VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN BẠCH MAI
BẢN SẮC VÀ GIÁ TRỊ
VĂN HÓA TRỐNG – TRỐNG TRẬN TÂY SƠN
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
HÀ NỘI - 2016
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN BẠCH MAI
BẢN SẮC VÀ GIÁ TRỊ
VĂN HÓA TRỐNG – TRỐNG TRẬN TÂY SƠN
Chuyên ngành: Văn hóa Dân gian
Mã số: 62 22 01 30
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. GS. TS. Ngô Đức Thịnh
2. PGS. TS. Kiều Trun
196 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 429 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Bản sắc và giá trị văn hóa trống – Trống trận Tây Sơn, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g Sơn
HÀ NỘI - 2016
LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các dẫn liệu nêu
trong luận án là trung thực và các kết quả trong luận án chưa từng được ai công bố
trong bất cứ công trình nào khác.
Hà Nội, ngày tháng năm 2016
Nghiên cứu sinh
Nguyễn Bạch Mai
MỤC LỤC
Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các ký hiệu, các chữ viết tắt
MỞ ĐẦU ................................................................................................................................... 1
Chương 1: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT ...................... 11
1.1. Tổng quan nghiên cứu ..................................................................................................... 11
1.2. Cơ sở lý thuyết ................................................................................................................ 27
Chương 2: TRỐNG TRẬN TÂY SƠN TRÊN NỀN CẢNH VĂN HÓA TRỐNG
VIỆT NAM ............................................................................................................................ 42
2.1. Văn hóa trống Việt Nam – đặc tính cơ bản và các chức năng ....................... 42
2.1.1. Đặc tính cơ bản của trống ......................................................................................... 42
2.1.2. Các chức năng văn hóa của trống ............................................................................ 52
2.2. Trống trận Tây Sơn – đặc tính kết cấu và nghệ sĩ diễn tấu ............................ 62
2.2.1. Đặc tính kết cấu bộ 12 trống và các nhạc khí trong dàn nhạc trống trận Tây Sơn . 62
2.2.2. Nghệ sĩ diễn tâu bộ 12 trống .................................................................................... 62
2.3. Tính cách đặc biệt, vai trò lịch sử và sức thu phục du khách của trống trận
Tây Sơn trong bối cảnh văn hóa trống .......................................................................... 72
2.3.1. Tính cách đặc biệt của trống trận Tây Sơn ................................................................. 72
2.3.2. Vai trò lịch sử của trống trận Tây Sơn.. ..................................................................... 73
2.3.3. Sức thu phục du khách của trống trận Tây Sơn ......................................................... 73
Chương 3: BẢN SẮC VĂN HÓA TRỐNG TRẬN TÂY SƠN – NGHỆ THUẬT
VÕ TRONG NHẠC 75
3.1. Bản sắc văn hóa thể hiện qua nghệ thuật âm nhạc trống trận Tây Sơn .... 76
3.1.1. Kết cấu độc đáo của bộ 12 trống .................................................................................. 77
3.1.2. Đặc trưng bài bản âm nhạc dân gian của trống trận Tây Sơn ................................... 79
3.1.3. Điệu nghệ trình diễn ngoạn mục của võ công – nghệ nhân ..................................... 86
3.2. Bản sắc văn hóa thể hiện qua nghệ thuật võ trong nhạc ................................. 92
3.2.1. “Võ thanh“ được hiển thính trong “tiếng trống“ ........................................................ 92
3.2.2. “Võ hình“ được hiển thị trong “múa trống“ .............................................................. 99
Chương 4: GIÁ TRỊ VĂN HÓA TRỐNG TRẬN TÂY SƠN – GẮN KẾT GIAO
THOA, CẢM HỨNG SÁNG TẠO VÀ SỨC SỐNG LAN TỎA ............................ 107
4.1. Giá trị văn hóa thể hiện qua gắn kết giao thoa trống trận Tây Sơn với các
loại hình nghệ thuật truyền thống, dân gian Bình Định ........................................ 108
4.1.1. Trống trận Tây Sơn gắn kết giao thoa với tuồng ...................................................... 108
4.1.2. Trống trận Tây Sơn gắn kết giao thoa với bài chòi .................................................. 111
4.1.3. Trống trận Tây Sơn gắn kết giao thoa với võ thuật .................................................. 112
4.2. Giá trị văn hóa thể hiện qua cảm hứng sáng tạo âm hưởng nhạc điệu trống trận
Tây Sơn trong các thể loại tác phẩm âm nhạc đương đại ....................................... 113
4.2.1. Cảm hứng sáng tạo âm hưởng nhạc điệu trống trận Tây Sơn trong thể loại tác
phẩm thanh nhạc .................................................................................................................. 113
4.2.2. Cảm hứng sáng tạo âm hưởng nhạc điệu trống trận Tây Sơn trong thể loại tác
phẩm khí nhạc ......................................................................................................... 116
4.3. Gíá trị văn hóa thể hiện qua sức sống lan tỏa trống trận Tây Sơn trong lễ
hội và trong tâm thức người Bình Định .............................................................. 120
4.3.1. Sức sống lan tỏa trống trận Tây Sơn trong lễ hội ......................................... 120
4.3.2. Sức sống lan tỏa trống trận Tây Sơn trong tâm thức người Bình Định ............136
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................................ 142
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ ........................................................... 150
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................... 151
PHỤ LỤC ........................................................................................................................... 160
DANH MỤC KÝ HIỆU CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ĐHQG Đại học Quốc gia
GS. TS. Giáo sư tiến sĩ
PGS. TS. Phó giáo sư tiến sĩ
HTKH Hội thảo khoa học
KHXH & NV Khoa học xã hội và Nhân văn
NCS Nghiên cứu sinh
NSƯT Nghệ sĩ ưu tú
Nxb Nhà xuất bản
PTTH Phát thanh truyền hình
TTTS Trống trận Tây Sơn
Tp. HCM Thành phố Hồ Chí Minh
Tp. Huế Thành phố Huế
UBND Ủy ban Nhân dân
VHNT Văn hóa nghệ thuật
VH –TT&DL Văn hóa, Thể thao và Du lịch
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bình Định được mệnh danh là miền “đất võ, trời văn”, quê hương người anh
hùng áo vải, Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ. Nơi đây, có bề dày truyền thống văn
hóa, là cái nôi của nghệ thuật dân gian bài chòi, hát bội, võ Tây Sơn... Gắn với
những loại hình nghệ thuật độc đáo đó là trống trận Tây Sơn, một nhạc khí đang
được coi là biểu tượng văn hóa của vùng đất võ.
Trống là một trong những nhạc khí gõ thuộc họ màng rung (trống gỗ mặt da)
hoặc tự thân vang (trống đồng), có mặt ở tất cả các quốc gia trên khắp lục địa hành
tinh. Trống có nhiều loại khác nhau như: trống sấm, trống chầu, trống chiến, trống
cơm, trống đế, trống bồng Tùy thuộc vào khả năng diễn tấu trong từng hoàn cảnh
đời sống, nghệ thuật, tín ngưỡng, lễ hội của cộng đồng tộc người địa phương, quốc
gia dân tộc mà phương thức và mục đích sử dụng trống có khác nhau. Về cơ bản,
chúng có cấu tạo giống nhau, gồm 2 phần: thân trống được làm bằng gỗ, bằng đất
nung (sành) hoặc bằng kim loại (đồng, thép không gỉ), mặt trống được căng bằng da
động vật, chủ yếu là da trâu (trừ trống đồng, trống jazz và trống quân nhạc).
Tuy có cấu tạo đơn giản, nhưng tại sao mỗi khi vang lên một hồi trống ngũ
liên, trống khai trường, trống trong các lễ hội và nhất là khi trống đóng vai trò giữ
nhịp cho nhảy múa lại thúc giục, làm con người hoạt bát, năng động, thêm tin yêu
cuộc sống? Chỉ với 4 âm thanh chính - cơ bản: tùng, tang, rụp, cắc và một vài thủ
pháp kĩ thuật tạo nên 4 âm thanh phụ: t’rùng, t’rang, t’rụp, t’rắc, khi được cất lên,
tiếng trống ấy đã làm phấn khích lòng người trong lao động sản xuất, sinh hoạt, tâm
linh, hội hè, nghệ thuật... thậm chí, còn làm cho cả quân thù “kinh hồn bạt vía “?
Trống ở Bình định, phải khẳng định rằng, cũng có hầu hết các loại thể, kiểu
dáng như trong toàn quốc, có màu âm độc đáo, chức năng đa dạng, có thể diễn tấu
độc lập (trống võ), hoặc làm một nhạc cụ được coi là “linh hồn” trong các dàn nhạc
võ, tuồng và bài chòi.
2
Trống trận Tây Sơn ở Bình Định, không chỉ hiểu là một nhạc khí (trình tấu
nhạc không lời), một bộ trống 12 chiếc mà còn là một dàn nhạc, một nhạc phẩm nổi
tiếng – trống trận Quang Trung. Hành trình lịch sử của nó bắt nguồn từ đâu, có bao
nhiêu tên gọi và chưa có sự thống nhất trong các nhà nghiên cứu về gọi tên? Điều
đó, cần phải có thêm những tranh luận.
Trống trận Tây Sơn thực chất là một loại hình nghệ thuật kép “hai trong một”,
trong đó có cả võ thuật và âm nhạc. Võ và nhạc có quan hệ biện chứng, tôn tạo
nhau, song hành, lồng ghép như thế nào, vẫn còn nhiều tiềm ẩn.
Tiếng trống trận năm xưa đã làm cho quân thù khiếp sợ, cao chạy xa bay.
Ngày nay, cũng vẫn tiếng trống ấy nhưng được kết cấu trong một bài bản có sự
chau chuốt hơn, khi được nghệ nhân – võ công trình tấu với dàn nhạc lại vang lên,
vọng về và hiển thính, hiển thị những sắc võ, đòn, thế võ siêu đẳng thời Tây Sơn.
Vẫn biết thế, nhưng sắc võ, đòn, thế võ, của bài võ nào, của ai sáng tạo, được hiện
lên khi nào, như thế nào? Những điều đó, cần phải có những phân tích, lý giải, biện
luận khoa học một cách thấu đáo và thuyết phục.
Trống trận Tây Sơn liên quan mật thiết, tương đồng, giao thoa, cộng hưởng
với các loại hình nghệ thuật hát bội, bài chòi, võ Tây Sơn về các phương diện: tính
năng, nghệ thuật trình diễn, biên chế dàn nhạc, phương thức trình diễn và âm hưởng
nhạc điệu [52]. Không những thế, ngày nay, trống trận Tây Sơn đang có sức lan tỏa
rộng, tương tác ảnh hưởng lớn đến đời sống văn hóa nghệ thuật đương đại của cộng
đồng cư dân Bình Định, nhất là trong các lễ hội truyền thống...
Về phương thức trình diễn, trống có thể được trình tấu độc lập từng chiếc
một, từng loại một, có thể được nhóm các loại trống có kích cỡ khác nhau tạo thành
một dàn trống hoặc phối hợp với dàn nhạc, sử dụng trong những lễ hội dân gian
truyền thống của nhiều địa phương, Quốc gia, tạo nên những sắc màu độc đáo.
Có một dàn nhạc trống xuất xứ từ miền đất Tây Sơn – quê hương Hoàng đế
Quang Trung – Nguyễn Huệ, có cấu tạo độc đáo với nghệ thuật trình diễn đượm sắc
màu võ thuật, đã một thời tham gia cuộc hành binh thần tốc giải phóng thành Thăng
3
Long, ngày nay được sử dụng với tần xuất cao trong hầu hết các lễ hội văn hóa
truyền thống ở Bình Định, dàn nhạc trống đó được mang tên “Trống trận Tây sơn“.
Cho đến nay, đã có hàng chục nhà nghiên cứu với hàng trăm công trình,
khảo cứu, các ấn phẩm, dưới dạng các bài báo, tạp chí, đề tài khoa học công nghệ,
sách xuất bản đã đề cập, khai thác, tìm hiểu về giá trị, bản sắc của trống trận Tây
Sơn và đã thu được một số kết quả đáng kể, trong đó có một số phát hiện mới. Tuy
nhiên, việc khai thác chưa sâu, nhất là mảng miếng, đòn thế võ thuật trong nghệ
thuật trình diễn âm nhạc trống trận Tây Sơn, mặt khác, chưa có đồng thuận trong
các nhà nghiên cứu bộ trống này về: tên gọi, chức năng, đặc trưng, nghệ thuật trình
diễn trống... Từ đó, vẫn cần thiết phải có những nghiên cứu tiếp theo để khám phá
thêm những tiềm ẩn vốn có trong trống trận Tây Sơn từ hàng trăm năm nay.
Nghiên cứu trống - trống trận Tây Sơn ở Bình Định với vai trò là “thủ lĩnh”,
“linh hồn” trong các dàn nhạc võ, hát bội, bài chòi, trong các lễ hội văn hóa truyền
thống trên nền cảnh văn hóa trống Việt Nam và mối quan hệ tương tác, lan tỏa rộng
khắp trong đời sống cộng đồng một cách có hệ thống là công việc có tính cấp thiết.
Nghiên cứu này cũng chính là, tìm hiểu quá trình kiến tạo bản sắc và giá trị văn hóa
trống trận Tây Sơn, góp phần không nhỏ vào công tác bảo tồn, phát huy bản sắc và
giá trị văn hóa trống mà đỉnh cao là trống trận Tây Sơn, không chỉ trên miền đất võ
mà còn cho cả cộng đồng quốc gia dân tộc.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1. Tìm hiểu bản sắc văn hóa trống trận Tây Sơn
- Tìm ra được những nét độc đáo trong kết cấu, nghệ thuật âm thanh và nghệ
thuật trình diễn bộ 12 trống trong dàn nhạc trống trận Tây Sơn.
- Tìm hiểu những nét đặc trưng trong bài bản dân gian của trống trận Tây Sơn.
- Phát hiện sắc võ, đòn, thế võ trong một số bài võ thuật siêu đẳng do các
tướng lĩnh triều đại Tây Sơn sáng taọ ra được hiển thính và hiển thị trong “tiếng
trống“ và trong “múa trống“ qua điệu nghệ trình diễn ngoạn mục của võ công –
nghệ nhân ở Bình Định.
4
2.2. Xác định giá trị văn hóa trống trận Tây Sơn
- Trống trận Tây Sơn mang trong mình “bộ gien“ quý được tạo bởi, sự gắn kết
giao thoa của trống trận Tây Sơn với các loại hình nghệ thuật truyền thống, dân gian
được coi là “cái nôi“: tuồng, bài chòi, võ thuật và trường tồn cùng diễn trình lịch sử
văn hóa bình định.
- Âm hưởng nhạc điệu dân gian của trống trận Tây Sơn là nguồn cảm hứng
cho các văn nghệ sĩ, sáng tạo nên hàng trăm tác phẩm ở hầu hết các thể loại âm
nhạc đương đại.
