Luận án Ảnh hưởng của công giáo trong phát triển bền vững ở Tây nguyên hiện nay

Tài liệu Luận án Ảnh hưởng của công giáo trong phát triển bền vững ở Tây nguyên hiện nay, ebook Luận án Ảnh hưởng của công giáo trong phát triển bền vững ở Tây nguyên hiện nay

pdf197 trang | Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 447 | Lượt tải: 1download
Tóm tắt tài liệu Luận án Ảnh hưởng của công giáo trong phát triển bền vững ở Tây nguyên hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ầy đủ theo quy định. Tác giả luận án Lê Thị Liên MỤC LỤC Trang MỞ ĐẦU 1 Chương 1: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 6 1.1. Những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án 6 1.2. Giá trị tham khảo và vấn đề đặt ra luận án cần tập trung nghiên cứu 23 Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY 27 2.1. Cơ sở lý luận về ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên 27 2.2. Đặc điểm Công giáo ở Tây Nguyên và những yếu tố tác động đến ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay 58 Chương 3: THỰC TRẠNG ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY VÀ NHỮNG VẤN ĐỀ ĐẶT RA 77 3.1. Thực trạng ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay 77 3.2. Những vấn đề đặt ra đối với ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay 107 Chương 4: DỰ BÁO XU HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT HUY ẢNH HƯỞNG TÍCH CỰC, HẠN CHẾ ẢNH HƯỞNG TIÊU CỰC CỦA CÔNG GIÁO TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY 118 4.1. Dự báo xu hướng ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên 118 4.2. Những yêu cầu cơ bản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay 123 4.3. Giải pháp phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay 130 KẾT LUẬN 151 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 153 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 154 PHỤ LỤC 172 DANH MỤC CÁC BẢNG Trang Bảng 3.1: Đánh giá về sự khuyên bảo của chức sắc, tu sĩ đối với tín đồ 167 Bảng 3.2: Đánh giá về sự giúp đỡ của chức sắc, tu sĩ đối với tín đồ 167 Bảng 3.3: Đánh giá về lý do theo đạo của tín đồ 168 Bảng 3.4: Đánh giá về một số hoạt động kinh tế, xã hội của tín đồ ở địa phương 168 Bảng 3.5: Đánh giá về đời sống của tín đồ ở địa phương 169 Bảng 3.6a: Đánh giá về việc tiếp cận các chủ trương, chính sách, pháp luật về tôn giáo của tín đồ ở địa phương 169 Bảng 3.6b: Đánh giá về việc tín đồ tham gia các tổ chức chính trị, xã hội ở địa phương 169 Bảng 3.7: Tín đồ tham gia các sinh hoạt động ở địa phương 170 Bảng 3.8: Đánh giá về việc tín đồ tham gia các hoạt động văn hóa, xã hội do chính quyền địa phương tổ chức 170 Bảng 3.9: Đánh giá về mức độ tham gia các sinh hoạt tôn giáo của tín đồ hiện nay 171 Bảng 3.10: Đánh giá những nguyên nhân cản trở người Công giáo trong phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương 171 Bảng 3.11: Biến động cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về tôn giáo cấp tỉnh các tỉnh Tây Nguyên 172 Bảng 3.12: Đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã các tỉnh Tây Nguyên tính đến tháng 9/2014 172 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Phát triển bền vững là yêu cầu xuyên suốt trong quá trình phát triển đất nước, kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa phát triển kinh tế với phát triển xã hội và bảo vệ tài nguyên, môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội [139]. Tây Nguyên là một trong những vùng ưu tiên phát triển bền vững nhằm tạo ra sự cân đối, từng bước thu hẹp khoảng cách về xã hội và tiến tới giảm bớt sự chênh lệch về kinh tế giữa các địa phương, vùng miền. Tây Nguyên gồm 5 tỉnh Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng, có vị trí chiến lược quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, văn hóa và an ninh - quốc phòng của Việt Nam. Ở Tây Nguyên có 54 dân tộc, khoảng 5,3 triệu người, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 36,85%, trong đó đồng bào dân tộc tại chỗ chiếm 25,52% [2]. Bên cạnh tín ngưỡng đa thần, Tây Nguyên có 4 tôn giáo chính: Công giáo, Phật giáo, Tin lành, Cao đài và một số tôn giáo khác, với số lượng tín đồ đến năm 2014 là 2,04 triệu, chiếm 36% dân số [2]. Công giáo truyền lên Tây Nguyên từ năm 1848, với hơn 01 triệu tín đồ, đông nhất trong số các tôn giáo hiện nay ở Tây Nguyên, trong đó gần một nửa triệu tín đồ là người dân tộc thiểu số. Hoạt động truyền giáo vào vùng dân tộc thiểu số đã, đang là chiến lược lâu dài của Giáo hội Công giáo. Trong quá trình truyền giáo và phát triển, Công giáo đã trở thành nhân tố ảnh hưởng sâu rộng đến các lĩnh vực kinh tế, xã hội, môi trường, văn hóa và an ninh - quốc phòng ở Tây Nguyên. Cùng với sự lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước và những nỗ lực của chính quyền địa phương, nhất là hệ thống chính quyền cơ sở vùng dân tộc thiểu số trong phát triển kinh tế, xã hội bền vững ở Tây Nguyên nhằm nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân thì Công giáo đã góp phần: làm chuyển biến đời sống tín đồ người dân tộc thiểu số, từ khép kín sang cởi mở, hòa nhập; loại bỏ một số hủ tục lạc hậu ảnh hưởng đến sức khỏe, kinh tế của người dân, giữ gìn và phát triển văn hóa các dân tộc; thay đổi thói quen từ du canh, du cư sang định canh, định cư, biết tổ chức cuộc sống hợp lý, bảo vệ môi trường, đoàn kết cộng đồng và đảm bảo an ninh trong các giáo xứ, giáo họ; tích cực trong các hoạt động từ thiện xã hội và hưởng ứng chủ trương xã hội hóa y tế, 2 giáo dục của Đảng và Nhà nước ở Tây Nguyên. Trong quá trình phát triển bền vững đất nước Đảng và Nhà nước đã chủ trương phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của tôn giáo cho quá trình phát triển đất nước [23], do vậy, Công giáo ở Tây Nguyên cũng sẽ là nhân tố trong việc tham gia vào quá trình phát triển bền vững khu vực. Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực, Công giáo khi truyền vào Tây Nguyên cũng có ảnh hưởng tiêu cực. Là tôn giáo nhất thần, Công giáo đã gây ra xung đột văn hóa với truyền thống đa thần và từng bước Công giáo hóa văn hóa, tín ngưỡng một số dân tộc thiểu số theo đạo. Quan niệm trong sinh sản của Công giáo không giới hạn số con đã mâu thuẫn và làm cho việc thực hiện chính sách dân số của Đảng và Nhà nước trong vùng Công giáo gặp khó khăn. Trong lịch sử truyền giáo ở Việt Nam, dưới thời thực dân Pháp, đế quốc Mỹ xâm lược Công giáo đã bị lợi dụng để can thiệp vào Việt Nam. Điều này một mặt để lại những hệ lụy tiêu cực trong quan hệ giữa Công giáo và chính quyền cũng như người dân không theo Công giáo, mặt khác tạo cớ để các phần tử cực đoan tiếp tục lợi dụng Công giáo vào hoạt động chống phá gây bất ổn ở Tây Nguyên. Bên cạnh đó, Tây Nguyên còn nhiều khó khăn, khoảng cách giàu - nghèo còn cao, trình độ dân trí thấp, bản sắc văn hóa đang có xu hướng mai một, an ninh - quốc phòng còn nhiều bất ổn, những hạn chế trong quản lý xã hội, quản lý hoạt động tôn giáo chưa tốt khiến cho không ít tín đồ, chức sắc Công giáo mất niềm tin vào Đảng, Nhà nước. Những bất cập trên nếu không được nghiên cứu và có giải pháp giải quyết thỏa đáng, thì những giá trị và ảnh hưởng tích cực của Công giáo sẽ khó được phát huy, mặc khác những mặt tiêu cực của Công giáo sẽ là nhân tố tiềm ẩn những bất ổn, ảnh hưởng trực tiếp đến đồng thuận xã hội trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên. Với những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề "Ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay" làm đề tài luận án Tiến sĩ chuyên ngành Chủ nghĩa xã hội khoa học. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu 2.2. Mục đích Trên cơ sở những vấn đề lý luận, kế thừa các công trình nghiên cứu trước đó, luận án làm rõ thực trạng ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền 3 vững, luận án đề xuất giải pháp cơ bản nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay. 2.2. Nhiệm vụ - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên và những yếu tố tác động đến ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay. - Phân tích thực trạng ảnh hưởng và những vấn đề đặt ra của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay. - Đề xuất một số yêu cầu và giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của đề tài luận án là vấn đề lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay. 3.2. Phạm vi nghiên cứu - Về nội dung: thế giới và Việt Nam đều thống nhất đánh giá về phát triển bền vững trên 3 tiêu chí: kinh tế, xã hội và môi trường. Tuy nhiên, từ tính đặc thù địa - chính trị - văn hóa ở Tây Nguyên, nên nghiên cứu về ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên, luận án thấy cần thiết tách lĩnh vực văn hóa và an ninh - quốc phòng trong tiêu chí xã hội thành những tiêu chí riêng để phân tích làm sáng tỏ vấn đề, bởi: Công giáo là vấn đề thuộc về tâm linh, là yếu tố cấu thành văn hóa, ảnh hưởng của Công giáo trên các lĩnh vực chủ yếu là niềm tin tôn giáo, Tây Nguyên là không gian văn hóa đặc thù của các dân tộc thiểu số, quá trình truyền giáo Công giáo có những tiếp biến và ảnh hưởng trực tiếp đến văn hóa các tộc người nơi đây; Tây Nguyên là khu vực có vị trí chiến lược về an ninh - quốc phòng, biên giới lãnh thổ tiếp giáp với nhiều nước, là hành lang mà bọn phản động, cực đoan liên tục hoạt động chống phá để thực hiện ý đồ tách Tây Nguyên khỏi Việt Nam. Trong chiến lược này, chúng sử dụng tôn giáo như một phần của kế hoạch "diễn biến hòa bình tại Tây Nguyên". Với 4 những lý do đó, luận án nghiên cứu về ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên trên 5 tiêu chí: kinh tế; chính trị, xã hội; văn hóa; môi trường, an ninh - quốc phòng. - Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của Công giáo trên địa bàn 3 tỉnh: Kon Tum, Đắk Lắk và Lâm Đồng, vì đây là 3 tỉnh có đông tín đồ Công giáo và là nơi đặt trụ sở 3 Tòa Giám mục của Công giáo. - Về thời gian: từ khi Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX ban hành Nghị quyết số 25, ngày 12/3/2003 về công tác tôn giáo trong tình hình mới. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận án sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác - Lênin, đồng thời sử dụng các phương pháp phân tích, tổng hợp, tổng kết thực tiễn và một số phương pháp liên ngành, cụ thể: Luận án sử dụng phương pháp thống kê, điều tra xã hội học, so sánh: thu thập, thống kê số liệu thực tiễn về các nội dung nghiên cứu. Đồng thời luận án tổ chức điều tra xã hội học với 3 mẫu phiếu ở 3 tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk và Lâm Đồng với số lượng phiếu thu về là 399 phiếu cho 3 đối tượng cụ thể: 159 phiếu dành cho cán bộ làm công tác tôn giáo thuộc các ngành: tôn giáo, dân vận, công an, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, dân tộc [Phụ lục 1.1]; 132 phiếu dành cho tín đồ Công giáo [Phụ lục 1.2]; 108 phiếu dành cho chức sắc, tu sĩ Công giáo [Phụ lục 1.3]. Từ kết quả thu thập, tổng hợp, luận án phân tích các vấn đề cần nghiên cứu, làm rõ tính đặc thù về ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên và đưa ra những đánh giá, nhận định, kết luận có cơ sở khoa học. Luận án sử dụng phương pháp chuyên gia, tọa đàm khoa học: Tọa đàm, trao đổi với các giám mục, linh mục, tu sĩ ở 3 giáo phận: Kon Tum, Ban Mê Thuột và Đà Lạt để làm rõ hơn vấn đề cần nghiên cứu. Trao đổi với cán bộ làm công tác tôn giáo các tỉnh: Kon Tum, Đắk Lắk, Gia Lai, Lâm Đồng, Ban Chỉ đạo Tây Nguyên về ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển ở địa phương. 