Luận án Biến đổi văn hóa ở làng người kinh dưới tác động của tái định cư khu kinh tế Dung Quất

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH NHƯ HOÀI BIẾN ĐỔI VĂN HÓA Ở LÀNG NGƯỜI KINH DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA TÁI ĐỊNH CƯ KHU KINH TẾ DUNG QUẤT LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC HÀ NỘI - 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI ĐINH NHƯ HOÀI BIẾN ĐỔI VĂN HÓA Ở LÀNG NGƯỜI KINH DƯỚI TÁC ĐỘNG CỦA TÁI ĐỊNH CƯ KHU KINH TẾ DUNG QUẤT Chuyên ngành: Nhân học Mã số: 62 31 03 02 LUẬN ÁN TIẾN SĨ NHÂN HỌC NGƯỜI HƯỚNG

pdf230 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 538 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Biến đổi văn hóa ở làng người kinh dưới tác động của tái định cư khu kinh tế Dung Quất, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
G DẪN KHOA HỌC: 1. TS. TRẦN VĂN HÀ 2. PGS.TS. BÙI VĂN ĐẠO HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án là do tôi viết và chưa công bố. Các số liệu trong luận án là trung thực khách quan. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan của mình Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Nghiên cứu sinh Đinh Như Hoài LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành bản luận án Tiến sĩ với đề tài “Biến đổi văn hoá ở làng người Kinh dưới tác động của tái định cư khu kinh tế Dung Quất”, ngoài sự nỗ lực của bản thân, tôi đã nhận được sự giúp đỡ to lớn, quý báu của tập thể giáo viên hướng dẫn, TS.Trần Văn Hà, PGS. TS. Bùi Văn Đạo. Nhân dịp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến hai thầy. Tôi xin gửi lời cám ơn tới tập thể các Giáo sư, Tiến sĩ, Giảng viên bộ môn Nhân học của Học viện Khoa học Xã hội thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam đã giúp đỡ tôi về chuyên môn, trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu khoa học. Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn đồng nghiệp Viện Khoa học Xã hội vùng Trung Bộ; các anh, chị, em, bạn bè, cùng với gia đình tôi - những người đã tận tình động viên, khuyến khích, góp ý, giúp tôi hoàn thành luận án này. Tôi xin gửi tới lãnh đạo Sở Văn hoá tỉnh Quảng Ngãi, Uỷ Ban Nhân dân huyện Bình Sơn, Uỷ ban Nhân dân các xã thuộc huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, cán bộ Ban Quản lý Khu kinh tế Dung Quất, cùng cộng đồng người Kinh ven biển Bình Sơn nơi tác giả đến nghiên cứu điền dã, đã nhiệt tình giúp đỡ và cung cấp thông tin và tư liệu dân tộc học với lòng biết ơn sâu sắc. Hà Nội, tháng 8 năm 2016 Nghiên cứu sinh Tác giả luận án DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ADB Ngân hàng phát triển Châu Á CNH, HĐH Công nghiệp hóa, hiện đại hóa KCN Khu công nghiệp KKT Khu kinh tế KDC Khu dân cư LSĐB Lịch sử Đảng bộ Nxb Nhà xuất bản NCS Nghiên cứu sinh PL Phụ lục TĐC Tái định cư UBND Ủy ban nhân dân VHTT Văn hóa thông tin WB Ngân hàng thế giới DANH MỤC BẢNG BIỂU Tên bảng, biểu đồ Trang Bảng 2.1. Hộ gia đình chia theo hoạt động nghề nghiệp sau khi TĐC 51 Bảng 2.2. Thu nhập bình quân năm của hộ gia đình sau TĐC 52 Bảng 2.3. Tự đánh giá sự thay đổi về thu nhập của hộ gia đình sau TĐC 52 Bảng 2.4. Nguyên nhân lao động trong gia đình không có việc làm 54 Bảng 2.5. Mong muốn nghề nghiệp đối với con cái của các hộ dân TĐC 74 Bảng 3.1. So sánh diện tích các loại đất của hộ trước và sau TĐC 85 Bảng 3.2. Thống kê loại nhà ở khi TĐC 86 Bảng 4.1. So sánh điều kiện sống tại khu TĐC và nơi ở cũ 115 Biểu đồ 2.1: Cơ cấu đất trồng lúa của người dân An Quang trước TĐC 45 Biểu đồ 2.2: Cơ cấu đất trồng lúa của người dân An Quang khi TĐC 45 Biểu đồ 4.1: Đánh giá kinh tế của hộ gia đình so với trước TĐC 126 MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1 - TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ 8 THUYẾT VÀ ĐIỂM NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu về biến đổi văn hóa do tái định cư dưới 8 tác động của các dự án phát triển 1.2. Cơ sở lý thuyết 19 1.3. Điểm nghiên cứu 33 Tiểu kết chương 1 .. 41 Chương 2 - BIẾN ĐỔI SINH KẾ VÀ VĂN HÓA XÃ HỘI .. 43 2.1. Biến đổi hoạt động sinh kế 43 2.2. Biến đổi văn hóa xã hội .. 56 Tiểu kết chương 2 . 82 Chương 3 - BIẾN ĐỔI VĂN HÓA VẬT CHẤT VÀ VĂN HÓA 83 TINH THẦN .. 3.1 Biến đổi văn hóa vật chất . 83 3.2. Biến đổi văn hóa tinh thần 96 Tiểu kết chương 3 . 110 Chương 4 - MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA, NGUYÊN NHÂN VÀ 112 KIẾN NGHỊ GIẢI PHÁP . 4.1. Những tác động tích cực của tái định cư đến văn hóa làng người 112 Kinh ở khu kinh tế Dung Quất . 4.2. Những vấn đề đặt ra về phát triển bền vững văn hóa ở cộng đồng 123 tái định cư và nguyên nhân .. 4.3. Một số khuyến nghị 139 Tiểu kết chương 4 .. 143 KẾT LUẬN 146 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN 150 QUAN ĐẾN LUẬN ÁN TÀI LIỆU THAM KHẢO 151 PHỤ LỤC LUẬN ÁN... 163 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Từ sau Đổi mới (1986) đến nay, thực hiện chủ trương của Đảng và Nhà nước nhằm phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các tỉnh miền Trung, Chính phủ đã triển khai xây dựng các KKT trọng điểm Nhơn Hội, Chu Lai, Chân Mây - Lăng Cô, v.v trong đó có KKT Dung Quất. KKT Dung Quất nằm trọn trong địa bàn huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, được mở rộng và phát triển từ nền tảng KCN Dung Quất cũ, có diện tích 10.300 ha. Đây là KKT tổng hợp, đa ngành, đa lĩnh vực, gồm công nghiệp lọc dầu - hóa dầu - hóa chất, các ngành công nghiệp có quy mô lớn, công nghiệp hàng tiêu dùng, gắn với phát triển và khai thác cảng biển. KKT Dung Quất được đầu tư 2,5 tỷ USD từ ngân sách nhà nước. Để thực hiện, dự án phải di dân, TĐC không tự nguyện 11.000 hộ dân người Kinh ven biển lập các đơn vị hành chính mới. Tổng diện tích đất phải thu hồi, hỗ trợ và đền bù trên địa bàn là 3.000 ha. Theo kế hoạch TĐC, các hộ dân đến nơi ở mới phải được xây dựng kết cấu hạ tầng đầy đủ, hiện đại và qui hoạch dân cư theo kiểu đô thị. Sau khi ổn định nhà ở, nguồn nước và đời sống, sẽ có chương trình phát triển sản xuất, thị trường; tạo việc làm, đảm bảo công ăn, việc làm cho cư dân nhất là thuộc độ tuổi lao động hiện tại và tương lai bị di dời, TĐC. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện dự án, ở nhiều khu TĐC, kết cấu hạ tầng cơ sở thiết yếu như: đường giao thông, trường học, trạm y tế, chợ, hệ thống cấp thoát nước, thu gom rác thải, v.v còn chưa đồng bộ hoặc chưa hoàn thành đúng tiến độ; việc ổn định đời sống và sinh kế của người dân ở các khu TĐC đang gặp nhiều khó khăn. Chính sách phát triển kinh tế - xã hội hậu TĐC chưa được quan tâm đúng mức. Nhiều mục tiêu dự án TĐC chưa được thực hiện đầy đủ đã gây nên những bức xúc và chưa tạo được sự an tâm đối với người dân TĐC và người dân sở tại bị ảnh hưởng. Thêm nữa, về không gian văn hoá, do TĐC được qui hoạch theo kiểu đô thị nên đã phá vỡ cấu trúc văn hóa cộng đồng làng như bố trí làng, nhà ở, quan hệ xã hội và đặc biệt là hoạt động sinh kế so với nơi ở cũ của các cộng đồng 1 làng thuần ngư, thuần nông hay bán nông bán ngư dựa trên sự cộng sinh, cộng cảm và cộng mệnh từ nhiều thế hệ. Trong một thập niên trở lại đây, đã có một số nghiên cứu đánh giá những tác động tích cực và tiêu cực về tình hình đời sống của người dân TĐC dưới tác động của KKT Dung Quất. Tuy vậy, những nghiên cứu trên mới tập trung vào các vấn đề như: tác động kinh tế, lao động và việc làm, đền bù giải toả, ổn định trật tự xã hội. Vấn đề nghiên cứu về văn hóa hay biến đổi văn hoá chỉ có 1 công trình thực hiện từ những năm 90 khi bắt đầu thực hiện TĐC và có 1 chuyên đề trong đề tài thực hiện tại tỉnh Quảng Ngãi liên quan tới văn hoá. Các nghiên cứu chuyên sâu theo hướng tiếp cận dân tộc học/ nhân học về biến đổi văn hóa làng người Kinh TĐC ở KKT Dung Quất hiện nay chưa được chú ý. Thực tế cho thấy, cùng với những tác động tích cực do cơ sở vật chất hạ tầng, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đô thị hóa nhanh chóng, KKT Dung Quất cũng đang nảy sinh những vấn đề. Ngoài những vấn như đền bù TĐC, đền bù đGất sản xuất, lao động và việc làm, ổn định sinh kế, sự xuất hiện tệ nạn xã hội, đã và đang tồn tại vấn đề biến đổi văn hóa của cộng đồng làng TĐC trong phát triển bền vững. Nghiên cứu thực trạng, những biến đổi văn hoá ở cộng đồng làng người Kinh trong các khu TĐC kinh tế Dung Quất có ý nghĩa sâu sắc cả về khoa học và thực tiễn. Vấn đề càng trở nên cấp thiết hơn khi tỉnh Quảng Ngãi đang tiếp tục công tác đền bù giải toả mở rộng qui mô KKT Dung Quất gấp 3 lần diện tích đã có vào năm 2020. ( xem PL 1 bản đồ 1). Trên cơ sở luận giải trên, NCS lựa chọn vấn đề “Biến đổi văn hoá ở làng người Kinh dưới tác động của tái định cư Khu Kinh tế Dung Quất” làm đề tài luận án tiến sỹ Nhân học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của luận án Đề tài luận án này có bốn mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể như sau: Thứ nhất, nghiên cứu văn hóa làng người Kinh KKT Dung Quất trước TĐC (năm 1995). 2 Thứ hai, làm sáng tỏ quá trình và thực trạng biến đổi văn hóa làng người Kinh TĐC từ khi TĐC đến thời điểm nghiên cứu (năm 2012-2015). Thứ ba, phân tích, đánh giá tác động của TĐC đến biến đổi văn hóa làng TĐC KKT Dung Quất. Thứ tư, đề xuất một số kiến nghị, giải pháp góp phần xây dựng chính sách phát triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển văn hóa làng nói riêng theo hướng bền vững cho các khu TĐC của người Kinh ở KKT Dung Quất. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án Đối tượng nghiên cứu. Luận án tập trung nghiên cứu biến đổi văn hóa làng người Kinh ở địa bàn TĐC dưới tác động của KKT Dung Quất. Khái niệm văn hóa làng trong luận án được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm bốn thành tố là sinh kế, văn hóa xã hội, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. Phạm vi nghiên cứu. Về thời gian, luận án nghiên cứu thực trạng văn hóa làng của người Kinh TĐC trước thời điểm TĐC (năm 1995) và những biến đổi của văn hóa làng người Kinh tại các điểm nghiên cứu dưới tác động của KKT Dung Quất trong thời gian từ khi TĐC (1995) đến năm 2015. Về không gian, luận án chọn 3 khu TĐC thuộc địa bàn huyện Bình Sơn, gồm khu TĐC An Quang, thôn Thạnh Thiện, xã Bình Thanh Tây; khu TĐC Giếng Hố, thôn Lệ Thuỷ, xã Bình Trị và khu TĐC Vĩnh Trà (còn gọi khu TĐC Tây Trà Bồng), thôn Vĩnh Trà, xã Bình Thạnh. Đây là 3 cộng đồng người Kinh có thời điểm di dân, chính sách đền bù giải toả và mức độ giao lưu tiếp biến văn hoá khác nhau; đồng thời, khả năng “thích ứng” văn hoá khi TĐC không giống nhau. 4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1 Phương pháp luận Trước hết, luận án được hoàn thành dựa trên quan điểm triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng, duy vật lịch sử để nhìn nhận sự vật, hiện tượng trong biến đổi văn hoá khi TĐC. Khi tiếp cận vấn đề, tiến hành nghiên cứu tác giả không xem xét biến đổi văn hoá là một thành tố tồn tại độc lập, mà đặt trong bối cảnh của trước và sau khi TĐC, dưới sự tác động của các yếu tố văn hoá và quan hệ xã hội. Luận 3 án cũng nghiên cứu sự biến đổi của văn hoá giữa nhiều điểm nghiên cứu trước và sau khi TĐC, để thấy rõ sự biến đổi văn hoá trong mối quan hệ xã hội ở cộng đồng. Luận án được trình bày và biện giải dựa trên quan