Luận án Ảnh hưởng của Manga Nhật bản đến học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI ******** HẠ THỊ LAN PHI ẢNH HƯỞNG CỦA MANGA NHẬT BẢN ĐẾN HỌC SINH PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI LUẬN ÁN TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC HÀ NỘI, 2017 BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI ******** HẠ THỊ LAN PHI ẢNH HƯỞNG CỦA MANGA NHẬT BẢN ĐẾN HỌC SINH PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành: Văn hóa học Mã số: 62310640 LUẬN ÁN

pdf204 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 1163 | Lượt tải: 3download
Tóm tắt tài liệu Luận án Ảnh hưởng của Manga Nhật bản đến học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TIẾN SĨ VĂN HÓA HỌC Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: 1. PGS.TS. Đinh Thị Vân Chi 2. PGS.TS. Phạm Hồng Thái HÀ NỘI, 2017 LỜI CAM ĐOAN Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của bản thân dƣới sự hƣớng dẫn khoa học của PGS.TS. Đinh Thị Vân Chi và PGS.TS. Phạm Hồng Thái. Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong luận án là trung thực, không sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dƣới bất kỳ hình thức nào. Việc tham khảo các tài liệu đã đƣợc trích dẫn và ghi nguồn theo đúng quy định. Tác giả luận án Hạ Thị Lan Phi 1 MỤC LỤC LỜI CAM ĐOAN MỤC LỤC ............................................................................................................................. 1 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU .................................................................................... 3 MỞ ĐẦU ............................................................................................................................... 5 Chƣơng 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN VỀ HỌC SINH THÀNH PHỐ HÀ NỘI ................................................................................................................ 23 1.1. Cơ sở lý luận ................................................................................................... 23 1.2. Tổng quan về học sinh thành phố Hà Nội ....................................................... 49 Tiểu kết................................................................................................................... 52 Chƣơng 2: THỰC TRẠNG ĐỌC VÀ CÁC PHƢƠNG DIỆN ẢNH HƢỞNG CỦA MANGA NHẬT BẢN ĐẾN HỌC SINH PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI ... 54 2.1. Thực trạng đọc Manga Nhật Bản của học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội ....................................................................................................... 54 2.2. Các phƣơng diện ảnh hƣởng của Manga Nhật Bản đến học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội ................................................................................................... 72 Tiểu kết................................................................................................................... 97 Chƣơng 3: ĐÁNH GIÁ ẢNH HƢỞNG CỦA MANGA NHẬT BẢN ĐẾN HỌC SINH PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ HÀ NỘI VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA ........... 99 3.1. Đánh giá ảnh hƣởng của Manga Nhật Bản đến học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội ............................................................................................................. 99 3.2. Những vấn đề đặt ra ...................................................................................... 124 Tiểu kết................................................................................................................. 141 KẾT LUẬN .............................................................................................................. 143 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN ......................................................................................................... 146 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................... 147 PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 0 2 DANH MỤC CHỮ CÁI VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chữ viết đầy đủ HSPT : Học sinh phổ thông THCS : Trung học cơ sở THPT : Trung học phổ thông TP Hà Nội : Thành phố Hà Nội NCS : Nghiên cứu sinh 3 DANH MỤC SƠ ĐỒ, BẢNG, BIỂU STT Nội dung bảng Trang Bảng 1.1: Khách thể điều tra chính 17 Bảng 2.1: Mức độ đọc Manga Nhật Bản của học sinh phổ thông 58 tại thành phố Hà Nội Bảng 2.2: Mức độ đọc Manga Nhật Bản của học sinh phổ thông Việt Nam 59 Bảng 2.3: Nguồn đọc Manga Nhật Bản của học sinh phổ thông tại thành phố 62 Hà Nội Bảng 2.4: Nhóm đọc Manga quan tâm đến hình tƣợng nhân vật chính 64 Bảng 2.5: Nhóm đọc Manga Nhật Bản quan tâm đến yếu tố văn học 67 Bảng 2.6: Nhóm đọc Manga Nhật Bản vì mục đích nâng cao tri thức 70 Bảng 2.7: Nhóm đọc Manga Nhật Bản vì mục đích giải trí và “giết thời gian” 70 Bảng 2.8: Lựa chọn đọc Manga Nhật Bản vì hình thức của nhân vật 78 Bảng 2.9: Lựa chọn đọc Manga Nhật Bản vì nghệ thuật biểu hiện 80 Bảng 2.10: Lựa chọn đọc Manga Nhật Bản vì tính cách nhân vật 82 Bảng 2.11: Lựa chọn đọc Manga Nhật Bản vì tính cách nhân vật 83 Bảng 2.12: Ƣớc mơ nghề nghiệp sau khi đọc Manga của học sinh phổ thông 93 tại thành phố Hà Nội Bảng 3.1: Sự hiểu biết của học sinh phổ thông Hà Nội về các trào lƣu văn 104 hóa Nhật Bản Biểu Biểu 2.1: Tuổi bắt đầu đọc Manga Nhật Bản của học sinh tại thành phố 56 Hà Nội Biểu 2.2: Thái độ của học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội đối với 56 Manga Nhật Bản Biểu 2.3: Mức độ sở hữu Manga Nhật Bản của học sinh phổ thông tại 60 thành phố Hà Nội Biểu 2.4 Nguồn Manga học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội tiếp cận 61 Biểu 2.5: Địa điểm học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội đọc Manga 63 4 Biểu 2.6: Những tác phẩm Manga đƣợc học sinh phổ thông tại thành phố 63 Hà Nội ƣa thích Biểu 2.7: Xu hƣớng lựa chọn đọc Manga của học sinh phổ thông tại thành 64 phố Hà Nội Biểu 3.1: Việc đọc Manga hentai (biến thái), ero (tình dục) hoặc Manga 118 18+ của học sinh phổ thông tại Hà Nội Sơ đồ Sơ đồ 1.1: Việc đọc Manga hentai (biến thái), ero (tình dục) hoặc Manga 39 18+ của học sinh phổ thông tại Hà Nội Sơ đồ 1.2: Sơ đồ các yếu tố tác động đến thanh, thiếu niên 43 Hình ảnh Hình ảnh 2.1: Ảnh hƣởng từ cách viết chữ trong Manga Nhật Bản 96 5 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Vào những năm đầu thập niên 1990, khi nền kinh tế Nhật Bản rơi vào tình trạng khủng hoảng thì Manga và Anime (truyện tranh và phim hoạt hình) lại trở thành vấn đề thời sự văn hóa đƣợc bàn luận sôi nổi. Theo số liệu thống kê từ Viện Nghiên cứu và Xuất bản Nhật Bản, vào năm 2008, riêng qui mô thị trƣờng trong nƣớc của ngành công nghiệp Manga đã đạt đƣợc 448 tỷ yên, chiếm khoảng 40% thị trƣờng in ấn [63]. Ở Nhật Bản, Manga không chỉ đơn thuần là một loại hình văn hóa giải trí đại chúng, phản ánh đời sống văn hóa – xã hội đƣơng thời, mà đã vƣơn đến một tầm vóc giá trị hơn, trở thành một hình thức nghệ thuật ngang bằng với văn học và nghệ thuật thị giác, có giá trị về mặt phê bình nghệ thuật và nghiên cứu hàn lâm. Sự pha trộn giữa văn hóa truyền thống với văn hóa hiện đại, giữa văn hóa phƣơng Đông và văn hóa phƣơng Tây, sự phong phú về nội dung và chủng loại, cùng với công nghệ hiện đại đã tạo nên một loại hình văn hóa đặc sắc của Nhật Bản, có sức thu hút và thẩm thấu đến văn hóa nhiều nƣớc trên thế giới. Sự thành công của Manga và một số ngành công nghiệp văn hóa giải trí khác là niềm kỳ vọng có thể gánh trọng trách vực dậy nền kinh tế vốn đang lâm vào khủng hoảng trầm trọng của Nhật Bản. Ở Việt Nam, vào năm 1992, nhà xuất bản Kim Đồng đã mua bản quyền để xuất bản bộ Manga Đôraemon dành cho lứa tuổi nhi đồng. Sự xuất hiện của bộ truyện đã đánh dấu một bƣớc ngoặt trong lịch sử nhà xuất bản dành cho thiếu nhi lớn nhất tại Việt Nam. Một mặt, bộ truyện đã giúp nhà xuất bản thoát khỏi sự bế tắc khi nền kinh tế nƣớc ta chuyển từ kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trƣờng, mặt khác đã mở ra con đƣờng chính thức đƣa Manga của Nhật Bản vào Việt Nam, tạo nên niềm đam mê đọc truyện tranh cho nhiều thế hệ thanh, thiếu niên, nhi đồng nƣớc ta. Sau hơn 20 năm có mặt ở Việt Nam, Manga đã góp phần tạo nên đời sống văn hóa giải trí của lứa tuổi học trò trở nên phong phú và đa dạng hơn, đã có những ảnh hƣởng đến sáng tác truyện tranh, tƣ duy văn học, đến sự hình thành nhân sinh quan, thế giới quan, của lứa tuổi này. Bạn đọc Manga ở Việt Nam đã 6 bƣớc sang thế hệ thứ hai, nhƣng việc đọc Manga vẫn còn gây ra nhiều tranh cãi, có nhiều ý kiến cho rằng Manga là một loại hình ấn phẩm có tác động tiêu cực đến lứa tuổi này bởi tính bạo lực và giới tính đƣợc miêu tả trong đó. Manga là gì? Manga có đặc trƣng nổi bật gì mà có sức thu hút đối với lứa tuổi thanh, thiếu niên, nhi đồng không chỉ ở Nhật Bản mà cả ở Việt Nam và nhiều nƣớc trên thế giới? Cho đến hiện nay, ở Việt Nam vẫn chƣa có một nghiên cứu nào khái quát hóa, hệ thống hóa những vấn đề lí luận về Manga Nhật Bản, cũng nhƣ chƣa có nghiên cứu điều tra về thực trạng đọc và ảnh hƣởng của Manga Nhật Bản đối với HSPT, chỉ ra những tác động tích cực và tiêu cực, ảnh hƣởng trƣớc mắt và lâu dài, để từ đó đƣa ra những ý kiến đóng góp cho việc định hƣớng đọc Manga ở lứa tuổi HSPT. Việc khảo cứu tài liệu, kết hợp với nghiên cứu thực chứng, nhằm giới thiệu một cách toàn diện về cả lý luận và thực tiễn về sự ảnh hƣởng của Manga là một vấn đề cấp thiết ở Việt Nam hiện nay. Chính vì vậy, NCS đã chọn đề tài: “Ảnh hưởng của Manga Nhật Bản đến học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội” cho đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ của mình. 2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề Không chỉ ở Việt Nam mà ngay cả ở Nhật Bản và nhiều nƣớc trên thế giới, Manga thuộc thể loại truyện tranh mang tính giải trí đƣợc lứa tuổi thanh, thiếu niên đón đọc nhiều nhất. Đây là lứa tuổi đƣợc coi là “rƣờng, cột” và là tƣơng lai của một quốc gia, nên nghiên cứu ảnh hƣởng của Manga đối với lứa tuổi này là vấn đề không chỉ các cấp chính quyền, các bậc phụ huynh hết sức quan tâm mà còn đƣợc các nhà giáo dục và các học giả nghiên cứu dƣới nhiều góc độ khác nhau. 2.1. Nghiên cứu của các học giả nước ngoài Nhƣ đã trình bày ở trên, Manga là một loại hình văn hóa đại chúng đặc sắc của Nhật Bản thời hiện đại, có ảnh hƣởng không chỉ đối với đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội ở Nhật Bản mà còn có sức lan tỏa và thẩm thấu đến văn hóa giới trẻ của nhiều nƣớc trên thế giới. Việc tìm hiểu, phân tích khái niệm, đặc điểm để tìm ra sự khác biệt của Manga với các loại hình truyện tranh khác đã nhận đƣợc sự quan tâm nghiên cứu của nhiều học giả Nhật Bản và nƣớc ngoài từ nhiều lĩnh vực khác nhau. Có những công trình nổi bật, liên quan đến đề tài luận án nhƣ sau: 7 2.1.1. Những nghiên cứu về Manga Từ những năm cuối thập kỷ 1950, nghiên cứu về Manga đã bắt đầu đƣợc tiến hành ở Nhật Bản. Trong giai đoạn này, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ các bài báo viết về những ấn phẩm Manga bị cho là “độc hại” đối với thanh, thiếu niên. Cho đến những năm cuối thập kỷ 1980, khi đã