5. Những đóng góp mới của luận án Một là, luận án làm rõ các tiêu chí đánh giá ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững trên 05 tiêu chí: kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường và an ninh - quốc phòng. 5 Hai là, luận án làm rõ đặc điểm và ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên; đề xuất các yêu cầu, giải pháp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên. 6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án 6.1. Ý nghĩa lý luận Những kết quả của luận án góp phần cung cấp luận cứ khoa học để các bộ, ngành và cán bộ, đảng viên nhận thức khách quan về vai trò, ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên. Góp phần cung cấp thêm luận cứ khoa học cho việc đề xuất chủ trương, chính sách, pháp luật liên quan đến Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên. 6.2. Ý nghĩa thực tiễn Kết quả nghiên cứu của luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo trong nghiên cứu giảng dạy chuyên ngành Chủ nghĩa Xã hội khoa học, chuyên ngành Tôn giáo học và là tài liệu phục vụ cho công tác quản lý nhà nước về Công giáo. 7. Kết cấu của luận án Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dung luận án gồm 4 chương, 9 tiết. 6 Chương 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1. NHỮNG NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN 1.1.1. Những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án của tác giả nước ngoài - Francis, LAUDATO SI’ of the Holy Father Francis on care for our common home (Thông điệp về việc chăm sóc ngôi nhà chung của chúng ta) [58]. Cuốn sách là Thông điệp của người đứng đầu Giáo hội Công giáo thế giới về việc bảo vệ môi trường. Việc quan tâm đến bảo vệ môi trường là một trong những hoạt động quan trọng của Tòa thánh Vatican trong nhiều thập kỷ qua. Từ thời Giáo hoàng Phaolo VI đã ban hành Tông thư "Bát thập niên" năm 1967 kêu gọi tín đồ trên toàn thế giới có trách nhiệm trong việc bảo vệ môi trường tự nhiên. Các Giáo hội châu Á, trong đó có Việt Nam, năm 2011 đã ra lời kêu gọi một lối sống mới, một nền văn hóa mới tôn trọng thiên nhiên. Quan điểm của Giáo hội cho rằng tài nguyên thiên nhiên không phải là nguồn nguyên liệu vô hạn, thậm chí có một số tài nguyên không thể tái tạo được, do đó không thể khai thác thiên nhiên một cách thái quá, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến nguồn dự trữ tài nguyên cho thế hệ hiện tại cũng như tương lai. Tiếp nối quan điểm đó, Giáo hoàng Phanxicô thúc đẩy vấn đề bảo vệ môi trường không chỉ bằng những lời kêu gọi, thuyết giảng ở các diễn đàn lớn mà còn được đúc kết thành Thông điệp về Bảo vệ môi trường "Laudato Si’" ban hành ngày 17/6/2015 tại Vatican. Đây được xem như một văn kiện quan trọng của Giáo hội mà toàn thể các tín đồ có nghĩa vụ phải thực hiện. Đây không chỉ là tiếp nối hành trình bảo vệ môi trường của các Giáo hoàng trước, mà còn là chủ trương, thể hiện trách nhiệm của Giáo hội đối với vấn đề môi trường trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. Thông điệp gồm 6 chương với 246 đoạn, đề cập đến các khía cạnh khác nhau của cuộc khủng hoảng môi trường hiện nay. Từ đó tác giả kêu gọi mọi người hãy hành động vì môi trường trên tinh thần đối thoại và đề ra các giải pháp để bảo vệ môi trường sống và xem đó như "một hành trình giáo dục", mà khởi đầu là trường học, gia đình và các phương tiện truyền thông. 7 - Francis, Esortazione Apostolica Amoris Laetitia, Tông Huấn hậu thượng hội đồng về "Tình Yêu trong Gia Đình" của Giáo hoàng Phanxicô [59]. Tông huấn là tổng hợp kết quả của hai Thượng Hội Đồng về gia đình được Giáo hội đề ra năm 2014 và 2015. Tông huấn gồm 9 chương và 325 đoạn tổng hợp, trích dẫn những báo cáo cuối cùng của thượng hội đồng, các văn kiện, giáo huấn của các Giáo hoàng trước đó và nhiều bài giáo lý về gia đình của chính Giáo hoàng Phanxicô. Dựa trên nền tảng Kinh thánh, hôn nhân trong Công giáo chỉ được tiến hành trên cơ sở tự do, tự nguyện, đủ tuổi để yêu thương nhau trọn đời và cùng nhau sinh con. Tuy nhiên, trong xu thế hiện nay tình trạng hôn nhân gia đình đang đứng trước nhiều thách thức do các yếu tố tác động từ bên ngoài như: tình trạng di dân, lựa chọn giới tính khi sinh, sử dụng các biện pháp tránh thai ngoài tự nhiên để hạn chế việc sinh nhiều con Trước tình hình đó, Giáo hoàng kêu gọi tín đồ cần thiết phải củng cố gia đình trên nền tảng hôn nhân Công giáo để hạn chế tình trạng ly hôn, vì điều này sẽ gây hậu quả xấu cho các thành viên trong gia đình. Giáo hoàng kêu gọi tín đồ quan tâm đến gia đình người khuyết tật và đề cao đạo đức gia đình trong việc tôn trọng và noi gương người già. Giáo hoàng nhấn mạnh sự cần thiết phải dành thời gian cho việc chuẩn bị tâm lý và kiến thức, đạo đức nền tảng về gia đình cho tín đồ trước khi kết hôn. Do vậy, trách nhiệm của Giáo hội là phải trang bị cho tín đồ những giáo lý về hôn nhân gia đình và phải đồng hành với các gia đình trẻ trong những năm đầu kết hôn, giáo dục tín đồ về việc làm cha mẹ có trách nhiệm và cách thức để vượt qua những khủng hoảng, phức tạp trong cuộc sống gia đình nhằm xây dựng gia đình bền vững. - Gaudium et Spes 1965 (Hiến chế Mục vụ về Giáo hội trong thế giới ngày nay) [27]. Đây là một trong những văn kiện của Công đồng Vatican II (1962 - 1965), được ban hành ngày 7/12/1962. Hiến chế được gọi là Mục vụ vì dựa trên nguyên tắc giáo lý để trình bày thái độ của Giáo hội Công giáo với thế giới và con người ngày nay. Hiến chế đề cập đến nguyên tắc của Giáo hội đối với đời sống kinh tế, xã hội, đồng thời chỉ ra một số giải pháp trong phát triển kinh tế như: phát triển kinh tế để phục vụ con người, phát triển kinh tế dưới sự kiểm soát 8 của con người, phải chấm dứt tình trạng bất bình đẳng quá lớn trên bình diện kinh tế, xã hội. Hiến chế cũng bàn đến các vấn đề khác trong phát triển kinh tế, xã hội như: việc làm, điều kiện lao động và giải trí; tổ chức kinh tế thế giới, tranh chấp lao động, vấn đề đầu tư và tiền tệ, sở hữu và quyền tư hữu. - P. Dourisboure, Dân Làng Hồ [33]. Đây là cuốn hồi ký của một linh mục người Pháp, ghi lại quá trình truyền giáo thời kỳ đầu ở Kon Tum của các linh mục nước ngoài (thừa sai Công giáo) khi đến Tây Nguyên. Cuốn sách tái hiện đời sống của các dân tộc Ba Na, Gia Rai, Xơ Đăng xưa. Cuộc sống của họ được bao bọc bởi rừng, sống chết với rừng và những huyền thoại về rừng với nhiều phong tục, kiêng cữ, tạo nên tính cấu kết cộng đồng bền chặt. Đây cũng chính là những cản trở, thách thức mà các thừa sai Công giáo khi đến đây phải đối diện. Tác giả đã tái diễn lại những nỗ lực, sự kiên trì của các thừa sai trước những thách thức từ con người, thiên nhiên, ngôn ngữ và phong tục tập quán của người dân Tây Nguyên để thành lập được các trung tâm truyền giáo thu hút người dân theo đạo, đặt nền tảng cho việc truyền giáo vào Tây Nguyên trong những giai đoạn sau này. - Libereria Editrice Vaticana Compendium of the Social Doctrine of the Church (Tóm lược học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo) [74]. Học thuyết xã hội của Giáo hội Công giáo là cuốn sách tổng hợp giáo lý Công giáo để giải thích các vấn đề xã hội một cách hệ thống, trên cơ sở hàng nghìn bản văn về: Kinh thánh, hiến chế, tông thư, tông huấn, thông điệp của Giáo hội và các Giáo hoàng. Trên cơ sở lý luận của Giáo hội về thần học, triết học, luân lý học, văn hóa và mục vụ, từng vấn đề cụ thể của xã hội được luận giải trong 12 chương của Học thuyết với 1232 chú thích cho thấy một cái nhìn tổng lược của toàn bộ giáo huấn Công giáo về xã hội. Học thuyết này được coi như phương tiện quan trọng thể hiện trách nhiệm của Giáo hội trong xã hội hiện nay, là phương thức thể hiện quan hệ giữa Công giáo với Nhà nước, đồng thời tác động đến nhận thức của tín đồ về đời sống của họ trước các vấn đề xã hội. - Jacques Dournes, POTAO (Một lý thuyết về quyền lực ở Jorai Đông Dương) [32]. Đây là công trình nghiên cứu về sự vận hành của quyền lực giữa 9 những tộc người khác nhau ở khu vực Tây Nguyên. Người Gia Rai gọi những nhân vật có chức năng đặc biệt là Potao và chia thành: Potao lửa, Potao nước, Potao gió. Chức năng của các vị này là giữ mối quan hệ giữa xã hội loài người với các quyền năng vũ trụ được thể hiện trong ba yếu tố trên. Potao là những người đảm nhận mối quan hệ giữa những người Gia Rai và các thế lực (vũ trụ và chính trị) nối liền huyền thoại và lịch sử. Dù không đề cập đến ảnh hưởng của tôn giáo với phát triển tộc người, nhưng tác giả đã chỉ ra nét độc đáo trong nền văn hóa Gia Rai, đó là hệ thống chính trị - tôn giáo mà đỉnh cao là các Potao. Các dân tộc khác biết đến Gia Rai như là dân tộc của các Potao. Công trình này sẽ giúp luận án chú ý hơn đến tính chính trị - tôn giáo khi tiếp cận các nội dung nghiên cứu về Công giáo trong vùng dân tộc thiểu số. 1.1.2. Những nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án của các tác giả trong nước 1.1.2.1. Những nghiên cứu về tôn giáo và Công giáo liên quan đến đề tài - Bài: "Xu thế tôn giáo trên thế giới và tác động của chúng đối với các tôn giáo ở Tây Nguyên trong bối cảnh hội nhập quốc tế" của Lê Tâm Đắc [55]. Tác giả cho rằng trong xã hội hiện đại các tôn giáo nhanh chóng thâm nhập và tác động vào hầu khắp các quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới. Hình thành rõ khuynh hướng: dân tộc hóa tôn giáo, phong trào đòi ly khai, khủng bố liên quan đến tôn giáo, cá thể hóa tôn giáo... Tác động của toàn cầu cũng làm cho hệ thống tôn giáo trên thế giới trở nên đa dạng, địa - tôn giáo có sự thay đổi mạnh mẽ. Liên quan trực tiếp đến nội dung luận án, tác giả chỉ rõ: sự xuất hiện và phát triển của Hà Mòn và Canh Tân Đặc Sủng là những hiện tượng tôn giáo mới nội sinh xuất phát từ Công giáo. Cả hai loại này phát triển khá rộng ở khu vực Tây Nguyên thu hút nhiều tín đồ Công giáo người dân tộc thiểu số tin theo và gây bất ổn xã hội. Qua sự tác động này cho thấy, Công giáo ở Tây Nguyên đã mất đi một số tín đồ do chuyển sang theo Tin lành, Phật giáo và các "hiện tượng tôn giáo mới", nên Công giáo sẽ tích cực truyền giáo vào vùng dân tộc, củng cố và phát triển đức tin theo hướng bền vững. - Công trình: "Phát huy vai trò tôn giáo trong phát triển kinh tế, văn hóa - xã hội và an ninh - quốc phòng ở Tây Nguyên" của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên [4]. 