Luận án Biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai ở Ninh Thuận từ 1975 đến 2015

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜ ỌC T UYỄ T Ị TUYẾT B Ế Ổ K TẾ, XÃ Ộ , VĂ ÓA CỦA ƢỜ RA A Ở T UẬ TỪ 1975 Ế 2015 UẬ Á T Ế SĨ ỊC SỬ V ỆT AM Lâm Đồng, năm 2019 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜ ỌC T UYỄ T Ị TUYẾT B Ế Ổ K TẾ, XÃ Ộ , VĂ ÓA CỦA ƢỜ RA A Ở T UẬ TỪ 1975 Ế 2015 Chuyên ngành: ịch sử Việt am Mã số: 9 22 90 13 UẬ Á T Ế SĨ ỊC SỬ V ỆT AM ƢỜ ƢỚ DẪ K OA ỌC: 1. PGS.TS. CAO T Ế TRÌ 2. PGS.TS. BÙ VĂ Ù Lâm Đồng, năm 2019 i Ờ CAM OA Tôi xin cam đoan đây là c

pdf274 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 17/01/2022 | Lượt xem: 315 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai ở Ninh Thuận từ 1975 đến 2015, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ông trình nghiên cứu, sưu tầm, tổng hợp của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực và chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Một số luận điểm của luận án được kế thừa và trích nguồn theo đúng quy định. Lâm Đồng, tháng 11 năm 2019 Tác giả luận án guyễn Thị Tuyết ạnh ii Ờ CẢM Ơ Để hoàn thành bản luận án này, tác giả bày tỏ lòng biết ơn đến lãnh đạo Trường Đại học Đà Lạt, Phòng Quản lý Đào tạo Sau Đại học, Phòng Nghiên cứu khoa học – Hợp tác quốc tế, Khoa Lịch sử Trường Đại học Đà Lạt, Ban Giám đốc Sở Giáo dục – Đào tạo tỉnh Ninh Thuận, Ban Giám hiệu Trường THPT Chu Văn An đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tác giả trong thời gian làm nghiên cứu sinh. Tác giả đặc biệt trân trọng cảm ơn PGS.TS. Cao Thế Trình và PGS.TS. Bùi Văn Hùng đã trực tiếp hướng dẫn tác giả từ việc lựa chọn các phương pháp tiếp cận đề tài, tiếp xúc với các nguồn tư liệu quý báu cho đến lúc đọc bản thảo và tận tình giúp đỡ tác giả hoàn chỉnh bản luận án này. Tác giả chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị thuộc Sở Nội vụ, Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch, Cục Thống kê, UBND các huyện, TP thuộc tỉnh Ninh Thuận đã cung cấp cho tác giả nhiều thông tin quan trọng để hoàn thành việc nghiên cứu. Nhân dịp này, tác giả bày tỏ lòng biết ơn đối với gia đình, bạn bè đã luôn cổ vũ, động viên, giúp đỡ tác giả cả về vật chất lẫn tinh thần trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và làm luận án. Lâm Đồng, tháng 11 năm 2019 Tác giả luận án guyễn Thị Tuyết ạnh iii MỤC ỤC Ờ CAM OA ..................................................................................................... i Ờ CẢM Ơ .......................................................................................................... ii BẢ CÁC C Ữ V ẾT TẮT ................................................................................ v DA MỤC CÁC BẢ , B ỂU Ồ TRO UẬ Á .............................. vi DA MỤC P Ụ ỤC ...................................................................................... viii TÓM TẮT ................................................................................................................ ix SUMMARY ............................................................................................................. xi MỞ ẦU .................................................................................................................... 1 C ƢƠ MỘT. CƠ SỞ Ý UẬ , TỔ QUA VỀ ỊA B V TỘC ƢỜ RA A Ở T UẬ .................................................................. 10 1.1 Cơ sở lý luận ............................................................................................ 10 1.1.1 Các khái niệm thường dùng trong luận án ..................................... 10 1.1.2 Lý thuyết nghiên cứu của luận án................................................... 17 1.1.3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề .............................................................. 20 1.2 Tổng quan về địa bàn và tộc người Raglai ở Ninh Thuận ....................... 39 1.2.1 Tổng quan về tỉnh Ninh Thuận ....................................................... 39 1.2.2 Về người Raglai ở Ninh Thuận ...................................................... 43 C ƢƠ A . C UYỂ B Ế K TẾ, XÃ Ộ , VĂ ÓA CỦA ƢỜ RA A Ở T UẬ TỪ 1975 – 2015 ...................................... 61 2.1 Kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai giai đoạn 1975 – 1986 .......... 61 2.1.1 Bối cảnh lịch sử .............................................................................. 61 2.1.2 Kinh tế ............................................................................................ 66 2.1.3 Xã hội ............................................................................................. 70 2.1.4 Văn hóa ........................................................................................... 75 2.2 Chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai giai đoạn 1986 – 2015 ................................................................................................................ 78 iv 2.2.1 Bối cảnh lịch sử .............................................................................. 78 2.2.2 Kinh tế ............................................................................................ 88 2.2.3 Xã hội ............................................................................................. 96 2.2.4 Văn hóa ......................................................................................... 106 C ƢƠ BA. T TỰU, C Ế, B ỌC K ỆM V XU ƢỚ P ÁT TR Ể CỦA ƢỜ RA A Ở T UẬ ... 116 3.1 Thành tựu ............................................................................................... 116 3.1.1 Những thành tựu nổi bật ............................................................... 116 3.1.2 Nguyên nhân ................................................................................. 118 3.2 Hạn chế .................................................................................................. 129 3.2.1 Một số hạn chế .............................................................................. 129 3.2.2 Nguyên nhân ................................................................................. 136 3.3 Bài học kinh nghiệm .............................................................................. 139 3.4 Xu hướng phát triển của người Raglai ở Ninh Thuận ........................... 150 3.4.1 Tiềm năng ..................................................................................... 150 3.4.2 Quan hệ đoàn kết dân tộc trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam .. 152 3.4.3 Giải pháp bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa – xã hội ............. 159 KẾT UẬ .......................................................................................................... 166 T ỆU T AM K ẢO .................................................................................. 170 P Ụ ỤC ............................................................................................................. 193 DA MỤC CÁC CÔ TRÌ CÔ BỐ CỦA TÁC Ả Ê QUA Ế UẬ Á .................................................................................................... 260 v BẢ CÁC C Ữ V ẾT TẮT BCH - Ban Chấp hành BCHQS - Bộ chỉ huy quân sự CNXH - Chủ nghĩa xã hội Ctg - Cùng tác giả HTX - Hợp tác xã KHXHNV - Khoa học Xã hội và Nhân văn NTL - Người trả lời NXB - Nhà xuất bản SPSS - Chương trình phân tích thống kê trong khoa học xã hội (Statistical Package for the Social Sciences) THCS - Trung học cơ sở THPT - Trung học phổ thông Tr. - Trang TP - Thành phố UBND - Ủy ban nhân dân XHCN - Xã hội chủ nghĩa vi DA MỤC CÁC BẢ , B ỂU Ồ TRO UẬ Á Bảng 2.1 Các dòng họ chủ yếu của người Raglai ................................................ 98 Bảng 3.1 Bảng so sánh hệ thống phụ âm tiếng Raglai và tiếng Chăm .............. 153 Bảng 3.2 Bảng so sánh hệ thống nguyên âm tiếng Raglai và tiếng Chăm ........ 154 Biểu đồ 1.1 Cơ cấu người Raglai so với các dân tộc khác ở Ninh Thuận ........... 43 Biểu đồ 1.2 Dân số Raglai Việt Nam qua bốn cuộc tổng điều tra dân số ............ 47 Biểu đồ 1.3 Dân số Raglai các tỉnh năm 2009 ..................................................... 47 Biểu đồ 1.4 Dân số Raglai Ninh Thuận theo đơn vị hành chính năm 2009 ........ 48 Biểu đồ 1.5 Dân số Raglai Ninh Thuận theo giới tính năm 2009 ........................ 48 Biểu đồ 2.1 Đánh giá về quan hệ họ hàng của người Raglai ............................... 71 Biểu đồ 2.2 Trình độ học vấn của người Raglai ở huyện Ninh Sơn năm 1985 ... 74 Biểu đồ 2.3 Các loại cây trồng của người Raglai ................................................ 88 Biểu đồ 2.4 Thời gian bắt đầu trồng lúa nước của người Raglai ......................... 89 Biểu đồ 2.5 Tỷ lệ hộ gia đình người Raglai làm nghề thủ công .......................... 95 Biểu đồ 2.6 Các nghề thủ công hiện còn của người Raglai ................................. 95 Biểu đồ 2.7 Tỷ lệ người Raglai duy trì mối quan hệ họ hàng .............................. 99 Biểu đồ 2.8 Số thế hệ trong gia đình người Raglai ............................................ 100 Biểu đồ 2.9 Quà mừng trong ngày cưới của người Raglai ................................ 100 Biểu đồ 2.10 Trình độ học vấn của người Raglai .............................................. 104 Biểu đồ 2.11 Tỷ lệ đi chợ của người Raglai ...................................................... 107 Biểu đồ 2.12 Tỷ lệ mặc trang phục truyền thống của người Raglai .................. 108 Biểu đồ 2.13 Dịp mặc trang phục truyền thống của người Raglai ..................... 109 Biểu đồ 2.14 Số ngày làm tang lễ khi có người chết của người Raglai ............. 111 Biểu đồ 2.15 Phúng viếng trong lễ tang của người Raglai ................................ 111 Biểu đồ 3.1 Tỷ lệ hộ nghèo, hộ cận nghèo Ninh Thuận năm 2015 ................... 131 Biểu đồ 3.2 Tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo Ninh Thuận theo dân tộc năm 2015 .... 131 Biểu đồ 3.3 Tình trạng hôn nhân của người Raglai ........................................... 132 Biểu đồ 3.4 Mức độ tham gia lễ hội truyền thống của người Raglai ................. 134 vii Biểu đồ 3.5 Dân số Raglai Ninh Thuận theo địa bàn năm 2009 ........................ 138 Biểu đồ 3.6 Dân số Raglai Ninh Thuận theo nhóm tuổi năm 2009 ................... 151 Biểu đồ 3.7 Tiếng nói trong cộng đồng của người Raglai ................................. 157 Biểu đồ 3.8 Mức độ phân biệt giữa người Raglai và người Kinh ...................... 158 viii DA MỤC P Ụ ỤC Phụ lục 1. Dân số Raglai tỉnh Ninh Thuận năm 2015 ....................................... 193 Phụ lục 2. Phiếu trưng cầu ý kiến người Raglai ở Ninh Thuận năm 2015 ........ 197 Phụ lục 3. Kết quả xử lý dữ liệu phiếu trưng cầu ý kiến người Raglai ở Ninh Thuận năm 2015 ................................................................................................. 213 Phụ lục 4. Bảng từ vựng tiếng Việt – Raglai ..................................................... 235 Phụ lục 5. Danh sách người có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Ninh Thuận năm 2015 ................................................................................................. 239 Phụ lục 6. Bản đồ, hình ảnh ............................................................................... 