Luận án Biến động chính trị ở vương quốc Thái lan từ năm 2006 đến năm 2011

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHÙNG QUANG HUY BIẾN ĐỘNG CHÍNH TRỊ Ở VƯƠNG QUỐC THÁI LAN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2011 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ NGHỆ AN - 2017 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC VINH PHÙNG QUANG HUY BIẾN ĐỘNG CHÍNH TRỊ Ở VƯƠNG QUỐC THÁI LAN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2011 Chuyên ngành: Lịch sử thế giới Mã số: 62.22.03.11 LUẬN ÁN TIẾN SĨ LỊCH SỬ Người hướng dẫn khoa học: 1. PGS. TS. NGUYỄN CÔNG KHANH 2. PGS. TSKH. TRẦN KHÁNH NGHỆ AN - 2017 LỜ

pdf211 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 316 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Biến động chính trị ở vương quốc Thái lan từ năm 2006 đến năm 2011, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I CAM ĐOAN Tôi cam đoan: Luận án là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả và số liệu được nêu trong Luận án là trung thực. Những kết luận trong Luận án chưa được công bố ở bất cứ công trình nào khác. Tác giả Phùng Quang Huy MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1 1. Lý do chọn đề tài............................................................................................. 1 2. Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................ 3 3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu ................................................... 3 4. Nguồn tài liệu.................................................................................................. 4 5. Phương pháp nghiên cứu và cơ sở lý thuyết..................................................... 5 6. Đóng góp của luận án ...................................................................................... 6 7. Bố cục của luận án........................................................................................... 6 Chương 1. TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU...................................... 7 1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam................................................................. 7 1.1.1. Những nghiên cứu có liên quan đến đề tài ............................................. 7 1.1.2. Những nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài ............................. 11 1.2. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoài ............................................................ 16 1.2.1. Những nghiên cứu có liên quan đến đề tài ........................................... 16 1.2.2. Những nghiên cứu có liên quan trực tiếp đến đề tài ............................. 19 1.3. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết............................................................................................ 22 1.3.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu ...................................................... 22 1.3.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết .................................... 23 Chương 2. NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỘNG CHÍNH TRỊ Ở VƯƠNG QUỐC THÁI LAN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2011..................... 25 2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực Đông Nam Á ................................................. 25 2.1.1. Bối cảnh quốc tế.................................................................................. 25 2.1.2. Bối cảnh khu vực Đông Nam Á........................................................... 27 2.2. Tình hình kinh tế, xã hội, chính trị và quan hệ đối ngoại của Thái Lan từ 1997 đến 2011 ................................................................................................... 29 2.2.1. Tình hình kinh tế ................................................................................. 29 2.2.2. Tình hình xã hội .................................................................................. 34 2.2.3. Tình hình chính trị Thái Lan trước năm 2006 ...................................... 44 2.2.4. Những bất ổn trong quan hệ Thái Lan với một số nước láng giềng ...... 59 Tiểu kết chương 2.............................................................................................. 62 Chương 3. DIỄN BIẾN CHỦ YẾU TRÊN CHÍNH TRƯỜNG THÁI LAN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2011 ......................................................................... 63 3.1. Cuộc đảo chính tháng 9 năm 2006 và những tác động đến tình hình chính trị Thái Lan .............................................................................................. 63 3.1.1. Đảo chính quân sự tháng 9/2006 ......................................................... 63 3.1.2. Tác động của đảo chính quân sự đến tình hình chính trị Thái Lan ....... 68 3.2. Khủng hoảng Chính phủ giai đoạn 2006 - 2008 .......................................... 72 3.2.1. Thời Thủ tướng Surayud Chulanont (tháng 10/2006 - tháng 1/2008) .... 73 3.2.2. Thời Thủ tướng Samak Sundaravej (tháng 1/2008 - tháng 9/2008) ..... 78 3.2.3. Thời Thủ tướng Somchai Wongsawat (tháng 9/2008 - tháng 12/2008) ... 83 3.3. Giai đoạn cầm quyền của Thủ tướng Abhisit Vejajiva (tháng 12/2008 - tháng 7/2011) .................................................................................................... 88 3.3.1. Những thách thức đối với Chính phủ Abhisit Vejjajiva ....................... 88 3.3.2. Giải pháp nhằm ổn định tình hình của Chính phủ Abhisit ................... 91 3.4. Cuộc bầu cử tháng 7/2011: thắng lợi của “Chủ nghĩa dân túy” và nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra ....................................................................... 99 Tiểu kết chương 3............................................................................................ 102 Chương 4. NHẬN XÉT VỀ BIẾN ĐỘNG CHÍNH TRỊ Ở VƯƠNG QUỐC THÁI LAN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2011 ................................................... 104 4.1. Một số đặc điểm biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan giai đoạn 2006 - 2011 ..................................................................................................... 104 4.1.1. Biến động chính trị ở Thái Lan diễn ra liên tục và có xu hướng tiếp diễn ........................................................................................... 104 4.1.2. Biến động chính trị ở Thái Lan là hệ quả của khủng hoảng chính trị nội bộ trong lòng xã hội và của cuộc đấu tranh giữa xu hướng dân chủ mới và xu hướng bảo thủ ............................................................ 106 4.1.3. Biến động chính trị ở Thái Lan giai đoạn 2006 - 2011 vẫn chịu sự chi phối mạnh mẽ của Nhà Vua, tòa án và quân đội .......................... 109 4.1.4. Cuộc đấu tranh giữa các đảng phái mới thông qua biểu tình đường phố của quần chúng tác động tiêu cực đến xã hội và khó có thể khiến nền chính trị Thái Lan trở nên dân chủ hơn ............................. 116 4.2. Hệ quả của những biến động chính trị giai đoạn 2006 - 2011 đối với Thái Lan.......................................................................................................... 121 4.3. Tác động của biến động chính trị ở Thái Lan đối với khu vực và quan hệ với một số nước .......................................................................................... 124 4.3.1. Đối với hợp tác, ổn định tại khu vực Đông Nam Á ........................... 124 4.3.2. Đối với quan hệ của Thái Lan với một số nước (Mỹ, Trung Quốc) .. 126 4.3.3. Đối với Việt Nam ............................................................................. 131 KẾT LUẬN ........................................................................................................ 133 TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................. 137 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI PHỤ LỤC - Phụ lục 1. Các bảng biểu - Phụ lục 2. Thông báo đảo chính 19/9/2006 - Phụ lục 3. Các chính đảng, phong trào chính trị ở Thái Lan giai đoạn 2006-2011 - Phụ lục 4. Một số Hiến pháp Thái Lan từ 1997 đến 2011 - Phụ lục 5. Bản đồ, ảnh BẢNG CHỮ CÁI VIẾT TẮT Viết tắt Nghĩa AC ASEAN Community - Cộng đồng ASEAN AEC ASEAN Economic Community - Cộng đồng Kinh tế ASEAN APSC ASEAN Political - Security Community - Cộng đồng chính trị - an ninh ASEAN ASC ASEAN Security Community - Cộng đồng An ninh ASEAN ASCC ASEAN Socio-Cultural Community - Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN AFTA ASEAN Free Trade Area - Khu vực mậu dịch tự do ASEAN APEC Asia-Pacific Economic Cooperation Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương ARC Administration Reform Council Hội đồng Cải cách hành chính lâm thời ARF ASEAN Regional Forum - Diễn đàn an ninh khu vực ASEAN ASEAN Association of South-east Asian Nations Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ASEAN+1 ASEAN Plus One - ASEAN + 1 nước Trung Quốc hoặc 1 nước nào đó ASEAN+3 ASEAN Plus Three - ASEAN + 3 nước Đông Bắc Á Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc ATTO Association of Thai tour operators Hiệp hội Các công ty lữ hành Thái Lan CEO Chief Excutive Officer - Giám đốc điều hành CNS Council of National Security Hội đồng An ninh quốc gia DP Democratic Party - Đảng Dân chủ (tiếng Thái: Phak Prachathipat) DSI Department of Special Investigation - Ủy ban Điều tra đặc biệt EC Election Commitet - Ủy ban Bầu cử FTA Free Trade Area - Khu vực mậu dịch tự do GDP Gross Domestic Product - Tổng sản phẩm quốc nội GNP Gross National Product - Tổng sản phẩm quốc gia IMF International Monetary Fund - Quỹ Tiền tệ quốc tế KHXH Khoa học xã hội KMM Kumpulan Mujahideen - Tổ chức Kumpulan Mujahideen (Malaysia) NACC National Anti-corruption Commission Ủy ban chống tham nhũng quốc gia NICs Newly industrialized countries - Các nước công nghiệp mới NLA National Legislative Council - Hội đồng Lập pháp quốc gia NRC National Reconciliation Commission - Ủy ban Hòa giải quốc gia NXB Nhà xuất bản PAD People's Alliance for Democracy - Liên minh Nhân dân vì dân chủ PDP Palang Dharma Party - Đảng Sức mạnh đạo đức PPP Palang Prachachon Party - Đảng Quyền lực nhân dân PT Pheu Thai - Đảng Vì nước Thái PTP Puea Thai Party - Đảng Vì nước Thái PULO The Pattani United Liberation Organization Tổ chức giải phóng thống nhất Pattani SEATO Southeast Asia Treaty Organization - Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á SNG Cộng đồng các quốc gia độc lập SP Saha PrachaThai - Đảng Thống nhất dân tộc Thái TP Thành phố TRT Phak Thai Rak Thai - Đảng người Thái yêu người Thái (tiếng Thái) TTXVN Thông tấn xã Việt Nam UDD Union of Democracy against Dictatorship Mặt trận Dân chủ thống nhất chống độc tài UN United Nations - Liên Hợp Quốc USD US Dollas - Đô la Mỹ VAT Value Added Tax - Thuế giá trị gia tăng WB World Bank - Ngân hàng Thế giới 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 1.1. Vương quốc Thái Lan - một quốc gia khá phát triển, thành viên sáng lập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), nằm ở vị trí tương đối trung tâm của Đông Nam Á, đã và đang giữ một vị trí địa chiến lược trong khu vực và trên thế giới. Hơn nữa, trong lịch sử và hiện tại, Thái Lan được xem là “nước mở” với thế giới bên ngoài, có quá trình dân chủ hóa phát triển tương đối sớm, sâu rộng