10 Bài viết cho thấy, trong công cuộc đổi mới đất nước, đa số tín đồ các tôn giáo ở Tây Nguyên đoàn kết, gắn bó, sáng tạo trong lao động, đang góp phần bảo vệ và xây dựng, phát triển bền vững Tây Nguyên. Để phát huy vai trò của các tôn giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên, bài viết cũng chỉ rõ cần tiếp tục quan tâm và tạo điều kiện tốt nhất cho các tôn giáo tham gia đóng góp vào đời sống, kinh tế, văn hóa, xã hội. Việc đa dạng hóa các loại hình văn hóa, xã hội còn để người dân có quyền lựa chọn, có điều kiện hưởng lợi. Bên cạnh đó, tiếp tục hoàn thiện chính sách pháp luật bảo đảm cho các tôn giáo sinh hoạt bình thường, cải cách thủ tục hành chính trong giải quyết các nhu cầu hợp pháp của tôn giáo để chức sắc, tín đồ yên tâm đóng góp cho công tác an sinh xã hội. Trong bối cảnh mở cửa và hội nhập, cần nhìn nhận và phát huy những giá trị tích cực về đạo đức, văn hóa các tôn giáo. Thực hiện quyền bình đẳng tôn giáo để phát huy tinh thần đoàn kết, khoan dung, vai trò của các tôn giáo trong việc tham gia giải quyết những vấn đề chung của xã hội. - Công trình: "Tập tư liệu kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên 2001 - 2015" của Ban Chỉ đạo Tây Nguyên [10]. Đây là tập tư liệu tổng quan về tình hình kinh tế - xã hội Tây Nguyên phản ánh từ thực trạng dân số và lao động, tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đầu tư cũng như từng lĩnh vực cụ thể về: nông nghiệp - nông thôn, thương mại, vận tải, giáo dục và đào tạo, y tế và mức sống của dân cư nơi đây. Đặc biệt, tập tài liệu đưa ra một số chỉ tiêu kinh tế - xã hội vùng Tây Nguyên giai đoạn 2001 - 2015 với các số liệu rất tin cậy phản ánh từng lĩnh vực cụ thể và có sự so sánh giữa các tỉnh trong khu vực trên các lĩnh vực. - Công trình: "Những nẻo đường Phúc âm hóa Công giáo ở Việt Nam" của Nguyễn Hồng Dương [44]. Cuốn sách tiếp cận vấn đề Công giáo dưới góc độ chính trị - xã hội phản ánh những chiều cạnh của Công giáo đối với dân tộc Việt Nam. Tác giả đã khai thác ý thức, trách nhiệm chính trị của người Công giáo với dân tộc qua những giai đoạn lịch sử quan trọng của đất nước. Liên quan đến đề tài luận án tác giả đã khai thác trách nhiệm chính trị của người Công giáo đối với việc tổ chức giáo xứ, giáo họ Công giáo trong vùng dân tộc thiểu số thuộc giáo phận Kon Tum, nhất là 3 dân tộc có tín đồ Công giáo đông nhất là Gia Rai, Ba Na và Xê Đăng. Tác giả cho rằng các làng/giáo họ Công giáo người Kinh thành 11 lập trong giai đoạn này có vai trò quan trọng là chỗ dựa cho các làng/giáo họ Công giáo người dân tộc thiểu số. Cùng với việc lập làng là việc đào tạo Giáo phu người dân tộc thiểu số hoạt động theo Hội các chú Giáo phu và Luật Chú Giáo phu phục vụ cho mục đích truyền giáo. Tác giả khai thác trách nhiệm chính trị của người Công giáo trong việc hội nhập văn hóa các dân tộc thiểu số. - Công trình: "Công tác tôn giáo từ quan điểm Mác - Lênin đến thực tiễn Việt Nam" của Ngô Hữu Thảo [136]. Tác giả đã hệ thống hóa và làm rõ những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo và công tác tôn giáo. Vận dụng những quan điểm đó vào thực tiễn công tác tôn giáo trong hệ thống chính trị ở Việt Nam. Tác giả cho rằng hiện nay thế giới đang phát triển trong bối cảnh toàn cầu hóa và Việt Nam cũng nằm trong xu thế đó, vì thế công tác tôn giáo phải tiếp tục đặt ra nhiệm vụ mới. Bên cạnh việc hoàn thiện chính sách, pháp luật thì việc phát huy những giá trị đạo đức, văn hóa tốt đẹp của các tôn giáo, động viên các tổ chức tôn giáo, chức sắc, tín đồ sống tốt đời, đẹp đạo, đóng góp tích cực cho công cuộc xây dựng và bảo vệ tổ quốc là hết sức cần thiết. - Công trình: "Nhà nước tôn giáo và pháp luật" của Đỗ Quang Hưng [88]. Theo tác giả "Nhà nước - tôn giáo - luật pháp" có mối quan hệ mật thiết với nhau biểu hiện ở nhiều khía cạnh. Niềm tin tôn giáo hàm chứa cả những ngụ ý xã hội và đạo đức, vì thế các tín đồ luôn thể hiện niềm tin tôn giáo qua các hoạt động của công dân trong hệ thống chính trị. Tác giả đã đi sâu phân tích mối quan hệ giữa Nhà nước và giáo hội ở các phương diện: mối quan hệ giữa tôn giáo và thể chế xã hội, đưa ra các mô hình nhà nước thế tục, điểm mấu chốt giải quyết mối quan hệ giữa nhà nước và giáo hội. Phân tích về chính sách tôn giáo ở Việt Nam, tác giả cho rằng Việt Nam theo mô hình Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa về tôn giáo, trong đó vấn đề thể nhân và pháp nhân tôn giáo là vấn đề rất cần được tính đến trong luật pháp tôn giáo ở Việt Nam và là vấn đề pháp lý quan trọng bậc nhất hiện nay. Cũng theo tác giả, đời sống tôn giáo ở Việt Nam hiện nay đã hội đủ những điều kiện để xuất hiện một "thị trường tôn giáo" tương đồng với nhiều nước trong khu vực. Sự thức tỉnh tôn giáo ở Việt Nam thể hiện rõ nét trong đời sống tinh thần, xã hội của cá nhân, cộng đồng. 12 - Công trình: "Khoan dung tôn giáo với dân chủ, đoàn kết và đồng thuận xã hội - Trường hợp Việt Nam" của Đỗ Lan Hiền [66]. Về lịch sử hình thành tư tưởng khoan dung tác giả cho rằng ở phương Tây xuất hiện rất sớm trong các tôn giáo, tiêu biểu là giáo huấn của trong Công giáo (Kitô) "bỏ gươm vào vỏ, vì ai dùng gương sẽ chết vì gươm" [66, tr.12]. Quan niệm về khoan dung tôn giáo, tác giả cho rằng "phạm trù dùng để chỉ một thái độ, ứng xử tôn trọng, hòa hợp đối với cái khác biệt, khác lạ, thậm chí là đối lập lại với mình. Là sự chế ngự, xóa bỏ được thói loại trừ, khai trừ, kỳ thị, lo sợ cái khác lạ, cái khác mình, cái đối lập với mình. Khoan dung không phải là sự nhượng bộ, sự hạ mình hay nhận đặc ân, mà khoan dung còn là trách nhiệm, là sự duy trì mọi quyền con người" [66, tr.24]. Tác giả cho rằng Việt Nam chịu ảnh hưởng khá sớm và sâu sắc tư tưởng của Nho, Phật, Đạo từ Trung Hoa và Ấn Độ, nên tinh thần khoan dung của người Việt Nam thể hiện rất rõ trong đời sống tôn giáo (tam giáo đồng nguyên). Từ nghiên cứu về khoan dung cho thấy, người dân Việt Nam đã thể hiện rõ nét tính khoan dung trong ứng xử với Công giáo, một tôn giáo khá xa lạ, có lúc còn xung đột với truyền thống văn hóa Việt Nam nhưng cũng được chấp nhận, tạo đồng thuận xã hội, đoàn kết tôn giáo để cùng phát triển. - Công trình: "Tôn giáo và văn hóa" của Đỗ Quang Hưng [84]. Nghiên cứu về mối quan hệ giữa tôn giáo và văn hóa đối với trường hợp Công giáo tác giả cho rằng: những nỗ lực hội nhập văn hóa của người Công giáo Việt Nam hiện nay là đặt ra những vấn đề mới trong quan hệ với văn hóa dân tộc. Theo tác giả đây là xu hướng tiến bộ phù hợp với thời đại và với dân tộc tạo cầu nối văn hóa để người Công giáo thuận lợi hơn trong việc thực hiện đường hướng "sống phúc âm giữa lòng dân tộc". Chục năm trở lại đây đường hướng hội nhập văn hóa của người Công giáo đã thu được nhiều kết quả trên hai phương diện thần học và đời sống tôn giáo mà nổi bật là hội nhập văn hóa Công giáo vào nền văn hóa bản địa. - Công trình: "Giá trị di sản của đa dạng tôn giáo ở Việt Nam và những đóng góp đối với xã hội Việt Nam" [123]. Công trình gồm những bài viết từ hội thảo quốc tế cùng tên với sự tham gia của nhiều tác giả. Trong đó bài Sự hòa nhập của tôn giáo với văn hóa, phong tục tập quán của đồng bào các dân tộc thiểu số Tây Nguyên của tác giả H’Ngăm Niê K’dăm, tác giả đã chỉ ra sự phong 13 phú, đa dạng của đời sống văn hóa, tinh thần các dân tộc Tây Nguyên, nhất là kho tàng văn học dân gian, những giá trị văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc thiểu số. Khi các tôn giáo truyền vào và phát triển ở Tây Nguyên đã không tránh khỏi những đụng chạm, những xung đột về văn hóa, nhưng về sau các tôn giáo đã thực hiện hội nhập văn hóa trong truyền giáo, tạo nên sự thích nghi hòa hợp giữa tôn giáo và tập tục truyền thống giữa các dân tộc. Đây là cơ sở để các tôn giáo ý thức và thực hiện việc gìn giữ văn hóa các dân tộc, vận dụng luật tục của đồng bào vào đời sống tôn giáo, làm cho tôn giáo tiệm cận hơn với văn hóa dân tộc, nhưng cũng là cơ sở để tôn giáo xác lập vị trí của mình một cách ...t triển bền vững ở Tây Nguyên. Các nghiên cứu chưa khai thác những chuyển biến trong hoạt động của Công giáo để thích ứng với chuyển biến của xã hội và các yếu tố của phát triển bền vững có tính chất hệ thống liên quan đến chủ đề luận án; chưa chỉ ra những đặc điểm cơ bản của Công giáo ở Tây Nguyên ảnh hưởng trực tiếp đến phát triển bền vững. Đây chính là những vấn đề mà luận án sẽ tập trung làm rõ. 1.2.2. Những vấn đề luận án cần tập trung nghiên cứu Trên cơ sở tổng quan tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài luận án, những giá trị của các công trình đã đạt được và những vấn đề chưa được tiếp 26 cận, nghiên cứu về ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên, luận án sẽ tập trung làm rõ những nội dung cơ bản sau: - Làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên. Phân tích đặc điểm và những yếu tố tác động đến ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên. - Đánh giá thực trạng ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên trên 5 nội dung: kinh tế, xã hội, văn hóa, môi trường và an ninh - quốc phòng; làm rõ những vấn đề đang đặt ra đối với việc phát huy ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay. - Trên cơ sở lý luận và thực tiễn đã phân tích làm rõ, luận án đưa ra các dự báo xu hướng phát triển của Công giáo ảnh hưởng đến phát triển bền vững ở Tây Nguyên và đề xuất các nhóm giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực, hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay. 27 Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TÂY NGUYÊN HIỆN NAY 2.1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA CÔNG GIÁO TRONG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở TÂY NGUYÊN 2.1.1. Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo 2.1.1.1. