Luận án Bức tranh ngôn ngữ về sông nước trong tri nhận của người Việt

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- TĂNG TẤN LỘC BỨC TRANH NGÔN NGỮ VỀ SÔNG NƯỚC TRONG TRI NHẬN CỦA NGƯỜI VIỆT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Hà Nội - 2017 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ---------- TĂNG TẤN LỘC BỨC TRANH NGÔN NGỮ VỀ SÔNG NƯỚC TRONG TRI NHẬN CỦA NGƯỜI VIỆT Chuyên ngành: Ngôn ngữ học Mã số: 62 22 02 40 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NGÔN NGỮ HỌC Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trịnh Sâm

pdf230 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 311 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Bức tranh ngôn ngữ về sông nước trong tri nhận của người Việt, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hà Nội - 2017 LỜI CẢM ƠN Tôi xin trân trọng cảm ơn các thầy cô Viện Ngôn ngữ học Việt Nam, Viện Từ điển học và Bách khoa thư Việt Nam, Khoa Ngôn ngữ học, Học viện KHXH Việt Nam, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam, Trường ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh, Trường Đại học Cần Thơ đã nhiệt tình giảng dạy và cung cấp cho tôi những tri thức cần thiết về ngôn ngữ học. Đặc biệt, tôi xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy giáo của tôi, PGS.TS. Trịnh Sâm, người đã hướng dẫn tận tình và tận tâm giúp tôi hoàn thành luận án này. Đồng thơi, tôi xin được cảm ơn cơ quan, gia đình, bạn bè, đồng nghiệp đã luôn tạo điều kiện, khuyến khích và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu. Tăng Tấn Lộc LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực. Nếu sai tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm. Hà Nội, ngày 09 tháng 10 năm 2017 Tác giả luận án Tăng Tấn Lộc MỤC LỤC MỞ ĐẦU................................................................................................................1 1. LÍ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI ...............................................................................1 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU.....................................................3 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU......................................................4 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU........................................................................5 5. ĐÓNG GÓP MỚI................................................................................................6 6. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN................................................................7 7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN ..................................................................................7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT................................................................................................................9 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ....................................................9 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước...................................................................9 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước .................................................................12 1.2. CÁC VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI ..............................19 1.2.1. Khái lược về ngôn ngữ học tri nhận .............................................................19 1.2.2. Bức tranh ngôn ngữ .....................................................................................21 1.2.3. Lí thuyết phạm trù và phạm trù tỏa tia .........................................................29 1.2.4. Ý niệm và ý niệm hóa ..................................................................................39 1.2.5. Lược đồ và điển dạng ..................................................................................41 1.2.6. Tính nghiệm thân.........................................................................................42 1.2.7. Ẩn dụ ý niệm ...............................................................................................44 1.2.8. Khái niệm miền, miền nguồn và miền đích ..................................................49 1.2.9. Khái niệm về “sông nước” ...........................................................................51 1.3. TIỂU KẾT......................................................................................................52 Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CHUYỂN DI NGỮ NGHĨA CỦA MIỀN Ý NIỆM SÔNG NƯỚC TRONG TIẾNG VIỆT ...............................................................53 2.1. DẪN NHẬP ...................................................................................................53 2.2. CÁC DẠNG NƯỚC.......................................................................................54 2.3. ĐỊNH DANH NƯỚC .....................................................................................61 2.3.1. Mô hình: “X + nước” ...................................................................................62 2.3.2. Mô hình: “nước + X”...................................................................................64 2.4. MÔ HÌNH ẨN DỤ Ý NIỆM PHẠM TRÙ SÔNG NƯỚC TRONG TIẾNG VIỆT .....................................................................................................................70 2.4.1. Cuộc sống là vật chứa nước .........................................................................71 2.4.2. Thực thể sống dưới nước là con người .........................................................78 2.4.3. Công cụ đánh bắt trên sông nước là con người.............................................81 2.4.4. Phương tiện trên sông nước là con người .....................................................82 2.4.5. Hoạt động, trạng thái, tính chất của nước là hoạt động, trạng thái, tính chất của con người ....................................................................................................................................84 2.5. Giá trị biểu trưng của miền ý niệm sông nước.................................................94 2.5.1. Giá trị biểu trưng của miền ý niệm sông nước và liên quan đến sông nước ..94 2.5.2. Giá trị biểu trưng của vật chứa nước và các yếu tố hữu quan .......................96 2.5.3. Giá trị biểu trưng của loài vật sống trong nước ............................................98 2.5.4. Giá trị biểu trưng của công cụ đánh bắt trên sông nước..............................102 2.5.5. Giá trị biểu trưng của phương tiện di chuyển trên sông nước ..................... 103 2.5.6. Giá trị biểu trưng đặc tính, trạng thái và vận động của nước ...................... 104 2.5.7. Giá trị biểu trưng hoạt động của con người trong nước ..............................109 2.6. TIỂU KẾT.................................................................................................... 114 Chương 3 MIỀN Ý NIỆM SÔNG NƯỚC TRONG TÂM THỨC CỦA NGƯỜI VIỆT................................................................................................................... 115 3.1. DẪN NHẬP ................................................................................................. 115 3.2. CON NGƯỜI VÀ DÒNG SÔNG ................................................................. 116 3.3. ẨN DỤ Ý NIỆM VỀ SÔNG NƯỚC............................................................. 120 3.3.1. Ẩn dụ “Hành trình đời người là hành trình của dòng sông”........................ 121 3.3.2. Ẩn dụ “Cuộc đời là dòng sông” ................................................................. 123 3.3.3. Ẩn dụ “Ứng xử của con người là vận động của nước” ............................... 130 3.4. TIỂU KẾT.................................................................................................... 134 KẾT LUẬN........................................................................................................ 135 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH................................................................... 139 ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN ............... 139 TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 140 PHỤ LỤC...150 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT CHỮ VIẾT TẮT CHỮ VIẾT ĐẦY ĐỦ CLB Câu lạc bộ ĐH Đại học ĐHKHXH&NV Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn ĐHQG Đại học quốc gia ĐHQGHN Đại học quốc gia Hà Nội ĐHSP Đại học sư phạm HN Hà Nội ICM Idealized cognitive model KHXH Khoa học xã hội MYN Miền ý niệm MYNSN Miền ý niệm sông nước NNHTN Ngôn ngữ học tri nhận Nxb Nhà xuất bản T/c Tạp chí THVL Truyền hình Vĩnh Long Tp.HCM Thành phố Hồ Chí Minh VH-TT&DL Văn hóa – Thể thao và Du lịch VHTT Văn hóa thông tin VTV Truyền hình Việt Nam VTC Truyền hình kỹ thuật số Việt Nam DANH MỤC CÁC BIỂU BẢNG, SƠ ĐỒ Bảng 1. Liệt kê mô hình “X + nước” trong tiếng Việt .................................. 62 Bảng 2. Liệt kê mô hình “nước + X” trong tiếng Việt ................................. 64 Sơ đồ 1. Quá trình phạm trù hóa theo quan điểm kinh nghiệm luận.............. 34 Sơ đồ 2: Sơ đồ mô hình hóa phạm trù tỏa tia................................................ 35 Sơ đồ 3: Sơ đồ tỏa tia phạm trù MẸ.............................................................. 36 Sơ đồ 4. Mô hình tỏa tia CÁC DẠNG NƯỚC trong tiếng Việt .................... 60 Sơ đồ 5: Mô hình tỏa tia của từ NƯỚC trong tiếng Việt............................. 112 Sơ đồ 6: Mô hình tỏa tia MIỀN Ý NIỆM SÔNG NƯỚC trong tiếng Việt .. 113 1 MỞ ĐẦU 1. LÍ DO LỰA CHỌN ĐỀ TÀI 1.1. Vấn đề nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận đã được các học giả trên thế giới quan tâm từ những năm 70 của thế kỷ XX. Đến nay, xu thế nghiên cứu ngôn ngữ từ việc khảo sát các ngữ liệu được quan sát trực tiếp dần chuyển sang nghiên cứu những vấn đề không thể quan sát được của con người, chẳng hạn như: tri thức, trí tuệ, ý thức, ý niệm, văn hóa, tín ngưỡng, v.v. Đã có nhiều công trình nghiên cứu có thể được xem là tiên phong trong lĩnh vực ngôn ngữ học tri nhận: Lakoff and Jonhson, Langacker, Talmy, Lakoff and Turner, Wierzbicka, Kovecses, v.v. 1.2. Theo quan niệm của triết học phương Đông thì “nước” là một trong những yếu tố cấu thành nên vạn vật. Nước được hiểu như một thực thể tự nhiên nuôi dưỡng sự sống. Thực tế đã chứng minh tầm quan trọng của nước đối với đời sống vạn vật, nước được dùng với mục đích là nguồn sống, để thanh tẩy, tưới tiêu, hay còn là nơi cung cấp thực phẩm (sản vật dưới nước), v.v. Chính vì tầm quan trọng của nước mà các cộng đồng dân cư trên thế giới đều tập trung và phân bố dọc theo các nguồn nước. Từ cơ sở thực tiễn đó mà ngôn ngữ và văn hóa của các tộc người đều gắn liền với các yếu tố có liên quan đến “sông nước”. 1.3. Là một quốc gia gắn với nền văn minh nông nghiệp, nước có vai trò đặc biệt trong văn hóa cũng như trong tâm thức của người Việt. Nước có mặt trong hầu hết các lĩnh vực, từ ý niệm thiêng liêng đến những điều thông tục hay hướng đến những khái niệm có tính khái quát cao, đặc biệt là trong tục ngữ, ca dao: nước chảy đá mòn, nước khe đè nước suối, nước đổ đầu vịt, nước đổ lá khoai, nước đến chân mới nhảy, uống nước nhớ nguồn, nước sông công lính, còn nước còn tát, một giọt máu đào hơn ao nước lã, v.v. 2 1.4. Môi trường sông nước với tư cách là đối tượng tri nhận đã hình thành nên một kho tàng ý niệm đa dạng, phong phú trong ngôn ngữ giao tiếp của người Việt. Từ việc định danh và tương tác gắn liền với địa hình sông nước, hoạt động trên sông nước, dần dần ngôn ngữ hình thành nên những miền ý niệm sông nước. Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh sông nước ăn sâu vào ngôn ngữ Việt: buôn tàu buôn bè không bằng làm ăn hà tiện, chớ thấy sóng cả mà rã tay chèo, ăn cỗ đi trước lội nước theo sau, “Thuyền về có nhớ bến chăng/ Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền”,v.v. Người Việt thường nói: chìm đắm trong suy tư, đắm đuối nhìn nhau, thời gian trôi nhanh, ăn nói trôi chảy, hồ sơ bị ngâm lâu, mặt trời lặn, v.v. Ngay cả khi đi trên bộ, người Việt vẫn mượn hình ảnh sông nước để diễn đạt: lặn lội đến thăm nhau, đi nhờ xe ai một đoạn thì gọi là quá giang (qua sông), người Nam Bộ gọi xe khách liên tỉnh là xe đò, v.v. và hàng loạt cách diễn đạt thú vị khác: công việc làm ăn trôi chảy, thuận buồm xuôi gió, hoặc trong cuộc sống để động viên nhau: nào cố gắng vượt qua gió to sóng lớn, hành trình đời người lúc khó khăn phải lên thác xuống ghềnh chứ không phải lúc nào cũng xuôi chèo mát mái, nào hãy vững tay chèo, cùng thoát khỏi ao làng, sông rạch để hướng ra biển lớn, v.v. Vì sao số lần xuất hiện của từ ngữ sông nước trên cửa miệng của người Việt nhiều đến như vậy? 1.5. Do nhiều lí do khác nhau, môi trường địa lí từ Nam chí Bắc, từ Đông sang Tây của Việt Nam, đâu đâu cũng thấy sông nước, và con người Việt Nam gắn bó thiết thân chẳng những về những ứng xử vật chất mà cả đời sống tinh thần với chúng. Đó là lí do giải thích vì sao dấu ấn sông nước khá đậm nét trong tư duy của người Việt. Người Việt đã dùng những hiểu biết về sông nước để phóng chiếu lên cuộc đời cũng như dùng những trải nghiệm của chính cơ thể mình để ngược chiếu trở lại sông nước. Theo chiều hướng ngược lại, dễ dàng tìm thấy nhiều ẩn dụ của sông nước có nguồn gốc từ thân xác hoặc vận động của con người như lòng sông, 3 mặt sông, chân nước, rốn nước, v.v. hoặc nước nhảy, nước bò, nước lăn, nước nằm, nước đứng, v.v. Thậm chí, con người còn dùng chính cơ thể mình làm thước đo: nước dưới lòng bàn chân, nước tới chân mới nhảy, nước tới mắt cá, nước tới ống quyển, nước tới đầu gối, nước tới lưng quần, nước tới ngực, nước ngập đầu ngập cổ, v.v. Ở Việt Nam, những nghiên cứu về sông nước chủ yếu được tiến hành dưới góc độ văn hóa, các nghiên cứu về sông nước dưới góc nhìn của ngôn ngữ học nói chung và ngôn ngữ học tri nhận nói riêng bước đầu đã được một số học giả quan tâm. Tuy nhiên, đến nay vẫn chưa có công trình nào tiến hành nghiên cứu một cách thấu đáo và bao quát về sông nước dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận. Vì lẽ đó, chúng tôi chọn đề tài “Bức tranh ngôn ngữ về sông nước trong tri nhận của người Việt” với mong muốn góp thêm những cái mới và tích cực trong lĩnh vực nghiên cứu phạm trù sông nước. 2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU 2.1. Mục đích nghiên cứu Vận dụng lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, luận án hướng đến các mục đích nghiên cứu sau: Thứ nhất, khái quát hóa bức tranh ngôn ngữ về sông nước trong tri nhận của người Việt, đặc biệt là người Việt tại Nam Bộ, trên cơ sở miêu tả những đặc điểm đặc thù trong tri nhận sông nước. Thứ hai, làm sáng tỏ thêm mối quan hệ giữa ngôn ngữ - tư duy và văn hóa trong tri nhận của người Việt trên lĩnh vực sông nước. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện được mục đích nói trên, luận án tập trung giải quyết các vấn đề chính, đó là: - Tìm hiểu ngôn ngữ học tri nhận, cụ thể là một số vấn đề lí thuyết có liên quan đến khoa học tri nhận, như: bức tranh ngôn ngữ, phạm trù tỏa tia, miền nguồn và miền đích, ẩn dụ/hoán dụ ý niệm, v.v. 4 - Tìm hiểu về miền ý niệm sông nước và trên cơ sở đó đi vào thế giới tư duy của người Việt trong phạm trù sông nước. - Mô tả và phân tích miền ý niệm sông nước trong tri nhận của người Việt. - Chỉ ra đặc điểm chuyển di ngữ nghĩa của miền ý niệm sông nước trong tiếng Việt. - Tìm hiểu nghĩa biểu trưng các miền ý niệm về sông nước trong tiếng Việt. - Tìm hiểu mối quan hệ giữa bộ ba ngôn ngữ - tư duy và văn hóa của người Việt được thể hiện trong bức tranh ngôn ngữ về sông nước. 3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU 3.1. Đối tượng nghiên cứu Dựa vào cơ sở lí thuyết của ngôn ngữ học tri nhận, chúng tôi sẽ tiến hành nghiên cứu bức tranh ngôn ngữ về sông nước trong tri nhận của người Việt, cụ thể luận án bàn đến là: định danh nước, phạm trù tỏa tia của sông nước, biểu trưng sông nước, các miền ý niệm, ẩn dụ/hoán dụ ý niệm về sông nước. 3.2. Phạm vi nghiên cứu Luận án khảo sát phạm vi nguồn cứ liệu chính trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ (nhất là tại Nam Bộ) có liên quan đến phạm trù sông nước. Bên cạnh đó, chúng tôi nhận thấy ngôn ngữ đời sống bao giờ cũng sinh động hơn nhiều so với từ điển. Và theo lí thuyết, ẩn dụ ý niệm về sông nước tồn tại khắp mọi nơi trong cuộc sống đời thường, không chỉ trong ngôn ngữ mà cả trong tư duy và hành động. Do vậy, để phục vụ nghiên cứu bức tranh ngôn ngữ về sông nước, chúng tôi còn tiến hành khảo sát ngữ liệu rút ra từ lời ăn tiếng nói hàng ngày, các website, các trang mạng xã hội, các báo điện tử, các tạp chí, tác phẩm văn học, đặc biệt là ngữ liệu được thu thập tại Nam Bộ. Vì đây là vốn văn hóa phản chiếu những kinh nghiệm từ đời sống hàng ngày của cả cộng đồng bản ngữ, là nguồn tư liệu phong phú để có thể nhận rõ đặc thù tư duy - văn hóa - dân tộc làm nên linh hồn bên trong ngôn ngữ của dân tộc. 5 Lựa chọn phạm vi nguồn cứ liệu như vậy mục đích là để có các căn cứ khảo sát và bao quát toàn cảnh bức tranh ngôn ngữ về sông nước trong tri nhận của người Việt, chúng tôi đặc biệt chú ý đến những ẩn dụ/hoán dụ ý niệm về sông nước trong tiếng Việt, nhất là tiếng Việt tại Nam Bộ. 3.3. Nguồn ngữ liệu Luận án trích dẫn nguồn từ các ngữ liệu sau đây: [1*] Bảo Định Giang, Nguyễn Tấn Phát, Trần Tấn Vĩnh, Bùi Mạnh Nhị (1984), Ca dao dân ca Nam Bộ, Nxb. Văn nghệ Tp. HCM. [2*] Ngân Hà (tuyển chọn), (2009), Nguyễn Khuyến – Thơ, Nxb. VHTT. [3*] Nguyễn Xuân Kính, Nguyễn Thúy Loan, Phan Lan Hương, Nguyễn Luân (2002), Kho tàng tục ngữ người Việt (tập 1 và 2), Nxb. VHTT. [4*] Bảo Ninh (2005), Thân phận của tình yêu, Nxb. Hội Nhà văn. [5*] Hoàng Phê (chủ biên), (2010), Từ điển Tiếng Việt, Nxb. Từ điển Bách khoa. [6*] Trịnh Công Sơn (1998), Tuyển tập những bài ca không năm tháng, Nxb. Âm nhạc. [7*] Thơ tình Xuân Diệu tuyển chọn (2008), Nxb. Thanh niên. [8*] Truyện ngắn 5 cây bút nữ (2004), Nxb. Hội Nhà văn. [9*] Tuyển văn tác giả nữ Việt Nam (2001), Nxb. Phụ nữ. [10*] Lê Ngọc Tú (2006), Từ điển thành ngữ, tục ngữ, danh ngôn, Nxb. KHXH. [11*] Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành (1993), Từ điển thành ngữ Việt Nam, Nxb. Văn hóa. Cùng một số website, các trang báo điện tử, các trang mạng xã hội, v.v. 4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Trong luận án này, chúng tôi sử dụng các thủ pháp và phương pháp nghiên cứu sau: 6 - Thủ pháp thống kê, phân loại: đây là thủ pháp giúp chúng tôi tập hợp và phân loại các miền ý niệm sông nước trong tri nhận của người Việt trên cơ sở các ngữ liệu được khảo sát, từ đấy rút ra những nhận xét, hữu quan. - Phương pháp miêu tả: đây là phương pháp chính cùng với phương pháp phân tích ý niệm để giải quyết các vấn đề của luận án. Từ nguồn ngữ liệu thu thập được, chúng tôi tiến hành phân tích miêu tả đặc điểm ngữ nghĩa và nghĩa biểu trưng của từ thuộc miền ý niệm “sông nước” trong tiếng Việt. Phương pháp này được chúng tôi sử dụng chủ yếu ở chương 2 và chương 3. - Phương pháp phân tích ý niệm: luận án tiến hành phân tích các biểu thức ngôn ngữ gắn với ngữ cảnh cụ thể, hướng đến tìm hiểu các đặc trưng văn hóa tư duy ẩn sau chúng, được thể hiện rõ nhất trong chương 3. - Phương pháp nghiên cứu liên ngành: luận án kết hợp tri thức của các ngành khoa học khác cùng với tri thức ngành ngôn ngữ học để tìm hiểu thấu đáo hơn về đặc trưng văn hóa – tư duy của dân tộc. Phương pháp này được sử dụng ở chương 2 và chương 3 của luận án. 5. ĐÓNG GÓP MỚI Đây là công trình đầu tiên nghiên cứu và khảo sát toàn diện bức tranh ngôn ngữ về sông nước trong tri nhận của người Việt. Vì vậy, luận án có thể có những đóng góp sau: Thứ nhất, luận án góp phần giải quyết được một số vấn đề quan trọng liên quan đến việc nghiên cứu ngôn ngữ học tri nhận trên sự khoanh vùng ngữ liệu nhất định – phạm trù “sông nước”. Thứ hai, luận án có những đóng góp mới trong việc mô tả các miền ý niệm trong bức tranh ngôn ngữ về sông nước, đồng thời miêu tả và phân tích bức tranh ấy trong tâm thức của người Việt. Thứ ba, kết quả luận án có thể ứng dụng vào thực tiễn dạy học Ngữ văn, nghiên cứu tiếng Việt nói chung và tiếng Việt tại Nam Bộ nói riêng. 7 6. Ý NGHĨA LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN Về lí luận, góp phần về mặt phương pháp nghiên cứu sông nước trong ngôn ngữ và văn hóa người Việt, góp phần tìm hiểu về các cách thức tri nhận sông nước của người Việt, từ đó nhận thức rõ hơn về “bức tranh ngôn ngữ sông nước” có tính chất qui ước xã hội, có tính chất văn hóa, có tính chất mô- típ của cộng đồng người Việt. Ngoài ra, thông qua khảo sát, luận án cũng góp phần giải thích tính tương tác giữa con người với tư cách là chủ thể kinh nghiệm với thiên nhiên sông nước với tư cách là khách thể hiện thực. Bởi vì, trong quá trình cộng sinh, hiện thực sông nước không thể không ảnh hưởng đến cách thức tư duy của con người và ngược lại, con người không thể không phóng chiếu hình bóng của chính mình lên hiện thực. Về thực tiễn, góp phần tìm hiểu vấn đề tri nhận sông nước trong tiếng Việt trên cơ sở lí thuyết tri nhận, đồng thời góp phần tìm hiểu qui luật sử dụng ngôn ngữ trong việc diễn đạt các ý niệm có liên quan đến “sông nước” của người Việt. Từ đó nêu lên một số gợi ý về phân tích, giảng dạy các chủ đề liên quan đến sông nước. 7. BỐ CỤC CỦA LUẬN ÁN Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận án gồm ba chương sau: Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí thuyết Chương này bao gồm phần tổng quan về tình hình nghiên cứu sông nước trong tiếng Việt cũng như các nội dung lí thuyết liên quan trực tiếp đến những vấn đề cụ thể mà luận án sẽ đề cập như: bức tranh ngôn ngữ, phạm trù tỏa tia, miền ý niệm, miền nguồn và miền đích, ẩn dụ/hoán dụ ý niệm, v.v. Chương 2: Đặc điểm chuyển di ngữ nghĩa của miền ý niệm sông nước trong tiếng Việt 8 Trình bày sự phân lập các dạng của nước, liệt kê và phân tích hai kết cấu có liên quan đến “nước”: mô hình “X + nước” và mô hình “nước + X”. Vận dụng lí thuyết phạm trù tỏa tia của Lee (2001), Evan & Green (2006) để tìm hiểu sự chuyển di ý niệm từ miền sông nước sang các miền ý niệm khác, cũng như bước đầu mô tả một số biểu thức sông nước có giá trị biểu trưng trong tiếng Việt. Chương 3: Miền ý niệm sông nước trong tâm thức của người Việt Tập trung nghiên cứu vai trò, chức năng và sự chi phối trong suy nghĩ cũng như hành động của người Việt đối với sông nước với tư cách là miền ý niệm nguồn cũng như hệ thống ánh xạ một số vấn đề trừu tượng trong miền ý niệm đích. 