- Trống trận Tây Sơn không chỉ đang được sử dụng với tần xuất cao, lan tỏa
trong hầu hết các lễ hội, giao lưu văn hóa truyền thống, mà còn gắn bó thân thiết, là
niềm tự hào, ẩn chứa, “trừu xuất“ nhiều truyền thống văn, hóa lịch. Trong tâm thức
người Bình Định, trống trận Tây Sơn đang được coi là biểu tượng văn hóa vùng
đất võ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Tiêu đề luận án “Bản sắc và giá trị văn hóa trống – trống trận Tây Sơn“, hiển
thị rõ, đây là một đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực phạm trù “văn hóa trống “, tức là,
nghiên cứu, phản ánh những thuộc tính và mối quan hệ biện chứng cơ bản nhất của
trống trận Tây Sơn trong bối cảnh, nền tảng văn hóa trống Việt Nam đó là, bản sắc
văn hóa trống trận Tây Sơn và giá trị văn hóa trống trận Tây Sơn.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
Các vấn đề nghiên cứu chủ yếu được thực hiện tại, Bình Định, nơi thường diễn
ra các lễ hội văn hóa truyền thống, đó là các lễ hội: chiến thắng Ngọc hồi Đống Đa tại
Bảo tàng Quang Trung, Phú Phong, Tây Sơn; Lễ hội võ thuật cổ truyền Quốc tế tại
thành phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định; Lễ hội trống và nhạc khí gõ Quốc tế tại Cố đô
Huế và lễ hội Đống Đa Hà Nội; Một số địa lò luyện võ và làng nghề chế tác trống –
trống trận Tây Sơn nổi tiếng đó là, làng nghề chế tác trống Lâm Yên, Đại Minh, Đại
Lộc tỉnh Quảng Nam, làng nghề chế tác trống Đọi tam, Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam.
5
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu liên ngành: sử học, dân tộc nhạc học, văn
hóa học, xã hội học, nhân học
Đề tài nghiên cứu: “Bản sắc và giá trị văn hóa trống – trống trận Tây sơn“
phải sử dụng phương pháp nghiên cứu liên ngành bởi lẽ, trống trận Tây Sơn có lịch
sử hình thành hơn 200 năm và được lưu truyền qua hàng chục thế hệ, đó là một thời
gian tương đối dài. Qua hành trình lịch sử, khi xưa, từ một số ít trống trong các ban
nhạc lễ với bài bản ban đầu “Tam luân cửu chuyển“ [11], được biến đổi theo thời
gian, lần lượt với các chức năng, nhạc lễ, võ trống, trống trận, nhạc võ Tây Sơn;
trong thời kỳ đương đại, trống trận Tây Sơn được định hình một cách uy nghi, có
sức lan tỏa rộng lớn và trường tồn theo năm tháng qua nghệ thuật trình diễn điêu
luyện của võ công – nghệ nhân với hệ thống bài bản dân gian có tính nghiêm khắc,
và có ảnh hưởng đến âm hình nhạc điệu trong hoạt động sáng tạo các tác phẩm nghệ
thuật âm nhạc ngày nay.
Để thực hiện đề tài nghiên cứu này, theo thời hạn ấn định của cơ sở đào tạo là
3 năm, nhưng chúng tôi đã phải có ý thức, chuẩn bị từ hàng chục năm trước đây, từ
lúc tốt nghiệp cử nhân sáng tác âm nhạc và thạc sĩ nghiên cứu văn hóa. Đó là tác
phẩm khí nhạc Poem Simphonique (giao hưởng thơ) – tác phẩm tốt nghiệp cử nhân
chuyên ngành sáng tác âm nhạc Học viện Âm nhạc Quốc gia Việt Nam (1997):
“Cuộc hành quân thần tốc“. Tác phẩm tốt nghiệp này có sử dụng âm hưởng nhạc
điệu, mô típ, cấu trúc của tác phẩm trống trận Quang Trung làm âm hình chủ đạo
trong các chủ đề phát triển các phần trong cấu trúc thể loại âm nhạc giao hưởng một
chương - hình thức xô nát (poeme simphonique). Tiếp đến, với luận văn thạc sĩ
chuyên ngành Văn hóa học mang tên: “Trống trận Tây Sơn“, bảo vệ năm 2006 tại
Viện nghiên cứu Văn hóa, Hà Nội. Hiện tại, chúng tôi đang nỗ lực hoàn thành đề tài
nghiên cứu: “Bản sắc và giá trị văn hóa trống – trống trận Tây Sơn“ tại Học viện
Khoa học xã hội – Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam.
Đối với phương pháp nghiên cứu dân tộc nhạc học, cần phải được sử dụng để
ký âm một số bài bản mới, hoặc phái sinh khi ngẫu hứng trình tấu, đồng thời phải
6
phân tích cấu trúc các tác phẩm âm nhạc trống, nhất là bài bản tác phẩm: “Trống
trận Quang Trung“ và xác định rõ hơn một số tính năng độc đáo của bộ trống chiến
12 chiếc trong dàn nhạc trống trận Tây Sơn.
Về phương pháp nghiên cứu Nhân học, Văn hóa học cũng không thể thiếu được
trong nghiên cứu đề tài luận án bởi, để có được loại thể nghệ thuật trống trận Tây Sơn
không thể không ghi nhận, đánh giá cao những vĩ nhân, con người đã sáng lập ra và tôn
tạo nên bộ môn nghệ thuật trống này như: Quang Trung - Nguyễn Huệ, các nghệ nhân đã
chế tác ra dàn trống có cấu tạo độc đáo, các nhà nghiên cứu âm nhạc, các nhạc sĩ đã tiếp
thu, kế thừa và phát triển, nâng cao các bài bản từ thời sơ khai để ngày nay có những bài
bản, tác phẩm âm nhạc trống tương đối hoàn chỉnh với nghệ thuật trình diễn điêu luyện
của nghệ sĩ trình tấu, võ công – nghệ nhân, vang lên những âm thanh kỳ vĩ làm rung
động hàng chục triệu con tim người hâm mộ trên khắp mọi miền Tổ quốc và đông đảo
khách đến thăm quan, du lịch trên khắp năm châu, chiêm ngưỡng và thán phục.
Đối với phương pháp nghiên cứu Xã hội học, nghiên cứu đề tài này cho thấy,
trống trận Tây Sơn có khả năng thu phục được đông đảo số lượng cư dân đến tham
gia thực hiện và tham dự trong các lễ hội, không những thế, trống trận Tây Sơn còn
có uy lực lớn trong việc kết nối cộng đồng, hun đúc truyền thống văn hóa dân tộc,
tình yêu quê hương trong việc dựng nước, giữ nước, làm cho cộng đồng thêm tin
yêu cuộc sống, phấn khởi trong lao động, sản xuất cùng nhau xây dựng quê hương,
Tổ quốc giàu mạnh, dân chủ, văn minh trong công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa –
hiện đại hóa đất nước với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
4.2. Phương pháp điền dã dân tộc học kết hợp với phỏng vấn sâu và quan
sát tham gia
Đối với phương pháp này, cần phải dùng các phương tiện nghe nhìn như:
camera, máy ảnh để ghi lại hình ảnh trình diễn trống; máy ghi âm để ghi giai điệu
tiết tấu bài bản nhạc trống; thước dây để đo kích thước trống; và dụng cụ đo tần số
âm thanh để xác định độ cao và âm vực của âm thanh trống. Ngoài ra còn phải kết
hợp với tai nghe, học thuật để kí âm các bài bản âm nhạc liên quan đến trống –
trống trận Tây Sơn, làm tư liệu phân tích, xử lý trong nghiên cứu.
7
Đây là phương pháp chính, cơ bản, xuyên suốt đề tài nghiên cứu. Thật vậy, để
hoàn thành được luận án, NCS phải đầu tư một khoảng thời gian không nhỏ để đi
thực địa, nhiều miền vùng có những lễ hội như: Bảo tàng Quang Trung, Phú Phong,
Tây Sơn, các lò luyện võ tại An Thái, An Nhơn Bình định, các lễ hội trống và các
nhạc khí gõ tại Cố đô Huế và lễ hội Đống Đa, Hà Nội. Ngoài việc tham khảo công
trình nghiên cứu khoa học tập thể cấp viện về nghệ thuật chế tác trống của Viện
Nghiên cứu Văn hóa, NCS còn phải đi đến các làng nghề chế tác trống nổi tiếng
như: làng nghề chế tác trống Lâm Yên, thôn Áp Nam, xã Đại Minh, huyện Đại Lộc,
tỉnh Quảng Nam, làng nghề chế tác trống Đọi Tam, Đọi Sơn, Duy Tiên, Hà Nam để
mục thị, so sánh, đối chiếu, tìm hiểu sâu hơn về những nét văn hóa, một số bí quyết
trong nghệ thuật chế tác trống, nhất là chế tác dàn trống trận Tây Sơn và một số cơ
sở chế tác tại thành phố Quy Nhơn, An Nhơn, Bình Định có thể chế tác hoặc tu sửa,
nâng cấp được dàn trống trận này.
Trong phương pháp điền dã dân tộc học, kết hợp tham dự đều đặn thường
niên, chu kỳ các lễ hội truyền thống chiến thắng Ngọc Hồi – Đống Đa, lễ hội võ
thuật cổ truyền Quốc tế tại Bình Định, lễ hội trống và các nhạc khí gõ tại Cố đô
Huê, các dàn nhạc có sự tham gia của trống – trống trận Tây Sơn như dàn nhạc
tuồng của Nhà hát tuồng Đào Tấn, dàn nhạc trong hô, hát và sân khấu nghệ thuật
bài chòi. Quan sát trực tiếp các nghệ sĩ, võ công, nghệ nhân trình diễn trống trong
các dàn nhạc tuồng, bài chòi, nhạc võ, các lò luyện võ, qua đó, học hỏi, nhận thức
được rõ hơn về cái hay, cái đẹp trong hệ thống bài bản, cảm thụ nghệ thuật trình
diễn của nghệ sĩ diễn tấu, đồng thời quay video, chụp ảnh làm tư liệu minh chứng
cho đề tài luận án.
Trong quá trình điền dã, chúng tôi còn kết hợp sử dụng phương pháp phỏng
vấn sâu một số nhà nghiên cứu văn hóa, âm nhạc, các chuyên gia, võ sư, các nghệ
nhân chế tác trống và và nghệ sĩ, nghệ nhân, nhạc công trình diễn trống như:
- NSƯT. Nhạc sĩ Đào Duy Kiền, nhà nghiên cứu Văn hóa dân gian, người đã ký
âm, cùng với các nhạc sĩ đàn anh như nghệ sĩ – nhạc sĩ Văn Bá Anh góp phần chỉnh lý,
nâng cao, hoàn chỉnh bài bản trống trận Quang Trung, đồng thời nguyên là nhạc sĩ chỉ
8
huy dàn nhạc tuồng của Nhà hát tuồng Đào Tấn và cũng là người đã có hàng chục tác
phẩm âm nhạc trong các tích, vở tuồng về Quang Trung – Nguyễn Huệ.
- NSƯT. Nhạc sĩ Nguyễn Gia Thiện cũng là nhà nghiên cứu văn hóa đã có
nhiều tác phẩm khí nhạc, đã sáng tác được hàng chục tác phẩm âm nhạc tuồng,
đồng thời, là nhà sư phạm đã từng huấn luyện, tập huấn cho một số nghệ sĩ, nhạc
công của Nhà hát tuồng Đào Tấn (4 người) đoàn Ca múa nhạc Sao Biển, Phú Yên
(01 người), đoàn Ca múa nhạc Bông Sen, thành phố Hồ Chí Minh (01 người) có thể
trình tấu tương đối thành thạo trống trận Tây Sơn.
- PGS. Nhạc sĩ Hà Sâm, nguyên gốc Bình Sơn, Quảng Ngãi, người tâm huyết,
am hiểu và đã có công trình khảo cứu “Trống võ Tây Sơn“, hiện đang sinh sống và
cư trú tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Võ Sư Đinh Văn Tuấn, nguyên Chủ tịch Liên đoàn Võ thuật Bình Định, võ
công cuối cùng trong các tiền nhân trình tấu được dàn võ trống 45 chiếc, hiện đã
nghỉ hưu tại thành phố Vũng Tàu.
- Võ sư Trần Duy Linh, Phó chủ tịch trung tâm võ thuật cổ truyền, sở VH –
TT & DL tỉnh Bình Định.
- Nhà sư phạm Hồ Minh Mộng Hùng, giảng viên khoa thể dục thể thao trường
Đại học Quy Nhơn, thành viên câu lạc bộ võ thuật cổ truyền thành phố Quy Nhơn,
Bình Định, người đã có những nghiên cứu về ảnh hưởng của việc luyện tập võ cổ
truyền Bình Định đến sự phát triển tố chất và thể lực cho sinh viên đại học Quy Nhơn.
- Trực tiếp quan sát, trao đổi với các nghệ sĩ diễn tấu trống trận Tây Sơn như:
Nghệ nhân Nguyễn Thị Thuận, Bảo tàng Quang Trung, người có thâm niên cao nhất
trong nghề diễn tấu trống trận Tây Sơn (36 năm); Võ công Ngọc Mai, Bảo tàng
Quang Trung; NSƯT Thế Dân, Nhà hát tuồng Đào Tấn, Bình Định...
Ngoài ra, chúng tôi còn gặp, phỏng vấn, trao đổi với một số nhà nghiên cứu
đã có công trình nghiên cứu nhạc võ Tây Sơn, trống chiến trong dàn nhạc tuồng
như: ThS. Nhạc sĩ Nguyễn Văn Hiên và ThS. Nhạc sĩ Thanh Trung Tp. HCM.
Qua tất cả các cuộc điều tra điền dã kết hợp với phỏng vấn sâu và quan sát
tham gia, trao đổi với nhiều nhà nghiên cứu, chuyên gia, võ sư, nghệ sĩ diễn tấu,
9
một số nghệ nhân chế tác trống lành nghề về dàn trống trận Tây Sơn đã giúp cho
chúng tôi học hỏi, sáng tỏ được nhiều vấn đề, hiểu sâu hơn về những tính chất cấu
tạo độc đáo, những nét văn hóa và bí quyết chế tác trống, chức năng văn hóa, bài
bản và nghệ thuật diễn tấu trống – trống trận Tây Sơn.
4.3. Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp
Từ những nguồn tài liệu, công trình khoa học có liên quan đến đề tài đã thu
thập được qua các phương pháp nghiên cứu liên ngành và điền dã dân tộc học kết
hợp với phỏng vấn sâu và quan sát tham gia, chúng tôi sẽ: Đối chứng giữa tư liệu
với điều tra điền dã, thẩm định, tạo độ tin cậy; So sánh, phân tích, xử lý và tổng
hợp, hệ thống hóa một cách lôgic, trên cơ sở vận dụng, tiếp thu các ý tưởng khoa
học, phát hiện, khám phá tiếp các vấn đề mà các nhà nghiên cứu khoa học tiên
phong đang còn bỏ ngỏ, lập luận một cách khoa học, biện chức, thuyết phục để đưa
ra được những luận điểm mới làm luận cứ đề chúng minh giả thuyết khoa học của
đề tài luận án.
5. Đóng góp mới về khoa học của luận án
Phát hiện bản sắc văn hóa trống trận Tây Sơn được thể hiện qua nghệ thuật
“võ trong nhạc“. Đối với âm nhạc, bản sắc văn hóa thể hiện qua kết cấu, tính giai
điệu trong nghệ thuật âm thanh của bộ 12 trống, nghệ thuật cấu trúc tiểu phẩm khí
nhạc dân gian bài bản âm nhạc trống. Đối với võ thuật, sắc võ, đòn, thế võ siêu đẳng
thời Tây Sơn không chỉ được hiển thính rõ nét trong “tiếng trống - võ thanh” mà
còn được hiển thị gần như nguyên dạng trong điệu nghệ “múa trống - võ hình” của
võ công - nghệ nhân.
