Luận án Ảnh hưởng của đạo tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây nguyên hiện nay

Học viện chính trị quốc gia hồ chí minh Lê hồng phong ảnh hưởng của đạo tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở tây nguyên hiện nay luận án tiến sĩ triết học Hà Nội – 2014 Học viện chính trị quốc gia hồ chí minh Lê hồng phong ảnh hưởng của đạo tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở tây nguyên hiện nay Chuyên ngành: CNDVBC&CNDVLS Mã số: 62 22 80 05 luận án tiến sĩ triết học Người hướng dẫn khoa học: GS, TS. Lê hữu nghĩa Hà

doc186 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 397 | Lượt tải: 0download
Tóm tắt tài liệu Luận án Ảnh hưởng của đạo tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây nguyên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Néi – 2014 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận của luận án chưa từng được công bố trong bất cứ công trình nào. Tác giả luận án Lê Hồng Phong MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 6 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đạo Tin lành và đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên 6 1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên 16 1.3. Các công trình nghiên cứu liên quan đến quan điểm, giải pháp phát huy mặt tích cực, hạn chế mặt tiêu cực trong ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. 19 Chương 2: ĐẠO TIN LÀNH TRONG ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN- MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 26 2.1. Đời sống tinh thần và một số nhân tố ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên 26 2.2. Đạo Tin lành ở Tây Nguyên 54 Chương 3: ẢNH HƯỞNG CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY – THỰC TRẠNG, NGUYÊN NHÂN VÀ XU HƯỚNG ẢNH HƯỞNG 70 3.1. Thực trạng ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay 70 3.2. Nguyên nhân và xu hướng ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên 97 Chương 4: QUAN ĐIỂM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM PHÁT HUY NHỮNG ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ NHỮNG ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA ĐẠO TIN LÀNH ĐỐI VỚI ĐỜI SỐNG TINH THẦN CỦA ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY 121 4.1. Quan điểm cơ bản nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay 121 4.2. Một số giải pháp cơ bản nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay 127 KẾT LUẬN 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 154 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 155 PHỤ LỤC 167 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Tôn giáo là một hiện tượng xã hội đặc biệt, ra đời trong những điều kiện lịch sử nhất định. Trong quá trình phát triển, tôn giáo luôn có ảnh hưởng khá sâu sắc đến các lĩnh vực của đời sống xã hội như: kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, đạo đức, lối sống Việt Nam là một đất nước có truyền thống văn hóa lâu đời và là một quốc gia có nhiều tôn giáo, số lượng người theo đạo khá đông. Theo số liệu thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ năm 2011, nước ta có hơn 25 triệu tín đồ, chiếm hơn ¼ dân số. Hơn nữa, tôn giáo cũng đang là một vấn đề phức tạp và hết sức nhạy cảm liên quan đến chính sách đối nội, đối ngoại của Đảng và Nhà nước. Do vậy, việc thực hiện chính sách tôn giáo là vấn đề quan trọng không những ảnh hưởng trực tiếp đến nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân mà còn tác động không nhỏ tới tình hình chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước. Tây Nguyên (bao gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng) có vị trí địa lý, chính trị, kinh tế và an ninh – quốc phòng hết sức quan trọng, là địa bàn chiến lược về quốc phòng - an ninh không chỉ đối với khu vực mà còn đối với cả nước. Bên cạnh đó, Tây Nguyên cũng là nơi có nhiều diễn biến phức tạp về dân tộc và tôn giáo. Vì vậy, qua các giai đoạn cách mạng, bên cạnh việc giải quyết các vấn đề về chính sách kinh tế - xã hội, Đảng và Nhà nước ta luôn xác định công tác tôn giáo là vấn đề có tầm quan trọng đặc biệt. Nhờ vậy, những năm qua kinh tế - xã hội Tây Nguyên đã có nhiều khởi sắc, đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên được nâng lên, góp phần quan trọng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tuy nhiên, trong thời gian qua do nhiều nguyên nhân khác nhau, đạo Tin lành ở Tây Nguyên phát triển nhanh và ảnh hưởng đến nhiều lĩnh vực của đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Bên cạnh những mặt tích cực và hoạt động tôn giáo bình thường, ổn định, tuân thủ pháp luật, tình hình đạo Tin lành ở Tây Nguyên diễn biến rất phức tạp. Lợi dụng những khó khăn về đời sống, đặc điểm tâm lý, phong tục tập quán của đồng bào dân tộc thiểu số và những thiếu sót trong quá trình thực hiện chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước ta, các thế lực thù địch đã tăng cường hoạt động tuyên truyền, lừa phỉnh, phát triển đạo trái phép, kích động tư tưởng ly khai, lôi kéo người vượt biên trái phép; lợi dụng việc phát triển “Tin lành Đêga” để lôi kéo chia rẽ tôn giáo này với tôn giáo khác, giữa người có tôn giáo và không tôn giáo, tách Tin lành của người Kinh ra khỏi Tin lành của đồng bào dân tộc thiểu số; đặc biệt âm mưu chia rẽ đồng bào tôn giáo với Đảng, Nhà nước nhằm phá hoại khối đại đoàn kết dân tộc, điển hình là các vụ bạo loạn mang tính chất chính trị vào tháng 2 năm 2001 và tháng 4 năm 2004. Ở bên ngoài, các phần tử phản động, cực đoan vu cáo Đảng và Nhà nước ta đàn áp dân tộc thiểu số, tôn giáo, vi phạm dân chủ, nhân quyền chống phá ta gây mất ổn định chính trị xã hội, làm ảnh hưởng xấu đến sản xuất, đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Trong khi đó, việc giải quyết một số vấn đề của đạo Tin lành theo chủ trương của Đảng ở một số nơi còn hạn chế trên nhiều mặt, vẫn còn có nhận thức, quan điểm và cách giải quyết chưa thật sự thống nhất. Điều đó dẫn đến một bộ phận không nhỏ đồng bào dân tộc thiểu số chưa hiểu đúng đắn về chính sách dân tộc, tôn giáo của Đảng và Nhà nước, làm cho tình hình các mặt ở Tây Nguyên có nhiều phức tạp, ảnh hưởng không nhỏ đến việc phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh trật tự ở Tây Nguyên, và ổn định chính trị của cả nước. Bên cạnh đó, do yêu cầu phải xây dựng đời sống văn hóa tinh thần phong phú, lành mạnh làm cơ sở, động lực để phát triển kinh tế - xã hội; tăng cường, củng cố tính thống nhất trong đa dạng ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên; chống lại những tiêu cực trong quá trình hội nhập và giao lưu văn hóa hiện nay có ý nghĩa hết sức quan trọng. Trong bối cảnh đó, việc tập trung nghiên cứu đạo Tin lành, nhất là nghiên cứu ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay nhằm tìm ra giải pháp khắc phục ảnh hưởng tiêu cực và phát huy những ảnh hưởng tích cực là vấn đề có ý nghĩa lý luận và thực tiễn cấp thiết. Với những lý do trên, nghiên cứu sinh chọn vấn đề “Ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay” làm đề tài nghiên cứu luận án Tiến sỹ Triết học của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu 2.1. Mục đích Trên cơ sở phân tích thực trạng, nguyên nhân và xu hướng ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, luận án đề xuất một số quan điểm và giải pháp cơ bản nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ - Làm rõ khái niệm đời sống tinh thần và những đặc trưng đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. - Trình bày khái quát về đạo Tin lành, về quá trình du nhập, phát triển của đạo Tin lành ở Tây Nguyên. - Làm rõ thực trạng ảnh hưởng tích cực, tiêu cực và nguyên nhân gia tăng ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay. - Dự báo xu hướng ảnh hưởng và đề xuất một số quan điểm, giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong bối cảnh hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án - Luận án tập trung nghiên cứu đạo Tin lành ở Tây Nguyên, ảnh hưởng của nó đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên như: tư tưởng chính trị; đạo đức, lối sống; văn hóa truyền thống; tín ngưỡng truyền thống. - Phạm vi nghiên cứu: Các tỉnh Tây Nguyên (Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Lâm Đồng) trong thời kỳ đổi mới. 4. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu 4.1. Cơ sở lý luận và thực tiễn - Luận án dựa trên cơ sở lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, các văn kiện của Đảng và Nhà nước ta về chính sách dân tộc, tôn giáo, đường lối văn hóa và phát triển kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên. - Luận án dựa vào các văn kiện của các đại hội Đảng, các nghị quyết của Trung ương, các tài liệu của các cấp ủy đảng và chính quyền các tỉnh Tây Nguyên hiện nay có liên quan đến đề tài. - Cơ sở thực tiễn là tình hình kinh tế- xã hội, đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay. 4.2. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; các phương pháp cụ thể như: phân tích và tổng hợp; lôgíc và lịch sử; so sánh; phương pháp điều tra xã hội học, khảo sát thực tiễn ngoài ra, luận án còn sử dụng kết quả nghiên cứu điều tra xã hội học của các công trình đã công bố ở nước ta có liên quan đến đề tài. 5. Đóng góp mới của luận án - Làm rõ thực trạng những ảnh hưởng tích cực, tiêu cực và những nguyên nhân ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay. - Dự báo xu hướng ảnh hưởng và đề xuất một số quan điểm, giải pháp cơ bản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực và hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong bối cảnh hiện nay. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án - Luận án có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các cơ quan Đảng và Nhà nước trong việc xây dựng chủ trương, chính sách về dân tộc, tôn giáo ở nước ta nói chung và ở các tỉnh Tây Nguyên nói riêng. - Luận án có thể làm tài liệu tham khảo cho nghiên cứu và giảng dạy trong các trường chính trị tỉnh và Học viện chính trị quốc gia Hồ Chí Minh các khu vực. