệm này thường phải đảm bảo các ý cơ bản sau:
(1) Một khu vực có phân định ranh giới địa lý rõ ràng; (2) Một cơ quan quản lý
và hành chính duy nhất với thể chế quản lý đặc thù; (3) Các doanh nghiệp được
hưởng quyền tự chủ và các chính sách ưu đãi mà các khu vực khác không có
được; (4) Có khu hải quan riêng biệt và các thủ tục tinh giản. Tính đặc thù của
6 Chao Paul. China‟s New Economic Zone: A Model for Development[J]. London, 1994.
7 Jean Germain Gros: Chinese Economic Success and Lessons for Africa: Possibilities and Limits. 2005
8 Grubel H. G (1984): “Free Economic Zone: Good or bad”, Aussenwitschaft, 39, Jahrgang, 1984:43
9 Madini. D. (1999)...ng Quốc, cần phân biệt Đặc khu kinh tế và “Đặc khu hành chính”
(Special administrative region – SAR). Đặc khu kinh tế và Đặc khu hành chính
về ý đồ chiến lược, về mặt tổ chức và một số phương diện khác có sự khác nhau
rất lớn. Đặc khu hành chính được hưởng chế độ “quyền tự chủ cao độ”, đến mức
là một chế độ trong “một nước hai chế độ”, được hưởng các quyền tự chủ mà các
tỉnh, thành và các khu tự trị khác không thể có được, tuy nhiên cũng không phải
là “hoàn toàn tự trị” mà là, gần như “hoàn toàn tự trị” vì vấn đề ngoại giao và
quốc phòng vẫn do chính phủ Trung ương chi phối, ngoài ngoại giao và quốc
phòng, được độc lập về lập pháp, hành pháp, tư pháp. So sánh với đặc khu hành
chính thì phạm vi quyền tự chủ mà đặc khu kinh tế được hưởng hẹp hơn, chỉ tập
trung trong lĩnh vực kinh tế như các quyền tự chủ về hoạch định, thực thi và
quản lý các hoạt động liên quan đến kinh tế.
2.1.2. Một số lý luận của Trung Quốc về phát triển ĐKKT
Nền tảng lý luận đầu tiên cho việc hình thành các ĐKKT ở Trung Quốc
chính là sự đổi mới tư duy và quan niệm phát triển mà Đặng Tiểu Bình đã khởi
xướng cùng với quá trình cải cách mở cửa. Trước thời kỳ cải cách, quan niệm
phát triển cũ của Trung Quốc cho rằng, cần tập trung xây dựng các cơ sở kinh tế,
công nghiệp trong nội địa nhằm đảm bảo quốc phòng, an ninh; phải có sự đồng
đều, bình đẳng trong xã hội nên không thể chấp nhận kinh tế thị trường, coi kinh
tế thị trường là biểu hiện và là công cụ để phát triển chủ nghĩa tư bản. Lý luận
của Đặng Tiểu Bình đã khai thông tư duy phát triển của Trung Quốc trong giai
25
đoạn đầu của mở cửa, cải cách với quan điểm nổi tiếng “Mèo trắng, mèo đen
không quan trọng, miễn là bắt đƣợc chuột”. Điều đó có nghĩa rằng, phải đặt mục
tiêu phát triển lên trên hết; tất cả vì sự phát triển của đất nước. Ông đã thấy rõ,
phải sử dụng kinh tế thị trường để phát triển; khẳng định “làm giàu là vinh
quang”; chấp nhận một số vùng, miền ở ven biển phía Đông, những địa điểm có
vị trí địa - kinh tế, có những điều kiện thuận lợi hơn có thể phát triển trước, trở
nên giàu có trước.
Tuy nhiên, quá trình cải cách ban đầu của Trung Quốc là giai đoạn “dò đá
qua sông”, mò mẫm, tìm tòi những mô hình phát triển mới, chưa từng có ở
Trung Quốc, vừa làm vừa thử nghiệm. Vì vậy, Trung Quốc đã thành lập các
ĐKKT với sứ mệnh lịch sử là “phòng thí nghiệm” để thử nghiệm các chính sách
mới và là cửa sổ để thu hút tri thức, kỹ thuật, quản lý hiện đại và chính sách từ
bên ngoài, tạo động lực thúc đẩy kinh tế cả nước phát triển. Theo Đặng Tiểu
Bình: đặc khu là cửa sổ để đưa Trung Quốc tiến ra thế giới, cửa sổ tiếp cận khoa
học kỹ thuật và phương thức quản lý tiên tiến, mở một con đường máu tiến ra vũ
đài kinh tế thế giới. Trong lĩnh vực đối nội, tác dụng của đặc khu là một hình
mẫu cải cách. Ngay từ năm 1979, Trung Quốc đã có rất nhiều thành phố làm thí
điểm cải cách nhưng không thành công. Thí nghiệm cải cách ở đặc khu thuận lợi
hơn ở các nơi khác do được giải phóng về tư tưởng đổi mới và quyết tâm chính
trị. ĐKKT là khu vực nhỏ nên cải cách có thất bại cũng không gây ra ảnh hưởng
quan trọng lắm. Ngược lại, thành công trong cải cách của các ĐKKT sẽ cung cấp
một khuôn mẫu cho cải cách thể chế kinh tế.32
Đặc biệt, lý luận Đặng Tiểu Bình dựa trên quan điểm là “Lợi dụng luận”.
ĐKKT trở thành một mô hình quan trọng nhất để thực hiện chính sách cải cách
mở cửa, trở thành “cửa sổ” kết nối chủ nghĩa xã hội và tư bản chủ nghĩa, vì vậy
nó mang ý nghĩa và tính chất song trùng. Theo thuyết “Lợi dụng luận” này,
nguyên lý lợi dụng chủ nghĩa tư bản để tiến hành xây dựng chủ nghĩa xã hội của
Lênin và lý luận của K. Mác và Ph.Ăngghen về quốc tế hóa sản xuất và hình
32 Trần Đình Nghiêm (2000). Mưu lược Đặng Tiểu Bình. Đã dẫn
26
thành thị trường thế giới chính là cơ sở lý luận để Trung Quốc xây dựng các
ĐKKT của mình. Nói một cách khác, ĐKKT xuất phát từ tư tưởng “một nước
hai chế độ”, chính là “chủ nghĩa xã hội lợi dụng nhân tố tiến bộ của tư bản chủ
nghĩa để phát triển”. 33
Tiếp sau sự khai thông về tư duy, nghiên cứu của các học giả về ĐKKT
của Trung Quốc đã phát triển và hình thành nhiều lý thuyết kinh tế liên quan.
Tuy không phải là của Trung Quốc, song một trong những cơ sở lý thuyết có ảnh
hưởng nhất và được vận dụng đầu tiên khi xây dựng các ĐKKT ở Trung Quốc là
“Lý luận cực tăng trưởng”.
Lý luận cực tăng trưởng cho rằng: một quốc gia theo đuổi chiến lược phát
triển cân bằng chỉ mang tính lý tưởng, trong thực tế không thể thực hiện được.
Kinh tế tăng trưởng thông thường bắt đầu từ một hoặc nhiều trung tâm tăng
trưởng để từ đó lan tỏa ra các khu vực khác. Vì vậy, quốc gia hoặc khu vực nên
lựa chọn các địa bàn có nhiều ưu thế phát triển làm cực tăng trưởng, làm động
lực dẫn dắt nền kinh tế phát triển. Các trung tâm sẽ đóng vai trò là đầu tàu, tác
động, lôi kéo, dẫn dắt các khu vực khác phát triển thông qua hiệu ứng lan tỏa.
Ưu thế phát triển này bao gồm cả ưu thế về điều kiện tự nhiên như nguồn tài
nguyên tự nhiên, vị trí địa lý và ưu thế về kinh tế - xã hội như ưu thế về khoa
học kỹ thuật, nguồn nhân lực, thể chế
Để hình thành được cực tăng trưởng, phải có 3 điều kiện cơ bản: (1) Tập
trung được đội ngũ các doanh nghiệp có năng lực, sáng tạo và có tinh thần mạo
hiểm, đây chính là động lực căn bản để phát triển kinh tế khu vực; (2) Tích tụ
được vốn, kỹ thuật và nhân lực, nhân tài, có điều kiện phát triển trước, đồng thời
thông qua mở rộng quy mô và hiệu quả đầu tư để hình thành hiệu quả kinh tế
nhờ quy mô; (3) Có môi trường kinh doanh, đầu tư tốt có thể thu hút, tích tụ và
mở rộng kỹ thuật và vốn, phân bổ hợp lý các yếu tố vốn, kỹ thuật và nhân tài.
Các ĐKKT của Trung Quốc được đánh giá là áp dụng lý thuyết này thành
công nhất. Trung Quốc là đất nước có diện tích rộng lớn, địa hình phức tạp, dân
33 Ezra F.Vogel: One Ahead in China: Guangdong under Reform. Cambrige, Havard University Press, 1989.
27
số đông bố trí không đồng đều, tiềm năng và lợi thế khác nhau. Đó cũng là một
trong những lý do mà nền kinh tế phát triển không cân đối, chênh lệch khu vực
lớn, vì vậy khó có thể cùng một lúc phát triển nhanh. Để thực hiện cải cách mở
cửa, hiện đại hóa đất nước, đầu những năm 1980, Trung Quốc đã thực hiện chiến
lược phát triển có trọng tâm, cho phép một bộ phận dân cư, một số khu vực có
điều kiện giàu lên trước sau đó dẫn dắt các khu vực khác cùng phát triển. Đây
chính là ví dụ điển hình của việc vận dụng lý luận cực tăng trưởng.
Trong chiến lược của mình, Trung Quốc luôn xác định ĐKKT là các cực
tăng trưởng, tuy nhiên ở mỗi giai đoạn, sự định vị này cũng khác nhau, phát triển
dần theo bậc thang. Trong giai đoạn ban đầu, các ĐKKT là các cực tăng trưởng
của khu vực, dẫn dắt kinh tế khu vực phát triển; trong giai đoạn tiếp theo khi
Trung Quốc xây dựng mạng lưới cực tăng trưởng trong cả nước thì các ĐKKT
trở thành các cực tăng trưởng của quốc gia. Trong giai đoạn mới, khi Trung
Quốc thực hiện chiến lược vươn ra thế giới, các ĐKKT mới được mong muốn sẽ
trở thành các cực tăng trưởng ở phạm vi toàn cầu.
