BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Giang Thị Huyền
BIẾN ĐỔI TẬP QUÁN CƯỚI XIN CỦA NGƯỜI TÀY
Ở HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Hà Nội- 2017
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
Giang Thị Huyền
BIẾN ĐỔI TẬP QUÁN CƯỚI XIN CỦA NGƯỜI TÀY
Ở HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN
Chuyên ngành: Văn hóa học
Mã số : 62 31 06 40
LUẬN ÁN TIẾN S
186 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 349 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Biến đổi tập quán cưới xin của người Tày ở huyện Cao lộc, tỉnh Lạng Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SĨ VĂN HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. ĐỖ ĐÌNH HÃNG
Hà Nội- 2017
1
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan, bản luận án tiến sĩ Biến đổi tập quán cưới xin của người
Tày ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn là do tôi viết và chưa công bố. Trong quá
trình thực hiện luận án, tôi đã kế thừa nguồn tài liệu của các nhà nghiên cứu đi trước
và có trích dẫn đầy đủ. Kết quả nghiên cứu trong luận án là trung thực. Tôi xin chịu
trách nhiệm về lời cam đoan này.
Hà Nội, ngày tháng năm 2017
Tác giả
Giang Thị Huyền
2
MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN.. ........ 1
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT ........ 3
DANH MỤC BẢNG................................................................................................. ......... 4
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 5
Chương 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ
ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 11
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án ....................................................... 11
1.2. Cơ sở lý thuyết ........................................................................................................ 20
1.3. Khái quát về người Tày ở Lạng Sơn và 3 địa điểm nghiên cứu ............................. 29
Tiểu kết
Chương 2. TRUYỀN THỐNG TRONG TẬP QUÁN CƯỚI XIN CỦA NGƯỜI
TÀY Ở HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN ........................................................... 42
2.1. Quan niệm về hôn nhân .......................................................................................... 42
2.2. Các nguyên tắc kết hôn ........................................................................................... 46
2.3. Các nghi lễ cưới xin ................................................................................................ 50
Tiểu kết
Chương 3. NHỮNG BIẾN ĐỔI TRONG TẬP QUÁN CƯỚI XIN TRUYỀN
THỐNG CỦAN GƯỜI TÀY Ở HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN .................. 85
3.1. Những khía cạnh biến đổi ....................................................................................... 85
3.2. Nguyên nhân của sự biến đổi .................................................................................. 120
Tiểu kết
Chương 4. GIÁ TRỊ, XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ ĐẶT RA ...... 130
4.1. Giá trị truyền thống trong tập quán cưới xin của người Tày................................... 130
4.2. Xu hướng biến đổi tập quán cưới xin của người Tày ở Cao Lộc, Lạng Sơn những
năm tới. ........................................................................................................................... 140
4.3. Một số vấn đề đặt ra ............................................................................................... 142
Tiểu kết
KẾT LUẬN ........................................................................................................................ 152
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ.. ............ 155
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................................ 157
3
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CNH, HĐH: Công nghiệp hóa, hiện đại hóa
NCS : Nghiên cứu sinh
NTL : Người trả lời
PTTQ : Phong tục tập quán
PL : Phụ lục
SL : Số lượng
STT : Số thứ tự
THCS : Trung học cơ sở
THPT : Trung học phổ thong
TT : Thị trấn
UBND : Ủy ban nhân dân
V/C NTL : Vợ / Chồng người trả lời
4
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Nơi sinh của NTL và vợ/chồng NTL....................................................... 86
Bảng 3.2. Tương quan giữa nơi sinh của V/C NTL với 3 điểm NC ................... 86
Bảng 3.3. Tiêu chí lựa chọn bạn đời ................................................................... 88
Bảng 3.4. Tuổi kết hôn lần đầu ........................................................................... 90
Bảng 3.5.Giới và độ tuổi kết hôn ........................................................................ 91
Bảng 3.6. Tuổi kết hôn với nhóm năm kết hôn của NTL ................................... 91
Bảng 3.7. Trình độ học vấn và độ tuổi kết hôn ................................................... 92
Bảng 3.8. Tuổi kết hôn ở 3 điểm nghiên cứu ...................................................... 93
Bảng 3.9. Cảm nhận khi người thân kết hôn với dân tộc khác ........................... 95
Bảng 3.10. Các hình thức tìm hiểu trước khi kết hôn .............................................. 98
Bảng 3.11 . Hình thức tự tìm hiểu trước khi cưới (%) ........................................ 99
Bảng 3.12. Hình thức “bố mẹ giới thiệu” trước khi cưới (%) ............................ 99
Bảng 3.13. Quyền quyết định hôn nhân ............................................................ 100
Bảng 3.14. Nghi thức pháp luật ....................................................................... 107
Bảng 3.15. Đăng ký kết hôn theo nhóm năm kết hôn của NTL ...................... 107
Bảng 3.16. Ý kiến về quy mô tổ chức đám cưới so với trước ......................... 109
Bảng 3.17. Nguyên nhân thay đổi quy mô đám cưới ....................................... 111
Bảng 3.18. Quà mừng đám cưới ....................................................................... 112
Bảng 3.19. Quà mừng đám cưới theo nhóm năm kết hôn của người trả lời..... 112
Bảng 3.20. Mức độ trang trải của đồ mừng đám cưới so với chi phí bỏ ra ...... 113
Bảng 3.21. Trang phục truyền thống khi tổ chức đám cưới ............................ 115
Bảng 3.22. Trang phục truyền thống trong đám cưới theo nhóm năm kết hôn
của NTL ................................................................................................ 116
Bảng 3.23. Của hồi môn của cô dâu, chú rể ..................................................... 118
Bảng 3.24. Của hồi môn của cô dâu, chú rể theo nhóm năm kết hôn của NTL ...... 119
Bảng 3.25. Hát quan lang trong đám cưới truyền thống ................................... 120
Bảng 3.26. Hát quan lang trong đám cưới hiện nay ......................................... 120
5
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Việt Nam là một quốc gia đa tộc người. Trải qua quá trình lịch sử lâu
dài, các tộc người thiểu số trên đất nước ta đã sáng tạo và để lại nhiều giá trị văn
hóa tiêu biểu, độc đáo, in đậm dấu ấn tộc người. Văn hóa các dân tộc thiểu số là bộ
phận cốt lõi tạo nên tính đa dạng trong sự thống nhất của nền văn hóa Việt Nam.
Nhiều giá trị văn hóa của các tộc người thiểu số đã được vinh danh và trở thành di
sản chung của cả nhân loại.
Trong những năm qua, sự vận động và phát triển của văn hóa các dân tộc
thiểu số ở nước ta ngoài những yếu tố tự thân còn diễn ra dưới sự tác động của công
cuộc đổi mới do Đảng Cộng sản Việt Nam khởi xướng từ năm 1986, quá trình đẩy
mạnh hội nhập quốc tế, phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa, hiện đại hóa
Kết quả là, văn hóa các dân tộc thiểu số ở nước ta đã và đang có những biến đổi rất
nhanh.
Có một thực tế là, sự phát triển kinh tế - xã hội, kinh tế thị trường, toàn cầu
hóa, giao lưu văn hóa tạo cơ hội cho các nền văn hóa cơ hội được chia sẻ và tiếp
biến các giá trị, làm giàu nền văn hóa tộc người nhưng cũng đặt các nền văn hóa của
các tộc người trước nguy cơ ngày càng trở nên hiện hữu là sự mất mát di sản, sự phai
nhạt bản sắc văn hóa... Trong bối cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội
nhập quốc tế, các dân tộc thiểu số với tư cách chủ thể văn hóa phải lựa chọn được mô
hình văn hóa thích hợp khi phải đối mặt với những áp lực từ bên ngoài, dũng cảm phá
bỏ những rào cản để vừa kế thừa truyền thống vừa đổi mới và phát triển.
Nhận diện quá trình biến đổi, tác động của sự biến đổi với mục tiêu ổn
định và phát triển, dự báo xu hướng biến đổi, giải pháp bảo tồn và phát triển văn
hóa truyền thống Việt Nam nói chung, văn hóa các dân tộc thiểu số, trong đó có
văn hóa các dân tộc thiểu số ở khu vực miền núi phía Bắc nói riêng trong quá
trình biến đổi để xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân
tộc là vấn đề có tính cấp thiết cả trước mắt và lâu dài, vừa có ý nghĩa lý luận và
thực tiễn sâu sắc.
6
1.2. Là một tộc người trong nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, người Tày có vai trò,
vị trí quan trọng trong sự hình thành và phát triển của dân tộc Việt Nam nói riêng và
trong khu vực Đông Nam Á nói chung. Ở Việt Nam, địa bàn cư trú của người Tày
chủ yếu ở các tỉnh vùng miền núi phía Bắc, đặc biệt là Đông Bắc, như Cao Bằng,
Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên và rải rác ở một số tỉnh
như Hòa Bình, Yên Bái, Quảng Ninh trong đó Lạng Sơn là nơi có nhiều người Tày
sinh sống nhất, 252.800 người [115, tr.15-16]... So với các tộc người thiểu số khác,
người Tày nói chung, người Tày ở Lạng Sơn nói riêng, có trình độ phát triển tương
đối cao, sớm làm chủ một vùng đất đai rộng lớn. Trải qua quá trình phát triển lâu
dài, người Tày ở Lạng Sơn đã tạo dựng cho mình một đời sống vật chất, tinh thần
phong phú, độc đáo góp phần tạo dựng nên văn hóa Xứ Lạng nhiều thành tựu và
đậm đà bản sắc.
Trong thời kỳ đổi mới, trước tác động của sự biến đổi kinh tế - xã hội, của
khoa học kỹ thuật và công nghệ, quá trình đô thị hóa và giao lưu diễn ra sâu rộng
trên mọi mặt của đời sống xã hội, văn hóa truyền thống của người Tày đang có sự
biến đổi rất nhanh. Người Tày tiếp nhận được nhiều giá trị mới, tiến bộ từ văn hóa
các tộc người khác làm phong phú hơn, hiện đại hơn cho văn hóa của mình. Tuy
nhiên, cũng có thể dễ dàng nhận thấy một số phong tục, tập quán chứa đựng nhiều
giá trị tốt đẹp có nguy cơ bị mai một, xói mòn, thậm chí biến mất khỏi đời sống
đương đại So với các tộc người thiểu số khác, quá trình biến đổi văn hóa của
người Tày diễn ra nhanh hơn, mạnh mẽ hơn ở nhiều cấp độ, đa dạng về mô hình
một phần do người Tày cư trú chủ yếu ở vùng thấp, Lạng Sơn lại cách thủ đô Hà
Nội không xa và nằm trên trục đường thông thương giữa vùng phía Nam của Trung
Quốc với Việt Nam nên thuận lợi cho giao lưu và tiếp biến văn hóa. Sự biến đổi văn
hóa truyền thống của người Tày còn do và xuất phát từ nhu cầu tự thân của sự vận
động và phát triển. Nghiên cứu thực trạng xu hướng biến đổi văn hóa của người Tày
ở Lạng Sơn trong thời kỳ đổi mới vừa có ý nghĩa làm rõ, khẳng định những giá trị
truyền thống tốt đẹp, cung cấp cơ sở thực tiễn để hoạch định và triển khai thực hiện
có hiệu quả đường lối, chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong xây
7
dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc nói
chung và văn hoá tộc người nói riêng.
1.3. Là một trong những nghi lễ quan trọng của chu kỳ đời người, cưới xin
phản ánh rõ nét đặc điểm văn hóa tộc người. Thông qua cách tổ chức đám cưới,
người ta có thể đánh giá trình độ văn hóa, cả về đời sống vật chất và đời sống tinh
thần của một tộc người. Cùng với nhiều phong tục, tập quán khác, tập quán cưới xin
của người Tày nói chung, người Tày ở Lạng Sơn nói riêng mang nhiều nét độc đáo,
chứa đựng nhiều giá trị nhân văn và in đậm bản sắc văn hóa tộc người. Tuy nhiên,
sự thay đổi thời gian và không gian sống kéo theo sự thay đổi trong hôn nhân, mà
trước hết là trong việc tổ chức cưới xin. Sự biến đổi đó đang diễn ra theo nhiều xu
hướng và ở nhiều mức độ khác nhau. Điều đó đòi hỏi cần có những nghiên cứu,
đánh giá thật toàn diện, cụ thể để có những khuyến nghị nhằm bảo tồn và phát huy
các giá trị trong tập quán cưới xin của người Tày để các giá trị này có thể phát triển
một cách bền vững trong bối cảnh mới.
Từ những lý do trên, tôi chọn đề vấn đề: “Biến đổi tập quán cưới xin của
người Tày ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn” làm đề tài luận án Tiến sỹ chuyên
ngành Văn hóa học.
2. Mục đích nghiên cứu
2.1. Mục đích tổng quát
Nêu, phân tích, đánh giá sự biến đổi trong tập quán cưới xin truyền thống của
người Tày ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn giai đoạn hiện nay, từ đó cung cấp những
luận cứ khoa học và những đề xuất khả thi trong việc định hướng cho bảo tồn và phát
huy giá trị trong tập quán cưới xin của người Tày ở Lạng Sơn nói riêng, người Tày ở
khu vực miền núi phía Bắc nói chung .
2.2. Mục đích cụ thể
- Tìm hiểu diện mạo tập quán cưới xin truyền thống của người Tày ở Cao
Lộc, Lạng Sơn.
- Thực trạng, nguyên nhân biến đổi trong tập quán cưới xin của người Tày ở
huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn.
8
- Khuyến nghị một số vấn đề cho việc đề ra giải pháp bảo tồn và phát huy giá
trị truyền thống trong tập quán cưới xin của người Tày ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng
Sơn trong xã hội đương đại.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng: Tập quán cưới xin của người Tày ở huyện Cao Lộc, tỉnh
Lạng Sơn trong quá trình vận động, biến đổi theo thời gian để thích nghi và tồn tại.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
- Không gian nghiên cứu: Huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn. Điểm nghiên cứu
chính là 3 làng/thôn: thôn Bản Vàng (Xã Cao Lâu), đại diện cho vùng sâu, vùng xa;
thôn Bắc Đông II (Xã Gia Cát), đại diện cho vùng ven đô và Khối 5 (thị trấn Cao
Lộc), đại diện cho vùng đô thị hóa.
- Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu tập quán cưới xin của người Tày với các mốc thời
gian cụ thể gắn với những biến đổi của đời sống chính trị, kinh tế, xã hội (trước
1975: thời kỳ chiến tranh; từ 1975-1986: Thời kỳ bao cấp; từ 1986-1996: 10 năm
sau đổi mới, đẩy mạnh CNH, HĐH; và từ 1997- nay: Thời kỳ mở rộng hợp tác
quốc tế) trong sự so sánh hồi cố với tập quán cưới xin truyền thống.
4. Phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu
Xuất phát từ đối tượng nghiên cứu của luận án là biến đổi tập quán cưới xin,
NCS lựa chọn phương pháp tiếp cận liên ngành văn hóa học với mong muốn đây là
phương pháp tiếp cận hữu hiệu cho đề tài luận án.