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục các công trình khoa học được công bố có liên quan đến luận án và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận án gồm 4 chương, 9 tiết. Chương 1 TỔNG QUAN CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đạo Tin lành và đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên 1.1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đạo Tin lành Tác giả Nguyễn Xuân Hùng với bài viết "Về Nguồn gốc và sự xuất hiện tên gọi đạo Tin lành tại Việt Nam"[102 ] cho rằng, chỉ đến năm 1911, khi các giáo sĩ của Hội Liên hiệp Cơ Đốc và Truyền giáo (CMA) lập trụ sở truyền giáo thì việc truyền đạo Tin lành cho người Việt Nam mới được bắt đầu và đến đầu những năm 30 tên gọi đạo Tin lành được phổ biến và trở thành tên gọi phổ thông. Ngày nay, tên gọi đạo Tin lành trở thành tên riêng phổ biến tại Việt Nam. Nghiên cứu về đạo Tin lành ở Việt Nam nói chung và Tây Nguyên nói riêng, tác giả Nguyễn Thanh Xuân chủ biên hai cuốn sách “Bước đầu tìm hiểu đạo Tin lành trên thế giới và ở Việt Nam” [130] và “Đạo Tin lành ở Việt Nam” [11]. Tác giả đã khái quát về quá trình ra đời và phát triển của đạo Tin lành trên thế giới; các giáo lý, luật lệ, các lễ nghi, tổ chức giáo hội, sự giống và khác nhau giữa Tin lành và Công giáo. Trên cở sở đó tác giả đã trình bày quá trình du nhập, phát triển đạo Tin lành ở Việt Nam. Đây là những cuốn sách tham khảo có giá trị, giúp cho nghiên cứu sinh có cái nhìn đầy đủ hơn về đạo Tin lành và quá trình du nhập, phát triển đạo Tin lành ở nước ta nói chung, ở Tây Nguyên nói riêng. Bài viết “Vài nhận biết về Tin lành Mỹ” của tác giả Đỗ Quang Hưng [66] cho rằng, tôn giáo có vị trí lớn trong đời sống nước Mỹ. Hơn nữa, khi thực hiện chính sách bành trướng, người Mỹ đã sử dụng vũ khí tôn giáo không chỉ như là một “kinh nghiệm” của các thế lực thực dân xưa kia, mà hơn thế, nó còn vì, tôn giáo là một “căn tính” của họ. Trên cơ sở làm rõ đặc điểm tôn giáo liên quan đến sự hình thành cộng đồng Tin lành Mỹ, tác giả đã đi sâu làm rõ một số đặc trưng của Tin lành Mỹ và đưa ra bốn nhận xét về Tin lành Mỹ. Những nghiên cứu của tác giả là những tư liệu quý cho quá trình nghiên cứu sự du nhập và ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với nước ta nói chung, ở Tây Nguyên nói riêng. Cuốn sách “Lịch sử đạo Tin lành” của tác giả Jean Bau Bérot [71] đã đề cập đến về vấn đề cải cách tôn giáo ở châu Âu thế kỷ XVI và cùng với nó là sự ra đời đạo Tin lành. Buổi đầu hình thành, nó là một “tôn giáo phản kháng”, phản đối một số tục lệ, truyền thống hoặc cấu trúc của nhà thờ Công giáo La Mã. Do bị đàn áp dữ dội, nhiều tín đồ Tin lành phải di cư sang châu Mỹ, lập nên nhiều giáo phái khác nhau. Trên cơ sở đó tác giả đã trình bày tính hiện đại và thực trạng đạo Tin lành đương thời. Lịch sử đạo Tin lành cho thấy rõ tính chất phức tạp, không ngừng cải cách, hiện đại hóa và đa giáo phái của nó. Tìm hiểu lịch sử ấy giúp chúng ta lý giải rõ hơn một số hiện tượng thực tế đang diễn ra hiện nay của đạo Tin lành. Cuốn sách "Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản" tác giả Max Weber (Bùi Văn Nam Sơn, Nguyễn Nghị, Nguyễn Tùng, Trần Hữu Quang dịch) [80]. Đây là công trình nghiên cứu công phu, trong đó tác giả đi tìm nguồn gốc của sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa tư bản cận đại, bằng cách khảo sát quan niệm đạo đức và động cơ ứng xử của các cá nhân thuộc các giáo phái Tin lành, phác họa một cái khung phương pháp luận nhằm tìm hiểu những động lực văn hóa - tinh thần vốn luôn được chi phối, thúc đẩy, hoặc cản trở quá trình biến đổi kinh tế - xã hội. Từ những vấn đề nghiên cứu, tác giả cho rằng nền đạo đức Tin lành có mối liên hệ với tinh thần của chủ nghĩa tư bản và tạo ra động lực tinh thần cần thiết và thuận lợi cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản ở châu Âu. Mã Phúc Thanh Tươi trong bài “Vài nét tương đồng trong đạo đức Tin lành và đạo đức truyền thống” [121], trên cơ sở trình bày tổng quan về đạo Tin lành, đã đi sâu luận giải làm rõ sự tương đồng giữa đạo đức Tin lành với đạo đức truyền thống trên cơ sở lý giải những đặc trưng văn hóa, giá trị nhân văn tương đồng giữa các nền văn hóa để hướng tới sự hòa đồng và hội nhập. Bài viết "Mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với các tổ chức Tin lành hiện nay" của tác giả Nguyễn Hồng Dương [34], trên cơ sở phân tích tính đặc thù về lịch sử truyền giáo phát triển đạo Tin lành và đặc thù về sự đa dạng tổ chức đạo Tin lành ở Việt Nam, đã làm rõ mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với các tổ chức đạo Tin lành, mối quan hệ này được thể hiện qua đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta với đạo Tin lành. Theo tác giả, với nguyên tắc tôn trọng tự do tín ngưỡng tôn giáo của nhân dân, đặc biệt là những quy định tại Pháp lệnh Tín ngưỡng Tôn giáo và Chỉ thị 01 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành mà trọng tâm là việc công nhận tổ chức Hội Thánh Tin lành thì quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với các hệ phái Tin lành vì vậy được cải thiện một cách cơ bản. Giáo sĩ, tín đồ đạo Tin lành tin tưởng vào đường lối, chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước Việt Nam, tích cực thực hiện đường hướng hành đạo: Sống Phúc Âm phụng sự Thiên Chúa, phục vụ Tổ quốc và Dân tộc. Cuốn sách “Quan điểm, đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay” của tác giả Nguyễn Hồng Dương [35], trong chương IV, phần II, những vấn đề công nhận các tổ chức Tin lành; trên cơ sở đưa ra hai đặc thù quan trọng quy định vấn đề công nhận các tổ chức Tin lành ở Việt Nam là đặc thù về lịch sử truyền giáo phát triển đạo Tin lành ở Việt Nam và đặc thù về sự đa dạng tổ chức Tin lành ở Việt Nam; tác giả đã trình bày đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề công nhận các tổ chức Tin lành tại Việt Nam và những kết quả đạt được trong thời gian qua. 1.1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan đến đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Cuốn sách "Nếp sống - Phong tục Tây Nguyên" [26]. Đây là tập Kỷ yếu hội thảo khoa học của Bộ Văn hóa - Thông tin tổ chức tháng 5 năm 1994. Các nhà khoa học cho rằng, Tây Nguyên là miền đất chiến lược quan trọng, là vùng có kho tàng văn hóa dân gian truyền thống phong phú đa dạng, đa sắc và hết sức độc đáo. Trong các lễ hội, phong tục tập quán của đồng bào chứa đựng bao cái hay, lòng nhân ái, tính nhân văn, khiếu thẩm mỹ, khả năng diễn đạt tình cảm tinh tế... song đang bị mai một đi một cách nhanh chóng. Nguyên nhân do sự thấp kém của đời sống kinh tế và trình độ dân trí; cách cư xử của chúng ta không thích hợp với vốn văn hóa cổ truyền; sự xâm nhập nhanh chóng của đạo Tin lành ở vùng đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên... Trên cơ sở đánh giá thực trạng nếp sống, phong tục Tây Nguyên, những cái cần khai thác, phát huy; những hủ tục, lạc hậu cần ngăn chặn, loại bỏ, các tác giả đã đưa ra những kiến nghị nhằm gìn giữ và phát huy những phong tục, tập quán tốt đẹp của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Như: bài viết "Hãy cứu lấy những dòng văn hóa của các dân tộc ít người" của tác giả Hoàng Quốc Hải; "Những phong tục tập quán nên giữ và nên bỏ ở Tây Nguyên" của tác giả Hoàng Bích Nga; "Vài suy nghĩ về nếp sống và phong tục tập quán của đồng bào Tây Nguyên" của tác giả Linh Nga Niêk Đam... Cuốn sách là tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà khoa học, các nhà hoạch định chính sách và các nhà quản lý nhằm tìm ra các giải pháp có tính đồng bộ cho vùng đất có những đặc thù như Tây Nguyên. Đồng thời, công trình cũng là cơ sở để nghiên cứu sinh đưa ra những giải pháp phát huy những mặt tích cực, khắc phục những hạn chế đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Cuốn sách “Một số nét đặc trưng của Phong tục các dân tộc Tây Nguyên” do Lâm Tâm - Linh Nga Niêk Đam chủ biên [104], đã khắc họa những nét đặc trưng của Tây Nguyên trên các lĩnh vực của đời sống xã hội như: tổ chức xã hội, tôn giáo tín ngưỡng, hôn nhân và về lễ hội. Đây là những tài liệu quý giúp nghiên cứu sinh hiểu được những nét đặc trưng về phong tục các dân tộc Tây Nguyên, để có căn cứ khi nghiên cứu đề xuất các giải pháp xây dựng đời sống tinh thần ở Tây Nguyên hiện nay. Cuốn sách "Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên" của tác giả Lưu Hùng [65] đã giới thiệu những nét đặc sắc về văn hóa cổ truyền của Tây Nguyên như: văn hóa vật chất (gồm sinh hoạt kinh tế - sản xuất; tập quán ăn, hút; nhà cửa và hình thức cư trú; công cụ, dụng cụ, vũ khí), văn hóa xã hội (gồm các quan hệ họ hàng thân thuộc; làng; truyền thống sở hữu; phong tục trong chu kỳ đời người), văn hóa tinh thần (gồm tín ngưỡng - tôn giáo; văn học dân gian; ca múa nhạc dân gian và nghệ thuật tạo hình trang trí dân gian). Qua tác phẩm này tác giả đã cho thấy mối quan hệ biện chứng và vai trò quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội; của đời sống vật chất đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Đây là cuốn sách tham khảo có giá trị, giúp nghiên cứu sinh có cái nhìn đầy đủ hơn về đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, trên cơ sở đó làm rõ sự ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Cuốn sách “Giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa Tây Nguyên” do Nguyễn Hồng Sơn và Trương Minh Dục chủ biên [60] là công trình của tập thể tác giả nghiên cứu và giảng dạy ở Học viện Chính trị - Hành chính Khu vực III, Học viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Nội dung cuốn sách đề cập đến cơ sở hình thành các giá trị văn hóa Tây Nguyên và ảnh hưởng của nó đến quá trình phát triển kinh tế - xã hội hiện nay như: ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế; giải quyết các vấn đề xã hội, ổn định chính trị ở Tây Nguyên... trên cơ sở đó các tác giả đưa ra các giải pháp chủ yếu giữ gìn và nâng cao giá trị văn hóa, tạo động lực cho sự phát triển kinh tế - xã hội Tây Nguyên trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa hiện nay. Cuốn sách là tư liệu quý để tham khảo, đưa ra các giải pháp nhằm giữ gìn và phát huy các giá trị văn hóa Tây Nguyên hiện nay. Đề cập đến đời sống văn hóa ở Tây Nguyên, tác giả Ngô Đức Thịnh đã có một loạt các công trình nghiên cứu như: "Bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các tộc người ở Tây Nguyên"; "Buôn làng, luật tục và vấn đề quản lý cộng đồng của các tộc người ở Tây Nguyên hiện nay"; "Một số đặc trưng trang phục Tây Nguyên"; "Định hướng sản xuất và phân công lao động trong các dân tộc tại chỗ ở Tây Nguyên"[110]; "Một số vấn đề về bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống Tây Nguyên"[109]. Những công trình nghiên cứu của tác giả tập trung đi sâu làm rõ văn hóa truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, các khuynh hướng biến đổi và đưa ra một số giải pháp trong việc bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống của các tộc người ở Tây Nguyên. Những phân tích, nhận định, đánh giá của tác giả vừa cụ thể, vừa tổng quát sẽ là những tài liệu tham khảo có giá trị cho các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách phát triển Tây Nguyên. Bài tham luận "Mất, còn của văn hóa dân gian Tây Nguyên; vấn đề bồi dưỡng đội ngũ cán bộ văn hóa và tác giả người dân tộc" của tác giả Linh Nga Niêk Đam, được trình bày tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ II Hội Văn học - Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam năm 1997[63]. Theo tác giả, văn hóa dân tộc Tây Nguyên đang ngày càng mất dần, bởi xu hướng đô thị hóa buôn làng, ý thức của con người có lỗi khi đã không có sự giáo dục truyền thống một cách đầy đủ. Trên cơ sở đó, tác giả đã đề cập đến việc xem xét cái gì nên giữ? cái gì nên bỏ? Điều đó cần phải có một đội ngũ cán bộ văn hóa người dân tộc tại chỗ, có tri thức. Tham luận là tài liệu tham khảo tốt để góp phần nghiên cứu về thực trạng đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay. Cuốn sách "Giữ gìn và phát huy tài sản văn hoá các dân tộc ở Tây Bắc và Tây Nguyên" của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam[64] là cuốn sách tập hợp những bài viết của các nhà khoa học am hiểu về văn hóa các dân tộc Tây Bắc và Tây Nguyên thuộc hai Hội thảo khoa học của Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam phối hợp với Ủy ban nhân dân tỉnh Sơn La và Sở Văn hóa Thông tin Thể thao Đắk Lắk tổ chức năm 1994 và 1995. Công trình đã làm nổi bật tính phong phú, độc đáo của văn hóa cổ truyền các dân tộc Tây Nguyên như: ngôn ngữ, nghệ thuật, kiến trúc, phong tục tập quán, tín ngưỡng, trang phục... nhiều bài viết đã khẳng định, văn hóa các dân tộc Tây Nguyên có tác dụng to lớn đối với đời sống nhân dân Tây Nguyên xưa và nay. Trong những năm qua, mặc dù đã được sưu tầm, phát huy nhưng do điều kiện xã hội và nhận thức chưa đúng đắn đối với văn hóa dân tộc nên đang có nguy cơ mai một và pha