Vì vậy, trong giai đoạn cải cách ban đầu, để kích thích kinh tế phát triển,
Trung Quốc đã chọn Thâm Quyến, Hạ Môn, Sán Đầu, Chu Hải và Hải Nam để
xây dựng ĐKKT làm thử nghiệm chính sách và xây dựng thành các cực tăng
trưởng của khu vực. Trung Quốc đã ban hành nhiều chính sách ưu đãi đặc thù
nhằm đẩy nhanh quá trình tập trung vốn, tri thức, khoa học công nghệ, mô hình
quản lý hiện đại và các nguồn lực khác để thúc đẩy ĐKKT phát triển nhanh,
mạnh, trở thành các cực tăng trưởng, tạo đà cho cải cách. Cách làm của Trung
Quốc là thông qua việc thực hiện các chính sách ưu đãi để xúc tiến tập trung tư
bản và nguồn lực, thúc đẩy kinh tế của đặc khu phát triển nhanh. Chỉ trong vòng
20 năm, các cực tăng trưởng này từ những khu vực lạc hậu (như Thâm Quyến
xuất phát là làng chài ven biển) đã trở thành các khu vực kinh tế rất phát triển.
Các phiên bản mới của lý thuyết về cực tăng trưởng khi vận dụng vào
Trung Quốc là Lý luận về phát triển không cân bằng trong thời kỳ chuyển đổi và
Lý luận về vùng thử nghiệm. John M.Litwack và Yingyi Qian nhận định: các loại
28
hình ĐKKT là sự phát triển không cân bằng trong thời kỳ kinh tế chuyển đổi.
Trong thời kỳ đầu chuyển đổi nền kinh tế, việc tập trung đầu tư tài chính và các
nguồn lực ở đặc khu tạo ra “hiệu ứng quy tụ” giữa đặc khu và các khu vực xung
quanh, tập trung được các nguồn lực. Sự phát triển không cân bằng này nên được
thực hiện trước ở các khu vực ven biển, sau đó tạo ra “hiệu ứng lan tỏa” đối với
nội địa, từng bước phát triển từ không cân bằng đến phát triển cân bằng.34
Lý luận về vùng thử nghiệm thì cho rằng, do tính chất phân cách, cho dù
các thử nghiệm trong đặc khu không đạt được các kết quả lý tưởng thì nó cũng
không ảnh hưởng lớn đến các khu vực khác. Nhưng nếu những thử nghiệm trong
ĐKKT thành công, thì nó sẽ được áp dụng rộng rãi ra các khu vực khác. Trung
Quốc đã xây dựng các ĐKKT thế hệ đầu tiên làm các khu thử nghiệm về kinh tế
thị trường xã hội chủ nghĩa. Con đường phát triển của ĐKKT ở Trung Quốc theo
xu hướng: Ven biển-ven sông-ven biên giới. Đây là sự phát triển theo từng bậc
thang, là ví dụ điển hình về phát triển lý luận “vùng thử nghiệm”. Như vậy, “tính
thử nghiệm” của ĐKKT ở Trung Quốc đã thể hiện rõ ràng tư tưởng “dò đá qua
sông” của Đặng Tiểu Bình, thận trọng tiến hành từng bước một (Jude, 1993).
Trường phái lý thuyết thứ ba được phát triển và ứng dụng cho việc hình
thành các ĐKKT ở Trung Quốc là Lý luận đại tuần hoàn quốc tế và Lý luận về
hiện đại hóa của các học giả Trung Quốc.
Lý luận đại tuần hoàn quốc tế do học giả Trung Quốc Wang Jian đưa ra
(1988). Lý luận này cho rằng đối với các nước đang chuyển dịch từ nông nghiệp
hoặc công nghiệp nhẹ sang công nghiệp tiên tiến sẽ hình thành mâu thuẫn về
việc chiếm dụng vốn giữa phát triển công nghiệp và việc giải quyết chuyển dịch
lao động tại nông thôn. Để giải quyết vấn đề này, cần thiết phải chuyển dịch lao
động tham gia vào phân công tuần hoàn quốc tế bằng việc phát triển các sản
phẩm xuất khẩu thu hút nhiều lao động tại khu vực ven biển, một mặt giải quyết
vấn đề dư thừa lao động, một mặt thu được lượng lớn ngoại tệ, sau đó có thể
34 John M.Litwack, Yingyi Qian. Balanced or Unbalanced Development: Special Economic Zones as
Catalysta for Transition[J]. Juornal of Comparative Economica. 1998.
29
dùng lượng ngoại tệ này thông qua thị trường quốc tế để mua công nghệ, phục
vụ cho phát triển công nghiệp, từ đó giải quyết được mâu thuẫn trên. Sau khi lý
luận về đại tuần hoàn quốc tế được đưa ra, rất nhiều nhà kinh tế học đã xem lý
luận này là cơ sở lý luận của cải cách mở cửa, đưa ra kiến nghị về việc phát triển
sản phẩm xuất khẩu và các ngành nghề tập trung nhiều lao động trong các
ĐKKT. Maurice Meisner (1996) cho rằng, Trung Quốc làm cho thế giới kinh
ngạc chính là chính sách mở cửa đối với giới đầu tư nước ngoài, thành lập
ĐKKT chính là mở đầu của chính sách cải cách mở cửa.
Lý luận hiện đại hóa xuất hiện ở phương Tây với các học giả tiêu biểu như
Rostow. Tuy nhiên, học giả Trung Quốc Luo Rongqu đã áp dụng vào việc
nghiên cứu con đường hiện đại hóa của Trung Quốc.35 Luo Rongqu cho rằng,
hiện đại hóa là quá trình chuyển đổi từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại,
là quá trình chuyển biến mang tính toàn cầu, lấy sức sản xuất làm trục phát triển
của xã hội, và các nước có thể tiến lên hiện đại hóa bằng các con đường khác
nhau, trong đó có vai trò của ĐKKT. Các ĐKKT trong giai đoạn ban đầu thường
phát triển các ngành nghề tập trung lao động, có hàm lượng tri thức thấp, sau đó
mới tích lũy được vốn, kinh nghiệm để chuyển giao khoa học kỹ thuật, hiện đại
hóa nền kinh tế. Yi Tao (2010) cho rằng, các nghiên cứu của các học giả Trung
Quốc về mối quan hệ giữa ĐKKT và con đường hiện đại hóa đều lấy lý luận
hiện đại hóa của Luo RongQu làm cơ sở.
35 Luo Rongqu, luận về hiện đại hóa: tiến trình hiện đại hóa của thế giới và Trung Quốc”, nhà xuất bản
Thương vụ, Trung Quốc, 2009.
30
LýLý luậ lun cậựnc ctăngực tăngtrưởng trư ởng
Lý luận về phát triển
Lý luận đại tuần hoàn
không cân bằng trong quốc tế và Lý luận về
thời k ỳ chuyển đổi và Lý hiện đại hóa của các học
luận về vùng thử nghiệm. giả Trung Quốc
Tư tưởng cải cách, mở cửa của
Đặng Tiểu Bình
Hình 2.1. Nền tảng lý luận truyền thống phát triển ĐKKT ở Trung Quốc
2.2. Thực tiễn phát triển các ĐKKT trên thế giới trong thời gian gần đây
2.2.1. Xu hƣớng phát triển các ĐKKT trên thế giới
Từ những năm 1990, trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày càng mạnh mẽ, sự
biến đổi không ngừng của nền kinh tế và các quan hệ kinh tế thế giới đã tạo tiền
đề để phát triển các mô hình ĐKKT. Xu hướng toàn cầu hóa, hội nhập quốc tế đã
đẩy nhanh quá trình hội nhập và mở cửa nền kinh tế các quốc gia. Có nước chủ
động và tích cực tham gia vì không muốn tự loại mình khỏi trào lưu phát triển
của thế giới và muốn tranh thủ tốt nhất những cơ hội phát triển do hội nhập đem
lại, nhưng cũng có nước bị cuốn hút một cách thụ động vào quá trình này nên
thiếu sự chuẩn bị sẵn sàng. Việc xây dựng và phát triển các ĐKKT là một bước
chủ động trong tiến trình mở cửa, hội nhập kinh tế quốc tế của các nước.
Về số lượng các ĐKKT, trong vòng hơn 30 năm qua đã tăng nhanh chóng,
từ 79 khu thuộc 29 quốc gia vào năm 1975 lên khoảng 1000 khu ở 102 quốc gia
vào năm 1997 theo thống kê của Hiệp hội các Khu chế xuất trên thế giới
(WEPZA, 1997) và đã tăng lên 4300 khu ở 130 quốc gia theo thống kê của Tạp
chí The Economist. Việc xây dựng các mô hình ĐKKT đã trở thành một xu
hướng của thế giới, ĐKKT được thành lập ở tất cả các quốc gia không chỉ là các
31
quốc gia đang phát triển như Bangladesh, Yemen, Nam Phi các quốc gia mới
nổi như Ấn Độ, Trung Quốc, Hàn Quốc mà cả các nước phát triển như Nhật
Bản, Mỹ. Đặc biệt các mô hình của ĐKKT bùng nổ tại các nước đang phát triển
và các nước đang trong quá trình chuyển đổi thể chế kinh tế với 2.737 khu của
119 quốc gia.36
Bảng 2.1. Số lƣợng các ĐKKT trên thế giới
Năm 1975 1986 1997 200237 2007 201538
Số lượng nền kinh tế 25 47 93 116 130 130
Số lượng các ĐKKT 79 176 845 3000 3500 4300
Nguồn: Tổng hợp của tác giả từ: ILO (2007), the Economist (2015)
Về loại hình, các loại hình của ĐKKT đã phát triển ngày càng đa dạng, từ
các cảng tự do đến các ĐKKT chế tạo như Khu chế xuất, ĐKKT dựa trên dịch
vụ như Đặc khu tài chính, du lịch, các ĐKKT mang tính chuyên ngành như các
Khu công nghệ cao, công viên phần mềm, khu bảo thuế đến các ĐKKT xuyên
biên giới và hiện nay là các ĐKKT tổng hợp. Các loại hình này vẫn tồn tại đan
xen, ví dụ ĐKKT tổng hợp có các phân khu chức năng như khu chế xuất, khu
cảng tự do...