điểm duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, đặt biến đổi văn hoá trong bối cảnh lịch sử, xã hội cụ thể, gắn với quá trình hình thành, phát triển của văn hoá để thấy rõ và giải thích được sự biến đổi văn hoá ở làng người Kinh TĐC dưới tác động của dự án phát triển - KKT Dung Quất. Luận án dựa trên tư tưởng của Hồ Chí Minh và những quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về chính sách dân tộc, chính sách TĐC, chính sách phát triển văn hoá trong bối cảnh phát triển nông thôn mới hiện nay ở ven biển Nam Trung Bộ. 4.2 Phương pháp nghiên cứu 4.2.1. Phương pháp phân tích tài liệu thứ cấp Luận án có phân tích, tham khảo, kế thừa các nguồn tài liệu có sẵn liên quan đến đề tài nghiên cứu, bao gồm các văn kiện, Nghị quyết, Quyết định của Đảng, Nhà nước, của các bộ ngành ở Trung ương và địa phương; các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước, các báo cáo, tài liệu thống kê của chính quyền, tổ chức, cá nhân liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến chủ đề nghiên cứu. 4.2.2. Phương pháp điền dã dân tộc học Đây là phương pháp chính yếu nhằm thu thập nguồn tài liệu cơ bản giải quyết các vấn đề khoa học mà mục tiêu luận án đặt ra. Phương pháp này gồm các công cụ sau: - Quan sát của nhà nghiên cứu để có được những nhận biết chung ban đầu về tổng thể cảnh quan làng TĐC và biến đổi văn hóa làng TĐC như địa hình, tài nguyên thiên nhiên, bờ biển, nhà cửa, các thiết chế tín ngưỡng... - Chụp lại những hình ảnh liên quan đến văn hóa và biến đổi văn hóa làng trong sự đối sánh trước và sau TĐC; - Phỏng vấn sâu thông tín viên. Đối tượng mà chúng tôi lựa chọn để phỏng vấn gồm các nhóm tuổi, giới tính, điều kiện kinh tế, bao gồm cả lãnh đạo địa phương, người cao tuổi, những chủ hộ am hiểu văn hóa. Trong đó, kết hợp phỏng vấn đương đại và hồi cố để 4 một mặt dựng lại bức tranh văn hoá làng trước TĐC và biến đổi văn hóa làng hiện nay tại điểm TĐC. Cụ thể trong 5 năm từ năm 2012đến năm 2016, tác giả luận án đã phỏng vấn sâu 30 người dân, 10 cán bộ làm công tác quản lý địa phương (thôn, xã, huyện, tỉnh) và 5 cán bộ Ban quản lý KKT Dung Quất. - Thảo luận nhóm, được áp dụng để tổ chức các buổi thảo luận nhóm khác nhau như thảo luận nhóm với cán bộ thôn làng, cán bộ xã, thảo luận nhóm hỗn hợp với cán bộ, người dân khu TĐC về các chủ đề và vấn đề liên quan đến văn hóa làng và biến đổi văn hóa làng. Tổng số có 8 cuộc thảo luận nhóm đã được thực hiện, trong đó, 3 cuộc thảo luận với đại diện cán bộ và người dân ở 3 điểm TĐC, 1 cuộc thảo luận nhóm với cán bộ UBND 4 xã liên quan là Bình Thạnh, Bình Trị, Bình Thanh Tây, Bình Đông vào cuối năm 2012, 1 cuộc thảo luận với nhóm nam ngư dân ở khu TĐC Vĩnh Trà, 1 cuộc thảo luận với nhóm nữ ngư dân ở khu TĐC Vĩnh Trà, 1 cuộc thảo luận nhóm hỗn hợp với người dân ở hai khu TĐC Giếng Hố, An Quang vào năm 2014 và 1 cuộc thảo luận nhóm với cán bộ thôn, xóm thuộc 3 điểm nghiên cứu vào tháng 5 năm 2015 . 4.2.3. Phương pháp điều tra xã hội học Đề tài sử dụng phương pháp điều tra bảng hỏi hộ gia đình để thu thập các thông tin định lượng liên quan đến các khía cạnh biến đổi văn hóa và những vấn đề đề đặt ra của biến đổi văn hóa làng người Kinh ở khu TĐC Dung Quất. Mẫu lựa chọn được tiến hành dựa trên các biến độc lập về độ tuổi, giới, học vấn và nghề nghiệp tại 3 khu TĐC hội tụ loại hình di dân, nghề nghiệp và thời điểm di dân là ba xã Bình trị, Bình Thạnh và Bình Thanh Tây ở huyện Bình Sơn, Quảng Ngãi. Cơ số mẫu được chọn theo nguyên tắc chọn đại diện cho các loại hình di dân, TĐC khác nhau đảm bảo được yêu cầu phân tích thống kê cơ bản và phản ánh được tính đa dạng giữa các làng và phản ánh được bức tranh chung về TĐC KKT Dung Quất. Bảng hỏi điều tra gồm những câu hỏi đóng và mở được thiết kế riêng cho luận án. Nghiên cứu sinh đã triển khai điều tra tại 170 hộ gia đình, chia thành hai đợt. Đợt 1, điều tra vào tháng 10 năm 2012 và đợt 2 điều tra vào tháng 5 năm 2015. 5 Tổng số mẫu điều tra gồm 40/60 hộ TĐC ở khu TĐC An Quang; 40/56 hộ ở khu TĐC Giếng Hố; và 90/300 hộ TĐC ở khu TĐC Vĩnh Trà mà cụ thể là 90/205 hộ điểm xuất cư từ làng Sơn Trà. Đợt 2 thẩm định và bổ sung thông tin còn thiếu của một số câu hỏi trong đợt 1. Người được hỏi là đại diện của hộ, cân bằng tỷ lệ nam, nữ và trong nhóm tuổi từ 18- 65 tuổi, hoặc đảm bảo sự minh mẫn của người trả lời để đáp ứng độ xác thực của thông tin thu thập. Các số liệu thu được qua các phiếu hỏi hộ gia đình được sử dụng phần mềm SPSS để xử lý và tổng hợp số liệu. Việc kiểm định mối tương quan thống kê các số liệu này theo kỹ thuật xử lý định lượng để đánh giá mức độ ảnh hưởng của chính sách đối với các cộng đồng TĐC và cộng đồng sở tại đã được tiến hành. 4.2.4. Phương pháp chuyên gia Phương pháp này mục đích lấy ý kiến của các cá nhân lãnh đạo, phụ trách các ban, ngành, cơ quan chuyên môn TĐC, các nhà khoa học ở trung ương và địa phương có hiểu biết, kinh nghiệm thực tiễn nghiên cứu về TĐC và biến đổi văn hóa do TĐC. Trên cơ sở đó, so sánh với những tư liệu và những phát hiện mới có được tại người dân và cộng đồng. Do các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm và kiến thức chuyên sâu liên quan đến vấn đề nghiên cứu của đề tài nên các đánh giá của họ cũng rất quan trọng, góp phần làm căn cứ cho các kết luận, kiến nghị và đề xuất giải pháp của đề tài luận án. 4.2.5. Phương pháp so sánh lịch đại và đồng đại Sử dụng phương pháp so sánh, luận án tìm hiểu sự khác nhau trong các yếu tố về văn hóa ở thời điểm ở cộng đồng làng gốc trước TĐC và những thay đổi sau thời gian TĐC. So sánh bao gồm so sánh đồng đại và so sánh lịch đại. So sánh đồng đại để tìm ra tương đồng và khác biệt giữa các yếu tố đương đại, so sánh lịch đại nhằm tìm ra những tương đồng và khác biệt của cùng yếu tố văn hóa trong quá khứ với hiện nay. Bên cạnh đó, sự so sánh không chỉ về thời gian mà cả thay đổi về không gian cư trú của cộng đồng làng do tác động của qui hoạch dân cư, không gian sinh hoạt văn hóa xã hội sau TĐC. Trong khuôn khổ của những dữ liệu cho phép, có thể so sánh với các khảo sát, điều tra của các đồng nghiệp ở địa bàn 3 điểm nghiên cứu và rộng hơn ở KKT Dung Quất hay vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. 6 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án Từ cách tiếp cận dân tộc học/ nhân học, thông qua khảo sát tại ba điểm nghiên cứu chính, luận án góp phần làm sáng tỏ một số khía cạnh lý thuyết và thực tiễn về văn hóa làng người Kinh (làng Việt) và thực trạng biến đổi văn hóa làng người Kinh TĐC dưới tác động của dự án phát triển, cụ thể là KKT Dung Quất tại miền Trung. Từ đó, góp thêm những tư liệu và kiến giải, mong muốn hoàn thiện, bổ sung thêm cho những nghiên cứu đã có về biến đổi văn hóa nói chung, văn hóa làng người Kinh TĐC nói riêng dưới tác động của các dự án phát triển từ sau đổi mới (1986) đến nay nhất là sự hình thành các KKT trọng điểm miền Trung. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án Luận án cung cấp những cứ liệu thực tế về công tác TĐC tại KKT Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi. Một mặt, luận án chỉ ra những mặt tích cực và hạn chế của quá trình TĐC đối với người Kinh tại các khu TĐC; mặt khác, từ đánh giá thực trạng, tìm hiểu nguyên nhân biến đổi văn hóa làng người Kinh TĐC, đưa ra những dự báo và kiến nghị giải pháp. Nghiên cứu văn hóa và biến đổi văn hóa của các loại hình làng người Kinh TĐC ven biển có ý nghĩa thực tiễn sâu sắc góp phần đề xuất những kiến nghị, giải pháp như là cơ sở khoa học cho các cơ quan hữu quan điều chỉnh, hoàn thiện chính sách phát triển kinh tế - xã hội, bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa làng đối với các dự án trọng điểm miền Trung trong quá trình xây dựng nông thôn mới. Kết quả nghiên cứu của luận án cũng hướng tới góp phần thực hiện Nghị quyết Trung ương 5, khóa 8 năm 1998 của Đảng về xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc và Nghị quyết Trung ương 9, khóa 11 năm 2014 của Đảng về xây dựng văn hóa và con người Việt Nam trong sự nghiệp CNH, HĐH đất nước. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận án gồm 4 chương chính văn như sau: Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và điểm nghiên cứu Chương 2. Biến đổi sinh kế và văn hóa xã hội Chương 3. Biến đổi văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần Chương 4. Một số vấn đề đặt ra, nguyên nhân và kiến nghị giải pháp. 7 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐIỂM NGHIÊN CỨU 1.1. Tổng quan nghiên cứu về biến đổi văn hóa do tái định cư dưới tác động của các dự án phát triển 1.1.1. Nghiên cứu về biến đổi văn hóa do tái định cư ở nước ngoài những năm cuối Thế kỷ XX đầu Thế kỷ XXI TĐC đã và đang diễn ra ở nhiều nơi trên thế giới do tác động của các dự án phát triển như thủy điện, thủy lợi, KCN, KKT, đô thị hóa,Với tư cách là đối tượng nghiên cứu của khoa học, TĐC trong các dự án phát triển trên thế giới mới được tập trung nghiên cứ từ thập niên cuối Thế kỷ XX, đầu Thế kỷ XXI, khi hàng loạt các nước đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa với việc thực hiện nhiều dự án phát triển quy mô lớn. Liên quan đến luận án, trên thế giới đã có một số công trình nghiên cứu được công bố chủ yếu đề cập đến vấn đề TĐC nói chung, trong đó có một số nội dung liên quan đến biến đổi văn hóa. Cũng có nghĩa cho đến nay, chưa có nhiều công trình chuyên sâu, cụ thể về biến đổi văn hóa nói chung và biến đổi văn hóa ở cộng đồng TĐC nói riêng. Các công trình nghiên cứu đã có nhiều đóng góp khoa học về mặt học thuật và lý thuyết về TĐC, nhất là TĐC không tự nguyện (involuntary resettlement). Trước tiên, các công trình đề cập đến lịch sử của quá trình TĐC, đánh giá trên quan điểm phát triển về quá trình TĐC nói chung, TĐC không tự nguyện nói riêng, cũng như đánh giá sự tiến bộ về nhận thức và chính sách TĐC trên thế giới. Đồng thời, đi sâu phân tích khái niệm TĐC, TĐC không tự nguyện và các khái niệm, phạm trù liên quan đến vấn đề TĐC. Trên cơ sở đó, các học giả đã phân tích, luận giải những hệ quả, tác động tích cực, tiêu cực đối với đời sống vật chất, tinh thần của người dân TĐC và nhóm xã hội hay cộng đồng bị ảnh hưởng. Từ đó, các nhà khoa học đề xuất các quan điểm, nguyên tắc cần tuân thủ khi giải quyết vấn đề TĐC nói chung, TĐC không tự nguyện đối với các dự án phát triển nói riêng. Đại diện 8 cho xu hướng nghiên cứu này là một số tác giả như Michael M. Cernea với các công trình “The economics of involuntary resettlement: questions and challenges” (Nền kinh tế của TĐC không tự nguyện: câu hỏi và thách thức), xuất bản năm 1999; “Involuntary Resettlement and Development” (TĐC không tự nguyện và Phát triển); “Involuntary Resettlement and Development Projects: Policy Guidelines in World Bank - Financed Projects” (TĐC không tự nguyện và các dự án phát triển: Hướng dẫn chính sách của các dự án do Ngân hàng Thế giới tài trợ); “Anthropological Approaches to Involuntary resettlement: Policy, Practice and Theory” (Phương pháp tiếp cận nhân học đối với TĐC không tự nguyện: Chính sách, thực tiễn và lý thuyết); “Socio - Economic and Cutural Approaches to Involuntary Population Resettlement” (Phương pháp tiếp cận kinh tế - xã hội và văn hóa đối với TĐC không tự nguyện); Michael