Luận án Bản hội trong đạo mẫu: tạo lập vốn xã hội trong bối cảnh chuyển đổi

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI MAI THỊ HẠNH BẢN HỘI TRONG ĐẠO MẪU: TẠO LẬP VỐN XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI - 2016 VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI MAI THỊ HẠNH BẢN HỘI TRONG ĐẠO MẪU: TẠO LẬP VỐN XÃ HỘI TRONG BỐI CẢNH CHUYỂN ĐỔI Chuyên ngành: Văn hóa dân gian Mã số: 62 22 01 30 LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. NGÔ ĐỨC

pdf236 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 545 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Bản hội trong đạo mẫu: tạo lập vốn xã hội trong bối cảnh chuyển đổi, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
C THỊNH HÀ NỘI - 2016 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan rằng: - Luận án Tiến sĩ này là kết quả nghiên cứu của riêng tôi dưới sự hướng dẫn của người hướng dẫn khoa học, chưa từng được công bố trong các công trình nghiên cứu của ai khác. - Luận án đã được tiến hành nghiên cứu một cách nghiêm túc, cầu thị. - Kết quả nghiên cứu của các nhà nghiên cứu khác đã được tiếp thu chân thực, cẩn trọng trong luận án. Tác giả luận án Mai Thị Hạnh i LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành luận án “Bản hội trong Đạo Mẫu: tạo lập vốn xã hội trong bối cảnh chuyển đổi", tôi đã nhận được sự giúp đỡ của nhiều cá nhân và tập thể. Tôi xin chân thành cảm GS.TS Ngô Đức Thịnh - người Thầy đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cho tôi trong suốt quá trình hoàn thành luận án. Bên cạnh đó, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể Khoa Văn hoá học - Học Viện Khoa học xã hội đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện để tôi hoàn thành luận án này. Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc tới GS.TS Lê Hồng Lý, PGS.TS Phạm Quỳnh Phương, PGS.TS Nguyễn Thị Phương Châm, TS Hoàng Cầm... vì đã góp ý cho tôi các ý tưởng nghiên cứu. Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn tới gia đình, người thân và bạn bè đã luôn dành cho tôi sự động viên giúp đỡ trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu. Hà Nội, ngày tháng năm 2016 Tác giả luận án Mai Thị Hạnh ii KÍ HIỆU VIẾT TẮT CNXH Chủ nghĩa xã hội GS.TS Giáo sư tiến sĩ EU Liên minh Châu Âu Nxb Nhà xuất bản TG Tác giả TPHCM Thành phố Hồ Chí Minh TCN Trước công nguyên Tr Trang VHTT Văn hóa thông tin VXH Vốn xã hội WTO Tổ chức thương mại thế giới iii MỤC LỤC Trang LỜI CAM ĐOAN i LỜI CẢM ƠN ii KÍ HIỆU VIẾT TẮT iii MỤC LỤC iv MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ 10 LUẬN 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 10 1.2. Cơ sở lý luận 24 Tiểu kết 37 CHƯƠNG 2: BẢN HỘI ĐẠO MẪU: MỘT CỘNG ĐỒNG TÔN GIÁO 38 2.1. Sự hình thành bản hội Đạo Mẫu 38 2.2. Cơ cấu tổ chức của bản hội Đạo Mẫu 43 2.3. Thực hành nghi lễ của bản hội Đạo Mẫu 46 2.4. Đặc trưng của bản hội Đạo Mẫu 51 Tiểu kết 66 CHƯƠNG 3: BẢN HỘI ĐẠO MẪU: MÔI TRƯỜNG TÂM LINH 68 ĐẬM MÀU SẮC KINH TẾ 3.1. Màu sắc kinh tế của bản hội Đạo Mẫu: các khía cạnh biểu hiện 68 3.2. Sự gắn kết giữa tâm linh và kinh tế trong bản hội Đạo Mẫu: Những lý giải 84 3.3. Môi trường tâm linh đậm màu sắc kinh tế và cơ sở cho các thành viên 89 bản hội tạo lập vốn xã hội Tiểu kết 92 CHƯƠNG 4: BẢN HỘI ĐẠO MẪU: MÔI TRƯỜNG TÂM LINH TRAO QUYỀN LỰC VÀ THỂ HIỆN QUYỀN LỰC CỦA "NHỮNG 93 KẺ BỊ LOẠI TRỪ" iv 4.1. Bản hội Đạo Mẫu: môi trường tâm linh của những kẻ bị loại trừ 93 4.2. Bản hội Đạo Mẫu: không gian trao quyền lực và thể hiện quyền lực 97 4.3. Môi trường tâm linh trao quyền lực, thể hiện quyền lực của "những kẻ 109 bị loại trừ" và cơ sở cho các thành viên bản hội tạo lập vốn xã hội Tiểu kết 112 CHƯƠNG 5: TẠO LẬP VỐN XÃ HỘI CỦA CÁC THÀNH VIÊN BẢN HỘI ĐẠO MẪU: NHẬN DIỆN ĐẶC ĐIỂM, PHƯƠNG THỨC, 113 LỢI ÍCH VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 5.1. Nhận diện đặc điểm vốn xã hội của các thành viên bản hội Đạo Mẫu 113 5.2. Phương thức tạo dựng, duy trì và phát triển vốn xã hội của các thành 115 viên bản hội Đạo Mẫu 5.3. Lợi ích của vốn xã hội đối với đời sống của các thành viên bản hội 122 Đạo Mẫu 5.4. Tạo lập vốn xã hội của các thành viên bản hội Đạo Mẫu trong bối cảnh 134 chuyển đổi: những vấn đề đặt ra Tiểu kết 147 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 148 DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ ĐÃ CÔNG 151 BỐ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 152 PHỤ LỤC 167 v MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài 1.1 Đạo Mẫu là một loại hình tín ngưỡng có cội nguồn từ căn tính cổ truyền của dân tộc lựa chọn lối sống theo nguyên lý mẹ, được phát triển từ tín ngưỡng thờ Mẹ và được nâng lên thành Đạo Mẫu vào thế kỉ XVI trong bối cảnh xã hội phong kiến Việt Nam có nhiều biến động và trong hoàn cảnh tiếp thu những ảnh hưởng của Đạo giáo Trung Hoa. Bản hội là không gian của các con nhang đệ tử Đạo Mẫu quy tụ dưới sự dẫn dắt của một chủ hội (thông thường là đồng Thầy) gắn với một điện thờ nào đó, chức năng của nó là để cùng nhau thờ phụng và thực hành các nghi lễ nhà Mẫu. Tuy nhiên, khoảng hai thập kỉ trở lại đây, người ta đang chứng kiến sự “phục hưng” trở lại nhưng ở những hình thức mới và quy mô lớn hơn rất nhiều của tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam. Trong bức tranh chung về sự phục hưng đó, sự bộc phát của Đạo Mẫu và lên đồng trở thành tâm điểm. Chưa bao giờ người ta thấy Đạo Mẫu phát triển một cách công khai đến thế, cũng chưa bao giờ người ta thấy có nhiều bản hội xuất hiện và nhiều người tham gia bản hội đến vậy. Quy mô bản hội được mở rộng hơn cùng với tính chất của bản hội cũng như các mối quan hệ của bản hội có nhiều biến đổi. Không chỉ là không gian sinh hoạt tín ngưỡng với tình đồng đạo, bản hội giờ đây còn là không gian để người ta phát triển các dịch vụ tâm linh, kinh doanh buôn bán, hợp tác làm ăn; nó cũng là không gian của nhiều vấn đề về giới và quyền lực giới Những điều này gợi cho chúng ta rất nhiều suy nghĩ về bản chất của bản hội hiện nay: bản hội có phải chỉ đơn thuần là một cộng đồng mang tính chất tâm linh không hay sự liên kết giữa các thành viên trong bản hội còn vì những mục đích và lợi ích khác nữa? Những thành viên trong bản hội đến với nhau liệu có phải chỉ vì nhu cầu tìm đến sự cộng cảm, vì những vấn đề của tâm sinh lý hay còn vì vấn đề lợi ích kinh tế? Bối cảnh xã hội nào đã tác động làm đa dạng hóa bản chất của các mối quan hệ đó? Và các mối quan hệ này giúp gì cho họ trong cuộc sống? Như vậy, lí do đầu tiên và cũng là quan trọng nhất khiến tôi lựa chọn đề tài này để nghiên cứu là do tính vấn đề của đối tượng nghiên cứu: bản hội trong xã hội chuyển đổi. 1.2 Đạo Mẫu là một tín ngưỡng dân gian đã được các tác giả trong và ngoài nước dày công nghiên cứu và tiếp cận ở các góc độ khác nhau như văn hóa học, văn học, tâm lý bệnh học, nhân họcCác cách tiếp cận này đem đến những thành tựu to lớn trong nghiên cứu về Đạo Mẫu như: cung cấp một cái nhìn tổng quan về sự hình thành, phát triển của Đạo Mẫu, các yếu tố về nghi lễ, lễ hội Đạo Mẫu; phân 1 tích sâu sắc các giá trị và phản giá trị của Đạo Mẫu; chức năng của nghi lễ Đạo Mẫu cụ thể là nghi lễ hầu đồng trong việc cân bằng đời sống tâm sinh lý cho những con nhang đệ tử mắc các chứng bệnh tâm lý như nhiễu tâm, trầm nhược..mà khoa học gọi chung là “rối loạn cảm xúc”Tuy nhiên, hạn chế dễ nhận thấy trong khi tổng quan tư liệu về Đạo Mẫu là các nguồn tài liệu thường chỉ tập trung nghiên cứu về bản thân tín ngưỡng này mà dường như ít quan tâm đến việc nghiên cứu mối quan hệ giữa những con người cùng thực hành tín ngưỡng đó. Đây là một vấn đề cần tìm hiểu của các nhà nghiên cứu. Đề tài: “Bản hội trong Đạo Mẫu: tạo lập vốn xã hội trong bối cảnh chuyển đổi” chính là một cách để nghiên cứu về mối quan hệ này. 1.3 Trong khoảng hai thập niên trở lại đây, vốn xã hội trở thành một đề tài thu hút sự quan tâm của rất nhiều học giả trên thế giới và trong nước. Mặc dù có chậm hơn so với các quốc gia khác trong việc tiếp cận khái niệm và khung lý thuyết này, song tính đến nay, ở Việt Nam đã có khoảng vài chục nghiên cứu về vốn xã hội bao gồm các bài viết đăng trên các tạp chí, sách, báo và luận án. Hầu hết các nghiên cứu đề cập đến vốn xã hội trong phát triển kinh tế, giáo dục và xã hội dân sự, thiếu vắng các công trình nghiên cứu về vốn xã hội trong các tổ chức tôn giáo tín ngưỡng, và việc tạo lập vốn xã hội trong các nhóm xã hội tâm linh này thì có khác gì so với các tổ chức và nhóm xã hội bình thường. Với những lí do trên, tôi chọn “Bản hội trong Đạo Mẫu: tạo lập vốn xã hội trong bối cảnh chuyển đổi” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1 Mục đích nghiên cứu Mục đích của luận án là nghiên cứu bản hội và việc tạo lập vốn xã hội của các thành viên bản hội Đạo Mẫu và thông qua nghiên cứu này như một trường hợp để hiểu được ý nghĩa, vai trò của tôn giáo tín ngưỡng đối với đời sống con người trong bối cảnh xã hội chuyển đổi; đồng thời cũng hiểu được sự chuyển mình và những động thái của xã hội Việt Nam đương đại. Với những mục đích nghiên cứu trên, luận án đặt ra hai câu hỏi nghiên cứu chính là: Thứ nhất, bản hội là một cộng đồng tôn giáo như thế nào, có những đặc trưng gì nổi bật? Thứ hai, vì sao bản hội lại là môi trường giúp các thành viên của nó tạo lập vốn xã hội trong bối cảnh xã hội chuyển đổi? Các thành viên bản hội đã tạo lập vốn 2 xã hội như thế nào trong bối cảnh xã hội chuyển đổi và vốn xã hội ấy đem lại lợi ích gì cho họ? Đã có những nghiên cứu chỉ ra các khía cạnh khác nhau của bản hội nhưng khía cạnh những người đến tham gia bản hội đã tạo lập quan hệ như thế nào và từ việc tạo lập quan hệ ấy đã tạo nên vốn xã hội cho họ ra sao thì dường như còn ít các nghiên cứu đề cập đến. Mỗi một cộng đồng với đặc trưng khác nhau sẽ tạo nên cơ sở giúp các thành viên của nó hình thành nên những dạng vốn xã hội khác nhau. Bản hội là một cộng đồng đặc biệt, có nhiều điểm khác so với các cộng đồng khác. Bản thân nó vừa là một cộng đồng tâm linh, vừa là cộng đồng kinh tế, lại vừa là cộng đồng của những người có đời sống tâm sinh lý và giới đặc biệt. Do vậy, vốn xã hội của các thành viên bản hội Đạo Mẫu cũng rất đặc biệt, nó được sinh ra từ nhiều khía cạnh: từ việc họ đến bản hội và tham gia vào các hoạt động nghi lễ, các hoạt động kinh tế. Vốn xã hội cũng nảy sinh từ việc bản thân những người đến bản hội là những người rất đặc biệt (đặc biệt về khía cạnh giới, đặc biệt về bối cảnh xuất thân..), nghề nghiệp của họ cũng rất đa dạng (buôn bán, công chức, quân đội), trình độ cũng đa dạng. Tất cả những yếu tố này đã tạo nên cho các thành viên bản hội Đạo Mẫu một nguồn vốn xã hội rất đặc biệt, khác với vốn xã hội của các cá nhân trong các cộng đồng và các tổ chức xã hội khác. Để hiểu được vốn xã hội của các thành viên bản hội thì luận án của tôi tập trung trả lời hai câu hỏi trên. Đối với câu hỏi thứ nhất, luận án sẽ trình bày các vấn đề về sự hình thành, cơ cấu tổ chức, hoạt động và đặc trưng của bản hội. Để trả lời cho câu hỏi thứ hai, đầu tiên tôi sẽ đi vào từng khía cạnh đặc trưng của bản hội như khía cạnh cộng đồng tâm linh đậm màu sắc kinh tế (chương 3), khía cạnh giới và quyền lực