tạp làm mất đi tính nguyên sơ của nó. Trong bài tham luận "Hãy bảo vệ bản sắc văn hóa tốt đẹp các dân tộc người Tây Nguyên trong đời sống hiện nay"[64], tác giả Đặng Nghiêm Vạn đã khẳng định, nhân loại nhận ra văn hóa dân tộc mới là động lực của phát triển. Bảo vệ bản sắc văn hóa Tây Nguyên chính là bảo vệ con người Tây Nguyên, và đồng thời là bảo vệ bản sắc văn hóa của cư dân toàn khu vực trong đó có cả các tộc người trong quốc gia, dân tộc Việt Nam. Bảo vệ bản sắc văn hóa Tây Nguyên không có nghĩa là chối từ sự du nhập yếu tố văn hóa nhân loại, mà ngược lại cùng với việc nâng cao dân trí, việc trau dồi văn hóa của bản thân, thấy đúng và tự hào về văn hóa của chính mình, mới là con đường chắc chắn nhất để tiếp thu khoa học và công nghệ, phát triển kinh tế, nâng cao mức sống người dân. Trong bài "Giữ gìn và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc Tây Nguyên", của tác giả Tô Ngọc Thanh [64] cho rằng: vấn đề giữ gìn và phát huy di sản văn hóa dân tộc đang là mối quan tâm của toàn thế giới. Nền văn hóa các dân tộc Tây Nguyên rất phong phú, độc đáo, đậm đà bản sắc dân tộc. Tác giả cũng nhấn mạnh, cần phải thẳng thắn nói rằng, việc làm của chúng ta chưa thật hiểu thấu đáo những giá trị của vốn di sản đó; chúng ta chưa hiểu cái giá trị căn cốt, xuất phát từ vũ trụ quan, thế giới quan, nhân sinh quan của đồng bào, mà từ đó họ sáng tạo ra toàn bộ các sản phẩm và giá trị văn hóa. Một số số bài viết khác lại đi sâu vào các lĩnh vực như: âm nhạc, cồng chiêng, lễ hội... của các dân tộc Tây Nguyên. Trên cơ sở đó các tác giả đã đưa ra những việc cần làm ngay trong những năm tới và đề xuất những giải pháp nhằm gìn giữ và phát huy bản sắc văn hoá các dân tộc Tây Nguyên hiện nay. Đây là cuốn sách tham khảo có giá trị, giúp cho nghiên cứu sinh có cái nhìn đầy đủ hơn về vấn đề giữ gìn phát huy bản sắc văn hóa Tây Nguyên hiện nay. Cuốn sách “Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên - thực trạng và những vấn đề đặt ra” do Trần Văn Bính chủ biên[16], là công trình tập hợp bài nghiên cứu của nhiều tác giả am hiểu về Tây Nguyên thuộc nhóm Đề tài khoa học cấp Nhà nước KX.05-04 giai đoạn 2001 - 2005. Công trình đã phân tích, đánh giá khách quan và tương đối toàn diện về thực trạng đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới; đồng thời đã đưa ra những dự báo xu hướng và đề xuất những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển đời sống văn hóa tinh thần các dân tộc Tây Nguyên dưới sự tác động của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Trong bài "Văn hóa các tộc người Tây Nguyên thành tựu và thực trạng", tác giả Tô Ngọc Thanh khẳng định[16]: chính những tiến bộ vượt bậc trong kinh tế và xã hội đang đặt ra những thách thức lớn cho việc tiếp nối, phát triển truyền thống văn hóa các tộc người Tây Nguyên. Ở các tộc người Tây Nguyên đã có một bước nhảy vọt, nhảy xa với tốc độ lớn, tạo ra những đột biến lớn lao trong đời sống văn hóa của các tộc người Tây Nguyên. Thay đổi lớn nhất về mặt này là sự xuất hiện con người Tây Nguyên thời đổi mới. Các hình thức hoạt động văn hóa xưa đã mất đi cơ sở xã hội mà từ đó và vì đó, chúng được sinh ra và tồn tại. Nền văn hóa cổ truyền đang bị thử thách trong tình trạng của một thực thể bị giải thể vì bị mất đi cơ sở kinh tế - xã hội vốn có của mình. Thêm nữa, những yếu tố văn hóa ngoại sinh lại đang tràn ngập đời sống hàng ngày của đồng bào. Tất cả những nhân tố đó đang đặt văn hóa cổ truyền các tộc người Tây Nguyên bên bờ vực của sự mai một. Trong bài viết "Xây dựng đời sống văn hóa tinh thần của các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên", tác giả Trương Minh Dục[16] cũng đưa ra 4 hiệu ứng tiêu cực của đời sống văn hóa tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Theo tác giả, sự tăng trưởng khá nhanh về kinh tế ở Tây Nguyên bên cạnh mặt tích cực nhưng cũng tạo ra sự phân hóa giàu nghèo một cách sâu sắc, việc mất rừng với tốc độ nhanh đã phá vỡ cấu trúc văn hóa truyền thống, làm đứt gãy truyền thống văn hóa các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên... Những số liệu, cứ liệu của các tác giả là phong phú và có giá trị. Cuốn sách là tài liệu tham khảo tốt để nghiên cứu sinh có cái nhìn đầy đủ, toàn diện hơn về thực trạng và những vấn đề đặt ra đối với văn hóa các dân tộc Tây Nguyên. Kỷ yếu hội thảo khoa học "Nhà Rông - Nhà Rông văn hóa" do Viện Văn hóa- Thông tin, Tạp chí Văn hóa - Nghệ thuật, Sở Văn hóa Thông tin Kon Tum tổ chức năm 2004[126] đã khẳng định những giá trị của nhà rông cổ truyền, vai trò của nhà rông trong tâm thức người dân các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Các tham luận đã đi sâu làm rõ những vấn đề bức xúc đang đặt ra từ thực tiễn khoa học của nhà rông, với tư cách là một thiết chế văn hóa đương đại, là di sản văn hóa cả phương diện vật thể lẫn phương diện phi vật thể. Khẳng định việc tu bổ, sửa chữa để giữ gìn thiết chế văn hóa cổ truyền này là cần thiết. Công trình mặc dù đi sâu nghiên cứu về nhà rông nhưng nhà rông với tư cách là một thiết chế văn hóa nên có vai trò quan trọng trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Những đánh giá, nhận định của các nhà nghiên cứu là cơ sở khoa học để nghiên cứu sinh xác định quan điểm, nội dung và phương thức xây dựng đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay. Bài viết “Thử bàn về xã hội và gia đình các tộc người ở Tây Nguyên” của tác giả Đặng Nghiêm Vạn[122], trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa Mác- Lênin, tác giả cho rằng: xã hội các tộc người ở Tây Nguyên trước đây là xã hội ở thời kỳ dân chủ quân sự, thuộc mạt kỳ nguyên thuỷ, chưa chuyển hoá thành xã hội có giai cấp. Các cư dân Tây Nguyên nhất là những vùng hẻo lánh còn duy trì khá chặt chẽ chế độ công hữu. Một số tộc người vẫn còn chế độ mẫu hệ, có một số lại đang chuyển dần sang chế độ phụ hệ. Những nghiên cứu của tác giả là những tư liệu quý, cho quá trình nghiên cứu để đưa ra những nguyên nhân ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên từ đó đưa ra những giải pháp phát huy những ảnh hưởng tích cực, khắc phục ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay. Cuốn sách "Văn hoá, xã hội và con người Tây Nguyên" do Nguyễn Tấn Đắc chủ biên[46] đã mô tả và phân tích xã hội truyền thống Tây Nguyên từ: thể chất con người Tây Nguyên, đời sống vật chất, phương thức sản xuất, tổ chức xã hội, đời sống văn hoá, phong tục tập quán, những hệ thống công cụ sản xuất và tư duy... Tác giả đưa ra 6 hằng số giá trị của văn hoá Tây Nguyên, 4 vấn đề đặt ra đối với Tây Nguyên, và 8 vấn đề cần làm trước tiên đối với Tây Nguyên để đưa Tây Nguyên hòa nhập và phát triển. Những số liệu, cứ liệu đưa ra của Tác giả là phong phú và có sức thuyết phục. Cuốn sách là tài liệu có ý nghĩa để nghiên cứu sinh đưa ra những giải pháp phát huy những giá trị đời sống tình thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Báo cáo tổng quan đề tài cấp bộ "Thực trạng hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa tinh thần các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên" do Nguyễn Ngọc Hòa làm chủ nhiệm[57], đã đánh giá thực trạng hưởng thụ và sáng tạo văn hóa của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên trong thời gian qua; phân tích những thành tựu, hạn chế và đưa ra những vấn đề cấp thiết đang đặt ra trong quá trình nâng cao cơ hội hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn...ần được biểu hiện qua các yếu tố cơ bản: nhu cầu tinh thần, sản xuất tinh thần, giao tiếp và tiêu dùng các sản phẩm tinh thần. Các yếu tố này luôn tác động lẫn nhau làm cho đời sống tinh thần tồn tại, vận động, phát triển sinh động, phong phú và phức tạp. Nếu như trong hoạt động sản xuất vật chất thì sản xuất vật chất chịu sự chi phối bởi mục đích, nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất nhất định và nhờ việc tiêu dùng chúng mà việc sản xuất tiếp theo có thể được thực hiện, đồng thời cũng là động lực thúc đẩy sản xuất, thì trong hoạt động sản xuất tinh thần lại không phụ thuộc một cách nghiêm ngặt vào việc tiêu dùng các giá trị tinh thần do nó tạo ra. Sản xuất tinh thần lại là nhân tố quyết định chi phối nhu cầu tinh thần và các yếu tố khác. Các yếu tố khác có vai trò tác động trở lại sản xuất tinh thần. Xét với tính cách là một hệ thống đang vận động và biến đổi, thì đời sống tinh thần xã hội được xem xét ở các lĩnh vực: đời sống tư tưởng, đạo đức, lối sống, hoạt động khoa học, giáo dục và đào tạo, nghệ thuật, tín ngưỡng tôn giáo, phương pháp tư duy, giao tiếp. Mỗi lĩnh vực của đời sống tinh thần có tính đặc thù riêng, chúng đều đáp ứng một dạng nhu cầu tinh thần nào đó của đời sống xã hội và đều bao gồm cả hoạt động sáng tạo, trao đổi, tiêu dùng các giá trị tinh thần. Các lĩnh vực ấy liên quan chặt chẽ với nhau, luôn tác động và đan xen vào nhau, nằm trong một chỉnh thể thống nhất, trong đó lĩnh vực đời sống tư tưởng giữ vai trò chủ đạo chi phối, quy định tính chất, nội dung, phương hướng phát triển của đời sống tinh thần. Trong xã hội có giai cấp, đời sống tinh thần mang tính giai cấp. Giai cấp nào thống trị về kinh tế thì cũng thống trị về đời sống tinh thần xã hội. 2.1.2. Một số nét đặc trưng trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên vừa mang bản chất chung của đời sống tinh thần xã hội, vừa có những nét đặc thù. Nghiên cứu đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên chính là sự tiếp cận lịch sử cụ thể đời sống tinh thần xã hội, nhằm đảm bảo tính tương ứng của quan niệm khoa học vào nghiên cứu một phạm vi cụ thể, với một chủ thể xác định. Đây là quá trình hạn định phạm vi nghiên cứu, chỉ ra đặc trưng cụ thể của đời sống tinh thần gắn với chủ thể là đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Với ý nghĩa đó, đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên là tổng hòa những giá trị, những sản phẩm, những hoạt động, những quá trình, những quan hệ tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Nó phản ánh đời sống vật chất của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Với những đặc điểm lịch sử, kinh tế, văn hóa, xã hội đã tạo nên một đời sống tinh thần vô cùng phong phú của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Nó thể hiện ở các lĩnh vực như: tư tưởng chính trị; đạo đức, lối sống; văn hóa; tín ngưỡng...của từng dân tộc, từng con người Tây Nguyên. Về lối sống, phong tục, tập quán. Ở Tây Nguyên tính cố kết cộng đồng là một trong những đặc trưng cơ bản, tiêu biểu hình thành nên giá trị đặc sắc của văn hóa các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Tính cộng đồng không chỉ thể hiện trong cư trú mà còn gắn bó qua lại chặt chẽ, khăng khít với nhau trong lao động sản xuất, chiến đấu, tới sinh hoạt văn hóa, sinh hoạt hàng ngày của đồng bào. Tính cộng đồng đã kết nối những cá nhân riêng lẻ thành một khối thống nhất, đoàn kết gắn bó. Sinh hoạt cộng đồng dù của chung toàn buôn hay của riêng lẻ từng nhà như các lễ hội, cúng cầu mưa, cúng bến nước, cúng trừ bệnh, lễ đặt tên, cưới xin, ma chay, mừng nhà mới đều là công việc chung của mọi người, của toàn buôn thì mọi người cùng làm, cùng hưởng, cùng chung lo gánh vác, cùng nhau chia sẻ, đùm bọc nương tựa vào nhau. Chính trong môi trường cộng đồng bình đẳng ấy đã khơi dậy sự nhiệt tình của mọi người, mỗi người đều cảm thấy mình là người chủ trong sáng tạo và hưởng thụ, làm cho lối sống mang tính cộng đồng sâu sắc, có sức lan toả rộng, bám rễ sâu từ thế hệ này sang thế hệ khác. Những đặc điểm này đã phản ánh rõ nét hình thức kinh tế – xã hội công xã nguyên thuỷ mà ở đó phương thức sản xuất nông nghiệp nương rẫy giữ vai trò chủ đạo. Nếu như phương thức sinh sống là nguyên nhân trực tiếp hình thành tính cộng đồng của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên thì buôn làng chính là không gian nuôi dưỡng, duy trì giá trị truyền thống ấy. Hình thái tổ chức xã hội cơ bản phổ biến của đồng bào dân tộc Tây Nguyên là các buôn, plei. Đây là một thiết chế xã hội tương đối khép kín về khu vực cư trú, khu vực canh tác. Mọi hoạt động xã hội, phong tục mang tính chất cộng đồng đều tuân thủ những luật lệ chung do một bộ máy tổ chức mang tính tự quản điều hành. Mỗi làng là một đơn vị tự quản riêng biệt và hoàn chỉnh, trong đó đứng đầu là trưởng buôn và các già làng. Trong quan hệ xã hội, già làng có vai trò rất quan trọng. Tiếng nói của già làng là tiếng nói mang tính đại diện cho dân làng, được dân làng tin tưởng, nghe theo. Trên cương vị của mình, trưởng làng quán xuyến mọi mặt đời sống trong cộng đồng. Tuy vậy, trưởng làng chỉ đại diện cho cộng đồng, thực hiện ý nguyện của dân làng chứ không độc đoán chuyên quyền. Tất cả mọi sinh hoạt tập thể trong làng đều quy tụ quanh trưởng làng. Mọi thành viên trong xã hội đều xem buôn làng là nơi quyết định sinh mệnh của mình. Chế độ tự quản vận hành trên cơ sở Luật tục của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Nội dung của Luật tục đề cập đến những quy ước, quy tắc xã hội theo truyền thống văn hóa của cư dân, nhất là qua việc tuân thủ luật tục mà điều hoà các quan hệ xã hội, bảo tồn tính thống nhất cao và kỷ cương cần thiết trong từng cộng đồng cư trú, như quan hệ sở hữu, quan hệ chủ làng với dân làng và ngược lại, các quan hệ gia đình, các phong tục và nghi lễ Ngày nay, về cơ bản, thiết chế xã hội cổ truyền vẫn được duy trì. Vì trong thực tế, nó vẫn còn phù hợp với phương thức sản xuất lạc hậu mang tính tự cung, tự cấp, với tâm lý, nếp sống của xã hội cổ truyền. Hợp thành buôn, plây là những gia đình, thường là những đại gia đình mẫu hệ sinh sống trong những ngôi nhà dài. Tuy hiện nay ở Tây Nguyên, có một số dân tộc bắt đầu chuyển sang hình thức gia đình phụ hệ như BaNa, Giẻ Triêng, Xơ Đăng, nhưng hình thức gia đình mẫu hệ như một kiểu gia đình mang tính đặc thù vẫn phổ biến ở Tây Nguyên. Các thành viên sống dưới nóc nhà dài có quan hệ thân thuộc với nhau. Trong sinh hoạt của mỗi gia đình nhất thiết phải tuân theo những nguyên tắc và tập tục nhất định. Đứng đầu gia đình là người phụ nữ cao tuổi, có uy tín nhất, đứng ra trông nom tài sản, hướng dẫn sản xuất, nuôi dạy con cái, điều hoà quan hệ mọi mặt giữa các thành viên, thay mặt gia đình quan hệ với xã hội. Trong một số trường hợp, người chồng bà chủ nhà có thể đại diện cho vợ, nhưng quyền quyết định vẫn là bà chủ gia đình. Ở Tây Nguyên dấu ấn “hằng số mẹ” in đậm trong nền văn hóa các dân tộc được biểu hiện như ở dân tộc Gia Rai, Ê Đê, Ra Glai, con cái theo dòng họ mẹ. Trong các lễ thức, đồng bào gọi thần sông, thần núi, thần lúa đều là bà Ya Pôm. Phụ nữ chính là người bắt chồng, cướp chồng về như ở dân tộc Gia Rai, Ê Đê, Mnông, Cơ Ho Mọi của cải trong gia đình là của chung và kế thừa được tính theo dòng họ mẹ. Với đặc điểm gia đình như vậy thì tính cộng đồng, bình đẳng, công bằng và sự nhường nhịn lẫn nhau giữa các thành viên đã chi phối quan hệ trong một gia đình. Trong xã hội cổ truyền Tây Nguyên, dòng họ đóng một vai trò quan trọng. Vì vậy, những thành viên trong buôn làng không chỉ có mối quan hệ láng giềng mà còn có mối quan hệ họ hàng với những mức độ xa gần khác nhau, điều đó càng củng cố tính cố kết cộng đồng bền chặt. Bên cạnh ngôi nhà sàn, nhà dài truyền thống để cư trú của mỗi gia đình, hầu như mỗi buôn làng ở Tây Nguyên đều có ngôi nhà chung (nhà rông). Đó là nơi tiến hành các nghi thức tôn giáo, chỗ hội họp, sinh hoạt chung của cả làng. Nhà rông còn là nơi lưu giữ những vật thiêng, những sản phẩm thành tích trong sản xuất, săn bắn của làng Như vậy, tính cộng đồng là nét đặc trưng của văn hóa các dân tộc tại chỗ Tây Nguyên. Mỗi thành viên đều “tắm mình” trong không khí cộng đồng, và suốt đời bị chi phối bởi lối sống mang tính cộng đồng, cả cống hiến cũng như hưởng thụ. Mỗi thành viên không được và không thể tách rời, đối chọi lại cộng đồng, và cộng đồng không chấp nhận những nhân tố phá vỡ tập tính thống nhất của nó. Cá nhân và tập thể luôn hoà vào nhau một cách hữu cơ trong đời sống. Bởi vậy, buôn làng trở thành chỗ dựa chủ yếu cả về vật chất và tình cảm cho mọi thành viên ở đây. Tính cố kết cộng đồng không chỉ thể hiện trong lao động sản xuất, chinh phục thiên nhiên mà còn kiên cường trong đấu tranh chống giặc ngoại xâm bảo vệ buôn làng, bảo vệ từng tấc đất của cha ông, giữ gìn truyền thống văn hóa của dân tộc. Điển hình là cuộc khởi nghĩa của Nơ Trang Lơng. Đây là phong trào chống thực dân Pháp kéo dài nhất ở Tây Nguyên và mang tính nhân dân sâu sắc vì đã lôi kéo đông đảo quần chúng nhân dân tham gia. Phong trào đã chứng tỏ tinh thần bất khuất kiên cường, tình đoàn kết keo sơn, truyền thống cộng đồng của buôn làng của các dân tộc miền núi Tây Nguyên. Về tín ngưỡng truyền thống. Trong xã hội cổ truyền Tây Nguyên, tín ngưỡng, tôn giáo gắn bó chặt chẽ với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số trong quá trình tồn tại và phát triển. Nó phản ánh thế giới quan sơ khai, đó là quan niệm vạn vật hữu linh. Tín ngưỡng đa thần, sùng bái tự nhiên với nhiều hình thức tôn giáo nguyên thuỷ, truyền thống là nét đặc trưng tín ngưỡng của cộng đồng các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên. Họ tin rằng vạn vật hữu linh, đều có linh hồn và tin vào các loại thần linh ma quỷ. Theo họ có hai thế giới tồn tại, thế giới của cuộc sống thực tế đó là thế giới của người sống, muôn vật trên trái đất, những cái có thể cảm nhận được và thế giới hư vô đó là thế giới của người chết, của thần linh ma quỷ, những lực lượng siêu nhiên. Quan niệm về thần linh – giàng (yang) là khái niệm chung, cao nhất để chỉ đa số các thần. Có loại thần thiện phù hộ và đem lợi ích cho con người, có loại thần ác gây tai họa cho con người. Có rất nhiều giàng như Giàng H’ma (thần rẫy), Giàng Lon (thần đất), Giàng Pên Ia (thần nước), Giàng Ala bôn (thần làng), Giàng Ktăn (thần sét), Theo quan niệm của người Tây Nguyên, các “giàng” hầu như ở trong mọi vật, như bao bọc lấy thế giới người sống, chi phối đời sống hiện thực con người, buộc con người phải cầu xin để đời sống được yên ổn và sản xuất như ý muốn. Ở trong mỗi con người đang sống đều có hồn. Song, mỗi người có thể có một hoặc nhiều hồn cư trú trong thân thể. Khi chết hồn sẽ biến hoá khác nhau theo tín ngưỡng của từng dân tộc, như người Brâu cho rằng hồn là (phau) ở đỉnh đầu, sau khi người chết thì hồn hoá ra ma (kdooc) gây họa cho người sống, người Ba Na thì tin mỗi người có ba hồn, trong đó hồn chính ở chân tóc (b’ngol xốc chải) còn hai hồn phụ ở trán và ở thân thể (b’ngol kpal, b’ngol pha đang), người Ê Đê tin mỗi người có ba hồn (Mngat, Mngah và Tlang hên) Thế giới của người chết tồn tại giống như thế giới của người sống, người chết chỉ sang thế giới khác sau khi có lễ bỏ mả và việc thờ cúng người chết chỉ diễn ra trong thời gian trước lễ bỏ mả. Số phận mỗi con người đều phụ thuộc vào mối quan hệ giữa người đó với thế giới thần linh vây quanh, có thể phù trợ hoặc trừng phạt, bắt tội. Vì vậy, họ thường viện xin thần linh kết thân với mình để tăng thêm sức mạnh cho bản thân. Việc kết thân được tiến hành qua giấc mơ và được thần cho vật thiêng, rìu đá, rìu đồngvà thần về trú ngụ trong những vật thiêng đó. Những vật thiêng đó được đặt ở nơi trang trọng trong ngôi nhà cộng đồng hoặc trong mỗi gia đình. Tín ngưỡng truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên mang đậm dấu ấn quan niệm của cư dân nông nghiệp nương rẫy. Ngoài những kinh nghiệm sản xuất đã được tích luỹ qua nhiều năm, đồng bào còn tin vào các lực lượng siêu nhiên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất, mùa màng của họ. Vì vậy, hàng năm phải tổ chức cúng lễ, cầu xin các vị thần phù hộ cho mưa thuận gió hoà, mùa màng tươi tốt. Nghi lễ quan trọng nhất, phức tạp nhất của cư dân nông nghiệp nói chung và cư dân Tây Nguyên nói riêng là những nghi lễ liên quan đến nông nghiệp. Gắn liền với nó là hình thành nên một đội ngũ thầy cúng, thầy mo trong các buôn làng. Có thể nói, tín ngưỡng truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên đã trở thành chỗ dựa về tinh thần cho đồng bào khi phải đối mặt với thiên nhiên và xã hội. Nó có vai trò quan trọng trong việc củng cố quan hệ gia đình, dòng họ, cố kết cộng đồng, góp phần vào việc bảo lưu, giữ gìn các giá trị đạo đức truyền thống và bản sắc văn hóa của các dân tộc Tây Nguyên. Về văn hóa truyền thống Với quá trình lịch sử văn hóa lâu đời, đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên đã xây dựng và bảo tồn được một hệ thống những giá trị văn hóa tinh thần đặc sắc và độc đáo, tạo nên những nét đặc trưng của văn hóa Tây Nguyên. Nói đến văn hóa truyền thống Tây Nguyên phải kể đến những bản trường ca, đến văn hóa cồng chiêng, kiến trúc nhà rông, nhà dài, đàn đá, tượng nhà mồ, những làn điệu dân ca đậm đà bản sắc Tây Nguyên lưu truyền qua nhiều thế hệ. Những nét văn hóa truyền thống đó đã in dấu trong tất cả mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, nó thể hiện sự ứng xử của con người với thiên nhiên. Văn học dân gian. Có thể nói kho tàng văn học dân gian Tây Nguyên vô cùng phong phú và đa dạng, chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hóa của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên. Do chữ viết ở các dân tộc Tây Nguyên hình thành muộn, nên nói về văn học dân gian các dân tộc thiểu số Tây Nguyên là nói đến văn học truyền miệng. Kho tàng văn học dân gian Tây Nguyên bao gồm các thể loại khác nhau, sống động lâu đời trong đời sống dân cư như: tục ngữ, ca dao, câu đố, các loại truyện kể huyền thoại, truyền thuyết, truyện sinh hoạt, truyện cười, và đặc biệt là trường ca hay sử thi. Qua mỗi tác phẩm đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên gửi gắm vào đó những quan niệm về vũ trụ, nhân sinh, và những khát khao, mơ ước cho một cuộc sống tốt đẹp. Chẳng hạn ở “người Ê Đê, Ae Điê và Ae Đu là hai vị thần toàn năng tạo nên muôn loài muôn vật, và thế giới được người ÊĐê chia ra tầng trời và tầng đất Truyện cổ của người Mạ cho rằng, K’Bung chỉ ra cách đốn gỗ làm nỏ, bốn chị em Bri, Bre, Srê, Đdiêng dạy nghề dệt, hai anh em Tiơng, Tang truyền bảo nghề rèn, K’Yae dạy chặt củi, K’Hum dạy khơi giếng. Đó là những vị tổ sư, do Nđu phái xuống giúp con người. Người Xơ Đăng có chuyện kể ông Rxi đứng khom lưng đỡ cho bầu trời khỏi trùm sát đất, họ cho rằng bầu trời là cái chăn lớn mà Giàng (thần, trời) căng ra phơi”[65, tr.92]. Trong mỗi truyện dân gian của người dân tộc Tây Nguyên lại có những nét độc đáo riêng, phản ánh phong tục, tập quán, lối sống và suy nghĩ của dân tộc đó. Chính mảng đề tài này, được thể hiện qua chuyện thần thoại: nguồn gốc tộc loài (người Ê Đê có truyền thuyết hang Ađrên, người Kơ Ho thì kể về dòng dõi con cháu nữ thần mặt trời của mình, mà ông tổ là Xrơ Đen, người Ba Na kể về Ông Trống (bok Sgơ) là tổ phụ thời hồng hoang), sự tích về một hiện tượng tự nhiên (sự tích hồ Lắc, sông Crông Búc, núi Chư Yang Sin), những loại chuyện đề cập đến cuộc đấu tranh giữa con người với tự nhiên, và đấu tranh trong xã hội, sự đối chọi giữa cái Thiện và cái Ác Đặc biệt, nói đến văn học dân gian Tây Nguyên là phải nhắc đến