Luận án Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam

ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ QUỲNH HƯƠNG BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM HUẾ - NĂM 2016 ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC NGUYỄN THỊ QUỲNH HƯƠNG BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM Chuyên ngành: Văn học Việt Nam Mã số: 62 22 01 21 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HỌC VIỆT NAM Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. Trần Thị An 2. TS. Hà Ngọc Hòa HUẾ - NĂM 2016 LỜI CẢM ƠN Để hoàn thà

pdf177 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 471 | Lượt tải: 2download
Tóm tắt tài liệu Luận án Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
nh được luận án này, tôi đã nhận được sự giúp đỡ vô cùng quý báu của nhiều tập thể và cá nhân. Tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đến PGS.TS. Trần Thị An và TS. Hà Ngọc Hòa đã tận tình hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quý báu giúp tôi hoàn thành luận án trong điều kiện tốt nhất có thể. Xin trân trọng cảm ơn Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế đã quan tâm, tạo điều kiện cho tôi trong suốt quá trình thực hiện luận án. Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến quý thầy cô, bạn bè, đồng nghiệp, những người đã luôn động viên, khuyến khích giúp đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện luận án. Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Hương LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong luận án là trung thực, đảm bảo độ chuẩn xác cao. Các tài liệu tham khảo, trích dẫn có xuất xứ rõ ràng. Tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm về công trình nghiên cứu của mình. Huế, tháng 11 năm 2016 Tác giả Nguyễn Thị Quỳnh Hương MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 1 1. Lý do chọn đề tài................................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................................. 2 3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................... 2 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu .................................................................. 3 5. Đóng góp khoa học của luận án ................................................................................... 5 6. Bố cục luận án ................................................................................................................ 5 NỘI DUNG ......................................................................................................................... 7 Chương 1. LÝ THUYẾT BIỂU TƯỢNG VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU ........................................................................................................ 7 1.1. Lý thuyết biểu tượng và nghiên cứu văn học dân gian từ lý thuyết biểu tượng 7 1.1.1. Lý thuyết biểu tượng ....................................................................................... 7 1.1.2. Nghiên cứu văn học dân gian từ lý thuyết biểu tượng .................................. 12 1.2. Các công trình nghiên cứu đá ở Việt Nam ...................................................... 17 1.2.1. Công trình về tín ngưỡng thờ đá ................................................................... 17 1.2.2. Công trình nghiên cứu Đá với tư cách biểu tượng........................................ 19 1.2.3. Công trình nghiên cứu motif Đá trong truyện kể dân gian Việt Nam (thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích) ........................................................................ 23 1.3. Đánh giá tình hình nghiên cứu và hướng triển khai đề tài ............................... 24 1.3.1. Đánh giá tình hình nghiên cứu ...................................................................... 24 1.3.2. Hướng triển khai đề tài ................................................................................. 24 Chương 2. BIỂU TƯỢNG ĐÁ VÀ HỆ THỐNG NGHĨA CỦA BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM ......................................... 26 2.1. Biểu tượng đá và các lớp nghĩa của biểu tượng đá trong văn hóa thế giới và Việt Nam ..................................................................................................................... 26 2.1.1. Biểu tượng đá và các hướng tiếp cận biểu tượng đá ở Việt Nam.................... 26 2.1.2. Các lớp nghĩa của biểu tượng đá trong văn hóa thế giới và Việt Nam qua các công trình nghiên cứu ........................................................................................... 32 2.2. Các lớp nghĩa tiêu biểu của biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam ................................................................................................................. 38 2.2.1. Sự sống trong trạng thái tĩnh ......................................................................... 38 2.2.2. Sự tái sinh trong ngưỡng vọng ...................................................................... 45 2.2.3. Sự hiện diện của thần linh ............................................................................. 55 2.2.4. Ý niệm chuyển vị .......................................................................................... 63 Chương 3. CẤU TRÚC TRẦN THUẬT CỦA DẠNG TRUYỆN KỂ SỬ DỤNG BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM ............................................................................................................ 70 3.1. Đá trong giấc mơ điềm báo của truyền thuyết dân gian Việt Nam ................. 70 3.1.1. Đá là phần thưởng cho việc tu thân tích đức ................................................ 71 3.1.2. Đá là hiện thân của nhân vật lịch sử trong giấc mơ điềm báo ...................... 76 3.2. Đá trong motif hiển linh của truyền thuyết dân gian Việt Nam .......................... 85 3.2.1. Đá và sự hiển linh của nhân thần .................................................................. 85 3.2.2. Đá và sự hiển linh của nhiên thần ................................................................. 92 3.2.3. Đá – thành tố cấu tạo nên không gian tâm linh ............................................ 96 Chương 4. BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT VÀ TÍN NGƯỠNG DÂN GIAN: NGHIÊN CỨU TRƯỜNG HỢP THAI DƯƠNG PHU NHÂN VÀ KỲ THẠCH PHU NHÂN ............................................................... 104 4.1. Văn bản và cấu trúc văn bản của truyền thuyết về Thai Dương phu nhân và Kỳ Thạch phu nhân ............................................................................................... 105 4.1.1. Truyền thuyết về Thai Dương phu nhân và Kỳ Thạch phu nhân nhìn từ văn bản .................................................................................................................. 106 4.1.2. Truyền thuyết về Thai Dương phu nhân và Kỳ Thạch phu nhân nhìn từ cấu trúc văn bản .................................................................................................... 112 4.2. Biểu tượng đá trong truyền thuyết về Thai Dương phu nhân và Kỳ Thạch phu nhân trong mối quan hệ với tín ngưỡng dân gian Chăm ............................... 117 4.2.1. Tín ngưỡng thờ đá ....................................................................................... 119 4.2.2. Tín ngưỡng thờ Mẫu ................................................................................... 125 4.3. Biểu tượng đá trong truyền thuyết về Thai Dương phu nhân và Kỳ Thạch phu nhân trong mối quan hệ với tục thờ đá tại đền Thai Dương phu nhân và miếu Kỳ Thạch phu nhân ...................................................................................... 130 4.3.1. Hình thức đá thờ ......................................................................................... 131 4.3.2. Hình thức thờ cúng ..................................................................................... 135 KẾT LUẬN ........................................................................................................... 140 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ .............................. 143 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 144 PHỤ LỤC 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Đá là sự vật gắn kết với loài người từ thuở hồng hoang bởi con người trú thân trong hang đá, mượn cạnh sắc của đá để làm công cụ săn bắt, nhờ cái cứng rắn của đá mà tạo ra lửa sưởi ấm và nấu chín thức ăn, Ngay cả khi con người trở về với đất, đá là một trong những lựa chọn đầy tin cậy để gởi gắm thể xác hay làm vật đồng hành trên con đường đến cõi khác. Con người tìm thấy sự an nhiên và sức mạnh của mình từ đá nên như một điều hiển nhiên, con người tin và thờ phụng vị thần đá. Có thể nói chính sự gắn bó mật thiết này đã phần nào lý giải vai trò của tục thờ đá trong đời sống của con người. Trong văn học dân gian Việt Nam, truyền thuyết là thể loại có sự liên kết chặt chẽ với những biến thiên lịch sử của dân tộc, đồng thời thể hiện rõ nét nhất cảm quan lịch sử của người nghệ sĩ dân gian. Bằng khả năng tích hợp nhiều lớp nghĩa một cách hiệu quả trong chiều dài thời gian lịch sử, biểu tượng đá có mối liên hệ chặt chẽ với nội dung và nghệ thuật trần thuật của thể loại truyền thuyết. Thông qua việc lưu giữ biểu tượng đá, tục thờ cúng đá cùng các dạng thức của đá, truyền thuyết Việt Nam đã lưu lại dấu ấn của sự giao thoa tín ngưỡng, văn hóa ở Việt Nam và sức mạnh của nhân vật lịch sử, của cộng đồng dân tộc. Trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế, có hai truyền thuyết thể hiện những lớp nghĩa đặc biệt của biểu tượng đá là Thai Dương phu nhân và Kì Thạch phu nhân. Trong luận án này, sau khi phân tích các vấn đề lý thuyết, chúng tôi lựa chọn nghiên cứu trường hợp hai truyền thuyết trên bởi các lý do sau: a) Với đặc trưng của mình, hai truyền thuyết đã phản ánh những biến chuyển về lịch sử và văn hóa, tín ngưỡng của vùng đất Thừa Thiên Huế, nơi có sự xếp chồng các lớp văn hóa (Việt, Chăm); b) Đây là những truyền thuyết được ghi chép vào các thư tịch khá sớm và vẫn đang “sống” tại địa phương với nhiều dị bản; c) Hai truyền thuyết này có mối quan hệ chặt chẽ với tín ngưỡng dân gian thông qua sự hiện diện của đền/ miếu và hình thức thờ cúng. Vì vậy, tính đa nghĩa và sợi dây liên kết của biểu tượng đá từ truyền thuyết đến tín ngưỡng, văn hóa trong Thai Dương phu nhân và Kì Thạch phu nhân là tương đối dễ nhận ra. Là người đang 2 giảng dạy văn học dân gian tại trường đại học ở Huế, việc nghiên cứu biểu tượng đá qua hai trường hợp trên không chỉ thuận lợi trong quá trình điền dã cho chúng tôi mà thông qua việc khảo sát và nghiên cứu trường hợp văn hóa dân gian tại địa phương, chúng tôi còn có thể mở rộng hiểu biết về văn học dân gian, lịch sử và văn hóa Thừa Thiên Huế. Từ những lý do đó, chúng tôi chọn đề tài Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam để nghiên cứu trong luận án. Chúng tôi hi vọng luận án mang lại những kiến giải mới về biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam và đóng góp vào khuynh hướng nghiên cứu các lớp nghĩa của biểu tượng đá trong văn học/ văn hóa dân gian của người Việt. 2. Mục tiêu nghiên cứu Đề tài Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam đặt mục tiêu giải mã những lớp nghĩa của biểu tượng đá trong các bản kể truyền thuyết và trong trầm tích văn hóa của tín ngưỡng dân gian Việt Nam; từ đó, có thể hiểu sâu hơn về các vấn đề bản sắc văn hóa, biến đổi văn hóa - xã hội qua các giai đoạn lịch sử. Mục tiêu cụ thể: - Từ hệ thống phân loại, phân tích các lớp nghĩa của đá để cho thấy sự biến thiên của biểu tượng đá trong truyền thuyết. - Đặt biểu tượng đá và nhân vật truyền thuyết trong trường so sánh nhằm đánh giá vai trò của biểu tượng đá trong quá trình khám phá, nhận diện sức mạnh của nhân vật lịch sử, của cộng đồng dân tộc. - Thông qua hoạt động điền dã tại di tích và khảo sát văn bản hai trường hợp Thai Dương phu nhân và Kì Thạch phu nhân, phân tích làm rõ lớp trầm tích văn hóa, tín ngưỡng trong biểu tượng đá, xem xét những biến chuyển của tục thờ đá trong đời sống tâm linh của người dân Việt, cũng như mối quan hệ giữa tín ngưỡng của người Việt và tín ngưỡng của các dân tộc tiền trú trên mảnh đất Thừa Thiên Huế. 3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu: Biểu tượng đá Phạm vi nghiên cứu: Truyền thuyết dân gian Việt Nam Phạm vi tư liệu được sử dụng chủ yếu để tiến hành nghiên cứu là Tổng tập 3 văn học dân gian người Việt (tập 4 và tập 5: Truyền thuyết) do Kiều Thu Hoạch chủ biên, xuất bản năm 2004. Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng thêm Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (tập 16: truyện cổ tích thần kỳ, truyền thuyết) do Nguyễn Thị Yên chủ biên (2009) để hỗ trợ phần tư liệu về truyền thuyết các dân tộc thiểu số. - Về truyền thuyết Thai Dương phu nhân và Kì Thạch phu nhân: Phạm vi tư liệu được sử dụng chủ yếu để tiến hành nghiên cứu, ngoài các bộ tổng tập trên, là Truyện kể dân gian Thừa Thiên Huế do Tôn Thất Bình chủ biên (1998), Tổng tập văn học dân gian xứ Huế (tập 1) do Triều Nguyên sưu tầm, biên soạn (2010), Đặc khảo văn học dân gian Thừa Thiên Huế do Lê Văn Chưởng sưu tầm, biên soạn (2010), Nhiệm vụ nghiên cứu: - Thống kê sự xuất hiện của đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam, từ đó phân loại theo các lớp nghĩa. Nói một cách khác, trên cơ sở thống kê, luận án sẽ đi sâu phân tích, tổng hợp để khẳng định những giá trị của biểu tượng đá nói riêng và truyền thuyết dân gian Việt Nam nói chung. - Phân tích cấu trúc trần thuật của truyện kể có sử dụng biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam. Thao tác này góp phần làm rõ vai trò của biểu tượng, đồng thời mở ra những lớp nghĩa lớn hơn của biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian. - Nghiên cứu hai trường hợp Thai Dương phu nhân và Kì Thạch phu nhân để minh chứng cho mối quan hệ của biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam với tín ngưỡng dân gian. 4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cách tiếp cận Đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam là một biểu tượng mang tính tích hợp nhiều lớp nghĩa văn hóa, tín ngưỡng nên trong luận án, chúng tôi đặt biểu tượng đá trong mối liên hệ mật thiết với văn hóa, nhân học, dân tộc học, Để thực hiện đề tài luận án, chúng tôi sử dụng các cách tiếp cận sau đây: - Cách tiếp cận văn học dân gian: Từ việc tập hợp truyền thuyết dân gian về đá trong thư tịch và quá trình điền dã, chúng tôi tiến hành phân tích các truyền thuyết từ 4 hai góc độ: thứ nhất là hệ thống nghĩa và thứ hai là cấu trúc văn bản. Hai vấn đề này là nội dung chính của luận án được thể hiện trong chương 2 và chương 3. - Cách tiếp cận văn hóa học: Trên cơ sở khảo sát những dị bản đang được lưu truyền của hai trường hợp Thai Dương phu nhân và Kì Thạch phu nhân, chúng tôi soi chiếu biểu tượng đá trong truyền thuyết từ góc độ tín ngưỡng, cụ thể là tục thờ đá và tín ngưỡng thờ mẫu. Trên cơ sở đó, luận án chỉ ra một cách rõ ràng nhất giá trị biểu tượng văn hóa của đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam. - Cách tiếp cận nhân học: Để thực hiện luận án, chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát hiện tượng văn hóa dân gian trong đời sống thông qua di tích và hình thức thờ cúng tại đền Thai Dương phu nhân, miếu Kì Thạch phu nhân. Với cách tiếp cận này, luận án hy vọng làm rõ mối quan hệ giữa đá của truyền thuyết và tín ngưỡng thờ đá ở hai trường hợp trên. Đồng thời, công tác điều tra, khảo sát giúp chúng tôi xác định được vai trò và những biến chuyển của tục thờ đá ở các di tích. 4.2. Phương pháp nghiên cứu - Phân tích tài liệu thứ cấp: Từ văn bản truyền thuyết dân gian đã được sưu tầm, biên soạn và số liệu thống kê trong nghiên cứu của người đi trước, phương pháp phân tích giúp chúng tôi xác định các hướng tiếp cận phù hợp với đề tài. - Điền dã: Đối với hai trường hợp Thai Dương phu nhân và Kì Thạch phu nhân, phương pháp điền dã hỗ trợ chúng tôi trong quá trình tìm hiểu thực trạng đá thờ, kiến trúc đền/ miếu và đời sống tín ngưỡng của cộng đồng. 4.3. Các thao tác nghiên cứu - Thống kê: Trên cơ sở khảo sát văn bản, người viết tiến hành thống kê, phân loại hệ thống nghĩa của đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam nhằm phản ánh sự đa dạng về nghĩa của biểu tượng đá. - Phân tích: Thao tác này giúp người viết làm nổi bật những biểu hiện đặc thù của đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam. - So sánh loại hình: Bằng cách thu thập mọi loại văn bản có thể có, dựa vào thao tác so sánh, người viết hệ thống hóa tư liệu và nhận diện được từng dạng thức của câu chuyện, truy nguyên nguồn gốc, cốt lõi của truyện kể, trên cơ sở liên hệ với các lĩnh vực khác của con người (lịch sử, triết học, chính trị,). 5 5. Đóng góp khoa học của luận án Thứ nhất, trên cơ sở thống kê, chúng tôi tiến hành hệ thống hóa tư liệu về nghiên cứu biểu tượng và biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam, đem đến những đánh giá tổng quan về tình hình nghiên cứu. Thứ hai, phân tích biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam từ các góc độ: ý nghĩa biểu tượng, cấu trúc trần thuật, nhằm khẳng định sự phong phú về lớp nghĩa của biểu tượng đá. Khảo sát khả năng kết hợp đá với các motif khác của truyền thuyết dân gian (giấc mơ, hiển linh) để kiến giải vai trò của đá trong cấu trúc truyện kể và nghệ thuật xây dựng nhân vật truyền thuyết. Thứ ba, thông qua biểu tượng đá, chúng tôi chỉ ra mối liên hệ giữa truyền thuyết dân gian (một thể loại văn học dân gian) với tín ngưỡng thờ đá (một bộ phận của văn hóa). Luận án đã cho thấy sự tương tác giữa văn học và văn hóa dân gian. Đây chính là hướng nghiên cứu mang lại nhiều kiến giải mới cho các thể loại văn học dân gian. Thứ tư, nghiên cứu trường hợp Thai Dương phu nhân và Kì Thạch phu nhân – hai truyền thuyết tiêu biểu của Việt Nam trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế có biểu tượng đá (truyện kể, tín ngưỡng và hình thức thờ cúng) để góp phần minh giải mối liên hệ truyền thuyết và tín ngưỡng thờ đá mà chúng tôi đề cập ở trên. Với hai trường hợp này, biểu tượng đá trong truyền thuyết Thừa Thiên Huế đã hình thành lớp nghĩa riêng và là minh chứng cho sự dung hòa tín ngưỡng trong quá trình sinh tồn của người Việt. Sự phân tích cấu trúc trần thuật và các lớp nghĩa của biểu tượng đá cũng như mối quan hệ mật thiết của truyền thuyết - nghi thức thờ cúng - di tích - lễ hội thờ đá ở Thừa Thiên Huế sẽ góp phần lí giải các vấn đề bản sắc văn hóa, biến đổi văn hóa - xã hội qua các giai đoạn lịch sử. 6. Bố cục luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, phần nội dung chính của luận án được triển khai trong 4 chương: Chương 1: Lý thuyết biểu tượng và tổng quan tình hình nghiên cứu Chương 2: Biểu tượng đá và hệ thống nghĩa của biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam 6 Chương 3: Cấu trúc trần thuật của dạng truyện kể dân gian có sử dụng biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam Chương 4: Biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian và tín ngưỡng dân gian: nghiên cứu trường hợp Thai Dương phu nhân và Kì Thạch phu nhân 7 PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1 LÝ THUYẾT BIỂU TƯỢNG VÀ TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 1.1. Lý thuyết biểu tượng và nghiên cứu văn học dân gian từ lý thuyết biểu tượng 1.1.1. Lý thuyết biểu tượng Biểu tượng là một thuật ngữ khá quen thuộc trong đời sống thường ngày và đời sống học thuật. Tính đa nghĩa của biểu tượng đã tạo ra sức hút đối với các nhà nghiên cứu, vì vậy, mỗi ngành khoa học lại gởi gắm một nội hàm riêng cho thuật ngữ này. Theo Từ điển Tiếng Việt, biểu tượng là “hình ảnh tượng trưng”, là “hình thức của nhận thức, cao hơn cảm giác, cho ta hình ảnh của sự vật còn giữ lại trong đầu óc khi tác động của sự vật vào giác quan ta đã chấm dứt” [70, tr. 26]. Từ điển Biểu tượng văn hóa thế giới lại cho rằng “những gì được gọi là biểu tượng khi nó được một nhóm người đồng ý rằng nó có nhiều hơn một ý nghĩa là đại diện cho chính bản thân nó” [21, tr. 25]. Tổng kết định nghĩa về thuật ngữ biểu tượng trong các từ điển trên thế giới, Đinh Hồng Hải, tác giả có nhiều công trình nghiên cứu về biểu tượng trong những năm gần đây, đã tóm lược: “Biểu tượng có tính đa nghĩa nhưng chúng ta có thể chia làm hai nghĩa chính là biểu hình và biểu ý. Trên thế giới, thuật ngữ symbology được nhiều từ điển giải thích với các ý nghĩa: 1- Việc nghiên cứu hoặc sử dụng các biểu tượng và 2- Tập hợp các biểu tượng (1: the study or use of symbols. 2: symbols collectively). Các từ điển nghệ thuật có thêm một ý nghĩa là: 3- Nghệ thuật sử dụng các biểu tượng để nhắc đến một trào lưu nghệ thuật thịnh hành ở Châu Âu vào thế kỷ XIX. Như vậy, thuật ngữ symbology trong tiếng Anh tương đương với nghiên cứu biểu tượng (hoặc biểu tượng học) trong tiếng Việt” [34, tr.128]. Đinh Hồng Hải khẳng định “Nghiên cứu biểu tượng là khoa học có chức năng giải mã các thành tố văn hóa được sản sinh trong đời sống của con người” [34, tr.30]. Từ chính những định nghĩa trên, dễ dàng nhận ra bản chất của biểu tượng là khó xác định và sống động, như cách R. de. Becker so sánh: “Có thể ví biểu tượng 8 với một khối tinh thể phục nguyên lại theo cách khác nhau, nguồn sáng tùy theo từng mặt tinh thể tiếp nhận ánh sáng” [dẫn theo Đinh Hồng Hải, 34, tr.87]. Vậy nên, giải mã biểu tượng không phải là một hành trình bằng phẳng và con đường thẳng tắp. Việc xác định ý nghĩa/ giá trị của biểu tượng còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố: nền văn hóa sản sinh, bối cảnh và thời điểm biểu tượng ra đời, cùng với mục đích sử dụng ở từng thời điểm, Điều đó cho thấy nghiên cứu biểu tượng phải là ngành khoa học liên ngành với nhiều hướng tiếp cận khác nhau: triết học, văn học, dân tộc học, mỹ học, phân tâm học, xã hội học Trong đó, các lĩnh vực ngôn ngữ học, nhân học và ký hiệu học được xem là nền tảng để nghiên cứu biểu tượng. Trước tiên, với ký hiệu học, theo Claude Levi-Strauss, “Mọi nền văn hóa có thể được xem như là một tổng thể các hệ thống biểu tượng mà ở hàng đầu là ngôn ngữ, các quy tắc hôn nhân, các quan hệ kinh tế, nghệ thuật khoa học, tôn giáo. Tất cả các hệ thống đó nhắm đến sự thể hiện một số mặt của thực tại thể xác và thực tại xã hội, và hơn thế nữa, thể hiện các quan hệ mà hai loại hình thực tại đó và bản thân các hệ thống biểu tượng có với nhau” [dẫn theo Đinh Hồng Hải, 34, tr.143]. Biểu tượng tồn tại dạng ngôn