Giá trị văn hóa trống trận Tây Sơn thể hiện qua: Bài bản âm nhạc trống có sự
tích hợp nét tinh túy của một số làn điệu tuồng, giao thoa với bài chòi, lồng ghép
với võ thuật, tạo nên “bộ gen” quý có thể “di truyền” qua các thời đại; Âm hưởng,
nhạc điệu dân gian trống trận Tây Sơn là nguồn cảm hứng sáng tạo âm nhạc đương
đại và đang có sức sống lan tỏa trong các lễ hội truyền thống. Trống trận Tây Sơn
trong tâm thức người Bình Định là biểu tượng văn hóa đất võ.
10
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án.
6.1. Ý nghĩa lí luận
Luận án phản ánh những thuộc tính và mối quan hệ biện chứng cơ bản nhất,
bản sắc và giá trị văn hóa trống trận Tây Sơn trong bối cảnh, nền tảng “văn hóa
trống” Việt Nam. “Văn hóa trống”, một khái niệm mở, có thể trở thành một lí thuyết
mới, nền tảng, hướng tiếp cận cho nhà khoa học nào đó muốn nghiên cứu những bộ
trống đặc sắc khác trên nhiều địa phương, Quốc gia dân tộc.
6.2. Ý nghĩa thực tiễn
- Một số phần trong đề tài luận án này có thể được sử dụng làm giáo trình
trong các cơ sở đào tạo nhạc công trình diễn trống trận Tây Sơn.
- Từ việc xác định được bản sắc và giá trị văn hóa Trống trận Tây Sơn trong
bối cảnh văn hóa trống Việt Nam, sẽ nâng cao nhận thức của cá nhân, kết nối cộng
đồng bền chặt, tự hào về những truyền thống văn hóa, lịch sử được trừu xuất trong
biểu tượng văn hóa trống trận Tây Sơn, cùng yêu mến, tôn tạo, gìn giữ và phát huy
những giá trị và bản sắc của môn nghệ thuật độc đáo chỉ có ở Bình Định.
7. Bố cục của luận án
Ngoài mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, danh mục công trình
của tác giả đã công bố và phụ lục, luận án gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan nghiên cứu và cơ sở lý thuyết
Chương 2: Trống trận Tây Sơn trên nền cảnh văn hóa trống Việt Nam
Chương 3: Bản sắc văn hóa trống trận Tây Sơn – nghệ thuật võ trong nhạc
Chương 4: Giá trị văn hóa trống trận Tây Sơn – gắn kết giao thoa, cảm hứng
sáng tạo và sức sống lan tỏa
11
Chương 1
TỒNG QUAN NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1. Tổng quan nghiên cứu
1.1.1. Địa bàn nghiên cứu
Bình Định là mảnh đất có bề dày lịch sử với nền văn hoá Sa Huỳnh, từng là
cố đô của vương quốc Chăm Pa mà di sản còn lưu giữ là thành Đồ Bàn và các tháp
Chàm với nghệ thuật kiến trúc độc đáo. Nơi đây còn được coi là mảnh đất địa linh -
nhân kiệt, sinh ra người anh hùng áo vải Quang Trung - Nguyễn Huệ, cũng là quê
hương của nhiều danh nhân – hào kiệt nổi tiếng như: Trần Quang Diệu, Bùi Thị
Xuân, Nguyễn Đăng Lâm, Đào Tấn, Hàn Mặc Tử, Xuân Diệu, Chế Lan Viên, Yến
Lan, bác sĩ Phạm Ngọc Thạch, Ngô Mây, Tăng Bạt Hổ, Diệp Trường Phát, Quách
Tấn.... Bình Định còn nổi tiếng bởi truyền thống thượng võ và có nền văn hoá đa
dạng phong phú với các loại hình nghệ thuật như bài chòi, hát bội, nhạc võ Tây
Sơn, hò bá trạo của cư dân vùng biển... cùng với các lễ hội như lễ hội chiến thắng
Ngọc Hồi - Đống Đa, lễ hội cầu ngư, lễ hội của các dân tộc miền núi..
“Đất thiêng“- Bình Định, đã sinh ra nhiều bậc “hiền tài“, kiệt xuất nhất là
Quang Trung – Nguyễn Huệ, người khởi nguồn sáng tạo bộ môn nghệ thuật trống
trận Tây Sơn, từ mục đích ban đầu là luyện binh và xung trận. Nghiên cứu bản sắc
và giá trị của trống trận Tây Sơn trên nền cảnh văn hóa trống Việt không thể không
nhắc đến truyền thống và tiềm năng về văn hóa nghệ thuật ở Bình Định... Và Vua
Quang Trung - Người đã sáng tạo ra bộ môn nghệ thuật trống độc đáo chỉ có ở
Bình Định.
1.1.1.1. Trống trận Tây Sơn ở Bình Định
Trống trận Tây Sơn có lịch sử hình thành hơn 200 năm. Theo diễn trình văn
hóa, trống trận Tây Sơn có nhiều tên gọi khác nhau tùy thuộc vào chức năng của nó
trong từng hoàn cảnh, giai đoạn lịch sử. Trống trận Tây Sơn có vị trí, vai trò rất
quan trọng và hiện đang được sử dụng với tần xuất cao trong hầu hết các hoạt động
văn hóa nghệ thuật ở Bình Định.
12
Trống trận Tây Sơn luôn có sự gắn kết, giao thoa, cộng hưởng với các loại hình
nghệ thuật dân gian độc đáo được coi là “cái nôi“ ở Bình Định: tuồng, bài chòi, võ
Tây Sơn và có sự tương tác ảnh hưởng, sức sống lan tỏa trong đời sống văn hóa Bình
Định. Hiện tại, trống trận Tây Sơn đang được trình diễn cùng với võ thuật hàng ngày
tại bảo tàng Quang Trung, Phú Phong, Tây Sơn, Bình Định phục vụ khách thăm
quan, du lịch nội địa và Quốc tế.
Tính đến thời điểm này, số lượng dàn nhạc trống trận Tây Sơn trên toàn quốc
không nhiều. Bảo tàng Quang Trung, Tây Sơn, Bình Định chỉ có 2 bộ 12 trống, một
bộ biểu diễn chính thức và một bộ dự trữ với số lượng biên chế các nhạc công, võ
công đảm trách các nhạc khí như sau: Nghệ nhân ưu tú Nguyễn Thị Thuận và võ
công Phan Thị Cẩm Mai, hai nghệ sĩ này thay phiên nhau trình tấu bộ 12 trống chiến.
Khi một người biểu diễn chính, người kia sử dụng mõ; Hồ Sĩ – trống chầu; Phan Văn
Thức – kèn xô na; Dương Thị Hương – não bạt (chũm chọe, chập chõa); Nguyễn
Xuân Hổ - đàn nhị và cồng (trong nhiều năm nay, không thấy đàn nhị được trình diễn
bởi, một mặt tinh giản biên chế, mặt khác âm sắc của đàn nhị tương đối giống kèn xô
na, nhưng theo chúng tôi, điều cơ bản ở chỗ, đàn nhị âm lượng yếu, không hiệu quả
khi trình diễn ngoài trời), hiện tại, chỉ đảm trách chuyên trình tấu nhạc khí cồng.
Trống trận Tây Sơn còn được biên chế trong một số đoàn nghệ thuật chuyên
nghiệp như: Nhà hát tuồng Đào Tấn (Bình Định); Đoàn Ca Múa Nhạc Sao Biển (Phú
Yên); Đoàn Ca Múa Nhạc Bông Sen (Tp. Hồ Chí Minh). Ngoài ra, trống trận Tây
Sơn còn có mặt tại một số địa điểm khác như, đội văn nghệ của Bộ chỉ huy quân sự
các lực lượng vũ trang tỉnh Bình Định, một làng quê tại Buôn Đôn ...nhạc trống ở các phương diện: chất liệu âm nhạc,
độ cao, âm vực, giai điệu thang âm, điệu thức và cấu trúc tác phẩm.
- Phát hiện, lý giải trống trận Tây Sơn là bộ môn nghệ thuật nghệ thuật kép
“hai trong một” – nghệ thuật “võ trong nhạc“.
27
- Xác định vai trò, chức năng, phương thức trình diễn của trống trận Tây Sơn
lan tỏa trong các lễ hội văn hóa truyền thống và sự tương tác, ảnh hưởng của nó đến
đời sống nghệ thuật âm nhạc đương đại cư dân Bình Định.
- Tìm các luận cứ để chứng minh trống trận Tây Sơn đang được coi là biểu
tượng văn hóa Bình Định.
1.2. Cơ sở lý thuyết
Cơ sở lý thuyết bao gồm lý thuyết nghiên cứu và cơ sở lý luận. Lý thuyết
nghiên cứu là một hệ thống luận điểm khoa học về đối tượng nghiên cứu, cung cấp
một quan niệm hoàn chỉnh về bản chất của sự vật, những liên hệ bên trong của sự
vật và giữa sự vật với thế giới hiện thực.
Trong lý thuyết nghiên cứu, khái niệm là một bộ phận quan trọng nhất, là
công cụ để gọi tên một sự kiện khoa học và trao đổi thông tin, là cơ sở để nhận dạng
bản chất một sự vật. Khi xây dựng khái niệm khoa học, người nghiên cứu phải tìm
được những từ khóa trong tên đề tài, trong mục tiêu, vấn đề nghiên cứu và giả
thuyết khoa học, tiếp đó có thể tra cứu các khái niệm trong từ điển hoặc các tài liệu
tham khảo thứ cấp. Trong nhiều trường hợp, do những khái niệm trong tự điển và
trong các tài liệu tham khảo chưa thỏa mãn cho mục tiêu nghiên cứu của đề tài,
người nghiên cứu lựa chọn hoặc đặt thuật ngữ làm rõ các khái niệm. Một khái niệm
mới được xây dựng có thể phải trích dẫn hoặc mượn ý tưởng của nhiều khái niệm
đã hình thành, trong một luận án có thể có nhiều khái niệm phải xây dựng hình
thành, trong đó phải có một khái niệm có tính định hướng, xuyên suốt đề tài luận
án, từ đó sẽ làm khung cấu trúc, bố cục luận án. Ngoài ra, trong nội hàm của mục
đích nghiên cứu còn có thêm một số khái niệm khác cần thiết phải được xây dựng
để là rõ hơn khái niệm chính của luận án.
Luận cứ lý thuyết được chứng minh bởi nhà khoa học đi trước (trích dẫn tài
liệu), làm cơ sở kiến giải cho những luận cứ thực tiễn, trở thành cơ sở lý luận. Cơ sở
lý luận của luận án: “Bản sắc và giá trị văn hóa trống – trống trận Tây Sơn” sẽ được
trích dẫn hoặc mượn ý tưởng trong nhiều tài liệu ở các phương diện: lịch sử, văn
hóa học, xã hội học, chính trị, quân sự, văn học, nghệ thuật, địa lý Trong đó, các
28
tài liệu quan trọng nhất là những tài liệu trực tiếp nghiên cứu về trống – trống trận
Tây Sơn, các tài liệu có quan hệ mật thiết với trống trận Tây Sơn như: tuồng, bài
chòi, võ thuật và một số loại hình nghệ thuật khác.
1.2.1. Nền tảng, hướng tiếp cận lý thuyết của luận án: Lý thuyết hệ thống
Người được coi là cha đẻ lý thuyết hệ thống đó là, Ludwig Von Bertalanffy -
nhà sinh học người áo (1901-1972). Năm 1930, ông đưa ra những tư tưởng của "Lý
thuyết hệ thống cơ thể". Năm 1968, ông xuất bản tác phẩm "Lý thuyết hệ thống
tổng quát" (General Systems Theory) [43].
Theo từ điển tiếng Việt, “Hệ thống là tập hợp nhiều yếu tố cùng loại hoặc
cùng chức năng có quan hệ hoặc liên hệ với nhau chặt chẽ làm thành một thể thống
nhất”. Theo khái niệm này, “Trống Việt Nam” được coi là một hệ thống bởi, trống
có mặt ở tất cả các địa phương, Quốc gia dân tộc. Vể cơ bản, hầu hết các loại thể
trống có cấu tạo giống nhau (mặt trống và thân trống), chỉ khác nhau về kích thước
và có một số chức năng giống nhau (trong đời sống sinh hoạt, tâm linh).
“Hệ thống là một tập hợp các thành tố được sắp xếp có trật tự và liên hệ với
nhau để hoạt động thống nhất.”[42]. Theo khái niệm này, bản thân trống trận Tây
Sơn là một hệ thống bởi, dàn nhạc gồm, bộ 12 trống chiến có kích thước khác nhau,
có độ cao khác nhau, sắp xếp theo quy luật nhất định và được phối hợp đồng bội với
một số nhạc khí khác như: trống chầu, kèn xô na, cồng, mõ và não bạt.
Theo Ludwig Von Bertalanffy “Hệ thống là phức hợp các phần tử có quan hệ
nhất định với nhau và với môi trường” [43]. Theo quan niệm này, hệ thống không
chỉ gồm nhiều yếu tố có quan hệ và tương tác với nhau, mà còn đề cập đến việc hệ
thống đó có quan hệ và tương tác với môi trường bên ngoài.
Sở dĩ luận án: Bản sắc và giá trị văn hóa trống – trống trận Tây Sơn chọn
hướng tiếp cận với lý thuyết hệ thống bởi, trống trận Tây Sơn là một tổ hợp dàn
nhạc khí gồm có bộ 12 trống chiến và một số nhạc khí khác, trong đó, bộ 12 trống
nằm trong hệ thống phân loại trống Việt Nam. Muốn tìm ra, xác định được bản sắc
và giá trị văn hóa của trống trận Tây Sơn, không chỉ nghiên cứu riêng rẽ bộ 12 trống
chiến mà phải nghiên cứu chúng trong bối cảnh và nền tảng văn hóa trống Việt
29
Nam, nêu bật một số tính cách đặc biệt của bộ 12 trống, mối quan hệ tương tác
trong môi trường diễn xướng, từ đó, khai thác, tìm tòi, phát hiện một số thuộc tính
mới về đặc trưng bản sắc, và giá trị ích dụng của trống trận Tây Sơn trong đời sống
văn hóa cộng đồng.
1.2.2 Một số khái niệm liên quan
Tiêu đề luận án: “Bản sắc và giá trị văn hóa trống – trống trận Tây Sơn”, đặt
ra cho NCS phải phân tích từ nhiều nguồn tài liệu, khái niệm liên quan, làm nền
tảng, hướng tiếp cận cho cơ sở lý thuyết để xây dựng các khái niệm của luận án.
Tiêu đề luận án đã hiển thị rõ mục đích nghiên cứu của đề tài là: nghiên cứu bản sắc
và giá trị của trống trận Tây Sơn trên nền cảnh văn hóa trống Việt.
Các khái niệm của luận án sẽ được giải quyết theo trình tự: Văn hóa trống;
Trống trận Tây Sơn; Bản sắc văn hóa trống trận Tây Sơn; Và giá trị văn hóa trống
trận Tây Sơn qua các khái niệm tiền đề: văn hóa, bản sắc văn hóa, giá trị văn hóa.
