Luận án Bình đẳng giới trong lao động gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía bắc Việt Nam hiện nay

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LỆ THU BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC HÀ NỘI - 2017 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH NGUYỄN LỆ THU BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY LUẬN ÁN TIẾN SĨ CHUYÊN NGÀNH: CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC Mã số: 62 22 03 08 NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: 1.

pdf179 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 377 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Bình đẳng giới trong lao động gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía bắc Việt Nam hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PGS.TS NGUYỄN THỊ NGÂN 2. TS. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THỦY HÀ NỘI - 2017 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực, có nguồn gốc rõ ràng và được trích dẫn đầy đủ theo quy định. Tác giả Nguyễn Lệ Thu MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 8 1.1. Các nghiên cứu có liên quan đến đề tài luận án 8 1.2. Giá trị của các công trình đã tổng quan và những nội dung luận án cần làm sáng tỏ 28 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY 31 2.1. Lao động gia đình và bình đẳng giới trong lao động gia đình 31 2.2. Lao động gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc và bình đẳng giới trong lao động gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc 35 2.3. Vai trò của việc thực hiện bình đẳng giới trong lao động gia đình dân tộc thiểu số đối với việc phát triển kinh tế - xã hội miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay 41 2.4. Một số yếu tố tác động đến việc thực hiện bình đẳng giới trong lao động gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam 50 Chương 3: BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY - THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 62 3.1. Thực trạng thực hiện bình đẳng giới trong lao động gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay 62 3.2. Những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện bình đẳng giới trong lao động gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam 105 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC HIỆN NAY 119 4.1. Những quan điểm cơ bản thúc đẩy bình đẳng giới trong lao động gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc hiện nay 119 4.2. Một số giải pháp thúc đẩy bình đẳng giới trong lao động gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc hiện nay 125 KẾT LUẬN 148 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 151 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 166 DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT BĐG : Bình đẳng giới CNH, HĐH : Công nghiệp hóa, hiện đại hóa DTTS : Dân tộc thiểu số MNPB : Miền núi phía Bắc DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Vai trò của vợ và chồng trong hoạt động sản xuất 63 Bảng 3.2: Mức độ tham gia của vợ và chồng trong hoạt động tái sản xuất 82 Bảng 3.3: Người đại diện cho gia đình tham gia hoạt động cộng đồng 99 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài luận án Bình đẳng nam nữ một cách toàn diện, đầy đủ là lý tưởng mà nhân loại đã theo đuổi hàng nhiều thế kỷ. Ngày nay, bình đẳng giới (BĐG) là vấn đề có tính quốc tế, là mối quan tâm của toàn nhân loại, là một trong tám mục tiêu phát triển thiên niên kỷ (MDG). Ở nước ta, sự nghiệp giải phóng phụ nữ đã được Đảng và Nhà nước quan tâm ngay từ buổi đầu cách mạng. Khẩu hiệu “nam nữ bình quyền” được khẳng định từ Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa (1946). Cho đến nay, Đảng và nhà nước Việt Nam luôn quan tâm thúc đẩy thực hiện BĐG nói chung và BĐG trong lao động gia đình nói riêng. Nhiều văn bản quan trọng đã ra đời và quy định cụ thể về nội dung này như: Hiến pháp, Luật Lao động, Luật Hôn nhân gia đình, Luật Bình đẳng giới. Như điều 18 Luật BĐG đã quy định: Vợ chồng bình đẳng với nhau trong quan hệ dân sự và các quan hệ khác liên quan đến hôn nhân và gia đình,... các thành viên nam nữ trong gia đình có trách nhiệm chia sẻ công việc gia đình. Những quan điểm, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, cùng với thành tựu của 30 năm đổi mới, đời sống vật chất và tinh thần của các gia đình Việt Nam đã được cải thiện đáng kể, có sự biến đổi sâu sắc về cơ cấu, kết cấu, mối quan hệ của các thành viên trong gia đình. Phụ nữ ngày càng có nhiều cơ hội tham gia và khẳng định vai trò to lớn của mình trong các hoạt động kinh tế - xã hội, nhất là trong lĩnh vực sản xuất vật chất. Bên cạnh đó, xuất hiện xu hướng ngày càng có nhiều đàn ông đảm nhiệm những công việc trước đây vốn được coi là của phụ nữ. Với sự thay đổi chức năng của các cá nhân trong gia đình, khoảng cách của bất BĐG trong lao động gia đình đang dần dần được thu hẹp. BĐG trong lao động gia đình đã trở thành xu hướng tất yếu, là thước đo mức độ tiến bộ, hạnh phúc của mỗi gia đình. 2 Tuy nhiên, dù pháp luật quy định trong gia đình, vợ chồng đều bình đẳng với nhau về mọi mặt, cùng nhau bàn bạc, quyết định mọi vấn đề chung, cùng chia sẻ mọi công việc cũng như chăm lo con cái, cha mẹ, nhưng trên thực tế thời gian làm việc của phụ nữ trong gia đình thường dài hơn nam giới. Trong gia đình nam giới vẫn được coi là trụ cột, có quyền quyết định các vấn đề lớn và là người đại diện ngoài cộng đồng, còn các công việc nội trợ, chăm sóc các thành viên trong gia đình vẫn được coi là “thiên chức” của phụ nữ, được coi là việc vặt, không tên, không có giá trị. Vậy là ngoài giờ đi làm, tham gia hoạt động sản xuất như nam giới, phụ nữ còn phải gánh trách nhiệm chính trong hoạt động tái sản xuất của gia đình, điều này đã hạn chế cơ hội được tiếp cận và khả năng tìm được chỗ đứng trong thị trường lao động, ảnh hưởng tới việc học tập, nâng cao trình độ chuyên môn, sức khỏe, tâm lý và thời gian nghỉ ngơi, giải trí để đảm bảo tái sản xuất, tham gia hoạt động xã hội của phụ nữ. Ngoài ra, một bộ phận phụ nữ còn tự ti, an phận, cam chịu, chấp nhận những định kiến giới tồn tại trong xã hội. Đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng dân tộc thiểu số (DTTS), bất BĐG trong lao động gia đình vẫn đang diễn ra mạnh mẽ, vị thế của người phụ nữ trong gia đình còn thấp kém. Miền núi phía Bắc (MNPB) là địa bàn chiến lược của đất nước, nơi tụ cư của nhiều DTTS, với sự đa dạng về bản sắc văn hóa tộc người. Do trình độ phát triển kinh tế, xã hội và văn hóa còn thấp kém, bất BĐG trong gia đình DTTS MNPB còn khá phổ biến và nặng nề hơn so với nhiều vùng khác trong cả nước. Tính chất bảo thủ của phân công lao động truyền thống theo giới, vẫn đang thể hiện rõ nét trong gia đình DTTS. Vì điều kiện sản xuất và thu nhập thấp, nên phụ nữ tham gia hầu hết các công việc sản xuất. Hơn nữa việc sử dụng dịch vụ xã hội, phương tiện giúp giảm nhẹ gánh nặng của công việc nội trợ của gia đình DTTS còn rất ít, chưa đủ sức giải phóng người phụ nữ ra khỏi những lo toan vất vả của đời sống gia đình 3 hiện nay. Do vậy, phụ nữ DTTS MNPB thường phải lao động với cường độ lớn, thời gian làm việc kéo dài, điều kiện nghỉ ngơi dường như không có, ít có cơ hội tiếp cận các nguồn lực để phát triển, nâng cao năng lực của bản thân, khả năng ra quyết định và hưởng thụ lợi ích của họ nhìn chung thấp hơn nhiều so với nam giới. Mặc dù chính phủ đã tiến hành nhiều chương trình nhằm giúp đỡ các DTTS MNPB, song có lẽ một bộ phận không nhỏ phụ nữ DTTS MNPB vẫn còn đứng bên lề của sự phát triển. Nghèo đói, rào cản của luật tục, hạn chế về kiến thức, không chỉ làm gia tăng thêm gánh nặng cho phụ nữ trong lao động sản xuất, tái sản xuất để duy trì cuộc sống gia đình, mà còn làm cho những cơ hội để họ tham gia hòa nhập với dòng chảy của xã hội ít hơn so với nam giới. Vì vậy, phụ nữ DTTS chính là nhóm xã hội cực khổ nhất, chịu nhiều sự bất bình đẳng nhất ở MNPB, giải quyết bất BĐG trong gia đình DTTS MNPB để không ai bị bỏ lại phía sau, chính là góp phần thực hiện mục tiêu phát triển bền vững hiện nay ở MNPB. BĐG trong lao động gia đình không phải là chủ đề nghiên cứu mới, nhưng luôn mang tính thời sự, luôn nhận được sự quan tâm của các nhà khoa học không chỉ trong nước mà cả quốc tế và ngày càng được quan tâm nghiên cứu trên nhiều khía cạnh và góc độ khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách đầy đủ về BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB. Từ những lí do trên, việc nghiên cứu thực trạng BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB hiện nay, để đề xuất giải pháp thúc đẩy thực hiện BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB hiện nay được đặt ra cấp thiết. Do vậy, tác giả chọn vấn đề “Bình đẳng giới trong lao động gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam hiện nay” làm đề tài luận án Tiến sỹ Triết học, chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học. 4 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu Trên cơ sở phân tích cơ sở lý luận và thực tiễn, những vấn đề đặt ra của việc thực hiện BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB, luận án đề xuất một số quan điểm, giải pháp chủ yếu để thúc đẩy BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB Việt Nam hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án. - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn của việc nghiên cứu BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB Việt Nam hiện nay. - Phân tích thực trạng, chỉ ra những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB Việt Nam hiện nay. - Đề xuất một số quan điểm, giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB Việt Nam hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Luận án nghiên cứu thực trạng BĐG trong lao động gia đình. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Nội dung: Trong phạm vi luận án, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu BĐG trong lao động gia đình giữa vợ và chồng. - Phạm vi không gian: MNPB gồm 14 tỉnh với 30 dân tộc, được chia thành nhiều nhóm với các trình độ phát triển khác nhau. Trong khuôn khổ luận án và điều kiện nghiên cứu, tác giả chỉ tập trung nghiên cứu một số dân tộc như: Tày, Thái (nhóm DTTS phát triển); Mông (thuộc DTTS phát triển trung bình); La Hủ (thuộc nhóm DTTS phát triển kém) ở các tỉnh Hà Giang, Lạng Sơn, Lào Cai, Sơn La, Lai Châu. - Phạm vi thời gian: Luận án tập trung nghiên cứu về tình hình thực hiện BĐG trong lao động gia đình DTTSMNPB Việt Nam từ năm 2007 (Luật BĐG có hiệu lực) cho đến nay. 5 4. Cơ sở lí luận, thực tiễn và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1. Cơ sở lí luận và thực tiễn - Cơ sở lí luận của luận án là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về vấn đề BĐG, gia đình, DTTS. Ngoài ra, luận án còn vận dụng một số lý thuyết như: xã hội học về vị thế - vai trò, giới và phát triển, nữ quyền. - Luận án kế thừa tài liệu, công trình có liên quan đến đề tài của các nhà nghiên cứu, hoạt động thực tiễn ở Việt Nam, cũng như các tổ chức quốc tế. - Cơ sở thực tiễn của luận án là thực trạng BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB đã xác định ở phạm vi nghiên cứu. - Luận án sử dụng nhiều số liệu của Tổng cục Thống kê về MNPB (do DTTS chiếm tỷ lệ lớn của vùng và hiện tại không có số liệu thống kê riêng về DTTS của vùng), nên các số liệu về MNPB mà tác giả đề cập trong luận án hàm ý nói về DTTS ở MNPB. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Trên cơ sở phương pháp luận là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử, luận án sử dụng các phương pháp sau: - Thu thập tư liệu, phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh các tư liệu đã có làm cơ sở lí luận, thực tiễn tham khảo. - Điều tra xã hội học là phương pháp nghiên cứu quan trọng, mà luận án sử dụng để thu thập những bằng chứng khách quan, tin cậy về thực trạng, cũng như những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp. Nghiên cứu định tính: được tiến hành thông qua phương pháp phỏng vấn sâu. Luận án phỏng vấn sâu 20 cuộc. Các cặp vợ chồng gia đình: dân tộc Thái (3 cuộc), dân tộc Tày (3 cuộc), dân tộc Mông (6 cuộc), dân tộc La Hủ (2 cuộc), cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội (6 cuộc). 6 Với nội dung tập trung vào các vấn đề: + Thực trạng phân công lao động trong các hoạt động: sản xuất, tái sản xuất, cộng đồng. + Quan niệm của người dân về việc phân công lao động trong gia đình như thế nào là hợp lý. + Tìm hiểu tác động của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, văn hóa tới BĐG trong lao động gia đình DTTS Nghiên cứu định lượng: Luận án thực hiện 536 phiếu trưng cầu ý kiến. + Ở địa bàn: xã Phố cáo, Huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang; xã Tân Lang huyện Văn Lãng, tỉnh Lạng Sơn; Thị trấn Sa Pa, huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai; xã Pa Ủ, huyện Mường Tè, tỉnh Lai Châu; Thị trấn Phù Yên tỉnh Sơn La. + Cơ cấu về giới tính: có 50% là nữ (268) và 50% là nam (268) + Dân tộc: Thái (28,3%), Tày (27,6%), Mông (29,9%), La Hủ (14,2%) + Cơ cấu về độ tuổi: từ 18 đến 50. + Tình trạng hôn nhân: Đầy đủ vợ chồng + Cơ cấu về trình độ học vấn: mù chữ: 106; cấp 1: 192; cấp 2:189; cấp 3: 49 + Cơ cấu nghề nghiệp chính: chủ yếu làm nông nghiệp. - Quan sát thực địa là một phương pháp, mà tác giả sử dụng trong luận án nhằm làm sáng tỏ một số phát hiện dựa trên bảng hỏi và thảo luận nhóm. 5. Đóng góp mới của luận án - Làm rõ hơn lý luận về lao động gia đình DTTS MNPB, nội dung biểu hiện của BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB. - Đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực của các yếu tố tự nhiên, kinh tế, văn hóa, chính sách đến việc thực hiện BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB. - Đánh giá một cách cụ thể thực trạng BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB Việt Nam ở các lĩnh vực: sản xuất, tái sản xuất, tham gia hoạt động cộng đồng. 7 - Phát hiện những vấn đề đặt ra trong việc thực hiện BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB Việt Nam hiện nay. - Đề xuất một số quan điểm và giải pháp để thúc đẩy BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Góp phần khẳng định lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam và Nhà nước ta về BĐG, gia đình và DTTS, ngoài ra còn khẳng định giá trị của các lý thuyết khác về giới. - Luận án có thể làm tư liệu phục vụ cho việc nghiên cứu, giảng dạy những chuyên đề liên quan đến vấn đề phụ nữ, BĐG, gia đình, dân tộc... trong Chủ nghĩa xã hội khoa học và các chuyên ngành liên quan. - Với việc chỉ ra thực trạng, những vấn đề đặt ra đối với việc thực hiện BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB, đề xuất một số giải pháp, luận án góp phần cung cấp tư liệu cho việc hoạch định, hoàn thiện chính sách về phụ nữ DTTS, BĐG, gia đình, lao động và việc làm, DTTS ở MNPB. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án bao gồm 4 chương, 10 tiết. 8 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. CÁC NGHIÊN CỨU CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Các nghiên cứu tiêu biểu về bình đẳng giới trong lao động gia đình Các tác giả Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn và Nguyễn Linh Khiếu trong công trình Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước [7], đã đi sâu phân tích vai trò của người phụ nữ trong: tái sản xuất sức lao động gia đình; phát triển kinh tế gia đình; tiếp cận và quản lý các nguồn lực phát triển; quyền quyết định các vấn đề quan trọng trong gia đình; sinh hoạt cộng đồng và đã đưa ra kết luận: mặc dù đã trở thành một người lao động chính cùng với chồng tạo nên nguồn của cải nuôi sống gia đình, nhưng phụ nữ vẫn là người độc tôn trong việc thực hiện các công việc nội trợ gia đình. Theo nhóm tác giả, các số liệu thực tế cho thấy người phụ nữ chưa được tiếp cận, kiểm soát và quản lý các nguồn lực phát triển, sự bất bình đẳng ở đây không những không tạo cơ hội cho người phụ nữ tham gia một cách tích cực hơn vào quá trình phát triển, mà còn hạn chế sự phát triển kinh tế gia đình, cũng vì vậy mà vị thế của người phụ nữ chưa tương xứng với vai trò của họ. Công trình này đã gợi mở cho tác giả luận án về một số vấn đề lý luận, thực trạng có thể triển khai trong luận án. Trong công trình Nghiên cứu phụ nữ, giới và gia đình [30], Nguyễn Linh Khiếu đã phân tích làm sáng rõ vai trò của phụ nữ, cũng như mối quan hệ giới trong gia đình trên các lĩnh vực như: kinh tế, tiếp cận nguồn lực, giáo dục và chăm sóc sức khỏe. Đặc biệt, tác giả nghiên cứu sâu hơn về vị thế của phụ nữ trong gia đình nông thôn miền núi, những yếu tố văn hóa đang cản trở quá trình phát triển của họ. Những kết luận được khái quát của công trình này, đã gợi mở cho tác giả luận án một số vấn đề đặt ra hiện nay trong thực hiện được BĐG trong lao động gia đình DTTS. 9 Gender and Domestic life của Tony Chapma [12], là công trình nhấn mạnh đến vai trò giới và công việc gia đình. Tác giả nghiên cứu gia đình và công việc gia đình trong tương quan giới, để làm rõ sự bất bình đẳng còn tồn tại trong phân công lao động gia đình. Tony Chapman đã xem xét công việc gia đình, mà nam giới và nữ giới tham gia ở phạm vi rộng, bao gồm các công việc được trả lương, công việc nội trợ, chăm sóc và nuôi con, thời gian nghỉ ngơi, quản lý, chi tiêu và cả kế hoạch của gia đình. Tác giả chỉ ra rằng, định kiến giới về công việc gia đình và công việc xã hội đã ăn sâu trong tiềm thức con người, tuy nhiên sự phát triển của kinh tế xã hội cũng kéo theo sự biến đổi sâu sắc về cuộc sống gia đình và sự phân công lao động trong gia đình hiện nay. Ngoài ra, tác giả đã làm rõ vai trò và khả năng của nam giới và phụ nữ trong việc làm thay đổi định kiến giới về lĩnh vực gia đình trong tương lai. Công trình này đã cung cấp gợi mở giúp tác giả luận án nhìn nhận rõ hơn lý luận về lao động gia đình. Trong công trình Định kiến và phân biệt đối xử theo giới: lý thuyết và thực tiễn [21], Trần Thị Minh Đức đã chỉ ra các nguyên nhân dẫn đến định kiến, phân biệt đối xử với người phụ nữ trong gia đình. Theo tác giả, không phải chỉ đàn ông định kiến phân biệt đối xử với giới nữ, mà ngay chính bản thân người phụ nữ, họ cũng định kiến về địa vị của mình trong gia đình và ngoài xã hội, họ luôn coi mình không có giá trị bằng nam giới và mặc định rằng những công việc như nội trợ, làm việc nhà là của phụ nữ và hậu quả là người phụ nữ phải gánh chịu rất nhiều thiệt thòi, không có cơ hội phát triển bản thân. Công trình đã giúp tác giả luận án nhìn nhận rõ hơn về định kiến giới - một nguyên nhân dẫn tới bất BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB hiện nay. Phạm Thị Ngọc Anh trong công trình Vai trò giới và lượng hóa giá trị lao động gia đình [1], đã đưa ra cách tiếp cận mới về lao động gia đình từ góc độ kinh tế, đề cập tới khía cạnh giá trị của lao động gia đình để đề xuất những giải pháp phù hợp, bao gồm cả các giải pháp về chính sách phúc lợi gia đình cho phụ nữ, nhằm hỗ trợ gia đình phát triển theo hướng bình đẳng 10 và hiện đại. Nghiên cứu này nhận diện vấn đề lao động gia đình một cách toàn diện, xác định thực trạng phân công lao động trong gia đình thủ đô hiện nay, phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới mức độ tham gia của mỗi giới để tìm ra nguyên nhân của thực trạng; đồng thời lượng hóa giá trị công việc lao động gia đình mà họ đang thực hiện nhằm đánh giá đúng mức giá trị lao động, làm căn cứ cho các giải pháp được đề xuất. Mặc dù, công trình này chỉ giới hạn nghiên cứu về gia đình ở thủ đô Hà Nội, nhưng cũng đã cung cấp thêm cho tác giả luận án lý luận về lao động gia đình, gợi mở một số giải pháp để thực hiện BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB. Quỹ Health Bridege Canada - Viện Nghiên cứu phát triển xã hội với nghiên cứu Đóng góp kinh tế của phụ nữ thông qua công việc nhà [61], đã cung cấp những bằng chứng về đóng góp của phụ nữ thông qua công việc nhà; lượng hóa các giá trị của các công việc đó và đóng góp của nó vào kinh tế quốc gia. Để đạt được mục đích đó, nhóm tác giả đã: tìm hiểu thực trạng tham gia vào công việc nhà của các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ trên địa bàn nghiên cứu, quan niệm và thái độ của các cặp vợ chồng về công việc gia đình; lượng hóa thời gian làm công việc nhà của nam và nữ trong gia đình và lượng hóa giá trị kinh tế cho những công việc đó. Kết quả nghiên cứu cho thấy mặc dù người trả lời cả nam và nữ đều chia sẻ rằng ai cũng có thể làm việc nhà, không kể nam hay nữ và công việc nhà cần được chia đều cho hai vợ chồng, thì trong cả hai bối cảnh, thành thị và nông thôn, người phụ nữ vẫn là người dành nhiều thời gian làm các công việc nhà hơn nam giới. Trong các khuyến nghị đưa ra, thì khuyến nghị cần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về giá trị lao động gia đình và đóng góp của phụ nữ vào kinh tế gia đình, bên cạnh sự đóng góp thông qua các hoạt động có thu nhập của họ, là một khuyến nghị chúng ta cần quan tâm, nếu làm được điều này mới có thể tạo được BĐG trong lao động gia đình đối với người phụ nữ. Nghiên cứu này là tài liệu quan trọng, gợi mở cho tác giả luận án nhiều vấn đề cần triển khai. 11 Dựa trên số liệu định lượng từ cuộc “Điều tra cơ bản về thực trạng BĐG ở Việt Nam” do viện Khoa học xã hội Việt Nam tiến hành từ 2004 - 2006, trong bài Đóng góp kinh tế của vợ chồng [3], Trần Thị Vân Anh đã tập trung xem xét việc đóng góp kinh tế giữa phụ nữ và nam giới trong gia đình. Theo tác giả, do chưa đủ điều kiện áp dụng kỹ thuật và phân tích thu nhập của từng thành viên, cũng như cuộc khảo sát này không cho phép đưa ra số liệu cụ thể, nên đóng góp vào thu nhập ở đây được hiểu là bằng tiền, hiện vật sản phẩm chứ chưa đề cập tới những đóng góp bằng công sức cho việc tái sản xuất sức lao động và chăm sóc các thành viên trong gia đình. Theo tác giả, kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ lệ tham gia của vợ và chồng vào việc đóng góp thu nhập gia đình đều khá cao. Tuy nhiên xét về mức độ đóng góp, thì ở thành thị, tỷ lệ gia đình có vợ là người đóng góp thu nhập chính cao hơn nông thôn. Tỷ lệ gia đình có vợ đóng góp thu nhập chính tăng lên cùng với trình độ học vấn. Các phân tích này gợi ra rằng, việc nâng cao trình độ học vấn là yếu tố có ý nghĩa quan trọng trong việc cải thiện tương quan thu nhập giữa vợ và chồng, nâng cao vị thế của người phụ nữ trong gia đình, thực hiện BĐG. Trong công trình Những vấn đề giới - từ lịch sử đến hiện đại [31], các tác giả đã nghiên cứu quan điểm về giới trong tác phẩm kinh điển của C.Mác, Ph.