Tài liệu Luận án Ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người công giáo ở giáo phận Bùi chu – Nam định hiện nay, ebook Luận án Ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người công giáo ở giáo phận Bùi chu – Nam định hiện nay
179 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 421 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người công giáo ở giáo phận Bùi chu – Nam định hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
g thực.
Những kết luận của luận án chưa từng được công bố trong bất
cứ công trình nào.
Tác giả luận án
Mai Diệu Anh
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 7
1.1. Những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng truyền thống Việt Nam và
đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định 7
1.2. Những công trình nghiên cứu về thực trạng ảnh hưởng của tín
ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công
giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay 16
1.3. Những công trình nghiên cứu về giải pháp chung và giải pháp cụ
thể nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu
cực của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của
người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu 25
1.4. Những vấn đề mà luận án kế thừa và những vấn đề nghiên cứu đặt ra 28
Chương 2: TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM VÀ ĐỜI SỐNG ĐẠO
CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở GIÁO PHẬN BÙI CHU - NAM ĐỊNH -
MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 31
2.1. Tín ngưỡng truyền thống Việt Nam và tín ngưỡng truyền thống
Việt Nam ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định 31
2.2. Công giáo và đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi
Chu - Nam Định 50
Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM
ĐẾN ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở GIÁO PHẬN
BÙI CHU - NAM ĐỊNH - THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN 68
3.1. Thực trạng ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời
sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định 68
3.2. Nguyên nhân của thực trạng 102
Chương 4: DỰ BÁO XU HƯỚNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN
PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG
TIÊU CỰC CỦA TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM ĐẾN
ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở GIÁO PHẬN BÙI
CHU - NAM ĐỊNH 113
4.1. Dự báo xu hướng ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt
Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu
- Nam Định 113
4.2. Một số giải pháp nhằm góp phần phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế
ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời
sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định 119
KẾT LUẬN 140
DANH MỤC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ CÓ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 143
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 144
PHỤ LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
Viết đầy đủ
Chính trị quốc gia
Chủ nghĩa duy vật biện chứng
Chủ nghĩa duy vật lịch sử
Hà Nội
Hội đồng nhân dân
Nhà xuất bản
Trang
Ủy ban nhân dân
Viết tắt
CTQG
CNDVBC
CNDVLS
HN
HĐND
Nxb
Tr.
UBND
1
MỞ ĐẦU
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU
Việt Nam là đất nước thuộc loại hình văn hóa nông nghiệp. Trong lịch
sử hình thành và phát triển, do hoàn cảnh địa lý - lịch sử khá đặc biệt, nước ta
thường xuyên bị xâm lược bởi các cường quốc như Trung Hoa, Mông Cổ,
Pháp, Mỹ cũng như tiếp nhận rất nhiều nền văn hóa ngoại lai. Một điều lạ
lùng là nước Việt Nam nhỏ bé lại không hề bị đồng hóa bởi bất cứ một nền
văn hóa nào khác. Điều này chỉ có thể được lý giải bởi một đặc trưng cơ bản
của văn hóa Việt Nam, đó là tính dung hợp - sự tổng hợp nhiều yếu tố khác
nhau và biến đổi linh hoạt để tạo nên cái mới. Vì thế, các hiện tượng văn hóa
ngoại lai khi du nhập vào Việt Nam thường bị biến đổi sao cho phù hợp với
văn hóa truyền thống. Công giáo ở Việt Nam cũng là một hiện tượng như vậy.
Lịch sử Công giáo ở Việt Nam đã thừa nhận giáo phận Bùi Chu - Nam
Định là điểm đến đầu tiên của các giáo sĩ phương Tây nhằm truyền bá tôn
giáo này. Trong bộ Khâm định Việt sử thông giám cương mục đã viết “Gia
Tô: Theo sách Dã lục (một loại dã sử), thì ngày 1 tháng 3 năm Nguyên Hòa
thứ nhất (1533), đời Lê Trang Tông người Tây Dương tên là Ynêkhu lén lút
đến xã Ninh Cường, xã Quần Anh huyện Nam Chân và xã Trà Lũ huyện Giao
Thủy ngấm ngầm truyền giáo về tà đạo Gia Tô” [150, tr.301]. Do vậy, năm
1533 được giáo sử Công giáo lấy làm thời điểm đánh dấu hoạt động truyền
giáo ở Việt Nam. Cũng từ đó, Công giáo phát triển lan rộng toàn đất nước
Việt Nam, mở đầu cho sự giao lưu giữa văn hóa Việt Nam với văn hóa
phương Tây nói chung, văn hóa Công giáo nói riêng.
Công giáo là một tôn giáo mang đậm tính khuôn mẫu, lý tính của
truyền thống văn hóa phương Tây, vì vậy trong một thời gian dài, về mặt quan
phương, tôn giáo này không thể hòa đồng với văn hóa Việt Nam. Sự xung đột
giữa Công giáo với văn hóa truyền thống, đặc biệt là với tín ngưỡng thờ cúng
Tổ tiên người Việt đã gây nên bao trăn trở với các tín đồ Công giáo.
2
Với Công đồng Vatican II (1962 - 1965), lịch sử Giáo hội đã bước sang
một trang mới. Sau Công đồng Vatican II, tinh thần Canh tân và Thích nghi đã
được Giáo hội Công giáo Việt Nam tiếp nhận, triển khai từng bước nhằm đưa
Công giáo hoà hợp với văn hoá dân tộc, khắc phục những xung đột của đời
sống đạo Công giáo đối với văn hóa truyền thống. Tinh thần Canh tân và
Thích nghi của Công đồng Vatican II phù hợp với đường lối, chủ trương nhất
quán mà Đảng và Nhà nước ta đưa ra, đó là tôn trọng tự do tôn giáo nói chung,
Công giáo nói riêng, giữ gìn và trân trọng những giá trị văn hoá tốt đẹp của
Công giáo, đảm bảo sự tự do sinh hoạt tôn giáo cho các tín đồ.
Tuy nhiên, bối cảnh thế giới và trong nước đang diễn biến hết sức phức
tạp. Trong sự phát triển ngày càng mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, xu thế hòa
bình, hợp tác, phát triển vẫn là một xu thế lớn. Xung đột sắc tộc, tôn giáo, chiến
tranh cục bộ, can thiệp, khủng bố diễn ra gay gắt. Vì vậy, đối với tín ngưỡng,
tôn giáo, Đảng ta xác định: “Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín
ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng trong giai đoạn mới của đất
nước; tôn trọng những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của các tôn giáo; động
viên chức sắc, tín đồ, các tổ chức tôn giáo sống tốt đời, đẹp đạo, tham gia đóng
góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. [52, tr.51].
Trước tác động của hội nhập, của kinh tế thị trường, đời sống đạo của
người Công giáo Việt Nam có những biểu hiện phức tạp. Trong bối cảnh đó,
phát triển môi trường sinh hoạt tôn giáo tự do, lành mạnh để các tín đồ thực
hiện tốt phương châm “Sống tốt đời, đẹp đạo”, phát huy những giá trị văn hóa,
đạo đức tốt đẹp vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Thiết nghĩ vấn đề
đó sẽ được giải quyết một cách hiệu quả nếu tập trung nghiên cứu trước hết vào
vùng đất mà các giáo sỹ truyền đạo đặt chân đầu tiên tới Việt Nam, nơi khởi
nguồn cho sự hình thành và phát triển Công giáo ở Việt Nam - giáo phận Bùi
Chu - Nam Định. Ở nơi đây, ảnh hưởng của văn hóa truyền thống, đặc biệt là
3
tín ngưỡng truyền thống đến đời sống đạo của người Công giáo đang diễn ra
sôi động, nhiều màu sắc. Tuy chỉ nghiên cứu về một giáo phận cụ thể nhưng
luận án phần nào cho thấy bức tranh ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống
Việt Nam tới đời sống đạo của người Công giáo ở Việt Nam nói chung.
Với những lý do trên, đề tài “Ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống
Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam
Định hiện nay” có tính lý luận và thực tiễn cấp thiết.
2. MỤC ĐÍCH VÀ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
- Mục đích của luận án
Luận án tập trung làm rõ thực trạng ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền
thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu -
Nam Định hiện nay, nguyên nhân của thực trạng; đưa ra dự báo xu hướng, từ
đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn
chế những ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời
sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu hiện nay.
- Nhiệm vụ của luận án
Để thực hiện mục đích trên, luận án thực hiện một số nhiệm vụ như sau:
- Khái quát tín ngưỡng truyền thống Việt Nam vùng đồng bằng Bắc bộ,
tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định.
- Khái lược vài nét về Công giáo, lịch sử giáo phận Bùi Chu.
Làm rõ khái niệm đời sống đạo, đời sống đạo của người Công giáo, từ
đó chỉ rõ những nét đặc thù trong đời sống đạo của người Công giáo ở giáo
phận Bùi Chu - Nam Định.
- Làm rõ thực trạng ảnh hưởng tích cực, tiêu cực của tín ngưỡng truyền
thống Việt Nam đến đời sống đạo Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam
Định hiện nay, nguyên nhân của thực trạng.
- Dự báo xu hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy những
ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng
4
truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận
Bùi Chu - Nam Định hiện nay.
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
- Đối tượng nghiên cứu:
Luận án tập trung nghiên cứu đời sống đạo của người Công giáo dưới ảnh
hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài: Luận án nghiên cứu trong phạm vi
giáo phận Bùi Chu - Nam Định, thời gian tập trung vào giai đoạn từ sau Công
đồng Vatican II (1962 - 1965) đến nay.
Tuy rằng tín ngưỡng truyền thống Việt Nam là khá đa dạng, nhưng
trong khuôn khổ luận án, nghiên cứu sinh chỉ tập trung vào 3 loại hình tín
ngưỡng: tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, tín ngưỡng Thành Hoàng làng và tín
ngưỡng thờ Mẫu. Đồng thời, luận án chỉ nghiên cứu ảnh hưởng một chiều: tín
ngưỡng truyền thống Việt Nam ảnh hưởng đến đời sống đạo của người Công
giáo Bùi Chu - Nam Định ra sao.
4. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
- Cơ sở lý luận
Luận án sử dụng cơ sở lý luận là CNDVBC và CNDVLS, quan điểm
của chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và đường lối, chính sách
của Đảng Cộng sản Việt Nam về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo.
Ngoài ra, luận án còn dựa vào các văn kiện Đại hội Đảng, các nghị
quyết của Trung ương, tài liệu của các cấp ủy đảng và chính quyền ở tỉnh
Nam Định và các địa phương nằm trong khu vực giáo phận Bùi Chu - Nam
Định hiện nay có liên quan đến đề tài.
- Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và
chủ nghĩa duy vật lịch sử; kết hợp với các phương pháp cụ thể như phương
pháp triết học tôn giáo, phương pháp phân tích - tổng hợp, kết hợp giữa lý
luận và thực tiễn, phương pháp điều tra phỏng vấn sâu, phương pháp điền dã
5
dân tộc học và quan sát tham dự Ngoài ra, phương pháp chuyên gia cũng
được đề tài áp dụng nhằm tranh thủ ý kiến của các nhà nghiên cứu chuyên gia
và các nhà hoạt động quản lý thực tiễn trong lĩnh vực nghiên cứu.
5. ĐIỂM MỚI CỦA LUẬN ÁN
- Luận án khái quát đặc trưng các tín ngưỡng truyền thống Việt Nam,
và đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định.
- Luận án làm rõ thực trạng những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực và
những nguyên nhân ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời
sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay.
- Luận án đưa ra dự báo về xu hướng và đề xuất một số giải pháp nhằm
phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của tín
ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo
phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay.
6. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA LUẬN ÁN
- Ý nghĩa khoa học: Đề tài luận án được thực hiện để góp thêm sự nhận
biết về ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo
của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định, đem lại những giá trị
văn hóa với tính cách là nền tảng tinh thần cho người Công giáo ở giáo phận
Bùi Chu - Nam Định.
- Ý nghĩa thực tiễn: Luận án đưa ra xu hướng và đề xuất một số giải
pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tín
ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo
phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay.
Sản phẩm của luận án sẽ là tài liệu tham khảo cho các cơ quan, cá nhân
nghiên cứu, giảng dạy về tôn giáo, các cơ quan chức năng làm công tác tôn giáo.
7. KẾT CẤU CỦA LUẬN ÁN
Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục, phụ lục, danh mục tài liệu tham
khảo, luận án gồm 4 chương, 10 tiết:
6
Chương 1: Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
luận án.
Chương 2: Tín ngưỡng truyền thống Việt Nam và đời sống đạo của
người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định - Một số vấn đề lý luận.
Chương 3: Ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam đến đời
sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định hiện nay -
Thực trạng và nguyên nhân.
Chương 4: Dự báo xu hướng và một số giải pháp nhằm góp phần phát
huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tín ngưỡng truyền
thống Việt Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu -
Nam Định.
7
Chương 1
TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ TÍN NGƯỠNG TRUYỀN
THỐNG VIỆT NAM VÀ ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở GIÁO
PHẬN BÙI CHU - NAM ĐỊNH
1.1.1. Những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng truyền thống
Việt Nam và tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ở giáo phận Bùi Chu -
Nam Định
1.1.1.1. Những công trình nghiên cứu về tín ngưỡng truyền thống
Việt Nam
Trước hết, phải kể đến cuốn sách “Về tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam
hiện nay” do nhà nghiên cứu Đặng Nghiêm Vạn chủ biên [194]. Cuốn sách
này đề cập tới thờ cúng Tổ tiên ở ba cấp độ: quốc gia: thờ Vua Hùng; làng:
thờ thần Thành Hoàng; dòng họ, gia đình: thờ tổ tiên. Nhà nghiên cứu Đặng
Nghiêm Vạn khẳng định thờ cúng Tổ tiên là một bộ phận văn hóa dân tộc, là
tâm linh của cả cộng đồng Việt Nam. Bên cạnh đó, nhà nghiên cứu Lê Trung
Vũ đề cập tới các phong tục trong vòng đời người Việt truyền thống như các
lễ tiết trong năm (Tết Nguyên đán, tết Thượng nguyên, tết mồng 3 tháng 3...),
các nghi lễ nông nghiệp; các lễ thức đời thường (sinh con, hôn lễ, lễ tang...).