và luôn có tư tưởng cải cách, đồng thời lại đề cao tính dân tộc. Chính vì vậy, mọi biến động ở Thái Lan, nhất là về chính trị, không chỉ biểu hiện xu hướng phát triển nội tại, mà còn phản ánh các trào lưu, xu hướng liên minh, liên kết, tập hợp lực lượng của khu vực và thế giới, đồng thời, chúng có tác động sâu sắc đến sự phát triển tổng thể của Thái Lan và ảnh hưởng đến tình hình khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam. 1.2. Trong lịch sử hiện đại, nền chính trị của Thái Lan luôn có những biến động lớn, nhất là sự thay đổi chính phủ bởi nhiều cuộc đảo chính quân sự và “cách mạng đường phố”. Đặc biệt từ sau năm 2006 cho đến nay, Chính phủ Thái Lan luôn luôn phải đối mặt với tình trạng bất ổn về chính trị do những mâu thuẫn và bất đồng quan điểm về vấn đề đường lối chính sách của các thủ tướng và chính phủ với quyền lợi của người dân thuộc các đảng phái khác nhau. Cuộc bầu cử dân chủ năm 2001, theo tinh thần bản Hiến pháp nhân dân 1997, mang đến thắng lợi cho Thaksin Shinawatra, một nhân vật nổi lên từ thương trường với nhiều thành công trước khi bước sang con đường chính trị. Trong suốt nhiệm kỳ của mình (2001-2006), thực hiện đúng cương lĩnh tranh cử, Thaksin tiến hành một loạt chính sách mà phần nhiều nó khá mới lạ đối với Thái Lan lúc bấy giờ, đặc biệt là những quan tâm của chính phủ dành cho người nghèo, nhất là tầng lớp nông dân ở phía Bắc và Đông Bắc Thái Lan, nơi vốn có cuộc sống khó khăn và thường không nhận được sự quan tâm đúng mực từ các chính phủ trước đó. Nhờ nhiều thành tựu lớn, Thaksin nhận được sự ủng hộ rông rãi từ tầng lớp dân nghèo, với phần đa là nông dân, đối tượng được thụ hưởng nhiều từ chính sách “dân túy” của chính phủ. Tuy nhiên, cũng từ đó, ông cũng vấp phải rất nhiều sự đối kháng, đến từ đại đa số tầng lớp trung lưu, thượng lưu ở Bangkok, trong đó có Hoàng gia, phần lớn quân đội, tầng lớp quan liêu, các thương gia có hoạt động làm ăn cạnh tranh với Thaksin những thành phần chịu ảnh hưởng bởi chính sách tự do hóa của chính phủ. Đảo chính lật đổ Thaksin vì thế đã diễn ra. Từ đây, chính trường Thái 2 Lan liên tục bất ổn khi xoay quanh là những cuộc đấu tranh không ngớt của hai “khối xã hội đối lập”, giữa những người thân Thaksin và những người chống lại ông với những “đại diện ưu tú” là Mặt trận Dân tộc thống nhất chống độc tài - UDD (phe Áo đỏ) và PAD (phe Áo vàng). Cuộc đảo chính quân sự ngày 19/6/2006, là hệ quả của những mâu thuẫn không thể giải quyết được trên chính trường nước này. Sau cuộc đảo chính, tướng Surayud Chulanont được cử làm Thủ tướng của Chính phủ mới, nhưng nền chính trị Thái Lan không vì thế mà ổn định, khủng hoảng chính phủ diễn ra liên tục, không một thủ tướng nào đi hết nhiệm kỳ bốn năm của mình, thậm chí chưa hết năm đầu nhiệm kỳ. Từ cuối 2006 đến giữa năm 2011, trong chưa đầy năm năm, lịch sử chứng kiến sự thay đổi Thủ tướng đến năm lần, từ Thủ tướng Surayud Chulanont đến Thủ tướng Samak Sundaravej, Thủ tướng Somchai Wongsawat, Thủ tướng Abhisit Veijjajiva và nữ Thủ tướng Yingluck Shinawatra. Cuộc bầu cử tháng 7/2011, Đảng Pheu Thái - PTP của bà Yingluck Shinawatra, em gái cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra giành thắng lợi trước Đảng Dân chủ cầm quyền của Thủ tướng Abhisit Vejjajiva. Chiến thắng này đưa bà Yingluck trở thành nữ Thủ tướng đầu tiên trong lịch sử Thái Lan. Sự xuất hiện của Yingluck tuy có thổi một luồng gió mới vào chính trường Thái Lan, đạt được một số thành tựu ban đầu nhưng rốt cục, tình hình chính trị Thái Lan vẫn không nhiều chuyển biến bởi những mâu thuẫn xã hội trước đó chưa được giải quyết. Sau gần ba năm cầm quyền, Yingluck vẫn lặp lại kịch bản của những chính phủ tiền nhiệm, đó là không thể hoàn thành hết một nhiệm kỳ sau cuộc đảo chính tháng 5/2014 và chịu phán quyết từ Tòa án Hiến pháp. Chính trị bất ổn không chỉ tác động tiêu cực đến phát triển kinh tế, an sinh xã hội Thái Lan, mà tác động đến cả khu vực Đông Nam Á, cũng như quan hệ của Thái Lan với các nước trong khu vực cũng như trên thế giới. 1.3. Thái Lan là nước có nhiều điểm tương đồng về văn hóa, là quốc gia láng giềng của Việt Nam, có quan hệ lâu đời và trải qua không ít thăng trầm lịch sử. Năm 2013, hai nước cũng đã nhất trí thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với năm trụ cột chính, gồm quan hệ chính trị; hợp tác quốc phòng và an ninh; kinh tế; văn hóa - xã hội; hợp tác khu vực và quốc tế. Trong bối cảnh đó, việc tìm hiểu một cách toàn diện về đất nước, con người, trong đó có nền chính trị, nhất là những bất ổn trên chính trường trong bối cảnh cạnh tranh giành quyền lực của các nhóm lợi ích, mâu thuẫn xã hội, ly khai sắc tộc đang gia tăng trong thập niên gần đây có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc. Thông qua hiểu biết về những biến động chính trị của Thái Lan, 3 Việt Nam có thể rút ra nhiều bài học, tìm kiếm đối sách hợp lý nhằm giữ vững ổn định trong nước, phát triển quan hệ đối ngoại với Thái Lan và khu vực. 1.4. Nghiên cứu về những biến động chính trị ở Thái Lan có ý nghĩa khoa học cao. Thông qua nghiên cứu toàn diện biến động chính trị (nhân tố, biểu hiện và tác động) ở Thái Lan trong giai đoạn từ năm 2006 đến năm 2011 một cách có hệ thống sẽ bổ sung thêm tư liệu để hiểu biết thêm về lịch sử hiện đại Thái Lan nói riêng và lịch sử Đông Nam Á nói chung. Chính vì những lý do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề “Biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2011” làm đề tài Luận án Tiến sĩ sử học của mình. 2. Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở phân tích các nhân tố tác động, phục dựng lại diễn biến chủ yếu của quá trình biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2011, để làm rõ các đặc điểm tình hình biến động, tác động và hệ quả của nó đối với Thái Lan cũng như đối với khu vực. 3. Đối tượng, phạm vi và nhiệm vụ nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Vấn đề nghiên cứu thuộc lĩnh vực lịch sử chính trị của khoa học lịch sử. Đối tượng nghiên cứu của đề tài là xem xét, đánh giá thực chất sự biến động của chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2011. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về thời gian Luận án tập trung nghiên cứu tình hình chính trị của Thái Lan trong giai đoạn 2006 - 2011. Cụ thể là nghiên cứu các vấn đề từ khi quân đội Thái Lan tiến hành đảo chính lật đổ Chính phủ Thaksin Shinawatra vào tháng 9 năm 2006 đến khi Thủ tướng Yingluck Shinawatra lên cầm quyền vào tháng 7 năm 2011. Tuy nhiên, để làm rõ các nhân tố tác động, nguyên nhân cũng như tác động, hệ quả của biến động chính trị ở Thái Lan, đề tài có xem xét, đề cập đến quá trình vận động chính trị ở Thái Lan thời gian trước năm 2006 và từ sau năm 2011. - Về nội dung Luận án đi sâu nghiên cứu biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2011, trong đó tập trung phân tích làm rõ những nội dung chính: Những nhân tố tác động, quá trình biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan, đặc điểm và tác động của nó đối với Thái Lan, các nước và khu vực. “Chính trị” là một khái niệm khá phức tạp. Chính trị (Politics) trong phạm vi 4 một nước là hoạt động trong lĩnh vực quan hệ giữa các giai cấp, các tộc người; là vấn đề giành, giữ, tổ chức và sử dụng quyền lực Nhà nước; là sự tham gia của các tầng lớp nhân dân vào công việc của Nhà nước và xã hội, là hoạt động chính trị thực tiễn của giai cấp, các đảng phái chính trị, nhằm tìm kiếm những khả năng thực hiện đường lối và những mục tiêu đã đề ra nhằm thỏa mãn lợi ích. Liên quan đến phạm trù “Chính trị”, có nhiều khía cạnh. Ở đây, luận án tập trung đề cập đến các yếu tố liên quan đến “Biến động chính trị” như “Đảng phái”, “Quyền lực chính trị” Ngoài giới hạn về thời gian và nội dung nêu trên, các vấn đề khác đều không thuộc phạm vi nghiên cứu chính của đề tài. 3.3. Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục tiêu đặt ra, luận án tập trung giải quyết các nhiệm vụ: - Phân tích, làm rõ các nhân tố từ bối cảnh quốc tế, khu vực Đông Nam Á; tình hình chính trị, xã hội Thái Lan tác động đến biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan trong giai đoạn 2006 - 2011. - Phục dựng lại bức tranh tổng thể về diễn biến tình hình biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan giai đoạn 2006 - 2011 thông qua các đời thủ tướng cầm quyền với các biến cố lịch sử diễn ra ở nước này. - Chỉ rõ và phân tích một số đặc điểm nổi bật của biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ 2006 đến 2011, đồng thời nhận xét, đánh giá tác động của quá trình biến động này đối với đất nước Thái Lan trong sự phát triển nội tại, quan hệ với các nước và tác động đối với khu vực Đông Nam Á. 4. Nguồn tài liệu Nguồn tài liệu chủ yếu được sử dụng trong luận án bao gồm: - Các văn bản, văn kiện của chính phủ, các bộ, ngành, các đảng phái chính trị - xã hội của Thái Lan liên quan đến vấn đề nghiên cứu, nhất là các tài liệu ban hành trong giai đoạn 2006 - 2011. - Các tài liệu, sách tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử, kinh tế, chính trị, văn hoá - xã hội của Thái Lan đã xuất bản ở Việt Nam và nước ngoài. - Các bài báo, công trình nghiên cứu khoa học liên quan đến vấn đề nghiên cứu đã được công bố, đăng tải trên các tạp chí, báo, chuyên san, kỷ yếu hội nghị, hội thảo khoa học - Ngoài ra, đề tài còn khai thác, sử dụng các nguồn tin của Thông tấn xã, báo chí, phát thanh, truyền hình, mạng Internet Việt Nam, các nguồn thông tin từ báo chí Thái Lan như: Bangkok Post, The Nation.v.v... 5 5. Phương pháp nghiên cứu và cơ sở lý thuyết 5.1. Phương pháp nghiên cứu Đề tài thuộc phạm trù lịch sử chính trị. Chính vì vậy, luận án sử dụng phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp lôgic, xem xét sự kiện, nhân vật và xu hướng tiến triển của lịch sử được đặt trong bối cảnh không gian, thời gian được xác định và tuân theo nguyên tắc lịch đại, sự tương tác nhiều chiều của quá trình khủng hoảng chính trị diễn ra tại Thái Lan từ 2006 đến 2011. Về mặt phương pháp luận, chúng tôi dựa trên quan điểm duy vật lịch sử của Chủ nghĩa Mác - Lênin về hình thái kinh tế - xã hội, về nhà nước và quyền lực trong hệ thống chính trị v.v. Về phương pháp thu thập và xử lý tài liệu, chúng tôi sử dụng kiến thức về sử liệu học, thống kê, phân tích, so sánh để tiếp cận và lý giải các nguồn thông tin cần thiết. 