Luận án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương và hát xoan ở Phú Thọ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM ------------------------------------------ Nguyễn Đắc Thủy BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA Hà Nội - 2018 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH VIỆN VĂN HÓA NGHỆ THUẬT QUỐC GIA VIỆT NAM ------------------------------------------ Nguyễn Đắc Thủy BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI

pdf265 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 15/01/2022 | Lượt xem: 343 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản tín ngưỡng thờ cúng Hùng vương và hát xoan ở Phú Thọ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ LUẬN ÁN TIẾN SĨ QUẢN LÝ VĂN HĨA Chuyên ngành: Quản lý văn hĩa Mã số: 9319042 Người hướng dẫn khoa học: TS Lê Thị Minh Lý PGS.TS Từ Thị Loan Hà Nội - 2018 i LỜI CAM ĐOAN Tơi xin cam đoan luận án Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú Thọ là cơng trình nghiên cứu của riêng tơi, các tƣ liệu đƣợc sử dụng trong luận án là trung thực, cĩ xuất xứ rõ ràng; những luận điểm nêu ra trong luận án là kết quả nghiên cứu của tác giả luận án. Nghiên cứu sinh Nguyễn Đắc Thủy ii MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN .................................................................................................................. i DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... iii DANH MỤC BIỂU ĐỒ ..............................................................................................iv MỞ ĐẦU ...................................................................................................................... 1 Chƣơng 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN .......... 9 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu ...................................................................... 9 1.2. Những khái niệm cơ bản ................................................................................ 17 1.3. Mối quan hệ giữa di sản văn hố và du lịch .................................................. 23 1.4. Cơ sở lý luận .................................................................................................. 28 Tiểu kết ................................................................................................................. 40 Chƣơng 2: NHẬN DIỆN GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN TRONG KHO TÀNG DI SẢN VĂN HĨA PHI VẬT THỂ Ở PHÚ THỌ ..................................................................................... 42 2.1. Khái lƣợc về di sản văn hố phi vật thể ở Phú Thọ ....................................... 42 2.2. Giá trị của di sản tín ngƣỡng Thờ cúng Hùng Vƣơng ................................... 51 2.3. Giá trị của di sản Hát Xoan ............................................................................ 55 Tiểu kết ................................................................................................................. 59 Chƣơng 3: THỰC TRẠNG BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CƯNG HÙNG VƢƠNG VÀ HÁT XOAN Ở PHÚ THỌ .......... 61 3.1. Thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị của di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng ......................................................................................................... 61 3.2. Thực trạng bảo vệ và phát huy giá trị di sản Hát Xoan ................................. 72 Tiểu kết ................................................................................................................. 90 Chƣơng 4: KINH NGHIỆM QUỐC VỀ TẾ BẢO VỆ DI SẢN VĂN HĨA PHI VẬT THỂ ........................................................................................................... 92 4.1. Một số kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ di sản văn hĩa phi vật thể ................ 92 4.2. Một số vấn đề rút ra qua nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ di sản văn hĩa phi vật thể.................................................................................... 109 Tiểu kết ............................................................................................................... 112 Chƣơng 5: GIẢI PHÁP BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ DI SẢN TÍN NGƢỠNG THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNGVÀ HÁT XOAN .............................. 114 5.1. Những vấn đề đặt ra trong cơng tác bảo vệ và phát huy di sản Hát Xoan và tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng ............................................................................. 114 5.2. Giải pháp quản lý, bảo vệ và phát huy Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng .. 116 5.3. Giải pháp quản lý, bảo vệ và phát huy di sản Hát Xoan .............................. 134 5.4. Kiến nghị, đề xuất ........................................................................................ 143 Tiểu kết ............................................................................................................... 144 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 146 DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ........................... 150 TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 151 PHỤ LỤC ................................................................................................................ 162 iii DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ BBPV Biên bản phỏng vấn CLB Câu lạc bộ CHXHCN Cộng hịa xã hội chủ nghĩa DSVH DSVHPVT Di sản văn hĩa Di sản văn hĩa phi vật thể GS Giáo sƣ NCS Nghiên cứu sinh Nxb Nhà xuất bản PGS Phĩ giáo sƣ PL Phụ lục PVT THCS TP Tr TS Phi vật thể Trung học cơ sở Thành phố Trang Tiến sĩ TSKH TW UBND Tiến sĩ khoa học Trung ƣơng Ủy ban nhân dân UNESCO United Nations Educational, Scientific and Cutural Organization(Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hĩa của Liên Hiệp quốc) VHTTDL Văn hĩa Thể thao và Du lịch iv DANH MỤC BIỂU ĐỒ Trang Biểu đồ 1: Di sản văn hĩa phi vật thể trên địa bàn tỉnh chia theo loại hình 43 Biểu đồ 2: Sự phân bố di sản văn hĩa phi vật thể trên địa bàn tỉnh 44 Biểu đồ 3: Sự phát triển thành viên CLB hát Xoan trƣớc khi UNESCO ghi danh 75 Biểu đồ 4: Sự phát triển các Câu lạc bộ Xoan tại tỉnh Phú Thọ sau khi UNESCO ghi danh 80 Biểu đồ 5: Tỷ lệ các trƣờng phổ thơng đƣa hát Xoan vào giáo dục trên địa bàn thành phố Việt Trì 81 Biểu đồ 6: Tỷ lệ di tích Hát Xoan đƣợc tu bổ, phục hồi trên tồn tỉnh 84 Biểu đồ 7: Số nghệ nhân cĩ khả năng truyền dạy (trƣớc và sau khi UNESCO ghi danh) 88 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Di sản văn hố phi vật thể là yếu tố quan trọng tạo nên bản sắc văn hố dân tộc, là một trong các nhân tố của đa dạng văn hố đảm bảo cho sự phát triển bền vững. Ngày nay bảo tồn và phát huy giá trị của di sản văn hố phi vật thể là mối quan tâm chung của tồn nhân loại. Cơng ƣớc về bảo vệ DSVHPVT (gọi tắt là Cơng ƣớc 2003) của UNESCO đã khuyến cáo các quốc gia tăng cƣờng các biện pháp thống kê và ban hành các chính sách cụ thể nhằm bảo vệ và phát huy vai trị của DSVHPVT của các quốc gia, trong đĩ nhấn mạnh đặc biệt tới cơng tác quản lý và nghiên cứu khoa học, nhằm bảo vệ cĩ hiệu quả DSVHPVT. Trong quá trình thực hiện Cơng ƣớc, UNESCO đã ban hành các văn bản hƣớng dẫn và các Quyết nghị nhằm bảo vệ di sản một cách bền vững và phù hợp với từng quốc gia. Nhận thấy bản chất năng động của DSVHPVT, tháng 6/2016 Đại hội đồng các quốc gia thành viện đã họp và ban hành quyết nghị trong đĩ đề cập đến việc bảo vệ DSVHPVT và phát triển bền vững bao gồm phát triển xã hội tồn diện, phát triển kinh tế tồn diện, tính bền vững của mơi trƣờng, DSVHPVT và hịa bình. Đề cập đến phát triển kinh tế tồn diện UNESCO khuyến cáo “các quốc gia nỗ lực để tận dụng đầy đủ lợi thế của DSVHPVT nhƣ một lực lƣợng mạnh mẽ cho sự phát triển tồn diện và cơng bằng”, bên cạnh đĩ UNESCO cũng đƣa ra các khuyến cáo nhằm tạo ra sinh kế bền vững, năng suất lao động và việc làm bền vững, những tác động của du lịch đối với bảo vệ DSVHPVT và ngƣợc lại. Đồng thời các nguyên tắc đạo đức trong bảo vệ DSVHPVT cũng đƣợc UNESCO quy định bổ sung cho Cơng ƣớc 2003 nhằm làm cơ sở cho sự phát triển các chuẩn mực đạo đức và cơng cụ pháp lý phù hợp với từng quốc gia trong quá trình bảo vệ di sản. Phú Thọ là vùng đất cội nguồn dân tộc, ở đĩ đậm đặc các di sản văn hố, đặc biệt là DSVHPVT. Hệ thống DSVHPVT phong phú trên địa bàn Phú Thọ đã đƣợc các thế hệ ngƣời Việt sáng tạo, lƣu giữ hàng nghìn năm với những giá trị đặc trƣng mang đậm dấu ấn nền văn minh nơng nghiệp, văn minh lúa nƣớc của ngƣời Việt; thể hiện một nền văn hĩa lâu đời, một thời kỳ rực rỡ văn hố thời đại Hùng Vƣơng, chứa 2 đựng giá trị văn hố đặc sắc mang đậm bản sắc văn hố dân tộc Việt Nam. Với những giá trị đặc trƣng và độc đáo, các DSVHPVT ở Phú Thọ đã vƣợt ra khỏi biên giới quốc gia dân tộc trở thành di sản chung của nhân loại: Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng ở Phú Thọ (năm 2012) Hát Xoan Phú Thọ (năm 2017) đƣợc UNESCO ghi danh là DSVHPVT đại diện của nhân loại. Các di sản trên đã đĩng gĩp vào kho tàng di sản văn hố quốc gia và thế giới, tạo nên bức tranh chung về đa dạng văn hố. Tuy nhiên, vấn đề thực tiễn đang đặt ra là các DSVHPVT sau khi đƣợc UNESCO ghi danh thì bảo vệ thế nào? Làm thế nào để thực hiện Chƣơng trình hành động quốc gia mà Chính phủ Việt Nam đã cam kết với UNESCO khi nộp hồ sơ quốc gia trình UNESCO. Làm thế nào để phát huy giá trị di sản một cách bền vững? Đĩ cũng chính là vấn đề của nghiên cứu, quản lý di sản. Thứ nhất: Ngay sau khi Hát Xoan và Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng ở Phú Thọ đƣợc UNESCO ghi danh thì lƣợng du khách đến Phú Thọ tăng đột biến. Chỉ tính riêng ba tháng đầu năm 2012, lƣợng du khách về Phú Thọ tham dự các hoạt động lễ hội mùa xuân và Hát Xoan lên tới gần 6 triệu lƣợt ngƣời. Năm 2012 sau khi Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương trở thành di sản văn hố phi vật thể đại diện của nhân loại, lƣợng khách đến tham quan và thực hành di sản tăng hàng năm, trong dịp giỗ tổ Hùng Vƣơng mùng 10 tháng 3 năm Ất Mùi - 2015, Phú Thọ đã đĩn hơn 8 triệu lƣợt du khách. Thứ hai: Di sản đang chịu sự tác động mạnh mẽ từ hoạt động du lịch, điều này cĩ thể dẫn đến khả năng tiềm tàng ảnh hƣởng đến sự tồn tại của di sản. Sẽ xuất hiện những vấn đề mới trong cơng tác quản lý bảo vệ di sản, giữa bảo tồn và phát huy; mục đích của bảo tồn di sản là bảo vệ các giá trị cốt lõi cĩ tính truyền thống của di sản trong khi du lịch luơn tối đa hố lợi ích kinh tế. Bảo tồn tốt di sản tạo ra giá trị, là tài nguyên cho hoạt động du lịch, nhƣng du lịch cĩ hai khía cạnh đối lập: du lịch cĩ thể tác động tích cực khuyến khích việc bảo tồn làm cho di sản sống trong cộng đồng nhƣng du lịch cũng cĩ thể xâm hại, làm biến dạng DSVHPVT. Di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan Phú Thọ là trƣờng hợp cụ thể đang chịu ảnh hƣởng của những phân tích nêu trên. Vì vậy, rất cần cĩ những nghiên cứu khoa học chuyên sâu nhằm tìm ra phƣơng pháp luận đúng đắn 3 tiếp cận vấn đề này để phân tích, đánh giá thực tiễn bảo tồn và phát huy giá trị các di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan ở Phú Thọ, trên cơ sở đĩ đề xuất các biện pháp bảo vệ di sản văn hố hƣớng tới sự phát triển bền vững. Chiến lƣợc phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2010 - 2015 và định hƣớng đến 2020 đã chọn du lịch là khâu đột phá mũi nhọn trong phát triển kinh tế xã hội, trong đĩ du lịch nhân văn, du lịch văn hố dựa trên giá trị của di sản phi vật thể là thế mạnh đặc trƣng của Phú Thọ. Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, đời sống nhân dân ngày càng đƣợc cải thiện, nhu cầu hƣởng thụ và khám phá văn hĩa ngày càng trở thành nhu cầu khơng thể thiếu trong đời sống cộng đồng. Đĩ là nhƣ những quy luật tất yếu trong đời sống kinh tế xã hội, các nhu cầu này thƣờng đƣợc thỏa mãn thơng qua các hoạt động du lịch văn hĩa. Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan sau khi đƣợc UNESCO ghi danh đang trở thành mối quan tâm, nhu cầu tìm hiểu khám phá của khách du lịch, thậm chí trở thành sản phẩm của du lịch. Nhƣ vậy, du lịch sẽ cĩ tác động gì đến hai di sản này? Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan sau khi đƣợc thế giới cơng nhận sẽ đƣợc bảo tồn nhƣ thế nào? Cơng tác quản lý di sản sẽ đƣợc giải quyết nhƣ thế nào để đảm bảo và xử lý tốt vấn đề vai trị của cộng đồng và nhà nƣớc trong bảo vệ và phát huy giá trị của di sản? Đây là những luận điểm cần nghiên cứu và làm sáng tỏ cả ở gĩc độ lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, cho đến nay chƣa cĩ một cơng trình khoa học nào nghiên cứu một cách đầy đủ về bảo vệ các di sản văn hĩa của Việt Nam mà UNESCO vinh danh ở Phú Thọ, do đĩ NCS chọn đề tài Bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương và Hát Xoan ở Phú Thọ với mong muốn làm sáng tỏ các luận điểm nêu trên; đồng thời gĩp phần làm cơ sở cho việc hoạch định và thực thi các chính sách quản lý, bảo tồn và phát huy DSVHPVT đảm bảo sự phát triển bền vững trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. 2. Câu hỏi nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu Câu hỏi nghiên cứu: Từ những phân tích nêu trên câu hỏi nghiên cứu đặt ra trong luận án là: 4 (1) Di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan cĩ giá trị nhƣ thế nào trong đời sống xã hội hiện nay? (2) Di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan ở Phú Thọ đã đƣợc bảo vệ và phát huy nhƣ thế nào? (3) Cần làm gì để bảo vệ di sản tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan? Giả thuyết nghiên cứu 1. Di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan ở Phú Thọ cĩ những giá trị lớn trong đời sống xã hội hiện nay. 2.Di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan hiện nay đang đƣợc bảo vệ và phát huy cĩ hiệu quả, tuy nhiên vẫn cịn nhiều hạn chế, khĩ khăn. 3. Di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan sẽ đƣợc bảo vệ và phát huy tốt nếu thực hiện đúng các quan điểm bảo vệ di sản của UNESCO và các lý thuyết phù hợp, cũng nhƣ triển khai cơng tác quản lý hiệu quả 3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng bảo vệ và phát huy trị giá trị di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan ở Phú Thọ. Từ đĩ đề xuất các giải pháp để hai di sản này đƣợc bảo vệ một cách bền vững và đƣợc bảo vệ theo quy định luật pháp của quốc gia, Cơng ƣớc của quốc tế và các lý thuyết bảo tồn di sản của các học giả. Nhiệm vụ nghiên cứu - Hệ thống hĩa các vấn đề lý luận, làm sáng tỏ các khái niệm then chốt, trình bày những tiếp cận lý thuyết cĩ liên quan. - Khảo sát, phân tích, đánh giá hiện trạng cơng tác bảo vệ và phát huy hai di sản văn hĩa phi vật thể đƣợc UNESCO vinh danh là Hát Xoan và Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng ở Phú Thọ. - Nghiên cứu một số kinh nghiệm quốc tế để rút ra những bài học và gợi mở đối với việc bảo vệ và phát huy di sản văn hĩa phi vật thể ở Phú Thọ. - Làm rõ những cơ sở thực tiễn, nhận diện những vấn đề đặt ra đối với việc bảo vệ và phát huy giá trị di sản Hát Xoan và Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng 5 - Đề xuất một hệ thống các giải pháp phù hợp, khả thi nhằm bảo vệ và phát huy giá trị của di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan ở Phú Thọ trong bối cảnh phát triển du lịch. 4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu - Hoạt động bảo vệ và phát huy giá trị hai di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan ở Phú Thọ từ phƣơng diện quản lý văn hĩa. Phạm vi nghiên cứu Về khơng gian: Nghiên cứu khảo sát thực tế tại các làng Xoan cổ trên địa bàn tỉnh Phú Thọ bao gồm phƣờng Xoan An Thái, xã Phƣợng Lâu; phƣờng Xoan Thét, Phù Đức, Kim Đái, xã Kim Đức, thành phố Việt trì; Khu di tích lịch sử đền Hùng, một số làng cĩ địa điểm thờ cúng Hùng Vƣơng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ (làng Vi, làng Trẹo, thị trấn Hùng Sơn; đình Cả, xĩm Mở, xĩm Giã, xã Tiên Kiên, huyện Lâm Thao...); các khơng gian văn hĩa liên quan (lễ hội, sự kiện văn hĩa, du lịch cộng đồng) Về thời gian: từ năm 2011 đến năm 2017 (Đây là những năm di sản Hát Xoan trong giai đoạn thực hiện các biện pháp bảo vệ để thốt khỏi tình trạng bảo vệ khẩn cấp và đƣợc UNESCO ghi danh là di sản VHPVT đại diện của nhân loại, Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng đƣợc ghi danh là di sản VHPVT đại diện và thực hiện các cam kết, chƣơng trình hành động bảo vệ di sản theo tinh thần cơng ƣớc 2003 của UNESCO) Phạm vi vấn đề nghiên cứu: Di sản văn hĩa là một vấn đề rất lớn, tuy nhiên, trong phạm vi của luận án này, NCS chỉ tập trung nghiên cứu và đề cập đến hoạt động bảo vệ và phát huy những giá trị của 2 di sản trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đã đƣợc UNESCO ghi danh là Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan thơng qua việc nhận diện giá trị của 2 di sản, thực trạng cơng tác bảo vệ và phát huy 2 di sản, nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ di sản VHPVT từ đĩ đề xuất biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị của 2 di sản một cách bền vững. 6 5. Cách tiếp cận và phƣơng pháp nghiên cứu Cách tiếp cận Từ những đặc điểm của di sản văn hĩa PVT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ NCS chọn cách tiếp cận tổng thể, phát triển và cộng đồng. Cách tiếp cận tổng thể: Do DSVHPVT ở Phú Thọ đang chịu sự tác động từ sự phát triển của du lịch, nên nĩ sẽ ảnh hƣởng và chi phối đến tổng thể các vấn đề kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh từ vấn đề mơi trƣờng, khơng gian văn hĩa, giao thơng, an ninh trật tự, vệ sinh an tồn thực phẩm, cƣ dân đến cơ chế chính sách, cơng tác quản lý...Cách tiếp cận tổng thể sẽ giúp NCS xem xét và giải quyết tổng hịa các mối quan hệ giữa DSVHPVT với các lĩnh vực kinh tế xã hội một cách tồn diện hơn. Cách tiếp cận phát triển: Một đặc điểm của DSVHPVT là luơn luơn vận động, nĩ luơn gắn với thực tiễn sinh động của đời sống kinh tế xã hội, chọn cách tiếp cận phát triển sẽ đảm bảo tính khách quan trong quá trình nghiên cứu và xem xét DSVHPVT trong sự vận động và phát triển chứ khơng bị đĩng băng. Cách tiếp cận cộng đồng: Cộng đồng là chủ thể sáng tạo và thực hành di sản cũng là chủ thể trong việc bảo vệ, gìn giữ và trao truyền di sản, cách tiếp cận cộng đồng sẽ giúp NCS xử lý các vấn đề bảo vệ và phát huy DSVHPVT một cách phù hợp và bền vững, tơn trọng chủ thể di sản và vì lợi ích cộng đồng, lấy cộng đồng làm trung tâm. Bên cạnh đĩ NCS sẽ chọn cách tiếp cận của khoa học quản lý văn hĩa và cách tiếp cận liên ngành của văn hĩa học để xử lý các vấn đề đặt ra trong luận án. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp tổng hợp, phân tích tài liệu: Trên cơ sở thu thập, tổng hợp, phân tích các cơng trình nghiên cứu đã cơng bố, các báo cáo đề tài khoa học, các luận văn, luận án, các nguồn tài liệu tham khảo khác cĩ liên quan, NCS tiến hành tổng quan tình hình nghiên cứu, làm rõ những gì cĩ thể kế thừa từ các nghiên cứu đi trƣớc, những gì cịn là khoảng trống để luận án cĩ thể bổ khuyết, lấp đầy. Việc tham khảo cơng trình của các nhà khoa học trong và ngồi nƣớc, các Cơng ƣớc, văn bản của UNESCO cũng giúp NCS lựa chọn quan điểm lý thuyết, những vấn đề lý luận phù hợp để soi chiếu, vận dụng xử lý, giải quyết các nhiệm vụ nghiên cứu đã đề ra. 7 - Phương pháp điền dã, khảo sát thực địa, quan sát tham dự của Nhân học: NCS vận dụng phƣơng pháp này nhằm khảo sát đánh giá thực tế, đặc biệt là các địa điểm các làng cĩ di tích thờ cúng Hùng Vƣơng và các nghi lễ liên quan đến Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ; khảo sát đánh giá các địa điểm khơng gian tự nhiên, mơi trƣờng tổ chức diễn xƣớng Hát Xoan tại các phƣờng Xoan gốc; gặp gỡ phỏng vấn sâu các đối tƣợng nghệ nhân, những ngƣời thực hành và nắm giữ di sản; khảo sát hiện trạng, đánh giá thực trạng cơng tác quản lý, bảo vệ hai di sản nêu trên từ đĩ cĩ những đánh giá giá trị của di sản. Thơng qua điền dã sẽ cĩ điều kiện đối chiếu bổ sung các thơng tin cần thiết mà các nguồn tƣ liệu khác cịn thiếu hoặc chƣa chính xác. - Phương pháp điều tra xã hội học: NCS dụng phƣơng pháp điều tra xã hội học nhằm thu thập những thơng tin khách quan của du khách về giá trị của hai di sản ở Phú Thọ trong hoạt động du lịch, đồng thời sử dụng phƣơng pháp quan sát tham dự và phỏng vấn sâu nhằm đƣa ra những đánh giá kết luận khách quan nhất về nhu cầu tìm hiểu, trải nghiệm, khám phá văn hố của các đối tƣợng khách du lịch, từ đĩ cĩ những giải pháp hoặc khuyến nghị, đề xuất cho chính sách bảo tồn di sản tránh những tác động xâm hại đến di sản. - Phương pháp xử lý số liệu thứ cấp: Bên cạnh các số liệu thu thập đƣợc từ kết quả điều tra, khảo sát thực tế, NCS cũng sử dụng số liệu báo cáo của các Bộ, ngành, cơ quan, đơn vị cĩ liên quan, số liệu thống kê của Nhà nƣớc, của các tổ chức quốc tế, v.v... Ngồi ra, luận án cũng sử dụng các phƣơng pháp khác của nghiên cứu khoa học nĩi chung và các thao tác kỹ thuật nhƣ: phân tích, tổng hợp, so sánh, thống kê, biện luận, lý giải, đánh giá 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án Ý nghĩa khoa học Trên cơ sở tham khảo và kế thừa những kết quả nghiên cứu về lý luận của các tác giả đi trƣớc, luận án tiếp tục tổng hợp, hệ thống, bổ sung cơ sở lý luận về di sản văn hố phi vật thể; cơ sở lý luận về bản chất, vai trị, giá trị của Tín ngƣỡng thờ 8 cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan; mối quan hệ tác động qua lại giữa di sản văn hố phi vật thể và du lịch. Đây là những đĩng gĩp mới, gĩp phần bổ sung thiết thực vào vấn đề lý luận về mối quan hệ giữa "kinh tế" và "văn hố" trong quá trình hội nhập quốc tế. Ý nghĩa thực tiễn Từ những kết quả nghiên cứu thực trạng, đánh giá giá trị của di sản văn hố phi vật thể ở Phú Thọ, cụ thể là hai trƣờng hợp tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và hát Xoan, thực trạng cơng tác quản lý, bảo vệ hai di sản này trong sự tác động của hoạt động du lịch, luận án đề xuất các biện pháp bảo tồn di sản tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và hát Xoan một cách thiết thực. Kết quả nghiên cứu cung cấp cơ sở khoa học, giúp tƣ vấn cho các nhà lãnh đạo quản lý định hƣớng, hoạch định chiến lƣợc và thực thi chính sách bảo tồn hai di sản tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng, hát Xoan và các di sản văn hố phi vật thể trên địa bàn tỉnh Phú Thọ một cách bền vững. 7. Bố cục của luận án Ngồi phần mở đầu (8 trang), kết luận (5 trang), tài liệu tham khảo (11 trang), phụ lục (96 trang), luận án cĩ kết cấu năm chƣơng: - Chƣơng 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận (33 trang) - Chƣơng 2: Nhận diện giá trị di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan trong kho tàng di sản văn hĩa phi vật thể ở Phú Thọ (19 trang) - Chƣơng 3: Thực trạng bảo vệ và phát huy di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan ở Phú Thọ (31 trang). - Chƣơng 4: Kinh nghiệm quốc tế về bảo vệ di sản văn hĩa phi vật thể (21 trang) - Chƣơng 5: Giải pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan (32 trang). 