1.2.1.1. Xây dựng, hình thành khái niệm văn hóa trống
“Văn hóa là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh thần do con
người sáng tạo và tích lũy qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự tương tác
giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình” [71,tr 2].
“Văn hóa là sản phẩm của con người được tạo ra trong qua trình lao động
(từ lao động trí óc đến lao động chân tay), được chi phối bởi môi trường (môi tự
nhiên và xã hội) xung quanh và tính cách của từng tộc người. Nhờ có văn hóa mà
con người trở nên khác biệt so với các loài động vật khác; và do được chi phối bởi
môi trường xung quanh và tính cách tộc người nên văn hóa ở mỗi tộc người sẽ có
những đặc trưng riêng” [98].
Theo UNESCO đưa ra năm 1994, văn hóa được hiểu theo hai nghĩa: nghĩa rộng
và nghĩa hẹp. Theo nghĩa rộng thì “Văn hóa là một phức hệ- tổng hợp các đặc trưng
diện mạo về tinh thần, vật chất, tri thức và tình cảm khắc họa nên bản sắc của một
cộng đồng gia đình, xóm làng, vùng, miền, quốc gia, xã hội Văn hóa không chỉ bao
gồm nghệ thuật, văn chương mà còn cả lối sống, những quyền cơ bản của con người,
những hệ thống giá trị, những truyền thống, tín ngưỡng”; Còn hiểu theo nghĩa hẹp
30
thì “Văn hóa là tổng thể những hệ thống biểu trưng (ký hiệu) chi phối cách ứng xử và
giao tiếp trong cộng đồng, khiến cộng đồng đó có đặc thù riêng”...
Từ các khái niệm trên, có thể hiểu rằng, văn hóa là bao gồm tất cả những sản
phẩm của con người, bao gồm cả hai khía cạnh, khía cạnh phi vật chất của xã hội như
ngôn ngữ, tư tưởng, giá trị và các khía cạnh vật chất như nhà cửa, quần áo, các phương
tiện... Cả hai khía cạnh cần thiết để làm ra sản phẩm và đó là một phần của văn hóa.
Trống là một nhạc khí, nên cũng là một phần của văn hóa. Trống là một sản
phẩm bằng vật chất do con người chế tác nhưng lại có giá trị tinh thần hết sức lớn
lao. Trống có mặt trong đời sống tâm linh, trong lao động sản xuất, chiến đấu, trong
sịnh hoạt hàng ngày, trong các loại hình nghệ thuật và đặc biệt trong các lễ hội
không thể thiếu trống. Trống được con người chế tác ra, được sử dụng một cách
rộng rãi không chỉ trong Quốc gia dân tộc mà cả trên khắp hành tinh này.
Nếu trống là một phần cấu thành của văn hóa, thì văn hóa trống sẽ được cấu
thành bởi nhiều tiểu tố nhỏ hơn như; lịch sử ra đời, kỹ thuật chế tác, nét đặc trưng,
nghệ thuật diễn tấu, môi trường diễn xướng trong giao thoa, tương tác với nhiểu loại
hình văn hóa nghệ thuật khác.
Thử so sánh, đối chiếu với vài khái niệm đã có trong cộng đồng, khái niệm
“văn hóa trống“ có nét tương đồng về phương diện cấu trúc ngữ nghĩa với các khái
niệm: “văn hóa giao thông“ và “văn hóa gia đình“.
“Văn hóa giao thông là toàn bộ các hành vi đạo đức, cách ứng xử của con
người khi đi bộ hoặc điều khiển các phương tiện từ thô sơ đến hiện đại tham gia
giao thông, trên bộ, trên không, trên biển hoặc ngầm dưới đấttheo một luật lệ đã
được ban hành hoặc quy ước sao cho được thuận tiện nhất và hạn chế tối đa những
ách tắc, tai nạn rủi ro có thể xảy ra“ [70].
Hoặc, “Văn hóa gia đình là hệ thống những giá trị, các hành vi đạo đức ứng
xử, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình và giữa gia đình với xã hội như:
thống nhất phương pháp giáo dục con cái, kính trọng, lễ phép yêu thương các anh
chị, bố mẹ, ông bà, thờ cúng tổ tiên; quan hệ tốt với xóm giềng, bạn bè và tuyệt đối
tránh bạo lực xảy ra“ [28, tr. 5].
31
Từ một số khái niệm liên quan trên, khái niệm văn hóa trống có thể được diễn
giải như sau: “Văn hóa trống là tổng thể những giá trị, chức năng, đặc trưng nghệ
thuật của trống; Là cách ứng xử của con người đối với trống từ khi được chế tác, sử
dụng đến những ảnh hưởng tương tác và sức sống lan tỏa trong môi trường diễn
xướng, đáp ứng nhu cầu, mục đích khác nhau của đời sống cộng đồng”.
1.2.1.2. Khái niệm trống trận Tây Sơn
Tên gọi “Trống trận Tây Sơn” hiện đang được dùng khá phổ biến, song bên
cạnh đó, theo diễn trình văn hóa cùng với các chức năng trong từng giai đoạn lịch
sử, dàn nhạc khí này còn có một số tên gọi khác. Cụ thể, ban đầu người ta gọi là
“Trống võ Tây Sơn”. Khi Quang Trung sử dụng trống võ để luyện binh, xung trận
thì nó được gọi là “Nhạc võ Tây Sơn”. Từ sau 1975, xuất hiện tên thêm tên gọi mới
là “Trống trận Quang Trung”, cũng là tiêu đề một nhạc phẩm dân gian nổi tiếng
chỉ dùng cho bộ 12 trống chiến cùng dàn nhạc trình tấu thường ngày tại Bảo tàng
Quang Trung, Tây Sơn, Bình Định. Từ năm 1989 xuất hiện thêm một tên gọi nữa
“Trống trận Tây Sơn. Mỗi một tên gọi như vậy đều có những lí do và ý nghĩa riêng.
Tiền thân, trống là một nhạc cụ trong các ban nhạc lễ trước thời nhà Tây Sơn.
Khi xuất hiện môn phái võ thuật Tây Sơn, trống được biên chế thành dàn với một số
lượng lớn hơn, có thể sử dụng độc lập đã trở thành môn “Cổ“, là một trong bốn môn
của võ thuật thời Tây Sơn (Côn, quyền, kiếm, cổ) [21].
Cổ là môn võ trống, còn gọi là trống võ, đây là môn võ thuật đặc biệt của thời
Tây Sơn. Bộ trống võ có 17 chiếc gồm 12 trống chiến 5 trống chầu dùng để luyện
võ và điều binh khiển trận [63].
Ngày nay, bộ trống võ chỉ còn dùng 12 chiếc trống chiến, người Tây Sơn vẫn
gọi là “Trống võ Tây Sơn”. Theo quy ước, mỗi trống mang tên một con giáp của
thập nhị chi: tí, sửu, dần, mẹo, thìn... và tên các con giáp này cũng là tên các cung
bậc do tiếng trống phát ra. Ðường kính mỗi trống lớn, nhỏ khác nhau, da bưng mặt
trống có độ căng khác nên âm thanh 12 trống không trùng nhau về cao độ. Bộ 12
trống chiến giữ vai trò chủ đạo trong dàn “Nhạc võ Tây Sơn”.
32
“Nhạc võ Tây sơn” gắn với lò võ nổi tiếng của người Việt ở Bình Định. Tương
truyền loại nhạc này do ba anh em Tây Sơn đặt ra cho quân sĩ luyện võ. Nhạc võ Tây
Sơn là một dàn nhạc chủ yếu gồm bộ trống võ 12 chiếc và một số nhạc cụ khác như
trống chầu (cổ trung), cồng, mõ, kèn xô na, nhị, não bạt (chũm chọe). Nhạc võ Tây
Sơn, thời xưa, vừa là một phương pháp luyện binh, xung trận, vừa là một nghi thức
âm nhạc dùng trong các nghi lễ dưới triều Tây Sơn [21].
“Nhạc võ Tây Sơn” có hệ thống bài bản riêng, độc đáo. Tương truyền, thời
Tây Sơn có 72 bài, về sau thất truyền, chỉ còn 4 bài đó là : Luyện quân, Xuất quân,
Công thành và Khải hoàn [60]. Ngày nay, trên cơ sở âm hình chủ đạo của “trống võ
Tây Sơn”, các nghệ sĩ của dàn nhạc võ có thể phóng tác, ngẫu hứng, tạo ra một số
bài bản khác để làm nhạc nền cho võ sinh luyện tập và biểu diễn các bài võ đặc
chủng thời Tây Sơn.
Hiện nay, dàn nhạc võ Bảo tàng Quang Trung Tây Sơn Bình Định, hàng ngày,
đang biểu diễn nhạc phẩm mang tên “Trống trận Quang Trung”, được cấu trúc thành
3 hồi còn gọi là “Sắp”: Tập hợp quân - Xuất quân; Xung trận – Phá thành; và Khải
hoàn ca (Trước đây, các sắp trong bản nhạc có tên gọi: Sắp đổ chiêu – trống đổ hồi,
kèn thổi bài chiêu xuân của tuồng; Sắp lơi, Sắp nhặt hay Sắp loạn thinh; Sắp khải
hoàn hay Sắp kết). Đặc biệt, “Trống trận Quang Trung” không có hồi (sắp) lui quân
vì trong lịch sử trận mạc, Hoàng đế Quang Trung luôn “bách chiến, bách thắng”.
Nguyên thủy tên gọi “trống trận Quang Trung” là “Bài 12 trống”. Người có
công lớn nhất để phục dựng nên tác phẩm này là nghệ sĩ Văn Bá Anh. Nghệ sĩ Văn
Bá Anh, tên tục gọi là Năm Ngưu, nguyên là nhạc công nổi tiếng của đoàn ca múa
dân tộc miền Nam giai đoạn 1960 – 1965, chuyên về biểu diễn 12 trống. Hồi ấy, tiết
mục biểu diễn có tên gọi là “Độc tấu 12 trống”. Một thời gian sau, trên cơ sở bài
bản 12 trống sẵn có, Văn Bá Anh đã sắp xếp các chương đoạn (hồi, sắp) theo một
khúc thức hợp lí hơn. Vẫn là nội dung ca ngợi hào khí của Tây Sơn, dưới sự thống
lĩnh tài ba của Hoàng Đế Quang Trung - Nguyễn Huệ, dấy binh khởi nghĩa dẹp thù
trong, đuổi giặc ngoài giải phóng, thống nhất non sông bờ cõi, xây dựng một nền
độc lập thực sự cho đất nước Việt Nam, Văn Bá Anh đã tiếp thu, nâng cao bài nhạc
33
theo tinh thần “kế thừa và phát triển” để tạo thành tác phẩm có diện mạo như ngày
nay [36]. Năm 1979, dàn nhạc võ Tây Sơn, Bảo tàng Quang Trung, Bình Định trình
diễn bản nhạc này được giới thiệu là “Trống trận Quang Trung”
Tên gọi “Trống trận Tây Sơn” xuất hiện từ năm 1989, trong lễ kỉ niệm 200
năm chiến thắng Ngọc Hồi - Đống Đa tại Tây Sơn và gò Đống Đa Hà Nội. Thuật
ngữ “Trống trận Tây Sơn được các báo chí trong nước, ngoài nước ca ngợi và nhắc
đến nhiều với các tít đề ấn tượng như: “Âm vang trống trận Tây Sơn”, “Giữ hồn
trống trận Tây Sơn”....
Như vậy, ở từng thời điểm lịch sử, với các chức năng thay đổi, bộ 12 trống
chiến cùng dàn nhạc đã có đến 4 tên gọi. Người dân Tây Sơn vẫn thích gọi – Trống
võ Tây Sơn, một số nhà nghiên cứu trong đó có PGS. Nhạc sĩ Hà Sâm cũng dùng
tên gọi này. Nhạc sĩ Đào Duy Kiền lại tâm huyết với tên gọi “Trống trận Quang
Trung”. Dàn nhạc đang trình tấu tác phẩm “Trống trận Quang Trung” tại Bảo tàng
Quang Trung luôn được giới thiệu với cái tên “Nhạc võ Tây Sơn”. Trong khi đó,
khách trong nước và quốc tế khi về thăm quan Bảo tàng Quang Trung, nhiều người
nói về xem “Nhạc võ Tây Sơn” nhưng cũng không ít người nói về Bình Định để
thưởng thức màn “ Trống trận Quang Trung” hoặc “Trống trận Tây Sơn”.
Trong 4 tên gọi của bộ 12 trống với dàn nhạc, “Trống trận Tây Sơn” xuất hiện
sau cùng, có tính hợp lý và được quần chúng đón nhận, chấp nhận hơn cả bởi:
Với tên gọi “Trống võ Tây Sơn”, bộ 12 trống được Quang Trung khai thác,
phát triển từ nhạc lễ mang nặng ý nghĩa đối với việc luyện võ nghệ và là một trong
bốn môn phái võ thuật Tây Sơn.
“Nhạc võ Tây Sơn”, chỉ là phương pháp dùng âm thanh vào việc nâng cao khí
thế luyện tập võ nghệ cho các môn sinh theo trường phái võ Tây Sơn cũng như tăng
cường ý chí chiến đấu, thúc giục cổ vũ quân sĩ ra trận bảo vệ giang sơn. Những âm
thanh của trống, cồng còn là những ám hiệu luyện cho đoàn voi tập đánh trận.
“Trống trận Quang Trung”, một nhạc phẩm chỉ là ca ngợi cuộc hành binh
thần tốc ra Bắc Hà đánh tan 29 vạn quân Thanh giải phóng thành Thăng Long,
thống nhất giang sơn Xuân Kỷ Dậu, 1789.
34
Tên gọi “Trống trận Tây Sơn” dường như bao quát và đặc tả hết được sự bề
thế, hào sảng, khí phách dũng mãnh của nghĩa quân Tây Sơn, “Trống trận Tây
Sơn” bao hàm được cả xuất xứ, chức năng diễn xướng trong nhạc lễ, lễ hội và trong
việc luyện võ, xông pha trận mạc thời Tây Sơn. Không những thế, “trống trận Tây
Sơn” còn là âm hưởng bản hùng ca vang vọng mãi những chiến công hiển hách,
những trận đánh bách chiến bách thắng.
Với ý nghĩa như vậy, tên gọi “Trống trận Tây Sơn” hiện nay được sử dụng
thường xuyên hơn trên truyền thông đại chúng, trong các công trình nghiên cứu về
văn hóa Bình Định. Vì vậy, nên gọi tên, bộ 12 trống (trống võ), “Trống trận Quang
Trung”, “Nhạc võ Tây Sơn”, thống nhất một tên gọi chung là “Trống trận Tây Sơn”.
Tóm lại, “Trống trận Tây Sơn là tên gọi vừa định danh cho bộ 12 trống (trống
võ) cùng dàn nhạc võ, vừa hàm ý nghĩa của nhạc phẩm trống trận Quang Trung, ca
ngợi cuộc hành binh thần tốc của quân đội Tây Sơn tiến quân ra Bắc, giải phóng
thành Thăng Long, Xuân Kỉ Dậu, 1789” [45].