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ THUYẾT 1.1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1.1. Tình hình nghiên cứu ngoài nước 1.1.1.1. Từ góc độ văn hóa Lĩnh vực sông nước được đề cập nhiều nhất có lẽ là trong các tài liệu về văn hóa học, có thể kể: Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới (bản dịch) của Chevalier, Jean & Alain Gheerbrant, 2002 [6]. Trong công trình này, “sông” và “nước” như là một đặc tính của văn hóa được mô tả thông qua một số nền văn hóa. Tương tự, Amanach những nền văn minh thế giới, Nxb. Văn hóa Thông tin, 2006 [1], “sông” và “nước” tuy không phải là chủ đề riêng biệt, nhưng cũng được đề cập đến, nhiều nhất là trong sinh hoạt, trong giao thông và cả trong phong thủy. 1.1.1.2. Từ góc độ ngôn ngữ học Một số tác giả đã tiến hành nghiên cứu trường nghĩa “nước” như: Laurel J. Brinton và Donna M. Brinton trong “The Linguistic Structure of Modern English”, phần nghĩa của từ, bài tập 6.4 về các trường từ, mục (c) Nước. Các tác giả đã phân trường “nước” thành 5 tiểu trường sau: (i) các dạng thức tồn tại của nước (forms): băng (ice), nước (water), hơi nước nóng (steam), hơi nước, hơi sương (vapor), mưa tuyết (sleet), (mưa) rain, (tuyết) snow, mưa đá (hail). (ii) không gian chứa nước (bodies of water): hào, rãnh, mương (ditch), đầm lầy (slough), khu đầm lầy, nơi có nhiều cây cối mọc (swamp), eo nước (narrows), eo biển (strait), vịnh, lạch (inlet), eo sông, biển (bight), nhánh sông, biển (bayou), (dùng trong văn chương), vịnh hẹp, cửa sông trong địa danh Scotland (firth), hồ, vịnh ở Scotland (loch), hồ nhỏ trên núi (tarn), giếng 10 (well), hồ nước tự nhiên hoặc nhân tạo (reservoir), bể bơi (pool), biển (sea), đại dương (ocean), hồ (lake), ao, hồ tự nhiên và nhân tạo (pond), vịnh (bay), cửa sông, cửa biển (estuary), vịnh hẹp, nhất là ở Na Uy (fjord), cửa sông, biển (sound), vịnh (gulf), phá (lagoon), vịnh nhỏ (cove), cảng (harbor). (iii) nước trong thế vận động (water in motion): lạch biển (creek), sông (river), sóng (waves), hơi nước (billows), suối (stream), mưa (rain), sông nhỏ (brook), sông, suối nhỏ (rivulet), sông, suối nhánh (tributary), giếng phun (spring). (iv) nước đóng băng (frozen water): băng (ice), tuyết (snow), tinh thể (crystal), mưa tuyết (sleet), mưa đá (hail), nhũ băng (icicle), núi, đảo băng trôi (iceberg), sự đóng băng (rime), sương muối (hoarfrost), băng hà (băng trôi từ núi xuống thung lũng) (glacier). (v) thể khí của nước (gas): hơi nước, hơi sương (vapor), hơi nước nóng (steam) [95]. Ngoài ra, phân lập trường “nước” và các yếu tố liên quan đến “nước” còn có thể kể đến công trình của các tác giả ở trường đại học Texas [96]. Trước khi bàn đến bức tranh ngôn ngữ về sông nước, cần thiết phải có cái nhìn tổng quan về ngôn ngữ học tri nhận. Với tư cách là một khuynh hướng nghiên cứu mới, ngôn ngữ học tri nhận đã được các học giả nghiên cứu từ những năm 70 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, các thuật ngữ như: ngôn ngữ học tri nhận (cognitive lingguistics), ngữ nghĩa học tri nhận (cognitive semantics), và ngữ pháp tri nhận (cognitive grammar) thì mới xuất hiện trong một số công trình, đáng chú ý là Cơ sở của ngữ pháp tri nhận của R. W. Langacker. Các tác phẩm góp phần đặt nền móng cho ngôn ngữ học có thể kể đến như: Metaphors we live by của G. Lakoff và M. Jonhson, Chicago - London, University of Chicago Press, 1980, The Body in the Mind: The Body Basis of Meaning, Imagination and Reason của M.Johnson, 1987, Chicago, University of Chicago Press, 1987, Women, fire, and danggerous things của G. Lakoff, 11 Chicago, London, University of Chicago Press, 1987, Foundation of Cognitive Grammar của R. W. Langacker, Stanford University Press, 1987, v.v. Trong Metaphors we live by, George Lakoff and Mark Johnson đã bắt đầu quiển sách của mình bằng quan niệm mới về ẩn dụ rất khác với truyền thống: “Chúng tôi thấy rằng ẩn dụ tồn tại khắp nơi trong cuộc sống hằng ngày, không chỉ trong ngôn ngữ mà cả trong tư duy và hành động. Hệ thống khái niệm thông thường của chúng ta - thể hiện qua suy nghĩ cũng như hành động - về bản chất mang tính ẩn dụ” [102, 3]. Sau đó, ngôn ngữ học tri nhận chính thức ra đời vào năm 1989 tại Hội nghị khoa học được tổ chức tại Duisbury (Đức). Cũng tại hội nghị, Hội Ngôn ngữ học tri nhận quốc tế được thành lập và cho phát hành Tạp chí Ngôn ngữ học tri nhận. Ngôn ngữ học tri nhận hiện đang rất phát triển trên thế giới, đã có nhiều công trình nghiên cứu trên cứ liệu nhiều ngôn ngữ được công bố. Ở Trung Quốc, từ cuối thế kỷ XX, giới ngôn ngữ học của nước này đã bắt đầu quan tâm đến ngôn ngữ học tri nhận. Không chỉ nghiên cứu về lí thuyết, các học giả Trung Quốc còn đặc biệt quan tâm đến tính ứng dụng trong giảng dạy ngoại ngữ, giảng dạy tiếng Hán, nghiên cứu trí tuệ nhân tạo. Có thể nói, ngôn ngữ học tri nhận đã đã thúc đẩy sự ra đời của ngành Từ vựng học tri nhận tiếng Hán. Lĩnh vực ngữ pháp học, Trương Mẫn đã cho ra mắt quiển Ngôn ngữ học tri nhận và danh ngữ tiếng Hán, Đái Hạo Nhất và Trương Mẫn với cuốn Ngữ pháp chức năng tri nhận tiếng Hán, Triệu Diễm Phương với Dẫn luận ngôn ngữ học tri nhận. Trong công trình sau, đã được dịch ra tiếng Việt, Triệu Diễm Phương đã giới thiệu một cách tổng quát các thành tựu của ngôn ngữ học tri nhận, đồng thời trình bày một số nghiên cứu và những kiến giải riêng của mình về một số vấn đề của khoa học này. Điều đặc biệt là, tác giả đã cố gắng truy tìm ngọn nguồn của những tư tưởng cơ bản của ngôn ngữ học tri nhận, đồng thời 12 chỉ ra được những ứng dụng của nó đối với việc nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ, nhất là ứng dụng nghiên cứu tiếng Hán dưới góc nhìn của ngôn ngữ học tri nhận. Liên quan trực tiếp đến đề tài đang bàn ở đây, theo quan sát bước đầu của luận án, ẩn dụ sông nước trong các ngôn ngữ biến hình xuất hiện không nhiều. Theo Trịnh Sâm (2016), trong văn hóa phương Tây, nó chỉ xuất hiện một vài ẩn dụ: GIAO THÔNG LÀ MỘT CON SÔNG, VẤN ĐỀ LÀ MỘT CƠ THỂ NƯỚC/MỘT VŨNG NƯỚC, VẤN ĐỀ LÀ MỘT VẬT CHỨA NƯỚC. Riêng trong giới học giả Trung Quốc cũng có hai bài bàn về “nước”: bài của Rong Chen (Water networks, the Chinese radical, and beyond in Languages and Linguistics, Compendium of cognitive linguistics research, Thomas Fuyin Li (ed), Nova publishers, New York, 2012) và Y. Nie and R. Chen (Water metaphors and metonymies in Chinese, A semantics network, Pragmatics and cognition, volume 16, number 3, 2008). Trong đó, nghiên cứu về cấu tạo chữ Hán có bộ “thủy” và một số ẩn dụ về nước. Cũng theo Trịnh Sâm (2016), tuy về mặt văn hóa giữa Trung Quốc và Việt Nam có những đặc điểm gần gũi nhưng tri nhận sông nước rất khác biệt. Như vậy, nói không quá rằng, với tư cách là một miền nguồn, sông nước có thể xuất hiện ở một số ngôn ngữ nhưng đậm đặc và phong phú nhất có lẽ là trong tiếng Việt. Điều này cũng dễ hiểu vì với người Việt Nam từ Nam chí Bắc sông nước là một thực thể rất thân thuộc và gần gũi. 1.1.2. Tình hình nghiên cứu trong nước 1.1.2.1. Từ góc độ văn hóa Ngay từ những năm 70 của thế kỉ XX, Cao Xuân Huy khi đề cập đến lịch trình tư tưởng dân tộc đã nhắc đến “đặc tính nước” như một biểu tượng khái quát cho đặc trưng của dân tộc Việt. Ông cho rằng: “Sức sống của nước là ở nguồn, sức mạnh của nước là ở chỗ rất nhiều hạt nhỏ cấu kết lại với nhau một cách mềm mại, uyển chuyển, linh hoạt, lưu động, có thể uốn theo 13 đường cong, đường thẳng, chỗ lồi, chỗ lõm của đối tượng” [34, 363]. Tuy nhiên, cần thấy tính chất uyển chuyển, mềm mại, linh hoạt, lưu động không có nghĩa là mềm yếu. Tác giả khẳng định: “Đó không phải là vì nó không có cá tính. Trái lại, đó là khả năng thích ứng vô hạn của nó mà chính cái khả năng thích ứng đó là cái tính ưu việt, cái bí quyết sinh tồn của dân tộc ta” [34, 364]. Trong Cơ sở văn hóa Việt Nam (1995), Trần Ngọc Thêm đánh giá rất cao vai trò của “làng nước” trong tâm thức cũng như ứng xử của người Việt. Tác giả khai thác nhiều tính chất thiên về âm tính của nước. Tuy không biện giải một cách tường minh, nhưng theo tác giả, nước (chất lỏng) và nước (quốc gia) trong “đất nước” là cùng một nguồn gốc. Trần Ngọc Thêm cho rằng: “Nước không chỉ phản ánh điều kiện địa lí và đặc điểm kinh tế, nó còn nói lên những đặc tính đặc trưng nhất của văn hóa Việt Nam: Đó là thiên...ng đối với màu sắc mang tính chất văn hoá này rất quan trọng trong việc thể hiện bức tranh ngôn ngữ của cộng đồng diễn ngôn. Ngôn ngữ học tri nhận xem hình thái chính có chức năng hình thành và cố định kiến thức của chúng ta về thế giới là ngôn ngữ tự nhiên của con người và đó cũng chính là cái nguồn để nghiên cứu bản thân những kiến thức này thông qua những bức tranh ngôn ngữ về thế giới. 29 1.2.3. Lí thuyết phạm trù và phạm trù tỏa tia 1.2.3.1. Phạm trù và phạm trù hóa a) Phạm trù Phạm trù là đối tượng quan tâm của tất cả các khoa học. Triết học định nghĩa phạm trù là khái niệm chung nhất và nền tảng nhất phản ánh những thuộc tính và những quan hệ cơ bản và phổ biến của các hiện tượng của hiện thực và nhận thức. Phạm trù là thành phần cốt yếu tạo nên tri thức nhân loại giúp con người kết nối các trải nghiệm trong quá khứ với những kinh nghiệm hiện tại. Sự phát triển trong bất cứ xã hội nào đều liên quan đến các phạm trù có tính quan hệ với từng cộng đồng văn hóa – dân tộc cụ thể. Như vậy, phạm trù là kết quả của sự khái quát hoá sự phát triển lịch sử của nhận thức và của thực tiễn xã hội. Những phạm trù chính của chủ nghĩa duy vật biện chứng: vật chất, vận động, không gian, thời gian, chất lượng, số lượng, mâu thuẫn và thống nhất, nguyên nhân và hậu quả, tất yếu và ngẫu nhiên, nội dung và hình thức, khả năng và hiện thực, bản chất và hiện tượng, v.v. Cùng với sự phát triển của hiện thực khách quan và tri thức khoa học, các phạm trù cũng phát triển và trở nên phong phú. Trong ngôn ngữ học tri nhận, phạm trù là một trong nhưng hình thái nhận thức của tư duy con người, cho phép khái quát hóa kinh nghiệm để phân loại các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Điều này có nghĩa là một phạm trù phải được dựa trên những gì mà con người tri giác và trải nghiệm về sự vật hiện tượng đó chứ không phải chính bản thân nó. Không chỉ trong khoa học chúng ta mới dùng đến khái niệm phạm trù. Trong đời sống thường nhật, con người luôn luôn phải động chạm đến phạm trù, bởi lẽ con người suy nghĩ bằng phạm trù. Người Việt Nam thông qua tiếng Việt đã tiến hành phạm trù hoá thế giới một cách rất độc đáo. Bắt đầu từ hai từ “cái” và “con”, người Việt đã 30 phân chia thế giới thành hai lớp phạm trù lớn: phạm trù sự vật tĩnh (cái nhà, cái bàn, cái cây, cái máy, v.v.) và phạm trù sự vật động (con người, con chó, con chim, con sông, con suối, con quay, v.v.). Tĩnh/động là những phạm trù tri nhận phản ánh đặc điểm tư duy của người Việt. Lakoff (1986) trích dẫn cách phân loại các