9 Chƣơng 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu 1.1.1. Những cơng trình đề cập đến khái niệm, quan điểm, biện pháp bảo vệ di sản Đối với các cơng trình nghiên cứu liên quan đến các quan điểm bảo vệ di sản: Gregory J. Ashworth đã đƣa ra các quan điểm bảo tồn nguyên vẹn từ những thập niên 50 của thế kỷ XIX. Quan điểm này cho rằng: “Những sản phẩm của quá khứ, nên đƣợc bảo vệ một cách nguyên vẹn, nhƣ nĩ vốn cĩ, cố gắng phục hồi nguyên gốc các di sản văn hố vật thể và phi vật thể cũng nhƣ cố gắng cách ly di sản khỏi mơi trƣờng xã hội đƣơng đại” [121]. Một số học giả nhƣ Alfrey, Putnam, Ashworth và P.J. Larkham đƣa ra các quan điểm “bảo vệ trên cơ sở kế thừa”. Các học giả này xem di sản nhƣ những thiết chế văn hố cĩ giá trị thƣơng mại, giá trị kinh tế và giá trị du lịch. Từ đĩ, cần phải cĩ cách thức quản lý di sản tƣơng tự nhƣ cách thức quản lý một ngành cơng nghiệp văn hố. Quan điểm này cĩ sự nhìn nhận linh hoạt dựa trên cơ sở mỗi di sản cần đƣợc thực hiện nhiệm vụ lịch sử của mình ở một thời gian và khơng gian cụ thể. Khi tồn tại ở thời gian và khơng gian nào, di sản ấy cần phát huy giá trị văn hố xã hội phù hợp và phải loại bỏ những thứ khơng cịn phù hợp với xã hội ấy. Lucas Lixinski (2013), Intangible Cultural Heritage in International Law (Cultural Heritage Law And Policy) Di sản văn hĩa phi vật thể trong Luật quốc tế (Luật Di sản văn hĩa và Chính sách) đã phân tích tồn diện về các vấn đề pháp lý xung quanh DSVHPVT. Theo đĩ, DSVHPVT đƣợc bảo vệ trên ba cấp độ khác nhau: quốc tế, khu vực và quốc gia. Lixinski cũng đƣa ra các tranh luận lý thuyết cũng nhƣ các vấn đề pháp lý về nội dung và thể chế phức tạp xung quanh bảo vệ DSVHPVT; đồng thời đề cập chủ đề bao trùm trong các nỗ lực để bảo vệ di sản và cung cấp các biện pháp, giải quyết các khĩ khăn trong việc bảo vệ pháp lý cho sự phát triển và sự tồn tại đa dạng của các nền văn hĩa [126]. GS.TS Ngơ Đức Thịnh trong cơng trình Bảo tồn và phát huy văn hĩa phi vật thể đã giới thiệu phân loại di sản văn hĩa vật thể và văn hĩa phi vật thể, các dạng 10 thức chính của văn hĩa phi vật thể đĩ là ngữ văn truyền miệng, các hình thức trình diễn xƣớng và trình diễn, những hành vi ứng xử, các hình thức nghi lễ, tín ngƣỡng, tơn giáo, phong tục, lễ hội, tri thức dân gian. Tác giả đã nghiên cứu một số đặc trƣng của văn hĩa PVT. Từ đĩ đề ra các giải pháp sƣu tầm, bảo tồn và phát huy văn hĩa phi vật thể dƣới dạng “tĩnh” và dạng “động” và nhất là giải pháp bảo vệ con ngƣời - nghệ nhân văn hĩa - “báu vật sống” của nhân loại [91]. GS.TS Trƣơng Quốc Bình trong cơng trình Về mối quan hệ văn hĩa và du lịch đã nghiên cứu và phân tích về mối quan hệ biện chứng giữa văn hĩa và du lịch đƣợc thể hiện rõ trong sự kiên kết giữa việc bảo vệ và phát huy các di tích lịch sử và văn hĩa. Tác giả đã chỉ ra đƣợc những tác động tiêu cực do hoạt động du lịch gây ra đối với việc bảo tồn di sản văn hĩa nĩi riêng và nếp sống văn hĩa nĩi chung. Qua đĩ đề xuất các giải pháp quản lý văn hĩa và phát triển du lịch bền vững [10]. Cơng trình Bảo vệ di sản văn hĩa phi vật thể: Quan niệm quốc tế và chính sách pháp luật của một số quốc gia - Trƣơng Hồng Quang đã khái quát sự hình thành và phát triển chính sách bảo tồn hệ thống DSVHPVT trên thế giới từ năm 1939 cho đến nay, phân tích các quan niệm về DSVHPVT của UNESCO và một số quốc gia trên thế giới trong đĩ cĩ Việt Nam, từ đĩ rút ra những nhận xét về điểm giống và khác nhau trong các quan niệm. Tác giả cũng đƣa ra một số chính sách bảo vệ DSVHPVT tại một số quốc gia cụ thể nhƣ Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Philipin...[72]. Đây là những thơng tin rất hữu ích giúp NCS tham khảo các biện pháp bảo vệ DSVHPVT của một số quốc gia trong khu vực để so sánh và vận dụng vào điều kiện cụ thể của Việt Nam. Cơng trình Du lịch và di sản văn hĩa phi vật thể (Tourism and Intangible Cultural Heritage) xuất bản năm 2012 của Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization UNWTO) đã đánh giá cơ hội cũng nhƣ thách thức lớn, rủi ro của phát triển du lịch liên quan đến DSVHPVT, đồng thời gợi ý các bƣớc thực tế cho việc lập, quản lý và tiếp thị các sản phẩm du lịch DSVHPVT [130]. Các tƣ liệu của cơng trình này cung cấp thơng tin khá đầy đủ và cĩ tính thuyết phục trên cơ sở phân tích hành động của chính phủ chỉ đạo, quan hệ đối tác cơng -tƣ và các sáng kiến cộng 11 đồng. Tƣ liệu này cũng tiếp tục cung cấp các khuyến nghị về thúc đẩy phát triển du lịch cĩ trách nhiệm và bền vững thơng qua việc bảo vệ DSVHPVT. Tác giả Đinh Thị Minh Tuyết với cơng trình Giáo dục ý thức bảo tồn lễ hội truyền thống ở Việt Nam: Tiếp cận từ gĩc độ nhà quản lý, tác giả đã nghiên cứu và nêu những thách thức đối với việc bảo tồn các lễ hội truyền thống nhƣ vấn đề nhận thức, văn hĩa ứng xử với lễ hội truyền thống, mơi trƣờng, thƣơng mại hĩaTác giả đã cĩ những nhận định sâu sắc, tồn diện về những thách thức trong việc bảo tồn lễ hội truyền thống ở Việt Nam mà thách thức cơ bản nhất là do sự hạn chế, bất cập về tổ chức và quản lý lễ hội truyền thống [107]. Tác giả Nguyễn Phƣơng Lan trong Chính sách bảo tồn, khai thác tài nguyên du lịch lễ hội đã giới thiệu một số chính sách của Đảng và Nhà nƣớc nhằm đẩy mạnh cơng tác bảo tồn, khai thác di sản văn hĩa trong đĩ cĩ lễ hội dân gian Việt Nam từ năm 1945 đến nay. Tác giả cũng chỉ ra những bấp cập trong cơng tác quản lý khai thác du lịch lễ hội với những nguyên nhân khách quan và chủ quan mà hai ngành Văn hĩa và Du lịch cần nhận thức và giải quyết. Từ gĩc độ chính sách văn hĩa, tác giả đã đề xuất một số giải pháp nhằm bảo tồn, phát huy các giá trị tích cực của lễ hội, khai thác tốt nguồn tài nguyên du lịch lễ hội trong thời gian tiếp theo [46]. Tác giả Phạm Văn Dƣơng trong cơng trình Từ lễ hội đền Hùng đến lễ hội dân tộc - quốc gia vị trí, vai trị của người dân với việc gìn giữ nét truyền thống đã giới thiệu quá trình phát triển của khơng gian lễ hội đền Hùng từ phạm vi địa phƣơng đến khi trở thành lễ hội chung của dân tộc - quốc gia, khẳng định vị trí, vai trị của ngƣời dân trong việc gìn giữ nét truyền thống của lễ hội đền Hùng và tầm quan trọng, giá trị to lớn, sự thiêng liêng của lễ hội đền Hùng trong tâm thức cả dân tộc Việt Nam. Tuy nhiên, tác giả cho rằng với việc ngày càng chuyên nghiệp hĩa lễ hội đền Hùng bằng các kịch bản, vai trị của ngƣời dân đối với lễ hội trong những năm gần đây bị hạn chế và mờ nhạt.Tác giả cũng nêu quan điểm cần nhìn nhận lại vai trị của Nhà nƣớc và ngƣời dân trong vùng văn hĩa Hùng Vƣơng [115]. Tác giả Lê Thị Minh Lý trong Bảo vệ tập quán xã hội, nghi lễ và lễ hội thờ Hùng Vương ở Phú Thọ - đã nhận định hồn cảnh và phân tích quá trình bảo vệ di 12 sản văn hĩa phi vật thể tại Việt Nam cùng với những hệ quả kéo theo nhƣ: sự vận dụng một cách máy mĩc và cứng nhắc những khái niệm và biện pháp bảo vệ di sản vật thể đối với di sản phi vật thể làm cho quá trình bảo vệ di sản phi vật thể ở Việt Nam một thời gian dài bị hạn chế, thiếu hiệu quả, lúng túng và trì trệ Tác giả phân tích những chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động bảo vệ di sản ở Việt Nam sau khi tiếp cận với những quan điểm của quốc tế, của UNESCO và đặc biệt từ khi cĩ Cơng ƣớc 2003. Bên cạnh đĩ là những thách thức và đề xuất, phƣơng pháp để bảo vệ tập quán xã hội, nghi lễ và lễ hội thờ Hùng Vƣơng ở Phú Thọ [115]. Tác giả Lê Thị Hồi Phƣơng trong Bảo tồn Hát Xoan (Phú Thọ) gắn liền với khơng gian thờ cúng Hùng Vương đã nghiên cứu vấn đề bảo tồn Hát Xoan ở Phú Thọ gắn liền với khơng gian thờ cúng Hùng Vƣơng qua việc trả lời và giải quyết từng câu hỏi: Bảo tồn bằng cách nào? Bảo tồn bằng... gia, ranh giới giữa hoạt động tín ngƣỡng với hoạt động mê tín dị đoan rất mong manh. Vì vậy, khi di sản trở thành một hoạt động du lịch thì các yếu tố tiêu cực, lợi dụng di sản để trục lợi, hoạt động mê tín dị đoan cĩ nguy cơ trỗi dậy làm ảnh hƣởng đến hình ảnh của du lịch. DSVHPVT thƣờng đƣợc diễn ra trong một thời gian và khơng gian nhất định nên khách du lịch tăng đột biến vào những thời điểm diễn ra hoạt động trình diễn di sản, gây ách tắc giao thơng, ảnh hƣởng đến an tồn về tài sản, sức khoẻ của du khách, do đĩ cũng ảnh hƣởng lớn đến chất lƣợng hoạt động du lịch. Do đặc điểm của du lịch văn hĩa, nhất là văn hĩa PVT thƣờng bị tác động bởi tính mùa vụ nhất là các diễn xƣớng dân gian, lễ hội truyền thống đã dẫn đến sự lệ thuộc của hoạt động du lịch vào thời gian cố định mà khơng thể thay đổi. Tính mùa vụ của di sản buộc hoạt động du lịch phải tuân theo tạo nên sự cứng nhắc đơi khi bất khả kháng. Chẳng hạn du khách muốn đến du lịch tại Đền Hùng để thực hành Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và thƣởng thức khơng khí lễ hội, tham gia các hoạt động lễ hội thì bắt buộc phải đi du lịch vào dịp 10/3 Âm lịch hàng năm bất kể thời tiết mƣa hay nắng và sức khoẻ của du khách cĩ thuận lợi hay khơng. 1.3.2. Các tác động của du lịch đối với di sản văn hĩa phi vật thể * Các tác động tích cực Du lịch là làm sống động các giá trị DSVH truyền thống gĩp phần quảng bá, giới thiệu, lƣu giữ các giá trị văn hố từ thế hệ này sang thế hệ khác; nĩi cách khác thơng qua các hoạt động du lịch mà các giá trị văn hố truyền thống đƣợc quảng bá, lan tỏa rộng rãi. Sự lan tỏa này đƣợc thực hiện thơng qua việc tiếp cận giao lƣu của khách du lịch với các DSVH và ngƣời dân bản địa. DSVHPVT là một bảo tàng sống động về lịch sử, truyền thống văn hố dân tộc cịn du lịch là cơng cụ, phƣơng tiện để “bảo tàng sống” đƣợc quảng bá ra một cộng đồng rộng lớn, vƣợt qua biên giới địa phƣơng khu vực. Từ đĩ các giá trị lịch sử, giá trị văn hố truyền thống và các giá trị khác mà di sản hàm chứa sẽ đƣợc hình thành và lƣu giữ trong từng khách du lịch và tiếp tục hình thành nên những giá trị mới. 27 Du lịch là nhân tố thúc đẩy cộng đồng bảo vệ DSVH của mình một cách chặt chẽ và bền vững hơn. Bởi lẽ nhu cầu khách du lịch văn hĩa luơn muốn khai khai thác tính độc đáo, bản sắc văn hĩa và sự khác biệt của từng địa phƣơng. Khơng ai đi du lịch để trải nghiệm, khám phá khai thác các giá trị văn hố ở nơi giống y nhƣ mình đang sinh sống. Và sẽ khơng ai muốn đi du lịch nếu các DSVHPVT của các địa phƣơng nhƣ cách tổ chức các nghi lễ, trị diễn dân gian, các lễ hội cứ na ná giống nhau, khơng cĩ sự khác biệt. Do vậy, đặc điểm này địi hỏi chính quyền và cộng đồng nơi quản lý và thực hành di sản luơn phải tìm cách bảo tồn các giá trị văn hố đặc sắc của địa phƣơng, khơng lai căng pha tạp. Du lịch tạo ra sự giao thoa văn hố gĩp phần làm giàu cho văn hố truyền thống của cha ơng, quảng bá rộng rãi văn hố địa phƣơng, văn