ngữ đặc biệt, có khả năng xóa nhòa khoảng cách về không gian và thời gian để con người có thể tri nhận những thông điệp cổ xưa qua các di vật văn hóa. Mang trong mình nhiều tầng lớp nghĩa nhưng lại được biểu đạt dưới hình thức súc tích của ngôn ngữ, biểu tượng có quan hệ chặt chẽ với ký hiệu. Dựa trên mô hình cấu trúc nổi tiếng của F.D. Saussure, hai tác giả tiêu biểu của cấu trúc luận là L. Hjelmslev và R. Barthes đã phát triển để làm rõ mối liên hệ này. Ký hiệu (Sign) = Cái biểu đạt (Signifier) Cái được biểu đạt (Signified) Mô hình của F.D. Saussure “Ngôn ngữ là một hệ thống ký hiệu, mỗi ký hiệu ngôn ngữ có hai phần: cái biểu đạt (le signifiant) và cái được biểu đạt (le signifié). Cái biểu đạt là một hình ảnh thính giác, cái được biểu đạt là một khái niệm. Không có mối liên hệ tất yếu nào giữa ký hiệu với vật được chỉ định, hay như người ta thường nói, liên hệ giữa chúng là võ đoán” [34, tr. 79]. Trên cơ sở mở rộng nội hàm của thuật ngữ ký hiệu cho nhiều lĩnh vực (cả trong và ngoài ngôn ngữ học), bao gồm dấu hiệu, tín hiệu, lời nói, cử chỉ, 9 hành động, mang tính thông tin, L.Hjelmslev đã khái quát ba yếu tố cấu thành mỗi ký hiệu (sự biểu đạt - quan hệ - nội dung) trong mô hình tam giác sau: Mô hình ký hiệu học của L. Hjelmlev [66, tr.76] Đóng góp quan trọng nhất của L. Hjelmlev là sự phân biệt “ký hiệu học biểu thị” với “ký hiệu học hàm nghĩa”. Trong đó, ký hiệu thông thường là hệ thống ký hiệu biểu thị, còn “ngôn ngữ hàm nghĩa là một ngôn ngữ mà bình diện biểu đạt (hình thức) của nó cũng là một hệ thống ngôn ngữ thông thường (ký hiệu biểu thị) và cả hai hệ thống đã lồng vào nhau tạo thành một hệ thống kép – hệ thống siêu ký hiệu” [34, tr.94]. R. Barthes lại phát triển mô hình cấu trúc của ký hiệu ở mức cao hơn với sơ đồ cú pháp ký hiệu học hàm nghĩa như sau: A CBĐ: Sự biểu thị (HT) CĐBĐ: Sự biểu đạt (ND) B CBĐ: Sự hàm nghĩa (HT) CĐBĐ: Sự hàm nghĩa (ND) A: Ký hiệu học biểu thị (Semiotic denotative) - Ngôn ngữ thông thường B: Ký hiệu học hàm nghĩa (Semiotic connotative) – Ngôn ngữ biểu tượng Mô hình cấu trúc của ký hiệu của R. Barthes [68, tr.78] Thông qua sơ đồ, R. Barthes đã cụ thể hóa tính “hệ thống kép” hay “hệ thống trong hệ thống” đặc trưng của ngôn ngữ biểu tượng. Nghĩa là trong ngôn ngữ biểu tượng, bình diện biểu đạt (hình thức) lại ẩn chứa một ký hiệu biểu thị - ngôn ngữ thông thường. Đây cũng chính là mô hình mà R. Barthes sử dụng để giải mã cấu trúc của thần thoại. 10 Trong bài viết “Biểu tượng như là “đơn vị cơ bản” của văn hóa”, Nguyễn Văn Hậu chuyển đổi sơ đồ của R. Barthes thành sơ đồ giải thích ký hiệu hàm nghĩa nhằm giải mã ngôn ngữ biểu tượng: A Hình thức sự biểu thị Sự vật, hiện tượng, cái dùng biểu thị Nội dung sự biểu thị nội dung, ý nghĩa, tên gọi v.v.. B Hình thứcsự hàm nghĩa (Ký hiệu biểu thị – hiển ngôn) Nội dung sự hàm nghĩa (Ký hiệu ẩn dụ – mật ngôn) Siêu ký hiệu - ngôn ngữ biểu tượng (Symbol) A: Ký hiệu học biểu thị (Semiotic denotative) - Ngôn ngữ thông thường B: Ký hiệu học hàm nghĩa (Semiotic connotative) – Ngôn ngữ biểu tượng Mô hình chuyển đổi của Nguyễn Văn Hậu [92] Có thể nói ký hiệu học với phương pháp tiếp cận rõ ràng, cụ thể đã giúp cho các nhà khoa học hạn chế được tính khó xác định của biểu tượng. Dù khẳng định vai trò nền tảng cho khoa học nghiên cứu về biểu tượng của ký hiệu học, Đinh Hồng Hải chỉ ra giới hạn của phương pháp này, đó là “nếu chỉ tiếp cận nghiên cứu các biểu tượng dưới góc nhìn ký hiệu học thì chúng ta vẫn có thể gặp khó khăn khi buộc phải giải thích một thành tố văn hóa trong môi trường sống của nó (nghĩa là trong thời gian và không gian của riêng nó” [34, tr.75]. Bên cạnh ký hiệu học, hướng tiếp cận nhân học trong nghiên cứu biểu tượng đã được Raymond Firth khái quát thế mạnh trong Biểu tượng: Chung và Riêng: “Nó liên kết và giải thích về các sự kiện thông qua biểu tượng luận với các cấu trúc xã hội và các sự kiện xã hội trong những điều kiện cụ thể Theo đó, các nhà nhân học được trang bị để giải thích ý nghĩa của các biểu tượng trong các nền văn hóa mà họ đang nghiên cứu, và để sử dụng những lý giải như những phương tiện trung gian để hiểu xa hơn về các tiến trình trong đời sống xã hội” [34, tr.82]. Đối tượng nghiên cứu của nhân học biểu tượng là ẩn dụ, ngôn ngữ, hệ thống biểu tượng, nghi lễ, ma thuật, đời sống, biểu tượng luận, vũ trụ luận, và thần thoại. Với những phương pháp chuyên biệt như điền dã thực địa (fieldwork) hay quan sát tham dự (participant 11 observation), nhân học đem lại giải pháp để khám phá biểu tượng trong chính môi trường “sống” của nó một cách tối ưu. Do đó, nhân học được xem là phương pháp bổ khuyết cho giới hạn của ký hiệu học trong nghiên cứu biểu tượng. Ngoài ra, nghiên cứu biểu tượng không thể không đề cập đến hướng tiếp cận từ cấu trúc luận. Claude Levi-Strauss đã có những đóng góp lớn cho việc nghiên cứu biểu tượng. “Ông cho rằng phân loại nhị nguyên (binary classification) là một điểm đặc trưng phổ quát của nhận thức con người. Các nghiên cứu mở rộng của ông đối với thần thoại, nghệ thuật và hệ thống thân tộc đã khám phá ra những hình mẫu văn hóa khác nhau ở mức độ phức tạp và diện mạo bên ngoài, về bản chất, dựa vào tính đối ngẫu: tự nhiên/ văn hóa, đàn ông/ đàn bà, tinh khiết/ không tinh khiết, v.v Hệ thống văn hóa, dưới góc nhìn này, với những nền tảng tinh vi của nó khai hóa thế giới, xã hội hóa nó, đưa ra sự phân loại tùy theo biểu hiện của tự nhiên. Mối quan tâm của các nhà cấu trúc luận trong các hệ thống văn hóa của ý nghĩa ở những gì họ có thể bộc lộ ra và khi nào thì phân tích về tiến trình nhận thức phổ quát của con người” [dẫn theo Đinh Hồng Hải, 34, tr.130]. Có thể thấy cấu trúc luận đã tạo nền tảng để ký hiệu học và nhân học (nhân học cấu trúc và nhân học biểu tượng) nghiên cứu biểu tượng với những hướng tiếp cận hiệu quả khác nhau. Trong công trình nghiên cứu Nghiên cứu biểu tượng – Một số hướng tiếp cận lý thuyết (2014), ở phần “Cấu trúc luận trong nghiên cứu biểu tượng: từ ký hiệu học đến nhân học biểu tượng”, Đinh Hồng Hải đã đưa ra sơ đồ tóm tắt diễn trình của khoa học nghiên cứu biểu tượng như sau: CBĐ Cái biểu đạt KH Ký hiệu NNBT Ngôn ngữ biểu tượng BT Biểu tượng ND Nội dung MĐSD Mục đích sử dụng CĐBĐ Cái được biểu đạt HT Hình thức “Diễn trình của khoa học nghiên cứu biểu tượng” (Đinh Hồng Hải) [34, tr.145] Ý nghĩa của biểu tượng chỉ có thể giải mã được một cách đầy đủ khi đặt nó trong bối cảnh xuất hiện với những mục đích sử dụng cụ thể. Điều này cho thấy các 12 phương pháp tiếp cận nghiên cứu biểu tượng như triết học, xã hội học, đều góp phần hỗ trợ tích cực trong việc phân tích mỗi biểu tượng. Như vậy, nghiên cứu biểu tượng là một trong những phương pháp không chỉ nhằm tìm hiểu con người mà còn cắt nghĩa thế giới ở những tầng nghĩa sâu xa nhất. Leslie A. White đã nhận xét rằng “Toàn bộ hành vi ứng xử của con người đều bắt nguồn từ việc sử dụng các biểu tượng. Chính biểu tượng đã làm biến đổi tổ tiên vượn người của chúng ta trở thành người và làm cho họ có đặc trưng nhân tính. Mọi nền văn hoá được tạo ra và trường tồn mãi mãi chỉ từ việc sử dụng các biểu tượng. Biểu tượng đã làm biến đổi một đứa trẻ của người khôn ngoan (Homo Sapiens) trở thành con người thực sự. Còn người câm điếc lớn lên, nếu không được sử dụng các biểu tượng thì họ cũng không trở thành người đúng nghĩa. Tất cả hành vi ứng xử của con người tạo ra hoặc phụ thuộc vào việc sử dụng các biểu tượng. Hành vi của con người là hành vi mang tính biểu tượng. Nói cách khác, hành vi mang tính biểu tượng chính là hành vi của con người. Thế giới biểu tượng là thế giới của bản chất người (nhân tính)” [dẫn theo Nguyễn Văn Hậu, 92]. Tóm lại, biểu tượng chỉ có thể được giải mã trên cơ sở liên ngành với nhiều hướng tiếp cận. Hiện nay, ký hiệu học, nhân học và cấu trúc luận được xem là ba hướng tiếp cận hiệu quả, tối ưu để bóc tách lớp nghĩa của biểu tượng. Tuy nhiên, chúng tôi thiết nghĩ, sự lựa chọn hướng tiếp cận phải phù thu...rần thuật của dạng truyện kể có sử dụng biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian người Việt để mở ra 25 những lớp nghĩa lớn hơn của biểu tượng. Thứ ba, nghiên cứu biểu tượng đá trong truyền thuyết Việt Nam, đặc biệt trường hợp Thai Dương phu nhân và Kì Thạch phu nhân trong mối quan hệ với tín ngưỡng đá, cũng như các tín ngưỡng, văn hóa khác để có thể khám phá một cách đầy đủ lớp tầng ý nghĩa ẩn sâu trong trầm tích văn hóa của biểu tượng đá. Thứ tư, dựa vào thực tế điền dã, luận án sẽ phân tích mối quan hệ biện chứng giữa biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian và đền/miếu thờ đá qua hai trường hợp Thai Dương phu nhân và Kì Thạch phu nhân. Tiểu kết chương 1 Từ việc tổng thuật tình hình nghiên cứu vấn đề biểu tượng và biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam, có thể nhận thấy rằng, mặc dù hướng nghiên cứu đá trong truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian từ góc độ biểu tượng chưa được khai thác nhiều nhưng đã đưa lại những kết quả bước đầu quan trọng để hiểu sâu hơn chiều sâu văn hóa của truyền thuyết và tín ngưỡng dân gian. Đặc biệt, các công trình nghiên cứu đá với tư cách biểu tượng trong văn hóa và truyền thuyết dân gian Việt Nam đã hỗ trợ tích cực cho chúng tôi trong quá trình xác lập một cách rõ ràng vai trò của đá - một biểu tượng giàu lớp nghĩa trong thể loại truyền thuyết. Tiếp tục đi sâu bóc tách các lớp nghĩa của biểu tượng đá như những trầm tích văn hóa và phân tích cấu trúc nghệ thuật của truyền thuyết dân gian về biểu tượng đá là việc làm của các chương tiếp theo của luận án. 26 CHƯƠNG 2 BIỂU TƯỢNG ĐÁ VÀ HỆ THỐNG NGHĨA CỦA BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM 2.1. Biểu tượng đá và các lớp nghĩa của biểu tượng đá trong văn hóa thế giới và Việt Nam 2.1.1. Biểu tượng đá và các hướng tiếp cận biểu tượng đá ở Việt Nam Sự gắn kết của đá với đời sống của con người không chỉ dừng lại ở điểm kết thúc của thời kỳ đồ đá mà còn hiển hiện trong tất cả những hoạt động của con người ở thời hiện đại. Không phải đơn giản là những dấu tích còn sót lại, mối quan hệ giữa người và đá dường như vẫn đang vận động và liên tục tạo ra những móc xích gắn kết mới. Vậy nên, trong văn hóa, đá tồn tại như là biểu tượng với các lớp nghĩa đa dạng, phong phú. Trên cơ sở các công trình nghiên cứu chúng tôi đã đề cập đến trong chương 1, có thể nhận ra, đối với văn học dân gian, đá cũng đã xuất hiện với tư cách của một biểu tượng ẩn chứa nhiều lớp trầm tích văn hóa. Trong “Mã và mã văn hóa” (2006) đăng trên tạp chí Văn hóa dân gian, Nguyễn Thị Bích Hà phân chia biểu tượng thành hai loại: “Biểu tượng sống là biểu tượng được giải mã, phân tích, khám phá các lớp nghĩa bên trong của nó. Sự khám phá đó khiến biểu tượng gợi cảm đến bất tận. Biểu tượng chết là khi người ta đã lí giải được toàn bộ ý nghĩa của nó, nó trở nên dễ hiểu, được sử dụng theo một số nghĩa nhất định nào đó và không được người ta dày công khám phá nữa” [31, tr.23]. Xét trên sự phân loại này, chúng tôi thiết nghĩ đá thuộc về biểu tượng sống, vì các công trình nghiên cứu về đá vẫn chưa dừng lại. Hay nói cách khác, giải mã biểu tượng đá trong văn học dân gian là một quá trình chưa có hồi kết. Trước tiên, chúng tôi xuất phát từ những dạng thức tồn tại của đá. Dựa trên thống kê và phân