244 ix TÓM TẮT Năm 1975, cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của nhân dân Việt Nam kết thúc thắng lợi, đây cũng là thời điểm đánh dấu một chuyển biến lịch sử quan trọng trong quá trình phát triển của tộc người Raglai. Từ đây người Raglai bước vào một thời kỳ mới, xây dựng xã hội dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Trong suốt 40 năm qua (1975 – 2015), với những chủ trương, chính sách đúng đắn, kịp thời của Đảng và Nhà nước, cùng với những cố gắng của chính người Raglai, vùng đồng bào dân tộc Raglai ở Ninh Thuận đã có những biến đổi về kinh tế, xã hội, văn hóa. Về kinh tế: Hoạt động kinh tế truyền thống của người Raglai ở Ninh Thuận mang tính tự cung, tự cấp; trồng trọt (canh tác nương rẫy) là hoạt động chính và quan trọng nhất trong cơ cấu kinh tế và thu nhập của người Raglai. Trong những thập niên gần đây, cây lúa nước thay thế cây lúa nương; cơ cấu cây trồng không chỉ có các loại ngũ cốc, rau củ mà đa dạng hơn với các loại cây hàng hóa. Chăn nuôi cũng có những biến đổi, đặc biệt là đàn gia súc được quan tâm phát triển. Nhìn chung, nông nghiệp trồng trọt và chăn nuôi dần đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế của người Raglai. Từ những biến đổi trên, các loại hình nghề nghiệp, lao động và dịch vụ khác cũng ra đời và phát triển. Về xã hội: Xã hội truyền thống của người Raglai khá chặt chẽ, bao gồm tổ chức làng (palei), dòng họ (apok pitiad) và gia đình (voh sa). Người Raglai theo chế độ mẫu hệ, trong đó người đàn bà lớn tuổi nhất đóng vai trò quan trọng, quyết định việc giải quyết mọi vấn đề. Quyền thừa kế tài sản thuộc về con gái. Vai trò của ông cậu rất quan trọng đối với gia đình. Đến nay, do quản lý bởi hệ thống hành chính và các định chế pháp luật thống nhất trong toàn quốc nên cơ cấu tổ chức xã hội của người Raglai cũng có nhiều thay đổi. Tuy nhiên, quan hệ dòng họ vẫn còn khá đậm nét và vẫn giữ một vai trò nhất định trong đời sống xã hội của người Raglai ở Ninh Thuận. Bên cạnh đó, lĩnh vực giáo dục – đào tạo và y tế ngày càng phát triển, đạt được nhiều thành tựu rất đáng ghi nhận. x Về văn hóa: Là một dân tộc miền rừng núi, sống du canh du cư với nền kinh tế tự cung, tự cấp chậm phát triển. Tuy nhiên, đời sống văn hóa vật chất và văn hóa tinh thần của người Raglai vẫn rất phong phú và đa dạng. Chính vì vậy, nghiên cứu về văn hóa vật chất và tinh thần của người Raglai vẫn được giới học giả quan tâm như kho tàng âm nhạc dân gian, nhạc cụ, tín ngưỡng, Hiện nay, với sự phát triển của khoa học – công nghệ, giao lưu và tiếp biến văn hóa mạnh mẽ nên các nền văn hóa có xu hướng xích lại gần nhau hơn. Một mặt, sự giao thoa, đan xen, hỗn dung văn hóa đã và đang mang lại sự đa dạng, làm giàu văn hóa của các tộc người – trong đó có người Raglai. Mặt khác, nhiều giá trị văn hóa truyền thống đặc sắc của các tộc người thiểu số cũng đang có nguy cơ bị mai một. Chính vì vậy, việc nghiên cứu về biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai ở Ninh Thuận từ 1975 – 2015 là vấn đề nghiên cứu có giá trị khoa học và thực tiễn; góp phần xây dựng và phát triển nền văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. xi SUMMARY In 1975, when the resistance against the Americans rescued the country of the Vietnamese people ended successfully, this was also a time to mark an important historical change in the development of the Raglai ethnic people. From there, the Raglai people entered a new period to build a society under the leadership of the Communist Party of Vietnam. Over the past 40 years (1975 – 2015), with the right and timely guidelines and policies of the Party, the State, and the efforts of the Raglai people themselves, the Raglai ethnic minority people in Ninh Thuan have achieved change in economy, society, and culture. Firstly, for the economic activity: The traditional economy of the Raglai people in Ninh Thuan is self – sufficient. Farming (mountain fields cultivation) is still the main and most important activity in the economic structure and income of the Raglai people, however in recent decades, agriculture has gradually played an important role in economic activities of the Raglai people; and began to change and form other types of careers and services. Secondly, for the social field: The traditional society of the Raglai people is quite strict, including village organization (palei), whole family (apok pitiad) and family (voh sa). The Raglai people follow a matriarchy, in which the oldest woman plays an important role, deciding to solve all problems. Property inheritance belongs to girls. The role of the Uncle of the family is very important. The Raglai society is currently managed by the nationwide administrative system and legal institutions. However, the lineages relationship is still quite strong and plays a certain role in the social life of the Raglai people in Ninh Thuan. In addition, the field of education and health is growing, gianing many ramarkable achievements. Thirdly, for the cultural field: As a mountainous ethnic group, living in nomadic life with a slow economic development, mainly self-sufficient economy but that does not mean that their culture is poor; In contrast, the cultural and xii spiritual culture of the Raglai people is very colorful, it seems to bring an endless passion of exploration for any researcher when learning about the Raglai people and set their feet in the land with many mysteries. It can be said that the deeper into the research, the more the diversity, distinctiveness and cultural richness of this ethnic group can be seen, showing the most in the treasure of folklore and folk music with lots various instruments... Currently, as the development of science and technology, strong cultural exchanges, the cultures are coming together, so the speed of cultural interference, intercourse and, mix is taking place dynamically; nevertheless, many traditional cultural values of ethnic minorities are at risk. In that development trend, although the economy of the Raglai ethnic people is still slow, cultural values are not out of that trend. Therefore, the study of economic, social and cultural changes of Raglai people in Ninh Thuan from 1975 to 2015 is essential to contribute to build and develop an advanced Vietnamese culture imbued with sustainable development. 1 MỞ ẦU 1. ý do chọn đề tài Kết quả Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam năm 2009, người Raglai có 122.245 người và có mặt tại 18/63 tỉnh, TP; dân số của người Raglai xếp thứ 19 trong 54 dân tộc ở Việt Nam. Địa bàn sinh sống của người Raglai là các tỉnh Khánh Hòa (45.915 người), Bình Thuận (15.440 người), Lâm Đồng (1.517 người) và đông nhất ở tỉnh Ninh Thuận (58.911 người) (Tổng cục Thống kê, 2010). Đây là tộc người sinh sống lâu đời ở miền Trung và Tây Nguyên Việt Nam; thuộc loại hình nhân chủng Indonesiens và có mối quan hệ ngôn ngữ gần gũi với các tộc người Chăm, Chu Ru, Ê Đê, Gia Rai. Ở Ninh Thuận, Raglai là tộc người có địa bàn cư trú truyền thống ở miền rừng núi, từng sống luân canh, luân cư với nền kinh tế tự nhiên, sản xuất tự cung tự cấp. Từ bao đời nay, họ đã tạo cho mình những giá trị văn hóa riêng gắn với điều kiện môi sinh đặc trưng của cư dân nông nghiệp nương rẫy Nam Trung Bộ. Sau năm 1975 đến nay, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách nhằm phát triển kinh tế – xã hội miền núi như Nghị quyết 22 – NQ/TW của Bộ Chính trị về một số chủ trương; Chính sách lớn phát triển kinh tế – xã hội miền núi (1989); Quyết định 72/QĐ – HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng về một số chủ trương, chính sách cụ thể phát triển kinh tế – xã hội miền núi (1990); Chỉ thị 525/TTg – TTCP của Thủ tướng Chính phủ về một số chủ trương, biện pháp tiếp tục phát triển kinh tế – xã hội miền núi (1993); Chương trình định canh, định cư, các chương trình 134, 135,... và gần đây nhất là Đề án phát triển kinh tế – xã hội miền núi giai đoạn 2016 – 2020 của tỉnh Ninh Thuận. Với những chủ trương, chính sách trên đã đóng góp không nhỏ đến thay đổi cuộc sống của người Raglai; đời sống vật chất và tinh thần của các tộc người thiểu số nơi đây dần được ổn định và có nhiều cải thiện. Bên cạnh những thành tựu đạt được, nhiều vấn đề bất cập trong quá trình phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai cũng nổi lên. Trong đó, 2 nhiều giá trị văn hóa, xã hội truyền thống của người Raglai ngày càng biến đổi, không ít những giá trị truyền thống bị mai một. Chính vì vậy, nghiên cứu về những biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai có tầm quan trọng đặc biệt; làm cơ sở cho các nhà quản lý hoạch định các chính sách kinh tế – xã hội, xây dựng nếp sống văn hóa mới, xây dựng nông thôn mới nhưng không phá vỡ những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của tộc người Raglai. Với những lý do trên, chúng tôi chọn “Biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai ở Ninh Thuận từ 1975 đến 2015” làm đề tài luận án tiến sĩ – chuyên ngành Lịch sử Việt Nam. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Nghiên cứu biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai ở Ninh Thuận từ 1975 – 2015 thực chất là nghiên cứu những giá trị kinh tế, xã hội, văn hóa truyền thống cùng những biến đổi của nó do sự phát triển chung của đất nước và quá trình giao lưu, tiếp biến văn hóa với các tộc người khác. Nghiên cứu đề tài nhằm góp phần xây dựng luận cứ khoa học để nhận thức và giải quyết đúng đắn vấn đề dân tộc ở Ninh Thuận cũng như trên phạm vi cả nước, giúp cho các cấp chính quyền, các nhà hoạch định chính sách kịp thời hoàn thiện hoặc đề ra những chính sách kinh tế, xã hội, xây dựng nền văn hóa mới phù hợp với từng tộc người. Việc nghiên cứu tìm hiểu về người Raglai nói chung và nhất là vấn đề về kinh tế, xã hội, văn hóa của họ nói riêng luôn là việc làm cần thiết, mang ý nghĩa khoa học và thực tiễn. Việc nghiên cứu đó không những đáp ứng kịp thời được lòng mong mỏi của đồng bào nơi đây, mà nó còn góp một phần tư liệu mới cho ngành Lịch sử Việt Nam và các ngành khoa học khác liên quan có cái nhìn đầy đủ hơn về tộc người này. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Để thực hiện mục đích trên, đề tài thực hiện các nhiệm vụ cụ thể sau: 3 Tổng quan về cộng đồng người Raglai ở Việt Nam nói chung và ở Ninh Thuận nói riêng. Sưu tầm, kế thừa, nghiên cứu, hệ thống hóa những vấn đề lý luận, lý thuyết, tài liệu tham khảo liên quan đến đề tài nghiên cứu. Khái quát những đặc điểm của người Raglai ở Ninh Thuận như tộc danh và ngôn ngữ, lịch sử tộc người, dân số và địa bàn cư trú, các điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội truyền thống, Mô tả, phân tích bối cảnh lịch sử kết hợp với việc phân tích các số liệu điều tra để làm rõ những biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai từ 1975 – 2015. Đặc biệt, luận án còn đánh giá về những thành tựu đã đạt được, những mặt còn hạn chế trong suốt quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai ở Ninh Thuận từ 1975 – 2015. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ đưa ra một số dự báo về xu hướng phát triển; rút ra các bài học kinh nghiệm nhằm ổn định và phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa bền vững cho tộc người Raglai nơi đây. 3. ối tƣợng, phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai ở Ninh Thuận từ 1975 – 2015; trong đó tập trung vào những đối tượng nghiên cứu cụ thể như sau: Biến đổi kinh tế được xác định và giới hạn trong luận án là biến đổi cơ cấu ngành kinh tế (nông nghiệp, thủ công nghiệp, thương nghiệp, dịch vụ). Biến đổi xã hội được xác định và giới hạn trong luận án là biến đổi tổ chức xã hội (làng, dòng họ, gia đình), các vấn đề xã hội khác (giáo dục – đào tạo, y tế, công tác định canh, định cư). Biến đổi văn hóa được xác định và giới hạn trong luận án bao gồm: biến đổi văn hóa vật chất (ẩm thực, trang phục, nơi cư trú, công cụ sản xuất, phương 4 tiện vận chuyển) và biến đổi văn hóa tinh thần (tôn giáo – tín ngưỡng, lễ bỏ mả, văn chương – truyện cổ, sử thi, văn nghệ dân gian). 3.2 Phạm vi nghiên cứu Về không gian nghiên cứu: Đề tài được xác định là nghiên cứu về người Raglai ở tỉnh Ninh Thuận. Trong đó, trọng tâm nghiên cứu là ở hai huyện Bác Ái và huyện Thuận Bắc – nơi có người Raglai tập trung cư trú chủ yếu. Tại huyện Bác Ái, tập trung nghiên cứu tại 9/9 xã; huyện Thuận Bắc, tập trung nghiên cứu tại 4/6 (xã Lợi Hải, Công Hải, Phước Kháng và Phước Chiến). Về thời gian nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu quá trình biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai từ 1975 – 2015. Đây là mốc thời gian có sự thay đổi về thể chế chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa. Đồng thời, đây cũng là giai đoạn cả nước cùng chung một chí hướng xây dựng một quốc gia đa tộc người theo định hướng XHCN gắn liền với nếp sống văn hóa mới. Ngoài ra, luận án còn cập nhật thêm các tư liệu về biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai cũng như các chính sách, dự án, đã và đang được thực hiện từ năm 2016 đến nay. 4. guồn tài liệu sử dụng trong luận án Thực hiện đề tài “Biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai ở Ninh Thuận từ 1975 đến 2015”, chúng tôi đã thu thập và tham khảo nhiều nguồn tài liệu có liên quan như: Thứ nhất, các văn kiện của Đảng và Nhà nước: Đây là nguồn tài liệu chính thống, cung cấp những thông tin có cơ sở và đáng tin cậy, là căn cứ chân thực để luận án nghiên cứu các vấn đề liên quan gồm: Văn kiện Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam; các văn bản chính thức của Nhà nước về đường lối xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN qua các giai đoạn lịch sử (trước năm 1975, từ 1975 – 1986, từ 1986 – 2015); về chính sách dân tộc, chính sách phát triển kinh tế – xã hội đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số nói chung và người Raglai ở Ninh Thuận nói riêng. 5 Thứ hai, các công trình nghiên cứu dưới dạng chuyên khảo, bài báo khoa học, luận văn, luận án, liên quan đến biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai từ 1975 – 2015 của các học giả trong và ngoài nước đã được công bố, có giá trị tham khảo về thông tin, về quan điểm, phương pháp nghiên cứu và nhiều cách tiếp cận khác nhau. Đây là những tài liệu quan trọng giúp chúng tôi có được những tri thức toàn diện về đối tượng nghiên cứu. Thứ ba, các trang website chính thống trong và ngoài nước liên quan đến biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai ở Ninh Thuận từ 1975 – 2015. Tài liệu quan trọng khác của luận án là những tư liệu điền dã được chúng tôi thu thập trong nhiều năm thông qua các phương pháp nghiên cứu liên ngành như Dân tộc học, Xã hội học; kết hợp nghiên cứu định lượng từ việc chọn mẫu khảo sát đến kỹ thuật xử lý số liệu bằng SPSS. Kết quả nghiên cứu trên giúp chúng tôi so sánh, đối chiếu nhằm miêu tả, phục dựng lại một cách hệ thống và tương đối toàn diện về bức tranh kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai ở Ninh Thuận; qua đó, chúng tôi cũng nhận thức được những yếu tố còn bảo lưu, những yếu tố đã biến đổi hiện nay. 5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu 5.1 Phương pháp luận Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở phương pháp luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước Việt Nam về vấn đề dân tộc và văn hóa. 5.2 Phương pháp nghiên cứu chuyên ngành Phương pháp lịch sử: Đặt vấn đề nghiên cứu biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai ở Ninh Thuận là nghiên cứu nguồn gốc, lịch sử, cấu trúc quan hệ tộc người, sự hình thành và phát triển, cũng như việc ứng xử với môi trường tự nhiên. Vì vậy, luận án sử dụng phương pháp lịch sử áp dụng cái nhìn lịch đại và đồng đại để quan sát, nghiên cứu tọa độ, chủ thể, thời gian và không gian văn hóa của tộc người Raglai. 6 Phương pháp logic: Luận án diễn giải, lập luận vấn đề theo tiến trình phát triển một cách logic, loại bỏ các yếu tố ngẫu nhiên, không cơ bản để làm bộc lộ bản chất, tính tất yếu, quy luật vận động và phát triển khách quan về kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai ở Ninh Thuận. Luận án sử dụng phương pháp lịch sử và logic nhằm khai thác và sử liệu hóa các tư liệu thu thập được để phục dựng bức tranh kinh tế, văn hóa, xã hội của người Raglai trên cả hai phương diện đồng đại và lịch đại. Từ kết quả trên, luận án diễn giải, lập luận các vấn đề theo tiến trình phát triển một cách logic để nhìn thấy tính quy luật vận động và phát triển khách quan của kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai ở Ninh Thuận. 5.3 Phương pháp nghiên cứu cụ thể, liên ngành Để thực hiện các nhiệm vụ nghiên cứu, đề tài sử dụng kết hợp các phương pháp sau đây: Phương pháp chuyên gia dựa trên cơ sở kế thừa các tri thức và kinh nghiệm của chuyên gia trong lĩnh vực nghiên cứu liên quan đến đề tài bằng cách gặp gỡ và tham vấn một số chuyên gia về các vấn đề có liên quan đến đề tài luận án. Phương pháp thống kê, so sánh các số liệu, từ đó luận án xây dựng thành các bảng, biểu, để chứng minh khái quát những vấn đề lý luận và thực tiễn. Phương pháp phân tích và tổng hợp các tư liệu liên quan đến nhiều lĩnh vực để có cái nhìn đầy đủ và toàn diện về đối tượng và phạm vi nghiên cứu. Phương pháp hồi cố được sử dụng để gặp gỡ, trao đổi và phỏng vấn với những người Raglai lớn tuổi, trí thức,... ở các làng khác nhau nhằm thu thập tư liệu để hồi cố lại xã hội mẫu hệ xưa kia của họ, cũng như những thay đổi đang diễn ra hiện nay, vừa khai thác, thu thập thêm tư liệu mới, vừa kiểm chứng các tư liệu thư tịch. Phương pháp quan sát, quan sát – tham dự giúp tìm hiểu hoạt động kinh tế, quan hệ xã hội, sinh hoạt văn hóa một cách chính xác và đích thực hơn. Đối tượng nghiên cứu của phương pháp này là toàn thể người dân trong cộng đồng. 7 Phương pháp nghiên cứu liên ngành được sử dụng kết hợp với thành tựu của nhiều ngành khác như điền dã dân tộc học, nhân học, xã hội học,để tiếp cận đối tượng nghiên cứu của đề tài. Phương pháp điều tra xã hội học: Chúng tôi lập bảng hỏi điều tra theo phương pháp xã hội học (chọn mẫu, xử lý số liệu SPSS, nghiên cứu định lượng) nhằm góp phần mô tả rõ hơn cho kết quả nghiên cứu định tính. Để tìm được dung lượng mẫu cần thiết cho nghiên cứu, chúng tôi áp dụng công thức Slovin tính mẫu tối ưu với độ tin cậy là 95% và sai số 5%. Trong đó: N: Kích thước của tổng thể (tổng số nhân khẩu tại địa bàn nghiên cứu), e2: Sai số chọn mẫu, dung lượng mẫu cần khảo sát là: Để đảm bảo tính đại diện, chúng tôi lấy tròn số là 400 mẫu khảo sát. Mẫu được chọn theo đơn vị hành chính huyện, xã, thôn để đảm bảo tính đại diện nhằm bổ trợ cho việc phục dựng bức tranh kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận từ 1975 – 2015 một cách toàn diện nhất. 6. óng góp mới của luận án Đề tài luận án là công trình áp dụng các phương pháp và hướng tiếp cận theo chuyên ngành lịch sử để tiếp cận các vấn đề về biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai ở Ninh Thuận từ 1975 – 2015. Về cơ bản, đề tài luận án đã hệ thống hóa được tư liệu và phác thảo được bức tranh văn hóa tộc người; bức tranh kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai ở Việt Nam nói chung, Ninh Thuận nói riêng. Luận án lý giải một số nguyên nhân tác động đến sự biến đổi, xu hướng biến đổi và giải pháp để bảo tồn và phát huy, phát triển kinh tế – xã hội bền vững cho người Raglai ở Ninh Thuận. Đề tài luận án đánh giá những thành tựu và hạn chế về quá trình bi.... Ngoài ra, ở miền Bắc còn có một tài liệu Sử học mác xít viết về người Raglai là công trình nghiên cứu về cuộc nổi dậy vũ trang chống Mỹ – Diệm của đồng bào Raglai và Chu Ru ở vùng căn cứ Bác Ái tỉnh Ninh Thuận giai đoạn 1958 – 1959. Nghiên cứu này được công bố trong tạp chí Nghiên cứu lịch sử với tiêu đề “Cuộc nổi dậy vũ trang của đồng bào Raglai và Chu ro ở huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận” (Mai Xuân Thưởng & ctg, 1974). Năm 1974, công trình có tiêu đề “Cao nguyên miền Thượng”, các tác giả cũng đã ghi lại những điều mắt thấy tai nghe sau nhiều năm chung sống với đồng bào miền núi và thể hiện tấm lòng với miền Thượng cao nguyên “Thượng Kinh nguyên vốn một nhà; Mối tình huynh đệ thiết tha khôn cùng” (Cửu Long Giang, Toan Ánh, 1974). Trong chuyên khảo dày 543 trang đã trình bày về lịch sử, địa lý miền Thượng; về nguồn gốc và nếp sống sinh hoạt của đồng bào Thượng, trong đó có khẳng định người Roglai tức người Raglai thuộc ngôn ngữ Malayo – 24 Polynesien (Cửu Long Giang, Toan Ánh, 1974, tr.21); phần hai trình bày các sắc dân chính trên cao nguyên; phần ba viết về các tỉnh cao nguyên. Như vậy, về tộc người Raglai, trước năm 1975 đã có một số công trình nghiên cứu đề cập tới, nhưng chủ yếu chỉ là tài liệu viết khái quát, mang tính chất tổng lược về lịch sử, dân cư, đời sống sinh hoạt xã hội của người Raglai. Những tác phẩm trên, các tác giả giới thiệu sơ lược về các dân tộc thiểu số, trong đó có tộc người Raglai như tộc danh, dân số, địa bàn cư trú, sinh hoạt kinh tế, phong tục tập quán, Trong luận án, tác giả sẽ kế thừa một số nội dung nhằm phục dựng lại bức tranh tương đối toàn diện, hệ thống, khách quan về những đặc điểm kinh tế, xã hội, văn hóa truyền thống của người Raglai ở Ninh Thuận trước năm 1975. Sau năm 1975, nhiều học giả ngày càng quan tâm nghiên cứu về các dân tộc thiểu số nói chung và tộc người Raglai nói riêng. Trong đó, ngay từ năm 1976, Ban Dân tộc thuộc Viện Khoa học xã hội tại TP Hồ Chí Minh được ra đời. Cơ quan này đã tổ chức cho một số nhà nghiên cứu điền dã dân tộc học vùng dân tộc Nam Trường Sơn – Tây Nguyên; trong đó có vùng dân tộc Raglai. Với những tư liệu mới, các nhà nghiên cứu đã từng bước khắc phục được những nhược điểm trong nghiên cứu của các học giả trước đó. Những công bố đáng chú ý đầu tiên như “Một số tư liệu về người Raglai” (Mah Mod, 1980); “Tộc người Raglai và vấn đề chủ nhân đàn đá” (Phan Văn Dốp, 1981). Trong chuyên khảo “Các dân tộc ít người ở Việt Nam (Các tỉnh phía Nam)” do NXB Khoa học xã hội (1984) đã giới thiệu về tộc người Raglai. Nội dung mà tác phẩm đề cập là những lược khảo về người Raglai như địa bàn phân bố, hoạt động kinh tế, tổ chức gia đình, cấu trúc xã hội, nghi lễ và phong tục tập quán (Viện Dân tộc học, 1984, tr.266 – 276). Sau gần 10 năm sưu tầm, nghiên cứu văn hóa văn nghệ ở tỉnh Thuận Hải, Đình Hy đã chuyên tâm tìm hiểu một số khía cạnh của nền văn hóa các dân tộc Kinh, Chăm, Raglai và đã xuất bản tập sách “Từ biển lên ngàn” năm 1990, gồm 107 trang đã đi sâu phân tích những khía cạnh dân tộc học về nhạc cụ mã la của 25 người Raglai và trình bày những nét khái quát về người Raglai ở Thuận Hải. Tác giả cũng đề