5.2. Cơ sở lý thuyết Để phân tích thấu đáo, nhận diện vai trò của các thế lực chính trị cũng như bản chất mâu thuẫn xã hội ở Thái Lan tác động đến những biến động chính trị, luận án tham khảo lý thuyết về “Tinh hoa quyền lực” của C.Wright Mills. Theo lý thuyết này, quyền lực chính trị được tập hợp thông qua ba thiết chế kinh tế, chính trị và quân sự. Các thiết chế này có khả năng chi phối các thiết chế khác trong xã hội thông qua ba hình thái cưỡng chế (quân sự), thống trị (chính trị) và thao túng (kinh tế). Chúng tôi sử dụng lý thuyết này để phân tích vai trò của các lực lượng chính trị Thái Lan gồm Hoàng gia, giới tướng lĩnh quân đội, lực lượng bảo hoàng, tầng lớp trung lưu thành thị và tầng lớp bình dân nông thôn. Từ đó chỉ ra rằng, giới tinh hoa Thái Lan đã giữ các quyền lực thống trị, cưỡng chế và thao túng nhưng lực lượng chính trị mới cũng đã tìm cách tái cân bằng quyền lực, nhất là sau khi Thaksin nắm quyền. Ngoài ra, luận án cũng sử dụng lý luận “điểm nóng xã hội” và “điểm nóng chính trị - xã hội”: + Điểm nóng xã hội: là đời sống xã hội trong trạng thái không bình thường, bất ổn định, rối loạn, diễn ra sự xung đột, chống đối giữa các lực lượng với những hành vi không còn tự kiềm chế được, đã vượt ra ngoài khuôn khổ của pháp luật và chuẩn mực văn hoá đạo đức, diễn ra trong một không gian và một thời gian nhất định và có khả năng lan tỏa sang nơi khác. + Điểm nóng chính trị- xã hội: là điểm nóng xã hội diễn ra trong lĩnh vực chính trị- xã hội khi mà sự chống đối của đám đông quần chúng của các lực lượng 6 đối lập đã hướng trực tiếp vào những người nắm quyền lực chính trị, cơ quan quyền lực và thể chế chính sách của chính quyền nhà nước. Sử dụng lý luận này, luận án góp phần chỉ rõ làn sóng đấu tranh của hai hay nhiều lực lượng xã hội đối lập vì những mâu thuẫn chính trị - xã hội không thể hòa giải. 6. Đóng góp của luận án - Trên cơ sở nghiên cứu về biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2011, trình bày toàn diện, hệ thống về những nhân tố tác động, các diễn biến chính của biến động chính trị Thái Lan trong những năm 2006 - 2011, Luận án thực sự là công trình đầu tiên ở Việt Nam nghiên cứu có hệ thống và khá toàn diện về vấn đề này. - Luận án cũng đưa ra những nhận xét, đánh giá mang tính độc lập về một số đặc điểm của biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2011 và tác động nhiều mặt của nó. - Kết quả nghiên cứu của luận án góp phần xây dựng thành chuyên đề về lịch sử chính trị Thái Lan thời hiện đại. Đề tài còn cung cấp thông tin, luận cứ khoa học cho các nhà hoạch định chính sách của Việt Nam xử lý các vấn đề nội bộ của mình. Luận án có thể sử dụng như tài liệu tham khảo có giá trị trong việc nghiên cứu, giảng dạy về lịch sử Thái Lan hiện đại nói chung, lịch sử chính trị nói riêng. 7. Bố cục của luận án Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, phần nội dung chính của luận án được trình bày trong 4 chương: Chương 1. Tổng quan về vấn đề nghiên cứu Chương 2. Nhân tố tác động đến biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2011 Chương 3. Diễn biến chủ yếu trên chính trường Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2011 Chương 4. Nhận xét về biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2011. 7 Chương 1 TỔNG QUAN VỀ VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU 1.1. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam Thái Lan là một quốc gia nằm ở vị trí địa chiến lược, tương đối trung tâm Đông Nam Á, với một nền kinh tế khá phát triển và nền dân chủ đang trên đường trưởng thành, có nền ngoại giao thực dụng, linh hoạt, nhưng tình hình chính trị - xã hội thì thường hay bất ổn. Vì vậy, giới học giả trong nước và trên thế giới dành quan tâm nhiều nghiên cứu về đối tượng này. 1.1.1. Những nghiên cứu có liên quan đến đề tài Thứ nhất, việc nghiên cứu Thái Lan gắn với bối cảnh chung Đông Nam Á: Thái Lan là một quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam Á, có mối quan hệ lịch sử, kinh tế, văn hóa lâu đời với các quốc gia trong khu vực, vì vậy, tài liệu nghiên cứu về Thái Lan gắn với khu vực này khá phong phú. Tiêu biểu là các công trình sau: Mô hình nền hành chính các nước ASEAN của Lương Trọng Yêm và Bùi Thế Vĩnh (NXB Chính trị Quốc gia, 1998); Lịch sử Đông Nam Á (NXB Giáo dục, 2005) của tác giả Lương Ninh, Đỗ Thanh Bình, Trần Thị Vinh; Những vấn đề chính trị kinh tế Đông Nam Á thập niên đầu thế kỷ XXI của tác giả Trần Khánh (NXB Khoa học xã hội, 2006); Tri thức Đông Nam Á (NXB Chính trị quốc gia, 2008) của Vũ Dương Ninh (chủ biên) và Lương Ninh; Xã hội dân sự ở một số nước Đông Nam Á do Lê Thanh Hương chủ biên, xuất bản năm 2009; Lịch sử Đông Nam Á, tập 4, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội của tác giả Trần Khánh (chủ biên, 2016); Đây là các công trình đã đề cập đến những nét cơ bản nhất về tình hình chung của khu vực cũng như tình hình kinh tế, chính trị của các quốc gia Đông Nam Á một cách khá cụ thể, trong đó có Thái Lan. Đề tài khoa học cấp Bộ Cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn ở Đông Nam Á trong hai thập niên đầu thế kỷ XXI và tác động đến Việt Nam do Nguyễn Hoàng Giáp làm chủ biên (Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, 2011) và cuốn Hợp tác và cạnh tranh chiến lược Mỹ - Trung ở Đông Nam Á ba thập niên đầu sau Chiến tranh lạnh do Trần Khánh làm chủ biên (NXB Thế giới, 2014) cho rằng, trong thập niên đầu thế kỷ XXI, các nước lớn đều quan tâm và mong muốn hiện diện ở Đông Nam Á, can thiệp sâu, rộng hơn vào khu vực nhằm giành giật ảnh hưởng và kiềm chế, ngăn chặn lẫn nhau để tạo dựng vị thế, hướng khu vực đi theo quỹ đạo riêng của mình thông qua thúc đẩy quan hệ hợp tác kinh tế, tăng cường sự hiện diện quân sự. Do đó, các quốc gia ở Đông Nam Á (trong đó có 8 Thái Lan) đang phải ứng phó trước những biến động đầy phức tạp trong quan hệ với các nước lớn, với vô số thách thức, nhưng cũng nhiều cơ hội. Công trình nghiên cứu Một số vấn đề chính trị quốc tế trong giai đoạn hiện nay do Nguyễn Hoàng Giáp (chủ biên, 2012), NXB Chính trị quốc gia - Sự thật. Công trình được các tác giả đề cập đến những vấn đề có tính thời sự của nền chính trị quốc tế hiện nay, như xu thế toàn cầu hóa, mối quan hệ giữa các nước lớn, chống chủ nghĩa khủng bố, trật tự thế giới mớiCuốn sách cho thấy một bức tranh đa dạng về tình hình chính trị của từng quốc gia nói riêng cũng như thế giới nói chung. Ngoài ra, các tác giả cũng đề xuất những giải pháp thiết thực nhằm đổi mới và tăng cường chính sách đối ngoại của Đảng và nhà nước ta trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Các công trình nghiên cứu về cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ 1997 tại châu Á mà khởi nguồn từ Thái Lan đã được nhiều nhà nghiên cứu dành sự quan tâm. Tiêu biểu, năm 1998, Viện Thông tin khoa học xã hội xuất bản chuyên đề: Khủng hoảng tài chính - tiền tệ châu Á và những vấn đề đặt ra hiện nay với một loạt bài nghiên cứu về cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ đang diễn ra ở châu Á mà khởi đầu là ở Thái Lan. Các nghiên cứu: So sánh cuộc khủng hoảng tài chính - tiền tệ giữa Thái Lan và Mêhicô của tác giả Nguyễn Minh Phong, Khủng hoảng tiền tệ ở Thái Lan: nguyên nhân, hậu quả, giải pháp và triển vọng phục hồi của tác giả Nguyễn Hồng Sơn, Khủng hoảng tiền tệ ở châu Á và một số giải pháp đối với Việt Nam của tác giả Tào Hữu Phùng, bài viết Khủng hoảng tài chính ở châu Á: nguyên nhân, hậu quả và bài học với Việt Nam của tác giả Nguyễn Thiện Nhân đăng trên tạp chí Nghiên cứu và phát triển, 2003. Trên đây là những công trình cung cấp kiến thức cơ sở nền tảng giúp chúng tôi có nhận thức về tình hình chung của các nước ở khu vực Đông Nam Á cũng như phông kiến thức về chính trị và quan hệ quốc tế trong giai đoạn hiện nay. Từ đó, mới có được cái nhìn về Thái Lan sâu sắc hơn, đặt trong mối quan hệ với các quốc gia khu vực khi thực hiện đề tài. Thứ hai, các công trình chuyên khảo về Thái Lan: Thái Lan là một quốc gia có lịch sử lâu đời và độc đáo, có nền văn hóa phong phú, đa dạng. Chính vì vậy, các tác giả Việt Nam đã có khá nhiều sách chuyên khảo về lịch sử tổng hợp của Thái Lan như: Lịch sử Vương quốc Thái Lan của Vũ Dương Ninh (chủ biên, 1994, NXB Giáo dục), Lịch sử Thái Lan (1998, NXB Khoa học xã hội) do Phạm Nguyên Long, Nguyễn Tương Lai đồng chủ biên; Thái Lan những năm cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI (do Nguyễn Thị Quế chủ biên, 2006, Viện Nghiên cứu Đông Nam Á, Hà 9 Nội) Trong những tác phẩm này, các tác giả đã dành nhiều công sức để trình bày những nét khái quát, chung nhất về đất nước Thái Lan trên các mặt kinh tế, xã hội cũng như những chuyển biến lớn của nền chính trị. Các nghiên cứu này giúp chúng tôi tiếp cận, khai thác và phục dựng bối cảnh lịch sử Thái Lan. Không chỉ dừng ở nghiên cứu lịch sử đơn thuần, nhiều học giả đã đi sâu nghiên cứu Thái Lan theo các chuyên đề khác nhau, trong đó không ít công trình nghiên cứu chú tâm nhận diện những vấn đề chính trị của Thái Lan. Ở đây, chúng tôi đề cập một số công trình tiêu biểu về tình hình chính trị theo diễn trình lịch sử quốc gia này. Trước tiên, đề cập đến quá trình chuyển đổi thể chế chính trị từ nền quân chủ chuyên chế sang nền quân chủ lập hiến, tác giả Kim Ngọc Thu Trang (Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam, 2013) đã lựa chọn cách tiếp cận này v...hát triển kinh tế hướng về người nghèo của Thaksin. Trong chiến lược đó các chương trình như: chăm sóc sức khỏe với 30 Baht, mỗi làng một sản phẩm, mỗi làng một triệu Baht nhằm kích thích nền kinh tế nông thôn phát triển, thúc đẩy đời sống của người nghèo là những mục tiêu chính mà chính sách dân túy hướng đến, mà theo tác giả đó là học thuyết kinh tế Thaksin. Khi Thaksin xuất hiện trên chính trường, với cách thức tiếp cận mới trong lãnh đạo và điều hành đất nước với nhiều nét khác biệt. Làm rõ điều này tác giả Sutree Duangnet Trường Đại học Chulalongkorn có công trình nghiên cứu Populist policies in Thailand: A comparative study between Thaksin’s anh democrat party’s (Chủ nghĩa Dân túy ở Thái Lan: so sánh giữa Đảng của Thaksin và Đảng Dân chủ), trình bày về chủ nghĩa dân túy hướng về nông thôn của Thaksin, kết quả đạt được cũng như có sự so sánh đến chính sách kinh tế của Đảng Dân chủ, khi Đảng này thực hiện các chương trình khôi phục và phát triển đất nước. Trong quá trình điều hành đất nước, Thaksin rất được lòng người dân nông thôn, đối tượng được thụ hưởng nhiều từ các chính sách của chính phủ. Tuy vậy, Thaksin lại vấp phải sự phản đối của tầng lớp trung lưu cũng như quân đội Thái Lan. Một đất nước mà quân đội và Hoàng gia luôn luôn cho mình đặc quyền ở vị trí trung tâm, trong khi Thaksin nổi lên và lộ rõ tham vọng danh lấy vị trí này thì việc quân đội tổ chức đảo chính lật đổ Thaksin là vấn đề không mới trong một đất nước vốn có “truyền thống” đảo chính như Thái Lan. Đề cập đến việc quân đội lật đổ Thaksin và hệ lụy sau đảo chính, chúng tôi có điều kiện tiếp cận một số công trình tiêu biểu, như cuốn A coup for the rich, Thailand’s political crisis (Đảo chính cho người giàu, khủng hoảng chính trị Thái Lan) của Giles Ji Ungpakorn thuộc khoa Chính trị học, Đại học Chulalongkorn, Thái Lan (worker democracy publishing 2007), gồm 4 chương, đề cập chủ yếu đến Thaksin và chủ nghĩa dân túy hướng về người nghèo Thái Lan của ông cũng như cuộc đảo chính năm 2006 của quân đội. Tuy Thaksin đã thắng cử năm 2001 và nhiệm kỳ tiếp theo năm 2005 khi được chính những người nghèo Thái Lan bỏ phiếu tán thành Chính phủ của ông, nhưng, cũng từ chính những thành công này đã khiến Thái Lan liên tục rơi vào bất ổn định chính trị, mà cái tên luôn được xướng lên là Thaksin, tác giả nghiên cứu đã gọi là “Khủng hoảng Thaksin”. Hệ quả của khủng hoảng này là quân đội đã tiến hành đảo chính lật đổ Thaksin, hay đảo chính cho người giàu như tiêu đề nghiên cứu này đã đề cập. Phần sau của công trình nghiên cứu, tác giả đề cập những xung đột ở miền Nam Thái Lan, nguyên nhân của những xung đột và giải pháp của Chính phủ để bình ổn xung đột khu vực này. 21 Cuốn The changing face of management in Thailand (Cách thức điều hành đang thay đổi ở Thái Lan của Tim G.Andrew và Sununta Siengthai, 2009) cũng đã đưa ra những đánh giá của tác giả về quá trình điều hành kinh tế của Thái Lan kể từ sau khủng hoảng, trong đó có đề cập đến nguyên nhân vì sao các chính sách kinh tế của Thaksin lại “lên ngôi” lúc bấy giờ cũng như những tồn tại của các