tích, trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới (2002, NXB Đà Nẵng), Jean Chevalier và Alain Gheerbrant đã liệt kê rất nhiều dạng đá có ý nghĩa biểu tượng trong văn hóa nhân loại khởi đi từ đá thô và đá đẽo gọt, gồm có: đá hình nón, đá hình lập phương/ hình lập phương có chỏm nhọn, đá thạch anh, đá thiên thạch, đá lửa (lưỡi tầm sét), đá cầu mưa, đá dựng đứng, đá thủng, và các dạng đá quý, đá ngầm, Mỗi dạng 27 đá đều có ý nghĩa, giá trị khác nhau trong văn hóa của từng cộng đồng. Đối với Việt Nam, các tác giả nhắc đến hai dạng thức mà chúng tôi đã đề cập ở chương 1 (đá dựng đứng và đá chảy máu) và không nêu cụ thể địa phương, cũng như thời điểm xảy ra hiện tượng. Tuy nhiên, từ thực tế khảo sát, chúng tôi cho rằng riêng trong truyền thuyết dân gian, đá đã xuất hiện với sự phong phú dạng thức. Hầu hết truyền thuyết giới thiệu về đá một cách chung chung, không xác định loại/ dạng đá (vật liệu), cũng không chú ý đến màu sắc cụ thể của đá. Theo chúng tôi, có thể xếp đá trong truyền thuyết thành hai loại lớn: đá thô tự nhiên (đá thô tự nhiên có/ không có hình dáng cụ thể và đá thô tự nhiên có hình dáng giống con người) và đá đã được đẽo gọt. Bên cạnh dạng đá thô và đá đẽo gọt, Jean Chevalier và Alain Gheerbrant cũng xếp châu báu, kim cương, ngọc lục bảo, ngọc thạch, ngọc trai, vào những dạng thức khác của đá. Điều này minh chứng cho sự mở rộng của hệ biểu tượng đá trong văn hóa các nước trên thế giới. Chính vì vậy, khi khảo sát biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam, chúng tôi chú ý đến hai dạng thức có tần suất xuất hiện cao và có sự liên hệ với đá: ngọc (13 lần/ 71 truyền thuyết về đá thiêng) và ngôi sao (15 lần/ 71 truyền thuyết về đá thiêng). Với ngôi sao, chúng tôi xin có những lý giải cho việc xác định đây là một dạng thức của đá như sau: Thứ nhất, trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Jean Chevalier, Alain Gheerbrant đã đưa ra một định dạng đặc biệt của đá, đó là “đá trời”, “những tảng đá từ trên trời xuống thường là những thiên thạch” [21, tr.268], “đá trời được xem như một sự hiện hình của thần linh, một sự hiển hiện và một thông điệp của trời, cũng giống như một tia lửa trời, một hạt giống của thần linh rơi xuống đất” [21, tr.274]. Hơn thế nữa, trong biểu tượng đá trời, Jean Chevalier, Alain Gheerbrant còn ghi chép “Theo những tín ngưỡng nguyên thủy, các tinh đẩu đích thị là những thần linh” [21, tr.274]. Thứ hai, năm 2015, khi giám định để trao bằng Bảo trợ cho di sản văn hóa phi vật thể Mo Mường Hòa Bình (Việt Nam), khảo sát 282 ông Mo và các công cụ hỗ trợ liên quan chặt chẽ tới Mo Mường, Liên hiệp các hội UNESCO Việt Nam đã đưa ra kết luận: “Người Mường đã có tư duy sử dụng: thiên thạch là những thứ trên 28 trời; những viên đá bán quý ở lòng đất; các công cụ lao động sản xuất; các bộ nhuyễn thể, thiên địa nhân Tất cả hợp nhất cho túi Khót để tạo ra một khái niệm về quyền lực, dùng làm vật tế khi hành lễ” [99]. Chi tiết trên đã làm sáng tỏ cách cảm/ nghĩ của người Việt cổ về đá trời, cho thấy sự coi trọng và quyền lực của đá trời trong đời sống tâm linh. Thứ ba, truyền thuyết dân gian Việt Nam tồn tại hai cách thể hiện khi đề cập đến sao: một, được nêu cụ thể là “ngôi sao” (Sự tích Tản viên Sơn thánh, Sự tích Đức Thiên Cang,) và hai, tác giả dân gian chỉ miêu tả “ánh hào quang như bạch ngọc” [44, tr.195] (Sự tích Cao Sơn, Quý Minh đánh Thục), “bỗng thấy hai ngôi sao giáng xuống, ánh sáng tỏa vào thân bà” [44, tr.202] (Sự tích Tản Viên Sơn Thánh cùng các vị Hiển Công, Minh Công và Phạm Hiếu, Phạm Thành, Phạm Lương đánh Thục), “đám hào quang rơi xuống [44, tr.441] (Sự tích Thủy Hải và Đăng Quang thời vua Trưng), “ánh sáng của sao Vũ Khúc” [44, tr.907] (Sự tích Cao Sơn đại vương thời Lý). Với biểu hiện thứ hai, theo chúng tôi, tác giả nhấn mạnh vai trò ánh sáng của sao. Đương nhiên ở lối miêu tả trên, sao không thể là một dạng vật chất, một dạng thức của đá. Do vậy, trong quá trình khảo sát, chúng tôi không xếp định dạng ánh sáng đó vào dạng thức ngôi sao. Hình thức xuất hiện của ngôi sao trong truyền thuyết dân gian Việt Nam phần lớn được miêu tả “sa vào miệng”, “sa vào bụng”, “sa xuống” rất giống với kiểu đá trên trời rơi xuống mà Jean Chevalier, Alain Gheerbrant trích dẫn và hiện tượng thiên thạch được giải thích theo vật lý [do tốc độ di chuyển nhanh và áp suất nén trong khí quyển của Trái Đất đã khiến thiên thạch phát ra ánh sáng – NTQH]. Khi miêu tả quá trình tiếp nhận ngôi sao của người mẹ, sau thời điểm ngôi sao “sa vào miệng”, tác giả dân gian chú ý hành động “nuốt”, “bỗng thấy trên trời hai ngôi sao rơi vào miệng, bà nuốt đi” [44, tr.938] (Sự tích hai anh em Phạm Quang, Phạm Huy thời Lý). Với hành động đặc trưng này, ngôi sao không phải là hư vô, mà phải thuộc dạng vật chất. Từ cả ba lý do, chúng tôi cho rằng trong truyền thuyết dân gian Việt Nam, ngôi sao có thể được tác giả dân gian nhìn nhận như một dạng đá trời. Ngoài ra, hình thức người mẹ thụ thai thông qua việc nuốt ngôi sao có đầy đủ cả hai biến dạng của motif sinh nở thần kỳ mà Trần Thị An đã khái quát trong Đặc trưng thể 29 loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam: dạng kể trực tiếp (ngôi sao sa xuống người bà mẹ dẫn đến việc thụ thai) và dạng thụ thai qua giấc mơ (mơ thấy ngôi sao sa xuống). Ở cả hai biến dạng của motif sinh nở thần kỳ, ngôi sao đều mang giá trị của một hạt giống, đúng như cách lý giải của Jean Chevalier, Alain Gheerbrant về đá trời “những mảnh, mẩu mà các tinh cầu tách ra khỏi mình là những hạt giống” [21, tr.274]. Thậm chí, bên cạnh những nhân vật được sinh ra từ ngôi sao có đầy đủ cả hai đấng sinh thành cha và mẹ, truyền thuyết Sự tích Ngọn Côn và Thuấn Nghị đời Lê Thái Tổ còn kể về một cô gái 16 tuổi không thích lấy chồng, đang tu tại chùa, mơ thấy ngôi sao sa vào miệng và sinh con trai. Nghĩa là những sinh linh bé nhỏ đó được tạo nên bởi một hạt giống ngôi sao và sự bảo bọc, nuôi dưỡng của cơ thể người mẹ [giống như phương pháp thụ tinh của y học hiện đại ngày nay – NTQH]. Vì vậy, chúng tôi đưa ngọc và ngôi sao vào các dạng thức của biểu tượng đá để khảo sát lớp nghĩa. Có thể dễ dàng nhận ra sự đa dạng về dạng thức tồn tại của biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam, điều này cũng sẽ góp phần hình thành những sắc thái nghĩa mới cho biểu tượng. Về hướng tiếp cận biểu tượng đá ở Việt Nam, phần lớn công trình chúng tôi khảo sát trong chương 1 lý thuyết biểu tượng và tổng quan tình hình nghiên cứu đều giải mã trên nền tảng liên ngành với nhiều cách tiếp cận khác nhau. Dù có công trình chưa định danh cụ thể đối tượng đá là “biểu tượng” nhưng đã phần nào gợi ra vai trò và giá trị biểu tượng của đá. Các công trình về tín ngưỡng thờ đá (Văn hóa tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt (2010) của Leopold Cadiere, Tìm hiểu văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á (1993) của Đinh Gia Khánh, Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam (Nguyễn Duy Hinh, 1996), “Thờ đá trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam” (2004) của Nguyễn Việt Hùng,) đều giải mã đá từ hướng tiếp cận văn hóa dân gian và nhân học nhằm lý giải đời sống/ đối tượng của tín ngưỡng. Những truyện kể của văn học dân gian được các tác giả giới thiệu, liệt kê chỉ giữ vai trò minh họa cho tín ngưỡng. Chỉ trong chuyên luận Sự tích vọng phu và tín ngưỡng thờ đá ở Việt Nam (2011) và bài viết “Thử nhận diện dấu vết tín ngưỡng Chăm qua nhóm truyện cổ người Việt ở Thuận Hóa” (2001), hai tác giả sử dụng truyện kể dân 30 gian như là một bước đệm/ không gian đối sánh để soi chiếu vào tín ngưỡng; hướng tiếp cận từ văn học dân gian đã được kết hợp với nền tảng văn hóa và nhân học để nghiên cứu tín ngưỡng thờ đá. Trong hầu hết những công trình nghiên cứu đá với tư cách là biểu tượng như Những đỉnh núi du ca – một lối tìm về cá tính H’Mông (2014, NXB Thế giới) của Nguyễn Mạnh Tiến, “Những biểu tượng không gian thiêng trong truyền thuyết dân gian người Việt” (1999) của Trần Thị An hay “Truyền thuyết dân gian xứ Bắc về các thần tự nhiên” và “Truyền thuyết Thạch tướng quân trong mối quan hệ với tín ngưỡng thờ đá” của Nguyễn Huy Bình, các tác giả lại lựa chọn hướng tiếp cận trên cơ sở liên ngành văn học và văn hóa để bóc mở các lớp nghĩa của đá, tăng tính kết nối, thể hiện mối quan hệ giữa tín ngưỡng và văn học. Sự kết hợp này giúp bổ khuyết những giới hạn của mỗi cách tiếp cận và sở hữu nhiều thuận lợi trong việc chỉ ra khả năng tích hợp nghĩa của biểu tượng đá. Chính vì thế, thời gian gần đây, khuynh hướng liên ngành văn học – văn hóa được ứng dụng rộng rãi trong nghiên cứu biểu tượng của văn học. Khác với các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ đá, ở những chuyên luận và bài viết trên, hướng tiếp cận văn học dân gian giữ vai trò chủ đạo: Trong Những đỉnh núi du ca – một lối tìm về cá tính H’Mông (2014, NXB Thế giới), trên cơ sở văn hóa tộc người, Nguyễn Mạnh Tiến thống kê và phân tích ca dao dân ca H’ Mông để thấy rõ hơn tâm thức mà người H’Mông gởi gắm qua biểu tượng đá. Còn với “Những biểu tượng không gian thiêng trong truyền thuyết dân gian người Việt” (1999), từ những định hướng nghĩa của biểu tượng đá trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới (J. Chevalier và A. Gheerbrant), Trần Thị An tiến hành khảo sát và phân tích truyền thuyết người Việt nhằm khám phá bản chất của đá – không gian thiêng ở thể loại tự sự dân gian này. Hai bài viết khác nghiên cứu về biểu tượng đá trong truyền thuyết là của Nguyễn Huy Bỉnh: “Truyền thuyết dân gian xứ Bắc về các thần tự nhiên” và “Truyền thuyết Thạch tướng quân trong mối quan hệ với tín ngưỡng thờ đá”. Đặc biệt trong tiểu luận về Thạch tướng quân, kết hợp phân tích văn bản và phương pháp điền dã, dựa vào nền tảng văn hóa học và nhân học, tác giả đã cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa truyền thuyết về đá thiêng và tín ngưỡng thờ đá của người 31 dân xứ Bắc tồn tại trong biểu tượng đá. Đồng thời ở hiện tượng thờ cúng Thạch tướng quân, tác giả cũng đã chỉ ra sự dung hòa của hai hình thức tín ngưỡng thờ đá và thờ Thành hoàng trong tâm thức dân gian. Chúng tôi cho rằng thực trạng hiện nay mà Nguyễn Huy Bỉnh nêu ra là điểm chung của tục thờ đá ở rất nhiều địa phương khác trên lãnh thổ Việt Nam: “người dân nơi đây không còn lưu giữ các nghi thức ma thuật, hay các hình thức cúng tế, các trò diễn dân gian liên quan đến vị thần đá trong khi thực hành nghi lễ của mình. Điều đó chứng tỏ rằng, trong quá trình tồn tại, đến nay hiện tượng thờ thần đá chỉ còn lại tàn dư của nó, thay vào đó là hình thức thờ cúng vị thần mang niềm tin và mơ ước mới” [17, tr. 30]. Có thể nói với hướng tiếp cận liên ngành, Nguyễn Huy Bỉnh đã soi chiếu đá từ nhiều góc độ: văn bản, đời sống tín ngưỡng và tâm lý của con người. Trong công trình Đá và Người, Trần Sỹ Huệ đem đến cho người đọc một từ điển về đá ở Phú Yên. Bằng việc thống kê, phân loại và chú giải mang tính địa chí tất cả những sự vật, sự việc và hiện tượng liên quan đến đá, Trần Sỹ Huệ minh chứng vai trò và biên độ phổ biến của đá trong đời sống/ văn hóa. Theo chúng tôi, ở Đá và người, hướng tiếp cận văn hóa học được tác giả chú trọng hơn trong quá trình nghiên cứu. Với “Môtíp đá thiêng/hóa đá và tín ngưỡng thờ đá trong truyện kể dân gian Nam Đảo” (2007), Phan