Tuy nhiên không phải mô hình ĐKKT nào cũng thành công. Nhiều
ĐKKT đã đóng góp quan trọng cho sự phát triển của các nước, song cũng có
không ít ĐKKT không phát huy hết tiềm năng, hoạt động không hiệu quả, đầu tư
dở dang và lãng phí, không thu hút được đầu tư nước ngoài.
36 Jean – Pierre Singa Boyenge (2007), ILO database on Export Processing Zones, Geneva.
37 Lakshmana.L.2009. Evolution of special economic zone and some issues: The Indian Experience. RBI
Staff Studies, June 2009. Page 6.
38 Trang mạng của Tạp chí The Economist:
awash-free-trade-zones-and-their-offshoots-many-are-not-worth-effort-not đăng nhập ngày 10/5/2016.
32
Bảng 2.2. Số lƣợng các ĐKKT trên thế giới phân theo khu vực
STT Khu vực Số lƣợng ĐKKT
1 Khu vực Châu Á - Thái Bình Dương 991
2 Khu vực Châu Mỹ 540
3 Khu vực Trung và Đông Âu, Trung Á 443
4 Khu vực Bắc và Trung Đông Châu phi 213
Nguồn: WB (2008), Special Economic Zones – Performance, Lessons
learned, and Implications for zone development, Washington DC.
Bảng 2.2 cho thấy, số lượng ĐKKT nhiều nhất là ở các quốc gia thuộc
khu vực Châu Á – Thái Bình Dương.
Phân loại theo lĩnh vực hoạt động thì có thể chia thành các ĐKKT thương
mại như khu bảo thuế, Khu thương mại tự do, Khu cửa khẩu tự do... ĐKKT chế
tạo như các Khu chế xuất, Khu công nghiệp tự do, Khu xúc tiến đầu tư... ĐKKT
dịch vụ như Khu du lịch tự do, Khu Casino tự do... ĐKKT Khoa học như Công
viên công nghệ, Khu công nghệ cao...
Theo chức năng, có thể tập hợp lại thành hai nhóm chính: Thứ nhất,
ĐKKT nhằm một chức năng riêng biệt. Loại hình này tập trung chủ yếu ở các
nước phát triển phương Tây. Thông thường ở các quốc gia này họ không gọi là
ĐKKT, mà theo chức năng riêng biệt, như khu chế biến xuất khẩu, khu tự do
mậu dịch, khu bảo thuế, khu hợp tác đặc biệt Thứ hai, ĐKKT mang tính chất
tổng hợp, tập trung chủ yếu ở các nước kinh tế thị trường đang phát triển, như
ĐKKT ở các nước Châu Á, Châu Phi. Loại mô hình này gần như đều là ĐKKT
học tập theo mô hình của Trung Quốc, vẫn gọi là các “đặc khu kinh tế”. Thực tế
các nước vẫn thí điểm xây dựng cả các mô hình ĐKKT có chức năng riêng biệt
và tổng hợp.
2.2.2. Một số mô hình ĐKKT trên thế giới
* Công viên khoa học kỹ thuật của Mỹ
33
Một trong những loại hình ĐKKT thành công nhất của Mỹ là Công viên
khoa học kỹ thuật tiên tiến, đại diện là Silicon. Silicon là khu khoa học kỹ thuật
cao đầu tiên trên thế giới. Những năm 1950, cách mạng kỹ thuật phát triển mạnh
mẽ, tạo cơ sở cho phát triển khu khoa học kỹ thuật cao; mặt khác kinh tế Mỹ sau
Chiến tranh thế giới lần thứ II phát triển mạnh, trọng tâm khoa học kỹ thuật thế
giới cũng chuyển từ châu Âu sang Mỹ, trở thành điều kiện để Mỹ thành lập khu
Khoa học kỹ thuật cao.
* ―Kế hoạch ĐKKT‖ của Nhật Bản
Nhật Bản từ sau bong bóng kinh tế tan vỡ những năm 90 của thế kỷ 20, đã
tiếp tục sa sút hơn 20 năm, đến nay vẫn còn bị ảnh hưởng. Vì thế, Chính phủ
Nhật Bản đưa ra kế hoạch đổi mới thể chế thúc đẩy kinh tế phát triển bằng việc
xây dựng kế hoạch “đặc khu kinh tế”.
Kế hoạch xây dựng đặc khu của Nhật bao gồm các loại hình có tính
chuyên biệt như: “Đặc khu logistic quốc tế” thông quan, kiểm dịch 24h đầu tiên;
“đặc khu giáo dục ngoại ngữ”, từ tiểu học đến trung học, ngoài tiếng Nhật và xã
hội học ra, các môn học khác đều dùng tiếng Anh để dạy; “đặc khu tri thức” mà
chính quyền, doanh nghiệp, trường học cùng nghiên cứu khoa học; “đặc khu y
học” mũi nhọn là xây dựng tập đoàn doanh nghiệp khai thác nghiên cứu trong
lĩnh vực công nghệ chữa bệnh
* Đặc khu tài chính Ireland
Chính quyền Ireland xây dựng “trung tâm dịch vụ tài chính quốc tế”, giảm
thuế pháp nhân từ 50% xuống 10% để thu hút các tổ chức tài chính quốc tế. Giáo
dục của Ireland phát triển ở trình độ cao, hơn nữa sử dụng tiếng Anh, khiến nhân
viên làm việc cho tổ chức tài chính rất dễ thích nghi tại đây, đó cũng là nguyên
nhân quan trọng của thành công “đặc khu tài chính” này. Năm 2011, GDP bình
quân đầu người đạt 47513 USD, cao hơn mức bình quân của liên minh châu Âu
25%, đứng thứ 16 thế giới, cao hơn Pháp, Đức, Nhật, Anh. Thành công lớn của
phát triển kinh tế ở Ireland, không thể tách rời vai trò của đặc khu tài chính đối
với sự phát triển của nền kinh tế.
34
* ĐKKT tại Ấn Độ
Năm 1965, Ấn Độ xây dựng khu chế xuất đầu tiên – khu chế xuất Kandia,
sau đó liên tục xây dựng các khu chế xuất điện tử khác. Tháng 01 năm 2000,
chính phủ Ấn Độ đã đổi các khu chế biến xuất khẩu của Ấn Độ thành đặc khu
kinh tế. Từ năm 2006-2010, số lượng đặc khu kinh tế ở Ấn Độ đã lên tới 576.
* ĐKKT Philippin
Đặc khu thương mại Subic của Philippin nằm cách tây bắc Manila 110km,
là khu vịnh ba mặt ôm núi, tàu lớn vạn tấn có thể neo đậu. Hiện nay, vịnh Subic
đã xây xong đặc khu du lịch, thương mại với diện tích 670 km2. Trong đặc khu
này có 15 bến cảng, mạng lưới đường cao tốc hiện đại. 15 năm trở lại đây, Đặc
khu này đã thu hút hơn 650 công ty bản địa và công ty nước ngoài, tổng vốn đầu
tư vượt 3,85 tỷ USD, tạo hơn 6 vạn cơ hội việc làm. Trong đó, nhà đầu tư chủ
yếu đến từ Hàn Quốc, Nhật, Đài Loan.
* ĐKKT ở các quốc gia Mỹ Latinh
Khu mậu dịch tự do sớm nhất ở Mỹ Latinh là khu mậu dịch tư do Kolo
Manila của Uruguay với diện tích là 102hecta. Để thích ứng với nhu cầu thương
mại quốc tế, ĐKKT ở các nước Mỹ Latinh phát triển mạnh mẽ dưới nhiều hình
thức khu tự do, như cảng tự do, khu tự do mậu dịch, kho bảo thuế và khu trung
chuyển, khu chế xuất Đây là phương thức của các nước Mỹ Latinh nhằm thu
hút đầu tư, kỹ thuật tiên tiến nước ngoài, tăng thu nhập ngoại hối và việc làm.
Đáng chú ý, các nước này rất chú ý đến việc phát triển, nâng cấp kết cấu ngành
của các khu chế xuất từ các ngành tạo ra sản phẩm có giá trị thấp hướng tới các
ngành sản xuất sản phẩm giá trị cao, tập trung phát triển công nghiệp điện tử,
điện máy gia dụng, khí cụ máy móc, chế tạo ô tô và lắp ráp ti vi
Đặc khu kinh tế có vai trò ngày càng quan trọng trong phát triển kinh tế ở
các nước Mỹ Latinh. Một số nước xem phát triển ĐKKT là con đường quan
trọng thúc đẩy công nghiệp hóa đất nước. Mexico và Brazil quan niệm phát triển
khu chế biến xuất khẩu là bộ phận quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế
35
hướng ngoại. Tính đến năm 2011, khu vực Mỹ Latinh có 150 các loại ĐKKT,
phân bố ở 27 quốc gia và khu vực.
Khu mậu dịch tự do Manaus Brazil: Đây là ĐKKT kiểu tổng hợp duy
nhất khu vực Mỹ latinh được xây dựng nên từ khu vực lạc hậu. Năm 1957, chính
quyền Brazil phê chuẩn xây dựng khu mậu dịch tự do này, năm 1967 phê chuẩn
mở rộng thành cảng tự do, năm 1968 cả khu vực trở thành khu mậu dịch tự do.
Khu mậu dịch tự do Manaus được cấu thành bởi khu thương nghiệp, khu công
nghiệp và khu chăn nuôi nông nghiệp, trong đó ngành du lịch của Khu mậu dịch
tự do Manaus rất phát triển. Manaus đã trở thành đầu tàu kinh tế phía bắc, kéo
theo phát triển kinh tế của 4 bang khu vực Amazon, tạo ra “kỳ tích kinh tế
Brazil”.