chính sách đó khiến cho Thaksin bị “hạ bệ” khi vẫn còn trong nhiệm kỳ thủ tướng. Với cách tiếp cận gần tương tự, John Funston (2009) trong Divided over Thaksin: Thailand’s coup and Problematic Transtion (Sự chia rẽ thời Thaksin: Cuộc đảo chính và chuyển giao đầy rắc rối của Thái Lan) bên cạnh việc đánh giá cao những thành tựu mà chính sách kinh tế Thaksin đem lại, tác giả cũng phê phán những mặt hạn chế của nó khi rằng chính những chính sách kinh tế không công bằng của Thaksin là nguyên nhân gây ra những mâu thuẫn và chia rẽ xã hội sâu sắc. Cuốn Reinventing Thailand: Thaksin and his Foreign Policy (Tái thiết Thái Lan: Thaksin và chính sách đối ngoại của ông, tác giá Pavin Chachavalpongpun, 2010) khái quát các chính sách của Thaksin cả về đối nội (chính trị, kinh tế) và đối ngoại. Bài viết Thailand since the coup (Thái Lan sau đảo chính) của Giáo sư Thitinan Pongsudhirak, Đại học Chulalongkorn, Bangkok miêu tả sự kiện quân đội đảo chính năm 2006 như là hệ quả tất yếu của bất ổn chính trị kéo dài trong năm 2005 giống như sự phát nổ của chiếc nồi áp suất được đun sôi, dồn nén quá mức. Sau sự kiện quân đội đảo chính năm 2006 kéo theo đó là một loạt những biến động về chính trị như: xóa bỏ Hiến pháp 1997, xác lập bản Hiến pháp mới 2007 và cuộc đấu tranh của PPP và PAD kéo theo những bất ổn suốt năm 2008 khi PAD liên tục biểu tình đòi lật đổ Chính phủ của Thủ tướng Samak thân Thaksin. Bài viết The limitations on democrations in Thailand through the lens of the 2006 military coup (Những hạn chế về dân chủ tại Thái Lan thông qua lăng kính cuộc đảo chính quân sự năm 2006 đăng trên Taiwan journal of democrations, volume 3. No.1: 127-141, July, 2007, Aaron Stern) đề cập đến cuộc đảo chính quân sự tại Thái Lan năm 2006, lý giải nguyên nhân dẫn đến cuộc đảo chính ở một quốc gia mà có nền dân chủ hàng đầu Đông Nam Á. Bài viết nhận định việc thiếu một nền chính trị đại chúng, phục vụ cho số đông của Thái Lan, việc đặt nặng lợi ích nhóm trong nền chính trị quốc gia là những nguyên nhân căn bản dẫn đến nền chính trị bất ổn và thiếu vắng một nền dân chủ thực sự. Cuộc đảo chính năm 2006 do quân đội tiến hành được tác giả bài viết nhận định đó là sự bế tắc trong việc dung hòa lợi ích nhóm, mà quyền lực chính trị rốt cuộc nằm trong nhóm có lợi ích mạnh hơn trong xã hội thay vì nằm trong tay người dân, mà tác giả gọi là các Đảng nhân dân. Việc lật đổ Thaksin cũng chỉ là bề nổi của những mâu thuẫn lợi ích nhóm đó. 22 Tác giả Jame Ockey, Đại học Cantenbury với bài Thailand in 2006: Retreat to the military rule và Allen Hicken thuộc Đại học Michigan với bài: Party Fabrication, Constitutional Reform in the rise of Thai Rak Thai trong Kỷ yếu Hội thảo Vấn đề dân chủ tại Thái Lan nhận định rằng, cuộc đảo chính năm 2006 tại Thái Lan chỉ ra thực trạng dân chủ bấp bênh của nước này. Cũng tại Hội thảo, các nhà nghiên cứu còn nêu lên những điểm yếu trong hệ thống chính trị Thái Lan, yếu điểm này xuất hiện rõ trước và sau khi đảo chính. Hội thảo cũng phân tích những khó khăn trong việc xây dựng nền dân chủ thực sự tại Thái Lan và xem xét tương lai của nền dân chủ nước này. Công trình nghiên cứu Transforming the current Thai political conflict to a peaceful society (Chuyển đổi các xung đột chính trị hiện tại của Thái Lan sang một xã hội hòa bình) của Ranatchai Phumcharoen (University of Sanfrancisco, 2011) đã đề cập đến các xung đột chính trị của hai ý thức hệ chính trị khác nhau, giữa người dân và chính phủ, là của chính người Thái với người Thái dưới các mục tiêu chính trị khác nhau. Tác giả cũng viện dẫn sự khác biệt của các cuộc xung đột hiện nay với các cuộc xung đột ở các năm 1973, 1976 và 1992. Lý giải nguyên nhân dẫn đến những xung đột và ảnh hưởng của những xung đột chính trị này đến xã hội Thái Lan. Đó là cuộc chiến “Vàng - Đỏ” biểu trưng cho ý thức hệ chính trị của tầng lớp dân nghèo Thái Lan và phe bảo hoàng là những tầng lớp trung lưu, giàu có của xã hội. Trong nghiên cứu của mình tác giả đi sâu phân tích, tìm lời giải cho hòa bình dân tộc, chấm dứt những cuộc xung đột kéo dài suốt từ năm 2005 và tiếp tục tiếp diễn những năm sau đó. Nghiên cứu cũng nhận định, hòa giải dân tộc và thu hẹp khoảng cách về kinh tế xã hội là giải pháp tốt nhất đi đến hòa bình cho Thái Lan. Có thể thấy, các công trình mà chúng tôi có điều kiện tiếp cận của các học giả nước ngoài khá phong phú. Các học giả đã cố gắng từng bước làm rõ một số vấn đề cơ bản khi nghiên cứu, đánh giá về Thaksin cũng như cuộc đảo chính lật đổ chính phủ Thaksin và hệ lụy mà cuộc đảo chính mang lại đối với chính trị Thái Lan. Đây chính là những tư liệu quý giúp chúng tôi tham khảo, phục dựng và đưa ra các đánh giá về biến động trên chính trường nước này sau khi Thaksin bị quân đội lật đổ đến khi Yingluck Shinawatra lên nắm quyền, điều còn thiếu cần bổ khuyết trong giai đoạn 2006-2011. 1.3. Nhận xét chung về tình hình nghiên cứu và những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết 1.3.1. Những vấn đề đã được nghiên cứu Điểm lại hầu hết các công trình nghiên cứu ở trong Việt Nam và nước ngoài liên quan đến đề tài luận án, có thể nhận thấy, các tác giả, dù xuất phát từ nhiều góc 23 độ và cách tiếp cận vấn đề không giống nhau, nhưng đều nhằm mục tiêu làm rõ toàn bộ hay một số khía cạnh về tình hình chính trị của Vương quốc Thái Lan. Từ những công trình nói trên, các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước đã làm rõ một số vấn đề sau đây: - Các công trình nghiên cứu tiếp cận nền chính trị Thái Lan trên những mệnh đề, thời gian khác nhau để khắc họa tính thiếu ổn định trong nền chính trị dưới thể chế quân chủ lập hiến tại Thái Lan từ năm 1932. Ở khía cạnh này, với những mức độ khác nhau, các nghiên cứu đã chạm vào hầu hết các vấn đề nổi cộm trong lịch sử chính trị Thái Lan hiện đại. - So sánh với các công trình nghiên cứu ở nước ngoài, thì các học giả trong nước dành nghiên cứu những bất ổn của nền chính trị Thái Lan còn tương đối khiêm tốn, rất ít công trình chuyên khảo, đa phần mới dừng lại ở những bài viết định lượng nêu vấn đề, chưa có cái nhìn toàn diện, hệ thống về những bất ổn nêu trên. - Nhìn chung, các công trình nghiên cứu, các thông tin và bài viết đăng trên một số tạp chí nước ngoài, nhất là ở Thái Lan về tình hình chính trị nước này khá phong phú. Các nghiên cứu đề cập đến vai trò của các lực lượng chính trị Thái Lan, về mâu thuẫn đối kháng giữa các lực lượng chính trị đối lập được tái hiện khá cụ thể, là cơ sở quan trọng giúp chúng tôi trong quá trình thực hiện luận án. 1.3.2. Những vấn đề luận án cần tập trung giải quyết Mặc dù vậy, nhìn tổng thể vào hệ thống tư liệu mà chúng tôi có điều kiện tiếp xúc và khai thác, có thể thấy, những nghiên cứu chuyên sâu về biến động chính trị ở Thái Lan giai đoạn 2006 - 2011 chưa nhiều. Thiếu đi những phân tích đánh giá xuyên suốt nhân tố bên trong và bên ngoài, truyền thống và hiện tại nhất là trong và sau khi Thaksin bị lật đổ, đồng thời làm rõ diễn biến của khủng hoảng chính trị qua các đời thủ tướng từ 2006 đến 2011, cũng như đưa ra những đặc điểm, hệ quả của quá trình trên. Vì vậy, bên cạnh việc kế thừa những kết quả của các công trình, những tác giả đi trước, luận án sẽ bổ khuyết những điểm còn thiếu hụt hoặc chưa được chú trọng đúng mức trong việc nghiên cứu về biến động chính trị ở Thái Lan với các khía cạnh như: - Biến động chính trị Thái Lan là một mệnh đề lớn cần tập trung nghiên cứu chuyên sâu, trong đó các nhân tố cá nhân, phe, nhóm, những mâu thuẫn trong xã hội không có cơ chế hòa giải phù hợp là những nguyên nhân then chốt khiến cho tình hình chính trị Thái Lan luôn bất ổn trong một thời gian dài. Trong giai đoạn 2006 -2011, những yếu tố trên càng cần được nhìn nhận, lý giải một cách thỏa đáng, đặc biệt là ảnh hưởng của Thaksin Shinawatra xuyên suốt trên chính trường, 24 ngay cả khi bị quân đội đảo chính năm 2006 rất rõ rệt nhưng chưa được các học giả phân tích, lý giải thỏa đáng. Ngoài ra, vai trò suy giảm của Hoàng gia khi Nhà Vua Bhumibol đã già yếu, bên cạnh sự lớn mạnh về ý thức chính trị, mong muốn quyền được đại diện của tầng lớp bình dân nông thôn cũng chưa được làm rõ. Trong khi, đây chính là những nhân tố mấu chốt khiến cho chính trị Thái Lan liên tục biến động. - Sau khi Thaksin bị lật đổ năm 2006 đến khi em gái ông, bà Yingluck chính thức nắm quyền tháng 7/2011, chính trị Thái Lan biến động liên tục, khủng hoảng chính phủ, bộ máy cai trị và bất ổn xã hội nối tiếp diễn ra gây cản trở mọi mặt của đời sống kinh tế - xã hội, chính trị Thái Lan. Tuy nhiên, các công trình mới chỉ tiếp cận ở mốc khủng hoảng nhất định, chưa cho thấy được tính hệ thống, liên tục và còn kéo dài cũng như bản chất của biến động liên quan đến phát triển thiếu công bằng và bền vững trong lịch sử Thái Lan. Đây là những vấn đề lớn cần được gia công tìm hiểu kỹ trên các mặt: + Đánh giá chính sách của chính phủ cầm quyền trong việc giải quyết bất ổn chính trị trên các vấn đề như: giải quyết xung đột ở miền Nam, giải quyết bất ổn liên quan đến cuộc đấu tranh của hai lực lượng đối lập - “Áo đỏ” và “Áo vàng”, tác động nhân tố Thaksin xuyên suốt những biến động chính trị trong giai đoạn này, cũng như nhận định việc chuẩn bị chuyển giao quyền lực của Hoàng gia Thái Lan. + Phân tích đặc điểm biến động chính trị giai đoạn 2006 - 2011, để thấy được tính đặc thù về bản chất đối kháng, mâu thuẫn xã hội, vùng miền, giai tầng tại Thái Lan đã trở nên hết sức sâu sắc. Chính phủ thiếu đi những giải pháp cốt lõi có thể dung hòa mâu thuẫn, trong bối cảnh Nhà Vua Thái Lan, nhân tố quan trọng và uy tín giúp gắn kết dân tộc đã già yếu. + Đánh giá hệ quả cùng tác động của biến động chính trị ở Thái Lan trên các mặt khác nhau. Chính vì những lý do trên, chúng tôi khẳng định việc chọn đề tài Biến động chính trị ở Vương quốc Thái Lan từ năm 2006 đến năm 2011 để triển khai luận án là một việc làm thiết thực, có ý nghĩa khoa học và thực tiễn, không trùng lặp với bất cứ công trình nào đã công bố. Trên cơ sở kế thừa những thành tựu và kết quả nghiên cứu của những học giả đi trước, cùng với việc khảo cứu và bổ sung các nguồn tư liệu mới, luận án sẽ tập trung nhận diện, đánh giá một cách toàn diện thực trạng những biến động chính trị tại Thái Lan trong từng giai đoạn nắm quyền của các đời thủ tướng. Từ đó chỉ ra đặc điểm, đánh giá những tác động của biến động chính trị Thái Lan trên các mặt khác nhau. 25 Chương 2 NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG ĐẾN BIẾN ĐỘNG CHÍNH TRỊ Ở VƯƠNG QUỐC THÁI LAN TỪ NĂM 2006 ĐẾN NĂM 2011 2.1. Bối cảnh quốc tế và khu vực Đông Nam Á 2.1.1. Bối cảnh quốc tế Bước vào thế kỉ XXI, nhân loại cũng phải đối mặt với một loạt những thách thức mới. Sau sự kiện 11/9/2001 ở Mỹ, các nước cùng bắt tay chống lại chủ nghĩa khủng bố. Cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9/2001 tạo ra một sự chuyển đổi lớn trong quan hệ quốc tế. Sự trỗi dậy của Trung Quốc với tư cách là “một người khổng lồ về kinh tế” vẫn tiếp diễn, với nhiều hệ lụy về kinh tế, ngoại giao và quân sự. Các điểm nóng kéo dài hàng thập kỉ (xung đột giữa Ấn Độ và Pakistan, bán đảo Triều Tiên và Mỹ, Israel và thế giới Ảrập) vẫn tồn tại, các cuộc chiến tranh ở Afghanistan, Iraq... vẫn tiếp tục diễn ra. Thế giới vẫn phải đối mặt với những bất ổn chính trị đến từ các quốc gia, khu vực như bán đảo Triều Tiên, bất ổn trên biển Đông và biển Hoa Đông, cuộc khủng hoảng ở Ucraina... Những năm