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về vai trò và phương pháp ứng xử đối với tôn giáo Với phương pháp luận khoa học của chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, C.Mác và Ph. Ăngghen đã chỉ rõ tôn giáo là một hình thái ý thức xã hội, thuộc thượng tầng kiến trúc xã hội, có quan hệ mật thiết và chịu sự chi phối của tồn tại xã hội, nên sự biến đổi của nó luôn gắn liền với sự biến đổi của lịch sử nhân loại dựa trên những điều kiện kinh tế, xã hội nhất định. Nói đến vai trò xã hội của tôn giáo C.Mác chỉ rõ: Sự nghèo nàn của tôn giáo vừa là biểu hiện của sự nghèo nàn hiện thực, vừa là sự phản kháng chống sự nghèo nàn hiện thực ấy. Tôn giáo là tiếng thở dài của chúng sinh bị áp bức, là trái tim của thế giới không có trái tim, cũng như nó là tinh thần của những trật tự không có tinh thần. Tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân [106, tr.570]. Có rất nhiều ý kiến khác nhau về quan điểm này, song có thể thấy tôn giáo đã mang đến cho con người sự hy vọng ở một thế giới tốt đẹp để con người có thể tồn tại, vượt qua những bất trắc trong cuộc sống. V.I. Lênin khẳng định: "Câu nói của Mác là hòn đá tảng của toàn bộ quan điểm của Mác về vấn đề tôn giáo" [95, tr.511]. Trong cuốn: "Fiden và tôn giáo", Fiden Cartro cho rằng: xét từ quan điểm chính trị, tôn giáo tự nó không phải là thuốc phiện hoặc một phương thuốc diệu kỳ. Nó có thể là thuốc phiện hoặc một phương thức diệu kỳ theo người ta dùng nó hay ứng dụng nó để bênh vực những kẻ áp bức, những kẻ bóc lột, hoặc để bảo vệ những người bị áp bức và bị bóc lột, tùy theo cái cách người 28 ta đề cập đến những vấn đề chính trị, xã hội hay vật chất của con người, sinh ra và phải sống trên đời này, không lệ thuộc vào thần học và niềm tin tôn giáo [156, tr.103]. Nghiên cứu về tôn giáo, PGS.TS Nguyễn Đức Lữ đã tìm hiểu bối cảnh lịch sử khi ra đời câu nói của C.Mác, đó là đời sống người dân cùng cực dưới nền quân chủ chuyên chế Đức, gắn với lực lượng bảo thủ là Giáo hội Công giáo La Mã thì tôn giáo - thuốc phiện chính là "niềm tin" của người dân vào một thế giới hư ảo, có tác dụng tích cực là xoa dịu, giảm đau trước những khó khăn, đề nặng lên số phận con người. Nghiên cứu sự tồn tại và phát triển của tôn giáo trong lịch sử nhận loại, các nhà kinh điển đã lưu ý đến vai trò phê phán, phản bác và thậm chí cách mạng của tôn giáo. Tôn giáo không chỉ phản ánh sự nghèo nàn hiện thực mà còn chống lại sự nghèo nàn hiện thực ấy, chống lại sự áp bức bất công trong xã hội. Sự khốn cùng ấy chính là những bất hợp lý trong mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với tự nhiên, là vấn nạn của xã hội, mặt trái của cơ chế thị trường, sự hạn chế của khoa học và nhận thức của con người. Nó tạo ra khoảng trống trong đời sống tâm linh của con người nên họ cần đến tôn giáo như một liều thuốc an thần để xoa dịu những nỗi đau, sự bất hạnh của họ. Từ chỗ khẳng định quan điểm duy vật lịch sử trong việc nhận thức vai trò của tôn giáo, C.Mác đã chỉ ra phương thức ứng xử với tôn giáo trong từng thời kỳ lịch sử, mà quan trọng nhất là muốn thay đổi ý thức xã hội thì trước hết phải thay đổi tồn tại xã hội: "Không thể đả kích vào tôn giáo dưới mọi hình thức thù địch cũng như dưới hình thức khinh bạo chung cũng như riêng, nghĩa là nói chung không được đả kích tôn giáo" [106, tr.23]. Như vậy, trong công tác đối với tôn giáo không thể sử dụng bạo lực để đàn áp tôn giáo, mà chỉ có thể sử dụng phương pháp giáo dục, tuyên truyền, thuyết phục để người có đạo và người không có đạo hiểu và xây dựng xã hội tốt đẹp ngay tại trần thế. Điều quan trọng khắc phục những mặt tiêu cực của tôn giáo là phải kiến tạo được một xã hội không có áp bức, bất công, nghèo đói, phải làm cho người dân có cuộc sống ấm no, hạnh phúc. Đồng thời nhìn nhận những giá trị đạo đức hướng thiện, tinh thần yêu thương bác ái của tôn giáo ở mọi thời đại luôn có tác dụng giáo dục, đạo đức, nhân cách con người góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp. 29 Kế thừa và phát triển quan điểm của C. Mác và Ph. Ăngghen, V. I Lênin khẳng định rõ thái độ, lập trường, phương pháp giải quyết vấn đề tôn giáo của Nhà nước xã hội chủ nghĩa là phải tôn trọng và bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của quần chúng: "Bất kì ai cũng được hoàn toàn tự do theo tôn giáo mình thích hoặc không thừa nhận một tôn giáo nào" [95, tr.171]. Người có hay không có tín ngưỡng tôn giáo đều bình đẳng về quyền lợi "Mọi sự phân biệt quyền lợi giữa những công dân có tín ngưỡng tôn giáo khác nhau đều hoàn toàn không thể dung thứ được" [95, tr.171]. Như vậy, từ chỗ cải tạo xã hội để xây dựng một xã hội có cơm ăn, áo mặc nhằm hạn chế mặt tiêu cực của tôn giáo, thì V.I Lênin đã tiến thêm một bước trong việc tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng của công dân, lên án những ai phân biệt, đối xử và xúc phạm đến niềm tin tôn giáo của người khác. Đây chính là sợi chỉ đỏ xuyên suốt trong giải quyết vấn đề tôn giáo mà Đảng, Nhà nước Việt Nam đã và đang kế thừa. Như vậy, quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về vai trò của tôn giáo và phương pháp ứng xử với tôn giáo chính là cơ sở lý luận, phương pháp luận cho việc nghiên cứu ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững. Đó là: - Cần nhận thức giá trị của Công giáo chính là niềm tin, là nhu cầu của một bộ phận người dân, có tác dụng "thỏa mãn" đời sống tâm linh của họ và hướng họ đến những điều tốt đẹp. - Giá trị đạo đức, văn hóa của Công giáo chính là bệ đỡ tinh thần cho tín đồ Công giáo trong việc điều chỉnh hành vi của mình khi tham gia các hoạt động tôn giáo và hoạt động xã hội, có tác dụng góp phần làm lành mạnh xã hội. - Để phát huy ảnh hưởng tích cực của Công giáo chính là phải tôn trọng quyền tự do tôn giáo của công dân và những giá trị đạo đức văn hóa tôn giáo. Đồng thời muốn hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của tôn giáo thì phải xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, không phải là đấu tranh, xóa bỏ tôn giáo. Trong xã hội ấy người dân không những có cơm ăn, áo mặc mà còn nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất, tinh thần và để đạt mục tiêu đó cần trân trọng, khơi dậy những đóng góp của Công giáo cho phát triển xã hội. 30 2.1.1.1. Tư tưởng Hồ Chí Minh và chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo - Tư tưởng Hồ Chí Minh về vai trò và phương pháp ứng xử với tôn giáo Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin về tôn giáo vào hoàn cảnh xã hội Việt Nam, nhằm mục tiêu dân tộc độc lập và tôn giáo tự do. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo xuất phát từ nhận thức đúng đắn về vai trò xã hội và đạo đức của tôn giáo đối với một bộ phận người dân: "Chúa Giêsu dạy: đạo đức là bác ái, Phật Thích ca dạy: đạo đức là từ bi, Khổng tử dạy: đạo đức là nhân nghĩa" [112, tr.225], "Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những điểm chung đó sao ? họ đều muốn mưu phúc lợi cho loài người, mưu hạnh phúc cho xã hội Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy" [112, tr.225]. Người đã chỉ ra rằng mặc dù thế giới quan của những người cách mạng khác với thế giới quan tôn giáo, song không vì thế mà đối đầu, nghi kỵ, ngược lại phải tôn trọng niềm tin của mỗi người. Chủ tịch Hồ Chí Minh không khai thác những khác biệt, trái ngược về thế giới quan giữa chủ nghĩa duy vật và tôn giáo mà đi tìm những giá trị nhân văn nơi các tôn giáo để cổ vũ, khích lệ đồng bào các tôn giáo phát huy những giá trị đó vào xây dựng đất nước. Tư tưởng tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Chủ tịch Hồ Chí Minh không dừng lại ở chủ trương mà hiện thực hóa thành hành động ứng xử với tôn giáo. Ngay trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời ngày 3/9/1945, Người đã đề nghị Chính phủ tuyên bố: tín ngưỡng tự do và Lương - Giáo đoàn kết. Theo Người, tự do tín ngưỡng chỉ có giá trị đích thực khi nó gắn với độc lập dân tộc và chỉ rõ, nước không được độc lập thì tôn giáo không được tự do, nên chúng ta phải làm cho nước được độc lập, thì tôn giáo mới được tự do [113, tr.333]. Chủ tịch Hồ Chí Minh cố gắng làm cho đồng bào hiểu đức tin tôn giáo và lý tưởng cộng sản không hề mâu thuẫn và chỉ ra âm mưu của kẻ thù nhằm gây ra những mối hiềm nghi giữa dân tộc và tôn giáo. Cơ sở đoàn kết lương giáo theo tư tưởng Hồ Chí Minh là sự đồng thuận với nhau về mẫu số chung vì mục tiêu độc lập dân tộc. Người cho rằng, đồng bào lương hay giáo đều là con Lạc cháu Hồng, đều là người lao động, sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc là sự nghiệp lớn, 31 lâu dài. Vì thế lương và giáo, người có đạo và người không có đạo phải đoàn kết, toàn dân tộc phải đoàn kết thì cách mạng mới thành công. Người thường xuyên nhắc nhở cán bộ cần phải chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào có đạo thì mới đoàn kết được nhân dân. Người nhấn mạnh: đoàn kết của ta không những rộng rãi, mà còn lâu dài. Đoàn kết là một chính sách dân tộc, không phải là một thủ đoạn chính trị. Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất và độc lập của Tổ quốc; ta cũng phải đoàn kết để xây dựng nước nhà: Ai có tài, có đức, có sức, có lòng phụng sự Tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta phải đoàn kết với họ [116, tr.438]. Đoàn kết tôn giáo là nội dung quan trọng trong chiến lược đại đoàn kết toàn dân tộc của Hồ Chí Minh. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ, kẻ địch có nhiều hình thức lợi dụng tôn giáo để chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, tuyên truyền xuyên tạc chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước để tranh thủ và lôi kéo tín đồ chống lại cách mạng. Để chống âm mưu lợi dụng tôn giáo của địch, phải làm cho quần chúng hiểu rõ thái độ của Đảng, Nhà nước: không chống tôn giáo, mà chỉ chống bọn lợi dụng tôn giáo, chống chế độ người bóc lột người; bản chất tín đồ là tốt, có ai thiếu kiên định không đi cùng dân tộc, thì chỉ là do bọn xấu lôi kéo. Đối với Công giáo, một tôn giáo có lịch sử truyền giáo khá phức tạp ở Việt Nam, nhưng Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cố gắng làm cho đồng bào hiểu đức tin Công giáo và lý tưởng cộng sản không hề mâu thuẫn. Người chỉ ra âm mưu của kẻ thù nhằm gây ra những mối hiềm nghi giữa Dân tộc và Công giáo. Người đánh giá cao lòng bác ái, đức hy sinh của Chúa Giêsu: cách một nghìn chín trăm bốn mươi nhăm năm trước, cũng ngày hôm nay một vị thánh nhân là Đức Jêsu đã ra đời. Suốt đời Ngài chỉ hy sinh phấn đấu cho tự do, cho dân chủ. Từ ngày Ngài giáng sinh đến nay, đã gần 2000 năm, nhưng tinh thần thân ái của Ngài chẳng những không phai nhạt mà toả ra đã khắp, thấm vào lại sâu [113, tr.121]. Theo Người, lòng yêu nước và đức tin Công giáo không mâu thuẫn nhau, trái lại gắn bó chặt chẽ với nhau trên tinh thần: "Thượng đế và Tổ quốc muôn năm". Hồ Chí Minh coi việc "Phụng sự Đức Chúa. Phụng sự Tổ quốc" là "nhiệm vụ thiêng liêng" [113, tr.701] của người Công giáo. Mười điều răn của Chúa quy lại thành hai điều Kính Chúa - Yêu Người, được Hồ Chí Minh cụ thể hóa tinh thần yêu 32 người thành yêu nước một cách tài tình, để người Công giáo gắn bó với quê hương, đưa đạo vào đời mà không cảm thấy mình phản bội lại đức tin và Giáo hội: "Đồng bào ta, lương cũng như giáo, đoàn kết kháng chiến, ủng hộ chính sách ruộng đất, thực hiện người cày có ruộng, tức là làm đúng lời dạy của chúa Giêsu, tức là thật thà tôn kính Chúa Giêsu" [trích theo 118, tr.46]. Trong ứng xử với Công giáo, người chỉ rõ cần tranh thủ sự ủng hộ của hàng giáo sĩ, đặc biệt hàng ngũ giáo sĩ cao cấp, như giám mục, linh mục bằng các biện pháp: mời họ tham gia cách mạng với một thái độ thực sự cầu thị, chân tình, tin cậy lẫn nhau; tạo điều kiện để các giáo sĩ vừa hoàn thiện sứ mệnh với đạo vừa hoàn thành nghĩa vụ của người công dân, khơi dạy tinh thần dân tộc của người Công giáo. Phải coi công tác vận động chức sắc tôn giáo là công tác trí thức, bởi đội ngũ chức sắc Công giáo vừa là người có thần quyền, vừa có "phẩm cách và phương pháp" của một người trí thức. Mặc dù, tôn giáo trong cách mạng Việt Nam có "dòng trong, dòng đục", nhưng thấm nhuần quan điểm về tôn giáo từ chủ nghĩa Mác, nên tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh là khai thác giá trị tốt đẹp, khuyến khích dòng tư tưởng tiến bộ của tôn giáo, xem đó như một động lực cho sự phát triển, cho chủ trương đại đoàn kết dân tộc của Đảng, Nhà nước Việt Nam. Tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo không chỉ đáp ứng nhu cầu của thực tiễn cách mạng Việt Nam, mà còn là những nguyên tắc nền tảng