hố tộc ngƣời tới mọi miền tổ quốc. Đồng thời du lịch cũng gĩp phần quảng bá hình ảnh đất nƣớc con ngƣời Việt Nam và truyền thống văn hố dân tộc đối với bạn bè thế giới, tăng cƣờng sự hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia dân tộc, tạo sự gắn kết trong quan hệ ngoại giao và đƣờng lối đối ngoại của Đảng và Nhà nƣớc. Trong xu thế tồn cầu hĩa và hội nhập quốc tế hiện nay, du lịch văn hĩa luơn là cầu nối cho các quan hệ hợp tác kinh tế, chính trị và ngoại giao. Du lịch gắn kết và tác động vào DSVHPVT làm cho DSVHPVT khơng chỉ là một hoạt động văn hố tinh thần, mà DSVH cĩ giá trị to lớn về mặt kinh tế. “Sự phát triển của du lịch tác động trực tiếp và gián tiếp đến việc chấn hƣng và bảo tồn các DSVH. Doanh thu từ các hoạt động du lịch đƣợc sử dụng một phần cho việc tu bổ di tích, chỉnh lý các bảo tàng, đồng thời khơi phục và phát huy các DSVHPVT, đặc biệt là các nghề thủ cơng mỹ nghệ, ca múa nhạc truyền thống” [27]. Vai trị đĩ đƣợc thể hiện qua việc tạo cơng ăn việc làm cho nhân dân địa phƣơng, phát triển các loại hình dịch vụ mang lại nguồn thu lớn cho ngân sách, tạo nên sự gắn kết chặt chẽ giữa văn hố và kinh tế. * Các tác động tiêu cực Bên cạnh các tác động tích cực, du lịch cũng cĩ ảnh hƣởng tiêu cực đến các DSVH. Do yếu tố đặc thù của du lịch thƣờng tập trung rất đơng ngƣời và khách ở 28 nhiều vùng khác nhau, dẫn đến tình trạng cĩ thể dẫn đến nguy cơ xâm hại, làm biến đổi di sản theo nhu cầu của khách du lịch. Chẳng hạn lễ hội truyền thống thƣờng gắn với những khuơn mẫu và khơng gian bản địa với nét văn hố cổ truyền “Khi hoạt động du lịch mang tính liên ngành liên vùng và xã hội hố cao sẽ dễ làm mất sự cân bằng dẫn tới phá vỡ khuơn mẫu truyền thống của địa phƣơng trong quá trình diễn ra lễ hội” [75, tr.288]. Các diễn xƣớng dân gian cũng cĩ thể bị biến đổi khi khơng đƣợc thực hành trong khơng gian văn hĩa truyền thống mà bị biến thành các sơ diễn phục vụ theo nhu cầu khách du lịch. Dƣới tác động của hoạt động du lịch, DSVH dễ bị thƣơng mại hố để phục vụ lợi nhuận, coi trọng yếu tố kinh tế, làm lu mờ các yếu tố văn hố truyền thống. Hịm cơng đức ở một số di tích, lễ hội đƣợc đặt quá nhiều, các nghi lễ trị diễn phục vụ cho mục đích thu tiền, các loại hình dịch vụ lợi dụng di sản để tự ý nâng giá quá mức, quảng cáo tràn lan vì mục đích thƣơng mạicĩ thể xâm hại làm ảnh hƣởng đến giá trị cốt lõi của di sản. Sự phát triển của các dịch vụ du lịch thiếu kiểm sốt và sự bùng nổ du khách cĩ thể tác động làm ảnh hƣởng đến giá trị văn hố nguyên sơ của di tích, xâm hại đến di tích; Cảnh quan mơi trƣờng cũng cĩ thể bị phá huỷ do số lƣợng du khách tập trung đơng trong các ngày lễ hội. Từ các phân tích trên về mối quan hệ giữa di sản và du lịch, luận án sẽ khai thác các yếu tố tích cực và hạn chế các tác động tiêu cực của mối quan hệ này để bảo vệ di sản một cách bền vững, tránh các tác động làm ảnh hƣởng, xâm hại đến quá trình bảo vệ và gìn giữ di sản. 1.4. Cơ sở lý luận Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan là hai DSVHPVT của Việt Nam đƣợc UNESCO vinh danh. Riêng Hát Xoan, việc vinh danh trải qua hai danh hiệu: giai đoạn là di sản văn hĩa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp từ ngày 24 tháng 11 năm 2011 đến ngày 7/12/2017; giai đoạn là di sản văn hĩa phi vật thể đại diện của nhân loại từ ngày 8 tháng 12/2017 đến nay. Trong khi đĩ, Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng đƣợc vinh danh là di sản văn hĩa phi vật thể đại diện của nhân loại từ ngày 6 tháng 12 năm 2012 đến nay. 29 Hai di sản văn hĩa phi vật thể này, cĩ nét khác biệt về loại hình, về danh hiệu mà UNESCO vinh danh theo thời gian, nhƣng đều là DSVHPVT cần đƣợc bảo vệ và phát huy theo các lý thuyết khác nhau. Các lý thuyết này là cơ sở lý luận của luận án. 1.4.1. Quan điểm lý thuyết phát triển cộng đồng trong quan hệ với bảo vệ và phát huy di sản văn hĩa phi vật thể đại diện của nhân loại Trƣớc tiên, cần thấy khái niệm “cộng đồng” là một khái niệm lý thuyết xuất hiện vào thập kỷ 40 của thế kỷ XX ở các nƣớc thuộc địa của Vƣơng quốc Anh. Năm 1950, Liên hiệp quốc cơng nhận khái niệm phát triển cộng đồng, khuyến khích các quốc gia thành viên sử dụng khái niệm phát triển cộng đồng nhƣ một cơng cụ để thực hiện các chƣơng trình viện trợ về kỹ thuật và tài chính. Theo tinh thần Cơng ƣớc, UNESCO luơn khuyến cáo và ƣu tiên các biện pháp bảo vệ nhằm đảm bảo duy trì khả năng tồn tại của loại hình DSVHPVT đang bị đe dọa và cĩ nguy cơ mai một, biến mất. Tuy nhiên để đảm bảo sự tồn tại bền vững của di sản, UNESCO cũng khuyến khích, ƣu tiên các biện pháp và sự chủ động khởi xƣớng đề xuất các biện pháp bảo vệ của các cộng đồng với tƣ cách họ là chủ thể của di sản một cách sâu rộng nhất; Chính phủ và chính quyền địa phƣơng cũng cĩ thể đề xuất các biện pháp bảo vệ coi nhƣ các biện pháp bổ trợ. Về gĩc độ quản lý di sản, UNESCO cũng khuyến khích cộng đồng trực tiếp tham gia quản lý di sản, trong đĩ các Quốc gia thành viên sẽ nỗ lực để đảm bảo khả năng tham gia tối đa của các cộng đồng, nhĩm ngƣời và khi thích hợp là cả các cá nhân, những ngƣời sáng tạo, duy trì và truyền thụ loại hình di sản này, và sẽ tích cực thu hút họ tham gia vào cơng tác quản lý di sản. Chú trọng các biện pháp bảo vệ nhằm đảm bảo khả năng tồn tại của những DSVHPVT cĩ các mối đe dọa và nguy cơ đối với khả năng tồn tại. UNESCO tơn trọng vai trị của cộng đồng và khơng bắt buộc cộng đồng phải phục hồi tất cả các di sản nếu cộng đồng đĩ khơng cịn coi các DSVHPVT là phù hợp hoặc cĩ ý nghĩa nữa; đồng thời họ cĩ thể ghi lại trƣớc khi ngừng thực hành. Việc cam kết bảo vệ di sản của cộng đồng và những ngƣời thực hành di sản cũng đƣợc UNESCO coi nhƣ biện pháp cần thiết: 30 “Nếu khơng cĩ một động lực mạnh mẽ và cam kết từ phía những ngƣời thực hành và các chủ thể khác của truyền thống, thì các hành động bảo vệ khơng thể thành cơng mà là thất bại” [111]. Vai trị cộng đồng trong việc bảo vệ di sản: UNESCO luơn đề cao vai trị cộng đồng trong hàng loạt chuỗi các vấn đề của quá trình bảo vệ và quản lý di sản, từ việc kiểm kê, phục hồi, nâng cao nhận thức cho tới các biện pháp bảo vệ khác. Các cộng đồng và các nhĩm ngƣời (và trong những trƣờng hợp thích hợp là các cá nhân) cĩ liên quan là những bên liên quan chính cĩ trách nhiệm truyền thụ và thực hành DSVHPVT. Điều 2.1 của Cơng ƣớc nĩi rõ rằng việc quyết định một tập quán hay hình thức biểu đạt nào đĩ cĩ phải là một phần di sản văn hĩa của họ hay khơng thuộc về quyền hạn của các cộng đồng hay các nhĩm chủ thể của truyền thống. Họ ở địa vị tốt nhất để quyết định là một tập quán hay hình thức biểu đạt nhất định cĩ phải là cốt yếu đối với bản sắc hoặc ý thức về sự kế tục của họ hay khơng. Đây là lý do khiến các Quốc gia thành viên đƣợc đề nghị đảm bảo là các cộng đồng, các nhĩm ngƣời và các cá nhân cĩ liên quan tham gia càng sâu rộng càng tốt vào bất kỳ hoạt động nào liên quan đến các di sản VHPVT của họ đƣợc tiến hành trong quá trình thực hiện Cơng ƣớc. Vai trị của cộng đồng đƣợc cơng ƣớc đề cao ngay từ quá trình nhận diện di sản. Theo đĩ, Cơng ƣớc quy định rằng các DSVHPVT cần đƣợc nhận diện và xác định rõ “với sự tham gia của các cộng đồng, các nhĩm ngƣời và các tổ chức phi chính phủ cĩ liên quan” [132]. Đồng thời, đề nghị các Quốc gia thành viên đảm bảo khả năng tham gia tối đa của các cộng đồng và các nhĩm ngƣời vào cơng tác bảo vệ và quản lý DSVHPVT của chính họ. Điều này cĩ nghĩa là các cộng đồng, các nhĩm ngƣời và các cá nhân cĩ liên quan cần phải đƣợc thơng tin đầy đủ và tham gia một cách sâu rộng nhất vào mọi đề nghị hay kiến nghị liên quan đến DSVHPVT của họ, những đề nghị mà các Quốc gia thành viên cĩ thể sẽ gửi tới Ủy ban Liên chính phủ. Do đĩ, các định hƣớng hoạt động của Cơng ƣớc địi hỏi là đối với các hồ sơ đề cử và một số hành động bảo vệ, các Quốc gia thành viên cần phải cĩ đƣợc sự đồng thuận trƣớc, hồn tồn tự nguyện và cĩ hiểu biết của các cộng đồng cĩ liên quan. Các quan điểm của UNESCO về vai 31 trị cộng đồng trong việc bảo vệ di sản sẽ đƣợc NCS sử dụng nhƣ một tiêu chí để đánh giá thực trạng cơng tác bảo vệ di sản nhất là so sánh cơng tác bảo vệ di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan trƣớc và sau khi di sản đƣợc UNESCO ghi danh trong chƣơng III của luận án. Đồng thời quan điểm này cũng đƣợc coi là tiêu chí để NCS đề xuất các giải pháp bảo vệ DSVHPVT trên địa bàn tỉnh Phú Thọ. Quan điểm về nguyên tắc đạo đức trong bảo vệ DSVHPVT: Để bảo vệ di sản văn hĩa PVT một cách bền vững UNESCO đã đƣa ra 12 nguyên tắc đạo đức theo tinh thần cơng ƣớc 2003. Đây là những nội dung, quan điểm mới trong quá trình nghiên cứu, bảo vệ di sản, nội dung này đã bổ sung cho Cơng ƣớc 2003 về bảo vệ DSVHPVT, hƣớng dẫn hoạt động thực hiện Cơng ƣớc và các khuơn khổ pháp luật quốc gia, các nguyên tắc này đƣợc xác định làm cơ sở cho việc xác định các biện pháp và cơng cụ bảo vệ di sản phù hợp với từng địa phƣơng. Nội dung của các nguyên tắc đề cập đến các vấn đề thuộc vai trị, quyền của nhĩm ngƣời và cộng đồng, cá nhân trong bảo vệ và quản lý di sản; đảm bảo sự tơn trọng và đa dạng văn hĩa giữa các cộng đồng và cá nhân, kể cả quyền đƣợc hƣởng lợi từ bảo vệ di sản: Các cộng đồng, các nhĩm ngƣời và các cá nhân tạo ra di sản văn hĩa phi vật thể cần đƣợc hƣởng lợi từ việc bảo vệ các quyền lợi tinh thần và vật chất từ di sản này, và đặc biệt là việc sử dụng, nghiên cứu, tài liệu, chƣơng trình xúc tiến hay sự mơ phỏng di sản bởi các thành viên của cộng đồng hoặc những ngƣời khác [131]. Một trong các nguyên tắc cơ bản đƣợc nêu trong văn kiện này đĩ là UNESCO khuyến cáo các quốc gia cần tơn trọng sự vận động khơng ngừng và sức sống tự nhiên của di sản: “Sự vận động khơng ngừng thay đổi và sức sống tự nhiên của di sản văn hĩa phi vật thể cần liên tục đƣợc tơn trọng. Tính xác thực và độc quyền khơng nên trở thành mối quan tâm và những trở ngại trong việc bảo vệ di sản văn hĩa phi vật thể” [131]. Đây là các quan điểm mới mà NCS sẽ vận dụng trong quá trình nghiên cứu luận án và đƣa ra các chính sách bảo vệ di sản đối với 2 di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan. Bên cạnh đĩ nguyên tắc (9) và nguyên tắc (10) trong văn kiện này cũng khuyến cáo cần đánh giá các tác động cĩ 32 thể ảnh hƣởng đến khả năng tồn tại của di sản và vai trị của cộng đồng, cá nhân trong việc xác định những mối đe dọa và lựa chọn biện pháp bảo vệ: Các cộng đồng, các nhĩm, các tổ chức, cá nhân địa phƣơng, trong nƣớc và xuyên quốc gia nên cẩn thận đánh giá những tác động trực tiếp và gián tiếp, ngắn hạn và dài hạn, tiềm ẩn và định hình của bất kỳ hành động nào cĩ thể ảnh hƣởng đến khả năng tồn tại của di sản văn hĩa phi vật thể hoặc các cộng đồng ngƣời thực hành nĩ. Các cộng đồng, nhĩm ngƣời, và trong một số trƣờng hợp là các cá nhân sẽ đĩng một vai trị quan trọng trong việc xác định những gì cấu thành mối đe dọa đối với di sản văn hĩa phi vật thể của họ bao gồm các hình thức làm mai một, thƣơng mại hĩa và trình bày sai lạc di sản và sẽ quyết định làm thế nào để ngăn chặn và giảm thiểu các mối đe dọa nhƣ vậy [131]. Các DSVHPVT nĩi chung, Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan nĩi riêng sau khi đƣợc UNESCO ghi danh đang chịu ảnh hƣởng và tác động từ các mối quan hệ kinh tế và quá trình vận động phát triển khơng