Manga phát triển ở đỉnh cao, thu đƣợc nhiều thành công ở cả thị trƣờng trong nƣớc và quốc tế thì các nghiên cứu bắt đầu mang tính học thuật. Những thuật ngữ cơ bản nhƣ “khái niệm Manga” hay các thuật ngữ sử dụng trong sáng tác Manga đã đƣợc trình bày trong cuốn Từ điển Manga Nhật Bản: Quà tặng cho người hâm mộ Manga toàn quốc của tác giả Shimizu Isao (1985) [66]; Nhập môn Manga học của Nigel C Benson (2001) [83]; Manga: 60 Years of Japanese Comics của tác giả Paul Gravett (2004)[52]... Các nghiên cứu trên đều khẳng định rằng, Manga là một thể loại hội họa có nguồn gốc ở Nhật Bản từ thế kỷ 12. Thuật ngữ “Manga” đƣợc họa sĩ lừng danh Katsushika Hokusai (1760 - 1849) dùng đầu tiên. Thủ pháp vẽ tranh trong Manga hiệ n đ ạ i chịu ảnh hƣởng của tranh châm biếm phƣơng Tây đầu thế kỷ XX, đến những năm 1950 đã đƣợc Osamu Tezuka sử dụng kết hợp với kỹ thuật chụp ảnh và quay video trong điện ảnh để tạo nên Manga hiện đại nổi tiếng ngày nay. Để lý giải cho câu hỏi “Tại sao Manga lại thành công nhƣ vậy?” các nhà nghiên cứu tiếp cận nghiên cứu từ hai góc độ, (1) Từ góc độ nghệ thuật biểu hiện của hội họa nhƣ thủ pháp vẽ tranh, bố cục khung tranh..., (2) Từ góc độ văn học nhƣ: nội dung cốt truyện, sự phong phú về chủ đề. (1) Từ góc độ của nghệ thuật biểu hiện (hội họa). Các học giả đều cho rằng Manga có nguồn gốc từ một loại tranh dân gian ở thế kỷ thứ 6 và tranh liên hoàn của Nhật Bản ở thế kỷ thứ 12 và là kết quả của sự kết hợp giữa thủ pháp vẽ đơn giản, phóng túng, hoang tàng, lối diễn đạt cƣờng điệu, cuốn hút ngƣời đọc vào những điểm nhấn trong bức tranh của lối vẽ cổ với kỹ thuật chụp ảnh và quay phim của thời hiện đại. Điều này đã đƣợc phân tích rõ trong nghiên cứu “Văn hóa Manga Nhật Bản” của tác giả Natsume Fusanosuke (2000) [44]; “Nhập môn Tâm lý học Manga”(2001) [68] của tác giả Kyo Taro và Naga Oka ; “Ponchi: Nghiên cứu 8 văn hóa biểu hiện”của tác giả Misuzu Kubota (2002)[74]; “Manga: 60 Years of Japanese Comics” (2004) [52] của tác giả Paul Gravett; “Nghiên cứu lý luận biểu hiện trong Manga" Kyotaro Nagano (2005)[77]... (2) Từ góc độ văn học (nội dung và cốt truyện). Điều này cũng đƣợc hai nhà nghiên cứu Xã hội học Miyahara Kojiro và Ogino Masahiro phân tích kỹ khi so sánh Manga của Nhật Bản với comics của Mỹ trong nghiên cứu “Xã hội học Manga” (2001) [89]. Trong nghiên cứu “Nhật Bản đất nước của Manga: Văn hóa đại chúng của Nhật Bản. tính khả năng của văn hóa thị giác” (2007) [62] của học giả ngƣời Đức Jaqueline Berndt đã so sánh Manga của Nhật Bản với comics của Đức. Tác giả đã chỉ ra sự thu hút của Manga đối với bạn đọc không chỉ bởi tính thẩm mỹ, tính thị giác, mà Manga còn rất phong phú về chủng loại, chủ đề, cốt truyện hấp dẫn, đáp ứng rất tốt nhu cầu giải trí của tất cả mọi tầng lớp trong xã hội Nhật Bản hiện đại. Chính vì vậy, đây là một sản phẩm văn hóa đại chúng tiêu biểu của Nhật Bản ở thế kỷ XX. 2.1.2. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của Manga đến thanh, thiếu niên Nhật Bản Nhƣ đã trình bày ở trên, Manga đƣợc nghiên cứu từ những năm cuối thập niên 1950, nghiên cứu ở thời kỳ này chủ yếu là các bài báo tập trung vào phê phán các tác phẩm Manga bị cho là “độc hại” đối với thanh, thiếu niên. Từ những năm 1980, khi đời sống kinh tế của đại đa số ngƣời dân Nhật Bản đƣợc sung túc; xã hội văn minh, dân chủ; có một nền văn hóa mở, tiệm cận với văn hóa phƣơng Tây... đã hình thành nên một nền văn hóa đại chúng của tầng lớp thanh niên trẻ. Thời kỳ này Manga Nhật Bản cũng phát triển đạt đến đỉnh cao về nghệ thuật biểu hiện, sự đa dạng về chủng loại, phong phú về nội dung. Lúc này đã xuất hiện hai luồng nghiên cứu trái chiều về ảnh hƣởng của Manga: (1) Những nghiên cứu cho rằng Manga có ảnh hƣởng tiêu cực đến thanh, thiếu niên. Chính sự đa dạng về nội dung, chủ đề, hình thức thể hiện nhƣ đã nêu ở trên mà Manga đã chứa đựng trong đó cả sự “hỗn tạp”, tiêu cực, “biến thái” và thiếu chuẩn mực. Nguyên nhân của nhiều vụ án hình sự, nhiều hành vi phạm tội 9 đƣợc cho là có liên quan đến việc đọc Manga. Chính vì vậy, đã có nhiều nghiên cứu cả về lý luận và thực chứng về những ảnh hƣởng tiêu cực của Manga đến thanh, thiếu niên. Các công trình nghiên cứu theo hƣớng này thƣờng là của các nhà nghiên cứu giáo dục, các nhà nghiên cứu thuộc tổ chức Hội cha mẹ học sinh Nhật Bản, nghiên cứu xã hội học và các nhà nghiên cứu tội phạm Trong một số thể loại Manga có nhiều cảnh miêu tả về bạo lực và giới tính, bị đánh giá là có ảnh hƣởng không tốt đến thanh, thiếu niên nhƣ ảnh hƣởng đến sự phát triển tâm, sinh lý và có thể dẫn đến những hành vi phạm tội của trẻ vị thanh niên. Điển hình là bài nghiên cứu “Khái quát và triển vọng nghiên cứu liên quan đến Manga dưới góc độ Tâm lý học”, của Ieshima Akihiko (2007)[59], trƣờng đại học Kyoto. Ông đã đƣa ra cách phân loại “Manga độc hại” và “Manga không độc hại”. Nghiên cứu “Tại sao phải phải ban hành qui chế đối với Manga” của Nagaokao Kayoshi Yuki (2010) [92] đã giới thiệu và giải thích lý do tại sao cần có những quy chế quy định đối với những loại Manga bị đánh giá là mang tính khiêu dâm. Các học giả đã phân tích rằng, do tác hại mang tính cộng hƣởng của Manga và phim hoạt hình (Anime), đặc biệt là tính bạo lực và khiêu dâm đã trở thành một vấn đề đáng lo ngại đối với thanh, thiếu niên. (2) Những nghiên cứu cho rằng Manga có ảnh hƣởng tích cực đến thanh, thiếu niên. Đến những năm cuối thế kỷ XX khi “làn sóng Manga” lan rộng và đƣợc ƣa chuộng ở nhiều nƣớc trên thế giới thì có nhiều ý kiến cho rằng cần phải nhìn nhận và đánh giá lại vai trò của Manga đối với thanh, thiếu niên. Đặc biệt, sang thế kỷ XXI, khi Nhật Bản quyết định Manga là một trong những phƣơng tiện để triển khai ngoại giao văn hóa thì các nghiên cứu về ảnh hƣởng tích cực của Manga đƣợc chú trọng. Điển hình nhƣ trong kết quả nghiên cứu “Mô hình nhân vật lý tưởng ảnh hưởng đến cuộc sống lý tưởng”(2006) [58], Ieshima Akihiko đã khái quát năm ảnh hƣởng của Manga đến thanh, thiếu niên Nhật Bản, đó là: (1) tình yêu, (2) tình bạn, (3) sự nỗ lực, (4) nhân sinh quan và thế giới quan, (5) kiến thức. [58, tr.7]. Manga đƣợc thừa nhận có tác dụng rất tốt đối với các em nhỏ, đặc biệt hình ảnh động trong Manga đã kích thích tính sáng tạo, có tác dụng gợi mở trí tƣởng tƣợng cho trẻ em nhiều hơn những loại hình ấn phẩm khác; Nội dung cốt 10 truyện và hình tƣợng nhân vật có ảnh hƣởng tích cực đến hình thành nhân cách, nhân sinh quan, thế giới quan, cũng nhƣ nâng cao tri thức và giúp các em học chữ Hán tốt hơn Trong nghiên cứu “Khái quát và triển vọng nghiên cứu liên quan đến Manga dưới góc độ Tâm lý học” của Ieshima Akihiko (2007) [57], cũng cho rằng bên cạnh những Manga bị đánh giá là đã ảnh hƣởng tiêu cực thì cũng có rất nhiều tác phẩm Manga có ảnh hƣởng tốt đến thanh, thiếu niên. 2.2. Nghiên cứu của các học giả Việt Nam 2.2.1. Những nghiên cứu về Manga Manga có mặt ở Việt Nam từ năm 1992 nhƣng phải đến những năm 2000 mới bắt đầu có xuất hiện nghiên cứu về Manga nhƣ: Luận văn Thạc sĩ “Truyện tranh Manga Nhật Bản và những bài học kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam”, chuyên ngành văn hóa học của Hạ Thị Lan Phi đã đề cập một cách khái quát về khái niệm, đặc điểm và thể loại của Manga. Nhƣng trong khuôn khổ một luận văn thạc sĩ, tác giả mới chỉ đề cập đến việc phân loại Manga theo lứa tuổi, chứ chƣa đƣa ra cách phân chia theo thể loại và chủ đề của Manga, cũng nhƣ chƣa đề cấp đến những đặc điểm tạo nên sức hút cho Manga không chỉ ở Nhật Bản, mà cả ở thị trƣờng nƣớc ngoài. Có một số bài tạp chí, nhƣ “Vài nét về Manga Nhật Bản” của tác giả Hạ Thị Lan Phi (2004), trên Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á [11]; “Manga qua các thời kỳ lịch sử”(2005), Tạp chí Nghiên cứu Nhật Bản và Đông Bắc Á [12, tr.,42-56];...; Hội thảo “Khám phá bản sắc văn hóa trong truyện tranh (Manga) và Anime (phim hoạt hình) Nhật Bản”, do quỹ Toyota, Lãnh sứ quán Nhật Bản tại thành phố Hồ Chí Minh và Nhà xuất bản Trẻ phối hợp tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh vào cuối năm 2005; Trong triển lãm “Không gian mới của Manga: Nghệ thuật truyện tranh đương đại Nhật Bản” do Quỹ Giao lƣu Quốc tế Nhật Bản tổ chức năm 2011, “Truyện tranh Việt Nam: Nhìn từ kinh nghiệm Manga Nhật Bản” của tác giả Lê Văn Sửu đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Mĩ thuật (2011) [15], “Sơ lược về quá khứ và hiện tại của văn hóa Manga của Việt Nam” ( ベトナムの漫画文化:その過去と現在の概説) của tác giả Nguyễn Hồng Phúc (2014) đăng trên Tạp chí International Manga Research Center, Kyoto Seka University [101] công bố bằng tiếng Nhật;... C á c bài viết trên đã đề cập đến 11 lịch sử hình thành, phát triển, vai trò và vị trí của Manga trong xã hội Nhật Bản. Tuy nhiên, vì trong khuôn khổ là các bài báo và tạp chí nên nội dung nghiên cứu của các bài viết chƣa sâu, mới chỉ dừng lại ở mức độ đề cập hoặc giới thiệu một cách khái quát về các vấn để nêu trên. 2.2.2. Những nghiên cứu về ảnh hưởng của Manga tại Việt Nam Nhƣ đã trình bày ở trên, Manga Nhật Bản đã có mặt ở Việt Nam hơn 20 năm, bạn đọc Manga đã bƣớc sang thế hệ thứ hai, có hơn 90% thanh, thiếu niên ở các thành phố lớn đọc Manga, vì thế, chúng ta có thể khẳng định rằng Manga có tác động nhất định đến lứa tuổi này. Nhƣng, việc nghiên cứu ảnh hƣởng của Manga đến thanh, thiếu niên nói chung và lứa tuổi học sinh phổ thông nói riêng ở Việt Nam chƣa đƣợc chú ý nhiều. Các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở cấp độ luận văn thạc sĩ, cử nhân, các bài báo, bài tạp chí đăng trên các báo và tạp chí trong và ngoài nƣớc. Sang đầu thế kỷ XXI, đã xuất hiện những bài báo về ảnh hƣởng của Manga Nhật Bản đến trẻ em Việt Nam, nhƣ bài viết “Truyện tranh Việt Nam: Một nhu cầu lớn” đăng trên báo Phụ nữ ngày 27/9/2003; “Cần quan tâm đến trẻ em đọc truyện tranh Nhật Bản” của tác giả Thanh Hoa đăng trên báo Phụ nữ Thủ đô năm 2004 [5];.... Trong luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Truyện tranh Manga Nhật Bản và những bài học rút ra cho Việt Nam của Hạ Thị Lan Phi có đề cập đến ảnh hƣởng tiêu cực của Manga ở Việt Nam. Tuy nhiên, kết quả nghiên cứu của các tác giả mới chỉ dừng lại ở mức độ tổng hợp và phân tích các tài liệu trƣớc đó, tính thực chứng của tài liệu chƣa cao. Hơn nữa, ở thời kỳ này do chính sách ngoại giao văn hóa của Nhật Bản có nhiều thay đổi, nếu nhƣ ở giai đoạn thập niên 1980, 1990 chính phủ Nhật Bản thƣờng lựa chọn các nghệ sĩ có tên tuổi làm đại sứ văn hóa trong các hoạt động giao lƣu, quảng bá văn hóa ra nƣớc ngoài thì sang giai đoạn cuối thập niên 1990, đầu thế kỷ 21 đại sứ văn hóa đã đƣợc thay thế bằng các nhân vật Manga nhƣ Đôraemon, Helo Kitty, các cô bé đóng các nhân vật trong Manga, hoạt hình. Công nghiệp giải trí, đặc biệt là Manga, Anime ngoài vai trò kinh tế, còn đƣợc thừa nhận là một trong những nguồn lực sức mạnh mềm của Nhật Bản trong quan hệ quốc tế ở thế kỷ XXI. Ngoài ra, chính sách ngoại giao, kinh tế của Nhật Bản ở thời kỳ hiện nay đã có 12 những thay đổi “hƣớng về Châu Á”. Chính vì vậy, vấn đề đọc Manga tại các nƣớc châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng đã thu hút sự quan tâm của các cơ quan ngoại giao, các tổ chức văn hóa, kinh tế, các nhà nghiên cứu từ nhiều lĩnh vực. Một số học giả và tổ chức nƣớc ngoài bắt đầu quan