đầu thế kỉ XXI, con người cũng phải đối mặt với những tác động lớn từ thiên nhiên, nhất là biến đổi khí hậu gây nên sóng thần, động đất, lũ lụt, hạn hán diễn ra tại nhiều nơi khác nhau của thế giới. Yếu tố toàn cầu hóa đã ảnh hưởng đến nhiều nước trên thế giới, trong đó có Thái Lan. Các nhà lãnh đạo Thái Lan, tiêu biểu như Thaksin Shinawatra đã tận dụng những cơ hội toàn cầu hóa khi lên nắm quyền. Mục tiêu của Thaksin là đưa nền kinh tế Thái Lan hội nhập vào nền kinh tế tư bản toàn cầu hóa. Trong suốt nhiệm kỳ cầm quyền của mình, Thaksin đã tiến hành các cuộc đàm phán và ký kết các hiệp định tự do thương mại với các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc, Nhật tiến hành cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, tái cơ cấu nền kinh tế, hành chính quan liêu. Những cải cách này đã làm thiệt hại đến một số tầng lớp doanh nhân và quý tộc Thái Lan. Toàn cầu hoá được thúc đẩy cũng mở ra khả năng thực tế cho quá trình dân chủ hoá trên nhiều lĩnh vực mà trực tiếp là chính trị xã hội. Dân chủ hoá trong lĩnh vực chính trị là một trong những nét nổi bật của toàn cầu hoá hiện nay, điều mà cách đây nửa thế kỷ không thể có. Dân chủ hoá đã giúp cho các quốc gia đang phát triển có điều kiện tiếp thu các chuẩn mực của thời đại văn minh để rút ngắn con đường phát triển của đất nước mình. Thực tiễn những năm gần đây cho thấy, quá trình dân chủ hoá bắt đầu làm cho các nước xích lại gần nhau hơn, phụ thuộc lẫn 26 nhau nhiều hơn. Nhờ vậy mà nhân loại đã có một bước tiến dài trên con đường thực hiện lý tưởng cao cả mà cả thế giới từng mơ ước - tất cả đều vì con người. Dân chủ hoá công nghệ cùng với dân chủ hoá thông tin, vì vậy, vừa thúc đẩy người ta phải thường xuyên, liên tục tự nâng cao trình độ chuyên môn của mình, vừa để qua đó nâng cao khả năng cạnh tranh của mình nếu như muốn tồn tại, muốn phát triển không ngừng và không muốn một lúc nào đó bị thất bại. Trong thời đại hiện nay, dù đầu óc có bảo thủ đến mức nào đi chăng nữa thì cũng đều không thể phủ nhận được vai trò tích cực và to lớn của quá trình dân chủ hoá mà toàn cầu hoá mang lại. Về thực chất, đó cũng là một bước tiến đáng ghi nhận trong lịch sử phát triển của nhân loại. Cũng vào đầu thế kỷ XXI, trong nên chính trị thế giới, xuất hiện hiện tượng “Cách mạng sắc màu” (Colour revolution). Thoạt đầu, Cách mạng sắc màu là tên chỉ các cuộc chính biến không bạo lực ở các nước Trung và Đông Âu sau sự kiện Đông Âu và Liên Xô sụp đổ. Nhìn rộng ra, Cách mạng màu có thể dùng để chỉ những sự kiện tương tự xảy ra ở bất kỳ nơi nào trên thế giới. Thực chất đây là một cuộc chính biến không bạo lực, những người tham gia cuộc cách mạng này thông qua hoạt động biểu tình và dư luận để chống lại chính quyền. Những người biểu tình thường sử dụng một màu sắc hay một loài hoa để làm biểu tượng cho mình. Hiện tượng “Cách mạng sắc màu” diễn ra liên tiếp ở một số nước thuộc Cộng đồng các quốc gia độc lập (SNG) như: Cách mạng Hoa Hồng ở Gruzia (2003), Cách mạng màu Cam ở Ukraina (2004), Cách mạng Hoa Tuylíp (2005) ở Kyrgyzstan... Đây là các cuộc cách mạng do các phe nhóm đối lập phát động, nhằm lôi kéo các lực lượng khác nhau trong xã hội tham gia để tranh giành quyền lực với các chính phủ, các lực lượng cầm quyền. Tiếp theo là hiện tượng “Mùa xuân Ảrập” mở đầu từ đốm lửa ở Tunisia (2010) khiến một loạt chế độ thiếu dân chủ, cai trị bằng nỗi sợ hãi của dân chúng thuộc thế giới Hồi giáo đó đồng loạt đi đến hồi kết. Chính những cuộc nổi dậy của "Mùa xuân Ảrập" đã lột tả bản chất của sự "tín nhiệm cao" chính là sự sợ hãi của dân chúng, chứ không phải vì đó là chính quyền của nhân dân như các nhà độc tài vẫn tự xưng. Sự căm phẫn âm ỉ của dân chúng sẽ bùng lên khi tích tụ đủ mạnh và có một mồi lửa ném vào. Trong bối cảnh tình hình quốc tế biến đổi không ngừng, đa diện trên hầu khắp các lĩnh vực từ kinh tế đến chính trị, xã hội. Quá trình dân chủ hóa diễn tiến sâu rộng đã góp phần hun đúc ý thức chính trị đông đảo dân chúng Thái Lan, nhất là tầng lớp nông dân nghèo khó vốn hạn chế hiểu biết về chính trị, hay quyền đại diện 27 trong hệ thống tháp quyền lực. Sự phát triển mạnh mẽ về công nghệ thông tin cũng như hưởng lợi từ chính sách phát triển kinh tế của chính phủ Thaksin giúp họ nhận thức rõ hơn thế nào là dân chủ, là quyền được tham gia vào hệ thống công quyền 2.1.2. Bối cảnh khu vực Đông Nam Á 2.1.2.1. Quá trình hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN Cho đến đầu thế kỷ XXI, trải qua gần 40 năm ra đời và phát triển, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ngày càng lớn mạnh, đóng vai trò to lớn không chỉ ở khu vực mà cả trên trường quốc tế. Những phối hợp khá nhịp nhàng và có hiệu quả trên lĩnh vực chính trị - an ninh, mà tiêu biểu là tìm ra giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia cũng như bước đột phá kết nạp CHXHCN Việt Nam và các nước còn lại trong khu vực Đông Nam Á vào ASEAN đã mở ra thời kỳ hợp tác và liên kết mới của Hiệp hội. Trên cơ sở ra đời các cơ chế mới như Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA), Diễn đàn An ninh khu vực (ARF) v.v..., năm 2003, tại Bali (Indonesia), lãnh đạo các nước thành viên ASEAN đã quyết định hiện thực hóa Cộng đồng ASEAN (AC) vào năm 2020 với ba trụ cột là Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN (APSC), Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) và Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN (ASCC). Tuy nhiên, nhận thấy tầm quan trọng của tự do hóa với phát triển, tại Hội nghị thượng đỉnh ASEAN lần thứ 12 năm 2007, lãnh đạo ASEAN quyết định rút ngắn thời gian hiện thực hóa AC với thời hạn chót là vào năm 2015. Thuận lợi đối với tiến trình xây dựng AC đến từ việc các nước thành viên ASEAN ngày càng có được tiếng nói chung trong các vấn đề an ninh, chính trị nhạy cảm như vấn đề Biển Đông, vấn đề dân chủ - nhân quyền hay nhận được sự ủng hộ của các nước lớn cũng như các thể chế quốc tế quan trọng. Trên lĩnh vực kinh tế, những thành quả đáng ghi nhận của hội nhập kinh tế nội khối cùng sự thành công trong liên kết kinh tế với bên ngoài chính là những nền tảng thuận lợi cho việc xây dựng AC. Bên cạnh đó, tiến trình hiện thực hóa AC gặp không ít trở ngại, bao gồm sự suy giảm lòng tin nhất định giữa một số nước thành viên bắt nguồn tư những tính toán lợi ích quốc gia khác nhau, sự chênh lệch trong phát triển kinh tế giữa các nước thành viên, giáo dục chất lượng thấp và không đồng đều, tình trạng đói nghèo phổ biến cùng ảnh hưởng lớn của các nước lớn trong nhiều lĩnh vực, nhất là kinh tế và chính trị - an ninh. 2.1.2.2. Cạnh tranh ảnh hưởng giữa các nước lớn Sự tranh giành quyền lực ở Đông Nam Á giữa các cường quốc mà rõ nhất là giữa Mỹ và Trung Quốc cũng có tác động đến Thái Lan nói chung và cuộc khủng hoảng chính trị ở nước này nói riêng. Nhiều nhà lãnh đạo Thái Lan (cả hai anh em 28 nhà Shinawatra - Thaksin và Yingluck), trước khi trở thành thủ tướng đều du học ở Mỹ và có tư tưởng dân chủ và khi lên nắm quyền lãnh đạo đất nước thì họ cũng đã hướng đất nước theo mô hình dân chủ điển hình phương Tây này. Trong các cuộc biểu tình của phe đối lập đòi lật đổ chính phủ dân sự do quân đội tiến hành tại Thái Lan đã nhận được sự lên tiếng phản đối của Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc rất tích cực mở rộng ngoại giao đa phương và song phương, tạo hình ảnh tốt đẹp về một nước Trung Quốc “phát triển hòa bình và có trách nhiệm đối với cộng đồng quốc tế”, thắt chặt quan hệ song phương với các nước bạn bè truyền thống, mở rộng quan hệ với các nước vốn là đồng minh của Mỹ. Ở châu Á - Thái Bình Dương, Trung Quốc ra sức tranh thủ các nước ASEAN với phương châm “cầu đồng tồn dị”, “lấy kinh tế thúc đẩy chính trị”. Thông qua nhiều biện pháp tổng hợp về chính trị, kinh tế, đầu tư, viện trợ, Trung Quốc đẩy mạnh việc nâng cấp quan hệ với các nước, tranh thủ mở rộng ảnh hưởng sâu rộng ở khu vực, kể cả với các nước đồng minh của Mỹ (Philippin, Thái Lan). Chính vì thế, khủng hoảng chính trị tại Thái Lan là cơ hội để Trung Quốc “đón nhận” Thái Lan dễ dàng hơn nhằm thực hiện mục tiêu địa - chính trị, kinh tế của mình, mặt khác làm giảm đi mối quan hệ đồng minh thân thiết của Mỹ, gây cản trở chính sách xoay trục về châu Á của Mỹ. Trung Quốc cũng là cường quốc duy nhất đã không lên tiếng phản đối cuộc đảo chính ở Thái Lan khi lực lượng quân đội nước này phế truất chiếc ghế Thủ tướng của Thaksin, tháng 9/2006, mà thay vào đó bằng những chuyến thăm cấp cao lẫn nhau, hợp tác về kinh tế, quân sự ngay sau thời gian cuộc đảo chính kết thúc. 2.1.2.3. Tiến trình cải cách dân chủ ở Myanmar Xu thế dân chủ hóa thế giới tác động mạnh đến khu vực Đông Nam Á, trong đó có nước láng giềng của Thái Lan là Myanmar. Myanmar, giành độc lập năm 1948, bị hết thống tướng này đến thống tướng khác cai trị sau cuộc đảo chính quân sự năm 1962. Trong ngôn ngữ của chính trị học, đó là chế độ “độc tài nhóm”, một hình thức tinh vi hơn của độc tài cá nhân. Đây là nguyên nhân khiến Myanmar từ vị thế một đất nước phát triển hàng đầu châu Á đầu thập kỷ 1960, đã tụt hậu và kiệt quệ thành một trong những nước lạc hậu nhất ở Đông Nam Á, có nguy cơ bị lệ thuộc vào cường quốc láng giềng vào đầu thế kỷ XXI. Giới lãnh đạo Myanmar với vai trò to lớn của Thein Sein và Aung San Suu Kyi đã có những thay đổi kịp thời và ngoạn mục. Cuộc bầu cử dân sự năm 2010, tưởng như chỉ là mang tính hình thức để hợp thức hóa sự cai trị của những tướng lĩnh cũ, mà Tổng thống được bầu vào đầu năm 29 2011 Thein Sein nằm trong số này. Ông từ bỏ quyền lực độc tài để đưa đất nước đến với dân chủ và ca ngợi đối thủ từng bị phe mình giam giữ. Lần đầu tiên nắm quyền cao nhất ở Myanmar, vị tướng này đã từ bỏ đường lối cai trị độc tài, xem xét lại những dự án của cường quốc láng giềng gây nguy hại cho Myanmar, công nhận đảng đối lập và tổ chức cuộc bầu cử bổ sung tự do vào mùa Xuân 2012, phóng thích hàng loạt tù nhân lương tâm và cho phép tự do báo chí. Bà Aung San Suu Kyi - người đã chiến thắng trong cuộc bầu cử dân chủ nhưng chấp nhận sự cai trị của chính phe phái từng tước đoạt quyền lực của mình, thậm chí vận động quốc tế xóa bỏ cấm vận với chính quyền đương nhiệm, để tìm kiếm sự khởi đầu mới cho quá trình dân chủ hóa đất nước. Quá trình dân chủ hóa của Myanmar, nhờ vậy, đồng thời là quá trình hòa giải dân tộc, giúp Myanmar không chỉ giữ được hòa bình mà còn giảm nguy cơ bị chia rẽ. Đứng trước sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin toàn cầu đưa nhân loại đến gần nhau hơn hay tác động trong cạnh tranh giữa các cường quốc (nhất là Mỹ và Trung Quốc) cũng ít nhiều tác động đến tình hình chính trị Thái Lan trong những thập niên đầu thế kỷ XXI. Quá trình dân chủ hóa phát triển sôi nổi ở nhiều nơi trên thế giới, mà gần nhất là nước láng giềng Myanmar, đất nước đã thành công trên con đường hòa giải dân tộc, thúc đẩy kinh tế đi lên sau nhiều năm trì trệ bởi khủng hoảng chính trị kéo dài chính là một kênh mà chính phủ Thái Lan có thể tham khảo để giải bài toán chính trị thường hay khủng hoảng của nước mình. 2.2. Tình hình kinh tế, xã hội, chính trị và quan hệ đối ngoại của Thái Lan từ 1997 đến 2011 2.2.1. Tình hình kinh tế 2.2.1.1. Cuộc khủng khoảng tài chính tiền tệ 1997 Những dấu hiệu về sự phát triển không bền vững của Thái Lan xuất hiện từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ XX. Tuy nhiên, do đạt được tốc độ phát triển cao (hơn 8%) nên Chính