Sau đây là một số phương pháp nghiên cứu cụ thể:
4.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tiếp cận, nghiên cứu phân tích, sử
dụng các nhóm tài liệu sau: (i) nhóm tài liệu trình bày các khái niệm tập quán,
phong tục và các quan điểm lý thuyết về biến đổi văn hóa, vùng văn hóa; (ii) các
nghiên cứu về người Tày, văn hóa Tày, về biến đổi văn hóa của người Tày trong bối
cảnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giao lưu và hội nhập; đặc biệt chú trọng nghiên
cứu đề cập đến phong tục, tập quán cưới xin của người Tày; (iii) các báo cáo kinh tế
- xã hội hàng năm của địa phương.
4.2. Phương pháp nghiên cứu định tính: Tiến hành điền dã dân tộc học
nhiều đợt ở các địa bàn nghiên cứu, sử dụng các phương pháp phỏng vấn sâu, quan
sát tham dự, thảo luận nhóm để thu thập thông tin.
9
Đối tượng để tiến hành nghiên cứu là những cán bộ quản lý văn hóa và cán
bộ làm công tác văn hóa cơ sở; các chuyên gia và người dân địa phương. Đối với
cán bộ quản lý, cán bộ làm công tác văn hóa cơ sở, thông qua các cuộc phỏng vấn
sâu nghiên cứu sinh tìm hiểu thực trạng văn hóa truyền thống và sinh hoạt văn hóa
ở địa phương, thực trạng quản lý và định hướng chính sách của chính quyền đối với
việc bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa truyền thống trong quá trình phát
triển kinh tế - xã hội của địa phương. Đối với các chuyên gia, nghiên cứu sinh tham
vấn quan điểm của họ trong đánh giá thực trạng, hệ quả của vấn đề biến đổi văn hóa
của người Tày nói chung, tập quán cưới xin nói riêng, cũng như các giải pháp cần
thiết nhằm bảo tồn và phát huy nét đẹp trong phong tục, tập quán của tộc người này.
Đối với người dân địa phương, nghiên cứu sinh dành nhiều thời gian làm việc với
nhóm nòng cốt - gồm những người hiểu biết nhất về lịch sử và hiện trạng của cộng
đồng (trưởng thôn, người có uy tín trong cộng đồng, các nghệ nhân), nhóm phụ nữ
và nhóm thanh niên.
Mục đích của nghiên cứu định tính là tìm hiểu sâu hơn về quá trình phát triển
của mỗi cộng đồng, các lựa chọn của cộng đồng ở mỗi thời điểm mang tính bước
ngoặt, các quan điểm của người dân về những vấn đề mà họ đã và đang đối diện,
các khuôn mẫu đang chi phối hành vi của người dân địa phương.
Thời gian của mỗi cuộc phỏng vấn, thảo luận phụ thuộc vào nội dung cần
trao đổi. Mỗi cuộc phỏng vấn sâu và thảo luận nhóm được ghi âm, chụp ảnh, quay
phim với sự cho phép của những người được tham gia phỏng vấn. Các ghi chép sau
đó được chọn lọc là tài liệu cho bản thảo luận án. Một số trường hợp nhạy cảm, tên
của thông tín viên được thay đổi.
4.3. Phương pháp nghiên cứu định lượng: Kết hợp với nguồn tư liệu định
tính, nguồn tư liệu qua điều tra xã hội học sẽ giúp đề tài có điều kiện phân tích sâu,
so sánh, đối chiếu các thông tin.
Bảng hỏi được thiết kế gồm các nội dung liên quan tập quán hôn nhân và
cưới xin của người Tày và đã được thực hành ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn (Phụ
lục kèm theo). Mẫu điều tra được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên tại 3 thôn/
khối phố ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn là thôn Bản Vàng (xã Cao Lâu), thôn Bắc
10
Đông II (xã Gia Cát) và Khối 5 (thị trấn Cao Lộc). Số lượng hộ được điều tra là 109
hộ. Trong đó, thôn Bản Vàng 36 hộ, thôn Bắc Đông II 45 hộ và khối 5 là 28 hộ. Số
liệu được xử lý và phân tích trên phần mềm SPSS.
5. Đóng góp của luận án
Đây là chuyên khảo tìm hiểu một cách có hệ thống và tương đối toàn diện về
tập quán cưới xin của người Tày trong môi trường biến đổi. Vì vậy, luận án được
thực hiện thành công sẽ góp phần:
- Tìm hiểu một cách có hệ thống tập quán cưới xin truyền thống của người Tày
ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn và chỉ ra những giá trị cơ bản của tập quán này.
- Nhận diện sự biến đổi tập quán cưới xin của người Tày ở tất cả các phương
diện, chỉ rõ nguyên nhân của sự biến đổi, dự báo các xu hướng biến đổi của văn hóa
của người Tày nói chung, tập quán cưới xin của người Tày nói riêng ở một một vùng
giáp biên dưới tác động của quá trình toàn cầu hóa, đô thị hóa và chính sách phát triển
góp phần cung cấp cho chính quyền các cấp những cứ liệu khoa học trong việc hoạch
định chính sách bảo tồn và phát huy những giá trị tốt đẹp, góp phần thiết thực xây dựng
nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
- Kết quả nghiên cứu của luận án sẽ bổ sung vào việc nghiên cứu về biến đổi
văn hóa các tộc người trong bối cảnh kinh tế thị trường và công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước.
6. Cấu trúc của luận án
Ngoài phần Mở đầu (10 trang), Kết luận (5 trang), Tài liệu tham khảo (9
trang) và Phụ lục (28 trang), nội dung của luận án được kết cấu thành 4 chương:
Chương 1. Tổng quan tình hình nghiên cứu, cơ sở lý thuyết và địa bàn
nghiên cứu (30 trang)
Chương 2. Truyền thống trong tập quán cưới xin của người Tày ở Cao Lộc,
Lạng Sơn (42 trang)
Chương 3. Những biến đổi trong tập quán cưới xin của người Tày ở Cao
Lộc, Lạng Sơn (44 trang)
Chương 4. Giá trị, xu hướng biến đổi và một số vấn đề đặt ra (23 trang)
11
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU,
CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu đề tài luận án
1.1.1. Nghiên cứu của các học giả nước ngoài về người Tày ở Việt Nam
Là một tộc người trong nhóm ngôn ngữ Tày - Thái, có vai trò, vị trí quan
trọng trong sự hình thành và phát triển của khu vực Đông Nam Á nói chungvà dân
tộc Việt Nam nói riêng, từ sớm dân tộc Tày đã được nhiều nhà nghiên cứu quan
tâm tìm hiểu. Sử sách Trung Quốc cổ đại và cận hiện đại đã đề cập đến dân tộc
Tày ở nước ta trong mối quan hệ với các tộc người ở bên kia biên giới Việt -
Trung. Trong các thư tịch cổ Trung Quốc: Sử ký (Tư Mã Thiên), Thủy kinh chú
(Lịch Đào Nguyên), Hậu Hán thư (Phạm Việp), Tùy Thư (Ngụy Trung)... đã có
các ghi chép về các tộc người ở Tứ Xuyên, Vân Nam, Quảng Tây, trong đó có các
nhóm Khương, Di, Choang - Đồng cổ đại với các tộc người nói ngôn ngữ Tày -
Thái hiện nay ở Trung Quốc, Việt Nam, Thái Lan, Lào. Đến thời kỳ cận đại, các
học giả Trung Quốc tiếp tục tìm hiểu và cho công bố nhiều nghiên cứu về các tộc
người Tày, Nùng, Thái. Tiêu biểu là: Các dân tộc thiểu số ở Trung Quốc của Sở
nghiên cứu dân tộc Trung Quốc; Các dân tộc thiểu số ở Vân Nam của Sở nghiên
cứu dân tộc Quý Châu, Trung Quốc Tây Nam đích cổ đại dân tộc của Vưu
Trung... Đầu thế kỷ XX, một số học giả Tây Âu và Bắc Mỹ cũng quan tâm đến
người Tày và một số tộc người khác vùng miền núi phía Bắc nhằm tìm hiểu lịch
sử, ngôn ngữ và văn hóa của các cộng đồng ngữ hệ Thái - Kađai khu vực Nam
Trung Quốc và Đông Nam Á. Chẳng hạn như: Vân Nam- cái chốt giữa Ấn Độ và
sông Dương Tử của H.R. Danes; Tính năng động chủng tộc ở Đông Nam Á và từ
Vân Nam đến Thái Lan của V. Eichstedt; hoặc Thái-Kađai và Indonesia, một cách
phân loại mới ở Đông Nam Á của Paul K.Benedict [41, tr.42]... Tuy nhiên, điều dễ
nhận thấy là, phần lớn các nghiên cứu này đều tập trung vào lịch sử hình thành và
phát triển của các tộc người. Vấn đề văn hóa, nhất là sự khu biệt về văn hóa giữa
các dân tộc ít được quan tâm.Trong suốt thời gian dài sau đó, người Tày cũng như
văn hóa Tày ít được các học giả ngước ngoài quan tâm hơn. Phải đến những năm
12
đổi mới bắt đầu có một số công trình, dự án nghiên cứu liên ngành về chuyển đổi
nông nghiệp vùng cao, tiêu biểu như: Brigh Peaks, Dark Valleys: A Comparative
Analasis of Enviromental and Social Conditions and Development Trends in Five
Communities in Vietnam’s Northern Mountain Region của Lê Trọng Cúc và
Rambo [21]... đề cập đến những biến đổi trong đời sống kinh tế - xã hội và văn
hóa của dân tộc Tày. Gần đây, khi mối quan hệ giữa các tộc người, nhất là quan hệ
tộc người xuyên biên giới trở thành chủ đề được quan tâm, một số học giả Trung
Quốc, nhất là các nhà nghiên cứu ở Đại học Dân tộc Quảng Tây, Học viện Hồng
Hà (Vân Nam), Trung Quốc có xu hướng quay trở lại tìm hiểu, nghiên cứu về
nhóm Tày, Nùng (trong mối tương quan với người Choang, Trung Quốc). Ví dụ
như: Luận bàn khái quát về sùng bái tổ tiên của dân tộc Choang Trung Quốc và
dân tộc Tày, Nùng của Việt Nam của Đằng Thành Đạt [99]. Tuy nhiên, các nghiên
cứu chủ yếu tập trung vào sự giao thoa, sự tương đồng và khác biệt giữa 2 nhóm
này liên quan đến nguồn gốc, quá trình tộc người, tín ngưỡng, lễ hội... chứ không
đề cập đến những vấn đề hôn nhân hay cưới xin.
1.1.2. Nghiên cứu của các học giả trong nước về người Tày và tập quán
cưới xin của người Tày
1.1.2.1. Các công trình nghiên cứu về người Tày có đề cập đến tập quán cưới xin
Là một trong những nghi lễ vòng đời người nên có thể thấy trong những
nghiên cứu, hầu hết khi phản ánh đời sống văn hóa tinh thần của người Tày các tác
giả đều đề cập đến tập quán cưới xin.
Từ những năm đầu thế kỷ XX, trong công trình Cao Bằng tạp chí nhật tập
viết về nguồn gốc các tộc người ở Cao Bằng, khi nói về người Tày, phần: Tục lấy
vợ, lấy chồng của người Thổ (tức người Tày) tác giả Bế Huỳnh khái quát như sau:
“Người Thổ từ xưa không có lễ gia quan, chỉ có tục lấy vợ, lấy chồng, đại thể cũng
tuân theo sáu thứ lễ của Chu Công„[87, tr.25], bao gồm: lễ Nạp thái, lễ Vấn danh,
Trưng lễ, Cát lễ, lễ Thỉnh lỳ, lễ Thân nghênh. Sáu lễ trên tương ứng với tên tục gọi,
gồm: Lễ Nạp thái (lễ Má (dấm, dạm) - lễ Dạm vợ); lễ Vấn danh (lễ Páo sư đây - lễ
báo hợp mệnh); Trưng lễ (lễ Báo đáp); Cát lễ (lễ Tẳt tháp - đặt gánh); lễ Nạp cát, lễ
Thỉnh kỳ (lễ Páo hoằn - lễ báo cưới, thách cưới); lễ Thân nghênh (Rẳp lùa - lễ đón
13
dâu). Trong từng lễ, tác giả đã miêu thuật một cách cụ thể về thời gian, cách thức, lễ
vật cụ thể của từng vùng người Thổ ở Cao Bằng. Ngoài ra, ông cũng miêu tả tục
“nộp lễ gánh„ (Sống tháp), tục “đại lễ„ và tục “uống rượu, ăn cỗ cưới„ (Kin lẩu),
tục “hát hỏi Quan lang„ hay tục lễ lại mặt. Theo đó, ba ngày sau khi cưới, nhà trai
phải chuẩn bị lễ vật là lễ lại mặt, vợ chồng cùng về nhà gái làm lễ bái yết. Từ đó cô
dâu sẽ ở lại nhà cha mẹ đẻ, khi nhà chồng có việc thì đón về vài ngày, xong lại
quay trở về . Chỉ đến khi có thai đến kỳ sinh nở nhà chồng mới đón về sinh con và
từ đó sinh sống luôn tại nhà chồng.
Từ cuối những năm 60 của thế kỷ XX hàng loạt các công trình nghiên cứu về
về dân tộc thiểu số, trong đó có người Tày được công bố: Công trình Các dân tộc ít
người ở Việt Nam của Viện Dân tộc học [111], Công trình Sơ lược giới thiệu các
nhóm Tày - Nùng – Thái ở Việt Nam của Lã Văn Lô và Đặng Nghiêm Vạn [58];
Công trình Văn hóa Tày, Nùng của Lã Văn Lô và Hà Văn Thư [59]; Công trình Văn
hóa truyền thống Tày - Nùng của Hoàng Quyết và Ma Khánh Bằng [76]; Công trình
Phong tục tập quán dân tộc Tày ở Việt Bắc của Hoàng Huy Quyết và Tuấn Dũng
[77], .v.v.. Điểm chung của các công trình này là đã “vẽ nên một bức tranh khái
quát nhất về diện mạo của một dân tộc theo cái nhìn của dân tộc học lịch sử„ bao
gồm: nguồn gốc lịch sử, quá trình tộc người, đặc trưng đời sống văn hóa vật chất,
văn hóa tinh thần, văn hóa xã hội. Trong đó, tập quán cưới xin được mô tả khái quát
nhất ở các phương diện: quan niệm hôn nhân, chế độ, nguyên tắc kết hôn, quyền
quyết định hôn nhân, tuổi kết hôn. Theo đó, người Tày cho rằng, hôn nhân là nhằm
mục đích thỏa mãn yêu cầu của gia đình là sinh con đẻ cái, nối dõi tông đường [59,
tr.42]. Vì vậy, việc hôn nhân chủ yếu do cha mẹ quyết định. Chính đặc điểm này đã
chi phối toàn bộ nội dung nguyên tắc, bản chất, tiêu chí lựa chọn bạn đời. Bên cạnh
đó, các tác giả cũng cho rằng, về cơ bản, tục cưới xin của đồng bào Tày có 7 nghi lễ
chính, bao gồm: Lễ dạm hỏi, Lễ mình hom (mừng lá số), Lễ khả cáy (mổ gà), Lễ sêu
tết, Lễ ăn hỏi, Lễ cưới chính thức, Lễ hòi ròi [59, tr.44 - 45]. Các nghi lễ được tác
giả miêu tả và trình bày một cách hết sức sơ lược và khái quát.