xuyên suốt trong chính sách của Đảng, Nhà nước ta đối với tôn giáo. Hồ Chí Minh đã kết hợp sự tiếp cận chính trị với sự tiếp cận văn hóa trong vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo [118, tr.82] để giải quyết vấn đề tôn giáo tại Việt Nam. - Chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo Trên nền tảng quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về tôn giáo, qua các giai đoạn cách mạng, Đảng, Nhà nước Việt Nam đã có sự nhìn nhận, đánh giá về vai trò của tôn giáo đối với xã hội và xác định công tác tôn giáo là vấn đề chiến lược có ý nghĩa quan trọng. Chủ trương, chính sách về tôn giáo thời kỳ sau luôn có sự kế thừa thời kỳ trước và luôn có những đổi mới để phù hợp với tình hình thực tế cũng như ngày một đáp ứng tốt hơn quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của người dân, đưa hoạt động tôn giáo vào quản lý theo luật. 33 Sau 5 năm đổi mới đất nước kể từ Đại hội Đảng lần thứ VI (1986), đến năm 1990, Đảng và Nhà nước Việt Nam đã đặt vấn đề đổi mới nhận thức về tôn giáo trong bối cảnh mới, được thể hiện cụ thể ở Nghị quyết số 24-NQ/TW, ngày 16/10/1990 của Bộ Chính trị ra về công tác tôn giáo trong tình hình mới. Nghị quyết đã khẳng định giá trị tinh thần của tôn giáo khi cho rằng: "tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân; tôn giáo có những giá trị văn hóa, đạo đức phù hợp với chế độ mới". Trên tinh thần đó, vấn đề "đảng viên có đạo" tham gia sinh hoạt tôn giáo lần đầu tiên được đề cập trong Thông báo số 76- TB/TW, ngày 20/6/1994 của Ban Bí thư và Hướng dẫn số 03/HD -TW, ngày 14/4/1995 của Ban Tổ chức Trung ương về đảng viên có đạo tham gia sinh hoạt tôn giáo và phát triển đảng viên là người có đạo. Việc kết nạp đảng viên không chỉ dừng lại ở quần chúng tín đồ mà cả đối với chức sắc tôn giáo. Đây chính là bước ngoặc quan trọng đánh dấu sự đổi mới về nhận thức của Đảng và Nhà nước ta đối với tôn giáo, đồng thời khẳng định thêm một bước quyền tự do tôn giáo của người dân (kể cả những cán bộ, đảng viên). Đây cũng là căn cứ để phản bác, đấu tranh chống lại sự chống phá của các thế lực phản động, cực đoan luôn tìm mọi cớ và mọi cách để lợi dụng vấn đề tôn giáo, trong đó có Công giáo nhằm chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo. Phát huy thành quả trong công tác tôn giáo kể từ Nghị quyết số 24 và bổ sung, khắc phục những hạn chế về chủ trương chính sách tôn giáo trong bối cảnh đổi mới một cách sâu rộng và toàn diện đất nước, Hội nghị lần thứ VII, Ban Chấp hành Trung ương khoá IX đã ban hành Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003 về công tác tôn giáo, xác định vai trò, sự hiện diện của tôn giáo song hành cùng dân tộc khi khẳng định "tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân đang và sẽ tồn tại cùng dân tộc trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta". Khẳng định đồng bào các tôn giáo không chỉ là một bộ phận của lực lượng cách mạng đơn thuần mà còn là khối quần chúng không thể thiếu, không tách rời của dân tộc Việt Nam, "đồng bào các tôn giáo là bộ phận của khối đại đoàn kết toàn dân tộc", đồng thời đề cao giá trị tinh thần của tôn giáo khi khẳng định: "giữ gìn và phát huy những giá trị tích cực của truyền thống thờ cúng tổ tiên, tôn vinh những người có công với tổ quốc và nhân dân", 34 từ việc nhìn nhận giá trị đạo đức của các tôn giáo đến việc phải giữ gìn và phát huy giá trị đó. Để tiếp tục thực hiện có hiệu quả các quan điểm, nhiệm vụ của Nghị quyết số 25 về công tác tôn giáo sau 15 năm được ban hành, ngày 10/01/2018 Bộ Chính trị đã ban hành Chỉ thị số 18-CT/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 25-NQ/TW của Ban Chấp hành trung ương khóa IX về công tác tôn giáo trong tình hình mới. Nội dung của Chỉ thị không những tiếp tục khẳng định giá trị quan điểm của Đảng về công tác tôn giáo trong Nghị quyết số 25 mà còn nâng lên một bước nhận thức về giá trị của tôn giáo là: "phát huy những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp và nguồn lực của tôn giáo cho quá trình phát triển đất nước". Với quan điểm này Đảng đã chỉ rõ hai vấn đề cần quan tâm trong cùng một chủ thể là: phát huy giá trị văn hóa, đạo đức của tôn giáo; xem tôn giáo như là một nguồn lực cần được phát huy trong quá trình xây dựng đất nước. Trên tinh thần đó, công tác tôn giáo phải được nâng lên ở tầm cao hơn với 4 nội dung: chủ động, tích cực tiếp xúc với các chức sắc để tăng cường sự hiểu biết, cởi mở, chân thành, tạo niềm tin cho tín đồ các tôn giáo hiểu, đồng thuận, gắn bó, đồng hành cùng dân tộc; siết chặt kỷ cương, tăng cường hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức vận động của các tổ chức chính trị - xã hội để phát huy nguồn lực của các tôn giáo cho phát triển đất nước; bảo đảm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội trong hoạt động tôn giáo. Điểm mới trong Chỉ thị số 18-CT/TW đã khơi thông cách tiếp cận mới về tôn giáo, xem tôn giáo không chỉ là đối tượng quản lý mà còn phải phát huy những điểm tích cực, tương đồng của đạo đức, văn hóa tôn giáo, nguồn lực vật chất và nguồn lực tinh thần của tôn giáo cho phát triển đất nước. Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về tôn giáo được phân tích trên đây chính là cơ sở phương pháp luận để luận án quán triệt và phát triển nhận thức trong nghiên cứu về ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên, cụ thể là: Một là, tôn giao, trong đó có Công giáo tồn tại, phát triển dựa trên những điều kiện lịch sử, kinh tế, xã hội, chính trị, văn hóa nhất định nên nó chỉ mất đi 35 khi những điều kiện, cơ sở tồn tại của nó mất đi. Việt Nam đang trong quá trình phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, mở cửa hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng... Bối cảnh này đang tác động đến sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta theo cả hai chiều: tích cực và tiêu cực, đặc biệt là những tác động tiêu cực. Đây chính là cơ sở cho sự tiếp tục tồn tại của tôn giáo, trong đó có Công giáo. Do những cơ sở cho sự tồn tại của Công giáo chưa mất đi nên Công giáo vẫn có điều kiện để tồn tại, phát triển và ảnh hưởng đến đời sống xã hội của một bộ phận nhân dân. Công giáo là một tôn giáo lớn đã du nhập và tồn tại ở Việt Nam hàng trăm năm, luôn biến đổi cùng với sự biến đổi, phát triển của từng vùng, của đất nước. Là một hiện tượng xã hội "có thể thích ứng được với mọi tình hình", nên Công giáo sẽ có sự điều chỉnh để phù hợp với môi trường xã hội mới của đất nước và tiếp tục có ảnh hưởng đến một bộ phận nhân dân. Giá trị đạo đức, văn hóa của Công giáo có nhiều yếu tố phù hợp với đạo đức xã hội, góp phần ngăn chặn, đẩy lùi sự suy thoái đạo đức xã hội đối với người dân. Do vậy, cũng như các tôn giáo lớn khác ở Việt Nam, Công giáo sẽ còn ảnh hưởng đến sự phát triển đất nước theo cả hai chiều: tích cực và tiêu cực. Nghiên cứu về Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên phải nhìn thấu đáo cả hai chiều tác động này để có giải pháp phù hợp nhằm phát huy ảnh hưởng tích cực, mặt khác hạn chế những ảnh hưởng tiêu cực của nó trong đời sống xã hội. Hai là, tôn giáo, trong đó có Công giáo có chức năng phản kháng chống lại sự khốn cùng của hiện thực. Sự phản kháng ấy chính là phản biện xã hội nhằm hạn chế bất cập của đời sống hiện thực. Đây là sự phản biện mang tính tích cực để thúc đẩy sự phát triển của xã hội theo hướng: một mặt nó kiểm chứng tính đúng đắn, tính phù hợp của các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước đã triển khai để tiếp tục thực hiện; mặc khác buộc nhà nước, chính quyền địa phương xem xét, điều chỉnh những chủ trương, chính sách chưa phù hợp nhằm phục vụ ngày càng tốt hơn cuộc sống của người dân, tạo sự đồng thuận, hài hòa giữa các thành viên trong xã hội. 36 Ba là, để phát huy ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững cần khai thác những mặt tương đồng giữa chủ nghĩa xã hội với giá trị đạo đức, văn hóa của Công giáo, nhằm phát huy các giá trị tốt đẹp của giáo lý Công giáo trong đời sống xã hội, chủ động đối thoại và hợp tác với Giáo hội để xây dựng và thực hiện các phong trào thi đua yêu nước, sống tốt đời, đẹp đạo. Quán triệt quan điểm của Đảng ta, cần nhìn nhận Công giáo là một nguồn lực, nguồn vốn xã hội góp phần vào phát triển bền vững đất nước, từ đó có cơ chế, chính sách tạo điều kiện cho Giáo hội trở thành chủ thể trong công cuộc xây dựng, phát triển đất nước; đồng thời xem xét để gỡ bỏ những vướng mắc về luật pháp để tạo hành lang pháp lý nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực của Giáo hội trong việc đóng góp vào hoạt động kinh tế, xã hội, nhất là trong công tác xã hội hóa giáo dục, y tế, từ thiện như các tổ chức xã hội khác. Bốn là, theo chủ nghĩa Mác - Lênin, các giai cấp thống trị thường sử dụng tôn giáo làm liều thuốc "an thần, thuốc phiện" để ru ngủ quần chúng, hòng thủ tiêu tinh thần đấu tranh của họ, nên cần đấu tranh loại bỏ yếu tố mê hoặc, yếu tố ru ngủ để tôn giáo thực sự trở thành nhu cầu tinh thần của nhân dân. Tại Việt Nam, trong lịch sử Công giáo đã từng bị thực dân Pháp, đế quốc Mỹ và các thế lực thù địch lợi dụng vào mục đích chính trị xấu, gây bất ổn xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết đồng bào theo Công giáo và đồng bào không theo Công giáo. Để hạn chế vấn đề này, việc cần làm là phải xóa bỏ mọi sự lợi dụng Công giáo vào các hoạt động chính trị xấu, ảnh hưởng tiêu cực đến đồng thuận xã hội và đoàn kết dân tộc, không phải là xóa bỏ vai trò của Công giáo trong đời sống xã hội. Coi trọng công tác vận động, tranh thủ chức sắc, xem đó là nhân tố có tính quyết định trong công tác vận động quần chúng, tạo đồng thuận xã hội để phát triển bền vững đất nước. Như vậy, từ những quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, đến tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về vai trò và phương pháp ứng xử với tôn giáo chính là cơ sở lý luận quan trọng cần phải được quán triệt trong nhận thức và hành động để giải quyết tốt vấn đề tôn giáo trong từng giai đoạn cách mạng ở nước ta; đồng thời là phương pháp luận để luận án nghiên cứu ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay. 37 2.1.2. Một số vấn đề lý luận về ảnh hưởng của Công giáo trong phát triển bền vững 2.1.2.1. Quan niệm về Công giáo Công giáo, theo tiếng Hy Lạp là Katholicos, tiếng La tinh Catholicus có nghĩa là phổ quát (Universel), là tôn giáo thờ Thiên Chúa, ra đời vào thế kỷ thứ nhất Công nguyên, ở phía Đông đế quốc La Mã cổ đại. Giáo lý Công giáo, được thể hiện trong Kinh thánh, quan niệm Công giáo cho rằng đó là bản văn linh ứng và trung thực; là những lời mạc khải của Thiên Chúa đối với loài người, là mẫu mực tối cao của đức tin. Theo Kinh thánh, Thiên Chúa tạo ra trời đất, con người và muôn loài từ hư không trong vòng 6 ngày, con người phải thờ phụng và tiếp tục công trình kiến tạo trái đất của Thiên Chúa. Theo Kinh thánh, tất cả sự tồn tại và biến đổi trong vũ trụ do Thiên Chúa tiền định một cách hợp lý. Về luật lệ và lễ nghi: Công giáo có một hệ thống luật lệ chi tiết và thống