tâm đến việc đọc Manga Nhật Bản tại các nƣớc trong khu vực, trong đó có các nghiên cứu về sự ảnh hƣởng của Manga tại Việt Nam. Điển hình, nhƣ vào năm 2009, Văn phòng của Tổ chức Xúc Tiến Thƣơng Mại Nhật Bản (JETRO) tại Hà Nội đã tiến hành điều tra khảo sát thị trƣờng văn hóa giải trí của Nhật Bản tại Việt Nam [98]. Đây là một báo cáo khảo sát thị trƣờng, mang tính kinh tế. Trong báo cáo khảo sát, nhóm nghiên cứu đã công bố kết quả khảo sát số lƣợng Manga nhập khẩu chính thức, không khảo sát và đánh giá mức độ tác động cũng nhƣ là lƣợng Manga nhập khẩu không chính thức, bất hợp pháp ở Việt Nam cho đến năm 2009. Ngày 22/7/2011, công ty Vina research, một công ty của Nhật Bản chuyên nghiên cứu về thị trƣờng tại Việt Nam, đã công bố kết quả khảo sát về “Sự quan tâm đến văn hóa Nhật Bản” (công bố bằng tiếng Nhật), chủ yếu là Manga [102], đối tƣợng là thanh, thiếu niên Việt Nam tuổi từ 16 đến 25 trên phạm vi toàn quốc. Đây là điều tra mang tính thăm dò thị trƣờng nhƣng kết quả đã phần nào cho thấy thói quen, sở thích và mức độ ảnh hƣởng của Manga đến thanh, thiếu niên Việt Nam. Tuy nhiên, phạm vi của điều tra này tƣơng đối rộng, số lƣợng điều tra thấp (200 ngƣời), mục tiêu khảo sát từ góc độ kinh tế và dừng ở mức độ khảo sát tình hình đọc Manga; Báo điện tử Asahi Nhật Bản ngày 18/12/2011 đã đăng bài viết của tác giả Chikushima Minoru với tiêu đề “Tình hình Manga ở Hà Nội, Việt Nam”[103]. Bài viết là kết quả của nghiên cứu điều tra phỏng vấn giáo viên, học sinh, một số cá nhân kinh doanh hiệu sách và đại diện Nxb Kim Đồng tại Hà Nội về tình hình nhập khẩu, xuất bản và thái độ đối với Manga Nhật Bản của học sinh tiểu học, trung học cơ sở. Nhìn chung, nghiên cứu của các học giả nƣớc ngoài và các tổ chức Nhật Bản mới chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát thực trạng đọc nhƣ: thái độ, hành vi, sở thích đọc Manga của thanh, thiếu niên Việt Nam, mục đích chính của các nghiên cứu này nhằm tìm hiểu thị trƣờng Manga tại Việt Nam của chính phủ Nhật Bản chứ không quan tâm đến nghiên cứu mức độ tác động của loại hình ấn phẩm này đến đời sống văn hóa tinh thần của đối tƣợng bạn đọc Việt Nam. 13 Sau khi Văn phòng Quỹ Giao lƣu Văn hóa Quốc tế Nhật Bản chính thức đặt tại Việt Nam (năm 2008), đã tạo điều kiện và hỗ trợ nhiều nhà nghiên cứu Việt Nam nhận đƣợc học bổng nghiên cứu về vấn đề này từ các quỹ thuộc Chính phủ và phi Chính phủ Nhật Bản. Đã có các kết quả nghiên cứu công bố trên tạp chí của các Viện nghiên cứu, thuộc các trƣờng đại học danh tiếng tại Nhật Bản, điển hình nhƣ một số bài viết sau: “Văn hóa giới trẻ Việt Nam: Nhìn từ Manga Nhật Bản” (ベトナムの若 者文化:マンガを中心) [99,tr.,145-157] của tác giả Phạm Hoàng Hƣng (2011), đăng trên tạp chí International Manga Research Center, Kyoto Seka University, công bố kết quả điều tra xã hội học đƣợc tác giả tiến hành vào năm 2011 về “Sự quan tâm của thanh, thiếu niên Hà Nội về Manga Nhật Bản”, đối tƣợng khảo sát là học sinh và sinh viên đang học tập tại các trƣờng thuộc TP Hà Nội. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát tình hình đọc Manga của thanh, thiếu niên mà chƣa nghiên cứu các mức độ tác động, phƣơng diện tác động của loại hình văn hóa này đến sự trƣởng thành, sự hình thành và phát triển nhân cách của các em. Bài viết “Sơ lược về quá khứ và hiện tại của văn hóa Manga của Việt Nam” (ベトナムの漫画文化: その過去と現在の概説) của tác giả Nguyễn Hồng Phúc (2014), cũng đăng trên tạp chí International Manga Research Center, Kyoto Seka University, [101,tr.,119 ~143] đã nghiên cứu khái quát về Manga ở Nhật Bản và có đối chiếu, so sánh sự khác biệt trong quan niệm, chủng loại, văn hóa đọc Manga Nhật Bản tại Việt Nam. Đây là một bài nghiên cứu so sánh về quá trình hình thành, phát triển. đồng thời phân tích cách nhìn nhận, đánh giá về truyện tranh ở hai nƣớc. Bài viết “Ảnh hưởng của Manga Nhật Bản đến thanh, thiếu niên ở Việt Nam” của tác giả Hạ Thị Lan Phi (2015) đăng trên tạp chí Viện Nghiên cứu Khoa học Xã hội, Đại học Senshu [100] đã công bố những nghiên cứu mang tính thực chứng của tác giả về ảnh hƣởng của Manga Nhật Bản đến lứa tuổi thanh, thiếu niên Việt Nam, nhƣng trong phạm vi của một bài tạp chí nên các bài viết trên vẫn chƣa đƣa ra các phân tích, đánh giá sâu về mức độ ảnh hƣởng của Manga đến HSPT. Tại Việt Nam, cũng có một số nghiên cứu về ảnh hƣởng của Manga đến bạn đọc Việt Nam, nhƣ bài viết “Những tác động của truyện tranh đến độc giả” của tác 14 giả Lê Văn Sửu (2014) [16], đã gợi mở hƣớng tiếp cận nghiên cứu ảnh hƣởng của truyện tranh. Tác giả cho rằng ảnh hƣởng của truyện tranh đến độc giả thƣờng nổi bật ở ba khía cạnh, đó là: tác động thẩm mĩ, tác động giáo dục và tác động giải trí. Tuy nhiên, bài viết mới chỉ là nghiên cứu phân tích từ góc độ lý thuyết mà chƣa đi vào nghiên cứu thực chứng để chứng minh và đo các mức độ ảnh hƣởng mà tác giả đã nêu ra. Tóm lại: Tổng quan tình hình nghiên cứu cho thấy một số vấn đề sau: (1) Manga đã đƣợc các nhà nghiên cứu Nhật Bản và các nƣớc trên thế giới nghiên cứu và phân tích một cách tƣơng đối đầy đủ. Các học giả đi trƣớc đã tổng hợp, phân tích và khái quát các đặc trƣng nổi bật của Manga, từ bình diện so sánh với truyện tranh (comics) của các nƣớc phƣơng Tây nhƣ Đức, Mỹ...ở cả hai góc độ hội họa, văn học và cả quá trình sáng tác Manga để nêu bật đƣợc sự khác biệt cũng nhƣ lý giải đƣợc sức hút của nó đối với lứa tuổi thanh, thiếu niên. Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, NCS kế thừa các kết quả nghiên cứu của các học giả đi trƣớc, một lần nữa khẳng định “Manga là một loại hình truyện tranh, mang tính giải trí”. Từ sự phân loại Manga của các học giả nƣớc ngoài, NCS chú trọng đến sự khác biệt của Manga khi so sánh với các loại hình truyện tranh của các quốc gia khác, đồng thời nhận diện thể loại Manga xuất bản, lƣu hành ở Việt Nam. NCS cũng nhấn mạnh rằng, Manga Nhật Bản có sức thu hút đối với độc giả Việt Nam không chỉ bởi các yếu tố trên mà còn bởi yếu tố văn hóa nƣớc ngoài và thời điểm du nhập của loại hình này. (2) Nghiên cứu ảnh hƣởng của Manga đối với thanh, thiếu niên tại Nhật Bản đã bắt đầu từ những năm 1950. Thời kỳ đầu mới chỉ xuất hiện các nghiên cứu về tính tiêu cực. Đến những năm cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI, khi Manga tạo nên “làn sóng” tại thị trƣờng nƣớc ngoài thì các nhà nghiên cứu mới nhìn nhận lại vai trò của nó. Manga đƣợc thừa nhận có nhiều ảnh hƣởng tích cực đến sự hình thành nhân sinh quan, thế giới quan, tác động đến trí tƣởng tƣợng của thanh, thiếu niên nói chung. (3) Nghiên cứu ảnh hƣởng của Manga đến thanh, thiếu niên nói chung và lứa tuổi học sinh phổ thông nói riêng ở Việt Nam đã đƣợc chú ý. Nhƣng, các công 15 trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở cấp độ luận văn thạc sĩ, cử nhân, các bài báo, bài tạp chí đăng trên các báo và tạp chí trong và ngoài nƣớc. + Các nghiên cứu của học giả nƣớc ngoài phong phú hơn, chi tiết hơn so với nghiên cứu của các học giả Việt Nam. Tuy nhiên, các nghiên cứu này xuất hiện vào giai đoạn sau khi Chính phủ Nhật Bản thay đổi chính sách ngoại giao “hƣớng về châu Á” và công bố “Chiến lƣợc Ngoại giao văn hóa” coi Manga là nguồn lực sức mạnh mềm của Quốc gia. + Các nghiên cứu công bố của các học giả Việt Nam tại Nhật Bản nhiều hơn, sâu hơn các nghiên cứu công bố tại Việt Nam. + Các nghiên cứu dù là của học giả nƣớc ngoài hay trong nƣớc khi nghiên cứu Manga ở Việt Nam mới chỉ dừng lại ở mức độ khảo sát điều tra thị trƣờng (mang tính kinh tế), nghiên cứu hành vi đọc, tình hình xuất bản,... mà chƣa nghiên cứu tác động của Manga đến bạn đọc Việt Nam. Nhƣ vậy, các nghiên cứu này xuất phát từ mục đích tìm hiểu mức độ tiêu thụ, thái độ của bạn đọc Việt Nam với Manga Nhật Bản. Nhằm phục vụ nhu cầu mở rộng thị trƣờng, quảng bá hình ảnh đất nƣớc, con ngƣời của Chính phủ Nhật Bản, chƣa chú trọng nghiên cứu ảnh hƣởng của Manga đối với độc giả nói chung, đến HSPT Hà Nội nói riêng một cách toàn diện, sâu sắc. Chƣa có đề tài nào tiếp cận từ góc độ văn hóa học, đặt loại hình văn hóa này trong bối cảnh xã hội hai nƣớc, so sánh, đối chiếu và chỉ ra mức độ, cũng nhƣ các phƣơng diện ảnh hƣởng của Manga đến sự trƣởng thành của lứa tuổi HSPT. Đây là vấn đề khoa học trọng tâm, cần hoàn thiện của luận án. 3. Mục đích và nhiệm vụ ng...rải rộng khắp thế giới, với thời gian từ quá khứ đến hiện tại, tƣơng lai, Manga đã đáp ứng đƣợc nhu cầu giải trí của mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp trong xã hội. Chính vì vậy, nó đƣợc đánh giá là một loại hình văn hóa đại chúng tiêu biểu của Nhật Bản trong thời kỳ hiện đại. (3) Tính hiện thực trong xây dựng hình tượng nhân vật Các phẩm chất thể hiện tinh thần của con ngƣời Nhật Bản nhƣ: sự nỗ lực, lòng vị tha, tình bạn, tình đoàn kết đồng đội,... đƣợc các họa sĩ khai thác và phác họa thành 31 công trong các tác phẩm Manga của mình. Một trong những nét khác biệt trong xây dựng hình tƣợng nhân vật trong Manga Nhật Bản là không xây dựng những con ngƣời hoàn thiện, siêu đẳng nhƣ Spiderman (ngƣời Nhện); Batman (ngƣời Dơi); Superman (Siêu nhân) trong các tác phẩm comics của các nƣớc phƣơng Tây. Manga cũng không xây dựng những nhân vật hoàn toàn xấu xa nhƣ tên tể tƣớng Iznogoud (trong bộ comics cùng tên) mà Manga Nhật Bản phản ánh một cách chân thực nhất văn hóa, tƣ duy của ngƣời dân Nhật Bản. Trong mỗi một con ngƣời có tính anh hùng và hèn nhát, tính cao thƣợng và tiểu nhân, tính ƣớc mơ gắn liền với dã tâm... Con ngƣời trong Manga luôn đƣợc miêu tả hiện thực nhƣ bản chất vốn có của nó trong cuộc sống. Hình tƣợng nhân vật trong Manga đƣợc ví giống nhƣ đất nƣớc Nhật Bản không đƣợc thiên nhiên ƣu đãi, không giàu tài nguyên khoáng sản, quanh năm thiên tai động đất, núi lửa, nhƣng nhờ nghị lực, ý chí và sự nỗ lực, con ngƣời Nhật Bản đã tạo nên kỳ tích đƣa nền khoa học kỹ thuật phát triển, nền kinh tế vƣơn lên vị trí thứ hai trên thế giới. Các nhân vật anh hùng trong Manga không chứa đựng sẵn trong mình tố chất anh hùng mà trải qua khó khăn, gian khổ, bằng nghị lực, ý chí vƣơn lên, làm nên những hành động anh hùng. Khác với comics, các yếu tố siêu nhiên có tính chất tâm linh nhƣ phép thuật, bùa chú, ma quỷ, linh hồn... ít đƣợc đề cập trong Manga, nhƣng bằng hình vẽ các nét biểu cảm miêu tả nội tâm, tình cảm, trạng thái tâm lý của nhân vật đƣợc lột tả một cách đầy đủ và sâu sắc nhất. Theo Jonathan Landfriend, 28 tuổi, một diễn giả chuyên về Manga, thì một trong các yếu tố tạo nên sức thu hút của Manga đó là “tính hiện thực”. Cho dù Manga đề cập rất nhiều đến mặt bạo lực, huyễn hoặc, siêu thực,... nhƣng ở đó mẫu ngƣời hoàn thiện nhƣ siêu nhân không tồn tại. “Những nhân vật của Manga chỉ là những con người bình thường và thường là những con người đã trải qua vô số lần thất bại”[39, tr.46]. Tác giả Tezuka cũng từng nói: “Tiềm lực của Manga không chỉ là gây cười, mà còn tạo ra nước mắt, sợ hãi hay tức giận. Tôi xây dựng những câu chuyện có kết thúc không nhất thiết phải thực sự tốt đẹp” [39,tr.,8]. (4) Tính “ngoại lai” và “hiệu ứng boomerang” trong Manga Có thể nói, các họa sĩ Manga đã rất thành công trong việc tái hiện, truyền tải văn hóa, lịch sử, con ngƣời Nhật Bản nhất là trong thể loại Manga về những câu 32 truyện cổ, thần thoại. Dựa trên nền tảng và motif chủ đạo này, các tác giả luôn muốn