Ở thập niên cuối của thế kỷ XX, khi quá trình giao lưu, hợp tác quốc tế ngày
càng được mở rộng, văn hóa truyền thống của dân tộc Việt Nam nói chung, văn hóa
14
các tộc người nói riêng đang đứng trước những cơ hội lớn của quá trình giao lưu,
tiếp biến văn hóa. Đồng thời cũng chính văn hóa, nhất là văn hóa của các dân tộc
thiểu số cũng bị đặt trước thách thức của sự lai căng, áp đặt từ bên ngoài, sự mai
một các giá trị, bản sắc dân tộc. Từ đây, vấn đề vị trí, vai trò của văn hóa, nhất là
văn hóa truyền thống được nhận thức được đầy đủ hơn. Hàng loạt các công trình
nghiên cứu về văn hóa và vấn đề phát huy giá trị bản sắc văn hóa tộc người được
công bố. Có thể kể đến hai công trình tiêu biểu về văn hóa Tày theo hướng này là:
Công trình Đến với người Tày và văn hóa Tày của La Công Ý [115]. và chuyên
khảo Văn hóa Tày ở Việt Nam và tiến trình hội nhập thế giới của Dương Thuấn
[92]. Điểm chung của hai công trình này là, tác giả đều là những người con của
dân tộc Tày. Sự kết hợp giữa vốn sống thực tế, những điều mắt thấy, tai nghe,
những trải nghiệm của một người trong cuộc với tri thức văn hóa mà một nhà
nghiên cứu đã được các tác giả trình bày ở dạng học thuật đã đem lại những ấn
tượng mạnh mẽ về vẻ đẹp của văn hóa Tày. Tuy nhiên, do đây không phải là
những công trình nghiên cứu chuyên sâu về phong tục, nhất là phong tục, tập
quán cưới xin nên những nội dung liên quan đến tập quán này chỉ được các tác
giả nhắc đến như những dẫn dụ về những nét đặc trưng làm nên những giá trị
độc đáo của văn hóa truyền thống người Tày.
Luận án Tiến sỹ Nhân học Một số nét biến đổi văn hóa của người Tày ở
Lạng Sơn trong quá trình đổi mới kinh tế- xã hội của Bế Văn Hậu [41] là một
trong số hiếm hoi những chuyên khảo đã dựng lên một bức tranh tương đối khái
quát và toàn diện về văn hóa của người Tày ở Lạng Sơn trên tất cả các phương
diện: văn hóa vật chất, văn hóa tinh thần, văn hóa xã hội và những biến đổi của
nó trước sự tác động của quá trình đổi mới kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa,
hiện đại hóa. Ở chương Biến đổi văn hóa tinh thần, tác giả cũng có chỉ ra sự biến
đổi của Lễ cưới ở một số phương diện: nghi thức tổ chức lễ cưới, tuổi kết hôn lần
đầu, quyền quyết định hôn nhân,tục thách cưới và hiện tượng hôn nhân hỗn hợp
[41, tr.130-136]... Ngoài ra, tác giả cũng đặt ra vấn đề bảo tồn và phát huy các
giá trị tốt đẹp của văn hóa truyền thống của người Tày ở Lạng Sơn. Tuy nhiên,
do đối tượng nghiên cứu của luận án khá rộng, bao quát các phương diện liên
15
quan hầu hết đến mọi khía cạnh của đời sống văn hóa của người Tày (trước và
sau 1986) nên tác giả cũng chưa có điều kiện đi sâu phân tích, lý giải những
nguyên nhân sâu xa của sự biến đổi trong tập quán này.
Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài Văn hóa tộc người và giao thoa văn
hóa ở miền Tây Cao Bằng của Đàm Thị Uyên [108] trong phần “Phong tục cưới
hỏi của người dân tộc Tày miền Tây Cao Bằng: truyền thống và những thay đổi„
cũng chỉ ra những nguyên tắc cơ bản, những khuôn mẫu lý tưởng trong quan hệ
nam nữ, tính chất và quyền quyết định hôn nhân trong phong tục truyền thống
của người Tày [108, tr.423-425]. Đồng thời công trình cũng lược thuật những
nghi lễ cơ bản trong tổ chức đám cưới. Về đại thể, một đám cưới truyền thống
của người Tày thường bao gồm các nghi lễ sau: Lễ dạm hỏi (xam), Lễ hợp số
(Mỉnh hom, Lục mỉnh), Lễ ăn hỏi (Kin háp, Kin lẹ), Lễ sêu tết, Lễ báo ngày cưới
(Páo vằn), Lễ cưới (Kin lẩu) và Lễ lại mặt [108, tr.430-439]. Tác giả cũng đưa ra
một vài nhận định về xu hướng biến đổi phong tục tập quán cưới xin của người
Tày hiện nay. Tuy nhiên, do tác giả không đặt tập quán cưới xin làm đối tượng
nghiên cứu chính của công trình nên cũng mới chỉ dừng lại ở nhận xét, đánh giá
mà chưa đưa ra được những kết quả nghiên cứu cụ thể, xác thực.
1.1.2.2. Các công trình nghiên cứu chuyên sâu về tập quán cưới xin của người Tày
Có thể nhận thấy, những công trình chuyên khảo, nghiên cứu chuyên sâu về
tập quán hôn nhân và cưới xin của người Tày không nhiều. Có thể kể ra các công
trình nghiên cứu tiêu biểu sau:
Hôn nhân và gia đình các dân tộc Tày, Nùng và Thái ở Việt Nam của Đỗ Thúy
Bình [7] là “cuốn sách chuyên khảo đầu tiên đi sâu vào hôn nhân và gia đình ba dân
tộc Tày, Nùng và Tháí„ [7, tr.9]. Cuốn sách gồm 5 chương, trong chương V “Những
nghi lễ gia đình„ có mục Tập tục cưới xin ở người Tày, Nùng [7, tr.181-193]. Phần
này tác giả chủ yếu tập trung mô tả các n...hảo sát xã hội chuyển đổi từ nông nghiệp sang xã hội công nghiệp; luận điểm của
Louis S.Spindler về sự đa dạng các mô hình và các cấp độ biến đổi ở các nước đang
phát triển; luận điểm của Ronald Inglehart, Wayne E.Baker và Christian Welzel
nhấn mạnh đến sự tồn tại bền bỉ của các giá trị truyền thống trong bối cảnh xã hội
chuyển đổi Từ đó, định hướng cho nghiên cứu của mình như sau:
- Thứ nhất, tập quán cưới xin của người Tày ở Cao Lộc, Lạng Sơn luôn
vận động, biến đổi trong không gian và thời gian, đặc biệt biến đổi mạnh mẽ
trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
29
- Thứ hai, biến đổi tập quán cưới xin của người Tày ở huyện Cao Lộc, tỉnh
Lạng Sơn là hệ quả tất yếu của những chuyển biến trong đời sống kinh tế- xã hội và
quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và nông thôn.
- Thứ ba, sự biến đổi tập quán cưới xin của người Tày ở Cao Lộc, Lạng Sơn
đang diễn ra đa dạng ở hầu hết các khía cạnh với nhiều mô hình, nhiều quy mô và
mức độ khác nhau. Điều đó đang đặt tập quán này trước cả thời cơ và thách thức đòi
hỏi phải có được sự lựa chọn và chính sách đúng đắn nhằm bảo tồn và phát huy
được những giá trị tốt đẹp của nó.
- Thứ tư, mặc dù kinh tế phát triển có mang đến sự biến đổi sâu sắc và mạnh
mẽ trong tập quán cưới xin của người Tày nhưng nhiều giá trị văn hóa truyền thống
vẫn tiếp tục thể hiện những dấu ấn bền vững trong đời sống xã hội.
1.3. Khái quát về người Tày ở Lạng Sơn và 3 địa điểm nghiên cứu
1.3.1. Khái quát về người Tày và người Tày ở Lạng Sơn
Người Tày (dân tộc Tày, tộc người Tày) là cộng đồng người có tên tự gọi là
Tày. Đây là tộc người có số dân đông nhất trong các dân tộc thiểu số ở Việt Nam.
Người Tày thuộc nhóm ngôn ngữ Tày - Thái trong ngữ hệ Thái - Ka đai. Tày là tên
gọi đã từ lâu đời, có nguồn gốc chung với với tên gọi của nhiều dân tộc thuộc nhóm
Thái - Choang ở Nam Trung Quốc và Đông Nam Á như: Tai, Tay, Táy, Thaiđều
có nghĩa là “người”. Có một thời, người Tày còn được gọi là Thổ [41, tr.27] với ý
nghĩa là tộc người có nguồn gốc bản địa. Hiện nay, có nơi người Tày vẫn tự gọi
mình là Cần Thổ, tức là Người Thổ.
Về nguồn gốc, nhiều học giả và nhiều tài liệu nghiên cứu về lịch sử đã khẳng
định người Tày có mặt ở miền Bắc Việt Nam từ cuối thiên niên kỷ thứ nhất trước
công nguyên và là một trong những chủ nhân đầu tiên của nước Việt cổ.
Trong lịch sử, đã diễn ra một quá trình dân tộc Tày ngày càng tiếp xúc, hòa
nhập về văn hóa, ngôn ngữ với người Việt. Những truyền thuyết như Cẩu chủa
cheng vùa (Chín chúa tranh vua) cùng nhiều dấu vết văn hóa, ngôn ngữ của người
Việt hiện đại cho thấy sự tiếp xúc Việt - Tày từ rất sớm [41, tr.14]. Nếu như ở thời
kỳ đầu hình thành nhà nước Âu Lạc, một bộ phận người Tày cổ hóa Việt, thì ngược
30
lại, vào các giai đoạn lịch sử sau này, có không ít người Việt hóa Tày. Trong suốt
gần mười thế kỷ của các triều đại phong kiến Việt Nam thời Đại Việt, nhiều quan
lại người Việt lên vùng Đông Bắc cai quản, trấn giữ hay những dòng họ, cá nhân
thất thế tìm lên vùng núi để nương náu, lâu dần bị Tày hóa. Sự kiện lịch sử nhà Mạc
vào thế kỷ XVI lên chiếm cứ vùng Cao Bằng; những tài liệu Thất tộc thổ ty, tức bảy
dòng họ thổ ty của người Tày ở Lạng Sơn có nguồn gốc người Việt ở Bắc Bộ và
Trung Bộ là minh chứng rõ ràng cho quá trình này. Ngoài một bộ phận người
Việt, trong tiến trình lịch sử còn có một bộ phận lớn người Nùng hóa Tày. Từ một
nhóm của dân tộc Choang ở Trung Quốc mang họ Nùng, trong thời Tống, sau cuộc
khởi nghĩa Nùng Trí Cao thất bại, nhiều người theo Nùng Trí Cao đã đổi họ Nùng
thành Nông, di cư sang Việt Nam và chuyển hóa thành người Tày. Quá trình
chuyển hóa Nùng thành Tày và ngược lại vẫn đang tiếp diễn cho đến tận ngày nay
bởi tập quán cư trú xen kẽ, hôn nhân hỗn hợp giữa hai tộc người này.
Trước những năm 1950, dân số dân tộc Tày phát triển chậm. Từ sau năm 1950
và tỷ lệ sinh cao nên dân số Tày đã gia tăng nhanh chóng. Từ năm 1979 đến 1999, dân
số Tày tăng bình quân hàng năm gần 29 nghìn người [115, tr.53]. Theo số liệu tổng
điều tra dân số ngày 1/4/2009, dân số dân tộc Tày là 1.626.392 người, đông nhất trong
các dân tộc thiểu số của nước ta [Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009]
Trước Cách mạng Tháng Tám, địa bàn cư trú của người Tày chủ yếu ở các
tỉnh vùng miền núi phía Bắc, đặc biệt là Đông Bắc, như Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng
Sơn, Tuyên Quang, Hà Giang, Thái Nguyên và rải rác ở một số tỉnh như Hòa Bình,
Yên Bái, Quảng Ninh.
Từ sau năm 1945 đến nay, người Tày có hai đợt di cư lớn. Lần đầu là
năm 1954, hàng vạn người, gồm gia đình quân nhân, quan lại, viên chức làm
việc cho chính quyền thực dân Pháp trước đó, đã di cư từ miền núi phía Bắc vào
miền Nam Việt Nam, chủ yếu là Sài Gòn và Lâm Đồng. Sau đó một bộ phận
trong số này tiếp tục chuyển sang định cư ở một số nước như Pháp, Thụy Sĩ,
Canada, Ôxtrâylia. Lần thứ hai là từ sau năm 1975 - khi đất nước thống nhất -
đặc biệt là từ sau Đổi mới đến nay, hàng chục vạn đồng bào đã chuyển cư vào
31
các tỉnh Tây Nguyên và đồng bằng sông Cửu Long để sinh sống. Có thể nói, hiện
nay người Tày có mặt ở hầu hết các địa phương trong cả nước và một số quốc
gia, vùng lãnh thổ trên thế giới.
Do địa bàn cư trú truyền thống là nơi có các cuộc đấu tranh bảo vệ biên
cương của Tổ quốc, ngay trong lịch sử cổ đại của nước ta, dân tộc Tày đã sớm
tham gia các cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước. Từ khởi nghĩa Hai Bà Trưng, khởi
nghĩa Lý Bôn đến các cuộc kháng chiến chống giặc giữ nước của các thời Lý,
Trần, Lê đã có sự đóng góp tích cực của dân tộc Tày, tiêu biểu là các vị thủ lĩnh,
tướng lĩnh như Dương Tự Minh, Thân Cảnh Phúc, Hà Chương, Hà Đặc, Hà
Bổng, Hoàng Đại Huề, Hoàng Đại Nghĩa Đến thời kỳ cách mạng dân tộc dân
chủ và kháng chiến chống thực dân Pháp, quê hương Việt Bắc của người Tày trở
thành căn cứ của cách mạng, góp phần quan trọng tới sự thành công của cách
mạng Việt Nam. Qua cuộc kháng chiến chống Pháp và sau này là chống Mỹ cứu
nước, đã có tới 21 anh hùng lực lượng vũ trang và hàng chục tướng lĩnh trong
Quân đội Nhân dân Việt Nam là người dân tộc Tày [103, tr.111]. Người Tày
cũng tham gia tích cực vào các hoạt động xã hội, chính trị của đất nước với việc
có nhiều người nắm giữ các cương vị lãnh đạo cao trong Đảng và Chính phủ.