Như vậy, căn cứ vào nội hàm các tên gọi về bộ 12 trống và dàn nhạc có thể
hiểu khái niệm trống trận Tây Sơn như sau: “Trống trận Tây Sơn là một dàn nhạc
khí gồm: bộ 12 trống chiến đóng vai trò chủ đạo, được biên chế cùng với trống
chầu, kèn xô na, nhị, mõ, cồng, và não bạt (chập chõa – chũm chọe).
1.2.1.3. Khái niệm bản sắc văn hóa làm nền tảng, hướng tiếp cận, xác định
bản sắc văn hóa trống trận Tây Sơn
Trong thời đại ngày nay, với sự phát triển của công nghệ thông nên sự giao
lưu, tác động, trao đổi lẫn nhau giữa các quốc gia trên mọi phương diện kinh tế,
chính trị, văn hóa và xã hội được thực hiện dễ dàng hơn. Xu thế đó đem lại nhiều cơ
hội phát triển, nhưng cũng chứa đựng không ít thách thức, trong đó có thách thức về
giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc, nhất là trong thời kì hội nhập. Điều đó
đặt ra một yêu cầu bức thiết cho mỗi địa phương, quốc gia dân tộc là phải có chính
sách hữu hiệu để bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc trong quá trình phát
triển. Chính vì thế, thời gian gần đây vấn đề bản sắc văn hóa dân tộc được giới
nghiên cứu ngày càng quan tâm. Tuy nhiên, việc xác định bản sắc văn hoá là gì, đó
35
là một vấn đề không đơn giản. Nếu không xem xét một cách toàn diện, nhiều chiều
thì thật khó lý giải thấu đáo để có nhận thức đúng đắn về bản sắc văn hoá.
Theo Từ điển tiếng Việt [82], thuật ngữ “bản sắc” dùng để chỉ tính chất, màu
sắc riêng tạo thành phẩm chất đặc biệt của một sự vật tức là nói tới sắc thái, đặc
tính, đặc thù riêng của sự vật đó. Trong thực tế, khi nói “bản sắc” thường là nói tới
cái riêng, cái rất riêng của một sự vật để phân biệt nó với các sự vật khác trong thế
giới khách quan. Quan niệm này cũng gần với một phương pháp định nghĩa trong
Lôgic học là định nghĩa “qua giống gần gũi để chỉ ra sự khác biệt về loài”. Cách
định nghĩa này có phần nhấn mạnh cái riêng, cái đặc thù, cái biểu hiện ra bên ngoài
của bản chất sự vật.
“Bản sắc” là từ một ghép có gốc Hán - Việt nên có một cách tiếp cận khác là
phân tích trên ngữ nghĩa của hai từ “bản” và “sắc”. Theo đó, “bản” là cái gốc, cái
căn bản, cái cốt lõi, cái hạt nhân của một sự vật; “sắc” là sự biểu hiện cái căn bản,
cái cốt lõi, cái hạt nhân đó ra ngoài. Cách tiếp cận này có tính hợp bởi, khái niệm
“bản sắc” được nhận thức trên cả 2 mặt: mặt bản chất bên trong và mặt biểu hiện
bên ngoài và giữa hai mặt đó có mối quan hệ biện chứng với nhau. Trong đó, mặt
bên trong phản ánh tính đồng nhất, bản chất của một lớp đối tượng sự vật nhất định
và mặt bên ngoài phản ánh những dấu hiệu, những sắc thái riêng của sự vật để làm
cơ sở phân biệt sự khác nhau giữa sự vật này với sự vật khác.
Thuật ngữ bản sắc thường được sử dụng gắn với văn hóa, địa phương, vùng
miền hoặc dân tộc. Nói đến dân tộc là nói đến văn hoá, bản sắc văn hoá và nói đến
văn hoá là nói đến dân tộc, bản sắc dân tộc. Có thể hiểu bản sắc văn hoá là hệ thống
các giá trị đặc trưng bản chất của một nền văn hoá được xác lập, tồn tại, phát triển
trong lịch sử và được biểu hiện thông qua nhiều sắc thái văn hóa. Trong bản sắc văn
hóa, các giá trị đặc trưng bản chất là cái trừu tượng, tiềm ẩn, bền vững; còn các sắc
thái biểu hiện của nó có tính tương đối cụ thể, bộc lộ và biến đổi hơn.
Nếu tiếp cận văn hóa theo nghĩa rộng nhất, bao gồm toàn bộ những giá trị vật
chất và giá trị tinh thần do con người sáng tạo ra trong lịch sử thì bản sắc văn hoá dân
tộc là hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần được dân tộc sáng tạo ra trong lịch sử,
36
là những nét độc đáo rất riêng của dân tộc này so với dân tộc khác. Xét về bản chất,
bản sắc văn hóa dân tộc thể hiện tinh thần, linh hồn, cốt cách, bản lĩnh của một dân
tộc. Đây được coi là “dấu hiệu khác biệt về chất” giữa dân tộc này với dân tộc khác.
Tại Hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa họp ở Venise, F.Mayor -
nguyên Tổng giám đốc UNESCO đã đưa ra một định nghĩa khái niệm văn hóa trên cơ
sở nhấn mạnh tính đặc thù của bản sắc văn hoá dân tộc: “Văn hóa phản ánh và thể
hiện một cách tổng quát và sống động mọi mặt của cuộc sống (của mỗi cá nhân và cả
cộng đồng) đã diễn ra trong quá khử cũng như đang diễn ra trong hiện tại, qua hàng
bao thế kỷ, nó đã cấu thành một hệ thống các giá trị, truyền thống thẩm mỹ và lối
sống mà dựa trên đó từng dân tộc tự khẳng định bản sắc riêng của mình” [90].
Trong quan hệ quốc tế, bản sắc văn hóa dân tộc được xem như cái “thẻ căn
cước”, là cốt cách của mỗi dân tộc thể hiện trên mọi phương diện quan hệ ngoại
giao về kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội.
Như vậy, “Bản sắc văn hóa dân tộc là nơi hội tụ các phẩm chất tinh túy đặc
sắc nhất của dân tộc, là nhân lõi của bản chất văn hóa, là bộ gien lưu truyền sức
sống dân tộc” [25, tr. 345].
Theo GS.TS. Ngô Đức Thịnh, “Bản sắc văn hoá được hiểu như là một tổng
thể các đặc trưng của văn hóa, được hình thành, tồn tại và phát triển suốt quá trình
lịch sử của dân tộc, các đặc trưng văn hóa ấy mang tính bền vững, trường tồn, trừu
tượng và tiềm ẩn, do vậy muốn nhận biết nó phải thông qua vô vàn các sắc thái văn
hóa, với tư cách là sự biểu hiện của bản sắc văn hóa ấy. Nếu bản sắc văn hóa là cái
trừu tượng, tiềm ẩn, bền vững thì các sắc thái biểu hiện của nó tương đối cụ thể,
bộc lộ và khả biến hơn” [76, tr. 3].
Trong một số khái niệm bản sắc văn hóa đã phân tích, chúng tôi sử dụng khái
niệm của GS.TS. Ngô Đức Thịnh làm nền tảng, hướng tiếp cận và vận dụng vào
việc xác định bản sắc văn hóa trống trận Tây Sơn:
- Bản sắc văn hóa là một tổng thể các đặc trưng của văn hóa, được hình thành,
tồn tại và phát triển suốt quá trình lịch sử của dân tộc. Đặc trưng là nét riêng biệt và
37
tiêu biểu, được xem là dấu hiệu để phân biệt với những sự vật khác. Đặc trưng bản
sắc văn hóa trống trận Tây Sơn đó là, dàn trống có đặc tính kết cấu độc đáo với hệ
thống bài bản đặc biệt, khi được các võ công – nghệ nhân kích âm, trình tấu trong
môi trường diễn xướng thì nó được thể hiện vô vàn sắc thái văn hóa khác nhau.
- Như vậy, đặc trưng bản sắc văn hóa trống trận Tây Sơn đó là, dàn trống được
biên chế số lượng 12 chiếc, có cấu tạo đặc biệt, được sắp xếp theo 3 hàng theo thuyết
tam tài: Thiên – Địa – Nhân, có thang âm lạ, độc đáo, âm vực trong khoảng hai quãng
tám, và đặc biệt nhất, khi các võ công – nghệ nhân kích âm dàn trống theo một bài
bản tương đối nghiêm khắc làm vang lên tiếng trống, chính lúc đó, hiện lên những âm
thanh võ, nhiều đòn, thế võ siêu đẳng trong các bài võ do các tướng lĩnh thời Tây Sơn
sáng tạo ra, mà người thưởng thức có thể nghe, thấy được.
Vấn đề bản sắc văn hóa trống trận Tây Sơn chúng tôi sẽ tập trung giải quyết ở
chương 3: “Bản sắc văn hóa trống trận Tây Sơn – nghệ thuật võ trong nhạc“.
1.2.1.3. Khái niệm giá trị, giá trị văn hóa và hệ giá trị liên quan, làm cơ sở,
hướng tiếp cận xác định giá trị văn hóa trống trận Tây Sơn
Giá trị là thuật ngữ được sử dụng rộng rãi trong các lĩnh vực khác nhau, được
nhìn từ góc độ của nhu cầu xã hội, từ các quan niệm về nhân sinh. Trong đời sống
xã hội, giá trị nằm trong tâm thức cá nhân, cộng đồng có tác động tới hành vi và
ứng xử của con người. Với tư cách là sản phẩm của tập thể và là một bộ phận quan
trọng hợp thành của nền văn hóa, các giá trị được hình thành và bảo lưu trong một
quá trình lịch sử lâu dài, ít biến đổi cái mà nhiều nhà khoa học gọi là hằng số, yếu tố
tĩnh của văn hóa, nằm trong tâm thức của con người chính là các hệ thống giá trị.
Ở giá trị, sự thống nhất giữa văn hóa và con người đạt đến độ rất cao, nếu
không muốn nói là cao nhất. Giá trị thể hiện mặt văn hóa của sự đánh giá: hay - dở,
tốt - xấu, cao cả - thấp hèn, thành đạt - thất bại, tiến bộ - tụt hậu Đó không chỉ là
những phẩm chất nằm trong đối tượng, là thuộc tính của đối tượng, mà còn là cái
nằm giữa đối tượng và con người, người đánh giá. Nhu cầu và lợi ích khác nhau
giữa những người đánh giá, giữa các cộng đồng khác nhau, cho phép đối tượng
đánh giá hiện ra trước mắt con người với những diện mạo có thể khác nhau.
38
Quan niệm trình bày trong “Bách khoa toàn thư văn hoá học thế kỷ XX” của
Nga xuất bản năm 1998 coi “giá trị là những thành tố quan trọng nhất của văn hoá
con người bên cạnh các chuẩn mực và các lý tưởng” [100].
Theo GS.TS. Ngô Đức Thịnh, “Giá trị, trước nhất là hệ thống những đánh
giá mang tính chủ quan của con người về tự nhiên, xã hội và tư duy theo hướng
những cái gì là cần, là tốt, là hay, là đẹp, nói cách khác, đó chính là những cái
được con người cho là chân, thiện, mỹ, giúp khẳng định và nâng cao bản chất
người. Do vậy, giá trị văn hoá nói ở đây là giá trị xã hội, nó gắn bó mật thiết với
hoạt động sống của con người, sự tồn tại và phát triển của mỗi xã hội” [76, tr. 1].
“Hệ giá trị văn hóa là sự kết tinh của các giá trị văn hóa nhân văn làm nên
bản chất, linh hồn, trụ cột và bền vững cho văn hóa, nó quy định xu hướng cho sự
vận động và phát triển của nền văn hóa đó, đồng thời giúp cho nó được phân biệt
với nền văn hóa khác” [101].
Về mặt lý thuyết và thực tiễn, hai khái niệm khoa học cơ bản về văn hóa là
khái niệm “giá trị” và “bản sắc”. Để mỗi đặc trưng văn hoá trở thành bản sắc, thì
ngoài tính đặc thù của nó, trong mỗi bản sắc như vậy, nó đều chứa đựng các giá trị.
Chính vì vậy mà nhiều khi bản sắc được coi là giá trị và ngược lại giá trị lại được
coi là bản sắc.
Đặc trưng bản sắc nhất của trống trận Tây Sơn được trình bày ở chương 3
của luận án này là: “Bản sắc văn hóa trống trận Tây Sơn – nghệ thuật võ trong
nhạc“, rất độc đáo chỉ có ở Bình Định, tuy nhiên, nếu xét về giá trị, nó là một tố
chất, tiêu chuẩn để trống trận Tây Sơn được coi là biểu tượng văn hóa Bình Định.
Biểu tượng trống trận Tây Sơn chứa đựng những giá trị: lòng yêu nước nồng nàn,
truyền thống đấu tranh chống ngoại xâm, ý chí tự cường dân tộc, Tinh thần đoàn
kết, ý thức cộng đồng gắn kết cá nhân - gia đình – làng xã – Tổ quốc Như vậy ở
đây, cùng một thực thể, nhưng lại được quan niệm như là giá trị hay bản sắc.
Có tình trạng như vậy chính là giữa bản sắc và giá trị tuy là các khái niệm
riêng, nhưng chúng lại có cái chung. Hiểu là bản sắc khi chúng ta coi đó như là
cái căn cước, cái đặc thù của mỗi cộng đồng, phân biệt nó với cộng cộng đồng
39
khác; còn coi đó là giá trị khi người ta muốn nhấn mạnh đến tính ích dụng, tính đáp
ứng của bản sắc văn hóa trước nhu cầu của xã hội. Như vậy, trong bản sắc văn hoá
đều chứa đựng những giá trị nhất định hay nói cách khác, giá trị làm nên cái cốt lõi
của bản sắc [76].
Từ việc phân tích một số khái niệm giá trị, giá trị văn hóa, chúng tôi sẽ sử
dụng khái niệm “giá trị văn hóa“ của GS.TS. Ngô Đức Thịnh làm cơ sở nền tảng,
hướng tiếp cận để xác định giá trị văn hóa trống trận Tây Sơn.
Giá trị văn hóa trống trận Tây sơn được biểu hiện ở vai trò, khả năng gắn kết
bền chặt với các loại hình nghệ thuật truyền thống, dân gian độc đáo ở Bình Định
trải qua quá trình tương tác, tích hợp, giao thoa, cộng hưởng. Qua đó, tạo cho trống
trận Tây Sơn có một “bộ gien“ quý có thể “di truyền“ đến nhiều thế hệ mai sau; Âm
hưởng nhạc điệu dân gian của trống trận Tây Sơn là nguồn cảm hứng sáng tạo nhiều
tác phẩm trong hầu hết các thể loại âm nhạc đương đại; Không những thế, trống trận
Tây Sơn còn có một sức sống trường tồn và lan tỏa trong các lễ hội truyền thống,
giao lưu văn hóa và trong tâm thức người Bình. Giá trị văn hóa tinh hoa của trống
trận Tây Sơn đó là, đang được coi là biểu tượng văn hóa Bình Định.