loài động vật mà Borges (1966) cho là của người Trung Hoa cổ xưa như sau: các loài động vật được chia ra thành: a) động vật thuộc Hoàng đế, b) động vật đã được ướp xác, c) động vật có thể thuần hoá, d) các loại heo sữa, đ) tiên cá, e) chó hoang, g) những động vật được vẽ bằng cây bút lông lạc đà, h) các loài động vật trong truyện cổ tích. Tất nhiên đây không phải là những phạm trù tự nhiên của tư duy con người. Có chăng thì chúng được chấp nhận trong lĩnh vực nghệ thuật. Có hai thuyết về phạm trù: thuyết cổ điển và thuyết hiện đại. Từ thời Aristotle đến những công trình sau này của Wittgenstein, phạm trù được hiểu như những thiết chế rất rõ ràng, không che dấu trong nó những vấn đề đặc biệt nào, chúng là những cái chứa đựng trừu tượng: một số sự vật nằm trong vật chứa - phạm trù, một số khác thì nằm ngoài. Người ta cho rằng những sự vật được xếp vào một phạm trù khi và chỉ khi chúng có những thuộc tính chung nhất định. Và những thuộc tính chung này qui định phạm trù nói chung. Lí thuyết phạm trù cổ điển này nảy sinh không phải là kết quả của việc nghiên cứu mang tính kinh nghiệm. Thậm chí nó cũng không phải là đối tượng của những cuộc thảo luận kéo dài. Thực tế, trước mắt chúng ta là một giả thuyết triết học được hình thành trên cơ sở những suy nghĩ tiên nghiệm. Nhiều thế kỉ qua việc giải thích phạm trù theo kiểu cổ điển đã đi vào hệ thống những quan điểm xuất phát như một bộ phận của nó và được chấp nhận như một tiền đề trong đa số các bộ môn khoa học. Về thực chất, cho đến tận ngày nay những cách biện giải về phạm trù cổ điển người ta không coi là lí 31 thuyết nữa. Trong đa số các bộ môn khoa học, nó được xem không phải là một lí thuyết kinh nghiệm, mà là một chân lí tuyệt đối bất khả kháng. Trong một thời gian rất ngắn, mọi sự đã hoàn toàn thay đổi. Nhờ có việc tiến hành những nghiên cứu rộng rãi mang tính kinh nghiệm trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau, việc phạm trù hóa từ lĩnh vực tiên đề đã chuyển hướng sang lĩnh vực thực nghiệm. Trong tâm lí học tri nhận, việc phạm trù hóa đã trở thành một lĩnh vực nghiên cứu rất quan trọng trước hết là nhờ những công trình đi tiên phong của E. Rosch, người đã nhìn thấy trong việc phạm trù hóa một loại đối tượng đặc biệt để phân tích. Bà tập trung chú ý vào hai hệ quả của lí thuyết cổ điển: Nếu phạm trù chỉ được qui định bởi những thuộc tính mà tất cả các yếu tố đều phải có, thì không thể có những tình huống khi một trong số những yếu tố đó phù hợp ở mức độ nhiều hơn với quan niệm về phạm trù đó so với những yếu tố khác. Nếu phạm trù được qui định chỉ bởi những thuộc tính vốn có trong nội bộ các yếu tố của nó, thì bản thân các phạm trù phải độc lập đối với những đặc điểm cấu tạo của những bản thể thực hiện việc phạm trù hóa, cụ thể là chúng cần phải thoát khỏi ảnh hưởng của sinh lí - thần kinh của con người, thoát khỏi sự vận động của cơ thể con người và những năng lực đặc trưng của con người có thể tri giác, tạo ra những hình ảnh tinh thần, năng lực dạy học, năng lực nhớ, năng lực tổ chức những sự kiện đã nắm được và năng lực giao tiếp có hiệu quả. Những nghiên cứu của E. Rosch và các đồng nghiệp của bà chứng minh rằng nói chung phạm trù nào cũng có những đại diện tốt nhất của nó (chúng được gọi là những “điển dạng”) và tất cả những khả năng đã liệt kê ở trên đều tham gia thực tế vào các quá trình phạm trù hóa. Theo quan điểm hiện nay, những kết quả này cũng không gây ngạc nhiên cho lắm. Song, một loạt những chi tiết đề cập có tính bản thể so với cách lí giải truyền thống thì có những nét rất mới. 32 b) Phạm trù hóa Kinh nghiệm của con người được phân loại, sắp xếp thành những “ngăn/khu” riêng để giúp con người hiểu và có thể tương tác với thế giới xung quanh. Quá trình phân loại gần như vô thức này chính là sự “phạm trù hóa” (categorization). Theo Lakoff (1987), (1989) và Johnson (1987), trong phạm vi nghiên cứu của ngôn ngữ học tri nhận, lược đồ hình ảnh (image-schema) là những cấu trúc nổi bật được tổ chức trong sự cảm tri của con người và là kết quả của sự tương tác giữa con người với thế giới bên ngoài. Lược đồ hình ảnh chính là những cấu trúc kiểu dạng thức (gestalt) được tổ chức mạch lạc và nhất quán trong phạm vi trải nghiệm cơ thể con người. Phạm trù hoá là một trong những khái niệm then chốt trong việc miêu tả hoạt động nhận thức của con người liên quan đến hầu hết những năng lực và hệ thống tri nhận trong bộ máy tri nhận của nó và với cả những thao tác được thực hiện trong các quá trình tư duy như so sánh, đồng nhất, thiết lập sự giống nhau và tương đồng. Với nghĩa hẹp phạm trù hoá là việc đưa những hiện tượng, đối tượng, quá trình, v.v. vào phạm vi kinh nghiệm, vào phạm trù và thừa nhận nó là một thành tố của phạm trù này, song với nghĩa rộng hơn thì đó là quá trình cấu tạo và phân suất chính bản thân các phạm trù, là quá trình phân chia thế giới bên ngoài và thế giới bên trong của con người, quá trình sắp xếp các hiện tượng theo thứ tự số lượng ít hơn hoặc hợp nhất chúng lại, đồng thời đó là kết quả của hoạt động phân loại. Cùng với sự phát triển cách tiếp cận tri nhận, các quan điểm về bản chất của quá trình phạm trù hoá đã thay đổi về cơ bản. Nguồn gốc về cách hiểu mới này gắn liền với tên tuổi của Wittgenstein (1969), người đã phân tích một cách độc đáo những ý nghĩa của từ “trò chơi” và chỉ ra rằng tất cả 33 các nghĩa tương đồng chỉ có mối liên hệ với nhau qua “sự giống nhau về dòng tộc”, nghĩa là ở mỗi cặp nghĩa so sánh có một nét nghĩa chung nào đó. Chẳng hạn, một người bà con có thể giống với một người khác ở chỗ họ có tính khí giống nhau, lại có thể giống với một người khác nữa về ngoại hình. Những tư tưởng này về sau được Lakoff phát triển và phân tích rất thuyết phục và được phản ánh trong trào lưu phương pháp điển dạng và ngữ nghĩa học điển dạng. Rosch (1975) đã áp dụng phương pháp điển dạng trong việc phân định các cấp độ phạm trù hoá, trong đó có cấp độ cơ sở được xem là trung tâm để nghiên cứu các dạng khác nhau của hoạt động tri nhận. Thực tế đã có rất nhiều công trình tâm lí học cũng như ngôn ngữ học nghiên cứu hiện tượng phạm trù hoá các màu. Rosch (1970, 1971, 1972), Berlin và Kay (1969), v.v. nhận định rằng khi phạm trù hoá các màu sắc, chúng ta dựa vào một số điểm qui chiếu để định hướng trong việc lựa chọn thẻ màu nào là đúng nhất, là “tâm điểm” nhất của một màu nào đó (thí dụ màu “đỏ”) và dựa vào “các màu trung tâm” vốn không những được người bản ngữ dễ dàng đồng tình trong sự phân loại mà còn rất nhất quán giữa các ngôn ngữ khác nhau. Các tâm điểm hay các màu trung tâm này có một tôn ti nhất định mang tính phổ quát (chứ không phải mang tính tương đối) rất rõ qua khảo sát các từ chỉ màu cơ sở (basis colour terms) của 98 ngôn ngữ trên thế giới. Cụ thể là với 11 phạm trù màu cơ sở (trắng, đen, đỏ, xanh lá cây, xanh da trời, vàng, nâu, tía, hồng, da cam, xám). Trong tiếng Việt, theo Berlin và Kay, có 9 từ chỉ màu cơ sở. Lakoff (1986) tổng kết những nguyên tắc chung của việc phạm trù hoá như sau: a) Tính trung tâm, b) Mối liên hệ dây chuyền, c) Miền kinh nghiệm, d) Những mô hình lí tưởng, đ) Kiến thức chuyên môn, e) Không có những đặc tính chung. Sơ đồ sau đây chỉ ra khái niệm về quá trình phạm trù hóa theo quan điểm kinh nghiệm luận (experientialism). Theo đó, lược đồ hình ảnh được hình thành 34 thông qua những trải nghiệm cơ thể và sự tương tác với thế giới bên ngoài. Các hoạt động thân thể với tư cách là chất kiến tạo sẽ hình thành nên quá trình phạm trù hóa, mang lại cho chúng ta ý niệm về thế giới với lược đồ cụ thể. Sơ đồ 1. Quá trình phạm trù hóa theo quan điểm kinh nghiệm luận 1.2.3.2. Phạm trù tỏa tia Khái niệm tỏa tia hay lan tỏa (radiality) là một khái niệm trọng tâm của ngôn ngữ học tri nhận được Lee (2001) và Evan & Green (2006) đề cập tới trong cuốn Cognitive linguitics – An introduction [105] và cuốn Cognitive linguitics: An introduction [90]. (Luận án nhất quán dùng thuật ngữ tỏa tia theo bản dịch cuốn Dẫn luận ngôn ngữ học tri nhận của Lee (2001) bởi dịch giả Nguyễn Văn Hiệp và Nguyễn Hoàng Anh). Theo đó, hình thức thể hiện của phạm trù tỏa tia là các lưới lan tỏa (radial network). Các lưới này được cấu thành từ một thành viên trung tâm mang nghĩa trung tâm, gọi là điển mẫu (prototype), xung quanh là các thành viên phụ (phạm trù bậc dưới) với nghĩa chuyển. Theo Lakoff (1980), từ vựng là những phạm trù có thể được mô phỏng và nghiên cứu thông qua thuyết mô hình tri nhận lí tưởng hóa (idealized cognitive models-ICMs). Nói rõ hơn, các đơn vị từ vựng đại diện cho một kiểu loại phạm trù phức hợp mà ông gọi là phạm trù tỏa tia (radial categories) bao gồm một điển TƯ DUY CƠ THỂ THẾ GIỚI Ý niệm tri nhận Năng lực cảm tri Thực thể trong thế giới thực Lược đồ hình ảnh Trải nghiệm thân thể 35 dạng và các thành viên khác liên quan đến điển dạng bởi những qui ước vốn có chứ không phải do những qui tắc có thể dự đoán trước được. Phạm trù tỏa tia được Evan & Green (2006) mô hình hóa dưới dạng lưới như sơ đồ số 2 dưới đây. Trong sơ đồ này, mỗi nghĩa đặc trưng đều được minh họa bằng một điểm mốc thể hiện bởi một chấm tròn. Các mũi tên có vai trò liên kết các điểm mốc thể hiện mối liên hệ gần hay xa giữa các nghĩa thành viên. Sơ đồ 2: Sơ đồ mô hình hóa phạm trù tỏa tia 36 Sơ đồ 3: Sơ đồ tỏa tia phạm trù MẸ 1. MOTHER: MẸ 2. Quan hệ cùng huyết thống 3. Quan hệ không cùng huyết thống Surrogate mother: mẹ mang thai hộ Birthmother: mẹ đẻ Mother-in-law: mẹ chồng/vợ Step mother: mẹ kế Adoptive mother: mẹ nuôi Foster mother: mẹ nuôi dưỡng Godmother: mẹ đỡ đầu 37 Lakoff (1987) chỉ ra rằng những biến thể này không được tạo sinh từ mẫu trung tâm (hay chính là điển dạng – prototype) bởi các qui tắc chung chung, chúng được tạo nên bởi những qui ước và cần được lĩnh hội với tư cách từng cá thể ngôn ngữ riêng biệt. Cách mở rộng nghĩa này hoàn toàn không ngẫu nhiên. Nghĩa trung tâm quyết định khả năng chuyển nghĩa của các thành phần ngoại biên cũng như mối quan hệ có thể có giữa chúng. Theo Evan & Green [90], những nghĩa phái sinh không thể đoán được một cách hoàn toàn từ điển dạng mà chúng còn là sản phẩm có ảnh hưởng từ yếu tố văn hóa. Ví dụ: những phạm trù bậc dưới của MẸ (MOTHER) liệt kê sau đây đều được hiểu tùy theo từng hoàn cảnh văn hóa đặc thù. 1. STEP MOTHER (mẹ kế): kết hôn với người bố nhưng không sinh ra mình, không có quan hệ huyết thống. 2. ADOPTIVE MOTHER (mẹ nuôi): chăm sóc, nuôi dưỡng và là người giám hộ hợp pháp, không sinh ra và không có quan hệ huyết thống. 