giới (chương 4) để đến chương cuối cùng (chương 5) luận án sẽ nhìn lại một cách tổng thể để thấy được rằng bản hội chính là một cộng đồng đặc biệt. Các thành viên khi đến với bản hội không chỉ có cơ hội để xây dựng các mối quan hệ đồng đạo mà còn xây dựng được nhiều mối quan hệ về kinh tế, giới, nghề nghiệp trình độCác quan hệ này sẽ đem lại lợi ích đa dạng cho họ. Do đó, bản hội là môi trường tạo cơ sở giúp các thành viên của nó tạo lập vốn xã hội trong bối cảnh chuyển đổi. Và vốn xã hội mà các thành viên bản hội Đạo Mẫu tạo lập có những đặc điểm khác với vốn xã hội được tạo lập từ các thành viên thuộc các cộng đồng khác. Chương cuối cũng phân tích phương thức tạo lập vốn xã hội và lợi ích mà vốn xã hội đem lại cho các thành viên bản hội Đạo Mẫu. 2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu Từ mục đích nghiên cứu trên, luận án đặt ra các nhiệm vụ nghiên cứu như sau: 3 Thứ nhất: Minh định khái niệm bản hội, mô tả dân tộc học có phân tích về sự hình thành, cơ cấu tổ chức, hoạt động nghi lễ của bản hội Đạo Mẫu. Thứ hai: Phân tích và lý giải các đặc trưng nổi bật của bản hội Đạo Mẫu làm cơ sở cho việc lý giải vì sao bản hội Đạo Mẫu là môi trường giúp các thành viên của nó tạo lập vốn xã hội. Thứ ba:Phân tích cách thức tạo lập vốn xã hội và những lợi ích mà vốn xã hội đem đến cho các thành viên bản hội về kinh tế, văn hóa – xã hội, văn hóa tín ngưỡng, bản sắc cá nhân Thứ tư: Nhận diện và phân tích một số vấn đề đặt ra từ việc tạo lập vốn xã hội của các thành viên bản hội Đạo Mẫu như vấn đề mối quan hệ hai chiều giữa xã hội chuyển đổi và việc tạo lập vốn xã hội ; vấn đề chuyển hóa giữa các dạng vốn khác nhau trong quá trình tạo lập vốn xã hội. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Vì nghiên cứu vấn đề tạo lập vốn xã hội nên đối tượng nghiên cứu của luận án là các quan hệ xã hội, cách thức tạo lập vốn xã hội của các thành viên bản hội Đạo Mẫu. Luận án đã chọn mẫu nghiên cứu là một bản hội ở Hà Nội với các thành viên, mối quan hệ giữa các thành viên, bao gồm đồng Thầy, chấp tác, con nhang đệ tử, cung văn, hầu dâng....Cụ thể, luận án nghiên cứu bản hội Phúc Minh từ1, một bản hội ở Hà Nội do đồng Thầy Xuyên đứng đầu. Tuy nhiên, tôi cũng thâm nhập một số bản hội khác ở Hà Nội, Hải Phòng, Hưng Yên để có cái nhìn so sánh trong khi nghiên cứu về Phúc Minh từ và giúp cho những kết luận của luận án thêm phần khách quan hơn. Đối tượng nghiên cứu chính của luận án là một bản hội ở Hà Nội, nghĩa là một bản hội ở đô thị. Do đó, những kết luận của luận án mang tính chất đặc trưng cho bản hội ở đô thị. Hơn nữa, bản hội này được đặt trong bối cảnh xã hội chuyển đổi hiện nay, do đó những kết luận của luận án cũng mang tính chất kết luận về bản hội đương đại. Bản hội ở các thế kỉ trước chắc chắn sẽ có những điểm khác. Tuy nhiên, trong luận án này, tôi chưa có điều kiện để đi sâu hơn trong việc tìm hiểu bản hội ở nông thôn và bản hội ở các thời kỳ trước đây. 3.2 Phạm vi nghiên cứu 1 Để đảm bảo bảo đạo đức nghiên cứu và đảm bảo danh tính, an toàn cho các thông tín viên, tên đồng Thầy, tên bản hội và tên tất cả những người chúng tôi phỏng vấn đã được thay đổi trong luận án. 4 Về nội dung: luận án tập trung nghiên cứu về sự hình thành, cơ cấu tổ chức, hoạt động nghi lễ của bản hội, sự cố kết và xung đột của nó; nghiên cứu các đặc trưng cơ bản của bản hội trong cái nhìn so sánh với cộng đồng nói chung và cộng đồng tôn giáo khác nói riêng; nghiên cứu cách thức tạo lập vốn xã hội và những lợi ích mà vốn xã hội đem lại cho các thành viên bản hội; nghiên cứu mối quan hệ giữa bối cảnh xã hội chuyển đổi và vấn đề tạo lập vốn xã hội. Về không gian: Luận án nghiên cứu một bản hội tại Hà Nội với những thành viên của nó. Các thành viên này thường xuyên hành hương, đi lễ xa. Vì vậy, luận án không chỉ nghiên cứu những hoạt động và mối quan hệ của họ diễn ra tại Hà Nội mà ở cả những nơi các thành viên của bản hội tới. Về thời gian: luận án nghiên cứu về bản hội Phúc Minh từ từ khi nó hình thành, tuy nhiên sẽ tập trung hơn vào khoảng chục năm trở lại đây khi mà hiện tượng lên đồng bùng phát, khi những tác động của bối cảnh chuyển đổi mạnh mẽ hơn, những rủi ro, bất trắc không thể lường trước khiến số lượng thành viên tham gia vào bản hội nhiều hơn và tính chất của các mối quan hệ trở nên phức tạp. 4. Phương pháp nghiên cứu của luận án 4.1 Từ góc độ phương pháp ngành, tôi sử dụng tiếp cận dân tộc học/ nhân học để có cái nhìn sâu hơn về “quan điểm của người trong cuộc”, quan điểm của những thành viên trong cộng đồng tín đồ Đạo Mẫu, bên cạnh đó tôi cũng phối kết hợp với các cách tiếp cận khác để có cái nhìn liên ngành: chẳng hạn, tôi đã sử dụng phương pháp tiếp cận tôn giáo học để nghiên cứu bản hội và những thực hành nghi lễ có chức năng cộng cảm như thế nào đối với các thành viên; tiếp cận tâm lý học tôn giáo để hiểu sâu hơn những tâm tư, tình cảm, niềm tin, sự tương hỗ lẫn nhau cũng như những xung đột giữa các thành viên bản hội; tiếp cận kinh tế học để nghiên cứu sự đầu tư, những phí tổn và lợi ích thu được từ vốn xã hội 4.2 Ở cấp độ phương pháp tiến hành cụ thể, tôi đã sử dụng hai hệ phương pháp chính: Thứ nhất: tập hợp và nghiên cứu những tài liệu thứ cấp bao gồm những tư liệu, tài liệu, sách báo, tạp chí, các công trình nghiên cứu đã được in ấn, xuất bản và đang được lưu trữ tại các thư viện. Những tư liệu này giúp tôi có một cái nhìn tổng thể về Đạo Mẫu; về bản hội; về vốn xã hội; về xã hội chuyển đổi; về tình hình phát triển, biến đổi của tôn giáo tín ngưỡng trong bối cảnh chuyển đổitrên cơ sở đó lên kế hoạch chi tiết cho việc đi khảo sát thực địa, lập ra hệ thống câu hỏi phỏng vấn, lựa chọn đối tượng để phỏng vấn. Có thể nói, nguồn tư liệu thứ cấp này có vai trò không kém phần quan 5 trọng, tôi đã kế thừa và vận dụng những kết quả các công trình của các thế hệ đi trước, từ đó tìm ra những luận điểm mới, cách tiếp cận mới và phát triển nó trong luận án của mình. Thứ hai: quan sát tham dự và phỏng vấn sâu. Đây là những phương pháp quan trọng của ngành dân tộc học/ nhân học. Sử dụng phương pháp này giúp tôi thâm nhập sâu vào bản hội, vào các mối quan hệ giữa các thành viên trong bản hội, hiểu sâu hơn bản chất của nó và tiệm cận đến việc “diễn giải văn hóa như người trong cuộc”, tôn trọng tiếng nói của người trong cuộc. Tuy nhiên, ban đầu tôi đã gặp rất nhiều khó khăn. Thật khó để xác định thành viên của bản hội hiện là bao nhiêu người, ngay cả người đứng đầu bản hội cũng nói với tôi như vậy vì số người ra, vào bản hội thì thường xuyên và rất nhiều. Bản hội lại cũng không giống các cộng đồng xã hội khác là thường xuyên có các cuộc họp, hay các hoạt động đòi hỏi tuyệt đối sự có mặt của tất cả các thành viên, họ lại sống rất xa nhau: người ở Hà Nội, người ở Hưng YênĐiều này, gây khó khăn cho tôi trong việc tiếp xúc với nhiều thành viên bản hội. Song khó khăn lớn nhất mà tôi gặp phải là thái độ thờ ơ, lạnh nhạt, bất hợp tác của các thành viên bản hội. Mỗi khi tôi hỏi một câu hỏi nào đó thì họ trốn tránh câu trả lời và khó để có thể mở lòng với tôi, họ viện dẫn tới nhiều nguyên nhân khiến họ không trả lời tôi trong đó nguyên nhân chính là: “Chị nên hỏi thầy Xuyên, thầy biết hết”. Những khó khăn này làm tôi mệt mỏi và nhiều khi muốn bỏ cuộc giữa chừng. Tôi phát hiện ra sai lầm của mình, rằng tần suất xuất hiện thưa thớt cũng như những hành động cử chỉ của tôi chưa đủ để tạo nên sự thân thiết cũng như niềm tin trong họ. Tôi quyết định sẽ phải kiên trì, bình tĩnh, tìm cách để xuất hiện thường xuyên và gặp gỡ càng nhiều người trong bản hội càng tốt. Sự xuất hiện nhiều đó giúp tôi quan sát được nhiều hơn các hoạt động của bản hội, cả những chia sẻ cộng cảm cũng như những mâu thuẫn trong lòng nó và điều đặc biệt hữu hiệu là các thành viên trong bản hội dần quên việc tôi đang hiện diện để nghiên cứu họ và không cảnh giác với tôi nữa. Cụ thể: + Quan sát tham dự: tôi đã tham dự và quan sát một số hoạt động của bản hội trong những ngày sóc vọng hàng tháng ( vào ngày mùng một và ngày rằm hàng tháng, các con nhang đệ tử đến thắp hương tại bản điện nhà đồng Thầy, điều này là không bắt buộc nhưng các đệ tử cảm thấy trách nhiệm phải đến của mình. Tuy nhiên, họ không đến cùng một lúc mà lẻ tẻ, rải rác cả ngày); tham gia “sử dụng” và quan sát một số nghi lễ như giải hạn đầu năm, làm lễ đổi tiền âm lấy tiền dương để bán nhà; tham dự và quan sát mối quan hệ của các thành viên trong nghi lễ lên đồng; quan sát tham dự các hoạt động mang tính chất cố định một năm 4 kì của bản 6 hội như lễ Thượng Nguyên, lễ vào hạ, lễ tán hạ, lễ cuối năm; tham dự và quan sát các cuộc họp đầu năm và cuối năm của bản hội; tham gia và quan sát hoạt động đi lễ xa của bản hội; tham gia và trở thành một trong những người tiêu thụ sản phẩm đa cấp Amway + Phỏng vấn sâu: về cơ bản có thể hình dung, bản hội Phúc Minh từ là một cộng đồng của những tín đồ Đạo Mẫu trong đó đứng đầu và điều hành bản hội là đồng Thầy Xuyên. Dưới đồng Thầy và giúp việc cho đồng Thầy là các chấp tác (có 6 người), và các đệ tử, các hầu dâng, cung văn. Vì vậy, để hiểu sâu về bản hội và các quan hệ trong bản hội, tôi đã phỏng vấn các đối tượng sau:  Đồng Thầy Xuyên: Phỏng vấn đồng Thầy là để hiểu về lịch sử hình thành và phát triển của bản hội (vì bản hội được hình thành và phát triển gắn liền với hoạt động phục vụ thánh của đồng Thầy); hiểu về cơ cấu, cách thức vận hành của bản hội; cách đồng Thầy tổ chức lãnh đạo và tổ chức các hoạt động của bản hội; mối quan hệ của đồng Thầy với các thành viên bản hội; việc sử dụng vốn văn hóa và vốn kinh tế để tạo dựng vốn xã hội của đồng Thầy  Nhóm những người chấp tác : Tôi đã phỏng vấn cả 06 người làm nhiệm vụ chấp tác trong bản hội, bao gồm 02 người đàn ông và 04 người phụ nữ trong độ tuổi từ 23 đến 57.  