BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
------0------
ĐỖ DUY HƯNG
ẢNH HƯỞNG CỦA BÁO CHÍ QUÂN ĐỘI
ĐỐI VỚI NHẬN THỨC CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG
CỦA QUÂN NHÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC
HÀ NỘI – 2021
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH
HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN
------0------
ĐỖ DUY HƯNG
ẢNH HƯỞNG CỦA BÁO CHÍ QUÂN ĐỘI
ĐỐI VỚI NHẬN THỨC CHÍNH
184 trang |
Chia sẻ: huong20 | Ngày: 14/01/2022 | Lượt xem: 411 | Lượt tải: 0
Tóm tắt tài liệu Luận án Ảnh hưởng của báo chí quân đội đối với nhận thức chính trị - Tư tưởng của quân nhân trong giai đoạn hiện nay, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRỊ - TƯ TƯỞNG
CỦA QUÂN NHÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
Ngành: Báo chí học
Mã số: 9 32 01 01
LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS. TẠ NGỌC TẤN
HÀ NỘI – 2021
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của cá nhân tôi. Các số
liệu nêu trong luận án là trung thực. Những kết luận khoa học của luận án
chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
TÁC GIẢ
ĐỖ DUY HƯNG
MỤC LỤC
Trang
MỞ ĐẦU 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU 10
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH 37
HƯỞNG CỦA BÁO CHÍ QUÂN ĐỘI ĐỐI VỚI NHẬN
THỨC CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG CỦA QUÂN NHÂN
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.1 Khái quát về báo chí quân đội; về báo Quân đội nhân dân và 37
kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam
1.2 Lý luận chung về nhận thức chính trị - tư tưởng của quân 47
nhân trong giai đoạn hiện nay
1.3 Những vấn đề lý luận chung về ảnh hưởng của báo chí quân 54
đội đối với nhận thức chính trị - tư tưởng của quân nhân
Chương 2: NỘI DUNG, HÌNH THỨC ẢNH HƯỞNG 70
CỦA BÁO CHÍ QUÂN ĐỘI ĐỐI VỚI NHẬN THỨC
CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG CỦA QUÂN NHÂN
TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
2.1 Nhận thức của cơ quan báo chí quân đội về định hướng nhận 70
thức chính trị - tư tưởng của quân nhân
2.2 Nội dung thông tin định hướng nhận thức chính trị - tư tưởng 75
cho quân nhân
2.3 Hình thức và phương thức chuyển tải thông tin định hướng 90
nhận thức chính trị - tư tưởng cho quân nhân
Chương 3: HIỆU QUẢ TIẾP NHẬN THÔNG TIN TỪ 98
BÁO CHÍ QUÂN ĐỘI VỀ NHẬN THỨC CHÍNH TRỊ -
TƯ TƯỞNG CỦA QUÂN NHÂN TRONG GIAI ĐOẠN
HIỆN NAY
3.1 Các yếu tố tác động đến nhận thức chính trị - tư tưởng của 98
quân nhân trong giai đoạn hiện nay
3.2 Nhu cầu, thói quen tiếp nhận thông tin định hướng chính trị - tư 106
tưởng từ báo chíuân q đội của quân nhân
3.3 Đánh giá hiệu quả tiếp nhận thông tin từáo b chí quân đội về 112
nhận thức chínhrị t - tư tưởng của quân nhân trong giai đoạn
hiện nay
Chương 4: DỰ BÁO TÌNH HÌNH VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP 124
NÂNG CAO SỰ ẢNH HƯỞNG CỦA BÁO CHÍ QUÂN
ĐỘI ĐỐI VỚI NHẬN THỨC CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG
CỦA QUÂN NHÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
4.1 Dự báo tình hình ảnh hưởng đến nhận thức chính trị - tư 124
tưởng của quân nhân
4.2 Một số giải pháp nâng cao sự ảnh hưởng của báo chí quân 135
đội đối với công tác giáo dục nhận thức chính trị - tư tưởng
của quân nhân trong giai đoạn hiện nay
KẾT LUẬN 150
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC CỦA TÁC GIẢ 153
TÀI LIỆU THAM KHẢO 154
PHỤ LỤC 165
CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Viết đầy đủ
QĐND Quân đội nhân dân
QPVN Quốc phòng Việt Nam
PT-TH Phát thanh và Truyền hình
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Ngày nay, nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam Xã hội chủ
nghĩa có bước phát triển mới cả về nội dung, tính chất, phạm vi, phương thức
hoạt động và đang đặt ra những yêu cầu mới rất cao. Quân đội ta với tư cách
là một lực lượng vũ trang, một công cụ đặc biệt của Đảng, của giai cấp công
nhân Việt Nam, lực lượng nòng cốt để xây dựng nền quốc phòng toàn dân và
tiến hành chiến tranh nhân dân, không những phải nâng cao sức chiến đấu,
sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược ở các quy mô cường độ khác nhau,
bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ nền hòa bình cho Tổ
quốc, mà còn phải làm tròn trách nhiệm đội quân công tác, tham gia giải quyết
các vấn đề của đời sống chính trị - xã hội của đất nước, phòng chống có hiệu quả
chiến lược “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, nhất là phòng chống “tự
diễn biến”, “tự chuyển hóa”.
Cán bộ sỹ quan quân đội là nhân tố quyết định sức mạnh của quân đội,
là lực lượng nòng cốt để xây dựng nền quốc phòng toàn dân, bảo vệ Tổ quốc,
bảo vệ Đảng, bảo vệ nhân dân, bảo vệ chế độ Xã hội chủ nghĩa, giữvững hòa
bình, ổn định chính trị đất nước. Vì vậy, công tác đào tạo cán bộ quân đội nói
chung và vai trò của việc tuyên truyền qua tài liệu, sách, báo, tạp chí luôn có
vị trí rất quan trọng và là yêu cầu cấp thiết, khách quan trong thời kỳ hiện nay.
Gắn liền với sự trưởng thành, phát triển của Quân đội suốt mấy chục
năm qua, báo chí quân đội là một bộ phận hợp thành báo chí cách mạng Việt
Nam, góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng trong mỗi thời
kỳ. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, trực
tiếp là Tổng cục Chính trị, báo chí quân đội luôn giữ vững định hướng chính
trị, tích cực tuyên truyền đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp
luật của Nhà nước; nhiệm vụ quân sự, quốc phòng và các hoạt độngcủa lực
lượng vũ trang nhân dân theo tôn chỉ, mục đích của từng cơ quan báo chí.
2
Cùng với đó, báo chí quân đội còn tuyên truyền về công cuộc đổi mới, xây
dựng đất nước trên các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại trong bối
cảnh hội nhập quốc tế; tuyên truyền về công tác xây dựng Đảng, tích cực phát
hiện, biểu dương, nhân rộng các điển hình tiên tiến, v.v. Đồng thời, báo chí
quân đội là lực lượng xung kích, nòng cốt, vũ khí sắc bén tuyên truyền, đấu
tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch, chống tiêu cực, tham nhũng,
lãng phí, bảo vệ trận địa tư tưởng của Đảng trong Quân đội và lợi ích chính
đáng của nhân dân, góp phần định hướng dư luận, tạo sự đồng thuận xã
hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về thông tin của bộ đội và nhân dân.
Tuy nhiên, theo báo cáo tổng kết của Cục Tuyên huấn, Tổng cục Chính
trị, bên cạnh kết quả đạt được, công tác thông tin tuyên truyền của báo chí
quân đội còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập. Đó là, hình thức thông tin, tuyên
truyền chưa thật phong phú, chưa thu hút được nhiều bạn đọc; nội dung tuyên
truyền có mặt còn giản đơn, chưa cập nhật và bám sát thực tiễn đời sống của
bộ đội và nhân dân. Sự phối hợp giữa các cơ quan báo chí trong quân đội,
giữa cơ quan báo chí quân đội với các cơ quan chức năng chỉ đạo, quản lý báo
chí chưa thường xuyên, chặt chẽ trong đấu tranh với các quan điểm sai trái,
thù địch và trước những sự kiện phức tạp, nhạy cảm. Công tác thông tin,
tuyên truyền, định hướng dư luận bằng tiếng nước ngoài trên các báo, tạp chí
điện tử chưa được quan tâm đúng mức, nội dung, hình thức chưa phong phú,
sức thuyết phục chưa cao, chưa đến được với đông đảo bạn đọc trongvà
ngoài nước, v.v.
Mặt khác, thời gian gần đây, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội
chính trị tiếp tục tăng cường các hoạt động chống phá cách mạng trên tất cả
các lĩnh vực, trong đó chống phá trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa là “mũi đột
phá”, xuyên tạc về lý luận, gây hoang mang trong tư tưởng, gây hoài nghi về
mục tiêu con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, làm giảm sút lòng tin của các
tầng lớp nhân dân Việt Nam vào Đảng, vào chế độ xã hội chủ nghĩa. Chúng
3
thực hiện mục tiêu “phi chính trị hóa” Quân đội và “vô hiệu hóa” lực lượng
vũ trang thông qua chiến lược “Diễn biến hòa bình”, thúc đẩy “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” trong nội bộ. Ngoài ra, mặt trái của nền kinh tế thị trường tác
động tiêu cực đến đời sống của bộ đội. Những yếu tố đó có tác động không
nhỏ tới nhận thức chính trị - tư tưởng của quân nhân, trong đó có các học viên
đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội.
Những hạn chế, tác động kể trên cần được tiếp tục nghiên cứu cơ bản,
hệ thống, chuyên sâu, làm cơ sở cho việc nhận thức đúng đắn và tổchức
thông tin tuyên truyền phòng, chống “tự diễn biến”,tự “ chuyển hóa” một cách
hiệu quả ở quân đội và các nhà trường quân đội hiện nay.
Xuất phát từ những lý do trên, tác giả lựa chọn đề tài"Ảnh hưởng của
báo chí quân đội đối với nhận thức chính trị - tư tưởng của quân nhân
trong giai đoạn hiện nay " làm đề tài nghiên cứu của mình theo chuyên ngành
báo chí học, nhằm nghiên cứu làm rõ nguyên nhân, điều kiện, hiệu quả tác
động của báo chí quân đội tác động đến nhận thức chính trị - tư tưởng của
quân nhân và để tìm ra các giải pháp nâng cao chất lượng của báo chí
quân đội.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
* Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu, khảo sát thực tế, đánh giá về ảnh hưởng củabáo
chí quân đội đối với nhận thức chính trị - tư tưởng của quân nhân trong giai
đoạn hiện nay qua khảo sát học viên đào tạo cấp phân đội để đề xuất quan điểm,
giải pháp nâng cao hiệu quả tác động của báo chíuân q đội đối vớiquân nhân ở các
nhà trường quân đội nước ta hiện nay, góp phần đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán
bộ quân đội đáp ứng yêu cầu của thời kỳ mới, thực sự là lực lượng nòng cốt
chính trị, tư tưởng của quân đội.
* Nhiệm vụ nghiên cứu
- Nghiên cứu xây dựng khung lý thuyết và công cụ để khảo sát ảnh
4
hưởng của báo chí quân đội đến nhận thức chính trị - tư tưởng của các học
viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội nước ta hiện nay.
- Khảo sát, đánh giá thực trạng và rút ra tính chất, đặc điểm sự tác động
củacác nhân tố, điều kiện chi phối chất lượng hiệu quả ảnh hưởng của báo chí
quân đội đối với nhận thức chính trị - tư tưởng của các học viên đào tạo sĩ
quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội nước ta hiện nay.
- Dự báo những xu hướng và đề xuất giải pháp nâng cao sự ảnh hưởng
của báo chíuân q đội đối với nhận thức chính trị - tư tưởng của các học viên đào
tạo sĩ quan cấp phân đội ở các nhà trường quân đội nước ta hiện nay.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
* Đối tượng nghiên cứu
Sự ảnh hưởng của báo chí quân đội đối với nhận thức chính trị - tư
tưởng của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam qua khảo sát học viên đào tạo
cấp phân đội.
* Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu những yếu tố của báo chí quân đội tác động tới quá trình
tiếp nhận và thay đổi nhận thức chính trị - tư tưởng của học viên đào tạo cán
bộ cấp phân đội, trình độ đại học các nhà trường quân đội ở nước ta hiện nay.
Luận án tập trung nghiên cứu, khảo sát và kế thừa kết quả nghiên cứu
của các công trình khoa học đã công bố có liên quan trực tiếp đến báo chí
quân đội và học viên đào tạo cán bộ cấp phân đội, trình độ đại học ởnhà
trường trong quân đội, đại diện cho 4 khối chuyên môn quân sự trong quân
đội là tham mưu, chính trị, hậu cần, kĩ thuật (khảo sát Trường Sĩ quan Lục
quân 1, Trường Sĩ quan Chính trị, Học viện Hậu cần, Học viện Kĩ thuật
Quân sự).
Về đối tượng quân nhân, tác giả khảo sát học viên đào tạo cán bộ cấp
phân đội. Bởi vì, học viên cấp phân đội, sau khi tốt nghiệp trở thành sỹ
quan công tác ở các đơn vị trong toàn quân theo chuyên ngành đã học. Với
5
tuổi đời còn trẻ, thời gian phục vụ quân đội còn rất dài và trở thành đội ngũ
kế cận thế hệ cán bộ, sỹ quan đi trước, họ sẽ là lớp cán bộ nòng cốt huấn
luyện, giáo dục chiến sỹ trong toàn quân. Mặt khác, trong quá trình học tập
ở nhà trường, học viên đang định hình về nhận thức chính trị - tư tưởng và
là giới trẻ tiếp xúc, tương tác nhiều với phương tiện truyền thông, mạng xã
hội. Do đó, tác giả chọn mẫu khảo sát điển hình là học viên cấp phân đội
của các trường quân sự Việt Nam hiện nay, vừa có ý nghĩa đại diện bộ
phận chiến lược của quân nhân trong điều kiện mới, vừa đáp ứng yêu cầu
cấp bách việc nâng cao chất lượng chính trị - tư tưởng trong đào tạo sỹ
quan quân đội hiện nay.