M. Cernea và Guggenhim với các công trình “Anthropological approaches on resettlement - Policy, Practice and Theory” (Các phương pháp tiếp cận Nhân học về TĐC - Chính sách, Thực tiễn và Lý thuyết); “Risks and reconstruction: experiences of resettlers and refugees” (Rủi ro và tái thiết: kinh nghiệm của người dân TĐC và người tị nạn), (2000) [137]; Christopher Mc Dowell với công trình “Resettlement, risk of poverty and sustainable livelihood issues” (TĐC, nguy cơ nghèo hóa và các vấn đề sinh kế bền vững); R. Carlos Escudero (1998) với công trình “Involuntary Resettlement in Bank- Assisted Projects: An Introduction to Legal Issues” (TĐC không tự nguyện trong các dự án do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ: Giới thiệu về các vấn đề pháp lý); E. Colson (1999) với công trình “Forced migration and the anthropologist” (Di dân bắt buộc và các nhà nhân học); D. Chatty và M. Colchester (2002) với công trình “Displacement, Forced Resettlement and Sustainable Development” (Di dời, TĐC bắt buộc và Phát triển bền vững) [118-126]. Thứ hai, xuất hiện các nghiên cứu liên ngành trong quá trình thực hiện các dự án phát triển về TĐC. Từ góc độ tiếp cận này, nhiều vấn đề TĐC được các nghiên cứu nhận diện đa chiều thông qua thực tiễn, đi sâu đánh giá hiệu quả và những bài học kinh nghiệm về các chính sách TĐC đã áp dụng trong quá trình thực hiện các 9 dự án phát triển. Quan điểm là luôn đặt chính sách TĐC trong mối quan hệ với các tiêu chí phát triển bền vững. Phần lớn các công trình nghiên cứu này đều được tài trợ bởi các tổ chức tài chính quốc tế lớn như WB, ADB tại các nước trong những năm cuối Thế kỷ XX, đầu Thế kỷ XXI. Điển hình là các nghiên cứu do WB tài trợ như: “Resettlement and development: The Bankwide review of projects” (TĐC và phát triển: Việc xem xét các dự án của ngân hàng Thế giới); “Operations Policy Issues in the Treatment of Involuntary Resettlement” (Các vấn đề thực thi chính chính sách trong việc giải quyết TĐC không tự nguyện); “Involuntary Resettlement” (TĐC không tự nguyện); “Resettlement and Development” (TĐC và Phát triển); “Involuntary Resettlement: Guidelines for Lawyers” (TĐC không tự nguyện: Hướng dẫn cho các luật sư, [117, 118, 119]. Bên cạnh đó một số nghiên cứu do ADB tài trợ như: “Involuntary Resettlement Policy Review” (Đánh giá chính sách TĐC không tự nguyện); “Handbook on Resettlement: A Guide to Good Practice” (Sổ tay về TĐC: Hướng dẫn để thực hiện hợp lý); “Involuntary Resettlement, Operational Manual” (TĐC không tự nguyện, Sổ tay hoạt động) [117, 118, 122]. Cũng cần đề cập một số công trình do cá nhân nghiên cứu như: “Involuntary Resettlement in Development Projects” (TĐC không tự nguyện trong các dự án phát triển) của William Partridge (1989); “Methodological Issues in the Economic Analysis for Involuntary Resettlement Operations” (Các vấn đề về phương pháp luận trong phân tích kinh tế cho các hoạt động TĐC không tự nguyện) của David W. Pearce (1999); “Hunting for Sustainability in tropical forests” (Săn bắn đảm bảo sự bền vững của rừng nhiệt đới) của Robinson, J.G & Bennett, E.L (2000). Thứ ba là xuất hiện các công trình nghiên cứu mang tính chuyên biệt về từng khía cạnh khác nhau của TĐC trong các dự án phát triển. Các nghiên cứu này đề cập tới các vấn đề chuyên sâu như: môi trường sinh thái; nhà ở và đất sản xuất; lao động, việc làm và thất nghiệp, đói nghèo, y tế và sức khỏe, giáo dục và đào tạo. Đồng thời, khẳng định TĐC nói chung, TĐC không tự nguyện nói riêng không những làm thay đổi các điều kiện sống về vật chất (như chỗ ở, nhà cửa, môi 10 trường) mà còn làm thay đổi các điều kiện văn hóa, lối sống của người TĐC. Sự thay đổi này, nếu như không được tính toán để phục hồi một cách đầy đủ, sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển bền vững của các cộng đồng xã hội nói chung và đến ngay dự án nói riêng. Ngoài ra, các nghiên cứu cũng đưa ra khuyến cáo rằng chính sách TĐC trong các dự án phát triển cần phải tính toán một cách đầy đủ các tác động này đối với người TĐC. Một số công trình tiêu biểu như: “Gender and Resettlement: An Overview of Impact and Planning Issues in World Bank Assisted Projects” (Giới và TĐC: Tổng quan về tác động và các vấn đề Kế hoạch trong các Dự án do Ngân hàng Thế giới hỗ trợ) của World Bank (1993); “The Environmental Health Impacts of Resettlement: A wealth of systemic problems, A dearth of comprehensive responses” (Tác động về y tế của việc TĐC: Dư thừa những tồn tại về hệ thống, thiếu vắng các hành động hợp lý) của Steven K. Ault (1994); “Displacement and the Rights of Women” (Di cư và quyền của phụ nữ) của Patricia Feeney (1995); “Effects of Forced Displacement on the Mental Health of Older People in North India” (Tác động của di dời cưỡng bức đối với Sức khỏe tinh thần của người già ở Bắc Ấn Độ) của Satish Kedia, John van Willigen (2001). Tóm lại, trong những năm gần đây, vấn đề TĐC đã thu hút sự nghiên cứu của nhiều học giả, nhiều tổ chức trên thế giới. Các nghiên cứu về TĐC, nhiều về số lượng, đa dạng phong phú về nội dung và cách tiếp cận. Các học giả không chỉ xây dựng được nền tảng lý luận cơ bản để tiếp cận về vấn đề TĐC nói chung, TĐC trong các dự án phát triển nói riêng mà còn đề cập một cách chuyên sâu những khía cạnh khác nhau của vấn đề nghiên cứu. Đây là nguồn tài liệu khoa học tham khảo hữu ích cho luận án của NCS, nhất là về mặt lý thuyết, các phương pháp tiếp cận, cách thức giải quyết vấn đề đặt ra. 1.1.2. Các nghiên cứu trong nước về biến đổi văn hóa ở các cộng đồng người Kinh do tác động của tái định cư tại các dự án phát triển trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá Việc triển khai xây dựng và đi vào hoạt động của hàng trăm dự án phát triển đô thị hóa, KCN, KKT ở vùng người Kinh từ khi đất nước bước vào đổi mới đến 11 nay đòi hỏi có những nghiên cứu khoa học đánh giá, tổng kết để phục vụ quy hoạch và xây dựng chính sách. Từ thực tế đó, đã có các nghiên cứu trực tiếp đánh giá tác động của các dự án đô thị hóa, KCN và KKT đến văn hóa và biến đổi văn hóa cộng đồng của người Kinh chịu ảnh hưởng của TĐC. Trong đó có các nghiên cứu, tài liệu tiêu biểu như sau: Sách “Ảnh hưởng của đô thị hóa đến nông thôn ngoại thành Hà Nội, thực trạng và giải pháp” của Lê Du Phong, Nguyễn Văn Áng, Hoàng Văn Hoa (2002) đã phân tích những tác động nhiều chiều của đô thị hóa đến đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của nông dân các làng quê thuộc các huyện ngoại thành Hà Nội trong những thập niên đổi mới và đề xuất một số giải pháp giảm thiểu và hóa giải các tác động không mong muốn. Sách “Tác động của đô thị hóa, Công nghiệp hóa tới phát triển kinh tế và biến đổi văn hóa, xã hội ở tỉnh Vĩnh Phúc” của Nguyễn Ngọc Thanh, Nguyễn Thế Trường (2009) bàn về thực trạng đô thị hóa, công nghiệp hóa và những biến đổi của kinh tế, xã hội, văn hóa ở Vĩnh Phúc dưới tác động của đô thị hóa, công nghiệp hóa, chỉ ra những tác động tích cực và những vấn đề đặt ra cần giải quyết để phát triển bền vững những năm tới. Sách “Đô thị hóa, một số vấn đề lý luận và thực tiễn ở Việt Nam” của Hà Huy Thành (2002), một mặt điểm qua thực trạng đô thị hóa trong quá trình đổi mới, mặt khác đưa ra và phân tích một số vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cho thực hiện đô thị hóa ở nước ta. Nghiên cứu “Ảnh hưởng kinh tế - xã hội của việc nâng cấp đường quốc lộ 5 đến các cộng đồng dân cư quanh vùng” thực hiện trong giai đoạn 2000-2001 do Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản tài trợ đã phân tích, đánh giá tác động của dự án đến đời sống của cộng đồng dân cư bị ảnh hưởng; hay nghiên cứu “Vệ sinh môi trường và điều kiện sống của người TĐC ở Thành phố Hồ Chí Minh” của Võ Hưng (2003) đã phân tích những điều kiện sống trong mối tương quan với quyết định lựa chọn nơi TĐC. 12 Ngoài ra có các nghiên cứu liên quan đến môi trường, sinh kế ở các địa bàn khác như Lê Văn Thành (2008), nghiên cứu vấn đề tại Thành phố Hồ Chí Minh về “Thực trạng đời sống kinh tế xã hội các hộ gia đình sau TĐC:vấn đề và giải pháp”. Đề tài này đã đánh giá sự biến đổi các đặc điểm kinh tế-xã hội các hộ gia đình trước và sau khi TĐC, phát hiện những vấn đề bức xúc cần phải giải quyết và đề xuất một số giải pháp để hỗ trợ nhằm mục đích khôi phục và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân sau TĐC ở Thành phố Hồ Chí Minh [94]; Nghiên cứu “Đời sống xã hội của người dân thuộc diện TĐC ở Thành phố Hồ Chí Minh: Thực trạng và giải pháp” ...hiến lược sinh kế đã giúp các hộ gia đình để phục hồi sinh kế của họ giai đoạn hậu TĐC. Một số nghiên cứu đã ứng dụng mô hình này để so sánh các tác động sinh kế của các dự án đối với nhóm hộ sở tại/ tiếp nhận và nhóm hộ TĐC (Bùi và Schreinemachers, 2011). Việc xác định những yếu tố này là rất quan trọng đối với việc lập kế hoạch tốt hơn các dự án TĐC trong tương lai. Đồng thời, để xác định các chính sách can thiệp giúp giảm thiểu những tác động bất lợi của TĐC không tự nguyện hay còn gọi là TĐC bắt buộc. [130] 26 Khi những thay đổi về tài sản và chiến lược sinh kế làm thay đổi kết quả sinh kế bằng cách lượng hóa kết quả sinh kế thông qua tất cả các nguồn thu nhập và tiêu dùng của hộ gia đình. Phương pháp phân tích này gắn sự thay đổi trong kết quả sinh kế cho các chiến lược thích ứng và thay đổi trong năm loại tài sản sinh kế, trong đó bao gồm [134]: (i) Vốn con người, bao gồm quy mô hộ, tỷ lệ phụ thuộc, số lao động nông nghiệp và trình độ học vấn của chủ hộ; (ii) Vốn tự nhiên, bao gồm số lượng, chất lượng đất nông nghiệp hiện hữu và số lượng vật nuôi hiện hữu; (iii) Vốn tài chính, bao gồm số tiền bồi thường của Chính phủ, chủ đầu tư, các nguồn thu nhập và tiết kiệm của hộ; (iv) Vốn xã hội, là số lượng các nhóm hoặc tổ chức được những người trưởng thành trong gia đình tham gia, và số lượng những người thân mà hộ gia đình có thể nhờ giúp đỡ; (v) Vốn vật chất, xem xét cơ sở hạ tầng của địa phương (cộng đồng), bao gồm thủy lợi, cầu cống, đường giao thông, điện, hệ thống cấp nước, công sở, trường học, trạm y tế, nhà văn hóa, chợ v.v... mà các hộ gia đình có thể sử dụng như nhau Luận án này sẽ dựa trên các thành tố tiếp cận sinh kế trên để xem xét sự mưu sinh của các loại hình cộng đồng làng người Kinh TĐC được nghiên cứu hơn 10 năm qua. 1.2.2. Lý thuyết nghiên cứu Luận án được nghiên cứu, phân tích và kết luận trên cơ sở của Chủ nghĩa duy vật biện chứng, Chủ nghĩa duy vật lịch sử, tư tưởng Hồ Chí Minh và quan điểm, đường lối, chủ trương của Đảng, nhất là Nghị quyết trung ương 5 khóa VIII (1998) về “xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” và Nghị quyết Trung ương 9 khóa XI (2014) của Đảng về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”. Trên cơ sở tiếp cận nhân học văn hóa, luận án xem xét biến đổi văn hóa trong mối quan hệ qua lại và biện chứng với các thành tố khác như môi trường tự nhiên, điều kiện lịch sử và chính sách nhà nước, v.v Trên cơ sở chủ đề nghiên cứu, luận án áp dụng các lý thuyết sau làm nền tảng, cơ sở để phân tích, kết luận các vấn đề nghiên cứu. 27 1.2.2.1. Lý thuyết biến đổi văn hóa Lý thuyết biến đổi văn hoá (culture change) xuất hiện và được phổ biến rộng rãi vào thập niên 50 của Thế kỷ XX, do nhà nhân học người Mỹ J. H. Steward