trường ca hay sử thi. Có nhà nghiên cứu còn gọi Tây Nguyên là “vùng văn hóa sử thi”. Sử thi là một thể loại văn học tổng hợp có hát, kể, trong đó hát là chính, kể là phụ, xen kẽ vào các câu hát dưới hình thức lời đối thoại. “Diễn xướng sử thi Tây Nguyên là diễn xướng sử thi sống, do đó môi trường diễn xướng có vai trò rất quan trọng trong việc lưu truyền sử thi. Diễn xướng sử thi mỗi dân tộc ở Tây Nguyên cũng khác nhau. Có nơi khi diễn xướng sử thi người ta ngồi, có khi nằm, có khi tắt đèn để tạo không gian cho nghệ nhân hát kể sử thi. Một đặc điểm nữa ở sử thi Tây Nguyên là hình thức diễn xướng không có nhạc đệm và thường không gắn với tín ngưỡng một cách rõ rệt (khác hẳn sử thi Mường – loại diễn xướng chỉ diễn ra trong tang lễ). Chính đặc điểm này khiến sinh hoạt hát kể sử thi ở Tây Nguyên trở nên thường xuyên, phổ biến, trở thành sinh hoạt văn hóa bền chắc trong cộng đồng”[103, tr.4-5]. Số lượng tác phẩm của mỗi loại hình của trường ca khá phong phú như: Hơ’mon của người Ba Na, H’ri của người Gia Rai, Tơ ngai của người Xơ Đăng, Amon của người Giẻ Triêng, H’duôn của người Brâu, Khan của người Ê Đê Qua khảo sát có ít nhất 3 bộ sử thi liên hoàn (còn gọi là sử thi chuỗi, sử thi phổ hệ) rất đồ sộ được phát hiện. Có thể kể đến như các sử thi: Ốt Drông của người Mnông và Dăm Diông của người Xơ Đăng. Mỗi bộ sử thi liên hoàn này gồm khoảng 100 tác phẩm có sự liên kết khá hoàn chỉnh và được các chuyên gia đánh giá là những sử thi dài nhất của thế giới. Cũng như chuyện cổ, “sử thi phản ánh bức tranh xã hội rộng lớn ở những thời điểm lịch sử nhất định và nổi trội trên bức tranh ấy là môi trường chiến tranh, các cuộc chiến tranh giữa các cộng đồng và xuất hiện nhân vật anh hùng. Nghe diễn xướng sử thi thì thấy rõ không khí hào hùng của các cuộc chiến tranh và các nhân vật anh hùng, rất mạnh mẽ, dữ dội Nói ngắn gọn, ngôn ngữ sử thi là ngôn ngữ lời nói vần, ví von giàu hình ảnh, nổi bật là tính ngoại dụ phóng đại nhằm phản ánh sự kỳ vĩ của những cuộc chiến tranh bộ lạc mà trung tâm là người anh hùng - nhân vật được cộng đồng ký thác trách nhiệm, hình ảnh đại diện, tiêu biểu cho sức mạnh và ước vọng của cộng đồng ở giai đoạn lịch sử đó”[103, tr.5]. Nghệ thuật âm nhạc. Âm nhạc, múa và hát là một nhu cầu lớn, là món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống tinh thần các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên: hát lúc vui chơi, hát khi làm việc, hát trong lễ hội, hát ru con, hát nơi đám ma Các dân tộc Tây Nguyên còn giữ được cả một đời sống nghệ thuật toàn diện, đặc sắc. Mỗi dân tộc đều có những điệu hát phù hợp với hoàn cảnh và tâm trạng khác nhau. Cùng với đàn T’rưng, Klông Pút, Đinh Túk, cồng chiêng là loại nhạc cụ phổ biến, đặc trưng của các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Ngoài vai trò là phương tiện diễn tấu nghệ thuật, cồng chiêng còn thể hiện sự quyền uy, sự giàu sang của mỗi gia đình, dòng tộc, bản làng, là vật thiêng trong tín ngưỡng của các dân tộc Tây Nguyên. Đối với đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, cồng chiêng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong đời sống tinh thần, là phương tiện khẳng định cộng đồng và là bản sắc văn hóa dân tộc của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên. Có nhiều bài chiêng như: chiêng mừng nhà rông mới, mừng lúa mới, chiêng đón khách, chiêng tiễn khách nhất là được sử dụng trong các dịp lễ hội, là ngôn ngữ để con người giao tiếp với thiên nhiên. Trong mỗi cái chiêng lại có thần Chiêng (Yang chênh), cồng chiêng đóng vai trò quán xuyến đời sống con người từ khi sinh ra đến khi mất đi. Từ lễ thổi tai của trẻ sơ sinh đến lễ bỏ mả; với cây lúa, từ lễ bói điềm, chọn đất đến thu hoạch, đóng cửa kho Bất cứ lễ hội nào cũng có cồng chiêng. Nói như GS, TS. Tô Ngọc Thanh: “Người dân Tây Nguyên sinh ra trong tiếng cồng chiêng, sống trọn đời với cồng chiêng, và mất đi cũng do tiếng cồng chiêng đưa tiễn. Tôi đã đi, đã sống rất nhiều với đồng bào các dân tộc Tây Nguyên và hiểu ra một lẽ giản đơn rằng, cuộc sống tinh thần của họ không thể thiếu tiếng cồng, tiếng chiêng. Lễ hội dù nhỏ hay lớn, ở nhà rông, hay bên bếp lửa của nhà sàn thì cũng không thể thiếu được tiếng cồng, tiếng chiêng. Giá trị của cồng chiêng là vậy. Nó gắn với cuộc sống thường nhật của người Tây Nguyên. Gọi nó là văn hóa cũng được, mà nếp sinh hoạt cũng đúng. Đấy là điều quý nhất ở cồng chiêng Tây Nguyên.”[trích theo 57, tr.120-121]. Bên cạnh cồng chiêng, người Tây Nguyên còn sáng tạo nên cả một hệ thống nhạc khí gồm cả hệ dây, hơi và gõ độc đáo, bằng những vật liệu đơn giản của núi rừng như: tre, nứa, gỗ, đá, vỏ bầu, sừng song cực kỳ phong phú, đa dạng và độc đáo. Âm thanh có sức truyền cảm mạnh và sâu lắng, vừa đơn sơ mộc mạc. Chiếc đàn KlôngPut, Đinh tuk, Đinh Pú, các loại Sáo TaLum, Talen, các loại Khèn, Tù Và, Kèn Lá, đàn Tinh Ninh, đàn Gông, đàn M’bin, đàn Tơ Rưng, trống mỗi nhạc cụ đều đi kèm với một câu chuyện diễn giải sự ra đời của nó. Có những loại chỉ sử dụng ở lễ hội, lễ thức cộng đồng, có loại chỉ đánh trên nương rẫy, có loại là phương tiện để bày tỏ tình yêu đôi lứa, có loại vừa để giải trí, vừa xua đuổi thú rừng Múa cũng không thể thiếu được trong đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên. Ở đây có cả một nghệ thuật múa riêng, với sự vận động của toàn thân. Mỗi dân tộc có những điệu múa quen thuộc của mình; mỗi điệu múa lại có ý nghĩa riêng, có khi múa tập thể đông người, có khi một nhóm, một tốp biểu diễn. Chẳng hạn điệu múa vỗ trống (tap xgơr) được biểu diễn trong lễ đâm trâu tạ ơn thần và trong hai lễ cầu mùa quan trọng là xmăh kcham (mở đầu mùa làm rẫy), và xmăh quai (sau khi làm cỏ lúa xong); điệu múa tạ ơn Dă Pôm nữ thần coi sóc đất đai và phù hộ mùa màng; điệu múa tung tai; điệu vỗ tay (điệu arap) Nhạc hát Tây Nguyên cũng có những giai điệu riêng độc đáo, đặc biệt loại hình dân ca cũng là một thế mạnh trong đời sống tinh thần của đồng bào Tây Nguyên. Nhiều thể loại dân ca rất phong phú, nghệ thuật diễn xướng cũng khá đặc sắc, đi vào lòng người, như: hát ru, hát giao duyên, sinh hoạt, phong tục, lễ hội nhiều làn điệu rất đặc sắc như người Xơ Đăng có Tin Tin, người Gia Rai có adih, alư, người Mnông có Tông, păt, prơ, reng, t’tông, đ’doh Lời ca thường có vần điệu khá chặt chẽ, nhịp điệu hài hoà, ngôn ngữ đối xứng dễ thuộc, dễ nhớ, gieo vần linh hoạt. Phần lớn dân ca thường ngợi ca quê hương, đề cập đến cuộc sống lao động, đến tình yêu, đến vẻ đẹp con người, tình người, thuỷ chung lứa đôi, đến khát vọng cuộc sống Vì vậy, dân ca gắn bó chặt chẽ với cuộc sống của đồng bào, có sức sống mạnh mẽ trong cộng đồng. Nghệ thuật tạo hình. Các dân tộc Tây Nguyên có truyền thống về nghệ thuật tạo hình thể hiện trên đồ vải, đồ đan, các tác phẩm điêu khắc hội hoạ. Nói đến nghệ thuật tạo hình Tây Nguyên trước hết phải nói đến truyền thống đẽo tượng mồ, trang trí nhà mồ, nhà ở và nhà làng với những đường nét tỷ lệ cân đối tạo nên những kiểu dáng độc đáo riêng có của Tây Nguyên. Nhà mồ là sản phẩm kết tinh của nhiều loại hình nghệ thuật, là tác phẩm nghệ thuật tổng hợp thể hiện tập trung nhất nghệ thuật điêu khắc trang trí và khả năng tạo dáng kiến trúc. Mỗi thành tố cấu tạo nên nhà mồ như tượng nhà mồ, các cột trang trí, các hình dáng, các hình vẽ, các bảng chạm khắc gỗ đều là những tác phẩm tiêu biểu của các loại hình nghệ thuật dân gian. Hình tượng “người ngồi ôm mặt khóc”, những cột klao, cột kut, những hình ảnh khắc, vẽ, đan thể hiện những cảnh sinh hoạt như múa, hát, đâm trâu, uống rượu cần, những hoa văn, những con vật, trăng, sao, mặt trời là những công trình điêu khắc có giá trị nghệ thuật cao. Theo quan niệm của người Tây Nguyên, chết không phải là hết mà là sự tiếp tục cuộc sống ở dạng khác. Cho nên, qua nhà mồ cùng với lễ bỏ mả thể hiện hình ảnh sống động tốt đẹp của thế giới người sống được trao cho người chết để họ tiếp tục sống thanh thản ở thế giới bên kia. Ngôi nhà làng cũng thể hiện óc thẩm mỹ cao của người Tây Nguyên. “Sự hài hoà của đường nét, hình khối, tạo dáng cùng với sự kết hợp tài tình giữa vị trí của ngôi nhà làng, với cả cụm nhà ở của các gia đình trong làng, với khung cảnh thiên nhiên rừng núi bao quanh, làm cho ngôi nhà làng trở thành một kiến trúc tuyệt đẹp. Đây là một thành tựu lớn của Tây Nguyên góp vào nghệ thuật kiến trúc dân dã của nước ta và thế giới”[47, tr.143]. Giá trị văn hóa nghệ thuật của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên còn được thể hiện trên những vật dụng sinh hoạt hàng ngày như: cán con dao, ống thoi, cái điếu, váy, khố, áo, đồ trang sứcthậm chí còn được đục thủng trên các bộ phận kiến trúc và hiện vật nghi lễ (ở nhà chung của làng, trên cột đâm trâu, cột lễ nhà mồ). Hoa văn Tây Nguyên là sự kết hợp giữa bố cục và hình hoạ, những mô típ hoa văn và cách phối màu riêng gắn với cuộc sống hàng ngày, với thiên nhiên. Nó phản ánh nhiều khía cạnh của cuộc sống, môi trường sống đặc thù của núi rừng Tây Nguyên. Mặc dù nó chưa đạt đến trình độ cao nhưng qua đó nó thể hiện tài quan sát, óc thẩm mỹ và khiếu nghệ thuật tạo hình của đồng bào dân tộc Tây Nguyên. Bên cạnh đó, trong nhiều trường hợp những trang trí hoa văn còn gắn liền tới tính phong tục, lễ thức liên quan đến tôn giáo; nó thể hiện nhân sinh quan và thế giới quan ở trình độ tư duy nguyên thuỷ từ lâu đời truyền lại của người Tây Nguyên. Nó mang lại một giá trị thẩm mỹ giản dị, đậm đà, tinh tế truyền thống riêng có của Tây Nguyên. 2.1.3. Một số nhân tố ảnh hưởng đến đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Điều kiện địa lý, tự nhiên Tây Nguyên là vùng đất cao nguyên rộng lớn nằm dọc theo dãy Trường Sơn, trong vùng tam giác biên giới của 3 nước Đông Dương. Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Nam; phía Nam giáp tỉnh Bình Phước; phía Đông giáp các tỉnh: Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai; phía Tây giáp với hai nước Lào và Campchia. Tổng diện tích đất tự nhiên khoảng 54.474 km2, chiếm khoảng 17% diện tích cả nước. Đây là vùng đất có cấu trúc địa hình khá đa dạng, bao gồm một loạt các cao nguyên liền kề nhau như: cao nguyên Kon Tum, cao nguyên Kon Plông, cao nguyên Kon Hà Nừng, Plâyku, cao nguyên M'Drăk, cao nguyên Buôn Ma Thuột, cao nguyên Mơ Nông, cao nguyên Lâm Viên và cao nguyên Di Linh. Độ cao trung bình toàn vùng so với mặt nước biển từ 400 - 1.000m. Có nhiều dãy núi cao nối nhau trùng điệp, hùng vĩ như núi Ngọc Linh cao 2.598m, Ngọc Niay cao 2.259m, Nang Brai cao 1.780m, Chư Dliêya cao 1.929m, Chư Hmu cao 2.050m, Cư Giang Sin cao 2.442m, Lang Biang cao 2.163m. Có hệ thống sông suối dày đặc như: hệ thống sông sông Pôcô- Sêsan; hệ thống sông Ba- Ayun; hệ thống sông SêrêPok; hệ thống sông Đồng Nai Khí hậu Tây Nguyên gồm nhiều tiểu vùng, nhưng phổ biến là khí hậu nhiệt đới gió mùa và được chia làm hai mùa: mùa mưa từ tháng 5 đến hết tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến hết tháng 4, trong đó tháng 3 và tháng 4 là hai tháng nóng và khô nhất. Tài nguyên khoáng sản của Tây Nguyên khá đa dạng, có mỏ Bôxít với trữ lượng quặng khoảng 3,05 tỷ tấn, có ý nghĩa lớn đối với nền công nghiệp khai khoáng nước ta. Các tài nguyên khoáng sản khác như vàng, thiếc, sắt, đá vôi, cao lanh, đá xây dựng, fenpat, đá quý, than bùn, tài nguyên đất... Tính đến nay, mặc dù rừng bị tàn phá nhiều song Tây Nguyên vẫn đang là khu vực có độ che phủ của rừng cao nhất nước ta. Đây là nơi có các khu rừng nhiệt đới với thảm sinh vật đa dạng, có ý nghĩa rất lớn về mặt môi trường sinh thái: điều tiết khí hậu, bảo