3. BIRTH MOTHER (mẹ đẻ): sinh ra và có quan hệ huyết thống nhưng cho đứa trẻ làm con nuôi, không nuôi dưỡng và không có trách nhiệm về mặt pháp luật. 4. FOSTER MOTHER (mẹ nuôi dưỡng): được pháp luật chỉ định nuôi dưỡng đứa trẻ nhưng không phải là người giám hộ hợp pháp. 5. SURROGARE MOTHER (mẹ mang thai hộ): sinh ra đứa trẻ nhưng không có quan hệ về gen di truyền và không có trách nhiệm nuôi dưỡng hay giám hộ đứa trẻ, nhưng có vai trò quan trọng trong việc mang thai và sinh ra đứa bé. 6. GODMOTHER (mẹ đỡ đầu): không sinh ra đứa trẻ, được gia đình lựa đứa trẻ lựa chọn và tuyên thệ trong buổi lễ thánh cho đứa trẻ mới chào đời về việc có trách nhiệm dạy dỗ đứa trẻ những vấn đề về tôn giáo, lễ nghi. 7. MOTHER - IN - LAW (mẹ chồng, mẹ vợ): người sinh ra vợ/chồng của một người, có mối quan hệ thông gia, có trách nhiệm về mặt pháp lí. 38 Theo Evan & Green (2006), một đặc điểm quan trọng của phạm trù tỏa tia là không có tính “sản sinh”. Tức là, bản thân thành tố trung tâm không sản sinh ra các nghĩa mới phái sinh mà các phạm trù bậc dưới được hình thành từ điển dạng và là kết quả của những trải nghiệm mang tính văn hóa của chúng ta. Trong trường hợp phạm trù MOTHER (MẸ) nói trên, phạm trù bậc dưới SURROGARE MOTHER (mẹ mang thai hộ) là một yếu tố nghĩa mới, xuất hiện vào khoảng nửa cuối thế kỷ XX khi những thành tựu trong ngành y học cho phép con người thực hiện những hình thức sinh sản tưởng chừng như không thể có được. GODMOTHER (mẹ đỡ đầu) là minh chứng tiêu biểu cho hiện tượng ngôn ngữ liên quan đến văn hóa tôn giáo. Thuật ngữ này chỉ có ở những nước người dân theo Công giáo (mẹ đỡ đầu, cha đỡ đầu). Đây là người khá quan trọng, được cha mẹ đứa trẻ lựa chọn khi đứa trẻ sắp ra đời. Người này có trách nhiệm làm lễ thánh rửa tội cho đứa trẻ ngay sau khi chào đời, đồng thời còn có trách nhiệm dạy dỗ và giáo huấn đứa trẻ những vấn đề lễ nghi, tôn giáo. Sơ đồ tỏa tia của ý niệm là sự khái quát biến chuyển ý nghĩa của một đơn vị ngôn ngữ dựa trên sự phân biệt của các thành tố nghĩa và mối liên hệ giữa ý nghĩa của nguyên mẫu, ý nghĩa chính và các nghĩa phái sinh. Theo Lee (2001), khái niệm tỏa tia hoàn toàn đối lập vơi quan điểm truyền thống từ thời Aristotel về bản chất của các phạm trù, vốn cho rằng, mỗi thành viên của một phạm trù đều chia sẻ một tập hợp các đặc tính cần và đủ để định nghĩa phạm trù. Theo quan điểm truyền thống này, thực thể nào sở hữu các đặc tính cần đều là thành viên của phạm trù, những thực thể nào thiếu một hoặc vài đặc tính này sẽ bị loại ra. Trái ngược lại, mô hình dựa trên điển mẫu lại thể hiện rằng thành viên trong phạm trù là hiện tượng giảm dần, tức là một số thành viên trong phạm trù mang nghĩa gần với nghĩa trung tâm của phạm trù hơn các thành viên khác. Cũng theo David Lee, mô hình lưới xuyên tâm đã soi 39 dẫn đáng kể vào việc giải thích các ý niệm cụ thể và các khu vực ý niệm liên quan đế nhau như thế nào trong tâm trí người nói, với một ngôn ngữ cụ thể. 1.2.4. Ý niệm và ý niệm hóa 1.2.4.1. Ý niệm Sự khác biệt cơ bản giữa ngôn ngữ học truyền thống và ngôn ngữ học tri nhận là: ngôn ngữ học truyền thống tập trung nghiên cứu ý nghĩa, trong khi ngôn ngữ học tri nhận hướng tới nghiên cứu ý niệm. Theo Từ điển tâm lí học Oxford, ý niệm (concept) là một biểu hiện tinh thần, một ý tưởng, hay một tư tưởng tương ứng với một thực thể riêng biệt hay một lớp các thực thể, hoặc đó là việc định nghĩa hay là những thuộc tính điển dạng của thực thể hay lớp các thực thể đó, vốn có thể là cụ thể hay trừu tượng. Theo Lý Toàn Thắng (2009), “Ý niệm không phải và không chỉ là kết quả của quá trình tư duy mà là sản phẩm của hoạt động tri nhận, nó là cái chứa đựng kiến thức/tri thức hay sự hiểu biết của con người trên cơ sở kinh nghiệm từ đời này qua đời khác”. Ý niệm không chỉ mang tính phổ quát toàn nhân loại mà còn mang tính đặc thù văn hóa dân tộc do được gắn với ngôn ngữ và văn hóa của mỗi cộng đồng nhất định. Ngôn ngữ học tri nhận cho rằng ý niệm là đơn vị tinh thần hoặc tâm lí của ý thức chúng ta, là đơn vị nội dung của bộ nhớ động, của từ vựng tinh thần và của bộ não, của toàn bộ bức tranh thế giới được phản ánh trong tâm lí con người. Đặc điểm của ý niệm có thể tóm lược trong mấy ý chính sau đây: a) Ý niệm không nhất thành bất biến mà có sự biến đổi do hoạt động tri nhận của con người biến đổi theo điều kiện lịch sử xã hội. Ví dụ: ý niệm về “đẹp” thay đổi theo thời gian. b) Ý niệm không tồn tại riêng lẻ mà chúng liên kết với nhau tạo thành một hệ thống ý niệm. Mỗi một hệ thống ý niệm có những ý niệm cơ sở (ý niệm xuất phát) và ý niệm thứ cấp (ý niệm phái sinh). 40 c) Các ý niệm trong hệ thống ý niệm không có ranh giới rõ rệt, tức có hiện tượng ranh giới mờ, thậm chí một số ý niệm trong hệ thống ý niệm này lại nằm trong hệ thống ý niệm khác. Theo Langacker [104], cấu trúc của ý niệm thường bao gồm hai thành tố: hình bóng ý niệm (concept profile) và hình nền ý niệm (concept base, concept frame). Hình bóng ý niệm là ý niệm được biểu đạt bởi từ đã cho. Hình nền ý niệm được hiểu là tri thức hay cấu trúc ý niệm được tiền giả định bởi ý niệm hình bóng, hình bóng ý niệm sẽ trở nên vô nghĩa nếu không có hình nền ý niệm. Ví dụ, với một ý niệm như weekend (ý niệm hình bóng), chúng ta sẽ không thể hiểu được nếu không có tri thức nền (ý niệm hình nền) về dương lịch (ở lịch phương Tây, một tuần chia ra làm bảy ngày) và những qui ước văn hóa xã hội của phương Tây (một tuần chia ra: ngày làm việc – workday và ngày nghỉ - weekend). Do vậy, ý nghĩa của đơn vị ngôn ngữ phải được xác định có tính đến cả ý niệm hình bóng lẫn hình nền. Các nhà nghiên cứu ngôn ngữ tri nhận có nhiều ý kiến khác nhau về việc phân loại ý niệm, tựu trung có thể chia làm ba nhóm: i) Nhóm ý niệm thuộc phạm vi cá nhân lịch sử, những sự kiện xã hội, các tổ chức quốc gia, ii) Nhóm ý niệm thuộc về địa danh, iii) Nhóm ý niệm thuộc về đời sống tinh thần và cảm xúc của con người. Trần Văn Cơ [10] dựa vào thành tựu nghiên cứu của người đi trước đã đề xuất phân loại ý niệm theo sơ đồ bộ ba: con người - vận động trong thời gian - vận động trong không gian. Thực ra, có thể thấy rằng hệ thống ý niệm là kết quả của sự tương tác từ 3 nguồn: (i) tương tác với chính cơ thể con người, (ii) tương tác với môi trường, và (iii) tương tác với người khác, dưới sự chi phối của một nền văn hóa nhất định [59]. 41 1.2.4.2. Ý niệm hóa Cũng theo tác giả cuốn Từ điển tâm lí học Oxford, ý niệm hóa là một quá trình mà trong đó có một ý niệm được thụ đắc hay được học hỏi, thường là nhờ vào các thí dụ của thực thể thuộc phạm trù và của các thực thể không thuộc về phạm trù đó. Nói chung, nó bao gồm sự học hỏi để phân biệt và nhận biết những thuộc tính cần chủ yếu mà theo đó các thực thể được phân loại cũng như các qui tắc chế ước sự kết hợp các thuộc tính cần yếu vẫn có thể tách biệt nhau. Ý niệm hóa bao hàm các quá trình tư duy, hay bất cứ sự trải nghiệm tinh thần nào. Các nhà ngôn ngữ học tri nhận cho rằng ý niệm là một mảng của thế giới do con người “cắt” ra bằng “lát cắt ngôn ngữ” để ý niệm hóa thế giới. Nói một cách khác, ngôn ngữ của mỗi cộng đồng dân tộc chia cắt thế giới theo những cách khác nhau, phản ánh cách ý niệm hóa thế giới khác nhau, nhờ đó mà chúng ta có được những “bức tranh đa dạng” về thế giới, trong đó có “bức tranh ngôn ngữ về sông nước” qua tri nhận của người Việt. 1.2.5. Lược đồ và điển dạng 1.2.5.1. Lược đồ Lược đồ là khái niệm không mang tính cụ thể mà được khái quát hóa từ các kinh nghiệm trong sự tương tác với thế giới khách quan, dựa trên các kinh nghiệm được lặp đi lặp lại. Các lược đồ hình ảnh thường được dùng để mô tả hiện tượng ẩn dụ ý niệm và hoán dụ ý niệm. Lược đồ chính là cơ sở để các ý niệm nảy sinh và trong ngôn ngữ chúng được thể hiện ra thông qua các biểu thức ngôn ngữ. Do các lược đồ hình ảnh luôn lấy nền tảng từ sự trải nghiệm của cơ thể con người, cho nên về bản chất, chúng mang tính nghiệm thân. 1.2.5.2. Điển dạng Khi tìm hiểu về sự phạm trù hóa, các học giả như G. Lakoff, Penelope Brown, Eleanor Rosch, Anne Wierrzbicka nghiên cứu về điển dạng và các học giả này định nghĩa điển dạng như là “ví dụ đạt nhất của các phạm trù”, 42 “trường hợp rõ nhất trong các phạm trù”, “thành viên trung tâm và điển hình”, v.v. Có thể kể ra một số đặc điểm cơ bản của tính điển dạng như sau: a) Cấu trúc điển dạng tiềm ẩn trong tất cả phạm trù, b) Các loại điển dạng không thể căn cứ vào một hệ thống tiêu chí vì các thành viên khác trong cùng phạm trù có khả năng không có một số tiêu chí nào đó, trường hợp “đà điểu”, “chim cánh cụt” được xếp vào loại “chim” chẳng hạn, c) Cùng loại có thể không hoàn toàn giống với điển dạng khi chúng ở vị trí ngoại biên, d) Thành viên của các phạm trù được xếp theo nhiều mức độ khác nhau, e) Cấu trúc ngữ nghĩa của phạm trù thường có tính tập trung và trùng lặp về mặt nghĩa, Như vậy, mỗi phạm trù đều gắn liền với tính điển dạng. Trong đó, mỗi điển dạng là một hệ thống tôn ti trật tự trong nhận thức của con người, và được mô tả trên hai chiều: chiều đứng chỉ loại, chiều ngang chỉ cấu trúc giữa các loại. Chiều đứng chỉ loại có ba cấp bậc: cấp bậc trên (superordinate level), cấp bậc cơ bản (basic level) và cấp bậc dưới (subordinate level). CẤP BẬC TRÊN ĐỘNG VẬT ĐỒ NỘI THẤT CẤP BẬC CƠ BẢN Chó Bàn (table) CẤP BẬC DƯỚI Chó bẹc-giê Chó bẹc-giê Đức Bàn bếp (kitchen table) Bàn ăn (dinning-room table) 1.2.6. Tính nghiệm thân Theo kinh nghiệm luận, kinh nghiệm là nguồn duy nhất của mọi tri thức và quan niệm của con người. Nói khác, mọi kiến thức về thế giới của chúng ta bắt nguồn từ cảm giác - kinh nghiệm, được tạo ra bởi khả năng cảm giác - kinh nghiệm. Mặt khác, theo khách quan luận, thế giới có thể được mô tả một cách khách quan, không bị lệ thuộc bởi màu sắc văn hóa hay quan 43 điểm của người quan sát. Như vậy, nghĩa của từ là mối quan hệ trừu tượng giữa biểu trưng và thực thể, ký hiệu ngôn ngữ là vô nghĩa và không tự nó mang tính qui ước, chỉ khi biểu trưng cho một sự vật mang những sắc thái và đặc điểm khác với các sự vật khác trong thế giới thực tại thì ký hiệu mới có nghĩa. Kết quả là từ ngữ không bao giờ có nghĩa bóng hay nghĩa ẩn dụ. Trong khi đó, với sự phát triển của khoa học tri nhận, các nhà khoa học đã chứng minh rằng tâm trí hoạt động và phát triển nhờ những khả năng của thân thể. Nghiên cứu của khoa học tri nhận cho rằng các ý niệm của con người không chỉ là các phản ánh của thực tại bên ngoài mà cơ bản chúng được hình thành từ thân thể và não bộ của con người. Lakoff (1987) đã kế thừa những thành quả trên hình thành nên khái niệm trải nghiệm luận. Năm 1999, ông đã cho ra mắt cuốn Philosophy in the Flesh (triết lí về thân thể). Lakoff đã chỉ ra rằng sự nghiệm thân bao gồm những trải nghiệm thực tế hay tiềm tàng của cá thể hay cộng đồng người, sự tương tác giữa cá thể với môi trường vật lí xã hội, bao gồm sự cảm tri môi trường, di chuyển cơ thể, phát ra lực và cảm thụ lực. Trong công trình này, Lakoff và Jonhson đã đưa ra những đúc kết quan trọng: (i) lí trí của con người là một dạng lí trí động vật, bị ràng buộc với thân thể con người và cấu trúc phức tạp đến kỳ lạ của bộ não con người, (ii) thân thể, bộ não và sự tương tác của con người với môi trường xung quanh là nền tảng cho sự cảm nhận một cách gần như vô thức của chúng ta hằng ngày. Tính tương tác trong quá trình trải nghiệm của con người bao hàm các mặt sinh học, xã hội, văn hóa, kinh tế, đạo đức, chính trị, v.v. rất nhiều kinh nghiệm nghiệm thân của con người được bắt rễ trong bối cảnh văn hóa xã hội cụ thể, bị ảnh hưởng bởi một chế ước văn hóa cụ thể. Ở mỗi nền văn hóa, rất nhiều trải nghiệm cơ bản của con người được tạo ra từ tập tục văn hóa bản địa, do đó, có thể xem tính nghiệm thân của tâm trí được sản sinh từ mối tương tác giữa con người với thế giời khách quan và bị giới hạn trong bối 44 cảnh văn hóa cộng đồng. Vì vậy, khi