khởi xướng, qua công trình “Lý thuyết về biến đổi văn hóa, phương pháp luận về tiến hóa đa hệ” (Theory of Cuture Change, the Methodology of Multilinear Evolution), xuất bản năm 1955. Khác với quan điểm thực chứng cá biệt, J. Steward và những người chủ xướng thuyết biến đổi văn hóa quan tâm đến những đặc tính chung của các nền văn hóa cách xa nhau về địa lý. Về tiến hóa luận, ông phê phán thuyết tiến hóa đơn hệ của Morgan và thuyết tiến hóa chung của L. White. Theo ông, mỗi nền văn hóa có cách tiến hóa khác nhau tùy thuộc vào những điều kiện đặc thù của nền văn hóa đó. Để chứng minh điều này, ông tiến hành nghiên cứu so sánh các cách tiến hóa của nhiều nền văn hóa qua phân tích quá trình phát triển lịch sử của mỗi nền văn hóa Triết lý căn bản và cốt lõi của thuyết biến đổi văn hoá là trong tiến trình tồn tại và phát triển, văn hoá, hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm cả xã hội và các khía cạnh của xã hội, không đứng yên mà luôn biến đổi. Đứng yên chỉ là trạng thái tương đối, biến đổi mới là trạng thái tuyệt đối của văn hoá. Thuộc tính biến đổi nằm trong chính nội hàm của thuật ngữ văn hoá. Văn hoá hiểu theo nghĩa Hán Việt hay theo nghĩa tiếng Anh (culture, bắt nguồn từ thuật ngữ cult: trồng trọt, gieo trồng) đều có nghĩa là sự biến đổi, phát triển đi lên của kiến thức, nhận thức con người về thiên văn, địa văn và nhân văn, nói gọn lại là về con người và về thế giới xung quanh. Trong quá trình tồn tại và phát triển, văn hoá biến đổi bởi nhiều tác động, bao gồm tác động nội tại và tác động ngoại sinh. Về tác động nội tại, qua thời gian, điều kiện tự nhiên, kinh tế và xã hội tự thân thay đổi, dẫn đến sự thay đổi của văn hoá. Biến đổi do tác động nội tại giúp cho bảo tồn, phát huy những yếu tố bản sắc của văn hoá bản địa, văn hoá cơ tầng, khác với biến đổi do tác động ngoại sinh của giao lưu, tiếp biến văn hoá dẫn đến sự xuất hiện và tồn tại của những yếu tố văn hoá biểu tầng, là văn hóa có được do kết quả của giao lưu, tiếp biến văn hóa, sẽ được nói rõ hơn dưới đây. 28 Về tác động ngoại sinh, văn hoá biến đổi dưới tác động của giao lưu tiếp biến với các văn hoá từ bên ngoài vào. Giao lưu tiếp biến giữa các văn hoá là quy luật tất yếu, được tiến hành theo nhiều phương thức khác nhau. Có thể là sự giao lưu tự nguyện giữa các dân tộc, quốc gia, cũng có thể là giao lưu cưỡng bức, thông qua thực dân, xâm lược. Một nền văn hoá luôn có hai lớp, lớp văn hoá cơ tầng, là văn hoá vốn có, nội sinh, bản địa của một tộc người và lớp văn hoá biểu tầng gồm văn hoá cơ tầng và một số yếu tố văn hoá học hỏi và chịu ảnh hưởng từ bên ngoài. Những yếu tố văn hoá học hỏi từ bên ngoài không phải được tiếp thu nguyên xi, trái lại, nó được chọn lọc, bản địa hóa để đảm bảo tính tiến bộ và phù hợp. Văn hoá không biến đổi tự phát và hỗn loạn, trái lại, văn hoá luôn biến đổi tự giác và có chọn lọc, theo hướng văn hoá nội tại giữ lại yếu tố tích cực, hợp thời, phản ánh bản sắc tộc người, đào thải yếu tố lỗi thời, lạc hậu, văn hoá ngoại sinh tiếp thu và bản địa hoá yếu tố nhân văn, phù hợp, chối bỏ yếu tố tiêu cực, xa lạ. Quy luật biến đổi của văn hoá này là cơ sở cho định hướng phát triển văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng Cộng sản Việt Nam theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 5 khoá VIII (1998). Lý thuyết biến đổi văn hoá áp dụng trong đề tài nhằm giải thích thực trạng biến đổi và nguyên nhân biến đổi của văn hóa người Kinh và cộng đồng làng người Kinh tại điểm TĐC dưới tác động mạnh mẽ và đột ngột của các điều kiện mới do chuyển từ nơi ở cũ sang nơi TĐC theo quy hoạch của dự án, bao gồm 4 thành tố là sinh kế (văn hóa mưu sinh), văn hóa xã hội, văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần. 1.2.2.2. Lý thuyết hệ thống Đại biểu cho cách tiếp cận hệ thống là nhà xã hội học Mỹ Talcott Parsons. Về lý thuyết ông xem xét hệ thống trong một trục tọa độ gồm: Cấu trúc - Chức năng - Kiểm soát. Có nghĩa là mỗi hệ thống đều có cấu trúc của nó, luôn nằm trong trạng thái động vừa tự biến đổi vừa trao đổi với môi trường xung quanh, hệ thống có khả năng điều khiển và tự điều khiển. Parsons đã đưa ra sơ đồ nổi tiếng A-G-I-L về hệ thống chức năng xã hội gồm 4 loại chức năng hợp thành: A (Adaptation) - Thích ứng với môi trường; G (Goal Attainment) - Hướng đích huy động các nguồn lực để đạt mục tiêu; I (Integration) - Liên kết phối hợp các hoạt động; L (Latency) - Duy trì khuôn mẫu để tạo ra sự ổn định trật tự xã hội. 29 Mối tương quan và tương tác giữa A-G-I-L sẽ đảm bảo trật tự ổn định của hệ thống xã hội. Trong nghiên cứu TĐC, thì TĐC chính là một hệ thống trong đó các thành phần cấu tạo bao gồm các yếu tố như: quan điểm định hướng, lập kế hoạch, xây dựng chính sách, thực hiện TĐC, công tác hậu TĐC... Các yếu tố này tương tác trong cộng đồng dân cư, nên tất yếu kéo theo là sự biến đổi văn hóa của người TĐC, thể hiện trong: sinh kế, tín ngưỡng, phong tục tập quán, nếp sống, giáo dục và đào tạo, điều kiện nhà ở và các điều kiện sinh hoạt khác, việc tiếp cận y tế và các dịch vụ xã hội, các quan hệ xã hội Như vậy, để nghiên cứu tác động của TĐC phải chú ý tới các khâu, các biển đổi trong hệ thống này. Mặt khác, cộng đồng TĐC chính là một tiểu hệ thống vi mô trong hệ thống xã hội vĩ mô. Bởi vậy, khi nghiên cứu cộng đồng TĐC luôn đặt trong mối quan hệ với hệ thống xã hội bao quát nó. Theo lý thuyết hệ thống, trong TĐC thì sự thay đổi về chỗ ở có thể dẫn đến những biến đổi ở các thành phần khác trong hệ thống. Dẫn tới sự mất cân bằng và thiết lập được một hệ thống mới, một cộng đồng dân cư mới có thể có đời sống tốt hơn nếu có những chính sách tác động phù hợp và hiệu quả. Ngược lại, nếu chính sách thực hiện không tốt có thể ảnh hưởng xấu tới tính bền vững trong cuộc sống của cộng đồng TĐC. 1.2.2.3. Lý thuyết Sinh thái văn hoá Lý thuyết Sinh thái văn hoá xuất hiện vào thập niên giữa của Thế kỷ XX. Thuật ngữ Sinh thái văn hoá (Cultural ecology) do một số nhà nhân học người Mỹ khởi xướng, trong đó có J. H. Steward, tiếp nối và phát triển là M. Beits, Andrew P. Vayda, Roy A. Rappaport, Lý thuyết Sinh thái văn hoá, giải thích mối quan hệ giữa môi trường sinh sống với văn hoá của các cư dân, các cộng đồng người và các tộc người, rõ nét là các cư dân, cộng đồng và các tộc người sinh sống ở trình độ tiền công nghiệp hoặc ít chịu tác động của xã hội công nghiệp. Môi trường tự nhiên hay môi trường cảnh quan được hiểu là tập hợp của nhiều điều kiện khác nhau, trong đó, chủ yếu là các điều kiện địa hình, đất đai, khí hậu, nguồn nước, rừng, động vật, thực vật và các tài nguyên thiên nhiên nói chung. Văn hoá được hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm toàn bộ 30 những sáng tạo của con người trong tiến trình lịch sử, với bốn thành tố chính là văn hoá mưu sinh, văn hoá xã hội, văn hoá vật thể và văn hoá phi vật thể. Triết lý căn bản và cốt lõi của lý thuyết sinh thái văn hóa là nền văn hoá, với những khía cạnh, những giá trị đặc trưng văn hóa của mỗi nhóm người, mỗi tộc người, mỗi quốc gia, rộng hơn, có thể là của mỗi khu vực trên thế giới hình thành, tồn tại và phát triển đều là kết quả của quá trình làm quen, thể nghiệm và thích nghi với điều kiện tự nhiên, với môi trường cảnh quan nơi cư trú. Càng về quá khứ xa xưa, khi một cộng đồng người, một dân tộc ít chịu ảnh hưởng của các văn hoá lớn bên ngoài thì diện mạo, bản sắc văn hoá phụ thuộc chặt chẽ và phản ánh cảnh quan, môi trường địa lý và điều kiện tự nhiên mà con người sinh sống và phụ thuộc. Nói cách khác, có mối quan hệ qua lại chặt chẽ và biện chứng giữa môi trường tự nhiên với xã hội và văn hoá. Trong chừng mực nhất định, có thể nói, môi trường tự nhiên nào thì xã hội, văn hoá đó. Thuyết sinh thái văn hoá quan tâm đến những đặc tính chung của các nền văn hóa cách xa nhau về địa lý, nhấn mạnh tầm quan trọng của môi trường trong sự biến đổi mang tính tiến hóa của văn hóa. Lý thuyết sinh thái văn hoá hướng đến việc làm rõ mối quan hệ giữa văn hóa và môi trường từ quan điểm coi con người là chủ thể tồn tại thích ứng với môi trường thông qua văn hóa, đến lượt mình, văn hóa chịu ảnh tác động lớn của điều kiện tự nhiên, đặc biệt là của các loại tài nguyên môi trường do con người sử dụng. Lý giải sự giống nhau giữa các nền văn hoá trong những khu vực khác nhau nhưng có môi trường giống nhau và cách thức khai thác môi trường giống nhau cũng là mục tiêu hướng đến của lý thuyết sinh thái văn hoá. Trong nghiên cứu sinh thái văn hoá, cần triển khai ba thao tác quan trọng. Thứ nhất, chứng minh được tính đúng đắn của các kỹ thuật và phương pháp được người dân dùng để khai thác môi trường sống. Thứ hai, xem xét những mô thức ứng xử văn hóa của con người liên quan đến việc sử dụng môi trường. Thứ ba, đánh giá khả năng tác động của những mô thức trên đối với các bình diện khác của văn hóa. Cần chú ý sự khác biệt giữa lý thuyết Sinh thái văn hoá với thuyết Quyết định luận địa lý, cũng do các nhà nhân học tư sản phương Tây khởi xướng. Sự giống nhau là hai thuyết đều cho rằng có mối quan hệ gắn bó giữa điều kiện địa lý môi 31 trường với văn hóa, điều kiện địa lý, môi trường nào thì văn hoá đó, điều kiện địa lý tác động và quy định văn hóa. Nhưng khác biệt là trong khi thuyết Sinh thái văn hoá quan niệm văn hoá là bản sắc tộc người, văn hoá của các cộng đồng và của các tộc người là bình đẳng, không có văn hoá cao và văn hoá thấp thì thuyết Quyết định luận địa lý lại cho rằng các dân tộc cư trú ở vùng địa lý thuận lợi thì văn hóa tiến bộ, phát triển, ngược lại, các dân tộc cư trú ở vùng địa lý khó khăn thì văn hóa lạc hậu, thấp kém. Vì thế, các dân tộc có văn hóa tiến bộ, văn minh cần đi khai phá và truyền bá cho các dân tộc có văn hóa thấp kém, lạc hậu. Đây là luận thuyết phản động, vị chủng, phân biệt chủng tộc, biện hộ cho hành động xâm luợc, bành trướng, mở rộng thuộc địa của chủ nghĩa thực dân cũ và mới trên thế giới trong các Thế kỷ XIX, XX. Lý thuyết sinh thái văn hoá được áp dụng vào luận án này nhằm giải thích sự tồn tại và biến đổi của văn hóa làng người Kinh từ môi trường cảnh quan cũ, nơi điều kiện tự nhiên thích hợp với nghề làm nông, làm ngư là chính sang khu vực TĐC, nơi có môi trường cảnh quan mới. KHUNG PHÂN TÍCH CỦA LUẬN ÁN Cộng đồng dân cư Thực hiện tái định cư Biến đổi văn hóa Biến đổi Biến đổi Biến đổi Biến đổi Một số vấn về sinh văn hoá xã văn hóa vật về văn hóa đề đặt ra kế: mô hội: quan chất: nhà tinh thần: trong biến hình sinh hệ xã hội, cửa, cơ sở sinh hoạt đổi văn kế, sinh quan hệ thờ tự, tôn giáo, hoá khi kế mới, hôn nhân điện, tín TĐC.Luận sự ổn gia đình, tệ đường, ăn ngưỡng, bàn kiến định sinh nạn xã uống, giao nghệ thuật, nghị về kế.. hội thông lễ hội giải pháp 32 1.3. Điểm nghiên cứu 1.3.1. Ba khu tái định cư 1.3.1.1. Khu tái định cư An Quang An Quang nằm trên địa bàn xã Bình Thanh Tây. Đây là 1 trong 3 khu TĐC xây từ năm 1996, nằm ngoài địa bàn KKT Dung Quất giai đoạn 1. Xã Bình Thanh Tây được tách ra từ Xã Bình Thanh, nằm cách trung tâm thị trấn Châu Ổ, huyện Bình Sơn khoảng 7 km về phía Đông Nam. Xã có đường giao thông khá thuận lợi, có nguồn nước thuỷ lợi Thạch Nham phục vụ hiệu quả sản xuất nông nghiệp Thực hiện quyết định số 514/TTG ngày 10/7/1997 của Thủ tướng Chính phủ về việc đầu tư dự án Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất, UBND tỉnh Quảng Ngãi chọn khu vực Gò Đường xã Bình Thanh Tây để xây dựng nơi TĐC phục vụ cho việc di dời hơn 300 hộ dân nằm trong vùng quy hoạch mặt bằng của Nhà máy lọc dầu số 1 và các công trình phụ trợ thuộc Nhà máy. Trong đó có khu TĐC An Quang. (xem PL 5, ảnh 5), có 60 hộ trong đó có 250 nhân khẩu. Tuy nhiên, đất sản xuất cần thu hồi đề xây dựng khu TĐC và các công trình phục vụ TĐC ở Bình Thanh Tây mới chỉ được đền bù cây cối hoa màu mà chưa đền bù giá trị quyền sử dụng đất, nên người bị thu hồi đất ở sở tại có khúc mắc. Do đó công tác TĐC tại Bình Thanh Tây gặp phải nhiều khó khăn, nhất là trong việc cân đối lại đất sản xuất theo Nghị định 64/CP của Thủ tướng Chính phủ. Người dân TĐC An Quang chủ yếu là người dân ở thôn Đồng Tre, xã Bình Trị, di dân sang Bình Thanh Tây từ năm 1996 - 1998 do nằm trong phạm vi đường ống dẫn dầu. Đây là khu TĐC theo mô hình di dân từ xã này sang xã khác. Họ nhận tiền đền bù nơi xuất cư rất thấp và đến nay nhiều hộ vẫn chưa được cấp đất sản xuất ở nơi đất mới như quy định. So với các khu TĐC về sau thì giá đền bù quyền sử dụng đất cho người dân TĐC ở An Quang tương đối thấp, cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội còn nhiều khó khăn. Chính vì vậy, nhiều hộ dân vẫn quay về nơi ở cũ tranh thủ làm ruộng ở bìa ranh. Một số hộ thì lên các tỉnh Tây Nguyên mua đất để trồng café hoặc đi làm thuê. Tới năm 2015 khi có sự phát triển của KCN Vship ở huyện Sơn Tịnh, thì có khoảng 25 lao động ở An Quang làm công nhân tại đây. 33 1.3.1.2. Khu tái định cư Giếng Hố Giếng Hố là khu TĐC của các hộ còn lại sau đợt di dân qua khu TĐC An Quang. Các hộ dân này trước đây làm nông nghiệp ở thôn Đồng Tre, thôn Lệ Thuỷ, xã Bình Trị, huyện Bình Sơn đã di chuyển đến TĐC tại khu Giếng Hố cùng trong phạm vi Thôn Lệ Thuỳ. Đã nhường một phần diện tích đất (chủ yếu là đất canh tác) và nhận tiền đền bù vào năm 1997, để phục vụ xây dựng đường ống dẫn dầu của dự án KKT Dung Quất. Đến năm 2002, 53 hộ của thôn Đồng Tre bắt đầu di dời vào khu TĐC Giếng Hố do mở rộng nhà máy Lọc dầu. Đến năm 2008 có 03 hộ dân trong diện sạt lở ven biển được cấp đất ở Giếng Hố, nên Giếng Hố có 56 hộ ổn định như hiện nay. Các hộ dân ở đây di chuyển TĐC trong địa vực cùng xã, và có số tiền đền bù cao hơn so với các hộ cùng ở thôn Đồng Tre phải di dân qua khu dân cư An Quang, xã Bình Thanh Tây từ những 1996 - 1998. Hiện nay, Giếng Hố vẫn nằm trong vùng bãi ngang được hưởng những chính sách ưu tiên phát triển đối với bãi ngang của Nhà nước. (Xem PL 5 ảnh 3). Khu dân cư Giếng Hố nằm ở phía Đông của xã Bình Trị, có diện tích khu dân cư 2 ha, quy hoạch thành 60 lô, số lô đã làm nhà 56. Theo số liệu thực địa do UBND xã Bình Trị cung cấp thì Giếng Hố có diện tích tự nhiên toàn khu là 45 ha, trong đó đất phi nông nghiệp 1,5 ha, đất rau màu 0,5 ha, đất trồng cây lâu năm 13 ha, đất lúa là 5 ha, đất rừng trồng là 27 ha. Về dân số, có 56 hộ, 178 nhân khẩu, số khẩu tạm vắng sinh sống ở nơi khác là 12 khẩu. Trong khu có 07 hộ gia đình làm ăn kinh tế 2 ở Tây Nguyên, hàng năm có mức thu nhập từ 50 triệu đồng trở lên. Khu dân cư có 5 nhà hai tầng, hầu hết các nhà được xây dựng kiên cố, 90 % số hộ có phương tiện nghe nhìn và đi lại, tăng thêm diện mạo mới hiện đại. Khu dân cư có 50/56 hộ đạt gia đình văn hóa. 1.3.1.3. Khu tái định cư Vĩnh Trà Trong quy hoạch thì khu TĐC Vĩnh Trà có tên là khu TĐC Tây Sông Trà Bồng. Còn Vĩnh Trà là tên gọi ghép từ chữ Vĩnh trong tên thôn Vĩnh An (xã Bình Thạnh) và chữ Trà trong tên thôn Sơn Trà (Xã Bình Đông) mà thành. Thôn Vĩnh An là đất nơi lập khu TĐC còn Sơn Trà là làng nơi xuất cư do xây dựng nhà máy 34 đóng tàu Dung Quất, ngoài ra còn có vài hộ dân từ xã Bình Chánh và xã Bình Thuận chuyển đến. Bởi vậy, tên gọi khu TĐC Vĩnh Trà dần được thay thế cho tên Khu TĐC Tây Sông Trà Bồng, và luận án sử dụng tên Vĩnh Trà. ( Xem PL 5, ảnh 1) Khu TĐC Vĩnh Trà có diện tích 59 ha, có quy hoạch 594 lô đất dành cho các hộ TĐC. Hiện nay, tại Vĩnh Trà có khoảng 300 hộ dân, khoảng 144 hộ làm nghề ngư nghiệp, khoảng 50 hộ làm nông còn 106 hộ còn lại buôn bán nhỏ và làm thuê. Đây là khu TĐC có diện tích lớn nhất, được đầu tư nhiều hệ thống cơ sở hạ tầng nhất trong KKT Dung quất. Thôn Vĩnh Trà được hình thành trên đất Vĩnh An, là khu dân cư TĐC của người dân từ các xã Bình Đông, Bình Thuận, Bình Thạnh. Trong đó số lượng nhiều nhất là dân ở thôn Sơn Trà, và hình thanh trên đất của thôn Vĩnh An nên được gọi là Vĩnh Trà. Khu TĐC này ở vị trí gần đường lộ lớn, có nhiều nhà máy, có nhiều nhà nghỉ, khách sạn, gần biển. Cách khu TĐC Vĩnh Trà khoảng 2 km là khu du lịch Thiên Đàng, được đầu tư xây dựng tổng vốn 220 tỷ đồng. Quy hoạch là vậy nhưng thực tế do đánh giá sai nhu cầu thị trường nên khu du lịch Thiên Đàng hiện nay bị bỏ hoang. Vĩnh Trà còn ở vị trí gần trục đường chính Dốc Sỏi - Dung Quất và gần biển Khe Hai, gần nơi tập trung nhiều nhà máy chế biến gỗ trong Phân KCN Sài Gòn - Dung Quất với nhiều nhà hàng, khách sạn, trong đó có khách sạn lớn mang tên khách sạn Hoàng Gia. Đây chính là khu quy hoạch đô thị Dốc Sỏi trong quy hoạch chung của KKT Dung Quất. Bởi vậy, so với 2 khu TĐC mà luận án khảo sát trực tiếp thì Vĩnh Trà là khu TĐC có nhiều tác động đa chiều của các dự án phát triển, các mối quan hệ giữa cộng đồng ở Vĩnh Trà, giữa Vĩnh Trà với cộng đồng khác, giữa người TĐC với quê cũ 1.3.2. Huyện Bình Sơn và đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hoá hai làng người Kinh trước tái định cư 1.3.2.1. Huyện Bình Sơn Huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi, theo Đại Nam Nhất Thống chí, trước đời Tần là vùng đất nhỏ bé thuộc đất của Việt Thường Thị, đến đời nhà Tần thuộc Tượng Quận, đời Hán thuộc quận Nhật Nam. Sau đó, người tại chỗ đã khởi nghĩa 35 chống ách đô hộ của nhà Hán và lập nên quốc gia Lâm Ấp. Thời gian sau cải tên thành quốc gia Chăm Pa (Chiêm Thành). Năm 1471 Vua Lê Thánh Tôn đem quân chinh phạt Chăm Pa, thu được vùng đất từ Quảng Nam đến Phú Yên ngày nay, đặt là Thừa Tuyên Quảng Nam. Riêng vùng đất Quảng Ngãi đặt là phủ Tư Nghĩa gồm 3 huyện Nghĩa Giang, Bình Sơn và Mộ Hoa. Như vậy, huyện Bình Sơn chính thức có tên gọi từ triều vua Lê Thánh Tôn (1471). Từ triều vua Lê Thánh Tôn đến 1898, huyện Bình Sơn gồm 6 tổng, 53 xã đến năm 1899, niên hiệu Thành Thái thứ 11, huyện Bình Sơn được chia một phần ra để thành lập huyện mới là huyện Sơn Tịnh. Huyện Bình Sơn được đổi tên thành phủ Bình Sơn với 4 tổng gồm 80 xã (xã tương ứng với làng) [57, tr.4 ]. Từ thế kỷ thứ XV trở đi, người Việt trên bước đường khai phá chinh phục mở mang bờ cõi về phía Nam đã chung sống hòa thuận với người Chăm, hội nhập hai dòng văn hóa Việt, Chăm để sản sinh nền văn hóa đặc trưng của vùng đất Bình Sơn và Quảng Ngãi với sắc thái ruộng và biển. Hiện nay dân cư chủ yếu ở Bình Sơn là người Kinh, chiếm 99,7 % dân số [56, tr.3]. Ngày nay, huyện Bình Sơn, thuộc Quảng Ngãi, một tỉnh nằm ở duyên hải Nam Trung Bộ, phía bắc giáp tỉnh Quảng Nam, phía nam giáp tỉnh Bình Định, phía tây, tây bắc giáp tỉnh Quảng Nam và tỉnh Kon Tum, phía tây nam giáp tỉnh Gia Lai; phía đông giáp biển Đông, có đường bờ biển dài gần 130 km với 5 cửa biển chính là Sa Cần, Sa Kỳ, Cửa Đại, Mỹ Á và Sa Huỳnh. Phía bắc Bình Sơn liền kề với KKT mở Chu Lai, phía nam Bình Sơn gần với KCN Tịnh Phong, là cơ hội lớn để trao đổi nguồn lao động, vừa góp phần giải quyết việc làm cho người dân ở các xã lân cận như Bình Hiệp, Bình Long; phía Tây giáp huyện Trà Bồng, với mũi nhọn phát triển lâm nghiệp, chế biến lâm sản. Phía đông giáp biển Đông với 54 km đường bờ biển, mở ra triển vọng khai thác, nuôi trồng thủy hải sản, lao động ngư nghiệp mang lại một giá trị sản lượng trong cơ cấu kinh tế của huyện. Huyện Bình Sơn có 24 xã và 1 thị trấn, diện tích tự nhiên 467,57 km2, chiếm 9,07% tổng diện tích tự nhiên tỉnh Quảng Ngãi. Trên địa bản huyện có KKT Dung Quất với diện tích quy hoạch ban đầu 103km2 (khoảng 22,1% diện tích toàn 36 huyện), đang được quy hoạch mở rộng lên đến 45.300ha, tương đương với 453 km2, chiếm 96,9% diện tích toàn huyện [51, tr.2]. Huyện Bình Sơn có đặc thù của khí hậu nhiệt đới gió mùa duyên hải Nam Trung Bộ với yếu tố địa hình sườn Đông Trường Sơn chi phối, đặc điểm khí hậu của huyện được thể hiện rõ theo 2 mùa: mùa khô từ tháng 2 đến tháng 7 và mùa mưa từ tháng 8 đến tháng 1 năm sau. Bình Sơn là 1 trong 6 huyện của Quảng Ngãi giáp với biển, bờ biển tuy không dài (54 km) nhưng lại có ưu thế vượt trội so với một số huyện ven biển khác. Với nhiều chủng loại thủy sản phong phú (trên 160 loại cá, tôm, mực các loại), sản lượng đánh bắt hàng năm khoảng 18.000 - 20.000 tấn hải sản. Ngoài ra, Bình Sơn có 2 con sông và 1 đầm tiếp giáp với biển tạo nguồn nước mặn, lợ thích hợp cho phát triển nuôi trồng thủy sản. Hiện tại đã khai thác để nuôi trồng thủy sản 200 ha với sản lượng từ 200 đến 300 tấn tôm, cá hàng năm. 1.3.2.2. Đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hoá của hai làng người Kinh trước TĐC Tại mục 1.3.1, luận án đã giới thiệu về 3 khu TĐC là địa bàn khảo sát chính của luận án. Trước khi TĐC, người dân khu An Quang và khu Giếng Hố có chung điểm xuất cư là làng Đồng Tre, thôn Lệ Thuỷ, xã Bình Trị; người dân Vĩnh Trà mà luận án khảo sát có điểm xuất cư chủ yếu từ làng Sơn Trà, thôn Sơn Trà xã Bình Đông. Như vậy, làng người Kinh trước TĐC được luận án tìm hiểu nhằm so sánh sự biến đổi văn hoá chính là làng Đồng Tre và làng Sơn Trà theo cách gọi của chính những hộ dân được khảo sát. Xã Bình Trị, nằm ở phía Nam vịnh Dung Quất, diện tích 1660 ha. Phía Bắc giáp các xã Bình Thuận, Bình Đông, phía Tây giáp các xã Bình Đông, Bình Phước. Xã gồm ba thôn: Phước Hòa, Lệ Thủy, An Lộc. Thôn Phước Hòa gồm 5 xóm: Hòa Tây, An Long, Hòa Trung, Hòa Đông, An Lệ. Thôn Lệ Thủy gồm 2 xóm Đồng Tre, An Thạch. Thôn An Lạc gồm 4 xóm: Nam, Bắc, Long Bàn và Tân An. Từ 1996 thì nhóm cư dân ở Đồng Tre bắt đầu di dời giải tỏa đất cho dự án phát triển Nhà máy lọc dầu số 1 Dung Quất. Xã Bình Đông trước khi TĐC gồm 3 thôn Thượng Hòa, Tân Hy, Sơn Trà, nhưng về nguồn gốc chỉ có 2 làng Tân Hy và Sơn Trà. Bởi vì, thôn Thượng Hòa 37 vốn là một xóm của thôn Tân Hy, sau khi ta giành chính quyền (tháng 8-1945), chuyển xóm này thành thôn. Xã có diện tích 1435 ha, nằm sát vịnh Dung Quất, phía đông giáp Bình Thuận, phía Nam giáp sông Trà Bồng, phía Tây giáp Bình Trị và Bình Dương, phía Bắc giáp biển Đông. Làng Sơn Trà chính là nơi sinh sống của các hộ dân trước khi TĐC tại Vĩnh Trà được chọn làm điểm nghiên cứu của luận án. Bình Đông và Bình Trị là hai xã ven biển có địa hình bán sơn địa, vừa có đất nông nghiệp, lâm nghiệp, vùng nước lợ để nuôi trồng thủy sản và dải biển nước sâu thuận lợi cho đánh bắt hải sản. Bình Đông thuộc vịnh Dung Quất là vịnh có độ sâu từ 10 đến 20 m và đáy cát mịn, bờ biển bằng phẳng, một địa hình lý tưởng để xây dựng cảng nước sâu, phát triển đô thị và KCN. Về phương diện lịch sử vùng đất. Theo nghiên cứu của Phạm Văn Hồ, Lê Đình Phụng dựa trên kết quả khai quật khảo cổ học tại Bình Trị, huyện Bình Sơn, trong đó có điểm khai quật tại Đồng Tre, thôn Lệ Thuỷ trước khi xây dựng KKT Dung Quất đã phát hiện những hiện vật khảo cổ học có chung một niên đại từ Thế kỷ XVII trở