Nằm trong vùng văn hóa Đông Bắc, Lạng Sơn là nơi sinh tụ của 7 dân tộc
anh em: Nùng, Tày, Kinh, Dao, Sán Chay, Hoa, Hmông trong đó người Tày
chiếm 35,4% dân số của toàn tỉnh. Lạng Sơn cũng là tỉnh tập trung nhiều đồng
bào Tày sinh sống nhất trong cả nước với khoảng 252.800 người [115, tr.15-16].
Người Tày có mặt ở tất cả các huyện, thị trong tỉnh Lạng Sơn. Vốn là cư dân
sinh sống chính bằng nghề nông nghiệp lúa nước, địa bàn cư trú tập trung chủ
yếu là ở những vùng trũng thuộc lưu vực các con sông lớn, các thung lũng và
các cánh đồng tương đối bằng phẳng nên người Tày đã tạo ra những vùng nông
nghiệp nổi tiếng như: Bắc Sơn, Lộc Bình, Bình Gia, Thất Khê, Tràng Định là
vựa lúa của tỉnh. “Là cư dân bản địa, người Tày sớm định canh, định cư thành
những làng bản đông vui, trù phú với những thiết chế xã hội tương đối hoàn chỉnh,
với trình độ sản xuất khá cao” [115, tr.133].
32
1.3.2. Một số nét văn hóa truyền thống tiêu biểu của người Tày ở Lạng Sơn
1.3.2.1. Các quan hệ gia đình, dòng họ
- Quan hệ gia đình
Gia đình người Tày thuộc loại gia đình nhỏ, phụ hệ. Gia đình hạt nhân gồm
vợ, chồng và những đứa con chưa xây dựng gia đình của họ, đó là gia đình gồm hai
thế hệ. Cũng không ít các gia đình hạt nhân gồm ba thế hệ: cha, mẹ, con và cháu
(trong đó thế hệ con là chủ gia đình). Tuy không phổ biến lắm, nhưng cũng có các
trường hợp gia đình hạt nhân mở rộng. Loại gia đình mở rộng này, ngoài cha mẹ
(thế hệ thứ nhất), con đã lập gia đình và những anh em trai, gái của họ, tuy đã lập
gia đình nhưng vẫn ở chung (thế hệ thứ hai) và con của họ (thế hệ thứ ba). Có
trường hợp con gái đã lấy chồng rồi nhưng vẫn trở về chung sống với cha mẹ và
anh, chị em, khi sinh con đầu lòng mới trở về nhà bố mẹ chồng.
Gia đình Tày cũng như ở nhiều dân tộc khác là tế bào xã hội, là một đơn vị
kinh tế độc lập. Chủ gia đình (chẩu rườn) là người chồng, người cha có vai trò quyết
định trong tổ chức sản xuất của gia đình, điều hòa các mối quan hệ xã hội trong và
ngoài gia đình.
Trong xã hội cổ truyền, người chồng, ông bố là chủ gia đình và những người
đàn ông đã trưởng thành, lo những công việc nặng nhọc như cày, bừa, phát rẫy, thu
hoạch, săn bắn, đánh cá, dựng nhà cửa, tham gia công việc chung của làng bản. Còn
bà mẹ và các con gái đã lớn tham gia các công việc sản xuất, nhưng ít nặng nhọc
như gieo cấy, chăm sóc lúa và hoa màu, thu hoạch và đặc biệt là công việc nội trợ
trong gia đình như chăn nuôi, dệt may, chăm sóc con cái. Phụ nữ làm công việc ít
nặng nhọc hơn, nhưng thường là công việc “không tên” nên cũng rất bận bịu, thời
gian lao động kéo dài hơn nam giới, do vậy thường ít có thời gian nghỉ ngơi. Đấy là
còn chưa kể phụ nữ Tày ở một số nơi như Chi Lăng, Văn Lãng, Văn Quan cũng
đi cày, tham gia làm mương phai, dựng nhà, chẳng thua kém gì nam giới. Ngoài
lao động, người phụ nữ còn là người quản lý chi tiêu chính trong gia đình nên vai
trò người phụ nữ Tày luôn được coi trọng, dù là về mặt xã hội không được đề cao
như nam giới. Các công việc lớn trong gia đình như sản xuất, chi tiêu các khoản
33
lớn, dựng vợ gả chồng, giỗ tết hằng năm, người chồng đều tham khảo và coi trọng ý
kiến của người vợ, người mẹ.
Gia đình người Tày theo phụ quyền từ lâu, thể hiện khá rõ qua các hình thức
thừa kế tài sản. Tài sản của bố mẹ khi già và sau khi chết để lại gồm: nhà cửa, ruộng
vườn, nương rẫy, tiền bạc, trâu bò, lúa gạo trong nhà, đồ dùng gia đình, dụng cụ sản
xuất quan trọng (cày, bừa, thuyền, xe). Việc phân chia tài sản được thực hiện
trong một số trường hợp sau: khi cha mẹ đã già, muốn chia tài sản cho con khi mình
còn sống, phân chia khi trong nhà đã có người con lập gia đình, có con cái muốn
tách ra ở riêng, phân chia khi cha mẹ đã qua đời.
Về nguyên tắc, chỉ con trai mới được chia phần tài sản của cha mẹ, tuy nhiên
cũng có nơi, có nhóm dân tộc, con gái đi lấy chồng vẫn được cha mẹ cho một số của
cải như vàng, bạc, trâu bò tuy nhiên không bằng con trai. Trong số những người
con trai, đa số con trai cả là người được nhận phần nhiều hơn vì là người đứng ra lo
lắng mọi việc khi cha mẹ còn sống hay lo hương khói, cùng giỗ khi cha mẹ đã mất.
Cũng có nơi, gia đình người con út nhận phần nhiều hơn, nhất là người con út đó
chưa hay đã lập gia đình rồi hiện sống cùng cha mẹ, có nhiệm vụ phụng dưỡng,
chăm sóc cha mẹ. Khi cha mẹ còn sống, sau khi chia tài sản cho các con vẫn giữ lại
một phần, có thể là thửa ruộng, con trâu, một số đồ đạc có giá trị, người Tày gọi là
“chượng cò ké” (của nuôi người già). Số của cải này sau khi cha mẹ mất thì người
con nào sống với cha mẹ (con cả hay con út) sẽ được hưởng thừa kế.
Gia đình và quan hệ gia đình của người Tày chịu ảnh hưởng của Nho Giáo
Trung Quốc thể hiện ở khía cạnh nghi lễ trong gia đình, nhất là nghi lễ thờ cúng tổ
tiên mà Thọ mai gia lễ là cuốn sách do người Việt biên soạn lại theo tinh thần nghi
lễ Nho giáo đã ảnh hưởng tới nghi lễ thờ cúng tổ tiên của người Tày.
- Dòng họ
Người Tày có nhiều họ: Nông, Bế, Giáp,Thân, Đoàn, Ma, Hà, Hoàng,
Lương, Đinh, Lê, Trần, Lý, Dương, Lục, Triều, Nguyễn, Vi, Lâm, Hứa Trong ký
ức của nhân dân còn nhớ xưa kia có những bản làng chỉ có một dòng họ cư trú.Hiện
nay, hầu hết các bản người Tày đều có nhiều họ cư trú, ít nhất cũng có 2 – 3 họ,
nhiều nhất trên dưới 10 họ. Ví dụ, bản Pò Bó thuộc xã Đại Đồng, Tràng Định có 72
34
hộ trong đó có 62 hộ người Tày, 7 hộ người Kinh và 3 hộ người Nùng, thuộc nhiều
dòng họ: Lương (36 hộ), Nông (11 hộ), Hoàng (6 hộ), Nguyễn (3 hộ), các họ Ma,
Đoàn, Vi, Bế, Hứa, Lục, Dương mỗi họ chỉ có một hộ.
So với người Kinh, dòng họ của người Tày có tổ chức không chặt chẽ bằng.
Các dòng họ phần lớn đều có gia phả ghi lại lai lịch và phả hệ của dòng họ mình.
Nay nhiều gia phả dòng họ bị thất lạc, tuy nhiên cũng có dòng họ còn lưu trữ được.
Gia phả ghi bằng chữ Nôm Tày trên loại giấy tự tạo. Mỗi khi cần xác định quan hệ
dòng máu, người ta thường căn cứ vào gia phả. Một số dòng họ, chi họ thì thông
qua việc đặt tên đệm để xác đinh quan hệ thân tộc gần, xa.
Trong quan hệ dòng họ, một trong những nguyên tắc là phải thực hiện ngoại
hôn, tức là không kết hôn với những người cùng dòng họ, đó là những người được
gọi là “lượt lài”, “đúc lượt” (máu mủ). Do vậy, trai gái trước khi kết hôn phải ghi rõ
tên, tuổi đề nhờ người so tên tuổi, một mặt xem có hợp tuổi hay không, mặt khác
xác định rõ quan hệ huyết thống hai bên có gì sai phạm không, sau đó mới quyết
định ăn hỏi.
Người Tày có hai họ, họ nội và họ ngoại, trong đó quan hệ họ nội được coi
trọng hơn. Con cái sinh ra dù trai hay gái đều tính theo họ bố, tức là phụ hệ. Con gái
đi lấy chồng thì sau khi về nhà chồng phải trình diện trước bàn thờ tổ tiên. Khi tính
mối quan hệ thân tộc thì theo trực hệ của họ cha, tuy nhiên trong quan hệ xã hội ở
làng bản, ngoài thân tộc họ cha, mỗi các nhân còn có những ràng buộc nhất định về
tình cảm với những người đồng tộc bên họ mẹ và họ vợ. Đó cũng là mối quan hệ đa
chiều về thân tộc và thích tộc trong bản làng người Tày.
1.3.2.2. Tín ngưỡng dân gian
- Quan niệm vạn vật hữu linh
Người Tày có quan niệm “phi”. Phi dịch ra tiếng Việt có ý nghĩa rất rộng,
chỉ tất cả các thánh, thần, ma quỷ, như “ma trời” (Phi phạ), “ma đất” (Phi đin), “ma
rừng” (Phi pá), “ma núi” (Phi slấn) Ở đây, “phi” đồng nghĩa với linh hồn. hay
quan niệm “vạn vật hữu linh”.
Trong quan niệm dân gian của đồng bào Tày, Phi có hai loại: Phi lành và Phi
dữ (Phúc thần và Hung thần). Phi lành được thờ cúng ở gia đình, miếu, đền chùa,
35
phù trợ và bảo hộ cho gia đình, làng xóm. Tuy nhiên, nếu trái ý thì cũng có thể bị
trừng phạt, chủ nhân phải làm lễ cúng tạ, Còn phi dữ, hung thần, thì nói chung
không được thờ cúng, khi thầy cúng “bói” có loại phi dữ nào làm hại thì mới cúng
trừ loại ma đó.
Ở đồng bào Tày cũng như ở một số tộc người khác, có quan niệm là ở một số
người nào đó có ma hay quỷ thần trong người (ma gà) hay có thể sai khiến âm binh
(âm hồn) để gây bệnh tật, làm hại người khác. Loại người có ma hay quỷ thần trong
người gọi là Phi đíp (ma sống). Loại ma này luôn luôn ở trong người sống, chuyên
gây hại cho người khác trong cùng làng bản. Người Tày goi ma sống này với cái
tên: Phi cáy (ma gà), Phi piống, Phi phjắn, Phi phạm nhan, Phi đằm cằm
- Thờ cúng tổ tiên
Đây là hình thức thờ cúng quan trọng nhất ở đồng bào Tày. Người Tày có tục
thờ cúng tổ tiên theo hệ chín đời (cửu tộc). Hiện nay, trên thực tế, người Tày thờ
cúng bốn đời: pò - mè, cống mé, chỏ, chung (bố mẹ, ông bà, cụ, kỵ), có nơi chỉ
cúng đến ba đời là cha - mẹ, ông bà và cụ. Những người đi ở rể ăn thừa tự thay con
trai, bỏ họ bên mình lấy họ bên vợ, thì thường thờ cúng cả hai họ, nhưng bàn thờ họ
bên vợ vẫn phải để ở bên cạnh bàn thờ chính. Nơi thờ cúng tổ tiên ở trong nhà của
người Tày là nơi trang nghiêm nhất.
Ở người Tày, khi người thân mới qua đời (cha, mẹ, ông bà) thì không
được đưa ngay lên cúng ở bàn thờ tổ tiên, mà phải thờ riêng ở góc hay ở dưới thấp
hơn nơi thờ tổ tiên. Hàng ngày, thân chủ phải thắp hương, bày cơm cúng lễ hai bữa.
Phải sau khi mãn tang (có nơi là ba năm, có nơi chỉ một năm) mới nhập bát hương
vào thờ cúng với tổ tiên. Theo quan niệm chung, khi mới chết linh hồn người còn
gắn bó với trần tục, chưa được thanh sạch, tinh khiết. Chỉ sau một năm, qua việc
cúng lễ hàng ngày thì linh hồn mới được gải thoát về với tổ tiên. Cũng sau một năm,
thân chủ không phải cúng cơm ngày hai bữa nữa.
Ngoài việc thờ cúng theo thường lệ: các dịp giỗ, sinh nhật, Tết Nguyên đán,
các tiết lễ trong năm, người Tày còn có tục làm lễ trả nợ tổ tiên (Pjá nỉ pẩu pú) một
vài dịp trong đời, nhất là khi gia đình có người ốm đau, qua đời, làm ăn không yên
ổn, gặp hoạn nạn. Ngoài ra, người Tày còn nhiều các hính thức tín ngưỡng khác:
36
Tín ngưỡng thờ Mẹ sinh sản; Thờ các vị thần (Phi) của bản; Các tàn dư tín ngưỡng
sơ khai.
1.3.3. Huyện Cao Lộc trong không gian văn hóa Lạng Sơn
Theo Địa chí Lạng Sơn [103], huyện Cao Lộc nằm ở phía Đông Bắc của tỉnh
Lạng Sơn, phía Bắc giáp tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc với đường biên giới dài trên 80
km; phía tây và tây bắc giáp huyện Văn Quan và huyện Văn Lãng; phía Nam giáp
huyện Chi Lăng; chiều nam bắc dài 30km, chiều đông tây dài 30 km.
Trải qua nhiều lần tách nhập, hiện nay huyện Cao Lộc gồm có có 23 đơn vị
hành chính gồm hai thị trấn là Đồng Đăng và thị trấn huyện lỵ Cao Lộc, 21 xã (xã
Tân Thành, xã Xuân Long, xã Yên Trạch, xã Tân Liên, xã Gia Cát, xã Công Sơn, xã
Mẫu Sơn, xã Xuất Lễ, xã Cao Lâu, xã Hải Yến, xã Lộc Yên, xã Thanh Lòa, xã Hòa
Cư, xã Hợp Thành, xã Thạch Đạn, xã Bảo Lâm, xã Thụy Hùng, xã Song Giáp, xã
Phú Xá, xã Bình Trung, xã Hồng Phong). Diện tích tự nhiên 610,11 km2, trong đó
đất nông nghiệp chiếm tỷ lệ rất ít, 4193,6 ha (chiếm6,87% diện tích đất toàn huyện),
còn lại hầu hết là đất rừng núi.