Xuân Viện gợi mở các dạng thức tồn tại của đá trong truyện kể dân gian từ việc phân tích các motif đá. Hướng tiếp cận từ thi pháp học đã giúp tác giả phần nào nghiên cứu sự đa dạng, phong phú về dạng thức của biểu tượng đá trong văn học dân gian nói chung và truyện kể Nam Đảo nói riêng. Do đó, trên cơ sở hoàn toàn đồng thuận với tác giả Nguyễn Thị Bích Hà trong nhận định “Biểu tượng cổ nhất và đơn giản nhất bao giờ cũng gần với thực tế Giải mã biểu tượng cũng chính là bóc tách các lớp lịch sử bồi đắp, che phủ biểu tượng, làm cho nó biến đổi” [31, tr. 26], chúng tôi nhận thấy biểu tượng đá xuất hiện sớm trong văn học dân gian, ở những văn bản truyền thuyết gần như thuộc thời kỳ đầu, gắn với tín ngưỡng thờ đa thần. Để giải mã được các ý nghĩa của đá trong truyền thuyết, việc đặt biểu tượng trong mối quan hệ với tín ngưỡng thờ đá và tín ngưỡng, văn hóa khác là điều đương nhiên phải đối sánh. Theo thiển ý của chúng tôi, hướng tiếp cận liên ngành (văn học dân gian, văn hóa dân gian và nhân học) là giải pháp tối ưu để bóc mở các lớp nghĩa ẩn giấu trong biểu tượng đá của truyền 32 thuyết dân gian Việt Nam. 2.1.2. Các lớp nghĩa của biểu tượng đá trong văn hóa thế giới và Việt Nam qua các công trình nghiên cứu “Biểu tượng phong phú hơn là một dấu hiệu, ký hiệu đơn thuần: hiệu lực của nó vượt ra ngoài ý nghĩa, nó phụ thuộc vào cách giải thích và cách giải thích thì phụ thuộc vào một thiên hướng nào đó. Nó đầy gợi cảm và năng động” [21; tr.XX]. Thế nên việc cụ thể hóa tất cả các lớp nghĩa của biểu tượng dường như là một điều bất khả thi. Tuy nhiên, ở tiểu mục 2.1, ngoài ý muốn phác họa con đường hình thành nghĩa của biểu tượng đá, hệ thống các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình giải nghĩa, chúng tôi dựa vào việc tổng kết những lớp nghĩa của biểu tượng đá của kho tàng văn hóa thế giới trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới của Jean Chevalier và Alain Gheerbrant và các công trình nghiên cứu biểu tượng đá ở Việt Nam để nhận diện các lớp nghĩa của đá trong văn hóa Việt Nam. Sự tổng hợp này sẽ tạo nền tảng để chúng tôi kế thừa và triển khai cho mục 2.2. Các lớp nghĩa tiêu biểu của biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam. Những đặc điểm của đá thường được con người chú ý đến gồm có: cứng rắn, độ bền vững cao, khả năng bị mài mòn thấp, không thể bẻ cong, Tất cả có thể được xem là những nét riêng khu biệt đá với các dạng vật chất khác. Song khi chúng ta đề cập đến biểu tượng đá, nghĩa là đá không chỉ còn là một dạng vật chất, một dấu hiệu mà đã có sự gắn kết với tín ngưỡng, với huyền thoại, để ẩn giấu giá trị biểu tượng. Đương nhiên, các đặc trưng riêng của đá cũng trở thành “cái tâm điểm quanh đó vận hành toàn bộ hoạt động tâm trí mà nó khơi động” [21, tr.XX], hay nói cách khác, đây chính là những cơ sở để trí tưởng tượng của con người được bay bổng và liên kết, hình thành các lớp nghĩa của biểu tượng đá. Vậy nên, với rất nhiều nét đặc trưng, đá đã là một biểu tượng đa nghĩa. Hơn thế nữa, “biểu tượng luôn luôn đa chiều” [21, tr.XXVIII] và có “khả năng thâm nhập lẫn nhau” [21, tr.XXVIII]. Điều đó cho thấy một thực tế, các lớp nghĩa của đá không phải chỉ được xây dựng nên từ mỗi nét đặc trưng riêng biệt mà đôi khi còn là kết quả của sự liên hệ, xâu chuỗi đậm tính “tương quan” hay sự liên kết những mặt “đối kháng”/ “lưỡng cực” giữa các đặc điểm, thậm chí là những lớp nghĩa đầu tiên của đá. Ngoài ra, sự hình thành lớp nghĩa còn phụ thuộc vào văn hóa 33 và quan niệm của mỗi cộng đồng. Nghĩa của biểu tượng đá luôn ở dạng vận động, ngày càng được mở rộng và càng khó xác định hơn. Có lẽ chính vì những lý do trên nên Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, ngay từ phần giới thuyết về biểu tượng, đã nhấn mạnh công trình không phải là tập hợp tất cả nghĩa của biểu tượng, mà chỉ là những định hướng nghĩa. Riêng với biểu tượng đá, chúng tôi xin được lập bảng hệ thống những định hướng nghĩa chính mà Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới đã thống kê để có thể thấy rõ lớp nghĩa, dạng thức đá và cộng đồng quan niệm. Ở đây, chúng tôi chỉ liệt kê các định hướng nghĩa của biểu tượng đá, không kể các dạng thức khác: đá ngầm, đá trời, ngọc thạch, ngọc trai. STT NGHĨA BIỂU TRƯNG CỘNG ĐỒNG DẠNG THỨC 1 Liên hệ giữa trời và đất Một số dân tộc ở châu Úc, Bắc Mỹ, Inđônêxia, Hy Lạp Cự thạch, đá thần, mô đá 2 Sự hiện diện của thần linh Hy Lạp, Ailen, Việt Nam Tảng đá dựng đứng, phiến đá 3 Đất mẹ Hy Lạp, Trung Hoa, Việt Nam Hòn đá, tảng đá 4 Phục sinh linh hồn nhờ ân huệ của Chúa/ Sự cứu chuộc linh hồn Đạo Kitô Đá 5 Sự sống ở trạng thái tĩnh Vùng Altai, người Mãn Châu Đá 6 Phì nhiêu Châu Phi Mảnh đá lửa 7 Giải phóng khỏi chất tự nhiên thô lậu Các bộ tộc Chorti ở Mêhicô Lưỡi rìu đá mài nhẵn, 8 Vong hồn tổ tiên hóa đá Mêhicô, Mông Cổ Đá cầu mưa, đá tình yêu, 9 Sự có mặt đích thực của thánh thần Miền Tiểu Á, Rome Tảng đá đen, 10 Cầu sinh Ấn Độ, Bretagne Đá dựng đứng 11 Cầm giữ các hồn vía lành Dravidien, châu Úc Hòn đá, đá 34 hoặc dữ thủng, đá, 12 Sự nhận thức thế giới Bộ tộc Peul Phiến đá dẹt 13 Linh hồn của cộng đồng Pêru, Xibia Đống đá, 14 Chuyển vị từ trạng thái đục thành trong mờ Thành Jérusalem Đá quý, 15 Khôn ngoan, anh minh Đạo Kitô Đá thần, Thống kê của tác giả luận án về các định hướng nghĩa chính của biểu tượng đá trong văn hóa thế giới [21, tr.268 - 274] Đối với từng lớp nghĩa/ dạng thức của đá, Jean Chevalier và Alain Gheerbrant đưa ra những dẫn chứng cho thấy sự biến chuyển trong nghĩa của biểu tượng ở mỗi cộng đồng. Ví dụ người Do Thái xem đá được đẽo gọt để xây dựng đền thờ là “dấu hiệu về sự định cư của dân tộc mà Chúa đã chọn” [21, tr.269], thì hòn đá hình lập phương của hội Tam Điểm cũng thể hiện “tính ổn định, trạng thái cân bằng, hoàn tất và tương ứng với muối giả kim” [21, tr.269], trong khi đó hòn đá hình lập phương có chỏm nhọn là “biểu tượng của thứ đá tạo vàng: khối tháp nhọn ở bên trên khối vuông là hình ảnh của bản nguyên tinh thần đặt trên nền tảng của muối và đất” [21, tr.269]. Cũng có trường hợp cùng một loại đá nhưng sẽ có những nghĩa biểu trưng khác nhau: lưỡi tầm sét ở châu Phi là các mảnh đá trời rơi xuống biểu trưng cho sự “phì nhiêu” [21, tr.270], với bộ tộc Chorti lại là “biểu tượng của sét” [21, tr.270], hay bộ tộc Fang ở miền Gabon có truyền thống “đặt đá tầm sét vào giữa hai cẳng chân của người sản phụ để cho dễ đẻ” [21, tr.270], Tác giả đã minh chứng cho sự giao thoa, đồng nhất/ khác biệt các nét nghĩa về đá ở nhiều tín ngưỡng, dân tộc, cộng đồng trên thế giới. Trong đó, mỗi cộng đồng kiến tạo và bảo lưu một nét nghĩa, mạch chảy riêng trong nguồn chung, góp phần làm nên sự phong phú và sống động của biểu tượng đá. Từ câu chuyện về “vật được cắt làm đôi” [21, tr.XXIII] để những người chủ/ khách, người cho vay/ người đi vay, cha mẹ/ con, hai người sắp chia tay nhận ra mối giao hảo ngày trước, “phân ly và tái hợp” [21, tr.XXIII] đã trở thành một đặc tính của biểu tượng. Vì vậy, việc xác định/ “tái hợp” nghĩa của biểu tượng trong bất kỳ văn bản nào sẽ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và có một khả năng rất dễ xảy ra, 35 đó là nghĩa được người đọc “tái hợp” không đồng nhất với nghĩa được gởi gắm ban đầu. Ví dụ nhìn từ truyền thuyết dân gian Việt Nam, sự xuất hiện của biểu tượng đá trong văn bản, trên bề mặt ngôn ngữ, có thể chỉ đơn thuần là một dấu hiệu chỉ dẫn, có thể đơn lẻ hoặc mang tính lặp lại (motif người hóa đá, đá hóa người, vật hóa đá, đá thiêng,). Theo chúng tôi, đây chính là một hình thức phân ly/ chia tách biểu tượng trong văn bản. Để giải mã một/ nhiều nét nghĩa được tác giả dân gian gói ghém trong tầng sâu của dấu hiệu chỉ dẫn, chúng tôi sẽ nhìn nhận từ nhiều góc độ: Thứ nhất, khả năng tiếp nhận của người đọc dựa vào vốn tri thức họ có. Người đọc, “kẻ cảm nhận được một quan hệ biểu tượng sẽ đứng ở vị trí trung tâm của vũ trụ” [21, tr.XXVIII] để có thể nhận diện được tất cả các chiều nghĩa của biểu tượng. Những điều chưa biết có thể sẽ vẽ ra một khoảnh không gian hạn định trí tưởng tượng của con người về “tiềm năng” nghĩa của biểu tượng. Do vậy, trong quá trình kiến giải nghĩa, người tiếp nhận phải ý thức “tránh cho là ngông cuồng tất cả những gì vượt quá sự hiểu biết của chúng ta” [21, tr.XXX]. Bên cạnh tri thức, ở sự tiếp nhận của người đọc, cảm quan cá nhân về thế giới và khuynh hướng cảm xúc cũng sẽ ảnh hưởng đến việc định hình nghĩa cho biểu tượng. Chính bởi những lý do trên, mặc dù cùng tiếp cận một biểu tượng, giữa các cá nhân người đọc sẽ có độ chênh khác nhau trong kiến giải nghĩa. Thứ hai, nghĩa quy ước của cộng đồng hay là nghĩa thống nhất mà cả cộng đồng đã đồng thuận và bảo lưu cho biểu tượng. Đây là nghĩa mà cá nhân người đọc phải truy tìm trong tổng phổ văn hóa của cộng đồng. Song cũng có trường hợp với người đọc, là một cá nhân sinh ra và trưởng thành trong không gian của cộng đồng, nghĩa quy ước dường như đã ảnh hưởng một cách vô thức, trở thành nếp nghĩ/ nếp cảm của người đọc trước biểu tượng. Điều này ẩn chứa cả hai mặt: tích cực và tiêu cực. Tích cực khi người đọc có được nền tảng tốt để tiếp cận và kiến giải nghĩa biểu tượng, và tiêu cực khi sự tự do, sáng tạo của người đọc bị giới hạn bởi chính nếp nghĩa đó. Tuy nhiên, không thể loại trừ nghĩa quy ước trong quá trình nghiên cứu biểu tượng bởi vì nó tồn tại như là phông văn hóa của biểu tượng. Thứ ba, sự liên kết giữa dấu hiệu chỉ dẫn của biểu tượng với các chi tiết khác trong văn bản. Thật ra, không chỉ gói gọn trong những chi tiết khác của văn bản mà ngay cả tín ngưỡng, văn hóa cũng được xem là “bè đệm hiện sinh” [21, tr.XXVIII] của 36 biểu tượng. Người ta gọi đó là “vầng hào quang sáng rỡ trong đó biểu tượng được phát hiện” [21, tr.XXIX]. Nếu bỏ qua các mối quan hệ này và không đặt biểu tượng trong tổng thể môi trường sống của nó thì khó có thể nắm bắt được nghĩa của biểu tượng. Từ cả ba điểm trên, chúng tôi nhận ra việc “tái hợp” nghĩa của biểu tượng đá trong bất kỳ văn bản nào sẽ vừa mang tính khách quan vừa đậm dấu ấn cá nhân. Có thể thấy hệ thống nghĩa của biểu tượng đá đã được các nhà nghiên cứu “tái hợp” trong các công trình đề cập đến ở chương 1 là cả một hành trình bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố. Ở đó, sự giao thoa về nghĩa của biểu tượng đá trong văn hóa Việt Nam và văn hóa nhân loại cũng thể hiện rất rõ. Thờ đá xuất phát từ tín ngưỡng thờ thần tự nhiên, nghĩa là niềm tin mọi sự vật xung quanh đều có một vị thần an trú. Các công trình nghiên cứu về tín ngưỡng thờ đá từ Văn hóa tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt (Leopold Cadiere), Tìm hiểu văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á (Đinh Gia Khánh), Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam (Nguyễn Duy Hinh) cho đến “Thờ đá trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam” (Nguyễn Việt Hùng) đều khẳng định đá có một nét nghĩa đầu tiên, đó là sự hiện diện của thánh thần. Khi xem đá biểu trưng cho “sự có mặt đích thực” [21, tr.271] thì đồng thời các nhà nghiên cứu cũng để người đọc ngầm hiểu về đá – nơi trú ngụ của vị thần. Vì lẽ này, đá luôn được người Việt thờ phụng ở nơi tôn nghiêm, tránh những sự đụng chạm được coi là vô lễ với đá/ vị thần đá, nếu không sẽ bị thần quở trách. Tương tự những công trình