xem xét kinh nghiệm trải nghiệm của con người là phải xem xét cả kinh nghiệm của cá thể và kinh nghiệm cộng đồng của người nói cùng ngôn ngữ. Dựa trên cơ sở sự trải nghiệm, nhất là sự trải nghiệm của cơ thể con người với thế giới xung quanh, các ý nghĩa được tạo nên và quyết định phương thức con người tri nhận thế giới. Do vậy, cơ sở tri nhận của con người phải được hiểu thông qua tính nghiệm thân. 1.2.7. Ẩn dụ ý niệm 1.2.7.1. Khái niệm về ẩn dụ ý niệm Theo G. Lakoff và M. Johnson (1980) thì lối nói ẩn dụ là một cơ chế nhận thức mà thông qua nó, logic của những khái niệm có tính trừu tượng được thay bằng logic của những khái niệm có tính cụ thể hơn. Và dưới góc nhìn của tri nhận luận, ẩn dụ ý niệm là một sự chuyển di (transfer) hay một sự ánh xạ (mapping) cấu trúc và các quan hệ nội tại của một miền hay mô hình tri nhận nguồn (source) sang một miền hay mô hình tri nhận đích (target). Ví dụ như trong ẩn dụ ý niệm THỜI GIAN LÀ TIỀN BẠC (TIME IS MONEY) thì thời gian được xem như một miền ý niệm đích, tiền bạc được xem như một miền ý niệm nguồn. Theo Trần Văn Cơ (2007), ẩn dụ ý niệm (còn gọi là ẩn dụ tri nhận) “là một trong những hình thức ý niệm hóa, một quá trình tri nhận có chức năng biểu hiện và hình thành những ý niệm mới và không có nó thì không thể nhận được tri thức mới. Về nguồn gốc, ẩn dụ tri nhận đáp ứng năng lực của con người nắm bắt và tạo ra sự giống nhau giữa những cá thể và những lớp đối tượng khác nhau” [8, 293]. Ẩn dụ ý niệm có những đặc điểm sau đây: (i) Ẩn dụ chủ yếu là vấn đề thuộc về lĩnh vực tư duy và hành động và chỉ được phái sinh trên lĩnh vực ngôn ngữ. Điều này cho thấy rằng ẩn dụ không chỉ 45 là hiện tượng ngôn ngữ mà còn là một hiện tượng ý niệm, ẩn dụ không chỉ là biện pháp tu từ mà còn là quá trình tự nhiên của nhận thức và tư duy, (ii) Ẩn dụ không chỉ căn cứ vào sự giống nhau (simile), (iii) Chức năng của ẩn dụ là nhằm giúp con người hiểu rõ hơn về các ý niệm, (iv) Ẩn dụ được sử dụng một cách tự nhiên có tính định ước hay không định ước của một cộng đồng ngôn ngữ, (v) Ẩn dụ vừa có tính phổ quát vừa có tính riêng biệt mang tính văn hóa dân tộc. Nói về mối quan hệ giữa miền nguồn và miền đích trong ẩn ý niệm, Z. Kovecses [98] cho rằng trong một số ẩn dụ ý niệm, miền nguồn là nguồn gốc (origin, root) của miền đích, có thể là nguồn gốc sinh học hay nguồn gốc lịch sử văn hóa. Ẩn dụ ý niệm có thể chia thành hai cấp: ẩn dụ cơ sở (primary metaphor) và ẩn dụ phức hợp (complex metaphor). Ẩn dụ cơ sở xuất phát từ những trải nghiệm mang tính chủ quan của con người, phần lớn là vô thức và mang tính phổ quát. 1.2.7.2. Ánh xạ trong ẩn dụ ý niệm Ánh xạ vốn là một thuật ngữ liên quan đến khái niệm tập hợp của toán học, là một hệ thống cố định của các tương ứng giữa các yếu tố hợp thành miền nguồn và miền đích. Khi những tương ứng này được kích hoạt, các ánh xạ có thể phóng chiếu từ miền nguồn sang miền đích. Do vậy, hiểu được một ẩn dụ ý niệm có nghĩa là hiểu được hệ thống ánh xạ của một cặp nguồn - đích. Ánh xạ ẩn dụ (metaphorical mapping) được xây dựng trên mối quan hệ giữa miền ý niệm nguồn và đích theo một hướng duy nhất từ nguồn sang đích mà không phải là ngược lại và miền ý niệm nguồn được ý niệm hóa có sự liên hệ gần hơn với trải nghiệm vật lí hay những nhận thức có sẵn của con người so với miền ý niệm đích. Không như miền ý niệm đích, miền ý niệm nguồn liên quan đến nội dung hình ảnh (image content) bị ràng buộc đối với sự tri nhận và cảm nhận 46 của cơ thể con người và do vậy, nó thiết lập một nguồn phong phú đối với những sự qui chiếu được phóng chiếu vào miền đích. Những sự phóng chiếu này kéo theo những khuôn mẫu phù hợp với cấu trúc miền đích. Ánh xạ có thể là những ánh xạ cơ sở (primary) hay phức hợp (complex). 1.2.7.3. Sơ đồ hình ảnh trong ẩn dụ ý niệm Theo Z. Kovecses (2002), sơ đồ hình ảnh được rút ra từ sự tương tác của chúng ta đối với thế giới khách quan. Những sự tương tác như thế cứ xảy ra và lặp đi lặp lại trong trải nghiệm của con người. Những trải nghiệm vật lí cơ bản này đã đưa đến cái mà chúng ta gọi là sơ đồ hình ảnh và sơ đồ hình ảnh cấu trúc nhiều ý niệm trừu tượng của chúng ta một cách ẩn dụ. Có thể nói rằng hệ thống sơ đồ hình ảnh (sơ đồ vật chứa, trung tâm - ngoại biên, chu kỳ, gần - xa, mức độ, bộ phận - toàn thể, v.v.) là một trong những yếu tố quan trọng để hình thành tư duy ẩn dụ của con người. Khi nói về thời gian, bằng nhiều cuộc khảo nghiệm, Gentner cũng như Lera Boroditsky chứng minh rằng sơ đồ hình ảnh không gian đóng một vai trò quan trọng trong việc cấu trúc tư duy về ...ững vàng bước chân Lòng người đang độ mùa xuân Trào dâng niềm vui đánh Mỹ Dẫu hiểm nguy em không nề. 198 Quả pháo ơi sao mà yêu như đứa trẻ Suốt đêm ngày ta bế trên vai Đường về đô thị còn xa Ngày nay đi diệt thù cứu nước có ta có mình. 18. ĐÀN SÁO HẬU GIANG Tác giả: Trần Long Ẩn Từ trên những rạng đông, con chim sáo nó bay ra đồng Theo con nước đang xuôi dòng ra đồng ruộng xa. Con chin sáo nghe trong lòng bay bổng lời ca Hò hò hơ, hới hơi hơi hò, hò hò hơ hơ, hới hơi hò hơi. Đời vui sáo bay gọi bầy. Về miền Tây thăm đất Hậu Giang. Thương câu hát để ru bao đời. Thương cây lúa lớn nhanh theo người. Dầm mưa dãi nắng, tưới xanh ruộng đồng. Đời vui, nước trôi ngược dòng. Tình phù sa tuy đục mà trong. Trông con nước nó trôi lạnh lùng. Ôi thương chín nhánh sông quê mình. Cần Thơ gạo trắng, nước trong là đây. Người con gái Hậu Giang, xưa như cánh sáo bay xa làng, Nay như những đóa sen hồng bên dòng phù sa. Em yêu quý những con đường mang nặng những lời ca Mùa xuân sang, sáo bay theo đàn vào mùa xuân. Em hát vui đời vui. Vì nhau cắn đôi hạt gạo, Nhường cho nhau chiếc áo mặc ngày xuân. Thương câu hát để ru bao đời. Thương cây lúa lớn nhanh theo người. Dầm mưa dãi nắng, tưới xanh ruộng đồng. Đời vui, nước trôi ngược dòng. Tình phù sa tuy đục mà trong. Trông con nước nó trôi lạnh lùng. Ôi thương chín nhánh sông quê mình. Cần Thơ gạo trắng, nước trong là đây. Chào Hậu Giang hôm nay, những con đường phơi phới đang bay xa. 199 19. ĐAU XÓT LÝ CHIM QUYÊN Tác giả: Vũ Đức Sao Biển Ngày xưa khi chưa lớn khôn Đã nghe câu hát lý chim quyên Chim quyên ăn trái nhãn lồng, Chiều nay qua sông Cửu Long Lại nghe câu hát lý chim quyên Chim quyên ăn trái nhãn lồng. Chim quyên chim ăn trái nhãn lồng Lia thia quen chậu vợ chồng quen hơi. Mà đôi ta không là tình nhân, Không phải vợ chồng Chưa hề bén tiếng chưa hề quen hơi Như chim quyên chưa ăn trái nhãn lồng Như lia thia chưa quen với chậu vàng. Nên dầu biệt ly cũng chẳng ai buồn chi Chẳng ngậm ngùi đâu dù phải nghe câu hát lý chim quyên. Vàng rơi mênh mông sóng xô thoảng nghe trong gió thoáng hương cau Hương cau vui nhớ mùi trầu Chiều nay qua sông Cửu Long Chợt nghe ai hát lý thương nhau Thương nhau sao lỡ nhịp cầu? Chim quyên không ăn trái nhãn lồng Qua không thương bậu, bậu đừng thương qua. 20. ĐÊM GÀNH HÀO NGHE ĐIỆU HOÀI LANG Tác giả: Vũ Đức Sao Biển Dưới trăng, dòng sông trôi rất dịu dàng. Như dải tơ vàng xuôi về biển Đông. Gành Hào ơi nửa đêm ai hát lên câu hoài lang. Vầng trăng nghiêng xuống trên vạt rừng tràm. Xề u xế u liu phạm. Dây tơ đàm kìm buông thiết tha. Xề u xề u liu phạn. Đưa cung đàn về trên bến xưa. 200 Đường dù xa ong bướm, xin đó đừng phụ nghĩa tào khang. Đêm luống trông tin nhạn, ngày mỏi mòn như đá vọng phu. Vọng phu vọng, luống trôn tin chàng. Lời ai ca, dưới ánh trăng này. Rừng đước mênh mông đêm Gành Hào chơt thương nhớ ai. Ngày ấy ra đi, con sông buồn tím một dòng trôi. Bạc Liêu ơi, có nhớ chăng người. Thuở ấy thanh xuân, trăng Gành Hào tròn như chiếc gương. Giờ tóc pha sương, qua Gành hào tiếc một vầng trăng 21. ĐIỆU BUỒN PHƯƠNG NAM Tác giả: Vũ Đức Sao Biển Về phương Nam lắng nghe cung đàn Thổn thức vọng dưới trăng mơ màng Rồi theo sông Cửu Long nhớ nhung dâng tràn Chợt thương con sáo bay xa bầy Sương khói buồn để lại lòng ai. Con sáo sang sông, sáo đã sổ lồng Bay về Bạc Liêu, con sáo bay theo phương người Bay về Trà Vinh, con sáo bay qua đời tôi. Câu hát ngân nga, tiếng tơ giao hòa Cháy lên trong dạ muôn ngàn tâm sự Hát lên một lần, để một đời xa nhau sáo ơi! Đàn thiên thu đứt dây tơ rồi Theo sóng vàng cát lỡ sông bồi Còn chi nữa, biển dâu đã bao đổi dời Về phương Nam ngắm sông ngậm ngùi Thương những đời như lục bình trôi. 201 22. ĐỪNG VÍ EM LÀ BIỂN Tác giả: Trần Thanh Tùng Đừng ví em là biển Sâu thẳm và bao la Thuyền nan em bé nhỏ Không xa được bến bờ Đừng ví em là biển Nước mặn chát chân trời Giữa mênh mông vẫn khát Không uống được anh ơi Đừng ví em là biển Ngàn năm sóng xô hoài Suốt cuộc đời không gặp Bến bờ nào tàn phai Vị mặn dâng cho đời Buồn vui đầy lại vơi Em không là biển khơi Em chỉ là em thôi Đừng ví em là biển Càng rộng càng cô đơn Mỗi năm ngàn trận bão Tan nát cả tâm hồn. 23. ĐƯỜNG VỀ HAI THÔN Tác giả: Phạm Thế Mỹ Đường về thôn em duyên dáng bên ven sông con thuyền xuôi mái Nhịp cầu băng qua men lối đi quanh co, cỏ hoa nối dài Nhà em cuối xóm ghép đôi mái tranh nâu trăng cài trước sau Có tằm mến thương dâu, có trầu vấn vương cau Và đào tơ thơm ngát, ngát hương trinh ban đầu. Đường về thôn anh con sáo ru êm êm trên đồng xanh lúa Nhịp cầu băng qua đưa lối sân rêu xưa thắm hoa bốn mùa Nhà anh mái lá tháng năm vẫn chưa nghe duyên tròn ước mơ 202 Có giàn mướp xanh lơ, có hồ cá nên thơ Mà lòng quê vẫn hát hát bao câu mong chờ. Mỗi đêm trăng thanh ngà hội mùa lên tiếng ca góp tay cần lao Ôi hai thôn giao đầu nhịp cầu tre bước chung êm vui dường bao Tình ta lên men rồi còn chi ngăn cách lòng mà chưa trao giấc mơ xuân cùng nhau Chày dâng lên trăng màu, bà con đang mong cầu Đường Về Hai Thôn Rằng đôi ta sớm nên duyên ban đầu. Đường về hai thôn mai mốt đôi uyên ương qua cầu soi bóng Nhủ thầm sông ơi gương nước chưa phôi pha ta còn vui hoài Trời quê bát ngát sẽ trông thấy tương lai qua tình lứa đôi Lúa đồng mãi xanh tươi, mướp cà thắm nơi nơi Và vành môi trai gái góp bao câu ca yêu đời. Nhịp cầu đưa lối, chung bước hai thôn ta đón trăng về mừng duyên quê. 24. EM BỎ DÒNG SÔNG Tác giả: Thanh Sơn Về thăm chốn xưa nắng chiều nghiêng nghiêng vàng úa Dòng sông lững lơ vẫn con đò ngày trước hẹn hò Nhớ biết bao là nhớ xa quê hương bỏ quê bỏ làng Kỷ niệm ơi ôm ấp không nguôi ai thấu lòng xao xuyến bùi ngùi. [ĐK:] Ôi còn đâu nữa nhớ ngày xưa đón đưa nhau chiều mưa Gập ghềnh chân quen trống trường tan dắt nhau trên đường đê Nhà em trắng xóa hoa cau rụng Ai hát ru con, tiếng ầu ơ nghe sao não nùng Buồn riêng ai không nói nên lời. Đời như giấc mơ, trở về đây mang thêm sầu nhớ Người xưa bỏ đi, để con đò ngày tháng bơ vơ Bến nước xưa còn đó thương cây đa lũy tre đã già Nhịp cầu tre ai bắt qua sông, đem nỗi buồn chôn kín vào lòng. 203 25. EM VỀ MIỆT THỨ Tác giả: Hà Phương Từ ngày xa đất Tiền Giang Em theo anh về xứ cảnh đờn Muỗi kêu mà như sáo thổi Đĩa lềnh tựa bánh canh Em yêu anh nên đành xa xứ Xuôi ghe chèo miệt thứ Cà Mau. Gió lao xao thổi vào mái lá Như ru tình cô gái Tiền Giang Yêu quê hương thương miền cổ cựu Vấn vương tình đất tổ quê cha Đêm đêm ra đứng hàng ba Trông về quê mẹ lệ sa buồn buồn. [ĐK:] À ài ơi bông bần rụng trắng bờ sông Lấy chồng xa xứ khó mong ngày về Xa xưa con ở vựa kề Bên ba mà bên má vỗ về ca dao. Má ơi đừng gả con xa Chim kêu mà