* ĐKKT của Nga
ĐKKT của Nga với mục đích chủ yếu là tìm tòi phương thức chuyển đổi
mô hình kinh tế tránh quá dựa vào năng lượng và nguyên vật liệu. Do đó, năm
2005, Chính phủ Nga đã xây dựng ĐKKT với các ngành nghề trụ cột là sản xuất
công nghiệp hiện đại như như ĐKKT Lipetsk và Tatarstan, khoa học kỹ thuật
cao như công viên khoa học Green Town, Zenegograd, Dubna, dịch vụ giải trí và
vận tải trung chuyển, đồng thời ban hành các đãi ngộ về thuế, đất đai, hành chính
để thu hút các loại hình doanh nghiệp trong và ngoài nước. Các ĐKKT nổi tiếng
khác như “Green Town” Zelenograd được biết đến với tên gọi “thung lũng
Silicon Nga”, nằm ở trong khu hành chính Zelenograd của Moscow. Ngoài ra, có
thể kể đến Tomsk là ĐKKT duy nhất khu vực viễn đông Syberi, được Chính phủ
hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng nhằm phát triển sản xuất công nghiệp tập trung
vào các ngành công nghiệp hiện đại như công nghệ nano, công ty điện tử và
ngành thông tin, kỹ thuật hóa chất và công nghệ sinh học Hiện nay, Nga tập
trung phát triển các ĐKKT về dịch vụ, giải trí. Diện tích đất của Nga đứng đầu
thế giới, ngang qua 11 múi giờ, từ Đông sang Tây, Bắc sang Nam, khắp nơi đều
có danh lam thắng cảnh. Vì vậy, Cục quản lý ĐKKT của Nga đã chọn ra 7 đặc
khu du lịch, phấn đấu tạo ra cảnh quan tầm thế giới.
36
* ĐKKT của Ba Lan
Ba Lan thông qua Luật đặc khu kinh tế tháng 10/1994, năm 1995 bắt đầu
xây dựng ĐKKT. Ban đầu nước này có 17 ĐKKT song hiện nay đã giảm xuống
còn 14 đặc khu, tổng diện tích đất chiếm 6325 hecta, thuộc 10 tỉnh, chủ yếu phân
bố ở tỉnh ven bờ biển, khu biên giới giáp với Đức, Séc, Slovakia. Lĩnh vực thu
hút đầu tư chủ yếu bao gồm sản xuất ô tô, điện tử, vật liệu xây dựng, luyện kim,
hóa chất, thực phẩm
* ĐKKT Golden Boten của Lào
Năm 2003, chính phủ Lào đã xây dựng ĐKKT đầu tiên - Golden Boten tại
khu vực tỉnh Luông Nặm Thà, giáp với Trung Quốc. Ban đầu ĐKKT này chủ
yếu phát triển casino và dịch vụ liên quan, hiện nay đã phát triển các ngành dịch
vụ như tài chính, sân golf Tháng 10/2010, Chính phủ Lào thành lập 10 đặc
khu kinh tế trên cả nước nhằm tận dụng ưu thế vị trí khu vực gần Trung Quốc,
phát triển trung tâm logistic kho bãi, khu miễn thuế, trung tâm giải trí du lịch
Về tổng thể, mô hình ĐKKT của Lào là học theo kinh nghiệm của Trung Quốc,
kết hợp đặc điểm địa kinh tế của Lào và ban hành chính sách đặc thù nhằm phát
triển kinh tế đặc khu.
2.3. Các yếu tố tác động đến sự phát triển của các ĐKKT
2.3.1. Quyết tâm chính trị
Các quốc gia phát triển ĐKKT luôn xuất phát từ nhu cầu phát triển kinh
tế, hoặc là yêu cầu về cải cách, hội nhập và đổi mới phương thức tăng trưởng,
hoặc là tìm ra động lực mới cho nền kinh tế. Dưới sức ép của cải cách hệ thống
thể chế hiện hành để phá bỏ các lực cản phát triển, tạo ra một hệ thống thể chế
vượt trội thì quyết tâm chính trị là yếu tố rất quan trọng, đặc biệt đối với các nền
kinh tế đang phát triển.
Hơn nữa, phát triển ĐKKT là một quá trình thử nghiệm, tiềm ẩn nhiều rủi
ro và không có một mô hình và lộ trình chung nào cho tất cả các nước trên thế
giới. Mỗi nước căn cứ vào điều kiện thực tế của mình để tìm tòi mô hình, lộ trình
phát triển phù hợp và trong quá trình phát triển các ĐKKT sẽ gặp không ít khó
37
khăn, thậm chí là các thất bại tạm thời, vì vậy cần phải có quyết tâm chính trị ở
những cấp cao nhất.
Ngoài ra, quyết tâm chính trị sẽ tạo điều kiện để ĐKKT phát triển liên tục,
không bị gián đoạn bởi các thay đổi về mặt chính sách và nhân sự cấp cao, đồng
thời tạo nên lòng tin đối với các nhà đầu tư, đặc biệt các nhà đầu tư chiến lược.
Ví dụ, khi có chủ trương xây dựng các khu tế tự do, chính quyền UAE đưa
ra tư tưởng dù có thể thất bại cũng quyết tâm thực hiện nên Dubai đã nỗ lực
chuyển đổi phương thức phát triển từ dựa vào khai thác dầu khí chuyển sang phát
triển dịch vụ tổng hợp, cảng biển, hàng không, du lịch mua sắm để từ đó có bước
phát triển vượt bậc và toàn diện như ngày nay. Bên cạnh đó, các địa phương nơi
xây dựng ĐKKT cũng phải nỗ lực sáng tạo, quyết tâm đổi mới, phối hợp nhịp
nhàng với chính quyền Trung ương. Nhìn dưới góc độ này, một trong những
nguyên nhân khiến chương trình phát triển các ĐKKT của Nam Phi thất bại là do
thiếu quyết tâm chính trị và thiếu sự vào cuộc tích cực của chính phủ trung
ương;39 thiếu khuôn khổ chính sách toàn diện dẫn đến những yếu kém trong công
tác quản trị, lập quy hoạch, quản lý và vận hành các ĐKKT.
2.3.2. Vị trí địa - kinh tế
Các ĐKKT cần có một vị trí mang nhiều lợi thế. Địa điểm được lựa chọn
phải là nơi hội tụ các điều kiện sau: điều kiện tự nhiên thuận lợi, có khả năng
liên kết vùng, kết nối khu vực, giao thương quốc tế thông qua đường biển, đường
hàng không, đường bộ hoặc đường sắt; đặt trong quy hoạch phát triển liên hoàn
quốc gia và quốc tế; là khu vực có tiềm năng phát triển nhanh nhưng thiếu thể
chế, cơ chế, chính sách đột phá; thiếu nguồn lực đầu tư ban đầu và nguồn nhân
lực chất lượng cao Đây thường là nơi tương đối biệt lập hoặc có khả năng tạo
ra sự biệt lập; có thể là nơi hoang sơ, xuất phát điểm thấp nhưng hội tụ các điều
kiện thuận lợi để xây dựng hạ tầng chiến lược và phát triển kinh tế hướng ngoại,
độ mở cao. Ngoài ra, địa điểm lựa chọn có thể bên cạnh một nền kinh tế và thị
39 các ưu đãi về thuế và đơn giản hóa thủ tục hành chính mới chỉ dừng ở cam kết; các quy định về vấn đề xã hội,
lao động và môi trường áp dụng trong các ĐKKT không có gì khác với các khu vực còn lại
38
trường lớn, tận dụng được lợi thế bên trong và ưu thế bên ngoài để hội tụ và lan
tỏa phát triển; góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển và thúc đẩy hợp tác liên
vùng hiệu quả hơn.
Vị trí địa kinh tế thuận lợi sẽ giúp liên kết trong – ngoài và là mắt xích kết
nối trong mạng sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu. Ngoài ra những yếu tố mềm
như hệ thống luật lệ phù hợp với các chuẩn mực quốc tế sẽ thuận lợi cho gắn kết
với bên ngoài.40 Mô hình ĐKKT hiện đại có tính “quốc tế hóa” rất cao và đều
mang dáng dấp của một thành phố tự do quốc tế.
Việc lựa chọn địa điểm xây dựng ĐKKT ở những vùng quá xa các cảng
lớn, xa đường vận tải quốc tế, khó về cung cấp điện năng,... sẽ làm tăng chi phí
đầu tư, khó có thể xây dựng kết cấu hạ tầng đủ tiêu chuẩn hiện đại và cuối cùng
làm tăng chi phí sản xuất, kinh doanh.
Tất cả các ĐKKT thành công trên thế giới đều được xây dựng tại những vị
trí lợi thế, thường là ở khu vực ven biển, có thể là những khu hoang sơ nhưng có
lợi thế trong việc giao thương quốc tế. Ví dụ ĐKKT Batam (Indonesia), Dubai
(UAE), Incheon (Hàn Quốc) xuất phát đều là những làng chài nghèo ven biển,
Malaysia lựa chọn xây dựng cảng tự do Klang vì cảng này nằm cạnh eo biển
Malacca, cửa ngõ mở ra Đông Nam Á; ĐKKT Batam (Indonesia) gần Singapo và
nằm trong tuyến trung chuyển hàng hóa lớn nhất khu vực; KKT tự do Incheon
nằm ở bờ biển phía Tây Bắc Hàn Quốc, trong khu vực trung chuyển hàng hải và
hàng không quan trọng của Đông Bắc Á.
2.3.3. Thể chế kinh tế vƣợt trội
Yếu tố then chốt của những ĐKKT phát triển thành công nhất hiện nay
trên thế giới là phải có được một thể chế hành chính-kinh tế mở, tự do và có tính
tự chủ cao, trong đó mức độ tự do hóa vượt trội so với thể chế hiện hành nhằm
tạo lập được một môi trường kinh doanh và cư trú với điều kiện tốt nhất cho nhà
40 Aggarwal, Aradhna (2007). Impact of Special Economic Zones on Employment, Poverty and Human
Development. Indian Council for Research on International Economic Relations. May 2007.
39
đầu tư. Thể chế phù hợp với thông lệ quốc tế, có tính cạnh tranh so với các nước
trong khu vực và trên thế giới, nhất là đối với các quốc gia có mô hình ĐKKT.