trên, cũng từ tín ngưỡng thờ đa thần, trong tiểu luận “Truyền thuyết dân gian xứ Bắc về các thần tự nhiên”, Nguyễn Huy Bỉnh nối tiếp nét nghĩa sự hiện diện của vị thần đá trong truyền thuyết dân gian. Ngoài ra, kết nối tín ngưỡng thờ đá và văn học dân gian, chuyên luận Sự tích vọng phu và tín ngưỡng thờ đá ở Việt Nam của Nguyễn Việt Hùng, bài viết “Thử nhận diện dấu vết tín ngưỡng Chăm qua nhóm truyện cổ người Việt ở Thuận Hóa” của Hồ Quốc Hùng nhấn mạnh một lần nữa vai trò của vị thần trong đá. Song đá không chỉ gói gọn trong biểu trưng về “vong hồn các tổ tiên đã hóa đá” [21, tr.270] mà ở chuyên luận và bài viết trên, đá biểu hiện cho sự “cố định và an ủi, giữ lấy vong hồn tổ tiên, để tạo nên màu mỡ cho đất và thu hút nước mưa” [21, tr.270], đồng thời cũng là hình ảnh của thần linh phù trợ. Đặc biệt, ý nghĩa đá cầu mưa đã chứng tỏ sự liên hệ mang 37 tính sức mạnh thiêng liêng giữa đá và nước. Ở hai công trình, Nguyễn Việt Hùng và Hồ Quốc Hùng đều phản ánh sự tiếp nhận văn hóa Chăm trong tín ngưỡng thờ đá/ truyện cổ của người Việt. Trong khi đó, với “Truyền thuyết Thạch tướng quân trong mối quan hệ với tín ngưỡng thờ đá”, Nguyễn Huy Bỉnh đã nói lên sự có mặt của thần Thạch tướng quân trong những di vật đá thiêng tại xã Tiên Lát, huyện Việt Yên, Bắc Giang. Điều đáng chú ý là đá thiêng ở Tiên Lát hội tụ cả hình ảnh của thần linh và tổ tiên. Riêng trường hợp đá mồ côi Nguyễn Mạnh Tiến nhắc đến trong Những đỉnh núi du ca – một lối tìm về cá tính H’Mông là một nét nghĩa khác, được quy định bởi cộng đồng người H’Mông. Họ lấy chính tâm thức của mình để kiến tạo một lớp nghĩa cho đá, như là một công cụ để giải tỏa cảm xúc và nỗi đau mồ côi. Ở nghĩa biểu thị này, chúng tôi chưa tìm được sự giao thoa với hệ thống định hướng nghĩa của biểu tượng đá mà Jean Chevalier và Alain Gheerbrant nêu ra trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới. Khác với tất cả các tác giả trên, Trần Thị An lại định hình giá trị biểu trưng của đá cụ thể ngay trong bài viết “Những biểu tượng không gian thiêng trong truyền thuyết dân gian người Việt”: không gian đá – sự sống trong trạng thái tĩnh. Theo cá nhân chúng tôi, đây có thể được xem là nghĩa tổng quát, phổ biến nhất của biểu tượng đá bởi lẽ dưới cái vỏ đá tưởng vô tri vô giác lại ẩn chứa bóng dáng của một vị thần, những phép thiêng với sức mạnh vô biên để liên kết trời – đất, con người – thần linh và thậm chí nắm giữ quyền năng sinh sản. Đương nhiên sự sống không chỉ hạn hẹp trong việc giãn nở/ mài mòn của đá mà ngầm truyền thông điệp về cái vĩnh cửu và bất biến của biểu tượng đá. “Ý nghĩa của biểu tượng bộc lộ ra trong cái vừa là gãy vỡ vừa là nối kết những phần của nó đã vỡ ra” [21, tr.XXIII] cho nên việc truy tìm nghĩa của biểu tượng trong văn học dường như càng khó khăn hơn. Trong tình hình nghiên cứu về đá hiện nay ở Việt Nam, số lượng công trình khá giới hạn, đặc biệt tiếp cận từ hướng biểu tượng lại càng ít, do đó các lớp nghĩa được chúng tôi thống kê sơ lược ở trên chỉ mới là sự bắt đầu cho quá trình khám phá biểu tượng đá. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về đá đã định hướng cho chúng tôi trong hành trình tái hợp nghĩa cho biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam. 38 2.2. Các lớp nghĩa tiêu biểu của biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam Trên cơ sở khảo sát 71 truyền thuyết có biểu tượng đá và định hướng nghĩa của Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới (Jean Chevalier và Alain Gheerbrant), chúng tôi cho rằng biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam có bốn lớp nghĩa tiêu biểu: sự sống trong trạng thái tĩnh, sự tái sinh trong ngưỡng vọng, sự hiện diện của thần linh, ý niệm chuyển vị. Tất nhiên, như chúng tôi đã đề cập đến trong mục 2.1, sự sống trong trạng thái tĩnh là lớp nghĩa phổ quát nhất và có khả năng bao hàm cả những lớp nghĩa khác. Song chúng tôi vẫn muốn tách các lớp nghĩa thành những phần riêng biệt vì hai lý do: 1. Mỗi lớp nghĩa đều biểu thị phong phú và khá rõ trong văn bản, 2. Chúng tôi có thể đi sâu phân tích kỹ hơn, nhằm làm rõ những ... quả của chúng tôi từ quá trình khảo sát và thống kê văn bản. Sự vay mượn tính chất và giá trị từ đá của tác giả dân gian đã mở ra những trường nghĩa mới cho nhân vật của truyền thuyết: tạo nguồn gốc thiên thần, sự kỳ vĩ trong hành trạng, và tượng đài bất tử của cộng đồng. Đồng thời, cũng chính những nhân vật có liên quan đến đá đã quay ngược trở lại, hình thành thêm những giá trị cho đá. Do đó, về phương diện lớp nghĩa, đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam sở hữu sự biến thiên khá sống 141 động. Dựa vào hệ thống lớp nghĩa của đá mà Jean Chevalier và Alain Gheerbrant đề cập đến trong Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới (2002, NXB Đà Nẵng) và thực tế khảo sát, sự so sánh đối chiếu hỗ trợ chúng tôi trong việc nhận diện điểm giống và dị biệt của đá trong truyền thuyết/ văn hóa Việt với văn hóa nhân loại. - Thứ hai, với cấu trúc trần thuật của dạng truyện kể có sử dụng biểu tượng đá, chúng tôi nhận ra đá có sự tương tác với các motif khác của truyền thuyết (giấc mơ, hiển linh) để hình thành mạch kết cấu của truyện kể. Từ đó, đá góp phần thiêng hóa nhân vật truyền thuyết bởi lẽ nhân vật không chỉ là báu vật trời ban, mà còn là đứa con được hưởng ân đức của cả gia đình, dòng họ. Đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam mang đậm màu sắc tâm linh, vừa là hiện thân của thần linh vừa là yếu tố cấu thành không gian tâm linh của truyền thuyết. Đương nhiên, với không gian tâm linh, đá được tác giả dân gian duy trì các tính chất đặc trưng, nhằm tôn vinh nhân vật lịch sử. 3. Thông qua mối quan hệ giữa văn bản với di tích, tục thờ cúng, luận án đã phân tích mối quan hệ giữa truyền thuyết và tín ngưỡng thờ đá của người Việt. Có thể nói, qua thời gian, truyền thuyết dân gian Việt Nam đã minh chứng cho sự kết hợp rất hài hòa của các tín ngưỡng và văn hóa khác trong biểu tượng đá. Từ cái gốc là những quan niệm về giá trị biểu hiện của đá, truyền thuyết dân gian đã xây nên những biểu tượng hàm chứa nhiều lớp nghĩa, vừa đúc kết vừa mở rộng các tầng nghĩa của đá theo quan niệm người kể, vừa đan thoa, kết nối với các tín ngưỡng khác (tín ngưỡng thờ Mẫu), của các dân tộc khác nhau (Việt-Chăm) để trở thành phức thể mới có giá trị kiến tạo bản sắc của con người và vùng đất. 4. Trong luận án, với mối quan hệ giữa truyền thuyết và tín ngưỡng thờ đá, chúng tôi đã nghiên cứu hai trường hợp: Kì Thạch phu nhân và Thai Dương phu nhân. Kết quả của sự phân tích này gồm: - Luận án đã làm rõ hơn mối quan hệ Việt - Chăm trong lịch sử dân tộc, cụ thể là sự tiếp nhận tín ngưỡng thờ Mẫu và thờ đá của văn hóa Chăm trong đời sống tâm linh của người Việt. Ở đây, chúng tôi vừa dự cảm cách tiếp nhận vừa khẳng định yếu tố Việt trong biểu tượng đá của truyền thuyết và hình thức thờ đá tại đền/ miếu. - Luận án cũng đã chỉ ra sự lên ngôi của tín ngưỡng thờ Mẫu trong hình thức thờ cúng và di tích đền Thai Dương phu nhân và miếu Kì Thạch phu nhân. Nghĩa là, 142 tín ngưỡng thờ đá bị che lấp đi, người dân chỉ còn biết đến vị được thờ là Mẫu, hay nữ thần mà thôi. 5. Các vấn đề chưa thực hiện được trong luận án, chúng tôi hi vọng sẽ có điều kiện để tiếp tục nghiên cứu trong thời gian tới: - So sánh lớp nghĩa của biểu tượng đá trong truyền thuyết với các thể loại văn học dân gian khác của Việt Nam. Với đặc trưng riêng của mỗi thể loại, chúng tôi cho rằng biểu tượng đá mang các giá trị và lớp nghĩa riêng. Trên cơ sở đó, cũng sẽ nhận diện được sự đậm nhạt và biến chuyển trong mối quan hệ giữa tín ngưỡng thờ đá với các thể loại khác của văn học dân gian. - So sánh lớp nghĩa của biểu tượng đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam với truyền thuyết của một số quốc gia khác ở Đông Nam Á và Châu Á. Đương nhiên, xu hướng trên giải mã các lớp nghĩa giống/ khác nhau mà biểu tượng đá sở hữu, không chỉ trong một thể loại văn học dân gian mà cả văn hóa. Điều này sẽ chứng thực có sự giao thoa về tín ngưỡng thờ đá giữa Việt Nam với các nước trong khu vực. - Nghiên cứu trường hợp biểu tượng đá của Thai Dương phu nhân trong phạm vi khu vực miền Trung, vì ở Huế hay Quảng Nam cũng có di tích mang tên miếu/ đền Thai Dương phu nhân. Đây là hướng nghiên cứu mang tính chất vùng miền có khả năng soi chiếu được phạm vi lưu truyền của văn bản này, và góp phần khẳng định sự giao lưu văn hóa Việt – Chăm. 143 DANH MỤC CÁC BÀI BÁO KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ 1. Motif đá thiêng trong truyền thuyết dân gian người Việt, 2015, Tạp chí Khoa học công nghệ, Đại học Đà Nẵng, tập 95, số 10, tr. 40 – 44. 2. Motif vật hóa đá trong truyền thuyết dân gian Việt Nam, 2016, Bản tin Đại học Huế, số 98, tr.103 - 106 3. Đá thiêng hiển linh trong truyền thuyết dân gian Việt Nam, 2016, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 3 (529), tr. 108 – 118. 4. Hình tượng ngọc trong truyền thuyết dân gian người Việt, 2016, Tạp chí Khoa học (Đại học Huế), số 8 (122), tr.99 - 110. 144 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. Tài liệu văn bản I. Tiếng Việt 1. Dương Văn An (1961), Ô Châu cận lục, NXB Văn hóa Á Châu. 2. Phan Thuận An (2008), Huế xưa và nay: di tích và danh thắng, NXB Thuận Hóa, Huế. 3. Trần Thị An (1992), “Sự vận động của truyền thuyết về Mẫu qua những truyện kể về Liễu Hạnh và truyền thuyết về nữ thần Chăm”, Tạp chí Văn học (5), tr.44 – 49. 4. Trần Thị An (1999), “Những biểu tượng không gian thiêng trong truyền thuyết dân gian người Việt”, Những vấn đề lí luận và lịch sử văn học, Viện Văn học, Hà Nội, tr.732 - 759. 5. Trần Thị An (2001), “Truyền thuyết vùng Luy Lâu với tiến trình lịch sử dân tộc”, Tạp chí Văn học (6), tr.24 – 30. 6. Trần Thị An (2008), “Tìm hiểu sự hình thành truyền thuyết Tứ vị thánh nương (qua các nguồn thư tịch, truyền thuyết dân gian và tục thờ cúng)”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Việt Nam học lần thứ ba. 7. Trần Thị An (2008), “Nghiên cứu văn học dân gian từ góc độ type và motif – Những khả thủ và bất cập”, Tạp chí Nghiên cứu văn học, số 7, tr. 88 – 104. 8. Trần Thị An (2014), Đặc trưng thể loại và việc văn bản hóa truyền thuyết dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 9. Trần Thị An (2015), “Thích ứng với biển của người Việt – nhìn từ khía cạnh sinh kế và tín ngưỡng thờ thần biển của cư dân ven biển (Khảo sát từ một số cộng đồng ngư dân ven biển Bắc Trung Bộ, Việt Nam)”, Tạp chí Văn hóa dân gian, số 6, tr.3-14. 10. Chiêng Xom An (1992), “Bàn thêm về thể loại truyền thuyết”, Văn hóa dân gian (2), tr.32 - 40. 11. Đào Duy Anh (1942), “Những truyền thuyết đời thượng cổ nước ta”, Tạp chí Tri Tân (30), tr.2 - 4. 12. Nguyễn Sơn Anh (2005), Truyền thuyết Lam Sơn, NXB Thanh Hóa, Thanh Hóa. 145 13. Phan Điệp Anh (1986), “Truyền thuyết Hùng Vương”, Tạp chí Văn hóa dân gian (1), tr. 73. 14. Tôn Thất Bình (chủ biên) (1998), Truyện kể dân gian Thừa Thiên Huế, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội. 15. Nguyễn Huy Bỉnh (2004), “Truyền thuyết về Thủy thần ở Thuận Thành, Bắc Ninh”, Thông báo Văn hóa dân gian, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 16. Nguyễn Huy Bỉnh (2009), “Truyền thuyết dân gian xứ Bắc về các thần tự nhiên”, Tạp chí Nghiên cứu Văn học (4), tr.90-104. 