cập đến một số chủ trương của Đảng giai đoạn sau năm 1975 đã tác động đến việc người Raglai đã có cuộc sống định canh, định cư, đời sống kinh tế tương đối ổn định, sự tiếp xúc, giao lưu mạnh mẽ về kinh tế – xã hội đã làm thay đổi bộ mặt xóm làng ở mức độ cao (Đình Hy, 1990, tr.88). Đáng chú ý, năm 1991 Nguyễn Tuấn Triết công bố công trình khảo cứu “Người Raglai ở Việt Nam”. Chuyên khảo đã trình bày đặc điểm môi sinh, dân số (Raglai ở Khánh Hòa, Thuận Hải, Lâm Đồng năm 1990), vấn đề nguồn gốc lịch sử, sự hình thành vùng cư trú dân tộc Raglai. Tác giả chia vùng cư trú của người Raglai thành hai tiểu vùng (Bắc, Nam), khẳng định rằng trước khi phân bố cư trú trên vùng lãnh thổ rộng lớn thuộc miền núi cực Nam Trung bộ, dân tộc Raglai vốn quần cư lâu đời trong vùng núi thuộc dãy Tây Khánh Hòa (thuộc địa phận miền tây tỉnh Khánh Hòa ngày nay). Đồng thời, tác giả nhấn mạnh người Raglai và người Chăm có nhiều quan hệ với nhau trong lịch sử, song về mặt tộc người, không thể xem dân tộc Raglai là một nhánh của dân tộc Chăm mới tách ra sau khi dân tộc Chăm đã được định hình tại địa phương như nhiều nhà nghiên cứu trước đây quan niệm (Nguyễn Tuấn Triết, 1991, tr.36 – 37). Chuyên khảo cũng đã khái quát những đặc điểm truyền thống của người Raglai (trước năm 1945) về kinh tế (săn bắt và hái lượm, trồng trọt và chăn nuôi, nghề thủ công, sự trao đổi sản phẩm), về xã hội (tổ chức palei, cấu trúc gia đình), về văn hóa (nhà cửa, trang phục, thức ăn – uống – hút, công cụ sản xuất, dụng cụ sinh hoạt, nhạc cụ, tín ngưỡng và lễ nghi, tri thức dân gian, văn học nghệ thuật). Tác giả khẳng định suốt thời kỳ dài trước năm 1945, người Raglai ở trình độ kinh tế – xã hội rất thấp kém, tính chất trì trệ, phân tán và biệt lập nhưng họ đã sáng tạo ra một nền văn hóa độc đáo (Nguyễn Tuấn Triết, 1991, tr.38 – 73). Từ nghiên cứu trên, chuyên khảo này đã trình bày những biến đổi của người Raglai ở Việt Nam từ sau cách mạng tháng Tám năm 1945 với ba giai đoạn cụ 26 thể: 1945 – 1954, 1954 – 1975, từ sau 1975 (Nguyễn Tuấn Triết, 1991, tr.74 – 118). Đây là một trong những nguồn tư liệu quan trọng mà luận án tiếp cận, tham khảo trong quá trình thực hiện đề tài này. Từ năm 1994, Viện Nghiên cứu văn hóa dân gian đã chủ trì chương trình “Điều tra, sưu tầm và nghiên cứu di sản văn hóa dân gian các dân tộc Việt Nam”, trong đó có đề tài “Điều tra, sưu tầm và nghiên cứu các luật tục và hương ước”. Đây là đề tài có giá trị khoa học và thực tiễn cao, phục vụ cho sự nghiệp phát triển và quản lý cộng đồng ở nông thôn. Cho đến nay, hàng loạt công trình của đề tài này đã được biên soạn và xuất bản, trong đó tiêu biểu có chuyên khảo “Luật tục Raglai (Adãt panuaĩq Raglai) – song ngữ Việt – Raglai”; những nội dung chính được trình bày như sử thi, tín ngưỡng, lễ hội, ẩm thực, văn hóa, truyện cổ, Kết cấu của chuyên khảo có 14 chương, sau mỗi chương đều chú thích các từ ngữ dân tộc, các phong tục, nghi lễ, các hiện tượng văn hóa liên quan (Nguyễn Thế Sang, 2005). Từ năm 1998, thực hiện Nghị quyết 5 BCH Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa VII về “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc văn dân tộc”, nhiều công trình nghiên cứu sưu tầm văn hóa vật thể, phi vật thể các dân tộc Việt Nam đã mang lại những kết quả nhất định. Tuy nhiên, hầu hết những công trình này chỉ tập trung mô tả hiện tượng, tổ hợp hiện tượng văn hóa của người Raglai hoặc chỉ giới thiệu về văn hóa của tộc người này ở mức khái quát. Có thể nêu lên ở đây một số công trình nổi bật: Tập chuyên khảo “Văn hóa và xã hội người Raglai ở Việt Nam” của các tác giả Phan Xuân Biên (chủ biên), Phan An, Phan Văn Dốp, Võ Công Nguyện và Nguyễn Văn Huệ. Thực hiện chương trình nghiên cứu dài hạn về khối dân tộc Malayo – Polynesien ở Việt Nam, các tác giả đã được Quỹ Toyota (Toyota Foundation) Nhật Bản tài trợ để hoàn thành công trình khoa học về người Raglai, được NXB Khoa học xã hội ấn hành vào năm 1998. Trên cơ sở tổng hợp những thành quả nghiên cứu về người Raglai trong nước và trên thế giới kết hợp 27 với nguồn tài liệu điều tra, nghiên cứu điền dã, các tác giả đã hoàn thành công trình với sáu chương: chương 1 – Lịch sử và cấu trúc tộc người. Sự phân bố dân cư hiện nay; chương 2 – Các loại hình hoạt động kinh tế; chương 3 – Văn hóa đảm bảo đời sống; chương 4 – Cấu trúc xã hội; chương 5 – Đời sống tinh thần; chương 6 – Xã hội Raglai: Hiện tại và viễn cảnh (Phan Xuân Biên & ctg, 1998). Đây là nguồn tư liệu quý giá để chúng tôi tham khảo trong luận án. Công trình nghiên cứu “Người Raglai” của Viện Dân tộc học xuất bản đầu tiên năm 1979, được tái bản năm 2002 đã ghi rõ: “Người Raglai đôi khi được gọi là OrangGlai, hay người rừng, là một bộ lạc đông khoảng 40.000 người, cư trú ở hai khu vực tách riêng gần bờ biển Việt Nam Cộng hòa. Một số làng Raglai bắc nằm ở vùng núi phía tây Nha Trang ở tỉnh Khánh Hòa. Một số làng Raglai bắc còn nằm ở phía đông tỉnh Tuyên Đức và phía bắc tỉnh Ninh Thuận” (Viện Dân tộc học, 2002, tr.1). Tuy nhiên, tỉnh Tuyên Đức được thành lập theo Sắc lệnh số 261- NV ngày 19/5/1958 của Tổng thống Việt Nam Cộng hòa, trên cơ sở địa phận đô thị Đà Lạt và quận Dran của tỉnh Lâm Đồng. Đến năm 1975, tỉnh Ninh Thuận, Bình Thuận, Tuyên Đức, Lâm Đồng sáp nhập thành tỉnh Thuận Lâm. Vì vậy có thể khẳng định công trình được nghiên cứu về đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai trước năm 1975. Đây là nguồn tư liệu quý giá dùng để tham khảo trong luận án. Tập hợp các bài viết từ Hội thảo khoa học, Trung tâm Nghiên cứu Việt Nam – Đông Nam Á, Trường Đại học KHXHNV TP Hồ Chí Minh đã in sách “Những vấn đề văn hóa và ngôn ngữ Raglai” tại NXB Đại học Quốc gia Hồ Chí Minh năm 2003. Tập sách bao gồm 16 bài tham luận của các tác giả Việt Nam và nước ngoài trong hai cuộc hội thảo khoa học về văn hóa và ngôn ngữ của người Raglai, giới thiệu chung về người Raglai ở Việt Nam và bốn mảng đề tài chính là tổ chức dòng họ, luật tục, nghi lễ và ngôn ngữ Raglai (Đại học KHXHNV, 2003). 28 Bên cạnh đó, còn kể đến “Luật tục của người Chăm và người Raglai” của Phan Đăng Nhật sưu tầm năm 2004; chương trình nghiên cứu của Tiến sĩ Hoàng Văn Việt và Giáo sư – Tiến sĩ Toh Goda – Trường Đại học Kobe, Nhật Bản nghiên cứu về “Đô thị hóa và sự biến đổi văn hóa tộc người Raglai ở Việt Nam” từ năm 2002 đến năm 2005; các nhà nghiên cứu nước ngoài gần đây cũng đã có những nghiên cứu về tộc người Raglai trong mối quan hệ với các tộc người thuộc ngữ hệ Mã Lai – Đa Đảo như các đợt khảo sát của Tiến sĩ Charles Macdonald (người Pháp) với “Tập từ vựng Raglai – Pháp”; Giáo sư – Tiến sĩ Toh Goda (người Nhật) với bài “Đường đến Raglai” đăng trong Tạp chí của Đại học Kobe năm 2004. Hải Liên và Hoài Sơn với công trình “Nhạc cụ tiêu biểu của người Raglai cực Nam Trung bộ” do NXB Thế giới phát hành vào năm 2009. Các tác giả đã trình bày, giới thiệu về các loại nhạc cụ dân gian của người Raglai. Đặc biệt, các tác giả làm nổi bật lên giá trị của nhạc cụ mã la với biên chế từng bộ ở từng làng và những bài tiết tấu của nó. Từ đó, khẳng định vị trí, vai trò của nhạc cụ mã la trong đời sống cộng đồng Raglai (Hải Liên, Hoài Sơn, 2009). Hải Liên và Sử Văn Ngọc với tác phẩm “Hát kể truyện cổ Raglai” do NXB Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành vào năm 2010. Nội dung chính của quyển sách nói về 2 truyện kể “Anai Pung Njruk và Cei Suk Cei Lak” được chuyển tải bằng tiếng Raglai và tiếng Việt (Hải Liên, Sử Văn Ngọc, 2010). Hải Liên với công trình “Lễ tang của người Raglai cực Nam Trung bộ” do NXB Văn hóa Dân tộc phát hành vào năm 2010. Tác giả đã khái quát về người Raglai ở Việt Nam sinh sống ở cực Nam Trung bộ. Qua đó, đi vào trình bày những tiến trình, lễ nghi tang ma người Raglai. Cuối cùng, tác giả đưa ra những lời nhận xét về nghi lễ tang ma; đồng thời, đánh giá về những giá trị văn hóa và những tồn tại trong việc tổ chức đám tang (Hải Liên, 2010b). Cũng trong năm 2010, Hải Liên cho ra mắt công trình “Po Anai Tang di tích, lễ hội của người Raglai” do NXB Dân trí ấn hành. Trong công trình này, 29 tác giả mô tả về di tích Po Anai Tang và trình bày về sự giao thoa văn hóa giữa người Chăm và Raglai. Tác phẩm là một sự khám phá mới nhằm chứng minh mối quan hệ văn hóa và lịch sử lâu đời giữa hai cộng đồng tộc người qua việc phối hợp thực hiện một lễ tục chung (Hải Liên, 2010a). Trần Kiêm Hoàng và Chamaliag Rija Tiẻng với công trình nghiên cứu “Yếu tố biển trầm tích trong văn hóa Raglai” do NXB Đại học Quốc gia Hà Nội phát hành vào năm 2010. Trong tác phẩm của mình, các tác giả tập trung phân tích các yếu tố biển có trong văn hóa Raglai qua sử thi, truyện cổ, thành ngữ, tục ngữ, ca dao, dân ca, và yếu tố biển trong các thành tố khác như tang ma, kiến trúc nhà ở, nhà mồ, trang phục, phong tục tập quán, lễ nghi cho đến hệ thống các thần linh (Trần Kiêm Hoàng, Chamaliaq Riya Tiẻng, 2010). Lê Khắc Cường, Phan Văn Dốp, Nguyễn Văn Huệ, Phan Xuân Viện với công trình “Truyện cổ Raglai” do NXB Văn hóa Dân tộc xuất bản vào năm 2011. Nội dung chính của tác phẩm gồm có 60 truyện kể. Đặc điểm của truyện kể Raglai thường là truyện ngụ ngôn mượn hình ảnh con vật thông qua đó giáo dục đạo đức con người trong ứng nhân xử thế, phản ánh mối quan giữa con người với nhau, mối quan hệ gia đình và xã hội (Lê Khắc Cường & ctg, 2011). Phan Đăng Nhật và Nguyễn Thế Sang với công trình “Luật tục Chăm và luật tục Raglai” do NXB Văn hóa Dân tộc phát hành. Nội dung chính của quyển sách gồm có 771 trang, chia thành luật tục Chăm của Phan Đăng Nhật (trang 13 – 342), luật tục Raglai của Nguyễn Thế Sang (trang 343 – 766). Trong đó, phần viết về luật tục Raglai chia làm 2 phần trình bày về văn hóa – xã hội và luật tục Raglai. Trong phần thứ nhất, tác giả giới thiệu sơ lược về văn hóa – xã hội Raglai, những nội dung cơ bản về việc thi hành luật tục, luật tục Raglai với việc phát triển xã hội hiện nay. Phần thứ hai (song ngữ Việt – Raglai), tác giả trình bày chuyên sâu vào vấn đề của luật tục như những quy ước chung, quan hệ gia đình, tục cưới và cưới phạt, quan hệ vợ chồng, quan hệ xã hội, tội về tình dục, loạn luân, về của cải tài sản, trộm cắp, lừa gạt, chiếm đoạt của cải, đối với trâu bò, vật 30 nuôi, về quản lý ruộng rẫy núi rừng, bảo vệ nguồn nước, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo vệ thú rừng (Phan Đăng Nhật, Nguyễn Thế Sang, 2012). Chuyên khảo “Nghi lễ vòng đời người vòng đời cây lúa của người Raglai”, của Nguyễn Thế Sang (2014), NXB Văn hóa – Thông tin Hà Nội ấn hành đã trình bày về đời sống tâm linh của người Raglai; nghi lễ vòng đời người; nghi lễ cầu cúng qua vòng đời cây lúa. Cuối tác phẩm là đôi điều suy nghĩ của tác giả về việc bảo tồn những giá trị văn hóa dân gian dân tộc Raglai trong quá trình đổi mới hiện nay (Nguyễn Thế Sang, 2014). Nguyễn Hữu Bài, Trần Kiêm Hoàng, Lê Văn Hoa, Trần Vũ, Chamaliaq Riya Tiẻng với công trình “Văn hóa dân gian Raglai ở Khánh Hòa” do NXB Văn hóa – Văn nghệ ấn hành năm 2014. Đây là công trình tổng hợp từ các bài viết của các tác giả và cộng tác viên tham gia đề tài “Sưu tầm nghiên cứu, bảo tồn những giá trị văn hóa của dân tộc Raglai trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa”. Trong đó, các tác giả khẳng định: “Xuyên suốt toàn bộ văn hóa Raglai nói chung và văn hóa Raglai ở Khánh Hòa nói riêng, có thể thấy nổi bật lên hai cặp đối lập cơ bản: chất rừng và chất biển; chất thiêng và chất đời” (Nguyễn Hữu Bài & ctg, 2014, tr.267). Công trình rất đáng chú ý khác là báo cáo tổng hợp đề tài cấp cơ sở Viện Dân tộc học năm 2015 của Thạc sĩ Vũ Đình Mười (chủ nhiệm đề tài), Đặng Minh Ngọc, Trương Văn Cường “Biến đổi kinh tế – xã hội của dân tộc Ra – Glai (1980 – 2014)” (nghiên cứu tại xã Sơn Hiệp, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa). Báo cáo gồm 62 trang với những nội dung chính như giới thiệu địa bàn nghiên cứu (điều kiện tự nhiên, cơ sở hạ tầng, chương trình dự án đã và đang phát triển tại xã, lịch sử buôn làng, tình tình dân cư dân tộc); biến đổi trong hoạt động kinh tế (nông nghiệp, nghề rừng, thủ công nghiệp, trao đổi buôn bán và dịch vụ, làm thuê, khái thác nguồn lợi tự nhiên); biến đổi trong đời sống xã hội (lịch sử cư trú và tổ chức buôn làng, hôn nhân, gia đình và dòng họ); biến đổi trong đời sống văn hóa (nhà ở và một số loại hình kiến trúc truyền thống, ăn – 31 uống – hút, trang phục, một số phong tục, nghi lễ và tín ngưỡng, dân ca, dân vũ) (Viện Dân tộc học, 2015). Công trình này được Vũ Đình Mười giới thiệu trong mục “Dân tộc Raglai” của tác phẩm “Các dân tộc Việt Nam” do Vương Xuân Tình chủ biên năm 2018 (Vương Xuân Tình, 2018, tr.479 – 558) và được Trương Văn Cường giới thiệu trên Thông báo Dân tộc học năm 2015 với tiêu đề “Biến đổi kinh tế người Ra-Glai (nghiên cứu trường hợp xã Sơn Hiệp, Khánh Sơn, Khánh Hòa)”. Đặc biệt, ngày 05/01/2015, Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 02/QĐ – TTg về việc Phê duyệt Đề án Điều tra, thu thập thông tin về thực trạng kinh tế – xã hội của 53 dân tộc thiểu số. Đề án điều tra, thu thập thông tin về dân số và phân bố dân cư; tiếp cận cơ sở hạ tầng; kinh tế; nghèo đói, an sinh xã hội; văn hóa, xã hội; giáo dục, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực; y tế và vệ sinh môi trường nông thôn; cán bộ, đảng viên; di cư tự do; tôn giáo, tín ngưỡng; an ninh nông thôn. Kết quả của cuộc điều tra (có 57 biểu phiếu hộ gia đình, có 29 biểu phiếu xã) nhằm phục vụ hoạt động quản lý nhà nước về công tác dân tộc. Tuy nhiên, kết quả cuộc điều tra lần này chỉ cung cấp số liệu thực trạng kinh tế – xã hội của của chung 53 dân tộc thiểu số chứ chưa công bố thực trạng kinh tế – xã hội của người Raglai ở Ninh Thuận (Thủ tướng Chính phủ, 2015). Ngoài những đề tài kể trên, các nhà nghiên cứu đã có nhiều bài viết đáng chú ý như: Trương Văn Món (bút danh Văn Món, Sakaya) cũng công bố nhiều bài viết có liên quan đến người Raglai tiêu biểu như “Về tộc người Rang Klai” (Sưu tầm Dân tộc học, 1979), “Một số tư liệu về người Raglai” (Tạp chí Dân tộc học, 1980), “Rừng Yàng của người Raglai” (Tạp chí Văn hóa các dân tộc, 1999), “Rừng Yàng của người Raglai” (Tạp chí Văn hóa các dân tộc, 1999), “Rừng Thần của người Raglai” (Tạp chí Dân tộc và thời đại, 2002), “Nghề thủ công truyền thống của người Raglai ở Ninh Thuận” (Tạp chí Dân tộc học, 2003), “Vấn đề giáo dục của người Raglai hiện nay” (Tạp chí Khoa học Xã hội Việt Nam, 32 2011), “Sự biến đổi văn hóa và tôn giáo của người Raglai ở Việt Nam hiện nay” (Tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, 2014). Ngoài ra, rải rác ở các tạp chí, tập san có các bài viết, bài báo cáo tổng quan về văn hóa và ngôn ngữ Raglai Khánh Hòa tiêu biểu như: Ngô Văn Ban với bài viết “Về phong tục, tập quán, tín ngưỡng của dân tộc Raglai tỉnh Khánh Hòa” (Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, 1997). Taya Caraih với bài viết “Tương quan ngữ âm Chăm – Raglai” (Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, 2001). Trần Dũng với bài viết “Nghi lễ bỏ mả của người Raglai ở xã Cam Thịnh Tây, TP Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa” (Tạp chí Dân tộc học, 2011). Hình Phước Liên với bài viết “Lễ bỏ mả của người Raglai ở Khánh Hòa” (Tạp chí Văn hóa các dân tộc, 2014). Các bài viết đã tập trung nghiên cứu chủ yếu về văn hóa của người Raglai ở Khánh Hòa trên các khía cạnh như phong tục, tập quán, tín ngưỡng, nghi lễ bỏ mả, Đây là nguồn tài liệu quan trọng để luận án có thể nhận diện những điểm tương đồng và khác biệt giữa người Raglai Ninh Thuận và Khánh Hòa trong suốt quá trình lịch sử. Gần đây, các học viên cao học của Trường Đại học KHXHNV TP Hồ Chí Minh cũng có những đề tài luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về người Raglai như Văn Thị Thanh Nhàn với đề tài “Tìm hiểu quan hệ giới trong gia đình mẫu hệ của người Raglai” (2005); Dương Thị Hải Yến với đề tài “Tang ma của người Raglai” (2008); Trần Kiêm Hoàng với đề tài “Yếu tố biển trong văn hóa Raglai” (2009); Lê Văn Hoa với đề tài “Thuyền và thuyền Kago trong văn hóa Raglai” (2009), Ngoài ra còn nhiều bài viết về tín ngưỡng, nghi lễ, lễ hội, tập tục, luật tục, trang phục, của người Raglai, hoặc nói về người Raglai nhưng chỉ để so sánh khi nghiên cứu tộc người Chăm, Ê Đê, Chu Ru, Gia Rai, được đăng tải trong 33 các tạp chí, kỷ yếu, trên mạng internet của các nhà nghiên cứu không chuyên, các học giả, các nhà báo. 1.1.3.2 Nghiên cứu về người Raglai ở Ninh Thuận Với hoài vọng viết những cuốn biên khảo về giang sơn Việt Nam, Nguyễn Đình Tư đã xuất bản công trình “Non nước Ninh Thuận” vào năm 1971 (tái bản năm 2003), gồm 302 trang. Đây là tài liệu quan trọng góp phần phục dựng bức tranh kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai ở Ninh Thuận trước năm 1975. Công trình bao gồm ba phần: cảnh đẹp thiên nhiên (phần một), tay người tô điểm (phần hai) và nguồn lợi kinh tế (phần ba). Trong chương IV của phần hai, tác giả trình bày phong tục tập quán của đồng bào sắc tộc (đồng bào Chăm, đồng bào Raglai, đồng bào Chu Ru). Tác giả đã trình bày chi tiết về lịch sử hình thành tỉnh Ninh Thuận và những nét khái quát nhất về người “Thượng Roglai” (tức người Raglai) như số dân, nguồn gốc tộc người, trang phục, hôn nhân và gia đình, tín ngưỡng của người Raglai những năm 60 của thế kỷ XX (Nguyễn Đình Tư, 2003, tr.209). Năm 1997, được sự chỉ đạo trực tiếp của Ban Thường vụ tỉnh ủy Ninh Thuận, của Viện Lịch sử Quân sự – Bộ Quốc phòng và Ban Lịch sử Quân sự (Phòng Khoa học – Công nghệ và môi trường Quân khu 5), BCHQS tỉnh Ninh Thuận đã biên soạn cuốn sách “Ninh Thuận 30 năm chiến tranh giải phóng”. Quyển sách đã phản ánh khá sinh động quá trình kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược của quân và dân Ninh Thuận trong sự phát triển chung của cuộc kháng chiến toàn quốc. Đồng thời, cuốn sách cũng khái quát về người Raglai ở Ninh Thuận; mô tả về cuộc sống vật chất và tinh thần cũng như mối quan hệ của người Raglai với người Chăm (Đảng ủy – BCHQS tỉnh Ninh Thuận, 1997). Nhà nghiên cứu Hải Liên cũng đã cho công bố hàng loạt các công trình khảo tả và giới thiệu về người Raglai như “Trang phục cổ truyền Raglai” do NXB Đại học Quốc gia Hà Nội ấn hành vào năm 2001. Tác giả đã tái hiện lại quá trình đi sưu tầm, nghiên cứu trang phục của người Raglai từ bước đi điền dã, thuê họa sĩ 34 vẽ thiết kế, rồi trưng cầu dân ý, đưa sản phẩm ứng dụng vào trong thực tiễn đời sống cho đến việc tổ chức hội thảo khoa học để thu nhận ý kiến của giới chuyên môn đánh giá về trang phục cổ truyền của người Raglai. Cuối cùng, tác giả đưa ra những ý kiến nhận xét, đánh giá về trang phục nữ giới và nam giới của người Raglai ở Ninh Thuận (Hải Liên, 2001). Một năm sau đó, Hải Liên tiếp tục hoàn thành công trình “Văn hóa gia tộc Raglai góc nhìn từ nghệ nhân” do NXB Khoa học xã hội phát hành. Nội dung chính của tác phẩm gồm có 323 trang được chia làm 2 chương. Tác giả trình bày về địa bàn cư trú của nhánh Raglai Bắc và Raglai Nam cùng với sự tan rã của văn hóa làng. Từ góc nhìn của văn hóa gia tộc, tác giả giới thiệu về 5 gia tộc lớn ở tỉnh Ninh Thuận là Pinăng, Katơr, Taing, Chamaleăq, Tathiăq. Thông qua văn hóa gia tộc giúp độc giả hình dung được phần nào di sản văn hóa tộc người Raglai hiện nay đang còn được bảo tồn (Hải Liên, 2011). Bên cạnh đó, nhiều công trình về lĩnh vực sử thi, thành ngữ, tục ngữ được hoàn thành như Anaow Jaoh Raong – Sử thi Raglai (Sử Văn Ngọc, Sử Thị Gia Trang xuất bản năm 2014), Thành ngữ - Tục ngữ Raglai: Sanuak Yao – Sanuak Pandit Raglai (Sử Văn Ngọc, Sử Thị Gia Trang xuất bản năm 2016). Đáng chú ý có Sử thi Raglai: Chàng Kei Kamaow và Cei Balaok Li-U (Song ngữ Việt – Raglai) Sakaya (chủ biên), Sử Văn Ngọc, Tạ Yên Thị Marong, Gia Trang (xuất bản năm 2018). Sách giới thiệu hai tác phẩm sử thi tiêu biểu trong kho tàng truyện dân gian của người Raglai ở Ninh Thuận. Sử thi Kei Kamao và sử thi Cei Balaok Li-u (Chàng Sọ Dừa) là loại sử thi sáng thế và sử thi thiết chế xã hội. Cả hai sử thi đều do chính nghệ nhân người Raglai Tạ Yên Thị Marong kể hát bằng văn vần bao gồm 12 băng cassettes, dài gần 5 ngàn câu thơ có gieo vần. Đáng chú ý, Phan Quốc Anh với công trình “Văn hóa Raglai những gì còn lại” do NXB Văn hóa Dân tộc phát hành vào 2007. Dưới góc nhìn của nhà nghiên cứu văn hóa, trong phần Văn hóa truyền thống, tác giả đã trình bày khái quát về quá trình phát triển tộc người Raglai, văn hóa làng, tộc họ và gia đình, lễ 35 hội, văn học dân gian, âm nhạc, trò chơi dân gian, ẩm thực, trang phục, nhà ở, nhà mồ và nghề thủ công truyền thống. Trong phần Văn hóa đương đại, tác giả trình bày về giáo dục của người Raglai từ bậc tiểu học đến đại học và công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở cùng kết quả của nó (Phan Quốc Anh, 2007). Phan Quốc Anh (2010) tiếp tục cho ra đời công trình “Văn hóa Raglai” do NXB Khoa học xã hội, gồm có 341 trang được chia thành 10 chuyên đề tương đương với 10 phần. Công trình đã đề cập chuyên sâu vào những khía cạnh của văn hóa như lễ nghi, văn học, âm nhạc, ẩm thực, trang phục, tang ma, trò chơi dân gian, Tác phẩm đã góp phần không nhỏ trong việc tìm hiểu về văn hóa của người Raglai mang tính hệ thống (Phan Quốc Anh, 2010). Ngoài những chuyên khảo, tham khảo hay đề tài kể trên, các nhà nghiên cứu đã và đang sinh sống tại Ninh Thuận, với nhiều năm nghiên cứu về người Raglai đã có nhiều bài viết đáng chú ý như: Phan Quốc Anh với hàng loạt bài viết tiêu biểu như “Ngày hội văn hóa các dân tộc tỉnh Ninh Thuận” (Tạp chí Văn hóa dân tộc, 1995), “Nghiên cứu về văn hóa dân tộc Raglai ở Ninh Thuận” (Tạp chí Văn nghệ dân tộc và miền núi, 1996), “Thử bàn về việc xây dựng nhà sàn văn hóa ở các thôn Raglai” (Thông tin văn nghệ dân gian, 2003), “Ẩm thực truyền thống của người Raglai” (Tạp chí Văn hóa nghệ thuật, 2006), “Lễ hội ăn lúa mới và Tết năm mới của người Raglai” (Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, 2006), “Mã la: Nhạc cụ độc đáo của người Raglai” (Tạp chí Văn nghệ Dân tộc, 2008), “Vài nét về tết của các dân tộc thiểu số phía Nam” (Tạp chí Văn hóa các dân tộc, 2011). Đình Hy với các bài viết tiêu biểu như “Về trang phục truyền thống của phụ nữ Ralai” (Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, 2001), “Nhạc cụ Mả La trong đời sống tinh thần dân tộc Raglai: Thông báo Văn hóa dân gian năm 2005” (Tạp chí Khoa học Xã hội, 2006),“Mã la – nhạc cụ gõ bằng đồng độc đáo” (Thông tin văn nghệ dân gian Ninh Thuận, 2003). 