đƣa vào tác phẩm những chất liệu Nhật, lối sống và suy nghĩ kiểu Nhật, ví dụ, bộ Manga Urusei Yatsura của nữ họa sĩ Rumiko đƣợc mệnh danh là kho tàng về văn hóa và con ngƣời ở xứ sở Mặt trời mọc. Inu Yasha là toàn cảnh Nhật Bản vào thời Chiến Quốc với những phong tục tập quán và con ngƣời Nhật Bản rất đặc trƣng. Tuy vậy, văn hóa nƣớc ngoài, đặc biệt là văn hóa Âu – Mỹ cũng có nhiều tác động đến sự thành công của nền công nghiệp Manga Nhật Bản. Vẫn có sự ẩn, hiện của hoạt hình Walt Disney, truyện tranh Tây phƣơng (The Hulk, Fantastic Four, Spider−Man, Archie) trong nội dung và phong cách vẽ tranh Manga Nhật Bản hiện đại. Cũng trong cuốn sách L'Asie en nous (Châu Á ở nơi chúng ta), Anne Garrigue đã viết: “Người Nhật cực giỏi trong hấp thụ văn hóa của nước khác, tiêu hóa, rồi chuyển hóa nó thành một sản phẩm lai rất độc đáo” [105, tr.56]. Sự lai hóa này đƣợc các chuyên gia gọi là “hiệu ứng boomerang”, nghĩa là lấy cảm hứng từ nƣớc ngoài (thƣờng là từ thần thoại, văn học phƣơng Tây) để tạo ra một sản phẩm riêng của mình mang nhãn hiệu “made in Japan”, để cuối cùng bán ngƣợc lại cho các nƣớc. Một thí dụ điển hình cho cách thức “ngoại lai” này của ngƣời Nhật là việc họ tạo nên chú mèo nhỏ Hello Kitty màu hồng và trắng, không có miệng, biểu tƣợng cho tính chất kawaii Nhật Bản (xinh xắn, nhỏ nhắn, dễ thƣơng) do Hãng Sanrio chế tạo năm 1974. Hello Kitty đã đem về cho nƣớc Nhật 700 triệu euro. Đƣợc coi là một sản phẩm “made in Japan” nhƣng tác giả của chú mèo lại thừa nhận rằng: nguyên mẫu của Hello Kitty là một chú mèo Anh sống ở ngoại ô London. Rất nhiều tác phẩm Manga nổi tiếng đã sử dụng những câu chuyện thần thoại, văn hóa lịch sử, đặc biệt là của các nƣớc phƣơng Tây làm bối cảnh, cốt truyện. Ví dụ, nhƣ câu chuyện Barusaiyu no Bara (Hoa hồng Vecxây), bối cảnh câu chuyện dựa vào bối cảnh lịch sử có thật của cuộc cách mạng Tƣ sản pháp, thế kỷ XVIII. Tuy nhiên, các nhân vật chính đã đƣợc hƣ cấu cho thêm phần hấp dẫn. Cũng có nhiều tác phẩm Manga có nội dung dựa theo một câu chuyện nổi tiếng của nƣớc ngoài, nhƣng đã đƣợc các tác giả mạnh dạn sửa chữa nội dung và những chi tiết trong các tác phẩm đó, nhƣ bộ Manga Rapuzel của họa sĩ Shiho Shigiura là một ví 33 dụ. Tác giả đã dựa theo câu chuyện cổ tích nổi tiếng của Đức trong bộ sƣu tập Truyện cổ Grimm kể về cô gái Rupuzel bị mụ phù thủy nhốt trên một ngọn núi cao, hoàng tử dùng hai bím tóc rất dài của cô leo lên đỉnh tháp giải thoát cho cô. Đây là câu chuyện mà bất kỳ trẻ em nào ở Đức và nhiều nƣớc trên thế giới đều biết. Nhƣng khi chuyển thể sang Manga, lại là câu chuyện về hành trình của một chàng trai bộp chộp, nhƣng hào hiệp đi giải cứu nam thiếu niên xinh đẹp Rapuzel. Điều khác biệt lớn trong Manga là tác giả đã tạo nên một mối tình lãng mạn, kết thúc có hậu giữa chàng thiếu niên xinh đẹp, ngây thơ Rapuzel và nữ giám mục yêu quái, lạnh lùng Wild. Chính sự thay đổi này đã khiến cho độc giả phƣơng Tây vừa nhƣ cảm nhận đƣợc sự “thân quen, gần gũi” trong cốt truyện, vừa ngạc nhiên, bất ngờ với cái mới, với sự sáng tạo và phát triển cốt truyện của tác giả. Hay, nhƣ trong bộ Manga Oh! My Goddess (Ah! Megami Sama) của Kosuke Fujishima, các nhân vật trong bộ Manga đƣợc xây dựng từ nguyên mẫu của nhiều nhân vật trong thần thoại của nhiều nƣớc khác nhau. Ba nhân vật nữ chính có nguyên mẫu từ ba vị thần Norms cùng tên trong thần thoại Scandinavi và thần thoại Bắc Âu. Urd – vị thần quá khứ, vận số; Verdandi – vị thần hiện tại, Douglas McGreay, trong bài viết mang tựa đề “Japan's gross national cool” đã viết rằng: “cái “made in Japan” đã nhường chỗ cho cái “made of Japan”, khi nó mang những giá trị của một nước Nhật ở thời kỳ mà người ta gọi là “Japan cool” [47]. Cũng chính vì vậy, ngay từ những năm cuối thập kỷ 1970, đầu thập kỷ 1980, Manga Nhật Bản đã trở nên gần gũi và đƣợc bạn đọc ở Mỹ và các nƣớc phƣơng Tây chào đón nồng nhiệt. (5) Không chú trọng đến hiệu ứng màu sắc Có một sự khác biệt giữa Manga và comic của Mỹ là các họa sĩ truyện tranh của Mỹ rất chú trọng đến hiệu ứng màu sắc. Có thể thấy, kết quả nghiên cứu phản ứng tâm lý ngƣời đọc qua màu sắc đƣợc các họa sĩ Mỹ vận dụng triệt để, 64 màu sắc đƣợc sử dụng trong comic đƣợc đánh giá là đem lại hiệu ứng căng thẳng, sợ hãi, vui, buồn, bình yên cho ngƣời đọc. Vì vậy, truyện tranh comic của Mỹ đƣợc in màu ở tất cả các trang, in trên giấy đẹp, màu sắc nổi bật. Đây là một trong những 34 đặc trƣng tiêu biểu của comic, nên thƣờng đƣợc các nhà nghiên cứu thƣờng dùng cụm từ “những cuốn comic đầy màu sắc” hay “thế giới màu sắc trong comic”, khi đề cập thủ pháp vẽ tranh trong truyện tranh của Mỹ. Nhƣng, Manga Nhật Bản thì khác biệt hẳn. Các tạp chí Manga của Nhật Bản chỉ có trang bìa và trang đầu tiên của mỗi chƣơng (của một tác giả) là đƣợc in màu, còn các trang nội dung đều là tranh đơn sắc (đen trắng, hoặc trắng cùng một màu khác) và đƣợc in bằng loại giấy chất lƣợng thấp nhƣ giấy tái chế. Khác với việc dùng màu sắc để tạo nên hiệu ứng tâm lý cho ngƣời đọc, Manga Nhật Bản lại nhấn mạnh đến các sắc thái biểu cảm của chính nhân vật và tính “động” của sự vật, hiện tƣợng bằng các nét vẽ đơn giản, mang tính phóng tác. Chính nhờ sự khác biệt này đã làm cho giá thành của một cuốn Manga thấp hơn comic rất nhiều. Mỗi một quyển tạp chí Manga thƣờng có độ dày từ 250 đến 700 trang, nhƣng chỉ có giá dao động từ 250 đến 400 yên. Mỗi quyển Manga dạng sách bìa mềm, cũng chỉ có giá khoảng 200 yên/ 1 tập. Các nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng vấn đề giá cả rẻ cũng là một yếu tố khiến Manga thu hút ngƣời tiêu dùng và văn hóa Manga có thể lan tỏa rộng. Điều này đã “đánh” đúng tâm lý bạn đọc là một tuần có thể bỏ ra 250 yên mua một cuốn tạp chí giải trí đọc trên tàu điện ngầm khi đi làm, đọc xong rồi bỏ đi mà sẽ không cảm thấy nuối tiếc. Việc đều đặn hàng tuần dùng một lƣợng tiền nhỏ để mua một cuốn Manga, sẽ khiến tâm lý bạn đọc hài lòng với bản thân rằng họ đã không hoang phí tiền, tuy số tiền chi phí trong một năm cho Manga cũng không hề thấp. Tuy nhiên, theo nghiên cứu và đánh giá của Tổ chức Xúc tiến Mậu dịch Nhật Bản (viết tắt là JETRO) công bố năm 2009 thì một cuốn Manga có giá bán ở Nhật Bản khoảng từ 150 đến 210 yên (sấp xỉ khoảng 30 ~ 40.000 đồng) khi nhập khẩu về Việt Nam đƣợc dịch và in làm hai cuốn, giá mỗi cuốn từ 16.000 đồng, so với thu nhập và mức sống của ngƣời dân Việt Nam thì mức giá này không phải là rẻ [98]. Nhƣ vậy, nhờ sự kết hợp tài tình giữa yếu tố truyền thống và hiện đại trong thủ pháp vẽ tranh, Manga Nhật Bản đã đem lại cho ngƣời xem cảm giác sống động nhƣ đang đƣợc xem một tác phẩm điện ảnh. Manga là thể loại ẩn phẩm giải trí dành cho tất cả mọi lứa tuổi, mọi tầng lớp nên nội dung trong các ấn phẩm Manga phản 35 ánh đầy đủ mọi ngóc ngách trong đời sống văn hóa, xã hội và con ngƣời Nhật Bản trong cả quá khứ, hiện tại và cả tƣơng lai. Khác với những loại hình truyện tranh của các quốc gia khác nhƣ comic của Mỹ và các nƣớc phƣơng Tây, Manga không phải là những câu chuyện cổ tích bằng tranh, mà là một bức tranh lột tả hiện thực mọi mặt trong cuộc sống sinh hoạt của con ngƣời bằng những nét vẽ sống động. Nội dung chứa đựng trong các tác phẩm Manga không chỉ là những câu chuyện vui, hài hƣớc nhằm giải trí, mà nó bao gồm cả những vấn đề phức tạp về xã hội loài ngƣời, về những vấn đề mà ngƣời đọc cần phải suy ngẫm. Không đơn thuần là loại hình văn học dành cho trẻ em nên những chủ đề phản ánh mặt tiêu cực trong đời sống nhƣ tình dục, chiến tranh, cái chết, tận thế đều đƣợc phản ánh trong Manga một cách hiện thực nhất. Chính những đặc trƣng này đã khiến Manga trở nên khác biệt với những loại hình truyện tranh của các nƣớc khác. 1.1.2. Lý thuyết nghiên cứu Ở Nhật Bản khi phân tích ảnh hƣởng của Manga đến bạn đọc nói chung, các nhà nghiên cứu thƣờng dựa trên lý thuyết “Hiệu quả tác động của truyền thông đại chúng” để làm rõ mối tác động qua lại giữa phƣơng tiện truyền thông (Manga với tƣ cách là một loại hình ấn phẩm đọc giải trí) đến khán giả (bạn đọc). Trong luận án này, NCS đã vận dụng lý thuyết “Giao lƣu và tiếp biến văn hóa”, trong đó, Manga là một loại hình ấn phẩm giải trí của Nhật Bản du nhập vào Việt Nam, trở thành một sản phẩm đọc không thể thiếu của thanh, thiếu niên và nhi đồng Việt Nam, có ảnh hƣởng nhất định đến nhóm lứa tuổi này. 1.1.2.1. Lý thuyết “giao lưu và tiếp biến văn hóa” Thuật ngữ “giao lƣu và tiếp biến văn hóa” (acculturation) đƣợc cho là xuất hiện lần đầu tiên vào năm năm 1880, trong các báo cáo mang tính khoa học về dân tộc học Mỹ qua các cuộc thám hiểm và trong các công trình về phân loại ngôn ngữ bản địa Mỹ của John Wesley Powell (24/3/1834 – 23/9/1902) một nhà địa chất và thám hiểm ngƣời Mỹ. Thuật ngữ này đƣợc hiểu là hiện tƣợng xảy ra khi những nhóm ngƣời có văn hóa khác nhau, tiếp xúc lâu dài và trực tiếp gây ra những biến đổi mô thức (pattern) văn 36 hóa ban đầu của một nhóm hay cả hai nhóm. Ở phƣơng Tây, khái niệm này đƣợc dùng bởi những thuật ngữ khác nhau nhƣ trong tiếng Anh có thuật ngữ “Cultural Change” (trao đổi văn hoá); tiếng Pháp có thuật ngữ “Interpénétration de civilisations” (giao nhập giữa các nền văn minh); tiếng Tây Ban Nha có thuật ngữ “Trans culturation” (di chuyển văn hóa); Các thuật ngữ này đều có điểm chung đó là có hai hay nhiều hơn hai nền văn hóa tiếp xúc với nhau và có sự bổ sung làm phong phú cho một hoặc cả hai nền văn hóa, đáp ứng nhu cầu của cả hai nền văn hóa đó. Ở Việt Nam, khái niệm “Acculturation” đƣợc dịch ra nhiều cụm từ khác nhau nhƣ “giao lƣu, tiếp nhận văn hóa”; “tƣơng tác văn hóa”; “tiếp biến văn hóa”; “giao thoa văn hóa” và có nhiều khái niệm gần với thuật ngữ trên nhƣ: giao thoa văn hóa, cộng sinh văn hóa, tiếp xúc văn hóa,. cụm từ thông dụng nhất là “Giao lƣu và tiếp biến văn hoá”. Nếu quy luật kế thừa là sự khái quát hoá quá trình phát triển văn hoá diễn ra theo trục thời gian thì giao lƣu và tiếp biến văn hoá nhìn nhận sự phát triển văn hoá trong mối quan hệ không gian với nhiều phạm vi rộng hẹp khác nhau, tuỳ trình độ phát triển và đặc điểm riêng của mỗi dân tộc. Giao lƣu và tiếp biến văn hoá là sự gặp gỡ, thâm nhập và học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa. Trong quá trình này, các nền văn hoá bổ sung, tiếp nhận và làm giàu cho nhau, dẫn đến sự biến đổi, phát triển và tiến bộ văn hoá. Khái niệm “Acculturation/ giao lƣu và tiếp biến văn hóa” đƣợc nghiên cứu một cách khoa học từ năm 1918, từ thời kỳ này, các nhà nghiên cứu đã xem xét “giao lƣu và tiếp biến văn hóa” từ nhiều lĩnh vực khác nhau nhƣ: tâm lý học, nhân chủng học, xã hội học, để tiến hành nghiên cứu về sự biến đổi văn hóa của các nhóm di dân ngƣời Châu Âu đến Mỹ với các nhóm dân tộc thiểu số sinh sống lâu đời trên đất Mỹ. Điển hình nhƣ lý thuyết tâm lý đầu tiên về tiếp biến văn hóa của W.I. Thomas và Florian Znaniecki nghiên cứu về những ngƣời nông dân nhập cƣ Ba Lan tại Chicago, hai ông đã đƣa ra ba hình thức tiếp biến văn hóa tƣơng ứng với ba loại tính cách của những nông dân nhập cƣ này là: (1) Bohemian (tiếp nhận văn hóa bản địa, từ bỏ văn hóa gốc của họ), (2) Phi-li-(không tiếp nhận văn hoá bản địa, bảo tồn văn hóa gốc của họ), (3) kiểu sáng tạo (có khả năng thích ứng với văn hóa bản địa, đồng thời bảo tồn văn hóa 37 gốc của họ). Các ông cũng đã