17. Nguyễn Huy Bỉnh (2013), “Truyền thuyết Thạch tướng quân trong mối quan hệ với tín ngưỡng thờ đá”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (6), tr. 24 – 31. 18. Lévy Bruhl (2008), Kinh nghiệm thần bí và biểu tượng ở người nguyên thủy, NXB Thế giới, Hà Nội. 19. Leopold Cadiere (2010) Văn hóa tín ngưỡng và thực hành tôn giáo người Việt, tập II (Đỗ Trinh Huệ dịch), NXB Thuận Hóa. 20. Võ Phúc Châu (2010), Truyền thuyết dân gian về những cuộc khởi nghĩa chống Pháp ở Nam Bộ (1858 - 1918), Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Thành phố Hồ Chí Minh. 21. Chevalier J., Alain Gheerbrant (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng. 22. Mai Ngọc Chừ (1999), Văn hóa Đông Nam Á, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 23. Lê Văn Chưởng (2010), Đặc khảo văn học dân gian Thừa Thiên Huế, NXB Trẻ, TP. Hồ Chí Minh. 24. Nguyễn Thị Duyên (2006), Ý nghĩa biểu trưng của hệ biểu tượng con số trong ca dao người Việt, Luận văn thạc sĩ Văn học dân gian, Hà Nội. 25. Jean Duvignaud (2011), Những tiếng nói đã mất, NXB Thế giới, Hà Nội. 26. Nguyễn Tấn Đắc (2001), Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 27. Cao Huy Đỉnh (1974), Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 28. Trịnh Bá Đĩnh (2011), Chủ nghĩa cấu trúc trong văn học, NXB Hội Nhà văn, Hà Nội. 146 29. Carl Gustav Jung (2007), Thăm dò tiềm thức, NXB Tri thức, Hà Nội. 30. Nguyễn Thị Bích Hà (2002), “Qua truyện Tấm Cám ở vùng Kinh Bắc, tìm hiểu con đường truyền thuyết hóa truyện cổ tích”, Tạp chí Văn hóa dân gian (6), tr.3- 8. 31. Nguyễn Thị Bích Hà (2006), “Mã và mã văn hoá”, Tạp chí Văn hoá dân gian (1), tr. 21-27. 32. Nguyễn Thị Bích Hà (2010), “Đã đến lúc kể lại truyền thuyết Gióng”, Kỷ yếu Hội thảo quốc tế Bảo tồn và phát huy lễ hội cổ truyền trong xã hội Việt Nam đương đại, Hà Nội, tr. 46 - 50. 33. Nguyễn Thị Bích Hà (2014), Nghiên cứu văn học dân gian từ mã văn hóa, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội. 34. Đinh Hồng Hải (2014), Nghiên cứu biểu tượng – một số hướng tiếp cận lý thuyết, NXB Thế giới, Hà Nội. 35. Đinh Hồng Hải (2015), Các vị thần, NXB Thế giới, Hà Nội. 36. Dương Quảng Hàm (1993), Việt Nam văn học sử yếu, NXB Tổng hợp, Đồng Tháp. 37. Đào Thái Hanh (1997), “Chuyện Thánh mẫu Thai Dương phu nhân”, Những người bạn Cố đô Huế (Đặng Như Tùng dịch), tập 1, NXB Thuận Hóa, Huế, tr. 256 - 262. 38. Đào Thái Hanh (1997), “Sự tích nữ thần Kì Thạch phu nhân”, Những người bạn Cố đô Huế (Đặng Như Tùng dịch), tập 2, NXB Thuận Hóa, Huế, tr. 144 – 147. 39. Nguyễn Duy Hinh (1996), Tín ngưỡng thành hoàng Việt Nam. NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 40. Nguyễn Thị Ngân Hoa (2005), Sự phát triển ý nghĩa trong hệ biểu tượng trang phục trong ngôn ngữ thơ ca Việt Nam, Luận án tiến sĩ Ngữ văn, Hà Nội. 41. Kiều Thu Hoạch (1971), “Truyền thuyết anh hùng trong thời kỳ phong kiến”, Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam, NXB Khoa học xã hội, tr. 172 – 232. 42. Kiều Thu Hoạch (1983), “Những đặc điểm tư tưởng của truyền thuyết chống ngoại xâm”, Tạp chí Văn hóa dân gian (3,4), tr.6 - 18. 147 43. Kiều Thu Hoạch (2000), “Thể loại truyền thuyết dưới mắt các nhà nghiên cứu folklore Nhật Bản và Trung Quốc”, Tạp chí Văn học (2), tr.39 - 50. 44. Kiều Thu Hoạch (chủ biên) (2004), Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 4 (Truyền thuyết), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 45. Kiều Thu Hoạch (chủ biên) (2004), Tổng tập văn học dân gian người Việt, tập 5 (Truyền thuyết), NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 46. Trần Sỹ Huệ (2008), Đá và Người (Tức là Đá trong đời sống văn hóa dân gian ở Phú Yên), NXB Từ điển Bách khoa, Hà Nội. 47. Hồ Quốc Hùng (1998), “Về nhóm truyền thuyết khẩn hoang ở một vùng đất mới”, Tạp chí Văn học (4), tr.71 - 78. 48. Hồ Quốc Hùng (1999), “Thử nhận diện dấu vết tín ngưỡng Chăm qua nhóm truyện cổ người Việt ở Thuận Hóa”, Tuyển tập 40 năm Viện Văn học Tập 1, NXB Thành phố Hồ Chí Minh, tr.584 - 595. 49. Nguyễn Việt Hùng (2004), “Thờ đá trong tín ngưỡng dân gian Việt Nam”, Tạp chí Văn hóa dân gian (1), tr.23 – 31. 50. Nguyễn Việt Hùng (2011), Sự tích vọng phu và tín ngưỡng thờ đá ở Việt Nam, NXB Văn hóa Thông tin, Hà Nội. 51. Nguyễn Thị Thu Huyền (2012), Hình tượng đá trong dân ca H’mông, Luận văn thạc sĩ Ngữ văn, Hà Nội. 52. Hà Xuân Hương (2012), Mối quan hệ giữa truyền thuyết dân gian và lễ hội về người anh hùng lịch sử của dân tộc Tày ở vùng Đông Bắc, Luận án thạc sĩ văn học dân gian, Hà Nội. 53. Inrasara (2008), Văn hóa – xã hội Chăm: nghiên cứu và đối thoại, NXB Văn học, Hà Nội. 54. Inrasara (2011), Văn học Chăm khái luận, NXB Tri thức, Hà Nội. 55. Đinh Gia Khánh (1993), Văn hóa dân gian Việt Nam trong bối cảnh văn hóa Đông Nam Á, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 56. Phạm Tiết Khánh (2007), Khảo sát truyện kể dân gian Khơ me Nam Bộ (qua thần thoại, truyền thuyết, truyện cổ tích), Luận án tiến sĩ văn học dân gian, Hà Nội. 57. Nguyễn Xuân Kính (1993), Thi pháp ca dao, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 148 58. Lê Văn Kỳ, Mối quan hệ giữa truyền thuyết người Việt và lễ hội các anh hùng, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội, 1996, tr. 101. 59. Nghiêm Thị Mai Lan (2006), Khảo sát truyền thuyết và một số phong tục, lễ hội ở vùng đảo Hà Nam, Quảng Ninh, Luận văn thạc sĩ ngữ văn, Hà Nội. 60. Nguyễn Thị Thanh Lưu (2011), “Từ truyền thuyết rồng Thăng Long khám phá biểu tượng rồng trong truyền thuyết dân gian Việt Nam”, Tạp chí Nghiên cứu văn học (1), tr.51 – 58. 61. Nguyễn Thị Thanh Lưu (2012), Khảo sát và nghiên cứu truyền thuyết dân gian xứ Nghệ, Luận án Tiến sĩ Văn học dân gian, Hà Nội. 62. Marcel Mauss (2011), Luận về biếu tặng, NXB Tri thức, Hà Nội. 63. E.M. Meletinski (2005), Thi pháp của huyền thoại, NXB ĐHQG, Hà Nội. 64. Vũ Duy Mền (2000), Hương ước cổ làng xã đồng bằng Bắc bộ, NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội. 65. Phan Ngọc (2006), Bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB Văn học, Hà Nội. 66. Triều Nguyên (2010), Tổng tập văn học dân gian xứ Huế, tập 1, NXB Đại học Quốc gia, Hà Nội. 67. Nhiều tác giả (1990), Truyện cổ xứ Bắc, NXB Bảo tàng Hà Bắc, Hà Bắc. 68. Đái Xuân Ninh (1986), Ngôn ngữ học: khuynh hướng - lĩnh vực - khái niệm, Tập 2, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 69. Phân viện Văn hóa miền Trung tại Huế (2000), Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung Việt Nam, NXB Thuận Hóa, Huế. 70. Hoàng Phê (chủ biên, 1998), Từ điển Tiếng Việt, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 71. Trần Duy Phương (2008), Truyền thuyết Vũ Thành và lễ hội đền Hả Lục Ngạn – Bắc Giang, Luận án Tiến sĩ Văn học, Thái Nguyên. 72. Quốc sử quán triều Nguyễn (1961, Tu Trai Nguyễn Tạo dịch), Đại Nam nhất thống chí: Thừa Thiên phủ, tập thượng, Nha văn hóa Bộ quốc gia giáo dục xuất bản, Sài Gòn. 73. Vũ Quỳnh, Kiều Phú (1990), Lĩnh Nam chích quái, NXB Văn học, Hà Nội. 74. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam, Viện Nghiên cứu văn hóa, Sở Văn hóa - Thông tin Quảng Ngãi, Hội Văn học nghệ thuật Kiên Giang (2008) Văn hoá biển miền Trung và văn hoá biển Tây Nam bộ, NXB Từ điển bách khoa, Hà Nội. 149 75. Quách Tấn (1969), Xứ trầm hương, NXB Lá Bối, Sài Gòn. 76. Nguyễn Mạnh Tiến (2014), Những đỉnh núi du ca – một lối tìm về cá tính H’Mông, NXB Thế giới, Hà Nội. 77. Ngô Đức Thịnh (chủ biên, 2000), Văn hoá dân gian làng ven biển, NXB Văn hoá dân tộc, Hà Nội. 78. Ngô Đức Thịnh (chủ biên, 2001), Đạo Mẫu ở Việt Nam, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội. 79. Đỗ Lai Thúy (2007), Phân tâm học và tính cách dân tộc, NXB Tri thức, Hà Nội. 80. Đỗ Bình Trị (1991), Văn học dân gian Việt Nam, tập 1, NXB Giáo dục, Hà Nội. 81. Trung tâm KHXH&NV Quốc gia (2004), Tinh tuyển văn học Việt Nam, Văn học dân gian các dân tộc thiểu số, tập 2, quyển 1, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 82. Viện Văn học, Trung tâm KHXH&NV Quốc gia (2002), Tổng tập văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam, Truyện cổ dân gian, tập 2, NXB Đà Nẵng, Đà Nẵng. 83. Tạ Chí Đại Trường (2006), Thần, người và đất Việt, NXB Văn hóa thông tin, Hà Nội. 84. Viện nghiên cứu văn hóa Chăm Ninh Thuận (2000), Truyện cổ dân gian Chăm, NXB VHDT, Hà Nội. 85. Viện Nghiên cứu văn hóa, Viện Khoa học xã hội Việt Nam (2009), Tổng tập văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam, tập 16: truyện cổ tích thần kỳ, truyền thuyết, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội. 86. Phan Xuân Viện (2007), “Môtip đá thiêng/ hóa đá và tín ngưỡng thờ đá trong truyện kể dân gian Nam Đảo”, Truyện kể dân gian các tộc người Nam Đảo ở Việt Nam, NXB Đại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh, tr.46 - 57. 87. Trần Đại Vinh (1995), Tín ngưỡng dân gian Huế, NXB Thuận Hoá, Huế. 88. Trần Quốc Vượng (1969), “Từ việc nghiên cứu một số tên riêng trong các truyền thuyết nói về thời kỳ dựng nước”, Tạp chí Văn học (2), tr.63 - 77. 89. Lý Tế Xuyên (2001), Việt điện u linh, NXB Văn học, Hà Nội. II. Tiếng Anh 90. Stith Thompson (1932), Motif-index of Folk-Literature, A Classification of narrative elements in folk-tale, ballads, myths, fables, medieval, romances, exempla, local legends, Indiana University Press. 150 B. Tài liệu mạng 91. Trần Đình Hằng, Tiếp xúc văn hóa Việt – Champa ở miền Trung: nhìn từ làng xã vùng Huế, library/ get_file?uuid=55bc965f-852f-45f9-8d80-0bb4611f562e&groupId =13025. 92. Nguyễn Văn Hậu (2009),“Biểu tượng như là “đơn vị cơ bản” của văn hóa”, chung/1186-nguyen-van-hau-bieu-tuong-nhu-la-don-vi-co-ban-cua-van- hoa.html. 93. Hội Văn nghệ dân gian thành phố Đà Nẵng (2012), Giao lưu văn hóa Việt – Chăm nhìn từ tín ngưỡng dân gian, 2012/11/g iao-thoa-van-hoa-viet-cham-nhin-tu-tin.html. 94. Inrasara (2015), Biển trong ngôn ngữ và văn hóa Chăm, van-nghe/bien-trong-ngon-ngu-va-van-hoa-cham- 900149.tpo. 95. Võ Văn Thắng (2009), Giao lưu văn hóa Việt Chăm ở Quảng Nam – Đà Nẵng, moi-truong-xa-hoi/1457-vo-van-thang-giao-luu-van-hoa-viet-cham-o-quang- nam-da-nang.html 96. Nguyễn Thị Thanh Xuân (2010), Phê bình cổ mẫu và cổ mẫu nước trong văn chương Việt Nam, van-hoa/1144-phe-binh-co-mau-va-co-mau-nuoc-trong-van-chuong-viet- nam.html 97. Nhị thập bát tú, =25 98. Thiên văn, 99. Tục thờ Kut của người Chăm Bàlamôn, https://petruspaulusthong. wordpress.com/s%E1%BB%AD-van-ng%E1%BB%8Dc/t%E1%BB%A5c- th%E1%BB%9D-kut-c%E1%BB%A7a-ng%C6%B0%E1%BB%9Di-cham- balamon/ 100. Mo Mường Hòa Bình và bài toán hậu Bảo trợ, muong-hoa-binh-va-bai-toan-hau-bao-tro-p276064.html P1 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1 Phụ lục các truyền thuyết dân gian Việt Nam có biểu tượng đá Khảo sát trong 2 tài liệu: - Tổng tập văn học dân gian người Việt (tập 4 và tập 5: Truyền thuyết) do Kiều Thu Hoạch chủ biên, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, 2004. - Truyện kể dân gian Thừa Thiên Huế do Tôn Thất Bình chủ biên, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 1998. Số thứ tự Tên truyền thuyết Nguồn 1. Sự tích vua bà Bến nước và vua ông Cội cây TTVHDGNV 2. Sự tích hai vị thiên thần và hai vị thủy thần triều Hùng Duệ Vương TTVHDGNV 3. Sự tích Thổ Thống và Nại Nương thời Hùng Vương TTVHDGNV 4. Truyện