Trong cuốn “Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam” [158], tác giả Trần
Ngọc Thêm miêu tả khái quát các loại hình tín ngưỡng Việt Nam như tín
ngưỡng Phồn thực (thờ sinh thực khí và thờ hành vi giao phối), tín ngưỡng
sùng bái tự nhiên (thờ Bà Trời, Bà Đất, Bà Nước; thờ động vật và thực vật),
tín ngưỡng sùng bái con người (thờ Thổ Công, thờ thần Thành Hoàng, Tứ bất
tử). Tác giả chỉ rõ các loại hình tín ngưỡng trên cũng như những bộ phận khác
của văn hóa, là tấm gương phản ánh trung thành những đặc trưng nông nghiệp
lúa nước, biểu hiện sự tôn trọng và gắn bó mật thiết với thiên nhiên, nguyên
lý âm dương, khuynh hướng đề cao nữ tính, tính đa thần
8
Cuốn sách “Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân gian ở Việt Nam” của
Nguyễn Đức Lữ [131] đề cập đến các loại hình tín ngưỡng dân gian Việt Nam
như tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, tín ngưỡng thờ Anh hùng dân tộc, tín
ngưỡng Thành Hoàng, tín ngưỡng thờ Mẫu và tín ngưỡng Phồn thực. Tác giả
cuốn sách chỉ rõ các loại hình tín ngưỡng dân gian trên phản ánh rõ nét đặc
trưng của văn hóa dân tộc, thể hiện rõ nét tinh thần uống nước nhớ nguồn
nhưng bản thân nó cũng chứa đựng khả năng dẫn đến hiện tượng phản giá trị,
biểu hiện mê tín dị đoan cần phải bị phê phán, tẩy trừ.
Cuốn sách “Các hình thái tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam” của
Nguyễn Đăng Duy [25] dành nhiều sự quan tâm tới các tín ngưỡng truyền
thống ở Việt Nam như: tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, tín ngưỡng thờ Thần,
tín ngưỡng thờ Mẫu, tín ngưỡng ở các dân tộc ít người. Theo tác giả, tín
ngưỡng không phải là một bộ phận của tôn giáo mà tồn tại với tư cách một
hình thái ý thức xã hội bên cạnh tôn giáo, không phải tồn tại với ý nghĩa
niềm tin nhằm cứu cánh cho cái chết như tôn giáo mà là niềm tin cầu mong
cho hiện thực cuộc sống.
Cuốn sách “Tín ngưỡng và văn hóa tín ngưỡng ở Việt Nam” do Ngô Đức
Thịnh chủ biên [161] nghiên cứu sáu loại hình tín ngưỡng dân gian: thờ cúng Tổ
tiên, thờ Thành Hoàng làng, thờ Chử Đồng Tử, thờ Đức Thánh Trần, tín ngưỡng
nghề nghiệp và đạo Mẫu. Ngoài ra, một số hình thức văn hóa nghệ thuật dân gian
có liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo như múa, nhạc, tranh tượng thờ, văn học
dân gian, các sinh hoạt văn hóa cộng đồng cũng được tác giả đề cập.
Ngoài ra còn rất nhiều công trình về tín ngưỡng truyền thống Việt Nam,
phong tục tập quán truyền thống do các học giả trong nước nghiên cứu như: “Việt
Nam văn hóa sử cương” của Đào Duy Anh [1]; “Lĩnh Nam chích quái” của Vũ
Quỳnh [152]; “Tín ngưỡng làng xã” của Vũ Ngọc Khánh [118]; “Việt Nam phong
tục” của Phan Kế Bính [14]; “Phong tục thờ cúng trong gia đình người Việt” của
Toan Ánh [5]; “Văn hóa tâm linh” của Nguyễn Đăng Duy [26]
9
Có thể thấy rằng các tài liệu nghiên cứu tín ngưỡng truyền thống Việt
Nam khá phong phú, nhưng nghiên cứu tín ngưỡng truyền thống dưới góc độ
triết học thì số lượng còn hạn chế. Trong đó, tiêu biểu là công trình “Những
khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên của người Việt ở đồng
bằng Bắc Bộ hiện nay” của Trần Đăng Sinh [155] đã trình bày những khía
cạnh triết học của tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ,
minh chứng rõ cơ sở hình thành, tồn tại, những yếu tố tích cực và tiêu cực,
thực trạng và xu hướng vận động của nó, từ đó nhằm định hướng đúng đắn
cho hoạt động thờ cúng tổ tiên ở nước ta hiện nay. Trong bối cảnh hoạt động
thờ cúng tổ tiên trong các gia đình, dòng họ, trong các lễ hội diễn ra khá phổ
biến ở khắp các địa phương trong cả nước, việc nghiên cứu trên là cần thiết và
có ý nghĩa thực tiễn cấp thiết.
Cũng tiếp cận dưới góc độ triết học, Luận án Tiến sỹ Triết học của
Nguyễn Hữu Thụ “Khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ Mẫu của người
Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ” [165] lại tập trung nghiên cứu cơ sở hình thành,
lịch sử phát triển, điện thờ, một số nghi lễ cơ bản của tín ngưỡng thờ Mẫu của
người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ. Từ đó, tác giả phân tích quan niệm về
con người và tự nhiên trong tín ngưỡng thờ Mẫu, chỉ rõ xu hướng vận động
cùng những kiến nghị nhằm phát huy những giá trị tích cực, hạn chế những
tác động tiêu cực của tín ngưỡng thờ Mẫu của người Việt vùng đồng bằng Bắc
Bộ trong giai đoạn hiện nay.
Thông qua các tài liệu nghiên cứu về tín ngưỡng truyền thống Việt Nam,
đặc biệt là các tài liệu tiếp cận tín ngưỡng dưới góc độ triết học, tác giả có sự
kế thừa nhằm luận chứng cơ sở kinh tế - xã hội làm nảy sinh quan niệm của
người Việt truyền thống trong các tín ngưỡng, từ đó chi phối các nghi lễ thực
hành tín ngưỡng. Đây là cơ sở khoa học quan trọng giúp tác giả phân tích ảnh
hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam tới đời sống đạo của người
Công giáo vùng giáo phận Bùi Chu - khu vực ghi dấu ấn đậm nét của các tín
ngưỡng truyền thống - trong chương 3 của luận án.
10
1.1.1.2. Những công trình liên quan đến tín ngưỡng truyền thống
Việt Nam ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định
Cuốn sách “Địa chí Hải Hậu” của Huyện ủy - UBND huyện Hải Hậu,
tỉnh Nam Định [81], từ trang 560 đến trang 615 đề cập đến vấn đề phong
tục tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo vùng đất Hải Hậu, Nam Định được hình
thành từ điều kiện tự nhiên khá đặc thù. Cuốn sách đã chỉ ra Nam Định là
một địa phương có địa bàn trọng yếu, vị thế đặc biệt, một vùng kinh tế xã
hội với bản sắc riêng, trong đó có các tín ngưỡng truyền thống Việt Nam.
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Xuân Trường 1930 - 2000” của Ban
Chấp hành Đảng bộ huyện Xuân Trường [7], từ trang 19 đến trang 24 đề cập
tới tín ngưỡng, văn hóa của vùng đất này.
Một cách tổng quát, cuốn sách “Địa chí Nam Định” của Tỉnh ủy -
HĐND - UBND tỉnh Nam Định [168], từ trang 659 đến trang 687 khái quát
đặc trưng phong tục, tập quán, tín ngưỡng, tôn giáo tỉnh Nam Định.
Đây là những tài liệu có giá trị, được nghiên cứu sinh kế thừa để đưa vào
xây dựng đặc điểm tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ở giáo phận Bùi Chu -
Nam Định có những nét đặc thù, trong đó phải kể đến hai huyện Hải Hậu và
Xuân Trường là nơi có người Công giáo sinh sống đông đảo. Tuy nhiên, phải
nói là các công trình này trình bày còn sơ lược về tín ngưỡng truyền thống
Việt Nam, vì thế luận án sẽ cụ thể hơn phần nội dung này.
1.1.2. Những công trình nghiên cứu về đời sống đạo Công giáo
1.1.2.1. Những công trình nghiên cứu của Giáo hội Công giáo
Đó là “Kinh Thánh (trọn 2 bộ Cựu ước và Tân ước)” [122]; Giáo lý Hội
thánh Công giáo của Ủy ban Giáo lý Đức tin - Hội đồng Giám mục Việt Nam
[200]; các văn kiện của Công đồng Vatican II (1962-1965) như “Công đồng
Vatican II, Hiến chế - Tuyên ngôn - Sắc lệnh - Sứ điệp - Thông điệp” [19]; “Bộ
Giáo luật năm 1983” của Hội đồng giám mục Việt Nam [70]. Công trình nghiên
cứu của Giáo hội thì phong phú, nhưng nổi bật có các công trình sau:
11
Thứ nhất, văn kiện của Công đồng Vatican II. Trong 16 văn kiện của
Công đồng Vatican II, 4 Hiến chế giữ vai trò trọng yếu, đáng chú ý là 2
Hiến chế liên quan đến đời sống đạo, đó là Hiến chế mục vụ về Giáo hội
trong thế giới ngày nay và Hiến chế phụng vụ Thánh. Trong Hiến chế mục
vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay, Giáo hội đề ra đường hướng cho
các thành phần dân Chúa là đi chung một hành trình với nhân loại và cùng
chia sẻ số phận trần gian với thế giới. Hiến chế nhấn mạnh đến chủ đề về
văn hóa, về đời sống kinh tế xã hội , hôn nhân và gia đình, về cộng đồng
chính trị, về hòa bình cần thiết cho những thành phần dân Chúa trong việc
sống đạo và sống đời. Hiến chế về phụng vụ Thánh cho phép Hội đồng
Giám mục từng quốc gia được cải tiến các nghi lễ, đặc biệt là phải biết vận
dụng những cái hay, cái đẹp của các nền văn hóa, phong tục, tín ngưỡng
khác nhau trong việc sống đạo.
Thứ hai, Tóm lược Học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo. Công
trình này đề cập nhiều vấn đề, trong đó nhấn mạnh đến vai trò, chức năng của
tín hữu trong xã hội đương đại: thái độ đối với môi trường, hòa bình, chiến
tranh, đặc biệt là thái độ với đồng loại.
Về phía Giáo hội Công giáo Việt Nam có các sách, ghi chép, tường trình,
thư từ của các giáo sỹ trong quá trình truyền giáo ở Việt Nam có thể kể đến
“Kinh cầu cho các linh hồn” của Tòa tổng giám mục Hà Nội [169]; ““Các thư
chung” của các giám mục Việt Nam [17]. Luận án chú ý đến Thư chung của
Hội đồng Giám mục Việt Nam như Thư chung 1980, 1988, 1992, 2001. Toát
yếu các Thư chung là muốn xây dựng nền thần học Công giáo Việt Nam của
người Việt Nam, hòa nhập được với phong tục, tập quán, văn hóa Việt Nam
vốn có truyền thống lâu đời. Tuy Thư chung không nhấn mạnh đến ba nội
dung mà luận án đề cập, trong đó nội dung chính là đề cập tới phong tục, tập
quán, văn hóa nói chung. Thư chung 1980 đưa ra Đường hướng xây dựng
12
trong Hội thánh một nếp sống, một lối diễn tả đức tin về truyền thống dân tộc.
Thư chung 1992 đề cập đến việc xây dựng một nếp sống, một lối diễn tả đức
tin có bản sắc dân tộc hơn. Thư chung 1998 yêu cầu trình bày về giáo lý và
thực hành mục vụ theo chiều hướng hội nhập với văn hóa dân tộc. Thư mục
vụ năm 2000 là sống, làm chứng và loan báo Tin Mừng theo cung cách Việt
Nam. Thư chung 2010 cho rằng: “Nền văn hóa Việt Nam mang nhiều giá trị
đáng trân trọng, có thể trở thành những nẻo đường thuận tiện để Giáo hội tại
Việt Nam tiến bước trong sứ vụ loan báo Tin Mừng”. Tuy nhiên, các Thư
chung này đã đưa ra những định hướng để giáo phận Bùi Chu dựa vào đó mà
thực hiện, làm cho đời sống đạo của người Công giáo trở nên phong phú
nhưng gần với những giá trị tín ngưỡng truyền thống.
Cuốn “Giáo hội Công giáo Việt Nam - Niên giám 2004” của Văn
phòng Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam [195] giúp cho những
ai quan tâm tới Giáo hội Công giáo sẽ có cái nhìn toàn diện về sự hình
thành, phát triển của Giáo hội Công giáo toàn cầu và Giáo hội Công giáo
Việt Nam.
1.1.2.2. Công trình của các nhà nghiên cứu ngoài Công giáo
Xoay quanh vấn đề nghi lễ, thánh lễ Công giáo, cuốn sách “Một số
tôn giáo ở Việt Nam” của Nguyễn Thanh Xuân [205] nêu một số đặc điểm
về luật lệ, lễ nghi Công giáo như: Mười điều răn của Thiên chúa, Bảy phép
bí tích; nêu những ngày lễ của đạo Công giáo như: những lễ quan trọng (Lễ
Noel, Lễ Phục Sinh, Lễ Đức Bà Maria hồn và xác lên trời, Lễ Các thánh),
các lễ thông thường (Lễ Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội, Lễ Tro, Lễ Lá,
Tuần Thánh). Công trình trên còn đề cập việc Giáo hội chia một năm
thành từng tháng, từng mùa làm chủ đích cho các sinh hoạt tôn giáo và các
hoạt động của tín đồ, như tháng 3 là Tháng Kính Thánh cả Giuse, tháng 5
là Tháng Dâng hoa kính Đức bà Maria, tháng 6 là Tháng Kính Trái tim của
13
Chúa Giêsu, tháng 11 là Tháng Cầu nguyện cho các linh hồn, tháng 10 là
Tháng Mân Côi Đức Mẹ; Mùa Giáng sinh, Mùa Thương khó, Mùa Phục
sinh, Mùa vọng
Bên cạnh đó, tác giả Đỗ Quang Hưng có các bài viết khác có liên quan
tới Công giáo như: “Công giáo thế kỷ XX: vài khía cạnh tiến triển của thần
học” [86]; “Vấn đề Công giáo với số phận Lê Văn Duyệt” [90]; “Những
người Cộng sản Việt Nam với đường hướng “Đồng hành cùng dân tộc” và Ủy
ban Đoàn kết Công giáo Việt Nam” [89].
Các công trình của Giáo hội Công giáo và của các nhà nghiên cứu
ngoài Công giáo ở trên là nguồn tư liệu quý báu, giúp nghiên cứu sinh có cơ
sở để xây dựng nội dung lý luận về Công giáo và Công giáo ở Việt Nam ở
chương 2 của luận án.