36 Hải Liên với các bài viết: “Kho báu của người Raglai”, (Thông tin văn nghệ dân gian Ninh Thuận, 2000), “Cụ bà Lapia – văn hóa gia tộc (hay văn hóa gia tộc Raglai)” (Thông báo văn hóa dân gian, 2007), “Văn hóa gia tộc Ra-glai: Đối tượng văn hóa cần được trân trọng giữ gìn và phát huy” (Tạp chí Dân tộc và Thời đại, 2008), “Phụ nữ Raglai Ninh Thuận những người đang canh giữ tượng đài” (Tạp chí Văn hóa các dân tộc, 2013). Sử Văn Ngọc với các bài viết: “Lễ ăn lúa mới của người Raglai ở Ninh Thuận” (Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật, 2001), “Lễ hội Pô Anai Tang của tộc người Raglai thôn Uk Dalam” (Tạp chí Văn hóa các dân tộc, 2010). Bên cạnh đó cũng có những đề tài luận văn Thạc sĩ nghiên cứu về người Raglai như Nguyễn Thị Thu Hương với đề tài “Văn hóa quản lý xã hội ở cộng đồng người Raglai ở huyện Bác Ái – Ninh Thuận” (2007); Nguyễn Vinh Hiển với đề tài “Nghiên cứu sự phụ thuộc vào tài nguyên rừng của người Raglai ở Vườn quốc gia núi Chúa tỉnh Ninh Thuận” (2011); Nguyễn Văn Hạnh với đề tài “Sự biến đổi lối sống của dân tộc Raglai ở huyện Bác Ái tỉnh Ninh Thuận trong quá trình đổi mới hiện nay” (2014), Các bài viết, đề tài đã tập trung nghiên cứu rất cụ thể, chi tiết về văn hóa của người Raglai ở Ninh Thuận trên các khía cạnh như ẩm thực, lễ hội, nhạc cụ, văn hóa gia tộc, lễ hội, Đây là nguồn tài liệu tham khảo quan trọng của luận án. Như vậy, ngay từ đầu thế kỷ XX cho đến nay đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về tộc người Raglai, song hầu hết các công bố của tập thể, cá nhân, các nhà nghiên cứu chú trọng nhiều đến việc mô tả hoặc khái quát về văn hóa của người Raglai, tập trung vào các khía cạnh xã hội và văn hóa truyền thống như tín ngưỡng, lễ hội, luật tục, trang phục,... Có thể nói, đến nay, vẫn chưa có công trình nghiên cứu hệ thống về biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai ở Ninh Thuận từ 1975 – 2015. Mặc dù, những nghiên cứu của các học giả đi trước còn những điểm khuyết nhưng đây là tài liệu tốt để luận án kế thừa; là nền tảng để chúng tôi phục 37 dựng lại cuộc sống vật chất và tinh thần của người Raglai trong lịch sử. Thông qua đó, kết quả nghiên cứu cũng cho phép luận án nhìn nhận, lý giải nguyên nhân và các yếu tố tác động đến quá trình chuyển biến kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai nơi đây. 1.1.3.3 Những vấn đề đã được nghiên cứu Thông qua việc tiếp cận các công trình nghiên cứu có liên quan đến biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai ở Ninh Thuận từ 1975 – 2015, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau: Một là, bằng nhiều cách tiếp cận, dưới nhiều góc độ khác nhau, chủ yếu thông qua nghiên cứu về người Raglai, các công trình đã đề cập đến kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai với các cấp độ và mức độ khác nhau. Hai là, trong quá trình tiếp cận và xử lý tài liệu phục vụ đề tài luận án với nguồn tài liệu ở Việt Nam và nước ngoài, chúng tôi chưa tiếp cận được công trình nào mang tính chuyên khảo tập trung nghiên cứu về biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai ở Ninh Thuận một cách chi tiết và hệ thống từ khi giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước đến năm 2015. Chính vì vậy, đây là dư địa cho chúng tôi thực hiện đề tài luận án. Ba là, nếu như các công trình nghiên cứu về kinh tế, xã hội của người Raglai ở Ninh Thuận chưa nhiều, thì đời sống văn hóa của người Raglai lại thu hút được rất nhiều học giả quan tâm nghiên cứu và có số lượng công trình nhiều hơn cả. Các công trình đã phân tích, trình bày đời sống văn hóa của người Raglai trên các khía cạnh như trang phục, luật tục, các làn điệu dân ca, nhạc cụ, hát kể truyện cổ, các nghi lễ. Từ đó, các tác giả đã đưa ra những nhận xét về thực trạng văn hóa và một số kiến nghị, đề xuất với các cơ quan chức năng. Bốn là, ngoài vấn đề trọng tâm nghiên cứu về biến đổi kinh tế, xã hội, văn hóa của người Raglai ở Ninh Thuận từ 1975 – 2015 mà chúng tôi đã tiếp cận được, phương diện kinh tế, xã hội, văn hóa của các tộc người thuộc nhóm ngôn ngữ Malayo – Polynesien (kể cả người Raglai ở Khánh Hòa) đã được nhiều tác 38 giả trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu. Những công trình này tuy không phải là vấn đề chính mà luận án đề cập tới, song đó là nguồn tư liệu đã giúp chúng tôi có những thông tin cần thiết để tham khảo trong quá trình tiến hành luận án. Như vậy, nghiên cứu người Raglai đã được đặt ra rất sớm, như...09 c. Hoa/cây cảnh 0 0.0 1 0.36 d. Rau 2 0.64 18 6.55 e. Cây ăn quả 0 0.0 58 21.1 f. Cỏ 0 0.0 17 6.2 g. Cây công nghiệp 1 0.32 37 13.5 Tổng số (n) 312 275 218 Câu 6: Gia đình ông/bà bắt đầu làm lúa nước từ năm nào? Năm trồng lúa nước Tần số Tỷ lệ (%) 1. Trước năm 1975 1 1.2 2. Từ năm 1975 – 1986 29 34.9 3. Từ năm 1986 – 2015 53 63.9 Tổng số (n) 83 100 Câu 7: Ông/bà cho biết cách thức sản xuất hiện nay so với truyền thống? Cách thức sản xuất hiện nay so với truyền thống Tần số Tỷ lệ (%) 1. Vẫn như trước đây 148 37.0 2. Có thay đổi 252 63.0 Tổng (n) = 400 Câu 8: Nếu có, thì thay đổi như thế nào? Biểu hiện của sự thay đổi cách thức sản xuất Tần số Tỷ lệ (%) 1. Giống cây/con 40 15.89 2. Mùa vụ 12 4.76 3. Làm đổi công 2 0.79 4. Cho thuê thu hoa lợi 3 1.19 5. Công cụ sản xuất 59 23.41 6. Kỹ thuật canh tác 134 53.17 7. Thuê người làm 2 0.79 8. Khác 0 0.0 Tổng (n) = 252 Câu 9: Loại vật nuôi của hộ gia đình Loại vật nuôi 1975 – 1986 1986 – 2015 Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) a. Gia cầm 29 38.16 24 26.08 b. Lợn 32 42.1 36 39.13 c. Trâu, bò 1 1.31 17 18.48 d. Bò sữa 0 0.0 0 0.0 e. Ong 0 0.0 0 0.0 h. Dê, cừu 3 3.95 13 14.13 f. Khác (ghi rõ) 11 14.48 2 2.18 Tổng số (n) 76 92 219 Câu 10: Địa điểm nuôi nhốt vật nuôi của hộ gia đình Địa điểm nuôi nhốt 1975 – 1986 1986 – 2015 Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 1. Ở dưới gầm nhà sàn 45 59.21 30 32.61 2. Có chuồng nuôi nhốt gia súc riêng ở gần nhà 0 0.0 31 33.7 3. Thả tự do trong rừng 2 2.63 5 5.43 4. Thả tự do trong vườn 29 38.16 20 21.74 5. Có người chăn dắt 0 0.0 6 6.52 6. Chỗ khác (ghi rõ) 0 0.0 0 0.0 Tổng số (n) 76 92 Câu 11: Mục đích chăn nuôi của hộ gia đình Mục đích chăn nuôi của hộ gia đình 1975 – 1986 1986 – 2015 Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 1. Dùng làm vật hiến tế khi có lễ hội 46 60.53 11 11.97 2. Lấy sức kéo phục vụ nông nghiệp 2 2.63 25 27.17 3. Trao đổi thị trường, cải thiện cuộc sống 0 0.0 22 23.91 4. Cải thiện bữa ăn trong gia đình là chính 28 36.84 5 5.43 5. Là hàng hóa cung cấp ra thị trường 0 0.0 29 31.52 Tổng số (n) 76 92 Câu 12: Loại thủy hải sản hộ gia đình nuôi trồng Loại thủy hải sản hộ gia đình nuôi trồng 1975 – 1986 1986 – 2015 Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) a. Tôm 0 0.0 1 50 b. Cá nước mặn/nước lợ 0 0.0 1 50 Tổng (n) 0 2 Câu 13: Công cụ sản xuất, máy móc hộ gia đình Công cụ sản xuất, máy móc hộ gia đình 1975 – 1986 1986 – 2015 Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) a. Cày 15 3.8 62 15.5 b. Cuốc 76 19.0 152 38.0 c. Xẻng 69 17.2 66 16.5 d. Liềm/hái/dao 238 59.5 37 9.25 220 e. Dụng cụ tẻ ngô 1 0.25 3 0.75 f. Máy tuốt lúa thủ công 1 0.25 5 1.25 g. Máy cày/bừa 0 0.0 19 4.75 h. Máy gặt 0 0.0 11 2.75 l. Máy bơm nước 0 0.0 43 10.75 i. Máy xay, sát lúa gạo 0 0.0 2 0.5 Tổng (n) = 400 Câu 14: Nguồn thu nhập của hộ gia đình Nguồn thu nhập của hộ gia đình 1975 – 1986 1986 – 2015 Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 1. Sản xuất nông nghiệp 1a. Trồng lúa 21 5.3 215 53.8 1b. Chăn nuôi đại gia súc (trâu, bò) 6 1.5 376 92.9 1c. Chăn nuôi bò sữa 0 0.0 1 0.2 1d. Chăn nuôi lợn 22 5.5 145 36.2 1e. Chăn nuôi gia cầm 374 93.7 377 94.2 1f. Trồng rừng 2 0.5 4 1.0 1g. Ươm cây giống 1 0.3 0 0.0 1h. Trồng rau/màu 377 94.3 373 93.2 1i. Trồng hoa, cây cảnh 0 0.0 5 1.2 1j. Cây ăn quả 2 0.5 176 44 1l. Nuôi ong 0 0.0 2 0.5 1m. Đánh bắt thủy sản 0 0.0 2 0.5 1o. Khác: cây điều 0 0.0 41 10.2 2. Sản xuất phi nông nghiệp 2a. Làm nghề thủ công 6 1.5 18 4.5 2b. Buôn bán (chạy chợ, tạp hoá), 0 0.0 54 13.5 2c. Dịch vụ (sửa chữa, may đo, xe ôm,) 0 0.0 100 25 2d. Du lịch 0 0.0 4 1.0 2e. Công chức/viên chức 1 0.3 40 10.0 2f. Công nhân 0 0.0 9 2.2 2g. Lương hưu/trợ cấp xã hội 0 0.0 14 3.5 2h. Tiền gửi/hỗ trợ của người thân 0 0.0 1 0.2 221 Câu 15: Nguồn thu nhập lớn nhất Nguồn thu 1975 – 1986 1986 – 2015 Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 1. Trồng lúa 16 4.0 161 40.4 2. Chăn nuôi gia súc 1 0.25 1 0.25 3. Chăn nuôi gia cầm 2 0.5 0 0.0 4. Trồng rau, màu 381 95.25 179 44.8 5. Chăn nuôi bò sữa 0 0.0 4 1.0 6. Trồng rừng 0 0.0 1 0.25 7. Ươm cây giống 0 0.0 34 8.5 8. Cây ăn quả 0 0.0 2 0.5 9. Nuôi trồng thủy sản 0 0.0 2 0.5 10. Buôn bán 0 0.0 4 1.0 11. Dịch vụ 0 0.0 1 0.25 12. Công/viên chức 0 0.0 6 1.5 13. Công nhân 0 0.0 1 0.25 14. Lương hưu, trợ cấp xã hội 0 0.0 4 1.0 Tổng (n) = 400 Câu 16: Có đủ sống từ nguồn thu nhập đó Có đủ sống từ thu nhập Tần số Tỷ lệ (%) 1. Rất thiếu thốn 6 1.5 2. Thiếu thốn 320 80.0 3. Bình thường 69 17.25 4. Dư giả 5 1.25 Tổng (n) = 400 Câu 17: Hộ gia đình có thường xuyên đi chợ Tỷ lệ đi chợ Tần số Tỷ lệ (%) 1. Hàng ngày 20 5.0 2. Hàng tuần 243 60.75 3. Hàng tháng 131 32.75 4. Hàng năm 6 1.5 Tổng (n) = 400 Câu 18: Mục đích đi chợ của hộ gia đình Mục đích đi chợ Tần số Tỷ lệ (%) 222 1. Mua hàng 364 91.0 2. Bán hàng 4 1.0 3. Đi chơi 2 0.5 4. Vừa mua vừa bán 30 7.5 Tổng (n) = 400 Câu 19: Làm nghề thủ công của dân tộc? Hộ gia đình làm nghề thủ công của dân tộc Tần số Tỷ lệ (%) 1. Có 32 8.0 2. Không 368 92.0 Tổng (n) = 400 Câu 20: Đó là nghề thủ công nào? Nghề thủ công gia đình làm Tần số Tỷ lệ (%) 1. Rèn 4 1.25 2. Đan lát 28 87.5 Tổng (n) = 32 Câu 21: Vần đổi công vào ngày mùa? Hộ gia đình có vần đổi công không Tần số Tỷ lệ (%) 1. Có 396 99.0 2. Không 4 1.0 Tổng (n) = 400 Câu 22: Nếu có thì ông/bà thường vần công, đổi công với ai? Vần đổi công với ai Tần số Tỷ lệ (%) 1. Anh/em, họ hàng 315 78.75 2. Bạn bè, lối xóm cùng tộc người 84 21.2 3. Với bạn bè, lối xóm khác tộc người 1 0.3 Tổng (n) = 400 Câu 23: Hiện nay, hộ gia đình ông/bà có là thành viên một/vài HTX hay một/vài tổ hợp tác sản xuất nào không? Hộ gia đình có là thành viên của HTX Tần số Tỷ lệ (%) 1. Có 0 0.0 2. Không 400 100 Tổng (n) = 400 223 P Ầ . B Ế Ổ XÃ Ộ Câu 26: Theo ông/bà quan hệ họ hàng có quan trọng không? Đánh giá Tần số Tỷ lệ (%) 1. Quan trọng 377 94.2 2. Bình thường 23 5.8 Tổng (n) = 400 Câu 27: Hiện nay, hộ gia đình ông/bà có còn duy trì mối quan hệ họ hàng không? Hộ gia đình có duy trì mối quan hệ họ hàng Tần số Tỷ lệ (%) 1. Rất thường xuyên 8 2.0 2. Thường xuyên 302 75.5 3. Thỉnh thoảng 85 21.25 4. Không thường xuyên 5 1.25 Tổng (n) = 400 Câu 28: Người có tiếng nói quyết định trong tổ chức, giải quyết các vấn đề họ tộc? Người có tiếng nói Tần số Tỷ lệ (%) 1. Trưởng tộc Nữ 5 1.25 2. Cao tuổi, có uy tín 362 90.5 3. Có vai vế, thế thứ cao 1 0.25 4. Có trình độ học vấn 0 0.0 5. Am hiểu tập tục truyền thống 30 7.5 6. Người trong họ tộc có chức quyền trong xã hội 0 0.0 7. Người giàu có nhất trong dòng họ 1 0.25 8. Theo nguyên tắc đa số chấp thuận 1 0.25 Tổng (n) = 400 Câu 29: Đánh giá của ông/bà về dòng họ của mình so với những dòng họ khác tại địa phương như thế nào? Đánh giá các khía cạnh trong dòng họ Đánh giá (n=400) 1.Lớn (cao hơn) 2.Vừa (tương đương) 3. Nhỏ (kém hơn) 4. Không biết 1. Số người trong dòng họ Tần số 117 183 88 12 Tỷ lệ (%) 29.2 45.8 22.0 3.0 2. Điều kiện kinh tế Tần số 111 193 96 0 Tỷ lệ (%) 27.8 48.2 24.0 0.0 3. Điều kiện học tập Tần số 111 196 93 0 224 Tỷ lệ (%) 27.8 49.0 23.2 0.0 4. Uy tín trong làng (tiếng nói) Tần số 114 195 90 1 Tỷ lệ (%) 