vệ mạch nước ngầm, chống xói lở đất... Do vậy, Tây Nguyên vẫn được coi là mái nhà chung của khu vực miền Nam Đông Dương. Với tiềm năng thiên nhiên phong phú, đa dạng, Tây Nguyên là một vùng giàu tiềm năng cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Đây chính là tiền đề cho việc lựa chọn và bố trí các ngành, các lĩnh vực kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh, và đây cũng là một trong những yếu tố quyết định vấn đề phát triển bền vững của toàn vùng. Sống trong môi trường thiên nhiên gắn với núi rừng, đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên đã sản sinh ra và còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa độc đáo, những phong tục tập quán, những lễ hội quá trình khai thác và thích ứng với thiên nhiên, địa hình, địa thế để đảm bảo cuộc sống vật chất dần dần hình thành môi trường xã hội. Điều đó nó quy định và thể hiện về các quy tắc ứng xử giữa con người với con người, con người với môi trường tự nhiên, con người với xã hội được truyền từ đời này sang đời khác. Dần dần trở thành truyền thống, phong tục tập quán và trước sự ứng xử của con người với môi trường tự nhiên và xã hội đã làm cho sự ra đời của tôn giáo, tín ngưỡng, văn học nghệ thuật, các quan niệm về đạo đức, các giá trị văn hóa tinh thần... Sống trên một vùng cao nguyên rộng lớn, do điều kiện tự nhiên phần lớn là rừng núi, đất rộng, dân cư ít, cho nên cư dân sinh sống chủ yếu dựa vào tự nhiên, sống bằng nghề trồng trọt, săn bắn,... cách thức sản xuất đơn giản không cần áp dụng khoa học kỹ thuật, nên đã hình thành ở cư dân “nếp nghĩ” trực quan, cảm tính, lối tư duy kinh nghiệm, có cách sống không cầu kỳ, nên tầm suy nghĩ chỉ bó hẹp trong buôn làng địa phương mình, trình độ làm chủ của con người còn hạn chế, tạo nên tâm lý ỷ lại vào núi rừng. Đồng thời cũng hình thành trong họ những phẩm chất tự lực tự cường, có ý thức cộng đồng, yêu thích tự do, sống hòa đồng với mọi người, với thiên nhiên. Bên cạnh những điều kiện thuận lợi về tự nhiên, thì ở Tây Nguyên cũng chứa đựng không ít những khắc nghiệt, khó khăn, tác động không nhỏ đến đời sống tinh thần của đồng bào các dân tộc thiểu số. Do địa hình Tây Nguyên nhiều vùng hiểm trở, núi rừng trùng điệp hoang vu, giao thông kém phát triển nên đi lại và giao thương khó khăn, có nơi gần như tách biệt với bên ngoài, đặc biệt vào mùa mưa bão gây khó mở mang trao đổi, giao lưu với các vùng khác nên cuộc sống đóng kín, kém phát triển so với các vùng khác làm cho đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên không có điều kiện học hỏi mở mang trình độ. Sống giữa núi non hùng vĩ bao la, với phương thức sản xuất lạc hậu, trình độ dân trí thấp, khả năng nhận thức thấp, đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên thường quan niệm về thế giới một cách đơn giản, mộc mạc, thần bí. Vì vậy, họ thường xuyên cầu mong thần linh giúp đỡ trong cuộc sống. Chính từ những quan niệm mang tính duy tâm đó đã hình thành nên những hủ tục, mê tín lạc hậu, nó ảnh hưởng đến cuộc sống, cách nhận thức và lối suy nghĩ của đồng bào dân tộc thiểu số từ xưa đến nay. Từ sau giải phóng, với chủ trương phát triển kinh tế - xã hội ở Tây Nguyên “do những sai lầm chủ quan nên rừng tàn phá và xuống cấp do quá trình khai thác bừa bãi. Chỉ trong vòng 18 năm (từ 1975 đến 1993), Tây Nguyên mất 1 triệu ha rừng. Từ năm 1985 đến năm 2000, để thành lập các nông trường trồng cao su, cà phê thì rừng bị tàn phá nặng nề. Ở Đắk Lắk từ năm 1978 đến 1991 rừng bị mất 114.300 ha, bình quân mỗi năm mất 8.793 ha; từ năm 1992 đến năm 2000 tốc độ mất rừng có giảm nhưng bình quân mỗi năm cũng mất từ 3.000 đến 5.000 ...”, Tạp chí Sinh hoạt lý luận (Số 4). 3. Lê Hồng Phong (2005), “Đảng ta với vấn đề dân tộc và thực hiện chính sách dân tộc”. In trong cuốn “75 năm Đảng Cộng sản Việt Nam” của Phân viện Đà Nẵng, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Nxb Đà Nẵng. 4. Lê Hồng Phong (2010), “Thực trạng năng lực tư duy lý luận của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, quản lý cấp huyện người dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên”. Đề tài khoa học cấp Bộ, do TS. Nguyễn Văn Lý (chủ nhiệm). 5. Lê Hồng Phong (2010), Chủ nhiệm đề tài cấp cơ sở: “Phát triển lực lượng sản xuất ở tỉnh Gia Lai – Thực trạng và giải pháp”. 6. Lê Hồng Phong (2013), “Vai trò khoa học xã hội nhân văn đối với sự phát triển của đất nước”, Tạp chí Giáo dục lý luận (Số 7). 7. Lê Hồng Phong (2013), “Đạo Tin lành trong đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên”, Tạp chí Lý luận chính trị và Truyền thông (số 12) 8. Lê Hồng Phong (2014), “Vấn đề xây dựng đời sống tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay”, Tạp chí Khoa học Giáo dục (Số 104) DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO Ban Chấp hành Trung ương (2002), Nghị Quyết số 10 về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001 - 2010. Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Chỉ thị số 37/CT-TW ngày 02 tháng 7 năm 1998, Về công tác tôn giáo trong tình hình mới. Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2005), Tư liệu về tự nhiên, kinh tế, xã hội và một số vấn đề liên quan đến vùng đồng báo dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2005), Báo cáo số 75-BC/BCĐ Tây Nguyên về “Tình hình Tây Nguyên năm 2004. Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2005), Báo cáo tình hình thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW, ngày 18 - 01 - 2002 của Bộ chính trị về phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001- 2010. Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2005), Báo cáo 76-BK/BCĐTây Nguyên về việc giải quyết đất sản xuất, đất ở cho đồng bào dân tộ thiểu số tại chỗ ở Tây Nguyên theo quyết định 132/2002/QĐ-TTg ngày 8 - 10 - 2002 của Thủ tướng Chính phủ. Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2011), Báo cáo số 16-BC/BCĐTN ngày 01 tháng 9 năm 2011 về 5 năm thực hiện Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg ngày 04 - 02 - 2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành trên địa bàn Tây Nguyên. Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2011), Báo cáo số 54-BC/BCĐTN ngày 22 tháng 10 năm 2012 về kết quả sắp xếp, ổn định dân di cư tự do đến Tây Nguyên. Ban chỉ đạo Tây Nguyên-Công ty tư vấn đào tạo và Phát triển Đông Dương (2006), Tây Nguyên trên đường phát triển bền vững, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Ban chỉ đạo Tây Nguyên (2007), Kinh tế xã hội Tây Nguyên (2006-2007). Ban Tôn giáo Chính phủ (2006), Đạo Tin lành ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. Ban Tôn giáo Chính phủ, Báo cáo khái quát tình hình tôn giáo và công tác tôn giáo năm 2007. Ban Tôn giáo Chính phủ, Báo cáo sơ kết 3 năm thực hiện Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg, ngày 4/2/2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tin lành. Ban tư tưởng Văn hóa Trung ương (2005), Công tác tư tưởng văn hóa góp phần ổn định chính trị, tư tưởng ở Tây Nguyên. (đề tài cấp bộ) Ban tư tưởng Văn hóa Trung ương (2005), Nhận dạng các quan điểm sai trái, thù địch. Hà Nội. Trần Văn Bính (2004), Văn hóa các dân tộc Tây Nguyên – thực trạng và những vấn đề đặt ra, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. Bộ chỉ huy Biên phòng tỉnh Kon Tum (1999), Thực trạng và những biện pháp đối sách đấu tranh với việc tuyên truyền và phát triển đạo Tin lành trái phép ở địa bàn biên phòng Kon Tum, Báo cáo đề tài khoa học. Trịnh Quang Cảnh (2005), Phát huy vai trò đội ngũ trí thức các dân tộc thiểu số nước ta trong sự nghiệp cách mạng hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Nông Quốc Chấn (1997), Văn hóa và sự phát triển các dân tộc ở Việt Nam, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Chính phủ (2004), Chỉ thị số 45/2004/CT-TTg ngày 07 tháng 12 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường thực hiện các nhiệm vụ , giải pháp để tiếp tục phát triển vùng Tây Nguyên toàn diện, bền vững. Chính phủ (2005), Chỉ thị số 01/2005/CT-TTg ngày 04 tháng 02 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ về một số công tác đối với đạo Tinh Lành. Nguyễn Văn Chỉnh (1998), Một số chính sách kinh tế- xã hội đối với các dân tộc ít người ở Tây Nguyên. (đề tài cấp bộ) Công an tỉnh Gia Lai (1995), Nguyên nhân, điều kiện phục hồi và phát triển đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc Jrai, Bahnar những năm 1989 – 1994, Báo cáo đề tài khoa học. Công an tỉnh Kon Tum (1998), Thực trạng và giải pháp đối với sự phát triển đạo Tin lành trong đồng bào dân tộc thiểu số ở tỉnh Kon Tum, Báo cáo đề tài khoa học. Công an tỉnh Đắk Lắk (1999), Nghiên cứu thực chất phát triển đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Đắk Lắk, Báo cáo đề tài khoa học. Cục Văn hóa thông tin cơ sở (1995), Nếp sống-phong tục Tây Nguyên (Kỷ yếu hội thảo), Nxb Văn hóa Thông tin Hà Nội. Phan Hữu Dật (2001), Mấy vấn đề lý luận và thực tiễn cấp bách liên quan đến mối quan hệ dân tộc hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trương Minh Dục (2005), Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về dân tộc và quan hệ dân tộc ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Trương Minh Dục (2008), Xây dựng và củng cố khối đại đoàn kết dân tộc ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trương Minh Dục (2009), Thực hiện chính sách dân tộc của Đảng ở miền Trung, Tây Nguyên trong thời kỳ đổi mới, Nxb Chính trị - Hành chính, Hà Nội. Trần Xuân Dung (2002), Hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch ở Tây Nguyên hiện nay - thực trạng và giải pháp phòng ngừa, đấu tranh, Luận án Tiến sĩ Triết học. Vũ Dũng, Vấn đề đạo Tin lành ở Tây Nguyên hiện nay: nhìn từ góc độ của Tâm lý học, Tạp chí Tâm lý học, Số 5 (74), 5-2005. Nguyễn Hồng Dương (2004), Tôn giáo trong mối quan hệ văn hóa và phát triển ở Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội. Nguyễn Hồng Dương, Mối quan hệ giữa Nhà nước Việt Nam với các tổ chức Tin lành hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Số 10 năm 2011. Nguyễn Hồng Dương (2012), Quan điểm, đường lối của Đảng về tôn giáo và những vấn đề tôn giáo ở Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội 2012. Đảng Cộng sản Việt Nam (1998), Văn kiện Hội nghị lần thứ Năm Ban chấp hành Trung ương khóa VIII, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2001), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2003), Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban chấp hành Trung ương khóa IX, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2006), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb Chính trị quốc gia – Sự thật, Hà Nội. Đảng Cộng sản Việt Nam (2002), Chương trình số 07-Ctr/TƯ về thực hiện Nghị quyết số 10 - nghị quyết Trung ương của Bộ Chính trị (khóa IX) về phát triển kinh tế xã hội và bảo đảm an ninh quốc phòng vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001 - 2010. Đảng Cộng sản Việt Nam (2004), Thông báo kết luận số 148-TB/TW ngày 16 tháng 7 năm 2004 của Bộ Chính trị về Tình hình, nhiệm vụ và giải pháp để tiếp tục phát triển vùng Tây Nguyên toàn diện, bền vững. Bùi Minh Đạo (2005), Thực trạng đói nghèo và một số giải pháp xóa đói giảm nghèo đối với các dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Bùi Minh Đạo (2010), Tổ chức và Hoạt động buôn làng trong phát triển bền vững vùng Tây Nguyên, Nhà xuất bản Khoa học xã hội, Hà Nội. Bùi Minh Đạo (2011), Thực trạng phát triển Tây Nguyên và một số vấn đề phát