Tản Viên Sơn Thánh TTVHDGNV 5. Sự tích Tản Viên Sơn Thánh cùng các vị Hiển Công, Minh Công và Phạm Hiếu, Phạm Thành, Phạm Lương đánh Thục TTVHDGNV 6. Sự tích Cao Sơn, Quý Minh TTVHDGNV 7. Sự tích Hùng Hải, Đô Huy thời Hùng Vương TTVHDGNV 8. Sự tích đức Thiên Cang thời Hùng Vương TTVHDGNV 9. Sự tích ông Dục thời Hùng Vương TTVHDGNV 10. Sự tích Tiên Lạp Thạch tướng quân TTVHDGNV 11. Truyện Đổng Thiên Vương TTVHDGNV 12. Sự tích Thiên Đá và Đường Lô đánh giặc Ân TTVHDGNV 13. Sự tích Vũ Lang danh tướng triều Hùng đánh giặc Ân TTVHDGNV 14. Quả Nghị Cương Chính Uy Huệ Vương TTVHDGNV P2 15. Truyện Rùa Vàng TTVHDGNV 16. An Dương Vương lập cột đá thề TTVHDGNV 17. Sự tích Doãn công dẹp giặc Tô Định TTVHDGNV 18. Nói về sự tích bà Trưng Trắc, bà Trưng Nhị TTVHDGNV 19. Sự tích đức Thánh Hưng Phúc thời Hai Bà Trưng TTVHDGNV 20. Truyện tam vị thiên thần thời Trưng Vương TTVHDGNV 21. Xuân Nương công chúa TTVHDGNV 22. Doãn Công – Đào Nương TTVHDGNV 23. Thần miếu Độ Mi TTVHDGNV 24. Sự tích thần Đình Tào TTVHDGNV 25. Truyện Man Nương TTVHDGNV 26. Truyện cái khiên TTVHDGNV 27. Sự tích Luy Ông TTVHDGNV 28. Sự tích hai mẹ con đánh giặc Lương TTVHDGNV 29. Bài ký về Hưởng Lãm Mai Hắc Đế TTVHDGNV 30. Núi Phượng Hoàng TTVHDGNV 31. Mã Yên Sơn TTVHDGNV 32. Truyện mộ ở dưới nước TTVHDGNV 33. Truyện bốn anh em một nhà có công phò tá Đinh Tiên Hoàng TTVHDGNV 34. Quán đá, chó vàng TTVHDGNV 35. Truyện Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không TTVHDGNV 36. Truyện Cao Sơn đại vương thời Lý TTVHDGNV 37. Sự tích Thiên Bồng nhà Lý TTVHDGNV 38. Sự tích hai anh em Phạm Quang, Phạm Huy thời Lý TTVHDGNV 39. Sự tích Phượng Hoàng công chúa thời Lý TTVHDGNV 40. Truyện bốn anh em cùng một bọc có công chống ngoại xâm thời Lý Thánh Tông TTVHDGNV 41. Đền thiêng ở cửa biển TTVHDGNV 42. Truyện Trâu Canh TTVHDGNV 43. Sự tích bà Quý Minh thời Trần TTVHDGNV P3 44. Sự tích Hạc Lai và Vũ Cố giúp Lê Lợi đánh giặc Minh TTVHDGNV 45. Sự tích Ngọn Côn và Thuấn Nghị thời Lê Thái Tổ TTVHDGNV 46. Sự tích Lê Thánh Tông TTVHDGNV 47. Lương Thế Vinh TTVHDGNV 48. Truyện Phúc Công thời Lê TTVHDGNV 49. Đại vương Ồ TTVHDGNV 50. Truyện tích Thai Dương phu nhân TTVHDGNV 51. Kỳ Thạch phu nhân TKDGTTH 52. Truyện chùa Quang Minh TTVHDGNV 53. Sự tích Hoàng Việt đại vương – Đông Bảng đại vương thời Lê TTVHDGNV 54. Truyện Ngư tinh TTVHDGNV 55. Thần Trấn Vũ TTVHDGNV 56. Truyện Hồ Tinh TTVHDGNV 57. Sự tích núi Sậu TTVHDGNV 58. Sự tích núi thần Tam Đảo TTVHDGNV 59. Sự tích suối Rắn TTVHDGNV 60. Truyện lái buôn phương Bắc giấu vàng TTVHDGNV 61. Truyền thuyết tượng Nghè TTVHDGNV 62. Sự tích hòn đá núi La Hán TTVHDGNV 63. Chú voi què hóa núi TTVHDGNV 64. Chuyện con giải thần ở Khê Hạ TTVHDGNV 65. Ông Tả Giám Đàn TTVHDGNV 66. Thần Độc Cước và đền Độc Cước TTVHDGNV 67. Sự tích núi Sầm Sơn TTVHDGNV 68. Cầu làng Sải TTVHDGNV 69. Đôi voi đá ở đền Cao TTVHDGNV 70. Sự tích sông Kinh Thầy TTVHDGNV 71. Núi Bà Đội Om TTVHDGNV P4 PHỤ LỤC 2 Phụ lục ảnh đá thờ và di tích ở đền Thai Dương phu nhân và miếu Kỳ Thạch phu nhân 1. Đá thờ tại miếu Kỳ Thạch phu nhân: A. Phụ bản hình ảnh đá thờ tại miếu Kỳ Thạch phu nhân in trong bài viết “Truyện Nữ thần Kỳ Thạch phu nhân” của Đào Thái Hanh B. Đá thờ tại miếu Kỳ Thạch phu nhân (2015) P5 2. Phụ bản về đền Thai Dương phu nhân trong Huế xưa và nay: di tích và danh thắng của Phan Thuận An: P6 3. Hình ảnh đá thờ và kiến trúc đền Thai Dương phu nhân: A. Đá thờ tại đền Thai Dương phu nhân (2015) B. Kiến trúc đền Thai Dương phu nhân (2015) P7 PHỤ LỤC 3 Phụ lục ảnh các trường hợp núi xuất hiện trong motif người hóa đá và vật hóa đá của truyền thuyết dân gian Việt Nam nhưng không được ghi chú rõ núi đá 1. Núi Nhân (thôn Bồng Lạng, xã Thanh Nghi, huyện Thanh Liêm, Hà Nam) xi-mang.html chuyen-co-that-o-ha-nam.html P8 2. Núi Sầm Sơn (Núi Trường Lệ, thị xã Sầm Sơn, Thanh Hóa) thanh-hoa truong-le/ P9 3. Núi Bà Đội Om (huyện Tịnh Biên, An Giang) 4. Núi Sậu (xã Khánh Thượng, huyện Yên Mô, Ninh Bình) “Tài nguyên đá vôi: Đá vôi là nguồn tài nguyên khoáng sản lớn nhất của Ninh Bình. Với những dãy núi đá vôi khá lớn, chạy từ Hoà Bình, theo hướng tây bắc – đông nam, qua Nho Quan, Gia Viễn, Hoa Lư, thị xã Tam Điệp, Yên Mô, tới tận biển Đông, dài hơn 40 km, diện tích trên 1.2000ha, trữ lượng hàng chục tỷ mét khối đá vôi và hàng chục triệu tấn đôlômít. Đây là nguồn nguyên liệu lớn để sản xuất xi măng và vật liệu xây dựng và một số hóa chất khác.” ( ninhbinh.vn/gioi-thieu/gioi-thieu-chung) P10 Hình ảnh khai thác đá tại núi Sậu hiện nay (Núi Sậu nằm ở nơi giáp ranh của xã Khánh Thượng và xã Mai Sơn của huyện Yên Mô) 20100803092700000p0c77.htm 5. Núi An Phụ (xã An Sinh, huyện Kinh Môn, Hải Dương) “Ông Nguyễn Đức Đạt – Trưởng ban quản lý di tích Kinh Môn cho biết: Núi An Phụ dài khoảng 17km, là dãy núi đất pha sa thạch và sỏi kết, thoai thoải dễ leo, có thể lên từ bất cứ hướng nào” afb6-8d57b6a43920 P11 BẢNG KHẢO SÁT CÁC DẠNG THỨC CỦA BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM Số thứ tự Tên truyện Đá được hóa từ người/ Người được hóa từ đá Đá được hóa từ vật Đá thiêng Ngọc Ngôi sao Nguồn Người được hóa từ đá Đá được hóa từ người Người hóa đá và đá hóa người Vật mang tính thiện Vật mang tính ác Đá thô tự nhiên Đá đã được đẽo gọt Có/không có hình dạng cụ thể Hình dáng giống con người 1. Sự tích vua bà Bến nước và vua ông Cội cây X TTVH DGNV 2. Sự tích hai vị thiên thần và hai vị thủy thần triều Hùng Duệ Vương X TTVH DGNV 3. Sự tích Thổ Thống và Nại Nương thời Hùng Vương X TTVH DGNV 4. Truyện Tản Viên Sơn Thánh X TTVH DGNV 5. Sự tích Tản Viên Sơn Thánh cùng các vị Hiển Công, Minh Công và Phạm Hiếu, Phạm Thành, Phạm Lương đánh Thục X TTVH DGNV 6. Sự tích Cao Sơn, Quý Minh X TTVH DGNV 7. Sự tích Hùng Hải, Đô Huy thời Hùng Vương X TTVH DGNV 8. Sự tích đức Thiên Cang thời Hùng Vương X TTVH DGNV 9. Sự tích ông Dục thời Hùng Vương X TTVH P12 DGNV 10. Sự tích Tiên Lạp Thạch tướng quân X TTVH DGNV 11. Truyện Đổng Thiên Vương X TTVH DGNV 12. Sự tích Thiên Đá và Đường Lô đánh giặc Ân X TTVH DGNV 13. Sự tích Vũ Lang danh tướng triều Hùng đánh giặc Ân X TTVH DGNV 14. Quả Nghị Cương Chính Uy Huệ Vương X TTVH DGNV 15. Truyện Rùa Vàng X TTVH DGNV 16. An Dương Vương lập cột đá thề X TTVH DGNV 17. Sự tích Doãn công dẹp giặc Tô Định X TTVH DGNV 18. Nói về sự tích bà Trưng Trắc, bà Trưng Nhị X TTVH DGNV 19. Sự tích đức Thánh Hưng Phúc thời Hai Bà Trưng X TTVH DGNV 20. Truyện tam vị thiên thần thời Trưng Vương X TTVH DGNV 21. Doãn Công – Đào Nương X TTVH DGNV 22. Thần miếu Độ Mi X TTVH DGNV 23. Sự tích thần Đình Tào X TTVH DGNV 24. Truyện Man Nương X TTVH P13 DGNV 25. Truyện cái khiên X X TTVH DGNV 26. Sự tích Luy Ông X TTVH DGNV 27. Sự tích hai mẹ con đánh giặc Lương X TTVH DGNV 28. Bài ký về Hưởng Lãm Mai Hắc Đế X TTVH DGNV 29. Núi Phượng Hoàng X TTVH DGNV 30. Mã Yên Sơn X TTVH DGNV 31. Truyện mộ ở dưới nước X TTVH DGNV 32. Truyện bốn anh em một nhà có công phò tá Đinh Tiên Hoàng X TTVH DGNV 33. Quán đá, chó vàng X X TTVH DGNV 34. Truyện Cao Sơn đại vương thời Lý X TTVH DGNV 35. Sự tích Thiên Bồng nhà Lý X TTVH DGNV 36. Sự tích hai anh em Phạm Quang, Phạm Huy thời Lý X TTVH DGNV 37. Sự tích Phượng Hoàng công chúa thời Lý X TTVH DGNV 38. Truyện bốn anh em cùng một bọc có công chống ngoại xâm thời Lý Thánh Tông X TTVH DGNV P14 39. Đền thiêng ở cửa biển X TTVH DGNV 40. Truyện Trâu Canh X TTVH DGNV 41. Sự tích bà Quý Minh thời Trần X TTVH DGNV 42. Sự tích Hạc Lai và Vũ Cố giúp Lê Lợi đánh giặc Minh X TTVH DGNV 43. Sự tích Ngọn Côn và Thuấn Nghị thời Lê Thái Tổ X TTVH DGNV 44. Sự tích Lê Thánh Tông X TTVH DGNV 45. Lương Thế Vinh X X TTVH DGNV 46. Truyện Phúc Công thời Lê X TTVH DGNV 47. Truyện tích Thai Dương phu nhân X TTVH DGNV 48. Kỳ Thạch phu nhân X TKDG TTH 49. Sự tích Hoàng Việt đại vương – Đông Bảng đại vương thời Lê X TTVH DGNV 50. Truyện Ngư tinh X TTVH DGNV 51. Sự tích núi Sậu X TTVH DGNV 52. Sự tích suối Rắn X TTVH DGNV 53. Truyền thuyết tượng Nghè X TTVH DGNV P15 54. Sự tích hòn đá núi La Hán X TTVH DGNV 55. Chú voi què hóa núi X TTVH DGNV 56. Chuyện con giải thần ở Khê Hạ X TTVH DGNV 57. Ông Tả Giám Đàn X TTVH DGNV 58. Thần Độc Cước và đền Độc Cước X TTVH DGNV 59. Sự tích núi Sầm Sơn X TTVH DGNV 60. Cầu làng Sải X TTVH DGNV 61. Đôi voi đá ở đền Cao X TTVH DGNV 62. Sự tích sông Kinh Thầy X TTVH DGNV 63. Núi Bà Đội Om X TTVH DGNV P16 BẢNG KHẢO SÁT CẤU TRÚC TRẦN THUẬT CỦA TRUYỆN KỂ SỬ DỤNG BIỂU TƯỢNG ĐÁ TRONG TRUYỀN THUYẾT DÂN GIAN VIỆT NAM Số thứ tự Tên truyện Kết hợp với các motif khác của truyền thuyết Đá - thành tố cấu tạo nên không gian tâm linh Nguồn Giấc mơ Hiển linh Không gian thiêng Không gian thờ cúng Không gian giấc mơ Nhiên thần Nhân thần 1. Sự tích hai vị thiên thần và hai vị thủy thần triều Hùng Duệ Vương X TTVH DGNV 2. Sự tích Thổ Thống và Nại Nương thời Hùng Vương X X X X TTVH DGNV 3. Truyện Tản Viên Sơn Thánh X TTVH DGNV 4. Sự tích Tản Viên Sơn Thánh cùng các vị Hiển Công, Minh Công và Phạm Hiếu, Phạm Thành, Phạm Lương đánh Thục X TTVH DGNV 5. Sự tích Cao Sơn, Quý Minh X TTVH DGNV 6. Sự tích ông Dục thời Hùng Vương X TTVH DGNV 7. Sự tích Tiên Lạp Thạch tướng quân X TTVH DGNV 8. Sự tích Vũ Lang danh tướng triều Hùng đánh giặc Ân X TTVH DGNV 9. Quả Nghị Cương Chính Uy Huệ Vương X TTVH P17 DGNV 10. An Dương Vương lập cột đá thề X TTVH DGNV 11. Sự tích đức Thánh Hưng Phúc thời Hai Bà Trưng X TTVH DGNV 12. Truyện tam vị thiên thần thời Trưng Vương X TTVH DGNV 13. Xuân Nương công chúa X TTVH DGNV 14. Thần miếu Độ Mi X X TTVH DGNV 15. Sự tích thần Đình Tào X TTVH DGNV 16. Truyện Man Nương X TTVH DGNV 17. Sự tích Luy Ông X TTVH DGNV 18. Sự tích hai mẹ con đánh giặc Lương X TTVH DGNV 19. Bài ký về Hưởng Lãm Mai Hắc Đế X TTVH DGNV 20. Núi Phượng Hoàng X TTVH DGNV 21. Mã Yên Sơn X TTVH DGNV 22. Truyện mộ ở dưới nước X TTVH P18 DGNV 23. Truyện bốn anh em một nhà có công phò tá Đinh Tiên Hoàng X TTVH DGNV 24. Quán đá, chó vàng X TTVH DGNV 25. Truyện Từ Đạo Hạnh và Nguyễn Minh Không X TTVH DGNV 26. Sự tích hai anh em Phạm Quang, Phạm Huy thời Lý X TTVH DGNV 27. Sự tích Phượng Hoàng công chúa thời Lý X TTVH DGNV 28. Đền thiêng ở cửa biển X TTVH DGNV 29. Truyện Trâu Canh X TTVH DGNV 30. Sự tích Hạc Lai và Vũ Cố giúp Lê Lợi đánh giặc Minh X TTVH DGNV 31. Sự tích Ngọn Côn và Thuấn Nghị thời Lê Thái Tổ X TTVH DGNV 32. Lương Thế Vinh X TTVH DGNV 33. Đại vương Ồ X TTVH DGNV 34. Truyện tích Thai Dương phu nhân X X TTVH DGNV 35. Kỳ Thạch phu nhân X X TKDG P19 TTH 36. Truyện chùa Quang Minh X TTVH DGNV 37. Sự tích Hoàng Việt đại vương – Đông Bảng đại vương thời Lê X TTVH DGNV 38. Truyện Ngư tinh X TTVH DGNV 39. Thần Trấn Vũ X TTVH DGNV 40. Truyện Hồ Tinh X TTVH DGNV 41. Sự tích núi Sậu X TTVH DGNV 42. Sự tích núi thần Tam Đảo X TTVH DGNV 43. Sự tích suối Rắn X TTVH DGNV 44. Truyện lái buôn phương Bắc giấu vàng X TTVH DGNV 45. Truyền thuyết tượng Nghè X X TTVH DGNV 46. Sự tích hòn đá núi La Hán X TTVH DGNV 47. Chú voi què hóa núi X TTVH DGNV 48. Chuyện con giải thần ở Khê Hạ X TTVH P20 DGNV 49. Thần Độc Cước và đền Độc Cước X TTVH DGNV 50. Sự tích núi Sầm Sơn X TTVH DGNV 51. Đôi voi đá ở đền Cao X TTVH DGNV 52. Sự tích sông Kinh Thầy X TTVH DGNV 53. Núi Bà Đội Om X TTVH DGNV

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_bieu_tuong_da_trong_truyen_thuyet_dan_gian_viet_nam.pdf
Tài liệu liên quan