lại đây. Điều này cho phép chúng ta đi đến một nhận xét: mặc dù vùng đất này vốn đã do người Chăm quản lý, nhưng vẫn là vùng đất hoang hóa. Sau đó, người Việt đã vào đây cư trú, khẩn hoang, lập nghiệp, biến vùng đất hoang này thành những làng xóm đông vui, trù phú tồn tại suốt mấy trăm năm lịch sử liên tục từ Thế kỷ XVII đến Thế kỷ XVIII trở lại đây [49, tr.30]. Nông nghiệp ruộng nước là một trong hai sinh kế quan trọng của hai làng. Bên cạnh đó là ngư nghiệp đánh bắt hải sản. Từ giữa thập kỷ 60 trở đi, nghề đánh bắt cá trong và quanh vịnh Dung Quất đã được cơ giới hóa. Thuyền đánh cá được gắn máy từ 16 sức ngựa (16 CV) trở lên có thể ra ngư trường xa đánh bắt cá. Các thuyền có máy 45 CV có thể ra tận đảo Lý Sơn (Cù lao Ré) hoặc Hoàng Sa đánh bắt. Các hình thức đánh bắt mới xuất hiện, cùng các công cụ được cải tiến. Việc cơ giới hóa ghe thuyền và việc nâng cấp, cải tiến các bộ lưới đòi hỏi nguồn vốn khá lớn. Chẳng hạn, bộ thuyền và lưới vây rút chì, có giá tới 35 cây vàng; loại thấp nhất như bộ thuyền và lưới mành đèn trị giá khoảng 8 cây vàng. Tình hình trên làm cho quan hệ xã hội 38 trong hoạt động kinh tế của ngư dân có nhiều thay đổi. Bên cạnh các tiểu chủ thuê mướn lao động, còn có hình thức từng nhóm người chung vốn với nhau sắm thuyền lưới cùng đi đánh bắt và chia nhau sản phẩm. Nhiều khi quan hệ tiểu chủ - bạn thuyền và quan hệ góp vốn chung thuyền đan xen vào nhau trong một hình thức đánh bắt [31, tr.53]. Cư dân hai làng lấy xóm làm đơn vị cư trú, đồng thời cũng là đơn vị tổ chức xã hội quan trọng trong cơ cấu tổ chức làng xã. Các xóm hình thành trên những đồi đất thấp hoặc gò thấp, sát ruộng nước. Ranh giới các xóm là một cánh đồng. Do vậy, hầu hết các xóm thuộc làng đều đứng đơn lẻ, chỉ có 2 làng Tân Hy và An Lộc gồm các xóm cư trú tập trung. Các xóm ngoài khu dân cư còn có khu dành cho các thiết chế tôn giáo tín ngưỡng và nghĩa địa riêng. Từ yêu cầu cần nhiều nam giới trong đánh bắt cá, để ra khơi hay trong sản xuất nông nghiệp cũng như tư tưởng trọng nam, nên các gia đình cố gắng sinh con trai và sinh nhiều con trai. Nhiều hộ có tới 9 đến 10 người con; có hộ gia đình, người vợ đẻ 6 con gái nhưng vẫn tiếp tục đẻ lần nữa hy vọng được con trai. Quan niệm sinh con trai đối với cư dân làm biển ở Sơn Trà nặng nề hơn so với Đồng Tre do rủi ro biển cả lớn. Nhiều gia đình ở Sơn Trà đã có nhiều con, nhưng nếu chỉ có một con trai vẫn “quyết” sinh thêm con trai để có lao động trên ngư trường. Về sinh hoạt chính trị ở cơ sở, các làng trước đều theo mô hình chung gồm chi bộ Đảng, Ban Mặt trận và các đoàn thể chính trị. Làng Sơn Trà làm ngư nghiệp nên Vạn chài là tổ chức quan trọng, bền chặt và khác biệt với làng Đồng tre làm nông nghiệp. Ngoài ra, các thiết chế phi quan phương như hội người cao tuổi, hội đồng niên, hội đồng học, dòng họ, v.v Tuy nhiên, các hội này sự cố kết lỏng lẽo, không thường xuyên của những hộ gia đình nông dân, ngư dân. Nếu như thổ cư của ở Đồng Tre ngoài diện tích nhà còn có vườn và khoảng sân rộng lên tới nghìn m2 thì thổ cư ở Sơn Trà chỉ từ 100 đến 200 m2, thậm chí vài chục m2. Những ngôi nhà được xây cất san sát theo lối mật tập với đường đi trong làng nhỏ hẹp, ngoằn nghèo. Nhiều hộ gia đình ngư dân làm nhà san sát mép nước, để dễ dàng trông coi, sử dụng, cất giữ ngư cụ sản xuất sát bờ biển. 39 Việc cưới xin của cư nông nghiệp và ngư nghiệp ở Đồng Tre, Sơn Trà, cũng như tập tục ở các làng người Kinh khác vùng ven biển Quảng Ngãi. Nghi lễ đám cưới gồm các bước: chạm ngõ, ăn hỏi, cưới (đón dâu) và lại mặt. Việc cưới được tổ chức dựa trên sự trợ giúp của họ hàng, lối xóm trong các bước, nhất là trong việc tổ chức tiệc cưới, nhưng vẫn dựa trên nguồn tài chính và năng lực kinh tế của gia đình nhà trai là chính. Đối với việc tang ma, con trưởng và con dâu trưởng mặc bộ đồ áo xô trắng, bưng bài vị đi trước linh cữu. Các cháu và chắt của người quá cố đều chít khăn trắng. Chi phí trong tang ma đều do con trưởng trang trải. Cư dân có một tinh thần cộng đồng rất cao, hỗ trợ nhau trong đám tang. Khi nhà nào có người qua đời, cả xóm đến chia buồn, lo giúp việc đưa tang. Tang chủ không phải làm cơm trả nghĩa trong thời gian làm ma. Chỉ sau khi làm lễ giáp năm, tang chủ mới phải làm lễ trả nghĩa những người đã giúp đỡ gia đình trong khi lo tang lễ. Người dân thường mang hương đèn và ít lễ mọn và có cả tiền mặt tới viế... Ai là người chủ yếu làm việc này? Dạng công việc 1. Chồng 6. Con dâu/rể 2. Vợ 7. Bố mẹ 3. Cả chồng và vợ 8. Anh/chị/em 4. Con gái 9. Khác....... 5. Con trai 1. Công việc lao động sản xuất 2. Công việc Kinh doanh dịch vụ 3. Công việc gia đình 175 4. Hội họp và các hoạt động xã hội khác 5. Sinh hoạt văn hóa và lễ hội cộng đồng 5. Khác (ghi rõ) C3. Trong gia đình ông/bà, ai là người đưa ra các quyết định quan trọng về những vấn đề sau đây? Mã đánh giá: 1. Chồng quyết định nhiều hơn 2. Vợ quyết định nhiều hơn 3. Vợ chồng quyết định bằng nhau 4. Bố mẹ quyết định 5. Người khác 6. Không biết Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất 1.Công việc sản xuất, kinh doanh của gia đình 2. Mua đồ đạc đắt tiền trong gia đình 3. Các quan hệ trong gia đình và họ hàng 4. Hoạt động xã hội chung của 2 vợ chồng 5. Việc học của con cái 6. Việc kết hôn của con cái C4. Trong gia đình ông/ bà có ai đi làm ăn xa không? Mã: 1. có 2. Không Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất 1. Khác xã 2. Khác huyện 3. Khác tỉnh 4. Khác vùng 5. Nước ngoài C5. Số tiền của người làm đi làm xa gửi về có vài trò như thế nào trong thu nhập của gia đình? Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất 1. Chính 2. Phụ 3. Không đáng kể 4. Khác: C6. Nếu gia đình không có ai làm việc tại KCN thì ông bà có biết lý do tại sao? 1. Độ tuổi không phù hợp 4. Không có mỗi quan hệ 2. Trình độ chuyên môn không đủ 5. Không đủ kinh nghiệm 3. Sức khỏe không đảm bảo 6. Thu nhập thấp so với sức lao đông 7. Khác: 176 C7. Theo ông/bà kinh tế của hộ gia đình mình hiện nay so với trước khi TĐC là? 1. Tăng lên nhiều 4. Giảm ít 2. Tăng ít 5. Giảm nhiều 3. Không thay đổi 6. Khác: (Ghi rõ) C8. Nếu kinh tế hộ gia đình tăng lên là do những nguyên nhân chính nào? stt Yếu tố Mức độ tác động Rất ảnh Ảnh hưởng Không ảnh hưởng ít hưởng 1 Do tiền đền bù 2 Do các chính sách hậu TĐC 3 Do sự phát triển của KKT Dung Quất 4 Do sự phát triển của cơ sở hạ tầng như điện, giao thong 5 Có thêm lao động 6 Do nâng cao trình độ lao động 7 Tương trợ giúp đỡ của họ hàng, anh em 8 Khác (ghi cụ thể). C9. Nếu kinh tế hộ gia đình giảm đi là do những nguyên nhân chính nào? stt Yếu tố Mức độ tác động Chính Phụ 1 Do tiền đền bù 2 Do các chính sách hậu TĐC 3 Do sự phát triển của KKT Dung Quất 4 Do sự phát triển của cơ sở hạ tầng như điện, giao thong 5 Có thêm lao động 6 Do được nâng cao trình độ lao động 7 Tương trợ giúp đỡ của họ hàng, anh em 8 Khác(ghi cụ thể) ..... 177 C10. Hiện nay gia đình có gặp khó khăn gì trong hoạt động sản xuất, kinh doanh? Stt Vấn đề Khó khăn 1 Khó khăn về đất đai 2 Vốn 3 Thiếu trình độ chuyên môn (TC, CĐ, ĐH) 4 Thiếu kiến thức, kinh nghiệm và kĩ năng sản xuất, kinh doanh 5 Giống cây, con chưa phù hợp 6 Giá cả và thị trường tiêu thụ sản phẩm 7 Thiên tai, dịch bệnh 8 Khác (ghi cụ thể). C11. Xin Ông/ Bà cho biết điều kiện sống tại nơi TĐC so với nơi ở cũ là? 1. Tốt hơnKém hơnNhư nhau (bằng)D. GIÁO DỤC D1. Hiện nay, gia đình ta có con (cháu) đang đi học không? 1. Có -> D3 2. Không -> D2 3. Khác (Ghi rõ)____________ D2. Vì sao các con (cháu) không đi học nữa? (Nêu 3 lý do chính) 1. Khó khăn kinh tế 2. Kết hôn sớm 3. Các cháu không muốn học 4. Con gái không cần học cao 5. Học lực kém 6. Con trai không cần học cao 7. Không thi đỗ 8. Khác (ghi cụ thể) D3. Theo suy nghĩ của ông /bà, nếu đầu tư cho con/cháu đi học, ông/bà sẽ ưu tiên cho ai? Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất 1. Con/cháu trai 2. Con/cháu gái 3. Không phân biệt 178 D4. Chi phí cho việc đi học của con/cháu của ông/bà có tốn kém không? Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất 1. Rất tốn kém 2. Ít tốn kém 3. Không tốn kém D5. Theo ông (bà), việc đi học của con (cháu) có ảnh hưởng đến nguồn lao động, sản xuất của gia đình không? Trước thu hồi đất Sau thu hồi đất 1.Rất ảnh hưởng 2.Ảnh hưởng ít 3.Không ảnh hưởng D6. Ông /bà có nói chuyện với con về : Thường xuyên Thỉnh thoảng Không bao giờ 1. Việc học ở lớp 2. Các hoạt động ở trường 3. Việc học ở nhà 4. Quan hệ với thầy cô giáo 5. Quan hệ với bạn bè 6. Khác (Ghi rõ): D8 . Khi con/cháu gặp bài khó khăn trong bài vở, ông /bà làm gì? 1. Cùng tìm hiểu bài 4.Cho đi học thêm 2. Nhờ người giảng bài 5.Không làm gì 3.Mua sách tham khảo 6.Khác: (Ghi rõ) 179 D9. Ông /bà có hay quan tâm đến kết quả học tập của con/cháu hay không? 1. Thường xuyên 2. Thỉnh thoảng 3. Không bao giờ D10. Trong gia đình ta, ai làm những việc liên quan đến học hành của các con/cháu dưới đây? 1. Ông 5. Anh 2. Bà 6. Chị 3. Bố 7. Khác (Ghi rõ) 4. Mẹ Mua sắm, chuẩn bị đồ dùng, sách vở học tập cho con Đưa, đón con đi học Kiểm tra bài vở của con Giúp con học ở nhà Họp phụ huynh Gặp thầy cô giáo để hỏi về tình hình học tập của con D11. Ông/bà mong muốn các con/cháu mình sau này làm nghề gì? Mong muốn đối với con trai Mong muốn đối với con gái 1. Nông nghiệp 1. Nông nghiệp 2. Ngư nghiệp 2. Ngư nghiệp 3. Công/viên chức 3. Công/viên chức 4. Cán bộ y tế 4. Cán bộ y tế 5. Lực lượng vũ trang 5. Lực lượng vũ trang 6. Giáo viên 6. Giáo viên 7. Kỹ sư 7. Kỹ sư 8. Công nhân 8. Công nhân 9. Buôn bán, Dịch vụ 9. Buôn bán, Dịch vụ 10. Khác (ghi rõ) 10. Khác (ghi rõ) E. Tiếp cận thông tin, chính sách về TĐC E1. Ông/ bà biết về các thông tin sau không, nếu có thì từ nguồn nào: Mã nguồn thông tin: 1. Họ hàng, bạn bè, hàng xóm 5. Tổ chức đoàn thế khác (hội nông dân, đoàn thành niên, 2. Thông báo chung qua loa của xã, thôn hội phụ nữ ) 3. Cán bộ xã, thôn thông báo tại nhà 6. Báo, đài, tivi 4. Thông báo của xã, thôn qua họp thôn 7. Khác 180 Stt Loại thông tin 1. Có Từ nguồn 2.không thông tin 1 Các thủ tục, biểu mẫu liên quan đến cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) 2 Phản hồi và kiến nghị của các nhân, tổ chức về quy định hành chính liên quan tới cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất 3 Kết quả giải quyết, phản hồi và kiến nghị về thủ tục hành chính liên quan đến đất đai 4 Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất chi tiết 5 Quyết định bồi thường, hỗ trợ TĐC 6 Dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ TĐC 7 Khác.. E2. Ông/bà có nhận xét gì về các chính sách trong quá trình thu hồi đất và TĐC? Chính sách Hiệu quả Không hiệu quả Hưởng lợi Không hưởng lợi 1. Đền bù, thu hồi đất 2. TĐC 3. Hậu TĐC Xin cảm ơn sự tham gia của ông/b 181 PHỤ LỤC 4: XỬ LÝ PHIẾU ĐIỀU TRA PHỤ LỤC 1/ Địa bàn của người trả lời Statistics Nghề nghiệp của Địa bàn người trả lời hiện tại N Valid 170 170 Missing 0 0 Địa bàn Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Khu An Quang 40 23,5 23,5 23,5 Khu Vĩnh Trà 40 23,5 23,5 47,1 Khu Giếng Hố 90 52,9 52,9 100,0 Total 170 100,0 100,0 Missing System 0 0 Total 170 100,0 2/ Hoạt động nghề nghiệp sau khi tái định cư Nghề nghiệp của người trả lời hiện tại Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Nông nghiệp 70 41 41 41,0 Nuôi trồng thủy