1.1.3. Những công trình nghiên cứu về đời sống đạo Công giáo ở
giáo phận Bùi Chu - Nam Định
1.1.3.1. Tài liệu, công trình nghiên cứu của người Công giáo
Tài liệu, công trình nghiên cứu về Công giáo ở Việt Nam có một phần
liên quan đến đời sống đạo Công giáo ở giáo phận Bùi Chu
Về lịch sử Công giáo ở Việt Nam, đáng chú ý có các công trình của các
linh mục đã được công bố như: Lm. Hồng Lam với “Lịch sử đạo Thiên Chúa
ở Việt Nam” [123]; Lm. Nguyễn Hồng có “Lịch sử truyền giáo ở Việt
Nam”(1959) [75]; Lm. Phan Phát Huồn viết Việt Nam giáo sử quyển I [78],
quyển II [79]. Lm. Trần Tam Tỉnh với công trình “Thập giá và lưỡi gươm”
(1988) [167]. Đáng chú ý có Lm. Trương Bá Cần với cuốn “Công giáo Việt
Nam sau quá trình 50 năm 1945 – 1995” [18] đã thống kê và ca ngợi sự phát
triển của Giáo hội Công giáo Việt Nam. Ngoài ra phải kể đến những bài viết
của các nhà nghiên cứu người Công giáo đăng trên báo Người Công giáo Việt
Nam của Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam, nguyệt san Công giáo và dân
tộc của Ủy ban đoàn kết Công giáo thành phố Hồ Chí Minh.
14
Tài liệu, công trình nghiên cứu có đề cập hoặc đề cập trực tiếp đến đời
sống đạo Công giáo ở giáo phận Bùi Chu
Về lịch sử giáo phận Bùi Chu, đáng chú ý có cuốn “Sử ký Địa phận
Trung” [140] được thừa sai Manuel Moreno dòng Đa Minh Tây Ban Nha biên
soạn năm 1916. Cuốn sách giới thiệu 52 xứ đạo, 741 họ đạo, trong đó Nam
Định 27 xứ đạo, Thái Bình 19 xứ và Hưng Yên 6 xứ, giới thiệu các hội đoàn,
sinh hoạt tôn giáo, tổ chức Nhà Chung và các cơ sở xã hội, y tế, giáo dục. Tuy
nhiên cuốn sách này mới chỉ nghiên cứu địa phận Bùi Chu đến năm 1916 và
chỉ tập trung cơ cấu tổ chức xứ họ đạo mà chưa đi sâu phân tích đời sống đạo
của người Công giáo ở đây.
Cuốn “Lịch sử địa phận Bùi Chu” của Lm. Trần Đức Huynh [84] là
một công trình nghiên cứu công phu về lịch sử vùng địa phận Bùi Chu. Từ
những đặc điểm về xuất xứ, vị trí, địa thế, khí hậu, sông ngòi, dân số, tổ
chức hành chính, kinh tế ở đây, tác giả nghiên cứu vùng địa phận Bùi Chu
qua các giai đoạn lịch sử: Địa phận Đàng Trong và Địa phận Đàng Ngoài
(khảo cứu từ năm 1533 - 1679), Địa phận Đông Đàng Ngoài (1679 - 1848),
Địa phận Trung (1848 - 1936), Địa phận Bùi Chu từ 1936 - 1999. Trong
công trình này, các sinh hoạt tôn giáo sống động vùng địa phận Bùi Chu
cũng được đề cập trong 1 chương (chương bảy), với những dịp lễ trọng như
Tuần Thánh, Lễ đầu dòng, Lễ Đức Mẹ Vô nhiễm, Lễ Đức Mẹ Mân côi....
Tuy nhiên, do thời điểm khảo cứu chỉ từ năm 1533 đến hết năm 1999, cho
nên những nét đặc sắc và những biến đổi trong đời sống đạo của người
Công giáo trước xu thế thời đại ở địa phận Bùi Chu hiện nay không được
đề cập tới.
1.1.3.2. Tài liệu, công trình nghiên cứu của người ngoài Công giáo
Về mảng lịch sử Công giáo ở Việt Nam, tác phẩm trong bộ lịch sử, địa
chí như Khâm Định Việt sử thông giám cương mục [150] cho thấy cách
15
nhìn nhận cũng như thái độ của các vương triều phong kiến Việt Nam vào thế
kỷ XVII - XIX đối với Công giáo - một tôn giáo vốn được xem là “tả đạo”.
Đáng chú ý có công trình “Sự du nhập đạo Thiên Chúa vào Việt Nam
cho đến thế kỷ XIX” của Nguyễn Văn Kiệm [120]. Tập trung vào thời kỳ
nhạy cảm nhất trong lịch sử truyền giáo, nhà nghiên cứu Nguyễn Quang
Hưng cho xuất bản cuốn “Công giáo Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn (1802 -
1883)” [92] viết về giai đoạn triều Nguyễn, làm rõ những khía cạnh văn hóa -
chính trị trong quan hệ của triều Nguyễn với Công giáo, truyền tải nội dung
các chỉ dụ cấm đạo, phân tích lý do và hệ quả chính sách của các vị vua triều
Nguyễn đối với Công giáo.
Có thể nói rằng, các công trình nghiên cứu trên đã chỉ ra những đặc
điểm cơ bản của quá trình truyền bá Công giáo vào Việt Nam và các giai đoạn
phát triển của nó. Tuy nhiên, do đây là những nghiên cứu về Công giáo trong
tiến trình lịch sử, vì thế mặc dù các tư liệu về lịch sử Công giáo ở Việt Nam
tương đối phong phú nhưng còn một số điểm chưa thống nhất giữa những tác
giả là người Công giáo với những tác giả ngoài Công giáo khi cùng nhận định
về một chủ đề lịch sử, tiêu biểu là vấn đề chính sách cấm đạo triều Nguyễn.
Các tài liệu này dùng để tìm hiểu, nghiên cứu về lịch sử Công giáo ở
Việt Nam nói chung, lịch sử giáo phận Bùi Chu nói riêng, cung cấp cho tác
giả cơ sở lý luận của đề tài luận án.
Về đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu - Nam
Định có các cuốn sách “Địa chí Nam Định” [181], cuốn sách “Địa chí Hải
Hậu” [92], cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Xuân Trường 1930 – 2000” [6] ...
Những cuốn sách này cung cấp cho nghiên cứu sinh tư liệu có giá trị về đời
sống kinh tế, xã hội, văn hóa... của người dân thuộc vùng giáo phận Bùi
Chu nói chung, đời sống đạo của người Công giáo Bùi Chu nói riêng làm
cơ sở xây dựng nội dung vấn đề đời sống đạo của người Công giáo ở Bùi
Chu - Nam Định.
16
1.2. NHỮNG CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU VỀ THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG
CỦA TÍN NGƯỠNG TRUYỀN THỐNG VIỆT NAM ĐẾN ĐỜI SỐNG ĐẠO CỦA
NGƯỜI CÔNG GIÁO Ở...ển
hình như tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, tín ngưỡng thờ anh hùng dân tộc, tín
ngưỡng Thành Hoàng làng, tín ngưỡng thờ Mẫu và tín ngưỡng Phồn thực.
Như vậy, tín ngưỡng truyền thống Việt Nam và hoạt động tín ngưỡng ở
Việt Nam hết sức phong phú, có nhiều cách phân loại các loại hình, nhưng
trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, luận án chỉ đề cập tới tín ngưỡng thờ
cúng tổ tiên, tín ngưỡng thành Hoàng làng và tín ngưỡng thờ Mẫu - những tín
ngưỡng điển hình của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ có liên quan trực
tiếp tới đời sống tinh thần cư dân vùng giáo phận Bùi Chu - Nam Định.
2.1.2. Tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ở giáo phận Bùi Chu -
Nam Định
2.1.2.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến sự hình
thành, phát triển tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ở vùng giáo phận Bùi
Chu - Nam Định
Điều kiện tự nhiên
Giáo phận Bùi Chu - Nam Định ở phía đông nam đồng bằng Bắc Bộ và
giáp với biển. Đồng bằng Bắc Bộ là một vùng châu thổ nằm quanh khu vực
hạ lưu sông Hồng, vì thế còn được gọi là đồng bằng sông Hồng.
33
Về hành chính, hiện nay đồng bằng Bắc Bộ bao gồm 10 tỉnh và thành
phố: Hà Nội, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Hà Nam, Hưng Yên, Hải Dương, Hải
Phòng, Thái Bình, Nam Định và Ninh Bình.
Đồng bằng Bắc Bộ là khu vực có một nền văn hoá đặc sắc và độc đáo, là
cái nôi của nhiều nền văn hoá nổi tiếng trải suốt tiến trình lịch sử văn minh Việt
Nam với các trung tâm tiêu biểu: Bạch Hạc, Cổ Loa, Thăng Long - Hà Nội.
Trong suốt một nghìn năm Bắc thuộc và thời kỳ đầu độc lập, người Việt
đã phải sống tập trung trong một không gian cực kỳ chật hẹp ở vùng châu thổ
sông Hồng, cố kết với nhau trong cộng đồng làng xóm để quai đê lấn biển,
khai phá rừng rậm mở rộng khu vực sinh sống và chống trả trước sự xâm lược
áp bức và âm mưu đồng hoá của kẻ thù - một âm mưu thâm độc mang ý nghĩa
sống còn đối với dân tộc Việt Nam.
Theo số liệu của Tổng cục thống kê, cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ
hiện nay bao gồm 38/54 dân tộc cùng sinh sống và làm việc, trong đó người
Việt chiếm đại đa số (chiếm hơn 99%). Chính vì thế, trong sinh hoạt tâm linh,
tín ngưỡng, tôn giáo của người Việt giữ vai trò trung tâm và là yếu tố chủ đạo
của khu vực này. Đồng bằng Bắc Bộ có thể xem là một vùng đặc thù của Việt
Nam, có những đặc trưng mà những vùng khác không có hoặc không đậm nét.
Người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ sống chủ yếu bằng nông nghiệp,
điều đó dẫn đến hệ thống tín ngưỡng của họ bao gồm thờ cúng tổ tiên, thờ
cúng thần linh bảo vệ dòng họ, làng xóm, lao động sản xuất và thờ Mẫu.
Thuộc vùng đồng bằng Bắc Bộ, giáo phận Bùi Chu hiện nay nằm
gọn trong 6 huyện của tỉnh Nam Định, bao gồm các huyện Xuân Trường,
Giao Thuỷ, Hải Hậu, Nam Trực, Trực Ninh, Nghĩa Hưng và khu vực xứ
Khoái Đồng, thành phố Nam Định, phía Đông Bắc giáp giáo phận Thái
Bình, phía Tây Bắc là sông Đào nối sông Hồng với sông Đáy phân ranh
giới với giáo phận Hà Nội, phía Tây Nam là giáo phận Phát Diệm, phía
Đông Nam là biển Đông.
34
Khu vực giáo phận Bùi Chu được bao bọc bởi hai con sông lớn là sông
Hồng và sông Đáy, hai con sông cung cấp nước, phù sa tạo nên những cánh
đồng màu mỡ, phì nhiêu. Tốc độ tiến ra biển hàng trăm mét mỗi năm khiến
Nam Định có tiềm năng đất đai phục vụ phát triển kinh tế, đặc biệt là kinh tế
nông nghiệp. Ngoài ra, phải kể đến sông Ninh Cơ - một nhánh sông Hồng -
nằm giữa giáo phận không chỉ mang nước, phù sa tới cho các huyện mà còn là
trục giao thông thuận tiện. Nhờ đặc điểm sông ngòi, bờ biển trên, trong lịch
sử Công giáo ở Việt Nam, các thừa sai không ngần ngại lựa chọn khu vực này
làm nơi truyền giáo và dễ dàng đặt chân đến đây, cũng như rất thuận tiện
trong việc dùng thuyền để đi rao giảng Tin Mừng.
Không chỉ giao thông bằng đường sông, đường biển thuận tiện mà ở
Bùi Chu, giao thông đường bộ cũng rất thuận tiện. Nhờ vậy, cứ dịp lễ trọng,
người Bùi Chu đi làm ăn xa ở khắp nơi lại tề tựu đông đủ, bày tỏ niềm tin tôn
giáo đầy nhiệt huyết của mình.
Ở vùng đất này, phù sa sông Hồng bồi đắp rất màu mỡ, thuận lợi cho
việc phát triển nông nghiệp. Tuy nhiên, cũng như một số tỉnh ven biển vùng
đồng bằng Bắc Bộ, cư dân nơi đây luôn phải chống chọi với bão gió, lụt lội.
Chính điều kiện tự nhiên này khiến người dân hình thành nên đời sống tín
ngưỡng đa dạng, vừa mang những sắc thái chung của đồng bằng Bắc Bộ vừa
có những nét đặc thù.
Vùng đất thuộc giáo phận Bùi Chu là vùng đất có lịch sử khá lâu
đời. Ngoài một số xã ven biển là Nghĩa Hưng, Hải Hậu, Giao Thủy tồn tại
từ giai đoạn cuối triều nhà Lê. Dựa trên các kết quả nghiên cứu khoa học
từ đầu thế kỷ XX đến nay đã khẳng định khu vực thuộc giáo phận Bùi
Chu là khu vực từ sớm đã có con người cư trú và khẩn hoang, mở rộng đất
đai. Có thể khẳng định, từ thời Lý - Trần đến thời Lê, vùng đất thuộc giáo
phận Bùi Chu được khai phá khá mạnh mẽ. Các làng xã thuộc các huyện ở
35
phía nam như Trực Ninh, Xuân Trường, Hải Hậu, Giao Thủy, Nghĩa Hưng
đều được hình thành là sản phẩm của quá trình khai hoang. Như vậy, đây
chủ yếu là vùng đất cổ, hình thành nhiều làng Việt truyền thống như làng
Đào Khê, làng Hải Lạng Thượng, làng Lộng Điền (phủ Nghĩa Hưng); làng
Bách Tính, làng Thượng Nông, làng Sĩ Quan, làng Ngọc Tỉnh, làng Thạch
Cầu, làng Đồng Quỹ, làng Xối Tây (huyện Nam Trực); làng Kiên Lao
(phủ Xuân Trường).
Trong các làng xã cổ xuất hiện hương ước, trong đó quy định một cách
chặt chẽ về đời sống sản xuất, tổ chức và quản lý xã hội, sinh hoạt tinh thần
và văn hóa của cư dân trong làng xã ấy.