Về báo chí quân đội, luận án tập trung khảo sát Báo Quân đội nhân
dân (báo in và điện tử), Kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam. Đây là
những kênh thông tin, dưới sự chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, trực tiếp
là Tổng cục Chính trị, đại diện cho các loại hình báo chí trong Quân đội tác
động đến quân nhân trong toàn quân.
Luận án khảo sát báo chí quân đội và học viên đào tạo cán bộ cấp
phân đội trong thời gian 2 năm, từ đầu năm 2016 đến hếtnăm 2017.
4. Giả thuyết nghiên cứu
Báo chí quân đội là một kênh quan trọng trong công tác giáo dục, nâng
cao nhận thức chính trị - tư tưởng cho quân nhân, nhận thức và thực tiễn công
tác báo chí đã thể hiện đúng quan điểm đó chưa?
Ảnh hưởng của báo chí quân đội đối với công tác giáo dục chính trị - tư
tưởng cho quân nhân trong điều kiện hiện nay ra sao, đâu là thành công và
hạn chế, đâu là nguyên nhân của thành công và hạn chế?
Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả tác động của báo chí quân
đội đối với công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho quân nhân?
Giải pháp, điều kiện để nâng cao chất lượng ảnh hưởng của báo chí
quân đội đối với công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho quân nhân trong
6
bối cảnh hiện nay là gì?
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
* Cơ sở lý luận
Luận án dựa trên hệ thống các quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư
tưởng Hồ Chí Minh, của Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí, về giai cấp và
đấu tranh giai cấp, đấu tranh dân tộc trên lĩnh vực chính trị, tư tưởng gắn với
điều kiện cụ thể của cách mạng Việt Nam. Đồng thời, tác giả cũng căn cứ vào
các lý thuyết báo chí hiện đại làm cơ sở lý luận cho đề tài của mình.
* Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng các phương pháp nghiên cứu tài liệu, phân tích và
tổng hợp, hệ thống, lịch sử - lôgíc, tổng kết thực tiễn, phỏng vấn, điều tra xã
hội học. Cụ thể như sau:
Phương pháp nghiên cứu tài liệu: tác giả hướng vào thu thập và xử lý
những thông tin, cơ sở lý thuyết liên quan đến hệ thống báo chí quân đội và
nhận thức chính trị tư tưởng của quân nhân, cụ thể như: Thành tựu lý thuyết
đã đạt được liên quan trực tiếp đến chủ đềnghiên cứu; các kết quả nghiên cứu
cụ thể đã công bố trên các ấn phẩm; số liệu thốnghủ kê;c trương, chính sách liên
quan đến nội dung nghiên cứu; guồnn tài liệu.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Trên cơ sở phân tích hệ thống văn
bản, báo cáo tổng kết thực tiễn, các tác phẩm báo chí, ý kiến trưng cầu vềsự
tác động của báo chí quân đội tới nhận thức tư tưởng của cán bộ, chiến sỹ
trong toàn quân, luận án tổng hợp vấn đề, rút ra những kết luận, nhận định về
những thành công và hạn chế trong thông tin của báo chí quân đội đối với sự
trau dồi phẩm chất đạo đức, giữ vững bản lĩnh chính trị của quân nhân trong
giai đoạn xã hội hiện nay, đặc biệt trong bối cảnh có nhiều biểu hiện suy thoái
về tư tưởng chính trị, đạo đức lối sống và các thế lực thù địch tăng cường sự
chống phá quyết liệt trên mọi phương diện của cuộc sống.
Phương pháp nghiên cứu lịch sử-logic: Trên cơ sở phân tích vấn đề
7
theo lịch sử vận động, dùng để tìm nguồn gốc phát sinh (nguồn gốc xuất xứ,
hoàn cảnh nảy sinh), quá trình phát triển và biến hóa (điều kiện, hoàn cảnh,
không gian, thời gian. có ảnh hưởng) để phát hiện bản chất và quy luật vận
động của sự ảnh hưởng của báo chí quân đội đối với nhận thức chính trị của
quân nhân..
Nghiên cứu lịch sử-logic vấn đề là cơ sở để phát hiện những thành tựu
lý thuyết đã có nhằm thừa kế, bổ sung và phát triển các lý thuyết đó, hoặc
phát hiện những thiếu sót, không hoàn chỉnh trong các tài liệu đã có từđó
tìm thấy chỗ đứng của đề tài nghiên cứu của từng cá nhân.
Phương pháp phỏng vấn: Tác giả phỏng vấn lãnh đạo cơ quan báo chí,
nhà báo, các chuyên gia trong lĩnh vực báo chí, truyền thông (16 người), đội
ngũ chính trị viên tiểu đoàn và học viên đào tạo sĩ quan cấp phân đội (40
người), để phát hiện những nhận định, đánh giá nhận thức chính trị- tư tưởng
của đội ngũ thuộc cấp khi tuyên truyền và tiếp nhận thông tin từ báo chí quân
đội. Tất cả các tư liệu đều được xử lý theo một chuẩn, một hệ thống để tìm ra
được các ý kiến gần nhau hoặc trùng nhau của đa số chuyên gia. Những ý kiến
đó là những cơ sở tin cậy để đi đến các kết luận chung, những luận điểm về vấn
đề nghiên cứu.
Phương pháp điều tra bằng phiếu: tác giả phát phiếu điều tra với số
lượng 005 phiếu (mỗi nhà trường 125 phiếu), với đối tượng điều tra là học viên
đào tạo cấp phân đội ở 4 học viện, trường sĩ quan quân đội; 150 phiếu với nhà
báo nhằm xây dựng thang số có ý nghĩa định lượng cho nghiên cứu.
Phương pháp hệ thống: Đó là cơ sở để từ những thống kê số lượng, tần
suất và các thang số nghiên cứu tổng hợp đánh giá nội dung, hình thức tin bài
viết về giáo dục chính trị - tư tưởng trên báo chí quân đội; mức độ, cách thức
tiếp nhận và chuyển hóa nhận thức tư tưởng của quân nhân, qua sự đánh giá
những yếu tố trên để rút ra những kiến nghị, giải pháp cho báo chí quân đội
trong việc tuyên truyên, vạch rõ, ngăn chặn những thủ đoạn âm mưu chống
8
phá của các thế thù địch và biểu hiện tiêu cực bởi sự tác động của mặttrái
kinh tế thị trường, tình hình phức tạp trong và ngoài nước. Đồng thời, tuyên
tuyền và khẳng định giá trị khoa học của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh, đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà
nước; giáo dục truyền thống của dân tộc, quân đội, đơn vị.
Phương pháp tổng kết thực tiễn: Đó là cơ sở để có thể đánh giá chất
lượng, hiệu quả quá trình thực hiện các hoạt động trên thực tế của côngtác
thông tin, tuyên truyền trên báo chí quân đội, công tác tổ chức, hướng dẫn
quân nhân tiếp nhận thông tin trên báo chí quân đội gắn với mục đích nâng
cao nhận thức chính trị - tư tưởng.
6. Đóng góp khoa học của luận án
Nghiên cứu lý luận về ảnh hưởng của báo chí quân đội đến nhận thức
chính trị - tư tưởng của quân nhân ở các nhà trường quân đội, có ý nghĩa như
một nghiên cứu trường hợp cụ thể trong điều kiện hiện nay. Kết quả nghiên cứu của
đề tài có thể là tài liệu tham khảo về nội dung và phương pháp nghiên cứu làm việc
tương tự.
Kết quả nghiên cứu đề tài góp phần phát triển lý luận báo chí truyền
thông trong mối quan hệ với công tác giáo dục chính trị - tư tưởng cho quân
nhân - một đối tượng đặc biệt trong bối cảnh hiện nay, khi mà những diễn
biến chính trị kinh tế trên thế giới ngày càng phức tạp, ảnh hưởng trực tiếp và
mạnh mẽ trên đất nước ta.
7. Ý nghĩa của luận án
* Về mặt lý luận
Phân tích, làm rõ sự ảnh hưởng của báo chí quân đội đối với nhận thức
chính trị - tư tưởng của học viên cácnhà trường quân độiở nước ta hiện nay, góp
phần củng cố, khẳng định quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ
Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về giai cấp và đấu tranh giai cấp, đấu
tranh dân tộc, kiên quyết làm thất bại âm mưu, thủ đoạn "diễn biến hòa bình",
9
"phi chính trị hóa" quân đội của các thế lực thù địch.
* Về thực tiễn
Kết quả của luận án có thể tham khảo cho các cơ quan có trách nhiệm
trong việc hoạch định chính sách nhằm phòng, chống “tự diễn biến”, “tự
chuyển hóa” trong quân đội và xã hội. Luận án có thể làm tài liệu tham khảo
phục vụ công tác nghiên cứu sự phát triển về lý luận và thực tiễn nghiệp vụ
báo chí trong nước nói chung, trong Quân đội nói riêng.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục,
nội dung của luận án gồm 4 chương.
Chương 1: Cơ sở lý luận và thực tiễn về ảnh hưởng của báo chí quân đội
đối với nhận thức chính trị- tư tưởng của quân nhân trong giai đoạn hiện nay.
Chương 2: Nội dung, hình thức ảnh hưởng của báo chí quân đội đối với
nhận thức chính trị - tư tưởng của quân nhân trong giai đoạn hiện nay.
Chương 3: Hiệu quả tiếp nhận thông tin từ báo chí quân đội về
nhận thức chính trị - tư tưởng của quân nhân trong giai đoạn hiện nay.
Chương 4: Dự báo tình hình và một số giải pháp nâng cao sựảnh
hưởng của báo chí quân đội đối với nhận thức chính trị- tư tưởng của quân
nhân trong giai đoạn hiện nay.
10
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
CÓ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
Ảnh hưởng của báo chí quân đội đối với nhận thức chính trị - tư tưởng
của quân nhân là sự định hướng, quán triệt đường lối, chủ trương, chính sách,
quan điểm của Đảng, Nhà nước và Quân đội thể hiện trên nội dung tác phẩm
báo chí, tác động tới nhận thức, tư tưởng của quân nhân, để họ luôn “Trung
với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hi sinh vì độc lập, tự do của Tổ
quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng
vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”. Ngoài sự quán triệt của chỉ huy các
cấp, giáo dục - đào tạo ở nhà trường, định hướng chính trị - tư tưởng của báo
chí quân đội là một trong những phương thức giáo dục chính trị - tư tưởng
hiệu quả đối với quân nhân trong Quân đội nhân dân Việt Nam. Do đó, trên
cơ sở nghiên cứu tài liệu có liên quan đến đề tài, tác giả tổng hợp thành những
vấn đề sau:
1. Công trình nghiên cứu khoa học sự ảnh hưởng, tác động của báo
chí đối với nhận thức, tư tưởng của công chúng
Trải qua một quá trình cách mạng lâu dài, Đảng Cộng sản Việt Nam đã
lãnh đạo nhân dân thực hiện những nhiệm vụ to lớn và phức tạp. Phù hợp với
tính chất của các nhiệm vụ cách mạng đó, trong những điều kiện lịch sửcụ
thể, nội dung và phương thức công tác tư tưởng cũng có sự biến đổi nhất định.
Tuy nhiên, nhận thức của Đảng về vai trò, vị trí công tác tư tưởng trong toàn
bộ hoạt động của mình là nhất quán. Công tác tư tưởng luôn luôn được coi là
một lĩnh vực hoạt động có ý nghĩa quan trọng hàng đầu trong công tác của Đảng.
Với khả năng tác động một cách rộng lớn nhanh chóng và mạnh mẽ
vào toàn bộ xã hội, hoạt động của các phương tiện thông tin đại chúng có vai
trò và ý nghĩa hết sức to lớn trong công tác tư tưởng. Việc giáo dục lý tưởng,
giáo dục chính trị, xây dựng lối sống mớin luô gắn liền với việc kế thừa và phát
huy những giá trị tích cực trong đời sống văn hóa tinh thần của dân tộc. Đấu
tranh với những âm mưu, những luận điệu phản tuyên truyền chống Đảng,
11
chống chế độ là một nội dung và mục đích quan trọng của công tác tư. tưởng
Bài báo “Vai trò báo chí trong hoạt động chống diễn biến hòa bình về tư
tưởng văn hóa” của PGS.TS Tạ Ngọc Tấn – Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền
số 5.1995. Chiến lược “diễn biến hòa bình” sử dụng các phương tiện thông tin
đại chúng, tuyên truyền và các nsả phẩm vật chất khác tác động vào ý thức con
người làm bào mòn những giá trị tinh thần tích cực theo hướng phù hợp với
mục tiêu đặt ra của các thế lực thù địch. Sự nguy hại lớn hơn là ở chỗ những
tác động đó nhằm vào những người trẻ tuổi, lớp người không được thử thách
chiến tranh, chưa rèn luyện thực tiễn, nhạy cảm với “thị hiếu” mới. Tác giả
khẳng định việc đấu tranh chống diễn biến hòa bình trên mặt trận tư tưởng -
văn hóa là nhiệm vụ có ý nghĩa sống còn đối với công cuộc xây dựng đất nước,
vô hiệu hóa ựs tác động có mục đích của kẻ thù vào ý thức con người mới có
khả năng giữ vững ổn định chính trị, xã hội. Tác giả đã đưa ra ba phương
hướng giải quyết vấn đề này. Thứ nhất, thông tin kịp thời cho xã hội về các sự
kiện, hiện tượng có liên quan đến nhậnc, thứ thị hiếu, thẩm mỹ và tình cảm của
nhân dân. Thứ hai, báo chí giáo dục để hướng tới hình thành những nền tảng ý
thức, tư tưởng, tình cảm vững chắc trong cư dân, cho họ có cơ sở luôn hướng
về phía những giá trị tốt đẹp. Thứ ba, vạch trần kịp thời những âm mưu, thủ
đoạn chính trị, những luận điệu, hành vi chống phá của các thế lực thù địch.Để
thực hiện được những phương hướng trên, việc cần thiết và có ý nghĩa quan
trọng là phát triển một hệ thống báo chí mạnh, đa dạng, có khả năng không chỉ
đáp ứng kịp ời,th đầy đủ các nhu cầu thông tin phong phú của xã hội mà còn
phải dần tạo được một vai trò nhất định trong giao lưu thông tin quốc tế.