nhất thực hiện trên toàn thế giới, thể hiện ở một số nội dung cơ bản: Mười điều răn của Thiên Chúa; Sáu điều răn của Giáo hội; Bảy phép bí tích; Giáo luật 1983 quy định chi tiết các vấn đề về đạo, nhằm tập trung quyền lực và duy trì trật tự Giáo hội. Công giáo có hệ thống lễ nghi quanh năm, với nhiều ngày lễ quan trọng bắt buộc toàn thể tín đồ phải thực hiện. Về cơ cấu tổ chức: Công giáo có hệ thống tổ chức thống nhất chặt chẽ với 3 cấp hành chính chính thức: Tòa thánh, giáo phận và giáo xứ (tại Việt Nam có thêm giáo họ). - Tòa thánh Vatican: ở Rôma thủ đô Italia là trung tâm điều hành của Công giáo, đồng thời là quốc gia có chủ quyền độc lập theo Công pháp Quốc tế. Giáo hoàng vừa là giáo chủ vừa là người đứng đầu nhà nước, có ảnh hưởng, uy tín lớn trên trường quốc tế. - Giáo phận (diocese): là một cộng đoàn tín hữu trong địa giới nhất định, là cấp hành chính chính thức của giáo hội trực thuộc Toà Thánh về mọi phương diện. Việc thành lập, bãi bỏ, chia tách giáo phận do Giáo hoàng quyết định. - Giáo xứ (paroisse): là cộng đồng tín hữu nhất định được thiết lập một cách cố định trong giáo phận. Giám mục là người có quyền thành lập, bãi bỏ 38 giáo xứ; có quyền truyền chức, bổ nhiệm, điều chuyển, kỷ luật linh mục; thành lập, giải tán Hội đồng Mục vụ giáo xứ. Bên cạnh hệ thống tổ chức theo hệ triểu, Công giáo có hệ thống dòng tu đa dạng về loại hình và hoạt động chuyên biệt theo tôn chỉ mục đích sáng lập. Dòng tu là một tổ chức trực thuộc của Giáo hội Công giáo, được thành lập do những người tự nguyện sống chung với nhau trong một cộng đoàn gọi là Tu viện (Couvent) hay đan viện (Monastere - là dòng có gốc ẩn tu) với mục đích giữ đạo và truyền đạo. Mỗi dòng tu có tôn chỉ, mục đích và hoạt động chuyên biệt, mục đích là phục vụ Giáo hội và xã hội. Các tu sĩ trong dòng luôn tuyên giữ ba lời khấn: khiết tịnh (độc thân), khó nghèo (không có tài sản riêng) và vâng phục. Phẩm trật trong Giáo hội: còn được gọi là hàng giáo phẩm là một tập thể bao gồm những người có chức thánh theo một cơ cấu có các cấp bậc khác nhau. Phẩm trật theo chức thánh gồm: giám mục, linh mục, phó tế. Những người này lĩnh nhận chức thánh để thi hành mục vụ và bí tích của Giáo hội. Công giáo du nhập vào Việt Nam gần 5 thế kỷ (năm 1533), đến nay trở thành tôn giáo lớn với 41 giám mục, 5.431 linh mục, hơn 3.057 giáo xứ, 26 giáo phận thuộc 3 Tổng Giáo phận [81]; 8 Đại chủng viện, 01 Học viện, hơn 124 dòng tu hoạt động ổn định và không ngừng phát triển. Công giáo ở Việt Nam trực thuộc và chịu sự lãnh đạo của Tòa thánh Vatican. Các giám mục làm việc trong một tổ chức chung gọi là Hội đồng Giám mục Việt Nam. Hội đồng có nhiệm vụ triển khai chủ trương của Tòa thánh Vatican ở Việt Nam bằng các văn bản trong các kỳ đại hội, hội nghị; liên kết, hiệp thông giữa các giáo phận và toàn Giáo hội. 2.1.2.2. Quan niệm về phát triển bền vững Một là, quan niệm của chủ nghĩa Mác - Lênin về phát triển bền vững Cuối thế kỷ XIX, vấn đề phát triển bền vững đã được chủ nghĩa Mác - Lênin quan tâm nghiên cứu. C.Mác chỉ ra rằng trong quá trình hoạt động thực tiễn lao động sản xuất, con người đã tạo ra một xã hội mới bên cạnh giới tự nhiên sẵn có - đó là xã hội loài người. Song không ít trường hợp, một bộ phận người trong xã hội do bị chi phối bởi lợi ích, bởi mục tiêu tìm kiếm lợi nhuận tối đa nên đã bóc lột giới tự nhiên, tàn phá hủy hoại môi trường và bóc lột tàn bạo 39 sức lao động của một bộ phận đông đảo người khác trong xã hội - đó là giai cấp công nhân và nhân dân lao động, điển hình là trong xã hội tư bản chủ nghĩa. Do vậy, để thiết lập một môi trường xã hội đảm bảo thực sự cho sự phát triển bền vững mà ở đó sự phát triển tự do của mỗi người là điều kiện cho sự phát triển tự do của tất cả mọi người. Ở đó con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc được phát triển toàn diện trong mối quan hệ hài hòa với tự nhiên - xã hội thì cần phải làm một cuộc cách mạng triệt để nhằm xóa bỏ phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa và thiết lập một phương thức sản xuất mới sao cho không còn tình trạng áp bức bóc lột, không còn bất bình đẳng. Sứ mệnh lịch sử ấy theo C.Mác là thuộc về giai cấp công nhân hiện đại. Cụ thể hóa quan điểm của C.Mác, vấn đề phát triển bền vững đã được Ph.Ăngghen phân tích làm rõ hơn, mặc dù về mặt thuật ngữ ông chưa sử dụng. Theo Ph.Ăngghen, thế giới được tạo thành từ nhiều lĩnh vực, trong đó có ba lĩnh vực căn bản là: tự nh...u tiên nhất, tiếp theo là 2, 3) ? TT Những vấn đề quan tâm Thứ tự ưu tiên (1,2,3...) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 1 Nâng cao dân trí, đời sống kinh tế, văn hóa cho tín đồ Công giáo 2 Hệ thống luật pháp liên quan đến tôn giáo cần quy định rõ ràng và đồng bộ 3 Thực hiện tốt chính sách pháp luật liên quan đến tôn giáo 4 Giải quyết tốt nhu cầu hoạt động tôn giáo cho tín đồ, chức sắc Công giáo 175 5 Nhìn nhận Công giáo là nguồn lực để tranh thủ phát triển xã hội 6 Làm tốt công tác đối thoại, vận động chức sắc, tu sĩ Công giáo trong phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường 7 Có chế tài xử phạt những hoạt động tôn giáo vi phạm pháp luật 8 Củng cố bộ máy và nâng cao chất lượng cán bộ làm công tác tôn giáo 9 Đấu tranh với các hoạt động lợi dụng Công giáo 10 Vấn đề khác.............................................................................................................. ........................................................................................................................................................ ............................................................................................................ 7. Đồng chí có đề xuất, kiến nghị gì để Công giáo phát huy ảnh hưởng tích cực trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên: ... ... ... Xin cảm ơn Đồng chí ! 176 Phụ lục 2 PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN Đánh giá ảnh hưởng của Công giáo đối với phát triển bền vững ở Tây Nguyên hiện nay (Dành cho tín đồ Công giáo) Để có cơ sở đánh giá ảnh hưởng của Công giáo đối với phát triển bền vững ở Tây Nguyên, trân trọng đề nghị Ông, Bà vui lòng trả lời một số câu hỏi sau (đánh dấu X vào ô vuông đồng ý) I. THÔNG TIN CHUNG CỦA NGƯỜI TRẢ LỜI PHIẾU 1. Giới tính: + Nam: + Nữ: 2. Dân tộc: + Kinh: + Thiểu số: 3. Tuổi: + Dưới 30: + Từ 30 - 45: + Từ 45 - 60: + Trên 60: 4. Trình độ học vấn: + Không biết chữ: + Phổ thông tiểu học: + Trung học cơ sở: + Phổ thông trung học: + Trung cấp: + Cao đẳng: + Đại học: + Sau Đại học: II. NỘI DUNG XIN Ý KIẾN 1. Ông, Bà theo đạo Công giáo vì lý do nào sau đây (xếp thứ tự ưu tiên: Số 1 là ưu tiên nhất, tiếp đến là 2, 3...) TT Các vấn đề quan tâm Thứ tự ưu tiên (1,2,3...) 1 2 3 4 5 1 Niềm tin được cứu rỗi và nhận được nhiều ơn phước 2 Vì cuộc sống còn nhiều tội lỗi, bế tắc, cùng cực 3 Vì được trợ giúp, chia sẻ từ các linh mục, tu sĩ và các tín đồ Công giáo 4 Vì được nhóm hát, sinh hoạt vui vẻ 5 Vì truyền thống theo đạo của gia đình 6 Lý do khác........................................................................................................ ............................................................................................................................................ ...................................................................................................................... 177 2. Ông, Bà tham gia các sinh hoạt tôn giáo dưới đây thế nào ? TT Nội dung Thường Thỉnh Không xuyên thoảng tham gia 1 Tham dự Thánh lễ hàng ngày 2 Tham dự Thánh lễ hàng tuần 3 Sinh hoạt trong các Ban, hội đoàn tại các giáo xứ, giáo phận 4 Đọc Kinh tại gia đình 3. Khi gặp khó khăn, bế tắc trong cuộc sống, Ông, Bà tìm đến những ai dưới đây để nhờ giúp đỡ hay khuyên bảo ? - Các linh mục, tu sĩ: - Người thân, bạn bè: - Cán bộ, chính quyền: - Già làng: 4. Ông, Bà nhận được sự trợ giúp từ Đức Giám mục, Linh mục, Tu sĩ trong các hoạt động sau thế nào ? TT Nội dung Thường Thỉnh Không xuyên thoảng được 1 Hỗ trợ vốn sản xuất, chăn nuôi 3 Giúp tìm người bao tiêu sản phẩm do gia đình làm ra 4 Hỗ trợ kỹ thuật, giống cây trồng, con giống 5 Hỗ trợ học phí, sách vở cho các con Ông, Bà đi học 6 Giúp đỡ thuốc, tiền chữa bệnh khi ốm đau 7 Giúp đào tạo nghề 8 Tạo việc làm ổn định cuộc sống 5. Ông, Bà đã thực hiện các hoạt động sau ở địa phương thế nào ? TT Nội dung Thường Không thường Không xuyên xuyên thực hiện 1 Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, không chặt phá rừng 3 Xây dựng tình làng nghĩa xóm, giúp đỡ mọi người 4 Chấp hành pháp luật 5 Động viên, giúp đỡ người nghèo, người bệnh, người dân tộc thiểu số 6 Giữ gìn an ninh thôn xóm, chống các tệ nạn ma túy, uống rượu, trộm cắp 7 Tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở địa phương do chính quyền tổ chức 8 Tham dự lễ hội của các tôn giáo khác như Phật 178 giáo, Tin lành ở địa phương 9 Hòa giải những bất đồng trong các gia đình, thôn xóm 6. Ông, Bà có được Giám mục, các Linh mục, các Tu sĩ khuyên bảo, hướng dẫn các hoạt động sau ? TT Nội dung Có Không 1 Chăm chỉ làm ăn, phát triển kinh tế 2 Bảo vệ môi trường, không chặt phá rừng 3 Tham dự các hoạt động văn hóa, thể thao ở địa phương do chính quyền tổ chức 4 Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà nước 5 Xây dựng tình làng nghĩa xóm, giúp đỡ mọi người 6 Không nghe lời xúi giục của kẻ xấu để hoạt động vi phạm pháp luật 7. Ông, Bà biết được các chủ trương, chính sách của nhà nước về kinh tế, xã hội, văn hóa, tôn giáo thông qua hình thức nào dưới đây: + Sách, báo, Internet: + Hội nghị tuyên truyền, phổ biến của chính quyền các cấp: + Ti vi, đài phát thanh, truyền hình: + Tự tìm hiểu: + Loại hình khác: 8. Ông, Bà có tham gia các tổ chức nào dưới đây ở địa phương ? + Hội nông dân: + Mặt trận tổ quốc Việt Nam: + Hội người cao tuổi: + Hội chữ thập đỏ: + Đoàn thanh niên: + Hội đồng nhân dân các cấp: 9. Ông, Bà cần làm những gì để phát huy vai trò của người Công giáo trong phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương hiện nay (xếp thứ tự ưu tiên: Số 1 là ưu tiên nhất, tiếp đến là 2, 3... số 8 là ưu tiên cuối cùng) TT Các nội dung quan tâm Thứ tự ưu tiên (1,2,3...) 1 2 3 4 5 6 7 8 1 Chăm lo làm ăn, phát triển kinh tế 2 Chung tay cùng xã hội chăm lo cho người có hoàn cảnh khó khăn 3 Tham gia các phong trào thi đua yêu nước ở địa phương 4 Chấp hành tốt chính sách, pháp luật của Nhà 179 nước 5 Bảo vệ rừng và tham gia các hoạt động làm sạch môi trường 6 Đưa văn hóa các dân tộc thiểu số vào trong các sinh hoạt Công giáo để Công giáo ngày càng gắn bó với dân tộc 7 Đấu tranh với các đối tượng xấu phá hoại khối đoàn kết tôn giáo, đoàn kết dân tộc 8 Đấu tranh với các biểu hiện tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, sách nhiễu người dân của một bộ phận cán bộ 9 Ý kiến khác:............................................................................................................ ............................................................................................................................................................. ........................................................................................................:......... Xin cảm ơn Ông, Bà ! 