Nhóm đệ tử: Đệ tử của Phúc Minh từ bao gồm các bà đã quy y theo Phật nhưng có lòng mến mộ Đạo Mẫu, các thanh đồng, các tín chủ, nhang tử, bán tử.... Về các bà đi quy, tôi đã phỏng vấn 04 người ( từ độ tuổi 55 đến 76). Về thanh đồng, tôi đã phỏng vấn 12 người (04 nam và 08 nữ từ độ tuổi 26 đến 52)  Nhóm cung văn và hầu dâng: tôi đã phỏng vấn 06 người. Những người chấp tác, đệ tử, cung văn, hầu dâng là nhóm đối tượng phỏng vấn rất quan trọng. Việc phỏng vấn họ giúp tôi hiểu được nhiều vấn đề: nguyên nhân, mục đích và cách thức họ tham gia vào bản hội; vì sao họ gia nhập vào bản hội này mà lại không phải bản hội khác; cách họ thiết lập và duy trì quan hệ với đồng Thầy và những người trong bản hội; họ đã sử dụng và khai thác các mối quan hệ trong bản hội như thế nào trong thực hành nghi lễ cũng như trong cuộc sống đời thường  Ngoài ra, tôi còn phỏng vấn các đồng Thầy và các thanh đồng của các bản hội khác biết đồng Thầy Xuyên và bản hội Phúc Minh từ để có nguồn tư liệu so 7 sánh, để biết thêm những cảm nhận khác về đồng Thầy Xuyên và bản hội Phúc Minh từ Tất nhiên, để đảm bảo đạo đức nghiên cứu và để đảm bảo danh tính, an toàn cho các “thông tín viên”, tên của bản hội và những người chúng tôi phỏng vấn đã được thay đổi trong luận án. Để hỗ trợ cho các phương pháp trên, tôi còn sử dụng phương pháp điều tra bằng bẳng hỏi. Cụ thể, trong buổi lễ đầu năm tại điện nhà đồng Thầy với sự hiện diện đông đảo các thành viên bản hội, tôi đã phát bảng hỏi cho 81 người hiện có mặt để khảo sát các thông tin liên quan đến việc gia nhập bản hội, các mối quan hệ của họ trong bản hội và những lợi ích mà họ nhận được khi là thành viên của bản hội . Đối với những tư liệu thu được từ phỏng vấn sâu và quan sát tham dự, tôi đã chuyển thể thành Nhật kí thực địa và biên bản phỏng vấn sâu qua việc gỡ băng. Đó là những tư liệu định tính có giá trị thực được dùng để trích dẫn trong luận án. Đối với bảng hỏi, tôi đã chuyển thành số liệu định lượng và được dùng hỗ trợ cho các tư liệu định tính khi chứng minh một vấn đề nào đó. Tuy nhiên, cũng cần phải nói rằng, với một đề tài quan tâm nhiều đến thái độ, tình cảm, suy nghĩ, quan niệm của chủ thể văn hóa về quan hệ xã hội và vốn xã hội của họ thì luận án này coi trọng hơn các phương pháp nghiên cứu định tính. Những số liệu định lượng được dẫn dụ trong luận án mang tính chất tham khảo và bổ sung cho các phương pháp định tính. 5. Đóng góp mới về khoa học của luận án + Đây là luận án đầu tiên nghiên cứu chuyên sâu và hệ thống về bản hội Đạo Mẫu trong bối cảnh xã hội chuyển đổi. Cung cấp một cái nhìn tổng quan về cộng đồng tín đồ Đạo Mẫu trên các phương diện từ sự ra đời, cơ cấu tổ chức, hoạt động nghi lễ, đặc trưng, các quan hệ xã hội và việc tạo lập vốn xã hội giữa các thành viên + Luận án bổ sung thêm một cách tiếp cận về Đạo Mẫu đó là cách tiếp cận từ cộng đồng tín đồ của tín ngưỡng này bên cạnh cách tiếp cận quen thuộc từ trước đến nay ta vẫn thường thấy là tập trung nghiên cứu bản thân tín ngưỡng này với nghi lễ, lễ hội và giá trị + Trong bối cảnh phần lớn những nghiên cứu về vốn xã hội ở Việt Nam được tiếp cận từ góc độ kinh tế học, chính trị- xã hội thì luận án góp thêm một cách tiếp cận vốn xã hội từ góc nhìn văn hóa. Luận án cũng phản ánh mối quan hệ và chuyển hóa lẫn nhau giữa các loại vốn: vốn xã hội, vốn kinh tế và vốn văn hóa. 6.Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1 Ý nghĩa lý luận của luận án 8 + Luận án góp phần vào nhận diện một cách khá toàn diện về bản hội Đạo Mẫu trong bối cảnh xã hội chuyển đổi từ các khía cạnh tâm linh, kinh tế, giới và quyền lực giới. Đặc biệt là luận án góp phần nhận diện đặc điểm vốn xã hội của các thành viên bản hội Đạo Mẫu, cách thức tạo lập và lợi ích của vốn xã hội đối với đời sống của họ. + Với những kết quả nghiên cứu, luận án góp phần khẳng định một vấn đề có ý nghĩa lý luận: trong bối cảnh chuyển đổi, Đạo Mẫu nói riêng và tôn giáo tín ngưỡng nói chung đang có sự phục hồi, phát triển và tiếp tục khẳng định vai trò của nó trong đời sống của cá nhân và cộng đồng. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn của luận án + Luận án góp thêm luận cứ về tầm quan trọng của vốn xã hội và việc tạo lập vốn xã hội cho sự phát triển của con người trong bối cảnh xã hội chuyển đổi, điều đó có ý nghĩa thực tiễn không chỉ đối với cá nhân mà đối với cả các cộng đồng, tổ chức trong việc đưa ra chiến lược phát triển của mình. + Kết quả của luận án có thể dùng làm tài liệu cho các nhà nghiên cứu về văn hóa, tín ngưỡng tôn giáo và vốn xã hội. + Kết quả của luận án cũng có thể gợi mở cho các nhà quản lí tôn giáo tín ngưỡng trong việc quản lí hoạt động của bản hội Đạo Mẫu nói riêng và hoạt động tâm linh nói chung. 7. Cơ cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo, phụ lục, luận án được kết cấu thành 5 chương sau đây: Chương 1: Tổng quan vấn đề nghiên cứu và cơ sở lý luận Chương 2: Bản hội Đạo Mẫu: một cộng đồng tôn giáo Chương 3: Bản hội Đạo Mẫu: môi trường tâm linh đậm màu sắc kinh tế Chương 4: Bản hội Đạo Mẫu: môi trường tâm linh trao quyền lực và thể hiện quyền lực của “những kẻ bị loại trừ” Chương 5: Tạo lập vốn xã hội của các thành viên bản hội Đạo Mẫu : nhận diện đặc điểm, phương thức, lợi ích và những vấn đề đặt ra. 9 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN 1.1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu 1.1.1. Những nghiên cứu về Đạo Mẫu Có thể chia lịch sử phát triển của những nghiên cứu về Đạo Mẫu thành hai giai đoạn: trước và sau năm 1986. Trước năm 1986, những nghiên cứu về Đạo Mẫu và các khía cạnh của nó còn rất thưa thớt, chủ yếu là những tác phẩm mang tính chất sưu tầm, ghi chép về thần tích và truyền thuyết các nữ thần và các Thánh Mẫu. Có một số công trình nghiên cứu về Đạo Mẫu trong giai đoạn này nhưng không phải của các tác giả người Việt Nam mà lại là người Pháp như Technique et panthéon dé Médiem Vietnamiens (Kỹ thuật lên đồng ở Việt Nam) (M.Durand 1959)[148], “Hau dong, un culte vietnamien de possession trangsplanté en France” (Hầu đồng, một tín ngưỡng của người Việt di cư sang Pháp) (P.J Simson 1973). Cả hai công trình này đều tiếp cận Đạo Mẫu từ tục lên đồng. Từ năm 1986 , từ khi Đổi mới, sự cởi mở trong chính sách của Đảng và Nhà nước làm cho đời sống tôn giáo tín ngưỡng có nhiều khởi sắc. Trong bối cảnh đó, việc nghiên cứu về Đạo Mẫu Việt Nam cũng có nhiều nét mới hơn và trở nên sôi động gắn liền trước hết với những tâm huyết của các nhà nghiên cứu của Viện văn hóa dân gian. Số lượng các nghiên cứu và các hội thảo về Đạo Mẫu ngày càng nhiều hơn, đồng thời Đạo Mẫu cũng được sự quan tâm chú ý hơn của nhiều học giả nước ngoài. Qua tổng quan tài liệu về Đạo Mẫu mà chúng tôi có được, có thể thấy, Đạo Mẫu đã được tiếp cận từ các góc độ tiêu biểu dưới đây: Những ghi chép, sáng tác từ góc độ văn học Những tác phẩm đầu tiên có vai trò đặt nền móng cho những nghiên cứu về Đạo Mẫu sau này chính là các văn bản ghi chép về các nữ thần, Thánh Mẫu từ góc độ văn học như các ghi chép các thần tích, huyền thoại, truyện kể dân gianCó thể kể đến những ghi chép về Thánh Mẫu Liễu Hạnh trong các sách như Việt điện u linh của Lý Tế Xuyên [134], Sự thờ cúng các vị thần tiên ở Việt Nam của Nguyễn Văn Huyên [54], Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam của Nguyễn Đổng Chi [14], Các nữ thần Việt Nam của Đỗ Thị Hảo, Mai Ngọc Chúc [37] Cùng với việc sưu tầm, không ít tác giả mà trong các trường hợp này là các trí thức Nho học thời phong kiến (thế kỉ X đến đầu thế kỉ XX) tiến hành ghi chép lại, sáng tác thêm những huyền thoại, truyền thuyết đã được sưu tầm ghi chép từ trước . Việc sưu tầm, ghi chép và sáng tác thêm các huyền thoại, truyền thuyết Thánh mẫu Liễu 10 Hạnh là một điển hình, trong đó Vân cát thần nữ in trong tập sách Truyền kỳ tân phả của Hồng Hà nữ sĩ Đoàn Thị Điểm (1705- 1748) [30] là được coi là sớm nhất. Một xu hướng khác trong việc truyền bá lai lịch của các nữ thần đó là phóng tác tiểu thuyết hóa. Đó là trường hợp Thánh Mẫu Liễu Hạnh với hai cuốn tiểu thuyết Bà Chúa Liễu của Hoàng Tuấn Phổ [90] và Liễu Hạnh công chúa của Vũ Ngọc Khánh [60]. Thực ra, các sưu tầm, ghi chép và sáng tác thêm trên chưa phải là những công trình nghiên cứu, tuy nhiên nó vẫn có giá trị to lớn. Đây chính là nguồn tư liệu quan trọng để các nhà nghiên cứu về Đạo Mẫu sau này tiếp thu và có cơ sở để phân tích nhiều chiều cạnh của Đạo Mẫu. Những nghiên cứu từ góc độ văn hóa học Từ góc độ văn hóa học, các tác giả trong và ngoài nước đã nghiên cứu các khía cạnh văn hóa khác nhau của Đạo Mẫu. Có thể kể đến những nghiên cứu quan trọng được tiếp cận từ góc độ này như: Tiếp cận tín ngưỡng dân dã (Nguyễn Minh San 1998) [97], Tín ngưỡng thờ Mẫu ở miền Trung Việt Nam (Nguyễn Hữu Thông 2001) [114], Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng (Ngô Đức Thịnh 2001) [111], Đạo Mẫu ở Việt Nam (Ngô Đức Thịnh 2002) [110], Đạo Mẫu và các hình thức Shaman trong các tộc người ở Việt Nam và Châu Á (Ngô Đức Thịnh chủ biên 2004) [108], Văn hóa Thánh Mẫu (Đặng Văn Lung 2004) [72]. Đây là những công trình nghiên cứu tổng quan về Đạo Mẫu. Bên cạnh đó, còn có những công trình nghiên cứu chuyên sâu vào những yếu tố riêng lẻ của Đạo Mẫu như điện thờ, nghi lễ, âm nhạc, lễ vật thờ cúngnhư:, Quanh tín ngưỡng dân giã Mẫu Liễu và điện thờ (Trần Lâm Biền 1990) [12], Hát văn (Ngô Đức Thịnh 1992) [107], Lên đồng – hành trình của thần linh và thân phận (Ngô Đức Thịnh 2010) [112], Đồ mã trong điện thờ Mẫu (Trương Minh Hằng, Giang Ánh Nguyệt 2013) [38], Lên đồng và hành trình nhận ...iệt Nam 22 Trong lĩnh vực văn hóa, cho đến thời điểm hiện nay, phải kể đến“Quà và vốn xã hội ở hai cộng đồng nông thôn Việt Nam” của Lương Văn Hy (2010) [56] và “Sổ nợ đời- Vốn xã hội: Định đề giới hạn về trao đổi xã hội hay những mối liên hệ liên chủ thể” của Nguyễn Anh Tuấn (2011) [121]. Lương Văn Hy qua so sánh đối chiếu về dòng quà tặng ở hai cộng đồng nông thôn Việt Nam là làng Hoài Thị ở Bắc Ninh và làng Khánh Hậu ở Long An đã lập luận rằng dòng quà tặng có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng, duy trì và phát triển VXH, vì khi tặng quà thì phải tính đến những nguồn lực như tiền, công sức và thời gian. Những người giàu có một lợi thế về VXH. Tuy nhiên, việc vốn kinh tế có đưa đến nhiều VXH hay không thì lại còn phải tùy thuộc vào cơ cấu của mạng lưới xã hội, thân tộc ở địa phương và việc là một hộ nào đó có hòa nhập mạnh vào mạng lưới xã hội này không [56; tr420]. Từ kết quả nghiên cứu của mình, Lương Văn Hy cũng chỉ ra rằng VXH có sự khác biệt giữa các vùng và những giai tầng xã hội có tính đặc thù vùng “Sổ nợ đời” được phản ánh trong bài viết của Nguyễn Anh Tuấn là một cuốn sổ ghi chép lại việc phúng viếng biếu tặng bằng tiền hay hiện vật trong việc tang của gia đình. Trên thực tế thì cuốn sổ này ghi chép nhiều vấn đề liên quan đến quan hệ xã hội, trao đổi xã hội và vai trò của nó, không chỉ liên quan đến việc tang, mà cả việc mừng cưới, mừng thọ, giỗ gia tiên hay những việc khác như xây mộ gia tiên, hội hè đình đám “Sổ nợ đời” cũng phản ánh tính gắn kết liên chủ thể trong mạng lưới xã hội không phân biệt thành phần tộc người và văn hóa bản thân mỗi chủ thể thuộc về [121; tr 30]. 