1.2.2. Giả thuyết nghiên cứu của luận án
“Ra đời từ nhạc lễ, võ trống, chiết được những nét tinh túy của tuồng, gần gũi
với bài chòi, lồng ghép cộng hưởng với võ thuật cùng với chức năng đa dạng, mầu
âm độc đáo, linh hoạt trong phương thức thể hiện và điêu luyện trong nghệ thuật diễn
tấu; Là nguồn cảm hứng sáng tạo các thể loại tác phẩm âm nhạc đương đại; Lan tỏa
trong lễ hội truyền thống, giao lưu văn hóa và trong tâm thức người Bình Định -
Trống trận Tây Sơn đang được coi là biểu tượng văn hóa Bình Định“ [47].
Theo nhà nghiên cứu biểu tượng học Đinh Hồng Hải, “Biểu tượng là những
hình ảnh tượng trưng được phô bày khiến người ta có thể cảm nhận một giá trị trừu
xuất nào đó đang tiềm ẩn trong lòng của nó” [19, Tr. 2].
Trong Dịch thuyết cương lĩnh của Chu Hy, nhà triết học đời Tống cũng giải
thích: “Tượng là lấy hình này để tỏ nghĩa kia”, tức là dùng cái tri giác để nói lên cái
40
khó có thể tri giác, hay dùng cái tĩnh để nói cái động, dùng cái cụ thể để nói cái trừu
tượng, dùng cái hữu hình để nói cái vô hình [20].
Biểu tượng vừa như là sự biểu hiện, vừa như là bộ phận cấu thành văn hoá.
Theo quan niệm của UNESCO: “Văn hoá là hệ thống các biểu tượng do cộng đồng
sáng tạo ra trong quá trình lịch sử và đến lượt nó, biểu tượng chi phối những suy
nghĩ, hành vi của con người, khiến cho các biểu tượng của cộng đồng này phân biệt
với cộng đồng khác. Như vậy, văn hoá không chỉ là toàn bộ những gì con người
sáng tạo ra mà còn là những tinh túy đã kết tinh thành các biểu tượng“ [96].
Cũng giống như bản sắc, mỗi biểu tượng đều chứa đựng các giá trị nhất định,
nói cách khác, cái gì chứa đựng giá trị thì mới có thể trở thành một biểu tượng văn
hóa. Biểu tượng vừa mang tính phô bày, vừa mang tính che giấu, tiềm ẩn, ...g với tiếng hò reo của ba quân, đã làm cho quân thù kinh hồn bạt vía, cao chạy
xa bay. Ngoài ra, trong tổng hòa âm thanh của nhạc phẩm “trống trận Quang Trung”
còn vang lên, tái hiện một “võ trận“ Ngọc Hồi – Đống Đa với các đòn, thế thần tốc,
táo bạo, bất ngờ, vận dụng triệt để tư tưởng trong Hùng kê quyền của Nguyễn Lữ.
Các đòn thế võ thuật siêu đẳng do các tướng lĩnh triều đại thời Tây Sơn sáng
tạo ra, thoắt hiện nguyên hình trong điệu nghệ múa trống (võ hình) của Võ Công –
Nghệ nhân, rõ nhất là một số đòn, thế trong các bài võ: Yến quyền của Nguyễn
Huệ; Hùng kê quyền của Nguyễn Lữ; và Song phượng kiếm của Bùi Thị Xuân.
Ngoài ra, các đòn thế, võ trong một số bài võ Hình ý quyền linh thú còn qua nghệ
thuật diễn tấu kiệt xuất múa trống của Võ công – Nghệ nhân
Trống trận Tây Sơn – Nghệ thuật võ trong nhạc, đó cũng chính là bản sắc độc
đáo và giá trị lớn nhất trên nền cảnh văn hóa trống ở Bình Định.
145
Thứ tư, giá trị văn hóa trống trận Tây Sơn
Giá trị văn hóa của trống trận Tây Sơn được biểu hiện ở khả năng gắn kết bền
chặt với các loại hình nghệ thuật truyền thống, dân gian Bình Định; Chiết được
những nét tinh túy một số làn điệu tuồng truyền thống vào bài bản âm nhạc trống;
Có quan hệ huyết thống với bài chòi ở phương diện cùng mang âm hưởng của làn
điệu tuồng, giao thoa tương đồng với bài chòi ở phương diện biên chế dàn nhạc;
Âm hưởng nhạc điệu của trống trận Tây Sơn là nguồn cảm hứng sáng tạo hàng trăm
tác phẩm ở hầu hết các thể loại âm nhạc đương đại; Hiện tại, trống trận Tây Sơn có
sức sống lan tỏa rộng trong các lễ hội, và trong tâm thức người Bình Định.
Từ những khả năng gắn kết, cảm hứng sáng tạo, sức sống lan tỏa của trống
trận Tây sơn đã tạo cho dàn nhạc trống này có một “bộ gien“ trừu xuất, tiềm ẩn
nhiều truyền thống văn hóa lịch sử của Bình Định như: truyền thống đấu tranh
chống ngoại xâm; truyền thống võ thuật Tây Sơn Thượng đạo, truyền thống văn hóa
nghệ thuật đặc sắc được coi là cái nôi, tuồng, bài chòi, võ Tây Sơn, và âm hưởng của
trống trận Tây Sơn đang còn vang vọng trong đời sống đương đại, do vậy, trống trận
Tây Sơn đang được coi là biểu tượng văn hóa miền đất võ. Đó chính là giá trị tinh
hoa văn hóa của trống trận Tây Sơn.
2. Kiến nghị
Thứ nhất, với những nghệ nhân “nối nghiệp” chế tác trống trận Tây Sơn:
Đến làng nghề làm trống Lâm Yên, Đại Minh, Đại Lộc tỉnh Quảng Nam, tiếp
xúc với cụ Phan Sự (84 tuổi) – nghệ nhân chế tác trống cho biết: “đã lâu rồi không
thấy ai đặt hàng làm trống trận Tây Sơn nữa”.
Qua tìm hiểu được biết thêm, hiện nay ở thành phố Quy Nhơn – Bình Định
có một nghệ nhân cũng chế tác được trống trận Tây Sơn đó là ông Nguyễn Văn Tại
ở số nhà 30 đường Diên Hồng thành phố Quy nhơn. Ông Tại là đời thứ 3 trong nghề
làm trống quê ở Nam Hà vào Quy nhơn từ sau ngày giải phóng miền Nam 1975.
Ông đã làm được 4 bộ trống trận Tây Sơn: một bộ cho nhà hát tuồng Đào Tấn –
hiện đang được sử dụng, một bộ cho chị Nguyễn Thị thuận dùng ở nhà để “Truyền
146
nghề” cho cô con gái tên là Nguyễn Thị Hương, một bộ hiện đang là bộ dự trữ của
bảo tàng Tây Sơn, bộ thứ tư, ông làm cho một Việt kiều đặt hàng để mang sang
Canada biểu diễn trong cộng đồng người Việt.
Về kĩ thuật chế tác của ông Tại không có gì khác với các nghệ nhân ở Làng
nghề chế tác trống Lâm Yên, song chỉ có một điều là việc cân chỉnh âm thanh đối với
ông là vấn đề khó khăn. Ông không hề biết nhạc. Biết rằng tần số âm thanh của từng
trống phụ thuộc vào việc bưng da trống căng hoặc chùng, quy luật chênh lệch âm
thanh giữa các thành viên của bộ trống 12 chiếc chỉ là cảm giác, hỏi chênh lệch cụ
thể là khoảng bao nhiêu cung, quãng thì ông không hề biết. Thiết nghĩ đã đến lúc
các nhà nghiên cứu âm nhạc cần quan tâm đến việc này.
Trước mắt cần có những hội thảo, những đề tài nghiên cứu thêm về vấn đề
thang âm cho bộ 12 trống, về sự chênh lệch tần số âm thanh giữa trống có đường
kính nhỏ nhất với trống có đường kính lớn nhất là bao nhiêu? Sự chênh lệch âm
thanh của một cặp và giữa các cặp với nhau là bao nhiêu? Để tạo thành một thang
âm (ở mức độ tương đối) có tính dân tộc và mang đậm sắc màu của nghệ thuật
tuồng và dân ca Bình Định.
Từ ngày hòa bình lập lại, nghệ sĩ Văn bá Anh, người sử dụng trống trận Tây
Sơn của đoàn dân ca liên khu 5 đã làm một việc là lên dây cho dàn trống chùng với
hệ thống âm nhạc “Cung – Thương – Giốc – Trủy – Vũ” để mang đi các nước xã hội
chủ nghĩa và một số nước Đông Âu biểu diễn, hiện nay chưa thấy ai làm lại việc đó.
Thiết nghĩ, cần phải có thêm nghiên cứu, trao đổi vấn đề này, tìm ra được phương
pháp tối ưu để có thể làm cho bài trống hay hơn.
Thứ hai, với nghệ sĩ diễn tấu trống trận Tây Sơn
Qua điều tra điền dã cho thấy, các nghệ sĩ diễn tấu trống trận Tây Sơn có một
số vấn đề cần được quan tâm như sau:
- Về số lượng người diễn tấu được trống trận Tây Sơn, hiện nay ở Bảo tàng
Quang Trung Bình Định chỉ có 2 nghệ sĩ biểu diễn trống trận Tây Sơn đó là nghệ
nhân dân gian ưu tú Nguyễn Thị Thuận 57 tuổi và võ công Ngọc Mai 32 tuổi, Ngọc
Mai mới được đánh chính gần mười năm nay. Chị Thuận biểu diễn phục vụ khách
147
vào các ngày thứ ba, thứ năm, thứ bảy và chủ nhật, còn Ngọc Mai biểu diễn vào thứ
hai, thứ tư, thứ sáu. Chị Thuận đang đào tạo cho cô con gái nối nghiệp mẹ. Nói
chung về kĩ thuật của mỗi người đều có sở trường và sở đoản. Đối với chị Thuận đã
hơi luống tuổi, Ngọc Mai mới “ra lò”, tay nghê còn nên cần phải phấn đấu nhiều
hơn nữa.
Nhà hát tuồng Đào Tấn có nghệ sĩ Thế Dân và Hoàng Thanh Bình đang được
đảm trách biểu diễn dàn trống trận.
Đoàn nghệ thuật của Bộ Chỉ huy quân sự các lực lượng vũ trang tỉnh Bình
Định, trước đây có một cô là Nguyễn Thị Thu Sương cũng đánh được trống trận
Tây Sơn phục vụ cho các chiến sĩ nhưng từ ngày lấy chồng cô bỏ nghề đi theo
chồng về Huế.
- Về trình độ đào tạo, hai nghệ sĩ biểu diễn trống trận Tây Sơn của bảo tàng
Quang Trung đều không biết nhạc lí cơ bản, nếu muốn chơi một bài mới phải nhờ
người hướng dẫn theo kiểu “chuyền tay” việc đó phần nào ảnh hưởng đến độ chính
xác tiết tấu của bản nhạc. Nghệ sĩ Thế Dân trình độ nhạc lí tương đối khá (tốt
nghiệp trường Văn hóa nghệ thuật tỉnh Bình Định hệ trung cấp). Nghệ sĩ Hoàng
Thanh Bình từ diễn viên hát tuồng chuyển qua, nên cũng có những bất cập.
Thứ ba, bài bản trống trận Tây Sơn
Quá trình hình thành nên bản nhạc trống trận Tây Sơn có được diện mạo như
ngày nay là sáng tạo rất nỗ lực của các nghệ sĩ, nghệ nhân diễn tấu trống và của một
số nhà nghiên cứu từ trước đến nay. Thành quả của họ rất đáng trân trọng, tuy nhiên
theo nhìn nhận chủ quan, bản nhạc trống trận Tây Sơn cần phải được khắc phục một
số vấn đề về hình thức cấu trúc:
- Đây là một bản khí nhạc có thể phân thành từng phần (hoặc chương). Nếu
theo hình thức cấu trúc, hiện tại, bản nhạc đã được cấu trúc ở hình thức tiểu phẩm
khí nhạc, nhưng theo chúng tôi vẫn chưa đủ độ hoành tráng của nó. Việc sáp nhập
bài tập hợp quân và xuất quân thành “Sắp” Tập hợp quân – Xuất quân có thể được
nhưng giữa khổ Xuất quân và Tập hợp quân chưa được cân đối (Tập hợp quân quá ngắn.
148
- Nghiên cứu trên tổng phổ của bản trống trận Tây Sơn còn cho cho thấy các
“Sắp” không cân nhau, các tác giả thấy đoạn tập hợp quân và xuất quân ngắn quá đã
sáp nhập vào với nhau tạo nên “Sắp” một mang tên: Tập hợp quân – Xuất quân.
việc lắp ghép này tạo nên sự không lô gíc trong thủ pháp phát triển âm nhạc.
- “Sắp” thứ hai: Xung Trận – Phá thành thì quá ngắn, về cấu trúc chưa đạt tiêu
chuẩn của một phần, âm nhạc diễn tả cảnh phá thành còn nghèo, trong khi đó những
âm hình tiết tấu lạ, phù hợp hơn có thể khai thác được còn rất tiềm ẩn.
- Về thời lượng của một bản nhạc (có thể được coi ở dạng tiểu phẩm) diễn tả
một cuộc hành quân của một đạo quân oai phong như vậy là chưa hợp lí – bản nhạc
chỉ có độ dài thời gian là 4 phút 55 giây.
- Ngày nay, mặt bằng trình độ hiểu biết khí nhạc của nước ta tuy còn thấp nhưng
so với những năm trước đã được nâng lên đáng kể, hơn nữa trong thời kì mở cửa, hội
nhập, giao lưu văn hóa, bảo tàng Quang Trung thường xuyên có khách nước ngoài đến
tham quan du lịch, hoặc nếu đem tiết mục này đi biểu diễn tại nước ngoài thì vấn đề hình
thức cấu trúc của bản nhạc là một việc đáng phải quan tâm.
Thứ tư, một số đề xuất về việc bảo tồn và phát huy nghệ thuật truyền thống
trống trận Tây Sơn
Đối với các nhà quản lí văn hóa, cần nhìn nhận và đánh giá một cách khách
quan hơn nữa về vai trò của các dàn trống trong lễ hội của nước ta nói chung và dàn
trống trận Tây Sơn nói riêng.
Các cấp, các ngành tạo điều kiện tối đa về cơ sở vật chất và cho các dàn trống,
nâng cao hơn nữa chất lượng kĩ thuật và nghệ thuật diễn tấu nhằm đáp ứng được
yêu cầu trong thời kỉ đổi mới, công nghiệp hóa – hiện đại hóa và trong xu thế toàn
cầu hóa hiện nay.
Đã đến lúc, cần phải có nghệ sĩ diễn tấu và một dàn trống trận Tây Sơn mẫu
mực như ở Bảo tàng Quang Trung Bình Định để làm một thành tố cơ bản trong lễ
hội Đống Đa tại gò Đống Đa Hà Nội. Bởi vì hiện nay, lễ hội Đống Đa tại Hà Nội
không trình diễn dàn 12 trống mà thường dùng các trống lớn để trình diễn mô
149
phỏng bài bản của trống trận Tây Sơn tại Bình Định. Trong phong cách trình diễn
trống còn bị ảnh hưởng của trống hội Thăng Long.
Việc đào tạo nghệ sĩ diễn tấu trống cũng không phải đơn giản, cần phải có sẵn
nhiều tố chất và cần thiết phải học thêm về võ thuật. Do vậy, Đối với công tác Giáo
dục và Đào tạo, trong hệ thống các nhạc viện quốc gia và các trường nhạc địa
phương nhất là trường văn hóa nghệ thuật Bình Định cần thiết phải xây dựng hệ
thống giáo trình, đưa môn trống trận Tây Sơn vào chương trình giáo dục âm nhạc
dân tộc.