ĐKKT cần được điều chỉnh bởi luật ĐKKT, trong đó quy định cụ thể, chi
tiết địa vị pháp lý của chính quyền đặc khu, quyền lợi và nghĩa vụ của nhà đầu tư
và người dân; đảm bảo tính nhất quán, ổn định, công khai, minh bạch; nội
dung quy định trong luật có tính dự báo để tạo điều kiện mở cửa thị trường.
Chính quyền đặc khu cần được trao quyền tự chủ cao để hoạch định quy hoạch,
kế hoạch phát triển và vận hành nề...ển hoặc một phần của KKT ven biển. Tại Việt Nam, các
KKT ven biển cũng đã được nghiên cứu lựa chọn một cách kỹ lưỡng và có quy
hoạch phát triển được phê duyệt. Qua quá trình phát triển, đã có tiền đề thuận lợi
cho sự phát triển ĐKKT (về quy hoạch, cơ sở hạ tầng, bộ máy quản lý...) tiết
kiệm các yếu tố thời gian và nguồn lực trong quá trình nghiên cứu và lựa chọn
địa điểm xây dựng ĐKKT.
(3) Thuộc khu vực có không gian tƣơng đối độc lập, có ranh giới địa lý xác
định. Tiêu chí này được xây dựng nhằm bảo đảm thuận lợi và có khả năng kiểm soát
việc áp dụng các cơ chế, chính sách ưu đãi có tính cạnh tranh quốc tế, đặc biệt là các
cơ chế, chính sách về thuế, hải quan, ưu đãi đầu tư, phát triển hạ tầng, nguồn nhân
lực, giúp đánh giá được tính hiệu quả và sức lan tỏa của cơ chế, chính sách và mô
hình mới tại một khu vực nhất định.
(4) Có quy mô tƣơng đối lớn. Tiêu chí này để đảm bảo ĐKKT có đủ không
gian để quy hoạch và phát triển. Theo một số nhà kinh tế thì diện tích các ĐKKT
cần từ 40.000 ha trở lên (kể cả mặt đất và mặt nước), để có thể dễ dàng quy hoạch
và đầu tư phát triển du lịch, dịch vụ, cảng biển, công nghiệp, đô thị hiện đại, bảo
đảm quy mô phát triển và tính tương hỗ trong quá trình phát triển của các ngành,
lĩnh vực trong phạm vi ĐKKT.
(5) Nằm trong phạm vi một đơn vị hành chính cấp huyện. Tiêu chí này được
xây dựng nhằm bảo đảm thuận lợi cho việc sắp xếp, tổ chức lại bộ máy chính quyền
và bộ máy quản lý phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn ĐKKT.
* Tiêu chí về kinh tế - xã hội
(1) Nằm trên các trục hành lang kinh tế liên khu vực và quốc tế. Tiêu chí này
được xác định nhằm khai thác tối đa các thị trường và lợi thế so sánh quốc gia và
quốc tế. Đây là nhân tố quan trọng tác động đến quyết định đầu tư của các nhà đầu
tư và sự thành công của các ĐKKT trên thế giới.
(2) Nằm trong các vùng kinh tế trọng điểm của quốc gia. Tiêu chí này được
xây dựng nhằm bảo đảm cho sự phát triển nhanh, lâu dài và bền vững của ĐKKT
137
do trong giai đoạn đầu của quá trình phát triển cần phải có sự hậu thuẫn của vùng
trên các mặt như: nguồn nhân lực, vốn đầu tư, thị trường...
(3) Có mục tiêu và định hƣớng phát triển rõ ràng, khả năng phát triển đa
ngành, đa lĩnh vực nhưng có chiến lược ngành nghề rõ ràng dựa trên lợi thế so sánh
vượt trội nhằm tạo ra ĐKKT có lợi thế so sánh.
(4) Có khả năng phát triển các công trình kết cấu hạ tầng chiến lƣợc và khả
năng kết nối giao thông khu vực và quốc tế thuận lợi cả về đường bộ, đường biển,
đường không. Tiêu chí này được xây dựng nhằm bảo đảm khả năng phát triển kinh
tế hướng ngoại, tự do và có độ mở cao
(5) Có khả năng hấp thụ và thu hút đƣợc các dự án, công trình đầu tƣ có quy
mô, mang tính động lực và có ý nghĩa quan trọng đối với phát triển ngành và lĩnh
vực. Tiêu chí này được xây dựng nhằm bảo đảm tính hiệu quả và lan tỏa của
ĐKKT.
4.3.2. Mức độ đáp ứng các tiêu chí của các KKT ven biển hiện nay
Có thể nói ĐKKT là một bước phát triển tiếp theo của mô hình KKT tại Việt
Nam, nhất là đối với các KKT ven biển. Hiện Việt Nam có 18 KKT ven biển nhưng
luận án chỉ đánh giá 15 KKT ven biển đã có quá trình phát triển trước đó.77 Xét
theo các tiêu chí trên, Việt Nam có 03 KKT ven biển có lợi thế nhất để xây dựng
thành ĐKKT bao gồm: Vân Đồn – Quảng Ninh, Vân Phong – Khánh Hòa và Phú
Quốc – Kiên Giang.
Chính vì vậy, từ năm 2012, Bộ Chính trị, Quốc hội và Thủ tướng Chính phủ
đã có các chủ trương quan trọng về việc xây dựng các đề án liên quan đến ĐKKT,
cụ thể như: (1) Đề án về “Xây dựng hai đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt Vân
Đồn, Móng Cái” đã được Bộ Chính trị giao tại Thông báo số 108-TB/TW ngày
01/10/2012. (2) Đề án Đặc khu kinh tế - hành chính Bắc Vân Phong đã được Bộ
Chính trị giao tại Kết luận số 53-KL/TƯ ngày 24/12/2012. (3) Tại Thông báo số
425/TB-VPCP ngày 25/12/2012 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
đã giao nhiệm vụ thực hiện việc hoàn thiện quy hoạch phát triển tổng thể đảo Phú
Quốc theo hướng xây dựng Phú Quốc trở thành thành phố trực thuộc tỉnh, tiến tới
xây dựng Phú Quốc trở thành đặc khu hành chính - kinh tế trực thuộc Trung ương.
(4) Nghị quyết 45/2013/QH13 ngày 18/6/2013 của Quốc hội đã bổ sung dự án Luật
77 xem phụ lục 01: 03 KKT Đông Nam – tỉnh Quảng Trị, KKT Ven biển Thái Bình và KKT Ninh Cơ – Nam
Định mới được thành lập nên chưa đủ thông tin để đánh giá
138
đơn vị hành chính – kinh tế đặc biệt vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh
nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII. (5) Chính phủ đã giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư xây
dựng “Đề án xác định địa phương có điều kiện xây dựng đề án tổng thể đặc khu
hành chính – kinh tế tại Việt Nam”.
* KKT Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh
- Địa lý tự nhiên: Đây là quần đảo lớn nhất khu vực miền Bắc, diện tích
2.171 km2 (đất liền 551 km2 và mặt biển 1.620 km2). Địa hình Vân Đồn đa dạng: có
rừng, biển, đảo đá, đảo đất (tập hợp hơn 600 hòn đảo lớn nhỏ). Vân Đồn là điểm
trung chuyển chiến lược từ khu vực Đông Á xuống Đông Nam Á, cầu nối ASEAN-
Trung Quốc; nằm trong khu vực hợp tác “Hai hành lang, một vành đai” kinh tế
Việt-Trung, nằm trong quy hoạch phát triển vành đai kinh tế ven biển Vịnh Bắc Bộ,
trục tam giác phát triển Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh.
Có vị trí địa lý kết nối thuận lợi với các trục giao thông huyết mạch của quốc
gia và quốc tế; kết nối nhanh bằng hệ thống đường bộ, đường cao tốc với khu vực
đồng bằng sông Hồng (QL10, QL18); với Tây Bắc qua Lạng Sơn (QL4B), với phía
Nam Trung Quốc (Quảng Tây, Quảng Đông) qua các quốc lộ 18A, 18C, 4B và
đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng - Hạ Long - Móng Cái.
- Sinh thái phát triển và môi trƣờng: Vân Đồn có hệ sinh thái đa dạng: hệ sinh
thái rừng có 1.028 loài, hệ sinh thái biển có 881 loài; có Vườn Quốc gia Bái Tử
Long. Trong khu vực có nhiều loại hải sản quý hiếm như: Sá sùng, trai ngọc, bào
ngư,.... Khí hậu nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa. Môi trường trong lành, chưa bị
tác động nhiều bởi các yếu tố con người.
- Dân số và nguồn lao động: Vân Đồn có tổng dân số khoảng 4,2 vạn người
(2012). Tổng số lao động trên địa bàn đạt gần 28 ngàn người, chiếm khoảng 67%
dân số (dịch vụ 34%, nông nghiệp 57% và công nghiệp 9%), trong đó lao động qua
đào tạo 10 ngàn người, chiếm 34%.
- Tiềm năng phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ: Có lợi thế xây dựng sân bay
quốc tế phục vụ phát triển dịch vụ du lịch, công nghiệp giải trí,... từ Vân Đồn chỉ
cần khoảng từ 1-2 giờ bay là đến các trung tâm kinh tế, tài chính, du lịch (Thượng
Hải, Hồng Kông, Macau, Thâm Quyến, Hải Nam, Đài Bắc); từ 3-4 giờ bay là có
thể đến thủ đô của các nước trong khu vực Đông Nam Á, Bắc Kinh (Trung Quốc),
Seoul (Hàn Quốc), Tokyo (Nhật Bản), phủ 60% dân số và 40% GDP thế giới. Vân
139
Đồn có tiềm năng xây dựng cảng nước sâu và nằm trong hệ thống cụm cảng quốc
tế Hải Phòng - Quảng Ninh (Việt Nam) - Phòng Thành (Trung Quốc), có khoảng
cách phù hợp cho các tour du lịch đường biển quốc tế.
- Nền văn hoá: Con người nơi đây từ xa xưa đã hoạt động chủ yếu là giao
thương, buôn bán với nước ngoài, tâm lý cộng đồng tương đối cởi mở, thuận lợi
cho cải cách và xây dựng thể chế mới.