phủ Thái Lan chưa quan tâm đầy đủ đến sự phát triển ổn định, bền vững của đất nước trong xu thế hội nhập. Đến cuối năm 1996, đầu năm 1997, nền kinh tế Thái Lan đã tích tụ đầy đủ các nguy cơ khủng hoảng ở mức cao: tăng trưởng kinh tế chỉ đạt 6,4% so với mức 8,6% năm 1995, lạm phát cao 7% so với 4,5% năm 1995, xuất khẩu chỉ tăng 7% so với 28% năm 1995, thâm hụt ngân sách trên 7%, cán cân thanh toán vãng lai thâm hụt 8,2% GDP. Nợ nước ngoài lên tới gần 100 tỷ USD trong đó 40% là nợ ngắn hạn trong khi dự trữ ngoại tệ giảm chỉ còn 26,6% GDP (1994:31,6% GDP, 1995: 29,5% GDP). Các doanh nghiệp làm ăn kém hiệu quả, thua lỗ và phá sản ở mức cao, trong khi đó, người dân cũng như các nhà 30 đầu tư lo lắng về quỹ tiết kiệm của mình có thể bị đóng băng do các ngân hàng không có khả năng thanh khoản, họ bắt đầu đổ xô đi rút tiền. Trong quí I/1997, các nhà đầu tư bắt đầu rút vốn ra khỏi các ngân hàng và công ty tài chính, buộc Chính phủ phải tuyên bố đóng cửa thị trường chứng khoán một ngày (3/3/1997) và yêu cầu mọi tổ chức tài chính phải tăng thêm dự trữ tiền mặt [39, tr.84]. Với hệ quả này, đã có tới 21,4 tỷ Baht (820 triệu USD) đã được rút ra khỏi các ngân hàng và công ty tài chính. Tháng 3/1997, Thái Lan công bố mức thâm hụt thương mại lên tới 373 tỷ Baht, hay 8% GDP (mức thâm hụt cho phép là dưới 5% GDP). Các dòng tiền chảy khỏi ngân hàng, các nhà băng không có khả năng thanh khoản, đồng Baht kéo theo đó mất giá hàng ngày. Hệ quả là Chính phủ Thái Lan sau nhiều tháng cố gắng cứu vãn đồng nội tệ đã quyết định thả nổi đồng Baht sau gần 20 năm theo đuổi chính sách hối đoái cố định giá đồng tiền này. Ngay lập tức đồng Baht giảm giá tới mức thấp nhất trong vòng 12 năm kể từ 1986 (29,55 Baht/USD). Tính trung bình trong năm 1997 đồng Baht giảm giá 89% (47,25 Baht/USD). Cơn bão tài chính - tiền tệ châu Á bùng nổ ở Thái Lan, báo hiệu một thời kỳ khủng hoảng của thị trường tài chính châu Á. 2.2.1.2. Tình hình kinh tế Thái Lan 1997 - 2011 Sau khi chính phủ tuyên bố thả nổi đồng Baht, chấp nhận thực tế nền tài chính quốc gia rơi vào tình trạng khủng hoảng nặng nề, hàng loạt các ngân hàng và công ty tài chính tiếp tục bị đình chỉ hoạt động. Ngày 28/7/1997, Thống đốc Ngân hàng Trung ương Thái Lan từ chức. Tính đến ngày 5/8/1997, có tới 42 ngân hàng và các công ty tài chính buộc phải đình chỉ hoạt động. Ngày 10/8/1997, 58 trong số 91 công ty tài chính và ngân hàng bị đóng cửa tại Thái Lan, một số khác bị quốc hữu hoá do Chính phủ giám sát. Trong bối cảnh nền kinh tế bị tàn phá nặng nề bởi cuộc khủng hoảng, các giải pháp của chính phủ đưa ra không thể cứu vãn được sự đi xuống của nền kinh tế cũng như những tác động xấu đến nền chính trị, Chính phủ Thái Lan chấp thuận kế hoạch cứu vãn nền kinh tế do IMF đề nghị mặc dù kéo theo đó là những ràng buộc kinh tế bất lợi cho đất nước. Ngày 4/3/1998, IMF đã có một số động thái hạn chế mức độ và tác động tiêu cực từ sự suy thoái kinh tế đưa lại, đồng thời lên kế hoạch dự phòng và giải ngân 270 triệu USD cho Thái Lan. Tuy nhiên, những nỗ lực của cộng đồng quốc tế và Chính phủ Thái Lan vẫn chưa đủ sức vực dậy được nền kinh tế. Năm 1998 được coi là năm ảm đạm nhất trong lịch sử kinh tế Thái Lan kể từ thập kỷ 60 của thế kỷ XX. Đồng Baht có thời điểm mất giá trên sàn giao dịch quốc tế đến mức kỷ lục 54,1 Baht/USD (7/1/1998), lạm phát ở mức cao (8,1%), nợ nước ngoài lên tới trên 100 tỷ USD, dự trữ ngoại tệ giảm gần 10 tỷ USD so với năm 1996 31 (từ 38,7 tỷ USD xuống còn 29,5 tỷ USD năm 1998). Cũng trong năm 1998, 9,5 tỷ USD vốn vay đã chạy ra nước ngoài, các ngân hàng do chính phủ quản lý gần như chỉ để duy trì sự tồn tại hơn là để phát triển. Nền kinh tế Thái Lan khủng hoảng trầm trọng trên tất cả các lĩnh vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 1998 là - 8,3% [40, tr.18]. Chưa bao giờ ngân sách quốc gia của Thái Lan bội chi đến mức kỷ lục: - 128 tỷ Baht (1998) và - 154 tỷ Baht (1999). Ngoài ra, thương mại của Thái Lan cũng bị ảnh hư... on the National Assembly, the Council of Ministers, Courts, and other State organs in legislating, applying, and interpreting laws. Article 28. A person can invoke human dignity or exercise his or her rights and liberties in so far as it is not in violation of rights and liberties of other persons or contrary to this Constitution or good morals. A person whose rights and liberties recognized by this Constitution are violated can invoke the provisions of this Constitution to bring lawsuit or to defend himself or herself in the court. A person can invoke his or her judicial right to directly compel the State to comply with the provisions of this chapter. In exercising his or her rights and liberties recognized by this Constitution as long as the details of such exercise of rights and liberties are governed by any law, such a law shall be applied. A person has the right to acquire assistance and support from the State in exercise his or her rights stipulated under this chapter. Article 29. The restriction of such rights and liberties as recognized by the Constitution shall not be imposed on a person except by virtue of provisions of the law specifically enacted for the purpose determined by this Constitution and only to the extent of necessity and provided that it shall not affect the essential substance of such rights and liberties. The law under paragraph one shall be of general application and shall not be intended to apply to any particular case or person; provided that the provision of the Constitution authorizing its enactment shall also be mentioned therein. The provisions of paragraph one and paragraph two shall apply mutatis mutandis to rules or regulations issued by virtue of the provisions of the law. Part 2 Equality Article 30. All persons are equal before the law and shall enjoy equal protection under the law. Men and women shall enjoy equal rights. Unjust discrimination against a person on the grounds of the difference in origin, race, language, sex, age, physical or health condition, personal status, economic or social standing, religious belief, education, or Constitutional political views, shall not be permitted. Measures determined by the State in order to eliminate obstacles to or promote persons' ability to exercise their rights and liberties as other persons shall not be deemed as unjust discrimination under paragraph three. Article 31. A person who is a member of the armed forces or police force, a Government official, a State official of other type and an officer or employee of a State agency shall enjoy the same rights and liberties under the Constitution like other persons, unless such enjoyment is restricted by law or regulation in regard to politics, efficiency, discipline or ethics issued by virtue of the law. Part 3 Individual Rights and Liberties Article 32. A person shall enjoy the right and liberty in his or her life and person. A torture, brutal act, or punishment by cruel or inhumane means shall not be permitted; provided, however, that punishment by death penalty as provided by law shall not be deemed the punishment by cruel or inhumane means under this paragraph. The arrest and detention shall not be made without Court order, Court writ or other causes as prescribed by law. The search of person or act affecting the rights and liberty under paragraph one shall not be made except by the necessities as prescribed by law. In the case of the act affecting the right and liberty under paragraph one, an affected person, a public prosecutor, or another person acting on behalf of the affected person has the right to seek court action to stop or withdrawal such an action including to determine proper measure or remedy for the accrued damage. Article 33. A person shall enjoy the liberty of dwelling. A person is protected for his or her peaceful habitation and for possession of his or her dwelling place. The entry into a dwelling place without consent of its possessor or the search of a dwelling or private place shall not be made without Court order, writ or other causes as prescribed by law. Article 34. A person shall enjoy the liberty of traveling and the liberty of making the choice of his or her residence within the Kingdom. The restriction on such liberties under paragraph one shall not be imposed except by virtue of the law specifically enacted for maintaining the security of the State, public order, public welfare, town and country planning, or welfare of the youth. No person of Thai nationality shall be deported or prohibited from entering the Kingdom. Article 35. A person's family rights, dignity, reputation, or the right of privacy shall be protected. The assertion or circulation of a Statement or picture in any manner whatsoever to the public which violates or affects a person's family rights, dignity, reputation or the right of privacy, shall not be made except in the case which is beneficial to the public. A person shall have the right to be protected from illegal exploitation of his or her personal information as provided by law. Article 36. A person shall enjoy the liberty of communication by lawful means. The censorship, detention or disclosure of communication between persons including any other act disclosing a Statement in the communication between persons shall not be made except by virtue of the provisions of the law specifically enacted for security of the State or maintaining public order or good morals. Article 37. A person shall enjoy full liberty to profess a religion, a religious sect or creed, and observe religious doctrine or exercise a form of worship in accordance with his or her belief; provided that it is not contrary to his or her civic duties, public order or good morals. In exercising the liberty referred to in paragraph one, a person is protected from any act of the State, which is derogatory to his or her rights or detrimental to his or her due benefits on the grounds of professing a religion, a religious sect or creed or observing religious doctrine or precepts or exercising a form of worship in accordance with his or her belief which is different from that of others. Article 38. Forced labor shall not be imposed except by virtue of the law specifically enacted for the purpose of averting imminent public calamity or by virtue of the law which provides for its imposition during the time when the country is in a State of war or armed conflict, or when a State of emergency or martial law is declared. Part 4 Rights in Judicial Process Article 39. No person shall be inflicted with a criminal punishment unless he or she has committed an act which the law in force at the time of commission provides to be an offense and imposes a punishment, and the punishment to be inflicted on such a person shall not be heavier than that provided by the law in force at the time of committing the offense. The suspect or the accused in a criminal case shall be presumed innocent. Before the passing of a final judgment convicting a person for committing an offence, such a person shall not be treated as a convict. Article 40. A person shall have the rights in judicial process as follows:  Right to an uncomplicated, convenient, speedy, thorough access to judicial process.  