sản 9 5,3 5,3 46,3 Đánh bắt thủy sản 30 17,7 17,7 64,0 Công nhân 25 15 15 79,0 Buôn bán, dịch vụ 14 8 8 87,0 Hưu trí 5 3 3 90,0 Làm thuê 7 4,1 4,1 94,1 Thất nghiệp 9 5,3 5,3 99,4 Khác 1 0,6 0,6 100,0 Total 170 100,0 100,0 Missing System 0 0 Total 170 100,0 182 3/ Giới tính người trả lời Giới tính người trả lời Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Nam 120 70,6 70,6 70,6 Nữ 50 29,4 29,4 100,0 Total 170 100,0 100,0 Missing System 0 0 Total 170 100,0 4/ Tuổi của người trả lời Tuổi của người trả lời Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 34 2 1,2 1,2 1,2 35 2 1,2 1,2 2,4 37 4 2,4 2,4 4,7 40 12 7,1 7,1 11,8 41 11 6,5 6,5 18,2 42 17 10,0 10,0 28,2 43 9 5,3 5,3 33,5 44 5 2,9 2,9 36,5 46 2 1,2 1,2 37,6 47 16 9,4 9,4 47,1 49 4 2,4 2,4 49,4 50 6 3,5 3,5 52,9 51 2 1,2 1,2 54,1 52 16 9,4 9,4 63,5 53 4 2,4 2,4 65,9 54 4 2,4 2,4 68,2 55 2 1,2 1,2 69,4 56 2 1,2 1,2 70,6 57 8 4,7 4,7 75,3 59 2 1,2 1,2 76,5 61 5 2,9 2,9 79,4 62 2 1,2 1,2 80,6 63 2 1,2 1,2 81,8 64 5 2,9 2,9 84,7 183 67 4 2,4 2,4 87,1 68 6 3,5 3,5 90,6 71 2 1,2 1,2 91,8 74 4 2,4 2,4 94,1 76 2 1,2 1,2 95,3 77 2 1,2 1,2 96,5 79 4 2,4 2,4 98,8 80 2 1,2 1,2 100,0 Total 170 100,0 100,0 Missing System 0 0 Total 170 100,0 Làm việc tại KKT Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Có 2 1,2 1,6 1,6 Không 121 71,2 98,4 100,0 Total 123 72,4 100,0 Missing System 47 27,6 Total 170 100,0 5/ Nguyên nhân thay đổi công việc Statistics Do được học Do thay đổi Do mất đất Do cách xa Do có nhiều Do có KKT Khác tập đào tạo chỗ ở sản xuất biển nghề mới N Valid 47 49 51 47 47 47 170 Missing 123 121 119 123 123 123 0 6/ Mục đích sử dụng số tiền đền bù thu hồi đất của gia đình Statistics Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % đầu Tỷ lệ % Tỷ lệ % Tỷ lệ % Khác mua thêm xây gửi tiết mua sắm tư cho đầu tư đầu tư chi tiêu đất ở, đất dựng kiệm thiết bị gia phương tiện cho mình cho con hàng ngày sản xuất nhà đình sản xuất học nghề cái đi học N Valid 34 150 16 12 16 0 13 28 2 Missing 136 20 154 158 154 170 157 142 168 Perce 100 100,00 100,00 89,00 100,00 50,00 27,00 100,00 10,00 ntiles 184 Tỷ lệ % mua thêm đất ở, đất sản xuất Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 7 7 4,1 20,6 20,6 10 10 5,9 29,4 50,0 12 6 3,5 17,6 67,6 41 2 1,2 5,9 73,5 50 4 2,4 11,8 85,3 100 5 2,9 14,7 100,0 Total 34 20,0 100,0 Missing System 136 80,0 Total 170 100,0 Tỷ lệ % xây dựng nhà Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 11 4 2,4 2,7 2,7 22 2 1,2 1,3 4,0 25 5 2,9 3,3 7,3 43 2 1,2 1,3 8,7 45 2 1,2 1,3 10,0 47 2 1,2 1,3 11,3 50 20 11,8 13,3 24,7 55 2 1,2 1,3 26,0 70 4 2,4 2,7 28,7 80 7 4,1 4,7 33,3 85 2 1,2 1,3 34,7 88 2 1,2 1,3 36,0 90 17 10,0 11,3 47,3 93 7 4,1 4,7 52,0 95 6 3,5 4,0 56,0 98 5 2,9 3,3 59,3 100 61 35,9 40,7 100,0 Total 150 88,2 100,0 Missing System 20 11,8 Total 170 100,0 185 Tỷ lệ % gửi tiết kiệm Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 10 5 2,9 31,3 31,3 64 2 1,2 12,5 43,8 75 5 2,9 31,3 75,0 89 4 2,4 25,0 100,0 Total 16 9,4 100,0 Missing System 154 90,6 Total 170 100,0 Tỷ lệ % mua sắm thiết bị gia đình Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 10 2 1,2 16,7 16,7 15 2 1,2 16,7 33,3 19 2 1,2 16,7 50,0 25 2 1,2 16,7 66,7 27 2 1,2 16,7 83,3 100 2 1,2 16,7 100,0 Total 12 7,1 100,0 Missing System 158 92,9 Total 170 100,0 Tỷ lệ % đầu tư cho phương tiện sản xuất Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 2 4 2,4 25,0 25,0 14 2 1,2 12,5 37,5 20 4 2,4 25,0 62,5 40 2 1,2 12,5 75,0 45 2 1,2 12,5 87,5 50 2 1,2 12,5 100,0 Total 16 9,4 100,0 Missing System 154 90,6 Total 170 100,0 Tỷ lệ % đầu tư cho mình học nghề Frequency Percent Missing System 170 100,0 186 Tỷ lệ % đầu tư cho con cái đi học Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 18 4 2,4 30,8 30,8 20 7 4,1 53,8 84,6 27 2 1,2 15,4 100,0 Total 13 7,6 100,0 Missing System 157 92,4 Total 170 100,0 Tỷ lệ % chi tiêu hàng ngày Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 3 4 2,4 14,3 14,3 5 2 1,2 7,1 21,4 10 6 3,5 21,4 42,9 20 6 3,5 21,4 64,3 26 2 1,2 7,1 71,4 40 4 2,4 14,3 85,7 100 4 2,4 14,3 100,0 Total 28 16,5 100,0 Missing System 142 83,5 Total 170 100,0 Khác Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 10 2 1,2 100,0 100,0 Missing System 168 98,8 Total 170 100,0 187 188 189 7/ Đánh giá kinh tế của hộ gia đình so với trước khi tái định cư Theo ông/bà kinh tế của hộ gia đình hiện nay so với trước khi TĐC Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Tăng ít 9 5,3 5,4 5,4 Không thay đổi 19 11,2 11,4 16,9 Giảm ít 38 22,4 22,9 39,8 Giảm nhiều 96 56,5 57,8 97,6 Khác 4 2,4 2,4 100,0 Total 166 97,6 100,0 Missing System 4 2,4 Total 170 100,0 190 8/ Nguyên nhân không có ai làm việc tại KCN Statistics Thu nhập Do độ tuổi Trình độ chuyên Sức khỏe Không có Không đủ thấp so với không Khác môn không đủ không đảm bảo mối quan hệ kinh nghiệm mức lao phù hợp động N Valid 136 136 136 136 136 131 170 Missing 34 34 34 34 34 39 0 Do độ tuổi không phù hợp Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Chọn 43 25,3 31,6 31,6 Không 93 54,7 68,4 100,0 Total 136 80,0 100,0 Missing System 34 20,0 Total 170 100,0 Trình độ chuyên môn không đủ Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Chọn 83 48,8 61,0 61,0 Không 53 31,2 39,0 100,0 Total 136 80,0 100,0 Missing System 34 20,0 Total 170 100,0 191 Sức khỏe không đảm bảo Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Chọn 6 3,5 4,4 4,4 Không 130 76,5 95,6 100,0 Total 136 80,0 100,0 Missing System 34 20,0 Total 170 100,0 Không có mối quan hệ Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Chọn 26 15,3 19,1 19,1 Không 110 64,7 80,9 100,0 Total 136 80,0 100,0 Missing System 34 20,0 Total 170 100,0 Không đủ kinh nghiệm Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Chọn 6 3,5 4,4 4,4 Không 130 76,5 95,6 100,0 Total 136 80,0 100,0 Missing System 34 20,0 Total 170 100,0 Thu nhập thấp so với mức lao động Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Chọn 2 1,2 1,5 1,5 Không 129 75,9 98,5 100,0 Total 131 77,1 100,0 Missing System 39 22,9 Total 170 100,0 Khác Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 141 82,9 82,9 82,9 Có trình độ, xin vào KKT 2 1,2 1,2 84,1 không được Con cháu đi làm ăn xa 4 2,4 2,4 86,5 192 Đi theo nghề biển 2 1,2 1,2 87,6 Già, không nhận việc 2 1,2 1,2 88,8 Không biết 2 1,2 1,2 90,0 Không cho 2 1,2 1,2 91,2 Kinh tế gia đình không đủ nên phải đi lấy chồng nên 2 1,2 1,2 92,4 không thể Có vợ, có chồng rồi đi làm 2 1,2 1,2 93,5 chỗ khác Quá tuổi 2 1,2 1,2 94,7 Quen đi biển, không đủ trình độ vô công nhân nhà máy 2 1,2 1,2 95,9 đóng tàu Xin không nhận 2 1,2 1,2 97,1 Yêu cầu chỗ làm dọn dẹp 5 2,9 2,9 100,0 Total 170 100,0 100,0 9/ Tiếp cận thông tin, chính sách về TĐC Statistics Phản hồi và kiến Kết quả giả Báo cáo Các thủ tục, nghị của các cá quyết, phản thuyết minh biểu mẫu liên nhân, tổ chức về hồi và kiến tổng hợp quy qua đến cấp quy định hành nghị về thủ hoạch sử Giấy chứng chính liên quan tới tục hành dụng đất, kế Quyết định Dự thảo nhận quyền cấp Giấy chứng chính liên hoạch sử bồi thường, phương án bồi sử dụng đất nhận quyền sử quan đến dụng đất chi hỗ trợ tái thường, hỗ trợ (sổ đỏ) dụng đất đất đai tiết định cư tái định cư Khác N Valid 149 149 147 125 147 121 170 Missing 21 21 23 45 23 49 0 Các thủ tục, biểu mẫu liên qua đến cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ) Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Có 129 75,9 86,6 86,6 Không 20 11,8 13,4 100,0 Total 149 87,6 100,0 Missing System 21 12,4 Total 170 100,0 193 Phản hồi và kiến nghị của các cá nhân, tổ chức về quy định hành chính liên quan tới cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Có 102 60,0 68,5 68,5 Không 47 27,6 31,5 100,0 Total 149 87,6 100,0 Missing System 21 12,4 Total 170 100,0 Kết quả giả quyết, phản hồi và kiến nghị về thủ tục hành chính liên quan đến đất đai Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Có 100 58,8 68,0 68,0 Không 47 27,6 32,0 100,0 Total 147 86,5 100,0 Missing System 23 13,5 Total 170 100,0 Báo cáo thuyết minh tổng hợp quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất chi tiết Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Có 88 51,8 70,4 70,4 Không 37 21,8 29,6 100,0 Total 125 73,5 100,0 Missing System 45 26,5 Total 170 100,0 Quyết định bồi thường, hỗ trợ tái định cư Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Có 143 84,1 97,3 97,3 Không 4 2,4 2,7 100,0 Total 147 86,5 100,0 Missing System 23 13,5 Total 170 100,0 Dự thảo phương án bồi thường, hỗ trợ tái định cư Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid Có 90 52,9 74,4 74,4 Không 31 18,2 25,6 100,0 Total 121 71,2 100,0 Missing System 49 28,8 Total 170 100,0 194 Khác Frequency Percent Valid Percent Cumulative Percent Valid 164 96,5 96,5 96,5 Chưa cấp sổ đỏ 2 1,2 1,2 97,6 Chưa có sổ đỏ 2 1,2 1,2 98,8 Không hề biết 2 1,2 1,2 100,0 Total 170 100,0 100,0 195 PHỤ LỤC 5: MỘT SỐ HÌNH ẢNH LIÊN QUAN LUẬN ÁN 5.1. Cảnh quan chung của địa bàn khảo sát Ảnh 1: Khu TĐC Vĩnh Trà, năm 2015 Người chụp: Đinh Như Hoài Ảnh 2: Làng Sơn Trà, Bình Đông Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2015 196 Ảnh 3: Khu TĐC Giếng Hố, năm 2015 Người chụp: Đinh Như Hoài Ảnh 4: Đường vào địa phận Đồng Tre xưa, thôn Lệ Thuỷ, xã Bình Trị Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2015 Ảnh 5: Khu TĐC An Quang, Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2015 197 Ảnh 6: Nhà bỏ hoang tại khu An Quang Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2012 Ảnh 7: Bãi biển Khe Hai, nhìn từ khu du lịch Thiên Đàng, xã Bình Thạnh Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2015 Ảnh 8: Bãi Biển Phước Thiện, xã Bình Trị. Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2015 198 Ảnh 8: Bãi Biển Phước Thiện, xã Bình Trị Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2015 Ảnh 9: Đoạn đường đang làm cạnh trên đường tới khu An Quang Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2015 Ảnh 10: Trường mẫu giáo cũ thôn Lệ Thuỷ, xã Bình Trị Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2015 199 Ảnh 11: Trường Mẫu giáo mới xây khu Giếng Hố, thôn Lệ Thuỷ, xã Bình Trị Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2015 Ảnh 12: Lớp mẫu giáo ở khu TĐC Vĩnh Trà Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2014 Ảnh 13: Giếng nước dùng chung của 03 hộ gia đình tại khu An Quang Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2015 200 5.2. Hình ảnh về hoạt động sinh kế Ảnh 14, 15: Phần đất bìa ranh trong sản xuất nông nghiệp gần nhà máy lọc dầu Dung Quất của dân Đồng Tre cũ, Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2015 Ảnh 16: Phần diện tích đất canh tác tại khu An Quang, Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2015 201 Ảnh 17. Chăn nuôi bò khá phổ biến ở các hộ vốn làm nông Tại An Quang, Người chụp Đinh Như Hoài, năm 2015 Ảnh 18 . Thúng đánh bắt ven bờ, khu TĐC Vĩnh Trà Người chụp Đinh Như Hoài, năm 2012 Ảnh 19: Tàu đánh bắt mực, xa bờ của ngư dân Vĩnh Trà, Sơn Trà Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2014 202 Ảnh 20: Chồng phụ vợ chế biến cá khô, tại Vĩnh Trà. Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2014 Ảnh 21: Chế biến mực ngọt dẻo, tạo Vĩnh Trà Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2014 203 Ảnh 22: Khu chợ Vĩnh Trà được xây dựng đầu khu TĐC, chỉ họp buổi chiều Người chụp; Đinh Như Hoài, năm 2015 Ảnh 23: Chợ tự phát họp buổi sáng trong khu Vĩnh Trà. Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2015 Ảnh 24: Cư dân nuôi tôm sú, Vĩnh Trà Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2015 204 Ảnh 25: Nhà nghỉ Triều Tiên, khu TĐC Vĩnh Trà Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2015 Ảnh 26: Nuôi bò và dịch vụ phát triển sau TĐC Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2013 Anh 27: Các biển kinh doanh dịch vụ đầu khu TĐC Vĩnh Trà Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2015 205 5.3. Một số hình ảnh sinh hoạt văn hóa Ảnh 28: Chùa Quang Phước, gần khu An Quang, xã Bình Thanh Tây Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2015 Ảnh 29: Nghĩa Tự Sơn Trà, thôn Sơn Trà, xã Bình Đông. Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2012 Ảnh 30: Nghĩa tự của xóm Đồng Tre, khi dời về TĐC Giếng Hố Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2012 206 Ảnh 31: Lăng Ông Nam Hải, thôn Sơn Trà, xã Bình Đông Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2015 Ảnh 32: Lăng Ông Nam Hải, khu Vĩnh Trà, xã Bình Thạnh Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2015 Ảnh 33: Lễ tế ở Lăng Cá Ông, xóm Bờ Đà, Vĩnh Trà Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2013 207 Ảnh 34: Tục xem chân gà trong lễ cúng Cá Ông, tại Vình Trà Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2013 Ảnh 35: Nam giới chuẩn bị lễ vật cúng ở Lăng Ông Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2013 Ảnh 36: Nữ giới chuẩn bị tiệc trong lễ cúng Cá Ông Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2013 208 Ảnh 37: Ông Đỗ Thanh Hiền, sinh năm 1940, ngư dân, trưởng đội hát Bả trạo ở Vĩnh Trà. Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2013 Ảnh 38: Bà Đỗ Thị Hồng sinh năm 1950, ngư dân tại Vĩnh Trà. Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2013 209 Ảnh 39: Dự tiệc trong lễ giỗ Ông Nam Hải ở Vĩnh Trà Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2013 Ảnh 40: Bàn thờ tổ tiên ở làng Sơn Trà, thôn Sơn Trà, xã Bình Đông Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2015 Ảnh 41: Bàn thờ tổ tiên trong gia đình tại Vĩnh Trà Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2015 210 Ảnh 42: Bàn thờ trong gia đình ở An Quang Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2015 Ảnh 43: Mâm cơm gia đình tại gia đình làm nông, và dịch vụ ở An Quang Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2015 Ảnh 44: Mâm cơm tại gia đình làm ngư tại Vĩnh Trà Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2015 211 Ảnh 45: Tiệc mời khách trong đám giỗ. Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2015 Ảnh 46: Tiệc tại lễ cúng ở Lăng Cá Ông tại Vĩnh Trà. Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2012 Ảnh 47: Trẻ em Vĩnh Trà vui chơi trong lô đất TĐC bỏ trông Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2012 212 Ảnh 49: Nhóm thanh niên đi làm ăn xa, về thăm nhà, vui chơi Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2015 Ảnh 50: Đội hát Bả Trạo ở Vĩnh Trà chuẩn bị cho tế lễ Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2014 213 Ảnh 51: Quán Internet ở Vĩnh Trà, Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2015 Ảnh 52: Kỳ vọng định hướng nghề nghiệp của cha mẹ với con cái Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2015 214 5.4. Một số hình ảnh về quá trình thực địa Ảnh 53: Điều tra khảo sát nhóm ở Sơn Trà chuyển lên Vĩnh Trà Người chụp: Châu Ngọc Hoè năm 2012 Ảnh 54: Điều tra khảo sát nhóm làm nông ở Vĩnh Trà Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2012 Ảnh 55: Điều tra, khảo sát nhóm làm ngư ở Vĩnh Trà Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2015 215 Ảnh 56: Điều tra khảo sát tại Giếng Hỗ, thôn Lệ Thuỷ, xã Bình Trị Người chụp: Châu Ngọc Hoè năm 2012 Ảnh 57: Điều tra, khảo sát tại An Quang, xã Bình Thanh Tây Người chụp: Châu Ngọc Hoè, năm 2015 Ảnh 58: Thảo luận nhóm nam, ở Vĩnh Trà Người chụp: Đinh Như Hoài năm 2012 216 Ảnh 59, 60: Sự “thắc mắc”của người dân tại An Quang, xã Bình Thanh Tây Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2012 Ảnh 61: Thảo luận nhóm ngư dân tại Vĩnh Trà Người chụp: Đinh Như Hoài, năm 2015 217 PHỤ LỤC 6: MỘT SỐ BÀI VĂN KHẤN 1. VĂN TẾ CHẠP MẢ CHI NHẤT – PHÁI NHẤT – TỘC NGUYỄN VĂN Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quảng Ngãi tỉnh, Bình Sơn huyện, Bình Thạnh xã, Vĩnh Trà thôn, Bờ Đà xóm Hôm nay là ngày . Tháng năm (âm lịch). Hiệp toàn Tộc, . Phái, chi thành tâm cẩn dụng: Kim ngân, hương đăng, cù lăng tăng tửu, hào soạn, thứ phẩm chi nghi. Cảm cáo vu cung thỉnh: Nguyễn văn tộc lịch đại quá võng, Chư tôn linh.. Cao tổ khảo. Mời thứ tự cao thấp xa về gần. Cô nhi sút sảo đồng bào đồng đường hữu danh vô vị hữu vị vô danh. Viết cung duy! Mộc hữu bổn thủy hữu nguyên câu văn truyện ngàn năm còn nhớ Vật bổn hồ thiên nhân sanh hồ Tổ sách lưu truyền muôn thuở nào quên Ông cha xưa cơ nghiệp dựng nên. Công sáng lập như thiên cao hải đại Thời nguyên thủy biết bao khổ ải Mưa nắng giãi dầu chống chọi với thiên nhiên Điền địa khẩn khai, lao động cần chuyên cho trái ngọt cây lành lưu hậu thế Trải bao cuộc tan thương dâu dể Nơi cha ông dựng nghiệp mãi trường tồn Mười mấy đời qua những thế hệ cháu con Càng phát triển, càng khuyếch trương hoành tráng Nhớ tiên linh xưa công cao dày vô hạn Tự Bắc vào Nam bao khó nhọc gian nan Nợ quân vương việc gia thế lo tan Thời sơ khởi kế sinh tồn cơ cực Nhưng sống trung – hiếu lưu truyền đạo đức Cho cháu con sau hưởng âm phúc phồn vinh Lớp truyền nhân bao kẻ đã hy sinh 218 Không thê tử chẳng hậu tôn trực hệ Cảm Những bậc thời nam chinh vì quốc tế Phải bỏ mình vì nợ Nước ân Vua Giữa sa trường sự chiến đấu thắng thua Ninh thọ tử, bất ninh thọ nhục Thương những đấng tiền nhân gặp lúc Gặp học tai trong lao động mở mang Tuổi hoa niên đã vĩnh biệt thế gian Chưa gia thất, chưa có đường kế tự Bao cuộc chiến nợ non song phận sự Lớp lớp tiền nhân bao kẻ xông pha Hiến máu xương cho đất nước nở hoa Cho thế hệ tương lai an lạc Cũng có kẻ nhiều đời qua oan thác Vì sút sổ thai nhi, vì bệnh bạc tảo vong Để song thân chịu bao nỗi đau long Những oan hồn ấy ngày sau thành vô tự Tiên linh ơi! Sự tồn vong sanh tử Nhiều đời qua biết bao cảnh não nùng Ngày nay đây ở Bờ Đà, Vĩnh Trà Nhà chen chúc cháu con vui, no ấm Tưởng tiền bối ân cao dày đức trọng Toàn cháu con chi phái nhất đồng tình Góp của công cùng gia tộc đệ huynh Đã tôn tạo ngôi từ đường quang rạng Phàn mộ chư tôn, tiên linh quá vãng Lệ hằng năm lo tu tảo đàng hoàng Đệ nhất chi – Đệ nhị phái nghiêm trang Ngày mồng mười tháng ba kỉnh tiến 219 Nguyện tiên tổ cõi vĩnh hằng linh hiển Phò cháu con nội ngoại được an lành Lời cổ nhân tế như tại lòng thành Dâng lễ phẩm chi nghi cầu linh chứng Phục vị thượng hưởng 2. VĂN KHẤN ĐÁM KỴ, GIỖ Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quảng Ngãi tỉnh, Bình Sơn huyện, . xã, .. thôn .. xóm. Hôm nay là ngày . Tháng năm (âm lịch).. Là ngày chánh kỵ của hương linh 1 (họ tên). Trưởng nam/ hiếu nam/ Từ tôn (họ tên) cùng với Thất trung (vợ) (họ tên) Hiệp toàn gia nam nữ đại tiểu đẳng cẩn dụng: Kim ngân, hương đăng, cù lăng tửu, hào soạn, thứ phẩm chi nghi Mời hương linh. Linh thiêng đệ dẫn chư hương linh trong nội chị cùng về chứng hưởng. Phù hộ độ trì cho con cháu bình an, mạnh khỏe, quý nhân giúp đỡ, công thành danh toại 3. VĂN KHẤN TẤT NIÊN TẠI XÓM Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, Quảng Ngãi tỉnh, Bình Sơn huyện, . xã, .. thôn .. xóm. Hôm nay là ngày . Tháng năm (âm lịch).. Tư nhơn tất niên/ trung niên toàn tổ dân phố . Thành tâm cẩn dụng Quan đái, Kim ngân, hương đăng, cù lăng tăng tửu, hào soạn, thứ phẩm chi nghi Cảm cáo vu, Cung thỉnh: - Thành hoàng bổn sứ - Tôn thần đương kiển thổ địa - Phước đức trần thần thần - Ngũ phương đạo lộ thần quan 1 Hiển tổ khảo là Ông nội, Hiển tổ tỷ là bà nội, Hiền khảo là Cha, Hiền Tỷ là Mẹ 220 - Liệt vị Tôn thần Phổ cập: Âm linh cô hồn, oan hồn uổng tử lộ đồ tản mạn, nạn nhân chiến tranh, nam nữ thương vong, đồng lai dự hưởng Viết cung di cô hồn: Sự sinh tử từ thời kỳ nguyên thủy đến nay trên đất tổ quê hương biết bao người thác oan ức, thảm thương cốt siêu lạc, hồn không người phụng tự. Thành tâm thỉnh những oan hồn uổng tử. Thỉnh những người từ kim cổ thác oan. Thỉnh những hồn ma phách quế mơ màng vì thọ mà hồn quan ly cách Thương kẻ sỹ chăm lo đèn sách, long dốc mong lập hai chữ CÔNG DANH. Sinh mệnh không may lâm hiểm, rủi một phút hồn lìa khỏi xác Kẻ nông phu, kẻ chăm lo cày cuốc vì mưu sinh năng giải mưu dầu. Cũng phận người mà đầy nỗi khổ đau. Đời lam lũ chân bùn tay lấm. Sống kham khổ thiếu no thiếu ấm. Cũng cam tâm với cảnh nghèo nàn. Nào ngờ đâu cảnh binh lửa lầm thân. Biết bao kẻ vì đạn bom mà thác, hồn phảng phất bơ vơ siêu lạc, phách giật giờ trong cảnh thê lương. Người công nhân biết bao nỗi lo lường, lòng trí quyết làm tròn phận sự nào ngờ được trăm đường sinh tử hoặc sập nhà hoặc máy chém, cầu rơi. Một phút giây thảm thiết than ôi. Đã mất mạng thác không toàn thi thể Người bán buôn trăm mưu ngàn kế vì sinh nhai có lúc phải xa vời. Tuy ít đem nước mắt mồ hôi song sinh tử cũng không kém mấy việc may rủi dễ nào ai thấy trước. Hoặc chìm thuyền hoặc xe đổ, cướp đàng Kẻ mất đầu người thịt nát xương tan. Kẻ song dập người phải vào bụng cá. Thương xót bấy những oan hồn sa đọa. Mắc những nghiệp căn trầm thủy oan khiên. Bao kẻ hành nghề trong trốn dân biên (song, biển). Ngày tháng những chăm lo nghề chài lưới, nào lường được những nguy cơ may rủi. Gặp phong ba bão tố bất thình lình hoặc đắm tàu thác trôi nơi lênh đênh. Kẻ mất vợ người mất chồng oan uổng. 221 Kẻ tiều phu củi than non lãnh chịu nhọc nhằn khổ hạnh cơ hàn. Bị độc trùng, bị ác thú hổ mang hoặc sa hố hoặc té cây mà thác. Bệnh ôn dịch hoành hành chiếm đoạt do cơ trời, người khó nổi phân tranh. Kẻ chăn trâu trên đám cỏ xanh, vui cùng bạn hồn vô tư lự. Trong nháy máy đành thọ tử vì bom rơi, vì đạn lạc bất thường cũng có người nông nổi thác thảm thương. Vì quẩn trí hạ mình bằng thuốc độc. Cũng có kẻ bỏ thây nơi sơn cốc. Cũng có người mất mạng trốn giang hà. Cũng có người do hỏa hoạn gây ra. Cũng có kẻ bị lụt lội thác khổ Kẻ hành khất giữa đường phải thác vì lạnh lung vì đói khát bỏ mình Phận làm trai trong thời buổi chiến trinh bao chiến sỹ đem thân đền nợ nước. Qua bô cuộc bể dâu trước sau. Hồn thác quan ở khắp nẻo đó đây, hoặc đồng hoang hoặc bãi cỏ bong cây hoặc song suối hoặc đường này cầu nọ hoặc nương náu miếu, am hoang phế bỏ. Không vị phần, chẳng thân quyến quảy đơm. Nhân Tất niên dân đường phố thành tâm. Cúng tạ thổ tất niên, tiếng cô hồn theo lệ lễ bắc đúc. Tâm thành hiến tế. Trên thỉnh Chư Tông Thần hiến hách chứng minh, dưới thỉnh nam nữ cô hồn lại hâm hưởng. Cầu phù hộ cho nhà nhà thịnh vượng. hộ cư dân trốn trốn bình an. Cầu phật độ cô hồn thoát khổ hải mệ giáng siêu thăng về coi Tây phương an lạc. Phục vị thượng hưởng! 222 PHỤ LỤC 7: QUYẾT ĐỊNH QUY HOẠCH MỞ RỘNG KKT DUNG QUẤT 223

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_bien_doi_van_hoa_o_lang_nguoi_kinh_duoi_tac_dong_cua.pdf
Tài liệu liên quan