- Ranh giới hành chính: Vân Đồn là huyện đảo nằm trọn trong một đơn vị
hành chính; tách biệt với đất liền gồm các xã đảo biệt lập, hoang sơ, mật độ dân số
thấp; được bao bọc bởi Vịnh Bái Tử Long, gắn kết chặt chẽ với Di sản - Kỳ quan
thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, Khu dự trữ sinh quyển Cát Bà. Tuy là huyện
nghèo nhưng Vân Đồn có tiềm năng phát triển rất đa dạng và phong phú; phù hợp
với tiêu chí lựa chọn một vùng đất tách biệt để thực hiện mô hình phát triển mới.
* KKT Bắc Vân Phong, tỉnh Khánh Hòa
- Địa lý tự nhiên: Khu Bắc Vân Phong nằm trên trục hành lang kinh tế liên
khu vực và quốc tế, cách thành phố Nha Trang khoảng 80 km về phía Bắc. Đây là
một trong các thành phố lớn nhất miền Trung, là trung tâm dịch vụ du lịch, đào tạo
nguồn nhân lực, phát triển các ngành kinh tế biển... sẽ là cơ sở dịch vụ phục vụ cho
khu Bắc Vân Phong thời kỳ đầu xây dựng.
Bắc Vân Phong gần các tuyến hàng hải quốc tế (cách 130 km); nằm trên ngã
ba đường hàng hải quốc tế tuyến châu Âu-Bắc Á, châu Úc-Đông Bắc Á và Đông
Nam Á – Đông Bắc Á; nằm trên ngã tư của đường hàng không quốc tế Đông Á, có
thể thông lên Tây Nguyên, sang Lào và Thái Lan.
- Sinh thái phát triển và môi trƣờng: Vịnh Vân Phong có khí hậu ôn hòa do
có yếu tố địa hình và vùng vịnh che chắn; có độ ẩm và chế độ mưa thấp. Vùng Vịnh
Vân Phong là một vịnh lớn, sâu, tương đối kín và chắn gió tốt. Ngoài ra, khu vực
vịnh Vân Phong còn có hệ sinh thái đa dạng, hệ thống đảo, bán đảo có cảnh quan
đẹp và hấp dẫn để phát triển thành khu du lịch có tầm cỡ quốc gia, quốc tế.
- Dân số và nguồn lao động: Huyện Vạn Ninh có tổng dân số khoảng
129.259 người (2012). Dân cư sống chủ yếu bằng nông nghiệp, ngư nghiệp, lâm
nghiệp và dịch vụ.
- Trình độ phát triển kết cấu hạ tầng: Điều kiện kết nối giao thông trong
vùng và quốc tế của khu vực Bắc Vân Phong thuận lợi: đường bộ có quốc lộ 1A,
140
đường sắt xuyên Việt đi qua; đường biển có cảng Đầm Môn, cảng container Vân
Phong, quy hoạch Cảng trung chuyển quốc tế Vân Phong, cảng biển hành khách
Vân Phong; đường hàng không cách sân bay Đông Tác (tỉnh Phú Yên) khoảng 30
km, cách sân bay quốc tế Cam Ranh (tỉnh Khánh Hòa) khoảng 100 km.
- Văn hoá dân tộc: Dân số nơi đây chủ yếu là dân biển và người lao động,
điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, có khát vọng cải cách, làm giàu, xây dựng
cuộc sống mới, vì vậy thuận lợi cho việc xây dựng ĐKKT.
- Ranh giới hành chính: Khu Bắc Vân Phong có quy mô diện tích khoảng
80.000 ha, trong đó 30.000 ha đất và 50.000 ha mặt nước biển.
* KKT Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang
- Địa lý tự nhiên: Nằm trong vùng biển Tây Nam của Tổ quốc, tách biệt với
đất liền (cách thành phố Rạch Giá khoảng 120 km, cách Thị xã Hà Tiên 50 km);
KKT Phú Quốc tỉnh Kiên Giang bao trùm toàn bộ huyện đảo Phú Quốc, có diện
tích mặt biển tiếp giáp với các nước ASEAN, thuận lợi cho phát triển kinh tế mở
cửa, hướng ngoại. Nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm vùng đồng bằng sông Cửu
Long, Phú Quốc có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế, đảm bảo quốc phòng
an ninh khu vực của ngõ Tây Nam của Tổ quốc. Tổng diện tích đất tự nhiên:
59.305 ha, gồm toàn bộ huyện đảo Phú Quốc, diện tích 56.700 ha. Có 10 đơn vị
hành chính, trong đó có 2 thị trấn và 8 xã.
- Sinh thái phát triển và môi trƣờng: Phú Quốc thuộc vùng khí hậu nhiệt đới
gió mùa, nóng ẩm quanh năm. Điều kiện khí hậu, thời tiết của Phú Quốc thuận lợi,
có hệ thống sông, suối nước ngọt chằng chịt, hồ nước, cơ bản đáp ứng đủ nhu cầu
nước sinh hoạt và sản xuất cho cư dân trên đảo. Đất đai, ánh sáng và nhiệt lượng
dồi dào, rất thuận lợi cho các loại cây trồng và vật nuôi sinh trưởng và phát triển.
Phú Quốc có nguồn lợi thủy sản đa dạng và phong phú với trên 1.000 loài hải sản
giá trị cao, sản lượng lớn.
Phú Quốc có địa hình đa dạng, có tiềm năng phát triển nhiều sản phẩm du lịch.
Nguồn tài nguyên quan trọng nhất của đảo là bờ biển dài với nhiều bãi biển. Sự khác
biệt về mặt khí hậu và các điều kiện hải văn giữa hai bờ Đông và bờ Tây đảo cho phép
tổ chức hoạt động du lịch quanh năm. Phú Quốc có diện tích rừng nguyên sinh (vườn
quốc gia) với diện tích 31.500 ha, trong đó có nhiều loại gỗ quý hiếm với khối lượng,
trữ lượng lớn; có hệ thống động vật phong phú, gồm 150 loài.
141
Phú Quốc được thiên nhiên ưu đãi nguồn tài nguyên rừng, biển và trong lòng
đất quy hiếm, phong phú và đa dạng; có vị trí chiến lược trong phát triển kinh tế và
an ninh quốc phòng; có lợi thế cảnh quan thiên nhiên để phát triển du lịch, dịch vụ
gắn với di tích lịch sử, văn hóa, phù hợp với tiêu chí lựa chọn một vùng đất tách
biệt để phát triển thành một đặc khu.
- Dân số và nguồn lao động: Cơ cấu kinh tế : nông, lâm, ngư nghiệp 11,2%,
công nghiệp, xây dựng 22,6%, dịch vụ 66,1%. Phú Quốc có tổng dân số khoảng 103
ngàn người.
- Kết cấu hạ tầng: Phú Quốc có vị trí địa lý kết nối thuận lợi bằng đường
hàng không thông qua cảng hàng không quốc tế Phú Quốc và đường biển thông qua
cảng biển quốc tế An Thới và cảng nội địa Dương Đông. Trong vòng 2 giờ bay là
có thể tới các thủ đô của 10 nước ASEAN.
- Văn hoá dân tộc: Dân số của Phú Quốc chủ yếu là khách du lịch và lao
động di cư, số lượng người bản địa rất ít. Vì vậy sẽ rất thuận lợi cho việc triển khai
các dự án tại đây.
- Ranh giới hành chính: Là đảo biệt lập với phần còn lại của đất liền.
Việc chọn ba địa điểm Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh, ĐKKT Vân Phong tỉnh
Khánh Hòa và Phú Quốc tỉnh Kiên Giang để xây dựng thành những ĐKKT đầu
tiên của Việt Nam sẽ mở ra những cơ hội phát triển nhanh và đột phá không những
cho ba địa phương này mà cho cả đất nước, đồng thời là bước thử nghiệm sáng tạo
trong quá trình hoàn thiện thể chế, phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã
hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
142
KẾT LUẬN
Các mô hình ĐKKT đã có một quá trình lịch sử phát triển dài và đến nay rất
đa dạng về loại hình, ngày càng phát huy vai trò tích cực đối với phát triển kinh tế
quốc gia, khu vực. Tuy có một số mô hình ĐKKT ở một số nước không thành công
nhưng xu thế áp dụng mô hình ĐKKT là rõ nét và ngày càng phổ biến trên thế giới,
đặc biệt đối với các nước đang trong quá trình chuyển đổi, tìm tòi con đường công
nghiệp hóa - hiện đại hóa và đẩy mạnh hội nhập như Việt Nam.
Từ thực tiễn phát triển của ĐKKT Trung Quốc cho thấy, Trung Quốc đã vận
dụng thành công lý thuyết cực tăng trưởng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế
thông qua thành lập các ĐKKT. Hiện nay, xu hướng phát triển ĐKKT ở Trung
Quốc là mô hình ĐKT tổng hợp (nhiều phân khu, nhiều chức năng, và có tính chất
như một “thành phố toàn cầu”).
Trên cơ sở nghiên cứu lý thuyết và tổng kết kinh nghiệm thành công của
ĐKKT Trung Quốc, luận án cho rằng, ĐKKT đóng vai trò là khu vực đi trước đổi
mới, cực tăng trưởng của kinh tế quốc gia, quy tụ năng lực, ưu thế cạnh tranh của
vùng hoặc quốc gia nhằm chiếm lĩnh những phân khúc cao trong chuỗi sản xuất
toàn cầu. Để ĐKKT thành công cần phải đảm bảo 07 yếu tố. Các yếu tố này đóng
vai trò khác nhau nhưng bổ sung cho nhau, càng đảm bảo được nhiều yếu tố thì khả
năng thành công càng lớn.
Đánh giá tổng thể các yếu tố về tiềm năng tự nhiên và kinh tế - xã hội cho
thấy, Việt Nam có vị trí địa - chính trị quan trọng trong khu vực, các điều kiện về vị
trí địa lý, địa hình và kinh tế xã hội đều hội tụ đủ các yếu tố thành công để phát
triển ĐKKT. Việc phát triển các ĐKKT từ các KKT có lợi thế ở Việt Nam sẽ đem
lại động lực phát triển mới cho nền kinh tế. Trong đó, các KKT ven biển vẫn là mô
hình “đệm” tối ưu trước khi xem xét, đánh giá, lựa chọn, nâng cấp và hoàn thiện
các yếu tố để phát triển thành ĐKKT.