180 Phụ lục 3 PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN Đánh giá ảnh hưởng của Công giáo đối với phát triển bền vững ở Tây Nguyên (Dành cho chức sắc, tu sĩ Công giáo) Để có cơ sở đánh giá ảnh hưởng của Công giáo đối với quá trình phát triển bền vững ở Tây Nguyên, trân trọng đề nghị Quý vị trả lời một số câu hỏi sau (đánh dấu X vào ô vuông đồng ý) I. THÔNG TIN CHUNG 1. Giới tính: + Nam: + Nữ: 2. Dân tộc: + Kinh: + Thiểu số: 3. Tuổi: + Dưới 30: + Từ 30 - 45: + Từ 45 - 60: + Trên 60: 4. Trình độ học vấn: + Phổ thông trung học: + Trung cấp: + Cao đẳng: + Đại học: + Sau Đại học: 5. Nơi đào tạo: + Trong nước: + Nước ngoài: II. NỘI DUNG XIN Ý KIẾN 1. Quý vị nhận thấy đời sống của tín đồ Công giáo ở địa phương hiện nay thế nào ? TT Nội dung Tốt hơn Kém hơn Không thay đổi 1 Đời sống kinh tế 2 Trình độ dân trí và nhận thức 3 Sức khỏe và tuổi thọ 2. Quý vị đánh giá thế nào về mức độ tham gia các sinh hoạt tôn giáo dưới đây của tín đồ Công giáo hiện nay ? TT Nội dung Thường Thỉnh Không thực xuyên thoảng hiện 1 Tham dự Thánh lễ hàng ngày 2 Thực hiện các bí tích 3 Sinh hoạt trong các Ban, hội đoàn 4 Đọc Kinh tại gia đình 181 5 Thực hiện các lời khuyên bảo của các Giám mục, Linh mục, Tu sĩ 3. Quý vị quan tâm khuyên bảo tín đồ thực hiện các hoạt động sau ở địa phương thế nào (xếp thứ tự ưu tiên: Số 1 là ưu tiên nhất, tiếp đến là 2, 3...) ? TT Các nội dung quan tâm Thứ tự ưu tiên (1,2,3...) 1 2 3 4 5 6 7 1 Tham gia các hoạt động bảo vệ môi trường, không chặt phá rừng 2 Xây dựng tình làng nghĩa xóm, giúp đỡ mọi người 3 Chấp hành pháp luật 4 Động viên, giúp đỡ người nghèo, người bệnh, người dân tộc thiểu số 5 Giữ gìn an ninh thôn xóm, chống các tệ nạn ma túy, uống rượu, trộm cắp 6 Tham dự lễ hội của các tôn giáo khác như Phật giáo, Tin lành ở địa phương 7 Tham gia các hoạt động văn hóa, thể thao ở địa phương do chính quyền tổ chức 8 Nội dung khác:............................................................................................................... 4. Quý vị hỗ trợ tín đồ trong các hoạt động sau như thế nào ? TT Nội dung Thường Thỉnh Không hỗ xuyên thoảng trợ 1 Hỗ trợ vốn sản xuất, chăn nuôi 3 Giúp tìm người bao tiêu sản phẩm do gia đình tín đồ làm ra 4 Hỗ trợ kỹ thuật, giống cây trồng, con giống 5 Hỗ trợ học phí, sách vở cho các em học sinh 6 Tổ chức khám bệnh, giúp đỡ tiền chữa bệnh đối với người nghèo 7 Giúp đào tạo nghề cho các em 8 Tạo việc làm cho tín đồ ổn định cuộc sống 9 Hòa giải những bất đồng trong các gia đình, thôn xóm 5. Quý vị biết các chủ trương, chính sách của nhà nước về kinh tế, xã hội, văn hóa, tôn giáo thông qua hình thức nào dưới đây: + Sách, báo, Internet: 182 + Hội nghị tuyên truyền, phổ biến của chính quyền các cấp: + Ti vi, đài phát thanh, truyền hình: + Tự tìm hiểu: + Loại hình khác: 6. Với vai trò là chức sắc, tu sĩ, Quý vị thấy cần phải làm gì để phát huy đóng góp của người Công giáo trong phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương hiện nay: - Giúp đỡ tín đồ nâng cao hiểu biết và thực hiện đúng chính sách, pháp luật: - Động viên, hỗ trợ tín đồ trong phát triển kinh tế bền vững: - Nâng cao ý thức cho tín đồ sống có trách nhiệm với gia đình và đoàn kết cộng đồng: - Nâng cao dân trí và đời sống văn hóa cho tín đồ: - Tổ chức tốt các hoạt động tôn giáo: 7. Trong bối cảnh phát triển kinh tế và đa dạng tôn giáo, tín ngưỡng hiện nay của đất nước, để phát huy ảnh hưởng của Giáo hội Công giáo trong phát triển bền vững ở Tây Nguyên, Quý vị thấy Giáo hội cần phải làm gì (xếp thứ tự ưu tiên: Số 1 là ưu tiên nhất, tiếp đến là 2, 3...) ? TT Các nội dung quan tâm Thứ tự ưu tiên (1,2,3...) 1 2 3 4 5 6 7 8 1 Xây dựng Giáo hội vững mạnh đồng hành cùng dân tộc 2 Hội nhập và bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số 3 Tôn trọng và tăng cường đoàn kết với các tôn giáo bạn 4 Hướng dẫn tín đồ chầp hành pháp luật 5 Hướng dẫn, giúp đỡ tín đồ nâng cao trình độ văn hóa và phát triển kinh tế 6 Giáo dục tín đồ nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường 7 Tăng cường đối thoại với chính quyền để giải quyết các vấn đề liên quan 8 Tham gia và tổ chức tốt các hoạt động xã hội và từ thiện nhân đạo 8. Ý kiến khác: ... ... ... Xin cảm ơn Quý vị ! 183 Phụ lục 4 CÁC VĂN BẢN LIÊN QUAN ĐẾN TÔN GIÁO (Từ năm 1990 đến hết năm 2014) Tên văn Số, ký hiệu Thời gian Cơ quan ban STT Nội dung văn bản bản văn bản ban hành hành Bộ Chính trị Ban chấp hành Về tăng cường công tác tôn 1 Nghị quyết 24/NQ-TW 16/10/1990 TW Đảng giáo trong tình hình mới khóa IV Về việc thực hiện Nghị Ban Bí thư quyết của Bộ Chính trị về 2 Chỉ thị 66-CT/TW 26/11/1990 Trung ương “Về tăng cường công tác tôn Đảng Khóa VI giáo trong tình hình mới” Hội đồng Bộ Quy định về các hoạt động 3 Nghị định 69/NĐ-HĐBT 21/3/1991 trưởng tôn giáo Bộ Văn hóa, Về việc Lưu hành, phổ biến, 4 Quy định 1738/QĐ-ĐA 03/10/1991 Thông tin và sản xuất băng hình có nội Thể thao dung tôn giáo Về việc hướng dẫn thực Ban Tôn giáo 5 Thông tư 02/TT-TGCP 04/02/1992 hiện Nghị định số 69/NĐ- Chính phủ HĐBT Ban Bí thư Trung ương Về chủ trương công tác đối 6 Thông báo 34/TB-TW 14/11/1992 Đảng Khóa với đạo Cao Đài VII Quy chế quản lý các đoàn của 7 Nghị định 12/NĐ-CP 01/12/1992 Chính phủ ta ra nước ngoài và các đoàn nước ngoài vào nước ta Thủ tướng 8 Chỉ thị 379/CT-TTg 27/3/1993 Về các hoạt động tôn giáo Chính phủ Về việc giao cho Nhà xuất bản Hà Nội, Nhà xuất bản Thuận Hóa, Nhà xuất bản Bộ Văn hóa - 9 Quyết định 596/XB-VHTT 24/4/1994 Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh Thông tin xuất bản Kinh sách và các ấn phẩm tôn giáo của các tổ chức tôn giáo ở Việt Nam Công nhận tư cách pháp Ban Tôn giáo 10 Quyết định 51/QĐ-TGCP 06/7/1995 nhân Hội thánh Cao đài Chính phủ Tiên Thiên Về việc hướng dẫn việc Ban Tôn giáo quản lý sinh hoạt của gia 11 Thông tư 01/TT-TGCP 03/5/1995 Chính phủ đình Phật tử của Giáo hội Phật giáo Việt Nam 184 Tên văn Số, ký hiệu Thời gian Cơ quan ban STT Nội dung văn bản bản văn bản ban hành hành Quy chế về hoạt động của các Thủ tướng 12 Quyết định 340/QĐ-TTg 24/5/1996 tổ chức Phi chính phủ nước Chính phủ ngoài tại Việt Nam Uỷ ban Nhân Công nhận tư cách pháp nhân 1562/QĐ- 13 Quyết định 27/7/1996 dân tỉnh Cần Hội thánh Cao Đài Chiếu CT.HC.96 Thơ Minh Long Châu Công nhận tư cách pháp Ban Tôn giáo 14 Quyết định 39/QĐ-TGCP 27/7/1996 nhân Hội thánh Cao Đài Chính phủ Minh Chơn Đạo Chấp nhận Đạo quy và nhân Ban Tôn giáo 14 Quyết định 40/QĐ-TGCP 24/9/1996 sự lãnh đạo Hội thánh Chính phủ Truyền Giáo Cao Đài Công nhân tư cách pháp nhân tổ chức Giáo hội của Ban Tôn giáo 15 Quyết định 10/QĐ-TGCP 09/5/1997 Đại Đạo Tam Kỳ Phổ Độ Chính phủ Cao Đài Tòa thánh Tây Ninh Cho phép Giáo hội Phật giáo Việt Nam đổi tên Ban Tôn giáo 16 Quyết định 19/QĐ-TGCP 23/6/1997 trường Cao cấp Phật học Chính phủ thành Học viện Phật giáo Việt Nam Chấp thuận Hiến chương và Luật công cử chức sắc và Ban Tôn giáo 17 Quyết định 26/QĐ-TGCP 08/8/1997 nhân sự chức sắc lãnh đạo Chính phủ Hội thánh Cao Đài Ban Chỉnh Đạo Bộ Chính trị 18 Thông báo 145/TB-TW 15/6/1998 BCHTW Đảng Về công tác tôn giáo khóa VIII Bộ Chính trị Về công tác tôn giáo trong 19 Chỉ thị 37/CT-TW 15/6/1998 BCHTW Đảng tình hình mới khóa VIII Công nhân tư cách pháp UBND tỉnh nhân tổ chức về tổ chức của 20 Quyết định 2363/QĐ-UB 08/7/1998 Kiên Giang của Hội thánh Cao Đài Bạch Y Liên Đoàn Chơn Lý Thường vụ Bộ Chính trị Về chủ chương công tác đối 21 Thông báo 165/TB-TW 04/9/1998 BCHTW Đảng với Phật giáo Hòa Hảo khóa VIII Thường vụ Bộ Về chủ chương công tác đối 22 Thông báo 184/TB-TW 30/11/1998 Chính trị với đạo Tin lành BCHTW Đảng 185 Tên văn Số, ký hiệu Thời gian Cơ quan ban STT Nội dung văn bản bản văn bản ban hành hành khóa VIII 26/1999/NĐ- 23 Nghị định 19/4/1999 Chính phủ Về các hoạt động tôn giáo CP Hướng dẫn thực hiện một số 01/1999/TT- Ban Tôn giáo 24 Thông tư 16/6/1999 điều trong Nghị định số TGCP Chính phủ 26/1999/NĐ-CP Hướng dẫn QLNN đối với 02/1999/TT- Ban Tôn giáo 25 Thông tư 16/6/1999 một số hoạt động về tổ chức TGCP Chính phủ đối với đạo Cao đài Về việc sinh hoạt tôn giáo 03/1999/TT- Ban Tôn giáo cử người nước ngoài đang 26 Thông tư 16/6/1999 TGCP Chính phủ cư trú hợp pháp tại Việt Nam Bộ Chính trị Về công tác đối với đạo Tin 27 Thông báo 255/TB-TW 07/10/1999 BCHTW Đảng lành khóa VIII Công nhận Nhân sự Ban Đại Ban Tôn giáo 28 Quyết định 21/QĐ-TGCP 11/6/1999 diện Phật giáo Hòa Hảo và Chính phủ Bản Quy chế hoạt động 25/1999/QĐ- Bộ Văn hóa Về việc thành lập Nhà Xuất 29 Quyết định 05/4/1999 VHTT Thông tin bản Tôn giáo 11/2000/QĐ- Thủ tướng Về công tác đối với đạo Tin 30 Quyết định 24/1/2000 TTg Chính phủ lành Công nhận tổ chức và hoạt Ban Tôn giáo 31 Quyết định 16/QĐ-TGCP 14/3/2000 động của Hội thánh Cao Đài Chính phủ Chơn Lý Công nhận tổ chức và hoạt Ban Tôn giáo 32 Quyết định 199/QĐ-TGCP 28/4/2000 động của Hội thánh Cao Đài Chính phủ Cầu Kho Tam Quan Tổng cục Địa Hướng dẫn cấp giấy chứng 1646/2000/TT Thông tư chính, Ban nhận quyền sử dụng đất trên 33 LT-TCĐC- 30/10/2000 liên tịch Tôn giáo diện tích cơ sở tôn giáo TGCP Chính phủ đang sử dụng Về việc hướng dẫn một số 01/2000/TT- Ban Tôn giáo 34 Thông tư 12/10/2000 vấn đề QLNN đối với hoạt TGCP Chính phủ động của Phật giáo Hòa Hảo 83/2001/QĐ- Thủ tướng Về việc thành lập Nhà Xuất 35 Quyết định 30/5/2001 TTg Chính phủ bản Tôn giáo Công nhận tư cách pháp Ban Tôn giáo 36 Quyết định 15/QĐ-TGCP 16/3/2001 nhân Hội thánh Tin lành Chính phủ Việt Nam (miền Nam) BCH TW 37 Nghị quyết 25/NQ-TW 12/3/2003 Về công tác tôn giáo Đảng khóa IX 38 Thông báo 119/TB-TW 30/9/2003 Ban Bí thư Về chủ trương công tác đối 186 Tên văn Số, ký hiệu Thời gian Cơ quan ban STT Nội dung văn bản bản văn bản ban hành hành Trung ương với Hồi giáo trong tình hình Đảng khóa IX mới 18/2004/L/CT Chủ tịch Nước Về việc công bố Pháp lệnh 39 Lệnh 18/6/2004 N CHXHCNVN Tín ngưỡng, tôn giáo Ban Bí thư Về chủ trương công tác đối 40 Thông báo 160 15/11/2004 Trung ương với đạo Tin lành Đảng Khóa IX Công nhận về tổ chức Đối 2775/QĐ- UBND tỉnh 41 Quyết định 17/12/2004 với Ban Đại diện Cộng đồng UBND An Giang Hồi giáo tỉnh An Giang Thủ tướng Về một số công tác đối với 42 Chỉ thị 01/CT-TTg 04/2/2005 Chính phủ đạo Tin lành Hướng dẫn thi hành một số 22/2005/NĐ- Thủ tướng 43 Nghị định 01/3/2005 điều của Pháp lệnh tín CP Chính phủ ngưỡng, tôn giáo Thủ tướng Ngày truyền thống của ngành 44 Quyết định 445/QĐ-TTg 27/5/2005 Chính phủ QLNN về tôn giáo Công nhận về tổ chức Đối 4106/QĐ- UBND tỉnh 45 Quyết định 01/10/2007 với Hội đồng Sư cả Hồi giáo UBND Ninh Thuận Bà ni tỉnh Ninh Thuận Công nhận về tổ chức của Ban Tôn giáo 46 Quyết định 175/QĐ-TGCP 22/10/2007 Hội Truyền giáo Cơ đốc Chính phủ Việt Nam Công nhận về tổ chức của Tổng hội Baptist Việt Nam Ban Tôn giáo 47 Quyết định 109/QĐ-TGCP 07/5/2008 (Ân điển – Nam phương) Chính phủ Vietnam General Baptist Church (Grace Southern) Ban Tôn giáo Công nhận Hội đồng tinh 48 Quyết định 150/QĐ-TGCP 14/7/2008 Chính phủ thần Baha’I Việt