đƣa ra định nghĩa “acculturation” là “những thay đổi về tâm lý đƣợc gây ra bởi sự bắt chƣớc trong quá trình giao lƣu văn hóa”. Trong quá trình định cƣ trên đất Mỹ, nhóm cƣ dân da trắng đến từ Châu Âu cũng đã có những tác động làm cho văn hóa của các cƣ dân da màu bản địa thay đổi theo chiều hƣớng mà các nhà khoa học gọi là đồng hóa văn hóa (cultural assimilation) cƣ dân bản địa. Thomson khi nghiên cứu về vấn đề này đã đƣa ra nhận định mang tính lý thuyết nhƣ: (1) Văn hóa của cộng đồng lớn sẽ lấn lƣớt văn hóa của cộng đồng nhỏ, dẫn đến quá trình tiếp biến và đồng hóa văn hóa theo tự nhiên. Tiến trình này diễn ra chậm chạp khi mà các cá nhân thuộc cộng đồng nhỏ tham gia cùng sống trong một khu vực hoặc tham gia kinh kế với cộng đồng lớn. (2) Tiếp biến văn hóa sẽ hƣớng đến quá trình đồng hóa. Việc tiếp biến văn hóa hay đồng hóa văn hóa sẽ diễn ra liên tục, không có sự kết thúc dẫn đến sự đồng nhất, pha trộn, làm cho văn hóa của nhóm nhỏ hòa lẫn vào văn hóa của nhóm trội hơn. Việc này thƣờng diễn ra ở những thế hệ kế tiếp. Nhƣ vậy có thể thấy, giao lƣu tiếp biến văn hóa là kết quả biểu hiện sự biến đổi bộ phận văn hóa của tộc ngƣời (yếu hơn các tộc ngƣời khác về mặt dân số, kinh tế, chính trị,) trong xã hội đa tộc ngƣời. Sự biến đổi này là do các cá nhân trong tộc ngƣời tham gia vào các vị trí xã hội của nền văn hóa khác (có vai trò chi phối xã hội), nhƣ cùng sống chung trong một khu vực, cùng tham gia vào các hoạt động giáo dục, kinh tế, chính trị và rồi bản thân của cá nhân tự thay đổi cho phù hợp với văn hóa mới. Nhƣ vậy, một trong những nguyên nhân dẫn đến quá trình giao lƣu tiếp biến văn hóa là do sự tiếp xúc lâu dài giữa các tộc ngƣời khác nhau với các nền văn hóa khác nhau. Điều kiện để các nền văn hóa có thể tiếp xúc lâu dài, dẫn đến quá trình tiếp biến văn hóa là do những nhân tố nhƣ: Các dân tộc với nền văn hóa khác nhau cùng sống chung trong một khu vực có sự tƣơng đồng về mặt địa lý, lịch sử, kinh tế, chính trị nên dẫn đến quá trình giao lƣu tiếp biến văn hóa; Các tộc ngƣời cùng tham gia vào một thể chế chính trị, một hệ thống giáo dục nên cũng dẫn đến quá trình giao lƣu tiếp biến văn hóa. Giao lƣu tiếp biến văn hóa là sự tƣơng hỗ lẫn nhau giữa hai nền văn hóa. Sự tƣơng hỗ này có khi diễn ra không cân xứng dẫn đến kết quả sẽ có một nền văn hóa 38 bị hút vào trong một nền văn hóa khác hoặc bị thay đổi bởi một nền văn hóa khác, đôi khi có những trƣờng hợp cả hai nền văn hóa cùng thay đổi. Tuy nhiên, do biến động của lịch sử, xã hội nên các nhân tố dẫn đến giao lƣu và tiếp biến văn hóa cũng ngày càng trở nên đa dạng hơn. Trong thời kỳ hiện nay khi toàn cầu hóa, công nghệ thông tin và mạng xã hội phát triển thì quá trình giao lƣu và tiếp biến văn hóa không chỉ diễn ra khi các cá nhân tham gia vào các vị trí xã hội, đời sống sinh hoạt của nền văn hóa khác, không nhất thiết phải sống chung trong một khu vực, cùng tham gia vào các hoạt động giáo dục, kinh tế, chính trị để rồi bản thân của cá nhân, một nhóm ngƣời tự thay đổi cho phù hợp với văn hóa mới, mà có thể thông qua mạng internet, truyền thông, tiêu dùng văn hóa, cũng có thể cọ sát, tìm hiểu về các nền văn hóa khác và trƣờng hợp Manga Nhật Bản tại Việt Nam là một trong những ví dụ điển hình. 1.1.2.2. Vận dụng lý thuyết “Giao lưu và tiếp biến văn hóa” trong phân tích ảnh hưởng của Manga Nhật Bản đến học sinh phổ thông Hà Nội NCS vận dụng lý thuyết Giao lƣu và Tiếp biến văn hóa để phân tích ảnh hƣởng của Manga Nhật Bản ở các phƣơng diện sau: Thứ nhất, Manga Nhật Bản là một sản phẩm của nền công nghiệp văn hóa, việc tiếp xúc của HSPT Hà Nội nói riêng, HSPT Việt Nam nói chung với Manga là thông qua sự tiêu thụ sản phẩm văn hoá này của các nhà xuất bản và hành vi “tiêu dùng văn hoá” của lứa tuổi HSPT. Nhƣ đã nêu ở trên, trong thời đại toàn cầu hóa nhƣ hiện nay thì sự giao lƣu và tiếp biến văn hóa không chỉ diễn ra khi có một nhóm ngƣời di cƣ đến sinh sống, làm việc tại một vùng đất khác, một quốc gia khác, mà thông qua tiêu dùng các sản phẩm của các nền văn hóa khác đã dẫn đến sự tiếp xúc và tiếp biến văn hóa. Cho nên, sự tiếp xúc, giao lƣu và tiếp nhận ảnh hƣởng từ Manga sẽ đƣợc thể hiện qua mức độ tiêu thụ, mức độ sở hữu, mức độ đọc loại hình ấn phẩm này của HSPT. Thứ hai, các em HSPT sinh trƣởng và học tập tại TP Hà Nội sẽ có hành vi lựa chọn đọc và tiếp nhận ảnh hƣởng từ Manga Nhật Bản khác với những em HSPT cùng lứa tuổi sinh trƣởng và đang học tập ở những địa phƣơng khác của Việt Nam. 39 Trong nghiên cứu của Berry (1976) [61] đã chứng minh rằng môi trƣờng sinh sống là một trong những yếu tố quyết định đến quá trình giao lƣu và tiếp biến văn hóa của một nhóm hoặc một cá nhân và đây là một trong những yếu tố quyết định đến hành vi và văn hóa ứng xử của cá nhân đó. Ông đã khái quát quá trình này bằng một mô hình mô tả sự biến đổi của “hành vi” sau khi tiếp xúc với một nền văn hóa khác của các cá nhân và các nhóm ngƣời (sơ đồ 1.1). Hành vi mang tính Môi trƣờng sinh Văn hóa truyề n thái truyền thống t thống h a a Ảnh hƣởngi c ủ a tiếp biến văn hóa Tiếp xúc văn hóa Hành vi sau tiếp xúc văn hóa Sơ đồ 1.1. Mô hình tiếp biến văn hóa của Berry Nguồn: 大 川 洋 史(2009 ).文化変容モデルの誕生: 経営学輪講 Berry (1976). 赤門マネジメン ト・レビュー 8 巻 7 号 (2009 年 7 月) Ogawa Hirofumi (2009) ページ 395 [61]。 Mô hình này đã phân tích mối quan hệ giữa “hệ sinh thái/ môi trƣờng sinh sống”, “văn hóa” và “hành vi”. Trong mối quan hệ này thì “hành vi” của con ngƣời đƣợc qui định bởi “văn hóa” và “văn hóa” lại đƣợc qui định bởi “hệ sinh thái/môi trƣờng sinh sống”. Bởi vậy, tuy cùng trong một quốc gia nhƣng địa phƣơng khác nhau, có điều kiện môi trƣờng tự nhiên, kinh tế, xã hội khác nhau thì quá trình giao lƣu và tiếp biến văn hóa sẽ diễn ra khác nhau. Cũng theo nhƣ kết quả nghiên cứu của Berry (2006) [40,tr.287-298], Rudmin (2009) [50, tr 106-123] nếu bối cảnh môi trƣờng không thuận lợi để quá trình giao lƣu và tiếp nhận văn hóa không diễn ra suôn sẻ thì có thể dẫn đến những dẫn đến các kết quả không mong muốn sau tiếp xúc nhƣ chứng trầm cảm, hiện tƣợng từ chối/ “cƣỡng lại” các nền văn hóa mới, Vậy, Manga Nhật Bản khi du nhập vào Việt Nam thì bối cảnh kinh tế, xã hội và môi trƣờng Việt Nam lúc đó có thuận lợi cho Manga lan tỏa hay không? Năm 40 1992, nƣớc ta vừa xóa bỏ nền bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trƣờng, cho đến thời điểm này truyện tranh Việt Nam vẫn là loại truyện tranh kiểu truyền thống, thƣờng mỗi trang gồm một hình ảnh và một đoạn truyện, nhƣ ngƣời ta vẫn gọi là “tranh trên lời dƣới”. Nội dung tranh nghèo nàn, phần lớn là truyện tranh cổ tích, dân gian, tấm gƣơng ngƣời tốt, việc tốt, hoặc về lịch sử và đấu tranh cách mạng. Có thể nói, trƣớc khi xuất hiện Manga Doraemon thì những truyện tranh nhƣ thế không có gì khác biệt với những loại hình ấn phẩm khác, dù có phần đặc biệt hơn về hình thức. Hơn nữa, internet chƣa phát triển, các kênh truyền hình còn nghèo nàn, nên có thể thấy bối cảnh kinh tế, xã hội nói chung, bối cảnh nền công nghiệp truyện tranh cũng nhƣ tình hình văn hóa đọc của thanh, thiếu niên Việt Nam nói riêng đều thuận lợi cho Manga Nhật Bản có điều kiện tốt để thẩm thấu, lan tỏa và có đƣợc vị thế quan trọng trong lòng độc giả trẻ. Ngoài ra, tuy có những điểm tƣơng đồng, nhƣng HSPT sinh trƣởng tại TP Hà Nội sẽ có sự tiếp xúc, giao lƣu với Manga Nhật Bản để từ đó tiếp nhận những tác động từ Manga Nhật Bản khác với HSPT sinh trƣởng ở những địa phƣơng khác trong cùng lãnh thổ Việt Nam và HSPT sinh trƣởng tại Việt Nam sẽ có những tiếp nhận ảnh hƣởng khác với HSPT sinh trƣởng tại Nhật Bản. Thứ ba, theo các nghiên cứu của Berry thì quá trình giao lƣu và tiếp biến văn hóa điễn ra thuận lợi là do yếu tố tâm lý xã hội quyết định. Đối với những thế hệ khác nhau thì sẽ có những phản ứng tâm lý khác nhau trong quá trình giao lƣu và tiếp xúc đối với nền văn hóa khác. Thế hệ trẻ điều chỉnh tâm lý và chủ động trong giao lƣu, hòa nhập với nền văn hóa mới tốt hơn thế hệ trung niên, cho nên sẽ ít bị trầm cảm hơn và dễ bị “đồng hóa” hơn. Manga tại Việt Nam đƣợc mặc định là thể loại truyện tranh dành cho lứa tuổi thiếu niên và nhi đồng, một lứa tuổi có thể đƣợc cho là luôn chủ động giao lƣu, hòa nhập và hƣớng tới những “cái mới”, “cái lạ”. Đặc điểm tâm lý lứa tuổi này là tính tò mò và dễ bị thu hút trƣớc những sản phẩm văn hóa ngoại lai hơn các lứa tuổi khác, bởi vậy, có thể nhận thấy hầu nhƣ sẽ không xảy ra tình huống “cƣỡng” lại loại hình ấn phẩm đọc này. Thứ tư, sự ảnh hƣởng của Manga Nhật Bản đến HSPT Hà Nội sẽ không chỉ là sự ảnh hƣởng của một loại hình ấn phẩm giải trí của nƣớc ngoài đến một nhóm 41 đối tƣợng, mà nó còn ảnh hƣởng đến từng cá thể, từng nhóm HSPT riêng biệt. Trong mô hình tiếp biến văn hóa của Amado M. Padilla (1980) [38] và Birman (1994) đã chứng minh rằng sự khác biệt của nhu cầu cá nhân sẽ dẫn đến sự tiếp xúc và tiếp nhận sự ảnh hƣởng khác nhau từ nền văn hóa khác. Sự giao lƣu và tiếp biến văn hóa liên quan đến đặc điểm tính cách nhƣ sự quyết đoán, dễ mến, tính hƣớng ngoại và sự kiểm soát bản ngã. Sự khác biệt trong thái độ và chấp nhận rủi ro và mức độ chịu đựng sự lo lắng cũng có thể dẫn đến sự khác biệt trong quá trình tiếp biến văn hóa. Ngoài ra, các ông cũng phân tích mối quan hệ giữa sở thích và sự tiếp nhận của cá nhân đối với một nền văn hóa khác, điều này giải thích lý do tại sao mà các cá nhân cùng một nền giáo dục, cùng sinh trƣởng trong một bối cảnh kinh tế xã hội, cùng một thế hệ và đôi khi cùng đƣợc sinh ra trong một gia đình lại có những sự lựa chọn tiếp xúc và tiếp nhận ảnh hƣởng từ những nền văn hóa khác nhau. Điều này cho thấy đối với loại hình ấn phẩm dùng để giải trí nhƣ Manga Nhật Bản, nếu không có một sự yêu thích thì các em đã không lựa chọn đọc Manga mà có thể tìm các loại hình giải trí khác nhƣ: xem hoạt hình, chơi game, xem tivi và tham gia các loại hình câu lạc bộ. Tuy nhiên, mỗi cá nhân, mỗi nhóm lại tìm thấy cho mình những điểm hấp dẫn khác nhau từ Manga khác nhau. Thứ năm, là một kho tàng văn hóa, chứa đựng các giá trị thẩm mỹ, giá trị tƣ tƣởng đạo đức, phản ánh các giá trị quan, nhân sinh quan,... của Nhật Bản, nhiều bộ Manga Nhật Bản đƣợc đánh giá là có ảnh hƣởng tích cực đến nâng cao thẩm mĩ và hình thành thế giới quan, nhân sinh quan, giá trị quan, của thanh, thiếu niên nói chung. Sự yêu thích Manga của HSPT đã cho thấy kết quả các em bị hút vào trong một nền văn hóa khác, các em thừa nhận các giá trị chứa đựng trong Manga và bản thân sẽ bị thay đổi bởi những giá trị văn hóa trong Manga là một điều tất yếu. Thứ sáu, theo lý thuyết thì Giao lưu và tiếp biến văn hoá là sự gặp gỡ, thâm nhập và học hỏi lẫn nhau giữa các nền văn hóa. Trong quá trình này, các nền văn hoá bổ sung, tiếp nhận và làm giàu cho nhau, dẫn đến sự biến đổi, phát triển và tiến bộ văn hoá. Nhƣ vậy, Manga du nhập vào Việt Nam đƣợc bạn đọc là HSPT Việt 42 Nam nói chung, HSPT tại TP Hà Nội nói riêng đón đọc. Dù gián tiếp hay trực tiếp thì sự xuất hiện của Manga ở Việt Nam, sẽ đem lại những lợi ích trƣớc mắt, lợi ích lâu dài hay nói cách khác là sẽ có những mặt ảnh hƣởng tích cực, nhƣng cũng sẽ có những ảnh hƣởng tiêu cực đến lứa tuổi này. 1.1.3. Lí luận về ảnh hưởng của Manga Nhật Bản đến học sinh phổ thông 1.1.3.1. Khái niệm ảnh hưởng Theo TS. Cấn Hữu Hải, thì