1.1.4 Những vấn đề luận án kế thừa và những vấn đề nghiên cứu đặt ra Các công trình nghiên cứu trên đã đề cập tới cộng đồng, cộng đồng tôn giáo, bản hội và VXH trên nhiều khía cạnh khác nhau, trong đó có nhiều khía cạnh là những sự gợi ý cho ý tưởng nghiên cứu trong luận án của tôi. Từ những nghiên cứu về cộng đồng nói chung, tôi quan tâm nhiều đến luận điểm của D.W.McMillan và D.M.Chavis về “ý thức cộng đồng”, cảm giác thuộc về cộng đồng (sense of community) bởi nó là một gợi ý cho tôi trong việc nghiên cứu cái ý thức gì, cảm giác gì đã tạo nên cộng đồng bản hội và làm cho họ gắn kết với nhau. Mặt khác, luận điểm của Robert D.Putnam về cộng đồng được xem như là nguồn VXH thực sự là một ý tưởng tuyệt vời. Xuyên suốt luận án của mình, tôi cũng nhìn nhận bản hội là một cộng đồng trong đó các thành viên của nó tạo lậpVXH .Tuy nhiên, nếu như Robert D.Putnam nhìn nhận VXH từ góc nhìn kinh tế học thì trong luận án của mình tôi sẽ nhìn nhận nó từ góc độ nhân học văn hóa, nghiên cứu một đối tượng văn hóa. 23 Những nghiên cứu về cộng đồng tôn giáo nói chung (như nghiên cứu của Đào Thế Đức, Nguyễn Hồng Dương, Lưu Bành) và những nghiên cứu về cộng đồng bản hội nói riêng (như nghiên cứu của Claire Chauvet, Nguyễn Ngọc Mai, Vũ Thị Tú Anh) giúp tôi quan tâm đến các khía cạnh của bản hội như: sự hình thành, các hoạt động nghi lễ, đặc trưng của nó. Những nghiên cứu về VXH của cả các học giả nước ngoài và Việt Nam (đặc biệt là các nghiên cứu của Pierre Bourdieu, Robert Putnam, Lương Văn Hy, Lưu Bành, Khúc Thị Thanh Vân, Nguyễn Anh Tuấn ) đã giúp tôi quan tâm đến các khía cạnh của VXH như: những phí tổn về thời gian, công sức và tiền bạc trong việc tạo lập VXH, vai trò của VXH trong cuộc sống của con người Tuy nhiên, có nhiều vấn đề chưa được làm sáng tỏ về cộng đồng bản hội trong các nghiên cứu đó như khái niệm bản hội, đặc trưng của bản hội có gì đặc biệt khác với các cộng đồng tôn giáo khác và đặc biệt trong bối cảnh xã hội chuyển đổi cộng đồng ấy như thế nào? Tại sao nó lại giúp các thành viên tạo lậpVXH? Họ tạo lập VXH ra sao? VXH ấy có những lợi ích gì cụ thể đối với các thành viên? Các vấn đề này sẽ được nghiên cứu trong khuôn khổ nội dung của luận án. 1.2. Cơ sở lý luận Với câu hỏi nghiên cứu chính “Bản hội là một cộng đồng tôn giáo như thế nào, có những đặc trưng gì nổi bật? Vì sao trong bối cảnh chuyển đổi bản hội lại là môi trường giúp các thành viên tạo lập vốn xã hội? Các thành viên bản hội đã tạo lập vốn xã hội như thế nào và vốn xã hội ấy đem lại những lợi ích gì cho họ? ”, luận án đã tìm kiếm cơ sở lý luận từ những quan điểm lý thuyết khác nhau có liên quan. Sử dụng cách tiếp cận nhân học văn hóa như một cách tiếp cận tổng thể trong luận án, chúng tôi coi “văn hóa như là các mối quan hệ”, quan hệ giữa con người với tự nhiên, quan hệ giữa con người với con ngườiTrong luận án này, tôi nghiên cứu quan hệ giữa con người với con người trong một cộng đồng tôn giáo đó là bản hội.Vì vậy, trong phần này, tôi sẽ trình bày các lý thuyết và khái niệm được sử dụng như nền tảng cơ sở lý luận để giải quyết các vấn đề trong luận án. Cụ thể, tôi sẽ trình bày các khái niệm “bản hội”, “môi trường tâm linh”, “vốn xã hội”, “tạo lập vốn xã hội”, “cộng đồng”, “cộng đồng tôn giáo”, “xã hội chuyển đổi” cũng như hướng tiếp cận lý thuyết của luận án. 1.2.1. Các khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu của luận án 1.2.1.1. Khái niệm cộng đồng và cộng đồng tôn giáo Khái niệm cộng đồng Có nhiều quan niệm khác nhau về cộng đồng nhưng trong luận án này tôi quan niệm rằng: cộng đồng là một tập hợp người có sức bền cố kết nội tại cao, với 24 những tiêu chí nhận biết và quy tắc hoạt động, ứng xử chung dựa trên sự đồng thuận về ý chí, tình cảm, niềm tin và ý thức cộng đồng, nhờ đó các thành viên của cộng đồng cảm thấy có sự gắn kết họ với cộng đồng và với các thành viên khác của cộng đồng. Nói đến cộng đồng, người ta phải nhắc đến các yếu tố sau đây: + Cộng đồng phải là tập hợp của một số đông người + Mỗi cộng đồng phải có một bản sắc/ bản thể riêng + Các thành viên của cộng đồng phải tự cảm thấy có sự gắn kết với cộng đồng và với các thành viên khác của cộng đồng. + Có thể có nhiều yếu tố tạo nên bản sắc và sức bền gắn kết cộng đồng, nhưng quan trọng nhất chính là sự thống nhất ý chí và chia sẻ về tình cảm, tạo nên ý thức cộng đồng. + Mỗi cộng đồng đều có những tiêu chí bên ngoài để nhận biết về cộng đồng và có những quy tắc chế định hoạt động và ứng xử chung của cộng đồng. Khái niệm cộng đồng tôn giáo. Trong luận án này, tôi định nghĩa cộng đồng tôn giáo là một loại hình cộng đồng gắn kết với nhau chủ yếu dựa trên sự có chung một niềm tin tôn giáo hay tín ngưỡng. Cộng đồng tôn giáo có thể trùng khớp với cộng đồng cư trú nhưng cũng có thể không, thậm chí mang tính toàn cầu. Theo định nghĩa này, các cộng đồng thờ Chúa, Thánh Ala, cộng đồng thờ Thành Hoàng làng, cộng đồng thờ vua Hùng, cũng như cộng đồng thờ Mẫu đều được coi là cộng đồng tôn giáo. Qua định nghĩa này thì cộng đồng tôn giáo khác với các loại hình cộng đồng khác vì cộng đồng này tồn tại dựa trên niềm tin trong khi các cộng đồng khác lại dựa trên các yếu tố riêng của nó. Chẳng hạn, cộng đồng láng giềng là loại cộng đồng hình thành trên cơ sở sự sinh sống, cư trú gần gũi nhau của các cá thể/các hộ gia đình tạo nên. Sự gắn kết của loại hình cộng đồng này chủ yếu là do sự tương tác, giao lưu tiếp xúc thường xuyên, gần gũi giữa các thành viên cộng đồng mà hình thành. Cộng đồng gia đình, dòng họ lại được hình thành dựa trên cơ sở huyết thống và đó là yếu tố quan trọng nhất tạo nên bản chất và sự bền vững cũng như cấu trúc điển hình của gia đình dòng họ. Cộng đồng kinh tế, kinh doanh như phường hội, công ty, xí nghiệp, tập đoàn kinh tế dựa trên sự chia sẻ về lợi ích và ở đây, ý thức cộng đồng đã được phát triển để trở thành một phương tiện, một lợi thế cạnh tranh 1.2.1.2. Khái niệm bản hội Dường như chưa có một nguồn tư liệu nào đưa ra định nghĩa xác đáng về bản hội mặc dù trong thực tế bản hội là một khái niệm đã xuất hiện từ xa xưa trong dân 25 gian2. Các nhà nghiên cứu đi trước hầu hết nhắc đến nó như một khái niệm đã được định vị ngữ nghĩa không cần bàn luận. Tuy nhiên, đây là khái niệm có tính chất thao tác của luận án, do vậy trong phần này tôi cố gắng tìm hiểu xem bản hội có nghĩa là gì và nó còn có những tên gọi nào khác không? Nghiên cứu từ nguồn tư liệu thứ cấp cùng những tư liệu phỏng vấn các đồng Thầy, các con nhang đệ tử- những người thực hành nghi lễ Đạo Mẫu được coi là các “mắt xích” của bản hội, tôi nhận thấy có ba quan niệm chủ yếu về bản hội: 1) Bản hội là một mạng lưới của những người lên đồng (M.Durand, G.Coulet, Claire Chauvet); 2) Bản hội là một tập hợp những người do đồng Thầy đứng đầu, xung quanh có các đệ tử. Chẳng hạn, tác giả Nguyễn Ngọc Mai trong công trình nghiên cứu về sự biến đổi của lên đồng hầu bóng dưới tác động của kinh tế thị trường cũng đã đề cập đến khái niệm bản hội: “Bản hội là một tập hợp người xung quanh đồng Thầy và trợ giúp đồng Thầy trong việc thực hành nghi lễ” [78; tr80]. Định nghĩa về bản hội của Nguyễn Ngọc Mai một lần nữa được tái khẳng định thông qua những tư liệu phỏng vấn của tôi tại các địa bàn Hà Nội, Hưng Yên, Hải Phòng “Bản hội là như kiểubề trên giao cho mỗi chủ nhang đồng đền một trọng trách để cứu những đứa con Cha con Mẹ, những người đang cơ hàn vận hạn, hướng người ta từ cái tà sang cái thiện. Tức là khi mà mỗi người chung một bản hội là phải do đồng Thầy đứng đầu. Em cứ hình dung đi bộ đội ấy, sẽ có nhiều sư đoàn, mỗi sư đoàn sẽ có người đứng đầu. Mỗi bản hội cũng là một sư đoàn mà người đứng đầu là đồng Thầy “ (Thanh đồng Nguyễn Thi L, Hà Nội) Và quan điểm nữa là: 3) Bản hội là tập hợp những người có chung một nguồn gốc. Có ba người trong số nhiều người được phỏng vấn đã trả lời tôi như vậy và tất cả họ là những người ít nhiều biết chữ Hán, do đó họ đã giải thích nghĩa của bản hội theo lối chiết tự của từ này. Cậu Hạ – chủ nhang đền Đ (Hà Nội), người tôi đã phỏng vấn ngay sau vài ngày gặp mặt lần đầu tiên tại Liên hoan diễn xướng nghi lễ chầu văn ở Hải Phòng 2015 là một ví dụ tiêu biểu cho quan niệm này: “Bản là gốc, gốc của tổ chức đó. Hội là lớn bao gồm nhiều người tập trung lại thành hội. Ví dụ nói bản hội đền Hàng Bạc tức là gốc của những người đó là đền Hàng Bạc. Trong chữ Nho, “bản” là gốc, ví dụ cô là thành viên của bản hội đền Hàng Bạc nghĩa là gốc của cô là con nhang của đền Hàng Bạc này. Nhưng cô chỉ là một, nhiều cái số một gộp lại với nhau thì thành bản hội. Hội là hội tụ mà đúng không? Người ta gọi là bản hội đền Hàng Bạc nghĩa là các đệ tử đền Hàng Bạc này đang hội tụ với nhau, đấy gọi là bản hội- cái nguồn gốc, cái sa môn của bản hội chúng tôi. Mỗi một sa môn như thế người ta tập hợp được nhiều con người thành bản hội” (Cậu Hạ- Đền Đ, Hà Nội) 2 Nhiều đồng cựu 70,80 tuổi ở Hà Nội và Nam Định mà tác giả gặp đã trả lời rằng “Từ ngày xưa tôi đã được nghe các cụ gọi là bản hội rồi” 26 Những quan niệm về bản hội của các nhà nghiên cứu và của cả những người trải nghiệm đời sống của mình trong bản hội cho thấy bản hội là một khái niệm khó cắt nghĩa. Quan điểm thứ nhất cho rằng bản hội là mạng lưới của những người lên đồng đã vô tình loại bỏ nhiều người khác cũng được coi là thành viên của bản hội. Khi thâm nhập một số bản hội ở Hà Nội, Nam Định, Hưng Yêncả những bản hội ở điện tư gia và bản hội ở đền phủ, tôi nhận thấy ngoài những người lên đồng, bản hội còn bao gồm cả thầy cúng, cung văn, hầu dâng, “con nhang, con khoán, con bán, con cầu” – những người này thậm chí không có căn đồng và cũng không có khả năng lên đồng hầu Thánh. Quan niệm thứ hai lại gạt ra ngoài nhiều loại hình bản hội khác. Sự tồn tại của nhiều hình thức bản hội mà tôi đã thâm nhập cho thấy không phải chỉ có bản hội của đồng Thầy- tức người có khả năng “đẻ đồng” (trình đồng mở phủ cho con nhang đệ tử) mà còn có bản hội của những người là thanh đồng (tức họ chỉ lên đồng mà không đẻ đồng), thậm chí có người hoàn toàn không phải là thanh đồng, đơn thuần họ chỉ là người có niềm tin vào Thánh Mẫu, có điện thờ Mẫu tại gia và thường xuyên “sở cầu” cho các tín chủ Quan niệm thứ ba nghe có vẻ “bác học” hơn bởi sự cắt nghĩa theo lối chiết tự từ Hán Việt và không phải ai cũng có đủ trình độ để làm được điều này. Tuy nhiên, quan điểm này dường như còn khá mơ hồ: nơi hội tụ đó là gì và những người hội tụ ở đây là ai? Vì sao họ lại tụ hội? Tôi cho rằng những câu hỏi này vô cùng quan trọng, cần phải tính đến khi minh định khái niệm bản hội. Theo từ điển Hán Việt của Viện khoa học xã hội, Viện Ngôn ngữ học, Nxb Tổng hợp Thành Phố Hồ Chí Minh 2008, từ “bản” có nhiều nghĩa. Thứ nhất, bản có nghĩa là “cái gốc, cái thân, tức là cội nguồn”. Thứ hai, bản là “của tôi, của chúng ta” [132; tr72,73]. Hội cũng có nhiều nghĩa: hội là hội tụ, cũng có nghĩa là “hiểu, hiểu được, hiểu biết, thông hiểu, thạo, giỏi” [132; tr660]. Từ đây tôi có thể đưa ra định nghĩa như sau về bản hội Đạo Mẫu: Bản hội Đạo Mẫu là một cộng đồng tín đồ Đạo Mẫu bao gồm nhiều thành viên dưới sự dẫn dắt của một chủ hội3, có cùng một chốn tổ; có sự hiểu biết, đồng cảm lẫn nhau và có cùng niềm tin vào sự độ trì của các vị thần Đạo Mẫu. Như vậy, bản hội Đạo Mẫu có những nội hàm sau: - Bản hội phải có nhiều người tập hợp lại dưới sự dẫn dắt của chủ hội. Chủ hội ở đây, có thể là đồng Thầy hoặc cũng có thể chỉ đơn thuần là chủ nhang, người có điện thờ Mẫu tại giaBên cạnh chủ hội còn có các đệ tử khác bao gồm tín chủ, nhang tử, bán tửĐiều này trả lời cho câu hỏi “những người hội tụ là ai?” 3 Chủ hội ở đây với nghĩa là người đứng đầu bản hội, thường là đồng Thầy, ngoài ra có thể còn là các thanh đồng, các nhà sư có căn số hầu đồng 27 - Những người trong bản hội là những người cùng một gốc. Nhiều thành viên bản hội đã gọi cái gốc nơi họ được “sinh ra”, nơi họ gắn bó một cách thân thương là “chốn tổ”. Chốn tổ ấy có thể là một đền, một phủ, hoặc một điện tư gia nào đó gắn liền với một chủ nhang. Chính cái chốn tổ ấy sẽ phân biệt bản hội này với bản hội khác. Điều này lại trả lời cho câu hỏi “nơi hội tụ đó là gì?” - Những người trong bản hội là những người có cùng niềm tin vào sự chở che, phù trợ của các vị thần Đạo Mẫu cho những vấn đề trong cuộc sống hiện sinh của họ. Các thành viên bản hội cũng là những người có nhiều sự đồng dạng (Homophily): đồng dạng về niềm tin, tâm lý tình cảm, về những vấn đề mà họ gặp phải trong cuộc sống trần tục Chính sự đồng dạng này khiến họ đồng cảm, cộng cảm (communitas ) với nhau. Đó cũng là lý do vì sao nhiều