Basic rights in judicial procedure in which there must be at least basic guarantees in an open court hearing; right to factual information and sufficient examination of documents; right to present his or her facts, witness or evidence, and express challenge against judges or arbitrators; right to require full chamber of judges or arbitrators in the hearing of his or her case; and right to hear the ratio decendendi of court decision, judgment, or order.  A person shall have the right to accurate, swift and impartial trial of his or her case.  An injured person, accused person, plaintiff, defendant, parties to a case, concerned party, and witness in a case have the right to be treated properly during the judicial process which includes the right to fast and expeditious interrogation and the right not to testify against oneself.  An injured person, defendant, and witness in criminal case have the right to protection, necessary and proper assistance from the State. Emolument, compensation and essential expenditure shall be governed by the provision of law.  Children, youths, women, and disabled or handicapped persons have the right to proper protection during the judicial process and proper treatment in the case related sexual violence.  In a criminal case, an injured person or defendant has the right to accurate, swift and impartial investigation, or trial, sufficient opportunity to present his or her case, reasonable inspection or access of evidences, legal assistance in the judicial process given by a lawyer and provisional release.  In a civil case, a person shall have the right to proper legal assistance from the State. Part 5 Rights in Property Article 41. The property right of a person shall be protected. The extent and the limitation of such right shall be in accordance with the provisions of the law. The succession shall be protected. The right of succession of a person shall be in accordance with the provisions of the law. Article 42. The expropriation of immovable property shall not be made except by virtue of the law enacted for the purpose of public utilities, necessary national defense, exploitation of natural resources, town and country planning, promotion and preservation of quality of the environment, agricultural or industrial development, land reform conservation of archaeological places or historical site, or other public interests; and fair compensation shall be paid in due time to the owner thereof as well as to all persons having the rights thereof, who suffer loss by such expropriation, as provided by law. The amount of compensation under paragraph one shall be fairly assessed with due regard to the normal purchase prices, mode of acquisition, nature and site of the immovable property, loss of the person whose property or rights thereto is expropriated, and benefits from the use of expropriated immovable property which State and the person whose property or right thereto is expropriated shall receive. The law on expropriation of immovable property shall specify the purpose of the expropriation and shall clearly give the period of time to fulfill that purpose. If the immovable property is not used to fulfill such a purpose within such period of time, it shall be returned to the original owner or his or her heir. The return of immovable property to the original owner or his or her heir under paragraph three and claim on compensation paid shall be in accordance with the provisions of the law. Part 6 Right and Liberty of Engagement in Occupation Article 43. A person shall enjoy the liberties to engage in an enterprise or an occupation and to undertake fair and free competition. The restriction on such liberties under paragraph one shall not be imposed except by virtue of the law specifically enacted for maintaining the security and safety of the State or economy, protecting the public in regard to public utilities, maintaining public order and good morals, regulating engagement in an occupation, consumer protection, town and country planning, preserving natural resources or the environment, public welfare, preventing monopoly, or eliminating unfair competition. Article 44. A person shall have the right to receive the guarantee of personal safety and security at his or her work, including the guarantee of life security both during and after his or her working period, as provided by law. Part 7 Liberty of Expression of Individuals and Media Article 45. A person shall enjoy the liberty to express his or her opinion, make speeches, write, print, publicize, and make expression by other means. The restriction on liberty under paragraph one shall not be imposed except by virtue of the provisions of law specifically enacted for the purpose of maintaining the security of the State, safeguarding the rights, liberties, dignity, reputation, family or privacy rights of other persons, maintaining public order or good morals or preventing the deterioration of the mind or health of the public. The closure of a newspaper enterprise or other mass media in deprivation of the liberty under this Article shall not be made. The prohibition of newspaper or other mass media to present news or express their entire or partial opinions or by other intervening methods in deprivation of the liberty under this Article shall not be made except by virtue of the law enacted under the provisions of paragraph two. The censorship by a competent official of news and articles before their publication in a newspaper or other mass media shall not be made except during the time when the country is in a State of war or armed conflict; provided that it must be made by virtue of the law enacted under the provisions of paragraph two. The owner of a newspaper or other mass media business shall be a Thai nationality. No grant of money or other properties shall be made by the State as subsidies to private newspapers enterprise or other mass media. Article 46. Officials or employees of a private sector undertaking newspaper or radio or television broadcasting business or other mass media shall enjoy their liberties to present news and express their opinions under the Constitutional restrictions without mandate of any State agency, State enterprise or the owner of such business; provided that it is not contrary to their professional ethics and have the right to establish an organization for the protection, right, liberty and fairness and a self- regulation mechanism in the professional organization. Government officials, officials or employees of a State agency or State enterprise engaging in radio or television broadcasting business or other mass media enjoy the same liberties as those enjoyed by officials or employees under paragraph one. Any act, by a person holding a political position, official of the State or State agencies to obstruct or interfere, directly or indirectly, with the presentation of news or opinions on public interests by persons under paragraph one and paragraph two, shall be regarded as an intentional act of abuse of authority and have no effect except in compliance with the law or professional ethics. Article 47. Transmission frequencies for radio or television broadcasting and telecommunication are national communication resources for public interest. There shall be an independent regulatory body having the duty to distribute the frequencies under paragraph one and supervise radio or television broadcasting and telecommunication business as provided by law. In carrying out the act under paragraph two, there shall be regard to the utmost public benefit at national and local levels in education, culture, State security, other public interests and fair and free competition including having to encourage the public to participate in management of public mass communication. In the supervision of mass media business under paragraph two, there shall be measures to prevent acquisition, cross media acquisition of right or domination of the media by media operators or other persons which shall result in obstruction of liberty to receive information or barring people from receiving diverse information. Article 48. Person holding a political position is not permitted to be an owner or holding shares in newspaper, radio or television broadcasting, and telecommunication businesses, no matter under his or her own name, letting others hold its ownership or share or by other methods, directly or indirectly, give him or her the control of the operations as the owner or shareholder of that business. Part 8 Rights and Liberties in Education Article 49. A person shall enjoy an equal right to receive education for the duration of not less than twelve years which shall be provided by the State thoroughly, up to the quality, and without charge. Indigent, disabled, and handicapped persons shall have the right under paragraph one and are eligible for support from the State to enjoy equal education opportunities as others. The provision of education or training by professional or private organizations, educational alternatives, self-education, and lifelong education shall be protected and properly promoted by the State. Article 50. A person shall enjoy academic freedom. Education, training, learning, teaching, researching and disseminating such research according to academic principles shall be protected; provided that it is not contrary to his or her civic duties or good morals. Part 9 Right to Receive Public Health and Welfare Services from the State Article 51. A person shall enjoy an equal right to receive proper and standard public health service, and the indigent shall have the right to receive free medical treatment from public health centers of the State. A person shall have the right to receive public health service which provided by the State thoroughly and efficiently. A person shall have the right to receive proper prevention and eradication of harmful contagious diseases without charge in a timely manner. Article 52. Children and youth shall have the right to survive and receive physical, mental, and intellectual development according to their potentials in a suitable environment which shall be considered a participation of children and youth as prior. Children, youth, woman and family members shall have the right to be protected by the State against violence and unfair treatment and the right to receive remedy in such case. Interference or restrictions on the rights of children, youths, and family members are prohibited except in compliance with the provisions of the law specifically enacted to preserve family status and maximum benefit of a person or persons involved. Children and youth with no guardian shall have the right to receive proper care and education from the State. Article 53. A person who is over sixty years of age and has insufficient income shall have the right to receive dignifiedly public welfare, public facilities, and proper aids from the State. Article 54. The disabled or handicapped shall have the right to get access and utilize public welfare, public facilities and other proper aids from the State. Unsound mind person shall receive proper aids from the State. Article 55. A person, homeless and with insufficient income to support living, shall have the right to receive proper aids from the State. Part 10 Right to Information and Complaints Article 