Ănghen, VI.Lênin, Hồ Chí Minh và khẳng định những tư tưởng, quan điểm của các nhà mác xít nêu trên là cơ sở lý luận, phương pháp luận quan trọng để nhận thức và thực hiện BĐG ở nước ta hiện nay. Vấn đề giới trong đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam cũng được các tác giả đi sâu phân tích và đã đưa ra nhận định: đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam được nhiều tổ chức quốc tế đánh giá, là rất tiến bộ, tích cực trên phương diện BĐG. Công trình này đã cung cấp cho tác giả luận án những cơ sở lý luận quan trọng về vấn đề nghiên cứu. Trong bài viết Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về giải phóng phụ nữ [77], các tác giả đã khái quát quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về con đường giải phóng phụ nữ ở 5 ý lớn: thứ nhất, làm cho toàn bộ nữ giới trở 12 lại tham gia nền sản xuất xã hội và thủ tiêu chế độ tư hữu về tư liệu sản xuất. thứ hai, xã hội hóa công việc gia đình đối với phụ nữ; thứ ba, tạo điều kiện xã hội giúp phụ nữ khẳng định địa vị của mình trong gia đình, ngoài xã hội; thứ tư, người phụ nữ phải nâng cao ý thức tự giải phóng mình; thứ 5, thực hiện quyền bình đẳng dân chủ của phụ nữ một cách thật sự. Bài viết này đã gợi mở cho tác giả luận án về một số giải pháp, có thể đưa ra để thúc đẩy BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB hiện nay. Lê Ngọc Lân với bài viết Vấn đề lao động, việc làm nhìn từ góc độ giới [34], đã chỉ ra hiện nay vẫn còn nhiều khía cạnh bất BĐG giữa nam, nữ, cụ thể là tình trạng việc làm có thu nhập cao thường xuyên của nam cao hơn nữ, nam có nhiều lợi thế trong việc tìm kiếm và lựa chọn ngành nghề cũng như cơ hội tuyển dụng. Trong sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, khuôn mẫu giới truyền thống về phân công lao động vẫn chưa thay đổi nhiều. Có nhiều nguyên nhân dẫn tới bất bình đẳng, nhưng theo tác giả bài viết nguyên nhân bao trùm là định kiến giới hiện vẫn còn tồn tại trong tư tưởng của nhiều người trong xã hội. Trong bài Khía cạnh giới trong phân công lao động gia đình [44], Nguyễn Hữu Minh đã phân tích thực trạng phân công lao động theo giới trong gia đình. Theo ông cho đến nay chưa có những số liệu so sánh đủ tin cậy ở quy mô toàn quốc về xu hướng biến đổi phân công lao động theo giới trong gia đình, nhưng “sự bình đẳng của xã hội theo hướng công nghiệp hóa đã tạo thêm nhiều cơ hội việc làm cho phụ nữ, sự tham gia của họ vào lực lượng lao động xã hội ngày càng tăng. Những yếu tố đó sẽ góp phần dẫn đến việc tăng sự tham gia của người chồng vào công việc gia đình”. Tác giả đã chỉ ra những khác biệt chủ yếu có liên quan đến phân công lao động theo giới trong gia đình là: sống ở khu vực thành thị hay nông thôn; nghề nghiệp; học vấn, chu trình sống của gia đình và cơ cấu hộ gia đình; sự đóng góp của phụ nữ vào nguồn thu nhập gia đình và định kiến giới. Tác giả cũng đưa ra một số vấn đề nghiên cứu cần quan tâm như: hiện nay khi nghiên cứu về phân công lao động theo giới trong gia đình, thường tập trung vào phân công công việc nội trợ, sự phân công trong các loại công việc khác như sản xuất, kinh doanh gia đình, 13 giao tiếp còn ít được đề cập; vấn đề lượng hóa giá trị các công việc gia đình chưa được quan tâm. Trương Thu Trang với bài viết Những yếu tố ảnh hưởng đến bình đẳng giới trong phân công thực hiện công việc nội trợ giữa vợ và chồng [78], đã đề cập tới các yếu tố ảnh hưởng đến phân công lao động nội trợ trong gia đình như: cấu trúc gia đình, độ tuổi của người vợ, nghề của hộ, chênh lệch về thu nhập và học vấn. Qua khảo sát, tác giả thấy rằng chênh lệch về thu nhập và học vấn không có mối tương quan đáng kể với mức độ thực hiện công việc nội trợ, dù chênh lệch về thu nhập thế nào, thì người vợ vẫn phải làm nhiều loại công việc nhà hơn chồng. Ngoài ra những đóng góp về thời gian, công sức và tiền bạc của người vợ chủ yếu làm công việc nội trợ hiện nay, đã phần nào được nhìn nhận đúng đắn, đây là một dấu hiệu tốt để giảm đối xử bất bình đẳng đối với phụ nữ. Trong công trình Bình đẳng giới ở Việt Nam [4], Trần Thị Vân Anh và Nguyễn Hữu Minh, đã đề cập đến việc phân công lao động và quyền quyết định trong gia đình ở phần II của công trình. Từ việc phân tích số liệu, các tác giả nhận định phụ nữ tham gia vào tất cả các loại hình sản xuất tạo ra thu nhập như nông, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ và tiểu thủ công nghiệp và tất cả các khâu của một chu trình sản xuất. Tuy nhiên công việc nội trợ trong gia đình vẫn chủ yếu do phụ nữ đảm nhiệm cho dù gia đình có sự khác nhau về quy mô, độ dài hôn nhân, về loại hình sản xuất kinh doanh. Về việc ra quyết định trong gia đình, theo nhóm tác giả hầu hết các công việc đều được bàn bạc và do hai vợ chồng cùng quyết định. Tuy nhiên có sự khác biệt, tiếng nói của người chồng có tính quyết định ở các công việc “đối ngoại”, còn người vợ ở những công việc “đối nội”, phụ nữ ở thành thị có nhiều quyền quyết định trong gia đình hơn so với phụ nữ nông thôn. Phần IV của công trình, các tác giả đề cập tới khuôn mẫu giới: phân tích quan niệm về vai trò của vợ và chồng, các phẩm chất mong muốn ở con trai và con gái, quan niệm tên vợ, tên chồng trong giấy chứng nhận tài sản, qua số liệu cho thấy định kiến giới trong những vấn đến vẫn còn tồn tại. 14 Công trình này đã gợi mở cho tác giả luận án một số vấn đề cần triển khai trong luận án. Nguyễn Thị Ngân, trong hai bài viết Thực hiện quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới [46], Chủ trương của Đảng, Nhà nước về giải phóng phụ nữ và bình đẳng giới ở Việt Nam [47], đã khái quát lại một số quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về thực hiện BĐG được thể hiện ở: Chỉ thị 44/TW ngày 7-6-1984 của Ban Bí thư Trung ương Đảng, Nghị quyết số 04/NQ-TW ngày 12-4-1993 của Bộ Chính trị, Luật BĐG. Theo tác giả, trong các văn kiện của Đảng từ Đại hội VI đến đại hội X đều đề cập tới việc thực hiện BĐG, trong những năm qua Việt Nam đã không ngừng thực hiện quan điểm đường lối của Đảng và chính sách của Nhà nước về BĐG, do vậy phụ nữ đã có những đóng góp to lớn, tham gia ngày càng tích cực vào các hoạt động chính trị xã hội. Ngoài ra, trong hai bài viết tác giả còn chỉ ra một số bất cập, hạn chế trong quá trình thực hiện mục tiêu BĐG như: một số chủ trương lớn còn thiếu nhạy cảm về giới; định kiến giới còn tồn tại trong không ít các cơ quan nhà nước; vai trò của Ban vì sự tiến bộ của phụ nữ chưa thật sự được đề cao; thiếu nguồn lực cũng như kỹ năng lồng ghép giới vào các hoạt động của từng cơ sở; bản thân phụ nữ còn tự ti, rụt rè. Để đạt được mục tiêu BĐG, tác giả nhận định “cần có sự chỉ đạo mạnh mẽ, quyết tâm cao và hành động cụ thể của tất cả các cơ quan nhà nước, các ngành, các cấp. Do vậy, hướng tới BĐG cần phải có sự lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách”. Hai bài viết này đã cung cấp cho tác giả luận án, một số vấn đề về lý luận, đồng thời cũng gợi mở hướng tiếp cận về nguyên nhân dẫn tới bất BĐG có thể triển khai trong luận án. Báo cáo phát triển con người 2010 của UNDP [83], với chủ đề ”dịch vụ xã hội cho phát triển con người”, đã nhận diện những thách thức mà nhiều người Việt Nam đang phải đối mặt trong việc tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản và đưa ra khuyến cáo về những định hướng chính sách. Ba chỉ số phát triển con người chính đã được xem xét, bao gồm chỉ số phát triển con người (HDI), chỉ số phát triển giới(GDI) và chỉ số nghèo đói ở con người (HPI). Báo 15 cáo khẳng định, Việt Nam là quốc gia thực hiện rất tốt về BĐG, nhưng bất BĐG vẫn tồn tại đặc biệt trong gia đình và thị trường lao động. Theo bản báo cáo chênh lệch về mức sống giữa các tỉnh giàu nhất và nghèo nhất vẫn còn khá lớn, đáng chú ý trong khi khoảng cách về giới nói chung đang dần được thu hẹp, thì một số tỉnh nghèo hơn lại có sự chênh lệch về giới trong giáo dục tăng lên; trong khi đó, một số tỉnh phát ... như: cơ cấu gia đình, quan hệ trong gia đình, quyền quyết định, phân công lao động, trình độ văn hóa và hôn nhân gia đình; đã phân tích mối 29 quan hệ giữa trình độ học vấn, nghề nghiệp, kết cấu gia đình, thu nhập với việc thực hiện BĐG trong lao động gia đình. Sáu là, một số công trình đã tổng kết quá trình đổi mới, phát triển của miền núi, đánh giá những thành tựu, hạn chế của quá trình đó, đồng thời nêu quan điểm định hướng và nguyên tắc phát triển miền núi và vùng DTTS; đề cập tới sự phân hoá giàu nghèo ở các tỉnh MNPB, mức độ ảnh hưởng của nó tới các mặt của đời sống xã hội nói chung, trong đó bao hàm cả sự tác động đối với BĐG trong lao động gia đình DTTS. Bảy là, một số công trình đã tập trung phân tích mối liên hệ giữa giới, nghèo đói và chính sách phát triển, lồng ghép giới vào chính sách vĩ mô, cách thức giải quyết nghèo đói từ góc độ giới, bất bình đẳng. Từ đó, nêu trách nhiệm của các nhà hoạch định chính sách cũng như cộng đồng về thực hiện mục tiêu Thiên niên kỷ. 1.2.2. Những nội dung luận án cần tiếp tục nghiên cứu làm sáng tỏ Tuy có nhiều công trình nghiên cứu về BĐG, vai trò của phụ nữ trong gia đình, sự biến đổi quan hệ giới trong gia đình, nhưng đều chỉ nghiên cứu khía cạnh nào đó của lao động gia đình, mà chưa nghiên cứu một cách đầy đủ toàn diện về BĐG trong lao động gia đình. Một số luận cứ khoa học, thực tiễn về ý nghĩa của việc thực hiện BĐG trong lao động gia đình nói chung và gia đình DTTSMNPB nói riêng, một số yếu tố cản trở người phụ nữ DTTS phát huy vai trò của mình, thực hiện BĐG còn chưa được đề cập. Hiện nay, chưa có tác giả nào, công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu, có hệ thống dưới góc độ chính trị - xã hội về BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB. Đây là một trong những khoảng trống cần được đầu tư nghiên cứu, nhằm thực hiện BĐG trong gia đình nói chung và DTTS nói riêng, một cách đầy đủ hơn. Từ những giá trị của các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài, từ góc độ tiếp cận của chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học, từ sự tích lũy trong nghiên cứu của cá nhân, tác giả sẽ tập trung vào nghiên cứu, luận chứng và giải quyết một số vấn đề cơ bản sau: 30 Một là, khái quát cơ sở lý luận và thực tiễn về sự cần thiết thực hiện BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB, trong đó tập trung làm rõ: - Lý luận về lao động gia đình, lao động gia đình DTTS MNPB, nội dung biểu hiện của BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB hiện nay. - Vai trò của BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB đối với việc phát triển kinh tế - xã hội ở MNPB. - Sự tác động của yếu tố tự nhiên, kinh tế, văn hóa - xã hội, chính sách xã hội tới thực hiện BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB hiện nay. Hai là, từ những số liệu thực tế, luận án phân tích thực trạng BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB, ở các nội dung: - Hoạt động sản xuất. - Hoạt động tái sản xuất. - Hoạt động cộng đồng. Ba là, nghiên cứu, làm rõ những vấn đề đặt ra, cụ thể là những mâu thuẫn trong việc thực hiện BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB hiện nay. Bốn là, đề xuất một số quan điểm cơ bản và giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB. 31 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY 2.1. LAO ĐỘNG GIA ĐÌNH VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG GIA ĐÌNH 2.1.1. Quan niệm về lao động gia đình Trong lời tựa viết cho lần xuất bản thứ nhất cuốn sách Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu và của nhà nước năm 1884, Ph.