Bài báo “Khuynh hướng chính trị tư tưởng trong báo chí” của tác giả
PGS, TS Tạ Ngọc Tấn, được đăng trên Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền số
8.1996. Bài báo trình bày khuynh hướng chính trị - tư tưởng tồn tại trong báo
chí như một hiện tượng khách quan, không thể phủ nhận; được biểu hiện
trong từng tác phẩm, trong từng sản phẩm báo chí cụ thể một cách tếnhị.
Trong quá trình chủ động hình thành khuynh hướng chính trị - tư tưởng, yếu
12
tố con người là chủ đạo. Do đó việc đào tạo bồi dưỡng, chuẩn bị, lựa chọn, bố
trí cán bộ là vấn đề quyết định, rất quan trọng.
Đề tài Tác“ động của báo chí đối với việc xây dựng lối sống tích cực
của thanh niên sinh viên hiện nay” của PGS. TS Tạ Ngọc Tấn (Học viện Báo
chí và Tuyên truyền, năm 1998), làm rõ những biểu hiện, chiều hướng vận
động của lối sống thanh niên sinh viên hiện nay, xác định được vai trò ảnh
hưởng của các yếu tố khác nhau trong đời sống xã hội, đặc biệt là ảnh hưởng
của báo chí đối với những diễn biến phức tạp trong lối sống của thanh niên
sinh viên; xác định những cơ sở khoa học, thực tiễn và dựa vào đó để hình
thành những giải pháp đồng bộ nhằm huy động, kiểm soát và sử dụng hiệu
quả toàn bộ hệ thống báo chí vào việc giáo dục, hình thành lối sống tíchcực
cho thanh niên sinh viên hiện nay.
Cuốn Mác“ -Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh bàn về báo chí xuất bản”
(năm 2004) cung cấp cho bạn đọc tài liệu nghiên cứu, học tập tư tưởng của
Mác- Ăngghen, Lênin và Hồ Chí Minh về báo chí, xuất bản. Nhà Xuất bản
Chính trị quốc gia phối hợp cùng Vụ Báo chí, Ban Tư tưởng - Văn hoá Trung
ương tổ chức nghiên cứu, tuyển chọn và xuất bản cuốn sách Mác-Ăngghen,
Lênin, Hồ Chí Minh bàn về báo chí, xuất bản, do PGS.TS. Vũ Duy Thông
chủ biên. C.Mác-Ph. Ăngghen, V.I. Lênin, Hồ Chí Minh là những lãnh tụ vĩ
đại của giai cấp vô sản đã bắt đầu cuộc đời hoạt động của mình bằng tiếng nói
đấu tranh của báo chí. Bằng những bài báo, tác phẩm của mình, các nhà cách
mạng vô sản đã tiến hành luận chiến bảo vệ lợi ích của quảng đại quầnchúng
nhân dân lao động, bác bỏ và đánh bại các luận điệu của thế lực thù địch. Báo
chí cách mạng thực sự là vũ khí chiến đấu của giai cấp công nhân, là cơquan
tuyên truyền, tham gia vào việc tổ chức và phát triển xã hội bằng hoạt động
ngôn luận của mình, với mục đích phục vụ lợi ích của nhân dân lao động, vì
sự tiến bộ và giải phóng con người.
Cuốn sách “Hồ Chí Minh về báo chí” do tác giả Tạ Ngọc Tấn tuyển
chọn và giới thiệu các bài nói, bàiviết về vấn đề báo chí của Chủ tịch Hồ Chí
13
Minh trong suốt cuộc đời hoạt động của Người. Cuốn sách không chỉ có ích
đối với nhà báo, các cán bộ lãnh đạo, quản lý báo chí, mà còn giúp cho bạn
đọc có thêm tư liệu học tập và vận dụng sáng tạo tư tưởng Hồ ChíMinh về
báo chí trong giai đoạn mới. (Nxb Chính trị quốc gia, 2004)
Cuốn sáchNhững “ vấn đề của báo chí hiện đại” của tác giả Hoàng
Đình Cúc, Phạm Dũng (Nxb Lý luận chính trị, năm 2007). Cuốn sách tập hợp
các bài nghiên cứu của hai tác giả, đề cập đến 19 vấn đề đang được đặt ra
trong các mặt hoạt động của báo chí ở nước ta từ lý luận đến thực tiễn và
công tác giảng dạy, nghiên cứu, đào tạo... Cuốn sách gồm hai phần: Phần một,
nghiên cứu những vấn đề chung của báo chí; Phần hai, nghiên cứu về nghề
báo, nhà báo và tác phẩm báo chí.
“Truyền thông đại chúng trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị ở
các nước tư bản phát triển” là cuốn sách do TS Lưu Văn An chủ biên (năm
2008); đây là một công trình nghiên cứu khá toàn diện, dựa trên cơ sở phân
tích chặt chẽ, đưa dẫn chứng một cách phù hợp, làm sáng tỏ một số vấn đềlý
luận cũng như vai trò của truyền thông đại chúng trong thực tiễn hệ thống tổ
chức quyền lực chính trị ở một số nước tư bản phát triển; đồng thời đưa ra
những đánh giá mang tính khách quan về những giá trị và hạn chế của truyền
thông đại chúng trong hệ thống tổ chức quyền lực chính trị ở các nước tư bản
phát triển; từ đó rút ra ý nghĩa, những giá trị phù hợp nhằm phát triển truyền
thông đại chúng ở Việt Nam.
Đề tài Vai “ trò của báo chí và dư luận xã hội trong cuộc đấu tranh
chống tham nhũng ở nước ta hiện nay” của tác giả Lương Khắc Hiếu (năm
2009). Đề tài ghiênn cứu một số vấn đề có tính lý luận và thực tiễn về báo chí,
dư luận xã hội với cuộc đấu tranh chống tham nhũng; khảo sát, đánh giá thực
trạng về vai trò của báo chí trong việc tạo lập dư luận xã hội đấu tranh chống
tham nhũng ở nước ta; đề xuất một số giải pháp nhằm phát huy vai trò của
báo chí trong việc tạo lập dư luận xã hội đấu tranh chống tham nhũng ở nước
ta hiện nay.
14
Luận án Tiến sĩuyền Tr thông đại chúng của tác giả Đỗ Chí Nghĩa (2010)
viết về “Vai trò của báo chí trong định hướng dư luận xã hội”, Học viện Báo
chí và Tuyên truyền, Hà Nội. Luận án nghiên cứu, làm rõ lý luận về mối qua...Đảng, chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa tập thể, chủ
nghĩa xã hội là nội dung hàng đầu của công tác chính trị tư tưởng [13, tr.226-
270]. Trong bài viết “Giáo dục chính trị tư tưởng là linh hồn của giáo dục
phẩm chất” đăng trên Tạp chí Cầu thị (Trung Quốc) năm 2009, tác giả Lý
Vĩnh Thắng coi giáo dục chính trị tư tưởng là linh hồn của giáo dục phẩm
chất con người. Mục đích của hoạt động này là hình thành phẩm chất chính trị
tư tưởng, yếu tố “về căn bản quyết định lý tưởng, đức tin, phẩm chất đạo đức
và phương thức hành vi của nó” [79, tr.2]. Giáo trình “Công tác chính trị của
Quân giải phóng nhân dân Trung Quốc” dùng trong các học viện, nhà trường
trong thời kỳ mới, của Nhà xuất bản Đại học Quốc phòng Quân giải phóng
nhân dân Trung Quốc, năm 1986, coi công tác giáo dục tư tưởng là một hoạt
động quan trọng của công tác chính trị trong quân đội với ba nội dung cơ bản
là: giáo dục lý luận chủ nghĩa Mác và “bốn nguyên tắc” cơ bản; giáo dục
những vấn đề cơ bản xây dựng hiện đại hoá Chủ nghĩa xã hội Trung Quốc và
xây dựng hiện đại hoá, chính quy hoá quân đội cách mạng; giáo dục chính trị
tư tưởng thường xuyên. Trong đó, nội dung giáo dục chính trị tư tưởng
thường xuyên gồm: giáo dục nhiệm vụ và tình thế, phẩm chất đạo đức, truyền
thống, chủ nghĩa yêu nước và chủ nghĩa anhùng h cách mạng, pháp chế và dân
chủ ãx hội chủ nghĩa, kỷ luật tổ chức[61].
Việc giáo dục chính trị - tư tưởng ở Quân đội Lào, được tác giả Sỏn
Xay Chăn Nha Lạt nêu ra trong luận án “Giáo dục chính trị, tư tưởng cho hạ
sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Lào hiện nay”, năm 2012, Học viện
Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh. Luận án trình bày những vấn
đề lý luận về giáo dục chính trị, tư tưởng cho hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội
nhân dân Lào. Đánh giá thực trạng, chỉ ra nguyên nhân, kinh nghiệm và đề
28
xuất yêu cầu và các giải pháp chủ yếu để nâng cao chất lượng giáo dục chính
trị, tư tưởng cho hạ sĩ quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Lào hiện nay.
Hiện nay, trên mạng internet và mạng MISTEN (mạng nội bộ quân
đội), có thể dễ dàng tìm đọc các tài liệu đề cập đến hoạt động tuyên truyền
chính trị bằng tiếng Anh, như: “Propaganda”, “What are Tool of
Propaganda?”, “Propaganda in NaZi Germany” Trong số tài liệu này, các
học giả phương Tây sử dụng phổ biến thuật ngữ tuyên truyền (propaganda)
hoặc tuyên truyền chính trị (political propaganda) hoặc tâm lý quân nhân để
chỉ hoạt động truyền bá các nội dung liên quan đến việc giành, giữ chính
quyền của các đảng phái chính trị. Trong đó, mục đích của tuyên truyền chính
trị là nhằm thay đổi quan điểm và hành vi của đối tượng, từ chỗ phản đối, thờ
ơ đến việc ủng hộ cương lĩnh, đường lối, chính sách của đảng tranh cử hoặc
đảng cầm quyền.
Bài viết của tác giả Kapralov F (2016), "Khuynh hướng huấn luyện tâm
lý quân nhân Nhật Bản" đăng trên Tạp chí Bình luận quân sự nước ngoài (số
4), tr.35-41. Nghiên cứu tính chất toàn diện trong khuynh hướng huấn luyện
tâm lý cho quân nhân của Nhật Bản; phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến
khuynh hướng huấn luyện - đào tạo này, như: truyền thống lịch sử dân tộc,
những chặng đường chiến đấu của các đơn vị và lực lượng tự vệ từ năm 1945
đến nay, hệ thống dạy và học phổ cập trong xã hội Nhật Bản, đường lối chính
trị của Chính phủ và Đảng cầm quyền, dư luận xã hội và các tầng lớp khác
nhau trong xã hội về chiến tranh và thực hiện nghĩa vụ quân sự trong lực
lượng tự vệ.
Bài tạp chí "Vấn đề tư tưởng - tâm lý của quân nhân Mỹ" của P.Sitov,
Tạp chí Bình luận quân sự nước ngoài (số 9, năm 2013). Theo các chuyên gia
quân sự Mỹ, trạng thái tư tưởng - tâm lý cao đòi hỏi phải bao gồm các phẩm
chất cơ bản như: tính kỷ luật, tinh thần chiến đấu, ý chí quyết thắng, tự chủ,
lòng tự trọng, trung thực, tận tâm với công việc, nhận thức danh dự người sĩ
quan, người lính v.v Các yếu tố ảnh hưởng tiêu cực tới trạng thái tư tưởng -
29
tâm lý của binh sỹ như: quan tâm nhiều đến quyền lợi vật chất, coi thường
địch, đánh giá cao mình, phụ thuộc vào tiện nghi, không sáng tạo trong chiến
đấu, phân biệt chủng tộc, thể hiện chủ nghĩa cá nhân, thích danh vọng, không
hòa đồng, căng thẳng trong các mối quan hệ, nghiện ngập.