Ảnh hưởng là sự tác động của một sự vật, hiện tượng hay của con người đến sự vật hiện tượng khác đưa đến một kết quả nào đó. Có thể hiểu ảnh hưởng vừa là sự tác động, vừa là kết quả của sự tác động [4]. Một sự vật hiện tƣợng đƣợc xem là chịu sự ảnh hƣởng của sự vật hiện tƣợng khác khi nó chứa đựng các dấu hiệu (dấu vết, hình ảnh) của sự vật, hiện tƣợng tác động vào nó. Ảnh hƣởng có thể mang tính tự giác hoặc tự phát, tùy thuộc vào hoàn cảnh cụ thể. Ảnh hƣởng tự phát mang thƣờng mang tính tự nhiên, không mang tính chủ động, đôi khi đối tƣợng chịu ảnh hƣởng không nhận thức đƣợc. Ngƣợc lại, ảnh hƣởng tự giác là sự tiếp nhận tác động một cách có chủ đích, có sự điều chỉnh của đối tƣợng chịu ảnh hƣởng. Ảnh hƣởng có thể là ảnh hƣởng qua lại hai chiều hoặc ảnh hƣởng một chiều. Trong luận án này, ảnh hƣởng của Manga Nhật Bản đƣợc nghiên cứu với tƣ cách là một loại hình ấn phẩm ngoại lai, mang tính giải trí đến hoạt động của HSPT tại TP Hà Nội trong khoảng thời gian rảnh rỗi. Ảnh hƣởng của Manga Nhật Bản đến HSPT tại TP Hà Nội là thụ động hay chủ động, là ảnh hƣởng một chiều hay là hai chiều, tích cực hay tiêu cực, là điều mà luận án quan tâm. Dƣới góc độ tâm lý học xã hội, quá trình trƣởng thành của học sinh phổ thông gắn liền với quá trình định hƣớng các giá trị và xem nhƣ một quá trình xã hội hóa. Quá trình này thông thƣờng đƣợc bắt nguồn từ sự nhận thức các giá trị, đến thái độ chấp nhận và sau đó là sự lựa chọn các giá trị và đƣa vào hệ thống giá trị của bản thân. Theo các nhà nghiên cứu giáo dục, thì quá trình này của HSPT thƣờng chịu ảnh hƣởng từ năm yếu tố: (1) trƣờng học, (2) gia đình, (3) môi trƣờng sinh sống, (4) thông tin, truyền thông, (5) bạn bè, đoàn thể. 43 Sơ đồ 1.2: Sơ đồ các yếu tố tác động đến thanh, thiếu niên Trong năm yếu tố này, thì nhà trƣờng và gia đình là hai yếu tố đƣợc đánh giá là có tác động lớn nhất đến sự hình thành nhân cách, định hƣớng các giá trị, cũng nhƣ sự trƣởng thành của lứa tuổi thanh, thiếu niên và nhi đồng. Manga Nhật Bản với tƣ cách là một loại hình ấn phẩm đọc mang tính giải trí và là một trong những sản phẩm của truyền thông đại chúng Nhật Bản, thuộc trong nhóm yếu tố thứ 4 có ảnh hƣởng đến hoạt động vui chơi giải trí trong khoảng thời gian rảnh rỗi của HSPT. Tuy nhiên, trong quá trình tiếp cận với các sản phẩm thông tin truyền thông, ngoài việc thỏa mãn nhu cầu giải trí, thƣởng thức nghệ thuật, khán giả (bạn đọc) còn đƣợc tiếp xúc với các giá trị văn hóa. Nói chung thì các phƣơng tiện truyền thông đại chúng bên cạnh chức năng giải trí, cung cấp thông tin,... còn đáp ứng nhu cầu nâng cao tri thức, hiểu biết của khán giả. Đối với khán giả là HSPT thì ngoài những chức năng này, phƣơng tiện truyền thông đại chúng còn đáp ứng nhu cầu đƣợc học tập, tự giáo dục, cung cấp những chuẩn mực giá trị, từ đó định hƣớng cho các em về lối sống, cách sống và cách cảm thụ nghệ thuật. Tại Nhật Bản, Manga đƣợc thừa nhận có tác dụng rất tốt đối với các em nhỏ trong việc học chữ Hán, hình thành nhân sinh quan, thế giới quan, hình thành nhân cách, nâng cao tri thức,... Ở Việt Nam, ngay từ khi mới du nhập, Manga đã đƣợc đông đảo HSPT Việt Nam đón đọc, nên khó có thể nói Manga Nhật Bản không tác động đến quá trình trƣởng thành của các em, nhƣng tác động ở mức độ nào là vấn đề NCS quan tâm. 44 Nhƣ vậy, có thể nhận thấy rằng Manga Nhật Bản có ảnh hƣởng nhất định đến nhận thức, thái độ, sự lựa chọn các giá trị và tri thức của HSPT. Quá trình tiếp xúc, nhận thức, đánh giá và lựa chọn các giá trị từ Manga Nhật Bản của HSPT luôn chịu sự chi phối của các mối quan hệ xung quanh, trƣớc hết là từ gia đình, cha mẹ, đến thầy cô, bạn bè... Về mặt nhận thức: Nhận thức của HSPT hiện nay về những giá trị trong một sản phẩm văn hóa giải trí nói chung, ấn phẩm đọc nói riêng đã có nhiều thay đổi. Nhất là trong thời điểm các ấn phẩm đọc đa dạng và “hỗn tạp” cả về nội dung và phƣơng thức đọc nhƣ hiện nay thì không phải HSPT nào cũng thấu hiểu đâu là những ấn phẩm nên đọc, đâu là giá trị tốt đẹp mà để nhận thức. Hơn nữa, để nhận thức đƣợc những giá trị tố...5 viết văn của học sinh phổ thông (câu văn cụt lủn, cộc lốc.) 174 Q26. Kết quả môn ngữ văn (tiếng Việt) của con năm vừa qua 1. Dƣới 5,0 2. Từ 5,0 đến 6,4 3. Từ 6,5 đến 7,9 4. Trên 8,0 Kết quả trên có liên quan đến việc đọc truyện tranh Manga Nhật Bản không? 1. Không 2. Có Q27. Có nhiếu bạn trẻ lƣu giũ các hình ảnh nhân vật yêu thích của mình bằng các cách khác nhau, con đã từng làm nhƣ vây không? TT Hình thức lƣu giữ Có Không 1 Chọn đồ dùng học tập nhƣ hộp bút, cặp sách, thƣớc kẻ, 1 2 bútin hình hoặc mang hình dáng nhân vật mình yêu thích, nhƣ Helokity, Doraemon,. 2 Chọn đồ dùng sinh hoạt nhƣ: Khăn mặt, khăn giấy, cặp 1 2 tóc, quần áo in hình hoặc mang hình dáng nhân vật mình yêu thích, nhƣ Helokitty, Doraemon, 3 Chọn đồ chơi, thú nhồi bông, búp bêlà các nhân vật 1 2 trong truyện tranh, phim hoạt hình Nhật Bản. 4 Để nickname của mình là tên một nhân vât mình yêu thích 1 2 5 Để ảnh của nhân vật mình yêu thích làm avarta trên 1 2 facebook, ringme, 6 Các hình thức khác 1 2 Q28. Con đã bao giờ nghe, hoặc tham gia các hoạt động sau đây chƣa? Hãy lựa chọn 1 trong những câu trả lời sau và khoanh tròn. TT Hoạt động Đã nghe nói Chƣa nghe Đã từng Hiện đang đến nói đến tham gia tham gia 1 Hóa trang Cosplay 1 2 3 4 2 Otaku 1 2 3 4 3 Vẽ kiểu Chibi 1 2 3 4 4 Điệu nhay 1 2 3 4 Yosakoi 175 Q29. Con đã từng nghe nói đến truyện tranh Manga thể loại Hentai (biến thái), Ero (tình dục), hoặc Manga 18+, Manga ngƣời lớn chƣa? Con hãy khoanh câu trả lời đúng dƣới đây. 1. Có 2. Chƣa Q30. Con đã từng đọc thể loại truyện tranh Manga trên chƣa? Con hãy khoanh câu trả lời đúng dƣới đây. 1. Có 2. Chƣa Q31. Nếu “ có” con đọc từ lớp mấy? Lớp: Q32. Con Đọc từ nguồn nào? Con hãy khoanh câu trả lời đúng dƣới đây. 1. Mua về đọc 2. Mƣợn bạn bè 3. Thuê để đọc 4. Đọc online trên máy tính hoặc điện thoại, ipad... 5. Khác Xin chân thành cám ơn sự hợp tác từ các con. 176 Phiếu số 3 BẢNG KHẢO SÁT VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA MANGA ĐỐI VỚI HỌC SINH PHỔ THÔNG (Dành cho đối tượng đã tốt nghiệp phổ thông) Tháng 12 năm 2014 Ngƣời thực hiện điều tra: Hạ Thị Lan Phi Mail: halanphi@gmail.com Đ/C: Viện N/C Đông Bắc Á, Viện Hàn Lâm KHXHVN MỤC ĐÍCH ĐIỀU TRA Mục đích của bảng điều tra này là phục vụ cho việc viết luận án tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa học tại trƣờng đại học Văn hóa Hà Nội. Vì vậy, quí vị không cần điền các thông tin cá nhân. Chúng tôi sẽ sử lý các thông tin trên máy vi tính nên sẽ không làm tổn hại đến các vấn đề riêng tƣ. Chúng tôi sẽ quản lý, gìn giữ các phiếu điều tra sau khi phân tích kết thúc. Kết quả điều tra chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu, không nhằm phục vụ cho bất kỳ một mục đích nào khác. CÁCH ĐIỀN CÂU TRẢ LỜI * Đối với câu khó trả lời, quí vị có thể không trả lời. * Đối với các câu hỏi “tự do trả lời” và có câu trả lời “Khác”, mong quí vị trả lời cụ thể, đơn giản. * Đồng ý với câu nào xin quí vị khoanh vào trƣớc câu trả lời. * Điều tra chỉ áp dụng với Manga, tạp chí Manga của Nhật Bản không bao gồm truyện tranh của Việt Nam và các nƣớc khác. Xin chân thành cám ơn sự hợp tác từ các quí vị. 177 Số xử lý: Q1. Xin quí vị cho biết nghề nghiệp của mình 1. Sinh viên 2. Ngƣời lao động 3. Nhân viên công ty 4. Quản lý 5 .Công nhân viên chức 6. Tự kinh doanh 7. Nội trợ 8. Khác: ........................................................................................................................ Q2.Quí vị bao nhiêu tuổi ( )tuổi Q3.Giới tính。( hãy khoanh vào 1 hoặc 2) 1.Nam 2.Nữ Q4.Khi học từ tiểu học đến trung học phổ thông quí vị có đọc Manga không? hãy chọn 1 trong các câu sau đây bằng cách khoanh vào số đố. 1.Thƣờng xuyên đọc →Hãy trả lời Q7 2.Có đọc → Hãy trả lời Q7 3.Không đọc mấy → Hãy trả lời Q8 4.Không đọc → Hãy trả lời Q5 5.Không đọc chút nào cả → Hãy trả lời Q5 Q 5.Tại sao quí vị không đọc Manga? Hãy khoanh vào câu lựa chọn. Nếu quí vị lựa chọn「4.Không đọc」「5.Không đọc chút nào cả」ở Q4, thì hãy trả lời câu này. 1.Vì không có thời gian → Hãy trả lời Q6 2.Vì ghét đọc Manga → Hãy trả lời Q8 3.Vì không muốn đọc → Hãy trả lời Q8 4.Khác( )→ Hãy trả lời Q8 178 Q 6.Tại sao không có thời gian? Nếu quí vị lựa chọn「1.Vì không có thời gian」 ở Q5, thì hãy trả lời câu này. 1.Vì bận học 2.Vì bận tham gia các câu lạc bộ năng khiếu, sở thích khác 3.Vì đi chơi với ban 4.Vì chơi game, xem ti vi 5.Khác ( ) Q7.Quí vị bắt dầu đọc Manga khi nào? Hãy điền số tuổi hoặc năm lớp khi quí vị bắt đầu đọc Manga. Nếu quí vị lựa chọn「1.Thƣờng xuyên đọc」「2. Có đọc」 ở câu 4 thì hãy trả lời câu này. Khoảng( )tuổi Lớp ( ) Q8.Khi học từ tiểu học đến trung học phổ thông quí vị thƣờng đọc những loại Manga nào? Hãy khoanh vào lựa chọn của mình. Tiểu học 1.Châm biếm 9.Lịch sử, truyền thuyết 2.Thể thao 10.Khoa học viễn tƣởng 3.Chiến đấu 11.Trƣờng học 4.Tình yêu 12.Kinh doanh 5.Không tƣởng 13.BL (Boys Love) 6.Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày 14.Hài hƣớc 7.Shojo Manga 15.Không loại nào 8.Bí ẩn 16.Khác: Trung học cơ sở 1.Châm biếm 9.Lịch sử, truyền thuyết 2.Thể thao 10.Khoa học viễn tƣởng 3.Chiến đấu 11.Trƣờng học 4.Tình yêu 12.Kinh doanh 5.Không tƣởng 13.BL (Boys Love) 6.Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày 14.Hài hƣớc 7.Shojo Manga 15.Không loại nào 8.Bí ẩn 16.Khác 179 Trung học phổ thông 1.Châm biếm 9.Lịch sử, truyền thuyết 2.Thể thao 10.Khoa học viễn tƣởng 3.Chiến đấu 11.Trƣờng học 4.Tình yêu 12.Kinh doanh 5.Không tƣởng 13.BL (Boys Love) 6.Cuộc sống sinh hoạt hàng ngày 14.Hài hƣớc 7.Shojo Manga 15.Không loại nào 8.Bí ẩn 16.Khác Q9. Quí vị thích Manga Không? Hãy lựa chọn 1 trong những câu trả lời sau và khoanh tròn. 1.Thích 2.Không thích mấy 3.Không ghét mấy 4. Ghét Q10.Khi học từ tiểu học đến trung học phổ thông quí vị đọc Manga ở mức độ nào. Hãy lựa chọn 1 trong những câu trả lời sau và khoanh tròn. 1.1 ngày 1 cuốn trở lên 2.1 tuần từ 1~3 cuốn 3.1 tháng từ 2~3 cuốn 4.1 tháng 1 cuốn 5.Nửa tháng 1 cuốn 6.1 năm 1 cuốn 7.Hầu nhƣ không đọc 8.Hoàn toàn không đọc Q11.Khi học từ tiểu học đến trung học phổ thông quí vị đã đƣợc đọc Manga từ nguồn nào? hãy lựa chọn và điền các số vào riêng từng cấp. Tiểu học ( ) Trung học cơ sở ( ) Trung học phổ thông ( ) 1. Tự mua 2. Bố mẹ và ngƣời khác mua tặng 3. Mƣợn thƣ viện 4. Mƣợn bạn bè 5. Thuê tại các cửa hàng thuê truyện 6. Đọc online trên máy vi tính 7. Đọc online trên diện thoại di động, Ipad 180 Q12.Khi học từ tiểu học đến trung học phổ thông quí vị thƣờng đọc Manga cùng ai? Hãy lựa chọn 1 trong các câu trả lời sau và khoanh. 1.Bạn bè 2.Anh chị em 3.Họ hàng 4.1 mình 5.Khác ( ) Q13.Khi đọc Manga quí vị có chia sẻ nội dung truyện đã đọc với ngƣời khác hay không? Hãy lựa chọn 1 trong các câu trả lời sau và khoanh. 1.Thƣờng xuyên chia sẻ 2.Thỉnh thoảng chia sẻ 3.Không chia sẻ mấy 4.Không chia sẻ 5.Hoàn toàn không chia sẻ Q 14.Lý do quí vị đọc Manga là gì? Quí vị hãy khoanh các lý do thích hợp với quí vị dƣới đây。 