người lựa chọn gia nhập bản hội Đạo Mẫu mà không phải là một tổ chức của một tôn giáo nào khác. Điều này giải thích cho câu hỏi “vì sao họ hội tụ?” Khi thâm nhập bản hội, tôi còn được nghe các thành viên gọi bản hội là “cơ cánh”. Tuy nhiên, theo tôi, từ “cơ cánh” thường được dùng để chỉ một nhóm người của bản hội khác phân biệt với bản hội “mình”. Chẳng hạn, các thành viên của một bản hội thường nói với nhau “hôm nay cơ cánh nhà bà H đi lễ xa”. Hơn nữa, từ “cơ cánh” không bao hàm toàn bộ các thành viên mà nhiều khi nó được dùng để chỉ nhóm thanh đồng trong bản hội mà thôi. 1.2.1.3 Khái niệm môi trường tâm linh Môi trường tâm linh là một từ ghép bởi hai danh từ “môi trường” và “tâm linh”. Theo Từ điển Tiếng Việt môi trường có nghĩa “1. Nơi xảy ra một hiện tượng hoặc diễn ra một quá trình, trong quan hệ với hiện tượng, quá trình ấy. 2 Toàn bộ nói chung những điều kiện tự nhiên, xã hội trong đó con người hay một sự vật tồn tại, phát triển trong mối quan hệ với con người, với sự vật ấy” [131; tr 639-640]. Theo Nguyễn Đăng Duy trong cuốn “Văn hóa tâm linh”: “Tâm linh là cái thiêng liêng cao cả trong cuộc sống đời thường, là niềm tin thiêng liêng trong cuộc sống tín ngưỡng tôn giáo. Cái thiêng liêng cao cả, niềm tin thiêng liêng ấy được đọng lại ở những biểu tượng, những hình ảnh, ý niệm” [26; tr11]. Trong luận án này, tôi quan niệm, môi trường tâm linh là nơi diễn ra các hoạt động thờ phụng thần thánh, diễn ra sự tương tác giữa con người với thần thánh và giữa những con người cùng niềm tin tôn giáo. Bản hội Đạo Mẫu chính là một môi trường tâm linh như vậy. 28 1.2.1.4. Khái niệm vốn xã hội và tạo lập vốn xã hội * Khái niệm vốn xã hội Cho đến nay, khái niệm vốn xã hội được thảo luận, phát triển với nhiều cách giải thích và định nghĩa khác nhau được đề cập trong nhiều công trình và bài viết nổi tiếng như: The forms of Capital (Các hình thức của vốn) (Bourdieu 1986) [154]; Social Capital in the creation of Human capital (VXH trong việc sáng tạo vốn con người ) (Coleman 1988) [139] ; Bowling alone: America’s declining social capital (Bowling một mình: sự suy giảm của VXH Mỹ)(Putnam 1995) [95]; Social capital: Its origins and applications in modern sociology (VXH: nguồn gốc và những áp dụng của nó trong xã hội học hiện đại) (Portes 1998) [8]; Social capital and civil society (VXH và xã hội dân sự) (Fukuyama 1999) [143], Social Capital, Civil society and development (VXH, xã hội dân sự và phát triển) (Fukuyama 2001) [144]; Social capital: A theory of social structure and action (VXH: một lý thuyết về cấu trúc và hành động xã hội) (Lin 2001) [151] Bourdieu (1986) định nghĩa rằng VXH là tập hợp những nguồn lực hiện hữu hoặc tiềm tàng, gắn với việc có một mạng lưới bền vững những quan hệ quen biết hoặc thừa nhận lẫn nhau ít nhiều được thể chế hóa. Jame Coleman lại hiểu VXH bao gồm những đặc trưng trong đời sống xã hội như các mạng lưới xã hội, các chuẩn mực (norms), và sự tin cậy trong xã hội (social trust)- là những cái giúp các thành viên có thể hoạt động chung với nhau một cách có hiệu quả nhằm đạt tới những mục tiêu chung. Trong khi đó, Putnam lại cho rằng: VXH nói tới những khía cạnh đặc trưng của tổ chức xã hội như các mạng lưới (xã hội), các chuẩn mực, và sự tin cậy trong xã hội vốn tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp và sự hợp tác nhằm đạt đến lợi ích hỗ tương Mặc dù có những ý kiến khác nhau song có thể thấy các tác giả có sự đồng thuận cao về các vấn đề sau đây khi nói về VXH: Thứ nhất: VXH gắn bó trực tiếp với mạng lưới xã hội. Bourdieu cho rằng VXH kết nối với mạng lưới xã hội tương đối bền vững, còn Coleman nói VXH nằm trong mạng lưới xã hội và quan hệ xã hội. Trong khi đó Putnam lại coi mạng lưới xã hội là một thành tố của VXH. Thứ hai: VXH có sự tương đồng nhất định với khái niệm “nguồn lực”. Nếu Bourdieu quan niệm VXH là nguồn lực dựa trên mạng lưới được thừa nhận hoặc quen biết thì Lin lại định nghĩa VXH là nguồn lực nằm trong mạng lưới xã hội. Thứ ba: VXH được tạo ra thông qua việc đầu tư vào các quan hệ xã hội, hoặc mạng lưới xã hội, và các cá nhân có thể sử dụng VXH để tìm kiếm lợi ích. Với 29 Bourdieu, VXH là kết quả của sự đầu tư trong thời gian ngắn hạn hoặc dài hạn, kết quả đó có thể được sử dụng để chuyển thành các loại vốn khác, chẳng hạn vốn kinh tế. Trong khi đó, Fukuyama nhấn mạnh cá nhân có thể tạo ra và sử dụng VXH để phục vụ mục đích của mình. Thứ tư: VXH dựa trên sự tin cậy và quan hệ qua lại hay sự có đi có lại (trust and recipocity) được nhiều tác giả đề cập đến khi bàn về VXH. Nếu Coleman khẳng định trách nhiệm, sự mong đợi và lòng tin là các hình thức của VXH thì Fukuyama quan niệm VXH gồm có chuẩn mực của sự có đi có lại và VXH biểu thị sự tin cậy. Trong khi Portes phát biểu: sự trao đổi qua lại và lòng tin là những nguồn gốc của VXH, Putnam lại cho rằng VXH gồm các chuẩn mực của quan hệ trao đổi qua lại và sự tin cẩn. Trên cơ sở tiếp thu các quan điểm trên về VXH, tôi đưa ra cách hiểu của luận án về VXH như sau: Vốn xã hội là nguồn lực mà một người nào đó có được thông qua việc tham gia vào một cộng đồng và sở hữu các mối quan hệ, sử dụng chúng để đem lại lợi ích (cả vật chất lẫn tinh thần) * Khái niệm tạo lập vốn xã hội Theo Từ điển Tiếng Việt của Viện Ngôn ngữ học năm 2001, “tạo lập” là một khái niệm được ghép từ hai động từ “tạo ” và “lập”. “Tạo ” là “làm cho từ không có trở thành có và tồn tại” và “lập” là “tạo ra, xây dựng nên cái thường là quan trọng, có ý nghĩa lớn mà trước đó chưa có”. Nói chung, “tạo lập” có nghĩa là “tạo ra, gây dựng nên” [131; tr891] . Vậy, tạo lập VXH tức là tạo ra, gây dựng nên VXH. Mà VXH như tôi vừa định nghĩa ở trên là nguồn lực mà một người nào đó có được sử dụng để đem lại lợi ích (cả vật chất lẫn tinh thần) thông qua việc tham gia vào một cộng đồng và sở hữu các mối quan hệ. Như vậy, muốn có VXH cần : Tham gia vào cộng đồng -> có nguồn lực (các quan hệ xã hội, sự tin cậy, sự tương hỗ có đi có lại, chuẩn mực, giá trị) -> sử dụng nguồn lực để đem lại lợi ích. Để tạo lập VXH cần trải qua các bước: - Tham gia vào cộng đồng (tham gia vào bản hội) - Đầu tư, xây dựng các mối quan hệ - Sử dụng các nguồn lực để đem lại lợi ích 1.2.1.5 Khái niệm xã hội chuyển đổi Khái niệm luận án sử dụng là “xã hội chuyển đổi” chứ không phải là “xã hội biến đổi”. Từ điển Tiếng Việt định nghĩa khá giống nhau về hai khái niệm này: “biến đổi” là “thay đổi thành khác trước” [131; tr 64] còn “chuyển đổi ” là: a) “đổi 30 từ một loại này sang loại khác”, b) Thay đổi từng bước từ cái này sang cái khác. Tuy nhiên, theo tác giả, “chuyển đổi” và “biến đổi” khác nhau về nội hàm biểu đạt. Người ta thường nói “xã hội chuyển đổi từ phong kiến sang tư bản” chứ không nói “xã hội biến đổi từ phong kiến sang tư bản” và như vậy khái niệm “xã hội chuyển đổi” đã bao hàm ý nghĩa là đánh dấu một bước ngoặt, thay đổi mang tính chất đột biến. Rất nhiều yếu tố của xã hội cũ cấu trúc bị giải thể, cái mới lại chưa được hoàn thành, đó là giai đoạn giao thời. Vì là giai đoạn giao thời nên nhiều yếu tố cũ bị phá vỡ, đứt gẫy, xáo trộn; trong khi người ta chưa quen với những yếu tố mới khiến bị sốc, hoang mang, sợ hãi, thất vọng, khủng hoảngMột quy luật đã diễn ra trong lịch sử nhân loại cũng như ở Việt Nam là cứ khi nào xã hội có sự bất ổn thì con người lại tìm đến với tôn giáo, tín ngưỡng để làm chỗ dựa về mặt tinh thần nhiều hơn, đưa tới sự nở rộ của các hình thức tôn giáo. Sự xuất hiện hiện tượng “các ông đạo” ở miền Nam đầu thế kỉ XX, hay sự xuất hiện của “những hiện tượng tôn giáo mới” trên thế giới cũng như ở Việt Nam (Đạo Chân không, Long Hoa Di Lặc, Ngọc Phật Hồ Chí Minh, Ngũ Tuần nói tiếng lạ..) chính là sự phản ánh những bất ổn của con người trong xã hội thời kỳ chuyển đổi. Trong lịch sử, sẽ có nhiều giai đoạn chuyển đổi. Tuy nhiên, bối cảnh xã hội chuyển đổi được đề cập trong luận án này là từ năm 1986 đến nay khi Nhà nước ta thực hiện chính sách đổi mới toàn diện với ba trụ cột chính là: chuyển đổi từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung sang vận hành theo cơ chế thị trường; phát triển nền kinh tế nhiều thành phần trong đó khu vực dân doanh đóng vai trò ngày càng quan trọng; chủ động hội nhập kinh tế khu vực và thế giới một cách hiệu quả và phù hợp với điều kiện thực tiễn của Việt Nam. Giai đoạn chuyển đổi này vô cùng gay go, phức tạp và quyết liệt so với những lần chuyển đổi khác trong lịch sử, đưa xã hội ta chuyển từ xã hội truyền thống sang xã hội hiện đại. Tuy nhiên, theo tôi có hai nấc rất quan trọng trong sự chuyển đổi của xã hội Việt Nam từ 1986 đến nay, trong đó: nấc một từ 1986 đến 2006 và nấc thứ hai bắt đầu từ năm 2007- năm Việt Nam gia nhập WTO đánh dấu sự hội nhập sâu rộng với thế giới rộng lớn. Có thể nói, quyết định đổi mới toàn diện từ kinh tế, văn hóa, xã hội mà trọng tâm là đổi mới kinh tế của Đảng (được bổ sung tiếp theo bởi các Đại hội VII4, Đại hội VIII5, Đại hội 4 Tại Đại hội VII, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên CNXH (Cương lĩnh 1991) của Đảng đã xác định: “Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng XHCN, vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước”; xem đó là một trong bảy phương hướng cơ bản trong quá trình thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược: xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cùng với thực tiễn của công cuộc đổi mới, nhận thức của Đảng ta về vấn đề này ngày càng rõ ràng và đầy đủ hơn. 31 IX6.) cũng như chủ trương tăng cường công nghiệp hóa hiện đại hóa, hội nhập sâu rộng với thế giới mà mốc quan trọng là gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) thực sự đã tạo nên một sự chuyển biến vô cùng quan trọng trong mọi mặt đời sống của Việt Nam. Sự chuyển đổi của nền kinh tế từ kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần khiến nền kinh tế Việt Nam như được bung tỏa, người ta được tự do làm kinh tế, làm giàu đưa tới sự xuất hiện của hàng loạt các loại hình dịch vụ đề cao lợi nhuận len lỏi vào trong các mặt của đời sống. Mặt khác, toàn bộ nền kinh tế cũng như được hiện đại hóa nhờ sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật, công nghệ hiện đại. Xã hội chuyển đổi đã tạo nên nhiều thành tựu cho Việt Nam về mọi mặt, thực sự đem đến nhiều cơ hội phát triển cho cá nhân và cộng đồng song phải thừa nhận rằng những hệ lụy mà nó mang lại cũng không phải là ít. Ở cấp độ quốc gia, sự chuyển đổi có thể tạo nên sự khủng hoảng kinh tế, văn hóa, xã hội mà sự khủng hoảng kinh tế kéo dài ở Việt Nam từ năm 2008 đến nay là một ví dụ sống động. Cuộc khủng hoảng trở nên trầm trọng hơn từ năm 2009: tỉ trọng tăng trưởng của nền kinh tế giảm sút, các thị trường tài chính, thị trường địa ốc, thị trường chứng khoán “vỡ tan như bong bóng”, hàng ngàn doanh nghiệp giải thể, rất nhiều ngân hàng bị đóng cửa hoặc phải sáp nhậpRất nhiều nhà đầu cơ đã trắng tay chỉ trong một thời gian ngắn, nhiều người đã gặp cú sốc lớn khi trở thành con nợ “sống dở, chết dở”. Rất nhiều cơ quan nhà nước và các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phải tinh giản lao động dẫn đến sự gia tăng mạnh của tỉ lệ thất nghiệpVà kết quả là công nhân viên chức, trí thức, những người kinh doanh lâm vào cuộc sống khó khăn, bất an và tạm bợ Ở cấp độ cá nhân, xã hội chuyển đổi với nhiều rủi ro, bất trắc trong đời sống kinh tế, sức khỏe, bệnh tật, trong mối quan hệ với con người đã tạo nên những lo lắng, sợ hãi, thất vọng mà nói như Oscar Salemink [89] là đe dọa đến an ninh tinh thần của con người. Song sự chuyển đổi của xã hội không chỉ đơn thuần là sự chuyển đổi của kinh tế mà còn là sự chuyển đổi của các hệ giá trị: giá trị mới đang lên và các giá trị cũ đang mất dần. Cuộc đấu tranh giữa những giá trị cũ và mới là một cuộc đấu tranh gay go và phức tạp. Cái mới không dễ đi lên vì sự kìm hãm của cái cũ, cái cũ không dễ mất đi vì đã “sâu rễ bền gốc” từ bao đời. Vì thế, xã hội chuyển đổi còn là sự phá 5 Tại Đại hội VIII, Đảng ta có quan niệm rất quan trọng, khi khẳng định: “Sản xuất hàng hóa không đối lập với CNXH, mà là thành tựu phát triển của nền văn minh nhân loại, tồn tại khách quan, cần thiết cho công cuộc xây dựng CNXH và cả khi CNXH đã được xây dựng”. 