Đối với các nhà nghiên cứu văn hóa, cần tập trung vào nghiên cứu sâu hơn
nữa trống trận Tây Sơn về các mặt: tính năng, và bài bản sao cho phù hợp trong thời
đại mà vẫn giữ được chất liệu bản sắc địa phương, dân tộc của nó.
Cần thiết có nhiều hội thảo hơn nữa ở quy mô cấp Quốc gia về đề tài “trống
trận Tây Sơn”.
150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Nguyễn Bạch Mai (2012), Hình tượng Vua Quang Trung – Nguồn cảm hứng
sáng tạo các tác phẩm âm nhạc, Kỷ yếu hội thảo khoa học “Âm nhạc với đề
tài lịch sử“, Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức tháng 5/2012.
2. Nguyễn Bạch Mai (2013), Trống trận Tây Sơn – Biểu tượng văn hóa đất võ,
Báo Bình Định, ngày 21/ 01/2013, tr.3.
3. Nguyễn Bạch Mai (2015), Lịch sử trống trận Tây Sơn. Tạp chí Xưa và nay,
số Xuân 2015, tr. 65 – 67.
4. Nguyễn Bạch Mai, 2015. Trống trận Tây Sơn. Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật
–Bộ VH – TT & DL, số Xuân 2015, tr. 95-97.
151
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Nga Anh (2013), Bộ nhạc cụ trong các lễ hội của người Chăm,
ngày 16/9/2013, Truy cập 11/11/2015.
[2]. Hồ Đắc Bích - Chủ biên (1995), Nghệ thuật hát tuồng, Sở VHNT Bình Định
xuất bản.
[3]. Nguyễn Văn Bình (2011), Chế tác trống của dân tộc ÊĐê, M’Nông ở Tây Nguyên,
633410893700625000/Lang-nghe-trong/Che-tac-trong-cua-dan-toc-Ede-
MNong-o-Tay-Nguyen.htm, truy cập: 20/01/2014
[4]. Sao Chi (2014), Độc đáo nghề làm trống của người người Dao Đỏ Tây Bắc,
cua-nguoi-Dao-Do-Tay-Bac/102777.vgp, truy cập: 20/01/2014.
[5]. Nguyễn Văn Chương (2005), Còn ai đánh nhạc võ Tây Sơn 45 trống, Báo
Bình Định, ngày 23/3/2005.
[6]. Cinet, Hội Đâm trâu (2012),
00-0-0--0prompt-10---4------0-1l--1-zhZz-tr-50---20-about---00031-001-1-
0big500&a=d&c=bsutpnms&cl=CL1.1.24&d=HASH01bf24a544f74a06d1bd
truy cập: 20/01/2014.
[7]. Huệ Dân (2011), Nguồn gốc, ý nghĩa của chuông, trống, mõ trong nhà Như Lai,
cua-chuong-trong-mo-trong-nha-nhu-lai-tshue-dan.htm,
truy cập: 20/01/2014.
152
[8]. Vi Dân (2012), Rộn ràng lễ hội trống,
d=397%3Arn-rang-l-hi-trng-am-vang-hao-khi-vit&catid=42%3Agoc-nhin-v-
s-kin&Itemid=143&lang=vi , truy cập: 20/01/2014.
[9]. Minh Dũng (2011), Làn điệu Xuân Nữ trong nghệ thuật bài chòi Bình Định,
Luận văn thạc sĩ, Viện Nghiên cứu Văn hóa, Hà Nội.
[10]. Hàn Đăng (2012), Lễ Hội trống và các nhạc cụ gõ Huế 2012 – Rực rõ sắc màu
5 châu,
truycập: 20/01/2014.
[11]. Đài Phát thanh – Truyền hình Bình Định (2004), Người giữ kí ức, (đĩa VCD).
[12]. Đài Phát Thanh Quốc tế Trung Quốc (2011), Văn hóa trống gỗ Ngõa Sơn
huyền Bí,
truy cập: 20/01/2014.
[13]. Quý Đoàn (2014), Hội Gò Đống Đa, tưng bừng khí thế chiến thắng ngoại xâm,
Vnexpress, 04/02/2014.
[14]. Nguyễn Khoa Điềm – Chủ biên, Xây dựng và phát triển nền Văn hóa Việt
Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, Nxb Chính trị Quốc gia, 2001.
[15]. Vũ Tiến Đức (2013), Những chuyện chưa từng kể về Gò Đống Đa Hà Nội,
Kiến thức.net, ngày 12/11/2013.
[16]. Vu Gia (2006), Làng trống Lâm Yên, Báo Người lao động, ngày 15/09/2006.
[17]. Quách Tấn Giao (2001), Võ nhân Bình Định, Thư viện tỉnh Bình Định.
[18]. Thúy Hà (2013), Lễ cầu mưa của dân tộc Lô Lô,
truy cập: 20/01/2014.
[19]. Đinh Hồng Hải (2014), Nghiên cứu biểu tượng một số hướng tiếp cận lý thuyết,
Nxb Thế giới.
153
[20]. Nguyễn Văn Hậu (2012), Đi tìm bản sắc văn hóa dân tộc qua thế giới biểu tượng,
bieu-tuong.html, Truy cập 11/11/2015.
[21]. Nguyễn Văn Hiên (2014), Nhạc võ Tây Sơn, Luận văn thạc sĩ Âm nhạc học.
Nhạc viện thành phố Hồ Chí Minh.
[22]. Nguyễn Võ Hinh (2008), Lịch sử trống trận Tây Sơn,
[23]. Lê Quang Hòa (2008), Trống sành – Nhạc cụ tiêu biểu của dân tộc Cao Lan.
Báo Tuyên Quang, 30/09/2008.
[24]. Nguyễn Hoan (2014), Trống Đọi Tam – Âm vang tiếng sấm làng nghề,
nghe.html. truy cập: 20/01/2014.
[25]. Nguyễn Văn Huyên (2002), “Hội nhập văn hóa và vấn đề giữ gìn bản sắc dân
tộc”, Việt nam trong thế kỷ XX, Nxb Chính trị Quốc gia.
[26]. Jean Chevalier, Alain Gheerbran (1997), Từ điển biểu tượng văn hóa thế
giới, tr. 29, Nxb Đà Nẵng.
[27]. Ju. M. Lotman (1992), , Tuyển tập các bài báo chọn lọc, tập I, Tallinn, (Trần
Đình Sử dịch từ bản tiếng Nga), tr. 191- 199, Nxb Thế giới.
[28]. Vũ Ngọc Khánh (1998), Văn hóa gia đình, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
[29]. Trần Văn Khê (2005), Thùng thùng tiếng trống ngũ niên,
truy cập: 11/11.2015.
[30]. Đào Duy Kiền (1979), Bản ký âm “Trống trận Quang Trung“, lưu hành tại
Bảo tàng Quang Trung Bình Định.
[31]. Mai Văn Kiệm (2012), Các hướng tiếp cận trong nghiên cứu Xã hội học văn
hóa, Tạp chí văn hóa Nghệ An, 08, tr. 18 – 40, 2012.
[32]. Đào Duy Kiền (1990), Xuất Trận, Nhạc mở màn cho vở tuồng “Quang Trung
đại phá quân Thanh” (tác giả kịch bản – Trúc Đường, đạo diễn – Hoàng Chương).
154
[33]. Đào Duy Kiền – Nguyễn Gia Thiện (2007), Nhạc tuồng, Nxb sân khấu.
[34]. Đào Duy Kiền (2007), Trống chầu trong nghệ thuật sân khấu tuồng. Tạp chí
Văn hóa Bình Định, 38, tr. 63-67.
[35]. Đào Duy Kiền (2008), Nhìn lại chặng đường kế thừa và phát triển âm nhạc
tuồng. Tạp chí Văn hóa Bình Định, 42, tr. 91-93.
[36]. Đào Duy Kiền (2008), Đôi Điều về Trống trận Quang Trung, Tạp chí Văn hóa
Bình Định, 55, tr. 32 – 35.
[37]. Trần Đình Ký (2002), Bảo tàng Quang Trung và di tích Tây Sơn, Sở VHTT
xuất bản, in tại xí nghiệp in Bình Định.
[38]. Lê Lào (2014), Lễ hội Đống Đa - Tây Sơn nét văn hóa đặc sắc của miền đất võ,
truy cập: 20/01/2014.
[39]. Nguyễn Đình Lâm (2013), Trống đôi – cồng ba – chiêng năm trong đời sống
văn hóa, tín ngưỡng của người Chăm H’roi và Ba Na tỉnh Phú Yên, Tạp chí
Nghiên cứu Văn hóa, 5, tháng 9/2013, tr. 5-10.
[40]. Hoàng Lê (2001), Lịch sử ca kịch và âm nhạc bài chòi, Sở VH&TT Bình
Định xuất bản.
[41]. Nguyễn Thụy Loan (1993), Lược sử Âm nhạc Việt Nam. Nxb Âm nhạc.
[42]. Trần Đình Long (1998), Lý thuyết hệ thống, Nxb Khoa học và Kỹ thuật. Hà Nội
[43]. Ludwig von Bertalanffy (1968), General System Theory – Foundations,
Development, Application, George Braziller, Inc, New York,. (Lý thuyết hệ
thống tổng quát – cơ sở - phát triển - ứng dụng, Bản dịch của Ngô Quốc
Phương, Nguyễn Quý Nghị, Phạm Hoàng Giang, Phan Hồng Giang, 2007).
[44]. Sao ly (2012), Khu du lịch tâm linh Ấn Sơn,
s%C6%A1n/, truy cập: 20/01/2014.
155
[45]. Nguyễn Bạch Mai (2006), Trống trận Tây Sơn, Luận văn Thạc sĩ Văn hóa
học, Viện nghiên cứu Văn hóa, Hà Nội.
[46]. Nguyễn Bạch Mai (1997), Poeme simphonique “Cuộc hành quân thần tốc“,
Tác phẩm tốt nghiệp chuyên ngành sáng tác Học viện Âm nhạc Quốc giaViệt nam.
[47]. Nguyễn Bạch Mai (2011), Hợp xướng “Hùng thiêng Bình Định“. Trình diễn
trong liên hoan âm nhạc Hội Nhạc sĩ Việt Nam lần thứ 11 tại Bình Định và
phát sóng VOV3 Đài tiếng nói Việt Nam tháng 10/2014.
[48]. Nguyễn Bạch Mai (1998), Anbum VCD “Người có duyên với âm nhạc“, Đài
Truyền hình Đà nẵng sản xuất, phát sóng tháng 10/1998.
[49]. Nguyễn Bạch Mai (2012), Hình tượng Vua Quang Trung – Nguồn cảm hứng
sáng tạo các tác phẩm âm nhạc. Kỷ yếu hội thảo khoa học “Âm nhạc với
đề tài lịch sử“, Hội Nhạc sĩ Việt Nam tổ chức, tháng 5/2012.
[50]. Nguyễn Bạch Mai (2015), Lịch sử Trống trận Tây Sơn, Tạp chí Xưa & Nay, số
Xuân 2015, tr. 65 – 67.
[51]. Nguyễn Bạch Mai (2015), Trống trận Tây Sơn, Tạp chí Văn hóa Nghệ thuật,
Bộ VH – TT & DL, số Xuân 2015, tr. 95-97.
[52]. Nguyễn Bạch Mai (2014), Trống trận Tây Sơn – Biểu tượng văn hóa đất võ,
Báo Bình Định, ngày 21/01/2014, tr. 3.
[53]. Nguyễn Bạch Mai (2000), Đất ấm tình người, Giải khuyến khích cuộc thi sáng
tác ca khúc về Bình Định 2000, UBND tỉnh Bình Định tổ chức.
[54]. Cao Mỗ (2013), Tìm hiểu nhạc cụ trống của dân tộc Thái tỉnh Điện Biên,
Website Sở VH – TT & DL Điện Biên, 25/12/2013.
[55]. Phan Ngọc (2002), Bản sắc Văn hóa Việt Nam, Nxb VHTT.
[56]. Nguyễn Thị Nhung (1991), Hình thức âm nhạc, Nxb âm nhạc.
[57]. Nguyễn Thị Nhung (1994), Thể loại âm nhạc, Nxb âm nhạc.
156
[58]. Ngô Gia Văn Phái (Nguyễn Đức Vân dịch), (1987). “Hồi thứ 14“, Hoàng Lê
nhất thống chí, Nxb Văn học.
[59]. Bùi Nguyên Pháp (1989), Âm vang trống trận Tây Sơn, Tạp chí Hồn Việt,
số Xuân 1989, tr. 15.
[60]. Hà Phương (2013), Lễ cầu mưa của dân tộc Gia rai, Kon Tum, VOV Việt Nam,
truy cập: 20/01/2014.
[61]. Nguyễn Quang (2008), Giao thoa văn hóa trong việc giảng dạy ngoại ngữ,
Tạp chí khoa học ĐHQGHN, 24, tr. 69 – 85.
[62]. Trần Quỳnh (2012), Lễ cầu mưa của dân tộc Lô Lô. Báo điện từ Đảng cộng sản
Việt Nam, 13/9/2012.
[63]. Hà Sâm (1997), Âm nhạc và trống võ Tây Sơn, Kỉ yếu hội thảo khoa học Phú
Xuân-Thuận Hóa thời Tây Sơn, UBND Tp. Huế xuất bản.
[64]. Sở Văn hóa – Thể thao – Du lịch (2012), Tuyển tập ca khúc Bình Định, Nxb Âm nhạc.
[65]. Sở VH – TT & DL Bình Định, Kịch bản các lễ hội Đống Đa kỷ niệm lần thứ:
210, 215, 220, 225 năm, Lưu tại phòng nghiệp vụ, Sở VH – TT & DL Bình Định.
[66]. Sở VH-TT & DL – Liên đoàn võ thuât Bình Định (2014), Võ Bình Định -
Tuyển tập các bài quyền tay không và binh khí, Sở VH-TT & DL Xuất bản.
[67]. Sở VHTT Bình Định (2004), Văn học nghệ thuật với đề tài Quang Trung - Nguyễn
Huệ, Tạp chí Văn Hiến, 34 (2/2004), tr. 25-28, Chuyên San Hào khí Tây Sơn,
Trung tâm nghiên cứu và bảo tồn, phát huy Văn hóa dân tộc xuất bản.
[68]. Kiều Trung Sơn (2001), Cồng chiêng Mường, Nxb Lao động.
[69]. Công Tâm - Sao Ly (2011), Độc đáo trống K’toang Vân Canh, Báo Bình Định,
11/8/2001, tr. 3.
[70]. Khương Kim Tạo (2014), Văn hóa và văn hóa giao thông, tạp chí văn hóa
giao thông, số Xuân 2014, tr. 24.
[71]. Trần Ngọc Thêm (2006), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tp.HCM.
157
[72]. Lê Thì (1980), Hệ thống các bài thiệu của võ cổ truyền Bình Định và Việt
Nam, Liên đoàn võ thuật Bình Định xuất bản.
[73]. Lê Viết Thọ (2005), Giữ hồn trống trận Tây Sơn, Báo Bình Định, ngày 7/10/2005.