vượng hú biết nhà má đâu Sương khuya ướt đẫm giàn bầu Em về miệt thứ bỏ sầu cho ai. 26. GỬI EM Ở CUỐI SÔNG HỒNG Tác giả: Thuận Yến 1. Anh ở biên cương nơi con sông Hồng chảy vào đất Việt Ở trên anh mùa này con nước lắng phù sa in bóng đôi bờ Anh ở biên cương biết rằng em năm ngóng tháng chờ Cứ chiều chiều ra sông mà gánh nước Nên ngày ngày cùng bạn bè trên chốt Anh lại xuống sông Hồng cho thỏa lòng em mong. 204 Em ở phương xa, nghe đài báo gió mùa đông bắc Em thương anh nơi chiến hào gặp rét Mà em thương anh chiều nay đang đứng gác Lo canh giữ đất trời, áo ấm có lành không Hỡi anh yêu, người chiến sĩ biên thùy. [ĐK:] Có gì đâu tấm lòng người chiến sĩ Có tình yêu bốn mùa sưởi ấm Dù gió mưa, dù mùa đông Vì rằng em luôn ở bên anh. 2. Em ở phương xa nơi con sông Hồng chảy về với biển Ở trên anh đầu nguồn biên giới Cuối dòng sông nơi ấy quê nhà Em ở phương xa, cách mười sông ba núi bốn đèo Cứ chiều chiều ra sông mà gánh nước Đem lòng mình gửi về miền biên giới Dẫu chẳng nói nên lời nhưng nặng tình yêu thương. Anh ở biên cương, sương lạnh giá biết mùa đông tới Nơi quê hương em bước vào vụ mới Rằng anh thương em đồng quê chưa cấy hết Tay em ngập dưới bùn, lúa cấy thẳng hàng không Hỡi em yêu ở cuối sông Hồng. [ĐK:] Thấy dòng sông sóng ngầu lên sắc đỏ Biết là em nhớ về anh đó Nhớ về anh đó Là chiến công, là niềm tin Anh gửi cho em (Em gửi cho anh Anh gửi cho em Ta gửi cho nhau) 205 27. HÀNH TRÌNH TRÊN ĐẤT PHÙ SA Tác giả: Thanh Sơn Chim tung bay hót vang trong bình minh, Chân cô đơn, áo phong sương hành trình. Từ Long An, Mộc Hóa, Mỹ Tho, xuôi về Gò Công, Tiền Giang ngút ngàn như một tấm thảm lúa vàng. Thương em tôi áo đơn sơ bà ba, Trên lưng trâu nước da nâu mặn mà Hò hò ơi! Cây lúa tốt tươi thơm mùi phù sa Đẹp duyên Tháp Mười, quên đời tảo tần vui cười. Quýt Cái Bè nổi tiếng ngọt ngây, Ai ăn rồi nhớ mãi miền Tây Ngồ ngộ ghê, gái miền Tây má hây hây, Với các cô đời bao thế hệ Phù sa ơi đậm đà hương quê hương... Qua Long Xuyên đến Vĩnh Long, Trà Vinh, Sông quê tôi thắm trong tim đậm tình Phù sa ơi! ngây ngất bước chân, tôi về không nỡ Ở cũng chẳng đành, thương miền đất ngọt an lành. Quê hương tôi vẫn bên sông tên Cửu Long, Dân quê tôi sống quanh năm quen ruộng đồng Từ ngàn xưa, cây lúa đã nuôi dân mình no ấm Phù sa mát ngọt như dòng sữa mẹ muôn đời. Đêm trăng thanh chiếu trên sông Cần Thơ, Vang xa xa thoáng câu ca hò lơ Về Tây Đô nhớ ghé Sóc Trăng nghe điệu Lâm Thôn Dù Kê hát đình như tình cảm gần như mình. Nắng sớm về trái chín thật mau, Cơn mưa chiều tưới mát ruộng sâu Phù sa ơi! bốn mùa cây trái đơm bông, Gái bên trai tình quê thắm nồng, Điệu dân ca ngọt ngào mênh mông. Sông quê ơi, nắng mưa bao ngàn xưa, Tôi không quên lũy tre xanh hàng dừa Về Bạc Liêu nghe hát cải lương, rao đờn vọng cổ Cà Mau cuối nẻo đôi lời gửi lại chữ tình 206 28. HÌNH BÓNG QUÊ NHÀ Tác giả: Thanh Sơn Về tới đầu làng con chim sáo nhỏ hát vang rộn ràng Qua nhịp cầu tre, qua mấy con đê thắm đượm tình quê Bao năm qua cách trở đường xa xuôi ngược bôn ba Ôi kỷ niệm yêu, mái tranh nghèo toả khói lam chiều. Còn nhớ nụ cười, câu ca mát rượi chứa chan lòng người Đâu rồi ngày xưa, ai đón ai đưa nắng đượm chiều mưa Quê hương ơi, ấm mãi đời tôi uống ngọt đôi môi Thương quá là thương, tuổi thơ nào ngọt đắng vui buồn. [ĐK:] À ơi, con nước lớn chảy xuôi Đưa con thuyền chao nghiêng Theo nhịp chèo bơi ai ngân nga câu hò Hò ơi, gió đưa gió đẩy, về rẩy ăn còng Về sông ăn cá, về sông ăn cá, về đồng ăn cua. Từ lúc vào đời, chân quen đất nẻ sớm trưa chiều hè Ôi đẹp làm sao, đêm sáng trăng cao gõ nhịp chày mau Nghe quê hương tiếng gọi mời thương những ngày tha phương Trong cõi đời ta, giữ bên lòng hình bóng quê nhà. 29. HỒ TRÊN NÚI Tác giả: Phó Đức Phương Núi ...hư ... núi Thuyền ...hư .. thuyền Mây ... hư ... mây Nước ... hư ... nước Thuyền ta ngược thuyền ta xuôi giữa dòng nước bạc nhịp chèo ta bơi Ai đắp đập ? Ai phá núi ? Cho hồ nước đầy là mặt gương soi 207 Non xanh mà nước biếc ối a Khoan nhạt mái chèo ( hừ là ) Khoan nhặt mái chèo ( ối a ) Núi ( hưa ) núi Thuyền ( hưa ) thuyền ( hư ) Mây ( hư ) mây Nước ( hư ) nước Hư...... hư .......hư ........ Nhìn bóng chiều in ngấn nước Ta nhìn đất trời một dòng nghiêng soi Nghe tiếng rừng Nghe tiếng suối xôn xang mái chèo nhịp đời sinh sôi Thuyền về mà bến mới ôi a Cá nặng lước đầy ( hừ là ) Cá nặng lưới đầy ( ối a ) ... Núi ( hưa núi Thuyền ( hưa ) thuyền ( hư ) Mây ( hư ) mây Nước ( hư ) nước Hư......hư ..........hư.............. 30. KHÚC HÁT SÔNG QUÊ Tác giả: Nguyễn Trọng Tạo Qua nửa đời phiêu dạt Con lại về úp mặt vào sông quê Ơi! Con sông dạt dào như lòng mẹ. Chở che con đi qua chớp bể mưa nguồn Từng hạt phù sa của tháng ba, rồi tháng bảy Từng vị heo may trên má em hồng Ơi! Con sông quê, con sông quê. Ơi! Con sông quê, con sông quê Sông còn nhớ chăng nơi ta ngồi ngóng mẹ 208 Vời vợi tuổi thơ một xu bánh đa vừng Ơi! Con sông quê, con sông quê. Ơi! con sông quê, con sông quê Con cá dưới sông, cây trồng trên bãi. Lúa gặt rồi còn để lại rơm thơm Cùng một bến sông con trâu đằm, sóng vỗ Bầy trẻ thơ tắm mát giữa thượng nguồn Một dòng xanh trong trẻ mãi tới vô cùng 31. KIÊN GIANG MÌNH ĐẸP LẮM Tác giả: Lê Giang Chiều xuống đứng bên cầu nghe sóng biển Nắng thu vàng chiếu rạng bến bờ Kiên Giang mình đẹp làm sao! Bóng mây sánh đôi bóng núi Con chim nhạn hát điệu tình quê Một biển trời như có mẹ cất tiếng ru Trăng nhú lên bến cảng quê hương Trăng cũng đẹp, đất cũng đẹp sao đâu đâu cũng đẹp Trăng lấp lánh lung linh bến nước Đoàn tàu về loang loáng trên sông Màn trời đêm êm ả thanh bình Đêm bình yên hương lúa ngạt ngào Đêm bình yên nghe sóng biển vỗ về 32. MIỀN TÂY QUÊ TÔI Tác giả: Cao Minh Thu Miền Tây quê hương ai về ai nhớ ai thương Vừa qua Long An, chợ Đào hương lúa còn vương Tiền Giang, Mỹ Tho, Cái Bè, Gò Công, Tân Phước Rạch Miễu xây cầu đường về Bến Tre gần hơn. Đường đi Vĩnh Long không còn những chuyến phà xưa Xe ta bon bon trên cầu Mỹ Thuận gió đưa 209 Trà Vinh, Trà Cú đón chào mời nhau bánh tét Sa Đéc rạng ngời yếu dấu Tháp Mười, Tràm Chim. [ĐK:] Ghé bến Ninh Kiều, qua cầu Cần Thơ Nối vui đôi bờ sông Hậu Giang Sóc Trăng đón chờ Nghe lời rao của nàng bán bánh ngon Mua dùm em bánh pía Vũng Thơm. Từ chối đành sao lời rao chân thật Từ chối đành sao vị ngọt đất quê mình. Bạc Liêu xứ sở tôi yêu Nghe tiếng ai đàn lã lơi câu vọng cổ Về thăm mảnh đất An Giang Châu Đốc vía Bà hai mươi ba tháng tư Đi lễ dâng hương cầu cho gia đạo bình an. Về thăm Kiên Giang, Giồng Riềng, miệt thứ An Biên Chiều qua Hà Tiên, Đông Hòa, Hòn Đất, Gò Quao Cà Mau mến yêu cuối trời U Minh xóm Mũi Ngọc Hiển, Rạch Tàu cho nhớ thương nhiều Cà Mau Ruộng xanh tốt tươi bao đời nuôi ta khôn lớn Vựa lúa quê mình đó là Miền Tây quê tôi. 33. NHƯ LỤC BÌNH TRÔI Tác giả: Thanh Sơn 1. Một chiều, một chiều về thăm chốn xưa Phút giây sống lại những ngày gió mưa Sao trong lòng dường như dậy sóng Thương dòng sông nước lớn nước ròng Có người chờ mong giấc mơ ấm nồng. Lặng nhìn, lục bình gửi thân theo nước trôi Dẫu xa, dẫu gần số phận thế thôi 210 Khi xa rồi thời gian vô nghĩa Mai ngày kia, nếu vẫn chia lìa Khóc tình dở dang nước mắt đầm đìa. [ĐK:] Về đây tưởng mình ngon giấc ngủ say Biết đâu ai chờ héo gầy khi thương nhớ Thương từng cây lúa bờ đê Giữ nguyên lời thề, nhớ nhau gọi về Một người lặng thinh, phải đâu vong ân Phải đâu bạc tình. 2. Lặng nhìn, ngồi nhìn tuổi xuân lướt qua Nỗi vui, nỗi buồn những ngày vắng xa Chưa phai nhòa tình quê thương quá Như bài ca hát lên mượt mà Có một dòng sông xót thương lục bình. 34. NHỮNG CÔ GÁI ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Tác giả: Huỳnh Thơ Những đầm sen, những dòng sông lấp lánh trăng sao, những xóm thôn đồng xanh trải rộng, nhịp cầu tre lắt lẻo dòng kênh, in dáng hình người con gái quê tôi. Áo bà ba súng quàng vai hôm sớm ra đi, mái tóc xanh quyện hương trái ngọt, mặt như hoa sáng đẹp tình yêu, son sắt thuỷ chung giữ quê nhà. Dưới đạn bom xanh xanh lúa vẫn vượt lên, ngày đêm trên khắp xóm thôn, ghi chiến công giết giặc lẫy lừng. Đẹp thay tuổi xuân con gái quê tôi đang cùng toàn dân viết đẹp những bài anh hùng ca. Sóng Cửu Long đã trào lên dâng khắp nơi nơi, nối tiếp nhau làng quê nổi dậy, đồn giặc tan thắm lại màu xanh 211 trên cánh đồng rộn vang tiếng chim ca. Gái cùng trai lái thuyền đi sông nước reo vui, mái tóc xanh vờn trong gió lộng. Đời tự do có gì đẹp hơn, sông núi này thề giữ đến cùng. Nắng bừng lên lung linh nét mặt làng quê, trào dâng sông nước Cửu Long, nâng tiếng ca thắm đượm nghĩa tình, đẹp thay tuổi xuân đi gìn giữ quê hương, cây súng giữ bên mình cũng đẹp như em. 35. PHẢI LÒNG CON GÁI BẾN TRE Nhạc: Phan Ni Tấn Thơ: Luân Hoán Bậu sang phà Rạch Miễu, qua lẽo đẽo theo sau Đội bóng trăng trên đầu tưởng như áo cô dâu Áo bậu đỏ cánh kiến da bậu vàng phù sa Mắt ngời xanh nước biển, tim bậu hồng lòng qua Bậu sang phà Rạch Miễu, ngoe nguẩy xuống Bến Tre Về Cái Mơn, Lương Hoà hay là, về Sơn Đốc, Ba Tri Guốc bậu rụng tiếng lá, thoang thoảng mùi làm duyên Thoáng mùi thương quá đỗi mùi tình Lục Vân Tiên Đợi ánh trăng lên đầu cầu soi bước em về Lòng qua như con nước/ Lênh đênh vào trong mong nhớ Vịnh Bến Tre tim bồi hồi lòng muốn theo người ơi Bậu sang phà Rạch Miễu, vô Chợ Giữa nhởn nhơ Về Trúc Giang đang chờ hay về/ Cù Lao Ống trăng mơ Tức bàn chân quấn quýt, quanh quẩn vòng thuỷ chung Bóng dừa vương áo mỏng, in đậm chùm yêu thương Bậu sang phà Rạch Miễu, thăm trường cũ Nam Xương Lư lắc lư xe thổ mộ/ Chèn ơi quá dễ thương Quyết lòng theo bén gót, năn nỉ hoài hổng nghe Ước gì đương trắc trở/ Gặp nụ cười Bến Tre Bến Tre, ơi Bến Tre ơi/ Có nhớ gã thương hồ Khua dầm trong nắng đục/ Lận đận sầu bản thân Bến Tre, ơi Bến Tre Bến Tre, ơi Bến Tre 212 36. QUÊ EM MÙA NƯỚC LŨ Tác giả: Tiến Luân Không còn con sông, nước dâng tràn lên bãi bờ! Anh về quê em, khắp nơi như là biển khơi! Chập chờn mái tranh ngoi lên giữa ngọn triều dâng! Những đàn gà con bơ vơ đứng nhìn trời xanh! Bao ngày trôi qua lũ cao dân thêm nữa rồi! Không còn nhận ra tiếng ai đi tìm người trôi! Mẹ ngồi dưới mưa tay ôm ấp trẻ lạnh căm! Xóm làng chìm trong bao la những nỗi đau này Ôi ! Nước lũ dâng cao dâng cao dâng theo bao nỗi sầu đau Ôi ! Nước tràn bờ đê nước tràn bờ đê tang thương khắp một miền quê! Bên bờ đê cao mái tranh tạm che kiếp người! Ơi đồng bằng ơi, biết bao thân phận nổi trôi! Còn một trái tim ai ơi nhớ lại Miền Tây "Nhiễu điều" mà thương dân ta lắm nỗi đoạn trường. 