Địa hình Cao Lộc có thể chia thành 4 vùng khác nhau: Vùng có nhiều núi đá
cao; vùng địa hình đồi núi nhấp nhô; vùng đồi bát úp, nón trũng và vùng núi đất xen
kẽ núi đá vôi.
Hiện nay, dân số toàn huyện khoảng hơn 75 nghìn nhân khẩu, chủ yếu là
người Nùng (hơn 60%) và người Tày (gần 30%), một số ít là người Kinh, Dao, Hoa
(hơn 6%), còn lại là các dân tộc khác. Nằm ở vị trí khá thuận lợi cho giao lưu, lại cư
trú đan xen giữa các tộc người nên người Tày ở Cao Lộc vừa mang những đặc điểm
về cư trú, về văn hóa, phong tục, tập quán của người Tày nói chung, vừa có những
nét đặc thù do tác động của quá trình giao lưu và tiếp biến văn hóa.
Cao Lộc được biết đến với 2 địa danh nổi tiếng: Cửa khẩu Hữu Nghị và thị
trấn Đồng Đăng. Hàng năm, qua lại Cửa khẩu Quốc tế Hữu Nghị - Hữu Nghị Quan có
trên 30 ngàn lượt phương tiện hàng hóa (chưa bao gồm các loại phương tiện vận tải
khác thực hiện giao, nhận hàng hóa tại khu vực cửa khẩu) và có từ 40 đến 50 ngàn lượt
phương tiện chuyển tải hành khách tại khu vực cửa khẩu. Trung bình mỗi năm Hải
37
quan Lạng Sơn làm thủ tục cho khoảng 100.000 bộ tờ khai hàng hóa xuất nhập khẩu.
Thị trấn Đồng Đăng hiện nay đã trở thành một trong những trung tâm trao đổi thương
mại, xuất nhập khẩu hàng hóa lớn nhất khu vực phía Bắc từ nước ta sang nước bạn
Trung Quốc.
Cao Lộc là huyện có các trục giao thông đường bộ và đường sắt quốc tế quốc
lộ 1A, 1B, 4B, 4A liên kết với tất cả các huyện, với Hà Nội và các tỉnh đồng bằng
Bắc bộ. Thành phố Lạng Sơn là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá của tỉnh Lạng
Sơn nằm gần như hoàn toàn trong phạm vi địa giới của huyện Cao Lộc, đây còn là
vùng kinh tế động lực của tỉnh, nên đã tạo lợi thế to lớn cho huyện Cao Lộc trong
phát triển kinh tế - xã hội và khẳng định tầm quan trọng về quốc phòng - an
ninh không chỉ đối với Lạng Sơn, mà còn đối với toàn quốc.
Văn hóa Cao Lộc có thể xem là hình ảnh thu nhỏ của văn hóa Xứ Lạng.
Người Tày ở Cao Lộc vừa mang đầy đủ những đặc trưng chung cho người Tày ở
Lạng Sơn vừa có những nét riêng biệt, độc đáo. Vì vậy, khi lựa chọn đề tài nghiên
cứu về biến đổi tập quán cưới xin của người Tày ở Lạng Sơn, chúng tôi đã lựa chọn
Cao Lộc làm địa bàn khảo sát chính.
1.3.4. Giới thiệu các điểm nghiên cứu
Thôn Bản Vàng (xã Cao Lâu)
Bản Vàng là một trong 9 thôn bản của xã Cao Lâu (huyện Cao Lộc). Đây là
xã miền núi biên giới nằm ở phía Đông Bắc của huyện, cách trung tâm huyện 25
km. Tính đến tháng 12/2015, thôn Bản Vàng có 102 hộ với tổng số 426 nhân khẩu;
trong đó số hộ Tày chiếm 93 hộ, 385 nhân khẩu (hợn 91%).
Trong cơ cấu kinh tế của thôn, nông lâm nghiệp chiếm vị trí chủ đạo. Cây
lương thực chính là lúa 2 vụ/năm, gồm lúa xuân (14,5 ha, năng suất 240kg/1 sào) và
lúa mùa 14,5 ha, năng suất 180kg/sào). Ngoài ra, đồng bào trồng ngô với khoảng
10 ha, thu hoạch 200kg/sào. Ngô chủ yếu được dùng để chăn nuôi gia súc, cả thôn
hiện có khoản 35 con trâu, 4 con bò. Ngoài ra, đồng bào còn chăn nuôi lợn, gà,
vịt Do ở vùng núi cao, đồng bào còn nuôi dê (66 con) và khoảng 20 đàn ong nuôi
lấy mật. Cả thôn có tới 90 ha đất trồng cây lâu năm. Kể từ khi có chính sách giao
đất, giao rừng, các hộ gia đình đã trồng cây công nghiệp, chủ yếu là rừng thông,
38
rừng hồi, trung bình mỗi hộ trồng khoảng 1 ha, có nhà 2 - 3 ha. Hiện nay, một số
diện tích đã đến tuổi khai thác, mang lại nguồn thu khá cao cho các hộ, góp phần cải
thiện đáng kể cuộc sống của người dân. Hiện nay, thôn chỉ còn 9 hộ nghèo (8,8%)
và 6 hộ cận nghèo (5,9%); 24 hộ trung bình (23,5%) còn lại là hộ khá (61,8%); không
có hộ đói. Cả thôn hiện nay có khoảng 100 xe máy, 12 máy sát gạo, 31 máy cày,
công nông, 100% số hộ có ti vi hoặc radio; 34 ngôi nhà kiên cố, 23 ngôi nhà trình
tường truyền thống. Sự phát triển của kinh tế hộ chính là một trong những nguyên
nhân cơ bản tác động đến sự biến đổi trong văn hóa nói chung, trong đó có tập quán
hôn nhân và cưới xin của người Tày ở thôn Bản Vàng hiện nay [104].
Thôn Bắc Đông II (xã Gia Cát)
Là một trong 10 thôn của xã Gia Cát. Hiện nay, cả thôn có 160 hộ với 609
khẩu, trong đó, hộ Tày 147 hộ với 528 khẩu (91,9%).
Cũng như nhiều thôn bản khác trong xã, hiện nay trong cơ cấu kinh tế của
thôn, nông lâm nghiệp chiếm vai trò chủ đạo. Đồng bào ở đây canh tác đất lúa 2
vụ với tổng diện tích 60 ha, trong đó lúa chiêm xuân 20ha, năng suất 5,4 tấn/ha
và lúa mùa 40 ha, năng suất 4,2 tấn. Ngoài ra, đồng bào còn trồng 15 ha ngô,
cây màu. Nằm sát với trung tâm Huyện lỵ, đồng thời chỉ cách trung tâm thành
phố Lạng Sơn khoảng 7 km nên đời sống kinh tế- xã hội ở thôn Bắc Đông II khá
phát triển. Đồng bào đã có điện từ năm 1990, đến nay, 100% số hộ trong thôn đã
có điện lưới. Thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn
mới, 5 năm trở lại đây, Gia Cát là một trong bốn xã điểm của Huyện Cao Lộc
được được tỉnh Lạng Sơn quan tâm đầu tư, nhất là về cơ sở hạ tầng: đường bê
tông liên thôn, nhà văn hóa, trường học, bệnh xá Cùng với đầu tư hạ tầng là quá
trình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi. Ngoài cây trồng chính là lúa và ngô,
hiện nay, đồng bào trồng thêm nhiều loại cây thực phẩm và cây có củ: khoai tây,
lạc, dưa, khoai lang, rau màu điển hình là hình thành vùng trồng ớt của một số hộ
dân ở thôn Bắc Đông II đem lại hiệu quả kinh tế cao. Bên cạnh đó, cũng như nhiều
thôn, xã khác của huyện, đồng bào thôn Bắc Đông II vẫn duy trì và mở rộng diện
tích trồng cây công nghiệp lâu năm. Cả thôn hiện nay có tới 100 ha cây thông với
năng suất khoảng 10 tấn nhựa/1ha.
39
Chăn nuôi của người Tày ở thôn Bắc Đông II rất phát triển. Cả thôn hiện có
khoảng 100 con ngựa. Ngoài ra, đồng bào còn chăn nuôi các loại gia súc khác như:
trâu, bò, lợn, gàMột số hộ tham gia vào các hoạt động phi nông nghiệp như: buôn
bán nhỏ, chế biến gỗ, sản xuất vật liệu xây dựng
Với sự đa dạng về các nguồn thu nhập, hiện nay cả thôn chỉ còn 9 hộ nghèo
(5,6%), số hộ khá là 95 hộ (59,3 %), còn lại là số hộ trung bình. Toàn thôn có 105
máy cày, công nông, 3 máy sát gạo, trên 90% các hộ có xe máy, 100% các hộ đều
có tivi và nhà kiên cố, đặc biệt cả thôn có tới 9 ô tô. Chính quá trình phát triển kinh
tế- xã hội những năm vừa qua đang làm thay đổi bộ mặt nông thôn, cũng như làm
biến đổi nhiều mặt đời sống văn hóa của người Tày ở đây [105].
Ngày 30 tháng 12 năm 2016, xã Gia Cát đã được đón bằng công nhận đạt
chuẩn xây dựng nông thôn mới.
Khối 5 (thị trấn Cao Lộc)
Có thể nói đây là một trong những địa bàn tiêu biểu đại diện cho quá trình
đô thị hóa ở Cao Lộc nói riêng, ở Lạng Sơn nói chung. Tính đến tháng 5 năm
2015, cả khối có 148 hộ, với trên 800 nhân khẩu trong đó số hộ Tày chiếm 43 hộ
(29 %). Dân tộc Nùng 29 hộ (19,6%), Kinh 49 hộ (33%), còn lại là các dân tộc
khác. Hiện nay chỉ còn 2 hộ làm ruộng nước, 3 hộ trồng rau và một số hộ làm
dịch vụ. Dân cư ở khối 5 chủ yếu là cán bộ, viên chức ở nhiều nơi trong tỉnh đến
công tác và định cư. Vì vậy, nguồn thu nhập của nhân dân khối 5 chủ yếu là từ
tiền lương nhà nước, từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ và từ sản xuất
nông nghiệp.
Đời sống của dân cư khối 5 khá ổn định. Hiện, tỷ lệ hộ khá giàu chiếm trên
70%. Cả khối chỉ còn 1 hộ nghèo. Toàn bộ đường phố, ngõ xóm được bê tông hóa
sạch đẹp, đi lại thuận tiện. 100% số hộ có phương tiện nghe nhìn, phương tiện đi lại
và sử dụng nước sạch.
Là địa bàn đô thị lại nằm sát với trung tâm thành phố Lạng Sơn đời sống văn
hóa của người dân trên địa bàn cũng rất phong phú, đa dạng. Các phong trào xây
dựng nếp sống đô thị, xây dựng gia đình văn hóa, phong trào thể dục thể thao, công
tác chăm sóc sức khỏe được quan quan tâm, chú trọng. Gần 92% số hộ đạt danh
40
hiệu gia đình văn hóa. Khu dân cư khối 5 cũng được công nhận là khu dân cư văn
hóa 3 năm liền. Tuy nhiên, cũng do địa bàn khối 5 thuộc khu vực đô thị, lại gần
trung tâm thành phố nên không tránh khỏi tác động tiêu cực của quá trình đô thị
hóa, quá trình giao lưu, hội nhập. Các tệ nạn xã hội: trộm cắp, nghiện hút, chơi bời,
vi phạm pháp luật có xu hướng gia tăng[106].
Tiểu kết
- Vể tổng quan tình hình nghiên cứu, có thể thấy, người Tày và văn hóa Tày
từ lâu đã được các học giả quan tâm nghiên cứu. Tuy nhiên, các công trình chủ yếu
đề cập đến lịch sử tộc người, những đặc điểm kinh tế, văn hóa - xã hội cơ bản của
người Tày. Một số công trình chuyên khảo lại tập trung vào khảo cứu, sưu tầm văn
hóa dân gian, phong tục tập quán truyền thống của người Tày mà chưa đi sâu tìm
hiểu, phân tích sự phát triển, biến đổi của nó trong giai đoạn hiện nay. Chủ đề hôn
nhân và tập quán cưới xin tuy là chủ đề được đề cập rất nhiều trong các nghiên cứu
về người Tày, nhưng cho đến nay, chưa có công trình nào nghiên cứu chuyên sâu về
tập quán cưới xin của người Tày ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, nhất là đặt đối
tượng nghiên cứu trong sự vận động, biến đổi của đời sống kinh tế - xã hội để đánh
giá, nhận rõ xu hướng vận động, khuyến nghị những giải pháp để bảo tồn và phát
huy văn hóa Tày nói chung, tập quán cưới xin của người Tày nói riêng.
- Về cơ sở lý thuyết, để phân tích quá trình biến đổi của tập quán cưới xin
của người Tày ở huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn, luận án vận dụng một số quan
điểm cốt lõi củalý thuyết biến đổi văn hóa. Cụ thể là: Lý thuyết biến đổi văn hóa
được vận dụng xuyên suốt trong toàn bộ luận án nhằm giải thích các nguyên nhân
dẫn đến sự biến đổi tập quán cưới xin của người Tày và phân tích các hiện tượng
tiếp biến văn hóa ở các cộng đồng được nghiên cứu.
- Về địa bàn nghiên cứu, luận án lựa chọn huyện Cao Lộc, là một huyện có
nhiều đặc điểm phù hợp với đối tượng và mục tiêu nghiên cứu: Đây là địa bàn sinh
sống lâu đời của người Tày; Cao Lộc có vị trí địa lý tự nhiên bao quanh thành phố
Lạng Sơn, địa hình chia thành nhiều vùng: vùng thấp, vùng giữa, vùng cao. Cao
Lộc là hình ảnh thu nhỏ của văn hóa Xứ Lạng, cũng như người Tày ở Cao Lộc vừa
mang đầy đủ những đặc trưng chung cho người Tày ở Lạng Sơn vừa có những nét
41
riêng biệt, độc đáo. Là huyện có hơn 80 km đường biên, có cửa khẩu quốc tế và
nhiều cửa khẩu quốc gia, nằm trong tuyến hành lang kinh tế Nam Ninh - Lạng Sơn -
Hà Nội - Hải Phòng, Cao Lộc là huyện có tốc độ tăng trưởng kinh tế rất nhanh
những năm qua, song song với đó là quá trình đô thị hóa diễn ra hết sức mạnh mẽ.
Trên cơ sở làm rõ các khái niệm công cụ, luận án đã đưa ra khung lý thuyết
tiếp cận để thực hiện các bước tiếp theo nhằm hoàn thành mục tiêu đã đề ra.
42
Chương 2
TRUYỀN THỐNG TRONG TẬP QUÁN CƯỚI XIN
CỦA NGƯỜI TÀY Ở HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN
2.1. Quan niệm về hôn nhân
Hôn nhân là một hiện tượng xã hội, mang đặc trưng văn hóa từng tộc người.