[74]. Nguyễn Gia Thiện (2012), Một số tư liệu mới về nhạc Võ Tây Sơn. Tập san
nghiên cứu nhà hát Tuồng Đào Tấn, tháng 10/2012.
[75]. Nguyễn Gia Thiện (2009), Bài trống chầu. Âm nhạc lễ hội 220 năm chiến
thắng Ngọc Hồi – Đống Đa tại Bình Định.
[76]. Ngô Đức Thịnh (2009), Một số vấn đề lý luận nghiên cứu hệ giá trị văn hoá
truyền thống trong đổi mới và hội nhập, Kỷ yếu Hội thảo khoa học “phát
huy các giá trị văn hóa truyển thống Việt nam trong thời kỳ đổi mới và hội
nhập”, tại Đồng Nai.
[77]. Ngô Đức Thịnh (2004), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa ở Việt Nam,
Nxb trẻ.
[78]. Ngô Đức Thịnh (2008), “Đàn Đá trong hệ thống nhạc khí gõ của các tộc
người Nam Đông Dương”, Văn hóa tộc người và Văn hóa Việt Nam, Nxb
KHXH, tr.529 – 545.
[79]. Hoài Thu (2012), Nghĩ về một hình thức mới của Nhạc võ Tây Sơn, Báo Bình
Định, 9/8/2012.
[80]. Nguyễn Tấn Tuấn (2008), Nhạc võ Tây Sơn - một di sản văn hóa độc đáo của
Bình Định, Tạp chí Cộng sản, 28/07/2008.
[81]. Phó Đức Tùng (2006), Thuyết tam tài và những nguyên tắc chung của kiến
trúc Á Đông,
nguyen-tac-chung-cua-kien-truc-a-dhon, truy cập: 20/2/2016.
[82]. Từ điển tiếng Việt (1977), Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội, (In lần thứ 2).
[83]. Từ điển Bách khoa Việt Nam (2005), Nxb Từ điển bách khoa, Hà Nội, tr.798.
158
[84]. Huy Trân (1984), Nhạc khí dân tộc Việt Nam, Nxb Văn hóa.
[85]. Trần Kiều Trang (2008), Lễ xây chầu ở Nam Bộ. Báo tuổi trẻ, ngày 8/9/2008.
[86]. Thanh Trung (2007), Trống chiến tuồng. Luận văn thạc sĩ Âm nhạc học, Nhạc
viện thành phố Hồ Chí Minh.
[87]. Toàn Trung (2011), Tưng bừng Lễ hội vật đầu Xuân, Website Vnmedia,
10/12/2011, truy cập: 20/12/2014.
[88]. Trường Trung học Văn hóa nghệ thuât – Sở VH và TT Bình Định (2005), Nghệ
thuật ca kịch Bài Chòi, xuất bản.
[89]. UBND huyện Nghi Xuân (2013), Dàn nhạc ca trù,
truy cập: 20/01/2014.
[90]. V.A. Vakhrameep (1982), Lý thuyết âm nhạc cơ bản, Bản dịch của Vũ Tự
Lân, Nxb Văn hóa, Hà Nội.
[91]. Viện âm nhạc (2013), Dàn nhạc đám tang các dân tộc thiểu số phía Bắc,
vienamnhac.vn/dan-nhac-%C4%91am-tang-cac-dan-toc-thieu-so-phia-bac,
truy cập: 20/01/2014.
[92]. Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (2003), Làng nghề làm trống Đọi Tam, đề tài
khoa học cấp Viện.
[93]. Viện Văn hóa Nghệ thuật thành phố Hồ Chí Minh (1993), Thang âm điệu thức
trong âm nhạc truyền thống một số dân tộc miền Nam Việt Nam. Viện
VHNT Xuất bản.
[94]. Trung Việt (2005), Nhạc võ Tây Sơn và những điều nghe nói rằng, Việt báo,
Ngày 6/5/2005.
[95]. Lê Trung Vũ – Lê Hồng Lý (2005), Lễ hội Việt Nam, Nxb VHTT.
[96]. Đức Vương (2010), Chiếc trống sấm lớn nhất Việt Nam, VietnamPlus,
TTXVN, ngày 16/9/2010.
159
[97. Bùi Văn Vượng (1997), “Làng nghề ráp trống Lam Yên”, Làng nghề thủ
công truyền thống Việt Nam, Nxb Văn hóa.
[98]. Trần Quốc Vượng - Chủ biên (2006), Cơ sở Văn hóa Việt Nam, Nxb Giáo dục.
[99]. Trần Quốc Vượng (2008), Mấy ý kiến về trống đồng và tâm thức người Việt cổ,
Vanhoahọc.vn.
[100]. Wikipedia (tự điển bách khoa mở).
[101]. Wikipedia Axiology truy cập:
20/01/2014.
[102]. Ngô Đình Xây (2015), Một số suy nghĩ về xây dựng hệ giá trị văn hóa ở
nước ta hiện nay, Tạp chí cộng sản tháng 11/2015, tr.17.
[103]. Minh Xứng (2010), Từ chuyện làm chiếc trống sấm lớn nhất Việt Nam,
VietNam%E2%80%A6_3-0-503820.html, Truy cập: 30/1/2014.
[104]. Viết Ý (2012), Bảo tồn và phát huy nhạc võ Tây Sơn. VietnamPlus, TTXVN,
12/5/2012.
160
VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
NGUYỄN BẠCH MAI
BẢN SẮC VÀ GIÁ TRỊ
VĂN HÓA TRỐNG – TRỐNG TRẬN TÂY SƠN
PHỤC LỤC
LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC
HÀ NỘI – 2016
161
MỤC LỤC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục nhạc......163
Phụ lục ảnh............175
[1]. Bộ 12 trống (chiến) trong dàn TTTS Bảo tàng Quang Trung...................... 175
[2]. Bộ 12 trống (chiến) trong dàn TTTS nhà hát Tuồng Đào Tấn..................... 175
[3]. Nghệ nhân Nguyễn Thị Thuận..176
[4]. Nghệ nhân diễn tấu TTTS - Nguyễn Thị Thuận...................................176
[5]. Nghệ nhân diễn tấu số 1 TTTS - Nguyễn Thị Thuận....................................177
[6]. Nghệ nhân Nguyễn Thị Thuận với nghệ thuật “múa dùi”.177
[7]. Ngọc Mai – Võ công diễn tấu TTTS, Bảo tàng Quang Trung...178
[8]. NSƯT Thế Dân diễn tấu TTTS nhà hát tuồng Đào tấn Bình Định...178
[9]. Võ sư Đinh Văn Tuấn luyện võ với 45 trống179
[10]. Thế trận “Bàn tay Xòe“trong hành binh giải phóng thành Thăng Long, 1789....179
[11]. Võ sư Đinh Văn Tuấn luyện võ với 45 trống180
[12]. Võ công trình diễn 17 trống..180
[13]. Nghệ nhân trình diễn 12 trống Nguyễn Thị Thuận......................................181
[14]. Một thế trong Yến phi quyền - cắt từ clip Võ đường Sa Long Cương.............181
[15]. Một thế võ của bài Hùng kê quyền do lão võ sư Ngô Bông biểu diễn.........181
[16]. Nghệ nhân trình diễn số 1 TTTS Nguyễn Thị Thuận...................................181
[17]. Võ công Thi Nga trong tiết mục trình diễn bài Song phượng kiếm.............182
[18]. Võ công Cẩm Mai – Bảo tàng Quang Trung Tây Sơn Bình Định...............182
[19]. Võ Sư Phan Thọ nổi tiếng với “độc xà thám nguyệt“ trong bài Song chùy.....182
[20]. Võ công Cẩm Mai - Bảo tàng Quang Trung, Tây Sơn.............................................182
[21]. Võ sư Trương Văn Vịnh với thế ngũ trảo trong Hổ quyền..........................183
[22]. Võ sư Lê Xuân Hỷ với Miêu quyền tẩy diện- Mèo rửa mặt.........................183
[23]. Lễ rước kiệu Vua Quang Trung và công chúa Ngọc Hân ...183
[24]. Tiết mục rồng lửa Thăng Long..184
[25]. Tượng đài Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ tại Bảo tàng Quang Trung.....184
162
[26]. Đường lên Đàn tế Trời - Đất.185
[27]. Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng - thắp hương tại đàn tế Trời đất...185
[28]. Màn kỳ võ trong lễ dâng hoa, dâng hương....................................................186
[29]. Lễ hội đường phố (trong chương trình Festival võ thuật Quốc tế)...186
[30]. Trống trận Tây Sơn tại lễ hội trống và các nhạc cụ gõ Cố Đô Huế 187
[31]. Hai dàn trống trận Tây Sơn trình diễn kép trong Festival võ.......................187
Quốc tế tháng 8/ 2006.
[32]. Dàn trống chầu mô phỏng TTTS trong lễ hội kỷ niệm chiến thắng..............188
Đống Đa tại Hà Nội.
[33]. Giao hưởng trống trong Lễ hội trống và nhạc khí gõ....................................188
[34]. NSƯT. NS. Đào Duy Kiền – tác giả ký âm và chỉnh lý bài bản TTTS189
[35]. NSƯT. NS. Nguyễn Gia Thiện – tác giả bài bản cho 100 trống chầu...189
phối hợp với TTTS.
[36]. NS. Nguyễn Bạch Mai – Tác giả Poeme simphonique “Cuộc hành quân
thầntốc“.........................................................................................................190
[37]. Dàn Hợp Xướng sinh viên ĐH Quy Nhơn trình diễn tác phẩm “Hùng thiêng
Bình Định“ – Sáng tác và chỉ huy: NS. Nguyễn Bạch Mai..........................190
163
164
165
166
167
168
169
170
171
172
173
174
175
PHỤ LỤC ẢNH
[1]. Bộ 12 trống (chiến) trong dàn TTTS Bảo tàng Quang Trung. Ảnh: Nguyễn Bạch mai
(2013)
[2]. Bộ 12 trống (chiến) trong dàn TTTS nhà hát Tuồng Đào Tấn. Ảnh: Nguyễn Bạch mai
176
[3]. Nghệ nhân Nguyễn Thị Thuận. Ảnh: Nguyễn Bạch Mai.(2011)
[4]. Nghệ nhân diễn tấu TTTS - Nguyễn Thị Thuận. Ảnh: Tấn Phú (2006)
177
[5]. Nghệ nhân diễn tấu số TTTS - Nguyễn Thị Thuận. Ảnh: Đào Tiến Đạt(2008)
[6]. Nghệ nhân Nguyễn Thị Thuận với nghệ thuật “múa dùi”. Ảnh Tấn Phú (2009)
178
[7]. Cẩm Mai – Võ công diễn tấu TTTS, Bảo tàng Quang Trung
Ảnh : Nguyễn Bạch Mai (2012)
[8]. NSƯT Thế Dân diễn tấu TTTS nhà hát tuồng Đào tấn Bình Định
Ảnh : Nguyễn Bạch Mai (2012)
179
[9]. Võ sư Đinh Văn Tuấn luyện võ với 45 trống. Ảnh: Hứa Thiện (2003)
[10]. Thế trận “Bàn tay Xòe“trong hành binh giải phóng thành Thăng Long, 1789.
[67].
180
[11]. Võ sư Đinh Văn Tuấn luyện võ với 45 trống. Ảnh: Hứa Thiện (2003)
[12]. Võ công trình diễn 17 trống Ảnh minh họa : Khải Hưng
181
[13]. Nghệ nhân trình diễn 12 trống Nguyễn Thị Thuận. Ảnh Tấn Phú (ảnh trái)
[14]. Một thế trong Yến phi quyền - cắt từ clip Võ đường Sa Long Cương (ảnh phải)
[15]. Một thế võ của bài Hùng kê quyền do lão võ sư Ngô Bông biểu diễn (trái)
[16]. Nghệ nhân trình diễn số 1 TTTS Nguyễn Thị Thuận (phải). Ảnh: Tấn Phú
(2010)
182
[17]. Võ công Thi Nga trong tiết mục trình diễn bài Song phượng kiếm (trái).
[18]. Võ công Cẩm Mai – Bảo tàng Quang Trung Tây Sơn Bình Định (phải).
Ảnh: Đào Tiến Đạt (2007
[19]. Võ Sư Phan Thọ nổi tiếng với “độc xà thám nguyệt“ trong bài Song chùy (trái)
[20]. Võ công Cẩm Mai - Bảo tàng Quang Trung, Tây Sơn (phải). Ảnh: Hòa Khá(2008)
183
[21]. Võ sư Trương Văn Vịnh với thế ngũ trảo trong Hổ quyền (trái). (2011)
[22]. Võ sư Lê Xuân Hỷ với Miêu quyền tẩy diện- Mèo rửa mặt. Ảnh: Hòa Khá
[23]. Lễ rước kiệu Vua Quang Trung và công chúa Ngọc Hân
Ảnh: Văn Toàn (2014)
184
[24]. Tiết mục rồng lửa Thăng Long. Ảnh: Văn Toàn (2014)
[25]. Tượng đài Vua Quang Trung – Nguyễn Huệ tại Bảo tàng Quang Trung
Ảnh: Đào Cát Hùng (2010)
185
[26]. Đường lên Đàn tế Trời - Đất.
Ảnh: Phạm Cao Viết Hiền (2012)
[27]. Nguyên Chủ tịch QH Nguyễn Sinh Hùng - thắp hương tại đàn tế Trời đất
Ảnh: Thanh Duyên (2012)
186
[28]. Màn kỳ võ trong lễ dâng hoa, dâng hương
Ảnh: Đào Tiến Đạt (2014)
[29]. Lễ hội đường phố (trong chương trình Festival võ thuật Quốc tế).
Ảnh: Đào Tiến Đạt (2012)
187
[30]. Trống trận Tây Sơn tại lễ hội trống và các nhạc cụ gõ Cố Đô Huế
Ảnh: Minh Trung (2012)
[31]. Hai dàn trống trận Tây Sơn trình diễn kép trong Festival võ thuật Quốc tế
(tháng 8/ 2006). Ảnh: Nguyễn Bạch Mai (2006)
188
[32]. Dàn trống chầu mô phỏng TTTS trong lễ hội kỷ niệm 224 năm chiến thắng
Đống Đa tại Hà Nội . Ảnh: Tất Bình (2013)
[33]. Giao hưởng trống trong Lễ hội trống và nhạc khí gõ. Ảnh:Huefestival.com
(2012)
189
[34]. NSƯT. NS. Đào Duy Kiền – tác giả ký âm và chỉnh lý bài bản TTTS.
Ảnh: Nguyễn Bạch Mai (2012).
[35]. NSƯT. NS. Nguyễn Gia Thiện – tác giả bài bản cho 100 trống chầu phối hợp
với TTTS. Ảnh: Nguyễn Bạch Mai (2014).
190
[36]. NS. Nguyễn Bạch Mai – Tác giả Poeme simphonique “Cuộc hành quân thần tốc“
Ảnh: Thanh Yến (chụp 2015).
[37]. Dàn Hợp Xướng ĐH Quy Nhơn trình diễn tác phẩm “Hùng thiêng Bình
Định“ – Sáng tác và chỉ huy: NS. Nguyễn Bạch Mai. Ảnh: Cát Vận (2011)
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_ban_sac_va_gia_tri_van_hoa_trong_trong_tran_tay_son.pdf