Ănghen viết: Theo quan điểm duy vật, nhân tố quyết định trong lịch sử, quy đến cùng là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống trực tiếp... Một mặt là sản xuất ra tư liệu sinh hoạt: thực phẩm, quần áo, nhà ở và những công cụ cần thiết để sản xuất ra những thứ đó; mặt khác là sự sản xuất ra bản thân con người, là sự truyền nòi giống [38, tr.44]. Từ quan điểm này của Ph. Ănghen, có thể thấy để tồn tại và phát triển, mỗi gia đình (tế bào của xã hội) phải tiến hành hai loại lao động, đó là lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất và lao động “sản xuất ra bản thân con người”. Theo Trần Vân Anh và Lê Ngọc Hùng, có thể chia lao động gia đình thành hai loại: một loại gồm những hoạt động kinh tế tạo ra sản phẩm hàng hóa hay thu nhập; một loại lao động gồm những công việc không trực tiếp tạo ra hàng hóa hay thu nhập bằng tiền mà phụ nữ thường đảm đương trong gia đình [2, tr.219]. Nguyễn Linh Khiếu cho rằng: đời sống gia đình có rất nhiều hoạt động phong phú và đa dạng khác nhau. Nhưng nhìn chung, các hoạt động đó thường xoay quanh 3 lĩnh vực sinh sống chủ yếu của gia đình, đó là: sản xuất, tái sản xuất và hoạt động cộng đồng [30, tr.220]. 32 Dương Thị Minh thì nhận định rằng: Dù trong điều kiện nào, dưới bất cứ hình thức nào, gia đình cũng phải đảm bảo những nhu cầu sinh hoạt vật chất và tinh thần của các thành viên. Để thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu ấy, gia đình đồng thời tiến hành hai loại lao động chủ yếu: các lao động nhằm trực tiếp tạo ra của cải vật chất và các loại lao động đảm bảo tái sản xuất ra sức lao động [43, tr.29-30]. Theo giáo sư Lê Thi: Lao động gia đình là một gánh nặng trên vai người phụ nữ từ xa xưa đến nay. Nó làm tiêu hao sức lực của phụ nữ, làm cho người phụ nữ không còn thời gian nghỉ ngơi, hưởng thụ văn hóa nghệ thuật, nâng cao trình độ. Mặc dù hết sức vất vả, lao động gia đình vẫn chưa được xã hội và gia đình nhìn nhận đúng. Đó là loại lao động có giá trị tái sản xuất sức lao động của con người, nhưng chưa được đánh giá và bù đắp [67, tr.28]. Nguyễn Hữu Minh cho rằng: Công việc trong gia đình thường được chia thành một số loại như nội trợ, sản xuất kinh doanh hộ gia đình, chăm sóc thành viên trong gia đình (con nhỏ, người già, người đau ốm), giao tiếp (cụ thể như tiếp khách đến, đại diện gia đình giao tiếp với chính quyền). Các nhóm công việc này, đến lượt mình lại được phân ra chi tiết hơn. Chẳng hạn, công việc nội trợ thường được hiểu là công việc tái sản xuất liên quan đến việc chăm sóc và duy trì hộ gia đình như: nấu ăn, giặt giũ, mua thức ăn, dọn dẹp nhà cửa... Công việc sản xuất, kinh doanh cũng được chia ra thành các loại hình trồng trọt, chăn nuôi, lâm, ngư nghiệp, dịch vụ [44, tr.44]. Như vậy, có nhiều quan điểm khác nhau về lao động gia đình, có quan điểm cho rằng lao động gia đình nghĩa là làm công việc nội trợ trong gia đình, có quan điểm lại cho rằng lao động gia đình không chỉ là làm công việc nội 33 trợ, mà còn gồm nhiều loại công việc khác nhau trong gia đình như hoạt động sản xuất, tham gia hoạt động cộng đồng. Tác giả luận án tiếp cận khái niệm lao động gia đình với nội hàm sau đây: Lao động gia đình là hoạt động có mục đích của các thành viên trong gia đình, nhằm thực hiện các chức năng của gia đình, để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển ổn định của gia đình. Lao động gia đình gồm: hoạt động sản xuất, hoạt động tái sản xuất và hoạt động cộng đồng. Hoạt động sản xuất: là loại hoạt động được trả công hay tạo ra thu nhập, liên quan đến sản xuất hàng hóa, dịch vụ, trao đổi hàng hóa và mua bán, làm ruộng, làm thuê, tự tổ chức công việc. Hoạt động tái sản xuất: là những hoạt động liên quan đến việc chăm sóc và duy trì gia đình như: nấu ăn, lấy nước, lấy củi, đi chợ, trông nom nhà cửa, chăm sóc sức khỏe cho gia đìnhTái sản xuất là loại hoạt động thiết yếu để duy trì cuộc sống của con người, song lại thường khó quy đổi thành giá trị kinh tế, vì vậy vẫn được coi là loại lao động không được trả công, là công việc dành riêng cho phụ nữ. Hoạt động cộng đồng: là những công việc thể hiện quan hệ của gia đình với cộng đồng và thiết chế xã hội. Người thực hiện những công việc này là người đại diện cho gia đình giao tiếp và giải quyết các vấn đề quan trọng của gia đình với chính quyền và cộng đồng. Hoạt động cộng đồng bao gồm nhiều nội dung khác nhau như: tham gia các lễ hội tại địa bàn sinh sống, họp thôn bản, tập huấn, vệ sinh thôn xóm, làm đường, hiếu hỉ.... 2.1.2. Quan niệm về bình đẳng giới trong lao động gia đình Bình đẳng giới là một khái niệm hàm chứa ý nghĩa xã hội to lớn, khái niệm này ra đời là kết quả của phong trào phụ nữ và chủ nghĩa nữ quyền thế giới. Hiện nay, có nhiều quan điểm khác nhau về BĐG, luận án tiếp cận quan điểm về BĐG theo Luật BĐG của Việt Nam: BĐG là việc nam, nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng 34 lực của mình cho sự phát triển của cộng đồng, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó [56, tr.9]. Từ khái niệm lao động gia đình và BĐG có thể hiểu: BĐG trong lao động gia đình là việc nam giới và nữ giới trong gia đình có vị trí, vai trò ngang nhau, có cơ hội, điều kiện tham gia vào mọi hoạt động sản xuất, hoạt động tái sản xuất, hoạt động cộng đồng, để được phát huy hết khả năng, năng lực của mình, nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển ổn định của gia đình, được hưởng lợi như nhau từ kết quả của sự đóng góp đó. Để làm rõ nội hàm khái niệm BĐG trong lao động gia đình, trong luận án tác giả sẽ dựa vào một số công cụ phân tích giới sau đây: Thứ nhất, phân công lao động gia đình theo giới: Tìm hiểu phân công lao động trên cơ sở giới là một cách thức đánh giá tình trạng BĐG tại một cộng đồng cụ thể, vì nó cho biết các hoạt động của nam và nữ khác nhau như thế nào trong hoạt động sản xuất, hoạt động tái sản xuất và hoạt động cộng đồng. Thứ hai, tiếp cận các nguồn lực: Tiếp cận là nói đến khả năng sử dụng các nguồn lực, nam giới và nữ giới thường có các cấp độ khác nhau về tiếp cận. Các nguồn lực đó có thể là đất đai, máy móc, công nghệ, việc làm, vốn, giáo dục và đào tạo, trợ giúp kỹ thuật, các cơ hội ra quyết định, thông tin, lợi ích, thu nhập. Tiếp cận nguồn lực là một trong những các phương pháp phân tích giới, cho phép phát hiện những chênh lệch bất hợp lý về phân bố nguồn lực từ góc độ giới Thứ ba, ra quyết định trong gia đình: Đó là việc người chồng hay người vợ quyết định cho các vấn đề lớn nhỏ trong gia đình? quyết định ở mức độ nào (tư vấn, quyết định ban đầu và quyết định cuối cùng)? Ai sẽ chịu tác động của những quyết định này? Thứ tư, thụ hưởng các lợi ích: Với sự đóng góp cho sự phát triển của gia đình, liệu nam và nữ thụ hưởng các lợi ích có tương xứng với sự đóng góp đó của mình không? 35 2.2. LAO ĐỘNG GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC VÀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ MIỀN NÚI PHÍA BẮC 2.2.1. Đặc điểm của lao động gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Lao động gia đình DTTS MNPB là hoạt động có mục đích của các thành viên trong gia đình DTTS MNPB, nhằm thực hiện các chức năng của gia đình, để đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển ổn định của gia đình và xã hội. Lao động gia đình DTTS MNPB có những đặc điểm riêng như sau: 2.2.1.1. Về hoạt động sản xuất MNPB là vùng có tỷ lệ hộ dân hoạt động ngành sản xuất kinh doanh dịch vụ phi nông, lâm nghiệp, thủy sản rất thấp, trong đó vùng Tây Bắc là thấp nhất cả nước (18,4%) [71, tr.382]. Lao động sản xuất của gia đình DTTS MNPB, có điểm khác biệt so với các vùng khác trong cả nước là chủ yếu diễn ra trong lĩnh vực nông nghiệp, ngoài ra còn có một số hoạt động sinh kế bổ trợ như: làm nghề thủ công, săn bắn hái lượm, buôn bán nhỏ, làm thuê. Xét theo tập quán sinh sống và canh tác của các DTTS, có thể chia thành một số nhóm: dân tộc Tày, Nùng, Thái... chủ yếu cư trú ở vùng đồi núi thấp, thung lũng, khe dọc; dân tộc Dao, Mông, Khơ Mú, La Ha, La Hủ, Mảng chủ yếu cư trú ở vùng lưng chừng núi (vùng giữa) và núi cao (vùng cao). Những dân tộc sinh sống vùng thấp, vùng thung lũng sớm biết trồng lúa nước, biết áp dụng các biện pháp thủy lợi như đào mương, bắc máng, đắp phai, làm cọn lấy nước tưới ruộng, biết kết hợp làm nương trồng lúa, ngô, hoa màu; sống quần cư đông đúc thành bản làng có khi tới hàng trăm nóc nhà. Những dân tộc có tập quán sinh sống ở lưng chừng núi hoặc núi cao có tập quán làm nương, làm ruộng (bậc thang), trồng ngô, lúa, lúa mạch, cây ăn quả... thường sống phân tán, rải rác, ít xen kẽ với các dân tộc khác, sống thành từng bản có vài chục nóc nhà hoặc chỉ trên dưới chục nóc nhà. Trong đó có một số nhóm dân tộc còn tồn tại cách thức canh tác lạc hậu: du canh du cư, phát rừng, đốt nương làm rẫy, chọc lỗ, tra hạt, chăn nuôi theo phương thức thả rông như một 36 bộ phận dân tộc Cống, La Ha, La Hủ, Xinh Mun... sinh sống ở những vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn. So với các vùng DTTS khác trong cả nước, thì MNPB chỉ tồn tại loại hình gia đình phụ hệ, nên tính phụ quyền được phản ánh rõ nét, trong gia đình người nam giới (người chồng) có vai trò chi phối và quyết định mọi vấn đề, điều khiển mọi công việc từ sản xuất, sinh hoạt đến cúng bái, quan hệ với bên ngoài, tham gia giải quyết những vấn đề chung của thôn bản... vị thế vai trò và tiếng nói, cũng như quyền quyết định của nữ giới rất thấp kém, khiến họ về cơ bản phụ thuộc vào nam giới. Gia đình các DTTS MNPB đều coi trọng con trai hơn con gái, con trai vừa là người thờ tổ tiên, lưu truyền huyết thống, vừa là người có trách nhiệm chăm sóc, nuôi dưỡng bố mẹ lúc về già. Tài sản bố mẹ thường chia đều cho các con trai, con gái không được hưởng trừ khi cha mẹ cho làm của hồi môn. Quan niệm cần có con trai của dân tộc Tày, Thái, La Hủ, không quá nặng nề giống như dân tộc Mông. Với các dân tộc này, nhà nào không có con trai, thì sẽ lấy rể ở đời cho con gái, con rể ở đời không phải đổi họ, nhưng các con phải theo họ mẹ và được hưởng gia sản, thờ cúng tổ tiên nhà mẹ. Chính luật tục này, đã cản trở phụ nữ DTTS được tiếp cận nguồn lực sản xuất, hưởng thụ lợi ích của gia đình và là một trong những nguyên nhân dẫn tới bất BĐG trong hoạt động sản xuất ở MNPN hiện nay. 2.2.1.2. Về hoạt động tái sản xuất Hiện nay ở cả 4 dân tộc (Thái, Tày, Mông, La Hủ) đều tồn tại hai hình thức gia đình phổ biến là: gia đình nhỏ hai thế hệ gồm bố mẹ và con cái chưa đến tuổi thành niên và gia đình lớn gồm hai ba cặp vợ chồng cùng sinh sống. Không giống như người Mông, hầu như người Tày, Thái, La Hủ không sống theo gia đình lớn, nhiều đời cùng chung sống trong một mái nhà, mà gia đình nhỏ phụ quyền là loại hình chủ yếu, bao gồm vợ chồng và con cái, tuy nhiên cũng có những gia đình gồm 3 thế hệ. Dù là hai hay nhiều thế thệ cùng chung sống, thì như ta biết gia đình có quy mô lớn với số lượng thành viên đông là đặc trưng trước hết cho cư dân nông thôn và các DTTS. Hơn nữa, ở những 37 dân tộc phụ hệ như Thái, Tày, Mông, La Hủ, do xuất phát từ tư tưởng trọng nam khinh nữ, nên các gia đình càng nhiều con hơn. Theo số liệu thống kê, tỷ suất sinh của vùng MNPB là cao nhất nước 2,56 con/phụ nữ (cả nước là 2,09 con/phụ nữ), cho nên số người