triển bền vững, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Nguyễn Tấn Đắc (2005), Văn hóa, xã hội và con người Tây Nguyên, Nxb Khoa học Xã hội. Trần khải Định (1998), Đời sống tinh thần ở Đăk Lắk hiện nay - đặc điểm và phương hướng phát triển, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Hoàng Minh Đô (2001), Đạo Tin lành ở Việt Nam - thực trạng, xu hướng phát triển và những vấn đề đặt ra cho công tác lãnh đạo, quản lý. (đề tài nhánh cấp Nhà nước). Hoàng Minh Đô, Xu hướng biến động của đạo Tin lành vùng dân tộc thiểu số ở nước ta hiện nay, Tạp chí Khoa học Chính trị số 6-2006. Hoàng Minh Đô (2005), Chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với đạo Tin lành vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nhằm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Đảng và Chính phủ, Tổng quan đề tài nhánh cấp Nhà nước. Hoàng Minh Đô (2005), Chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với đạo Tin lành vùng đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên nhằm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Đảng và Chính phủ, Kỷ yếu đề tài nhánh cấp Nhà nước. Phùng Đông, Một số vấn đề về thực trạng định hướng phát triển đời sống tinh thần ở nước ta hiện nay, Tạp chí Triết học số 6(112), Tháng 12 – 1999. Phùng Đông, Vị trí, ý nghĩa của phạm trù đời sống tinh thần xã hội trong chủ nghĩa duy vật lịch sử, Tạp chí Triết học số 6(112), tháng 12 – 1997. Phạm Hảo, Trương Minh Dục (đồng chủ biên, 2003), Một số vấn đề xây dựng hệ thống chính trị ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Phạm Hảo (2007), Một số giải pháp góp phần ổn định chính trị ở Tây Nguyên hiện nay, Nxb chính trị Quốc gia, Hà Nội. Lại Đức Hạnh (2001), Đạo Tin lành - Những vấn đề liên quan đến an ninh trật tự ở Việt Nam hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ. Nguyễn Ngọc Hòa (2008), Thực trạng hưởng thụ và sáng tạo các giá trị văn hóa tinh thần các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Đề tài khoa học cấp bộ. Hồ Trọng Hoài (1995), Vai trò xã hội của tôn giáo ở Việt Nam hiện nay-một số vấn đề lý luận và thực tiễn, Luận án tiến sĩ Triết học, Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội. Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2008), Hệ thống chính trị cấp cơ sở các tỉnh thuộc khu vực Tây Nguyên – thực trạng và giải pháp, Kỷ yếu Hội thảo khoa học. Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Phân viện Đà Nẵng (1996), Giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa Tây Nguyên, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Trần Thái Học (2006), Thực trạng và một số giải pháp nâng cao chất lượng cán bộ, công chức xã vùng đồng bào dân tộc Tây Nguyên (Báo cáo đề tài nghiên cứu), Văn phòng Chính phủ. Hội đồng dân tộc (2001), Báo cáo thực trạng và những giải pháp chủ yếu nhằm phát triển kinh tế - xã hội gắn bó với bảo đảm an ninh chính trị và quốc phòng ở Tây Nguyên trong tình hình mới. Hội Văn học - Nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (1998), Sáng tạo và bảo tồn giá trị văn hóa, văn nghệ các dân tộc thiểu số Việt Nam. Kỷ yếu Đại hội. Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam (1998), Giữ gìn và phát huy tài sản văn hóa các dân tộc ở Tây Bắc và Tây Nguyên, Nxb Khoa học Xã hội. Lưu Hùng (1996), Văn hóa cổ truyền Tây Nguyên, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Đỗ Quang Hưng, Vài nhận biết về Tin lành Mỹ, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Số 01 – 2003. Đỗ Quang Hưng (2005), Vấn đề tôn giáo trong cách mạng Việt Nam lý luận và thực tiễn , Nxb Chính trị Quốc Hà Nội. Đỗ Quang Hưng, Vấn đề tôn giáo trong văn kiện Đại hội lần thứ X của Đảng: cái đã có và cái cần có, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 5 – 2006. Đỗ Quang Hưng, Một số vấn đề về Tin lành ở Tây Nguyên, Tạp chí Khoa học Xã hội Tây Nguyên số 2 (2) - 2011. Dương Thị Hưởng, Đỗ Đình Hãng, Đậu Tuấn Nam (2010), Một số vấn đề về văn hóa- xã hội các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Jean Bau Bérot (2006), Lịch sử đạo Tin lành, Nxb Thế giới. Đỗ Hồng Kỳ (2012), Văn hóa cổ truyền ở Tây Nguyên trong phát triển bền vững, Nxb Từ điển Bách khoa. V.I.Lênin (1979), Toàn tập, Tập 12, Nxb Tiến bộ, Matxcơva. Nông Văn Lưu (1995), Thực trạng tình hình phục hồi và phát triển Đạo Tin lành ở các vùng dân tộc thiểu số miền núi nước ta và những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh. (Đề tài cấp bộ) Nguyễn Đức Lữ (2000), Sự phát triển của Đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc ít người ở một số tỉnh miền núi phía Bắc nước ta hiện nay. (đề tài cấp bộ) Nguyễn Đức Lữ (2003), Việc thực hiện chính sách dân tộc và tôn giáo của Đảng và Nhà nước ở Tây Nguyên, Kỷ yếu khoa học Chương trình tổng kết thực tiễn. C.Mác và Ph.Ăngghen (2002), Toàn tập, Tập 1, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. C.Mác và Ph.Ăngghen (1994), Toàn tập, Tập 20 Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. C.Mác và Ph.Ăngghen (1995), Toàn tập, Tập 4, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. Max Weber (2010), Nền đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản, Nxb Tri Thức, Hà Nội. Hồ Chí Minh (2002), Toàn tập, Tập 4, Nxb chính trị quốc gia, Hà Nội. Nguyễn Văn Minh, Một số vấn đề về đạo Tin lành của người dân tộc thiểu số tại chỗ Tây Nguyên hiện nay, Tạp chí Dân tộc học số 4(142)-2006. Quang Minh, Các thế lực thù địch muốn gì ở Tây Nguyên Việt Nam, Tạp chí Những vấn đề quốc tế, số 12-2002. Nguyễn Văn Nam (2003) Đạo Tin lành ở Tây Nguyên đặc điểm và các giải pháp thực hiện chính sách. (đề tài cấp bộ) Nguyễn Văn Nam (2006), Tác động của đạo Tin lành đối với thiết chế xã hội truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên (qua khảo sát tỉnh Gia Lai và Đắk Lắk), Đề tài cấp cơ sở. Nguyễn Văn Nam, Ảnh hưởng của đạo Tin lành với thiết chế xã hội truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Số 4- 2008. Trần Thanh Nam (2001), Phát triển đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Khmer Nam bộ trong công cuộc đổi mới hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Lê Hữu Nghĩa: (2001), Một số vấn đề về xây dựng đội ngũ cán bộ dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội. Lê Hữu Nghĩa: (2003), Xu hướng phát triển tôn giáo hiện nay ở nước ta và những vấn đề đặt ra cho công tác lãnh đạo, quản lý, Đề tài độc lập cấp nhà nước. Nguyễn Thế Nghĩa (2007), Những chuyên đề Triết học (Dành cho cao học và nghiên cứu sinh), Nxb Khoa học Xã hội. Hà Xuân Nguyên (2001), Sự phục hồi, phát triển đạo Tin lành ở địa bàn tỉnh kon Tum từ năm 1986 đến nay- thực trạng và giải pháp, Luận văn Thạc sĩ Tôn giáo, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trần Quang Nhiếp (1997), Phát triển quan hệ dân tộc ở Việt Nam hiện nay, Nxb Văn hóa dân tộc. Vương Thị Kim Oanh (2006), Nhận thức và niềm tin đối với đạo Tin lành của tín đồ người dân tộc thiểu số ở Gia Lai, Luận án tiến sĩ Tâm lý học, Viện Tâm lý, Hà Nội. Vương Thị Kim Oanh (2006), Nguyên nhân tâm lý xã hội của sự phục hồi, phát triển đạo Tin lành trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên và những vấn đề đặt ra đối với công tác an ninh, Đề tài khoa học cấp Bộ. Lò Giàng Páo (1997), Tìm hiểu văn hóa vùng các dân tộc thiểu số, Nxb Văn hóa dân tộc. Nguyễn Quốc Phẩm (2007), Xu hướng phát triển và những giải pháp giải quyết vấn đề dân tộc, tôn giáo và nhân quyền ở Tây Nguyên, Đề tài khoa học cấp bộ. Nguyễn Quốc Phẩm (2002), Giải quyết các quan hệ tộc người ở Việt Nam trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, Đề tài cấp bộ. Trần Văn Phòng (2007), Sổ tay thuật ngữ các môn khoa học Mác – Lênin, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. Hoàng Thúy Quỳnh (2003), Ảnh hưởng của đạo Tin lành trong đời sống tinh thần ở nước ta hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Hồ Tấn Sáng, Đạo Tin lành và ảnh hưởng của nó đối với một số lĩnh vực xã hội ở Tây Nguyên, Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo số 4 – 2008. Lưu Văn Sùng, Nhìn lại sự kiện Tây Nguyên năm 2001 và 2004, Tạp chí Lý luận Chính trị, số 10 năm 2006. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo (2004), Về tôn giáo và tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội. Tạp Chí Văn hóa Nghệ thuật Số 10- 2004, Vùng Sử thi Tây Nguyên. Lâm Tâm-Linh Nga Niêk Đam (1996), Một số nét đặc trưng của phong tục các dân tộc Tây Nguyên, Nxb Văn hóa dân tộc, Hà Nội. Ngô Hữu Thảo (2004), Mối quan hệ giữa công tác dân tộc và công tác tôn giáo ở Tây Nguyên, Báo cáo Tổng quan đề tài cấp bộ. Nguyễn Văn Thắng (2009), Giữ "lý cũ" hay theo "lý mới"? bản chất của những cách phản ứng khác nhau của người Hmông ở Việt Nam với ảnh hưởng của đạo Tin lành, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội. Vi Quang Thọ (1998), Đời sống tinh thần của cá nhân khái niệm và nguyên tắc nghiên cứu, Nxb Khoa học Xã hội. Ngô Đức Thịnh (1993), Văn hóa vùng và phân vùng văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Ngô Đức Thịnh, Một số vấn đề về bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống Tây Nguyên, Tạp chí Cộng sản Số 19, tháng 10 năm 2004. Ngô Đức Thịnh (2006), Văn hóa, văn hóa tộc người và văn hóa Việt Nam, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Nguyễn Tài Thư (1997), Ảnh hưởng của các hệ tư tưởng và tôn giáo đối với con người Việt Nam hiện nay, Nxb Chính trị quốc gia Hà Nội. Tỉnh ủy Đắk Lắk (1997), Nghiên cứu thực chất phát triển đạo Tin lành trong vùng đồng bào dân tộc ít người tỉnh Đắk Lắk và đề xuất giải pháp, Báo cáo Đề tài nghiên cứu. Tỉnh ủy Đắk Lắk, Báo cáo kết quả thực hiện Nghị quyết 10-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế-xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Tây Nguyên thời kỳ 2001-2010, ngày 19 tháng 10 năm 2007. Tỉnh ủy Kon Tum, Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 04 NQ/TU của tỉnh ủy, khóa XII về tiếp tục đẩy mạnh công tác quy hoạch, đào tạo, sử dụng cán bộ đến 2005 và 20010. Trung tâm Khoa học Xã hội và Nhân văn quốc gia (2002), Một số vấn đề phát triển kinh tế- xã hội buôn làng các dân tộc Tây Nguyên, Nxb Khoa học Xã hội, Hà Nội. Trung tâm Thông tin công tác Tư tưởng, tài liệu tham khảo Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân Văn, Đề tài TN3/X07(2013), Phát triển xã hội và quản lý phát triển xã hội ở Tây Nguyên- lý luận và thực tiễn. Kỷ yếu Hội thảo khoa học, Hà Huy Tú (2002), Tìm hiểu nét đẹp văn hóa Thiên chúa giáo, Nxb Văn hóa Thông tin Hà Nội. Lê Hữu Tuấn (1999), Ảnh hưởng của những tư tưởng triết học Phật giáo trong đời sống văn hoá tinh thần ở Việt Nam, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội. Vũ Anh Tuấn (2008), Chính quyền cấp cơ sở ở các tỉnh Tây Nguyên thực trạng và giải pháp, Đề tài cấp bộ. Mã Phúc Thanh Tươi, Vài nét tương đồng trong đạo đức Tin lành và đạo đức truyền thống. Tạp chí Nghiên cứu Tôn giáo, Số 12 - 2011. Đặng Nghiêm Vạn, Thử bàn về xã hội và gia đình các tộc người ở Tây Nguyên, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 5-2004. Đặng Nghiêm Vạn (2005), Lý luận về tôn giáo và tình hình tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Chính trị Quốc gia Hà Nội. Văn phòng Chính phủ; Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2005), Chính sách của Nhà nước Việt Nam đối với Phật giáo Nam tông và đạo Tin lành ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số nhằm phục vụ công tác chỉ đạo, điều hành của Đảng và Chính phủ, Kỷ yếu hội thảo khoa học. Nguyễn Thị Kim Vân (2011). Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp tỉnh: Tín ngưỡng và tôn giáo của cư dân tại chỗ tỉnh Gia Lai những chuyển biến và tác động đến văn hóa – xã hội (từ nửa cuối thế kỷ XIX đến nay) Viện Văn hóa – Thông tin, Tạp chí Văn hóa – Nghệ thuật, Sở Văn hóa Thông tin Kon Tum (2004), Nhà rông văn hóa, Kỷ yếu hội thảo khoa học, Hà Nội 2004. Viện triết học, Học viện chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2007), Hỏi đáp triết học, Nxb Lý luận Chính trị, Hà Nội. Trần Khắc Việt (1993), Đời sống tinh thần của xã hội và xây dựng đời sống tinh thần của xã hội Việt Nam trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Luận án Phó Tiến sĩ Triết học. Trương Như Vương (2005), Tìm hiểu quan niệm đạo đức trong Kinh thánh. Nxb Tôn giáo, Hà Nội. Nguyễn Thanh Xuân (2002), Bước đầu tìm hiểu Đạo Tin lành trên thế giới và ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. Nguyễn Thanh Xuân (2007), Một số tôn giáo ở Việt Nam, Nxb Tôn giáo, Hà Nội. PHỤ LỤC Phụ lục 1 PHIẾU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC Xin chào ông/bà! Nhằm nghiên cứu ảnh hưởng của đạo Tin lành đối với đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên hiện nay, chúng tôi mong ông/bà tích cực cộng tác trả lời những câu hỏi dưới đây: 1. Thông tin cá nhân: - Tuổi: .. - Giới tính: ¨ Nam, ¨ Nữ - Tôn giáo: ¨ Có theo tôn giáo ¨ Không theo tôn giáo Theo tôn giáo nào: .. - Trình độ học vấn: - Nghề nghiệp: ¨ Cán bộ ¨Giáo viên Nghề nghiệp Khác (ghi rõ):.. 2. Theo ông/bà lý do nào dẫn đến đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên theo đạo Tin lành: ¨ Do khó khăn về kinh tế ¨ Sự hấp dẫn của đạo Tin Lành ¨ Do tục lệ cũ nặng nề, tốn kém ¨ Sự yếu kém của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp cơ sở ¨ Được giúp đỡ về vật chất ¨ Do âm mưu của các thế lực thù địch ¨ Sự tích cực truyền đạo của các giáo sĩ đạo Tin Lành ¨ Trình độ dân trí thấp ¨ Được giao tiếp cộng đồng ¨ Tinh thần được thanh thản hơn ¨ Theo phong trào - Lý do khác:... . 3. Theo ông/bà, các tín hữu theo đạo Tin Lành chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những quy định của địa phương ở mức độ nào? ¨ Tự giác chấp hành ¨ Ít tự giác chấp hành ¨ Không tự giác chấp hành - Ý kiến khác: . 4. Ông/bà, nhận định như thế nào về tình hình an ninh trật tự ở những nơi có đông tín đồ theo đạo Tin Lành sinh sống: ¨ Tốt hơn nơi không có đạo ¨ Như nơi không có đạo ¨ Không bằng nơi không có đạo - Ý kiến khác: . 5. Theo ông/bà, khi theo đạo Tin Lành thì đạo đức, lối sống của đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi ở mức độ nào? ¨ Không thay đổi ¨ Thay đổi xấu đi ¨ Thay đổi tốt lên Nếu có thay đổi tốt lên thì trên các phương diện nào sau đây: ¨ Làm cho đạo đức tốt hơn ¨ Làm cho mọi người sống chuẩn mực hơn ¨ Con cái ngoan hơn ¨ Gia đình hòa thuận hơn ¨ Quan hệ láng giềng thân thiện hơn ¨ Ít vi phạm pháp luật hơn ¨ Làm cho mọi người sống lành mạnh hơn - Ý kiến khác: . 6. Theo ông/bà, từ khi theo đạo Tin Lành, việc sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số thay đổi như thế nào? ¨ Từ bỏ thờ cúng ông bà tổ tiên ¨ Từ bỏ tín ngưỡng cổ truyền ¨ Không thay đổi ¨ Thay đổi không đáng kể - Ý kiến khác: . . 7. Theo ông/bà, việc tin vào giáo lý của đạo Tin Lành đã ảnh hưởng như thế nào đến đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số: STT Nội dung thay đổi Mức độ thay đổi Rất nhiều Vừa phải Không thay đổi 1 Xóa bỏ những tập quán nặng nề và hủ tụ 2 Từ bỏ những lễ hội truyền thống 3 Làm cho đời sống văn hóa tiến bộ hơn 4 Trình độ dân trí được nâng lên 5 Những giá trị văn hóa cổ truyền bị mai một 6 Không có ảnh hưởng gì - Ý kiến khác: . 8. Theo ông/bà, ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên là tốt hay xấu đối với xã hội? ¨ Tốt ¨ Xấu ¨ Không biết ¨ Khó trả lời - Ý kiến khác: . 9. Theo ông/bà, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với tôn giáo nói chung, đạo Tin Lành nói riêng đã đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên theo đạo chưa? ¨ Đáp ứng ¨ Bình thường ¨ Không rõ ¨ Chưa đáp ứng Ý kiến khác? .. .. 10. Theo nhận định của ông/bà, trong những năm tới đạo Tin Lành sẽ biến đổi như thế nào trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên? ¨ Tăng lên ¨ Giữ nguyên ¨ Giảm đi ¨ Không biết - Ý kiến khác: . .. 11. Theo ông/bà, ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên có những mặt tích cực và những mặt tiêu cực nào? Những mặt tích cực:.. .. .. .. .. .. ... Những mặt tiêu cực:. .. .. .. .. .. ... 12. Theo ôngbà Đảng và Nhà nước ta cần phải làm gì để đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số theo đạo Tin lành ở Tây Nguyên? .. .. .. .. .. 13. Theo ông/bà, cần làm gì để phát huy những ảnh hưởng tích cực, khắc phục những ảnh hưởng tiêu cực của đạo Tin Lành trong đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên? .. .. .. .. .. 14. Nhằm thực hiện tốt chính sách tôn giáo nói chung, đối với đạo Tin Lành nói riêng, ông/bà có kiến nghị gì khác không? ... ... ... Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của ông/bà! Phụ lục 2 BẢNG TỔNG HỢP SỐ LIỆU ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC NĂM 2013 Tổng số người được điều tra: 390 Đối tượng điều tra: Đội ngũ cán bộ, đảng viên cấp cơ sở 1. Thông tin về những người được điều tra: 1.1. Độ tuổi, giới tính Độ tuổi Tổng số % tổng số Nam Nữ Số lượng %số lượng Số lượng %số lượng Độ tuổi dưới 30 91 23,3 61 67,0 30 33,0 Từ 31 đến 40 238 61,0 157 66,0 81 34,0 Từ 41 đến 50 59 15,2 45 76,3 14 23,7 Trên 50 2 0,5 2 100 0 0 1.2. trình độ học vấn Trình độ Tổng số % tổng số Tiểu học 0 0.0 Trung học cơ sở 0 0.0 Trung học phổ thông 171 43,8 Trung cấp chuyên nghiệp 79 20,3 Cao đẳng, đại học 137 35,1 Trên đại học 3 0,8 2. Nguyên nhân dẫn đến đồng bào theo đạo Tin lành Nguyên nhân Tổng số % tổng số Do khó khăn về kinh kế 132 33,8 Sự hấp dẫn của đạo Tin lành 60 15,3 Do tục lệ cũ nặng nề, tốn kém 29 7,4 Sự yếu kém của đội ngũ cán bộ chính quyền cấp cơ sở 80 20,5 Được giúp đỡ về vật chất 156 40 Do âm mưu của các thế lực thù địch 216 55,3 Sự tích tích cực truyền đạo của các giáo sĩ Tin lành 160 41 Trình độ dân trí thấp 268 68,7 Được giao tiếp cộng đồng 16 4,1 Tinh thần được thanh thản hơn 26 6,6 Theo phong trào 127 32,5 Lý do khác 12 3,1 3. Chấp hành đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước và những quy định của địa phương Mức độ chấp hành Tổng số % tổng số Tự giác chấp hành 43 11,0 Ít tự giác chấp hành 276 70,8 Không tự giác chấp hành 62 15,9 Ý kiến khác 9 2,3 4. Nhận định như thế nào về tình hình an ninh trật tự ở những nơi có đông tín đồ theo đạo Tin Lành sinh sống Mức độ chấp hành Tổng số % tổng số Tốt hơn nơi không có đạo 50 12,8 Như nơi không có đạo 97 24,9 Không bằng nơi có đạo 237 60,8 Ý kiến khác 6 1,5 5. Khi theo đạo Tin Lành thì đạo đức, lối sống của đồng bào dân tộc thiểu số thay đổi ở mức độ nào Mức độ thay đổi Tổng số % tổng số Không thay đổi 132 33,8 Thay đổi xấu đi 191 49,0 Thay đổi tốt lên 81 20,7 Làm cho đạo đức tốt hơn 47 12,0 Làm cho mọi người sống chuẩn mực hơn 34 8,7 Con cái ngoan hơn 23 5,9 Gia đình hòa thuận hơn 50 12,8 Quan hệ láng giềng thân thiện hơn 13 3,3 Ít vi phạm pháp luật hơn 12 3,07 Làm cho mọi người sống lành mạnh hơn 59 15,1 Ý kiến khác 25 6,4 6. Theo đạo Tin Lành, việc sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng truyền thống của đồng bào các dân tộc thiểu số thay đổi như thế nào Mức độ thay đổi Tổng số % tổng số Từ bỏ thờ cúng ông bà tổ tiên 157 40,2 Từ bỏ tín ngưỡng cổ truyền 203 52,0 Không thay đổi 35 8,9 Thay đổi không đáng kể 102 26,1 Ý kiến khác 0 0.0 7. Đạo Tin Lành đã ảnh hưởng như thế nào đến đời sống văn hóa của đồng bào dân tộc thiểu số Nội dung thay đổi Mức độ thay đổi Rất nhiều Vừa phải Không thay đổi Số lượng % số lượng Số lượng % số lượng Số lượng % số lượng Xóa bỏ những tập quán nặng nề và hủ tụ 36 9,2 145 37,1 128 32,8 Từ bỏ những lễ hội truyền thống 132 33,8 120 30,7 97 24,8 Làm cho đời sống văn hóa tiến bộ hơn 9 2,3 61 15,6 201 21,5 Trình độ dân trí được nâng lên 1 0,25 40 10,2 243 62,3 Những giá trị văn hóa cổ truyền bị mai một 214 54,8 88 22,5 36 9,2 Không có ảnh hưởng gì 31 7,9 23 5,8 17 4,3 8. Ảnh hưởng của đạo Tin Lành đối với đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên là tốt hay xấu đối với xã hội Nội dung trả lời Tổng số % tổng số Tốt 36 9,2 Xấu 249 63,8 Không biết 22 5,6 Khó trả lời 77 19,7 Ý kiến khác 6 1,7 9. Đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta đối với tôn giáo nói chung, đạo Tin Lành nói riêng đã đáp ứng được nhu cầu tín ngưỡng của đồng bào dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên theo đạo chưa Nội dung trả lời Tổng số % tổng số Đáp ứng 143 36,7 Bình thường 124 31,8 Không rõ 59 15,1 Chưa đáp ứng 34 8,7 Ý kiến khác 30 7,7 10. Trong những năm tới đạo Tin Lành sẽ biến đổi như thế nào trong đồng bào các dân tộc thiểu số ở Tây Nguyên Nội dung trả lời Tổng số % tổng số Tăng lên 194 49,8 Giữ nguyên 48 12,3 Giảm đi 73 18,7 Không biết 59 15,1 Ý kiến khác 16 4,1 Phụ lục 3 CƠ CẤU DÂN SỐ CÁC DÂN TỘC TẠI CHỖ Ở TÂY NGUYÊN TT Tộc người Năm 1989 Năm 1999 Năm 2009 Số lượng (người) Tỷ lệ % Số lượng (người) Tỷ lệ % Số lượng (người) Tỷ lệ % Tổng dân số 2.486.060 100 4.059.883 100 5.021.376 100 I Kinh (Việt) 1.607.555 64,66 2.710.621 66,77 3.362.479 66,96 II Các dân tộc tại chỗ 792.844 31,89 1.061.634 26,15 1.280.201 25,50 1 Gia Rai 240.264 9,66 314.908 7,76 379.589 7,56 2 Ê Đê 179.297 7,21 249.543 6,15 305.045 6,07 3 Ba Na 120.820 4,86 115.397 3,83 185.657 3,70 4 Xơ Đăng 66.664 2,68 85.012 2,09 103.251 2,06 5 Cơ Ho 83.072 3,34 113.027 2,78 129.759 2,58 6 Mnông 50.332 2,02 71.060 1,75 89.980 1,79 7 Ra Glai 992 0,04 1.090 0,03 1.210 0,02 8 Giẻ - Triêng 20.807 0,84 25.589 0,63 32.024 0,64 9 Mạ 19.792 0,80 30.773 0,76 36.119 0,72 10 Chu Ru 10.407 0,42 14.608 0,36 16.863 0,34 11 Brâu 215 0,01 298 0,01 347 0,01 12 Rơ Măm 222 0,01 338 0,01 357 0,01 Nguồn: Văn phòng Ban Chỉ đạo Tây Nguyên: Một số tư liệu về kinh tế - xã hội Tây Nguyên Phụ lục 4 SỐ LƯỢNG TÍN ĐỒ CÁC TÔN GIÁO TÂY NGUYÊN TT Tỉnh Số lượng tín đồ Tổng cộng Phật giáo Công giáo Tin lành Cao đài Tổng DTTS Tổng DTTS Tổng DTTS Tổng DTTS 1 Kon Tum 27.200 3.000 121.800 80.235 12.755 12.384 434 162.189 95.619 2 Gia Lai 87.938 90.721 32.063 87.938 84.221 3.223 368.571 116.284 3 Đắk Lắk 117.952 300 179.183 41.430 136.450 104.739 3.684 418.977 146.469 4 Đắk Nông 22.078 86.408 8.459 37.785 35.916 160 146.017 44.325 5 Lâm Đồng 310.000 3.500 306.000 91.087 70.829 65.181 10.311 694.787 156.268 Toàn vùng 558.183 6.800 794.067 253.274 345.757 302.441 17.812 1.790.541 558.965 Nguồn: Ban Chỉ Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, Vụ Tôn giáo và dân tộc: Thống kê số lượng tín đồ các tôn giáo ở Tây Nguyên năm 2009 Phụ lục 5 TỔNG HỢP SỐ LIỆU TÔN GIÁO VÙNG TÂY NGUYÊN Địa phương Số lượng tôn giáo Phật giáo Công giáo Tin lành (DTTS) Cao đài Tổng cộng Kon Tum 86.891 90.767 99.398 (97.731) 3.784 279.851 Gia Lai 28.773 134.897 15.499 (13.359) 444 179.665 Đắk Lắk 117.952 179.183 160.296 (145.869) 4.329 461.715 Đắk Nông 27.672 103.286 49.209 (47.709) 0 179.595 Lâm Đồng 315.000 336.104 86.472 (82.472) 11.998 749.574 576.288 844.192 410.874 (387.140) 20.555 1.851.613 Nguồn: Ban Chỉ Ban Chỉ đạo Tây Nguyên thống kê đến tháng 6 năm 2012

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • docluan_an_anh_huong_cua_dao_tin_lanh_doi_voi_doi_song_tinh_tha.doc
  • doctom tat tieng viet.doc
  • doctrang thong tin tieng viet, tieng anh.doc
Tài liệu liên quan