3. Công trình khoa học nghiên cứu về ảnh hưởng của báo chí quân
đội trong việc tuyên truyền, giáo dục chính trị - tư tưởng cho quân nhân
hiện nay
Luận văn “Tuyên truyền nhiệm vụ quốc phòng toàn dân trên hệ thống
báo chí quân đội trong giai đoạn hiện nay”, Nguyễn Thị Tâm Bắc, Học viện
Báo chí và Tuyên truyền, năm 2004. Luận văn hệ thống hóa lại việc thực hiện
tuyên truyền nhiệm vụ xây dựng quốc phòng toàn dân trong từng giai đoạn
cách mạng cụ thể của hệ thống báo chí quân đội. Qua đó, nêu ra một số kiến
nghị và giải pháp để nâng cao chất lượng thông tin về quốc phòng toàn dân trên
hệ thống báo chíuân q đội.
Luận văn "Thông tin đấu tranh phòng, chống diễn biến hòa bình trên
Báo Quân đội nhân dân" (Khảo sát từ tháng 01/2009 đến 6/2012), Nguyễn
Quang Vững,Học viện Báo chíà v Tuyên truyền, năm 2012. Luận văn trình bày
những vấn đề lý luận về diễn biến hòa bình và thực tiễn công tác đấu tranh
phòng chống diễn biến hòa bình trên Báo Quân đội nhân dân; khảo sát, phân
tích những tác phẩm đấu tranh phòng, chống diễn biến hòa bình đăng tải trên
hai chuyên mục “Làm thất bại chiến lược diễn biến hòa bình” và “Phòng,
chống diễn biến hòa bình” của Báo Quân đội nhân dân, tổng kết bài học kinh
nghiệm, rút ra thành công và hạn chế; đề xuất yêu cầu và một số giải pháp cơ
bản nhằm nâng cao chất lượng thông tin đấu tranh phòng, chống diễn biến hòa
bình trên Báo Quân đội nhân dân trong giai đoạn hiện nay.
Thông qua việc khảo sát (có chọn lọc) các tác phẩm trong chương trình
“Dành cho các bạn trẻ trong quân đội” trên sóng phát thanh Quân đội nhân
dân, trang “Tuổi trẻ với Tổ quốc” của báo Quân đội nhân dân, trên cơ sở phân
tích, luận văn nhằm đánh giá một cách khái quát về chất lượng, hiệu quả công
30
tác giáo dục đối tượng chiến sỹ trẻ của chương trình và chuyên trang này. Từ
đó, rút ra những vấn đề về lý luận và thực tiễn, để đưa ra những giải pháp,
kiến nghị, nhằm góp phần nâng cao chất lượng, đổi mới, giúp chương trình và
chuyên trang ngày càng phát triển. Đây là nội dung nghiên cứu được trình bày
trong Luận văn “Báo chí quân đội với vấn đề giáo dục chiến sỹ trẻ hiện nay”
của tác giả Nguyễn Trần Thùy Vinh tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà
Nội, năm 2014.
Luận văn “Báo Quân đội nhân dân với công tác tuyên truyền đối ngoại
quân sự”, Hoàng Thị Bắc, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Hà Nội, năm
2014, khái quát hệ thống những vấn đề lý luận liên quan đến công tác tuyên
truyền đối ngoại quân sự nói chung và đối ngoại quân sự trên báoQuân đội
nhân dân nói riêng; khảo sát, phân tích, đánh giá thực trạng công tác tuyên
truyền đối ngoại quân sự trên á b o Quân đội nhân dân từ tháng 1/2013 ế đ n
tháng 6/2014; ềđ xuất ộ m t số giải pháp nâng cao chất lượng công tác tuyên
truyền đối ngoại quân sự trên báo Quân đội nhân dân trongờ th i gian tới.
Luận văn “Báo chí Quân khu 9 với vấn đề tuyên truyền quốc phòng
toàn dân” (Khảo sát Báo chí Quân khu 9 năm 2014), Hoàng Văn Khiêm, năm
2015, hệ thống hóa những vấn đề lý luận và hình thành nhận thức lý thuyết về
vấn đề báo chí nói chung và Báo chí Quân khu 9 nói riêng, tuyên truyền quốc
phòng toàn dân. Khảo sát tìm hiểu thực trạng công tác tuyên truyền quốc
phòng toàn dân của báo in và chương trình Truyền hình Quốc phòng toàn dân
Quân khu 9. Tìm hiểu những thành công và hạn chế về nội dung và hình thức
của báo in và chương trình truyền hình quốc phòng toàn dân hiện nay. Chỉ rõ
những vấn đề đang đặt ra và gợi ý giải pháp nâng cao chất lượng tuyên truyền
quốc phòng toàn dân trên Báo Quân khu 9, nhằm đáp ứng yêu cầu của Đảng,
Nhà nước và nhu cầu thông tin ngày càng cao của cán bộ, chiến sĩ và nhân
dân đồng bằng sông Cửu Long.
Tài liệu nước ngoài về “Hoạt động tuyên truyền báo chí của các cơ
quan tâm lý chiến của lực lượng vũ trang Mỹ ở Ápganixtan và Irắc” của tác
31
giả: A.Nal’deev, đăng trên Tạp chí Nga “Bình luận quân sự nước ngoài”, số
8/2008, tr. 23-25. Bài viết đề cập đến mục đích chủ yếu của tuyên truyền báo
chí, đó là làm mất tinh thần, làm sai lạc dẫn đến ngừng chống đối và đầu hàng
của các đơn vị vũ trang; giành thiện cảm và bảo đảm sự hợp tác của người
dân địa phương. Hình thức tuyên truyền đa dạng cho từng đối tượng là người
dân địa phương và lực lượng vũ trang, từ truyền đơn mang nội dung gây
khiếp sợ đến xuất bản báo chí bằng tiếng địa phương được lan truyền rộng rãi
trong nhân dân, thậm chí có mặt ở các trường học. Để tuyên truyền thắng lợi,
thứ nhất, khi chuẩn bị chiến dịch tâm lý cần phải suy nghĩ kỹ chủ đề và nội
dung các tư liệu thông tin - tuyên truyền, các tư liệu này phải được chuẩn bị
có tính đến đặc điểm tâm lý - dân tộc của người dân và phải có thông tin
thuyết phục; thứ hai, thu thập, hệ thống hóa và phổ biến thông tin gây mất uy
tín những kẻ cầm đầu các tổ chức khủng bố và phá hoại, nhưng không giành
các nỗ lực và nguồn lực để cải chính các thông tin do các chiến binhlan
truyền. Trong quá trình các chiến dịch như vậy, chủ yếu vẫnsử dụng các hình
thức tác động thông tin - tâm lý truyền thống: đài phát thanh và truyền hình,
tuyên truyền báo chí và tuyên truyền miệng. Khẳng định tuyên truyền báo chí
vẫn là một trong những phương tiện tác động thông tin - tâm lý hiệu quả nhất
đối với quân đội và người dân đối phương.
Khi bàn về kinh nghiệm đấu tranh tuyên truyền trên Internet có bài:
“Kinh nghiệm nước ngoài trong lĩnh vực đấu tranh chống hoạt động tuyên
truyền cho chủ nghĩa khủng bố trên Internet” của tác giả S. Zavalov đăng trên
Tạp chí “Bình luận quân sự nước ngoài”, số 4.2014. Internet được coi là mạng
thông tin phổ biến nhất hiện nay, phổ biến trên toàn thế giới. Bên cạnh các
mặt tích cực của mạng cũng có những khuynh hướng tiêu cực, thường là
chiều hướng tư tưởng dẫn tới sự phát sinh và leo thang các xung đột. Từ đó,
tác giả đã chỉ ra tính cần thiết của việc các quốc gia phải đưa ra các biện pháp
đối phó tương ứng, trong đó có các biện pháp kiểm soát không gian Internet
và kiểm soát khán thính giả Internet. Trong môi trường không gian Internet
32
cực kì rộng lớn ở những nơi truy cập công cộng vào www, như các thư viện
hoặc nhà trường, các bộ lọc được sử dụng, có tác dụng hạn chế việc truy cập
vào các trang mạng chứa đựng thông tin lệch chuẩn, trong đó có tài liệu của
các phần tử cực đoan. Điều này đã hạn chế rất nhiều những thông tin không
chính thống được đăng tải lên các trang mạng và hạn chế tối đa việc truy cập
của người dùng vào các trang thông tin chưa được xác thực và đăng ký với cơ
quan có thẩm quyền. Các nhà chức trách của các quốc gia đã đưa ra nhiều
chính sách yêu cầu cá nhân tổ chức sử dụng Internet phải đăng ký và chịu
trách nhiệm dân sự và hình sự đối với những gì mình đăngtải.
Bài viết “Làm thế nào để nâng cao sức cạnh tranh của tuyên truyền đối
ngoại qua truyền hình quân sự trên Internet” của tác giả Cứu Tiên Hạc trên
Tạp chí “Phóng viên Quân sự”, số 1.2013. Sự phát triển ngày càng mạnh mẽ
của ngành truyền hình internet đã thu hút số lượng khán giả xem clip truyền
hình internet ngày càng tăng. Các clip truyền hình quân sự trên internet trở
thành một loại hình truyền hình đặc thù trên internet, đó là lấy internet làm
phương tiện, lấy đề tài quân sự làm nội dung, lấy hình ảnh làm hình thức
tuyên truyền. Mạng hóa các nội dung quân sự đã mở rộng được phạm vi tuyên
truyền, mở rộng tính đa dạng, tính thời sự, hiệu quả của tin tức quân sự. Đồng
thời, đặc điểm không bị hạn chế về không gian, thời gian, địa lý, đã làm cho
truyền hình quân sự trên internet trở thành “vũ khí” của tuyên truyền đối
ngoại và cổ vũ văn hóa quân sự. Tác giả đã đưa ra các phương pháp để phát
triển loại hình này. Đi sâu hợp tác về nội dung, khai thác nguồn tin từ cơ sở,
liên kết với các cơ quan truyền thông địa phương, tập trung mọi nỗ lực, phát
huy sức ảnh hưởng của truyền hình quân sự internet. Và cách thức thực hiện
như theo sát điểm nóng, chủ động lên tiếng; phát huy vai trò cầu nối, sợi dây
liên kết trong quá trình hội tụ, phát huy, phát triển văn minh quân sự; chú
trọng hình tượng, xây dựng hiệu ứng có thương hiệu của truyền hình quânsự
internet; sử dụng người nổi tiếng làm người dẫn chương trình; hình thức
chương trình phong phú; tiến hành truyền bá đa ngôn ngữ; tích hợp truyền
33
thông, tăng cường sức thẩm thấu của truyền hình quân sự internet; chia sẻ
truyền hình nhờ vào các mạng trạm hợp tác với các cơquan truyền thông
nước ngoài.
Bài viết "Báo chí quân sự nước ngoài" trên tạp chí Bình luận quân sự
nước ngoài của tác giả Sevastyanov Stìm hiểu tình hình phát triển và sự đa
dạng phong phú về ấn phẩm của ngành báo chí quân sự ở các cường quốc:
Mỹ, Anh, Pháp, Đức... Đánh giá vai trò quan trọng của các phương tiện thông
tin đại chúng, internet và các ấn phẩm định kỳ (báo chí) trong việc củng cốvà
duy trì mức độ cao của trạng thái tâm lý-tinh thần cho quân nhân của Lực
lượng vũ trang quốc gia ở các nước. Giới thiệu khái quát một số báo, tạp chí
quân sự uy tín và nổi tiếng trên thế giới hiện nay.
I.V. Maneev, V.N. Apanasenko đồng tác giả bài "Các phương tiện
thông tin đại chúng - một công cụ hữu hiệu tạo ra hình ảnh tốt của người
quân nhân Bộ Nội vụ Nga", Tạp chí Tư tưởng quân sự (số 4, năm 2015),
khẳng định ý nghĩa và vai trò của các phương tiện thông tin đại chúng trong
việc xây dựng hình ảnh tốt của người quân nhân thuộc Bộ Nội vụ Nga trong
điều kiện xã hội hiện nay.
Bài viết "Về công việc của các cơ quan chỉ huy quân sự với các phương
tiện thông tin đại chúng trong thời kỳ xung đột vũ trang", Tạp chí Tư tưởng
Quân sự (số 6, năm 2007), tác giả V. I. Timofeev khái quát các nguyên nhân
tác động của các phương tiện thông tin đại chúng đối với bộ đội và các cuộc
xung đột quân sự; phương pháp và nội dung công việc của các cơ quan chỉ
huy quân sự với các phương tiện thông tin đại chúng trong thời kỳ xung đột
vũ trang.
Tác giả - Đại tá Ju. N. Klenov, Cục trưởng Cục Thông tin và các quan
hệ xã hội quân khu Lêningrat viết về kinh nghiệm phối hợp hoạt động của các
sĩ quan chỉ huy Quân khu Lêningrat với các phương tiện thông tin đại chúng
trong bài "Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan chỉ huy quân khu
Lêningrat với các phương tiện thông tin đại chúng", Tạp chí Tư tưởng quân
34
sự (số 1, năm 2007).