bình quân trong một hộ gia đình nông thôn của MNPB cũng cao nhất nước (4,1 người/hộ), có 25,9% hộ có từ 5 - 6 người, 7% hộ có từ 7 người [73, tr.1]. Trong khi các dịch vụ an sinh xã hội của vùng chưa phát triển nhiều so với các vùng khác trong cả nước, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa. Nếu hệ thống trường học, nhà trẻ, mẫu giáo là một yếu tố góp phần làm giảm gánh nặng công việc cho phụ nữ, thì hiện nay giáo dục mầm non ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào DTTS MNPB còn gặp nhiều khó khăn. Nhiều thôn, bản cách xa trung tâm xã chưa có lớp mẫu giáo, do đó nhiều trẻ em trong độ tuổi mầm non không được đến lớp, hơn nữa việc thu hút các cháu đi học mẫu giáo cũng rất khó khăn vì học sinh thì nhỏ, nhiều gia đình cuộc sống còn khó khăn, cha mẹ mải lo kiếm cái ăn, cái mặc. Vào ngày mùa, người dân đi làm nương rẫy từ sáng tới tối hoặc mất vài ngày mới về, nếu cho con đi học thì phải bỏ việc ở nương rẫy, nên họ thường mang theo con lên rẫy. Việc các cháu nhỏ không đi nhà trẻ, mẫu giáo, không những làm cho người phụ nữ mất nhiều thời gian chăm sóc con cái, mà còn ảnh hưởng lớn đến tương lai của trẻ em gái, vì trẻ em gái thường phải ở nhà trông em nên không có thời gian học bài. Với những đặc điểm này có thể thấy, khối lượng công việc liên quan tới hoạt động tái sản xuất, mà người phụ nữ DTTS MNPB phải đảm nhận là rất lớn, tốn nhiều thời gian và sức lực. 2.2.1.3. Về hoạt động cộng đồng Gia đình DTTS là tế bào của xã hội các dân tộc, mang đậm tính truyền thống, có bổn phận thực hiện nhiều chức năng quan trọng, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển ý thức tộc người. Mặc dù nhiều nhóm tộc người cùng cư trú đan xen trong một vùng hay một xã, nhưng ở phạm vi một bản làng, thường bao gồm những người cùng trong một nhóm dân tộc và rất nhiều trường hợp họ là những người ruột thịt, nên nhiều gia đình trong bản làng có quan hệ huyết thống ruột thịt với nhau. Họ sống gắn kết chặt chẽ, trong đó 38 mỗi cá nhân là một mắt nối, họ gắn kết với nhau không chỉ vì có quan hệ ruột thịt láng giềng, mà còn bởi sinh hoạt văn hóa và tôn giáo, đặc biệt là do các hoạt động sinh kế. Hoạt động sinh kế nương rẫy ở vùng cao, cũng như các hoạt động trồng lúa nước của một số nhóm cư trú vùng thấp đều gắn với thiên nhiên, cây cỏ, phụ thuộc vào thời tiết, đòi hỏi có sức lao động tập trung vào vụ mùa (thu hoạch) tất cả đã buộc cộng đồng phải cố kết và dựa vào nhau để sinh tồn. Sự gắn bó này giúp họ có thể chia sẻ và phát triển, tích lũy những tri thức bản địa và kinh nghiệm lao động sản xuất với nhau, khiến mối quan hệ cộng đồng gắn bó hơn. Trong gia đình truyền thống của DTTS MNPB, có rất nhiều quy định khắt khe đối với phụ nữ. Trong gia đình dân tộc Mông, con dâu khi bước chân về nhà chồng, thì đã trở thành ‘‘ma’’ của dòng họ nhà chồng, nên con dâu vĩnh viễn không được phép đi lấy chồng dòng họ khác. Con dâu không được phép ngồi ăn chung mâm với bố chồng, hoặc không được ăn chung bát thức ăn, chung nồi với bố chồng. Đối với người Tày, giữa con dâu và các bậc trên có sự cách biệt nghiêm ngặt như: không được ngồi ngang hàng, ăn cùng mâm, ngồi cùng chiếu với bố chồng và anh chồng, không được tới chỗ ngủ và nơi dành riêng cho bố, chú, bác, anh chồng... Với người Thái, riêng bàn thờ con dâu không được phép đến. Ở trong nhà, con dâu và khách nữ không được ngồi cạnh cửa sổ, vì chỗ đó chỉ dành cho các cụ tuổi cao và nam giới, đặc biệt con dâu về nhà chồng chỉ được ngồi trên ghế mang từ nhà bố mẹ đẻ về, không được ngồi vào các chiếc ghế nhà chồng. Có thể thấy, trong gia đình DTTS MNPB truyền thống có nhiều yếu tố cản trở phụ nữ tiếp cận nguồn lực, phát huy vai trò của mình trong hoạt động cộng đồng. Ngày nay, cùng với sự phát triển của kinh tế xã hội, đời sống gia đình DTTS MNPB đang diễn ra những thay đổi đáng kể về vai trò và vị trí của người chủ gia đình, ở một mức độ nhất định đang bước đầu xóa dần sự bất bình đẳng giữa nam và nữ, tạo ra sự tôn trọng lẫn nhau giữa vợ và chồng, giữa anh em, cha con trong đời sống gia đình cũng như xã hội. Các việc như: làm nhà mới, cưới xin, ma chay... đều được đưa ra bàn bạc thảo luận giữa các 39 thành viên trưởng thành của gia đình (không phân biệt nam, nữ, dâu, rể...), nam giới đã tham gia vào nhiều công việc mà trước đây được coi là việc của phụ nữ như: thu dọn nhà cửa, giặt giũ nấu nướng, lợn gà, tùy theo thời gian và điều kiện, việc tổ chức đời sống trong gia đình cũng không như trước nữa. Với nàng dâu trong nhiều DTTS ở MNPB trước đây còn có sự cách biệt nghiêm ngặt, như không được phép ăn cùng mâm, ngồi cùng chiếu với bố chồng và anh chồng. Ngày nay tục lệ này hầu như đã đi vào dĩ vãng, tuy nhiên ở nơi này nơi khác người ta vẫn bảo lưu nó ở một chừng mực nhất định. Những quan hệ mới về chất giữa các thế hệ ông bà, cha mẹ và con cái được xác lập, quan hệ giữa vợ chồng theo xu hướng bình đẳng hơn, các thành viên chung sống với nhau hòa thuận, vui vẻ, ít xảy ra những xung khắc nghiêm trọng trong gia đình. Sự phát triển và biến đổi của những mỗi quan hệ hôn nhân và gia đình, có liên quan chặt chẽ với sự thay đổi về địa vị của người phụ nữ trong gia đình và xã hội, tác động lớn đến thực hiện BĐG trong lao động gia đình. 2.2.2. Nội dung biểu hiện bình đẳng giới trong lao động gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Theo tác giả luận án: BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB là việc nam giới và nữ giới trong gia đình DTTS MNPB có vị trí, vai trò ngang nhau, có cơ hội, điều kiện để tham gia vào mọi hoạt động sản xuất, hoạt động tái sản xuất, hoạt động cộng đồng, để được phát huy hết khả năng, năng lực của mình nhằm đảm bảo cho sự tồn tại và phát triển ổn định của gia đình và được hưởng lợi như nhau từ kết quả của sự đóng góp đó. Bình đẳng giới trong lao động gia đình DTTS MNPB có nội dung biểu hiện cụ thể như sau: Thứ nhất, BĐG trong hoạt động sản xuất của gia đình DTTS MNPB biểu hiện ở các khía cạnh sau: + Phân công lao động giữa vợ và chồng trong: nông nghiệp, nghề thủ công, buôn bán hàng hóa và dịch vụ, làm thuê (bốc vác). 40 + Tiếp cận các nguồn lực sản suất như: đất đai, vay vốn, dịch vụ khuyến nông. + Quyền ra quyết định trong hoạt động sản xuất: thay đổi hướng sản xuất, sử dụng vốn. + Thụ hưởng lợi ích: Thừa kế tài sản, giáo dục. Thứ hai, BĐG trong hoạt động tái sản xuất của gia đình DTTS MNPB biểu hiện ở các khía cạnh sau: + Phân công lao động giữa vợ và chồng trong các hoạt động như: nấu ăn, giặt giũ, đi chợ, giữ tiền, chăm sóc dạy con học, chăm sóc người già, lấy nước, giã gạo, thu lượm chất đốt, sửa chữa đồ dùng trong nhà. + Tiếp cận các nguồn lực trong hoạt động tái sản xuất: quản lý tiền trong gia đình, các biện pháp kế hoạch hóa gia đình. + Quyền ra quyết định trong hoạt động liên quan tới tái sản xuất: các khoản chi tiêu trong gia đình, số con và sử dụng biện pháp tránh thai. + Thụ hưởng lợi ích liên quan tới hoạt động tái sản xuất: chăm sóc sức khỏe, giải trí. Thứ ba, BĐG trong hoạt động cộng đồng của gia đình DTTS MNPB biểu hiện ở các khía cạnh sau: + Phân công lao động giữa vợ và chồng trong các hoạt động như: dự đám hiếu/hỉ, giao tiếp với chính quyền, họp bản làng, tiếp khách, làm vệ sinh làng, xóm, tham gia cúng giỗ của làng. + Quyền tiếp cận các hoạt động cộng đồng của vợ và chồng. + Quyền ra quyết định tham gia hoạt động cộng đồng. + Thụ hưởng lợi ích từ hoạt động cộng đồng. Việc làm rõ BĐG ở các khía cạnh trên, sẽ góp phần nhận diện thực trạng BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB hiện nay, đồng thời chỉ ra các vấn đề cần quan tâm giải quyết, từ đó tìm ra những giải pháp để thúc đẩy BĐG trong lao động gia đình DTTS MNPB hiện nay. 41 2.3. VAI TRÒ CỦA VIỆC THỰC HIỆN BÌNH ĐẲNG GIỚI TRONG LAO ĐỘNG GIA ĐÌNH DÂN TỘC THIỂU SỐ ĐỐI VỚI VIỆC PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI MIỀN NÚI PHÍA BẮC VIỆT NAM HIỆN NAY 2.3.1. Bình đẳng giới trong lao động gia đình dân tộc thiểu số sẽ góp phần phát triển kinh tế vùng miền núi phía Bắc Thứ nhất, bình đẳng giới trong lao động gia đình thúc đẩy tăng năng suất lao động Chủ nghĩa Mác - Lênin chỉ rõ, xã hội loài người tồn tại và phát triển là do hai loại sản xuất quyết định, sản xuất ra con người và sản xuất ra của cải vật chất. Bởi vậy, hoạt động kinh tế là chức năng của gia đình trong mọi thời đại (tất nhiên với mức độ không giống nhau), làm cho gia đình không những là đơn vị kinh tế tiêu dùng, mà còn là đơn vị sản xuất ra của cải vật chất để thoả mãn nhu cầu của mọi thành viên trong gia đình và làm giàu cho xã hội. Cùng với quá trình xã hội hoá lực lượng sản xuất ở từng lúc, từng nơi, kinh tế gia đình biến đổi phong phú và có vị trí khác nhau: có thể là một đơn vị kinh tế cơ sở chủ động và tự chủ dưới dạng kinh tế hộ gia đình, hay gia đình làm kinh tế không hoạt động như một đơn vị kinh tế độc lập tự chủ, mà các thành viên của gia đình sản xuất làm việc ở các đơn vị quốc doanh, tập thể hay xí nghiệp tư nhân. Dù trong điều kiện nào, dưới bất kỳ hình thức nào gia đình vẫn đảm bảo nhu cầu sinh hoạt vật chất, tinh thần của các thành viên trong gia đình, làm giàu cho xã hội. Bình đẳng giới trong lao động gia đình đồng nghĩa với việc nữ giới và nam giới có cơ hội được tiếp cận, ra quyết định đối với các nguồn lực sản xuất bình đẳng như nhau. Việc cải thiện khả năng tiếp cận của người phụ nữ với các nguồn lực trên, có thể đem lại các tiềm năng sản xuất mới, nâng cao hiệu quả quản lý, phân phối đều thu nhập hơn, phát triển nguồn nhân lực, những tác động tích cực này sẽ thúc đẩy tăng trưởng mạnh nền kinh tế. C.Mác từng nhận định: Ai đã biết lịch sử thì biết rằng muốn sửa sang xã hội mà không có phụ nữ giúp vào thì chắc không làm nổi. Hay Chủ tịch Hồ Chí Minh cũng đã từng nói: 42 Bây giờ toàn dân ta ai cũng muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội. Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải làm gì? Nhất định phải tăng gia sản xuất thật nhiều. Muốn sản xuất nhiều thì phải có nhiều sức lao động. Muốn có nhiều sức lao động thì phải giải phóng sức lao động của phụ nữ. Nói phụ nữ là nói phân nửa của xã hội. Nếu không giải phóng phụ nữ thì không giải phóng một nửa loài người. Nếu không giải phóng phụ nữ là xây dựng chủ nghĩa xã hội chỉ một nửa [40, tr.110]. Tổ chức Nông Lương (FAO) đã ước tính rằng, nhờ bình đẳng hóa mức tiếp cận với các nguồn lực sản xuất giữa nam và nữ ở nông thôn, sẽ tăng sản lượng nông nghiệp ở các nước đang phát triển lên tới 2,5% - 4%. Xóa bỏ những rào cản khiến phụ nữ không thể tham gia một số ngành nghề nhất định, cũng đem lại kết quả tương tự, giảm cách biệt về năng suất giữa nam và nữ công nhân tới 1/3 - 1/2 và tăng năng suất lên 3% - 25% ở một loạt các quốc gia [100, tr.17]. Báo cáo quốc gia về phát triển con người năm 2011, chỉ ra có mối liên hệ chặt chẽ trong việc xếp hạng GDI và GDP của các tỉnh MNPB. Những tỉnh có chỉ số phát triển giới (GDI) cao, là tỉnh có thứ hạng cao về HDI và chỉ số tổng sản phẩm nội địa. Các tỉnh xếp hạng dưới cùng về GDI cũng là những tỉnh nghèo nhất, như Điện Biên, Lai Châu ở Tây Bắc và Hà Giang ở Đông Bắc [83, tr.55]. Có thể nhận định rằng, một trong những nguyên nhân dẫn tới tình trạng đói nghèo của MNPB, chính là do bất BĐG, chưa phát huy được sức lao động sáng tạo của phụ nữ nói chung và phụ nữ DTTS nói riêng, cho nên MNPB hiện nay vẫn là vùng có tỷ lệ hộ nghèo cao nhất cả nước. Ở MNPB, kinh tế hộ gia đình là một bộ phận đông đảo có tiềm năng to lớn, có vị trí quan trọng trong phát triển kinh tế vùng. Hoạt động kinh tế hộ gia đình có những mức độ và hình thức khác nhau ở mỗi dạng gia đình cụ thể, nhưng đều vì mục đích tăng thu nhập làm giầu chính đáng, tạo lên nhiều loại sản phẩm vật chất để thúc đẩy sự phát triển của gia đình và xã hội. Trong kinh 43 tế hộ gia đình DTTS, vai trò của người phụ nữ là rất to lớn, họ không chỉ tham gia các hoạt động lao động sản xuất ra của cải vật chất, góp phần quan trọng vào bảo đảm các nhu cầu đời sống vật chất, tinh thần của gia đình, mà còn đóng góp to lớn vào sự phát triển sản xuất, phát triển kinh tế xã hội của vùng. Thực hiện BĐG trong lao động gia đình DTTS, tạo điều kiện giải phóng sức lao động của phụ nữ, nâng cao cơ hội tiếp cận, quyền ra quyết định của phụ nữ với các nguồn lực sản xuất của gia đình là một trong những việc làm cần thiết hiện nay ở MNPB. Thực hiện BĐG trong lao động gia đình, phụ nữ DTTS có cơ hội nâng cao trình độ, có nhiều cơ hội được tiếp cận với các nguồn lực, được bình đẳng trong việc thụ hưởng các lợi ích, sẽ làm thay đổi vị thế, tạo ra những cơ hội để họ thoát khỏi những cản trở, đem hết khả năng của mình cống hiến cho sự phát triển gia đình, vì lợi ích, tiến bộ của xã hội, trong đó có nam giới, điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc tăng năng suất lao động, thúc đẩy kinh tế của vùng phát triển. Có thể thấy, khi lao động của phụ nữ bị lãng phí hay sử dụng sai mục đích, mà lý do là sự phân biệt đối xử trên thị trường, hay các thể chế xã hội khiến phụ nữ học hành dang dở, phải làm một số nghề nhất định, không có được thu nhập như nam giới, thì kết quả là sẽ làm thất thoát kinh tế, kìm hãm sự phát triển kinh tế. Vì vậy, BĐG trong lao động nói chung và trong lao động gia đình nói riêng có tác động to lớn đến tăng trưởng kinh tế. Thứ hai, bình đẳng giới trong lao động gia đình ảnh hưởng gián tiếp đến tăng trưởng kinh tế thông qua việc giảm tỷ lệ sinh BĐG một mặt được coi là mục tiêu chủ yếu của những nỗ lực phát triển xã hội, mặt khác nó lại chính là nguyên lý cơ bản của phương pháp phát triển trên cơ sở thực hiện quyền bình đẳng. BĐG trong lao động gia đình làm tăng cơ hội học tập, việc làm và phát triển bản thân cho phụ nữ, đồng thời làm thay đổi nhận thức cộng đồng xã hội, những tiến bộ này thường gắn liền với việc giảm mức sinh, tăng cường sức khỏe của trẻ em và phụ nữ và vì vậy sẽ gián tiếp tác động tới tăng trưởng kinh tế. 44 Khi trong lao động gia đình có sự bình đẳng, phụ nữ sẽ có điều kiện để nâng cao trình độ, chi phí cơ hội thời gian của họ sẽ tăng lên, đồng thời họ cũng có khả năng thương thuyết trong gia đình hơn, hai yếu tố này đều góp phần làm giảm tỷ lệ sinh. Số liệu điều tra của Tổng cục Thống kê năm 2013 cho thấy, tỷ lệ phần trăm phụ nữ sinh con thứ ba trở lên trong năm của những phụ nữ chưa đi học là 45,4%, giảm dần xuống còn 27,4% đối với phụ nữ chưa tốt nghiệp tiểu học, 21,1% đối với phụ nữ tốt nghiệp tiểu học, 16,2% đối với phụ nữ tốt nghiệp trung học cơ sở và chỉ còn 5,7% đối với phụ nữ có trình độ học vấn từ trung học phổ thông trở lên [73, tr.41]. Giữa trình độ học vấn của người mẹ và tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên có mối quan hệ tỷ lệ nghịch: trình độ học vấn càng cao, tỷ lệ sinh con thứ ba trở lên càng thấp. Tỷ lệ sinh giảm sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế, vì tỷ lệ sinh thấp hơn sẽ làm giảm gánh nặng nuôi con, tăng tỷ lệ tiết kiệm, chính tỷ lệ tiết kiệm cao hơn sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Tỷ lệ sinh thấp hơn, đồng nghĩa với tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động tăng lên và nếu tất cả các lao động gia tăng thêm đề...mình để họ góp phần xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Muốn thực hiện được BĐG trên các lĩnh vực khác, thì trước hết phải thực hiện được BĐG trong gia đình, vì gia đình là “tế bào” của xã hội. Và trong gia đình để có BĐG thì thực hiện BĐG trong lao động gia đình lại có ý nghĩa quyết định. BĐG trong lao động gia đình không những là chìa khóa để đảm bảo cho sự ổn định bền chặt, êm ấm của gia đình, mà còn tạo điều kiện cho sự phát triển toàn diện của cả nam và nữ về mặt xã hội, cải thiện dần địa vị của mỗi giới, đặc biệt là địa vị của người phụ nữ trong gia đình và xã hội. 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN 1. Nguyễn Lệ Thu (2012), "Tâm lý tự ti, an phận của phụ nữ và sự bất bình đẳng giới trong gia đình dân tộc HMông ở Hà Giang", Tạp chí Dân tộc và thời đại, (146), tr.8-14. 2. Nguyễn Lệ Thu (2015), "Tâm lý tự ti, an phận và sự bất bình đẳng giới với phụ nữ trong gia đình Hmông vùng Đông Bắc", Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc gia Nữ quyền những vấn đề lý luận và thực tiễn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Nxb Đại học Sư phạm, tr.500-505. 3. Nguyễn Lệ Thu (2016), "Triết lý nhân sinh trong nghi lễ tang ma của người Tày ở miền núi phía Bắc", trong cuốn Triết lý nhân sinh trong văn hóa Việt Nam, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Nxb Lý luận chính trị, tr.464-469. 4. Nguyễn Lệ Thu (2016), "Đào tạo sinh viên ngành Giáo dục công dân kiến thức về giới đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông mới", Kỷ yếu hội thảo Trường Sư phạm trong phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên phổ thông đáp ứng chương trình giáo dục mới, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội, tr.207-213. 5. Nguyễn Lệ Thu (2016), "Bình đẳng giới và xóa đói giảm nghèo ở miền núi phía Bắc", Tạp chí Dân tộc và thời đại, (187), tr.55-60. 6. Nguyễn Lệ Thu (2016), "Cung cấp kiến thức về giới cho sinh viên sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay", Kỷ yếu hội thảo khoa học sinh viên và cán bộ trẻ các trường Sư phạm toàn quốc năm 2016 toàn văn, Trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, Nxb Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh, tr.325-331. 7. Nguyễn Lệ Thu (2016), "Tác động của phong tục tới thực hiện bình đẳng giới trong lao động gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc", Tạp chí Lao động và công đoàn, (605), tr.18-19. 152 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Phạm Thị Ngọc Anh (2006), Vai trò giới và lượng hóa giá trị lao động gia đình, Trường Cán bộ phụ nữ Trung ương, Hà Nội. 2. Trần Thị Vân Anh, Lê Ngọc Hùng (2000), Phụ nữ và gia đình, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 3. Trần Thị Vân Anh (2007), “Đóng góp kinh tế của vợ chồng”, Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, (5), tr.3-14. 4. Trần Thị Vân Anh, Nguyễn Hữu Minh (chủ biên) (2008), Bình đẳng giới ở Việt Nam (phân tích số liệu điều tra), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 5. Do Thi Binh (1999), Cao Bang - Bac Kan - Rural Development project: Gender Studies on Tay Nung ethnic minorities in Cao Bang, Ha Noi. 6. Đỗ Thị Bình (2001), “Mấy vấn đề về vai trò giới trong gia đình nông thôn hiện nay” (Nghiên cứu trường hợp các xã phía Bắc), Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (3), tr.20-33. 7. Đỗ Thị Bình, Lê Ngọc Văn và Nguyễn Linh Khiếu (2002), Gia đình Việt Nam và người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 8. Bộ Chính trị (1993), Nghị quyết số 04, ngày 12-7-1993 về đổi mới và tăng cường công tác vận động phụ nữ trong tình hình mới, Hà Nội. 9. Bộ Chính trị (2007), Nghị quyết số 11, ngày 27-4-2007, về công tác phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Hà Nội. 10. Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Viện Chiến lược phát triển (2010), Các vùng, tỉnh thành phố trực thuộc trung ương: Tiềm năng và triển vọng đến năm 2020, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 11. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2010), Chiến lược Quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn 2010 - 2020, Hà Nội. 12. Tony Chapman (2004), Gender and Domestic life (changing Pratices in family and Household), Palgranve Macmillan. 153 13. Chính phủ (2006), Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, Hà Nội. 14. Chính phủ (2011), Báo cáo tổng kết thực hiện dự án “trồng mới 5 triệu hecsta rừng” và kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội. 15. Chính phủ (2011), Nghị định số 05/2011/NĐ-CP, ngày 14-1-2011 về Công tác dân tộc, Hà Nội. 16. Chương trình hợp tác chung giữa Chính phủ Việt Nam và Liên hợp quốc về bình đẳng giới (2011), Hệ thống các văn bản quy định hiện hành về bình đẳng giới và phòng, chống Bạo lực gia đình, Nxb Thời đại, Hà Nội. 17. Đại học Thái Nguyên (2014), Phát triển bền vững và xóa đói giảm nghèo cho đồng bào dân tộc thiểu số ở các tỉnh miền núi, Nxb Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên. 18. Đảng Cộng sản Việt Nam (2005), Văn kiện Đảng: Toàn tập, tập 47, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội. 19. Đảng Cộng sản Việt Nam (2016), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 20. Sa Trọng Đoàn (2000), Phát triển kinh tế hộ gia đình miền núi trong quá trình chuyển dịch sang cơ chế thị trường, Luận án tiến sĩ, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 21. Trần Thị Minh Đức (2006), Định kiến và phân biệt đối xử theo giới: lý thuyết và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia, Hà Nội. 22. Nguyễn Thị Hà (2012), Quan hệ giới trong gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. 23. Lương Thị Thu Hằng (2002), “Vài nét về người phụ nữ trong xã hội Thái” (Nghiên cứu tại huyện Thanh Luông, tỉnh Lai Châu), Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (5), tr.21-29. 154 24. Trần Minh Hằng (2001), “Một số phong tục tập quán ảnh hưởng tới chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ các dân tộc tỉnh Hà Giang”, Tạp chí Dân số và phát triển, (2), tr.35-40. 25. Bế Văn Hậu (2014), “Gia đình người Tày ở Việt Nam - truyền thống và đổi mới”, Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, (2). 26. Phạm Thu Hiền (2013), “Tác động của thiên tai và biến đổi khí hậu đối với cộng đồng dân tộc thiểu số phía Bắc - nhìn từ lăng kính giới”, Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, (2), tr.56-66. 27. Đặng Thị Hoa (2001), “Vị thế của người phụ nữ H’Mông trong gia đình và xã hội”, (Nghiên cứu ở bản Hang Kia, xã Hang Kia, huyện Mai Châu, Hòa Bình), Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (1), tr.33-36. 28. Đặng Thị Hoa, Phạm Thị Kim Oanh (2008), “Vấn đề bạo lực gia đình ở vùng dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam”(nghiên cứu trường hợp dân tộc Mông), Tạp chí Dân tộc học, (4). 29. Nguyễn Linh Khiếu (2002), “Khía cạnh quan hệ giới trong gia đình nông thôn” (Nghiên cứu trường hợp xã Cát Thịnh, Văn Chấn, Yên Bái), Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (1), tr.25-29. 30. Nguyễn Linh Khiếu (2003), Nghiên cứu phụ nữ, giới và gia đình, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 31. Phan Thanh Khôi, Đỗ Thị Thạch (đồng chủ biên) (2007), Những vấn đề giới - từ lịch sử đến hiện đại, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. 32. Knud Knudsen and Kari Waerness (2008), National context and spouses’ Housework in 34 countries (bối cảnh đất nước và công việc gia đình của vợ chồng tại 34 quốc gia), Europian Sociological Review, Volume 24. Number 1. 