Ở mỗi giai đoạn lịch sử khác nhau thì hôn nhân cũng có những hình thức và tính
chất tương ứng phù hợp.
Người Tày ở Cao Lộc, Lạng Sơn cho rằng, hôn nhân là việc hệ trọng của cả
đời người. Hôn nhân không chỉ có ý nghĩa đối với cá nhân mà là vấn đề của quan
tâm của cả gia đình, dòng họ. Việc lựa chọn và quyết định hôn nhân là công việc
của gia đình mở rộng. Bố mẹ thường xếp đặt hôn nhân cho con cái ngay từ khi còn
nhỏ nhằm liên kết sức mạnh hai gia đình. Hôn nhân được lựa chọn dựa trên các tiêu
chí tương đồng giữa hai gia đình về địa vị xã hội, điều kiện kinh tế, tuổi tác, nơi cư
trú, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp Hôn nhân giữa những người có cùng đặc điểm
xã hội và văn hóa cho phép sự chuyển tiếp ổn định và an toàn địa vị xã hội, nghề
nghiệp, tài sản từ bố mẹ sang con cái và các thế hệ tương lai.
2.1.1. Về độ tuổi kết hôn lần đầu
Trong xã hội truyền thống, người Tày ở Lạng Sơn nói chung cũng như ở Cao
Lộc kết hôn khá sớm. Người Tày quan niệm tuổi xuân có thì cho nên khi đến tuổi
kết hôn là cha mẹ sớm tìm nơi để gửi gắm, bản thân cô gái cũng phải biết “Moóc
lồng tắm bấu au, moóc khửn slung dẳng slưởng” (Mây xuống thấp không lấy thì
đến lúc mây bay cao (tuổi cao) rồi thì có muốn cũng không được). Vì thế mà trước
đây, trai gái đến tuổi 14, 15 đã có thể dựng vợ gả chồng [Đỗ Thúy Bình, Dân tộc
học số 2/1991, tr.23-24], thậm chí ở những vùng sâu, vùng xa chỉ khoảng 10 - 12
tuổi là cha mẹ đã lo lắng cho con yên bề gia thất. Việc dựng vợ gả chồng là rất sớm
(tảo hôn) xuất phát từ đặc điểm, tập quán sinh sống của đồng bào vùng núi. Cuộc
sống của họ vốn gắn bó với ruộng nương, núi rừng, dân cư thưa thớt, những gia
đình có con trai thường mong sớm có con dâu để giúp đỡ việc nhà, việc đồng áng.
Vì vậy, trước đây người con gái 18, 20 đã coi như ế chồng. Nhiều cô dâu cưới lúc
43
13, 14 tuổi về sống ở nhà chồng và sinh con đẻ cái. Theo tập quán ở Cao Lộc, Lạng
Sơn (nay cũng vẫn còn ở một số nơi) thì sau lễ cưới, cô dâu thường không ở lại nhà
chồng mà quay về nhà cha mẹ đẻ vài ba năm sau, có trườ...), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, in lần thứ ba, có
sửa chữa và bổ sung, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
82. Ngô Đức Thịnh (chủ biên, 1993), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt
Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
83. Ngô Đức Thịnh (2005), “Một cách tiếp cận về lịch sử văn hóa Việt Nam”,
Tạp chí Văn hóa dân gian, số 2, Hà Nội.
84. Ngô Đức Thịnh (2006), Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam,
Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội
85. Ngô Đức Thịnh (2014), Giá trị văn hóa Việt Nam trong truyền thống và biến
đổi, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
164
86. Nguyễn Thị Thoa (2015), Tục hát Quan lang trong đám cưới của người
Tày Cao Bằng, Luận án Tiến sĩ Văn hóa học, Học viện Khoa học xã
hội, Hà Nội.
87. Tráng Thị Thúy (2012), Hát Quan làng trong đám cưới của người Tày ở xã
Xuân Lai huyện Yên Bình, Yên Bái, Luận văn Thạc sĩ văn hóa học, Đại
học Văn hóa Hà Nội.
88. Vương Toàn (2010), “Mấy điểm khác biệt về văn hóa truyền thống giữa người
Tày và người Nùng ở Lạng Sơn”, Tạp chí Dân tộc học, số 3, tr. 41 – 49.
89. Thủ tướng Chính phủ (2007), Quyết định số 1151/QĐ-TTg về việc phê duyệt
quy hoạch xây dựng vùng biên giới Việt – Trung đến năm 2020, Hà Nội.
90. Thủ tướng Chính phủ (2012),Quyết định số 545/QĐ-TTg về việc phê duyệt
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Lạng Sơn đến năm
2020, Hà Nội
91. Dương Thuấn (2012), Văn hóa Tày ở Việt Nam và tiến trình hội nhập thế
giới, Nxb Tri thức, Hà Nội.
92. Đoàn Minh Thuận (1990), Bước đầu tìm hiểu về tục lệ cưới xin của người
Tày ở xã Hưng Đạo, Hòa An, Cao Bằng, Luận văn Cử nhân Sử học,
Khoa Sử, Trường Đại học Tổng hợp, Hà Nội.
93. Tráng Thị Thúy (2013), Hát Quan lang trong đám cưới người Tày ở xã Xuân
Lai, huyện Yên Bình, tỉnh Yên Bái, Luận văn Thạc sỹ Văn hóa học,
Trường đại học Văn hóa, Hà Nội.
94. Hà Văn Thư, Lã Văn Lô (1984), Văn hóa Tày - Nùng, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
95. Vương Xuân Tình, Trần Hồng Hạnh (đồng chủ biên, 2012), Phát triển bền
vững văn hóa tộc người trong quá trình hội nhập ở vùng Đông Bắc, Nxb
Khoa học xã hội, Hà Nội.
96. Vương Xuân Tình (2014, chủ biên), Văn hóa với phát triển bền vững ở vùng
biên giới Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
97. Seo Thị Thu Trang (2012), Tập tục chu kỳ đời người của người Tày ở xã
Bằng Hành, huyện Bắc Quang, tỉnh Hà Giang, Khóa luận tốt nghiệp Cử
nhân Văn hóa dân tộc thiểu số, Đại học Văn hóa Hà Nội.
165
98. Trường Đại học khoa học và Nhân văn ĐHQGHN, Sở Văn hóa, Thể thao và
Du lịch tỉnh Lào Cai, Học viện Hồng Hà (Trung Quốc) (2012), Hội thảo
khoa học quốc tế: Giao lưu văn hóa các dân tộc và phát triển bền vững
vùng du lịch Sông Hồng, Lào Cai.
99. Từ điển nhân học, bản dịch tiếng Việt, tập 1-2, lưu tại Thư viện Viện Dân tộc học,
Hà Nội.
100. Từ điển Tiếng Việt (2007), Trung tâm Từ điển học, Nxb Đà Nẵng.
101. Từ điển Văn hóa, Tín ngưỡng, Phong tục (2009), Nxb Văn hóa Thông tin, hà Nội.
102. Ủy ban Nhân dân tỉnh Lạng Sơn (1999), Địa chí Lạng Sơn, Nxb Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
103. Ủy ban Nhân dân xã Cao Lâu (2015), Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội, quốc
phòng - an ninh năm 2015 và phương hướng nhiệm vụ năm 2016.
104. Ủy ban Nhân dân xã Gia Cát (2015), Báo cáo tình hình thực hiện các mục
tiêu kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh năm 2014 và phương hướng,
nhiệm vụ 2015.
105. Ủy ban MTTQVN thị trấn Cao Lộc (2015), Báo cáo tình hình kinh tế- xã hội,
quốc phòng – an ninh năm 2015; Phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm
năm 2016.
106. Đàm Thị Uyên (2012), Phong tục và tín ngưỡng tôn giáo của người Tày ở
Cao Bằng, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội.
107. Đàm Thị Uyên (2014), Văn hóa tộc người và giao thoa văn hóa miền Tây
Cao Bằng, Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài Quỹ khoa học và công
nghệ quốc gia, Thái Nguyên.
108. Đặng Nghiệm Vạn (2001), Dân tộc Văn hóa Tôn giáo, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội.
109. Văn phòng Trung ương Đảng (2014), Nghị quyết Hội nghị lần thứ chín Ban
Cháp hành trung ương khóa XI về “Xây dựng, phát triển văn hóa, con
người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước”, Hà Nội.
166
110. Viện Dân tộc học (1978), Các dân tộc ít người ở Việt Nam (các tỉnh phía
Bắc), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
111. Viện Dân tộc học (1992), Các dân tộc Tày Nùng ở Việt Nam = The Tay and
Nung nationalities in Vietnam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
112. Phạm Vĩnh (2001), Lạng Sơn - vùng văn hóa đặc sắc, Nxb Văn hóa Thông
tin, Hà Nội.
113. Trần Quốc Vượng (chủ biên) (1997), Cơ sở văn hóa Việt Nam, tái bản, Nxb
Đại học quốc gia, Hà Nội.
114. La Công Ý (2010), Đến với người Tày và văn hóa Tày, Nxb Khoa học xã
hội, Hà Nội.
Tài liệu tiếng nước ngoài
116. Huntington, Samuel P. (1971), “The change to change:
Modernization,Development, Politics” - “Từ biến đổi đến biến đổi: hiện đại
hóa, phát triển và chính trị”, Comparative Politics, Vol.3, No.3, pp.283-322
117. Hy, Lương Văn (1992), Revolution in the village: Tradition and
Transformation in North Vietnam, 1925-1988 (Cách mạng ở làng quê:
truyền thống và biến đổi ở miền Bắc Việt Nam từ năm 1925 đến 1988),
University of Hawaii Press, Honolulu.
118. Inglehart, Ronald and Wayne E.Baker (2000), “Modernization,
CulturalChange and Persistence of Traditional Values” - “Hiện đại hóa,
Biến đổi văn hóa và duy trì các giá trị truyền thống”, American Sociological
Review, Vol.65, No.1, pp.19-51.
119. Spindler, Louise S. (1977), Culture change and Modernization: Mini-models
and Cases Studies (Biến đổi văn hóa và Hiện đại hóa: những hình mẫu nhỏ
và nghiên cứu trường hợp), Holt, Rinehart and Winston, New York.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HÓA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH
VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM
BIẾN ĐỔI TẬP QUÁN CƯỚI XIN CỦA NGƯỜI TÀY
Ở HUYỆN CAO LỘC, TỈNH LẠNG SƠN HIỆN NAY
PHỤ LỤC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
Hà Nội- 2017
167
MỤC LỤC
Phụ lục 1: Mẫu phiếu điều tra XHH 168
Phụ lục 2: Mẫu câu hỏi phỏng vấn sâu 176
Phụ lục 3: Danh sách người cung cấp thông tin cho đề tài luận án 183
Phụ lục 4: Bản đồ huyện Cao Lộc 184
Phụ lục 5: Một số hình ảnh đám cưới người Tày 185
5.1. Hình ảnh đám cưới theo tập quán truyền thống 185
5.2. Hình ảnh đám cưới hiện nay 187
Phụ lục 6. Hình ảnh các điểm nghiên cứu 193
168
Phụ lục 1: Mẫu phiếu điều tra XHH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ KHU VỰC 1
PHIẾU HỎI VỀ TẬP QUÁN CƯỚI XIN
Kính thưa Ông/bà: Chúng tôi là đoàn cán bộ của Học viện Chính trị khu
vực I thuộc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh thực hiện đề tài nghiên
cứu về văn hóa của dân tộc Tày ở tỉnh Lạng Sơn. Những thông tin trong bảng
hỏi này chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu khoa học. Kính mong ông/bà hợp
tác!
Thôn/bản: .................................
Xã:............
Huyện:..........
Tỉnh:............
Họ và tên người trả lời:........................
Dân tộc của người trả lời:........................................................................................
Ngày điều tra: .........................
Họ tên và người điều tra:.................
Hà Nội - 2015
Mã số hộ:
169
I. THÔNG TIN CHUNG VỀ HỘ GIA ĐÌNH
Câu 1 . Xin ông (bà) cho biết thông tin về thành viên của hộ gia đình kể cả người đi làm ăn xa, tạm thời vắng nhà (Ghi số người đang sống chung trong hộ, có kinh tế chung)
STT Họ và tên Giới tính
1= Nam
2= Nữ
Năm sinh Dân tộc
1=Nùng
2=Tày
3=Kinh
4=Hoa
5=Dao
6=Hmông
7=Khác(ghi rõ)
Quan hệ với chủ hộ
1=chủ hộ
2=vợ/ chồng chủ hộ
3=con
4=con dâu/rể
5=bố/mẹ ông chủ hộ
6=bố mẹ bà chủ hộ
7=ông bà của ông chủ hộ
8=ông bà của bà chủ hộ
9=cháu nội
10=cháu ngoại
11=em dâu/rể
12=cô dì, chú, bác ông/bà chủ hộ
13= các quan hệ khác
Tôn giáo
1= Phật giáo
2= Thiên chúa giáo
3= Tin lành
4=Hồi giáo
5=Không tôn giáo
6=Khác (ghi cụ thể)
Trình độ học vấn
1= Mù chữ
2= Chưa đi học
3= Nhà trẻ, mẫu giáo
4= TH (cấp 1)
5= Trung học CS (cấp II)
6= THPT (cấp III)
7= Trung cấp
8= Cao đẳng, đại học
9= Trên đại học
Nghề nghiệp hiện nay
1=Cán bộ có lương
2=Cán bộ địa phương khác
3=Chủ doanh nghiệp/ thầu khoán
4= Nông nghiệp
5= Buôn bán, dịch vụ, chế biến
nông sản
6= Thợ thủ công; 7= Công an, bộ
đôi
8= Làm thuê; 9=Học sinh, sinh
viên
10= Không có khả năng lao
động11=Khác
Tình trạng
sức khoẻ
1= Bình thường
2= Bệnh mãn tính
3= Dị tật bẩm sinh
4= Thương tật do
chiến tranh
5 = Khác (ghi rõ
1 Chủ hộ
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
170
STT NỘI DUNG CÂU HỎI PHƯƠNG ÁN TRẢ LỜI
Câu 2
Tình trạng hôn nhân của ông/bà hiện này là?
(ĐTV Khoanh tròn vào phương án duy nhất phù hợp)
1 = Độc thân 2 = Có vợ/chồng
3 = Ly hôn 4 = Ly thân 5 = Goá
Câu 3
Ông/bà kết hôn với vợ/ chồng hiện tại (hoặc người đã
mất/ly hôn/ly thân) vào năm nào?
Năm ......................................
99 = Không nhớ
NỘI DUNG CÂU HỎI NGƯỜI TRẢ LỜI VỢ/CHỒNG NGƯỜI TRẢ LỜI
Câu 4
Đây là cuộc hôn nhân lần đầu hay lần kết hôn lần thứ mấy?
(ĐTV Khoanh tròn vào phương án duy nhất phù hợp)
1 = Kết hôn lần đầu
2 = Kết hôn lần thứ hai
3 = Kết hôn lần thứ ba
1 = Kết hôn lần đầu
2 = Kết hôn lần thứ hai
3 = Kết hôn lần thứ ba
Câu 5
Nơi sinh của ông/bà(vợ/chồng của ông/bà) ở đâu?