ngừng của kinh tế xã hội. Các quan điểm trên sẽ giúp NCS đánh giá, nhận định các nguy cơ tiềm ẩn cĩ thể tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sự tồn tại của di sản, trên cơ sở đĩ đề xuất đƣợc các biện pháp bảo vệ di sản phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội và cộng đồng cƣ dân các làng Xoan gốc, các làng thờ cúng Hùng Vƣơng trên địa bàn tỉnh Phú Thọ đảm bảo sự phát triển bền vững, đồng thời đề ra các chính sách nhằm đảm bảo quyền lợi và vai trị của các nghệ nhân trong việc bảo vệ di sản, đặc biệt là dƣới tác động của hoạt động du lịch. 1.4.2. Quan điểm lý thuyết sáng tạo truyền thống Tiếp cận các vấn đề lý thuyết về sáng tạo truyền thống ở gĩc độ di sản văn hĩa trong phát triển kinh tế xã hội địi hỏi quá trình vận dụng lý thuyết sáng tạo văn hĩa đối với các loại hình di sản văn hĩa cần phải cĩ những nghiên cứu và ứng dụng cho từng trƣờng hợp cụ thể, nhất là đối với các yếu tố văn hĩa truyền thống nhƣ lễ hội cổ truyền, các diễn xƣớng dân gianỞ Việt Nam, quá trình tiến hành phục dựng các lễ hội truyền thống, các diễn xƣớng dân gian đã bị mai một cĩ thể đƣợc coi là quá trình 33 “sáng tạo”. Tuy nhiên, quá trình sáng tạo vẫn đảm bảo các yếu tố truyền thống mà cộng đồng (chủ thể sáng tạo và thực hành di sản) chấp nhận thì quá trình sáng tạo này mới đảm bảo cho di sản “sống” và phát huy giá trị trong đời sống xã hội đƣơng đại. Trong cơng trình Sáng tạo ra truyền thống, Eric Hobsbawm (2012) cho rằng: Truyền thống đƣợc sáng tạo là tập hợp những thực hành, thƣờng nằm dƣới sự chi phối của những luật lệ thành văn hay bất thành văn, cĩ bản chất nặng tính nghi thức hoặc hình tƣợng, nhằm khắc sâu các giá trị và tiêu chuẩn hành vi nhất định vào tâm thức cộng đồng qua hình thức tái diễn, đồng thời ngụ ý một dịng chảy tiếp nối từ quá khứ [30, tr.86]. Theo đĩ, những truyền thống đƣợc sáng tạo tồn tại ở 3 dạng cụ thể: a) Những truyền thống đƣợc sáng tạo nhằm thiết lập hoặc biểu trƣng cho tính gắn kết xã hội hay cho tƣ cách hội viên của nhĩm hội, của những cộng đồng cĩ thực hay tƣởng tƣợng. b) Những truyền thống đƣợc sáng tạo nhằm thiết lập các thiết chế xã hội, địa vị hay quyền lực. c) Những truyền thống đƣợc sáng tạo mà mục đích chính là giáo dục xã hội hĩa để khắc sâu những tín ngƣỡng, hệ thống giá trị và quy ƣớc hành xử. GS Lƣơng Văn Hy cũng cho rằng: Truyền thống luơn đƣợc sáng tạo; tiến trình sáng tạo truyền thống liên quan sự thƣơng thảo của nhiều chủ thể với những tiếng nĩi đa dạng, đến nhiều hệ tƣ tƣởng địa phƣơng và xuyên địa phƣơng khác nhau và đến những động thái phức tạp trong quan hệ đa chiều trong cộng đồng địa phƣơng cũng nhƣ giữa cộng đồng địa phƣơng với nhà nƣớc. Ơng cũng lập luận rằng: Tiến trình sáng tạo truyền thống là một tiến trình liên tục, với mức độ sáng tạo khơng phải là nhỏ và mặt khác cĩ những nguyên tắc, những quy luật xã hội ít ai đặt vấn đề để tranh cãi sửa đổi, hay tái tạo đổi mới, vì ngƣời ta chấp nhận nĩ nhƣ một phần hiển nhiên của cuộc sống làng xã. 1.4.3. Quan điểm lý thuyết về tính xác thực Trong giới khoa học, đã cĩ một cơng trình của GS Regina Bendix: Đi tìm tính xác thực: quá trình hình thành ngành nghiên cứu văn hĩa dân gian ra mắt bạn 34 đọc vào năm 1997 (Nxb Đại học Wisconsin,Hoa Kỳ). Luận điểm của GS Regina Bendix: “Hành trình tìm kiếm tính xác thực là một mong muốn khác thƣờng,vừa hiện đại,vừa phản hiện đại. Hành trình này hƣớng tới sự phục hồi của một thứ tinh hoa đã mất - cái mất mát đĩ chỉ đƣợc nhận ra rõ nét qua thời kỳ hiện đại,và chỉ cĩ những phƣơng thức và tình cảm đƣợc tạo ra trong thời kỳ hiện đại mới cĩ thể giúp phục hồi cái tinh hoa ấy” [74]. Quan điểm của UNESCO về tính xác thực của DSVHPVT: Trong Cơng ƣớc 2003, UNESCO khơng sử dụng khái niệm tính xác thực, hoặc các khái niệm khác nhƣ tính cổ xưa hay tính tồn vẹn cũng khơng đƣợc UNESCO sử dụng. Cơng ƣớc định nghĩa DSVHPVT là di sản sống đƣợc trao truyền và tái tạo liên tục; vì vậy các hình thức ngày nay của DSVHPVT khơng bị xem là kém chân thực hơn so với những hình thức cĩ trong lịch sử. Tại khoản 8 tuyên bố Yamato, đƣợc các chuyên gia di sản văn hĩa vật thể và PVT thơng qua tại Nara (Nhật Bản) vào năm 2004 đã nêu rõ: “...Xem xét rằng di sản văn hĩa phi vật thể đƣợc tái tạo liên tục, thuật ngữ “xác thực” áp dụng đối với di sản văn hĩa phi vật thể là khơng phù hợp để nhận diện và bảo vệ di sản văn hĩa phi vật thể”. Điều này cũng đƣợc UNESCO thể hiện trong văn kiện Nguyên tắc đạo đức trong bảo vệ di sản văn hĩa PVT: “Sự vận động khơng ngừng thay đổi và sức sống tự nhiên của DSVHPVTcần liên tục đƣợc tơn trọng. Tính xác thực và độc quyền khơng nên trở thành mối quan tâm và những trở ngại trong việc bảo vệ DSVHPVT” [131]. Quan điểm này là một trong những vấn đề học thuật cơ bản đƣợc sử dụng trong quá trình nghiên cứu luận án. NCS sẽ dựa vào các hình thức biểu đạt và nghi thức thực hành hiện tại mà cộng đồng đang thực hành di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan trên địa bàn tỉnh Phú Thọ để phân tích, đánh giá hiện trạng và đề xuất các biện pháp bảo vệ dựa trên các quan điểm này của UNESCO. 1.4.4. Quan điểm lý thuyết về bảo vệ di sản văn hĩa phi vật thể với phát triển bền vững Tại Hội nghị phiên thứ 6 họp tại trụ sở chính của UNESCO từ ngày 30 tháng 5 đến ngày 1 tháng 6 năm 2016, Đại hội đồng các quốc gia thành viên của Cơng ƣớc về bảo vệ DSVHPVT đã ra Quyết nghị một số vấn đề về bảo vệ DSVHPVT và phát triển bền vững, trong đĩ Cơng ƣớc yêu cầu: 35 Các quốc gia thành viên phải nỗ lực bằng tất cả các phƣơng tiện thích hợp, để nhận ra tầm quan trọng và tăng cƣờng vai trị của di sản văn hĩa PVT nhƣ một ngƣời dẫn đƣờng và đảm bảo phát triển bền vững, cũng nhƣ tích hợp đầy đủ việc bảo vệ DSVHPVT vào các kế hoạch phát triển, các chính sách và chƣơng trình của họ ở tất cả các cấp [132]. Văn kiện này cũng đã đề cập đến việc bảo vệ DSVHPVTvới các vấn đề xã hội hiện nay của các quốc gia nhƣ an ninh lƣơng thực, phát triển xã hội tồn diện, chăm sĩc sức khỏe, giáo dục chất lƣợng, phát triển kinh tế tồn diện, tác động của mơi trƣờng đối với bảo vệ DSVHPVT... Quyết nghị này cũng đề cập đến tác động của du lịch đối với bảo vệ DSVHPVT và ngƣợc lại, trong đĩ các quốc gia thành viên đƣợc khuyến khích: (a) đánh giá tổng quan và cụ thể tiềm năng của di sản văn hĩa phi vật thể cho phát triển du lịch bền vững và tác động của du lịch đối với di sản văn hĩa phi vật thể và phát triển bền vững của cộng đồng, các nhĩm ngƣời và các cá nhân cĩ liên quan, đặc biệt chú ý dự đốn tác động tiềm năng trƣớc khi hoạt động này đƣợc triển khai; (b) thơng qua các biện pháp pháp lý, kỹ thuật, hành chính và tài chính phù hợp để: (i) đảm bảo rằng các cộng đồng, các nhĩm ngƣời và các cá nhân liên quan là những ngƣời hƣởng lợi chính của bất kỳ hoạt động du lịch nào gắn với di sản văn hĩa phi vật thể của họ đồng thời phát huy vai trị dẫn đầu của họ trong việc quản lý du lịch; (ii) đảm bảo rằng tính khả thi, chức năng xã hội và ý nghĩa văn hĩa của di sản đĩ khơng bị giảm bớt hoặc bị đe dọa bởi du lịch; (iii) hƣớng dẫn các biện pháp can thiệp của những ngƣời tham gia trong ngành cơng nghiệp du lịch và hành vi của những ngƣời tham gia nhƣ khách du lịch [132]. Đây là những nội dung và quan điểm mới mà UNESCO đặt ra cho các quốc gia trong việc bảo vệ DSVHPVT, đặc biệt là các DSVHPVT gắn với các hoạt động phát triển kinh tế thơng qua du lịch. Quan điểm này đƣợc NCS coi nhƣ một trong các quan điểm học thuật cơ bản để nghiên cứu cho đề tài luận án, giải quyết các vấn 36 đề trong cơng tác quản lý di sản và phát huy giá trị của di sản trong phát triển du lịch theo quan điểm Cơng ƣớc. DSVHPVT với phát triển kinh tế tồn diện cũng đƣợc văn kiện này đề cập một cách rõ ràng trên tinh thần đề cao sự đĩng gĩp của di sản với phát triển kinh tế địa phƣơng, đồng thời trong quá trình phát triển cần phải tơn trọng bản chất của di sản: Các quốc gia phải nỗ lực để tận dụng đầy đủ lợi thế của di sản văn hĩa phi vật thể nhƣ một lực lƣợng mạnh mẽ cho sự phát triển kinh tế tồn diện và cơng bằng, bao gồm một sự đa dạng của hoạt động sản xuất với giá trị tiền tệ và phi tiền tệ, gĩp phần đặc biệt để tăng cƣờng nền kinh tế địa phƣơng. Để đạt đƣợc điều đĩ, quốc gia thành viên đƣợc khuyến khích tơn trọng bản chất của di sản đĩ và hồn cảnh cụ thể của các cộng đồng, các nhĩm ngƣời và cá nhân cĩ liên quan, đặc biệt là sự lựa chọn của họ về quản lý tập thể hay cá nhân đối với di sản trong khi cung cấp cho họ những điều kiện cần thiết cho việc thể hiện sáng tạo và thúc đẩy thƣơng mại cơng bằng và các quan hệ đạo đức về kinh tế [132]. UNESCO cũng cho rằng việc bảo vệ DSVHPVT sẽ đĩng gĩp tích cực vào việc tạo thu nhập và sinh kế bền vững cho cộng đồng, khuyến cáo các quốc gia nỗ lực để thúc đẩy và tăng cƣờng sự đĩng gĩp của DSVHPVT để tạo ra thu nhập và duy trì sinh kế cho các cộng đồng, các nhĩm ngƣời và cá nhân. Để đạt đƣợc điều đĩ, quốc gia thành viên đƣợc khuyến khích: i. thúc đẩy cơ hội cho các cộng đồng, các nhĩm ngƣời và cá nhân để tạo ra thu nhập và duy trì sinh kế của họ, từ đĩ, tập quán bền vững, sự truyền dạy và bảo vệ di sản văn hĩa phi vật của họ cĩ thể đƣợc đảm bảo; ii. đảm bảo rằng các cộng đồng, các nhĩm ngƣời và các cá nhân liên quan là những ngƣời hƣởng lợi chính thu nhập đƣợc tạo ra từ di sản văn hĩa phi vật thể của chính họ và họ khơng bị tƣớc đoạt, đặc biệt để tạo ra thu nhập cho những ngƣời khác [132]. Các quan điểm nêu trên khi áp dụng vào nghiên cứu luận án sẽ giúp NCS giải quyết các mâu thuẫn giữa bảo tồn di sản và phát triển kinh tế. Vận dụng quan 37 điểm trên của UNESCO sẽ giải quyết hài hịa và đảm bảo lợi ích của cộng đồng gĩp phần bảo vệ di sản một cách bền vững. Trong vấn đề này khơng thể khơng xem xét vấn đề thƣơng mại hĩa giá trị của di sản văn hĩa nĩi rộng, di sản văn hĩa đƣợc UNESCO vinh danh nĩi hẹp.. Trong nhiều trƣờng hợp, việc thực hành và lƣu truyền một DSVHPVT đã đƣợc tích hợp vào hoạt động kinh tế của các cộng đồng hay nhĩm ngƣời cĩ liên quan trong nhiều năm. Giá trị kinh tế gia tăng đƣợc tạo ra nhờ việc thực hành hoặc truyền thụ một di sản, hoặc bằng cách tạo nên sự nhận biết về nĩ, nhất thiết khơng đƣợc làm hại đến khả năng tồn tại của di sản. Những hình thức biểu hiện mới của giá trị kinh tế cĩ thể đƣợc đƣa ra, điều này là chấp nhận đƣợc khi nĩ gĩp phần vào việc bảo vệ một di sản theo một cách thức đƣợc các cộng đồng và các nhĩm ngƣời liên quan hoan nghênh. Khơng nhất thiết là giá trị kinh tế của một di sản tăng lên thì cĩ hại cho khả năng tồn tại của một di sản. Di sản đƣợc coi là bị thƣơng mại hĩa khi nĩ khơng vì mục đích bảo vệ giá trị di sản mà vì mục đich lợi nhuận. Các quan điểm này của UNESCO đồng nhất với các phân tích về mối quan hệ giữa di sản và du lịch (đã đƣợc NCS phân tích ở mục 1.3, chƣơng I của luận án). Vì vậy khi nghiên cứu đƣa đề xuất các biện pháp bảo vệ và phát huy giá trị di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan cần lƣu ý hạn chế quá trình tác động tiêu cực từ du lịch và phát huy mặt tích cực, những giá trị mới do du lịch mang lại. Từ việc phân tích các quan điểm và các biện pháp bảo vệ di sản đƣợc nêu trong Cơng ước 2003 của UNESCO, NCS sẽ vận dụng và bám sát các quan điểm này vào nghiên cứu bảo vệ di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan trong nội dung của luận án. Các quan điểm bảo vệ DSVHPVT đƣợc thể hiện ở nhiều văn kiện khác nhau của UNESCO. Tuy nhiên Cơng ƣớc 2003 của UNESCO là văn kiện thể hiện đầy đủ và chi tiết các quan điểm về bảo vệ DSVHPVT. Theo Cơng ƣớc, các biện pháp bảo vệ nhằm đảm bảo khả năng tồn tại của những DSVHPVT cụ thể phải giải quyết các mối đe dọa và nguy cơ đối với khả năng tồn tại của một di sản. Các biện pháp bảo vệ bao gồm “nhận diện, tƣ liệu hĩa, nghiên cứu, bảo tồn, bảo vệ, quảng bá, phát huy giá trị, truyền thụ, đặc biệt là sự truyền dạy qua hệ thống giáo dục chính quy và 38 khơng chính quy, cũng nhƣ việc phục hồi di sản” [109]. UNESCO cũng khuyến khích việc thực hành liên tục trong các cộng đồng và các nhĩm ngƣời, và việc lƣu truyền DSVHPVT qua các thế hệ thay vì chỉ tạo ra những sản phẩm văn hĩa hay các cuộc biểu diễn. Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng và Hát Xoan là 2 DSVHPVT đƣợc UNESCO ghi danh, do vậy quá trình bảo vệ di sản cần đƣợc thực hiện theo các yêu cầu và quan điểm bảo vệ di sản đƣợc nêu trong Cơng ƣớc. Đặc biệt, Hát Xoan vừa thốt khỏi tình trạng cần bảo vệ khẩn cấp, do vậy bảo vệ Hát Xoan nĩi riêng và các DSVHPVT cần phải thực hiện với các biện pháp, cách thức, mơ hình thích hợp. Nhằm bảo vệ tốt nhất các DSVHPVT, UNESCO đã đƣa ra các biện pháp bảo vệ chính bao gồm: Kiểm kê; phục hồi; nâng cao nhận thức. Các biện pháp bảo vệ nĩi trên đƣợc thể hiện rõ trong Cơng ƣớc và các hƣớng dẫn thực hiện Cơng ƣớc nhƣ biện pháp bắt buộc đối với các quốc gia thành viên đang cĩ DSVHPVT trong danh sách của UNESCO đƣợc thể chế hĩa trong các quy định về báo cáo định kỳ mà các quốc gia phải gửi cho Ủy ban liên chính phủ. Theo đĩ, việc kiểm kê di sản bắt buộc phải cĩ sự tham gia của các cộng đồng hay nhĩm ngƣời liên quan, trong đĩ mục tiêu quan trọng nhất của việc kiểm kê di sản là gĩp phần bảo vệ và nâng cao nhận thức cho cộng đồng. Theo tinh thần của Cơng ƣớc, kiểm kê chính là một biện pháp bảo vệ di sản, điều này cho thấy sức sống của di sản đƣợc kiểm kê phải đƣợc đánh giá cụ thể và đƣợc chỉ ra một cách cĩ hệ thống bằng các sơ sở dự liệu hoặc danh mục. Phục hồi DSVHPVT là quá trình củng cố những cách thực hành và biểu đạt của DSVHPVT đang bị đe dọa nghiêm trọng. Theo Cơng ƣớc, việc khơi phục (restoring) và củng cố DSVHPVT yếu ớt hoặc đang bị đe dọa, tức là phục hồi làm sống lại (revitalization) đƣợc hoan nghênh nhƣ là một biện pháp bảo vệ cơ bản. Biện pháp nâng cao nhận thức đƣợc đề cập đến trong Cơng ƣớc nhƣ là một trong những mục đích chính. Điều 16 cho thấy một mục tiêu chính của Danh sách Đại diện của Cơng ƣớc là “nhằm đảm bảo khả năng DSVHPVT đƣợc nhận biết tốt hơn và nhận thức về tầm quan trọng của nĩ” [109]. Theo Cơng ƣớc, nâng cao nhận thức liên quan đến việc khuyến kích mọi ngƣời, kể cả những ngƣời trong cộng đồng 39 cĩ liên quan, để nhận ra giá trị của DSVHPVT, tơn trọng nĩ và nếu cĩ thể, cĩ biện pháp để đảm bảo sức sống của di sản. Điều này cĩ thể đƣợc thực hiện bằng cách tăng sức sống của di sản thơng qua các phƣơng tiện thơng tin đại chúng với sự tham gia của cộng đồng cĩ liên quan. Nhà nƣớc, các tổ chức phi chính phủ, cộng đồng, các tổ chức khác, các nhà giáo dục, mọi cá nhân đều cĩ thể đĩng vai trị trong việc nâng cao nhận thức. Bên cạnh đĩ, các biện pháp bảo vệ khác đƣợc nĩi đến trong Cơng ƣớc bao gồm các hoạt động: Tƣ liệu hĩa, Nghiên cứu; Nhận diện, xác định giá trị; Bảo tồn, bảo vệ; Quảng bá, phát huy giá trị di sản; Truyền thụ (chuyển giao, lƣu truyền). Ở Việt Nam, bên cạnh việc phát huy vai trị cộng đồng trong bảo vệ DSVHPVT thì vai trị Nhà nƣớc trong bảo vệ và phát huy DSVHPVT cũng rất đƣợc coi trọng và đƣợc thể chế hĩa bằng quy định của Pháp luật, đƣợc dành riêng một chƣơng trong Luật Di sản văn hĩa; Chƣơng này đã quy định rõ trách nhiệm Nhà nƣớc, Thủ tƣởng Chính phủ, Bộ trƣởng Bộ Văn hĩa Thể thao và Du lịch, Chủ tịch UBND tỉnh thành phố trực thuộc trung ƣơng và các chính sách khác nhằm bảo vệ phát huy DSVHPVT. Tại Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hĩa quy định rõ: “Nhà nƣớc bảo vệ và phát huy giá trị DSVHPVT thơng qua các biện pháp sau đây: (1) Tổ chức nghiên cứu, sƣu tầm, kiểm kê, phân loại DSVHPVT; (2) Tổ chức truyền dạy, phổ biến, xuất bản, trình diễn và phục dựng các loại hình DSVHPVT” [16]; b...ng bà sắp mất bảo với bố bà là sau này bàn giao lại hát Xoan cho cái Lịch. Hỏi: Ngày xƣa trùm phƣờng Xoan tồn là nam vậy là bà làm trùm cĩ thấy khĩ khăn gì khơng? Trả lời: Bà khơng thấy cĩ khĩ khăn gì cả, mọi ngƣời trong phƣờng rất tin tƣởng và yêu quí bà. Năm 1997 bà đứng lên thành lập CLB cĩ già, trẻ, nam, nữ sau đấy tỉnh họ cĩ chủ trƣơng khơi phục các phƣờng Xoan, bà cũng đƣa các bài hát Xoan cho các nhà nghiên cứu và sau đĩ bà nhận đƣợc quyết định của tỉnh trả lại tên phƣờng Xoan, cho bà thành lập câu lạc bộ hát Xoan, xã cũng tạo mọi điều kiện cho bà. Từ khi bà lên làm trùm, bà khơng để đội hình nhƣ các cụ ngày xƣa, tức là khơng đứng yên nữa, mà di chuyển để sinh động hơn, tuy nhiên khơng sai gì về nghi lễ. Hỏi: việc thay đổi nhƣ vậy cĩ ảnh hƣởng gì đến bảo tồn các yếu tố gốc của Xoan khơng? Trả lời: Về phần hát nghi lễ thì cơ bản khơng cĩ gì thay đổi, vẫn giữa nguyên cách hát truyền thống của các cụ truyền lại, riêng phần hát hội, hát giao duyên thì cần cĩ thể bổ sung thêm cho hấp dẫn. Theo tơi, bây giờ ta cần sáng tạo thêm điệu múa sinh động hơn. Hỏi: Sau 4 năm, hát Xoan đã thay đổi nhƣ thế nào? Trả lời: Sau 4 năm hát Xoan đƣợc cơng nhận là DSVHPVT của nhân loại, tơi thấy hát Xoan đã thay đổi rất nhiều. Nĩ sống động lên và đồng thời hiện nay đã lan tỏa khơng chỉ ở phƣờng Xoan gốc mà cịn lan tỏa tất cả trong tỉnh, ngồi tỉnh, và cả khách quốc tế cũng đến học. VD nhƣ Mỹ, Trung Quốc cũng đã đến tận phƣờng tơi để học hát Xoan.Nhƣ vậy tơi thấy Xoan sẽ sống mãi và trƣờng tồn cùng với dân tộc Việt Nam. 227 Hỏi: Trƣớc khi đƣợc cơng nhận và sau khi đƣợc cơng nhận, quá trình truyền dạy cĩ sự thay đổi nhƣ thế nào? Trả lời: Trƣớc đây khi chƣa đƣợc cơng nhận, chúng ta chỉ trình diễn trong tỉnh cũng nhƣ ở những nơi kết chạ, kết nghĩa. Nhƣng từ khi đƣợc cơng nhận đến giờ, mọi ngƣời rất phấn khởi, ngƣời dân đất Tổ rất tự hào, rất sung sƣớng vì khơng nghĩ rằng Xoan đã đƣợc thế giới vinh danh. Điều này đã trấn an tƣ tƣởng mọi ngƣời rất nhiều. Hỏi: Tiền hỗ trợ của Nhà nƣớc đƣợc sử dụng nhƣ thế nào? Trả lời: Tiền đĩ đƣợc dùng vào việc dạy bảo các em, khơng đƣợc phép sử dụng vào việc gì khác. Hỏi: Ý kiến về chƣơng trình hành động? Trả lời: Tơi rất tâm đắc bởi vì chúng tơi cĩ 4 phƣờng Xoan đang nằm trong vùng đất Tổ Hùng Vƣơng, tuy 4 phƣờng cĩ những cái khác nhau và hiện nay đã đƣợc trở lại phƣờng nào phục vụ ấy cũng nhƣ đƣợc trao truyền cho tất cả các thế hệ trẻ ở phƣờng đĩ là điều rất tuyệt vời. Chúng tơi khơng cịn những vƣớng mắc hay băn khoăn học phƣờng này lại lo phƣờng kia hay là cĩ những gì đĩ làm mất đi cái tính cộng đồng, tính đồn kết. Phƣờng Xoan An Thái trƣớc đây kiểm kê cĩ 85 thành viên, nhƣng hiện nay đã cĩ 105 ngƣời. Thế hệ trẻ chúng tơi nối tiếp vào, tức là hiện nay cĩ em mới 7 tuổi đã đứng đƣa cách và đạt giải. Đồng thời đào nhí 8 - 9 tuổi rất tuyệt vời, rất tự tin. Thế hệ thanh niên nhiều hơn. Biên bản phỏng vấn 10. Thơng tin về người trả lời Họ và tên: Nguyễn Thị Mai Linh - phƣờng Xoan An Thái Nghề nghiệp: Học sinh; Tuổi: 17 Thời gian phỏng vấn: Ngày 14/02/2016 (7 tháng Giêng năm Bính Thân). Địa điểm: Miếu Cấm, xã Phƣợng Lâu, TP. Việt Trì. Hỏi: Linh thấy từ khi hát Xoan đƣợc cơng nhận di sản thì em thấy cộng đồng đĩn nhận việc đấy nhƣ thế nào và tự bản thân em thấy từ khi hát Xoan đƣợc cơng nhận di sản đến giờ thì hát Xoan phát triển nhiều hơn hay vẫn nhƣ vậy? Trả lời: Từ năm 2011 hát Xoan đƣợc thế giới cơng nhận là di sản văn hĩa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp của nhân loại thì em thấy cộng đồng đã quan tâm nhiều hơn và chính sách của đảng nhà nƣớc đã quan tâm đến di sản, đĩ là niềm vinh dự cho em cũng là cơng dân của nơi Đất tổ Vua Hùng, là nơi 228 phát tích hát Xoan thì em thấy việc cộng đồng quan tâm rất cĩ ý nghĩa làm cho tấm lịng của bà con nơi đây cĩ lịng tự tin, tơn trọng cĩ trách nhiệm bảo vệ hát Xoan đƣợc phát triển lan rộng tới mọi ngƣời trên đất nƣớc Việt Nam nĩi riêng và cả cộng đồng thế giới nĩi chung. Đĩ là một trách nhiệm lớn với em cũng nhƣ các cụ nghệ nhân phƣờng em nĩi chung. Sự quan tâm này là niềm tự hào cho em gĩp phần nhỏ bé của mình trong cơng cuộc bảo vệ hát Xoan và đƣa hát Xoan thốt khỏi tình trạng khẩn cấp và trở thành di sản văn hĩa chính thức của nhân loại. Hỏi: khi đi học hát Xoan thì em thấy hát Xoan cĩ điều gì làm hấp dẫn em và khiến em cảm thấy yêu hát Xoan hơn. Trả lời: Trong hát Xoan cĩ nhiều điều ý nghĩa, từ điệu múa cĩ chứa đựng nhiều giá trị văn hĩa, là cốt lõi của truyền thống uống nƣớc nhớ nguồn, lịng kính trọng tơn kính với các bậc Vua Hùng đã cĩ cơng xây dựng đất nƣớc, chính điều đĩ đã thơi thức lịng tự hào của em, từ đĩ nâng cao ý thức trách nhiệm trong việc bảo tồn và tìm hiểu tận nơi cốt lõi, cái truyền thống cổ truyền để đƣa tới mọi ngƣời cả ngƣời nghe lẫn ngƣời đọc đƣợc hiểu rõ, hiểu sâu về hát Xoan. Chúng em sẽ cố gắng phát triển hát Xoan một cách cổ nhất nhƣng mà mang tính Thanh niên hơn để mọi ngƣời hiểu rõ hiểu sâu hơn nữa. Biên bản phỏng vấn 11. Thơng tin về người trả lời Họ và tên: Nguyễn Văn Quyết - trùm phƣờng Xoan Kim Đái Nghề nghiệp: Lao động tự do; Tuổi: 31 Thời gian phỏng vấn: Ngày 14/02/2016 (7 tháng Giêng năm Bính Thân). Địa điểm: Đình Kim Đái, xã Kim Đức, TP. Việt Trì. Hỏi: Đƣợc biết, hát Xoan khơng đơn giản chỉ là một nét văn hĩa truyền thống ở đây mà cịn là một mĩn ăn tinh thần khơng bao giờ thiếu đƣợc trong đời sống của mọi ngƣời. Vậy thì cụ thể điều này nhƣ thế nào? Trả lời: Nhƣ tất cả mọi ngƣời đều biết, mỗi một làng quê đều cĩ phong tục tập quán riêng của làng ấy. Và gắn liền với những phong tục tập quán ấy thƣờng gắn với tín ngƣỡng hoặc tập tục của địa phƣơng. Ở quê tơi cĩ loại hình nghệ thuật hát Xoan. Hát Xoan đƣợc sinh ra dƣới thời Vua Hùng, gắn liền với tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng, vì vậy trong hát Xoan ngồi yếu tố nghệ thuật cịn cĩ yếu tố tâm linh. Vì vậy nĩ gắn liền với đời sống sinh hoạt của tất cả các cƣ dân của làng tơi từ lời ca, tiếng hát. Mỗi dịp xuân về, làng tơi 229 cĩ tổ chức hội làng, ngồi những trị chơi dân gian, việc tế lễ ra, thì gắn liền với nĩ là nghệ thuật hát Xoan. Chính vì thế nĩ đã ăn sâu vào máu thịt của ngƣời dân quê tơi. Vì vậy hát Xoan với ngƣời dân quê tơi là khơng thể thiếu đƣợc trong mỗi dịp lễ hội và trong đời sống hàng ngày. Hỏi: Với tƣ cách là một trùm Xoan, trong quá trình truyền dạy cĩ điều gì cần kiêng kỵ? Trả lời: Hát Xoan cũng giống nhƣ các loại hình hát ở cửa đình khác, đều cĩ những kiêng kỵ và cĩ niêm luật riêng. Hát Xoan dù cĩ thuộc hay khơng thì đều phải cầm sách vì hát Xoan giống nhƣ 1 bài cúng. Cúng ở cửa đình là đại diện cho cả làng ra cúng ở đình, cúng cho cả làng, nên dù thuộc hay khơng, chúng ta vẫn phải nhìn vào sách để làm sao cho câu từ của mình phải thật chau chuốt, chuẩn xác. Ngồi ra, hát Xoan cịn thể hiện đúng phong tục tập quán và lối sống của mỗi làng, cho nên dù cĩ 4 phƣờng Xoan gốc nhƣng khơng nhất thiết phƣờng nào cũng phải hát giống phƣờng nào, mỗi một phƣờng đều cĩ cách hát, cách múa, cách