33. Lê Ngọc Lân (2005), “Phụ nữ các dân tộc miền núi phía Bắc: về hôn nhân, văn hóa giáo dục và chăm sóc sức khỏe”, Tạp chí Khoa học về phụ nữ, (6), tr.34-44. 34. Lê Ngọc Lân (2007), “Vấn đề lao động, việc làm nhìn từ góc độ giới”, Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới,(2). 155 35. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 39, NXb Tiến bộ, Matxocova. 36. V.I.Lênin (1977), Toàn tập, tập 41, Nxb Tiến bộ, Matxocova. 37. V.I.Lênin (1978), Toàn tập, tập 44, Nxb Tiến bộ, Matxocova. 38. C.Mác, Ph. Ănghen (1995), Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 39. Phan Thị Thanh Mai (2009), “Thực trạng và vai trò của phụ nữ dân tộc thiểu số các tỉnh miền núi phía Bắc trong chăm sóc sức khỏe sinh sản”, Tạp chí Nghiên cứu gia đình và giới, (1). 40. Hồ Chí Minh (1980), Tuyển tập, tập 2, Nxb Sự thật, Hà Nội. 41. Hồ Chí Minh (2000), Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 42. Hồ Chí Minh (2011), Toàn tập, tập 12, Nxb Chính trị quốc gia - Sự thật, Hà Nội. 43. Dương Thị Minh (2004), Gia đình Việt Nam và vai trò người phụ nữ trong giai đoạn hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 44. Nguyễn Hữu Minh (2008), “Khía cạnh giới trong phân công lao động gia đình”, Tạp chí Xã hội học, (4), tr.44-56. 45. Nguyễn Thị Nga, Phạm Anh Hùng (2015), “Lao động nữ không được. trả công ở Việt Nam”, Tạp chí khoa học xã hội Việt Nam, số 1 (86). 46. Nguyễn Thị Ngân (2008), “Thực hiện quan điểm của Đảng và chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới”, Tạp chí Lý luận Chính trị, (3), tr.42-45. 47. Nguyễn Thị Ngân (2008), “Chủ trương của Đảng, Nhà nước về giải phóng phụ nữ và bình đẳng giới ở Việt Nam”, Tạp chí Lịch sử Đảng, (3), tr.48-55. 48. Lê Tuấn Ngọc (2015), “Phát triển nguồn lực con người trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở các tỉnh miền núi phía Bắc hiện nay”, Tạp chí Triết học, số 4 (287), tr.65-70. 49. Phan Thị Nhiệm (2009), “Tác động của gia nhập WTO tới phụ nữ dân tộc thiểu số nông thôn tại một số tỉnh miền núi phía Bắc”, Tạp chí Kinh tế và phát triển, (142), tr.36-42. 156 50. Trần Thị Vân Nương (2013), “Phân công lao động theo giới trong gia đình: cách nhìn mới cho một chủ đề cũ”, Tạp chí Nghiên cứu giới và gia đình, (3). 51. Oxfarm actionaid, Oisee, Caritas (2010), Báo cáo hiện trạng bất bình đẳng giới trong cộng đồng người dân tộc thiểu số. 52. Oxfarm - Actionad (2013), Mô hình giảm nghèo tại một số cộng đồng dân tộc thiểu số điển hình ở Việt Nam. 53. Lò Giàng Páo (2010), Điều tra, đánh giá tăng trưởng và giảm nghèo ở một số vùng dân tộc thiểu số phía Bắc, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. 54. Lò Giàng Páo (2010), Điều tra đánh giá thực trạng kinh tế - xã hội tuyến biên giới Việt Nam - Trung Quốc, Báo cáo dự án điều tra cấp bộ, Ủy ban dân tộc, Hà Nội. 55. Nguyễn Hồng Quang (2003), “Gia đình DTTS và lao động trẻ em”, Xã hội học, số 1 (81), tr.41-50. 56. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2007), Luật Bình đẳng giới, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 57. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Luật Đất đai, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 58. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2014), Luật Hôn nhân và gia đình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 59. Lê Thị Quý (2004), “Vấn đề giới trong các dân tộc ít người ở Sơn La - Lai Châu hiện nay”, Tạp chí Xã hội học, số 1 (85). 60. Lê Thị Quý (2013), “Bình đẳng giới ở Việt Nam hiện nay”, Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam, (2). 61. Quỹ Health Bridege Canada - Viện Nghiên cứu phát triển xã hội (2007), Women’s Economic Contribution through their Unpaid Work in Vietnam (Đóng góp kinh tế của phụ nữ thông qua công việc nhà). 62. Roberta Satow (2001), Gender and social life (Giới và đời sống xã hội), Nxb Allyn and Bacon, Boston. 157 63. Nguyễn Thị Thanh Tâm và nhóm nghiên cứu (2005), Thu nhập, việc làm và địa vị của phụ nữ dân tộc thiểu số trong quá trình phát triển kinh tế thị trường - những phân tích qua lăng kính giới (nghiên cứu trường hợp Lào Cai và Lạng Sơn), Viện Gia đình và giới, Hà Nội. 64. Nguyễn Thị Thanh Tâm, Lê Việt Nga và Phan Thị Thanh Mai (2007), Một số vấn đề giới của các dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc, Viện Gia đình và giới, Hà Nội. 65. Lê Ngọc Thắng (1998), “Phụ nữ dân tộc và miền núi trong đời sống kinh tế - văn hóa các dân tộc”,Tạp chí Cộng sản, (539). 66. Lê Ngọc Thắng (2001), “Mấy vấn đề về sự phát triển của phụ nữ Hmông (từ thực tiễn ở Mộc Châu, Sơn La và Quản Bạ, Hà Giang)”, Tạp chí Dân tộc học, (1). 67. Lê Thi (1996), Gia đình Việt Nam ngày nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. 68. Lê Thi (1998), Phụ nữ và bình đẳng giới trong đổi mới ở Việt Nam, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 69. Nguyễn Thị Phương Thủy (2014), Gia đình và giáo dục gia đình, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. 70. Tổng cục Thống kê (2011), kết quả tổng điều tra nông thôn, nông nghiệp và thủy sản năm 2011, Nxb Thống kê, Hà Nội. 71. Tổng cục Thống kê (2012), Điều tra mức sống, Hà Nội. 72. Tổng cục Thống kê (2013), Niên giám thống kê, Hà Nội. 73. Tổng cục Thống kê (2013), Điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình thời điểm 1/4/2013, Hà Nội. 74. Tổng cục Thống Kê (2014), Kết quả chủ yếu Điều tra dân số và nhà ở giữa kỳ thời điểm 1/4/2014, Hà Nội. 75. Tổng cục Thống kê (2014), Niên giám thống kê tóm tắt 2014, Hà Nội. 76. Tổng cục Thống kê, UNICEF (2015), Điều tra đánh giá các mục tiêu trẻ em và phụ nữ Việt Nam 2014, Báo cáo cuối cùng, Hà Nội. 158 77. Nguyễn Thị Mỹ Trang, Nguyễn Lê Tâm (2007), “Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về giải phóng phụ nữ”, Tạp chí Giáo dục lý luận, (5), tr.7-11. 78. Trương Thu Trang (2008), “Những yếu tố ảnh hưởng đến BĐG trong phân công thực hiện công việc nội trợ giữa vợ và chồng”, Tạp chí Thông tin khoa học xã hội, (4). 79. Trung tâm Nghiên cứu gia đình và phụ nữ (1998 - 2000), Điều tra cơ bản về gia đình Việt Nam và vai trò của người phụ nữ trong gia đình thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Hà Nội. 80. Trịnh Quốc Tuấn, Đỗ Thị Thạch (Đồng chủ biên) (2008), Khoa học giới - Những vấn đề lý luận và thực tiễn, Nxb Lý luận - Hành chính, Hà Nội. 81. UN (2002), Tóm tắt tình hình giới. 82. UN (2009), Báo cáo tiến độ thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ, xóa bỏ khoảng cách thiên niên kỷ. 83. UNDP (2010), Human Development Report 2010 (Báo cáo phát triển con người 2010). 84. UNDP (2013), Thewomen’s access to land in contemporary Viet Nam (Tiếp cận đất đai của phụ nữ trong xã hội Việt Nam hiện nay). 85. UN Women (2010), Pháp luật của chúng ta có thúc đẩy bình đẳng giới, Sổ tay nghiên cứu rà soát pháp luật dựa trên công ước CEDAW, (Dịch ra tiếng Việt: Hà Ngọc Anh), Nxb Văn hóa thông tin, Hà Nội. 86. UN Women (2011), Thúc đẩy quyền của phụ nữ tại Việt Nam. 87. UN Women (2012), Những phát hiện chính từ Báo cáo An sinh xã hội cho phụ nữ và trẻ em gái ở Việt Nam. 88. UN Womem (2015), Tóm tắt tình hình phụ nữ và trẻ em gái dân tộc thiểu số. 89. Ủy ban dân tộc (2011), Nghèo của DTTS ở Việt Nam - thực trạng và thách thức ở các xã thuộc Chương trình 135 - II, Hà Nội. 90. Ủy ban Dân tộc (2012), Báo cáo nghiên cứu thực trạng quản lý và sử dụng đất đai ở vùng dân tộc và miền núi, Hà Nội. 159 91. Ủy ban dân tộc (2013), Báo cáo đánh giá và triển khai thực hiện chính sách dân tộc và miền núi, Hà Nội. 92. Ủy ban Dân tộc (2014), Đề án giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS (dự thảo), Hà Nội. 93. Ủy ban Dân tộc (2015), Kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 dân tộc thiểu số năm 2015, Hà Nội. 94. Ủy ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam (2004), Hướng dẫn lồng ghép giới trong hoạch định và thực thi chính sách, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 95. Uỷ ban Quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ (2010), Chiến lược quốc gia vì sự tiến bộ của phụ nữ Việt Nam đến năm 2010, Nxb Phụ nữ, Hà Nội. 96. Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE) (2010), Báo cáo đánh giá tiếp cận và sử dụng các dịch vụ pháp lý của phụ nữ dân tộc thiểu số, Hà Nội. 97. Viện Nghiên cứu Xã hội, Kinh tế và Môi trường (ISEE) (2010), Giới, tăng quyền và phát triển: quan hệ giới từ góc nhìn của người dân tộc thiểu số, Hà Nội. 98. Word Bank (2009), Country Social Analysis - Ethnic and Development in Viet Nam (Phân tích xã hội về tộc người và phát triển ở Việt Nam. 99. Word Bank (2011), Gender Assessment in Viet Nam (đánh giá Giới tại Việt Nam). 100. Word Bank (2012), TheWord Development Report 2012: Gender Equality and Development (Báo cáo phát triển thế giới: BĐG và phát triển). 160 HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH VIỆN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI KHOA HỌC PHIẾU HỎI Kính thưa Ông (bà) ! Nhằm góp phần nâng cao hiệu quả của việc thực hiện BĐG trong gia đình dân tộc thiểu, chúng tôi triển khai đề tài: Bình đẳng giới trong lao động gia đình dân tộc thiểu số miền núi phía Bắc Việt Nam Để phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, chúng tôi xin trân trọng kính nhờ ông, bà giúp đỡ cung cấp thông tin bằng cách hoàn thành phiếu hỏi này. Sự giúp đỡ của ông bà sẽ góp phần quan trọng vào việc thực hiện thành công đề tài nghiên cứu nói trên. Việc cung cấp thông tin này là hoàn toàn tự nguyện. Vì vậy, chỉ xin ông, bà vui lòng trả lời câu hỏi mà không cần ghi tên. Xin trân trọng cảm ơn ông, bà đã giành thời gian giúp đỡ chúng tôi hoàn thành phiếu trưng cầu ý kiến này. Câu 1: Ông/bà có biết về Luật BĐG không? (khoanh tròn 1 lựa chọn) 1. Có 2. Không Câu 2: Ông/bà có cho rằng cả hai vợ chồng phải làm các công việc như nhau mới là bình đẳng không? (khoanh tròn 1 lựa chọn). 1. Rất đồng ý 2. Đồng ý 5. Ý khác 3. Không đồng ý 4. Khó trả lời 161 Câu 3: Trong gia đình ông/bà ai là người làm chính các công việc sau đây (Tích dấu X vào lựa chọn) Người làm chính Công việc Vợ Chồng Cả hai vợ chồng Người khác Cầy bừa Gieo trồng, cấy Chăm sóc, làm vườn Phun thuốc sâu Thu hoạch Bảo quản sản phẩm Chăm sóc gia súc, gia cầm Làm chuồng nuôi gia súc Bán sản phẩm (nông sản, thủ công) Dệt Rèn Làm thuê Câu 4: Theo ông/bà việc sản xuất do nam giới đảm nhận đem lại lợi ích kinh tế lớn hơn so với nữ giới? (khoanh tròn lựa chọn) 1. Đồng ý 2. Không đồng ý Câu 5: Trong gia đình ông/bà ai là người thường xuyên làm những công việc sau?