Cùng với nghề trồng lúa nước truyền thống, ở các làng cổ vùng đất Bùi
Chu có sự ổn định về tín ngưỡng truyền thống, trong đó nổi lên tín ngưỡng
thờ cúng Tổ tiên, tín ngưỡng Thành Hoàng làng và tín ngưỡng thờ Mẫu, là nơi
bảo tồn những di sản văn hóa truyền thống dân tộc.
Điều kiện kinh tế - xã hội
Điều kiện tự nhiên ở Bùi Chu tạo nhiều thuận lợi để phát triển kinh tế -
xã hội toàn diện. Vùng đất này có nhiều đặc sản nổi tiếng như: Tám xoan Hải
Hậu, Nếp Bắc Hải Hậu... Ngoài trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản rất phát triển,
vùng đất Bùi Chu còn nhiều tiềm năng phát triển công nghiệp chế biến như:
xay xát gạo đặc sản, chế biến nước mắm, bột cá, chế biến thịt lợn, gia cầm,
thức ăn gia súc... Bên cạnh đó, Bùi Chu còn có nhiều tiềm năng để phát triển
công nghiệp vật liệu xây dựng và hàng thủ công mỹ nghệ phục vụ tiêu dùng
cũng như xuất khẩu đồ gỗ dân dụng, đồ thủ công mỹ nghệ từ mây, tre... Từ
phát triển công nông nghiệp, Bùi Chu có lợi thế trong phát triển giao thông,
vận tải, xuất khẩu, dịch vụ và du lịch.
Ở giáo phận Bùi Chu thì dân tộc Kinh là chủ yếu. Giáo dân Bùi Chu
sinh đẻ nhiều, vì thế số người Công giáo ở đây khá đông đảo. Cho nên, dù chỉ
với diện tích nhỏ bé nhưng giáo phận Bùi Chu lại có số lượng giáo dân đông
36
thứ 4 trên tổng số 26 giáo phận của Giáo hội Việt Nam. Những đặc điểm này
khiến Công giáo nơi đây phát triển nhanh, thuận lợi cho các giám mục, linh
mục lãnh đạo, quản lý.
Các huyện thuộc giáo phận Bùi Chu là những đầu mối giao thông quan
trọng nối biển với thành phố Nam Định, có vị trí chiến lược về kinh tế, chính
trị và an ninh quốc phòng. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển đời sống về
mọi mặt cho nhân dân các huyện nói chung, đồng bào theo đạo nói riêng,
đồng thời cũng là nhân tố tích cực góp phần xây dựng nếp sống văn hóa tốt
đẹp cho người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu.
Thực hiện đường lối đổi mới của Đảng, Nhà nước, các huyện thuộc
khu vực giáo phận Bùi Chu đã phấn đấu giành được những kết quả quan
trọng và toàn diện, đời sống nhân dân ổn định và từng bước được cải thiện.
Y tế được tăng cường cả về tổ chức và trang thiết bị. Các hoạt động văn
hóa, văn nghệ, thông tin truyền thông, thể dục thể thao... đã có nhiều đổi
mới tích cực cả về nội dung và hình thức, góp phần quan trọng động viên
nhân dân đoàn kết tham gia xây dựng, phát triển kinh tế - xã hội của địa
phương. [7].
Có thể nói, giáo phận Bùi Chu là một trung tâm lớn của Công giáo ở
Việt Nam. Diện tích giáo phận khá nhỏ bé nhưng là một trong những giáo
phận có số lượng giáo sỹ, tín đồ thuộc vào loại đông nhất giáo hội Công
giáo ở Việt Nam, cũng là giáo phận có hệ thống cơ sở vật chất rất lớn so
với các giáo phận khác trong cả nước. Hơn nữa, về mặt địa lý, đây là nơi có
vị trí chiến lược về kinh tế, chính trị, an ninh quốc phòng nên rất được giáo
hội Công giáo quan tâm phát triển. Chính vì thế, trong số 26 giáo phận, nếu
giáo phận Phát Diệm được xem là “Vatican” của giáo hội Công giáo ở Việt
Nam thì giáo phận Bùi Chu được Tòa thánh xem là “viên ngọc” của Tòa
thánh ở châu Á.
37
Trong Giáo luật, xứ đạo là một bậc trong hệ thống hành chính giáo
của Giáo hội, là đơn vị hạt nhân của Giáo hội. Do điều kiện lịch sử, địa lý,
xứ đạo thành lập thường theo địa dư hành chính của thôn, làng, xã. Họ đạo
có thể gắn với thôn làng, nhưng thông thường gắn với xóm là đơn vị của
làng xã. Vì thế, xứ đạo với làng xã ở Bùi Chu nói riêng, vùng đồng bằng
Bắc Bộ nói chung gắn bó rất chặt chẽ với nhau. Địa dư của xứ, họ đạo
trùng với địa dư của làng, tên làng được đặt cho tên xứ, họ đạo. Ruộng đất,
ao hồ của làng cũng được xem là của xứ, họ đạo.
Vì được hình thành trên cơ sở làng xã truyền thống, làng Công giáo Bùi
Chu vốn là làng Việt truyền thống, chỉ khác là ở đó sinh hoạt tôn giáo - Công
giáo giữ vai trò chủ đạo. Cũng bởi hình thành từ các làng Việt truyền thống,
trong đời sống tinh thần của cư dân Bùi Chu có sự hiện diện đậm nét của các
tín ngưỡng truyền thống Việt Nam.
2.1.2.2. Tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ở giáo phận Bùi Chu -
Nam Định
Tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định là
hệ thống tín ngưỡng với những niềm tin thiêng liêng vào các vị thần thánh,
được hình thành trong đời sống lao động, sinh hoạt của người Bùi Chu - Nam
Định, biểu hiện niềm tin thiêng liêng của người Bùi Chu - Nam Định trong
đời sống lao động, sinh hoạt ấy.
Tín ngưỡng truyền thống Việt Nam ở giáo phận Bùi Chu - Nam Định
chịu ảnh hưởng quyết định từ điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội vùng Bùi
Chu - Nam Định. Khẳng định vai trò quyết định của đời sống vật chất, điều
kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội đến đời sống tinh thần của con người, trong đó
có tín ngưỡng, C.Mác đã khẳng định trong tác phẩm kinh điển “Bản thảo kinh
tế - triết học năm 1844” như sau:
38
Về mặt thể xác, thì con người cũng giống như con vật, đời sống có
tính loài là ở chỗ con người (cũng như con vật) sống bằng giới tự
nhiên vô cơ, (...). Cũng như về mặt lý luận, thực vật, động vật, đá,
không khí, ánh sáng... là một bộ phận của ý thức con người, một
phần với tính cách là đối tượng của khoa học tự nhiên, một phần
với tính cách là đối tượng của nghệ thuật, là giới tự nhiên tinh thần
vô cơ của con người, là món ăn mà con người phải chuẩn bị trước
rồi mới ăn và tiêu hóa được, - về mặt thực tiễn, những cái đó cũng
là một bộ phận của đời sống con người và của hoạt động con người.
Về thể xác, con người chỉ sống bằng những sản phẩm tự nhiên ấy,
dù là dưới hình thức thực phẩm, nhiên liệu, áo quần, nhà ở... Về mặt
thực tiễn, tính phổ biến của con người biểu hiện ra chính ở cái tính
phổ biến biến toàn bộ giới tự nhiên thành thân thể vô cơ của con
người, vì thứ nhất, giới tự nhiên là tư liệu sinh sống trực tiếp đối với
con người, và thứ hai giới tự nhiên là vật liệu, đối tượng, và công cụ
của hoạt động sinh sống của con người [139, tr.134-135].
Như vậy là, đời sống vật chất, điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội mà
con người đang sống là cơ sở làm hình thành đời sống tinh thần, đời sống tín
ngưỡng của những con người đó. Vì thế, nằm ở đồng bằng Bắc Bộ, tín
ngưỡng truyền thống Việt Nam ở giáo phận Bùi Chu – Nam Định cũng mang
đầy đủ những đặc trưng của tín ngưỡng truyền thống Việt Nam vùng đồng
bằng Bắc Bộ, trong đó nổi bật là tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, tín ngưỡng
Thành Hoàng làng và tín ngưỡng thờ Mẫu, nhưng bên cạnh đó, các tín
ngưỡng này còn mang nét khác biệt với các vùng khác của đồng bằng Bắc Bộ,
phản ánh nét đặc thù của chính khu vực đó.
Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên
Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên có ảnh hưởng khá đậm nét trong đời sống
tâm linh các cư dân vùng đồng bằng Bắc Bộ. Tín ngưỡng này có cơ sở tồn tại
39
vững chắc trong xã hội Việt Nam truyền thống, đặc biệt là ở vùng đồng bằng
Bắc Bộ. Thờ cúng Tổ tiên dần được mở rộng theo các quan niệm:
Tổ tiên là những người trực hệ (gia tiên)
Tổ tiên theo dòng họ (tổ họ)
Tổ tiên theo làng xã (tổ làng) với các nghi thức về thành hoàng sẽ được
trình bày ở phần sau.
Tổ nước, theo GS. Đặng Nghiêm Vạn là Hùng Vương.
Có thể khẳng định, tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên đã được hình thành rất
lâu đời trong đời sống người Việt truyền thống vùng đồng bằng Bắc Bộ. Từ
thời Hùng Vương, người ta đã tìm thấy nhiều mộ táng, cho thấy lúc này con
người đã có ý thức về cội nguồn, tổ tiên, về thế giới bên kia. Sau này, khi Nho
giáo du nhập vào nước ta, với sự hình thành các nhà nước phong kiến, thờ
cúng tổ tiên ngày càng phát triển và dần được hoàn thiện, được chuẩn hóa và
đưa vào cuốn Thọ Mai Gia lễ. Cùng với thời gian, quan niệm về thờ cúng tổ
tiên của người Việt vùng đồng bằng Bắc Bộ nói chung, người Bùi Chu nói
riêng dần được thể hiện rõ nét qua các nội dung: quan niệm về cái chết, tang
chế, các hình thức cúng, lễ vật.
Quan niệm về cái chết và niềm tin về linh hồn bất tử.
“Chết” hàm chỉ một số nghĩa: mất khả năng sống, không còn biểu hiện
sự sống; mất khả năng hoạt động do hư hỏng; mất tác dụng do đã biến chất;
(trạng thái hoặc hoạt động) đạt đến mức độ quá lắm, như không thể chịu hơn
được nữa [202, tr.161].
Người Việt truyền thống thường tránh dùng từ này, nhằm làm vơi bớt
nỗi thương tiếc, xót xa của người thân thì họ sử dụng một số từ đồng nghĩa
như "qua đời", "khuất núi", "qui tiên".
Qua đó, có thể thấy rằng người Việt truyền thống quan niệm về cái chết
còn khá mơ hồ, nhưng khẳng định chết không phải là hết, chỉ giống như một
chuyến đi xa, sự kết thúc một chặng đường ngắn ngủi để bước sang chặng
đường khác...
40
Quan niệm về cái chết của người Việt gắn với quan niệm về linh hồn.
Người Việt cho rằng trong con người tồn tại hai phần: thể xác và linh hồn.
Thể xác chỉ phần thân thể vật chất của con người.
Linh hồn là thực thể tinh thần đối lập với thể xác.
Người Việt truyền thống cho rằng chết là về "thế giới bên kia", về "nơi chín
suối", muốn tới đó phải đi bằng thuyền. Ở nhiều nơi thuộc đồng bằng Bắc bộ vẫn
còn giữ nghi lễ "chèo đưa linh" để tiễn đưa linh hồn về nơi chín suối.
Chính niềm tin rằng chết là về nơi chín suối với tổ tiên, “sống gửi thác
về”, và dù ở nơi đó, ông bà tổ tiên vẫn đi về thăm nom, phù hộ cho con cháu,
từ đó hình thành tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên.
Tổ tiên tuy đã chết nhưng linh hồn vẫn sống và thường hiện diện trong
gia đình, ngự trên bàn thờ của gia đình. Ý thức tôn thờ tổ tiên của người Việt
là thể hiện đạo hiếu "Uống nước nhớ nguồn", "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" của
con cháu, là sự mong muốn tổ tiên sẽ "phù hộ độ trì" cho con cháu ăn nên làm
ra, bảo vệ con cháu không bị ai làm hại.
Về bản chất của tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, có thể hiểu tín
ngưỡng thờ cúng Tổ tiên theo nghĩa như sau: Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên
là một bộ phận của ý thức xã hội, là một loại hình tín ngưỡng dân gian
được hình thành từ thời nguyên thuỷ với niềm tin thiêng liêng rằng, tổ
tiên đã chết sẽ che chở, phù giúp cho con cháu, được thể hiện thông qua lễ
nghi thờ phụng. Nó là sự phản ánh hoang đường quyền hành của người
đứng đầu thị tộc phụ hệ, gia đình phụ quyền được duy trì và phát triển
trong xã hội có giai cấp sau này, là sự biết ơn, tưởng nhớ và tôn thờ những
người có công sinh thành, tạo dựng, bảo vệ cuộc sống như kỵ, cụ, ông bà,
cha mẹ
Như vậy, theo quan niệm của người Việt truyền thống, chết là kết
thúc đối với cuộc đời thế tục, là sự chia lìa của người sống với người chết.
Cho nên, trong lễ tang, không khí đau thương, xót xa bao trùm tất cả. Về
41
tang chế, theo tổng kết của Thọ Mai gia lễ, gồm nhiều nghi lễ, từ giờ phút
lâm chung đến chuẩn bị quan tài, phát tang, chuyển cữu, trị huyệt, hạ
huyệt... Tang ma dù là việc của từng gia đình, nhưng tính cộng đồng, làng
xã biểu hiện rất rõ nét. Việc đỡ đần, chia sẻ trong lúc tang gia bối rối trở
thành một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của người Việt. Hương ước
của một số làng Việt truyền thống vùng Bùi Chu thế kỷ XVII đến cuối thế
kỷ XIX đã thể hiện điều đó,
Lệ vùng Cát Chử (Trực Ninh) để làng đưa tang thì phải nạp một số tiền,
hoặc làm cỗ đãi đưa tang. Giá tiền đầu thế kỷ XX là: lễ ở giữa đường 2.000
đồng, lễ lúc lên xe là 1.000 đồng, chỉ có lễ an táng thì 800 đồng.