Quy chiếu về các yếu tố thành công của các ĐKKT trên thế giới và của
Trung Quốc vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, các khu vực có lợi thế nhất, phù
hợp nhất để xây dựng ĐKKT là các KKT ven biển có tính đại diện cho ba miền:
143
Vân Đồn – tỉnh Quảng Ninh, Vân Phong – tỉnh Khánh Hòa và Phú Quốc – tỉnh
Kiên Giang. Việc xây dựng các ĐKKT này cần một quyết tâm chính trị rất cao, một
tư duy sáng tạo và đổi mới phát triển hướng ra toàn cầu để có thể thành công, mở ra
một bước đột phá mới cho quá trình cải cách, hội nhập và phát triển của nền kinh tế
Việt Nam. Luận án này xin đóng góp một cách kịp thời một số nội dung có tính
chính trị, khoa học, thực tiễn; cung cấp thêm luận cứ, luận chứng cho việc xây
dựng, hình thành và phát triển ĐKKT tại Việt Nam.
144
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Tiếng Việt:
1. Đề án xây dựng Đặc khu kinh tế Vân Đồn (2014), Tỉnh ủy Quảng Ninh.
2. Kỷ yếu Hội thảo về xây dựng đặc khu kinh tế trên thế giới: kinh nghiệm và cơ
hội (2014), Tỉnh ủy Quảng Ninh.
3. Nguyễn Xuân Thắng chủ biên (2007), Toàn cầu hóa kinh tế và hội nhập kinh
tế quốc tế đối với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Nhà xuất
bản Khoa học xã hội, Hà Nội, tháng 7, trang 21 – 24.
4. Bạch Minh Huyền, Phạm Mạnh Thường (1998), Mô hình đặc khu kinh tế của
Trung Quốc và những bài học cho phát triển đặc khu kinh tế Việt Nam, Thông
tin phục vụ lãnh đạo, Viện Nghiên cứu Tài chính (Bộ Tài chính), số 5, tháng
9/1998.
5. Chung Kiên (2010). Một cuộc thử nghiệm lớn: Lịch sử xây dựng đặc khu
Kinh tế Trung Quốc. Nhà Xuất bản: Thương vụ ấn thư quán, Trung Quốc
6. Cù Ngọc Hưởng (1997), Đặc khu kinh tế của Trung Quốc, Viện Nghiên cứu
Quản lý Kinh tế Trung ương, Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
7. Đặng Phương Hoa (2011) “Thực tiễn phát triển các khu kinh tế tự do ở một số
nƣớc Châu Á và gợi ý cho Việt Nam” Luận án tiến sỹ kinh tế. Hà Nội.
8. Lê Văn Sang và Nguyễn Minh Hằng (2009) “Các đặc khu kinh tế Trung Quốc
và những gợi ý cho Việt Nam”. Tạp chí nghiên cứu Trung Quốc, số 2(90), 2009
9. Mai Ngọc Cường (2003), Các khu chế xuất Châu Á - Thái Bình Dƣơng và
Việt Nam, NXB. Thống kê, Hà Nội.
10. Nguyễn Quang Thái (Chủ biên) (2010), Vấn đề phát triển các khu kinh tế mở
hiện đại vùng ven biển Việt Nam, NXB. Đại học Kinh tế Quốc dân, Hầ Nội.
11. Võ Đại Lược (Chủ biên) (2008), Thâm Quyến - Phát triển thần kỳ, hiện đại
hóa, quốc tế hóa, NXB. Thế giới, Hà Nội.
12. Võ Đại Lược (2009), Các khu kinh tế tự do ở Dubai, Hàn Quốc và Trung
Quốc, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
13. Võ Đại Lược (2009), “Vấn đề xây dựng các loại hình khu kinh tế tự do ở Việt
Nam”, Những vấn đề kinh tế và chính trị thế giới, số 10 (162), tháng 10.
145
14. Dapice, David.; Mazur, Eli; Vũ Thành Tự Anh: “Phát triển công nghiệp ở khu
vực nông thôn: Quản lý quá trình phân cấp ở Khu kinh tế mở Chu Lai”, UNDP
Việt Nam, 2007.
15. Nguyễn Thường Sơn (1996). Đặc khu kinh tế trong chiến lƣợc phát triển kinh
tế quốc gia, Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện Kinh tế học, Viện Khoa học xã hội
Việt Nam.
16. Cao Tường Huy (2014), Kinh nghiệm Đông Á về phát triển khu kinh tế và bài
học cho phát triển khu kinh tế Vân Đồn. Luận án tiến sĩ kinh tế, Viện Kinh tế
học, Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
17. Hoa Hữu Lân (2000), Các mô hình khu kinh tế tự do ở một số nƣớc châu Á,
Đề tài Khoa học cấp Bộ.
18. Đề tài KX01.07/06-10 (9/2009), Báo cáo khảo sát các khu công nghiệp phía
Nam.
19. Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14/03/2008 của Chính phủ Việt Nam quy
định về khu công nghiệp, khu chế xuất, và khu kinh tế.
20. Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2014), Báo cáo số 7513/TTr-BKHĐT gửi Thủ tướng
Chính phủ ngày 12/10/2015 về Tổng kết triển khai “Đề án rà soát, xây dựng
tiêu chí lựa chọn một số khu kinh tế ven biển để tập trung đầu tư phát triển từ
nguồn ngân sách nhà nước giai đoạn 2013-2015 và đề xuất lựa chọn trong giai
đoạn 2016-2020”.
Tiếng Anh
21. Guangwen, Meng (2003), The Theory and Practice of Free Economic Zones:
A Case Study of Tianjin, People’s Republic of China.
22. Guang-wen, Meng (2005). “Evolutionary model of free economic zones :
Differrent Generations and Structure Features” Chinese Geographical Science,
Vol 15, No 2, June 2005
23. ILO. (1998). „Labor and Social Issues Relating to Export Processing Zones‟,
Technical background paper for The International Tripartite Meeting of Export
Processing Zone-Operating Countries in Geneva from 28 September to 2
October 1998, International Labor Organisation, Geneva.
24. Wang, Mark Yaolin, et al (2004) “Building nests to attract birds”: China‟s hi-
tech zones and their impacts on transition from low-skill to high-value added
146
process. Proceedings of the 15th Annual Conference of the Association for
Chinese Economics Studies, Australia, 2004
25. Wong, Edy L (1987) “Recent Developments in China’s Special Econmic
Zones: Problems and Prognosis”, The Developing Economies, March, 1987
26. Wu, W. (1990). China's Shenzhen Special Economic Zone - A Social Benefit-
Cost Analysis. Ann Arbor.
27. Farole, Thomas; Akinci, Gokhan (2011). Special Economic Zones : Progress,
Emerging Challenges, and Future Directions. Worl bank.
28. Chung-Tong Wu, “ China‟s Special Economic Zones: Five Years After an
Introduction”[J], Asian Journal of Public Administration.
29. Shanka Gopalakrishnan, “Negative Aspects of Special Economic Zones in
China”[J], Economic and Political Weekly, 2007
30. Tatsuyuki Ota (2003). The Role of Special Economic Zones in China’s
Economic Development As Compared with Asian Export Processing Zones:
1979 – 1995. Asian in Extenso。
31. John M.Litwack, Yingyi Qian (1998). Balanced or Unbalanced Development:
Special Economic Zones as Catalysta for Transition. Journal of Comparative
Economica. 1998.
32. Maurice Catin, Xubei Luo& Christophe Van Huffe (2005). Openness,
industriazation and geographic concentration of activies in China. World Bank
Policy Research Working Paper 3706, 2005.
33. Chao Paul (1994). China‟s New Economic Zone: A Model for Development.
London.
34. Aggarwal, Aradhna (2007). Impact of Special Economic Zones on
Employment, Poverty and Human Development. Indian Council For Reseach on
International Economic Relations.
35. Balasubramanyan, V. N. (1988). “Export Processing Zones in Developing
Countries: Theory and Empirical‟‟.
36. Dumais, Guy; Glenn Ellison and Edward Glaeser (1977). “Geographic
concentration as a dynamic process‟‟. NBER working paper 6270
147
37. Eingereicht von Claus Knoth (2000). Special Economic Zone and
Economic Transformation The Case of the People’s Republic of China.
38. Foreign Investment Advisory Service (FIAS, 2008). Special Economic
Zone: performance, Lessons learned, and implications for zone
development, April 2008, IFC, The World Bank, Washington DC.
39. Glaeser, Edward L. 1998. “Are Cities Dying?’’ Journal of Economic
Perspectives, 12(2): 139-160
40. Grubel H. G (1982). “Towards a Theory of Free Eco-nomic Zones‟‟.
Review of World Economics, No.118, pp.39-61.
41. Grube H. G (1984): “Free Economic Zone: Good or Bad?‟‟,
Aussenwirtschaft, 39, Jahrgang, 1984: 43.
42. Guangwen, Meng (2003), The Theory and Practice of Free Economic
Zones: A Case Study of Tianjin, People‟s Republic of China,
43. Guang-wen, Meng (2005). “Evolutionary model of free economic zones:
Differrent Generations and Structure Features‟‟ Chinese Geographical
Science, Vol 15, No 2, June 2005
44. Heron, T., 2004. „Export Processing Zones and Policy Competition for
Foreign Direct Investment: The Offshore Caribbean Development Model‟,
in G. Harrison, ed., Global Encounters: International Political Economy,
Development Theory and Governance, London: Palgrave.
45. ILO. 1998. „Labor and Social Issues Relating to Export Processing
Zones‟, Technical background paper for The International Tripartite
Meeting of Export Processing Zone-Operating Countries, International
Labor Organisation, Geneva.
46. ILO. 2003. „Employment and Social Policy in Respect of Export
Processing Zones.’ Committee on Employment and Social Policy.
International Labor Organization, Geneva, GB.286/ESP/3, March.