28.5 48.75 22.5 0.25 5. Đánh giá chung nhất Tần số 113 195 89 3 Tỷ lệ (%) 28.2 48.8 22.2 0.8 Câu 30: Trong quan hệ xã hội hàng ngày ở cộng đồng người Raglai có sự phân biệt dòng họ lớn với nhỏ, giữa người Raglai và người Kinh không? a) Mức độ phân biệt trong dòng họ Raglai Tần số Tỷ lệ (%) 1. Có, phân biệt nhiều 3 0.75 2. Ít phân biệt 157 39.25 3. Hầu như không 240 60.0 Tổng (n) = 400 b) Mức độ phân biệt người Raglai và Kinh Tần số Tỷ lệ (%) 1. Có, phân biệt nhiều 1 0.25 2. Ít phân biệt 281 70.25 3. Hầu như không 118 29.5 Tổng (n) = 400 Câu 31: Người quyết định hôn nhân trong gia đình Người quyết định việc hôn nhân 1975 – 1986 1986 – 2015 Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 1. Bố mẹ quyết định hoàn toàn 238 59.5 0 0.0 2. Bố mẹ quyết định, có sự đồng ý của con cái 53 13.25 16 4.0 3. Con cái quyết định có sự đồng ý của bố mẹ 108 27.0 369 92.2 4. Con cái quyết định hoàn toàn 0 0.0 15 3.8 5. Người khác: Bà 1 0.25 0 0 Tổng số (n) = 400 Câu 32: Xu hướng tìm người kết hôn Xu hướng tìm người kết hôn hiện nay 1975 – 1986 1986 – 2015 Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 1. Cùng làng 391 97.75 377 94.25 2. Làng bên cạnh 6 1.5 10 2.5 3. Cùng huyện 3 0.75 8 2.0 4. Cùng tỉnh 0 0.0 5 1.25 5. Nước ngoài 0 0.0 0 0.0 225 Tổng số (n) = 400 Câu 33: Xem ngày giờ trước khi cưới? Trước khi cưới có xem ngày giờ trước khi cưới 1975 – 1986 1986 – 2015 Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 1. Có 264 66.0 270 67.5 2. Không 136 34.0 130 32.5 Tổng số (n) = 400 Câu 34: Lý do mà ông/bà xem ngày giờ trước khi cưới? Lý do xem ngày giờ trước khi cưới Tần số Tỷ lệ (%) 1. Chọn ngày đẹp để mọi việc được tốt lành 254 63.5 2. Theo truyền thống, mọi người đều làm 146 36.5 Tổng (n) = 400 Câu 35: Trang phục trong ngày cưới thường là gì? Trang phục ngày cưới Tần số Tỷ lệ (%) 1. Trang phục hiện đại (váy, veston) 395 98.75 2. Quần áo bình thường 3 0.75 3. Trang phục dân tộc 2 0.5 Tổng (n) = 400 Câu 36: Hiện nay, trong ngày cưới thường mừng loại quà gì? Quà mừng Tần số Tỷ lệ (%) 1. Tiền 397 99.25 2. Hiện vật 3 0.75 Tổng (n) = 400 Câu 37: So với 10 năm trước, hiện nay ông bà thấy việc tổ chức đám cưới ở địa phương như thế nào? Quan điểm về việc tổ chức đám cưới 1. Đồng ý 2. Không đồng ý Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 1. Tổ chức đám cưới hiện nay ít tốn kém hơn 79 19.8 321 80.2 2. Các thủ tục nghi lễ hiện nay ít cầu kỳ hơn 302 75.5 98 24.5 3. Ăn uống ít hơn 393 98.2 7 1.8 4. Các hủ tục không phù hợp được xóa bỏ 393 98.2 7 1.8 226 Câu 38: So với trước đây, hiện nay trong đám cưới của người Raglai những loại nhạc nào được biểu diễn Nhạc biểu diễn Tần số Tỷ lệ (%) 1. Những bài dân ca của dân tộc 4 1.0 2. Mã La do người Ralai biểu diễn 3 0.75 3. Các bài hát, nhạc của Việt Nam 315 78.75 4. Các bài hát, nhạc của nước ngoài 77 19.25 5. Khác (ghi rõ) 1 0.25 Tổng (n) = 400 Câu 39: Vai trò của già làng Vai trò 1975 – 1986 1986 – 2015 Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 1. Có vai trò 395 98.75 4 1.0 2. Không có vai trò 0 0.0 2 0.5 3. Không còn già làng 5 1.25 394 98.5 Tổng số (n) = 400 Câu 40: Vai trò đó là gì Vai trò của già làng 1975 – 1986 1986 – 2015 Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 1. Tổ chức, duy trì các tập tục của dân tộc 385 97.4 3 75.0 2. Động viên đồng bào sản xuất 180 45.6 0 0.0 3. Giải quyết các xung đột giữa các gia đình 197 49.8 2 50.0 4. Thay mặt đồng bào giải quyết các vấn đề với chính quyền địa phương 347 87.8 0 0.0 5. Động viên con cháu học tập 153 38.7 2 50.0 6. Khác (ghi rõ) 0 0.0 0 0.0 227 P Ầ V. B Ế Ổ VĂ ÓA Câu 41: Hiện nay, trong gia đình ông/bà thường ăn những món ăn nào? Tên món ăn hàng ngày Tần số Tỷ lệ (%) 1. Cơm 54 13.5 2. Cơm, rau, măng 190 47.5 3. Cơm, cá, thịt 4 1.0 4. Canh, rau, cá, thịt 40 10.0 5. Cơm, rau, cá, thịt 31 7.8 6. Cơm, rau, cá 29 7.2 7. Không trả lời 52 13.0 Tổng số (n) = 400 Câu 42: Món ăn truyền thống của dân tộc ông/bà là gì? Món ăn truyền thống của dân tộc Tần số Tỷ lệ (%) 1. Canh mít 203 50.7 2. Canh lá bép 169 42.3 3. Canh bắp chuối 2 0.5 4. Không biết 26 6.5 Tổng số (n) = 400 Câu 43: Gia đình ông/bà thường ăn món đó vào những dịp nào? Dịp ăn món ăn truyền thống của dân tộc Tần số Tỷ lệ (%) 1. Hàng ngày 6 1.6 2. Vào ngày lễ 367 98.1 3. Vào những ngày tết 152 40.6 4. Khi có việc ma chay 299 79.9 5. Khi có đám cưới 54 14.4 6. Ngày khác: Giỗ 4 1.1 Câu 44: Nguồn nước hộ gia đình sử dụng Nguồn nước mà hộ ông/bà dùng 1975 – 1986 1986 – 2015 Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 1. Nước máy riêng 3 0.75 235 58.9 2. Nước máy công cộng 1 0.25 48 12.0 3. Giếng khoan riêng 1 0.25 54 13.5 4. Giếng khoan công cộng 2 0.5 1 0.3 5. Suối/sông/ao/hồ/đầm 311 77.75 30 7.5 228 6. Nước mưa 269 67.25 115 28.8 7. Nước xi téc 0 0.0 0 0.0 8. Nước đóng chai/bình 0 0.0 5 1.3 9. Khác: Giếng đào 0 0.0 56 14.0 Câu 45: Nguồn chất đốt chính để nấu ăn của hộ gia đình Nguồn chất đốt 1975 – 1986 1986 – 2015 Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) a. Điện 0 0.0 1 0.2 b. Ga 0 0.0 66 16.5 c. Dầu 0 0.0 0 0.0 d. Than 2 0.5 12 3.0 e. Củi 164 41.0 319 79.8 g. Rơm/rạ/trấu 234 58.5 2 0.5 h. Khác (ghi rõ) 0 0.0 0 0.0 Tổng số (n) = 400 Câu 46: Ông/bà có còn mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình không? Có mặc hay không Tần số Tỷ lệ (%) 1. Có 217 54.25 2. Không 183 45.75 Tổng số (n) = 400 Câu 47: Nếu không, vì sao không mặc trang phục truyền thống của dân tộc? Lý do Tần số Tỷ lệ (%) 1. Không có 20 11.0 2. Không thích mặc 1 0.5 3. Không thông dụng 1 0.5 4. Không trả lời 161 88.0 Tổng số (n) = 183 Câu 48: Nếu có, thì thường mặc vào những dịp nào? Dịp mặc Tần số Tỷ lệ (%) 1. Hàng ngày 0 0.0 2. Ngày hội (lễ, tết) 211 97.2 3. Ngàykhác 6 2.76 Tổng số (n) = 217 Câu 49: Hiện nay, lứa tuổi nào thường mặc trang phục truyền thống? Lứa tuổi mặc trang phục Nam Nữ Có Không Có Không Tần Tỷ lệ Tần Tỷ lệ Tần Tỷ lệ Tần Tỷ lệ 229 số (%) số (%) số (%) số (%) 1. Người già 50 23.0 167 77.0 214 98.6 3 1.4 2. Trung niên 24 11.1 193 88.9 116 53.6 101 46.4 3. Thanh niên 1 0.5 216 99.5 40 18.5 177 81.5 4. Trẻ em 1 0.5 216 99.5 31 14.4 186 85.5 Câu 50: Trang phục hiện nay của nam giới so với trước 1975 Trang phục 1975 – 1986 1986 – 2015 Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 1. Đóng khố, cởi trần 398 99.5 0 0.0 2. Quần tây, áo sơ mi 2 0.5 145 36.3 3. Quần jean, áo phông 0 0.0 58 14.5 4. Mặc theo sở thích 0 0.0 197 49.2 5. Khác (ghi rõ) 0 0.0 0 0.0 Tổng số (n) = 400 Câu 51: Trang phục của nữ giới hiện nay so với trước 1975 Trang phục 1975 – 1986 1986 – 2015 Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 1. Váy, áo ba lỗ 397 99.2 1 0.2 2. Quần tây, áo sơ mi 0 0.0 0 0.0 3. Quần jean, áo phông 0 0.0 4 1.0 4. Mặc theo sở thích 3 0.8 393 98.3 5. Khác (ghi rõ) 0 0.0 2 0.5 Tổng số (n) = 400 Câu 52: Ngôi nhà ở của ông/bà thuộc loại nào? Loại nhà ở 1975 – 1986 1986 – 2015 Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 1. Nhà nhiều tầng 0 0.0 1 0.2 2. Nhà mái bằng kiên cố 0 0.0 59 14.8 3. Nhà bán kiên cố 1 0.2 293 73.3 4. Nhà cấp 4, mái ngói 1 0.2 10 2.5 5. Nhà đơn sơ/tranh/tre 393 98.4 34 8.6 6. Nhà sàn gỗ 5 1.2 1 0.2 7. Nhà sàn xây 0 0.0 1 0.2 8. Nhà sàn xây+gỗ 0 0.0 1 0.2 Tổng số (n) = 400 230 Câu 53: Ngôi nhà ông/bà có được là do đâu? Ngôi nhà ông/bà đang ở có được là do đâu? 1975 – 1986 1986 – 2015 Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 1. Tự xây 202 50.5 224 56.5 2. Bố mẹ để lại 78 19.5 121 30.2 3. Nhà nước cấp 118 29.5 51 12.8 4. Mua lại 0 0.0 0 0.0 5. Khác (ghi rõ) 2 0.5 2 0.5 Tổng số (n) = 400 Câu 54: Loại nhà vệ sinh của hộ gia đình Loại nhà vệ sinh 1975 – 1986 1986 – 2015 Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 1. Hố xí tự hoại 2 0.5 99 24.75 2. Hố xí hai ngăn 0 0.0 139 34.75 3. Hố xí thô sơ 0 0.0 35 8.75 4. Không có hố xí 398 99.5 127 31.75 5. Khác (ghi rõ) 0 0.0 0 0.0 Tổng số (n) = 400 Câu 55: Loại phương tiện vận chuyển/đi lại của hộ gia đình Loại phương tiện đi lại/ vận chuyển 1975 – 1986 1986 – 2015 Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) a. Xe đạp 15 3.75 106 26.5 b. Xe máy/xe có động cơ hai bánh 6 1.5 286 71.5 c. Xe cải tiến/lôi/ba gác 0 0.0 2 0.5 d. Xe súc vật kéo 1 4.5 2 0.5 i. Không có 378 94.5 4 1.0 Tổng số (n) = 400 Câu 56: Hiểu biết của ông/bà về nền văn học dân gian của dân tộc mình Loại hình Có biết không? 2. Biết trong trường hợp nào? Có Không 1.Làn điệu dân ca của dân tộc Tần số 374 26 Nguồn biết loại hình văn học dân gian Tần số Tỷ lệ (%) 1. Tại lễ hội thôn/bản 241 64.4 2. Qua đài, báo 7 1.9 231 Tỷ lệ (%) 94 6 3. Bố mẹ và người lớn truyền lại 126 33.7 Tổng số (n) = 374 2. Sử thi của dân tộc Tần số 291 109 Nguồn biết loại hình văn học dân gian Tần số Tỷ lệ (%) 1. Tại lễ hội thôn/bản 149 51.2 Tỷ lệ (%) 73 27 2. Qua đài, báo 5 1.7 3. Bố mẹ và người lớn truyền lại 139 47.7 Tổng số (n) = 291 3.Truyện cổ của dân tộc Tần số 174 226 Nguồn biết loại hình văn học dân gian Tần số Tỷ lệ (%) 1. Tại lễ hội thôn/bản 77 44.3 Tỷ lệ (%) 44 56 2. Qua đài, báo 1 0.6 3. Bố mẹ và người lớn truyền lại 96 55.2 Tổng số (n) = 174 Tổng số (n) = 400 Câu 57: Xin ông/bà cho biết những loại nhạc cụ tiêu biểu của dân tộc mình? Nhạc cụ tiêu biểu Tần số Tỷ lệ (%) 1. Mã la (char) 399 99.8 2. Trống (saggơr), trống đất (saggơr tanah) 278 69.5 3. Chiêng núm (chiek), chiêng là-a (chiek pa-or) 33 8.2 4. Lục lạc chùm 25 6.2 5. Đàn các loại (đá, chapi, kéo 1 dây/2 dây 391 97.8 6. Khèn các loại 371 92.8 7. Sáo các loại 27 6.8 Tổng số (n) = 400 Câu 58: Mức độ tham gia các lễ hội dân tộc truyền thống Mức độ tham gia lễ hội dân tộc truyền thống Tần số Tỷ lệ (%) 1. Không tham dự 2 0.5 2. Tham dự đầy đủ 11 2.8 3. Tham dự một số 387 96.7 Tổng số (n) = 400 232 Câu 59: Vì sao ông/bà tham gia lễ hội truyền thống? Lý do tham gia lễ hội Tần số Tỷ lệ (%) 1. Đây là lễ hội của dân tộc mình 391 98.2 2. Hiểu biết thêm 147 36.9 3. Gắn bó các thành viên trong cộng đồng 351 88.2 4. Giữ gìn truyền thống văn hóa dân tộc 291 73.1 5. Là dịp cho các dòng họ thể hiện vai trò 55 13.8 6. Là dịp để vui chơi, gặp gỡ bạn bè 150 37.7 7. Là dịp cầu tài, cầu lộc 9 2.3 Tổng số (n) = 398 Câu 60: Nếu không tham gia thì vì sao? Lý do không tham gia Tần số Tỷ lệ (%) 1. Không tổ chức 2 100.0 Tổng số (n) = 2 Câu 61: Trong gia đình ông/bà có thờ cúng những ai sau đây: Đối tượng Tần số Tỷ lệ (%) 1. Thờ cúng tổ tiên 51 12.75 2. Thờ cúng thổ địa 6 1.5 3. Thờ cúng thần 195 48.9 4. Thờ cúng cây/con/đồ vật linh thiêng 4 1.0 5. Thờ Phật 4 1.0 6. Thờ Chúa 40 10.0 7. Thờ anh hùng dân tộc, nhân vật lịch sử 4 1.0 8. Thờ cúng vọng hồn/cô hồn 1 0.3 9. Khác: Thờ Bác Hồ 85 21.3 10. Không thờ cũng bất kỳ ai/cái gì 10 2.5 11. Không trả lời 0 0.0 Tổng số (n) = 400 233 Câu 62: Việc cúng giỗ tổ tiên ông bà/cha mẹ trong gia đình ông/bà được tổ chức do ai đảm nhận? Lệ cúng giỗ tổ tiên Tần số Tỷ lệ (%) 1. Người trưởng tộc 59 64.8 2. Người con trai trưởng hoặc con trai út 1 1.1 3. Người có điều kiện 2 2.2 4. Phân công một người đứng ra tổ chức, các thành viên khác có trách nhiệm đóng góp 29 31.9 Tổng số (n) = 91 Câu 63: Hiện nay, tại địa phương ông/bà thường làm tang lễ mấy ngày? Số ngày làm tang lễ Tần số Tỷ lệ (%) 1. 1 ngày 9 2.2 2. 2 ngày 387 96.8 3. 