Lệ ở Thanh Trà, tổng Quế Hải (Hải Hậu): mỗi khi có việc tang, chỉ nộp
30 quan xã sẽ đốc người lo tất cả các việc từ kèn trống, lễ bái, chôn cất. Ai vì
tham ăn sách nhiễu, xã sẽ phạt ba quan và một mâm xôi gà lễ “tạ quá” ở miếu
thành hoàng. Nếu gia chủ biếu xôi thịt còn nóng xin chia, xã sẽ bớt đi 5 đến
10 quan hoặc hơn, xã không yêu cầu lễ biếu.
Lệ của làng Vị Khê (Nam Trực) có bốn hạng: hạng nhất nộp 12 đồng,
gấp hai lần hạng nhì, bằng bốn lần hạng ba và bằng 12 lần hạng tư,
v.v...[181, tr. 665].
Các hình thức cúng, lễ vật.
Bàn thờ tổ tiên được coi là một yếu tố không thể thiếu trong tín ngưỡng
thờ cúng Tổ tiên. Thông thường, bàn thờ tổ tiên chiếm một khoảng không
gian nhất định trong nhà, có thể ở gian giữa hoặc gian đầu.
Gian thờ được chia làm ba lớp:
Lớp ngoài cùng là chiếc phản để làm lễ, có thể để trống bày chiếu hay
bàn ghế thay thế.
Lớp thứ hai để hương án, trên có đặt đồ tam sự (ngũ sự) (lư hương, đôi
hạc, đôi nến, hai đài đặt hai chén nước thờ bằng đồng, lọ độc bình, đèn
42
Lớp trong cùng là bàn thờ.
Bàn thờ tổ tiên thường được sắp xếp như sau: trên cao nhất được gọi là
giường hành (ngũ hành) có đặt cỗ ngai (còn gọi là ỷ), trong ngai đặt bài vị
Thuỷ tổ hoặc Tiên tổ chi chủ; phía dưới đặt bài vị kỵ ông, kỵ bà, rồi cụ ông,
cụ bà, ông bà, cha mẹ.; tiếp xuống bày bộ Ngũ sự (Bát hương, đèn, lọ độc
bình, mâm bồng nếp ngũ quả, bộ đài đặt chén nước hoặc rượu).
Lễ vật cúng Tổ tiên thường không có gì qui định bắt buộc. Tổ tiên lúc
còn sống ăn uống thứ gì thì cúng giỗ Tổ tiên có thể lấy đó làm lễ vật.
Đặc biệt, không chỉ ở vùng đồng bằng sông Hồng mà ở bất cứ vùng nào
thuộc Bắc, Trung, Nam, trong các gia đình người Việt, lễ vật cúng giỗ tổ tiên bao
giờ cũng phải có quả trứng luộc bóc vỏ. Quả trứng đó là thể hiện lòng nhớ ơn về
cội nguồn Tổ tiên theo sự tích bà Âu Cơ sinh trăm trứng nở trăm con. Quả trứng
cũng là lễ vật nguyên vẹn nhất bởi không có ai có thể nếm vào đấy. Ngoài ra,
trong ngày tết Nguyên đán, bàn thờ Tổ tiên thường có dựng bên cạnh vài ba cây
mía để cả ngọn. Ý nghĩa của lễ vật này là cây mía có nhiều đốt, biểu hiện những
nấc thang phát triển. Cây mía được coi là cây bất tử bởi ngọn mía lại sinh ra các
bụi cây mía mới. Nó thể hiện mong muốn cho vũ trụ được sinh sôi phát triển.
Ở những dòng họ lớn, con cháu còn chung nhau làm nhà thờ họ tộc để
thờ vị thuỷ tổ của dòng họ mình. Cách bài trí ở nhà thờ họ tộc cũng giống
cách bài trí ở bàn thờ tổ tiên nhưng do ông trưởng họ trông nom, đến ngày giỗ
thuỷ tổ, mọi người trong họ mới tụ tập, mang cỗ bàn hương hoa đến lễ.
Ngày giỗ là ngày kỷ niệm người mất trong gia đình, gồm có giỗ lớn và
giỗ mọn.
Theo quy định, ngày giỗ phải được tổ chức vào những dịp sau: cúng 3
ngày, cúng thất tuần, giỗ đầu (tiểu tường), giỗ năm thứ hai (đại tường), ngày
trừ phục (giỗ hết khó), và giỗ cát kỵ (giỗ lành).
Việc cúng Tổ tiên quan trọng nhất là vào ngày giỗ - ngày mà cha mẹ,
ông bà, Tổ tiên qua đời. Cho nên dù thờ cúng Tổ tiên thuộc về con trai cả
43
dòng đích nhưng con gái cũng phải theo giỗ. Lúc đó các con cháu sẽ góp giỗ,
tụ hội về nhà trưởng đích, sắp cỗ bàn cúng gia tiên rồi hưởng lễ ăn uống. Con
cháu ngồi kể lại chuyện cha mẹ, ông bà, tổ tiên mình ngày xưa ra sao, tính nết,
hình ảnh, cách cư xử thế nào để thể hiện lòng hiếu thảo của mình. Ngoài ngày
giỗ, con cháu còn cúng tổ tiên vào các ngày tết trong năm, đặc biệt là Tết
Nguyên đán, ba ngày tết sẽ thắp đèn hương thờ cúng.
Có thể nói rằng, ngoài tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên, ý thức về cội nguồn
được thể hiện khá đậm nét trong đời sống tâm linh của các cư dân vùng đồng
bằng Bắc Bộ. Bàn thờ tổ tiên là không thể thiếu đối với gia đình cư dân nơi
đây, bên cạnh đó, dòng họ có Tổ đường, làng xóm thờ Thành hoàng làng, thần
làng ở đình, đền, nước thờ Lạc Long Quân, Âu Cơ, vua Hùng
Tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên không chỉ thể hiện không gian riêng trong
việc cúng bái giỗ chạp, mà còn biểu hiện trong mọi phong tục liên quan đến
những thời điểm quan trọng nhất của chu kỳ đời sống một con người: sinh đẻ,
hôn nhân, ma chay; cũng như sau khi đã khuất; săn sóc phần mộ, lo lắng cho
“cuộc sống” bên kia thế giới.
Người dân ở các huyện nằm trong giáo phận Bùi Chu đều thực hành tín
ngưỡng thờ cúng tổ tiên. Việc thực hành vẫn giữ nguyên nghi lễ, phong tục
trong tín ngưỡng thờ cúng Tổ tiên của người Việt truyền thống vùng đồng
bằng Bắc Bộ. Cái chết theo cư dân nơi đây cũng giống người Việt truyền
thống. Chết là mất (về mặt thể xác), là về với tổ tiên, ông bà. Lễ tang của cư
dân nơi đây cũng bao gồm hàng loạt nghi lễ: từ phút lâm chung (đặt tên hèm,
hú hồn, tắm rửa, thay y phục, ngậm gạo, tiền), chuẩn bị quan tài, phát tang
đến chuyển cữu, hạ huyệt... Việc tang ma vốn được coi là gia lễ, nhưng thực
tế thì không thể thoát ly khỏi cộng đồng làng xã bởi làng xã sẽ cắt cử người
trong làng giúp dựng rạp, sửa đường, bắc cầu... để việc thực hiện các nghi lễ
đưa tang được thuận lợi.
44
Trong phạm vi dòng họ, nghi lễ thờ cúng tổ tiên được thực hiện bằng
một loạt các hoạt động tập thể của gia đình, thành viên trong dòng họ về giỗ tổ,
tảo mộ. Địa điểm diễn ra nghi lễ thường ở nhà trưởng họ hoặc nhà thờ họ.
Những năm gần đây, khi đời sống vật chất và tinh thần của người dân được
nâng cao, nhà thờ các họ tộc lớn đều được xây lại, xây mới to đẹp, hoành tráng.
Tín ngưỡng Thành Hoàng làng
Người Việt cổ khi tiến xuống đồng bằng Bắc Bộ, họ tụ cư thành những
xóm làng ổn định. Làng người Việt ở vùng đồng bằng Bắc Bộ có cấu trúc chặt
chẽ, được coi là những đơn vị kinh tế - xã hội - quân sự và văn hóa hoàn
chỉnh. Đình chùa, am, miếu, nhà thờ, từ đường... là những trung tâm thờ tự
công cộng của làng xã. Nhờ đó, làng xã có vai trò quan trọng, là cái nôi hình
thành, nuôi dưỡng và bảo vệ những giá trị văn hóa truyền thống.
Thời điểm ban đầu người Việt tiến xuống đồng bằng, trình độ kỹ
thuật còn hết sức hạn chế. Để trồng trọt đạt năng suất cao, họ phải nắm
được những nét đặc trưng, quy luật sinh trưởng và thao tác thuần thục cho
từng giống cây trồng. Do vậy, điều quan trọng là người lao động phải biết
học hỏi những người đi trước, có kinh nghiệm, từ đây hình thành trong tâm
thức họ tâm lý sùng bái già làng, vốn là những người nhiều kiến thức, kinh
nghiệm trong sản xuất.
Làm nông nghiệp lúa nước thì vấn đề thủy lợi trở nên trọng yếu đối với
cư dân Việt cổ vùng đồng bằng Bắc bộ. Tuy nhiên, do cấu tạo địa hình, nơi
đây diễn ra nạn lũ lụt hàng năm, vì thế, trị thủy trở thành mối quan tâm dai
dẳng trong đời sống vật chất và tinh thần của những con người nơi đây. Mặc
dù làm nghề nông là chủ yếu nhưng người Việt ở vùng đồng bằng Bắc bộ
không thuần nông. Nhiều làng nghề truyền thống xuất hiện. Chính cơ sở kinh
tế xã hội trên làm hình thành tín ngưỡng thành hoàng làng của người Việt ở
vùng đồng bằng Bắc bộ.
45
Tín ngưỡng Thành Hoàng làng vốn có nguồn gốc từ Trung Quốc. Trong
sách Từ nguyên có ghi “Thành hoàng: do ngôn thành trì. Dịch: thành phục vụ
hoàng”, có nghĩa là vị thần bảo vệ cho thành trì. Đa số những người được
triều đình phong Thành Hoàng đều là trung thần, nghĩa sĩ, dũng tướng...
Từ "thành hoàng” trong tín ngưỡng Thành Hoàng làng vốn là từ Hán
Việt được hiểu theo nghĩa: “thành” là cái thành, còn “hoàng” là cái hào đào
sâu bao quanh thành. Sau khi được du nhập sang Việt Nam, “Thành Hoàng”
ban đầu cũng được dùng để chỉ các vị thần bảo vệ các tòa thành. Chẳng hạn
Tô Lịch năm 823 được Lý Nguyên Gia phong làm Thành Hoàng, dựng đền
thờ. Năm 866, ông được phong làm Đô phủ Thành Hoàng thần quân Đại
vương. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ phong Tô Lịch làm Quốc đô Thăng Long
Thành Hoàng đại vương. Có thể nói, ở nước ta tồn tại một loại Thành Hoàng
giống với ý nghĩa của Thành Hoàng bên Trung Quốc - thần của thành trì.
Tuy nhiên, nói tới Thành Hoàng ở Việt Nam lại phải nói tới loại Thành
Hoàng thứ hai - thần của các làng, được gọi là Thành Hoàng làng. Thành
Hoàng làng là tên gọi cho vị thần cai quản, che chở, định phúc họa cho dân
làng đó. Mỗi làng xã đều có Thành Hoàng làng. Và dù xuất thân thế nào, nghề
nghiệp ra sao, có được vua phong hay không, thì một khi được làng xã tôn
vinh là Thành Hoàng, vị thần đó sẽ được cả dân làng sùng kính. Như vậy,
“Thành Hoàng làng” trong tín ngưỡng Thành Hoàng làng là một khái niệm đã
được Việt hóa, không còn giống với nghĩa gốc bên Trung Quốc. Đúng như
Nguyễn Duy Hinh đã nhận xét:
Rõ ràng trong Thành Hoàng Việt Nam có hai dòng riêng biệt.
Một dòng: mang đậm gần nguyên xi mô hình Đường - Minh: Hệ thống
Thành Hoàng cả nước, tỉnh, huyện: đó là những vi thần vô danh tối linh,
không có thần tích, nhân bản, thậm chí cũng không phải là một thiên
thần... Dòng thứ hai là Thành Hoàng - Làng. Đó mới là dòng chủ thể
phản ánh bản chất tư duy tôn giáo tín ngưỡng Việt Nam [66, tr.97].
46
Các Thành Hoàng thường ngự trị ở ngôi đình của làng, tuy nhiên, ở nhiều
nơi Thành Hoàng ngự ở Nghè vào dịp kỷ niệm mới được rước ra đình, sau đó lại
trở về Nghè. Ngôi đình trở thành vùng đất thiêng, không gian thiêng và có cả
thời gian thiêng (vào dịp đình đám của làng). Đình làng tuy xuất hiện từ lâu và
đã tồn tại qua nhiều thế kỷ, song phải đến cuối thế kỷ XVI về sau vị trí của ngôi
đình làng mới thực sự được đề cao trong đời sống vật chất và tinh thần của cộng
đồng làng xã. Dù được xây dựng cách xa khu dân cư, ngôi đình vẫn là trung tâm
của đời sống cộng đồng dân làng, nơi giải quyết các vấn đề hành chính trong
làng, và giữ đúng chức năng của nó là nơi tiến hành các nghi lễ thờ cúng Thành
Hoàng - vị thần bảo hộ của cộng đồng làng.
Cùng với tục cúng Thành Hoàng, tín ngưỡng này còn được thực
hành thông qua việc tổ chức lễ hội. Vào dịp lễ hội, tùy thân thế, thần tích,
nguồn gốc của thành hoàng mà có những nghi thức được tổ chức cho phù
hợp. Nếu thành hoàng là anh hùng chống ngoại xâm thì diễn xướng sẽ
mô tả cảnh đánh giặc, giữ nước. Thành Hoàng là thần mây, mưa, sấm,
chớp lễ hội nhất định sẽ diễn ra cảnh cầu cho mưa thuận gió hòa để
mùa màng tươi tốt.
Tín ngưỡng Thành Hoàng làng đã trở thành biểu tượng cho tính cố kết
cộng đồng, có vai trò then chốt trong đời sống tâm linh của cư dân làng xã
Việt Nam.
Cư dân thuộc 6 huyện nằm trong giáo phận Bùi Chu cũng tin và thực
hành nghi lễ cúng tín ngưỡng Thành Hoàng làng. Tín ngưỡng này tồn tại
rất phổ biến ở vùng đất này. Vì thế, tổ tiên những người dân nơi đây khi
khai hoang lập ấp đã cố gắng duy trì tín ngưỡng đó cho các thế hệ con cháu
tới tận ngày nay. Hệ thống đền, miếu được lập ở khắp nơi trong vùng, tiêu
biểu có đền Hưng Đạo Vương, đền thờ Triệu Quang Phục, Đền liệt sỹ Hải
Hậu, Phủ Thiên Tiên,...