6 Đến Đại hội IX, khái niệm Kinh tế thị trường định hướng XHCN được chính thức đưa vào văn kiện của Đại hội; và Đảng ta coi “Đó là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên CNXH”. 32 rào của những cá nhân, sự bất chấp của những chuẩn mực để khẳng định mình. Để làm được điều đó, con người phải đấu tranh với những định kiến cũ, dám vượt rào và bứt pháTuy nhiên, cuộc đấu tranh đôi khi không đơn giản khiến họ bị tổn thương, thất vọng, khủng hoảng bản sắc và phải tìm đến nhiều phương thức “cứu chữa” khác nhau, trong đó có cả phương thức tìm đến tôn giáo tín ngưỡng. Nói đến xã hội chuyển đổi, không chỉ nói đến sự chuyển đổi của kinh tế, xã hội mà còn là sự chuyển đổi của đời sống tôn giáo tín ngưỡng và cú hích của sự chuyển đổi này phải nhắc tới đầu tiên chính là Nghị quyết 24 của Bộ chính trị năm 1990. Trong Nghị quyết này, lần đầu tiên sau những năm tháng đồng nhất tôn giáo tín ngưỡng với mê tín dị đoan cần phải xóa bỏ, Bộ Chính trị xác định: tôn giáo tín ngưỡng là vấn đề còn tồn tại lâu dài; tôn giáo tín ngưỡng là nhu cầu của một bộ phận nhân dân và công nhận tôn giáo tín ngưỡng có giá trị văn hóa và đạo đức. Quan điểm này tiếp tục được duy trì và bổ sung trong các nghị quyết tiếp theo của Đảng và nhà nước Việt Nam. Chẳng hạn, nghị quyết số 25 của Hội nghị lần thứ 7 Ban chấp hành trung ương Đảng lần thứ IX (2003) cũng khẳng định rằng: Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân, đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta; thực hiện nhất quán chính sách tôn trọng và bảo đảm quyền tự do, tín ngưỡng, theo hoặc không theo một tôn giáo nào, quyền sinh hoạt tôn giáo bình thường theo đúng pháp luật. Bối cảnh xã hội chuyển đổi từ năm 1986 đến nay (chuyển đổi về kinh tế- xã hội, về chính sách tôn giáo tín ngưỡng, hệ giá trị) đã tác động và làm cho đời sống tôn giáo tín ngưỡng có sự thay đổi lớn. Trước hết, xã hội chuyển đổi dẫn tới nhu cầu tôn giáo của người dân tăng cao. Đặc trưng của bối cảnh xã hội chuyển là một mặt nó tạo nên sự phát triển mọi mặt nhưng mặt khác lại tạo nên sự chênh vênh, bấp bênh, với rất nhiều đau khổ và bất trắc. Trong bối cảnh đó, con người tìm đến nhiều phương cách để đối mặt. Một trong những phương cách nhiều người lựa chọn là tìm đến với tôn giáo tín ngưỡng: một mặt là để cầu xin sự trợ giúp của thần linh cho sự phát triển thịnh vượng, mặt khác là để tìm kiếm sự bảo hiểm của thần linh cho cuộc sống đầy rủi ro về kinh tế, sức khỏe, hạnh phúc gia đình Nhu cầu này cộng với cuộc cách mạng trong chính sách tôn giáo tín ngưỡng của Đảng và Nhà nước khiến đời sống tâm linh của người dân như được hồi sinh, bung tỏa. Việc hồi sinh, phát triển trong bối cảnh mới cũng làm cho tôn giáo tín ngưỡng cũng có những đặc trưng khác trước. Bên cạnh đó, trong bối cảnh mới, tôn giáo tín ngưỡng cũng có những chức năng vai trò mà trước đây nó không có (hoặc có nhưng chưa đậm 33 nét). Ngày càng nhiều người gia nhập vào các cộng đồng tôn giáo và việc tham gia cộng đồng tôn giáo cũng không chỉ đơn thuần vì mục đích tâm linh mà còn vì những mục đích khác như tìm kiếm các mối quan hệ để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Luận án này sẽ đặt Đạo Mẫu và bản hội Đạo Mẫu vào trong bối cảnh xã hội ... duyên gọi là một li một lai. Một li một lai để thêm lộc.Cái lộc san sẻ ra để lan tỏa thêm một chút. Không phải vì người ta nghèo mà trợ duyên mà bất cứ ai hầu mà người ta đến cũng được trợ duyên hết. Ví dụ bây giờ thầy hầu vào hè, em đến em trợ duyên cũng được. Em khó khăn thì em đóng 300, có điều kiện em đóng 500, mà có hơn nữa em đóng 1 triệu cũng được. Trước tiên là lạy Thánh, sau là chung với bách gia. Không nhất thiết mà cũng chả nhất quán. Không bắt buộc và cũng không ép buộc. - Thế mình trợ duyên vào những cuộc hầu như thế nào ạ ? 211 - Ví dụ như người ta hầu đầu năm cuối năm. Bất cứ trợ duyên lúc nào cũng được. Từ lúc người ta hầu khai phủ cho đến lúc bách nhật trăm ngày. - Thông thường ở bản hội người ta thường trợ duyên nhau bao nhiêu tiền ? - Thường thì người có thì đi 300, người không có thì đi 200. Còn nếu người nào xông xênh thì cũng 500, 1 triệu. Nếu bạn thân thiết, thì người ta đến bảo thôi hôm nay bạn bắc ghế thì mình có 1 li 1 lai để hầu Thánh. - Trong bản hội có rất nhiều thanh đồng. Có người nào đến dự mà không trợ duyên không ? - Có chứ. Vì 1 là người ta không thân, hai là người ta không được mời, vô tình người ta đến có hầu thì người ta dự. Nhưng đã xác định đến dự hầu là có trợ duyên. Hoặc bần cùng không có đi nữa thì người ta mua thùng nước hoặc thùng bia để xin dâng. Cái đấy là cái tiền lệ, thông lệ. - Khi một người nào đó mà muốn gia nhập cái bản hội nào đấy thì người ta lựa chọn cái gì ? - Ví dụ bây giờ em muốn tham ra vào 1 bản hội. Điều đầu tiên mà em muốn lựa chọn là cái gì ? Điều đầu tiên là em phải xem bản hội đó có đông vui ? Có lớn mạnh, bản hội đó có sự hòa đồng, gắn kết với nhau hay không ? Đấy là điều đầu tiên mà nhãn quan trông thấy. Qua đó em cảm nhận được sự gắn kết. Người ta chuyên có sự đóng bè tạo phúc để tạo nên các sự kiện. Người ta gắn kết để tạo nên sự hoàn hảo. Mình chỉ cần đi đến 3 đến 5 lần là mình phải phát hiện được. Mình đi vào thực tế rồi mình mới quyết định lựa chọn xem có vào hay không. Mình xem cho rõ ràng, cung cách như thế nào để mình lựa chọn. Chứ không phải thầy bảo sao làm vậy. Nếu thầy bảo sao làm vậy thì mình là người quá thật thà, bị người khác lợi dụng. Mình có quyền lựa chọn. Ví dụ bây giờ mình căn quan chẳng hạn mà để cho thầy hàng căn cô mở cho mình. Hàng thấp hơn mà mở cho hàng cao hơn thì nó bị lộn tùng phèo. Mà bản thân cái người căn quan đấy chỉ có đi cúi đầu thôi chứ không bao giờ được ngẩng đầu. - Thế bây giờ cái bản hội đông vui thì đến hay không là biết rồi. Nhưng lớn mạnh là như thế nào ? - Lớn mạnh là như thế này. Em chỉ 1, 2 lần tiếp xúc vào trong công việc. Ví dụ ngày hôm nay bản hội Thượng nguyên, em đến em kiểm soát. Sau đó đến 3 tháng sau, là vào hè, em đến tiếp tục 1 lần nữa. Em phải điểm danh xem những cái mặt này đã gặp chưa hay có sự thay đổi hàng ngày. Ví dụ ngày 212 Thượng nguyên đầu năm, em đến em gặp thằng Hưng, con Nhàn, con Thắm, con Ngần chẳng hạn. Nhưng đến hôm vào hè, em đến em lại chỉ gặp Nhàn mới Hưng, xong lại thêm 2 thành viên mới nữa, đấy là cái bản hội bị lộn xộn. Tức là những thành viên cũ mình đã gặp rồi phải gắn bó lại và trong những lần sau mình gặp lại còn hay mất. Nghĩa là thành viên ở đây phải gắn kết, không xa rời. Ví dụ vừa rồi em đến em không thấy anh Thú chẳng hạn, em không thấy chị Vân chẳng hạn, đấy là một sự xa rời dần dần, từ từ. Không phải lớn mạnh là do giàu có. Mà đây là xây một cái tiểu, sẽ tích nên một cái đại. Chứ không thể mang một cái đại ra để chia làm nhiều nhỏ. Mà cái bản hội đông, vui hay không là mình nhìn vào cung cách ban bệ từ trên xuống dưới và đồ lễ. Nếu cái nhãn quan của mình tinh tường. Là lọ hoa cắm phải tràn lan. Vì hoa của mình cắm là phải có rồi. Nhưng bách gia đến cũng sẽ có hoa. Ví dụ bây giờ em ở nhà đến em cũng phải có bó hoa. Cái đền này hôm nay có bao nhiêu khách đến thì em nhìn vào những lọ hoa nhỏ nhỏ xinh xinh là biết nhiều hay ít người đến. Vì khi nhà đền người ta hầu là người ta cắm vào cái lẵng, cái bồn lớn rồi thì mình đến mình chỉ cắm vào lọ nhỏ. Em xem những lọ to lọ nhỏ chỗ này chỗ kia, chỉ nhìn quang cảnh bên công đồng là em biết hết. - Ngoài ra còn cái gì nữa anh ? - Ví dụ người ta đến, người ta mua chùm vải, người ta bày ra đĩa đặt trên công đồng. Người ta dâng Thánh, người ta đang thầy đâu, dâng bản hội đâu. Người ta đến để người ta dâng thầy. Nhìn qua nhãn quan là nhiều lọ hoa nhỏ, nhiều đĩa hoa quả như thế là nhiều người đến lễ. Có thể nhìn quanh không thấy ai nhưng có thể là người ta đến lễ xong người ta về. Có lễ vật ở trên mà không có người ý là người ta đến lễ cho phải phép xong người ta về chứ người ta không dự. Chứ còn đến mà đông đúc người là người ta đến để dự hầu chứ người ta không dâng hoa quả, người ta đến phong bì. - Như vậy, ngoài việc chọn điện ra, thì họ phải chọn thầy nữa chứ đúng không anh ? - Cái chọn thầy là quan trọng chứ ai chọn được điện. Ví dụ thầy Xuyên căn quan thì thầy mở cho tất cả các căn đa dạng được. Nhưng những người căn cô, căn cậu mà lại đi mở đồng ngược. Với lại xem có hợp duyên không ? Cái căn cái mệnh của mình có hợp thầy đấy không. - Nhưng họ phải đi với thầy bao lâu thì họ mới lựa chọn chứ anh nhỉ ? 213 - Tất nhiên phải có 1 là thâm niên, 2 là gắn kết. Chuyện mở phủ khai phủ, có những người đã quá nặng rồi. Cái duyên của người ta chỉ được như thế thôi. Người ta sát quá rồi, người ta không tìm tòi học hỏi. - Em thấy có nhiều người không phải đến cái là theo thầy đó luôn mà phải có sự kiểm chứng chứ đúng không anh ? - Thực ra mà nói thế này, lúc trước, mấy năm trước còn có sự kiểm chứng. Nhưng mấy năm về đây anh hoàn toàn không thấy có một sự kiểm chứng nào hết. Ví dụ người này là người đã đi năm nơi bảy chốn rồi. Thế thì đến đây là người thứ 4, thứ 5 nói trùng lại là đúng chẳng hạn mà bị dọa cho 1 cái là lại vâng, lại dạ rối rít. - Anh ơi, thế họ tham gia như vậy, họ có lựa chọn giá cả của bản điện như thế nào không ạ ? - Cũng có sự lựa chọn vì đồng ngân đồng xuyến người ta eo hẹp thì người ta lựa chọn. Hoặc người ta không mở phủ ở đây mà người ta sang Bắc Ninh người ta mở. Về các vùng dân thôn người ta mở. Dân thôn bao giờ giá nó cũng bình dân hơn. 25,30 triệu cũng có. - Hoặc người ta chọn mở phủ ở cái đền nhỏ hơn để mở ? - Không. Tiền cung tiền sở của đền không nhiều. Nếu đền to phủ lớn như thế trên Đội Cấn mới có 1 cái như thế. Một mình mà một ngày có 1 triệu. Tiền dầu đèn ở Đại Lộ trước là 500, giờ lên 600 một cung hầu. - Thực ra như vậy giá cả cũng là 1 trong những sự lựa chọn của họ đúng không ? - Anh ơi thế thầy làm thế nào để mở rộng được bản hội ? - Thầy muốn mở rộng bản hội thầy phải tâm huyết với các con nhang. Có đông con nhang mới sang đệ tử được chứ. Bây giờ thầy cứ bỏ bê công việc như thế này làm sao con nhang nó gắn kết được với nhau. Đã không gắn kết được với nhau rồi thì với những công việc khác nó cũng bị mai một. - Ý em là có cách nào không ? Ví dụ giá cả ít để cho người ta tham