Bài viết "Lục quân và các phương tiện thông tin đại chúng đi cùng", Tạp
chí Mỹ “Military Review”, tập 83 (số 5, năm 2003) của Tammy L.Miracle
viết: một số nhà lãnh đạo lục quân Mỹ cho rằng không để cho giới báo chí
tiếp cận hành động quân sự là một sai lầm. Tướng Wesley K.Clark, đã về hưu
và hiện là một nhà phân tích quân sự, cho rằng do “tâm trạng Việt Nam”,
quân đội đã phạm sai lầm khi hạn chế việc đưa tin trên báo chí trong thời gian
diễn ra cuộc chiến tranh vùng Vịnh Pếch-xích. Clark nói “trận đánh bằng xe
tăng của sư đoàn 1 thiết giáp thật không thể tưởng tượng được và có lẽ là trận
đánh bằng lực lượng thiết giáp lớn từ trước đến nay. Vậy mà không một hình
ảnh nào được đưa lên báo hoặc ghi lại cho lịch sử”. Một sĩ quan lục quân Mỹ
nói về Ap-ga-ni-xtan: “Không có ai ở đó để kể lại câu chuyện về những thanh
niên Mỹ xông lên làm nhiệm vụ vĩ đại này một cách thành công đến như vậy
trên địa hình thực sự hiểm trở. Đó là một cơ hội bị bỏ lỡ mà tôi nghĩ rằng
chúng ta (sẽ) không gặp lại trong tương lai.”
4. Đánh giá và những vấn đề cần nghiên cứu
Trên cơ sở tìm kiếm, tổng hợp, nghiên cứu các công trình khoa học
trong và ngoài nước có liên quan đến đề tài, tác giả rút ra một số nhận xét sau:
Thứ nhất, về các công trình khoa học nghiên cứu về giáo dục chính trị - tư
tưởng trong Quân đội nhân dân Việt Nam
Các công trình khoa học đã xây dựng được cơ sở lý luận, thống nhất
đưa ra khái niệm nội dung của công tác giáo dục chính trị - tư tưởng trong
quân đội. Công tác giáo dục chính trị - tư tưởng được khảo sát với nhiều đối
tượng quân nhân ở các đơn vị khác nhau trong toàn quân. Các công trình
nghiên cứu đã đề xuất nhiều biện pháp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác
chính trị - tư tưởng, hướng vào giải quyết các vấn đề thuộc chủ thể, đối tượng,
môi trường xã hội khách quan và đổi mới các yếu tố, các bộ phận của bản
thân công tác chính trị - tư tưởng. Trong đó, hầu hết các công trình đều đề cập
đến việc nâng cao nhận thức, tăng cường đổi mới sự lãnh đạo, chỉ đạo cấp uỷ,
35
người chỉ huy các cấp đối với công tác tư tưởng; phát huy sức mạnh tổng hợp
của các tổ chức, các lực lượng, mọi lĩnh vực;nâng cao chất lượng đội ngũ cán
bộ chính trị làm nòng cốt; phát huy tính tích cực, tự giác học tập và rèn luyện
của đối tượng; kết hợp giáo dục chính trị với tổ chức phong trào hành động
cách mạng, xây dựng đơn vị vững mạnh toàn diện; tiếp tục đổi mới nội dung,
hình thức công tác chính trị - tư tưởng; xây dựng môi trường văn hoá giáo dục
lành mạnh, tốt đẹp; đảm bảo và phát huy tác dụng của cơ sở vật chất, phương
tiện Các công trình nghiên cứu nói trên cũng cung cấp khá nhiều thông tin
có giá trị lý luận và ý nghĩa thực tiễn sâu sắc về đấu tranh phòng, chống diễn
biến hòa bình, trong đó có đề cập vấn đề phát huy vai trò của báo chí cách
mạng và phương tiện truyền thông đại chúng của quân đội trong đấu tranh với
các âm mưu thủ đoạn của thế lực thù địch trên lĩnh vực tư tưởng - văn hóa.
Mặt khác, các công trình nghiên cứu ở nước ngoài tuy tên gọi khác nhau
nhưng đều khẳng định công tác chính trị - tư tưởng có một hoạt động hướng
vào xây dựng niềm tin, lý tưởng chính trị với nội dung truyền bá chủ yếu là tri
thức về lĩnh vực chính trị theo nghĩa rộng nhất của từ này.
Tuy nhiên, các công trình khoa học chưa khảo sát, nghiên cứu sâu, toàn
diện đến giải pháp tuyên truyền, định hướng, giáo dục chính trị - tư tưởng qua hệ
thống báo chíuân q đội tác động đến nhận thức của quân nhân trong điều kiện cụ
thể hiện nay.
Thứ hai, về các công trình khoa học nghiên cứu về tác động của báo chí
đối với nhận thức, tư tưởng của công chúng; nghiên cứu về ảnh hưởng của báo
chí quân đội trong việc tuyên truyền, giáo dục chính trị - tư tưởng cho quân
nhân hiện nay
Các công trình nghiên cứu đã chỉ rõ khả năng tác động một cách rộng
lớn nhanh chóng và mạnh mẽ vào toàn bộ xã hội, vai trò quan trọng các
phương tiện thông tin đại chúng trong công tác tư tưởng, định hướng tinh
thần, trong đấu tranh, chống diễn biến hòa bình; khái quát hệ thống những vấn
đề lý luận liên quan đến công tác tuyên truyền nhiệm vụ xây dựng quốc
36
phòng toàn dân, đối ngoại quân sự, chống diễn biến hòa bình của hệ thống
báo chí quân đội. Và các tác giả cũng đã khảo sát thực trạng tuyên truyền của
một số cơ quan báo chí riêng lẻ (Báo Quân đội nhân dân, Phát thanh Quân đội
nhân dân, Báo chí Quân khu 9) tác động tới quân nhân, tìm ra thành công
và hạn chế về nội dung và hình thức. Từ đó, đề xuấtmột số kiến nghị và giải
pháp để nâng cao chất lượng thông tin về quốc phòng toàn dân trên hệ thống báo
chí quân đội.
Tuy nhiên, các công trình khoa học này chưa nghiên cứu sựnh ả hưởng
của báo chíuân q đội đối với đối tượnglà học viên sỹ quan cấp phân đội ở 4 khối
tham mưu, chính trị, hậu cần, kĩ thuật- những người sẽ giữ vai trò chủ chốt trong
xây dựng quân đội nói chung và giáo dục chính trị - tư tưởng cho quân nhân
trong thời gian tới.
37
Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ẢNH HƯỞNG CỦA BÁO CHÍ
QUÂN ĐỘI ĐỐI VỚI NHẬN THỨC CHÍNH TRỊ - TƯ TƯỞNG CỦA
QUÂN NHÂN TRONG GIAI ĐOẠN HIỆN NAY
1.1. Khái quát về báo chí quân đội; về báo Quân đội nhân dân và
kênh truyền hình Quốc phòng Việt Nam
1.1.1. Khái niệm báo chí quân đội
Báo chí quân đội là một bộ phận nằm trong hệ thống báo chí nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là tiếng nói của Quân ủy Trung ương
và Bộ Quốc phòng, của Đảng ủy, chỉ huy các cấp, cácngành trong quân đội;
là diễn đàn tin cậy của cán bộ, chiến sĩ và nhân dân về hai nhiệm vụ xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa; là phương tiện thông tin đại
chúng thiết yếu đối với đời sống tinh thần của cán bộ, chiến sĩ trong toàn
quân. Báo chí trong QĐND Việt Nam là một bộ phận quan trọng của công tác
tư tưởng, phục vụ nhiệm vụ chính trị của Đảng, Nhà nước và Quân đội, góp
phần xây dựng quân đội nhân dân về chính trị; động viên, cổ vũ cán bộ, chiến
sĩ hoàn thành mọi nhiệm vụ được giao. Báo chí quân đội đã cùng với hệ thống
báo chí của cả nước tích cực tuyên truyền sâu rộng các quan điểm đường lối
của Đảng, các chủ trương, chính sách của Nhà nước, tuyên truyền, cổvũ
phong trào hành động cách mạng của quân đội, của nhân dân, xứng đáng là
vũ khí đấu tranh sắc bén trên mặt trận chính trị - tư tưởng, quốc phòng - an
ninh, góp phần giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, xây
dựng quốc phòng toàn dân và xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân vững
mạnh. Báo chí quân đội đã tích cực đấu tranh bảo vệ quan điểm, đường lối
của Đảng, chống lại các quan điểm sai trái, tham gia đấu tranh chống tham
nhũng, chống tiêu cực, được Đảng, Nhà nước, nhân dân và quân đội tin
tưởng. Ở Việt Nam, báo chí trong QĐND Việt Nam đặt dưới sự lãnh đạo toàn
diện của Quân ủy Trung ương, sự quản lý thống nhất của Bộ Quốc phòng mà
trực tiếp là Tổng cục Chính trị, đồng thời chịu sự chỉ đạo của Ban Tuyên giáo
38
Trung ương, sự quản lý Nhà nước của Bộ Thông tin và Truyền thông; bảo
đảm cho báo chí quân đội đúng đường lối, quan điểm, phương hướng tư
tưởng của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của quân đội.
Từ những khái quát trên, có thể định nghĩa:báo chí quân đội là những sản
phẩm báo chí của các cơ quan báo chí Quân đội nhân dân Việt Nam, dưới sự
chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, đảng ủy chỉ huy các cấp, các ngành trong
quân đội, tuyên truyền về hai nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã
hội chủ nghĩa, phục vụ đời sống tinh thần của cán bộ, chiến sĩ trong toàn quân
và nhân dân cả nước.
1.1.2. Đặc điểm báo chí quân đội
Ngay từ những năm 50 của thế kỷ XX, Tổng thống Mỹ Eisenhower đã
nói rằng: “Chi 1 đôla cho tuyên truyền bằng chi 5 đôla cho quốc phòng”. Cố
vấn an ninh Mỹ dưới thời Tổng thống Richard Nixon, Kissinger cho rằng:
“Uy lực của một đài phát thanh tự do ngang với 20 sư đoàn”.
Đối với nước ta, báo chí quân đội là một bộ phận quan trọng trong công
tác tuyên truyền của Đảng, Nhà nước. Các nhà báo được xem là chiến sỹ xung
kích trên mặt trận văn hóa - tư tưởng. Báo chí là công cụ sắc bén tuyên
truyền đường lối, chủ trương của Đảng và chính sách, pháp luật củaNhà
nước; đồng thời, là cầu nối, kịp thời phản ánh những tâm tư, nguyện vọng,
những nhu cầu cấp thiết của nhân dân. Do đặc thù hoạt động trong lĩnh vực
quân sự, báo chí quân đội có những đặc điểm như sau:
Thứ nhất, báo chí quân đội do các cơ quan quân đội quản lý, điều hành
dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng
Gắn liền với sự trưởng thành, phát triển của QĐND Việt Nam suốt mấy
chục năm qua, báo chí quân đội là một bộ phận hợp thành báo chí cách mạng
Việt Nam, góp phần quan trọng vào sự nghiệp cách mạng của Đảng trong mỗi
thời kỳ. Hiện nay, toàn quân có 60 cơ quan báo chí được Bộ Thông tin và
Truyền thông cấp giấy phép hoạt động; trong đó, có 07 cơ quan báo chí do
Tổng cục Chính trị trực tiếp chỉ đạo, quản lý; 12 báo quân khu, quân chủng,
39
Báo Biên phòng và Báo Quốc phòng Thủ đô; 41 tạp chí chuyên ngành thuộc
các tổng cục, học viện, viện nghiên cứu, các trường đại học, bệnh viện. Đội
ngũ cán bộ, phóng viên, biên tập viên, kỹ thuật viên phát triển về số lượng,
chất lượng; có trình độ nghiệp vụ, bản lĩnh chính trị, đạo đức nghề nghiệp. Cơ
sở vật chất, trang bị, phương tiện kỹ thuật phục vụ tác nghiệp báo chí được
đầu tư đáng kể, tạo điều kiện cho báo chí quân đội phát triển theo phương
châm: cách mạng, chuyên nghiệp, hiện đại. Dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo của
Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng, trực tiếp là Tổng cục Chính trị, báo chí
quân đội luôn giữ vững định hướng chính trị, tích cực tuyên truyền đường lối,
chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; nhiệm vụ quân sự,
quốc phòng và các hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân,QĐND,
theo tôn chỉ, mục đích của từng tờ báo, tạp chí. Cùng với đó, báo chí quân đội
còn tuyên truyền về công cuộc đổi mới, xây dựng đất nước trên các lĩnh vực:
kinh tế, văn hóa, xã hội, đối ngoại trong bối cảnh hội nhập quốc tế; tuyên
truyền về công tác xây dựng Đảng, tích cực phát hiện, biểu dương, nhân rộng
các điển hình tiên tiến, v.v. Đồng thời, là lực lượng xung kích, nòng cốt, vũ
khí sắc bén tuyên truyền, đấu tranh chống các quan điểm sai trái, thù địch,
chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí, bảo vệ trận địa tư tưởng của Đảng
trong Quân đội và lợi ích chính đáng của nhân dân, góp phần định hướng
dư luận, tạo sự đồng thuận xã hội, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao về thông
tin của bộ đội và nhân dân.
Thứ hai, chủ yếu tuyên truyền về đường lối, chính sách, pháp luật của
Đảng và Nhà nước, về quốc phòng - an ninh, xây dựng quân đội, hoạt động
của lực lượng vũ trang; là mũi xung kích thường trực trên mặt trận đấu tranh
chính trị - tư tưởng, phản bác các quan điểm phản động, sai trái, của các thế
lực thù địch
Báo chí quân đội đã luôn đồng hành cùng những chặng đường đấu
tranh kiên cường của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta, vì độc lập dân tộc, vì
chủ nghĩa xã hội. Trong các cuộc kháng chiến anh dũng chống xâm lược, bảo
40
vệ Tổ quốc, báo chí quân đội đã trở thành một binh chủng quan trọng trên mặt
trận tư tưởng; nhiều tác phẩm báo chí đã thực sự thúc giục đồng bào cả nước
cùng ra trận đánh đuổi đế quốc, giành lạinon sông gấm vóc cho dân tộc.