47
Các vị thần cũng được chia ra một cách cụ thể, như các vị thần là tiền hiền,
khai khẩn, mở đất thiết lập làng xã, có thể kể đến Trần Vu, Vũ Chi, Hoàng Gia, Vũ
Duy Hòa, Phạm Cập (Hải Anh, Hải Hậu), Phạm Văn Nghị, Nguyễn Điển, Phạm
Thanh (Hải Lạng, Nghĩa Hưng), Ngô Miễn (An Cư, Xuân Trường)... Cũng có
những vị là tổ nghề như Lục vị tổ sư (Vân Chàng, Nam Trực), Tô Trung Tự làm
nghề trồng hoa (Vị Khê, Nam Trực)... Còn có những vị là trạng nguyên, tiến sĩ...
tạo truyền thống khoa bảng của làng, của họ, gây dựng danh tiếng cho làng, cho
họ, như Phạm Bảo, Phạm Đạo Phú (Dương Phạm, Nghĩa Hưng)...
Khi nhắc đến tín ngưỡng Thành Hoàng làng của người Nam Định nói
chung, người Bùi Chu nói riêng, không thể không nhắc đến một vị anh hùng
dân tộc, một nhân vật lịch sử vĩ đại, đó là Hưng Đạo Đại Vương Trần Quốc
Tuấn (1232 - 1300). Ngay từ khi lúc sinh thời, Hưng Đạo Vương Trần Quốc
Tuấn đã trở thành Đức Thánh Trần trong lòng người dân Nam Định và lan
rộng ảnh hưởng ra toàn quốc. Ở các làng xã có nhiều địa điểm (từ đền, điện,
phủ, miếu, đình, chùa) được dùng để thờ Đức Thánh Trần.
Tín ngưỡng thờ Mẫu
Gắn liền với cuộc sống nông nghiệp với âm tính dẫn đến trong quan hệ xã
hội ở người Việt truyền thống là lối sống thiên về tình cảm, trọng phụ nữ, biểu
hiện về mặt tín ngưỡng là khuynh hướng đề cao nữ tính với một loạt các nữ thần
như Bà Trời, Mẹ Đất, Bà Thủy, Bà Hỏa, các nữ thần Mây - Mưa - Sấm - Chớp,
đạo thờ Tam Phủ, Tứ Phủ; 12 bà mụ Vì thế việc thờ Mẫu ở Việt Nam rất mạnh,
được xem như một thứ tín ngưỡng truyền thống của dân tộc.
Từ “Mẫu” có gốc Hán - Việt, được hiểu là Mẹ, là tiếng xưng hô của
người con đối với người phụ nữ đã sinh ra mình. Hiểu rộng ra, “mẫu” còn
được dùng để chỉ sự sinh sôi nảy nở, sinh hóa không ngừng.
Với ý nghĩa đó, tín ngưỡng thờ Mẫu là loại hình tín ngưỡng truyền
thống Việt Nam nhằm tôn vinh, tôn quý, tôn quyền một người phụ nữ nào đó,
48
thông qua các hình thức sinh hoạt tín ngưỡng để con người khi tham gia có
được sự che chở, giúp đỡ của các bậc Mẫu.
Tín ngưỡng thờ Mẫu xuất phát từ việc thờ Nữ thần. Mẫu là nữ thần,
nhưng nữ thần thì không phải tất cả đều là Mẫu, bởi chỉ có những nữ thần gắn
với sự sinh sôi, nảy nở, bao bọc, che chở cho cuộc sống cư dân mới được coi
là Mẫu. Qua một quá trình phát triển từ thấp lên cao, từ chưa hoàn thiện đến
tương đối hoàn thiện, tín ngưỡng thờ Mẫu được hình thành và hoàn thiện, xét
trên phương diện các lớp thờ thì có thờ Nữ thần, Mẫu thần, Tam phủ - Tứ phủ,
còn xét ở phương diện các vị thần thì có Bà mẹ núi rừng, ...à Nhà nước ta (Hệ cao cấp lý luận
chính trị), Nxb Lý luận chính trị, Hà Nội.
70. Hội đồng Giám mục Việt Nam (2007), Bộ Giáo luật 1983, Nxb Tôn giáo,
Hà Nội.
71. Hội đồng Giám mục Việt Nam, Ủy ban giáo lý đức tin, tiểu ban từ vựng
(2011), Từ điển Công giáo 500 mục từ, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
72. Hội đồng nhân dân xã Xuân Ngọc (2014), Nghị quyết về nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội năm 2014, số 02/2014/NQ- HĐND ngày 03
tháng 01 năm 2014.
150
73. Hội đồng nhân dân xã Xuân Phương (2014), Nghị quyết về nhiệm vụ phát
triển kinh tế - xã hội năm 2014, số /2013/NQ- HĐND ngày 03 tháng
01 năm 2014.
74. Hội khoa học lịch sử Việt Nam (2006), Những vấn đề nhân học tôn giáo,
Tạp chí Xưa và nay, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng.
75. Lm. Nguyễn Hồng (2009), Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, (các thừa sai
dòng Tên 1615 - 1663), quyển I, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
76. Lm. Nguyễn Hồng (2009), Lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, quyển II, Nxb
Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
77. Trần Hữu Hợp (2012), Cộng đồng người Việt Công giáo đồng bằng sông
Cửu Long - Lịch sử hình thành và quá trình hội nhập văn hóa, Nxb
Tôn giáo, Hà Nội.
78. Phan Phát Huồn (1958), Việt Nam giáo sử, Quyển I (1553-1933), Nxb
Cứu thế Tùng thư, thành phố Hồ Chí Minh.
79. Phan Phát Huồn (1962), Việt Nam giáo sử, Quyển II (1933-1960), Nxb
Cứu thế Tùng thư, thành phố Hồ Chí Minh.
80. Trương Sỹ Hùng (Chủ biên) (2003), Mấy tín ngưỡng, tôn giáo Đông Nam
Á, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
81. Huyện ủy - Uỷ ban nhân dân huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định (2009), Địa
chí Hải Hậu.
82. Huyện ủy - Uỷ ban nhân dân huyện Xuân Trường (2002), Báo cáo tóm tắt
đề án Một số giải pháp tăng cường hệ thống chính trị vùng có đông
đồng bào theo đạo Công giáo nhằm đảm bảo ổn định chính trị - xã
hội trên địa bàn huyện Xuân Trường - tỉnh Nam Định trong giai đoạn
hiện nay.
83. Huyện ủy Xuân Trường (2012), Báo cáo tình hình tôn giáo và kết quả
thực hiện chính sách tôn giáo của huyện trong những năm qua.
151
84. Lm. Trần Đức Huynh (2000), Lịch sử địa phận Bùi Chu, Hội Ái Hữu Bùi
Chu tại Hoa Kỳ.
85. Đỗ Quang Hưng (chủ biên) (2003), Bước đầu tìm hiểu về mối quan hệ
giữa nhà nước và giáo hội, Nxb Tôn giáo.
86. Đỗ Quang Hưng (2001), “Công giáo thế kỷ XX: vài khía cạnh tiến triển
của thần học”, tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 3.
87. Đỗ Quang Hưng (1990), Một số vấn đề về lịch sử Thiên chúa giáo Việt
Nam, Nxb Đại học Tổng hợp Hà Nội.
88. Đỗ Quang Hưng (2010), Nghiên cứu tôn giáo - Nhân vật và sự kiện, Nxb
Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.
89. Đỗ Quang Hưng (2005), “Những người Cộng sản Việt Nam với đường
hướng “Đồng hành cùng dân tộc” và Ủy ban Đoàn kết Công giáo Việt
Nam”, tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 1.
90. Đỗ Quang Hưng (2001), “Vấn đề Công giáo với số phận Lê Văn Duyệt”,
tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 2.
91. Đỗ Quang Hưng (2005), Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam - Lý
luận và thực tiễn, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
92. Nguyễn Quang Hưng (2007), Công giáo Việt Nam thời kỳ triều Nguyễn
(1802 - 1883), Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
93. Nguyễn Thị Quế Hương (2011), “Ảnh hưởng của Thư chung 1980 trong
việc xây dựng đời sống văn hóa làng Công giáo vùng đồng bằng sông
Hồng qua hương ước”, tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 1.
94. Nguyễn Thị Quế Hương (2012), Hương ước làng Công giáo vùng đồng
bằng sông Hồng, Luận án Tiến sĩ Triết học, Học viện Khoa học xã hội,
Hà Nội.
95. Nguyễn Thị Quế Hương (2008), “Sinh hoạt tôn giáo của cộng đồng dân
cư làng Công giáo vùng đồng bằng sông Hồng qua hương ước”, tạp
chí Nghiên cứu tôn giáo, số 6.
152
96. Hương ước Ấp Thủy Nhai, huyện Giao Thủy, Nam Định (1942), Viện
Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội.
97. Hương ước làng Báo Đáp, huyện Mỹ Lộc, Nam Định (1942), Viện Thông
tin khoa học xã hội, Hà Nội.
98. Hương ước làng Du Hiếu, huyện Giao Thủy, Nam Định (1938), tài
liệu cá nhân.
99. Hương ước làng Đại Đê, huyện Trực Ninh, Nam Định (1939), tài liệu cá nhân.
100. Hương ước làng Hạ Linh, huyện Xuân Trường, Nam Định (1940), Viện
Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội.
101. Hương ước làng Lạc Đạo, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định (1933), Viện
thông tin khoa học xã hội, Hà Nội.
102. Hương ước làng Liễu Đề, huyện Trực Ninh, Nam Định (1942), Viện
thông tin khoa học xã hội, Hà Nội.
103. Hương ước làng Lục Thủy, huyện Xuân Trường, Nam Định, Viện Thông
tin khoa học xã hội, Hà Nội.
104. Hương ước làng Ngọc Cục, huyện Xuân Trường, Nam Định (1942), Viện
thông tin khoa học xã hội, Hà Nội.
105. Hương ước làng Ninh Cường, huyện Trực Ninh, Nam Định, Viện thông
tin khoa học xã hội, Hà Nội.
106. Hương ước làng Phú Nhai, huyện Xuân Trường, Nam Định (1940), Viện
Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội.
107. Hương ước làng Quần Liêu, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định, Viện Thông
tin khoa học xã hội, Hà Nội.
108. Hương ước làng Quần Phương, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định (1937),
Viện Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội.
109. Hương ước Sa Châu ấp, huyện Giao Thủy, Nam Định (1943), Viện
Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội.
110. Hương ước làng Trung Lao, huyện Trực Ninh, Nam Định (1923), Tài liệu
cá nhân
153
111. Hương ước làng Trung Lĩnh, huyện Xuân Trường, Nam Định, Viện
Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội.
112. Hương ước làng Văn Giáo, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định (1942), Viện
Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội.
113. Hương ước làng Vĩnh Trị, huyện Nghĩa Hưng, Nam Định (1942), Viện
Thông tin khoa học xã hội, Hà Nội.
114. Hương ước làng Vụ Bản, huyện Mỹ Lộc, Nam Định, Viện thông tin khoa
học xã hội, Hà Nội.
115. Thiên Hựu, Nguyễn Thành Thống (2009), Đức Trinh nữ Maria, Nxb Tôn
giáo, Hà Nội.
116. Trần Khang, Lê Cự Lộc dịch (2001), C.Mác, Ph.Ăngghen, V.I.Lênin bàn
về tôn giáo và chủ nghĩa vô thần, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.
117. Vũ Ngọc Khánh (2001), Tín ngưỡng dân gian Việt Nam, Nxb Văn hóa
dân tộc, Hà Nội.
118. Vũ Ngọc Khánh (1994), Tín ngưỡng làng xã, Nxb Văn hóa dân tộc,
Hà Nội
119. Nguyễn Văn Kiệm (2001), “Những đóng góp của Công giáo vào nền
văn hóa Việt Nam (cho đến hết thế kỷ XIX)”, tạp chí Nghiên cứu
Tôn giáo, số 1.
120. Nguyễn Văn Kiệm (2001), Sự du nhập của đạo Thiên Chúa giáo vào Việt
Nam từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XIX, Nxb Hội khoa học lịch sử Việt
Nam, Hà Nội
121. Nguyễn Văn Kiệm (2000), “Về một bức Thư chung - Chứng cứ của sự
hội nhập văn hóa”, tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 1.
122. Kinh Thánh (trọn 2 bộ Cựu ước và Tân Ước) (2002), Nxb Tôn giáo, Hà Nội
123. Lm. Hồng Lam (1944), Lịch sử đạo Thiên Chúa ở Việt Nam, Nxb Đại
Việt Thiện Bản, Huế
154
124. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, tập 12, Nxb Tiến bộ, Matxcơva
125. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, tập 17, Nxb Tiến bộ, Matxcơva
126. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, tập 29, Nxb Tiến bộ Matxcơva
127. Nguyễn Văn Long (1999), Vận dụng quan điểm khoa học về tôn giáo
trong công tác đối với Thiên Chúa giáo hiện nay ở Việt Nam, Luận án
Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
128. Nguyễn Phú Lợi (2007), “Hội đoàn Công giáo - Mấy vấn đề lý luận và
thực tiễn ở Việt Nam”, tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 7.
129. Nguyễn Phú Lợi (2012), “Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về
vấn đề tôn giáo, tín ngưỡng và công tác tôn giáo trong thời kỳ đổi
mới”, tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 3.
130. Nguyễn Phú Lợi (2009), Tổ chức xứ, họ đạo Công giáo ở đồng bằng Bắc
Bộ đến trước Cách mạng tháng Tám 1945, Luận án Tiến sĩ Triết học,
Học viện Khoa học xã hội, Hà Nội.
131. Nguyễn Đức Lữ (chủ biên) (2004), Góp phần tìm hiểu tín ngưỡng dân
gian ở Việt Nam, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội.
132. Nguyễn Đức Lữ (2005), “Thư chung 1980 của Hội đồng Giám mục
Việt Nam - Một dấu mốc quan trọng trên con đường Công giáo đồng
hành cùng dân tộc”, tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 5.
133. Nguyễn Đức Lữ (2009), Tôn giáo - Quan điểm, chính sách của Đảng và
Nhà nước Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội.
134. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995): Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
135. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995): Toàn tập, tập 3, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
136. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995): Toàn tập, tập 19, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
155
137. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994): Toàn tập, tập 20, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
138. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995): Toàn tập, tập 21, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
139. C.Mác và Ph.Ăngghen (2000), Toàn tập, tập 42, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
140. Manuel Moreno (1916), Sử ký địa phận Trung, Phú Nhai Đường 1916.
141. Hà Văn Minh (2004), “Lòng đạo đức bình dân trong đời sống người giáo
dân Việt Nam”, Nguyệt san Công giáo và dân tộc, số 115.
142. Hồ Chí Minh (2002): Toàn tập, tập 1, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
143. Hồ Chí Minh (1995): Toàn tập, tập 2, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
144. Hồ Chí Minh (2002): Toàn tập, tập 4, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
145. Hồ Chí Minh (2002): Toàn tập, tập 7, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
146. Phùng Thị An Na (2007), Ảnh hưởng của văn hóa Công giáo đối với văn
hóa Việt Nam, Luận văn Thạc sĩ Triết học, trường Đại học Khoa học
xã hội & Nhân văn, Hà Nội.
147. Trần Thị Kim Oanh (1999), Vai trò Giáo hội Công giáo ở Việt Nam (thời
kỳ 1533 - 1954), Luận văn Thạc sĩ Triết học, trường Đại học Khoa
học xã hội & Nhân văn, Hà Nội.
148. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Hiến pháp
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
149. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (2013), Hiến pháp
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, 2013, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội.
150. Quốc sử quán triều Nguyễn (1999): Khâm định Việt sử Thông giám
Cương mục, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
156
151. Phạm Quyết (2005), “Ảnh hưởng của giáo lý, giáo luật và tổ chức giáo
hội cơ sở của Công giáo đến hành vi sinh sản của giáo dân (qua
nghiên cứu cộng đồng Công giáo xã Xuân Ngọc, huyện Xuân Trường,
tỉnh Nam Định)”, tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 3.
152. Vũ Quỳnh (1992), Lĩnh Nam chích quái, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
153. Ngô Anh Sáng (2012), Đấu tranh với hoạt động tôn giáo trái pháp luật
trên địa bàn tỉnh Nam Định trong tình hình hiện nay, Luận văn thạc sĩ,
Học viện An ninh nhân dân, Hà Nội.
154. Trần Đăng Sinh (2008), “Một số chính sách của các vị vua đầu triều
Nguyễn đối với tín ngưỡng thờ thần ở làng xã Bắc bộ”, tạp chí
Nghiên cứu tôn giáo, số 8.
155. Trần Đăng Sinh (2002), Những khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ
cúng Tổ tiên của người Việt ở đồng bằng Bắc Bộ hiện nay, Nxb Chính
trị quốc gia, Hà Nội.
156. Hoành Sơn, Hoàng Sỹ Quý, SJ (2009), Sống đạo với phương Đông, Nxb
Antôn và Đuốc sáng, Hà Nội.
157. Thế Tâm, Nguyễn Khắc Dương (2007), “Hội nhập văn hoá, vấn đề hay
mầu nhiệm”, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, số 4.
158. Trần Ngọc Thêm (1997), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Thành
phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.
159. Lê Minh Thiện (2006), “Tính cộng đồng của người Công giáo trong các
xứ họ đạo vùng đồng bằng Bắc Bộ”, tạp chí Công tác Tôn giáo, số 6.
160. Bùi Thiết (2000), Việt Nam thời cổ xưa, Nxb Thanh niên, Hà Nội.
161. Ngô Đức Thịnh (chủ biên) (2001), Tín ngưỡng và văn hoá tín ngưỡng ở
Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
162. Phạm Huy Thông (2011), “Lối sống của người Công giáo Việt Nam”,
tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 12.
163. Phạm Huy Thông (2012), Ảnh hưởng qua lại giữa đạo Công giáo và văn
hóa Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
157
164. Lê Văn Thơ (2008), “Về tổ chức ban hành giáo xứ, họ đạo ở giáo phận
Phát Diệm”, tạp chí Nghiên cứu tôn giáo, số 6.
165. Nguyễn Hữu Thụ (2013), Khía cạnh triết học trong tín ngưỡng thờ Mẫu
của người Việt vùng đồng bằng Bắc bộ, Luận án Tiến sĩ Triết học,
trường Đại học Khoa học xã hội & Nhân văn, Hà Nội.
166. Nguyễn Tài Thư (chủ biên) (1997), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và
tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
167. Lm. Trần Tam Tỉnh (1988), Thập giá và Lưỡi gươm, Nxb Trẻ, Thành phố
Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.
168. Tỉnh ủy - Hội đồng nhân dân - Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định (2003),
Địa chí Nam Định, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
169. Tòa tổng giám mục Hà Nội (2002), Kinh cầu cho các linh hồn, Nxb Tôn
giáo, Hà Nội.
170. Tòa Tổng Giám mục thành phố Hồ Chí Minh (1997), Giáo lý Hội thánh
Công giáo, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ Chí Minh.
171. Tòa Tổng Giám mục thành phố Hồ Chí Minh (1998), Kinh thánh trọn bộ
Cựu ước và Tân ước, Nxb Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Hồ
Chí Minh.
172. Trần Văn Toàn (2012), Quản lý Nhà nước về an ninh trật tự đối với hoạt
động của đạo Thiên Chúa trên địa bàn huyện Xuân Trường, tỉnh Nam
Định, Luận văn Thạc sĩ, Học viện An ninh nhân dân, Hà Nội.
173. X.A. Tokarev (1994), Các hình thức tôn giáo sơ khai và sự phát triển
của chúng, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
174. Trung tâm Khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện nghiên cứu tôn
giáo (1994), Những vấn đề tôn giáo hiện nay, Nxb Khoa học xã hội,
Hà Nội
158
175. Trung tâm khoa học xã hội và nhân văn quốc gia, Viện nghiên cứu tôn
giáo (1994), Về tôn giáo, tập 1, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
176. Chu Quang Trứ (1996), Di sản văn hóa dân tộc trong tín ngưỡng và tôn
giáo ở Việt Nam, Nxb Thuận Hóa, Huế.
177. Hà Huy Tú (2002), Tìm hiểu nét đẹp văn hóa Thiên Chúa giáo, Nxb Văn
hóa thông tin, Hà Nội.
178. Nguyễn Quốc Tuấn, Nguyễn Ngọc Quỳnh (2007), “Mấy vấn đề về tín
ngưỡng, tôn giáo khu vực đồng bằng sông Hồng hiện nay”, Tạp chí
Nghiên cứu Tôn giáo, số 3.
179. Trần Từ (1984), Cơ cấu tổ chức của làng Việt cổ truyền ở đồng bằng Bắc
bộ, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
180. Nguyễn Minh Tường (2015), “Tín ngưỡng Thành Hoàng”, Tạp chí Xưa
và Nay, số 2.
181. Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam tỉnh Nam Định (2010), Người
Công giáo tỉnh Nam Định phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết
để là người Công giáo tốt cũng là người công dân tốt góp phần xây
dựng quê hương giầu đẹp, văn minh.
182. Ủy ban đoàn kết Công giáo Việt Nam (2005), “Từ Công đồng Vatican II đến
Thư Chung 1980”, Kỷ yếu Tọa đàm khoa học, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
183. Ủy ban giáo lý đức tin - Hội đồng Giám mục Việt Nam (2009), Giáo lý
Hội thánh Công giáo, Nxb Hà Nội.
184. Ủy ban nhân dân huyện Hải Hậu (2010), Uỷ ban nhân dân huyện phối
hợp Uỷ ban mặt trận Tổ quốc huyện trong phong trào thi đua xây
dựng khu dân cư tiên tiến, khu dân cư văn hóa; xây dựng xã, thị trấn
tiên tiến, văn hóa.
185. Ủy ban nhân dân huyện Xuân Trường (2012), Báo cáo tình hình tôn giáo
và hoạt động tôn giáo trên địa bàn huyện Xuân Trường.
159
186. Uỷ ban nhân dân tỉnh Nam Định (2010), Báo cáo kết quả triển khai thực
hiện Chỉ thị 1940/2008/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ về nhà, đất
liên quan đến tôn giáo.
187. Ủy ban xã Hải Phương (2014), Báo cáo kết quả công tác Mặt trận năm
2013, chương trình hoạt động công tác Mặt trận năm 2014.
188. Ủy ban nhân dân xã Xuân Phương (2012), Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm
vụ kinh tế - xã hội năm 2012, phương hướng nhiệm vụ năm 2013.
189. Ủy ban nhân dân xã Xuân Phương (2013), Báo cáo tình hình thực
hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội năm 2013, phương hướng nhiệm vụ
năm 2014.
190. Ủy ban thường vụ Quốc hội (2004), Pháp lệnh số 21/2004/PL-
UBTVQH11 ngày 18 tháng 6 năm 2004 về tín ngưỡng, tôn giáo.
191. Nguyễn Ước (giới thiệu) (2005), Giáo lý mới, thời đại mới, đức tin Công
giáo, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
192. Đặng Nghiêm Vạn (2005), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở
Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
193. Đặng Nghiêm Vạn (2007), “Tôn giáo hay tín ngưỡng”, Tạp chí Nghiên
cứu Tôn giáo, số 1.
194. Đặng Nghiêm Vạn (Chủ biên) (1995), Về tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam
hiện nay, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội.
195. Văn phòng Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Việt Nam (2004), Giáo hội
Công giáo Việt Nam, Niên giám 2004, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
196. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Tạp chí nghiên cứu tôn giáo (2004), Về
tôn giáo và tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
197. Viện Khoa học xã hội nhân văn quân sự (2005), Tôn giáo và tự do tín
ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam (Hỏi và đáp), Nxb Quân đội nhân dân,
Hà Nội.
160
198. Viện Khoa học và xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu tôn giáo (2008), Công
giáo Việt Nam - Một số vấn đề nghiên cứu, Nxb Tôn giáo, Hà Nội.
199. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện nghiên cứu tôn giáo, Đại học
Trung Sơn Trung quốc (2011), Đời sống tôn giáo ở Việt Nam và
Trung Quốc, Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
200. Viện Khoa học xã hội Việt Nam, Viện Nghiên cứu Tôn giáo, PGS.TS.
Nguyễn Hồng Dương (Chủ biên) (2011), Linh mục Phạm Bá Trực và
đường hướng Công giáo đồng hành cùng dân tộc trong thời kỳ chống
thực dân Pháp (1946-1954), Nxb Từ điển Bách khoa, Hà Nội.
201. Viện Nghiên cứu tôn giáo (1993), Những vấn đề tôn giáo hiện nay, Nxb
Tôn giáo, Hà Nội.
202. Viện ngôn ngữ học (1992), Từ điển tiếng Việt, Nxb Trung tâm Từ điển
ngôn ngữ, Hà Nội.
203. Nguyễn Hữu Vui, Trương Hải Cường (2003), Tập bài giảng Tôn giáo
học chương trình đại cương (Dành cho sinh viên các ngành Khoa học
xã hội và nhân văn), Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội.
204. Lê Trung Vũ, Nguyễn Hồng Dương, Lê Hồng Lý, Lưu Kiếm Thành
(1999), Nghi lễ vòng đời người, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội.
205. Nguyễn Thanh Xuân (2005), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo.
206. Nguyễn Như Ý chủ biên (1999), Đại Từ điển Tiếng Việt, Nxb Văn hóa -
Thông tin, Hà Nội.
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
Kính thưa quý vị!
Theo lịch sử phát triển Công giáo ở Việt Nam, giáo phận Bùi Chu –
Nam Định là điểm đến đầu tiên của các giáo sĩ phương Tây nhằm truyền bá
tôn giáo này. Đây là vùng đất thuộc khu vực đồng bằng Bắc Bộ với đời sống
tín ngưỡng dân gian vô cùng phong phú, vì vậy, Công giáo khi du nhập nơi
đây hẳn nhiên sẽ chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tín ngưỡng truyền thống Việt
Nam.
Với mục đích tìm hiểu ảnh hưởng của tín ngưỡng truyền thống Việt
Nam đến đời sống đạo của người Công giáo ở giáo phận Bùi Chu – Nam
Định, chúng tôi xin mời quí vị tham gia trả lời phiếu thăm dò ý kiến này. Các
thông tin thu được trong cuộc phỏng vấn sẽ được sử dụng với nguyên tắc
khuyết danh và chỉ nhằm phục vụ công tác nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn quí vị!
A. THÔNG TIN ĐỊNH DANH
A1. Tuổi của quí vị:
1. Dưới 18 tuổi: □ 2. 19 – 50 tuổi: □ 3. Từ 51 tuổi trở lên: □
A2. Giới tính
1. Nam □ 2. Nữ □
A3. Tình trạng hôn nhân
1. Đã kết hôn □ 2. Chưa kết hôn □
A4. Trình độ học vấn:
1. Tiểu học
2. Trung học cơ sở
3. Phổ thông trung học
162
4. Trung cấp/cao đẳng hoặc tương đương
5. Đại học
6. Khác (xin ghi rõ)
A5. Nơi cư trú hiện nay của quí vị (xin ghi rõ giáo xứ, thuộc xã, huyện
nào):....................................................................................................................
.............................................................................................................................
A6. Công việc hiện nay:
1. Học sinh, sinh viên
2. Nông dân
3. Cán bộ
4. Nghề tự do
5. Nghề khác
A7. Xin quí vị cho biết thông tin về tỷ lệ phần trăm (%) người theo Công
giáo ở địa phương của quí vị: (nếu không nắm chính xác, quí vị chỉ cần nêu
con số tương đối)
1. Số lượng dân cư của
làng/xóm nơi quí vị đang sống
2. Tỷ lệ người
theo Công giáo
3. Tỷ lệ người không
theo Công giáo
B. Tôn kính tổ tiên
Quí vị hãy đánh dấu tích vào cột bên cạnh các câu trả lời mà quí vị
cho là đúng cho những câu hỏi sau (một số câu hỏi có thể đánh dấu nhiều
hơn 01 lần)
B1. Quí vị quan niệm thế nào về cái chết?
1. Chết là hết
2. Sau khi chết sẽ sang “thế giới bên kia”, giống
với thế giới ta đang sống
3. Sau khi chết sẽ về với Thiên Chúa
4. Sau khi chết sẽ ở 1 trong 3 trạng thái: Thiên
đàng, địa ngục, luyện ngục
5. Khác
B2. Trong gia đình quí vị có đặt bàn thờ Tổ tiên không?
1. Có
2. Không
Nếu câu trả lời là Không, xin chuyển sang câu B3, nếu câu trả lời là
Có, xin chuyển tiếp sang câu B4
B3. Trong các dịp lễ, tết, gia đình quí vị có đặt bát hương không?