(ĐTV Khoanh tròn vào phương án duy nhất phù hợp)
1= Tại thôn/bản
2= Thôn/bản khác cùng xã
3= Xã khác cùng huyện
4= Thị trấn của huyện
5= Trong tỉnh, thành phố
6= Trong tỉnh, nông thôn
7= Ở nước ngoài
8= Tỉnh khác (ghi
rõ)...................................
9= Không trả lời
10= Không biết
1= Tại thôn/bản
2= Thôn/bản khác cùng xã
3= Xã khác cùng huyện
4= Thị trấn của huyện
5= Trong tỉnh, thành phố
6= Trong tỉnh, nông thôn
7= Ở nước ngoài
8= Tỉnh khác (ghi rõ)...................................
9= Không trả lời
10= Không biết
Câu 6 Ông/Bà (vợ/chồng của Ông/Bà) thuộc dân tộc nào?
1= Nùng
2= Tày
1= Nùng
2= Tày
171
3 = Kinh
4 = Hoa
5=Dao
6= Hmông
7 = Khác:
3 = Kinh
4 = Hoa
5=Dao
6= Hmông
7 = Khác:
Câu 7
Ông/bà theo tôn giáo nào? (Vợ/chồng Ông/Bà theo tôn giáo
nào?)
1 = Đạo Phật
2 = Thiên Chúa giáo
3= Tin Lành
4= Khác (Ghi rõ)
5 = Không theo tôn giáo nào
1 = Đạo Phật
2 = Thiên Chúa giáo
3= Tin Lành
4= Khác (Ghi rõ)...
5 = Không theo tôn giáo nào
Câu 8
Trước khi ông/bà kết hôn, Ông/bà biết và tìm hiểu
người vợ/chồng hiện này trong hoàn cảnh nào?
(ĐTV khoanh tròn vào những phương án phù hợp)
1= Cùng nơi làm việc (kể cả phục vụ trong
quân đội)
2= Cùng học một trường
3= Qua giới thiệu của bạn bè
4= Qua giới thiệu của bố mẹ hoặc họ hàng
5= Ở nơi vui chơi giải trí
6= Qua người làm mối
7 = Qua sắp xếp, hứa hôn
8= Bị bắt ép
9= Bị bắt cóc, mua bán
10 = Tự tìm hiểu
11 = Cùng làng/cùng phố/gần nơi làm việc
12= Cùng hoạt động trong các tổ chức/Hội
13= Khác (Ghi rõ).
Câu 9
Khi ông/bà kết hôn ở địa phương mình phụ nữ và nam giới
thường kết hôn năm bao nhiêu tuổi?
1. Tuổi kết hôn của nam:.
2. Tuổi kết hôn của nữ:..
Câu 10
Ai là người quyết định việc hôn nhân của ông/bà?
(ĐTV khoanh tròn vào phương án duy nhất phù hợp)
1= Bố mẹ quyết định hoàn toàn
2= Bố mẹ quyết định nhưng hỏi sự đồng ý của chúng tôi
3= Chúng tôi quyết định, có sự đồng ý của bố mẹ
4= Chúng tôi hoàn toàn tự quyết định
5= Khác (Ghi rõ)...
6= Không nhớ/Không biết
Câu 11
Ông/bà hoặc gia đình hai bên có đi xem tử vi hoặc so
tuổi để biết hai người lấy nhau có hợp tuổi hay không?
1= Có 2= Không ChuyÓn ®Õn 13
Câu 12 Nếu có đi xem tử vi hay so tuổi thì vì sao? 1=An tâm hơn 4= Theo phong tục truyền thống
172
2=Biết tình hình để có cách khắc phục
3 = Quyết định hủy bỏ hôn nhân nếu
khôn hợp
5=Khác(ghi rõ)
Câu 13 Ông/bà có tổ chức đám cưới không? 1= Có 2= Không ChuyÓn ®Õn 15
Câu 14
Đám cưới của ông/bà được tổ chức theo những bước lễ nghi
nào?
(ĐTV khoanh tròn vào những phương án phù hợp)
1= Ông/bà mai/mối trong lễ cưới
2= Xin giờ tháng năm sinh của cô dâu (lục mỉnh)
3= Chọn ngày, giờ cưới
4= Lễ dạm hỏi
5= Lễ ăn hỏi
6= Lễ sêu tết (lệ dầu lùa)
7= Lễ báo ngày cưới
8= Lễ đón dâu, đưa dâu
9= Lệ giữ cửa (lệ thư tu)
10= Lễ rải chiếu
11=Lễ nộp gánh
12= Lễ dâng tấm vải ướt khô
13= Lễ bái tổ họ hàng
14= Lễ bố mẹ vợ/bố mẹ chồng
15= Lễ xin đón dâu
16= Lễ nộp con dâu/con rể
17= Lễ ba buổi (Tẻo sam nâư)
18= Lễ tạ ơn ông bà mối
Câu 15 Khi tổ chức đám cưới, ông/bà có đăng ký kết hôn không?
1 = Có ChuyÓn ®Õn18
2 = Không
Câu 16
Lý do chính khiến ông/bà không đăng ký trước khi kết hôn là gì?
(ĐTV Khoanh tròn vào những phương án phù hợp)
1= Không đủ thời gian đăng ký
2= Không đủ điều kiện đăng ký (chưa đủ
tuổi/đang có vợ/chồng)
3= Thấy không cần thiết, ngại phiền hà
4= Thủ tục phức tạp
5= Bị bắt cóc/lừa bán
6= Không được hướng dẫn đăng ký (Có biết nhưng không biết
phải làm như thế nào)
7= Không biết các thủ tục đăng ký
8= Khác:...................................................
Câu 17
Việc không đăng ký kết hôn có làm ông/bà gặp trở ngại gì trong
cuộc sống không?
(ĐTV Khoanh tròn vào những phương án phù hợp)
1= Không gặp trở ngại gì
2= Con không được làm giấy khai sinh
3= Không được hưởng chính sách tại địa phương
(hộ nghèo, BHYT)
4= Không được đăng ký hộ khẩu, làm giấy tờ tùy thân
5= Không biết
Câu 18
Trong đám cưới của ông/bà có tổ chức hát Quan lang/Pả Mẻ
không?
1= Có
2 = Không
173
Câu 19
Đám cưới ở trong thôn ông/bà hiện nay còn hát Quan lang/Pả mẻ
không?
1= Có
2 = Không
Câu 20
Khi ông/bà tổ chức lễ cưới có mặc trang phục truyền thống
không?
1= Có
2= Không ChuyÓn ®Õn 22
NGƯỜI TRẢ LỜI
VỢ/CHỒNG NGƯỜI TRẢ LỜI
Câu 21
Nếu có mặc trang phục truyền thống trong lễ cưới thì mặc vào
những lễ nghi nào?
(ĐTV Khoanh tròn vào những phương án phù hợp)
1= Xin giờ tháng năm sinh của cô dâu (lục
mỉnh)
2= Chọn ngày, giờ cưới
3= Ông/bà mai/mối trong lễ cưới
4= Lễ dạm hỏi
5= Lễ ăn hỏi
6= Lễ sêu tết (lệ dầu lùa)
6= Lễ báo ngày cưới
7= Lễ đón dâu, đưa dâu
8= Lệ giữ cửa (lệ thư tu)
9= Lệ rải chiếu
10=Lễ nộp gánh
12= Lễ dâng tấm vải ướt khô
13= Lễ bái tổ họ hàng
14= Lễ bố mẹ vợ/bố mẹ chồng
15= Lễ xin đón dâu
16= Lễ nộp con dâu/con rể
17= Lễ ba buổi (Tẻo sam nâư)
18= Chỉ mặc trong ngày cưới
19= Lễ tạ ơn ông bà mối
1= Xin giờ tháng năm sinh của cô dâu (lục mỉnh)
2= Chọn ngày, giờ cưới
3= Ông/bà mai/mối trong lễ cưới
4= Lễ dạm hỏi
5= Lễ ăn hỏi
6= Lễ sêu tết (lệ dầu lùa)
6= Lễ báo ngày cưới
7= Lễ đón dâu, đưa dâu
8= Lệ giữ cửa (lệ thư tu)
9= Lệ rải chiếu
10=Lễ nộp gánh
12= Lễ dâng tấm vải ướt khô
13= Lễ bái tổ họ hàng
14= Lễ bố mẹ vợ/bố mẹ chồng
15= Lễ xin đón dâu
16= Lễ nộp con dâu/con rể
17= Lễ ba buổi (Tẻo sam nâư)
18= Chỉ mặc trong ngày cưới
19= Lễ tạ ơn ông bà mối
Câu 22
Những đám cưới được tổ chức hiện này trong thôn cô dâu, chú rể
còn mặc trang phục truyền thống không?
1= Có
2 = Không
174
Câu 23
Khách đến dự đám cưới của ông/bà họ mừng đồ mừng gì?
(ĐTV Khoanh tròn vào những phương án phù hợp)
1= Phần lớn là mừng hiện vật
2= Phần lớn là mừng tiền
3= Mừng cả tiền và hiện vật bằng nhau
4= Khác
5= Không có đồ mừng Chuyển đến 25
6 = Không nhớ/Không biết Chuyển đến 25
Câu 24
Ông/bà có nghĩ rằng đồ mừng trong đám cưới của ông/bà có
thể trang trải hết mọi chi phí cho đám cưới không?
(ĐTV Khoanh tròn vào phương án duy nhất phù hợp)
1= Trang trải được rất ít so với chi phí
2= Trang trải được một phần so với chi phí
3= Trang trải được toàn bộ chi phí
4= Nhiều hơn so với chi phí
5= Không nhớ/Không biếtChuyển đến 25
Câu 25
Gia đình hai bên cho của hồi môn hay tài sản gì?
(ĐTV Khoanh tròn vào những phương án phù hợp)
NGƯỜI TRẢ LỜI VỢ/CHỒNG NGƯỜI TRẢ LỜI
1= Tiền
2 = Vàng
3 = Vật dụng gia đình
4= Gia súc
5= Nhà
6= Đất
7= Khác:............................................
1= Tiền
2 = Vàng
3 = Vật dụng gia đình
4= Gia súc
5= Nhà
6= Đất
7= Khác:............................................
Câu 26
Ông/bà ở với ai ngay sau ngày cưới?
(ĐTV Khoanh tròn vào phương án duy nhất phù hợp)
1= Ở riêng
2= Bố/mẹ chồng
3= Bố/mẹ vợ
4= Nhà người khác
Câu 27
Ông/bà biết hiện này thanh niên trong thôn/bản thường lấy
vợ lấy chồng ở tuổi bao nhiêu?
1. Tuổi kết hôn của nam:.................................................................
2. Tuổi kết hôn của nữ:.....................................................................
Câu 28
Theo ý kiến của ông/bà đối tượng lựa chọn lý tưởng trong
hôn nhân là gì?
(ĐTV Khoanh tròn vào những phương án phù hợp)
1= Là người đồng tộc
2= Là người có học vấn cao
3= Là người giàu có/gia đình giàu có
4= Là người mình yêu
5= Người có nghề nghiệp/thu nhập ổn định
6= Là người nước ngoài
7= Người có sức khỏe
8= Người có đạo đức tốt
9= Người có gia đình nề nếp, hòa thuận
10= Hình thức đẹp
11= Khác (ghi rõ): ...................................
Câu 29 Ông/bà cảm thấy thế nào khi có anh em, người thân trong 1= Không chấp nhận Chuyển câu 30 4= Bình thường, không có sự phân biệt
175
gia đình, dòng họ kết hôn với người dân tộc khác?
(ĐTV ĐỌC và khoanh tròn vào những phương án phù hợp)
2= Không sao, nếu người đó tuân theo phong tục,
tập quán của dân tộc mình
3= Thích người cùng dân tộc lấy nhau nhưng
cũng không phản đối hôn nhân với người dân tộc
khác
5= Không biết/Không ý kiến
Câu 30
Theo ông( bà) hiện nay sau khi kết hôn, đôi vợ chồng trẻ
nên sống với ai?
(ĐTV Khoanh tròn vào phương án duy nhất phù hợp)
1= Sống với bố mẹ chồng
2= Sống với bố mẹ vợ
3= Ra ở riêng
4= Sống với cha mẹ một thời gian rồi ra ở riêng
Câu 31
Ông/bà cho biết những lễ nghi trong lễ cưới của dân tộc
mình hiện nay còn tồn tại hay không?
(ĐTV Khoanh tròn tất cả những phương án phù hợp)
1= Xin giờ tháng năm sinh của cô dâu (lục mỉnh)
2= Chọn ngày, giờ cưới
3= Ông/bà mai/mối trong lễ cưới
4= Lễ dạm hỏi
5= Lễ ăn hỏi
6= Lễ sêu tết (lệ dầu lùa)
6= Lễ báo ngày cưới
7= Lễ đón dâu, đưa dâu
8= Lệ giữ cửa (lệ thư tu)
9= Lệ rải chiếu
10=Lễ nộp gánh
12= Lễ dâng tấm vải ướt khô
13= Lễ bái tổ họ hàng
14= Lễ bố mẹ vợ/bố mẹ chồng
15= Lễ xin đón dâu
16= Lễ nộp con dâu/con rể
17= Lễ ba buổi (Tẻo sam nâư)
18= Lễ tạ ơn ông bà mối
Xin chân thành cảm ơn ông/bà!
176
Phụ lục 2: Mẫu câu hỏi phỏng vấn sâu
CÂU HỎI PHỎNG VẤN SÂU VÀ THU THẬP THÔNG TIN
VỀ BIẾN ĐỔI CƯỚI XIN CỦA NGƯỜI TÀY Ở LẠNG SƠN
Bộ câu hỏi này nhằm tìm hiểu chung tập quán cưới xin và những biến đổi
của nó, mọi câu hỏi và thông tin tìm hiểu cần/nên/có thể đặt trong bối cảnh
và so sánh với các giai đoạn lịch sử tộc người. Đối tượng tiến hành phỏng
vấn được chia là làm ba nhóm tuổi: Nhóm người già: từ 60 tuổi trở lên;
nhóm trung niên từ 30 tuổi đến ngoài 50 tuổi; nhóm thanh niên gồm những
người đã xây dựng gia đình từ 30 tuổi trở xuống.
* QUAN HỆ HÔN NHÂN
1. Ở bản này (vùng khác) những họ nào thường kết hôn với nhau? Tại sao?
2. Trong bản (dân tộc, nhóm dân tộc) có những dòng họ nào không được phép đính
hôn với nhau, tại sao?
3. Trong mỗi nhóm đều có người lấy vợ (chồng) ở nhóm khác không? Tại sao?
4. Người cùng một dòng họ mà lấy nhau thì sẽ bị xử lý như thế nào (trước kia và
hiện nay)?
5. Người cùng một nhóm mà lấy nhau thì sẽ bị xử lý như thế nào (trước kia và hiện
nay)?