Bước vào thời kỳ đổiới, m báo chí quân đội tiếp tục tham gia trong việc
định hướng dư luận xã hội, tuyên truyền, cổ vũ, động viên toàn Đảng, toàn
dân, toàn quân thực hiện thắng lợi đường lối đổi mới do Đảng ta khởi xướng
và lãnh đạo, đóng góp to lớn vào sự nghiệp chung của cả dân tộc. Báo chí
quân đội đã thông tin kịp thời, phân tích sâu sắc những diễn biến hằng ngày
trên các lĩnh vực, ở khắp mọi miền của Tổ quốc; phản ánh, tuyên truyền, nhân
lên các điển hình tiên tiến; tham gia giám sát, phản biện, đóng góp ý kiến xây
dựng các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, phát huy
quyền làm chủ của nhân dân; mở rộng quan hệ đối ngoại, quảng bá, giới thiệu
đất nước, con người, văn hóa Việt Nam với bạn bè quốc tế Đặc biệt, trên
mặt trận phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa,
báo chí đã phát huy thế mạnh, tích cực tham gia phản bác các luận điệu sai
trái, xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch; bảo vệ quan điểm, đường
lối của Đảng; đấu tranh chống tham nhũng, tiêu cực, các biểu hiện “tự diễn
biến”, “tự chuyển hóa” nội bộ. Nhiều cơ quan báo, đài, tạp chí của quân đội
đã xây dựng, duy trì và phát huy hiệu quả các chuyên trang, chuyên mục về
phòng, chống “diễn biến hòa bình” trên lĩnh vực tư tưởng, văn hóa, viết và
đăng tải hàng chục nghìn tin, bài, tập trung đấu tranh phản bác các thông tin
bịa đặt, xuyên tạc, vu khống của các thế lực thù địch. Những bài đấu tranh,
phản bác đã bám sát hệ thống lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí
Minh, đường lối, quan điểm của Đảng, và các luận điểm chống phá của các
thế lực thù địch, tổ chức khá bài bản, toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm; có
nhiều tin, bài có lý luận và thực tiễn tốt, phân tích, luận giải sâu sắc, được độc
giả đón nhận và đánh giá cao. Thông qua tin, bài viết, những quan điểm,
đường lối của Đảng được bảo vệ; đồng thời, vạch trần rõ âm mưu, thủ đoạn
của các thế lực thù địch, phản động, giúp cán bộ, đảng viên, nhân dân nâng
41
cao nhận thức và hành động đúng, không bị mắc mưu các thếlực phản động.
Báo chí quân đội góp phần phân tích, luận giải, khẳng định chủ nghĩa
Mác-Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng chỉ đạo cơ bản trong sự nghiệp
xây dựng Đảng, xây dựng đất nước. Thực tiễn cách mạng Vi...n sĩ Triết học, Học viện chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
59. Nguyễn Đình Minh (2016), Hãy cảnh giác với “diễn biến hòa bình” chống
phá Việt Nam, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
60. Nguyễn Văn Minh (2015), Phòng, chống "tự diễn biến, tự chuyển hóa" trong
sử dụng mạng xã hội, Báo Quân đội nhân dân, ngày 25/5/2015.
61. Chương Tử Nghị (1986), Công tác chính trị của Quân giải phóng nhân
dân Trung Quốc, NXB Đại học Quốc phòng, Quân giải phóng nhân
dân Trung Quốc, sách dịch lưu hành trên trang thông tin điện tử nội bộ
Bộ Quốc phòng, Quân đội nhân dân Việt Nam.
62. Đỗ Chí Nghĩa (2010), Vai trò của báo chí trong định hướng dư luận xã hội,
Luận án Tiến sĩ Truyền thông đại chúng, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, Hà Nội.
63. Hoàng Phê (chủ biên) (2016), Từ điển Tiếng Việt, Viện Ngôn ngữ học, NXB
Hồng Đức, Hà Nội.
64. E. P. Prôkhôrốp (2004),Cơ sở lý luận của báo chí, NXB Thông tấn, Hà Nội.
65. Trần Đại Quang (2013), Một số vấn đề về phòng, chống “tự diễn biến”,
“tự chuyển hóa” ở nước ta hiện nay, NXB Chính trị quốc gia - Sự
thật, Hà Nội.
66. Nguyễn Văn Quyết (1990), Đẩy mạnh quá trình hình thành và phát triển
phẩm chất chính trị của thanh niên quân đội ta trong giai đoạn hiện
nay, Luận án Tiến sĩ Khoa học quân sự, Học viện Chính trị Quân sự,
Hà Nội.
67. Quân ủy Trung ương (2010), Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ Quân đội
lần thứ IX, Hà Nội.
68. Quân ủy Trung ương (2014), 28 luận cứ đấu tranh phản bác những luận
điệu sai trái với quan điểm, đường lối của Đảng, làm thất bại âm mưu
"diễn biến hòa bình" của các thế lực thù địch, Hà Nội.
160
69. Quốc hội (2008), Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Hà Nội.
70. Quốc hội (2016), Luật Báo chí, Hà Nội.
71. Sỏn Xay Chăn Nha Lạt (2012), Giáo dục chính trị, tư tưởng cho hạ sĩ
quan, binh sĩ Quân đội nhân dân Lào hiện nay, Luận án Triết học, Học
viện Chính trị - Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh, Hà Nội.
72. Nguyễn Tiến Sỹ (2010), “Mấy vấn đề về công tác chính trị của uânQ giải
phóng nhân dân Trung Quốc”,Thông tin KHXH&NV quân sự, (số 127).
73. Tạ Ngọc Tấn (2001),Truyền thông đại chúng, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
74. Tạ Ngọc Tấn (1995), “Vai trò báo chí trong hoạt động chống diễn biến hòa
bình về tư tưởng văn hóa”,Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền (số 5).
75. Tạ Ngọc Tấn (1996), “Khuynh hướng chính trị tư tưởng trong báo chí”,
Tạp chí Báo chí và Tuyên truyền (số 8).
76. Tạ Ngọc Tấn (1998), Tác động của báo chí đối với việc xây dựng lối sống
tích cực của thanh niên sinh viên hiện nay, Đề tài khoa học cấp Bộ,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền.
77. Tạ Ngọc Tấn (2004), Hồ Chí Minh về báo chí, NXB Chính trị quốc gia,
Hà Nội.
78. Tạ Ngọc Tấn (2005),Cơ sở lý luận báo chí, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội.
79. Lý Vĩnh Thắng (2000), “Giáo dục chính trị tư tưởng là linh hồn của giáo
dục phẩm chất”, Tạp chí Cầu thị, Trung Quốc (số10), bản dịch, lưu thư
viện Họciện v Chính trị, Hà Nội.
80. Nguyễn Vĩnh Thắng (chủ biên) (2006), Diễn biến hòa bình và đấu tranh
chống diễn biến hòa bình, (Hỏi và đáp), NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
81. Võ Văn Thắng (2012), Góp phần chống suy thoái tư tưởng chính trị đạo
đức, lối sống theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
82. Nguyễn Trung Thông (2004), Nâng cao nhận thức tư tưởng Hồ Chí Minh
của sĩ quan cấp phân đội Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận án
Tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội.
161
83. Vũ Duy Thông (2004), Mác-Ăngghen, Lênin, Hồ Chí Minh bàn về báo chí
xuất bản”, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
84. Nguyễn Viết Thông (2004), “Một vài nét về giảng dạy và học tập các môn
chính trị tư tưởng ở các trường đại học Trung Quốc”, Tạp chí Công tác
tư tưởng, (số 5).
85. Nguyễn Đức Tiến (1999), Mối quan hệ giữa điều kiện khách quan và
nhân tố chủ quan trong phát triển lý tưởng xã hội chủ nghĩa ở thanh
niên Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ quân sự,
Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội.
86. Trần Doãn Tiến (2010), Phê phán các quan điểm sai trái về tư tưởng
chính trị trên mạng Internet góp phần bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa ở
nước ta hiện nay, Luận án tiến sĩ Triết học, Học viện Chính trị- Hành
chính quốc gia Hồ Chí Minh.
87. Phạm Thị Thanh Tịnh, (2013), Công chúng báo chí, NXB Chính trị -
Hành chính, Hà Nội.
88. Nguyễn Đình Tu (1996), Nâng cao bản lĩnh chính trị của sĩ quan trẻ
Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Khoa học quân
sự, Học viện Chính trị Quân sự,Hà Nội.
89. Trần Ngọc Tuệ (1996), Nâng cao hiệu quả công tác tư tưởng trong quân
đội nhân dân Việt Nam hiện nay, Luận án Tiến sĩ Khoa học quân sự,
Học viện Chính trị Quân sự, Hà Nội.
90. Trần Ngọc Tuệ (chủ biên) (2012), Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình"
trên lĩnh vực chính trị - tư tưởng trong quân đội hiện nay, NXB Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
91. Lê Văn Toan (2011), Quan điểm của C. Mác, Ph. Ăngghen, V.I. Lênin, Hồ
Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam về báo chí”, NXB Chính trị
quốc gia, Hà Nội.
92. Tổng cục Chính trị (1999), Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh và 30 năm
thực hiện Di chúc của Người, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
162
93. Tổng cục Chính trị (2002), Tăng cường giáo dục lý tưởng, truyền thống
cách mạng cho đội ngũ sĩ quan trẻ Quân đội nhân dân Việt nam hiện
nay, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
94. Tổng cục Chính trị (2006), Nâng cao chất lượng giáo dục chính trị trong
đào tạo sĩ quan hải quân hiện nay, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
95. Tổng cục Chính trị (2012), Đấu tranh chống "diễn biến hòa bình" trên
lĩnh vực chính trị - tư tưởng trong quân đội hiện nay, NXB Quân đội
nhân dân, Hà Nội.
96. Tổng cục Chính trị (2009), Giáo trình Lý luận giáo dục quân nhân, NXB Quân
đội nhân dân, Hà Nội.
97. Tổng cục Chính trị (2012), Giáo trình Công tác Đảng, công tác chính trị, NXB
Quân đội nhân dân, Hà Nội.
98. Cao Xuân Trung (2002), Những điều kiện tâm lý sư phạm nâng cao hiệu
quả giáo dục chính trị tư tưởng cho quân nhân ở các đơn vị cơ sở hiện
nay, Luận án Tiến sĩ Tâm lý học, Học viện Chính trị Quân sự.
99. Trương Thành Trung (chủ biên) (2011), Sự thật về dân chủ và nhân quyền
ở Việt Nam, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
100. Bế Xuân Trường, Nguyễn Bá Dương (2013), Xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc trong tình hình mới, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
101. Vũ Thanh Vân (2015), Khuynh hướng chính trị của báo chí Mỹ, Luận án
tiến sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí Tuyên truyền, Hà Nội.
102. Đ.A. Vôn-cô-gô-nốp (1984), Phương pháp luận công tác giáo dục tư
tưởng, NXB Quân đội nhân dân, Hà Nội.
103. Nguyễn Hồng Vinh (chủ biên) (2007), Phê phán, bác bỏ các quan điểm
sai trái, thù địch, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng Cộng sản Việt
Nam: Tài liệu tham khảo nội bộ, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.
104. Nguyễn Trần Thùy Vinh (2014), Báo chí quân đội với vấn đề giáo dục
chiến sỹ trẻ hiện nay, Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí
và Tuyên truyền, Hà Nội.
163
105. Lương Ngọc Vĩnh (2012), Hiệu quả công tác giáo dục chính trị - tư
tưởng trong học viên các học viện quân sự ở nước ta hiện nay, Luận
án tiến sĩ Khoa học chính trị, Học viện Báo chí Tuyên truyền, Hà Nội.
106. Nguyễn Quang Vững (2012), Thông tin đấu tranh phòng, chống diễn
biến hòa bình trên báo Quân đội nhân dân (Khảo sát từ tháng 01/2009
đến 6/2012), Luận văn Thạc sĩ Báo chí học, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, Hà Nội.
107. V.A. Xu-Khôm-Lin-Xki (1983), Hình thành niềm tin cho thế hệ trẻ,
NXB Thanh niên.
108. X.I. Xu-rơ-ni-tren-cô (chủ biên), (1982), Hoạt động tư tưởng của Đảng
Cộng sản Liên Xô, NXB Thông tin Lý luận, Hà Nội.
Tài liệu nước ngoài
109. Полковник Ю. Н. Кленов (2007), "Взаимодействие органов
управления Ленинградского военого округа со средствами
массовой информации", Военная Мысль(1), c.72-80.
110. Ф. Капралов(2006), "Направленность психологической подготовки
японских военнослужащих", Журнал Зарубежного Военного
Обозрения (4), c.35-41.
111. Полковник И.В. Манеев(2015), "Средства массовой информации как
эффективный инструмент в формировании позитивного образа
военнослужащих внутренних войск МВД России, Военная
Мысль(4) c.47-52.
112. Н. Ледюкова(2011), "Мировая Экономика и Международные
Отношения”, Мировая Экономика и Международные
Отношения(1), c.69-76.
113. Т. Ровинская(2008), "Методы воздействия СМИ на общественное
сознание", Мировая Экономика и Международные Отношения(6),
c.100-103.
164
114. Полковник В.И. Тимофеев(2007), "О работе органов военного
управления со средствами массовой информации в период
вооруженного конфликта", Военная Мысль(6), c.48-61.