56. A person shall have the right to get access to public information in possession of a State agency, State enterprise or local government organization, unless the disclosure of such information shall affect the security of the State, public safety, interests of other persons which shall be protected or private information as provided by law. Article 57. A person shall have the right to receive information, explanation, and reason from a State agency, State enterprise or local government organization before permission is given for operation of any project or activity which may affect the quality of environment, health, and sanitary conditions, the quality of life or any other material interest concerning him or her or a local community and shall have the right to express his or her opinion on such matters to agencies concerned for consideration in that matters. In undertaking any social, economic, political, and cultural development planning, appropriation of immovable property, city planning, land use zoning, and issuance of regulations which may affect the interests of the people, the State shall thoroughly hold public hearings procedure prior to implementation. Article 58. A person shall have the right to participate in the decision-making process of State officials in the performance of the administrative functions which affect or may affect his or her rights and liberties. Article 59. A person shall have the right to present a petition and to be informed about the result of its consideration within a short time. Article 60. A person shall have the right to sue a State agency, State enterprise, local government organization, or other State authority which is a juristic person to be liable for an act or omission done by its Government official, officer or employee. Article 61. The right of a person as consumer to get access to factual information and demand remedial treatment including the right to unite in protecting consumer protection shall be protected. There shall be a consumer protection organization which is independent from State agencies comprising of a consumer’s representatives to be in charge of giving advice to State agencies in the making and enforcement of laws and regulations on consumer protection and giving advice to the formation of various measures for consumer protection including inspection and report on action, and omission of action regarding consumer protection which the State shall also financially support the operation of the said independent organization. Article 62. A person shall have the right to follow up the performance of duties of a person holding a political position, the State agency and a State official and to request for the inspection on such a performance. A person who, acting in good faith, provides information to the State inspection organization in inspecting the use of State power related to the performance of duties by a person holding a political position, State agencies or the State officials, shall be protected. Part 11 Liberty to Assemblage and Association Article 63. A person shall enjoy the liberty to assemble peacefully and without arms. The restriction on such liberty under paragraph one shall not be imposed, except by virtue of the provision of law in the case of public assembling and for securing public convenience in the use of public places or for maintaining public order during the time when the country is in a State of war, or when a State of emergency or martial law is declared. Article 64. A person shall enjoy the liberty to unite and form an association, union, league, cooperative, farmers group, private organization, private development organization or any other group. State officials and employees, like other citizens, have the right to join groups but it shall have no impact on the administration of the country and consistency in the provision of public services as provided by law. The restriction on such liberties under paragraph one and paragraph two shall not be imposed except by virtue of the provision of law specifically enacted for protecting the common interest of the public, maintaining public order or good morals or preventing economic monopoly. Article 65. A person shall enjoy the liberty to unite and form a political party for the purpose of forming political will of the people and carrying out political activities in fulfillment of such will through the democratic regime of government with the King as Head of the State as provided in this Constitution. The internal organization, management, and regulations of a political party shall be consistent with the fundamental principles of the democratic regime of government with the King as Head of the State. Members of the House of Representatives who are members of a political party, members of the Executive Committee of a political party, or members of a political party, of not less than the number prescribed by the organic law on political parties shall, if of the opinion that their political party's resolution or regulation on any matter is in conflict with the status and performance of duties of a member of the House of Representatives under this Constitution or in conflict with or in contradiction to fundamental principles of the democratic regime of government with the King as Head of the State, have the right to refer it to the Constitutional Court for decision thereon. In the case where the Constitutional Court decides that such resolution or regulation is in conflict with or in contradiction to with the fundamental principles of the democratic regime of government with the King as Head of the State, such resolution or regulation shall lapse. Part 12 Community Right Article 66. Persons so assembling as to be a community, local community or traditional community shall have the right to conserve or restore their customs, local traditional knowledge, arts or good culture of their community and of the nation and participate in the management, maintenance, preservation and exploitation of natural resources and environment including the biological diversity in a balanced sustainable manner. Article 67. The right of a person to participate, in conjunction with the State and communities, in the conservation, preservation and exploitation of natural resources and biological diversity and in the protection, promotion and preservation of the quality of environment for normal and sustained survival in the environment which causes no harm to his or her health, well-being or quality of life, shall be protected as the case may require. Any project or activity which may seriously affect the community in the quality of environment, natural resource, and health shall not be permitted, unless its impact on the quality of environment and people’s health in the community have been studied and evaluated and the public hearing process to obtain the opinion of people and interested parties has been held, including to allow independent organization, consisting of representatives from private environmental and health organizations and representatives from higher education institutions providing education in environmental, natural resource or health to express their contributory opinions prior to the operation of such a project or activity. The right of a community to sue a State agency, State enterprise, local government organization or other State authority which has a legal entity to require the performance under those duties as provided by this provision shall be protected. Part 13 Right to Protection of Constitution Article 68. No person shall exercise the rights and liberties prescribed in the Constitution to overthrow the democratic regime of government with the King as Head of the State under this Constitution or to acquire the power to rule the country by any means which is not in accordance with the modes provided in this Constitution. In case where a person or political party has committed an act under paragraph one, the person knowing of such an act shall have the right to request the Prosecutor General to investigate its facts and submit a motion to the Constitutional Court for ordering cessation of such act without, however, prejudice to the institution of criminal action against such person. In case where the Constitutional Court makes a decision compelling the political party to cease to commit the act under paragraph two, the Constitutional Court may order the dissolution of such political party. In case where the Constitutional Court ordered the dissolution of the political party under paragraph three, the leader and members of executive committee of the dissolved political party shall be deprived of their electoral right for having committed flagrante delicto under paragraph one for five years as from date the Constitutional Court has given such orders. Article 69. A person shall have the right to resist peacefully any act committed for the acquisition of power to rule the country by a means which is not in accordance with the modes provided in this Constitution. Article 309. All matters guaranteed by the Constitution of the Kingdom of Thailand (Interim Edition), B.E. 2549 (2006) to be lawful and constitutional, including all acts related to such matters whether before or after the promulgation date of this Constitution, shall be considered constitutional. Countersigned by: Meechai Ruchupan President of the National Legislative Assembly Certified correct translation: Prof. Dr. Ackaratorn Chularat - President of the Supreme Administrative Court Phụ lục 5. Bản đồ, ảnh Bản đồ hành chính Thái Lan Quốc kỳ và Quốc huy Thái Lan Quốc vương Bhumibol Adulyadej Hai viên tướng quỳ phục dưới chân Quốc vương (1947-2016) (Ảnh: AFP) Binh lính và cảnh sát đứng gác tại Tượng đài Chiến thắng ở Bangkok Quốc hội Thái Lan, nơi làm việc của 2 cơ cấu Hội đồng Lập pháp Thái Lan (Quốc hội lâm thời) và Ủy ban Soạn thảo Hiến pháp Thái Lan CÁC ĐỜI THỦ TƯỚNG THÁI LAN TỪ 2006 ĐẾN 2011 Thủ tướng Thaksin Shinawatra (tháng 2/2001-tháng 9/2006) Thủ tướng Surayud Chulanont (tháng 10/2006-tháng 1/2008) Thủ tướng Samak Sundaravej (tháng 1/2008-tháng 9/2008) Thủ tướng Somchai Wongsawat (tháng 9/2008-tháng 12/2008) Thủ tướng Abhisit Vejjajiva (tháng 12/2008-tháng 8/2011) Thủ tướng Yingluck Shinawatra (tháng 8/2011-tháng 5/2014) ĐẤU TRANH “VÀNG - ĐỎ” Hàng ngàn người Áo vàng đã xuống đường để phản đối và yêu cầu Thủ tướng Thaksin từ chức. Phe Áo đỏ cũng xuống đường ủng hộ cựu Thủ tướng Thaksin Shinawatra Và xung đột như một tất yếu Tổn thất về người là không tránh khỏi

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_bien_dong_chinh_tri_o_vuong_quoc_thai_lan_tu_nam_200.pdf
  • docKết luận mới của LA (Tiếng Việt - Tiếng Anh).doc
  • pdfKết luận mới của LA (Tiếng Việt - Tiếng Anh).pdf
  • docTrich yeu Luan an _ Tieng Anh (Phung Quang Huy).doc
  • pdfTrich yeu Luan an _ Tieng Anh (Phung Quang Huy).pdf
  • docTrich yeu Luan an _ Tieng Viet (Phung Quang Huy).doc
  • pdfTrich yeu Luan an _ Tieng Viet (Phung Quang Huy).pdf
  • docTTLA _ Tieng Anh (Phung Quang Huy) _ 09.11.2017.doc
  • pdfTTLA _ Tieng Anh (Phung Quang Huy) _ 10.11.2017.pdf
  • docTTLA _ Tieng Viet (Phung Quang Huy) _ 09.11.2017.doc
  • pdfTTLA _ Tieng Viet (Phung Quang Huy) _ 10.11.2017.pdf
Tài liệu liên quan