6. Người cùng một họ mà cách nhau nhiều đời, nhiều thế hệ có được lấy nhau hay
không (trước kia và hiện nay)?
7. Con chú con bác có lấy nhau được hay không? Vì sao?
8. Con cô con cậu có lấy nhau được hay không? Vì sao?
9. Hôn nhân anh em chồng (chị em vợ) có được phép hay không? Vì sao?
10. Hai anh em có được lấy vợ là người một dũng họ, một gia đình hay không?
Cũng vậy, hai chị em có được lấy chồng cùng một họ, một gia đình hay không? Tại
sao?
11. Hình thức hôn nhân như thế nào được coi là “ưa thích” nhất? Phổ biến nhất?
177
12. Người dân tộc ông/bà có lấy vợ/chồng là người dân tộc khác không? Nếu có thì
thường kết hôn với người dân tộc nào, tại sao?
13. Thường thì nam giới lấy vợ là người dân tộc khác, hay ngược lại, nữ đi làm
dâu?
14. Từ trước tới nay ở bản này ( vùng này) đó cú bao nhiều người lấy vợ/chồng là người
dân tộc khác?
15. Quan niệm của cộng đồng về những trường hợp lấy vợ/chồng là người ngoài
cộng đồng?
16. Trước đây và hiện nay, nam thường lấy vợ ở độ tuổi bao nhiêu và nữ thường lấy
chồng ở độ tuổi bao nhiêu?
17. Theo quan niệm, lấy vợ/chồng ở lứa tuổi nào là đẹp nhất, vì sao?
18. Quan niệm của cộng đồng về những trường hợp lấy vợ/chồng quá muộn, và ở
độ tuổi bao nhiêu thì bị coi là trai/gái đó quá lứa khó có thể xây dựng được gia
đình?
19. Trước kia và hiện nay, ai chủ động trong hôn nhân: bố mẹ, họ hàng chủ động
ướm vợ/chồng trước cho con cái; hay nam nữ được tự do tìm hiểu và tự quyết định
việc kết hôn?
20. Trường hợp bố mẹ “bắt” phải lấy một người nào đó thì con cái họ có được phép làm
khác không?
21. Đôi trai gái yêu nhau, đó chung chăn gối với nhau mà không lấy nhau có được
phép không? Nếu không được phép thì sẽ bị xử lý như thế nào?
22. Thường ở độ tuổi bao nhiêu thì trai gỏi bắt đầu đi chơi, tìm hiểu nhau? Khi đi
chơi, tìm hiểu nhau có mang theo gì không? Có tặng nhau gì không? Tuổi lấy vợ,
lấy chồng?
23. Nam nữ thường tìm hiểu nhau ở nhà, đi chơi vào các buổi tối, đi chợ, hay đi làm
nương, dự lễ hội,?
24. Hình thức biểu hiện sự đồng ý đính hôn với nhau? Tặng quà, vật kỷ niệm, trao nhẫn,
vũng bạc...?
178
25. Khi chàng trai (cô gái) đó có người yêu thì có được phép đi chơi với người
thanh niên khác không? Tại sao?
26. Những người anh em ruột thịt cùng cha (cùng mẹ) tiếng dân tộc gọi là gì?
27. Những người ruột thịt lấy nhau thì tiếng dân tộc gọi là gì? “loạn luân” gọi là gì?
28. Có được phép đính hôn với người nhận làm con nuôi không?
29. Tiêu chuẩn chọn vợ là gì? Đẹp, mạnh khỏe, chăm lao động, biết dệt, gia đình
giàu có, biết buônn bán, Điều gì là quan trọng nhất?
30. Người chồng phải là người như thế nào? Tiêu chuẩn gì là quan trọng nhất?
31. Những câu ca dao, phương ngôn dân tộc nói về tiêu chuẩn chọn vợ/chồng,về
những người dễ lấy vợ lấy chồng (cách nhận biết)?
32. Hôn nhân của người đó ly dị? Lý do, quan niệm về người đó ly dị. Luật tục với
người ly dị ? Có dễ tái hôn không?
33. Hôn nhân của những người góa vợ, góa chồng? Diễn ra như thế nào? Lễ vật bao
nhiêu? Bao nhiêu trường hợp như thế gặp ở trong bản? Đó là những cặp nào (tên,
tuổi, địa chỉ)? Quan niệm và địa vị xó hội về người góa (cả nam và nữ)? Có dễ tái
hôn không ?
34. Lấy gái chửa hoang? Quan niệm của những người xung quanh về người con gái
chửa hoang như thế nào ? Hình phạt/luật tục về việc đó? Số phận đứa trẻ ra sao?
Người con gái chửa hoang có dễ lấy chồng không?
35. Có tính chất mua bán trong hôn nhân không? Nếu có thì nó thể hiện trong hoàn
cảnh nào và như thế nào? Cha mẹ đóng vai trò như thế nào trong việc gả chồng cho
con gái ? Lễ vật thách cưới có những gì, từng lễ đó là bao nhiêu?
36. Có tục ở rể không ? Tại sao phải ở rể ? Có mấy hình thức ở rể ? Các hình thức
đó diễn ra như thế nào ? Khi nào diễn ra lễ này ? Mô tả lễ đổi họ của chàng rể (nếu
có) ? Đó có bao nhiêu cặp ở rể? Ghi rõ tên, tuổi một vài trường hợp?
37. Sau lễ cưới, vợ chồng cư trú bên chồng hay bên vợ ? Ở với bố mẹ hay ở riêng ?
Nếu chung với bố mẹ chồng (bố mẹ vợ) thì sau bao lâu sẽ tách ra ở riêng? Có phải
làm nghi lễ gì để tách ra ở riêng không?
179
* NGHI LỄ CƯỚI HỎI :
1. Lễ dạm ngõ được tổ chức khi nào?
2. Những câu ca dao, phương ngôn dân tộc nói về tiêu chuẩn chọn vợ (chồng)?
3. Trong lễ dạm hỏi, có chọn người làm mối không? Nếu có, tiêu chuẩn để chọn
người làm đó như thế nào? Tại sao phải chọn người làm mối? Người làm mối phải
làm những công việc gì, từ lúc nào là bắt đầu và kết thúc là lúc nào? Nếu làm mối
không thành công thì sao? Được biếu gì sau khi đã mai mối thành công?
4. Có phải xem tuổi của cô gái và chàng trai không? Tại sao?
5. Nếu khi xem tuổi thấy không hợp thì xử lý thế nào?
5. Thường tiến hành đám cưới vào ngày, tháng nào? Tại sao lại chọn những ngày,
tháng đó?
6. Trong đám cưới có tất cả bao nhiêu bước? Từng bước đó là gì? Thứ tự từng bước đó
như thế nào?
6. Lễ dạm hỏi theo tiếng dân tộc gọi là gì? (Thuật ngữ địa phương về các bước, hay
lễ nghi của đám cưới là gì?)
7. Thành phần đoàn dạm hỏi đến nhà gái gồm những ai? Lễ vật mang theo gồm
những gì?
8. Khi đi có phải kiêng gì không? Có xem ngày để đi không? Tại sao?
9. Có phải mang lễ vật không? Nếu có, lễ vật gồm những gì?
10. Trong buổi dạm hỏi hai gia đình trao đổi với nhau những gì?
11. Sau buổi dạm hỏi nhà trai phải chuẩn bị những gì?
12. Lễ ăn hỏi (tiếng dân tộc)?
13. Thành phần đoàn ăn hỏi gồm những ai? Lễ vật ăn hỏi gồm những gì?
14. Trước khi đi ăn hỏi, nhà trai có phải làm lễ cúng tổ tiên không? Nếu có, lễ cúng
tổ tiên tiến hành như thế nào?
15. Đoàn ăn hỏi trên đường sang nhà gái có phải kiêng điều gì không? Nếu có thì vì
sao?
16. Đến nhà gái, thủ tục đón tiếp đoàn nhà trai như thế nào? Thành phần đoàn nhà
gái gồm những ai?
180
17. Trong lễ ăn hỏi, nhà gái có thách cưới không? Nếu có, lễ vật thách cưới gồm
những thứ gì, số lượng bao nhiêu? Lễ vật được đưa như thế nào?
18. Sau lễ ăn hỏi bao lâu thì có thể tiến hành đám cưới? Trước khi tiến hành hôn lễ,
chàng trai và cô gái có được “quan hệ” với nhau không?
19. Lễ cưới (tiếng dân tộc) gọi như thế nào?
20. Đám cưới thường diễn ra mấy ngày?
21 Nhà trai và nhà gái chuẩn bị những gì cho lễ cưới? Theo tập quán, cô dâu phải
chuẩn bị những gì để đem về nhà chồng?
22. Đoàn nhà trai đi dón dâu lúc nào? Chuẩn bị những gì? Bao nhiêu người đi?
Những ai đi đón dâu? Nhiệm vụ của từng người như thế nào?
23. Trước khi đi đón dâu, nhà trai phải làm những thủ tục gì, kiêng gì? Trên đường
đi, đoàn đón dâu phải kiêng gì? Thủ tục đoàn nhà trai ở nhà gái như thế nào?
24. Cô dâu và chú rể mặc trang phục truyền thống vào những lễ nghi nào trong đám
cưới?
25. Trước khi cô dâu về nhà chồng có nghi lễ gì không? Bố mẹ đẻ cô dâu có cho
của hồi môn hay không? Nếu có là những gì? Có người đi khiêng của hồi môn
không và bao nhiêu người khiêng? Những người đó phải là người như thế nào?
26. Đoàn nhà gái đi đưa dâu gồm những ai? Trên đường đi đoàn đưa dâu kiêng kỵ
gì?
27. Đoàn đưa đón dâu đến nhà trai, trước khi vào nhà cần phải làm gì, ai là người đón cô
dâu vào nhà? Cô dâu có phải lạy tổ tiên không? Khi cô dâu bước chân vào nhà chồng có
phải làm lễ gì không?
28. Vai trò của ông, bà mối trong suốt quá trình lễ cưới được tiến hành?
29. Khi lễ cưới đang diễn ra thì có hình thức ca hát nào không? Ca hát thế nào và nhằm
mục đích gì?
30. Sau khi đám cưới kết thúc, nhà gái có ra về ngay không? Có thủ tục nào nữa
không? Nhà gái ở lại nhà trai bao lâu, phù dâu có ở lại với cô dâu không? Cô dâu có
về ở hẳn nhà chồng ngay sau ngày cưới không? Hay về nhà bố mẹ đẻ ở? Sau bao
nhiêu ngày thì về? Bao lâu thì quay lại? Tự về hay ai sang đón?...
181
31. Nhiệm vụ của ông/bà mối đến khi nào thì xong? Sau khi nhiệm vụ của ông/bà
mối xong có phải cảm ơn không? Nếu có thì cảm ơn như thế nào?
32. Lễ lại mặt (tiếng dân tộc)?
33. Sau lễ cưới bao nhiêu ngày thì lại mặt?
34. Lễ lại mặt diễn ra như thế nào? Nhà trai những ai sang lại mặt, mang gì sang, có
phải làm lễ gì nữa không và có được cho gì nữa không? Sang lại mặt sau bao lâu thì
về? Con gái sau khi cưới về nhà bố mẹ đẻ có làm nghi lễ gì không?
* BIẾN ĐỔI TẬP QUÁN CƯỚI XIN (1986 về trước)
1. Quan niệm hôn nhân và cưới xin đã thay đổi như thế nào so với hơn 30 năm
trước đây?
2. Về độ tuổi kết hôn và tiêu chí chọn vợ, chọn chồng hiện nay so với hơn 30 năm
trước ra sao?
3. Các nghi thức cưới xin đã thay đổi như thế nào?
4. Lễ vật, quà tặng trước đây và hiện nay đã có những bước chuyển biến ra sao?
5. Đồ ẩm thực và phương thức chế biến các món ăn trong cỗ cưới có sự thay đổi
không?
6. Trang phục của cô dâu, chú rể đã có những thay đổi như thế nào?
7. Phương tiện đưa đón dâu
8. Sinh hoạt văn nghệ
9. Nguyên nhân của sự biến đổi
10. Tác động từ phát triển kinh tế
11. Tác động từ nhận thức của người dân
12. Tác động từ cách chính sách- pháp luật
13. Tác động từ sự giao lưu văn hóa
14. Vấn đề bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong tập quán cưới
xin của người Tày
15. Những giá trị trong tập quán cưới xin của người Tày cần gìn giữ
16. Cưới xin phản ánh văn hóa vật chất tộc người
182
17. Lễ vật, món ăn trong đám cưới phản ánh đậm nét văn hóa truyền thống tộc
người
18. Trang phục lễ cưới biểu hiện bản sắc văn hóa tộc người
19. Cưới xin phản ánh văn hóa tinh thần của tộc người
20. Đề cao Đạo nghĩa, đạo hiếu
21. Giáo dục cách ứng xử
22. Ý thức cố kết gia đình và cộng đồng
23. Bảo lưu các loại hình nghệ thuật dân gian tộc người (hát Quan lang)
24. Vấn đề bảo tồn và phát huy
25. Việc biến đổi tập tục cưới xin là do đâu?
26. Nhận định về nguyên nhân của những biến đổi này
183
Phụ lục 3
DANH SÁCH NGƯỜI CUNG CẤP THÔNG TIN
CHO ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
(Thời điểm điều tra, phỏng vấn: Tháng 12/2015)
STT Họ tên Tuổi Nơi ở
1. Phạm Văn Phục 53 Bảng Vàng
2. Hoàng Thị Hân 64 Bản Vàng, Cao Lâu
3. Hoàng Kim Toàn 82 Bản Vàng
4. Thị Nghiêm 83 Bản Vàng
5. Hoàng Bảo Tài 75 Bản Vàng
6. Đinh Thị Thắng 67 Bản Vàng
7. Tô Thị Điểm 28 Bản Vàng
8. Chu Văn Khánh 45 Bản Vàng
9. Phương Kim Dung 71 Bắc Đông 2
10. Lý Hoàng Phồ 25 Bắc Đông
11. Âu Văn Chức 67 Bắc Đông 2
12. Hoàng Thị Nháy 70 Khối 5
13. Hoàng Thị Bằng 72 Khối 5
14. Hoàng Văn Lộc 80 Bản Vàng
15. Lương Thị Von 53 Bắc Đông
16. Hoàng Văn Dới 58 Bản Vàng
17. Tô Thị Lê 53 Bản Vàng
18. Hoàng Thị Niệm 65 Bản Vàng
19. Vi Thị Hiểu 45 Bản Vàng
20. Hoàng Thị Hà 53 Bắc Đông
21. Lương Văn Lợi 59 Bắc Đông
22. Thi Văn Hoan 82 Bắc Đông
23. Hoàng Thị Chiến 62 Khối 5
24. Hoàng Thị Cờ 68 Khối 5
25. Hoàng Thị Chiến 72 Khối 5
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_bien_doi_tap_quan_cuoi_xin_cua_nguoi_tay_o_huyen_cao.pdf