Nửa Hoàn đồng ý, toàn Không Đồng Hoàn toàn Các lý do nửa không đồng ý ý đồng ý không đồng ý đồng ý Vì cốt truyện thú vị 1 2 3 4 5 Vì giải tỏa áp lực 1 2 3 4 5 Vì hài hƣớc 1 2 3 4 5 Vì bạn bè đọc 1 2 3 4 5 Vì thầy cô giới thiệu 1 2 3 4 5 Vì bố mẹ giới thiệu 1 2 3 4 5 Vì tra cứu thông tin 1 2 3 4 5 Vì muốn thỏa mãn nâng cao trí 1 2 3 4 5 thức Q 15.Quí vị có ấn tƣợng với tác phẩm Manga nào không? Chọn 1 trong 2 câu trả lời. 1.Có → Xin trả lời câu Q16 2.Không → Xin trả lời câu Q17 181 Q16.Tác phẩm Manga mà quí vị có ấn tƣợng thuộc thể loại nào? Nếu quí vị lựa chọn 「1.Có」ở câu 15 hãy lựa chọn và khoanh vào các thể loại Manga mà quí vị đã đọc. Nêu tên hai tác phẩm mà quí vị có ấn tƣợng nhất. ... Q17.Khi đang học từ tiểu học đến trung học phổ thông quí vị có thích một nhân vật Manga nào không? Chọn và khoanh 1 trong 2 câu trả lời dƣới đây. 1.Có → Xin trả lời câu Q18 2.Không → Xin trả lời câu Q21 Q18.Nếu quí vị lựa chọn 「1.Có」ở câu 17 hãy lựa chọn và khoanh vào các lý do vì sao mà quí vị thích nhân vật đó. Nửa Hoàn Hoàn đồng ý, toàn Không Đồng toàn Các lý do nửa không đồng ý ý đồng không đồng ý ý đồng ý Vì đẹp trai, dễ thƣơng 1 2 3 4 5 Vì trang phục đẹp 1 2 3 4 5 Vì có hành động đẹp, cao cả 1 2 3 4 5 Vì có tính hài hƣớc 1 2 3 4 5 Vì có hành động anh hùng 1 2 3 4 5 Vì cách cƣ xử đẹp trong tình 1 2 3 4 5 yêu Vì có cách cƣ xử có tình ngƣời 1 2 3 4 5 Vì rất nỗ lực trong cuộc sống, 1 2 3 4 5 học tập Vì chính trực 1 2 3 4 5 Vì có tính cách, hoàn cảnh sống 1 2 3 4 5 giống mình 182 Q18.Quí vị đã từng thích một nhân vật Manga nào không? Chọn và khoanh 1 trong 2 câu trả lời dƣới đây. 1. Có → Xin trả lời câu Q19 2. Không → Xin trả lời câu Q22 Q 19.Quí vị có ấn tƣợng về 1 câu nói, hành động của nhân vật trong Manga không? Chọn và khoanh 1 trong 2 câu trả lời dƣới đây. 1.Có → Xin trả lời câu Q21 2.Không → Xin trả lời câu Q22 Q20.Nếu quí vị lựa chọn 「1.Có」ở câu 19 xin vui lòng hãy viết câu đó và nêu lý do. ......................................................................................................................................... ......................................................................................................................................... Q21. Truyện tranh Manga đã từng có ý nghĩa nhƣ thế nào với quí vị (khoanh tròn vào 1 số) Hoàn Nửa đồng Hoàn toàn Không ý, nửa Các ý kiến Đồng ý toàn đồng không đồng ý không ý đồng ý đồng ý Là một phần không thể thiếu 1 2 3 4 5 trong cuộc sống Là loại hình giải trí quan trọng 1 2 3 4 5 Là loại hình giải trí đơn thuần 1 2 3 4 5 Không có ý nghĩa gì cả 1 2 3 4 5 Là sản phẩm văn hóa độc hại 1 2 3 4 5 183 Q22. Quí vị thấy Manga đã có ảnh hƣởng đến cuộc sống của quí vị nhƣ thế nào? (Ngoài việc chọn câu trả lời, các con có thể đƣa thêm ý kiến khác hoặc giải thích rõ hơn ý kiến mình đã chọn trong ô khác của câu hỏi này) Nửa Hoàn Hoàn đồng ý, toàn Không Đồng toàn Các ý kiến nửa không đồng ý ý đồng không đồng ý ý đồng ý Tạo cảm giác tin tƣởng vào bản thân 1 2 3 4 5 Giải tỏa căng thẳng trong học tập 1 2 3 4 5 Tranh vẽ kích thích trí tƣởng tƣợng của bản thân, 1 2 3 4 5 giúp trí tƣởng tƣợng trở nên phong phú hơn Học đƣợc cách ứng xử với bạn bè, thầy cô và 1 2 3 4 5 mọi ngƣời xung quanh qua hành động của các nhân vật trong truyện Truyện tranh Manga giúp con hiểu biết về văn 1 2 3 4 5 hóa, lịch sử, xã hội,của Nhật Bản và các nƣớc khác trên thế giới Làm mất thời gian và tiêu tốn tiền bạc của bản 1 2 3 4 5 thân Không có ảnh hƣởng mấy, cũng chỉ là một trong 1 2 3 4 5 những hình thức giải trí đơn thuần Ý kiến: ..... ..... ..... ..... 184 Q24. Có rất nhiều ý kiến của các bậc cha mẹ và thầy cô về việc đọc truyện tranh Manga Nhật Bản của học sinh phổ thông. Sau đây là bảng tổng hợp các ý kiến, quí vị có đồng ý với các ý kiến đó không? Xin hãy khoanh vào một trong các số dƣới đây. Các ý kiến Hoàn Không Nửa Đồng Hoàn toàn đồng ý đồng ý toàn không ý, nửa đồng đồng không ý ý đồng ý Nội dung truyện tranh Manga Nhật Bản không 1 2 3 4 5 phù hợp với trẻ em Việt Nam Các câu hội thoại trong truyện thƣờng cộc lốc, 1 2 3 4 5 thô thiển ảnh hƣởng không tốt đến tƣ duy ngôn ngữ của các con Trong truyện tranh Manga có nhiều tranh vẽ 1 2 3 4 5 không phù hợp với lứa tuổi học trò (cảnh bạo lực, cảnh yêu đƣơng) làm lệch lạc hành vi của các con Đọc Manga mất thời gian, ảnh hƣởng đến thời 1 2 3 4 5 gian học tập Manga có ảnh hƣởng xấu đến cách viết văn của 1 2 3 4 5 học sinh phổ thông (câu văn cụt lủn, cộc lốc) Q 25. Có câu nói nào trong truyện tranh - Manga Nhật Bản mà quí vị đã từng thích hay không? 1. Không 2. Có Nếu “có” đó là gì? ..... ..... ..... 185 Q26. Có nhiếu bạn trẻ lƣu giũ các hình ảnh nhân vật yêu thích của mình bằng các cách khác nhau, quí vị đã từng làm nhƣ vây không? TT Hình thức lƣu giữ Có Không 1 Chọn đồ dùng học tập nhƣ hộp bút, cặp sách, thƣớc kẻ, 1 2 bútin hình hoặc mang hình dáng nhân vật mình yêu thích, nhƣ Helokity, Doraemon,. 2 Chọn đồ dùng sinh hoạt nhƣ: Khăn mặt, khăn giấy, cặp 1 2 tóc, quần áo in hình hoặc mang hình dáng nhân vật mình yêu thích, nhƣ Helokitty, Doraemon, 3 Chọn đồ chơi, thú nhồi bông, búp bêlà các nhân vật 1 2 trong truyện tranh, phim hoạt hình Nhật Bản. 4 Để nickname của mình là tên một nhân vât mình yêu thích 1 2 5 Để ảnh của nhân vật mình yêu thích làm avarta trên 1 2 facebook, ringme, 6 Các hình thức khác 1 2 Q27: Sau đây là bảng tóm tắt một số ƣớc mơ của các bạn học sinh thích đọc truyện tranh Manga Nhật Bản. Quí vị đã bao giờ từng nghĩ nhƣ vậy chƣa? Các ý kiến Đã từng Chƣa nghĩ đến từng nghĩ đến 1 Ƣớc mơ trở thành họa sĩ vẽ truyện tranh Manga 1 2 (Magaka) 2 Sẽ học tiếng Nhật thật giỏi để đọc truyện tranh bằng 1 2 tiếng Nhật 3 Sẽ học giỏi để đi du học ở Nhật 1 2 4 Vì thích đất nƣớc và con ngƣời Nhật Bản, con sẽ tìm một 1 2 công việc liên quan đến Nhật Bản 5 Thích làm công việc mà nhân vật “thần tƣợng”, nhân vật 1 2 mà mình yêu thích làm (ví dụ nhƣ: thám tử, công an, tình bào nhƣ thám tử Conan) 6 Thích có ngƣời bạn nhƣ nhân vật trong truyện 1 2 Thích có ngƣời yêu nhƣ nhân vật trong truyện 1 2 186 Q 28. Khi còn là học sinh phổ thông quí vị đã từng nghe, hoặc tham gia các hoạt động sau đây chƣa? TT Hoạt động Đã nghe nói Chƣa nghe nói Đã từng tham Hiện đang đến đến gia tham gia 1 Hóa trang Cosplay 1 2 3 4 2 Otaku 1 2 3 4 3 Vẽ kiểu Chibi 1 2 3 4 4 Điệu nhay Yosakoi 1 2 3 4 Q29. Khi còn là học sinh phổ thông quí vị đã từng nghe nói đến truyện tranh Manga thể loại Hentai (biến thái), Ero (tình dục), hoặc Manga 18+, Manga ngƣời lớn chƣa? Quí vị hãy khoanh câu trả lời đúng dƣới đây. 1. Có 2. Chƣa Q30. Quí vị đã từng đọc thể loại truyện tranh Manga trên chƣa? hãy khoanh câu trả lời đúng dƣới đây. 1. Có 2. Chƣa Q31. Nếu “ có” quí vị đã đọc từ lớp mấy? Lớp: Q32. Quí vị đã đọc thể loại Manga này từ nguồn nào? hãy khoanh câu trả lời đúng dƣới đây. 1. Mua về đọc 2. Mƣợn bạn bè 3. Thuê để đọc 4. Đọc online trên máy tính hoặc điện thoại, ipad... 5. Khác Xin chân thành cám ơn sự hợp tác từ quí vị. 187 Phiếu số 4 BẢNG KHẢO SÁT VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA MANGA ĐỐI VỚI HỌC SINH PHỔ THÔNG (Dành cho đối tượng phụ huynh học sinh và giáo viên phổ thông) Tháng 12 năm 2014 Ngƣời thực hiện điều tra: Hạ Thị Lan Phi Mail: halanphi@gmail.com Đ/C: Viện N/C Đông Bắc Á, Viện Hàn Lâm KHXHVN MỤC ĐÍCH ĐIỀU TRA Mục đích của bảng điều tra này là phục vụ cho việc viết luận án tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa học tại trƣờng đại học Văn hóa Hà Nội. Vì vậy, quí vị không cần điền các thông tin cá nhân. Chúng tôi sẽ sử lý các thông tin trên máy vi tính nên sẽ không làm tổn hại đến các vấn đề riêng tƣ. Chúng tôi sẽ quản lý, gìn giữ các phiếu điều tra sau khi phân tích kết thúc. Kết quả điều tra chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu, không nhằm phục vụ cho bất kỳ một mục đích nào khác. CÁCH ĐIỀN CÂU TRẢ LỜI * Đối với câu khó trả lời, quí vị có thể không trả lời. * Đối với các câu hỏi “tự do trả lời” và có câu trả lời “Khác”, mong quí vị trả lời cụ thể, đơn giản. * Đồng ý với câu nào xin quí vị khoanh vào trƣớc câu trả lời. * Điều tra chỉ áp dụng với Manga, tạp chí Manga của Nhật Bản không bao gồm truyện tranh của Việt Nam và các nƣớc khác. Xin chân thành cám ơn sự hợp tác từ các quí vị. 188 Số xử lý: Q1.Xin quí vị cho biết nghề nghiệp của mình 1. Giáo viên Tiểu học 2. Giáo viên Trung học cơ sở 3. Giáo viên Trung học phổ thông 4. Ngƣời lao động 5 Nhân viên công ty 6. Quản lý 7 .Công nhân viên chức 8. Tự kinh doanh 9 Nội trợ 10. Khác: ...................................................................................................................... Q2.Quí vị bao nhiêu tuổi ( )tuổi Q3.Giới tính。( hãy khoanh vào 1 hoặc 2) 1.Nam 2.Nữ Q4.Con quí vị đang học lớp mấy 1. Lớp: nam / nữ 2. Lớp: nam / nữ Q5. Con quí vị có đọc truyện tranh Manga – Nhật Bản không? 1. Có →Hãy trả lời Q6 2. Không →Hãy trả lời Q7 Q6. Nếu lựa chọn [1. Có] xin quí vị hãy trả lời câu hỏi dƣới đâu bằng cách chọn 1 trong các câu sau và khoanh vào số đó. 1.Thƣờng xuyên đọc 2.Có đọc 3.Không đọc mấy 189 Q7. Nếu quí vị lựa chọn[2.Không] ở Q5, thì xin quí vị cho biết tại sao con quí vị không đọc Manga? Hãy khoanh vào câu lựa chọn. 1.Vì không có thời gian 2.Vì ghét đọc Manga 3.Vì quí vị không cho đọc 4.Khác( ) Q8.Nếu quí vị lựa chọn [1. Có] ở Q5 xin quí vị cho biết con quí vị thƣờng đọc Manga Nhật Bản từ nguồn nào? (Quí vị có thể lựa chọn nhiều câu trả lời và có thể điền theo cấp học) Tiểu học ( ) Trung học cơ sở ( ) Trung học phổ thông ( ) 1. Tự mua 2. Bố mẹ và ngƣời khác mua tặng 3. Mƣợn thƣ viện 4. Mƣợn bạn bè 5. Thuê tại các cửa hàng thuê truyện 6. Đọc online trên máy vi tính 7. Đọc online trên diện thoại di động, Ipad Q9.Quí vị có thƣờng chia sẻ việc đọc sách Manga với con hay không? Hãy lựa chọn 1 trong các câu trả lời sau và khoanh. 1.Thƣờng xuyên chia sẻ 2.Thỉnh thoảng chia sẻ 3.Không chia sẻ mấy 4.Không chia sẻ 5.Hoàn toàn không chia sẻ Quí vị có thể trả lời chi tết: 190 Q10. Qui vị cho biết Manga – truyện tranh Nhật Bản là ấn phẩm dành cho lứa tuổi nào? (Quí vị có thể chọn nhiều đáp án bằng cách khoanh tròn các gợi ý dƣới đây) 1. Dành cho lứa tuổi nhi đồng 2. Dành cho lứa tuổi thiếu niên 3. Dành cho lứa tuổi thanh niên 3. Dành cho ngƣời lớn Q11. Quí vị có đánh giá nhƣ thế nào về Manga – truyện tranh Nhật Bản (Xin quí vị cho biết lý do) 1. Là loại sách giải trí đơn thuần 2. Là loại sách bổ ích, hay dành cho lứa tuổi học sinh 3. Là loại sách nên cho các con đọc 4. Là loại sách không nên cho các con đọc Lý do: Xin chân thành cám ơn sự hợp tác từ quí vị. 191 Phiếu số 5 PHIẾU PHỎNG VẤN SÂU VỀ ẢNH HƢỞNG CỦA MANGA ĐỐI VỚI HỌC SINH PHỔ THÔNG Tháng 10 năm 2014 Ngƣời thực hiện điều tra: Hạ Thị Lan Phi Mail: halanphi@gmail.com Đ/C: Viện N/C Đông Bắc Á, Viện Hàn Lâm KHXHVN MỤC ĐÍCH ĐIỀU TRA Mục đích của bảng điều tra này là phục vụ cho việc viết luận án tiến sĩ chuyên ngành Văn hóa học tại trƣờng đại học Văn hóa Hà Nội. Vì vậy, con không cần điền các thông tin cá nhân. Chúng tôi sẽ sử lý các thông tin trên máy vi tính nên sẽ không làm tổn hại đến các vấn đề riêng tƣ. Chúng tôi sẽ quản lý, gìn giữ các phiếu điều tra sau khi phân tích kết thúc. Kết quả điều tra chỉ phục vụ cho công tác nghiên cứu, không nhằm phục vụ cho bất kỳ một mục đích nào khác. CÁCH ĐIỀN CÂU TRẢ LỜI * Đối với câu khó trả lời, các con có thể không trả lời. * Đối với các câu hỏi “tự do trả lời” và có câu trả lời “Khác”, mong con trả lời cụ thể, đơn giản. * Đồng ý với câu nào con hãy khoanh vào trƣớc câu trả lời. * Điều tra chỉ áp dụng với Manga, tạp chí Manga của Nhật