Nam Ban Tôn giáo Công nhận Minh lý đạo – 49 Quyết định 195/QĐ-TGCP 01/10/2008 Chính phủ Tam Tông miếu Ban Tôn giáo Công nhận Giáo hội Phật 50 Quyết định 196/QĐ-TGCP 01/10/2008 Chính phủ đường Nam tông Minh Sư Công nhận về tổ chức của Ban Tôn giáo Hội thánh Baptist Việt Nam 51 Quyết định 199/QĐ-TGCP 03/10/2008 Chính phủ (Nam phương) Vietnam Baptist Church (Southern) Ban Tôn giáo Công nhận Tịnh độ Cư sỹ 52 Quyết định 207/QĐ-TGCP 27/11/2008 Chính phủ Phật hội Việt Nam Công nhận về tổ chức của Ban Tôn giáo 53 Quyết định 234/QĐ-TGCP 04/12/2008 Hội thánh Tin lành trưởng lão Chính phủ Việt Nam 54 Quyết định 235/QĐ-TGCP 04/12/2008 Ban Tôn giáo Công nhận về tổ chức của 187 Tên văn Số, ký hiệu Thời gian Cơ quan ban STT Nội dung văn bản bản văn bản ban hành hành Chính phủ Giáo hội Cơ đốc Phục lâm Việt Nam (The Seventh Day Adventist Church of Vietnam) Thủ tướng Về nhà, đất liên quan đến tôn 55 Chỉ thị 1940/CT-TTg 31/12/1998 Chính phủ giáo Công nhận về tổ chức đối với Ban Tôn giáo Hội thánh Mennonite Việt 56 Quyết định 12/QĐ-TGCP 05/02/2009 Chính phủ Nam (Vietnamese Mennonites Church) Ban Bí thư Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 57 Kết luận 57/KL-TW 03/11/2009 Trung ương sô 25 về công tác tôn giáo Đảng khóa X Tiếp tục thực hiện Thông báo số 160-TB/TW ngày Ban Bí thư 15/11/2004 của Ban Bí thư 58 Kết luận 58/KL-TW 03/11/2009 Trung ương Trung ương Đảng khóa IX về Đảng khóa X chủ trương công tác tôn giáo đối với đạo Tin lành Công nhận về tổ chức đối với Ban Tôn giáo 59 Quyết định 84/QĐ-TGCP 14/6/2010 Hội thánh Liên hữu Cơ đôc Chính phủ Việt Nam Công nhận về tổ chức Đối 1114/QĐ- UBND tỉnh 60 Quyết định 16/6/2010 với Đạo hội Tứ ân Hiếu UBND An Giang nghĩa Công nhận tổ chức Đối với 710/CV- UBND tỉnh 61 Công văn 01/10/2010 Ban Đại diện cộng đồng Hồi UBND Tây Ninh giáo tỉnh Tây Ninh Công nhận về mặt tổ chức đối Ban Tôn giáo 62 Quyết định 90/QĐ-TGCP 01/7/2011 với Hội thánh Cao Đài Việt Chính phủ Nam (Bình Đức) Công nhận về tổ chức Đối 1192/QĐ- UBND tỉnh với Hội đồng chức sắc 63 Quyết định 18/6/2012 UBND Ninh Thuận Chăm Bà-la-môn tỉnh Ninh Thuận Công nhận về tổ chức Đối 1232/QĐ- UBND tỉnh 64 Quyết định 22/6/2012 với Ban Đại diện Cộng đồng UBND Ninh Thuận hồi giáo tỉnh Ninh Thuận Công nhận về tổ chức Đối 2161/QĐ- UBND tỉnh 64 Quyết định 31/10/2012 với Hội đồng Sư cả Hồi giáo UBND Bình Thuận Bà-ni tỉnh Bình Thuận Quy định chi tiết và biện 92/2012/NĐ- 65 Nghị định 08/11/2012 Chính phủ pháp thi hành Pháp lệnh tín CP ngưỡng, tôn giáo 188 Tên văn Số, ký hiệu Thời gian Cơ quan ban STT Nội dung văn bản bản văn bản ban hành hành Công nhận về mặt tổ chức 2605/QĐ- UBND tỉnh Đối với Hội đồng Chức sắc 66 Quyết định 19/12/2012 UBND Bình Thuận Chăm Bà-la-môn tỉnh Bình Thuận Về việc công bố thủ tục hành 67 Quyết định 1119/QĐ-BNV 10/10/2013 Bộ Nội vụ chính trong lĩnh vực tín ngưỡng, tôn giáo Ban Bí thư Tiếp tục thực hiện thong báo 68 Kết luận 101/KL-TW 03/9/2014 Trung ương số 160 về chủ chương công Đảng khóa XI tác đối với đạo Tin lành Bộ Văn hóa, 04/2014/TTLT Hướng dẫn việc thực hiện Thông tư Thể thao và 69 -BVHTTDL- 30/5/2014 nếp sống văn minh tại các cơ liên tịch Du lịch, Bộ BNV sở tín ngưỡng, cơ sở tôn giáo Nội vụ Công nhận về mặt tổ chức đối với Ban Đại diện lâm thời Ban Tôn giáo 70 Quyết định 132/QĐ-TGCP 30/5/2014 Giáo hội các Thánh hữu ngày Chính phủ sau của Chúa Giê-su Ki tô Việt Nam 71 Luật Quốc hội Luật tín ngưỡng tôn giáo 72 Nghị định Chính phủ Nguồn: Tác giả điều tra, khảo sát. 189 Phụ lục 5 Một số văn bản của Tỉnh ủy Đắk Lắk triển khai thực hiện Nghị quyết số 25/NQ-TW từ 2013 đến nay TT Nghị quyết, văn bản Số, ký hiệu Thời gian Cơ quan ban hành 1 Chương trình thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần Tỉnh ủy thứ bảy, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa Số 21-CTr/TU 20/5/2003 Đắk Lắk IX về công tác tôn giáo 2 Kết luận kiểm tra việc tổ chức thực hiện Chương trình 18 và Chương trình 21 của Tỉnh ủy Đắk Lắk Số 11-KL/TU 03/6/2004 Tỉnh ủy (khóa XIII) đối với huyện ủy Krông Pắc Đắk Lắk 3 Quyết định kiểm tra hai năm triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương bảy (khóa IX). Chương trình số 18,19,21 CTr/TU, Chương trình Số 601-QĐ/TU 18/5/2005 Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy, Ban Đắk Lắk Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc”, “về công tác dân tộc”, về “công tác tôn giáo” 4 Hướng dẫn Nội dung báo cáo tự kiểm tra hai năm tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương bảy, 18/5/2005 Tỉnh ủy khóa IX, chương trình số 18,19,21 CTr/TU của Đắk Lắk Tỉnh ủy (khóa XIII) đối với huyện ủy Krông Ana và huyện Ea Kar 5 Kết luận kiểm tra việc triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương bảy, khóa IX, chương Số 36-KL/TU 24/6/2005 Tỉnh ủy trình số 18,19,21 CTr/TU của Tỉnh ủy (khóa XIII) Đắk Lắk đối với huyện ủy Ea Kar 6 Kế hoạch kiểm tra hai năm hai năm triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương bảy (khóa IX). Chương trình số 18,19,21 CTr/TU, Chương Số 16/KH-TU 18/5/2005 Tỉnh ủy trình thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ bảy, Đắk Lắk Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa IX về “Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc”, “về công tác dân tộc”, về “công tác tôn giáo” 7 Kết luận kiểm tra việc triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương bảy, khóa IX, chương Số 38/KL-TU 01/7/2005 Tỉnh ủy trình số 18,19,21 CTr/TU của Tỉnh ủy (khóa XIII) Đắk Lắk đối với huyện ủy Krông Ana 8 Báo cáo kết quả hai năm thực hiện Nghị quyết Trung ương bảy, khóa IX về “Phát huy sức mạnh Số 112-BC/TU 07/7/2005 Tỉnh ủy đại đoàn kết toàn dân tộc”, “về công tác dân tộc”, Đắk Lắk về “công tác tôn giáo” 9 Báo cáo kết quả kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương bảy, khóa IX, chương Tỉnh ủy trình số 18,19,21 CTr/TU của Tỉnh ủy (khóa XIII) Đắk Lắk đối với huyện ủy Krông Ana 10 Báo cáo kết quả kiểm tra việc tổ chức thực hiện Nghị quyết Trung ương bảy, khóa IX, chương 26/4/2005 Tỉnh ủy 190 TT Nghị quyết, văn bản Số, ký hiệu Thời gian Cơ quan ban hành trình số 18,19,21 CTr/TU của Tỉnh ủy (khóa XIII) Đắk Lắk đối với huyện ủy Ea Kar 11 Công văn V/v xây dựng báo cáo kết quả 2 năm Số 495-CV/TU 23/2/2005 Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 Đắk Lắk 12 Công văn V/v dự thảo Báo cáo tổng kết 2 năm Tỉnh ủy thực hiện Nghị quyết Trung ương bảy, khóa IX Số 631-CV/TU 18/5/2005 Đắk Lắk 13 Kế hoạch vận động các già làng, trưởng dòng họ và nhân sĩ, trí thức trong đồng bào dân tộc thiểu số Số 38-KH/MT 20/01/2005 Tỉnh ủy tại chỗ tỉnh Đắk Lắk tham gia xây dựng và bảo vệ Đắk Lắk tổ quốc giai đoạn 2005 – 2010 14 Báo cáo 2 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương Số 112-BC/TU 07/7/2005 Tỉnh ủy bảy, khóa IX Đắk Lắk 15 Báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện Nghị quyết Số 213-BC/TU 17/9/2005 Tỉnh ủy Trung ương bảy, khóa IX Đắk Lắk 16 Kết luận V/v triển khai thực hiện Kết luận số 57- Số 93-KH/TU 26/5/2010 Tỉnh ủy KL/TW của Bộ Chính trị khóa X về tiếp tục thực Đắk Lắk hiện NQTW 7, khóa IX Nguồn: Tác giả điều tra, khảo sát. 191 Phụ lục 6 TÌNH HÌNH TỔ CHỨC ĐẢNG VIÊN ĐẾN THÁNG 9-2014 Đắk Đắk Lâm Gia Kon Toàn Tiêu chí Lăk Nông Đồng Lai Tum vùng 1. Tổ chức Đảng a) Tổng số TCCSĐ 673 988 797 390 676 3.524 Trong đó: - Đảng bộ cơ sở 173 346 377 154 282 1.332 - Chi bộ cơ sở 500 642 420 236 394 2.192 b) TCCSĐ xã, phường, thị trấn 102 222 184 71 148 727 Trong đó: - Xã 86 186 152 61 118 603 - Phường 10 24 20 5 18 77 - Thị trấn 6 12 12 5 12 47 c) Tình hình thôn, buôn, TDP - Tổng số thôn, buôn, TDP 857 2.158 2.467 777 1.565 7.824 - Thôn, buôn có chi bộ 832 2.158 2.467 777 1.548 7.782 - Thuôn, buôn chưa có chi bộ 25 - - - 17 42 Tỷ lệ % 2,92 - - - 1,09 0,54 - Thôn, buôn chưa có ĐV tại chỗ 12 - - 9 - 21 Tỷ lệ % 1,4 - - 1,2 - 0,27 2. Đảng viên a) Tổng số Đảng viên 22.435 44.427 62.079 20.194 36.736 185.871 Trong đó: - Đảng viên nữ 7.314 13.522 20.427 6.050 12.241 59.554 - Dân tộc thiểu số 6.941 10.587 9.294 2.920 3.660 33.402 - Người có đạo 715 434 527 523 2.919 5.118 b) Đảng viên có đạo chia ra - Công giáo 550 182 343 341 1.030 2.446 - Tin lành 41 117 22 95 356 631 - Phật giáo 122 131 160 86 1.446 1.945 - Cao đài 2 4 2 - 76 84 - Tôn giáo khác - - - 1 11 12 c) ĐV sinh hoạt ở xã, phường, TT 12.339 27.058 38.655 11.008 21.636 110.696 Nguồn: [10, tr.58]. 192 Phụ lục 7 DANH SÁCH CÁC XÃ BIÊN GIỚI VÙNG TÂY NGUYÊN (Số liệu đến đầu năm 2014) Diện tích Dân số Tỷ lệ hộ Số thôn, Chiều TT Tên địa phương xã BG nghèo buôn dài biên Tổng số DTTS (ha) KVBG giới (km) TỈNH KOM TUM 89 280,7 I Huyện Đắk Glêi 59.296,2 8.030 7.490 38,3 19 117,5 1 Xã Đắk Blô 14.873,3 1.306 1.212 35,53 04 45 2 Xã Đắk Nhoong 16.474,2 1.921 1.850 47,59 06 27 3 Xã Đắk Long 27.948,7 4.803 4.428 42,28 09 45,5 II Huyện Ngọc Hồi 58.730,3 27.771 18.599 11,14 48 81 4 Xã Đắk Dục 8.672,15 4.818 4.457 14,31 11 12 5 Xã Đắk Nông 9.660 3.450 151 11.21 09 20 6 Xã Đắk Sú 12.224,75 6.096 3.630 7,19 14 13,9 7 Xã Bờ Y 9.936,48 8.207 6.215 5,15 08 17,5 8 Xã Sa long 18.237 5.200 4.146 18,68 06 18 III Huyện Sa thầy 186.434 13.420 11.604 38,52 22 131,3 9 Xã Rơ Cơi 29.869 4.367 4.150 60,44 05 18 10 Xã Mo Ray 58.551,78 2.486 2.990 52,63 07 25 11 Xã Ia Dom 32.254,7 2.299 953 37,67 03 12,4 12 Xã Ia Đal 21.794,69 2.004 2.344 27,62 04 47,4 13 Xã Ia Tơi 43.963,83 2.264 1.167 19,0 03 28,5 TỈNH GIA LAI IV Huyện Ia Grai 30.773,9 17.710 13.039 16,2 19 11 14 Xã Ia O 13.746,58 10.389 7.999 27,21 09 6,0 15 Xã Ia Chia 17.027,37 7.321 5.040 9,60 10 5,0 V Huyện Đức Cơ 35.177,1 18.091 9.139 15,46 22 42,2 16 Xã Ia Dom 14.562,8 6.298 4.036 10,4 08 18 17 Xã Ia Pnôn 11.600,35 4.407 2.423 14 04 7,2 18 Xã Ia Nan 9.014 7.386 2.680 17 10 17 VI Huyện Chư Prông 37.508,8 4.352 3.057 28,72 9 42 19 Xã Ia Púch 26.815,86 2.502 1.576 39,95 05 10,2 20 Xã Ia Mơ 10.693 1.850 1.481 24,34 04 31,8 TỈNH ĐẮK LĂK 51 72,70 193 Diện tích Dân số Tỷ lệ hộ Số thôn, Chiều TT Tên địa phương xã BG nghèo buôn dài biên Tổng số DTTS (ha) KVBG giới (km) VII Huyện Ea Súp 71.226 15.214 4.818 38,6 42 26 21 Xã Ea Bung 29.794 3.897 51 9,7 10 11,8 22 Xã Ia Rvê 22.179 5.424 1.649 55 14 13,45 23 Xã Ya Lốp 19.253 5.893 3.118 72,1 18 0,75 VIII Huyện Buôn Đôn 111.417 5.155 3.678 47 09 46,7 24 Xã Krông Na 111.417 5.155 3.678 47 09 46,7 TỈNH ĐẮK NÔNG 90 132,2 IX Huyện Cư Jút 40.073 9.240 5.988 32 17 20 25 Xã Đắk Wil 40.073 9.240 5.988 32 17 20 X Huyện Đắk Mil 31.615 19.179 3.693 4,12 27 48,5 26 Xã Đắk Lao 25.375 8.223 542 4,04 17 34,5 27 Xã Thuận An 6.240 10.956 3.151 4,63 10 14 XI Huyện Đắk Song 13.057 13.728 2.434 10,8 23 21,7 28 Xã Thuận Hạnh 7.414 8.003 192 10,8 14 14,5 29 Xã Thuận Hà 5.643 5.725 2.242 10,8 09 7,2 XII Huyện Tuy Đức 64.611 16.154 5.353 24,16 23 42 30 Xã Đắk Buk So 8.310 10.250 1.543 11 12 4,5 31 Xã Quảng Trực 56.301 5.904 3.810 43,83 11 37,5 Toàn vùng 280 850,8 Nguồn: [10, tr.16].

Các file đính kèm theo tài liệu này:

  • pdfluan_an_anh_huong_cua_cong_giao_trong_phat_trien_ben_vung_o.pdf
  • pdfTom tat Viet.doc.pdf
  • pdfTT-lê thị liên.pdf
Tài liệu liên quan