1. Có (xin ghi rõ đặt ở đâu)
2. Không
B4. Quí vị thờ cúng tổ tiên chủ yếu nhằm mục đích gì?
1. Bày tỏ lòng thành kính, hiếu thảo với
ông bà tổ tiên
2. Cầu mong tổ tiên “phù hộ độ trì”
3. Cầu cho tổ tiên được cứu rỗi linh hồn
4. Khác (xin ghi rõ)
B5. Quí vị đặt hương hoa, oản quả lên bàn thờ Tổ tiên như thế nào?
1. Vào dịp giỗ người thân
2. Vào dịp lễ trọng
3. Vào dịp gia đình có việc quan trọng
4. Khác (xin ghi rõ)
B6. Khi thắp hương ở bàn thờ Tổ tiên, quí vị thường cầu xin điều gì?
1. Tài lộc, sự giàu có
2. Bình yên
3. May mắn
4. Hạnh phúc
5. Khác (xin ghi rõ)
B7. Gia đình quí vị có tổ chức tưởng niệm người thân đã mất trong
những dịp sau đây không?
1. 3 ngày
2. 49 ngày
3. 100 ngày
4. Giỗ đầu
5. Giỗ những năm tiếp sau
B8. Quí vị có hay dùng vàng mã để đốt cho người thân đã mất không?
1. Thường xuyên dùng
2. Thỉnh thoảng dùng
3. Chưa bao giờ dùng
165
B9. Theo quí vị, việc tổ chức ăn uống trong lễ tang, ngày giỗ người đã
mất của gia đình quí vị được thực hiện như thế nào?
1. Làm cỗ to mời nhiều người
2. Làm cỗ mời người thân nhưng đơn giản
3. Ăn uống đơn giản như thường ngày
B10. Mộ người thân đã mất của gia đình quí vị được xây thế nào?
1. Xây đơn giản
2. Xây to, đẹp, có xem hướng
3. Xây to đẹp nhưng không xem hướng
C. LỄ KÍNH THÁNH ĐA MINH VÀ MỘT SỐ THÁNH THÔNG CÔNG
C1. Quí vị tham dự Thánh lễ thường ở nhà thờ như thế nào?
1. Hàng ngày
2. Tuần vài lần
3. Tuần 1 lần
4. Thỉnh thoảng
5. Hiếm khi
C2. Quí vị có tham dự đầy đủ các dịp lễ trọng không?
1. Đầy đủ
2. Thỉnh thoảng
3. Hiếm khi
4. Khác (xin ghi rõ)
C3. Quí vị có tham dự đầy đủ các cuộc đi kiệu trong dịp Đại lễ kính
thánh Đa Minh hàng năm không?
1. Thường xuyên
2. Thỉnh thoảng
3. Hiếm khi
4. Khác (xin ghi rõ)
C4. Theo quí vị, các cuộc đi kiệu trong dịp Đại lễ kính thánh Đa Minh
nên tổ chức như thế nào?
1. Nên giữ theo truyền thống
2. Nên giản tiện, ngắn gọn hơn
3. Không cần thiết phải tổ chức đi kiệu
4. Khác (xin ghi rõ)
Lí do: ...............................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
C5. Gia đình quí vị thờ phụng thánh quan thầy nào?
.............................................................................................................................
C6. Quí vị thường cầu xin thánh quan thầy điều gì?
1. Tài lộc, sự giàu có
2. Bình yên
3. May mắn
4. Hạnh phúc
5. Khác (xin ghi rõ)
Lí do: .............................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
D. LỄ KÍNH ĐỨC MẸ
D1. Quí vị cầu nguyện trước ảnh (tượng) Đức Mẹ như thế nào?
1. Hiếm khi
2. Thỉnh thoảng
3. Thường xuyên
D2. Quí vị thường cầu nguyện trước ảnh (tượng) Đức Mẹ vào những dịp nào?
1. Vào dịp lễ trọng
2. Vào dịp gia đình có việc quan trọng
3. Khác (xin ghi rõ)
D3. Đứng trước ảnh (tượng) Đức Mẹ, quí vị cầu xin điều gì?
1. Tài lộc, sự giàu có
2. Bình yên
3. May mắn
4. Hạnh phúc
5. Khác (xin ghi rõ)
E. MỘT SỐ NGHI LỄ KHÁC
E1. Vào đêm giao thừa, quí vị thường có hoạt động gì để chào đón thời
khắc quan trọng này?
1. Ở nhà đón khách
2. Đến nhà thờ
3. Ra đường hái lộc
4. Làm mâm cơm cúng giao thừa
5. Khác (xin ghi rõ)
E2. Vào ngày mồng 1 tết, quí vị thường có hoạt động gì?
1. Ở nhà đón khách
2. Đi chúc tết họ hàng, bạn bè
3. Đi nhà thờ chúc tết cha xứ
4. Làm mâm cơm cúng
5. Ra mộ thắp hương
6. Khác (xin ghi rõ)
E3. Vào ngày mồng 2 tết, quí vị thường có hoạt động gì?
1. Ở nhà đón khách
2. Đi chúc tết họ hàng, bạn bè
3. Ra mộ thắp hương
4. Khác (xin ghi rõ)
E4. Vào ngày mồng 3 tết, quí vị thường có hoạt động gì?
1. Ở nhà đón khách
2. Đi chúc tết họ hàng, bạn bè
3. Khác (xin ghi rõ)
E5. Theo quí vị, Tết nguyên đán có ý nghĩa gì?
1. Gặp gỡ họ hàng, bạn bè
2. Nghỉ ngơi
3. Theo phong tục truyền thống
4. Khác (xin ghi rõ)
XIN TRÂN TRỌNG CẢM ƠN QUÍ VỊ!
II. KẾT QUẢ ĐIỀU TRA
1. Đối tượng điều tra
- Tổng số phiếu điều tra: 310
- Địa điểm khảo sát: chủ yếu ở giáo xứ Giáp Nam (xã Hải Hậu), giáo xứ
Xuân Ngọc, giáo xứ Xuân Phương (Xuân Trường).
II. Kết quả điều tra
Các phiếu điều tra xã hội học là do tác giả trực tiếp về địa bàn điều tra, số
phiếu phát ra 310, số phiếu thu về 310.
BẢNG 1. THÔNG TIN CHUNG
Số người trả lời Tỷ lệ %
1. Tuổi Dưới 18 tuổi 6 1,9%
Từ 19 - 50 tuổi 257 82,9%
Từ 51 tuổi trở lên 47 15,2%
2. Giới tính Nam 196 63,2%
Nữ 114 36,8
3. Tình trạng
hôn nhân
Đã kết hôn 232 74,8%
Chưa kết hôn 78 25,2%
4. Trình độ
học vấn
Tiểu học 9 3%
Trung học cơ sở 25 8%
Phổ thông trung học 168 54,2%
Trung cấp/ cao đẳng
hoặc tương đương
84 27,1
Đại học 21 6,7%
Khác 3 1%
5. Công việc
hiện nay3
Học sinh, sinh viên 84 27%
Nông dân 97 31,3%
Cán bộ 33 10,6%
Nghề tự do 91 29,4%
Nghề khác 5 1,6%
BẢNG 2. QUAN NIỆM VỀ CÁI CHẾT
Số người trả lời Tỷ lệ %
1. Chết là hết 25 8,1%
2. Sau khi chết sẽ sang “thế giới bên
kia”, giống với thế giới ta đang sống
24 7,8%
3. Sau khi chết sẽ về với Thiên Chúa 175 56,5%
4. Sau khi chết sẽ ở 1 trong 3 trạng
thái: Thiên đàng, địa ngục, luyện ngục
86 27,8%
5. Khác 0 0
BẢNG 3. VẤN ĐỀ THỜ CÚNG TỔ TIÊN
Số người trả
lời
Tỷ lệ %
Đặt bàn thờ tổ
tiên
1. Có
2. Không
Đặt bát hương 1. Có
2. Không
Mục đích thờ
cúng tổ tiên
1. Bày tỏ lòng thành
kính, hiếu thảo với ông
bà tổ tiên
206 66,5%
2. Cầu mong tổ tiên
“phù hộ độ trì”
86 27,8%
3. Cầu mong tổ tiên
được cứu rỗi linh hồn
15 4,8%
4. Khác 3 1%
BẢNG 4. THẮP HƯƠNG CHO ÔNG BÀ TỔ TIÊN
Số người trả lời Tỷ lệ %
Đặt hương hoa
lên bàn thờ tổ
tiên
1. Vào dịp giỗ người
thân
177 57,1%
2. Vào dịp lễ trọng 67 21,6%
3. Vào dịp gia đình có
việc quan trọng
50 15,7%
4. Khác 16 5%
Khi thắp hương
thường cầu xin
điều gì với ông
bà tổ tiên
1. Tài lộc, sự giàu có 71 22,9%
2. Bình yên 158 51%
3. May mắn 24 7,7%
4. Hạnh phúc 26 8,3%
5. Khác 31 0,1%
BẢNG 5. TƯỞNG NIỆM NGƯỜI THÂN ĐÃ MẤT
Số người trả
lời
Tỷ lệ %
Những dịp tưởng
niệm người thân
đã mất
1. 3 ngày 89 28,7%
2. 49 ngày 80 25,8%
3. 100 ngày 268 86,5%
4. Giỗ đầu 310 100%
5. Giỗ những năm tiếp
sau
310 100%
Đốt vàng mã cho
người thân đã mất
1. Thường xuyên dùng 0 0%
2. Thỉnh thoảng dùng 18 5,8%
3. Chưa bao giờ dùng 292 94,2%
Tổ chức ăn uống
trong lễ tang, ngày
giỗ người đã mất
1. Làm cỗ to mời
nhiều người
51 16,5%
2. Làm cỗ mời người
thân nhưng đơn giản
224 72,3%
3. Ăn uống đơn giản
như thường ngày
35 11,2%
Xây mộ người thân
đã mất
1. Xây đơn giản 117 37,7%
2. Xây to, đẹp, có xem
hướng
30 9,7%
3. Xây to đẹp nhưng
không xem hướng
163 52,6%
BẢNG 6. THAM DỰ LỄ KÍNH THÁNH ĐA MINH VÀ MỘT SỐ THÁNH
QUAN THẦY
Số người trả
lời
Tỷ lệ %
Tham dự Thánh lễ
thường ở nhà thờ
1.Hàng ngày 0 0%
2.Tuần vài lần 46 14,8%
3. Tuần 1 lần 180 58%
4. Thỉnh thoảng 67 21,6%
5. Hiếm khi 17 5,5%
Tham dự các dịp lễ
trọng
1.Đầy đủ 158 51%
2.Thỉnh thoảng 120 38,7%
3.Hiếm khi 32 10,3%
4.Khác 0 0%
Tham dự các cuộc
đi kiệu trong dịp
Đại lễ kính thánh
Đa Minh hàng năm
1.Thường xuyên 196 63,2%
2.Thỉnh thoảng 94 30,3%
3.Hiếm khi 20 6,5%
4.Khác 0 0 %
Nên tổ chức các
cuộc đi kiệu trong
dịp Đại lễ kính
thánh Đa Minh
1. Nên giữ theo
truyền thống
185 59,7%
2.Nên giản tiện,
ngắn gọn hơn
119 38,4%
3.Không cần thiết
phải tổ chức đi
kiệu
6 1,9%
4.Khác 0 0%
BẢNG 7. CẦU XIN THÁNH QUAN THẦY
Số người trả
lời
Tỷ lệ %
1. Tài lộc, sự giàu có 51 16,5%
2. Bình yên 187 60,3%
3. May mắn 28 9%
4. Hạnh phúc 19 6,1%
5. Khác 25 8%
BẢNG 8. LỄ KÍNH ĐỨC MẸ
Số người trả
lời
Tỷ lệ %
Cầu nguyện trước
ảnh (tượng) Đức
Mẹ
1. Hiếm khi 17 5,5%
2. Thỉnh thoảng 32 10,3%
3. Thường xuyên 259 83,5%
Các dịp thường
cầu nguyện trước
ảnh (tượng) Đức
Mẹ
1. Vào dịp lễ
trọng
111 35,9%
2. Vào dịp gia
đình có việc quan
trọng
102 32,9%
3. Khác 97 31,3%
Cầu xin trước ảnh
(tượng) Đức Mẹ
1. Tài lộc, sự giàu
có
52 16,8%
2. Bình yên 150 48,4%
3. May mắn 22 7,1%
4. Hạnh phúc 46 14,8%
5. Khác 40 12,9%
BẢNG 9. HOẠT ĐỘNG CHÀO ĐÓN THỜI KHẮC GIAO THỪA
Số người trả
lời
Tỷ lệ %
1. Ở nhà đón khách 128 41,3
2. Đến nhà thờ 153 49,4%
3. Ra đường hái lộc 18 5,8%
4. Làm mâm cơm cúng giao thừa 6 2%
5. Khác 5 1,6%
BẢNG 10. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀO MỒNG 1 TẾT
Số người trả
lời
Tỷ lệ %
1. Ở nhà đón khách 167 53,9%
2. Đi chúc tết họ hàng, bạn bè 87 28,06%
3. Đi nhà thờ chúc tết cha xứ 49 15,8%
4. Làm mâm cơm cúng 3 0,96%
5. Ra mộ thắp hương 0 0
6. Khác 4 1,3%
BẢNG 11. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀO MỒNG 2 TẾT
Số người trả
lời
Tỷ lệ %
1. Ở nhà đón khách 67 21,6%
2. Đi chúc tết họ hàng, bạn bè 87 28%
3. Ra mộ thắp hương 156 50,3%
4. Khác 0 0
BẢNG 12. CÁC HOẠT ĐỘNG VÀO MỒNG 3 TẾT
Số người trả
lời
Tỷ lệ %
1. Ở nhà đón khách 156 50,3%
2. Đi chúc tết họ hàng, bạn bè 120 38,7%
5. Khác 34 11%
BẢNG 13. Ý NGHĨA TẾT NGUYÊN ĐÁN
Số người trả
lời
Tỷ lệ %
1. Gặp gỡ họ hàng, bạn bè 86 27,7%
2. Nghỉ ngơi 67 21,6%
3. Theo phong tục truyền thống 145 46,8%
4. Khác (xin ghi rõ) 12 3,9%
Các file đính kèm theo tài liệu này:
- luan_an_anh_huong_cua_tin_nguong_truyen_thong_viet_nam_den_d.pdf