3 ngày 4 1.0 Tổng số (n) = 400 Câu 64: Cách thức tổ chức tang lễ hiện nay có khác so với truyền thống không? Cách thức tổ chức Tần số Tỷ lệ (%) 1. Có thay đổi 396 99.0 2. Vẫn như trước đây 4 1.0 Tổng số (n) = 400 Câu 65: Nếu có thì thay đổi như thế nào? Biểu hiện Tần số Tỷ lệ (%) 1. Chôn cất 396 100.0 Tổng số (n) = 396 Câu 66: Hiện nay, trong đám ma ở địa phương ông/bà người ta thường phúng viếng như thế nào? Hình thức phúng viếng Tần số Tỷ lệ (%) 1. Tiền 394 98.5 2. Hiện vật 5 1.25 3. Ngày công 1 0.25 Tổng số (n) = 400 Câu 67: Hiện nay ông bà thấy việc tổ chức đám ma ở địa phương như thế nào? Quan điểm về việc tổ chức đám ma ở địa phương 1. Đồng ý 2. Không đồng ý Tần số Tỷ lệ (%) Tần số Tỷ lệ (%) 1. Hiện nay ít tốn kém hơn 71 17.8 329 82.2 2. Các thủ tục ít cầu kỳ hơn 273 68.2 127 31.8 234 3. Tổ chức ăn uống ít hơn 389 97.2 11 2.8 4. Các hủ tục không phù hợp được xóa bỏ 396 99.0 4 1.0 Câu 68: Trong cộng đồng thôn, xã, bản, chỗ đông người nơi hội họp ông/bà thường nói thứ tiếng nào? Tiếng nói trong cộng đồng Tần số Tỷ lệ (%) 1. Tiếng dân tộc mình 6 1.5 2. Tiếng phổ thông (tiếng Việt – dân tộc Kinh) 394 98.5 3. Tiếng dân tộc khác 0 0.0 Tổng số (n) = 400 Câu 69: Trong gia đình, ông/bà thường sử dụng ngôn ngữ nào là chính? Tiếng nói sử dụng Tần số Tỷ lệ (%) 1. Tiếng dân tộc mình 396 99 2. Tiếng phổ thông (tiếng Việt – dân tộc Kinh) 2 0.5 3. Tiếng dân tộc khác 2 0.5 Tổng số (n) = 400 Câu 70: Tiếng phổ thông thường được dùng trong những trường hợp nào? Trường hợp dùng tiếng Tần số Tỷ lệ (%) 1. Để buôn bán trao đổi hàng hóa 365 91.2 2. Để giao dịch với các dịch vụ nhà nước 264 66.0 3. Để giao tiếp với các cư dân khác trong làng, xã, thôn, bản 374 93.5 Nguồn: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2015) 235 Phụ lục 4. Bảng từ vựng tiếng Việt – Raglai STT Tiếng Việt Tiếng Raglai 1 Ăn Bơk 2 Anh, chị Sa-ai 3 Áo Ao 4 Ba Tlơu 5 Bác, chú, cậu, cô, dì Wa 6 Bàn thờ Papad vingaqt 7 Bắp (ngô) Tangei 8 Bắt Maqt 9 Con ma Nanaqd vhud 10 Quả bầu Kadoh/voh kadoh 11 Bẫy đá Katơt patơu 12 Bếp Gi 13 Bí đỏ Pluei 14 Biết Thơu 15 Bố (cha, ba) Amaq 16 Bụi (cây) Dum 17 Buôn bán Kat pavlei 18 Cà chua Trok masaot 19 Cái cày Langar 20 Cái cối Lisuk 21 Cái cuốc Zale 22 Cái rìu Zo 23 Cái rựa Amra 24 Cành cây Dhad 25 Cậu ruột Wa no 26 Cây Kayơu 27 Cháu Tico 28 Chính sách Zalad kahria 29 Chỗ ở Di 30 Chồng U 31 Chú, bác, cô Wa 32 Chữa bệnh Pazrauq 33 Chuối Pitei 34 Cơm Vu 35 Con bò Lamo 36 Con cá Ikad 37 Con dê Puve/vuve 38 Con trâu Kuvao 39 Cộng đồng người Raglai Tapuơl vuơl mamuiqh Radlai 40 Công tác dân vận đồng bào Vruaqt va vuơl vila ngaqt 236 STT Tiếng Việt Tiếng Raglai 41 Cõng, gùi Gwi 42 Dân chủ Vuơl po 43 Dao Thok 44 Dạy Pato 45 Dì ruột Wa naiq 46 Di sản, tài sản Kaya pioh 47 Diện tích Lawah langiqd 48 Dòng họ Apok pitiad 49 Đá Patơu 50 Đá mài Patou asah 51 Đàn đá Patơu tileng 52 Đánh, đuổi Poh patiad poh patiah 53 Đào Kalei 54 Đất Tanaqd 55 Đất nước Tnaqh ea 56 Đầu Akot 57 Đậu xanh Ratad cheng 58 Đẻ, sinh ra Ceh 59 Đồ vật, vật dùng Kaya ngan 60 Đọc Buah 61 Độc lập Guai 62 Đói Lapa 63 Đói khổ Lapa rabaqh 64 Đồng bào miền Nam Vuơl vila garah nam 65 Em Adei 66 Gạo Vrah 67 Gia đình Voh sa 68 Gia tộc Apok pitiad 69 Gia tộc theo họ mẹ Apok pitiad gah awei 70 Gieo, sạ Saprai 71 Gùi lớn Yod 72 Gùi nhỏ Duk 73 Heo (lợn) Un 74 Kháng chiến, chiến tranh Kalid 75 Khèn bầu Laraker 76 Làng Palei 77 Làng xóm, buôn làng Palei lagar 78 Lịch sử, sử thi Zulukal 79 Lúa nước Padai ea 80 Luật tục, phong tục Adant 81 Mã la, chiêng bằng Ch-har 82 Mặc Cud 83 Môi trường sống Lawah hudit 237 STT Tiếng Việt Tiếng Raglai 84 Một lòng một dạ Sa tuk sa hatai 85 Mưa Huzad 86 Mùa khô Vilad vha 87 Mũi tên Brơut 88 Ná Sradqq 89 Nam, trai, đàn ông Lakei 90 Nấu cơm Tanaqt 91 Nấu nước Tru (ea) 92 Ngành nông nghiệp Voh ngaqt apuh kasơr 93 Nghệ nhân ưu tú Manuiqh rigei tazok tupa avih 94 Nghề tiểu thủ công nghiệp Kaya manham plah 95 Nghèo Kasont 96 Người chơi đàn chapi Manuiqh ma-in capi 97 Người lớn Manuiqh prong 98 Nguồn (nước,) Hulơu/danơl 99 Nhà Sa 100 Nhà kho Pơd 101 Nhạc Yawa dar 102 Nhân dân Vuơl vila 103 Nhổ (cỏ,) Vuit 105 Niềm tự hào Hatai yed papah 106 Niềm vui Voh siad/siad maya 106 No ấm Trei pađao 107 Nữ, gái Kumei 108 Nước Ea 109 Ở, nơi ở Pa 110 Ốm đau Ruat sukid 111 Phân bón Palamhong 112 Phát (rẫy, cỏ,) Zah 113 Phong tặng danh hiệu Maqt pa angan 114 Phong tục, tập quán lạc hậu Du voh lađaot jaqh 115 Quần Curupha/curpha 116 Quan điểm của Đảng Pitao sining 117 Rẫy cũ Apuh kasơr 118 Rẫy Apuh 119 Rèn Tia 120 Rừng Dlai 121 Rừng Kaih 122 Rừng rậm Dlai riya 123 Ruộng Humaq 124 Rượu cần Tapai 125 Suối Croh 126 Tác phẩm Tal va ar 238 STT Tiếng Việt Tiếng Raglai 127 Tâm linh Ya saniqt 128 Thần, thánh Ya 129 Tháng, mùa Vilad 130 Thiêng liêng Sanit 131 Thời tiết Langiqd 132 Thống nhất đất nước Salet tanaqh ea 133 Thú vật, loài vật Asơq 134 Thuốc chữa bệnh Zrauq 135 Thuốc uống Zrau jud 136 Tiếng Sanaut 137 Tiếng, ngôn ngữ Sanauq 138 Tin tưởng Pak 139 Tôn trọng, kính trọng Paprok payid 140 Tre Khram 141 Trồng Pila 141 Trưởng họ Po apok pitiad 143 Trường, trường học Sa sraot 144 Truyện cổ Zulukal 145 Truyền đạt, truyền dạy Pato tiang 146 Uống Jud 147 Uống, hút Jud 148 Uy tín với dân Vuơl pak 149 Vận động Zad 150 Văn hóa Surat akhar 151 Việc, công việc Vruaqt 152 Viết Cih 153 Vợ, người vợ Sudid 154 Xã hội, người ta Manuiqh ura 155 Xét xử Yah voh 156 Xinh đẹp Maya 157 Xóa đói, giảm nghèo Luei lapa, tikid kasont 158 Xử, phán xử Caranaq 159 Xưa kia, ngày xưa Kađơd dih 160 Xuống giống Crod usar 161 Y tế Pa siad ruat Nguồn: UBND tỉnh Ninh Thuận (2018) 239 Phụ lục 5. Danh sách ngƣời có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh inh Thuận năm 2015 240 Quyết định về việc phê duyệt danh sách ngƣời có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh inh Thuận năm 2015 Nguồn: UBND tỉnh Ninh Thuận (2015) 241 242 243 Danh sách ngƣời có uy tín trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh inh Thuận năm 2015 Nguồn: UBND tỉnh Ninh Thuận (2015) 244 Phụ lục 6. Bản đồ, hình ảnh Bản đồ 1. ành chính tỉnh inh Thuận Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận (2015) 245 Bản đồ 2. ành chính huyện Bác Ái Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận (2015) 246 Bản đồ 3. ành chính huyện Thuận Bắc Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Ninh Thuận (2015) 247 Hình 1. ồng lúa nƣớc thôn Bà Râu 1, xã ợi ải, huyện Thuận Bắc Nguồn: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2015) ình 2. àn cừu thôn Rã Trên, xã Phƣớc Trung, huyện Bác Ái Nguồn: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2015) 248 ình 3. Tổng Bí thƣ ỗ Mƣời thăm gia đình anh hùng Pinăng Tắc năm 1994 Nguồn: BCH Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (2005) ình 4. Tổng Bí thƣ ông ức Mạnh và cán bộ huyện Bác Ái năm 2003 Nguồn: BCH Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (2005) 249 ình 5. Tổng Bí thƣ guyễn Phú Trọng tặng quà anh hùng VT D Chamaléa Châu năm 2014 Nguồn: Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Ninh Thuận (2015) ình 6. Chân dung đồng chí Chamaléa iêu Nguồn: BCH Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (2005) 250 ình 7. Chăn nuôi heo xã Phƣớc Bình, huyện Bác Ái Nguồn: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2015) ình 8. àng nghề mây tre đan thôn Suối Rua, xã Phƣớc Tiến, huyện Bác Ái Nguồn: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2015) 251 Hình 9. Ông Ya Chanh thôn Trà Giang 2, xã ƣơng Sơn, huyện inh Sơn Nguồn: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2015) ình 10. ghệ nhân Katơr ùng thôn á Mài Dƣới, xã Phƣớc Kháng, huyện Thuận Bắc Nguồn: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2015) 252 ình 11. ghệ nhân Pinăng gúng thôn Suối Rua, xã Phƣớc Tiến, huyện Bác Ái Nguồn: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2015) ình 12. ghệ nhân rèn và đan lát Katơ Tình thôn á Mài Trên, xã Phƣớc Kháng, huyện Thuận Bắc Nguồn: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2015) 253 ình 13. Chuồng nuôi gia súc, gia cầm xã Phƣớc à, huyện Thuận am Nguồn: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2015) ình 14. Chế biến món ăn từ quả mít trong lễ bỏ mả của ngƣời Raglai Nguồn: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2015) 254 ình 15. Rƣợu cần trong lễ bỏ mả của ngƣời Raglai Nguồn: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2015) ình 16. hà sinh hoạt cộng đồng của ngƣời Raglai xã Ma ới, huyện inh Sơn Nguồn: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2015) 255 ình 17. Ảnh cƣới của chị Chamaléa Thị Búng (ngƣời Raglai) và anh guyễn Xuân iếu (ngƣời Kinh) ở thôn Suối Khô, xã Phƣớc Chính, huyện Bác Ái Nguồn: Chamaléa Thị Búng (2015) Hình 18. Tác giả tại lễ bỏ mả bà Patâu Axá Thị Côi (1922 – 2014) ở huyện Bác Ái Nguồn: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2015) 256 ình 19. Khu thờ cúng của gia đình Katơr Thị Sánh, Phƣớc ại, Bác Ái Nguồn: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2015) Hình 20. Tác giả cùng bà Mẫu Thị Bích Phanh Hình 21. Tác giả cùng bà Chamaléa Thị í, nhà nghiên cứu tiếng Raglai ở xã sinh 1911 ở xã Phƣớc ại, huyện Bác Ái Phƣớc ại, huyện Bác Ái Nguồn: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2015) 257 ình 22. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh inh Thuận trao quà tết cho đồng bào Raglai năm 2015 Nguồn: UBND tỉnh Ninh Thuận (2018) ình 23. ớp bình dân học vụ ở Bác Ái năm 1976 Nguồn: BCH Đảng bộ huyện Bác Ái (2008) 258 ình 24. hà ở của ngƣời Raglai xã Phƣớc Trung, huyện Bác Ái Nguồn: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2015) ình 25. Biểu diễn đàn đá trong lễ hội văn hóa Raglai ở Bác Ái năm 1980 Nguồn: BCH Đảng bộ tỉnh Ninh Thuận (2005) 259 Hình 26. Tác giả tham gia hoạt động tình nguyện ở xã Phƣớc Bình, huyện Bác Ái Nguồn: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2015) ình 27. gày hội ại đoàn kết toàn dân tộc tại xã Phƣớc Kháng, huyện Thuận Bắc Nguồn: Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2015) 260 DA MỤC CÁC CÔ TRÌ CÔ BỐ CỦA TÁC Ả Ê QUA Ế UẬ Á 1. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2018). Tổ chức dòng họ của người Raglai ở xã Phước Đại, huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận. Tạp chí Giáo dục và xã hội, số đặc biệt tháng 12, tr.329 – 331, 341 (Hiệp hội các trường Đại học, Cao đẳng Việt Nam: ISSN 1859 – 3917). 2. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2019). Vai trò của cán bộ, công chức người Raglai đối với sự phát triển kinh tế – xã hội ở huyện Bác Ái, tỉnh Ninh Thuận. Tạp chí Thông tin khoa học chính trị, số 01(14), tr.82 – 86 (Học viện Chính trị khu vực IV: ISSN 2354 – 1474). 3. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2019). The currently economic changes of the Raglai ethnic people in Vietnam. IOSR Journal of Humanities and Social Science, no 24, pp.21 – 24 (IOSR – JHSS) (Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn) (International Organization of Scientific Research – Tổ chức nghiên cứu khoa học quốc tế: ISSN 2279 – 0837). 4. Nguyễn Thị Tuyết Hạnh (2019). Biến đổi kinh tế của người Raglai ở xã Công Hải, huyện Thuận Bắc, tỉnh Ninh Thuận. Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, số 2, tr.37 – 45 (Viện Khoa học xã hội vùng Trung bộ: ISSN 1859 – 2635).

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_bien_doi_kinh_te_xa_hoi_van_hoa_cua_nguoi_raglai_o_n.pdf
  • pdf5.trang thông tin luan an Hanh.pdf
  • pdf6.thong bao BV Hanh.pdf
  • pdfTóm tắt luận án.pdf
Tài liệu liên quan