115. Полковник С.Севастьянов (2014), "Военная печать иностранных
государств", Зарубежное Военное Обозрение (11), c.29-36.
116. А. Нальдеев (2008), "Печатная пропаганда в деятельности органов
ПСО ВС США в Афганистане и Ираке", Зарубежное Военное
Обозрение (8), c.23-26.
117. С. Завьялов (2014), "Зарубежный опыт в области борьбы с
пропагандой терроризма в Интернете", Зарубежное Военное
Обозрение (4), c.34-40.
118. Подполковник П.Шитов (2013), "Морально-психологические
проблемы военнослужащих США", Зарубежное Военное
Обозрение (9), c.34-39.
119. Tammy L.Miracle (2003), "The army and embedded media", Military
Review, 83(1), pp.70-74.
120. http//www.constructing a postwar world, What are Tool of Propaganda?
121. http//www.historylearningsite.co.uk/propaganda_in_Nazi_Germany.htm,
Propaganda in NaZi Germany.
122. http//www.uv.es/EBRIT/macro/macro_5005_29.html, Propaganda
165
PHỤ LỤC
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC ĐỐI VỚI ĐỘI NGŨ NHÀ BÁO CỦA
BÁO QĐND VÀ KÊNH TRUYỀN HÌNH QPVN
Số phiếu: 137 phiếu. Thời gian khảo sát: tháng 6, 7 năm 2017
Phụ lục 1: Cơ cấu giới tính, độ tuổi, trình độ học vấn, thâm niên trong nghề
TT NỘI DUNG Số
%
phiếu
A4 Giới tính
Nam 57,4 78
Nữ 42,6 58
A5 Độ tuổi
20 – dưới 30 32,1 44
30 – dưới 40 42,3 58
40 – dưới 50 20,4 28
từ 50 trở lên 5,1 7
A6 Ngành học
Ngành báo chí 41,0 55
Ngành chính trị 11,2 15
Ngành quân sự 10,4 14
Ngành khác.. 37,3 50
A7 Trình độ học vấn
Trung cấp/cao đẳng 2,9 4
Đại học 89,0 121
Sau đại học 8,1 11
A8 Thời gian công tác trong lĩnh vực báo chí
Dưới 5 năm 33,6 45
5 năm - dưới 15 năm 52,2 70
15 năm - dưới 35 năm 14,2 19
A9 Đang giữ chức danh, nhiệm vụ nào sau đây
1. Phóng viên 35,8 49
2. Biên tập viên 42,3 58
3. Phát thanh viên 2,2 3
4. Kỹ thuật viên 5,8 8
5. Giảng viên 0,7 1
6. Nghiên cứu viên 0,7 1
7. Quản lý đơn vị báo chí 4,4 6
166
8. Quản lý ngành báo chí 0,0 0
9. Khác 8,0 11
Phụ lục 2: Nhận diện về giáo dục chính trị - tư tưởng của đội ngũ nhà báo
B1 Theo đồng chí, giáo dục chính trị - tư tưởng nhằm mục đích gì
Giáo dục lý tưởng cách mạng 82,5 113
Giáo dục lập trường chính trị 86,9 119
Giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc 78,8 108
Giáo dục phẩm chất đạo đức, lối sống cách mạng 69,3 95
Giáo dục nghĩa vụ, trách nhiệm với nhiệm vụ được giao 56,2 77
Giáo dục kỉ luật quân đội 51,1 70
Giáo dục ý thức trách nhiệm chính trị - xã hội 56,9 78
Giáo dục nhận diện âm mưu thủ đoạn của các thế lực thù địch 50,4 69
Ý kiến khác............................................................ 2,2 3
B2 Đồng chí tìm hiểu về đề tài giáo dục chính trị - tư tưởng bằng hình thức nào
Nghiên cứu tài liệu 88,2 120
Đọc sách, báo 77,9 106
Nghe đài phát thanh 59,6 81
Xem truyền hình 60,3 82
Nghe lãnh đạo, chuyên gia thuyết trình chuyên đề 58,8 80
Dự lớp tập huấn ngắn hạn 40,4 55
Dự lớp tập huấn dài hạn 33,1 45
Giao tiếp xã hội 32,4 44
Nguồn khác........................................................... 5,1 7
Theo đồng chí, khi viết về đề tài giáo dục chính trị - tư tưởng, tác giả cần
B3
có kiến thức nào
Kiến thức về chủ nghĩa Mác-Lênin 96,3 131
Kiến thức về tư tưởng Hồ Chí Minh 84,6 115
Hiểu sâu về chủ trương, đường lối của Đảng 78,7 107
Kiến thức về nhiệm vụ chính trị của quân đội 61,8 84
Kiến thức về truyền thống dân tộc, quân đội 58,8 80
Kiến thức về phẩm chất của “Bộ đội Cụ Hồ” 61,0 83
Kiến thức về chống chiến lược “diễn biến hòa bình” của địch 55,9 76
Kiến thức về nghiệp vụ báo chí truyền thông 46,3 63
Khác............................................................................... 3,7 5
167
Phụ lục 3: Đánh giá về truyền thông giáo dục chính trị - tư tưởng
trên báo chí quân đội
Mức độ quan tâm của lãnh đạo các cơ quan báo chí trong truyền thông
C1
giáo dục chính trị - tư tưởng
Rất nhiều 51,5 70
Nhiều 41,9 57
Trung bình 5,9 8
Ít 0,0 0
Rất ít 0,0 0
C2 Nguyên nhân do đâu 15
Đây là mảng đề tài khó 20,0 3
Ít phóng viên am hiểu sâu về lĩnh vực này 26,7 4
Các mảng đề tài này chưa tạo được nhiều nguồn thu 33,3 5
Các cơ quan chức năng chưa đầu tư kinh phí riêng để truyền
20,0 3
thông chủ trương này
Khác................................................................... 0,0 0
Theo đồng chí, mức độ hiệu quả thông tin của báo chí quân đội về những
C3
nội dung liên quan đến giáo dục chính trị - tư tưởng
Giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin 99,3 136/137
Rất mạnh 51,1 70
Mạnh 40,9 56
Trung bình 7,3 10
Yếu 0,0 0
Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh 99,3 136/137
Rất mạnh 55,5 76
Mạnh 43,1 59
Trung bình 0,7 1
Yếu 0,0 0
Giáo dục đường lối, quan điểm của Đảng 99,3 136/137
Rất mạnh 59,9 82
Mạnh 36,5 50
Trung bình 2,9 4
Yếu 0,0 0
Giáo dục nhiệm vụ chính trị của Quân đội và đơn vị 99,3 136/137
Rất mạnh 61,3 84
168
Mạnh 36,5 50
Trung bình 0,7 1
Yếu 0,7 1
Giáo dục truyền thống dân tộc, quân đội và đơn vị 99,3 136/137
Rất mạnh 62,0 85
Mạnh 35,8 49
Trung bình 1,5 2
Yếu 0,0 0
Giáo dục bản chất, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù 98,5 135/137
Rất mạnh 59,1
Mạnh 32,1
Trung bình 7,3
Yếu 0,0
C4 Theo đồng chí, những thuận lợi khi truyền thông giáo dục chính trị - tư tưởng
Sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ huy các cấp 82,4 112
Trình độ nghiệp vụ đội ngũ phóng viên, nhà báo có chất lượng tốt 76,5 104
Nguồn tư liệu về chính trị - tư tưởng phong phú 66,2 90
Trang thiết bị truyền thông đầy đủ 50,7 69
Chế độ khen thưởng động viên kịp thời 41,2 56
Khác............................................................................ 0,0 0
C5 Theo đồng chí, những khó khăn khi truyền thông giáo dục chính trị - tư tưởng
Chưa có kinh nghiệm để hiểu rõ phương thức truyền thông mới 51,9 70
Thiếu thông tin về giáo dục chính trị - tư tưởng 37,0 50
Thiếu tài liệu, tư liệu về giáo dục chính trị- tư tưởng 26,7 36
Thiếu trang thiết bị phương tiện truyền thông 19,3 26
Sức hút của lĩnh vực chính trị- tư tưởng đối với công chúng còn yếu 54,8 74
Khó tiếp cận với các chuyên gia, nhà quản lý 31,9 43
Chưa có nhiều kênh để tiếp nhận và lắng nghe ý kiến phản hồi
43,7 59
của công chúng
Khác..................................................................... 0,0 0
Theo đồng chí, những hình thức truyền thông giáo dục chính trị - tư tưởng
C6
nào được thể hiện trên báo chí quân đội hiện nay
1. Tin tức 82,5 113
169
2. Tường thuật 35,8 49
3. Bài phản ánh 55,5 76
4. Ghi nhanh 35,0 48
5. Phóng sự 50,4 69
6. Điều tra 29,9 41
7. Xã luận 57,7 79
8. Bình luận 62,0 85
9. Đàm luận 23,4 32
10. Phỏng vấn 43,8 60
11. Talkshow 17,5 24
12. Forum 6,6 9
13. Tiểu phẩm 16,8 23
14. Bài nghiên cứu khoa học 31,4 43
15. Ghi chép 40,9 56
16. Ký 27,7 38
17. Câu chuyện truyền thanh 29,2 40
18. Truyện ngắn 24,1 33
19. Tiểu thuyết 21,2 29
20. Thơ ca, nhạc họa 25,5 35
21. Khác................................ 1,5 2
Theo đồng chí, những hình thức truyền thông giáo dục chính trị - tư tưởng
C7
thể hiện trên báo chí quân đội hiện nay như thế nào
Rất hấp dẫn 18,7 25
Hấp dẫn 44,0 59
Bình thường 30,6 41
Chưa hấp dẫn 6,0 8
Đơn điệu 0,7 1
Khác.................... 0,0 0
Phụ lục 4: Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng truyền thông
giáo dục chính trị - tư tưởng của báo chí quân đội
Những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng truyền thông giáo
D
dục chính trị - tư tưởng của báo chí quân đội
Quan điểm của các cơ quan báo chí 70,9 95
Trình độ hiểu biết giáo dục chính trị - tư tưởng của nhà báo 70,1 94
Lợi ích kinh tế của cơ quan báo chí 27,6 37
170
Lợi ích kinh tế của báo chí 15,7 21
Trình độ dân trí 45,5 61
Sự hợp tác của các chuyên gia, nhà khoa học 40,3 54
Khác.................................................................................... 6,0 8
Phụ lục 5: Giải pháp nâng cao chất lượng truyền thông
giáo dục chính trị - tư tưởng trên báo chí quân đội
Theo đồng chí, giải pháp nào nhằm nâng cao chất lượng truyền thông giáo
E1
dục chính trị - tư tưởng
Nâng cao trình độ chuyên môn, nhận thức cho những người
88,8 119
quản lý, tổ chức sản xuất các sản phẩm báo chí
Thường xuyên tổ chức cập nhật kiến thức về giáo dục chính trị
70,1 94
- tư tưởng cho nhà báo
Cơ quan báo chí thường xuyên tổ chức thu thập thông tin, phản
hồi từ công chúng (đo rating) về các sản phẩm giáo dục chính 65,7 88
trị - tư tưởng
Ngoài các sản phẩm báo chí, nên đa dạng hóa nhiều hình thức
truyền thông khác (Chiến dịch truyền thông về giáo dục chính
60,4 81
trị - tư tưởng; Sự kiện truyền thông về giáo dục chính trị - tư
tưởng; Hội thảo, hội nghị, tọa đàm, tờ rơi, phát hành sách)
Khác.................................................................................. 0,7 1
Các cơ quan báo chí quân đội cần phải làm gì để nâng cao chất lượng
E2
truyền thông giáo dục chính trị - tư tưởng
Tham gia hoạch định, đóng góp về thực hiện đề án giáo dục
72,4 97
chính trị - tư tưởng
Đa dạng hóa các nội dung và hình thức truyền thông giáo dục
66,4 89
chính trị - tư tưởng
Đào tạo những nhà báo chuyên sâu về giáo dục chính trị - tư
67,2 90
tưởng
Giới thiệu nhiều mô hình truyền thông tuyên truyền thông tin
61,2 82
chính trị của các nước phát triển
Phối hợp, liên kết với các viện, trường để nghiên cứu, đào tạo
66,4 89
công tác truyền thông dài hạn về giáo dục chính trị - tư tưởng
Khác..................................................................... 0,7 1
171
KẾT QUẢ ĐIỀU TRA XÃ HỘI HỌC ĐỐI VỚI HỌC VIÊN QUÂN SỰ
Ở 4 HỌC VIỆN, NHÀ TRƯỜNG QUÂN ĐỘI
Số phiếu: 497 phiếu
Trường Sĩ quan Lục quân 1, Trường Sĩ quan Chính trị, Học viện Hậu cần,
Học viện Kĩ thuật quân sự
Thời gian khảo sát: tháng 6,7 năm 2017
Phụ lục 6: Thông tin chung về học viên quân sự ở các nhà trường quân đội
Số
TT NỘI DUNG % phiếu
chọn
A2 Giới tính
Nam 97,2 483
Nữ 2,8 14
A7 Nơi đóng quân thuộc khu vực
Đô thị 79,9 397
Nông thôn 19,5 97