37. SÔNG QUÊ Tác giả: Đynh Trầm Ca Hò .... ơ ... sông quê nước chảy đôi bờ Để anh chín dại mười khờ thương em... Có một dòng sông chảy tràn trong trí nhớ Làng em bến lở, làng anh ở bến bồi Mỗi ngày em qua bên này sông đi học Dưới bến con đò chờ trong nhóng mù u Nhánh mù u con bướm vàng quanh quẫn Anh bao nhiêu chiều tàn thơ thẩn qua sông Em tan trường về con đò lên bến lở Áo lụa như mây bay ngược gió sông chiều Ôi, con sông quê, bao năm đã lở đã bồi Đời bể dâu nên anh cũng dạt quê người 213 Chiều nay bỗng nhớ cây mù u Dòng sông in bóng em chiều thu Về đây mới biết Bên sông không còn mái nhà ngày xưa Sóng đời cuốn trôi lỡ rồi sông bên đó Nhà em đã bỏ làng đi mãi không về Mỗi ngày bên sông không còn em đi học Ngọn gió reo buồn, buồn trong nhánh mù u Nhánh mù u, con bướm vàng quanh quẩn Câu ca từ thuở thơ dại ru sang Sông quê, trường làng con đò trên cát lở Cũng vì em xa mà thành điệu hát não lòng...! 38. TÁT NƯỚC ĐẦU ĐÌNH Tác giả: Y Vân Ðêm qua tát nước í a chứ đầu đình Trời đêm sáng tỏ ấy cái đêm trăng rằm Bỏ quên chiếc áo chứ trên cành là hoa sen Là cành hoa sen ớ ơ. Em được thì cho anh xin Hay là em để chứ làm tin, làm tin trong nhà. Ơi hỡi chàng ơi chứ tình rằng ơi hỡi chàng ơi Áo anh sứt chỉ chứ đường tà chứ biết rằng Vợ anh chưa có chứ mẹ già, mẹ già chưa khâu Mẹ già chưa khâu chứ tình rằng tình vẫn chưa khâu. Áo anh sứt chỉ đã lâu Mới mượn cô ấy về khâu cho cùng Khâu rồi anh sẽ trả công Đến khi lấy chồng, anh sẽ giúp cho. Giúp em một thúng xôi vò 214 Một con lợn béo một vò rượu tăm Giúp em chứ giúp em mà đôi chiếu chứ em nằm Ðôi chăn em đắp í a chứ đôi trầm, chứ đôi trầm Là trầm em đeo, là trầm em đeo í a. Giúp em quan tám, quan tám chứ tiền treo Quan năm tiền cưới lại đèo lại đèo buồng cau Lại đèo lại đèo buồng cau, í a a. 39. THUYỀN VÀ BIỂN Tác giả: Phan Huỳnh Điểu Thơ: Xuân Quỳnh Chỉ có thuyền mới hiểu biển mênh mông nhường nào Chỉ có biển mới biết thuyền đi đâu về đâu Những ngày không gặp nhau biển bạc đầu thương nhớ Những ngày không gặp nhau lòng thuyền đau rạng vỡ Nếu từ giã thuyền rồi biển chỉ còn sóng vỗ Nếu phải cách xa em anh chỉ còn bão tố Nếu phải cách xa em anh chỉ còn bão tố Những ngày không gặp nhau biển bạc đầu thương nhớ Những ngày không gặp nhau lòng thuyền đau rạng vỡ Nếu từ giã thuyền rồi biển chỉ còn sóng vỗ Nếu phải cách xa em anh chỉ còn bão tố Nếu phải cách xa em anh chỉ còn bão tố. 40. THƯƠNG LẮM CÀ MAU Tác giả: Quốc Thuận Sao nhớ thương nhớ thương dạt dào ngày mưa anh tới Cà Mau Nhớ chiều mưa anh ghé Tắc Vân lần đầu gặp em anh biết nghe lòng bâng khuâng Bao nhiêu lá tràm lòng anh bấy nhiêư xao xuyến Xôn xao lá dừa anh tưởng tiếng bước em qua Thương lắm con đò nặng tình phù sa sông nước Thương lắm câu hò đêm buồn sông nước Cà Mau. Nhớ chiều về U Minh, đậm tình phù sa bên lỡ bên bồi biển mặm lòng em 215 Thương ngày buồn Đầm Dơi bạc ngàn rừng đướt nghe tiếng em cười sao tình nghe vui Nhớ cạnh đền ngày nao chiều về trên sông nghe nước lên đầy trở nặng tình quê Thương tràm dìu dạt đưa mà lòng sao nhớ thương những nhịp cầu tre về bên em. Sao nhớ thương tím bông lục bình mà em đã hái tặng anh Nhớ chiều xưa áo tím bay bay, rượu Cà Mau say hay mắt em làm anh say Mưa trên lá tràm mưa ơi đừng làm cho ướt tóc Thương sao tiếng hò êm đềm theo sóng trôi xa Thương lắm bên chờ đêm nào trăng rơi trên nước Thương má em hồng như lòng thương lắm Cà Mau Thương lắm con đò nặng tình phù sa sông nước Thương lắm câu hò đêm buồn sông nước Cà Mau. 41. THƯƠNG VỀ MIỀN TRUNG Tác giả: Minh Kỳ Đã bao lâu rồi không về Miền Trung thăm người em Nắng mưa đêm ngày cách trở, giờ xa xôi đôi đường Người hỡi! Có về miền quê hương Thùy Dương Nước chảy còn vương bao niềm thương Cho nhắn đôi lời. Dẫu xa muôn trùng Tôi vẫn còn thương sao là thương Nhớ ai xuôi thuyền Bến Ngự đẹp trăng soi đêm trường. Và nhớ tiếng hò ngoài Vân Lâu chiều nao Ước nguyện đẹp duyên nhau dài lâu Xa rồi còn đâu? [ĐK:] Em ơi! Chờ anh về Đừng cho năm tháng xóa mờ thương nhớ Đêm nao trăng thề Đá vàng ước hẹn đẹp lòng người đi Em biết chăng em? 216 Đã bao thu rồi Vắng lạnh lòng trai đi ngàn phương Mỗi khi sớm chiều Xóa nhòa phồn hoa nơi phố phường. Người ơi! Nếu còn vầng trăng soi dòng Hương Núi Ngự còn thông reo chiều buông Tôi vẫn còn thương. 42. TÌNH ẤM CHIỀU QUÊ Tác giả: Nguyễn Ngọc Thiện Hò...ơ...chiều chiều ngư phủ đi câu, Cá đâu chẳng thấy mà đọng tay bèo, Buông câu ông cũng ngó dùm kẻo câu ông máng vào xuồng của ai. Hò...ơ... kẻo câu ông máng vào xuồng của em Trên ven sông chiều nay tiếng ai hò nghe bâng khuâng Con nước xuôi êm đềm chợt xôn xao, Ơi cô em làng quê tóc phiêu bồng trong nắng gió có hay Không người lòng anh muốn quên lối về. Thôi anh ơi đừng khen nắng se hồng trên môi em, Em chỉ như hoa đồng mọc ven sông, Ơi cô em dể thương biết cho lòng trai tha phương sóng xô dâng trào Dường như kiếp nào ta gặp nhau. Ơi chiều ơi nắng vàng soi đẹp tình ta, Anh muốn quên đi bao ngày dãi dầu mưa nắng ngược xuôi, Nhớ nghe anh mối tình nồng nàng duyen trao, Anh chớ quên bao câu thề muôn đời ta mãi gần nhau. Em không mong gì hơn có anh kề bên sớm tối như tiếng ve sau hè gọi vang vang, Ơi em thương thật thương chớ nghi ngờ tình anh trao gió mây Xin đừng gọi ta lãng du trời xa 43. TÌNH EM THÁP MƯỜI Tác giả: Thanh Sơn Sông nước quê em sáng lớn trưa ròng Cây lúa trên đồng mát rượi đầy bông 217 Thương từng giọt mồ hôi Thương mùa nước nỗi vẫn không xa rời Phù sa nuôi lớn tình quê mấy đời. Em gái Nha Mân ước muốn đôi lần Đang tuổi xuân thì có được tình nhân Bao giờ mình thành đôi cho đời biến đổi Nắng mưa vẫn cười, gọi tên Sa Đéc Tình em Tháp Mười. [ĐK:] Hò ơi nhớ nhau về Cao Lãnh tìm Mối duyên thề thắm đượm tình quê Cao Lãnh ơi biết ai trông chờ Lấp Vò thương nhớ Về đây nghe khúc dân ca Hỏi người xa xứ nhớ thương quê nhà. Anh nói yêu em mấy núi cũng trèo Mấy sông cũng lội, mấy đèo anh cũng qua Thương Hồng Ngự thật xa, sông đò mấy ngả Dáng em mỉm cười chờ nhau đám cưới tình em Tháp Mười. 44. TÌNH TA BIỂN BẠC ĐỒNG XANH Tác giả: Hoàng Sông Hương Thuyền anh ra khơi khi chân mây ửng hồng Thuyền anh ra khơi đâu có ngại chi sóng gió Trên đoàn thuyền hải âu vui sóng xô Anh nhớ đồng làng quê cánh cò bay trên thảm lúa Đời tự do chan chứa bao tình, Vì tương lai ta đổ giọt mồ hôi Ruộng đồng quê ta em hăng say sớm chiều Ruộng đồng thâm canh em có ngại chi mưa nắng Em hỏi rằng vì sao anh ra khơi Bám biển ngày đêm để màu da anh nắng sạm 218 Hỏi mà chi sao em cứ bông đùa Thuyền anh mai về có cá bạc đầy khoang Cá bạc đầy khoang để màu da anh rám hồng Lúa vàng trĩu bông cho má hồng em tươi thắm Đôi ta chừ thương nhau cho lúa xanh đồng Cho thuyền vượt biển dẫu muôn trùng mà băng qua Đây ruộng đồng ta vun trồng Đây biển khơi kéo lưới nào. 45. TÌNH YÊU CỦA ĐẤT VÀ NƯỚC Tác giả: Hoàng Vân Đất ơi có nhớ những ngày đồng khô cỏ cháy Nước ơi đồng trũng quê mình từ bao giờ ngập úng Câu hỏi ngàn năm xưa ơ hơ Hỏi trời trời chẳng thấu, hỏi đất đất không hay. Nay từ châu thổ sông Hồng tới đồng bằng Cửu Long Trời của ta, đất của ta tấc đất tấc vàng chỉ khi nào đủ nước Không úng không hạn tưới tiêu mặc lòng Nước của ta làm giàu đất của ta Nước phù sa đẹp màu lúa đồng ta. [ĐK:] Đôi ta yêu nhau như đất và nước Đẹp mùa hò hẹn như trăng đêm rằm mà trăng tròn Như cánh đồng hạn nước về Như cánh đồng úng nước đi Nhịp nhàng phơi phới ơ hơ Đẹp mùa lúa mới ơ hơ. Thoảng bay trong gió Mùi xăng dầu gợi những ước mơ xa Nước ơi từ nay nước trong tay ta Đất ơi từ nay đất trong tay ta 219 Lúa ơi hẹn những mùa vàng ấm no Lúa ơi hẹn những mùa vàng ấm no 46. TRỞ VỀ DÒNG SÔNG TUỔI THƠ Tác giả: Hoàng Hiệp Quê tôi ai cũng có một dòng sông bên nhà Con sông quê gắn bó với tuổi thơ đời tôi Bao năm xa quê ấy trong mơ tôi vẫn thấy Hôm nay tôi trở về lòng chợt vui thấy sông không già Sông vẫn in màu mây Vẫn khi vơi đầy vẫn mang phù sa làm đẹp thêm làng quê yêu dấu Sông vẫn như thuở ấy Vẫn con đò ngang đón đưa người sang và từng đêm hát ru đôi bờ Trong tim ai cũng có một dòng sông riêng mình Tim tôi luôn gắn bó với dòng sông tuổi thơ Con sông tôi tắm mát Con sông tôi đã hát Con sông cho tôi đậm một tình yêu nước non quê nhà Sông cũng như người ấy Có khi vui buồn có khi hờn ghen chỉ tình yêu tuổi thơ mới thấy Ôi những con thuyền giấy những năm tuổi thơ đã đi về đâu? Ðể mình tôi nhớ nhung bây giờ. 47. VÀM CỎ ĐÔNG Tác giả: Trương Quang Lục Ở tận sông Hồng em có biết Quê hương anh cũng có dòng sông Anh mãi gọi với lòng tha thiết Vàm Cỏ Đông , ơi Vàm Cỏ Đông Ơ .. ơi Vàm Cỏ Đông , ơi hỡi dòng sông Nước xanh biêng biếc chẳng đổi thay dòng Đuổi Pháp đi rồi nay đuổi Mĩ xâm lăng 220 Giặc đi đời giặc sông càng xanh trong Vàm Cỏ Đông đây, Vàm Cỏ Đông đây, Ta quyết giữ từng mái xuồng tấm lưới cây dầm Từng con người làm nên lịch sử Và dòng sông trong mát quanh năm Ở tận sông Hồng em có biết Quê hương anh cũng có dòng sông Anh mãi gọi với lòng tha thiết Vàm Cỏ Đông ơi Vàm Cỏ Đông Vàm Cỏ Đông ơi Và Cỏ Đông Ơ ơi Vàm Cỏ Đông ơi hỡi dòng sông Có anh du kích dũng cảm kiên cường Lẫn ánh trăng mờ băng lửa đạn qua sông Diệt tan tàu giặc giữ gìn quê hương Diệt tan tàu giặc giữ gìn quê hương Vàm Cỏ Đông đây, Vàm Cỏ Đông đây Ta quyết giữ từng mái nhà nép dưới rặng dừa Từng thửa ruộng ngời đen màu mỡ Từng mối tình hò hẹn sớm trưa Ở tận sông Hồng em có biết Quê hương anh cũng có dòng sông Anh mãi gọi với lòng tha thiết : Vàm Cỏ Đông ơi Vàm Cỏ Đông , Vàm Cỏ Đông ơi Vàm cỏ Đông 48. VỀ MIỀN TÂY Tác giả: Tô Thanh Tùng Miền Cần Thơ gạo trắng nước trong Vui niềm vui ấm no cuộc sống Miền Đồng Tháp ruộng lúa mênh mông Yêu tình yêu thắm duyên mặn nồng. Ai qua Tiền Giang xuống phà Mỹ Thuận Ai đi Hậu Giang đến bắc Cần Thơ Đi về Minh Hải hay đi về Kiên Giang Đi về Sa Đéc hay đi về An Giang. 221 Miền Tây ơi vựa lúa Việt Nam hai mùa mưa nắng Miền Tây ơi sông nước Cửu Long chín nhánh phù sa Đất lành khắp chốn nở hoa Vun bồi mạch sống mượt mà môi em. Vầng trăng lên theo bước chân đi Qua đường quê mấy nhịp cầu tre Hàng cây xanh in bóng nghiêng che Quanh vườn ao đóm khuya lập lòe. Ai đi miền xa nhớ về quê nhà Thăm con đường xưa bến cũ miền Tây Tiếng cười giọng nói trong có tình thân thương Câu hò câu hát nghe dạt dào quê hương. 49. VIỆT NAM QUÊ HƯƠNG TÔI Tác giả: Đỗ Nhuận 1. Bạn ơi hãy đến quê hương chúng tôi Ngắm mặt biển xanh xa tít chân trời Nghe sóng vỗ dạt dào biển cả Vút phi lao gió thổi trên bờ. Buồm vươn cánh vượt sóng ra ngoài khơi Trong nắng hồng bừng lên sáng ngời. 2. Miền Nam đất nước quê hương chúng tôi Có rừng dừa xanh xa tít chân trời Người thiếu nữ dạt dào tình trẻ Dáng xinh tươi đang tuổi yêu đời. Lòng trai tráng rộng lớn như biển khơi Với cánh tay dựng nên đất trời. 3. Mùa xuân đã tới quê hương chúng tôi Mía ngọt chè xanh bông trắng lưng đồi Đồng xanh lúa rập rờn biển cả 222 Tiếng ai ru con ngủ ru hời. Đồng xanh lúa thẳng cánh bay cò bay Đưa nước về làng quê sáng rồi. 4. Việt Nam yêu dấu xanh xanh lũy tre Suối đổ về sông qua những nương chè Dòng sông cuốn dồn về biển cả Lứa thanh niên vui thỏa cuộc đời. Mùa xuân tới nguồn sống dâng sục sôi Đất nước tôi Việt Nam sáng ngời. 50. XÓT XA BÔNG SÚNG ĐỢI CHỜ Tác giả: Võ Đảm Em có còn thương, thương mùa nước nổi lên đồng Em có còn thương đò ngang đưa khách sang sông Em có còn thương nhớ mùa bông súng năm nào Con sóng xô dạt dào trên chiếc xuống anh trước em sau. Bông súng tình anh còn xanh ước vọng hôm nào Bông súng tình em lời yêu sao nỡ quên mau Bông súng chờ nhau xanh xao lá úa phai màu Em có nhớ đêm nào trăng tàn đượm thắm môi trao. (Vậy mà người đành tâm quên lời thề hẹn trăm năm) [ĐK:] Trăng gầy trăng đắm men nồng giọt sầu mênh mông Con đường chung lối mơ mộng cầm bằng như không Bao mùa bông súng nở rồi tàn người vẫn xa mây ngàn Bỏ lại miền quê sầu anh riêng mang. Như là cơn gió vô tình cuốn mình bay xa Như là con sóng theo dòng thủy triều bao la Nơi phố thị ngọc ngà làm sao em nhớ quê nhà Nhớ mùa bông súng tình duyên đậm đà.

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_buc_tranh_ngon_ngu_ve_song_nuoc_trong_tri_nhan_cua_n.pdf
  • pdfTrichyeu_TangTanLoc.pdf
Tài liệu liên quan