47. ILO/UNCTC (1988) Economic and Social Effects of Multinational
Enterprises in Export Processing Zones, Geneva, Switzerland.
48. Jacop, Jane (1969). The Economy of Cities. Random House
49. Jean - Pierre Singa Boyenge (2007), ILO database on Export Processing
Zones, Geneva.
148
50. Johansson H. (1994). “The Economics of Export Pro-cessing Zones
Revisited‟‟. Development Policy Re-view, Vol. 12, p. 387-402.
51. Kim, J.Y. and Jhang L.Y. (2008). “Formation of Foreign Direct
Investment Clustering –A New Path to Local Economic Development? The
Case of Qingdao,‟‟ Regional Studies, 42(2), 265-280
52. Krugman. P. (1991) „Increasing returns and economic geography‟. Journal
of Political Economy 99, pp.483-99
53. Lakshmana. L. 2009. Evolution of special economic zone and some issues:
The Indian Experience. RBI Staff Studies, June 2009.
54. Madani, D. 1999. “A Review of the Role and Impact of Export Processing
Zones”. World Bank Development Research Group Policy Research Working
Paper 2238 (November)
55. Miberg W. (2007). “Exporting Processing Zones, Industrial Upgrading and
Economic Development: A Survey” SCEPA Working Papers 2007-10,
Schwartz Center for Economic Policy Analysis, New School University.
56. Rankevica, Viktorija (2004), Free Economic Zone in Economic Deverlopment
Theories and Argumentation of Economic Benefits from their Operation,
Latvian University of Agriculture.
57. Von Claus Knoth, E. (2000). Special Economic Zones and Economic
Transformation: The Case of China, University of Konstanz.
58. Wu, W. (1990). China’s Shenzhen Special Economic Zone – A Social Benefit
Cost Analysis. Ann Arbor.
Tiếng Trung Quốc
59. 王关义 著 - 中 国 五 大 经 济 特 区 可 持 续 发 展 战 略 研 究 . 经 济 管 理
出 版 社, 北京,2004 年 (Nghiên cứu chiến lược phát triển bền vững 5 đặc khu
kinh tế Trung Quốc).
60. 苏东斌,钟若愚 - 中国经济特区的时代使命-深圳大学学报(人文社会科
学版), 第 27 卷 第 3 期, 2010 年 5 月(Sứ mệnh thời đại của đặc khu kinh tế
Trung Quốc).
149
61. 罗燕强 - 邓小平经济特区建设的理论与实践——以海南经济特区为例 .《
金田》 2014 年 12 期 (Lý luận và thực tiễn xây dựng đặc khu kinh tế của Đặng
Tiểu Bình - Lấy đặc khu kinh tế Hải Nam làm ví dụ)
62. 杨琳 - 邓小平经济特区建设的理论与实践——以深圳经济特区为例 -《经
济与社会发展》2012 年 第 3 期 (Lý luận và thực tiễn xây dựng đặc khu kinh
tế Đặng Tiểu Bình - Lấy đặc khu Thâm Quyến làm ví dụ)
63. 陈立旭 - 邓小平特区建设理论的基本特点 . 《中共四川省委省级机关党校
学报》1994 年 第 4 期 (Đặc điểm cơ bản của lý luận xây dựng đặc khu của
Đặng Tiểu Bình)
64. 申勇 - 第二、三代领导核心的经济特区建设思想及现实意义.《特区理论
与实践》2000 年 第 7 期 (Ý nghĩa hiện thực và tư tưởng xây dựng ĐKKT của
hạt nhân thế hệ lãnh đạo thứ hai, thứ ba của Đảng cộng sản Trung Quốc)
65. 张军 - 深圳:邓小平理论的实践样本.《深圳信息职业技术学院学报》
2014 年 第 4 期 (Mô hình thực tiễn của lý luận Đặng Tiểu Bình)
66. 彭立勋 - 论深圳特区三大探索.《中国城市经济》 2001 年 01 期 (Ba tìm tòi
lớn của đặc khu Thâm Quyến )
67. 刘冯涛 - 中国特色的发展模式. 《重庆理工大学》 2012 年 (Mô hình phát
triển đặc sắc Trung Quốc)
68. 卫平, 郑超 - 深圳经济特区建立与发展的政治意义 . 理 论 视 野
2010,No.123 (05) (Ý nghĩa chính trị xây dựng và phát triển đặc khu kinh tế
Thâm Quyến).
69. 陶一桃 - 中国经济特区发展报告 (2015). 社会科学文献出版社,2015 年 7 月
出版 (Báo cáo phát triển đặc khu kinh tế Trung Quốc năm 2015).
70. 沈开艳,陆泸根. 上海浦东新区发展报告(2015). 社会科学文献出版社,2015
年 1 月出版 (Báo cáo phát triển Phố Đông Thượng Hải 2015).
71. 钟坚 - 深圳经济特区改革开放的历程、成就与启示.社会科学文献出版社,
2012 (Quá trình, thành tựu và kinh nghiệm cải cách mở cửa của đặc khu kinh tế
Thâm Quyến).
150
PHỤ LỤC
Phụ lục 01: Các dự án đầu tƣ sản xuất kinh doanh trong KKT ven biển
Các dự án đầu tƣ sản xuất kinh doanh trong KKT ven biển
(lũy kế đến tháng 12/2014)
Đầu tƣ nƣớc ngoài Đầu tƣ trong nƣớc
Địa phƣơng - KKT Tổng vốn Tổng vốn Tổng vốn Tổng vốn
Tổng Tổng
đầu tƣ đầu tƣ đầu tƣ đầu tƣ
số dự số dự
đăng ký thực hiện đăng ký thực hiện
án án
(tr. USD) (tr.USD) (tỷ đồng) (tỷ đồng)
Quãng Ngãi - KKT
22 3,968 476 100 116,049 66,739
Dung Quất
Quảng Nam - KKT
22 141 96 61 16,156 13,395
Chu Lai
Hải Phòng- KKT
68 4,741 1,391 67 20,803 10,720
Đình Vũ - Cát Hải
Thanh Hóa - KKT
9 9,862 3,718 85 77,574 29,304
Nghi Sơn
Hà Tĩnh - KKT
43 10,506 6,839 50 43,147 37,580
Vũng Áng
Kiên Giang - KKT
20 168 46 116 136,489 23,598
Phú Quốc
Khánh Hòa - KKT
27 677 570 87 13,813 762
Vân Phong
Thừa Thiên Huế -
KKT Chân Mây 11 1,562 313 22 8,969 1,891
Lăng Cô
Quảng Ninh - KKT
5 131 8 73 10,372 713
Vân Đồn
Bình Định - KKT
7 475 82 20 12,392 559
Nhơn Hội
Nghệ An - KKT
12 1,107 80 84 14,926 5,171
Đông Nam
Cà Mau - KKT
2 879 879
Năm Căn
Quảng Bình - KKT
3 410 - 38 44,311 5,260
Hòn La
Phú Yên - KKT
9 3,197 7 16 11,747 592
Nam Phú Yên
Trà Vinh - KKT
11 87,456 43,621
Định An
Tổng số 258 36,945 13,625 832 615,083 240,785
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ: Đề án rà soát, xây dựng tiêu chí lựa chọn một số
khu kinh tế ven biển để tập trung đầu tƣ phát triển từ nguồn ngân sách nhà nƣớc giai
đoạn 2013-2015 và đề xuất lựa chọn trong giai đoạn 2016-2020)
A
Phụ lục 02: Đánh giá về mức độ đáp ứng các tiêu chí của các KKT
Các tiêu chí
Vị trí Khả năng phát triển
Là Mục
Diện Nằm
Quy KKT Nằm tiêu Phát Khả
tích trên Tổng
mô hoặc trong phát triển năng
đất để Quy mô Không trục Thuộc Trung số
Diện diện một phạm triển rõ công thu
phát dân số gian hành vùng tâm tiêu
TT KKT Địa phƣơng tích tích phần vi một ràng, trình hạ hút
triển đến 2020 tƣơng lang kinh chung chí
(ha) trên của đơn vị xác tầng dự
kinh (ngƣời) đối kinh tế tế chuyển đáp
40 KKT hành định chiến án
doanh riêng trên trọng quốc ứng
nghìn chính lĩnh lƣợc, kết quy
(ha) biệt bộ, điểm tế
ha cấp vực nối giao mô
trên
huyện then thông lớn
biển
chốt
1 Vân Đồn Quảng Ninh 217.133 6.800 80.000 x x X x x x x x X 9/10
2 Đình Vũ - Cát Hải Hải Phòng 22.540 7.894 210.000 x x x x x x 6/10
3 Nghi Sơn Thanh Hóa 18.611 4.725 160.000 x x x X 4/10
4 Đông Nam Nghệ An Nghệ An 18.826 4867 230000 x x x 3/10
5 Vũng Áng Hà Tĩnh 22.781 5.178 99.000 x x x X 4/10
6 Hòn La Quảng Bình 10.000 1.622 58.000 x x x 3/10
Thừa Thiên
7 Chân Mây - Lăng Cô 27.108 5.965 90.000 x x x x x 5/10
- Huế
8 Chu Lai Quảng Nam 27.040 4.142 215.000 x x x x x 5/10
9 Dung Quất Quảng Ngãi 45.332 10.844 482.000 x x x x x X 6/10
10 Nhơn Hội Bình Định 12.000 3.525 150.000 x x x x X 5/10
11 Nam Phú Yên Phú Yên 20.730 4.212 145.000 x x x X 4/10
12 Vân Phong Khánh Hòa 150.000 2.050 400.000 x x X x x x x X 8/10
13 Phú Quốc Kiên Giang 56.100 5.263 500.000 x x X x x x x x x X 10/10
14 Định An Trà Vinh 39.020 5.905 206.000 x x x 3/10
15 Năm Căn Cà Mau 11.000 2.569 60.000 x x x 3/10
B
(Nguồn: Bộ Kế hoạch và Đầu tƣ: Đề án xác định địa phƣơng có điều kiện xây dựng đề án tổng thể về đặc khu kinh tế - hành
chính tại Việt Nam và tác giả tổng hợp)
C
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_cac_cong_trinh_khoa_hoc_lien_quan_den_de_tai_luan_an.pdf