gia vào bản hội nhiều hơn ? - Không. Cái đấy thì các thầy lên giá rồi thì khó thay đổi lắm. Có những trường hợp khai phủ hàng trăm triệu, 200 triệu. Như ở dưới Đại Lộ, cậu T bản đền của Đại Lộ người ta khai phủ toàn 80 triệu trở lên, 80 triệu nói thật ra là đồng tiền phù du thôi. Vì gặp những con nhang đệ tử người ta có hoặc 214 gặp những bọn đua đua đòi đòi ý. Bây giờ đồng đú, đồng đua, đồng rồ rất là nhiều. Nó có thật tâm căn quả mới ra đồng đâu. - Thế bản hội có phép tắc gì không ? - Có chứ. Người ta bảo làm lính có công làm đồng có phép. Trong làm đồng phải có phép tôn sư trọng đạo như thế nào ? Nếu mà đã đến gặp thầy thì phải chào thầy, con lạy thầy. Kể cả lớn tuổi hơn. Quy định trong bản tự có 1 cái bản, ví dụ những ngày lễ Phật Thánh, có 1 cái bản quy định như thế này. Ngày nào lễ ví dụ như là đây. Ví dụ thế này, những ngày dự tiệc trong tháng tiệc của ai thì nó ghi ngày này ngày này. Một năm có 4 vấn cố định ra sao thì nó ghi hết ở trên đầu trên gối. Các con nhang đệ tử đến nhìn vào cái bảng này. Ngày xưa là có treo đấy chứ. Ai nhớ thì đến, ai có tâm thì đến chứ không bắt buộc. - Anh ơi, mỗi một người có 1 cách tham gia vào bản hội khác nhau. Trong bản hội em thấy ngoài thanh đồng còn có bán tử, nhang tử, các bà bồ tát - Mỗi người có 1 cách tham gia vào bản hội khác nhau. Như thanh đồng thì phải trình đồng mở phủ. - Thế họ làm thế nào để bán khoán ? - Bán khoán là trong những đàn vào hè ra hè. Bán khoán là bán cho ông Thánh. Ông thầy Pháp muốn đưa con vào trong bản tự thì ông thầy pháp phải làm 1 cái trại bằng vải viết chữ nho. Họ phải đến gặp từ một vài hôm trước. Để làm sao, cái chữ tiệp bán khoán này không phải người ta ngồi người ta viết ngay được. Người ta phải tĩnh. Hai nữa là bút viết trên phông vải là người ta phải có thời gian. - Thế còn những bà bồ tát làm thế nào để gia nhập vào bản hội này ạ ? - Các bà bồ tát là do thế này : người ta chỉ đến chợ niệm cho bản tự thêm đông vui,đông đúc thôi. Nhưng mà họ vẫn là thành viên của bản hội. - Có phải sử dụng nhiều tiền để đi lễ trong một năm không anh ? - Cũng tùy theo. Có người có, có người không. Ví dụ người có người ta vung vẩy, te tẩn, phấn khởi. Còn người không có, mặt người ta khó đăm đăm, người ta chìm vào im lặng. Ví dụ có người người ta đi lễ xa người ta chuẩn bị các đồng tiền đặt vào các ban các sở. Có người là tiền mới. Có người không có là tiền cũ. Nó vô cùng tận. Nói thế này là vô cùng tận. Có những ngày tiệc 12.6 chẳng hạn. Những người có căn cô chẳng hạn. Cứ đến ngày đó người ta ốm lả ốm lướt ra. Thế người ta muốn được khỏe mạnh thì người 215 ta lại đi kêu cầu, dâng tiền xin cô để chữa bệnh. Như chị Dung xiêm này, cứ đến tháng 6 này mà không hầu là như kiểu người điên. Có những trường hợp bất khả kháng mà không thể nói trước được điều gì cả. - Anh ơi đệ tử có giúp gì cho thầy trong việc mở rộng bản hội không ? - Có chứ. Đã là đệ tử thì giúp để mở mang bản điện phải do thầy trò tác hợp kết hợp. Tức là như thế này, công to việc lớn gì là thầy phải biết bàn bạc, thảo luận với em. Con nhang đệ tử như thế mới gọi là gắn kết được. Hai nữa là đi công đức ở đâu là phải có sự bàn bạc, thảo luận. Không có sự là thầy ấn định ở đâu là đi đấy. - Ý em hỏi là thế này. Ví dụ bản hội giờ có 10 người thôi. Nhưng muốn mở rộng ra nghĩa là thêm các thành viên khác vào bản hội của mình ý. Từ 10 người lại lên 80, 90, 100 người ý. Thế những thành viên cũ có giúp gì thầy trong việc thu nạp thêm các thành viên mới vào không ? - Không. Thu nạp, thêm hay không là do thầy hết. Còn các thành viên chỉ có thể này. Ví dụ em chơi với anh. Em đang ở bản điện nhà cô Xuyên, em dắt anh đến chơi. Nếu như anh hợp cảnh thì anh lại xin làm thành viên tiếp theo. Đấy như kiểu một dạng bán hàng đa cấp. Mình chơi với bạn. Mình đến thấy bản điện có lễ hoan hỉ vui vẻ thì mình rủ thêm bạn mình. Nó như kiểu hệ đa cấp. Chứ bây giờ em đến một cái bản điện đang rũa mọt, em đến em cảm nhận thấy thì em có muốn rủ bạn em không ? - Đúng là nó giống như bán hàng đa cấp ý anh nhỉ ? - Đúng rồi. 1 tạo 3, 3 tạo 5, 5 tạo 7, 7 tạo 9. Dễ chùm dễ cái. Giống như các bạn của mình đến bản tự thấy hoan hỉ. Trước lạ sau quen, tay bắt mặt mừng rồi sau quen nhau ngay. Anh đã từng bán hàng đa cấp nên anh ví chỉ có chuẩn thôi. 216 BIÊN BẢN PHỎNG VẤN SỐ 4 Người được phỏng vấn : em Hưng, nam, thanh đồng Ngày phỏng vấn : 15/11/2014 Nội dung phỏng vấn : - Sao em lại gặp được thầy Xuyên? - Em gặp thầy thông qua anh Tú béo. Em quen anh ấy cách đây 2 năm, hôm đó anh ấy khai phủ ở nhà thầy và em đến cùng anh ấy. Khi em đến dự lễ mở phủ của anh Tú, lần đầu tiên trong cuộc đời em bị ốp bóng như thế. Trước đó em đã tôn nhang bản mệnh ở chỗ thầy Thắng ở Nghi Tàm rồi. Trước đó khi đi dự hầu em vẫn biết đầu mình quay quay và gồng mình lên dừng thì dừng lại được nhưng mà cứ thả lỏng ra thả lỏng theo điệu múa tay, thả lỏng theo tiếng nhạc nhưng đến cái hôm mở phủ của anh Tú thì em không thể điều khiển được, thầy hầu 3 tòa Mẫu này, Trần Triều, đến giá Chúa, đến các giá Quan, bắt đầu là Quan Đệ nhất mắt em cứ trợn lên, thở phì phò, đầu cứ lắc lắc thế này, mở mắt ra thì nó chóng mặt, chóng mặt như kiểu say xe ấy. Gồng mình lên thì thấy chóng mặt, đảo như là cái quạt quay. Đến Quan Đệ Nhị- Quan Giám sát, nóng giận, em không thở được nhé, nước mũi cứ chảy ra, hai mắt trợn ngược lên, không thể nhắm được mắt vào, cảm giác nó kinh khủng luôn. Đến giá quan Đệ Tam thì nhẹ hơn một tí những vẫn đảo và thở phì phò. Quan Đệ Tứ thì nhẹ hơn một tí nữa, chỉ hơi lắc lắc nhưng mở mắt ra là chóng mặt. Đến Quan Đệ Ngũ thì trong tâm trí của em vẫn biết nhưng em cứ thấy trong lòng nó buồn, nó rầu rầu, tủi thân như kiểu mình oan ức, lại thả lỏng tiếp chứ gồng mình lên thì đau đầu, hai bên thái dương nó cứ nhói nhói giật giật như có người lấy cái đinh đóng vào đầu ấy. Thôi thì thả lỏng, thả lỏng thì cứ thế khóc nấc. Đến đoạn cao trào của hát văn là Sông Tranh ơi hỡi Sông Tranh đấy thì thôi kệ, kệ mọi người suy nghĩ gì thì suy nghĩ, mình cứ phải khóc cho nó đã cái đã thế là bung thành tiếng lên để khóc, nước mắt chảy ròng ròng. Trong cuộc đời em chưa bao giờ khóc đã đời như thế, khóc mà cảm thấy nó đã nó sướng trong lòng ấy. Một lúc sau thấy có ai xốc nách khiêng lên sập công đồng, thế là thầy ngậm rượu phun vào mặt thì tỉnh lại mình thường, em đi ra ghế ngồi vừa ra vừa lau nước mắt. Đến giá tiếp theo em múa dẻo ơi là múa dẻo mà cuộc đời em chưa bao giờ biết múa là gì cả. Tự nhiên dạo đó em mới mở công ty (công ty bất động sản và tài chính. Em hùn vốn cùng với một anh nữa mở, anh đó cũng lại là giám đốc của mọt công ty khác 217 rồi, ông ấy việc bên đấy còn em việc bên này.) nhưng ở công ty có bao nhiêu việc, em không làm, cứ bỏ bê đó đi loanh qua loanh quanh ra đền ra phủ ngồi thôi, lúc nào nó cũng cứ bồn chồn nóng ruột. Có những thời điểm ngồi uống trà hút thuốc ở quán trà này, xong lại đi tha thần được 5,6 cây rồi lại rẽ vào quán trà lại uống, cứ thơ thẩn như thế cả ngày thôi, mà ngồi một chỗ nó nóng ruột lắm chỉ muốn đi thôi. Công ty bao nhiêu việc cứ bỏ bê thế, anh hùn vốn với em nói “Hưng ơi mày giết cả mày mày giết cả anh rồi”, nhưng em có muốn thế đâu. - Nhưng em có biết vì sao em bị như thế không? - Đến bây giờ thì em nghĩ rằng em bị cơ hành mà vì gia tiên nhà em chọn đúng cái thời điểm đó để cứ đẩy em đi đẩy em đi. Em cũng chả biết vì sao lại như vậy nữa. Nhiều lúc cứ thế đi, đi chán chê ở cái Hà Nội này, rồi em nghĩ chả biết làm cái gì nữa. Ở công ty một mớ công việc, nào hợp đồng này hợp đồng kia, nào là thuê địa điểm, hợp đồng nhân viên, rồi nội quy quy chế, công ty vừa mới thành lập thôi mà, thành lập chưa đến nửa tháng. Có nghĩa em hiểu là nhà Ngài không cho mình làm việc trần ấy cho nên em vừa xây dựng việc trần cái là nhà Ngài cho dừng luôn.Trong thời gian ngơ ngẩn chả biết làm cái gì thì thôi em cứ đi hết những con phố nào mà em cảm thấy nó quen thuộc với em, những nơi mà có những kỉ niệm này, những nơi mà trước đây em thường đi đi lại lại. Bị ốp như thế thì em nghĩ là có khi đây là cơ duyên vì vậy em cứ đến điện nhà thầy ngồi, thầy bảo cái gì thì làm cái nấy, chỉ muốn ngồi ở nhà thầy. - Trước đó em đã từng tôn nhang ở điện nhà thầy Thắng. - Tôn nhang là thế nào hở em? - Tôn nhang có nghĩa là cái vị thần mà cai quản cái bản mệnh của mình, mình tôn bát nhang là mình rước các ngài để các ngài chứng cho là mình đã tôn thờ các ngài rồi. Ví dụ như, em xây cho bố mẹ em một cái nhà như thế có nghĩa là em cung phụng bố mẹ em rồi, bố mẹ sẽ nghĩ là à thằng này nó cũng có hiếu, nó xây cho mình cái nhà rồi, không biết đẹp hay xấu nhưng nó đã xây cho mình cái nhà rồi, thôi nó có căn quả nhẹ thì tha cho nó. Đến bây giờ em vẫn đi lại với thầy chỉ có điều không đủ cơ duyên để đẻ đồng em, nói chung thầy trò nó là cái duyên, thi thoảng em có thời gian em vẫn lên lễ ở điện. Lúc thầy bốc bát hương em chưa bao giờ nghĩ rằng em sẽ khai phủ ở nhà thầy, em chỉ nghĩ là thầy giúp đỡ mình đến đây đã tốt rồi, rồi cứ bước tiếp chứ cũng không biết thế nào, chứ cũng không thể nói là thầy ơi 5 năm 218 nữa con có ngân có xuyến con sẽ khai phủ, thôi trước hết là mình cảm ơn thầy cái đã, thầy có tâm có đức. Nhưng khi em gặp thầy Xuyên thì em nghĩ luôn đây rồi mẹ mình, mẹ đồng của mình đây rồi. - Sao khi gặp thầy Xuyên em lại nghĩ đây là mẹ mình? - Cái cảm giác, cái cảm giác thì không thể giải thích nổi. Chỉ biết là đây thầy lo cho mình, chỉ bảo mình dạy dỗ mình, cái cảm giác như kiểu là mẹ ở nhà của mình ấy. Nó hay lắm. - Nhưng chị thấy có một thời gian khá là lâu em mới trình đồng ở nhà cô mà? - Bởi vì là em còn phải thử chứ. (cười). Mình cũng phải xem thầy mình là người thế nào chứ. Có nghĩa là trò được chọn thầy chứ thầy đâu có được chọn trò đâu. Thầy mà muốn khai phủ cho người này mà người ta không thích thì làm sao mà được. - Nhưng mày mà muốn tao khai phủ cho mà tao không thích thì cũng đâu có được? - Cũng không được, có nghĩa là thầy được phép chọn trò và trò cũng được phép chọn thầy. Hai bên có quyền lợi nghĩa vụ và trách nhiệm như nhau. Thầy mà muốn khai phủ cho em, đến ngày khai phủ em không đến thì thầy làm được gì.