biểu diễn khác nhau. Hỏi: Cá nhân anh, một ngƣời đã gắn bĩ rất lâu với nghệ thuật hát Xoan, đặc biệt là việc dành thời gian truyền dạy cho tất cả các em nhỏ để biết hát Xoan và nối truyền hát Xoan. Vậy bản thân anh dành tình cảm nhƣ thế nào cho bộ mơn nghệ thuật này? Trả lời: Tơi đến với hát Xoan nhƣ một lẽ tất yếu bởi vì lúc đầu tơi cũng khơng thích hát Xoan theo xu hƣớng chung của giới trẻ. Do tơi đƣợc sinh ra trong một gia đình cĩ ơng nội - cụ Nguyễn Văn Vị trƣớc là trùm phƣờng Xoan Kim Đái, cĩ bà ngoại là đào hát già, sau là cĩ thím. Lúc đầu tơi đi theo các cụ cũng chỉ là theo ra hội đình cĩ nhiều trị chơi dân gianSau đĩ đã đƣợc nghe các cụ hát Xoan từ lúc nhỏ, khoảng 4 - 5 tuổi. Từ đĩ đã ngấm dần và cảm thấy, nhìn thấy đƣợc đời sống của ơng cha ta ngày xƣa, đƣợc thể hiện qua mỗi một bài bản hát Xoan, cĩ những bài hát nĩi về phong tục tập quán, nĩi về mùa màng, trình độ văn hĩa của ơng bà mình thời phong kiến ấy...cho nên tơi thấy rất là yêu và đến với hát Xoan một cách rất tự nhiên. Hỏi: Cĩ thể nĩi cái duyên đến với hát Xoan rất tự nhiên, vậy thì tình yêu với hát Xoan đĩ đƣợc nảy nở, phát triển nhƣ thế nào? Trả lời: Sau khi đã yêu Xoan rồi, tơi đã quyết định tham gia vào đội hát Xoan. Vì yêu nên tơi đã tìm hiểu rất cặn kẽ, khơng chỉ đơn giản là học thuộc các bài bản Xoan. Tơi đã quyết định khơng thể giữ cho riêng mình mà phải giữ cho tồn xã hội, cho nên tơi đã cùng với các cụ, các cơ đã tham gia truyền dạy khơng chỉ ở phƣờng mình mà tơi cịn tham gia truyền dạy ở các lớp do Sở 230 VH mở, mỗi khĩa cũng khoảng 70 - 80 ngƣời. Tơi cũng mở lớp truyền dạy tại nhà mình, khoảng 20 - 30 em. Tơi cũng tham gia truyền dạy cho lớp nghệ nhân kế cận do tỉnh mở tại xã. Ngồi ra tơi cịn truyền dạy cho CLB phƣờng Vân Phú, phƣờng Nơng Trang và một số CLB ở Tây Cốc - Đoan Hùng, Tiên Du - Phù Ninh, Hỏi: Hát Xoan cĩ ý nghĩa nhƣ thế nào đối với cuộc sống của anh? Trả lời: Với tơi, hát Xoan cĩ ý nghĩa rất đặc biệt. Hát Xoan khơng chỉ là một bộ mơn nghệ thuật mà nĩ rất tâm linh. Khi tơi hát Xoan, tơi thất mình đƣợc may mắn, an lành và gắn liền mãi mãi trong cuộc sống. Hỏi: Mỗi phƣờng khi cùng thể hiện một điệu hát Xoan thì nĩ cĩ sự khác nhau hay đều giống nhau? Trả lời: Hát Xoan trên nguyên tắc thì nội dung của các quả cách là giống nhau. Nhƣng hát Xoan là đƣợc truyền miệng cĩ sự dị bản, nhƣng sự dị bản dựa trên phong tục tập tục đời sống của mỗi một làng nên cĩ sự khác nhau về lời từ và cách thức trình diễn điệu múa nhƣng cơ bản nội dung vẫn là một. Hỏi: Khi các phƣờng Xoan giao lƣu cĩ bị khớp chênh khơng? Trả lời: Phƣờng nào cĩ phƣờng đĩ bố trí hát nhƣ của phƣờng mình khơng cĩ sự hát xen lẫn nhau, chúng tơi hát thì chúng tơi sẽ bố trí đủ ngƣời hát bài hát của mình, khi giao lƣu thì phƣờng nào cĩ bài nào thì hát bài đấy thơi nên khơng lo sự chênh lệnh. Hỏi: Liệu các phƣờng cĩ chia sẻ và học hỏi với nhau trong những làn điệu hát Xoan? Trả lời: Giữa các phƣờng khi giao lƣu mình đều học hỏi, chia sẻ khơng phải để mình trình diễn mà mình hiểu đƣợc đời sống văn hĩa của cha ơng mình qua bài hát Xoan đĩ, ở làng đĩ, thời gian đĩ. Hỏi: Sau 4 năm hát Xoan đƣợc cơng nhận là di sản khẩn cấp thì anh thấy quá trình đĩ cĩ thay đổi lớn mà anh cảm nhận đƣợc với tƣ cách là một trùm phƣờng? Trả lời: Tơi thấy hát Xoan phát triển kể cả về con ngƣời, khơng gian và khối lƣợng khán giả. Loại hình nghệ thuật nào cũng vậy, khán giả rất quan trọng, chúng ta hát thờ thần nhƣng khơng thể nguyên thánh nghe đƣợc mà cả khán giả nữa thì mới kích thích sự ham muốn và học tập của các đào kép, ngày xƣa khi chƣa đƣợc nhà nƣớc quan tâm chƣa đƣợc cơng nhận thì hát xoan chỉ đƣợc gĩi gọn trong 4 phƣờng Xoan gốc. Nhƣng hiện nay tơi khẳng định ai 231 là ngƣời dân tỉnh Phú Thọ đều biết đến hát Xoan và nghe hát Xoan. Thứ hai là các phƣờng Xoan gốc đã thu hút đƣợc rất nhiều các Đào Kép trẻ tuổi, nhƣ Phƣờng tơi các em tham gia chỉ 6 - 7 tuổi thơi, nếu nhƣ trong một gia đình cha truyền con nối thì mình thấy đĩ là sự bình thƣờng nhƣng đây các em ở gia đình trƣớc kia khơng cĩ ai tham gia mà bây giờ các em tham gia thì đấy là sự thay đổi nữa. Tiếp theo là về khơng gian biểu diễn, ngày xƣa Miếu đã bị Pháp đốt, Đình Thét và Kim Đái đều đã đƣợc phục hồi. Ngày xƣa mọi ngƣời tham gia chỉ để giữ gìn cho gia đình thi bây giờ ngày nay mọi ngƣời cịn vinh dự với làng xã với xã hội. Bản thân tơi cũng vậy thơi, tơi đƣợc sinh ra từ chính mảnh đất và truyền thống gia đình của mình. Biên bản phỏng vấn 12. Thơng tin về người trả lời Họ và tên: Phan Thị Diệm - phƣờng Xoan Kim Đái Nghề nghiệp: Ở nhà; Tuổi: 76 Thời gian phỏng vấn: Ngày 14/02/2016 (7 tháng Giêng năm Bính Thân). Địa điểm: Đình Kim Đái, xã Kim Đức, TP. Việt Trì. Hỏi: Đƣợc biết, hát Xoan khơng đơn giản chỉ là một nét văn hĩa truyền thống ở đây mà cịn là một mĩn ăn tinh thần khơng bao giờ thiếu đƣợc trong đời sống của mọi ngƣời. Vậy thì cụ thể điều này nhƣ thế nào? Trả lời: Ở đây, hát Xoan cĩ di tích gốc, chúng tơi vẫn duy trì cĩ truyền thống từ lâu đời, khơng bao giờ sao nhãng truyền thống đĩ đƣợc. Chúng tơi quyết giữ lấy nguồn gốc, giữ lấy di sản. Truyền từ đời cha sang đời con, đời cháu Hỏi: Tại sao mà những thế hệ trƣớc lại cĩ thể yêu mên hát Xoan và quyết tâm lƣu truyền hát Xoan đến các thế hệ mai sau nhƣ vậy? Trả lời: Hát Xoan là của nhà vua, đƣợc lƣu truyền cho các thế hệ. Vì vậy chúng tơi ở đây là gốc của hát Xoan, khơng bao giờ chúng tơi đƣợc xao nhãng, truyền thuyết cĩ từ bao đời nay thì chúng tơi quyết giữ lấy đến bây giờ. Hỏi: Hát Xoan cĩ ý nghĩa nhƣ thế nào đối với đời sống văn hĩa tinh thần của những ngƣời dân nơi đây? Trả lời: Chúng tơi ăn cũng nghĩ đến hát Xoan, ngủ cũng nghĩ đến hát Xoan, lúc nào cũng nghĩ đến. Hát Xoan thực sự là một lẽ sống, là một thứ khơng thể nào thiếu đƣợc trong cuộc sống của những ngƣời dân ở đây, khơng bao giờ cĩ thể xao nhãng đƣợc. 232 Hỏi: Ở đây cĩ cụ nào khơng hát Xoan nhƣng đến hội vẫn đi xem khơng? Trả lời: Tơi thì mọi ngày vẫn đi hát Xoan với mẹ chồng, đi múa cùng các cụ trong Hùng Lơ, bây giờ cao tuổi mẹ mất, những vẫn nức lịng đi cùng chị em cho vui. Mà khơng hát đƣợc, nom ngƣời nĩ yếu, hát xoan bây giờ vui vẻ phát triển nhiều cái mới, các em mới bé lên này đẹp lắm nhất là các em bắt cá. Nên chị em hát đâu tơi vẫn đi. Biên bản phỏng vấn 13. Thơng tin về người trả lời Họ và tên: Lê Thị Oanh - phƣờng Xoan Kim Đái Nghề nghiệp: Làm ruộng; Tuổi: 44 Thời gian phỏng vấn: Ngày 14/02/2016 (7 tháng Giêng năm Bính Thân). Địa điểm: Đình Kim Đái, xã Kim Đức, TP. Việt Trì. Hỏi: Hát Xoan ở đây thì truyền từ đời này qua đời kia và dƣờng nhƣ cĩ những đứa bé chƣa biết đọc chƣa biết viết nhƣng đã biết hát Xoan rồi, vậy thì hát Xoan cĩ ý nghĩa nhƣ thế nào đối với ngƣời dân ở đây? Trả lời: Tơi cũng thế thơi, ngày xƣa tơi cũng khơng biết gì về Xoan cả, thấy các cụ đi hát ở gần nhà mà ngày xƣa chị cũng cĩ ơng cũng đi hát Chèo, hát Xoan. Thấy ơng Bà hát mình cũng tham gia. Thật ra cũng khơng cĩ sách vở gì cả, cứ nghe thơi và tự nhiên thì nĩ thuộc, cịn sau này mình hát, con cháu ở cạnh nĩ cũng hát theo. Thế nên là cái này là từ đời xƣa truyền lại, nĩ tự nhiên thế thơi khơng cĩ gì là phải trau truốt cả vì thế nên nĩ dễ hiểu dễ nghe các cháu hát theo và thích. Hỏi: Thế mọi ngƣời đã yêu hát Xoan nhƣ thế nào trong suốt cái hoạt động đời sống của mình ở đây. Trả lời: Trƣớc kia nĩ chỉ là tự phát ra từ các cụ ngày xƣa, cách đây hơn chục năm thì Xã cĩ hƣớng khơi phục lại Hát Xoan. Đƣợc sự quan tâm của các cấp Lãnh Đạo thì ơng bà đi cho đến bố mẹ và các cháu cứ đi thơi và rất thích hát Xoan. Vì hát Xoan là hát tập thể nên các cháu hát cùng ơng bà cũng đƣợc bố mẹ cũng đƣợc, các cháu hát với nhau cũng rất là vui. Hỏi: Em đã từng nghe một câu chuyện đĩ là cĩ một bà cụ từ khi 15, 16 tuổi đã đi học hát Xoan và hát Xoan rồi. Nhƣng mà từ khi về già, cụ vẫn theo hết các buổi hát Xoan và khơng bỏ buổi nào. Khi về già cụ mệt yếu rồi cụ khơng thể đi nghe đƣợc nữa. Cụ nằm trong nhà cụ nghe thấy hát Xoan cụ 233 khơng ra đƣợc cụ khĩc và dƣờng nhƣ hát Xoan khơng chỉ đơn giản là một nét Văn hĩa mà cịn là tình yêu của rất nhiều ngƣời dân ở đây cĩ phải nhƣ thế khơng? Trả lời: Nĩi chung là từ nhà chị mà ra, ơng bà bố mẹ rất là ủng hộ. Ví dụ nhƣ lúc chị đi hát Xoan thì tối phải đi tập rồi, ngày đi làm, tối đến đi tập và chồng con rất ủng hộ hay những ngày đại đồn kết tồn dân, mồng 8 -3 thì các chị rất thích hát Xoan và rất thích đƣa hát Xoan vào những trƣơng trình nhƣ thế. Hỏi: Đối với chị thì hát Xoan cĩ ý nghĩa nhƣ thế nào? Trả lời: Theo nhƣ cái suy nghĩ cá nhân tơi thấy hát Xoan là một cái tâm linh. Nếu đầu xuân đi hát Xoan đến các cửa Đình và dù cĩ đi hát bất cứ nơi đâu thì mình thấy trong tâm rất là thoải mái. Khi đến Đình hoặc chùa ngƣời ta mời thì tơi thấy rất vinh dự, tự hào và cảm thấy thoải mái, cĩ gì đĩ thơi thúc mình giữ lấy hát Xoan truyền thống của ơng cha để lại và truyền tiếp kế cho các đời sau. Biên bản phỏng vấn 14. Thơng tin về người trả lời Họ và tên: Nguyễn Hữu Vân - phƣờng Xoan Kim Đái Nghề nghiệp: Học sinh; Tuổi: 15 Thời gian phỏng vấn: Ngày 15/02/2016 (7 tháng Giêng năm Bính Thân). Địa điểm: Đình Kim Đái, xã Kim Đức, TP. Việt Trì. Hỏi: Đƣợc biết là Vân tham gia CLB hát xoan khá là lâu rồi thì dƣờng nhƣ cĩ tình yêu, một cái duyên nào đĩ em đến với hát Xoan thì em cĩ thể chia sẻ với mọi ngƣời đƣợc khơng? Trả lời: Trong gia đình em thì cĩ ơng em là trùm và mẹ em cũng hát xoan thì từ bé khi nghe tiếng hát thì em cũng bập bõm hát theo, sau này lớn lên đƣợc ơng cho vào phƣờng, đƣợc các cụ các bá dạy Hỏi: Trong quá trình học hát xoan thì em cĩ cảm xúc nhƣ thế nào? Trả lời: Trong quá trình học thì em cảm thấy rất thích thú, khi e đã thích rồi thì em sẽ dễ tiếp thu việc hát hơn. Hỏi: Em cĩ cảm thấy tự hào hay tình cảm gì cho hát xoan của quê hƣơng mình khơng? Trả lời: Em cảm thấy rất tự hào vì hát xoan đã đƣợc unessco đƣợc cơng nhận là di sản văn hĩa thế giới. 234 Hỏi: Trong tƣơng lại em cĩ ƣớc mơ nguyện vọng gì với hát xoan khơng? Trả lời: Em cĩ ƣớc mơ là hát xoan sẽ đƣợc tuyên truyền rộng rãi cho cả thế giới biết đến. Biên bản phỏng vấn 15. Thơng tin về người trả lời Họ và tên: Hồng Thị Hoa Liễu - GV trƣờng Tiểu học Đinh Tiên Hồng, p. Nơng Trang, TP. Việt Trì Nghề nghiệp: Giáo viên; Tuổi: 35 Thời gian phỏng vấn: Ngày 15/02/2016 (8 tháng Giêng năm Bính Thân). Địa điểm: trƣờng Tiểu học Đinh Tiên Hồng, phƣờng Nơng Trang, TP. Việt Trì. Hỏi: Chị dạy ở đây lâu chƣa? Trả lời: Em dạy ở đây 3 năm rồi ạ. Hỏi: Tại sao trƣờng lại tổ chức những lớp học hát xoan nhƣ thế này? Trả lời: Là một giáo viên dậy âm nhạc thì chúng tơi đã đƣợc học qua các lớp tập huấn, qua các nghệ nhân hát Xoan. Từ đĩ, chúng tơi về triển khai đến các em học sinh trong tồn trƣờng. Qua thực tế giảng dạy, khơng những các em học sinh đƣợc học trong lớp mà các em cịn đƣợc học các bài hát Xoan qua các hoạt động tập thể, qua các buổi sinh hoạt sao. Từ thực tế giảng dậy thì tơi thấy các em học sinh rất là yêu thích các làn điệu hát Xoan và các em tỏ ra rất là hứng thú với các làn điệu hát Xoan. Từ đĩ, khơng những dậy hát Xoan cho các em học sinh mà chúng tơi cịn truyền cho các em tình yêu đối với làn điệu hát Xoan và tình yêu đối với những làn điệu dân ca và thêm tự hào về quê hƣơng mình ạ. Biên bản phỏng vấn 16. Thơng tin về người trả lời Họ và tên: Lê Nhƣ Ngọc - Trƣờng Tiểu học Đinh Tiên Hồng, p. Nơng Trang, TP. Việt Trì Nghề nghiệp: Học sinh; Tuổi: 9 Thời gian phỏng vấn: Ngày 15/02/2016 (8 tháng Giêng năm Bính Thân). Địa điểm: trƣờng Tiểu học Đinh Tiên Hồng, phƣờng Nơng Trang, TP. Việt Trì. 235 Hỏi: Cháu thấy hát Xoan nhƣ thế nào? Trả lời: Cháu thấy giai điệu hát xoan rất là hay, điệu múa hát xoan rất là vui, 1 tuần cháu đi tập 2 lần, nếu bố mẹ khơng cho cháu đi tập nữa chắc cháu sẽ rất là buồn ạ. Biên bản phỏng vấn 17. Thơng tin về người trả lời Họ và tên: Nguyễn Thị Thứ - Chủ nhiệm CLH hát Xoan phƣờng Vân Phú Nghề nghiệp: Hƣu trí; Tuổi: 60 Thời gian phỏng vấn: Ngày 15/02/2016 (8 tháng Giêng năm Bính Thân). Địa điểm: Đình Vân Phú, phƣờng Vân Cơ, TP. Việt Trì. Hỏi: Cơ tên là gì và sinh năm bao nhiêu ạ? Trả lời: Cơ tên là Nguyễn Thị Thứ, sinh năm 1957, hiện nay cơ đang là chủ nhiệm CLB hát Xoan Phƣờng Vân Phú. Hỏi: Cơ cĩ thể giới thiệu cho cháu về CLB hát xoan phƣờng mình khơng? Trả lời: CLB hát xoan của tơi thành lập từ CLB hát ru và hát dân ca Phú thọ từ năm 2006 đến nay chúng tơi đã đƣợc hội liên hiệp Phụ nữ phƣờng Vân Phú cơng nhận là CLB hát xoan và hát du. Chúng tơi rất đam mê hát du và hát dân ca, sau khi hát xoan đƣợc UNESCO cơng nhận là di sản văn hĩa phi vật thế của nhân loại thì chúng tơi đƣợc phƣờng vân phú cơng nhận là CLB hát Xoan thì chúng tơi đã rất tích cực luyện tập đam mê về hát xoan, chúng tơi nghĩ sẽ đĩng gĩp một phần nhỏ bé của mình vào để gìn giữ và bảo vệ di sản của nhân loại, đƣợc các thành viên trong CLB đam mê và nhiệt tình tập luyện ngày đêm khơng kể nắng mƣa rét mƣớt, chúng tơi cho nghỉ 1 -2 tối là các thành viên lại kêu gọi cho chúng tơi đi tập. Từ những lịng đam mê đĩ từ năm 2014, chúng tơi đƣợc Tỉnh cơng nhận là CLB hát Xoan và dân ca Phú Thọ thì chúng tơi lại càng đem một tƣ duy, ý thức để làm sao rèn luyện tập luyện hơn nữa để đạt đƣợc lịng mong muốn của Tỉnh Phú Thọ đã cơng nhận chúng tơi. Đặc biệt là CLB chúng tơi cĩ các thành viên đa thế hệ từ nhỏ các cháu cĩ 5 tuổi cho đến bác cao tuổi nhất là 75 tuổi, CLB chúng tơi lúc đầu cĩ 30 thành viên thơi, bây giờ đã cĩ trên 70 thành viên, chúng tơi cĩ 22 cháu là thiếu niên, 10 cháu là thanh niên, 10 ngƣời trung niên. Chúng tơi đều đam mê nên mới cĩ hoạt động nhƣ hơm nay, chúng tơi cịn giúp nhau về ý thức, tƣ duy, lối sống đều thay đổi. 236 Phụ lục 9: KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG HOẠT ĐỘNG DU LỊCH 2011 - 2015 1. Khách tham quan 2. Khách lƣu trú - 1,000,000 2,000,000 3,000,000 4,000,000 5,000,000 6,000,000 7,000,000 8,000,000 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 6,000,000 6,100,000 6,200,000 7,000,000 7,500,000 7,800,000 8,000,000 LƢỢT KHÁCH THAM QUAN ĐẾN TỈNH PHƯ THỌ GIAI ĐOẠN 2011 - 2017 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 255,075 317,255 317,465 351,908 391,405 455,000 500,100 3,931 4,045 4,485 4,876 5,435 5,700 6,500 LƢỢT KHÁCH LƢU TRƯ ĐẾN TỈNH PHƯ THỌ GIAI ĐOẠN 2011 - 2017 Tổng lượt khách lưu trú Trong đĩ: Lượt khách quốc tế 237 3. Doanh thu 4. Cơ sở lƣu trú CƠ SỞ LƢU TRƯ DU LỊCH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2011 - 2017 1,213.90 1,467.00 1,668.50 1,917.60 2,166.10 2,180 2,350 0.00 500.00 1,000.00 1,500.00 2,000.00 2,500.00 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 DOANH THU DU LỊCH, DỊCH VỤ TỈNH PHƯ THỌ GIAI ĐOẠN 2011 - 2017 0 50 100 150 200 250 300 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 153 173 182 207 235 242 276 28 29 31 33 30 32 32 Nhà nghỉ (Cơ sở) Khách sạn (Cơ sở) 238 Phụ lục 10: BIỂU ĐỒ LUẬN ÁN 13 121 76 169 369 35 87 0 50 100 150 200 250 300 350 400 Tiếng nĩi chữ viết Ngữ văn dân gian Nghệ thuật trình diễn dân gian Tập quán xã hội Lễ hội truyền thống Nghề thủ cơng truyền thống Tri thức dân gian Biểu đồ 1: Di sản văn hĩa phi vật thể trên địa bàn tỉnh chia theo loại hình (năm 2016) Huyện Cẩm Khê 8% Huyện Đoan Hùng 4% Huyện Hạ Hịa 4% Huyện Lâm Thao 7% Huyện Phù Ninh 6% Huyện Tam Nơng 9% Huyện Thanh Ba 4% Huyện Thanh Sơn 8% Huyện Thanh Thủy 15% Huyện Tân Sơn 9% Thị xã Phú Thọ 4% Thành phố Việt Trì 15% Huyện Yên Lập 7% Biểu đồ 2: Sự phân bố di sản văn hĩa phi vật thể trên địa bàn tỉnh (năm (2016) 239 Năm 1998 Năm 2009 CLB Xoan Kim Đức 24 79 CLB Xoan An Thái 22 42 22 42 24 79 0 20 40 60 80 100 120 140 Biểu đồ 3: Sự phát triển thành viên CLB hát Xoan trước khi UNESCO ghi danh 3 13 34 0 5 10 15 20 25 30 35 40 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2015 Biểu đồ 4: Sự phát triển các Câu lạc bộ Xoan tại tỉnh Phú Thọ sau khi UNESCO ghi danh 240 11% 89% Biểu đồ 5: Tỷ lệ các trường phổ thơng đưa hát Xoan vào giáo dục trên địa bàn thành phố Việt Trì (năm 2015) Trường phổ thơng và mầm non ở Việt Trì chưa cĩ hát Xoan 63% 37% Biểu đồ 6: Tỷ lệ di tích hát Xoan được tu bổ, phục hồi Di tích được phục hồi Di tích chưa được phục hồi 7 249 330 0 50 100 150 200 250 300 350 Năm 2009 Năm 2015 Năm 2017 Biểu đồ 7: Số nghệ nhân cĩ khả năng truyền dạy (trước và sau khi UNESCO ghi danh) 241 242 Biểu 9: Sơ đồ bộ máy quản lý di sản Tín ngƣỡng thờ cúng Hùng Vƣơng ở Phú Thọ (năm 2016) Cơ quan quản lý nhà nƣớc Đơn vị sự nghiệp về văn hĩa Tổ chức cộng đồng SỞ VĂN HĨA, THỂ THAO VÀ DU LỊCH PHÕNG VĂN HĨA - THƠNG TIN HUYỆN BAN QUẢN LÝ DI TÍCH THỜ CÚNG HÙNG VƢƠNG KHU DTSL ĐỀN HÙNG TRUNG TÂM VHTTDL HUYỆN BAN TỔ CHỨC LỄ HỘI LIÊN QUAN ĐẾN TNTCHV ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN HUYỆN ỦY BAN NHÂN DÂN XÃ HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN XÃ 243 Phụ lục 11: PHỤ LỤC ẢNH I. ẢNH TÍN NGƢỠNG THỜ CƯNG HÙNG VƢƠNG 1. Một số hình ảnh tại Khu di tích lịch sử đền Hùng Ảnh số 1: Đại diện tổ chức UNESCO trao Bằng UNESCO cơng nhận “Tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương ở Phú Thọ” là di sản văn hĩa phi vật thể đại diện của nhân loại cho tỉnh Phú Thọ năm 2012 (Ảnh: Trọng Bằng) Ảnh số 2: Nghi lễ dâng hương giỗ tổ Hùng Vương 10/3 tại đền Hùng (Ảnh: Tư liệu Sở VH TT&DL Phú Thọ 2016) 244 Ảnh số 3: Cộng đồng rước kiệu thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương (Ảnh: NCS, 2015) Ảnh số 4: Cộng đồng thực hành tín ngưỡng thờ cúng Hùng Vương tại đền Trung 2015 (Ảnh: Quách Sinh) 245 Ảnh số 5: Các đại biểu lãnh đạo đảng, nhà nước tổ chức nghi lễ giỗ Tổ Hùng Vương năm 2017 (Ảnh: NCS) Ảnh số 6: Cộng đồng các làng dâng cúng lễ vật về đền Hùng trong ngày giỗ Tổ 2014 (Ảnh: NCS) 246 Ảnh số 7: Hội thi gĩi, nấu bánh chưng, giã bánh giầy để dâng Vua Hùng năm 2013 (Ảnh: Quách Sinh) 2. Một số hình ảnh thực hành tín ngƣỡng tại các làng thờ cúng Hùng Vƣơng Ảnh số 8: Lễ hội làng Trẹo thị trấn Hùng Sơn, huyện Lâm Thao năm 2010 (Ảnh: NCS) 247 Ảnh số 9: Tế lễ trong lễ hội đền Nhà Bà, xã Tiên Du, huyện Phù Ninh năm 2014 (Ảnh: Tư liệu Sở VHTT&DL Phú Thọ) Ảnh số 10: Lễ rước kiệu trong lễ hội đền Năng Yên, xã Năng Yên, huyện Thanh Ba năm 2011 (Ảnh: Tư liệu Sở VHTT&DL Phú Thọ) 248 Ảnh số 11: Lễ hội Rước voi Đào Xá xã Đào Xá huyện Thanh Thủy năm 2015 (Ảnh: Tư liệu Sở VHTT&DL Phú Thọ) Ảnh số 12: Lễ hội đình Hạ Bì Hạ xã Xuân Lộc, huyện Thanh Thủy 2015 (Ảnh: Quách Sinh) 249 Ảnh số 13: Trình diễn Lễ hội Trị Trám tại Đền Hùng năm 2010. (Ảnh: NCS) Ảnh số 14: Trình diễn Lễ hội Đình An Thái tại Đền Hùng năm 2010 (Ảnh: Tư liệu Sở VHTT&DL Phú Thọ) 250 II. ẢNH HÁT XOAN PHÚ THỌ Ảnh số 15: Miếu Lãi Lèn - nơi phát tích Hát Xoan (Ảnh: NCS, 2017) Ảnh số 16: Trình diễn hát Xoan tại đình An Thái năm 2014 (Ảnh: Tư liệu Sở VHTT&DL Phú Thọ) 251 Ảnh 17: Trình diễn Hát Xoan trong Lễ hội đình làng Thét xã Kim Đức, TP Việt Trì năm 2015 (Ảnh: Tư liệu Sở VHTT&DL Phú Thọ) Ảnh số 18: Phục hồi tục kết nghĩa giữa phường Xoan An Thái với làng Cao Mại năm 2015 (Ảnh: Quách Sinh) 252 Ảnh số 19: Truyền dạy hát Xoan tại trường Tiểu học Đinh Tiên Hồng năm 2015 (Ảnh: Tư liệu Sở VHTT&DL Phú Thọ) Ảnh số 20: Truyền dạy lớp nghệ nhân kế cận tại cộng đồng xã Kim Đức, TP. Việt Trì năm 2014 (Ảnh: NCS) 253 Ảnh số 21: Tổ chức lớp truyền dạy và thực hành hát Xoan cho các Câu lạc bộ Hát Xoan và dân ca Phú Thọ năm 2016 (Ảnh: NCS) Ảnh số 22: Trình diễn Hát Xoan Liên hoan ẩm thực quốc tế năm 2015 (Ảnh: Tư liệu Sở VHTT&DL Phú Thọ) 254 Ảnh số 23: Trình diễn Hát Xoan tại Lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long - Hà Nội (Ảnh: Trọng Bằng) Ảnh số 24: Tiết mục Hát Xoan Bỏ bộ tham gia Liên hoan dân ca Việt Nam năm 2013 (Ảnh: Tư liệu Sở VHTT&DL Phú Thọ) 255 Ảnh số 25: Trình diễn Hát Xoan tại lễ hội Đền Hùng năm 2012 (Ảnh: Tư liệu Sở VHTT&DL Phú Thọ) Ảnh số 26: khách quốc tế giao lưu với các đào Xoan tại đình Hùng Lơ năm 2015 (Ảnh: Phương Thanh) 256 Ảnh số 27: Hát Xoan phục vụ du lịch tại đình Hùng Lơ, TP. Việt Trì 2015 (Ảnh: NCS) Ảnh số 28: Câu lạc bộ hát Xoan xã Đào Xá trình diễn Hát Xoan tại đình Đào Xá, huyện Thanh Thủy năm 2015 (Ảnh: Đức Hịa) 257 Ảnh số 29: Các nghệ nhân hát Xoan nhận Bằng cơng nhận nghệ nhân ưu tú tại Lễ kỷ niệm ngày Di sản văn hĩa Việt Nam 2015 (Ảnh: NCS) Ảnh số 30: Đồn Đại biểu Việt Nam tại phiên Họp UNESCO cơng nhận Hát Xoan là DSVHPVT đại diện của nhân loại - 12/2017 (Ảnh: Tư liệu Sở VHTT&DL Phú Thọ) 258 Ảnh số 31: Lễ trao Bằng UNESCO ghi danh Hát Xoan Phú Thọ là di sản văn hĩa phi vật thể đại diện của nhân loại (Ảnh: NCS, 2018) Ảnh số 32: Trình diễn hát Xoan tại Lễ đĩn nhận Bằng ghi danh của UNESCO (Ảnh: NCS, 2018) 259 Phụ lục 12: DANH SÁCH NHỮNG NGƢỜI CUNG CẤP THƠNG TIN CHO ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1. Ơng: Triệu Ngọc Đảm (Tuổi: 57) Cụ từ tại đền Trung, Khu di tích lịch sử đền Hùng. 2. Bà: Phạm Hồng Oanh (Tuổi: 39) Trƣởng Phịng Quản lý - Bảo tàng, Khu di tích lịch sử Đền Hùng 3. Ơng: Đinh văn Hùng (Tuổi: 57) Chủ tịch UBND thị trấn Hùng Sơn 4. Ơng: Hồng Văn Thắng (Tuổi: 67) Ngƣời trơng coi di tích đình làng Trẹo, thị trấn Hùng Sơn 5. Bà: Lê Thị Thoa (Tuổi: 52) Phịng Quản lý di sản văn hĩa, Sở VHTT và DL Phú Thọ 7. Ơng: Nguyễn Đức Tồn (Tuổi: 53) Nghệ nhân làng nghề nấu bánh chƣng, Tân Ƣớc, Thanh Oai, Hà Nội 8. Anh: Hồng Anh Tuấn (Tuổi: 26) Nghệ nhân làng nghề gĩi bánh chƣng, huyện Cẩm Khê, tỉnh Phú Thọ 9. Bà: Nguyễn Mai Thoa (Tuổi: 52) Bảo tàng Hùng Vƣơng tỉnh Phú Thọ 10. Bà: Nguyễn Thị Sủng (Tuổi: 87) Nghệ nhân ƣu tú - phƣờng Xoan Thét xã Kim Đức 11. Ơng: Ơng Nguyễn Ngọc Bảo (Tuổi: 77) Nghệ nhân ƣu tú - phƣờng Xoan Thét, xã Kim Đức 12. Ơng: Nguyễn Xuân Hội (Tuổi: 67) Nghệ nhân ƣu tú - phƣờng Xoan Phù Đức, xã Kim Đức 13. Ơng: Lê Xuân Ngũ (Tuổi: 79) Nghệ nhân ƣu tú - trùm phƣờng Xoan Phù Đức, xã Kim Đức 14. Ơng: Lê Quang Đốc (Tuổi: 74) - ơng từ đình Trung, xã Kim Đức 15. Bà: Nguyễn Thị Hải (Tuổi: 60) - Chủ nhiệm CLB hát Xoan TT Lâm Thao 16. Bà: Nguyễn Thị Lịch (Tuổi: 68) - Nghệ nhân ƣu tú - Trùm phƣờng Xoan An Thái, xã Phƣợng Lâu 17. Anh: Nguyễn Văn Quyết (Tuổi: 31) - Trùm phƣờng Xoan Kim Đái, xã Kim Đức 18. Bà: Phan Thị Diệm (Tuổi: 76) Nghệ nhân ƣu tú - phƣờng Xoan Kim Đái, xã Kim Đức 19. Bà: Hồng Thị Hoa Liễu (Tuổi: 35) - GV trƣờng Tiểu học Đinh Tiên Hồng, p. Nơng Trang, TP. Việt Trì 20. Bà: Nguyễn Thị Thứ (Tuổi: 60) - Chủ nhiệm CLB hát Xoan phƣờng Vân Phú

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_bao_ve_va_phat_huy_gia_tri_di_san_tin_nguong_tho_cun.pdf
  • pdfAbstract.pdf
  • pdfNew conclusions.pdf
  • pdfThong tin tom tat ve nhung ket luan moi tieng Viet (1).pdf
  • pdftom tat luan an (2).pdf
  • pdfTrich yeu luan an.pdf
Tài liệu liên quan