Bản không bao gồm truyện tranh của Việt Nam và các nƣớc khác. Xin chân thành cám ơn sự hợp tác từ các con. Số xử lý: 192 Phần 1: Xin con cho biết về bản thân: 1. Học sinh lớp: 2. Nam: 3. Nữ: 4. Tuổi: 5. Trƣờng: 6. Hạnh kiểm năm vừa qua: 7. Học lực năm vừa qua: 8. Điểm trung bình môn văn năm vừa qua: Phần 2: Thực trạng đọc Manga Q 1. Con có đọc truyện tranh - Manga Nhật Bản không? ......................................................................................................................................... Q 2. Con bắt đầu đọc truyện tranh Manga từ khi bao nhiêu tuổi? ......................................................................................................................................... Q 3. Con có thích đọc truyện tranh - Manga Nhật Bản không? ......................................................................................................................................... Q 4. Con có thƣờng xuyên đọc truyện tranh – Manga Nhật Bản không? ......................................................................................................................................... Q 5. Con thƣờng đọc truyện tranh – Manga Nhật Bản ở đâu? ......................................................................................................................................... Q 6. Ở nhà con có khoảng bao nhiêu cuốn truyện tranh - Manga của Nhật Bản? ......................................................................................................................................... Q 7. Con tự mua hay đƣợc tặng, hay mƣợn từ bạn bè? ......................................................................................................................................... Q 8. Một tháng con đọc mấy cuốn Manga? ......................................................................................................................................... Q 9. Con thích nhất những bộ Manga nào? ......................................................................................................................................... Q 10. Con thƣờng chọn đọc thể loại Manga nào? ......................................................................................................................................... 193 Q 11. Tại sao con thích/không thích đọc Manga? ......................................................................................................................................... Q 12. Con thích nhất tác phẩm Manga nào? ......................................................................................................................................... Q13. Tại sao lại thích tác phẩm đó? ......................................................................................................................................... Phần 3: Ảnh hƣởng của Manga đến học sinh phổ thông Q14. Con có thích một nhân vật Manga nào không? Tại sao lại thích? ......................................................................................................................................... Q 15. Con có nhớ một câu nói, một hành động nào của nhân vật trong Manga không? Tại sao lạ thích? ......................................................................................................................................... Q16. Theo con đọc Manga con học đƣợc điều gì? ......................................................................................................................................... Q17. Con có bị ảnh hƣởng gì từ Manga không? ......................................................................................................................................... Q18: Con có thích một công việc nào đó giống nhƣ công việc của các nhân vật trong Manga không? ......................................................................................................................................... Q19. Con đã bao giờ để Avarta, nickname... trên facebook,...là nhân vật trong Manga chƣa? ......................................................................................................................................... Q20. Con có muốn đi du học, hoặc đến tham quan, đi làm... ở Nhật Bản không? Tại sao? ......................................................................................................................................... Q21. Con có tham gia các hoạt động văn hóa Nhật Bản không? Tại sao? ......................................................................................................................................... Q 22. Con đã từng nghe nói đến truyện tranh Manga thể loại Hentai (biến thái), Ero (tình dục), hoặc Manga 18+, Manga ngƣời lớn chƣa? ......................................................................................................................................... 194 Q23. Con đã từng đọc thể loại truyện tranh Manga này chƣa? ......................................................................................................................................... Q24. Con đọc từ lớp mấy? ......................................................................................................................................... Q25. Con đọc từ nguồn nào? ......................................................................................................................................... Phần 4: Xin cho biết vài nét về gia đình Q26. Nghề nghiệp của bố, mẹ ......................................................................................................................................... Q27. Trình độ của bố mẹ ......................................................................................................................................... Q28. Bố, mẹ con có biết tiếng Nhật không? ......................................................................................................................................... Q29. Bố mẹ đã từng đi Nhật Bản chƣa? ......................................................................................................................................... Q30. Bố mẹ đã từng làm việc với cơ quan, tổ chức,... Nhật Bản chƣa? ......................................................................................................................................... Q31. Bố mẹ có thích đất nức, con ngƣời, văn hóa... Nhật Bản không? ......................................................................................................................................... Xin chân thành cám ơn sự hợp tác từ các con. 195 Phụ lục 2 SỐ LIỆU ĐIỀU TRA Bảng 1: Khách thể điều tra ảnh hƣởng của Manga đến học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội (Đối tƣợng là học sinh) Đối tƣợng Số Tỷ lệ Nam Nữ ngƣời % Tiểu học 121 em 26,9% 57 em 47,1% 64 em 52,9% Trung học cơ sở 123 em 27,3% 49 em 39,8% 74 em 60,2% Trung học Phổ thông 108 em 24% 61 em 56,5% 47 em 43,5% Đã tốt nghiệp phổ 97 em 21,6% 41 em 42,2% 56 em 57,7% thông (18-29 tuổi) 449 em 100% 208 em 46,3% 241 em 53,7% Bảng 2: Nguồn đọc Manga của học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội Nguồn đọc Manga Tiểu THCS THPT Tổng học N=123 N=108 N=352 N=121 Tự mua 42,14% 77,23% 95,37% 70,7% Bố mẹ và ngƣời khác tặng 98,34% 65,85% 67,59% 78,1% Mƣợn thƣ viện 7,43% 18,69% 17,59% 14,5% Mƣợn bạn bè 25,61% 54,47% 31,48% 37,5% Thuê tại các cửa hàng thuê truyện 0% 5,69% 5,55% 3,7% Đọc online trên máy vi tính, điện thoại, 24,79% 33,33% 50% 38,10% ipad 196 Bảng 3: Kết quả môn ngữ văn của năm học 2013 (N = 352) của học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội Số học sinh PT Kết quả có liên quan Mức độ đánh giá đến Manga Tiểu học THCS THPT có không (N=121) (N=123) (N=108) Dƣới 5,0 0 0 0 0 Từ 5,0 đến 6,4 0 15 24 0 Từ 6,5 đến 7,9 39 77 73 0 Trên 8,0 82 31 11 0 Bảng 4: Cách lƣu giũ các hình ảnh nhân vật yêu thích của học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội (N=449) TT Hình thức lƣu giữ Có Không 1 Chọn đồ dùng học tập nhƣ hộp bút, cặp sách, thƣớc kẻ, bútin hình hoặc mang hình dáng nhân vật mình yêu 309 140 thích, nhƣ Helokity, Doraemon,. 2 Chọn đồ dùng sinh hoạt nhƣ: Khăn mặt, khăn giấy, cặp tóc, quần áo in hình hoặc mang hình dáng nhân vật 298 151 mình yêu thích, nhƣ Helokitty, Doraemon, 3 Chọn đồ chơi, thú nhồi bông, búp bêlà các nhân vật trong truyện tranh, phim hoạt hình Nhật Bản. 163 286 4 Để nickname của mình là tên một nhân vât mình yêu thích 57 392 5 Để ảnh của nhân vật mình yêu thích làm avarta trên 34 415 facebook, ringme, 6 Các hình thức khác 3 446 Bảng 5: Sự hiểu biết của học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội về văn hóa Manga TT Hoạt động Đã nghe nói Chƣa nghe nói Đã từng Hiện đang đến đến tham gia tham gia 1 Hóa trang Cosplay 449 0 98 9 2 Otaku 138 311 3 0 3 Vẽ kiểu Chibi 35 414 0 0 4 Điệu nhay Yosakoi 1 2 3 4 197 Bảng 6: Nhận thức của các bậc cha, mẹ và thầy cô về Manga Nhật Bản TT Nghề nghiệp Dành cho Dành cho Dành cho Dành cho nhi đồng thiếu niên thanh niên ngƣời lớn 1 Giáo viên 7 7 1 0 2 Nhân viên công ty 5 5 3 2 3 Công nhân viên 7 7 2 1 chức 4 Tự kinh doanh 3 3 0 0 5 Nội trợ 2 2 0 0 Tổng số 24 (100%) 24 (100%) 6(25%) 3(12,5%) Bảng 7: Mức độ đọc truyện tranh – Manga cùng con của các bậc phu huynh TT Mức độ đánh giá Có (N=24) Tiểu học Trung học cơ Trung học sở phổ thông 1 Thƣờng xuyên 2(8,33%) 0 0 2 Thỉnh thoảng 12(50,00%) 4(16,66%0 0 3 Không mấy khi đọc cùng con 2(8,33%) 1(4,16%) 0 4 Không đọc cùng con 5(20,08%) 0 0 5 Hoàn toàn không đọc 3(12,5%) 0 0 198 Phụ lục 3: MỘT SỐ HÌNH ẢNH * Một số ảnh chụp về thực trạng đọc Manga Nhật Bản tại lớp học và hiệu sách của học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội Ảnh 1: Học sinh phổ thông đọc Manga trong giờ nghỉ giải lao (Tác giả chụp ngày 18 tháng 11 năm 2014, tại trường Trung học Cơ sở Mỗ Lao, Hà Đông, Hà Nội) Ảnh 2: Học sinh phổ thông đọc Manga tại hàng thuê truyện trên phố Núi Trúc, Ba Đình, Hà Nội (Tác giả chụp ngày 5 tháng 10 năm 2014) 199 Ảnh hƣởng của Manga Nhật Bản đến thị hiếu thẩm mĩ của học sinh phổ thông tại thành phố Hà Nội qua tranh các em vẽ. Hình 1: Hình vẽ bé gái của em Doãn Ngọc A, học sinh lớp 10, Trường Trung học phổ thong Yên Hòa, quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội (vẽ năm 2014) Hình 2: Tranh vẽ của em Đỗ Thu Th, học sinh lớp 6A2, Trường Trung học cơ sở Mỗ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội (vẽ năm 2013) 200 Hình 3: Tranh vẽ của em Nguyễn Khôi Ng, học sinh lớp 6A2, Trường Trung học cơ sở Mỗ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội (vẽ năm 2013) Hình 4: Tranh vẽ của em Đặng Thu Th, học sinh lớp 6A2, Trường Trung học cơ sở Mỗ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội (vẽ năm 2013)

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_anh_huong_cua_manga_nhat_ban_den_hoc_sinh_pho_thong.pdf
  • pdfĐóng góp mới của luận án - tiếng Anh (Hạ Thị Lan Phi).pdf
  • pdfNhững đóng góp mới của luận án tiếng Việt - Hạ Thị Lan Phi.pdf
  • pdfTom tAt tieng Anh - Ha Thị Lan Phi.pdf
  • pdfTóm tắt luận án tiếng Việt - Hạ Thị Lan Phi..pdf
  • pdfTrích yếu của luận án tiếng Anh - Hạ Thị Lan Phi.pdf
  • pdfTrích yếu của luận án tiếng Việt - Hạ Thị Lan Phi.pdf
Tài liệu liên quan