Đúng không?Thầy mà không muốn khai phủ thì mình cũng không làm gì được, thầy bảo mày đi thầy khác đi, tao không mở mày. - Thông thường khi muốn được mở phủ và gia nhập vào một bản hội nào đó thì người ta sẽ lựa chọn cái gì, cân nhắc cái gì? - Quan điểm của em là: Thầy phải là người có sự am hiểu nhất định về văn hóa tín ngưỡng mà mình theo. Bởi vì thầy mà không hiểu thì mình hỏi thầy không biết trả lời thế nào. Chả nhẽ thầy này khai phủ cho mình mà khi gặp vấn đề gì mình lại chạy đi hỏi thầy khác à, thầy ơi cái này cái này là thế nào, hôm qua con mơ thế này thế này thế kia có nghĩa là thế nào. Như vậy thầy phải hiểu biết thì mới hướng mình đi đúng con đường. Thứ hai là thầy của mình có được mọi người kính nể không, có nhiều mối quan hệ xã hội không, nếu mọi người kính nể thì có nghĩa là thầy mình sống có tâm và có đức. Thứ ba là thầy của mình có tham lam hay không, thầy mà tham lam thì trò cũng tham lam chứ. Có một số trường hợp này nhé, mình đến một thầy nào đó xem cho, rất chuẩn, cả những tâm tư tình cảm rất đúng, thầy bảo mày khai phủ đi thì ok đống ý ngay. Có chứ, có rất nhiều trưởng hợp như thế lắm chứ. Rất rất nhiều ấy. 219 - Như vậy có nghĩa là có những người người ta phải cân nhắc rất là kĩ trước khi người ta trao gửi niềm tin của mình nhưng có những người nó lại như là cái duyên, gặp một cái là người ta đồng ý luôn? - Với lại do tính cách của từng người nữa ạ. Thường một đồng thầy khai phủ cho con đồng mà giữa họ không có sự hiểu nhau thì thường một năm thầy trò chỉ gặp nhau một hai lần thôi, vào đầu năm và cuối năm hoặc những ngày mùng một, đến thắp hương hỏi nhau vài câu rồi đi về, chứ còn không có cái thân mật với thầy. Trong khi đó những người lựa chọn thầy rất kĩ trước khi nhờ mở phủ thì sau khi mở phủ lại rất thân mật với thầy, trò hiểu thầy, thầy hiểu trò, quan tâm tới nhau. Ví dụ như hầy bây giờ nhé, ai mà hầu đến đoạn văn buồn buồn thì em biết ngay là thầy cũng tủi bóng, lúc đó em nhắn cho thầy một tin “Thầy ơi, bình tĩnh đừng khóc nhé”, thầy nhắn tin lại với em là Thầy cảm thấy tủi thân, thầy thế này thế này. Đấy là những thầy trò hiểu nhau, còn những người không hiểu nhau thì mặc kệ những tâm tư của Thầy. Những người có sự nhìn sâu vào tâm tư tình cảm của nhau, cuộc sống của nhau sau đó mới nhận nhau làm thầy trò thì nó hay ở chỗ đó. Có những người đùng một phát khai phủ, khai phủ xong là lượn. Thế nên mới có vấn đề xoay khăn. Chị mở phủ cho em, sau này em lại đi nhờ người khác mở phủ lại cho em. Đây chính là một trong những sự lựa chọn đấy. Lựa chọn quá vội vàng, không tìm hiểu sẽ dẫn tới vấn đề như vậy. Còn đương nhiên trong vấn đề xoay khăn như vậy còn có nhiều vấn đề khác: có người tin rằng căn số của mình nặng hơn thầy, cao hơn thầy nên thầy không thể là thầy của mình được. Cũng giống như em làm ở trên bộ, chị làm ở dưới tỉnh thì chị không thể quyết định các vấn đề của em được, chị chỉ có quyền quyết định trong phạm vi tỉnh của chị thôi. Thì cũng như hang ghế cô không thể mở cho hàng ghế hoàng, thiếu tá thì không chỉ đạo được đại tá. Còn vấn đề thứ ba nữa là do tâm thức của người xoay khăn người ta cảm thấy là thầy này mở phủ cho mình mà mình vẫn cứ long đong lận đận bắt đầu chuyển sang thầy khác để nhờ xoay khăn, nhưng thực ra là do họ chưa hiểu về vấn đề khai phủ: khai phủ là gì? Khai phủ giống như chị dẫn em đi đến nhà một người mà em muốn xin việc làm, chỉ là đưa đến thôi còn cái việc em nói chuyện thế nào, em xin việc như thế nào thì đó là do em chứ không phải do chị. - Giữa những người có đồng với nhau dường như người ta có cái gì đó như là đồng cảm ấy nhỉ? 220 - Những người có đồng với nhau yêu nhau thì yêu lắm, quý nhau thì quý lắm, quý kỉnh khủng luôn nhưng mà ghét nhau thì thôi rồi. - Những sao lại ghét nhau? - Ghét nhau vì ghen đồng ghen bóng. Hôm nay chị hầu, chị lên một cái khăn đẹp hơn họ lại bảo “bà kia mặt thì xấu cái khăn thì rõ là đẹp”, - Em có nghĩ là do họ là những người đồng bóng nên đôi khi họ không kìm chế được cảm xúc không? - Đúng. Những người nào đặc ghế tứ phủ thì những người đó luôn luôn bốc đồng, tức là lời ăn tiếng nói cử chỉ của họ họ không thể kiểm soát được, có rất nhiều đồng Thầy sau này phải hối hận vì lời ăn tiếng nói của mình rồi đấy chứ, nhưng mà cái lúc nói thì lại không thể kìm chế được mình. Có những người kim chi đôi nước, tức là vừa làm những công việc tứ phủ vừa trừ tà vừa sát quỷ, vừa bói vừa bùa. Đôi nước ở đây là gì ? Đôi nước là vừa bên Tứ phủ vừa bên Trần triều. - Chị thấy có nhiều thầy họ mở rộng mạng lưới bản hội của mình bằng cách cho con nhang đệ tử nợ tiền? - Nhiều chứ. - Theo em, đồng Thầy có những cách thức nào để mở rộng mạng lưới của mình? - Cách thức mà tốt nhất là chỉ có tâm đức. - Nhưng nếu chỉ lấy chữ tâm chữ đức thì nhiều khi không thể cạnh tranh trong thời buổi kinh tế thị trường như bây giờ. Thời buổi kinh tế thị trường thì chỗ nào rẻ, chỗ nào tốt thì họ đến, có thể thầy rất tâm đức những thầy không có sự hỗ trợ thì cũng không mở rộng mạng lưới của mình được? - Có những người không cần marketing gì hết nhưng người ta vẫn cứ ùn ùn kéo đến nhờ khai phủ. Cậu L ở trên Bắc Giang một ngày khai phủ cho 3 bốn người, xong đàn này lại sang khai phủ đàn kia, mã xếp đầy ở ngoài đền luôn. Nó là lộc bề trên cho mà. Giống như kiểu chị là giáo viên giỏi tất nhiên chị sẽ có nhiều trò giỏi, sẽ nhiều người xin được học thêm. Tuy nhiên, việc đẻ được nhiều đồng hay ít đồng là do tác động của rất nhiều yếu tố khác nhau chứ không phải chỉ do yếu tố marketing. - Tất nhiên rồi, nhưng nếu thầy mình giỏi thầy mình tâm đức thì tại sao không giúp thầy mình bằng cách marketing cho thầy mình? 221 - Em hiểu. Thời đại này là thời đại cả thế giới nằm trong cái Ipad đúng không, trên đó quảng cáo nào là bùa nào là ngảiNhưng theo quan điểm của em cái thùng rỗng thì nó hay kêu to, mình không lăng xê không gì hết nhưng lại nhiều người đến. Em thấy chị rao trên mạng xem bói giỏi thế này thế kia nhưng chị mà giỏi thì chị không phải như thế rồi. Sẽ rất tin tưởng nếu như chị em mình chia sẻ cho nhau. Quan trọng là tự thầy tỏa ra cái tâm đức cái giỏi của mình cơ chứ em không thể làm thầy tỏa ra cái điều đó được. - Bây giờ bản hội nhà mình có bao nhiêu con đồng? - Gần 100 con đồng gì đấy. Cuối năm em viết sớ em biết mà. Đó là chưa kể đến những người tôn nhang, những người bán khoán, những người đến nhờ làm lễ. Nhưng các con mà thân thiết với thầy như em thì lại rất ít, còn những người đến gặp thầy nộp tiền mở phủ xong rồi người ta bay, thậm chí có những người sau 3 năm người ta lớn rồi người ta tự đi hầu mà không cần nhờ đến thầy nữa, thậm chí đến hết đời cũng ko gặp lại thầy nữa. - Những con đồng ấy làm nghề gì? - Nhiều chứ. Cả công an này, giáo viên này, quân đội này, nói chung là nhiều lắm, cả những người bán rau bán cỏ, buôn bán kinh doanh.. - Hình như bản hội nhà cô có nhiều công chức thì phải? Nhưng vì sao như vậy nhỉ? Có những bản hội toàn là nông dân, có những bản hội toàn những người kinh doanh có những bản hội lại toàn công chức nhà nước. Có yếu tố gì khiến nó như vậy không? - Cái hình tướng của bản hội như thế nào nó thể hiện tính cách của đồng Thầy như thế. Người thầy là căn cô chạnh chọe chạnh chọe thì cái bản hội đấy đa phần đi với nhau là rất hay chạnh chọe, thầy sát với Quan Hoàng Mười nên cái đội công chức là con nhang ấy chính là cái lộc thì căn Hoàng Mười. Hơn nữa Thầy lại xuất thân từ công chức ra mà. Thầy xuất thân từ cơ quan nhà nước ra nhé nên mối quan hệ của thầy đã có sẵn cho nên chỉ cần 3 con nhang của Thầy làm việc ở cơ quan nhà nước thôi, mỗi con nhang giới thiệu tối thiểu một người thì số lượng lại nhân lên. Còn nếu thầy đẻ ra 3 con đồng là kinh doanh, mỗi con đồng ấy lại giới thiệu một con đồng là kinh doanh khác thì số lượng lại tăng lên rất nhiều. Tất cả nó có phường có chợ với nhau đấy. - Em ơi, một bản hội em thử phác thảo giúp chị xem nó gồm cơ cấu như thế nào? 222 - Bao giờ đồng Thầy cũng cao nhất và ưu ái một số người, cái người mà Thầy nhận thấy rằng họ có tố chất để lãnh đạo bản hội, dẫn dắt bản hội, có năng lực về tâm linh. Em đặt em vào địa vị một ông đồng già đi, thì bản hội của em sau này phải có người kế nghiệp để nó còn tồn tại nữa, chứ em mà thác đi thì bản hội mất hút luôn à, em thác đi thì con nhang của em bơ vơ biết về đâu. Chị đang theo một thầy nhé, con chị sau này có việc gì nó cũng chạy đến nhà Thầy, sau này thầy thác đi có người khác thay thì con chị nó vẫn đến đóThầy phải nhìn ra trong số các con của thầy ai là người có tố chất có thể thay thầy làm mọi việc nếu như sau này thầy cao tuổi hoặc khuất bóng xế chiều. Cái người này sẽ giúp thầy quản lý các vấn đề trong bản hội. Ví dụ được giao cho thông báo với các nhóm khi bản hội có việc, đón tiếp khách, lo ăn rồi lộc lá cho mọi người. Thế là mọi người đến và thầy “à cái thằng này nó làm việc cho thày, nó được thầy tin tưởng giao cho nhiều việc như thế thì nó phải là người như thế nào chứ. Và thế là mọi người phải kính nể”. Họ là người thân cận nhất với thầy. Sau đó đến các con nhang đệ tử. Các con nhang đệ tử nó lại có từng nhóm, ví dụ em là con của thầy em giới thiệu cho 1 người,hoặc hai người, hai người đó lại giới thiệu những người khác đến với bản hội của thầy, nhóm đấy đẻ ra đến chục ngườiTrong nhóm đó lại có một người làm trưởng nhóm. Trong bản hội nhà thầy có anh Thà và bạn của mình là một nhóm, nhóm cậu Tuấn, nhóm Viettel là một nhóm, nhóm của anh chị TN (anh chị này bằng tuổi thầy, anh ấy là cục trưởng), các cụ Bồ Tát là một nhómMỗi một nhóm lại có một nhóm trưởng, không bầu nhau gì cả nhưng lại có một người nhóm trưởng, tự nổi lên nhé. Những người nào gần gũi nhất với thầy người đó là nhóm trưởng. Thầy có việc gì nhé, thầy chỉ cần thông báo với nhóm trưởng “Thà ơi, đến 17 là thầy hầu nhé” anh Thà sẽ phải có trách nhiệm thông báo với tất cả những người trong nhóm của mình. - Anh đó là người đến với thầy đầu tiên? - Không, có thể là đến sau cùng nhưng quan trọng là họ lại thân với thầy và có quan hệ với tất cả cái dọc những người trong nhóm đó. Thầy là người nhìn ra tất cả, à cái đứa này nó giao du với tất cả những đứa còn lại.. Cuối cùng là những thành viên trong nhóm - Những người như thế nào thì nằm trong bản hội? - Những người là con đồng của thầy, những người tôn nhang tại điện nhà Thầy, những người bán khoán, những người mà thầy thường xuyên làm lễ 223 cho họ. Còn những anh Bá Linh thường xuyên quay phim cho thầy nhưng có nằm trong bản hội đâu. Còn cung văn thầy cúng, hầu dâng cũng vậy, họ là những người làm việc cho nhiều bản hội chứ đâu có phải chỉ làm riêng cho thầy và cũng không phải là con đồng của thầy (người ta chỉ giúp việc cho đồng Thầy thôi chứ không nằm trong bản hội) - Các nhóm đó liên kết với nhau bằng cái gì? - Liên kết với nhau bằng thầy. Mọi người gặp nhau cũng vì công việc của Thầy, chứ bình thường rất ít khi gặp nhau, nhưng mỗi khi thầy có việc như vào hạ, vào xuânthì mọi người lại ngồi lại với nhau bình thường, ra đường gặp nhau thì chào mà cảm thấy hợp với nhau thì lại chơi với nhau. Hai cái nhóm ấy mà hòa hợp với nhau thì nó lại tạo thành một nhóm lớn. 224 PHỤ LỤC 5: PHỤ LỤC ẢNH Hình 1: Điện thờ của bản hội Phúc Minh Từ (Nguồn: Tác giả chụp tại Hà Nội năm 2013) Hình 2: Đồng thầy Xuyên của bản hội Phúc Minh Từ nhìn từ phía sau (Nguồn: Tác giả chụp tại một buổi lễ ở điện thờ của bản hội Phúc Minh từ năm 2014) 225 Hình 3: Pháp sư trong lễ cúng dâng sao giải hạn của bản điện Phúc Minh Từ (Nguồn: Tác giả chụp tại điện thờ của Phúc Minh từ năm 2014) Hình 4: Cung văn của bản hội Phúc Minh Từ (Nguồn: Tác giả chụp tại điện thờ của bản hội Phúc Minh từ năm 2013) 226 Hình 5: Lễ mừng đồng của đồng Thầy Xuyên diễn ra tại một ngôi đền ở Hưng Yên (Nguồn: Tác giả chụp tại Hưng Yên, năm 2015) Hình 6: Đồ mã trong lễ mừng đồng của đồng Thầy Xuyên tại một đền thờ ở Hưng Yên (Nguồn: Tác giả chụp tại Hưng Yên, năm 2015) 227 Hình 7: Lễ cắt sao giải hạn đầu năm tại điện thờ của bản hội Phúc Minh từ (Nguồn: Tác giả chụp tại điện thờ của bản hội Phúc Minh từ năm 2015) 228 Hình 8: Các con nhang đệ tử mừng sinh nhật đồng Thầy Xuyên (Nguồn: Tác giả chụp tại Hưng Yên, năm 2015) 229

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_ban_hoi_trong_dao_mau_tao_lap_von_xa_hoi_trong_boi_c.pdf
Tài liệu liên quan