Vùng sâu/vùng xa 0,6 3
A8 Thực trạng báo chí của đơn vị
Đầy đủ 74,2 369
Khá đầy đủ 24,1 120
Thiếu báo 1,4 7
Không có 0,0 0
Phụ lục 7: Tiếp nhận thông tin từ báo chí quân đội của học viên quân sự
B1 Đồng chí tiếp nhận thông tin từ các loại hình báo chí như thế nào
Hằng ngày 95,0 472
Hằng tuần 4,4 22
Hằng tháng 0,2 1
Hằng quý 0,2 1
Hằng năm 0,0 0
Không bao giờ tiếp cận 0,2 1
Đồng chí thường tiếp cận loại hình báo chí nào nhiều nhất thông qua
B2
phương tiện truyền thông gì sau đây
Báo in 89,1 443
Báo giấy 84,3 419
Máy tính 4,2 21
Điện thoại 4,4 22
172
Báo điện tử 57,1 284
Máy tính 20,5 102
Điện thoại 16,9 84
Tivi 28,8 143
Truyền hình 75,3 374
Máy tính 5,0 25
Điện thoại 8,5 42
Tivi 66,0 328
Phát thanh 55,7 277
Máy tính 4,8 24
Điện thoại 8,5 42
Radio 44,3 220
B3 Thời gian đồng chí tiếp cận báo chí để nắm bắt thông tin
Từ 30 phút - dưới 1 giờ/ngày 67,4 335
Từ 1 giờ - dưới 2 giờ/ngày 30,6 152
Từ 2 giờ - dưới 6 giờ/ngày 1,2 6
Từ 6 giờ - dưới 8 giờ/ngày 0,4 2
Hơn 8 giờ/ngày 0,4 2
B4 Thời điểm đồng chí thường tiếp cận báo chí
Từ 5 giờ - 7 giờ 30 25,8 128
Từ 7 giờ 30 - 11 giờ 30 4,6 23
Từ 11 giờ 30 - 13 giờ 30 1,6 8
Từ 13 giờ 30 - 17 giờ 0,8 4
Từ 17 giờ - 24 giờ 67,6 336
Phụ lục 8: Nhận diện thông tin về giáo dục chính trị - tư tưởng
Đồng chí thường tiếp cận thông tin về chính trị - tư tưởng qua sản phẩm báo
C1
chí nào
Báo Quân đội nhân dân 91,8 456
Báo Quân đội nhân dân điện tử 13,3 66
Kênh Truyền hình QPVN 70,8 352
Báo Biên phòng 1,8 9
Tạp chí Quốc phòng toàn dân 29,0 144
Báo Hải quân Việt Nam điện tử 2,0 10
Báo điện tử PK-KQ 1,4 7
Báo điện tử QK 1, 2, 3, 4, 5, 7, 9 0,6 3
173
Tạp chí Văn hóa quân sự 43,7 217
Khác 8,7 43
Đồng chí thường tiếp cận thông tin giáo dục chính trị - tư tưởng qua dạng
C2
chương trình nào
Tin tức thời sự 98,2 488
Tiểu mục, tiết mục 9,1 45
Chuyên trang, chuyên đề, chuyên mục, tạp chí 30,8 153
Câu chuyện truyền thanh 24,7 123
Chương trình phát thanh, truyền hình trực tiếp 48,1 239
Khác 0,4 2
Phụ lục 9: Đánh giá về công tác truyền thông giáo dục chính trị - tư
tưởng của báo chí quân đội
Tần suất các tin, bài truyền thông giáo dục chính trị - tư tưởng trên báo chí
D1
quân đội như thế nào
Rất nhiều 16,5 82
Nhiều 57,5 286
Bình thường 24,7 123
Ít 1,0 5
Rất ít 0,2 1
Đồng chí tiếp cận những thông tin nào liên quan đến giáo dục chính trị - tư
D2
tưởng trên báo chí quân đội nhiều nhất và nội dung đó ra sao
Giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin 78,3 389
Phong phú 48,5 241
Bình thường 27,4 136
Đơn điệu 2,4 12
Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh 82,9 412
Phong phú 64,2 319
Bình thường 18,1 90
Đơn điệu 0,6 3
Giáo dục đường lối, quan điểm của Đảng 87,1 433
Phong phú 64,6 321
Bình thường 20,9 104
Đơn điệu 1,6 8
Giáo dục nhiệm vụ chính trị của Quân đội và đơn vị 80,9 402
174
Phong phú 57,7 287
Bình thường 22,1 110
Đơn điệu 1,0 5
Giáo dục truyền thống dân tộc, quân đội và đơn vị 76,1 378
Phong phú 51,7 257
Bình thường 23,3 116
Đơn điệu 1,0 5
Giáo dục bản chất, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù 78,3 389
Phong phú 51,1 254
Bình thường 24,7 123
Đơn điệu 2,4 12
Theo đồng chí, thông tin báo chí truyền thông về chính trị - tư tưởng
D3
ở mức độ nào
Rất sâu 15,7 78
Sâu 65,6 326
Bình thường 18,1 90
Sơ sài 0,4 2
Hình thức truyền thông nào của báo chí quân đội về chính trị - tư tưởng mà
D4
đồng chí được tiếp cận nhiều nhất
Các sản phẩm báo chí (tin, bài, phóng sự, chuyên trang, chuyên
91,8 456
mục, chương trình trực tiếp) về chính trị - tư tưởng
Chiến dịch truyền thông về chính trị - tư tưởng 12,5 62
Sự kiện truyền thông về chính trị - tư tưởng 19,7 98
Hội thảo, hội nghị, tọa đàm, tờ rơi, sách 22,1 110
D5 Hình thức thể hiện các sản phẩm của báo chí quân đội có hấp dẫn không
Hấp dẫn 47,7 237
Trung bình 46,9 233
Kém hấp dẫn 5,8 29
D6 Đồng chí có tương tác với báo chí quân đội chưa
Thường xuyên 17,3 86
Thỉnh thoảng 23,5 117
Chưa bao giờ 59,0 293
D7 Đồng chí tương tác với báo chí quân đội bằng hình thức nào
Gặp trực tiếp đại diện cơ quan báo chí 6,4 32
Gọi điện thoại 3,8 19
Gửi thư 15,5 77
175
Bình luận thông qua mạng 19,7 98
Bình luận thông qua điện thoại di động 6,0 30
Dung lượng, thời lượng của các chương trình truyền thông giáo dục chính
D8
trị - tư tưởng của báo chí quân đội như thế nào
Quá nhiều 3,4 17
Nhiều 35,8 178
Vừa phải 58,8 292
Ít 1,4 7
Quá ít 0,4 2
Thời điểm phát sóng các chương trình phát thanh, truyền hình liên quan
D9
đến giáo dục chính trị - tư tưởng của báo chí quân đội có phù hợp không
Phù hợp 94,2 468
Chưa phù hợp 7,8 39
Thời điểm phát hành, đăng tải các thông tin về giáo dục chính trị - tư tưởng
D10
của báo chí quân đội có kịp thời không
Kịp thời 93,6 465
Chưa kịp thời 3,4 17
Phụ lục 10: Hiệu quả của báo chí quân đội trong truyền thông giáo dục
chính trị - tư tưởng
Mức độ tác động thông tin của báo chí quân đội về những nội dung liên
E1
quan đến giáo dục chính trị - tư tưởng
Giáo dục chủ nghĩa Mác Lê nin 98,4 489
Yếu 1,8 9
Trung bình 22,7 113
Mạnh 58,4 290
Rất mạnh 15,5 77
Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh 98,8 491
Yếu 0,6 3
Trung bình 9,1 45
Mạnh 56,7 282
Rất mạnh 32,4 161
Giáo dục đường lối, quan điểm của Đảng 98,6 490
Yếu 1,0 5
176
Trung bình 6,6 33
Mạnh 55,5 276
Rất mạnh 35,4 176
Giáo dục nhiệm vụ chính trị của quân đội và đơn vị 98,8 491
Yếu 1,4 7
Trung bình 8,5 42
Mạnh 57,3 285
Rất mạnh 31,6 157
Giáo dục truyền thống dân tộc, quân đội và đơn vị 98,8 491
Yếu 1,0 5
Trung bình 12,3 61
Mạnh 58,4 290
Rất mạnh 27,2 135
Giáo dục bản chất, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù 99,0 492
Yếu 1,6 8
Trung bình 14,1 70
Mạnh 50,9 253
Rất mạnh 32,4 161
Những nội dung liên quan đến giáo dục chính trị - tư tưởng tác động sâu
E2
sắc đến nhận thức của đồng chí
Giáo dục chủ nghĩa Mác-Lênin 66,0 328
Giáo dục tư tưởng Hồ Chí Minh 80,7 401
Giáo dục đường lối, quan điểm của Đảng 78,1 388
Giáo dục nhiệm vụ chính trị của Quân đội và đơn vị 69,4 345
Giáo dục truyền thống dân tộc, quân đội và đơn vị 66,4 330
Giáo dục bản chất, âm mưu, thủ đoạn của kẻ thù 74,6 371
Khác........................................................................ 3,4 17
Phụ lục 11: Những hạn chế trong công tác truyền thông giáo dục chính
trị - tư tưởng trên báo chí quân đội
Nội dung truyền thông giáo dục chính trị - tư tưởng của báo chí quân đội
F1
còn có những hạn chế gì
Nhiều chuyên mục, chuyên đề khi được truyền thông trên báo chí
58,8 292
quân đội chưa hiệu quả
Chưa phản ánh hết mong muốn của quân nhân về nội dung chính
52,3 260
trị - tư tưởng
Chưa thông tin kịp thời về nội dung chính trị - tư tưởng 13,9 69
177
Chưa thông tin đầy đủ về nội dung chính trị - tư tưởng 18,5 92
Làm cho quân nhân nhận thức mơ hồ về chính trị tư tưởng 8,5 42
Khác 5,6 28
Hình thức thể hiện của các chương trình truyền thông giáo dục chính trị -
F2
tư tưởng của báo chí quân đội như thế nào
Thu hút 53,9 268
Chưa thu hút 36,6 182
Đơn điệu 8,5 42
Tốc độ đường truyền truy cập, tần số phát sóng, công tác phát hành
F3
như thế nào
Tốt 42,7 212
Khá 46,5 231
Trung bình 8,9 44
Yếu 0,6 3
Nguyên nhân của những hạn chế đối với công tác truyền thông giáo dục
F4
chính trị - tư tưởng trên báo chí quân đội là do
Tác giả chưa am hiểu, nắm chắc vấn đề 15,1 75
Nội dung phản ánh còn chung chung 58,4 290
Thiếu những chuyên gia, nhà tư vấn hay 38,6 192
Chưa có dự báo, cảnh báo về âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch 19,5 97
Khác 6,0 30
Phụ lục 12: Những giải pháp để nâng cao hiệu quả tuyên truyền giáo dục
chính trị - tư tưởng của báo chí quân đội trong thời gian tới
Theo đồng chí, báo chí quân đội cần có những giải pháp nào để nâng cao
G1
chất lượng truyền thông giáo dục chính trị - tư tưởng trong thời gian tới
Thông tin đa chiều về nội dung chính trị - tư tưởng 72,2 359
Tích cực sưu tầm, giới thiệu những chuyên đề chuyên sâu 56,5 281
Tổ chức sản xuất nhiều tin, bài, chương trình truyền hình thực
55,1 274
tế về các nội dung chính trị - tư tưởng
Đa dạng hóa hình thức thể hiện 71,4 355
Sân khấu hóa các nội dung chính trị - tư tưởng 44,7 222
178
Đẩy mạnh tính tương tác giữa cơ quan báo chí với công chúng 60,0 298
Tăng thời lượng, dung lượng nội dung chính trị - tư tưởng 28,8 143
Thực hiện nhiều chiến dịch truyền thông, hội thảo, hội nghị, tọa
39,6 197
đàm, phát tờ rơi, phát hành sách về các nội dung chính- trị tư tưởng
Giải pháp khác 1,0 5
Báo chí quân đội cần phải làm gì để nâng cao chất lượng truyền thông về
G2
giáo dục chính trị - tư tưởng
Tăng cường vài trò lãnh đạo của Đảng trong công tác truyền
73,0 363
thông giáo dục chính trị - tư tưởng
Đào tạo nâng cao đạo đức, năng lực chuyên môn cho những
người sản xuất, thực hiện các chương trình về giáo dục chính trị 64,0 318
- tư tưởng
Thường xuyên thăm dò ý kiến của công chúng và đẩy mạnh
73,8 367
tương tác giữa cơ quan báo chí với công chúng
Liên kết giữa các cơ quan báo chí quân đội với các cơ quan báo
54,5 271
chí trong và ngoài nước
Đầu tư các trang, thiết bị, công nghệ số để thay đổi hình thức thể
61,8 307
hiện các chương trình truyền thông giáo dục chính -trị tư tưởng
Các nhà quản lý và cơ quan báo chí cần tạo cơ chế như thế nào để các cơ
G3
quan báo chí nâng cao chất lượng truyền thông giáo dục chính trị - tư tưởng
Có nguồn kinh phí dành riêng cho công tác truyền thông giáo
63,2 314
dục chính trị - tư tưởng
Đầu tư, nâng cấp các trang thiết bị cho các cơ quan báohí c nhằm
67,8 337
nâng cao chất lượng truyền thông giáo dục chính trị- tư tưởng
Ký kết, hợp tác với các viện, trường thực hiện các đề tài nghiên
61,2 304
cứu khoa học về giáo dục chính trị- tư tưởng trên báo chí quân đội
Tạo điều kiện cho các cơ quan báo chí, nhà báo đi tham quan,
61,4 305
tìm hiểu học hỏi nghiệp vụ ở các nước phát triển
Giải pháp khác 0,8 4