(Tích dấu X vào lựa chọn) Người làm chính Công việc Vợ Chồng Cả hai vợ chồng Như nhau Nấu ăn Giặt giũ Đi chợ Giữ tiền Chăm sóc, dạy bảo con Chăm sóc người già Lấy nước Giã gạo Thu lượm chất đốt Sửa chữa đồ dùng 162 Câu 6: Ông/bà có thể cho biết, trong gia đình ông/bà ai là người tham gia các hoạt động cộng đồng dưới đây? (Tích dấu X vào lựa chọn) Các công việc cộng đồng Vợ Chồng Cả hai Người khác Dự đám hiếu/ hỉ Giao tiếp với chính quyền Họp thôn bản Tiếp khách Làm vệ sinh làng, xóm Cũng giỗ của làng Câu 7: Theo ý kiến của ông/bà, sự phân công giữa vợ và chồng trong hoạt động sản xuất trong gia đình như hiện nay có hợp lý không? (khoanh tròn 1 lựa chọn) 1. Rất hợp lý2. Hợp lý3. Chưa hợp lý, cần thay đổi Câu 8: Theo ý kiến của ông/bà, sự phân công giữa vợ và chồng trong công việc nội trợ của gia đình như hiện nay có hợp lý không? (khoanh tròn 1 lựa chọn) 1. Rất hợp lý2. Hợp lý3. Chưa hợp lý, cần thay đổi Câu 9: Theo ý kiến của ông/bà, sự phân công giữa vợ và chồng trong việc tham gia hoạt động cộng đồng như hiện nay có hợp lý không? (khoanh tròn 1 lựa chọn) 1. Rất hợp lý2. Hợp lý3. Chưa hợp lý, cần thay đổi Câu 10: Trong hoạt động sản xuất, gia đình ông bà có sử dụng các loại máy móc nào? (Khoanh các máy móc có dùng) 1. Máy cày 2. Máy bừa 3.Máy xát 4. Máy tẽ ngô Câu 11: Trong gia đình ông (bà) ai là người đứng tên giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà đất(tích X vào 1 lựa chọn). Người đứng tên Loại hình giấy tờ Vợ Chồng Cả hai Người khác Giấy sở hữu nhà đất 163 Câu 12: Trong gia đình ông (bà) hiện nay, ai là người sử dụng biện pháp tránh thai? (khoanh tròn lựa chọn) 1. Vợ 2. Chồng Câu 13: Theo ông/bà, vợ hay chồng sử dụng biện pháp tránh thai sẽ tốt hơn? (khoanh tròn lựa chọn) 1. Vợ 2. Chồng Câu 14: Trong gia đình ông/bà ai là người quyết định trong sản xuất và đời sống? (tích dấu X vào lựa chọn) Quyết định Vợ Chồng Cả hai Người khác Sử dụng vốn Chuyển hướng SX Chi tiêu hàng ngày (gạo, thực phẩm) Mua sắm đồ đắt tiền Học hành của con cái Xây sửa nhà cửa Số con Câu 15: Trong 12 tháng qua ông/bà có vay tiền để làm ăn không? (Khoanh tròn 1 lựa chọn) 1. Có 2. Không Câu 16: Nếu gia đình có nhu cầu vay vốn bên ngoài, ai là người đi vay? (khoanh tròn 1 lựa chọn) 1. Vợ 2. Chồng 3. Cả hai vợ chồng Câu 17: Ông/bà từng tham gia khóa tập huấn về khuyến nông nào chưa?(khoanh tròn 1 lựa chọn) 1. Có 2. Không Câu 18: Khi có giấy mời tham dự lớp tập huấn khuyến nông, trong gia đình ông/bà ai là người thường xuyên tham gia? (khoanh tròn 1 lựa chọn) 1. Vợ 2. Chồng 3. Người khác 164 Câu 19: Khi gia đình ông/bà được mời họp đại diện tại xã ai là người trong gia đình thường xuyên tham gia? (tích dấu X vào lựa chọn) Mức độ Người tham gia Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ Ý kiến khác Phụ nữ Nam giới Câu 20: Trong cuộc họp mà ông/bà thường xuyên tham dự, ông bà có: (khoanh tròn 1 lựa chọn) 1.Tham gia phát biểu ý kiến 2. Im lặng lắng nghe 3.Không quan tâm tới nội dung cuộc họp Câu 21: Ông/bà dự định chia tài sản cho con sau này thế nào? (khoanh tròn 1 lựa chọn) 1. Chỉ chia cho con trai 3. Chia đều cho các con 2. Chỉ chia cho con gái 4. Chia cho con trai nhiều hơn Câu 22: ông/bà có nhận xét gì về mối quan hệ nam nữ trong gia đình dân tộc mình hiện nay? (khoanh tròn 1 lựa chọn) 1. Rất bình đẳng 4. Rất không bình đẳng 2. Bình đẳng 5. Không trả lời 3. Chưa bình đẳng Câu 23: Ông/bàdự định đầu tư cho con trai và con gái học hết bậc học nào sau đây? (Tích X vào lựa chọn) Giới tính Tiểu học Trung học cơ sở Trung học phổ thông Đại học Con trai Con gái 165 Câu 24: Quan niệm truyền thống cho rằng “con gái không cần học cao”. Theo ông/bà quan niệm trên có còn phù hợp trong xã hội hiện nay không? (Khoanh tròn lựa chọn) 1. Phù hợp 2. Phù hợp một phần 3.Không phù hợp Câu 25: Nếu gia đình gặp khó khăn, ông/bà ưu tiên cho con nào được đi học trước? (Khoanh tròn lựa chọn) 1. Con trai 2. Con gái Câu 26: Thời gian rỗi ông/bà thường tham gia những hoạt động nào sau đây? (Tích X vào lựa chọn) Mức độ Các dạng hoạt động Thường xuyên Thỉnh thoảng Hiếm khi Không bao giờ Nghỉ ngơi ở nhà Đi chơi bản/xóm Đọc sách báo Nghe đài/ xem tivi Chơi thể thao Trông con Dọn dẹp nhà cửa Thêu thùa, may thổ cẩm Câu 27: Trong 12 tháng qua, ông/bà có đi khám bệnh không? (Khoanh tròn 1 lựa chọn) 1. Có 2. Không Câu 28: Ông/bà thường đi khám bệnh ở đâu? (Khoanh tròn 1 lựa chọn) 1. Cơ sở y tế ở bản 2. Tại huyện 3. Tỉnh 4. Trung ương Thông tin chung về bản thân Ông/ Bà: a. Giới tính: b. Dân tộc: Tôn giáo: c. Tuổi: d. Trình độ học vấn: e. Công việc chính: Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ông/bà 166 PHỤ LỤC Phụ lục 1 Vai trò của vợ và chồng trong sản xuất nông nghiệp xét theo tương quan dân tộc Người tham gia Loại hình công việc Vợ Chồng Cả hai Người khác Dân tộc Thái Tày Mông La Hủ Thái Tày Mông La Hủ Thái Tày Mông La Hủ Thái Tày Mông La Hủ Cày bừa 3,3 3,4 7,6 7,9 60,5 60,1 56,9 56,6 30,9 30,4 29,4 30,3 5,3 6,1 6,2 5,3 Gieo trồng, cấy 33,6 34,5 37,5 36,8 16,4 16,9 15,0 13,2 46,7 45,9 44,4 44,7 3,2 2,7 3,1 5,3 Chăm sóc, làm vườn 45,4 45,3 47,5 50,0 20,4 19,6 18,8 17,1 29,6 29,1 28,1 27,6 4,6 6,1 5,6 5,2 Phun thuốc sâu 11,2 10,8 16,3 14,5 60,5 60,2 56,2 55,3 18,4 18,2 16,9 17,1 9,9 10,8 10,6 13,1 Thu hoạch 32,9 32,4 34,4 35,5 18,4 18,2 16,9 15,8 42,8 42,6 41,3 39,5 5,9 6,8 7,5 9,2 Bảo quản 19,1 19,6 20,6 22,4 7,9 7,4 6,9 6,6 69,7 69,6 67,5 67,1 3,3 3,4 5,0 3,9 Làm chuồng 5,2 4,7 9,4 6,6 62,5 62,8 58,7 60,5 30,9 30,4 30,0 28,9 1,3 2,0 1,9 3,9 Chăm sóc gia súc 26,3 26,3 28,1 28,9 16,4 16,2 15,0 11,8 51,3 51,4 49,4 47,4 5,9 6,1 7,5 11,8 Bán sản phẩm 39,5 39,9 40,6 43,4 36,2 35,8 34,4 35,5 20,4 20,3 18,8 17,1 3,9 4,1 6,3 3,9 Dệt 59,2 60,1 67,5 50,0 7,2 6,8 6,3 5,3 14,5 14,2 12,5 9,2 19,1 18,9 13,8 35,5 Rèn 3,2 4,1 4,4 1,3 72,4 72,3 76,9 82,9 12,5 12,2 10,6 10,5 11,9 11,5 8,1 5,3 Làm thuê 18,4 18,2 17,5 15,8 36,8 37,2 38,8 38,2 32,9 32,4 30,6 30,3 11,8 12,2 13,1 15,7 Nguồn: Khảo sát của tác giả luận án 167 Phụ lục 2 Người đứng tên quyền sở hữu nhà đất Vợ Chồng Cả hai Người khác Người đứng tên Dân tộc SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% Tổng chung (536) 48 9,0 405 75,5 74 13,8 9 1,7 Thái 16 10,5 113 74,3 22 14,5 1 0,7 Tày 15 10,1 111 75,0 21 14,2 1 0,7 Mông 13 8,1 123 76,9 21 13,1 3 1,9 La Hủ 4 5,3 58 76,2 10 13,2 4 5,3 Nguồn: Khảo sát của tác giả luận án Phụ lục 3 Người đi vay vốn Vợ Chồng Cả hai Người đi vay Dân tộc SL TL% SL TL% SL TL% Tổng chung (536) 110 20,5 212 39,6 214 39,9 Thái 32 21,1 59 38,8 61 40,1 Tày 31 21,0 57 38,5 60 40,5 Mông 32 20,0 65 40,6 63 39,4 La Hủ 15 19,7 31 40,8 30 39,5 Nguồn: Khảo sát của tác giả luận án 168 Phụ lục 4 Người quyết định trong chuyển hướng sản xuất Vợ Chồng Cả hai Người khác Người quyết định Dân tộc SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% Tổng chung (536) 110 20,5 184 34,3 217 40,5 25 4,7 Thái 35 23,0 45 29,6 65 42,7 7 4,7 Tày 33 22,3 47 31,8 60 40,5 8 5,4 Mông 30 18,7 60 37,5 62 38,8 8 5,0 La Hủ 12 15,8 32 42,1 30 39,5 2 2,6 Nguồn: Khảo sát của tác giả luận án Phụ lục 5 Dự kiến chia tài sản thừa kế Chỉ chia cho con trai Chỉ chia cho con gái Chia bằng nhau Chia cho con trai nhiều hơn Chia tài sản Dân tộc SL TL% SL TL% SL TL% SL TL% Tổng chung (536) 340 63,4 12 2,2 75 13,9 109 20,5 Thái 95 62,5 5 3,3 22 14,5 30 19,7 Tày 93 62,8 4 2,7 21 14,2 30 20,3 Mông 103 64,3 2 1,3 22 13,8 33 20,6 La Hủ 49 64,5 1 1,3 10 13,1 16 21,1 Nguồn: Khảo sát của tác giả luận án 169 Phụ lục 6 Mức độ tham gia của vợ và chồng trong hoạt động tái sản xuất xét theo tương quan dân tộc Người tham gia Loại hình công việc Vợ Chồng Cả hai Người khác Dân tộc Thái Tày Mông La Hủ Thái Tày Mông La Hủ Thái Tày Mông La Hủ Thái Tày Mông La Hủ Nấu ăn 64,5 64,9 68,8 69,7 8,6 8,8 6,3 2,6 17,1 16,9 15,6 14,5 9,8 9,4 9,3 13,1 Giặt giũ 65,1 67,6 68,8 68,4 6,6 6,1 4,4 3,9 22,4 22,3 18,1 17,1 5,9 4,0 8,7 10,5 Đi chợ 74,3 75 77,5 77,6 5,9 5,4 5,0 4,0 17,2 16,9 14,4 11,8 2,6 2,7 3,1 6,5 Giữ tiền 73,0 74,3 68,8 73,7 13,8 12,1 18,8 14,5 12,5 12,8 11,3 11,8 0,7 0,7 1,2 0,0 Chăm sóc và dạy con 38,2 38,5 41,3 46,1 5,9 5,4 4,4 2,6 53,3 52,7 51,3 50,0 2,6 3,4 3,0 1,3 Chăm sóc người già 27,6 27,7 29,4 30,3 15,8 15,5 13,1 14,5 53,3 52,7 51,3 50,0 3,3 4,1 6,3 5,2 Lấy nước 79,6 81,1 82,5 84,2 5,9 5,4 3,8 2,6 12,5 12,1 10,0 10,5 1,9 1,4 3,7 2,7 Giã gạo 38,8 39,2 41,3 43,4 13,2 12,8 11,9 11,8 43,4 43,2 41,3 39,5 4,6 4,7 5,6 5,3 Thu lượm chất đốt 58,6 59,5 61,3 63,2 5,3 4,7 3,8 3,9 29,6 29,1 27,5 27,6 6,6 6,8 7,5 5,3 Nguồn: Khảo sát của tác giả luận án 170 Phụ lục 7 Người quyết định trong gia đình Chồng Vợ Cả hai Người khác Tổng Người quyết định Việc SL TL SL TL SL TL SL TL SL Mua sắm đồ đắt tiền 185 34,5 79 14,7 262 48,9 10 1,9 536 Xây sửa nhà cửa 185 34,5 68 12,7 273 51,0 10 1,8 536 Việc học hành của con 128 23,9 110 20,5 293 54,7 5 0,9 536 Đi chợ 38 7,1 211 39,4 278 51,9 9 1,6 536 Số con 264 49,3 82 15,3 180 33,6 10 1,9 536 Nguồn: Khảo sát của tác giả luận án 171 Phụ lục 8 Người quyết định trong gia đình theo tương quan dân tộc Người quyết định Loại hình công việc Vợ Chồng Cả hai Người khác Dân tộc Thái Tày Mông La Hủ Thái Tày Mông La Hủ Thái Tày Mông La Hủ Thái Tày Mông La Hủ Mua sắm đồ đắt tiền 15,8 15,5 13,8 13,2 33,6 33,8 33,8 39,5 50,0 49,3 48,1 47,4 0,7 1,4 4,3 0,0 Xây dựng nhà cửa 13,8 13,5 11,9 10,5 33,6 33,8 33,8 39,5 52,0 51,4 50,0 50,0 0,7 1,4 4,4 0,0 Việc học hành của con cái 21,1 20,9 20,0 19,7 23,0 23,0 24,4 26,3 55,3 54,7 54,4 54,0 0,7 1,4 1,3 0,0 Số con 16,4 16,2 14,4 13,2 48,0 48,6 50,0 51,3 34,9 34,5 32,5 31,6 0,7 0,7 3,1 3,9 Nguồn: Khảo sát của tác giả luận án Phụ lục 9 Các hoạt động ngoài thời gian sản xuất Vợ (268) Chồng (268) Dân tộc Hoạt động Thái Tày Mông La hủ chung Thái Tày Mông La Hủ Chung Nghỉ ngơi ở nhà 78,7 78,4 75,0 73,5 77,0 82,9 82,4 82,5 84,2 82,8 Đi chơi bản/xóm 48,7 48,6 46,3 44,7 47,4 55,3 55,4 56,3 57,9 55,9 Đọc sách/ báo 7,9 8,1 2,5 2,6 5,6 28,9 28,4 22,5 18,4 25,4 Nghe đài/ xem tivi 38,2 37,8 33,8 28,9 35,4 39,5 39,2 35 34,2 37,5 Chơi thể thao 2,6 1,4 1,3 2,6 1,9 6.6 6,8 6.3 5,3 6,3 Trông con 40,8 41,9 45,0 50,0 43,7 23,7 23,0 21,3 21,1 22,4 Dọn dẹp nhà cửa 65,8 67,6 70,0 73,7 68,7 28,9 28,4 26,3 26,3 27,6 Thuê thùa, may thổ cẩm 47,4 41,9 47,5 44,7 45,5 3,9 2,7 2,5 2,6 3,0 Bán hàng, làm thuê 19,7 24,3 23,8 21,1 22,4 7,9 12,2 12,5 5,3 10,1 Nguồn: Khảo sát của tác giả luận án 172 Phụ lục 10 Người đại diện cho gia đình tham gia hoạt động cộng đồng xét theo tương quan dân tộc Người tham gia Loại hình công việc Vợ Chồng Cả hai Người khác Dân tộc Thái Tày Mông La Hủ Thái Tày Mông La Hủ Thái Tày Mông La Hủ Thái Tày Mông La Hủ Dự đám hiếu hỉ 17,1 16,9 15,6 15,8 34,9 35,1 35,6 35,5 46,1 45,9 43,1 42,1 2,0 2,0 5,6 6,6 Giao tiếp với chính quyền 22,4 21,6 19,4 19,7 46,1 46,6 48,1 51,3 30,3 29,7 28,8 28,9 1,3 2,0 3,8 0,0 Họp bản làng 21,1 20,9 19,4 19,7 45,4 45,3 46,9 48,7 32,2 32,4 31,3 30,3 1,3 1,4 2,5 1,3 Tiếp khách 23,0 22,9 21,9 21,1 36,8 37,2 38,8 42,1 38,8 37,8 37,5 35,5 1,3 2,0 1,9 1,3 Làm vệ sinh làng, xóm 28,9 28,4 30,0 32,9 22,4 22,3 20,6 18,4 39,5 39,2 37,5 34,2 9,2 10,1 11,9 14,5 Cúng giỗ làng 3,3 2,7 2,5 1,3 57,9 58,1 58,8 59,2 38,2 37,8 36,9 36,8 0,7 1,3 1,9 2,6 Nguồn: Khảo sát của tác giả luận án Phụ lục 11 Tham gia tập huấn của nam/ nữ theo các nội dung Vợ Chồng Cả hai Các lớp tập huấn SL (%) TL (%) SL (%) TL (%) SL (%) TL (%) Kỹ thuật nông lâm 122 22,8 217 40,5 197 36,7 Công tác dân số 233 43,5 121 22,6 182 33,9 Chăm sóc sức khỏe 245 45,7 126 23,6 165 30,7 Nguồn: Khảo sát của tác giả luận án 173 Phụ lục 12 Tham gia tập huấn xét theo tương quan dân tộc Người tham gia Vợ Chồng Cả hai Dân tộc Lớp tập huấn Thái Tày Mông La Hủ Thái Tày Mông La Hủ Thái Tày Mông La Hủ Kỹ thuật nông lâm 23,7 23,6 21,9 21,1 38,8 39,2 41,9 43,4 37,5 37,2 36,3 35,5 Công tác dân số 42,8 42,6 44,4 44,7 23,0 23,0 21,9 22,4 34,2 34,4 33,7 32,8 Chăm sóc sức khỏe 44,1 43,9 46,9 50,0 24,3 24,3 22,5 22,4 31,6 31,7 30,6 27,6 Nguồn: Khảo sát của tác giả luận án

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_binh_dang_gioi_trong_lao_dong_gia_dinh_dan_toc_thieu.pdf
  • pdfTT Viet_ Thu _nop QD.pdf
  • pdfTT Anh_ Thu _nop QD.pdf
  • pdfTrang thong tin Viet-Anh.pdf
Tài liệu liên quan